92
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lưu Tuấn Dương NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VẬT LIỆU SÉT CHỐNG TITAN CẤY THÊM NITƠ, LƯU HUỲNH VÀ ỨNG DỤNG LÀM XÚC TÁC CHO QUÁ TRÌNH XỬ LÝ MÀU TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013

nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Lưu Tuấn Dương

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC

VẬT LIỆU SÉT CHỐNG TITAN CẤY THÊM NITƠ,

LƯU HUỲNH VÀ ỨNG DỤNG LÀM XÚC TÁC CHO QUÁ

TRÌNH XỬ LÝ MÀU TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2013

Page 2: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Lưu Tuấn Dương

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC

VẬT LIỆU SÉT CHỐNG TITAN CẤY THÊM NITƠ,

LƯU HUỲNH VÀ ỨNG DỤNG LÀM XÚC TÁC CHO QUÁ

TRÌNH XỬ LÝ MÀU TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Chuyên ngành: Hóa môi trường

Mã số: 60440120

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS Nguyễn Văn Nội

Hà Nội - 2013

Page 3: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

LỜI CẢM ƠN

Với sự giúp đỡ của các thầy giáo và cô giáo, các anh chị và các bạn học viên,

sau một thời gian học tập và thực nghiệm em đã hoàn thành bản luận văn này.

Thông qua bản luận văn, với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn

thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Nội, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn trong

suốt quá trình em học cao học, làm luận văn thạc sỹ hết sức tận tình.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn thầy cô tại phòng thí nghiệm Hóa môi

trường, khoa Hóa học, trường ĐHKHTN cùng NCS Nguyễn Thị Hạnh đã hướng dẫn

nhiệt tình trong quá trình em làm bản luận văn này.

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

Học viên

Lưu Tuấn Dương

Page 4: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................. 2

1.1. Vật liệu nano TiO2 và nano TiO2 biến tính. ................................................ 2

1.1.1. Vật liệu TiO2 . ................................................................................... 2

1.1.2. Vật liệu nano TiO2 biến tính. ............................................................. 5

1.1.3. Cơ chế của phản ứng quang xúc tác với TiO2 kích thước nanomet. . 12

1.1.4. Các phương pháp điều chế TiO2 kích thước nanomet ...................... 15

1.1.5. Các ứng dụng của TiO2 và TiO2 biến tính kích thước nanomet. ....... 19

1.2. Giới thiệu về bentonite và bentonite chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh.22

1.2.1. Bentonite ......................................................................................... 22

1.2.2. Vật liệu bentonite chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh .................. 26

1.2.3. Ứng dụng của bentonite. ................................................................. 27

1.2.5. Sét chống. ....................................................................................... 27

1.3. Giới thiệu về phẩm nhuộm ............................................................................. 30

1.3.1. Nhóm thuốc nhuộm hoà tan trong nước. ............................................ 30

1.3.2. Nhóm thuốc nhuộm không tan trong nước....................................... 32

1.3.3. Xử lý nước thải dệt nhuộm. ............................................................. 33

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .......................................................................... 34

2.1. Hóa chất và thiết bị ......................................................................................... 34

2.1.1. Hóa chất .......................................................................................... 34

2.1.2. Thiết bị............................................................................................ 34

2.2. Thực nghiệm. ................................................................................................. 35

2.2.1. Chế tạo nano TiO2 . ......................................................................... 35

2.2.2. Chế tạo nano TiO2 pha tạp đồng thời N, S từ CS(NH2)2 .................. 35

2.3. Xác định một số tính chất cơ bản của bentonit- Na và chế tạo bentonite

chống Ti pha tạp N, S ...................................................................................... 36

2.3.1. Xác định dung lượng trao đổi cation (CEC). ................................... 36

Page 5: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

2.3.2. Xác định độ trương nở .................................................................... 36

2.3.3. Tổng hợp vật liệu sét chống Titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh........... 37

2.4. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu.......................................... 37

2.4.1. Phương pháp nhiễu xạ XRD ............................................................ 37

2.4.2. Phương pháp phổ hấp thụ UV-Vis. .................................................. 39

2.4.3. Phổ hồng ngoại (IR) ........................................................................ 39

2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ........................................ 41

2.4.5. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HRTEM) .... 41

2.4.6. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX) .................................. 42

2.4.7. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ – giải hấp phụ N2......................... 43

2.5. Khảo sát khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của vật liệu. ........................ 46

2.5.1. Chuẩn bị dung dịch ......................................................................... 46

2.5.2. Lập đường chuẩn xác định nồng độ phẩm nhuộm............................ 47

2.5.3. Đường chuẩn xác định nồng độ phẩm màu DB 71 và RR 261……..47

2.5.4. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu TiO2 và TiO2 pha tạp

N, S .......................................................................................................... 48

2.5.5. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu bentonite chống Ti

pha tạp N, S.................. ............................................................................. 49

2.5.6. Đánh giá hiệu suất xử lý phẩm của vật liệu. .................................... 50

2.6. Thuốc nhuộm màu dùng trong thí nghiệm. ................................................... 50

2.7. Nguồn sáng mô phỏng ánh sáng vùng khả kiến. .......................................... 50

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ...................................................... 52

3.1. Kết quả cấu trúc vật liệu của nano TiO2 và TiO2 pha tạp N, S. .................. 52

3.1.1. Cấu trúc vật liệu qua phổ nhiễu xạ tia X. ......................................... 52

3.1.2. Kết quả phổ UV- Vis ........................................................................ 53

3.1.3. Kết quả phổ tán xạ năng lượng EDX ............................................... 55

3.2. Kết quả cấu trúc vật liệu bentonite chống Ti pha tạp N, S........................... 56

3.2.1. Kết quả phổ nhiễu xạ XRD .............................................................. 56

3.2.2. Kết quả phổ UV- Vis. ....................................................................... 57

Page 6: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

3.2.3. Kết quả phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX). ................................... 58

3.2.4. Xác định các nhóm chức đặc trưng bằng phổ hồng ngoại IR ................ 59

3.2.5. Kết quả ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM của vật liệu .................. 60

3.2.6. Kết quả ảnh hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao HRTEM ........ 61

3.2.7. Đường hấp phụ đẳng nhiệt N2 (BET) .............................................. 62

3.2.8. Diện tích bề mặt riêng của mẫu vật liệu Bent – TiO2 – N – S – 450 . 63

3.2.9. Sự phân bố kích thước các mao quản của vật liệu Bent – TiO2 – N – S

450 ........................................................................................................... 63

3.3. Kết quả khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của TiO2 pha tạp N, S và

Bentonite chống Ti pha tạp N, S ...................................................................... 64

3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hoạt tính xúc tác của vật liệu...... 64

3.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol Ti : S đến hoạt tính xúc tác của vật liệu. .. 66

3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Bentonit (x g Bentonite : 0.033 mol Ti :

0.132 mol Thiourea) đến hoạt tính xúc tác. ............................................... 67

3.3.4. Ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý phẩm của vật liệu TiO2-N-S

và Bent/TiO2-N-S. .................................................................................... 69

3.3.5. Khả năng xử lý phẩm khi không chiếu sáng của vật liệu. ................ 72

3.3.6. Ảnh hưởng của lượng vật liệu xúc tác đến khả năng xử lý phẩm

màu...............................................................................................................73

3.3.7. Khả năng khoáng hóa chất hữu cơ của xúc tác. ............................... 74

3.3.8. Khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm làng nghề Dương Nội- Hà

Đông. ........................................................................................................ 75

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78

Page 7: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đường kính hydrat hoá của một số cation kim loại .................................. 25

Bảng 3.1. Kích thước hạt TiO2 và tỷ lệ pha A/R theo tỷ lệ số mol Ti:S .................... 53

Bảng 3.2. Kích thước hạt TiO2 và tỷ lệ pha A/R theo nhiệt độ nung mẫu ................. 53

Bảng 3.3. Bước sóng hấp thụ cực đại và năng lượng Ebg của TiO2,TiO2 pha tạp N, S54

Bảng 3.4. Bước sóng hấp thụ cực đại và năng lượng Ebg của TiO2, TiO2 pha tạp N, S

ở các nhiệt độ nung khác nhau ................................................................................. 55

Bảng 3.5. Kết quả thành phần nguyên tố của mẫu vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4) ....... 56

Bảng 3.6. Kích thước hạt Bent và tỷ lệ pha A/R theo tỷ lệ bentonite ........................ 57

Bảng 3.7. Kết quả thành phần nguyên tố của mẫu vật liệu bent-TiO2-N-S-450 ....... 59

Bảng 3.8. Hiệu suất xử lý phẩm màu của TiO2-N-S nung ở các nhiệt độ khác nhau . 64

Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý phẩm màu của Bent-TiO2-N-S (Bent 1) nung ở các nhiệt

độ khác nhau ........................................................................................................... 65

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm màu DB 71 và RR 261 .... 66

Bảng 3.11. Hiệu suất xử lý phẩm màu của vật liệu trong bóng tối và trong khi chiếu

sáng ........................................................................................................................ 68

Bảng 3.12. Hiệu suất chuyển hóa phẩm màu của vật liệu TiO2 pha tạp N - S theo

các tỷ lệ khác nhau .................................................................................................. 69

Bảng 3.13. Hiệu suất chuyển hóa phẩm màu của vật liệu Bent 0.5; Bent 1;

Bent 1.5 ................................................................................................................. 72

Bảng 3.14. Hiệu suất xử lý phẩm màu với lượng Bent 1 khác nhau ......................... 73

Bảng 3.15. Hiệu suất chuyển hóa TOC phẩm màu sau 150 phút của Bent-TiO2-N-S-

450 (Bent 1) ............................................................................................................ 75

Bảng 3.16. Hiệu suất chuyển hóa TOC nước thải sau 150 phút của Bent 1 .............. 75

Page 8: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể các dạng thù hình của TiO2 ............................................ 2

Hình 1.2. Hình khối bát diện của TiO2 ...................................................................... 3

Hình 1.3. Điều chế chất quang xúc tác P25 pha tạp S .............................................. 11

Hình 1.4. Cơ chế của phản ứng quang xúc tác của vật liệu TiO2 khi được chiếu sáng ........ 13

Hình 1.5. Sơ đồ ứng dụng tính chất quang xúc tác của TiO2 ......................................................... 19

Hình 1.6. Lượng TiO2 sử dụng hằng năm trong lĩnh vực quang xúc tác ................... 20

Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc MMT (a) và ảnh AFM của Na-MMT (b) .......................... 23

Hình 1.8. Các vị trí trao đổi cation trên hạt sét ......................................................... 24

Hình 1.9. Mô hình quá trình hydrat và dehydrat smectite và sét chống .................... 28

Hình 1.10. Sơ đồ mô tả phương pháp chống phân tán loãng .................................... 29

Hình 1.11. Sơ đồ mô tả phương pháp chống trong môi trường đậm đặc ................... 30

Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng hợp nano TiO2 ...................................................... 35

Hình 2.2. Sự phản xạ trên bề mặt tinh thể ................................................................ 37

Hình 2.3. Nhiễu xạ kế tia X D8- Advance 5005 (CHLB Đức) ................................. 39

Hình 2.4. Nguyên lý của phép phân tích EDX ......................................................... 43

Hình 2.5. Sự phân bố kích thước mao quản ............................................................. 45

Hình 2.6. Đường chuẩn xác định phẩm màu DB 71 ................................................. 47

Hình 2.7. Đường chuẩn xác định phẩm màu RR 261 ............................................... 48

Hình 2.8. Cấu trúc thuốc nhuộm DB 71 và RR 261 ................................................. 50

Hình 2.9. Quang phổ của đèn Compact Fluorescent 9W ở 2750K và 5000K ........... 51

Hình 3.1 a) Phổ XRD của mẫu TiO2-450; TiO2-N-S ở các nhiệt độ nung khác

nhau ....................................................................................................................... 52

b) Phổ XRD của mẫu TiO2-N-S-450 ở các tỷ lệ mol Ti : S khác nhau .................... 52

Hình 3.2 . a) Phổ UV-Vis của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo tỷ lệ khác nhau về số

mol Ti : S ............................................................................................................... 53

b) Năng lượng vùng cấm TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các tỷ lệ khác nhau

về số mol Ti : S ....................................................................................................... 53

Hình 3.3.a) Phổ UV-Vis của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các nhiệt độ khác nhau54

Page 9: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

b) Năng lượng vùng cấm của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các nhiệt độ khác

nhau ........................................................................................................................ 53

Hình 3.4. Phổ EDX của mẫu TiO2-N-S-450............................................................. 55

Hình 3.5. Phổ XRD của mẫu Bent; Bent-TiO2 theo các tỷ lệ khác nhau ................... 56

Hình 3.6. a) Phổ UV-Vis của Bent chống Ti pha tạp N, S ........................................ 57

b) Năng lượng vùng cấm TiO2 trên Bent chống Ti pha tạp N, S ............................... 57

Hình 3.7. Phổ EDX của mẫu Bent-Ti-N-S-450 (Bent 1) .......................................... 58

Hình 3.8. Phổ IR của mẫu vật liệu chống bentonite-TiO2-N-S với nhiệt độ nung

khác nhau ................................................................................................................ 59

Hình 3.9. a); b). Ảnh SEM mẫu TiO2-N-S-450_(1:4) ............................................... 60

c); d). Ảnh SEM của mẫu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1) ........................................... 60

Hình 3.10. a); b); c) Ảnh HRTEM của vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4) ........................ 61

d); e) Ảnh HRTEM của vật liệu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1) ................................. 61

Hình 3.11. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ N2 ở 77K của mẫu Bent-TiO2-

N-S-450 (Bent 1) ..................................................................................................... 62

Hình 3.12. Sự phụ thuộc giữa p/v(po-p) và P/P0 của Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1) .... 63

Hình 3.13. Sự phân bố kích thước các mao quản trên vật liệu Bent-TiO2-N-S-450 .. 63

Hình 3.14. Đường chuẩn xác định phẩm màu DB 71 ............................................... 63

Hình 3.15. Đường chuẩn xác định phẩm màu RR 261 ............................................. 63

Hình 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu

biến tính TiO2-N-S_(1:4) ......................................................................................... 65

Hình 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu

Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1).................................................................................... 66

Hình 3.18.Ảnh hưởng tỷ lệ mol Ti : S đến khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu .. 67

Hình 3.19.Ảnh hưởng lượng bentonite đến hoạt tính xúc tác xử lý phẩm màu của

vật liệu .................................................................................................................... 68

Hình 3.20. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm màu của TiO2– N –S–

450_(1:4) ................................................................................................................. 70

Page 10: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm phẩm màu của Bent–TiO2–

N–S-450 (Bent 1)..................................................................................................... 70

Hình 3.22. Khả năng xử lý phẩm màu DB 71 của TiO2-N-S-450; Bent–TiO2–N–S–

450 (Bent 1) trong bóng tối và khi chiếu sáng .......................................................... 72

Hình 3.23. Ảnh hưởng lượng vật liệu xúc tác đến khả năng xử lý phẩm màu ........... 74

Hình 3.24. Phổ UV-Vis của nước thải sau cống ban đầu và nước thải sau cống xử lý

với Bent 1 sau 120 phút ........................................................................................... 76

Page 11: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Tên đầy đủ

1 A Anatase

2 Bent 0,5 Vật liệu được tổng hợp nung ở 4500C với tỷ lệ

0,5 g Bentonite : 0,033 mol Ti : 0,132 mol S

3 Bent 1 Vật liệu được tổng hợp nung ở 4500C với tỷ lệ

1 g Bentonite : 0,033 mol Ti : 0,132 mol S

4 Bent 1,5 Vật liệu được tổng hợp nung ở 4500C với tỷ lệ

1,5 g Bentonite : 0,033 mol Ti : 0,132 mol S

5 BET Brunauer-Emmett-Teller

6 CEC Cation exchange capacity

7 DB 71 Direct Blue 71

8 EDX Energy Dispersive analysis of X-rays

9 IR Infrared spectroscopy

10 PILC Pillared interlayer clay

11 R Rutile

12 RR 261 Red Reactive 261

13 SEM Scanning Electron Microscopy

14 TEM Transmission Electron Microscopy

15 TIOT Tetra Isopropyl Ortho Titanat

16 TU Thiourea

17 TTIP Titanium isopropoxide

18 UV-VIS Ultraviolet- Visible

19 XRD X-ray Diffraction

Page 12: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

1

MỞ ĐẦU

Vật liệu nano là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rất được quan tâm

trong thời gian gần đây. Điều đó được thể hiện qua số các công trình nghiên cứu

khoa học, số các bằng phát minh sáng chế, số các công ty có liên quan đến khoa

học, công nghệ nano gia tăng theo cấp số mũ.

Titan đioxit (TiO2) là một trong những vật liệu cơ bản trong ngành công

nghệ này bởi nó có các tính chất lý hóa, quang điện tử khá đặc biệt và có độ bền

cao, thân thiện với môi trường. Vì vậy, TiO2 có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống

như hóa mỹ phẩm, chất màu, sơn, chế tạo các loại thủy tinh, men và gốm chịu

nhiệt… Ở dạng hạt mịn kích thước nanomet, TiO2 có nhiều ứng dụng hơn trong các

lĩnh vực như chế tạo pin mặt trời, sensor, ứng dụng làm chất quang xúc tác xử lý

môi trường, chế tạo vật liệu tự làm sạch. Đặc biệt, TiO2 được quan tâm trong lĩnh

vực làm xúc tác quang hóa phân hủy các chất hữu cơ và xử lý môi trường. Tuy

nhiên, hiệu suất của quá trình quang xúc tác này đôi khi bị ngăn cản bởi độ rộng

vùng cấm của nó. Vùng cấm của TiO2 nằm trong vùng tử ngoại (UV) (3,0 eV đối

với pha rutile và 3,2 eV đối với pha anatase), mà vùng UV chỉ chiếm một phần nhỏ

của năng lượng mặt trời (~ 4%). Do đó, một trong những mục đích khi cải tiến hiệu

suất quá trình quang xúc tác của TiO2 là làm tăng hoạt tính quang xúc tác bằng cách

dịch chuyển độ rộng vùng cấm từ vùng UV tới vùng khả kiến. Để làm được điều

này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành biến tính vật liệu TiO2 bằng nhiều phương

pháp khác nhau như đưa thêm các kim loại, oxit kim loại của các nguyên tố khác

nhau vào trong mạng tinh thể TiO2 như Zn, Fe, Cr, Eu, Y, Ag, Ni… hoặc đưa thêm

các phi kim như N, C, S, F, Cl… hoặc đồng thời đưa hỗn hợp các nguyên tố vào

mạng tinh thể TiO2. Hầu hết những sản phẩm được biến tính có hoạt tính xúc tác

cao hơn so với TiO2 ban đầu trong vùng ánh sáng nhìn thấy.

Trên cơ sở đó, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tổng hợp, đặc

trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh và ứng dụng làm

xúc tác cho quá trình xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm ”.

Page 13: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Vật liệu nano TiO2 (Titan đioxit) và nano TiO2 biến tính

1.1.1. Vật liệu TiO2 (titan đioxit)

Titan đioxit là chất rắn màu trắng, khi đun nóng có màu vàng, khi làm lạnh

thì trở lại màu trắng. Tinh thể TiO2 có độ cứng cao, khó nóng chảy (Tnc = 18700C).

a. Các dạng thù hình của titan đioxit

TiO2 có ba dạng thù hình là anatase, rutile và brookite (Hình 1.1).

Dạng anatase Dạng rutile Dạng brookite

Hình 1.1. Cấu trúc tinh thể các dạng thù hình của TiO2

Rutile là dạng bền phổ biến nhất của TiO2, có mạng lưới tứ phương trong đó

mỗi ion Ti4+ được ion O2- bao quanh kiểu bát diện, đây là kiến trúc điển hình của

hợp chất có công thức MX2, anatase và brookite là các dạng giả bền và chuyển

thành rutile khi nung nóng. Tất cả các dạng tinh thể đó của TiO2 tồn tại trong tự

nhiên như là các khoáng, nhưng chỉ có rutile và anatase ở dạng đơn tinh thể là được

tổng hợp ở nhiệt độ thấp.

Cấu trúc mạng lưới tinh thể của rutile, anatase và brookite đều được xây

dựng từ các đa diện phối trí tám mặt (octahedra) TiO6 nối với nhau qua cạnh hoặc

qua đỉnh oxi chung. Mỗi ion Ti4+ được bao quanh bởi tám mặt tạo bởi sáu ion O2-

Page 14: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

3

Hình 1.2. Hình khối bát diện của TiO2

Các mạng lưới tinh thể của rutile, anatase và brookite khác nhau bởi sự biến

dạng của mỗi hình tám mặt và cách gắn kết giữa các octahedra. Hình tám mặt trong

rutile là không đồng đều do đó có sự biến dạng orthorhombic (hệ trực thoi) yếu. Các

octahedra của anatase bị biến dạng mạnh hơn, vì vậy mức đối xứng của hệ là thấp

hơn hệ trực thoi. Khoảng cách Ti – Ti trong anatase lớn hơn trong rutile nhưng

khoảng cách Ti – O trong anatase lại ngắn hơn so với rutile. Trong cả ba dạng tinh

thể thù hình của TiO2 các octahedra được nối với nhau qua đỉnh hoặc qua cạnh

(hình 1.1 và hình 1.2).

Những sự khác nhau trong cấu trúc mạng lưới dẫn đến sự khác nhau về mật

độ điện tử giữa hai dạng thù hình rutile và anatase của TiO2 và đây là nguyên nhân

của một số sự khác biệt về tính chất giữa chúng. Tính chất và ứng dụng của TiO2

phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc tinh thể các dạng thù hình và kích thước hạt của

các dạng thù hình này. Chính vì vậy, khi điều chế TiO2 cho mục đích ứng dụng thực

tế cụ thể người ta thường quan tâm đến kích thước, diện tích bề mặt và cấu trúc tinh

thể của sản phẩm.

Ngoài ba dạng thù hình tinh thể nói trên của TiO2, khi điều chế bằng cách

thuỷ phân muối vô cơ của Ti4+ hoặc các hợp chất cơ titan trong nước ở nhiệt độ thấp

người ta có thể thu được kết tủa TiO2 vô định hình. Tuy vậy, dạng này không bền để

lâu trong không khí ở nhiệt độ phòng hoặc khi được đun nóng thì chuyển sang dạng

anatase.

Trong các dạng thù hình của TiO2 thì dạng anatase thể hiện hoạt tính quang

xúc tác cao hơn các dạng còn lại.

Page 15: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

4

b. Sự chuyển dạng thù hình của titan đioxit

Hầu hết các tài liệu tham khảo đều chỉ ra rằng quá trình thuỷ phân các muối

vô cơ đều tạo ra tiền chất titan đioxit dạng vô định hình hoặc dạng cấu trúc anatase

hay rutile.

Khi nung axit metatitanic H2TiO3 một sản phẩm trung gian chủ yếu của quá

trình sản xuất TiO2 nhận được khi thuỷ phân các dung dịch muối titan, thì trước hết

tạo thành anatase. Khi nâng nhiệt độ lên thì anatase chuyển thành rutile.

Quá trình chuyển dạng thù hình của TiO2 vô định hình – anatase – rutile bị

ảnh hưởng rõ rệt bởi các điều kiện tổng hợp và các tạp chất, quá trình chuyển pha từ

dạng vô định hình hoặc cấu trúc anatase sang cấu trúc rutile xảy ra ở nhiệt độ trên

4500C. Ví dụ: Với các axit metatitanic sạch, không có tạp chất, thì nhiệt độ chuyển

pha từ anatase thành rutile sẽ nằm trong khoảng 6107300C. Với axit metatitanic

thu được khi thuỷ phân các muối clorua và nitrat của titan thì quá trình chuyển

thành rutile dễ dàng hơn nhiều (ở gần 5000C). Trong khi đó, với axit metatitanic đã

được điều chế bằng cách thuỷ phân các muối sunfat thì nhiệt độ chuyển pha sẽ cao

hơn, nằm trong khoảng 8509000C. Điều này có thể là do có sự liên quan đến sự có

mặt của các sunfat bazơ hoặc là các anion sunfat nằm dưới dạng hấp phụ.

Ngoài ion SO42- nhiệt độ chuyển anatase thành rutile cũng bị tăng cao khi có

mặt một lượng nhỏ tạp chất SiO2, cũng như khi có mặt HCl trong khí quyển bao

quanh.

Theo tác giả công trình [1] thì năng lượng hoạt hoá của quá trình chuyển

anatase thành rutile phụ thuộc vào kích thước hạt của anatase, nếu kích thước hạt

càng bé thì năng lượng hoạt hoá cần thiết để chuyển anatase thành rutile càng nhỏ.

Theo các tác giả công trình [1] thì sự có mặt của pha brookite có ảnh hưởng

đến sự chuyển pha anatase thành rutile: Khi tăng nhiệt độ nung thì tốc độ chuyển

pha brookite sang rutile xảy ra nhanh hơn tốc độ chuyển pha anatase sang rutile nên

tạo ra nhiều mầm tinh thể rutile hơn, đặc biệt với các mẫu TiO2 chứa càng nhiều

pha brookite thì sự chuyển pha anatase sang rutile xảy ra càng nhanh. Quá trình xảy

ra hoàn toàn ở 9000C.

Page 16: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

5

1.1.2. Vật liệu nano TiO2 biến tính

Nhiều ứng dụng của vật liệu TiO2 kích thước nano là được dựa trên khả năng

quang xúc tác của nó. Tuy nhiên, hiệu suất của quá trình quang xúc tác này đôi khi

bị ngăn cản bởi độ rộng vùng cấm của nó. Vùng cấm của TiO2 nằm giữa vùng UV

(3.05 eV đối với pha rutile và 3.25 eV đối với pha anatase), mà vùng UV chỉ chiếm

một phần nhỏ của năng lượng mặt trời (< 10%).

Do đó, một trong những mục đích khi cải tiến hiệu suất của TiO2 là làm tăng

hoạt tính quang xúc tác bằng cách dịch chuyển độ rộng vùng cấm từ vùng UV tới

vùng khả kiến. Có rất nhiều phương pháp để đạt được mục đích này. Đầu tiên, biến

tính TiO2 với một số nguyên tố mà có thể thu hẹp tính chất điện tử và do đó, làm

biến đổi hoạt tính quang học của vật liệu nano TiO2. Tiếp đó, TiO2 sau khi được

biến đổi với những chất màu vô cơ hay hữu cơ có thể cải thiện hoạt tính quang xúc

tác của nó nằm trong vùng khả kiến. Tiếp đến, kết hợp sự dao động của những cặp

electron ở trạng thái tập hợp trong vùng dẫn trên bề mặt kim loại với vùng dẫn của

TiO2 nano trong vật liệu kim loại - TiO2 nano composite có thể làm tăng hiệu suất

quang xúc tác. Ngoài ra, sự biến tính của bề mặt vật liệu TiO2 nano với những chất

bán dẫn khác có thể thay đổi sự di chuyển điện tích giữa TiO2 và môi trường xung

quanh, do đó làm cải thiện hiệu suất của TiO2 dựa trên cấu trúc từ [33].

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng các

thế hệ chất quang xúc tác trên cơ sở titan đioxit như sau:

+ Vật liệu nano TiO2 sạch: thế hệ đầu tiên.

+ Vật liệu nano TiO2 được biến tính bởi nguyên tố kim loại: thế hệ thứ 2.

+ Vật liệu nano TiO2 được biến tính bởi nguyên tố không kim loại: thế hệ thứ 3.

+ Vật liệu nano TiO2 được biến tính bởi hỗn hợp ion của các nguyên tố kim

loại và phi kim: thế hệ thứ 4.

1.1.2.1. Vật liệu TiO2 được biến tính bởi các kim loại

Phương pháp điều chế vật liệu TiO2 biến tính bởi kim loại có thể được chia

thành 3 loại chính: phương pháp ướt, xử lý nhiệt độ cao, và cấy ghép ion vào trong

Page 17: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

6

vật liệu TiO2. Phương pháp ướt thường bao gồm: thủy phân chất đầu chứa Ti trong

hỗn hợp của nước với những chất phản ứng khác, kèm theo quá trình gia nhiệt.

Choi cùng các cộng sự [33] đã thực hiện nhiều nghiên cứu một cách hệ thống

về quá trình biến tính TiO2 kích thước nano mét với 21 ion kim loại bằng phương

pháp sol-gel và nhận thấy sự có mặt của các kim loại này trong thành phần của TiO2

gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt tính quang học, tốc độ tái kết hợp các vật liệu tải,

và tốc độ chuyển electron bề mặt. Trong số đó, một nhà khoa học đã phát triển TiO2

biến tính bởi ion La3+ bằng quá trình tạo sol–gel. Kết quả của nghiên cứu đã khẳng

định biến tính bằng Latan có thể hạn chế sự chuyển pha của TiO2, tăng cường mức

độ bền nhiệt của TiO2, giảm kích thước tinh thể và tăng hàm lượng Ti3+ trên bề mặt.

Nagaveni cùng các cộng sự [33] đã điều chế được TiO2 dạng anatase kích

thước nano được biến tính bởi các kim loại : W, V, Ce, Zr, Fe, và Cu bằng phương

pháp gia nhiệt hỗn hợp phản ứng và nhận thấy quá trình hình thành dung dịch rắn bị

giới hạn trong khoảng hẹp nồng độ của ion được đưa vào.

Vật liệu TiO2 kích thước nano được biến tính bởi các ion như Nd3+, Fe3+

cũng được điều chế bằng phương pháp thủy nhiệt. Trong phương pháp này, người ta

đã nhận thấy anatase, brookite, và một lượng nhỏ hematit cùng tồn tại ở pH thấp

(1,8 đến 3,6) khi đó hàm lượng của Fe (III) thấp, khoảng bằng 0,5% và sự sắp xếp

của ion sắt không đồng nhất giữa các phần của hỗn hợp, nhưng khi tăng pH cao hơn

(6,0), dung dịch rắn đồng nhất của sắt và titan lại được hình thành.

TiO2 nano tinh thể đã được kích hoạt bởi Fe với hàm lượng Fe thấp hơn

(mức tối ưu là 0,05% về khối lượng) đã được chỉ ra là có hoạt tính xúc tác quang

cao hơn so với TiO2 trong quá trình xử lý nước thải làm giấy và nó chỉ ra là có

nhiều hiệu quả trong sự diệt khuẩn xúc tác quang điện tử vi khuẩn E. coli hơn TiO2

nguyên chất. Chất xúc tác quang TiO2 đã được kích hoạt bởi V đã quang oxy hóa

etanol dưới bức xạ nhìn thấy và dưới bức xạ UV có thể so sánh hoạt tính được với

TiO2 nguyên chất. Các hạt nano TiO2 đã được kích hoạt bởi ion Pt4+ biểu hiện hoạt

tính xúc tác quang đối với sự phân hủy dicloaxetat và 4–clophenol, dưới ánh sáng

nhìn thấy cao hơn, và chất xúc tác nano Ag–TiO2 thể hiện hoạt tính xúc tác quang

Page 18: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

7

tăng lên trong quá trình phân hủy 2,4,6–triclophenol do sự phân bố chất mang điện

tích sinh ra bởi sự chiếu sáng là tốt hơn và đã làm tăng quá trình khử oxy gây ra sự

phân hủy quy mô lớn hơn của các nguyên tử.

Các ion của kim loại kiềm như Li, Na, K cũng có thể được đưa vào TiO2 để

điều chế vật liệu TiO2 biến tính, bằng phương pháp sol-gel và kỹ thuật nhúng tẩm.

Mức độ kết tinh của sản phẩm phụ thuộc mạnh vào cả 2 yếu tố, đó là: bản chất và

nồng độ của kim loại kiềm. Độ kết tinh của sản phẩm thu được lớn nhất đối với Li-

TiO2 và thấp nhất đối với K-TiO2.

Vật liệu màng TiO2 biến tính bằng ion Sn4+ cũng được tổng hợp thành công

bởi phương pháp lắng đọng pha hơi (CVD). Sau khi vật liệu được biến tính, trên bề

mặt của vật liệu đã xuất hiện nhiều khuyết tật.

Một số nhà khoa học đã tổng hợp vật liệu TiO2 biến tính bởi các kim loại

như Cr, V, Fe, Co bằng chùm cảm ứng CVD và nhận thấy TiO2 kết tinh trong cấu

trúc anatase hay rutile phụ thuộc vào loại cation và hàm lượng cation đối với quá

trình phân ly cục bộ của cation đó trong dạng tồn tại M2O sau khi nhiệt luyện.

Như vậy các ion kim loại được đưa vào vật liệu TiO2 có thể kể đến là :

+ Kim loại kiềm: Na, K, Li.

+ Các kim loại thuộc phân nhóm phụ: Fe, Cr, Co, V, W, Cu, Nd, Ce, Zr, Sn.

1.1.2.2. Vật liệu TiO2 được biến tính bởi các nguyên tố phi kim [33]

Các vật liệu nano TiO2 đã được kích hoạt bởi phi kim đã được coi như chất

xúc tác thế hệ thứ ba. Các vật liệu nano TiO2 đã được kích hoạt bởi các phi kim

khác nhau đã được nghiên cứu rộng rãi về hoạt tính xúc tác quang dưới ánh sáng

nhìn thấy. Các vật liệu nano TiO2 được kích hoạt bởi phi kim đã được chứng minh

là có thể làm tăng hoạt tính xúc tác quang của vật liệu nano TiO2 nguyên chất, đặc

biệt ở vùng ánh sáng nhìn thấy.

Rất nhiều các nguyên tố phi kim, như là B, C, N, F, S, Cl và Br đã được đưa

thành công vào vật liệu TiO2. Có thể kể đến vài ví dụ điển hình:

Đối với vật liệu C–TiO2, vật liệu này đã được tổng hợp thành công bởi khá

nhiều phương pháp:

Page 19: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

8

- Phản ứng phân hủy titan cacbit.

- Nhiệt luyện TiO2 dưới khí CO được thổi ở nhiệt độ cao (500 – 8000C).

- Đốt cháy trực tiếp kim loại Titan ở dạng tấm trong ngọn lửa khí tự nhiên.

Vật liệu N–TiO2 kích thước nanomet cũng đã được tổng hợp thành công

bằng nhiều phương pháp hơn nữa:

- Thủy phân TTIP trong nước hay hỗn hợp amin và bước tiếp theo là xử lý

sol TiO2 với amin.

- Xử lý trực tiếp phức Ti – bipyridin.

- Nghiền mịn hạt TiO2 trong dung dịch NH3.

- Nung nóng TiO2 dưới dòng khí NH3 ở 500 – 6000C

- Nung khô sản phẩm thủy phân của phản ứng giữa Ti(SO4)2 với dung dịch

amoniac để tạo thành kết tủa.

- Kỹ thuật cấy hoặc phóng ion với dòng khí nitơ hoặc ion N2+

Còn với vật liệu S – TiO2, được tổng hợp bằng cách:

- Trộn TTIP với ethanol bao gồm cả thioure hoặc đun nóng bột lưu huỳnh.

- Sử dụng kỹ thuật phóng hoặc ghép TiO2 với dòng ion S+. Rất nhiều phương

pháp biến tính khác nhau được sử dụng, và như thế với cùng một chất biến tính là

lưu huỳnh, thì cũng có thế có nhiều trạng thái hóa trị khác nhau của lưu huỳnh khi

đưa vào trong TiO2. Ví dụ : lưu huỳnh kết hợp từ thioure có trạng thái S4+, S6+, khi

đưa vào TiO2, xảy ra trong quá trình gia nhiệt trực tiếp của TiS2 hay phóng ion S+,

kèm theo ion S2-.

- Dùng phương pháp thủy nhiệt TiCl4 trong trong hỗn hợp thioure và nước.

Vật liệu nano F – TiO2 đã được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác

nhau, có thể liệt kê ra đây 1 số phương pháp:

- Trộn TTIP với ethanol bao gồm cả H2O – NH4F.

- Gia nhiệt TiO2 dưới hidro florua.

- Nhiệt phân dạng sương mù của dung dịch nước H2TiF4.

- Sử dụng kỹ thuật cấy ion bằng dòng ion F+.

Page 20: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

9

Còn đối với các vật liệu nano Cl hay Br – TiO2, phương pháp tổng hợp ra

chúng là thêm TiCl4 vào ethanol có chứa cả HBr.

1.1.2.3. Các vật liệu nano TiO2 được biến tính bởi hỗn hợp

Các vật liệu nano TiO2 không chỉ được biến tính bởi nguyên tố kim loại, phi

kim mà còn biến tính bởi hỗn hợp các nguyên tố, ví dụ như các vật liệu nano đồng

biến tính bởi Cl - hoặc Br - đã được tổng hợp bằng cách thêm TiCl4 vào etanol có

chứa HBr. Tổng hợp các hạt nano TiO2 được đồng kích hoạt bởi N và La với hoạt

tính xúc tác tốt hơn dưới ánh sáng nhìn thấy, tại đó chất biến tính N có nhiệm vụ thu

hẹp dải trống của TiO2 và chất biến tính La3+ thì ngăn cản sự tạo thành kết tụ của các

hạt nano. Vật liệu nano TiO2 được đồng kích hoạt bởi Cr và N với sự hấp thụ ánh

sáng nhìn thấy dẫn đến một hiệu quả khử màu xúc tác quang xanh metylen, trừ khi

ở nồng độ chất thêm nitơ thấp. Hiệu quả xúc tác quang trong vùng ánh sáng nhìn

thấy của TiO2 đã kích hoạt bởi hỗn hợp đã được tìm thấy là phụ thuộc vào nồng độ

chất biến tính, và các vị trí hoạt động của hỗn hợp chất biến tính đối với chất xúc

tác quang dưới ánh sáng nhìn thấy.

1.1.2.4. Vật liệu TiO2 biến tính nitơ, lưu huỳnh

Titan đioxit biến tính nitơ, lưu huỳnh là một mảng nghiên cứu còn khá mới

mẻ trong lĩnh vực nghiên cứu về vật liệu TiO2 biến tính có hoạt tính quang xúc tác

trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Gần đây, trên thế giới số lượng công trình nghiên

cứu về vấn đề này không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình

nào nghiên cứu một cách hệ thống có thể rút ra các kết luận về quy luật có thể có về

sự biến đổi tính chất, đặc biệt là khả năng quang xúc tác, cấu trúc của chất xúc tác

và phương pháp biến tính. Bởi vì có một số vấn đề trong việc nghiên cứu sự quang

xúc tác của TiO2 biến tính.

Thứ nhất, dạng tồn tại của nguyên tố phi kim pha tạp vào TiO2 là khác nhau.

Ví dụ, Umebayashi [28] đã tổng hợp thành công chất quang xúc tác S – TiO2 sử

dụng phương pháp cấy ghép ion và chất quang xúc tác S – TiO2 đã được sử dụng để

phân hủy quang xúc tác xanh metylen dưới ánh sáng nhìn thấy. Tác giả đã chỉ ra

Page 21: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

10

rằng S được cấy vào trong TiO2 như một anion và thay thế oxi trong mạng lưới

TiO2.

Tuy nhiên Ohno [28] đã nghiên cứu thấy rằng S được đưa vào như cation S4+

và thay thế ion Ti trong mạng lưới TiO2.

Thứ hai, hoạt tính quang xúc tác của chất xúc tác pha tạp cation giảm thậm

chí trong vùng UV bởi vì oxit trở nên không bền nhiệt hoặc làm tăng các trung tâm

tái kết hợp. Doping ion phi kim có thể phá vỡ cân bằng điện tích của hệ và các lỗ

trống oxi được tạo ra trong mạng lưới tinh thể. Các lỗ trống oxi có thể trở thành

trung tâm tái kết hợp electron – lỗ trống trong phản ứng quang xúc tác và giảm hiệu

suất quang xúc tác.

Theo các tài liệu tham khảo, việc biến tính vật liệu TiO2 bằng nitơ, lưu huỳnh

có thể được tổng theo một số phương pháp như sau:

- TiO2 pha tạp S có hoạt tính xúc tác quang dưới ánh sáng nhìn thấy được

điều chế bằng phương pháp thủy phân đơn giản sử dụng TiCl4 và Na2SO4 như sau:

Một lượng xác định TiCl4 được cho từ từ vào cốc nước cất đã được làm lạnh bằng

đá dưới điều kiện khuấy mạnh. Sau đó, một lượng nhỏ dung dịch Na2SO4 được cho

thêm vào dung dịch trên. Sau đó, hỗn hợp được đun nóng nhanh đến khi sôi có

khuấy và hồi lưu lại. Sau khi thủy phân trong 5h, kết tủa tạo thành trong dung dịch

được lọc và rửa sạch bằng nước cất, sau đó được sấy khô ở 600C trong tủ sấy 12h.

So sánh mẫu được điều chế với mẫu không có Na2SO4 trong cùng điều kiện [35].

- TiO2 thương mại, tương đối rẻ, Degussa P25 được biến tính và pha tạp S

bằng phương pháp thủy phân đơn giản và hiệu quả ở nhiệt độ phòng, sau đó nung

trong không khí. Chất quang xúc tác P25 pha tạp S có tỷ lệ khối lượng TU : P25

khác nhau 0:1, 0.25:1, 3:1, và 5:1 đã được điều chế và nghiên cứu. Hoạt tính quang

xúc tác của P25 pha tạp S được khảo sát bằng sự mất màu quang của thuốc nhuộm

azo Orange II dưới bức xạ ánh sáng mặt trời [37]. Một lượng xác định Degussa P25

(1g) đã được pha tạp với thioure (TU) theo phương pháp thủy phân đơn giản ở nhiệt

độ phòng theo tỷ lệ 0,25; 1; 3; 5g thioure (TU) được dùng để có tỷ lệ khối lượng TU

: P25 = 0,25:1; 1:1; 3:1; 5:1.

Page 22: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

11

Các bước tổng hợp được tóm tắt trên hình 1.3

Hình 1.3. Điều chế chất quang xúc tác P25 pha tạp S

- Chất quang xúc tác TiO2-N-S được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel với

tetrabutyl titanat và thiourea như sau: 7,5 ml tetrabutyl titanat (98%) được trộn với

20 ml ancol (99,7%) và sau đó thêm từ từ vào dung dịch 10 ml ancol có chứa 0,75

ml axit acetic (99,5%), 1 ml nước, 1 ml axit nitric (68%) và lượng thiourea khác

nhau dưới điều kiện khuấy mạnh. Sau đó, khuấy tiếp 1h để thu được huyền phù keo

trong suốt, và làm già 5h ở nhiệt độ phòng, huyền phù được sấy khô ở 800C trong

2,5 h để thu được gel. Cuối cùng, bột được nung trong không khí ở nhiệt độ khác

nhau trong 3h. Sau đó nghiền bột thu được vật liệu. Trong bài báo này, tác giả đã

Thêm vào lượng xác định thioure (0,25 – 0,5 g) 50 ml etanol

Khuấy ở nhiệt độ phòng cho tan hết

Khuấy ở nhiệt độ phòng 4 h

Thêm vào từ từ 1g P25

Sấy khô ở 800C, 24 h

Nghiền chất xúc tác

Nung ở 100, 450, 550, 7000C trong 2 h

Bột trắng P25 biến tính S

Page 23: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

12

chứng minh được rằng trong chất xúc tác quang S – TiO2 đã điều chế, một số

nguyên tử S tồn tại ở bề mặt tinh thể như cation S4+ và S6+, thay thế ion Ti trên bề

mặt tinh thể và các nguyên tử lưu huỳnh vào trong mạng lưới tinh thể TiO2 như S2-

thay thế oxi ở bên trong mạng lưới tinh thể TiO2 [34].

- Ohno [28] cùng các cộng sự tổng hợp S - TiO2 bằng cách: Trộn titan

isopropoxit (50g; 0,175 mol) với thioure (53,6g; 0,7 mol) theo tỷ lệ 1:4 trong

ethanol (500 ml). Dung dịch được khuấy ở nhiệt độ phòng khoảng 1h và cô đặc

dưới điều kiện áp suất giảm. Sau khi bay hơi etanol, huyền phù trắng thu được.

Huyền phù được giữ 2 ngày ở nhiệt độ phòng, và bột trắng thu được. Bột này được

nung ở các nhiệt độ khác nhau thu được bột S – TiO2 màu vàng.

- Phương pháp thủy nhiệt được sử dụng để tổng hợp TiO2-N-S từ TiCl4 và

CS(NH2)2: 0,711 g CS(NH2)2 và 2 ml TiCl4 được trộn với 68 ml nước cất. Hỗn hợp

được rót vào autoclave có dung tích 100 ml. Autoclave sau đó được bịt kín và gia

nhiệt lên tới 1800C và giữ 20 h, sau đó để nguội xuống nhiệt độ phòng. Cuối cùng ,

sản phẩm được tách ra bằng ly tâm và rửa bằng nước cất và acol một vài lần, sau đó

sấy khô ở 700C 3 h. Mẫu TiO2 tinh khiết được điều chế mà không thêm CS(NH2)2.

Để tăng cường khả năng xúc tác quang hóa của TiO2 ở vùng khả kiến, việc đưa

thêm nguyên tố khác vào xúc tác TiO2 làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng ở bước

sóng dài hơn, có thể tiến tới vùng khả kiến. Đi từ các quá trình nghiên cứu tổng hợp

TiO2 biến tính. Vật liệu TiO2 cấy thêm N và S là một trong những nghiên cứu khá

mới để tăng hoạt tính của xúc tác TiO2.

1.1.3. Cơ chế của phản ứng quang xúc tác với TiO2 kích thước nanomet

Năm 1930, khái niệm xúc tác quang ra đời. Trong hoá học nó dùng để nói

đến những phản ứng xảy ra dưới tác dụng đồng thời của chất xúc tác và ánh sáng,

hay nói cách khác, ánh sáng chính là nhân tố kích hoạt chất xúc tác, giúp cho phản

ứng xảy ra.

Nguyên lý cơ bản về khả năng quang xúc tác trên các chất bán dẫn là khi

được kích thích bởi ánh sáng có năng lượng lớn hay bằng độ rộng vùng cấm của

chất bán dẫn (thường là tia tử ngoại do độ rộng vùng cấm của nó khá lớn ~3,2eV) sẽ

Page 24: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

13

tạo ra cặp electron – lỗ trống (e, h+) ở vùng dẫn và vùng hóa trị. Những cặp electron

– lỗ trống này sẽ di chuyển ra bề mặt để thực hiện phản ứng oxi hóa – khử. Các lỗ

trống có thể tham gia trực tiếp vào phản ứng oxi hóa các chất độc hại, hoặc có thể

tham gia vào giai đoạn trung gian tạo thành các gốc tự do hoạt động như OH, 2O ).

Tương tự như thế các electron sẽ tham gia vào các quá trình khử tạo thành các gốc

tự do. Các gốc tự do sẽ tiếp tục oxi hóa các chất hữu cơ bị hấp phụ trên bề mặt chất

xúc tác thành sản phẩm cuối cùng không độc hại là CO2 và HO2 [28]. Cơ chế xảy ra

như sau:

Hình 1.4. Cơ chế của phản ứng quang xúc tác của vật liệu TiO2

khi được chiếu sáng

TiO2 + hv TiO2 (h+ + e-) (1.1)

TiO2 (h+) + H2O OH + H+ + TiO2 (1.2)

TiO2 (h+) + OH- OH + TiO2 (1.3)

TiO2 (h+) + R R + TiO2 (1.4)

TiO2 (e-) + O2 2O+ TiO2 (1.5)

TiO2 (e-) + H2O2 OH- + OH + TiO2 (1.6)

2O + H+ 2HO (1.7)

2HO O2 + H2O2 (1.8)

H2O2 + O2 O2 + OH- + OH (1.9)

Page 25: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

14

Từ các phương trình (1.2) - (1.4) ở trên ta thấy rằng điện tử chuyển từ chất

hấp phụ sang TiO2. Từ phương trình (1.18) ta thấy phân tử O2 có mặt trong môi

trường sẽ nhận điện tử để trở thành 2O . Từ các phương trình trên cho thấy quá

trình oxi hoá phân huỷ chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ của gốc OH hấp phụ trên

bề mặt TiO2 (phương trình 1.2) và lượng oxi hoà tan (phương trình 1.5).

Sự bổ sung thêm 2 2H O vào sẽ làm tăng hiệu quả phản ứng (phương trình 1.6)

và gốc 2O sinh ra cũng tham gia vào phản ứng (phương trình 1.7 và 1.9). Các gốc

sinh ra có tính oxi hóa rất mạnh (chủ yếu là OH và 2HO

).

Hợp chất hữu cơ sẽ bị hấp phụ trên bề mặt TiO2 và bị oxi hoá bởi OHvà

2HO . Sản phẩm cuối cùng của phản ứng quang hoá là 2 2CO ,H O.

Trong quá trình xúc tác quang, hiệu suất phản ứng có thể bị giảm bởi sự tái

kết hợp của các electron và lỗ trống [26]:

e- + h+ → (SC) + E (1.10)

Trong đó (SC) là tâm bán dẫn trung hoà và E là năng lượng được giải phóng

ra

dưới dạng bức xạ điện từ (hv’ ≤ hv) hoặc nhiệt.

Và hiệu suất lượng tử của quá trình quang xúc tác được tính bằng:

(1.11)

Trong đó : kc : tốc độ vận chuyển electron

kk : tốc độ tái kết hợp của các electron và lỗ trống

Như vậy, để tăng hiệu suất phản ứng quang xúc tác, có 2 cách: thứ nhất tăng

tốc độ vận chuyển điện tích và thứ hai là giảm tốc độ tái kết hợp của các electron và

lỗ trống. Để thực hiện phương án 2: giảm tốc độ tái kết hợp, “bẫy điện tích” được

sử dụng để thúc đẩy sự bẫy điện tử và lỗ trống trên bề mặt, tăng thời gian tồn tại của

electron và lỗ trống trong chất bán dẫn. Điều này dẫn tới việc làm tăng hiệu quả của

quá trình chuyển điện tích tới chất phản ứng. Bẫy điện tích có thể được tạo ra bằng

Page 26: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

15

cách biến tính bề mặt chất bán dẫn như đưa thêm ion kim loại, chất biến tính vào

hoặc sự tổ hợp với các chất bán dẫn khác dẫn tới sự giảm tốc độ tái kết hợp điện tử -

lỗ trống và kết quả là tăng hiệu suất lượng tử của quá trình quang xúc tác [25].

Đó cũng chính là mục đích của việc đưa các nguyên tố kim loại hay các

nguyên tố phi kim vào trong cấu trúc của TiO2 và tạo ra các khuyết tật của mạng

tinh thể.

Kích thước hạt và cấu trúc TiO2 ảnh hưởng nhiều đến khả năng xúc tác

quang hoá. Bột TiO2 có kích thước càng nhỏ thì hoạt tính xúc tác càng cao. Hầu hết

các tài liệu đều chỉ ra rằng TiO2 dạng bột kích thước nano mét có cấu trúc anatase

có hoạt tính xúc tác cao nhất [4].

1.1.4. Các phương pháp điều chế titan đioxit kích thước nanomet

1.1.4.1. Các phương pháp vật lý

Để điều chế bột titan đioxit kích thước nano mét theo phương pháp vật lý

thường sử dụng 2 phương pháp sau:

+ Phương pháp lắng đọng hơi hóa học (CVD): Sử dụng thiết bị bay hơi titan

kim loại ở nhiệt độ cao, sau đó cho kim loại dạng hơi tiếp xúc với oxi không khí để

thu được oxit kim loại. Sản phẩm thu được là TiO2 dạng bột hoặc màng mỏng.

+ Phương pháp bắn phá ion: Các phân tử được tách ra khỏi nguồn rắn nhờ

quá trình va đập của các khí ví dụ Ar+, sau đó tích tụ trên đế. Phương pháp này

thường được dùng để điều chế màng TiOx đa tinh thể nhưng thành phần chính là

rutile và không có hoạt tính xúc tác.

1.1.4.2. Một số phương pháp hoá học

a) Phương pháp sol-gel

Phương pháp sol-gel là phương pháp hữu hiệu hiện nay để chế tạo các loại

vật liệu kích thước nanomet dạng bột hoặc màng mỏng với cấu trúc, thành phần như

ý muốn. Ưu điểm của phương pháp này là dễ điều khiển kích thước hạt và đồng

đều, đặc biệt là giá thành hạ [22], [33].

Sol là một hệ keo chứa các hạt có kích thước 1–1000 nm trong môi trường

phân tán rất đồng đều về mặt hóa học. Gel là hệ bán cứng chứa dung môi trong

Page 27: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

16

mạng lưới sau khi gel hóa tức là ngưng tụ sol đến khi độ nhớt của hệ tăng lên đột

ngột.

Phương pháp sol – gel là quá trình chuyển hoá sol thành gel. Phương pháp

này thường trải qua các giai đoạn sol và gel do sự ngưng tụ các hạt keo thu được.

Bằng phương pháp này có thể thu được vật liệu có độ tinh khiết cao, độ lớn đồng

nhất. Phương pháp sol – gel trong những năm gần đây phát triển rất đa dạng, có thể

quy tụ vào ba hướng chính: Thủy phân các ankoxit các muối. Phản ứng điển hình

của phương pháp sol – gel là phản ứng thuỷ phân và trùng ngưng.

Các ankoxit của titan có công thức tổng quát là M(OR)n với gốc R thường là

etyl, isopropyl và n – butyl phản ứng rất mạnh với nước.

Phản ứng thuỷ phân các ankoxit xảy ra trong dung dịch nước:

M(OR)n + xH2O M(OR)n-x(OH)x + xROH

Phản ứng trùng ngưng là quá trình các liên kết Ti – O – H biến thành Ti – O

– Ti và tạo thành các sản phẩm phụ là nước và rượu. Phản ứng trùng ngưng diễn ra

theo 2 kiểu:

Ngưng tụ H2O:

M(OR)n-x(OH)x + M(OR)n-x(OH)x (OR)n-x M-O-M(OR)n-x +x H2O

Ngưng tụ rượu:

M(OR)n-x(OH)x + M(OR)n (OR)n-x M-O-M(OR)n-x + ROH

Quá trình này xảy ra rất phức tạp, tùy thuộc vào điều kiện thực nghiệm có

thể xảy ra 3 cơ chế cạnh tranh nhau (alkoxolation, oxolation và olation).

Alkoxolation: Phản ứng tạo thành cầu nối oxo bằng cách loại phân tử rượu,

về cơ bản quá trình này giống quá trình thủy phân.

Oxolation: Cơ chế này giống cơ chế alkolation nhưng khác ở chỗ là R thay

thế bằng H.

Olation: Cơ chế này xảy ra khi trong ankoxit sự bão hòa phối trí chưa được

thỏa mãn. Cơ chế này hình thành những cầu nối hydroxo do loại phân tử dung môi.

Dung môi có thể là H2O, ROH tùy thuộc vào nồng độ của H2O có trong môi trường.

Như vậy, phản ứng thuỷ phân và trùng ngưng tham gia vào sự biến đổi ankoxit

Page 28: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

17

thành khung oxit, do đó cấu trúc, hình thái học của các oxit thu được phụ thuộc rất

nhiều vào sự đóng góp tương đối của mỗi phản ứng. Sự đóng góp này có thể tối ưu

hóa bằng sự điều chỉnh thực nghiệm liên quan đến thông số nội như bản chất của

kim loại và các nhóm alkyl, cấu trúc của ankoxit và thông số ngoại như tỷ số thủy

phân ankoxit

OHr 2 , xúc tác, nồng độ, dung môi và nhiệt độ.

Các phản ứng thủy phân ankoxit có thể tiến hành theo các bước sau:

-Ti-O-R + H2O -Ti-O-H + ROH

-Ti-O-H + -Ti-O-H -Ti-O-Ti- + H2O

-Ti-O-R + -Ti-O-H -Ti-O-Ti- + ROH

Trong số các ankoxit được sử dụng, Tetra Isopropyl Ortho Titanat (TIOT)

được dùng nhiều nhất và cho sản phẩm khá tốt.

b) Phương pháp thủy nhiệt [15], [33]

Phương pháp thủy nhiệt đã được biết đến từ lâu và ngày nay nó vẫn chiếm

một vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là

trong công nghệ sản xuất các vật liệu kích thước nano mét.

Thủy nhiệt là những phản ứng hóa học hỗn tạp xảy ra với sự có mặt của một

dung môi thích hợp (thường là nước) ở trên nhiệt độ phòng, áp suất cao (trên 1atm)

trong một hệ thống kín.

Tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt thường được chúng ta kiểm soát

trong bình thép tạo áp suất, thiết bị này được gọi là autoclave, nó có thể gồm lớp

Teflon chịu nhiệt độ cao và chịu được điều kiện môi trường axit và kiềm mạnh, có

thể điều chỉnh nhiệt độ cùng hoặc không cùng với áp suất và phản ứng xảy ra trong

dung dịch nước. Nhiệt độ có thể được đưa lên cao hơn nhiệt độ sôi của nước, trong

phạm vi áp suất hơi bão hòa. Nhiệt độ và lượng dung dịch hỗn hợp đưa vào

autoclave sẽ tác động trực tiếp đến áp suất xảy ra trong quá trình thủy nhiệt. Phương

pháp này đã được sử dụng rộng rãi để tổng hợp các sản phẩm trong công nghiệp

gốm sứ với các hạt mịn kích thước nhỏ.

Trong phương pháp thủy nhiệt, nước thực hiện hai chức năng:

Page 29: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

18

+ Môi trường truyền áp suất, vì nó có thể ở trạng thái lỏng hoặc hơi, tồn tại

chủ yếu ở dạng phân tử H2O phân cực.

+ Làm dung môi hòa tan một phần chất phản ứng dưới áp suất cao, do đó

phản ứng được thực hiện trong pha lỏng hay có sự tham gia của một phần pha lỏng

hoặc pha hơi. Thiết bị sử dụng trong phương pháp này thường là bình phản ứng

chịu áp suất (autoclave). Vì quá trình thủy nhiệt được thực hiện trong buồng kín nên

liên quan chặt chẽ tới mối quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất.

c) Phương pháp thuỷ phân

Trong số các muối vô cơ của titan được sử dụng để điều chế titan oxit dạng

anatase thì TiCl4 được sử dụng nhiều nhất và cũng cho kết quả khá tốt.

+ Thủy phân TiCl4 trong dung dịch nước hoặc trong etanol [1]:

Chuẩn bị dung dịch nước TiCl4 bằng cách nhỏ từ từ TiCl4 98% vào nước

hoặc hỗn hợp rượu – nước đã được làm lạnh bằng hỗn hợp nước đá-muối để thu

được dung dịch trong suốt. Sau đó dung dịch được đun nóng đến nhiệt độ thích hợp

để quá trình thuỷ phân xảy ra.

Quá trình xảy ra theo phản ứng sau:

TiCl4 + 3H2O Ti(OH)4 + 4HCl

Sau đó, Ti(OH)4 ngưng tụ loại nước để tạo ra kết tủa TiO2.nH2O. Kết tủa sau

đó được lọc, rửa, sấy chân không, nung ở nhiệt độ thích hợp để thu được sản phẩm

TiO2 kích thước nano. Kết quả thu được từ phương pháp này khá tốt, các hạt TiO2

kích thước nano mét dạng tinh thể rutile có kích thước trung bình từ 5 đến 10,5 nm

và có diện tích bề mặt riêng là 70,3 đến 141 m2/g.

d) Ngoài các phương pháp trên TiO2 kích thước nano mét còn được điều chế

bằng: phương pháp đồng kết tủa, phương pháp oxi hóa khử trực tiếp, phương pháp

nhúng tẩm,...

1.1.5. Các ứng dụng của TiO2 và TiO2 biến tính kích thước nanomet

Gần 58% titan đioxit sản xuất được được dùng làm chất màu trắng trong

công nghiệp sản xuất sơn. Chất màu trắng titan đioxit cũng đã được sử dụng một

lượng lớn trong sản xuất giấy, cao su, vải sơn, chất dẻo, sợi tổng hợp và một lượng

Page 30: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

19

nhỏ trong công nghiệp hương liệu. Các yêu cầu đòi hỏi đối với sản phẩm là rất đa

dạng phụ thuộc vào công dụng của chúng.

Titan đioxit là một vật liệu cơ bản trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Các nhà quan sát công nghiệp cho rằng lượng titan đioxit tiêu thụ tại một quốc gia

có mối quan hệ rất gần với tiêu chuẩn cuộc sống. Ví dụ, tại Nhật Bản, số liệu thống

kê hằng năm cho thấy lượng titan đioxit sản xuất ra có quan hệ mật thiết với GNP

của quốc gia này.

Ta có sơ đồ các ứng dụng của xúc tác quang TiO2 được đưa ra như trong sơ

đồ hình 1.5 [25].

Hình 1.5. Sơ đồ ứng dụng tính chất quang xúc tác của TiO2

Tổng hợp hữu cơ

Quang xúc tác

Quang điện

Hiệu ứng siêu ưa nước

Phản ứng đặc biệt

Quang ngưng kết nitrogen

Giảm chất gây ô nhiễm

Khử chất độc vô cơ và loại

trừ ion

Tẩy uế: Phân hủy các hợp chất vi sinh

Oxi hóa một phần hoặc toàn phần

hợp chất hữu cơ

Quang tách nước để tạo

hydro

Quang oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2

Ánh sáng + TiO2 hoạt

tính

Page 31: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

20

Sản lượng TiO2 sử dụng hàng năm trong lĩnh vực quang xúc tác (hình 1.6).

Nhìn vào hình 1.6 ta có thể thấy lượng TiO2 sử dụng cho lĩnh vực quang xúc

tác chiếm gần 50% trong những ứng dụng của TiO2 và tăng dần theo thời gian [28].

Hình 1.6. Lượng TiO2 sử dụng hằng năm trong lĩnh vực quang xúc tác

a) Ứng dụng xúc tác quang hóa trong xử lý môi trường

Khi titan thay đổi hóa trị tạo ra cặp điện tử - lỗ trống ở vùng dẫn và vùng hóa

trị dưới tác dụng của ánh sáng cực tím chiếu vào. Những cặp này sẽ di chuyển ra bề

mặt để thực hiện phản ứng oxi hóa khử, các lỗ trống có thể tham gia trực tiếp vào

phản ứng oxi hóa các chất độc hại, hoặc có thể tham gia vào giai đoạn trung gian

tạo thành các gốc tự do hoạt động để tiếp tục oxi hóa các hợp chất hữu cơ bị hấp

phụ trên bề mặt chất xúc tác tạo thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước ít độc

hại nhất.

b) Ứng dụng trong sản xuất sơn tự làm sạch

TiO2 còn được sử dụng trong sản xuất sơn tự làm sạch, tên chính xác của loại

này là sơn quang xúc tác TiO2. Thực chất sơn là một dạng dung dịch chứa vô số các

tinh thể TiO2 cỡ chừng 8 25 nm. Do tinh thể TiO2 có thể lơ lửng trong dung dịch

mà không lắng đọng nên còn được gọi là sơn huyền phù TiO2. Khi được phun lên

tường, kính, gạch, sơn sẽ tự tạo ra một lớp màng mỏng bám chắc vào bề mặt.

Tấn

Năm

Page 32: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

21

Nguyên lý hoạt động của loại sơn trên như sau: Sau khi các vật liệu được đưa

vào sử dụng, dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời, oxi và nước

trong không khí, TiO2 sẽ hoạt động như một chất xúc tác để phân huỷ bụi, rêu, mốc,

khí độc hại, hầu hết các chất hữu cơ bám trên bề mặt vật liệu thành H2O và CO2.

TiO2 không bị tiêu hao trong thời gian sử dụng do nó là chất xúc tác không tham gia

vào quá trình phân huỷ.

Cơ chế của hiện tượng này có liên quan đến sự quang – oxi hoá các chất gây

ô nhiễm trong nước bởi TiO2. Các chất hữu cơ béo, rêu, mốc,... bám chặt vào sơn có

thể bị oxi hoá bằng cặp điện tử - lỗ trống được hình thành khi các hạt nano TiO2 hấp

thụ ánh sáng và như vậy chúng được làm sạch khỏi màng sơn. Điều gây ngạc nhiên

là chính lớp sơn không bị tấn công bởi các cặp oxi hoá – khử mạnh mẽ này. Người

ta phát hiện ra rằng, chúng có tuổi thọ không kém gì sơn không được biến tính bằng

các hạt nano TiO2.

c. Xử lý các ion kim loại nặng trong nước [3]

Khi TiO2 bị kích thích bởi ánh sáng thích hợp giải phóng các điện tử hoạt

động. Các ion kim loại nặng sẽ bị khử bởi điện tử và kết tủa trên bề mặt vật liệu.

Vật liệu xúc tác quang bán dẫn công nghệ mới hứa hẹn nhiều áp dụng trong xử lý

môi trường. Chất bán dẫn kết hợp với ánh sáng UV đã được dùng để loại các ion

kim loại nặng và các hợp chất chứa ion vô cơ. Ion bị khử đến trạng thái ít độc hơn

hoặc kim loại từ đó dễ dàng tách được. Ví dụ:

2hν + TiO2 → 2e + 2h+ (1.12)

Hg2+(aq) ↔ Hg(ads) ( Bị hấp phụ lên bề mặt vật liệu) (1.13)

Hg2+(ads)+ 2e → Hg(ads) (1.14)

2H2O ↔ 2H+ + 2OH- (1.15)

2OH- + 2h+ → H2O + 1/2 O2 v.v... (1.16)

Rất nhiều ion kim loại nhạy với sự chuyển quang hóa trên bề mặt chất bán

dẫn như là Au, Pt, Pd, Ag, Ir, Rh... Đa số chúng đều kết tủa trên bề mặt vật liệu.

Ngoài sự khử bằng điện tử, các ion còn bị oxi hóa bởi lỗ trống trên bề mặt tạo oxit.

Page 33: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

22

Những chất kết tủa hoặc hấp phụ trên bề mặt được tách ra bằng phương pháp cơ học

hoặc hóa học.

d. Các ứng dụng khác của bột titan đioxit kích thước nanomet

TiO2 còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: Vật liệu gốm, chất tạo

màu, chất độn, làm vật liệu chế tạo pin mặt trời, làm sensor để nhận biết các khí

trong môi trường ô nhiễm nặng, trong sản xuất bồn rửa tự làm sạch bề mặt trong

nước (tự xử lý mà không cần hoá chất), làm vật liệu sơn trắng do khả năng tán xạ

ánh sáng cao, bảo vệ bề mặt khỏi tác động của ánh sáng. Sử dụng TiO2 tạo màng

lọc quang xúc tác trong máy làm sạch không khí, máy điều hoà, v.v...

1.2. Giới thiệu về bentonite và bentonite chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh

1.2.1. Bentonite [8]

Bentonite là loại sét tự nhiên có thành phần chính là Montmorillonit (MMT),

khoáng MMT và thêm một số khoáng khác như Saponite, Nontronite, Beidellite.

Ngoài ra, người ta còn phát hiện thấy trong bentonite có một số khoáng sét như

kaolinite, clorite, mica và các khoáng phi sét như: calcite, pyrite, magnetite, biolit… các

muối kiềm và các chất hữu cơ. Bentonite còn gọi theo tên khoáng chính của nó là

montmorillonite.

MMT có công thức chung [(Al.M)2Si4O10](OH)2.nH2O, với M là nguyên tố

kim loại Ca, Mg, Fe, Na, K,… Phân tích thành phần hóa học của bentonite, ngoài

nguyên tố chính như silic, nhôm, người ta còn phát hiện thấy sự có mặt của các

nguyên tố như Fe, Ca, Mg, Na, K và hơn 30 nguyên tố hóa học khác ở dạng vi

lượng như Ni, Ti, Mo, Zn, Co, …, các độc tố như As, Hg, Pb ít phát hiện thấy [4].

MMT có cấu trúc lớp 2:1, mỗi lớp cấu trúc trong tinh thể của MMT được cấu tạo từ

2 tấm tứ diện (SiO4) liên kết với một tấm bát diện (Al(OH)6) ở giữa qua cầu nối O;

hai tấm tứ diện cùng quay đỉnh chung vào phía tấm bát diện (Hình 1.7a). Các đỉnh

chung của tứ diện và bát diện khá nhiều do đó phần lớn nhóm OH đã bị thay thế

bằng O và quay đầu vào bên trong tấm cấu trúc. Do cấu trúc như vậy nên lực liên

kết hydrogen giữa các lớp không còn nữa hoặc có giá trị rất nhỏ. Giữa các lớp cấu

trúc là các cation trao đổi và nước hấp phụ. Chiều dày một lớp cấu trúc và lớp

Page 34: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

23

cation trao đổi cùng với nước hấp phụ được xác định là khoảng cách cơ bản d(001)

của mạng MMT.

Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc MMT (a) và ảnh AFM của Na-MMT (b)

Mỗi lớp cấu trúc được phát triển liên tục trong không gian theo hướng trục x

và y. Các lớp cấu trúc được xếp chồng song song với nhau và tự ngắt quãng theo

hướng trục z, các lớp cation và nước hấp phụ tạo nên một mạng lưới không gian ba

chiều của tinh thể MMT (Hình 1.7). Trong mạng lưới cấu trúc của MMT thường

xảy ra sự thay thế đồng hình giữa các cation. Sự thay thế này dẫn tới sự xuất hiện

điện tích âm trong mạng lưới; điện tích đó được bù trừ bởi các cation nằm trong

khoảng không gian giữa hai lớp; đó là các cation Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Li+, …,

chúng bị hydrat hóa bởi các phân tử nước ở khoảng không gian giữa hai lớp cấu

trúc. Người ta nhận thấy rằng điện tích âm trong mạng lưới của MMT xuất hiện chủ

yếu ở mạng bát diện do sự thay thế đồng hình của ion Al3+ bằng ion Mg2+ ứng với

tỷ lệ Mg : Al ~ 1 : (4-5). Điện tích âm ở mạng tứ diện do sự thay thế của ion Si4+

bởi ion Al3+ ứng với tỷ lệ Al : Si ~ 1 : (15-30). Vì vậy, điện tích âm của mạng phân

bố sâu trong lớp cấu trúc mà không nằm ở bề mặt ngoài của lớp cấu trúc nên năng

lượng liên kết của các cation trao đổi nằm ở giữa các lớp với lớp cấu trúc của mạng

thấp.

Các cation có thể chuyển động tự do giữa các mặt phẳng điện tích âm và có

thể trao đổi với các cation khác, tạo ra khả năng biến tính MMT bằng cách trao đổi

ion. Sự có mặt của các cation kiềm hay kiềm thổ cũng gây những biến đổi về cấu

Page 35: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

24

trúc mạng kéo theo cả sự thay đổi các tính năng cơ lý của hạt (tỷ trọng, độ kiềm, độ

trương nở, khả năng trao đổi ion, độ hấp phụ, chỉ số keo,…). Dựa vào đó người ta

có thể phân bentonite tự nhiên thành hai loại:

+ Bentonite kiềm (Na, K); cation trao đổi chủ yếu là Na+, K+; có độ trương

nở cao, độ bền nhiệt kém.

+ Bentonite kiềm thổ (Ca, Mg); cation trao đổi chủ yếu là Ca2+, Mg2+; có độ

trương nở kém nhưng có độ bền nhiệt cao hơn.

* Các tính chất của sét bentonite

a) Tính chất trao đổi ion

Như đã trình bày trong phần trước, trong mạng cấu trúc của montmorillonit

thường xảy ra sự thay thế đồng hình của các cation. Sự thay thế các cation có hoá trị

cao bởi cation có hoá trị thấp hơn gây ra sự thiếu hụt điện tích dương trong cấu trúc bát

diện và tứ diện. Kết quả là xuất hiện các điện tích âm trên bề mặt phiến sét. Đối với

bentonit, sự thay thế đồng hình chủ yếu xảy ra trong lớp bát diện giữa hai lớp tứ diện

của phiến sét. Liên kết của các cation với bề mặt phiến sét là tương đối yếu, vì vậy các

cation này dễ dàng di chuyển và trao đổi với các cation khác. Khả năng trao đổi cation

của bentonit phụ thuộc vào hoá trị và bán kính cation trao đổi. Thông thường, các

cation có hoá trị nhỏ và bán kính nhỏ dễ bị trao đổi hơn.

Ngoài ra, do sự gãy vỡ các phiến sét, ở các cạnh bên mới hình thành xuất

hiện một vài nhóm mới của cấu trúc silic mang tính axit yếu hoặc một vài nhóm

aluminat mang tính bazơ yếu. Điện tích trên cạnh mới hình thành phụ thuộc vào pH

môi trường mà nó tồn tại.

Dung lượng trao đổi cation CEC (cation exchange capacity) được định nghĩa

là tổng số cation trao đổi trên một đơn vị khối lượng sét, có đơn vị là mili đương

lượng gam (meq) trên 100 g sét khô.

Vị trí trao đổi bên trong

Vị trí trao đổi bên ngoài

Hình 1.8. Các vị trí trao đổi cation trên hạt sét

Page 36: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

25

Dung lượng trao đổi cation của sét gồm hai phần: dung lượng trao đổi cation

trên bề mặt và dung lượng trao đổi cation bên trong. Dung lượng trao đổi cation trên

bề mặt phiến sét có giá trị khoảng 5 – 10 meq, trong khi ở giữa các lớp cấu trúc vào

khoảng 40 – 120 meq.

Do khả năng dễ dàng trao đổi ion nên khoáng sét có rất nhiềt ứng dụng trong

các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, sự trao đổi Ca2+ bằng Na+ đã chuyển hoá bentonit

canxi kém trương nở thành bentonit natri có độ trương nở cao, ứng dụng để pha chế

dung dịch khoan gốc nước. Hoặc trao đổi ion kim loại với các amin bậc 4 để tạo

thành sét hữu cơ làm thay đổi tính chất cơ bản của sét từ sét ưa nước thành sét ưa

dầu. Sét hữu cơ khi đó được sử dụng làm dung dịch khoan gốc dầu, làm phụ gia chế

tạo vật liệu nano composit, làm vật liệu xử lý môi trường.

b) Tính chất trương nở

Trương nở là một trong những tính chất đặc trưng của khoáng sét. Khi tiếp

xúc với nước hoặc môi trường không khí ẩm sét bị trương nở, thể tích có thể tăng

lên 15 – 20 lần so với thể tích khô ban đầu. Trong quá trình trương nở, nước xâm

nhập vào và bị giữ lại trong khoảng không gian giữa các phiến sét. Lượng nước hấp

phụ này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hydrat hoá của các cation. Kích thước,

hình dạng của các cation giữa các lớp cũng ảnh hưởng đến khả năng hydrat hoá và

trương nở sét. Các cation có bán kính hydrat hoá lớn sẽ làm cho khoảng cách giữa hai

phiến sét rộng ra, tạo điều kiện cho sự trương nở sét. Bên cạnh đó, sự liên kết của các

cation kim loại và điện tích trên bề mặt phiến sét cũng ảnh hưởng đến sự trương nở.

Bảng1.1. Đường kính hydrat hoá của một số cation kim loại

Cation Đường kính

ion (Ao)

Đường kính

hydrat hoá

(Ao)

Cation Đường kính

ion (Ao)

Đường kính

hydrat hoá

(Ao)

Li+ 1.56 14.6 Mg2+ 1.30 21.6

Na+ 1.90 11.2 Ca2+ 1.98 19.2

K+ 2.66 7.6 Al3+ 1.00 18.0

NH4+ 2.86 5.0 - - -

Page 37: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

26

c) Tính chất hấp phụ của bentonit

Tính chất hấp phụ của bentonit được quyết định bởi tính chất bề mặt và cấu

trúc lớp của chúng. Theo tính toán, diện tích bề mặt của bentonit vào khoảng 200–

760 m2/g trong khi diện tích bề mặt của cao lanh chỉ vào khoảng 15 – 20 m2/g,

silicagel 200 – 800 m2/g. Diện tích bề mặt của bentonit gồm diện tích bề mặt ngoài

và diện tích bề mặt trong. Diện tích bề mặt trong được xác định bởi khoảng không

gian giữa các lớp trong cấu trúc tinh thể, diện tích bề mặt ngoài phụ thuộc vào kích

thước hạt, hạt càng nhỏ thì diện tích bề mặt ngoài càng lớn, do đó khả năng hấp phụ

càng cao.

Sự hấp phụ ở bề mặt trong của bentonit chỉ xảy ra khi chất bị hấp phụ là chất

hữu cơ dạng cation hoặc chất hữu cơ phân cực. Đối với các chất dạng cation thì

bentonit hấp phụ chúng theo cơ chế trao đổi cation. Sự hấp phụ trao đổi này phụ

thuộc vào diện tích, hình dạng, kích thước của cation trao đổi và dung lượng trao

đổi cation của khoáng sét. Các chất hữu cơ phân cực có kích thước và khối lượng

nhỏ bị hấp phụ bằng cách liên kết trực tiếp với các cation trao đổi nằm giữa các lớp

hoặc liên kết với các cation đó qua cầu H2O. Còn chất hữu cơ phân cực có kích

thước và khối lượng lớn, liên kết trực tiếp với oxi đáy của tứ diện trong mạng lưới

tinh thể bằng lực Van der Wall.

d) Khả năng mất nước của sét bentonit

Khoáng montmorillonit mất nước tự do ở 1000C; mất nước liên kết vật lý ở

150 - 2000C; mất nước liên kết hóa học ở 2000C tới 4000C; mất nước tinh thể ở 700

0C và bị phân hủy thành chất vô định hình trong khoảng 7350C tới 8500C.

1.2.2. Vật liệu bentonite chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh [13], [ 32]

Cation [(TiO)8(OH)12]4+ dùng làm tác nhân chống trong luận văn này được

điều chế theo phương pháp sol – gel thủy phân từ tiền chất Ti(OR)4 bằng HNO3

trong môi trường H2O + Etanol 99%. Sau đó sol-gel này được nhỏ dần vào huyền

phù Bentonite đã trương nở trong Etanol tạo nên Bentonite chống.

Việc cấy thêm N, S từ tiền chất CS(NH2)2 vào sol-gel của [(TiO)8(OH)12]4+

theo một tỷ lệ nhất định với hi vọng tạo nên một sự biến đổi nào đó về cấu trúc cũng

Page 38: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

27

như hoạt tính quang hóa của TiO2 được hình thành khi nung để định hình Bentonite

chống Titan.

Như vậy Bentonite chống Titan dùng trong xử lý chất hữu cơ gây ô nhiễm

môi trường vừa kết hợp đặc tính quang hóa của TiO2 để oxi hóa triệt để chất ô

nhiễm, vừa kết hợp đặc tính hấp phụ lớn của Bentonit chống Titan để tăng hiệu quả

xử lý của xúc tác.

1.2.3. Ứng dụng của bentonite

Bentonite đã được biết đến và sử dụng từ lâu với những tính chất đa dạng

của nó. Bentonite được sử dụng trong các lĩnh vực chính sau:

- Làm vật liệu tẩy, lọc trong nhiều ngành công nghiệp hóa học như: lọc dầu,

hóa dầu, dược phẩm, thực phẩm, dệt nhuộm, chất tẩy rửa, …

- Chất kết dính, khuôn đúc trong công nghiệp luyện kim

- Khử chất thải phóng xạ, xử lý kim loại nặng độc hại trong nước và xử lý

nước thải ở các vùng công nghiệp, chống ô nhiễm môi trường.

- Phụ gia trong các ngành công nghiệp cao su, giấy, thuốc trừ sâu, phân bón

sinh hóa, sơn, gốm sứ, làm dung dịch khoan sâu.

- Làm chất xúc tác; chất mang xúc tác trong các phản ứng tổng hợp và oxy

hoá hoàn toàn các chất hữu cơ.

1.2.4. Sét chống

1.2.4.1. Vật liệu sét chống

Sét chống [Pillared interlayer clay (PILC)] là vật liệu rắn siêu xốp, có cấu

trúc và tính chất độc đáo, được hình thành bởi các polycation kim loại chèn vào

giữa các lớp của khoáng sét trương nở, đặc biệt là smectite. Nung ở nhiệt độ cao

(300 – 5000C), các polycation chèn giữa được chuyển thành các cụm oxide kim loại

thông qua quá trình dehydrat và dehydroxy. Bằng cách chống đỡ các lớp silicate,

các oxide kim loại có tính năng như cột chống giữa các lớp, tạo ra các mao quản

xốp kích cỡ meso và micro. Các polycation kim loại chèn giữa các lớp làm tăng

khoảng cách cơ bản và diện tích bề mặt riêng của đất sét tự nhiên. Các PILC không

có tính trương nở; duy trì độ xốp của nó trong quá trình hydrat hóa hoặc dehydrat

Page 39: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

28

hoá (hình 1.9). Đây là đặc tính quan trọng và khác biệt của PILC so với smectite

ban đầu có tính trương nở và khi nung ở nhiệt độ cao, có sự sụp các lớp làm cho bề

mặt trong của smectite không còn sử dụng được cho các quá trình hoá học.

Hình 1.9. Mô hình quá trình hydrat và dehydrat smectite và sét chống

Tùy thuộc vào polycation kim loại làm tác nhân chống thu được các PILC có

kích thước cột chống và kích cỡ mao quản xốp khác nhau, từ đó có thể điều chỉnh

độ xốp của vật liệu. Độ xốp này kết hợp với các tính chất của cột chống và đất sét

nền, chúng đóng vai trò quan trọng cho các ứng dụng nhất định của vật liệu như hấp

phụ chọn lọc khí, các phản ứng xúc tác …

Như vậy, vật liệu PILC phải đáp ứng đồng thời ít nhất ba tiêu chí:

+ Độ ổn định hoá học và độ bền nhiệt.

+ Một lớp chắc chắn được sắp xếp thứ tự cho phép xác định rõ ít nhất một

khoảng cách cơ bản d(001).

+ Một lượng lớn các phân tử nhỏ như N2 có thể vào được không gian giữa

các lớp và vì thế, đường đẳng nhiệt hấp phụ – giải hấp của N2 được xác định.

1.2.4.2. Hai phương pháp tổng hợp vật liệu sét chống

* Phương pháp chống phân tán loãng

Đây là phương pháp chống cổ điển, sét được phân tán trong nước tạo huyền

phù loãng (2%), thực hiện chèn tác nhân chống vào giữa các lớp silicate bằng cách

thêm từ từ một dung dịch loãng của tác nhân chống đã được chuẩn bị trước vào

huyền phù sét (kiểu Ex-situ) (hình 1.10a), hoặc thêm cùng lúc 2 dung dịch loãng

Page 40: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

29

của muối kim loại và base đồng thời vào dung dịch loãng của huyền phù sét (kiểu

In-situ), (hình 1.10b). Ưu điểm của phương pháp In-situ này là ít tốn thời gian hơn

phương pháp Ex-situ vì không có sự chuẩn bị riêng biệt dung dịch chống, tác nhân

chống được cho là hình thành trực tiếp trong huyền phù sét. Tuy nhiên, khó thực

hiện thành công do phải kiểm soát tốc độ thêm hai dung dịch sao cho giá trị pH cuối

cùng không thay đổi nhiều so với việc thêm từng giọt của hai thành phần.

Hình 1.10. Sơ đồ mô tả phương pháp chống phân tán loãng

chống liên quan đến sự thủy phân kiểu In–situ của các cation trao đổi trong không

gian xen giữa các lớp, theo đó cần phải trao đổi trước khoáng sét cùng với một

cation phù hợp nhưng cũng không mang lại một sản phẩm mong muốn. Một số

phương pháp chống cải tiến khác như: Thực hiện quá trình chèn giữa ở nhiệt độ

thường, kết hợp đánh siêu âm trong vòng 20 phút cho Ca2+– MMT với chlorhydrol

(Al2(OH)5Cl) thu được vật liệu sét chống với cải thiện đặc tính kết cấu và tính ổn

định cao hơn (Katdare và cộng sự, 1997, 2000). Hoặc sử dụng bức xạ vi sóng như

một biện pháp đủ nhanh để giảm thời gian chèn giữa các lớp silicate theo yêu cầu

của phương pháp truyền thống.

* Phương pháp chống trong môi trường đậm đặc

Để sản xuất vật liệu sét chống ở quy mô công nghiệp, phương pháp chống

phải được đơn giản hóa. Đặc biệt, thể tích của tất cả các chất phản ứng cần phải

được giảm đáng kể. Trong thập kỷ qua, thông tin về các phương pháp sử dụng chất

phản ứng đậm đặc, kết hợp với túi thẩm tách là có giá trị. Các phương pháp này

được tóm tắt trong sơ đồ hình 1.11.

Page 41: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

30

Hình 1.11. Sơ đồ mô tả phương pháp chống trong môi trường đậm đặc.

Vật liệu sét chống bằng cách thêm bột sét vào dung dịch chống cho tới một

lượng bùn đạt đến 40%. Khi nồng độ cao, khoáng sét không phân lớp hoặc keo hóa.

Phương pháp Ex-situ cũng có thể thực hiện bằng cách cho huyền phù sét đặc trong

túi thẩm tách và đặt trong một dung dịch loãng tác nhân chống.

Kết quả thu được từ một phương pháp cổ điển “phân tán loãng” với các

phương pháp sử dụng “bột đất sét” và “bùn sét đặc trong túi thẩm tách”. Đất sét sau

khi bị chèn giữa được rửa nhiều lần, ly tâm và đem nung, đất sét chống được điều

chế bằng hai phương pháp sau dễ nghiền hơn sản phẩm thu được từ phương pháp cổ

điển.

1.3. Giới thiệu về phẩm nhuộm [10]

Phẩm nhuộm là những hợp chất hữu cơ có màu, có khả năng nhuộm màu các

vật liệu như vải, giấy, nhựa, da. Ngoài những nhóm mang màu (quinon, azo, nitro),

phẩm nhuộm còn chứa các nhóm trợ màu như OH, NH2... có tác dụng làm tăng màu

và tăng tính bám của phẩm vào sợi.

Phẩm nhuộm được phân loại theo tính chất và phạm vi sử dụng như sau :

1.3.1. Nhóm thuốc nhuộm hoà tan trong nước

Thuốc nhuộm trực tiếp (direct dye), thuốc nhuộm axit (acid dye), thuốc nhuộm

hoạt tính (reactive dye).

* Thuốc nhuộm trực tiếp: có công thức tổng quát dạng: Ar-SO3Na. Đây là

nhóm thuốc nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không qua giai đoạn xử lý trung

Page 42: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

31

gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi protein (tơ tằm) và sợi

poliamid, phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có chứa azo (mono, di và poliazo) và một

số là dẫn xuất của dioxazin. Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa các nhóm

làm tăng tốc độ bắt màu như triazin và axit salicilic có thể tạo phức với các kim loại

để tăng độ bền màu.

* Thuốc nhuộm axit: Là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác

nhau có công thức dạng Ar–SO3Na khi tan trong nước phân ly thành nhóm Ar-SO3

mang màu. Các thuốc nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn suất của

antraquynon, triaryl metan...Thuốc nhuộm axit dễ dàng hoà tan trong nước hơn

thuốc nhuộm trực tiếp, một số trường hợp hoà tan ngay ở nhiệt độ thường. Trong

môi trường axit, độ bắt màu vào vật liệu đạt tới 80-90% bằng mối liên kết ion,

phương trình tổng quát như sau:

Ar-SO3Na + Ar1-NH3+Cl Ar-SO3

-H3N+-Ar1+ NaCl

Ở đây, Ar là ký hiệu cho gốc thuốc nhuộm, Ar1 ký hiệu cho vật liệu in hoa.

Thuốc nhuộm axit có màu sắc phong phú được dùng chủ yếu để nhuộm và in hoa

những loại sơ sợi và vật liệu cấu tạo từ protit như len, lụa tơ tằm và sợi tổng hợp họ

polyamit.

* Thuốc nhuộm hoạt tính (Reactive dye): Các loại thuốc nhuộm thuộc nhóm

này có công thức cấu tạo tổng quát là S-F-T-X trong đó:

+ S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan thường là -SO3Na, -COONa, -

SO2CH3.

+ F là phần mang màu, không ảnh hưởng đến mối liên kết giữa thuốc nhuộm

và xơ. Nó quyết định màu sắc, độ bền với ánh sáng, thường là các hợp chất Azo (-

N=N-), antraquynon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxiamin.

+ T là gốc mang nhóm phản ứng, X là nhóm phản ứng.

Thuốc nhuộm hoạt tính chứa trong phân tử của nó các nhóm nguyên tử có

thể tạo liên kết hoá trị với các nhóm định chức của vật liệu nhuộm hoặc in, làm cho

chúng trở thành một bộ phận của xơ sợi hay vật liệu khác. Do vậy, chúng có độ bền

màu cao với giặt, ma sát và các chỉ tiêu hoá lý khác (nhiệt độ, ánh sáng). Loại thuốc

Page 43: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

32

nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem

là tác nhân gây ung thư.

1.3.2. Nhóm thuốc nhuộm không tan trong nước

Đặc điểm của loại thuốc nhuộm này là không tan trong nước, hoặc lúc đầu

tan tạm thời nhưng sau khi bắt mầu vào tơ sợi thì chuyển sang dạng không tan. Một

số nhóm thường gặp như:

* Thuốc nhộm hoàn nguyên (vat dye): Thuốc nhuộm hoàn nguyên gồm 2

nhóm chính: Nhóm đa vòng có chứa nhân antraquynon và nhóm indigoit có chứa

nhân indigo. Công thức tổng quát là R = C = O, trong đó R là các hợp chất hữu cơ

nhân thơm, đa vòng. Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là

tác nhân gây ung thư, vì vậy khi thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý có

thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

* Thuốc nhuộm lưu huỳnh (sulphur dye): là hỗn hợp phức tạp gồm nhiều

chất mà phân tử có chứa các phần dị vòng, vòng thơm và vòng quinoit; các phần

này được liên kết với nhau bằng các nhóm đisunfua sunfoxit hoặc các nhóm cầu nối

khác. Thuốc nhuộm lưu huỳnh không tan trong nước, nhưng nếu khử bằng dung

dịch Na2S trong nước thì phẩm nhuộm chuyển thành dạng tan được (chủ yếu là do

khử các nhóm cầu nối S-S thành nhóm S-Na) và bám chắc vào vải bông. Sau khi bị

oxi hoá bởi không khí trên thớ sợi, phẩm nhuộm lại chuyển thành dạng không tan.

Màu thuốc nhuộm lưu huỳnh không tươi nhưng bền với ánh sáng (trừ màu vàng,

màu da cam) và độ ẩm, không bền với vò xát và tác dụng của clo. Phẩm nhuộm lưu

huỳnh không bền khi bảo quản, phương pháp nhuộm phức tạp; thang màu thiếu

màu đỏ.

* Thuốc nhuộm phân tán (disperse dye): không chứa các nhóm tạo tính tan,

khối lượng phân tử không lớn. Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử từ gốc

azo và antraquynon và các nhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH), dùng chủ yếu để

nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, sợi polieste... không ưa nước. Phẩm nhuộm

phân tán có đủ gam màu từ vàng đến đen, màu tươi bóng, độ bền màu cao với giặt,

ánh sáng. Tan ít trong nước, độ tan tối đa là 0.5g/l ở nhiệt độ 90-1000C.

Page 44: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

33

* Thuốc nhuộm pigment: là những chất màu không hoà tan trong nước cũng

như các dung môi hữu cơ. Không có ái lực với xơ sợi và các loại vật liệu khác. Một

số là bột màu vô cơ hoặc kim loại nghiền mịn. Loại này có độ bền cao với ánh sáng,

có thể in cho bất kì vật liệu nào do nó gắn màu vào vật liệu nhờ màng cao phân tử.

1.3.3. Xử lý nước thải dệt nhuộm

Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải dệt nhuộm như các phương pháp

hóa lý bao gồm: phương pháp keo tụ, phương pháp hấp phụ, phương pháp lọc,

phương pháp sinh học hiếu khí và yếm khí, phương pháp điện hóa, phương pháp oxi

hóa pha lỏng (WO), phương pháp oxi hóa hóa học bao gồm: Oxi hóa thông thường

và oxi hóa tiên tiến.

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp oxi hóa tiên tiến với xúc

tác quang hóa là TiO2 cấy thêm N, S và TiO2 cấy thêm N, S được mang trên

Bentonite.

Page 45: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

34

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.1. Hóa chất và thiết bị

2.1.1. Hóa chất

- Thiourea PA

- HNO3 PA

- Etanol PA

- NaOH PA

- HCl PA

- TIOT (Tetra isopropyl ortho titanat) PA

- Bentonit Di Linh, Lâm Đồng

- Các loại phẩm Xanh, Đỏ.

2.1.2. Thiết bị

- Đèn compact chữ U, 36 W ( hãng Phillip )

- Máy đo độ hấp thụ quang: UV – Vis – Lambda – Perkin Elmer – 12

- Máy chụp phổ UV-VIS: UV 3101PC của Shimadzu, có gắn bộ đo mẫu rắn ISV-

469 và mẫu chuẩn sử dụng là BaSO4 .

- Máy chụp phổ SEM: Jeol 5410 LV.

- Máy chụp phổ HR-TEM: Jeol – JEM 1010 – Japan.

- Máy chụp phổ XRD: D8 – Advance 5005.

- Máy chụp phổ EDX: JED-2300, Analysis station, JEOL.

- Máy chụp phổ FT- IR: U-4100 Spectrophotometer (Solid)

- Máy chụp BET: Micromerictics TriStar 3000 V6.07 A.

- Cân phân tích Adventure OHAUS 4 số.

- Cân phân tích Adventure OHAUS.

- Cân kỹ thuật Precisa XT 1200C.

- Máy khuấy từ IKA- RCT.

- Các bình nón, pipet, buret, cốc, phễu, nhiệt kế, giấy lọc các loại.

Page 46: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

35

2.2. Thực nghiệm

2.2.1. Chế tạo nano TiO2

Dung dịch A: Lấy 15 ml H2O, 15 ml Etanol 99%, 1,5ml HNO3 68%

Dung dịch B: Lấy 40 ml Etanol vào phễu nhỏ giọt 250 ml, thêm 10 ml TiOT,

lắc đều.

Nhỏ từ từ dung dịch B vào dung dịch A trong điều kiện khuấy 300 vòng/

phút, nhiệt độ phòng 300C. Hỗn hợp được khuấy liên tục trong 2 giờ, để già hóa 24

giờ, sau đó sấy khô ở 800C trong vòng 24 giờ. Đem nung ở 4500C trong 2 giờ, ta thu

được vật liệu TiO2-450.

Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng hợp nano TiO2

Chú thích: 1- Phễu nhỏ giọt ; 2- Hỗn hợp phản ứng trong cốc thuỷ tinh chịu

nhiệt (hoặc bình nón 1,5 l); 3- Nhiệt kế; 4- Bộ khuấy từ có gia nhiệt

2.2.2. Chế tạo nano TiO2 pha tạp đồng thời N, S từ CS(NH2)2 [13]

Tương tự quy trình phần 2.2.1, nhưng trong dung dịch A thêm một lượng

thioure CS(NH2)2 theo tỷ lệ về số mol Ti : S lần lượt là 1 : 2; 1 : 3; 1 : 4. Ta thu

được các vật liệu TiO2-N-S_(1:2); TiO2-N-S_(1:3); TiO2-N-S_(1:4).

Đem TiO2-N-S_(1:4) nung ở các nhiệt độ 3500C, 4500C, 5500C trong vòng

2h ta thu được các vật liệu ký hiệu: TiO2-N-S-350_(1:4); TiO2-N-S-450_(1:4);

TiO2-N-S-550_(1:4). Mẫu vật liệu TiO2-N-S_(1:2); TiO2-N-S_(1:3) ta đem nung tại

1

2

3

4

Page 47: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

36

nhiệt độ 4500C trong vòng 2h thu được vật liệu ký hiệu lần lượt là: TiO2-N-S-

450_(1:2); TiO2-N-S-450_(1:3).

2.3. Xác định một số tính chất cơ bản của bentonit-Na và chế tạo bentonite

chống Ti pha tạp N, S

2.3.1. Xác định dung lượng trao đổi cation (CEC)

Dung lượng trao đổi cation của bentonit được xác định theo phương pháp

hấp phụ xanh metylen (theo quy trình của Viện dầu khí Mỹ API – RP 13P).

- Pha dung dịch xanh metylen 0,01 N (1 ml dung dịch tương đương với 0,01

meq).

- Cân 1g Bentonit vào một bình tam giác có sẵn 25mL dung dịch tetrasodium

pirophotphat 2%. Đun nóng và khuấy nhẹ trong 10 phút rồi thêm 15ml H2O2 và 1ml

H2SO4 5N. Tiếp tục đun nóng thêm 10 phút rồi làm lạnh đến nhiệt độ phòng. Pha

loãng dung dịch đến thể tích 50mL.

- Khuấy nhẹ và thêm từng phần (1ml) dung dịch xanh metylen 0,01N vào

dung dịch trên. Dùng pipet lấy ra từng giọt nhỏ lên giấy lọc, theo dõi sự xuất hiện

màu trên giấy lọc. Nếu trên giấy lọc xuất hiện vòng tròn có viền xanh thì dừng lại.

Thể tích xanh metylen tiêu tốn được tính đến thời điểm bên ngoài vết chấm của

vòng tròn có viền xanh.

Dung lượng trao đổi cation của Bentonite được tính theo công thức:

)(

)(.100)100/(

gm

mlVkhôsétgmeqCEC

bentonit

metylenxanh

Kết quả xác định được CEC của bentonite là 67 meq/ 100 g

2.3.2. Xác định độ trương nở

Cân một lượng Bentonite cho từ từ vào một thể tích toluen nguyên chất và

nước xác định. Để Bentonite trương nở hoàn toàn. Ghi mức thay đổi thể tích sau

trương nở.

Độ trương nở tính bằng ml trên 100g Bentonite khô.

Kết quả cho thấy Bentonite có độ trương nở trong Toluen là 2ml/g và trong

nước là 6 ml/g.

Page 48: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

37

2.3.3. Tổng hợp vật liệu sét chống titan cấy thêm nitơ, lưu huỳnh [13], [32]

- Chuẩn bị dung dịch Bentonite- Na trương nở: cân lần lượt 0,5; 1; 1,5 gam

Bentonite trên cân phân tích vào ba cốc thủy tinh 250 ml có chứa 30 ml etanol 99%,

khuấy liên tục trong 24 giờ để Bentonite trương nở hoàn toàn.

- Chế tạo TiO2 doping N, S theo quy trình mục 2.2.2 nhưng chỉ với lượng Ti

: S = 1 : 4 về số mol. Khi dung dịch tạo thành sol, nhỏ dần dung dịch này vào dung

dịch Bentonite đã trương nở trong điều kiện khuấy liên tục 4 giờ, để già hóa trong

vòng 24h. Sau đó đem sấy ở 800C trong 24h rồi nung ở 4500C trong 2 giờ ta thu

được ba vật liệu Bentonite chống Titan với kí hiệu là Bent 0,5; Bent 1; Bent 1,5

(tương ứng với tỷ lệ (0,033 mol Ti: 0,132 mol S)/ x g Bentonite) với x =0,5; 1; 1.5).

2.4. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu

2.4.1. Phương pháp nhiễu xạ XRD [6], [12]

Mục đích của phương pháp nhiễu xạ tia X để xác định cấu trúc tinh thể,

thành phần pha và kích thước trung bình của các hạt sơ cấp TiO2.

Nguyên tắc hoạt động của máy nhiễu xạ tia X dựa vào định luật phản xạ

Bragg : 2dsin = n.

B C

O

A

1

2

1'

2'

dI

II

Hình 2.2. Sự phản xạ trên bề mặt tinh thể.

Xét hai mặt phẳng nút liên tiếp cùng họ mặt (hkl) cách nhau một khoảng d =

dhkl. Nếu chiếu chum tia X với bước sóng (coi như đơn sắc) tạo với các mặt phẳng

này một góc . Hai sóng 1 và 2 sau khi phản xạ cho hai tia phản xạ 1’ và 2’, đây là

hai sóng kết hợp (cùng tần số), hai tia này sẽ cho cực đại giao thoa khi hiệu quang

trình giữa chúng bằng số nguyên lần bước sóng (n):

Page 49: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

38

Tia 22’ – Tia 11’ = n

Mặt khác (Tia 22’ – Tia 11’) = CB + BD = 2CB = 2dsin

2dsinθ = nλ (phương trình Vulf – Bragg).

Dựa vào vị trí và cường độ các peak nhiễu xạ trên giản đồ ghi được của mẫu

để xác định thành phần pha, các thông số mạng lưới tinh thể, khoảng cách giữa các

mặt phản xạ trong tinh thể. Đối với vật liệu TiO2, trên giản đồ nhiễu xạ tia X xuất

hiện pick đặc trưng của pha anatase và rutile lần lượt ở góc Bragg là 12,680 và

13,730. Từ giản đồ nhiễu xạ tia X, người ta có thể tính được kích thước trung bình

của các hạt TiO2 theo công thức Scherrer:

0.89r

cos

Trong đó: r

là kích thước hạt trung bình (nm). là bước sóng bức xạ K

của anot Cu, bằng 0.154064 nm, là độ rộng (FWHM) tại nửa độ cao của peak cực

đại (radian), là góc nhiễu xạ Bragg ứng với peak cực đại (độ).

Từ giản đồ nhiễu xạ tia X ta cũng có thể tính được thành phần của các pha

anatase và rutile trong mẫu TiO2 theo phương trình (1.15).

A

R

1

1 0.8

;

Trong đó: là hàm lượng rutile (%), IA là cường độ nhiễu xạ của anatase

ứng với mặt phản xạ (101), IR là cường độ nhiễu xạ của rutile ứng với mặt phản xạ

(110).

Trong bản luận văn này, giản đồ XRD của các mẫu được ghi trên nhiễu xạ kế

tia X D8- Advance 5005 (Hình 2.3), với tia K của anot Cu có = 0,154064 nm,

nhiệt độ ghi 250C, góc 2: 100 700, tốc độ quét 0,030 độ/s.

Page 50: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

39

Hình 2.3. Nhiễu xạ kế tia X D8- Advance 5005 (CHLB Đức).

2.4.2. Phương pháp phổ hấp thụ UV-Vis

Phương pháp phổ hấp thụ UV-Vis là một phương pháp quan trọng dùng để

xác định Ebg của vật liệu. Sự chênh lệch về năng lượng giữa mức năng lượng thấp

nhất của vùng dẫn và năng lượng cao nhất của vùng hóa trị được gọi là khe năng

lượng vùng cấm Ebg. Ebg của vật liệu cách điện thường lớn (>4eV). Đối với vật liệu

bán dẫn, khi bị kích thích bởi một photon có năng lượng đủ lớn, electron sẽ nhảy từ

vùng hóa trị lên vùng dẫn. Ebg được tính bằng công thức :

1240( )bgE eV

Hoặc công thức: αhν=Ed(hν-Eg)1/2

Với h là hằng số Plank; ν là dài sóng rút gọn; α là độ hấp thụ quang; Ed là

hằng số năng lượng tới hạn.

Thực nghiệm: Phổ hấp thụ UV-Vis của vật liệu được xác định bằng máy UV

3101PC của Shimadzu, có gắn bộ đo mẫu rắn ISV-469 và mẫu chuẩn sử dụng là

BaSO4 tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

2.4.3. Phổ hồng ngoại (IR) [4], [9]

Nguyên tắc: Khi hấp phụ năng lượng trong vùng hồng ngoại sẽ gây ra dao

động của các nguyên tử trong phân tử. Các nguyên tử trong phân tử dao động theo

ba hướng trong không gian gọi là dao động riêng của phân tử. Số dao động riêng

Page 51: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

40

của phân tử có N nguyên tử tối đa bằng 3N – 5 (đối với phân tử thẳng như CO2) và

3N – 6 (đối với phân tử không thẳng như H2O). Mỗi dao động riêng ứng với một

mức năng lượng nhất định. Người ta phân biệt các dao động riêng thành hai loại:

- Dao động hóa trị (kí hiệu là υ) là những dao động làm thay đổi chiều dài

liên kết của các nguyên tử trong phân tử nhưng không làm thay đổi góc liên kết.

- Dao động biến dạng (kí hiệu là δ) là những dao động làm thay đổi góc liên

kết nhưng không làm thay đổi chiều dài liên kết của các nguyên tử trong phân tử.

Mỗi loại dao động còn được phân chia thành dao động đối xứng (kí hiệu là υs

và δs ) và bất đối xứng (kí hiệu là υas và δas). Những dao động này làm thay đổi

mômen lưỡng cực điện của liên kết và làm xuất hiện tín hiệu hồng ngoại.

Phương pháp phổ hồng ngoại dựa trên cơ sở của sự tương tác giữa chất cần

phân tích với các tia đơn sắc có bước sóng nằm trong miền hồng ngoại (400-4000

cm-1). Kết quả của sự tương tác sẽ dẫn tới chất nghiên cứu hấp thu một phần năng

lượng và làm giảm cường độ tia tới. Lúc này, phân tử sẽ thực hiện dao động làm

thay đổi góc liên kết và độ dài liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Sự hấp thụ

bức xạ điện từ của phân tử tuân theo phương trình Lambert - Beer:

Trong đó: D: mật độ quang; Io, I : cường độ ánh sáng trước và sau khi qua

chất phân tích; ε: hệ số hấp thụ; l: bề dày cuvet; C: nồng độ chất cần phân tích

(mol/l).

Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào bước sóng gọi là

phổ hấp thụ hồng ngoại.

Mỗi cực đại trong phổ IR đặc trưng cho sự có mặt của một nhóm chức hoặc

dao động của một liên kết. Do đó, có thể dựa vào các tần số đặc trưng này để phán

đoán sự có mặt của các liên kết hoặc nhóm chức trong phân tử chất nghiên cứu.

Thực nghiệm: Mẫu được chụp phổ hồng ngoại ghi trên máy FT-IR 8101M

Shimazu tại Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Mẫu

oID lg εlCI

Page 52: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

41

được đo bằng kỹ thuật chụp phản xạ khuếch tán, bột mẫu phân tích được trộn với

chất nền KBr với tỉ lệ 2-5% mẫu/KBr, đo trong vùng 400-4000 cm-1.

2.4.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) [17], [24], [26]

Hiển vi điện tử là phương pháp sử dụng chùm electron năng lượng cao để

khảo sát những vật thể rất nhỏ. Kết quả thu được qua những khảo sát này phản ánh

về mặt hình thái học, diện mạo học và tinh thể học của vật liệu mà chúng ta cần xác

định. Phương diện hình thái bao gồm hình dạng và kích thước của hạt cấu trúc nên

vật liệu. Diện mạo là các đặc trưng bề mặt của một vậy liệu bao gồm kết cấu bề mặt

hoặc độ cứng của vật liệu. Phương diện tinh thể học mô tả cách xắp sếp của các

nguyên tử trong vật thể như thế nào. Chúng có thể sắp xếp có trật tự trong mạng tạo

nên trạng thái tinh thể hoặc sắp xếp ngẫu nhiên hình thành dạng vô định hình. Cách

sắp xếp của các nguyên tử một cách có trật tự sẽ ảnh hưởng đến các tính chất như

độ dẫn, tính chất điện và độ bền của vật liệu.

SEM là một công nghệ mạnh mẽ để nghiên cứu hình thái bề mặt sử dụng

chùm electron để quét qua bề mặt của mẫu. Trong công trình này SEM được sử

dụng để đánh giá kích thước và hình dạng của các hạt trong mẫu chất. Mẫu chất

được bao phủ trên lớp mỏng bằng vàng trước khi phân tích.

Phương pháp SEM đặc biệt hữu dụng bởi vì nó cho độ phóng đại có thể thay

đổi từ 10 đến 100000 lần với hình ảnh rõ nét, hiển thị ba chiều phù hợp cho việc

phân tích hình dạng và cấu trúc bề mặt.

Thực nghiệm: Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) của các mẫu vật liệu được

chụp trên thiết bị Jeol 5410 LV, Viện Vật liệu – Viện Khoa học Việt Nam.

2.4.5. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (HRTEM) [31]

Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy, viết tắt:

TEM) là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng

lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo

ảnh với độ phóng đại lớn (có thể tới hàng triệu lần), ảnh có thể tạo ra trên màn

huỳnh quang, trên phim quang học, hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số.

TEM là một công nghệ ở đó dòng electron được tập trung trên mẫu để tạo ra

Page 53: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

42

một hình ảnh rất nhỏ của cấu trúc. Đối lập với vi điện tử quang cổ điển, chùm

electron tương tác hầu hết bằng sự nhiễu xạ hoặc khuếch tán hơn là hấp thụ, mặc dù

cường độ của dòng truyền qua vẫn ảnh hưởng bởi thể tích và mật độ của vật liệu mà

nó đi qua. Cường độ nhiễu xạ phụ thuộc vào hướng mặt phẳng của nguyên tử trong

tinh thể tương quan với chùm electron. Ở góc vuông chùm electron được nhiễu xạ

mạnh, đưa electron ra khỏi trục của chùm đến, trong khi các góc khác chùm

electron nhiễu xạ rộng.

Từ ảnh TEM có thể xác định được sự có mặt, vị trí và hình dạng của các mao

quản của vật liệu MQTB. Độ phân giải của kính hiển vi điển tử chỉ bị hạn chế bởi

bước sóng của electron, điều có thể dễ dàng thay đổi bằng cách điều chỉnh trường

tăng tốc.

Thực nghiệm: Ảnh TEM được chụp trên máy Jeol – JEM 1010 – Japan. Tại

Viện vệ sinh dịch tễ trung ương.

2.4.6. Phương pháp tán xạ năng lượng tia X (EDX – Energy Dispersive Analysis

of X-rays) [23]

Phổ tán sắc năng lượng tia X, hay Phổ tán sắc năng lượng là kỹ thuật phân

tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn

do tương tác với các bức xạ (mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong

các kính hiển vi điện tử). Trong các tài liệu khoa học, kỹ thuật này thường được viết

tắt là EDX hay EDS xuất phát từ tên gọi tiếng Anh Energy-Dispersive X-ray

Spectroscopy.

Nguyên lý của EDX

Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính hiển vi điện tử, trong

đó, ảnh vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử có

năng lượng cao tương tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lượng lớn được

chiếu vào vật rắn, nó sẽ đâm xuyên sâu vào nguyên tử vật rắn và tương tác với các

lớp điện tử bên trong của nguyên tử. Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có

bước sóng đặc trưng tỉ lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử theo định luật Mosley:

Page 54: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

43

2152

20

3110*48.21

4

3

8

ZZ

h

qmf

Acc

Có nghĩa là, tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có

mặt trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về

các nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các

nguyên tố này.

Có nhiều thiết bị phân tích EDX nhưng chủ yếu EDX được phát triển trong

các kính hiển vi điện tử, ở đó các phép phân tích được thực hiện nhờ các chùm điện

tử có năng lượng cao và được thu hẹp nhờ hệ các thấu kính điện từ. Phổ tia X phát

ra sẽ có tần số (năng lượng photon tia X) trải trong một vùng rộng và được phân

tich nhờ phổ kế tán sắc năng lượng do đó ghi nhận thông tin về các nguyên tố cũng

như thành phần. Kỹ thuật EDX được phát triển từ những năm 1960 và thiết bị

thương phẩm xuất hiện vào đầu những năm 1970 với việc sử dụng detector dịch

chuyển Si, Li hoặc Ge.

Hình 2.4. Nguyên lý của phép phân tích EDX

Khi chùm điện tử có năng lượng cao tương tác với các lớp vỏ điện tử bên

trong của nguyên tử vật rắn, phổ tia X đặc trưng sẽ được ghi nhận.

Thực nghiệm: Phổ tán xạ năng lượng tia X của vật liệu được đo bằng máy

JED- 2300- Analysis station, JEOL, tại Trung tâm khoa học vật liệu và môi trường,

Viện Vật lý, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

2.4.7. Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ – giải hấp phụ N2 [7], [14]

Diện tích bề mặt riêng có ý nghĩa khác nhau đối với chất rắn xốp hay không

xốp. Đối với chất rắn không xốp thì diện tích bề mặt riêng bằng tổng diện tích bên

Page 55: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

44

ngoài, còn đối với chất rắn xốp thì diện tích bề mặt riêng là tổng diện tích bên trong

của nhiều mao quản xốp lẫn tổng diện tích bên ngoài và nó lớn hơn nhiều so với

diện tích bề mặt ngoài.

Đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp N2

Phương pháp này được sử dụng để tính diện tích bề mặt của vật liệu dựa

phương trình BET (Brunauer- Emmett- Teller).

oP

P

C

C

CP mmo W

1

W

1

1/PW

1

Bằng cách dựng đồ thị sự phụ thuộc của 1/[W(Po/P)-1] theo P/Po có dạng

tuyến tính trong vùng giới hạn P/Po= 0.05 – 0.35 (phương pháp BET đa điểm), ta sẽ

tính được :

Wm = is

1 trong đó: s là hệ số góc, i là hệ số góc tự do

St = M

NAmW Với St là diện tích bề mặt, N là số Avogađrô, M là khối lượng

phân tử chất bị hấp phụ, A là tiết diện ngang (với N2 là 16.2 Å 2). Do đó diện tích bề mặt riêng của vật liệu là S = St/m với m là khối lượng của

vật liệu.

Bán kính thực của mao quản được tính theo phương trình: rp = S

Vliq2

Và bán kính Kelvin: rK (Å) = )/log(

15.4

0 PP (phương trình Kelvin)

Với : rp = rK + t

t là chiều dày lớp hấp phụ: t(Å) = 2

1

034.0)/log(

99.13

PPo

Theo phân loại IUPAC thì có 6 loại đường cong đẳng nhiệt hấp phụ trong đó

vật liệu MQTB thuộc phân loại IV, và các loại đường cong trễ đặc trưng cho hình

dạng mao quản của vật liệu MQTB lại được chia thành 4 loại: Kiểu I, kiểu II, kiểu

III, kiểu IV.

Page 56: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

45

Các đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp

Theo IUPAC, có 6 kiểu đường đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp. Đường đẳng

nhiệt hấp phụ – giải hấp cuả vật liệu mao quản trung bình có chứa một vòng trễ,

thuộc kiểu IV.

Hình 2.5. Sự phân bố kích thước mao quản

Sự phân bố thể tích mao quản xốp tương ứng với kích thước mao quản được

gọi là sự phân bố kích thước mao quản. Người ta xây dựng đường cong phân bố thể

tích mao quản xốp để đánh giá mức độ phân tán của hệ. Nếu đường cong phân bố

hẹp thì hệ có kích thước mao quản đồng đều và ngược lại. Đường đẳng nhiệt giải

hấp phụ thường được sử dụng để tính toán sự phân bố kích thước mao quản xốp hơn

là đường đẳng nhiệt hấp phụ. Đối với cùng một thể tích khí, đường đẳng nhiệt giải

hấp phụ ở áp suất thấp, tương ứng với năng lương tự do thấp.

Khí nitơ là khí được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sự hấp phụ nói chung

và trong việc xác định sự phân bố kích cỡ mao quản nói riêng. Đường cong phân bố

thể tích mao quản xốp được xác định khi giả thiết các mao quản đều có dạng hình

trụ, khi đó bán kính mao quản được tính theo phương trình Kelvin:

rk =

00

lg

15,4

ln

.2

P

P

P

PRT

Vm

(9)

Trong đó:

σ: sức căng bề mặt của Nitơ ở nhiệt độ sôi của nó (8,85 erg.cm-2).

Page 57: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

46

Vm: thể tích mol của Nitơ lỏng (34,7 cm3.mol-1).

R: hằng số khí (8,314.107 erg.mol-1.K-1).

T: nhiệt độ sôi của Nitơ (77K).

P/P0: áp suất tương đối của Nitơ.

rk: bán kính trong của mao quản.

Thay các hằng số vào để tính toán, biểu thức (9) được rút gọn:

)/log(

15,4)(

0

0

PPArk (10)

Bán kính Kenvin rk là bán kính mao quản xốp tính được khi sự ngưng tụ xuất

hiện tại áp suất tương đối P/P0. Vì trước khi ngưng tụ, một số quá trình hấp phụ đã

xảy ra trên thành mao quản, nên rk không phải là bán kính thực của mao quản xốp.

Ngược lại, trong suốt qúa trình giải hấp phụ, lớp bị hấp phụ vẫn được duy trì trên

thành mao quản. Vì vậy, bán kính mao quản thực rp được đưa ra:

rp = rk + t (11)

Trong đó t là bề dày của lớp bị hấp phụ.

Giá trị t được tính theo phương pháp Boer và được đưa ra trong biểu thức:

2/1

0

0

034,0)/log(

99,13)(

PPAt (12)

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ-giải hấp được sử dụng để xác định đặc

trưng cho cấu trúc vật liệu mao quản trung bình. Dựa vào các số liệu đo được ta có

thể xác định được các thông số về cấu trúc như diện tích bề mặt riêng, thể tích mao

quản, sự phân bố kích thước mao quản.

2.5. Khảo sát khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của vật liệu

2.5.1. Chuẩn bị dung dịch

Tiến hành khảo sát khả năng xử lý nước thải của vật liệu trên nước thải mô

hình bằng cách pha các dung dịch phẩm màu Direct blue 71 (DB 71) và Reactive

red 261 (RR 261) trong nước cất ở khoảng nồng độ 25 ppm. Bước sóng có độ hấp

thụ quang cực đại đối với phẩm DB 71 là 555 nm và RR 261 là 595 nm.

Page 58: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

47

2.5.2. Lập đường chuẩn xác định nồng độ phẩm nhuộm

Khi chiếu một chùm tia sáng thì dung dịch đó sẽ hấp thụ chọn lọc một số tia

sáng tùy theo màu sắc của các chất trong dung dịch có nồng độ xác định, theo định

luật Burger – Lamber – Beer ta có :

A = lg(Io/I)= kb

- A là độ hấp thụ quang

- k là hệ số hấp thụ

- b là chiều dày cuvet

Hệ số hấp thụ K còn phụ thuộc vào nồng độ dung dịch: k = εC

ε là hệ số không phụ thuộc vào nồng độ. Do đó ta có :

A = lg( Io/I)= εbC

Trong giới hạn nhất định, độ hấp thụ quang A phụ thuộc tuyến tính vào nồng

độ C. Dựa vào đồ thị ta sẽ tính được nồng độ của dung dịch cần phân tích khi biết

độ hấp thụ quang của dung dịch đó.

Chuẩn bị dung dịch phẩm màu, xác định bước sóng ứng với độ hấp thụ

quang cực đại.

Pha các dung dịch phẩm màu chính xác có nồng độ C1, C2, C3, C4, C5 ppm,

nếu cường độ màu quá cao thì phải pha loãng theo hệ số. Đo độ hấp thụ quang của

các dung dịch theo thứ tự nồng độ thấp đến nồng độ cao. Lập đường chuẩn sự phụ

thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ. Các đường chuẩn này là cơ sở để xác định

nồng độ phẩm trong các thí nghiệm sau này.

2.5.3. Đường chuẩn xác định nồng độ phẩm màu DB 71 và RR 261

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

C ( ppm)

y = 0.01578x + 0.03901

R2 = 0.9987

AB

S

Hình 2.6. Đường chuẩn xác định phẩm màu DB 71

Page 59: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

48

0 5 10 1 5 2 0 2 5 30 3 5 4 0 45 50

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

C ( pp m )

y = 0 .01 51 x + 0.00 63 4

R2 = 0.9 99 7 4

AB

S

Hình 2.7. Đường chuẩn xác định phẩm màu RR 261

2.5.4. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu TiO2 và TiO2 pha tạp N, S

2.5.4.1. Ảnh hưởng của pH

Các dung dịch DB 71 và RR 261 được pha với nồng độ 25 ppm, điều chỉnh

pH dung dịch lần lượt về 4, 5, 6, 7, 8. Thể tích dung dịch là 100 ml, vật liệu xúc tác

dùng là TiO2-N-S-450_(1:4), lượng xúc tác là 50 mg. Thí nghiệm tiến hành trong

150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu

sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Sau 30 phút tiến hành lấy

mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời

gian phản ứng t (phút ).

2.5.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung

Lượng xúc tác dùng là 50 mg với TiO2-450; TiO2-N-S-350_(1:4); TiO2-N-S-

450_(1:4); TiO2-N-S-550_(1:4). Thể tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là

100 ml, nồng độ khoảng 25 ppm. Điều chỉnh về pH = 4. Thời gian khảo sát là 150

phút, khuấy liên tục, dùng đèn Compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng

dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ sau 30 phút tiến hành lấy

mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời

gian phản ứng t (phút).

Làm trong bóng tối bằng cách dùng giấy bạc bịt kín hệ phản ứng và không

dùng đèn Compact.

2.5.4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ lượng số mol Ti : S đến khả năng xử lý của vật liệu

Lượng xúc tác dùng là 50 mg với các vật liệu lần lượt là TiO2-N-S-

450_(1:2); TiO2-N-S-450_(1:3); TiO2-N-S-450_(1:4). Điều chỉnh về pH = 4. Thể

Page 60: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

49

tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là 100 ml, nồng độ khoảng 25 ppm.

Thời gian khảo sát là 150 phút, khuấy liên tục, dùng đèn Compact (hãng Phillip,

công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ

sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng

độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).

2.5.5. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu Bentonite chống Ti pha

tạp N, S

2.5.5.1. Ảnh hưởng của pH

Các dung dịch DB 71 và RR 261 được pha với nồng độ 25 ppm, điều chỉnh

pH dung dịch lần lượt về 4, 5, 6, 7, 8. Thể tích dung dịch là 100 ml, vật liệu xúc tác

dùng là Bent 1, lượng xúc tác là 50 mg. Thí nghiệm tiến hành trong 150 phút, khuấy

liên tục, dùng đèn compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch

phản ứng, cách bề mặt dung dịch 20 cm. Sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch,

đem lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t

(phút).

2.5.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung

Lượng xúc tác dùng là 50 mg với Bent-Ti-N-S-350; Bent-Ti-N-S-450; Bent-

Ti-N-S-550. Thể tích dung dịch phẩm màu DB 71 và RR 261 là 100 ml, nồng độ

khoảng 25 ppm, pH được điều chỉnh về 4. Thời gian là 150 phút, khuấy liên tục,

dùng đèn Compact (hãng Phillip, công suất 36 W) chiếu sáng dung dịch phản ứng,

cách bề mặt dung dịch 20 cm. Cứ sau 30 phút tiến hành lấy mẫu dung dịch, đem

lọc, rồi đo quang để xác định nồng độ phẩm màu Ct sau thời gian phản ứng t (phút).

2.5.5.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Bentonit

Tiến hành tương tự mục 2.5.3.3 nhưng thay vật liệu bằng Bent 0.5; Bent 1;

Bent 1.5.

Khảo sát trong bóng tối bằng cách dùng giấy bạc bịt kín hệ phản ứng và

không dùng đèn Compact.

Page 61: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

50

2.5.5.4. Ảnh hưởng của lượng vật liệu xúc tác

Tiến hành tương tự mục 2.5.3.2 nhưng thay bằng vật liệu Bent 1 với lượng

lần lượt là 50 mg, 75mg, 125 mg, 150 mg.

2.5.6. Đánh giá hiệu suất xử lý phẩm của vật liệu

Hiệu suất xử lý phẩm màu của vật liệu theo thời gian được tính theo công

thức

% C = x100

Với C0 là nồng độ phẩm tại thời điểm t = 0

Ct là nồng độ phẩm tại thời điểm t phút

2.6. Thuốc nhuộm dùng trong thí nghiệm

Thuốc nhuộm dùng để mô phỏng và khảo sát đặc tính xúc tác quang hóa, khả

năng xử lý chất màu dệt nhuộm của vật liệu trong luận văn này thuộc nhóm azo hay

lớp thuốc nhuộm trực tiếp là Direct Blue 71 (DB-71- C40H23N7Na4O13S4), thuốc

nhuộm hoạt tính Reactive Red 261 (RR-261- C31H19ClN7Na5O19S6) có cấu trúc như

hình bên dưới.

Hình 2.8. Cấu trúc thuốc nhuộm DB 71 và RR 261

Sở dĩ chúng tôi chọn hai chất này để khảo sát vì chúng thuộc nhóm cấu trúc

hóa học azo (chiếm 70% thuốc nhuộm tổng hợp ), dùng phổ biến nhất trong ngành

dệt nhuộm.

2.7. Nguồn sáng mô phỏng ánh sáng vùng khả kiến

Chúng tôi lựa chọn bóng đèn Compact Fluoren (hãng Phillip) làm nguồn

sáng mô phỏng vùng VIS vì hai lý do:

- Phổ biến, dễ mua và giá thành rẻ

- Có độ sáng ổn định, cường độ sáng lớn, tiết kiệm điện năng và có vùng

quang phổ ở bước sóng λ ≥ 400 nm. Hình 2.9 cho thấy điều đó.

Page 62: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

51

Hình 2.9. Quang phổ của đèn Compact Fluorescent 9W ở 2750K

và 5000K

Page 63: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

52

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

3.1. Kết quả đặc trưng cấu trúc vật liệu TiO2 pha tạp N, S

3.1.1. Cấu trúc vật liệu qua phổ nhiễu xạ tia X

50

100

150

200

250

300

350

400

450

500

550

600

20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70

Lin

(C

ps)

TiO2

TiO2-N-S-450

2 Theta

TiO2-N-S-550

TiO2-N-S-350

20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70

0

30

60

90

120

150

180

210

240

270

300

Lin

(C

ps)

2 Theta

TiO2-N-S_(1:2)

TiO2-N-S_(1:3)

TiO2-N-S_(1:4)

a) b)

Hình 3.1

a) Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu TiO2-450; TiO2-N-S ở các nhiệt độ nung khác

nhau.

b) Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu TiO2-N-S-450 ở các tỷ lệ mol Ti : S khác nhau.

Nhận xét:

Từ phổ nhiễu xạ tia X hình 3.1 a), b): ta nhận thấy tất cả các mẫu đều xuất

hiện pic tại các vị trí 2θ = 25,26o ; 37,78o; 38,56o ; 48,00o; 53,90o ; 53,92o và 62,52o

ứng với TiO2 có cấu trúc tinh thể dạng anatase. Cường độ pic đặc trưng cho pha

anatase tăng từ mẫu TiO2-N-S (tỷ lệ Ti:S = 1:2) đến TiO2-N-S (tỷ lệ Ti:S = 1:4). Từ

tỷ lệ pha cho thấy sự pha tạp theo các tỷ lệ Ti : S khác nhau không ảnh hưởng đến

sự chuyển pha từ anatas sang rutile.

Khi nung mẫu vật liệu TiO2-N-S_(1:4) ở 3500C, 4500C, 5500C thì trên phổ

XRD cho thấy tất cả các mẫu đều xuất hiện các pic đặc trưng pha anatase (100%

pha anatas). Như vậy, khi nung mẫu từ nhiệt độ 3500C đến 5500C thì sự pha tạp N,

S đã làm hạn chế sự chuyển pha anatase sang rutile của TiO2. Điều này cho phép dự

đoán khả năng xử lý tốt của vật liệu đã tổng hợp được.

Page 64: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

53

Kết quả tính toán kích thước hạt TiO2 từ phương trình Debye – Scherrer

cũng cho thấy sự ảnh hưởng khi pha tạp N, S vào TiO2.

Bảng 3.1. Kích thước hạt TiO2 và tỷ lệ pha A/R theo tỷ lệ số mol Ti:S

Mẫu Kích thước hạt

pha A (nm)

Tỷ lệ pha

A (%)

Tỷ lệ pha R

(%)

TiO2-450 16,0 100 -

TiO2-N-S-(1:2)-450 4,42 100 -

TiO2-N-S-(1:3)-450 4,57 100 -

TiO2-N-S-(1:4)-450 5,13 100 -

Chú thích: Kích thước hạt và tỷ lệ pha A được tính từ pic 2θ = 25,26o

Bảng 3.2. Kích thước hạt TiO2 và tỷ lệ pha A/R theo nhiệt độ nung mẫu

Mẫu Kích thước hạt

pha A (nm)

Tỷ lệ pha

A (%)

Tỷ lệ pha R

(%)

TiO2-N-S-(1:4)-350 4,71 100 - TiO2-N-S-(1:4)-450 5,13 100 - TiO2-N-S-(1:4)-550 7,12 100 -

Chú thích: Kích thước hạt và tỷ lệ pha A được tính từ pic 2θ = 25,26o

3.1.2. Kết quả phổ UV- VIS

200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

Abso

rban

ce

Wavelength

TiO2

TiO2-N-S-450_(1:2)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-450_(1:3)

a)

2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0

0

5

10

15

Ebg

TiO2-N-S_(1:2)

TiO2-N-S_(1:3)

.Ebg

)^2

TiO2-N-S_(1:4)

TiO2

b)

Hình 3.2 . a) Phổ UV-VIS của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo tỷ lệ khác nhau về

số mol Ti : S

b) Năng lượng vùng cấm TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các tỷ lệ khác nhau về

số mol Ti : S

Page 65: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

54

200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0A

bso

rban

ce

Wavelenght

TiO2

TiO2-N-S-350_(1:4)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-550_(1:4)

a)

2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0

0

5

10

15

( .E

bg) 2

Ebg

TiO2

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-350_(1:4)

TiO2-N-S-550_(1:4)

b)

Hình 3.3. a) Phổ UV-VIS của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các nhiệt độ khác nhau.

b) Năng lượng vùng cấm của TiO2 và TiO2 pha tạp N, S theo các nhiệt độ khác nhau.

Như chúng ta biết TiO2 có năng lượng vùng cấm khá cao 3.25 eV, do đó đặc

tính quang xúc tác của nó chủ yếu thể hiện trong vùng tử ngoại UV. Việc pha tạp

N,S vào nhằm mục đích hạ thấp năng lượng vùng cấm, kéo dài sự hấp thụ ánh sáng

của TiO2 về vùng VIS, kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Bước sóng hấp thụ cực đại và năng lượng Ebg của TiO2,

TiO2 pha tạp N, S.

Mẫu λmax ( nm) Ebg (eV)

TiO2-450 410 3,02

TiO2-N-S-450_(1:2) 420 2,95

TiO2-N-S-450_(1:3) 450 2,75

TiO2-N-S-450_(1:4) 550 2,25

Kết quả thu được cho thấy việc pha tạp N, S vào TiO2 đã làm giảm mạnh

năng lượng vùng cấm của TiO2, năng lượng vùng cấm giảm nhanh khi tỷ lệ Ti :

Thioure càng lớn, đồng nghĩa với việc hấp thụ ánh sáng đã chuyển dịch về vùng

VIS. Sự chuyển dịch mạnh nhất về vùng khả kiến là ở hàm lượng N,S theo tỷ lệ về

số mol Ti : S = 1 : 4. Chọn mẫu vật liệu TiO2-N-S theo tỷ lệ số mol về Ti : S = 1 : 4.

Tiến hành nung mẫu tại 3 nhiệt độ 3500C, 4500C, 5500C. Khi nung TiO2 pha tạp N,

Page 66: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

55

S ở các nhiệt độ khác nhau cũng làm thay đổi năng lượng vùng cấm một cách rõ rệt

sự chuyển dịch ánh sáng hấp thụ về vùng VIS.

Bảng 3.4. Bước sóng hấp thụ cực đại và năng lượng Ebg của TiO2, TiO2 pha tạp

N, S ở các nhiệt độ nung khác nhau

Mẫu λmax ( nm) Ebg (eV)

TiO2-450 410 3,02

TiO2-N-S-350_(1:4) 460 2,69 TiO2-N-S-450_(1:4) 550 2,25

TiO2-N-S-550_(1:4) 510 2,43

Có thể nhận thấy rằng chuyển dịch mạnh nhất về vùng VIS là mẫu TiO2-N-

S-450_(1:4).

Theo kết quả phân tích phổ UV-VIS, có thể dự đoán vật liệu TiO2-N-S-450

_(1:4) sẽ có hoạt tính xúc tác tốt nhất.

3.1.3. Kết quả phổ tán xạ năng lượng EDX

Để kiểm tra sự có mặt của N và S trong TiO2 chúng tôi tiến hành chụp EDX

tại 3 điểm khác nhau trên bề mặt của mẫu thu được kết quả thể hiện trên hình 3.4.

Hình 3.4. Phổ EDX của mẫu TiO2-N-S-450

Page 67: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

56

Bảng 3.5. Kết quả thành phần nguyên tố của mẫu vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-

450_(1 :4)

Nguyên tố (% khối lượng)

N S O Si Ti Tổng

01 0,71 0,61 41,55 0,01 57,11 100,00

02 0,30 0,63 40,90 0,08 58,09 100,00

03 1,20 0,63 41,30 - 56,87 100,00

Trên phổ EDX cho thấy xuất hiện pic liên kết đặc trưng N-Ti ở vị trí 0.392

keV chứng tỏ sự có mặt của Nitơ và xuất hiện pic liên kết đặc trưng S-Ti ở vị trí

2,307 keV. Bảng 3.5 cho thấy hàm lượng % N về khối lượng thay đổi từ 0,30 đến

1,20% điều này được giải thích do Nitơ có lớp điện tích ngoài cùng nhỏ nên kết quả

phân tích dẫn đến sai số rõ rệt. Riêng đối với hàm lượng % S về khối lượng thay đổi

từ 0,61% đến 0,63%.

3.2. Kết quả cấu trúc vật liệu Bentonite chống Ti pha tạp N, S

Trên cơ sở nhận định TiO2-N-S-450_(1:4) là vật liệu có hoạt tính xúc tác tốt

nhất, tác giả đã dùng tác nhân chống Bentonite là Ti pha tạp N, S với tỷ lệ về số mol

Ti : S là 1 : 4, nhiệt độ nung là 450oC để điều chế các vật liệu Bent 0.5; Bent 1; Bent

1.5.

3.2.1. Kết quả phổ nhiễu xạ tia X

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

120

130

140

150

Lin

(C

ps)

2 Theta

Bent 0.5 Bent 1

15.78

[Mont]

[Quartz]

Bent 1.5

5 10 15 20

0

30

60

90

120

150

Lin

(C

ps)

2 Theta

Bentonite7.42

Hình 3.5. Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu Bent; Bent-TiO2 theo các tỷ lệ khác nhau

Page 68: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

57

Bảng 3.6. Kích thước hạt Bent và tỷ lệ pha A/R theo tỷ lệ Bentonite.

Mẫu Kích thước hạt

pha A (nm)

Tỷ lệ pha

A (%)

Tỷ lệ pha R

(%)

TiO2-450 16,0 100 -

Bent 0.5 7,3 100 -

Bent 1 6,02 100 -

Bent 1.5 6,4 100 -

Chú thích: Kích thước hạt và tỷ lệ pha A được tính từ pic 2θ = 25,26o

Từ phổ hình 3.5 ta thấy ngoài sự xuất hiện các pic đặc trưng cho pha anastas

của TiO2 tại vị trí góc nhiễu xạ 2θ = 25,26o ; 37,78o; 38,56o ; 48,00o; 53,90o. Ngoài ra

còn xuất hiện các pic đặc trưng cho thành phần của Bentonit tại vị trí 2θ = 6o đặc

trưng cho thành phần Montmorillonite và tại vị trí góc nhiễu xạ 2θ = 26,700 đặc

trưng cho thành phần Quartz.

Kết quả trên phổ cho thấy sau khi chống, Bentonit có khoảng cách lớp cơ

bản tăng từ d=7,43 Å lên đến d =15,78 Å ở góc nhiễu xạ 2θ = 6o. Chứng tỏ vật liệu

đã được chống thành công Bentonite bằng Ti pha tạp N, S.

So sánh với kích thước hạt TiO2-450 (16nm), ta thấy TiO2 mang trên

Bentonite có kích thước giảm khá nhiều, tuy nhiên không có sự thay đổi quá lớn

giữa Bent 0.5, 1 và 1.5. Có thể khi phân tán các hạt TiO2 trên bề mặt Bentonit, TiO2

đi vào các lớp của Bentonite, trong quá trình nung định hình cột chống đã làm giảm

cơ hội tích tụ của các hạt nano dẫn đến kích thước hạt giảm.

3.2.2. Kết quả phổ UV- VIS

200 250 300 350 400 450 500 550 600 650 700 750 800

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

Abs

orba

nce

Wavelength

Bent 1.5

Bent 0.5

Bent 1

TiO2

1.6 1.8 2.0 2.2 2.4 2.6 2.8 3.0 3.2 3.4 3.6 3.8 4.0

0

5

10

15

E

bg)^

2

Ebg

Bent 1.5

Bent 1

Bent 0.5

a) b)

Hình 3.6. a) Phổ UV-VIS của Bent chống Ti pha tạp N, S

b) Năng lượng vùng cấm TiO2 trên Bent chống Ti pha tạp N, S

Page 69: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

58

Kết quả phổ UV-VIS cho thấy khi phân tán TiO2 pha tạp N, S thì sự hấp thụ

ánh sáng chuyển dịch nhanh về vùng khả kiến khi tăng hàm lượng bentonite tương

ứng với sự giảm năng lượng vùng cấm của TiO2.

Theo một số nghiên cứu, trong phổ hấp thụ UV-Vis, đỉnh hấp thụ ứng với

bước sóng 210 nm đặc trưng cho sự tồn tại của Titan nằm trong mạng Bentonite (ở

dạng tứ diện TiO4), còn đỉnh hấp thụ ứng với bước sóng 300 nm đặc trưng cho sự

tồn tại của Titan nằm ngoài mạng lưới Bentonite (dạng anatase) [36]. Do vậy phổ

hấp thụ UV-Vis (Hình 3.6 a) chỉ ra rằng, các mẫu xúc tác Bent 0.5; Bent 1; Bent 1.5

có cả Titan nằm ngoài mạng lưới Bent - có cấu trúc tinh thể kiểu anatase và có cả

Titan nằm trong mạng lưới Bent ở dạng tứ diện TiO4. Điều này khẳng định một lần

nữa, Ti đã xen giữa các lớp Bentonite tạo nên cột chống.

Do hoạt tính xúc tác của TiO2 phụ thuộc nhiều vào năng lượng vùng cấm,

kích thước hạt, diện tích bề mặt tiếp xúc nên từ các kết quả của phổ XRD và phổ

UV-VIS có thể nhận định rằng Bent 1 sẽ có hoạt tính xúc tác tốt nhất.

3.2.3. Kết quả phổ tán xạ năng lượng EDX.

Để kiểm tra sự có mặt của N và S có mặt trong vật liệu chống Ti chúng tôi

tiến hành chụp EDX tại 3 điểm khác nhau trên bề mặt của mẫu thu được kết quả

sau:

Hình 3.7. Phổ EDX của mẫu Bent-Ti-N-S-450 (Bent 1)

Page 70: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

59

Bảng 3.7. Kết quả thành phần nguyên tố của mẫu vật liệu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

Bent

-Ti-

N-S

Nguyên tố (% khối lượng)

N O Na Mg Al Si S K Ca Ti Fe Tổng

01 0.48 45.98 0.92 0.19 1.49 4.89 1.05 0.47 0.82 42.96 0.75 100,00

02 0.51 46.51 0.89 0.27 1.34 5.14 0.91 0.72 0.61 42,22 0.88 100,00

03 0.46 44.88 0.69 0.17 1.65 5.13 0.94 0.60 0.76 43.88 0.85 100,00

Kết quả thu được cho thấy xuất hiện pic tại 2.307 Kev đặc trưng cho S và pic

tại 0.392 KeV đặc trưng cho N. Bảng 3.7 cho thấy phần trăm khối lượng của N

trong mẫu Bent-TiO2-N-S-450 dao động 0,46 đến 0,51% về khối lượng cho thấy sự

phân bố của N khá đồng đều trong mẫu. Tương tự phần trăm khối lượng của S trong

mẫu Bent-TiO2-N-S-450 dao động 0,91 đến 1,05% về khối lượng cho thấy sự phân

bố của S khá đồng đều trong mẫu.

3.2.4. Xác định các nhóm chức đặc trưng bằng phổ hồng ngoại IR

Phổ IR cho các dữ liệu về cấu trúc nhóm chức cũng như dạng liên kết có

trong bentonite.

6 0 0 9 0 0 1 2 0 0 1 5 0 0 1 8 0 0 2 1 0 0 2 4 0 0 2 7 0 0 3 0 0 0 3 3 0 0 3 6 0 0 3 9 0 0

Tra

nmis

sio

n (%

)

W a v e n u m b e r

B e n t- T iO2- N - S - 4 5 0

0

2 0

4 0

6 0

8 0

1 0 0

B e n to n it e

3 4 2 6

2 3 4 7

1 1 2 3

1 0 4 5

1 3 8 4

1 6 2 1

7 8 2

4 8 2 B e n t- T iO

2- N - S - 3 5 0

B e n t- T iO2- N - S - 5 5 0

Hình 3.8. Phổ IR của mẫu vật liệu chống Bentonite-TiO2-N-S với nhiệt độ nung

khác nhau

Page 71: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

60

Nhận xét:

Theo Ke Chen và cộng sự [18], [19], các pic ở vị trí 3426cm-1 và 1621 cm-1

là các dao động biến dạng của nhóm OH. Các pic này xuất hiện khi có sự hấp phụ

phân tử H2O cũng như có sự gắn kết nhóm OH vào TiO2 và Bent. Trong cơ chế

quang hóa chúng ta biết rằng H2O đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhóm

OH* (hydroxyl) tự do.

Trên phổ FT-IR mẫu biến tính cũng xuất hiện các pic đặc trưng tại vị trí 2347

cm-1 đặc trưng của N-H [26].

Các pic đặc trưng tại vị trí 1123cm-1, 1045cm-1 tương ứng đặc trưng của S-O

(1130cm-1) và Ti-S (1045 cm-1) [16].

Theo T. Ivanova và các cộng sự [38], pic tại vị trí 482 cm-1 là của Si-O-Mg;

tại vị trí 782 cm-1 là dao động biến dạng của Mg-OH. Đặc biệt tại vị trí 1384 cm-1là

do tạo thành liên kết -O-Ti-O- chứa liên kết C-H trong mạng lưới của nó.

3.2.5. Kết quả ảnh kính hiển vi điện tử quét SEM của vật liệu

Nhận xét:

Các hạt sét có kích thước tương đối đồng đều và có cấu trúc bề mặt xốp hơn,

đặc biệt đối với Bent-Ti-N-S-450 không những độ xốp được tăng lên rất nhiều so

với mẫu TiO2-N-S, bên cạnh đó chúng ta thấy rõ sự xuất hiện các hạt Ti phân tán

d c

Hình 3.9. a); b). Ảnh SEM mẫu TiO2-N-S-450_(1:4)

c); d). Ảnh SEM của mẫu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

b a

Page 72: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

61

trên bề mặt. Từ đây, có thể nhận định được diện tích bề mặt riêng của bentonit biến

tính được tăng lên là rất lớn.

3.2.6. Kết quả ảnh hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao HRTEM

Để khẳng định lại nhận định về kích thước hạt TiO2, cũng như sự phân tán

của hạt TiO2 trong bentonit chúng tôi tiến hành chụp ảnh HRTEM.

Từ hình ảnh bề mặt của Ti biến tính N, S thấy rõ sự xuất hiện của các hạt Ti

phân tán trên bề mặt khá đồng đều kích thước hạt vào khoảng 6 nm.

Trên hình ảnh HRTEM chúng ta có thể thấy các hạt TiO2 phân bố khá đồng

đều trên bề mặt và trong các lớp của Bentonite.

b

d e

c

Hình 3.10. a); b); c) Ảnh HRTEM của vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4)

d); e) Ảnh HRTEM của vật liệu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

a

Page 73: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

62

3.2.7. Kết quả đường hấp phụ đẳng nhiệt N2 (BET)

Đường hấp phụ đẳng nhiệt BET của vật liệu Bent- TiO2-N-S được biểu diễn

ở hình 3.11.

Hình 3.11. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ N2 ở 770K

của mẫu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

Nhận xét:

- Các đường đẳng nhiệt hấp phụ BET của Bet-TiO2-N-S-450 (Bent 1) xuất

hiện vòng trễ trong khoảng áp suất tương đối P/P0 = 0.62 – 0.99 đối với bentonit và

trong khoảng áp suất tương đối P/P0 = 0.4 – 0.99 đối với sét chống Ti. Hình dạng

của các vòng trễ này đều đặc trưng cho loại vật liệu có đường kính mao quản trung

bình.

- Sự xuất hiện vòng trễ là do áp suất mao quản đã cản trở sự giải hấp của hơi

ngưng ở áp suất đúng như áp suất hấp phụ, áp suất mao quản càng lớn thì bề rộng

của vòng trễ càng lớn.

Page 74: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

63

3.2.8. Diện tích bề mặt riêng của mẫu vật liệu Bent – TiO2 – N – S – 450

Hình 3.12. Sự phụ thuộc giữa p/v(po-p) và P/P0 của Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

Nhận xét:

Sau khi biến tính, diện tích bề mặt riêng của bentonit đạt là 133.66m²/g. Giá

trị diện tích bề mặt riêng cho thấy vật liệu Bent- TiO2-N-S-450 hấp phụ N2 không

chỉ trên lớp bề mặt ngoài của vật liệu mà còn xuất hiện sự hấp phụ trong các mao

quản. Như vậy, vật liệu Bent- TiO2-N-S-450 có độ xốp lớn hơn nhiều so với

bentonit. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả chụp SEM và kết quả XRD.

3.2.9. Sự phân bố kích thước các mao quản của vật liệu Bent – TiO2 – N – S –450

Áp dụng phương pháp BJH cho nhánh giải hấp trên đường hấp phụ đẳng

nhiệt BET, ta khảo sát sự phân bố kích thước các mao quản trên vật liệu:

Hình 3.13. Sự phân bố kích thước các mao quản trên

vật liệu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

Page 75: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

64

Trên hình ta thấy đường phân bố kích thước mao quản của Bent-TiO2-N-S

hẹp và có cường độ lớn chứng tỏ Bent-TiO2-N-S có hệ thống mao quản đồng đều

với kích thước khoảng 5,5 nm. Tổng thể tích các mao quản vào khoảng 0,189

cm3/g.

3.3. Kết quả khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của TiO2 pha tạp N, S và

Bentonite chống Ti pha tạp N, S

3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hoạt tính xúc tác của vật liệu

Để chứng minh cho nhận định TiO2-N-S-450_(1:4) là có hoạt tính tốt nhất,

đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hoạt tính xúc tác, chúng tôi

khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của TiO2-N-S-350_(1:4); TiO2-N-S-450_(1:4);

TiO2-N-S-550_(1:4). Lượng xúc tác 50 mg, nồng độ phẩm là 25 ppm, thể tích dung

dịch là 100 ml. Kết quả thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.16.

Bảng 3.8. Hiệu suất xử lý phẩm màu của TiO2-N-S nung

ở các nhiệt độ khác nhau

Thời gian

(phút)

Hiệu suất chuyển hóa phẩm xanh DB71 (%) TiO2-N-S-350_(1:4)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-550_(1:4)

TiO2-450

30 18.04 29.58 12.57 7.3 60 35.98 49.57 22.56 12.6 90 49.56 73.32 34.26 20.78

120 64.79 86.79 45.57 29.57 150 77.28 95.28 59.78 36.08

Thời gian

(phút)

Hiệu suất chuyển hóa phẩm đỏ RR261 (%) TiO2-N-S-350_(1:4)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-550_(1:4)

TiO2-450

30 23.57 26.35 12.36 5.6 60 43.85 54.28 26.78 12.45 90 59.85 71.62 37.68 20.57

120 71.56 83.29 45.89 28.69 150 83.67 91.64 57.62 32.57

Page 76: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

65

100

80

60

40

20

0

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Deg

rada

tion

(C

0 -

Ct)

/C0

TiO2-N-S-350_(1:4)

Time (minute)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2-N-S-550_(1:4)

TiO2-450

a) Phẩm xanh DB 71

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

(C

0 -

Ct)

/C0

Time (minute)

TiO2-N-S-350_(1:4)

TiO2-N-S-450_(1:4)

TiO2- 450

TiO2-N-S-550_(1:4)

b) Phẩm đỏ RR 261

Hình 3.16. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến khả năng xử lý phẩm màu của vật

liệu biến tính TiO2-N-S_(1:4)

Từ bảng kết quả bảng 3.8 và hình 3.16 ta thấy đối với cả hai phẩm DB 71;

RR 261 thì TiO2-N-S-450_(1:4) có hiệu suất xử lý cao hơn hẳn so với hai vật liệu

còn lại. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phổ XRD và UV-VIS trước đó,

khẳng định lại TiO2-N-S-450_(1:4) có hoạt tính tốt nhất.

Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý phẩm màu của Bent-TiO2-N-S (Bent 1) nung

ở các nhiệt độ khác nhau

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm xanh DB71 (%)

Bent 1- 350 Bent 1- 450 Bent 1- 550

30 28.12 31.16 14.21

60 53.17 61.52 25.52

90 71.56 79.06 38.58

120 82.69 87.52 59.14

150 87.46 95.06 67.82

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm đỏ RR261 (%)

Bent 1- 350 Bent 1- 450 Bent 1- 550

30 22.56 27.56 14.57

60 51.28 53.29 22.58

90 67.35 69.42 31.69

120 76.58 85.67 39.57

150 83.25 92.56 46.89

Page 77: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

66

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

(C

0 -

Ct)

/C0

Time (minute)

Bent 1-350

Bent 1-450

Bent 1-550

c) Phẩm xanh DB 71

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

(C

o- C

t)/C

o

Time (minute)

Bent 1-350

Bent 1-450

Bent 1-550

d) Phẩm đỏ RR 261

Hình 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến khả năng xử lý phẩm màu của vật

liệu Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

3.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol Ti : S đến hoạt tính xúc tác của vật liệu

Tiến hành khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của các vật liệu trên đối với

DB 71, RR 261. Lượng xúc tác dùng là 50 mg, nồng độ phẩm màu 25 ppm, thể tích

dung dịch là 100 ml, pH = 4. Kết quả được trình bày trong bảng 3.10 và hình 3.18.

Bảng 3.10. Hiệu suất chuyển hóa phẩm màu của vật liệu TiO2 pha tạp N-S theo

các tỷ lệ khác nhau.

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm xanh DB71 (%)

TiO2-N-S-450_(1:2)

TiO2-N-S-450_(1:3)

TiO2-N-S-450_(1:4)

30 18.53 26.36 31.58 60 38.64 48.05 54.36 90 52.36 62.46 75.32 120 68.15 74.15 86.79 150 77.01 86.01 96.15

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm đỏ RR261 (%)

TiO2-N-S- 450_(1:2)

TiO2-N-S-450_(1:3)

TiO2-N-S-450_(1:4)

30 19.36 23.67 26.35 60 32.05 41.84 50.28 90 51.54 59.98 71.62 120 66.28 75.12 83.29 150 81.69 84.69 93.64

Page 78: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

67

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rad

atio

n: (

C0

- C

t)/C

0

Time (minute)

TiO2-N-S-450_(1:2)

TiO2-N-S-450_(1:3)

TiO2-N-S-450_(1:4)

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

radat

ion:

(C0

- C

t)/C

0

Time (minute)

TiO2-N-S-450_(1:2)

TiO2-N-S-450_(1:3)

TiO2-N-S-450_(1:4)

a) Phẩm xanh DB 71 b) Phẩm đỏ RR 261

Hình 3.18. Ảnh hưởng tỷ lệ mol Ti:S đến khả năng xử lý phẩm màu

của vật liệu

Kết quả nhận được cho thấy hiệu suất chuyển hóa đối với phẩm DB 71 và

RR 261 của vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4) lần lượt là 96.15% và 93.84% sau 150

phút. Hiệu suất này cao hơn khá nhiều so với 2 vật liệu TiO2-N-S-450_(1:2) và

TiO2-N-S-450_(1:3).

Từ các kết quả khảo sát có thể khẳng định vật liệu TiO2-N-S-450_(1:4) có

hoạt tính xúc tác tốt hơn so với các vật liệu TiO2-N-S-450_(1:2) và TiO2-N-S-

450_(1:3).

3.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng Bentonite (x g Bentonite : 0.033 mol Ti : 0.132

mol Thiourea) đến hoạt tính xúc tác

Để minh chứng cho nhận định Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1) có hoạt tính xúc

tác tốt nhất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát khả năng xử lý phẩm màu đối với các

vật liệu Bent 0.5; Bent 1; Bent 1.5. Kết quả được chỉ ra trong bảng 3.11 và hình

3.19.

Lượng vật liệu xúc tác 50 mg, nồng độ phẩm 25 ppm, thể tích dung dịch là

100 ml, pH = 4.

Page 79: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

68

Bảng 3.11. Hiệu suất chuyển hóa phẩm màu của vật liệu

Bent 0.5; Bent 1; Bent 1.5

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm xanh DB71 (%)

Bent 0.5 Bent 1 Bent 1.5

30 15.06 31.16 20.28

60 32.18 61.52 36.62

90 48.26 79.06 55.26

120 58.94 87.52 68.58

150 68.58 95.06 77.84

Thời gian (phút) Hiệu suất chuyển hóa phẩm đỏ RR261 (%)

Bent 0.5 Bent 1 Bent 1.5

30 12.58 21.58 16.23

60 26.54 47.29 36.21

90 36.68 63.92 53.46

120 51.74 78.56 64.25

150 58.98 87.63 73.56

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

: (C

0 -

Ct)

/C0

Time (minute)

Bent 1 Bent 0.5

Bent 1.5

a) Phẩm xanh DB 71

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tio

n: (

C0

- C

t)/C

0

Time (minute)

Bent 0.5 Bent 1

Bent 1.5

b) Phẩm đỏ RR 261

Hình 3.19. Ảnh hưởng lượng Bentonite đến hoạt tính xúc tác

xử lý phẩm màu của vật liệu.

Khả năng xử lý của Bent 1 cao hơn hẳn so với các vật liệu còn lại có thể giải

thích theo kết quả phổ XRD và UV-VIS. Sự kết hợp tỷ lệ % pha anatase, kích thước

hạt và năng lượng vùng cấm giảm của Bent 1 là tối ưu so với các vật liệu còn lại

khiến cho hoạt tính xúc tác của vật liệu này là cao nhất.

Page 80: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

69

Theo kết quả Bent 1 có hoạt tính cao nhất so với Bent 0.5 và Bent 1.5, hoạt

tính của Bent 1 cao hơn nhiều so với hoạt tính của TiO2-N-S-450_(1:4) nếu tính cho

cùng hàm lượng Titan theo kết luận mục 3.3.1; 3.3.2, chúng tôi lựa chọn Bentonite

chống Titan pha tạp N, S với tỷ lệ 1 g Bentonite: 0,033 mol Ti: 0,132 mol S (kí

hiệu: Bent 1) là vật liệu thích hợp nhất để xử lý phẩm màu.

3.3.4. Ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý phẩm của vật liệu TiO2-N-S và

Bent/TiO2-N-S

Theo nhận định qua việc phân tích phổ, lấy mẫu TiO2-N-S-450_(1:4) (tỷ lệ

số mol Ti:S tương ứng là 0,033: 0,132 mol S) và Bent 1 (tỷ lệ 1 g Bentonite: 0,033

mol Ti: 0,132 mol S) để khảo sát.

Lượng vật liệu xúc tác là 50 mg, nồng độ phẩm màu 25 ppm, thể tích dung

dịch là 100 ml. Thí nghiệm tiến hành trong 150 phút, đèn chiếu sáng loại Compact

36 W (hãng Phillip) có phổ chủ yếu trong vùng khả kiến. Kết quả thu được thể hiện

trong bảng 3.12 và hình 3.20, 3.21.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm màu DB 71 và RR 261

Hiệu suất chuyển hóa sau 150 phút (%) của TiO2-N-S-450_(1:4)

pH 4 5 6 7 8 Phẩm DB 71 96,53 75,14 55,69 54,18 77,56 Phẩm RR 261 94,64 83,67 64,80 59,65 74,28

Hiệu suất chuyển hóa sau 150 phút (%) của Bent 1

pH 4 5 6 7 8 Phẩm DB 71 92,48 72,56 59,68 51,28 56,69 Phẩm RR 261 94,56 84,59 53,66 49,37 61,28

Page 81: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

70

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rad

atio

n (

C0-

Ct)

/C0

Time (minute)

pH = 4

pH = 5

pH = 6 pH = 7

pH = 8

a) Phẩm xanh DB 71

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tio

n (C

0-

Ct)

/C0

Time (minute)

pH = 4 pH = 5

pH = 6 pH = 7 pH = 8

b) Phẩm xanh RR 261

Hình 3.20. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm màu

của TiO2-N-S-450_(1:4)

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

(C

0 -

Ct)

/C0

Time (minute)

pH = 4 pH = 5

pH = 6

pH = 7

pH = 8

c) Phẩm xanh DB 71

100

80

60

40

20

0

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Deg

rada

tion

(C

0 -

Ct)

/C0

pH = 4 pH = 5

Time (minute)

pH = 7 pH = 6

pH = 8

d) Phẩm đỏ RR 261

Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.12 và hình 3.20; 3.21 cho thấy sau thời gian 150

phút, lượng phẩm màu trong dung dịch có pH = 4 đã bị phân hủy gần như hoàn toàn

(~ 95%), trong khi đó tại các dung dịch có pH là 5, 6, 7 và 8 thì lượng phẩm màu bị

phân hủy thấp hơn. Điều này được giải thích như sau:

Thứ nhất: Bề mặt của vật liệu trong nước luôn tích điện do nhiều nguyên

nhân khác nhau, đặc trưng cho tính chất này là điểm đẳng điện (pzc), đó là điểm mà

Hình 3.21. Ảnh hưởng của pH đến độ chuyển hóa phẩm phẩm màu

của Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1)

Page 82: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

71

tại một pH nào đó của dung dịch thì bề mặt trung hòa về mặt điện tích. Theo nhiều

tác giả [11], [21], [27], [29] thì điểm đẳng điện của bề mặt Titan nằm trong khoảng

pH = 6-7. Khi pH dung dịch cao hơn hoặc thấp hơn điểm đẳng điện pzc thì bề mặt

của Titan tích điện âm hoặc dương:

TiOH + H+ → TiOH2+

TiOH + OH− → TiO− +H2O

Điều này ảnh hưởng đến phân tử các chất cần phân hủy, đặc biệt là phân tử

các chất có các nhóm tích điện (ái electrophin hay ái proton), như nhóm azo (-N=N)

của phẩm màu. Theo Umar Ibrahim Gaya và cộng sự [29], với TiO2 có 80% pha

anatase và 20 % pha rutile thì điểm đẳng điện là 6,9, theo Boualem Damardji và các

cộng sự [18] TiO2 phân bố trên Bentonit có thành phần pha 100% anatase, nung ở

300K có điểm đẳng điện là 5,3 (Bent 1 ở đây có tỷ lệ pha anatase là 100%). Tính

chất xúc tác của TiO2 sẽ tốt hơn nếu dung dịch có pH thấp hơn hoặc cao hơn điểm

đẳng điện. Tuy nhiên nếu pH quá thấp hay quá cao thì nồng độ H+ hoặc OH- sẽ vượt

một ngưỡng nào đó làm giảm tốc độ phản ứng.

Thứ hai: Các phẩm màu azo DB 71 và RR 261 đều là các muối của axit hữu

cơ đa chức. Vì thế pH của dung dịch sẽ ảnh hưởng đến dạng tồn tại thù hình cũng

như dạng tích điện của phẩm màu trong dung dịch. Điều này làm ảnh hưởng đến sự

hấp phụ cũng như tính tiếp xúc của phẩm màu với bề mặt của TiO2.

Cũng qua bảng 3.12 và hình 3.20; 3.21 chúng ta thấy khả năng xử lý phẩm

DB 71 tốt hơn so với RR 261, mặc dù phân tử của DB 71 (C40) lớn hơn so với RR

261 (C30). Điều này liên quan đến cấu trúc phân tử của phẩm màu. Chúng tôi cho

rằng, khả năng xử lý làm mất màu các phẩm màu azo của vật liệu là do bẻ gãy các

liên kết azo (-N=N- là các liên kết mang màu của phẩm ). Theo đó DB 71 có ba liên

kết azo ở dạng “tự do”, với RR 261 có một liên kết azo dạng “tự do” và 3 liên kết

azo dạng vòng. Rõ ràng để phá vỡ liên kết azo dạng vòng sẽ khó khăn hơn nhiều so

với liên kết azo “tự do”.

Thứ ba: Theo nghiên cứu của Baran và các cộng sự [30] cũng cho thấy xử lý

màu của phẩm nhuộm trong điều kiện có tính axit là tốt hơn so với trong môi trường

Page 83: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

72

kiềm. Theo đó thì khả năng xử lý khi đã được axit hóa từ pH = 8 xuống pH = 4 đã

tăng gấp sáu lần.

Qua phân tích để phù hợp với việc xử lý phẩm màu, pH = 4 được chọn là pH

để tiến hành quá trình xử lý.

3.3.5. Khả năng xử lý phẩm màu khi không chiếu sáng của vật liệu

Để chứng minh hoạt tính xúc tác trong vùng VIS của vật liệu, chúng tôi tiến

hành khảo sát khả năng xử lý phẩm màu khi không chiếu sáng (không chiếu đèn

Compact, hệ phản ứng được bọc kín trong giấy bạc). Lượng xúc tác dùng là 50 mg,

nồng độ phẩm màu là 25 ppm, thể tích dung dịch là 100 ml, pH = 4. Hiệu suất phản

ứng trong bóng tối được so sánh với hiệu suất xử lý phẩm màu khi chiếu sáng bằng

đèn Compact được tiến hành với điều kiện thí nghiệm tương tự. Loại vật liệu được

dùng là TiO2-N-S-450_(1:4); Bent 1, phẩm màu ở đây là DB 71. Kết quả thể hiện

trong bảng 3.13 và hình 3.22.

Bảng 3.13. Hiệu suất xử lý phẩm màu của vật liệu

khi không chiếu sáng và trong khi chiếu sáng

Hiệu suất chuyển hóa DB 71 của TiO2 –N-S- 450_(1:4)

Thời gian ( phút ) 30 60 90 120 150 Không chiếu sáng 4,6 7,8 10,2 13,8 16,5

Chiếu sáng 28,9 51,82 70,68 83,12 91,87 Hiệu suất chuyển hóa DB 71 ( % ) của Bent 1

Thời gian 30 60 90 120 150 Không chiếu sáng 6,6 11,4 15,1 18,2 21,6

Chiếu sáng 30,28 59,64 75,18 86,52 94,58

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rad

atio

n: (

C0

- C

t)/C

o

Time (minute)

Bent- TiO2-N-S-450 - VIS

Bent- TiO2-N-S-450 - Dark

TiO2-N-S-450- VIS

TiO2-N-S-450-Dark

Hình 3.22. Khả năng xử lý phẩm màu DB 71 của TiO2-N-S-450;

Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1) trong bóng tối và khi chiếu sáng

Page 84: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

73

Kết quả nhận được cho thấy trong bóng tối hiệu suất xử lý phẩm của hai vật

liệu thấp hơn nhiều so với trong ánh sáng đèn Compact. Điều này chứng tỏ vật liệu

có hoạt tính quang xúc tác. Lượng phẩm màu giảm trong bóng tối gây ra bởi vật

liệu xúc tác được cho là do phẩm màu hấp phụ trên vật liệu.

Kết quả nhận được cũng cho thấy khả năng hấp phụ phẩm màu của Bent 1

cao hơn khá nhiều so với TiO2-N-S-450_(1:4). Nguyên do là Bentonite đã góp phần

vào hấp phụ phẩm màu. Đây cũng là một nguyên nhân tăng tính tiếp xúc của phẩm

màu với TiO2, giải thích tính xúc tác của Bent 1 cao hơn TiO2-N-S-450_(1:4) nếu

tính cho cùng lượng Titan.

3.3.6. Ảnh hưởng của lượng vật liệu xúc tác đến khả năng xử lý phẩm màu

Để tìm ra lượng vật liệu thích hợp trong xử lý phẩm, chúng tôi tiến hành

khảo sát khả năng xử lý phẩm màu của vật liệu tối ưu Bent 1 với lượng khác nhau.

Phẩm màu là DB 71; RR 261, nồng độ phẩm 25 ppm, thể tích dung dịch là

100 ml, pH = 4. Kết quả tổng hợp trong bảng 3.14 và thể hiện ở hình 3.23.

Bảng 3.14. Hiệu suất xử lý phẩm màu với lượng Bent 1 khác nhau

Thời gian

(phút)

Hiệu suất chuyển hóa phẩm xanh DB71 (%)

50mg 75 mg 125 mg 150 mg

30 30.56 34.28 27.12 22.54

60 58.24 58.96 49.58 45.67

90 71.98 78.56 67.23 64.92

120 86.52 91.52 79.56 77.58

150 94.58 99.06 90.27 86.69

Thời gian

(phút)

Hiệu suất chuyển hóa phẩm đỏ RR261 (%)

50 mg 75 mg 125 mg 150 mg

30 22.35 28.63 19.16 18.23

60 44.69 53.78 42.25 39.98

90 61.94 76.92 59.77 55.72

120 75.58 89.71 72.59 66.64

150 86.63 98.69 83.06 75.56

Page 85: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

74

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rad

atio

n (C

0 - C

t)/C

0

Time (munite)

Bent 1 - 50mg

Bent 1 - 75mg Bent 1 - 125mg

Bent 1 - 150mg

a) Phẩm xanh DB71

0 20 40 60 80 100 120 140 160

100

80

60

40

20

0

Deg

rada

tion

(C

0-C

t)/C

0

Time (munite)

Bent 1 - 50mg

Bent 1 - 75mg Bent 1 - 125mg Bent 1 - 150mg

b) Phẩm đỏ RR261

Hình 3.23. Ảnh hưởng lượng vật liệu xúc tác đến khả năng xử lý phẩm màu

Qua bảng 3.14 ta thấy khi lượng xúc tác tăng lên thì hiệu suất xử lý phẩm

màu tăng lên theo, tuy nhiên khi tăng lượng xúc tác đến 125 mg thì hiệu suất lại

giảm xuống. Điều này có thể giải thích như sau khi tăng lượng xúc tác từ 0.05 g/L

đến 0.75g/L đã làm gia tăng số tâm xúc tác nên hiệu quả chuyển hóa phẩm tăng,

phản ứng quang oxy hóa trên TiO2 và TiO2 biến tính có bản chất giống phản ứng

xúc tác dị thể, với sự tham gia của lỗ trống và electron quang sinh để tạo ra gốc

HO•. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng xúc tác đã làm cản trở sự tiếp nhận ánh

sáng của các phần tử khác trong hệ nên không phát huy được hết tính năng của xúc

tác. Do vậy, lượng xúc tác tối ưu chọn để khảo sát quá trình phân huỷ phẩm màu 25

mg/L là 0.075 g/L.

3.3.7. Khả năng khoáng hóa chất hữu cơ của xúc tác

Để xác định khả năng oxi hóa sâu triệt để phẩm màu thành sản phẩm CO2 +

H2O hay chỉ bẻ gẫy mạch azo làm mất màu và chuyển thành dạng sản phẩm khác

của vật liệu xúc tác, chúng tôi tiến hành phân tích TOC (Total Orgarnic Carbon).

Thí nghiệm được tiến hành với xúc tác Bent– TiO2– N– S, lượng xúc tác là 100 mg,

nồng độ phẩm là 25 ppm, thể tích là 100 ml, thời gian phản ứng là 150 phút thì

ngừng lại. TOC được tiến hành phân tích trên máy TOC – VCPH – Shimazdu. Kết

quả chỉ ra trong bảng 3.15.

Page 86: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

75

Bảng 3.15. Hiệu suất chuyển hóa TOC phẩm màu sau 150 phút

của Bent-TiO2-N-S-450 (Bent 1).

Thời gian ( phút) DB 71 TOC (mg/L) Độ khoáng hoá (%)

0 10,6 0 150 1,8 83,01

Thời gian (phút) RR 261 TOC (mg/L) Độ khoáng hoá (%)

0 9,8 0 150 2,9 70,40

Qua bảng 3.15 ta thấy vật liệu Bent 1 có khả năng oxi hóa cao và sâu phẩm

màu ngay tại nhiệt độ thường, dưới tác dụng ánh sáng vùng khả kiến, sản phẩm

được tạo ra của quá trình phân hủy là CO2 và H2O.

3.3.8. Khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm làng nghề Dương Nội- Hà Đông

Mẫu nước thải thực tế lấy tại công ty TNHH dệt may An Huy thuộc làng La

Cả, Xã Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội vào ngày 23/07/2013. Mẫu được lấy tại hai vị

trí: ngay sau quá trình nhuộm và ngoài cống thải với thông số đầu vào lần lượt như

sau: pH lần lượt là 9,32 và 8,21, màu xanh ngả sang đen đậm và hơi xanh nhạt.

Sau khi mẫu được lọc qua giấy lọc, pH điều chỉnh về 4, xúc tác được dùng là

Bent 1 với lượng 75 mg, thể tích nước thải dùng là 100 ml, thí nghiệm tiến hành

trong 150 phút, đèn chiếu sáng Compact 36 W (hãng Phillip), hiệu suất xử lý được

đánh giá qua phân tích TOC.

Bảng 3.16. Hiệu suất chuyển hóa TOC nước thải sau 150 phút của Bent 1

Thời gian (giờ) Mẫu sau quá trình nhuộm TOC (mg/L) Độ khoáng hoá (%)

0 413,4 0 2,5 119,89 71

Thời gian (giờ) Mẫu ngoài cống thải TOC (mg/L) Độ khoáng hoá (%)

0 276,1 0 2,5 49,7 82

Page 87: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

76

Kết quả nhận được cho thấy, khả năng xử lý nước thải dệt nhuộm của vật

liệu khá tốt sau 2.5 giờ xử lý, khả năng khoáng hóa đạt 71% đối với mẫu sau quá

trình nhuộm và khoảng 82% đối với mẫu ngoài cống thải.

Phổ UV-VIS cho thấy khả năng làm mất màu nước thải của vật liệu chỉ sau 2

giờ. Điều này mở ra triển vọng mới cho ứng dụng của vật liệu trong xử lý nước thải

thực tế.

350 400 450 500 550 600 650 700 750 800 850 900

0.00

0.02

0.04

0.06

0.08

0.10

0.12

Abs

W avelength

Ban dau

Sau xu ly (120 phut)

Hình 3.24. Phổ UV-VIS của nước thải sau cống ban đầu và nước thải sau

cống xử lý với Bent 1 sau 120 phút

Page 88: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

77

KẾT LUẬN

1. Qua nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đã tổng hợp thành công vật liệu

nano TiO2 biến tính N, S và TiO2 biến tính N, S phân tán trên bentonite bằng

phương pháp sol-gel.

2. Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc của vật liệu thu được kết quả như sau:

- Kết quả các phổ XRD, UV-VIS, cho thấy sự pha tạp N, S vào TiO2 và pha

tạp N, S vào TiO2 phân tán trên Bentonite đã làm hạn chế sự chuyển pha từ anatase

sang rutile, đã làm giảm năng lượng vùng cấm, chuyển dịch vùng hấp thụ ánh sáng

của TiO2 về vùng khả kiến.

- Kết quả ảnh SEM và HRTEM có sự phân bố rõ ràng của hạt TiO2-N-S trên

nền TiO2 và hạt TiO2 trên bề mặt cũng như giữa các lớp bentonite, sau khi chống

Bentonite có bề mặt xốp, mịn.

- Diện tích bề mặt của mẫu Bent–TiO2 –N–S tính theo phương pháp BET là

khá lớn, đạt đến 133 m2/g. Kích thước mao quản tính theo phương pháp BJH cho

thấy vật liệu Bentonite chống có tổng thể tích mao quản lớn và đường kính mao

quản trung bình khoảng 5,5 nm.

3. Khảo sát khả năng xử lý phẩm màu xanh và phẩm màu đỏ và RR 261 của

vật liệu cho thấy: vật liệu có hoạt tính tốt nhất thể hiện ở mẫu TiO2 –N–S–450_(1:4)

và mẫu Bent–TiO2–N–S–450 (Bent 1), pH tối ưu là 4; khối lượng Bent 1 phù hợp là

0,075g/ l.

4. Xử lý nước thải làng nghề Dương Nội với Bent–TiO2 –N–S cho thấy độ

khoáng hóa đạt 82% sau 150 phút, điều này cho thấy vật liệu Bent1 có thể ứng dụng

trong xử lý nước thải dệt nhuộm thực tế.

Page 89: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Ngô Sỹ Lương (2005), “Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình điều chế

đến kích thước hạt và cấu trúc tinh thể của TiO2”, Tạp chí Khoa học, Khoa

học tự nhiên và công nghệ, ĐHQG HN, T.XXI, N.2, tr. 16-22.

[2]. Ngô Sỹ Lương, Đặng Thanh Lê (2008), “Điều chế bột anatase kích thước

nano mét bằng cách thuỷ phân titan isopropoxit trong dung môi cloroform-

nước”, Tạp chí hóa học, T.46 (2A), Tr.177-18.

[3]. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải (2002), “Khử amoni trong nước và

nước thải bằng phương pháp quang hóa với xúc tác TiO2”, Tạp chí Khoa học

và công nghệ, , Vol. 40(3), tr. 20-29.

[4]. Nguyễn Hoàng Nghị (2003), Các phương pháp thực nghiệm phân tích cấu

trúc, Nhà xuất bản Giáo dục.

[5]. Nguyễn Hoàng Nghị (2002), Lý thuyết nhiễu xạ tia X, Nhà xuất bản Giáo

dục.

[6]. Hoàng Nhâm (2005), Hóa vô cơ tập III, NXB GD, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Hữu Phú (1998), Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ và

mao quản, NXB KHKT, Hà Nội

[8]. Đặng Tuyết Phương (1995), “Nghiên cứu cấu trúc, tính chất hóa lý và một số

ứng dụng của bentonit Thuận Hải ở Việt Nam”, Luận án PTS Khoa học,

Viện Hóa học.

[9]. Nguyễn Đình Triệu (2001), Các phương pháp phân tích vật lý và hoá lý, T.1,

NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

[10]. Cao Hữu Trượng, Hoàng Thị Lĩnh (2002), Hóa học thuốc nhuộm, NXB Khoa

học Kỹ thuật.

Tiếng Anh

[11]. Boualem Damardji, Hussein Khalaf, Laurent Duclaux (2009), “Preparation of

TiO2 - pillared montmorillonite as photocatalyst Part II Photocatalytic

degradation of a textile azo dye”, Applied Clay Science 45, pp. 98–104.

Page 90: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

79

[12]. Cusker Mc. L.B. (1998), “Product characterization by X-Ray powder diffraction”,

Micropor. Mesopor. Mater, 22, pp. 495-666.

[13]. Gaoke Zhang, Xinmiao Ding, Fangsheng He, Xinyi Yu, Jin Zhou, Yanjun

Hu, Junwei Xie (2008), “Preparation and photocatalytic properties of TiO2–

montmorillonite doped with nitrogen and sulfur” Journal of Physics and

Chemistry of Solids, pp. 1102–1106.

[14]. Gregg S.J. and Sing K.S.W. (1982), Adsorption, Surface area and porosity,

Academic, London.

[15]. Huaqing Xie, Qinghong Zhang, Tonggeng Xi, Jinchang Wang, Yan Liu

(2002),“Thermal analysis on nanosized TiO2 prepared by hydrolysis”,

Thermochimica Acta, (381), pp. 45 - 48.

[16]. Hua Tian, Junfeng Ma, Kang Li, Jinjun Li (2009), “Hydrothermal synthesis

of S-doped TiO2 nanoparticles and their photocatalytic ability for degradation

of methyl orange”, Ceramics International, Vol. 35, pp. 1289–1292.

[17]. Ian M.Watt, The principles and practice of electron microscopy, Cambridge

University Press (1997).

[18]. Ke Chen, Jingyi Li, Jie Li, Yumin Zhang,WenxiWang (2010), “Synthesis and

characterization of TiO2– montmorillonites doped with vanadiumand/or carbon and

their application for the photodegradation of sulphorhodamine B under UV–Vis

irradiation”, Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects 360, pp. 47–56.

[19]. Ke Chen, Jingyi Li,Wenxi Wang, Yumin Zhang, Xiaojing Wang, Haiquan Su

(2011),“The preparation of vanadium – doped TiO2 – montmorillonite nano –

composites and the photodegradation of sulforhodamine B under Visible

light irradiation”, Applied Surface Science 257, pp. 7276–7285.

[20]. Lopez A, Kessler H, Guth J.I, Tuilier M.H., Popa L.M. (1990), “Proc. 6th Int.

Conf. X-Ray absorption and fine structure”, Elsevier Science, Amsterdam,

pp. 548-550.

Page 91: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

80

[21]. Meng Nan Chong, Bo Jin, Christopher W.K. Chowc, Chris Saint (2010),

“Recent developments in photocatalytic water treatment technology A

review”, water research 44, pp. 2997 – 3027.

[22]. Mihai Anastasescu, Adelina Ianculescu, Ines Niţoi, Virgil Emanuel

Marinescu, Silvia Maria Hodorogea (2008), “Sol–gel S-doped TiO2 materials

for environmental protection”, Journal of Non-Crystalline Solids, Volume

354, Issues 2-9, Pages 705-711.

[23]. Moseley, H. G. J. (1913), The high frequency spectra of the elements, Phil.

Mag, pp. 1024.

[24]. M. Wilson, K. K. G.Smith, M.Simmons, B.Raguse, Nanotechnology (2002),

Basic Science and Emerging Technologies, A CRC Press Company.

[25]. O. Carp, C.L.Huisman, A.Reller (2004), “Photoinduced reactivity of titanium

dioxide”, (32), pp. 33-177.

[26]. R.M.Silverstein, G.C.Bassler, T.C.Morrill, Wiley, West Sussex (1981),

Spectrometric Identification of Organic Compounds.

[27]. Shi-Zhao Kang, Tan Wu, Xiangqing Li, Jin Mu (2010),“Effect of

montmorillonite on the photocatalytic activity of TiO2 nanoparticles”,

Desalination 262, pp. 147–151.

[28]. Teruhisa Ohno, Miyako Akiyoshi, Tsutomu Umebayashi, Keisuke Asai,

Takahiro Mitsui, Micho Matsumura (2004) “Preparation of S – doped TiO2

photocatalyst and photocatalytic activities under Visible light”, Applied

Catalysis A: General, Vol. 265, pp. 115 – 121.

[29]. Umar Ibrahim Gaya, Abdul Halim Abdullah (2008), “Heterogeneous

photocatalytic degradation of organic contaminants overtitanium dioxide: A

review of fundamental, progress and problems”, Journal of Photochemistry

and Photobiology C: Photochemistry Reviews 9, pp. 1–12.

[30]. W.Baran, A.Makowski, W.Wardas (2008),“The effect of UV radiation absorption

of cationic and anionic dye solutions on their photocatalytic degradation in the

presence of TiO2”, Dyes Pigm. 76 226 – 230.

Page 92: nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng cấu trúc vật liệu sét chống titan cấy

81

[31]. William and Carter (2006), Transmission Electron Microscopy: A Textbook for

Materials Science, Kluwer Academic/ Plenum Publishers.

[32]. Xiuwen Chenga, Xiujuan Yua, Zipeng Xinga (2012), “Characterization and

mechanism analysis of N doped TiO2 with Visible light response and its

enhanced Visible activity”, Applied Surface Science, 258, pp. 3244–3248.

[33]. Xiaobo Chen and Samuel S. Mao (2007), “Titanium Dioxide Nanomaterials:

Synthesis, Properties, Modifications, and Applications”, Chem. Rev, vol.107,

pp. 2891 - 2959.

[34]. Yuping Wang, Jie Li, Panying Peng, Tianhong Lu, Lianjiun Wang (2008).

“Preparation of S – TiO2 photocatalyst and photodegradation of L – acid

under Visible light”, Applied Surface Science, Vol. 254, pp. 5276-5280.

[35]. Yanmin Liu, Jingze Liu, Yulong Lin, Yanfeng Zhang, Yu Wei (2009), “Simple

fabrication and photocatalytic activity of S-doped TiO2 under low power LED

Visible light irradiation”, Ceramics International, Volume 35, Pages 3061-

3065.

[36]. Zein.Shunaiche, Mizue Kaneda, Osamu Terasaki and Takashi Tatsumi

(2002), “Counteranion Effect on the Formation of mesoporous Materials

under Acidic Synthesis Process”, International Mesostructured Materials

Association.

[37]. Znad H, Y. Kawase (2009), “Synthesis and characterization of S-doped

Degussa P25 with application in decolorization of Orange II dye as a model

substrate”, Journal of Molecular Catalysis A: Chemical, Volume 314, Issues

1-2, Pages 55-62.

[38]. Z. Ivanova, A. Harizanova, M. Surtchev (2002), “Formation and investigation of

sol–gel TiO2–V2O5 system”, Mater. Lett. 55, pp. 327 – 333.