23
Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009 Nghĩa liên hội và thái độ xã hội trong sử dụng ngôn ngữ TS Lâm Quang Đông Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà nội Bài viết tập trung phân tích nghĩa liên hội của một số từ ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, sự biến đổi nghĩa của chúng trong vài thập kỷ gần đây do ảnh hưởng của thái độ xã hội cũng như tác động của chúng tới thái độ xã hội trong sử dụng tiếng Anh hiện nay trên thế giới và tiếng Việt ở Việt Nam. Mục đích của bài viết là i) làm rõ nghĩa liên hội - một trong những mặt quan trọng nhất về nghĩa của từ, sự biến đổi nghĩa liên hội cũng như thay thế, biến đổi từ theo bối cảnh xã hội thông qua một số ví dụ cụ thể, và ii) nâng cao nhận thức và sự cẩn trọng trong sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt hiện nay đối với một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm, tập trung vào các vấn đề bình đẳng giới, người khuyết tật và HIV/AIDS. Bài viết góp phần nêu bật chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, và đối với các đối tượng kể trên nói riêng. 1. Nghĩa liên hội trong lý thuyết về nghĩa Từ này có bao nhiêu nghĩa? Đó là những nghĩa gì? – Đây là những câu hỏi thường xuyên đặt ra khi một người học ngoại ngữ gặp một từ mới. Những câu hỏi đó có được giải đáp một cách đầy đủ, rạch ròi trong từ điển không? Chắc chắn là không, bởi không có từ điển nào thống kê được hết các nghĩa của từ, nhất là khi từ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể, thiên hình vạn trạng trong đời sống hàng ngày. “... trong nhiều trường hợp, việc xác định một từ có bao nhiêu nghĩa không chỉ là khó khăn về mặt thực hành, mà còn là bất khả thi về nguyên tắc.” (Lyons, 2006: 45). 1

Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Nghĩa liên hội và thái độ xã hội trong sử dụng ngôn ngữ

TS Lâm Quang ĐôngTrường Đại học Ngoại ngữ

Đại học Quốc gia Hà nội

Bài viết tập trung phân tích nghĩa liên hội của một số từ ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, sự biến đổi nghĩa của chúng trong vài thập kỷ gần đây do ảnh hưởng của thái độ xã hội cũng như tác động của chúng tới thái độ xã hội trong sử dụng tiếng Anh hiện nay trên thế giới và tiếng Việt ở Việt Nam. Mục đích của bài viết là i) làm rõ nghĩa liên hội - một trong những mặt quan trọng nhất về nghĩa của từ, sự biến đổi nghĩa liên hội cũng như thay thế, biến đổi từ theo bối cảnh xã hội thông qua một số ví dụ cụ thể, và ii) nâng cao nhận thức và sự cẩn trọng trong sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt hiện nay đối với một số lĩnh vực, đối tượng cần quan tâm, tập trung vào các vấn đề bình đẳng giới, người khuyết tật và HIV/AIDS. Bài viết góp phần nêu bật chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, và đối với các đối tượng kể trên nói riêng.

1. Nghĩa liên hội trong lý thuyết về nghĩa

Từ này có bao nhiêu nghĩa? Đó là những nghĩa gì? – Đây là những câu hỏi thường xuyên đặt ra khi một người học ngoại ngữ gặp một từ mới. Những câu hỏi đó có được giải đáp một cách đầy đủ, rạch ròi trong từ điển không? Chắc chắn là không, bởi không có từ điển nào thống kê được hết các nghĩa của từ, nhất là khi từ được sử dụng trong những ngữ cảnh cụ thể, thiên hình vạn trạng trong đời sống hàng ngày. “... trong nhiều trường hợp, việc xác định một từ có bao nhiêu nghĩa không chỉ là khó khăn về mặt thực hành, mà còn là bất khả thi về nguyên tắc.” (Lyons, 2006: 45).

Thông thường, các nhà ngôn ngữ học thường chia nghĩa của từ thành các loại như:i) nghĩa mệnh đề (propositional meaning): nghĩa cơ bản nhất của từ thường

được nêu trong các từ điển giản lượcii) ngữ vực (register): từ được dùng ở đâu, trong thư từ, công văn hay báo

cáo, trong văn nói hay văn viết, trong sinh học hay kinh doanh, v.v.iii) nghĩa ẩn dụ (metaphorical meaning): nghĩa của từ khi lần đầu tiên được sử

dụng trong một tình huống mới, hoặc một từ đã có được sử dụng để chỉ hoặc thay thế một hay nhiều đối tượng liên quan khác, dựa trên quan hệ “liên tưởng hoặc so sánh ngầm” (Hoàng Phê, 2005:19)

iv) nghĩa liên hội (connotational meaning): từ có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực; từ gợi nhớ/ tạo ra những mối liên tưởng gì khi được sử dụng.

Đó là những cách hiểu đơn giản nhất về các loại nghĩa thuộc nghĩa từ vựng (lexical meaning) của từ (không bàn đến nghĩa ngữ pháp). Gần đây, Lê Quang Thiêm (2008) đề xuất 3 tầng nghĩa và 6 kiểu nghĩa từ vựng như trong mô hình sau:

1

Page 2: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Tầng nghĩa trí tuệ Nghĩa biểu niệm – Khái niệm khoa học

Nghĩa biểu hiện ý niệm quy ước

giá trị hệ thống

Tầng nghĩa thực tiễn Nghĩa biểu thị

Nghĩa biểu chỉ

Tầng nghĩa biểu trưng Nghĩa biểu trưng

Nghĩa biểu tượng

Nghĩa liên hội, theo Lê Quang Thiêm, thuộc kiểu nghĩa biểu trưng ở tầng nghĩa biểu trưng, nhưng tác giả không bàn trực tiếp đến nghĩa liên hội. Trong Ngữ nghĩa học dẫn luận, Lyons (2006:62) cũng không nói đến nghĩa liên hội một cách trực tiếp mà dẫn ra những tên gọi của nhiều tác giả như nghĩa liên nhân, nghĩa công cụ, nghĩa xã hội, v.v., nhưng ông khẳng định "cái biểu lộ tất yếu mang tính biểu lộ-xã hội và cái cá nhân thì tất yếu mang tính liên nhân. Nếu không coi trọng nhân tố này, ta hầu như sẽ không thể nào đưa ra được một sự trình bày đúng đắn về nghĩa của các phạm trù ngữ pháp thông thường". Theo cách hiểu của chúng tôi, nghĩa liên hội vừa là mặt liên nhân, vừa là mặt xã hội trong nghĩa của từ, bởi nó thể hiện suy nghĩ, thái độ, quan điểm của người phát ngôn đối với đối tượng được nhắc đến do ảnh hưởng của văn hoá, xã hội của cộng đồng ngôn ngữ của người đó, như chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày ở các phần sau.

Trong đa số các loại từ điển, hai loại nghĩa đầu (i, ii) thường được trình bày, nhưng loại nghĩa thứ ba ít được mô tả, và nghĩa liên hội hầu như không được đề cập đến, trừ từ điển đồng nghĩa/trái nghĩa. Tất nhiên, đó là vì nói chung mục đích làm từ điển chủ yếu là giải thích nghĩa, và kích thước, quy mô của từ điển hạn chế nên không thể bàn đến nghĩa liên hội được. Điều này một phần nữa cũng là do trong một thời gian dài, người ta coi nghĩa liên hội là một kiểu nghĩa phi miêu tả và ít quan trọng “bao gồm ... thành tố biểu lộ... Nghĩa biểu lộ - tức là kiểu ý nghĩa mà theo đó người nói biểu lộ ... niềm tin, thái độ, tâm trạng của họ - thường được cho là nằm trong phạm vi của phong cách học và dụng học." (Lyons, 2006:61).

Ở trang 78-80, khi bàn về vấn đề đồng nghĩa, Lyons (2006) đưa ra những ví dụ như:(13) They live in a big/ large house. (Họ sống trong một ngôi nhà lớn/ rộng.)(14) I will tell my big sister. (Tôi sẽ kể cho chị cả/ đại tỉ1 của tôi // Tôi sẽ kể

cho bà chị / cô em to béo của tôi.)(15) I will tell my large sister. (Tôi sẽ kể cho bà chị/ cô em to béo của tôi.)

và nhận xét rằng rõ ràng big và large có đồng nghĩa với nhau nhưng không phải tất cả, "ít nhất 'big' có một nghĩa không chia sẻ với 'large'. Có nhiều ví dụ như vậy về những từ vị

1 Trong tiếng Anh, Big Brother thường được dùng phổ biến hơn là big sister; Big Brother chỉ anh cả trong gia đình, hoặc đại ca trong các băng đảng.

2

Page 3: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

đa nghĩa, những từ vị đồng nghĩa chỉ theo một hoặc hơn một nghĩa chứ không phải tất cả các nghĩa của chúng." Những phần nghĩa không trùng hợp giữa big và large, theo chúng tôi, chủ yếu nằm ở nghĩa liên hội của chúng: big cơ bản nói đến kích thước theo chiều ngang hoặc chiều đứng/dọc, còn large cơ bản nói đến kích thước theo chiều rộng hoặc diện tích; ngoài ra, big còn có ý nghĩa về tôn ti, thứ bậc, trong khi large không có ý nghĩa này. Rõ ràng, những thông tin như thế về nghĩa không thể mô tả được trong các từ điển thông thường mà chỉ nằm trong "từ điển tinh thần" (mental dictionary), thuộc tri thức bách khoa (encyclopedic knowledge) của người sử dụng ngôn ngữ mà thôi. Tri thức này buộc người sử dụng phải tích luỹ trong quá trình thụ đắc, học tập ngôn ngữ, và nếu những người tham gia giao tiếp không có chung những tri thức như thế, giao tiếp rất dễ bị ngưng trệ hoặc thất bại. Trước đây chúng tôi có được nghe một giai thoại về một cuộc gặp giữa đồng chí Lê Đức Thọ và Kissinger trong tiến trình đàm phán Hiệp định Paris: khi Kissinger bắt tay xã giao đồng chí Lê Đức Thọ, ông ta đã nói đùa “I am higher than you” (Tôi cao hơn ông), và lập tức đồng chí Lê Đức Thọ đã đáp lại rất dí dỏm “No, you’re just longer than me” (Không, ông chỉ dài hơn tôi mà thôi). Nếu không hiểu sự khác biệt về nghĩa liên hội của high/higher so với tall/taller, long/longer (khi nói về vị thế hoặc chiều cao, độ dài), chắc chắn việc chơi chữ của Kissinger đã không thành công và đồng chí Lê Đức Thọ cũng không thể đáp lại một cách tinh tế đến vậy.

Một vấn đề nữa là “tầm kết hợp (collocation range) của một biểu thức, tức tập hợp ngữ cảnh trong đó biểu thức đó có thể xuất hiện (kết hợp thường thấy (collocations) của nó). Có thể nghĩ rằng tầm kết hợp của một biểu thức hoàn toàn bị nghĩa của nó quy định” (Lyons, 2006:79), song các từ đồng nghĩa không hẳn có cùng một tầm kết hợp. Lyons trở lại hai từ big và large:

(16) You are making a big mistake.(17) You are making a large mistake.

Câu (16) là đúng và khả chấp, nhưng (17) là bất khả chấp, mặc dầu hoàn toàn đúng về ngữ pháp. Lyons cho rằng “chắc chắn có một sự khác biệt tinh tế nào đó về nghĩa từ vựng giải thích cho những khác biệt về tầm kết hợp” và “có thể lập luận rằng các kết hợp thường thấy của một từ vị là một phần nghĩa của nó.” Cái phần nghĩa đó cũng chủ yếu nằm ở nghĩa liên hội của từ, bởi lẽ big còn có ý nghĩa về tôn ti, thứ bậc (như trên đã nói), tầm quan trọng, mức độ nghiêm trọng, v.v., còn large thì không, chỉ thuần tuý nói đến kích thước mà thôi. Rất trùng hợp là tiếng Việt cũng có sự phân biệt này:

(16-V) Anh đang nhầm to đấy*(17-V) Anh đang nhầm lớn đấy

trong đó (16-V) là đúng và khả chấp, còn (17-V) thì không. Điều đó chứng tỏ nghĩa liên hội quy định tầm kết hợp hay những kết hợp thường thấy (collocation) của từ. Vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để có minh chứng mạnh mẽ hơn.

Do thông tin về nghĩa liên hội ít được đề cập đến trong từ điển mà phụ thuộc vào sự tích lũy, thụ đắc của người học nên công việc của người học ngoại ngữ là phải tự tìm hiểu các ngữ cảnh sử dụng của từ, hoặc trông cậy vào sự giải thích của giảng viên/người thông thạo ngoại ngữ hoặc người bản ngữ, sự giải thích mà không phải lúc nào cũng có được. Từ điển từ đồng nghĩa là nguồn thông tin cực kỳ hữu ích, bổ khuyết cho nhược điểm này của các từ điển giải nghĩa hoặc từ điển song ngữ/ đa ngữ, nhưng hình như chúng không mấy khi được người học quan tâm sử dụng. Chính vì thiếu hụt những kiến thức như thế

3

Page 4: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

mà nhiều trường hợp người sử dụng đã không lựa chọn được đúng từ để diễn tả ý tưởng của mình, dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp trong giao tiếp. Chẳng hạn như trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2009 vừa rồi, đại diện của Việt Nam đã trả lời bằng tiếng Anh rằng “the people there are very very funny” (dịch trung thành là người dân nơi đó [người Việt Nam] rất, rất nực cười)2 khi được đề nghị “hãy kể một điều thú vị về đất nước bạn mà mọi người có thể chưa biết”. Vị đại diện này đã nhầm lẫn một cách tệ hại giữa funny - nực cười, đáng buồn cười, một từ có ý nghĩa tiêu cực với humorous – hài hước, dí dỏm, những từ có ý nghĩa tích cực. Dẫu chỉ là vô tình, do kiến thức tiếng Anh có hạn, song sự nhầm lẫn đó của vị đại diện Việt Nam chúng tôi coi là tệ hại vì đang nói đến một tính cách nổi bật của người Việt, có thể khiến bạn bè quốc tế hiểu nhầm về người Việt Nam. (Khả năng nói tiếng Anh lưu loát, trôi chảy của cô chứng tỏ cô có trình độ tiếng Anh tốt, nhưng rõ ràng là kiến thức ngữ nghĩa, từ vựng còn thiếu hụt tương đối lớn). Ví dụ trên cho thấy việc tìm hiểu nghĩa liên hội là một cấu phần quan trọng trong việc học từ vựng, nhưng lại thường hay bị bỏ qua hoặc không được dành thời gian thoả đáng khi học/dạy ngoại ngữ.

Sau đây chúng tôi xin đi sâu vào một số nhóm từ cụ thể để khảo sát nghĩa liên hội của chúng và mối quan hệ qua lại giữa nghĩa liên hội với thái độ xã hội trong sử dụng ngôn ngữ cũng như một số biến đổi nổi bật trong vài thập kỷ qua trong tiếng Anh và tiếng Việt.

2. Nghĩa liên hội của một số từ ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

a. Vấn đề giới

Khác với nhiều ngôn ngữ biến hình nổi bật như tiếng Nga và tiếng Pháp, các thứ tiếng mà danh từ có phân biệt giống cái, giống đực và giống trung (giống gender là một phạm trù ngữ pháp) và các từ khác đi kèm với danh từ phải biến đổi đuôi phù hợp với danh từ, tiếng Anh không có phạm trù giống rõ rệt. Nói đúng hơn, giống trong một số lượng danh từ tiếng Anh nhất định trùng với giới tính tự nhiên, và đó chủ yếu là các danh từ chỉ động vật (animate nouns), chẳng hạn

Trung tính (neutral) Đực (masculine) Cái (Feminine)ngựa horse, foal (ngựa con) stallion marevịt duckling (vịt con) drake duckngỗng gosling (ngỗng con) gander goosecừu sheep, lamb (cừu con) ram ewebò calf (bê) bull, ox cowcáo fox vixengà chicken (gà con) rooster, cock henlợn pig, piglet (lợn, lợn con) hog sow

Tuy nhiên, một số lượng khá lớn các từ, kể cả danh từ và tính từ vốn chỉ được sử dụng cho từng giới nhất định, ví dụ:

Nữ: bà đỡ: midwife, xinh đẹp: beautiful/ pretty Nam: tài xế tắc xi: cabman/taxi driver, chủ tịch: chairman, đẹp trai: handsome

2 Rất may người dịch của VNExpress khi đăng tin này đã dịch đúng là người dân ở đây rất hài hước.

4

Page 5: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Chính vì vậy, khi những từ này được sử dụng, nghĩa liên hội của chúng ngay lập tức tạo ra những cách hiểu khác với sự thực, ví dụ như câu chuyện sau:

Bố đang vội lái xe đưa con đi học rồi đi làm, lo lắng sợ muộn giờ. Chẳng may xe bị tai nạn, người bố tử vong ngay trong xe, còn cháu bé được cấp cứu vào bệnh viện. Bác sĩ nhìn thấy cháu bé thì nói ngay: "Đề nghị bác sĩ khác mổ cho cháu bé này. Tôi không thể mổ được. Nó là con tôi."

Thoạt đầu, nhiều người không hiểu được quan hệ giữa vị bác sĩ với cháu bé là thế nào, vì bố cháu bé đã tử vong trong tai nạn rồi, lại còn người bố nào làm bác sĩ nữa đây. Sở dĩ như vậy là vì bác sĩ vốn là nghề chỉ dành cho nam giới. Nguyễn Hữu Thọ (2009:82) cũng cho biết từ bác sĩ trong tiếng Pháp là médicin và cho dù "chủ ngữ đã xác định là nữ thì người Pháp vẫn phải dùng danh từ giống đực này (elle est médicin)." Hơn nữa, trong tiếng Anh, người ta thường xem "GIỐNG ĐỰC là khái quát hơn, và như theo một cách hiểu nào đấy, là cơ bản hơn." (Lyons, 2006:126). Đó là hậu quả một xã hội phụ quyền, nam giới làm bá chủ trong suốt một thời gian dài.3 Trong tiếng Việt cũng có những hiện tượng tương tự: tên gọi một số nghề nghiệp gắn liền với nam giới, chẳng hạn thầy giáo, thầy thuốc, thầy bói, thầy cãi, v.v. Song xã hội đã thay đổi, phụ nữ đã được đi học, được đào tạo và thực hiện một cách xuất sắc nhiều nghề vốn chỉ dành cho nam giới, và nghề bác sĩ không phải là một ngoại lệ. Chỉ khi người đọc hiểu rằng vị bác sĩ là một phụ nữ thì họ mới vỡ lẽ đó là mẹ cháu bé chứ không phải một ông nào đó "nhận nhầm". Rõ ràng là nghĩa liên hội, do ảnh hưởng của thái độ xã hội, đóng một vai trò rất lớn và cực kỳ quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ.

Về sự thay đổi thái độ xã hội này, Miller và Swift (1988) đã nhận định: Khi Sổ tay hướng dẫn viết không phân biệt giới tính (The Handbook of Nonsexist Writing) của họ lần đầu tiên xuất bản năm 1980, nỗ lực xoá bỏ phân biệt giới tính trong ngôn ngữ đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tổ chức quốc gia và địa phương khác nhau, cả của nhà nước và tư nhân. Nhà thờ, giáo hội đấu tranh với rắc rối nhận thức gây ra bởi ngôn ngữ truyền thống thiên về nam giới; các tổ chức khác nhau chỉnh lại điều lệ, hiến chương, quy chế, v.v. của mình với những từ ngữ trung tính. Đến giữa thập kỷ 80, phong trào sử dụng ngôn ngữ không phân biệt giới tính đã lên tới mức khi khảo sát 3 cuốn từ điển mới ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã thu được số liệu chứng tỏ xu hướng không biệt giới tính rõ rệt ở các từ ngữ mới trong tiếng Anh ở Mỹ (Anh Mỹ). Sự gia tăng sử dụng ngôn ngữ phi giới tính trên các phương tiện đại chúng cũng thể hiện tác động của thực tiễn xã hội tới ngôn ngữ cũng như ngôn ngữ tác động tới thực tiễn xã hội. Phụ nữ không những đã có được sự đại diện tích cực trong ngôn ngữ mà còn được tôn trọng và công nhận trong xã hội - một xã hội mà hầu hết lịch sử của nó đều mang tính phụ quyền gia trưởng, lấy nam giới làm trung tâm.

3 Tuy nhiên, trong trường hợp nào động vật giống cái chiếm vai trò chủ đạo thì danh từ giống cái được dùng phổ biến hơn để gọi chung cho cả loài. Chẳng hạn như do người ta nuôi ngỗng, vịt, bò chủ yếu là để lấy trứng, thịt và sữa nên danh từ giống cái goose, duck và cow được sử dụng phổ biến để chỉ cả loài (tất nhiên cow không phổ biến bằng goose và duck, do sữa là sản phẩm rõ ràng phải từ động vật có vú giống cái, với những đặc điểm giới tính dễ thấy hơn cả so với vịt và ngỗng).

5

Page 6: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Ví dụ rất rõ rệt về sự biến đổi này trong tiếng Anh là từ man - vốn trước đây man đồng nghĩa với “con người” nói chung, song gần đây đã thu hẹp nghĩa và chỉ còn chỉ “một người đàn ông trưởng thành” mà thôi. Những biến đổi tương tự cũng xảy ra khi man được dùng làm động từ hay tiền tố/vĩ tố trong các kết hợp khác, chẳng hạn waitron/wait person/people thay cho waiter/waitress (phục vụ bàn)4, acting person/ performer thay cho actor/actress (diễn viên), v.v. Trong Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 vẫn còn viết “... all men are created equal”, nhưng khi Hồ Chủ tịch trích dẫn lại trong Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã dịch rất hay và đúng là “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.”

Cũng từ năm 1945 đến nay, trong chế độ mới, phụ nữ Việt Nam đã và đang ngày càng được bình đẳng với nam giới, thể hiện rõ ở mọi mặt đời sống xã hội như tỉ lệ cán bộ lãnh đạo, đại biểu Quốc hội, doanh nhân, v.v. là phụ nữ ngày càng cao. Điều này đã tác động tới việc sử dụng tiếng Việt rất mạnh. Xin dẫn một vài ví dụ sau: những từ chỉ nghề nghiệp như Giám đốc, Tài xế, Doanh nhân, Cán bộ vốn chỉ dành cho nam giới, nên khi phụ nữ bắt đầu đảm nhiệm những công việc này, bao giờ phụ từ nữ cũng được thêm vào, chẳng hạn Nữ giám đốc, Nữ tài xế, Nữ bác sĩ, Nữ doanh nhân, Cán bộ nữ. Rõ ràng là có sự phân biệt về nghĩa liên hội giữa các cặp từ Nữ Giám đốc / Giám đốc, Nữ tài xế/ Tài xế, v.v. Song hiện nay, phụ từ nữ dần dần mất đi trong các kết hợp này, và Giám đốc, Tài xế, Doanh nhân, Cán bộ đã được dùng với nghĩa chung, chỉ cả hai giới, không phân biệt. Bằng chứng là trong một lần tìm kiếm trên Google, chúng tôi thu được 43.500.000 trường hợp xuất hiện của Giám đốc, trong đó chỉ có 14.400.000 trường hợp có Nữ Giám đốc (khoảng 33%), và khảo sát sơ bộ của chúng tôi trong số 14.400.000 trường hợp này cho thấy khi nữ được sử dụng, phụ từ này thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh, thu hút sự chú ý của người đọc là chính chứ không phải là có ý phân biệt đối xử. Đó là một điểm đáng mừng trong sử dụng ngôn ngữ không phân biệt giới tính trong tiếng Việt, góp phần nâng cao vị thế, bình đẳng của phụ nữ Việt Nam và thực hiện Luật Bình đẳng Giới. Một số điểm rất thú vị mà Nguyễn Hữu Thọ (2009:83-92) nhận thấy trong tiếng Việt là từ "cái có một vị trí đặc biệt với một phạm vi sử dụng lớn hơn đực rất nhiều", mang sắc thái tích cực, và dùng để chỉ những gì tốt đẹp; trong từ vựng tiếng Việt, "có một sự vượt trội về số lượng các từ chỉ nữ giới", "Trong cách xưng hô, bên cạnh Kính thưa các ông các bà, các anh các chị, ngày nay cũng đã có Kính thưa quý bà quý ông; Kính thưa các chị các anh. Trước đây, Bác Hồ trong một lời kêu gọi đã nói: Dù già trẻ, gái trai ai cũng phải thi đua yêu nước. Như vậy trong các tổ hợp trên, nữ luôn cùng xuất hiện với nam và không phải lúc nào cũng bị đứng sau. Có thể coi đây là một sự bình đẳng." Tuy bình đẳng giới đã được đưa thành luật, thực tế sử dụng ngôn ngữ đã có nhiều tiến bộ, kỳ thị giới tính đã giảm đi nhiều, song người sử dụng ngôn ngữ vẫn cần cố gắng hơn nữa và có sự cẩn trọng, cân nhắc kỹ càng khi sử dụng những từ ngữ dễ gây phân biệt đối xử, kỳ thị giới tính. Còn phải mất rất lâu nữa mới có thể xoá bỏ được hoàn toàn những cách diễn đạt như chúng tôi vẫn thường nghe “Thưa các thầy”, mặc dù tới 70-80% giáo viên có mặt ở đó là cô giáo.

b. Vấn đề người khuyết tật

4 Tránh dùng bồi bàn vì bồi theo chúng tôi vốn là từ vay mượn boy của tiếng Anh. boy vừa kỳ thị giới tính, vừa kỳ thị nghề nghiệp - nghề bồi bàn bị coi là nghề mạt hạng, hầu hạ người ở đẳng cấp cao hơn.

6

Page 7: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Trong 19 văn bản pháp quy các cấp liên quan đến người khuyết tật từ trước tới nay ở Việt Nam thì 13 văn bản sử dụng thuật ngữ “tàn tật”, và chỉ có 6 văn bản sử dụng “khuyết tật”. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 sử dụng cả hai từ “tàn tật” và “khuyết tật”. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 06/1988/PL-UBTVQH10 ngày 30 tháng 7 năm 1998 về người tàn tật vẫn sử dụng “người tàn tật” (như đã thấy ngay trong tiêu đề Pháp lệnh). Tuy nhiên, trong văn bản Luật Người khuyết tật - Dự thảo lần thứ 3 ngày 15/07/2009, từ “tàn tật” đã được thay bằng “khuyết tật”, “Người khuyết tật là người bị suy giảm về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan được biểu hiện dưới các dạng tật, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn và cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.” (Chương 1, Điều 2). Chương 9 cũng ghi rõ:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật, bộ luậtThay thế cụm từ “tàn tật”, “khuyết tật, tàn tật” hoặc “tàn tật, khuyết tật” trong các

luật, bộ luật hiện hành bằng cụm từ “khuyết tật”.” Chương 1, Điều 10 quy định “Ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam” thay thế cho Ngày Người tàn tật Việt Nam trong các văn bản trước đây.

Theo một nghiên cứu năm 2006 của Viện Nghiên cứu Xã hội, “mặc dù nói chung người khuyết tật đều nhận được sự cảm thông, thương xót của nhân dân, song họ cũng là đối tượng bị cô lập về mặt xã hội và bị trêu chọc vì sự khuyết tật của mình.” Hình ảnh lão điếc, thằng khoèo, con câm, thằng mù, thằng què, v.v., là những hình ảnh khá phổ biến trong văn hoá dân gian, gắn với những thói hư tật xấu, như có thể thấy trong vở Quan Âm Thị Kính, hay con điên trong vở Kim Nham (Suý Vân giả dại). Cách dùng các từ thằng, con thể hiện rõ thái độ khinh miệt, dè bỉu của ‘người đời’ đối với người khuyết tật, ví dụ như Thằng chột làm vua xứ mù. Thậm chí từ ‘tàn tật’ cũng có ý nghĩa phân biệt – ‘tàn’ tức là hết. Từ điển Tiếng Việt (2005:888) định nghĩa

tàn2 I. đg. 1. (Hoa) ở trạng thái héo khô dần, biểu hiện sắp kết thúc sự tồn tại; 2. (Lửa) ở trạng thái yếu dần, biểu hiện sắp tắt; 3. Ở vào giai đoạn cuối cùng của sự tồn tại, có những biểu hiện suy dần, yếu dần.

II. d. Phần còn lại của vật sau khi cháy hếtvà liệt kê các cụm từ có quan hệ ngữ nghĩa rõ rệt với tàn gồm tàn binh, tàn canh, tàn dư, tàn hương, tàn lụi, tàn phế (bị thương tật nặng đến mức mất khả năng lao động bình thường), tàn tạ, tàn tật (có một cơ quan quan trọng nào đó trong cơ thể bị tật nặng, mất khả năng lao động, hoạt động bình thường), và tàn tích. Ở miền Nam, trong Kháng chiến chống Mỹ, lính nguỵ bị thương còn bị gọi là ‘phế binh’ - bị phế bỏ, là người vô dụng. Từ điển tiếng Việt (2005:776) cũng xác định

phế đg. (kết hợp hạn chế) Bỏ, không dùng đến nữaphế binh d. Thương binh bị tàn tật

và các kết hợp khác như phế bỏ, phế đế, phế liệu, phế nhân, phế phẩm, phế tật, phế thải, phế tích, phế truất nói chung đều cùng có nét nghĩa là bỏ đi, không còn làm /dùng vào việc gì được nữa. Trong dân gian có những câu ca dao châm biếm cay độc như

“Chồng còng mà lấy vợ còngNằm chõng thì chật, nằm nong thì vừa”.

7

Page 8: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Hiểu rõ những nghĩa đó, trong một lần thăm thương binh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên “Thương binh tàn nhưng không phế”5, một câu nói đầy ý nghĩa và sâu sắc.

Như vậy, quan niệm và thái độ đối với người khuyết tật có thể tóm lược như sau:

i) Khuyết tật từ góc độ y tế: khuyết tật là kết quả của thể trạng của một cá nhân có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người đó và gây ra những bất lợi rõ rệt. Chính vì thế, chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội cần đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ liên quan để chữa trị khuyết tật bằng phương pháp y tế, giúp người khuyết tật có cuộc sống “bình thường”.

ii) Ngược lại, khuyết tật từ góc độ xã hội lại là những rào cản và thành kiến cũng như sự loại bỏ ra ngoài xã hội (vô tình hoặc hữu ý), những yếu tố tối hậu xác định một người là khuyết tật hay không. Quan niệm này nhận thức rõ rằng có người có thể có sự khác biệt nào đó về thể chất, trí tuệ hoặc tâm lý (đôi khi những khác biệt đó gây ra sự khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung được chấp nhận, song sự khác biệt đó không dẫn tới khuyết tật trừ phi xã hội không tạo điều kiện cho họ hoà nhập vào “dòng chính lưu bình thường” (normal mainstream). Do đó, một phương diện căn bản trong quan niệm này là sự bình đẳng và thường tập trung vào những thay đổi cần thiết từ phía xã hội, cụ thể như:• Thái độ tích cực hơn đối với khuyết tật và người khuyết tật; không đánh giá thấp chất lượng cuộc sống của những người có khiếm khuyết;• Tăng cường hỗ trợ xã hội để góp phần xử lý những rào cản nói trên;• Tăng cường thông tin cho người khuyết tật, chẳng hạn như đào tạo và sử dụng chữ nổi Braille, hay chuẩn hoá và phát triển Ngôn ngữ Ký hiệu tiếng Việt VSL6.

5 Chúng tôi tạm dịch “Invalid but not valueless”. 6 Vấn đề này chúng tôi cũng đã nêu ra trong một số hội nghị, hội thảo. Hiện nay nhu cầu giao tiếp bằng cử chỉ của người khiếm thính rất lớn nhưng mỗi địa phương lại có những ‘phương ngữ’ riêng với nhiều điểm bất đồng nên giao tiếp giữa nhóm người này ở các địa phương còn nhiều trục trặc. Cần có sự thống nhất, chuẩn hoá bộ Ngôn ngữ Cử chỉ này. Trên thế giới đã có những ngôn ngữ ký hiệu rất phát triển như Ngôn ngữ Cử chỉ Mỹ (ASL), Ngôn ngữ Cử chỉ Trung Quốc (CSL), và phiên dịch từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ Cử chỉ và ngược lại đã trở thành một nghề phổ biến; trên nhiều kênh truyền hình đã có hình ảnh phiên dịch ASL làm việc đồng thời (simultaneous interpreter) khi phát hình. Cần có sự phát triển tương tự cho tiếng Việt, và đây là nhiệm vụ của các nhà Việt ngữ học, vừa là nhiệm vụ chuyên môn, vừa là đòi hỏi chính đáng của người khuyết tật - một trong những quyền con người mà người khuyết tật được hưởng. Theo Nguyễn Hải Thượng (2009), Có khoảng 250 triệu người khiếm thính trên thế giới, trong đó có 4 triệu người Việt Nam. Người khiếm thính Việt Nam nằm trong số những người chịu thiệt thòi nhất trong xã hội ... Ngôn ngữ cử chỉ luôn là một vấn đề lớn đối với người khiếm thính. Cho tới nay chưa có một hệ thống ngôn ngữ cử chỉ chuẩn trên toàn quốc ở Việt Nam. Những ngôn ngữ này khác biệt từ vùng này tới vùng khác, thậm chí giữa các trường trong cùng một vùng, một khu vực. Kết quả là học sinh khiếm thính có ngữ vựng rất hạn chế và giao tiếp với vị thành niên khuyết tật ở các vùng, các khu vực khác rất khó khăn." Những bài học rút ra qua nghiên cứu này là ngay cả cha mẹ cũng không thể truyền đạt cho con cái những thông tin cần thiết về Sức khoẻ Sinh sản và Sức khoẻ Tình dục (SKSS/TD) vì họ thiếu kỹ năng ngôn ngữ cử chỉ; những giáo viên nào chưa được tập huấn đầy đủ về cách truyền đạt thông tin SKSS/TD qua ngôn ngữ cử chỉ cũng không thể lĩnh hội thấu đáo kiến thức SKSS/TD từ sách vở để rồi truyền đạt được chúng cho học sinh; và không có ngôn ngữ cử chỉ chuẩn và giáo viên chưa được trang bị một chương trình giáo dục SKSS/TD

8

Page 9: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

• Chú trọng hơn đến các kết cấu vật chất tạo điều kiện cho người khuyết tật tiếp cận tốt hơn.

Ngoài những quan niệm kể trên, còn có nhiều quan điểm khác, ít phổ biến hơn ở phương Tây nhưng khá phổ biến ở Việt Nam và một số nước Phương Đông đối với khuyết tật và người khuyết tật như quan niệm mang tính đạo đức – quan niệm cho rằng người khuyết tật phải chịu trách nhiệm về đạo đức cho chính sự khuyết tật của mình, và người khuyết tật thường cảm thấy xấu hổ, mặc cảm tội lỗi về khuyết tật của mình, dẫn đến việc họ bị cô lập và tự cô lập mình trong nhà, không giao tiếp với xã hội bên ngoài, không được hưởng quyền bình đẳng như những người khác, thậm chí cũng không biết mình được hưởng những quyền gì. Chẳng hạn, khi thấy người què quặt, câm điếc, người Việt Nam thường hay quở ‘tại ông bà bố mẹ ăn ở thất đức’ hay ‘kiếp trước ở ác nên kiếp này phải gánh chịu’, ‘trời phạt’, v.v., như một số ví dụ ở trên cho thấy. Tiếp theo là quan niệm mang tính chuyên môn - thường là từ những cơ sở cung cấp dịch vụ hoạt động hơi thái quá và làm thay cho những bệnh nhân thụ động, không đủ trí tuệ để kiểm soát hành vi của mình. Quan niệm này cho rằng người khuyết tật là ‘không bình thường’. Cuối cùng là quan niệm bố thí, từ thiện, quan niệm cho rằng người khuyết tật là nạn nhân của hoàn cảnh nên đáng được thương hại. Báo cáo nghiên cứu này kết luận rằng họ nhận thấy “những quan niệm và thái độ này ở Việt Nam vẫn còn phổ biến trong xã hội hiện nay”.

Những quan điểm, thái độ đó đã ảnh hưởng tới chính sách đối với người khuyết tật. Từ khi không có chính sách gì đối với người khuyết tật, hoặc chăm sóc họ do thương hại, hoặc làm từ thiện, từ việc chăm sóc người khuyết tật là trách nhiệm của gia đình họ, và thường họ bị “giấu” trong nhà, xuất phát từ quan niệm đạo đức, tội lỗi đối với khuyết tật, chuyển sang chính sách chăm sóc tại cơ sở chuyên trách, quản lý, ‘canh giữ’ chặt chẽ (đặc biệt là với người khuyết tật tâm thần) nhằm “bảo vệ xã hội và những người bình thường”.7 Xu hướng mới đang đề

riêng cho học sinh khiếm thính, một chương trình có thể thực hiện được bằng ngôn ngữ cử chỉ. Một điều đáng mừng qua chương trình thí điểm ở Trường Xã Đàn là đã xây dựng được chương trình giảng dạy về SKSS/TD (kể cả HIV/AIDS) cho học sinh khiếm thính; lập được bảng từ vựng về SKSS/TD đầu tiên bằng ngôn ngữ cử chỉ ở Việt Nam (khoảng 400 từ bổ sung cho vốn ngữ vựng SKSS/TD của học sinh), và tập huấn kiến thức, kỹ năng giảng dạy SKSS/TD cho giáo viên. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn hoàn toàn thiếu vắng các nhà ngôn ngữ học chuyên sâu về ngôn ngữ cử chỉ.7 Bản thân việc sử dụng những người bình thường ở đây đã hàm chỉ những người khuyết tật là ‘không bình thường’ (abnormal), và ‘không bình thường’ tức là dở dở, khùng khùng, v.v. Có thể suy diễn ra những nghĩa liên hội khác với sắc thái tiêu cực. Chính vì vậy, Dự thảo Luật Người khuyết tật đã tránh dùng từ bình thường mà diễn đạt Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục người khuyết tật chung với người không khuyết tật trong các cơ sở giáo dục, trong đó người bình thường đã được thay thế bằng người không khuyết tật, giống như cách dùng trong tiếng Anh – PLWD, people living with a disability hoặc PWD, people with disabilities - người khuyết tật (người sống với khuyết tật, người có khuyết tật chứ không phải người bị khuyết tật), so với non-disabled person/people - người không khuyết tật. Nhiều văn bản còn dùng từ bình thường/normal thì đều để từ này trong ngoặc kép với hàm ý không sử dụng nó theo những nghĩa liên hội nói trên.

9

Page 10: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

xuất hiện nay là chăm sóc tại cộng đồng, tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập với đời sống cộng đồng và xã hội. Bản thân người khuyết tật đã nhiều lần lên tiếng rằng họ không cần sự thương hại và không muốn sống dựa vào lòng thương hại của gia đình, người thân, cộng đồng hay xã hội, vì họ vẫn là những người lao động có năng lực và muốn tự nuôi sống mình cũng như đóng góp cho xã hội bằng những năng lực ấy. Vấn đề là họ có được tạo điều kiện để sử dụng năng lực hay không. Đó cũng là quyền con người của người khuyết tật, và quyền đó phải được tôn trọng, đảm bảo và được thực hiện, theo phương thức tiếp cận và pháp luật dựa trên quyền (right-based approach/ law).

Trong tiếng Anh, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, có 3 từ liên quan đến khuyết tật cần phân biệt rõ ràng:

1. Impairment (cấp độ cơ quan, tổ chức nào đó trong cơ thể): từ này dùng để chỉ sự mất mát hoặc bất bình thường về cấu trúc cơ thể hoặc về chức năng tâm sinh lý nào đó. Impairment có thể là hậu quả của bệnh tật hoặc tai nạn, có thể từ bẩm sinh hoặc do các tác nhân môi trường.

2. Disability (cấp độ cá nhân): khả năng hoạt động nào đó bị giảm hoặc mất đi do hậu quả của impairment; sự hạn chế hoặc mất đi một chức năng nào đó (đi lại, vận động, nghe hoặc giao tiếp)

3. Handicap (cấp độ xã hội): những thiệt thòi mà người ta phải gánh chịu do disability. Hoặc đó là kết quả sự tương tác giữa một cá nhân có impairment hoặc disability với những rào cản xã hội, văn hoá hoặc môi trường tự nhiên đến mức người đó không thể tham gia đời sống cộng đồng nói chung một cách bình đẳng hoặc hoàn thành một vai trò bình thường nào đó.

Căn cứ vào các định nghĩa trên, có thể dịch 3 từ này lần lượt là khiếm khuyết, khuyết tật và thiệt thòi. Trong cách sử dụng thông thường, theo Wikipedia, handicap và disability thường được coi là đồng nghĩa, sử dụng thay thế cho nhau, và khuyết tật là từ tiếng Việt tương đương với cả hai từ đó trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần hiểu rõ những điểm khác biệt như các định nghĩa nói trên đã xác định. Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có từ invalid với nghĩa a sick person (người đau ốm) và a person with a disability - người khuyết tật, song invalid - một từ trái nghĩa phái sinh từ valid có thể có nghĩa liên hội với sắc thái tiêu cực như cặp từ normal/abnormal (bình thường / không bình thường), do vậy nên hạn chế sử dụng (và tên tiếng Anh của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội là MOLISA – Ministry of Labor, (War) Invalids and Social Affairs cũng nên có thay đổi cần thiết).

Qua những trình bày trên đây, có thể thấy rõ sự thay đổi quan điểm, thái độ của Đảng, Nhà nước và nhân dân nói chung đối với người khuyết tật, dẫn đến những chính sách, những cách ứng xử mới, tiến bộ

10

Page 11: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

hơn, nhân văn hơn dành cho người khuyết tật, mặc dù những định kiến, thái độ tiêu cực truyền thống cũng còn một thời gian dài nữa mới có thể thay đổi được. Những tiến bộ đó thể hiện rất rõ trong sử dụng ngôn từ, chẳng hạn như người mù, người điếc đã được thay thế bằng người khiếm thị, khiếm thính, hay người khuyết tật vận động thay thế cho thằng què, thằng cụt trước đây, và rất mừng là những từ ngữ tiến bộ ấy ngày càng trở nên phổ biến trong giao tiếp, văn bản tiếng Việt.

c. Vấn đề HIV/AIDS

Kỳ thị và phân biệt đối xử không những đã xảy ra đối với phụ nữ, người khuyết tật mà còn đối với người sống chung với HIV/AIDS (nay thường gọi là người có H). Theo nghiên cứu của Khuất Thu Hồng (2003), “kỳ thị và phân biệt đối xử rất nặng nề ... thể hiện ở vô vàn dạng thức, phổ biến ở nhiều bối cảnh khác nhau, và tất cả mọi người sống chung với HIV/AIDS đều bị kỳ thị và phân biệt đối xử, đặc biệt là người tiêm chích ma tuý và lao động tình dục.” Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó tựu trung có 3 căn nguyên chính:

i) sợ lây nhiễm HIV/AIDS - một loại bệnh đe doạ đến tính mạng;ii) HIV/AIDS gắn với “tệ nạn xã hội” như ma tuý, mại dâm, tình dục đồng

giới, tình dục bừa bãi - những hành vi vốn bị kỳ thị trong xã hội; vàiii) thông tin sai lệch về HIV/AIDS cũng như hình ảnh tiêu cực về người sống

chung với HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu/ chiến dịch truyền thông.

Những yếu tố liên quan đến kỳ thị đối với HIV/AIDS còn có những quan niệm hoặc thực tế như:

Nhiều người nhiễm HIV qua đường tình dục, và bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) luôn luôn bị kỳ thị nặng nề

Nhiễm HIV thường bị coi là kết quả của sự vô trách nhiệm của các cá nhân Tín ngưỡng tôn giáo hoặc đạo đức khiến một số người cho rằng nhiễm HIV là do

vi phạm đạo đức (như tình dục bừa bãi hoặc tình dục lệch lạc, đáng bị trừng phạt).

Hồi đầu khi đại dịch AIDS mới bùng phát, hàng loạt các hình ảnh ghê sợ đã được sử dụng, càng làm tăng kỳ thị và phân biệt đối xử ‘một cách hợp pháp’, chẳng hạn như

HIV/AIDS là trừng phạt (vì hành vi phi đạo đức) HIV/AIDS là tội ác (do liên đới tới nạn nhân vô tội) HIV/AIDS là cuộc chiến (do phải chiến đấu với virút) HIV/AIDS là nỗi kinh hoàng (người nhiễm đáng sợ như ma quỷ) HIV/AIDS là sự cách ly, cô lập.

6 năm đã qua kể từ nghiên cứu trên, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV/AIDS ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung chưa giảm được bao nhiêu,

11

Page 12: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

như hình sau cho thấy thái độ và quan niệm của cán bộ y tế Ruanđa đối với người sống chung với HIV/AIDS:

Hình 1: Thang Thái độ và Quan niệm

(Điểm tối thiểu tuyệt đối có thể có sẽ là 29 nếu như cán bộ y tế không có thái độ tiêu cực gì. Điểm tối thiểu thu được qua nghiên cứu là 37, cho thấy tất cả các cán bộ y tế được phỏng vấn đều có thái độ tiêu cực đối với người sống chung với HIV/AIDS ở các mức độ nhiều ít khác nhau. Khoảng điểm trong thang này là từ 37 – 73) (Jean-Baptiste, 2008).

Trong tiếng Việt, sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã được thể hiện rõ trong các từ ngữ như con nghiện, gái đĩ/gái mại dâm/ gái gọi, v.v. Theo khuyến nghị Quốc tế, cần phải nỗ lực rất lớn và liên tục để thay đổi quan niệm, thái độ, cách ứng xử đối với những nhóm người này nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với họ trên cơ sở quyền con người (right-based approach), tương tự như vấn đề người khuyết tật chúng tôi đã đề cập ở trên. Xin tham khảo Danh mục khuyến nghị sau của tổ chức UNAIDS:

Thuật ngữ trước đây Nay nên dùngHIV/AIDS Sử dụng thuật ngữ nào phù hợp và cụ thể nhất theo ngữ cảnh.

Chẳng hạn như người sống với HIV, người có H, tỉ lệ nhiễm HIV, phòng chống HIV, xét nghiệm HIV, bệnh liên quan đến HIV, chẩn đoán AIDS, trẻ em chịu ảnh hưởng của AIDS, trẻ em mồ côi do AIDS, ứng phó với AIDS, chương trình [phòng chống] AIDS quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ về AIDS. Dùng được dịch/đại dịch HIV và dịch/đại dịch AIDS.

Vi rút AIDS Không có vi rút AIDS. Vi rút liên quan đến AIDS là HIV – vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Không dùng vi rút HIV vì V là viết tắt của từ vi rút rồi nên nói vi rút HIV là thừa. Chỉ cần dùng HIV.

nhiễm AIDS Không dùng nhiễm. Không ai bị nhiễm AIDS, vì AIDS không phải là tác nhân gây nhiễm. Sử dụng người sống với HIV hoặc người HIV dương tính, người có H.

nạn nhân AIDS Không dùng nạn nhân. Sử dụng người sống với HIV, người có H. Chỉ sử dụng AIDS để gọi người đã có chẩn đoán AIDS lâm sàng.

12

Page 13: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

bệnh nhân AIDS Chỉ sử dụng bệnh nhân khi nói đến bối cảnh phòng khám/ bệnh viện. Nên dùng bệnh nhân có bệnh liên quan đến HIV giai đoạn cuối hoặc bệnh liên quan đến AIDS.

Nguy cơ AIDS Nên dùng nguy cơ nhiễm HIV, nguy cơ phơi nhiễm HIVLao động tình dục thương mại (CSW)

Nên dùng lao động tình dục hoặc tình dục thương mại hoặc buôn bán dịch vụ tình dục.

Mại dâm/ mãi dâm Chỉ sử dụng đối với thanh niên mại dâm; còn lại nên dùng lao động tình dục.

Con nghiện (drug addict) Người sử dụng ma tuý (drug user), Người tiêm chích ma tuý (IDU). Ma tuý có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm ven.

Dùng chung bơm kim tiêm

Nên dùng dùng dụng cụ tiêm chích không vô trùng khi nói đến nguy cơ phơi nhiễm HIV; nên dùng dùng dụng cụ tiêm chích nhiễm bẩn nếu biết dụng cụ đó có mang HIV hoặc HIV đã bị lây truyền.

Cuộc chiến chống AIDS Nên dùng ứng phó với AIDS.Người mang AIDS Không nên dùng vì sự kỳ thị rất cao mà cũng không đúng, vì

tác nhân gây bệnh là HIV chứ không phải AIDS.người chết vì AIDS đây chỉ là câu cửa miệng, nhưng thực sự không phải vậy.

Người ta chết không phải vì AIDS mà là do bệnh tật liên quan đến HIV hoặc AIDS.

nhiễm bẩn và không vô trùng

Dụng cụ tiêm chích ma tuý có thể nhiễm bẩn nếu gây lây truyền, tức là dụng cụ đó có mang HIV; không sạch, bẩn hoặc không vô trùng nếu dụng cụ đó có nguy cơ phơi nhiễm HIV, tức là có thể mang hoặc không mang vi rút này.

Mô tả AIDS AIDS thường được mô tả là một bệnh chết người, không thể cứu chữa, và điều đó thường gây sợ hãi và chỉ làm tăng kỳ thị và phân biệt đối xử. Đôi khi AIDS cũng được gọi là bệnh mãn tính, có thể kiểm soát được, tương tự như cao huyết áp hoặc đái tháo đường, nhưng như thế dễ làm cho người ta tin là AIDS không nghiêm trọng như người ta tưởng. Nên mô tả thế này: AIDS, Hội chứng Suy giảm Hệ miễn dịch Mắc phải, là một bệnh gây tử vong do HIV – vi rút gây suy giảm hệ miễn dịch ở người – gây ra. HIV làm cho cơ thể mất/ không còn khả năng chống nhiễm khuẩn và bệnh tật, và cuối cùng dẫn tới tử vong. Hiện nay, thuốc kháng vi rút ARV làm chậm quá trình sản sinh vi rút và có thể tăng cường chất lượng sống chứ không loại bỏ được HIV đã nhiễm.

Cuộc chiến Không nên dùng từ này và những từ tương tự như đấu tranh, chiến dịch, chiến đấu, trừ khi phải trích dẫn trực tiếp. Nên dùng: ứng phó với, quản lý, biện pháp phòng chống; sáng kiến; hành động; nỗ lực và chương trình. Một lý do là tránh hiểu cuộc chiến với HIV đồng nghĩa với cuộc chiến chống người có H.

Gay / Gay men - Nam đồng tính

Nên dùng MSM – nam tình dục đồng giới trừ phi các cá nhân hoặc các nhóm tự gọi mình là gay.

13

Page 14: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

3. Kết luận

Qua những trình bày trên đây, có thể khẳng định lại rằng nghĩa liên hội là một phần nghĩa rất quan trọng của từ, góp phần quy định tầm kết hợp cũng như các kết hợp thường thấy (collocation) của từ. Nghĩa liên hội nằm ở tầng nghĩa biểu trưng của từ, mang tính xã hội rất rõ rệt nên vừa chịu ảnh hưởng của thái độ xã hội, vừa tác động trở lại thái độ xã hội trong sử dụng ngôn ngữ, như các ví dụ trong ba lĩnh vực giới, khuyết tật và HIV/AIDS đã cho thấy. Mặc dù thái độ xã hội những năm gần đây trong ba lĩnh vực này trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là những chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ, người khuyết tật và người có HIV/AIDS, song để chính sách, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, để ngôn ngữ thực sự phản ánh sự tôn trọng và thực hiện quyền bình đẳng cũng như đầy đủ các quyền con người của phụ nữ, người khuyết tật và người có HIV/AIDS, đòi hỏi mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ phải nỗ lực nhiều hơn nữa và luôn luôn ý thức được những điều trên trong từng lời nói, cử chỉ, thái độ và hành vi của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2009) Luật Người Khuyết tật - Dự thảo lần thứ 3 ngày 15/07/2009, Hà Nội

Bộ Tư pháp (2007) Luật Bình đẳng Giới, Hà Nội Trần Xuân Điệp (2002) "Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ trong những cách biểu đạt

mang tính định kiến về giới nhìn từ góc độ lịch sử", Tạp chí Ngôn ngữ số 3, tr.41-48http://www.avert.org/aidsstigma.htm HIV & AIDS stigma and discrimination, truy cập

ngày 1/9/09Khuất Thu Hồng (2003) Tackling HIV/AIDS-related Stigma and Discrimination in

Vietnam, Hà Nội: Viện Nghiên cứu Xã hộiJean-Baptiste, Rachel (2008) HIV/AIDS-Related Stigma, Fear, And Discriminatory

Practices Among Healthcare Providers In Rwanda, Kết quả Dự án Đảm bảo Chất lượng, tháng 9 năm 2008, USAID

Lyons, John (2006) Ngữ nghĩa học dẫn luận (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Hà Nội: NXB GDMiller, Casey & Swift, Kate (1988) The Handbook of Nonsexist Writing for Writers,

Editors and Speakers, 2nd edition, New York: Harper & Row, Publishers Murray B. (2009) Legislation concerning the vocational training and employment of

People with Disabilities - International Trends, báo cáo tại Hội thảo Tham vấn về Dự thảo Luật Người Khuyết tật, Đại Lải, Vĩnh Phúc, 5 - 6 tháng 8/2009

Hoàng Phê (chủ biên) (2005) Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà NẵngQuirk, Radolph và Greenbaum, Sidney (1973) A University Grammar of English, Oxford:

Oxford University Press

14

Page 15: Nghĩa liên hội (connotational meaning) và thái độ xã …ulis.vnu.edu.vn/files/uploads/2017/06/LamQuangDong... · Web viewNghĩa liên hội và thái độ xã hội trong

Báo cáo tại Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc: Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội 26 – 27/11/2009

Lê Quang Thiêm (2008) Ngữ nghĩa học, Hà Nội: NXB GD Nguyễn Hữu Thọ (2009) Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiện của sự kỳ

thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt, đề tài NCKH cấp ĐHQGHN đặc biệt, mã số QG.07.41

Nguyễn Hải Thượng (2009) “Sexuality education in Vietnam: benchmarks for sign language”, trong Exchange on HIV/AIDS, Sexuality and Gender, Amsterdam: Royal Tropical Institute Information & Library Services, pp. 7 - 9

UNAIDS’ Terminology Guidelines (March 2007), http://www.acfid.asn.au/what-we-do/docs_what-we-do/docs_issues/docs_hiv-aids/unaids_terminology_guide.pdf, truy cập ngày 2/3/2009

Văn phòng Quốc hội (1998) Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội số 06/1988/PL-UBTVQH10 ngày 30 tháng 7 năm 1998 về người tàn tật, Hà Nội

Viện Nghiên cứu Xã hội (2006) People with disabilities in Vietnam, http://www.choike.org/nuevo_eng/informes/6512.html, truy cập ngày 31/08/2009

VnExpress (2009) Hoàng Yến trả lời phỏng vấn tại Miss Universe 2009, http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/08/3BA12150, truy cập ngày 1/9/2009

Webster’s New Dictionary of Synonyms (1984), Massachusetts: Merriam-Webster Inc., Publishers

15