6
Theo nhn xét ca Tng giám đốc IOM, ông William Lacy Swing, “Mc dù cuc khng hong kinh tế vn đang din biến và toàn bnh hưởng ca nó vn còn là mt n s, slà phn tác dng nếu chính phcác nước phát trin đóng ca vi người di cư. Nhiu người trong shvn rt cn thiết cho các công vic mà công dân các nước công nghip phát trin không thhoc không mun làm.” Các quc gia cn tha nhn sđóng góp mt cách tích cc ca người di cư đối vi stăng trưởng và phc hi kinh tế, đồng thi cgng không đóng ca đối vi hvào nhng lúc suy gim kinh tế. Cn có mt hthng điu hành cho nhng người di cư bi các dbáo nhân khNu cho thy đến năm 2050, nhng quc gia này sphi đối mt vi sthiếu ht lao động còn ln hơn do tlsinh gim và lc lượng lao động ngày càng già, dn đến vic sngười trên 60 tui nhiu gp đôi strem. Thc tế, vn đề di cư đã trthành mt xích quan trng ca toàn cu hóa. Ông Swing cho biết “vic đóng ca vi người di cư, không nghi ngna, scàng khuyến khích người di cư tìm cách ra đi bng con đường bt hp pháp do nhng kbuôn bán người tchc và như vy, nguy cơ bbóc lt, blm dng, thm chí nguy him đến tính mng là rt cao. Kiu di cư này chcàng làm tăng thêm sphân cách trong xã hi và thái độ bài xích đối vi người di cư ngày càng ln nhng quc gia này bng vic rêu rao rng người di cư là nhng kcướp vic.” Khng hong kinh tế cũng không nên được sdng làm lý do để bóc lt nhng người di cư thông qua vic ct gim hoc không thanh toán thù lao – nhng hành vi lm dng mà đặc bit nhng người di cư trái phép thường xuyên phi đối mt. Khon tin người di cư gi vnhà rt quan trng vì đó thường là ngun sng và ngun vn làm ăn để thoát nghèo cho gia đình h.Các gia đình trên khp thế gii đã đang phi hng chu nhng hu quca vic lượng tin gi vbgim và hphi đối mt vi mt tương lai không n định. Mt gii pháp cho cuc khng hong kinh tế? M C L C Gii pháp cho cuôc khng hong kinh tế? 1 Trgiúp lut pháp cho di cư lao động 2 Tin tc qua nh 3 Photovoice Quyn phndi cư 4 Htrhi hương Dch vvía ca IOM 5 Môi trường và di dân Chng buôn bán người 6 Mt shot động trong Tháng 03 Newsletter THÁNG 3 - 2009 Tchc Di cư Quc Tế Khách sn Horison - 40 Cát Linh - Tng 1 Qun Đống Đa - Hà Ni - Vit Nam Tel: (84-43) 736-6258 Fax: (84-43) 736-6259 E-mail: [email protected] Website: www.iom.int/vn Văn phòng ti TP HChí Minh 1B Phm Ngc Thch, Qun 1 Tel: (84-83) 822 - 2057/58 Fax: (84-83) 822 - 1780 Email: [email protected] NGÀY/GINI DUNG HOT ĐỘNG ĐNA ĐIM Ngày 06-07 ĐƯỜNG VIN Thư vin Quc gia 09:00 - 16:00 vì bình đẳng và hnh phúc 31 Tràng Thi ca PhnDi cư Ni Ngày 24 Khai mc PHÍA SAU NHNG 29 Hàng Bài 15:30 - 16:50 MƠ ƯỚC vi nhng bc nh Ni Ngày 25-30 ghi li cuc sng ca Thanh niên 08:30 - 17:00 Di cư ti Hà Ni

Qu Đố Đ Newsletter - International Organization for … xã hội và thái độ bài xích đối với người di cư ngày càng lớn ở những quốc gia này bằng vic

Embed Size (px)

Citation preview

Theo nhận xét của Tổng giám đốc IOM, ông William Lacy Swing, “Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn đang diễn biến và toàn bộ ảnh hưởng của nó vẫn còn là một ẩn số, sẽ là phản tác dụng nếu chính phủ các nước phát triển đóng cửa với người di cư. Nhiều người trong số họ vẫn rất cần thiết cho các công việc mà công dân các nước công nghiệp phát triển không thể hoặc không muốn làm.”

Các quốc gia cần thừa nhận sự đóng góp một cách tích cực của người di cư đối với sự tăng trưởng và phục hồi kinh tế, đồng thời cố gắng không đóng cửa đối với họ vào những lúc suy giảm kinh tế. Cần có một hệ thống điều hành cho những người di cư bởi các dự báo nhân

khNu cho thấy đến năm 2050, những quốc gia này sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động còn lớn hơn do tỉ lệ sinh giảm và lực lượng lao động ngày càng già, dẫn đến việc số người trên 60 tuổi nhiều gấp đôi số trẻ em. Thực tế, vấn đề di cư đã trở thành mắt xích quan trọng của toàn cầu hóa.

Ông Swing cho biết “việc đóng cửa với người di cư, không nghi ngờ nữa, sẽ càng khuyến khích người di cư tìm cách ra đi bằng con đường bất hợp pháp do những kẻ buôn bán người tổ chức và như vậy, nguy cơ bị bóc lột, bị lạm dụng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng là rất cao. Kiểu di cư này chỉ càng làm tăng thêm sự phân cách trong xã hội và thái độ bài xích đối với người di cư ngày

càng lớn ở những quốc gia này bằng việc rêu rao rằng người di cư là những kẻ cướp việc.”

Khủng hoảng kinh tế cũng không nên được sử dụng làm lý do để bóc lột những người di cư thông qua việc cắt giảm hoặc không thanh toán thù lao – những hành vi lạm dụng mà đặc biệt những người di cư trái phép thường xuyên phải đối mặt. Khoản tiền người di cư gửi về nhà rất quan trọng vì đó thường là nguồn sống và nguồn vốn làm ăn để thoát nghèo cho gia đình họ.Các gia đình trên khắp thế giới đã và đang phải hứng chịu những hậu quả của việc lượng tiền gửi về bị giảm và họ phải đối mặt với một tương lai không ổn định.

Một giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế?

MỤC LỤC

Giải pháp cho cuôc

khủng hoảng kinh tế? 1

Trợ giúp luật pháp cho

di cư lao động 2

Tin tức qua ảnh 3

Photovoice

Quyền phụ nữ di cư 4

Hỗ trợ hồi hương

Dịch vụ vía của IOM 5

Môi trường và di dân

Chống buôn bán người 6

Một số hoạt động trong Tháng 03

Newsletter T H Á N G 3 - 2 0 0 9

Tổ chức Di cư Quốc Tế

Khách sạn Horison - 40 Cát Linh - Tầng 1

Quận Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam

Tel: (84-43) 736-6258

Fax: (84-43) 736-6259

E-mail: [email protected]

Website: www.iom.int/vn

Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh

1B Phạm Ngọc Thạch, Quận 1

Tel: (84-83) 822 - 2057/58

Fax: (84-83) 822 - 1780

Email: [email protected]

NGÀY/GIỜ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐNA ĐIỂM

Ngày 06-07 ĐƯỜNG VIỀN Thư viện Quốc gia

09:00 - 16:00 vì bình đẳng và hạnh phúc 31 Tràng Thi

của Phụ nữ Di cư Hà Nội

Ngày 24 Khai mạc PHÍA SAU NHỮNG 29 Hàng Bài

15:30 - 16:50 MƠ ƯỚC với những bức ảnh Hà Nội

Ngày 25-30 ghi lại cuộc sống của Thanh niên

08:30 - 17:00 Di cư tại Hà Nội

T R A N G 2

Hội thảo Quốc tế về trợ giúp Pháp luật

đối với Người Lao động Di cư Từ ngày 26 – 28 tháng 11, 2008, IOM đã tham gia cuộc Hội thảo Quốc tế với mục tiêu thảo luận về vấn đề trợ giúp pháp luật trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, do Hiệp hội Quốc gia tổ chức tại TP Đà Nẵng. Gần 100 luật sư và các nhà tài trợ về pháp lý đến từ Úc, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Malaysia, Philipin, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã tham dự buổi hội thảo. Cuộc thảo luận kéo dài ba ngày được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện hợp tác trong việc đưa ra sự trợ giúp pháp luật cho người lao động di cư trong khu vực.

Phía Chính phủ Việt Nam có sự tham gia của đại diện Cục quản lý lao động nước ngoài, Trung tâm Đoàn TNCS, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ và các cán bộ cấp tỉnh từ Sở Tư pháp và Sở Lao động. Ngoài ra cũng có đại diện từ các Trung tâm

Trợ giúp Pháp luật ở các tỉnh Bình Dương và Thanh Hóa và TP Hồ Chí Minh.

Cuộc hội thảo là một cơ hội hiếm có để những người tham gia đến từ các quốc gia lớn có dịp thảo luận về các thách thức và thành công trong việc trợ giúp về pháp luật cho người di cư. Ramona Vi-jeyarasa, một luật sư về nhân quyền hiện đang làm luận án tiến sĩ Đại học New South Wales, và làm việc tại văn phòng IOM Hà Nội, phát biểu về tình hình lao động di cư ở Tiểu vùng Sông Mê Kông Mở rộng và tham gia thảo luận với Ban tổ chức Hội thảo về vấn đề nhân quyền của người lao động di cư.

Một loạt các vấn đề đã được đưa ra tranh luận, như chi phí trung gian, di cư gắn với hôn nhân, tư vấn pháp lý

về việc khởi tố tội phạm buôn người, nâng cao sự hợp tác giữa các tổ chức trợ giúp về pháp luật ở các nước gửi, nước nhận và sự tăng cường nâng cao nhận thức và thông tin cho những người có khả năng di cư. Những người tham gia đến từ các tổ chức trợ giúp pháp luật quốc gia cũng đã thảo luận về cơ chế hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý của nước mình, bao gồm khả năng tiếp cận và phạm vi các dịch vụ cung cấp cho người di cư. Đại diện chính phủ Trung Quốc và Indone-sia cũng đã đưa ra các bài thuyết trình của mình.

Mạng lưới các luật sư xuất hiện từ hội nghị này được hy vọng sẽ tiếp tục đối thoại về tăng cường hợp tác và chia sẻ ý kiến trong một cố gắng cải thiện hỗ trợ pháp luật đối với lao động di cư ở cả nước gửi và nhận lao động.

N E W S L E T T E R

Bạn có biết?

Là một tổ chức liên

chính phủ đi đầu trong

lĩnh vực di cư, IOM

được thành lập năm

1951.

IOM hoạt động nhằm

giúp bảo đảm việc

quản lý di cư nhân đạo

và có trật tự;

đề cao hợp tác Quốc tế

trong các vấn đề di cư;

trợ giúp tìm kiếm giải

pháp thiết thực cho các

vấn đề di cư và hỗ trợ

nhân đạo cho những

người di cư gặp khó

khăn, bao gồm người tị

nạn và người bị di dời

trong nội địa.

Hiến trương IOM

thừa nhận mối liên hệ

giữa việc di cư và sự

phát triến kinh tế, xã

hội và văn hóa cũng

như quyền tự do di

chuyển.

IOM có 125 nước

thành viên và 19 nước

quan sát viên. Trụ sở

chính của IOM tại Giơ

-ne-vơ, Thụy Sĩ, ngoài

ra còn có văn phòng ở

hơn 100 nước trên thế

giới, trong đó có Việt

Nam.

IOM tại Việt Nam IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1987 và tổ chức này hoạt động dựa trên Thỏa thuận ký kết với Bộ Ngoại giao. Hoạt động của IOM ở Việt Nam tập trung vào phúc lợi và chất lượng cuộc sống của con người Việt Nam, đặc biệt là nhóm dân số di cư và di biến động. Chương trình tập trung vào di cư và di biến động an toàn bao gồm:

Phòng chống buôn bán người

Di cư do Lao động

Y tế công cộng và các dịch vụ xã hội

Tiếp cận thông tin

Trong việc triển khai các hoạt động của mình, IOM hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Nhóm Các Tổ chức LHQ tại Việt Nam. Đồng thời, IOM cũng hợp tác với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và đã có các hoạt động dự án đang triển khai tại các tỉnh thành trên cả nước.

T R A N G 3 T H Á N G 3 - 2 0 0 9

News through Images

Dưới dự án mang tên “Bạo lực đối với phụ nữ - phương pháp tiếp cận dựa trên quyền đối với vấn đề trao quyền cho phụ nữ di cư bị ảnh hưởng bởi bạo lực ở Hà Nội”, một chiến dịch truyền thông đã được khởi xướng với sự tham gia của các trưởng nhóm đồng đẳng của dự án, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức thực hiện dự án. Chiến dịch này đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của số đông ở Chợ Long Biên vào ngày 23 tháng 12, 2008, trong đó có nhiều người di cư ở Hà Nội.

“Hãy hành động vì sự

bình đẳng và hạnh phúc của phụ nữ

di cư”

Các hoạt động Photovoice (“Tiếng nói của ảnh”) với các lao động di cư trẻ ở Hà Nội. Những hoạt động này tạo ra phương tiện cho các lao động di cư trẻ được thể hiện mình và chia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm sống ở đô thị, những thách thức mà họ phải đối mặt cũng như những ước muốn và hi vọng của họ. Những người tham gia được theo học các khóa học về nhiếp ảnh và tiếng Anh.

Phải: nhóm thanh niên di cư vui vẻ tham gia vào các

hoạt động

Photovoice.

Buổi giao lưu tại Học Viện Ngoại

Giao với sinh viên năm thứ 03 và 04, một hoạt động của

Tổ chức IOM nhằm nâng cao

nhận thức của sinh viên về những vấn đề xoay quanh

người dân di cư và di biến động.

T R A N G 4

Trao quyền cho phụ nữ di cư thông qua phương pháp tiếp cận dựa trên quyền

Nâng cao năng lực cho các trưởng nhóm đồng đẳng và các NGO trong nước hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền; Rà soát các dịch vụ hỗ trợ và bước đầu phát triển một hệ thống chuyển tuyến các dịch vụ; các Nhóm tự lực; Truyền thông cộng đồng; Vận động và thực thi chính sách; và Cung cấp dịch vụ y tế và xã hội.

Chín phụ nữ di cư bị ảnh hưởng bởi nạn bạo lực đã được tuyển chọn với khả năng trở thành trưởng nhóm đồng đẳng. Các chị em phụ nữ này được đào tạo các chuyên đề như nhân quyền và bạo hành phụ nữ; di cư và di biến động; kỹ năng truyền thông; và các kỹ năng liên quan đến việc thành lập và hướng dẫn nhóm tự lực.

Với kiến thức và các kỹ năng có được từ dự án cùng với kinh nghiệm của bản thân, những trưởng nhóm này đã tập hợp được 108 phụ nữ di cư đồng cảnh trong cộng đồng. Cho đến nay, đã có 11 nhóm tự lực được thành lập và 76 cuộc họp của các nhóm được

tổ chức. Nội dung thảo luận trong các cuộc họp này bao gồm từ quyền phụ nữ, bình đẳng giới, nạn buôn người, bạo lực gia đình, các điều luật liên quan, cũng như chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân. Tính bảo mật chính là yếu tố chủ chốt dẫn đến nhiều thành công của các nhóm tự lực.

Một thành viên nhóm đồng đảng đã chia sẻ rằng, “Tôi không phải là người duy nhất phải hứng chịu cảnh bạo lực vì còn có rất nhiều phụ nữ khác cũng là nạn nhân của nạn bạo lực phụ nữ trong cộng đồng của tôi. Giờ tôi đã nhận ra rằng phụ nữ cũng có những quyền lợi như nam giới.”

Các cuộc họp nhóm tự lực được tổ chức thường xuyên từ 3 đến 4 lần một tháng. Chương trình họp nhóm do các trưởng nhóm đồng đẳng và các thành viên nhóm xây dựng. Đồng thời, các thành viên nhóm đồng đẳng cũng đóng vai trò dẫn dắt tất cả các cuộc họp này.

(xem tiếp trang 5)

Những người di cư ở phạm vi trong nước, thường được cho là dễ trở thành nạn nhân của nạn bạo lực, chiếm ít nhất 30% dân số thành thị ở Việt Nam, nhiều người trong số đó là phụ nữ. Năm 2007, IOM tiến hành một nghiên cứu về kinh nghiệm của phụ nữ làm việc ở các nhà máy. Nghiên cứu này cho thấy rằng nhiều người trong số những phụ nữ được phỏng vấn đã từng bị bạo lực, đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.

Với sự hỗ trợ kinh phí từ Liên minh Châu Âu, IOM hiện đang hợp tác với 3 tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước tại Hà Nội nhằm cải thiện sự hỗ trợ dành cho những người phụ nữ từng bị bạo lực này. Dự án được tiến hành trong 18 tháng với tên gọi “Bạo lực đối với phụ nữ - phương pháp tiếp cận dựa trên quyền đối với vấn đề trao quyền cho phụ nữ di cư bị ảnh hưởng bởi bạo lực ở Hà Nội”. Dự án đã có những thành công đáng kể kể từ khi được triển khai vào tháng 1 năm 2008.

N E W S L E T T E R

Photovoice Với sự hỗ trợ kinh phí từ nhóm chuyên đề Thanh niên Liên Hợp quốc và IOM, các cán bộ từ IOM, Chương trình tình nguyện Liên Hợp quốc (UNV) và hai cố vấn kỹ thuật đang thực hiện dự án Tiếng nói từ những bức ảnh có nhan đề “Đằng sau những ước mơ”. Dự án được thực hiện nhằm khích lệ thanh niên di cư nói lên tiếng nói của chính mình, kể về bản thân, để giãi bày tâm sự, thậm chí cả những nỗi sợ hãi và cũng để bộc bạch những ước mơ, mối quan tâm và những hi vọng cho tương lai khi

chọn Hà Nội để lập nghiệp. Mỗi tuần một chiếc máy ảnh, các thành viên ghi lại thế giới của mình qua những bức hình và viết về những câu chuyện họ muốn gửi gắm.

Triển lãm ảnh cùng với cuốn phim tư liệu về cuộc sống của những người tham gia dự kiến sẽ ra mắt người xem vào giữa tháng 3 năm 2009. Đây là hoạt động nhằm đề cao tiếng nói và nâng cao nhận thức của người xem về cuộc sống và ước mơ của thanh niên di cư nói riêng, người lao động di cư nói chung ở các thành phố lớn.

“Giờ tôi đã nhận

ra rằng phụ nữ

cũng có những

quyền lợi như

nam giới.”

Trưởng nhóm đồng

đẳng giúp đỡ các

thành viên tham gia

Hoạt

động của

nhóm di

dân trẻ

T R A N G 5 T H Á N G 3 - 2 0 0 9

Dịch vụ visa của IOM

Những địa chỉ nộp đơn mới (Trung tâm Hà Nội, gửi qua đường bưu điện dành cho người nộp đơn ở địa phương).

ÚC

IOM đảm nhận việc thu đơn, thu phí nộp đơn xin visa (VAC), phí dịch vụ IOM và cung cấp mẫu và các chỉ dẫn, kiểm tra danh mục hồ sơ và các

Các trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa ở TP HCM và Hà Nội đã được mở để đáp ứng tốt hơn số lượng người Việt Nam muốn đi tới Úc và Canada, ngày càng gia tăng. Tại các trung tâm này người nộp đơn được tiếp xúc với đội ngũ nhân viên có kỹ năng, nhiệt tình với khách hàng và tại phòng chờ có các phương tiện để phục vụ cho việc:

Truy cập Internet ADSL giúp cho việc nghiên cứu làm đơn xin visa trực tuyến, e-mail, tìm kiếm trên mạng;

Cập nhập mẫu đơn xin visa đi Úc và Canada và tờ thông tin và các thông tin cơ bản về di cư tới Úc và Canada;

Giờ làm việc của các phương tiện trên theo tiêu chuNn dịch vụ quốc tế;

Nhân viên nói tiếng Pháp/Anh/Việt Nam;

Nâng cao khả năng tiếp cận với nhân viên, cho phép việc nộp phí và nộp đơn tại một vị trí tiện lợi;

thông tin quan trọng khác liên quan tới việc xin visa đi Úc.

CANADA

Thay mặt Tổng Lãnh sự quán Canada, nhân viên tại các trung tâm của IOM đảm nhiệm việc thu thập thông tin xin visa, xem xét đơn xin visa, các tài liệu liên quan, và lệ phí làm visa, phân phát các mẫu đơn xin visa, thực hiện các nghĩa vụ nhập dữ liệu và trả lời các thư liên quan đến đơn xin visa. Cả hai trung tâm đều cung cấp mẫu đơn, các tờ rơi và các thông tin quan trọng khác liên quan tới việc đăng ký tạm trú tại Canada.

Các dịch vụ khác bao gồm:

Hỗ trợ trong quá trình đi lại và vận chuyển

Hỗ trợ trong quá trình di cư

Kiểm tra sức khoẻ trước khi di cư

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ các văn phòng IOM ở TP HCM và Hà Nội, hoặc truy cập vào trang web của chúng tôi tại: www.iom.int/vn

tiêu chính là giúp những người hồi hương dần dần hòa nhập vào cộng đồng, ổn định cuộc sống và hưởng một tương lai tốt đẹp hơn dựa vào kiến thức và công việc.

Vào tháng 10/2007, một mô hình hỗ trợ tái hòa nhập mới đã được áp dụng nhằm thay đổi từ mô hình “một quy mô phù hợp tất cả” thành sự hỗ trợ tái hòa nhập đáp ứng tốt hơn nhu cầu cá nhân của người hồi hương và gia đình họ. Cách tiếp cận này đòi hỏi người hồi hương phải

Ở Anh tồn tại một số những người di cư trái phép, trong đó có người Việt Nam. IOM Việt Nam làm việc với văn phòng IOM ở Anh và Chính phủ Anh để thực hiện hợp phần tái hòa nhập của một chương trình hồi hương tự nguyện cho những người tình nguyện quay trở về Việt Nam.

Dự án này hỗ trợ người hồi hương bằng một số hình thức khác nhau bao gồm cấp vốn ban đầu cho việc khởi nghiệp tiểu thương và hỗ trợ chi phí giáo dục nâng cao và học nghề. Mục

cung cấp nhiều thông tin hơn về hoạt động mà họ đề xuất thực hiện, và khoản hỗ trợ tài chính cho việc khởi nghiệp kinh doanh được chia làm 2 đợt. Đợt thứ 2 chỉ được thực hiện sau 6 tháng kinh doanh trên cơ sở đánh giá thành công tiến độ hoạt động. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình mới này đã chứng tỏ tính hiệu quả cao trong việc giải quyết các nhu cầu hỗ trợ cụ thể và đã cải thiện một cách thành công cơ hội tái hòa nhập vào xã hội Việt Nam của người trở về.

Hỗ trợ người hồi hương từ Anh

(tiếp theo trang 4)

Các cuộc họp nhóm tự lực tạo ra một diễn đàn để các thành viên nhóm tự lực giúp đỡ nhau vượt qua

những thách thức trong cuộc sống, và giúp họ chia sẻ những câu chuyện bạo lực mà họ đã trải qua,đồng thời chia sẻ thông tin và

thảo luận về các chủ để mới như giá trị sống, suy nghĩ tích cực, bình đẳng giới, quyền của phụ nữ và bạo lực trong gia đình.

VẪN LÀ THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG NÓNG LÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Từ năm 1990, Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đã dự đoán rằng sự di chuyển của con người sẽ là ảnh hưởng lớn nhất do sự biến đổi khí hậu gây ra.

Một cuộc điều tra gần đây do Olivia Dun (Trợ lý Nghiên cứu tại Học viện Đại học Môi trường & An ninh con người của LHQ) và IOM thực hiện cho thấy mức độ tác động của sự nóng lên của trái đất đối với dân số của 9 tỉnh thành Việt Nam: An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long. Theo cuộc điều tra thì “lũ lụt định kỳ của Sông Mê kông ảnh hưởng tới 40-50% diện tích đất dọc theo 9 tỉnh thành này” và xảy ra hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11.

Mặc dù các cơn lũ hàng năm đem lại nguồn tài nguyên trầm tích và phù sa quý giá cho các khu vực

Khi xem xét vấn đề biến đổi khí hậu, ưu tiên của chúng ta thường là tập trung vào những chủ để như bảo vệ môi trường, giảm tỉ lệ đói nghèo, duy trì sự phát triển bền vững … Trong khi đó thì việc thu thập dữ liệu về hiệu quả tức thời của sự biến đổi khí hậu đối với sự di cư con người lại rất ít được thực hiện. Hiện tượng biến đổi về các dạng môi trường là kết quả của sự biến đổi khí hậu (ví dụ thường được đưa ra ở Việt Nam là sự gia tăng các thiên tai như lũ lụt và lở đất), và từ đó tác động trực tiếp tới sự di chuyển của người dân.

nhưng “mức độ và thời gian tồn tại của các cơn lũ có thể có những hiệu quả tiêu cực, làm tăng khả năng của các hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp và điều này đòi hỏi phải có những chiến lược thích nghi.” Mỗi năm, trong mùa lũ một số lượng lớn dân cư phải di rời đến các thành phố lân cận như TP HCM. Các thiên tai cùng với những tác động tiêu cực từ bên ngoài đến môi trường gây nên một phần do sự gia tăng trong các hoạt động kinh tế, đã đNy con người vào tình trạng không ổn định.

Những nghiên cứu sâu hơn về các chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu di cư hàng loạt theo mùa là rất cần thiết để phòng chống các vấn đề về xã hội, kinh tế và an ninh tại các thành phố quá đông người ở Việt Nam. Việc quản lý di cư có tổ chức sẽ giúp những người di cư theo mùa tìm được sự an ninh mà họ tìm kiếm trong thành phố.

NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT NHẰM PHÒNG CHỐNG NẠN BUÔN BÁN NGƯỜI

Quốc gia là Ban Chỉ đạo Quốc gia và các cơ quan chỉ định dưới ban. Một quỹ nhỏ sẽ được gây dựng nhằm khuyến khích các ý tưởng sáng tạo từ phía các cơ quan cấp tỉnh.

Các hoạt động nâng cao năng lực chủ yếu gồm việc đào tạo các cán bộ

Biên phòng và Công an ở các tỉnh giáp biên giới. Việc đào

tạo sẽ giựa trên những kiến thức cần thiết về nạn buôn bán người, Kế hoạch Hành động Quốc gia và hệ thống đường lối chỉ đạo mới

được phát triển về việc xác định, trở về và tái hoà nhập của các nạn nhân. Thêm vào đó, việc đào tạo sẽ bao gồm sự tổng quan về pháp luật hiện hành và cải thiện việc thi hành để bảo đảm việc hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân. Để có thể cung cấp cho những nạn nhân trở về từ nước ngoài sự hỗ trợ và thông tin thích đáng, sẽ có ít nhất 04 cơ quan Biên phòng được nâng cấp với các phòng phỏng vấn nạn nhân và các thiết bị cần thiết khác. Thêm vào đó, một quỹ sẽ được thành lập để trợ giúp pháp luật cho các nạn nhân của nạn buôn người có thể tham dự các phiên toà và cung cấp cho họ những giấy tờ cần thiết và các vấn đề pháp lý khác cần thiết cho việc tái hoà nhập.

Dự án này sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc triển khai bốn yếu tố của Kế hoạch Hành động Quốc gia (NPA), lồng ghép kế hoạch hỗ trợ nạn nhân của buôn bán người vào NPA và phát triển các cơ chế điều phối, theo dõi và đánh giá. Dự án cũng sẽ tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực cho các cán bộ thi hành pháp luật, hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan Biên phòng ở ít nhất bốn tỉnh thành cũng như hỗ trợ pháp luật cho các nạn nhân của buôn bán người. Nhóm mục tiêu của việc triển khai Kế hoạch Hành động

N E W S L E T T E R

Poster của một hoạt động phòng chống buôn bán

ngừoi tại Việt Nam

T R A N G 6 T H Á N G 3 - 2 0 0 9