2
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta thường gặp những trở ngại, khó khăn, làm chúng ta nản chí, và chỉ muốn trốn tránh, buông xuôi, không còn đủ nghị lực để tiếp tục, không có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Đó chính là sư nản lòng. Bàn về điều này, cách ngôn Pháp có câu… Nản lòng là sự buông xuôi, giảm sút ý chí, không muốn tiếp tục công việc khi gặp khó khăn thử thách. Lúc này con người trở nên yếu đuối, chỉ muốn từ bỏ. Cái chết trong tâm hồn là trạng thái tâm lý mất hứng thú, niềm tin, hy vọng trong cuộc sống. Câu cách ngôn là một lời khuyên đầy ý nghĩa trong cuộc sống con người khó tránh khỏi những khó khăn, trở ngại, gặp phải những điều không mong muốn. Và chính ngay lúc đó không nên vội nản lòng mà cần phải có ý chí, nghị lực để vượt qua nếu không muốn sống một cuộc đời vô nghĩa. Cuộc sống vôn trắc trở vì vậy con người cần phải dối mặt với nó. Những khó khăn, thử thách đến với con người như một quy luật trong cuộc sống. Trước những điều đó nếu con người không bản lĩnh sẽ khó tránh khỏi buồn đau, thất vọng, buông xuôi. Hình ảnh cái chết trong tâm hồn như báo trước cho những người luôn nản lòng trước khó khăn một cái kết toàn một màu đen. Nếu đứng trước khó khăn con người không dũng cảm bước qua thì kết cục sẽ rất bi thảm. Nản lòng chính là tâm lý của những kẻ thất bại. Những người mang tâm lý này rất dễ mất tinh thần, mất ý chí và niềm tin vào cuộc sống, vào công việc. Còn đối với những người thành công, đứng trước một khó khăn thử thách, họ luôn dũng cảm đương đầu để vượt qua. Vì một khi đã nản lòng, con người không thể thực hiện hết khả năng của bản thân. Người dễ nản lòng sẽ không nhận được sự tin tưởng và coi trọng của mọi người xung quanh. Vì vậy đòi hỏi con người phải luôn có ý chí, nghị lực và niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Sống là phải biết đối mặt với thử thách, có như thế con người mới dần hoàn thiện bản thân. Từ đó có thể thực hiện được những

Nản lòng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

please leave a comment about that

Citation preview

Page 1: Nản lòng

Đôi khi trong cuộc sống chúng ta thường gặp những trở ngại, khó khăn, làm chúng ta nản chí, và chỉ muốn trốn tránh, buông xuôi, không còn đủ nghị lực để tiếp tục, không có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai. Đó chính là sư nản lòng. Bàn về điều này, cách ngôn Pháp có câu…

Nản lòng là sự buông xuôi, giảm sút ý chí, không muốn tiếp tục công việc khi gặp khó khăn thử thách. Lúc này con người trở nên yếu đuối, chỉ muốn từ bỏ. Cái chết trong tâm hồn là trạng thái tâm lý mất hứng thú, niềm tin, hy vọng trong cuộc sống. Câu cách ngôn là một lời khuyên đầy ý nghĩa trong cuộc sống con người khó tránh khỏi những khó khăn, trở ngại, gặp phải những điều không mong muốn. Và chính ngay lúc đó không nên vội nản lòng mà cần phải có ý chí, nghị lực để vượt qua nếu không muốn sống một cuộc đời vô nghĩa. Cuộc sống vôn trắc trở vì vậy con người cần phải dối mặt với nó. Những khó khăn, thử thách đến với con người như một quy luật trong cuộc sống. Trước những điều đó nếu con người không bản lĩnh sẽ khó tránh khỏi buồn đau, thất vọng, buông xuôi. Hình ảnh cái chết trong tâm hồn như báo trước cho những người luôn nản lòng trước khó khăn một cái kết toàn một màu đen. Nếu đứng trước khó khăn con người không dũng cảm bước qua thì kết cục sẽ rất bi thảm. Nản lòng chính là tâm lý của những kẻ thất bại. Những người mang tâm lý này rất dễ mất tinh thần, mất ý chí và niềm tin vào cuộc sống, vào công việc. Còn đối với những người thành công, đứng trước một khó khăn thử thách, họ luôn dũng cảm đương đầu để vượt qua. Vì một khi đã nản lòng, con người không thể thực hiện hết khả năng của bản thân. Người dễ nản lòng sẽ không nhận được sự tin tưởng và coi trọng của mọi người xung quanh. Vì vậy đòi hỏi con người phải luôn có ý chí, nghị lực và niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống. Sống là phải biết đối mặt với thử thách, có như thế con người mới dần hoàn thiện bản thân. Từ đó có thể thực hiện được những điều mình mong muốn, con người mới có hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tất cả những điều trên cho ta thấy sự kiên cường, bền chí là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Như Bác Hồ đã từng dạy : Không có việc gì khó…quyết chí ắt làm nên. Helen Keller, một nhà văn nổi tiếng người Mỹ, bị mù và điếc từ nhỏ. Bằng nghị lực, ý chí của bản thân, Helen Keller trở thành người mù điếc đầu tiên tốt nghiệp đại học. Bà đã viết sách và tổng cộng bà đã viết được 12 cuốn sách cùng nhiều bài báo khác nữa. Bà đã đóng góp không ít vào sự nghiệp văn học của dân tộc. Hay nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã dùng chân để viết nên số phận. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và ông đã vượt lên sự rủi ro của số phận, trở thành một nhà giảo ưu tú viết bằng chân. Để có được thành công như ngày hôm nay thì Helen Keller hay Nguyễn Ngọc Ký đã phải vượt qua một quãng đường dài đối mặt với những khó khăn, tuy vậy họ vẫn không hề nản lòng mà tiếp tục giữ vững niềm tin ý chí trong cuộc sống. Những lúc khó khăn nhất là lúc mà con người càng cần phải nỗ lực nhất, dũng cảm đối mặt với bản thân, với cuộc sống. Có như thế chúng ta mới dần hoàn thiện bản thần mình hơn.Để tránh khỏi tâm lí nản lòng, buông xuôi, con người cần phải có nghị lực, ý

Page 2: Nản lòng

chí và niềm tin vào bản thân, đồng thời cũng cần có hiểu biết đúng đầy đủ và sâu sắc về con người, cuộc sống. Tuy nhiên không nản lòng không có nghĩa là cố gắng thực hiện mong muốn của bản thân bằng mọi giá. Sự kiền trì trong công việc sẽ luôn đem lại những kết quả như mong đợi. Câu cách ngôn đồng thời cũng phê phán những con người hèn nhát, buông xuôi, không biết vươn lên.

Câu cách ngôn thực sự là một bài học quý báu, khuyên mọi người phải luôn kiên trì, không nên nản lòng trước mọi khó khăn để đạt được thành công như mong đợi.