27
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH VŨ THÁI DŨNG CÔNG TÁC DÂN VN CA ĐẢNG BLIÊN KHU VIT BC TTHÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954 TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LCH SĐẢNG CNG SN VIT NAM Mã s: 62 22 03 15 HÀ NI - 2017

ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VŨ THÁI DŨNG

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC TỪ THÁNG 10-1949

ĐẾN THÁNG 7-1954

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 62 22 03 15

HÀ NỘI - 2017

Page 2: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo

2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà

Phản biện 1: ...........................................

........................................... Phản biện 2: ...........................................

........................................... Phản biện 3: ...........................................

...........................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

vào hồi giờ ngày tháng năm 201

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Thư viện Viện Lịch sử Đảng

Page 3: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nên đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc lại một lần nữa vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở thành vùng hậu phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi”.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác chuẩn bị nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động

Page 4: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

2

trong công tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc mà quân và dân Việt Nam đã đánh bại âm mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến; làm thất bại hoàn toàn chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch.

Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của

Trung ương Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến; góp phần lý giải nguyên nhân quan trọng dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình hoạch định chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng thuận của toàn dân.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những thuận lợi, khó khăn thách thức của cách mạng Việt

Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ đó chỉ rõ những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt Bắc.

- Làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ thể hóa, tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối với các giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.

- Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân vận ở Việt Bắc (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những thành công, ưu điểm, hạn chế trong công tác dân vận của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân luận án đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện chủ trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời kỳ mới.

Page 5: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá

trình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.

3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 10-

1949 (Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược).

- Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách về công tác dân vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).

- Không gian: gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình) trên địa bàn Việt Bắc.

4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện

chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.

4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ

yếu là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh; chú trọng áp dụng các phương pháp phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực tiễn.

Luận án cũng kết hợp phương pháp khảo sát thực tế tại một số địa phương và phỏng vấn chuyên gia, nhân chứng lịch sử.

Page 6: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

4

4.3. Nguồn tài liệu - Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương

Đảng, của các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt nam, về ý nghĩa của kháng chiến chống Pháp.

- Luận án khai thác trực tiếp các tài liệu gốc tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phòng Tư liệu Viện Lịch sử Đảng và Thư viện quốc gia Việt Nam.

- Các tư liệu, tài liệu, sách đã xuất bản của các địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, của một số nhân chứng lịch sử, một số nhà nghiên cứu về kháng chiến chống Pháp...

- Luận án cũng tham khảo những bài nghiên cứu, những hồi ký có liên quan đến công tác dân vận của Đảng đã được công bố trong các cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học, hồi ký.

5. Đóng góp của luận án - Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình Đảng bộ Liên

khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.

- Đánh giá khách quan, khoa học những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung

cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có

liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.

Page 7: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

5

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng Đề cập tới những vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận nói

chung trong các thời kì lịch sử, tiêu biểu là các công trình: Ban Dân vận Trung ương (1995), Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (1996), Chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh; Ban Dân vận Trung ương (1994), Về Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất; Nguyễn Văn Linh (1987), Về công tác quần chúng; Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị (1996), Đổi mới công tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận (2014)…

Đề cập đến công tác dân vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có thể kể đến các công trình cơ bản: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, (Sơ thảo), (1981), tập 1; Võ Nguyên Giáp (1960), Những năm tháng không thể nào quên; Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử; Võ Nguyên Giáp (1999), Đường đến Điện Biên Phủ; Viện Sử học, Lịch sử Việt Nam tập X (1945-1950)…

Những công trình trên đề cập một cách toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực Pháp từ 1945 đến 1954, trong đó, khi phân tích về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến cũng đã phác họa một số nét cơ bản liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ này.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và công tác dân vận trong thời kỳ này

Những công trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): Ban Nghiên cứu Lịch sử Quân sự - Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng (1974), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1; Viện Lịch sử Quân sự (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1954); Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Lịch sử Đảng Cộng sản

Page 8: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

6

Việt Nam, (Sơ thảo), tập 1; Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng (2009), Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III: Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954); Bộ sách Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bộ sách Lịch sử Việt Nam do Viện Sử học biên soạn…

Đề cập đến công tác dân vận trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có thể kể đến các công trình cơ bản: Võ Nguyên Giáp (1960), Những năm tháng không thể nào quên; Đào Trọng Cảng (1993), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), Luận án tiến sĩ lịch sử; Khuất Thị Hoa (2000), Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Luận án tiến sĩ lịch sử…

Ngoài ra, khi nghiên cứu về Việt Nam thời kỳ 1945-1954 còn có các công trình của người nước ngoài với nhiều góc độ khác nhau, trên những quan điểm khác nhau về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam như: Nava.H (1958), Đông Dương hấp hối; Pátti.L.A (1995), Tại sao Việt Nam?; Y. Gơ-ra (1979), Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954); J. Laniel (1954), Thảm họa Đông Dương từ Điện Biên Phủ đến cuộc đánh đổ ở Giơ-ve-vơ…

1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận ở Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Ban Dân vận Trung ương (2015), Lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010); Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu I (1990), Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tập I; Cao Xuân Lịch (Chủ biên) (1991), Một số trận đánh trên chiến trường Việt Bắc (1945-1954); Nguyễn Xuân Minh (1996), An toàn khu (ATK) Trung ương ở Việt Bắc (trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954); Âu Thị Hồng Thắm (2013), Tỉnh Bắc Kạn trong Căn cứ địa Việt Bắc từ năm 1942 đến năm 1954; Nguyễn Thị Lan (2015), Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng (1949-1956)…

Page 9: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

7

Đề cập tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc có thể kể đến các công trình sau: Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006) tập I (1945-1955); Lịch sử Quốc hội Việt Nam (2000) - (1946-1960); Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), (1990), Tập I; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1997), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc (1947-1954); Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); Đảng ủy - Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai (2001), Lào Cai - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)…

Ngoài ra trong các công trình lịch sử Đảng bộ địa phương cũng đề cập tới những nội dung công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Những công trình trên đề cập đến lịch sử của Chính phủ, Quốc hội, các ban, ngành và các địa phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó, cũng đã đề cập đến công tác dân vận của Đảng trên một vài khía cạnh, ở các địa phương, các ban ngành…

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận của Đảng trong kháng chiến chống Pháp. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Trình bày và phân tích một cách có hệ thống và toàn diện các chủ trương chính sách của Đảng về công tác dân vận từ 1946-1954.

- Qua khảo sát thực địa một số tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh trước đây thuộc Liên khu Việt Bắc, làm rõ quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng từ 1946-1954.

- Đánh giá khách quan những thành công, hạn chế, nguyên nhân của công tác dân vận của Đảng qua các dữ liệu lịch sử cụ thể trên địa bàn Việt Bắc và một số tỉnh lân cận. Từ đó, luận án đúc kết một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách của Đảng về công tác dân vận trong tình hình hiện nay.

Page 10: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

8

Chương 2 CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC

TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA

ĐẢNG Ở LIÊN KHU VIỆT BẮC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN 2.1.1. Khái quát chung về địa bàn Việt Bắc Địa danh “Việt Bắc” được biết đầu tiên là một vùng lãnh thổ trong quá

trình vận động cuộc cách mạng tháng Tám. Địa hình Việt Bắc chia thành 2 vùng rõ rệt là vùng thượng du và vùng trung du. Rừng núi chiếm 90% diện tích với nhiều vùng núi đất, rừng già xen với những vùng núi đá vôi cùng mật độ sông suối khá dày. Việt Bắc là địa bàn quan trọng về chiến lược, là “nơi dụng binh lợi hại”, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Việt Bắc là địa bàn tụ cư của 28 dân tộc. Truyền thống yêu nước và cách mạng, tình đoàn kết yêu thương, tương trợ lẫn nhau của đồng bào các dân tộc cùng địa thế hiểm trở của vùng căn cứ địa cách mạng là điều kiện thuận lợi trong việc đảm bảo bí mật cho quá trình tiến hành công cuộc kháng chiến, cũng như trong công tác dân vận của Đảng với đồng bào các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc.

2.1.2. Chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do. Đảng ra hoạt động công khai và lãnh đạo chính quyền. Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể tổ chức chính trị xã hội như: Hội Thanh niên, Hội Công thương... phát triển nhanh chóng.

Để tăng cường công tác dân vận trước tình hình mới, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng được tổ chức (từ ngày 31-7 đến ngày 1-8-1946). Trên cơ sở đánh giá việc thống nhất các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, hội nghị đã chủ trương củng cố và phát triển Hội Liên Việt ở Trung ương, các tỉnh thành…

Nhận thấy âm mưu của thực dân Pháp sẽ quay trở lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ địa kháng

Page 11: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

9

chiến lâu dài đã thể hiện rõ tầm nhìn lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và khoa học. Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, căn cứ địa kháng chiến không ngừng được xây dựng, củng cố về mọi mặt, trụ vững trong cuộc kháng chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Trong những ngày đầu kháng chiến, khối đoàn kết toàn dân được tăng cường, quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc đa số đã được quy tụ trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt với các đoàn thể Nông hội, Hội phụ nữ, Hội thanh niên…

2.1.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ các Khu, Liên khu trên địa bàn Việt Bắc từ tháng 12-1946 đến tháng 10-1949

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng căn cứ địa kháng chiến, Khu uỷ các Khu I, X, XII, XIV (từ ngày 20-1-1948, 4 khu được sáp nhập thành 2 liên khu là Liên khu uỷ I và Liên khu uỷ X) và các Tỉnh uỷ trên địa bàn Việt Bắc nhanh chóng triển khai tuyên truyền nội dung các chỉ thị, nghị quyết của Đảng để vận động quần chúng nhân dân đẩy mạnh công tác chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài của dân tộc.

2.2. ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC ĐƯỢC THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952

2.2.1. Liên khu Việt Bắc được thành lập Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của cuộc kháng chiến, Hội

nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng vào ngày 28 và ngày 29-9-1949 ra Nghị quyết số 28/NQ-TW về việc thống nhất hai Liên khu I và Liên khu X thành Liên khu Việt Bắc. Nghị quyết Hội nghị thống nhất hai Liên khu I và Liên khu X ngày 27, 28-10-1949 đã được Trung ương thông qua.

Việt Bắc là khu hành chính - quân sự với diện tích 102.700 km2

(chiến 1/10 diện tích cả nước). Phía Bắc là biên giới Việt - Trung, phía Nam giáp với các tỉnh Liên khu III, phía Đông là bờ biển vịnh Bắc Bộ chạy dọc các tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh, phía Tây là biên giới Việt - Lào. Việt Bắc có vị trí giao thông khá thuận tiện, giáp với thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng.

Page 12: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

10

2.2.2. Tình hình mới và chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất (tháng 3-1951) đã đề ra những công việc quan trọng và cấp bách trước mắt đó là: sản xuất lương thực; dân công; giảm chi; thuế; đấu tranh kinh tế tài chính với địch. Như vậy, Hội nghị đã tập trung giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, tài chính để bồi dưỡng sức dân và bảo đảm cung cấp đầy đủ mọi mặt cho quân đội; thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai (tháng 9-1951): Nhằm củng cố và phát triển phong trào đấu tranh ở vùng sau lưng địch, Hội nghị đề ra 3 công tác lớn: công tác dân vận, vận động ngụy binh và phát triển chiến tranh du kích. Ở vùng sau lưng địch công tác dân vận là công tác chính, làm gốc cho mọi công tác khác…

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba (tháng 4-1952): Với phương châm nhạy bén, bám sát quần chúng, thống nhất chỉ đạo, tổ chức Đảng phải chặt chẽ, bí mật, gọn gàng, các cấp ủy Đảng đã đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, làm cho nhân dân thấy rõ những âm mưu xảo quyệt của địch, xác định trọng tâm chính của phong trào đấu tranh là phá cho được kế hoạch bình định của địch.

2.2.3. Chủ trương của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc về công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952

Trước tình hình mới của cuộc kháng chiến, kiến quốc, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã có những chủ trương lớn về công tác dân vận nhằm huy động sức người, sức của phục vụ kháng chiến. Để đẩy mạnh công tác dân vận trên địa bàn Liên khu, Đảng bộ Liên khu đã triệu tập Hội nghị Cán bộ dân vận và các Đảng đoàn nhằm đề ra phương hướng cho công tác của ngành dân vận, trong đó, phải nắm vững những ngành chính yếu trong thời điểm này là công giáo, Hoa kiều, miền núi, biên giới, căn cứ địa.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác dân vận thời kỳ này là thống nhất Mặt trận Việt Minh với Hội Liên Việt. Đối với Mặt trận

Page 13: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

11

Việt Minh: các giới xúc tiến việc củng cố, tuyên truyền, giải thích cho các cấp và quần chúng hiểu ý nghĩa của việc thống nhất Mặt trận Việt Minh với Hội Liên Việt; theo chỉ thị của Tổng bộ thì bao giờ thống nhất hết ở cấp dưới mới được thống nhất toàn bộ. Đối với Hội Liên Việt: phải chấn chỉnh ban chấp hành các cấp, đưa những người có năng lực, tinh thần, hoạt động thực sự vào các ban chấp hành để thay thế những người chưa làm được việc.

2.2.4. Quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952

Để tăng cường công tác dân vận trong giai đoạn mới, trong chỉ đạo thực hiện, trước hết Đảng bộ Liên khu Việt Bắc tập trung củng cố bộ máy dân vận. Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu Việt Bắc ra Thông tri số 12, ngày 20-12-1949 về việc thành lập Phòng Dân vận thuộc Văn phòng Liên khu Đảng bộ Việt Bắc.

Nhiệm vụ của công tác dân vận được Đảng bộ Liên khu thực hiện là đi sâu vào quần chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, củng cố tư tưởng chính trị; qua việc thực hiện các chính sách và lo cải thiện đời sống cho quần chúng nhằm củng cố tổ chức và tranh thủ ủng hộ của quần chúng nhân dân; muốn quần chúng có ý thức với tổ chức phải làm cho họ có ý thức tự động tham gia việc củng cổ tổ chức của họ; củng cố nông hội là chính, nhiệm vụ chung của các ngành, củng cố được nông hội thì mới thực tế củng cố được các tổ chức khác; Đảng bộ các cấp phải theo dõi, thực tế lãnh đạo thực hiện củng cố tổ chức, tranh thủ quần chúng.

Tiểu kết: Công tác dân vận của Đảng nói chung và của Liên khu uỷ Việt Bắc nói riêng giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1952 được triển khai toàn diện và đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân và thống nhất các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn Liên khu Việt Bắc. Để phát triển và củng cố Hội Liên Việt, chăm lo đoàn kết lương giáo, Đảng chủ trương mở rộng đoàn kết dân tộc, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, ban Dân

Page 14: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

12

vận và các đảng, đoàn, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt, các đoàn thể cứu quốc tăng cường cán bộ về các địa phương xây dựng tổ chức. Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt, các đoàn thể cứu quốc và mặt trận của các giới đã phát triển rộng khắp, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở góp phần động viên các tầng lớp nhân dân tự nguyện góp công sức trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, đồng thời chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Page 15: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

13

Chương 3 ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 7-1952 ĐẾN THÁNG 7-1954 3.1. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ CÔNG

TÁC DÂN VẬN TRƯỚC YÊU CẦU MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

Để kịp thời ứng phó với tình hình mới, đầu năm 1952, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị gửi các Liên khu ủy và Tỉnh ủy trong vùng địch hậu, trong đó yêu cầu các cán bộ làm công tác dân vận ở vùng địch hậu phải thận trọng về xây dựng và chỉnh đốn tổ chức quần chúng mà công tác đầu tiên cần phải làm là chú trọng việc lãnh đạo nhân dân đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân, giúp nhân dân giải quyết các việc cần thiết trước mắt.

Tháng 8-1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số. Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những công tác quan trọng vào bậc nhất của Đảng, Chính phủ và Mặt trận nhằm đẩy mạnh chính sách đại đoàn kết các dân tộc vào công cuộc chống thực dân, đế quốc.

Để giành những thắng lợi to lớn hơn nữa cho cuộc kháng chiến của nhân dân, trong giai đoạn phản công, ngày 9-1-1953, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị gửi các Liên khu uỷ để động viên nhân lực, vật lực phục vụ mặt trận.

Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa II: Hội nghị xác định để duy trì kháng chiến trường kỳ và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.

Trước yêu cầu mới về công tác vận động quần chúng vùng kháng chiến, Hội nghị Nông vận và dân vận toàn quốc được triệu tập, Hội nghị chỉ rõ vai trò to lớn của nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ, coi cách mạng dân tộc dân chủ là cách mạng nông dân và cơ sở của nó là ruộng đất, nông dân là động lực trong cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Page 16: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

14

Hội nghị Cán bộ toàn quốc về vấn đề phát động quần chúng nông dân (tháng 3-1953): Hội nghị được triệu tập để thảo luận làm rõ một số nội dung về công tác vận động quần chúng nông dân.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa II: Hội nghị quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.

Ngày 8-2-1954, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về động viên quân đội và nhân dân tiếp tục đánh giặc và phục vụ tiền tuyến: Đảng uỷ các cấp cần phải nhận rõ chủ trương quân sự của Trung ương, phải đặt nhiệm vụ tác chiến và phục vụ tiền tuyến là nhiệm vụ trung tâm thứ nhất trong mọi công tác lúc này và phải quyết tâm huy động nhân lực, vật lực để phục vụ tiền tuyến.

3.2. ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI (7-1952 - 7-1954)

3.2.1. Sự thay đổi về địa giới hành chính Liên khu Việt Bắc Tháng 5-1952, Trung ương Đảng chủ trương tách 4 tỉnh Yên Bái,

Lào Cai, Lai Châu và Sơn La khỏi Liên khu Việt Bắc, thành lập một khu hành chính - kháng chiến mới với mật danh Khu 20. Ngày 17-7-1952, Trung ương ra nghị quyết thành lập khu Tây Bắc. Các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái của Liên khu Việt Bắc cắt ra cho Khu Tây Bắc.

Trong Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, một số đồng chí chuyển sang đảm nhận nhiệm vụ mới tại Khu uỷ Tây Bắc đã đặt ra cho Đảng bộ Liên khu Việt Bắc những yêu cầu mới về việc kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ để tiếp tục lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kháng chiến đi đến thắng lợi. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình cách mạng trong giai đoạn mới Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã sớm triển khai việc kiện toàn Ban Chấp hành Đảng bộ.

3.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc về công tác dân vận trong giai đoạn mới

Bước sang năm 1952, Trung ương Đảng chủ trương vận động toàn dân thực hiện kế hoạch sản xuất tiết kiệm, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo cung cấp đầy đủ quân lương cho bộ đội nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến, chuyển sang tổng phản công. Nhiệm vụ chính của công tác dân vận được xác định phải đề cao công tác vận động đồng bào các dân tộc

Page 17: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

15

ở vùng biên giới, ở các nơi lạc hậu, ở các căn cứ biệt lập ngay sau lưng địch. Vận động dân chúng sâu và thiết thực hơn nữa, sửa chữa kế hoạch vận động đỡ đần chiến sĩ.

Để bảo đảm thực hiện tốt chủ trương của Trung ương, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển bộ máy chính quyền và các đoàn thể nhân dân để tăng cường công tác dân vận và gây một cuộc vận động lớn trong nhân dân và các giới nhằm hết sức cố gắng thực hiện kế hoạch sản xuất năm 1952.

Công tác vận động đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới được đề cao; phát động nhân dân tham gia phát triển chiến tranh du kích, giúp đỡ du kích; động viên toàn thể thanh niên các dân tộc trên địa bàn xung phong tham gia kháng chiến và kiến quốc… đây là những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ Liên khu đã xác định phải thực hiện để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

3.2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc từ tháng 7-1952 đến tháng 7-1954

Bước sang năm 1952, tình hình công tác dân vận của Liên khu Việt Bắc đạt được nhiều thành tựu quan trọng: các cơ sở quần chúng đã nhanh chóng gây dựng lại và đã phát triển khá mạnh ở hầu hết các nơi trong vùng bị tạm chiếm. Các ban chấp hành đã được củng cố ở tất cả các cấp, công tác của các giới đã đi vào chiều sâu hơn trước, phong trào thanh niên, phụ nữ hăng hái tham gia vào các tổ chức cứu quốc nhất là ở trong vùng địch tạm chiếm. Phong trào nông dân đã lớn mạnh và lôi kéo được nhiều bần, cố nông tham gia vì quyền lợi cho họ thiết thực hơn, lãnh đạo họ tranh đấu đòi giảm địa tô thắng lợi.

Vai trò của công tác dân vận ở Liên khu ngày càng được đề cao. Trong đó, lực lượng mới bao gồm giới tư sản, địa chủ, trí thức trước đây lừng chừng đã tham gia kháng chiến. Một số đồng bào công giáo cũng đã tham gia các đoàn thể kháng chiến. Tinh thần dân chúng lên cao, đã phá tan được âm mưu chia rẽ của địch, địch đã thất bại trong việc định thành lập Liên ban Thổ, Nùng, Dao.

Page 18: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

16

Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc trong chiến cuộc Đông Xuân và chiến dịch Điện Biên Phủ

Để chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân, công tác xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ở vùng tự do, công tác vùng địch hậu được khẩn trương triển khai. Hàng chục vạn dân công được động viên, điều động vào việc chuẩn bị vận tải cho các chiến trường. Hàng vạn xe đạp thồ và xe đẩy thô sơ, hàng nghìn thuyền, mảng, hàng đoàn ngựa được huy động để vận chuyển lương thực, đạn dược, thuốc men ra tiền tuyến... Tất cả đều tập trung bảo đảm cho kế hoạch Đông - Xuân 1953-1954 toàn thắng.

Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, trên các chiến trường chính, hậu phương và vùng sau lưng địch, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Liên khu Việt Bắc dốc sức tiến hành nhiều hoạt động tổ chức lực lượng, huy động sức người, sức của với tinh thần quyết tâm cao giành thắng lợi tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Dù khó khăn đến đâu, nhân dân cũng sẽ đem hết tinh thần và sức lực, của cải vật chất phục vụ kháng chiến, phục vụ bộ đội đánh địch ở Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng của quân dân Việt Nam. Điện Biên Phủ ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam.

Tiểu kết: Bước vào giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Việt Nam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách. Để có thể vượt qua những năm tháng hiểm nghèo đó, Đảng xác định phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, từng bước khắc phục khó khăn.

Đảng đã lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa xây dựng mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ cộng hoà, đấu tranh quyết liệt chống lại âm mưu, thủ đoạn của thù trong, giặc ngoài. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân thực hiện những việc cấp bách nhằm tăng cường thực lực cách mạng, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, bồi dưỡng sức dân, củng cố, phát triển lực lượng kháng chiến để chuẩn bị cho giai đoạn tổng phản công.

Page 19: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

17

Chương 4 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT

4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân Đảng bộ Liên khu Việt Bắc nhanh chóng hoàn thiện những chủ

trương và kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ dân vận đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong kháng chiến, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc xác định công tác dân vận là một trong những công tác quan trọng nhất để vận động đồng bào, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đưa kháng chiến đến thắng lợi. Việt Bắc là cái nôi cách mạng, đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống yêu nước, luôn tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và cuộc kháng chiến của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trên địa bàn Liên khu, các cấp uỷ Đảng Việt Bắc luôn coi trọng nhiệm vụ vận động quần chúng nhân dân nhằm phục vụ đường lối kháng chiến kiến quốc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Song song với việc hoàn thiện những chủ trương, đường lối về công tác dân vận, sau khi được thành lập, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc nhanh chóng kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân vận của Liên khu, xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận của Mặt trận Liên Việt để thực hiện nhiệm vụ đoàn kết toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp thi hành chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt; lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân vận một cách toàn diện, đồng bộ, sát thực tiễn

Giai đoạn 1951-1952, công cuộc kháng chiến của nhân dân ta có những chuyển biến mới. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc xác định hướng công tác dân vận và Mặt trận của Liên khu lúc này nhằm thực hiện ba nhiệm vụ

Page 20: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

18

lớn của Đảng và Chính phủ: Tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích; Phá chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt của địch; Tăng gia sản xuất và tiết kiệm để bồi dưỡng quân và dân.

Những năm 1953-1954, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc cũng chú trọng nâng cao sinh hoạt của nhân dân ở vùng tự do, dưới chế độ dân chủ nhân dân đời sống được nâng cao, hăng hái tham gia mọi công tác kháng chiến, tòng quân, đi dân công…

Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Để có được những thành công đó là do các nhân tố cơ bản sau đây:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận ở Liên khu Việt Bắc chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định những thành công to lớn của công tác này ở Việt Bắc.

Hai là, Công tác dân vận được Đảng bộ Liên khu Việt Bắc xác định là công tác quan trọng nhất trong việc tập hợp, vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể và sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng Liên khu cùng nhân dân tranh đấu với địch và thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ mục đích đem lại quyền lợi cho nhân dân.

Ba là, Việt Bắc là cái nôi cách mạng, đồng bào các dân tộc nơi đây có truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia kháng chiến, luôn tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân Liên khu Việt Bắc với địa bàn rộng lớn nhưng địa bàn rừng núi

chiếm tới 90%, giao thông đi lại khó khăn. Thành phần dân cư chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống với những tập quán sinh hoạt và ngôn ngữ có nhiều khác biệt giữa các dân tộc nên gây ra những khó khăn cho công tác vận động đồng bào của Đảng bộ Liên khu.

Page 21: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

19

Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Liên khu còn hạn chế số lượng và chất lượng, chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm, gây ra không ít khó khăn trong việc vận động đồng bào và nhân dân trên địa bàn.

Nguyên nhân là do Đảng bộ Liên khu chưa hiểu và chưa chú ý giải quyết được nguyện vọng của đồng bào miền núi một cách thực tế, không chú trọng đào tạo cán bộ địa phương, chỉ để một số cán bộ dưới xuôi lên công tác, nên không đi sát với nhân dân.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU Một là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, các ngành về vai

trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt đối với địa bàn chiến lược Việt Bắc

Từ những bài học lịch sử của dân tộc và thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác dân vận, theo Người công tác dân vận là công tác vô cùng quan trọng quyết định tới vận mệnh của dân tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng. Người khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Hai là, quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Đảng về công tác dân vận phù hợp với thực tiễn, đặc điểm của Liên khu

Để thực hiện tốt công tác dân vận, trước hết Đảng cần có chủ trương, chính sách đúng và hợp lòng dân. Chủ trương, chính sách hợp lòng dân, khi triển khai, dù chưa phổ biến, tuyên truyền sâu rộng, vận động thuyết phục chưa nhiều, nhưng vẫn đến được với nhân dân, nhân dân vẫn đồng tình hưởng ứng thực hiện.

Thực hiện những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thời kỳ này đã bám sát những nhiệm vụ của Đảng, trong đó, kháng chiến là nhiệm vụ chủ yếu, xây dựng đất nước là một nhiệm vụ cơ bản, nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền cách mạng.

Vận dụng sáng tạo những chủ trương của Đảng về công tác vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn Liên khu Việt Bắc - trong vùng giải

Page 22: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

20

phóng, các đoàn thể quần chúng tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, đã có bước phát triển mau chóng, thu hút đông đảo thanh niên nam nữ các dân tộc tham gia.

Ba là, lãnh đạo công tác dân vận với nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, bám sát nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng

Công tác dân vận được xác định là công tác khoa học và mang tính nghệ thuật. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì việc xác định đúng những nội dung, phương thức và đối tượng vận động phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng và đặc điểm, lợi ích, trình độ và khả năng của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội.

Mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc bằng nhiều hình thức và biện pháp đã đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, phù hợp với từng đối tượng quần chúng nhân dân trên địa bàn Liên khu, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Liên khu đã sáng tạo nhiều hình thức dân vận phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ cách mạng.

Công tác dân vận được Đảng bộ Liên khu Việt Bắc thực hiện với nhiều hình thức vận động phong phú, phương pháp vận động linh hoạt, khéo léo, bám sát nhiệm vụ trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chính vì vậy, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở Liên khu Việt Bắc rất thành công trong việc vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự nguyện đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường.

Bốn là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số

Để thực hiện thành công công tác dân vận, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu xuất phát từ những quan điểm, chủ trương, chính

Page 23: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

21

sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về kinh tế - xã hội và hoạt động của hệ thống chính trị, phải đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích chính đáng của các nhân dân, giai cấp và các tầng lớp xã hội.

Suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc rất quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với mỗi tầng lớp nhân dân, Đảng bộ luôn có những chỉ đạo riêng phù hợp với nguyện vọng của từng đối tượng vận động.

Năm là, chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận, gắn với đổi mới phương thức, đa dạng hóa các hình thức vận động nhân dân

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận là những người “vào sinh ra tử”, “ba cùng” với nhân dân, góp phần làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử quang vinh của Đảng và của dân tộc. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, thành thạo công việc được giao; luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, phải luôn nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác này.

Thực hiện những chủ trương của Trung ương về công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ dân vận, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã thường xuyên xây dựng, củng cố và hoàn thiện tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ dân vận; trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ có những đổi mới về phương thức công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiểu kết: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Trung ương Đảng luôn xác định công tác dân vận là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng; là nhiệm vụ chiến lược, phải được tiến hành thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, trên mọi địa bàn, đối với mọi tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,

Page 24: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

22

hơn 80 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quần chúng nhân dân vượt qua bao gian nan, thử thách, tiến hành Tổng khởi nghĩa thành công trong Cách mạng Tháng Tám 1945, tiếp đó là đấu tranh bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng, trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thực hiện những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã có những hình thức và biện pháp đại đoàn kết toàn dân, mở rộng hơn với sự thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt), thu hút thêm các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị. Khối đại đoàn kết dân tộc càng thêm bền chặt khi thống nhất Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

Page 25: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

23

KẾT LUẬN Trung ương Đảng xác định công tác dân vận là vận động tất cả các

lực lượng của mọi tầng lớp nhân dân góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện những chính sách kháng chiến, kiến quốc của Đảng và Chính phủ. Công tác dân vận là gốc của đại đoàn kết toàn dân. Vì vậy, nội dung công tác dân vận gồm nhiều mặt: tuyên truyền giáo dục, tổ chức, lãnh đạo đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân, dân tộc và hoà bình thế giới, ba công tác này có liên quan mật thiết với nhau.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về vận động quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến, Đảng bộ Liên khu Việt Bắc xác định công tác dân vận là công tác quan trọng nhất trong việc tập hợp, vận động nhân dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể và sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng Liên khu cùng nhân dân tranh đấu với địch và thi hành những chính sách của Đảng và Chính phủ mục đích đem lại quyền lợi cho nhân dân. Muốn thực hiện được như vậy người cán bộ dân vận phải làm cho dân tin, dân yêu. Đó là nội dung của công tác dân vận mà Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã rất thành công trong việc lãnh đạo quần chúng nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Nhân dân Liên khu Việt Bắc đã đóng góp nhiều sức người, sức của cho kháng chiến thắng lợi. Hàng vạn thanh niên các dân tộc đã hăng hái tham gia bộ đội, anh dũng cầm súng đánh giặc. Trong 5 chiến dịch lớn của quân và dân ta: Biên Giới, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Hoà Bình và Điện Biên Phủ, Liên khu Việt Bắc đã phục vụ tiền tuyến tới 13 triệu ngày công.

Công tác dân vận dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đã đạt được những thành quả to lớn, đặc biệt là tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ kháng chiến đi đến thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng sống động của tinh thần đoàn

Page 26: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

24

kết, đóng góp nhân lực, vật lực của nhân dân trong cả nước nói chung và của đồng bào các dân tộc Liên khu Việt Bắc nói riêng.

Những thành công, hạn chế, khiếm khuyết của quá trình lãnh đạo công tác dân vận ở Việt Bắc đã để lại những kinh nghiệm quý, có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận của Đảng trong điều kiện lịch sử mới.

Page 27: ỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ THÁI DŨNGhcma.vn/Uploads/2018/1/12/vu_thai_dung_vi.pdfĐường lối và quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện công

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thái Dũng (2012), “Vai trò của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong chiến dịch Tây Bắc”, trong cuốn Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.158-163.

2. Vũ Thái Dũng (2013), “Về phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến của Đảng trong Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.79-81.

3. Vũ Thái Dũng (2013), “Xây dựng lực lượng cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Tuyên Quang”, trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khởi nghĩa Thanh La trong tiến trình Cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Chính trị quốc gia, tr.174-178.

4. Vũ Thái Dũng (2013), “Nông dân Bắc Kạn tham gia xây dựng, củng cố chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)” trong cuốn Lịch sử Phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn (1930-2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.67-76.

5. Vũ Thái Dũng (2016), “Những tư tưởng sáng tạo về dân vận và quan điểm chỉ đạo đối với công tác dân vận của Hồ Chí Minh”, trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hồ Chí Minh - Tầm nhìn thời đại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.272-282.

6. Vũ Thái Dũng (2016), “Công tác dân vận của Đảng năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (8-1945 - 12-1946)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7), tr.14-19.

7. Vũ Thái Dũng (2016), “Công tác vận động nhân dân những ngày đầu toàn quốc kháng chiến”, Tạp chí Lý luận chính trị điện tử, ngày 16-11.

8. Vũ Thái Dũng (2017), “Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, trong cuốn 70 năm ngày Bác Hồ gửi thư Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (19-4-1946 - 19-4-2016), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.158-168.