17
Câu hỏi 2: Máy biến điện áp làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Sự giống nhau và khác nhau giữa máy biến áp lực và máy biến điện áp? Sự giống nhau và khác nhau giữa máy biến điện áp và máy biến dòng điện? Trả lời: Máy biến điện áp là máy biến áp chuyên dùng để biến đổi điện áp có 3 nhiệm vụ: 1- Cung cấp điện áp 100V~ cho đồng hồ Vonmét để đo điện áp phía cao thế. 2- Cung cấp điện áp 100V~ cho các cuộn dây điện áp của công tơ điện 3 pha. 3- Cung cấp điện áp thứ tự không (3U0) cho rơ le báo chạm đất khi có chạm đất phía cao thế. Máy biến điện áp có một số điểm giống máy biến áp lực: Máy biến điện áp và máy biến áp lực được chế tạo dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp thông qua quá trình cảm ứng từ. Máy biến điện áp và máy biến áp lực có cấu tạo cơ bản giống nhau, máy biến điện áp và máy biến áp lực đều có cuộn dây và lõi thép. Máy biến điện áp có một số điểm khác máy biến áp lực: Công suất của máy biến điện áp thường nhỏ chưa đến 1kw, dung lượng S của máy biến điện áp được tính bằng VA (S 250VA). Công suất của máy biến áp lực lớn, dung lượng S của máy biến áp tính bằng kVA (S 50kVA) Máy biến điện áp thường có kích thước hình học nhỏ hơn máy biến áp lực rất nhiều. Máy biến điện áp có kích thước mạch từ và kích thước của các cuộn dây nhỏ. Theo chủng loại và với từng cấp điện áp khác nhau máy biến điện áp ít thay đổi về cấu tạo, kiểu cách, hình dáng và kích thước. Tuỳ theo từng loại máy biến áp lực, cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có nhiều cấp điện áp khác nhau, trong khi đó máy biến điện áp chỉ có duy nhất một cấp điện áp thứ cấp là 100 V~. Máy biến áp lực 3 pha có rất nhiều tổ đấu dây khác nhau, trong khi đó máy biến điện áp 3 pha thường có tổ đấu dây Y0/Y0/ hở. Máy biến điện áp giống máy biến dòng điện: Page 1 of 17

Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

  • Upload
    hoadhat

  • View
    59

  • Download
    14

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Câu hỏi 2: Máy biến điện áp làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Sự giống nhau và khác nhau giữa máy biến áp lực và máy biến điện áp? Sự giống nhau và khác nhau giữa máy biến điện áp và máy biến dòng điện? Trả lời: Máy biến điện áp là máy biến áp chuyên dùng để biến đổi điện áp có 3 nhiệm vụ:

1- Cung cấp điện áp 100V~ cho đồng hồ Vonmét để đo điện áp phía cao thế. 2- Cung cấp điện áp 100V~ cho các cuộn dây điện áp của công tơ điện 3 pha. 3- Cung cấp điện áp thứ tự không (3U0) cho rơ le báo chạm đất khi có chạm đất

phía cao thế.Máy biến điện áp có một số điểm giống máy biến áp lực: Máy biến điện áp và máy biến áp lực được chế tạo dựa trên nguyên lý cảm

ứng điện từ. Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp thông qua quá trình cảm ứng từ.

Máy biến điện áp và máy biến áp lực có cấu tạo cơ bản giống nhau, máy biến điện áp và máy biến áp lực đều có cuộn dây và lõi thép.

Máy biến điện áp có một số điểm khác máy biến áp lực: Công suất của máy biến điện áp thường nhỏ chưa đến 1kw, dung lượng S của

máy biến điện áp được tính bằng VA (S 250VA). Công suất của máy biến áp lực lớn, dung lượng S của máy biến áp tính bằng

kVA (S 50kVA) Máy biến điện áp thường có kích thước hình học nhỏ hơn máy biến áp lực rất

nhiều. Máy biến điện áp có kích thước mạch từ và kích thước của các cuộn dây nhỏ.

Theo chủng loại và với từng cấp điện áp khác nhau máy biến điện áp ít thay đổi về cấu tạo, kiểu cách, hình dáng và kích thước.

Tuỳ theo từng loại máy biến áp lực, cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có nhiều cấp điện áp khác nhau, trong khi đó máy biến điện áp chỉ có duy nhất một cấp điện áp thứ cấp là 100 V~.

Máy biến áp lực 3 pha có rất nhiều tổ đấu dây khác nhau, trong khi đó máy biến điện áp 3 pha thường có tổ đấu dây Y0/Y0/ hở. Máy biến điện áp giống máy biến dòng điện:

Máy biến điện áp và máy biến dòng điện cùng được chế tạo dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây thứ cấp thông qua quá trình cảm ứng điện trường và từ trường. Máy biến điện áp khác máy biến dòng điện:

Về nhiệm vụ công tác:+ Máy biến điện áp chuyên làm nhiệm vụ biến đổi U.+ Máy biến dòng điện chuyên làm nhiệm vụ biến đổi I.

Về cách đấu dây trong lưới điện:+ Máy biến điện áp đấu song song trong mạch điện.+ Máy biến dòng đấu nối tiếp trong mạch điện.

Page 1 of 12

Page 2: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Câu hỏi 3: Máy biến dòng điện làm nhiệm vụ gì trong hệ thống điện? Tại sao trong vận hành không được phép để hở mạch cuộn dây thứ cấp máy biến dòng điện? Trả lời: Trong hệ thống điện máy biến dòng ( TI ) làm nhiệm vụ biến đổi dòng điện từ trị số lớn thành trị số nhỏ, trị số dòng điện thứ cấp định mức ( I2đm) của máy biến dòng được quy chuẩn là 5A hoặc 1A. Công dụng:

Dùng để cấp điện cho mạch dòng điện của ampe mét, watt mét, công tơ điện. Các thiết bị đo đếm nói trên muốn đấu vào TI phải được chế tạo theo quy

chuẩn dòng điện định mức là 5A hoặc 1A cho phù hợp với dòng điện định mức phía thứ cấp của máy biến dòng.

Thí dụ: Nếu dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp của TI là 500A, dòng điện định mức của

cuộn dây thứ cấp của TI là 5A thì TI có tỉ số biến đổi là: kI= 500A/5A = 100

Nếu dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp của TI là 500A dòng điện định mức của cuộn dây thứ cấp của TI là 1A thì TI có tỉ số biến đổi là: kI= 500A/1A = 500 Trong các trạm biến áp 110kV mỗi TI được chế tạo 2 cuộn dây thứ cấp, 1 cuộn dùng cho đo lường và 1 cuộn dùng cho rơ le bảo vệ. Trong các trạm biến áp phân phối hạ thế 220/380V thường dùng 2 bộ TI, một bộ dùng riêng cho đồng hồ am pe một bộ dùng riêng cho công tơ điện. Không cho phép các thiết bị đo trong trạm biến áp dùng chung 1 bộ TI để đảm bảo cho công tơ điện làm việc được chính xác.

Trong vận hành nếu để hở mạch thứ cấp máy biến dòng sẽ gây ra cháy hỏng vì hai nguyên nhân:

Nguyên nhân 1: Gây từ hóa lõi thép làm nóng mạch từ dẫn đến cách điện MBD chóng bị già cỗi. Bình thường trong cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của TI đều có dòng điện chạy qua i1~ sinh ra lực từ hóa F1 = i1 w1 i2 ~ sinh ra lực từ hóa F2 = i2 w2 Ta có F = F1 - F2 = i1w1 - i2w2 0 Khi hở mạch thứ cấp i2~ = 0 F2 = i2w2 = 0

Page 2 of 12

U1~ U1đm~

I1đm~

I2đm~ = 5A ( hoặc 1A )

Sơ đồ đấu dâyMáy biến áp lực

Sơ đồ đấu dây Máy biến điện áp

Sơ đồ đấu dây Máy biến dòng điện

U2~

Page 3: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

F = F1 - F2 = F1

F = i1w1.

F1 gây từ hóa lõi thép TI dẫn đến TI thường xuyên bị nung nóng dẫn đến cách điện của cuộn dây TI bị hóa già rất nhanh.

Nguyên nhân 2: Làm xuất hiện điện áp đỉnh nhọn E2 trong cuộn dây, chọc thủng cách điện của TI.

Khi vận hành có tải cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của TI đều có dòng điện chạy qua: Dòng điện phụ tải I1~ sẽ có đặc tuyến hình sin, dòng điện I1~ sinh ra từ thông 1~có dạng hình sin, từ thông này cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp một dòng điện I2~ cũng có dạng hình sin . Khi cuộn dây thứ cấp của TI bị hở mạch trong lõi thép xuất hiện từ thông 1~ tần số 50Hz. Đường đặc tuyến có dạng hình thang. Tại điểm đổi chiều (điểm 0) tốc độ biến đổi của từ thông d/dt là lớn nhất sẽ sinh ra sức điện động e2 có dạng đỉnh nhọn trên cuộn dây thứ cấp của TI (xem hình vẽ đặc tuyến của TI). Trong biểu thức (1)

d1 /dt là tốc độ biến đổi của từ thông. k là hệ số tỉ lệ. e2 (kV) là sức điện động.

e2 = k (1)

Câu hỏi 4: Có bao nhiêu dạng sự cố cơ bản trong hệ thống? Vẽ sơ đồ và giải thích? Trả lời : Có 5 dạng sự cố cơ bản trong hệ thống điện 3 pha

1. Ngắn mạch 3 pha: ( thường kèm theo chạm đất )

A B

C I "KE I “

K 3 E

2. Ngắn mạch 2 pha: không chạm đất

ABC I “

K2

3. Ngắn mạch 2 pha: chạm đất

Page 3 of 12

d1

dt

Page 4: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

ABC I “

K2

I “ K2E

4. Ngắn mạch 1 pha: chạm đấtABC

I “K1E

5. Ngắn mạch chạm đất tại hai điểm khác nhau trên một đường dây:

ABC

I “K2E

Những nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện:1- Nguyên nhân khách quan: Do sét đánh vào hệ thống điện với cường độ lớn, điện áp cao, các thiết bị chống sét

làm việc không hiệu quả.2- Nguyên nhân chủ quan :Hầu hết các sự cố chủ quan đều do con người gây ra:

- Do trình độ kỹ thuật non yếu.- Do xử dụng các thiết bị cũ, làm việc kém hiệu quả.- Do không thực hiện đúng quy trình vận hành và duy tu bảo dưỡng thiết bị.- Do mang tải không đúng quy định cho phép.- Do phá hoại (đào phải đường cáp, ném chất cháy vào thiết bị làm ngắn mạch...)

Các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn và hạn chế suất sự cố:Một hệ thống điện coi là có tính an toàn, chất lượng tốt đó là hệ thống điện có suất

sự cố thấp nhất, thời gian sự cố nhỏ nhất. Để đảm bảo được yêu cầu nói trên hệ thống điện cần phải có:

- Hệ số dự phòng cao (thiết bị có cấp cách điện và dòng điện cho phép cao hơn định mức nhiều lần)

- Có phương thức vận hành hợp lý.- Không để xảy ra quá tải hệ thống điện, quá tải máy biến áp.- Cần phải có nhiều nguồn điện dự phòng.

BẢNG TÍNH SẴN DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA DÂY CHẢY CẦU CHÌ

Page 4 of 12

Vật liệuĐườngkính dâychảy (mm)

Dòng điện định mức

Chì Đồng Nhôm

0,2 0,5 8 20.3 1,2 12 60,4 1,5 14 100,5 1,8 16 140,6 2,6 21 180,7 3,2 28 180,8 4,3 36 201,0 6,0 48 321,2 9,0 69 401,4 11,5 81 501,6 14 100 601,8 17 120 702,0 20 145 802,2 25 175 972,4 30 - 1152,6 35 - 125

Page 5: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

BẢNG TÍNH SẴN DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA DÂY CHẢY CẦU CHÌCHO MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI HẠ THẾ

Page 5 of 12

TTcông suất

MBA(kVA)

6kV 10kV 15kV 24kV 35kVdòng điện định mức (A)

chủng loại dây dẫn

dòng điện định mức (A)

chủng loại dây dẫn

dòng điện định mức (A)

chủng loại dây dẫn

dòng điện định mức (A)

chủng loại dây dẫn

dòng điện định mức (A)

chủng loại dây dẫn

1 30 2,89 6k 1,73 3k 1,16 2k 0,79 2k 0,5 1k2 50 4,82 8k 2,98 6k 1,93 3k 1,31 2k 0,83 2k3 75 7,23 12k 4,34 6k 2,89 6k 1,97 3k 1,24 2k4 100 9,63 15k 5,78 8k 3,85 6k 2,63 6k 1,65 3k5 160 15,41 25K 9,25 12K 6,17 10K 4,20 6K 2,64 6K6 200 19,27 25K 11,56 15K 7,71 10K 5,25 8K 3,3 6K7 250 24,08 30K 14,45 20K 9,63 15K 6,57 10K 4,13 6K8 320 30,83 40K 18,50 25K 12,33 20K 8,41 12K 5,28 8K9 400 38,54 50K 23,12 30K 15,41 25K 10,51 15K 6,61 10K10 560 53,95 80K 32,37 50K 21,58 30K 14,71 25K 9,25 15K11 630 60,69 100K 36,42 65K 24,28 40K 16,55 30K 10,4 20K12 1000 96,34 57,80 80K 38,54 65K 26,27 40K 16,52 25K13 1600 154,14 92,49 61,66 100K 42,04 65K 26,42 40K14 2500 240,85 144,51 96,34 65,69 100K 41,29 65K15 3200 308,29 184,79 123,31 84,08 52,85 80K16 4000 385,36 231,21 154,14 105,10 61,06 100K

Page 6: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Câu hỏi 7: Trong trạm biến áp phân phối hạ thế công tơ điện đặt ở phía trước và sau máy biến áp có gì khác nhau? Trả lời: Trong trạm biến áp công tơ điện được đặt ở phía trước hoặc phía sau máy biến thế đều làm nhiệm vụ đo đếm điện năng. Có một số điểm khác nhau: Công tơ điện đặt phía cao thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía trước máy biến thế, để làm việc được công tơ sẽ phải đấu qua máy biến điện áp và máy biến dòng điện cao thế.

+ Treo công tơ điện phía cao thế sẽ đo đếm được toàn bộ điện năng tiêu thụ của trạm biến áp.

+ Trong trạm biến áp 110kV phía cao áp và phía trung áp đều lắp TU và TI nên công tơ điện thường được đặt ở phía 110kV và ở tất cả các lộ ra phía trung áp, bằng cách này người ta sẽ đo được điện tiêu thụ của trạm biến áp và ở các lộ ra.

+ Treo công tơ phía cao thế phải lắp thêm máy biến điện áp và máy biến dòng điện cao thế nên có giá thành xây dựng tăng. Công tơ điện đặt phía hạ thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía sau máy biến áp.

+ Trạm biến áp phân phối có dung lượng nhỏ nên công tơ điện đặt phía hạ thế. + Vì MBD lắp sau máy biến áp lực nên sẽ không đo đếm được tổn thất điện năng

trong nội bộ máy biến áp và tổn thất điện năng trên các đoạn đường dây từ máy biến áp đến công tơ.

+ Với những trạm biến áp phân phối hạ áp người ta thường chỉ đặt TI hạ thế để giảm giá thành xây dựng.

+ Khi đặt công tơ điện phía hạ thế, người ta thường phải đưa thêm vào hệ số quy đổi để tính toán giá thành tiêu thụ điện. Cách làm này sẽ gây ra sai lệch kết quả đo đếm.

Sơ đồ đấu dây công tơ điện Sơ đồ đấu dây Công tơ điện đặt ở phía cao thế có TU và TI đặt ở phía hạ thế 380/220V chỉ có TI Câu hỏi 8: Vì sao TI cao thế thường đấu ở 2 pha A, C mà không đấu ở pha B? Nếu đấu TI ở pha A, B hoặc ở pha C, B có được không? Tại sao cuộn dây thứ cấp máy biến điện áp thường được nối đất pha b ở mà không nối đất ở pha a hoặc pha c? Trả lời: Trong trạm biến áp, mạch công tơ đo đếm cao thế ta hay gặp trường hợp TI lắp ở pha A,C mà không lắp ở pha B. Đây là quy ước chung trong việc đấu dây hệ thống công tơ.

Không đấu TI ở pha A, B hoặc C,B vì: Công tơ đo đếm điện năng đặt ở phía cao thế thường hay dùng loại công tơ 3 pha 2 phần tử, cuộn dây điện áp của công tơ được cấp điện từ máy biến điện áp bằng điện áp dây Uab = Ucb = 100V~.

Page 6 of 12

Page 7: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Máy biến điện áp 3 pha được nối đất pha B nên trong sơ đồ đấu dây với công tơ điện loại 3 pha 2 phần tử bắt buộc phải đấu ở pha a, c. Để phù hợp thứ tự pha trong sơ đồ đấu dây công tơ TI phải lắp ở pha A, C.

TU nối đất ở pha b, không được nối đất ở các pha a hoặc c vì: Theo sơ đồ đấu dây khi máy biến dòng đặt ở pha A và C, hai cuộn dây điện áp của công tơ điện phải đấu vào điện áp dây Uab và Ucb.

+ Nếu nối đất ở pha c thì hai cuộn dây điện áp của công tơ điện lại đấu vào điện áp dây Uac và Ubc của TU. (Hình 2)

+ Nếu nối đất ở pha a thì hai cuộn dây điện áp của công tơ điện lại đấu vào điện áp dây Uca và Uba của TU. (Hình 3)

Muốn công tơ làm việc đúng ta phải cho nối đất cuộn thứ cấp pha b của TU.

Câu hỏi 10: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp lực? Tại sao nói máy biến áp lực vừa là nguồn điện trung gian lại vừa là phụ tải của lưới điện? Trả lời:

E2 = i2 (Z0 + Z2) = i2Z0 x i2Z2 = U0 + U2

- U0 là điện áp giáng trên nội bộ cuộn dây W2

- U2 là điện áp giáng trên phụ tải mạch ngoài Z2 Mỗi máy biến áp lực đều có một dung lượng tới hạn làm nhiệm vụ cung cấp điện trực tiếp cho phụ tải, nó đóng vai trò một nguồn điện trung gian phân phối năng lượng điện của nguồn điện. Trong vận hành mỗi máy biến áp lực tiêu thụ một lượng công suất không tải P0 và công suất ngắn mạch PN nên trong hệ thống điện máy biến áp đóng vai trò phụ tải.

Page 7 of 12

Hình 1 Hình 2 Hình 3

- 1 là từ thông.- U1 là điện áp sơ cấp- U2 là điện áp thứ cấp- w1 là cuộn dây sơ cấp- W2 là cuộn dây thứ cấp

Cấu tạo: Xem hình ảnhNguyên lý làm việc : Máy biến áp được chế tạo theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi có điện áp xoay chiều đặt vào cuộn sơ cấp W1 , trong cuộn dây sơ cấp sẽ có 1 dòng điện i1 chạy qua, dòng điện i1 cảm ứng trong lõi thép 1 từ thông 1. Từ thông 1 móc vòng qua cuộn dây thứ cấp W2 sinh ra trong cuộn dây thứ cấp 1 sức điện động cảm qua. Do cuộn dây thứ cấp của máy biến áp có trở kháng nên tại cuộn dây thứ cấp xuất hiện 1 điện áp giáng U0 lúc này sức điện động: Hình ảnh máy biến áp phân phối

Page 8: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Hình vẽ mô tả Hình dáng bên ngoài MBA THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BIẾN ÁP DO VIỆT NAM SẢN XUẤT

suất (kvA)

Cấp điện áp (kV)

Tổn hao (W)Dòng điện không tải lo%

Điện áp ngắn mạch Uk%

Kích thước bao (mm) Tâm bánh xe (mm)D

Trọng lượng

Ko tải

(Po)

Có tải

(Pk)

Dài

A

Rộng

B

Cao

C

Dầu

(lít)

Toàn bộ(Kg)

25

6.3/0.4; 10/0.4 120 500 2 4 600 560 1050 450 110 390

15/0.4; 22/0.4 120 500 2 4 610 610 1050 450 130 390

35/0.4 140 510 2 4.5 680 620 1080 450 180 500

30(31,5)

6.3/0.4; 10/0.4 125 600 2 4 930 580 1080 450 120 390

15/0.4; 22/0.4 125 600 2 4 950 620 1110 450 140 450

35/0.4 150 610 2 5 1090 640 1600 450 260 610

50

6.3/0.4; 10/0.4 185 850 1.8 4 1180 600 1280 450 140 560

15/0.4; 22/0.4 185 850 1.8 4 1240 650 1480 450 180 660

35/0.4 215 880 1.8 5 1260 830 1560 450 304 810

63(75)

6.3/0.4; 10/0.4 235 1200 1.8 4 1110 680 1300 550 260 680

15/0.4; 22/0.4 235 1250 1.8 4 1200 680 1300 550 270 730

35/0.4 270 1300 1.8 5 1300 720 1400 550 310 840

100 (125)

6.3/0.4; 10/0.4 310 1700 1.8 4 1290 700 1350 550 290 750

15/0.4; 22/0.4 325 1700 1.8 4 1370 720 1490 550 300 790

35/0.4 350 1750 1.8 5 1560 750 1700 550 320 910

160 (180)

6.3/0.4; 10/0.4 450 2100 1.7 4 1400 800 1500 600 300 1020

15/0.4; 22/0.4 450 2150 1.7 4 1400 800 1520 600 330 1080

35/0.4 510 2250 1.7 5 1480 850 1780 600 420 1350

250

6.3/0.4; 10/0.4 640 3000 1.7 4 1440 820 1580 600 370 1220

15/0.4; 22/0.4 650 3050 1.7 4 1440 820 1700 600 380 1250

35/0.4 720 3200 1.7 5 1600 850 1800 660 400 1580

320 6.3/0.4; 10/0.4 700 3670 1.6 4 1540 860 1720 660 390 1480

15/0.4; 22/0.4 700 3670 1.6 4 1590 880 1750 660 400 1600

Page 8 of 12

Cấu tạo máy biến áp1. Thùng dầu phụ2. Ống chỉ thị mức dầu3. Ống nối thùng dầu chính và thùng dầu phụ4. Thùng dầu chính5. Sứ MBA6. Cánh tản nhiệt7. Lõi thép MBA8. Cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ cấp9. Dầu máy biến áp (trong thùng dầu)

7

8

U1~

U2~

W1

W2

Page 9: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

35/0.4 720 3880 1.6 5 1640 900 1910 660 460 1890

400

6.3/0.4; 10/0.4 840 4460 1.5 4 1590 920 1760 660 410 1800

15/0.4; 22/0.4 850 4500 1.5 4 1610 930 1800 660 460 2110

35/0.4 920 4600 1.5 5 1710 960 2010 660 520 2650

500 (560)

6.3/0.4; 10/0.4 940 5210 1.5 4 1690 950 1940 660 560 2400

15/0.4; 22/0.4 960 5270 1.5 4 1720 960 1950 660 630 2600

35/0.4 1060 5470 1.5 5 1800 1000 2160 820 710 2960

630

6.3/0.4; 10/0.4 1100 6010 1.4 4.5 1790 980 2010 820 680 2510

15/0.4; 22/0.4 1150 6040 1.4 4.5 1810 990 2020 820 690 2720

35/0.4 1250 6210 1.4 5.5 1900 1080 2160 820 900 3020

750

6.3/0.4; 10/0.4 1200 6590 1.4 4.5 1820 1040 2030 820 800 3310

15/0.4; 22/0.4 1220 6680 1.4 4.5 1830 1080 2060 820 840 3360

35/0.4 1350 7100 1.4 5.5 1920 1140 2120 820 940 3570

1000

6.3/0.4; 10/0.4 1550 9000 1.3 5 1850 1120 2090 820 1040 4040

15/0.4; 22/0.4 1570 9500 1.3 5 1910 1150 2130 820 1100 4110

35/0.4 1680 10000 1.3 6 2200 1400 2410 1070 1440 4750

1250

6.3/0.4; 10/0.4 1710 12800 1.2 5.5 2110 1200 2170 1070 1300 4650

15/0.4; 22/0.4 1720 12910 1.2 5.5 2150 1230 2210 1070 1340 4980

35/0.4 1810 13900 1.2 6.5 2280 1310 2370 1070 1480 5110

1600

6.3/0.4; 10/0.4 2100 15500 1.0 5.5 2290 1780 2410 1070 1550 5100

15/0.4; 22/0.4 2100 15700 1.0 5.5 2350 1810 2470 1070 1650 5320

35/0.4 2400 16000 1.0 6.5 2410 1950 2810 1070 1750 5910

1800

6.3/0.4; 10/0.4 2400 18020 0.9 6 2360 1910 2510 1070 1680 5820

15/0.4; 22/0.4 2420 18110 0.9 6 2380 1960 2610 1070 1720 6100

35/0.4 2500 18900 0.9 6.5 2460 2070 2920 1070 2150 6350

2000

6.3/0.4; 10/0.4 2700 18400 0.9 6 2390 1970 2690 1070 2010 6210

15/0.4; 22/0.4 2720 18800 0.9 6 2410 1980 2740 1070 2230 6540

35/0.4 2850 19400 0.9 6.5 2590 2160 2980 1070 2470 6820

2500

6.3/0.4; 10/0.4 3250 20000 0.8 6 2420 1980 2740 1070 2360 6710

15/0.4; 22/0.4 3300 20410 0.8 6 2460 2030 2810 1070 2480 6940

35/0.4 3400 21000 0.8 6.5 2610 2210 2990 1070 2570 7800

Câu hỏi 13: Dầu biến thế làm nhiệm vụ gì trong máy biến áp? Nêu các tiêu chuẩn quan trọng nhất của dầu máy trong vận hành? Phương pháp quản lý dầu máy biến áp trong vận hành? Trả lời: Dầu biến áp làm 2 nhiệm vụ :

1- Cách điện cho máy biến áp .2- Làm mát cho máy biến áp theo nguyên tắc đối lưu tuần hoàn.

Có 3 chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu máy biến áp trong vận hành:1- Điện áp chọc thủng [kV]

Thử nghiệm Điện áp chọc thủng của dầu bằng cốc thử dầu, khoảng cách phóng điện giữa 2 cực mang điện áp cao trong môi trường chứa đầy dầu là 2,5cm.

-Cấp điện áp dưới 15kV: + 30kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành. + 25kV với dầu trong MBA đang vận hành.

- Cấp điện áp dưới 15kV đến 35kV:

Page 9 of 12

Page 10: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

+ 35kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.+ 30kV với dầu trong MBA đang vận hành.

- Cấp điện áp dưới 110kV: + 45kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.+ 40kV với dầu trong MBA đang vận hành.

- Cấp điện áp 110kV đến 220kV:+ 60kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.+ 55kV với dầu trong MBA đang vận hành.

- Cấp điện áp 500kV: + 70kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành. + 65kV với dầu trong MBA đang vận hành.2- Nhiệt độ chớp cháy kín: Không thấp hơn 1350 C, suy giảm không quá 5%

so với lần phân tích trước.3- Trị số axít: không quá 0,25mg KOH trong 1g dầu.

Quản lý dầu trong vận hành :- Bình thường mỗi năm phải thí nghiệm định kỳ mẫu dầu 1 lần.- MBA làm việc trong tình trạng đầy tải hoặc quá tải thường xuyên thì phải rút ngắn

thời gian thí nghiệm định kỳ.- Khi sự cố cháy máy biến áp thường là kèm theo dầu bị cháy, chất lượng dầu MBA

suy giảm, phải thay dầu.- Khi đại tu MBA phải thay dầu.- Khi mức dầu trong máy biến áp giảm thấp, phải bổ xung dầu theo hướng dẫn của

nhà chế tạo. - Dầu bổ xung vào máy phải có cùng gốc dầu hoặc có gốc dầu tương đương. - Phải kiểm định lại dầu trước khi đổ vào máy theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của

ngành điện. Câu hỏi 14: Nêu các thông số kỹ thuật ghi trên biển nhãn của một máy biến áp lực phân phối hạ thế? Giải thích ý nghĩa của các thông số đó? Trả lời:Các thông số kỹ thuật trên biển nhãn của một máy biến áp lực phân phối hạ thế là:

1. Sđm [kVA]: Dung lượng định mức của máy biến áp. 2. Uđm1, Uđm2 [kV]: Điện áp định mức của cuộn dây phía sơ cấp và thứ cấp của máy

biến áp.3. Iđm1, Iđm2 [A]: Dòng điện định mức của cuộn dây phía sơ cấp và thứ cấp của

máy biến áp .4. UN% (còn gọi là UK%): Điện áp ngắn mạch tính theo phần trăm, cho ta biết tổn

thất điện áp trong cuộn dây máy biến áp khi máy biến áp mang tải. UN

UN% = 100 Uđm5. I0% : Dòng điện không tải của máy biến áp tính theo phần trăm dòng điện định mức của máy biến áp.

I0

I0% = 100 Iđm

6. P0 [kW]: Tổn thất không tải là một trị số không đổi với mỗi máy biến áp, nó không phụ thuộc vào tình trạng vận hành mang tải của máy biến áp.

7. f [Hz]: Tần số của nguồn điện. 8. Trọng lượng toàn bộ của máy biến áp [kG]

Page 10 of 12

Page 11: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

9. Trọng lượng của dầu máy biến áp [kG] Câu hỏi 15: Trước khi đưa một máy biến áp lực vào vận hành phải làm những thí nghiệm gì, nêu các hạng mục cần thí nghiệm và giải thích? Trả lời: Các hạng mục cần thí nghiệm máy biến áp trước khi đưa vào vận hành bao gồm:

1- Đo R cách điện bằng mê gôm mét 2500 V- Giữa các cuộn dây cao và cuộn dây hạ.- Giữa các cuộn dây cao và cuộn dây cao.- Giữa cuộn dây cao và vỏ.- Giữa cuộn dây hạ và cuộn dây hạ.

2- Đo điện trở 1 chiều của các cuộn dây.3- Đo tỉ số biến máy biến áp.4- Đo điện áp ngắn mạch UN%5- Đo dòng điện không tải I0.

6- Thí nghiệm dầu máy biến áp. Đây là những hạng mục thí nghiệm quan trọng cần phải làm trước khi đóng điện máy biến áp.

Page 11 of 12

Page 12: Mot So Cau Hoi Chon Loc -Boi Huan

Câu hỏi 23: Giải thích vì sao trước khi đóng điện máy biến áp phải thí nghiệm không tải? Dòng điện không tải có liên quan gì đến việc đánh giá chất lượng máy biến áp? Trả lời: Thí nghiệm không tải được thực hiện bằng cách đóng điện vào cuộn dây thứ cấp có điện áp thấp của máy biến áp và để hở mạch cuộn dây sơ cấp, sau đo dòng điện không tải ở cuộn dây thứ cấp máy biến áp. Trước khi xuất xưởng máy biến áp phải làm thí nghiệm không tải 3 pha để xác định dòng điện không tải I0 và tổn thất không tải P0 của máy biến áp. Trước khi đóng điện vận hành máy biến áp cũng phải làm thí nghiệm không tải. Thí nghiệm không tải trước khi vận hành chủ yếu là để kiểm tra và phát hiện xem các cuộn dây của máy biến áp có bị chạm chập không. Trường hợp thí nghiệm không tải trong vận hành chỉ cần làm lần lượt với từng pha và chỉ cần dùng nguồn điện có điện áp khoảng 220V~, sau khi có kết quả đo dòng không tải Io ta sẽ tính toán quy đổi về trị số thực. Mỗi một máy biến áp sẽ có một dòng không tải khác nhau. Trị số dòng điện không tải Io thường ít thay đổi theo thiết kế nên khi đo được dòng điện không tải ta có thể xác định ngay được công suất của máy biến áp.

Page 12 of 12