38
1 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÍNH CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Cấp đề tài: Thời gian nghiên cứu: Đơn vị thực hiện: Chủ nhiệm: Bộ 2012-2013 Vụ Thống kê Xã hội và Môi trƣờng ThS. Vũ Thị Thu Thủy LỜI NÓI ĐẦU Trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trƣờng việc ra các quyết định liên quan đều dựa vào thông tin số liệu hay còn gọi là quá trình ra quyết định dựa trên bằng chứng. Tuy nhiên, trong các hoạt động môi trƣờng việc ra quyết định dựa trên bằng chứng còn nhiều hạn chế do thông tin số liệu thƣờng không đầy đủ, toàn diện và ổn định do vậy các quyết định nhiều khi phải dựa trên quan sát chung, các ý kiến chuyên gia hoặc thm chí là dựa trên cảm tính (Esty 2002). Đối với lĩnh vực bền vững môi trƣờng, các nhà lập kế hoạch đang rất cần các công cụ giúp họ xác định vấn đề về môi trƣờng, theo dõi xu hƣớng, đặt mục tiêu ƣu tiên, hiểu các chính sách đánh đổi, đầu tƣ môi trƣờng, đánh giá chƣơng trình. Chỉ số bền vững môi trƣờng (ESI) là một trong những công cụ đó. Chức năng quan trọng nhất của ESI đó là ESI là một trong những công cụ chính sách giúp xác định các vấn đề đáng đƣợc quan tâm hơn nữa trong các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng quốc gia và quốc tế. Ngoài ra ESI cũng là một công cụ giúp đạt đƣợc các mục tiêu chính sách trên phạm vi toàn cầu về vấn đề môi trƣờng nhƣ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Để phục vụ nghiên cứu tính ESI cho Việt Nam nhằm đảm bảo vừa phù hợp với phƣơng pháp luận quốc tế, có thể so sánh quốc tế, vừa có tính khả thi trong việc sử dụng các số liệu sẵn có trong thời gian dài để đáp ứng yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tính Chỉ số bền vững môi trƣờng áp dụng cho Việt Nam” là một nghiên cứu cần thiết. Do tính không ổn định của các chỉ số thống kê môi trƣờng đƣợc thu thập và do khoảng trống dữ liệu thống kê môi trƣờng ở Việt Nam, nghiên cứu tính ESI cho Việt Nam nhằm áp dụng phƣơng pháp tính quốc tế đồng thời thích ứng với những tồn tại về mặt số liệu để đảm bảo có thể tính đƣợc chỉ số và sử dụng đƣợc chỉ số này cho các mục đích về hoạch định chính sách, đánh giá tình hình và nghiên cứu phát triển. MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

1

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÍNH CHỈ SỐ BỀN VỮNG

MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Cấp đề tài:

Thời gian nghiên cứu:

Đơn vị thực hiện:

Chủ nhiệm:

Bộ

2012-2013

Vụ Thống kê Xã hội và Môi trƣờng

ThS. Vũ Thị Thu Thủy

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trƣờng việc ra các quyết định

liên quan đều dựa vào thông tin số liệu hay còn gọi là quá trình ra quyết định dựa

trên bằng chứng. Tuy nhiên, trong các hoạt động môi trƣờng việc ra quyết định dựa

trên bằng chứng còn nhiều hạn chế do thông tin số liệu thƣờng không đầy đủ, toàn

diện và ổn định do vậy các quyết định nhiều khi phải dựa trên quan sát chung, các ý

kiến chuyên gia hoặc thậm chí là dựa trên cảm tính (Esty 2002). Đối với lĩnh vực

bền vững môi trƣờng, các nhà lập kế hoạch đang rất cần các công cụ giúp họ xác

định vấn đề về môi trƣờng, theo dõi xu hƣớng, đặt mục tiêu ƣu tiên, hiểu các chính

sách đánh đổi, đầu tƣ môi trƣờng, đánh giá chƣơng trình. Chỉ số bền vững môi

trƣờng (ESI) là một trong những công cụ đó. Chức năng quan trọng nhất của ESI đó

là ESI là một trong những công cụ chính sách giúp xác định các vấn đề đáng đƣợc

quan tâm hơn nữa trong các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng quốc gia và quốc tế.

Ngoài ra ESI cũng là một công cụ giúp đạt đƣợc các mục tiêu chính sách trên phạm

vi toàn cầu về vấn đề môi trƣờng nhƣ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).

Để phục vụ nghiên cứu tính ESI cho Việt Nam nhằm đảm bảo vừa phù hợp với

phƣơng pháp luận quốc tế, có thể so sánh quốc tế, vừa có tính khả thi trong việc sử

dụng các số liệu sẵn có trong thời gian dài để đáp ứng yêu cầu của Hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tính Chỉ số bền vững môi trƣờng áp

dụng cho Việt Nam” là một nghiên cứu cần thiết.

Do tính không ổn định của các chỉ số thống kê môi trƣờng đƣợc thu thập và do

khoảng trống dữ liệu thống kê môi trƣờng ở Việt Nam, nghiên cứu tính ESI cho Việt

Nam nhằm áp dụng phƣơng pháp tính quốc tế đồng thời thích ứng với những tồn tại

về mặt số liệu để đảm bảo có thể tính đƣợc chỉ số và sử dụng đƣợc chỉ số này cho

các mục đích về hoạch định chính sách, đánh giá tình hình và nghiên cứu phát triển.

MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13

Page 2: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

2

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây dựng phƣơng pháp luận tính toán Chỉ số

bền vững môi trƣờng cho Việt Nam đáp ứng yêu cầu thông tin của Hệ thống chỉ tiêu

thống kê quốc gia. Các mục tiêu cụ thể gồm:

- Xây dựng danh mục các chỉ số sử dụng tính ESI tại Việt Nam;

- Xây dựng phƣơng pháp luận thu thập, xử lý số liệu và tính toán chỉ tiêu;

- Xây dựng quy trình áp dụng tính ESI của Việt Nam.

Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố, hiện tƣợng kinh tế, chính trị, xã hội, môi

trƣờng ảnh hƣởng đến bền vững môi trƣờng Việt Nam, phƣơng pháp và quy trình

tính toán, tổng hợp ESI đảm bảo phù hợp với phƣơng pháp quốc tế đồng thời đáp

ứng những yêu cầu về tính sẵn có và khả năng tính toán ESI cho Việt Nam và ESI

cho các tỉnh/thành phố của Việt Nam. Ngoài ra, các hệ thống thông tin về môi

trƣờng của Việt Nam nói chung và của Tổng cục Thống kê nói riêng cũng là những

đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi đề tài nghiên cứu khoa học này.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực thống kê về môi trƣờng ở Việt Nam.

Số liệu thống kê môi trƣờng của 63 tỉnh/thành phố năm 2010 phục vụ tính ESI cấp

tỉnh/thành phố năm 2010.

Đề tài Nghiên cứu ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trƣờng cho Việt Nam đã

triển khai thực hiện trong vòng 21 tháng với các nội dung công việc sau:

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về môi trƣờng và phƣơng pháp tính các chỉ

số bền vững môi trƣờng.

- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng Việt Nam (gồm cả hiện trạng số liệu) phục vụ

việc lựa chọn các chỉ tiêu thành phần.

- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và các điều kiện thực tiễn của Việt Namtrong

việc tính toán để ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trƣờng choViệt Nam.

- Nghiên cứu thử nghiệm trên cơ sở số liệu sẵn có để tính toán chỉ số môi

trƣờng bền vững của Việt nam năm 2010.

-Đề xuất qui trình tính toán, tổng hợp chỉ số bền vững môi trƣờng của Việt Nam.

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học về thích ứng phƣơng pháp

luận tính ESI trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, chuyển đổi từ phƣơng pháp luận

quốc tế sang phƣơng pháp luận quốc gia, nhóm nghiên cứu đã áp dụng các phƣơng

pháp nghiên cứu khoa học phổ biến đang đƣợc sử dụng hiện nay trên thế giới, kết

hợp giữa phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng trong nghiên cứu khoa

học. Ngoài ra, một số các phƣơng pháp khác cũng đƣợc sử dụng trong một số hoạt

động nghiên cứu của đề tài nhƣ phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp tham gia …

Page 3: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

3

Đề tài nghiên cứu khoa học này khai thác và sử dụng các số liệu môi trƣờng từ

các nguồn số liệu: Số liệu thứ cấp từ các báo cáo, ấn phẩm đã công bố; Số liệu sơ

cấp từ các cuộc điều tra và Số liệu ƣớc tính của nhóm nghiên cứu dựa trên các số

liệu và các hệ số đã đƣợc công bố. Sử dụng phần mềm phân tích thống kê STATA

trong việc chạy các mô hình hồi quy để quy gán số liệu thiếu phục vụ tính ESI thử

nghiệm cho Việt Nam.

Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng trong các chuyên đề nghiên cứu tài liệu,

đánh giá tổng quan… Các tài liệu nghiên cứu đƣợc phân loại, sắp xếp theo danh

mục, nội dung, phƣơng pháp… để phục vụ nghiên cứu. Các danh mục/loại tài liệu

đã đƣợc nghiên cứu thông qua phƣơng pháp định tính gồm:

- Các tài liệu liên quan đến phƣơng pháp luận tính các chỉ số tổng hợp

- Các tài liệu liên quan đến tính ESI quốc tế và ESI cấp quốc gia: phân loại

theo phƣơng pháp luận, danh mục chỉ số, quy trình tính toán ESI, nguồn số liệu và

các khuyến nghị.

- Các tài liệu liên quan đến đánh giá tình hình môi trƣờng Việt Nam: hiện trạng

môi trƣờng và hiện trạng số liệu đánh giá môi trƣờng.

- Các tài liệu liên quan đến các hệ thống thông tin môi trƣờng Việt Nam: các

hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, các hệ thống thống tin thống kê ngành, các cuộc

điều tra…

- Các chế độ báo cáo tổng hợp hiện hành, các hệ thống biểu mẫu hiện hành về

thống kê môi trƣờng.

- Các nguồn số liệu hiện có thể khai thác để thu thập số liệu thử nghiệm tính

ESI Việt Nam.

Phương pháp kế thừa có chọn lọc: Sau khi áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu

tài liệu để có thông tin và kiến thức chung về vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng

phƣơng pháp kế thừa có chọn lọc và thích ứng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam

để phục vụ nghiên cứu đề xuất tính ESI Việt Nam, gồm:

- Đề xuất danh mục các chỉ số và các chỉ số tổng hợp thành phần phục vụ tính ESI.

- Đề xuất phƣơng pháp luận tính ESI Việt Nam: cách xử lý số liệu thiếu, cách

gia quyền các chỉ số, cách tính các chỉ số tổng hợp thành phần và cách tổng hợp chỉ

số ESI.

- Đề xuất quy trình tính ESI Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu khảo sát: Dựa trên kết quả các đề xuất về quy trình

tính ESI về danh mục các chỉ số sử dụng tính ESI Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã

liên lạc với các Bộ ngành và các đơn vị liên quan để rà soát và thu thập, tổng hợp

các số liệu môi trƣờng đáp ứng thông tin trong danh mục đề xuất. Hình thức thực

Page 4: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

4

hiện đánh giá khảo sát để thu thập số liệu gồm: gửi công văn đề nghị cung cấp thông

tin, dữ liệu theo lĩnh vực quản lý; hợp đồng chuyên gia để khai thác số liệu từ các cơ

sở dữ liệu điều tra của Tổng cục Thống kê hoặc các báo cáo chuyên ngành của các

Bộ ngành.

Phương pháp chuyên gia: Tổ chức chia nhóm chuyên gia theo từng nhóm công

việc và lĩnh vực môi trƣờng cần thực hiện. Các nhóm chuyên gia thực hiện chủ trì

tổng hợp và đánh giá số liệu, xây dựng và hoàn thiện các báo cáo chuyên đề. Các

nhóm chuyên gia tham gia xây dựng và hoàn thiện các dự thảo báo cáo và các đề

xuất giải pháp.

Trong nội dung về thu thập số liệu và tính ESI thử nghiệm cho Việt Nam,

phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số liệu thiếu, đề xuất sửa đổi

một số chỉ số trong danh mục chỉ số tính ESI cấp tỉnh của Việt Nam.

Phương pháp định lượng: Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng chủ yếu

trong hoạt động thu thập, xử lý và tổng hợp ESI. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến

để chạy các ƣớc lƣợng thống kê cho việc gán các số liệu thiếu trong chuỗi các số

liệu của 36 chỉ số và của 63 tỉnh/thành phố. Ngoài các phƣơng pháp về xử lý số liệu

cũng đƣợc thực hiện nhƣ:

- Chuyển đổi số liệu về dạng điểm số, Zscore.

- Hiệu chỉnh số liệu về dạng phân phối chuẩn (loại bỏ tình trạng ngoại lai trong

dãy số liệu tính ESI).

Phương pháp tham gia: Phƣơng pháp tham gia của các cá nhân/tổ chức có liên

quan thông qua hội thảo đóng góp ý kiến và hoàn thiện các sản phẩm của nhiệm vụ.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các

thông tin đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam, việc xây dựng phƣơng pháp

luận và ứng dụng để tính Chỉ số bền vững môi trƣờng là yêu cầu đặt ra đối với

ngành Thống kê, ngành Tài nguyên môi trƣờng và các Bộ ngành liên quan khác.

Mặc dù, thông tin về phƣơng pháp tính toán chỉ số bền vững môi trƣờng đã đƣợc đề

cập trong Thông tƣ 02 (Quyết định số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10/01/2011)

nhƣng cần phải thực hiện nghiên cứu cụ thể hơn khi áp dụng phƣơng pháp luận quốc

tế để tính toán cho trƣờng hợp của Việt Nam. Trƣớc mắt, phƣơng pháp luận về tính

toán Chỉ số bền vững môi trƣờng đƣợc thực hiện để đáp ứng nhu cầu thông tin cho

Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia 2 năm một lần bắt đầu thử nghiệm cho số liệu

năm 2010 và chính thức thực hiện năm 2014.

Page 5: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

5

CHƯƠNG 1

MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ CÁC CHỈ SỐ TỔNG HỢP

1. 1. MÔI TRƢỜNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những nƣớc bị ảnh hƣởng nặng nề của biến đổi khí hậu,

thiên tai, lụt bão xảy ra ở Việt Nam với tần suất ngày càng lớn và mức độ thiệt hại

ngày càng gia tăng. Trƣớc những tình hình đó, vấn đề theo dõi đánh giá môi trƣờng

đƣợc đặt ra nhằm cung cấp thông tin phục vụ điều hành, quản lý, theo dõi và đánh

giá về tình hình môi trƣờng Việt Nam.

Để cung cấp thông tin phục vụ đánh giá tình hình môi trƣờng Việt Nam, cơ

quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng tại trung ƣơng và địa

phƣơng đã và đang phối hợp với các ngành, các cấp trong việc xây dựng các hệ

thống thông tin đáp ứng nhu cầu quản lý và hoạch định chính sách bảo vệ môi

trƣờng và phát triển bền vững. Các hệ thống đó gồm: Hệ thống các trạm quan

trắc/điểm quan trắc; Trung tâm phân tích và tổng hợp dữ liệu; Hệ thống chỉ tiêu

thống kê ngành tài nguyên môi trƣờng; Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (HT

CTTKQG); Hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

(các chỉ tiêu môi trƣờng) và các hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành khác.

Hệ thống các trạm quan trắc: Hệ thống các trạm quan trắc gồm hai loại trạm

quan trắc là quan trắc nền và quan trắc tác động. Phân theo cấp quản lý bao gồm các

trạm quan trắc quốc gia, trạm quan trắc ngành, trạm quan trắc về lĩnh vực quản lý.

Ngoài ra, hệ thống các trạm quan trắc gồm các trạm quan trắc chất lƣợng

không khí tự động và bán tự động (ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh có 9 trạm trong

đó 5 trạm quan trắc chất lƣợng không khí xung quanh và 4 trạm quan trắc chất lƣợng

không khí ven đƣờng, hệ thống quan trắc chất lƣợng không khí ảnh hƣởng của các

hoạt động giao thông gồm 06 trạm), các trạm quan trắc chất lƣợng nƣớc mặt (tp Hồ

Chí Minh: 20 trạm).

Hệ thống chỉ tiêu thống kê: Hệ thống chỉ tiêu thống kê bao gồm HT CTTKQG

do Thủ tƣớng Chính phủ ký ban hành giao Tổng cục Thống kê làm đầu mối tổng

hợp và báo cáo số liệu, các Bộ chuyên ngành phối hợp tổ chức thu thập và báo cáo

theo Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp; Các hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên

ngành nhƣ Hệ thống chỉ tiêu thống kê Ngành Tài nguyên Môi trƣờng; Hệ thống chỉ

tiêu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hệ thống chỉ tiêu thống

kê Ngành Y tế; Hệ thống chỉ tiêu thống kê Ngành Xây dựng… do các Bộ trƣởng ký

ban hành.

Mối quan hệ của các hệ thống thống kê và đƣờng đi thông tin thống kê môi

trƣờng phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu môi trƣờng trong HTCTTKQG (chi tiết xem

trong Báo cáo tổng hợp của đề tài)

Page 6: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

6

1.2. CÁC CHỈ SỐ TỔNG HỢP

Để có thêm thông tin và tri thức cho việc nghiên cứu một chỉ số tổng hợp liên

quan đến môi trƣờng, đề tài đã nghiên cứu một số chỉ số tổng hợp về kinh tế, xã hội

và môi trƣờng mà trên thế giới và Việt Nam hiện nay đang thực hiện.

1.2.1. Chỉ số kinh tế tổng hợp

1.2.1.1. Tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giá trị

mới của hàng hoa va dich vu đƣơc tao ra cua toan bô nên kinh tê trong môt khoang

thơi gian nhât đinh (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm). Tông san phâm trong nƣơc đƣơc

tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Nội dung tổng quát của GDP đƣợc xét dƣới các góc độ khác nhau: Xét về góc

độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế bao gồm tiêu dùng cuối cùng

của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ, tích luỹ tài sản và chênh lệch

xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập

của ngƣời lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá

trị thặng dƣ sản xuất trong kỳ; Xét về góc độ sản xuất, GDP bằng giá trị sản xuất trừ

đi chi phí trung gian.

1.2.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc

tế Hoa Kỳ (USAID) từ năm 2005. PCI đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để

đo lƣờng và đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố

Việt Nam. PCI đƣợc xây dựng theo quy trình 3 bƣớc:

Bƣớc 1: Thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ

các nguồn đã công bố. Các doanh nghiệp đƣợc chọn vào mẫu theo phƣơng pháp lấy

mẫu ngẫu nhiên phân tầng.

Bƣớc 2: Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10.

Bƣớc 3: Tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên

thang điểm 100.

1.2.2. Chỉ số xã hội tổng hợp

1.2.2.1.Chỉ số phat triên con ngươi

Chỉ số phát triển con ngƣời đã đƣợc sử dụng để phản ánh và so sánh quốc tế về

thành tựu phát triển con ngƣời, tiến bộ xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo phƣơng pháp tính năm 2010, HDI là chỉ số tổng hợp (bình quân giản

đơn) của ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ

Page 7: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

7

lúc sinh, chỉ số Giáo dục đƣợc đo bằng số năm đi học trung bình và số năm đi học

mong muốn và chỉ số thu nhập đƣợc đo bằng GDP bình quân đầu ngƣời tính bằng

sức mua tƣơng đƣơng theo Đô la Mỹ (PPP_USD).

HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện

trình độ phát triển con ngƣời cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có

sự phát triển mang tính nhân văn.

1.2.2.2. Chỉ số phat triên giới

Chỉ số phát triển giới là một chỉ số tổng hợp đo lƣờng phát triển con ngƣời

trong ba lĩnh vực giống nhƣ trong chỉ số HDI (tuổi thọ, học vấn và thu nhập) nhƣng

đã điều chỉnh để xem xét sự bất bình đẳng giới trong những lĩnh vực này.

GDI là chỉ số tổng hợp (bình quân giản đơn) của ba chỉ số phân bổ công bằng

theo yếu tố: tuổi thọ, giáo dục và GDP phản ánh về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ

của một quốc gia hay một vùng, một tỉnh..., trên cơ sở đánh giá sự phát triển chung

của con ngƣời theo các yếu tố sức khỏe, tri thức và mức sống.

GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1.Khi GDI càng tiến đến giá trị 0 thì mức

độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngƣợc lại.

1.2.2.3. Chỉ số vai trò phụ nữ

Chỉ số Vai trò phụ nữ là một chỉ số hỗn hợp đo lƣờng bất bình đẳng giới trên

ba lĩnh vực chính là sự tham gia và ra các quyết định chính trị (đo bằng tỷ lệ (%)

nam đại biểu quốc hội và nữ đại biểu quốc hội); sự tham gia và ra các quyết định

kinh tế (đo bằng 2 chỉ tiêu: Tỷ lệ phần trăm nam và nữ giữ các chức vụ: lãnh đạo

Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nƣớc, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Tòa án nhân

dân và Viện kiểm sát nhân dân và Tỷ lệ phần trăm nam và nữ là cán bộ chuyên môn

kỹ thuật) và quyền lực đƣợc phụ nữ sử dụng đối với các nguồn lực kinh tế (đo bằng

thu nhập của phụ nữ và nam giới). Chỉ số Vai trò phụ nữ xem xét phụ nữ và nam

giới có thể tham gia tích cực nhƣ thế nào vào đời sống kinh tế chính trị và quá trình

ra quyết định.

1.2.2.4. Chỉ số khoảng cach giới

Chỉ số khoảng cách giới là chỉ số tổng hợp đo mức độ bất bình đẳng về giới

trong 4 lĩnh vực gồm sức khỏe, giáo dục, kinh tế và chính trị. Giá trị của chỉ số này

nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Chỉ số nhận giá trị 0 khi có sự bình đẳng tuyệt đối về

giới.Chỉ số nhận giá trị 1 khi có sự bất bình đẳng tuyệt đối.

1.2.2.5. Chỉ số bảo vệ trẻ em

Chỉ số bảo vệ trẻ em đƣợc dùng để xếp hạng địa phƣơng về thực hiện quyền trẻ

em do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội thực hiện và

công bố rộng rãi lần đầu tiên năm 2014. Chỉ số tổng hợp bảo vệ trẻ em đƣợc tính

Page 8: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

8

bằng trung bình cộng (có hoặc không có trọng số) của 5 chỉ số trung gian phản ánh

các vấn đề về: mức độ quan tâm của địa phƣơng cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo

dục trẻ em; mức độ chăm sóc sức khỏe trẻ em; mức độ thực hiện công tác bảo vệ trẻ

em; mức độ đảm bảo sự tham gia của trẻ em; mức độ đảm bảo sự phát triển của trẻ

em. Mỗi chỉ số trung gian lại đƣợc tính bằng cách lấy trung bình cộng của các giá trị

chỉ số con, sau khi chỉ số con đã đƣợc quy chuẩn về cùng một thang điểm.

1.2.2.6. Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam chính thức

trở thành một bộ chỉ báo hữu dụng phản ánh năng lực và hiệu quả quản trị ở cấp trung

ƣơng và cấp tỉnh, công cụ đánh giá mức độ chuyển biến qua thời gian từ năm 2011.

Nội dung đánh giá của PAPI dựa trên ba quá trình có tác động lẫn nhau, đó là:

xây dựng chính sách, thực thi chính sách và giám sát việc cung ứng các dịch vụ

công. Các trục nội dung đƣợc đƣợc thiết kế đặc biệt cho bối cảnh Việt Nam cả tầm

quốc gia và cấp địa phƣơng. PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách, đƣợc xây

dựng trên triết lý coi ngƣời dân nhƣ ngƣời sử dụng có đủ năng lực giám sát và đánh

giá tính hiệu quả của quản trị và hành chính công ở địa phƣơng.

1.2.3. Chỉ số môi trường tổng hợp

1.2.3.1. Chỉ số bền vững môi trương

Chỉ số bền vững môi trƣờng là một chỉ tiêu môi trƣờng tổng hợp đƣợc tính

bằng số bình quân gia quyền của các mức điểm của các thành phần với trọng số lớn

hơn cho các thành phần mang tính xã hội và thể chế đƣợc xây dựng nhằm theo dõi,

đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, môi trƣờng, thể chế và mô tả đặc điểm và ảnh

hƣởng đến tính bền vững môi trƣờng ở quy mô quốc gia. Chỉ số này đƣợc xây dựng

năm 1999 do Giáo sƣ Daniel C. Esty hợp tác với Trƣờng Đại học Yale (Trung tâm

Luật và chính sách môi trƣờng), Trƣờng Đại học Columbia (Trung tâm quốc tế về

thông tin khoa học trái đất) và Diễn đàn Kinh tế thế giới (Nhóm vì nhiệm vụ môi

trƣờng ngày mai) thực hiện. Báo cáo ESI đƣợc công bố năm 2005 đã tính toán chỉ số

này cho 146 quốc gia. Theo thứ hạng về Chỉ số bền vững môi trƣờng thì Việt Nam,

theo báo cáo này, đứng thứ 127 trong tổng số 146 nƣớc đƣợc đánh giá xếp hạng

(http://envirocenter.yale.edu/programs/environmental-performance-

management/environmental-sustainability-index).

Chỉ số tổng hợp phản ánh tính bền vững đối với môi trƣờng trên góc độ chung

đƣợc tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu cụ thể. Đo mức độ đạt đƣợc mục tiêu đề ra đối với

các vấn đề mà một quốc gia quan tâm, xác định các ƣu tiên về chính sách trong nƣớc

và khu vực, theo dõi xu hƣớng môi trƣờng, đánh giá (lƣợng hóa) các kết quả của các

chính sách và chƣơng trình, và nghiên cứu mức độ tƣơng tác của môi trƣờng và phát

triển kinh tế và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

Page 9: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

9

Chỉ số bền vững môi trƣờng là chỉ số tổng hợp, đƣợc tính theo cách tính bình

quân gia quyền từ mức điểm của các chỉ tiêu thành phần, với quyền số (trọng số) lớn

hơn cho các thành phần mang tính xã hội và thể chế.

Các thành phần này bao trùm các lĩnh vực: tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô

nhiễm môi trƣờng, quản lý môi trƣờng, cam kết ở tầm quốc tế về bảo vệ môi trƣờng,

và năng lực xã hội để thực hiện bảo vệ môi trƣờng. Chỉ số bền vững môi trƣờng ở

cấp quốc tế bao gồm 21 thành phần, với 76 tiêu thức phản ảnh thực trạng môi trƣờng

và các yếu tố liên quan đến môi trƣờng bền vững. 21 thành phần gồm: Chất lƣợng

không khí; đa dạng sinh học; đất; chất lƣợng nƣớc; tổng lƣợng nƣớc; giảm ô nhiễm

không khí; giảm hệ sinh thái; giảm dân số; giảm chất thải và sức ép tiêu dùng; giảm

căng thẳng về nƣớc; nguồn lực thiên nhiên; sức khỏe môi trƣờng; tình trạng dinh

dƣỡng và tiếp cận nƣớc sạch; giảm tính dễ bị tổn thƣơng do thảm họa thiên tai môi

trƣờng; quản trị nhà nƣớc về môi trƣờng; tính hiệu quả sinh thái; khu vực tƣ nhân;

khoa học và công nghệ; tham gia vào các nỗ lực quốc tế; khí gây hiệu ứng nhà kính;

giảm áp lực môi trƣờng xuyên biên giới.

Chỉ số bền vững môi trƣờng khi tính cho quốc gia thì các thành phần và các chỉ

tiêu có thể đƣợc các quốc gia lựa chọn theo tính phù hợp của từng chỉ tiêu đối với

từng quốc gia, chất lƣợng và tính có sẵn để sử dụng của số liệu trong thời gian dài.

Do bao phủ phạm vi thông tin rộng lớn nên ESI bị hạn chế trong việc thu thập

đầy đủ thông tin tính toán chỉ số và bị hạn chế tính hữu dụng của nó trong vận động

chính sách và hƣớng dẫn sử dụng cho các nhà hoạch định chính sách. Để khắc phục

những hạn chế này, nhóm nghiên cứu của Trƣờng Đại học Yale- Columbia đã

chuyển sang nghiên cứu và tính toán Chỉ số Hiện trạng môi trƣờng (tiếng Anh là

Environmental Performance Index_ EPI).

1.2.3.2. Chỉ số hiện trạng môi trương

EPI theo dõi các chỉ tiêu có định hƣớng kết quả dựa trên các nguồn số liệu tốt

nhất sẵn có theo các loại chính sách. Thêm vào đó, EPI đƣợc thúc đẩy thực hiện

thông qua ma trận minh bạch và dễ hình dung, điều này cho phép các nhà lãnh đạo

có thể biết đƣợc các điểm mạnh và yếu của quốc gia mình so với các quốc gia khác

về thực trạng môi trƣờng. Chỉ tiêu phân tích tập trung vào hai vấn đề môi trƣờng bao

trùm là: 1) giảm căng thẳng về môi trƣờng đối với sức khỏe con ngƣời và 2) thúc

đẩy sự sống của hệ sinh thái và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chỉ số EPI

đƣợc trƣờng Đại học Yale- Comlumbia thực hiện từ năm 2006 đến nay. EPI sử dụng

ít số liệu hơn so với ESI do đó có thể dễ tính toán hơn.

Mục đích chính của EPI là để cải thiện cơ sở dữ liệu đo lƣờng bảo vệ môi

trƣờng trong dài hạn và tạo điều kiện thuận lợi tăng chất lƣợng báo cáo phân tích.

EPI xác định điểm cho các lĩnh vực chính sách môi trƣờng chính và xác định khoảng

Page 10: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

10

cách các quốc gia cần khắc phục để đạt đƣợc các chính sách đó. EPI tập trung vào

thực trạng môi trƣờng hơn là đo lƣờng về phát triển bền vững.

1.2.3.3. Chỉ số hành tinh hạnh

Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc dùng để đánh giá mức độ thỏa mãn cuộc sống của

ngƣời dân ở từng quốc gia, trong tƣơng quan với tỉ lệ khai thác tài nguyên phục vụ

cho sự phát triển của quốc gia đó. Nhằm tác động tới chƣơng trình nghị sự của nhóm

các cƣờng quốc công nghiệp G7, G8 về các vấn đề toàn cầu, NEF nhấn mạnh đến

việc hoạch định chiến lƣợc và cổ vũ cho sự phát triển bền vững, mà ở đó, con ngƣời

có thể tồn tại ở một trạng thái an nhiên, song song với việc bảo vệ môi trƣờng sống.

HPI bổ sung vào chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Liên Hiệp Quốc. Nó

đƣợc đo bằng ba tiêu chí: mức độ thỏa mãn cuộc sống (life satisfication), tuổi thọ

trung bình (life expectancy) và dấu chân sinh thái (ecological footprint). Trong đó,

dấu chân sinh thái (EF) là một chỉ số quan trọng nhất của HPI

1.2.3.4. Chỉ số Dấu chân sinh thai

Chỉ số Dấu chân sinh thái là một chỉ tiêu tổng hợp đo lƣờng nhu cầu của con

ngƣời về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình phát triển của loài ngƣời. Cụ

thể, chỉ số này tính toán diện tích đất và nƣớc cần thiết để tái tạo nguồn tài nguyên

thiên nhiên cho tiêu dùng và hấp thu lƣợng khí thải CO2 với những công nghệ hiện

hành. Chỉ số Dấu chân sinh thái do Mathis Wackernagel và William Rees tại Đại

học British Columbia khởi xƣớng vào năm 1990 và hiện nay đang đƣợc các nhà

khoa học, các doanh nghiệp, các chính phủ, các cơ quan, cá nhân, và các tổ chức

sử dụng rộng rãi để giám sát sử dụng tài nguyên sinh thái và thúc đẩy phát triển

bền vững.

1.2.3.5. Chỉ số tổn thương môi trương

Chỉ số tổn thƣơng môi trƣờng là chỉ số tổng hợp đo lƣờng mức độ tổn thƣơng

của môi trƣờng tự nhiên. Chỉ số này đƣợc xây dựng bởi Ủy ban khoa học địa lý ứng

dụng khu vực Nam Thái Bình Dƣơng (tiếng Anh là the South Pacific Applied

Geoscience Commission - SOPAC), Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc

(tiếng Anh là United Nations Environment Program- UNEP) và các đối tác khác

thực hiện vào năm 2005. Chỉ số này cùng với các chỉ số tổn thƣơng về kinh tế, xã

hội để cung cấp thông tin sâu về những tác động ảnh hƣởng đến phát triển bền vững

của đất nƣớc nhằm xây dựng kế hoạch phát triển bền vững. Có 50 chỉ tiêu đƣợc sử

dụng để tính toán chỉ số này.

1.2.3.6. Chỉ số Hành tinh sống

Chỉ số hành tinh sống là một chỉ số đa dạng sinh học toàn cầu tính toán cấp

quốc gia dựa trên các xu hƣớng của quần thể động vật có xƣơng sống trên thế giới.

LPI cung cấp thông tin cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, quảng

Page 11: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

11

đại quần chúng về các xu hƣớng liên quan đến mức độ phong phú của loài động vật

có xƣơng sống và hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng của những loài động vật

này. Những thông tin này đƣợc sử dụng để xác định các tác động của con ngƣời trên

hành tinh và hƣớng vào các hoạt động giải quyết vấn đề mất đa dạng sinh học.

Nhƣ đã trình bày ở trên, các chỉ số tổng hợp có chung một đặc điểm là sử dụng

các chỉ số hoặc các biến số cá biệt để tính toán lên chỉ số tổng hợp. Tuy nhiên, đối

với chỉ số tổng hợp, sử dụng các phƣơng pháp tính toán/phƣơng pháp tổng hợp khác

nhau và cách sử dụng quyền số khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng

phƣơng pháp tổng hợp chỉ số bền vững môi trƣờng cho Việt Nam là cần thiết.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

TÍNH CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG CHO VIỆT NAM

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát

triển của xã hội loài ngƣời. Điều đó đã đƣợc khẳng định qua Tuyên bố Rio de

Janeiro (1992) về môi trƣờng và phát triển, bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và trong

Chƣơng trình nghị sự 21. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững

(2002) ở Johannesburg, các nguyên tắc trên và Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển

bền vững đã đƣợc khẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ. Phát triển bền vững

buộc chúng ta phải nhìn nhận thế giới nhƣ là một hệ thống liên kết không gian và

thời gian.

Chỉ số bền vững về môi trƣờng (ESI) mới nhất đã đƣợc đƣa ra, với sự sắp xếp

các đại lƣợng xác định tính chất bền vững của môi trƣờng của 146 quốc gia trong

Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ, tháng 1 năm 2005. Nghiên

cứu này đƣợc thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Pháp luật và Chính

sách Môi trƣờng, Đại học Yale, và Trung tâm Mạng Thông tin Quốc tế về Khoa học

Trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ, cùng với sự hợp tác của các nhà lãnh đạo quốc tế

thực hiện nhiệm vụ môi trƣờng của tƣơng lai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và

Trung tâm Nghiên cứu Chung của ủy ban châu Âu.

Theo Báo cáo, "Chỉ số bền vững về môi trƣờng là một chỉ số phức hợp, đánh

giá tập hợp các chỉ số kinh tế xã hội, môi trƣờng và thể chế khác nhau, đặc trƣng cho

và tác động đến tính bền vững của môi trƣờng ở quy mô quốc gia". Nghiên cứu đánh

giá khả năng bảo vệ môi trƣờng của các nƣớc trong vài chục năm tới dựa trên cơ sở

21 chỉ số đƣợc phân chia thành 5 phạm trù sau: các hệ thống môi trƣờng, giảm căng

thẳng (stress) cho môi trƣờng, giảm tổn hại cho con ngƣời do căng thẳng (stress) của

môi trƣờng, năng lực của xã hội và các thể chế đáp ứng với các thách thức của môi

trƣờng và hoạt động cảnh báo trên toàn cầu. Có tất cả 76 biến số/chỉ tiêu đƣợc sử

Page 12: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

12

dụng để xác định các yếu tố nêu trên, nhƣ số trẻ em tử vong do bệnh hô hấp, phát

thải natri đioxit, tỷ lệ phần trăm đất đai đƣợc bảo vệ, v.v…

ESI là một trong số rất ít phƣơng pháp thực nghiệm chú trọng vào vấn đề môi

trƣờng, đƣợc coi là một công cụ rất giá trị để đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trƣờng

và khả năng phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng của một

quốc gia. Chỉ số này kết hợp các yếu tố đa diện ảnh hƣởng đến tính bền vững của

môi trƣờng, bao gồm cả các vấn đề của tự nhiên và do con ngƣời gây ra và là cách

tiếp cận lƣợng hóa và có tính hệ thống, hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách

môi trƣờng. Phân tích này cũng cho thấy nhiều yếu tố rất quan trọng tác động đến

hiệu quả bảo vệ môi trƣờng của một quốc gia. Việc so sánh giữa các nƣớc sẽ giúp

cho việc xây dựng các biện pháp tốt nhất cho các nƣớcđạt hiệu quả bảo vệ môi

trƣờng và khả năng phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng

của quốc gia.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Việt Nam là một trong những nƣớc sớm theo đuổi nguyên tắc phát triển bền

vững. Việt Nam đã ban hành các chính sách và văn bản pháp quy về phát triển bền

vững và bảo vệ môi trƣờng. Luật bảo vệ môi trƣờng đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005. Các bộ luật khác liên quan đến

bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học, nƣớc, đất…

Một trong những chính sách quan trọng phải kể đến là “Định hƣớng Chiến

lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” (đƣợc gọi là Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt

Nam) đƣợc Chính phủ ban hành năm 2004 và theo đó là các Chƣơng trình nghị sự

21 của các ngành, địa phƣơng. Quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam đã

đƣợc khẳng định rõ trong các văn kiện của Đảng và Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã

hội của Việt Nam: Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị

về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững trong thời kỳ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một

nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát

triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nƣớc”. Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc tái khẳng định trong các văn kiện

của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 là: “Phát triển nhanh,

hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã

hội và bảo vệ môi trƣờng” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải

thiện môi trƣờng, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng thiên

nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Văn kiện Đại hội X và XI của Đảng tiếp tục khẳng

định quan điểm phát triển bền vững gắn với hội nhập kinh tế thế giới trong kế hoạch

Page 13: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

13

5 năm 2006 - 2010 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020

cũng đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển

bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc”.

Ngày 12/4/2012 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số 432/QĐ-TTg phê

duyệt Chiến lƣợc Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu

tổng quát của Chiến lƣợc này là tăng trƣởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến

bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng, giữ vững ổn định chính trị -

xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo

đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 -

2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con ngƣời - HDI, chỉ

số bền vững môi trƣờng - ESI), các chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ

- ICOR, …), các chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ lao động đang làm việc trong

nền kinh tế đã qua đào tạo, số ngƣời chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân, tỷ

lệ số xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới,…), các chỉ tiêu về tài nguyên và

môi trƣờng (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất đƣợc bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học,...).

Ngoài ra các chiến lƣợc quốc gia về môi trƣờng nhƣ Chiến lƣợc phát triển kinh

tế - xã hội giai đoạn 5 năm và 10 năm; Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh; Chiến lƣợc bảo

vệ môi trƣờng; Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và các Hệ thống chỉ tiêu thống

kê ngành là những căn cứ quan trọng trong xác định nhu cầu cấp bách về việc

nghiên cứu ứng dụng tính ESI phục vụ đánh giá môi trƣờng bền vững nói riêng và

phát triển bền vững nói chung của Việt Nam. Các chỉ tiêu thống kê môi trƣờng hiện

có trong các hệ thống thông tin có thể đƣợc sử dụng tính ESI, gồm:

Các chỉ tiêu để tính ESI tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Tại Bộ tài nguyên và Môi trƣờng, văn phòng phát triển bền vững đã thực hiện

việc “xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trƣờng ở Việt

Nam” năm 2007 giúp cho việc tính toán chỉ số đánh giá tính bền vững theo ESI. Dựa

trên bộ chỉ thị đó, tiến hành tính toán chỉ số đánh giá tính bền vững theo ESI.

Bộ chỉ thị này đƣợc tách thành 2 nhóm vấn đề: (i) nhóm các chỉ thị đánh giá

tính bền vững về tài nguyên (7 chủ đề, 12 chỉ số, 24 biến số), và (ii) nhóm các chỉ thị

đánh giá tính bền vững về môi trƣờng (13 chủ đề, 27 chỉ số, 50 biến số). Danh sách

các chỉ tiêu trong bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên môi trƣờng của

Việt Nam đƣợc trình bày trong Phụ lục 4a và Phụ lục 4b.

Ngoài hệ thống thống kê tập trung, các Bộ/ngành đều tổ chức hệ thống thống

kê Bộ/ngành dƣới nhiều hình thức khác nhau. Các chỉ tiêu thống kê môi trƣờng

đƣợc thu thập thông qua các Hệ thống thông tin thống kê ngành (ví dụ ngành Tài

nguyên và Môi trƣờng; Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngành Xây

dựng…). Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý của ngành nói chung thì

các hệ thống này vẫn chƣa đảm bảo đầy đủ các thông tin, do vậy tại mỗi đơn vị phụ

Page 14: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

14

trách từng chuyên môn hẹp lại có hệ thống tổ chức thu thập và quản lý riêng về lĩnh

vực/ngành chuyên môn hẹp mình phụ trách.

Tại địa phƣơng, cấp tỉnh/thành phố, các hệ thống thông tin môi trƣờng của địa

phƣơng cũng đƣợc thiết lập nhằm phục vụ các mục đích quản lý điều hành chung

của địa phƣơng về lĩnh vực đó.

Nói tóm lại, các mạng lƣới thông tin về môi trƣờng tƣơng đối rộng và đầy đủ,

tuy nhiên việc cung cấp, chia sẻ và sử dụng các số liệu phục vụ các nhu cầu quản lý,

điều hành và theo dõi đánh giá còn nhiều hạn chế do các quy chế về chia sẻ dữ liệu

chƣa đƣợc chú trọng và hoàn thiện.

Các chỉ tiêu để tính ESI tại Tổng cục Thống kê:

Theo Quyết định số 43 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống

chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 350 chỉ tiêu thống kê quốc gia, 31 chỉ tiêu về bảo vệ

môi trƣờng và biến đổi khí hậu đã đƣợc ban hành và giao cho Tổng cục Thống kê

cùng các Bộ (Tài nguyên Môi trƣờng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây

dựng) chịu trách nhiệm thu thập và báo cáo. Đây là một trong những căn cứ rất quan

trọng phục vụ nghiên cứu đề xuất các chỉ tiêu tính ESI cho 63 tỉnh của Việt Nam

đồng thời là nguồn thông tin cung cấp số liệu tính ESI Việt Nam. Ngoài 31 chỉ tiêu

nhƣ đã nêu trên còn các chỉ tiêu khác có thể sử dụng cho quá trình tính toán ESI cho

Việt Nam ví dụ các nguồn phát thải, sử dụng năng lƣợng, y tế, nƣớc sạch và vệ sinh

môi trƣờng…

Bên cạnh Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Tổng cục Thống kê thƣờng

xuyên tổ chức các cuộc tổng điều tra hoặc các cuộc điều tra mẫu thống kê. Đây cũng

là nguồn thông tin phong phú có thể sử dụng để tính toán ESI Việt Nam. Ví dụ cuộc

Tổng điều tra Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản cung cấp các thông tin về sử dụng đất,

trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản; cuộc Điều tra Doanh nghiệp cung

cấp các thông tin phục vụ đánh giá tình hình môi trƣờng của doanh nghiệp, Điều tra

mức sống hộ gia đình cung cấp các thông tin về sử dụng nguồn nƣớc sạch, các điều

kiện vệ sinh môi trƣờng và sử dụng phân bón/thuốc bảo vệ thực vật…

Tại cấp địa phƣơng, 63 Cục Thống kê tỉnh/thành phố và hơn 700 Chi cục

Thống kê Quận/huyện đóng góp vào quá trình thu thập và tổng hợp thông tin các

lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

Nói chung, về mặt thể chế, hệ thống thông tin ngành thống kê tƣơng đối đầy đủ

và toàn diện. Tuy nhiên, việc thực thi các hoạt động thống kê cụ thể là thu thập, tổng

hợp các số liệu thống kê môi trƣờng còn nhiều hạn chế (khoảng trên 50% các chỉ

tiêu thống kê môi trƣờng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia) còn chƣa đƣợc

thu thập hoặc chƣa đƣợc thu thập đầy đủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng

này, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là lĩnh vực môi trƣờng bản

Page 15: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

15

thân nó là rất rộng, liên quan đến hầu hết các ngành các lĩnh vực khác, do vậy việc

để đồng bộ hóa tất cả các ngành trong việc thu thập và báo cáo các chỉ tiêu môi

trƣờng cần có thời gian để thích ứng dần. Ngoài ra, cần hệ thống đo lƣờng với nguồn

nhân lực đảm bảo để đánh giá môi trƣờng.

2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC TÍNH ESI

2.3.1. ESI quốc tế cho 146 quốc gia 2005

ESI quốc tế 2005 lựa chọn 146 quốc gia để tính ESI và xếp loại thứ hạng về

môi trƣờng bền vững của các quốc gia này. Việc lựa chọn quốc gia tham dự để tính

ESI dựa trên 3 tiêu chí: Quy mô dân số (từ 100.000 dân trở lên hoặc có diện tích đất

tự nhiên lớn hơn 5000 km2); tính sẵn có của số liệu thống kê (Có ít nhất 45/76 chỉ

tiêu có số liệu, chiếm 59,21%); quy định về phân bổ số lƣợng các loại số liệu thống

kê cho 21 lĩnh vực môi trƣờng và quản lý môi trƣờng (lĩnh vực Chất lƣợng không

khí và Chất lƣợng nƣớc là hai lĩnh vực rất quan trọng trong việc tính toán ESI, tuy

nhiên lại thiếu số liệu tại rất nhiều quốc gia do vậy những quốc gia thiếu số liệu vẫn

đƣợc tham gia tính toán ESI).

Quy trình tính ESI đƣợc chia làm 3 bƣớc chính: Xây dựng khung cấu trúc; thu

thập và xử lý số liệu; tổng hợp các chỉ số thành phần và ESI. Sơ đồ dƣới đây mô tả

chi tiết 3 bƣớc thực hiện tính ESI.

Khung cấu trúc ESI

Để tổng hợp chỉ số chung về bền vững môi trƣờng, ESI sử dụng chung một

khung cấu trúc nhƣ đối với các chỉ tiêu tổng hợp khác. Trƣớc tiên, xây dựng các lĩnh

vực ảnh hƣởng tác động đến bền vững môi trƣờng, trong mỗi lĩnh vực thiết lập các

chỉ số thành phần và mỗi chỉ số thành phần đƣợc xây dựng từ các chỉ tiêu hoặc các

chỉ số đơn lẻ. Sơ đồ dƣới đây trình bày chi tiết khung cấu trúc của mô hình ESI.

Khung cấu trúc ESI

•Xác định lĩnh vực

•Lựa chọn chỉ số và chỉ tiêu

Thu thập và xử lý số liệu

- Số liệu thô của các chỉ tiêu

- Quy gán và chuẩn hóa số liệu

- Hiệu chỉnh số liệu

- Chuyển về dạng điểm số

Tổng hợp ESI

- Tổng hợp điểm số các chỉ số

- Tổng hợp ESI

Page 16: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

16

ESI quốc tế 2005 sử dụng danh mục gồm 76 chỉ tiêu/chỉ số (đa số là các chỉ

tiêu, ngoài ra cũng có sử dụng một số chỉ số tổng hợp khác) liên quan đến môi

trƣờng. 76 chỉ tiêu/chỉ số này sẽ đƣợc tổng hợp thành 21 chỉ số tổng hợp thuộc 5

lĩnh vực và dựa vào 21 chỉ số này để tổng hợp ESI.

Danh sách 21 chỉ số thành phần đƣợc xây dựng dựa trên đánh giá khoa học và

tổng quan về lĩnh vực môi trƣờng cũng nhƣ ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia trong

lĩnh vực khoa học môi trƣờng, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi

chính phủ, các trung tâm nghiên cứu và học thuật về môi trƣờng. Bảng danh sách 76

chỉ tiêu/chỉ số, 21 chỉ số thành phần thuộc 5 lĩnh vực đƣợc nghiên cứu (xem trong

báo cáo tổng hợp của đề tài)

Thu thập và xử lý số liệu

Các công việc liên quan đến xử lý số liệu gồm: Chuẩn hóa số liệu thô, quy gán

các số liệu, chuyển đổi số liệu về dạng điểm số (ZScore) để đảm bảo việc so sánh và

tổng hợp các chỉ tiêu/ chỉ số không cùng đơn vị tính và hiệu chỉnh số liệu.

Chuẩn hóa số liệu thô theo đúng nội dung, phƣơng pháp tính của mỗi chỉ

số/chỉ tiêu. Số liệu các chỉ tiêu/ chỉ số sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc kiểm tra về

dạng phân bố của số liệu. Các số liệu không phân bố chuẩn, số liệu bị chệch, số liệu

ngoại lai (outliers) sẽ đƣợc chuyển đổi về dạng phân bố chuẩn thông qua sử dụng

các hàm lôgarit để số liệu đƣợc chuyển đổi về dạng có phân bố xung quanh (gần)

với giá trị trung tâm phục vụ cho bƣớc quy gán số liệu. Để hài hòa giữa việc cải

thiện đặc tính phân bổ của số liệu và giảm tác động của việc chuyển đổi này đối với

kết quả tính điểm số ESI, chuyển đổi số liệu áp dụng quy trình 2 bƣớc: Bƣớc 1:

Chuyển đổi tất cả các số liệu có giá trị lệch lớn hơn 2 độ lệch chuẩn thông qua sử

dụng logarit cơ số 10; Bƣớc 2: Chuyển đổi các số liệu đã đƣợc logarit trong bƣớc 1

về dạng gốc ban đầu ngoại trừ những số liệu có giá trị lệch gấp 4 lần để đảm bảo

rằng chỉ những số liệu có giá trị quá lớn ngoài khoảng 4 độ lệch chuẩn mới bị điều

chỉnh về dạng đối xứng.

Quy gán số liệu đối với các số liệu thiếu.Sử dụng 3 phƣơng pháp/mô hình đƣợc

sử dụng để quy gán số liệu thiếu để tính ESI, đó là: Mô hình Markov Chain Monte

Page 17: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

17

Carlo (MCMC); Hồi quy; Logarit tối đa hóa kỳ vọng (EM). Trong đó, MCMC sử

dụng logarit với giả định số liệu phân bố chuẩn, đa biến với giả định MAR và cách

tiếp cận của Bayesian. Hồi quy dựa trên giả định là các phân bố biên của số liệu là

chuẩn và có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với giả định MAR. EM ƣớc lƣợng

giá trị trung bình, ma trận hiệp phƣơng sai.Có càng nhiều giá trị quy gán cho mỗi số

liệu thiếu thì có nhiều thông tin về mức độ biến thiên của giá trị. Các nghiên cứu đã

chỉ ra rằng, với mức độ số lƣợng thông tin thiếu vừa phải (khoảng 30%) thì 5 đến 10

tập dữ liệu quy gán là đủ cho ƣớc lƣợng hợp lý các tham số.

Hiệu chỉnh số liệu sau bƣớc quy gán số liệu thiếu. Các số liệu này sẽ đƣợc hiệu

chỉnh để tránh các trƣờng hợp giá trị quá lớn/quá nhỏ sẽ ảnh hƣởng đến ESI vì

những giá trị ngoại lai này rất ít và hầu nhƣ là vấn đề của chất lƣợng số liệu. Cụ thể,

hiệu chỉnh tăng đối với các biến đã đƣợc ƣớc lƣợng có giá trị thấp hơn khoảng giá trị

2,5 phân vị về giá trị 2,5 phân vị và hiệu chỉnh giảm với các biến có giá trị ƣớc

lƣợng cao hơn khoảng giá trị 97,5 phân vị về giá trị 97,5 phân vị.

Chuyển số liệu về dạng điểm số để đảm bảo có thể tổng hợp thông tin với

những đo lƣờng khác nhau về cùng một dạng đo lƣờng. Dạng điểm số ZScore đƣợc sử

dụng với mục đích này với cách tính nhƣ sau:

Đối với các chỉ số tích cực (giá trị càng cao thì bền vững môi trƣờng càng cao,

ví dụ: Tỷ lệ đất đƣợc bảo vệ):

Z SCORE =xi − x

SD

Đối với các chỉ số tiêu cực (giá trị càng cao thì bền vững môi trƣờng càng thấp,

ví dụ: Tỷ lệ loại động vật có vú bị đe dọa ):

Z SCORE =x −xi

SD

Tổng hợp chỉ số

Phƣơng pháp tổng hợp chỉ số thành phần và ESI đƣợc sử dụng là phƣơng pháp

bình quân gia quyền với quyền số bằng nhau.

21 chỉ số thành phần đƣợc tổng hợp từ 76 chỉ tiêu/chỉ số

ESI đƣợc tổng hợp từ 21 chỉ tiêu thành phần.

Công thức:

Ij = wipj=1 x j (i=1,….n)

Trong đó:

Page 18: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

18

I là chỉ số (tiếng Anh: Index). Nếu là các chỉ số thành phần thì sẽ có I1 đến

I21(i: chỉ số thành phần có giá trị từ 1 đến 21). Nếu là chỉ số tính từ 21 chỉ số thành

phần thì I chính là ESI.

Wj là quyền số thứ j của giá trị Xj. Nếu tính 21 chỉ số thành phần thì Xj là giá

trị Zscore của các chỉ tiêu/chỉ số có trong mỗi thành phần. Nếu tính ESI thì Xj là giá

trị của chỉ số thành phần.

Quyền số bằng nhau vì hai lý do: i) Thiếu nghiên cứu hệ thống và bằng chứng

khoa học đối với giả thuyết về các quyền số khác nhau và chƣa có nghiên cứu nào

chỉ ra rằng chỉ tiêu/chỉ số nào hoặc lĩnh vực nào là quan trọng hơn; ii) về khía cạnh

chính sách, các hành động của mỗi lĩnh vực sẽ đƣa đến kết quả tốt hơn về bền vững

môi trƣờng do vậy nó đều có tính cấp thiết nhƣ nhau.

Nghiên cứu thực chứng về tính ESI 2005 cho 146 quốc gia đã chỉ ra rằng

không có lĩnh vực nào đặc biệt quan trọng hoặc kém quan trọng hơn các lĩnh vực

khác trong ESI (2005 Environmental Sustainable Index, trang 66). Tuy nhiên, tại cấp

độ quốc gia, nghiên cứu tính ESI quốc tế đã khuyến nghị các chỉ tiêu cần đƣợc gia

quyền khác nhau dựa trên mức độ chính sách ƣu tiên hoặc mức độ tác động đến tính

bền vững môi trƣờng quốc gia.

Các hạn chế của phương pháp luận tính ESI

Mặc dù chuẩn hóa giá trị các chỉ số về Zscore làm giảm tác động quy mô, tuy

nhiên Zscore phụ thuộc vào giá trị của các chỉ số quan sát đƣợc. Đây là sự chuyển

đổi mang tính tƣơng đối và cũng thay đổi theo thời gian khi các chỉ số bền vững môi

trƣờng đƣợc cập nhật. Hơn nữa, nếu tình hình môi trƣờng đƣợc cải thiện (thông qua

giá trị của các chỉ tiêu bền vững môi trƣờng) với một giá trị bằng nhau giữa hai thời

kỳ thì giá trị Zscore sẽ không thay đổi mặc dù có sự tiến bộ hơn về môi trƣờng. Do

vậy phƣơng pháp luận tổng hợp số liệu thành một chỉ số tổng hợp cần tiếp tục đƣợc

cải tiến.

Mô hình ESI còn một số nhƣợc điểm về số liệu và khung cấu trúc nhƣ: kém kết

nối với các số liệu sẵn có, lĩnh vực quản trị dƣờng nhƣ không có tác dụng trong mô

hình (bị thừa).

2.3.2. ESI của Ấn Độ

Báo cáo ESI hàng năm là một trong các báo cáo về vấn đề môi trƣờng của Ấn

Độ đƣợc thực hiện từ năm 2008 đến nay (các năm thực hiện báo cáo: 2008, 2009,

2011). ESI của Ấn Độ đƣợc tính toán để so sánh bền vững môi trƣờng của 28 bang.

Về cơ bản, ESI của Ấn Độ sử dụng phƣơng pháp luận quốc tế ngoại trừ việc lựa

chọn danh sách chỉ số và áp dụng phƣơng pháp quy gán số liệu.

Năm 2008 là năm đầu tiên Ấn Độ tính ESI cho 28 bang với việc sử dung 44

chỉ tiêu, 15 chỉ số thành phần của 5 lĩnh vực (Lĩnh vực áp lực dân số: 1 chỉ số thành

Page 19: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

19

phần, 3 chỉ số; Lĩnh vực áp lực môi trƣờng: 4 chỉ số thành phần, 12 chỉ số; Lĩnh vực

hệ thống môi trƣờng: 4 chỉ số thành phần, 14 chỉ số; Lĩnh vực tổn thƣơng sức khỏe:

2 chỉ số thành phần, 6 chỉ số; Lĩnh vực quản trị về môi trƣờng: 4 chỉ số thành phần,

9 chỉ số).

Năm 2009, việc phân loại các chỉ tiêu/chỉ số và các lĩnh vực đã đƣợc thay đổi

và cải tiến theo hƣớng áp dụng mô hình Động lực (D), Áp lực (P), Hiện trạng (S),

Tác động (I) và Hƣởng ứng/Đáp ứng (R) hay còn đƣợc gọi là mô hình DPSIR đồng

thời phân loại các chỉ tiêu theo 9 lĩnh vực môi trƣờng bền vững. Theo mô hình

DPSIR, 40 chỉ tiêu/chỉ số đƣợc phân chia nhƣ sau: Động lực (Áp lực dân số): có 3

chỉ số; Áp lực (Áp lực về môi trƣờng):có 10 chỉ số; Thực trạng (Chất lƣợng môi

trƣờng):có 9 chỉ số; Tác động (Tác động đối với sức khỏe và hệ sinh thái):có 7 chỉ

số; Hƣởng ứng (Hƣởng ứng về chính sách):có 11 chỉ số. Theo 9 lĩnh vực, 40 chỉ

số/chỉ số đƣợc phân loại nhƣ sau: Không khí: có 5 chỉ số; Nƣớc: có 6 chỉ số; Sử

dụng đất và nông nghiệp: có 5 chỉ số; Rừng và đa dạng sinh học: có 7 chỉ số; Chất

thải: có 3 chỉ số; Năng lƣợng: có 3 chỉ số; Y tế và thiên tai: có 5 chỉ số; Áp lực về

dân số: có 3 chỉ số; Ngân sách cho môi trƣờng: có 3 chỉ số.

Năm 2011, vẫn giữ nguyên mô hình DPSIR với 9 thành phần, tuy nhiên danh

sách các chỉ tiêu đƣợc tiếp tục rà soát và cập nhật. Tống số 41 chỉ tiêu đƣợc sử dụng

tính ESI cho 28 bang của Ấn Độ năm 2011.

Khi nghiên cứu tính toán ESI cho 28 bang mỗi năm, Ấn Độ thực hiện việc

nghiên cứu về tính phù hợp của chỉ tiêu/chỉ số và khả năng sẵn có về số liệu để điều

chỉnh cho phù hợp. So sánh giữa 2009 và 2008 có sự thay đổi nhƣ sau: Năm 2009 đã

bỏ 18 chỉ số không phù hợp/không có số liệu (Danh sách 18 chỉ số này đƣợc trình

bày trong Phụ lục 3) và thêm 14 chỉ tiêu/chỉ số có số liệu và phù hợp hơn để thay thế

các chỉ tiêu đã bỏ đi (Danh sách 14 chỉ số này đƣợc trình bày trong Phụ lục 3). Năm

2011 danh sách các chỉ tiêu/chỉ số tiếp tục đƣợc cập nhật so với năm 2009, có tổng

số có 40 chỉ số phân loại theo 9 lĩnh vực môi trƣờng bền vững (nhƣ phân loại năm

2009). Có 6 chỉ tiêu đƣợc sửa đổi (Áp lực: 2 chỉ tiêu đƣợc thay bằng 1 chỉ tiêu; Thực

trạng: bổ sung thêm 2 chỉ tiêu; Hƣởng ứng: thay thế 2 chỉ tiêu bằng một chỉ tiêu mới).

ESI Ấn Độ sử dụng phƣơng pháp mô hình hồi quy để quy gán các số liệu thiếu.

Phƣơng pháp này dựa trên giả thuyết về phân bố biên của số liệu là chuẩn và các

biến sử dụng có quan hệ tuyến tính và có thể sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy

tuyến tính ƣớc lƣợng giá trị thiếu phục vụ quy gán số liệu.

Nhƣ vậy, qua kinh nghiệm tính ESI của Ấn Độ cho thấy có thể tính ESI cho

cấp địa phƣơng với sự linh hoạt trong lựa chọn chỉ tiêu/chỉ số. Kinh nghiệm tính ESI

của Ấn Độ cho 28 bang trong các năm 2008, 2009, 2011 đã chỉ ra rằng mỗi năm

hoặc một vài cần phải đánh giá và lựa chọn lại danh mục các chỉ số tính ESI cho phù

Page 20: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

20

hợp. Đây là bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam trong quá trình ứng dụng

phƣơng pháp luận quốc tế để xây dựng ESI cho Việt Nam.

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỈ TIÊU/CHỈ SỐ VÀ

QUY TRÌNH TÍNHCHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG CHO VIỆT NAM

3.1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CHỈ TIÊU/CHỈ SỐ

Trong các nghiên cứu quốc tế tính ESI, công việc đầu tiên cần thực hiện là

đánh giá lựa chọn chỉ tiêu và lựa chọn chỉ tiêu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong

mỗi chu kỳ tính ESI nhằm đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo tính đại diện cho vấn đề

bền vững môi trƣờng của quốc gia(mỗi một thời kỳ đều cần có các chỉ tiêu phù hợp

nhằm đánh giá sự thay đổi/phát triển của thời kỳ đó); Lựa chọn các chỉ tiêu mang

tính khả thi vì có những chỉ tiêu chỉ đƣợc thu thập trong một thời kỳ nhƣng có

những chỉ tiêu lại đƣợc thu thập trong thời kỳ khác. Do vậy việc lựa chọn chỉ tiêu

nhằm đảm bảo đồng thời góp phần đánh giá bền vững môi trƣờng nhƣng đảm bảo

tính khả thi trong việc thu thập số liệu; Lựa chọn chỉ tiêu đảm bảo tính so sánh (so

sánh quốc tế và so sánh giữa các thời kỳ của quốc gia).

Kinh nghiệm lựa chọn các chỉ tiêu/chỉ số tính ESI của Ấn Độ và Trung Quốc

đều dựa trên danh mục các chỉ tiêu của ESI cho 146 nƣớc năm 2005 và có bổ

sung/sửa đổi các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc thù và tính khả thi của số liệu. Tuy

nhiên, tại Ấn Độ có tiến bộ hơn so với Trung Quốc và ESI 146 nƣớc năm 2005 ở

khía cạnh là áp dụng phân loại các chỉ tiêu theo mô hình DPSIR để thấy đƣợc mức

độ quan tâm của quốc gia/quốc tế đối với mỗi thành phần của mô hình DPSIR.

Ngoài ra việc phân loại đồng thời theo ma trận giữa lĩnh vực và mô hình DPSIR cho

phép việc thu thập và tính toán các chỉ tiêu và chỉ số đƣợc linh hoạt hơn và dễ phân

tích hơn.

Ứng dụng kinh nghiệm của các nƣớc đã nghiên cứu, đề tài này nghiên cứu đề

xuất một danh mục các chỉ tiêu tƣơng đồng với quốc tế đồng thời phù hợp với hoàn

cảnh hiện tại của Việt Nam về mức độ đại diện của chỉ tiêu cũng nhƣ tính sẵn có của

số liệu. Các điều chỉnh về thêm/bớt/thay đổi tên chỉ tiêu đều nhằm mục đích hòa hợp

với quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam. Ngoài ra, danh mục

các chỉ tiêu, danh mục các chỉ số thành phần và các lĩnh vực cũng đƣợc nghiên cứu

kế thừa từ các kinh nghiệm quốc tế cũng nhƣ nghiên cứu trƣớc đây về xây dựng bộ

chỉ thị tài nguyên và môi trƣờng ở Việt Nam năm 2007.

Tại Việt Nam, đề xuất danh mục gồm 36 chỉ tiêu tính ESI cấp tỉnh/thành phố

thuộc 8 lĩnh vực. Nếu phân chia các chỉ tiêu này theo mô hình DPSIR thì nhóm động

lực gồm 3 chỉ tiêu, nhóm áp lực gồm 8 chỉ tiêu, nhóm thực trạng gồm 11 chỉ tiêu,

nhóm tác động gồm 8 chỉ tiêu và nhóm đáp ứng gồm có 6 chỉ tiêu.

Page 21: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

21

Theo ESI quốc tế, có tổng số 76 chỉ tiêu/chỉ số thống kê đƣợc sử dụng là số

liệu đầu vào phục vụ tính ESI. Ấn Độ dựa trên kinh nghiệm quốc tế đã nghiên cứu

lựa chọn 40 chỉ tiêu/chỉ số tính ESI cấp địa phƣơng (28 bang). Tại Việt Nam, đề tài

nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm quốc tế về lựa chọn chỉ số đồng thời xem xét tính

khả thi trong việc thu thập số liệu phân tổ đến cấp tỉnh/thành phố để lựa chọn 36 chỉ

tiêu thống kê phục vụ tính ESI cấp tỉnh. Trong 36 chỉ tiêu này không có chỉ tiêu nào

là chỉ số (đƣợc tính từ các chỉ tiêu thành phần). Có thể đánh giá và so sánh các chỉ

tiêu theo lĩnh vực hoặc theo mô hình DPSIR, phần đánh giá dƣới đây sử dụng mô

hình DPSIR vì mô hình này dễ sử dụng và phù hợp với các mục đích về phân tích

môi trƣờng hiện tại của các tổ chức và các quốc gia trên thế giới.

Trƣớc tiên, xem xét thành phần Động lực: ESI quốc tế có 2 chỉ tiêu động lực,

Ấn Độ chọn 3 chỉ tiêu và Việt Nam chọn 3 chỉ tiêu giống Ấn Độ. Các chỉ tiêu trong

nhóm động lực phản ánh lực điều khiển có tính khái quát tác động đến môi trƣờng,

ví dụ sự gia tăng về dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa…

Thành phần Áp lực: ESI quốc tế chọn 16 chỉ tiêu, Ấn Độ chọn 9 chỉ tiêu và

Việt Nam chọn 8 chỉ tiêu. Các chỉ tiêu áp lực phản ánh các nhân tố gây áp lực với

môi trƣờng, ví dụ tình trạng xả khí thải, nƣớc ô nhiễm, chất thải rắn, chất thải độc

hại vào môi trƣờng. Nhóm các chỉ tiêu có trong bảng danh mục của quốc tế mà

không có đối với Ấn Độ và Việt Nam chủ yếu là do hạn chế về tính sẵn có của số

liệu hay nói cách khác là các hệ thống thông tin chƣa sẵn sàng cho việc cung cấp số

liệu. Một số chỉ tiêu không phù hợp đối với cấp địa phƣơng hoặc không phù hợp

đánh giá tác động đến bền vững môi trƣờng, các chỉ tiêu này là những chỉ tiêu tác

động gián tiếp đến mức độ ảnh hƣởng bền vững môi trƣờng và nên thay bằng các chỉ

tiêu tác động trực tiếp.

Thành phần Thực trạng: ESI quốc tế lựa chọn 20 chỉ tiêu, Ấn Độ chọn 11 chỉ

tiêu và Việt Nam lựa chọn 11 chỉ tiêu. Tuy nhiên 11 chỉ tiêu của Việt Nam không

hoàn toàn trùng khớp với Ấn Độ.

Có 8 chỉ tiêu của Việt Nam giống ESI quốc tế và 2 chỉ tiêu giống Ấn Độ (trong

trƣờng hợp Ấn Độ bổ sung so với ESI quốc tế) và bổ sung thêm 1 chỉ tiêu so với 2

nguồn nêu trên (tiếp cận vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân). Cũng nhƣ các nhóm

trƣớc, một số chỉ tiêu không đƣợc đề xuất đƣa vào tính ESI cấp tỉnh/thành phố của

Việt Nam vì 2 lý do: Tính không sẵn sàng của số liệu; và tính không phù hợp để tính

ESI cấp địa phƣơng cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng của nó đến bền vững môi trƣờng.

Thành phần Tác động: ESI quốc tế lựa chọn 10 chỉ tiêu trong khi Ấn Độ lựa

chọn 7 chỉ tiêu và Việt Nam chọn 8 chỉ tiêu. Trong 8 chỉ tiêu đề xuất có 6 chỉ tiêu

giống/gần giống ESI quốc tế và 2 chỉ tiêu giống/gần giống Ấn Độ. Các chỉ tiêu gần

giống là những chỉ tiêu đã đƣợc sửa đổi gần giống phạm vi quốc tế vì không thể

có/không phù hợp nếu dùng tên các chỉ tiêu quốc tế này. Ví dụ “Tỷ lệ dân số bị suy

Page 22: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

22

dinh dƣỡng” đổi thành “Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng” vì chỉ tiêu này

có ý nghĩa hơn về khía cạnh dinh dƣỡng và trẻ em là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do

tác động không bền vững của môi trƣờng so với dân số nói chung.

Thành phần Đáp ứng: ESI sử dụng 28 chỉ tiêu/chỉ số, Ấn Độ sử dụng 10 chỉ số

và Việt Nam đề xuất 6 chỉ số. Trong đó, 4 chỉ tiêu giống/gần giống ESI quốc tế (một

chỉ tiêu gán số (3) có sửa tên và phạm vi so với chỉ tiêu quốc tế), 1 chỉ tiêu giống Ấn

Độ và 1 chỉ tiêu mới so với ESI quốc tế và Ấn Độ. Có 2/24 chỉ tiêu quốc tế mà Việt

Nam không áp dụng do không có số liệu, còn lại 22/24 chỉ tiêu quốc tế mà Việt Nam

không áp dụng do không phù hợp tính ESI cấp địa phƣơng và một số chỉ tiêu không

hoàn toàn phù hợp với các đáp ứng (về hành động hoặc chính sách) đối với bền

vững môi trƣờng.

3.2. CHUẨN HÓA CÁC CHỈ TIÊU

Đề xuất ban đầu của nghiên cứu này là tính Chỉ số bền vững môi trƣờng của

Việt Nam (một chỉ số chung cho Việt Nam) nhằm mục đích so sánh chỉ số này qua

các năm. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu phƣơng pháp tính, thu thập số liệu

tính thử nghiệm và đánh giá kết quả tính toán, nhóm nghiên cứu thấy rằng ngoài

việc tính ESI cho quốc gia cũng cần phải thực hiện tính ESI cấp địa phƣơng.

Đối với 36 chỉ tiêu đƣợc đề xuất tính ESI cho 63 tỉnh/thành phố năm 2010, đã

có 29 chỉ tiêu (chiếm 80,6% chỉ tiêu đề xuất) đã có trong HT CTTKQG, điều này có

nghĩa là 29 chỉ tiêu này đã đƣợc chuẩn hóa, xây dựng chế độ báo cáo để các Bộ,

ngành và địa phƣơng thực hiện. Các chỉ tiêu đã có trong HT CTTKQG đảm bảo rằng

các chỉ tiêu này đƣợc thu thập nhất quán và định kỳ.

Đối với 7 chỉ tiêu hiện không có trong HT CTTKQG cần đƣợc chuẩn hóa (tên

chỉ tiêu, khái niệm/định nghĩa, phƣơng pháp tính, kỳ thu thập số liệu, phân tổ, nguồn

số liệu) để tiến hành thu thập số liệu. Danh sách 7 chỉ tiêu hiện chƣa có trong HT

CTTKQG gồm:

(1) Tổng lƣợng phát thải chất thải nguy hại

(2) Sử dụng phân bón trên 1 hecta đất trồng

(3) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên 1 hecta đất trồng

(4) Tổng lƣợng nƣớc khai thác dƣới đất

(5) Đất đồng cỏ

(6) Thay đổi diện tích rừng

(7) Tổng lƣợng phát thải chất thải rắn

3.3. THU THẬP SỐ LIỆU

Việc thu thập số liệu các chỉ tiêu phục vụ tính ESI tỉnh/thành phố cần căn cứ

trên chuẩn hóa chỉ tiêu để biết nguồn thông tin cần thu thập. Ngoài ra, có thể nghiên

Page 23: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

23

cứu thêm các nguồn khác chƣa đƣợc nêu trong phần chuẩn hóa chỉ tiêu để có thông

tin cho các nguồn mà hiện tại chƣa có số liệu.

Các nguồn thu thập số liệu có thể từ các chế độ báo cáo tổng hợp hoặc khai

thác từ các cuộc tổng điều tra hoặc điều tra thống kê định kỳ. Thu thập số liệu theo

chuỗi thời gian (nếu tổng hợp ESI quốc gia để so sánh theo các năm) hoặc theo

tỉnh/thành phố (để so sánh ESI theo đơn vị quản lý hành chính).

Để đảm bảo số liệu đƣợc thu thập có tính nhất quán về hình thức và nội dung

thông tin cần tuân thủ các quy định đã đƣợc nêu trong mục chuẩn hóa (khái niệm,

phƣơng pháp tính và mẫu biểu thu thập số liệu).

3.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

3.4.1. Gán số liệu thiếu

Theo phƣơng pháp quốc tế, sau khi thu thập số liệu cần thực hiện xử lý số liệu

đảm bảo tất cả các chỉ tiêu của 63 tỉnh/thành phố đều có số liệu để phục vụ tính ESI.

Bất cứ việc thiếu số liệu nào (thiếu do bản thân vấn đề nghiên cứu không phát

sinh/không có hoặc thiếu do không thu thập đƣợc số liệu) đều không thể thực hiện

đƣợc việc tính ESI.

Có nhiều phƣơng pháp có thể đƣợc sử dụng để quy gán số liệu thiếu, trong đó

đề xuất một số phƣơng pháp có thể áp dụng cho Việt Nam nhƣ sau:

- Gán số liệu đối với những vấn đề không phát sinh (ví dụ số ngƣời chết do

thiên tai): cần gán một số nhỏ nhất có thể lớn hơn 0 vào số liệu trống để đảm bảo

việc chuyển đổi số liệu về dạng điểm số là có ý nghĩa và có thể tính đƣợc ESI. Do

các số liệu dạng thập phân thƣờng sử dụng 3 số thập phân do vậy những số liệu

thiếu dạng này thƣờng đƣợc gán một con số là “0,001” ngay cả với những số liệu

yêu cầu phải là số nguyên dƣơng mới có ý nghĩa. Đây đơn giản chỉ là một thủ thuật

để phục vụ cho việc chuyển đổi dữ liệu về dạng điểm số, số “0,001” hoàn toàn

không có ý nghĩa gì trong chuỗi số liệu đƣợc thu thập và quy gán.

- Sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để gán số liệu thiếu: rất nhiều số liệu không

có thông tin do nhiều nguyên nhân: đơn vị không bao trùm trong mẫu (mẫu điều tra

hoặc mẫu quan trắc phân tích), do đối tƣợng điều tra không cung cấp thông tin, cán

bộ ghi chép thiếu, vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu chính thức.. Đối với một số trƣờng hợp

thiếu số liệu dạng này có thể sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để gán số liệu thiếu.

- Quy gán số liệu thiếu dựa trên các giá trị ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy đa

biến. Đối với nghiên cứu tính ESI quốc tế và ESI Ấn Độ, các chỉ số thiếu số liệu

đƣợc ƣớc lƣợng và quy gán thông qua các mô hình: ESI quốc tế sử dụng mô hình

Markov Chain Monte Carlo trong khi đó Ấn Độ sử dụng mô hình hồi quy đa biến.

Đối với trƣờng hợp Việt Nam, do hầu hết các chỉ số đã có trong HT CTTKQG do

vậy kỳ vọng là sẽ có đủ số liệu để tính ESI mà không cần phải sử dụng đến bƣớc

Page 24: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

24

quy gán số liệu. Tuy nhiên, nếu một số chỉ số không thể có đƣợc số liệu sẽ đƣợc ƣớc

lƣợng và quy gán thông qua ƣớc lƣợng của mô hình hồi quy đa biến nhƣ Ấn Độ đã

áp dụng.

3.4.2. Hiệu chỉnh số liệu và chuyển đổi số liệu về dạng điểm số

Để hạn chế tác động của các biến ngoại lai trong đánh giá ESI, một bƣớc hiệu

chỉnh số liệu trong khâu xử lý số liệu cũng sẽ đƣợc thực hiện. Hiệu chỉnh số liệu về

dạng phân bố chuẩn. Các giá trị của các chỉ tiêu đƣợc hiệu chỉnh để tránh các trƣờng

hợp giá trị quá lớn/quá nhỏ sẽ ảnh hƣởng đến ESI vì những giá trị ngoại lai này rất ít

và hầu nhƣ là vấn đề của chất lƣợng số liệu. Cụ thể, hiệu chỉnh tăng đối với các biến

đã đƣợc ƣớc lƣợng có giá trị thấp hơn khoảng giá trị 2,5 phân vị về giá trị 2,5 phân

vị và hiệu chỉnh giảm với các biến có giá trị ƣớc lƣợng cao hơn khoảng giá trị 97,5

phân vị về giá trị 97,5 phân vị. Cách hiệu chỉnh số liệu này đƣợc áp dụng theo

phƣơng pháp tính ESI quốc tế (2005 Environmental Sustainable Index).

Danh sách các chỉ tiêuphục vụ tính ESI đƣợc đo lƣờng bằng các đơn vị khác

nhau, do vậy không thể đem các giá trị của các chỉ tiêu này để so sánh với nhau

đƣợc. Một cách đơn giản để chuyển đổi các chỉ tiêu về một dạng thông tin có thể so

sánh với nhau đó là chuyển về dạng điểm số Z Score. Chuyển đổi về dạng điểm số

nhƣ vậy còn loại bỏ đƣợc tác động do quy mô (scale effect), ESI 2005. Cách thực

hiện chuyển đổi số liệu về dạng điểm số giống phƣơng pháp của ESI quốc tế.

3.4.3. Áp quyền số để tính các chỉ số thành phần

Tính ESI ở Việt nam theo phƣơng pháp tính ESI của Ấn Độ cũng nhƣ thế giới

là dựa trên quyền số bằng nhau của các chỉ số thành phần do 2 lý do chính: (1) Thiếu

bằng chứng khoa học và nghiên cứu có hệ thống chứng minh cho giả thuyết về trọng

số khác nhau của 8 chỉ số thành phần và tại sao một trong 8 chỉ số thành phần đƣợc

coi là quan trọng hơn các chỉ số khác, (2) Từ góc độ chính sách, bất cứ hành động

nào thuộc 1 trong 8 lĩnh vực kể trên đều có thể cải thiện tính bền vững trong phát

triển, vì vậy mỗi giả thiết đƣợc đƣa ra đều cần thiết nhƣ nhau. Cũng vì những lý do

trên mà khi tính chỉ số thành phần, phƣơng pháp bình quân quyền số bằng nhau

cũng đƣợc sử dụng.

ESI đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp tổng có gia quyền bằng nhau của 8 chỉ

số thành phần. Chỉ khi phân loại các chỉ tiêu theo mô hình DSPIR, truy hồi theo 2

bƣớc áp quyền số (quyền số khi tính chỉ số tổng hợp chung và quyền số khi tính các

chỉ số thành phần) thì quyền số từng cấu phần trong mô hình mới khác nhau. Cụ thể:

1. Chất lƣợng không khí và ô nhiễm không khí: đƣợc tổng hợp từ 5 chỉ tiêu với

quyền số bằng nhau của mỗi chỉ tiêu là 20%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR,

mỗi chỉ tiêu trong mục này sẽ có quyền số là: 2,5%

Page 25: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

25

2. Chất lƣợng nƣớc và sử dụng nƣớc: đƣợc tổng hợp từ 5 chỉ tiêu với quyền số

bằng nhau của mỗi chỉ tiêu là 20%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ

tiêu trong mục này sẽ có quyền số là: 2,5%

3. Sử dụng đất và nông nghiệp: đƣợc tổng hợp từ 9 chỉ tiêuvới quyền số bằng

nhau của mỗi chỉ tiêu là 11,11%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ tiêu

trong mục này sẽ có quyền số là: 1,4%

4. Rừng và đa dạng sinh học: đƣợc tổng hợp từ 3 chỉ tiêuvới quyền số bằng

nhau của mỗi chỉ tiêu là 33,33%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ tiêu

trong mục này sẽ có quyền số là: 4,2%

5. Chất thải và quản lý chất thải: đƣợc tổng hợp từ 4 chỉ tiêu với quyền số bằng

nhau của mỗi chỉ tiêu là 25%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ tiêu

trong mục này sẽ có quyền số là: 3,125%

6. Tác động của môi trƣờng đến sức khỏe con ngƣời và hệ sinh thái: đƣợc tổng

hợp từ 5 chỉ tiêuvới quyền số bằng nhau của mỗi chỉ tiêu là 20%. Để tính quyền số

cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ tiêu trong mục này sẽ có quyền số là: 2,5%

7. Áp lực dân số đối với hệ sinh thái: đƣợc tổng hợp từ 3 chỉ tiêu với quyền số

bằng nhau của mỗi chỉ tiêu là 33,33%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi

chỉ tiêu trong mục này sẽ có quyền số là: 4,2%

8. Ngân sách môi trƣờng: đƣợc tổng hợp từ 2 chỉ tiêu với quyền số bằng nhau

của mỗi chỉ tiêu là 50%. Để tính quyền số cho mô hình DSPIR, mỗi chỉ tiêu trong

mục này sẽ có quyền số là: 6,25%

Nếu các chỉ tiêu trong 8 thành phần này đƣợc phân loại theo mô hình DPSIR

nhƣng vẫn giữ quyền số theo cách phân loại 8 lĩnh vực thì quyền số của các thành

phần trong mô hình DPSIR cao nhất cho nhóm Thực trạng (28%), sau đó là các

nhóm Đáp ứng (20%), tiếp đến là các chỉ số nhóm Áp lực, Tác động và Động lực (số

liệu tƣơng ứng là 20%, 16% và 12%).

Quyền số tính ESI Việt Nam chia theo 8 thành phần và theo mô hình DPSIR sau:

Page 26: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

26

3.5. TỔNG HỢP CHỈ SỐ TỔNG HỢP THÀNH PHẦN VÀ ESI CHO VIỆT NAM

3.5.1. Tính chỉ số thành phần

Phƣơng pháp tổng hợp chỉ số tổng hợp thành phần và ESI đƣợc sử dụng là

tổng gia quyền bằng nhau của các chỉ số theo công thức:

Công thức: 𝐼𝑗 = 𝑤𝑖𝑝𝑗=1 𝑥 𝑗 (i=1,… n)

(i=1,….n)Trong đó:

I là chỉ số (tiếng Anh: Index). Nếu là các chỉ số thành phần thì sẽ có I1 đến I21(i:

chỉ số thành phần có giá trị từ 1 đến 21). Nếu là chỉ số tính từ 21 chỉ số thành phần

thì I chính là ESI.

Wj là quyền số thứ j của giá trị Xj. Nếu tính 21 chỉ số thành phần thì Xj là giá

trị Zscore của các chỉ tiêu/chỉ số có trong mỗi thành phần. Nếu tính ESI thì Xj là giá

trị của chỉ số thành phần.

3.5.2. Tổng hợp ESI cho các tỉnh/thành phố

Giai đoạn 2 của quá trình tính toán ESI là tổng hợp ESI dựa vào điểm số của 8

chỉ số tổng hợp thành phần nhƣ đã trình bày ở trên. ESI đƣợc tổng hợp bằng phƣơng

pháp tổng có gia quyền bằng nhau của 8 chỉ số tổng hợp thành phần. Công thức thực

hiện nhƣ trình bày ở mục trên. ESI đƣợc tổng hợp từ 8 chỉ số tổng hợp thành phần

với quyền số bằng nhau là 12,5%

3.6. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH TÍNH ESI VIỆT NAM

Đề tài này đề xuất một quy trình 7 bƣớc tính ESI cấp tỉnh cho Việt Nam. Các

bƣớc nhƣ sau:

+ Lựa chọn các chỉ số

+ Chuẩn hóa các chỉ số phục vụ thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu

+ Gán số liệu thiếu

+ Chuyển đổi số liệu về dạng điểm số và hiệu chỉnh số liệu

+ Áp quyền số để tính các chỉ số thành phần

+ Tính chỉ số ESI

Sơ đồ dƣới đây đề xuất quy trình tính ESI cho các tỉnh/thành phố của Việt Nam.

1. Chỉ tiêu

2. Chuẩn hóa chỉ

tiêu

3. Thu thập số

liệu

4. Gán số liệu thiệu và hiệu chỉnh số

liệu

5. Chuyển đổi về

điểm số

6. Tổng hợp các chỉ

số thành phần

7. ESI

Page 27: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

27

1.1. Xác

định danh

sách chỉ số

2.1. Chuẩn

hóa danh

sách tên

các chỉ số

3.1. Thu

thập số liệu

từ các hệ

thống báo

cáo

4.1. Gán các

chỉ tiêu

không có số

liệu

5.1.

Chuyển

đổi số

liệu về

dạng

điểm số

6.1. Tính

quyền số cho

các thành

phần môi

trƣờng

7.1. Tính

ESI toàn

quốc

1.2. Xác

định nguồn

số liệu

2.2. Chuẩn

hóa

phƣơng

pháp tính

và phân tổ

3.2. Khai

thác số liệu

điều tra

4.2. Gán số

liệu thiếu

bằng phƣơng

pháp hồi quy

và chuyên gia

6.2. Tính

quyền số cho

các thành

phần của mô

hình DPSIR

7.2.

Tổng hợp

ESI các

tỉnh/thành

phố

1.3. Xác

định khả

nãng thu

thập và tính

toán

2.3. Chuẩn

hóa thời kỳ

của số liệu

3.3. Khai

thác từ các

nguồn báo

cáo liên quan

4.3. Hiệu

chỉnh số liệu

6.3. Tổng

hợp chỉ số

thành phần

CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU SẴN CÓ

ĐỂ TÍNH ESI CHO 63 TỈNH/THÀNH PHỐ VÀ VIỆT NAM NĂM 2010

4.1. TÌNH HÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN

4.1.1. Danh mục chỉ số

Danh mục các chỉ số đƣợc sử dụng để thu thập số liệu phục vụ tính ESI

tỉnh/thành phố là 36 chỉ số chia theo 8 lĩnh vực thành phần.

Mẫu thu thập số liệu để tính điểm số các chỉ số và tổng hợp các chỉ số tổng hợp

thành phần và chỉ số ESI đã đƣợc xây dựng và tiến hành thu thập số liệu. Các Phụ

lục trình bày mẫu thu thập số liệu tính ESI của 36 chỉ số môi trƣờng và so sánh danh

mục các chỉ số Việt Nam so với thế giới (xem trong Báo cáo tổng hợp của đề tài).

4.1.2. Thu thập số liệu

Dựa trên danh sách các chỉ số đề xuất thu thập để tính toán ESI Việt Nam,

nhóm nghiên cứu đã thực hiện xây dựng hệ thống bảng, biểu mẫu sử dụng thu thập

số liệu. Sau khi các bảng/biểu mẫu đã đƣợc xây dựng, công tác thu thập và khai thác

số liệu đã đƣợc tiến hành. Số liệu đƣợc khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó

các nguồn số liệu chính là:

- Niên giám thống kê.

- Các báo cáo thống kê, báo cáo chuyên ngành đã đƣợc in ấn và công bố.

- Khai thác từ cơ sở dữ liệu vi mô của các cuộc điều tra.

- Ƣớc tính dựa trên các hệ số, định mức đã đƣợc công bố trên các báo cáo

chuyên ngành hoặc các báo cáo thống kê.

Page 28: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

28

- Tính toán dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp đã công bố.

Kết quả thu thập số liệu là 25 chỉ số đã đƣợc thu thập số liệu, chiếm 69,44%

lƣợng chỉ số yêu cầu phải có thông tin để tính ESI cấp tỉnh/thành phố. Trong số các

chỉ số đã đƣợc thu thập thông tin có 18 chỉ số có số liệu phân tổ cho toàn bộ 63

tỉnh/thành phố (chiếm 72%) còn lại là các chỉ số phải thực hiện gán số liệu để đảm

bảo có đầy đủ thông tin phục vụ ƣớc tính ESI.

Trong quá trình thu thập số liệu, tổng 36 chỉ số đề xuất sử dụng tính ESI Việt

Nam có 11 chỉ số không có số liệu, trong đó, 10 chỉ số thuộc HTCTTKQG và 1 chỉ

số khác ngoài HTCTTKQG (Tổng lƣợng nƣớc khai thác dƣới đất).

Trong số 25 chỉ số có số liệu thì có 8 chỉ số không có số liệu đầy đủ của 63

tỉnh/thành phố nên phải sử dụng các phƣơng pháp gán số liệu thiếu để tính toán.

Trong 8 chỉ số này có 7 chỉ số thuộc HTCTTKQG.

Bảng dƣới đây trình bày các chỉ số đã có thông tin và mức độ phân tổ của số liệu.

TT

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu có

trong HT

CTTKQG

Đã có

số liệu

Đã có số

liệu 63

tỉnh/tp

I Nhóm động lực

1 Tỷ lệ tăng dân số (chung) x x x

2 Tổng tỷ suất sinh x x x

3 Mật độ dân số x x x

II Nhóm áp lực

4 Mật độ xe có động cơ x

5 Tổng lƣợng phát thải chất thải nguy hại x

6 Sử dụng phân bón trên 1 hecta đất trồng x x

7 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên 1 hecta đất

trồng

x x

8 Tổng lƣợng nƣớc khai thác dƣới đất

9 Đất đồng cỏ x x

10 Thay đổi diện tích rừng x x

11 Tổng lƣợng phát thải chất thải rắn x x

III Nhóm thực trạng

12 Hàm lƣợng SO2 trong môi trƣờng không khí

xung quanh

x x

13 Hàm lƣợng NO2 trong môi trƣờng không khí

xung quanh

x x

14 Hàm lƣợng TSP trong môi trƣờng không khí

xung quanh

x x

15 Hàm lƣợng BOD trong nƣớc x x

16 Hàm lƣợng Coliform trong nƣớc x x

17 Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc x x

18 Tỷ lệ che phủ rừng x x x

19 Diện tích đất nông nghiệp x x x

20 Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch x x x

21 Tỷ lệ hộ dân cƣ dùng hố xí hợp vệ sinh x x x

Page 29: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

29

22 Lƣợng CO2 tƣơng đƣơng bình quân đầu ngƣời x x x

IV Nhóm tác động

23 Diện tích canh tác không đƣợc tƣới tiêu hợp lý x

24 Diện tích đất bị thoái hóa x

25 Số ca mắc, số ngƣời chết do bệnh truyền

nhiễm gây dịch (các bệnh đƣờng ruột: tả, lỵ,

tiêu chảy)

x

26 Số ca mắc, số ngƣời chết do bệnh truyền

nhiễm gây dịch (các bệnh đƣờng hô hấp: viêm

gan, sởi, quai bị, cúm)

x

27 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng x x x

28 Số ngƣời chết do thiên tai x x x

29 Diện tích đất bị sạt lở x

30 Diện tích bị ngập úng x

V Nhóm đáp ứng x

31 Tỷ lệ chất thải nguy hại đã xử lý đạt tiêu

chuẩn, quy chuẩn quốc gia tƣơng ứng

x

32 Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu

chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tƣơng ứng

x

33 Tỷ lệ rừng đặc dụng đƣợc bảo tồn x

34 Tỷ lệ đất đƣợc bảo vệ duy trì đa dạng sinh học x x x

35 Tỷ lệ các doanh nghiệp đƣợc cấp chứng chỉ

quản lý môi trƣờng

x x x

36 Chi cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng x x x

4.1.3. Xử lý số liệu và tính điểm các chỉ số, chỉ số tổng hợp thành phần và ESI

Xử lý số liệu đối với các thông tin không phát sinh để đảm bảo việc tính điểm

số có ý nghĩa. Cụ thể, các số liệu không phát sinh đƣợc gán bằng một con số rất nhỏ

lớn hơn không (0,001). Các chỉ số đã thực hiện bổ sung thông tin gồm: Diện tích đất

đồng cỏ (4 tỉnh: Hƣng Yên, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau); Số ngƣời chết do

thiên tai (27 tỉnh/thành phố: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hƣng Yên, Thái

Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình,

Đà Nẵng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà rịa Vũng tầu, tp Hồ

Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu

Giang, Bạc Liêu); Tỷ lệ diện tích đất có khu bảo tồn thiên nhiên (10 tỉnh/thành phố:

Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nam, Quảng Ngãi, tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh,

Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng)

Gán số liệu thiếu đối với các chỉ số không có đầy đủ số liệu cho 63 tỉnh/thành

phố bằng phƣơng pháp hồi quy logistics. Sử dụng các biến trong dãy số liệu đã thu

thập để chạy mô hình hồi quy ƣớc lƣợng số liệu còn thiếu đối với các biến chƣa có

đầy đủ thông tin cho 63 tỉnh/thành phố. Các chỉ số đã đƣợc gán số liệu thiếu thông

qua ƣớc lƣợng bằng mô hình hồiquy: Tổng lƣợng chất thải nguy hại (gán số liệu cho

28 tỉnh/thành phố); Hàm lƣợng NO2 trong không khí (gán số liệu cho 44 tỉnh/thành

phố); Hàm lƣợng SO2 trong không khí (gán số liệu cho 44 tỉnh/thành phố); Hàm

Page 30: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

30

lƣợng bụi trong không khí (gán số liệu cho 44 tỉnh/thành phố); Nhu cầu oxy hóa

sinh, BOD, trong nƣớc (gán số liệu cho 41 tỉnh/thành phố); Tổng lƣợng chất rắn lơ

lửng, TSS, trong nƣớc (gán số liệu cho 41 tỉnh/thành phố); Coliform, TCB, trong

nƣớc (gán số liệu cho 41 tỉnh/thành phố).

Gán số liệu thiếu đối với các chỉ số không có đầy đủ số liệu cho 63 tỉnh/thành

phố đƣợc bổ sung bằng phƣơng pháp chuyên gia. Do một số chỉ số có kết quả hồi

quy với độ tin cậy quá thấp nên phƣơng pháp chuyên gia đã đƣợc sử dụng bổ sung

phƣơng pháp hồi quy logistics. Các chỉ số đã đƣợc gán số liệu thiếu thông qua

phƣơng pháp này gồm: Hàm lƣợng SO2 trong không khí (gán số liệu cho 44

tỉnh/thành phố); Hàm lƣợng bụi trong không khí (gán số liệu cho 44 tỉnh/thành phố).

Do việc thiếu số liệu, đặc biệt là thiếu số liệu từ HT CTTKQG, nên việc sử

dụng số liệu của 36 chỉ số phục vụ tính ESI gặp nhiều khó khăn. Để thử nghiệm tính

ESI năm 2010 nhóm nghiên cứu sử dụng bộ 25 chỉ số này để tính ESI cho Việt Nam

năm 2010. Do việc thiếu số liệu nên quyền số phân bố cho 8 chỉ số tổng hợp thành

phần đã thay đổi. Theo danh mục 25 chỉ số này, nhóm “Động lực” và “Thực trạng”

là hai nhóm không có biến động gì (có số liệu cho tất cả các chỉ số) trong khi đó

nhóm “Tác động” có thay đổi nhiều nhất (không có 6/8 chỉ số), nhóm “Đáp ứng” có

thay đổi nhiều thứ hai (không có3/6 chỉ số) và nhóm “Áp lực” có thay đổi ít nhất (bỏ

2/8 chỉ số).

Hiệu chỉnh số liệu quy gán trƣớc khi tiến hành tính điểm cho các chỉ số và tính

điểm số của các chỉ số tổng hợp thành phần. Quy gán số liệu sử dụng 2 phƣơng pháp

định lƣợng (mô hình hồi quy) và ý kiến chuyên gia.

Mô hình hồi quy sử dụng ƣớc số liệu còn thiếu là mô hình hồi quy đa biến, sử

dụng các số liệu đầy đủ để đƣa ra một mô hình với các hệ số β đƣợc ƣớc dựa trên

nghiên cứu mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích.

Mô hình lý thuyết:

nn XXXy ........22110

Trong đó:

y là biến phụ thuộc

β0 là yếu tố bất biến, sẵn có dù có hay không có các thành tố giải thích X

β1 Hệ số hồi quy chỉ rõ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc X và biến đƣợc giải

thích y.

Cụ thể với trƣờng hợp β1: trong điều kiện các Xi (i=2, 3, …, n) không thay đổi,

biến X1 tăng 1 đơn vị thì y tăng β1 đơn vị.

Page 31: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

31

δ Là phần dƣ có thể có, đây là yếu tố không giải thích đƣợc (phần dƣ càng nhỏ

mô hình càng chính xác, hay X càng giải thích đƣợc sự biến động của Y).

5 chỉ tiêu cần ƣớc số liệu tại Việt Nam là hàm lƣợng NO2 trong không khí,

hàm lƣợng SO2 trong không khí, hàm lƣợng bụi trong không khí, hàm lƣợng BOD

trong nƣớc, hàm lƣợng TSS trong nƣớc, hàm lƣợng Coliform trong nƣớc. Đối với

mỗi chỉ tiêu xây dựng một mô hình hồi quy phù hợp dựa trên các yếu tố quyết định

giá trị của 5 chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu còn thiếu đƣợc ƣớc lƣợng theo mô hình tƣơng tự nhƣ trên, sử dụng

các yếu tố giả định rằng quyết định đến độ lớn của chỉ tiêu đầu ra và xây dựng mô

hình quan hệ hồi quy đa biến để ƣớc tính hệ số hồi quy, sau đó dùng mô hình đã xây

dựng suy ngƣợc lại giá trị của biến y. Ví dụ: Chỉ tiêu hàm lƣợng NO2 có thể đƣợc

ƣớc từ chỉ tiêu Sử dụng phân bón/ha đất trồng, sử dụng thuốc BVTV/ ha đất

trồng...Chỉ tiêu SO đƣợc ƣớc từ chỉ tiêu tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh và một số

chỉ tiêu liên quan khác.

Áp dụng phƣơng pháp tổng hợp điểm số của 8 chỉ số tổng hợp thành phần theo

phƣơng pháp gia quyền bằng nhau của các chỉ số trong 5 nhóm của DPSIR thì quyền

số của 8 chỉ số tổng hợp thành phần thay đổi.

Kết quả tính ESI 2010 cho 63 tỉnh/thành phố và Việt Nam: Chi tiết số liệu thu

thập cùng các bƣớc hiệu chỉnh số liệu, tính toán ESI đƣợc giới thiệu ở phụ lục 10,

11, 12 (xem trong Báo cáo tổng hợp của đề tài). Kết quả tính thử nghiệm ESI cho 63

tỉnh/thành phố năm 2010 đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây. Theo kết quả tính

toán, điểm ESI của các tỉnh/thành phố có giá trị thấp nhất là 41,03(An Giang) và cao

nhất là 76,51 (Bắc Cạn).ESI tính chung cho Việt Nam đạt 48,71/100 điểm.

Page 32: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

32

Nếu phân theo 5 nhóm với mức độ mức độ bền vững thấp nhất (ESI theo 5

bậc: (1) Kém bền vững môi trƣờng nhất; (2) Bền vững thấp; (3) Bền vững; (4) Bền

vững khá; (5) Bền vững cao.

Việc áp dụng tính thử nghiệm tính ESI cho 63 tỉnh/thành phố Việt Nam dựa

trên số liệu của 25 chỉ tiêu (số liệu khả dụng) theo 8 chiều và 5 cấu phần (mô hình

DSPIR) cho một số kết quả đáng chú ý.

Các tỉnh thuộc nhóm bền vững kém là các tỉnh đối mặt với nhiều thử thách

nhất để duy trì, cải thiện khía cạnh môi trƣờng đảm bảo phát triển bền vững trong

thời gian tới.Các tỉnh bền vững trung bình là các tỉnh chắc chắn gặp các vấn đề về

môi trƣờng trong phát triển nếu không có các biện pháp thích hợp.Các tỉnh bền vững

khá so với tình hình cả nƣớc, có điều kiện môi trƣờng vừa phải. Còn lại, các

tỉnh/thành phố bền vững cao và bền vững cao nhất là các tỉnh/thành phố có điểm ESI

cao nhất với dải điểm từ 62,33 trở lên đạt nhiều thành tựu trong việc bảo vệ môi

trƣờng trong quá trình phát triển.

So sánh 2 tỉnh có ESI thấp nhất và cao nhất theo 8 chiều/lĩnh vực cho thấy ở

Bắc Kạn hầu hết các chiều đều cao hơn so với An Giang (trừ chiều Y tế).

Tuy nhiên, nếu so sánh giữa Bắc Kạn với các tỉnh/thành phố khác cho thấy không

phải tỉnh có ESI cao nhất đều có các chiều cao nhất mà dựa trên đặc điểm cao và cân đối

của tất cả 8 chiều đƣợc nghiên cứu. Hai đồ thị dƣới đây biểu diễn so sánh ESI Bắc Kạn,

tỉnh có ESI cao nhất so với 5 thành phố trực thuộc trung ƣơng.

Không khí

Nước

Đất và nông nghiệp

Rừng

Chất thải

Y tế

Dân số

Quản trịAn Giang

Bắc Kan

Page 33: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

33

Kết quả tính toán cho biết sự so sánh về mức độ bền vững môi trƣờng giữa các

tỉnh/thành phố với nhau thông quan việc xếp hạng, ngoài ra còn có thể so sánh mức

độ bền vững qua các năm của từng địa phƣơng. Đánh giá khía cạnh bền vững theo 8

lĩnh vực nghiên cứu cũng sẽ cung cấp thông tin phục vụ lập kế hoạch và thực hiện

bền vững trong từng lĩnh vực.

4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÍNH THỬ NGHIỆM

4.2.1. Kết quả đạt được

Đề tài nghiên cứu ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trƣờng áp dụng cho Việt

Nam đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Xây dựng danh mục các chỉ số sử dụng tính ESI Việt Nam

Đề tài nghiên cứu kế thừa kinh nghiệm quốc tế về lựa chọn chỉ số đồng thời

xem xét tính khả thi trong việc thu thập số liệu phân tổ đến cấp tỉnh/thành phố đã

xây dựng đƣợc 36 chỉ tiêu thống kê phục vụ tính ESI cấp tỉnh/thành phố. Trong 36

chỉ tiêu này không có chỉ tiêu nào là chỉ số (đƣợc tính từ các chỉ tiêu thành phần). 36

chỉ tiêu này đƣợc phân theo mô hình DPSIR kết hợp với các lĩnh vực.

Không khí

Nƣớc

Đất và nông …

Rừng

Chất thải

Y tế

Dân số

Quản trị

BacKan

HaiPhong

DaNang

CanTho

Không khí

Nƣớc

Đất và nông

nghiệp

Rừng

Chất thải

Y tế

Dân số

Quản trịBacKan

HaNoi

HoChiMinh

Page 34: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

34

- Xây dựng phƣơng pháp luận tính ESI Việt Nam: cách xử lý số liệu thiếu,

cách gia quyền các chỉ số, cách tính các chỉ số tổng hợp thành phần và cách tổng

hợp chỉ số ESI.

- Đề xuất quy trình tính ESI Việt Nam.

Đề tài đề xuất quy trình tính ESI Việt Nam theo quy trình 7 bƣớc nhƣ sau:

+ Lựa chọn các chỉ số

+ Chuẩn hóa các chỉ số phục vụ thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu

+ Gán số liệu thiếu

+ Chuyển đổi số liệu về dạng điểm số và hiệu chỉnh số liệu

+ Áp quyền số để tính các chỉ số thành phần

+ Tỉnh chỉ số ESI

- Thu thập số liệu phục vụ tính ESI Việt Nam cho năm 2010

- Tính thử nghiệm ESI năm 2010 cho cả nƣớc và 63 tỉnh/thành phố. Theo kết

quả tính toán, điểm ESI của các tỉnh/thành phố có giá trị thấp nhất là 41,03 (An

Giang) và cao nhất là 76,51 (Bắc Cạn).ESI tính chung cho Việt Nam đạt 48,71/100

điểm.

- Đề xuất các bƣớc công việc để tính ESI cho các năm tiếp theo.

4.2.2. Những khó khăn trong quá trình tính ESI

4.2.2.1. Khó khăn

Danh mục các chỉ tiêu thành phần sử dụng tính ESI chỉ nên sử dụng trong ngắn

hạn (1 đến 3 năm) vì các chỉ tiêu thành phần cần đƣợc xem xét đến tính đại diện đối

với vấn đề bền vững môi trƣờng đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang

có những thay đổi và phát triển ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Danh mục các chỉ tiêu

này cần đƣợc nghiên cứu, rà soát định kỳ hàng năm. Do vậy, mặc dù kết quả về

phƣơng pháp luận của đề tài có thể ứng dụng để tính ESI cho các tỉnh/thành phố và

cho Việt Nam ngay nhƣng danh mục các chỉ tiêu cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu đảm

bảo tính đại diện và phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Để đảm bảo tính khả thi, hầu hết các chỉ tiêu phục vụ tính ESI là các chỉ tiêu

thống kê quốc gia. Tuy nhiên, ngay cả khi các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn là các chỉ tiêu

thống kê quốc gia thì tính sẵn có của số liệu vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là các chỉ tiêu

đƣợc thu thập từ hệ thống thống kê bộ ngành. Nguyên nhân là do mạng lƣới thống

kê bộ ngành hiện nay còn chƣa phát triển đồng bộ, nhất là đối với vấn đề môi

Page 35: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

35

trƣờng, các phƣơng thiết bị và phƣơng pháp luận thực hiện thống kê môi trƣờng từ

các bộ ngành còn hạn chế.

Một số phân tổ thống kê theo tỉnh/thành phố trong hệ thống chỉ tiêu thống kê

còn thiếu, cả trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trong hệ thống thống kê bộ

ngành và thống kê tỉnh huyện xã. Do vậy, số liệu phân chia đến cấp tỉnh còn thiếu để

tính toán.

Do số liệu không đầy đủ toàn bộ cho 63 tỉnh/thành phố do vậy phƣơng pháp

gán số liệu cần đƣợc nghiên cứu thực hiện. Các chỉ tiêu thống kê về kinh tế việc gán

số liệu sẽ đơn giản hơn đối với các chỉ tiêu thống kê xã hội và môi trƣờng. Trong đề

tài gán số liệu thiếu đƣợc thực hiện qua 2 phƣơng pháp là mô hình hồi quy logistics

và phƣơng pháp chuyên gia. Vậy ngoài hai phƣơng pháp này ra còn có những

phƣơng pháp gán số liệu nào phù hợp cho việc áp dụng gán các số liệu về môi

trƣờng là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Chỉ số bền vững môi trƣờng là một chỉ tiêu tổng hợp đƣợc quốc tế và các nƣớc

quan tâm, tuy nhiên số nƣớc thực tế đã tính và công bố chỉ số tổng hợp này rất ít do

vậy nguồn tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu còn hạn chế. Xu hƣớng

chuyển đổi sang chỉ tiêu thực trạng môi trƣờng (Environmental Performance Index)

đang đƣợc quan tâm hơn, trong đó có Việt Nam. Viện nghiên cứu và chính sách tài

nguyên môi trƣờng (ISPONRE) đang thực hiện nghiên cứu chỉ số này để xếp hạng

các tỉnh/thành phố nhƣ ESI. Do vậy, sẽ có những khó khăn trƣớc mắt khi cả TCTK

và Bộ TNMT đều tính 2 chỉ số tổng hợp môi trƣờng tƣơng tự nhau nếu kết quả của

ESI và EPI không nhất quán.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đây là một đề tài nghiên cứu rất hữu ích, đáp

ứng nhu cầu thiết thực về việc xây dựng phƣơng pháp luận tính ESI đáp ứng nhu cầu

của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhóm chỉ tiêu B, bắt đầu thực hiện từ năm

2014. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là

một đề tài khó thực hiện do mức độ bao phủ của các chỉ tiêu quá rộng trong khi số

liệu sẵn có không đầy đủ và khập khiễng.

4.2.2.2. Giải phap

Để đảm bảo thực hiện phƣơng pháp luận tính ESI cho 63 tỉnh/thành phố và cả

nƣớc cũng nhƣ có số liệu nhất quán với ESI cần thực hiện một số giải pháp sau:

a. Danh mục chỉ tiêu

- Tiếp tục rà soát và cập nhật danh mục chỉ tiêu tính ESI hai năm một lần. Các

chỉ tiêu cần có sẵn nguồn số liệu để đảm bảo tính khả thi trong tính ESI.

- Để đảm bảo tính nhất quán về kết quả giữa ESI và EPI, cần xây dựng danh

mục chỉ tiêu ESI đủ để phản ánh tính bền vững môi trƣờng đồng thời có thể tính

EPI.Có nghĩa là, danh mục các chỉ tiêu EPI là một danh mục con trong ESI. Điều

Page 36: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

36

này đảm bảo tính so sánh quốc tế, đáp ứng nhu cầu quốc gia (phục vụ mục tiêu của

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng) đồng thời giúp xây dựng một danh mục chỉ tiêu bao

trùm hơn về vấn đề bền vững nói chung.

b. Phân tổ số liệu

- Tiếp tục phối hợp với Bộ ngành thông qua các chƣơng trình chia sẻ số liệu để

thu thập số liệu phân tổ đến cấp tỉnh/thành phố.

- Đối với các chỉ tiêu thống kê, đề xuất tính toán chỉ tiêu đầu ra phân tổ theo

tỉnh/thành phố.

- Tiếp tục nghiên cứu gán số liệu thiếu các phân tổ theo yêu cầu thông qua các

phƣơng pháp gán số liệu thống kê.

c. Gán số liệu

Đây là một đề tài rộng, cần tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo chất lƣợng số liệu

đƣợc quy gán.Trƣớc mắt, vẫn sử dụng 2 phƣơng pháp gán số liệu hiện tại.Ngoài ra,

có thể xây dựng đề xuất một đề tài khác đề vấn đề gán số liệu đối với các chỉ tiêu xã

hội môi trƣờng và ứng dụng trong tính toán ESI.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tính chỉ số bền vững môi trƣờng áp dụng cho

Việt Nam” đã đƣợc thực hiện tuân thủ các yêu cầu để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tính ESI quốc tế, ESI

quốc gia để đề xuất phƣơng pháp luận tính toán ESI thích ứng với điều kiện của Việt

Nam.

Kết quả của đề tài đã đóng góp kiến thức về cách tính ESI cũng nhƣ một số đề

xuất đối với việc áp dụng phƣơng pháp tính ESI cho Việt Nam, gồm việc đề xuất

phƣơng pháp luận tính ESI Việt Nam; Đề xuất danh mục chỉ số phục vụ tính ESI

Việt Nam gồm 36 chỉ số chia thành 8 chỉ số tổng hợp thành phần và phân theo 5

nhóm lĩnh vực; và Đề xuất quy trình 7 bƣớc để tính ESI Việt Nam.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học này đã thực hiện việc rà soát, thu

thập, tính toán các chỉ số trong danh mục các chỉ số đề xuất tính ESI Việt Nam để

thực hiện tính thử nghiệm ESI cấp tỉnh/thành phố năm 2010. Kết quả hoạt động thử

nghiệm này đã cho thấy mặc dù hầu hết các chỉ số đƣợc đề xuất đã có trong HT

CTTKQG tuy nhiên khoảng trống dữ liệu hiện nay là rất lớn. Có hơn 30% lƣợng chỉ

số yêu cầu tính ESI hiện không có số liệu và số này chiếm trên 90% số lƣợng chỉ số

trong HT CTTKQG. Do việc thiếu số liệu nên trong quá trình tính toán thử nghiệm

nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc điều chỉnh các quyền số phục vụ tính toán ESI

theo số lƣợng chỉ tiêu thực có. Việc điều chỉnh này chỉ là tạm thời để phục vụ tính

Page 37: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

37

thử nghiệm ESI năm 2010, về lý tƣởng 36 chỉ số đề xuất cần có số liệu để tính và áp

dụng quyền số nhƣ đề xuất trong phần phƣơng pháp tính ESI Việt Nam.

Để đảm bảo khả năng ứng dụng tính ESI cho Việt Nam theo lộ trình B trong

HT CTTKQG, đề tài này khuyến nghị việc tổ chức thu thập số liệu thống kê trong

HT CTTKQG cần phải đƣợc thực hiện đầy đủ. Với các chỉ tiêu chƣa có phân tổ theo

tỉnh/thành phố cần bổ sung thêm phân tổ tỉnh/thành phố trong quá trình thực hiện

nhằm đảm bảo số liệu để tính toán chỉ số tổng hợp ESI. Ngoài ra, để đảm bảo tính

cập nhật của các chỉ số phản ánh ESI, các chỉ số sử dụng tính ESI cần đƣợc rà soát

và cập nhật thƣờng xuyên (ít nhất là 5 năm một lần) giống nhƣ đã thực hiện tại cấp

quốc gia ở Ấn Độ. Một vấn đề khác cần đƣợc nghiên cứu trong quá trình tính ESI đó

là sử dụng các phƣơng pháp gán số liệu thiếu. Trong nghiên cứu này mới áp dụng 2

phƣơng pháp là mô hình hồi quy logistics và phƣơng pháp chuyên gia. Vậy ngoài

hai phƣơng pháp này ra còn có những phƣơng pháp gán số liệu nào phù hợp cho

việc áp dụng gán các số liệu về môi trƣờng là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Để đáp ứng thông tin phục vụ tính ESI quốc gia và ESI cấp tỉnh/thành phố cần

thực hiện lồng ghép điều tra các chỉ tiêu hiện không có số liệu.

Hiện nay, ESI là chỉ số duy nhất đánh giá bao quát phát triển bền vững theo 3

cực kinh tế-xã hôi-môi trƣờng đã đƣợc đƣa vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

do Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, ở lộ trình thực hiện B

với kỳ công bố 2 năm/lần. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chỉ số rất có ý nghĩa

này tới từng địa phƣơng, việc tổ chức các lớp tập huấn để giới thiệu, phổ biến cách

tính toán chỉ tiêu, định hƣớng sử dụng số liệu trong công tác đánh giá, hoạch định

chính sách là việc làm vô cùng cần thiết.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đây là một đề tài nghiên cứu rất hữu ích, đáp

ứng nhu cầu thiết thực về việc xây dựng phƣơng pháp luận tính ESI đáp ứng nhu cầu

của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, nhóm chỉ tiêu B, bắt đầu thực hiện từ năm

2014. Kết quả của nghiên cứu này hy vọng sẽ đáp ứng đƣợc nhiệm vụ tính chỉ tiêu

bền vững môi trƣờng trong HT CTTKQG. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một đề tài khó thực hiện do mức

độ bao phủ của các chỉ tiêu quá rộng trong khi số liệu sẵn có không đầy đủ và khập

khiễng, do vậy chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Nhóm nghiên cứu mong nhận đƣợc

các ý kiến góp ý của ngƣời đọc để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu này phục vụ tính

ESI đáp ứng nhu cầu thông tin của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Page 38: MÃ ĐỀ TÀI: 2.1.7-B12-13 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2997/09. 2.1.7-B12-13.pdf · phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong việc gán số

38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Lê Thạc Cán (2005), Tổng quan về ứng dụng mô hình DPSIR trong

xây dựng chỉ thị môi trường;

2. Quốc hội (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, Nghị quyết

số 51/2010/QH12 ngày 08/11/2010;

3. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai

đoạn 2011-2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012;

4. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012;

5. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh,

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012;

6. Yale University, Columbia University, World Economic Forum (2005),

2005 Environmental Sustainable Index;

7. Institute for Financial Management and Research Environmental (2008),

Sustainability Index for Indian States,

http://www.indiaenvironmentportal.org.in/reports-documents/environmental-

sustainability-index-indian-states-2008;

8. Institute for Financial Management and Research (2009), Environmental

Sustainability Index for Indian States;

9. Institute for Financial Management and Research (2011), Environmental

Sustainability Index for Indian States;

10. Nardo M., Saisana M.et al (OECD) (2005), Handbook on Constructing

Composite Indicators: Methodology and User Guide, OECD Statistics Working

Paper.