20
Mc lc SOÁ 10 T5-2015 m m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Thoâng tin du lòch Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnh Trang 03-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 06-10 : Xuất nhập khẩu Trang 10-12 : Sản xuất kinh doanh Trang 13-15 : Tin thế giới Trang 16-17 : Thông tin du lịch Trang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Muc luc

SOÁ 10T5-2015

m

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiThoâng tin du lòchDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02 : Tin trong tỉnhTrang 03-06 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 06-10 : Xuất nhập khẩuTrang 10-12 : Sản xuất kinh doanh Trang 13-15 : Tin thế giớiTrang 16-17 : Thông tin du lịchTrang 17-20 : Doanh nghiệp cần biết

Page 2: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHThủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triểncác khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020Ngày 05 tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 620/TTg-KTN về

việc điều chỉnh quy hoạch phát triểncác khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển đổi cụm công nghiệp Thành Hải, thành

phố Phan Rang - Tháp Chàm thành khu công nghiệp Thành Hải.Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý điều chỉnh giảm diện tích quy hoạch của khu công nghiệp Cà Ná từ 1.000 ha xuống còn 827,2 ha; bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm với quy mô diện tích là 77,987 ha.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Ninh Thuận:- Tổ chức thực hiện quy hoạch; thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự

án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thành lập khu công nghiệp Thành Hải theo quy định; chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch chi tiết, thành lập, mở rộng khu công nghiệp phù hợp với khả năng thu hút đầu tư, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và trình tự theo quy định hiện hành; xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng triển khai chậm tiến độ.

- Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống, làm việc của người lao động.

Danh mục Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, cụ thể như sau:Số TT Tên khu công nghiệp Diện tích điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 (ha)

1 Phước Nam 3702 Du Long 4073 Cà Ná 827,24 Thành Hải 77,987

Tổng cộng 1.682,187

Phòng QLCN

Cụm công nghiệp Thành Hải sẽ chuyển

thành Khu công nghiệp Thành Hải

Page 3: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Từ lời khuyên “Quốc tế hóa doanh nghiệp” ở các thành phố lớn ngẫm đến “Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp” ở tỉnh ta

Lời mở: Ninh Thuận hiện là tỉnh còn khó khăn so với cả nước và các tỉnh trong khu vực; quy mô nền kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông (mật độ giao thông mới bằng 1/3 so với mức bình quân của cả nước). Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết quy mô vừa và nhỏ, chưa có doanh nghiệp đầu đàn có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm trong quản lý để triển khai các chương trình, dự án lớn của tỉnh; tính cộng đồng, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tỉnh về vốn, khoa học công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý chưa ca. Hoạt động xuất khẩu chưa có sự đột phá để phát triển nhanh và bền vững; chủ yếu là sản xuất gia công với giá trị gia tăng chưa cao và còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu; các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: nhân điều, thủy sản đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ; doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đa số là quy mô nhỏ; chất lượng và mẫu mã hàng hoá chưa đa dạng, tính cạnh tranh thấp; một số doanh nghiệp chưa thật sự hiểu sâu

về hội nhập kinh tế quốc tế, về WTO, về các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán,… vì thế, đề cập đến “quốc tế hóa doanh nghiệp” dường như là một thứ “xa xỉ” so thực tế địa phương. Thế nhưng như dân gian đúc kết “nhìn người ngẫm đến ta” bài viết “Quốc tế hóa doanh nghiệp” của Giáo sư, chuyên gia cao cấp đàm phán quốc tế Phan Văn Trường với 7 lưu ý hay (như ông nói ) “những cái chính yếu mà doanh nghiệp Việt ta còn coi nhẹ và hay mắc phải” về ý thức tôn trọng pháp luật, về cách coi thường rủi ro, về suy nghĩ tạm bợ, về các kỹ năng: quản lý thời gian, thảo luận, làm việc nhóm và về ý thức kém vì cái chung thiết nghĩ cũng đáng để cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ta suy ngẫm vì sao chúng ta chưa tự tin, còn luộm thuộm, co ro, rúm ró mãi với doanh nghiệp tỉnh lẻ lạc hậu về công nghệ, yếu kém về chuyên môn, tác phong chưa chuyên nghiệp.

Sau đây xin được chia sẻ đến toàn thể cộng đồng doanh nghiệp Ninh Thuận bài viết “Quốc tế hóa doanh nghiệp”của Giáo sư, chuyên gia cao cấp đàm phán quốc tế Phan Văn Trường đăng trên vnexpress và mong rằng từ lời khuyên cho “Quốc tế hóa doanh nghiệp” ở các thành phố lớn thành bài học, tham khảo, nghiên cứu thành “nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp” ở tỉnh ta.

Toàn văn bài viết như sau:“Cách đây một tuần,

một số lãnh đạo của doanh nghiệp lớn trong nước hỏi tôi: “Thế nào là quốc tế hóa doanh nghiệp? Muốn quốc tế tập đoàn họ phải làm gì?".

Chắc hẳn họ chờ tôi khuyên, cần khuyến khích nhân viên học ngoại ngữ, rồi chịu khó mướn người nước ngoài vào tăng cường và cuối cùng mở một số công ty con hay chi nhánh tại nước ngoài, bắt đầu bằng những nước trong khu vực. Tất nhiên bạn phải học ngoại ngữ rồi vì nếu không

Page 4: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

có chung một ngôn ngữ với đối tác nước ngoài, việc kinh doanh có thể trở thành ác mộng. Nhưng ngoại ngữ chỉ là một góc cạnh nhỏ thôi.

Quốc tế hóa phải thể hiện trước nhất qua phong cách, không “khớp” khi được yết kiến Vua Bhumibol của Thái Lan hay Đại sứ Đức, không luộm thuộm khi đọc diễn văn khai mạc tại New York, không dúm dó khi dự sinh nhật Bill Gates… Bạn cần biết rõ phải tới sớm hay muộn tại một bữa tiệc hay cầm tay những món quà, lẵng hoa, giỏ trái cây gì khi đi tham dự đám cưới con của đối tác tại Venezuela. Tất cả những dịp đó đều là lúc người ta được xem phong cách của ta.

Nhưng hơn thế nữa, đối tác chuyên nghiệp sẽ đánh giá chúng ta qua rất nhiều tiêu chuẩn. Tôi chỉ nêu lên những cái chính yếu mà người Việt Nam còn coi nhẹ và thường hay mắc phải.

Một là về pháp lý. Ít dân tộc nào giống như Việt Nam coi pháp luật là dụng cụ phục vụ mỗi cá nhân một cách tùy tiện, cứ cái thói “đường tôi, tôi đi”, không đụng xe thì đâu có vấn đề gì. Khi sang Malaysia bạn sẽ hiểu thế nào là tính nghiêm minh của pháp luật. Người dân tôn trọng luật chung, không nghĩ bao giờ đến chuyện phá luật. Tôn trọng pháp luật đã cho phép Malaysia tiến xa hơn nhiều quốc gia. Họ đã đặt ưu tiên vào trật tự và sự tôn trọng luật chung, nhờ thế người

dân của họ dù chậm rãi thong thả mà vẫn dẫn nước của họ lên hàng đầu khối ASEAN.

Hai là coi thường rủi ro. Ít dân tộc nào coi thường rủi ro như chúng ta. Câu thường được nghe: “Ngày nào tôi cũng trèo rào có bao giờ sao đâu?”. Thế nhưng ngày nào trên báo chí cũng được chứng kiến nhiều trường hợp tử vong khó giải thích. Trên mặt trận kinh tế, mỗi năm có vô số doanh nghiệp giải thể vì đã lấy quá nhiều rủi ro vào mình. Liều lĩnh thể hiện qua những cuộc thế chấp tín dụng, những quyết định quá lạc quan nếu không nói là phiêu lưu hay liều lĩnh. Ác nghiệt hơn là hậu quả của những cuộc rủi ro gây thiệt hại gián tiếp cho biết bao nhiêu người chung quanh dù không liên quan trực tiếp.

Ba là suy nghĩ tạm bợ. Tôi không đếm hết những cơ hội được nghe ngoài xã hội nói với nhau như thế này: “Thôi, cứ làm tạm vậy đi cho xong, ngày mai tính lại…”. Và cứ như thế, xã hội theo nhau chôn vùi tính bền vững và quay ra ca tụng tài ba của những con người biến báo, lấp liếm chỉ vì họ rất giỏi đưa ra những giải pháp tạm bợ.

Tạm bợ càng phổ biến thì hậu quả là ngày hôm sau chúng ta cũng lại phải giải quyết lại những bài toán ngày hôm qua không được giải quyết ổn thỏa, rốt ráo.

Người Việt chúng ta thường có khuynh hướng tạm bợ, giống như thói quen đóng đinh treo lịch, đóng

đinh treo quần áo, đóng đinh treo tranh ảnh…, đóng đinh miệt mài bất kể thứ gì cho đến lúc đinh rơi và bức tường gạch bong tróc vôi vữa với lỗ chỗ các vết đinh dày đặc. Chúng ta không thực sự tôn trọng sự bền vững. Chúng ta không hiểu thế nào là bước đi chắc chắn. Trong làm ăn kinh doanh, không có gì tốn kém bằng óc tạm bợ.

Bốn là quản lý thời gian kém cũng là điểm yếu của chúng ta. Ngày giờ họp thay đổi liên miên và không có kế hoạch, cái suy nghĩ giờ của tôi kệ tôi là một thái độ thiếu văn hóa cộng đồng. Những chuyến bay bị hủy vào phút chót, rồi đăng ký lại làm cho bao nhiêu người “đằng sau” phải bố trí lại lịch trình, phí phạm thời gian và tiền bạc rất nhiều nhưng nhân vật chính vẫn không thực sự ý thức được rõ ràng.

Năm là chúng ta không thích thảo luận và nói chung không bỏ đủ thời giờ để tìm hiểu, làm quen những phong cách chuẩn mực của thế giới. Người Âu, nhất là người Pháp rất thích thảo luận, trong những dịp gặp gỡ với những người không quen, người Pháp thích nghe những ý kiến khác, những cách lý luận khác, những cách nhìn vấn đề khác. Họ cho thế là một sự hiếu kỳ cần phải có. Người Việt chúng ta ít khi ở lâu trong đám đông, ít khi mạnh dạn xấn tới người chưa quen để tự giới thiệu và chia sẻ những ý nghĩ của

Page 5: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

mình với những người này. Sáu là không thích làm

việc nhóm. Làm việc nhóm là chìa khóa của sức sáng tạo, của sự thành công. Ngày nay, không một dự án hay công trình nghiên cứu nào có thể làm một mình từ A đến Z. Chiếc iPhone là kết quả của sự cộng tác chặt chẽ của bao nhiêu sự đóng góp từ trí sáng tạo đến công nghệ sản xuất của rất nhiều cá nhân cùng làm việc với nhau. Chìa khóa làm việc nhóm đem tới kết quả là khả năng kiểm soát tự ái và khả năng phóng thích được óc hiếu kỳ.

Sang Mỹ hay một số nước châu Âu bạn sẽ hiểu được thực sự làm việc nhóm như thế nào. Hàng chục người ngồi hàng chục giờ làm việc với nhau, mở to mắt và căng tai nghe các đối tác khác phát biểu, sẵn sàng phản biện tích cực, tự ái chôn vùi thật sâu trong túi và chỉ làm việc với lý trí và lòng cương quyết cùng đi tìm chân lý. Bảo rằng họ nhẫn nại thì không đúng, vì nhẫn nại đã có nghĩa sẵn là chẳng lý thú gì. Không! Họ thực sự thích thú những giây phút ngồi làm việc miệt mài với nhau. Giá mà chúng ta cũng thích làm việc nhóm cũng như khi chúng ta ngồi nhậu giữa bạn thân thì khả năng tập thể của chúng ta sẽ nhân lên biết bao.

Bảy là “chí phí của bạn không phải là của tôi”. Đây là một thái độ chúng ta thường có nhưng ở Nhật Bản hay các nước Tây Âu họ không như

thế. Ví dụ, bạn tưới cây vườn nhà nhưng để nước chảy quá lâu, hàng xóm bên châu Âu sẽ chủ động sang nhà bạn tắt nước và sẽ nhắc nhở bạn lần sau nhớ đừng để quên nước chảy. Nếu bạn phá một ngôi nhà cổ (như nhà xây thời Pháp ở quận 3, TP HCM) để biến nó trở thành một quán nước bình dân, hàng xóm và thậm chí cả cộng đồng chung quanh nhà sẽ ngăn cản bạn làm chuyện đó nếu như bạn ở các xứ văn minh hơn. Lý do là cho dù bạn sở hữu những thứ bạn phá đi, bạn cũng vẫn phá đi một di sản công cộng được tạm giao vào bàn tay của mình. Khi bạn để nước chảy cho dù bạn trả tiền nước, bạn vẫn phí phạm một tài nguyên của tập thể. Tinh thần tập thể là một cái gì chúng ta còn phải học nhiều.

Trở lại đề tài quốc tế hóa doanh nghiệp, theo tôi không phải chỉ là đi làm dự án hay mua công ty ở nước ngoài, không phải chỉ là một việc biết xì xồ tiếng Anh hay tiếng nào khác. Quốc tế hóa là san bằng văn hóa của doanh nghiệp của bạn khi so sánh với các công ty toàn cầu, là làm cho nhân viên của mình có đủ kiến thức và văn hóa để có thể hoạt động khắp năm châu với một ít nhiều thoải mái. Quốc tế hóa là biến công ty của chính mình trở thành nơi mà các chuyên viên nước ngoài vào làm việc mà cảm thấy không lạc lõng, biến nhân viên của mình trở thành một loại công dân toàn

cầu, làm việc với một phong cách toàn cầu trong thế giới phẳng ngày hôm nay. Nói nôm na là không còn luộm thuộm co ro nữa. Khi nào cộng đồng nước ngoài nhìn nhân viên của chúng ta không còn thấy người Việt Nam mà chỉ thấy một doanh nhân toàn cầu thì đúng vào lúc đó chúng ta có thể nói chúng ta đã quốc tế hóa rồi.

Tóm lại, quốc tế hóa mà không cần thấy bóng của người nước ngoài cũng như đầu tư ra khu vực, thế mới là một việc đáng ngạc nhiên.”

Lời kết: Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam đang hội nhập quốc tế một cách toàn diện và ngày càng sâu rộng hơn, trong đó “Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần vào phát triển kinh tế” được chỉ rõ trong Nghị quyết số 22 NQ-TW ngày 10/4/2012 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng với cả nước đang tích cực triển khai các kế hoạch, chương trình, giải pháp về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, trong công cuộc ấy vai trò đồng hành cùng nhà nước của doanh nghiệp với năng lực, khả năng, vị thế cạnh tranh sẵn sàng hội nhập đóng vai trò then chốt./.

Thanh Vâng(Phòng QLTM)

Page 6: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Triển khai Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện kết luận thanh tra

Luật thanh tra 2010 đã quy định về việc xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 40 và Điều 41) và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra đã có hướng dẫn về việc thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra (từ Điều 53 đến Điều 57). Tuy nhiên, các quy định trên còn nhiều bất cập, hạn chế như chỉ mang tính nguyên tắc, khái quát về việc thực hiện kết luận thanh tra mà chưa quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể có liên quan trong việc xử lý, chỉ đạo và thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; chưa quy định cụ thể biện pháp bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; thiếu quy định về trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục và việc xử lý kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra;…

Thực tế, việc thực hiện kết luận thanh tra trong thời gian qua còn nhiều bất

cập, hiện là một khâu yếu, tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và gây bức xúc trong dư luận. Do đó, ngày 27/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện kết luận thanh tra gồm 4 chương và 27 điều, theo đó bãi bỏ Điều 56 và Điều 57 của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra. Nội dung chủ yếu của Nghị định:

1. Quy định chung (Chương I)

Chương này Quy định về phạm vi điều chỉnh (Điều 1); Đối tượng áp dụng (Điều 2); Nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 3);

Về phạm vi điều c hỉnh: Nghị định này Quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết luận thanh tra, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

2. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra (Mục 1, Chương II)

- Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra được quy định tại Nghị định là ban hành văn bản chỉ đạo

việc thực hiện kết luận thanh tra và ban hành văn bản xử lý theo thẩm quyền. Điều 4 của Nghị định đã quy định Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra có trách nhiệm: “Ban hành văn bản chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra”, đồng thời, nêu rõ yêu cầu về nội dung của văn bản chỉ đạo, đó là “ Phải thể hiện rõ ý kiến về kiến nghị trong kết luận thanh tra, về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu của tội phạm sang cơ quan điều tra; Xác định trách nhiệm của đối tượng thanh tra, của cơ quan ban hành kết luận thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra”.

- Cụ thể hóa Quy định của Luật Thanh tra, Nghị định quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra trong việc xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế, bao gồm: Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định thu hồi tiền, đất đai, tài sản khác bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra; Quyết định đình chỉ hành vi vi phạm; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực quản

Page 7: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

lý Nhà nước (Điều 5). Đồng thời, Nghị định đã quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra trong việc xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật (Điều 6) và việc khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật (Điều 7).

3. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra (Mục 2, Chương II)

Điều 8 của Nghị định đã quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra trong việc ban hành quyết định, yêu cầu thực hiện kết luận thanh tra trong phạm vi thẩm quyền của mình. Đồng thời, có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 9).

4. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Mục 3, Chương II)

Đặc thù của việc thực hiện kết luận thanh tra là không chỉ đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan khác cũng phải có trách nhiệm thực hiện. Do trách nhiệm của đối tượng

thanh tra và các chủ thể có liên quan khá tương đồng, nên Mục này quy định chung về trách nhiệm của hai nhóm chủ thể trên.

Đây là nhóm chủ thể trọng tâm, chịu sự tác động trực tiếp của kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Vì vậy, Mục này cụ thể hóa trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc:

+ Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra (Điều 10), cụ thể đối với các nội dung đã được xác định rõ ràng trong kết luận thanh tra thì phải được tổ chức thực hiện kịp thời ,đầy đủ. Trường hợp kết luận thanh tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, việc thực hiện kết luận thanh tra đòi hỏi phải có lộ trình thực hiện thì đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức phải lập Kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra.

+ Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế (Điều 11);

+ Thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, người có hành vi vi phạm (Điều 12);

+ Thực hiện kết luận

thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, hoàn thiện chính sách, pháp luật (Điều 13).

+ Báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 14) với các nội dung: việc thực hiện và tổ chức thực hiện kết luận thanh tra; tiến độ, kết quả thực hiện kết luận thanh tra; khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; các hành vi vi phạm pháp luật và việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra (Mục 4 Chương II)

Tương tự cách thể hiện các quy định tại Mục 2 và Mục 3 của Chương II, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra phải căn cứ nội dung của kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị về thanh tra để thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 15); Xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra theo thẩm quyền (Điều 16)

6. Về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (Chương III)

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra là công đoạn quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý sau thanh

Page 8: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

tra nói riêng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung. Vì vậy, Chương III của Nghị định đã quy định về nội dung này, gồm: nguyên tắc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra (Điều 17); Trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra (Điều 18, 19); Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra (Điều 20); Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra

(Điều 21) và trình tự, thủ tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra (Điều 22, 23 và 24).

7. Điều khoản thi hành (Chương IV)

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2015, bãi bỏ Điều 56 và Điều 57 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra được quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Huỳnh Chơn Thành(Thanh tra viên-Thanh tra sở)

Sản lượng rau Đà Lạt giảm do mưa kéo dài

Nhiều tuần qua, trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương (Lâm Đồng) có mưa lớn kéo dài, một số nơi còn hứng chịu các trận mưa đá kèm lốc xoáy đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương, khiến sản lượng nhiều loại rau giảm.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay có gần 200 ha rau củ các loại bị hư hại hoàn toàn khiến sản lượng rau sụt giảm gần 1.000 tấn.

Mưa đá kèm lốc xoáy đã gây thiệt hại nặng cho nhà vườn ở các vùng trồng rau chủ lực của Đà Lạt như khu vực Thánh Mẫu, Đất Mới (phường 7), phường 8 và khu vực Thái Phiên (phường 12), làm hàng loạt diện tích

rau xà lách, cải thảo mới xuống giống và rau chuẩn bị thu hoạch bị dập lá, úng rễ, thiệt hại hoàn toàn. Tại huyện Đơn Dương – vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, mưa đá và mưa kéo dài cũng khiến 300 ha rau màu bị hư hại.

Theo nhiều chủ vựa rau, củ ở Đà Lạt và Đơn Dương, do mưa kéo dài trong nhiều ngày, diện tích rau bị ngập úng trên diện rộng trong khi nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu tăng mạnh nên một số loại rau tăng giá. Giá các loại rau (chủ yếu là rau ăn lá được trồng ngoài trời) như cải cúc, xà lách, cải thảo, bó xôi, tăng giá 10 – 30% so với thời điểm đầu tháng 4.

Theo đó, các loại rau đều tăng giá 1.500 - 2.000 đồng/kg so với một tháng trước đó. Chẳng hạn, bắp cải (bắp sú) tăng từ 3.000 đồng/bắp tăng

lên 4.500 đồng/bắp; rau cải cúc, bó xôi tăng từ 6.000 đồng lên 8.000 đồng/kg; xà lách, súplơ (bông cải) dao động 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Mặc dù sản lượng rau giảm nhưng một số doanh nghiệp, hợp tác xã chuyên cung cấp rau cho các siêu thị tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho biết, nguồn cung vẫn được duy trì, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng. Ông Mai Văn Khẩn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Tân Tiến (phường 12, Đà Lạt), đơn vị cung cấp hàng chục tấn rau/ngày cho thị trường cho biết, mưa lớn kèm mưa đá gần đây đã làm các loại rau trồng ngoài trời bị hư hại từ 60 - 100%. Tuy sản lượng các loại rau giảm đáng kể nhưng đơn vị vẫn tìm nguồn cung khác để đáp ứng hợp đồng với các siêu thị và bình ổn thị trường.

Page 9: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh

Giá tôm sú nguyên liệu tại tỉnh Kiên Giang trong những ngày này đang giảm mạnh khiến người nuôi tôm lo ngại bị thua lỗ. Hiện tôm sú loại 30 con/kg ở mức 175.000 - 180.000 đồng/kg, giảm khoảng 40.000 đồng/kg so với đầu tháng 4 và giảm khoảng 60.000 đồng/kg so với trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; loại 40 con/kg giá dao động 80.000 - 90.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá tôm nguyên liệu giảm mạnh do sản lượng tôm nuôi ở một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan… đã phục hồi, nguồn cung cho thị trường thế giới tăng. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Kiên Giang trong 4 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa có thêm thị trường mới, không ký được hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với đối tác, trong khi lại bị giảm đơn đặt hàng nhập khẩu từ những khách hàng truyền thống. Một số doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất chế biến, chất lượng sản phẩm hàng thủy sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngoài tỉnh giảm mua tôm nguyên liệu ở Kiên Giang và thu mua với giá thấp.

Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của tỉnh Kiên Giang chỉ đạt hơn 41 triệu USD, giảm gần 4% so với cùng kỳ. Đến nay, tỉnh

đã thả tôm nuôi trên diện tích 94.190 ha, vượt 4,6% kế hoạch, với các loại hình nuôi công nghiệp - bán công nghiệp, quảng canh cải tiến và tôm - lúa; sản lượng thu hoạch khoảng 7.511 tấn tôm, đạt 13,4% kế hoạch.

Tỉnh Kiên Giang chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục tìm kiếm thị trường xuất khẩu thủy sản; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, nguồn nguyên liệu, công nhân lao động, tăng giá trị hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh hàng thủy sản, nhằm tăng giá tôm nguyên liệu, giúp nông dân nuôi tôm hiệu quả.

Bên cạnh đó theo dõi diễn biến của thời tiết, môi trường nguồn nước, dịch bệnh tôm để kịp thời ứng phó, hạn chế rủi ro thiệt hại. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tôm giống nhập tỉnh, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống bảo đảm chất lượng tốt để thả nuôi gắn với hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên đàn tôm, nuôi tôm đạt hiệu quả, cung ứng nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

Nông dân An Giang lãi lớn nhờ trồng ớt

Tuy thời tiết khắc nghiệt, nhưng vụ ớt đầu tiên của tỉnh An Giang năm 2015 (xuống giống từ tháng 1 năm 2015 đến nay), đạt doanh thu 300 - 400 triệu đồng/ha, trừ chi phí lợi nhuận khoảng

150 - 200 triệu đồng/ha. Vụ ớt này giúp giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương với mức thù lao 100.000 - 150.000 đồng/lao động/ngày công hái ớt.

So với nhiều vụ trồng ớt trước đây, năng suất và giá bán của vụ ớt đầu năm đạt khá. Hiện, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, giá bán 21.000 - 40.000 đồng/kg tùy thời điểm thu hoạch, cao hơn 5.000 đồng/kg so vụ ớt năm 2014. Cây ớt được trồng 2 vụ/năm, sau khi trồng 1 tháng cho thu hoạch kéo dài đến 4 tháng sau đó.

Hiện cây ớt ở An Giang đã khẳng định là loại cây màu có hiệu quả, giá trị kinh tế cao, giúp giải quyết lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Vụ ớt đầu tiên năm 2015, nông dân tỉnh An Giang trồng gần 2.000 ha ớt, chiếm 10% tổng diện tích cây rau màu, nhiều nhất là huyện Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu, thành phố Long Xuyên.

Các nhà máy đồng loạt điều chỉnh giảm giá bán thức ăn chăn nuôi

Giá ngô hạt tại thị trường Lào Cai trong tuần ở mức 6.600 đ/kg.

Dẫn nguồn tin từ Agromonitor, từ đầu tháng 5 tới nay, nhiều nhà máy TACN (gia súc, gia cầm) đã đồng loạt giảm giá bán sản phẩm, mức giảm phổ biến từ 200-400 đồng/kg (tùy sản phẩm và nhà máy).

Page 10: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

Hiện lượng ngô hạt nhập khẩu về cảng miền Nam ở mức thấp trong vài tuần gần đây, chỉ đạt khoảng 7 nghìn tấn mỗi tuần. Tính chung từ đầu tháng 4 đến nay, nhập khẩu ngô hạt về miền Nam chỉ đạt chưa đầy 99 nghìn tấn, giảm tới gần 56% so với cùng kỳ tháng trước. Trong đó, lượng hàng của doanh nghiệp thương mại vẫn chiếm phần lớn, với gần 51 nghìn tấn, chiếm gần 52% thị phần ngô nhập khẩu.

Ngành chăn nuôi trong nước chịu tác động khi nhập khẩu thịt

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trước thông tin thịt bò của Pháp chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/5/2015 sẽ tác động không nhỏ tới sản xuất trong nước.

Hiện thịt bò của Úc đã được cấp phép nhập khẩu bình thường và mới đây là thịt bò của Pháp không xương dưới 30 tháng tuổi chính thức được cấp phép nhập khẩu vào nước ta. Việc cho phép nhập khẩu thịt bò vào Việt Nam ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tới sản xuất, chăn nuôi trong nước, nhất là trong điều kiện ngành chăn nuôi của nước ta khả năng cạnh tranh còn kém. Tuy nhiên, khi đã gia nhập thị trường chung theo cam kết WTO, chúng ta phải tuân thủ theo quy định.

Tuy nhiên, với việc cho phép nhập khẩu thịt bò từ

Pháp, Việt Nam cũng mở ra cơ hội cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Pháp và các nước EU như dưa hấu, thanh long, vải thiều... Hiện tại, chưa thể biết thịt bò của Pháp sẽ nhập vào Việt Nam với số lượng bao nhiêu. Theo dự kiến của Cục Chăn nuôi, năm 2015 sản lượng thịt bò nhập khẩu đạt khoảng 39.000 tấn, tăng khoảng 20-25% so với cùng kỳ năm 2014, với trị giá 300 triệu USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5: Hà Nội và TP.HCM đều tăng

Cục Thống kê TP Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2015. Theo đó, CPI TP Hà Nội tháng này tiếp tục tăng 0,12% , CPI TP HCM cũng tăng 0,74% so với tháng trước.

Cụ thể, CPI TP Hà Nội tháng này tiếp tục tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước. Các nhóm có chỉ số tăng so với tháng trước gồm: Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,44% so; Nhóm giao thông tăng 1,06%; Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,47%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,3%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,28%...

Trong tháng này, nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước là nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%. Nhóm bưu chính viễn thông không đổi so với tháng trước. Không nằm trong giỏ

tính chỉ số giá, giá vàng và giá đô la Mỹ tiếp tục có diễn biến trái chiều khi giá vàng trên thị trường Hà Nội tiếp tục giảm 0,13% và giá Đô la Mỹ tăng 0,44% so tháng trước.

Cục thống kê TP Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tháng này tăng là do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng từ ngày 5/5 kéo theo một số nhóm hàng tăng theo, đặc biệt là nhóm giao thông tăng 1,06% so với tháng trước.

CPI tháng 5 trên địa bàn TP HCM cũng tiếp tục tăng nhẹ với mức 0,3% so với tháng trước. Các nhóm có chỉ số tăng so với tháng trước gồm: Nhóm may mặc mũ nón giày dép tăng 0,10%); Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,02%; Nhóm giao thông tăng 1,05%; Nhóm văn hóa giải trí du lịch tăng 0,07%.

Các nhóm có chỉ số giảm gồm: Nhóm ăn và dịch vụ ăn giảm 0,06%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,04%. 3 nhóm còn lại là đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế và giáo dục không biến động.

Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 5 giảm 0,6% so tháng 4, giảm 1,39% so tháng 5/2014 và giảm 0,62% so tháng 12/2014. Chỉ số giá USD tháng 5 tăng 0,06% so tháng 4; tăng 2,74% so tháng 5/2014 và tăng 1,25% so tháng 12/2014.

Page 11: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Thị trường xuất khẩu gạo 3 tháng năm 2015

Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta những tháng đầu năm 2015 gặp rất nhiều khó khăn khi sản lượng gạo xuất khẩu sụt giảm mạnh. Quý I/2015, nước ta chỉ xuất khẩu được hơn 1,14 triệu tấn gạo, thu về 498,55 triệu USD (giảm 19,5% về lượng và giảm 23,59% so với cùng kỳ năm 2014). Đây là mức thấp nhất trong vòng 9 năm qua.

Nguyên nhân là do hợp đồng từ năm trước chuyển sang quá ít, hợp đồng mới lại chưa nhiều. Một nguyên nhân khác là giá mua quá thấp, chủ doanh nghiệp không muốn bán nên lượng gạo tồn kho đang rất lớn. Đồng thời hợp đồng ký mới đầu năm cũng hạn chế do thiếu nhu cầu, nhất là thiếu hợp đồng tập trung.

Xuất khẩu gạo quí I giảm do hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Philippines giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể xuất sang Trung Quốc giảm 19,5% về lượng và giảm 23,59% về kim ngạch (đạt 343.056 tấn, tương đương 135,99 triệu USD); xuất sang Philippines giảm 41% về lượng và giảm 45,69% về kim ngạch (đạt 245.970 tấn, tương đương 103,52 triệu USD).

Tuy nhiên, xuất khẩu tăng mạnh trên 100% về lượng và kim ngạch ở một số thị trường như: Malaysia, Indonesia, Angola, Ucraina, Ba Lan; đặc biệt chú ý là xuất sang Bờ biển Ngà tăng rất mạnh tới 2660% về lượng và 2206% về kim ngạch ( với 50.701 triệu tấn, tương đương 23,34 triệu USD).

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu gạo hiện nay là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới giữa các nguồn cung cấp chính, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Trong khi đó, ở trong nước các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để mua lúa, gạo xuất khẩu, do các ngân hàng thương mại siết chặt tín dụng, mà chủ yếu vẫn do năng lực nội tại từng doanh nghiệp.

Mặt khác, chương trình mua tạm trữ đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thu mua, nhưng doanh nghiệp cũng chịu rủi ro trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh để giải quyết tồn kho tạm trữ.

Theo dự báo của VFA, trong thời gian tới, tình hình xuất khẩu gạo sẽ khó khăn hơn cùng kỳ năm trước, vì nhu cầu yếu, nhất là từ thị

trường Trung Quốc, bao gồm xuất khẩu chính ngạch và mua bán qua biên giới.

Trong khi thị trường châu Phi không cạnh tranh được gạo cũ, giá rẻ từ Thái Lan và nhu cầu thị trường Đông Nam Á không thay đổi nhiều, nhu cầu đến chậm.

Hiện nay, nhiều giải pháp tìm kiếm thị trường đang được các địa phương và doanh nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long xúc tiến. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm kiếm thị trường sang Tây Á và Nam Á.

Ngoài giải pháp thị trường, nông dân cũng nên chuyển đổi cơ cấu giống bằng cách gieo sạ những giống chất lượng cao. Bởi năm 2014, nước ta đã xuất khẩu trên 1,52 triệu tấn gạo thơm và nhu cầu mua loại gạo này được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu gạo quí I/2015

Thị trường gạo châu Á: Gạo Thái Lan ổn định trước cuộc đấu giá, gạo Việt Nam giảm

Trong tuần kết thúc vào ngày 20/5/2015, giá gạo Thái Lan ổn định trong khi gạo Việt Nam giảm nhẹ do nhu cầu yếu và triển vọng

Page 12: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

nguồn cung sẽ tăng trong vài tuần tới.

Thị trường đang theo dõi thông tin về khả năng Philippine sẽ mua khoảng 200.000 đến 310.000 tấn qua hình thức đấu thầu.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá vững ở mức 385 USD/tấn, FOB trong suốt 2 tuần qua. Đây là mức giá thấp nhất kể từ tháng 6/2014.

“Thị trường toàn cầu trầm lắng”, thương gia Kiattisak Kanlayasirivat thuộc công ty Ascend Commodities ở Bangkok cho biết. “Sức mua giảm sút bởi giá dầu giảm.”

Ông nhận định giá dầu ở các nước sản xuất dầu giảm làm giảm thu nhập của những quốc gia này, trong khi đó đồng euro mất giá cũng làm giảm sút nhu cầu ở khu vực sử dụng đồng tiền chung, ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng ở Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Ấn Độ.

Chính quyền quân sự Thái Lan vừa thông báo kế hoạch bán 2 triệu tấn gạo dự trữ trong 2 tháng tới.

Thời gian qua, Thái Lan đã hoãn tổ chức phiên đấu giá thứ 3 nhằm tránh gây áp lực giảm giá. Hiện chính phủ đang đánh giá thị trường để quyết định thời điểm mở lại các phiên đấu giá gạo lưu kho.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha trong

cuộc trả lời phỏng vấn hôm 20/5 cho biết: “Nỗ lực của chính phủ Thái không chỉ nhằm duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới về khối lượng và trị giá, mà còn nhằm duy trì sự phát triển của ngành gạo Thái Lan”.

Thái Lan giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ cho đến khi chương trình thu mua từ năm 2011 do Thủ tướng Minister Yingluck Shinawatra thực hiện làm mất sức cạnh tranh của mặt hàng gạo nước này, bởi đã mua gạo của nông dân với giá cao hơn quá nhiều so với giá thị trường.

Năm 2015, Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn gạo. 4 tháng đầu năm xuất khẩu gạo của nước này đạt 3,3 triệu tấn, giảm 1,3% so với 3,8 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA).

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, giá tuần này cũng giảm do thiếu nhu cầu trong khi vụ thu hoạch mới sắp bắt đầu.

Gạo 5% tấm của Việt Nam giá giảm xuống 350 – 355 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, từ mức 360 – 363 USD/tấn một tuần trước đây.

Mức giá 350 USD/tấn là ngang bằng với giá hôm 12/5 – thời điểm giá thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2010.

Một thương gia của một công ty nước ngoài ở TP

HCM cho biết: “Thị trường đang dõi theo động thái của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA) và nếu cơ quan này mở thầu với khối lượng lớn thì giá có thể tưng.

Tuy nhiên, các thương gia cho biết giá dù tăng cũng sẽ không nhiều bởi nguồn cung vụ mới sẽ dồi dào vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 – thời điểm thu hoạch vụ Hè Thu – vụ lớn thứ 2 ở ĐBSCL.

Xuất khẩu thủy sản Myanmar giảm

Trong năm tài khóa 2014-2015 (từ 1/4/2014 đến 31/3/2015), kim ngạch XK thủy sản của Myanmar đạt 420 triệu USD, giảm gần 100 triệu USD so với cùng kỳ. Sản xuất ở mức thấp, không thu hút đầu tư và tiêu thụ nội địa tăng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm XK.

Năm tài khóa 2012-2013, giá trị XK thủy sản của Myanmar đạt 650 triệu USD, đến năm tài khóa 2013-2014 giảm còn 518 triệu USD và đến năm nay giảm xuống 420 triệu USD. Cá và tôm là mặt hàng XK chủ lực của nước này.

Do thiếu vốn, sản lượng giảm và giá nội địa cao hơn, vì thế, XK giảm. Năm ngoái, XK thủy sản của Myanmar sang Trung Quốc giảm còn một nửa và XK sang EU giảm 5%.

Trung tâm TTCN&TM

Page 13: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Chợ truyền thống: Kênh tiếp thị và bán hàng hiệu quả của doanh nghiệp

Việc các doanh nghiệp (DN) mang sản phẩm của mình vào chợ để quảng cáo, giới thiệu và bán không còn xa lạ với người dân. Thời gian gần đây hình thức quảng cáo này ngày càng nở rộ. Nhiều DN xem đây là kênh quảng cáo, bán hàng hiệu quả trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh hiện nay.

Nếu như trước kia, các sản phẩm thường chỉ được các DN thuê các kệ tại các sạp hàng để trưng bày các sản phẩm của mình thì nay các DN cho nhân viên của mình trực tiếp đến các khu chợ để trưng bày, giới thiệu sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Theo ghi nhận của phóng viên, các chợ truyền thống đang là điểm đến cho rất nhiều DN sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng.

Tại chợ Tân Hương- Quận Tân Phú, nhãn hàng sữa Anlene quảng bá sản phẩm bằng cách hỗ trợ người đi chợ việc khám, đo mật độ xương miễn phí. Hình thức này thu hút khá nhiều người tham gia. Qua đó, tạo cơ hội để DN giới thiệu sản phẩm sữa của mình đến những người tiêu dùng. Với các sản phẩm bia, nước ngọt, nước

giải khát, bánh kẹo… thì người tiêu dùng được dùng thử miễn phí sản phẩm để có cảm nhận mới về sản phẩm.

Các hoạt động này đã mang lại những hiệu ứng tương đối tốt cho việc quảng cáo và kinh doanh của các DN. Không chỉ là một kênh quảng cáo sản phẩm hiệu quả mà doanh thu bán hàng của các DN cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Theo một nhân viên của nhãn hàng sữa Anlene, việc tiếp thị tại chợ đã đem về doanh số bán hàng khá lớn, lượng bán hàng ngày càng nhiều, qua đó người tiêu dùng sẽ ngày càng quen hơn với sản phẩm của công ty.

Nhân viên sale Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam cho biết, việc quảng cáo, giới thiệu tại chợ đã được nhân viên công ty thực hiện trong thời gian qua. Nhân viên sẽ giới thiệu sản phẩm và cho người tiêu dùng thử sản phẩm trực tiếp. Hơn nữa, khi bán tại chợ, nhân viên có thể trực tiếp bán hàng mà không cần chiết khấu cho cửa hàng nên giá bán cho người tiêu dùng cũng thấp hơn so với các cửa hàng bán cùng loại.

Một trong những yếu tố hút khách của hình thức quảng cáo, bán hàng này là do giá rẻ và được khuyến mãi nhiều.

Hình thức tiếp thị này theo các DN đã có những hiệu quả nhất định trong việc tăng doanh số và thị phần. Tuy nhiên, DN muốn tiếp thị quảng cáo tốt tại chợ cũng phải đáp ứng một số điều kiện như phải tới chợ đăng ký quảng cáo, thuê mặt bằng, DN phải xuất trình giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm... Đây cũng là những điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Thị trường nông sản tháng 4/2015: Giá diễn biến trái chiều

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 4/2015, giá lúa, cao su, rau, giảm giá do nguồn cung dồi dào, xuất khẩu yếu nhưng các loại nông sản khác như cà phê, tiêu, điều lại có xu hướng tăng giá. Ngoài ra, giá chè trong tháng 4 lại có xu hướng ổn định so với tháng trước.

Lúa, cao su, rau, thủy sản giảm giá

Giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL tăng nhẹ trong nửa đầu tháng 4 và bắt đầu có xu hướng giảm trong tuần thứ 3 của tháng, trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và nhu cầu xuất khẩu yếu. Chỉ tiêu

Page 14: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Chính phủ đã kết thúc vào ngày 15/4 đạt 100% khối lượng yêu cầu. Tuy nhiên, do đầu ra cho xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục khó khăn nên giá lúa, gạo không tăng mạnh như mong muốn. Tại An Giang, giá thu mua lúa tươi IR50404 sau khi tăng từ 4.300 đồng/kg đầu tháng 4 lên 4.400 đồng/kg trong tuần thứ 2 của tháng 4, nay đã sụt giảm trở lại mức giá đầu tháng. Tại Bạc Liêu, giá thu mua lúa chất lượng cao giảm từ 4.700 đồng/kg xuống còn 4.600 đồng/kg. Tuy nhiên, ở miền Bắc, giá lúa, gạo ổn định hơn: Tại Nam Định, giá bán buôn lúa tẻ thường giữ ở mức 6.400 đồng/kg, gạo tám thơm Hải Hậu ở mức 15.000 đồng/kg; tại Hà Nội, giá bán lẻ gạo tẻ thường Khang Dân và Q5 ở mức 12.500 đồng/kg.

Giá cao su trong nước diễn biến giảm trong 2 tuần đầu tháng 4 và có dấu hiệu hồi phục nhẹ trong vài ngày gần đây, tuy nhiên mức giá hiện tại vẫn thấp hơn so với đầu tháng 4. Thị trường cao su trong nước đang ở giai đoạn không ổn định do thời kỳ giáp vụ, nguồn cung tăng, giảm thất thường. Tại Bình Phước, giá cao su SVR 3L giảm từ 27.500 đồng/kg (ngày 1/4) xuống còn 26.400 đồng/kg (ngày 13/4) và tăng trở lại 26.900 đồng/kg (ngày 17/4).

Tại TPHCM, do sản lượng rau quả dồi dào, nông dân được mùa đã khiến nhiều mặt hàng có giá rất rẻ. Cụ

thể, giá dưa lê 7.000 đồng/kg, dưa hấu 9.000 đồng/kg, dứa 5.000 đồng/kg, ổi 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các mặt hàng có giá rẻ thường có chất lượng ở mức trung bình, các mặt hàng chất lượng cao vẫn có giá khá cao, như xoài cát Hòa Lộc (40.000 - 60.000 đồng/kg), bưởi da xanh (45.000 - 70.000 đồng/kg), bưởi năm roi (40.000 đồng/kg). Trong tháng do thời tiết khá thuận lợi nên sản lượng rau tại các vựa rau lân cận Hà Nội gia tăng, khiến giá rau tại thủ đô đã giảm giá đáng kể, ví dụ rau cải ngọt, su su, dưa chuột đã giảm từ 300 - 1.000 đồng/kg so với tháng trước. Ngược với xu hướng ở Hà Nội, giá nhiều loại rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng trong tháng lại tăng 500 - 1000 đồng/kg đối với các loại rau như bắp cải, hoa lơ, cà chua, cà rốt… do nhu cầu tăng trong khi nguồn cung không gia tăng. Tuy nhiên, mặt hàng hành tây lại đang được mua tại vườn với mức thấp nhất trong 10 năm qua (1.000 - 2.000 đồng/kg) do nông dân trồng quá nhiều khiến cung vượt cầu.

Cà phê, tiêu, điều tăng giáGiá cà phê trong nước

biến động tăng trong tháng 4 cùng với xu hướng của thị trường cà phê thế giới. So với cuối tháng 3, giá cà phê vối nhân xô ngày 20/4 đã tăng 1.900 đồng/kg lên 38.100 - 38.900 đồng/kg. Nông dân tiếp tục hạn chế bán ra, gây khó khăn cho các nhà xuất

khẩu trong việc đảm bảo nguồn cung cấp.

Trong tháng 4, giá thu mua hạt điều tươi tại Bình Phước nhìn chung diễn biến theo xu hướng tăng do đang vào thời điểm cuối vụ, nguồn cung hạn chế. Hiện giá thu mua hạt điều tươi đạt 25.500 đồng/kg, tăng trung bình 200 – 500 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng; hạt điều khô là 33.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 đồng/kg.

Thị trường hạt tiêu trong nước có xu hướng tăng trong tháng 4 do nguồn cung bị thắt chặt. Các tỉnh trọng điểm về hồ tiêu trên cả nước là Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương hiện đang bị mất mùa do tình hình thời tiết không thuận lợi. Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy giá tiêu khô tăng cao ngay từ đầu vụ. Giá thu mua hạt tiêu đen tại Đắc Lắc hiện là 175.000 đồng/kg.

Giá chè vẫn ổn địnhTrong tháng, giá chè tại 2

tỉnh cung cấp chè lớn nhất cả nước là Thái Nguyên và Lâm Đồng vẫn giữ nguyên ở mức ổn định so với tháng trước. Tại Thái Nguyên, tình trạng khí hậu ẩm ướt tiếp tục kéo dài trong tháng đã tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn trong thời gian tới. Hiện giá chè đạt 200.000 đồng/kg đối với chè cành chất lượng cao; 160.000 đồng/kg đối với chè xanh búp khô (loại I) và 130.000 đồng/kg đối với chè xanh búp khô (loại II). Giá

Page 15: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

chè nguyên liệu sản xuất chè xanh tại Lâm Đồng vẫn duy trì ở mức giá 10.000 đồng/kg sau khi tăng giá thêm 1.000 đồng/kg vào thời điểm sau Tết Nguyên đán. Giá chè nguyên liệu để sản xuất chè đen cũng vẫn ổn định ở mức giá 5.500 đồng/kg.

Chia se kinh nghiệm để thúc đẩy kinh tế hợp tác và các tổ chức nông dân

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát trển nông thôn cùng với Liên minh Hợp tác xã (HTX) và Workd Bank tổ chức “Hội thảo về Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hợp tác khác trong lĩnh vực nông nghiệp”. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác nông nghiệp tại Việt Nam, trao đổi kinh nghiệm với các nước đã có những cải cách, thúc đẩy kinh tế hợp tác và tổ chức nông dân chuyên nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, giải pháp chính không phải là cố gắng tổ chức nhiều hơn các HTX có bộ máy và cơ chế vận hành theo quy định chung của Luật HTX mà phải tìm ra cách tổ chức và vận hành phù hợp trong mỗi lĩnh vực sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi… cũng như có các phương án hỗ trợ đáp ứng

đúng nhu cầu thiết thực của chính các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân.

Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nông nghiệp Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, cần có những giải pháp phù hợp để tập hợp nông dân theo chuỗi giá trị, giúp nền nông nghiệp phát triển với khả năng cạnh tranh cao hơn. Doanh nghiệp không thể làm việc riêng lẻ với hàng vạn nông dân, do vậy cần có các tổ chức nông dân để giúp các chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả. Bộ trưởng hi vọng với những kinh nghiệm và giải pháp từ các nước sẽ giúp liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân tốt hơn, nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh hơn.

Bà Ethel Sennhauser, Giám đốc cấp cao, Lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp toàn cầu, Ngân hàng thế giới cũng khẳng định tầm quan trọng của các tổ chức và loại hình khác nhau sẽ tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Điều này sẽ giúp các hộ nông dân hợp tác với nhau để mua sản phẩm đầu vào thấp hơn, hợp lý cơ giới hoá và sản xuất có quy mô, cùng bán sản phẩm.

“Có nhiều cách để các tổ chức nông dân kết hợp với nhau và HTX là hình thức phổ biến. Nhưng chúng ta sẽ không chỉ đưa ra một phương án cho tất cả các hội nông dân. Thông qua kinh nghiệm từ các vùng miền ở Việt Nam và các nước Trung Mỹ, Ấn Độ, Indonesia…, Chính phủ và

các bộ ngành có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau để tổ chức phát triển phù hợp với các HTX”, bà Ethel Sennhauser nói.

Trong 10 phiên thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia từ Colombia, Indonesia, Philippines… tập trung chia sẻ những khó khăn và kinh nghiệm phát triển các nhóm nông dân và tổ chức HTX. Cụ thể như việc tiếp cận nguồn tài chính của các HTX; cách thức vận hành HTX cà phê, thuỷ sản, nông nghiệp; kinh nghiệp trong liên kết doanh nghiệp và HTX; hỗ trợ từ Chính phủ cho các nhóm nông dân và HTX…

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã xác định tổ chức lại sản xuất là một trong hai trụ cột. Trong đó, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, các hình thức hợp tác liên kết có ý nghĩa quan trọng. Do sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào kinh tế hộ, có quy mô nhỏ lẻ, phân tán. Vì vậy, nông dân cá thể luôn gặp nhiều rủi ro và có khả năng hạn chế đối phó với rủi ro, khó có hiệu quả trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản với từng hộ nông dân… Trong khi đó, triển khai tổ chức thực hiện HTX chưa đạt nhiều hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận thấp, chỉ đạt 6,7% lợi nhuận…/.

Trung tâm TTCN&TM

Page 16: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

THÔNG TIN DU LỊCH

Lô thủy sản đầu tiên được cấp chứng thư điện tử xuất sang EU

Ngày 13/5, đại diện Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) thuộc Ủy ban châu Âu vừa thông báo đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống Chuyên môn và Kiểm soát Thương mại (TRACES) do Cục cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản sang thị trường EU.

Website của TRACES cũng đã có thông báo về việc Việt Nam tham gia vào hệ thống TRACES và đề nghị Cơ quan kiểm soát tại các cửa khẩu căn cứ vào chứng thư điện tử này để thực hiện các thủ tục thông quan cho lô hàng nhập khẩu vào EU.

TRACES là hệ thống do Liên minh châu Âu (EU) xây dựng và thực hiện từ năm 2003. Dựa trên hệ thống này, cơ quan thẩm quyền các nước sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh (chứng thư) điện tử cho động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (trong đó có thủy sản) xuất nhập khẩu giữa các nước trong EU và các nước từ bên ngoài EU.

NAFIQAD đang áp dụng

thí điểm việc cấp chứng thư điện tử cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU qua hệ thống TRACES tại sáu trung tâm vùng và 17 doanh nghiệp. Việc áp dụng rộng rãi sẽ được thực hiện trong thời gian tới./.

Nam Phi - đối tác lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi

Theo số liệu thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nam Phi đạt 242,17 triệu USD, tăng 50,58% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi liên tục tăng trưởng dần đều qua các năm: năm 2012 đạt 722,6 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 612,6 triệu USD, và nhập khẩu 110 triệu USD; năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 920 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 765 triệu USD, nhập khẩu đạt 155 triệu USD. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 793,68 triệu USD.

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nam Phi rất đa dạng, chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, gạo, sản phẩm đá quý và kim loại quý, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, mây tre đan, hải sản, sữa, hạt điều, than đá, gạo,

mì ăn liền... Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi chủ yếu các mặt hàng sắt thép, các loại kim loại thường, gỗ và các sản phẩm gỗ, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, bông, sợi các loại, phân bón...

Trong 3 tháng đầu năm 2015, dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu sang Nam Phi là điện thoại các loại và linh kiện, trị giá 136,46 triệu USD, tăng 59,71% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 56% tổng trị giá xuất khẩu.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai trong bảng xuất khẩu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 37,26 triệu USD, tăng tới 172,92% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ ba là giày dép, trị giá 19,83 triệu USD, tăng 33,79%.

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất, tăng 463,99% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu tăng 121,65%.

Nhật Bản – thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn thứ 3 của Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kết thúc Quí I/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, giảm 10,66% so với quí I/2014 – đây là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn

Page 17: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

đứng thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng như dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất, chiếm 19,4% tổng kim ngạch, đạt 635,9 triệu USD, tăng 7,87% so với quí I/2014. Là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai, nhưng tốc độ xuất khẩu hàng phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam sang Nhật Bản trong quí I/2015 lại giảm nhẹ so với quí I/2014, giảm 0,98%...

Nhìn chung, trong quí đầu năm 2015, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đều có tốc độ tăng trưởng dương, số hàng hóa có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 40,5%, trong đó nếu không kể mặt hàng dầu thô thì xuất khẩu than đá sang Nhật giảm mạnh nhất, giảm 47,57%. Ngược lại, xuất khẩu mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trưởng vượt trội, tăng 823,02% so với quí I/2014 – đây cũng là mặt hàng tiềm năng của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, kế đến là điện thoại các loại và linh kiện, tăng 159,98%, hạt điều tăng 120,18% và quặng và khoáng sản khác tăng 101,71%.

Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng của ngành TCMN Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu còn khá khiêm tốn.

Một trong những lý do khiến hàng Việt Nam chưa

vào Nhật Bản được nhiều là do tiêu chuẩn của người tiêu dùng Nhật Bản với hàng hóa rất cao. Chất lượng hàng TCMN của Việt Nam không phải không tốt mà có thể do sự khác biệt trong tiêu thụ hàng hóa mang tính văn hóa, lịch sử của người Nhật Bản mà doanh nghiệp Việt chưa nắm bắt được.

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm TCMN cũng đang gặp khó khăn và chưa đạt yêu cầu. Độ đồng đều về chất lượng sản phẩm không cao, chất lượng mặt trái, mặt phải của sản phẩm cũng không như nhau. Mẫu mã, màu sắc, họa tiết sản phẩm cũng chưa phù hợp....

Để tiếp cận sâu hơn nữa thị trường Nhật Bản, theo ông Kohei Kataka, chuyên gia tư vấn của Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC), doanh nghiệp Việt muốn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) sang thị trường Nhật Bản thì tiêu chí chất lượng phải được đặt lên hàng đầu. Cùng với đó, công tác khảo sát thị trường cần được đầu tư mạnh hơn, tức là doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu kỹ hơn về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản để sản xuất ra những mặt hàng phù hợp. Chú ý khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm thì hàng TCMN Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn.

Ông Kohei Kataka cũng cho biết thêm, đất nước Nhật Bản có rất nhiều làng nghề sản xuất hàng TCMN, vì thế

hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ gặp phải sự cạnh tranh. Người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thế nhưng khi sản phẩm truyền tải được nét đặc trưng, văn hóa của Việt Nam, đồng thời thỏa mãn được phong cách, phù hợp với thái độ sống của người Nhật Bản thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được.

Đặc biệt, người tiêu dùng Nhật Bản rất khắt khe, đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao. Ví dụ với hàng thêu, mặt phải, trái phải đẹp và kỹ như nhau, đảm bảo được chất lượng lâu bền. Với mặt hàng thời trang, vải phải sử dụng những loại hóa chất thân thiện với môi trường, không phai màu. Khi sản phẩm sử dụng vải nhuộm thủ công có khả năng phai màu phải có hướng dẫn sử dụng kèm theo.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xây dựng, phát triển thương hiệu, kiến tạo được nhận diện sản phẩm và sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, không sản xuất đại trà với số lượng lớn.

AJC đang phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt Nam hỗ trợ cho 3 doanh nghiệp Việt đạt giải thiết kế đẹp của Nhật Bản năm 2014.

Cụ thể, tháng 6/2015, những doanh nghiệp đạt giải đồng ý hợp tác sẽ được chuyên gia của AJC sang hỗ trợ thiết kế hàng mẫu. Những sản phẩm mẫu đạt yêu cầu đến tháng 10/2015 sẽ được công bố tại triển lãm thường nhật về hàng TCMN tại Nhật

Page 18: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Bản và được Viện Phát triển thiết kế hỗ trợ quảng bá.

Đến tháng 2/2016, doanh nghiệp có sản phẩm này sẽ được mời tham dự Hội chợ Tokyo Internatinal Gift Show và triển khai bán hàng.

Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm làng nghề từ các doanh nghiệp

Mẫu mã sản phẩm lạc hậu so với nhu cầu thị trường, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề ngày một chậm lại và thị trường bị co hẹp.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có 5.096 làng nghề, trong đó 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận. Các làng nghề có lịch sử lâu đời, nổi tiếng trong và ngoài nước với các sản phẩm xuất khẩu như: Lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu…Tuy nhiên, không ít làng nghề từng tham gia xuất khẩu rất mạnh, nhưng nay đang giảm dần và đứng trước nguy cơ mai một hoặc “thoi thóp”, hoặc phải dừng sản xuất.

Với kinh nghiệm 26 năm chèo lái doanh nghiệp, vượt qua bao thăng trầm của nền kinh tế thị trường, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh (làng nghề Đông Triều, Quảng Ninh) cho rằng, Làng nghề Việt Nam có nhiều sản phẩm đặc sắc có lịch sử tới hàng trăm năm; nhưng nếu

các làng nghề không chủ động thay đổi sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường thì mai một sẽ là kết quả khó tránh khỏi.

Thời kỳ bao cấp, các làng nghề sản xuất và xuất khẩu theo Nghị định thư của Chính phủ không phải lo đầu ra, không cần nghiên cứu thị trường. Đến cuối thập kỷ 80, Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, các làng nghề dần rơi vào khó khăn do không có đơn hàng. Nguyên nhân là do sản phẩm làng nghề của chúng ta chậm cải tiến, nhiều sản phẩm lạc hậu so với thị trường. Các làng nghề mới cung cấp ra thị trường sản phẩm mình có và chưa cung cấp sản phẩm thị trường cần. Vì vậy, thay đổi mẫu mã, đầu tư thiết kế, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là thiết yếu, giúp sản phẩm làng nghề đứng vững trên thị trường.

Bài học từ Quang Vinh cho thấy, nhờ có sự đầu tư cho người lao động sang Trung Quốc học nghề về kỹ thuật sản xuất gốm sứ, sang Anh học phát triển thị trường, ứng dụng công nghệ vào sản xuất gốm siêu mỏng, siêu nhẹ nên sản phẩm của Quang Vinh làm ra được thị trường chấp nhận. Vì vậy, hiệu quả trong sản xuất và doanh thu của doanh nghiệp tăng rõ rệt. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu của Quang Vinh tăng liên tục trên 20% mỗi năm và chi phí nguyên liệu, nhiên liệu giảm 30% và 25%.

Để thúc đẩy xuất khẩu - doanh nghiệp làng nghề cần sự hỗ trợ của cơ quan nhà

nước trong đào tạo lao động và vốn vay không tính lãi, đầu tư ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và xây dựng chương trình mỗi làng một sản phẩm, tạo thành phong trào nhằm chuyên biệt hóa sản phẩm.

Chia sẻ về lần đầu tiên tham gia Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tại thành phố Florence, Italy đầu tháng 5 vừa qua, chủ Cơ sở sản xuất Phong Thư Silk (làng nghề Vạn Phúc, Hà Nội) - cho hay, chúng tôi mang đến hội chợ những sản phẩm đặc sắc nhất của cơ sở như: Áo dài, khăn lụa, ví… nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong đợi.

Bà Thư lý giải rằng: Chúng tôi mang sản phẩm chúng tôi có, chứ chưa tìm hiểu kỹ thị trường, trong khi nền kinh tế châu Âu còn yếu, người tiêu dùng mua sắm rất ít. Vì vậy, những sản phẩm nhỏ, có giá trị thấp từ 3-5 euro bán khá dễ dàng, sản phẩm có giá trị từ 10 euro trở lên rất khó bán. Đây cũng là bài học kinh nghiệm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ tiếp theo.

Như vậy, từ kinh nghiệm thực tế trên cho chúng ta thấy, mẫu mã sản phẩm lạc hậu, không theo kịp xu hướng và không nghiên cứu về nhu cầu thị trường là nguyên nhân khiến xuất khẩu sản phẩm tại nhiều làng nghề ngày một co hẹp. Đầu tư cho thiết kế, đổi mới mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường là điều kiện quan trọng hàng đầu giúp làng nghề thúc đẩy xuất khẩu.

Page 19: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Việt Nam giới thiệu một số mặt hàng nông sản tại Indonesia

Chiều 15/5, tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tổ chức “Diễn đàn giới thiệu các sản phẩm nông sản của Việt Nam và giao thương giữa doanh nghiệp hai nước.” Đây là hoạt động trong chương trình thúc đẩy ngoại giao kinh tế của Việt Nam.

Tham dự diễn đàn, phía Việt Nam có đại diện Ủy ban Nhân dân, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư một số tỉnh, thành phố, đại diện Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu của một số địa phương, hãng hàng không Vietnam Airlines, cùng nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam.

Về phía Indonesia có đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Indonesia (KADIN), Đại diện các Hiệp hội của Indonesia về các sản phẩm như càphê, thực phẩm và đồ uống, dầu cọ, thủy sản, một số tập đoàn bán lẻ lớn như Lotte Mart Indonesia, cùng gần 50 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại và nhập khẩu các sản phẩm nông, thủy sản hàng đầu của Indonesia.

Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy đã điểm tình hình quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia, nhấn mạnh hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước thời gian qua tăng đều qua các năm. Đại

diện của các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh An Giang đã trình bày về tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm nông, thủy sản của địa phương.

Chủ tịch KADIN, ông Juan Gondokusumo phát biểu nhấn mạnh tình hình hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước và một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Indonesia, trong đó có doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.

Theo các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn, hoạt động này là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác nhập khẩu, khám phá và mở rộng thị trường nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam sang thị trường Indonesia.

Trong dịp này, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã thăm một số kho bán buôn, hệ thống bán lẻ, gặp gỡ và giới thiệu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo các loại, dưa hấu, thanh long, vải thiều và thủy sản,…với đại diện Tập đoàn Lotte Mart, một tập đoàn bán lẻ có chuỗi siêu thị lớn tại Indonesia.

Tại các cuộc tiếp xúc, đại diện Tập đoàn Lotte đã đánh giá cao về chất lượng và giá thành các sản phẩm nông sản, hoa quả mà Việt Nam giới thiệu.

Tập đoàn Lotte cũng giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam một số công ty chuyên nhập khẩu hàng cho

Tập đoàn để các bên tiếp tục đàm phán về hợp tác kinh doanh trong thời gian tới.

Xuất khẩu hàng hóa phải có thương hiệu

Chỉ khi xây dựng được thương hiệu, từ đó chúng ta mới từng bước nâng cao được giá trị gia tăng cho hàng hóa ngành Thực phẩm nói riêng và hàng hoá xuất khẩu nói chung.

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, đại diện doanh nghiệp dự Hội nghị quốc tế ngành Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam năm 2015 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/5 tại TPHCM.

Theo bà Võ Ngân Giang (thuộc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc), mặc dù Việt Nam đã có những mặt hàng có sản lượng xuất khẩu hàng đầu trên thế giới như gạo, cà phê nhưng hàng hoá chủ yếu mới ở dạng xuất khẩu thô nên giá trị xuất khẩu còn thấp. Năng lực cạnh tranh của những mặt hàng này chưa thực sự xứng tầm với năng lực và khả năng sản xuất, cung cấp của Việt Nam do chưa có thương hiệu.

Trong khi đó, với hơn 3.000 DN thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản trên cả nước lại hoạt động phân tán, thiếu sự liên kết và chưa định vị thương hiệu rõ ràng nên chưa đạt được giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh để xây dựng thương hiệu

Page 20: Mục lục tin 2015...tầng triển khai chậm tiến độ. - Triển khai xây dựng nhà ở công nhân và các công trình phúc lợi xã hội tại các khu công nghiệp

Soá 10 thaùng 05 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

sản phẩm xuất khẩu, Nhà nước cần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng lấy thị trường làm cơ sở để điều chỉnh các ngành sản xuất, chế biến hàng hoá; tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu-chế biến-tiêu thụ để hình thành chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm; đa dạng hoá loại hình, quy mô chế biến nông nghiệp; hình thành các DN đầu tàu để tập trung sản phẩm mũi nhọn có thương hiệu và tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.

Về phía mình, các DN phải thấy rõ tính khắt khe của các quy định ở thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật về chất lượng hàng hoá, an toàn vệ sinh (CODEX), an toàn dịch bệnh (OIE), về truy xuất nguồn gốc để từ đó thực hiện đầu tư đúng mức nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, ông Julian Lawson Hill (chuyên gia xây dựng thương hiệu của EU) cho rằng, trong quá trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu, các DN Việt Nam phải hướng tới việc làm cho người tiêu dùng trên thế giới nhận diện được sản phẩm thực phẩm của mình như một thương hiệu mạnh, có uy tín.

Các DN cũng cần tìm hiểu rõ vì sao thị trường này lại nhập khẩu hàng hóa của mình? Thế mạnh của hàng nông lâm thuỷ sản Việt Nam là gì? Khách hàng mong muốn

chủng loại sản phẩm nào? Xu hướng của thị trường trong tương lai?...

Từ quá trình xây dựng thương hiệu của các sản phẩm ở New Zealand, ông Tony Martin, Tham tán thương mại kiêm Tổng lãnh sự New Zealand chia sẻ Chính phủ New Zealand đã thành lập 40 văn phòng trên thế giới để tìm hiểu thị trường, kết nối các DN tạo nên vòng tròn hỗ trợ có các DN sản xuất và xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan này đã xây dựng được một chiến lược mang tầm quốc gia với nhiều mô hình mới tạo nhiều giá trị cho hàng hoá xuất khẩu.

Dưới góc nhìn của một DN, ông Kim Hyeonjoo, Giám đốc Công ty Sam Partners (Hàn Quốc) cho biết bên cạnh những giải pháp nêu trên, đối với những hàng hoá xuất khẩu của ngành thực phẩm thì bao bì có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình góp phần nâng cao giá trị. Bao bì không chỉ giúp người tiêu dùng có được những thông số cụ thể, chính xác các loại sản phẩm định mua, mà còn giúp bảo quản chất lượng hàng hoá trong quá trình vận chuyển và tiêu dùng.

Đặc biệt, bao bì sẽ giúp tạo dựng thương hiệu, tính đặc thù riêng của từng loại hàng hoá, từng quốc gia. Vì vậy, cần đưa những hình ảnh mang tính văn hoá dân tộc, tính khoa học, tính tiện dụng một cách hài hoà để tạo sự thích thú cho người tiêu dùng.