22
UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1587/SGD&ĐT-KHCN Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2011 V/v hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012 Kính gửi: - Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố; - Các đơn vị trực thuộc Sở; - Các Phòng chuyên môn thuộc Sở. Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011- 2012 của ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa; Thực hiện ch đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 7695/BGDĐT – NGCBQLGD, ngày 16/11/2011 v/v triển khai tập huấn, đẩy mạnh nội dung Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các hoạt động quản lý, giáo dục của cán bộ, giáo viên; Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm học 2011 - 2012 như sau: I. Mục đích, yêu cầu - Nghiên cứu khoa học nói chung là công việc thường niên của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng

Mau Viet Sang Kien Kinh Nghiem Moi Nhat

Embed Size (px)

Citation preview

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1587/SGD&ĐT-KHCN Khánh Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2011V/v hướng dẫn công tác Nghiên cứu khoa học năm học 2011-2012

Kính gửi:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố; - Các đơn vị trực thuộc Sở; - Các Phòng chuyên môn thuộc Sở.

Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011- 2012 của ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa;

Thực hiện chi đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn số 7695/BGDĐT – NGCBQLGD, ngày 16/11/2011 v/v triển khai tập huấn, đẩy mạnh nội dung Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong các hoạt động quản lý, giáo dục của cán bộ, giáo viên;

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm học 2011 - 2012 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu- Nghiên cứu khoa học nói chung là công việc thường niên của cán bộ,

giáo viên ngành giáo dục nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.

- Các đơn vị cần quán triệt và thực hiện đầy đủ việc hướng dẫn; tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường phổ biến, áp dụng vào thực tiễn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này thực sự có hiệu quả, phục vụ tốt công tác đánh giá thi đua.

II. Hướng dẫn triển khai1. Đối với đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

(NCKHSƯD) và Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)- Các đơn vị tiếp tục triển khai tập huấn, hướng dẫn cán bộ, giáo viên

thực hiện NCKHSPƯD theo đúng tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành, từng bước thay thế SKKN; phổ biến mẫu SKKN thống nhất toàn

ngành (phụ lục đính kèm), chú ý yêu cầu về minh chứng như NCKHSPƯD. Thời hạn triển khai các hoạt động này chậm nhất là ngày 15/01/2012.

- Vấn đề nghiên cứu: phải gắn với hoạt động của Ngành, trước hết là từ đơn vị, nhằm cải tiến phương pháp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học (môn học, trường học, lớp học...).

2. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh

- Sở khuyến khích các đơn vị, cá nhân đặc biệt là cá nhân đăng ký danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tinh”, “Nhà giáo ưu tú”..., đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp tinh.

- Vấn đề nghiên cứu: Tổng kết đánh giá thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, dự báo tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của tinh; định hướng chọn ngành nghề và định hướng về giá trị nghề nghiệp trong xã hội cho học sinh thanh niên…; Nghiên cứu phát triển hệ thống giáo dục đào tạo; chú trọng nâng cao dân trí ở vùng sâu vùng xa; dự báo xu thế phát triển của trí thức trẻ Khánh Hòa hiện nay qua quá trình đào tạo và sử dụng; Các đề tài mang tính cấp thiết của Ngành...

III. Hướng dẫn qui trình thực hiện

- Trên cơ sở các cá nhân đăng ký đề tài đầu năm, các đơn vị tổ chức hội thảo hay sinh hoạt tổ, nhóm, trao đổi thảo luận, góp ý các vấn đề nghiên cứu nhằm đưa lại khả năng ứng dụng cao.

- Các Hội đồng chuyên môn (cấp trường), Hội đồng khoa học (Phòng GD - ĐT), sau khi đánh giá đề tài, gửi báo cáo tình hình về Sở (phụ lục đính kèm).

- Hội đồng khoa học Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm đánh giá đề tài cá nhân đơn vị trực thuộc. Thời hạn nhận báo cáo tình hình và đề tài đã xếp loại từ các đơn vị cơ sở gửi về là ngày 30/4 hàng năm.

Sau khi Hội đồng khoa học Sở đánh giá đề tài, kết quả sẽ được chuyển về Văn phòng Sở (bộ phận thi đua). Cá nhân có đề tài đạt giải A gửi về Sở bản điện tử để đăng tải lên Website Sở. Các đơn vị chủ động lưu giữ các loại đề tài đạt giải tại thư viện và tổ chức tốt khâu phổ biến, nhân rộng kết quả đề tài, nhất là kết quả của đề tài áp dụng thực tiễn đơn vị.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tinh là những đề tài lớn, cần đến sự hỗ trợ kinh phí, các Hội đồng khoa học cơ sở chuyển về Sở để được xem xét và hướng dẫn đăng ký tại Sở Khoa học & Công nghệ tinh.

III. Một số qui định khác

1. Qui định về cách trình bày báo cáo khoa học

- Đề tài được đánh máy, in, đóng quyển theo đúng quy định: soạn thảo trên khổ giấy A4 bằng MS Word; Font chữ Times New Roman; bảng mã Unicode; cỡ chữ : 14; dãn dòng đơn; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm.

- Các minh chứng của NCKHSPƯD và SKKN là phụ lục đính kèm phía sau kết luận đề tài hoặc đóng thành quyển phụ lục riêng. Minh chứng bao gồm cả các bài kiểm tra đã chấm (nếu có), không chi có phương án thực hiện. - Ngoài trang bìa và áp bìa, chủ đề tài không ghi tên người và tên đề tài vào bất kỳ trang nào khác.

- Đề tài nghiên cứu là sản phẩm trí tuệ của từng cá nhân, đề tài được côngnhận là nhiều tác giả trong trường hợp vấn đề nghiên cứu cần huy động sự hợp tác của nhiều người.

2. Qui định về xử lý số liệu thống kê trong đề tài

- Phần xử lý số liệu thống kê của đề tài nghiên cứu khoa học nói chung, ngoài công thức phổ biến trong tài liệu NCKHSPƯD đã tập huấn, người nghiên cứu có thể sử dụng phép xử lý số liệu giản đơn (phụ lục đính kèm)

- Đề tài NCKHSPƯD có 2 dạng: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (tùy theo tác giả chọn vấn đề nghiên cứu), cả 2 cách tiếp cận đều đạt mục đích nghiên cứu (giúp nhìn lại quá trình dạy học của giáo viên và năng lực phân tích đánh giá các hoạt động một cách hệ thống cũng như năng lực truyền đạt kết quả nghiên cứu đến người khác...) nhưng tài liệu NCKHSPƯD nhấn mạnh đến nghiên cứu định lượng (vấn đề cụ thể, dễ thấy kết quả). Vì vậy, trong trường hợp tác giả chọn đề tài có thang đo hứng thú (định tính), nên có thêm thang đo kết quả (định lượng) để khẳng định kết quả rõ hơn.3. Qui định về tiêu chí đánh giá:

- Thang điểm chấm cho cả NCKHSPƯD và SKKN: 100 (hoặc 10). Các tiêu chí cụ thể về NCKHSPƯD thực hiện như hướng dẫn tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiêu chí chấm SKKN (Phụ lục đính kèm).

- Không xếp loại đối với những đề tài: Vấn đề nghiên cứu không xuất phát từ thực tế dạy – học của đơn vị, Ngành; Giải pháp thay thế rập khuôn hoàn toàn theo khuôn mẫu đã có; Đề tài không có số liệu điều tra, khảo sát…đánh giá trước và sau tác động của giải pháp thay thế.

4. Qui định về kết quả đề tài

- Cá nhân có đề tài được xếp loại A, B, C (loại đạt) nếu đạt các tiêu chuẩn theo qui định của Luật thi đua khen thưởng sẽ được xem xét để công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”; một trong những điều kiện dự thi giáo viên giỏi và giáo viên trung học cao cấp.

- Cá nhân có đề tài được xếp loại A nếu đạt các tiêu chuẩn theo qui định của Luật thi đua khen thưởng sẽ được xem xét, đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tinh”.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị triển khai cụ thể nội dung trên đến các thành viên trong đơn vị. Trong quá trình thực hiện, có điều gì vướng mắc liên hệ với Phòng QLKH-CNTT để trao đổi thống nhất./.

KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:- Như trên;- Phòng Nội vụ Huyện, Thị, Thành phố;- Lưu VT, QLKH-CNTT.

Phan Văn Dũng

PHỤ LỤC 1 . MẪU VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Ngoài Bìa, Trang phụ bìa, Danh mục chữ cái (nếu có), Mục lục, một Sáng kiến kinh nghiệm có kết cấu cơ bản như sau:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ (hay Lí do chọn đề tài, Tổng quan, Một số vấn đề chung...)

- Nêu rõ lý do chọn đề tài nghiên cứu: Lý do về mặt lý luận, về thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu của tác giả (Những mâu thuẫn giữa thực trạng: bất hợp lí, cần cải tiến…/ yêu cầu mới, từ đó tác giả khẳng định cần có biện pháp thay thế, đó cũng là lí do chọn đề tài)

- Xác định mục đích nghiên cứu của SKKN. Bản chất cần được làm rõ của sự vật là gì? Đối tượng nghiên cứu là gì? Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

- Chọn phương pháp nghiên cứu nào? Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ( thời gian nghiên cứu bao lâu? Khi nào bắt đầu và kết thúc?)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: yêu cầu trình bày lí luận, lí thuyết đã được tổng kết (tóm

tắt) bao gồm: khái niệm, khái quát kiến thức về vấn đề được chọn để viết SKKN. Cũng chính là cơ sở lí luận có tác dụng định hướng nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục hạn chế của vấn đề đã nêu trong đặt vấn đề.

2. Thực trạng: Trình bày, miêu tả, làm rõ những khó khăn, hạn chế của vấn đề đã chọn (kèm minh chứng).

3. Các biện pháp tiến hành (Trọng tâm) Trình bày trình tự biện pháp, phân tích và nhận xét về vai trò, tác dụng,

hiệu quả của biện pháp thực hiện (Phần thực trạng và mô tả giải pháp có thể trình bày kết hợp; khi trình bày giải pháp mới có thể liên hệ với giải pháp cũ đã thực hiện hoặc những thử nghiệm nhưng chưa thành công nhằm nêu bật được sáng tạo của giải pháp mới)

4. Hiệu quả: Đã áp dụng ở đâu? Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN (Thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh…).

III. KẾT LUẬN - Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về SKKN (nội dung, ý nghĩa, hiệu quả, Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân...

- Những nhận định chung của tác giả v/v áp dụng và khả năng phát triển của

đề tài. - Ý kiến đề xuất / Bộ, Trường, Sở để phát huy hiệu quả đề tài (tùy mức độ đề tài để kiến nghị, nếu có).

Lưu ý: Phụ lục của đề tài bao gồm Phiếu điều tra, khảo sát, số liệu, bảng biểu thống kê, tranh ảnh, bài làm học sinh...

PHỤ LỤC 2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU GIẢN ĐƠN

Hiện nay có những phần mềm xử lý số liệu thống kê giúp người nghiên cứu xử lý nhanh, chính xác các số liệu thu được từ khảo sát, thực nghiệm. Tuy nhiên đối với những người chưa có điều kiện tiếp cận phần mềm này, hơn nữa trong phạm vi một đề tài nhỏ, số liệu điều tra không nhiều thì chúng ta có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như sau:

1. Phương pháp tính tỉ lệ % :  Đây là phương pháp đơn giản nhất, thường áp dụng cho những câu hỏi được soạn theo thang định danh.

Ví dụ với câu hỏi:

       Những khó khăn chủ yếu khi triển khai thực hiện chương trình môn học  Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường của anh (chị) là :

                        □    Không có thời gian để xếp thời khóa biểu

                        □    CSVC hạn chế

                        □    Kinh phí hạn hẹp

                        □    Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế

            □    HS không hứng thú họat động

Chúng ta có thể lập bảng thống kê các số liệu thu được và tính tỷ lệ % của mỗi khó khăn được chọn trong tổng số những người trả lời câu hỏi trên:

Những khó khăn khi triển khai thực hiện chương trình môn học  HĐGDNGLL

                                                                                TS người trả lời: 200

Khó khăn Tổng số ý kiến Tỉ lệ %1. Không có thời gian để xếp TKB

2.  CSVC hạn chế

3.  Kinh phí hạn hẹp

4.  Năng lực tổ chức họat động của GVCN còn hạn chế

5.  HS không hứng thú họat động 

126

140

144

48

72

63%

70%

72%

24%

36%

      Từ đó chúng ta có thể xếp thứ tự các khó khăn được chọn theo tỷ lệ % giảm dần và lý giải vấn đề theo kết quả đã thu thập được.

2.  Phương pháp tính  điểm trung bình, xếp thứ bậc:

Phương pháp này áp dụng có hiệu quả để xử lý những thông tin thu được từ những câu hỏi được sọan thảo theo thang thứ tự, thang khoảng cách hoặc thang Likert.

Ví dụ với câu hỏi:

 Để tiến hành thực hiện tốt chương trình môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, theo anh (chị) các yếu tố sau đây có tầm quan trọng như thế nào?(Đánh dấu X vào cột mức độ quan trọng tương ứng với từng yếu tố )

Các yếu tố

MỨC ĐỘ QUAN TRỌNGRất quan trọng

Khá quan trọng

Quan trọng

Ít  quan trọng

Không quan trọng

1. Sự chi đạo quyết tâm của hiệu trưởng

         

2. Phối hợp chặt chẽ với họat động Đội

         

3. CSVC đầy đủ          4. GVCN nhiệt tình, trách nhiệm cao          

5. Bồi dưỡng tự quản cho HS          6. Chọn ND, hình thức HĐ phù hợp          

Chúng ta thiết lập bảng thống kê dưới đây:

Những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL

                                                                                    TS người trả lời: 20

Các yếu tố

Số ý kiến chọn theo từng mức độĐiểm TB

Thứ bậc

Rất quan trọng

Khá quan trọng

Quan trọng

Ít quan trọng

Không quan trọng

1.Sự chi đạo… 12 6 2     3,5 12.Phối hợp chặt chẽ… 6 9 4 1   3 53.CSVC đầy đủ… 8 9   3   3,1 44.GVCN nhiệt tình… 11 8 1     3,5 15.Bồi dưỡng tự quản…

9 9       3,15 3

6.Chọn ND,HT…. 7 5 3 3 2 2,6 6

Trong đó điểm trung bình của mỗi yếu tố được tính bằng cách:

* Cho điểm 4  , 3  ,  2  ,  1  ,  0  tương ứng với mỗi ý kiến chọn rất quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, ít quan trọng hoặc không quan trọng

*Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:   Điểm trung bình

(của yếu tố ) =  

         Trong đó: A  , B  , C  ,  D lần lượt là số ý kiến chọn  rất quan trọng, khá quan trọng, quan trọng, ít quan trọng , không quan trọng.  N là tổng số người  được hỏi.

      Ví dụ: ĐTB (yếu tố 1 ) =  ( 12 x 4 + 6 x 3 + 2 x 2 )  /  20  =  3,5

* Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:

- Từ  3,2 đến 4           : Rất quan trọng

                                 - Từ  2,4 đến cận 3,2 : Khá quan trọng

                                  - Từ 1,6 đến cận 2,4  : Quan trọng

                                 - Từ  0,8 đến cận 1,6 : Ít quan trọng

                                 - Từ 0 đến cận  0,8    : Không quan trọng

* Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc về mức độ quan trọng của các yếu tố đó. Rút ra những nhận xét cần thiết.

Trong lọai câu hỏi được sọan theo thang Likert có thể cho điểm mỗi yếu tố cần xem xét theo thang khẳng định hoặc thang phủ định:

Thang khẳng định Thang phủ định

Hòan tòan đồng ý 5đ 1đĐồng ý 4đ 2đPhân vân 3đ 3đKhông đồng ý 2đ 4đHòan tòan không đồng ý 1đ 5đ

Trong thang khẳng định, giá trị trung bình của một yếu tố nào càng cao thì mức độ chấp nhận của nó càng cao. Ngược lại trong thang phủ định, giá trị trung bình của yếu tố nào càng  cao thì mức độ được chấp nhận của nó càng thấp ( mức độ không chấp nhận càng cao ).

Ví dụ với câu hỏi:

Theo anh ( chị ), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế nào đối với nhà quản lý giáo dục ? ( 1=không quan trọng, 7= rất quan trọng ). Đối với mỗi yếu tố, anh     ( chị ) khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ tầm quan trọng của yếu tố đó theo ý kiến của mình.

1. Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý 1 2 3 4 5 6 72. Có trình độ học vấn cao 1 2 3 4 5 6 73. Có năng lực quản lý, lãnh đạo 1 2 3 4 5 6 74. Đạo đức gương mẫu 1 2 3 4 5 6 75. Được mọi người tôn trọng 1 2 3 4 5 6 76. Có sức khỏe tốt 1 2 3 4 5 6 7

Chúng ta thiết lập bảng thống kê số liệu thu được từ các phiếu trả lời như trình bày dưới đây:

Tầm quan trọng của các yếu tố đối với quản lý giáo dục

                                                                               TS người trả lời: 20

 Các yếu tốSố ý kiến lựa chọn theo từng

mức độ  ĐTB

 Hạng

1 2 3 4 5 6 71.Am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý

    5 2   3 10 5,55 3

2. Có trình độ học vấn cao 1 1 2 3 2 4 7 5,2 53. Có năng lực quản lý, lãnh đạo

      4 1 5 10 6,05 1

4. Đạo đức gương mẫu 1   3 3   5 9 5,57 25. Được mọi người tôn trọng 9 5   3 3     2,3 66. Có sức khỏe tốt 1 2   2 3 6 7 5,3 4

Trong đó cách tính điểm trung bình ( ĐTB ) tương tự như trong ví dụ 1.Theo đó cho điểm 1, 2 ,3, 4, 5, 6, 7tương ứng với mỗi ý kiến chọn mức độ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.Căn cứ điểm trung bình để xác định mức độ giá trị và xếp hạng các yếu tố theo mức độ giá trị đó

Ví dụ với câu hỏi:

Trong các lọai họat động sau đây, em hãy xếp thứ bậc  từ thích nhất đến không thích ( 1: thích nhất … 6:không thích nhất ) bằng cách ghi chữ số chỉ thứ bậc vaò ô tương ứng với từng họat động.       

□   Nghi thức Đội

                        □   Sinh họat chủ đề

                        □   Làm kế họach nhỏ

                        □   Cắm trại

                        □   Phụ trách sao nhi đồng

                        □   Công tác Trần Quốc Toản

Số liệu thu được từ câu hỏi trên được trình bày trong bảng thống kê dưới đây:

Mức độ hứng thú của học sinh đối với các hoạt động

                                                                                      TS học sinh trả lời: 40

Hoạt độngThứ bậc của HĐ được HS lựa chọn ĐTB Hạng

1 2 3 4 5 6Nghi thức Đội   2 5 8 10 15 4,775 6Sinh họat chủ đề 5 10 7 8 7 3 3,275 3Làm kế họach nhỏ   5 11 5 9 10 4,200 4Cắm trại 25 6 4 5     1,725 1Phụ trách sao nhi đồng 10 15 8 4 3   2,735 2Công tác Trần Quốc Tỏan   2 5 10 11 12 4,650 5

Trong đó điểm trung bình ( ĐTB) của mỗi họat được tính theo công

thức:      ĐTB ( của HĐ) =

      Trong đó A, B, C, D, E, F lần lượt là số ý kiến mà họat động được lựa chọn ở thứ bậc là 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Với cách tính này, họat động nào có điểm trung bình thấp hơn thì họat động đó được học sinh ưa thích hơn.

Chú ý: Trong việc tính giá trị trung bình của các yếu tố nghiên cứu như trình bày ở trên, nếu chúng ta tính phương sai và độ lệch chuẩn để xác định độ phân tán của các biện lượng chung quanh giá trị trung bình thì kết luận sẽ xác đáng hơn.               

PHỤ LỤC 3. QUI ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN

Tiêu chí Yêu cầu cụ thể Điểmtối đa

Điểm GKchấm

Nhận xét

Tên đề tài Gọn, rõ (không quá 30 từ), phản ánh đối tượng, nộidung nghiên cứu; phù hợp thực tiễn của đơn vị,Ngành

5

Đặt vấn đề Nêu rõ lý do chọn đề 5

tài (tính cần thiết)

Giải quyết vấn đề

Có cơ sở lý luận: rõ ràng thể hiện tác giả có sự có tham khảo, chọn lựa

5

Thực trạng: Nêu được,phân tích được nguyênnhân (kèm minh chứng)

10

Biện pháp tiến hành: Có giải pháp mới, sáng tạo; phương pháp nghiên cứu, cách cải tiến phù hợp(kèm minh chứng) 30

Hiệu quả: đánh giáđược kết quả (thông qua bảng tổng hợp, số liệu, minh chứng…)

20

Kết luận Đánh giá được những nét cơ bản của đề tài; chi ra khả năng phát triển

10

Tính khoa học, tính khảthi

Quá trình nghiên cứu thể hiện tính khoa học, trung thực; đề tài dễ áp dụng và áp dụng cho nhiều người, nhiều nơi.

10

Trình bày Đúng mẫu qui định, văn phong rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục

5

100

Cách đánh giá, xếp loại kết quả: Tốt .... .(86 – 100 điểm); Khá...... (70 – 85 điểm); Đạt......( 50 – 69 điểm); Không đạt.....( < 50 điểm).

Nếu có điểm liệt (0 điểm) thì sau khi cộng hạ một mức.PHỤ LỤC 4. MẪU TRANG BÌA SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒATÊN ĐƠN VỊ………………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM( độ dài không quá 30 từ)

Tên tác giả:……………………………………………

GV môn……. hoặc chức vụ………………………..

Kèm theo (nếu có):

Ví dụ: đĩa CD, mô hình, sản phẩm, phụ lục…

NĂM HỌC ………….

PHỤ LỤC 5. MẪU BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

PHỤ LỤC 3. MẪU VIẾT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỞ GD&ĐT ...TRƯỜNG THPT...

(Trang bìa)

Tên đề tài

Tên tác giả và tổ chức

SỞ GD&ĐT ...TRƯỜNG THPT...

(Trang bìa)

Tên đề tài

Tên tác giả và tổ chức

(Trang 1)

Mục lục

............................1 ............................3 ............................7 ............................8

(Trang 1)

Mục lục

............................1 ............................3 ............................7 ............................8

Tóm tắtGiới thiệu Phương pháp

Khách thể nghiên cứuThiết kếQuy trìnhĐo lường

Phân tích dữ liệu và kết quảBàn luậnKết luận và khuyến nghịTài liệu tham khảoPhụ lục

Tóm tắtGiới thiệu Phương pháp

Khách thể nghiên cứuThiết kếQuy trìnhĐo lường

Phân tích dữ liệu và kết quảBàn luậnKết luận và khuyến nghịTài liệu tham khảoPhụ lục

PHỤ LỤC 6. MẪU BÁO CÁO

SỞ GD & ĐT KHÁNH HÒAĐơn vị………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khánh Hòa, ngày….. tháng ….năm 2012

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG VÀ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NĂM HỌC 2011 – 2012

1. Tổng số cán bộ, GV, NV:2. Số lượng đề tài: ……………. (đề tài NCKHSPUD có…………..)3. Xếp loại của Hội đồng chuyên môn hoặc Hội đồng khoa học Phòng GD -

ĐT: - Loại A: ……………. …..Chiếm ……% - Loại B:……………. ……Chiếm ……% - Loại C:……………. ……Chiếm ……% - Không đạt: …………….. Chiếm ……%

4. Nhận xét chung (Ưu điểm, hạn chế): ………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

5. Số lượng đề tài nộp về HĐKH Sở (không bao gồm đề tài đã bị loại):

……………………………………………………

(Mục 5 không áp dụng cho Hội đồng khoa học PGD - ĐT)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký và đóng dấu)