11
www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt MARKET STRATEGY DAILY: Nhp phc hi dn ldi n Báo cáo chi tiết 19/11/2018 Din biến thtrường: Thtrường khởi đầu tun vi với phiên tăng rực rỡ, đà tăng của thtrường đến t2 nhóm dn dt là ngân hàng và du khí. Đặc bit VIC có sbt phá ngon mc lên giá trn, kéo VN-Index tăng 1,99%. VN-Index tăng điểm vì không chVIC đột biến, hàng lot blue-chips khác cũng mạnh lên theo, trong khi nhng cphiếu tt giá li không có vai trò gì đáng kể. Độ rng thtrường phiên này rt ấn tượng, toàn thtrường ghi nhn 190 mã tăng/87 mã gim. rVN30 cũng có 25 mã tăng/4 mã gim. Điều đáng tiếc hôm nay là thanh khon vn “dm chân ti ch”, giá trkhp lnh chđạt 2.500 tso vi mc 2.600 tphiên cui tuần trước. Khi ngoi hôm nay vn bán ròng dù quy mô có nhli mt chút. Hai sàn brút khong 102 t đồng và đây cũng là phiên bán ròng th6 liên tiếp. Phiên tăng mạnh vđiểm shôm nay giúp thtrường ci thin vmt kthut. Lc mua rt chđộng và ttn, không bcun vào quán tính tăng của chs. Theo thng kê trên danh mc ca chúng tôi theo dõi trong 3 phiên gần đây, % số mã có giá lớn hơn trung bình 5 phiên (Px > MA5) đã tăng từ 24,8% lên 48,8%, % smã có giá lớn hơn bình quân 10 phiên cũng tăng t30,7% lên 37,4%. Như vậy mc htrxung quanh mc tâm lý 900 điểm đang phát huy tác dụng. Vì vậy nhà đầu tư có thể mua tích lũy. Cp nht thông tin doanh nghip: STK: Chúng tôi khuyến nghMUA đối vi cphiếu STK ca CTCP Si Thế Kvi giá mục tiêu 12 tháng 25.900 đồng. Trong bi cnh thtrường dt may toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng tiếp tc chng kiến tăng trưởng tích cực trong năm 2019, chúng tôi cho rng kết qukinh doanh ca STK sđược ci thiện hơn nữa khi công sut sn xut sợi được ci thin vi dán Trng Bàng 5 chính thức đi vào hoạt động. Tin tc thế gii: Tun vừa qua, chúng ta đã được nghe li phát biu tcChtch và Phó chtch Fed và chúng tôi nghĩ rằng hđã gửi đi một thông điệp khá nht quán: Quyết định ca Fed phthuc vào dliu kinh tế. Chng nào nn kinh tế Mcòn hoạt động tt như hin nay thì Fed vn stiếp tc ttnâng lãi sut. Trong khi khó có khnăng thay đổi ltrình này, chúng tôi nhn thy phng pht có sthay đổi giọng điệu ca các nhà hoạch định chính sách so vi mt vài tuần trước đó... Nhận định thtrường HĐTL: Đà tăng mạnh trên thtrường ktsau 14h đã giúp c4 HĐTL đóng cửa trong sc xanh vi mức tăng t9 đến 11,7 điểm. Cht phiên, hợp đồng VN30F1812 tăng 1,26% lên mức 881 điểm, hin đang thấp hơn 7,76 điểm so vi chscơ sở VN30, cho thy tâm lý thn trng của NĐT trên thị trường HĐTL. Tổng thanh khon trên thtrường phái sinh ngày hôm nay gi m mnh 26,2% so vi phiên trước, chđạt 89.942 hợp đồng được khp lnh trong phiên. Din bi ến chsVN-INDEX Diễn biến thị trường ChsIndex Change % Chg VNIndex 916.06 17.87 1.99 HNXIndex 103.95 0.93 0.91 VN30 888.76 19.52 2.25 HN30 186.31 1.83 0.99 Thanh khoản thị trường Chỉ số KLGD Giá tr% Chg VNIndex 149.94 3,617.67 -6.66 HNX 27.40 372.63 -18.89 VN30 39.85 1,351.00 -1.97 Upcom 7.74 156.63 -41.10 Giá trị giao dịch NĐTNN Chỉ số Mua Bán Ròng VNIndex 276.36 369.20 -92.84 HNX 8.54 17.21 -8.67 Upcom 13.71 13.12 0.59 Chỉ số định giá Chỉ số Vốn hóa PE PB VNIndex 2886.76 16.11 2.48 HNXIndex 188.17 9.04 1.02 Upcom 904.74 9.49 1.07 Ngun: MBS tng hp

MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

www.mbs.com.vn Giải pháp kinh doanh chuyên biệt

MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện

Báo cáo chi tiết 19/11/2018

Diễn biến thị trường: Thị trường khởi đầu tuần với với phiên tăng rực rỡ, đà tăng của

thị trường đến từ 2 nhóm dẫn dắt là ngân hàng và dầu khí. Đặc biệt VIC có sự bứt phá ngoạn mục lên giá trần, kéo VN-Index tăng 1,99%. VN-Index tăng điểm vì không chỉ VIC đột biến, hàng loạt blue-chips khác cũng mạnh lên theo, trong khi những cổ phiếu tụt giá lại không có vai trò gì đáng kể. Độ rộng thị trường phiên này rất ấn tượng, toàn thị trường ghi nhận 190 mã tăng/87 mã giảm. Ở rổ VN30 cũng có 25 mã tăng/4 mã giảm.

Điều đáng tiếc hôm nay là thanh khoản vẫn “dậm chân tại chỗ”, giá trị khớp lệnh chỉ đạt 2.500 tỷ so với mức 2.600 tỷ ở phiên cuối tuần trước. Khối ngoại hôm nay vẫn bán ròng dù quy mô có nhỏ lại một chút. Hai sàn bị rút khoảng 102 tỷ đồng và đây cũng là phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp.

Phiên tăng mạnh về điểm số hôm nay giúp thị trường cải thiện về mặt kỹ thuật. Lực mua rất chủ động và từ tốn, không bị cuốn vào quán tính tăng của chỉ số. Theo thống kê trên danh mục của chúng tôi theo dõi trong 3 phiên gần đây, % số mã có giá lớn hơn trung bình 5 phiên (Px > MA5) đã tăng từ 24,8% lên 48,8%, % số mã có giá lớn hơn bình quân 10 phiên cũng tăng từ 30,7% lên 37,4%. Như vậy mức hỗ trợ xung quanh mốc tâm lý 900 điểm đang phát huy tác dụng. Vì vậy nhà đầu tư có thể mua tích lũy.

Cập nhật thông tin doanh nghiệp: STK: Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu STK của CTCP

Sợi Thế Kỷ với giá mục tiêu 12 tháng 25.900 đồng. Trong bối cảnh thị trường dệt may toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng tiếp tục chứng kiến tăng trưởng tích cực trong năm 2019, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của STK sẽ được cải thiện hơn nữa khi công suất sản xuất sợi được cải thiện với dự án Trảng Bàng 5 chính thức đi vào hoạt động.

Tin tức thế giới: Tuần vừa qua, chúng ta đã được nghe lời phát biểu từ cả Chủ

tịch và Phó chủ tịch Fed và chúng tôi nghĩ rằng họ đã gửi đi một thông điệp khá nhất quán: Quyết định của Fed phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Chừng nào nền kinh tế Mỹ còn hoạt động tốt như hiện nay thì Fed vẫn sẽ tiếp tục từ từ nâng lãi suất. Trong khi khó có khả năng thay đổi lộ trình này, chúng tôi nhận thấy phảng phất có sự thay đổi giọng điệu của các nhà hoạch định chính sách so với một vài tuần trước đó...

Nhận định thị trường HĐTL: Đà tăng mạnh trên thị trường kể từ sau 14h đã giúp cả 4 HĐTL

đóng cửa trong sắc xanh với mức tăng từ 9 đến 11,7 điểm. Chốt phiên, hợp đồng VN30F1812 tăng 1,26% lên mức 881 điểm, hiện đang thấp hơn 7,76 điểm so với chỉ số cơ sở VN30, cho thấy tâm lý thận trọng của NĐT trên thị trường HĐTL. Tổng thanh khoản trên thị trường phái sinh ngày hôm nay giảm mạnh 26,2% so với phiên trước, chỉ đạt 89.942 hợp đồng được khớp lệnh trong phiên.

Diễn biến chỉ số VN-INDEX

Diễn biến thị trường Chỉ số Index Change % Chg

VNIndex 916.06 17.87 1.99

HNXIndex 103.95 0.93 0.91

VN30 888.76 19.52 2.25

HN30 186.31 1.83 0.99

Thanh khoản thị trường Chỉ số KLGD Giá trị % Chg

VNIndex 149.94 3,617.67 -6.66

HNX 27.40 372.63 -18.89

VN30 39.85 1,351.00 -1.97

Upcom 7.74 156.63 -41.10

Giá trị giao dịch NĐTNN Chỉ số Mua Bán Ròng

VNIndex 276.36 369.20 -92.84

HNX 8.54 17.21 -8.67

Upcom 13.71 13.12 0.59

Chỉ số định giá

Chỉ số Vốn hóa PE PB

VNIndex 2886.76 16.11 2.48

HNXIndex 188.17 9.04 1.02

Upcom 904.74 9.49 1.07

Nguồn: MBS tổng hợp

Page 2: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

2 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG: Nhịp phục hồi dần lộ diện Với phiên cắt mạnh giảm điểm cuối tuần trước, tâm lý nhà đầu tư đã có sự chuyển biến tích cực, bước vào phiên hôm nay thị trường chứng khoán khu vực châu Á cũng đồng loạt tăng điểm đã hỗ trợ đà hồi phục của thị trường. Thị trường khởi đầu tuần với với phiên tăng rực rỡ, đà tăng của thị trường đến từ 2 nhóm dẫn dắt là ngân hàng và dầu khí. Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin lãnh đạo đăng ký mua. Thị trường tăng rực rỡ phiên chiều khi đại đa số blue-chips mạnh thêm. Đặc biệt VIC có sự bứt phá ngoạn mục lên giá trần, kéo VN-Index tăng 1,99%. VN-Index tăng rực rỡ vì không chỉ VIC đột biến, hàng loạt blue-chips khác cũng mạnh lên theo. VPB vẫn giữ được giá kịch trần còn VNM, HPG, MSN, VCB, SAB, MBB, CTG, PLX đều tăng cao thêm. Riêng rổ VN30 đã có 23 cổ phiếu tăng thêm so với phiên sáng, chỉ REE, HSG và BMP là tụt giá. Những cổ phiếu tụt giá lại không có vai trò gì đáng kể. Độ rộng thị trường phiên này rất ấn tượng, toàn thị trường ghi nhận 190 mã tăng/87 mã giảm. Ở rổ VN30 cũng có tới 25 mã tăng/4 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap phiên này cũng tăng lần lượt 0,84% và 0.61% với số mã tăng áp đảo.

Điều đáng tiếc hôm nay là thanh khoản vẫn “dậm chân tại chỗ”, giá trị khớp lệnh chỉ đạt 2.500 tỷ so với mức 2.600 tỷ ở phiên cuối tuần trước. Khối ngoại hôm nay vẫn bán ròng dù quy mô có nhỏ lại một chút. Hai sàn bị rút khoảng 102 tỷ đồng và đây cũng là phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp. Trong đó, khối ngoại bán ròng trên HoSE, HNX và mua ròng nhẹ trên Upcom. CTG là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 27,45 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là SBT (17,64 tỷ đồng), CII (15,58 tỷ đồng), PVD (11,59 tỷ đồng), GMD (6,21 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VIC là cổ phiếu khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 84,93 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là VCB (36,87 tỷ đồng), VNM (12,57 tỷ đồng), VJC (11,33 tỷ đồng), GEX (7,01 tỷ đồng), BSR (6,34 tỷ đồng)…

Tóm lại, phiên tăng mạnh về điểm số hôm nay giúp thị trường cải thiện về mặt kỹ thuật. Lực mua rất chủ động và từ tốn, không bị cuốn vào quán tính tăng của chỉ số. Theo thống kê trên danh mục của chúng tôi theo dõi trong 3 phiên gần đây, % số mã có giá lớn hơn trung bình 5 phiên (Px > MA5) đã tăng từ 24,8% lên 48,8%, % số mã có giá lớn hơn bình quân 10 phiên cũng tăng từ 30,7% lên 37,4%. Như vậy mức hỗ trợ xung quanh mốc tâm lý 900 điểm đang phát huy tác dụng. Vì vậy nhà đầu tư có thể mua tích lũy. Về cơ hội đầu tư, mức P/E của thị trường đã về vùng thấp nhất trong vòng 2 năm, từ mức đỉnh 22,5 (năm) đã về mức 15,5 (năm), tức giảm 31%. Dòng cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được kỳ vòng sẽ giao dịch sôi động trong tuần tới với sự hỗ trợ của thông tin lãnh đạo các ngân hàng này đăng ký mua vào. Ngoài BID tách Top, đang tạo đáy mới cao hơn đáy tháng 10. Các cổ phiếu lớn như: VCB, TCB đang ở ngưỡng hỗ trợ và tạo mô hình 2 đáy nhỏ, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác như: VPB, CTG, HDB… cũng đang có dấu hiệu tạo đáy mới sau khi đã xuyên thủng đáy tháng 10. Ngoài nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu Dầu khí cũng có thể trở lại cùng với nhịp hồi kỹ thuật của giá dầu sau khi đã giảm 6 tuần liên tiếp. Bên cạnh đó nhóm cổ phiếu kinh doanh ô tô cũng có thể theo dõi sau thông tin xem xét sửa điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô trong buổi làm việc ngày 17/11 giữa Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ với Bộ giao thông vận tải. Dòng cổ phiếu này đã bị thị trường quên lãng từ khi có nghị định 116/2017 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô. Cuối cùng là dòng cổ phiếu được hưởng lợi từ hiệp định CPTPP: Thủy sản, dệt may, logistics, khu công nghiệp….

Top NĐTNN mua ròng

Mã Giá đóng cửa

% thay đổi

Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

CTG 23.05 5.01 27.45

SBT 21.65 0.23 17.64

CII 27.40 4.78 15.58

PVD 16.45 1.86 11.59

GMD 28.80 0.17 6.21

Top NĐTNN bán ròng

Mã Giá đóng cửa

% thay đổi

Giá trị ròng (Tỷ VNĐ)

VIC 96.40 6.99 -84.93

VCB 54.00 1.50 -36.87

VNM 115.40 0.35 -12.57

VJC 128.40 0.39 -11.33

GEX 25.25 1.00 -7.01

Page 3: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

3 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Page 4: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

4 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Cập nhật thông tin doanh nghiệp - STK Chỉ tiêu 2016 2017 2018F 2019F

DTT ( tỷ VNĐ) 1.358 1.989 2.380 2.500

% tăng trưởng

46% 20% 5%

Lãi ròng ( tỷ VNĐ) 29 100 177 193

% tăng trưởng

248% 77% 9%

Biên LNR (%) 2% 5% 7% 8%

EPS (VNĐ) 534 1.662 2.947 2.731

Cổ tức tiền mặt 300 800 800 800

Nguồn: STK & MBS Research

Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu STK của CTCP Sợi Thế Kỷ với giá mục tiêu 12 tháng 25.900 đồng. Trong bối cảnh thị trường dệt may toàn cầu nói chung và trong nước nói riêng tiếp tục chứng kiến tăng trưởng tích cực trong năm 2019, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của STK sẽ được cải thiện hơn nữa khi công suất sản xuất sợi được cải thiện với dự án Trảng Bàng 5 chính thức đi vào hoạt động.

Bức tranh kinh doanh tươi sáng trở lại trong 2 năm gần đây

Năm 2016, tình hình kinh doanh của STK gặp khó khăn khi nhu cầu thị trường sợi sụt giảm mạnh trong Q1 trong khi nửa cuối năm, Công ty lại mất thị trường Thổ Nhĩ Kỳ - thị trường xuất khẩu chính của các công ty sản xuất sợi ở Việt Nam, trong đó riêng STK khoảng 30% - do Bộ Kinh tế nước này áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng DTY nhập khẩu từ VN ở mức 34,81%. Điều này khiến sản lượng tiêu thụ tăng 34% nhưng doanh thu chỉ tăng 15% do Công ty chủ động giảm giá bán bình quân, khoảng 15%, nhằm tăng doanh số và giữ thị phần trước các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh cộng với trích khấu hao cho nhà máy Trảng Bàng 3&4 và trích lỗ dự phòng chênh lệch tỷ giá đã khiến lợi nhuận của STK chỉ đạt khoảng 29 tỷ đồng, giảm 60% so với kết quả năm 2015.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2017, với tăng trưởng tích cực của ngành dệt may nói chung và ngành sợi nói riêng, kết quả kinh doanh của STK bước đầu lấy lại đà tăng trưởng.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt hơn 31 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016, trong đó giá trị xuất khẩu sợi Polyester filament ghi nhận tăng 43%. So sánh với các doanh nghiệp sản xuất sợi, STK có mức tăng trưởng cao nhất trong ngành, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản với tăng 737% về sản lượng xuất khẩu và 850% về giá trị, cao hơn đối thủ gần nhất là Formosa với lần lượt 53% và 95%. Công ty đã bước đầu thành công trong việc tìm kiếm thị trường mới thay cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, từng bước khẳng định được chất lượng sản phẩm khi đáp ứng những yêu cầu khắt khe tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.

Page 5: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

5 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Nguồn: Tổng cục hải quan, STK

Kết quả là sản lượng tiêu thụ toàn Công ty trong năm 2017 đạt gần 54.000 tấn, tăng 31% so với thực hiện năm 2016. Giá sợi DTY trong giai đoạn này cũng có xu hướng tăng và price gap được duy trì ổn định, giúp doanh thu tăng 46% và lợi nhuận ròng đạt gần 100 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức lãi 29 tỷ đồng năm 2016.

Đà tăng trưởng của STK tiếp tục được duy trì trong năm 2018 với sự hỗ trợ từ bức tranh tăng trưởng khả quan của ngành. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam 10 tháng đầu năm đạt khoảng 29 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ, hoàn thành 79% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Các thị trường chính như Mỹ, EU, các thị trường CPTPP, Hàn Quốc… vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt, cụ thể Mỹ 12%, Nhật Bản 25,6%, Hàn Quốc 25,8%, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Tính đến hết Q3 2018, STK đạt 1.781 doanh thu thuần và 131 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng tương ứng 24% và 96% so với cùng kỳ. Giá bán tăng 28% so với cùng kỳ nhờ việc hướng tới các sản phẩm cao cấp đã giúp Công ty ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh trong khi sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 3,6%, tương ứng đạt 41.090 tấn. Price gap tính đến thời điểm hiện tại tăng khoảng 21% so với năm 2017, cao hơn so với mức tăng 5%-6% trong giai đoạn 2016-2017.

Biên lợi nhuận gộp tăng từ 10,4% lên 14,3% trong khi biên LN ròng tăng lên 7,4%. Đại diện STK cho biết với kết quả này, công ty dự kiến lợi nhuận sau thuế có thể vượt khoảng 10-20% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh STK giai đoạn 2015 – 9T2018

Nguồn: MBS tổng hợp

210

55 4619

0

50

100

150

200

250

Kim ngạch XK sợi PSF Thái Lan Hàn Quốc Nhật Bản

Giá trị XK sợi PSF của Việt Nam 2017 -toàn ngành & tại 1 số nước XK chính

↑ 30% yoy ↑ 107% yoy↑ 180% yoy

↑ 43% yoy

tỷUS

D

34%

7%

34%30%

44%

18%

38% 38%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

STK Đông Tiến Hưng Hualon Formosa

So sánh tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu sợi 2017/2016

Sản lượng Giá trị

0%

5%

10%

15%

20%

-

500

1,000

1,500

2,000

2,500

2015 2016 2017 9T2018

Doanh thu thuần (tỷ đồng) LNST (tỷ đồng)Biên LN gộp Biên LN ròng

33.7 33.0 36.9

43.4

0

10

20

30

40

50

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

2015 2016 2017 9T2018

Sản lượng tiêu thụ (tấn)Giá bán bình quân (triệu đồng/tấn)

Page 6: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

6 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Ngành sợi duy trì xu hướng tăng trưởng tích cực

Trước những tín hiệu khả quan của thị trường dệt may trong 9 tháng đầu năm 2018, ngành dệt may trong nước đặt mục tiêu xuất khẩu trên 40 tỷ USD trong năm 2019, tăng khoảng 14-15% so với năm 2018 và được Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định là hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Bên cạnh đó, việc các hiệp định EVFTA và CPTPP sẽ có hiệu lực trong năm 2019 sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dệt may trong nước sang các thị trường này.

Tăng trưởng của ngành dệt may sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành sợi, đặc biệt là xuất khẩu sợi polyester filament khi nhu cầu sử dụng loại sợi này ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Trong 1 năm trở lại đây, các sản phẩm trong chuỗi sản xuất polyester như PTA, MEG và các loại sợi polyester đều chứng kiến tăng khá tốt, trong đó PTA và MEG – các chế phẩm từ dầu mỏ - chịu ảnh hưởng từ biến động giá dầu.

Biến động giá PSF tại các thị trường lớn

Biến động giá trong chuỗi sản xuất polyester

Nguồn: Yarnsandfibers

Cần lưu ý rằng, giá dầu trong 1 tháng trở lại đây giảm mạnh, khoảng 25%, do áp lực nguồn cung lớn hơn so với dự đoán. Điều này có thể sẽ khiến giá sợi bị ảnh hưởng do tác động trực tiếp từ giá dầu đến nguyên vật liệu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng price gap vẫn có khả năng duy trì ổn định nhờ những tín hiệu khả quan từ thị trường dệt may toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Mở rộng thị trường và cơ hội từ FTA

Như chúng tôi đã đề cập, sự cố Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế chống bán phá giá lên các doanh nghiệp sợi trong nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của STK trong năm 2016. Do đó, kể từ năm 2017, Công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn khách hàng mới từ thi trường trong nước cũng như từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan.

Tính đến cuối Q3 2018, STK đã phát triển thêm khoảng 50 khách hàng mới, trong đó có khoảng 27 khách hàng đến từ thị trường nội địa, 6 khách hàng từ Hàn Quốc, 3 từ Đài Loan, 2 từ Mỹ. Với xu hướng này, việc mở rộng tệp khách hàng sẽ giúp STK tận dụng được các lợi thế mà các Hiệp định thương mại đem lại, đặc biệt đối với thị trường trong nước khi quy tắc xuất xứ được quy định trong các Hiệp định có hiệu lực, trong đó đáng chú ý là Hiệp định CPTPP và EVFTA trong năm 2019.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện đã ký kết và đang trong quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại dưới đây:

Page 7: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

7 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Các quốc gia đã và đang ký FTA với Việt Nam

Quy tắc xuất xứ (ROO)

Tình trạng Việt Nam Trung Quốc

Nhật Bản Từ vải trờ đi Có hiệu lực từ 12/2008 Sợi: 0%

May mặc: 0%

Sợi: 5%

May mặc: 8,4% - 10,9%

Hàn Quốc Cắt và may Có hiệu lực từ 12/2015 Sợi: 0%

May mặc: 0%

Sợi: 8%

May mặc: 13%

Châu Âu Từ vải trở đi Ký kết 12/2015, đang chờ Hội đồng châu Âu phê chuẩn, dự kiến cuối 2018 – đầu 2019

Sợi: 0%

May mặc: 0%

Sợi: 4%

May mặc: 12%

CPTPP

(Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam)

Từ sợi trở đi Ký kết 3/2018, chính thức có hiệu lực từ 30/12/2018

Sợi: 0%

May mặc: 0%

Sợi: 10%

May mặc: 17,5%

Nguồn: MBS Research

Số liệu thống kê cho thấy hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản được STK khá chú trọng khi chứng kiến tốc độ tăng trưởng về doanh số lần lượt 64% và 737%, giá trị 74% và 850% của năm 2017 so với 2016. Với yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao hơn, sản phẩm xuất khẩu sang 2 thị trường này thường có biên lợi nhuận khoảng 17%, cao hơn so với bình quân 12%. Do đó, chúng tôi cho rằng quyết định mở rộng sang 2 thị trường của STK là bước đi đúng đắn khi thuế suất ưu đãi 0% đối với mặt hàng sợi đã có hiệu lực.

Nguồn: STK, Tổng cục Hải quan

11%

2%

12%

12%

26%

12%

12%

33%

16%

32%

40%

44%

7%

20%

21%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

2015

2016

2017

Cơ cấu doanh thu STK theo thị trường

Nhật Bản Hàn Quốc Thái Lan Thổ Nhĩ Kỳ Việt Nam Khác

53% 79%33% 22%

74%

201%

0%

203%

850%

0% 31%95%

-30%70%

170%270%370%470%570%670%770%870%

STK Đông Tiến Hưng Hualon Formosa

So sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sợi tại các thị trường 2017/2016

Thái Lan Hàn Quốc Nhật Bản

Page 8: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

8 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Tin tức thế giới: Morgan Stanley: Chúng tôi nhận thấy có một sự thay đổi trong giọng điệu của Fed Độ biến động thị trường vẫn duy trì ở mức cao và những lo ngại về sức khỏe nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện trở lại. Những tác động của độ biến động thị trường lên các điều kiện tài chính đang bị thắt chặt có xu hướng tập trung sự chú ý của thị trường vào các ngân hàng trung ương. Nhà đầu tư đang rất thận trọng, phân tích từng dấu hiệu thay đổi trong sự nghi ngờ và tìm kiếm bất kỳ chỉ dẫn nào cho thấy các ngân hàng trung ương có thể đang cố gắng xoa dịu tâm lý lo ngại của thị trường. Thông điệp mới nhất từ Fed. Tuần vừa qua, chúng ta đã được nghe lời phát biểu từ cả Chủ tịch và Phó chủ tịch Fed và chúng tôi nghĩ rằng họ đã gửi đi một thông điệp khá nhất quán: Quyết định của Fed phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Chừng nào nền kinh tế Mỹ còn hoạt động tốt như hiện nay thì Fed vẫn sẽ tiếp tục từ từ nâng lãi suất. Trong khi khó có khả năng thay đổi lộ trình này, chúng tôi nhận thấy phảng phất có sự thay đổi giọng điệu của các nhà hoạch định chính sách so với một vài tuần trước đó, cụ thể là nhấn mạnh hơn sự phụ thuộc vào những dữ liệu kinh tế và cho thấy một vài sự linh hoạt trong việc điều hành chính sách sau khi đạt ngưỡng lãi suất trung tính. Khả năng thay đổi lộ trình nâng lãi suất thấp vì hôm nay những sự đánh đổi đang khá khác biệt. Xem xét bối cảnh kinh tế Mỹ hiện tại, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã và đang vượt trên xu hướng dài hạn, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong 20 tháng qua, tăng trưởng tiền lương gia tăng, chạm ngưỡng cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (3,1% y.o.y), tỷ lệ lạm phát lõi PCE được duy trì ở mức mục tiêu trong một vài tháng qua; đà tăng trưởng đầu tư phi dân cư tư nhân trung bình 7 quý qua đạt khoảng 6% y.o.y; tăng trưởng năng suất nền kinh tế cũng tăng tốc trong hai quý gần nhất. Các hộ gia đình đang tiết kiệm một phần thu nhập của họ (khoảng 6,2%) nhieefy hơn so với những năm 2006-2007, và tỷ lệ nợ/thu nhập khả dụng của hộ gia đình được duy trì ở mức thấp và ổn định. Với cả sức mạnh và đặc tính của sự phát triển kinh tế này đều khá tích cực, sẽ rất khó để xảy ra khả năng Fed cần phải nhanh chóng thay đổi lộ trình của mình. Tuy nhiên Fed có nên lo ngại về những diễn biến trên thị trường quốc tế? Trên bề mặt, những số liệu đều cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang yếu đi tại Đức và Nhật Bản trong thời gian gần đây, trong khi đó vẫn còn những quan ngại về triển vọng đối với Trung Quốc và các thị trường mới nổi nói chung. Tuy nhiên, đối với Đức và Nhật Bản, sự thu hẹp hoạt động kinh tế trong 3 quý vừa qua phần lớn là do các yếu tố tạm thời như việc áp dụng các tiêu chuẩn khí thải mới tác động tới dây chuyền sản xuất xe tại Đức và thiên tai tại Nhật Bản. Hơn thế, những dữ liệu khảo sát trong cả 2 nền kinh tế này đều cho thấy hoạt động kinh tế có thể tăng trưởng trở lại vào tháng 10, cho thấy tác động của những yếu tố trên chỉ là tạm thời. Về Trung Quốc, các biện pháp kích thích kinh tế của chính quyền nước này có thể hỗ trợ ổn định tăng trưởng kinh tế trong 1 đến 2 quý nữa. Nền tảng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục ủng hộ… Tổng hợp lại, tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo ước tính của chúng tôi, đã giảm tốc xuống khoảng 3,4% q.o.q trong quý 3 năm 2018, từ mức 4,1% q.o.q trong quý 2. Tuy nhiên chúng tôi ước tính rằng tốc độ tăng trưởng này sẽ một lần nữa cao hơn xu hướng và đạt khoảng 3,6% q.o.q vào quý 4/2018. Sự gián đoạn tăng trưởng tạm thời tại Đức và Nhật Bản đang phai nhật dần, trong khi động lực thương mại toàn cầu vẫn mạnh cùng với sự hồi phục bền vững tại các

Page 9: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

9 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc)… tất cả có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. … Và giữ Fed đi đúng lộ trình nâng lãi suất lên mức trung tính. Với việc những hoạch định chính sách của Fed chỉ mang tính nội địa, chúng tôi cho rằng họ sẽ chỉ phản ứng với những diễn biến trên thị trường quốc tế khi và chỉ khi chúng có ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế Mỹ. Nền kinh tế toàn cầu vẫn được kỳ vọng tăng trưởng theo xu hướng hiện tại, chuyên gia kinh tế trưởng Ellen Zentner của chúng tôi cho rằng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất tới khi nào họ tin rằng đã đạt tới ngưỡng trung tính và tạm dừng lại ở đó. Theo quan điểm của bà, điều đó sẽ xảy ra vào khoảng giữa năm sau, sau khi lãi suất liêng bang của Mỹ được nâng thêm 3 lần nữa vào tháng 12 này, tháng 3 và tháng 6 năm sau. Khi các ngân hàng Trung ương lựa chọn con đường thắt chặt chính sách tiền tệ, con đường phía trước có thể sẽ trở nên gập ghềnh hơn. Các thị trường sẽ liên tục phải chịu những căng thẳng, áp lực, đặc biệt với những gì đã xảy ra trên thị trường tín dụng của Mỹ trong thời gian vừa qua. Các chiến lược gia của chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng và cho rằng sự suy giảm tín dụng sẽ còn tiếp diễn. Tóm lại, chúng tôi cho rằng các thị trường tài sản sẽ không còn hưởng lợi từ nguồn thanh khoản dồi dào được cung cấp bởi các ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa. Dù muốn hay không, độ biến động của thị trường sẽ vẫn còn ở mức cao.

Theo Chetan Ahya, chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley

Page 10: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

10 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

Index Last Change % Adv/Dcl Vol (mil) P/E P/B YTD

VNIndex 916.06 17.87 1.99 173/102 142.40 16.11 2.48 - 6.93

HNXIndex 103.95 0.93 0.91 78/74 34.33 9.04 1.02 - 11.05

VN30 888.76 19.52 2.25 20/7 40.66 13.79 2.58 - 8.89

HN30 186.31 1.83 0.99 - 15.93

Upcom 52.40 0.38 0.74 92/70 14.53 9.49 1.07 - 4.58

Shanghai 2703.51 24.40 0.91 953/444 24,217.97 12.56 1.40 - 18.25

Nikkei 225 21821.16 140.82 0.65 84/137 772.03 15.08 1.68 - 4.15

S&P 500 2736.27 6.07 0.22 325/173 838.19 18.82 3.24 2.34

Vàng 1220.71 -2.65 -0.22 - 6.30

Dầu WTI 57.12 0.66 1.17 - 5.46

Đồ thị so sánh VNINDEX và thị trường Thái Lan, DowJones, HangSheng

-100.00

-80.00

-60.00

-40.00

-20.00

0.00

20.00

40.00

VIC

VCB

VNM

VJC

GEX

KBC

VRE

HPG

HDB

NVL

VSC

VHC

MSN GA

SDX

GGM

DPV

D CII

SBT

CTG

Top mua bán NĐTNN (tỷ đồng)

-

10,000.00

20,000.00

30,000.00

40,000.00

50,000.00

26/0

2/20

18

07/0

5/20

18

25/0

6/20

18

06/0

8/20

18

Giá trị mua ròng lũy kế 2 sàn giao dịch (tỷ đồng)

Page 11: MARKET STRATEGY DAILY: Nhịp phục hồi dần lộ diện · Giá dầu tiếp tục đà phục hồi trong khi nhóm ngân hàng vẫn tiếp tục khởi sắc sau thông tin

11 MBS Market Strategy Daily

19.11.2018

Liên hệ trung tâm nghiên cứu:

Trần Hoàng Sơn Trưởng bộ phận/Kiểm soát [email protected]

Ngô Quốc Hưng Chuyên Viên Nghiên cứu cao cấp [email protected]

Phạm Văn Quỳnh Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Quỳnh Hoa Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Hòa Hợp Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Nguyễn Thị Hải Hà Chuyên viên Nghiên cứu [email protected]

Hệ Thống Khuyến Nghị: Hệ thống khuyến nghị của MBS được xây dựng dựa trên mức chênh lệch của giá mục tiêu 12 tháng và giá cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm đánh giá

Xếp hạng Khi (giá mục tiêu – giá hiện tại)/giá hiện tại

MUA >=20%

KHẢ QUAN Từ 10% đến 20%

PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG Từ -10% đến +10%

KÉM KHẢ QUAN Từ -10% đến - 20%

BÁN <= -20%

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB (MBS)

Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam, Sau nhiều năm không ngừng phát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam cung cấp các dịch vụ bao gồm: môi giới, nghiên cứu và tư vấn đầu tư, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, và các nghiệp vụ thị trường vốn.

Mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động có hiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP, HCM, Hải Phòng và các vùng chiến lược khác. Khách hàng của MBS bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Là thành viên Tập đoàn MB bao gồm các công ty thành viên như: Công ty CP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), Công ty CP Địa ốc MB (MB Land), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản MB (AMC) và Công ty CP Việt R,E,M,A,X (Viet R,E,M). MBS có nguồn lực lớn về con người, tài chính và công nghệ để có thể cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà rất ít các công ty chứng khoán khác có thể cung cấp.

MBS tự hào được nhìn nhận là:

Công ty môi giới hàng đầu, đứng đầu thị phần môi giới từ năm 2009. Công ty nghiên cứu có tiếng nói trên thị trường với đội ngũ chuyên gia phân tích có kinh nghiệm, cung cấp các sản phẩm nghiên cứu về kinh tế và thị trường chứng khoán; Nhà cung cấp đáng tin cậy các dịch vụ về nghiệp vụ ngân hàng đầu tư cho các công ty quy mô vừa.

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Bản quyền năm 2014 thuộc về Công ty CP Chứng khoán MB (MBS). Những thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy và MBS không chịu trách nhiệm về tính chính xác của chúng. Quan điểm thể hiện trong báo cáo này là của (các) tác giả và không nhất thiết liên hệ với quan điểm chính thức của MBS. Không một thông tin cũng như ý kiến nào được viết ra nhằm mục đích quảng cáo hay khuyến nghị mua/bán bất kỳ chứng khoán nào. Báo cáo này không được phép sao chép, tái bản bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi chưa được phép của MBS.

MBS HỘI SỞ

Tòa nhà MB, số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội ĐT: + 84 4 3726 2600 - Fax: +84 3726 2601 Webiste: www.mbs.com.vn