67
1 | T r a n g TÔ NGUYỆT ĐÌNH THÂM GIAO MÍA SÂU CÓ ĐỐT TIỂU THUYẾT NHÀ XUẤT BẢN “LÁ DÂU” 1957

MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

1 | T r a n g

TÔ NGUYỆT ĐÌNH

VÀ THÂM GIAO

MÍA SÂU CÓ ĐỐT

TIỂU THUYẾT

NHÀ XUẤT BẢN “LÁ DÂU”

1957

Page 2: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

2 | T r a n g

Giới thiệu ngắn

Cũng trong chiều hướng viết tiểu thuyết có tình chất luận đề tranh đấu giải thực và giải bất công, Tiêu Kim Thủy cho ra đời truyện dài Mía Sâu Có Đốt. Truyện có phần giống với tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở phần đầu là người nông dân nghèo, sống trong vùng quê xa thị thành và là đối tượng của kẻ giàu có ức hiếp, bóc lột. Truyện cũng có người con gái quê đẹp đẽ ươm mộng sống cuộc đời thanh bình với người yêu thì chuyện tài trời xảy ra. Nàng bị cưỡng bức, rồi tai họa nầy đến tai họa khác khiến cho đời nàng coi như không còn gì nữa. Truyện cũng tương tợ với tác phẩm của Phi Vân ở phần sau khi người yêu của nàng đứng lên quyết làm một cái gì đó để chống lại sự bóc lột bất công mà gia đình họ đang gánh chịu. Sự tương tợ nầy là do người viết trong những năm đầu của thời chia cắt đất nước 1954 vẫn còn tha thiết với trào lưu văn nghệ tranh đấu đả thực và chống phá những nguyên nhân của bất công. Nhà văn của thời cũ chưa sẵn sàng hay chưa kịp bị thời gian và dòng văn học mới đào thải. Họ sáng tác mà không nhìn chung quanh, họ đem sửa lại những tác phẩm viết trước đây chưa kịp cho in ấn để ra mắt người đọc muộn màng dầu rằng thời thế đã đổi thay. Ai cũng nhận thấy ngay sự lạc dòng của những nhà văn nầy trước sự đổi mới về đề tài cũng như bút pháp của những nhà văn Miền Bắc mới di cư vào Nam hay những cây bút mới nổi lên theo phong trào văn nghệ mới mà đề tài thường nói về sinh hoạt của cá nhân trong đời sống thường nhựt chớ không là chuyên đâu đâu của mấy thập niên trước và đâu đâu trong vùng quê xa thẳm tuốt trong ngọn, trong kinh. Nhà xuất bản Lá Dâu của Thẩm Thệ Hà chỉ là tên gọi khác của nhà xuất bản Tân Việt Nam của 7, 8 năm trước bây giờ không còn ăn khách nữa vì bóng dáng người Pháp và những người Việt xấu xa dựa thế lực ngoại nhân đã mờ đi theo thời gian cho nên nhà văn cộng tác cũng ít và tác phẩm cũng chỉ vài năm cuốn thôi. Rồi nhà xuất bản âm thầm đóng cửa.

Không phải Mía Sâu Có Đốt quá dở, nó chỉ ra đời không phải lúc thôi, cũng như truyện dài Cánh Đồng của nhà văn Trúc Giang in ra độ mười năm trước (1949). Luận đề đặc biệt của Mía Sâu Có Đốt là vấn đề bốc lột ở thôn quê có thể giải quyết được bằng sự thành tâm của cả đôi bên, bên bị ức hiếp vui lòng tha thứ, bên xưa nay chuyên môn ức hiếp người bây giờ chấp nhận cải ác tùng thiện, sửa chửa sai lầm của mình trong quá khứ. Con đường đấu tranh để diệt bất công vì vậy là con đường hòa bình, không có đổ máu và thù hận, chỉ có tình thương. Người phải tranh đấu đi đấu tranh với tấm lòng rộng mở, nhìn những kẻ bên kia chiến tuyến cũng giống như mình là những nạn nhân của một xã hội mà người xây dựng cố tình tạo ra hoàn cảnh những bất công có cơ phát triển.

Tôi không dám khẳng định Tiêu Kim Thủy cố tình đưa ra một lý thuyết tranh đấu mềm mõng hòa bình để đối đầu với lý thuyết tranh đấu của người Cộng Sản lúc đó, tôi nghĩ rằng ông chỉ muốn nhấn mạnh rằng kẻ xấu dầu kết bè kết đảng cho mấy cũng chỉ là cá nhân đáng tội nghiệp, họ có thể được sửa đổi nếu ta giải thích cho họ hiểu, nếu ta bao dung và cho họ con đường về. Gia đình họ là thế dựa tốt cho họ để tạo sự giác ngộ. Hai bên bắt tay nhau thay vì tiêu diệt nhau. Từ đó lòng của hai bên đều thanh thản hơn là nghĩ đến chuyện diệt nhau để lòng tràn đầu thù hận, nặng nề. Lý thuyết nầy nghe hữu lý nhưng khó thực hiện biết bao! Càng ít ngưòi nghe hơn khi chiến tranh vọng về hằng đêm ở vòng đai thànhphố. Viết văn luận đề đã khó vì khô khan, đưa ra một luận đề khó được chấp nhận càng đễ thất bại. Nếu Tiêu Kim Thủy chịu hi sinh lý thuyết của mình, ngừng lại ở chỗ chỉ miêu tả những bất công và để cho sự kiện tự nó nói lên điều gì đó với người đọc thì hay biết bao.

(Oct. 15, 2008 NVS)

Page 3: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

3 | T r a n g

MÍA SÂU CÓ ĐỐTTÔ NGUYỆT ĐÌNH và THÂM GIAO

I

Đình Trung, một ấp của một làng Mỹ trà, cách huyện lỵ Cao Lãnh chừng một cây sốngàn nằm dài theo hai bờ sông cũng lấy tên là sông Đình Trung. Bên hữu ngạn là một ngôi đình làng, đã mấy mươi đời núp dưới bóng mát của mấy cây dầu cao ngất ngưởng. Còn bên tả ngạn, một dãy nhà lá lụp xụp bị hàng cây xoài, cây mận ở dựa bờ sông che khuất, nhứt là vào buổi trời chiều, không ai trông thấy đặng mái nhà.

Mùa tháng tám, nước sông dâng cao, tràn ngập cả bờ, leo vào những nhà lụp xụp kia như muốn chụp lấy để nhận chìm.

Mặt trời đã lặn. Con sông Đình Trung vắng bóng xuồng ghe qua lại. Người trong dãy nhà lá cũng không ai thèm muốn thò chưn ra ngoài. Hể bước chưn xuống đất thì nước tới đáy quần. Đi không khéo sẽ bị sụp lỗ, hụt chơn, té xuống nước. Vì vậy mà cả xóm đều vắng bóng người. Có chuyện gì khẩn cấp lắm, bắt buộc lắm, nếu có xuồng hay bè chuối người ta mới chịu khó chống mà tới lui.

Hôm nay, nhằm buổi chiều tà, mùa nước nổi trời lắm tắm mưa. Gió vùn vụt thổi như có bão ở nơi nào.

Người ta đã đoán, mực nước còn lên nữa, nên ai nấy chuẩn bị đặt ván lên trính nhà, sẽ ở ùm ụp trên trính cả người lẫn gà, vịt, heo.

Vào giờ nầy, xóm nhà lá không một bóng đèn. Đèn có thắp lên thì bị gió tắt hết. Trong mỗi nhà còn có bếp lửa, tỏa ra một ánh sáng chập chờn, đương rọi vào mặt nước khi mờ, khi hiện khi mất theo chiều nhành cây rung chuyển. Cô Thìn ngồi bên trên nửa lừng nhà, ngó mong ra sông như chờ đợi ai. Mắt cô tái mét vì gió lạnh.

Nhà thì trống, vách đã hạ xuống khi nước vừa bắt đầu nổi, nên ngọn gió chiều lùa vào, đưa theo những bụi mưa lắm tắm như chích vào da thịt người con gái ốm yếu, chỉ mặc có một cái áo túi ngắn, tay cụt rách vai.

Thìn rùng mình, đứng lên bỏ xụp tấm liếp xuống để cho bớt gió rồi xê lần tới bếp lửa. Bếp lửa đã lạnh tanh. Từ sáng tới giờ, Thìn chưa quạt bếp nấu cơm. Nàng cũng chưa có hột nào vào bụng.

Bây giờ, mưa gió làm cho Thìn xốn xang trong ruột nên không thể chờ đợi được nữa, mới lấy nồi vo gạo bắt lên bếp. Thìn khom người thổi lửa không nấu cơm mà nấu cháo.

Nhà của Thìn cũng như nhà của bao nhiêu nhà nghèo khác trong vùng nầy, không được hân hạnh có củi nhúm bếp nấu cơm. Họ nấu bằng lá dừa, bằng sơ dừa hay bằng rơm hoặc bả mía.

Page 4: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

4 | T r a n g

Thìn ngồi quanh bếp lửa, thỉnh thoảng, nhét vào vài cái lá khô cho bếp lửa cháy phừng lên. Ánh sáng ngọn lửa chập chờn trên khuôn mặt đều đặn xinh xinh của cô gái nhà nghèo. Nhìn vào ngọn lửa, Thìn nheo đôi mắt lại, không phải sợ ánh lửa, mà sợ khói.

Ngồi cạnh bếp lửa, thấy lòng đã ấm, nhưng Thìn vẫn mong chờ, lắng tai để nghe khua động ở bờ sông.

Tiếng khóc đòi ăn của trẻ con bên hàng xóm, tiếng mẹ ru con hòa trong gió lay cành làm rớt những giọt nước đọng ở lá trên mái nhà nghe lộp độp. Như sốt ruột, Thìn toan đứng dậy, hé tấm liếp dòm ra bờ sông tối om, rồi trở vào, ngồi lại trước bếp.

Nồi cháo sôi ùn ụt. Lửa cũng gần tàn. Thìn ngồi gục đầu trước bếp để lắng nghe.

Một tiếng động bên ngoài. Dường như có người lội nước. Rồi cánh liếp lung lay. Thìn ngẩng đầu lên.

Một bác nông dân độ năm mươi tuổi, trên đầu quấn một khăn tắm đã cũ, phai màu, tay cầm gậy chống cho khỏi trợt té. Tới trước nhà Thìn, ông dừng lại, ngó sau lưng coi có ai theo dõi, rồi lần bước vào, lung lay tấm liếp.

Ông gọi nhỏ:

- Thìn ơi! Mở cửa con!

Thìn mừng quá, đứng phắt dậy, dỡ tấm liếp nói:

- Cậu về đấy à? Không mượn được xuồng sao cậu lội sông?

Bác nông dân là chú Tư Mẹo bước lên ván lót làm sàn, chưn còn thòng dưới nước để rửa cho sạch bùn, ra dấu cho con nói nhỏ kẻo có người ngoài nghe.

- Con không sợ người ta biết cậu về đây thì khổ cả đám à?

Thìn giựt mình, và thương xót cha thân ướt át, rét run trong bộ quần áo đen phai màu.

- Cậu hãy đến hơ cho đỡ lạnh. Thìn đút thêm vào bếp ít lá khô cho lửa cháy phừng lên.

Ngồi trước bếp hơ lạnh, chú Tư hỏi:

- Cậu đi mấy hôm, ở nhà ông Phán có sai người đến đòi nợ không?

- Hôm kia, Hai Ngào ở đằng nhà ông Phán có đến hỏi cậu một lần, con nói cậu mắc vô đồng chưa về.

Chú Tư ngắt lời như nóng lòng:

- Đến có một lần đó thôi sao? Nó nói gì?

- Con chỉ nói có vậy, rồi ảnh về liền. Anh ấy không có nói thêm gì nữa hết.

- Rồi bửa đó đến nay không đến nữa?

- Dạ không.

Chú Tư vói lấy cây lửa đưa lên châm thuốc hút. Chú đương lo ngại điều gì, nên nói lẩm bẩm một mình:

- Không khéo rồi nó lại đến. Cậu còn thiếu ông Phán mười giạ lúa với 50 đồng, không làm thế nào trả cho nổi, chắc là phải trốn đi thôi.

Thìn nghe cha nói, lo sợ, hỏi lại:

- Lại trốn nữa sao cậu? Cậu có trốn cho con đi theo với, chớ con ở nhà một mình, con sợ quá cậu à!

Page 5: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

5 | T r a n g

Chú Tư không nói gì. Có lẽ chú cảm động lắm vì mấy lời của con, nên chú ôm lấy đầu của Thìn vuốt ve rồi khóc.

- Cậu bỏ con sao đành.

Rồi như nhớ lại nồi cháo trên bếp đương sôi, chú hỏi:

- Con chưa ăn gì à?

- Dạ chưa. Thìn đáp. Từ sớm tới giờ con chẳng ăn được một hột cơm. Nhà đã hết gạo. May thiếm Năm Thiện thương tình cho con vay một ít gạo hồi chiều nầy, nên con mới có mà nấu cháo đó. Cậu có đói không?

- Đói lắm! Từ sáng tới giờ cậu cũng chẳng ăn gì.

- Vậy con lấy chén múc cho cậu ăn luôn thể.

Thìn vội vã lấy chén múc cháo.

Chú Tư lần tay vào lưng, lấy ra cái ruột ngựa đựng đầy nhóc làm cho ruột ngựa no tròn. Chú cười hỏi con:

- Đố con cái gì trong nầy?

Thìn cười, không nói gì được, chỉ lắc đầu.

Chú Tư tiếp:

- Ngày mai, ngày cúng cơm cho má con. Cậu mượn của dì Năm con trong kinh ông Kho được ba lít nếp, cậu cho vào cả ruột ngựa mang về đây. Thôi, con cất kỹ, không thì người nhà ông Phán tới tịch thâu cả mà nguy to.

Thìn đương ngồi lua cháo, nghe cha nói vậy thì lo sợ mới vội vã đứng dậy xách ruột ngựa nếp dấu trong kẹt nhà.

Bỗng có tiếng đập cửa:

- Thìn ơi! Thìn!

Chú Tư muốn nhỏm dậy, toan trốn, mà chẳng biết trốn ngã nào. Thìn cũng ngại, nhưng lên tiếng hỏi:

- Ai đó?

- Thiếm Năm mầy đây.

Thìn tươi nét mặt, tới nhắc liếp cửa, cười:

- Thiếm Năm làm cho cháu hết hồn.

Rồi Thìn nói nhỏ lại:

- Thiếm chống bè tới thăm cậu cháu à?

- Ủa, cậu cháu đã về rồi sao. Lâu mau rồi?

Chú Tư ngồi ăn cháo, day lại nói:

- Mới về đây chị. Mời chị vào. Đi đâu tăm tối, chị không sợ à?

- Sợ gì? Nhà tôi lại đây trăm thước mà sợ nỗi gì! Thiếm Năm vừa nói vừa chống bè, rồi leo lên sàn.

Thìn liền khoe:

- Thiếm ơi, cậu cháu vừa xin được ba lít nếp, sáng mai cháu gói bánh tét cúng cơm má cháu. Nhưng cháu không có đậu. Thiếm có đậu, hùn lại gói bánh cho vui.

Page 6: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

6 | T r a n g

Thiếm Năm cười, vỗ vai Thìn và nói:

- Anh Hoài của cháu mới kiếm được ba lít đậu. Nó lại đổi được một cân thịt heo nữa. Thiếm tính gói bánh mà thiếu nếp. Vậy thì tiện quá.

Thìn thích chí:

- Thiếm qua đây gói bánh với cháu cho vui.

Thiếm Năm không đáp, thiếm nhả bả trầu, rồi xê lại gần chú Tư, nói nho nhỏ:

- Nầy chú Tư, tôi xem con nhỏ với thằng Hoài chúng nó thương nhau lắm. Vậy nếu chú đồng ý năm nay chúng mình tính đôi bạn cho chúng nó đi. Chớ con Thìn cũng lớn khôn rồi, chú cứ do dự mãi.

Chú Tư trầm ngâm vài phút rồi mới trả lời, nửa như muốn dấu kín, nửa như muốn cho con gái nghe:

- Chị đừng lo. Tôi cũng đồng ý cho chúng nó lập gia đình, nhưng đợi tới mùa có lúa rồi tính mới được. Chớ làm gấp bây giờ thì tiền gạo đâu?

Thìn giả vờ không nghe, đâm vô nói sang chuyện khác:

- Thiếm về đem đậu sang đây ngâm đặng khuya làm nhân gói bánh.

Chú Tư cũng nói theo con:

- Chị có sang đây nhớ cho thằng Hoài nó đi phụ gói bánh luôn thể cho vui.

Thiếm Năm vừa toan bước xuống bè, thì có tiếng chó sủa, rồi có cây đuốc từ dưới xuồng, ngoài sân đâm thẳng vô nhà.

Một tiếng nói dưới xuồng vọng lên:

- Có chú Tư ở nhà không?

Trong nhà chưa kịp trả lời thì bóng người dưới xuồng đã hiện ra trước sân.

Chú Tư nghe tiếng đã biết anh Hai Ngào, người nhà của ông Phán.

Chú đương ngó dáo dác tìm đường trốn, mà không biết trốn vào đâu được. Xung quanh nhà trống trơn, bên ngoài là nước. Túng thế chú Tư giả lả nói:

- Chú Hai vào chơi.

Hai Ngào, người no béo, mình mặc bộ đồ lảnh đen, đầu vắt chiếc khăn lông trắng, nghênh ngang bước lên sàn, tay cầm đuốc rọi vào nhà sáng rực. Thìn thấy bộ tướng Hai Ngào thì sợ, nên đứng núp mình sau lưng thiếm Năm.

Liếc thấy có mặt thiếm Năm, Hai Ngào kiếm chuyện:

- Nhà tính gì đây. Tính ăn lễ Trung Thu à?

Chú Tư nhỏ nhẹ nói:

- Nhà tôi không một ten mà tính Trung Thu gì được. Mời chú Hai ngồi chơi. Chú đi có chuyện gì mà coi bộ gắp quá, không đợi sáng, chú Hai?

Nghiêm giọng, Hai Ngào nói:

- Tôi không phải đi chơi. Mà chuyện nầy thì không thể trì hưởn được. Ông Phán muốn gặp chú ngay bây giờ. Vậy chú nên theo xuồng đi với tôi lập tức.

Chú Tư hoảng hốt:

- Chú Hai ôi! Chú thương tình về bẩm với Ông Phán, sáng ngày mai tôi sẽ đến cũng được mà!

Page 7: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

7 | T r a n g

- Chả có gì đâu, chú Tư. Ông Phán muốn gặp chú ngay, để nhờ chú một việc, rồi chú về, tôi đưa chú về mà.

Biết khó từ chối hay trì hoản, chú Tư Mẹo phải theo Hai Ngào ra đi, chưn vừa bước xuống xuồng thì Thìn hơ hãi chạy ra:

- Cậu! Cậu đi à?

Hai Ngào đứng dưới xuồng, rọi đuốc trở lại vào mặt Thìn, cười ngất:

- Có gì đâu, Cô Thìn? Cô làm như chú Tư ra trận.

Thiếm Năm vói lấy tấm bố choàng lên vai chú Tư:

- Trời mưa gió, nên choàng theo tấm bố nầy cho đỡ lạnh.

Chiếc xuồng lui. Thìn và thiếm Năm ngó theo cho đến khi ngọn đuốc khuất trong lùm cây mới thôi.

Thìn ôm mặt thúc thích khóc:

- Thiếm ôi! Chắc cậu cháu….

Vịn vào vai Thìn, thiếm Năm khuyên nhũ:

- Không hề gì! Chú Tư đi một lát sẽ về. Thôi vào bếp lấy nếp ra lo gói bánh. Thiếm về Hoài đem đậu tới.

Page 8: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

8 | T r a n g

II

Ông Phán Trân một ông Phán về hưu, con của thầy Cai tổng Ngữ ở Cao Lãnh. Ông làm thông ngôn ở tòa án Vĩnh Long, sau hưu trí về hưởng gia tài của thầy Cai để lại. Vợ con ông Phán cũng đầy đủ. Bà vợ là con gái của ông Hội đồng Tư ở Giồng riềng cũng là tay nhà giàu khét tiếng. Đứa con gái lớn của ông đã có chồng, và cũng vừa sanh được một cháu trai. Đứa con trai thứ ba còn học bên Pháp và đứa con gái út cũng được lấy chồng bác sĩ.

Qua lại trước nhà ông ở giữa khoảng cầu đúc và cầu Đình Trung trên con đường Cao Lãnh An Bình, một cái nhà nền cao hơn thước rưởi, nguy nga đồ sộ như một biệt thự của một ông quan nào, ai cũng trầm trồ khen ngợi cho là một nhà có phước, có lộc.

Đã là chủ điền, lại thông thạo luật pháp, quen lớn với Tây tà cũng nhiều, ông Phán Trân là một người không những ở quận mà ở tỉnh ai cũng kiên sợ cả.

Ông nay đã già, trên năm mươi tuổi, không đi Sàigòn hoặc đi Sa đéc thì ông nằm nhà hút thuốc phiện. Ông có sắm đủ mâm đèn và dọn riêng một căn phòng để hút. Hai Ngào, một thanh niên chưa đến ba mươi tuổi mà đã sành điệu làm thuốc, lại còn khéo lục lạo “kiếm mùi” cho ông Phán nữa. Lúc nào ông Phán than buồn thì Hai Ngào phải đi kiếm cho được gái tơ. Những cô nào mà ông đẹp dạ, ông ăn ở được vài tháng. Bằng không thì chỉ sau một đêm là ông tấn đi.

Có một điều là bà Phán ghen khá lắm. Đối với bà có một cô nào mới đến, là thêm cho bà một tay hầu hạ bà. Bà bắt đấm bóp sáng đêm, pha nước cho bà tắm, kỳ lưng cho bà.

Trong nhà hiện thời có ba đứa gái hầu bà, đều là con của tá điền nhà bà, đã được Hai Ngào rước về cho ông Phán. Tuy ông Phán không còn dùng ba cô ấy nữa, nhưng bà Phán còn dùng được nên bắt ở lại thêm một thời gian để hầu hạ bà rồi mới cho về.

Mới đây ông Phán có đi thăm ruộng trong kinh ông Kho. Ngồi trên chiếc tam bản có bốn chèo, ông Phán nhìn trước, bên tả ngạn bờ sông Đình Trung thấy cô Thìn đương ngồi giặt quần áo.

Ông thấy cô Thìn trắng đỏ, no tròn, ông mới chỉ cho Hai Ngào như ý hỏi: “Con ai?”.

Xem lại, Hai Ngào cười:

- Không ai lạ, người trong làng lại gần ông nữa. Con của chú Tư Mẹo đấy.

- À!...

Ông Phán buông một tiếng như lạ lùng ngụ ý mừng rỡ.

Tam bản đã đi qua, ông còn ngó lại, chép miệng như thèm thuồng

Từ lúc ấy, ông Phán đâm ra buồn vẩn vơ. Tam bản qua tới làng Mỹ ngãi rồi, ông bảo

thôi, quay đầu lại trở về, chớ không muốn thăm ruộng nữa. Hai người chèo lấy làm lạ, phải chèo về nhằm lúc nước ngược.

Page 9: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

9 | T r a n g

Bận trở về, ông Phán cố ý dòm chỗ cô Thìn giặt quần áo khi nãy, nhưng nào ông có thấy bóng hồng ở đâu, Ông mới biểu tam bản ghé lại bên bờ, trệch qua cầu khác rồi Hai Ngào nhảy lên coi có chú Tư Mẹo ở nhà không.

- Nếu có, mời qua nhà tao có chuyện gấp, Ông Phán nói chưa dứt lời thì Hai Ngào đã nhảy phóc lên bờ rồi, lội nước mà đi.

Một lát, Hai Ngào trở ra, lắc đầu:

- Chú ấy đi đâu chưa về.

Ông Phán cho xuồng lui về nhà, trong lòng băn khoăn nhớ gương mặt trái soan của cô Thìn. Suy nghĩ một hồi, ông liền biểu Hai Ngào lấy sổ nợ ra cho ông coi lại. Ông lật vài tờ, gật gù đắc ý lấy viết chì làm dấu. Bữa sau, trời tối, ông hối thúc Hai Ngào lấy xuồng đi kiếm chú Tư đem đến cho ông dạy việc. Ông Phán làm ra vẻ giận dữ, nên Hai Ngào đâm sợ, lật đật đốt đuốc ra đi liền.

Lần nầy Hai Ngào đã gặp được chú Tư lần mò về cho kịp ngày mai cúng cơm vợ. Vì vậy mà chú Tư đã bị đưa xuống xuồng, chở về nhà ông Phán.

Ông Phán ngồi nhà chờ, nóng lòng đi qua đi lại trong phòng riêng của ông. Chốc chốc, ông lại ngó qua cửa sổ, nhìn về sau nhà, coi chừng Hai Ngào về chưa. Nhưng ông cũng chưa tin cặp mắt của mình là đúng, ông quát lớn với người ở trong nhà:

- Hai Ngào về chưa? Sao mà lâu quá vậy?

Gia nhơn trong nhà nghe tiếng quát của ông đều chạy túa ra bến, vừa lúc ấy Hai Ngào bước lên bờ vào nhà.

- Ông quát la nãy giờ đấy. Vào mau đi.

Hai Ngào kéo chú Tư đi mau:

- Chú thấy không, đi mau như thế mà ông ở nhà quát ầm lên đó. Chú vào mau kẻo ông quở. Chú Tư bộ dạng sợ sệt, bước vào. Chú vừa rửa sơ đôi chân cho sạch bùn, rồi bước vào nhà.

- Chú vào phòng nầy đây, ông Phán đương chờ.

Chú Tư vừa bước vào cửa phòng, ông Phán đã ngẩn đầu, cười:

- Chú Tư Mẹo đấy à? Ngồi đó rồi nói chuyện.

Ông Phán chỉ vào chiếc ghế đẩu, nhưng chú Tư không dám ngồi. Hai Ngào cũng bước vào, rót nước mời uống, chú Tư vẫn đứng một chỗ như bị trời trồng.

Còn ông Phán, nằm hút một hơi dài, rồi mới nhướng cặp mắt kiếng hỏi chú Tư:

- Sau, năm nay thế nào? Mùa lúa rồi chú không trả một ten nợ cũ nào cả. Chú đã kiếm đủ chưa?

Lời nói của ông Phán như một thùng nước lạnh tạt vào người chú Tư đương rét cóng vì sợ và vì đói nữa.

- Dạ, dạ bẩm ông, ông xót thương tôi, mùa nước nổi, không làm gì được, cũng không đi đâu được. Nhà hiện giờ không củi, không gạo. Trọn ngày nay tôi chưa có hột cơm, ông Phán xót thương cho, tội nghiệp tôi…

Hai Ngào ngắt lời:

- Chết chưa! Chú đừng than nghèo ở đây. Ông Phán ổng không biết chú thế nào sao mà đi than với thở?

Lật sổ ra, ông Phán liếc mắt qua ung dung nói:

Page 10: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

10 | T r a n g

- Phải đấy, chú Tư à, tôi cũng biết chú không được mấy gì khá. Vì vậy mà tôi mới giúp đỡ chú, dầu chú còn thiếu nợ nhà tôi, tôi cũng cho chú mướn rẻ mấy mẫu ruộng của tôi năm ngoái, chú còn thiếu tôi bao nhiêu biết không?

Chú Tư làm thinh.

- À, hai mươi lăm giạ lúa, một trăm đồng mượn làm đám mãn khó cho vợ chú. Đầu mùa chú mượn thêm hai chục giạ làm giống nữa, thêm năm chục đồng nữa. Nhắc qua chuyện cũ, hồi đời ông già của chú còn sinh tiền đã thiếu của ông thân tôi mười lăm giạ lúa và mười lăm ngày công lễ.

Sổ sách đã ghi rành đây. Nếu tính năm phân lời, chú thiếu tôi tất cả là…

Hai Ngào lẹ miệng:

- Tất cả là chín chục giạ, hai trăm hai mươi lăm đồng và hai chục ngày công.

Ông Phán tiếp:

- Đó, chú thấy không, không phải nhỏ nhoi gì đâu. Chú phải trả cho tôi, khi nầy rồi còn khi khác chớ?

Chú Tư nghẹn ngào, nước mắt chảy ràn rụa, muốn nói nhưng không hiểu sao, chú nói chẳng ra lời.

Thấy chú Tư đứng im, ông Phán giận, thét lớn:

- Phải trả cho xong, tính thế nào chớ lẽ câm họng đối phó với tôi à. Hay là muốn tôi giao cho quận.

- Bẩm ông…

- Không bẩm thưa gì nữa cả. Nội đêm nay chú phải trả món nợ cũ cho tôi, không thì theo Hai Ngào ra quận.

Biết chú Tư đã bí lối, Hai Ngào ra vẻ xót thương khuyên nhủ:

- Chú nên biết ý ông Phán, hồi còn làm việc cũng vậy mà bây giờ cũng vậy, ổng nói như búa bổ đừng hòng xin xỏ vô ích. Chú cần nghĩ cách khác mới được.

- Tôi còn có cách gì khác nữa đâu? Chú Tư nói. Tôi là một nông dân nghèo, trên đầu hai thứ tóc làm suốt năm nầy qua năm khác chẳng có miếng đất cắm dùi, không bò, không trâu, không bà con cố hữu gì cả, thì tôi phải tìm cách gì đây. Thưa ông Phán xin ông xét lại…

Trước sự van xin nài nĩ, có vẻ thống thiết ấy ông Phán thấy cơ hội đã đến, nên liếc mắt qua Hai Ngào, rồi đằng hắng giọng. Hai Ngào hội ý, bước lại vỗ vai chú Tư:

- Này chú Tư ôi! Tôi nói chú đã có cách lo gỡ nợ rồi. Ông Phán đã chỉ cho chú con đường đi bây giờ chỉ còn có nước là chú có muốn đi hay không thôi.

Ngơ ngác không hiểu thâm ý của ông Phán và Hai Ngào, chú Tư phập phòng trong bụng, ngại ngùng hỏi:

- Chú làm ơn nói cho tôi biết đường đi như thế nào, chớ tôi rối trí quá rồi không thấy gì cả.

Hai Ngào tươi cười, giải quyết hộ chú Tư:

- Có khó gì mà không thấy. Tôi thấy bây giờ chú không có gì để trả nợ cho ông Phán, mà chú có đứa con lớn, chú nên đem nó tới để hầu hạ bà Phán mà trừ nợ đi, ở gần bà Phán nó sẽ sung sướng hơn khỏi lo ăn đói mặc rách, mà chú còn được thảnh thơi làm ăn nữa.

Page 11: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

11 | T r a n g

Lời nói của Hai Ngào êm dịu nhưng không khác nào tiếng sét. Chú Tư buông ra hai tiếng “Trời ơi” rồi nghẹn ngào hết nói được. Nước mắt bỗng nhiên trong người ông tuôn trào ra như suối.

Hai Ngào không đợi chú Tư khóc thành tiếng nên nhắc lại ý mình:

- Chú về đem con Thìn tới đây là êm chuyện.

Trước sự tấn công của ông Phán và Hai Ngào chú Tư sụp mình quỳ xuống van xin:

- Tội nghiệp cha con tôi lắm. Xin ông Phán nhũ lòng thương cha con chúng tôi, mở lòng từ bi cho cha con tôi được nhờ. Đầu đuôi tôi chỉ có một cha một con, cha con tôi dầu chết cũng không rời nhau.

Ông Phán giận, đôi môi đã tím đen lại đen hơn:

- Nầy, tôi nói cho mà biết, tôi tính như vậy là nghĩ tình thương cha con chú lắm đó. Con chú được sống đầy đủ tử tế, nợ chú được xóa bỏ. Hai điều lợi, chú còn muốn gì? Bằng không, Hai Ngào mầy dắt chú đi lên quận, rồi qua nhà bắt con Thìn lại đây cho tao.

Chú Tư lạy lia:

- Trời ơi không thể được. Tội nghiệp cha con tôi ông Phán ơi! Con Thìn là núm ruột. Tôi bỏ con không đành. Thà cha con tôi cùng chết.

Ông Phán quay mặt đi nơi khác, Hai Ngào cũng làm ngơ luôn, để cho chú Tư suy nghĩ lại. Chú Tư bối rối, cứ quỳ lạy mãi.

Thấy im tiếng, ông Phán lại quát to:

- Tôi không bằng lòng nghe tiếng xin xỏ gì nữa. Chỉ có hai con đường: một là đợ con, hai là trả nợ. Hể chịu đợ con thì làm giấy xóa nợ.

Nói xong, ông Phán toan ra khỏi phòng. Chú Tư chạy theo xin nhưng ông Phán gạt đi, bỏ một mình Hai Ngào và chú Tư ở lại.

Hai Ngào mới lấy viết mực ra, bảo chú Tư viết tờ đợ con.

Chú Tư năn nỉ với Hai Ngào:

- Chú Hai không nghĩ tình tôi mà nói giúp tôi một lời nào. Tôi nỡ nào thế con như vậy? Việc nầy ức quá, tôi phải đi thưa.

Hai Ngào nổi giận:

- Chú đi thưa? Đi thưa đâu? Chú nói mà liệu hồn. Gia đình đây sẽ bắt trói chú lại, giam nhốt chú bây giờ! Rồi con Thìn cũng bị bắt như thường. Chú quên rồi sao, ông Quận, ông Chánh, ông Tòa đều là người của ông Phán cả, ông muốn gì lại không được?

Rồi Hai Ngào dịu giọng:

- Thôi chịu đi. Con Thìn tới đây có tôi bảo bọc nó. Tôi nào không tìm cách giúp chú sao? Nhưng ngặt quá, gặp lúc ổng giận, không thể nói gì được. Ít ngày con Thìn về đây tôi sẽ tìm lời nói giúp, tự nhiên em nó sẽ trở về với chú, mà nợ cũng trả xong.

Nghe Hai Ngào nói lợi hại, chú Tư làm thinh suy nghĩ. Chú thấy đợ con Thìn để trừ nợ thì không hại gì, nhưng chú sợ…Chú sợ con Thìn hư, vì chú đã hứa sẽ gả con Thìn cho Hoài rồi. Tội nghiệp cho Hoài nữa.

Đoán biết chú Tư suy nghĩ gì, Hai Ngào tiếp:

- Tôi nói riêng cho chú biết, bà Phán ghen lắm. Ông Phán chẳng dám làm gì đâu. Tôi đem gởi cho bà Phán, nó hầu hạ cho bà, thì có ai làm gì động được tới lông chưn nó chớ.

Page 12: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

12 | T r a n g

Thấy chú Tư muốn xiêu lòng, Hai Ngào liền đặt viết xuống viết tờ đợ con giúp cho chú Tư:

“Tôi là Trần Văn Mẹo có thiếu nợ của ông Nguyễn Văn Trân, nghiệp chủ ở làng Mỹ trà quận Cao Lãnh một số lúa là 90 giạ và một số tiền là 225 đồng. Vì không trả được, nên tôi bằng lòng đợ đứa con của tôi là Trần thị Thìn để thế nợ.

Đôi bên đều bằng lòng nên làm giấy nầy để cầm làm chắc, sau nầy có nói ngược, sẽ chịu tội “.

Ký tên: Trần Văn Mẹo

Đồng ý: Nguyễn Văn Trân

Viết xong Hai Ngào hỏi:

- Chú biết chữ chớ?

Chú Tư lắc đầu.

- Không biết chữ thì tôi đọc cho nghe rồi lăn tay vào đây.

Hai Ngào liền cất giọng đọc. Đọc xong, Hai Ngào biểu chú Tư đưa tay ra. Chú Tư không đưa, rút tay lại:

- Không thể được! Trời ơi!

Nhưng Hai Ngào đã bôi mực vào mấy ngón tay cầm chặt tay chú Tư và nhận đại xuống tờ giấy.

Chú Tư té xỉu xuống gạch, bất tỉnh.

Vừa khi ấy, ông Phán bước vào, dặn Hai Ngào:

- Để ông ấy xuống nhà sau, chờ ổng tỉnh lại rồi cho về.

Còn chú và hai tên gia đinh lực lưỡng ngồi xuồng tới nhà rước con Thìn về đây, nói là đến để rước cha cô về, vì cha cô bị máu xâm không về một mình được.

Hai Ngào dạ rồi lo đỡ chú Tư ra nhà sau.

Nhưng ông Phán còn dặn lại lần nữa:

- Đi gấp, tao ở nhà chờ đây. Xong việc về tao thưởng.

Đồng hồ nhà ông Phán đã gõ 3 tiếng.

Page 13: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

13 | T r a n g

III

Ở nhà, giờ nầy, Thìn và thiếm Năm thức nấu nhưn gói bánh, Hoài thì chống xuồngđi đi lại lại. Từ nhà mình đến nhà cô Thìn chở thêm củi, phụ vào việc nấu bánh.

Cả nhà hôm nay quyết thức vừa gói bánh vừa chờ chú Tư Mẹo về.

Ngồi làm mà ai cũng sốt cả ruột. Nghe có tiếng động là cả mấy con mắt đều đổ dồn ra bờ sông đen như mực. Cô Thìn hồi hộp, nói chuyện với thiếm Năm.

- Không biết cậu cháu có hẹn nợ được không mà giờ nầy chưa thấy về. Đi nãy giờ có được hai giờ đồng hồ chưa thiếm Năm?

Thiếm Năm cũng lo ngại như cô Thìn. Thiếm không đáp ngay:

- Ông Phán khó lắm. Có lẽ vì tánh khó của ổng mà chú Tư còn cù cưa khất nợ nên chưa về được.

- Nếu cha cháu có bề gì, thiếm thương tình đừng bỏ cháu nhé. Thìn nói đôi mắt muốn rớm lệ.

- Làm sao thiếm bỏ cháu được? Một lời chú Tư đã hứa với thiếm trước đây là sẽ gả cháu cho thằng Hoài, dầu chưa cưới hỏi gì, chớ thiếm coi cháu như dâu con rồi. Cháu cứ yên lòng và đừng nghĩ quấy.

Thiếm Năm nói thật tình, cốt để cho cô Thìn khỏi lo ngại cho tương lai nữa. Nhưng Thìn nghe nói thì vừa mắc cở, vừa sung sướng.

Bỗng Hoài đem củi đến.

Thìn cúi đầu gói bánh, không nói nữa, cố che giấu sự e lệ của mình. Nhưng trong trí Thìn đã ghi Hoài là một trai làng đáng cho Thìn gởi thân phận còn thiếm Năm là bà mẹ hiền từ. Bởi vậy, Thìn thấy hân hoan trong lòng.

- Bao nhiêu củi đây có đủ không Thìn? Hoài hỏi thật tình. Nhưng Thìn mắc cở trước mặt thiếm Năm, nên nói trớ:

- Ồ, sao anh hỏi tôi? Anh hỏi thiếm Năm mới được chớ?

Rồi day qua, Thìn như phân bua:

- Phải không thiếm Năm? Thiếm rành hơn cháu, chớ cháu có nấu bánh lần nào đâu mà biết bao nhiêu cho vừa!

Vừa nói tới đây, Thìn trực nhìn ngoài sông có ngọn đuốc sáng lù đến. Reo mừng, Thìn nói:

- Cậu cháu về đó. Ừ, có vậy đặng sáng mai cúng mẹ cháu chớ.

Thiếm Năm và Hoài cũng dòm ra sông. Đuốc lần lần đến gần. Chiếc xuồng chỉa ngay mũi vào nhà cô Thìn.

Xuồng đã cặp sàn nhà. Thìn lỏ mắt nhìn dưới xuồng, có ba người ngồi mà chẳng thấy mặt cha. Cô tái mặt, hỏi Hai Ngào ngồi dưới xuồng, tay cầm đuốc:

- Ủa, còn cậu tôi đâu?

Page 14: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

14 | T r a n g

- Chú Tư chưa về? Chú đã bị trúng sương gió sao đó, nóng nằm mê man, vậy cô hãy đến đưa chú về. Đó là theo ý bà Phán dạy.

- Cậu tôi bị bịnh à? Ôi, sao bịnh bất tử thế? Trời, sao mấy anh không chở giùm ngay về đây có tiện hơn không?

- Không thể được, còn đương đau, chở đi bất tử trúng gió chết ai thường mạng cho! Thôi đi mau đi cô!

Cô Thìn bối rối. Cô liếc thiếm Năm như hỏi ý kiến rồi liếc qua Hoài. Nhưng cả hai cũng bối rối quá, không biết nói sao. Bỗng thiếm Năm lên tiếng:

- Thôi để tôi đi thế cho con nhỏ. Tôi qua đem ảnh về, cạo gió đánh lưng thì hết chớ gì.

Nhưng Hai Ngào không đồng ý:

- Thiếm đi không được. Bà phán bảo cần có mặt cô Thìn để chứng kiến vì cô là con. Sợ có bề nào, sau nầy cô Thìn trách là thế nầy, thế nọ, bà không bằng lòng. Vậy cô Thìn đi là hơn.

Hai Ngào nói có vẻ quả quyết và làm cho Thìn càng thêm lo sợ cho tánh mạng cha. Trước tình thế ấy, không biết tính sao, Thìn liền vói tay lấy áo và nói với thiếm Năm:

- Thiếm đi với cháu.

- Không được, chở thêm người nữa thì chìm xuồng còn gì. Mau đi, thật khổ quá.

Bị thúc hối, Thìn liền bước chân xuống xuồng. Cô nói vói:

- Thiếm Năm ở nhà thức coi giùm bánh, chút nữa cháu về.

Xuồng đã chống ra sông. Thiếm Năm và Hoài ngồi trong nhà ngó theo ngọn đuốc, mỗi người có một ý nghĩ riêng.

- Mẹ à, con phải đi theo Thìn mới được.

- Làm sao đi, con? Nhà ta không xuồng!

- Không xuồng thì con chạy đi mượn.

- Nhưng con có đi cũng chẳng vào nhà ông Phán được. Có đi chỉ vô ích thôi.

Hoài thở dài, nhìn theo ngọn đuốc đã lần lần khuất dạng sau mấy rặng cây.

Trong đầu Hoài, giờ phút nầy, hiện ra không biết bao nhiêu cảnh không tươi đẹp. Hết nghi ngờ ông Phán, Hoài lại nghi ngờ cả Thìn.

Hoài nghĩ tiền tài có thể thay đổi con người nó mua chuộc được lòng dạ con người không khó mấy.

Thiếm Năm thì không nghĩ viễn vong như Hoài. Thiếm nghi ngờ chú Tư bị gia đình ông Phán đánh nên bị bịnh. Chớ không lý con người mới đó lại bịnh bất tử như vậy được. Hay là chú đã chết, nên cần có mặt Thìn?

Nghĩ vậy mà thiếm Năm càng thương cho cảnh nhà của Thìn hơn.

Thiếm ngồi gói nốt cho rồi mấy cái bánh đặng bỏ vào nồi nấu.

Giờ nầy, Hoài vẫn ngồi ở cửa ngó mong ra bờ sông toàn một màu đen.

Bỗng nhiên Hoài rú lên:

- Má! Coi kìa, một ngọn đuốc!...

Hoài chỉ cho mẹ thấy ngọn đuốc dưới xuồng lù lù đến. Hoài đinh ninh là Thìn trở vế.

Page 15: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

15 | T r a n g

Thiếm Năm ngồi chất bánh vào nồi vội vã đứng ra dòm. Thiếm cũng đinh trong bụng là Thìn chở chú Tư về.

Xuồng lại gần, rồi đâm vào sàn nhà như lúc nãy, lửa đuốc lập loè đã cho Hoài thấy trên xuồng chỉ có hai người ngồi, một người bơi là Hai Ngào, và một người ngồi ủ rủ, đầu gục vào gối là chú Tư.

Mũi xuồng đụng vào cột nhà dội lại. Chú Tư như muốn bật ngửa, chú trực nhìn lên nhà, nước mắt còn ràn rụa thì Hoài đã hỏi:

- Còn cô Thìn đâu?

Hai Ngào lại nói:

- Thôi, chú xuống xuồng dìu ông ấy lên mau còn hỏi vẩn vơ gì nữa.

Hoài liền theo lời của Hai Ngào bước xuống xuồng. Thiếm Năm cũng bỏ bếp, chạy ra thò chưn kìm mũi xuồng lại cho Hoài và chú Tư đi lên nhà khỏi té, miệng thiếm hỏi lia:

- Sao chú Tư, có hề gì không? Bịnh tình thế nào?

Chú Tư không trả lời được, chú chỉ khóc. Chú đứng dậy không muốn vững, Hoài phải cặp nách dìu chú đi. Trên sàn nhà, thiếm Năm đưa tay ra để níu tay chú Tư kéo lên.

Chú Tư đã lên tới nhà thì nằm lăn ra khóc:

- Thìn ơi! Con ơi! Con Thìn đi đâu rồi! Chắc tôi phải chết vì tôi đã giết con tôi.

Ngoài sông, Hai Ngào đã chống xuồng ra về như bao lần trước, không một tiếng chào hỏi.

Thiếm Năm và Hoài không hiểu gì cả, nóng lòng, Hoài mới kêu chú Tư ngồi dậy để hỏi cho biết tự sự:

- Sao chú Tư, cô Thìn đã đi có gặp chú chưa?

Chú Tư ngưng khóc, ngồi dậy hỏi lại:

- Thìn đã đi rồi à? Nó đi đâu?

- Cô ấy đi đến tìm chú để dẫn chú về. Nghe nói chú bịnh.

- Ai biểu?

- Thì nghe Hai Ngào tới đây nói vậy thì hay vậy, chớ nào ai biết chuyện gì đâu.

Chú Tư gục mặt bứt đầu khóc nức nở, buông ra mấy tiếng uất ức:

- Thôi rồi Hoài ơi! Con ơi! Con Thìn đã mắc bẫy, mà cha nó cũng đã mắc bẫy của thằng Phán già.

Không hiểu gì, nóng lòng, thiếm Năm giục:

- Chú hãy nói rõ lại câu chuyện như thế nào? Ở nhà có hay biết gì đâu, chú cứ ngồi khóc mãi làm sao ai hiểu cho đặng.

Chú Tư vừa khóc, vừa nói:

- Chị Năm ơi! Còn nói gì nữa bây giờ, mình thiếu nợ người ta, người ta bắt con ở đợ lại trừ. Tôi tức giận lấy tôi là không hiểu tại sao tôi nằm mê mang bất tỉnh trót giờ mới dậy được. Bây giờ trong người tôi chóng mặt lắm. Chớ có đau ốm gì đâu!

- Vậy mà nó qua đây nó nói chú đau nặng.

- Như vậy là nó làm kế để bắt sống con Thìn rồi, chị à!

- Chú không xin được sao?

Page 16: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

16 | T r a n g

- Lạy sói đầu cũng không được nữa. Nó bắt tôi làm giấy!

Hoài sửng sốt hỏi:

- Chú có làm giấy không?

- Không, chú không thể làm đặng. Nhưng Hai Ngào đã làm và bắt buộc chú điểm chỉ lăn tay.

- Chú có điểm chỉ lăn tay gì không?

- Chú không chịu điểm chỉ, lăn tay nữa, Hai Ngào nắm tay chú, bôi mực chực lăn tay thì không hiểu sao lúc đó, vì tức giận, vì quá xúc động thế nào, hay vì lẽ gì không hiểu, chú bất tỉnh không biết gì nữa. Có lẽ trong giờ phút ấy chúng đã điểm chỉ, lăn tay chú rồi.

Hoài giận đỏ mặt:

- Như vậy thằng Phán già đã có dã tâm, không kể gì pháp luật. Chúng cho chú ngữi phải thuốc mê bày mưu kế bắt Thìn về làm thiếp.

Tức quá, nên Hoài khóc. Chú Tư càng khóc nhiều hơn, làm cho thiếm Năm cũng khóc theo.

… Trên bếp, nồi bánh tét đang sôi ùn ục.

Page 17: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

17 | T r a n g

III

Trước bàn thờ Phật, bà Phán hai tay cầm hương, miệng lầm thầm khấn vái:

- Nam mô… Phật tổ Như lai, xin ngài từ bi phổ độ cho con năm nay thóc lúa thâu vào bằng năm mười năm ngoái, bạc tiền đầy lu Nam mô… Quan Thế Âm Bồ Tát phò hộ cho con bốn mùa bình an, nhà đầy phước lộc. Nam mô… thiên địa quỷ thần, nhờ các ngài giúp cho con tiền nợ cho vay không mất một đồng, lúa góp không thiếu một hột, tôi tớ trong nhà không ăn xớt bớt, tá điền trả công không sót một buổi. Nam mô…xin chứng giám.

Sụp lạy van vái một hồi, bà Phán mới ngồi xề lại chiếc ghế dựa, mở ô trầu lấy một lá trầu vàng, bệt vôi, bỏ vào miệng nhai nhóc nhách. Bà lại lấy miếng cau tươi mà chị ở đã bỗ sẵn, một cọng vỏ giấy cũng bỏ vào miệng nhai luôn.

Nước bả trầu màu đỏ, chạy ra hai bên mép bà cầm ống nhổ bằng đồng bóng láng, nhổ vào ít giọt bả trầu, lấy khăn trên vai xuống chùi miệng xỉa qua xỉa lại. Mấy ngón tay của bà vảnh ra để lộ mấy hột xoàn chiếu sáng ngời trên ba ngón giữa, áp út và ngón út.

Tằng hắng, bà mới nói, không biết bà nói với ai:

- Hôm qua ở nhà cho đem con gái của Tư Mẹo về đây để làm con hầu trừ lúa góp và nợ, sao tới bây giờ chưa thấy mặt con nào đó đến trình diện tao cả!

Rồi bà lẩm bẩm một mình:

- Một đứa tớ gái mà trừ cho tới 90 giạ lúa với 225 đồng nợ nghĩ cũng nặng ớn chớ.

Thìn đã bị Hai Ngào lập kế bắt về hồi hôm cho ông Phán. Ông Phán nằm hút chờ, khi dẫn Thìn đến thì ông Phán muốn làm chuyện tồi tệ ngay. Nhưng vì đêm khuya, Thìn chống cự và muốn la lên. Sợ động tai bà Phán, ông mới biểu Hai Ngào dắt cô xuống nhà dưới, bỏ vào phòng nhốt lại và cho chị bếp canh giữ Thìn.

Đêm ấy cô khóc mãi. Cô không chịu ngủ. Chị bếp đã ngọt ngào dỗ dành nhưng cô cũng không an lòng. Cô khóc cho đến cặp mắt muốn sưng lên.

Sáng ra nghe bà Phán hỏi về Thìn, thì Hai Ngào vội vã vào phòng nhốt Thìn mở cửa và biểu đi ra để chào bà Phán.

Thìn nghe nói ra chào bà Phán thì vững lòng chịu đi liền. Nhưng Hai Ngào đã dặn trước:

- Đừng khóc lóc gì cả mà bà Phán giận. Nên vui vẻ lễ phép. Bới tóc lại cho gọn gàng. Rửa mặt đi.

Thìn làm theo lời dặn của Hai Ngào, rụt rè bước ra cúi đầu chào bà Phán. Hai Ngào đã thưa:

- Bẩm bà, cô ấy đến chào bà.

Bà Phán day lại phía Hai Ngào:

- Có chú Hai đây, sao con nhỏ ấy đâu?

Hai Ngào giục Thìn:

Page 18: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

18 | T r a n g

- Sao không quỳ xuống!

Bà Phán nhìn kỹ Thìn, thấy gương mặt cô trắng, cặp mắt lanh, tóc mây đen huyền, bà khen thầm con nhà nghèo mà dễ coi.

Bà biểu Thìn đứng dậy, hỏi:

- Mầy tên gì?

Thìn làm thinh. Hai Ngào lại thay thế mà trả lời:

- Dạ cô tên Thìn.

- Tên Thìn, như vậy nó tuổi Thìn. Năm nay 18 tuổi. Chà bằng tuổi con Thung nhà nầy rồi.

Không hiểu bà nghĩ gì, bà lại hỏi Hai Ngào:

- Hồi hôm chú đi bắt con nhỏ nầy về, chú lại dẫn nó đến phòng của ông Phán làm gì mà nghe rầm rầm trong ấy?

Rồi bà bắt lỗi:

- Theo lẽ chú phải đem nó trình diện ngay với tôi, hay là chú muốn dắt mối cho ông Phán chớ gì?

Hai Ngào xanh mặt, nhưng cũng kiếm lời bào chữa:

- Dạ cháu cũng biết vậy, theo phép phải đưa nó đến trình diện trước với bà, nhưng cháu thấy giờ ấy bà ngủ, nên cháu không dám làm mất giấc ngủ của bà. Cháu dẫn nó qua phòng ông Phán. Nhưng con nhỏ nầy khờ khạo, không biết lễ phép gì cả, biểu nó đi nó không đi, cháu mới xô nó, vì vậy mới có tiếng động làm bà hay, chớ không có gì hết.

Bà Phán xỉa thuốc, ngừng một chập mới nói:

- Thôi được, con nhỏ nầy ở, làm việc hầu hạ bên tôi, chú Hai đi đi. Còn chị bếp đâu? Tôi giao con nhỏ nầy cho chị, chị dạy biểu nó cách thức hầu hạ tôi. Chị lấy quần áo sạch nó mặc, biểu nó tắm rửa sạch sẽ nghe hôn. Thôi, đi theo chị bếp đi, con nhỏ.

Bữa nay, ngày cúng cơm cho má Thìn, chính là ngày Thìn phải xa nhà, dấn thân vào cuộc đời tôi tớ cho nhà ông Phán.

Theo chơn chị Bếp, cô ra nhà sau, khóc thúc thít. Cô hỏi thăm chị bếp có thấy cha cô hôm qua đến đây và bây giờ ở đâu. Chị bếp cho biết là ông già cô đã được chở về bên ấy sau khi cô được chở đến đây.

Chị bếp thương tình cảnh Thìn, thấy cô còn nhỏ nên dỗ:

- Sự thế đã như vậy rồi, cô rầu buồn cũng vô ích. Cô có khóc chỉ thêm bị đòn, đau thân mà thôi. Nên ẩn nhẩn qua ngày, rồi có ngày chúng ta cũng thoát được chốn nầy, cô ạ! Tôi cũng không khác gì cô. Cũng mắc nợ nhà nầy, phải ở đợ suốt đời. Cô còn có diễm phúc nầy, cô ở đợ mà nợ đều bỏ hết.

Thìn nhớ lại chuyện ông Phán đã làm khi hôm mà cô sợ nên nói với chị bếp:

- Nhưng tôi sợ ông Phán quá. Ông ôm tôi khi hôm, tôi vùng vẫy thoát được, chớ không thì khổ cho tôi rồi. Tôi nhớ việc ấy mà lo sợ quá, không biết có thoát khỏi tay ông không.

Chị bếp ngẫm nghĩ giây lâu, rồi nói:

- Thân mình trong tay người ta, người ta muốn làm chi thì làm, không biết kêu ai cho thấu hết. Cũng may có bà Phán, bả ghen có lẽ nhờ vậy mà cô vô hại.

Chị bếp mới nói qua công việc trong nhà:

Page 19: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

19 | T r a n g

- Gần bà Phán, cũng khổ lắm. Bà bắt đấm bóp sáng đêm, mình có đấm bóp bà mới ngủ được hể ngưng thì bà thức bà chữi, bà đánh bằng cán chổi. Thức suốt đêm như vậy mà ban ngày có ngủ nghê gì được. Mới chợp mắt là bà kêu nấu nước pha trà, rửa ống nhổ, lấy trầu, cau, thuốc, quét dọn trong phòng bà và giặt quần áo cho bà. Bà tắm phải pha nước ấm, và mình phải vào kỳ cho bà.

Cô nhớ, đừng ngại gì cả phải kỳ khắp thân mình cho bà, nếu bỏ xót là bị đánh ngay. Cô cũng thấy thân bà mập như bao chỉ xanh, nội đấm bóp và tắm đủ rả tay rồi đừng nói làm chi khác.

Thìn nghe nói mà ngán ngược. Nhưng được bà Phán hay ghen, cô vững bụng bớt sợ ông Phán, phần được chị bếp giúp đỡ cho, Thìn được khuây khoả mà ở nơi đây, chịu kiếp tù đày.

Page 20: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

20 | T r a n g

IV

Chú Tư Mẹo buồn rầu mất con, nằm nói lải nhải như người điên. Chú không nghĩ gì tới việc cúng cơm cúng nước cho vợ hết. Hết kêu con, chú lại khóc. Hết khóc, chú lạy trước bàn thờ vợ và kể:

- Mình ơi! Tôi bất lực không làm theo được ý mình đã trối khi qua đời, là phải nuôi dưỡng, bảo bọc con Thìn cho nó khôn lớn rồi lo đôi bạn cho nó. Tôi đã để cho người ta bắt nó đi, vì tôi thiếu nợ không tiền trả. Bây giờ tôi sống làm gì đây. Mình ơi… chắc là tôi phải chết theo mình.

Tiếng kể lể khóc than của chú Tư rất thảm thiết làm cho thiếm Năm rưng rưng nước mắt khóc theo.

Tội nghịêp cho Hoài, thấy tình cảnh chú Tư như vậy, chịu không được, nên đích thân cậu lo liệu trong ngày cúng cơm cho má Thìn. Cậu đi bẻ bông, sắp bánh lên bàn, rồi thắp nhang cúng vái.

Không ai mời mọc, ông Hai ngoài Xép và chú Ba trong kinh Xáng cũng bơi xuồng vào nhà chú Tư. Chú Hai có chở theo xuồng hai kí thịt heo, còn chú Ba có đem theo hai lít rượu, một mủn gạo nàng út với hai con cá lóc bông lớn hơn bắp tay.

Xuồng của hai người vừa đậu bên ngoài thì có tiếng ông Hai dưới xuồng vọng lên inh ỏi:

- Chú Tư đâu, có nhà không?

Thiếm Năm chào ông khách mới đền, và kêu chú Tư. Cậu Hoài chạy ra xách cá thịt, đem vào nhà. Còn chú Tư lòm còm ngồi dậy vừa khi khách bước vào.

- Sao đó chú Tư? Ông Hai hỏi. Bộ chú bịnh phải không? Bữa nay cúng cơm thiếm Tư mà?

- À, con Thìn đâu vắng? Ngày cúng cơm anh Tư ảnh tính bỏ qua sao chớ, coi bếp lạnh tanh vậy nè? Chú Bảy ngó quanh quất như có ý phiền trách.

Chú Tư bước lại ngồi đối diện với khách, rót nước mời khách uống, rồi mếu máo tỏ bày tâm sự mình.

Nghe chú Tư thuật lại đầu đuôi câu chuyện thương tâm của nhà chú mà hai ôngkhách giận lớn tiếng:

- Sao chú không đi thưa? Ông Hai bảo.

- Thưa ai bây giờ? Ông Phán là người thế nào mà đi thưa? Vả lại mình có làm giấy tờ đàng hoàng rồi.

- Thật khổ, kẹt dữ, làm sao bây giờ? Không lẽ anh cứ nằm khóc chờ con Thìn nó về? Làm gì cũng phải cúng cơm cho chị Tư chớ? Chú Bảy hỏi.

- Phải chớ, ngồi khóc hoài cũng vô ích. Không đi thưa ai được, thì mình sẽ tìm thế khác. Nói như chú Bảy là chú Tư phải lo cúng cơm cho thiếm Tư, rồi anh em mình nhậu chơi. Chuyện gì rồi sẽ hay mà.

Hai ông khách có lòng làm cho chú Tư nguôi ngoa. Chú Tư nhờ thiếm Năm và Hoài lo liệu giùm việc nấu nướng. Chú Bảy mau lẹ hơn, nói:

- Có tôi phụ thêm nữa. Có cá, có thịt, lại có rượu nữa, tội gì mà lo buồn?

Page 21: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

21 | T r a n g

Anh em áp nhau lại phụ làm, hai giờ sau là có hai mâm cơm bưng dọn lên cúng.

Lần nầy, chú Tư đứng van vái vợ phò hộ cho con được thoát nạn. Chú không còn trông cậy ở ai hơn là trời đất, thánh thần, vì chỉ có những người vô hình ấy mới soi thấu được nỗi oan ức của mình, thấy được điều lành điều dữ.

Sau ba lần rượu trà van vái, chú Tư mới biểu Hoài bưng dọn ra, rồi cả nhà đều ngồi lại ăn uống. Thiếm Năm xin kiếu về coi nhà, thiếm biểu Hoài ở lại ăn cơm với mấy chú, còn thiếm sẽ ăn sau.

Như vậy là Hoài được ngồi ăn chung, nhưng không được tự nhiên. Câu chuyện trong bữa ăn không ngoài câu chuyện Thìn. Nhưng chỉ toàn là lời than thở, trách móc, chớ chưa ai tìm được một giải pháp nào thích hợp để cứu Thìn được.

Nhơn câu chuyện nầy, Hoài xen vào:

- Theo cháu nghĩ, chúng ta không phải ít oi gì. Cũng không đến đổi yếu hèn, không biết căm thù trước hành động của bè lũ ông Phán. Để ngừa có sự đau khổ khác cho nhiều người sau nầy, cháu làm không được một lần thì cháu tìm dịp tỉa vi cách của ông Phán, lấn lần, ông sẽ bị cô lập, sau cùng là tới phiên ông.

Chú Hai nói:

- Như vậy, theo cháu, có lẽ cháu nhắm trước vào bọn thằng Hai Ngào?

- Thưa bác, đúng vậy. Cháu rình nó đi đâu kiếm gái, o mèo, cháu sẽ chận nó lại, bắt khất nhượng nó, thì bộ hạ của ông Phán sẽ tởn ngay.

Nhưng chú Bảy lại có ý kiến:

- Làm như vậy thì được rồi, không khó. Nhưng chỉ là lối trả thù vặt thôi, chớ không cứu được cô Thìn. Theo tôi, kẻ cứu cô Thìn phải là cô ấy trước nhứt, cô phải có ý thức tự giải thoát, chúng ta bên ngoài chỉ phụ lực giúp sức đem cô ra thôi. Chớ chúng ta có nóng lòng, mà cô ấy chưa tìm được dịp nào để thoát thân, thì cũng khó mà làm gì được.

Chú Tư tán thành ý kiến của chú Bảy. Nhưng Hoài lại nói thêm:

- Ý chú Bảy rất hay, nhưng chúng ta không phải chỉ làm nhiệm vụ giải thoát cô Thìn, mà chúng ta còn phải trừ cho được ông Phán, để cho bà con ta sau nầy không còn bị nạn siết vợ đợ con, hà khắc hảm hiếp ấy nữa.

Hoài nói tới đây, chú Hai, chú Bảy đều làm thinh suy nghĩ. Như chợt tìm được ý hay, chú Tư nói:

- Khi con nhỏ tôi được giải thoát rồi, cha con tôi sẽ đầu đơn tố cáo nó tại tòa. TòaVĩnh long không xử cha con tôi đi tòa Sàigòn, ở đây người ta binh vực ông Phán tôi sẽ đi nơi khác, lên Thống đốc Sàigòn hay lên Toàn quyền Hà nội. Phải làm cho nó tán gia bại sản mới đã nư giận tôi.

Chú Bảy tủm tỉm cười:

- Cách ấy cũng được. Chỉ sợ mình không biết đường đi. Và tiếng nói của dân nghèo như chúng mình vắn hơi lắm kêu làm sao cho thấu. Theo tôi, nên làm sao thi hành kế hoạch đầu đã là giải thoát cho được cô Thìn.

Ngừng một chập, hớp miếng rượu, chú Bảy tiếp:

- Muốn giải thoát cho Thìn, bây giờ cần có sự liên lạc bên ngoài với bên trong nhà ông Phán, Hoài, cháu tìm cách liên lạc cho được với Thìn dặn dò nó phải tìm cách trốn, có chúng mình ủng hộ nó. Khi nào định được, biểu nó cho biết ngày giờ để mình sắp đặt. Cháu có thể làm được việc ấy chớ?

Hoài vừa gật đầu thì thiếm Năm đằng nhà lại hối hả bơi xuồng đến, nói lớn tiếng:

Page 22: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

22 | T r a n g

- Hoài ơi! Thằng Hai Ngào đã vào nhà tịch thâu cái nồi đồng rồi. Nó nói siết nợ. Nó sắp bơi xuồng ra kia.

Tức giận, không đợi mẹ nói hết lời, cũng không nghe lời mấy chú mấy bác cản, Hoài đứng phóc dậy, nhảy xuống xuồng của ông Bảy bơi riết về nhà. Gặp ngay xuồng Hai Ngào vừa ra, không nói rằng gì cả, Hoài sấn xuồng tới rồi trở đầu dầm đánh vào đầu của Ngào một cái rất mạnh làm cho Ngào té xuống nước. Thừa thế, Hoài định bồi cho một dầm nữa, phước cho Ngào là bọn bộ hạ của nó trông thấy nên túa nhau bơi xuồng tới. Hoài thấy chúng đông, hoảng sợ nên chống xuồng đi ra ngả sau, lặn vào mấy đám điên điển rồi mất dạng.

Page 23: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

23 | T r a n g

IV

- À, té ra lũ này gan thật, chúng gan thật. Chúng nó dám đánh người đòi nợ của ta. Chà, chúng muốn làm loạn rồi, chúng không coi pháp luật ra gì cả. Được, để bây coi tay già nầy. Thằng nầy có dám làm gì bây không cho biết. Thằng Hoài chạy à! Giỏi cho mầy chạy đi, để rồi phải chết về tay tao. Tao sẽ cho tụi bây cả lũ tù mạt kiếp cả.

Ông Phán nặc mùi rượu vừa đi ăn đám giổ về, dưới tam bản bước lên, đã được Hai Ngào và gia nhơn báo cáo ngay. Ông đi không muốn vững bước vào ngồi trên ghế bành, ngất ngưởng vung chân, rồi đập tay xuống bàn làm rung rinh mấy tách uống nước.

- Ừ, tụi nó gan lắm, dám chịu chết, chịu tù cả. Còn con Thìn kia…cha chả, tao đem mầy về để mầy ăn no, mặc ấm, béo thây, đỏ da thắm thịt dữ rồi… mầy làm tình với thằng Hoài, mầy muốn làm nội công ngoại kích nhà tao. Để tao “làm” cho mầy coi.

Rồi ông Phán lại lè nhè một mình như nói chuyện với ai:

- Con nhỏ nầy phải thế quá, lúc nầy còn mặn mà hơn trước nữa, từ hôm nào tới giờ, bị kỳ đà cản cổ, mình chẳng động nó được, bữa nay, bà Phán đi Sàigòn rồi, mặc cho mình thỏa thích. Hà! Hà! Con Thìn đâu? Con Thìn đâu?

Ở nhà sau, Thìn nghe tiếng ông Phán gọi thì xanh máu mặt phát run lên.

- Thìn ơi! Thìn! Con nhỏ ấy đâu rồi?

Chị bếp cũng sợ giùm Thìn. Nhưng chị cũng phải tiếp hơi ông Phán:

- Cô Thìn, ông gọi mau lên.

Thìn riu ríu đi lên nhà trên, mắt rớm lệ. Thìn vừa đi, vừa trông chừng chị bếp như có ý khẩn cầu chị điều gì.

- Thìn à!

- Dạ… ông kêu con?

- Lại đây biểu. Lâu quá rồi tao không gần mầy, để nói chuyện với mầy.

Ông Phán đứng dậy, bước tới gần Thìn, toan ôm Thìn thì Thìn khóc rống lên, gạt tay ông:

- Tội nghiệp con lắm, ông ôi!

Nhưng ông Phán đã nắm được tay Thìn, kéo ghì lại, đứng sát vào. Ông vuốt đầu Thìn, nói nho nhỏ:

- Tội nghiệp Thìn quá, vì tội nghiệp Thìn, tôi mới đưa Thìn về đây ở với tôi! Thìn cực khổ lắm. Thìn về đây đượ

c sung sướng hơn, khỏi ăn đói mặc rách nữa, lại có già nầy thương.

Thìn thất sắc, vùng vẫy để chạy. Nhưng ông Phán đã ghì chặt tay Thìn rồi kéo vào phòng riêng:

- Thìn không ngoan chút nào cả. Phải tỏ ra dễ dạy, dễ biểu, làm theo ý muốn tôi, rồi Thìn muốn gì được nấy mà. Thìn muốn về thăm cha cũng được nữa. Thìn cần tiền sẵn có đây. Nhà nầy sẽ là của Thìn mà!

Ông Phán đóng cửa lại. Thìn chạy lại đập cửa, la lên kêu chị bếp. Ông Phán tay bịt miệng cô Thìn lại rồi dìu Thìn lại giường.

Page 24: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

24 | T r a n g

… Trời tờ mờ sáng, chị bếp thức dậy ra sau nhà lấy củi đặng nấu nước. Chị thấy có bóng người xỏa tóc rũ rượi đang đứng lay hoay dưới mái nhà sau, chỗ để củi. Chị tưởng là ma, hoảng hốt lui lại ít bước. Chị dụi đôi mắt để rồi trông kỹ lần nữa, rồi nhè nhẹ bước lại gần. Chị trông thấy rõ đầu tóc rối tung, quần áo xốc xếch, vẻ mặt bơ phờ, buồn thảm, tay còn cầm sợi dây luộc. Thìn ngước nhìn mái nhà, nhón chơn cột đầu sợi dây vào cây đòn tay. Lấy vạc áo chậm nước mắt, Thìn lẩm bẩm, hai tay chấp lại: “Cha ôi! Mẹ ôi!...”

Chị bếp đứng nhìn, thấy rõ từng cử chỉ, đã hiểu vì sao rồi. Chị hoảng sợ, chạy ù tới bên Thìn ôm chầm lấy cô, kêu nho nhỏ:

- Thìn ôi! Cô đừng làm vậy không nên.

Thìn buông rơi sợi dây, ôm choàng chị bếp khóc nức nở:

- Chị ơi! Chị ơi, em sống làm sao được?

Đập nhẹ vào lưng Thìn, chị bếp thủ thỉ:

- Đừng dại thế. Chuyện gì đến đổi phải tự vận. Đừng tính tới chuyện tự tử, không nên nhé. Bình tĩnh lại đi, cô Thìn!

- Chị ơi! Em còn mặt mũi nào nhìn thấy ai nữa. Có sống chỉ bằng thừa…

Thìn gục mặt lên vai chị bếp, khóc ròng, nghẹn ngào không nói thêm được.

- Tôi đã hiểu cả. Tôi tức lắm, nhưng không biết làm sao. Xung quanh toàn là lũ đầu trâu mặt ngựa. Tôi khổ tâm mà thấy cô bị làm nhục, nhưng thôi, ẩn nhẩn qua ngày sẽ hay.

- Không, em không sống được chị à!

- Đừng nói bậy. Cô còn nhỏ. Đời còn dài rồi có một ngày sẽ trả được hận thù chớ chẳng không. Thôi đừng khóc nữa.

Thìn vẫn khóc như mưa…

Page 25: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

25 | T r a n g

V

Đứa con trai thứ ba của ông Phán đã thi đậu luật khoa tấn sĩ. Cậu đã về nước và ông Phán đương lo cưới vợ cho cậu.

Nhiều nhà giàu muốn gấm ghé gả con. Nhưng ông bà Phán đã lựa chọn kỹ lưỡng. Ông bà Phán đã bằng lòng con gái của thầy Cai Tổng Bến tre và sắp làm lễ cưới.

Theo ông bà Phán, thầy Cai Tổng Bến tre là người giàu có bực nhứt trong tỉnh. Ruộng lúa Thạnh phú, vườn dừa Mỏ cày phần lớn là của ông. Đã vậy, ông còn là nhà có quyền thế nữa. Đứa con trai của ông đương làm Tòa ở Tòa án Vĩnh long. Đứa con gái của ông lại lấy ông Chánh tham biện Mỹ tho. Và nghe đâu, ông Chánh tham biện nầy sẽ lên chức và làm quyền Thống Đốc Nam kỳ

Ông bà Phán làm suôi được với thầy Cai Tổng thì mừng lắm. Ông Phán phải làm thế nào cho bữa rước dâu được trọng thể mới xứng đáng với nhà thầy Cai. Ông bà đã sửa soạn nhà cửa cả tháng.

Đến gần ngày rước dâu, bà Phán kêu ông Phán vào phòng riêng. Hai ông bà thì thầm với nhau:

- Tôi buồn lắm. Ông cái nào cũng xớn xác! Tôi đã biết trước đề phòng mà không khỏi. Bây giờ nó chửa rồi thì sao?

- Thây nó, đuổi nó đi, cũng như bao nhiêu đứa khác.

- Đuổi ngay bây giờ thì không được, còn để trong nhà, rũi đến lễ cưới nó la lên làm xấu trước mặt khách thì sao?

- Ngay bây giờ thì nhốt nó lại một nơi. Xong đám cưới rồi thì sẽ hay.

- Ông liệu lấy. Nếu có bề nào làm hỏng đám cưới đứa con trai cưng của tôi thì tôi phá nhà cho ông coi.

Ông Phán liền gọi:

- Hai Ngào à!

- Dạ! Hai Ngào chạy lên nhà trên.

- Chú Hai hãy cẩn thận coi chừng con Thìn. Khi bắt đầu có đám rước dâu, chú phải nhốt lại trong phòng. Nếu nó làm dữ thì cột tay chưn nó lại. Nếu nó la thì bịt miệng nó. Chú chú ý giùm tôi.

- Dạ! Hai Ngào cúi đầu xá hai ông bà rồi lui ra.

Bà Phán cũng chấp tay lại vái thinh không:

- Nam mô A di đà Phật, xin phò hộ cho vợ chồng tôi được êm ái làm xong đám cưới cho con tôi.

Rồi hai ông bà ra ngoài.

Thìn đương xách thùng nước đi vào phòng bà Phán để lau phòng cho bà. Nó lúc nầy hơi xanh và gầy. Bụng đã lớn khá rồi, tính ra cũng được 7 tháng.

Bà Phán bỏ lảng, ra trước nhà, còn ông Phán thì qua phòng riêng đặng hút thuốc phiện.

Page 26: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

26 | T r a n g

Thìn đã biết nhà sắp rước dâu cho cậu Ba, nên đã định tâm, quyết làm nhục ông Phán một phen.

Sau khi lau ở phòng bà, Thìn qua phòng ông. Ông Phán thấy Thìn vào, toan ngồi dậy đặng đi ra, nhưng Thìn đã ngăn lại:

- Bây giờ ông có tính gì với tôi không? Bụng dạ tôi như thế nầy không lẽ ông không tính gì hết?

- Mầy nói gì thế! Mầy muốn nhiều chuyện nữa à?

- Tôi không nhiều chuyện, nhưng tôi muốn biết ông tính lẽ nào đặng tôi liệu thôi. Tôi là phận nghèo nàn, làm gì dám nhiều chuyện với ông. Không lẽ ông lấy tôi cho có chửa, rồi ông bỏ sanh đẻ thế nào cũng mặc, và vẫn chịu kiếp tù đày ở nhà ông, trong lưng không một xu, hay sao?

- Thôi thì đi ra đi, tính gì rồi sẽ tính.

- Không thể sẽ tính gì cả. Phải tính cho tôi biết ngay mới được.

Nghe có tiếng cải cọ trong phòng, bà Phán vào, lấy cán chổi đánh vào đầu cô Thìn và đuổi cô xuống nhà bếp.

Chị bếp dìu Thìn vào phòng riêng của mình, rầy:

- Cô nói chi cho khổ thân. Tức quá, cô nóng nảy đi thôi.

Thìn khóc:

- Em tức quá. Nó lấy em có chửa rồi bỏ em, không tính gì cả. Chỉ có lúc nầy em cần phải làm… cho ra lẽ.

- Để làm gì chớ?

- Để nó phải nhìn nhận trước mặt thiên hạ em là vợ nó.

- Em còn khờ quá, em được nó nhìn nhận là vợ để làm gì chớ? Để suốt đời cho nó đánh chữi, làm tôi mọi nó à? Đừng nghĩ vậy không nên. Em có làm bé, làm thiếp cho nó em cũng chỉ là đứa ở. Bà Phán dữ lắm.

Như người vừa sực tỉnh, Thìn quắc mắc, nói:

- Chị nói phải lắm, ông Phán là kẻ thù của em. Nếu nó có lấy em làm thiếp thì vẫn chịu khổ mãi.

Nhưng Thìn chán nản:

- Bụng tôi càng ngày càng lớn. Không còn bao lâu nữa…

- Ừ, không còn bao lâu nữa. Em đẻ có chị nuôi. Chị đã tính rồi.

- Không lẽ để yên như vầy mãi được? Chị tính sao?

Bỗng có tiếng bà Phán gọi chị bếp. Chị đứng dậy, nói với Thìn:

- Chúng nó kêu tao. Ngồi đây chờ chị nhé!

Chị bếp vừa ra, Thìn còn tức tối, nên ngồi đứng không yên.

Vừa thấy ông Phán đi xuống nhà dưới, Thìn đã sấn tới hỏi ngay:

- Ông Phán, ông đã tính thế nào chưa?

- Ồ, nhà đông người, nói gì bây giờ! Đi chỗ khác.

- Tao không đi đâu hết. Mầy đã lấy người có chửa rồi làm ngơ à?

- Con chó điên!

Page 27: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

27 | T r a n g

- Té ra mầy lấy chó à?

Ông Phán tức giận xô Thìn một cái làm cho Thìn loạng choạng muốn ngã.

Thìn nghiến răng:

- Mầy muốn giết tao à? Tao quyết sống chết với mầy.

Thìn liền chạy theo ông Phán. Ông Phán hối hả chạy vào phòng vợ.

- Bà coi con Thìn kia.

- Nó sao?

- Nó điên rồi. Nó muốn làm dữ với tôi.

- Thìn!

Thìn đứng thẳng, không đáp.

- À! đồ đỉ, mới đánh mầy đó, mầy cũng không chừa. Tao hỏi mầy, mầy chửa, mầy ngủ với đứa nào? Mầy lấy ai?

- À! Còn phải hỏi?...

- Đồ chó đẻ! Ở đây sung sướng còn lấy trai, làm xấu đến tăm tiếng nhà tao. Vậy chớ lấy đứa nào cho có chửa? Nói mau.

Hai Ngào nghe tiếng ồn ào nên chạy đến đứng sau lưng Thìn. Chị bếp lo sợ cho Thìn, đứng ở nhà bếp lấp ló dòm chừng.

Thìn giận quá, nói lớn:

- Bà còn hỏi lấy ai nữa! Ông Phán đã hãm hiếp tôi. Chính chồng bà…

Bà Phán giận rung, đập cán chổi vào đầu Thìn:

- Giỏi cho mầy ngậm máu phun người, đổ vạ cho chồng tao. Giỏi này! Giỏi này…

Thìn cũng giận điên người, không biêt gì phải quấy nữa, quyết xông tới đánh lại bà Phán.

- Bà để chồng bà hiếp tôi cho có chửa, bà còn đánh tôi. Bớ làng xóm coi ông bà Phán đây nè.

Hai Ngào chạy tới bịt miệng Thìn không cho la.

- Chú Hai, đánh cho tét miệng nó đi. Chú dẫn nó vào nhà bếp đánh cho nó chết, tôi chịu tội cho.

Thìn muốn xông tới nữa, bị Hai Ngào cản lại, kéo cô xuống nhà bếp, nhốt vào phòng khoá lại.

Thìn đập cửa la. Bà Phán biểu Hai Ngào:

- Cột chưn tay nó lại, đánh vả cho nó câm ngay.

Rồi ba day lại nói với ông Phán:

- Bữa nay không tính xong vụ con nhỏ nầy thì không được.

Ông Phán nói:

- Chiều nay thằng Ba về đây. Tối nay, phải đi rước dâu. Sáng ngày dâu về nhà. Từ chiều nay cho tới mai, nhà rộn rịp lắm. Khách tới phải đải ăn uống. Như vậy đuổi con nhỏ đi mới được.

Nè Hai, tối nay khi thiên hạ ngủ hết, mầy lấy xuồng chở nó đi.

Page 28: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

28 | T r a n g

Ông Phán tiếp:

- Cẩn thận đừng cho ai biết, đừng cho ai thấy.

Hai Ngào dạ dạ vâng vâng. Bà Phán kéo tay Hai Ngào, kê miệng nói nhỏ:

- Chở đi cho xa. Lấy thêm người phụ, đem vô ruộng rồi nhận nó dưới đìa.

Hai ông bà cười, khoan khoái, rồi đi lên nhà trên.

Đợi cho hai ông bà đi hết, chị bếp mới chạy vào phòng nhốt Thìn. Phòng đã khoá. Chị lấy chìa khoá của chị mở được cửa rồi vào kêu Thìn… Chị mở trói lấy khăn ở miệng ra, rồi cho Thìn biết, tối nay họ sẽ chở đi và giết chết cho khỏi đổ bể chuyện chửa hoang nầy.

Thìn nhổm dậy:

- Họ tính chuyện độc ác thế à?

- Đừng hỏi đôi co gì nữa. Thìn không thể ở đây một giây phút nào nữa. Thìn phải đi ngay. Trốn đi! Trốn gấ

p, không thì chết. Thìn cần phải sống để trả thù.

- Sống để trả thù!

- Phải, đây mười đồng của chị cho em. Đây là đòn bánh. Mở cửa này, em leo xuống sân sau, em đi ngả sau chạy qua cầu, ra chợ, rồi em muốn đi ngả nào tùy ý. Cần phải lánh xa, đừng cho họ bắt gặp. Hể gặp thì chết.

Thìn còn do dự vì cảm động trước cử chỉ của chị bếp, toan nói nhưng chị bếp giục:

- Tối rồi, đi mau đi.

Thìn mở cửa sổ, leo ra đi trong đêm tối. Chị bếp lén trông chừng, nghe ngóng rồi tức tửi khóc cho tấm thân lận đận của Thìn mà chị coi như tấm thân của chị.

* * *

- Chị bếp!

- Dạ.

Nhưng chị bếp chưa kịp chạy lên nhà trên thì ông Phán và Hai Ngào đã xuống tới.

- Chị đi tránh chỗ khác. Đi đi, đứng xớ rớ đây làm gì?

Chị bếp theo lịnh ông Phán, đi lên nhà trên. Hai Ngào lấy chìa khóa, mở khóa vào phòng nhốt Thìn. Ông Phán cũng vào theo. Hai Ngào không thấy Thìn đâu cả, sợi dây trói còn nằm dưới đất.

- Thìn trốn rồi! Hai Ngào la hoảng.

- Nó trốn được à? Ông Phán lỏ mắt hỏi.

Trực nhìn cửa sổ đã mở, Hai Ngào chỉ cho ông Phán thấy:

- Có lẽ nó mở cửa sổ và nhảy xuống đất, đi ngả sau.

Ông Phán rối trí:

- Chết! Nó trốn được thì nguy to. Phải kiếm bắt nó lại mới được.

Cả hai đều ra khỏi phòng.

Page 29: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

29 | T r a n g

Hai Ngào dẫn vài gia nhơn chạy ngả sau, theo dấu Thìn. Trời tối quá, họ không dám chạy mau phần sợ va đầu vào gốc cau, phần đường trơn trợt vì sau cơn mưa. Bọn gia nhân cũng không cố tình chạy cực nhọc theo Hai Ngào, vả lại cũng không hiểu vì sao phải chạy theo anh ấy, nên họ lục đục đi sau.

Còn Hai Ngào chạy một đổi, thấy mệt, ngó quanh quất không thấy gì, nên đành về. Nhưng Hai Ngào nghi ngờ thế nào Thìn cũng về nhà, vì bụng dạ như thế ấy chắc chắn không đi đâu cho đặng.

Cùng với một gia nhơn của ông Phán, Hai Ngào bơi xuồng qua Đình Trung.

Chú Tư Mẹo ở sau nhà, nghe có tiếng người vào liền hỏi:

- Ai đó?

- Tôi, chú Tư làm gì ở sau đó?

Hai Ngào hỏi vậy, trong bụng nghi Thìn có ở sau nhà với Tư Mẹo nên đi thẳng ra vườn, vừa lúc Tư Mẹo đi vô.

- Chú Hai đi đâu giờ nầy?

- Tôi kiếm cô Thìn. Cô ấy đã trốn rồi. Nó có về đây không?

Chú Tư chưng hửng, nửa mừng nửa lo:

- Trốn hồi nào?

- Hồi nãy đây.

- Tại sao nó lại trốn?

Hai Ngào không trả lời, quày quả trở ra, miệng còn hâm he:

- Nếu chú giấu nó, không nói thiệt, thì chú coi tôi.

Xuồng Hai Ngào ra đi, Chú Tư không nói gì. Chú lên tiếng gọi thiếm Năm:

- Thiếm Năm ngủ thức đó?

- Chưa ngủ, gì vậy chú Tư?

- Thiếm sang đây cho tôi nói chuyện nầy.

Thiếm Năm qua nhà Tư Mẹo mắt nhắm mắt mở.

- Con Thìn nó trốn rồi.

- Vậy à? Hai Ngào mới nói phải không?

- Nó đi kiếm đó. Nhưng khổ quá, nó mới trốn hồi hôm nầy, tôi không biết nó đi đâu. Nó có biết đâu mà đi. Làm sao kiếm nó bây giờ, để nó bơ vơ tội nghiệp.

- Đêm hôm tăm tối, biết đâu mà tìm? Chú tính coi nó quen nhà nào? Tôi sợ không biết nhà quen nào ẩn núp, để bị bắt lại thì khổ.

Suy nghĩ giây lâu, chú Tư nói:

- Tôi chắc là nó không dám về đây rồi. Như vậy, nó sẽ ở quanh quẩn miệt Hòa An, Cái Xép chớ không đi đâu xa. Miệt Cái Xép có nhà ông Hai, miền Hòa an, có nhà anh Chín tôi.

Thôi để tôi đi kiếm thử, thiếm ngó chừng giùm nhà tôi.

Không xuồng, chú Tư theo đường lớn đi bộ qua chợ, rồi qua cầu đúc mà đi Cái Xép.

Đến nhà ông Hai, ông cũng cho biết không thấy Thìn đến. Ông Hai nghe vậy, nóng lòng nên cùng chú Tư vào rạch Cái Sâu đến nhà ông Chín hỏi thăm cũng vô hiệu.

Page 30: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

30 | T r a n g

Thìn thoát khỏi nhà ông Phán thì qua chợ. Biết Hai Ngào rượt theo sau, cô lách mình vô hẻm ngồi lại, chừng Hai Ngào kiếm không có trở về, cô mới đứng dậy đi qua cầu Đúc.

Cô không biết phải đi đâu. Như kẻ mất hồn, Thìn đến giữa cầu đứng lại, muốn đâm đầu xuống sông Cao Lãnh chết cho khoẻ thân.

Cô nghĩ mình bây giờ không ra gì nữa rồi. Tủi nhục lắm. Không về với cha mẹ được. Không thể gặp mặt Hoài nữa.

Một gái chửa hoang, còn muốn thấy mặt ai nữa làm chi. Thà chết đi cho xong đời.

Nhưng nhớ lại lời chị bếp, Thìn bưng mặt khóc. Không thể chết được. Phải giữ đứa nhỏ lại để trả thù bọn sát nhơn.

Cô lại cất bước ra đi ngang dinh quận, cứ đi thẳng mãi chưa định là đi đâu.

Vừa đi Thìn vừa tính:

- Thân ta bụng dạ thế nầy, biết đi đâu bây giờ? Đến lúc sanh nở phải làm sao đây?

Giữa đêm tăm tối, không bóng người qua lại, Thìn cứ đi trong sương gió, đến bến đò mà không hay.

- Cũng may, ta cứ đi Sàigòn vậy. Đi cho thật xa, trên ấy còn có người dì, ta sẽ phân trần cho dì rõ tình cảnh ta, ta nương náu trong những ngày đầu rồi sau sẽ hay. Mười đồng của chị bếp đủ cho ta đi đường.

Nghĩ vậy rồi, Thìn ngồi ở bến đò đợi sáng.

Chuyến xe sớm nhất chạy Cao Lãnh – Sàigòn đã chở Thìn xa quê nhà, xa cha mẹ, xa cả người yêu.

Page 31: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

31 | T r a n g

VI

Đồng Tháp mười rông mêng mông. Người buôn bán bằng ghe từ Sàigòn về Cao Lãnh Long Xuyên, ai cũng ngán đi ngang kinh Mười Hai, qua Thiên Hộ vào Cái Bèo. Tuy vậy có người còn nói: Con đường nầy ít nguy hiểm hơn con đường qua Cây Cờ Đen. Nơi đây có rất nhiều bọn cướp. Vì vậy mà những lái buôn thường không dám theo ghe, chỉ đi xe đò cho tiện.

Tiếng đồn Đồng Tháp Mười có nhiều cướp lọt vào tai Hoài từ lúc nhỏ. Thiếm Năm mẹ Hoài đã từng kể chuyện cho Hoài nghe nhiều vụ cướp chận ghe thương hồ trong những vụ đã kể có vụ của cha Hoài đã bị bọn cướp chận đánh giựt xuồng lúa. Cha Hoài kháng cự lại rồi bị bắt. Sau đó, cha Hoài mới năn nỉ, nói phải quấy, cho bọn cướp biết số lúa nầy không phải của ông Phán mà của cha Hoài đã chia xong với chủ ruộng để đem về nuôi vợ con, bọn cướp mới thả ra và trả xuồng lúa lại.

Hoài tưởng tượng Đồng Tháp Mười như ấp Đình Trung, nên muốn đến đó một lần cho biết. Nhưng không có dịp nào để đi. Có lần, người lối xóm đi ghe chở xoài bán trên Sàigòn, Hoài xin mẹ cho đi theo ghe, đặng cho biết cảnh Đồng Tháp. Mẹ Hoài sợ cướp nên không cho đi.

Hoài khóc:

- Con không sợ cướp. Họ dữ với ai, chớ với nhà mình nghèo, họ dữ làm chi.

- Cướp bắt con nít ăn thịt, con ạ!

- Sao bắt con nít ăn thịt? Thiếu gì cá, heo, bò, lại không đủ ăn sao còn ăn thịt con nít! Chớ người ta đi ghe qua lại buôn bán chết hết cả sao?

Tuy nói vậy, Hoài cũng không đi được lần nào.

Nay xảy ra vụ đánh Hai Ngào, sợ Hai Ngào và ông Phán bắt, Hoài đã trốn. Ý nghĩ của Hoài là đi vào Đồng Tháp Mười.

Nhờ có chiếc xuồng của ông Bảy, Hoài đi băng đồng lên Mỹ Ngãi. Rồi lọt vào kinh ông Kho. Hoài ghé vào nhà chú Bảy nghỉ ngơi.

Lúc sợ bị bắt ra đi trốn, nào Hoài có suy nghĩ gì đâu. Nhưng khi ghé lại nhà chú Bảy, Hoài mới bắt đầu nhớ mẹ, nhớ bà con, nhứt là Hoài không thể quên được tình cảnh của Thìn.

Hoài không bao giờ quên, trong buổi hát đình năm rồi, Hoài và Thìn cùng đi xem hát, đã hẹn hò nhau dưới gốc cây dầu; là không ai phụ lòng ai, sau khi được phép cha mẹ, thề nguyền kết tóc trăm năm cùng nhau vào kinh ông Kho làm ruộng xây dựng gia đình.

Bây giờ, chôn thân giữa Đồng Tháp Mười, Hoài nửa còn bận bịu thiếm Năm, nửa bận bịu Thìn.

Vừa lúc ấy, ông Bảy quá giang xuồng người ta về tới. Ông Bảy cười:

- Tao tưởng mầy đi đâu, ai dè mầy về đây.

Vào nhà ông Bảy mới hỏi:

- Bây giờ mầy tính thế nào?

- Cháu tính đi vô Đồng Tháp.

- Đi kiếm ai trong ấy phải không? Chuyện gì phải đi?

Page 32: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

32 | T r a n g

- Chớ ở đây làm ăn sao được chú?

- Sao lại làm ăn không được? Ai cấm mầy?

- Ông Phán làm khó thì sao?

- Bộ mầy tưởng trên đời nầy không còn pháp luật nữa sao?

Rồi ông Bảy dịu giọng:

- Thôi cháu, đừng nóng nảy, đã đánh Hai Ngào, bây giờ sợ lại đi xa thì càng bậy nữa. Cháu cứ ở đây với chú cho gần nhà, cũng dễ cho việc hỏi thăm tin tức con Thìn nữa. Còn việc trừ Hai Ngào và ông Phán là việc sau. Làm phải có tính toán, chớ hớp tớp hư cả công việc.

Hoài lẳng lặng nghe những lời hữu lý của ông Bảy nên bằng lòng ở lại, không tính chuyện đi xa nữa.

Ông Bảy nói thêm:

- Cháu thấy không, kinh ông Kho không khác Đồng Tháp Mười đâu. Cũng là đồng bát ngát. Trước mặt là Phong Mỹ, bên trái là Ba Sao, nơi đó là kinh Cái Bèo, sau lưng làCao Lãnh. Nơi đây dân chúng không giống như ở Đình Trung. Ở Đình Trung, dân chúng cũng biết thương yêu nhau vậy, nhưng thương yêu theo thế của kẻ yếu. Còn ở đây, cháu sẽ thấy họ đồng lòng lắm. Hễ hô lên một tiếng, họ đều tựu lại. Thằng Hai Ngào vào đây, láo táo, làm phách như trong đó thì không còn hồn đâu. Cho nên lúc nào nó vào đây thâu lúa ruộng coi bộ nó hiền từ, tử tế với mọi người, như vậy lối thương yêu nhau ở đây, là lối thương yêu theo thế của kẻ mạnh.

Nghe ông Bảy nói vậy Hoài thích chí vô cùng bằng lòng ở lại trong kinh ông Kho, gần một số người có thể bảo vệ anh chống lại Hai Ngào.

Đến mùa ruộng, Hoài làm ruộng với ông Bảy.

Qua mùa nắng, nấu rượu, chở đem bán theo mấy quán từ Phong Mỹ, Ngả Tư đến Ba Sao, Cái Bèo. Ít khi Hoài chở rượu bán ở Đình Trung, vì sợ tào cáo bắt. Nhưng thỉnh thoảng cũng về thăm nhà, và lần nào cũng xách về cho chú Tư một lít rượu thứ ngon.

Thiếm Năm, chú Tư thấy Hoài sống yên như vậy cũng mừng.

Bữa nọ Hoài về nhà vào lúc ban đêm. Thiếm Năm còn thức coi nhà giùm chú Tư. Hoài mới hay là Thìn trốn khỏi nhà ông Phán.

Mừng quá, nhưng Hoài đâm ra nghi ngờ, tự hỏi:

- Tại sao Thìn không về nhà, hay ít ra cũng hỏi thăm để gặp mình, rồi cùng mình dẫn nhau đi trốn. Chớ có lý nào Thìn lại đi một mình, mà đi đâu?

Hoài hỏi mẹ:

- Má có biết chú Tư đi ngả nào không?

- Không! Chú Tư nghe vậy thì đi kiếm, chớ có nói kiếm ở đâu đâu ? Má nghe nó buồn tủi cái gì đó nên không về đây, hoặc giả nó sợ liên lụy đến cha mẹ nên đi luôn, không cho ai biết hết.

- Nói như má, con nghĩ Thìn đi đến chỗ nào xa vắng, không ai quen biết hết. Mà đi như vậy thật nguy hiểm quá.

Từ giả mẹ ra về, Hoài còn lẩm bẩm:

- Hay là ta về hỏi ý chú Bảy như thế nào?

Page 33: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

33 | T r a n g

Về đến nhà, Hoài thuật lại chuyện Thìn cho ông Bảy nghe. Ông Bảy cũng lắc đầu chịu phép, không hiểu Thìn đi đâu.

- Theo chú nghĩ. Thìn mà đi xa, có một duyên cớ nào đây, khúc chiết lắm nên nó mới không cho ai biết cả. Muốn hiểu rõ tự sự như thế nào, theo chú, chúng ta cần khéo tổ chức, coi bữa nào Hai Ngào nó vào đây đòi nợ và góp lúa, chúng ta bắt nó phải nói thiệt, thì sẽ rõ. Chớ bây giờ ngồi đây mà làm thầy bói, rốt cuộc vẫn nghi ngờ mãi, không an tâm chútnào.

Lời nói của ông Bảy hạp ý của Hoài. Hoài cười vang như bắt được của mất, liền hỏi thêm:

- Phải tổ chức, như thế nào thưa chú?

- Việc nầy, phải bí mật, chúng ta sẵn có người phụ lực với nhau.

* * *

Vào chiều mùng hai Tết, Hai Ngào mặt đỏ gay, cùng với hai bộ hạ vào kinh ông Kho kiếm “mùi”, sau những buổi chè chén ở nhà ông Phán.

Ỷ mình quen biết với tất cả người vùng nầy, lại là người thân tính của chủ ruộng là ông Phán nữa, gặp nhà nào Hai Ngào cũng vào, nhắm nhí chút rượu để rồi lại đi. Tới nhà nào, người nhà cũng nài nĩ Hai Ngào và hai tên bộ hạ uống thêm. Khi đến nhà ông Bảy là Hai Ngào đã say mèm.

Hai tên bộ hạ của anh ta ụa mửa tứ tung, rồi xin chỗ nằm nghỉ, chiều mát sẽ về.

Giữa lúc ấy hơn mươi người mặt mày như quỷ sứ, tay cầm mác, dao, chỉa xông vào nhà ông Bảy, bắt chủ nhà đưa tay lên, rồi trói lại hết.

Hai Ngào nhướng mắt lên, giọng phều phào:

- Đứa nào làm bậy, tao giết hết. Tụi bây ăn cướp hả?

Miệng thì nói nhưng hai tay đã bị trói ghì ra sau lưng. Hai bộ hạ kia cũng vậy.

Cả bọn Hai Ngào đều bị bịt mắt dẫn đi, còn ông Bảy cũng bị trói, nhưng không bị bịt mắt. Bọn người lạ mặt dẫn bọn nầy vào giữa đồng, dưới gốc cây ô môi, mới mở mắt bọn Hai Ngào.

Hai Ngào chợt tỉnh rượu, thấy mình bị trói với hai bộ hạ thì tức giận, muốn la lên, nhưng nhìn thấy những người nầy mặt mày như quỷ sứ lại chỉa mủi dao vào bụng của anh ta, làm cho anh ta nín thinh. Hai tên bộ hạ được đem đi một nơi khác. Còn Hai Ngào bị cật vấn ngay:

- Hai Ngào, giờ phút này mà mầy còn muốn làm dữ thì mầy liệu hồn nhé! Chúng tao không tha mầy đâu. Chúng tao sẽ phanh thây xẻ thịt mầy ra từng mảnh cho kênh kênh quạ quạ nó ăn. Nhưng chúng tao không phải bắt trói mầy lại bây giờ để làm việc ấy đâu. Nếu mầy chịu nói thiệt, chúng ta sẽ mở trói mầy, rồi thả cho mầy về được bình yên. Mầy còn sống hưởng được sự thanh nhàn trong nhà ông Phán

Hai Ngào lắng nghe, trong lòng phân vân, không biết tụi nầy là tụi nào, ông Bảy lại lên tiếng van lơn:

- Xin các ông tha tôi, tôi nghèo, không có tiền dư bạc để nào cả. Mấy ông bắt trói tôi như vầy, tội nghiệp tôi lắm. Tôi không chịu tra khảo nổi chắc phải chết mà thôi. Xin các ông thương tình.

Page 34: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

34 | T r a n g

Bọn người lạ mặt nạt lớn:

- Thiệt hay dối? Ông già nầy cũng khéo miệng lưỡi nữa? Nếu chúng tôi biết ông có tiền, ông có chịu chết không?

- Tôi sẽ chịu chết. Tôi nói thật mà.

Một lưỡi dao sáng quắt kề vào cổ ông Bảy làm cho ông run bây bẩy:

- Tội nghiệp tôi, mấy ông tha chết cho tôi mang ơn đời đời.

Hai Ngào xanh máu mặt khi thấy mủi dao kề vào cổ ông Bảy. Anh ta bắt đầu run sợ.

Thế là ông Bảy được mở trói, Hai Ngào cũng bắt chước nói thật:

- Tôi đi chơi, không tiền bạc gì nhiều. Trong túi chỉ có 20 đồng. Xin mấy ông cứ lấy hết và tha tôi khỏi bị tra khảo.

Một người trong bọn người lạ mặt cười khanh khách:

- Hai Ngào! Với mầy tao muốn hỏi chuyện khác, chớ không cần tiền.

- Dạ thưa mấy ông muốn hỏi chuyện gì? Nếu tôi biết, tôi sẽ nói thật hết, không giấu giếm gì cả.

- Được, mầy nhớ lời nhé. Đây nầy chúng tao hỏi mầy. Mầy bắt chú Tư Mẹo năm ngoái, để làm gì?

Hai Ngào lấy làm lạ cho bọn người lạ mặt nầy tại sao hỏi vụ Tư Mẹo. Trong khi ấy có tiếng nạt:

- Nói mau không?

- Dạ ông Phán biểu tôi bắt, đặng bắt ông làm tờ bán con.

- Ai làm tờ bán con Thìn cho ông Phán.

- Dạ, Tư Mẹo.

- Tư Mẹo không biết chữ mà làm tờ gì được?

- Dạ… tôi làm giùm.

- Ai ký tên, lăn tay?

- Dạ Tư Mẹo.

- Thật Tư Mẹo chịu lăn tay à?

Hai Ngào cứng họng, ngẫm nghĩ. Có tiếng nạt rồi mủi chỉa kê vào bụng. Hai Ngào sợ hoảng, mếu máo nói:

- Tôi làm cho Tư Mẹo phải chịu lăn tay.

- Làm cách nào?

- Ông Phán dạy tôi, bảo tôi chụp thuốc mê chú Tư Mẹo, chú ngã xuống bất tỉnh, tôi lấy tay chú bôi mực rồi lăn vào giấy.

- Được, khá khen cho mầy chịu nói thật. Như vậy mầy khỏi chết.

Hai Ngào nghe vậy, mừng quá, nói tía lia:

- Vậy xin mấy ông mở trói cho tôi. Tôi nói thật hết không sót chuyện gì.

- Được, chúng tao sẽ mở trói cho mầy, nhưng còn đợi mầy nói thật việc nầy nữa.

Hai Ngào lo sợ, xanh mặt trở lại, nên hỏi:

Page 35: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

35 | T r a n g

- Mấy ông còn muốn biết chuyện gì nữa?

- Chuyện cô Thìn.

- Chuyện cô Thìn?

- Đúng vậy, mầy phải nói cho chúng tao biết vì sao Thìn bỏ nhà ông Phán ra đi?

Thật như là một luồng sét đánh trước mặt Hai Ngào làm cho anh ta giựt mình, từng sớ thịt muốn bật lên. Hai Ngào tự nghĩ: Tại sao bọn nầy đã biết chuyện Tư Mẹo, còn muốnbiết việc cô Thìn? Hay là?...

- Sao? Có chịu nói không?

- Tôi nói, để cho tôi nói. Mấy ông đừng làm cho tôi giựt mình, hết hồn mà quên hết.

- Chuyện cô Thìn? Trời ơi! Tôi không rõ lắm. Việc ấy của ông Phán, chỉ có ông Phán biết mà thôi.

- Thiệt vậy à? Mầy không chịu nói thiệt thì mầy sẽ chết. Ấy là tại mầy. Mầy làm bộ đổ tội cho ông Phán, để cho mầy được vô can. Như vậy là tại số mầy. Chúng tao biết rõ hết rồi. Nhưng chúng tao muốn có thêm tiếng nói của mầy để coi mầy có thật bụng binh vực ông Phán hay không mà thôi.

Mầy cũng hiểu, ông Phán là người thế nào rồi. Còn mầy bất quá là một tay sai, để rồi mầy không có miếng đất cặm dùi. Sao mầy không biết nghĩ, mà mầy cứ nằn nằn binh vực tội ác của kẻ ác.

Chúng tao là những người đã từng đau khổ vì hành động quá tham lam của ông Phán, nên rất căm thù ông. Nhưng với mầy, chỉ là hạng tay sai thứ thiên lôi ấy chúng tao không thù đâu. Chúng tao không giết mầy nếu mầy chịu nói thật.

Hai Ngào lúng túng không biết phải nói như thế nào. Giờ phút nầy anh ta xét kỹ lại, thấy mình chịu cực với ông Phán để cho ông hưởng hết, còn mình chỉ ăn bả, bọt, không xứng đáng với công trạng. Lại nữa, mình chẳng được ông cấp phát cho ruộng nương gì để lập gia thế, dường như suốt đời chịu kiếp tay sai, gây ra bao nhiêu tội lỗi để cho người đời nguyền rũa.

- Sao, có chịu nói hết không?

Tôi xin nói thật ra đây, còn quyền tha giết là do mấy ông.

Nghe mấy lời của mấy ông, tôi suy nghĩ kỹ, thật là làm tủi hổ cho đời mình, ngày tối chỉ ham ăn nhậu, chịu cho người ta tâng bốc, ỷ thế cậy thân làm những chuyện ác đức.

Bây giờ đây, tôi không giấu giếm gì cả. Tôi thấy tủi thẹn vô cùng, từ khi xảy ra vụ cô Thìn trốn đi.

Như giấy tờ cho biết, cô Thìn về nhà ông Phán là ở đợ trừ nợ. Nợ ấy là nợ suốt đời, nên cô phải trả suốt đời.

Ông Phán là người phải lòng cô Thìn nên mới nghĩ ra cách bắt cô về, ngoài mặt là trừ nợ, chớ bên trong là muốn gần gũi cô để lấy cô, như đã có một số nhà giàu trong quận lấy tôi tớ vậy, không có gì là lạ.

Nhưng cô Thìn không chịu, Mỗi lần ông Phán muốn gần là cô kháng cự và cũng nhờ bà Phán ghen lắm, nên đời cô Thìn không đến đổi bị ô nhục.

Nhưng một buổi kia, bà Phán đi Sàigòn, ông Phan có men rượu hừng chí, kêu cô Thìn đến, khép chặt cửa phòng lại rồi hãm hiếp cô. Việc nầy làm cho cô Thìn có chửa.

Tội nghiệp, cô đòi tự vận, chị bếp khuyên can. Cô mới thôi nghĩ việc chết, nhưng cô rầu buồn khóc mãi.

Page 36: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

36 | T r a n g

Đến ngày trong nhà sắp có lễ cưới của cậu Ba, con ông Phán. Cô Thìn cho rằng cơ hội đã đến để làm nhục ông Phán, như có ý bắt buộc ông ấy thả cô ra và chịu tiền thiệt hại cho đời cô.

Sợ nhục, ông Phán mới nhốt Thìn lại, biểu tôi cột tay chưn cô lại, chờ tối cho xuồng chở cô vào ruộng, nhận cô chết dưới đìa cá.

- Ác đến thế à? Rồi sao nữa?

- Nhưng không hiểu sao, tối lại, tôi vào phòng để đưa Thìn đi, không thấy cô Thìn ở đây, mà cửa sổ lại mở. Như vậy là Thìn đã trốn. Ông Phán biểu tôi chạy kiếm, tôi chạy ra tới cầu đúc không thấy ai hết, nên trở về.

Thật tội nghiệp cho cô ấy. Bụng dạ gần ngày sanh, trốn ra trong lưng không một đồng xu, không biết cô đi đâu. Từ ngày cô ấy trốn, lòng tôi bức rức khó chịu, nên bắt đầu từ đó, tôi đã chán nản việc đời, hết muốn sống gần ông Phán.

Một người trong bọn lạ mặt nói:

- Thôi được, bao nhiêu ấy đủ rồi. Chúng tao khen mầy có can đảm nói thật. Chúng tao sẽ mở trói cho mầy. Nhưng chúng tao muốn khi mở trói thả mầy, mầy nên viết cho chúng tao một cái giấy trong ấy mầy lập y lại những gì mầy đã nói nãy giờ từ việc chú Tư Mẹo, tới việc cô Thìn, cứ viết hết ra, mầy có đồng ý không?

- Chi vậy? Hai Ngào ngạc nhiên hỏi:

- Không có gì hại cả. Chúng tao hay quên, muốn có giấy tờ để nhớ lời mầy nói, sau nầy có dịp, chúng tao sẽ minh oan cho cô Thìn.

Bọn người lạ mặt liền cỗi trói Hai Ngào, nhưng chưa cỗi trói chưn. Hai Ngào được thong thả hai tay uốn mình, cung tay cho dản gân, rồi ngồi viết. Bọn người lạ mặt lấy giấy mực trao cho anh ta.

Chừng viết xong, Hai Ngào đọc lại. Một người trong bọn lạ mặt dòm theo hàng chữ viết của Hai Ngào. Đọc xong, Hai Ngào trao cho họ.

Một người trong bọn lạ mặt yêu cầu Hai Ngào ký tên vào tờ giấy, và ông Bảy làm chứng cũng ký tên theo.

Xong đâu đấy, họ cỗi trói hết cho Hai Ngào và dẫn Hai Ngào và hai tên bộ hạ kia tới cho giáp mặt.

Hai Ngào nói:

- Mấy ông muốn diễn lại tấn tuồng làm giấy của chú Tư Mẹo?

- Không phải vậy, tấn tuồng chú Tư Mẹo làm giấy đợ con là sự bắt buộc, còn đây, có ai bắt buộc mấy người đâu? Phải vậy không?

Hai Ngào cười:

- Đúng, đúng! Chúng tôi nói sai.

- Thôi tối rồi, các anh về, kẻo trễ. Chúng tôi xin trả tự do lại các anh, và xin các anh nhớ chúng tôi không phải là kẻ thù của các anh, chúng ta đều là bạn nhau cả.

- Đã là bạn, tôi muốn biết mặt các anh.

- Chẳng cần, sau nầy sẽ rõ. Chúng ta sẽ còn ngày giờ gặp nhau nữa. Thôi về đi.

Hai Ngào và hai bộ hạ đứng dậy ra về, ông Bảy cũng xin về theo.

Page 37: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

37 | T r a n g

Bọn người lạ mặt ở lại. Người lột khăn, kẻ rửa mặt, cả bọn cười được thành công. Nhưng riêng Hoài trong lòng không yên vì thương nhớ Thìn đương trong cảnh đau khổ nhứt đời, đã dấn thân phiêu bạt nơi phương trời xa lạ, chỉ vì mang phải tủi nhục.

Page 38: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

38 | T r a n g

VII

Thìn leo lên xe mà lòng bâng khuâng. Hồi nhỏ tới lớn cô không đi đâu xa, có đi thì đi xuồng hay đi bộ, bây giờ ngồi xe hơi đến một nơi mà cô chưa hề đặt chân đến lần nào. Trên xe cũng không có một hành khách nào quen mặt. Không ai để ý đến cô. Có để ý chăng là quần áo cô mặc nó bàu nhàu, rượng vai, rách túi.

Thìn không lấy đó làm thẹn. Cô ngại nhất là hễ ai ngó thì cô tưởng tượng họ chế nhạo mình. Là một gái chửa hoang, nên cô chẳng dám nhìn ai, cứ đưa mắt nhìn đồng ruộng mênh mông, trụ dây thép nối liền.

Gần bên, có một bà già. Bà gợi chuyện:

- Cô đi Sàigòn à?

- Dạ, cháu đi Sàigòn.

- Nhà cô ở trển hay ở dưới nầy đi Sàigòn buôn bán?

- Dạ nhà cháu ở Cao Lãnh, cháu lên Sàigòn thăm dì cháu, chớ cháu không buôn bán gì hết.

Bà già hết hỏi thì Thìn hết nói. Cô sợ bà già hỏi nữa, cô không biết phải trả lời thế nào. Nhưng thấy bà hiền từ lại vui vẻ, cô cũng vững lòng, định sẽ hỏi bà đường sá để đến nhà người dì.

Thìn thường nghe dì nói ở đường Richaud, nhà số 7… cô không biết tính thế nào, khi xe tới bến, làm sao đến cho được nhà dì. Cô muốn hỏi bà già, mà trong bụng lưỡng lự. Rồi xe đến Sa Đéc, lại qua đò.

Bà già xuống. Thìn cứ ngồi trên xe, thất vọng đinh ninh là bà già sẽ xuống luôn, bà day lại nói với Thìn:

- Cô có bụng dạ, leo lên leo xuống khó lòng. Vậy cứ ngồi trên xe tôi mua giấy đò cho.

Thìn vui vẻ đáp:

- Cháu xin cám ơn bà.

Khi bà già trở lại có mua thêm bánh mì, chim quay, nhờ Thìn cầm giùm đặng bà leo lên xe. Xe chạy bà mở ra ăn, trao tận tay Thìn một nửa.

Thìn ái ngại không dám ăn, nhưng bà quá nài ép nên phải ăn. Cô cũng lấy đòn bánh của mình ra đãi lại bà.

Bụng đói vì chiều hôm qua cho tới giờ, Thìn chẳng ăn một hột cơm. Thế mà cô không biết đói. Được bà già ân cần mời, Thìn ăn ngon lành. Vui miệng Thìn hỏi bà già:

- Bà là người ở Sàigòn về Cao Lãnh chơi nay trở lên phải không bà?

- Tôi ở Cao Lãnh chớ, nhưng tôi lên Sàigòn lâu rồi, ít khi về đây. Thỉnh thoảng tôi về thăm mồ mả ông bà, mấy cháu rồi lại trở lên.

- Thưa bà, bà biết con đường Richaud?...

- Biết, tôi ở con đường Testard gần đó. Vậy bà cháu mình đi một đường, tới chỗ kêu xe xích lô, hai bà cháu mình ngồi, ghé nhà tôi chơi cho biết.

Page 39: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

39 | T r a n g

- Dạ cháu còn đi kiếm nhà người dì. Dì cháu có nói đường và số nhà mà cháu chưa đến đó lần nào hết.

- Khổ hôn! Vậy cô nói số nhà tôi đưa đi luôn cũng đặng.

Thìn mừng thầm, sẽ kiếm được nhà người dì, khỏi phải bợ ngợ nơi xa lạ.

Tâm tình hơn, bà già hỏi:

- Cô có mang nay được mấy tháng rồi?

Nghẹn ngào, Thìn muốn khóc, cố nén lòng đau đáp lai:

- Dạ, bảy tháng rồi.

- Chắc là con so? Bảy tháng rồi bụng không lớn bao nhiêu.

Cũng may bà già không hỏi đến gia thế. Thìn bối rối sợ bà hỏi thăm chồng con, chừng ấy không biết trả lời ra sao.

Xe đến Sàigòn đúng mười giờ. Xe xích lô bu lại kiếm khách. Bà già bước xuống xách va li và kêu xe xích lô lại. Thìn xuống theo. Bà mời lên xe, ngồi với bà:

- Ủa, cô đi không đem gì theo sao?

- Dạ không! Chị em bạn đi trước đã mang giùm cả rồi. Cháu đi mình không.

Thìn thấy khó chịu, vì biết mình nói dối một bà già. Nhưng cô cũng không hiểu tại sao cô nói dối được như thế ấy.

Sàigòn tấp nập bóng người. Nhà cửa tứ giăng, xe cộ nườm nượp. Thìn thấy lạ mắt, và bắt đầu lo sợ. Trong trí nghĩ vẩn vơ, cô sẽ đến nhà dì, không biết dượng có bằng lòng cho tá túc không? Cô phải làm gì để nuôi sống? Và khi sanh đẻ phải như thế nào? Đẻ ở đâu và tiền đâu? Dì có thương tình mà giúp đỡ không?

Khi ra đi, không nghĩ đến nỗi nầy. Bây giờ Thìn mới thấy trăm nghìn khó khăn chưa biết phải giải quyết thế nào cho được.

- Nhà số mấy?

Bà già hỏi làm Thìn giựt mình.

- Dạ số 7…

- Đây rồi!

Bà già lấy tay chỉ vào căn nhà có từng lầu, mới cất có vẻ sang trọng. Thìn bước xuống xe, cúi chào cám ơn bà già vội đi ngay tới căn nhà số 7…

Bên ngoài, cửa sắt đã đóng, Thìn không biết làm thế nào để vào. Cô ngó vào trong, không thấy ai liền đứng chờ. Trong bụng lấy làm khoan khoái vì nhà có vẻ sang trọng, thì chắc chắc dì có tiền, cha làm ăn tấn phát như vầy mà cô tưởng đâu như dì cô ở Đình Trung.

Bỗng có người mặc áo trắng. Thìn kêu lớn:

- Ai đó, làm ơn mở cửa cho tôi vô!

Người trong nhà đi ra hỏi:

- Chị muốn kiếm ai?

- Tôi muốn gặp chủ nhà.

- Chị muốn gặp bác sĩ à?

- Không! Tôi muốn gặp bà chủ mà.

Page 40: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

40 | T r a n g

Miệng tuy nói vậy, Thìn đã bắt đầu nghi ngờ. Cô không hề nghe dì nói dượng cô làm bác sĩ. Mà bác sĩ là người thế nào, cô cũng không hiểu rõ. Còn đang phân vân, thì chị bếp chỉ tấm bảng treo trước cửa nói:

- Coi chừng chị lộn nhà. Đây là nhà bác sĩ Nguyễn Hữu Trân, hiện giờ bác sĩ còn làm việc tại bịnh viện chưa về. Còn bà chủ tôi đi vắng, chút nữa về. Nếu chị có quen thì tôi cho vào, bằng không chị đi kiếm nhà khác.

Thìn không biết chữ, theo tay chỉ của chị bếp, cô ngó tấm bảng đồng, trong lòng bán tín bán nghi, vùa muốn xây lưng lại để đi thì một chiếc xe hơi rit kèn sau lưng. Chị bếp nói:

- Bà chủ tôi về đó. Chị đứng dang ra cho xe vào. Tôi mở cửa đây.

Thìn đứng qua một bên, mắt ngó lên xe. Người ngồi trên xe là một cô gái trẻ đẹp, dường như có thấy một lần ở Cao Lãnh.

Chiếc xe từ từ vô nhà, Thìn nhìn theo người ngồi trên xe, thất vọng tràn trề. Cô đứng chết trân trước biệt thự số 7…

Giữa sự lúng túng ấy, chị bếp trong nhà chạy ra, nói:

- Bà chủ tôi mời chị vào nhà.

Việc nầy làm cho Thìn bối rối hơn. Cô không biết nên vào hay nên đi vì người cô muốn gặp không có ở đây. Còn đi thì biết đi đâu? Chị bếp lại giục, Thìn phải đi theo.

Bà chủ ngồi chờ. Thìn bước vào, bà chủ hỏi:

- Chị muốn kiếm ai?

- Dạ, thưa bà, năm ngoái dì tôi có về quê, nói cho tôi biết nhà ở đường nầy, số nhà nầy, bảo khi nào có đi Sàigòn ghé chơi. Bây giờ đến đây, té ra không có dì tôi, mà chủ nhà là bà, làm cho tôi chung hửng, bở ngở vô cùng.

- Có lẽ trúng chớ không sai đâu. Bà già chủ nhà nầy đã bán lại cho tôi hơn sáu tháng nay. Bà ấy dọn về Cầu Kiệu. Chị từ đâu lên?

- Dạ tôi từ Cao Lãnh lên.

- Cao Lãnh à? Mà chị có rành đường sá trên này không?

Thìn chớp mắt, khi nghe bà chủ gằn lại tiếng Cao Lãnh. Trong trí, chị đoán trúng bà chủ là người Cao Lãnh không sai. Nhưng bà chủ nhà cũng khéo tránh sự ngạc nhiên, mới hỏi lại làm cho Thìn phải suy nghĩ: “Thà nói thiệt còn hơn”.

- Dạ, tôi mới lên Sàigòn lần thứ nhứt, nên đường sá đối với tôi đều lạ cả, người quen cũng ít.

Bà chủ thấy Thìn rách rưới, có bụng dạ, lại là người đồng hương, nên biểu chị bếp soạn mớ quần áo cũ cho Thìn.

Bà còn móc bốp lấy hai chục đồng cho Thìn.

- Không kiếm người quen được, chị nên về là hơn, kêu xích lô biểu nó đạp tới bến xe Lục Tỉnh, rồi cô lên xe Cao Lãnh mà về. Trên này, khó lắm, không bà con quen biết, ở bất tiện. Mà chị cũng gần ngày, càng khó hơn.

Thìn cảm động về mấy lời nói của bà chủ nhà trẻ tuổi.

Cô toan đứng dậy lui ra thì ngoài cửa, chiếc xích lô vừa tới. Bà chủ đứng dậy, vui cười như có ý giới thiệu với Thìn:

- Nhà tôi về, bác sĩ đấy. Cũng may cho chị sẵn có xe xích lô đây, chị ra bến xe cho tiện.

Page 41: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

41 | T r a n g

Rồi bà chủ, day qua nói với chồng:

- Chị nầy ở Cao Lãnh, lên đây kiếm bà chủ nhà cũ. Em không biết bà ở đâu mà chỉ, nên biểu chị ấy trở về Cao Lãnh là hơn.

Bác sĩ ngó Thìn, rồi nói với vợ:

- Đường xa đi về mệt nhọc, phần chị ấy bụng dạ nữa. Tốt hơn em để chị ấy ở tạmđây với chị bếp ít ngày, rồi về cũng được, may ra trong thời gian ấy, mình có biết bà chủ cũ chỉ giùm cho cô.

Rồi bác sĩ lại nhỏ giọng như không muốn cho Thìn nghe:

- Tôi xem người nầy quê mùa nghèo khổ quá. Vả lại cũng là người đồng hương của em tưởng nên giúp đỡ người ta.

Bác sĩ nói rồi vào phòng thay đồ. Còn Thìn leo lên xe xích lô.

Nhưng bà chủ bước ra biểu anh phu xe khoan chạy, bà kéo Thìn xuống xe, rồi ra dấu cho xe đi. Bà nói với Thìn:

- Nhà tôi, thấy chị có bụng dạ, sợ chị đi về mệt nhọc lắm, nên biểu tôi nói với chị ở lại đây ít ngày rồi về chẳng muộn.

Thìn cảm động rơi nước mắt.

Bà chủ liền kêu chị bếp:

- Nầy, ông dặn chị cho chị nầy ở chung dưới nhà bếp tạm vài ngày rồi chị sẽ về. Chị nên chỉ bảo chỗ ăn, nghỉ cho chị nhé.

Day lại Thìn, bà nói:

- Ông nhà có nói, trong thời gian chị ở đây, ông ráng hỏi giùm nhà bà dì của chị sẽ cho biềt mà đến tiện hơn, chớ Sàigòn không biết đường, biết số khó mà kiếm lắm. Thôi chị theo chị bếp đi nghỉ.

Thìn ra nhà sau. Còn bà chủ vào phòng thay đồ mát, rồi ăn cơm.

Bà nói nhỏ với chồng:

- Em nhớ mặt chị nầy mình à! Em có gặp một lần, dường như tại nhà ba em. Không biết chừng trước kia chị có ở với ba.

Bác sĩ thản nhiên, không đáp.

* * *

Bà chủ nhà, vợ bác sĩ là cô Tư Thung, con gái út của ông Phán, đại điền chủ ở Cao Lãnh, có chồng là bác sĩ Trân, được hơn năm tháng nay.

Bản chất hiền lành, không giống mẹ cũng không giống cha, tánh tình nhu mì, thuần lương của cô có lẽ do ảnh hưởng bên ngoài, nhứt là ở nhà trường. Tại đây, từ lúc còn thơ, cô gặp nhiều ông giáo bà giáo yêu đời, hiểu được thế sự nhơn tình nên biết nhận xét mọi hiện tượng trên hai mặt phải trái, nhờ đó đã hướng dẫn cô về đường ngay lẽ phải của xã hội.

Cô bắt đầu chán ghét mọi sự bất công.

Phong trào quốc gia Nguyễn An Ninh, đám táng cụ Phan Tây Hồ, vụ án tử hình cụ Phan Sào Nam đã đánh mạnh vào tư tưởng cô.

Page 42: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

42 | T r a n g

Cô đã bừng tỉnh, nhận chân rằng danh dự con người không nằm trên đống vàng, kho lúa, mà nó được trường cửu một khi biết phục vụ chánh nghĩa.

Vì vậy khi nói đến việc xây dựng cuộc đời, cô chống ý kiến của chị và anh, chỉ căn cứ trên địa vị và tiền tài, mà cô thì nhắm vào con người có chí, có tư tưởng là chánh còn địa vị và tiền tài là phụ.

Vì chỗ nghịch ý ấy mà ít khi cô muốn gần chị và anh, ít khi về nhà, chỉ trừ những ngày bãi trường.

Cô đã quen biết với Trân, khi ông còn là sinh viên ở trường Trung học Chasseloup. Trong cuộc bãi khoá 1926, Trân và cô là hai người hoạt động hăng hái nhứt, đòi nhà cầm quyền thực dân thả ông Nguyễn An Ninh.

Khi Trân thi đổ Tú Tài, sang Pháp du học, trước giờ chia tay, Trân còn nói với Thung:

- Anh xa em, xa nhà, xa đất nước. Nhưng con người của anh không vì thế mà quên gốc rể đâu. Đã cùng một chí hướng, dầu đứng trên mảnh đất nào, chúng ta chỉ có một con đường đi, con đường đấu tranh cho công lý xã hội. Đôi ta sẽ gặp nhau trên con đường ấy.

Thời gian qua cô ra trường, xin làm một cô giáo ở trường Chợ Đủi. Ông Phán bất bình, vì theo ông, cô giáo là một chức vị hèn, khó tiến bước để lập thân. Nhưng cô vẫn ung dung với chí mình, tự đi làm để lập thân, khỏi ăn bám vào cha mẹ.

Rồi Trân về nước, đậu bác sĩ chuyên khoa mổ xẻ, trị bịnh đàn bà và trẻ nít, cưới cô làm vợ.

Ông Phán rất cưng rể, vì thương cô Tư là con gái út.

Tuy nhà Trân không giàu bằng nhà ông Phán, cha Trân chỉ là một nông dân xuất thân, nhờ lấy sức mình lần lần tạo được một số ruộng chừng trăm mẫu, nhưng Trân có một địa vị xã hội đủ mua chuộc được lòng mến yêu của cha mẹ vợ.

Biệt thự mua lại của bà Ba, dì cô Thìn, là tiền của ông Phán cho, ông còn cho thêmmuời ngàn nữa để sửa sang lại cho đẹp thêm mặt tiền, nhà bếp, cầu tiêu, nhà tắm, nhà xe.

Bác sĩ Trân làm việc nhà nước, không mở phòng tư, mỗi ngày ông bỏ ra hai giờ săn sóc trẻ mồ côi ở Hội Dục Anh, các trường mồ côi. Nửa đêm, mỗi khi có người đến nhà nhờ trị bịnh giùm, ông không từ nan, vui vẻ ra đi. Gặp bịnh ngặt mà nhà nghèo, ông không lấy tiền công, mà còn ân cần viết giấy giới thiệu cho vào nằm dưỡng đường nhà nước khỏi tốn tiền.

Với cách đối xử ấy, với tinh thần phục vụ ấy, bác sĩ Trân được nhiều người cảm mến và thán phục.

Người cảm mến và thán phục nhứt là cô Tư Thung.

Cô thấy chồng làm việc tận tình quá sợ mệt mà mang bịnh, có lần cô khuyên chồng đi nghỉ mát vài ngày.

Bác sĩ cười:

- Mệt thì có mệt, nhưng không mệt bằng anh phu xe. Vả lại mình hơn anh phu xe là có nhà lầu, ăn uống sang trọng, ngủ giường ấm. Như vậy, cái mệt ấy có thấm vào đâu. Cái ăn, cái ngủ đủ bồi bổ lại. Khi nào cần lắm mới đi nghỉ mát. Vì mỗi lần nghỉ, có biết bao nhiêu người bịnh yêu cầu sự có mặt của mình.

Nghe chồng nói, cô Tư không nói chuyện nghỉ mát nữa, nhưng bác sĩ lại bảo:

Page 43: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

43 | T r a n g

- Em cần nghỉ là hơn. Kỳ bãi trường nầy em nên đi Long Hải vài ngày rồi lên Đà Lạt. Em dạy học lao lắm. Sức khoẻ của em cũng kém hơn của anh. Có lẽ tới chừng ấy, anh sẽ đi với em vài ngày.

Đôi vợ chồng trẻ sống trong cảnh yên vui, hòa hợp, không xa hoa.

Thìn không dè cô đương ở trong nhà con rể của ông Phán. Cô khen thầm vợ chồng bác sĩ vui vẻ, tử tế. Chị bếp nói:

- Không bao giờ tôi nghe vợ chồng rầy rà lớn tiếng. Vợ chồng vẫn nhỏ nhẹ nói chuyện nhau. Tôi thấy ông bà tử tế với người trong nhà mà tôi phải sợ, cố gắng lo tròn nhiệm vụ mình.

- Chính tôi đây thấy người ta tử tế, mà mình cũng ngại.

Làm quen với chị bếp, Thìn không chịu ở không, phụ làm với chị lo việc cơm nước. Ở được hai ngày, đợi giờ đủ mặt hai vợ chồng Thìn mới rón rén đến xin về Cao Lãnh.

Nhưng bác sĩ không cho.

- Chị về làm gì gấp? Mấy bữa rày tôi có nhờ người ta kiếm giùm người dì của chị, họ chưa trả lời. Chị ở nán chơi ít bữa, không sao đâu mà ngại, rồi chị sẽ gặp dì.

Cô Tư cũng nói:

- Hay là chị ngại? Tôi với chị đồng xứ sở, gặp người cùng xứ lỡ bước giúp nhau như vầy có nghĩa gì đâu? Chị cứ yên lòng ở với vợ chồng tôi cho vui.

Thìn bở ngở, nói:

- Tôi là phận nhà nghèo, được ông bà có lòng đoái tưởng, giúp đỡ như vầy là quý lắm rồi. Ơn của ông bà, tôi không biết lấy chi đền đáp. Sở dỉ tôi muốn về vì tôi thấy ở lại đây chỉ làm bận rộn ông bà, không ích gì, mà vì bụng dạ như thế này, không biết sanh đẻ ngày nào. Thà tốt hơn về quê, có bề nào cũng nhờ có cha mẹ bà con.

Tuy miệng nói vậy, chớ lòng thì đâu muốn về. Nếu về làm sao tránh khỏi Hai Ngào bắt giết. Nhưng sống ở Sàigòn, cô cũng không biết làm sao sống cho đặng, vì cô chỉ biết làm ruộng, làm mắm, bơi xuồng, chớ không như các chị làm nghề buôn gánh bán bưng đặng.

Bác sĩ đã hiểu ý Thìn ngại vì bụng dạ gần ngày. Nhưng bác sĩ đã lên tiếng trước.

- Chị cũng thấy, nhà tôi có hai vợ chồng. Công việc trong nhà có một người bồi, một người bếp. Chúng tôi nài chị ở lại không có bụng để lợi dụng chị điều chi cả. Sở dỉ chúng tôi muốn chị ở lại đây, vì thấy chị nghèo, lại thật thà, và nếu chúng tôi đoán không lầm, chị có một tâm sự gì bí ẩn, nên chị mới ra đi, đi một cách liều mạng như thế này. Theo lẽ, chị có thăm bà con, không biết đường sá thì có người thông thạo dẫn chị đi. Đằng nầy, chị không hiểu Sàigòn là gì, lần thứ nhứt chị bước chân đến đây, thật là khổ.

Nghe bác sĩ nói Thìn nghẹn ngào, rưng rưng nước mắt:

- Tôi không dè, tôi có phước gặp người như ông bà, bà biết thương kẻ cô thế. Tôi xin nghe lời ông bà ở lại đây vài ngày nữa.

Cô Tư cũng khuyên chị ở lại.

Thìn lui ra nhà sau. Chừng Thìn đi rồi, Cô Tư nói với chồng:

- Chị ấy phải thế quá, hiền hậu, ăn nói dễ thương. Con nhà nông thật tình lắm. Dường như chị có điều gì uất ức trong lòng.

Nằm trên ghế xích đu, bác sĩ Trân đặt tờ báo lên bàn, mắt ngó ra sân.

Page 44: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

44 | T r a n g

- Anh cũng nghĩ thế. Làm thế nào cứu chị, đừng để chị rầu buồn quá có hại cho cái thai. Bây giờ bảo chị nói cảnh ngộ của chị cho vợ chồng mình nghe, chắc chắn không thể nào chị nói rồi. Em nên nói với chị bếp hết lòng thương chị ấy, họa may chị mới thố lộ với chị bếp mà thôi.

Ngừng một chập như suy nghĩ điều gì bác sĩ tiếp:

- Từ nhỏ, sống ở đồng ruộng, vì tuổi quá nhỏ nên không hiểu gì ở ruộng cả. Lớn lên ở đô thị, rồi chỉ biết đô thị. Xứ ta đại đa số là nông dân. Chúng ta không hiểu gì ở nông thôn, cứ miệt mài ở đô thị, thì việc làm của chúng ta chỉ có ích một phần trong xã hội. Ở nông thôn, có lẽ có nhiều phiền phức lắm, khác hơn ở đô thành, xa công lý, thì người dân phải sống trong hãi hùng thảm khốc. Nếu hiểu chị nầy, chúng ta sẽ hiểu thêm cái gì đã xảy ra ở nông thôn, như vậy cũng giúp ích chúng ta trong sự nhận xét chung về xã hội.

- Anh nói hữu lý. Em cũng thấy như anh vậy. Hiểu được nông thôn, không phải dễ. Người sống trên lầu vàng thấy nông thôn với cặp mắt khác. Người sống trên bùn lầy lại nhìn nông thôn với cặp mắt khác. Để rồi chúng ta thử tìm hiểu ra sao.

Vừa khi ấy, chiếc xe xích lô đổ ngay trước nhà, người ngồi trên xe bước xuống, vói tay nhận chuông. Ở nhà dưới chị bếp chạy ra mở cửa. Vừa chạy, chị vừa nói lớn tỏ ý mừng:

- Bà lên! Bà lên!

Cô Tư Thung mừng rỡ, chạy ra đón mẹ.

Thìn ở nhà sau, nghe vậy, ló đầu ra dòm. Cô thấy bà Phán bước vô nhà, mặt cô xanh như tàu lá, cô run lên rồi ngã quỵ bên thềm, bất tỉnh.

Trong nhà, bác sĩ vừa bước ra, thoáng thấy Thìn ngã xuống đất, bác sĩ la hoảng: “Chết! Chị bếp, anh bồi đâu?”

Bác sĩ thúc hối hai người đở Thìn vào phòng, ông lấy ra một mũi thuốc khoẻ chích cho cô. Xem lại thấy tim còn đập, nhưng trong người có máu rỉ, bác sĩ vội vã mở cửa nhà xe, rồ máy xe hơi ra, rồi biểu chị bếp, anh bồi đở Thìn lên xe.

Bác sĩ tính chở Thìn vào nhà thương, ông nói với bà Phán:

- Má ở nhà, con đi chút việc.

Bà Phán dòm vào xe rồi buộc miệng nói:

- Con Thìn!

Nói được hai tiếng, mặt mày bà tái dần, khi chiếc xe hơi chở Thìn ra khỏi ngỏ. Bà nhìn theo khi khuất dạng mới thôi.

Page 45: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

45 | T r a n g

VIII

Khác hơn mọi năm, năm nay trúng mùa. Dài theo hai bờ kinh ông Kho, lúa trổ vé vàng, nặng hoằng muốn cúp ngọn, chờ bàn tay gặt hái.

Nhưng cũng dài theo hai bờ kinh không còn một mái lá làm chòi ruộng, mà chỉ là những đóng tro tàn.

Nông dân, từng sống theo hai bờ kinh nầy, làm ruộng cho ông Phán, đã bồng bế vợ con, chở xuồng vào sâu trong ngọn, sống với nghề làm cá, làm mắm, bỏ lại mồ hôi nước mắt của mình trong mấy tháng trời xây dựng nên những đám lúa vàng tươi tốt mà họ chưa hưởng được trong ngày mùa.

Chính sau khi Hai Ngào bị bắt cóc, qua ngày sau, kinh ông Kho trở thành hoang địa, không một bóng người.

Bị bắt thả ra, Hai Ngào suy nghĩ kỹ, là không thuật lại việc xảy ra ở kinh ông Kho cho ông Phán nghe, vì sợ ông Phán chê cười mình là kẻ bất tài, rồi không tin dùng mình nữa. Hễ ông Phán không tin dùng thì Hai Ngào hết chỗ nương dựa, chỉ còn có nước bỏ xứ mà đi.

Nhưng Hai Ngào sợ bộ hạ lẻo mép với ông Phán, để lọt vào tai ông thì nguy to, vì vậy mà Hai Ngào vừa đi vừa lo lắng.

Sau cùng, tìm ra được một lối thoát là phải nói với ông Phán mà không nói thật, anh mới bàn tính với hai tên bộ hạ:

- Khi về, chúng mình nên cho ông Phán biết là chúng mình đi chơi bị ăn cướp bắt giữa ban ngày tại kinh ông Kho. Chúng đông, mình ít đánh không lại, phần chúng có võ khí nữa, nên khi bị bắt, chúng lục lưng không có tiền thì chúng thả. Hai chú có đồng ý như vậy không?

- Thì nói vậy thôi, đủ rồi, chớ nói sao bây giờ?

- Nhưng ông Phán hỏi chúng mình có nghi ngờ ai, chúng mình mới trả lời sao đây?

- Làm sao mà nghi ngờ ai được? Người ta vẽ mặt, bao mặt mình biết sao đặng.

- Tôi nghi đây là bọn người trong kinh ông Kho muốn phá chúng mình chơi. Họ quen biết với chúng mình lắm, vì họ đều là tá điền của ông Phán, nên họ mới giấu mặt như vậy đó.

- Chúng tôi cũng nghi như vậy. Nghi chơi vậy đó, chớ nói làm gì?

Hai Ngào quả quyết thế nào trong vụ nầy cũng có Hoài nhúng tay, vì nó thương Thìn, mà Thìn thì bị ông Phán lập kế bắt về hầu hạ ông.

Không căm giận Hoài, Hai Ngào trở lại phục con Người như Hoài, còn nhỏ mà có mưu trí như vậy.

Quả nhiên khi về tới nhà, ông Phán đứng ngắm mấy bụi hoa vạn thọ, thấy Hai Ngào bước vào với quần áo xốc xếch, hỏi ra thì Hai Ngào thưa lại như điều đã bàn tính dọc đường.

Ông Phán giận dữ, đỏ mặt lên:

- Như vậy tụi nầy lộng quá rồi. Bọn chúng muốn trêu gan ta. Không ai lạ đâu, mấy thằng tá điền trong kinh ông Kho. Mấy hôm trước, chúng còn rêu rao là mùa lúa nầy chúng không

Page 46: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

46 | T r a n g

đóng lúa ruộng y số cũ, chúng tỏ muốn ăn cướp rồi đó. Tao đã định kêu người cho gặt, lấy hết không để một hột cho biết thân.

Ông Phán đi qua đi lại trước sân, mắt ngó xuống đất, có vẻ suy nghĩ lung lắm, như sắp làm một việc gì vô cùng quan trọng.

Hai Ngào và bộ hạ đều rón rén lui ra nhà sau tắm rửa và thay quần áo.

Trong lúc tắm dưới sông, Hai Ngào kê miệng vào tai một đứa bộ hạ mình, nói nhỏ:

- Tao nghi ông Phán làm gì đại sự nội ngày mai.

- Đâu anh Hai đoán coi ông sẽ làm gì?

- Tao chắc thế nào ông cũng cho quận hay và biểu lính vào vây bắt tá điền trong kinh. Thấy vậy, cũng tội nghiệp cho họ chớ. Mầy bị bắt, họ có đánh đập mầy không?

- Không!

- Còn thằng kia sao? Có bị tụi nó đánh bạt tay nào không?

- Không!

- Tao đây, cũng không bị đánh nữa. Như vậy tỏ ra bọn nầy tốt, chúng cũng biết nể và thương tụi mình. Bây giờ mình phải tính sao đây? Không lẽ để cho họ bị bắt.

- Mình không biết họ là ai mà cho hay đặng trốn? Theo tôi cứ cho một người nào trong kinh hay để họ chuyền nhau đặng họ tém dẹp và trốn là hơn. Để họ bị bắt thì khổ.

- Tối nay chú nên vào trong ấy báo tin cho họ biết.

Một người bộ hạ đồng ý và tình nguyện ra đi tối nay.

Đúng như điều dự đoán, sáng ngày ông Phán qua dinh ông quận rất sớm rồi nội ngày đó, bọn lính ngoài chợ kéo vào kinh, bao ví bắt từ nhà, nhưng không bắt được ai cả.

Họ nổi lửa đốt nhà. Hơn chục mái lá ở dài theo hai bờ kinh cháy rụi.

Khói đen mù mịt bay lên không trung như báo tin cho chủ nó trong ngọn cùng biết là ông Phán đã đốt nhà họ rồi.

Ông Phán kêu lính tới đốt nhà tá điền ở kinh ông Kho gây nên một sức công phẩn lớn lao trong vùng Đình Trung tới Mỹ Ngãi, Bình Trị, lên tới ngả tư Phong Mỹ, Ba Sao. Dân chúng đều tỏ ý bất bình, vì không ai hiểu nguyên nhân ra sao hết. Kẻ bàn vầy, người bàn khác, chung qui đều đổ tội cho ông Phán muốn đuổi số tá điền nầy, giựt lúa và lấy ruộng lại cho người khác làm.

Sức công phẩn ấy đã biểu lộ trong khi Hai Ngào kêu người tới gặt lúa ở những đám ruộng dài theo kinh chẳng một ai nhận lời cả.

Biết sự việc xảy ra như vậy, chú Tư, thiếm Năm ở Đình Trung ngày đêm lo sợ cho số người trong kinh, nhứt là Hoài, từ hôm mùng hai Tết tới giờ không thấy Hoài về. Đòn bánh tét thiếm Năm treo đủng đỉnh trên cột nhà đến nay đã 4 ngày vẫn còn đó.

Hoài không về Đình Trung đặng để thuật rõ việc mình làm cho chú Tư hay vì, sau khi bắt Hai Ngào đã lấy lời khai rồi. Hoài phải phụ lực với anh em chuyên chở heo, gà, lu, mái, nồi, niêu vào ngọn. Sau đêm đó, anh em tá điền bực tức vì mình đã làm ruộng trúng mùa mà không được hưởng, nên tổ chức cho người canh gác để họ gặt lúa vào ban đêm được phần nào hay phần nấy, và cho xuồng chở về trong ngọn.

Ông Bảy sáng suốt hơn, đã biết trước kết quả không hay sẽ xảy ra nên đã chuẩn bị cùng nhau kéo ra đi không thiệt hại gì, nhưng ngọn lửa của từng túp nhà phừng lên, làm cho lửa lòng của họ càng cháy phừng theo. Họ hăng hái gặt cho được số lúa của mình, còn lại bao nhiêu thì bỏ.

Page 47: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

47 | T r a n g

Việc dời đi của Hoài và anh em trong kinh không được thông báo cho chú Tư biết, nên có vẻ nóng lòng, chú mới lần mò vào kinh. Đến nơi chỉ thấy những đóng tro tàn, không một người qua lại để hỏi thăm, chú đành ra về, trong lòng buồn bã.

Thật ra, ngày chú Tư Mẹo đến kinh ông Kho kiếm chú Bảy và Hoài, người có phận sự canh gác đầu kinh đã thấy rõ. Nhưng vì có lời dặn trước của ông Bảy và cũng muốn giữ kín chỗ ẩn núp của mình người canh gác không dám ra mặt kêu gọi chi hết.

Chiều lại người gác ấy về nói lại với ông Bảy, ông mới nhớ lại đã lâu không cho chú Tư biết gì về việc làm của mình, nên ông kêu Hoài dặn dò:

- Tối nay để anh em đi gặt lúa. Mầy nên về Đình Trung cho má mầy và chú Tư biết những việc xảy ra. Còn việc Thìn, mầy đừng nói rõ cho chú Tư hay thiếm Năm biết làm gì. Có dịp, sau nầy sẽ cho hay.

Đêm hôm đó, Hoài lén băng đồng về Đình Trung.

Gần tới nhà, Hoài thấy khác hơn mọi bữa. Bên nhà chú Tư thì đèn đuốc sáng choang, lại có tiếng cười nói rổn rảng, có hơi lạ. Bên nhà Hoài, đèn cũng chong sáng, nhưng không tiếng người. Hoài lẻn vào nhà không thấy mẹ, biết mẹ đã có mặt bên nhà chú Tư.

Theo bóng tối, dựa bên hè Hoài tới sát nhà chú Tư rình nghe cho biết trong nhà là ai.

Khách trong nhà là một người đàn bà trên năm mươi tuổi. Bà nầy ăn mặc tử tế, tuy không sang trọng lắm, chớ cũng là hạng khá giả, Hoài không nhớ rõ mặt khách, nhưng Hoài biết có gặp đôi lần, mà đã lâu lắm rồi.

Hoài lóng tai nghe khách nói:

- Lâu quá, tôi không về đây vì công việc làm ăn thất bát lỗ lã nên lo chạy ngươc chạy xuôi, rồi phải bán nhà cho con ông Phán. Tôi dời về Phú Nhuận, không cho dưới nhà hay. Mà bậy quá, tôi cũng không có thư từ gì nữa.

Mẹ Hoài hỏi:

- Về Phú Nhuận chị làm ăn khá không?

- Khá thì không khá vì gặp lúc kinh tế khủng hoảng. Nhưng nhờ ở đó sở hụi nhẹ, nên lây lất sống đặng.

Bữa nọ, có người đến nhà cho hay bác sĩ, rể ông Phán mời tôi gấp đến nhà có chuyện cần. Tôi mới đi. Đến nơi, tôi gặp bà Phán, con gái út của bà. Trong nhà hai mẹ con không được vui còn bác sĩ đi vắng. Gặp mặt tôi, cô Tư mừng rỡ, còn bà Phán thì lơ là. Cô mới xin lỗi tôi, vào phòng thay đồ, rồi cô dẫn tôi ra ngoài đường, đón kêu xe xích lô. Cô nói:

- May quá, có dì đây. Dì đi gấp với tôi để gặp bác sĩ. Ở nhà tôi gặp dì thì mừng lắm.

Tôi không hiểu chuyện gì, mà cũng không hỏi. Xe chở tới bịnh viện.

Cô Tư vào trước, tôi đi sau. Bác sĩ vừa trong phòng mổ ra gặp tôi bác sĩ nói lớn:

- May quá, gặp dì đây.

Cô Tư hỏi chồng:

- Bây giờ như thế nào? Bịnh tình ra sao?

Bác sĩ mới cho biết bịnh rất nguy. Nhưng không đến thiệt mạng.

Bịnh nhân bị xúc động về thần kinh quá mạnh, nên té và vì vậy mà hư thai. Cần phải mổ mới đem thai ra, chỉ mong cứu mẹ là hơn. Bây giờ có dì đây, dì vào, tôi yêu cầu dì đừng

Page 48: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

48 | T r a n g

khóc, đừng nói một tiếng gì hết. Dì xem thấy mặt nhìn bà con rồi, dì có đồng ý cho tôi mổ để cứu bịnh là được rồi.

Bác sĩ dắt tôi vào phòng mổ. Tôi ngơ ngẩn không hiểu gì ráo. Tạo sao tôi vào đây, và bịnh nhân là ai?

Trời ơi! Khi bước vào phòng, người nằm trên bàn mổ là con Thìn.

- Con Thìn?

- Con Thìn?

Chú Tư, thiếm Năm đều hoảng hốt nói lên một lượt. Ngoài hè, Hoài không cầm được sự cảm động liền khóc lên.

Tiếng khóc của Hoài làm cho thiếm Năm, chú Tư giựt mình. Lẹ làng, chú Tư nhảy ra cửa đi về phía tiếng khóc gần hè.

- Ai? Chú Tư hỏi.

Hoài không trả lời, lại còn khóc lớn thêm.

Chú Tư lại gần, biết là Hoài, chú ôm choàng lấy nó, khóc theo nó.

Hoài dẫn chú Tư ra sau hè, nơi có nhiều bóng tối, nói nho nhỏ:

- Cháu đã biết vụ nầy, nên khi nghe thì đau lòng lắm. Thôi chú cứ vào nói chuyện với khách để cháu ngoài nầy nghe hết câu chuyện, cháu sẽ về cho chú Bảy biết để tính công chuyện.

- Chú Bảy mạnh chớ?

- Chúng tôi vẫn bình yên. Thôi chú vào đi. Cháu còn nhiều việc phải nói với chú, nhưng chuyện khách nói quan trọng hơn. Sau rồi, cháu sẽ nói tiếp cho chú và má cháu nghe sự gian truân của Thìn.

Chú Tư trở vào nhà, để Hoài ngồi một mình bên hè. Thiếm Năm và khách hỏi thăm chuyện gì, chú Tư lắc đầu nói:

- Chị nói tiếp cho tôi nghe. Còn chuyện bên ngoài lát nữa tôi sẽ nói. Tôi nóng nghe chuyện con Thìn. Sao, chị vào phòng thấy vậy rồi sao nữa, nó có thấy chị không?

- Không! Nó nằm thiêm thiếp, mắt nhắm, mặt xanh dờn như người chết. Tôi bưng mặt khóc thì bác sĩ lấy tay khoác, biểu tôi ra ngoài. Cô Tư Thung và tôi cùng đi ra. Cô Tưmời tôi ngồi trên ghế với cô, còn bác sĩ ở trong phòng làm phận sự.

Ngồi trên ghế, cô Tư mới kể chuyện cho tôi nghe. Con Thìn đã lên Sàigòn kiếm nhà tôi, nó vào ngay nhà cũ, thành ra nó lọt vào nhà cô Tư con ông Phán. Nhưng cô Tư và bác sĩ thì không biết nó là con của ai ở Cao Lãnh, nghe nói là cháu của tôi đến tìm tôi, lại thấy nó nghèo, thật thà, nên vợ chồng bác sĩ thương tình nên biểu nó ở chơi vài ngày và bác sĩ cho người hỏi thăm kiếm tôi cho nó.

Con Thìn ở tại nhà bác sĩ được bốn, năm ngày tình cờ bữa nọ bà Phán lên.

Vừa thấy mặt bà Phán, con Thìn xỉu liền. Bác sĩ kêu bồi bếp phụ đở dậy, rồi ông chích thuốc khoẻ cho nó. Chính ông mở cửa nhà xe, lấy xe ra, đưa nó đi bịnh viện là cũng chính tay ông bây giờ cứu mạng sống cho nó.

- Như vậy con Thìn bây giờ ra thế nào? Chết sống? Và đứa nhỏ của nó ra sao? Thiếm Năm nóng lòng hỏi khách. Chừng khách kể hết chuyện, thiếm Năm và chú Tư mới thở dài. Chú không dè con chú chửa hoang, đến đổi phải thất lạc, xa quê nhà để tránh sự tủi nhục. Nghĩ vậy mà chú thương con vô hạn.

Page 49: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

49 | T r a n g

Thiếm Năm chắc lưỡi, thương hại thân phận Thìn. Vì cảnh nghèo, phải mang nhiều tủi nhục. Càng nghĩ thân phận người đàn bà con gái như Thìn khiến cho thiếm rưng rưng nước mắt.

Ngoài hè, Hoài rút lui tự bao giờ. Chú Tư đi ra, rọi đèn kiếm không thấy bóng dạng của Hoài.

Còn bà Phán lúc đi Sàigòn, là để mua rau cải Đà lạt về ăn. Luôn dịp ghé thăm con gái út. Đến đây, bà chứng kiến một cảnh làm cho bà tức giận không tiện hở môi. Ngày sau bà bỏ về.

Tới nhà, bà vẫn còn bực tức la ầm lên.

Ông Phán hút trong phòng, lấy làm lạ sao bà về mau quá. Ông cho là có chuyện gì mới có sóng gió đây.

Biết vậy, nên ông làm thinh, không dám ló đầu ra cứ hút mãi.

Bà mới vào phòng ông, đóng kín cửa lại, ông Phán không hiểu là chuyện gì, liếc mắt lén nhìn bà trong lòng hơi lo. Bà bước tới, kéo chiếc ghế bành lại gần bộ ván gõ của ông Phán nằm hút, ngồi xuống và vói lấy quạt, quạt cho đở nóng.

Bà Phán ngó chừng xung quanh cửa sổ, rồi mới đằng hắng nói:

- Ông à! Một chuyện vô cùng quan hệ làm cho tôi không thể ở yên tại Sàigòn được, phải vội vã về đây.

Bà quạt vài cái, nói tiếp:

- Tôi đã gặp con Thìn.

- Con Thìn à? Ông Phán lỏ cặp mắt ngó bà Phán với tất cả sự ngạc nhiên.

- Phải, tôi gặp con ấy tại Sàigòn, trong nhà con út.

- Trong nhà con út? Ồ sao lạ vậy? Ông càng bối rối hơn.

- Tôi không hiểu ai đem gởi nó lên nhà vợ chồng bác sĩ.

- Ai lại biết mà gởi vậy cà?

- Thôi, ông đừng giả ngộ với tôi. Tôi biết rồi. Ông biểu nó đi trốn để sanh đẻ xong rồi ông sẽ mướn nhà cho nó ở, ông đem mồ hôi nước mắt của tôi ra mà san xẻ cho nó hưởng.

- Bà đừng nghi ngờ vậy, không nên. Tôi không có bụng dạ như vậy đâu.

- Chớ ông không gởi gấm nó cho con út, tại sao vợ chồng nó đối đãi với con Thìn tử tế quá, coi con Thìn hơn mẹ chúng nó?

Ông Phán đập trán suy nghĩ. Ông không nghĩ về điều nghi ngờ của bá Phán, mà ông suy nghĩ một việc xa vời.

- Bà đừng nghi ngờ tầm bậy như vậy. Nghe bà nói, tôi đương lo ngại vô cùng. Con Thìn trốn ra khỏi nhà là một điều tai hại rất lớn. Cha nó còn đây. Bọn tá điền kinh ông Kho còn đó. Tôi đã cho người tìm tông tích nó, lâu nay mà không gặp. Tôi muốn cho nó chết đi. Con Thìn chết là tôi khoẻ.

- Ông lấy người ta có chửa thì ông phải nuôi chớ?

- Với người khác thế thường thì phải vậy. Nhưng trường hợp con Thìn thì khác. Kết quả như ngày nay là tại lòng ham muốn của tôi quá độ, tại sự sắp đặt không châu đáo của tôi mà ra. Bây giờ thì hỏng rồi.

Bà Phán xô ghế đứng dậy bước ra khỏi phòng.

Page 50: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

50 | T r a n g

- Tùy ông liệu sao đó thì liệu.

Ông Phán ngồi không yên. Rồi suy nghĩ được điều gì, ông lấy giấy mực ra viết một bức điện tín gởi cho bác sĩ:

“Con nói lại với vợ con biểu nó về gấp, ba đương có việc cần. Không thể trì hưởn được. Ba trông đợi.”

Ông kêu Hai Ngào vào phòng riêng:

- Chú lấy năm đồng cầm tờ giấy nầy ra nhà “dây thép” đánh giùm bức điện tín nầy cho tôi. Đi ngay đừng ghé đâu trễ nải công việc nhé.

* * *

Trong lúc ông Phán đánh “dây thép” cho con gái ông thì tại kinh ông Kho, ông Bảy bàn xong với Hoài về việc đi Sàigòn.

Ông Bảy liền kêu anh em lại dặn dò canh gác như thường lệ. Ông cho hay ông sẽ đi với Hoài có chút việc riêng, vài ngày về.

Ông còn dặn Hoài lấy giấy tờ đem theo mình, đừng bỏ rơi rớt thất lạc, sau nầy khó làm việc.

Ông Bảy và Hoài đi về Đình Trung để gặp chú Tư Mẹo và thiếm Năm cho hay việc đithăm Thìn.

Page 51: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

51 | T r a n g

IX

Thìn nằm trên giường bịnh lăn qua lộn lại. Thìn đã khoẻ nhiều, nhưng gặp cảnh khó tính, nằm suy nghĩ mãi không tìm được ngõ ra.

Bây giờ hiểu rõ nhà cô nương tựa mấy ngày tại Sàigòn là nhà của con gái ông Phán. Vợ chồng bác sĩ là con rể của ông Phán. Cô muốn thoát khỏi vuốt hùm lại vướng vào chưn cọp.

Cô chán nản cho đời mình vô phước, gặp lắm cảnh truân chuyên. Cô muốn chết hơn sống.

Bác sĩ và cô y tá chợt bước vào, bác sĩ đặt ống thủy thấy nhiệt độ lên hơn hôm qua, mí mắt cô còn ngấn lệ, chỗ nằm của cô bừa bãi, liền nhận ra đêm hôm, cô thức nhiều.

Bác sĩ liền biểu y tá đem thuốc tới, và tự tay ông chích cho Thìn.

Xong, bác sĩ kéo ghế lại bên giường, biểu nữ y tá đi ra ngoài, đoạn nói:

- Đêm qua chị không ngủ. Dường như chị có điều gì bức rức lắm.

Chị nên hiểu vợ chồng tôi, lúc nào cũng xem chị như ruột thịt.

Tôi khuyên chị dẹp bớt ưu phiền, để cho lòng thảnh thơi, thì chị mới mau mạnh khoẻ.

Gượng cười, Thìn đáp:

- Cám ơn bác sĩ có lòng đoái tưởng, săn sóc cho tôi là kẻ bạc phước. Nhưng tôi khó sống vì con người tôi yếu hèn mà xung quanh tôi là hung thần, lá ác quỷ, họ chực giết tôi, bác sĩ ơi!

Bác sĩ tưởng Thìn nói mê sản. Ông toan đứng dậy thì Thìn khoát tay ra dấu mời bác sĩ ngồi.

- Tôi nói thật chớ không mê sản gì đâu. Tôi sợ lắm. Tôi nằm đây như thấy nằm trước nắm mồ. Con người tôi không còn thân thuộc, có sống chẳng ích gì cho đời.

Bác sĩ không hiểu hết ý Thìn muốn nói:

- Chị nói, thú thật tôi không hiểu gì cả.

Rồi như để an ủi Thìn, bác sĩ tiếp:

- Cô đâu có cô độc, vì vợ chồng tôi ở đang gần cô.

Thìn cảm động không nói được lời nào. Cô nhắm mắt lại, để cho hai giòng nước mắt rơi xuống gối.

Bác sĩ đứng dậy, ra ngoài gọi y tá dặn:

- Người bịnh nầy rất khác thường, nó thuộc về loại tâm bịnh, vậy cô nên gần gũi khuyên lơn hoạ may cô sẽ tỏ bày tâm sự.

Toan bước ra, bác sĩ sực nhớ điều gì, dừng lại tiếp:

- Kỵ nhứt là đừng đá động đến tình cảnh của người phụ nữ chửa hoang. Dường như cô ấy ở trong tình cảnh nầy, mang một đau thương lắm, nên cô cứ đòi chết mãi. Nhiệm vụ của chúng ta bắt buộc phải cứu người thoát khỏi tay tử thần.

Bác sĩ trù trừ chưa muốn đi. Ông đập tay vào trán như để nhớ lại điều gì.

Page 52: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

52 | T r a n g

- Dường như cô ấy còn ngờ vực điều gì đây. Cô cần tìm biết cô ấy đương ngờ vực cái gì, có phải về chuyên môn của chúng ta chăng? Hay là… mà thôi, tôi về…

Bác sĩ lên xe, về nhà.

Khác hơn mọi lần, vừa thấy mặt chồng là cô Tư khóc rống lên.

Chị bếp, anh bồi đều lấy làm lạ, tưởng đâu dưới nhà có điều chi nguy hiểm mới làm cho bà chủ khóc lớn như vậy. Bác sĩ cũng sửng sốt ôm vợ, âu yếm hỏi:

- Có gì mà em khóc dữ vậy? Em hãy nói cho anh rõ.

Cô Tư khóc lớn hơn nữa. Cô gục đầu vào vai bác sĩ, nức nở không nói gì cả.

Bác sĩ lại giục:

- Có gì phải nói, chớ em khóc mà không nói ai có biết gì đâu?

- Anh ôi! Em không còn mặt mũi nào thấy mặt anh nữa. Em chết đi thôi.

Rồi lấy khăn hỉ mũi, cô Tư gượng nói:

- Em cũng biết, làm như vậy là yếu hèn lắm. Nhưng anh ôi! Em thấy đời em không ra gì nữa đối với anh. Em là đứa không đáng làm vợ anh nữa. Thì anh biểu em đừng khóc, đừng chết sao được.

Bác sĩ càng không hiểu, ông bực tức quá, lầm thầm:

- Tại sao thiên hạ ham chết thế? Trong nhà thương có người đòi chết, về nhà vợ cũng đòi chết. Như vậy còn ai ham sống nữa? Không ham sống là không đấu tranh. Thật là nguy hiểm.

Cô Tư gạt nước mắt hỏi bác sĩ:

- Trong nhà thương, anh nói ai đòi chết?

- Chị ở nhà chớ ai.

- Tại sao chị đòi chết?

- Nào ai biết. Còn em tại sao đòi chết?

- Vì em không sống đặng?

- Tại sao lại sống không đặng?

- Vì em thấy nhục nhã quá. Một người như em đây tủi nhục không xứng đáng gần anh, làm vợ anh. Trên đường về, em muốn đâm đầu xuống xe chết cho rồi. Nhưng em nghĩ lại thương anh, về đây bày tỏ nỗi lòng cho anh biết, mong anh tha thứ.

- Chuyện gì lại phải tha thứ! Ai làm nhục mình? Và nhục như thế nào đến đổi phải tha thứ?

Cô Tư làm thinh, không nói mà cũng không khóc nữa. Bác sĩ mới hỏi:

- Em nên nói rõ có đầu có đuôi cho anh hiểu. Vậy ba kêu em về dưới làm gì? Ba mạnh giỏi hay đau yếu gì mà kêu gắp dữ vậy?

Cô Tư ngập ngừng, đáp:

- Ba không đau ốm gì cả. Ba gọi em về gắp để bàn tính với em một việc. Ba nhờ hai đứa mình giúp đỡ ba việc ấy.

- Việc gì?

Cô Tư khóc trở lại:

Page 53: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

53 | T r a n g

- Anh ôi! Chính việc ấy làm cho em phải khóc. Một việc mà vợ chồng ta không bao giờ làm được. Anh nên tha thứ cho ba và em, nói để biết thôi, thì em mới dám nói.

- Em cứ nói đi. Anh nóng nghe lắm. Em cũng biết anh rất rộng lượng đối với tất cả mọi người.

Cô Tư sợ nói ra, thì chồng khinh cha mẹ, khinh cả cô. Sau cùng cô thấy cần phải nói để tìm phương giải quyết:

- Em nói ra đây, một là sẽ nhờ anh tha thứ, hai là chúng ta sẽ cùng tìm phương giải quyết thế nào cho ổn thoả, chớ để tình trạng kéo dài mãi thì khổ cho lòng em quá. Việc ấy là ba nhờ hai vợ chồng ta làm cách nào cho chị Thìn, tức là chị ở nhà nầy đương nằm nhà thương ấy, phải chết đi.

- Nghĩa là chúng ta phải giết chị ấy? Nhưng tại sao vô cớ ba biểu vợ chồng mình giết người ta?

- Ba mới cho em biết vì sao phải giết chị ấy. Em có hỏi thì ba nói như thế nầy, chị ấy là người ở trong nhà của ba má. Ba bắt người ta ở trừ nợ, rồi ba lỡ lấy người ta có chửa. Chị ấy làm dữ với ba, đòi ba bồi thường danh giá, ba sợ thiên hạ chê cười nên tìm dịp bắt chị ấy về để giết chị. Chị biết được nên trốn thoát khỏi Cao Lãnh lên đây. Vợ chồng ta nuôi chị ấy. Bây giờ chị ấy nằm trong tay vợ chồng mình. Ba biểu chúng mình nên giết chị ấy để trừ được hậu hoạn.

Em khổ tâm quá, không muốn ở dưới làm gì nữa, đành phải bỏ về đây.

Nghe vợ nói, bác sĩ thở dài:

- Việc cha làm bắt con phải chịu. Hèn gì chị ấy chẳng nghi ngờ mình. Chị Thìn nói đúng. Anh rất khen một người như chị đã sáng suốt nhìn thấy gan ruột của anh. Hồi sáng nầy, anh có nói chuyện với chị ấy. Chị buồn rầu, anh khuyên nhủ, chị nói úp mở với anh, chị bị tủi nhục, nên chị không muốn sống. Mà chị có muốn sống, chị sống cũng không được vì xung quanh chị là hung thần ác quỷ đương chực giết chị.

Bây giờ anh mới nghĩ ra. Ban đầu dầu không biết mình là con rể nên mới ở. Chừng má lên, chị ấy thấy má, chị mới hoảng hồn té bất tỉnh, má không vui, ra về nói lại với ba. Ba biểu chúng mình nên giết chị ấy đi.

Bác sĩ bỗng nghiêm sắc mặt nói:

- Lối giải quyết ấy bất thành, vì không phải người chết là hết chuyện đó.

Lâu nay chúng ta lấy nhau thành vợ chồng, không phải vì tiền tài, vì địa vị chức phận, mà vì nghĩa vụ vì bổn phận, nói đúng hơn là vì chí hướng.

Chí hướng của đôi ta là chí hướng yêu đời, chống mọi bất công xã hội, đấu tranh cho sự nghiệp chung của tổ tiên truyền lại. Không lý đến ngày nay chúng ta lại đi vào con đường khác làm sai lạc chí hướng của mình?

Vả lại việc của ba làm không chỉ riêng giữa ba và chị Thìn biết và có lẽ còn nhiều người biết thì sự giải quyết phải được ổn thoả chớ không phải lối giải quyết độc đoán của ba.

Còn việc khinh em, gia đình em, không thành vấn đề, miển ba biết nhìn nhận tội lỗi mình, mọi việc đều dễ dàn xếp. Anh chỉ có thương hại người lầm lỗi chớ không khi thị người ta, bất cứ là ai bao giờ hết.

Cô Tư vui mừng nói nho nhỏ:

- Em cám ơn anh có dạ khoan hồng.

Page 54: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

54 | T r a n g

Giữa lúc vợ chồng bác sĩ nói chuyện trong nhà thì ngoài cửa bỗng thấp thoáng bóng người, cả hai nhìn ra thấy người chủ nhà cũ tức là dì Ba và nhiều người đàn ông có vẻ quê mùa. Cô Tư liền gọi chị ở ra mở cửa mời vào.

Vợ chồng bác sĩ tỏ vẻ hân hoan khi tiếp được dì Ba và một số khách đi theo dì. Dì Ba mới giới thiệu từng người, chừng tới phiên Hoài dì không biết nói sao, chú Tư mới tiếp lời:

- Đây là chồng chưa cưới của con nhỏ tôi, khi nó còn ở nhà tôi.

Bác sĩ vui vẻ mời mọi người ngồi trò chuyện.

Cô Tư phân trần:

- Được bà con dưới vườn lên thăm nhà tôi vui mừng lắm. Còn tôi, tuy là con của ông Phán, nhưng khác. Chồng tôi sao thì tôi vậy. Xin bà con hiểu giùm cho.

Ông Bảy lanh trí, hiểu được sự rào đón của cô Tư, nên đáp:

- Dạ bẩm bà, chúng tôi không dám ngờ vực gì cả, đối với ông bà Phán cũng như đối với ông bà bác sĩ, hôm nay tình cờ chị Ba dắt chúng tôi đến đây, mới biết được nhà ông bà, đến để nhờ có chút việc thôi. Thật làm phiền ông bà chẳng nhỏ.

Sẵn dịp dì Ba nói:

- Bà con đây nóng lòng muốn gặp mặt cháu Thìn. Chúng tôi có vào nhà thương, nhưng họ không cho vào nói có lịnh của bác sĩ. Chúng tôi trở ra đây xin phép bác sĩ thương tình cho vào gặp mặt nó coi bịnh tình thế nào.

Bác sĩ cười:

- Bà con nóng lòng cũng phải. Nhưng mà tôi chưa thấy tiện. Chờ vài ngày nữa, cho chị ấy thật mạnh đã. Mấy bữa rày chị ấy có vẻ khá rồi. Chị bắt đầu ăn cháo, uống sữa. Vài ngày nữa có lẽ chị sẽ ngồi dậy được. Chừng ấy bà con vào thăm không hại đến bịnh tình của chị.

Chú Tư nóng lòng gặp con nên nói:

- Đây là thân nhân của nó không ai lạ, vào thăm có gì hại đến bịnh?

- Dạ, chú không rõ nên nói vậy cũng phải. Bịnh đó thuộc về thần kinh. Không khéo sẽ làm chị điên là khác. Đành rằng đây tất cả là bà con, nên xét kỹ về hoàn cảnh của cô, tôi e ngại thân nhơn sẽ làm cho cô ấy bịnh nặng trở lại. Vì chính cô đã sợ thân nhơn mà trốn lên Sàigòn, nếu tôi không lầm.

Ông Bảy liếc mắt ngó chú Tư, khẽ gặc đầu:

- Bác sĩ nói phải, vậy chúng ta chờ vài ngày nữa sẽ hay. Chừng nào bác sĩ cho phép, chúng ta vào thăm nó.

Bác sĩ nói tiếp:

- Vụ chị Thìn, ban đầu tôi chỉ tưởng giúp đỡ chị, cho ở đở ít ngày là bổn phận của chúng tôi đối với người ở tỉnh lên gặp lúc lỡ bước. Chừng cô bịnh tôi mới rõ phần nào về tình cảnh của cô. Hiểu được vậy, nên tôi càng thương cô.Vì vậy mà tối nay tôi muốn bà con ở lại đây nghỉ đặng tôi có vài câu chuyện đem ra bàn tính với bà con.

- Như vậy, chúng tôi thấy cần ở lại rồi. Ông Bảy lên tiếng thay thế mấy người cùng đi với ông.

Dì Ba xin đưa thiếm Năm về thăm nhà còn bao nhiêu ở lại nói chuyện với bác sĩ.

Cơm nước xong, bác sĩ nghỉ trưa một chút rồi đi làm. Chú Tư, ông Bảy, cậu Hoài lên lầu nằm nói chuyện.

Page 55: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

55 | T r a n g

Trước hết ông Bảy nói:

- Nghĩ cũng lạ, cô Tư không giống ông bà Phán. Còn bác sĩ thì khác thường. Không hiểu họ có thành thật tử tế với chúng mình không hay có ý gì khác. Nghe qua mấy lời của bác sĩ, tôi thấy ông ta còn nhỏ tuổi mà hiểu đời lắm. Chẳng những ông lo cứu mạng sống cho con Thìn ông còn tính tới việc dàn xếp cho đôi bên ổn thoả. Tôi suy nghĩ mãi không hiểu ông dàn xếp như thế nào.

Chú Tư hỏi:

- Chú có ý định của chú khi lên đây, ngoài việc thăm con Thìn, còn có gì khác nữa, chú cũng nên cho tôi biết rõ với.

- Không gì lạ. Vào thăm con Thìn xong, tôi muốn anh đứng ra đầu cáo ông Phán tạitòa. Chúng ta thưa ông Phán về mấy tội:

Thứ nhứt, ép buộc anh làm tờ giấy đợ con.

Thứ hai, hãm hiếp con Thìn có chửa rồi còn có ý đem thủ tiêu cho mất tích.

Thứ ba, đốt nhà dân chúng để giựt lúa ruộng trong kinh ông Kho.

- Đi thưa phải có tiền.

- Phải có tiền sở tổn ăn, ở, đi lên, đi xuống, tiền thầy kiện giúp đỡ mình. Tôi thấy ít nào cũng phải có chừng năm trăm. Việc nầy chúng ta phải thương lượng với chị Ba giúp đở một phần, còn một phần, anh em chúng ta sẽ phụ nhau đóng góp. Kẻ bán heo, người bán lúa, số anh em trong kinh cũng có thể góp sức nữa.

Hoài lên tiếng:

- Thưa kiện thì được rồi, nhưng biết có kết quả không? Tôi sợ…

- Phải. Ông Bảy chận lời Hoài, tôi hiểu ý thằng Hoài nó sợ mình khó thắng kiện, vì chúng mình ít tiền, còn ông Phán bà Phán đã có thế lực, có rể là Tây làm tham biện, lại có tiền nhiều, thế thường người ta nói: “đa kim ngân phá luật lệ” tôi cũng ngại chuyện nầy. Tuy ngại vậy, chớ không lẽ bỏ qua. Cũng phải làm…

- Bằng cớ gì mà buộc tội ông Phán theo mấy điều chú nói? Chú Tư hỏi với tất cả sự ngờ vực.

Ông Bảy biểu Hoài đưa tờ giấy ra, nói:

- Đây bằng cớ đây. Thằng Hai Ngào đã thú nhận cả rồi. Chữ nó viết và ký tên đành rành đây. Nó không viết như lúc anh lăn tay vào tờ đợ con đâu. Lúc ấy, anh bị nó chụp thuốc mê, chớ còn bây giờ nó viết lúc tỉnh táo.

Chú Tư Mẹo hết sức ngạc nhiên khi thấy tờ giấy ông Bảy trao cho mình. Chú không biết chữ nên không đọc được, nhưng chú cứ cầm săm soi tờ giấy mãi mà tưởng chữ giống như trên tờ giấy mình đã đợ con.

- Tôi khen chú giỏi. Làm được việc nầy không phải tầm thường.

- Đó là công của thằng Hoài, chớ tôi có gì mà anh khen.

Hoài rất sung sướng về mấy lời nhún nhường của ông Bảy.

(chị Hà, tôi nghĩ là mình mất trang ở chỗ nầy……)

Page 56: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

56 | T r a n g

Tánh ý cô Tư rất khác thường. Tuy thương cha mẹ, nhưng cô không tán thành việc làm của cha mẹ trước đây và ý định bây giờ là phải thuốc chết Thìn theo phương pháp khoa học.

Sau khi nghe cha mẹ bày tỏ hết đầu đuôi câu chuyện, cô chỉ lắc đầu và khóc.

- Chắc chắn con không thể nói với chồng con làm được điều ấy vì nó trái với lương tâm nhiều lắm. Vả lại chồng con rất ngay thẳng, chân thật, lại thương người, thì không bao giờ chồng con nhẫn tâm làm được chuyện nầy.

Ông Phán thất vọng buông xuội một câu:

- Nếu con không cứu được ba phen nầy, chắc ba phải chết. Không ai làm gì nỗi ba hết, nhưng ba sẽ rầu buồn mà chết, vì thiên hạ bên ngoài sẽ cười chê, thấu tai suôi gia của ba, mặt mũi nào nhìn ngó họ nữa.

Ông Phán khóc.

Lần thứ nhứt, ông Phán mới biết khóc vì đã thấy mình ở vào một thế cùng quẩn.

Bà Phán và cô Tư khóc theo, bà năn nỉ cô gái út:

- Má biết tánh ý con không giống như chị Hai con, anh Ba con. Con ngay thẳng và đúng đắn. Nhờ vậy, con mới làm vợ bác sĩ, nó hạp với tánh ý con, nhưng con là đứa con biết thương cha mẹ nhiều nhứt, vì vậy mà cha mẹ cũng thương con hơn đứa nào. Một mình con có phần ăn không thua anh Ba con. Nội ruộng trong kinh ông Kho là của con hết ba má đã tách bộ cho con rồi. Phần ăn của con hơn cả chị Hai con nữa. Trong việc nầy, ba má phải cậy nhờ con, mà không thể cậy nhờ đứa nào khác, vì con Thìn đã nằm trong tay vợ chồng con, chết sống trong tay vợ chồng con: Giết chết nó, một mạng người như nó không ra gì, giết mà không ai biết không ai làm tội, vợ chồng con cứu được danh dự của cha mẹ, của cả gia đình. Chỉ có lúc nầy con mới báo đáp hiếu thảo với cha mẹ vậy. Trời Phật sẽ phò hộ vì lòng hiếu thảo của con.

Cô Tư khóc, và không hứa hẹn điều gì. Lòng cô phân vân, khó nghĩ, không biết trảlời thế nào cho cha mẹ yên lòng.

Liền khi đó, cô Tư từ giả cha mẹ, lên xe đò mà về, ông Phán bà Phán đều đặt hy vọng vào con.

Ba ngày sau, ông nhận được một bức thư của cô Tư. Tay cầm thư lòng ông hồi hộp, ông vội vã xé ra, kê sát bóng đèn dầu phộng, trước mâm đèn, ngồi đọc mà tay ông rung lên:

Thưa ba má yêu dấu,

Giờ phút nầy là giờ phút thiêng liêng của con mà cũng là của ba má, vì nó là giờ phút của tình cha con nó trội hẳn hơn hết các thứ tình, vì nó là nguồn gốc của đời người.

Có lẽ ba má cũng nghĩ thế.

Nhưng, đời không phải chỉ có một mình ba má và con, nếu gia đình duy nhứt nầy sống trên một hoang đảo, mọi việc không đến đổi giải quyết khó khăn. Đằng nầy, chúng ta sống trong xã hội, mỗi cá nhân đều chằn chịt với nhiều người, nên việc giải quyết các vấn đề muốn được ổn thoả, phải đứng về mặt xã hội mà giải quyết.

Thưa ba má, từ bữa về trên đây, con khổ tâm vô cùng, khóc mãi. Chồng con gạn hỏi, sau cùng con mới tỏ thật, nội vụ cho chồng con rõ.

Thật là ngoài sức tưởng tượng của con. Chồng con không tỏ chút gì buồn phiền hay tươi vui, với vẻ mặt lạnh nhạt ấy, chồng con trầm ngâm suy nghĩ rồi đặt thành vấn đề giải quyết.

Page 57: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

57 | T r a n g

Như vậy đủ thấy rằng chồng con vẫn thương ba má, không khinh con, và còn biết lo lắng để cứu danh dự cho gia dình.

Ba cũng hiểu, người như chồng con, có nhiệm vụ cứu mạng người, không thể vì tình cá nhơn mà giết một mạng người, dầu người ấy là kẻ sống ở lề đường xó chợ.

Huống chi việc ba làm, không phải một mình ba, có má, có người ở trong nhà nhúng tay vào nữa. Còn chị kia, một nạn nhân, không phải chỉ có chị, mà có cha chị, chồng săp cưới của chị, và nhiều anh em tá điền khác nữa.

Con thấy trước mắt nhiều khó khăn trở ngại, càng lo cho danh dự của ba, càng khổ tâm thêm.

Mấy hôm nay, chồng con ăn ngủ không yên giấc chỉ vì vấn đề rắc rối nầy. Nhứt là bữa con về và khi người nhà của chị ấy tới, chồng con càng lo lắng hơn.

Một lối thoát, theo ý chồng con đã nói với con, là phải làm cho chị ấy hết đau khổ, tủi nhục. Người làm cho chị ấy được thoả mãn để cùng chồng chị xây dựng gia đình trẻ tuổi ấy là ba. Chúng con sẽ là người phụ lực để đánh tan bao nhiêu ngờ vực của chị ấy và người xung quanh chị, may ra mới vớt được phần nào danh dự. Bằng không thì sụp đổ hoàn toàn. Và sự sụp đổ ấy, không phải lỗi ở chồng con, và chúng con không có gì ân hận nữa.

Vậy nhận được thư nầy, ba có thể lên Sàigòn gấp, đến nhà con ngay để cùng sắp đặt đâu đó cho yên việc. Có đi, ba cho Hoài cùng đi theo.

Còn như ba không bằng lòng cách giải quyết của chồng con, thì con sẽ cam chịu tội bất hiếu với ba má, vợ chồng con không dám thọ lãnh gì của ba má hết.

Con xin ba má suy nghĩ kỹ.

Chúng con bái thư,

(Vợ chồng bác sĩ đồng ký tên)

Đọc xong, ông Phán mờ cả mắt. Tay cầm lá thư rung bần bật, ông đọc lại lần thứ hai. Mắt ông rướm lệ. Toàn thân xuất hạn như người đau nặng. Ông ngã mình bên bàn hút, hét lên một tiếng “Trời!” máu trong họng trào ra rồi ông bất tỉnh.

Bà Phán ở nhà dưới lật đật chạy lên, rờ tay chưn ông lạnh ngắt, hoảng hồn kêu thất thanh: “Hai Ngào đâu?, Chị Bếp đâu? Mấy đứa trong nhà đâu?”

Cả nhà đều chạy lên. Hai Ngào leo lên ván, đở đầu ông Phán vì đương nghẹt thở. Bà Phán lấy dầu nóng đấm bóp tay chưn ông.

Lần lần ông tỉnh lại.

Ông nhìn vợ và người trong nhà, rồi nhắm mắt lại như đương suy nghĩ điều gì.

Ông lắc đầu, lẩm bẩm:

- Như vậy chắc phải chết mất.

Trong khi bà Phán vói lấy bức thư trên ván, bà đọc, bà đã hiểu vì sao ông Phán phẩn uất đến trào máu họng.

Bà cũng tức giận nữa.

Nhưng ông Phán lại mở mắt, kêu bà:

- Bà cho tôi tớ trong nhà đi ra hết. Bà và Hai Ngào ở lại đây cho tôi nói chuyện.

Page 58: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

58 | T r a n g

Bà Phán biểu mọi người ra ngoài, rồi đóng cửa lại. Trong phòng chỉ còn bà với Hai Ngào. Hai Ngào ngồi trên đầu nằm còn bà ngồi duới chưn ông.

Ông xin nước uống. Hai Ngào rót nước sâm, kê chén vào miệng ông.

Hớp xong miếng nước sâm, ông biểu để nằm xuống, kê gối cao cho ông, vì ông đã thấy trong người hơi khỏe lại.

Chẩm rãi ông nói:

- Hai Ngào à?

- Dạ!

- Mầy là đứa tớ trung thành của tao?

- Dạ!

- Mầy cũng hiểu gia đình tao bề thế lớn, giao thiệp rộng, ai cũng nể mặt. Bây giờ tao gặp chuyện không may.

Ông Phán ngừng nói, Hai Ngào nhíu đôi mày lại suy nghĩ định coi chủ sẽ nói gì. Ông Phán tiếp:

- Tao gặp việc không may. Không phải kẻ đối đầu với tao là một tay có quyền thế hơn tao, có địa vị tiền bạc hơn tao, với kẻ ấy tao không bao giờ sợ. Cũng không phải là một tên anh chị du côn nào, tướng cướp lợi hại nào, nếu có thì đã có mầy giúp tao đối phó rồi nhưng kẻ đối đầu với tao là một con đàn bà, con Thìn!

- Con Thìn? Nó ở đâu?

- Con Thìn thoát khỏi tay chúng ta, hiện ở Sàigòn. Nó còn sống là tao phải chết.

- Nên giết nó đi có hơn không? Tôi sẽ đi tìm thế giết nó…

- Trễ lắm rồi! Làm sao giết nó được? Một khi nó đã ra đi, như chim có cánh, như cá gặp nước, nó không còn là nó nữa, mà con Thìn là cả một bọn người vong ân bội nghĩa, đương chống lại tao, định phá hoại danh dự nhà tao, hủy hoại cả sự nghiệp tao. Hể tao không còn, mầy cũng không còn.

- Con Thìn có thế lực gì hạ nổi ông chớ?

- Cha nó lú, chú nó khôn. Nó không có sức nào hạ tao nổi thật, nhưng nó đi kiện, đi cáo, tiếng một đồn mười. Người ta sẽ dòm ngó tao ra sao? Con rể tao coi tao ra gì? Suôi gia tao sẽ đối xử tao thế nào? Rồi dân làng? Rồi tá điền? Chúng sẽ được thế mà lên chưn, cướp lúa. Tao mất mặt là phải chết, chớ sống sao được.

Ông Phán nói tới đây làm cho Hai Ngào sực nhớ lại việc đã xảy ra ở kinh ông Kho độ nọ. Nhớ lại tờ thú tội, Hai Ngào giựt mình bắt đầu sợ.

Bà Phán liếc thấy, mới hỏi:

- Nghe ông nói vậy, có gì mà mầy sửng sốt, giựt mình?

Việc nầy, từ trước Hai Ngào đã giấu không nói ra, bây giờ bà Phán hỏi, Hai Ngào không giấu được nữa, liền nói thật chuyện xảy ra ở kinh ông Kho hôm mùng hai Tết.

- Mầy nói hết? Bà Phán hỏi gắt, có vẻ giận dữ.

- Dạ, chúng đòi mỗ bụng tôi, dao, chỉa nó kề sát mình tôi để chực chém, chực đâm tôi, tôi sợ quá phải nói hết. Sau khi ấy, chúng mới tha tội chết cho tôi.

Ông Phán nhếch miệng cười chua chát:

Page 59: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

59 | T r a n g

- Đó mầy thấy không? Chúng đã cố tâm sắp đặt từ trước, như vậy đâu phải chỉ có một con Thìn? Thôi tao không phiền giận gì về việc của mầy hết. Tao nói đây để cho mầy thấy sự khó khăn của tao để mầy tìm cách giúp đỡ tao.

Hai Ngào gãi đầu, không biết tính sao.

Ông Phán lại tiếp:

- Tao còn có cách cuối cùng mà không làm được là giết con Thìn. Hiện nó nằm tạinhà thương Chợ Rẫy, mà nhà thương nầy phòng bịnh nó nằm lại dưới quyền quản đốc của bác sĩ, chồng cô út mầy.

- Vậy thì tiện lắm, sao lại không làm được?

- Nếu gặp phải người khác, tao quăng tiền ra là xong việc. Đằng nầy, bác sĩ chồng cô út của mầy nó không ham tiền, nó trọng nghĩa. Nó đã cứu con Thìn, còn binh vực cho con ấy nữa. Không ai lạ được phép vào phòng con Thìn. Như vậy là hết đường rồi. Bây giờ mầy có lén vào nhà thương mà giết con Thìn, thì chính tao là người chủ mưu chớ không ai lạ.

Tao tức ở chỗ đó, nên tao mới hộc máu, mà có lẽ tao phải chết đi thôi. Nhưng mà tao chưa thể phủi sạch được nợ trần…

Cầm bức thư, bà Phán hỏi ông:

- Bây giờ ông tính sao? Con rể nó nói vậy không có nghĩa là chúng nó không thươngcha mẹ, vì thương cha mẹ chúng mới giải quyết giùm cho. Theo chúng nó nói, ông và Hai Ngào phải lên Sàigòn gấp mới được.

Hai Ngào lúc nầy đã biết sợ, có liên can trong vụ nầy sẽ bị tù nên có ý thoái thoát:

- Tôi đi có ích gì đâu?...

Ông Phán chận Hai Ngào:

- Sao không ích lợi. Cần có mặt mầy, để mầy giúp nhà tao cho trọn tình trọn nghĩa. Có lẽ thằng bác sĩ có cách giải quyết nên nó mới nói như vậy.

- Rất tiếc, tôi đi không được, thôi bà và Hai Ngào đi giùm tôi.

Bà Phán cằn nhằn:

- Tội ông làm, tôi phải mang.

- Đây không còn là chuyện của một người nữa. Mà là chuyện chung của tôi, của bà, của Hai Ngào, của cả gia đình họ Nguyễn…

Page 60: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

60 | T r a n g

X

Vết mổ của Thìn nay đã lành. Cô ngồi dậy ăn uống được. Da mặt đã hết xanh lại có vẻ hồng hào.

Cô y tá khéo kiếm chuyện vui nói cho Thìn nghe. Nhờ vậy, cô mến cô y tá, cô bắt đầu yêu đời trở lại, ham sống chớ không buồn chán nữa.

Có những đêm, cô y tá chuyện vản với Thìn cho tới 9, 10 giờ. Phần nhiều là những mẩu chuyện vui vẻ, lý thú.

Cô y tá giả vờ như không biết gì về chuyện Thìn, cô cứ tự nhiên thuật chuyện cô, khi nhỏ đã bị trai lừa phỉnh, cũng hẹn biển thề non, nhưng rồi lương duyên không thành. Bên trai giàu có, không chịu cưới vì cô nghèo. Luơng duyên không thành cô lại mang bụng chửa. Cô cũng tủi nhục cô cũng ân hận, cô cũng tự tử. Nhưng số phần không chết, cô còn sống, cô có chồng khác, một người đã yêu cô thật tình tâm đầu ý hiệp, nên ăn ở nhau đuợc hai đứa con.

Rồi cô y tá kết luận: Người đàn bà khổ lắm. Rủi ro lầm lạc là có nghén có mang. Xã hội còn cay nghiệt, thấy vậy không thương hại còn chê cười. Vì không chịu nổi miệng đời nên người đàn bà thường nghĩ tới việc trốn nợ đời, không tự tử cũng đi tu. Nhưng trong xã hội không phải ai cũng cay nghiệt như thế cả. Còn có người hiểu mình, khoan hồng với sự lầm lỡ của mình, nên cùng mình xây dựng hạnh phúc. Đời người sẽ trở lại tươi sáng chớ không u tối như trước nữa.

Cô Thìn đã nghĩ ngay tới Hoài. Cô bắt đầu nhớ Hoài. Nhưng cô không hiểu Hoài có rộng tình tha thứ chuyện đã lỡ, cô chỉ sợ Hoài vì hiểu lầm mà phụ rảy mình.

Vì nghĩ vậy, mà cô muốn gặp Hoài, coi Hoài còn nhớ đến tình cũ hay không, nếu Hoài rộng lượng thì cuộc đời mình có thể xây dựng được hạnh phúc như cô y tá đã nói vậy.

Nằm ôn lại cuộc đời lận đận đã qua, hết thương cha, lại thương Hoài, không biết giờ nầy họ sanh sống ra sao. Và càng nhớ lại chuyện cũ, cô càng tức giận bọn người như ông Phán, bà Phán tán tận lương tâm, coi mạng người như cỏ rác. Mối thù ấy cần phải trả. Muốn vậy phải gặp Hoài.

Bao nhiêu ý nghĩ của Thìn trong giờ phút cô quạnh giữa bốn tấm vách tường ở bịnh viện đều dồn về một mối, là phải gặp Hoài.

Bác sĩ đều theo dõi từng hiện trạng của người Thìn bằng những lời báo cáo của cô y tá. Sau khi đó, ông lại giúp thêm ý kiến cho cô y tá để sửa lần hồi những ý nghĩ sai lầm, dắt dẫn cô đến chỗ nhận xét thực tế, biêt yêu đời và yêu người.

Đến lúc Thìn nhắc nhở Hoài, là lúc bác sĩ đã thành công, ông gọi Hoài, nói chuyện với Hoài trước mặt ông Bảy và chú Tư tại nhà:

- Lúc nầy là lúc để cho chị Thìn mạnh hẳn. Chị ấy không còn tính tới việc tự tử nữa, chị sẽ hết chán đời và ham sống. Chúng tôi làm được việc ấy mấy ngày nay, đã thấy có kết quả là chị Thìn vui vẻ, ăn uống được. Chị đã mạnh. Và chị ấy thường nhắc nhở anh.

Ông Bảy và chú Tư lấy làm lạ nghe mấy lời của bác sĩ quá tận tâm cứu vớt Thìn.

- Bây giờ anh nên vào bịnh viện với tôi. Anh hãy nhớ mấy lời tôi dặn:

- Thứ nhứt, anh không được nhắc lại chuyện cũ, từ lúc chị Thìn về nhà ông Phán.

Page 61: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

61 | T r a n g

Thứ hai, nếu chị Thìn có nhắc, anh nên gạt bỏ một bên, chuyện cũ không còn nữa, và tỏ lời khoan hồng với chị.

Thứ ba, anh vẫn nói chuyện với chị về hạnh phúc tương lai, xây dựng cuộc đời mới, sống yên ổn làm ăn, không còn gặp trở ngại gì nữa.

Được vậy là xong chuyện.

Hoài cho biết:

- Ý của bác sĩ là ý của tôi đã sắp đặt với chú Bảy và chú Tư. Cần hủy bỏ chuyện cũ của cô Thìn, nhưng không hủy bỏ vụ ông Phán đặng.

Lời nói cương quyết của Hoài làm cho bác sĩ cười:

- Chuyện đó còn có đó, bây giờ anh phải đi với tôi.

Hoài lên xe với bác sĩ vào bịnh viện.

Ngồi trên xe, bác sĩ nói thêm:

- Chị Thìn nhắc nhở anh luôn. Có lúc chị nhắc tên anh, chị vui, có lúc chị buồn. Nỗi buồn của chị không gì hơn là sợ anh khinh bạc chị, coi chị như đã hư thân mất nết rồi. Cái ám ảnh nầy ăn sâu trong trí chị từ trước tới giờ, chưa gột rửa hết được, chỉ có anh và thái độ của anh trong giờ phút nầy mới làm cho chị tin tưởng ở sự khoan dung của con người.

Hoài mới tâm sự:

- Mình đâu hẹp hòi đến đổi. Đành rằng chúng tôi là nông dân, nhưng chúng tôi cũng hiểu biết ít nhiều cái hay cái phải. Chỉ có thành thật bỏ qua chuyện cũ của cô, làm cho cô vui sống.

Xe tới bịnh viện, bác sĩ tắt máy và cùng Hoài bước xuống xe. Hai người đi thẳng tới phòng bịnh viện.

Giờ nầy, Thìn cố dỗ giấc ngủ trưa, không hiểu sao trong lòng xót xa, cô không nhắm mắt được. Bác sĩ mở cửa nhè nhẹ, cho Hoài bước vào một mình rồi khép cửa lại, đi ra.

Thìn nằm quay mặt vô vách, không hay biết gì.

Hoài bước lại gần đưa tay rờ chưn, rồi trán. Cô Thìn tưởng là bác sĩ vào thăm bịnh như thường lệ, cô cũng chẳng nói gì mà mắt cũng không mở.

Nhưng Hoài lắc vai Thìn và gọi:

- Em Thìn! Anh đến đây.

Thìn tưởng là trong giấc mộng. Cô mở mắt, xây lại thấy Hoài, cô vui mừng cảm động đến chảy nước mắt.

Ngồi xuống giường, Hoài vuốt tóc Thìn bừa bãi trên gối, làm cho Thìn nhớ lại, như độ nào, hai người cùng trên xuồng, dưới bóng mát cây xoài, Thìn kê đầu trên bấp vế Hoài, và được Hoài vuốt tóc thốt mấy lời thề thốt.

Bây giờ Hoài không nói những lời cũ kỷ nữa, mà Hoài lại âu yếm bằng mấy lời chân tình:

- Hoàn cảnh đã đưa đẫy chúng ta mỗi người một ngã, mà mỗi người lại mang theo một đau thương. Thìn cực khổ lắm, mà tôi có vui sướng gì. Nhưng Thìn hơn tôi ở chỗ chịu đựng tủi nhục để được sống đến ngày nay, rồi nhờ hoàn cảnh giúp đôi ta trùng phùng. Đời như vậy là hạnh phúc, còn gì hơn?

Cô Thìn vẫn khóc. Cô mừng mà khóc, nhưng cô còn tủi mà khóc nữa.

Page 62: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

62 | T r a n g

- Thìn không nên khóc nữa, hãy ngồi dậy. Giớ phút nầy, không còn là giờ phút khóc lóc, kể lễ nữa, mà giờ phút của đôi ta phải mạnh dạn đứng lên làm lại cuộc đời.

Thìn bớt khóc:

- Em là gái hư hèn, không xứng đáng làm bạn trăm năm với anh. Thôi, anh nên để cho đời em sao cũng được, còn anh, người còn trẻ, không thiếu chi là chỗ để anh xây dựng cuộc đời.

Để đầu Thìn gát trên vế mình, Hoài âu yếm nói:

- Em đừng nghĩ vậy. Lòng anh trước sau như một. Thìn có phải là gái hư hèn không? Không! Em là người anh quý mến vì em là một nạn nhân. Thôi anh xin em, đừng khóc nữa, gặp nhau không nói được chuyện gì, cứ khóc mãi sao?

- Thấy anh càng cao thượng bao nhiêu, em càng xấu hổ cho em bấy nhiêu. Trời ơi! Sao lại xui khiến còn gặp mặt trong lúc nầy?

- Em có tội tình gì mà trốn tránh? Ai có quyền ngăn cản không cho đôi ta gặp nhau lấy nhau? Thôi, em đừng nghĩ vẩn vơ nữa, giờ phút nầy, lòng anh đã tươi lại sau thời gian khô héo. Đôi ta hãy trở về với đời mới là hơn. Có lẽ bữa nay em sẽ ra khỏi nơi nầy để gặp ba em và má anh, có cả chú Bảy và dì Ba nữa.

Thìn ngạc nhiên, ngồi dậy gọn gàng hỏi:

- Có đủ mặt thế à?

Vừa lúc ấy, bác sĩ gõ cửa bước vào. Tươi cười, bác sĩ chào hỏi hai người và cho biết:

- Chiều nay, chị Thìn có thể về nhà được. Anh Hoài cùng đi với chị về nhà tôi kẻo mấy chú mấy bác trông.

Thìn chớp lia đôi mắt ngó Hoài, lấy làm lạ hỏi:

- Ở nhà bác sĩ cả sao?

- Ở đó cả. Hoài đáp.

Bác sĩ chẩm rãi nói:

- Nhà tôi, không còn là nhà tôi nó là nhà chung của bà con, anh em đây. Chị lấy làm lạ à? Đừng lạ nữa. Tối nay, tại nhà sẽ ăn mừng chị nhẹ bịnh và cha con chồng vợ sum họp một nhà.

Bác sĩ chào hai người rồi lui ra.

Hoài và Thìn cúi đầu chào lại bác sĩ tỏ vẻ cám ơn.

Cửa phòng khép lại, Hoài chống tay qua vai Thìn. Rồi bốn mắt nhìn nhau, Hoài nắm chặt tay Thìn, nói nho nhỏ:

- Bác sĩ là một ân nhân rất kín đáo của đôi ta.

Page 63: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

63 | T r a n g

XI

Bà Phán, Hai Ngào từ Cao Lãnh, theo chiếc xe trưa lên tới Sàigòn vào lúc ba giờ. Hai người vào nhà cô Tư nhằm lúc chú Tư, ông Bảy đi theo Thiếm Năm lên thăm dì Ba ở Phú Nhuận.

Cô Tư mừng rỡ rước mẹ vào nhà. Cô Tư đưa bà Phán đi rửa mặt cho khoẻ và ngồi nghỉ mát.

Bà Phán muốn biết gấp việc sắp đặt trên nầy như thế nào, nên hỏi con:

- Ba con đọc thư tức tối nên lâm bịnh ngay. Má phải đi thế cho ba con đây. Vậy con mời má lên đây gắp có chuyện gì. Phải năn nĩ xin lỗi con Thìn hay sao?

Cô Tư thản nhiên đáp:

- Xin má đừng nói vậy, mà mất lòng nhau. Mọi việc đều hòa giải xong xuôi cả. Bên chị Thìn không còn thù oán ba má hay Hai Ngào nữa, vì họ đã gặp được con, cháu của họ, chính nhờ ở sự săn sóc tận tình của chồng con mà làm cho mọi người đều cảm tình với chúng con. Một khi ai nấy đã hiểu nhau rồi, mọi việc đều cũng có thể châm chế cho nhau. Bây giờ chỉ còn có ba má, anh Hai Ngào, không thể có thái độ như xưa nữa, coi người dưới tay như cỏ rác đặng. Chúng ta coi người rẻ, người cũng biết coi ta rẻ. Chúng ta chỉ hơn ởđồng tiền, ruộng lúa, nhà cửa, chớ nhân phẩm không bằng đâu.

Theo ý con, má nên thành thật với chị Thìn và gia đình chị ấy, bỏ tiền bạc, ruộng lúa, nhà cửa lại một bên, đừng coi nó nặng mà ngăn trở sự nhận xét nhân phẩm con người. Chừng ấy má sẽ thấy chị Thìn như thế nào, một con người đáng khen hay đáng chê, đáng thương hay đáng ghét?

- Con nói gì má chưa hiểu rõ.

- Con muốn nói má một khi biết thương người, biết khen chị Thìn, thì ngược lại má cũng phải biết ghét, biết chê má, ba, đã làm những điều không đặng, nên mới kéo dài những ngày đau khổ cho chị Thìn và cả nhà chị ấy.

Pháp luật không thể dung thứ việc làm của ba má, dầu ba má có thế lực tới đâu đi nữa, cũng không bịt miệng người đời. Xấu hổ sẽ lan tràn, không xấu má, xấu ba mà thôi, mà xấu cả con, cả mấy đứa chúng con nữa. Thứ pháp luật vô hình nầy, pháp luật của dư luận sẽ giết chết cả đời các con, vì các con là người của một gia đình không đạo đức, làm điều tàn ác, cố tâm giết người.

Bà Phán nghe vậy, làm thinh suy nghĩ, nhưng buồn lắm.

Còn Hai Ngào chờ cô Tư nói tới mình:

- Anh Ngào, anh là một thiên lôi, một tay sai của ba, má tôi, chính anh là người hành động. Anh đã khai rành mạch trên giấy trắng mực đen, đã biết hối cải cũng là cái hay.

Nhưng như vậy chưa đủ chuộc tội mình. Trước mặt họ, anh phải thành thật hứa hẹn sửa chữa, rồi cùng với họ đi làm ăn, chớ không được tiếp tục làm việc sái quấy như trước nữa. Có vậy, anh mới là anh em với họ, mới chuộc được tội mình.

Bà Phán thở ra:

- Khổ quá, má có biết nói gì bây giờ? Con cái không binh vực cha mẹ, trở lại bắt cha mẹ hạ mình một cách nhục nhã như thế sao?

Page 64: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

64 | T r a n g

- Nói như vậy, nói thật lòng mình, chịu nhìn nhận cái sai quấy của mình mà má cho là nhục nhã, chớ hãm hiếp con người ta, đòi giết người ta, làm cho người ta bỏ nhà bỏ cửa trôi nổi như thế, không nhục nhã sao? Mà nhục nhã nào hơn chớ? Con khuyên má, bỏ tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa ra mà nói chuyện với người ta, thì mọi việc sẽ ổn thỏa, còn như má vẫn khư khư giữ mãi thái độ ấy, vợ chồng con không phương nào gỡ rối cho ba má được nữa.

Trong thư con đã nói rồi. Cần giải quyết êm ái trong nhà với nhau hơn là đem ra trước mặt thiên hạ, để cho dư luận xôn xao công phẩn.

Giữa hai cách, má chọn cách nào?

Chồng con mấy hôm nay chỉ vì việc nầy lo lắng ngày đêm không an tâm chút nào…

- Như vậy, dự tính của bác sĩ như thế nào?

- Tối nay, một nhà sum họp. Sẽ có mặt chị Thìn, còn có anh Hoài, chồng chưa cưới của chị, mà tối nay chồng con làm chủ hôn luôn. Chú Tư Mẹo, cha chị Thìn, thiếm Năm, má anh Hoài, dì Ba, chủ cũ nhà nầy là dì ruột của cô Thìn và chú Bảy, thay mặt cho anh em tá điền ở kinh ông Kho…

Bà Phán ngạc nhiên, cả Hai Ngào cũng vậy?

- Ai dẫn họ tới đông đủ vậy?

- Họ ở đây mấy hôm rồi. Chồng con không muốn họ đi đâu hết, chỉ vì muốn ở gần để hiểu họ và khuyên can họ cho họ bớt giận, để cùng nhau thỏa thuận. Họ đã cảm thông được tấm lòng của chồng con, nên không ai phiền muộn gì cả, chỉ còn chờ chị Thìn lành mạnh rồi về nhà thôi.

- Chừng nào con Thìn về?

- Chiều nay. Chồng con sẽ chở chị về đây. Trong buổi sum họp nầy má nên vui vẻ với người ta. Má sẽ thay mặt ba chịu hết lỗi lầm đã qua. Má sẽ tách hết phần ăn của con ở kinh ông Kho đền bồi thiệt hại cho vợ chồng chị Thìn và anh em trong kinh, cho mỗi người hai mẫu để họ làm ăn sinh sống. Còn nhà nầy, tiền của ba má mua sắm, chúng con sẽ dùng làm trụ sở Hội Dục Anh, chúng con mướn một căn phố nhỏ ở cũng đủ rồi. Như vậy, ba má hy sinh một phần của cải đã chia cho hai con, ba má vẫn sống dưỡng già với huê lợi vườn tượt cũng dư. Con tin rằng trước sự thành thật ấy của ba má ai mà không cảm động.

Trước những lời cương quyết của cô Tư bà Phán lặng thinh.

Một lát sau chiếc xe của bác sĩ về đến. Thìn và Hoài bước xuống. Từ trong nhà, cô Tư Thung lật đật bước ra, nắm tay Thìn dắt vào.

Thìn bước đến phòng khách, mắt hoa lên, không còn thấy gì cả.

Trong phòng rộng, chính giữa là một bàn dài phủ nắp bàn trắng có rãi hoa xanh đỏ. Giữa bàn một bình bông Đà Lạt màu hường.

Cô Tư, Thìn, Hoài và bác sĩ bước vào, tiếng chào ầm lên. Thìn đứng lại nhìn xung quanh, chỉ thấy người là người. Mắt Thìn rướm lệ, úp mặt xuống vai cô Tư mà khóc không ra tiếng.

Cô Tư dìu Thìn lại ghế. Chú Tư Mẹo liền bước tới, vỗ vai con gái mình:

- Con mạnh giỏi cậu rất mừng. Ấy cũng nhờ vợ chồng bác sĩ chiếu cố săn sóc tận tình con mới được vậy. Tất cả đều vui mừng thấy mặt con, con hãy vui lên với mọi người, đừng phụ lòng ai cả.

Cô Thìn vẫn còn khóc, dì Ba, thiếm Năm cũng không cầm được giọt lệ vắn dài.

Để đánh tan không khí nặng nề, bà Phán mới đứng dậy:

Page 65: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

65 | T r a n g

- Phải, cô Thìn khóc là phải. Mà đúng lẽ, chúng tôi phải khóc nhiều hơn, vì chúng tôi đương ở trong giờ phút ân hận nầy. Đối với cô Thìn, mọi việc đã qua, chúng ta ở đây không còn ai muốn nhắc lại nữa. Cái cần nói, cần nhắc mãi hiện giờ là sự ân hận của vợ chồng tôi, của một gia đình chỉ biết có mình chớ không biết có người, đã gây nên nhiều đau khổ cho kẻ khác mà nước mắt của họ đã tuôn chảy lâu đời rồi, có thể ví như nước sông Đình Trung.

Bà liếc qua một vòng những người xung quanh bà, bà nghẹn ngào nói tiếp:

- Chính hôm nay, tôi đã sáng mắt. Bao nhiêu lời tụng kinh niệm Phật của tôi đều vô bổ không bằng việc làm của bác sĩ đối với bịnh nhơn, cũng không bằng sự khoan dung của tất cả mọi người mà lúc nào chúng tôi cũng coi là dưới tay mình mặc tình cho mình sát phạt. Không khí hòa nhã khả ái của bà con đã làm cho tôi hiểu được cái gì là cao thượng của con người. Vậy cô Thìn đừng khóc nữa để cho sự hòa ái được tăng thêm, để cho lòng tôi bớt đau khổ vì cô vậy.

Cô Thìn lắng nghe bà Phán nói, không khóc nữa. Thiếm Năm dì Ba cũng thôi khóc.

Bác sĩ lại nối lời với vẻ mặt tự nhiên:

- Có lẽ bà con ngờ vực vợ chồng tôi. Có thể bà con cho rằng việc tôi săn sóc chị Thìn có một lợi ích gì cho chúng tôi. Ấy là chúng tôi muốn cứu vãn một tình thế gay go mà gia đình bên vợ tôi gặp phải?

Không phải vậy! Vợ chồng tôi chỉ biêt làm việc theo bổn phận của con ngưòi, đối với xã hội. Quyền ngờ vực là quyền của bà con. Chính chị Thìn cũng ở trong trường hợp ngờ vực ấy nữa.

Thật sự, có phải như thế không?

Nếu chúng tôi chỉ biết có một chị Thìn mà không còn biết bao nhiêu người khác thìkhông đúng. Và sự ngờ vực của bà con là phải. Nhưng hầu hết đối với những nạn nhơncủa chế độ mà trong ấy có chúng tôi, chúng tôi thông cảm thân họ như thân chúng tôi. Cô Thìn là một nạn nhơn xã hội, mà ông bà Phán cũng là nạn nhơn xã hội nữa. Hoàn cảnh mỗi người tuy mỗi khác, nhưng giải quyết vấn đề không thể chặt đứt câu chuyện nửa chừng, mà phải thấy ở hai mặt, tránh đặng sự thù hiềm vô ích mà còn có thể ai cũng chung sức nhau làm cho xã hội được tươi đẹp, hạnh phúc là ở chỗ đó.

Nói rõ hơn, hy vọng của chúng tôi là: Chúng tôi không muốn chị Thìn chết, cũng như chúng tôi không muốn cho ông Phán, bà Phán chết. Tất cả đều phải sống, sống vui, sống bình đẳng, sống vì biết yêu đời để kiến thiết một xã hội Việt Nam ươn hèn đầy bất công đê tiện đã từng xâu xé nhau.

Lời bác sĩ nói nghe ấm áp, giọng nói hùng hồn làm cho mọi người say mê.

Nhưng ông Bảy chưa mãn nguyện, ông chận lại hỏi:

- Đành rằng lối giải quyết vấn đề của bác sĩ như vậy là phải rồi. Cái gì cũng thế, lấy xây dựng làm chánh, nếu có kẻ không chịu hiểu lẽ phải nầy, chúng cương ngạnh làm theo ý mình, bất kể công lý xã hội thì sao?

Bác sĩ ung dung tươi cười đáp:

- Những kẻ ấy sẽ bị thất bại mãi trên trường đời, rồi tự tiêu diệt lấy mà thôi. Thật là điều đáng tiếc vậy.

Nãy giờ nghe bác sĩ nói, cô Thìn yên lòng.

Cô Tư pha lửng:

- Bây giờ chị Thìn đã hiểu chúng tôi chưa hay còn ngờ vực chúng tôi?

Page 66: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

66 | T r a n g

Thìn đỏ mặt, cô liếc Hoài như hỏi ý kiến. Hoài cười và gặc đầu. Với giọng rung rung, cô nói:

- Lúc đầu ở nhà nầy, tôi không nghi ngại gì hết. Nhưng thấy mặt bà Phán ở đây và biết nhà nầy là của bà, của con rể bà, tôi hốt hoảng, thất vọng quá, từ đó tôi chán nản buồn rầu. Một thời gian, qua những hành động của bác sĩ và của cô Tư, rồi thấy những lời nói hiện giờ của mỗi người, lòng tôi được yên ổn không nghi ngờ lo sợ gì nữa.

Người được sung sướng nhứt là bà Phán và Hai Ngào. Bà mở to đôi mắt khi nghe bác sĩ nói rồi mỉm cười với những lời thành thật của Thìn. Thấy người, càng hiểu lại mình, nên bà vui vẻ nói chuyện huyên thiên nói với dì Ba và thiếm Năm.

Bác sĩ gây được sự hòa thuận với tất cả mọi người, nên bữa ăn tối rất vui vẻ và ngon miệng.

Sau bữa ăn, chú Tư Mẹo nói:

- Hôm nay, buổi hợp mặt nầy cũng có thể gọi là buổi chung họp của gia đình. Nhơn dịp nầy, tôi xin cho bà con hay, cậu Hoài và Thìn trước đây đã có tình thương yêu nhau, bây giờ bắt đầu từ đây, chúng tôi coi đôi bạn trẻ ấy đã chánh thức thành vợ chồng.

Tiếng vỗ tay ầm lên, làm cho Hoài, Thìn đều đỏ mặt.

Ông Bảy thích chí cười, nhăn cái miệng móm xọm:

- Cậu Hoài nên nói vài lời chớ?

Hoài bẻn lẻn thưa:

- Duyên nợ đã tác thành, trước có cha mẹ sau có bà con cô bác ở đây, thật là vinh hạnh cho chúng tôi. Chúng tôi hy vọng nó sẽ được bền bĩ bên cạnh vợ chồng bác sĩ, được học hỏi hạnh phúc trên sức làm việc của mình. Là nông dân, chúng tôi tin tưởng như thế

Hoài vừa dứt lời, thì Hai Ngào lại tiếp:

- Tôi không rượu trà bê tha hung hăng nữa, tôi sẽ bắt chước theo chú Hoài lo làm ăn để trở nên người tốt của xứ sở.

Nói xong, Hai Ngào cười.

Bữa cơm tối rất vui vẻ kéo dài tới khuya.

Page 67: MÍA SÂU CÓ ĐỐT - namkyluctinh.com · 1 | t r a n g tÔ nguyỆt ĐÌnh vÀ thÂm giao mÍa sÂu cÓ ĐỐt tiỂu thuyẾt nhÀ xuẤt bẢn “lÁ dÂu” 1957

67 | T r a n g

Đoạn kết

Năm nay, mùa nước lớn, nước sông Đình Trung ngập bờ. Trời tối dần, lại mưa giông. Thìn ngồi trong nhà, bỏ cần câu cá rô. Hoài chống xuồng ra sau hè giăng bắt cá trê.

Một đêm mưa gió, làm cho Thìn nhớ lại năm nào, cũng trong giờ nầy, ngày nầy, nhà Thìn lâm nạn, Thìn bắt rùng mình.

Từ sau hè, Hoài chống xuồng vào mũi xuồng đụng cột nhà. Thìn ngơ ngác như thấy lại cảnh cũ, Hoài leo vào nhà, tay xách hai con cá trê dừa bằng cườm tay, mình mẩy ướt dầm hột mưa. Thìn sửng sốt ngước mắt nhìn Hoài mỉm cười. Hoài bỏ xâu cá xuống sàn, bước tới, ngồi gần Thìn:

- Dường như em có sự gì lo ngại?

- Anh làm em sợ…

- Sợ gì?

- Đêm nay, em như nhớ lại đêm nào…

Hoài xua đuổi những ý nghĩ đen tối của vợ:

- Lão Phán già ác bá đã chết rồi. Kẻ gây nên tội ác ở làng Đình Trung nầy đã chết vì bịnh xuất huyết cũng đáng. Còn bà Phán thì quy y thọ pháp. Hai Ngào trở về làm ruộng. Vả lại sau ngày nước nhà giải phóng mọi người đã biết thương nhau thì em sợ nỗi gì.

Đời đã thay đổi, em nhớ chuyện cũ làm chi.

Rồi Hoài tiếp:

- Gần ngày cúng cơm má, em đừng nghĩ bâng quơ. Năm nay chúng mình phải cúng cơm má cho thật lớn, mình phải chuẩn bị gạo nếp nhé?

- Bộ anh tính mời đông lắm sao?

- Anh em trong làng, trong quận. Có cả khách Sàigòn về nữa.

- Vợ chồng bác sĩ?

- Phải vậy chớ!

Thìn mỉm cười bẻn lẻn cúi đầu.

Ngoài trời mưa còn nặng hột. Gió xào xạc trên ngọn xoài. Miếng lá đưa tòn ten đánh lạch cạch trên vách.

Ngọn đèn trong nhà Hoài sáng rỡ.

Hai người nhìn ánh sáng, gương mặt tươi hẳn lên, tim cùng hoà một nhịp yêu đời.

Xung quanh nguồn sống đang dào dạt dâng lên. Cảnh vật đã đổi thay, sau một mùa cách mạng.

TÔ NGUYỆT ĐÌNH VÀ THÂM GIAO