78

Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
Page 2: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

TT Tên loài sâu hại Tên khoa họcMức độ

phổ biến

I- NHÓM SÂU ĐỤC THÂN

1. Sâu ĐT mình hồng lớn Sesamia sp. ++

2. Sâu ĐT mình hồng nhỏ Sesamia inferens Walker -

3. Sâu ĐT 4 vạch đầu vàng Chilo sacchariphagus Bojer +++

4. Sâu ĐT 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis Hampson +

5. Sâu ĐT mình tím Phragmataecia castaneae Hübner ++

6. Sâu ĐT mình trắng (đục ngọn) Scirpophaga excerptalis Walker +

7. Sâu ĐT mình vàng (đục mắt) Eucosma schistaceana Snellen -

8. Sâu ĐT 5 vạch (đầu nâu) Chilo infuscatellus Snellen ++

9. Sâu ĐT 5 vạch (đầu đen) Chilo auricilius Dudgeon -

II- NHÓM SÙNG, XÉN TÓC

10. Bọ xén tóc đen Dorysthenes walkeri Waterhouse +

11. Bọ xén tóc nâu Dorysthenes granulosus Thomson -

12. Bọ hung đen Alissonotum impresicolle Arrow ++

13. Bọ hung nâu Holotrichia sinensis Hope -

Bảng 1: Danh mục thành phần sâu đục thân, sùng, xén tóc hại mía phổ biến ở Việt Nam

Ghi chú: +++ : Nhiều; ++ : Trung bình; + : ít; - : Rất ít

Page 3: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

NHẬN DIỆN CÁC LOÀI

SÂU ĐỤC THÂN MÍA

Page 4: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phaphátdục

Sâu đụcngọn

Sâu 5 vạchđầu nâu

Sâu mìnhtím

Sâu 4 vạchđầu vàng

Sâu 4 vạchđầu nâu

Sâu mìnhhồng

Trứng

Sâu non

Nhộng

Ngài

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI SÂU ĐỤC THÂN MÍA CHỦ YẾU

Page 5: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Pha phátdục

Sâu đụcngọn

Sâu 5 vạchđầu nâu

Sâu mìnhtím

Sâu 4 vạchđầu vàng

Sâu 4 vạchđầu nâu

Sâu mìnhhồng

Đường đục(bêntrong)

Đườn đục(bênngoài)

Triệuchứng hạitrên ngọn

Triệuchứng hạitrên lá

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CÁC LOÀI SÂU ĐỤC THÂN MÍA CHỦ YẾU

Page 6: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Tên sâu ĐT Tên khoa học Triệu chứng gây hại Hình thái pha sâu non Mức độ phổ biến

Sâu ĐT mình

hồngSesamia sp.

Cây mía mầm bị hại có hiện tượng “nõn héo”; cây mía lớn đã có lóng

bị hại có hiện tượng “khô ngọn”; miệng lỗ đục có nhiều bã phân sâu

ướt, chảy thành dòng xuống dưới; bẹ lá gần lỗ đục bị thối nhũn, biến

màu

Sâu non có lưng màu hồng, phần bụng màu

trắng, đầu đỏ cam, các lỗ thở màu sậmRất phổ biến

Sâu ĐT 4 vạch

đầu vàng

Chilo sacchariphagus

Bojer

Cây mía bị hại có các vết “lốm đốm trắng” trên các lá non, trong thân

lóng có nhiều đường đục ngang dọc nối với nhiều lỗ đục. Lỗ đục có

hình tròn, nằm rải rác hoặc liên kết với nhau, miệng lỗ đục còn bám

dính 1 ít bã phân sâu màu vàng, khô

Sâu non có đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng

ngực trước màu trắng, viền nâu đen, các

chấm trên cơ thể nhỏ, màu tím đen, lộ rõ

Rất phổ biến

Sâu ĐT 4 vạch

đầu nâu

Chilo tumidicostalis

Hampson

Cây mía bị hại có hiện tượng “khô ngọn”, bên ngoài thân cây bị hại có

nhiều lỗ đục tròn, phân đùn ra nhiều, khi chẻ cây mía bị hại thấy vết

đục khá to, lan ra gần với vỏ thân cây mía, bã phân phủ kín lỗ

Sâu non có đầu màu nâu vàng đến sẫm, các

chấm trên cơ thể to, màu xám mờ, mảnh

lưng ngực trước có màu nâu đậm

Ít phổ biến

Sâu ĐT mình tímPhragmataecia castaneae

Hubner

Cây mía mầm bị hại có hiện tượng “héo lá bên”. Cây mía lớn đã có

lóng bị hại có hiện tượng ngọn teo tóp, lùn lụi, mầm nách phát triển.

Trên thân cây phần gần ngọn có 1 lỗ vũ hóa to gần bằng ngón tay út,

trên miệng lỗ còn dính 1 vỏ nhộng sâu.

Sâu non màu tím, kích thước lớn, đầu nhỏ

màu vàng hơi nhô về phía trước, chân bụng

và chân mông kém phát triển

Phổ biến

Sâu ĐT mình

trắng (đục ngọn)

Scirpophaga excerptalis

Walker

Cây mía bị hại có triệu chứng hơi giống bệnh xoắn cổ là hoặc bệnh

than đen, do ngọn lá bị chùn lại, bị thui chột, chết thối hoặc gãy cụt,

mầm nách phát triển, trên các lá lúc xoè ra có các vết tròn xếp thành

hàng vuông góc với gân lá chính.

Sâu non tuổi nhỏ có màu trắng sữa, sâu tuổi

lớn màu trắng vàngPhổ biến

Sâu ĐT mình

vàng (đục mắt)

Eucosma schistaceana

Snellen

Cây mía nhỏ bị hại có hiện tượng “nõn héot”. Trên cây mía lớn đã có

lóng sâu non đục 1 đường dài khoảng 1 cm trên bề mặt lóng, ở phần

mắt mầm và đai rễ, trước khi đục vào trong đốt lóng. Vết đục của sâu

thẳng, có màu đỏ (do bị nấm thối đỏ xâm nhập gây hại tạo nên). Vệt đỏ

dần dần lan rộng vào bên trong đốt lóng, thường giới hạn trong 1 đốt

lóng, không lây từ đốt lóng này sang đốt lóng khác.

Sâu non có màu vàng nhạt, nhỏ (10mm),

đầu màu nâu đỏ, không có vạch đen ở tuyến

lưng, rất linh hoạt

Ít phổ biến

Sâu ĐT 5 vạch

(đầu nâu)Chilo infuscatellus Snellen

Sâu chủ yếu gây hại ở giai đoạn mía mọc mầm, tái sinh và đẻ nhánh

trong điều kiện nắng hạn. Cây mía mầm bị hại có hiện tượng “nõn

héo”, rất dễ dàng rút ra bằng tay

Sâu non có màu vàng, có 5 vạch dọc thân,

đầu to, mầu nâuPhổ biến

Sâu ĐT 5 vạch

(đầu đen)Chilo auricilius Dudgeon

Sâu non ăn nhu mô lá làm thành các chấm trắng trong suốt hình bầu

dục hoặc tròn. Cây mía lớn bị hại không có triệu chứng hại bên ngoài

rõ ràng và điển hình, nhưng nếu lột bỏ bẹ lá ra, chúng ta sẽ thấy có rất

nhiều lỗ đục của sâu trên cùng 1 đốt lóng. Đốt lóng bị sâu đục thường

có màu đỏ và có mùi hôi thối tỏa ra do bệnh thối đỏ tiếp ứng gây hại.

Sâu non màu rắng kem, đầu màu đen, trán

tương đối phẳng, trên cơ thể có 5 vạch dọc

màu tím.

Rất ít phổ biến

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CÁC LOÀI SÂU ĐỤC THÂN MÍA CHỦ YẾU

Page 7: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN 4 VẠCH ĐẦU VÀNGChilo sacchariphagus Bojer

Trứng

Nhộng Trưởng thành

Sâu Non

Page 8: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Triệu chứng và đặc điểm nhận dạngsâu 4 vạch đầu vàng Chilo sacchariphagus

• Quan sát trên đồng thấy đọt lá lốm đốm trắng

hoặc ngọn cây bị khô.

• Quan sát thân cây mía thấy có lỗ sâu đục và có

phân sâu màu vàng đùn ra.

• Sâu non có đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng ngực

trước màu trắng, viền nâu đen, các chấm trên cơ

thể nhỏ, màu tím đen, lộ rõ.

• Chẻ cây bị sâu thường chỉ thấy từ 1-2 sâu

non/cây.

Lỗ đục có phân đùn ra màu vàng

Triệu chứng trên lá

Triệu chứng cây bị gãy do sâu đục Sâu non

trong đường đục

Page 9: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN 4 VẠCH ĐẦU NÂUChilo tumidicostalis Hampson

Trứng

Nhộng Trưởng thành

Sâu non

Page 10: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Triệu chứng và đặc điểm nhận dạngsâu 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis

• Quan sát trên đồng thấy từng chòm mía bị héo khô

ngọn (giống sâu mình hồng).

• Quan sát thân cây mía thấy có rất nhiều lỗ sâu đục

trên 4-5 lóng liên tục và có rất ít phân sâu đùn ra.

• Sâu non có đầu màu nâu vàng đến sẫm, mảnh lưng

ngực trước màu nâu đậm, các chấm trên cơ thể to,

màu xám mờ.

• Chẻ cây bị sâu có thể thấy từ 5-60 sâu non/cây.

Triệu chứng cây bị hại

Triệu chứng hại nhìn từ xa

Ổ sâu non trong thân cây míaỔ nhộng trong thân cây mía

Page 11: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phân biệt hình thái pha sâu non 2 loài sâu đục thân mía 4 vạch

Sâu 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis

Sâu 4 vạch đầu vàng Chilo sacchariphagus

Page 12: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phân biệt triệu chứng gây hại 2 loài sâu đục thân mía 4 vạch

Sâu 4 vạch đầu nâu

Chilo tumidicostalis

Sâu 4 vạch

Chilo sacchariphagus

Page 13: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phân biệt đặc điểm sinh học 2 loài sâu đục thân mía 4 vạch

Chỉ tiêu Sâu 4 vạch đầu vàng Sâu 4 vạch đầu nâu

Số lứa phát

sinh trong

năm

6 4-5

Vòng đời:

-Trứng:

-Sâu non

-Nhộng

-Trưởng

thành

52-60

6-7

35-40

10-11

1-2

44-54

9

25-30

7-10

3-5

Số trứng

đẻ/ngài cái

250-300 500-800

Đặc tính gây

hại

-Gây hại cả mía mầm và mía có lóng

-Tuổi nhỏ ăn nhu mô lá chừa lại biểu bì

tạo nên triệu chứng lá lốm đốm trắng.

-Tuổi lớn đục ăn vào thân lóng, đùn

phân ra ngoài, 1-2 con/cây.

-Chỉ gây hại mía có lóng

-Sâu đục vào thân lóng, gây

hại tập thể, sống cùng với

phân tạo nên triệu chứng

ngọn héo khô

Cao điểm

gây hại

Tháng 7-8 6-8

Page 14: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU ĐỤC THÂN 4 VẠCH ĐẦU NÂU

(Chilo tumidicostalis Hampson)

(a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía đang vươn lóng mạnh trong mùa mưa

phát hiện thấy có xuất hiện lác đác cây mía bị “héo khô ngọn”

(b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy bên ngoài thân cây có nhiều lỗ đục tròn, có

nhiều phân sâu như mùn cưa đùn ra ngoài, khi gặp điều kiện ẩm độ cao sẽ

đóng thành từng cục và biến thành màu đen

(c) Khi chẻ dọc đôi cây mía bị hại thấy đường đục của sâu trong thân khá to,

lan qua nhiều lóng, bên trong đường đục có nhiều sâu non sống lẫn lộn

cùng với phân sâu.

(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu nâu vàng đến sẫm, mảnh lưng

ngực trước có màu nâu đậm, trên mỗi đốt cơ thể có 4 chấm to, màu xám

mờ, tạo thành 4 vạch dọc cơ thể

Page 15: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU ĐỤC THÂN 4 VẠCH ĐẦU VÀNG

(Chilo sacchariphagus Bojer)

(a) Kiểm tra đồng ruộng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng thấy có cây mía bị

“lá lốm đốm trắng”, “héo ngọn” hoặc “gãy ngọn”.

(b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy có nhiều lỗ sâu đục tròn, nằm rải rác hoặc

liên kết với nhau, bên ngoài có phân sâu màu vàng đùn ra.

(c) Chẻ dọc đôi cây mía bị hại thấy bên trong thân có nhiều đường sâu đục

ngang, dọc thân, thường có màu đỏ do bị nấm bệnh thối đỏ xâm nhiễm,

chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực gần đai sinh trưởng của mỗi lóng, bên

trong đường đục thường chỉ có 1 sâu sinh sống, không hoặc ít có phân sâu

bên trong đường đục.

(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng ngực

trước màu trắng, viền nâu đen. Trên mỗi đốt cơ thể có 4 chấm nhỏ, màu

tím đen, lộ rõ, tạo thành 4 vạch rõ rệt chạy dọc cơ thể

Page 16: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍMPhragmataecia castaneae Hubner

Trứng Sâu non

Nhộng Trưởng thành

Page 17: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Triệu chứng và đặc điểm nhận dạng

• Giai đoạn mía mầm: từng đoạn mía bị héolá, các mầm bị héo lá có lá bên bị héo vàngtrước, lá đọt héo sau.

• Giai đoạn mía có lóng: cây mía bị teo ngọn,lùn lụi, mầm nách phát triển. Trên thân câyphần gần ngọn có 1 lỗ sâu to gần bằngngón tay út.

• Ngài trưởng thành có màu vàng đất, 1/2râu đầu có dạng răng lược kép, phần còn lại(roi râu) có dạng sợi chỉ.

• Sâu non có màu tím hoặc hồng, kích thướclớn, đầu nhỏ màu vàng hơi nhô về phíatrước, chân bụng và chân mông kém pháttriển.

• Nhộng có dạng hơi cong, đầu nhọn như mỏchim, sở vào thấy ram ráp tay.

Page 18: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Sâu phát sinh 2-3 đợt trong năm. • Vòng đời sâu:

- Trứng: 9-11 ngày- Sâu non: 55-71 ngày- Nhộng: 11-15 ngày- Trưởng thành: 3-5 ngày

• Mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Ngài cái đẻ 2-3 ổ trứng, 300-700trứng/ổ. Sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu non có 8tuổi, sau khi nở ra khỏi trứng khoảng 15 phút là sâu non phân tánngay, thường mỗi cây có từ 1 – 2 con tấn công gây hại. Sâu nontuổi nhỏ đục ăn trong bẹ lá theo kiểu vịng trịn (gy ra triệu chứngho l bn trước), đến cuối tuổi 2, đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phầnthịt lóng theo 1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên (gây ratriệu chứng ngọn teo). Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đụcra ngoài, phân sâu nén trong đường đục, chỉ đến khi gần hoánhộng, sâu mới đục 1 lỗ vũ hoá ở phần thân ngọn và chui trở lạiđáy đường đục để hoá nhộng.

Page 19: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU ĐỤC THÂN MÌNH TÍM

(Phragmataecia castaneae Hubner)

a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm thấy có cây mía bị “héo lá bên”

(b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy có trên bẹ lá có 1 lỗ đục rất nhỏ, lần lượt bóc

các lớp bẹ lá ra thấy có đường đục của sâu non tuổi nhỏ hình nhẫn, đục vòng

quanh từng lớp bẹ, bên trong đường đục có 1 sâu non tuổi nhỏ màu tím hồng

(c) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía có lóng thấy có cây mía bị sâu gây hại

có triệu chứng cây lùn lụi, ngọn teo tóp và chồi nách phát triển. Quan sát kỹ

phần ngọn cây có thể thấy 1 lỗ vũ hóa to bằng đầu ngón tay út, trên miệng

vẫn còn dính một vỏ nhộng.

(d) Chẻ dọc đôi cây bị hại ở giai đoạn mía có lóng thấy có 1 đường đục to, nằm

chính giữa thân cây, chạy dọc thân, xuyên qua nhiều lóng, bên trong có 1 sâu

non to, phân sâu bị nén xuống dưới đáy đường đục.

(e) Quan con sâu non thấy nó có đầu nhỏ, màu vàng, hơi nhô về phía trước,

chân bụng và chân mông kém phát triển.

Page 20: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN MÌNH HỒNG LỚN (CÚ MÈO)Seamia sp.

Sâu nonTrứng

Trưởng thànhNhộng

Page 21: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Triệu chứng và đặc điểm nhận dạng

• Cây bị héo đọt với triệu chứng đặc trưng:lá đọt héo trước 2 lá bên

• Ngài trưởng thành có cánh trước màuvàng rơm, cánh sau màu trắng, cơ thểngài tương đối thẳng. Trên cánh trước có1 vệt đen hình tam giác chạy từ gốc cánhchạy ra ngoài.

• Sâu non có màu hơi hồng không có sọc,mảnh đầu màu nâu hơi đỏ. Chân bụng vàchân mông phát triển, lỗ thở hai bên cơthể màu đen nhìn thấy dễ.

Page 22: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt. • Vòng đời sâu:

- Trứng: 4-6 ngày - Sâu non: 21-29 ngày- Nhộng: 10-11 ngày- Trưởng thành 4-6 ngày

• Mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Mỗi ngài cái đẻkhoảng 70-100 trứng. Sâu non phá hại vào mùa mưa,mưa càng nhiều sâu phá hại càng mạnh, phá hại trênmía mầm là chính. Khi mới nở, sâu tập trung và gặmbên trong lá, tuổi 2-3 thì phân tán, từ bẹ lá đục vàongọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bịhéo.

Page 23: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU ĐỤC THÂN MÌNH HỒNG

(Sesamia spp.)

(a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía đẻ nhánh hoặc đang vươn lóng mạnh

phát hiện thấy có hiện tượng mía bị “héo ngọn” hoặc “héo khô ngọn”

(b) Kiểm tra cây mía bị hại thấy phần bẹ lá có một đám bị thối nhũn, biến màu

đen, bên ngoài thân có phân sâu đùn ra nhiều, chảy thành dòng, trông rất bẩn

(c) Khi chẻ đôi đi cây mía bị hại thấy bên trong đường đục có nhiều sâu non sống

lẫn lộn cùng với phân sâu và gây hại tập trung trên cùng một vị trí lóng.

(d) Quan sát con sâu non thấy nó có màu hơi hồng, trên cơ thể không có sọc,

mảnh đầu màu nâu hơi đỏ. Chân bụng và chân mông phát triển, lỗ thở hai bên

cơ thể màu đen nhìn thấy rõ.

(e) Thỉnh thoảng có thể bắt gặp con ngài trưởng thành đậu trên bẹ lá có cánh

trước màu vàng rơm, cánh sau màu trắng, cơ thể ngài tương đối thẳng. Trên

cánh trước có 1 vệt đen hình tam giác chạy từ gốc cánh chạy ra ngoài.

Page 24: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN 5 VẠCH ĐẦU NÂU (ĐỤC MẦM) Chilo infuscatellus Snellen

Trứng Sâu non

Nhộng Trưởng thành

Page 25: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN 5 VẠCH ĐẦU NÂU (ĐỤC MẦM)

Chilo infuscatellus Snellen

Page 26: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU ĐỤC THÂN 5 VẠCH ĐẦU ĐEN

Chilo auricilius Dudgeon

Page 27: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Triệu chứng và đặc điểm nhận dạng

sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

• Quan sát trên đồng thấy mầm bị héo đọt, đọt bị héo rất dễ

rút ra, khi ngửi có mùi hôi bốc ra.

• Ngài trưởng thành có đầu và ngực màu nâu hơi đỏ, cánh

trước màu nâu hơi vàng, trên mép ngoài cánh trước có 1

hàng chấm nhỏ. Cánh sau màu trắng.

• Sâu non có màu trắng bẩn, trên cơ thể có 5 vạch màu tím

nhạt chạy dọc cơ thể. Mảnh đầu màu nâu.

Page 28: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phân biệt với triệu chứng và đặc điểm nhận dạng

sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Page 29: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái sâu 5 vạch đầu nâu:

• Sâu phát sinh 5-6 đợt trong năm.

• Vòng đời trong mùa hè:

- Trứng: 5-7 ngày

- Sâu non: 20-26 ngày

- Nhộng: 5-8 ngày

- Trưởng thành: 4-6 ngày

• Mùa đông vòng đời sâu dài hơn, trứng đẻ thành ổ, mỗiổ có 250- 300 trứng. Sâu non nở ra là phân tán, thườngnhả tơ đu đưa rồi nhờ gió chuyển sang những cây míalân cận. Sâu chủ yếu phá hại ở thời kỳ mía mía mầm,ảnh hưởng đến mật độ cây. Sâu phá hại nặng trên míatrồng vụ thu đông, mía gốc thu hoạch muộn có đốt lávào mùa khô.

Page 30: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU 5 VẠCH ĐẦU NÂU

(Chilo infuscatellus Snellen)

(a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm, trong mùa không thấy có

mầm bị “héo nõn”

(b) Có thể dễ dàng dùng tay rút được các nõn bị héo trên cây bị hại

(c) Chẻ đôi mầm bị hại thấy có 1 sâu non ở ngay phần đỉnh sinh trưởng.

(d) Quan sát con sâu non thấy nó có đầu màu nâu, mình màu vàng nhạt, trên

cơ thể có 5 vạch dọc màu nâu nhạt.

Page 31: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU 5 VẠCH ĐẦU ĐEN

(Chilo auricillus Dudgeon)

(a) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía mầm thấy có mầm bị "héo đọt"

(b) Kiểm tra đồng ruộng ở giai đoạn mía có lóng, lột bỏ bẹ lá cây bị hại thấy có

rất nhiều lỗ đục của sâu trên cùng 1 đốt lóng.

(c) Chẻ đôi cây bị hại thấy đường đục của sâu trong thân dài, có nhiều lỗ đục ra,

đốt lóng bị sâu đục thường có màu đỏ và có mùi hôi do bị nấm bệnh thối đỏ

xâm nhiễm, gây hại. Bên trong đường đục thường có 1 sâu non.

(d) Quan sát con sâu non thấy nó có màu rắng kem, đầu màu đen, trán tương đối

phẳng, trên cơ thể có 5 vạch dọc màu tím đậm.

Page 32: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU MÌNH TRẮNG (ĐỤC NGỌN)Scirpophaga excerptalis Walk.

Triệu chứng Trứng

Sâu non Trưởng thành

Page 33: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Mỗi năm phát sinh 6 đợt.

• Vòng đời sâu:

- Trứng: 7-15 ngày

- Sâu non: 31-61 ngày

- Nhộng: 12-18 ngày

- Trưởng thành: 3-13 ngày

• Mỗi ngài cái đẻ từ 70-100 trứng. Sâu phá hại trên mía cây, đặc

biệt là ở đốt ngọn. Sâu non đục từ ngọn mía xuống dưới ăn điểm

sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn mía

xoè ra không bình thường, các mầm nhánh đâm ra thành hình

ngọn chồi.

Page 34: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

SÂU MÌNH VÀNG (ĐỤC MẮT)Eucosma schistaceana Snellen

Triệu chứng Trứng

Sâu nonTrưởng thành

Page 35: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt.

• Vòng đời:

- Trứng: 5-6 ngày

- Sâu non: 12-21 ngày

- Nhộng 7-16 ngày

- Trưởng thành: 6-8 ngày.

• Ngài cái đẻ 150-200 trứng/con. Sâu non hoạt bát, gây hại chủyếu thời kỳ mía mầm, sâu non đục vào mầm ở dưới mặt đất, làmnõn bị héo và chết.

Page 36: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BƯỚC NHẬN DIỆN SÂU 5 ĐỤC THÂN MÌNH TRẮNG

(Scirpophaga excerptalis Walker)

(a) Kiểm tra đồng ruộng thấy có bụi mía bị “chun đọt”

(b) Quan sát trên gân lá thấy có đường sâu đục nhỏ, có thể có màu đỏ do bị

nấm bệnh thối đỏ xâm nhiễm. Trên các lá đọt mới nở thấy có nhiều vết

hại hoặc các lỗ thủng hình tròn, thường xếp vuống góc với gân lá chính.

(c) Thăm đồng vào buổi sáng sớm, có thể bắt gặp thấy con ngài trưởng thành

đang đậu ăn sương trên cây mía, toàn thân nó có màu trắng và trên cánh

trước có 1 chấm đen nhỏ.

(d) Chẻ cây bị hại thấy có con sâu non màu vàng kem, đầu màu nâu vàng, cơ

thể sâu non mềm yếu như sợi dây thun, hoạt động kém.

Page 37: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

SÂU ĐỤC THÂN MÍA

Page 38: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

THEO DÕI DỊCH HẠI

Theo dõi dịch hại nên được thực hiện một cách thường xuyên, không nhất thiết

phải thưc hiện trên tất cả các ruộng, chỉ cần theo dõi một số ruộng đại diện cho khu

vực đó, điển hình cho thành phần giống, loại đất, địa hình, tuổi cây, thời vụ trồng,...

Đối với dịch hại mía cần phải được thực hiện ngay từ giai đoạn 1 tháng tuổi cho đến

trước khi thu hoạch 1 tháng.

Sự gây hại của sâu đục ngọn được đánh giá bằng cách tính tỷ lệ cây bị hại so với

cây khỏe. Sâu đục thân gây hại được đánh giá bằng tỷ lệ số chồi mía bị tấn công (đối

với mía non) hoặc % lóng mía bị gây hại. Sùng hại mía và xén tóc gây hại được tính

bằng cách đào 1m2 đất trong ruộng mía, đếm số lượng sùng dưới mỗi bụi mía. Mức

độ gây hại được xác định bằng cách sử dụng bảng sau (xem bảng dưới). Tùy theo

mức độ gây hại mà áp dụng các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp.

Loài gây hạiMức độ gây hại

Thấp Trung bình Cao Rất cao

Sâu đục ngọn (mía chồi) (%) <2 2 - 4 >4

Sâu đục ngọn (mía lớn) (%) <5 5 - 10 >10

Sâu đục thân (mía chồi) (%) <2 2 - 5 >5

Sâu đục thân (mía lớn) (%) <5 5 - 10 >10

Page 39: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

THEO DÕI DỊCH HẠI

Việc lưu trữ hồ sơ, dữ liệu theo dõi dịch hại là rất quan trọng, giúp chúng ta có thể

dự tính, dự báo chính xác về khả năng và thời điểm bùng phát dịch hại trong tương

lai. Các dữ liệu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa) cũng cần được theo dõi và

ghi chép để giúp giải thích khi dịch hại xảy ra.

Ví dụ, mật số sâu đục thân sẽ gia tăng dần trong mùa mưa, trong khi châu chấu di

cư và mật số sâu ăn lá tăng mạnh vào đầu mùa mưa, đặc biệt là sau một mùa khô kéo

dài. Bảng dưới đây cho biết thời điểm có thể xuất hiện các dịch hại mía chính.

Loại dịch hại Thời điểm xuất hiện

Sâu đục ngọn Quanh năm

Sâu đục thân Quanh năm, đặc biệt là sau khi hình thành lóng

Page 40: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THƯỜNG XUYÊN THĂM ĐỒNG,

PHÁT HIỆN VÀ TIÊU DIỆT SỚM SÂU ĐỤC THÂN

• Quy luật phát sinh của tất cả các loài sâu đục thân mía đều trải qua 4

giai đoạn: Cân bằng, phát sinh dịch (ổ dịch), dịch cao trào và dịch

thoái trào: Do vậy, nếu thường xuyên thăm đồng, phát hiện được sớm

sâu ở giai đoạn 2 (ổ dịch) và tiến hành diệt trừ ngay sẽ cắt đức tiến

trình phát sinh dịch, khiến cho sâu không thể phát sinh thành dịch gây

hại nặng trên diện rộng.

• Nếu để sâu phát sinh thành dịch, gây hại tràn lan trên diện rộng thì rất

khó phòng trừ vì cây mía thường thâm canh trồng dày, cây to cao, rất

khó để đi vào ruộng phun rải thuốc (nhất là khi cây đã lớn) hoặc có

phun và rải được thuốc thì thuốc rất khó tác động tới sâu vốn đang

gây hại và ẩn náu rất sâu bên trong thân cây.

Page 41: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Dich cao trào

Cân bằng

Dich phát

sinh

Dich thoái trào

Lằn ranh đỏ

(ngưỡng gây

hai kinh tế)

Page 42: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU ĐỤC THÂN MÍA

1. Điều tra thành phần sâu hại và tỷ lệ loài gây hại

a) Xác định khu vực điều tra:

- Xác định đúng khu vực điều tra càng có tính đa dạng thì có nhiều cơ hội để thu

thập được thành phần sâu hại phong phú và đầy đủ hơn. Tùy theo diện tích của

từng vùng mía, rộng hay hẹp thông thường diện tích điều tra trong khoảng 5%

diện tích/giống/loại mía tơ, gốc.

- Để thu thập thành phần sâu hại mía có ở địa phương, khu vực điều tra sao cho

thể hiện được tính đa dạng của sản xuất, loại giống, cụ thể bao gồm:

+ Các loại mía tơ, mía gốc và các giống khác nhau.

+ Các vị trí cao thấp khác nhau, trên cao, dưới thấp gần rưộng lúa hay gần làng

và nơi giữa cánh đồng…

+ Các điều kiện chăm sóc kỹ thuật canh tác khác nhau, nơi đất xấu, nơi đất tốt…

b) Phương pháp điều tra:

Mỗi tháng điều tra định kỳ 1 lần. Trên mỗi lô ruộng điều tra, tiến hành điều tra

theo kiểu cách quãng, cứ cách 5 - 15 hàng mía điều tra 1 hàng. Ở mỗi hàng điều

tra, tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu

chứng bị hại như: héo ngọn, khô đọt, lá có vết hại, thân có lỗ đục, cây sinh trưởng

còi cọc, đổ gãy v.v… Sau đó, dùng dao chẻ dọc những cây bị hại hoặc nghi bị hại,

thu thập tất cả các loài côn trùng đục trong thân. Những cây có hiện tượng còi

cọc, vàng lá, phát triển kém mà không tìm thấy nguyên nhân trên mặt đất, thì

đào phần gốc rễ để quan sát thu thập côn trùng hại.

Page 43: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Tiến hành ghi chép các thông tin về loài sâu gây hại, tuổi sâu non, mức độ gây

hại,… Đối với những loài có phát hiện gây hại mía nhưng chưa xác định được tên, thì

thu thập mẫu sống về phòng nuôi đến trưởng thành, sau đó gửi mẫu về các trường viện

chuyên ngành nhờ định danh. Từ số lượng sâu non và nhộng các loài sâu đục thân mía,

cũng như số cây mía bị mỗi loài gây hại, chúng ta tính toán ghi chép các thông tin như

sau:

- Tên giống mía

- Nơi thu thập.

- Ngày tháng thu thập.

- Bộ phận cây bị hại, cách phá hại.

- Mức độ gây hại nặng hay nhẹ hoặc số lượng nhiều hay ít (thể hiện bằng các dấu -,

+…).

Công thức tính tỷ lệ thành phần loài sâu đục thân như sau:

Số sâu non và nhộng loài A

Tỷ lệ thành phần loài A (%) = ----------------------------------------- x 100

Tổng số sâu thu thập được

Page 44: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

c) Tổng hợp số liệu:

Bảng a: Phiếu tổng hợp số liệu sau một kỳ điều tra

Địa điểm điều tra: Xã: Giống:

Huyện: Ngày điều tra:

Tỉnh:

Ghi chú: - Phiếu này dùng để ghi chép riêng cho từng giống, sau mỗi kỳ điều tra tại

1 điểm đã quy định.

- Dùng các ký hiệu sau: (-) ít gặp; (+) lẻ tẻ; (++) Phổ biến; (+++) Nhiều; (+++) Rất

nhiều

Người ghi phiếu:

Những người điều tra:

Nhóm trưởng ký tên:

TT Tên sâu thông

thường

Tên

khoa

học

Bộ Họ Bộ phận bị

hại/cách

gây hại

Giai

đoạn

phát dục

Mức độ

phát

sinh

Tỷ lệ

thành

phần

loài (%)

1

2

Page 45: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

2. Điều tra diễn biến cây bị hại và mật độ sâu đục thân mía

a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra: Điểm điều tra tương tự như phần trên (Điều tra

thành phần sâu hại)

b) Phương pháp điều tra:

- Điều tra diễn biến cây bị hại: Điều tra theo kiểu định kỳ 7 ngày/1 lần (Vd: vào các

ngày 7, 14, 21 và 28) kể từ sau khi mía mọc mầm hoặc tái sinh cho đến khi thu hoạch.

Trên mỗi ruộng, mỗi giống mía, tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc,

không cố định điểm, tịnh tiến không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 mét dài theo hàng mía.

Trên mỗi điểm điều tra, tiến hành theo dõi và ghi lại các chỉ tiêu như tổng số cây điều

tra, số cây bị mỗi loài gây hại, số lượng sâu non và nhộng của mỗi loài,… Điều tra liên

tục trong 1 chu kỳ mía (3 vụ = 36 tháng) cho mỗi thời vụ trồng (hè thu hoặc đông

xuân), từ đó xác định được diễn biến tỷ lệ cây bị hại trung bình của mỗi loài theo thời

gian sinh trưởng của cây mía.

+ Đối với giai đoạn mía chưa có lóng:

Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ ngọn héo được tính theo công thức sau:

Số ngọn héo (cây bị hại)

Tỷ lệ ngọn héo (%)= ---------------------------------- x 100

Tổng số mầm mía điều tra

Page 46: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

VD: Sơ đồ điều tra định kỳ diễn biến cây bị hại và mật độ sâu đục thân mía

X X

X

X X

X X

X

X X

X X

X

X X

Chiều tịch tiến

Page 47: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

+ Đối với mía đã có lóng. Chỉ tiêu tổng cây điều tra và cây hại được tính trên toàn

điểm (kể cả cây chưa có lóng). Chỉ tiêu lóng bị hại theo dõi 20 cây liên tục trong điểm

điều tra, tính toán theo công thức sau:

Số lóng bị hại

Tỷ lệ lóng bị hại (%)=---------------------------------- x 100

Tổng số lóng điều điều tra

- Điều tra diễn biến mật độ sâu: Khu vực, điểm điều tra tương tự trên, hàng tháng

tiến hành điều tra vào các ngày 7, 14, 21 và 28. Trên điểm điều tra quan sát những cây bị

hại nghi có sâu hại thì chẻ đôi cây mía để thu bắt các pha của các loài sâu hại khác nhau.

Theo dõi các chỉ tiêu như: mật độ sâu, tỷ lệ thành phần loài và tiến độ sâu vào nhộng,

tính toán theo các công thức sau:

Tổng sâu thu được (loài A,B..)

Mật độ sâu = -------------------------------------

Diện tích điều tra

Tính toán mật độ sâu trên m2, 100 m2 hay số sâu/ha.

Tiến độ sâu vào nhộng theo công thức

Số vỏ nhộng + nhộng (loài A, B…)

Tỷ lệ hóa nhộng = ------------------------------------------ x 100

Tổng số sâu (loài A, B…)

Page 48: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Lô Điểm Số cây

điều tra

Số cây

bị hại

Cây bị hại do

MH MT 4VĐN 4VĐV 5V MV

Bảng c. Kết quả tổng hợp các loài sâu hại

Lô Điểm Tổng

sâu

Sâu hại của các loài

MH MT 4VĐN 4VĐV 5V MV Khác

Bảng d. Tiến độ sâu vào nhộng của loài A

Thời gian Điểm Võ nhộng Nhộng Sâu non

đẩy sức

Sâu non

tuổi 1 - 2

Bảng b. Kết quả điều tra ngọn héo hay cây, lóng bị hại do sâu đục thân

Page 49: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Ngoài việc điều tra ngoài đồng ruộng, kết hợp theo dõi các yếu tố khí hậu, thời tiết.

Nhằm nắm bắt được những yếu tố thuận lợi để sâu phát sinh phát triển và những yếu

tố bất lợi đối với sâu hại.

Tính toán thời gian trưởng thành bắt đầu phát sinh rộ (20-25%), cao điểm (50%),

và đỉnh điểm (80%) và thời gian bắt đầu nở, nở rộ, ví dụ như sau:

Sâu đục thân mình tím, thời gian nhộng trung bình 14 ngày. Thời gian trước lúc

trưởng thành đẻ trứng là 2 ngày, thời gian đẻ trứng là 2 ngày, thời gian trứng là 10

ngày. Kiểm tra sâu non hóa nhộng 50% thì dự đoán thời gian cao điểm của trứng trên

đồng ruộng là sau 18 ngày và cao điểm sâu non nở là sau 28 ngày.

3. Điều tra ký sinh và thiên địch chủ yếu của các loài sâu đục thân mía

a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra: Ruộng điều tra ký sinh, bắt mồi sâu đục

thân tương tự chọn phần điều tra thành phần sâu hại mía. Lịch điều tra 10-15

ngày/lần.

b) Phương pháp điều tra:

- Điều tra ký sinh trứng: Tiến hành điều tra theo hàng, cứ 10 đến 15 hàng mía thì

điều tra 1 hàng. Thu thập trứng các loài sâu đục thân đem về phòng thí nghiệm. Trong

phòng thí nghiệm, trứng của các loài sâu đục thân mía khác nhau được bỏ riêng trong

các ống nghiệm khác nhau. Giữ đủ ẩm cho các ống nghiệm đựng trứng sâu đục thân.

Nếu trứng sâu không bị ký sinh thì sẽ phát dục và nở ra sâu non của loài sâu đục thân.

Ngược lại, nếu bị ký sinh thì trứng sâu đục thân sẽ biến thành màu đen và vũ hóa ra

pha trưởng thành của loài côn trùng ký sinh trứng. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng

loài côn trùng ký sinh.

Page 50: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

- Điều tra ký sinh sâu non: Trong mỗi kỳ điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập pha

sâu non của các loài sâu đục thân mía đem về phòng thí nghiệm theo dõi. Dùng thức ăn

mía cây để tiếp tục nuôi sâu non cho đến khi sâu non hoàn thành phát dục (không bị ký

sinh) hoặc ra ký sinh. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh sâu non.

- Điều tra ký sinh nhộng: Thu thập nhộng của các loài sâu đục thân mía về phòng

theo dõi. Trong phòng thí nghiệm, nhộng của sâu hại được giữ ở điều kiện thích hợp về

ẩm độ, nhiệt độ để theo dõi tình hình ký sinh của chúng. Nếu không bị ký sinh, nhộng

sẽ vũ hóa ra trưởng thành loài sâu đục thân mía, nếu từ nhộng sâu hại vũ hóa ra cá thể

trưởng thành không phải là trưởng thành của loài sâu đục thân đó là ký sinh. Ghi chép

lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh nhộng.

Tất cả các mẫu trưởng thành của các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt thu

được sau khi nuôi theo dõi trong phòng thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ

trứng, sâu non, nhộng bị ký sinh. Diễn biến mật độ của các loài ký sinh, thiên địch. Kết

hợp việc theo dõi về điều kiện ẩm độ, nhiệt độ hay lượng mưa. Theo dõi mối tương

quan giữa điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến các loài thiên địch ký sinh.

Page 51: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Bảng e. Bảng ghi kết quả điều tra trứng

Thời gian

Điểm Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng

Trứng sâu Trứng bị ký

sinh

Trứng

đã nở

Trứng sâu Trứng bị ký

sinh

Trứng

đã nở

Bảng f. Bảng ghi kết quả điều tra sâu non (từng loài)

Thời gian

Điểm Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng

Số sâu Sâu bị ký

sinh

Sâu hóa

nhộng

Số sâu Sâu bị ký

sinh

Sâu hóa

nhộng

Page 52: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

4. Điều tra sâu hại ngầm dưới đất (bọ hung, xén tóc, mối..)

Bọ hung, xén tóc, mối và các loài hại ngầm dưới đất, sâu non, trưởng thành phá hại

làm lá mía vàng hoặc héo ngọn. Khi điều tra ta cần chú ý độ đồng đều, đất cát, đất sét

nặng, hay đất thường bị ngập, các chế độ canh tác khác nhau. Chọn ruộng điều tra đại

diện, mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm dài 5m theo hàng để

lấy chỉ tiêu cây bị hại. Đối với chỉ tiêu về mật độ, cũng trên điểm trên chúng ta đào gốc,

với độ sâu 30cm và bán kính đào là 30cm xung quanh gốc mía, để tiến hành quan sát,

thu bắt, tính toán mật độ sâu, hay các phần bị hại như rễ gốc mía. Tính toán tỷ lệ cây,

gốc bị hại và số sâu trên gốc mía hoặc số sâu/ha.

Page 53: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

2.2 Phương pháp bố trí một số thí/thực/thử nghiệm nghiên cứu về sâu hại mía2.2.1 Bố trí thí nghiệm diện nhỏ

Các dạng thí nghiệm nhỏ như: thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hại, thuốc trừcỏ hay thuốc trừ nấm ký sinh

Diện tích ô khảo nghiệm trong phạm vi 60-100 m2.Phương pháp bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, số lần lặp lại là 3 lần, lần

lặp này cách lần lặp kia từ 3-5 hàng mía. Công thức đối chứng nên có đối chứng 1 và đốichứng 2, đối chứng 1 là công thức mà địa phương đang sử dụng, đối chứng 2 là hoàntoàn không sử dụng các biện pháp (đối thuốc cỏ đối chứng 2 hoàn toàn không làm cỏ từlúc trồng đến thu hoạch).

* Phương pháp theo dõi:- Phòng trừ sâu đục thân: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ mọc mầm,

sức đẻ nhánh, diễn biến mật độ cây, chiều cao cây. Theo dõi 2-3 hàng giữa đối với chỉtiêu mật độ cây, 10 cây trên ô đối với chỉ tiêu chiều cao cây. Theo dõi các chỉ tiêu sâu hạinhư: Tỷ lệ cây bị hại theo dõi 2-3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 diện tích ô), đối lóng bị hạitheo dõi 10-20 cây trên ô. Các yếu tố cấu thành năng suất như: Chiều cao cây nguyênliệu, đường kính thân, khối lượng cây theo dõi 10 cây/ô, mật độ cây hữu hiệu theo dõi 2-3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 ô thí nghiệm). Năng suất thực thu cân toàn bộ diện tích ô thínghiệm.

- Phòng trừ rệp hại: các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ cây, lóng, lá bị rệp, mật độrệp hay chỉ số hại, mỗi ô theo dõi 10 - 20 cây, theo kiểu tịnh tiến không lặp lại

Page 54: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

2.2.2 Thực nghiệm, thử nghiệm diện lớnThông thường các loại thuốc sau khi thí nghiệm nhỏ rút ra có hiệu quả nhất thì

được đưa ra thực nghiệm, thử nghiệm ở quy mô lớn hơn (còn gọi là khảo nghiệm sảnxuất). Quy mô diện tích tích 2.000-2.500 m2. Việc chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc đểlấy các chỉ tiêu, mỗi điểm theo dõi 5m dài theo hàng mía. Đối với phương pháp theo dõinhư: Mật độ cây, theo dõi tất cả cây trong điểm, các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kínhthân, khối lượng cây mỗi điểm theo dõi 10 cây. Tỷ lệ cây bị hại tất cả cây trong điểm, tỷ lệlóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm. Năng suất mía lấy năng suất thực tế khi thu hoạch.2.2.3 Các thí nghiệm thả ong mắt đỏ, ong kén trắng

Diện tích thả trên các công thức (ruộng) từ 0,5-1,0 ha. Các lần lặp cách xa vềkhông gian là 500m.

Phương pháp theo dõi: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: tỷ lệ trứng, sâunon bị ký sinh, theo dõi cứ cách khoảng 10-15 hàng tiến hành thu bắt một hàng, thu thậpcác ổ trứng trên hàng về phòng bỏ vào ống nghiệm có cục gạc thấm nước để giữ ẩm,hàng ngày theo dõi bằng soi qua kính lúp để đếm tỷ lệ ký sinh, nếu trứng bị ký sinh cóong chui ra, ngược lại trứng không ký sinh thì nỡ ra sâu non. Đối với pha sâu non ngoàiquan sát ký sinh trên đồng ruộng, sâu non tiếp tục đưa về phòng thí nghiệm và đượcnuôi bằng ngọn mía 2 ngày thay thức ăn 1 lần, nếu sâu bị ký sinh thì sâu ngừng ăn hoạtđộng kém và dần chết và sau đó có các kén ong chui ra, ngược lại sâu không bị ký sinh sẽhóa nhộng. Đối với các chỉ tiêu tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ sâu, theo dõi 5 điểm trên2 đường chéo góc, mỗi điểm dài 5m theo luống. Đối với tỷ lệ cây bị hại theo dõi số câytrên điểm, tỷ lệ lóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm.

Page 55: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

2.2.4 Các thí nghiệm theo dõi giống a) Đối với sâu hại:Theo dõi các chỉ tiêu sâu hại như: Tỷ lệ cây bị hại (ngọn héo) giai đoạn mía chưa

vươn lóng, vừa theo dõi mật độ kết hợp đếm cây có ngọn héo. Khi mía có lóng đối chỉ tiêu cây bị hại theo dõi tối thiểu ở 2/3 diện tích ô thí nghiệm. Đối với chỉ tiêu lóng bị hại, theo tịnh tiến không lặp lại, 10 cây/ô

- Tỷ lệ cây (lóng) bị sâu hại (%) = (Số cây (lóng) bị sâu hại / Tổng số cây (lóng) theo dõi) * 100

- Loài sâu hại (%) = (Cá thể của 1 loài / Tổng số cá thể thu được) * 100 Đánh giá mức độ chống chịu theo các cấp sau:- Tỷ lệ cây bị sâu hại:

+ Cấp 0 (tốt): 0 – 5+ Cấp 1 (khá): 6 – 10 + Cấp 2 (trung bình): 11 – 15 + Cấp 3 (kém): >15

- Tỷ lệ lóng bị hại:+ Cấp 0 (tốt): 0 – 10+ Cấp 1 (khá): 11 – 20 + Cấp 2 (trung bình): 21 – 30 + Cấp 3 (kém): >30

b) Đối với rệp hại:Theo dõi các loài rệp bông xơ trắng, rệp vừng, rệp muội thường gây hại trên lá,

rệp sáp gây hại ở đốt, lóng.

Page 56: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đối với các loài rệp hại trên lá nên tính chỉ tiêu tỷ lệ ổ rệp, tỷ lệ cây, lá bị rệp (đây là loài rệp ít phổ biến khu vực phía nam), chọn điểm điều tra nên tính theo hàng (10-15 hàng theo dõi 1 điểm) đối với diện tích lớn, đối với các khảo nghiệm nhỏ nên theo dõi toàn ô thí nghiệm.

Đối với rệp sáp thường gây hại trên lóng và loại rệp khá phổ biến ở khu vực phía nam, việc theo dõi phải bóc lá. Chọn điểm theo dõi từ 15-20 cây/điểm đối với thực nghiệm (điều tra 5 điểm/2 đường chéo góc). Đối với khảo nghiệm nhỏ điều tra 10 cây/ô. Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ cây bị rệp, tỷ lệ lóng bị rệp, hay chỉ số rệp hại.

Theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ rệp con/cây, nên tính toán chỉ số rệp hại Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Thiện Thuật (1995) theo cách sau:- Cấp 0: không có sâu.- Cấp I: có lẻ tẻ rải rác, không quá ¼ diện tích lá hoặc lóng.- Cấp II: diện tích có sâu từ ¼ đến ½, mật độ chưa dày đặc.- Cấp III: diện tích có sâu từ ½ đến ¾, mật độ dày đặc, lá, lóng bị hại nặng.- Cấp IV: diện tích số sâu quá ¾, mật độ dày đặc, lá bị hại rất nặng.Chỉ số hại được tính theo công thức sau:

(b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4)Chỉ số bị hại: x = -----------------------------------------

a + b + c + d + ea, b, c, d, e là số lá (lóng) bị hại ở cấp 0, 1, 2, 3, và 4 theo thứ tự tương ứng.Đánh giá theo thang cấp sau:

- Cấp 0 (tốt): 0 – 5- Cấp 1 (khá): 6 – 10 - Cấp 2 (trung bình): 11 – 15 - Cấp 3 (kém): >15

Page 57: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

TỔ CHỨC PHÒNG TRỪ

SÂU ĐỤC THÂN MÍA

Page 58: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU ĐỤC THÂN HẠI MÍA

1/ Biện pháp kiểm dịch- Nhập giống, vận chuyển giống

2/ Biện pháp thủ công- Bắt ổ trứng- Cắt bỏ cây sâu

Page 59: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

3/ Biện pháp canh tác

- Làm đất và vệ sinh đồng ruộng

- Luân canh cải tạo đất

- Thời vụ hợp lý

- Trồng hom khoẻ

- Mật độ trồng hợp lý

- Bón phân cân đối

- Chăm sóc sau thu hoạch Bóc lá mía

Chế độ làm đấtChế độ bon phânBóc lá tiêu diệt rệp

Chăm sóc Sau thu hoạch Chế độ bon phân

Hom khỏe

Hom khỏe

Page 60: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

4/ Biện pháp sinh học

- Bảo vệ tăng cường vi sinh vật sẵn có

- Nhập nội các thiên địch mới

- Nhân nuôi và lây thả trên đồng ruộng

- Các chế phẩm sinh học

- Thả ong mắt đỏ (Trichogramma spp.) = 50 thẻ ong, với 2.000/thẻ, thả hàng tuần, ở giaiđoạn mía 1- 4 tháng tuổi.- Thả ong kén trắng (Cotesia flavipes) = 300 con, ở giai đoạn mía 4 - 6 tháng tuổi. - Thả ong kí sinh sâu non (Elasmus sp.) = 300 ong, ở giai đoạn mía 4 - 6 tháng tuổi.- Thả bo đuôi kìm (Procenus sp.) = 1.000 con khi có sâu đục thân (hoặc rệp bông trắng).- Thả ruồi kí sinh (Sturmiopsis spp.) = 30 cặp, ở giai đoạn mía 4 - 6 tháng tuổi.

Ong mắt đỏ

Bọ đuôi kìmOng kí sinh sâu non Ong kí sinh nhộng

Ong kén trắngNấm trắng Nấm xanh

Page 61: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

5/ Biện pháp hoá học

- Khi trồng cần bón 25 – 30kg/ha thuốc (Marshal 3 GR, Regent

0,3G…)

- Rãi hoặc phun cục bộ ở những đoạn mía bị hại hoặc mía có

triệu chứng sâu mới xâm nhập (héo lá bên do sâu đục thân mình tím,

lốm đốm trắng do sâu đục thân 4 vạch, dùng thuốc Regent 0.3G

(Fipronil), Supracide 40 EC (Methidathion), Prevathon 5SC

(Chlorantraniliprole) hoặc Marshal 3GR, 5GR (Carbosulfan) xử lý

Trong gia đoạn từ tháng 4-6 (chú ý tham khảo các khuyến cáo về liều

lượng sử dụng trên bao bì sản phẩm).

- Thường xuyên thăm đồng (1-2 tuần/lần), phát hiện sớm và cắt

bỏ, tiêu hủy cây bị sâu 4 vạch đầu nâu và s6au đục thân mình hồng gây

hại từ tháng 5-8.

Phòng trừ khi triệu chứng sâu non tuổi 1 mới xâm nhập vào ngọn, bẹ lá mía

Page 62: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

VD: Sơ đồ đi thăm đồng kết hợp phun thuốc sớm, cục bộ trừ sâu đục thân mía

X

* Ghi chú: X - Điểm thấy hoặc nghi có sâu gây hại, mở vòi phun

X

X X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Page 63: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

BIỆN PHÁP PHUN SỚM, CỤC BỘ

Page 64: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN MÍA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH TRONG VỤ 2014-2015

1) Đối với các lô ruộng mía trồng mới hoặc chưa bị nhiễm sâu đục thân hại mía:

Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Sử dụng các giống mía ít mẫm cảm với sâu đục thân.

- Sử dụng hom sạch sâu, bệnh.

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt có chứa hoạt chất Chlorantraniliprole,

Carbofuran hoặc Fipronil để rải xuống rãnh trước khi trồng và lấp hom, theo liều lượng

khuyến cáo như trong Bảng khuyến cáo tạm thời về quy trình sử dụng thuốc trừ sâu đục thân

mía ở phần dưới để phòng trừ sâu 5 vạch đầu nâu và sâu mình tím tấn công gây hại sớm trên

mía mầm.

- Thường xuyên kiểm tra, cắt bỏ và tiêu hủy các ổ trứng, cây mía bị sâu đục xâm hại.

- Tưới nước bổ sung cho mía trong mùa khô.

- Bón phân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng

phương pháp). Đặc biệt cần tránh bón quá nhiều đạm và chú ý tiêu nước cho ruộng ngập úng

trong mùa mưa hoặc sau những cơn mưa lớn > 100 mm, đảm bảo không để ruộng mía bị

ngập nước quá 4 ngày.

- Nếu có điều kiện thì nên tổ chức nhân nuôi, sản xuất hàng loạt ong mắt đỏ, ong kén

trắng và bọ đuôi kìm phóng thích ra đồng ruộng giúp hỗ trợ, khống chế mật số các loài sâu

đục thân luôn ở dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

Page 65: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

2) Đối với các lô ruộng mía bị nhiễm sâu đục thân nặng (từ 20% cây bị hại trở lên)

nhưng chưa đến kỳ mía chín:

Cần khoanh vùng, sử dụng các máy phun thuốc tốc lực cao để phun. Luân phiên sử

dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Chlorpyrifos, Cypermethrin,

Chlorantraniliprole, Fipronil để phun, với liều lượng và cách phun cụ thể cho từng loại hoạt

chất và dạng chế phẩm, như Bảng khuyến cáo tạm thời về quy trình sử dụng thuốc trừ sâu

đục thân mía ở phần dưới. Chú ý phải sử dụng thuốc đúng liều lượng khuyến cáo và không

nên sử dụng 1 loại hoạt chất quá 2 lần liên tục trên cùng đối tượng phòng trừ và cùng địa

điểm phòng trừ để tránh hiện tượng sâu kháng thuốc.

3) Đối với các lô ruộng mía có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân trung bình (từ 5-20% cây bị

hại) nhưng chưa đến kỳ mía chín:

Cần tiếp tục duy trì lịch điều tra định kỳ và bổ sung nêu trên. Tiến hành bóc lá mía

thêm ít nhất 1 lần. Sau đó sử dụng bình phun bằng thủ công hoặc bằng máy đeo vai, luân

phiên sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu Chlorpyrifos, Cypermethrin,

Chlorantraniliprole, Fipronil để phun, với nồng độ thuốc pha cụ thể cho từng loại hoạt chất

và dạng chế phẩm như Bảng khuyến cáo tạm thời về quy trình sử dụng thuốc trừ sâu đục

thân mía ở phần dưới. Khi phun, cần đi dọc 1-2 hàng mía và phun theo cách cục bộ, tức chỉ

phun vào vị trí cây, bụi mía đang có sâu đục thân ẩn náu và gây hại. Không phun trùm toàn

bộ diện tích mía để tiết kiệm thuốc và không gây ô nhiễm môi trường.

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN MÍA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH TRONG VỤ 2014-2015

Page 66: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN MÍA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH TRONG VỤ 2014-2015

4) Đối với các lô ruộng mía có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân nhẹ (dưới 5% cây bị hại) và

chưa đến kỳ mía chín:

Cần tiếp tục duy trì lịch điều tra định kỳ và bổ sung nêu trên để phát hiện sớm các ổ

dịch sâu mới hình thành và tổ chức diệt trừ kịp thời bằng cách cắt, tiêu hủy cây bị hại.

5) Đối với các lô ruộng bị nhiễm sâu đục thân, gần đến hoặc đã đến thời điểm mía

chín:

Các nhà máy đường cần sắp xếp, ưu tiên cho thu hoạch trước những lô có tỷ lệ bị hại

cao trước, tỷ lệ bị hại thấp sau và yêu cầu vận chuyển về nhà máy đường chế biến ngay

trong vòng 12 giờ sau thu hoạch. Sau khi thu hoạch cần phải đốt, tiêu hủy toàn bộ phần

ngọn, lá mía và tàn dư cây mía trên ruộng bị sâu. Sau thu hoạch khoảng 01 tháng, tiến

hành điều tra, đánh giá lại mức độ tái sinh gốc, nếu mật độ mía gốc không đạt yêu cầu có

thể lập biên bản cho hủy gốc (nếu còn trong chu kỳ canh tác) và chuẩn bị đất để trồng

mía trở lại.

Page 67: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Bảng khuyến cáo tạm thời về quy trình sử dụng thuốc trừ sâuđục thân mía trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vụ 2014-2015

Giai đoạnsinh trưởng

Đối tượng phòng trừ chính

Loại hoạt chất thuốc trừ sâu, liều lượng và cách sử dụng

Giai đoạn trồng

Sâu 5 vạch đầunâu, sâu mình tím

- Chlorantraniliprole 0.4% G (Vd: Feterra 0.4G,...), liều lượng 19 Kg/Ha, rảixuống rãnh khi trồng và lấp hom- Carbosulfan 3% G (Vd: Vifu Supe 5GR, Marshal 3GR,…), liều lượng 30kg/Ha, rải xuống rãnh khi trồng và lấp hom- Fipronil 0,3% G (Vd: Regent 0.3G,…), liều lượng 10 kg/Ha, trộn với phânlót, rải xuống rãnh khi trồng và lấp hom

Giai đoạn mía đẻ nhánh

Sâu 5 vạch đầu nâu, sâu mình tím, sâu mình hồng, sâu đục

ngọn

- Fipronil 5% SC (Vd: Regent 5SC,…), liều lượng 1,5 - 2 L/Ha, pha trong 500Lít nước, phun phủ lên toàn bộ lá- Fipronil 80% WG (Vd: Regent 800 WG,…), liều lượng 32 g/Ha, pha trong320 Lít nước, phun phủ lên toàn bộ lá- Chlorpyrifos 20% EC (Vd: Pyrinex 20EC, Virofos 20EC,…), liều lượng 1,25- 1,5 L/Ha, pha trong 500-1.000 L nước, phun phủ lên toàn bộ lá- Chlorantraniliprole 5% (Vd: Prevathon 5SC,…), liều lượng 1,5 L/Ha, phatrong 1.000 L nước, tháo đầu vòi phun vào gốc cây mía, hoặc phun phủlên toàn bộ lá- Cypemethrin 10% EC (Vd: Dibamerin 10EC, Cypermap 10EC,…), liềulượng 0,75 - 1,0 L/Ha, pha trong 500-700 L nước, phun phủ lên toàn bộ lá

Giai đoạn mía làm

lóng, vươn cao

Sâu 4 vạch đầuvàng, sâu 4 vạch

đầu nâu, sâumình hồng, sâu 5

vạch đầu đen

- Chlorpyrifos 20% EC (Vd: Pyrinex 20EC, Virofos 20EC,…), liều lượng 1,25- 1,5 L/Ha, pha trong 500-1.000 L nước, phun phủ lên toàn bộ lá

Page 68: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

NGUYEÂN TAÉC 4 ÑUÙNG

1. Đúng thuốc: Trước khi chọn mua thuốc, nông dân cần biết loại sâu bệnh gây hại mà

mình cần phòng trừ. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này

qua năm khác. Nên ưu tiên mua loại thuốc ít độc nhất, có thời gian cách ly ngắn nhất và có

tác động chọn lọc (có hiệu lực trừ sâu bệnh cao nhưng tương đối ít độc với sinh vật có ích).

2. Đúng liều lượng: Dùng thuốc với liều cao hơn khuyến cáo càng làm gia tăng nguy cơ

bị ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống ở gần vùng phun thuốc và người sử dụng

nông sản có phun thuốc. Ngoài ra còn có nguy cơ cây trồng bị hại do thuốc liều lượng cao

gây ra.

3. Đúng lúc: Đối với dịch hại đúng lúc là phun thuốc vào thời điểm mà dịch hại trên đồng

ruộng dễ bị tiêu diệt nhất. Sâu hại thường mẫn cảm nhất đối với thuốc BVTV khi chúng ở

giai đoạn sâu non tuổi nhỏ. Phun đúng lúc cũng là tránh phun thuốc khi trời sắp mưa to có thể

làm rửa trôi hết thuốc trên mặt lá, thân cây. Phun thuốc vào lúc trời mát, không có gió to để

thuốc không bay vào mặt hoặc bay vào nhà ở gần nơi phun thuốc. Phun đúng lúc là không

phun vào quá gần ngày thu hoạch nông sản. Phải tuỳ loại thuốc mà ngừng sử dụng trước khi

thu hoạch một thời gian nhất định.

4. Đúng cách: Pha thuốc đúng cách là làm thế nào để làm cho chế phẩm sử dụng được

hoà thật đều vào nước, như vậy khi phun thuốc sẽ được trang trải thật đều trên vật phun (lá

cây, mặt đất). Phun thuốc đúng cách là làm sao cho thuốc BVTV tiếp xúc được với dịch hại

nhiều nhất. Do vậy khi phun thuốc phải hướng sao cho tia tập trung vào nơi dịch hại ẩn náu

gây hại (trên láhoặc dưới gốc). Dùng thuốc đúng cách còn có nghĩa là không tự ý hỗn hợp

nhiều loại thuốc BVTV với nhau để phun trên đồng ruộng nếu không có hướng dẫn cụ thể.

Page 69: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

BỌ HUNG ĐEN (SÙNG TRẮNG)Alissonotum impressicolle Arow

Page 70: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Sâu phát sinh 1 đợt trong năm, thường phát sinh gây hại nặng vào mùa xuân, hè (tháng4-5). Vòng đời sâu: trưởng thành 315 ngày, trứng 14 ngày, sâu non 112 ngày, nhộng 18ngày. Mỗi con cái đẻ 25 trứng.

• Sâu non và trưởng thành phá hại gốc và mầm mía phần dưới đất; đặc biệt mía lưu gốc,làm cây khô héo, chết.

• Trưởng thành có xu tính đối với ánh sáng (bị hấp dẫn bởi ánh sáng). Trưởng thànhthường bò nhiều, ít bay, vũ hóa tập trung chủ yếu vào đầu mùa mưa hàng năm. Sau khivũ hóa sống quanh gốc mía, ăn thêm 1 – 2 ngày thì đẻ trứng, chúng thường đẻ trứngvòng quanh gốc mía và ăn phá gốc thân cây mía khá mạnh

Page 71: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Biện pháp phòng trừ:

• Điều chỉnh chế độ canh tác: Luân canh mía với những cây trồng hàng năm khác. Đây làcách làm giảm chắc chắn nhất mức độ phát sinh của bọ hung mía. Biện pháp này dựatrên nguyên tắc làm gián đoạn nguồn thức ăn và thay đổi triệt để điều kiện sinh thái đểdiệt bớt mầm sâu tồn tại trong đất.

• Trồng sớm: Biện pháp đẩy thời vụ xuống hom sớm, sao cho vào thời điểm bọ hung phátsinh rộ (thường là cuối tháng 4 đầu tháng 5 khi có những đợt mưa cuối xuân đầu hè)cây mía đã cứng cáp, nếu có bị hại cũng không bị ảnh hưởng nhiều, thực tế là cách giatăng sức chịu đựng của cây để giảm thấp tác hại của sâu, chứ hoàn toàn không có tácdụng làm giảm thiểu số lượng sâu hại.

• Biện pháp hóa học: Nên sử dụng các loại thuốc hoá học dạng hạt có hoạt chất là:Diazinon, Cartap hoặc Carbofuran. Trong đó thích hợp nhất là Carbofuran. Carbofurancó thể diệt sâu theo phương thức tiếp xúc, vị độc, nội hấp và lưu dẫn rất mạnh, duy trìhiệu lực cao từ 30-60 ngày, trung bình là 40 ngày.

• Các biện pháp khác: Dùng nhân lực thu bắt và giết trưởng thành trước khi chúng đẻtrứng trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến cuối tháng 6 hàng năm, khi xuất hiện đềunhững cơn mưa đầu mùa, nhộng sâu vũ hóa trưởng thành và ra rộ (chui lên khỏi mặtđất) để hạn chế mật độ sâu phát sinh trong năm tiếp theo. Cày sâu, bừa kỹ, nhặt sạchcỏ dại, tàn dư cây mía, để hạn chế sự tồn tại của bọ hung. Tiêu hủy ruộng bị hại nặng vàvệ sinh đồng ruộng sau đó cày xới giữa hàng, chăm sóc mía gốc sớm ban đầu để giếtsâu non và nhộng trong đất và tàn dư cây bị hại đối với những ruộng bị hại nặng với tỷlệ cây bị chết trên 5% tổng số cây. Sử dụng tuyến trùng kí sinh, gây bệnh côn trùng hoặccác chế phẩm nấm kí sinh, gây bệnh côn trùng như nấm bạch cương (nấm trắng)Beauveria và nấm lục cương (nấm xanh) Metarhizium như 01 tác nhân sinh học đểphòng trừ các loài côn trùng gây hại cây trồng, đặc biệt là các loại gây hại dưới đất nhưmối, sùng trắng.

Page 72: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

BỌ XÉN TÓC ĐENDorysthenes walkeri Waterhouse

Page 73: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Đặc điểm sinh học, sinh thái:

• Vòng đời bọ xén tóc đen có thể kéo dài từ 1-2 năm, trong điều kiện thuận lợi trung bìnhkhoảng 1 năm. Sau khi vũ hoá trưởng thành bắt đầu ghép đôi giao phối (thường vào banđêm) và 1-2 ngày sau thì bắt đầu đẻ trứng. Trứng trung bình 19 ngày; sâu non có 8 tuổi,thời gian phát dục kéo dài trung bình 275 ngày; nhộng trung bình 18 ngày, trưởng thànhcó thể sống trung bình 30 ngày. .

• Sâu non sau khi nở, chui xuống sống trong đất và ăn rễ cây mía, đến tuổi 5 sâu bắt đầuchui lên đục vào thân cây mía, ăn hết phần thịt lóng chỉ còn chừa lại lớp vỏ thân, nên rấtdễ bị đỗ ngã, khô vàng và chết rất nhanh. Sâu non có thể ăn lên phần thân cây trên mặtđất tới 20-25 cm, trung bình 10-15 cm. Ruộng mía bị hại có thể bị giảm 43 % mật độ vàchiều cao cây, năng suất mía trung bình giảm khoảng 36 % trên ruộng mía tơ và 51 %trên ruộng mía gốc

Page 74: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Biện pháp phòng trừ:

• Tăng cường thâm canh để nâng cao sức đề kháng của cây mía.

• Dùng tay thu bắt trưởng thành vào bàn đêm và sâu non trong đất.

• Vệ sinh ruộng sau thu hoạch và tiến hành cày sâu bừa kỹ để tiêu diệt sâu ẩn nấptrong tàn dư cây bị sâu hại, hạn chế sâu lây lan và gây hại cho vụ sau.

• Sử dụng một số chế phẩm nấm, động vật ký sinh gây bệnh côn trùng như nấmtrắng Beauveria, nấm xanh Metarhizium, tuyến trùng,… phun, rải xuống rãnh khitrồng mía, có thể làm giảm đáng kể mật số sâu và thiệt hại, đồng thời bảo vệ đượccác thiên địch của chúng..

Page 75: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Điều tra và thu bắt trưởng thành vào ban đêm

Page 76: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phòng trừ sinh học

bằng nấm xanh Metarhizium sp.

Page 77: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

Phòng trừ hóa họcbằng thuốc fipronil

Page 78: Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía

XIN CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ LẮNG NGHE

XIN HẾT