20
Mc lc SOÁ 19 T10-2015 m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Tin theá giôùi Doanh nghieäp caàn bieát Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-09 : Tin trong tỉnh Trang 09-10 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 11-12 : Xuất nhập khẩu Trang 13-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-17 : Tin thế giới Trang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết

m Mục lục - ninhthuan.gov.vn tin 2015/KY 19 2015.pdf · 4 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Muc luc

SOÁ 19T10-2015

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhTin theá giôùiDoanh nghieäp caàn bieát

Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-09 : Tin trong tỉnhTrang 09-10 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâmTrang 11-12 : Xuất nhập khẩuTrang 13-14 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-17 : Tin thế giớiTrang 18-20 : Doanh nghiệp cần biết

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động ngành Công

Thương Ninh Thuận 9 tháng đầu năm 2015

Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2015, trong 9 tháng đầu năm 2015 Sở Công Thương đã bám sát sự lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Công Thương trong việc thực thi nhiệm vụ được giao; đồng thời chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, ý kiến chỉ đạo của cấp trên; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; xây dựng các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được triển khai tích cực,… Kết quả, các chỉ tiêu kinh tế ngành Công Thươngvẫn tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳđã góp phần vào tăng trưởng chung kinh tế-xã hội của tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 94): ước đạt 2.402 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ, đạt 72,6% so kế hoạch năm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): 9 tháng ước tăng 12% so cùng kỳ. Trong đó: Khai thác mỏ chiếm tỷ trọng 16,2% (cơ cấu giá trị tăng thêm toàn ngành), chỉ số sản xuất ước tăng 21,6% so cùng kỳ;Chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 54,1%, chỉ số sản xuất ước tăng 12,5% so cùng kỳ; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

chiếm tỷ trọng 26%, chỉ số sản xuất ước tăng 4,85%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải chiếm tỷ trọng 3,7%, chỉ số sản xuất ước tăng 14,1% so cùng kỳ. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8 tháng đầu năm tăng 18% so cùng kỳ, cao hơn so với tốc độ tăng chỉ số sản xuất 9 tháng (12%) thể hiện việc tiêu thụ sản phẩm nói chung có thuận lợi hơn trước; Bên cạnh đó, Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy có sự gia tăng so với cùng kỳ (tăng 11,2%) nhưng vẫn thấp hơn so với chỉ số tiêu thụ và tương đương với chỉ số sản xuất là tín hiệu tốt cho sản xuất.

Thương mại nội địa tiếp tục duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ: tình hình lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định;Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh 9 tháng ước đạt 10.306,2 tỷ đồng, tăng 13,19% so cùng kỳ và đạt 72,38% kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2015 ước đạt 37,58 triệu USD, tăng 13,7% so cùng kỳ và bằng 50,11% so kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Hạt điều nhânước đạt 16,55 triệu USD, giảm 9,9% so với cùng kỳ và bằng 66,2% so kế hoạch; thủy hải sản ước đạt 20,36 triệu USD, tăng 43,8% so cùng kỳ và bằng 48,5% so kế hoạch; các mặt hàng khác (dầu điều, thủ công mỹ nghệ,

sản phẩm gỗ, khăn bông...) ước đạt 0,67 triệu USD, tăng 29,6% so cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của tỉnh là Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Úc và một số nước EU.

Hoạt động khuyến công:Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia,Sở Công Thương đãtriển khai hỗ trợ 3đề án/500 triệu đồng cho 3 doanh nghiệp,cơ sở: ứng dụng máy móc thiết bị chế biến sản phẩm từ gỗ; chế biến nông sản và đào tạo nghề may công nghiệp từ kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ.Đồng thời triển khai 7 đề án thuộc nguồn vốn kinh phí khuyến công địa phương, gồm: Hội nghị công tác khuyến công tại tỉnh Quảng Bình; “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối” khu vực miền Trung năm 2015; tổ chức tham gia Hội chợ triển lãm; tổ chức tập huấn công tác khuyến công; Tạp chí khuyến công trên Đài truyền hình; bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp huyện, cấp tỉnh; hỗ trợ tham gia Hội chợ triển lãm.

Hoạt động xúc tiến thương mại:Tổ chức thành công 2 Hội chợ, triển lãm tại tỉnh, đồng thời hỗ trợ khoảng 47 lượt cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh; tổ chức cho các Doanh nghiệp, cơ sở tham gia 2 Hội nghị kết nối cung cầu và tham dự Hội nghị ký kết hợp tác ngành Công Thương giữa 3 tỉnh Ninh Thuận-

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONH TỈNH

Bình Thuận-Lâm Đồng; tổ chức 4 Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi tại các huyện trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tiếp tục tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo ổn định thị trường, giá cả các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015; tăng cường công tác kiểm soát, bảo đảm ATTP và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp các dịp Lễ, Tết; công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; xử lý các trường hợp buôn bán, vận

chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn giá, các điểm bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn,...; Kết quả, 9 tháng đầu năm 2015 đã kiểm tra, xử lý 739vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước 812,6 triệu đồng.

Ngoài ra, Sở Công Thương tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành Công Thương về thực hiện phát triển kinh tế-xã hội năm 2015: công tác tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành

chính; triển khai thực hiện các chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, an toàn thực phẩm;…Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch: triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương Ninh Thuận phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020; triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với “Cuộc vận động người Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015-2020; bình ổn thị trường cuối năm 2015 và tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016;…

Phòng QLCN

Một số hình ảnh hoạt động ngành Công Thương 9 tháng đầu năm 2015

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Khai giảng lớp Đào tạo nghề may công nghiệp tại Công ty Cổ phần Tân Tiến Ninh Thuận

Triển khai thực hiện Quyết định số 7606/QĐ-BCT ngày 24/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều chỉnh kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2015 và Hợp đồng số 122/HĐ-CNĐP ngày 17/9/2015 giữa Cục Công nghiệp địa phương với Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại về thực hiện Đề án khuyến công quốc gia năm 2015.

Chiều ngày 21 tháng 9 năm 2015,tại Văn phòng Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận đã tổ chức Lễ Khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệp cho 133 học viên. Tham dự Lễ Khai giảng có Đại diện Sở Công Thương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Đại diện Phòng Kinh tế thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Phó Chủ tịch UBND phường Mỹ Bình, cơ quan thông tin (Báo Ninh Thuận, Đài PT-TH Ninh Thuận). Về phía Công ty có Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty, các giáo viên và 133 học viên cùng tham dự.

Tại Lễ Khai giảng,Ông Phạm Thanh Bình-Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại báo cáo công tác hỗ trợ triển khai đào tạo nghề cho Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận, công tác triển khai khá gấp rút do Đề án được phê duyệt chậm, mới thực hiện ký hợp đồng vào giữa tháng 9/2015. Trong khi đó công

việc chuẩn bị cần phải có thời gian dài, nhưng nhờ sự hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan và sự nỗ lực, phối hợp giữa Trung tâm Khuyến công và Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận nên công việc chuẩn bị tổ chức lớp đào tạo nghề đã được thực hiện đúng thời gian và tiến độ theo quy định.

Sau phát biểu của Đại diện Lãnh đạo Công ty về việc tổ chức đào tạo và tiếp nhận học viên sau đào tạo cùng bài phát biểu của đại diện học viên tham gia học nghề hứa phấn đấu nắm bắt lý thuyết và thực hành theo nội dung truyền dạy của giáo viên hướng dẫn trong thời gian đào tạo nghề.

Đại diện Sở Công Thương đã ghi nhận sự nỗ lực trong công tác triển khai thực hiện Đề án khuyến công quốc gia của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, sự phối hợp của Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận trong công tác tiếp nhận hồ sơ, tuyển

lao động và tổ chức Lễ Khai giảng lớp đào tạo, đồng thời động viên và đề nghị Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tiếp tục phối hợp với Công ty theo dõi công tác đào tạo nghề, học nghề của học viên, kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo.Bên cạnh đó, đề nghị Lãnh đạo Công ty CP may Tân Tiến Ninh Thuận quan tâm phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy nghề cho học viên; các học viên tham gia học nắm bắt đầy đủ nội dung, chương trình đào tạo nghề đã được phê duyệt và thực hiện đúng theo kế hoạch tiến độ thời gian đã xây dựng;Công ty tiếp nhận học viên sau đào tạo, tạo việc làm ổn định, tăng nguồn thu nhậpcho lao động sau đào tạo và cùng nhaugóp phần xây dựng Công ty ngày càng phát triển./.

Phòng QLCN

Quang cảnh Lễ Khai giảng lớp đào tạo nghề may công nghiệptại Công ty Cổ phần May Tân Tiến Ninh Thuận

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Khai trương tuyến tàu Sài Gòn-Tháp Chàm và ngược lại

Ngày 28/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức họp báo công bố khai trương đôi tàu STC1 và STC2 chạy tuyến Sài Gòn-Tháp Chàm và ngược lại.

05 giờ 40 phút ngày 04/10/2015 tại Ga Tháp Chàm hỗ trợ đón lượt khách đầu tiên trên chuyền tàu STC2 xuất phát từ ga Sài Gòn lúc 22 giờ 25 phút đến ga Tháp Chàm lúc 05 giờ 40 phút; dừng đỗ đón, tiễn hành khách tại ga: Sài Gòn; Biên Hòa; Bình Thuận; Cà Ná và Tháp Chàm. Giá vé toàn tuyến từ 198.000 - 451.000 đồng, tùy theo các hạng chỗ trong đoàn tàu.

10 giờ 00, ngày 04/10/215 tai Ga Tháp Chàm: Hỗ trợ một số hoạt tổ chức Lễ Khai trương chạy chuyến tàu STC1 xuất phát tại ga Tháp Chàm 12 giờ 50 phút đến ga Sài Gòn 19 giờ 15 phút; dừng đỗ đón, tiễn hành khách tại các ga: Tháp Chàm, Cà Na, Sông Mao, Bình Thuận, Biên Hòa và Sài Gòn. Giá vé toàn tuyến từ 164.000 - 335.000 đồng, tùy theo các hạng chỗ trong đoàn tàu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận tải đường sắt Sài Gòn sẽ tổ chức khuyến mãi giảm giá cho tất cả các hạng chỗ trong 4 ngày đầu khai trương đôi tàu tuyến Sài Gòn-Tháp Chàm và ngược lại.

Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho biết, đôi tàu tuyến Sài Gòn-Tháp Chàm và ngược lại đi vào hoạt động, góp phần mở ra hướng giao lưu phát triển

kinh tế, văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút lượng khách tham quan, du lịch đến với Ninh Thuận./.

PNT

Hội nghị tập huấn: Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Sáng ngày 29/9/2015, tại Hội trường tầng 10, Nhà khách Văn phòng Quốc hội, 165 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3, TP. Hồ Chí Minh Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tập huấn Kiểm soát hợp đồng theo mẫu (HĐTM), điều kiện giao dịch chung (ĐKGDC) nhằm hướng dẫn triển khai Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Tham dự Hội nghị có ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục Trưởng, Cục Quản lý cạnh tranh; Lãnh đạo Phòng Kiểm soát HĐTM, ĐKGDC, Cục Quản

lý cạnh tranh; đại diện các Sở Công Thương từ tỉnh Quảng trị trở vào; đại diện các doanh nghiệp liên quan đến 11 nhóm danh mục hang hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, ĐKGDC và đông đảo các phóng viên, nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí tới dự và đưa tin.

Cũng theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân đang áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các hàng hóa, dịch vụ: Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả trước); Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng); Bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, Quyết định này không áp dụng đối với những hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cung ứng các hàng hóa, dịch vụ nêu nêu

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

trên đã ký kết hoặc áp dụng với người tiêu dùng trước thời điểm Quyết định có hiệu lực thi hành; trong trường hợp thay đổi nội dung - hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các hàng hóa, dịch vụ nêu nêu, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký và chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định.

Thông qua Hội nghị đã giúp cho các Sở Công Thương tiếp cận được các quy định mới, các phương pháp, quy trình mới trong việc kiểm soát HĐTM, ĐKGDC; giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng,… tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc khi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2015; cũng qua đó, ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục Trưởng, Cục Quản lý cạnh tranh đã cảm ơn các đơn vị đã nhiệt tình tham dự và hứa sẽ tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành có liên quan đễ tháo gỡ những khó khắn, vướng mắc còn lại mà các địa phương, doanh nghiệp đãý kiến, kiến nghị./.

Nguyên Vũ – Phòng Quản lý thương mại

Phát triển năng lượng gió: giá quá rẻ nên chưa hấp dẫn

Hiện giá mua điện gió ở Việt Nam chưa hấp dẫn, chỉ 7,8cent/kWh (1.754 đồng/kWh) trong khi ở các nước trên thế giới khoảng 10 cent/kWh (2.249 đồng/kWh) nên việc thu hút đầu tư vào điện gió còn hạn chế.

Sáng 24-9, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “APEC và quan

hệ đối tác công-tư nhằm phát triển năng lượng gió” hướng đến mục tiêu đảm bảo ổn định về an ninh năng lượng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới đang phải hứng chịu nhiều biến động từ những thảm hoạ thiên nhiên.

Theo ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc tăng cường nghiên cứu, khai thác và tận dụng triệt để những nguồn năng lượng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối… là cần thiết, nhằm hạn chế việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng truyền thống khác là nguồn cung sẵn có, dồi dào, có thể tái tạo, bền vững, thân thiện với môi trường, giá cả cạnh tranh nếu được sản xuất trên quy mô lớn.

Tuy nhiên, để thực hiện hóa việc đưa năng lượng gió vào sản xuất và sử dụng phổ biến trên quy mô đại trà trong khu vực, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn: năng lượng gió do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và vị trí địa lý nên mang tính bất ổn cao, chi phí đầu tư, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, chuỗi cung ứng trên

thị trường, phục vụ sản xuất nguyên liệu đầu vào và phát triển thương mại về năng lượng gió còn gặp nhiều bất cập.

Trên thực tế, để phát triển năng lượng điện gió, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Theo đó, giá mua điện gió được quyết định là 7,8 cent/kWh nhưng giá này so với các nước trên thế giới vẫn thấp, chưa hấp dẫn (các nước khoảng 10 cent/kWh).

“Đây là rào cản lớn nhất trong việc phát triển nguồn năng lượng này ở Việt Nam”, đại diện Viện Năng lượng Việt Nam (Bộ Công Thương) cho biết.

Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho nguồn năng lượng này cũng cao hơn tất cả các nguồn năng lượng khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hút đầu tư vào năng lượng gió còn ít.

Hiện Việt Nam đang có 3 dự án điện gió phát điện thương mại gồm dự án điện gió Tuy Phong công suất 30MW tại Bình Thuận; dự án điện gió đảo Phú Quý công suất 6MW tại tỉnh Bình Thuận; dự án điện

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

gió Bạc Liêu công suất 16,5MW tại tỉnh Bạc Liêu.

Còn theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam vào năm 2020 đạt 4,5%, năm 2030 là 6% trong tổng nguồn cung cấp điện của cả nước. Trong đó, phát triển điện gió đạt 1.000MW vào năm 2020, đạt 6.200MW vào năm 2030, đưa tỷ trọng điện năng từ điện gió chiếm 0,7% năm 2020 lên 2,4% năm 2030.

(Võ Hùng - Phòng QLĐN, Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

Thông tư Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối.

Ngày 31/08/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 29/2015/TT-BCT Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối. Theo đó:

Thông tư số 29/2015/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia và quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối cấp tỉnh.

Thông tư số 29/2015/TT-BCT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối tại Việt Nam.

- Về nội dung quy hoạch phát triển và sử dụng năng

lượng sinh khối quốc gia bao gồm những nội dung chính sau đây: Tổng quan về tình hình phát triển năng lượng sinh khối trên thế giới và Việt Nam: hiện trạng khai thác, cung ứng và sử dụng; các công nghệ áp dụng; xu hướng phát triển; biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển; thực trạng phát triển năng lượng sinh khối ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng năng lượng sinh khối hiện có ở Việt Nam; Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển; Hiện trạng và quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện Việt Nam; Xác định tiềm năng năng lượng sinh khối lý thuyết, kỹ thuật và thương mại, khả năng khai thác nguồn năng lượng sinh khối của Việt Nam theo các kịch bản phát triển; Danh mục vùng, tỉnh có tiềm năng năng lượng sinh khối lý thuyết, kỹ thuật và thương mại; Phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; Chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và tài chính cho phát triển điện sinh khối; Đánh giá tác động môi trường chiến lược trong hoạt động xây dựng và phát triển các dự án điện sinh khối; Các giải pháp và cơ chế chính sách; Kết luận và kiến nghị.

Trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách cho việc lập quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia, Tổng cục Năng lượng lập đề cương chi tiết, dự toán kinh phí, kế hoạch xây dựng Đề án quy hoạch quốc gia và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Tổng cục Năng lượng lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực theo quy định hiện hành để giao lập Đề án quy

hoạch quốc gia theo đề cương và dự toán kinh phí được duyệt và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

- Về nội dung Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối cấp tỉnh gồm những nội dung chính như sau : Tổng quan về tình hình phát triển năng lượng sinh khối của tỉnh; Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển của tỉnh; Hiện trạng và phương hướng phát triển nguồn điện và lưới điện trên địa bàn tỉnh; Xác định tiềm năng năng lượng sinh khối sinh khối lý thuyết, kỹ thuật và thương mại và khả năng khai thác nguồn năng lượng sinh khối của tỉnh và phương án khai thác sử dụng theo các kịch bản phát triển; Danh mục các dự án điện sinh khối: diện tích và ranh giới các khu vực cho phát triển điện sinh khối; quy mô công suất của các dự án điện sinh khối; Phương án đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; Nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả tài chính của dự án; Đánh giá tác động môi trường trong hoạt động xây dựng phát triển các dự án điện sinh khối; Các giải pháp và cơ chế chính sách; Kết luận và kiến nghị.

Trên cơ sở kế hoạch vốn ngân sách bố trí cho việc lập quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối tỉnh, Sở Công Thương có trách lập đề cương chi tiết và dự toán kinh phí (có thể thuê tổ chức tư vấn thực hiện) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Sở Công Thương lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực để giao lập quy hoạch trên cơ sở đề cương và dự toán được duyệt và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN TRONG TỈNH

Thông tư số 29/2015/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 10 năm 2015./.

(Nguồn: Thông tư số 29/2015/TT-BCT ngày 31/08/2015 của Bộ Công Thương).

Phòng QLĐN

Hướng dẫn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngày 17 tháng 8 năm 2015, Liên Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Công Thương, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC (gọi tắt Thông tư 27) Hướng dẫn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn :

Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp:

- Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP;

- Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại

khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.

Hồ sơ vụ trộm cắp điện chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra bao gồm: Văn bản chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện; Biên bản vi phạm hành chính; Bản tính số lượng điện bị trộm cắp và giá trị thiệt hại do hành vi trộm cắp điện gây ra (tiền bồi thường đối với hành vi trộm cắp điện); Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm); Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với vụ việc đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đang trong quá trình thi hành nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm); Biên bản kiểm tra sử dụng điện (nếu có), Biên bản kiểm tra hoạt động điện lực (nếu có); Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng (nếu có), Biên bản kiểm định thiết

bị đo đếm điện năng (nếu có); Sơ đồ trộm cắp điện, ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm (nếu có); Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và các tang vật, phương tiện vi phạm kèm theo (nếu có); Các giấy tờ, tài liệu và đồ vật khác có liên quan.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xảy ra hành vi trộm cắp điện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra, giải quyết của mình, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.

Phối hợp giải quyết trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự: Khi nhận được hồ sơ vụ trộm cắp điện, Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có trách nhiệm giải quyết theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và Điều 13 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Quá thời hạn giải quyết theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC mà

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì có quyền kiến nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra đang giải quyết vụ việc hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp xem xét, giải quyết.

Chuyển trả hồ sơ vụ trộm cắp điện để xử lý hành chính: Đối với vụ trộm cắp điện đã được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu

vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ đến để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đối với vụ trộm cắp điện đã được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có một trong các quyết định nêu tại khoản 1 Điều này và thuộc những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể

từ ngày ra quyết định, cơ quan tố tụng hình sự đã ra quyết định đó phải chuyển trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã chuyển hồ sơ đến để xem xét áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thông tư số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015./.

(Nguồn: Thông tư số 27 / 2015 /TTLT-B CT-B CA-VKSNDTC-TANDTC ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Liên Bộ Công An, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Công Thương, Tòa án nhân dân tối cao).

Phòng QLĐN

Giá sầu riêng tăng mạnh

Trong những ngày qua, giá sầu riêng – một trong những trái cây đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang tăng mạnh, người dân vùng chuyên canh tại địa phương phấn khởi bởi hứa hẹn một vụ mới bội thu.

Theo chị Nguyễn Thị Lệ Hằng, chủ vườn sầu riêng rộng 6.000 m2 tại ấp Mỹ Thạnh A, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, hiện sầu riêng Ri6, Mong Thong… là những giống sầu riêng chất lượng cao, thị trường ưa chuộng được thương lái thu mua với giá 50.000 - 55.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với

tháng trước. Với năng suất bình quân 20 tấn quả/ha, mỗi héc ta sầu riêng thu hoạch thời điểm giá cao đạt giá trị trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí bà con lãi 500 – 700 triệu đồng.

Sầu riêng được xác định là một trong những cây ăn quả đặc sản của tỉnh Tiền Giang. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, hiện địa phương đã xây dựng được vùng trồng chuyên canh sầu riêng trên 7.000 ha; trong đó, khoảng 6.000 ha đang cho thu hoạch với năng suất ổn định. Vùng chuyên canh tập trung ở ven sông Tiền, tại các xã: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên, Long Khánh… của

huyện Cai Lậy. Phù hợp thổ nhưỡng, cho năng suất, sản lượng cao, đầu ra thuận lợi, sau khi trừ chi phí mỗi héc ta sầu riêng lãi ròng từ 300 triệu đồng/năm trở lên. Diện tích sầu riêng tại đây tăng mạnh, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn.

Thanh long rớt giáHiện nhiều hộ dân trồng

thanh long ruột đỏ có diện tích lớn trên địa bàn huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) đang lo lắng vì giá loại trái cây này giảm mạnh khi đang vào vụ thu hoạch.

Theo các hộ trồng thanh long, thời điểm này năm

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

trước giá thanh long từ 30.000 đồng/kg trở lên. Năm nay, thanh long loại I giá chỉ bằng một nửa, thấp nhất trong vòng 2 năm nay.

Tại huyện Xuân Lộc, nông dân trồng thanh long ruột đỏ bước vào thu hoạch chính vụ. Tuy nhiên, hiện nguồn cung vượt cầu nên giá của loại cây trồng này giảm mạnh.

Cụ thể, thanh long ruột đỏ dao động từ 11.000 - 12.000 đồng/kg, giảm 25.000 - 30.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Thanh long ruột trắng chỉ ở mức 3.000 - 4.000 đồng/kg, giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg. Giá thanh long thường ở các địa phương khác như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Long An chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Theo tính toán của người trồng thanh long, với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí, người trồng nắm chắc phần lỗ.

Những năm trước đây do thị trường đầu ra ổn định, huyện Xuân Lộc khuyến khích nông dân chuyển đổi các loại cây có thu nhập thấp, kém hiệu quả sang trồng cây thanh long. Đến nay, diện tích thanh long của huyện tăng lên gần 300 ha, chủ yếu tại các xã: Xuân Hưng, Xuân Tâm, Suối Cát.

Giá mía tăng, người trồng mía phấn khởi

Theo phản ánh của người trồng mía tỉnh Hậu Giang, sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh, vụ này giá tăng trở lại, người trồng mía rất phấn khởi với hy vọng

một mùa “mía ngọt” sau bao năm mang “vị đắng”.

Đang thu hoạch mía bán cho thương lái, bà Phạm Thị Út, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tươi cười cho biết, với giá mía hiện tại, sau khi trừ các khoản chi phí, vụ này cho lãi khoảng 30 triệu đồng/ha. Đây có lẽ là một mùa mía “ngọt” sau nhiều năm thua lỗ nặng. Hiện giá mía đang đứng ở mức cao, ai nấy đều phấn khởi, tạo thêm không khí lao động nhộn nhịp trên các cánh đồng mía.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch được hơn 1.000 ha mía, với năng suất trung bình từ 90 - 130 tấn/ha. Hiện giống mía ROC16 được thương lái mua với giá từ 920 - 1.000 đồng/kg. Riêng Nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát mua giá từ 950 - 970 đồng/kg loại 10 chữ đường (CCS) tại cầu cảng; Nhà máy đường Phụng Hiệp mua với giá 940 đồng/kg tại cầu cảng vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp và 965 đồng/kg tại cầu cảng Nhà máy đường tại thành phố Vị Thanh… Mức giá này đã tăng gần 200 đồng/kg so với đầu vụ.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết, giá mía càng vào vụ chính lại tăng cao là tiền lệ chưa từng có ở địa phương này. Tuy nhiên, giá mía tăng cao hiện nay là có cơ sở, bởi diện tích mía nguyên liệu cả vùng đồng bằng sông Cửu Long năm

nay giảm mạnh. Trong khi đó lượng đường tồn kho tại các nhà máy còn ít, giá đường trên thị trường gần đây nhích lên, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, nhất là vào dịp cuối năm…

Theo tính toán của các nhà máy đường, điều kiện sản xuất, kinh doanh năm nay thuận lợi, nhiều khả năng vào cuối vụ thiếu nguồn mía nguyên liệu, xảy ra tranh giành mua giữa các nhà máy. Vì vậy, ngay từ đầu vụ, các nhà máy đẩy nhanh tiến độ với công suất sản xuất cao nhất.

Niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được gần 11.500 ha, ước sản lượng khoảng 1 triệu tấn. Tính đến thời điểm này, hơn 95% diện tích mía đã được các nhà máy, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho nông dân. Tuy nhiên, những ngày qua, khi các nhà máy đồng loạt vào vụ, nhiều thương lái ngoài tỉnh tìm đến vùng mía nguyên liệu thu mua, tạo thêm “lực” đẩy giá mía trong tỉnh nhích lên dần. Nhiều hộ thấy lợi trước mắt có ý định bán cho thương lái ngoài tỉnh.

Trước hiện tượng này, ngành chức năng khuyến cáo người trồng mía không đơn phương hủy hợp đồng đối với diện tích đã được bao tiêu. Các nhà máy, doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua hết diện tích mía đã bao tiêu theo giá thị trường, với hướng có lợi nhất cho người dân trồng mía.

Trung tâm TTCN&TM

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Thị trường xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2015Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, 8 tháng đầu năm 2015, cả nước xuất khẩu 4,05 triệu tấn

gạo, thu về 1,74 tỷ USD, giảm 9,7% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, riêng tháng 8/2015 đạt 461.213 tấn với trị giá 205,09 triệu USD, giảm 23,8% về lượng và giảm 19,1% về trị giá so với tháng 7/2015.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2015 với 1.515.848 tấn, trị giá đạt 616,91 triệu USD, giảm 0,7% về lượng và giảm 8,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm 35,4% tổng khối lượng xuất khẩu của cả nước; tuy nhiên tính riêng trong tháng 8/2015, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này lại tăng 31,5% so với tháng trước, trị giá đạt 75,49 triệu USD.

Xuất khẩu sang thị trường Philippine đứng vị trí thứ hai về kim ngạch, đạt 256,35 triệu USD, khối lượng đạt 612.117 tấn, chiếm 14,7% tổng kim ngạch, giảm 41,0% về lượng và giảm 44,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp đến thị trường Gana đạt 250.574 tấn, trị giá đạt 154,81 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 24,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 8,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước thì thấy, xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2015 sang hầu hết các thị trường đều sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2014, trong đó sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Indonesia (giảm 79,2% về lượng và giảm 82,8% về trị giá); Chi Lê (giảm 77,6% về lượng và giảm 78,0% về giá trị); Pháp (giảm 78,3% về lượng và giảm 76,8% về giá trị)...

Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường lại có được mức tăng trưởng khá gồm; Bờ Biển Ngà tăng 77,9%; sang Nga tăng 68,6%; UAE tăng 35,4%; đáng chú ý là sang thị trường Ba Lan, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,37 tỷ USD nhưng có mức tăng trưởng mạnh nhất với 349,5%.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2015ĐVT: USD

Thị trường T8/2015 8T/2015 +/-(%) 8T/2015 so với cùng kỳ 2014Tổng kim ngạch 205.094.959 1.744.404.872 -14,3Trung Quốc 75.496.982 616.912.304 -8,7Philippines 9.833.870 256.350.165 -44,7Gana 20.568.377 154.815.773 +24,3Malaysia 22.386.197 127.357.467 +16,2Bờ Biển Ngà 21.230.472 91.081.172 +77,9Singapore 6.789.307 44.649.123 -34,0Hồng Kông 5.143.194 39.133.705 -35,4Hoa Kỳ 1.559.675 18.748.514 +6,7Nga 3.147.982 17.268.822 +68,6Đài Lan 2.736.955 14.335.887 -3,1UAE 1.478.267 13.646.119 +35,4NamPhi 1.076.389 11.107.272 -8,4Angieri 723.200 10.003.325 -8,9Indonesia 597.430 5.910.380 -82,8Brunei 712.045 4.102.452 -21,2Angola 188.581 3.551.286 -30,6

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

XUẤT NHẬP KHẨU

Australia 548.471 3.432.133 +7,7Ucraina 358.774 3.231.497 -22,5Bỉ 51.000 2.544.860 -40,7Hà Lan 193.167 2.222.305 -4,1Ba Lan 255.530 1.375.514 +349,5Chi lê 122.425 1.157.750 -78,0Thổ Nhĩ Kỳ 208.950 888.481 -43,0Senegal 703.019 -94,1Pháp 47.780 281.621 -76,8Tây Ban Nha 21.744 276.339 -74,4

Việt Nam nhập khẩu rau quả nhiều nhất từ Thái LanTheo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu rau quả tháng 8-2015 đạt

79,16 triệu USD, tăng 40,6% so với tháng trước đó, đưa kim ngạch 8 tháng năm 2015 lên 387,32 triệu USD, tăng 8,17% so với cùng kỳ 2014.

8 tháng đầu năm 2015 Thái Lan vẫn đứng đầu trong tốp 10 nước cung cấp rau quả nhiều nhất vào Việt Nam, đạt 134,76 triệu USD, tăng 7,68% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các loại trái cây Thái Lan xuất khẩu nhiều sang Việt Nam bao gồm sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, me, măng cụt, xoài.

Trung Quốc là nước đứng thứ hai sau Thái Lan với giá trị nhập khẩu đạt gần 98,27 triệu USD. Các nước tiếp theo là Hoa Kỳ với hơn 43,15 triệu USD, Myanmar đạt 32,7 triệu USD, Nam Phi đạt hơn 10,87 triệu USD, New Zealand đạt 10,84 triệu USD.

Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu rau quả ra các thị trường tháng 8-2015 đạt 197,8 triệu USD, 8 tháng năm 2015 xuất khẩu đạt 1,22 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu rau quả nhiều nhất, với trị giá hơn 282,5 triệu USD. Các thị trường lớn tiếp theo của rau quả Việt Nam đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Nga và Singapore.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2015ĐVT: USD

Thị trường 8T/2015 8T/2014 +/-(%) 8T/2015 so với cùng kỳTổng kim ngạch 387.324.673 358.083.858 +8,17Thái Lan 134.758.542 125.146.352 +7,68Trung Quốc 98.271.006 83.888.822 +17,14Hoa Kỳ 43.153.784 36.994.086 +16,65Myanmar 32.774.462 42.101.788 -22,15Australia 11.072.209 22.693.144 -51,21Nam Phi 10.870.865 4.424.931 +145,67NewZealand 10.844.485 6.690.099 +62,10Chi Lê 4.575.506 3.448.510 +32,68Malaysia 3.125.522 2.418.494 +29,23Hàn Quốc 2.850.025 2.701.336 +5,50Ấn Độ 2.839.747 3.169.649 10,41Braxin 2.253.105 1.325.368 +70,00Israel 987.450 1.942.926 -49,18

Trung tâm TTCN&TM

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

SẢN XUẤT KINH DOANH

Indonesia muốn mua 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam và Thái LanNgày 29/9, Chủ tịch danh dự Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, ông Chookiat Ophaswongse cho

biết Chính phủ Indonesia đã thông báo có kế hoạch mua gạo của Thái Lan và Việt Nam, với hợp đồng ký kết giữa các chính phủ và đại diện 3 nước sẽ sớm bắt đầu thương lượng giá cả.

Theo ông Chookiat, giá gạo của Thái Lan sẽ cao hơn giá gạo Việt Nam. Ông nói rằng phía Indonesia muốn có gạo trong khoảng thời gian từ tháng 11/2015-1/2016

vì mùa gặt của nước này diễn ra vào tháng 3/2016. Ông cho biết thêm: "Số 1,5 triệu tấn gạo Indonesia cần là loại gạo trắng 5% và 15% tấm".

Trong 9 tháng vừa qua của năm 2015, Thái Lan đã xuất khẩu được gần 7 triệu tấn gạo và Bộ Thương mại nước này tin chắc sẽ hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 triệu tấn trong năm nay.

Cần thực hiện 4 nhóm giải pháp phát triển sản xuất tôm - lúa Hiện nay, diện tích sản xuất tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 160.000 ha. Diện

tích tiềm năng phát triển đến năm 2020, định hướng 2030 dự báo trên 250.000 ha, sản lượng ước đạt 125.000 – 150.000 tấn/năm. Với những diễn biến thời gian qua, ngành chuyên môn nhận định: tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ và biến đổi khí hậu sẽ tác động đến mục tiêu phát triển sản xuất tôm – lúa bền vững và hiệu quả của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để đạt mục tiêu này trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030, Bộ NN&PTNT cho rằng các đơn vị và địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ 4 nhóm giải pháp gồm: quy hoạch; kỹ thuật; chỉ đạo, tổ chức sản xuất và giải pháp về chính sách. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, quy trình kỹ thuật canh tác cần hoàn thiện cho phù hợp với từng vùng sinh thái.

Canada – lựa chọn mới của doanh nghiệp cá ngừTrong 5 năm trở lại đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang Canada ngày càng tăng mạnh. Thị trường tiêu

thụ cá ngừ lớn thứ 14 trên thế giới này hiện đang là 1 trong số 10 thị trường NK cá ngừ chính của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, năm nay XK cá ngừ sang đây không ổn định, tăng giảm thất thường.

Tháng 8, trong khi XK cá ngừ sang các thị trường chính đang giảm, XK sang Canada lại tăng mạnh. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang Canada trong tháng này tăng hơn 61% so với cùng kỳ, đạt hơn 1,4 triệu USD. Tuy nhiên, do tình hình XK sang đây những tháng trước đó thấp hơn cùng kỳ năm trước nên tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 6,1 triệu USD, giảm hơn 27,6% so với cùng kỳ.

Canada đang NK chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, chiếm 80% tổng giá trị XK cá ngừ sang đây, đạt gần 5 triệu USD. Trong đó, các sản phẩm thăn cá ngừ chiếm tỷ trọng cao nhất, hơn 61%, đạt gần 3,8 triệu USD.

6 tháng đầu năm nay, Canada NK gần 19,6 nghìn tấn cá ngừ từ các nước, tương đương gần 91,6 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước tăng hơn 15% về khối lượng và gần 7% về giá trị.

Canada cũng là một nước tiêu thụ chủ yếu là cá ngừ đóng hộp. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), NK cá ngừ đóng hộp của Canada trong 6 tháng đầu năm đạt gần 76 triệu USD, chiếm gần 83% tổng giá trị NK. Và Canada hiện đang tăng cường NK các sản phẩm này, trong khi đó lại giảm NK các sản phẩm cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn cá ngừ).

Theo ITC, Canada hiện đang NK cá ngừ từ 53 nước trên thế giới. Trong số các nước này, hiện Thái Lan, Philippines và Việt Nam là những nước dẫn đầu về XK sang thị trường này. Với vị trí dẫn đầu, Thái Lan đang chiếm hơn 84% thị phần cá ngừ của Canada, Philippines 4% và Việt Nam 2,6%.

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Năm nay, trong khi XK cá ngừ của Việt Nam sang Canada giảm so với cùng kỳ, XK của hầu hết các nước trong tốp 10 nước XK nhiều nhất cá ngừ sang đây đều tăng.

Mặc dù, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam và các nước ASEAN khi xuất sang đây đều chịu cùng một mức thuế (cá ngừ đóng hộp là 4%), nhưng các DN của Việt nam vẫn khó có thể đẩy mạnh XK sang thị trường này. Nguyên nhân một phần là do những khó khăn về mặt nguyên liệu khiến cho khả năng cung ứng của các DN bị hạn chế. Thêm vào đó, do chi phí sản xuất lại ngày càng cao khiến cho giá các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam sang đây đang cao hơn so với các sản phẩm của các nước trong khu vực.

Dự báo, những tháng cuối năm, XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Canada vẫn không ổn định, tuy nhiên sẽ tăng so với cùng kỳ.

NHẬP KHẨU CÁ NGỪ CỦA CANADA (Đơn vị: nghìn tấn)Nước T1-6/20014 T1-6/2015 Tăng/giảm (%)Thái Lan 14.291.360 16.456.135 15,1Philippines 542.534 808.093 48,9Việt Nam 706.591 513.342 -27,3Italia 280.309 492.251 75,6Mỹ 495.812 432.548 -12,8Sri Lanka 142.974 190.028 32,9Hàn Quốc 69.813 117.187 67,9Trung Quốc 4.473 83.873 1.775,1Indonesia 43.682 74.657 70,9Các nước khác 411.766 430.802 4,6Tổng cộng 16.989.314 19.598.916 15,4(Nguồn: Trung tâm Thương mại Quốc tế)

Xuất khẩu tôm sang Anh tiếp tục tăng những tháng cuối nămTrong khi xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường đều giảm, xuất khẩu tôm sang Anh lại tăng

trong những tháng vừa qua. Đây là một bức tranh sáng cho ngành thủy sản Việt Nam.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong bức tranh XK tôm Việt

Nam sang EU, Anh được coi là thị trường tiềm năng nhất. XK tôm sang thị trường này duy trì sức tăng trưởng cao trong nhiều tháng.

Nguyên nhân theo các doanh nghiệp xuất khẩu là do nhu cầu tôm nước ấm cỡ nhỏ ở Anh ngày càng tăng.

Theo đó, kể từ tháng 5/2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường lớn nhất về NK tôm Việt Nam trong khối EU. Tháng 8/2015, XK tôm Việt Nam sang Anh chiếm 4,7% tổng XK tôm của Việt Nam trong khi XK tôm sang Đức chiếm 3,1%. Lũy kế 8 tháng, XK tôm sang Anh chiếm 4% trong tổng XK tôm Việt Nam trong khi XK sang Đức chiếm 3,9%.

Anh cũng là thị trường duy nhất trong khối EU có tốc độ tăng trưởng dương (24,4%) trong 8 tháng đầu năm nay, trong khi các thị trường lớn khác trong khối như Đức và Hà Lan đều giảm NK tôm từ Việt Nam lần lượt là 20,7% và 29,7%.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tháng 8/2015, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 12,7 triệu

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

USD, tăng hơn 7% so với tháng 7/2015 tuy nhiên giảm 15,4% so với cùng kỳ 2014. Tính tổng 8 tháng năm 2015, XK tôm sang thị trường này đạt 72,4 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong số 8 thị trường NK tôm chính của Việt Nam, Anh là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 8 tháng năm nay. Từ tháng 2 đến tháng 8/2015, XK tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục qua từng tháng.

Các nước Đông Nam Á như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia là các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở thị trường Anh. Tuy nhiên, NK tôm từ các nước này sang Anh trong 7 tháng đầu năm nay lần lượt giảm 20%, 38% và 7% so với cùng kỳ năm 2014.

Mặc dù không thể thay thế tôm nước lạnh nhưng theo VASEP, tôm nước ấm đang chiếm thị phần ngày càng cao tại thị trường Anh và thường được sử dụng trong các sản phẩm như sandwich và salad. Đây là cơ hội lớn cho DN XK tôm Việt Nam.

VASEP dự báo, trong các tháng cuối năm XK tôm sang EU nói chung và Anh nói riêng dự kiến vẫn tăng. Tuy nhiên mức tăng không nhiều do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu.

Argentina có cơ hội XK tôm đỏ sang NgaDo các nhà cung cấp tôm nước lạnh chính cho Nga hiện bị cấm XK nên Argentina có cơ hội bán

tôm đỏ cho thị trường này.Canada và Iceland hiện bị cấm bán tôm sang Nga trong khi nguồn cung tôm nguyên con từ

Greenland giảm do nhu cầu tăng từ Trung Quốc năm 2015.Người Nga thích tôm cỡ nhỏ hơn người Trung Quốc do vậy Argentina tập trung bán tôm đông

lạnh khai thác nội địa vào thị trường này còn tôm đông lạnh khai thác ngoài biển cỡ lớn hơn sẽ được XK sang Trung Quốc.

Giá tôm khai thác nội địa của Nga, thường có giá thấp hơn tôm biển 0,08 USD/kg, hiện đã giảm trong vụ này do một số yếu tố dưới đây.

Do đồng EUR giảm giá, thị trường châu Âu không thể mua với giá cao hơn, do vậy giá tôm chịu áp lực. Giá tôm chân trắng nuôi giảm cộng với sản lượng khai thác tôm biển cao hơn cũng ảnh hưởng tiêu cực lên giá. Một nhà XK cho biết, giá đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 2 tháng qua, các nhà NK tôm nước lạnh của Nga đã được hỗ trợ phần nào do giá tôm từ vùng Viễn Đông cạnh tranh hơn - ít nhất so với giá tôm của Greenland (giá vẫn rất cao do nguồn cung giảm).

Một nhà NK cho biết tại hội chợ World Food Show, đội tàu khai thác của Nga ở vùng Viễn Đông đang bán tôm nước lạnh với mức giá 6,26 EUR/kg đối với cỡ 50-60 con trong khi giá tôm cùng loại từ Greenland đạt 14 EUR/kg.

Các nhà chế biến tôm nước lạnh đang chuyển sang mua hàng từ đội tàu của Nga thay vì Greenland do đồng ruble yếu và giá rẻ hơn.

Trong khi NK giảm sẽ khiến nguồn cung giảm 42% xuống còn 12.000 tấn năm nay, nguồn cung nội địa dự kiến tăng 380% (gần 5 lần) lên 4.800 tấn.

Ngư dân Nga có hạn ngạch khai thác tôm cao hơn trong năm nay với 16.000 tấn so với 10.000 tấn của những năm trước đó.

Những người khai thác tôm nước lạnh của Nga cũng đang tăng khối lượng bán cho thị trường nội địa vì họ không muốn bị ép giá từ phía các nhà NK Nhật Bản do nguồn cung tăng trên thị trường này.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 8Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK mực, bạch tuộc sang thị trường Mỹ trong 8 tháng đầu

năm nay đạt giá trị 3,922 triệu USD, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 6 của Việt Nam, sau Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Asean, Trung Quốc và Hong Kong. Riêng tháng 8/2015 XK mực, bạch tuộc sang Mỹ đạt giá trị 1,04 triệu USD, tăng 134,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

TIN THẾ GIỚI

Theo Cục Nghề cá Biển Hoa Kỳ (NMFS), trong 7 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 40.334 tấn mực ống các loại, trị giá 139,89 triệu USD, tăng 10,37% về khối lượng nhưng chỉ tăng 2,54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Mỹ NK mực ống từ 25 nước trên thế giới, trong đó NK nhiều nhất là từ Trung Quốc với giá trị đạt 80,23 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, giảm 0,108% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong 7 tháng đầu năm Mỹ NK từ Việt Nam 88,9 tấn mực ống, trị giá 691,23 nghìn USD, giảm 30% về khối lượng và giảm 25% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù khối lượng và giá trị mực ống đều giảm nhưng giá XK mặt hàng này sang thị trường Mỹ lại có xu hướng tăng.

Giá trung bình NK mực ống của Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay đạt 3,47 USD/kg, giảm so với mức giá 3,73 USD/kg của cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình mực ống của Việt Nam XK sang Mỹ đạt 7,77%, tăng so với mức giá 7,29 USD/kg của cùng kỳ năm 2014. Việt Nam là nước có giá trung bình mực ống XK vào Mỹ cao thứ 5 trong tổng số 25 nước cùng XK mặt hàng này vào Mỹ.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, Mỹ NK 13.603 tấn bạch tuộc các loại, trị giá 73,915 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và tăng 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó NK từ Việt Nam với khối lượng 271,7 tấn bạch tuộc, trị giá 1,172 triệu USD, giảm 4% về khối lượng nhưng lại tăng 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu mực ống của Mỹ trong 7 tháng đầu năm (KL:kg - GT: USD)Nước KL 2014 GT 2014 KL 2015 GT 2015 % KL % GTArgentina 3.774.927 6.053.878 2.839.076 3.806.557 -24,7 -37,1Burma 1.890 20.007 2.222 25.950 17,5 29,7Canada 16.466 217.800 19.990 265.500 21,4 21,9Chile 319.006 761.801 546.586 1.134.675 71,3 48,94Trung Quốc 20.959.271 80.370.888 22.444.782 80.283.660 7,08 -0,108Hong Kong 41.525 283.578 53.045 419.675 27,7 47,99Đài Loan 2.003.299 7.762.648 2.201.833 7.766.926 9,91 0,05Ecuador 61.096 252.084 0 0 -100 -100Greece 1.807 20.666 11.952 74.351 561,4 259,7Ấn Độ 1.551.625 6.490.409 1.869.544 8.354.339 20,4 28,71Indonesia 66.877 568.587 62.252 519.521 -6,91 -8,62Italy 1.417 22.701 1.776 22.470 25,3 -1,01Nhật Bản 388.774 2.821.560 461.754 2.787.940 18,7 -1,1Malaysia 6.735 83.314 17.733 84.925 163,2 1,93Mexico 98.000 99.578 34.069 143.696 -65,2 44,3New zealand 474.587 1.535.310 273.291 1.177.509 -42,4 -23,3Peru 1.348.311 4.756.595 2.294.458 7.507.934 70,17 57,8Philippines 21.824 110.537 97.558 282.310 347,02 155,39Bồ Đào Nha 17.977 111.660 27.123 124.760 50,87 11,73Hàn Quốc 2.734.353 7.323.412 4.425.711 8.905.674 61,85 21,6Tây Ban Nha 509.817 2.442.428 486.959 2.232.228 -4,483 -8,6Sri lanka 79.490 393.338 43.305 181.630 -45,52 -53,8Thái Lan 1.874.234 12.877.030 2.030.406 13.101.605 8,33 1,74Uruguay 61.500 111.356 0 0 -100 -100Việt Nam 127.126 926.350 88.933 691.236 -30,04 -25,38Tổng cộng 36.541.934 136.417.515 40.334.358 139.895.071 10,37 2,549

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

Trung tâm TTCN&TM

TIN THẾ GIỚI

Sản lượng thóc năm 2015 của Việt Nam dự báo tăng nhẹBộ Nông nghiệp Việt Nam ước tính, sản lượng thóc năm 2015 của Việt Nam sẽ tăng khoảng

0,3% so với năm ngoái lên 45 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng lúa của miền bắc có thể sẽ giảm 1% do diện tích canh tác lúa giảm 1,3%.

Ngược lại, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã canh tác hơn 612.000 hecta lúa vụ thu đông 2015, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái với năng suất ước tính đạt 5,43 tấn/hecta.

Trước đó theo nguồn tin trong nước, khoảng 91,2% trên tổng diện tích lúa vụ hè thu đã được thu hoạch, với năng suất trung bình ước tính tăng lên 5,4 tấn/hecta nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.

Trung Quốc ra hạn ngạch nhập khẩu gạo chịu mức thuế thấp cho năm 2016Chính phủ Trung Quốc đặt mức hạn ngạch nhập khẩu gạo chịu mức thuế thấp cho năm 2016

ở 5,32 triệu tấn, Reuters trích thông báo của Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng ra hạn ngạch nhập khẩu đối với lúa mì, ngô và bông năm

2016 lần lượt ở 9,636 triệu tấn, 7,2 triệu tấn và 894.000 tấn.

Xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm 2015 của Campuchia tăng mạnhTrong 9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% so với cùng kỳ năm

ngoái lên 369.105 tấn, theo số liệu của chính phủ. Ba nước nhập khẩu gạo của Campuchia nhiều nhất trong 8 tháng đầu năm 2015 là Trung Quốc

(78.182 tấn), Pháp (50.266 tấn) và Ba Lan (41.022 tấn). Riêng trong tháng 9/2015, xuất khẩu gạo của Campuchia lại giảm 10% so với tháng 8 xuống

còn 26.969 tấn và giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines có thể nhập khẩu thêm gạo nếu cần thiếtChính phủ Philippines có thể sẽ nhập khẩu thêm gạo nếu cần thiết, Bloomberg trích dẫn lời của

Thư ký Ủy ban hoạch định kinh tế Philippines. Ông cho biết, chính phủ nước này đang lên kế hoạch đối phó với El Nino - hiện tượng thời tiết

được cho là sẽ kéo dài đến giữa năm 2016 với cường độ mạnh như giai đoạn 1997 - 1998. Chính phủ Philippines đảm bảo sẽ chi một khoản trong ngân sách để giảm thiểu tác động của

El Nino tới người nông dân và người tiêu dùng.Chính phủ Ấn Độ bác bỏ tin đồn cấm xuất khẩu gạo basmatiChính phủ Ấn Độ vừa bác tin đồn cho rằng, nước này đang xem xét ban lệnh cấm xuất khẩu

gạo basmati và khẳng định không hề có đề xuất nào như vậy.Bộ Công thương Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này chỉ đang thực hiện một số biện pháp nhằm

tìm ra các thị trường mới, từ đó tăng khối lượng xuất khẩu gạo basmati. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đang gặp rất nhiều khó khăn do

giá gạo liên tục giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ suy yếu kể từ đầu năm tài chính 2015 (bắt đầu từ tháng 4/2015).

Malaysia hướng tới tự cung tự cấp gạo vào năm 2020Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu sẽ hoàn toàn tự cung tự cấp gạo vào năm 2020, Reuters trích

dẫn nguồn tin địa phương cho biết. Ủy ban chính sách nông nghiệp quốc gia Malaysia đang tập trung tăng sản lượng gạo để đối

phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực nào có thể xảy ra, theo Chủ tịch Viện quản lý trồng trọt quốc tế (IIPM).

Ông cho biết, Malaysia đã sản xuất được 1,7 triệu tấn gạo trong năm 2014 và có thể tự cung tự cấp ở mức 71,9%. Để tiến tới hoàn toàn tự cung tự cấp gạo, chính phủ Malaysia phải luôn hỗ trợ về mặt tài chính và trợ cấp giá cho người nông dân để thúc đẩy sản lượng gạo. Ông cho biết, Malaysia sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào việc canh tác lúa.

Theo Giám đốc của IIPM, chính phủ Malaysia cũng sẽ tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân và giúp họ cải thiện mức sống.

USDA ước tính, sản lượng gạo của Malaysia sẽ đạt 1,8 triệu tấn và nhập khẩu 950.000 tấn gạo trong niên vụ 2014 - 2015 (tháng 1/2015 - tháng 12/2015).

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Quy tắc xuất xứ trong khu vực thương mại ASEAN-Australia-New Zealand

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 31/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand.

Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan

Theo đó, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong các quy định sau: a- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên; b- Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, nhưng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này về hàng hóa có xuất xứ không thuần túy; c- Được sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác và đáp ứng các quy định khác.

Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu xuất xứ quy định trên sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang một nước thành viên và sau đó tái xuất khẩu sang một nước thành viên khác.

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) do tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Tổ chức hoặc cơ quan này phải được thông báo tới các nước thành viên khác.

Cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan nếu: Hàng hóa không đáp ứng các quy định về xuất xứ. Hoặc người nhập khẩu, người xuất khẩu, hoặc nhà sản xuất hàng hóa không đáp ứng bất kỳ quy định nào.

Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sẽ do một tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp. Mỗi nước thành viên có trách nhiệm gửi danh sách tên, địa chỉ, mẫu chữ ký của cán bộ ký cấp C/O và mẫu con dấu của tổ chức cấp C/O cho tất cả các nước thành viên khác thông qua Ban Thư ký ASEAN.

Tổ chức cấp C/O có quyền yêu cầu người xuất khẩu nộp thêm tài liệu và/hoặc các thông tin liên quan khác để kiểm tra theo quy định của nước thành viên xuất khẩu, như: Thông tin của người xuất khẩu; thông tin về lô hàng (Mỗi một C/O chỉ được áp dụng cho một lần nhập khẩu hàng hoá); Cảng dỡ hàng (nếu có); Mô tả chi tiết hàng hóa; Tiêu chí xuất xứ liên quan...

C/O phải được cấp trong thời gian sớm nhất, nhưng không quá 3 ngày làm việc tính từ ngày xuất khẩu.

Thông tư cũng nêu rõ danh mục 21 tổ chức cấp C/O của Việt Nam, bao gồm: Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ

Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phòng, Bình Dương, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Tiền Giang, Cần Thơ, Hải Dương, Bình Trị Thiên, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Bình và Ban Quản lý Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015.

Quy định và thủ tục đối với hàng hóa nhập khẩu vào Saudi Arabi

Thực hiện các quy định của WTO, Saudi Arabi đã cam kết triển khai hệ thống cấp phép nhập khẩu minh bạch. Saudi Arabi yêu cầu có những chứng từ sau khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này:

- Hóa đơn thương mạiHóa đơn thương mại được

kê khai đầy đủ và được công chứng ở nước xuất khẩu. Theo quy định được ban hành ngày 18 tháng 5 năm 1996, cơ quan hải quan Saudi Arabi yêu cầu các hóa đơn thương mại do nhà xuất khẩu phát hành phải bao gồm bản mô tả chính xác hàng hóa xuất khẩu sang Saudi Arabi, cụ thể:

+ Đối với thiết bị: số mẫu, thương hiệu, tên đầy đủ của nhà sản xuất, v.v

+ Đối với các hàng hóa khác: mô tả chất liệu, tên đầy đủ nhà sản xuất, thương hiệu, v.v

- Chứng nhận xuất xứ:Yêu cầu phải có 3 bản, với

các chữ ký tươi. Chứng nhận xuất xứ phải được nhà sản xuất

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

(hoặc công ty xuất khẩu) phát hành, phải có tên tàu (máy bay) và ngày vận chuyển, tên, quốc tịch, và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất của tất cả các hạng mục hàng hóa vận chuyển sang Saudi Arabi. Ngoài ra, xuất xứ của mỗi hạng mục và linh kiện phải được chỉ rõ. Ngoài ra, bản kê khai có chữ ký cho thấy các chứng từ này là đúng và chính xác với nội dung khai. Nếu hàng hóa không độc quyền đối với sản phẩm của nước xuất khẩu phải có “Công bố chứng nhận xuất xứ” đính kèm giấy chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra, chứng nhận xuất xứ phải có tên và địa chỉ nhà nhập khẩu Saudi Arabi, mô tả hàng hóa và địa chỉ của công ty vận chuyển.

- Bản kê mô tả hàng hóa:Tên tàu và ngày nhổ neo;

tên, địa chỉ và quốc tịch của nhà sản xuất hàng hóa, danh mục các thành phần và nguồn gốc của mỗi kiện hàng hóa; tên và địa chỉ của nhà xuất nhập khẩu; bản kê khai đã có chữ ký cho thấy thông tin là có thật và chính xác; nếu có bất kỳ các thành phần nước ngoài nào, cần phải nộp mẫu “Kê khai kèm theo Giấy chứng nhận xuất xứ”.

- Vận đơn đường biển (vận đơn hàng không)

Vận đơn phải nhất quán với hóa đơn thương mại và cho thấy mô tả, giá trị, trọng lượng tịnh và gộp của hàng hóa vận chuyển, giá trị và biện pháp, mã hiệu, số kiện hàng, tên và địa chỉ người nhận hàng (nhà nhập khẩu Saudi Arabi) và người gửi hàng, tên và địa chỉ của công ty vận chuyển và/hoặc đại lý vận chuyển, tên tàu và ngày vận chuyển, cảng bốc hàng và dỡ hàng. Mã hiệu và số thứ tự phải nhất quán với

nội dung ghi trên hóa đơn và công-ten-nơ.

- Chứng nhận tàu biển Chứng nhận này (kèm với

vận đơn đường biển và vận đơn hàng không) phải được phát hành bởi công ty tàu biển (hoặc hàng không) với tối thiểu 1 bản gốc và phải được công chứng và gồm các thông tin về tàu biển (hoặc máy bay), được gọi tên dưới hình thức Vận đơn hoặc chứng nhận của công ty hàng không gồm: tên tàu (máy bay), và tên trước đó (nếu có); quốc tịch tàu (máy bay); chủ tàu (máy bay); tên cảng (sân bay) mà tàu (máy bay) sẽ có hành trình vào Saudi Arabi gồm cảng (sân bay) của cảng (sân bay) bốc và dỡ hàng.

Ngoài ra, chứng nhận của công ty tàu (hàng không) phải chỉ rõ tàu (máy bay) không yêu cầu các cảng (sân bay) khác và những nội dung được đề cập trên đó cho thấy các thông tin cung cấp trong giấy chứng nhận là đúng và chính xác. Tờ khai tiêu chuẩn “Công bố vận đơn kèm theo” (hoặc vận đơn hàng không) có thể xin tại Lãnh sự quán Saudi Arabi.

- Hợp đồng bảo hiểmHợp đồng này (được cấp

bởi công ty bảo hiểm và có tối thiểu 01 bản gốc) gồm mức bảo hiểm thực tế, mô tả và giá trị của lô hàng được bảo hiểm, tên tàu, cảng bốc và dỡ hàng, tên và địa chỉ người hưởng lợi. Khi nhà xuất khẩu cung cấp bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm phải được kèm theo các chứng từ vận tải. Giấy chứng nhận này (do công ty bảo hiểm phát hành tối thiểu 1 bản gốc) phải bao gồm các nội dung: Số lượng bảo hiểm thực tế; bản mô tả và giá trị hàng hóa đã được bảo hiểm; tên tàu; cảng

bốc hàng; cảng dỡ hàng của Saudi Arabi; tên và địa chỉ của người hưởng lợi.

- Phiếu đóng gói:Cần có đối với mọi hàng hóa

vận chuyển, gồm nhiều hơn 1 đơn vị vận chuyển khi nội dung của mỗi kiện hàng chưa được xác định rõ ràng với trọng lượng gộp và trọng lượng tịnh tương ứng theo đơn vị mét, nhãn hiệu và số trên hóa đơn thương mại. Bao gồm ít nhất 3 bản sao như chứng từ vận chuyển đưa cho người nhận hàng. Tất cả các thông tin phải nhất quán với các nội dung trên hóa đơn thương mại: Trọng lượng tịnh; trọng lượng gộp; giá trị xuất khẩu; số lượng kiện hàng; số công-ten-nơ; số niêm phong; tên và địa chỉ của người gửi hàng và người nhận hàng; số hiệu thư tín dụng (nếu có).

Ngoài ra, tùy từng trường hợp có những chứng từ được yêu cầu bổ sung thêm, phụ thuộc vào loại hàng hóa vận chuyển, yêu cầu từ phía nhà nhập khẩu Saudi Arabihoặc thư tín dụng (L/C) hoặc theo hợp đồng. Mặc dù vậy nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm xác nhận chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại và bất kỳ chứng từ đặc biệt nào.

Thông thường, một số giấy tờ (giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại....) trong bộ chứng từ đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Saudi Arabi phải được người xuất khẩu tuân thủ theo trình tự thủ tục như sau: (1) Công chứng tại Phòng công chứng hoặc xác nhận bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp của nước xuất khẩu; (2) Xác nhận bởi Hội đồng doanh nghiệp Saudi Arabivà nước xuất khẩu; (3) Hợp pháp hóa

Soá 19 thaùng 10 naêm 2015

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,

Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm -

Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập

Nguyễn Hoàng Lưu : Phó ban

Lê Văn Nguyên : Phó ban.

* Thành viên: Nguyễn Bá Đoán

Nguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông

Quảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc Thông

Nơi in:

Cty CP In Ninh Thuận

Giấy phép xuất bản số:

03/GP-XBBT

Ngày cấp 23\12\2014

của Sở Thông tin và Truyền

thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số.

Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

lãnh sự bởi Đại sứ quán Saudi Arabi hoặc Lãnh sự quán Saudi Arabi tại nước xuất khẩu (trong trường hợp không có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Saudi Arabi tại nước xuất khẩu, có thể xác nhận bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của một nước A-rập hồi giáo tại nước xuất khẩu).

Bộ chứng từ gốc phải đính kèm theo bản dịch sang tiếng A-rập, nếu cần. Những sản phẩm nhất định, như đồ cổ, vật nuôi, hoặc sản phẩm phụ trợ, cần có giấy phép xuất khẩu đặc biệt. Ví dụ: chất phụ gia thức ăn cần Giấy chứng nhận phân tích được chứng nhận bởi Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Saudi Arabi.

Hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản đánh giá RECP

Với mục tiêu hỗ trợ thiết lập chuỗi cung ứng bền vững trong ngành thủy sản thông qua việc áp dụng các kỹ thuật hiệu quả, đổi mới và cải thiện liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Dự án SUPA do Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC) cùng với các đối tác Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF-VN và WWF – Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thực hiện với sự tài trợ của ủy ban Châu Âu (EC) hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua gói tư vấn “Sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn (RECP).

1. Lợi ích RECP đem lại cho doanh nghiệp:

- Tập huấn, đào tạo cho các cán bộ và lãnh đạo doanh nghiệp về RECP: DN sẽ hiểu về phương pháp luận RECP và nắm

được các kỹ năng thực hành tại doanh nghiệp của mình.

- Đánh giá tại hiện trường, thu thập số liệu, đề xuất các giải pháp RECP: DN đạt được các hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội như tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu (nước, hóa chất,..), tối ưu hóa sản xuất, giảm giá thành và giảm tác động đến môi trường.

- Báo cáo kết quả quá trình triển khai RECP tại nhà máy: DN được cấp chứng nhận giam gia chương trình “sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn” do cơ quan tài trợ là Liên Minh Châu Âu (EU) và ban quản lý Dự án SUPA cấp.

2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016.

3. Phí tham gia: Dự án SUPA sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho các hoạt động bao gồm: Chi phí chuyên gia; chi phí tổ chức các lớp tập huấn; chi phí tư vấn, cấp chứng nhận.

4. Quy trình: Nhận đăng ký của DN → Lên kế hoạch triển khai → Tập huấn/đào tạo → Tiến hành đo đạc/khảo sát→ Tư vấn đưa ra các giải pháp cải tiến → Giải pháp khả thi và hướng dẫn thực hiện → Cấp chứng nhận.

SỐ LƯỢNG DN ĐƯỢC HỖ TRỢ CÓ HẠN, DỰ ÁN SẼ ƯU TIÊN CÁC DN ĐĂNG KÝ SỚM NHẤT

Thông tin liên hệ:1. Anh Phạm Đình Phương –

VNCPC; Mob: 0904.170.379 Tel: 04 38684849 - 31;

Email: [email protected]. Chị Nguyễn Thị

Thanh - VASEP.PRO; Mob: 0973.168.611

Tel: 04 3835 4496 - 205; Email: [email protected]