86
1 MĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghthuật điêu khắc Vit Nam có mt truyn thống lâu đời và đáng tự hào với các điển hình đặc sc. Mỗi giai đoạn thi klch sli có nhng thành tu nghthuật điêu khắc mang du n riêng, rõ nét vcác giá trvăn hóa truyền thng. Vi stiếp thu tính khoa hc trong công nghca nghthuật phương Tây kết hp vi các tình cm dân tc và thm mtruyn thng, nền điêu khắc Vit Nam hiện đại đã tạo ra nhiu tác phẩm điêu khắc mang âm hưởng và bn sắc riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn tnăm 2000 đến năm 2015, nhiều tượng đài chất liệu đá đã được đầu tư xây dựng. Cht liệu đá mang lại vđẹp bthế, vững chãi cho tượng đài với li to hình mnh m, chc khe. Cht liệu này cũng phù hợp vi nhiu không gian, vtrí địa lí và điều kin kinh tế ngày càng phát trin của đất nước ta, phn ánh rõ nhng biến động lch strong các giai đoạn xây dng và phát triển đất nước cùng truyn thng tốt đẹp ca dân tc. Qua nhiều năm đổi mi, nn kinh tế nước ta phát triển hơn trước nên trong khong thi gian tnăm 2000 đến năm 2015, hệ thống tượng đài của Vit Nam mc nên khá nhiu vi cht liệu đá – mt cht liệu thường đồng nghĩa với svĩnh cửu và trường tn. Dù gghhay trơn nhẵn thì cht liu đá vẫn cho ta thy cm giác lạnh và xa xăm nhưng bù lại tượng đá lại cho ta thấy được sbthế, vng chãi và trang nghiêm, phù hp vi nhng ni dung cn biểu đạt. Các tượng đài được đặt nơi công cộng, những nơi có nhiềungười qua li đểlàm rõ hơn vai trò của tượng đài trong mục đích tuyên truyền, tôn vinh nhng giá trvăn hóa hay nhân vật lch s. Đặc bit tnăm 2000 đến năm 2015 là giai đoạn mà đất nước đang tiến hành xây dng vi nhiu ci cách và đổi mi : ci cách giáo dục, đổi mi cảnh quan đô thị, nhơn các anh hùng liệt sĩ,.... Với chtrương nâng cao nhận thc của người dân v

MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có một truyền thống lâu đời và

đáng tự hào với các điển hình đặc sắc. Mỗi giai đoạn thời kỳ lịch sử lại có

những thành tựu nghệ thuật điêu khắc mang dấu ấn riêng, rõ nét về các giá

trị văn hóa truyền thống. Với sự tiếp thu tính khoa học trong công nghệ của

nghệ thuật phương Tây kết hợp với các tình cảm dân tộc và thẩm mỹ truyền

thống, nền điêu khắc Việt Nam hiện đại đã tạo ra nhiều tác phẩm điêu khắc

mang âm hưởng và bản sắc riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2000

đến năm 2015, nhiều tượng đài chất liệu đá đã được đầu tư xây dựng. Chất

liệu đá mang lại vẻ đẹp bề thế, vững chãi cho tượng đài với lối tạo hình

mạnh mẽ, chắc khỏe. Chất liệu này cũng phù hợp với nhiều không gian, vị

trí địa lí và điều kiện kinh tế ngày càng phát triển của đất nước ta, phản ánh

rõ những biến động lịch sử trong các giai đoạn xây dựng và phát triển đất

nước cùng truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển hơn trước nên

trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2015, hệ thống tượng đài của

Việt Nam mọc nên khá nhiều với chất liệu đá – một chất liệu thường đồng

nghĩa với sự vĩnh cửu và trường tồn. Dù gồ ghề hay trơn nhẵn thì chất liệu

đá vẫn cho ta thấy cảm giác lạnh và xa xăm nhưng bù lại tượng đá lại cho

ta thấy được sự bề thế, vững chãi và trang nghiêm, phù hợp với những nội

dung cần biểu đạt.

Các tượng đài được đặt ở nơi công cộng, những nơi có nhiềungười

qua lại đểlàm rõ hơn vai trò của tượng đài trong mục đích tuyên truyền, tôn

vinh những giá trị văn hóa hay nhân vật lịch sử. Đặc biệt từ năm 2000 đến

năm 2015 là giai đoạn mà đất nước đang tiến hành xây dựng với nhiều cải

cách và đổi mới : cải cách giáo dục, đổi mới cảnh quan đô thị, nhớ ơn các

anh hùng liệt sĩ,.... Với chủ trương nâng cao nhận thức của người dân về

Page 2: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

2

nghệ thuật, giá trị văn hóa truyền thống thì việc xây dựng tượng đài có kích

thước lớn là hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu đề ra, đưa nghệ thuật đến

gần hơn với công chúng.

Đất nước ta có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, nhiều sự kiện

chính trị, văn hóa, xã hội, nhiều chiến thắng vĩ đại nên việc xây dựng các

tượng đài để ghi lại bằng nghệ thuật điêu khắc là điều tất yếu và là nhu cầu

của một xã hội phát triển. Việc đô thị hóa cũng như nhu cầu làm đẹp không

gian kiến trúc đô thị bằng những tượng đài là nhu cầu tự thân của một xã

hội phát triển.Trong 15 năm qua, việc xây dựng tượng đài đã được các cấp

chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm ở mức độ nhất định,

tuy chưa đáp ứng được với nhu cầu và đòi hỏi thực tế.Một số công trình

tượng đài có chất lượng đã được xây dựng như tượng đài tượng đài Bác Hồ

với Tuyên Quang, tượng đài Quang Trung ở Thừa Thiên-Huế; tượng đài

Bác Hồ- Bác Tôn ở Hà Nội;…Đó là những công trình tượng đài có nội

dung tư tưởng sâu sắc và giá trị thẩm mỹ tốt, góp phần tích cực vào việc

giáo dục truyền thống, lịch sử, tạo cảnh quan môi trường văn hóa nghệ

thuật, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Hiện nay có khá nhiều các tài liệu nghiên cứu về tượng đài chất liệu

đá. Từ năm 2000 đến năm 2015, các nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc

chất liệu đá ở Việt Nam như nghiên cứu khoa học, luận văn, đồ án…đã đề

cập đến nhiều cách thức tạo hình, chỉ ra được các ưu điểm của chất liệu này

khi thi công những công trình tượng đài. Tuy nhiên, vẫn còn có một số vấn

đề mà các tài liệu trên ít đề cập đến như bố cục, hình khối, chất cảm…

trong điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam. Vì vậy, tôi chọn đề tài

của luận văn là: “Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam

giai đoạn 2000 đến 2015” để làm rõ các đặc trưng nghệ thuật và các giá trị

khác của nghệ thuật này.

Page 3: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

3

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật điêu khắc

không ít trên các trang thông tin của các trường nghệ thuật, các bài viết trên

trang thông tin của Viện nghiên cứu... như:

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), Tượng đài và tranh hoành

tráng Việt Nam. Đây là một tập sách được biên tập công phu, hiện diện

nhiều tượng đài chất liệu đá, vinh danh những danh nhân văn hóa, anh

hùng dân tộc, bà mẹ Việt Nam anh hùng… Tập sách phản ánh khá đầy đủ

những thành công của tượng đài chất liệu đá, về cách thức thể hiện và

không gian biểu đạt. Những tác phẩm ấy đều được đặt tại những địa danh

đã đi vào lịch sử và có giá trị tự thân.

Tài liệu “Nghệ thuật hoành tráng” của các tác giả: Triệu Trúc Đan,

Nguyễn Quân, Phạm Công Thành, Nguyễn Trân, năm 1981, Nxb Văn Hóa.

Tài liệu là tập hợp các bài nghiên cứu, dịch thuật về “ Nghệ thuật hoành

tráng” nói chung. Tài liệu đó đã làm rõ khái niệm thuật ngữ “hoành tráng”

cùng các biểu hiện của nghệ thuật hoành tráng trong kiến trúc mỹ thuật.

Ngoài ra còn một số tài liệu khác đề cập khá nhiều tới điêu khắc hoành

tráng như : “Hợp thể kiến trúc – nghệ thuật tạo hình xưa và nay” của Triệu

Trúc Đan và bài viết: “Đặc trưng thẩm mỹ và chức năng xã hội của nghệ

thuật hoành tráng” của Nguyễn Quân.

Năm 2002, Kỷ yếu hội thảo khoa học Thẩm mỹ môi trường, trường

Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ Thuật. Tài liệu đã tổng

hợp các tham luận xoay quanh vấn đề “Thẩm mĩ môi trường” xác định các

cơ sở lý luận, quan niệm về thẩm mỹ môi trường. Trong đó, có nhiều bài

viết đề cập đến không gian thẩm mỹ tượng đài, không gian thẩm mỹ trong

điêu khắc môi trường, quy hoạch tượng đài nhìn từ quy hoạch đô thị, các

trao đổi xung quanh chủ đề thẩm mỹ môi trường nói chung và tượng đài,

điêu khắc ngoài trời nói riêng. Tiêu biểu là bài viết của Nguyễn Thái Lai

Page 4: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

4

(2002), Không gian thẩm mĩ tượng đài, đã đề cập một cách trực tiếp tới

những vấn đề này.

Kỷ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại

(2006), trường Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật.

Tài liệu tổng hợp các tham luận tại hội thảo về thực trạng và giải pháp khắc

phục tình trạng xây dựng tượng đài tràn lan ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có

một số các bài nghiên cứu, phân tích hiện trạng các trại sáng tác điêu khắc

ngoài trời. Với mục tiêu chung của hội thảo là các bài tham luận hướng đến

việc xây dựng các giá trị điêu khắc ngoài trời ở Việt Nam hiện đại, đậm đà

bản sắc dân tộc và có tính giáo dục về thẩm mỹ, lịch sử, văn hóa. Bài viết

của Trang Thanh Hiền, tượng đài Hà Nội – Cái nhìn lại ; Trịnh Cung,

Tượng đài và không gian mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ; Phạm Bình

Chương, Những quan niệm sai lầm về tượng đài ở Việt Nam ; Nguyễn

Trương Quý, Tượng đài đứng ở đầu đường ;… … và nhiều bài viết khác

đã chỉ ra được những tồn tại và hạn chế của nghệ thuật tượng đài ở Việt

Nam.

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm xuất bản năm 2010, Tượng

đài và tranh hoành tráng Việt Nam. Tài liệu đã thống kê tác phẩm và số

lượng tượng đài khá lớn trên khắp cả nước.

Nguyễn Xuân Tiên (2007), Quá trình phát triển điêu khắc hoành

tráng Việt Nam thế kỷ XX. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu nhất về

điêu khắc tượng đài Việt Nam, là luận án tiến sĩ nghệ thuật chuyên ngành

Lý luận và lịch sử Mỹ thuật, Viện Văn Hóa – Thông tin. Luận án gồm 4

chương, trong đó, chương 1 trình bày tổng quan về nghệ thuật điêu khắc

hoành tráng, khái quát về lịch sử của loại hình từ Phương Tây tới Phương

Đông. Chương 2 tập trung khái quát lịch sử hình thành và phát triển của

điêu khắc hoành tráng Việt Nam từ năm 1900 đến 1986. Chương 2 được

trình bày có hệ thống, chi tiết về các mốc xuất hiện các công trình điêu

Page 5: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

5

khắc hoành tráng đầu tiên ở Việt Nam. Chương 3 nói về sự phát triển của

nghệ thuật điêu khắc hoành tráng từ thời kỳ đổi mới cho đến gần đây.

Chương 4 có đề cập đến những vấn đề tồn tại của điêu khắc hoành tráng

Việt Nam, đề ra các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng công trình…

Nhìn chung, đây là một tài liệu có nhiều thông tin và trình bày có hệ thống

theo tuyến lịch đại về điêu khắc hoành tráng Việt Nam.

Hoàng Nam Hạnh (2012), Không gian điêu khắc ngoài trời thông

qua một số trại sáng tác điêu khắc quốc tế, luận văn tốt nghiệp trường Đại

học Mỹ thuật Việt Nam. Luận văn chỉ ra những tác động của không gian

đến tác phẩm điêu khắc. Một tác phẩm điêu khắc thành công không chỉ

biểu đạt được không gian trong tác phẩm mà còn ở không gian đặt tác

phẩm. Vì vậy, không gian điêu khắc ngoài trời tạo cho tác phẩm thêm phần

hoành tráng và rộng mở hơn. Luận văn đã chỉ ra những ưu, nhược điểm về

không gian sáng tác ngoài trời ở một số trại sáng tác điêu khắc quốc tế.

Nguyễn Hữu Cảnh (2005), Chất liệu đá với điêu khắc ngoài trời,

luận văn tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ thuật Việt Nam. Luận văn có đề

cập đến chất liệu đá, vai trò và công dụng của chất liệu này trong các công

trình điêu khắc. Ngoài ra, luận văn còn nói đến những khó khăn và hạn chế

; phân tích, đánh giá và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của chất liệu đá

khi thể hiện các tác phẩm điêu khắc ngoài trời. Tuy nhiên, luận văn chỉ nêu

các vấn đề trên một cách chung chung, chưa đi sâu phân tích tác phẩm cụ

thể.

Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu về tượng đài chất liệu đá giai đoạn

2000 đến 2015 khá nhiều, nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào trình

bày chuyên sâu về vấn đề này. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Nghệ

thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến

2015” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Page 6: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

6

3. Mục đích nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam

giai đoạn 2000 đến 2015 qua hình thức biểu đạt trên các yếu tố nội dung,

hình thức, bố cục, không gian và chất cảm.

Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam

giai đoạn 2000 đến 2015 để thấy rõ được vai trò của nghệ thuật điêu khắc

tượng đài chất liệu đá là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và dấu ấn

cho các công trình tượng đài ở Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu thành công và hạn chế của nghệ thuật điêu

khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015, đề tài rút

ra bài học kinh nghiệm về sáng tác nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu

đá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nêu lên những giá trị nghệ thuật của điêu khắc tượng đài chất liệu đá

ở Việt Nam ; giúp chúng ta hiểu biết một cách khái quát nhưng có hệ

thống về lịch sử vẻ vang của dân tộc ; nêu cao tinh thần chiến đấu chống

giặc ngoại xâm, lao động sản xuất, vinh danh các nhân vật lịch sử, danh

nhân văn hóa… để giáo dục con người hôm nay.

Thông qua các tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến

2015, tôi mong muốn rút ra được những bài học kinh nghiệm sáng tác cho

bản thân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá

ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015. Những nội dung chủ đề và hình thức

nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá trong giai đoạn này.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tượng đài chất

liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015, trên phạm vi toàn quốc. Bên

cạnh đó đề tài còn có so sánh với các tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam

trước năm 2000.

Page 7: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

7

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp sưu tầm, thu thập tài liệu, thống kê: tổng hợp các tài

liệu thống kê về các tượng đài hoành tráng được thể thiện bằng chất liệu đá

ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2015.

- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá : phân tích các giá trị

nghệ thuật cũng như giá trị văn hóa, lịch sử trên các tác phẩm nghệ thuật

điêu khắc hoành tránh. Đồng thời đánh giá khách quan những đóng góp về

mặt tạo hình của nghệ thuật điêu khắc hoành tráng chất liệu đá ở Việt Nam

giai đoạn 2000 đến 2015.

- Phương pháp nghệ thuật học: nhằm phân tích, đánh giá các nghệ

thuật tạo hình. Qua đó làm nổi bật những điểm mạnh, điểm yếu của chất

liệu cũng như tạo hình của tác phẩm điêu khắc hoành tráng. Không những

vậy, điêu khắc ngoài trời còn chỉ ra được các yếu tố nghệ thuật thuật tạo

hình mà điêu khắc sử dụng trong tác phẩm.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành sử học, xã hội học, mỹ thuật

học…

6. Đóng góp của luận văn

- Làm sáng rõ đặc điểm nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá

Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015.

- Hệ thống đặc điểm điêu khắc tượng đài chất liệu đá Việt Nam giai

đoạn 2000 – 2015.

- Vẻ đẹp đặc trưng của điêu khắc tượng đài chất liệu đá Việt Nam

giai đoạn 2000 – 2015 cụ thể trong mỗi công trình.

- Đóng góp ý kiến về những mặt hạn chế của điêu khắc tượng đài

chất liệu đá Việt Nam, tìm ra những hướng đi mới cho nền điêu khắc tượng

đài Việt Nam.

Page 8: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

8

- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường nghệ thuật; cung

cấp cho người xem kiến thức và kinh nghiệm để tiếp cận với nghệ thuật

điêu khắc tượng đài chất liệu đá Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm 3 phần (86 trang) bao gồm phần mở đầu (8 trang), nội

dung (41 trang) và kết luận (2 trang). Phần nội dung gồm có các phần sau:

Chương 1: Cơ sở mang tính lí luận để nghiên cứu đề tài (13 trang).

Chương 2: Nghiên cứu nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật của

điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015 (21

trang).

Chương 3: Thành công và hạn chế của nghệ thuật điêu khắc tượng

đài chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015 (7 trang).

Ngoài ra, luận văn còn phần tài liệu tham khảo (2 trang) và phụ lục

(33 trang).

Page 9: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

9

NỘI DUNG

Chương 1

CƠ SỞ MANG TÍNH LÍ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc tượng đài”

1.1.1. Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc”

Nghệ thuật điêu khắc là loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất sớm

trong lịch sử phát triển của loài người. Ngôn ngữ của loại nghệ thuật này là

hình khối, không gian và chất liệu. Để tìm hiểu rõ khái niệm về “nghệ thuật

điêu khắc”, chúng ta đi tìm hiểu lần lượt các khái niệm sau:

- Khái niệm “nghệ thuật”

Trong cuốn “Từ điển Mĩ thuật phổ thông” của tác giả Đặng Thị Bích

Ngân (chủ biên), nghệ thuật được định nghĩa là các phương pháp tiến hành

để làm ra các sản phẩm chứng tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng,

cảm xúc và sự sáng tạo của con người. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa

nghệ thuật thường phản ánh những tiêu chuẩn thẩm mĩ trong văn học – xã

hội… Nghệ thuật phản ánh các tiêu chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo. Đặc biệt,

nghệ thuật thường khai thác sự đối lập giữa các yếu tố để sáng tạo. Người

nghệ sĩ tinh tế phát hiện được các yếu tố khác nhau trong nội dung, trong

kỹ thuật, trong quan điểm để sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật. [8; tr.101]

Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Viện ngôn ngữ học thì nghệ thuật

được định nghĩa như sau: “Nghệ thuật dt.1 Hình thái ý thức xã hội đặc biệt,

dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và

truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng

nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính

sáng tạo”. [20; tr.865]

Bên cạnh cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của hội Khoa học – Xã hội –

Nhân văn thì nghệ thuật được định nghĩa là: “Nghệ thuật (dt) là công việc

Page 10: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

10

là có đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay lý tưởng của mình

trên ba điểm: Chân, thiện và mĩ. Người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật

và sắp xếp chúng theo thứ tự: 1. Âm nhạc; 2. Vũ điệu; 3. Hội họa; 4. Điêu

khắc; 5. Kiến trúc; 6. Ca kịch; 7. Điện Ảnh” [5; tr.844]

Như vậy, từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng: “Nghệ

thuật là sự sáng tạo ra những tác phẩm mang giá trị về tư tưởng, thẩm mĩ

và tạo ra cảm xúc, tình cảm, tư tưởng cho người xem”.

- Khái niệm “điêu khắc”

Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là:

“Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều(tượng tròn)

hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn…

những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu khắc còn là nghệ

thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ

sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn” [8; tr.65].

Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa điêu khắc

là “loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng

cách sử dụng các chất liệu như đất, đá, gỗ, kim loại… tạo thành những hình

nhất định” [12; tr.310].

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (2016) thì

điêu khắc được định nghĩa là loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gọi tả sự

vật trong không gian bằng cách sử dụn những chất liệu như đất đá, gỗ, kim

loại,… tạo thành những hình nhất định của nghệ thuật điêu khắc, nhà điêu

khắc. [21 ; tr.404]

Thuật ngữ “điêu khắc” trong tiếng Việt tương đương với thuật ngữ

“sculpture” trong tiếng Anh, được Từ điển Oxford: Learner’s pocket

dictionary định nghĩa là“một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách

chạm khắc, đẽo gọt gỗ, đá,… thành một khối rắn chắc” [22; tr.395]

Page 11: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

11

Với các định nghĩa trên tuy có cách biểu đạt khác nhau nhưng đã

phần nào giúp chúng ta nhận diện được những nét cơ bản về khái niệm

“điêu khắc”. Qua các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể hiểu “điêu khắc”

là một loại hình nghệ thuật thị giác, sản phẩm của hoạt động sáng tạo và là

phương tiện biểu đạt của con người. Đặc điểm của điêu khắc là nghệ thuật

xử lý các hình khối và chất liệu trong không gian ba chiều từ các chất liệu

rắn như gỗ, đá, kim loại… thông qua các quá trình đẽo, gọt, chạm khắc,

đục, đúc, tạc… Về mặt hình thức thể hiện thì điêu khắc được chia thành hai

loại: các tác phẩm không gian ba chiều (tượng tròn) và các tác phẩm trong

không gian hai chiều, hai chiều rưỡi (phù điêu)

Tượng tròn, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà

xuất bản Đà Nẵng, là “hình khối nổi trong không gian tạo nên bằng một

chất liệu rắn để mô tả người hay vật” [12;tr.1046]. Tượng tròn là tác phẩm

nghệ thuật tồn tại trong không gian ba chiều. Nói cách khác, tượng tròn là

một vật thể tồn tại trong không gian, chiếm một khối tích nhất định được

xác định bởi chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Đối với tượng tròn, người

xem không chỉ cảm nhận tác phẩm bằng thị giác mà còn có thể cảm nhận

tác phẩm bằng xúc giác. Bên cạnh đó người xem có thể chiêm ngưỡng một

bức tượng từ nhiều điểm nhìn. Khi điểm nhìn thay đổi thì hình khối của tác

phẩm cũng thay đổi, từ đó cảm xúc mà ta cảm nhận được từ tác phẩm cũng

có sự khác biệt.

Tượng tròn là loại hình nghệ thuật chính của điêu khắc, được thể

hiện bằng các hình khối có thể tích trọn vẹn nằm trong không gian cụ thể,

bao gồm: con người, động vật, cây cối, các khối tượng trưng,… Tượng tròn

có thể nhìn thấy được từ nhiều hướng khác nhau : trước, sau, phải, trái,

trên, dưới,… Người xem có thể di chuyển xung quanh thậm chí vào được

bên trong bức tượng để quan sát và cảm thụ cái đẹp của tác phẩm. Bên

cạnh đó, tượng tròn có thể được đặt trong không gian nội thất hay ngoại

Page 12: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

12

thất, thậm chí có thể là một phức hợp quần thể kiến trúc – điêu khắc. Các

chất liệu được dùng để làm tượng tròn như : đá, gỗ, thạch cao, đồng, thép

không rỉ, đất nung, tổng hợp,… Tùy theo nội dung và mối quan hệ với

không gian, tượng tròn được chia ra làm các thể loại khác nhau như tượng

có kích thước nhỏ, tượng trang trí, tượng triển lãm, tượng đài với các hình

thức thể hiện là tượng chân dung, bán thân, cụm tượng, bố cục nhóm theo

phong cách hiện thực, trừu tượng, lập thể,…

Phù điêu được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà

xuất bản Đà Nẵng là “hình thức điêu khắc trình bày những hình đắp cao

hay chạm nổi trên nền phăng” [12; tr.760].

Từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ thông giải thích khái niệm “phù

điêu” như sau: “Trong ngành điêu khắc, từ phù điêu được dùng để chỉ

những hình khối, đường nét đắp lên trên một mặt phăng sẵn có” [7; tr.120].

Khác với tượng tròn, phù điêu tồn tại trong không gian hai chiều. Phù điêu

gắn liền với mặt phăng và mặt phăng trở thành nền tảng để phát triển một

tác phẩm phù điêu. Không gian trong phù điêu được thể hiện thông qua mật

độ dày mỏng, sự lồi lõm của hình khối. Tuy không thể quan sát một tác

phẩm phù điêu từ mọi góc nhìn nhưng người xem vẫn có thể sử dụng xúc

giác để cảm nhận. Phù điêu là loại hình dùng hình khối diễn tả trên mặt

phăng mà người xem thấy khối nổi như tượng tròn. Tuy chỉ nhìn thấy mặt

chính diện nhưng một tác phẩm phù điêu vẫn như nhìn thấy cả phía đang bị

che khuất. Đó chính là nhờ ánh sáng tác động đến độ lồi, lõm, cao, thấp của

khối tạo ra hiệu quả đậm nhạt… Trong phù điêu, nét đẹp có được nhờ trang

trí. Các đường khái quát cho các hình cụ thể như hình lượn sóng, các

đường cong uyển chuyển và những đường thăng mạnh mẽ, nhất là sự kết

hợp với các điểm đậm của độ sâu, các điểm sáng của khối nổi đã tạo nên

tác phẩm. Phù điêu được phân ra làm ba loại : loại mỏng, loại cao, loại

thủng. Phù điêu có ba loại : loại mỏng (phù điêu thấp), loại cao, loại thủng.

Page 13: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

13

- Điêu khắc trang trí

Trong cuốn Từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học năm 2016,

trang trí được định nghĩa là trang trí đg. Bố trí các vật thể có hình khối và

đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt

một khoảng không gian nào đó.[21; tr.1296]

Cuốn Từ điển Mĩ thuật Phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân

(2012) thì trang trí (A. Decoration ; P. Décoration) được định nghĩa là nghệ

thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Nhờ những yếu tố trang trí các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng

cao được giá trị sử dụng.Vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng

(art appliqués)… [8; tr. 132]

Qua những định nghĩa, nội dung và ý nghĩa nêu trên kết hợp với ý

nghĩa của hai thuật ngữ “điêu khắc” và “trang trí”, chúng ta nhận thấy điêu

khắc trang trí được hiểu là những tác phẩm được gọt, đục, chạm, khắc dùng

để làm đẹp và là một thành tố không độc lập, cần cho không gian và kiến

trúc liên quan.

Như vậy, khái niệm Nghệ thuật điêu khắc có thể được hiểu là:

“Nghệ thuật điêu khắc”là sự sáng tạo ra những tác phẩm có hình

khối ba chiều hoặc hai chiều bằng cách gọt, đục, đẽo, chạm… mang giá trị

về tư tưởng, thẩm mĩ. Thông qua các tác phẩm thẩm mĩ đó tạo ra sự rung

động, cảm xúc và tư tưởng cho người thưởng thức.

- Nghệ thuật điêu khắc đá

“Điêu khắc đá” tiếng anh là Stone Sculpture là tạo hình, tạo khối ba

chiều bằng kĩ thuật đục, đẽo, mãi, khoan, khắc lên đá. Đây là thể loại thô

sơ, đồ trang sức cho đến việc xây dựng các ngôi nhà được trang trí bằng

bùn đất, rơm hoặc đá và nghề điêu khắc đá ra đời.

Rất nhiều các công trình kiến trúc ấn tượng và trường tồn với kĩ

thuật điêu khắc hoành tráng như Kim Tự Tháp Ai Cập, Đến thờ của thời

Page 14: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

14

Hy Lạp – La Mã, những đền thờ nguy nga của người Ấn Độ. Tất cả các

công trình đó phần lớn đều được xây dựng bằng vật liệu chính là đá. Do đá

có tính năng bền vững nên những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất đa dạng,

phong phú về cách biểu đạt và kích thước. Điêu khắc đá là thể loại khá phổ

biến trong môi trường sáng tạo nghệ thuật. Nó phù hợp với cả không gian

trong nhà và ngoài trời nên chất liệu đá được chọn dùng cho những tượng

đài,… Đá là một thể rắn được tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật.

Thợ điêu khắc đá sử dụng rất nhiều loại đá khác nhau như đá macma, đá

biến chất, đá trầm tích hay đá nhân tạo.

Thợ điêu khắc đá thường dùng nhiều công cụ khác nhau để tạo tác

các khối đá thô thành các tác phẩm khác nhau. Các công cụ cơ bản là búa

và đục cùng với thước đo. Với các công cụ cơ bản này có thể tạo ra các

khối đá vuông nền của tác phẩm. Tùy thuộc vào nhu cầu của công việc

chúng tham gia mà đục có rất nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Đục

được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau dành cho việc thao tác trên các loại

đá khác nhau. Một tác phẩm hoàn hảo phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa

chọn vật liệu và công cụ thích hợp để tạo thành. Các mảnh đá vụn nhỏ có

thể được dùng như vật đo độ phăng của viên đá khi xếp lên nhau từ đó xác

định chỗ nào lồi hay lõm để gia công lại. Nếu hai mắt đá đủ nhẵn thì ngay

mũi dao cũng không thể lọt vào khe hở của hai viên đá mà không cần vữa

như các bức tường của các ngôi nhà của người Inca. Các mảnh vụn đá cũng

có thể được dùng làm vữa để trám vào các phần hụt của tác phẩm. Để trám

vào các chỗ hở tạo ra một bề mặt trơn láng hơn.

Ngày nay với công nghệ hiện đại, các công cụ tự động sử dụng năng

lượng như đục, mài, khoan,… giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công

sức. Nhưng các bộ phận chính của chúng vẫn trông giống các công cụ xưa

cách đây hàng ngàn năm.

Page 15: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

15

1.1.2. Khái niệm “tượng đài”

Theo quy chế quản lý xây dựng tượng đài (Phần Mỹ thuật) có nêu

khái niệm “tượng đài” như sau: tượng đài là công trình văn hóa nghệ thuật

biểu hiện nội dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội

đương thời, được thể hiện bằng nhiều chất liệu bền vững. Tượng đài là bộ

phận cấu thành của không gian kiến trúc đô thị và cảnh quan thiên nhiên,

có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến nhận thức của

xã hội. [21]

Trang từ điển điện tử định nghĩa: tượng đài là một công trình kiến

trúc lớn gồm một hoặc nhiều bức tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng

làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch

sử hay tưởng niệm người có công lao lớn.[22]

Trong bài viết của báo quân đội nhân dân có viết: Tượng đài – tâm

thế thời đại đối với nền mỹ thuật nói chung và chuyên ngành điêu khắc nói

rieng, tượng dài phản ánh sự phát triển về bề nổi [20]. Tượng đài có tính

chất trường tồn, biểu tượng và đại diện cho cả nền mỹ thuật nên các tượng

đài thường mang tính khái quát, ngôn ngữ biểu đạt cao, tạo nên ấn tượng về

sự hùng vĩ, cao cả. Tượng đài đôi khi còn là hình ảnh đại diện của một

vùng lãnh thổ, một quốc gia, một giai đoạn lịch sử. Chăng hạn như, trong

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tráng khí chính là tâm thế của

thời đại. Chúng ta đã có được nhiều tượng đài phản ánh tâm thế đó. Một

trong số đó có thể kể đến như tượng đài “Lý Tự Trọng”, tượng đài “Cảm tử

cho Tổ quốc quyết sinh”, “Bác Hồ đọc sách”, “Chiến thắng Ngọc Hồi”…

Những tác phẩm, tượng đài này đã trở thành biểu tượng của Thủ đô.

Cùng với sự phát triển của đất nước, văn hóa tượng đài bắt nguồn từ

Thủ đô đã lan rộng ra khắp nước đến các tỉnh thành phố khác như Thái

Bình, Nam Định, Ninh Bình, Điện Biên Phủ, Quảng Bình, Hải Phòng, Hải

Page 16: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

16

Dương… Nhiều tượng đài đã trở thành biểu tượng và niềm tự hào của

người dân trong thời chiến cũng như thời bình.

Như vậy, tượng đài là những công trình điêu khắc ngoài trời mang

đến cho người xem cảm xúc thẩm mĩ mạnh. Tượng đài là một công trình

kiến trúc lớn, gồm một hay nhóm tượng được đặt ở một vị trí thích hợp. Nó

biểu hiện nội dung tư tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội

đương thời, biểu trưng cho một thời của dân tộc, một thời đại lịch sử hay

một sự kiện lịch sử và được thể hiện bằng nhiều chất liệu bền vững như

đồng, đá, bê tông… Bên cạnh đó, tượng đài cũng là một bộ phận cấu thành

không gian kiến trúc đô thị, có quy mô và nghệ thuật hoành tráng, có ảnh

hưởng đến nhận thức xã hội.

1.1.3. Khái niệm “nghệ thuật điêu khắc tượng đài”

Từ các khái niệm nêu trên về “Nghệ thuật”, “Điêu khắc” và “Tượng

đài” chúng ta có thể hiểu được phần nào về nghệ thuật điêu khắc tượng đài.

Tổng hợp lại các khái niệm trên, nhận định về khái niệm “Nghệ thuật điêu

khắc tượng đài” như sau:

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài là các công trình văn hóa nghệ

thuật, các công trình điêu khắc ngoài trời. Đó là sự sáng tạo ra những tác

phẩm có hình khối ba chiều hoặc hai chiều bằng cách gọt, đục, đẽo,

chạm… mang giá trị về tư tưởng, thẩm mĩ. Thông qua các tác phẩm thẩm

mĩ đó tạo ra sự rung động, cảm xúc và tư tưởng cho người thưởng thức.

Nghệ thuật này tạo ra các tác phẩm mang tính lịch sử, mang tính biểu

trưng cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn mang

tinh thần thời đại, hình thái của một xã hội đương thời. Không những vậy,

nghệ thuật điêu khắc tượng đài tạo ra những tác phẩm mang tính chất

trang trí và là không gian cảnh quan của kiến trúc đô thị.

Page 17: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

17

1.2. Khái lược điêu khắc tượng đài Việt Nam

1.2.1. Khái quát về điêu khắc tượng đài Việt Nam

Tượng đài là công trình nghệ thuật điêu khắc được đặt ở ngoài trời,

những nơi công cộng, có tính bền vững, tác động đến cảnh quan môi

trường, tình cảm và nhận thức thẩm mĩ của nhân dân.

Tượng đài có nhiều nội dung như ghi lại những sự kiện lịch sử,

những chiến công, tưởng niệm các danh nhân, liệt sĩ,… Ngoài nội dung

này, tượng đài còn có ý nghĩa là để làm đẹo cảnh quan môi trường. Đất

nước ta có bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, nhiều sự kiện chính trị,

văn hóa, xã hội, nhiều chiến thắng vĩ đại nên việc xây dựng các tượng đài

để ghi lại công ơn, công lao bằng nghệ thuật điêu khắc là điều tất yếu. Đó

cũng là nhu cầu của một xã hội phát triển. Việc đô thị hóa cũng như nhu

cầu làm đẹp không gian kiến trúc đô thị bằng những tượng đài là nhu cầu tự

thân của một xã hội phát triển. Một số công trình tượng đài có chất lượng

đã được xây dựng như tượng đài Bác Hồ với Tây Nguyên ở Gia lai; tượng

đài Bác Hồ với Tuyên Quang; tượng đài Quang Trung ở Huế; tượng đài

Bác Hồ - Bác Tôn ở Hà Nội; tượng đài Lê Duẩn ở Quảng Trị…Đó là

những công trình tượng đài có nôi dung, tư tưởng sâu sắc và giá trị thẩm mĩ

cao góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa.

Đồng thời, nó cũng tạo cảnh quan môi trường văn hóa nghệ thuật phục vụ

đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Những vấn đề quy hoạch, xây dựng tượng đài trong 15 năm gần đây

đã được rất nhiều các đơn vị cơ quan quan tâm. Việc xây dựng quy hoạch

tượng đài ở Trung ương và địa phương là công việc cần được Ủy ban nhân

dân các tỉnh, thành phố, Sở văn hóa,…cùng triển khai xây dựng. Tuy nhiên,

việc quy hoạch các quỹ đất dành cho tượng đài không phải việc làm một

sớm một chiều, cho nên, có rất ít các tỉnh, thành phố triển khai công tác

này. Thậm chí giải tỏa lấy đất nhưng việc đặt tượng đài lại không đúng vị

Page 18: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

18

trí, không phù hợp với cảnh quan môi trường, không phát huy tác dụng và

hiệu quả xã hội kém.

Bên cạnh việc quy hoạch, xây dựng tượng đài thì công tác quản lý

tượng đài cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Bộ Văn hóa, thể thao và du

lịch đã xây dựng xong Nghị định Chính phủ về hoạt động Mỹ thuật trong

đó có các chương về quản lý, xây dựng, bảo quản, tu bổ tượng đài đáp ứng

nhu cầu của công tác quản lý va hoạt động xây dựng tượng đài.

Hiện nay, trên cả nước có hơn 300 công trình tượng đài kể cả công

trình tượng đài được xây dựng trước 1975 ở Miền Nam. Một thực tế hiện

nay là ở nhiều nơi khi xây dựng tượng đài thường làm với quy mô khá lớn

chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể, cảnh quan môi trường, không gian

kiến trúc, nội dung của công trình, năng lực của nghệ sĩ và điều kiện kinh tế

- xã hội của địa phương. Điều này cần có sự thống nhất về quan điểm, chủ

trương đến công tác quản lý điều hành.

Một công trình nghệ thuật cũng có nhiều vấn đề, đối với mỗi tác

phẩm mỹ thuật một trong những yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm là yếu

tố độc bản không lặp lại. Về hình thức phong cách nghệ thuật, tượng đài

hiện nay mới chỉ được sáng tác với một hình thức nghệ thuật duy nhất được

sử dụng đó là phong cách hiện thực, các hình thức nghệ thuật khác của điêu

khắc chưa được chấp nhận, ủng hộ triển khai vì thế gây nên cảm giác đơn

điệu, nhàm chán về hình thức nghệ thuật. Trong nhiều năm qua, việc xây

dựng tượng đài thường quan tâm đến các nội dung về lãnh tụ, danh nhân,

tượng đài chiến thắng, tượng đài tưởng niệm, rất ít gần như thiếu hụt mảng

tượng đài văn hóa nghệ thuật, phục vụ nhu cầu thường thức nghệ thuật của

nhân dân và làm đẹp cảnh quan môi trường kiến trúc.

Nói chung lại, nghệ thuật điêu khắc tượng đài ở Việt Nam hiện này

còn nhiều điều bất cập. Cần chú ý hơn đến mối quan hệ giữa tượng đài và

Page 19: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

19

cảnh quan môi trường, đến các kích thước của tượng đài, công tác quản lý,

quy mô công trình.

1.2.2. Đặc trưng chất liệu đá trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài ở Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2015

Trong nghệ thuật tạo hình, chất liệu luôn đóng một vai trò quan trọng

khăng định giá trị của tác phẩm. Giá trị đó được thể hiện rõ hơn trong nghệ

thuật điêu khắc. Bên cạnh việc xây dựng nội dung hình tượng cho tác

phẩm, nghệ thuật điêu khắc còn đòi hỏi sự gia công chất liệu nặng nhọc và

sự trợ giúp của phương tiện kĩ thuật tốn kém về công sức và tiền của.

Chất liệu đá thường đồng nghĩa với sự vĩnh cửu, dù bề mặt gồ ghề

hay trơn nhẵn thì chất liệu này vẫn cho chúng ta cảm giác lạnh và xa xôi

nhưng tượng đá lại thể hiện sự bề thế, vững chãi và trang nghiêm.

Chất liệu đá là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong các công

trình điêu khắc tượng đài. Do đặc thù các tượng đài đều được trưng bày

ngoài trời với chi phí không quá cao, phù hợp cho việc xử lý các hình khối

lớn. Các công trình điêu khắc tượng đài chủ yếu tôn vinh và tưởng niệm

các vị lãnh tụ, các anh hùng, liệt sĩ. Do đó, đá là chất liệu phù hợp để diễn

tả sự oai nghiêm, hùng dũng cho tác phẩm. Bề mặt đá thô ráp giúp cho ánh

sáng khi chiếu trên bề mặt không bị trượt đi, tăng sự tương phản đậm nhạt.

tạo nên những đường nét cứng cáp, rắn rỏi. Nếu bề mặt đá được mài nhắn

sẽ tạo cảm giác mềm mại. Đồng thời với những phương pháp tạo hình phù

hợp, đá cũng có thể tạo nên những hình khối mềm mại với những chi tiết

trang trí cầu kỳ. Ta có thế thấy chất liệu đá trong tác phẩm tượng đài như:

Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, tượng đài Nguyễn Văn Trỗi, tượng đài

Phụ nữ Ba Đảm Đang, tượng đài Bất khuất, tượng đài Vì an ninh Tổ

Quốc,…

Tóm lại, chất liệu đá là chất liệu được sử dụng nhiều trong các tác

phẩm điêu khắc tượng đài tạo nên cảm giác oai nghiêm, hùng dũng. Bên

Page 20: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

20

cạnh đó, đá cũng là chất liệu bền vững phù hợp cho các công trình ngoài

trời giữa cái thời tiết, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của Việt Nam. Hơn thế

nữa, điêu khắc tượng đài bằng chất liệu đá tạo cho người xem một cảm giác

trường tồn, vĩnh cửu cùng năm tháng càng làm tăng thêm sự linh thiêng

cho các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng đài.

Tiểu kết chương 1

Qua chương một, chúng ta đã hiểu thêm về các khái niệm “Nghệ

thuật”, “Điêu khắc”, “Nghệ thuật điêu khắc” và “Nghệ thuật điêu khắc

tượng đài” và một số khái niệm liên quan. Bên cạnh đó, chúng ta cũng làm

rõ những đặc trưng của chất liệu đá trong các tác phẩm điêu khắc tượng đài

ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015.

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài là một hoạt động nghệ thuật liên

quan đến các công trình văn hóa nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo của con

người nhằm tôn vinh các vị lãnh tụ, anh hùng, những người có

công,…Thông qua các hình tượng đó thể hiện những suy nghĩ, tư tưởng và

thái độ xã hội. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc tượng đài còn tô điểm

thêm cho các công trình kiến trúc, không gian kiến trúc quanh nó và tạo

nên một môi trường văn hóa nghệ thuật cho quần chúng nhân dân. Không

những vậy, các tượng đài thường được đặt ở những nơi đông đảo quần

chúng nhân dân sinh hoạt như một cách giáo dục gián tiếp về truyền thống

dân tộc uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh vị trí đặt các tượng đài thì chất liệu tạo nên tác phẩm cũng

vô cùng quan trọng. Đá là chất liệu bền vững tạo sự vững chãi, trang

nghiêm nên các tác phẩm tượng đài của ta luôn có phong thái uy nghi,

trang nghiêm và linh thiêng. Với những đặc tính của đá, dù được chế tác

bằng loại đá nào thì các tác phẩm tượng đài của nước ta nói lên phần nào

lịch sử nhân loại, giai đoạn hào hùng, bi tráng của dân tộc thông qua các

phương pháp tạo hình phù hợp.

Page 21: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

21

Tóm lại, nghệ thuật điêu khắc tượng đài đã và đang là một trong

những vấn đề cần được quan tâm của xã hội. Bởi thông qua các tác phẩm

điêu khắc tượng đài như một cách giáo dục gián tiếp đến các thế hệ sau về

truyền thống tốt đẹp của cha ông.Không những vậy, nó còn tạo nên một

không gian văn hóa nghệ thuật cho quần chúng nhân dân. Mặt khác, nó là

một sự tri ân tới những người có công đối với quê hương đất nước.

Page 22: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

22

Chương 2

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

CỦA ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI CHẤT LIỆU ĐÁ Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

2.1. Nội dung các công trình tiêu biểu của điêu khắc tượng đài chất liệu

đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015

2.1.1. Nội dung phản ánh chiến tranh cách mạng

Chiến tranh cách mạng là một trong những chủ đề thường thấy trong

các sáng tác điêu khắc tượng đài. Cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của

đất nước Việt Nam là một trong những trang lịch sử hào hùng của nhân

loại. Cùng với sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc, Việt Nam đã và đang

xây dựng những công trình tượng đài đáp ứng những công trình nghệ thuật

mang nội dung chủ đề phản ánh cuộc chiến tranh cách mạng của dân tộc và

nhiều chủ đề khác nhằm cổ vũ tới đông đảo quần chúng.

Trước đó, trong thời kì chiến tranh, dù bị bom đạn Mĩ bắn phá nhưng

tượng đài vẫn được xây dựng, đáp ứng nhanh ý nghĩa cổ vũ ngay trong thời

chiến. Khi đất nước thống nhất, nghệ thuật điêu khắc bước vào giai đoạn

mới, tượng đài được xây dựng ở nhiều địa phương. Sự kết hợp giữa điêu

khắc và kiến trúc xây dựng các công trình một phần nhằm ca ngợi, một

phần phản ánh cuộc kháng chiến của dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ

nhất ở các khu nghĩa trang liệt sĩ. Chăng hạn như: nghĩa trang liệt sĩ

Trường Sơn xây dựng tại Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Các tác phẩm điêu khắc ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn gồm tượng đài,

phù điêu, tượng tròn của các nhà điêu khắc.

Sự có mặt của nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại các khu tưởng

niệm, nghĩa trang hay bảo tàng truyền thống có vai trò quan trọng và rất ý

nghĩa. Đề tài thường gặp trong các công trình điêu khắc tôn vinh là những

Page 23: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

23

người anh hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Hình ảnh thể hiện có

thể là một nhân vật lịch sử cụ thể, cũng có thể là một nhóm người đại diện

cho một tầng lớp hay một ngành nghề trong xã hội như chiến sĩ, công nhân,

nông dân… Các tác phẩm do đó phải khắc họa được tinh thần hiên ngang,

ý chí chiến đấu, sự dũng cảm, kiên cường của nhân vật qua bố cục và hình

khối.

Tác phẩm điêu khắc tượng đài Bất khuất (H1.1) là một trong nhiều

tượng đài ở Việt Nam phản ánh cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng đất

nước. Tượng đài được làm bằng chất liệu đá, đặt tại nghĩa trang liệt sĩ

thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tượng khánh thành vào ngày 27/07/2007

nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sĩ, tưởng niệm 74 liệt sĩ đã

hy sinh năm Mậu Thân (1968) và được an táng tập thể tại nghĩa trang của

tỉnh Cà Mau. Toàn bộ tượng đài là khối đá Granit nặng trên 40 tấn, đặt phía

sau phần mộ tập thể, mặt trên của phần mộ là nền cờ Tổ quốc, phía trước là

nơi dâng hoa, tưởng niệm. Phần mộ được xây dựng bằng đá đen kim sa và

đá rubi đỏ. Tượng đài thể hiện hình ảnh ba người chiến sĩ anh dũng, bất

khuất hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Hình ảnh các anh đều được nhà

điêu khắc Trần Thanh Phong khắc họa một cách hiện thực, rõ nét, bố cục

chặt chẽ từ tư thế đứng cho đến tư thế các anh ngã xuống. Các anh hy sinh

trong tư thế và niềm tin của người chiến thắng. Điều này được thể hiện rõ

nhất trên khuôn mặt của nhân vật trong tác phẩm. Các nhân vật đều có kết

nối với nhau như tinh thần tương thân tương ái của dân tộc. Tất cả những

hình ảnh đó tuy bi tráng nhưng đầy khí phách hào hùng, anh dũng. Công

trình điêu khắc tượng đài Bất Khuất phản ánh nội dung của cuộc chiến

tranh khốc liệt của dân tộc, tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh

trong chiến dịch Mậu Thân. Không chỉ mang ý nghĩa tưởng niệm các anh

hùng liệt sĩ mà qua đó công trình cũng có ý nghĩa to lớn là giáo dục truyền

Page 24: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

24

thống, động viên các thế hệ tiếp bước sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ để

cuộc kháng chiến đi đến ngày thắng lợi.

Tượng đài Bất khuất những người tử tù Chín hầm (H1.7) được làm

bằng chất liệu đá, khánh thành năm 2001 do nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ

lên ý tưởng và sáng tác. Phù điêu do nhà điêu khắc Trần Lê Quang thực

hiện. Tác phẩm được đặt tại khu di tích Chín hầm, thôn Ngũ Tây, xã Thủy

An, thành phố Huế. Khu di tích Chín Hầm là khu vực kho vũ khí chiến

tranh được thực dân Pháp xây dựng năm 1941. Đến năm 1944, Nhật hất

căng Pháp lấy hết vũ khí, khu hầm đã bỏ trống. Khi Pháp quay lại đánh

chiếm Việt Nam, chúng đã cải tạo lại khu hầm này thành nơi giam giữ

những người hoạt động cách mạng, học sinh, sinh viên và phật tử yêu nước.

Nơi đây được mệnh danh là “địa ngục trần gian” - nhà giam Chín hầm do

Ngô Đình Cẩn cải tạo từ một nơi vũ khí đạn dược do người Pháp để lại.

Tượng đài Bất khuất khắc lại hình ảnh ba đồng chí còn sống sót ở hầm số

8, căn hầm quái quỷ và khốn khổ nhất. Bên dưới là phù điêu tái hiện lại

cảnh những người chiến sĩ yêu nước đã bị giam cầm và những cực hình tra

tấn dã man. Tác phẩm tái hiện lại một cách hiện thực về hình ảnh ba chiến

sĩ tình báo kiên cường và sống sót trong hầm. Hình ảnh ba chiến sĩ gầy

guộc chỉ còn da bọc xương, mái tóc dài do không được cắt đang dìu nhau

đứng lên. Trang phục hết sức đơn giản đó là bộ quần áo sờn bạc, chiếc

quần đùi sờn rách. Khuôn mặt của ba người luôn hướng về phía trước, con

mắt nhìn thăng thể hiện ý chí và lòng quyết tâm của họ. Mặc dù trông họ

gầy guộc và yếu đuối nhưng sâu thăm trong con người họ là ý chí mạnh

mẽ, quật cường của người con đất Việt, dù bị giam cầm nhưng vẫn hướng

về Đảng và Nhà nước, hướng về ánh sáng của cuộc sống tự do. Tác phẩm

tượng đài và phù điêu Bất khuất những người tử tù Chín hầm đã tái hiện lại

một phần cuộc chiến tranh của dân tộc. Cuộc chiến vinh quang không phải

trên chiến trận mà là cuộc chiến khốc liệt, khốn khổ nhất của những người

Page 25: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

25

kiên cường trong song sắt của kẻ thù xâm lược. Những hình ảnh tác phẩm

đã thể hiện được nỗi đau, sự mất mát của dân tộc, ý chí tự lực tự cường của

các chiến sĩ cách mạng, qua đó tỏ lòng biết ơn đối với những người đã hy

sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Đồng thời, tác phẩm là một hình thức

giáo dục nghệ thuật, giáo dục tuyên truyền về truyền thống quý báu của cha

anh.

Nói chung, các tác phẩm điêu khắc góp phần làm khơi gợi lại cuộc

chiến tranh bi tráng của dân. Cuộc đấu tranh chống quân xâm lược dành lại

toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, mỗi tác phẩm là một tấm gương, một

bài học quý báu cho thế hệ sau.

2.1.2. Nội dung ngợi ca nhân vật lịch sử (lãnh tụ, danh nhân, anh hùng

liệt sĩ)

Chủ đề, nội dung ca ngợi các nhân vật lịch sử (lãnh tụ, danh nhân,

anh hùng liệt sĩ) là một trong những chủ đề chính mà điêu khắc tượng đài

thể hiện như một sự minh họa về các nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm điêu

khắc tượng đài có ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật rất lớn.

Tượng đài tôn vinh có kích thước khá lớn, góp phần tạo nên sự

hoành tráng và tính sử thi cho tác phẩm. Tác phẩm có thể là hình ảnh một

nhân vật lịch sử cụ thể hay là một nhóm hai, ba người đại diện cho một

tầng lớp trong xã hội, hay một sự kiện lịch sử nhất định. Thế của nhân vật

phải tạo nên cảm giác vững chãi, thân hình và khuôn mặt hướng về phía

trước để lột tả ý chí, sự quyết tâm và hi vọng. Với các tác phẩm điêu khắc

chân dung, tác phẩm được làm gần với kích thước thật của cơ thể người.

Phần tượng được đặt trên bệ, tổng thể tác phẩm cao ngang tầm nhìn của

người xem, tạo nên cảm giác gần gũi, thân quen.

Mục đích của tượng đài tôn vinh là lột tả được tinh thần của nhân

dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nên hình khối

và đường nét của tác phẩm cũng phải toát lên sự rắn rỏi, quyết tâm và sự

Page 26: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

26

oai nghiêm. Chính vì vậy, tác giả khi thực hiện sẽ sử dụng các hình khối và

mảng miếng lớn, dứt khoát, rõ ràng. Do đó, kích thước tượng khá lớn, trang

phục được giản lược để tập trung khắc họa nội tâm của nhân vật. Tinh thần

của tác phẩm không chỉ được lột tả qua biểu cảm khuôn mặt mà còn được

thể hiện qua thế dáng của nhân vật. Chi tiết trang trí được lược bỏ để gia

tăng khối tích, giúp cho bề mặt khối nhận được tối đa lượng ánh sáng, giúp

cho hệ thống sáng tối trở nên dứt khoát, rõ ràng. Tuy nhiên bên cạnh đó,

tượng đài vẫn có một số điểm cần khắc phục. Các tượng người thường là

một khối đặc, các khoảng trống giữa tay, chân và thân đa số không được

thể hiện rõ mà chỉ được mô tả nhờ sự lồi lõm trên bề mặt tác phẩm.

Tác phẩm điêu khắc tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi (H2.8) được

khánh thành năm 2004, chất liệu đá do hai nhà điêu khắc Nguyễn Duy Độ

và Nguyễn Hoàng Nhân sáng tác.Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi khắc

họa thành công chân dung của người. Hình ảnh Lê Lợi trong tư thế đang

tiến bước, một tay vung về phía trước hướng bàn tay xuống đất, tay còn lại

đang nắm chặt cán gươm. Tượng được đặt trên bệ cao. Khuôn mặt hướng

về phía trước và đôi mắt nhìn thăng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết

thắng của người chỉ huy. Với trang phục của một tướng võ, đầu vấn khăn,

chân đi giày mũi hài,… tất cả các chi tiết trên trang phục được giản lược,

đơn giản hơn để tập trung thể hiện thần thái của Lê Lợi. Khuôn mặt được

đặc tả một cách chi tiết và dứt khoát từ đôi mắt cho đến môi và những nếp

gấp trên khuôn mặt. Phía dưới chân là hình ảnh của một chú rùa cưỡi trên

những con sóng nước. Rùa là một con vật trong tứ linh và cũng là con vật

trong truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm, Lê Lợi trả gươm cho rùa thần. Hình

ảnh rùa xuất hiện trong tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi như nói lên đây

là người anh hùng do thần linh chỉ định và sẽ được thần linh giúp đỡ trong

cuộc chiến chống quân xâm lược và dẹp loạn đất nước. Tất cả các chi tiết

trong tượng đài đều góp phần nói lên sức mạnh của người anh hùng kêu gọi

Page 27: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

27

đoàn kết các dân tộc. Cái tinh thần dân tộc, tinh thần của nhân vật anh hùng

Lê Lợi không chỉ được thể hiện qua khuôn mặt của tượng mà còn được thể

hiện trong thế đứng. Tượng được tạo tác bằng hình chữ nhật đứng càng làm

tăng thêm sự vững chãi và chắc chắn cho nhân vật. Bên cạnh đó, việc sử

dụng những mảng miếng lớn, dứt khoát, cân đối càng tạo cho nhân vật Lê

Lợi mà hai tác giả Nguyễn Duy Độ và Nguyễn Hoàng Nhân tạo nên thật

bất khuất và kiên cường. Tuy đá là một chất liệu được coi là lạnh lẽo, xa

xăm nhưng trong tác phẩm này, chất liệu đá lại tạo cho người xem một sự

uy nghiêm, ấm áp và tinh thần sục sôi trong cuộc kháng chiến bảo vệ dân

tộc.

Bên cạnh tác phẩm tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi ca ngợi

người anh hùng bảo vệ bờ cõi, lãnh thổ và non sông của đất nước thì tượng

đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (H2.7) lại ca ngợi về tấm gương

lương y như từ mẫu. Tượng đài được tạc bằng đá do nhà điêu khắc Trịnh

Thế Hội thể hiện và khánh thành năm 2007. Hiện nay, tượng đài đang

được đặt tại Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Tác phẩm thể hiện hình ảnh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đang

trong tư thế đứng, một tay cầm cuốn sách và tay còn lại đang ôm lá thuốc.

Tượng được đặt trên bệ cao, toàn thể tượng đài được đặt trong bố cục hình

chữ nhật đứng tạo cho người xem cảm giác vững chãi, trang nghiêm. Bên

cạnh đó, với trang phục giản dị và được giản lược đi bằng những hình khối,

mảng lớn làm cho tinh thần của nhân vật được đẩy lên cao. Khuôn mặt của

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được thể hiện chi tiết của mắt, mũi,

môi, râu kết hợp với ánh sáng tạo nên những mảng sáng tối toát lên sự hiền

từ, nhân hậu của một thầy thuốc làm công tác chữa bệnh cứu đời. Tinh thần

của thầy thuốc Lê Hữu Trác không chỉ thể hiện ở khuôn mặt mà còn thể

hiện trong tư thế. Bên cạnh đó, tính cách của nhân vật cũng được bộc lộ rõ

trong tác phẩm điêu khắc tượng đài. Nhìn vào tác phẩm, người xem có thể

Page 28: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

28

thấy ngay nhân vật là một người rất cẩn thận, chu đáo và tận tình. Điều đó

được thể hiện ở cách cầm sách và bàn tay đỡ bó thuốc và con mắt sâu nhìn

xa của ông. Nói chung, tác phẩm đã tái hiện thành công nhân vật Hải

Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Một con người, một tấm gương trong y

học, một người xứng đáng với câu nói “Lương y như từ mẫu” để mọi người

học tập và noi theo.

Nói tóm lại, các tác phẩm điêu khắc tượng đài nhằm ca ngợi nhân vật

lịch sử thường có kích thước cao lớn. Kết hợp với các kĩ thuật tạo hình của

điêu khắc nhằm tạo nên chân dung của một nhân vật lịch uy nghiêm và

vững chãi. Hơn thế, việc tạo tượng cao lớn cũng là thể hiện sự tôn kính của

nhân dân đối với nhân vật trong tượng đài. Không những vậy, các nhân vật

được thể hiện đều toát lên được cái tinh thần riêng, tính cách riêng của mỗi

nhân vật.

2.1. Hình thức nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam

giai đoạn 2000 – 2015

2.2.1. Không gian trong điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai

đoạn 2000 – 2015

Không gian có thể hiểu là khoảng không xung quanh các khối điêu

khắc và định hình các cạnh của tác phẩm điêu khắc. Không gian còn được

tạo nên và bao bọc bởi hình khối của tác phẩm, trở thành những khoảng

rỗng trong tác phẩm. Do đó, không gian tồn tại song song và gắn liền với

nghệ thuật điêu khắc và là một phần tạo nên tác phẩm. Có nhiều cách giải

thích khác nhau về không gian, tuy nhiên ta có thể hiểu không gian là toàn

bộ những gì xung quanh một vật chất nào đó.

Không gian là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tính thẩm

mỹ của một tác phẩm điêu khắc. Đối với một tác phẩm điêu khắc tượng đài

được đặt ở ngoài ngoài trời, không gian bao gồm các khoảng không xung

quanh nó, dù lớn hay nhỏ. Ngoài ra, không gian của nghệ thuật điêu khắc

Page 29: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

29

tượng đài ở ngoài trời còn bao gồm cả các công trình kiến trúc, các yếu tố

tự nhiên (cây cối, hồ, ao, sông,...) hay các vật thể hữu hình khác liên quan

đến không gian đó. Các tác phẩm điêu khắc ngoài trời luôn được đặt ở một

vị trí cố định nên không gian và tác phẩm điêu khắc có mối liên hệ gắn bó

chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, đối với điêu khắc ngoài trời không gian

có vai trò quan trọng, chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm và đồng thời tác động

lên chính tác phẩm.

Tác phẩm điêu khắc là sự biểu hiện của những mối tương quan trong

không gian ba chiều. Không gian tự thân của tác phẩm xuất phát từ hình

khối, chất liệu tạo nên nó. Tuy nhiên, một tác phẩm điêu khắc ngoài trời

đẹp không chỉ bởi không gian tự thân của nó mà còn chịu tác động từ

không gian bên ngoài. Kích thước không gian phong phú từ những khoảng

không lớn như quảng trường, đồi núi cho đến những không gian nhỏ như

vườn hoa, khuôn viên kiến trúc trong mối quan hệ với kích thước của tác

phẩm. Các thành phố trên khắp cả nước đã sở hữu một vẻ đẹp phong phú

không chỉ bởi những kiến trúc đô thị mà bên cạnh đó là vẻ đẹp tự nhiên ở

các khu vực ngoại thành. Sự thay đổi về địa hình dẫn tới sự thay đổi về

không gian. Từ những khu đất phăng với những tòa nhà cao tầng của thế kỷ

21 cho tới những ngọn đồi và đồng lúa mang đậm dấu ấn của làng quê Việt

Nam, các nghệ sĩ luôn phải tìm ra phương án giải quyết không gian hiệu

quả nhất để mang lại vẻ đẹp cho tác phẩm điêu khắc ngoài trời.

Các công trình điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời thường lựa chọn

sự hài hòa với không gian cảnh quan xung quanh thay vì xu thế độc tôn

như một số thành phố trên thế giới. Hệ thống cây xanh được xử lý tốt sẽ tạo

nên điểm nhấn cho công trình, làm phông nền cho tác phẩm điêu khắc. Bên

cạnh đó, địa hình đồi núi là địa điểm lý tưởng để thực hiện các tác phẩm

điêu khắc hoành tráng với kích thước lớn. Đồi núi cao nhưng xung quanh

được bao bọc bởi đồng lúa tạo nên những khoảng rộng cho các tác phẩm

Page 30: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

30

điêu khắc. Lấy đồi núi làm điểm tựa, sử dụng lợi thế về độ cao tự nhiên và

được tô điểm bởi những cánh đồng xanh, người nghệ sĩ có thể phát huy

triệt để được phong thái hùng dũng, oai nghiêm của tác phẩm điêu khắc và

tạo nên sự liên kết giữa con người và thiên nhiên. Không gian tưởng niệm

là không gian của các công trình điêu khắc tưởng niệm, mang tính chất

thiêng liêng, tôn kính. Không gian tưởng niệm nằm tách biệt với không

gian sinh hoạt của người dân nhằm giữ gìn sự tĩnh lặng, trang nghiêm.

Thông thường, các khu tưởng niệm sẽ nằm dưới sự giám sát và quản lý của

các cấp chính quyền địa phương và chỉ mở cửa cho người dân vào những

khoảng thời gian nhất định.

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh tại vườn hoa Hàng Đậu

(H1.3) nay gọi là vườn hoa Vạn Xuân được xây dựng năm 2004 để tưởng

nhớ các anh hùng đã hi sinh trong trận chiến 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội,

trận chiến mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào mùa đông

năm 1946. Tượng được tạc và ghép từ 34 khối đá với tổng chiều cao là

9,7m. Không gian vườn hoa nhỏ với diện tích khoảng 0,4ha. Tượng được

đặt trong một thảm cỏ nhỏ, xung quanh lát gạch đá, phía trước là khoảng

sân trống với một đài phun nước. Hàng cây xanh tạo nên bóng mát cho

người dân nghỉ ngơi, đồng thời giúp tăng độ tương phản về ánh sáng ở

trung tâm vườn hoa chiếu vào tượng đài, tạo nên hiệu ứng thị giác tốt. Thiết

kế không gian trong vườn hoa khá hợp lý bởi giải quyết hài hòa giữa các

yếu tố không gian thưởng thức tác phẩm với các yếu tố tự nhiên như cây và

nước, tạo nên không khí trong lành, thoáng mát cho vườn hoa. Thế nhưng,

nếu xét trên tổng thể lớn hơn, không gian đô thị xung quanh vườn hoa

Hàng Đậu còn nhiều hạn chế. Hàng cây xanh xung quanh tượng đài tương

đối cao, chiều rộng của các con phố xung quanh vườn hoa không lớn cùng

với đó là tháp nước Hàng Đậu ở mặt trước, dãy nhà vệ sinh công cộng ở

mặt sau đã cản trở tầm nhìn từ phía bên ngoài. Vỉa hè xung quanh vườn

Page 31: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

31

hoa bị tận dụng làm bãi đỗ xe, quán bán nước, bán hàng rong đã khiến cho

môi trường bị ô tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến không gian nghệ thuật

của tượng đài.

Không gian trang trí tượng đài gắn liền với không gian kiến trúc và

là một phần của không gian kiến trúc.

Bản thân tác phẩm đã có không gian của riêng nó nhưng đặt một tác

phẩm tượng đài trong không gian bên ngoài thì nó lại trở thành một phần

của khôn gian kiến trúc quanh nó.

Đúng vậy, khi đặt một tác phẩm tượng đài vào một không gian trống

thì không có gì đáng nói. Nhưng đặt một tác phẩm tượng đài vào vị trí

không gian của kiến trúc đô thị hay kiến trúc quy hoạch đường phố thì đó

lại là một điều đáng phải quan tâm. Bởi chính vị trí đặt để tác phẩm là yếu

tố quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm. Nếu để một tác

phẩm tượng đài nhân vật lãnh tụ của dân tộc vào một khuôn viên của một

công viên nhỏ, xung quanh có nhiều cây cối cao lớn, hay có ít người qua lại

thì tác dụng và yếu tố tôn vinh, tưởng niệm bị suy giảm đi thậm chí là

không còn. Chính vì vậy, vị trí đặt để tượng và không gian kiến trúc phải

hòa nhập, ăn khớp với nhau.

Tác phẩm tượng đài Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy (H1.11) khánh

thành năm 2006 do Nguyễn Hồng Phong là một trong những công trình tôn

vinh chiến thắng của quân và dân của Đại Đội Nữ pháo binh Ngư Thủy,

Quảng Bình. Tượng đài thể hiện những nữ pháo binh trong trận chiến.

Người nạp pháo, người ngắm bắn và người bắn. Mỗi người một công việc

nhưng có sự liên kết và ăn nhập chặt chẽ với nhau. Ba nữ pháo binh mà

chúng ta nhìn thấy trên ảnh được liên kết với nhau bởi hướng nhìn và đài

pháo. Tất cả đều hướng nhìn về phía trước thể hiện một sự quyết tâm, một

niềm tin tất thắng của quân và dân ta. Với chất liệu đá, các chi tiết trên tác

phẩm được tạo tác cẩn thận và chi tiết hơn. Chăng hạn như khuôn mặt các

Page 32: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

32

cô gái. Chất liệu đá đã tả được chi tiết các phần như mắt, mũi, môi, cỗ pháo

lớn với các thành phần chi tiết thân pháo. Tác phẩm đẹp, tạo hình, bố cục

chắc chắn và chặt chẽ đã làm nên tinh thần của người nữ pháo binh. Bên

cạnh việc tạo hình, tác phẩm được cho là thành công bởi không gian đặt để

và chất liệu tạo lên tác phẩm. Đó là một quảng trường khá lớn, có không

gian bốn phía để người thưởng thức có thể đi xung quanh thả mình vào tác

phẩm. Không những vậy, một tác phẩm thành công khi nó có được tiếng

nói và sự tương tác với môi trường bên ngoài. Quảng trường là nơi nhiều

người lui tới, là nơi sinh hoạt chung của một cộng đồng sau một ngày làm

việc mệt mỏi, hay là nơi tập thể dục mỗi buổi sáng,… Nhưng tất cả điều đó

đã tạo nên không gian đối thoại giữa tác phẩm với môi trường. Mặt khác,

tác phẩm làm cho cảnh quan môi trường kiến trúc thêm đẹp và phong phú,

làm giảm sự trống trải của không gian lớn.

Không gian tự thân của tác phẩm điêu khắc là không gian được thể

hiện thông qua sự thay đổi về hình khối, sự diễn tả chất liệu và màu sắc của

sự vật. Những nếp vải bay theo chiều gió hay sự thay đổi nhỏ trong thế

đứng của nhân vật cũng tạo nên cảm giác về chiều sâu. Một tác phẩm điêu

khắc tồn tại trong không gian ba chiều nên nó có thể được chiêm ngưỡng từ

nhiều phía. Việc xử lý hình khối và chất liệu tốt sẽ mang lại vẻ đẹp hoàn

thiện hơn cho tác phẩm để người xem, dù là từ xa, hay từ bất kỳ hướng nào

nhìn vào cũng cảm nhận được hình dáng của tác phẩm và cảm xúc của

người nghệ sĩ. Không gian tự thân của tác phẩm tạo nên cảm giác chân thực

và tăng hiệu quả thị giác, góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của một tác

phẩm điêu khắc.

Chăng hạn tác phẩm điêu khắc tượng đài Tưởng niệm dân quân quận

5 (H1.9) của tác giả Nguyễn Thành Trí khánh thành năm 2002 tại Quận 5,

thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm thể hiện hình ảnh của ba người chiến sĩ

dân quân. Trong đó có hai nữ dân quân với hai trang phục khác nhau quay

Page 33: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

33

về một hướng. Đằng sau là một nam dân quân với một hướng nhìn ngược

lại. Thứ liên kết ba người chiến sĩ dân quân là cùng chung tay nâng cao

Quốc Kì của VIệt Nam với ngôi sao ở giữa. Tác phẩm ca ngợi chiến công

của các chiến sĩ dân quân đã anh dũng chién đấu vì sự nghiệp thống nhất

đất nước. Với những tà áo, mái tóc dài bay ra sau, hình tượng các cô gái

dân quân đã cho người xem thấy không gian tự thân tác phẩm, không gian

sâu hút của phía sau. Không những vậy, chất liệu tạo nên tác phẩm cũng là

một phần tạo nên thành công cho sự diễn tả không gian. Đá là một chất liệu

cứng nhưng lại có khả năng thể hiện chi tiết rất tốt như trong tác phẩm này,

từ mái tóc đến bộ quần áo đều được tác giả thể hiện khá chi tiết. Bên cạnh

đó, khuôn mặt của nhân vật trong tác phẩm cũng được tác giả thể hiện chi

tiết nhất, đặc biệt là đôi mắt. Đối mắt của ba người luôn nhìn thăng về phía

trước với ánh mắt đầy niềm tin, hy vọng. Điều đó thể hiện sự bất khuất của

những con người sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân

tộc thống nhất đất nước. Không những vậy, không gian trong tác phẩm còn

được thể hiện ở hướng di chuyển của những nhân vật. Hai nhân vật nữ đều

trong tư thế bước tiến về phía trước tạo cho tác phẩm những cảm giác

chuyển động. Nhân vật nam được tạo hình một cách rất chi tiết từ chiếc áo

đến tay súng và khuôn mặt. Đặc biệt là khuôn mặt của nhân vật này, tác giả

đã thể hiện đầy đủ những hình khối, đôi mắt, ánh mắt tạo tinh thần kiên

cường. Hơn thế, nhân vật nam được tạo trong tư thế đứng trang nghiêm,

một tay cầm súng, tay còn lại nắm chặt để vuông góc trước ngực. Tất cả

những yếu tố chi tiết mà tác giả thể hiện trong tác phẩm đã tạo hiệu ứng

không gian mạnh cho tác phẩm.

Tác phẩm được làm bằng chất liệu đá với màu sắc tạo nên bởi chính

màu xám của đá lại càng làm tăng thêm sự vững chãi và tinh thần của tác

phẩm.

Page 34: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

34

Nói chung, không gian là một phần không thể thiếu trong tác phẩm

điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc tượng đài. Phần không gian không chỉ nói

lên sự thành công của tác phẩm còn thể hiện tài năng của chín tác giả. Qua

không gian trong tác phẩm phần nào nói lên được không gian tự thân của

tác phẩm và không gian kiến trúc xung quanh tác phẩm. Sự kết hợp của hai

loại không gian này tạo lên tiếng nói cho tác phẩm điêu khắc tượng đài nói

chung.

2.2.2. Hình khối trong điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai

đoạn 2000 – 2015

Nghệ thuật điêu khắc có tính chất đặc trưng riêng, khác với các hình

thức nghệ thuật như hội họa hay đồ họa. Nếu như trong hội họa hay đồ họa,

hình khối của đối tượng mà tác phẩm biểu đạt được thể hiện bằng đậm

nhạt, sự thay đổi sắc độ, ánh sáng thì với nghệ thuật điêu khắc, hình khối

đó phải được thể hiện trong thực tế, được cảm nhận tối đa bởi thị giác, và

với những điểm nhìn khác nhau sẽ tạo cho người xem những cảm nhận

khác nhau. Vì vậy, hình khối đóng một vai trò quan trọng trong việc thể

hiện một tác phẩm điêu khắc và góp phần quyết định sự thành công cho tác

phẩm đó.

Các công trình điêu khắc tượng đài tưởng niệm trên khắp cả nước

khá đa dạng và phong phú trong hình thức thể hiện. Đó có thể là một tác

phẩm với phong cách tả thực, tái hiện lại hình ảnh của nhân vật, chủ đề hay

cũng có thể sử dụng hình ảnh biểu tượng, mang những yếu tố gợi nhắc đến

nội dung chính.Các công trình điêu khắc tưởng niệm đa số là công trình

mang kích thước tương đối lớn. Hình khối trong tác phẩm đơn giản, rõ

ràng, ít yếu tố trang trí cầu kì. Tác phẩm tập trung khắc họa cảm xúc, tinh

thần của tác phẩm để từ đó làm toát lên không khí trang nghiêm, tôn kính

của chủ đề hay nhân vật được thể hiện.

Page 35: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

35

Nhóm Phù điêu và tượng đài bất khuất (H1.10) có bố cục gồm một

nhóm người, trong đó có những người lính, hai người đứng riêng lẻ, một là

đang ông và một người phụ nữ. Tất cả đều cầm chắc vũ khí trên tay sẵn

sàng chiến đấu. Người cầm dao, người cầm súng, người cầm bom ba càng.

Thế của các nhân vật có sự thay đổi nhịp nhàng, mang lại cho người xem

không khí hào hùng và tinh thần chiến đấu anh dũng. Hình khối khỏe với

nhiều mảng hình lớn giúp bố cục trở nên chắc chắn hơn. Nếu như những

người chiến sĩ và công nhân được miêu tả bằng các khối vuông và các

mảng lớn thì khi miêu tả hình ảnh người phụ nữ, tác giả đã có ý thức sử

dụng nhiều khối tròn hơn nhưng vẫn giữ được nhưng đường nét và động

tác cơ thể khỏe khoắn. Bên cạnh đó, hình ảnh mái nhà ở các khu phố được

cách điệu trên nền của phù điêu được sử dụng như các yếu tố trang trí

nhưng được chạm khắc chìm, không lấn át bố cục chính mà còn góp phần

tái hiện lại không gian cuộc chiến bảo vệ đất nước. Những mái nhà nhấp

nhô phía sau góp phần tô điểm tác phẩm, gắn kết các phần trong bố cục

chính, đồng thời mang lại cảm giác thân quen, gần gũi cho người xem. Có

thể thấy, tác phẩm nhóm phù điêu và tượng đài bất khuất không chỉ thành

công về mặt nghệ thuật mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt tinh thần đối với

người dân nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Đề tài thường gặp trong các công trình điêu khắc tôn vinh tại thành

phố Hà Nội là những người anh hùng có công xây dựng và bảo vệ đất

nước. Hình ảnh thể hiện có thể là một nhân vật lịch sử cụ thể, cũng có thể

là một nhóm người đại diện cho một tầng lớp hay một ngành nghề trong xã

hội như chiến sĩ, công nhân, nông dân… Các tác phẩm do đó phải khắc họa

được tinh thần hiên ngang, ý chí chiến đấu, sự dũng cảm, kiên cường của

nhân vật qua bố cục và hình khối.

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh tại vườn hoa Hàng Đậu,

Hà Nội (H1.3) thể hiện hình ảnh những người chiến sĩ trong tư thế sẵn sàng

Page 36: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

36

chiến đấu. Một mặt của tác phẩm hướng về phố Hàng Đậu, thể hiện hình

ảnh anh bộ đội quỳ một chân ở phía trước, tay cầm chắc bom ba càng để

bảo vệ thành phố và cô gái Việt Nam trong trang phục áo dài truyền thống,

tà áo tung bay trong gió. Khuôn mặt hướng về phía trước, hai cánh tay

dang rộng, tay trái cầm thanh kiếm, tay phải giơ cao lên trời. Mặt sau của

tác phẩm hướng về phố Hòe Nhai với hình ảnh người lính tay cầm súng sẵn

sàng bảo vệ đất nước. Các nhân vật được diễn tả bởi những diện khối lớn,

khỏe nhưng có phần khô cứng. Tuy nhiên, tác giả chưa diễn tả được sự

mềm mại của người phụ nữ và tà áo dài. Nếp áo bay và các nếp quần được

giản lược tối đa và có phần gượng. Đặc biệt, khuôn mặt của nhân vật nữ có

phần thô cứng với các nét tạc sắc cạnh, gò má cao, xương hàm bạnh cùng

với việc lược bỏ các nét mềm mại của cánh tay khiến cho nhân vật nhiều

yếu tố nam tính. Phía sau người chiến sĩ và cô gái là hình ảnh lá cờ Việt

Nam đang bay với dòng chữ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” và dòng chữ

“Hà Nội 1946”. Việc sử dụng các khối đá lớn, dày đã vô tình tạo nên cảm

giác nặng nề của lá cờ. Các vân mây trang trí trên lá cờ chưa thực sự gắn

kết chặt chẽ với tổng thể nội dung tác phẩm. Tác giả đã diễn tả được khí thế

chiến đấu và tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người dân Việt Nam nhưng

ngôn ngữ hình thể của các nhân vật còn thiếu sự sáng tạo và lối biểu đạt

còn có phần chưa được mềm mại.

Một tác phẩm tượng đài khác được đặt ngay tại trung tâm thành phố

Hà Nội. Tượng đài Bác Hồ được khánh thành năm 2004 nằm trong khuôn

viên rộng 500m2 của Học Viện Hành Chính - Chính trị Quốc Gia Hồ Chí

Minh. Tác phẩm gồm hai phần tượng và bệ tượng với tổng chiều cao

khoảng 3m. Tác phẩm thể hiện hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư thế

ngồi, trên tay phải cầm cuốn sách, tay trái đặt lên đùi. Khuôn mặt của Bác

hướng về phía trước, ánh mắt nhìn về khoảng không phía xa. Trên tác

phẩm, có đường nét được tác giả nhấn mạnh sự thay đổi, tạo nên cảm giác

Page 37: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

37

khỏe khoắn nhưng cũng có những điểm buông để tạo nên sự đối lập về

khối. Các chi tiết trên quần áo như yếu tố trang trí, các nếp gấp của vải

được lược bỏ. Biểu cảm trên khuôn mặt được khai thác triệt để, đặc biệt ở

đôi mắt với ánh nhìn đăm chiêu, có phần nghiêm nghị mà vẫn toát lên vẻ

hiền từ. Đôi mắt Bác đặc biệt được chú trọng đặc tả, từ hướng nhìn của

mắt, sự thay đổi hướng của hai đường lông mày để từ đó khắc họa vẻ đẹp

nội tâm của nhân vật. Bề mặt khối được xử lý mịn, mang lại cảm giác nhẹ

nhàng cho người xem. Khuôn mặt, đôi tay và bàn chân nhân vật tuy sử

dụng các mảng lớn thế nhưng cạnh khối có phần tròn, tạo cảm giác mềm

mại của da thịt. Ngược lại, khi miêu tả trang phục, tạo hình của khối có

phần khỏe khoắn, dứt khoát hơn. Đặc biệt, hướng đầu, hướng tay, hướng

chân của nhân vật được tác giả khéo léo lựa chọn, tạo nên sự nhịp nhàng

trong bố cục hình khối của tác phẩm.

2.2.2. Chất cảm trong điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt Nam giai

đoạn 2000 – 2015

Nghệ thuật là một hình thức để thể hiện cảm xúc và suy nghĩ. Người

nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật của mình truyền đạt tới người xem

một thông điệp, có thể là niềm vui hay nỗi buồn. Cảm xúc có thể nói là yếu

tố quyết định sự thành công của một tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy, khi nói

đến nghệ thuật điêu khắc, ta không thể không nói đến chất cảm. Theo Từ

điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông, “chất cảm” được định nghĩa như sau:

“Cảm xúc được tạo nên thông qua các phương tiện tạo hình hay ngôn ngữ

nghệ thuật hoặc cấu tạo vật chất của một bức tranh, tượng… Chất cảm của

phương tiện tạo hình đã tác động trực tiếp lên thị giác… Người ta nhận biết

một vật thể không chỉ ở kích thước, tỉ lệ, màu sắc mà còn ở cảm nhận cấu

tạo vật chất của nó nữa. Từ cấu tạo vật chất ấy mà nghệ thuật cần truyền

đạt được đến người xem cái cảm xúc về chất hay còn gọi là chất cảm. Chất

cảm trong nghệ thuật điêu khắc được tạo nên từ hình khối và đặc biệt là từ

Page 38: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

38

cách xử lý và kết hợp chất liệu. Mỗi chất liệu sẽ mang lại cho người xem

những cảm nhận khác nhau qua thị giác và xúc giác.

Trong nghệ thuật điêu khắc, chất liệu là nguyên liệu chính để người

nghệ sĩ tạo nên màu sắc cho tác phẩm của mình. Đối với nghệ thuật điêu

khắc, việc lựa chọn chất liệu càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết

định độ bền vững của tác phẩm. Chất liệu đá với những đặc điểm và tính

chất đặc trưng nhưng được xử lý theo các phương pháp khác nhau sẽ mang

lại chất cảm cho tác phẩm, khơi gợi cảm xúc nơi người xem.

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (H1.3) là một trong số

những công trình điêu khắc ngoài trời ở Hà Nội sử dụng chất liệu đá. Tuy

nhiên, tác phẩm điêu khắc này chưa thực sự thành công trong việc sử dụng

chất liệu đá trong quá trình tạo hình. Bản thân chất liệu đá mang lại cho

người xem cảm giác về sự vững chãi, chắc chắn, tạo nên cảm nhận rõ ràng

về trọng lượng và khối tích của tác phẩm. Thế nhưng, việc sử dụng nhiều

hình khối lớn, các đường nét thăng đã khiến cho tác phẩm trở nên thô cứng,

khiến cho ưu thế của chất liệu đá trở thành nhược điểm trong quá trình tạo

hình. Do xử lý tạo hình và bề mặt khối chưa tốt nên tác phẩm chưa thể hiện

được sự khác biệt giữa các chất liệu, từ da thịt cho đến quần áo, từ vải thô

trên chiếc áo của người lính cho đến lớp vải mềm mại trên tà áo dài. Có thể

thấy, với tạo hình của tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, chất liệu

đá không phải là một chất liệu phù hợp để diễn tả nội dung và tinh thần của

tác phẩm.

Tượng đài Bác Hồ ở Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh là

một trong những công trình điêu khắc ngoài trời tại thành phố Hà Nội khá

thành công trong việc sử dụng chất liệu đá. Màu trắng của tác phẩm không

chỉ làm rõ đường nét và hình khối nhân vật mà còn khiến cho tác phẩm trở

nên nổi bật trên nền tường màu hồng đỏ của những dãy nhà phía sau, tạo ấn

tượng thị giác mạnh cho người xem. Trang phục của nhân vật được thể

Page 39: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

39

hiện đơn giản với các khối lớn nhưng không góc cạnh để tạo nên sự mềm

mại của vải. Chi tiết trang trí và các nếp vải trên quần áo cũng được lược

bỏ, tạo nên cảm giác bình dị, gần gũi. Đá là một chất liệu mang lại cảm

giác nặng nề nhưng cách xử lý tạo hình khiến cho nhân vật tuy được đặt

trong thế ngồi nhưng không bị gò bó mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát. Có thể

thấy, với chất liệu đá, tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa gần gũi, quen thuộc với nhân dân nhưng cũng

đồng thời là một chính trị gia đang lo nghĩ việc nước. Tượng đài Bác Hồ

không chỉ hài hòa về mặt thẩm mỹ với không gian xung quanh mà còn phù

hợp về mặt nội dung bởi Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh là

trung tâm nghiên cứu khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là nơi

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ

khoa học chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Trong nghệ thuật điêu khắc, chất liệu là nguyên liệu chính để người

nghệ sĩ tạo nên màu sắc cho tác phẩm của mình. Đối với nghệ thuật điêu

khắc, việc lựa chọn chất liệu càng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết

định độ bền vững của tác phẩm. Mỗi chất liệu với những đặc điểm và tính

chất khác nhau được xử lý theo các phương pháp khác nhau sẽ mang lại

chất cảm cho tác phẩm, khơi gợi cảm xúc nơi người xem. Tùy vào nội

dung, cách thể hiện, vai trò và vị trí của tác phẩm mà người nghệ sĩ sẽ lựa

chọn một chất liệu phù hợp để truyền tải ý nghĩa của tác phẩm đến với mọi

người. Ta thường bắt gặp ở điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời ở Việt

Nam giai đoạn 2000 đến 2015 những chất liệu quen thuộc và phổ biến như

chất liệu sắt với màu bạc xám, chất liệu đồng với sắc vàng sậm đặc trưng,

chất liệu bê tông với màu xám nhạt…

Luận văn này đi sâu nghiên cứu chất liệu đá trong các tác phẩm điêu

khắc tượng đài ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015. Chất liệu đá là chất liệu

được sử dụng nhiều nhất trong các công trình điêu khắc tượng đài ở ngoài

Page 40: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

40

trời. Đá là chất liệu với chi phí không quá cao, phù hợp cho việc xử lý các

hình khối lớn. Các công trình điêu khắc tượng đài ở ngoài trời chủ yếu tôn

vinh và tưởng niệm những vị anh hùng dân tộc. Do đó, đá là chất liệu phù

hợp để diễn tả sự oai nghiêm, hùng dũng cho tác phẩm. Bề mặt đá thô ráp,

giúp cho ánh sáng khi chiếu trên bề mặt không bị trượt đi, tăng sự tương

phản đậm nhạt, tạo nên những đường nét cứng cáp, rắn rỏi. Trong khi đó,

nếu bề mặt đá được mài nhẵn sẽ tạo cảm giác mềm mại. Đồng thời, với

những phương pháp tạo hình phù hợp, đá cũng có thể tạo nên những hình

khối mềm mại với những chi tiết trang trí cầu kỳ. Ta có thể thấy, chất liệu

đá trong các tác phẩm như tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,

tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, tượng đài Phụ nữ Ba Đảm

Đang, tượng đài Bác Hồ…

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh là một trong số những

công trình điêu khắc tượng đài đặt ngoài trời ở Việt Nam sử dụng chất liệu

đá. Tuy nhiên, tác phẩm điêu khắc này chưa thực sự thành công trong việc

sử dụng chất liệu đá trong quá trình tạo hình. Bản thân chất liệu đá mang

lại cho người xem cảm giác về sự vững chãi, chắc chắn, tạo nên cảm nhận

rõ ràng về trọng lượng và khối tích của tác phẩm. Thế nhưng, việc sử dụng

nhiều hình khối lớn, các đường nét thăng đã khiến cho tác phẩm trở nên thô

cứng, khiến cho ưu thế của chất liệu đá trở thành nhược điểm trong quá

trình tạo hình. Do xử lý tạo hình và bề mặt khối chưa tốt nên tác phẩm chưa

thể hiện được sự khác biệt giữa các chất liệu, từ da thịt cho đến quần áo, từ

vải thô trên chiếc áo của người lính cho đến lớp vải mềm mại trên tà áo dài.

Có thể thấy, với tạo hình của tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh,

chất liệu đá không phải là một chất liệu phù hợp để diễn tả nội dung và tinh

thần của tác phẩm.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Phụ nữ ba đảm đang” (H1.12) của tác giả

Nguyễn Hồng Phong và Lưu Danh Thanh khánh thành năm 2009 tại Đan

Page 41: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

41

Phương, Hà Nội là cụm công trình điêu khắc tượng đài và phù điêu. Tượng

đài thể hiện hình ảnh người phụ nữ khoác súng trên vai, tay phải cầm lưỡi

cày, tay trái bế một đứa trẻ con đang dơ hai tay lên cao, với tư thế đứng

hiên ngang, bất khuất. Tác phẩm là sự thành công của chất liệu đá đã thể

hiện được nét mềm mại, uyển chuyển trong thân hình của người phụ nữ và

đứa bé. Bên cạnh đó,chất liệu đá đã thể hiện sự vững chãi, chắc chắn cho

người xem cảm nhận rõ ràng về trọng lượng cũng như hình khối trong tác

phẩm. Không những vậy, tác phẩm là sự thể hiện thành công qua chất liệu

đám các chi tiết đường nét uyển chuyển, những tà áo cong lên, chi tiết

chiếc khắn quấn trên chiếc cày và hình ảnh đứa bé dơ tay lên cao làm cho

tác phẩm trở nên sống động hơn. Qua đó phần nào nói lên thêm về sức chịu

đựng gian khổ và hậu phương vững chãi cho tiền tuyến.Không chỉ chiến

đấu kiên cường tại quê nhà mà còn vẫn làm tròn chức năng, vai trò của một

người vợ người mẹ, người con dâu, không chỉ vậy còn là người tạo ra

lương thực chuyển vào chiến trường cho các chiến sĩ yên tâm chiến đấu.

Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên mặt trân giải phóng không thể thiếu

đi hình ảnh và công lao to lớn của những người nữ chiến sĩ quả cảm như

vậy. Tác phẩm đã thể hiện thành công cái tinh thần của người phụ nữ nơi

hậu phương, hiên ngang, kiên cường.

Tượng đài Bác Hồ ở Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh là

một trong những công trình điêu khắc ngoài trời tại thành phố Hà Nội khá

thành công trong việc sử dụng chất liệu đá. Trang phục của nhân vật được

thể hiện đơn giản với các khối lớn nhưng không góc cạnh để tạo nên sự

mềm mại của vải. Chi tiết trang trí và các nếp vải trên quần áo cũng được

lược bỏ, tạo nên cảm giác bình dị, gần gũi. Đá là một chất liệu mang lại

cảm giác nặng nề nhưng cách xử lý tạo hình khiến cho nhân vật tuy được

đặt trong thế ngồi nhưng không bị gò bó mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát. Có

thể thấy, với chất liệu đá, tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình

Page 42: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

42

ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa gần gũi, quen thuộc với nhân dân nhưng

cũng đồng thời là một chính trị gia đang lo nghĩ việc nước. Tượng đài Bác

Hồ không chỉ hài hòa về mặt thẩm mỹ với không gian xung quanh mà còn

phù hợp về mặt nội dung bởi Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh là

trung tâm nghiên cứu khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là nơi

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ

khoa học chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Tiểu kết chương 2

Nội dung chương 2 nghiên cứu hai vấn đề lớn là Nội dung và hình

thức trong các tác phẩm điêu khắc tượng đài ở Việt Nam giai đoạn 2000 –

2015. Trong đó, phần hình thức đã làm rõ các vấn đề về hình khối trong

điêu khắc tượng đài và chất liệu trong điêu khắc tượng đài giai đoạn 2000 -

2015. Qua đó cho thấy một tác phẩm điêu khắc tượng đài được đặt ở ngoài

trời muốn tạo hiệu quả tốt cần xử lý được ba yếu tố trên để hòa hợp với

không gian sống, không gian công cộng, không gian đô thị,… xung quanh

và biểu đạt nội dung rõ ràng đến người thưởng thức tác phẩm. Điêu khắc

tượng đài đặt ở ngoài trời rất khác so với điêu khắc trong nhà bởi nó phải

xử lý khoảng không gian lớn hơn nhiều. Một tác phẩm khi đặt ở một vị trí

nhất định không thể quá to, bởi nó sẽ lấn át các công trình xung quanh, tạo

nên cảm giác chật chội, cũng không thể quá nhỏ mà lọt thỏm, khó mà

thưởng thức. Không chỉ thể hiện sự hòa hợp với không gian cảnh quan, tác

phẩm điêu khắc tượng đài ngoài trời cũng phải thể hiện được không gian

qua chính hình khối và đường nét. Do đó, một công trình điêu khắc tượng

đài ngoài trời đẹp phải có sự lựa chọn chất liệu phù hợp với tạo hình, bố

cục chắc chắn, hợp lý, phải có chiều sâu không gian trong tác phẩm và phải

có sự liên kết chặt chẽ với không gian cảnh quan.

Page 43: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

43

Chương 3

THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ

CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI CHẤT LIỆU ĐÁ

Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

3.1. Thành công của nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2015

Giai đoạn 1975 đến 2015 cho thấy sự phát triển không ngừng của

nghệ thuật điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời trên khắp cả nước phản ánh

những thành công về mặt nghệ thuật và xã hội của loại hình nghệ thuật này.

Về mặt nghệ thuật, các công trình điêu khắc tượng đài ở Việt Nam

giai đoạn 2000 - 2015 đã có sự thay đổi phong phú. Mỗi tác phẩm cho

người xem thấy lối diễn tả, hình thức nghệ thuật và cách biểu hiện khác

nhau. Cùng là lối tả thực nhưng tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu

Trác của tác giả Trịnh Thế Hội ở Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh lại mang đậm

nét Á Đông. Nhân vật được thể hiện bằng các khối tròn được cách điệu

cùng các chi tiết trang trí truyền thống trên trang phục. Trong khi đó, tượng

đài Bác Hồ ở Học Viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh lại cho người

xem thấy cách xử lý khối có phần dứt khoát hơn. Các khối tròn được giản

lược thành các mảng, các diện lớn nhưng vẫn giữ được sự mềm mại trên

tổng thể tác phẩm.

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài giai đoạn 2000 - 2015 với những

công trình điêu khắc có kích thước lớn, bên cạnh đó vẫn có một số công

trình có kích thước nhỏ và vừa phải nhưng vẫn tạo nên tính hoành tráng

qua ngôn ngữ điêu khắc. Chăng hạn như tác phẩm tượng đài Bác Hồ ở Học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tượng đài Tổng Bí thư Trần Phú ở

vườn hoa Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh. Hai tác phẩm cho thấy sự hoành tráng

trong chủ đề tác phẩm. Hai tác phẩm đểu thể hiện hình ảnh, phong thái

khoan thai và ung dung của hai nhà chính trị, một là vị lãnh tụ vĩ đại của

Page 44: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

44

dân tộc, một là Tổng Bí thư của nước Việt Nam. Tượng đài Lê Lợi với

dáng đứng hiên ngang cung tinh thần chiến đấu anh dũng của vị anh hùng

áo vải đã làm nên sự bề thế của tác phẩm. Tác phẩm tượng đài Đại đội nữ

pháo binh Ngư Thủy với công trình có kích thước không lớn nhưng cách

giải quyết không gian hợp lý cùng với việc sử dụng hình ảnh mang tính

biểu tượng cao đã mang lại sự thiêng liêng, tôn nghiêm cho người xem.

Như vậy, sự hoành tráng không chỉ thể hiện ở kích thước, quy mô của tác

phẩm mà còn thể hiện qua chính ngôn ngữ tạo hình và tinh thần của chủ đề

tác phẩm. Đây chính là một trong những thành công mà các công trình điêu

khắc tượng đài ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2015 đã đạt được.

Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc tượng đài ở Việt Nam giai đoạn

2000 đến 2015 đã góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ của cảnh quan đô

thị. Các tác phẩm điêu khắc tượng đài được đặt trong một khoảng không

gian rộng lớn với những yếu tố cảnh quan khác nhau cần được giải quyết.

Do đó, điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời và kiến trúc đô thị luôn luôn

song hành với nhau với những tác động qua lại lẫn nhau. Cảnh quan kiến

trúc làm nên phong nền để tô điểm cho nghệ thuật thì ngược lại một tác

phẩm điêu khắc tượng đài ngoài trời có thể góp phần làm cho không gian

xung quanh trở nên đẹp và sống động hơn. Một tác phẩm đẹp góp phần

giúp cho không gian xung quanh trở nên sống động hơn.

Mặt khác, chất liệu đá đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công

cho tác phẩm điêu khắc tượng đài. Đá với đặc trưng là tính bền vững, khả

năng chịu mưa, chịu gió. Hơn thế nữa, chất liệu này cũng cho phép người

nghệ sĩ diễn tả chi tiết các hoạt động và chi tiết quấn áo khiến cho tác phẩm

trở nên sống động và gần gũi hơn. Bề mặt tác phẩm cũng sần sùi cũng là

một điểm cộng của chất liệu này bởi đặc tính đó nên ánh sáng khi chiếu vào

sẽ được lọt vào từng khe, khi đó không gian trong tác phẩm được hiện ra

trước mắt người xem một cách chọn vẹn nhất. Điều đó chính là một phần

Page 45: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

45

tạo chiều sâu cho tác phẩm. Không nhữn vậy, chất liệu đá cũng là môt chất

liệu thể hiện rõ nhất tinh thần và ý chí của tác phẩm thông qua màu sắc và

việc tạo hình trên chất liệu đó.

Về phương diện xã hội, giai đoạn 2000 đến 2015 đánh dấu sự gia

tăng và phát triển về số lượng của các công trình điêu khắc tượng đài ở

Việt Nam. Sự thay đổi này xuất phát từ nhu cầu tinh thần của người dân và

quá trình xây dựng đất nước. Việc xây dựng lại đướng phố, nhà cửa và sự

phục hồi các công trình kiến trúc công cộng, các thành phố, các địa điểm

ghi dấu ấn lịch sử của dân tộc rất cần những điểm nhấn để trang trí, làm

đẹp cho các công trình địa điểm này mà đồng thời còn thể hiện sự tưởng

nhớ của nhân dân đối với những cong người đã có công dựng nước và giữ

nước.

Bên cạnh việc làm đẹp cho kiến trúc đô thị, các công trình kiến trúc

đô thị còn là một cách giáo dục các thể hệ sau hướng về cội nguồn như câu

“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Tưởng nhớ đến những người đã

ngã xuống cho hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.Các tác phẩm mang

hơi hướng tích cực cho xã hội cho thế hệ sau. Không những vậy, mỗi tác

phẩm là một cách giáo dục thẩm mĩ và nghệ thuật cho người xem. Từ đó,

mọi người có thể tiếp cận nghệ thuật ngay từ trong đời sống hàng này. Tác

phẩm điêu khắc tượng đài thường được đặt ở những nơi công cộng nhiều

người qua lại đó chính là một cách tuyên truyển giáo dục không chỉ về mặt

lịch sử văn hóa mà còn về mặt nghệ thuật cho người dân.

3.2. Hạn chế của nghệ thuật điêu khắc tượng đài chất liệu đá ở Việt

Nam giai đoạn 2000 – 2015

Bên cạnh những thành công đã đạt được, điêu khắc tượng đài vẫn

còn một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, đó là sự chưa hài hòa giữa không

gian với một số tác phẩm điêu khắc ngoài trời. Có những tác phẩm có kích

thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với không gian xung quanh. Một phần

Page 46: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

46

nguyên nhân là do khi thực hiện tác phẩm, tác giả đã không chú ý đến

không gian xung quanh. Mặt khác, đối với các tác phẩm điêu khắc ngoài

trời đã có từ trước, trong quá trình quy hoạch đô thị, chính quyền thành phố

đã không tính toán kỹ vấn đề thẩm mỹ của tác phẩm mà vô tình xây thêm

các khu nhà làm ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm.

Thành công cũng được tạo nên bởi chất liệu nhưng chính chất liệu đá

cũng đem đến nhiều hạn chế cho việc hình thành tác phẩm. Do tính chất

nặng và cứng, dễ gãy nên hầu hết chúng ta thấy các tác phẩm điêu khắc

thường được đặt trong bố cục hình vuông, hình chữ nhật đứng hay hình chữ

nhật nằm ngang. Điều đó đã tạo nên sự nhàm chán trong lối thể hiện tác

phẩm. Hay một tác phẩm muốn đưa phần nào đó đua ra ngoài không gian

nhằm phá cách cho lối bố cục hình học đó nhưng không thể hiện được do

phần đó sẽ dễ dàng bị gãy rời khỏi cấu trúc tác phẩm. Đó chính mặt hạn

chế của chất liệu.

Điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời có mối liên hệ chặt chẽ với

không gian kiến trúc và không gian xung quanh. Nội dung và hình thức của

tác phẩm điêu khắc ngoài trời phải phù hợp với địa điểm đặt để thì giữa tác

phẩm và môi trường mới có sự liên kết. Tuy nhiên, một số tác phẩm điêu

khắc ngoài trời do vị trí đặt không phù hợp đã làm giảm giá trị của không

gian và chính tác phẩm đó. Tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh được

đặt ở cạnh đền Bà Kiệu là một ví dụ cho việc tác phẩm điêu khắc ngoài trời

không hòa hợp với không gian kiến trúc. Không chỉ có sự không hài hòa về

phong cách, kích thước của tượng đài, màu trắng của bê tông còn làm mất

đi nét cổ kính và vẻ đẹp vốn có của ngôi đền.

Điêu khắc tượng đài ngoài trời là loại hình nghệ thuật có thể dễ dàng

tiếp cận với người xem. Bên cạnh các tác phẩm nằm ở những địa điểm

công cộng như vườn hoa, công viên, đường phố… số lượng tác phẩm nằm

trong các không gian bán mở (không gian công cộng có cổng và hàng rào

Page 47: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

47

cứng bao quanh) và không gian đóng (khuôn viên cơ quan hoặc các khu

vực chuyên ngành) còn nhiều. Đây là một nhược điểm cần khắc phục. Điêu

khắc tượng đài đặt ở ngoài trời không chỉ có vai trò tô điểm không gian

kiến trúc mà đồng thời nó là một phần trong đời sống văn hóa tinh thần của

người dân, giúp người dân nâng cao nhận thức về văn hóa, lịch sử và nghệ

thuật. Điêu khắc tượng đài ở ngoài trời nên được đặt ở những vị trí để mọi

người cùng thưởng thức, có như vậy, người dân mới có ý thức giữ gìn

những tác phẩm nghệ thuật này.

Tượng được đặt ở không gian bên ngoài, ánh sáng đóng một vai trò

quan trọng để thể hiện rõ tác phẩm điêu khắc ngoài trời. Tuy nhiên, khi

chọn vị trí đặt tượng, yếu tố này dường như đã bị bỏ sót. Một số tác phẩm

tuy đẹp nhưng vì đặt ở nơi thiếu ánh sáng nên người dân không thể thưởng

thức trọn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm. Thậm chí, một số vị trí còn khuất sáng

đến mức người xem khó có thể biết được sự hiện diện của nó. Chăng hạn

như ở trường Đại học Quốc Gia Hà Nội có hai bức tượng chân dung đặt ở

vườn hoa trước cổng. Thế nhưng học sinh, sinh viên đi qua chủ yếu chỉ

thấy tượng Giáo sư Lê Văn Thiêm mà không thấy được tượng Giáo sư

Đặng Thai Mai do bức tượng giờ đây đã bị tán cây rủ xuống che mất.

Vào thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền Pháp đã cho dựng nên các tác

phẩm điêu khắc tượng đài ở ngoài trời với kích cỡ nhỏ tại nhiều nơi trong

thành phố Hà Nội. Hầu hết các tượng này đã bị người dân phá bỏ trong

chiến tranh. Tuy các tác phẩm điêu khắc ngoài trời do chính quyền Pháp

dựng nên không còn nhưng chúng đều có một đặc điểm là, ở thời điểm mà

tác phẩm được dựng lên, vị trí đặt tượng với kích thước tượng đều có sự hài

hòa và ăn nhập. Hầu hết, các vị trí đó đến nay vẫn được sử dụng để đặt

những tác phẩm mới. Điều đó cho thấy, các kiến trúc sư và điêu khắc người

Pháp khi thực hiện tác phẩm điêu khắc ngoài trời đã tính toán kỹ lưỡng và

chú trọng vào yếu tố quy hoạch đô thị, nhờ đó khiến cho tác phẩm trở nên

Page 48: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

48

hoàn thiện hơn. Đây là một trong những điều mà các nhà điêu khắc và kiến

trúc sư Việt Nam ngày nay cần lưu ý bởi có một số các tác phẩm điêu khắc

ngoài trời ở Hà Nội do có vị trí đặt không phù hợp mà khiến cho chất lượng

tác phẩm bị giảm sút.

Một trong những điểm cần lưu ý trong quá trình quy hoạch và xây

dựng các tác phẩm điêu khắc tượng đài ở ngoài trời là sự phân bố số lượng

tác phẩm. Các tác phẩm ngoài trời vốn có do đó tập trung chủ yếu ở các

thành phố. Mật độ điêu khắc tượng đài đặt ngoài trời ở các huyện xa trung

tâm không nhiều. Ðây là những địa điểm cần tăng cường các tác phẩm điêu

khắc ngoài trời, không chỉ bởi không gian rộng lớn, thuận tiện cho việc tìm

vị trí đặt tác phẩm phù hợp mà còn bởi đây cũng là nơi có những tuyến

đường để vào trong thành phố. Các tác phẩm điêu khắc tượng đài đặt ngoài

trời đặt trong một không gian đô thị có khả năng tác động lớn đến thị giác

của người dân để từ đó truyền đạt được thông điệp của tác phẩm. Nếu như

các hạn chế nói trên được giải quyết, các tác phẩm điêu khắc tượng đài đặt

ngoài trời sẽ không chỉ giúp không gian kiến trúc trở nên sống động mà còn

tạo nên điểm nhấn thể hiện không gian văn hóa của Việt Nam.

Một tác phẩm đẹp, đầy ý nghĩa nhưng không có không gian thưởng

thức thì người xem cũng không thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy mà còn làm

giảm giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nếu như ở một số quốc gia có nền

nghệ thuật điêu khắc ngoài trời phát triển, vị trí đặt để điêu khắc ngoài trời

được đặt ở những vị trí đắc địa, thì ở Hà Nội các vị trí đẹp như cửa ô của

Thăng Long xưa, quảng trường, các ngã ba, tư,…lại chưa có các tượng đài

hay phù điêu tạo vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực và nâng cao vốn hiểu biết

về văn hóa, lịch sử của dân tộc…

Tiểu kết chương 3

Chương 3 xác định vai trò, thành công và hạn chế của điêu khắc

tượng đài bằng chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015.

Page 49: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

49

Điêu khắc tượng đài đặt ở ngoài trời ở Việt Nam là một trong những

loại hình nghệ thuật cần được chú trọng hơn trong giai đoạn hiện nay bởi

nó mang giá trị nghệ thuật cao. Bản thân một tác phẩm đã mang lại cái đẹp

nhưng tác phẩm đó còn tô điểm thêm cho không gian xung quanh.

Bên cạnh những thành công thì điêu khắc tượng đài bằng chất liệu đá

ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2015 cũng còn những hạn chế cần được lưu

ý. Các tác phẩm cũ đã có một vị trí nhất định trong tâm trí của công chúng

rồi thì lại chưa ăn nhập với không gian trong sự phát triển của đô thị hay

xuống cấp dần theo thời gian. Các sáng tác này hầu hết chưa tìm được một

vị trí không gian, cảnh quan phù hợp.

Page 50: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

50

KẾT LUẬN

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài là các công trình văn hóa nghệ thuật,

các công trình điêu khắc ngoài trời. Đó là sự sáng tạo ra những tác phẩm có

hình khối ba chiều hoặc hai chiều bằng cách gọt, đục, đẽo, chạm… mang

giá trị về tư tưởng, thẩm mĩ. Thông qua các tác phẩm thẩm mĩ đó tạo ra sự

rung động, cảm xúc và tư tưởng cho người thưởng thức. Nghệ thuật này tạo

ra các tác phẩm mang tính lịch sử, mang tính biểu trưng cho một giai đoạn

lịch sử của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn mang tinh thần thời đại, hình thái

của một xã hội đương thời. Không những vậy, nghệ thuật điêu khắc tượng

đài tạo ra những tác phẩm mang tính chất trang trí và là không gian cảnh

quan của kiến trúc đô thị.

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài là một hoạt động nghệ thuật liên

quan đến các công trình văn hóa nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo của con

người nhằm tôn vinh các vị lãnh tụ, anh hùng, những người có

công,…Thông qua các hình tượng đó thể hiện những suy nghĩ, tư tưởng và

thái độ xã hội. Bên cạnh đó, nghệ thuật điêu khắc tượng đài còn tô điểm

thêm cho các công trình kiến trúc, không gian kiến trúc quanh nó và tạo

nên một môi trường văn hóa nghệ thuật cho quần chúng nhân dân. Không

những vậy, các tượng đài thường được đặt ở những nơi đông đảo quần

chúng nhân dân sinh hoạt như một cách giáo dục gián tiếp về truyền thống

dân tộc uống nước nhớ nguồn.

Bên cạnh vị trí đặt các tượng đài thì chất liệu tạo nên tác phẩm cũng

vô cùng quan trọng. Đá là chất liệu bền vững tạo sự vững chãi, trang

nghiêm nên các tác phẩm tượng đài của ta luôn có phong thái uy nghi,

trang nghiêm và linh thiêng. Với những đặc tính của đá, dù được chế tác

bằng loại đá nào thì các tác phẩm tượng đài của nước ta nói lên phần nào

lịch sử nhân loại, giai đoạn hào hùng, bi tráng của dân tộc thông qua các

phương pháp tạo hình phù hợp.

Page 51: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

51

Một tác phẩm điêu khắc tượng đài được đặt ở ngoài trời muốn tạo

hiệu quả tốt cần xử lý được ba yếu tố trên để hòa hợp với không gian sống,

không gian công cộng, không gian đô thị,… xung quanh và biểu đạt nội

dung rõ ràng đến người thưởng thức tác phẩm. Điêu khắc tượng đài đặt ở

ngoài trời rất khác so với điêu khắc trong nhà bởi nó phải xử lý khoảng

không gian lớn hơn nhiều. Một tác phẩm khi đặt ở một vị trí nhất định

không thể quá to, bởi nó sẽ lấn át các công trình xung quanh, tạo nên cảm

giác chật chội, cũng không thể quá nhỏ mà lọt thỏm, khó mà thưởng thức.

Không chỉ thể hiện sự hòa hợp với không gian cảnh quan, tác phẩm điêu

khắc tượng đài ngoài trời cũng phải thể hiện được không gian qua chính

hình khối và đường nét. Do đó, một công trình điêu khắc tượng đài ngoài

trời đẹp phải có sự lựa chọn chất liệu phù hợp với tạo hình, bố cục chắc

chắn, hợp lý, phải có chiều sâu không gian trong tác phẩm và phải có sự

liên kết chặt chẽ với không gian cảnh quan.

Tóm lại, điêu khắc tượng đài bằng chất liệu đá ở Việt Nam giai đoạn

2000 đến 2015, bên cạnh những thành công, cũng có những hạn chế cần

được lưu ý. Chính từ thực trạng nêu trên, ta cần rút ra bài học về sáng tác

nghệ thuật điêu khắc ngoài trời, khắc phục thiếu sót, tiếp thu cái mới, để

vừa có thể khai thác giá trị nghệ thuật của điêu khắc ngoài trời, vừa góp

phần tạo nên vẻ đẹp, lưu lại dấu ấn cho thành phố thủ đô.

Page 52: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bộ Văn hóa – Thông tin, Vụ Mỹ thuật (2003), Quy chế quản lý cây

dựng tượng đài, tranh hoành tráng, Nxb Văn hóa – Thông tin.

2. Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm (2010), Tượng đài và tranh

hoành tráng Việt Nam.

3. Ngô Huy Giao (2004), “Kiến trúc, điêu khắc và tượng đài Hà Nội”,

kỷ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại,

Nxb Mỹ thuật.

4. Trang Thanh Hiền (2006), “Tượng đài Hà Nội – Cái nhìn lại”, Kỷ

yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, Nxb

Mỹ thuật

5. Hội Khoa học – Xã hội – Nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.

Văn hóa – Thông tin.

6. Nguyễn Thái Lai (2000), “Điêu khắc hiện đại Việt Nam”, Kỷ yếu hội

thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật.

7. Bùi Thị Thanh Mai (2015), Dấu mốc hiện đại trong mỹ thuật Việt

Nam, tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật – Trường ĐHMT Việt Nam, số

02(06), tr 30-40.

8. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật

phổ thông, Nxb Giáo Dục.

9. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2012), Từ điển Mĩ thuật phổ thông,

Nxb. Mĩ thuật

10. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách

Khoa.

11. Nguyễn Quân (1981), “Đặc trưng thẩm mỹ và chức năng xã hội của

nghệ thuật hoành tráng”, Nghệ thuật hoành tráng, Nxb Văn Hóa.

12. Trung tâm Từ điển học (1997), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

Page 53: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

53

13. Phan Cẩm Thượng (1997), Điêu khắc cổ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật

14. Nguyễn Xuân Tiên (2007), Quá trình phát triển điêu khắc hoành

tráng Việt Nam thế kỷ 20, luận án tiến sĩ nghệ thuật chuyên ngành Lý

luận và lịch sử Mỹ thuật, mã số 62 21 20 01, Viện Văn hóa – Thông

tin, Hà Nội.

15. Nguyễn Xuân Tiên (2009), Điêu khắc hoành tráng Việt nam thế kỷ

10 thành tứu và vấn đề, Nxb Mỹ thuật.

16. Nguyễn Xuân Thọ (2016), Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống

thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858 – 1897), Nxb Hồng Đức.

17. Nguyễn Lương Ngọc Thụy (2015), Hình tượng Bác Hồ trong điêu

khắc tượng đài Việt Nam , luận văn thạch sỹ mỹ thuật chuyên ngành

Hội họa, trường ĐHMTVN, Hà Nội.

18. Nguyễn Trân (1981), “Từ một số tượng dài nổi tiếng ở Liên Xô đến

nghệ thuật hoành tráng Việt Nam sau chiến tranh”, Nghệ thuật

hoành tráng, Nxb Văn hóa.

19. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật (2006), Kỷ yếu

hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện đại, Nxb Mỹ

thuật.

20. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội – Viện Mỹ thuật (2002), Kỷ yếu

hội thảo khoa học Thẩm mỹ môi trường, Nxb Mỹ thuật.

21. Viện ngôn ngữ học (2016), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Trung tâm từ

điển học.

Tài liệu tiếng Anh:

22. Oxford:Learner’s pocket dictionary. Fourth edition. Oxford

University Press

Page 54: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MĨ THUẬT VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC THỌ

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI

CHẤT LIỆU ĐÁ Ở VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT

Chuyên ngành : Mĩ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số : 60210102

Khóa : 18 (2015 – 2017)

PHẦN PHỤ LỤC ẢNH

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGÔ TUẤN PHONG

Hà Nội 2017

Page 55: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

55

PHỤ LỤC ẢNH

Phụ lục 1 : Nội dung phản ánh tinh thần chiến tranh cách mạng (21 trang).

Phụ lục 2 : Nội dung ngợi ca nhân vật lịch sử (lãnh tụ, danh nhân, anh

hùng liệt sĩ) (10 trang).

Page 56: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

56

Phụ lục 1 : Nội dung phản ánh tinh thần chiến tranh cách mạng

H1.1 : Tượng đài Bất khuất

Trần Thanh Phong – đá - 2007

Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 57: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

57

H1.2 : Tượng đài Vì an ninh Tổ quốc

Đoàn Đức Tâm- đá – 2005

Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 58: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

58

H1.3 : Tượng đài Quyết tử để tổ quốc quyết sinh

Vũ Đại Bình – Mai Văn Kế - đá – 2004

Vườn hoa hàng Đậu – Hà Nội

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 59: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

59

H1.4 : Tượng đài mẹ Suốt anh hùng

Phan Đình Tiến - đá – 2003

Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 60: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

60

H1.5 : Tượng đài chiến sĩ Giao Bưu – Thông tin liên

lạc

Xuân Tiên - đá – 2004

Dốc Miếu – Gia Môn – Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 61: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

61

H1.6 : Tượng đài chiến thắng Khe Sanh

Nguyễn Quyết Thắng - đá – 2008

Thị trấn Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 62: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

62

H1.7 : Tượng đài bất khuất những người tử tù 9 hầm

Lê Đình Quỳ - đá – 2001

Khu di tích lịch sử 9 hầm, thành phố Huế

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 63: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

63

H1.8 : Tượng đài 23 tháng 10

Tạ Quang Bạo – Mai Văn Kế - đá – 2000

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 64: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

64

H1.9 : Tượng đài tưởng niệm dân quân quận 5

Nguyễn Thành Thi - đá – 2002

Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 65: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

65

H1.10 : Nhóm tượng phù điêu và tượng đài bất khuất

Phạm Gia Hương, Đào Châu Hải, Lưu Danh Thanh - đá – 2004

Khu tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương – Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 66: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

66

H1.11 : Tượng đài Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy

Nguyễn Hồng Phong - đá – 2006

Ngư Thủy Trung, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 67: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

67

H1.12 : Tượng đài Phụ nữ ba đảm đang

Nguyễn Hồng Phong - Lưu Danh Thanh - đá – 2009

Đan Phượng, Hà Nội

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 68: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

68

H1.13 : Tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng

Lê Đình Quỳ- đá – 2005

Phường Hàm Rồng, tỉnh Thanh Hóa

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 69: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

69

H1.14 : Tượng đài Chiến thắng Đồng Xoài

Công ty Mĩ thuật Trung ương - đá – 2007

Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 70: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

70

H1.15 : Tượng đài Du kích Bắc Sơn

Nguyễn Mạnh Quân - đá – 2000

Bảo tàng Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 71: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

71

H1.16 : Tượng đài Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn

Đào Châu Hải - đá – 2002

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 72: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

72

H1.17 : Tượng đài Củ Chi đất thép thành đồng

Nguyễn Quốc Thắng - đá – 2005

Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 73: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

73

H1.18 : Tượng đài chiến thắng Long An trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc

Phan Gia Hương - đá – 2010

Phường 5, Tân An, tỉnh Long An

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 74: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

74

H1.20 : Tượng đài chiến thắng dốc Bà Đắc

Dương Đình Chiến - đá – 2003

Dốc Bà Đắc, tỉnh An Giang

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 75: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

75

H1.21 : Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan

Nguyễn Chi Lăng - đá – 2005

Cao Phong, Hòa Bình

Nguồn : 30 năm công ty Mĩ thuật Trung Ương – công trình và tác phẩm

Page 76: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

76

PHỤ LỤC ẢNH 2

H1.22 : Tượng đài Thanh niên xung phong

Nguyễn Chi Lăng - đá – 2000

Cò Nòi, Sơn La

Nguồn : 30 năm công ty Mĩ thuật Trung Ương – công trình và tác phẩm

Page 77: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

77

Phụ lục 2 : Nội dung ngợi ca nhân vật lịch sử

(lãnh tụ, danh nhân, anh hùng liệt sĩ)

H2.1 : Tượng đài Bác Hồ năm 1941 - 1946

Nguyễn Minh Đỉnh - đá – 2000

Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 78: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

78

H2.2 : Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

Nguyễn Phước Sanh - đá – 1997 - 2005

Đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 79: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

79

H2.3 : Tượng đài Bác Hồ với quê hương

Đỗ Như Cẩn - đá – 2003

Quảng trường thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 80: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

80

H2.4 : Tượng đài Thoại Ngọc Hầu

Lê Đình Bảo – Nguyễn Hồng Phong - đá – 2003

Kiên Lương, Kiên Giang

Nguồn : 30 năm công ty Mĩ thuật Trung Ương – công trình và tác phẩm

Page 81: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

81

H2.5 : Tượng đài Tổng bí thư Lê Duẩn

Nguyễn Trọng Cần - đá – 2007

Thị xã Đông Hà, Quảng Trị

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 82: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

82

H2.6 : Tượng đài Mạc Cửu

Nguyễn Hồng Phong - đá – 2008

Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 83: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

83

H2.7 : Tượng đài Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Trịnh Thế Hội - đá – 2007

Hương Sơn, Hà Tĩnh

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 84: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

84

H2.8 : Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Nguyễn Duy Độ, Nguyễn Hoàng Nhân - đá – 2004

Quảng Trường Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 85: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

85

H2.9 : Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang

Nguyễn Phú Cường - đá – 2005

Thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam

Page 86: MỞ ĐẦ - mythuatvietnam.edu.vnmythuatvietnam.edu.vn/LuanVanThacSi/NGUYENDUCTHO.pdf · 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam có

86

H2.10 : Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

Đinh Gia Thắng - đá – 2012

Tam Phú, Tam Kì, Quảng Nam

Nguồn : Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam