39
Chương 3 Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng chuong iii

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Chương 3

Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

Page 2: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Các chủ đề thảo luận Sở thích của người tiêu dùng Giới hạn ngân sách Sự lựa chọn của người tiêu dùng Sở thích được bộc lộ Hữu dụng biên và sự lựa chọn của người tiêu

dùng

Page 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Sở thích của người tiêu dùngCác rổ hàng:

Một rổ hàng trên thị trường là một tập hợp của một hay nhiều loại hàng hóa với số lượng cụ thể.

Một rổ hàng này có thể được ưa thích hơn rổ hàng khác do có sự kết hợp các loại hàng hóa khác nhau và số lượng khác nhau.

Page 4: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Ba giả thiết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng: Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể

định lượng và đo lường được. Các sản phẩm có thể được chia nhỏ Người tiêu dùng luôn luôn có sự lựa chọn hợp

lý.

Page 5: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Các khái niệm cơ bản: Hữu dụng (U-Utility): là sự thỏa mãn mà một người

cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịc vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan.

Tổng hữu dụng (TU-Total utility): là tổng mức thỏa mãn đạt được khi ta tiêu thụ một số lượng các loại sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.

Page 6: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng Các khái niệm cơ bản (tt):

Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phảm được sử dụng. Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt được cực đại, nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng thì tổng hữu dụng có thể không đổi hoặc có thể sụt giảm.

Page 7: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Các khái niệm cơ bản (tt): Hữu dụng biên (MU-Marginal utility): là sự thay đổi

trong tổng hữu dụng khi thay đổi một đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)

MUx = ΔTU/ΔQx= dTU/dQx

Trên đồ thị MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng.

Page 8: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Qui luật hữu dụng biên giảm dần: khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X trong khi số lượng cá sản phẩm khác giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần.

Mối quan hệ giữa MU và TU: Khi MU>0 thì TU tăng Khi MU<0 thì TU giảm Khi MU=0 thì TU đạt cực đại (TUmax)

Page 9: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Ví dụ: Biểu TU và MU của 1 người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm X

Qx TUx MUx

0

1

2

3

4

5

6

7

0

4

7

9

10

10

9

7

4

3

2

1

0

-1

-2

Page 10: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng Mục đích, cách thức tiêu dùng và điều kiện ràng

buộc: Mục đích: tối đa hóa thỏa mãn. Điều kiện ràng buộc: giới hạn về ngân sách (mức thu nhập

của người tiêu dùng và giá cả của các sản phẩm cần mua) Cách thức tiêu dùng như thế nào để đạt được thỏa mãn tối

đa, nằm trong giới hạn về ngân sách.

Page 11: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu

dụng Ví dụ 1:

Cá nhân A có thu nhập I=12USD/ngày, dùng để chi tiêu cho ăn (X) và uống (Y), Px = Py = 1USD/sp. Sở thích của A đối với 2 sp được thể hiện qua bảng bên. Hỏi người tiêu dùng này sẽ mua bao nhiêu X và Y?

X Y

Qx MUx Qy MUy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

40

36

32

28

24

20

16

12

8

4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

30

26

22

18

16

14

12

10

8

6

Page 12: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Ví dụ 2: Một người tiêu dùng có thu nhập I=15USD/ngày chi tiêu cho 2 sp X (m) và Y (kg) với Px=2USD/m và Py=1USD/kg. Sở thích của A đối với 2 sp được thể hiện qua bảng bên. Hỏi người tiêu dùng này sẽ mua bao nhiêu X và Y?

X Y

Qx MUx Qy MUy

1

2

3

4

5

6

7

8

50

44

38

32

26

20

12

4

1

2

3

4

5

6

7

8

30

28

26

24

22

20

16

10

Page 13: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu

dụng Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng:

MUx=

MUy=

MUz=

… (1)Px Py Pz

X*Px + Y*Py + Z*Pz +… = I (2)

Page 14: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường: Đường cầu cá nhân của một người tiêu dùng

đối với một sản phẩm X là tập hợp những số lượng hàng hóa X mà cá nhân người tiêu dùng mua ra khỏi thị trường với những mức giá tương ứng trong khi các yếu tố khác không đổi.

Page 15: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường:Đường cầu thị trường là đường tổng theo

chiều ngang của các đường cầu cá nhân, ở mỗi điểm giá nó cộng tất cả các số lượng cầu của các cá nhân.

Page 16: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường:

Ví dụ: Biểu cầu

P (USD)

A(Kg)

B(Kg)

C(Kg)

TT(Kg)

1

2

3

4

5

6

4

2

0

0

10

8

6

4

2

16

13

10

7

4

32

25

18

11

6

Page 17: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng

Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường:

Ví dụ: Đường cầu? (đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường)

Page 18: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng lý thuyết hữu dụng Đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường:

Ví dụ: Hàm cầu? (hàm cầu cá nhân và hàm cầu thị trường)

Page 19: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương

pháp hình học

Giả thiết về sở thích của người tiêu dùng: Sở thích là hoàn chỉnh, Người tiêu dùng luôn thích có nhiều hơn là có

ít hàng hóa, Sở thích có tính bắc cầu, Tỷ lệ thay thế biên giảm dần (khi giữ cho tính

thỏa dụng không đổi).

Page 20: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương

pháp hình học

Đường đẳng ích (U): là tập hợp tất cả các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa cùng mang lại một mức thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng.

Page 21: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Ví dụ: để đơn giản vấn

đề ta giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng trong 2 sản phẩm X và Y. Ta có các phối hợp tiêu dùng 2 sản phẩm này như sau để cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng là U = 1000 đvhd.

Phối hợp

X Y

A

B

C

D

E

1

2

4

7

10

13

8

4

2

1

Page 22: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học

Đường đẳng ích. Rổ hàng L được

ưa thích hơn N. Rổ hàng N được

ưa thích hơn M. Tổng quát:

U3 > U2 > U1

Y

X

U1

U2

U3

M

N

L

Page 23: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học

Các tính chất của đường đẳng ích: Đường đẳng ích dốc xuống từ trái sang phải. Đường đẳng ích không thể cắt nhau.

Nếu các đường đẳng ích dốc lên hay cắt nhau sẽ trái với giả thiết người tiêu dùng thích nhiều hơn ít

Các đường đẳng ích thường lồi về phía gốc O Nếu mặt lồi hướng ra ngoài sẽ trái với qui luật MRS

giảm dần

Page 24: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp

hình học Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng của một

hàng hóa mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để có thêm một đơn vị hàng khác mà lợi ích không thay đổi.

MRS được xác định bằng độ dốc của đường đẳng ích.

Dọc theo đường đẳng ích, tỷ lệ thay thế biên có qui luật giảm dần.

Page 25: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học16

13

10

8

6

4

1 2 3 4 5

MRS = 6

MRS = 4

MRS = 1

MRSXY = ΔY/ΔX

X

Y

Page 26: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Mối quan hệ giữa MRSXY với MUX và MUY

_ MUX / MUY = ΔY/ΔX = MRSXY

Page 27: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Đường ngân sách (I)/Đường giới hạn tiêu dùng là tập

hợp các phối hợp khác nhau giữa 2 hay nhiều hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho.

Giả định chỉ có 2 hàng hóa X và Y, người tiêu dùng sẽ sử dụng hết thu nhập của mình cho 2 hàng hóa đó.

Page 28: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Đường ngân sách (tt):

Gọi I là thu nhập. Gọi Px là giá của hàng hóa X. Gọi Py là giá của hàng hóa Y. X, Y là số lượng hàng hóa X và Y được mua.

Phương trình đường ngân sách:

Py

IX

Py

PxY *

Page 29: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Ví dụ: Một người tiêu dùng có thu nhập I = 30 USD/ngày.

Người này tiêu thụ 2 sản phẩm X và Y với giá Px = Py = 2,5 USD.

Có bao nhiêu cách tiêu dùng? Viết phương trình đường ngân sách?

Page 30: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Đường ngân sách:

Y = - X + 12 Độ dốc:

ΔY/ΔX = - Px/Py = - 1

A

B

C

E

Y

12

8

4

04 8 12 X

4

4

Page 31: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Đặc điểm của đường ngân sách:

Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về phía phải. Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa 2 sản phẩm, thể

hiện tỷ lệ phải đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường, muốn tăng mua 1 sản phẩm này thì phải giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập và giá các sản phẩm không đổi.

Page 32: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Sự dịch chuyển đường ngân sách do tác động của sự

thay đổi về thu nhập và giá cả. Sự thay đổi về thu nhập: một sự gia tăng (giảm sút) về thu

nhập làm cho đường ngân sách dịch chuyển ra phía ngoài (vào bên trong) và song song với đường ngân sách ban đầu.

Page 33: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Sự thay đổi về thu nhập

I1IoI2

X

Y

Page 34: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Sự thay đổi về giá cả: nếu giá của một loại hàng hóa

tăng (giảm), đường ngân sách dịch chuyển vào trong (ra ngoài) và xoay quanh điểm chặn của hàng hóa kia.

Page 35: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Sự thay đổi về giá cả:

IoI2 I1

Y

X

Page 36: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Cân bằng tiêu dùng của người tiêu dùng (tối đa hóa

hữu dụng)

A

Y

X

I

U2

Tại rổ hàng A đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích và

không thể đạt được mức thỏa mãn nào cao hơn do thu nhập hạn chế

Tại A: MRS = - Px/Py

U1

U3

B

C

Page 37: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Cân bằng tiêu dùng của người tiêu dùng (tối đa hóa

hữu dụng): rổ hàng đem lại thỏa dụng cao nhất cho người tiêu dùng (phối hợp tối ưu) phải thỏa mãn 2 điều kiện: Nó phải nằm trên đường ngân sách. Nằm trên đường đẳng ích cao nhất.

Page 38: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Phối hợp tối ưu:

Là phối hợp mà đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích.

Là phối hợp mà độ dốc của đường đẳng ích bằng độ dốc của đường ngân sách.

Page 39: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng  chuong iii

Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học Phối hợp tối ưu: Độ dốc đường đẳng ích = Độ dốc đường ngân sách Độ dốc đường ngân sách:

- Px/Py Độ dốc đường đẳng ích:

MRSxy = ΔY/ΔX = - MUx / MUy Do đó, người tiêu dùng đạt thỏa mãn tối đa tại điểm:

MUx/Px = MUy/Py