175
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI DƯƠNG THANH LIÊM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VAN NINH, TRT TĐÔ THỊ TTHC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NI LUN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HC HÀ NI - 2019

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THANH LIÊM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG THANH LIÊM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 9.38.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái

HÀ NỘI - 2019

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu ghi trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án

chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Dương Thanh Liêm

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU............................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN

GIẢI QUYẾT.......................................................................................

8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................... 8

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu....................................... 21

1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết……………..……………... 24

1.4. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu.................................................... 25

Kết luận chương 1.................................................................................. 27

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ........................................................

28

2.1. Khái niệm an ninh, trật tự đô thị..................................................... 28

2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phương pháp của quản lý nhà nước

về an ninh, trật tự đô thị.........................................................................

39

2.3. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị...................... 51

2.4. Các bảo đảm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị 63

Kết luận chương 2.................................................................................. 69

Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN

NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HÀ NỘI.....................................................................................

71

3.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội...........................................

71

3.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội...........................................................................................................

77

3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

ninh, trật tự đô thị Hà Nội...................................................................... 92

3.4. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị Hà Nội.................................................................

105

3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử

lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội....................................................................................................

108

3.6. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị Hà Nội...............................................................................

115

Kết luận chương 3.................................................................................. 118

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HÀ NỘI.............

120

4.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội....................................................................................................

120

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội...........................................................................................................

127

Kết luận chương 4.................................................................................. 147

KẾT LUẬN........................................................................................... 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

BẢNG QUY ƯỚC CÁCH VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

ANQG An ninh quốc gia

ANTT An ninh, trật tự

CAND Công an nhân dân

CQĐP Chính quyền địa phương

HĐND Hội đồng nhân dân

QLNN Quản lý nhà nước

TTATXH Trật tự an toàn xã hội

TTATGT Trật tự an toàn giao thông

UBND Ủy ban nhân dân

VPPL Vi phạm pháp luật

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Để góp phần ổn định kinh tế - xã hội và phát triển đất nước, một trong

những điều kiện tiên quyết là phải giữ vững an ninh, trật tự, ổn định đời sống

chính trị và tinh thần của nhân dân. Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng xác

định: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật

tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước,

của cả hệ thống chính trị và toàn dân” [44, tr.148]. Đây là sự thể hiện quan

điểm xuyên suốt của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng của

đất nước, nhất là trong tình hình mới, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền

tảng tinh thần của xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng

yếu, thường xuyên.

Bảo vệ an ninh, trật tự có vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc bảo vệ

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quyết định đến sự ổn định chính trị và phát triển toàn

diện của đất nước, là một chức năng cơ bản của Nhà nước. Quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự là một bộ phận của quản lý nhà nước có tác động sâu sắc đến các

mặt của đời sống xã hội. Mục tiêu của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là

nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đất nước, của cả hệ thống chính trị,

kinh tế - xã hội, văn hóa, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.

Xuất phát từ vai trò của đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, sự phát triển hay suy thoái của đô thị cũng sẽ tác động

tích cực hay tiêu cực tới một vùng, thậm chí đối với cả nước trên nhiều lĩnh

vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an

ninh... Hơn nữa, do những đơn vị hành chính đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn)

có các đặc điểm khác với những đơn vị hành chính không phải là đô thị - nông

thôn (tỉnh, huyện, xã) đã dẫn tới đặc điểm, yêu cầu, nội dung, phương thức

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

2

quản lý nhà nước khác nhau. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở đô thị có ý

nghĩa rất quan trọng, tạo lập nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ

quyền con người, quyền công dân và luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng

vì đô thị là những địa bàn năng động, đi đầu trong phát huy nội lực, mở rộng

quan hệ kinh tế quốc tế, cũng như liên kết kinh tế với các địa phương trong

nước để phát triển. Nơi đây là những trung tâm, là nòng cốt để phát triển kinh

tế - xã hội của khu vực và cả nước. Nhìn từ góc độ phát triển tiềm lực quốc gia

thì đây là địa bàn số một trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước; từ góc độ quốc phòng, an ninh thì đây là địa bàn trọng điểm chiến lược,

là trung tâm quyết định các chính sách quốc gia và cũng là mục tiêu chống phá

ác liệt của các thế lực thù địch, tình hình tội phạm, các tệ nạn xã hội, vi phạm

pháp luật diễn biến phức tạp.

Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, là một trong những trung tâm

chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng

điểm, quan trọng về an ninh, trật tự. Năm 2012, Quốc hội đã ban hành Luật

Thủ đô, Chính phủ đã quyết định “Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là cơ sở

pháp lý rất quan trọng để xây dựng đô thị Hà Nội ngày càng văn minh, hiện

đại, trong đó vấn đề bảo vệ an ninh, trật tự giữ một vai trò quan trọng, với mục

tiêu: “Thủ đô Hà Nội là khu vực phòng thủ vững mạnh, đủ sức đánh thắng kẻ

thù trong mọi tình huống. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh

tế, an ninh xã hội, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa, trật tự an toàn xã hội; bảo

đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và

Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ

chức quốc tế, các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại và toàn thể nhân dân” [112].

Trên cương vị là Thủ đô của Việt Nam, Hà Nội đã chủ động thiết lập,

mở rộng sự quan hệ gắn kết với gần 100 thủ đô, thành phố lớn khắp thế giới.

Mục tiêu hội nhập chính trị cũng được thể hiện rõ ràng trong việc Hà Nội chủ

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

3

động, tích cực tham gia vào các thể chế, diễn đàn đa phương như Hội nghị Thị

trưởng Thủ đô các nước ASEAN, Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước Á -

Âu, đăng cai và hỗ trợ tổ chức thành công những sự kiện quốc tế lớn như SEA

Games, Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Mạng lưới các thành phố lớn châu Á

thế kỷ XXI (ANMC21)... Những nỗ lực này đã giúp xây dựng hình ảnh một Hà

Nội, một Việt Nam ổn định, an toàn, hòa nhập vào đời sống quốc tế và khẳng

định đường lối đối ngoại Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng các

quốc gia trên thế giới. Điều này có ý nghĩa lớn khi Đảng và Nhà nước đã xác

định rằng hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ

tối đa các yếu tố thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao

đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh

thổ. Tuy nhiên, với mức độ đô thị hóa nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế - xã

hội hiện nay đã dẫn đến đô thị Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, thách thức

như: Sự phát triển mất cân đối, thiếu bền vững; vấn đề quy hoạch, quản lý đất

đai, nhà ở, quản lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, giao thông đã

vượt quá khả năng điều hành của chính quyền đô thị; tình hình an ninh, trật tự

diễn biến phức tạp, các loại hình dịch vụ kinh doanh nhạy cảm như karoke, vũ

trường, nhà nghỉ, cầm đồ, mátxa… thường xuyên không chấp hành quy định về

an ninh, trật tự, để xảy ra tệ nạn ma túy, mại dâm, chứa chấp tội phạm, nảy sinh

các hoạt động bảo kê, buôn bán ma túy; các thế lực thù địch, phản động và số

đối tượng chống đối trong nước thường xuyên tuyên truyền những thông tin sai

lệch với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước… Tuy vậy, hiện nay vấn

đề quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội vẫn chưa được nghiên

cứu toàn diện, thấu đáo nên chưa có biện pháp quản lý nhà nước hữu hiệu đối

với lĩnh vực an ninh, trật tự đô thị.

Trên thực tế, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật

tự đô thị, trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền đô thị và người đứng

đầu các cơ quan hành chính nhà nước chưa được nâng cao. Các cơ quan

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

4

chuyên trách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị vẫn

còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém như: Chưa kịp thời tham mưu, đề xuất với

cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân về việc huy động các ngành, các đoàn thể

quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự; vấn đề cải

cách hành chính, phục vụ các nhu cầu hàng ngày của nhân dân, tổ chức,

doanh nghiệp còn chậm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình... Nguyên

nhân của tình trạng trên thì có nhiều, nhưng có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu

là do các quy định của pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

còn thiếu và chưa đồng bộ; các lực lượng thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị chưa theo kịp với tình hình, lúng túng trước

những đòi hỏi mới do sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế.

Trước tình hình trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội” là đáp ứng yêu cầu

đặt ra cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án nhằm đạt được mục đích sau:

Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị; đánh giá thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất

các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật

tự đô thị nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến đề tài và

chỉ ra được những vấn đề luận án cần giải quyết thông qua hệ thống câu hỏi

nghiên cứu và giả thuyết khoa học.

- Đưa ra được khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp quản lý nhà

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

5

nước về an ninh, trật tự đô thị, xác định được các yếu tố bảo đảm quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị.

- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà

Nội. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

- Đề xuất những quan điểm, giải pháp có tính khả thi, xác thực nhằm

tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội, góp phần nâng

cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị ở nước ta.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Từ năm 2008 đến nay.

Về phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi cấp thành

phố Hà Nội.

Về nội dung: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị có nội dung

nghiên cứu rộng, bao trùm lên tất cả các phương diện của đời sống xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu phù hợp với ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành

chính, luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu làm rõ những quy định pháp luật

và tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội; đánh giá khái quát thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

trên phạm vi địa bàn đô thị Hà Nội, không đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực cụ

thể trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị.

Về chủ thể: Đây là một đề tài nghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến

nhiều chủ thể có trách nhiệm trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Trong

khuôn khổ đề tài này, chủ thể quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà

Nội được đề cập chủ yếu là Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và lực lượng

Công an nhân dân theo thẩm quyền, nhiệm vụ được pháp luật quy định.

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, pháp luật, thực tiễn

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

6

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy

vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Học thuyết Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đương lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,

pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp như:

Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử cụ thể… Các phương pháp

nghiên cứu được sử dụng nhằm làm rõ những nội dung của luận án; đảm bảo

tính khoa học giữa các vấn đề của luận án. Cụ thể như:

- Chương 1, tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị, xác định những vấn đề luận án cần giải quyết, luận án sử

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử để đánh giá những kết

quả đã được nghiên cứu, mà luận án có thể kế thừa phát triển và xác định

những vấn đề luận án cần giải quyết mới.

- Chương 2, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng

như công cụ chủ đạo để đánh giá các quan điểm khoa học khác nhau và đưa ra

khái niệm quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, chỉ ra những đặc điểm,

nội dung, phương pháp quản lý.

- Chương 3, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,

nghiên cứu tài liệu để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

đô thị Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của tình trạng đó.

- Chương 4, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đưa ra

các quan điểm, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật

tự đô thị Hà Nội.

5. Ý nghĩa khoa học của luận án

- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận, làm

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

7

cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị.

- Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án làm tài liệu

tham khảo cho cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở địa bàn đô thị

Hà Nội trong hoạt động thực tiễn, đồng thời luận án có giá trị làm tài liệu

tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào

tạo các chuyên gia pháp luật ở nước ta hiện nay.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, từ các kết quả nghiên cứu, luận án góp phần làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị trên các nội

dung về khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp và các yếu tố bảo đảm

tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị.

Thứ hai, luận án đánh giá một cách khách quan, có hệ thống thực trạng

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, hạn

chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô

thị Hà Nội.

Thứ ba, luận án đề xuất được các quan điểm, giải pháp có tính khả thi,

khoa học nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

trong thơi gian tới.

7. Kết câu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và

những vấn đề luận án cần giải quyết

Chương 2: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ

thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, trao đổi về quản lý

nhà nước (QLNN) về an ninh, trật tự (ANTT), QLNN về ANTT đô thị, nghiên

cứu một số lĩnh vực cụ thể trong QLNN về ANTT đô thị Hà Nội. Để phục vụ

nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh chọn lọc một số công trình

được xem là liên quan trực tiếp tới các nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của

luận án và có thể sắp xếp các công trình theo các nhóm vấn đề như sau:

1.1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị

Quản lý nhà nước về ANTT là hoạt động đặc biệt quan trọng mà mọi

nhà nước đều tiến hành để đảm bảo thể chế chính trị của mỗi quốc gia. ANTT

được đảm bảo sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh và điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta từ khi giành được

chính quyền về tay nhân dân bằng cuộc khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm

1945, đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động QLNN về ANTT và đã đạt được

những thành tựu to lớn. Những vấn đề lý luận cơ bản QLNN về ANTT đã

được các nhà khoa học quan tâm, đã xuất hiện những luận án, sách chuyên

khảo, luận văn, những công trình nghiên cứu cấp Bộ đi vào nghiên cứu như:

Sách chuyên khảo “Bước đầu tìm hiểu quản lý nhà nước về an ninh trật

tự”, của tác giả Nguyễn Duy Hùng và Hồ Trọng Ngũ, Nhà xuất bản Công an

nhân dân (CAND), Hà Nội, 1998, cuốn sách đã phân tích và đưa ra quan

niệm: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là hoạt động hành chính, điều hành

và chấp hành được thực hiện bằng sự tác động đồng bộ có mục đích của Nhà

nước thông qua hoạt động của một hệ thống các cơ quan nhà nước và tổ chức

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

9

xã hội được chức năng hóa trong lĩnh vực này, vào tất cả các yếu tố cấu thành

nền an ninh, trật tự nhằm tạo nên sự ổn định, an toàn cho đất nước trên tất cả

các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện thắng lợi các

mục tiêu bảo vệ xây dựng và phát triển vững bền Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong các công trình nghiên cứu, các văn bản quy phạm pháp luật, cụm

từ an ninh, trật tự được hiểu là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia

(ANQG), trật tự an toàn xã hội (TTATXH).

Sách tham khảo “Một số vấn đề quản lý nhà nước về an ninh quốc gia,

trật tự an toàn xã hội”, của GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Nhà xuất bản Công an

nhân dân (CAND), Hà Nội 1998, tác giả đã quan niệm: Quản lý nhà nước về

an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là hoạt động chấp hành và điều hành

các cơ quan nhà nước được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật

nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của nhà nước trong

lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Luận án tiến sĩ luật học “Quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với

các văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài ở Việt Nam -

thực trạng và giải pháp”, của tác giả Hà Việt Dũng, năm 2002, đã nghiên cứu

những vấn đề cơ bản về an ninh, trật tự, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

nói chung; làm rõ những vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự đối với các văn

phòng đại diện tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài.

Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ an

ninh quốc gia - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thế Quân,

bảo vệ tại Học viện An ninh nhân dân, năm 2003, đã đưa ra quan niệm an ninh

quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt của chế độ xã hội chủ

nghĩa và chính quyền nhân dân, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. An ninh

quốc gia bao gồm an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh kinh tế, an ninh văn

hoá, tư tưởng, an ninh khoa học, kỹ thuật, công nghệ, an ninh xã hội.

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

10

Sách chuyên khảo: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh

quốc gia”, do GS.TS Trần Đại Quang chủ biên, Nhà xuất bản CAND, năm

2008. Tác giả đã phân tích, luận bàn để xây dựng hệ thống các khái niệm về

an ninh quốc gia, bảo vệ ANQG, QLNN về ANQG; phân tích, làm rõ vị trí,

vai trò, đặc trưng, nội dung, phương thức QLNN về ANQG; nghiên cứu, đánh

giá toàn diện tình hình QLNN về ANQG trên các lĩnh vực: An ninh chính trị,

an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - tư tưởng, quản lý xuất nhập cảnh, an ninh

trên lĩnh vực tôn giáo. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ rõ yếu tố khách quan của

việc tăng cường QLNN về ANQG.

Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận để luận giải nội hàm của các

khái niệm liên quan đến QLNN về ANTT. Theo đó, chúng ta nhận thấy tính

phức tạp, đa dạng trong nhận thức lý luận về các vấn đề liên quan đến QLNN

về ANTT, còn nhiều cách tiếp cận và luận giải khác nhau.

Bài “Vai trò của khoa học an ninh trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp

luật về bảo đảm an ninh, trật tự” của GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Kỷ yếu hội

thảo khoa học Khoa học an ninh những vấn đề lý luận và thực tiễn, năm 2013.

Tác giả đã chỉ rõ vai trò của khoa học an ninh trong việc cung cấp các luận cứ

khoa học, nền tảng tri thức cho việc xây dựng pháp luật về bảo đảm ANTT.

Bộ sách chuyên khảo “Khoa học Công an Việt Nam” do GS.TS Trần

Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc

Học viện Cảnh sát làm Tổng chủ biên, Nhà xuất bản CAND, năm 2015. Bộ

sách gồm 8 tập, trong đó có các tập sách liên quan trực tiếp đến đề tài luận án:

“Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, tập 2,

do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, GS.TS Trần Phương Đạt, TS Bùi Tiến Sỹ, TS

Nguyễn Quốc Đoàn đồng chủ biên; cuốn sách đã đề cập toàn diện và phân tích

sâu sắc những vấn đề cơ bản về quan điểm của Đảng và Nhà nước về mục tiêu,

tính chất, đặc điểm và những nội dung chủ yếu của công tác QLNN về ANTT.

“Lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia”, tập 4, do GS.TS Nguyễn Văn

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

11

Ngọc, Giám đốc Học viện an ninh nhân dân chủ biên, đã tập hợp, hệ thống hóa

các tri thức lý luận về bảo vệ ANQG và quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của

Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ ANQG, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

“Lý luận về bảo đảm trật tự an toàn xã hội”, tập 5, do GS.TS Đỗ Đình

Hòa, PGS.TS Trần Minh Hưởng, TS Trần Quốc Tỏ đồng chủ biên. Cuốn sách

đã trình bày hệ thống các vấn đề lý luận bảo đảm TTATXH, phân tích các nội

dung và phương pháp bảo đảm TTATXH ở nước ta hiện nay. Bộ sách chuyên

khảo Khoa học Công an Việt Nam nói trên đã giúp cho nghiên cứu sinh có cơ

sở lý luận vững chắc để tiến hành nghiên cứu vấn đề QLNN về ANTT đô thị.

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ thống lý luận về bảo vệ an ninh quốc

gia” của Tiểu ban lý luận về lĩnh vực bảo vệ ANQG (kỷ yếu lưu hành nội

bộ), Hà Nội, năm 2015. Các báo cáo tham luận trong kỷ yếu bao quát nội

dung lý luận của nhiều lĩnh vực công tác, nhiều mặt hoạt động bảo vệ ANQG,

được sắp xếp thành 4 nhóm vấn đề: Những vấn đề chung về lý luận bảo vệ

ANTT; lý luận đấu tranh với các hệ đối tượng hoạt động xâm phạm ANQG;

lý luận về QLNN, tổ chức công tác bảo vệ ANTT. Kỷ yếu có ý nghĩa quan

trọng giúp cho nghiên cứu sinh nhận thức đầy đủ về các lĩnh vực trong bảo vệ

ANQG. Trong đó có một số bài tham luận liên quan trực tiếp đến đề tài luận

án như: Nguyễn Quang Thiện (2013), “Hệ thống lý luận an ninh quốc gia -

khái quát quá trình hình thành, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”; Phí

Đức Tuấn (2013) “Lý luận quản lý nhà nước về an ninh, trật tự - thực trạng

và vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu, xây dựng, phát triển”; Ngô Trọng Thanh

(2013), “Lý luận quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với lĩnh vực, địa

bàn trọng điểm - thực trạng và đề xuất nghiên cứu hoàn thiện”…

Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội

XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Công an, năm 2016. Kỷ yếu hội thảo

đã đề cập toàn diện các vấn đề, từ bối cảnh tình hình; thành tựu đổi mới, những

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

12

hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; xác định mục tiêu, quan điểm, phương châm,

nguyên tắc chỉ đạo; phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh

trong giai đoạn mới. Trong đó, có những điểm mới nổi bật, quan trọng là:

Thứ nhất, lần đầu tiên Đảng đưa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trở thành

một trong năm thành tố quan trọng của chủ đề Đại hội đại biểu lần thứ XII

của Đảng, để khẳng định tính trọng yếu, thường xuyên và cấp bách của nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc nói chung và tăng cường quốc phòng, an ninh nói riêng

trong tình hình hiện nay.

Thứ hai, về đánh giá tình hình, Đại hội XII khẳng định, chúng ta đã

kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn

vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm quốc phòng, ANQG và TTATXH.

Thứ ba, những nhiệm vụ trọng yếu về quốc phòng, an ninh được xác

định đậm nét hơn và có điểm mới quan trọng là bổ sung thành tố văn hóa - xã

hội, đó là: Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh

và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội; chủ động đấu tranh làm

thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Lataev Aleksei Aleksandrovich (2008), Cơ sở pháp luật - hành chính

cho hoạt động của cảnh sát khu vực trong điều kiện của một quận ngoại

thành với hàng triệu dân, Luận án Phó tiến sĩ luật học, Moskva, Liên bang

Nga. Tác giả đã tập trung nghiên cứu chuyên sâu về tính pháp lý, hành chính

đối với các mối quan hệ của pháp luật và thực tiễn hoạt động của lực lượng

cảnh sát khu vực. Luận án đặc biệt nhấn mạnh sự điều chỉnh của hệ thống các

văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của cảnh sát khu vực với vai trò là

lực lượng chủ chốt trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, VPPL ở địa

bàn cơ sở; các thông tin đặc trưng cho tình trạng VPPL hành chính và tội

phạm trên địa bàn một quận.

Cuốn sách The Liverpool underworld: Crime in the city, 1750-1900

(dịch: Thế giới ngầm ở Liverpool: Tội phạm trong thành phố giai đoạn 1750 -

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

13

1900) của tác giả Macilwee, Mick. Nhà xuất bản Liverpool University Press,

năm 2011 [113]. Tác giả đã đi sâu phân tích những nguyên nhân, điều kiện,

hoàn cảnh xã hội, các sự kiện diễn ra trong xã hội tác động đến sự gia tăng

của tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến QLNN về ANTT.

Về vấn đề đô thị qua lăng kính của các ngành khoa học, trong các môi

trường và thang độ phân tích khác nhau; các công trình nghiên cứu đề cập

dưới góc nhìn phương pháp luận và đa ngành về các vấn đề liên quan đến

phát triển đô thị: Góc nhìn lịch sử, chính trị, địa lý, kinh tế, thực tiễn và cách

tiếp cận theo hệ thống phức hợp:

Sách tham khảo “Phát triển đô thị bền vững. Các cách tiếp cận phương

pháp luận, liên ngành và thực tiễn” do GS.TS Đỗ Hoài Nam và TS. Stéphane

LAGRÉE đồng chủ biên, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2014. Đáng chú ý là các

bài viết sau:

“Đô thị xưa và dấu vết đương đại”, của tác giả Philippe Papin, đã giới

thiệu một số nét đặc điểm của đô thị cổ Việt Nam, quá trình phát triển các đô

thị Việt Nam từ trước thế kỷ XVII. Ban đầu, thành phố Hà Nội còn là đơn vị

hành chính phi chính thức, được ngầm công nhận và vẫn còn giữ mối liên hệ

phụ thuộc với làng gốc ở quê - đây là một đặc điểm đô thị ngược với những

đặc điểm của đô thị châu Âu thời kỳ đó; tác giả cũng đề cập đến sự phát triển

đô thị hiện nay trên các khía cạnh về phân bổ về địa lý, mạng lưới lãnh thổ và

những thách thức về ANTT đang phải đối mặt.

“Đô thị, một hệ thống phức hợp? Những thách thức mới trong mô hình

hóa đô thị”, của tác giả Arnaud Banos, đề cập tới các thách thức mới đối với

phương pháp mô hình hóa đô thị. Các đô thị thường được coi là một hệ thống

phức hợp, cấu thành nên từ rất nhiều thực thể không tương đồng, có tác động

tương tác, qua lại lẫn nhau một cách độc lập ở nhiều thang độ khác nhau. Sự

vận động của đô thị phụ thuộc phần lớn vào cơ chế tự tổ chức, trong khi đó,

cấu trúc đô thị được hình thành nên từ vô số các quan hệ tương tác ngầm ẩn.

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

14

Sự tương đồng rõ rệt đến mức ta có thể so sánh một thành phố với cơ thể sống

có cùng một số thuộc tính chung.

Đây là nguồn tài liệu giúp nghiên cứu sinh có nhận thức tổng quát về

đô thị, các vấn đề đặt ra đối với ANTT đô thị trên thế giới và đô thị Việt Nam.

Giáo trình “Quản lý đô thị” của Đại học Kinh tế quốc dân, do GS.TS

Nguyễn Đình Hương và ThS Nguyễn Hữu Đoàn đồng chủ biên, Nhà xuất bản

Thống kê, năm 2003. Giáo trình góp phần giải quyết các vấn đề lý luận quản lý

đô thị ở Việt Nam; tổng quan bộ máy chính quyền QLNN về đô thị; khái quát

các lĩnh vực QLNN ở đô thị, trong đó có lĩnh vực QLNN về ANTT đô thị được

đề cập tại mục III, Chương IX. Quản lý văn hóa - xã hội đô thị. Tuy nhiên, giáo

trình chưa chỉ rõ các lĩnh vực QLNN về ANTT đô thị, chưa phân định rõ trách

nhiệm của các cơ quan, tập thể trong việc giải quyết các vấn đề về ANTT đô

thị… Đây là tài liệu có giá trị, liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.

Giáo trình “Quản lý nhà nước về đô thị” của Học viện Hành chính quốc

gia, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, năm 2009, đã đề cập đến

những vấn đề chủ yếu của QLNN về đô thị, trong đó có nêu nội dung QLNN

về ANTT đô thị. Tuy nhiên, giáo trình trên không chỉ ra cụ thể được các chủ

thể, nội dung QLNN về ANTT đô thị. Các văn bản pháp luật được đề cập

trong giáo trình cũng đã lỗi thời. Giáo trình là cơ sở quan trọng cho việc

nghiên cứu sinh xác định những lĩnh vực chủ yếu của QLNN về đô thị.

Giáo trình “Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã

hội” của Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2010, đã đề cập toàn diện và phân

tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản, những quan điểm của Đảng và Nhà

nước, mục tiêu, tính chất, đặc điểm và những nội dung chủ yếu của hoạt động

quản lý nhà nước về ANQG, TTATXH.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng quản lý nước về

an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở các đô

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

15

thị trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới”, là

một nhánh trong chương trình khoa học trọng điểm cấp Bộ “Việt Nam gia nhập

WTO và công tác công an phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế”, của tác giả Trần

Minh Tơn, năm 2007. Đề tài đã đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về

ANTT ở khu vực đô thị từ năm 2001 đến 2006, trong đó có đề cập thực trạng

hoạt động QLNN về ANTT ở đô thị Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá, tác giả đã dự

báo các yếu tố tác động QLNN về ANTT ở các đô thị trong điều kiện thực hiện

các cam kết trong khuôn khổ WTO. Đề tài này đã giúp cho nghiên cứu sinh có

thêm cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về ANTT đô thị Hà Nội hiện nay; tham

khảo các số liệu, vụ việc liên quan đến các lĩnh vực QLNN về ANTT.

Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội

XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Công an, năm 2016, đã thể hiện rõ quan

điểm của Đảng và Nhà nước và thực trạng trong việc giữ vững quốc phòng, an

ninh của Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, có một số bài viết liên quan đến

tình hình ANTT đô thị tại các thành phố lớn nói chung, đô thị Hà Nội nói riêng:

Trương Hòa Bình (2016), “Giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội

góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới”; Nguyễn Văn Nhật

(2016), “Lực lượng Cảnh sát nhân dân với việc thực hiện các nội dung cơ bản về

bảo đảm trật tự an toàn xã hội”; Nguyễn Huy Thuật (2016), “Vai trò của bảo

đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới - Một số vấn đề lý luận”; Nguyễn

Ngọc Anh (2016), “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia,

bảo đảm trật tự an toàn xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng”.

Đỗ Cảnh Thìn (2016), “Vấn đề an ninh phi truyền thống và những thách thức

đặt ra hiện nay đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Bài “Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự và

xây dựng lực lượng Công an thủ đô đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình

hình mới” của tác giả Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

16

ủy Hà Nội, đăng trên tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, tháng 8/2015. Bài viết

đã khái quát quá trình Đảng ta đã tổ chức xây dựng và trực tiếp lãnh đạo, rèn

luyện lực lượng CAND trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân,

đảm bảo an ninh chính trị và TTATXH; đã xác định vị trí, vai trò của thủ đô

Hà Nội là một trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn

hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, đồng thời là mục tiêu,

địa bàn các thế lực thù địch, đối tượng phản động và các loại tội phạm tập

trung hoạt động, chống phá. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy

Công an Trung ương, của Thành ủy Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội đã

góp phần quan trọng, tích cực giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm TTATXH,

phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của thành phố Hà

Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Thành ủy Hà Nội cũng

nghiêm túc nhận thấy những hạn chế trong công tác chỉ đạo, xây dựng

phương án đảm bảo ANTT; từ đó để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ

đạo, Thành ủy Hà Nội đã đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm

bảo đảm ANTT trên địa bàn đô thị Hà Nội. Bài viết đã giúp cho nghiên cứu

sinh khái quát được quá trình hơn 70 năm xây dựng và phát triển của lực

lượng Công an, nắm được chủ trương của Thành ủy Hà Nội trong lãnh đạo,

chỉ đạo công tác bảo đảm ANTT tại thành phố Hà Nội.

Sách tham khảo “Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội,

luận cứ và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010,

của các tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân Dũng.

Cuốn sách là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh về lý luận, thực trạng tổ

chức chính quyền đô thị ở Hà Nội; đã mô hình hóa được tổ chức chính quyền

đô thị Hà Nội trong mối quan hệ với chính quyền Trung ương, chính quyền

địa phương (CQĐP) và chính quyền đô thị ở những thành phố khác.

Đề tài luận văn thạc sĩ “Mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở Hà Nội”

của tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo, năm 2013 đã phân tích một số vấn đề lý

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

17

luận về mô hình tổ chức chính quyền đô thị; làm rõ thực trạng tổ chức mô

hình chính quyền đô thị ở Hà Nội. Đề tài trên đã phân tích, làm rõ thực trạng

mô hình tổ chức của chính quyền đô thị ở Hà Nội; đã làm rõ một số đặc trưng,

phân loại đô thị có giá trị tham khảo quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa

khi thực hiện đề tài luận án.

Đề tài luận án tiến sĩ “Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã hội

ở Hà Nội” của tác giả Đinh Quang Hà, năm 2014. Đề tài đã phân tích, đánh

giá thực trạng dân di cư tự do đến khu vực nội thành Hà Nội, đã tạo áp lực lớn

về các vấn đề kinh tế - xã hội, làm tăng đột biến về dân số cơ học, về cơ cấu

dân cư, tạo những áp lực về việc làm, chỗ ở, giao thông, an ninh xã hội, gây

khó khăn trong QLNN về ANTT ở Hà Nội. Đề tài giúp cho nghiên cứu sinh

đánh giá được các yếu tố tác động đến ANTT đô thị Hà Nội, từ đó làm cơ sở

cho việc đưa ra một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cựu của di dân tự do

giữa nông thôn và thành thị với trật tự xã hội ở Hà Nội.

Ngoài ra, còn nhiều công trình khác nghiên cứu về đô thị Hà Nội ở các

khía cạnh khác nhau, có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án về những yếu

tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về ANTT đô thị Hà Nội như: Thu Hà

(2008), “Chính quyền đô thị: Phân cấp không chia quyền”,

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn; Lê Quang Cảnh (2011), “Ảnh hưởng tiêu

cực của đô thị hóa và gợi ý chính sách cho quá trình đô thị hóa thành phố Hà

Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế 393 - Tháng 2/2011; Quang Chung (2012),

“Chính quyền đô thị: vướng mắc từ Hiến pháp”,

http://www.thesaigontimes.vn; Lê Sơn (2012), “Ban chỉ đạo Đề án thí điểm

mô hình tổ chức chính quyền đô thị họp phiên thứ nhất”

http://baodientu.chinhphu.vn; Một số định hướng chiến lược trong việc phát

triển đô thị bền vững tại Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ tư Việt Nam

trên con đường hội nhập và phát triển bền vững, Viện Việt Nam học và khoa

học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2015; Việt Hà (2015),

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

18

“Đảm bảo an ninh chính trị, trât tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô”,

http://hanoi.gov.vn.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về các giải pháp tăng cường

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Đề tài cấp Bộ “Một số giải pháp để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản

lý nhà nước đối với các đô thị trực thuộc Trung ương” của tác giả Phạm Kim

Giao, Học viện Hành chính, 2005. Đề tài nghiên cứu công tác QLNN đối với

các đô thị trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng

QLNN trên các lĩnh vực quản lý quy hoạch đô thị, quản lý nhà ở và đất đai ở

đô thị, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội và các thành phố

trực thuộc Trung ương, đề tài đã làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn

chế, yếu kém và làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến thiết lập trật tự, kỷ cương

trong QLNN đối với các đô thị. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo giúp

cho nghiên cứu sinh hiểu sâu hơn về hệ thống kiểm soát đô thị.

Sách chuyên khảo “Những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an

ninh, trật tự ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

mở”, năm 2006, được biên tập từ đề tài cấp Nhà nước, mã số KX 07 - 05, do

PGS.TS Lê Văn Cương chủ nhiệm, làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập

và vận dụng trong CAND. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu những nội

dung: Vị trí, vai trò các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế mở với

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đã chỉ ra những yếu tố tác

động đến ANTT ở các thành phố lớn, trong đó có thành phố Hà Nội - đô thị

loại đặc biệt của Việt Nam; đánh giá thực trạng tình hình ANTT ở các thành

phố lớn; đề xuất, kiến nghị các giải pháp đảm bảo ANTT tại các thành phố

lớn, khu công nghiệp trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

Đề tài cấp Bộ “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội tại các địa

bàn công cộng đô thị - Thực tiễn tình hình và những kiến nghị đề xuất”, của

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

19

tác giả Vương Đức Phong, năm 2012. Đề tài nghiên cứu làm rõ nội dung cơ

bản QLNN về TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị, trong đó có đô thị

Hà Nội, từ đó đánh giá thực trạng tình hình trật tự và kiến nghị đề xuất các

giải pháp nhằm đảm bảo TTATXH tại các địa bàn công cộng đô thị.

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị bao gồm quản lý trên nhiều lĩnh

vực, như: QLNN về an ninh chính trị, QLNN về an ninh kinh tế, quản lý về

bảo vệ an ninh văn hóa - tư tưởng, quản lý về bảo vệ an ninh thông tin, bảo vệ

bí mật nhà nước, quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài,

người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam, quản lý phòng

chống tội phạm, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý trật tự, an toàn

giao thông (TTATGT), trật tự công cộng, quản lý về phòng cháy, chữa

cháy… Thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu QLNN về

ANTT đô thị Hà Nội trên các lĩnh vực cụ thể như:

Đề tài cấp cơ sở “Phòng ngừa, phát hiện và triệt phá các điểm tổ chức

sử dụng trái phép ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an

ninh, trật tự của lực lượng cảnh sát Công an thành phố Hà Nội”, của tác giả

Ngô Gia Bắc, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2006. Đề tài đã đánh giá hiệu

quả hoạt động phòng ngừa, phát hiện và triệt phá các điểm tổ chức sử dụng

trái phép ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT của

lực lượng Cảnh sát Công an thành phố Hà Nội, nêu lên những hạn chế, bất

cập, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này của

lực lượng Cảnh sát Công an thành phố Hà Nội.

Đề tài cấp cơ sở “Quản lý nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành

chính về trật tự xã hội Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội - Thực trạng và giải

pháp”, của tác giả Đặng Thị Ngọc Hà, năm 2007. Đề tài đánh giá công tác quản

lý nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT phục vụ công tác phòng ngừa tội

phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

20

Thanh Xuân, Hà Nội; làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và

nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này đối

với lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Thanh

Xuân, Hà Nội.

Đề tài cấp cơ sở “Nâng cao hiệu quả quản lý lưu trú trong các cơ sở

kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát quản

lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội” của tác giả Đinh

Văn Tú, năm 2013. Đề tài đề cập đến việc lưu trú của những người ở các tỉnh,

thành phố khác, kể cả khách du lịch trong và ngoài nước ở các khách sạn, nhà

nghỉ, nhà trọ của đô thị Hà Nội. Ngoài những người đến lưu trú với mục đích

chính đáng thì tội phạm, phần tử xấu cũng trà trộn, lợi dụng các cơ sở kinh

doanh lưu trú để hoạt động. Đã có nhiều vụ phạm pháp hình sự như trộm cắp,

giết người, cướp của, hiếp dâm... xảy ra trong các cơ sở kinh doanh khách

sạn, nhà nghỉ mà thủ phạm không ai khác lại là khách đến lưu trú trong các cơ

sở này thực hiện. Bên cạnh đó, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy

cũng diễn ra hết sức phức tạp trong các cơ sở này. Nhiều đối tượng truy nã

cũng lợi dụng các cơ sở kinh doanh lưu trú làm nơi ẩn náu, lẩn trốn. Có thể

khẳng định, các cơ sở lưu trú tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT ở đô thị

Hà Nội.

Có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành viết về các lĩnh vực,

các hoạt động riêng lẻ trong hoạt động QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, có thể

điểm qua một số bài viết sau: Nguyễn Thị Thảo (2014), Thành phố Hà Nội:

quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, Tạp chí Công an nhân dân (chuyên

đề an ninh và xã hội), số 5/2014; Nguyễn Xuân Văn - Nghiêm Đình Hưởng

(2014), Nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản đối với cơ sở kinh doanh

Massage của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa

bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Cảnh sát, số 7/2014; Nguyễn Đức Chung

(2015), Kinh nghiệm đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng, chống

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

21

“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của Công

an thành phố Hà Nội, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, 7/2015; Lê Thanh

Hoài (2015), Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động đầu tư,

kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Công an

nhân dân, kỳ 1, 7/2015; Phạm Văn Hường (2015), Hoạt động vi phạm pháp

luật về an ninh, trật tự của giáo sĩ đạo Thiên Chúa trên địa bàn thành phố Hà

Nội và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn của cơ quan an ninh, Tạp chí Công

an nhân dân, kỳ 2, 10/2015; Đặng Thị Ngọc Hà (2015), Bảo đảm an ninh, trật

tự ở khu vực ngoại thành, Tạp chí Cảnh sát phòng chống tội phạm, số 5

65)/2015; Nguyễn Duy Đài (2016), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý

người ngoại tỉnh của Công an phường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp

chí Cảnh sát phòng, chống tội phạm, số 65 (212), 3/2016. Các bài viết trên đã

nghiên cứu một số đối tượng, lĩnh vực cụ thể có yếu tố tác động, ảnh hưởng

đến QLNN về ANTT trên địa bàn thành phố Hà Nội, điển hình là dịch vụ cầm

đồ, nhà nghỉ, dịch vụ massege hiện nay phát triển mạnh, đã có nhiều vụ việc

VPPL như trộm cắp, tiêu thụ tài sản phạm tội, giết người, hiếp dâm, cờ bạc,

mại dâm, ma túy diễn ra hết sức phức tạp trong các cơ sở này gây mất ổn định

về ANTT. Từ đó, mỗi bài viết đều đưa ra một số định hướng, giải pháp nhằm

giải quyết và hạn chế những vấn đề ảnh hưởng tới ANTT trên địa bàn đô thị

Hà Nội. Đây là nguồn tài liệu có tính thời sự, giúp cho nghiên cứu sinh trong

việc đánh giá và đề xuất giải pháp QLNN về ANTT đô thị Hà Nội.

Quản lý nhà nước về ANTT là lĩnh vực đặc thù và có tính bí mật nên

thường rất khó để phổ biến thông tin. Vì thế, việc tiếp cận nghiên cứu các

công trình khoa học của nước ngoài hoặc nghiên cứu ở nước ngoài về các

vấn đề liên quan đến đảm bảo ANTT nói chung, QLNN về ANTT đô thị là

rất khó khăn.

1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

22

khảo, các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể đưa ra

một số đánh giá sau:

Một là, các công trình nghiên cứu về cơ bản đã làm sáng tỏ các quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác QLNN về ANTT. ANQG và

TTATXH là hai nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển của

đất nước. Có một số công trình chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan đến

ANQG, nghiên cứu và đưa ra hệ thống các khái niệm, thuật ngữ cơ bản và nội

hàm của ANQG, QLNN về ANQG để thống nhất nhận thức, hành động trong

sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, các công trình nghiên cứu

cũng đã xây dựng, phát triển được hệ thống tri thức lý luận về những vấn đề

có tính quy luật về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm

ANQG của các cơ quan đặc biệt nước ngoài, của các thế lực thù địch; về các

nguy cơ, thách thức đối với ANQG trong các giai đoạn cách mạng. Hiện nay,

trước sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề ANQG cũng đặt ra cho

các nhà khoa học phải tiếp tục nghiên cứu đó là vấn đề an ninh truyền thống

và an ninh phi truyền thống. Các công trình nghiên cứu về TTATXH, các tác

giả cũng đã đánh giá thực tiễn đấu tranh đối với tội phạm, các hành vi VPPL

và làm rõ các cơ sở lý luận QLNN về TTATXH.

Nhóm công trình nghiên cứu về QLNN về ANTT đã cung cấp luận cứ

khoa học về việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước trong công tác giữ gìn ANQG, bảo đảm TTATXH, tuy

nhiên trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, đặc

biệt là quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, kịp thời

bổ sung, phát triển và hoàn thiện những vấn đề lý luận mới nảy sinh để phục

vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác QLNN về ANTT ở mỗi địa bàn, mỗi lĩnh vực có những đặc thù

khác nhau, cho nên việc kế thừa các vấn đề lý luận của các công trình nghiên

cứu cũng phải xem xét vào từng địa bàn cụ thể để đề ra các giải pháp phù hợp.

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

23

Về đô thị, các công trình đã phân tích và đưa ra các khái niệm về đô thị,

đô thị hóa, phân loại đô thị; hoạt động của các cơ quan QLNN ở đô thị... Kết

quả nghiên cứu của các công trình này là tài liệu tham khảo có giá trị đối với đề

tài luận án trong việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị, nhận

thức các mô hình chính quyền đô thị của các nước trên thế giới, mô hình chính

quyền đô thị Hà Nội và công tác QLNN trên lĩnh vực ANTT đô thị Hà Nội.

Hai là, trong những năm qua, tình hình ANTT ở nước ta nói chung,

ANTT đô thị nói riêng cơ bản ổn định, góp phần tạo môi trường chính trị - xã

hội lành mạnh và bước vào giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trước âm mưu và hoạt động

phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, trước tác động của mặt

trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa, tình hình ANTT ở các

địa bàn trọng điểm, các đô thị lớn, đặc biệt là đô thị Hà Nội vẫn luôn tiềm ẩn

những nguy cơ, yếu tố phức tạp, đe dọa sự mất ổn định chính trị, chủ quyền

ANQG, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Các đô thị là địa bàn tập trung hoạt

động chống phá của các thế lực thù địch, tập trung hoạt động của bọn tội

phạm và các VPPL. Tuy nhiên, cho tới nay các công trình nghiên cứu về

QLNN về ANTT đô thị không nhiều. Một số giáo trình có trình bày về các

lĩnh vực chủ yếu của QLNN ở đô thị, trong đó có đề cập tới nội dung QLNN

về ANTT nhưng chưa sâu, không đánh giá cụ thể các yếu tố tác động đến tình

hình ANTT đô thị, chưa làm rõ các chủ thể QLNN về ANTT đô thị và chưa

xác định được các cơ sở pháp lý để thực hiện công tác này. Một số công trình

nghiên cứu cũng đã làm rõ thực trạng các hoạt động QLNN về ANTT đô thị

nói chung, nhưng chưa đánh giá thực trạng QLNN về ANTT ở thành phố Hà

Nội - đô thị đặc biệt của Việt Nam một cách chuyên sâu để giải quyết các vấn

đề đang tồn tại, phát sinh liên quan đến ANTT.

Ba là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống rất nhiều các nhóm giải

pháp, kiến nghị vừa có tính định hướng vừa có tính thực tiễn nhằm nâng cao

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

24

hiệu quả hoạt động QLNN về ANTT. Tuy vậy, các nhóm giải pháp phần

nhiều không cập nhật được tính thời sự hiện nay; giải pháp mang tính chất

đơn lẻ trong từng lĩnh vực cụ thể của QLNN về ANTT; chưa đánh giá khái

quát được mức độ hoàn thiện của pháp luật về ANTT. Hiến pháp, năm 2013,

Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015, Luật Công an nhân dân,

năm 2018 đã được ban hành, đặc biệt là Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ

XII của Đảng đã có những định hướng mới… Do đó, các giải pháp mà các

nhà nghiên cứu đã nêu chắc chắn sẽ phải nghiên cứu, phân tích sâu hơn.

1.3. Những vấn đề luận án cần giải quyết

Thứ nhất, về quản lý nhà nước, “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị”,

“trật tự an toàn xã hội”... tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng còn

nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất, do đó cần được tiếp tục nghiên

cứu làm rõ những vấn đề lý luận QLNN về ANTT đô thị (khái niệm, đặc

điểm, nội dung, phương pháp QLNN về ANTT đô thị).

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá được thực trạng QLNN về ANTT đô thị

Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế,

đồng thời phân tích một cách cụ thể, toàn diện về những yếu tố bảo đảm tăng

cường QLNN về ANTT đô thị.

Thứ ba, Hiến pháp, năm 2013 đã có nhiều quy định mới về tổ chức bộ

máy Nhà nước, trong đó có tổ chức CQĐP ở đô thị. Cụ thể: Theo Khoản 2,

Điều 111, Hiến pháp, năm 2013 quy định “Cấp chính quyền địa phương gồm

có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm

nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

Như vậy, vấn đề đặt ra là chính quyền đô thị Hà Nội sẽ phải tổ chức theo mô

hình như thế nào cho hợp lý? Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính

quyền đô thị Hà Nội có tác động không nhỏ tới hoạt động QLNN về ANTT đô

thị. Các quy định của pháp luật trong QLNN về ANTT đô thị cần được quyết

định trên cơ sở Hiến định phù hợp với thực tiễn. Việc nghiên cứu hoàn thiện

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

25

các quy định pháp luật về QLNN về ANTT đô thị nói chung, QLNN về ANTT

đô thị Hà Nội nói riêng là việc làm cần thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, nghiên cứu và xác định các quan điểm, giải pháp tổng thể mang

tính chiến lược để tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một công trình nào nghiên

cứu một cách chuyên biệt trong QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, ở cấp độ tiến

sĩ luật học. Đề tài “Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị từ thực tiễn

địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu cụ

thể, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những tri thức khoa học của những công

trình nghiên cứu trước.

1.4. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu

1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tuy đã có nhiều công trình

nghiên cứu, nhưng còn nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về QLNN về

ANTT đô thị, chưa chỉ ra được những đặc điểm của QLNN về ANTT đô thị

và chưa xác định rõ các hoạt động, lĩnh vực cụ thể được quy định trong các

văn bản pháp luật QLNN về ANTT.

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị Hà Nội tuy đã đạt được nhiều kết

quả, nhưng cũng còn những bất cập, chưa hợp lý. Trước yêu cầu, nhiệm vụ

mới của công tác bảo vệ ANTT trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, cần

bổ sung, điều chỉnh các giải pháp hữu ích, khả thi cả về mặt pháp luật; về

nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức… để tăng

cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, có tác dụng phòng ngừa, đấu tranh,

kịp thời xử lý hiệu quả các vụ việc, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ, giữ vững

ANTT trong tình hình mới.

1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Để tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, nhiệm vụ của luận án

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

26

cần tập trung giải đáp một số câu hỏi nghiên cứu sau:

- Cơ sở lý luận của QLNN về ANTT đô thị được luận giải như thế nào?

Để trả lời được câu hỏi lớn này, cần đặt ra các câu hỏi nhỏ cụ thể là: Quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là gì? Nội dung quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị? Các bảo đảm nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị?

- Thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội như thế

nào? Đánh giá nó đáp ứng như thế nào với các yêu cầu của quản lý nhà nước

về an ninh, trật tự, các yêu cầu của việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội

chủ nghĩa và các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay?

- Các giải pháp cần được áp dụng để tăng cường quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội? Cần triển khai ra sao?

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

27

Kết luận chương 1

Chương 1, luận án đã nghiên cứu một số công trình khoa học có liên

quan trực tiếp, sát thực với quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị nói

chung, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội nói riêng. Các công

trình nghiên cứu được chia thành ba nhóm khác nhau là lý luận, thực trạng và

các công trình nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị. Các nội dung này tương

quan với ba chương của luận án.

Tổng quan tình hình cho thấy, trong thơi gian qua, cùng với quá trình

cải cách hành chính đã có nhiều công trình nghiên cứu lĩnh vực quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự nói chung, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô

thị nói riêng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đi theo hướng phân tích

thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, chủ yếu là thực trạng các

lĩnh vực quản lý cụ thể như: Quản lý nhà nước về cư trú; quản lý nhà nước

về đấu tranh phòng chống tội phạm; quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã

hội... để rút ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm triệt tiêu các nguyên

nhân đó. Một số công trình khoa học nghiên cứu quản lý nhà nước về đô thị

theo hướng hoàn thiện các thể chế, tổ chức bộ máy chính quyền đô thị...

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khá phong phú về thể loại, đa dạng

về hình thức. Mặc dù vậy, các nghiên cứu trong quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị nói chung, quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà

Nội nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong điều kiện cải cách

hành chính, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tình hình tội phạm, tệ nạn xã

hội, vi phạm pháp luật ở đô thị diễn biến ngày càng phức tạp. Những vấn đề

còn bỏ ngỏ về mặt lý luận và thực tiễn sẽ được tác giả tiếp tục hoàn thiện

trong luận án. Việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, chuyên sâu

vấn đề quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội là hết sức cần thiết

trong giai đoạn hiện nay.

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

28

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

2.1. Khái niệm an ninh, trật tự đô thị

An ninh, trật tự được sử dụng một cách khá phổ biến và là một khái niệm

thuộc phạm trù chính trị - pháp lý. Tuy vậy, thực tế cho thấy, mặc dù cùng muốn

đề cập đến vấn đề an toàn, yên ổn của một quốc gia trên các phương diện chính

trị, kinh tế - xã hội... nhưng trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và một số

công trình nghiên cứu, dưới nhiều ngữ cảnh khác nhau, khái niệm an ninh, trật tự

được sử dụng bằng các thuật ngữ cụ thể khác nhau. Có tác giả quan niệm an

ninh, trật tự là bao hàm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhưng cũng có

tác giả quan niệm dưới góc độ hẹp hơn, an ninh, trật tự chỉ bao hàm an ninh

chính trị và trật tự an toàn xã hội... Những cách tiếp cận này thực chất chỉ là cách

lý giải cụ thể dưới các góc độ rộng, hẹp khác nhau của một vấn đề.

Đảng ta đã có quá trình phát triển tư duy lý luận từng bước làm rõ, bổ

sung, phát triển kịp thời qua các nhiệm kỳ đại hội và triển khai trong thực tiễn

mọi công việc để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đại hội

IX của Đảng Công sản Việt Nam xác định: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là

bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước,

nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc

gia, dân tộc” [42, tr.117]; Đại hội XI của Đảng phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa lên một tầm cao mới: “Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc

phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ...” [43]. Đại hội XII của Đảng tiếp tục xác định: “Củng cố quốc phòng,

giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ

trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

29

dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nồng cốt” [44, tr.148].

Những quan điểm, định hướng của Đảng về quốc phòng, an ninh trong

bảo vệ Tổ quốc nêu trên ngày càng sáng tỏ, từng bước làm rõ qua hoạt động

thực tiễn, trong đó thành tố an ninh được hiểu theo nghĩa là an ninh quốc gia

và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013.

Trong các công trình nghiên cứu, các văn bản pháp luật như: Nghị định

số 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ về biện pháp vận động quần chúng bảo vệ

an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Thông tư số 10/2015/TT-BCA

quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan an

ninh, trật tự an toàn xã hội; Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy

định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh

doanh có điều kiện... an ninh, trật tự đều được hiểu là cách viết gọn của cụm

từ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Xét về ngữ nghĩa, thuật ngữ an ninh, trật tự là từ ghép từ hai bộ phận an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nếu cụm từ “an ninh” và “trật tự” đứng

riêng rẽ có thể có những cách hiểu khác nhau với những nội dung, cấp độ

rộng hẹp, hàm ý, ngữ nghĩa không giống nhau. Cụm từ an ninh, trật tự trong

luận án này bản chất là an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

An ninh quốc gia được sử dụng rộng rãi trong đời sống chính trị quốc

tế. Nội dung cơ bản của ANQG là lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, lợi ích quốc

gia là yếu tố mở, phụ thuộc vào nhận thức của quốc gia về lợi ích cần bảo vệ

và vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Chính vì vậy, mặc dù có xuất

phát điểm chung, nhưng quan niệm về ANQG ở mỗi nước không hoàn toàn

giống nhau. Với những nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc... tiềm lực kinh

tế, quốc phòng, an ninh mạnh, có vị thế trên trường quốc tế thì quan niệm

ANQG được xác định không chỉ ở phạm vi bảo vệ lợi ích quốc gia bên trong

lãnh thổ mà còn vươn đến tầm khu vực và quốc tế.

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

30

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã khiến nhiều quốc gia có sự thay đổi,

phát triển quan niệm về ANQG, hướng đến cách tiếp cận đa chiều, toàn diện

hơn. Theo đó, ANQG hiện nay không chỉ là an ninh truyền thống mà gồm cả

an ninh phi truyền thống, không chỉ trên bình diện quan hệ đối ngoại giữa các

nhà nước mà bao gồm cả những quan hệ trong nội bộ quốc gia, không chỉ

gồm an ninh chính trị, quân sự mà gồm cả các nhân tố phi chính trị, phi quân

sự. Các mối đe dọa ANQG hiện nay đến từ nhiều yếu tố mang bản chất khác

nhau, có thể là chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội hoặc môi trường...

ANQG được nhìn nhận như một tổng thể bao gồm các nội dung, lĩnh vực chủ

yếu như: An ninh chính trị; an ninh kinh tế; an ninh tư tưởng - văn hóa; an

ninh môi trường; an ninh con người... Mỗi quốc gia tùy vào bối cảnh tình

hình, điều kiện, trình độ phát triển và thực tiễn đất nước đặt trọng tâm vào các

nội dung của ANQG không giống nhau. Các nước đang phát triển thường đặt

trọng tâm các nội dung ANQG thiên về hướng đối nội, đặt lợi ích tồn tại của

chế độ chính trị ở vị trí trung tâm của ANQG bên cạnh an ninh quân sự.

Ở Việt Nam, theo Luật An ninh quốc gia, năm 2004: An ninh quốc gia

là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [87, tr1].

Từ điển Bách khoa CAND, năm 2005 khái niệm: An ninh quốc gia là

sự ổn định và phát triển bền vững của một chế độ xã hội, độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của

một quốc gia” [122, tr.24].

Thuật ngữ “trật tự an toàn xã hội” được sử dụng vào những năm 1970,

thay cho thuật ngữ “trật tự trị an” trước đó. Thuật ngữ này được sử dụng ngay

trong Văn kiện Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1976:

“Giáo dục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng

nhân dân, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

31

an toàn xã hội”; Điều 45, Hiến pháp, năm 1992: “Các lực lượng vũ trang nhân

dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng

chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước”;

Điều 46, Hiến pháp, năm 2013: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp

và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp

hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”...

Quan niệm về trật tự an toàn xã hội qua từng thời kỳ cũng có sự thay

đổi. Kết quả của công trình nghiên cứu Từ điển Bách khoa nghiệp vụ Công

an, thuộc Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Bộ Công an năm 2000 đã

đưa ra khái niệm: “Trật tự an toàn xã hội là tình trạng xã hội có tổ chức, có kỷ

luật, mọi người được sống yên vui lành mạnh trong xã hội theo quy định bằng

các luật lệ của nhà nước, quy phạm của đạo đức, quy phạm của cuộc sống

cộng đồng và thuần phong mỹ tục” [121]. Quan niệm này cũng có những hạn

chế khi xác định nội hàm, khách thể của TTATXH; theo Từ điển Bách khoa

CAND Việt Nam, năm 2005: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật

tự, kỷ cương, trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm

pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định [122].

Từ sự thống nhất các quan niệm nêu trên, bộ sách Khoa học Công an

Việt Nam đã đưa ra khái niệm: Trật tự an toàn xã hội là trạng thái ổn định, có

trật tự kỷ cương, được xác lập trên cơ sở các quy định của pháp luật, các giá

trị, chuẩn mực đạo đức xã hội được tôn trọng và thừa nhận, mà từ đó mọi

người dân có cuộc sống bình yên, quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm

hại, mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức và cá nhân được thực hiện nghiêm

theo quy định của pháp luật” [56, tr.13].

Bảo vệ ANQG là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất

bại các hoạt động xâm phạm ANQG. Nhiệm vụ bảo vệ ANQG được quy định

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

32

tại Điều 14, Luật An ninh quốc gia, bao gồm: Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa,

khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và

các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan

trọng về ANQG; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và

loại trừ các hoạt động xâm phạm ANQG, nguy cơ đe doạ ANQG [87].

Theo Điều 3, Luật Công an nhân dân, năm 2014 quy định: “Bảo đảm

trật tự an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội

phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội” [92], theo

đó, có thể hiểu bảo đảm TTATXH gồm: Các hoạt động phòng ngừa, phát

hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi VPPL.

Thông thường khái niệm an ninh quốc gia biểu hiện quan hệ chính trị,

nhưng mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau về vấn đề này. Còn trật tự an toàn

xã hội phản ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng trong phạm vi một

quốc gia [125, Tr.73]. An ninh quốc gia là vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh

vực chính trị, là sự tồn vong của đất nước, sự độc lập của dân tộc, khẳng định

nguyên tắc chính trị trong quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Còn

TTATXH là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ

thống các quy phạm pháp luật của nhà nước, các chuẩn mực đạo đức xã hội

trong đời sống cộng đồng của mỗi dân tộc, một quốc gia, nhờ đó, công dân

sống và lao động có tổ chức, kỷ cương, mọi quyền và lợi ích được đảm bảo

không bị xâm hại. ANQG và TTATXH bao gồm hai nội dung, hai mối quan hệ

thể hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Giữa ANQG và

TTATXH có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, tác động và chuyển hóa

lẫn nhau, ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của đất nước. ANQG được

bảo vệ vững chắc mới tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt TTATXH.

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

33

Ngược lại, không đảm bảo TTATXH để tội phạm, tệ nạn xã hội lộng hành, kỷ

cương pháp luật không nghiêm, tài sản của nhà nước bị xâm hại, công dân

không được bảo vệ, lòng dân bất an không tin vào chế độ, vào sự quản lý của

nhà nước, các vụ biểu tình, khiếu kiện diễn biến phức tạp, nghiêm trọng kéo

dài, không kiểm soát được sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thậm chí chuyển hóa

thành vấn đề chống đối chính trị, từ đó sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch

lợi dụng phá hoại ANQG. Việc phân biệt ANQG và TTATXH chỉ mang tính

chất học thuật. Trong thực tế, QLNN về ANTT với hai nội dung như trên đã

phân tích luôn gắn liền với nhau và tạo nên hai phương diện mà Nhà nước đặc

biệt quan tâm bảo vệ thông qua hoạt động quản lý của mình. An ninh, trật tự là

khái niệm chính trị - pháp lý, hàm chứa an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã

hội, dùng để chỉ trạng thái ổn định, an toàn của mọi lĩnh vực thuộc đời sống

chính trị - xã hội của một dân tộc, một quốc gia.

Thực tiễn phát triển, biến đổi xã hội của nhiều quốc gia cho thấy, để đất

nước có được đời sống kinh tế - xã hội bình thường thì các thiết chế chính trị,

xã hội phải được vận hành theo những nguyên lý, trật tự nhất định, nếu phá

vỡ trật tự đó thì xã hội sẽ rối loạn... Do đó, xã hội cần có sự bảo đảm an ninh,

an toàn và thiết lập một trật tự với sự tuân thủ những quy tắc của đời sống xã

hội. An ninh, trật tự chính là sự bảo đảm bằng sức mạnh trên cơ sở pháp luật

của quốc gia để giữ vững trật tự xã hội, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đô thị là một khu vực lãnh thổ quốc gia, là một sản phẩm phát triển của

loài người, mặc dù ra đời muộn hơn các điểm dân cư nông thôn nhưng với điều

kiện sinh hoạt tốt, văn minh, hiện đại hơn, có tổ chức chặt chẽ, khoa học và

hiệu quả kinh tế cao hơn, có trình độ văn hóa cao, đô thị ngày càng thu hút

nhiều dân cư đến sinh sống. Đô thị không chỉ là nơi tiêu biểu cho sự phát triển,

thịnh vượng và văn minh mà còn là những trung tâm truyền bá văn minh, là

đầu tàu thúc đẩy các vùng xung quanh phát triển và trong tương lai sẽ là mô

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

34

hình cư trú chủ yếu của con người. Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô

thị “là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động

trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh

tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội

của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành,

ngoại thành của thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”. Tuy nhiên,

cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, dân nhập

cư tăng cao, chính sách quản lý đô thị và công tác quản lý đô thị chưa bắt kịp

với sự phát triển xã hội đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm

môi trường… làm cho tình hình ANTT đô thị có nhiều diễn biến phức tạp.

Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân

và của cả hệ thống chính trị. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp ở đô thị (cơ

quan hành chính nhà nước ở địa phương) là cơ quan thẩm quyền chung trong

việc tổ chức thực hiện bảo vệ ANTT tại địa phương mình. Công an ở đô thị là

cơ quan chuyên trách có trách nhiệm tham mưu, báo cáo trước UBND về

công tác đảm bảo ANTT, đồng thời là lực lượng trực tiếp triển khai thực hiện

bảo vệ ANTT đô thị theo phân công, phân cấp của Công an cấp trên. Hiến

pháp, năm 2013 xác định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng,

chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh

phòng, chống tội phạm” [90]. Điều này phù hợp với nguyên lý phổ biến: Bộ

sinh ra để quản lý ngành, lĩnh vực và mỗi việc chỉ nên do một bộ quản lý

tránh trùng dẫm trong quản lý nhà nước [80, tr.27]. Khắc phục triệt để sự

trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm

nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm

chính [5]. Lực lượng Công an tham mưu cho các cấp ủy Đảng và phối hợp

với các cơ quan, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT đô thị.

Theo quan điểm từ Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) yêu cầu: Phân

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

35

định trách nhiệm, thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp

rõ hơn cho địa phương, kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ,

thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ… Văn kiện Đại hội đại biểu lần

thứ XII của Đảng vẫn tiếp tục yêu cầu: Đổi mới tổ chức hoạt động của chính

quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và

Uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong

việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được

phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô

thị, hải đảo. Theo đó, vấn đề ANTT nói chung và ANTT đô thị nói riêng có

những nét chung nhưng không phải là một. Có thể hiểu, an ninh, trật tự đô thị

là trạng thái an toàn, ổn định, có trật tự kỷ cương về mọi mặt của xã hội đô thị,

được xác lập trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của người dân không bị xâm hại, mọi hoạt động của Nhà nước, tổ

chức, cá nhân được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật, tạo môi

trường đô thị phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định.

Trong một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời của một quốc gia độc

lập có chủ quyền, ANTT đô thị thể hiện mối quan hệ chính trị pháp lý trên hai

mặt. Trước hết, đó là việc thiết lập và duy trì sự an toàn, ổn định và phát triển

bền vững của các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trên địa bàn đô

thị. Đồng thời, phải đảm bảo hiệu lực QLNN từ Trung ương tới cơ sở, đảm bảo

tính thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất

và toàn vẹn lãnh thổ. Nền tảng của ANTT đô thị là vấn đề an dân, đảm bảo sự

đoàn kết nhất trí về chính trị và tinh thần trong nội bộ quần chúng, trong hệ

thống chính trị ở đô thị, dưới sự quản lý của Nhà nước. ANTT đô thị lấy xây

dựng, phát triển và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội làm mục đích, lấy phát

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm nền tảng, giữ vững sự

ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển về mọi mặt

của đô thị, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

36

An ninh, trật tự đô thị có thể bị đe dọa từ nhiều hướng, nhiều phía cả

bên trong và bên ngoài. Đây là một thực tế, bởi ANTT đô thị không phải là

vấn đề tự thân mà do nhiều yếu tố tác động tạo nên, chẳng hạn như vấn đề

chính trị, kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện luật pháp, chất lượng đội ngũ

cán bộ và cả yếu tố tác động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm.

Trong điều kiện hiện tại ANTT đô thị luôn phải đối mặt và chịu sức ép ngày

càng tăng của những nhân tố nội sinh, mà cụ thể đó là sự tác động của mặt

trái cơ chế thị trường, quá trình đô thị hóa, những thiếu sót, yếu kém trong

quá trình quản lý kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó nếu không có sự đổi

mới cơ chế quản lý xã hội, cải cách hành chính…một cách kịp thời và tương

xứng, nhằm bịt kín những sơ hở, thiếu sót thì nó có thể trở thành một nguy

cơ đe dọa sự sống còn của chế độ.

An ninh, trật tự đô thị bao gồm nhiều nội dung, lĩnh vực rộng lớn, có liên

quan đến nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng,

lối sống trên địa bàn đô thị. Xem xét từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho

thấy, ANTT đô thị có một số nội dung cơ bản: Thứ nhất, là sự an toàn và hoạt

động bình thường của hệ thống chính trị ở đô thị. Hệ thống chính trị ở đô thị là

một mắt xích quan trọng của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Sự vững

mạnh của hệ thống chính trị ở đô thị có tác động đến sự ổn định bền vững và

phát triển về mọi mặt của đô thị. Sự hạn chế, yếu kém của các tổ chức cơ sở

Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị có thể là nguyên nhân và điều kiện

làm phát sinh những nhân tố gây mất ổn định ở đô thị. Hai là, ANTT đô thị

chính là sự an toàn, yên ổn trong cộng đồng dân cư, sự đoàn kết trong nội bộ

quần chúng trên địa bàn đô thị. Đảm bảo sự an toàn, yên ổn trong cộng đồng

dân cư, củng cố lòng tin giữa nhân dân với Đảng, chính quyền đô thị là nền

tảng đảm bảo ANTT đô thị. Từ thực tiễn sự nghiệp bảo vệ ANTT đô thị của

nước ta trong những năm gần đây cho thấy, mâu thuẫn, xung đột giữa các bộ

phận dân cư với chính quyền, giữa các bộ phận dân cư với nhau, tình hình

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

37

khiếu kiện đông người, phản ứng của quần chúng nhân dân với những hành vi

vi phạm pháp luật, chính sách của cán bộ, công chức ở một số đô thị ở nước ta

là một trong những nhân tố để gây mất ANTT. Những vấn đề phức tạp nảy

sinh này ở đô thị đã và đang trở thành nhân tố mà kẻ địch có thể lợi dụng để

thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,

xâm phạm ANQG ở nước ta. Do đó, một mặt phải đấu tranh với những âm

mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ khối đoàn

kết toàn dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân ta vào chế độ xã hội chủ

nghĩa. Mặt khác, phải đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, các quyền, lợi

ích chính đáng của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ba là,

ANTT đô thị là bảo đảm sự an toàn các mục tiêu kinh tế; bảo đảm việc tổ chức

thực hiện đúng đắn và có hiệu quả các đường lối, chính sách phát triển kinh tế -

xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Kinh tế - xã hội phát triển bền vững là nền

tảng đảm bảo sự ổn định chính trị và ANTT đô thị. Đại hội XII của Đảng

khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh

và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [44, tr.149]. Đời sống kinh tế khó

khăn, cùng với sự yếu kém và sai lầm trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội là

một trong những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh những vấn đề phức

tạp về ANTT đô thị. Do vậy, việc bảo vệ các cơ sở kinh tế cũng như bản thân

quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội

của Nhà nước ở đô thị là một nội dung cơ bản trong công tác đảm bảo ANTT

đô thị. Thứ tư, ANTT đô thị chính là đảm bảo sự tồn tại và phát triển một cách

trong sáng nền tảng văn hóa, tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội XII

của Đảng đã nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát

triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,

nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần

vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

38

bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân

chủ, công bằng, văn minh” [44, tr.126]. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu,

phát triển của đất nước, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, pháp luật

đang có sự chuyển động và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: Lối

sống cá nhân thực dụng, tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, hoạt động

tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch… Do đó, việc kế thừa những

giá trị đạo đức truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa, xây dựng và củng cố hệ

tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong lòng xã hội là

những nội dung cơ bản bảo đảm cho sự phát triển ổn định, bền vững của đô thị.

Thứ năm, ANTT đô thị còn là sự ổn định và phát triển bền vững, hài hòa các

quan hệ xã hội ở đô thị. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các quan hệ

xã hội ở đô thị cũng có sự biến đổi hết sức mạnh mẽ theo những chuẩn mực

pháp luật, đạo đức, xã hội mới dần được hình thành. Đây là một quá trình tất

yếu nhằm tiến tới xây dựng đô thị văn minh, lành mạnh. Song nếu không có sự

quản lý tốt, các nhân tố tích cực không được phát hiện để bảo vệ thì sẽ rất dễ

phát sinh những tác động trái chiều gây hậu quả cho nền ANTT đô thị. Trên

thực tế hiện nay, sự bất tương xứng của hệ thống luật pháp, trình độ dân trí

thấp, sự yếu kém về ý thức chấp hành pháp luật của người dân trước sự biến

đổi của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa… chính là nguồn gốc sâu sa của những

hoạt động vi phạm pháp luật.

Để góp phần tiếp tục ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội và phát

triển đô thị, một trong những điều kiện tiên quyết là phải bảo vệ vững chắc

ANTT đô thị. Đặc biệt, cần quản lý tốt mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội

đô thị, nhằm bảo đảm xã hội ổn định, có trật tự kỷ cương, mọi chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện

nghiêm minh, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng... Điều

đó đòi hỏi Nhà nước, chính quyền đô thị, các cơ quan chức năng cần tăng

cường QLNN về ANTT đô thị.

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

39

2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phương pháp của quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Trong khoa học quản lý, khoa học luật hành chính, QLNN được hiểu là

quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước

đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người trên cơ sở các

quy định, quy phạm pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu nhiệm

vụ Nhà nước đề ra. QLNN là hoạt động của các chủ thể, trong đó các cơ quan

nhà nước giữ vai trò chủ yếu, trên cơ sở hệ thống tổ chức của các cơ quan

QLNN và hệ thống pháp luật để tổ chức và điều hành quá trình hoạt động

chung của toàn xã hội, để giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh

tế - xã hội và các nhiệm vụ khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quản lý nhà nước về ANTT là một bộ phận của QLNN nói chung, tác

động vào tất cả các yếu tố liên quan đến ANTT nhằm bảo đảm sự ổn định và phát

triển về mọi mặt của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn

hóa... Theo Từ điển Bách khoa CAND, năm 2005: “Quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự là hệ thống các biện pháp quản lý của Nhà nước do các cơ quan nhà nước

và các tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền tiến hành trên cơ sở pháp luật và

thi hành pháp luật, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội” [122,

tr.978]. Trong sách chuyên khảo “Bước đầu tìm hiểu quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự”, của GS.TS Nguyễn Duy Hùng và GS.TS Hồ Trọng Ngũ đã đưa ra quan

niệm: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự là hoạt động hành chính, điều hành và

chấp hành được thực hiện bằng sự tác động đồng bộ có mục đích của Nhà nước

thông qua hoạt động của một hệ thống các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội

được chức năng hóa trong lĩnh vực này, vào tất cả các yếu tố cấu thành nền an

ninh, trật tự nhằm tạo nên sự ổn định, an toàn cho đất nước trên tất cả các phương

diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để thực hiện thắng lợi các mục tiêu bảo vệ

xây dựng và phát triển vững bền Tổ quốc xã hội chủ nghĩa [64, tr.27-28].

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

40

Quản lý nhà nước về ANTT là sự tác động có tổ chức và điều hành

bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động

của con người do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến

cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Từ điển

Bách khoa CAND năm 2005 cũng xác định: “Quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự là quản lý trên các lĩnh vực: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh

xã hội, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh biên giới, bảo vệ lãnh tụ và cơ

quan đầu não của Đảng và Nhà nước, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ

nạn xã hội, trật tự, an toàn giao thông và trật tự công cộng, phòng cháy chữa

cháy, giáo dục và cải tạo phạm nhân...” [122].

Từ quy định của Hiến pháp, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân

dân, QLNN về ANTT bao gồm các lĩnh vực cơ bản sau: Quản lý nhà nước về

an ninh chính trị; an ninh kinh tế; an ninh văn hóa, tư tưởng; về xuất, nhập

cảnh; phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội; quản lý

nhà nước về cư trú; quản lý căn cước công dân và các loại giấy tờ chứng nhận

khác; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, con dấu; quản lý ngành nghề

kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý các dịch vụ bảo vệ; quản

lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quản lý nhà nước về

trật tự an toàn giao thông; quản lý nhà nước về giáo dục và cải tạo phạm nhân,

người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, quản lý tại

địa bàn cơ sở; quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường...

Quản lý nhà nước về đô thị là sự định hướng, tác động của nhà nước

vào các hoạt động đời sống của đô thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản

của con người, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã

hội, bảo vệ môi trường theo mục tiêu phát triển đô thị bền vững. QLNN về đô

thị là quản lý tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành chuyên môn nhưng

chủ yếu là: Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, quản lý công trình xây dựng,

quản lý về đất đai đô thị, quản lý về kiến trúc đô thị, quản lý hạ tầng cơ sở đô

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

41

thị, quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và quản lý về ANTT đô thị...

QLNN về ANTT đô thị là hoạt động mang tính chất quyền lực của cơ quan

hành chính nhà nước ở đô thị, mà trách nhiệm trước hết là người đứng đầu bộ

máy hành pháp ở đô thị, nhằm tạo ra các điều kiện để duy trì và ổn định các

quan hệ về ANTT ở đô thị theo quy định của pháp luật.

Từ những nhận thức chung về ANTT đô thị, về QLNN có thể đi đến

khái niệm: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là sự tác động tổ chức,

mang tính quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật của cơ quan hành chính

nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó tới các các mặt của

đời sống đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động của cá nhân, tổ chức ở đô thị

theo một trật tự nhất định, hướng tới thực hiện những mục tiêu đảm bảo an

ninh, trật tự trên địa bàn đô thị.

Mục tiêu của QLNN về ANTT đô thị là góp phần vào việc thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của công dân; đập tan mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực

thù địch; phòng chống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến

các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội; bảo đảm trật tự bình thường cho

mọi hoạt động xã hội ở đô thị trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ pháp luật.

2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hoạt động QLNN về ANTT đô thị trước hết là nhằm phục vụ công tác

quản lý xã hội của Nhà nước, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của của dân cư đô

thị. Ngoài những đặc điểm chung của QLNN về ANTT như: QLNN về ANTT

là một lĩnh vực QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, tác động đến mọi mặt của đời

sống xã hội; mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh

đơn phương của Nhà nước; mang tính sáng tạo cao, được thực hiện trên cơ sở

các hoạt động QLNN khác; QLNN về ANTT vừa công khai, vừa bí mật...

QLNN về ANTT đô thị còn có một số đặc điểm riêng:

Thứ nhất, khách thể của công tác quản lý nói chung là trật tự quản lý

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

42

mà chủ thể quản lý muốn thiết lập để đạt được các mục tiêu quản lý. Theo đó,

khách thể của QLNN về ANTT đô thị là sự ổn định, an ninh, an toàn tuyệt đối

của hệ thống chính trị, thể chế nhà nước ở đô thị; là trạng thái xã hội bình yên

ở đô thị mà nhân dân được sinh sống, lao động, học tập yên ổn trên cơ sở các

quy định của Hiến pháp và pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức xác

định ở phạm vi đô thị. Nói cách khác, khách thể của QLNN về ANTT đô thị

chính là hệ thống các mối quan hệ xã hội và hành vi của con người cần phải

tiến hành tác động bằng quyền lực nhà nước góp phần đảm bảo ANTT. Khách

thể của QLNN về ANTT đô thị là loại khách thể đặc biệt quan trọng, quan hệ

trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển bền vững của chế độ, là lợi ích quốc

gia, lợi ích của Nhà nước và Đảng cầm quyền; lợi ích của hệ thống chính trị,

lợi ích bảo vệ con người, quyền công dân và trật tự tiến bộ xã hội, ổn định và

phát triển. Sự ổn định về chính trị luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển đất

nước. Không có sự ổn định về chính trị thì sự phát triển kinh tế - xã hội không

thể bền vững. Do đó, phải coi trọng giữ vững ANTT là nhiệm vụ trọng yếu,

thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Quá trình tổ chức QLNN

về ANTT đô thị của cơ quan có thẩm quyền không chỉ tập trung xử lý các

hành vi vi phạm pháp luật về ANTT mà quan trọng hơn là phải tạo ra những

nền tảng xã hội vững chắc, phòng ngừa, ngăn chặn không cho các hành vi vi

phạm pháp luật xảy ra. QLNN về ANTT đô thị vừa phải tuân thủ những

nguyên tắc chung của QLNN về ANTT, đồng thời phải quán triệt những

nguyên tắc đặc thù, phải có sự tính toán kỹ lưỡng trong việc sử dụng những

hình thức, biện pháp quản lý phù hợp.

Thứ hai, đối tượng quản lý ANTT đô thị là các cá nhân (người nước

ngoài, người không có quốc tịch, công dân nước sở tại, sinh sống, lao động,

học tập trên địa bàn đô thị), cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn đô thị, trực

tiếp hay gián tiếp chịu sự quản lý của chính quyền đô thị ở những mức độ

khác nhau, tùy thuộc vào địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức đó. Các cơ quan,

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

43

tổ chức, cá nhân này là đối tượng của QLNN về ANTT đô thị khi tham gia

vào các hoạt động có liên quan đến ANTT đô thị điển hình như: Hoạt động

kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT; đảm bảo trật tự, an toàn giao

thông; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; tạm trú, tạm vắng… Để chủ động thực

hiện có hiệu quả bảo đảm ANTT đô thị, mọi hành vi của tổ chức, cá nhân có

liên quan đến ANTT đô thị đều phải được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước

mà trực tiếp là cơ quan QLNN về ANTT đô thị. Do hành vi có liên quan đến

ANTT của tổ chức, cá nhân không phải là bất biến mà thay đổi thường xuyên

theo thực tiễn của xã hội trong từng giai đoạn, nên yêu cầu QLNN về ANTT

cũng phải thay đổi theo, điều quan trọng đặt ra ở đây là cơ quan QLNN về

ANTT đô thị phải xác định được trong các hành vi của tổ chức, cá nhân thì

những hành vi nào có liên quan đến việc đảm bảo ANTT và đặt nó dưới sự

quản lý của cơ quan QLNN về ANTT đô thị. Xác định đúng đắn vấn đề này là

đảm bảo tính chủ động và triệt để trong hoạt động quản lý, tránh được việc bỏ

lọt những hành vi có thể phương hại cho ANTT đô thị hoặc can thiệp quá sâu,

không cần thiết vào hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức.

Đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao, gồm nhiều thành

phần sống đan xen có lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã

hội đa dạng nên việc quản lý dân cư đô thị có nhiều phức tạp hơn so với nông

thôn. Đô thị hóa cũng tạo ra sự khác biệt về lối sống giữa các nhóm cư dân đô

thị, đặc biệt giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, nhóm dân cư đô thị

cũ với nhóm dân cư đô thị mới, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội, tội phạm và các

hiện tượng làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nên sự

phức tạp trong mạng lưới các quan hệ xã hội ở đô thị.

Đô thị thường là nơi có nhiều trụ sở cơ quan hành chính, nơi diễn ra các

sự kiện chính trị quan trọng như đại hội Đảng, bầu cử quốc hội, hội nghị cấp

cao các nước ASEAN… Tại đây, thường tập trung đội ngũ lãnh đạo, cán bộ

chủ chốt của Đảng, Nhà nước; tập trung các tổ chức quốc tế… Các thế lực thù

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

44

địch đã coi các đô thị là địa bàn trọng điểm để tiến hành mọi hoạt động chống

phá Nhà nước ta về nhiều mặt, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” tăng

cường thâm nhập vào nội bộ nhằm phá ta từ bên trong, tiến tới bạo loạn lật đổ

chế độ ta.

Thứ ba, theo lý luận của quản lý hành chính nhà nước có thể thấy chủ

thể QLNN về ANTT là các cơ quan hành chính nhà nước, lãnh đạo trong các

cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực ANTT. Xem xét theo

quan điểm hệ thống, chủ thể QLNN về ANTT đô thị bao gồm: Ủy ban nhân

dân các cấp ở đô thị là cơ quan thẩm quyền chung trong việc tổ chức thực hiện

chức năng QLNN về ANTT tại địa phương mình; các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND các cấp ở đô thị gồm các sở, phòng và các cơ quan tương đương

có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong phạm vi ngành và lĩnh

vực công tác khác nhau tại đô thị theo quy định của pháp luật, đồng thời trong

quá trình triển khai các mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao phải

phối hợp với các cơ quan có liên quan để góp phần đảm bảo tình hình ANTT

tại địa phương; các cá nhân được Nhà nước trao quyền trong thực hiện nhiệm

vụ QLNN về ANTT đô thị đó là Chủ tịch UBND và lãnh đạo các cơ quan, tổ

chức, đơn vị; các bộ, ngành có các cơ quan trực thuộc đóng trên địa bàn của địa

phương chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, ngành, nhưng đồng thời phục vụ các

nhiệm vụ chung của địa phương, trong những trường hợp nhất định chịu sự chỉ

đạo của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương về mặt hành chính.

Chủ thể QLNN về ANTT đô thị phải chủ động, linh hoạt. Các thế lực

thù địch có thể sử dụng lực lượng, tổ chức đặc biệt trá hình dưới những vỏ

bọc công khai, hợp pháp cũng như những thủ đoạn hoạt động tinh vi để hoạt

động xâm hại đến ANTT đô thị. Nhưng cũng có những trường hợp chúng tiến

hành chống phá ta một cách trắng trợn, manh động, do đó, trong QLNN về

ANTT đô thị, các chủ thể, đặc biệt là cơ quan công an phải nhạy bén, khôn

khéo, linh hoạt, lựa chọn và sử dụng những biện pháp phù hợp gồm cả những

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

45

biện pháp quản lý nhà nước công khai và cả những biện pháp đấu tranh bí

mật. Đây là nét đặc thù của QLNN về ANTT so với các loại hình QLNN khác

như quản lý nhà nước về kinh tế, về giáo dục...

Đô thị chịu tác động một cách thường xuyên, trực tiếp của tình hình

chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, là nơi tiếp nhận thông tin đầu

tiên, trực tiếp và nhạy bén trước mọi diễn biến, tình hình trong nước và thế

giới. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn đô thị thường xảy ra nhiều,

diễn biến khó lường hơn địa bàn nông thôn, nhiều loại tội phạm sử dụng công

nghệ cao, tội phạm môi trường có tính chất phức tạp. Điều này tạo nên đặc

điểm hoạt động QLNN về ANTT đô thị phải rất chủ động, linh hoạt; đòi hỏi

bộ máy quản lý đồng bộ, hạn chế tầng nấc, cấp trung gian, chủ thể quản lý

phải xây dựng được một cơ chế điều chỉnh hoạt động QLNN về ANTT đô thị

vừa ổn định, vừa linh hoạt, cùng đội ngũ cán bộ, công chức vận hành một

cách chuyên nghiệp nhằm mục đích chủ động, kịp thời ứng phó một cách có

hiệu quả đối với mọi diễn biến, mọi tình huống xảy ra ở đô thị trên các lĩnh

vực liên quan đến ANTT...

Thứ tư, quản lý nhà nước về ANTT đô thị vận dụng linh hoạt nguyên tắc

kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Ngành ở đây được hiểu là hệ thống

các đơn vị cơ sở cùng chung mục đích và có quan hệ gắn bó với nhau. Nếu xét

về chức năng QLNN về ANTT mà lực lượng Công an là chủ thể tiến hành thì

ngành được hiểu là tất cả các đơn vị của lực lượng CAND trong cả nước thực

hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Còn lãnh thổ được hiểu là nơi hoạt động của lực

lượng CAND được đặt trong tổng thể các mặt hoạt động khác. Hiện nay, trong

quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, các Bộ thực hiện nhiệm vụ cơ

bản mang tính chiến lược ở tầm vĩ mô nhằm đảm bảo hoạt động QLNN được

tiến hành một cách tập trung, thống nhất trong cả nước đối với ngành theo sự

phân công hợp lý để thực hiện nhiệm vụ chung là quản lý nhà nước. Là cơ quan

QLNN trực thuộc Chính phủ, Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

46

tổ chức thực hiện QLNN về ANTT. Do vị trí, tính chất đặc biệt của nhiệm vụ

bảo vệ ANTT nên ngoài những vấn đề chung của QLNN trên lĩnh vực này, hoạt

động QLNN do Bộ Công an thực hiện còn có những đặc điểm và phương pháp

mang tính đặc thù. Ở địa bàn cấp tỉnh, Công an tỉnh, thành phố không chỉ làm

nhiệm vụ QLNN về ANTT như các sở, ngành khác mà còn tổ chức lực lượng

trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ ANTT ở địa phương.

Trên lĩnh vực QLNN về ANTT đô thị, theo luật định, UBND (cơ quan

có thẩm quyền chung) mà trực tiếp là Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm

trước Đảng, Nhà nước về ANTT ở địa phương mình quản lý, Công an là cơ

quan chuyên môn (cơ quan có thẩm quyền riêng) thuộc UBND, trực tiếp và

chủ yếu đảm nhiệm QLNN về ANTT. Cũng như các sở, ngành khác ở địa

phương, Công an được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “song trùng

trực thuộc” - trực thuộc ngang và trực thuộc dọc. Theo chiều ngang, Công an

tỉnh, thành phố thực hiện chức năng QLNN về ANTT ở địa phương và chịu

sự chỉ đạo, quản lý về mặt tổ chức và công tác của Tỉnh ủy, Thành ủy và

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở một phạm vi và mức độ

nhất định. Theo chiều dọc, Công an tỉnh, thành phố chịu sự chỉ đạo về

chuyên môn nghiệp vụ đồng thời chịu trách nhiệm và báo cáo trước Bộ

Công an về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT. Xét tính chất cũng như thực

tiễn hoạt động, các sở, ngành (cơ quan chuyên môn của UBND) chủ yếu trực

thuộc ngang. Riêng Công an tỉnh, thành phố được quy định bởi tính chất đặc

thù của chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ bảo vệ ANTT nên trực thuộc dọc

là chủ yếu. Chính vì vậy, hầu hết cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng CAND

đều được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ riêng của ngành Công an. Do tính

chất đặc biệt của chức năng QLNN về ANTT nên gần như toàn bộ công tác

tổ chức, cán bộ của toàn lực lượng CAND đều do Bộ Công an hướng dẫn,

chỉ đạo và trực tiếp quyết định như: Xác định mô hình bộ máy tổ chức, tiêu

chuẩn cán bộ; số lượng biên chế và bố trí cán bộ...

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

47

2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị có vai trò quan trọng trong sự

nghiệp chung bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước:

Thứ nhất, QLNN về ANTT đô thị là phương thức tổ chức thực hiện

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đấu tranh

chống phản cách mạng, chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm, VPPL

đã được thể chế hóa thành những quy định pháp luật của Nhà nước; thành

những biện pháp cụ thể để phòng ngừa, đấu tranh kịp thời với âm mưu và

hoạt động xâm phạm ANTT trên địa bàn đô thị; góp phần bảo vệ vững chắc

độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, phòng ngừa,

đấu tranh chống tội phạm và các hành vi VPPL khác.

Hai là, QLNN về ANTT đô thị góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản

lý xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về ANTT đô thị

với tiêu chí đặc trưng là trạng thái xã hội ổn định có trật tự, kỷ cương, mọi người

dân được sống trong yên bình; mọi hoạt động của Nhà nước, của công dân, của

các thành phần kinh tế xã hội được tôn trọng và thực thi theo đúng pháp luật.

Mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp đều bị phát hiện và xử lý

theo đúng quy định của pháp luật. Làm tốt công tác QLNN về ANTT đô thị sẽ

góp phần tạo ra môi trường ổn định, tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành nghề,

các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa bàn đô thị; thúc đẩy các hoạt động

hợp tác, đầu tư, nâng cao đời sống của quần chúng nhân dân. Thông qua quá

trình QLNN về ANTT đô thị trên thực tiễn, các lực lượng chuyên môn tham

mưu, đề xuất giúp cho Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành hoạch định các đường

lối, chính sách cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội, như: Thông

qua QLNN về cư trú cung cấp các số liệu về dân cư, tài liệu về con người giúp

cho Nhà nước có cơ sở để xây dựng hoạch định, điều chỉnh các chính sách đào

tạo phát triển về con người, phân bố lao động hợp lý, đổi mới cơ cấu phát triển

kinh tế... phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

48

Ba là, QLNN về ANTT đô thị còn có vai trò tổ chức, xây dựng đời

sống xã hội của dân cư đô thị, tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, bảo tồn

những giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ các hiện tượng xã hội tiêu cực có

hại cho sự phát triển của con người và xã hội.

2.2.4. Phương pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Phương pháp QLNN về ANTT đô thị là cách thức, phương thức được

sử dụng để đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

chủ thể QLNN về ANTT đô thị. Để QLNN về ANTT đô thị, các chủ thể theo

sự phân công phối hợp khai thác, sử dụng các phương pháp của QLNN để

điều tiết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đảm bảo ANTT đô thị. QLNN về

ANTT đô thị gồm có các phương pháp chủ yếu sau:

Một là, phương pháp giáo dục, thuyết phục

Phương pháp giáo dục, thuyết phục là phương pháp mang tính chất đạo

đức, tư tưởng được thực hiện trên cơ sở pháp lý nhằm đưa pháp luật vào cuộc

sống, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc cho đối tượng quản lý lẫn chủ thể quản lý.

Các chủ thể quản lý dựa vào các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước

tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, để mọi

người xác định được trách nhiệm của mình, từ đó nâng cao tính tự giác trong

việc chấp hành các chính sách, pháp luật trong QLNN về ANTT đô thị.

Để thực hiện phương pháp giáo dục, thuyết phục, cần phải tập trung

những nội dung cụ thể sau đây:

Giáo dục về pháp luật: Nha nươc phai cung cấp nhưng kiên thưc pháp

luật cân thiêt cho đôi tương quan ly, để họ nắm được các quy định của pháp

luật về ANTT và xử sự đúng đắn khi tham gia các quan hệ xã hội. Giáo dục

về pháp luật nhằm góp phần bảo đảm cho pháp luật về QLNN về ANTT

được mọi người tôn trọng, bảo vệ và sử dụng làm vũ khí đấu tranh phòng

ngừa và chống các hành vi VPPL, bảo vệ vững chắc ANTT đô thị. Nội dung

giáo dục pháp luật bao gồm: Giáo dục về vị trí, vai trò của pháp luật trong

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

49

QLNN, trong đấu tranh bảo vệ ANTT; những quan điểm, tư tưởng, nguyên

tắc pháp chế của Nhà nước…

Giáo dục về cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT đô thị: Phải giáo dục trong

toàn dân nhận thức được âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc

biệt là chiến lược “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chống

Việt Nam. Giáo dục về cách thức, biện pháp đấu tranh ngăn chặn, xử lý

những vấn đề vi phạm nảy sinh trong đời sống xã hội, tất cả cũng nhằm nâng

cao ý thức trách nhiệm của mọi người, cuốn hút đông đảo mọi tầng lớp nhân

dân tham gia tích cực cuộc đấu tranh bảo vệ ANTT đô thị.

Giáo dục, thuyết phục nhằm truyền tải các nội dung trên đến đối tượng

quản lý và thông qua các hình thức hội họp, hội thảo, bằng trường lớp; tiến

hành thường xuyên thông qua các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của

người quản lý; lồng ghép những nội dung cần giáo dục vào các hoạt động xã

hội khác; thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, phát

thanh, truyền hình, tranh ảnh, những hoạt động vui chơi giải trí nơi công

cộng) để chuyển tải các nội dung giáo dục. Giáo dục phục vụ QLNN về

ANTT đô thị vừa phải bao hàm tính định hướng xã hội, đây là chức năng rất

quan trọng, không thể thiếu được trong giáo dục, vừa phải trau dồi tri thức,

quan điểm thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật, vừa phải phê phán,

đấu tranh lên án những việc làm sai trái, các hành vi vi phạm.

Bên cạnh viêc nâng cao trinh đô dân tri, Nha nươc cân quan tâm xây

dưng nhân cach ngươi quan ly, đông thơi đê cao ly tương, đao đưc, nguyên

vong, danh dư... cua môi con ngươi la đôi tương quan ly, tao lâp trong ho

niêm tin đôi vơi Nha nươc xã hội chủ nghĩa, tư đo tao ra nên tang tinh thân

vưng chăc đê xây dưng môt xa hôi co trât tư, ky cương và văn minh.

Hai là, phương pháp hành chính, cưỡng chế

Phương pháp quản lý hành chính, cưỡng chế dựa trên cơ sở của pháp

luật là loại phương pháp quản lý riêng có của nhà nước, tác động trực tiếp

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

50

bằng mệnh lệnh vào khách thể quản lý. Phương pháp này có vai trò to lớn

trong việc điều tiết các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ xã hội trong

lĩnh vực ANTT đô thị nói riêng.

Các cơ quan hành chính nhà nước ở đô thị phải sử dụng pháp luật để

điều tiết các quan hệ xã hội về ANTT đô thị, làm cho các quan hệ đó phát

triển lành mạnh, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở mọi nơi, mọi

lúc. Cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội về ANTT đô thị là

một quá trình thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội. Cơ

chế này bao gồm hai nhân tố chủ yếu: Định ra các quy phạm pháp luật và sử

dụng các quy phạm pháp luật để điều tiết các quan hệ xã hội.

Trong công cuộc đổi mới, một trong những vấn đề hết sức quan trọng

là phải xây dựng chính quyền đô thị là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Xã hội càng phát triển thì vai trò của luật pháp trong quản lý càng nâng cao,

mỗi hành động, mỗi bước đi trong lĩnh vực QLNN về ANTT đô thị đều cần

phải có luận chứng về luật pháp.

Cương chê trong QLNN về ANTT la viêc Nha nươc dung sư thiêt hai

lam ap lưc đê buôc đôi tương quan ly tuân thu cac quy đinh cua Nha nươc

nhăm đat đươc muc tiêu quan ly. Nghĩa la, khi đôi tương thưc hiên nhưng

hanh vi trai quy đinh cua Nha nươc, nhưng hanh vi bi câm đa gây ra hoăc co

nguy cơ gây ra nhưng thiêt hai cho công đông, cho Nha nươc, vi vây Nha

nươc đưa ra chê tai xư ly khiên cho đôi tương quan ly vi sơ thiêt hai đên minh

ma tuân thu cac quy đinh cua Nha nươc. Thiêt hai cho đôi tương quan ly ma

Nha nươc đưa ra lam lưc cương chê bao gôm: Thiêt hai vê vât chât, như thiêt

hai do phai nôp phat, bi tich thu tai san, do bi đinh chi san xuât kinh doanh...;

thiêt hai vê danh dư, uy tin do bi phat canh cao, thiêt hai vê tư do bi phat tu...

Phương phap hành chính, cương chê giup Nha nươc giai quyêt nhanh

chong nhưng mâu thuân, xung đôt trong xa hôi, xac lâp đươc trât tư, ky

cương, môi trương phap ly hơp ly va ôn đinh cho sư phat triên xa hôi.

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

51

Ba là, phương pháp kinh tế

Phương pháp quản lý bằng kinh tế là tổng hợp các cách thức vận dụng các

chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế để kích thích các đối tượng quản lý thực

hiện có năng suất, chất lượng và hiệu quả các công việc xã hội theo định hướng đã

vạch ra. Là một phương pháp quản lý đang được đề cao, không riêng lĩnh vực

nào. Trên lĩnh vực ANTT, phương pháp QLNN bằng kinh tế là phương pháp quản

lý có ý nghĩa, vai trò ngày càng cao. Sử dụng phương pháp kinh tế trong QLNN

về ANTT đô thị là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm cơ bản của Đảng,

kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc; kích

thích để phát triển kinh tế cũng là tạo điều kiện để giữ vững ANTT đô thị.

Lơi ich ma Nha nươc sư dung đê kich thich bao gôm ca lơi ich vât chât

va lơi ich tinh thân. Lơi ich vât chât co thê đươc Nha nươc trưc tiêp trao cho

đôi tương quan ly như thưc hiên chê đô tiên lương, tiên thương, trơ câp... đê

tac đông đên điêu kiên hoat đông cua con ngươi, lam đông lưc thuc đây con

ngươi yên tâm hanh đông tich cưc hơn trong quản lý nhà nước về an ninh, trât

tư. Hoăc Nha nươc tac đông gian tiêp thông qua viêc sư dung cac công cu đon

bây kinh tê như chinh sach gia ca, lai suât tin dung, chinh sach thuê đê co thê

lam tăng doanh thu, ha gia thanh khiên cho lơi nhuân cua doanh nghiêp tăng

lên, la đông lưc kich thich cac doanh nhân đâu tư theo hương co lơi cho Nha

nươc, cho công đông trong linh vưc an ninh, trât tư.

2.3. Nội dung quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị là hoạt động mang tính chấp hành và

điều hành của các cơ quan QLNN, cá nhân có thẩm quyền được tiến hành trên

cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ ANTT đô thị. Dưới góc độ của khoa học luật thì

nội dung của QLNN về ANTT đô thị có thể khái quát lại bao gồm:

2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về QLNN về

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

52

ANTT đô thị là khâu quan trọng, đầu tiên của quá trình quản lý, là sự ghi

nhận nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ trong quá trình

quản lý nhà nước có liên quan đến ANTT đô thị. Việc ban hành văn bản quy

phạm pháp luật nhằm tạo nên hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực chung để

các chủ thể khi tham gia mối quan hệ xã hội trong các lĩnh vực liên quan đến

ANTT đô thị phải tuân theo.

Pháp luật về quản lý nhà nước về ANTT đô thị được quy định trong

nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, các Luật về tổ chức bộ

máy nhà nước, các Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật.

Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính

quyền địa phương và các văn bản dưới luật tổ chức bộ máy hành chính nhà

nước đều có những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà

nước trong QLNN về ANTT đô thị.

Cụ thể hóa Hiến pháp, hoạt động QLNN về ANTT được quy định tập

trung trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Luật An ninh quốc gia, năm

2004 là một trong những Luật quan trọng quy định về chính sách an ninh

quốc gia nói chung; các nguyên tắc, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ an ninh quốc

gia; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

và công dân trong QLNN về ANQG...

Luật Công an nhân dân, năm 2014 đã xác định các nhiệm vụ, quyền

hạn của lực lượng CAND trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT. Có thể

nói đây là cơ sở pháp lý quan trọng để lực lượng Công an ở đô thị triển khai

các nhiệm vụ cần thiết phục vụ công tác QLNN về ANTT đô thị. Điển hình

như: Thực hiện QLNN về ANQG, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện

quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý về cư trú, quản lý nhà nước về đấu

tranh phòng chống tội phạm...

Ngoài ra, hoạt động QLNN về ANTT nói chung, QLNN về ANTT đô

thị nói riêng còn được quy định trong các văn bản pháp luật quy định các

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

53

mặt hoạt động cụ thể, như: Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước, Pháp lệnh

Cảnh vệ, Luật Biên giới quốc gia, Luật Cư trú, Luật Tổ chức điều tra hình

sự, Luật Phòng, chống ma tuý, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Nhập

cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật

phòng cháy và chữa cháy...

Trên cơ sở các luật, pháp lệnh, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật

dưới luật đã được ban hành để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành, như: Nghị định

73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh

và trật tự, an toàn xã hội; Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước; Nghị định 106/2014/NĐ-CP, ngày

17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận

động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Nghị

định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số

ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện...

Trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về

chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ANTT, chính quyền địa phương ở đô thị

còn xây dựng các chương trình, kế hoạch, ban hành văn bản pháp luật về bảo

vệ ANTT, cụ thể hóa thành nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong từng giai đoạn.

Như vậy, pháp luật về quản lý nhà nước về ANTT đô thị là một lĩnh

vực pháp luật có tính tổng hợp, nhưng chủ yếu là các quy phạm pháp luật

thuộc ngành luật hành chính.

Nội dung pháp luật về QLNN về ANTT rất đa dạng, nhưng có thể tập

trung một số nhóm cơ bản sau đây:

- Pháp luật quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

và quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị của các cơ quan nhà nước

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Khoản 1, Điều 20, Luật Tổ chức Chính phủ

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

54

quy định: Chính phủ “thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự

an toàn xã hội”. Chính phủ thực hiện QLNN về ANTT bằng việc xây dựng và

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật về bảo vệ ANTT và tổ

chức điều hành các hoạt động bảo vệ ANTT theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về

ANTT. Điều 30, Luật An ninh quốc gia, năm 2004 quy định: “Bộ Công an

chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ

Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ

an ninh quốc gia” [87]. Điều 14, Luật Công an nhân dân, năm 2014 quy định:

“Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ

an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội

phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà

nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...” [92]. Trong quá trình thực

hiện chức năng QLNN về ANTT đô thị, công an ở đô thị vừa phải chịu sự chỉ

đạo, quản lý của công an cấp trên theo hệ thống dọc, vừa phải thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ ANTT theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, chịu sự giám

sát của Hội đồng nhân dân ở đô thị theo hệ thống ngang. Về lý luận, thì sự

quan hệ dọc - ngang, tức là sự kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ không có

sự mâu thuẫn, do nó được điều tiết bằng hệ thống pháp luật và quy chế phối

hợp giữa ngành Công an và Ủy ban nhân dân các cấp. Bộ Công an chịu trách

nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao,

các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện QLNN về ANQG.

Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu

trách nhiệm trước Chính phủ phối hợp với Bộ Công an thực hiện QLNN về

ANQG; chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp chặt chẽ với lực lượng

Công an nhân dân và chính quyền địa phương để bảo vệ ANQG theo quy định

của pháp luật (Điều 31, Luật An ninh quốc gia). Bộ Ngoại giao trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

55

ANQG theo quy định (Điều 32, Luật An ninh quốc gia).

Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ ANTT theo quy định và

phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo vệ ANTT. Chẳng hạn, Bộ Giao

thông vận tải chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong quản lý, điều hành các

hoạt động về giao thông vận tải, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an để

bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Chính quyền nhà nước là bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà

nước, được tổ chức theo thứ bậc gắn với đơn vị hành chính các cấp, gồm chính

quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp ở đô thị

thể hiện vai trò quản lý nhà nước nói chung, QLNN về ANTT đô thị nói riêng,

thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý hành chính

nhà nước ở các lĩnh vực đời sống xã hội, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ

và kết hợp hài hòa giữa lợi ích địa phương với lợi ích chung của cả nước.

Điều 34, Luật An ninh quốc gia quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về

bảo vệ an ninh quốc gia ở địa phương”. Ủy ban nhân dân các cấp ở đô thị

thực hiện QLNN về ANTT đô thị bằng việc xây dựng chương trình, kế hoạch,

văn bản quy phạm pháp luật về ANTT; chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội

đồng nhân dân cùng cấp; thường xuyên báo cáo, đề xuất Hội đồng nhân dân

chủ trương, chính sách tăng cường QLNN về ANTT đô thị; phối hợp với Bộ

Công an, công an trên một cấp chỉ đạo công an địa phương thực hiện nhiệm

vụ QLNN về ANTT đô thị.

Khoản 6, Điều 21, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015

quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố trực

thuộc trung ương): “Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi

hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính,

giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao,

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

56

y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền

hạn khác theo quy định của pháp luật” [95].

Điều 4, Luật Thủ đô quy định trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ

Thủ đô: “Xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực

tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của

các cơ quan, tổ chức, các lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước” [89].

Ủy ban nhân dân các cấp ở đô thị vừa có quyền năng điều phối các cơ

quan, ban ngành của địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia

QLNN về ANTT đô thị trong phạm vi ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức,

ban ngành đó, vừa có quyền năng trực tiếp đối với hệ thống các cơ quan

chuyên ngành QLNN về ANTT đô thị.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ở đô thị gồm

các sở, phòng và các cơ quan tương đương phòng có trách nhiệm thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong phạm vi ngành và lĩnh vực công tác khác nhau

tại đô thị theo quy định của pháp luật.

Các cá nhân được Nhà nước trao quyền trong thực hiện nhiệm vụ

QLNN về ANTT đô thị đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân và lãnh đạo các cơ

quan, tổ chức, đơn vị. Theo quy định tại Điều 29, Luật Tổ chức chính quyền

địa phương, năm 2015 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm lãnh

đạo điều hành Ủy ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ANTT đô

thị. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp ở đô thị chịu trách nhiệm

tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT tại cơ quan, tổ chức, đơn vị

mình, phối hợp thực hiện công tác QLNN về ANTT đô thị theo sự hướng dẫn

của cơ quan chuyên trách bảo vệ ANTT ở địa phương.

- Pháp luật quy định nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Để góp phần ổn định và phát triển đất nước, một trong những điều kiện

tiên quyết là phải bảo vệ vững chắc ANTT. Điều 14, Luật An ninh quốc gia,

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

57

năm 2004 quy định 5 nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bao gồm: Bảo vệ chế độ chính

trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh về tư tưởng

và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ

quan, tổ chức, cá nhân; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng,

đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước và các

mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn,

đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia,

nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.

Công an nhân dân chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống

nhất QLNN về ANTT. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân trong

QLNN về ANTT được quy định tại Điều 15, Luật Công an nhân dân, năm

2014 và Điều 2, Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an: Thực hiện

quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện

quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại

Việt Nam; thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm, tệ

nạn xã hội; thực hiện quản lý về thi hành án hình sự; thực hiện quản lý về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT; thực hiện quản lý về cư trú, cơ

sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, con dấu; quản lý về trật tự,

an toàn giao thông, trật tự công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phòng

cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp quản lý và thực

hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ ANTT; hướng dẫn, kiểm tra,

thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động bảo vệ ANTT...

- Pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự

Điều 15, Luật An ninh quốc gia, năm 2004 quy định các biện pháp cơ

bản bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại

giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

58

Biện pháp vận động quần chúng là phương pháp, cách thức huy động

và sử dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia công tác bảo vệ

ANTT. Nghị định số 06/2014/NĐ-CP, ngày 21/01/2014 của Chính phủ quy

định cụ thể biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.

Biện pháp pháp luật là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký

kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước

quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong bảo vệ ANTT. Nghị định số 35/2011/NĐ-CP

quy định nội dung, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm và bảo đảm điều kiện

cho việc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH.

Biện pháp ngoại giao là thông qua hoạt động đối ngoại để phát hiện,

phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh ngoại giao với các hoạt động xâm phạm

ANQG và các nguy cơ đe doạ ANQG.

Biện pháp kinh tế là cách thức, phương thức sử dụng các quy luật kinh

tế, quan hệ kinh tế, hoạt động kinh tế và lợi ích kinh tế theo quy định của

pháp luật để bảo vệ ANTT.

Biện pháp khoa học - kỹ thuật là sử dụng khoa học và công nghệ,

phương tiện kỹ thuật để phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hoạt động

xâm phạm ANQG, TTATXH.

Biện pháp nghiệp vụ là hệ thống các biện pháp công tác đặc biệt, riêng

có của cơ quan chuyên trách bảo vệ ANTT. Khoản 13, Điều 15, Luật Công an

nhân dân, năm 2014 quy định Công an được “áp dụng các biện pháp vận động

quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ

trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội theo quy định

của pháp luật” [92].

Biện pháp vũ trang là sử dụng phương thức vũ trang trong tuần tra, bảo

vệ mục tiêu và tiến công, truy quét, trấn áp tội phạm, các lực lượng hoạt động

xâm phạm ANTT.

Biện pháp xử lý hành chính (Khoản 3, Điều 2, Luật Xử lý vi phạm

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

59

hành chính, năm 2012) là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm

pháp luật về ANTT mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục

tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục

bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc...

2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị

Khi các văn bản pháp luật về QLNN về ANTT đô thị có hiệu lực, yêu

cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện văn bản này là phải đạt được mục đích

khi ban hành văn bản. Đây là cơ sở để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu

không đạt được những mục đích đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng không

có giá trị thực tế. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là đòi hỏi khách

quan của việc quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực

hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của

pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt

động thực tế của các chủ thể pháp luật. Khoa học pháp lý đã phân chia thực

hiện pháp luật thành những hình thức như: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp

luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Trong phạm vi thẩm quyền, các

cơ quan QLNN về ANTT đô thị tổ chức triển khai các quy định trong các văn

bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau. Với trình độ chuyên

môn của các cán bộ, công chức có thẩm quyền, tiến hành tổ chức cho các chủ

thể tham gia hoạt động liên quan đến ANTT đô thị thực hiện những quy định

của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt

những quan hệ pháp luật cụ thể trong lĩnh vực QLNN về ANTT đô thị.

Tổ chức thực hiện pháp luật về QLNN về ANTT đô thị nhằm đưa các

quy phạm pháp luật vào điều chỉnh các quan hệ về các lĩnh vực QLNN về

ANTT đô thị như: Quản lý nhà nước về an ninh chính trị; an ninh kinh tế; an

ninh văn hóa, tư tưởng; phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy và tệ nạn

xã hội; quản lý nhà nước về cư trú; quản lý căn cước công dân; quản lý vũ

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

60

khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, con dấu; quản lý ngành nghề kinh doanh có

điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu

nạn, cứu hộ; quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông... Tổ chức triển

khai các hoạt động quản lý là hình thức phổ biến và quan trọng nhất trong

QLNN về ANTT nói chung và QLNN về ANTT đô thị nói riêng. Hiệu lực,

hiệu quả QLNN có bảo đảm hay không phụ thuộc vào tính nghiêm minh và

hiệu quả của việc tổ chức xử lý, điều hành các hoạt động quản lý diễn ra

thường ngày trong đời sống xã hội. Với hình thức này, các cơ quan có thẩm

quyền riêng trong QLNN về ANTT phải thường xuyên thu nhận, phân tích,

xử lý thông tin, dự báo tình hình có liên quan đến ANTT để tham mưu, đề

xuất cấp trên và trực tiếp ra các quyết định điều hành, xử lý các tình huống

quản lý diễn ra liên quan đến ANTT.

2.3.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị

Đây là khâu quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng và thực thi

pháp luật. Hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là kết quả đạt

được trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật tác động vào các đối tượng

nhằm đạt được các mục đích đặt ra. Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật là

nâng cao nhận thức và hành động chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là những quy định pháp luật cần được

truyền đạt đến đối tượng cần phổ biến. Phổ biến, giáo dục pháp luật QLNN về

ANTT đô thị là việc các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động

nhằm đảm bảo quyền tiếp cận các thông tin pháp luật về QLNN về ANTT đô thị

một cách thuận lợi nhất. Phổ biến, giáo dục pháp luật QLNN về ANTT đô thị

chính là hoạt động truyền tải những thông tin, các nội dung, quy định pháp luật

đến với nhân dân, giúp cho người dân hiểu biết và nắm bắt pháp luật kịp thời.

Điều 10, Hiến pháp, năm 2013 quy định về tuyên truyền, giáo dục

bảo vệ ANQG: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

61

phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác

tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia... Xác định giáo dục pháp

luật bảo vệ ANTT là một nội dung giáo dục quốc dân, trong nhiều năm

qua, Chính phủ đã ra nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện như: Nghị

định số 116/2007/NĐ-CP, ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng an ninh;

đặc biệt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong giai đoạn cách

mạng mới, ngày 19/6/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giáo

dục quốc phòng và an ninh. Luật này đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương

của Đảng, từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý và tạo chuyển biến nhận

thức của toàn Đảng, toàn dân và hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi

phạm pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

V.I.Lênin cho rằng: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và

thanh tra là một chứ không phải là hai” [70]. Như vậy, QLNN và kiểm tra,

thanh tra luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ở đâu có QLNN thì ở đó

đòi hỏi phải có hoạt động kiểm tra, thanh tra. Trong mối quan hệ này, quản lý

giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động kiểm tra, thanh tra. Phạm vi quản lý

đến đâu thì phạm vi kiểm tra, thanh tra phải mở rộng đến đó. Nội dung của

quản lý quyết định nội dung của kiểm tra, thanh tra. Cơ quan quản lý sử dụng

kết quả từ phía cơ quan thanh tra để từ đó làm cơ sở hoàn thiện cơ chế quản lý

của mình. Thanh tra, kiểm tra là khâu quan trọng, không thể thiếu của hoạt

động quản lý nói chung và hoạt động QLNN về ANTT đô thị nói riêng nhằm

phát hiện sai phạm, xử lý nghiêm đảm bảo hiệu quả cho hoạt động quản lý.

Thanh tra QLNN về ANTT đô thị là một chức năng được thực hiện bởi cơ

quan chuyên trách nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật, giữ vững kỷ cương trật tự

trong quản lý, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai lầm, xử lý vi phạm trong

hoạt động chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước về ANTT đô thị.

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

62

Kiểm tra QLNN về ANTT đô thị là việc xem xét các hoạt động của chủ

thể có chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực liên quan đến

ANTT đô thị, từ đó xem xét các mức độ vi phạm để kịp thời xử lý theo quy định.

Quyền và lợi ích của chủ thể QLNN về ANTT đô thị và đối tượng chịu

sự QLNN không phải lúc nào cũng được dung hòa bởi những nguyên tắc điều

chỉnh. Do đó, khó có thể tránh khỏi những bất đồng, tranh chấp nảy sinh trong

QLNN về ANTT. Sự phản ứng của đối tượng chịu sự QLNN là dùng quyền

khiếu nại, tố cáo như một phương tiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của

mình. Điều 41, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010 quy định: “Cá

nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự

hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định

xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và

bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền” [25]. Việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo là quá trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá

nhân được nhà nước trao quyền xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết

đối với các khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình QLNN về ANTT.

Vi phạm pháp luật QLNN về ANTT đô thị có thể phát sinh các loại

VPPL như: VPPL hành chính; vi phạm kỷ luật; vi phạm Luật Cư trú; VPPL

giao thông đường bộ... Xử lý VPPL về QLNN về ANTT đô thị được hiểu là

hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp

luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, xử lý kỷ

luật hay xử lý hình sự đối với các tổ chức, cá nhân VPPL trong các lĩnh vực

QLNN về ANTT đô thị.

Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010 quy định xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội xác định: Vi

phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự là hành vi vi phạm các quy

định quản lý nhà nước về an ninh, trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một

cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

63

định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính [29]. Xử phạt vi phạm hành

chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện

pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm

hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính [88].

2.4. Các bảo đảm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

đô thị

2.4.1. Yếu tố chính trị

Chính trị là hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, quốc gia,

dân tộc xoay quanh việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. QLNN về

ANTT đô thị cần phải chú trọng tới yếu tố chính trị bởi chính trị có ảnh hưởng

hết sức quan trọng đến định hướng của quản lý, hiệu quả hoạt động QLNN.

Do tính chất đặc biệt, đặc thù của môi trường QLNN về ANTT nên

chịu sự điều chỉnh trực tiếp của các văn bản của Trung ương Đảng, Bộ Chính

trị và tổ chức Đảng các cấp. Nhiều văn bản, nghị quyết của Đảng mặc dù

chưa được luật hóa nhưng vẫn có giá trị trong hoạt động của hệ thống QLNN

về ANTT. Sự điều chỉnh trực tiếp bằng văn bản của Đảng đối với QLNN về

ANTT xuất phát từ đòi hỏi khách quan của lịch sử về vai trò của một chính

Đảng lãnh đạo. Ở địa phương, văn bản của cấp ủy đảng địa phương vẫn là văn

bản điều chỉnh hoạt động của các cơ quan bảo vệ ANTT. Ngay từ Nghị quyết

31/BCT, tháng 12/1980 của Bộ Chính trị cũng ghi rõ: “Sự lãnh đạo tập trung,

thống nhất, toàn diện của cấp ủy Đảng là sự bảo đảm cơ bản nhất để làm thất

bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt, giành mọi thắng lợi trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Hệ thống tổ chức, bộ máy, cán bộ sắp xếp phải

bảo đảm quán triệt: “Hệ thống an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của

Bộ Chính trị và Ban thường vụ các cấp ủy Đảng” [10]. Đây là đặc thù rõ nét

xét trên phương diện QLNN về ANTT. Ở đô thị Hà Nội, Thành ủy Hà Nội

lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, chỉ đạo các mặt công tác QLNN về ANTT đô

thị; tổ chức kiểm tra các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp có liên quan

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

64

thực hiện QLNN về ANTT. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng không can thiệp sâu vào

chức năng chuyên môn của các ngành, không bao biện làm thay cho các

ngành chức năng. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước

cấp trên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội: “Quyết định biện pháp bảo

đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; giữ

vững an ninh chính trị, đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, các

hành vi VPPL khác, bảo đảm TTATXH” [95].

Những quy định pháp luật QLNN về ANTT đô thị chính là sự thể chế

hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng ta. Tuy nhiên, khi đã có

pháp luật thì việc thực hiện chúng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào

quan điểm chính trị và quyết tâm chính trị của cơ quan hành chính nhà nước

ở đô thị. Có thể nói, chính trị là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của

công tác QLNN về ANTT đô thị. Nếu các cấp ủy Đảng và các cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền đều có quyết tâm chính trị, sẵn sàng hỗ trợ

trong việc QLNN về ANTT đô thị thì sẽ được diễn ra một cách thuận lợi,

trôi chảy. Nhưng nếu thiếu sự quan tâm từ chính các chủ thể thì hoạt động

này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình tổ chức triển khai trên

thực tế. Có thể nhận thấy chính trị có ảnh hưởng đến QLNN về ANTT đô thị

ở các khía cạnh sau đây:

Một là, nhận thức chính trị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền QLNN về ANTT đô thị. Các chủ thể liên quan có nhận thức được một

cách sâu sắc về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của

Nhà nước về công tác QLNN về ANTT đô thị để từ đó xác định được mục

tiêu chung trong công tác QLNN về ANTT đô thị và xác định được một cách

rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, từ đó đề ra được các phương hướng,

biện pháp cụ thể trong quá trình thực hiện pháp luật QLNN về ANTT đô thị.

Mặt khác, môi trường chính trị của đất nước, địa phương có tác động trực tiếp

đến QLNN về ANTT đô thị.

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

65

Hai là, quyết tâm chính trị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền QLNN về ANTT đô thị. Đây là khía cạnh tư tưởng, ý chí nội tâm của

các chủ thể có liên quan. Nhận thức chính trị là vấn đề quan trọng, nhưng nếu

các chủ thể không có ý chí quyết tâm, không coi là trách nhiệm của mình thì

sẽ rất khó để biến nhận thức thành hành động cụ thể. Quyết tâm chính trị là

điều ẩn sâu bên trong, do đó, điều quan trọng là quyết tâm đó phải được biểu

hiện ra bên ngoài bằng hành động chính trị, bằng các hoạt động thực tế của

mỗi người. Vì vậy, yếu tố chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về ANTT

đô thị là thông qua các hành động chính trị cụ thể của các cơ quan, tổ chức và

của mỗi cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa đã, đang tác động trực

tiếp đến tư tưởng của cán bộ, công chức, từ đó nảy sinh những vấn đề phức

tạp mới trong nội bộ và an ninh chính trị, an ninh xã hội. Không ít cán bộ,

đảng viên bị lung lạc ý chí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bị tác động chiến

tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch đã bộc lộ tâm trạng

băn khoăn, lo lắng về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận

thắng lợi của cách mạng; mơ hồ, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải “cải

cách”. Tình trạng tham nhũng diễn biến phức tạp gây thất thu ngân sách, ảnh

hưởng xấu đến đời sống nhân dân và tác động nhiều mặt đến an ninh chính

trị. QLNN về ANTT đô thị có nơi còn lỏng lẻo, cán bộ, đảng viên quan liêu,

hách dịch, xa rời quần chúng ảnh hưởng đến uy tín và hiệu lực quản lý, điều

hành của chính quyền. Đây là yếu tố gây mất niềm tin của quần chúng vào

Đảng, chính quyền, tạo ra các phản ứng xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực

thù địch lợi dụng tuyên truyền lôi kéo chống Đảng, Nhà nước.

2.4.2. Yếu tố pháp luật

Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát

huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Bộ máy

nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Để bộ

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

66

máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm

quyền, trách nhiệm của mỗi loại cơ quan, phải xác lập mối quan hệ đúng đắn

giữa chúng và có những phương pháp tổ chức và hoạt động thích hợp để tạo

ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực quốc gia.

Tất những điều đó chỉ có thể thực hành được khi dựa trên cơ sở vững chắc

của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Vì vậy, pháp luật

càng đầy đủ, đồng bộ, thống nhất là cở sở để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực

hiện đúng và có hiệu quả.

Thể chế quản lý - pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban

hành là cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quản lý,

bảo đảm thống nhất QLNN trên phạm vi quốc gia, địa phương. Hệ thống pháp

luật hoàn thiện sẽ là điều kiện quan trọng để chủ thể và khánh thể quan hệ

pháp luật về ANTT ở đô thị căn cứ thi hành. Trong thực tế hiện nay, các văn

bản quy phạm pháp luật QLNN về ANTT đô thị còn tản mạn ở các văn bản

pháp luật khác nhau, chưa được tổng hợp thành những bộ tổng luật, bao trùm

nội dung QLNN về ANTT. Vì vậy, các cơ quan phải sử dụng các cơ sở pháp

lý ở nhiều văn bản khác nhau.

2.4.3. Năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị

Đây là yếu tố quyết định bảo đảm QLNN bằng pháp luật về ANTT đô

thị với những lý do sau đây:

Pháp luật là cơ sở của quản lý, nhưng nếu không được thực hiện, thực

hiện không đúng, không kịp thời thì pháp luật không phát huy được giá trị. Do

đó, thực hiện pháp luật đầy đủ, kịp thời là yếu tố quyết định hiệu quả trong quản

lý. Suy cho cùng QLNN về ANTT đô thị phụ thuộc vào năng lực thực hiện pháp

luật của bộ máy quản lý. Yếu tố có tính quyết định tạo thành năng lực thực hiện

pháp luật của bộ máy quản lý chính là tính hợp lý của bộ máy chính quyền các

cấp. Một bộ máy phù hợp là bộ máy luôn thích ứng với mọi biến đổi xã hội, vì

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

67

vậy, phải luôn tìm tòi sáng kiến sao cho bộ máy quản lý thường xuyên được đổi

mới, cải cách, đáp ứng được tối đa nhu cầu của quản lý xã hội, quản lý ANTT đô

thị, nhất là trong điều kiện đô thị hóa và hội nhập quốc tế.

Năng lực QLNN về ANTT đô thị ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản

lý, thể hiện ở khả năng nhận thức các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước và việc đưa ra các quyết sách phù hợp với thực

tiễn địa phương; có khả năng tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tự chấp

hành các quy định pháp luật của nhà nước về ANTT đô thị. Mặt khác, có biện

pháp chủ động chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm không để hậu quả

xảy ra, tạo được uy tín, niềm tin trong nhân dân đối với cơ quan quản lý, cán

bộ, công chức nhà nước.

2.4.4. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị

Điều kiện vật chất bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật và chính sách đãi

ngộ. Cơ sở vật chất - kỹ thuật là trụ sở làm việc, kinh phí hoạt động, trang

thiết bị làm việc, phương tiện... để phục vụ cho hoạt động của cơ quan QLNN

về ANTT đô thị.

Chính sách đãi ngộ phù hợp sẽ tác động đến đời sống vật chất, tinh thần

của chủ thể thực hiện pháp luật, giúp cho cán bộ yên tâm công tác, phát huy

được hết khả năng của mình; kích thích được tính sáng tạo, tích cực và không

bị mua chuộc, khống chế, sa ngã trước sự cám dỗ của vật chất.

2.4.5. Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị

Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì

vậy mọi chủ trương, chính sách và các hoạt động QLNN về ANTT đô thị đều

đảm bảo lợi ích của nhân dân. Thực tế, số lượng cán bộ phụ trách công tác

QLNN về ANTT đô thị quá mỏng so với yêu cầu của nhiệm vụ... Do đó, để

hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả của công tác QLNN về ANTT đô thị

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

68

cần có sự tham gia tích cực của người dân. Cán bộ quản lý ANTT đô thị phải

biết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia

trực tiếp hơn vào công tác bảo vệ ANTT. Nơi nào nhân dân tích cực, đồng

tình ủng hộ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng

tình với cách làm việc của cán bộ thì ở nơi đó ANTT được đảm bảo.

Xây dựng văn minh đô thị để người dân tự giác chấp hành các quy định

về ANTT đô thị, tự giác giữ gìn cảnh quan đô thị. Tăng cường trách nhiệm tự

quản của người dân đối với công trình công cộng đô thị. Có chính sách

khuyến khích nhân dân tích cực phản ảnh những hành vi sai phạm của cá

nhân, tổ chức VPPL về ANTT đô thị nhờ đó mà cơ quan QLNN về ANTT đô

thị kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả.

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

69

Kết luận chương 2

Chương 2 đã nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị và rút ra những kết luận khoa học như sau:

Từ những quan điểm, định hướng của Đảng về quốc phòng, an ninh

trong bảo vệ Tổ quốc; quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam, năm 2013, luận án đã làm rõ an ninh, trật tự bản chất là an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Trong một chỉnh thể thống nhất không

thể tách rời của một quốc gia độc lập có chủ quyền, an ninh, trật tự đô thị thể

hiện mối quan hệ chính trị pháp lý trên hai mặt. Thứ nhất, đó là việc thiết lập

và duy trì sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của các lĩnh vực chính

trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trên địa bàn đô thị. Thứ hai, phải đảm bảo hiệu

lực quản lý nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, đảm bảo tính thống nhất và

toàn vẹn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ.

Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là sự tác động tổ chức, mang

tính quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật của cơ quan hành chính nhà

nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó tới các các mặt của đời

sống đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động của cá nhân, tổ chức ở đô thị theo

một trật tự nhất định, hướng tới thực hiện những mục tiêu đảm bảo an ninh,

trật tự trên địa bàn đô thị.

Nội dung quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, dưới góc độ của

khoa học luật có thể khái quát lại bao gồm: Xây dựng, ban hành văn bản quy

phạm pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị; tổ chức thực

hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị; phổ biến, giáo

dục pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị; thanh tra, kiểm

tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị.

Đã làm rõ đặc điểm, chủ thể và phương pháp QLNN về ANTT đô thị.

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

70

Làm rõ mục tiêu của QLNN về ANTT đô thị là nhằm góp phần bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ

Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn

định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; chủ động

ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực

thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Các bảo đảm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị bao

gồm các yếu tố chính trị; pháp luật; năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị; cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt

động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị; sự tham gia của nhân dân

vào hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị... Nếu không quan

tâm đến các yếu tố bảo đảm nêu trên thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị.

Chương 2 đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở,

nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội.

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

71

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ

ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Vị trí địa lý, tổ chức hành chính

Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam, là trung tâm văn hóa, chính trị,

kinh tế của cả nước. Hà Nội nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng

đồng bằng châu thổ sông Hồng, có vị trí tọa độ từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc

và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên,

Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông; Hà

Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây. Địa hình Hà Nội

thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao

trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Sau khi được điều chỉnh về

địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,51 km2.

Từ kết quả thống kê về diện tích năm 2017 giữa hai khu vực nội thành

và ngoại thành (Bảng 3.2) cho thấy:

Bảng 3.1. Diện tích và dân số giữa khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội

TT Khu vực Diện tích (Km2) Dân số (nghìn người)

1 Các quận 303.92 3259.9

2 Các huyện và thị xã 3020.59 3982.3

Tổng 3.324.51 7.242.2

(Nguồn: http://hpa.hanoi.gov.vn/, năm 2017)

Về diện tích, khu vực ngoại thành gấp 10,9 lần khu vực nội thành. Về

dân số, khu vực ngoại thành gấp 1,2 lần khu vực nội thành.

Cùng với việc hình thành các đơn vị hành chính lãnh thổ là việc tổ chức

hệ thống hành chính của đô thị Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội là cơ quan

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

72

chấp hành của HĐND thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở địa

phương. Các cơ quan hành chính cấp huyện: Tổ chức UBND ở 30 quận,

huyện và thị xã, hiện toàn thành phố, trong đó: Địa bàn đô thị tổ chức UBND

12 quận, UBND thị xã (Sơn Tây); địa bàn nông thôn tổ chức UBND ở 17

huyện. Tổ chức các cơ quan hành chính cấp xã gồm: UBND xã, phường, thị

trấn; hiện toàn thành phố có 584 xã, phường, thị trấn, trong đó: 177 UBND

phường; 21 UBND thị trấn; 386 UBND xã.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố Hà Nội được tổ chức

gồm các cơ quan như sau: Văn phòng UBND; Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu

tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông

tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể

thao; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Tư

pháp; Thanh tra thành phố. Các cơ quan chuyên môn đặc thù riêng của Hà Nội:

Sở Ngoại vụ; Ban Dân tộc; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Sở Du lịch.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội được tổ chức

giống như các tỉnh với 17 cơ quan; các cơ quan đặc thù được tổ chức như 5

thành phố trực thuộc Trung ương, trong khi, đô thị Hà Nội là đô thị đặc biệt,

cần được tổ chức các cơ quan chuyên môn theo tính đặc thù.

Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện,

thị xã, của thành phố Hà Nội hiện nay gồm 10 phòng: Văn phòng Hội đồng

nhân dân và UBND; Phòng Nội vụ; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài

nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn

hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Tư pháp; Phòng Y tế;

Thanh tra huyện. Ngoài 10 phòng chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất

cả các quận, các huyện, cấp quận tổ chức thêm một số phòng theo đơn vị

hành chính là: Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý đô thị.

Mặc dù đô thị Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh, song bộ máy chính

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

73

quyền đô thị (quận, phường) được tổ chức như chính quyền nông thôn ở các

tỉnh. Quản lý nhiều tầng nấc, chia cắt, phân tán rời rạc dẫn đến tình trạng

cứng nhắc, thiếu linh hoạt, trong khi quản lý một đô thị lớn, văn minh, hiện

đại, đòi hỏi phải tập trung, thống nhất. Nhu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả

QLNN về ANTT đô thị Hà Nội, đòi hỏi hệ thống hành chính cần phải gọn,

giảm cồng kềnh, giảm tầng nấc trung gian; hạn chế phân nhỏ, cắt khúc.

- Kinh tế - xã hội

Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, với vai trò thúc đẩy phát

triển kinh tế, xã hội, thu hút được vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố là

địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng

16.000 cơ sở sản xuất công nghiệp. Năm 2017, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên

địa bàn là 8,5%; trong đó, dịch vụ 8,7%, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp,

xây dựng tăng 8,5%, nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%; GDP bình quân đầu người:

75 - 77 triệu đồng. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư

nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội với 77% giá trị sản

xuất công nghiệp của đô thị Hà Nội. Chính sức hút của đô thị Hà Nội là một

trong những nguyên nhân chính của sự gia tăng số lượng người nhập cư vào đô

thị Hà Nội. Đây là một áp lực không nhỏ cho cơ quan hành chính nhà nước nói

chung và cơ quan QLNN về ANTT đô thị Hà Nội nói riêng.

Hằng năm, Hà Nội đã xây dựng thêm hàng triệu mét vuông diện tích nhà

chung cư. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế

giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Giá bán của các

căn hộ còn cao so với thu nhập của người dân. Điều này đã làm cho những cư

dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật

chội, thiếu tiện nghi. Đa số các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà ở, phải thuê

nhà ở tạm hoặc sống ghép chung, chỗ ở không ổn định. Điều này cũng gây khó

khăn trong việc xác định chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú, khó khăn cho công

tác QLNN về cư trú, ảnh hưởng đến công tác QLNN về ANTT đô thị Hà Nội.

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

74

- Tình hình dân cư và cư trú trên địa bàn

Theo thống kê cho thấy, dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ

gần đây. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện

tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà

Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu

người. Dân số Hà Nội tăng đều đặn trong suốt thập niên 1990, cùng với quá

trình đô thị hóa, dân số Hà Nội đạt 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt

mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2008, thành phố Hà Nội

có 6.520.674 người. Theo kết quả cuộc điều tra dân số năm 2009, dân số Hà

Nội là 6.717.232 người. Tính đến năm 2017 dân số Hà Nội là 7.242.200

người, tăng 1,0% so với năm 2016 [Bảng 3.3 - Phần phụ lục].

Nghiên cứu về mật độ dân số Hà Nội hiện nay cho thấy sự phân bố dân

cư không đồng đều giữa các quận nội đô và khu vực ngoại thành. Trên toàn

thành phố, mật độ dân cư trung bình 2.279 người/km², trong đó cao nhất là

quận Đống Đa 42.171 người/km², thấp nhất là quận Long Biên 4.840

người/km². Thực tế về mật độ dân cư không đồng đều đã gây áp lực cho thực

hiện công tác QLNN về ANTT đối với những địa bàn nội thành có mật độ

dân số cao [3].

Về tình hình người dân ngoại tỉnh nhập cư vào Hà Nội: Cả hai tiêu chí

số lượng và tỉ lệ công dân ngoại tỉnh nhập cư vào Hà Nội có sự tăng lên đều

đặn và nhanh chóng qua các năm, gây nên tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến

công tác quản lý. Sự gia tăng cơ học về dân số trên địa bàn thành phố Hà Nội

tạo ra những vấn đề tiêu cực như tình hình đi lại, lấn chiếm đất công, xây

dựng nhà ở bất hợp pháp, sự xuất hiện của các cơ sở kinh doanh cho thuê trọ,

lưu trú ngày càng nhiều, tình trạng tách chuyển hộ khẩu, nhập nhờ diễn ra

thường xuyên, nhiều người không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu

trú, ở trong một thời gian tương đối dài nhưng không đăng ký tạm trú... làm

cho hệ thống thủ tục hành chính và việc giải quyết thủ tục hành chính trong

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

75

QLNN về thường trú đối với công dân đa dạng hơn. Đây là một trong những

đòi hỏi của hoạt động cải cách thủ tục hành chính trong QLNN về cư trú.

- Tình hình an ninh, trật tự

Đô thị Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa của cả nước,

là nơi thường xuyên tập trung thu hút dân cư ở các nơi về sinh sống, học tập và

làm việc. Hà Nội là nơi diễn ra nhiều hội nghị, sự kiện quan trọng có tính quốc

tế, Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thành phố đã có kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an

ninh, an toàn 968 lượt sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội. Tình hình ANTT, kinh

tế, xã hội trên địa bàn vẫn đang tiếp tục có diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

Trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Hà

Nội đã xảy ra 67.081 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra gần

6.708 vụ. Năm 2015, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 6.423 vụ phạm pháp

hình sự, trong đó, khám phá được gần 4.000 vụ với khoảng 5.700 đối tượng;

hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều giảm.

Riêng năm 2017, đã phát hiện 7.234 vụ phạm pháp hình sự (tăng 51 vụ so với

năm 2016), điều tra, khám phá 4.509 vụ, 8.394 đối tượng phạm pháp hình sự

và tệ nạn xã hội; các vụ việc khác vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ

[Bảng 3.5 - Phần phụ lục].

Hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa

bàn đô thị Hà Nội vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đáng chú ý,

đã phát hiện một số đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm lớn. Đặc biệt, các

đối tượng đã dùng mạng internet để quảng cáo các đường dây gái gọi, tuyên

truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tổ chức đánh bạc với các trung tâm cá độ của

nước ngoài. Xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp tăng mạnh, kéo theo tình hình

sử dụng trái phép ma túy tổng hợp trong các quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ

trường, khách sạn, nhà nghỉ ngày càng nhiều, làm gia tăng tệ nạn xã hội ở đô

thị Hà Nội, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự.

Từ năm 2008 đến hết năm 2017, toàn thành phố đã phát hiện 28.095

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

76

vụ, 48.313 trường hợp vi phạm liên quan đến công tác QLNN về cư trú.

Trong năm 2015 là năm có số vụ vi phạm cao nhất, lực lượng Cảnh sát đã

phát hiện 3.465 vụ với 4.795 trường hợp vi phạm. Năm 2012, có số vụ việc

xảy ra đứng vị trí số 2 với 3.305 vụ việc nhưng số đối tượng lại cao nhất so

với các năm với 6.353 cá nhân. [Bảng 3.4 - Phần phụ lục]. Trong các lỗi vi

phạm được phát hiện thì các hành vi vi phạm quy định về quản lý thường trú,

tạm trú, lưu trú, tạm vắng diễn ra phổ biến nhất.

Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội của đô thị Hà Nội đã tác động đến

QLNN về ANTT đô thị Hà Nội cả mặt tích cựu và tiêu cực. Quá trình đô thị

hóa nhanh cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã mang lại những tác

động tích cực như: Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; phát triển các ngành

công nghiệp, thương mại và dịch vụ; tạo công ăn việc làm cho quần chúng

nhân dân… Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hóa cũng đã gây ra những

tác động tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của Hà

Nội, đã có những tác động tiêu cực đến ANTT của thành phố Hà Nội như: Đô

thị hóa tạo ra làn sóng di cư từ nông thôn vào thành thị kiếm sống làm cho các

vấn đề xã hội ở đô thị Hà Nội ngày càng phức tạp hơn. Khoảng 20% số người

nhập cư vào đô thị Hà Nội được xếp vào diện nghèo, không có hộ khẩu thành

thị, họ phải làm đủ mọi việc để kiếm sống. Không ít người đã vì kiếm sống

mà bán rẻ thân xác, dễ bị các thế lực thù địch mua chuộc, tội phạm và tệ nạn

xã hội lôi kéo; những cư dân sống trong các khu đô thị hóa chưa quen với

cuộc sống đô thị, chưa quen với tác phong công nghiệp, họ bị mất việc làm do

là nông dân quen với công việc ruộng đồng, mất nguồn thu nhập, trong khi

trong tay cầm một số tiền đền bù nhưng không biết làm sinh lời. Tình trạnh

thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng có biểu hiện tham nhũng,

tiêu cực hoặc do các thế lực thù địch kích động đã đẩy nông dân kéo về thành

thị khiếu kiện gây phức tạp cho ANTT đô thị Hà Nội.

Hệ thống hạ tầng cơ sở đô thị Hà Nội đã được Chính phủ, UBND thành

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

77

phố Hà Nội ưu tiên đầu tư nâng cấp cải tạo nhưng không phải sẽ khắc phục được

ngay những tồn tại, yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị. Hệ thống hạ

tầng giao thông lạc hậu, xuống cấp, chậm phát triển so với sự gia tăng dân số đô

thị Hà Nội và sự gia tăng các phương tiện giao thông. Đây là nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, vi phạm giao thông đô thị.

Do ảnh hưởng của những tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn đô thị Hà Nội, cũng như ảnh hưởng từ các khu vực lân

cận. Tình hình tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy trên địa bàn đô thị

Hà Nội luôn là những vấn đề nóng trong công tác QLNN về ANTT. Tệ nạn

mại dâm vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển với thủ đoạn tinh vi hơn nhằm lách

luật, tránh sự chú ý, phát hiện từ phía chính quyền đô thị. Hành vi đánh bạc ăn

tiền như ghi số đề, cá độ vẫn sẽ tiếp tục diễn ra theo xu hướng tinh vi hơn. Tội

phạm trên địa bàn Hà Nội có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất

phức tạp, đa dạng về phương thức, thủ đoạn nhằm trốn tránh sự phát hiện, gây

khó khăn trong công tác đấu tranh, xử lý. Do đó, đứng trước những khó khăn,

thách thức, QLNN về ANTT đô thị Hà Nội đòi hỏi phải có giải pháp tăng

cường mới đáp ứng được tình hình mới.

3.2. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

đô thị Hà Nội

3.2.1. Kết quả xây dựng pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị Hà Nội

Pháp luật về QLNN về ANTT là bộ phận của hệ thống pháp luật của

Nhà nước ta, bao gồm các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác

nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ ANTT.

Các quy phạm pháp luật về QLNN về ANTT là cơ sở pháp lý để Nhà nước

thông qua các cơ quan chức năng, áp dụng để bảo đảm ANTT.

Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về

ANTT, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

78

(khoá IX) năm 2003 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị

quyết số 40-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác công an trong tình hình mới; Chi thị số 05-CT, ngày 14/10/2006 của Bộ

Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo

đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày

25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Hệ thống các văn bản pháp luật về

ANTT ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý vững chắc, đồng bộ để

triển khai thực hiện nhiệm vụ QLNN về ANTT.

Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động QLNN về ANTT.

Theo Điều 96, Hiến pháp, năm 2013 quy định Chính phủ “thống nhất quản lý

về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường,

thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an

toàn xã hội”. Lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ “bảo vệ độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự,

an toàn xã hội...” [90]. Cụ thể hóa Hiến pháp, QLNN về ANTT được quy

định tập trung trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, như Luật An ninh

quốc gia, Luật Công an nhân dân...

Thực hiện Nghị quyết số 19/1998/QH10, ngày 02/12/1998 của Quốc

hội (khóa X) kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm

kỳ Quốc hội khóa X, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số

76/1999/NQ-UBTVQH10 phân công Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ

quan có liên quan soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia để trình Quốc hội

xem xét, thông qua. Ngày 3/12/2004, Luật An ninh quốc gia được Quốc hội

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua.

Luật An ninh quốc gia được hình thành trên nền tảng của Hiến pháp về nhiệm

vụ bảo đảm an ninh quốc gia Việt Nam. Luật này quy định nội dung quản lý

nhà nước về an ninh quốc gia (Điều 29); chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

79

nước về an ninh quốc gia (từ Điều 30 đến Điều 34). Theo quy định của Luật

An ninh quốc gia: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh

quốc gia. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với

Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý

nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia [87].

Ngày 03/12/2004, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI đã thông qua

Luật Công an nhân dân. Luật Công an nhân dân được ban hành đã tạo bước

ngoặt trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm hoạt động của các

mặt công tác công an trong thời kỳ mới. Chức năng của Công an nhân dân là

những mặt hoạt động chủ yếu, cơ bản trên lĩnh vực bảo vệ ANQG, bảo đảm

TTATXH, được quy định tại Điều 14, Luật Công an nhân dân, năm 2014 và

cụ thể hóa tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, ngày

17/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Bộ Công an, cụ thể là: Tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ ANQG và

bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chủ trì và thực hiện

thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, đấu

tranh phòng, chống tội phạm trên phạm vi cả nước; trực tiếp đấu tranh phòng,

chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi

phạm pháp luật về ANTT. Ngày 06/8/2018, Văn phòng Chính phủ đã công bố

Nghị định số 01/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Bộ Công an. Theo đó, không bố trí cấp Tổng cục, giảm số lượng

đầu mối các đơn vị cấp cục, tập trung hướng về đơn vị cơ sở; về chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an cơ bản không thay đổi.

Thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020”, trong nhiệm kỳ quốc hội khóa XIII (2011-

2016), Bộ Công an chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan soạn thảo

trình cấp có thẩm quyền ban hành 06 luật, 04 pháp lệnh liên quan đến ANTT

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

80

(Pháp lệnh Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011(sửa đổi, bổ

sung năm 2013); Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, Pháp lệnh Cảnh sát môi

trường năm 2014; Pháp lệnh Cảnh vệ Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013;

Luật Căn cước công dân năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Cư trú năm 2013; Luật Công an nhân dân năm 2014; Luật Tổ chức Cơ quan điều

tra hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015...). Đây là các

dự án luật, bộ luật rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tăng cường hiệu quả

hoạt động QLNN về ANTT, cụ thể hóa và đảm bảo các quyền con người, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp, năm 2013. Để triển khai thực

hiện các luật, pháp lệnh đã được ban hành về ANTT, Bộ Công an đã chủ trì,

phối hợp với các bộ, ban, ngành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành

một số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh

phòng, chống tội phạm; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, bảo vệ

bí mật nhà nước, quản lý cư trú, quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thi

hành án hình sự, cụ thể: 46 nghị định, 08 quyết định của Thủ tướng Chính phủ,

ban hành 372 thông tư và 42 thông tư liên tịch [1]. Các văn bản quy phạm pháp

luật đã điều chỉnh kịp thời, hiệu quả các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ANTT;

tạo hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ ANQG, đảm bảo

TTATXH; đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất,

ngày càng hoàn thiện, phục vụ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển

kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của đất nước.

Ngày 21/11/2012, Luật Thủ đô đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực

trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 1/7/2013, đây là một văn bản luật đặc biệt

không phổ biến chung trên cả nước. Tại Điều 20, Luật Thủ đô quy định về bảo

đảm ANTT trên địa bàn Thủ đô Hà Nội: “Xây dựng các khu vực phòng thủ bảo

vệ Thủ đô, các phương án bảo đảm an toàn cho Thủ đô trong mọi tình huống;

bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô

bằng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

81

pháp luật phải được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh” [89].

Để triển khai thực hiện các luật, pháp lệnh, các văn bản dưới luật đã được

ban hành về ANTT, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản pháp

luật theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động QLNN về ANTT, như ban hành

các văn bản pháp luật về QLNN về ninh chính trị, QLNN về đấu tranh phòng

chống tội phạm; QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội, QLNN về cư trú, QLNN

về TTATGT... Các văn bản pháp luật đã có tác động rõ rệt, điều chỉnh kịp thời,

hiệu quả các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ANTT, tạo hành lang pháp lý để các

cơ quan có thẩm quyền QLNN về ANTT đô thị Hà Nội tổ chức quản lý.

Để tổ chức thi hành Luật An ninh quốc gia theo Chỉ thị số 16/2005/CT-

TTg, ngày 11/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành

Luật ANQG, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 22/2005/CT-

UB, ngày 30/9/2005, về triển khai thi hành Luật An ninh quốc gia trên địa bàn

thành phố Hà Nội (Chỉ thị của UBND trước ngày 1/7/2016 được quy định là

loại văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật). Công an thành phố

Hà Nội tham mưu, giúp UBND chỉ đạo triển khai thi hành Luật An ninh quốc

gia đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ ANQG trong tình hình mới.

Để giữ vững ANTT trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 24/3/2008, Uỷ

ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND về việc

bảo đảm an ninh chính trị, TTATXH năm 2008 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chỉ thị yêu cầu Công an thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành, UBND các quận,

huyện tập trung triển khai QLNN về ANTT trên các nội dung: Đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và vận động quần chúng tham gia phong

trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc; thực hiện bảo đảm an ninh chính trị. Năm 2010,

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND về

đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

năm 2011, yêu cầu Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, các Sở, Ban,

Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

82

dung: Tham mưu, báo cáo Thành ủy xây dựng và triển khai Chương trình “Bảo

đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô giai đoạn 2011-2015” theo

Nghị quyết Đại hội Đảng Thành phố lần thứ XV, gắn với thực hiện Kết luận số

86-KL/TW, ngày 05/11/2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số

05-CT/TW, ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo công

tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới”; Chỉ thị 15-CT/TW, ngày

07/7/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ

quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ

Đảng; Chỉ thị 34-CT/TW, ngày 17/4/2009 của Ban Bí thư về tăng cường cuộc

đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng,

văn hóa. Thực hiện tốt Quy chế bảo vệ chính trị nội bộ, Quy chế quản lý cán bộ,

đảng viên, nhất là trong quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tiếp tục thực

hiện Chỉ thị số 13/2008/CT-TTg, ngày 11/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về

tăng cường công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới...

Ngày 06/11/2013, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

48/2013/QĐ-UBND về quy chế quản lý và thực hiện hoạt động đối ngoại của

thành phố Hà Nội. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền,

trình tự, thủ tục liên quan tới hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội nhằm

đảm bảo chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của

Đảng và Nhà nước, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiến pháp, tôn trọng

luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm giữ vững ổn định chính trị, góp phần phát

triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công an thành phố Hà Nội đã tham mưu với Thành ủy triển khai 12 Đề

án, Kế hoạch của Chương trình số 05 về “Tăng cường quốc phòng - an ninh,

bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”; tham mưu với UBND

thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 184, thực hiện Chỉ thị 28/CT-TTg,

ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường đảm bảo an ninh,

trật tự trong tình hình mới”.

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

83

Trên các lĩnh vực hoạt động cụ thể QLNN về ANTT, Nhà nước và chính

quyền đô thị Hà Nội đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều

chỉnh, như: QLNN về cư trú là một hoạt động cơ bản trong QLNN về ANTT

đô thị Hà Nội. QLNN về cư trú góp phần tạo điều kiện tối đa để công dân thực

hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật, phục vụ cho công tác phòng ngừa,

chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi VPPL. Luật Cư trú sau khi được

sửa đổi, bổ sung năm 2013 và những văn bản pháp lý về lĩnh vực cư trú đã

được điều chỉnh góp phần giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến

việc quản lý nhân khẩu, chỗ ở của công dân, của cơ quan Nhà nước, ngăn ngừa

việc lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế lợi ích hợp pháp của công

dân... Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định

chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú đã cụ thể hóa phạm vi

điều chỉnh của Luật Cư trú; Thông tư số 35/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú. Thông tư 35/2014/TT-

BCA cũng quy định trách nhiệm của Công an quận, huyện, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh Công an phường, xã, thị trấn về QLNN về cư trú. UBND thành phố

Hà Nội ban hành Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND, ngày 20/08/2014 về việc

thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội; Ngày 10/9/2015,

UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế thực hiện liên thông các thủ tục

hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho

trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện Luật Cư trú, Luật

Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2015/NĐ-CP, ngày 06/8/2015, quy

định quy chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh,

quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội

đã ban hành Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND, ngày 11/5/2017 về việc ban

hành Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội, UBND các

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

84

quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động

trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu của quy chế là tạo điều kiện cho người

nước ngoài thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, xây

dựng môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi đối với người

nước ngoài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là người nước ngoài; nâng

cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN đối với người nước ngoài cư trú,

hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội; chủ động, phòng ngừa, phát hiện,

ngăn chặn và xử lý kịp thời những VPPL có yếu tố nước ngoài.

Năm 2008, thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, song song

với nhiệm vụ củng cố, kiện toàn bộ máy hành chính và thực hiện các chỉ tiêu

kinh tế - xã hội, nhiệm vụ ANTT tiếp tục có sự chuyển biến và đạt được kết

quả khá toàn diện trên các mặt; hiệu lực QLNN về ANTT được tăng cường.

Mặc dù vậy, việc thực hiện công tác QLNN về đấu tranh phòng chống tội

phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn một số hạn chế. Do đó, nhằm tăng

cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, sức mạnh khu vực phòng thủ của thành

phố, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 03/2008/CT-UBND,

ngày 29/01/2008 về việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, công tác quân sự địa

phương năm 2008 trên địa bàn thành phố Hà Nội, yêu cầu Bộ Chi huy quân sự,

các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn: Tiếp tục quán

triệt thực hiện nhiệm vụ “tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng

toàn Quốc lần thứ X; Chỉ thị số 12- CT/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an

ninh trong tình hình mới. Để giữ vững ANTT trên địa bàn Thủ đô, ngày

24/3/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND

về việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội năm 2008 trên địa bàn

thành phố Hà Nội. UBND thành phố yêu cầu Công an thành phố Hà Nội, các

sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai thực hiện tốt các nội dung

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

85

QLNN về ANTT: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và vận

động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc; tiếp tục thực

hiện chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; bảo đảm TTATGT....

Ngày 30/12/2008, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số

10/CT-UBND về việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương

năm 2009, đã yêu cầu UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành của thành

phố Hà Nội tập trung thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật

của Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Năm 2010, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng chưa

vững chắc, kinh tế trong nước phục hồi nhanh và lấy lại đà tăng trưởng sau ảnh

hưởng của khủng hoảng. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “diễn

biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta; tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội

còn diễn ra phức tạp, có nhiều khả năng phát sinh một số loại tội phạm mới.

Thành phố Hà Nội tiếp tục đứng trước những khó khăn và thách thức mới, đòi

hỏi nỗ lực rất cao trong công tác tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển

kinh tế - xã hội trong đó có công tác giữ gìn ANTT. Để đảm bảo giữ vững ổn

định ANTT, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn thành phố Hà Nội, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo, UBND thành

phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND, ngày 30/12/2010 về việc đảm

bảo an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011.

Năm 2011, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có diễn biến phức tạp;

trong nước các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá.

Đây là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Bầu cử

Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; tình hình khí hậu, thời tiết, dịch bệnh

diễn biến phức tạp, khó lường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng địa

phương năm 2011, UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 04/CT-

UBND, ngày 11/01/2011 về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm

2011 yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội, UBND các

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

86

quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cường quốc

phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo

tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Ngày 05/6/2013, Ban chỉ đạo 127/TP (Ban Chỉ đạo Thành phố về

chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn thành phố Hà

Nội ) ban hành Kế hoạch số 22/KH-BCĐ 127/TP về thực hiện Nghị quyết số

09/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống

tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 nhằm nâng cao hiệu quả,

trách nhiệm của các cấp trong lãnh đạo, sự tham gia của các đơn vị, cán bộ,

công chức, viên chức trong các ngành thành viên Ban chỉ đạo 127/TP và Ban

chỉ đạo 127 các quận, huyện, thị xã.

Thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, ngày 03/8/2016 của Hội đồng

nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của thành

phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội đã tiếp tục giữ vững ổn định chính trị,

bảo đảm tốt ANTT trên địa bàn đô thị Hà Nội, đã tổ chức bảo vệ tuyệt đối an

toàn các mục tiêu, sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn, tạo môi trường hoà

bình, ổn định, an ninh và an toàn để xây dựng, phát triển thành phố Hà Nội,

phát triển đất nước; đã chủ động tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực

hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội

phạm, kịp thời ban hành sửa đổi nhiều văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn,

vướng mắc trong công tác QLNN về ANTT.

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn đô thị Hà Nội có

nhiều đổi mới, các cơ quan có thẩm quyền đã tham mưu, ban hành, sửa đổi,

bổ sung hệ thống văn bản chính sách pháp luật phù hợp với thực tế. Chính

phủ và các bộ, ngành, địa phương quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều

hành, chuyển đổi và quy hoạch lại mạng lưới cơ sở cai nghiện trong toàn

quốc. Tổ chức thí điểm triển khai mô hình phòng, chống mại dâm, cai

nghiện và hỗ trợ nạn nhân ở các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm,

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

87

phức tạp... Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 15/10/2013 của Thủ

tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng,

chống mại dâm trong tình hình hiện nay, UBND thành phố Hà Nội ban hành

Chỉ thị số 23/CT-UBND, ngày 07/11/2013, về việc tăng cường thực hiện các

nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố Hà

Nội. Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội,

UBND các quận, huyện, thị xã triển khai nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu

quả và trách nhiệm QLNN về công tác phòng, chống mại dâm trên địa bàn,

xác định rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cấp ủy đảng,

chính quyền, thủ trưởng các cơ quan liên quan khi để phát sinh tệ nạn mại

dâm trên địa bàn quản lý; tăng cường công tác giáo dục, phòng ngừa, ngăn

chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên có hành vi thiếu trách

nhiệm bao che, dung túng, tham gia tệ nạn mại dâm...

Để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn cờ bạc số đề, cá cược

bóng đá bất hợp pháp đang diễn ra, UBND thành phố Hà Nội ban hành chỉ thị số

22/CT-UBND, ngày 28/10/2013 về việc tăng cường các biện pháp đấu tranh

phòng chống tệ nạn cờ bạc số đề, cá cược bóng đá trên địa bàn thành phố Hà Nội

nhằm tăng cường tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong cán bộ, nhân dân hiểu rõ

tác hại của tệ nạn cờ bạc số đề, cá cược bóng đá bất hợp pháp và những quy định

của Nhà nước về việc xử lý nghiêm khắc đối với những hoạt động cờ bạc số đề

và cá cược bóng đá nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức và tích cực phòng

chống tác hại do tệ nạn số đề, cá cược bóng đá bất hợp pháp gây ra.

Ngày 23/01/2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số

25/KH-UBND về tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống

mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm

2018. Với mục tiêu phát huy vai trò của các ngành trong việc phối hợp kiểm

tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi VPPL về phòng, chống

mại dâm. Kịp thời phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

88

chính, kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn các đơn vị tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp

luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về bảo đảm TTATGT phục vụ

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và

hội nhập quốc tế, ngày 25/01/2013, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành

Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND quy định về hoạt động của các phương tiện

giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND,

ngày 19/05/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về

quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành

phố Hà Nội; Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội

về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, vận hành, khai

thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định

số 5963/QĐ-UBND, ngày 23/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc

phê duyệt danh mục các tuyến đường giao Sở Giao thông vận tải quản lý đồng

bộ vỉa hè, lòng đường phục vụ công tác tổ chức giao thông và chống ùn tắc

giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND,

ngày 14/03/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế phối hợp

trong công tác phòng ngừa, xử lý VPPL về đê điều trên địa bàn thành phố Hà

Nội... Các quyết định đã quy định phạm vi, thời gian hoạt động của các phương

tiện giao thông đường bộ và loại phương tiện giao thông hạn chế hoạt động tại

một số khu vực, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đảm bảo

TTATGT, vệ sinh môi trường. Quy định hệ thống đường đô thị là bộ phận của

hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước phải được

quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, chỉ giới, mốc giới. Mọi hoạt động liên

quan đến việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị phải

bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã

hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

89

Thực hiện Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 14/5/2016 của Chính phủ

quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy

phạm pháp luật, năm 2015, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định

7165/QĐ-UBND, ngày 28/12/2015; Quyết định số 7173/QĐ-UBND, ngày

28/12/2015 về Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm

pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2016; Quyết định số 6098/QĐ-UBND,

ngày 04/11/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Kế hoạch rà

soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố giai đoạn 2016 -

2020. Theo đó, các sở, ban, ngành có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp

trong việc tự kiểm tra văn bản của Thành phố. Việc kiểm tra xử lý văn bản quy

phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố đã được triển khai đồng bộ, tích cực,

kịp thời thống nhất về cơ chế, chính sách, góp phần củng cố hoàn thiện hệ

thống hóa pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo

ANTT, tạo môi trường và hành lang pháp lý đảm bảo cho việc phát triển kinh

tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người dân.

3.2.2. Một số hạn chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật;

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật

trong đời sống xã hội. Pháp luật về QLNN về ANTT đã trở thành một bộ phận

quan trọng góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện hợp tác quốc tế và

đấu tranh ngoại giao để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia của Việt

Nam trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về QLNN về

ANTT nói chung, pháp luật về QLNN về ANTT đô thị Hà Nội vẫn chưa thống

nhất, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Mặc dù, Nhà nước đã xây dựng nhiều đạo luật, như: Luật Tiếp cận thông

tin, năm 2016, Luật An ninh mạng, năm 2018... thể chế hóa Hiến pháp, năm

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

90

2013 về quyền con người, quyền công dân và đảm bảo an ninh, trật tự trên lĩnh

vực báo chí, internet, mạng xã hội. Tuy nhiên, còn một số lĩnh vực bức xúc của

đời sống xã hội, liên quan đến quyền con người, quyền công dân nhưng chưa

có pháp luật điều chỉnh hoặc chưa được điều chỉnh bằng luật theo quy định của

Hiến pháp, năm 2013: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo

Hiến pháp và pháp luật” [90]. Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng

về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân

trong Hiến pháp và là mục tiêu xuyên suốt trong cương lĩnh, đường lối của

Đảng ta. Hiện nay, tình trạng vi phạm của công dân và những hành vi lợi dụng

quyền con người để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đang là

một vấn đề cần giải quyết, như xuất hiện hành vi tụ tập đông người, kích động

gây rối, biểu tình... trái với nguyên tắc quyền con người. Nếu có luật (như Luật

Biểu tình, Luật về Hội) có thể điều chỉnh được những người quá khích, người

dân được bày tỏ ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng mức độ.

Việc nội luật hóa một số điều ước quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội

phạm mà Nhà nước ta là thành viên còn chậm. Việc ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật liên tịch hướng dẫn thực hiện gặp nhiều khó khăn do chưa có

sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền ban hành, vì vậy, nhiều quy

định pháp luật chậm đi vào cuộc sống, các cơ quan thi hành pháp luật rất khó

khăn khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Pháp luật trên một số lĩnh vực như:

Quản lý TTATGT, QLNN về cư trú, về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội...

còn thiếu ổn định, tính dự báo chưa cao. Việc ban hành văn bản quy định chi

tiết và biện pháp thi hành luật, pháp lệnh về ANTT còn chậm.

Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm TTATGT vẫn

chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn; phạm vi điều chỉnh của

pháp luật về TTATGT quá rộng, bao gồm cả các quy định về quy tắc giao

thông đường bộ, đường thủy, đường sắt; kết cấu, xây dựng hạ tầng giao

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

91

thông, vận tải và doanh nghiệp giao thông vận tải. Việc coi trọng quy định về

quản lý giao thông mà không coi trọng quy định về quy tắc an toàn giao thông

dẫn đến khó khăn trong việc vận dụng, thực hiện các quy tắc tham gia giao

thông. Cơ chế phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật về bảo đảm

TTATGT chưa nhịp nhàng, thông suốt do tình trạng chỉ quan tâm đến lợi ích

bộ, ngành mình khi xây dựng pháp luật, vì vậy, đã ảnh hưởng đến tiến độ và

chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật và TTATGT.

Một số văn bản pháp luật, đề án quan trọng phục vụ cho công tác

QLNN về phòng, chống tội phạm chậm được ban hành, việc rà soát, đánh giá,

sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, bất cập của pháp luật vẫn còn

chậm làm cho tình hình ANTT ở địa bàn đô thị Hà Nội vẫn tiếp tục diễn biến

phức tạp, gây lo lắng, bất bình trong nhân dân.

Luật Cư trú sau khi được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và quy định mới

của những văn bản pháp lý về lĩnh vực cư trú được điều chỉnh, đã góp phần

giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến chỗ ở của công dân và

việc quản lý nhân khẩu của cơ quan Nhà nước, ngăn ngừa việc lạm dụng quy

định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân... Tuy

nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn cho thấy một số nội

dung cụ thể của Luật Cư trú, Luật Thủ đô vẫn còn một số vướng mắc, bất cập

cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn dẫn đến việc tổ chức thực hiện chức năng

QLNN về cư trú tại đô thị Hà Nội thiếu thống nhất, hiệu quả đạt được còn

nhiều hạn chế: Thứ nhất, chưa thống nhất trong cách hiểu về nội dung của

công tác đăng ký, quản lý cư trú. Thứ hai, khi đăng ký thường trú vào các

quận nội thành chưa có sự phân biệt về điều kiện đăng ký thường trú áp dụng

đối với công dân ngoại tỉnh với công dân ở ngoại thành. Thứ ba, bất cập trong

phân cấp thẩm quyền đăng ký thường trú tại các địa bàn trung tâm...

Văn bản pháp luật về phòng, chống mại dâm hiện nay, một số quy định

liên quan đến quyền công dân chưa phù hợp với Hiến pháp, năm 2013. Măc du

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

92

xac đinh phong ngưa la biên phap trong tâm nhưng các quy định về biện pháp

phòng ngừa, trách nhiệm tổ chức các hoạt động phòng ngừa vẫn mang tính

nguyên tắc, chưa cụ thể, chưa quy định các biện pháp, điều kiện, nguồn lực

(thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của chủ tịch

UBND cấp tỉnh, câp huyên; thâm quyên xư phat cua Chi cuc Phòng, chống tệ

nạn xã hội; tiêu chuân, điêu kiên cac cơ sơ kinh doanh dich vu dê lơi dung hoat

đông mai dâm...) dẫn đến việc triển khai ở các cấp còn gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề xử lý hành chính đối với các hành vi liên quan đến mại dâm quy định

còn chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới (Hiến pháp, Luật Xử lý vi

phạm hành chính). Về việc quy định trách nhiệm QLNN, có quy định cơ quan

giúp Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về phòng, chống mại dâm nhưng

chưa rõ về cơ chế phối hợp, quyền và trách nhiệm của các Bộ, ngành, tổ chức,

đoàn thể có chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống mại dâm do vậy việc phối

hợp thực hiện nhiệm vụ này ở các cấp còn nhiều khó khăn.

3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội

3.3.1. Kết quả trong tổ chức thực hiện pháp luật quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Bảo vệ ANTT là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước

và của toàn dân. Đô thị Hà Nội đã coi trọng việc bố trí, sử dụng các lực lượng,

biện pháp, phương tiện để hình thành thế trận an ninh nhân dân trong đấu tranh

phòng, chống với hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm và VPPL.

Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương, theo Điều 37, Luật Tổ chức

CQĐP, năm 2015: “Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung

ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực

thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương” [95].

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan chấp hành của Hội đồng

nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

93

nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ và các nghị

quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 20/11/2018, Quốc hội đã

biểu quyết thông qua Luật Công an nhân dân (sửa đổi), gồm 7 Chương, 46 Điều

và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 14,

Luật này, UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm: Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật

tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân

dân cùng cấp và các nhiệm vụ về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp có thẩm

quyền giao; thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa

phương theo quy định của pháp luật. UBND thành phố Hà Nội là cơ quan thẩm

quyền chung trong QLNN về ANTT, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn ANTT,

tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc

phòng toàn dân; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xây dựng lực

lượng CAND vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp

phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi VPPL khác ở địa

phương; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý

hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương; tuyên

truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ ANTT...

UBND thành phố Hà Nội điều phối các cơ quan chuyên môn thực hiện

nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia QLNN về ANTT trong phạm vi chưc năng,

nhiêm vu cua cac cơ quan đo.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội là người đứng đầu UBND thành phố

Hà Nội và có các nhiệm vụ, quyền hạn về ANTT: Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực

hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà

nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và UBND thành phố; thực hiện các

nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng chống

tội phạm và các hành vi VPPL khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ

chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

94

mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác

của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn thành phố

Hà Nội theo quy định của pháp luật; chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ

môi trường, phòng, chống cháy, nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải

quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch

bệnh, ANTT an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của

pháp luật; tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý

VPPL, tiếp công dân theo quy định của pháp luật...

Công an thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn QLNN về ANTT, chịu

sự lanh đao trực tiếp về mọi mặt của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội và

chịu sự chỉ đạo của Bộ Công an. Theo Khoản 2, Điều 18, Luật Công an nhân

dân, năm 2014: “Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy

công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp” [92]. Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm trước Thành uỷ và UBND thành

phố Hà Nội về công tác bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, có trách nhiệm tham

mưu, đề xuất triển khai thực hiện và trực tiếp thực hiện các nghị quyết, quyết

định, chỉ thị, kế hoạch của Thành uỷ và UBND thành phố Hà Nội về công tác

bảo vệ ANTT và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ QLNN về ANTT, Công an thành phố Hà Nội phải

thường xuyên báo cáo, chịu sự chỉ đạo của Thành uỷ và UBND thành phố Hà

Nội, nhất là những vấn đề lớn như: Nhận định, đánh giá tình hình ANTT ở địa

phương, phương hướng giải quyết, vấn đề huy động nhân lực, tài chính, phương

tiện... ở địa phương. Về quy trình, các biện pháp nghiệp vụ, các nguyên tắc chỉ

đạo hoạt động... thì cơ quan QLNN về ANTT cấp dưới phải tuân thủ nghiêm sự

chỉ đạo của cơ quan QLNN về ANTT cấp trên. Do hoạt động của các thế lực thù

địch, các loại tội phạm hết sức tinh vi, phức tạp nên trong QLNN về ANTT đô

thị, UBND thành phố Hà Nội giao cơ quan Công an trực tiếp đảm nhiệm việc

QLNN về ANTT trên địa bàn mình phụ trách. Đồng thời, Công an thành phố Hà

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

95

Nội chịu sự chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên, được giao quyền sử dụng các

biện pháp, lực lượng, phương tiện nghiệp vụ để tiến hành phòng ngừa, phát hiện,

đấu tranh ngăn chặn tội phạm, VPPL, thực hiện chức năng QLNN về ANTT ở

địa bàn đô thị Hà Nội. Với tính chất đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ ANTT nên

QLNN về ANTT còn có những nội dung, hình thức, tổ chức lực lượng có tính

đặc thù. Công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan công an các cấp ở Hà Nội đều do

Bộ Công an chỉ đạo và quyết định như: Xác định mô hình tổ chức, ấn định biên

chế, bố trí cán bộ, thực hiện chính sách...

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới và khu vực

có diễn biến phức tạp, tình hình ANTT ở đô thị Hà Nội vẫn được giữ vững,

ổn định, góp phần tạo môi trường chính trị - xã hội lành mạnh phục vụ đắc lực

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, trước

âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch trong và ngoài nước,

những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, của quá trình đô thị

hóa, công tác QLNN về ANTT đô thị Hà Nội vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, yếu

tố phức tạp. Do đó, công tác bảo vệ an ninh chính trị luôn được chính quyền

đô thị Hà Nội xác định là nhiệm vụ hàng đầu. Căn cứ Luật An ninh quốc gia,

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp luật thực hiện chức

năng, nhiệm vụ QLNN về ANTT, giải quyết các vụ việc có liên quan đến bảo

vệ chính trị nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể; tham gia tư vấn công tác

kiện toàn tổ chức, công tác cán bộ của các cơ quan, đơn vị, giải quyết mâu

thuẫn nội bộ, triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, phòng,

chống các phần tử cơ hội chính trị chui vào tổ chức Đảng, chính quyền... góp

phần làm trong sạch nội bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội.

Các cơ quan chuyên môn của thành phố Hà Nội cũng đã đấu tranh vô hiệu

hóa âm mưu, ý đồ hoạt động chống phá của một số đối tượng phản động, cơ

hội chính trị. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các phương

án phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả, làm thất bại âm mưu, ý đồ của một số đối

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

96

tượng phản động lợi dụng việc Quốc hội đưa ra thảo luận dự thảo Luật Đơn vị

hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; thông qua

Luật An ninh mạng để tổ chức tụ tập đông người tuần hành trái pháp luật với

phương thức, thủ đoạn mới... UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương

trình số 05 về “tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã

hội trong tình hình mới”, tổ chức triệt phá, đập tan nhiều âm mưu và hoạt

động bạo động, lật đổ chế độ của bọn phản động được các thế lực thù địch

nước ngoài hỗ trợ. Các thế lực thù địch, phản động người Việt lưu vong tuy

đã bị thu hẹp, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định, lợi dụng chính sách thông thoáng

mở cửa, hội nhập để tổ chức đưa người về nước thực hiện âm mưu chống phá

lâu dài; lợi dụng các sự kiện chính trị nhạy cảm về biển đảo, chủ quyền biên

giới để kích động những hành động quá khích, số đối tượng cơ hội chính trị

câu kết với các cá nhân, tổ chức phản động trong nước và lưu vong, tập hợp

lực lượng để hoạt động chống phá. Các hoạt động lợi dụng tôn giáo có nhiều

diễn biến phức tạp, nổi lên là hoạt động tôn giáo đòi thoát khỏi sự quản lý của

nhà nước, tổ chức hoạt động cầu nguyện, sinh hoạt trái phép không đúng nơi

thờ tự. Đáng chú ý là hoạt động lợi dụng đòi lại đất đai đã được giao cho nhà

nước quản lý, gây mất ANTT tạo cho các thế lực phản động lợi dụng xuyên

tạc, chống phá nhà nước về dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND,

ngày 08/03/2017 về thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước của thành phố

Hà Nội năm 2017 nhằm tiếp tục chỉ đạo, tăng cường công tác bảo vệ an ninh

chính trị nội bộ tại các cơ quan, đơn vị. Lựa chọn cán bộ có đủ tiêu chuẩn làm

việc tại các bộ phận trọng yếu, cơ mật...

Công an thành phố Hà Nội tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà

Nội triển khai nhiều biện pháp bảo vệ an ninh văn hoá - tư tưởng chống hoạt

động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch, phòng chống các lệch lạc trong

các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, y tế, giáo dục - đào tạo và an ninh sinh viên,

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

97

báo chí, xuất bản... Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị của

Cục An ninh đấu tranh vô hiệu hoá hoạt động của các đối tượng cơ hội chống

đối, đấu tranh chống quan điểm sai trái, phản động...; đã tham mưu cho Thành

uỷ, UBND thành phố Hà Nội tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động của báo

chí, xuất bản, in ấn đảm bảo đi đúng định hướng chính trị, tuân thủ pháp luật.

Trong thời gian qua hoạt động của báo chí có những diễn biến không bình

thường. Lợi dụng tự do báo chí, nhiều tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản đã cố tình

VPPL, khai thác và tung ra dư luận nhiều thông tin, bài viết thiếu xây dựng, nhất

là về các vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, tiêu cực, tham

nhũng, chính trị nội bộ, mâu thuẫn khiếu kiện và các vấn đề xã hội bức xúc tạo

ra dư luận xã hội không lành mạnh, để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Trong các cơ quan nhà nước ở đô thị Hà Nội đã xuất hiện những dấu hiệu “tự

diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ,

công chức; tình hình mất đoàn kết nội bộ xảy ra ở nhiều ban, ngành. Một số cán

bộ, công chức, đảng viên công khai phê phán sự lãnh đạo của Đảng, sự điều

hành của Chính phủ, của chính quyền địa phương; tình trạng tham nhũng, tiêu

cực nghiêm trọng. Một số cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đã bộc lộ quan

điểm tư tưởng sai trái, thậm chí chống lại Đảng, truyền bá quan điểm chính trị

phản động. Họ viết bài phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thành quả cách mạng,

đòi đa nguyên, đa đảng. Tình trạng trên đang tác động đến lòng tin của quần

chúng nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tiến hành thường xuyên công

tác giáo dục, nâng cao cảnh giác cho cán bộ, công chức, công nhân viên trong các

cơ quan, đơn vị, làm cho mọi người hiểu đúng tình hình ANTT hiện nay. Một mặt,

nâng cao nhận thức, luôn luôn ủng hộ đổi mới, ủng hộ việc mở rộng hợp tác kinh

tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài làm cho sản xuất phát triển. Nhưng mặt khác,

phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh kịp thời

đối với hoạt động của địch và các phần tử chống đối khác lợi dụng mở rộng dân

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

98

chủ hóa, hợp tác kinh tế đối ngoại để phá hoại từ chính trị.

Hiện nay, vấn đề bảo vệ an ninh mạng đặt ra ngày càng cấp bách. Các cơ

quan đặc biệt nước ngoài và tin tặc thường xuyên lợi dụng các điểm yếu của hệ

thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà

nước để xâm nhập, thu thập thông tin bí mật nhà nước, cài cắm mã độc, phần

mềm gián điệp. Hoạt động sử dụng internet xâm phạm an ninh quốc gia của các

thế lực thù địch trong và ngoài nước diễn ra với cường độ mạnh hơn, tinh vi,

nguy hiểm hơn và tập trung chủ yếu vào tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá

hoại nội bộ, công kích các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.

Gia tăng hoạt động sử dụng interrnet kích động biểu tình, phá rối ANTT.

Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về cư trú, UBND

thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Văn hóa thông tin, Đài phát thanh và truyền

hình Hà Nội viết nhiều tin, bài tuyên truyền sâu rộng kiến thức pháp luật về

cư trú, về các quy định mới và các thủ tục hành chính trong QLNN về thường

trú, tạm trú đối với công dân, tuyên truyền về nội dung đổi mới của Luật Cư

trú. Để người dân thuận tiện, chủ động nắm được các thủ tục hành chính trong

QLNN về cư trú, UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng trang Web, như

http://www.hanoi.gov.vn... thông báo tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục hồ sơ

hướng dẫn biểu mẫu đăng ký cư trú và địa chỉ các địa điểm tiếp dân lên mạng

qua cổng điện tử của UBND Thành phố.

Là cơ quan trực tiếp QLNN về cư trú, Công an thành phố Hà Nội cũng

đã hướng dẫn, giải thích, tuyên truyền về các tiêu chuẩn, thủ tục đăng ký cư trú,

đồng thời được thông báo công khai tại các trụ sở tiếp dân tại các trụ sở Công

an xã, phường, thị trấn. Công an thành phố Hà Nội thường xuyên phối hợp chặt

chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí của Trung ương và Hà Nội, thông

qua các buổi họp chi bộ, họp tổ dân phố, cụm dân cư để tăng cường tuyên

truyền, đưa tin bài về thực hiện Luật Cư trú, phổ biến các tiêu chuẩn, điều kiện,

thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng... để cán bộ, quần chúng

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

99

nhân dân biết tổ chức thực hiện. Công an thành phố Hà Nội thực hiện cải các

hành chính trong đăng ký thường trú theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết

và giảm số lần đi lại cho người dân, đối với những trường hợp di chuyển cư trú

trong thành phố sẽ giảm cho người dân phải đi lại từ 04 lần, nay chỉ phải đi lại

02 lần, đã được nhân dân và dư luận đồng tình ủng hộ.

Để nắm chắc tình hình nhân, hộ khẩu thực tế cư trú trên địa bàn để phục

vụ kịp thời cho yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp

luật, Công an thành phố Hà Nội đã thường xuyên tiến hành kiểm tra, phân loại

các hộ, nhân khẩu trên địa bàn; tổ chức vận động phong trào toàn dân tham gia

công tác QLNN về cư trú. Nhìn chung, các cơ quan đăng ký cư trú đã thực hiện

nghiêm những quy định của Luật cư trú, Luật Thủ đô và các văn bản hướng

dẫn thi hành. Tuy nhiên, việc tổ chức, thực hiện công tác này chưa có trọng

tâm, trọng điểm, nội dung còn nặng về thủ tục hành chính, thiên về các biện

pháp xử lý. Một số quy định của Luật Cư trú chưa thực sự phù hợp, như cho

nhiều người nhập hộ khẩu nhờ vào cùng một nhà nhưng không thực tế cư trú,

chuyển nơi cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi theo quy định... Việc kiểm

tra, xử lý vi phạm về cư trú chưa được thường xuyên và kịp thời.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai có hiệu quả

Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (Chương trình 138), Chương

trình hành động phòng chống ma tuý, Chương trình quốc gia phòng chống

buôn bán phụ nữ, trẻ em (Chương trình 130) và các kế hoạch chống tội phạm

kinh tế, chức vụ... đã phát hiện một số băng, ổ, nhóm tội phạm hình sự, ma

tuý hoạt động liên tuyến, liên tỉnh và xuyên quốc gia. Trong thời gian từ năm

2008 đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 67.081 vụ phạm

pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra gần 6.708 vụ [Bảng 3.5 - Phần phụ

lục]. Nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng xảy ra như giết người, cướp tài sản,

hiếp dâm cũng gia tăng. Đặc biệt, nhiều vụ tội phạm mới xuất hiện với những

thủ đoạn rất manh động như cướp tiệm vàng, cướp xe taxi, tống tiền... Công

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

100

an thành phố Hà Nội đã duy trì và mở rộng các mô hình, chuyên đề phòng

chống tội phạm và đã phát huy hiệu quả như mô hình 141; 142 và các tổ công

tác trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT tại địa bàn. Đã tổ chức tuyên

truyền các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống

tội phạm, phòng chống ma tuý; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh;

phong trào “Toàn dân tham gia tố giác tội phạm”, đẩy mạnh phong trào “Toàn

dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuyên truyền phổ biển, giáo dục

pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế, tiến tới làm giảm phát sinh tội phạm.

Tuyên truyền, động viên, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức

nghề nghiệp phát huy vai trò trong thực hiện công tác phòng chống tội phạm;

tuyên truyền tới toàn thể người dân trên địa bàn những phương thức, thủ đoạn

hoạt động của các loại tội phạm để qua đó, người dân nhận biết, đề cao cảnh

giác, tự bảo quản, bảo vệ tài sản của mình. UBND thành phố Hà Nội đã quyết

định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống HIV/AIDS thành

phố Hà Nội (Ban Chỉ đạo 138/TP thành phố Hà Nội). Thành viên Ban Chỉ

đạo 138 Thành phố thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm chỉ

đạo, triển khai thực hiện công tác phòng chống tội phạm, xây dựng phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và sự

phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo. Đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ,

thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc

theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về đấu tranh phòng

chống tệ nạn xã hội. UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, triển khai có hiệu

quả các chương trình, kế hoạch về phòng chống ma túy, mại dâm, phòng

chống HIV/AIDS, thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện;

chỉ đạo, phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể thành phố Hà Nội,

các ban chỉ đạo quận, huyện xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện với trọng

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

101

tâm là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy

mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc về cả chiều rộng lẫn chiều

sâu. Ban chỉ đạo 138 TP, Ban chỉ đạo Phòng chống AIDS và phòng chống ma

túy, mại dâm xác định tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính

phủ, của thành phố Hà Nội, trọng tâm là thực hiện Chiến lược quốc gia

phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến 2030,

Chương trình phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người, phòng

chống mại dâm, phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020. Chủ động

nắm chắc tình hình, thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp phòng ngừa,

phát hiện, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ

biến giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống

tội phạm và tệ nạn xã hội với phương châm “phòng ngừa là chính”, phòng

ngừa xã hội đi đôi với phòng ngừa nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác phát

động các phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc....

Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội đã tham mưu cho Giám đốc

Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng

chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của thành phố Hà Nội

về các hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm; quản lý sau cai cho người

nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công an thành phố Hà Nội đã chủ động phối hợp với các cấp, các

ngành chính quyền đô thị Hà Nội, các phương tiện thông tin đại chúng thực

hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy nhằm nâng cao

nhận thức cho người dân về tác hại của tệ nạn ma túy để người dân tự phòng

ngừa. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,

phòng, chống tệ nạn xã hội góp phần ngăn chặn, kiềm chế, tiến tới làm giảm

tội phạm ma túy và giảm người nghiện ma túy. Nhờ đó, trên các địa bàn trọng

điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy, hoạt động mua bán, tàng trữ trái phép chất

ma túy cơ bản đã được kiềm chế.

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

102

Các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh

doanh dịch vụ có điều kiện về ANTT dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cụ thể năm

2016: Đội Kiểm tra liên ngành 178 quận, huyện, thị xã đã tổ chức kiểm tra

được 139 buổi với 349 cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhắc nhở, cảnh cáo 38 cơ

sở, đình chỉ kinh doanh 13 cơ sở, xử lý hành chính 36 cơ sở [2]. Nhìn chung,

hoạt động mại dâm cơ bản đã được kiềm chế, kiểm soát song vẫn còn tiềm ẩn

nhiều nguy cơ, diễn biến phức tạp.

Mặc dù đã tổ chức thực hiện nhiều biện pháp trong QLNN về phòng chống

tên nạn xã hội, nhưng tình hình tệ nạn xã hội ở đô thị Hà Nội vẫn diễn biến phức

tạp, hoạt động mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm ở

đô thị Hà Nội có chiều hướng ra tăng. Tệ nạn mại dâm đã và đang lợi dụng các

loại hình dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, phòng trọ, quán cà phê... để hoạt động

và ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Đáng chú ý, đã phát hiện một số đường dây,

tổ chức hoạt động mại dâm lớn. Tệ nạn cờ bạc nhất là lô đề, cá độ vẫn nhức nhối

trên diện rộng, đánh bạc và tổ chức đánh bạc trá hình dưới hình thức cá độ bóng

đá vẫn hoạt động mạnh. Đặc biệt, các đối tượng đã dùng mạng internet để quảng

cáo các đường dây gái gọi, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy. Số đối tượng

nghiện ma tuý vẫn tiếp tục gia tăng; tệ nạn mê tín dị đoan có nguy cơ bùng phát

lan rộng. Đây là nguồn gốc phát sinh, phát triển, bổ sung tội phạm.

Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao

thông, UBND thành phố Hà Nội phê duyệt đề án “Tăng cường quản lý

phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm

môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn

2030” nhằm thực hiện các giải pháp vừa lâu dài vừa cấp bách, cụ thể để tăng

cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông

và ô nhiễm môi trường, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và nâng cao chất

lượng môi trường sống của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công an

thành phố Hà Nội đã tổ chức lực lượng hướng dẫn, chỉ huy, điều khiển giao

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

103

thông tránh ùn tắc giao thông tại các tuyến đường, nút giao có lưu lượng

phương tiện giao thông lớn, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là

tại các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội. Phối hợp với Sở Giao thông

vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị thực hiện các giải pháp

bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Triển khai thực hiện Nghị định số 96/2016/NĐ-CP về quản lý ngành

nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, đến tháng 9/2018, toàn thành phố Hà

Nội đã giảm 403 cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính, hiện còn 1.988 cơ sở

(gồm: 1.380 cơ sở cầm đồ; 608 cơ sở kinh doanh tài chính). Đã cấp Giấy

chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho 1.037 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm

đồ. Kiểm tra, phát hiện xử lý hành chính 41 trường hợp vi phạm, xử phạt hành

chính 106.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động 57 cơ sở, thu hồi Giấy chứng

nhận về ANTT đối với 03 trường hợp [2].

Tổ chức thực hiện pháp luật về QLNN về ANTT đô thị Hà Nội đã phục

vụ tích cực trong việc quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và

lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân. Công tác QLNN về ANTT đô thị Hà Nội đã có tác dụng phục vụ

cho các yêu cầu chính trị, kinh tế, xã hội của đô thị Hà Nội. Quá trình thực hiện

các lĩnh vực công tác QLNN về ANTT đô thị đã thường xuyên căn cứ vào các

quy định của pháp luật, kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn.

Công tác quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đã đạt được

những kết quả đáng khích lệ, tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế. Hoạt

động phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội đã huy động được các ngành, các

cấp, các đoàn thể tổ chức xã hội, công dân tham gia. Lực lượng Công an ở đô thị

đã thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng tham mưu cho chính quyền đô thị

những vấn đề cơ bản, chiến lược trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại...

Chủ động nắm, phân tích, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu các chủ

trương, giải pháp bảo đảm ANTT, phát triển kinh tế - xã hội.

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

104

3.3.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Mặc dù việc tổ chức thực hiện pháp luật về QLNN về ANTT đô thị Hà

Nội đã đạt những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn

chế. Đô thị Hà Nội vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và

các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. Điều này cho thấy ý thức pháp luật

vẫn còn chưa nghiêm túc, ảnh hưởng xấu tới ANTT đô thị. Công tác nắm, dự

báo tình hình, giải quyết một số vụ việc về ANTT hiệu quả chưa cao, còn biểu

hiện lúng túng do thiếu những quy định pháp luật phù hợp, cũng như khả

năng áp dụng pháp luật chưa linh hoạt trên một số lĩnh vực QLNN về ANTT;

hoạt động vi phạm pháp luật về TTATXH còn diễn biến phức tạp ở một số

nơi chưa được xử lý kịp thời. Tình hình tham nhũng vẫn tiềm ẩn, VPPL về

môi trường, an toàn, vệ sinh thực phẩm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh

hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

QLNN về TTATGT còn nhiều yếu kém, thể hiện: Công tác quy hoạch

giao thông thiếu căn cứ khoa học về tầm nhìn mang tính chiến lược; kết cấu

hạ tầng giao thông đô thị còn bất cập; công tác tổ chức giao thông lúng túng;

các chính sách phát triển giao thông vận tải, phát triển phương tiện giao thông

cơ giới chưa theo kịp nhu cầu vận động của nền kinh tế thị trường; vẫn còn

tình trạng buông lỏng công tác đảm bảo TTATGT ở một số địa phương; tiêu

cực của một số bộ phận cán bộ làm công tác QLNN về TTATGT chưa được

ngăn chặn và xử lý triệt để.

Công tác phối hợp trao đổi thông tin về nhân, hộ khẩu tại đô thị Hà Nội

chưa được chặt chẽ, đồng bộ, có đơn vị đã giải quyết đăng ký thường trú nhưng

không thông báo về nơi cấp giấy chuyển khẩu để xóa đăng ký thường trú gốc.

Công tác nắm bắt tình hình biến động nhân, hộ khẩu và việc bổ sung, củng cố,

bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu hộ khẩu ở một số đơn vị chưa thường

xuyên, kịp thời, đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác thu nhận thông tin dân

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

105

cư. Việc ứng dụng phần mềm quản lý dân cư đạt hiểu quả chưa cao do trình độ

khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin của cán bộ còn hạn chế. Kinh phí phục

vụ cho công tác đăng ký, quản lý cư trú chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

QLNN về phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật còn nhiều thiếu sót,

sơ hở. Trước những tác động của tình hình thế giới và trong nước, tình hình tệ

nạn xã hội, VPPL ở đô thị Hà Nội tuy được kiềm chế nhưng vẫn diễn biến

phức tạp; một số loại tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, công

nghệ cao gia tăng với nhiều phương thức hoạt động mới, thủ đoạn tinh vi, xảo

quyệt, tính chất nguy hiểm hơn. Tội phạm hình sự có tổ chức có nhiều diễn

biến mới về đối tượng, phương thức, thủ đoạn, phạm vi, quy mô hoạt động, liên

quan đến nhiều tuyến, địa bàn, lĩnh vực; hàng năm ở đô thị Hà Nội phát sinh

nhiều băng nhóm tội phạm hình sự hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, “đâm

thuê, chém mướn”, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức cờ bạc, mại dâm... Hoạt động

của các loại tội phạm cướp, trộm cắp, lừa đảo nổi lên ở nhiều địa bàn, tuyến

trọng điểm, nhiều thủ đoạn mới, tính chất manh động, nguy hiểm hơn.

3.4. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước

về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

3.4.1. Kết quả trong phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ANTT là cầu nối

giữa công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, UBND thành phố Hà

Nội căn cứ vào Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, chương trình công tác của

Chính phủ để ban hành các kế hoạch cụ thể hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan,

ban, ngành về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày

27/05/2013, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND

về việc phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành trên

địa bàn thành phố Hà Nội, tiến hành tổ chức các hội nghị, các buổi tọa đàm,

phóng sự quán triệt những nội dung của Luật Thủ đô theo từng lĩnh vực, trong

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

106

đó có lĩnh vực ANTT được quy định tại Điều 20: “Bảo vệ vững chắc an ninh

chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô bằng các biện pháp phòng

ngừa, ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả; mọi vi phạm pháp luật phải được

phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh” [ 89].

Với vai trò nòng cốt trong QLNN về ANTT, lực lượng Công an thành

phố Hà Nội triển khai thực hiện phổ biến Luật Thủ đô và văn bản hướng dẫn

thi hành Luật Thủ đô liên quan đến ANTT và xử phạt vi phạm hành chính cho

cán bộ, chiến sĩ trong ngành Công an và nhân dân; đã chủ động phối hợp với

các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ANTT đến các tầng

lớp nhân dân, phát động phong trào quần chúng phòng ngừa, phát hiện, tố

giác tội phạm, giáo dục người vi phạm pháp luật tại khu dân cư, góp phần xây

dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và phong trào

toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Nhằm đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật về ANTT, UBND

thành phố Hà Nội đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập huấn, phổ biến

pháp luật về ANTT trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhờ triển khai đồng bộ chương trình, đa dạng hóa các hình thức giáo dục,

tuyên truyền nên công tác thi hành pháp luật được các cơ quan, tổ chức quan

tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, hiệu quả. Đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ANTT được tuyên

truyền, phổ biến, quán triệt tương đối đồng bộ, thống nhất và đã tạo sự chuyển

biến rõ nét từ nhận thức đến hành động chấp hành pháp luật của cán bộ và

nhân dân. Các cơ quan, tổ chức và người dân đã tham gia thực hiện tốt phong

trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia đấu tranh phòng, chống tội

phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, góp phần tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU, ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

107

về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên

địa bàn Thành phố trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành

Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 07/4/2017 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật

và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017-

2021. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy được

thực hiện dưới nhiều hình thức: Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ

thống internet; đăng tải trên Công báo Thành phố, cổng giao tiếp điện tử Thành

phố và các trang thông tin điện tử sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Website

của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố; niêm yết tại trụ sở, bảng tin

của cơ quan, tổ chức và khu dân cư; trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội,

Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Báo Lao động Thủ đô, Báo An ninh Thủ

đô. Các hình thức tuyên truyền đa dạng và hiệu quả cao.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng chấp hành nghiêm chỉnh

pháp luật, tham gia giữ gìn TTATGT, phát động mạnh mẽ phong trào “Toàn

dân tham gia bảo đảm TTATGT”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “Văn hóa giao thông”;

xây dựng và triển khai trên địa bàn toàn quốc nhiều mô hình quần chúng tự

quản về TTATGT tiêu biểu, như: “Tổ tự quản về an toàn giao thông khu vực

dân cư”; lực lượng Công an tích cực phối hợp với các nhà trường mở các lớp

giáo dục pháp luật về TTATGT cho học sinh, sinh viên; phối hợp với các

phương tiện thông tin đại chúng mở các chuyên mục an toàn giao thông phản

ánh kịp thời tình hình TTATGT, tuyên truyền phổ biến pháp luật, cảnh báo tai

nạn, ùn tắc giao thông cho người dân...

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ANTT góp phần tạo chuyển

biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, trách nhiệm

tham gia bảo vệ ANTT của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, góp phần

xây dựng xã hội an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

108

3.4.2. Hạn chế của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tuyên truyền,

phổ biến, giáo dục pháp luật về ANTT đô thị vẫn còn có nhiều hạn chế về nội

dung và phương pháp dẫn đến nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân

chưa cao. Công tác tuyên truyền pháp luật về ANTT chủ yếu triển khai đến các

cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, mà chưa được chú

trọng phổ biến đến các tổ chức quần chúng nhân dân dẫn đến việc nhân dân

chưa hiểu hoặc chưa ý thức hết được những nguyên nhân, hậu quả của các vi

phạm pháp luật để có biện pháp chủ động phòng ngừa. Nội dung tuyên truyền

còn nặng về các vi phạm, chưa tích cực củng cố xây dựng và nhân rộng các

gương điển hình tiên tiến trong phong trào đấu tranh bảo vệ ANTT. Sự phối

hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa tạo được cơ chế phối

hợp. Nhận thức về vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về ANTT đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm

pháp luật còn yếu, còn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm; hình thức chưa

phong phú, nội dung và cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phù hợp

với từng đối tượng. Việc phổ biến hiện nay thường tập trung vào các bộ luật,

luật, pháp lệnh, chưa chú trọng tuyên truyền các văn bản dưới luật.

3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội

3.5.1. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý

vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

- Thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, ngày 23/7/2012 của Chính phủ

về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

109

kế hoạch và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các đoàn kiểm tra và chỉ

đạo Công an thành phố Hà Nội tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, khảo sát việc thi

hành pháp luật về ANTT; tổ chức rà soát, xử lý kết quả rà soát văn bản quy

phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp. Các văn bản quy

phạm pháp luật chưa sát thực tiễn, khó áp dụng đã được phát hiện, sửa đổi kịp

thời đã góp phần nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về ANTT.

Thực hiện Luật Thanh tra năm 2010; Thông tư số 01/2014/TT-TTCP,

ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt

định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra. UBND thành phố Hà Nội

ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, như: Kế hoạch số

167/KH-UBND, ngày 15/9/2014; Kế hoạch số 23/KH-UBND, ngày 06/2/2017;

Kế hoạch số 238/KH-UBND, ngày 01/12/2017… triển khai thực hiện có hiệu

quả các quy định của pháp luật về thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý

nhà nước, góp phần ổn định ANTT, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đối với QLNN về cư trú thì vấn đề kiểm tra, hướng dẫn có ý nghĩa và

tầm quan trọng đặc biệt, nó có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu

quả của cả quá trình công tác. Vì vậy, đi đôi với việc nghiên cứu nắm chắc

tình hình về hộ khẩu, nhân khẩu vẫn cần phải đề cập và tiến hành việc kiểm

tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm Luật Cư trú, vi phạm các quy

định trong quá trình QLNN về cư trú. Việc kiểm tra thường trú thời gian qua,

Công an thành phố Hà Nội chủ yếu tiến hành hình thức kiểm tra định kỳ 6

tháng một lần ở các địa phương. Đối với các hộ gia đình thì Cảnh sát khu vực

căn cứ vào sổ hộ khẩu và các loại giấy tờ cần thiết khác đến từng hộ để đối

chiếu so sánh, phát hiện bổ sung những thay đổi của từng hộ, từng người

phục vụ cho công tác quản lý nắm chắc từng hộ, từng người. Hình thức kiểm

tra tập trung nhiều vào các thời điểm phức tạp về ANTT ở địa phương, nhất

là trong thời gian các ngày Tết cổ truyền của dân tộc, kỷ niệm Quốc khánh 2-

9; các chiến dịch tấn công, truy quét bọn tội phạm hình sự... Kết quả công tác

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

110

kiểm tra, xử lý các vi phạm trong QLNN về cư trú của công dân đã đạt được

nhiều kết quả, phục vụ tốt cho công tác quản lý xã hội của đô thị Hà Nội và

công tác nghiệp vụ của ngành Công an.

Công an thành phố Hà Nội phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội,

đoàn thể, tổ dân phố trong công tác quản lý cư trú để chủ động phòng ngừa tội

phạm; tăng cường kiểm tra các khu vực kinh doanh lưu trú và việc chấp hành

các quy định về ANTT, tiếp nhận thông báo lưu trú, tạm trú, tạm vắng; hướng

dẫn các thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho

công dân đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về cư trú. Lực lượng

Cảnh sát khu vực thường xuyên phối hợp với tổ dân phố vận động, nhắc nhở

các hộ gia đình có nhà trọ cho thuê, các cơ sở kinh doanh lưu trú khi có người

đến ở phải có trách nhiệm thông báo việc cư trú với công an phường.

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 15/10/2013 của Thủ tướng

Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng, chống

mại dâm trong tình hình hiện nay; Nghị định số 178/2004/NĐ-CP, ngày

15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp

lệnh Phòng, chống mại dâm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế

hoạch số 25/KH-UBND, ngày 23/01/2018 kiểm tra việc thực hiện pháp luật

về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

thành phố Hà Nội, kiểm tra việc chấp hành đăng ký kinh doanh, giấy phép

hoạt động theo quy định pháp luật, các điều kiện đảm bảo về ANTT, phòng

cháy, chữa cháy... Đội kiểm tra liên ngành 178 Thành phố kiểm tra việc chấp

hành quy định của pháp luật liên quan hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm

tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm theo quy

định tại Pháp lệnh Phòng chống mại dâm.

Công an thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền được phân công

đã định kỳ, thường xuyên tiến hành việc thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành

các quy định liên quan đến công tác bảo đảm ANTT, trực tiếp hoặc phối hợp

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

111

tiến hành việc kiểm tra hồ sơ, thông tin, sổ thường trú, kiểm tra việc chấp hành

các quy định về tạm trú, lưu trú trong các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở tôn

giáo, tại các hộ gia đình. Quản lý về việc chấp hành các quy định liên quan đến

quản lý tạm vắng trên địa bàn. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía người

dân liên quan đến các hành vi vi phạm, các khiếu nại, tố cáo, đồng thời giải

quyết hoặc đề xuất cấp trên có biện pháp giải quyết phù hợp. Thông qua việc

phát hiện các hành vi vi phạm, Công an thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm

quyền, mức phạt, các hình thức xử lý vi phạm được phép sẽ tiến hành việc lập

biên bản, ra quyết định xử phạt hoặc hoàn thiện hồ sơ đề nghị lãnh đạo, chỉ huy

Công an, Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm

hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp.

Về thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về trật

tự an toàn giao thông, Chính phủ đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung các quy định

về chế tài xử lý các hành vi VPPL về giao thông đường bộ; Bộ Công an đã chỉ

đạo tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, phân công cho từng lực lượng,

phân cấp trách nhiệm quản lý theo địa bàn, tuyến đường; nhiều trang thiết bị

phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát được đầu tư như máy đo tốc độ, đo nồng

độ cồn trong hơi thở… Lực lượng Thanh tra giao thông cũng được củng cố,

tăng cường để thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động của lực lượng Thanh tra giao

thông được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm

quyền phê duyệt hoặc thanh tra đột xuất khi cần, tổ chức tuần tra, kiểm soát

điều hành và quan sát hàng ngày theo kết hoạch được thông qua để có thông

tin kịp thời. Thanh tra giao thông đã thường xuyên mở các đợt cao điểm tăng

cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm về các lĩnh vực

TTATGT, trong đó trọng tâm là tăng cường thanh tra việc chấp hành tiêu

chuẩn, quy trình, quy phạm đối với kết cấu hạ tầng, phương tiện, hoạt động

vận tải; hoạt động đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Mục đích

của hoạt động thanh tra là phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

112

VPPL, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bảo đảm TTATGT.

Sở Giao thông vận tải, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội và

Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp liên ngành mở đợt kiểm tra, xử lý vi

phạm về trật tự an toàn giao thông ở Hà Nội. Tiến hành kiểm tra, kiên quyết

xử lý các vi phạm trên địa bàn toàn Thành phố; đặc biệt, tập trung trên các

tuyến đường, phố ở một số quận nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà

Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai… Lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, xử

lý, giải tỏa các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự công cộng,

TTATGT như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh buôn bán, trông

giữ phương tiện, các trường hợp dừng, đỗ xe sai quy định; xây, đặt bục bệ,

cầu dẫn xe; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở hoặc

làm mất an toàn giao thông... trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Công

an, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tăng cường lực lượng, phương tiện tiến

hành công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự, an toan giao thông địa bàn

Hà Nội, nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc và hạn chế đến mức thấp nhất tai

nạn giao thông, góp phần tích cực vào sự nghiệp giữ gìn ANTT. Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng mất an toàn giao thông, nhất là

ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn xảy ra nghiêm trọng, trong đó thiệt hại về

người và tài sản luôn ở mức báo động.

Nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, khi kết thúc các cuộc thanh tra, các

lực lượng chức năng đã tổng hợp kết quả, tổng kết thanh tra báo cáo xin ý kiến

lãnh đạo thành phố Hà Nội có biện pháp cụ thể khắc phục tồn tại, hạn chế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô

thị Hà Nội

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực

ANTT là tố cáo cơ quan, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về

QLNN trong lĩnh vực bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Thực hiện các quy

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

113

định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các văn bản

hướng dẫn thi hành và chỉ đạo của Trung ương về công tác tiếp công dân, xử

lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo. UBND thành phố Hà Nội tập trung thực

hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp tục rà soát và giải quyết dứt điểm các vụ

việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài. Công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện đồng bộ tại tất cả

các cấp, các ngành của Thành phố. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-

TTg, ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao

hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Kế hoạch số 123-

KH/TU, ngày 25/6/2014 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số

15-CT/TU, ngày 16/12/2016 của Thành ủy Hà Nội... UBND thành phố Hà

Nội ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên

địa bàn thành phố Hà Nội; khắc phục những tồn tại, hạn chế, đổi mới, nâng

cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành phố.

Thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ; tiếp nhận và xử

lý các đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy định; tập trung giải quyết vụ khiếu nại,

tố cáo ngay từ khi phát sinh tại cơ sở, nhất là các vụ đông người, phức tạp,

tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến ANTT.

Thực hiện Nghị định 91/2013/NĐ-CP, ngày 12/08/2013 quy định về tố

cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; Thông tư số 10/2014/TT-

BCA, ngày 04/3/2014 quy định việc xử lý, giải quyết tố cáo và quản lý công

tác giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân. Công an thành phố Hà Nội đã

tập trung tham mưu cho UBND nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết đơn

khiếu nại, tố cáo của công dân, không để phát sinh các điểm nóng, phức tạp,

góp phần ổn định tình hình ANTT, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Thực hiện Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

114

phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an

toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng,

chống bạo lực gia đình; Thông tư số 10/2015/TT-BCA, ngày 11/2/2015 của

Bộ Công an, quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

liên quan an ninh, trật tự, an toàn xã hội. UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo

lực lượng Công an chủ động nắm tình hình, xây dựng và ban hành nhiều

phương án, kế hoạch đảm bảo ANTT trên các lĩnh vực QLNN về an ninh

chính trị; QLNN về phòng chống tội phạm; QLNN về trật tự, an toàn giao

thông; QLNN về cư trú... Kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm

hành chính về ANTT theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, mức độ

tuân thủ pháp luật và thi hành quyết định xử phạt tương đối cao.

Từ năm 2014 đến 2018, căn cứ vào Luật Cư trú, Nghị định số

167/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng của Bộ Công an, Công an thành phố

Hà Nội đã kiểm tra công tác tiếp nhận tin báo lưu trú, khai báo tạm vắng trên

địa bàn thành phố Hà Nội, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 14.452

trường hợp với số tiền 2.701.662.000 đồng. Trong QLNN về ngành nghề kinh

doanh có điều kiện về ANTT phát hiện và xử lý 5.622 trường hợp vi phạm về

quản lý con dấu, thu 5.499.800.000 đồng; xử lý vi phạm 8.512 cơ sở kinh

doanh có điều kiện nhạy cảm về ANTT, thu 32.149.440.000 đồng, thu hồi 561

giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, đình chỉ 490 cơ sở, kiến nghị thu hồi

rút đăng ký kinh doanh 30 cơ sở [19].

3.5.2. Hạn chế của thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội

Hoạt động thanh tra, kiểm tra trong thực hiện pháp luật về QLNN về

ANTT đô thị Hà Nội vẫn còn nặng về thanh tra vụ việc mà chưa chú trọng

đúng mức đến việc phát hiện và kiến nghị những vấn đề nhằm hoàn thiện cơ

chế chính sách, pháp luật quản lý, những kiến nghị xử lý nhằm nâng cao trách

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

115

nhiệm của các cơ quan quản lý và người đứng đầu cơ quan quản lý. Kết quả

thanh tra mới chỉ ra được những hạn chế, sai sót cơ bản trong giải quyết các

lĩnh vực, vụ việc cụ thể và trong trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của

các cơ quan là đối tượng thanh tra mà chưa kịp thơi chỉ đạo việc thực hiện các

kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội, thanh tra Bộ Công an...

Công tác tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo tiến hành còn

chậm, chất lượng chưa cao, vẫn còn nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, kép dài.

Tình hình vi phạm pháp luật QLNN về ANTT đô thị diễn ra ngày càng

phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trên các lĩnh vực đời sống xã hội,

trong đó, xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực như: QLNN về trật tự, an toàn giao

thông; QLNN về phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý về cư trú...

3.6. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về ANTT nước ta vẫn chưa đồng bộ,

thiếu thống nhất, chậm đi vào cuộc sống, luôn biến động đã tác động đến

QLNN về ANTT đô thị. Nhiều luật được ban hành nhưng chậm có thông tư

hướng dẫn thực hiện và áp dụng điều luật. Vì vậy, việc hiểu và vận dụng

điều luật mỗi cấp, mỗi ngành có khác nhau, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp

luật dẫn đến thiếu sự thống nhất trong xử lý nên trật tự kỷ cương pháp luật

có lúc còn chưa nghiêm.

Thứ hai, năng lực, trình độ nghiệp vụ và quản lý của đội ngũ cán bộ,

công chức trong quá trình thực hiện QLNN về ANTT đô thị Hà Nội vẫn còn

nhiều hạn chế, còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN về ANTT đô

thị trong tình hình mới, nhất là trình độ lý luận chính trị, kiến thức về khoa

học quản lý, tin học và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, một bộ phận tha hóa, biến

chất, hạch sách, nhũng nhiễu, nhận hối lộ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp

của nhân dân.

Thứ ba, trách nhiệm QLNN về ANTT đô thị của các bộ, ngành, chính

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

116

quyền đô thị Hà Nội và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chưa

được nâng cao. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, lực lượng tại

thành phố Hà Nội chưa được tiến hành thường xuyên, nội dung và hình thức

phối hợp chưa phong phú; việc quy định, phân công, phân cấp giữa các lực

lượng, cơ quan, ban ngành trong QLNN về ANTT đôi khi còn chồng chéo.

Vẫn còn tình trạng một số cán bộ đứng đầu các cơ quan chưa nhận thức rõ và

vẫn coi nhiệm vụ QLNN về ANTT là nhiệm vụ của riêng lực lượng Công an,

còn trông chờ, ỷ lại vào cơ quan công an, đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ an

ninh chính trị, an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước... Do đó, chưa tập

trung lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị, cơ quan mình tham gia nhiệt tình thực hiện các

chương trình, kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn đô thị Hà Nội. Cơ quan

công an với vai trò nòng cốt trong QLNN về ANTT đô thị Hà Nội còn nhiều

yếu kém, đặc biệt là trong công tác tham mưu với UBND thành phố Hà Nội

về việc huy động các ban, ngành, đoàn thể nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ ANTT.

Thứ tư, nhận thức chung của xã hội về công tác tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về ANTT còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng

của công tác này. Có một số hình thức chưa phù hợp với đối tượng tuyên

truyền, giáo dục, phổ biến và chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Phương

thức tuyên truyền chưa bài bản và hiệu quả.

Thứ năm, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền

thành phố Hà Nội đối với công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về

QLNN về ANTT chưa thực sự quan tâm thường xuyên, mới chỉ sử dụng

thanh tra, kiểm tra như một công cụ để xử lý các vụ việc cụ thể phát sinh

trong quá trình quản lý mà chưa coi thanh tra, kiểm tra là một chức năng của

công tác quản lý. Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế, mới chủ yếu

dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả chưa cao. Điều này phần

nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động của các chủ thể

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

117

thực hiện thanh tra, kiểm tra. Hoạt động đánh giá và tổng kết, rút kinh

nghiệm đối với những cuộc thanh tra, kiểm tra còn chậm; kết luận thanh tra,

kiểm tra và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra

không được thông báo và tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời để khắc phục

khuyết điểm, tồn tại, hạn chế và đề ra biện pháp giải quyết.

Thứ sáu, nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật trong QLNN về

ANTT đô thị chủ yếu là do ý thức tuân thủ, hiểu biết về pháp luật của một bộ

phận cán bộ, người dân còn hạn chế; do sự xuống cấp về đạo đức của một số

bộ phận thanh thiếu niên, cùng với sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị

trường hay một số đối tượng vi phạm vì mục đích lợi nhuận...

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

118

Kết luận chương 3

Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà

Nội rút ra kết luận Chương 3 như sau:

Trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về an

ninh, trật tự, như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương

(khoá IX) năm 2003 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chi

thị số 05-CT, ngày 14/10/2006 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình

mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới... Hệ

thống các văn bản pháp luật về an ninh, trật tự ngày càng hoàn thiện, tạo hành

lang pháp lý vững chắc để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nươc về

an ninh, trật tự. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về ANTT nước ta vẫn chưa

đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, luôn biến động, nhiều Luật được ban hành

nhưng chậm có thông tư hướng dẫn thực hiện và áp dụng điều luật. Một số

lĩnh vực bức xúc của đời sống xã hội, liên quan đến quyền con người, quyền

công dân nhưng chưa có pháp luật về ANTT điều chỉnh hoặc chưa được điều

chỉnh bằng luật theo quy định của Hiến pháp, năm 2013.

Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô

thị Hà Nội đã phục vụ tích cực trong việc quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã

hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân. Quá trình thực hiện các lĩnh vực công tác

quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội đã thường xuyên căn cứ vào

các quy định của pháp luật, kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ trong từng giai

đoạn. Các chủ thể quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội đã thực

hiện hiệu quả hơn chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, chủ động

nắm, phân tích, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu cho Đảng và Nhà nước

các chủ trương, giải pháp bảo đảm ANTT, phát triển kinh tế - xã hội.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

119

Từ việc phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật, Chương 3 đã

nghiên cứu thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội và việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết

khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật về quản lý nhà

nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về an ninh, trật

tự đô thị Hà Nội, luận án đã đánh giá các mặt ưu điểm, hạn chế, tồn tại trong

công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội nhằm tìm ra giải

pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế và tăng cường quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

120

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ HÀ NỘI

4.1. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô

thị Hà Nội

4.1.1. Đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng

trong nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Đại hội lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Để thực hiện thắng

lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng

cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập

trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân

và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [44, tr.150]. Trong nhận thức lý luận và tổ chức

thực tiễn, Đảng ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của cách

mạng để tổ chức, lãnh đạo và chỉ đạo sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh,

bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trước âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ

trang hòng làm cho quân đội và công an mất phương hướng chính trị, xa rời

mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, thì vấn đề tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực

tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với quân đội, công an

và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc càng trở nên quan trọng, cấp bách.

Sự lãnh đạo tập trung, toàn diện của các cấp uỷ đảng là sự đảm bảo cơ

bản nhất để làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động thực hiện chiến lược “diễn

biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ ANTT, chống tiêu cực, phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội... Hiến pháp nước ta khẳng định Đảng Cộng sản

Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội, Luật CAND quy định “Công an nhân

dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản

Việt Nam...” [92].

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

121

Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong QLNN về ANTT là đảm

bảo sự độc quyền lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động quản lý về ANTT

của các chủ thể quản lý. Đảng Cộng sản Việt Nam không chia sẻ quyền lãnh đạo

QLNN về ANTT cho bất cứ thế lực chính trị nào. Nhiệm vụ QLNN về ANTT là

nhằm bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo

vệ cương lĩnh, đường lối của Đảng, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, bảo đảm sự an toàn cho các hoạt động bình

thường của cả hệ thống chính trị, giữ gìn trật tự, kỷ cương luật pháp xã hội chủ

nghĩa. Các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta đều là công cụ của Đảng do

Đảng tổ chức ra và là hạt nhân lãnh đạo nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta, trước mắt là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, để

đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mọi hoạt động QLNN về ANTT đều đặt dưới sự quản lý thống nhất

của Nhà nước nhưng mọi hoạt động của Nhà nước cũng chỉ là sự thể chế hóa

đường lối, chính sách của Đảng thành hệ thống pháp luật, chiến lược, chương

trình, kế hoạch về bảo vệ ANTT. Ở đô thị Hà Nội, các chủ thể QLNN về

ANTT đô thị, trực tiếp là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở đô thị Hà

Nội, công an đô thị với vai trò chuyên trách phải làm tốt công tác tham mưu

cho các cấp uỷ Đảng (Thành uỷ, Quận uỷ, Đảng uỷ Công an Trung ương, cấp

uỷ các cơ quan có liên quan), thường xuyên phản ánh tình hình, đề xuất các

giải pháp QLNN về ANTT ở địa phương. Các cấp uỷ đảng phải thường xuyên

coi trọng lãnh đạo công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, đảng viên,

nâng cao ý thức cảnh giác trước những âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa

bình” trong tình hình mới. Các cấp uỷ đảng phải tăng cường chỉ đạo công tác

tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, kỷ luật đảng, giữ vững Cương lĩnh chính

trị, Điều lệ của Đảng và nguyên tắc tập trung dân chủ, chống âm mưu, hoạt

động phá hoại tổ chức Đảng, móc nối, cài cắm cơ sở của kẻ địch, kiên quyết

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

122

loại ra khỏi hàng ngũ của Đảng, cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội,

thoái hóa, biến chất, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, TTATXH.

4.1.2. Quán triệt quan điểm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn

chỉnh, đồng bộ, minh bạch và có chất lượng; toàn hệ thống bộ máy nhà nước,

cán bộ, công chức nhà nước và mọi công dân sống, làm việc theo pháp luật.

Muốn đạt được điều đó thì vấn đề quan trọng là cần phải xử lý nghiêm, đúng đắn

các vi phạm pháp luật nhằm duy trì và ổn định ANTT. Tăng cường QLNN về

ANTT là một trong những nội dung của cải cách hành chính, cải cách bộ máy

nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; yêu cầu quản lý xã

hội theo pháp luật, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngươi,

quyền công dân là một yêu cầu quan trọng và thiết yếu. Nhà nước pháp quyền

XHCN có vai trò góp phần tạo dựng một không gian chính trị - pháp lý nhằm

đảm bảo và phát huy các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con ngươi, trong đó có

quyền được sống trong một xã hội ANTT được đảm bảo. Điều 32, Hiến pháp,

năm 2013 quy định: “Pháp luật bảo hộ mọi người có quyền sở hữu về thu nhập

hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn

góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế” [90].

Quản lý nhà nước về ANTT phải thường xuyên quán triệt và bám sát

chủ trương, đương lối của Đảng, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị

đối với từng giai đoạn của cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ IX đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì

dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ

quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công

chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật” [42].

Nhà nước ta đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách nền hành chính

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

123

nhà nước nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập

quốc tế. Trước những đòi hỏi của tình hình mới, QLNN về ANTT đô thị nói

chung, QLNN về ANTT đô thị Hà Nội nói riêng phải tiếp tục đổi mới toàn

diện. Các chủ thể QLNN về ANTT đô thị Hà Nội phải đẩy nhanh tiến độ cải

cách hành chính, trước hết là xây dựng thể chế quản lý bằng việc ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật về ANTT, đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục hành

chính theo mô hình “một cửa” đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân và hiện

đại hóa nền hành chính.

Các cơ quan chuyên môn, đặc biệt, công an đô thị Hà Nội với vai trò

chuyên trách trong QLNN về ANTT đô thị phải làm tốt chức năng tham mưu

cho UBND thành phố Hà Nội trong việc rà soát, ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ ANTT đô thị; tham mưu, đề

xuất các biện pháp củng cố tổ chức, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ QLNN về ANTT theo từng cấp; kịp

thời đề xuất cấp uỷ, chính quyền đô thị các biện pháp đề cao trách nhiệm bảo

vệ an ninh chính trị, TTATXH. Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nhất

là các khâu, các lĩnh vực có liên quan đến bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức như QLNN về cư trú, quản lý các loại giấy tờ đi lại; quản lý

nhân, hộ khẩu, thủ tục xử phạt các vi phạm hành chính về ANTT... Cải tiến

phương thức quản lý trong kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ giữa

ngành Công an với chính quyền các đô thị. Công an thành phố Hà Nội một mặt

phải làm tốt nhiệm vụ của một đơn vị trực thuộc công an cấp trên, chịu sự chỉ

đạo, điều hành của công an cấp trên, đồng thời phải thực hiện chức năng

QLNN về ANTT với tư cách là cơ quan của UBND thành phố Hà Nội.

Phải thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa công an với các cấp chính

quyền ở địa phương, với các ban, ngành, đoàn thể, trên các lĩnh vực QLNN về

ANTT. Mỗi cán bộ, công chức tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ

pháp luật, thực hiện tốt việc triển khai thực hiện cải cách hành chính, đẩy

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

124

mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và tổ chức thực hiện pháp luật liên

quan đến QLNN về ANTT, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4.1.3. Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị phải hướng đến

phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người dân, phát huy vai trò làm chủ của

nhân dân

Trong chế độ ta, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, vì vậy, nhân dân

là một trong những chủ thể QLNN đối với xã hội, Trong những năm qua, thực

hiện đường lối mở rộng dân chủ, cải cách thể chế, xây dựng nhà nước của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân, các tầng lớp nhân dân cả nước đã được tham

gia tích cực, rộng rãi hơn vào các vấn đề của đất nước. Nhiệm vụ bảo vệ ANTT

là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nó liên

quan tới lợi ích trực tiếp của mọi thành viên trong xã hội. Do đó, cần phải tăng

cường lực lượng hướng về cơ sở. Cán bộ, công chức phải hiểu biết pháp luật,

gần dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia QLNN về

ANTT bằng việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong quản lý nhà nước về ANTT đô thị Hà Nội, các tầng lớp nhân dân

ngày càng tham gia đông đảo hơn vào các hoạt động bảo vệ ANTT thông qua

phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và phong trào toàn dân tố giác

tội phạm... Dưới sự chi đạo của cấp uỷ đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,

nhân dân đã chủ động phối hợp với chính quyền đô thị triển khai thực hiện

các nghị quyết liên tịch giữa ngành Công an với các đoàn thể nhân dân, tổ

chức ký kết giao ước thực hiện, vận động nhân dân tham gia QLNN về ANTT

đô thị thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Vai trò của quần chúng trong

lĩnh vực bảo vệ ANTT đô thị ngày càng được khẳng định.

Trong giai đoạn mới, vai trò của quần chúng trong tham gia QLNN về

ANTT ở đô thị cần tiếp tục được phát huy, làm nền tảng xây dựng thế trận an

ninh nhân dân, thế trận lòng dân. Chính quyền đô thị phải tăng cường chỉ đạo,

tạo điều kiện để quần chúng tham gia ngày càng sâu, rộng vào hoạt động bảo

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

125

vệ ANTT nhằm huy động mọi nguồn lực của xã hội, chung vai gánh vác trách

nhiệm với Nhà nước; thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa

quy định của Hiến pháp, năm 2013 về tôn trọng và bảo đảm quyền con người,

quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong QLNN về ANTT đô thị

cần phải: Cải tiến mọi mặt công tác tránh gây phiền hà cho nhân dân, quan tâm

giải quyết các lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Phải chăm lo xây

dựng và củng cố phong trào quần chúng bảo vệ ANTT đô thị, qua đó phát huy

tính tích cực, tự giác của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ ANTT.

4.1.4. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,

phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối

ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước

An ninh, trật tự đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã

hội, đến hoạt động bình thường của cá nhân và tổ chức không chỉ trong phạm vi

hẹp một thành phố, quận, phường, thị trấn mà ảnh hưởng trên phạm vi quốc gia.

Có thể nói, QLNN về ANTT đô thị giữ vai trò quan trọng quyết định sự tồn

vong của chế độ XHCN ở nước ta. Trước hết các đô thị, nhất là các thành phố

trực thuộc Trung ương và các đô thị trung tâm liên vùng là các trung tâm chính

trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ giữ vị trí vai trò chủ đạo

quyết định sự ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

QLNN về ANTT có mối liên hệ gần gũi, gắn bó với các lĩnh vực QLNN khác

nhất là QLNN về quốc phòng, QLNN về kinh tế, văn hoá và đối ngoại, một bộ

phận quan trọng trong kết hợp thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Mục đích của QLNN về ANTT là đảm bảo sự ổn định chính trị

- xã hội, bảo vệ chủ quyền, ANQG, giữ gìn TTATXH. Xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Đảng ta chủ

trương phát triển kinh tế đi đôi với bảọ đảm quốc phòng, an ninh, kết hợp kinh tế

với quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

126

an ninh nhân dân, xây dụng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng,

chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại. Thực tế trong lịch sử đấu tranh cách

mạng, Công an nhân dân và Quân đội nhân dân luôn là những công cụ vũ trang

cách mạng sắc bén của Đảng và Nhà nước. ANTT được đảm bảo sẽ tạo điều

kiện cho chính trị, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng được củng cố, hình ảnh

và vị thế quốc gia trên trường quốc tế được tăng cường.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào đời sống

quốc tế, trước những nguy cơ, thách thức do toàn cầu hóa và âm mưu, hoạt

động của các thế lực thù địch lợi dụng hợp tác quốc tế chống phá nước ta, thì

QLNN về ANTT trong lúc này quan trọng hơn bao giờ hết. QLNN về ANTT

đô thị nói chung, QLNN về ANTT đô thị Hà Nội nói riêng phải đảm bảo kỷ

cương luật pháp của Nhà nước đáp ứng mọi yêu cầu phát triển của các thành

viên trong cộng đồng, đồng thời góp phần phát hiện, làm thất bại mọi âm

mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đặc

biệt là thủ đoạn thực hiện chiến lược xâm nhập, chi phối, chiếm lĩnh và thôn

tính thị trường, dùng kinh tế chuyển hóa chính trị, can thiệp thô bạo vào công

việc nội bộ của nước ta, kích động gây rối ANTT, phá hoại sự thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và bôi nhọ, hạ thấp

uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước đang thực hiện

chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các quốc gia

trên thế giới và khu vực, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào

công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Trong giai đoạn tới, khi đất nước ta tiếp tục có những đổi mới, cải cách

các chính sách đối ngoại rộng mở, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế,

thương mại, quốc phòng, an ninh, văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao, bảo vệ

môi trường... thì công tác bảo vệ ANTT sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy vậy,

trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhiệm vụ bảo vệ ANTT cũng không được gây

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

127

khó khăn, cản trở chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do đó, cần

nâng cao hiệu quả QLNN về ANTT đô thị, bất kể trong tình huống nào cũng

phải dựa trên quan điểm bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại

mở rộng của Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước.

4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

đô thị Hà Nội

Trong hoàn cảnh mới, khi ANTT của cả nước và các đô thị đang đứng

trước những thời cơ và thách thức mới do hệ quả của quá trình đô thị hóa và

quá trình hội nhập quốc tế đem lại, cộng với mối đe dọa từ âm mưu, hoạt động

chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, đòi hỏi phải có một hệ

thống các giải pháp tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội mới đáp ứng

được yêu cầu. Đề tài luận án đề xuất một số các giải pháp chủ yếu sau:

4.2.1. Tăng cường ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để đất nước ổn định và

phát triển. Điều này đã được xác định trong Nghi quyêt Đại hội đại biểu lần

thứ XII của Đảng: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị -

xã hội và môi trường hoa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước; không để bị

động, bất ngờ trong mọi tình huống” [44, tr.148].

Trước tình hình trên, để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT

trong thời kỳ mới, thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ

Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến

năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các

cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về QLNN về ANTT với

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

128

mục tiêu: Xây dựng đầy đủ các luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh

vực ANTT ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích cơ bản của tổ

chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, năm 2013; kịp thời ban hành các

văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và biện pháp thi hành các bộ luật,

luật, pháp lệnh liên quan đến ANTT khi các bộ luật, luật, pháp lệnh này có hiệu

lực thi hành; hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị, của CAND; cải tiến lề lối, phương pháp

làm việc của bộ máy và cán bộ, công chức để phục vụ tốt các yêu cầu chính trị,

đối ngoại, nghiệp vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế...

Pháp luật về ANTT nói chung, QLNN về ANTT đô thị nói riêng hiện

nay bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập,

nhiều văn bản quy phạm pháp luật tính ổn định, tính dự báo và tính khả thi

chưa cao, chưa thống nhất nội dung giữa các văn bản quy phạm pháp luật về

QLNN về ANTT. Để khắc phục những hạn chế, bất cập, việc nghiên cứu bổ

sung hoàn thiện pháp luật về QLNN về ANTT nói chung, QLNN về ANTT

đô thị Hà Nội nói riêng cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, cần thống nhất quan điểm, tư tưởng, chỉ đạo của Đảng trong

bổ sung hoàn thiện pháp luật về QLNN về ANTT. Phải thể chế hóa đường lối,

chủ trương của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, tuân thủ đúng quy định của Hiến pháp, phù hợp với các nguyên tắc và

thực tiễn tổ chức bộ máy Nhà nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII của Đảng khẳng định: Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của công tác

bảo vệ chính trị nội bộ trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ

Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và

pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị. Bảo vệ chính trị nội bộ là

bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối chính trị, bảo vệ chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của

các thế lực thù địch xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị,

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

129

phá hoại tổ chức đảng từ trong nội bộ, mua chuộc, dụ dỗ, khống chế cán bộ,

đảng viên của Đảng.

Việc hoàn thiện pháp luật về QLNN về ANTT đô thị phải thực hiện

đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, phát huy tổng hợp trí tuệ của xã hội trong xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về QLNN về ANTT đô thị. Đảm bảo ANTT là trách nhiệm

chung của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức và mọi công dân, do đó,

quá trình nghiên cứu sửa đổi hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới

phải có sự tham gia ý kiến góp ý xây dựng của các ngành, các cấp, các cơ

quan, tổ chức xã hội và của công dân để pháp luật về QLNN về ANTT đô thị

có tính khả thi và đáp ứng yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, cần nâng cao tinh thần

cảnh giác, phát hiện kịp thời các trường hợp lợi dụng chiêu bài cải cách, dân

chủ, nhân quyền... để thực hiện ‘diễn biến hòa bình”, “chuyển hóa chính trị”

trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về QLNN về ANTT đô thị.

Quản lý chặt chẽ hoạt động hợp tác quốc tế, dự án tài trợ của các tổ chức phi

chính phủ về xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Thứ ba, cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật

và tổ chức thực thi pháp luật về ANTT của các nước trên thế giới phù hợp

với thực tiễn chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nội luật hóa

kịp thời và đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký

kết, tạo sự hài hòa, phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế,

phục vụ tốt cho yêu cầu hội nhập phát triển quốc tế và mở rộng quan hệ

quốc tế của Nhà nước ta.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với

đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về

ANTT; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng việc xây dựng, hoàn

thiện pháp luật để xâm hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

130

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; kiên quyết đấu

tranh phòng, chống mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây

dựng pháp luật; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây

dựng, hoàn thiện pháp luật về ANTT được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế - xã

hội, quốc phòng, an ninh để nắm bắt được nhu cầu của thực tiễn cuộc sống

đối với công tác xây dựng pháp luật.

Thứ năm, một số văn bản pháp luật cần bổ sung, sửa đổi, ban hành mới

nhằm đáp ứng yêu cầu QLNN về ANTT đô thị.

Hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015 đã thể chế

hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, năm 2013 về việc phân

biệt CQĐP ở đô thị với CQĐP ở nông thôn. Tuy nhiên, việc tách riêng quy

định CQĐP ở đô thị với CQĐP ở nông thôn so với Luật Tổ chức HĐND và

UBND, năm 2003 mới chỉ mang tính cơ học là chủ yếu, chưa có sự thay đổi

về bản chất, việc phân biệt chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn chỉ

mang tính hình thức, mọi quy định cũng gần giống nhau, có chăng chỉ thêm

một số quy định mà chỉ riêng chính quyền đô thị mới có. Đây là vấn đề đặt ra

cần nghiên cứu đối với chính quyền đô thị của nước ta nói chung, đô thị Hà

Nội nói riêng. Luật Tổ chức chính quyền địa phương, năm 2015 cũng chưa

xây dựng được một lý thuyết phù hợp với đặc thù, tính chất, vai trò và mô

hình chính quyền đô thị cho nên còn lúng túng, chưa xác định được phương

hướng cải cách phù hợp. Điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo,

điều hành của chính quyền đô thị đối với hoạt động QLNN về ANTT đô thị.

Do đó, cần phải xây dựng Luật Tổ chức chính quyền đô thị riêng biệt, đảm

bảo phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền đô thị với chính quyền

nông thôn, trên cơ sở mô hình chính quyền đô thị phải gọn nhẹ, linh hoạt,

phản ứng kịp thời với sự thay đổi của đời sống đô thị.

Xây dựng các dự án luật (như Luật Biểu tình, Luật về Hội...) để điều

chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an ninh, trật tự có tác động đến quyền

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

131

con người, quyền công dân phù hợp với nội dung, tinh thần của Hiến pháp,

năm 2013, bảo đảm tính khả thi trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế phối hợp giữa

lực lượng Công an với các cơ quan, ban, ngành về công tác bảo vệ an ninh chính

trị. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 01/CT-BCA-A11, ngày 31/3/2009 của Bộ Công

an về “tăng cường công tác bảo vệ an ninh nội bộ phục vụ hội nhập kinh tế quốc

tế” vào trong công tác QLNN về ANQG. Nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan

trọng của công tác bảo vệ an ninh chính trị. Trọng tâm là các quy định về quản lý

cán bộ, đảng viên trong quan hệ tiếp xúc với người nước ngoài, ra nước ngoài

công tác; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc chấp hành thực hiện các quy

định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước...

Hoạt động QLNN về phòng, chống tội phạm là một bộ phận quan trọng

trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mặc dù các cơ quan chức

năng rất quan tâm đến công tác xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp

luật, nhưng trong quá trình tiến hành vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong

thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật; thực hiện tốt

các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản được quy định tại các thông tư số 18, 19,

20, 21, 22, ngày 01/4/2013 của Bộ Công an để nắm chắc tình hình tội phạm,

vi phạm pháp luật và các tình hình khác liên quan đến ANTT; tiếp tục nghiên

cứu để có chính sách hợp lý trong quản lý, xử lý một số tệ nạn xã hội, như

theo hướng cho phép tổ chức đăng ký kinh doanh đánh bạc vừa để quản lý

giám sát chặt chẽ người đánh bạc, dòng tiền được sử dụng trong đánh bạc,

vừa đảm bảo thu được một nguồn thuế cho ngân sách Nhà nước...

Theo quy định của Luật Cư trú, cơ quan công an có thẩm quyền đăng

ký cư trú. Đăng ký cư trú là khâu đầu tiên, là cơ sở thông tin và cũng là căn

cứ pháp lý để tiến hành các biện pháp QLNN về cư trú. Trong công tác

QLNN về cư trú, nếu gắn kết được giữa khâu đăng ký và quản lý về cùng một

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

132

cấp cơ quan sẽ phát huy được tối đa tác dụng nghiệp vụ của công tác này. Do

vậy, trong thời gian tới, Luật Cư trú cần tiếp tục phân cấp thẩm quyền đăng

ký thường trú tại các thành phố, thị xã xuống cho Công an các phường, thị

trấn. Như vậy, sẽ tạo thuận tiện cho công dân khi làm thủ tục đăng ký thường

trú, vừa đảm bảo tác dụng nghiệp vụ của hoạt động hành chính trong đăng ký

thường trú với việc tiến hành các biện pháp quản lý nhân, hộ khẩu thường trú

của lực lượng lượng Công an ở đô thị.

Quản lý nhà nước về cư trú theo Luật Cư trú hiện hành và các quy định

về điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội theo Luật Thủ

đô có nhiều điểm khác biệt theo hướng thu hẹp hơn điều kiện đăng ký thường

trú vào khu vực nội thành so với khu vực ngoại thành Hà Nội. Để các quy

định mới về đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội được áp dụng một cách

có hiệu quả và thống nhất thì các cơ quan chức năng nhà nước cần tiếp tục

nghiên cứu, thống nhất một số vấn đề sau:

Một là, đối với phạm vi điều chỉnh nơi đăng ký thường trú vào khu vực

nội thành cũng cần có cách hiểu thống nhất. Luật Thủ đô đã quy định riêng

trong đăng ký thường trú vào khu vực nội thành, nhưng chưa chỉ rõ quy định

này chỉ áp dụng đối với những trường hợp chuyển từ tỉnh ngoài vào khu vực

nội thành hay áp dụng cả đối với những trường hợp thay đổi nơi thường trú từ

ngoại thành và nội thành Hà Nội. Trong khi đó, theo Điều 20, Luật Cư trú chỉ

áp dụng đối với những người đang thường trú ở tỉnh ngoài chuyển về địa bàn

các thành phố trực thuộc Trung ương, không áp dụng đối với những trường

hợp chuyển nơi thường trú trong phạm vi thành phố trực thuộc Trung ương.

Hai là, hiện nay mật độ dân số phân bố không đồng đều tại đô thị Hà

Nội, tình trạng di dân từ nông thôn về thành thị với tốc độ nhanh. Tuy nhiên,

khi áp dụng các biện pháp hành chính nhằm giảm nhập cư mới chỉ hạn chế số

người được đăng ký hộ khẩu thường trú, chứ không hạn chế được số người

chuyển về nội thành sinh sống. Như vậy, các biện pháp này chưa có tác dụng

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

133

hạn chế nhập cư mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý cư trú của cơ

quan chức năng khi số người có hộ khẩu thường trú một nơi nhưng thường

xuyên sinh sống ở một nơi khác ngày càng gia tăng. Điều này làm giảm tính

chủ động trong phòng ngừa tội phạm, các hành vi VPPL.

Trên cơ sở Luật Giao thông đường bộ, năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2014 và các văn bản

quy phạm pháp luật khác, Bộ Công an cần phối hợp với các bộ, ngành hữu quan

rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT. Qua

đó, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn giao

thông, giao thông tĩnh, về đường ngang đường sắt, quản lý tăng cường giao

thông công cộng, tổ chức giao thông và trách nhiệm của chính quyền đô thị,

cũng như kinh phí bảo đảm TTATGT lâu dài; trong định hướng sửa đổi, bổ sung

pháp luật về TTATGT nên chú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế như chuyển

giao công nghệ trong sản xuất, lắp ráp phương tiện, xây dựng hạ tầng phục vụ

giao thông; đào tạo đội ngũ nhân viên hướng dẫn, cưỡng chế giao thông.

Để đảm bảo TTATXH trong tình hình mới, các cơ quan bảo vệ pháp

luật cần tiếp tục nghiên cứu và đề nghị Nhà nước ban hành Luật Bảo đảm trật

tự an toàn xã hội. Việc ban hành Luật này sẽ đảm bảo thống nhất trong công

tác bảo đảm TTATXH, tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ cho các cơ quan thực

thi pháp luật và khắc phục được những tồn tại, hạn chế, bất cập của công tác

này trong thời gian qua.

4.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị

Hà Nội

Pháp luật cần phân định cụ thể chức năng của Chính phủ, Bộ Công an,

UBND nhân dân, các ngành trong bảo vệ ANTT. Trong điều kiện mới, đổi

mới cơ chế QLNN về ANTT đô thị cần tiến hành theo hướng sau:

Thứ nhất, phân cấp hợp lý hoạt động QLNN về ANTT đô thị giữa

Trung ương và chính quyền đô thị.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

134

Phương hướng cải cách bộ máy Nhà nước ta là tăng cường và bảo đảm

tính thống nhất của Nhà nước, quyền QLNN về ANTT đô thị tập trung ở Trung

ương, nhưng mặt khác mở rộng tính chủ động, quyền tự chủ cho chính quyền

đô thị trong lĩnh vực này. Do đó, phải giải quyết đúng đắn vấn đề phân cấp

trong quản lý, nghĩa là phân định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền QLNN của

từng cấp chính quyền. Vấn đề này vừa đảm bảo sự quản lý tập trung ở cấp trên,

vừa mở rộng tính tự chủ cho cấp dưới, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và kết

hợp quản lý theo lãnh thổ. Việc phân cấp phải phù hợp với điều kiện chính trị,

kinh tế - xã hội, đặc điểm của từng loại đô thị, trong từng giai đoạn phát triển.

Bên cạnh đó, cần có biện pháp chống xu hướng cục bộ của địa phương, chỉ lo

lợi ích của địa phương mà không lo lợi ích chung của Nhà nước, không thấy

trách nhiệm quản lý lãnh thổ về ANTT, không chăm lo bảo vệ ANTT của nhân

dân sống trên lãnh thổ, không làm tròn nghĩa vụ đối với đất nước.

Pháp luật về QLNN về ANTT đô thị phải được đổi mới phù hợp với

tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, phải được xây dựng trên cơ sở chủ trương,

đường lối của Đảng. Tuy nhiên, vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

còn hiệu lực. UBND thành phố Hà Nội căn cứ vào pháp luật của Nhà nước,

căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương mà ra những quyết định có tính

chất bắt buộc thực hiện đối với tất cả cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn

thành phố Hà Nội, không phân biệt thuộc chính quyền Trung ương hay chính

quyền thành phố Hà Nội quản lý. UBND thành phố Hà Nội không được tự ý

sửa đổi hay ra văn bản pháp luật vượt quá thẩm quyền của mình trong lĩnh

vực QLNN về ANTT đô thị.

Thứ hai, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của UBND, cơ quan công

an, các ngành, các cấp trong QLNN về ANTT đô thị.

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị là nhiệm vụ của chính quyền đô thị,

đứng đầu là UBND. Cơ quan công an được giao nhiệm vụ chuyên trách trong

bảo vệ ANTT. Cần nhận thức rõ nhiệm vụ QLNN về ANTT đô thị của lực

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

135

lượng công an đô thị là nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn tội

phạm, VPPL chứ không làm thay chức năng QLNN của các ngành khác. Hiện

nay, do chưa hiểu rõ tính chất, nhiệm cụ của lực lượng Công an nên mọi vấn

đề phức tạp về kinh tế - xã hội xảy ra đều giao cho công an giải quyết, dẫn

đến tình trạng lực lượng Công an đang phải làm nhiều việc không đúng chức

năng, trong khi việc chính khó làm tròn, nhất là ở cấp phường, thị trấn.

Thời gian tới, để cơ quan chức năng thực hiện tốt QLNN về ANTT đô

thị, cần phải xây dựng cơ chế thẩm định nhà nước về ANTT trên địa bàn đô

thị. UBND quy định tất cả các chương trình kinh tế - xã hội, dự án lớn ở đô

thị đều phải tham khảo ý kiến của công an đô thị về vấn đề liên quan đến

ANTT, duyệt phương án bảo vệ trước khi triển khai chương trình. UBND cần

báo cáo Chính phủ thể chế hóa về mặt pháp luật, quy định rõ chức năng,

nhiệm vụ của lực lượng Công an cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội

hiện nay, theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng mỗi việc phải

do một Bộ, một ngành làm là chủ yếu.

Thứ ba, xây dựng các cơ quan QLNN về ANTT đô thị Hà Nội thật sự

trong sạch, vững mạng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ ANTT.

Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ ANTT, các cơ quan bảo vệ pháp luật,

đặc biệt trong đó lực lượng vũ trang là lực lượng xung kích, nòng cốt, vừa là một

đội quân chính trị, một cơ quan thừa hành và bảo vệ pháp luật, vừa phải thường

xuyên, trực tiếp giải quyết những vấn đề về ANTT. Vì vậy, các lực lượng này

phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực

chiến đấu, tích cực đấu tranh với các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh

chính trị, kiên quyết loại trừ các phần tử thoái hóa, biến chất, tham ô, tham

nhũng; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, pháp luật.

Chính quyền đô thị Hà Nội cần lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường sức mạng

của cơ quan bảo vệ pháp luật, phát huy vai trò quan trọng trong công tác

QLNN về ANTT đô thị. Hướng giải pháp có tính đột phá là có chính sách

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

136

quan tâm đến đội ngũ nòng cốt, vững vàng trước mọi cám dỗ của vật chất. Cụ

thể là: Bên cạnh tiền lương và hỗ trợ của Chính phủ, UBND thành phố Hà

Nội cần có chính sách hỗ trợ đời sống cho người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ

bảo vệ ANTT ở địa phương, giúp họ đề kháng được với những cám dỗ vật

chất, mua chuộc và những hành vi tiêu cực khác đang hàng ngày chờ cơ hội

tấn công từ mọi phía; chủ động phòng chống các hoạt động “diễn biến hòa

bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo để xâm phạm ANQG.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm

công tác QLNN về ANTT đô thị.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tổ chức các lớp bồi dưỡng QLNN

về ANTT đô thị cho những cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các đoàn thể xã

hội. Trong chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào phương pháp, cách thức

ứng xử, thái độ, quan hệ giao tiếp của người thực thi nhiệm vụ. Các cấp chỉ huy

trong lực lượng Công an ở đô thị Hà Nội có kế hoạch rà soát lại đội ngũ cán bộ,

phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoài ngành Công an thực hiện đa dạng hóa loại

hình, nội dung đào tạo, trọng tâm là kiến thức pháp luật, kiến thức quản lý kinh

tế - xã hội, tin học, ngoại ngữ... nhằm có đội ngũ cân đối về trình độ, thích ứng

với công tác bảo vệ ANTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2.3. Đẩy mạnh biện pháp vận động quần chúng, phát huy sức

mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị

Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANTT là việc huy động và sử

dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an

ninh, trật tự. Nghị định 06/2014/NĐ-CP của Chính phủ về biện pháp vận

động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự quy định nội dung, hình thức, thẩm

quyền, trách nhiệm và bảo đảm điều kiện áp dụng biện pháp vận động quần

chúng bảo vệ an ninh, trật tự; chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

137

nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự... Điều 3, Nghị định này quy

định: “Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự là cơ quan chỉ đạo, chỉ

huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được

giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm

vụ bảo vệ an ninh, trật tự” [32]. Vận động quần chúng bảo vệ ANTT là một

trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an và cũng là thực

hiện phương pháp giáo dục, thuyết phục trong QLNN về ANTT. Quần chúng

giữ vai trò quan trọng trong quản lý xã hội nói chung và tham gia bảo vệ

ANTT đô thị nói riêng. Đảng, Nhà nước và ngành Công an luôn tôn trọng và

đánh giá cao vai trò của quần chúng trong sự nghiệp bảo vệ ANTT. Vì vậy,

trong thời kỳ hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Công an đô thị Hà Nội phải phát huy hơn nữa vai trò của quần chúng, tạo mọi

điều kiện để quần chúng tham gia vào công việc QLNN về ANTT đô thị. Tiếp

tục đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTT, đảm bảo cho sự ổn định

chính trị và xây dựng thế trận an ninh nhân dân. Tích cực tham mưu cho

Thành ủy, chính quyền đô thị Hà Nội chỉ đạo các ngành, đoàn thể gắn phong

trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở với việc thực hiện các

chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân

dân, xây dựng thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân,

nhất là ở các khu dân cư tập trung nhiều lao động phổ thông, các khu đô thị

mới và vùng giáp ranh giữa thành thị và nông thôn. Tham mưu cho các cấp uỷ

đảng chỉ đạo các đoàn thể nhân dân chủ động phối hợp thực hiện các nghị

quyết, chương trình, kế hoạch giữa các đoàn thể với công an đô thị về thực

hiện phong trào quần chúng bảo vệ ANTT.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng nâng

cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, nâng cao

kiến thức, ý thức chấp hành pháp luật và chú trọng các đợt phát động quần

chúng tham gia tấn công trấn áp tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội. Chú trọng

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

138

xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về ANTT, củng cố thế trận toàn

dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp và ở địa

bàn dân cư. Căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương, tích cực tham mưu

cho Thành ủy, chính quyền đô thị Hà Nội thành lập và hỗ trợ tạo điều kiện

cho các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn ANTT như: Lực lượng bảo vệ

dân phố, dân phòng, chốt gác nhân dân, câu lạc bộ phòng chống tội phạm và

tệ nạn xã hội, tổ hòa giải nhân dân... Phối hợp với các đoàn thể nhân dân

tham mưu cho chính quyền đô thị triển khai thực hiện các giải pháp quản lý,

giáo dục, giúp đỡ người lẫm lỗi tại địa bàn đô thị, hạn chế tình trạng tái

phạm, giúp họ tái hoà nhập cộng đồng.

Để thực hiện được các yêu cầu trên, công tác vận động quần chúng, phát

huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong QLNN về ANTT đô thị, thực

hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc cần thực hiện đổi mới theo các nội dung sau:

Một là, phải đổi mới nhận thức tuyên truyền, vận động quần chúng, phát

huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong QLNN về ANTT đô thị.

Phải nhận thức rằng “Nhà nước ta là Nhà nươc của dân, do dân, vì dân”, cho

nên phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính

đáng, hợp pháp của nhân dân. Bảo đảm ANTT là nhiệm vụ rất quan trọng trong

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nên phải biết dựa vào dân, tranh thủ sự giúp đỡ của

nhân dân, thực hiện tốt phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Hai là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận

động quần chúng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong

QLNN về ANTT đô thị.

Thực tiễn bảo đảm ANTT qua các giai đoạn các mạng khác nhau đều

có nhiệm vụ khác nhau, do đó, đòi hỏi công tác tuyên truyền, vận động quần

chúng tham gia QLNN về ANTT đô thị cũng khác nhau. Hiện nay, trước xu

thế hội nhập quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều biến đổi,

các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, tình

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

139

hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác

tuyên truyền, vận động quần chúng phải hướng tới việc nâng cao tinh thần

cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân để giữ

vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sự nghiệp xây dựng và

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia

các tổ chức tự quản, tăng cường xây dựng củng cố thế trận an ninh nhân dân

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLNN về ANTT trong tình hình mới; phải kết hợp

các hình thức tuyên truyền, vận động tập trung để giải quyết các vấn đề phức

tạp về ANTT đang nổi lên với hình thức mở các cuộc tuyên truyền, vận động

quần chúng thường xuyên, đồng thời kết hợp với các cuộc vận động cách

mạng khác của Đảng và Nhà nước để lồng ghép nội dung bảo vệ ANTT.

4.2.4. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu

nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về an ninh,

trật tự đô thị Hà Nội

Trong QLNN về ANTT nói chung, QLNN về ANTT đô thị Hà Nội nói

riêng, thanh tra, kiểm tra là một chức năng hết sức quan trọng và cần thiết.

Việc tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ giúp các cơ quan

có thẩm quyền kịp thơi phát hiện các hành vi, các quyết định có vi phạm pháp

luật của các đối tượng thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện pháp luật

về QLNN về ANTT. Thông qua đó, các chủ thể thanh tra, kiểm tra kiến nghị,

yêu cầu những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải thực hiện khắc

phục thiệt hại nếu có và điều chỉnh lại hành vi của mình cho phù hợp với các

quy định của pháp luật, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Bên cạnh

đó, quá trình thanh tra, kiểm tra, cũng kịp thời phát hiện những nguyên nhân

dẫn đến vi phạm pháp luật về QLNN về ANTT, từ đó yêu cầu các đối tượng

thanh tra, kiểm tra rút kinh nghiệm, kiến nghị những vấn đề nhằm hoàn thiện

cơ chế chính sách, pháp luật…

Thực tiễn thực hiện pháp luật về ANTT cho thấy, tình trạng vi phạm

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

140

pháp luật về QLNN về ANTT diễn ra khá phổ biến. Trong khi đó công tác

thanh tra, kiểm tra của các cơ quan, ban ngành có liên quan có lúc, có nơi còn

buông lỏng, có khi lại chồng chéo... làm hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước

trên lĩnh vực này. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và ban hành một hệ thống

pháp luật đầy đủ để QLNN về ANTT, cần phải hết sức coi trọng công tác

thanh tra, kiểm tra trong thực hiện pháp luật về QLNN về ANTT.

Để công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về QLNN về ANTT

đô thị đạt hiệu quả cần tiếp tục thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP, ngày

27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, Kế hoạch

số 117/KH-UBND, ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục

những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nâng cao kết quả thực hiện các kết luận, kiến

nghị xử lý sau thanh tra, kiểm tra trên địa bàn Thành phố. Thanh tra thanh phô

Hà Nội tăng cường thực hiện công tác QLNN, thường xuyên đôn đốc việc

thực hiện các kết luận của cơ quan Thanh tra thành phố Hà Nội, đồng thời, rà

soát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xư ly sau thanh tra của

các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Với chức năng quản lý ngành, Bộ Công an

cần tăng cường các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra

Công an các đơn vị, địa phương và đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành tổ

chức thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra.

Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chủ động nắm tình hình khiếu

nại, tố cáo, phát hiện những vấn đề có thể dẫn đến để phát sinh khiếu nại, tố

cáo đông người, phức tạp, vượt cấp, gây mất ANTT. Đồng thời, tổ chức tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tổ cáo và pháp luật về các

lĩnh vực QLNN về ANTT phát sinh nhiều khiếu nại cho nhân dân bằng các

hình thức khác nhau để người dân hiểu và thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo

của mình; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng, triển khai phần

mềm và hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo của thành phố Hà Nội; triển khai thanh tra công vụ đối với các đơn vị

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

141

không nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trong việc

tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức thực hiện các

quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các kết luận, thông báo

giải quyết tố cáo để phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp, gây mất ANTT.

4.2.5. Tăng cường biện pháp hành chính trong quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Nhà nước sử dụng biện pháp quản lý hành chính bằng việc định ra các

văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ANTT và sử dụng các văn bản quy

phạm pháp luật đó điều tiết các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ ANTT. Trong

những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội, các bộ,

ngành và ngành Công an đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về

bảo vệ ANTT trên phạm vi cả nước nói chung, đô thị Hà Nội nói riêng và đã

sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này làm công cụ thực hiện

QLNN về ANTT, góp phần bảo vệ ANQG, đảm bảo TTATXH, đảm bảo môi

trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác xây

dựng, ban hành và sử dụng các quy định pháp luật về bảo vệ ANTT còn nhiều

bất cập, thiếu sót: Tình trạng luật pháp nước ta vừa thừa lại vừa thiếu, chưa

đồng bộ; tình trạng làm luật đã chậm, các văn bản dưới luật lại còn chậm hơn,

khi đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã thấy lạc hậu, thiếu sót hoặc không

phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Đặc biệt ở các khâu, các lĩnh vực

về thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

quản lý đô thị còn rất nhiều sơ hở, chồng chéo, trùng dẫm. Việc thi hành pháp

luật, chấp hành pháp luật chưa nghiêm, trật tự pháp luật bị xâm phạm. Nhiều

người đứng đầu cơ quan Nhà nước, CQĐP lợi dụng sơ hở tìm cách lách luật,

tham nhũng tài sản Nhà nước, sách nhiễu nhân dân, các thế lực thù địch trong

nước và nước ngoài lợi dụng xuyên tạc, can thiệp, chống phá trên nhiều lĩnh

vực. Thực tế trên đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp

luật và tăng cường biện pháp hành chính để quản lý xã hội nói chung, quản lý

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

142

về ANTT đô thị nói riêng mới đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Trước hết, các cơ quan có thẩm quyền QLNN về ANTT đô thị Hà Nội

phải nhanh chóng hoàn thiện thể chế quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính,

tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ ANTT và QLNN về

ANTT đô thị. Công an thành phố Hà Nội phải chủ động phối hợp với các

ngành có liên quan làm tốt chức năng tham mưu cho Nhà nước, chính quyền

đô thị Hà Nội trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về

bảo vệ ANTT đô thị. Chính quyền đô thị Hà Nội chỉ đạo cơ quan công an các

cấp phối hợp với các ngành có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp

luật có liên quan đến chức năng QLNN về ANTT khắc phục tình trạng trùng

dẫm, thiếu sót hiện nay.

Hội đồng nhân dân và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội tăng cường

công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động QLNN về ANTT và thi hành pháp

luật về bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH của các cơ quan Nhà nước, tổ chức

và công dân ở các đô thị, thường xuyên nghe UBND báo cáo về tình hình

ANTT và công tác bảo vệ ANTT đô thị Hà Nội; tập trung xử lý, giải quyết

các tình huống phức tạp, nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị hợp lý của UBND,

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, thông qua các quyết định điều

chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN

về ANTT đô thị.

Công an thành phố Hà Nội là lực lượng chuyên trách trong QLNN về

ANTT đô thị, phải sử dụng tổng hợp các phương pháp trong QLNN về ANTT

đô thị:

Tích cực tham mưu cho Thành uỷ, chính quyền đô thị Hà Nội triển khai

thực hiện có hiệu quả các hoạt động chống chiến tranh tâm lý, phá hoại tư

tưởng chính trị, bảo vệ an ninh chính trị. Thông qua các biện pháp nghiệp vụ

kịp thời phát hiện âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch báo cáo Thành

uỷ, chính quyền đô thị Hà Nội biết để chỉ đạo và thông báo cho các cơ quan,

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

143

doanh nghiệp biết để giáo dục cán bộ, đảng viên, công nhân nâng cao cảnh

giác. Bằng các hoạt động pháp luật phát hiện những sơ hở thiếu sót trong

quản lý kinh tế, các vi phạm trong thực hiện các kế hoạch, hợp đồng kinh tế;

kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục tránh để xảy ra các hành vi cấu

kết tham ô, tham nhũng tài sản Nhà nước, cố ý vi phạm các qui định về quản

lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản Nhà nước. Đặc biệt là nêu cao

cảnh giác trước các thủ đoạn của đối tác các nước làm suy thoái đạo đức, lối

sống cán bộ, công chức, khống chế, mua chuộc, xây dựng cơ sở nội gián từng

bước thực hiện chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh và thôn tính thị trường. Cần

tập trung vào các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như tài chính, ngân hàng, xây

dựng cơ bản, giao thông vận tải, quy hoạch phát triển đô thị và các khu công

nghiệp... Tăng cường các biện pháp nắm tình hình, phối hợp với các cơ quan

thanh tra, kiểm tra đảng, tổ chức cán bộ các cơ quan đơn vị kịp thời phát hiện

những sơ hở, thiếu sót trong công tác tuyển dụng, đề bạt, quản lý cán bộ.

Đề xuất các cấp có thẩm quyền các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị.

Phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị rà soát, kiểm tra việc thực hiện

công tác bảo vệ bí mật nhà nước, kiến nghị các giải pháp khắc phục tồn tại,

chấn chỉnh công tác bảo vệ bí mật nhà nước; phát hiện và xử lý nghiêm các vi

phạm, phòng ngừa ngăn chặn các thế lực thù địch lợi dụng công nghệ thông

tin phát tán tài liệu phản động, độc hại qua các phương tiện thông tin đại

chúng... Tham mưu cho chính quyền đô thị Hà Nội và tổ chức thực hiện có

hiệu quả công tác quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoài trên địa bàn,

phòng, chống các hoạt động xâm hại ANQG và TTATXH.

Lực lượng Công an nhân dân tăng cường công tác nắm tình hình, đẩy

mạnh các hoạt động nghiệp vụ kịp thời phát hiện âm mưu, hoạt động tình báo,

gián điệp, phá hoại tư tưởng, khủng bố, gây rối an ninh, bạo loạn lật đổ, nhen

nhóm hình thành tổ chức phản động để lập án đấu tranh trấn áp. Trước hết

phải tiến hành thường xuyên công tác điều tra cơ bản, xác định đối tượng bảo

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

144

vệ, tập trung vào trụ sở Đảng, chính quyền Trung ương và địa phương, các

công trình trọng điểm, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, văn phòng

đại diện các tổ chức NGO, các hiệp hội giao lưu văn hóa, du lịch, giáo dục,

thương nhân nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các phương án phòng, chống khủng bố,

biểu tình gây rối an ninh, bạo loạn lật đổ, thực hiện đảm bảo ANTT trong tình

trạng khẩn cấp. Phối hợp với quân đội tham mưu cho Thành uỷ, chính quyền

đô thị Hà Nội bổ sung hoàn thiện các phương án phòng thủ, tổ chức diễn tập

các giả định tình huống bảo vệ ANQG. Đối với vấn đề phòng chống biểu tình

gây rối ANTT, công an thành phố Hà Nội phải làm tốt công tác tham mưu

cho Thành uỷ, chính quyền đô thị Hà Nội, phối hợp với các cơ quan có trách

nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở theo quy

định của pháp luật, hạn chế thấp nhất các vụ khiếu kiện vượt cấp.

Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, lãnh đạo các cơ sở giáo dục, các

tổ chức Đoàn thanh niên, Hội thanh niên - sinh viên nắm chắc tình hình sinh

viên, giải quyết thỏa đáng những đòi hỏi bức xúc của sinh viên về tinh thần và

vật chất như tư tưởng chính trị, ngăn chặn âm mưu và hoạt động kích động

sinh viên tham gia thành lập các tổ chức bất hợp pháp, biểu tình gây rối an

ninh của các cơ quan đặc biệt nước ngoài.

Chủ động đề xuất và xây dựng các phương án phòng ngừa tình trạng

đình công, bãi công tự phát trên diện rộng, phức tạp kéo dài có thể bị các thế

lực thù địch lợi dụng kích động gây rối an ninh, nhất là đối với các khu công

nghiệp, khu vực kinh tế có yếu tố nước ngoài. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên

nhân để xảy ra đình công, kiến nghị với chính quyền, ngành lao động và tổ

chức công đoàn các biện pháp khắc phục. Xử lý vấn đề đình công phải trên

tinh thần bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, lợi ích hợp pháp của người

lao động và người sử dụng lao động. Cần phải khẳng định rằng, quần chúng

nhân dân là lực lượng cách mạng hùng hậu của Đảng và là đối tượng bảo vệ

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

145

của chính quyền đô thị Hà Nội, của công an. Vì vậy, trong bất kể hoàn cảnh

nào, cũng phải ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu, hoạt động lôi kéo, mua

chuộc, khống chế của các thế lực thù địch đối với các tầng lớp nhân dân.

Tích cực tham mưu cho Thành uỷ, chính quyền đô thị Hà Nội huy động

các cấp, các ngành đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình Quốc gia

phòng, chống tội phạm, Chương trình Hành động phòng, chống ma tuý và tệ

nạn xã hội, Chương trình Quốc gia phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

trên địa bàn đô thị. Lực lượng Công an đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ cơ

bản xác định địa bàn, đối tượng đấu tranh. Tập trung lực lượng, tăng cường

các biện pháp điều tra, trinh sát, tuần tra vũ trang... mở các đợt tấn công trấn

áp tội phạm, bóc gỡ, triệt phá các đường dây, tổ chức tham nhũng, buôn lậu, ổ

nhóm tội phạm hình sự đặc biệt nguy hiểm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”,

tội phạm hình sự có tổ chức xuyên quốc gia; các đường dây tội phạm sản

xuất, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma tuý; các tổ

chức đánh bạc, chứa chấp mại dâm lớn núp dưới nhiều hình thức.

Đổi mới, đẩy mạnh cải cách hành chính, áp dụng khoa học công nghệ vào

các hoạt động cấp phát và quản lý căn cước công dân, quản lý cư trú, tạo mọi

thuận lợi cho nhân dân, cơ quan, tổ chức. Trong quản lý nhân, hộ khẩu công an

đô thị cần hết sức quan tâm đến số dân di cư tự do đến địa bàn và các nhân khẩu

thuộc diện KT3, KT4, thường xuyên nắm bắt biến động về nơi ở, nhân khấu,

việc làm, thu nhập của số cư dân này, đề xuất chính quyền đô thị các biện pháp

giải quyết, tháo gỡ các khó khăn cho nhân dân. Trong quản lý các ngành nghề

kinh doanh có điều kiện về ANTT, lực lượng Cảnh sát cần quan tâm đến các loại

hình kinh doanh, dịch vụ internet, vũ trường, karaoke, cho thuê lưu trú và cầm

đồ là các lĩnh vực gắn liền với hoạt động xâm phạm ANTT.

Làm tốt chức năng tham mưu cho Ban Chỉ đạo an toàn giao thông đô

thị tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo TTATGT, kéo giảm tai nạn giao

thông. Thông qua các hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật,

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

146

kiến nghị UBND, Ban ATGT và ngành giao thông công chính các giải pháp

tăng cường năng lực giao thông nội thị như giải phóng tầm nhìn, phân luồng,

cắm biển, đèn tín hiệu và cảnh báo các nguy cơ gây tai nạn lớn, nguy cơ ùn

tắc giao thông dài ngày...

Phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công

tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành tham gia giao thông cho nhân

dân, tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự giao thông kết hợp với giải

quyết, xử lý vi phạm, chủ yếu thông qua biện pháp thuyết phục, kết hợp xử lý

vi phạm với xây dựng tuyến phố văn minh đô thị, nâng cao ý thức tự giác của

nhân dân.

4.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm cho quản lý nhà nước về

an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

Trong QLNN về ANTT đô thị, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư kinh phí,

trang bị phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện đại cho các cơ quan chuyên

trách bảo vệ ANTT và chính sách đãi ngộ với cán bộ, công chức trực tiếp

QLNN về ANTT hoặc tham gia bảo vệ ANTT. UBND thành phố Hà Nội

hằng năm cần dành một phần ngân sách đáng kể của Thành phố để đáp ứng

các yêu cầu đảm bảo ANTT, đặc biệt hỗ trợ cho các hoạt động nghiêp vụ của

cơ quan công an. Thực hiện tốt Nghị định 127/2006/NĐ-CP về việc bảo đảm

điều kiện cho hoạt động bảo vệ ANTT: “Bảo đảm điều kiện về ngân sách và

cơ sở vật chất cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự bao gồm: Đầu tư tài

chính, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật

nghiệp vụ, đất đai, trụ sở, công trình, cơ sở công nghiệp và các điều kiện vật

chất, kỹ thuật khác cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự” [25]; bảo đảm cơ sở

vật chất - kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của cơ quan

chuyên trách QLNN về ANTT đô thị; bảo đảm tiềm lực thông tin, cơ sở dữ

liệu, tư liệu khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động bảo vệ ANTT đô thị.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

147

Kết luận chương 4

Quản lý nhà nước về ANTT đô thị Hà Nội thời gian qua đã đạt được

những thành tựu cơ bản góp phần giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn

vẹn lãnh thổ của đất nước, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đẩy mạng

phát triển kinh tế, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi. Công tác bảo vệ

ANTT đô thị Hà Nội tiếp tục được giữ vững, góp phần thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao trên địa

bàn Thủ đô. Tuy nhiên, công tác QLNN về ANTT đô thị Hà Nội còn không

ít yếu kém đã tác động tiêu cực, trực tiếp đe dọa ANTT của đất nước. Nhiều

cán bộ, công chức chưa nhận thức hết âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù

địch, chủ quan, mất cảnh giác; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,

lối sống của cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi; nội bộ lãnh

đạo các cơ quan, đơn vị một số nơi còn mất đoàn kết, bè phái cục bộ, những

biểu hiện cơ hội, tham nhũng còn rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới lòng

tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. QLNN về ANTT đô thị Hà Nội trên

nhiều lĩnh vực còn bộc lộ sự yếu kém, hiệu quả thấp. Nhiều vấn đề xã hội

bức xúc chưa được ngăn chặn.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và đô thị hóa diễn ra nhanh, Đảng, Nhà

nước, chính quyền đô thị Hà Nội cần tiếp tục chủ trương xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường QLNN về ANTT đô thị.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận của Chương 2, thực trạng của Chương

3, Chương 4 đã đưa ra quan điểm, giải pháp tăng cường QLNN về ANTT

đô thị Hà Nội là: Tăng cường xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp

luật điều chỉnh quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội, tạo hành

lang pháp lý đầy đủ làm cơ sở cho các hoạt động quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự đô thị Hà Nội; tăng cường biện pháp hành chính trong quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội; tăng cường đổi mới cơ chế quản

lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội; đẩy mạnh biện pháp vận động

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

148

quần chúng, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quản

lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị, thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc

thời kỳ hội nhập quốc tế; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải

quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước

về an ninh, trật tự đô thị; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm cho quản lý

nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

149

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là một nhiệm vụ khó khăn

và phức tạp, là một trong những điều kiện cơ bản để ổn định chính trị, kinh tế

- xã hội, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội của đất nước cũng như ở đô

thị. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là: Ban

hành và tổ chức thi hành pháp luật quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị.

Tổ chức hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước và huy động các tổ chức xã

hội tham gia bảo vệ an ninh, trật tự đô thị. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn

đề có liên quan đến bảo vệ an ninh, trật tự đô thị.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý thống nhất

của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, các chủ thể QLNN về

ANTT đô thị Hà Nội đã thực hiện quản lý trên nhiều lĩnh vực với các biện

pháp phù hợp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ngăn chặn âm

mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch xâm phạm an ninh quốc

gia, chủ động, tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp

luật về an ninh, trật tự; đóng góp quan trọng tạo ra môi trường chính trị - xã

hội ổn định, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền đô thị

từng bước hoàn thiện thể chế an ninh, trật tự đô thị. Công an ở đô thị với vai

trò chuyên trách trong bảo vệ an ninh, trật tự đã làm tốt công tác nắm tình

hình, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền đô thị tăng cường chỉ đạo,

điều hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã

hội, triển khai nhiều biện pháp công tác quan trọng nhằm đấu tranh, triệt phá

nhiều tổ chức phản động, cơ quan tình báo, gián điệp nước ngoài, triệt phá

nhiều tổ chức tội phạm, băng, ổ nhóm tội phạm hình sự, đảm bảo kỷ cương

luật pháp.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội

vẫn còn bộ lộ nhiều hạn chế, yếu kém, trình độ quản lý đô thị cùng với quá

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

150

trình đô thị hóa là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả quản

lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị. Trước những tác động của mặt trái kinh

tế thị trường, của quá trình đô thị hóa, trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới,

hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị Hà Nội cần được tiếp tục

đổi mới, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cần phải hoàn

thiện thể chế quản lý, khắc phục những thiếu xót trong các quy định của pháp

luật về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phát huy trách nhiệm

của các cấp ủy đảng, người đứng đầu trong công tác QLNN về ANTT đô thị;

đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng lực lượng Công an đô thị trong

sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ được giao. Công an thành phố Hà Nội cần đổi mới, nâng cao các

mặt công tác nghiệp vụ, nâng cao vai trò tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban

nhân dân thành phố Hà Nội trong bảo vệ ANTT, chủ động phối hợp với các

cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại

của các thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH.

Luận án đã khải sát, đánh giá thực trạng công tác QLNN về ANTT đô

thị Hà Nội trong thời kỳ hội nhập quốc tế và quá trình đô thị hóa nhanh. Đánh

giá được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong QLNN về

ANTT đô thị Hà Nội. Chỉ rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về

ANTT đô thị, quan điểm về QLNN về ANTT đô thị trong tình hình mới. Từ

đó đưa ra các giải pháp tăng cường QLNN về ANTT đô thị Hà Nội.

Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị là một vấn đề phức tạp, có

phạm vi rộng, là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, trong khi trình độ

của nghiên cứu sinh còn hạn chế. Do đó, luận án không tránh khỏi những

khiếm khuyết. Nghiên cứu sinh rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của

các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu sinh xin trân

trọng cảm ơn.

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. “Sửa đổi, bổ sung Điều 192 Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội trồng cây

thuốc phiện hoặc các loại khác có chứa chất ma túy”, Tạp chí Nhà

nước và pháp luật, số 1(321), năm 2015

2. “Tác động của quá trình đô thị hóa đối với vấn đề an ninh, trật tự trên

địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Cảnh sát, số 85 (232)

11/2017.

3. “Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở đô thị Hà Nội: vấn đề

đặt ra và giải pháp”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 271, tháng 8/2018.

4. “Quy định về di dân tự do và công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

trên địa bàn thủ đô Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Số 4, tháng

8/2018

5. “Tác động của di dân tự do đến quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở đô

thị Hà Nội”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số Đặc biệt kỳ 2 - tháng 9/2018

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Anh (2016), Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ an

ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo tinh thần Nghị

quyết Đại hội XII của Đảng” Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia “Quán triệt,

thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng,

an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện

nay, Bộ Công an, Hà Nội.

2. Châu Anh (2018), Thực hiện quản lý nhà nước về ANTT theo pháp

luật, https://baomoi.com.

3. Minh Anh (2017), Dân số của Hà Nội năm 2017 tăng lên 1,8% so với

năm trước, http://thanglong.chinhphu.vn.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 28-NQ/TW về

“Chiến lược Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị

quyết số 18/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Ban

chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi

mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt

động hiệu lực, hiệu quả

6. Bộ Công an (2014), Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú.

7. Bộ Công an (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BCA, Quy định chi tiết về

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan an ninh, trật tự,

an toàn xã hội.

8. Bộ Công an (2017), Quyết định số 311/QĐ-BCA-V19, Ban hành kế hoạch

theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật năm 2017 trong Công an nhân dân.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

9. Bộ Công an (2017), Thông tư số 42/2017/TT-BCA, Quy định chi tiết một

số điều của nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều

kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có

điều kiện.

10. Bộ Chính trị, Nghị quyết 31/NQ-BCT, ngày 2/12/1980 về nhiệm vụ bảo

vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới

11. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ

Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

12. Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2007), Báo

cáo tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của

chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

13. Ngô Gia Bắc (2006), Phòng ngừa, phát hiện và triệt phá các điểm tổ

chức sử dụng trái phép ma túy tổng hợp tại các cơ sở kinh doanh có

điều kiện về an ninh, trật tự của lực lượng cảnh sát Công an thành phố

Hà Nội, Đề tài cấp cơ sở, Hà Nội.

14. Trương Hòa Bình (2016), Giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế

- xã hội góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới”,

Kỷ yếu hội thảo cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội

XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng

vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công an, Hà Nội.

15. Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước (2007), Báo

cáo tổng hợp kết quả điều tra thực trạng tổ chức và hoạt động của

chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

16. C.Mác, Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984

17. C.Mác - Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1993.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

18. Lê Quang Cảnh (2011), Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa và gợi ý

chính sách cho quá trình đô thị hóa thành phố Hà Nội, Nghiên cứu

Kinh tế 393 - Tháng 2/2011.

19. Công an thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác năm 2014,

2015, 2016, 2017, 2018

20. Đỗ Viết Chiến (2003), Kiểm soát quá trình cải tạo và xây dựng tại khu

vực hạn chế phát triển của thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội.

21. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 63/SL, ngày 22/11 của Chủ tịch Chính

phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành về tổ chức

chính quyền nhân dân địa phương, Hà Nội.

22. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 77/SL, ngày 21/12 của Chủ tịch Chính

phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành về tổ chức

chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố, Hà Nội.

23. Chính phủ (2001), Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10 về việc

phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, Hà Nội.

24. Chính phủ (2005), Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của

Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

25. Chính phủ (2006), Nghị định 127/2006/NĐ-CP về việc bảo đảm điều

kiện cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự

26. Chính phủ (2007), Nghị định 107/2007/NĐ-CP ngày 25/06/2007 của

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Cư trú.

27. Chính phủ (2009), Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy

định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng

chống ma tuý số 16 /2008/QH12 ngày 03/6/2008.

28. Chính phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5 về việc

phân loại đô thị, Hà Nội.

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

29. Chính phủ (2010), Nghị định số 73/2010/NĐ-CP, ngày 12/07/2010 quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an

toàn xã hội.

30. Chính phủ (2013), Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành

chính

31. Chính phủ (2014), Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú.

32. Chính phủ (2014), Nghị định 06/2014/NĐ-CP về biện pháp vận động

quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

33. Quang Chung (2012), Chính quyền đô thị: Vướng mắc từ Hiến pháp,

http://www.thesaigontimes.vn, ngày 18/02.

34. Nguyễn Đức Chung (2015), Kinh nghiệm đấu tranh chống “diễn biến

hòa bình” và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh

vực tư tưởng - văn hóa của Công an thành phố Hà Nội, Tạp chí Công

an nhân dân, kỳ 1, 7/2015, tr 40 - 43.

35. Lê Văn Cương (chủ nhiệm) (2006), Những giải pháp nâng cao hiệu

quả đảm bảo an ninh, trật tự ở các thành phố lớn, khu công nghiệp,

khu chế xuất, khu kinh tế mở, Hà Nội.

36. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

37. Phạm Cường (2006), Muốn xây chính quyền đô thị phải có con người

đô thị?, http://www.vietnamnet.vn, ngày 11/01.

38. Hồ Sơn Diệp (2006), Cư dân, đô thị và thử phác thảo mô hình chính

quyền đô thị hiện đại cho Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học “Xây dựng chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh - Một

yêu cầu cấp thiết của cuộc sống”, Viện Nghiên cứu xã hội - Viện Kinh

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

tế, Sở Nội vụ - Ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy Thành phố Hồ Chí

Minh, Hồ Chí Minh.

39. Nguyễn Huy Du(2014), Năng lực quản lý nhà nước về phát triển đô thị

ở cấp huyện, nhìn từ Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà

Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

40. Nguyễn Ánh Dương (2007), Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền thị

xã, thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

41. Nguyễn Duy Đài (2016), Nâng cao hiệu quả công tác quản lý người

ngoại tỉnh của Công an phường trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp

chí Cảnh sát phòng, chống tội phạm, số 65 (212), 3/2016.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản

Việt Nam lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

45. Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Quản lý đô thị, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

46. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận về Nhà nước và pháp

luật, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

47. Phạm Tiến Đạt (2012), Đổi mới tổ chức chính quyền đô thị ở nước ta

hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.

48. Bùi Xuân Đức (Chủ nhiệm đề tài) (2002), Đổi mới tổ chức chính

quyền địa phương ở đô thị, Đề tài nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên

cứu Nhà nước và pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân

văn quốc gia, Hà Nội.

49. Phạm Kim Giao (2005), Một số giải pháp để thiết lập trật tự, kỷ cương

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

trong quản lý nhà nước đối với các đô thị trực thuộc Trung ương, Đề

tài cấp Bộ, Hà Nội.

50. Thu Hà (2008), Chính quyền đô thị: Phân cấp không chia quyền,

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn, ngày 22/4.

51. Đinh Quang Hà (2014), Di dân tự do nông thôn - đô thị với trật tự xã

hội ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

52. Hannah von Bloh, Chính quyền thành phố ở Đức, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước

đặc thù của các đô thị trực thuộc Trung ương nước ta hiện nay”, Viện

Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

53. Lê Hải, Sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 7 tháng

đầu năm 2017, https://hanoi.gov.vn, ngày 08/8/2017.

54. Lê Thanh Hải (2009), Câu chuyện phát triển đô thị nhìn từ một khu

phố London, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô

hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc

Trung ương nước ta hiện nay”, Viện Việt Nam học và khoa học phát

triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

55. Thu Hằng (2016), Đô thị Việt Nam: bất ổn quy hoạch, http:// bnews.vn

56. Đỗ Đình Hòa, Trần Minh Hưởng, Trần Quốc Tỏ (2015), Lý luận về

bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tập 5, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

57. Học viện Cảnh sát nhân dân (2012), Giáo trình nghiệp vụ: Những vấn

đề cơ bản quản lý hành chính về an ninh, trật tự, Hà Nội.

58. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

59. Lê Thanh Hoài (2015), Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với

hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố Hà

Page 164: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

Nội, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 1, 7/2015, tr 70 - 73.

60. Hội đồng nhà nước (1987), Pháp lệnh lực lượng An ninh nhân dân Việt

Nam

61. Hội đồng nhà nước (1989), Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt

Nam

62. Duy Hoàng, Hà Nội: Phấn đấu giai đoạn 2016- 2020 tăng trưởng

GRDP bình quân đạt 8,5- 9%, http://baocongthuong.com.vn.

63. Đoàn Minh Huấn (2009), Một số kinh nghiệm về xây dựng mô hình tổ

chức chính quyền đô thị trực thuộc Trung ương từ 1986 đến 2008, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản

lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc Trung ương nước ta hiện

nay”, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

64. Nguyễn Duy Hùng và Hồ Trọng Ngũ (1998), Bước đầu tìm hiểu quản

lý nhà nước về an ninh trật tự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

65. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), Thực tiễn điều tra các vụ án kinh tế có

yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số kiến nghị,

đề xuất, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2, 10/2015, tr 53 - 56.

66. Trần Lan Hương (2012), Đô thị hóa - Thực trạng và giải pháp,

http://cus.vnu.edu.vn.

67. Phạm Văn Hường (2015), Hoạt động vi phạm pháp luật về an ninh,

trật tự của giáo sĩ đạo Thiên Chúa trên địa bàn thành phố Hà Nội và

giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn của cơ quan an ninh, Tạp chí Công

an nhân dân, kỳ 2, 10/2015, tr 45 - 48.

68. Nguyễn Văn Kim (2009), Mô hình tổ chức chính quyền và quản lý đô

thị trực thuộc Trung ương ở Nhật Bản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học

“Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù

Page 165: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

của các đô thị trực thuộc Trung ương nước ta hiện nay”, Viện Việt

Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

69. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt, , Nxb Văn học, Hà

Nội.

70. Lênin: Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1978 (tiếng Việt).

71. Mác, Ănghen: Tuyển tập, tập VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1994.

72. Một số quy định pháp luật về phát triển Thủ đô Hà Nội (2004), Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn Ngọc Năm (2004), Cải các chính quyền phường (thực tiễn từ

địa bàn thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

74. Nguyễn Văn Nhật (2016), Lực lượng Cảnh sát nhân dân với việc thực

hiện các nội dung cơ bản về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Kỷ yếu hội

thảo cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của

Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Công an, Hà Nội.

75. Phạm Quang Nghị (2015), Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác bảo

đảm an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an thủ đô đáp ứng

yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Tạp chí Công an nhân dân, kỳ

2, tháng 8/2015.

76. Nguyễn Bá Nghiêm (2014), Kinh nghiệm đấu tranh với tội phạm hoạt

động có tổ chức của lực lượng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố

Hà Nội, Tạp chí Phòng chống ma túy, số 11/2014.

77. Tạ Quang Ngọc (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan

chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến

sĩ, Hà Nội.

78. Nguyễn Quang Ngọc, Đoàn Minh Huấn, Bùi Xuân Dũng (Đồng chủ

biên) (2010), Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội -

Page 166: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

Luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

79. Nguyễn Văn Ngọc (2015), Lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia, tập 4, Bộ

sách chuyên khảo “Khoa học Công an Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội.

80. GS.TS Hồ Trọng Ngũ (2012), Pháp luật quốc phòng - an ninh, mấy

vấn đề về tính hệ thống, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

81. Vương Đức Phong (2012), Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội

tại các địa bàn công cộng đô thị - Thực tiễn tình hình và những kiến

nghị đề xuất, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

82. Trần Đại Quang (1996), Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh

quốc gia ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

83. Trần Đại Quang (chủ nhiệm) (2004), Giải pháp đảm bảo an ninh, trật

tự ở các vùng chiến lược Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc góp phần

phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội.

84. Trần Đại Quang (2008), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an

ninh quốc gia, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

85. Trần Thế Quân (2003), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ an

ninh quốc gia - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật

học, Hà Nội.

86. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân, Hà Nội.

87. Quốc hội (2004), Luật An ninh quốc gia, Hà Nội.

88. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội.

89. Quốc hội (2012), Luật Thủ đô, Hà Nội.

90. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội

91. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Quốc hội, Hà Nội

92. Quốc hội (2014), Luật Công an nhân dân, Hà Nội

Page 167: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

93. Quốc hội (2015), Luật tổ chức Chính phủ, Hà Nội

94. Quốc hội (2015), Luật Hình sự, Hà Nội

95. Quốc hội (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội

96. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2017), Báo cáo về tình hình kinh tế -

xã hội năm 2017.

97. Trần Minh Tơn (2007), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an

ninh, trật tự ở các đô thị trong điều kiện Việt Nam là thành viên Tổ

chức thương mại thế giới, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

98. Đinh Văn Tú (2013), Nâng cao hiệu quả quản lý lưu trú trong các cơ

sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ theo chức năng của lực lượng Cảnh

sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội, Đề

tài cấp cơ sở, Hà Nội

99. Phí Đức Tuấn (2013), Lý luận quản lý nhà nước về an ninh, trật tự -

thực trạng và vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu, xây dựng, phát triển,

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ thống lý luận về bảo vệ an ninh quốc

gia”, Tiểu ban lý luận về lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, Hà Nội.

100. Bùi Văn Tuấn, Đỗ Văn Kiên (2009), Thực trạng về quản lý đô thị Hà Nội

hiện nay qua nghiên cứu định lượng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện

Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

101. Đan Thanh (2007), Chính quyền đô thị làm gì?, http://www.

anninhthudo.vn, ngày 22/12.

102. Ngô Trọng Thanh (2013), Lý luận quản lý nhà nước về an ninh quốc

gia đối với lĩnh vực, địa bàn trọng điểm - thực trạng và đề xuất nghiên

cứu hoàn thiện, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ thống lý luận về bảo vệ

an ninh quốc gia”, Tiểu ban lý luận về lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc

gia, Hà Nội.

103. Nguyễn Ngọc Thao (2009), Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà

Page 168: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

nước đặc thù của thành phố Hải Phòng với vai trò đô thị trực thuộc

Trung ương, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô

hình tổ chức và quản lý nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc

Trung ương nước ta hiện nay”, Viện Việt Nam học và khoa học phát

triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

104. Thaveeporn Vasavakul (2009), Một số đặc điểm của đặc khu hành chính

Thủ đô Bangkok - mô hình quản lý đô thị tiêu biểu, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học “Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhà nước

đặc thù của các đô thị trực thuộc Trung ương nước ta hiện nay”, Viện

Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

105. Phạm Hồng Thái (2002), Thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị

ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

106. Thành ủy Hà Nội (2016), Chương trình 05 về “Tăng cường quốc

phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới,

giai đoạn 2016 - 2020.

107. Nguyễn Thị Thảo (2014), Thành phố Hà Nội: quản lý cơ sở kinh

doanh dịch vụ cầm đồ, Tạp chí Công an nhân dân (chuyên đề an ninh

và xã hội), số 5/2014, tr 24 – 25.

108. Nguyễn Thị Thu Thảo (2013), Mô hình tổ chức chính quyền đô thị ở

Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

109. Nguyễn Quang Thiện (2013), Hệ thống lý luận an ninh quốc gia - khái

quát quá trình hình thành, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Kỷ

yếu hội thảo khoa học “Hệ thống lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia”,

Tiểu ban lý luận về lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, Hà Nội.

110. Đỗ Cảnh Thìn (2016), Vấn đề an ninh phi truyền thống và những thách

thức đặt ra hiện nay đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Kỷ

yếu hội thảo cấp quốc gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội

Page 169: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

XII của Đảng về bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng

vũ trang nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Công an, Hà Nội.

111. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 222/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

112. Nguyễn Huy Thuật (2016), Vai trò của bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

trong tình hình mới - Một số vấn đề lý luận, Kỷ yếu hội thảo cấp quốc

gia “Quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về bảo

đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

trong giai đoạn hiện nay”, Bộ Công an, Hà Nội.

113. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2008), Chỉ thị số 08/2008/CT-

UBND, ngày 24/3/2008 về việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội năm 2008 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

114. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Chỉ thị số 29/CT-UBND

ngày 30/12/2010 về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011.

115. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 48/2013/QĐ-

UBND, ngày 06/11/2013 về quy chế quản lý và thực hiện hoạt động đối

ngoại của thành phố Hà Nội.

116. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Chỉ thị số 23/CT-UBND,

ngày 07/11/2013, về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải

pháp phòng, chống mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình

hình hiện nay.

117. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Chỉ thị số 14/CT-UBND,

ngày 27/08/2014, về việc tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc

gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố.

118. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2018), Quyết định 2049/QĐ-UBND

Page 170: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước

đối với việc quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về

an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

119. Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý,

mại dâm, Hà Nội (2017), Tổng kết công tác phòng, chống AIDS, tệ nạn

ma tuý, mại dâm. https://hanoi.gov.vn.

120. Nguyễn Xuân Văn - Nghiêm Đình Hưởng (2014), Nâng cao hiệu quả

công tác điều tra cơ bản đối với sơ sở kinh doanh Massage của lực

lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trạt tự xã hội trên địa bàn thành

phố Hà Nội, Tạp chí Cảnh sát trật tự an toàn xã hội, số 7/2014.

121. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2000), Từ điển Bách khoa

nghiệp vụ Công an, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

122. Viện Chiến lược và Khoa học Công an (2005), Từ điển Bách khoa

Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

123. Viện Ngôn ngữ học (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

124. Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lý nhà nước về an ninh

quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

125. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Phương Đạt, Bùi Tiến Sỹ, Nguyễn Quốc Đoàn

(2015), Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, tập

2, Bộ sách chuyên khảo “Khoa học Công an Việt Nam”, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.

126. Nguyễn Xuân Yêm (2015), Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình

hình mới, Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/11-15, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

127. Edward C.Page (2011), Localism and Centralism in Europe: The

Political and Legal Bases of Local Self-Government, Nxb Oxford.

Page 171: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

128. S.Chiavo - Campo và P.S.A Sundaram (2003), Service and

maintenance: improving public administration in a competitive world.

129. Jan Erik Lane (2009), State Management, Routledge.

130. Jay M.Shafritz và Albert C.Hyde, Traditional management.

131. Joachim Jens Hesse (1991), Local Government and Urban Affairs in

International Perspective, Nxb Nomos Verlagsgesellschaft Baden-

Baden.

132. Koju Kuroda (năm 2001), The Trends of the local Government in

Japan for the early years of XIX century, Nxb Đại học Tokyo.

133. Macilwee, Mick (2011), The Liverpool underworld: Crime in the city,

1750- 1900, Nxb Liverpool University Press.

134. Mikovskij G.M, (1977), Theoretical basis of crime prevention (dịch:

Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm) Maxxcova, Jurid,

Literature (Bản dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội, năm 1982).

135. Trevor Gibson, Helen James & Lindsay Falvey (2016), Insecurity and

Citizenship in Myanmar, Nxb Thaksin University Press.

Page 172: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

PHỤ LỤC

Bảng 3.1. QUY MÔ DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH

30 QUẬN, HUYỆN CỦA HÀ NỘI

STT Quận/Huyện/Thị xã Diện tích (km2) Dân số (nghìn

người) 1 Ba Đình 9,25 242,8

2 Hoàn Kiếm 5,29 155,9

3 Tây Hồ 24,01 152,8 4 Long Biên 59,93 270,3

5 Cầu Giấy 12,03 251,8 6 Đống Đa 9,96 401,7

7 Hai Bà Trưng 10,09 315,9 8 Hoàng Mai 40,32 364,9

9 Thanh Xuân 9,08 266,0

10 Sóc Sơn 306,51 316,6

11 Đông Anh 182,14 374,9

12 Gia Lâm 114,73 253,8

13 Bắc Từ Liêm 43,35 320,4

14 Nam Từ Liêm 32,27 232,9

15 Thanh Trì 62,93 221,8 16 Mê Linh 142,51 210,6

17 Hà Đông 48,34 284,5 18 Sơn Tây 113,53 136,6

19 Ba Vì 424,03 267,3 20 Phúc Thọ 117,19 172,5 21 Đan Phượng 77,35 154,3 22 Hoài Đức 82,47 212,1

23 Quốc Oai 147,91 174,2

24 Thạch Thất 184,59 194,1

25 Chương Mỹ 232,41 309,6

26 Thanh Oai 123,85 185,4

27 Thường Tín 127,39 236,3

28 Phú Xuyên 171,10 187,0

29 Ứng Hòa 183,75 191,7

30 Mỹ Đức 226,20 183,5 ( Nguồn: http://hpa.hanoi.gov.vn/, năm 2017)

Page 173: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

Bảng 3.2. DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ GIỮA KHU VỰC

NỘI THÀNH VÀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

TT Khu vực Diện tích (Km2) Dân số (nghìn người)

1 Các quận 303.92 3259.9

2 Các huyện và thị xã 3020.59 3982.3

Tổng 3,324.51 7242.2

( Nguồn: http://hpa.hanoi.gov.vn/, năm 2017)

Bảng 3.3. TÌNH HÌNH CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017

Năm Tổng số hộ Tổng số nhân khẩu

2008 1.547.573 6.520.674

2009 1.654.881 6.717.232

2010 1.702.569 6.913.161

2011 1.772.643 7.113.217

2012 1.835.092 7.316.270

2013 1.885.124 7.270.623

2014 1.822.845 7.160.499

2015 1.798.858 6.899.574

2016 1.807.726 7.103.182

2017 1.818.432 7.242.200

(Nguồn: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH - Công an thành phố Hà Nội)

Page 174: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

Bảng 3.4. TÌNH HÌNH VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2017

Năm

Tổng số Lỗi vi phạm (vụ việc) Xử lý vi phạm

Hình sự Hành chính

Vụ việc

vi phạm

Đối

tượng

Đăng ký

thường

trú

Đăng

ký tạm

trú

Lưu trú,

tạm vắng Lỗi khác Vụ

Đối

tượng Vụ Đối tượng

2008 1.743 4.396 124 266 1.249 104 14 27 1.729 4.369

2009 2.037 4.859 147 309 1.437 144 17 26 2.020 4.833

2010 2.425 5.026 237 286 1.716 186 9 13 2.416 5.013

2011 2.792 5.603 263 298 1.984 247 16 29 2.776 5.574

2012 3.305 6.353 285 426 2.271 323 21 32 3.284 6.321

2013 2.945 5.492 330 436 1.955 224 19 27 2.926 5.465

2014 3.258 4.562 316 485 2.199 258 17 21 3.241 4.541

2015 3.465 4.795 424 366 2.194 481 7 14 3.458 4.781

2016 3.105 3.256 368 416 1.971 350 13 19 3.092 3.237

2017 3.020 3.971 398 378 1941 303 12 26 3.008 3.945

Tổng 28.095 48.313 2892 3666 18.917 2620 145 234 27.95 48.079

(Nguồn: Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH - Công an thành phố Hà Nội)

Page 175: LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của cả nước và cũng là một địa bàn trọng điểm, quan trọng

Bảng 3.5. TÌNH HÌNH TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỒ HÀ NỘI

Năm

Phạm pháp hình sự Vi phạm hành chính về TTATXH

Tổng số Hình sự Kinh tế Ma túy TTGT-

TTCC TNXH Khác

2008 5.948 2.368 215 2.265 2.345 974 2.356

2009 6.236 3.124 236 2.376 2.765 867 2.654

2010 6.585 3.157 245 2.483 3.120 892 2.784

2011 7.114 3.218 276 2.620 3.230 786 2.983

2012 7.267 3.273 286 2.808 3.453 987 3.238

2013 7.122 3.176 290 2.856 3.789 967 3.590

2014 5.255 2.354 245 2.129 3.672 879 3.368

2015 6.423 3.123 287 2.435 3.241 914 3.214

2016 7.183 2.936 301 2.301 3.678 932 3.657

2017 7.234 2.897 321 2.342 3.764 967 3.653

Tổng 67.081 29.685 2.702 24.615 33.057 9.166 31.497

(Nguồn: PV11, PC64, PC45 - Công an thành phố Hà Nội)