163
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC -------------- VÕ THỊ THANH CHÂU NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HẤP PHỤ, HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr) LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HU, 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --------------

VÕ THỊ THANH CHÂU

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÍNH

CHẤT HẤP PHỤ, HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG

CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HUẾ, 2015

Page 2: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VÕ THỊ THANH CHÂU

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT TÍNH

CHẤT HẤP PHỤ, HOẠT TÍNH XÚC TÁC QUANG

CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý

Mã số: 62.44.01.19

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. TS. Đinh Quang Khiếu

2. GS. TS. Trần Thái Hòa

HUẾ, 2015

Page 3: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung

thực, được các đồng tác giả cho phép sử

dụng và chưa từng được công bố trong bất

cứ một công trình nào khác.

Tác giả

Võ Thị Thanh Châu

Page 4: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Đinh Quang Khiếu, GS. TS.

Trần Thái Hòa, những người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian làm luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Hóa học, phòng Đào tạo Sau Đại học,

Trường Đại Học Khoa Học – Đại học Huế; Ban giám hiệu trường Đại học Công

Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận

án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa Học Tự

Nhiên Hà Nội; Khoa Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí

Minh; Khoa Hóa học, khoa Vật lý, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội; Viện Khoa

Học Vật liệu Hà Nội; Phòng thí nghiệm hiển vi điện tử, Viện Vệ Sinh Dịch Tể

Trung Ương; Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Quảng Ngãi

đã giúp đỡ tôi phân tích các mẫu thí nghiệm trong luận án.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân

trong gia đình, những thầy cô và bạn bè gần xa đã động viên, giúp đỡ trong suốt

quá trình tôi học tập và nghiên cứu.

Huế, tháng 07 năm 2015

Tác giả

Võ Thị Thanh Châu

Page 5: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

iv

MỤC LỤC Trang

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 3

1.1. GIỚI THIỆU VẬT LIỆU KHUNG HỮU CƠ KIM LOẠI (MOFS) ............................ 3

1.2. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU MIL-101(Cr) .................................................................... 5

1.3. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP MIL-101(Cr).................................................................. 7

1.3.1. Tổng hợp thủy nhiệt......................................................................................................... 7

1.3.2. Phương pháp dung môi nhiệt.......................................................................................... 8

1.3.3. Phương pháp vi sóng....................................................................................................... 9

1.3.4. Phương pháp tinh chế MIL-101(Cr) ............................................................................11

1.3.5. Tối ưu hóa các điều kiện tổng hợp ...............................................................................12

1.3.6. Kết quả XRD của MIL-101(Cr) ...................................................................................13

1.3.7. Xác định diện tích bề mặt của MIL-101(Cr) ...............................................................14

1.4. ỨNG DỤNG VẬT LIỆU MOFS LÀM CHẤT HẤP PHỤ KHÍ ................................15

1.5. HẤP PHỤ PHẨM NHUỘM BẰNG VẬT LIỆU MIL-101(Cr) VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ......................................................................17

1.5.1. Nghiên cứu hấp phụ phẩm nhuộm bằng vật liệu MIL-101(Cr) .................................17

1.5.2. Một số vấn đề về nghiên cứu hấp phụ..........................................................................18

1.5.2.1. Đẳng nhiệt hấp phụ.....................................................................................................18

1.5.2.2. Động học hấp phụ hình thức......................................................................................19

1.5.2.3. Động học khuếch tán..................................................................................................21

1.6. BẢN CHẤT BÁN DẪN VÀ HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU MOFS .......................................................................................................................................22

1.6.1. Bản chất bán dẫn............................................................................................................22

1.6.2. Xúc tác quang hóa .........................................................................................................26

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................29

2.1. MỤC TIÊU .......................................................................................................................29

2.2. NỘI DUNG.......................................................................................................................29

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................29

2.3.1. Phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc vật liệu.......................................................29

Page 6: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

v

2.3.1.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction, XRD)............................................29

2.3.1.2. Phân tích nhiệt.............................................................................................................31

2.3.1.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét và hiển vi điện tử truyền qua.............................32

2.3.1.4. Phương pháp tán xạ tia X (EDX) ..............................................................................32

2.3.1.5. Phương pháp quang điện tử tia X (XPS) .................................................................32

2.3.1.6. Đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ nitơ (BET)...........................................................33

2.3.1.7. Phổ phản xạ khuyếch tán tử ngoại khả kiến (UV-Vis-DR) ....................................34

2.3.1.8. Phổ tử ngoại-khả kiến (UV-Vis) ..............................................................................35

2.3.1.9. Phổ hồng ngoại (Fourier Transform Infrared Spectroscopy, FT-IR)......................36

2.3.2. Hấp phụ khí CO2, CH4 ..................................................................................................36

2.3.3. Cơ sở toán học thống kê ...............................................................................................36

2.3.3.1. So sánh hai mô hình ...................................................................................................36

2.3.3.2. Hồi qui tuyến tính nhiều đoạn (Piecewise linear regression)...................................39

2.3.4. Nghiên cứu động học khuếch tán .................................................................................42

2.3.5. Nghiên cứu động học hấp phụ......................................................................................43

2.3.6. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ....................................................................................44

2.4. THỰC NGHIỆM..............................................................................................................46

2.4.1. Hóa chất..........................................................................................................................46

2.4.2. Tổng hợp MIL-101(Cr).................................................................................................47

2.4.3. Tinh chế MIL-101(Cr) ..................................................................................................48

2.4.4. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để tổng hợp MIL-101(Cr).......................................48

2.4.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.............................................................................................48

2.4.4.2. Ảnh hưởng của pH .....................................................................................................49

2.4.4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ Cr(III)/H2BDC.........................................................................49

2.4.4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ H2O/H2BDC ............................................................................49

2.4.4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ HF/H2BDC ..............................................................................50

2.4.4.6. Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp............................................................................50

2.4.5. Kiểm tra độ bền của MIL-101(Cr) ...............................................................................51

2.4.5.1. Độ bền của MIL-101(Cr) qua nhiều tháng trong không khí ...................................51

2.4.5.2. Độ bền của MIL-101(Cr) trong nước ở nhiệt độ phòng ..........................................51

2.4.5.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ sôi................51

2.4.6. Xác định điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) ................................................................52

Page 7: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

vi

2.4.7. Hấp phụ phẩm nhuộm...................................................................................................52

2.4.7.1. Động học hấp phụ.......................................................................................................52

2.4.7.2. Đẳng nhiệt hấp phụ.....................................................................................................53

2.4.7.3. Tái sử dụng chất hấp phụ ...........................................................................................53

2.4.8. Xúc tác quang phân hủy RDB trên MIL-101(Cr) .......................................................53

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................54

3.1. TỔNG HỢP MIL-101(Cr)...............................................................................................54

3.1.1. Tinh chế MIL-101(Cr) ..................................................................................................54

3.1.1.1. Tinh chế MIL-101(Cr) qua nhiều giai đoạn với các dung môi khác nhau...........54

3.1.1.2. Chiết soxhlet ...............................................................................................................57

3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tổng hợp MIL-101(Cr).............................61

3.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.............................................................................................61

3.1.2.2. Ảnh hưởng của pH .....................................................................................................61 3.1.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ Cr(III)/H2BDC............................................................62 3.1.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ H2O/H2BDC ............................................................................65

3.1.2.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ HF/H2BDC ..............................................................................67

3.1.2.6. Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp............................................................................70

3.1.3. Độ bền và điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) ..............................................................72

3.1.3.1. Độ bền của vật liệu trong không khí .........................................................................72

3.1.3.2. Độ bền của MIL-101(Cr) trong nước ở nhiệt độ phòng ..........................................73

3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung môi ở nhiệt độ sôi..................................74

3.1.3.4. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) ............................................................................74

3.1.4. Phân tích kết quả XRD của MIL-101(Cr) ...................................................................78

3.1.5. Phân tích kết quả TEM của MIL-101(Cr) ...................................................................82

3.1.6. Phân tích kết quả BET của MIL-101(Cr) ....................................................................83

3.2. HẤP PHỤ CO2, CH4 TRÊN MIL-101(Cr) ....................................................................85

3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHẨM NHUỘM CỦA VẬT LIỆU MIL-101(Cr) TRONG DUNG DỊCH NƯỚC ...............................................................................89

3.3.1. Ảnh hưởng tốc độ khuấy...............................................................................................90

3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ đầu.........................................................................................92

3.3.3. Ảnh hưởng của kích thước hạt....................................................................................103

3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và cơ chế đề nghị quá trình hấp phụ ..........................105

Page 8: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

vii

3.3.5. Đẳng nhiệt hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) ......................................................109

3.3.6. Tái sử dụng chất hấp phụ ............................................................................................112

3.4. NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG PHẨN HỦY QUANG HÓA PHẨM NHUỘM RDB BẰNG VẬT LIỆU MIL-101(Cr).........................................................................................113

3.4.1. Sự dịch chuyển điện tử trong MIL-101(Cr)...............................................................113

3.4.2. Phân hủy phẩm nhuộm RDB trong dung dịch nước bằng xúc tác quang hóa MIL-101(Cr)....................................................................................................................................119

3.4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ phẩm nhuộm RDB..........................................................120

3.4.2.2. MIL-101(Cr) đóng vai trò như xúc tác dị thể ........................................................120

3.4.2.3. Tái sử dụng xúc tác MIL-101(Cr) ...........................................................................122

KẾT LUẬN...........................................................................................................................124

KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................126

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................127

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................128

Page 9: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Các tham số mao quản tính toán từ đẳng nhiệt hấp phụ......................................... 9

và giải hấp phụ nitơ.................................................................................................................... 9

Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tinh chế ở các điều kiện khác nhau ........11

Bảng 1.3. Chỉ số Miller của MIL-101(Cr) ............................................................................14

Bảng 2.1. Kiểm định F-test để so sánh các mô hình liên quan .............................................37

Bảng 2.2. Các loại hóa chất chính sử dụng trong luận án .....................................................46

Bảng 2.3. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các nhiệt độ khác nhau .......................49

Bảng 2.4. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các pH khác nhau................................49

Bảng 2.5. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau.......49

Bảng 2.6. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau.50

Bảng 2.7. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau ...50

Bảng 2.8. Các mẫu MIL-101(Cr) tổng hợp ở các thời gian khác nhau................................50

Bảng 2.9. Các mẫu MIL-101(Cr) để trong không khí qua nhiều tháng, xử lý khác nhau trước khi kiểm tra XRD...........................................................................................................51

Bảng 2.10. Các mẫu MIL-101(Cr) được ngâm nhiều ngày trong nước ..............................51

Bảng 2.11. Các mẫu MIL-101(Cr) được ngâm trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ sôi ..............................................................................................................................................52

Bảng 3.1. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tinh chế với các dung môi khác nhau .57

Bảng 3.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được chiết soxhlet theo hai cách khác nhau.58

Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu MIL-101(Cr) .....60

Bảng 3.4. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tổng hợp với tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau...........................................................................................................................................64

Bảng 3.5. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau..67

Bảng 3.6. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau.......69

Bảng 3.7. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của vật liệu MIL-101(Cr) tổng hợp được với các kết quả đã được công bố ...................................................................................................71

Bảng 3.8. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) trong các dung dịch điện ly khác nhau........76

Bảng 3.9. Điều kiện nhiễu xạ đối với nhóm không gian mFd3 ...........................................78

Bảng 3.10. Yếu tố trùng lặp khoảng cách không gian đối với hệ lập phương ....................79

Bảng 3.11. Chỉ số Miller có thể có của hệ lập phương đơn giản..........................................80

Page 10: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

ix

và hệ tinh thể có nhóm không gian mFd3 .............................................................................80

Bảng 3.12. Kết quả chỉ số Miller, cường độ nhiễu xạ tính toán và thực nghiệm ................81

Bảng 3.13. Dung lượng hấp phụ của CO2, CH4 trên các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước hạt khác nhau ở 30 bar và 298 K.............................................................................................85

Bảng 3.14. Hằng số tương tác Henry của CO2 và CH4 với các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước khác nhau .......................................................................................................................86

Bảng 3.15. Tham số của hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich đối với sự hấp phụ CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr) ............................................................................88

Bảng 3.16. So sánh dung lượng hấp phụ CO2 trên MIL-101(Cr) trong nghiên cứu này với các công bố trước đây..............................................................................................................88

Bảng 3.17. Ảnh hưởng tốc độ khuấy đến các tham số khuếch tán.......................................91

Bảng 3.18. Kết quả hồi qui một giai đoạn theo mô hình Webber ........................................94

Bảng 3.19. So sánh các mô hình hồi qui tuyến tính một, hai và ba giai đoạn trong Webber.....................................................................................................................................95

Bảng 3.20. Kết quả hồi qui ba giai đoạn theo mô hình Webber..........................................96

Bảng 3.21. Hằng số khuếch tán mao quản, hệ số khuếch tán mao quản và giá trị xi theo ba giai đoạn đối với sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)...........................................................97

Bảng 3.22. Các tham số động học hấp phụ phẩm nhuộm RDB trên vật liệu MIL-101(Cr) xác định theo mô hình động học bậc 1 và bậc 2 phi tuyến tính. ...........................................99

Bảng 3.23. Các tham số động học của mô hình động học bậc 1 phi tuyến tính ba giai đoạn ........................................................................................................................................102

Bảng 3.24. Chuẩn số AICc của các mô hình động học khác nhau .....................................102

Bảng 3.25. Tính chất xốp và dung lượng hấp phụ cân bằng RDB của các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước khác nhau..........................................................................................103

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của kích thước hạt đến các tham số khuếch tán............................104

Bảng 3.27. Các tham số của mô hình động học bậc 2 phi tuyến tính của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau.........................................................................106

Bảng 3.28. Các tham số của các mô hình đẳng nhiệt ..........................................................110

Bảng 3.29. Kết quả F-test cho sự so sánh mô hình Langmuir với mô hình Redlich-Perterson và Toth ...................................................................................................................111

Bảng 3.30. So sánh mô hình Langmuir với các mô hình khác bằng trọng số Akaike (xác suất) và tỉ số chính xác (ER)..................................................................................................111

Page 11: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

x

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang

Hình 1.1. Một số cấu trúc MOFs với các kim loại và phối tử khác nhau ............................. 3

Hình 1.2. Các kiểu liên kết giữa các tâm kim loại và phối tử trong không gian MOFs ....... 4

Hình 1.3. Một số loại các phối tử cầu nối hữu cơ (anion) trong MOFs..................................4 Hình 1.4. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr). .................................. 6

Hình 1.5. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F (b), MIL-101H2O (c) và H2BCD (*) ................................................................................................................................. 8

Hình 1.6. Ảnh SEM và TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt và vi sóng........................................................................................................................10

Hình 1.7. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) tổng hợp bằng phương pháp vi sóng ....................10

Hình 1.8. Ảnh hưởng của anion F- trong tổng hợp thủy nhiệt MIL-101(Cr): (a) Kết quả XRD, (b) kết quả BET của các mẫu được tổng hợp theo các hàm lượng F- khác nhau ...12

Hình 1.9. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trong các công bố khác nhau............................13

Hình 1.10. Đẳng nhiệt hấp phụ của CO2 và CH4 trên nhiều loại MIL-101(Cr) tổng hợp bằng phương pháp khác nhau ở 303 K..................................................................................16

Hình 1.11. Hình ảnh của các phân tử CO2 và CH4 ở một cửa sổ ngũ giác trong MIL-101(Cr) đã được đề hiđrat hóa ở 10, 100 và 1000 kPa .........................................................16

Hình 1.12. Động học hấp phụ bậc nhất của metyl xanh trên điatomit với các nồng độ khác nhau .................................................................................................................................20

Hình 1.13. Cấu trúc MOF-5 bao gồm các tứ diện ZnO4 (các đa diện màu xanh) nối với các benzen đicacboxylat (O: đỏ; C: đen) để tạo ra một cấu trúc lập phương 3D .....................23

Hình 1.14. Phổ huỳnh quang của MOF-5 và hạt nano ZnO .............................................24

Hình 1.15. Quá trình quang vật lý (photophysical process) xảy ra sau khi chiếu xạ vật liệu rắn MOF-5 và một dung dịch nước chứa terephtalat và Zn(II). ..........................................25

Hình 1.16. Giá trị năng lượng vùng cấm của một số MOFs được xếp theo trật tự giảm dần với cấu trúc của phối tử ...........................................................................................................26

Hình 1.17. Đồ thị chuyển hóa của phenol trên nguyên tử kim loại trong MOF-5 .............27

Hình 1.18. Oxy hóa bằng phản ứng quang xúc tác propylen thành axeton và axit propionic dùng MOF làm chất xúc tác quang.........................................................................................27

Hình 2.1. Độ tù của đỉnh gây ra do kích thước hạt nhỏ.........................................................30

Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(P0 – P)] theo P/P0 ..................................34

Page 12: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xi

Hình 2.3. Đường cong mô tả sự hồi qui phi tuyến tính ........................................................41

Hình 2.4. Qui trình tổng hợp MIL-101(Cr)............................................................................47

Hình 3.1. (a) Giản đồ XRD của các mẫu được tinh chế theo cách khác nhau, (b) giản đồ XRD của H2BDC....................................................................................................................55

Hình 3.2. Đồ thị Hall của các mẫu W-MIL-101, E-MIL-101 ..............................................55

Hình 3.3. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được xử lý với các dung môi ................................56

Hình 3.4. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) được tinh chế với các dung môi khác nhau.................................................................................................................57

Hình 3.5. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được chiết soxhlet theo hai cách khác nhau.57

Hình 3.6. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) được chiết soxhlet theo hai cách khác nhau ...................................................................................................................58

Hình 3.7. Phổ FT-IR của mẫu AS-MIL-101(a) và MIL-101-S1 (b).................................59

Hình 3.8. Kết quả EDX của mẫu MIL-101-S1......................................................................60

Hình 3.9. Giản đồ phân tích nhiệt TG-DTA của mẫu MIL-101-S1.....................................60

Hình 3.10. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các nhiệt độ khác nhau...61

Hình 3.11. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các pH khác nhau...............62

Hình 3.12. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau..................................................................................................................................62

Hình 3.13. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau...........................................................................................................................................63

Hình 3.14. Đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các mẫu được tổng hợp với tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau .......................................................................................................64

Hình 3.15. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau 65

Hình 3.16. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau...........................................................................................................................................66

Hình 3.17. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau...........................................................................................................67

Hình 3.18. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau .68

Hình 3.19. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau...........68

Hình 3.20. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau.............................................................................................................69

Page 13: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xii

Hình 3.21. Giản đồ XRD của MIL-101 được tổng hợp ở các thời gian khác nhau: (a) Tổng hợp với HF, (b) Tổng hợp không dùng HF............................................................................70

Hình 3.22. Giản đồ mô tả kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thành phần các chất phản ứng đến tính chất của MIL-101(Cr) ...............................................................................................72

Hình 3.23. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) qua nhiều tháng trong không khí...................73

Hình 3.24. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) ngâm trong nước qua các thời gian khác nhau ở nhiệt độ phòng.......................................................................................................................73

Hình 3.25. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ sôi ......................................................................................................................... 74

Hình 3.26. Đồ thị pH theo pHi của MIL-101(Cr) trong các dung dịch điện ly khác nhau:

(a) nước cất, (b) NaCl, (c) KCl, (d) CaCl2 và (e) BaCl2 ........................................................75

Hình 3.27. Giản đồ XRD và chỉ số Miller của MIL-101(Cr) ...............................................82

Hình 3.28. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) quan sát theo hướng khác nhau .........................82

Hình 3.29. Sơ đồ biểu diễn sự hình thành cấu trúc MIL-101(Cr).........................................83

Hình 3.30. Hồi qui tuyến tính phương trình BET ở giai đoạn đầu của quá trình hấp phụ N2 lên MIL-101(Cr) từ áp suất tương đối 0,05 đến 0,5 ..............................................................84

Hình 3.31. Đẳng nhiệt hấp phụ CO2 (a) và CH4 (b) trên các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước hạt khác nhau ở 298 K ..................................................................................................85

Hình 3.32. Đồ thị q theo P và đường cong các mô hình .......................................................87

Hình 3.33. Khả năng hấp phụ ba loại phẩm nhuộm khác nhau trên vật liệu MIL-101(Cr) ....................................................................................................................................90

Hình 3.34. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm RDB trên MIL-101(Cr).............................................................................................................................90

Hình 3.35. Mô hình khuếch tán mao quản của sự hấp phụ RDB trên các mẫu MIL-101(Cr) ở các tốc độ khuấy khác nhau..........................................................................91

Hình 3.36. Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm RDB trên MIL-101(Cr) ............................................................................................................................92

Hình 3.37. Giản đồ Webber đối với hồi qui ba giai đoạn của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)......................................................................................................................................96

Hình 3.38. Đồ thị kp1 theo nồng độ ban đầu C0......................................................................98

Hình 3.39. So sánh dữ liệu thực nghiệm với mô hình động học bậc 1 và bậc 2 phi tuyến tính của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)..........................................................................99

Page 14: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xiii

Hình 3.40. So sánh dữ liệu thực nghiệm với mô hình động học bậc một phi tuyến tính ba giai đoạn của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)...............................................................101

Hình 3.41. Ảnh hưởng của kích thước hạt MIL-101(Cr) đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm RDB ...........................................................................................................................103

Hình 3.42. Mô hình khuếch tán mao quản của sự hấp phụ RDB trên các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước hạt khác nhau..........................................................................104

Hình 3.43. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) theo thời gian .........................................................................................................................105

Hình 3.44. Đồ thị lnk2 theo 1/T .............................................................................................106

Hình 3.45. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ phẩm nhuộm RDB của MIL-101(Cr)....................................................................................................................................107

Hình 3.46. Đồ thị pH theo pHi của MIL-101(Cr) trong nước cất và trong dung dịch phẩm

nhuộm RDB 100 ppm. ..........................................................................................................107

Hình 3.47. Sơ đồ cơ chế hấp phụ axit – bazơ Lewis. ..........................................................108

Hình 3.48. Sơ đồ mô tả cơ chế khuếch tán của sự hấp phụ RDB trên bề mặt MIL-101(Cr)....................................................................................................................................108

Hình 3.49. Giản đồ qe theo Ce và các đường cong mô hình đẳng nhiệt .............................109

Hình 3.50. Tái sử dụng chất hấp phụ MIL-101(Cr) ..........................................................112

Hình 3.51. Giản đồ XRD sau ba lần tái sử dụng hấp phụ RDB của MIL-101(Cr)...........112

Hình 3.52. Ảnh giản đồ XRD (a) và ảnh SEM (b) của Cr2O3 ............................................113

Hình 3.53. Phổ UV-Vis-DR (a) và giản đồ Tauc của Cr2O3 (b).........................................114

Hình 3.54. Phổ XPS của MIL-101(Cr)(a) và năng lượng liên kết của Cr2p (b) ...............114

Hình 3.55. Phổ UV-Vis-DR (a) và năng lượng của các bước chuyển điện tử của MIL-101(Cr) (b)..............................................................................................................................115

Hình 3.56. Các đơn vị cơ sở tạo thành MIL-101(Cr) ..........................................................116

Hình 3.57. Cụm Cr3O16 của MIL-101(Cr) ...........................................................................116

Hình 3.58. Giản đồ Tanabe-Sugano d3.................................................................................117

Hình 3.59. Sơ đồ mô tả sự chuyển dịch điện tử tương ứng với ba mức năng lượng kích thích trong MIL-101(Cr) .......................................................................................................118

Hình 3.60. Kết quả phân hủy phẩm nhuộm khi chiếu UV và trong tối ........................119

Hình 3.61. Ảnh hưởng của nồng độ đầu RDB đến phản ứng quang xúc tác ...................120

Hình 3.62. Thí nghiệm chứng minh MIL-101(Cr) là xúc tác dị thể. .................................121

Page 15: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xiv

Hình 3.63. Kết quả phổ UV-Vis (a) và COD (b) của dung dịch phẩm nhuộm RDB ở các thời điểm khác nhau với xúc tác MIL-101(Cr) trong điều kiện chiếu UV. ......................122

Hình 3.64. Sự tái sử dụng xúc tác MIL-101(Cr) .................................................................123

Hình 3.65. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trước và sau ba lần sử dụng làm xúc tác phân hủy quang hóa RDB ..............................................................................................................123

Page 16: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

a Hằng số mạng tinh thể

h Hằng số Planck

h, k, l Các chỉ số Miller

Hệ số hấp thụ

Độ rộng nửa chiều cao pic

Độ biến dạng

Số sóng

Thông số tách

A Mật độ quang

AIC Chuẩn số thông tin (Akaike’s Information Criterion)

AICc Chuẩn số thông tin hiệu chỉnh (Akaike’s Information Criterion corrected)

ANOVA Phân tích phương sai (Analysis of variance)

B Tham số Racah

BET Brunauer-Emmett-Teller

COD Nhu cầu oxi hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DTA Phân tích nhiệt vi sai (Differential Thermal Analysis)

EDX Tán xạ tia X (Energy Dispersive X-ray)

Eg Năng lượng chuyển dịch điện tử

ER Tỷ số chính xác (Evidence Ratio)

FT-IR Phổ hồng ngoại (Fourier Transform Infrared Spectroscopy) FWHM Độ rộng nửa chiều cao đỉnh (Full Width at Half Maximum)

H2BDC Acid 1,4-benzene dicarboxylic

MBBs Các khối phân tử (Molecular Building Blocks)

MIL Material Institute Lavoisier

MOFs Vật liệu khung hữu cơ kim loại (Metal Organic Frameworks)

p Giá trị xác suất ý nghĩa

ppm Đơn vị một phần triệu (parts per million) (1 ppm = 1 mg.L-1)

Page 17: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

xvi

RDB Remazol Black B

SBUs Các đơn vị thứ cấp (Secondary Building Units)

SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SEM Hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy)

SPSS-20 Statistical Package for Social Science-20

SSE Tổng bình phương các sai số (Sum of the Squared Errors)

ST Siêu tứ diện (Supertetrahedron)

T Độ truyền quang

TEM Hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy)

TG Biến đổi trọng lượng theo nhiệt độ (Thermogravimetry)

XPS Phổ quang điện tử tia X (X-ray Photoelectron Spectroscopy)

XRD Nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction)

UV-Vis Phổ tử ngoại-khả kiến (Ultra Violet-Visible)

UV-Vis-DR Phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến

(UV-Visible Diffuse Reflectance Spectroscopy)

VOC Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compound)

Page 18: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

1

LỜI NÓI ĐẦU

Vật liệu zeolit với cấu trúc tinh thể vi mao quản đã được ứng dụng rộng rãi

trong nhiều lĩnh vực như hấp phụ [17, 137], tách chất [120], trao đổi ion [48, 126],

đặc biệt là trong xúc tác [34, 154]. Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận

như hệ thống mao quản đồng đều, diện tích bề mặt riêng lớn, có khả năng xúc tác

cho nhiều phản ứng thì loại vật liệu này còn bị hạn chế là kích thước mao quản

nhỏ, không thể hấp phụ cũng như chuyển hóa được các phân tử có kích thước lớn.

Vì vậy, vật liệu khung hữu cơ kim loại (metal organic frameworks, kí hiệu là

MOFs) ra đời đã mở ra một bước tiến mới đầy triển vọng cho ngành nghiên cứu

vật liệu. MOFs có độ xốp khổng lồ, lên đến 90% là khoảng trống [151], với diện

tích bề mặt và thể tích mao quản rất lớn (2000 - 6000 m2.g

-1; 1-2 cm

3.g

-1), hệ

thống khung mạng ba chiều, cấu trúc hình học đa dạng, có cấu trúc tinh thể và tâm

hoạt động xúc tác tương tự zeolit, đặc biệt, bằng cách thay đổi cầu nối hữu cơ và

tâm kim loại có thể tạo ra hàng nghìn loại MOFs có tính chất và ứng dụng như

mong muốn [38, 41, 65, 66, 110, 115]. Do đó, MOFs đã thu hút được sự phát triển

nghiên cứu mạnh mẽ trong suốt một thập kỉ qua. Sau những công bố đầu tiên vào

cuối những năm chín mươi [97, 167], đã có hàng nghìn các nghiên cứu về các vật

liệu MOFs khác nhau được công bố [28, 138]. Nhờ những ưu điểm vượt trội về

cấu trúc xốp cũng như tính chất bề mặt, MOFs trở thành ứng cử viên cho nhiều

ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực hấp phụ và xúc tác như lưu trữ khí [28, 55, 99,

105, 169, 170, 172], phân tách khí [83, 108], xúc tác [66, 71], dẫn thuốc [67, 68],

cảm biến khí [24], làm xúc tác quang [59], vật liệu từ tính [69, 111].

Ở Việt Nam, vật liệu MOFs cũng đang thu hút được sự chú ‎ý của nhiều

nhóm nghiên cứu trong những năm gần đây. Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số

nghiên cứu về loại vật liệu này đã và đang được triển khai ở một số nơi như trường

Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành

phố Hồ Chí Minh, Viện Hoá Học Việt Nam, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Hà

Nội. Trong đó, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí

Minh đã có nhiều công bố về một số vật liệu MOFs như MOF-5, IFMOF-8, IRMOF-3,

Page 19: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

2

MOF-199, Cu(BDC), Cu2(BDC)2,... và ứng dụng của các vật liệu này trong phản ứng

xúc tác dị thể như ankyl hóa Friedel–Crafts, axyl hóa Friedel–Crafts, phản ứng ngưng

tụ Paal–Knorr,... [121-123, 130-135, 158].

Trong số các MOFs, MIL-101(Cr) (MIL: Material Institute Lavoisier) được

tổng hợp lần đầu tiên vào năm 2005, là một trong những loại vật liệu mới và có nhiều ưu

điểm nhất [146]. MIL-101(Cr) có diện tích bề mặt rất lớn (SBET = 4100 m2.g

-1, Vmao quản =

2 cm3.g

-1) và có độ bền cao nhất trong họ MOFs [41, 146]. Mặc dù MIL-101(Cr) đã

thu hút được sự phát triển nghiên cứu rất mạnh trong những năm gần đây [22, 77],

nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu về loại vật liệu này còn khá hạn chế. Theo tìm

hiểu của chúng tôi, cho đến nay chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh và hệ thống về

MIL-101(Cr) được công bố.

Giống như các MOFs khác, MIL-101(Cr) có độ xốp lớn nên đã được ứng

dụng rộng rãi trong hấp phụ, lưu trữ khí [66, 171] và xúc tác [82, 142] nhưng nhiều

tiềm năng ứng dụng khác của loại vật liệu này vẫn chưa được khai thác như hấp phụ

phẩm nhuộm trong dung dịch nước [58], phản ứng xúc tác quang hóa,...

Vì những l‎ý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp và

khảo sát tính chất hấp phụ, hoạt tính xúc tác quang của vật liệu MIL-101(Cr)”.

Cấu trúc của luận án:

Lời nói đầu.

Chương 1: Tổng quan tài liệu.

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả và thảo luận.

Kết luận.

Kiến nghị.

Danh mục các công trình có liên quan đến luận án.

Tài liệu tham khảo.

Phụ lục.

Page 20: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. GIỚI THIỆU VẬT LIỆU KHUNG HỮU CƠ KIM LOẠI (MOFS)

Vật liệu khung hữu cơ kim loại (MOFs) gồm các vật liệu lai tinh thể mao

quản vô cơ-hữu cơ và là một họ mới trong lĩnh vực vật liệu mao quản. Do có diện

tích bề mặt và độ xốp lớn, vật liệu MOFs đã tạo ra một sự phát triển đột phá trong

suốt thập kỉ qua trong lĩnh vực hấp phụ và xúc tác [25, 40, 41, 66, 72, 140, 141, 169].

MOFs được cấu trúc từ các ion hoặc các cụm ion kim loại với các cầu nối

hữu cơ (organic linkers) trong không gian ba chiều, là các vật liệu xốp chứa cả mao

quản trung bình và vi mao quản. Tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp, loại ion kim

loại hoặc cầu nối hữu cơ có thể thu được các loại vật liệu MOFs khác nhau như

MIL-101, MOF-5, MIL-125, MIL-47, MOF-77, MIL-53…

Cơ chế hình thành vật liệu MOFs: Các đơn vị thứ cấp (secondary building

units, SBUs) được xây dựng từ các đơn vị sơ cấp là các cation kim loại hoặc các

cụm kim loại và các anion cầu nối hữu cơ tự sắp xếp nhờ liên kết cộng hóa trị để

hình thành nên các khối phân tử (molecular building blocks, MBBs) trong mạng

lưới không gian ba chiều. Hình 1.1 trình bày một số đơn vị cấu trúc của một số

loại MOFs.

Hình 1.1. Một số cấu trúc MOFs với các kim loại và phối tử khác nhau [168]

Page 21: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

4

Các kiểu liên kết giữa trung tâm kim loại (Cr, Cu, Zn, Al, Ti, V, Fe…) với

các phối tử trong MOFs được trình bày ở Hình 1.2 và Hình 1.3 là một số ví dụ về

các loại phối tử làm cầu nối hữu cơ trong MOFs.

M M

M M

C¸c ion kim lo¹i hoÆc c¸c m¶nh kim lo¹i-phèi tö víi c¸c t©m phèi trÝ tù do

M M MM

M M M

M M

M M

M

M

M

M

M

M

MM

M

M

M M

M

M

M

M M

M M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

Polime cÊu tróc chuçi 1D

Polime cÊu tróc m¹ng l­íi 2D

Polime cÊu tróc khung 3D

C¸c phèi tö ®a hãa trÞ

Hình 1.2. Các kiểu liên kết giữa các tâm kim loại và phối tử trong không gian MOFs [73]

O

OO

O O

O

O

O

O

O

O

O

O

O

O

O

OO

Benzen-1,4-®icacboxylat,terephtalat1,4-BDC

OxalatOX

Benzen-1,3-®icacboxylat,isophtalat1,3-BDC

Benzen-1,3,5-tricacboxylat

BTC

Hình 1.3. Một số loại các phối tử cầu nối hữu cơ (anion) trong MOFs [73]

Do tính linh động của các cầu nối hữu cơ và các kiểu liên kết cộng hóa trị

khác nhau với kim loại nên rất khó để dự đoán được cấu trúc cuối cùng của sản

phẩm MOFs. Cấu trúc khung của vật liệu MOFs có thể chịu ảnh hưởng của nhiều

yếu tố như nhiệt độ, thời gian nung, dung môi, pH cũng như bản chất của kim loại

và các phối tử.

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội về diện tích bề mặt và tính chất xốp

nhưng các vật liệu MOFs có nhược điểm chính là độ bền nhiệt và hóa học thấp, dễ

bị thủy phân trong môi trường ẩm. Ngoại trừ một số ít vật liệu MOFs như MOF-74,

Page 22: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

5

MIL-101(Al), MIL-101(Cr) và MIL-53(Al) có độ bền cao đối với hơi nước và

nhiều dung môi hữu cơ [41, 150].

1.2. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

MIL-101(Cr) (MIL: Material Institute Lavoisier) là một thành viên trong họ

vật liệu MOFs, được Férey và cộng sự [41] tổng hợp lần đầu tiên vào năm 2005.

Đây là vật liệu có nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền và cấu trúc so với nhiều MOFs

khác.

Hình 1.4 trình bày quá trình hình thành vật liệu MIL-101(Cr) từ các đơn vị

theo mô phỏng của Hong và cộng sự [66]. Trong đó, liên kết cộng hóa trị giữa các

cụm vô cơ và các cầu nối hữu cơ trong không gian ba chiều (3D) tạo thành vật liệu

lai mao quản. Theo sự mô phỏng này, đầu tiên các cụm trime bát diện 3O liên kết

với các cầu nối terephtalat tạo thành các siêu tứ diện (supertetrahedron, ST). Trong

đó các cụm trime 3O gồm ba nguyên tử Cr ở tâm của các hình bát diện liên kết với

bốn nguyên tử oxi của các nhóm cacboxylat, oxi chung của cụm 3O và một phân

tử cuối (terminal) hoặc H2O hoặc F-. Kết quả là có ba tâm cuối (terminal) trong mỗi

trime 3O và tỷ lệ F-/H2O là 1:2. Sau khi đề hiđrat hóa để loại bỏ các phân tử cuối

này sẽ thu được các tâm axit Lewis trong MIL-101(Cr). Bốn đỉnh của siêu tứ diện

được chiếm bởi các trime còn sáu cạnh của nó được cấu trúc bởi các cầu hữu cơ.

Cấu trúc của MIL-101(Cr) được hình thành từ các siêu tứ diện thuộc kiểu lập

phương (nhóm không gian 3Fd m ) với chiều dài của ô mạng đơn vị a 89 Å [41,

66]. Sự kết nối của các siêu tứ diện thông qua các đỉnh trong mạng lưới 3D có thể

tích tế bào rất lớn (702000 Å3). Các siêu tứ diện có cấu trúc vi mao quản với kích

thước cửa sổ 8,6 Å. Khung cấu trúc MIL-101(Cr) gồm hai loại lồng mao quản

trung bình được lấp đầy bởi các phân tử dung môi hoặc các phân tử không tham gia

phản ứng. Một lồng được tạo ra từ 20 ST và một lồng được tạo ra từ 28 ST với tỷ lệ

2:1 và đường kính tự do bên trong tương ứng là 29 Å và 34 Å. Thể tích mao quản

tương ứng với lồng trung bình 12,700 cm3.g

-1 và lồng lớn 20,600 cm

3.g

-1. Lồng

trung bình gồm các cửa sổ ngũ giác kích thước 12 Å, trong khi đó lồng lớn gồm cả

cửa sổ ngũ giác và lục giác với kích thước từ 14,5 Å đến 16 Å [26, 41, 66, 93].

Page 23: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

6

Hình 1.4. Các đơn vị cơ sở và cấu trúc tinh thể của MIL-101(Cr). a) Cụm trime 3O,

b) siêu tứ diện, c) một đa diện trong không gian 3D với kiến trúc zeolit của MIL-101(Cr),

d) cửa sổ ngũ giác và lồng trung bình, e) lồng lớn và cửa sổ lục giác [66]

MIL-101(Cr) với cấu trúc đặc biệt đã sở hữu nhiều đặc tính quan trọng như

diện tích bề mặt BET và Langmuir khổng lồ (4100 m2.g

-1 và 5900 m

2.g

-1 tương

ứng), thể tích mao quản rất lớn (2 cm3.g

-1) và đường kính mao quản trung bình (29 -

34 Å) [41]. Sau thành công của nhóm Férey [41] và cộng sự, có rất nhiều các nhóm

nghiên cứu khác đã tổng hợp và ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr). Tuy nhiên, rất khó

để thu được vật liệu MIL-101(Cr) với diện tích BET lớn hơn 3200 m2.g

-1 [169, 170].

Nguyên nhân có thể được giải thích là do quá trình tinh chế chưa loại bỏ hoàn toàn

được các chất không phản ứng còn lại bên trong cũng như bên ngoài mao quản.

Ngoài ra, các yếu tố như nhiệt độ, pH, tỷ lệ các chất phản ứng, thời gian phản ứng

và loại thiết bị phản ứng cũng được chứng minh là có ảnh hưởng lớn đến quá trình

hình thành tinh thể MIL-101(Cr).

Do có độ bền thủy nhiệt cao và các tính chất cấu trúc đặc biệt nên MIL-101(Cr)

đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây, đặc biệt là ở lĩnh

vực hấp phụ khí. Với phạm vi của một luận án, chúng tôi chỉ nêu một số các ứng

dụng của MIL-101(Cr) như:

- Lưu trữ khí H2 [99].

- Hấp phụ khí (CO2, CH4, H2S) [28, 55, 104, 105, 172].

Page 24: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

7

- Hấp phụ các hiđrocacbon [159].

- Phân tách khí [150].

- Hấp phụ các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) [66].

- Hấp phụ phẩm nhuộm trong dung dịch nước [25, 58].

- Sử dụng MIL-101(Cr) trực tiếp trong các phản ứng oxy hóa [82].

- Chức năng hóa bề mặt của MIL-101(Cr) để xúc tác cho các phản ứng khác

nhau [36, 66, 109, 119, 171].

- Xúc tác sinh học [50].

- Ứng dụng làm chất dẫn thuốc [113].

1.3. PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP MIL-101(Cr)

1.3.1. Tổng hợp thủy nhiệt

Tổng hợp thủy nhiệt có thể được định nghĩa là phương pháp tổng hợp các

đơn tinh thể dựa vào sự hòa tan của các khoáng vô cơ trong nước nóng ở áp suất

cao. Phương pháp này đã được Férey [41] và nhiều nhóm nghiên cứu khác [28, 109]

đã sử dụng để tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr). Một hỗn hợp gồm axit terephtalic

(H2BDC), crom (III) nitrat nonahydrat Cr(NO3)3·9H2O, axit flohiđric HF và H2O

cho vào bình teflon, đưa vào tủ sấy ở 220oC trong 8 giờ.

Trong tổng hợp thủy nhiệt MIL-101(Cr), nhiệt độ tổng hợp ảnh hưởng lớn

đến độ kết tinh và tốc độ ngưng tụ của các cụm trime crom. Theo Hong và cộng sự

[66], các tinh thể MIL-101(Cr) dễ dàng thu được ở nhiệt độ 200 đến 220oC và ở pH < 2.

Điều này cho thấy một khoảng nhiệt độ tương đối hẹp để tạo thành MIL-101(Cr). Ngoài

ra, thời gian tổng hợp và thành phần của các chất phản ứng cũng ảnh hưởng không

nhỏ đến sự hình thành MIL-101(Cr). Ví dụ, nếu kéo dài thời gian phản ứng tổng

hợp MIL-101(Cr) đến 16 giờ ở 210oC, pha mới MIL-53 sẽ xuất hiện.

Loiseau và Férey cho rằng anion F- đóng vai trò như tác nhân khoáng hóa để

tăng độ kết tinh của vật liệu vi mao quản cũng như sự hình thành pha tinh thể trong

MOFs [106]. Chẳng hạn trong quá trình tổng hợp zeolit beta, ảnh hưởng khoáng

hóa của anion florua dẫn đến làm yếu liên kết hiđro của các tiền chất nhôm silicat

hiđrat, kết quả là sự tạo thành các hạt nhân hữu hiệu tăng lên. Khi tổng hợp MIL-100,

florua được xem là tác nhân khoáng hóa làm tăng độ kết tinh và tăng sự phát triển

Page 25: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

8

tinh thể của sản phẩm cuối cùng. Thực tế, florua liên quan đến liên kết cuối của

trime crom và thay thế một phần phân tử nước cuối gắn với crom trong MIL-100 [106].

Sự ảnh hưởng của anion florua trong tổng hợp MIL-101(Cr) được tin tưởng rằng

tương tự như trong MIL-100. Tuy vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu nhiều hơn

để hiểu rõ về vai trò của florua.

Những thuận lợi của phương pháp thủy nhiệt là đơn giản, dễ thực hiện, tạo ra

các pha tinh thể có độ bền cao, có thể kiểm soát hình thái bằng cách thay đổi điều

kiện tổng hợp. Vì vậy, đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong tổng

hợp MIL-101(Cr). Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp

thủy nhiệt để tổng hợp vật liệu.

1.3.2. Phương pháp dung môi nhiệt

Phương pháp dung môi nhiệt hoàn toàn tương tự như phương pháp thủy

nhiệt, chỉ khác là sử dụng dung môi hữu cơ trong hỗn hợp phản ứng. Yang và cộng

sự [169] đã dùng phương pháp này để tổng hợp MIL-101(Cr) với dung môi

tetramethyl ammonium hydroxide (TMAOH), pH trong hỗn hợp được điều chỉnh

trong khoảng 6,0 – 6,5. Nhóm tác giả này đã so sánh MIL-101(Cr) được tổng hợp

theo phương pháp dung môi nhiệt ký hiệu là MIL-101TM, phương pháp thủy

nhiệt dùng HF ký hiệu là MIL-101F và phương pháp thủy nhiệt không dùng HF ký hiệu

mẫu là MIL-101H2O. Giản đồ XRD của các loại MIL-101(Cr) trình bày ở Hình 1.5.

Hình 1.5. Giản đồ XRD của MIL-101TM (a), MIL-101F (b), MIL-101H2O (c) và

H2BCD (*) [169]

Page 26: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

9

Kết quả cho thấy sử dụng dung môi TMAOH cho vật liệu có độ kết tinh cao

và loại bỏ axit triệt để hơn. Ngoài ra, kết quả đẳng nhiệt hấp phụ giải hấp phụ nitơ

cũng chỉ ra rằng phương pháp dung môi nhiệt cho vật liệu MIL-101(Cr) có tính chất

bề mặt tốt hơn như trình bày ở Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các tham số mao quản tính toán từ đẳng nhiệt hấp phụ

và giải hấp phụ nitơ [169]

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1)

Thể tích mao quản

(cm3.g

-1)

MIL-101TM 3197 4546 1,73

MIL-101F 3184 4449 1,53

MIL-H2O 2250 3138 1,24

Thuận lợi của phương pháp dung môi nhiệt trong tổng hợp MIL-101(Cr) là

có thể loại bỏ được axit hữu cơ dư trong quá trình tổng hợp, không cần phải tinh

chế sản phẩm sau khi tổng hợp.

1.3.3. Phương pháp vi sóng

Sử dụng lò vi sóng trong tổng hợp vật liệu MOFs chỉ mới được phát triển

trong những năm gần đây [66], nhưng kĩ thuật này đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ

trong lĩnh vực tổng hợp vật liệu do các thuận lợi như kiểm soát được kích thước

mao quản và dạng hình học của các tinh thể, thời gian kết tinh nhanh hơn rất nhiều

so với các phương pháp thông thường [74, 124]. Từ sau công bố đầu tiên [75] về

việc tổng hợp vật liệu MIL-100 bằng phương pháp vi sóng, phương pháp này đã

tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) cũng như các

vật liệu MOFs khác cho đến ngày nay [66].

MIL-101(Cr) thu được bằng phương pháp vi sóng có kích thước rất nhỏ, đặc

biệt khi thời gian kết tinh ngắn, sản phẩm thu được có kích thước cỡ nanomet

(Hình 1.6c-f). Thật vậy, kích thước tinh thể MIL-101(Cr) tổng hợp bằng phương

pháp vi sóng chỉ khoảng 40 đến 90 nm khi thời gian tinh thể hóa trong vài phút. Tuy

nhiên, khi kéo dài thời gian tổng hợp (trên 40 phút), MIL-101(Cr) thu được có dạng

hình lập phương tương tự như sản phẩm thu được bằng phương pháp tổng hợp thủy

Page 27: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

10

nhiệt. Mặc dù vậy, có rất ít nghiên cứu MOFs dạng hạt nano (zero chiều) cho dù nó

cũng có thể có những tính chất độc đáo như những hạt nano vô cơ [66].

Hình 1.6. Ảnh SEM và TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy

nhiệt và vi sóng: (a) và (b) lần lượt là ảnh SEM và TEM của MIL-101(Cr) tổng hợp

bằng phương pháp thủy nhiệt ở 220oC trong 8 giờ [93]; ảnh SEM của MIL-101(Cr) tổng

hợp bằng vi sóng với thời gian khác nhau [76] c)1 phút, d) 2 phút, e) 10 phút, f) 40 phút

Phương pháp vi sóng cũng được Khan và cộng sự [80] sử dụng để tổng hợp

MIL-101(Cr). Tác giả nhận thấy rằng trong điều kiện thích hợp có thể tạo thành các

hạt nano kích thước khoảng 50 nm (Hình 1.7).

Hình 1.7. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) tổng hợp bằng phương pháp vi sóng [80]

Page 28: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

11

1.3.4. Phương pháp tinh chế MIL-101(Cr)

Tinh chế vật liệu MIL-101(Cr) mới tổng hợp là một giai đoạn quan trọng

trong quá trình tổng hợp để thu được sản phẩm có diện tích bề mặt và thể tích mao

quản cao. Vì vậy, cùng với việc nghiên cứu các phương pháp tổng hợp vật liệu, có

rất nhiều công bố về các phương pháp tinh chế khác nhau cho MIL-101(Cr) [41, 66,

99, 173]. Tuy nhiên, diện tích bề mặt cũng như thể tích mao quản thu được từ các

công bố trước đây vẫn chưa cao, ngoại trừ kết quả của nhóm nghiên cứu Férey và

cộng sự [41, 66] (SBET > 4000 m2/g), nhưng kết quả này không lặp lại trong hầu hết

các công bố khác [28, 110]. Bảng 1.2 trình bày diện tích bề mặt riêng và thể tích

mao quản của MIL-101(Cr) được tinh chế bằng những phương pháp khác nhau.

Bảng 1.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tinh chế ở các điều kiện khác nhau

Tinh chế SBET (m2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1)

Tài liệu tham

khảo

Lọc bằng phễu lọc thủy tinh 2800 1,37 [66]

Lọc bằng phễu lọc thủy tinh, ngâm

nước và etanol 3780 1,74 [66]

Lọc bằng phễu lọc thủy tinh, ngâm

nước, etanol và NH4F 4230 2,15 [66]

Lọc bằng phễu lọc thủy tinh, nước

nóng, etanol 2931 1,45 [99]

N,N-dimethylformamide và etanol 2220 1,13 [148]

N,N-dimethylformamide 3200 2,10 [110]

N,N-dimethylformamide và etanol 2674 1,38 [28]

Nhìn chung, các dung môi thường sử dụng để tinh chế MIL-101(Cr) là N,N-

dimethylformamide, etanol và dung dịch NH4F [28, 66, 142]. Tùy thuộc vào thời

gian tinh chế, nhiệt độ, số lần xử l‎ý dẫn đến các cách thức sử dụng các loại dung

môi này khác nhau trong các công bố. Tuy nhiên, MIL-101(Cr) thu được có diện

tích bề mặt đều không lớn hơn 3200 (m2.g

-1) [28, 80, 142].

Page 29: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

12

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp chiết soxhlet được giới thiệu

để tinh chế vật liệu MIL-101(Cr). Mặc dù phương pháp này đã được sử dụng rộng

rãi trong trích ly tinh dầu chất hữu cơ nhưng nó chưa từng được sử dụng trong tinh

chế vật liệu xúc tác. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là một phương pháp tinh chế hiệu

quả và ổn định cho việc tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) có diện tích bề mặt và thể

tích mao quản cao.

1.3.5. Tối ưu hóa các điều kiện tổng hợp

Điều kiện tổng hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tinh

thể MIL-101(Cr) và tính chất xốp của nó. Tuy nhiên, có rất ít công bố nghiên cứu

về vấn đề này.

Đầu tiên Férey [41] và cộng sự đã tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) với tỷ lệ

mol H2BDC:Cr(NO3)3:HF:H2O = 1:1:1:265, sau đó chỉ có một vài công bố nghiên

cứu ảnh hưởng của các thành phần này. Năm 2009, Hong và cộng sự [66] đã khảo

sát ảnh hưởng của tỷ lệ mol HF/Cr và cho kết quả tối ưu ở tỷ lệ HF/Cr = 0,25 (Hình

1.8). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này chưa giải thích thỏa đáng kết quả thu được

và chưa khảo sát vai trò thúc đẩy quá trình tinh thể hóa của HF ở các thời gian

khác nhau.

Hình 1.8. Ảnh hưởng của anion F-

trong tổng hợp thủy nhiệt MIL-101(Cr):

(a) Kết quả XRD, (b) kết quả BET của các mẫu được tổng hợp theo

các hàm lượng F- khác nhau [66]

Page 30: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

13

Yang và cộng sự [169] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ TMAOH/H2BDC

và H2BDC/Cr(NO3)3 khi tổng hợp MIL-101(Cr) bằng phương pháp dung môi nhiệt. Kết

quả tối ưu thu được với tỷ lệ mol Cr(NO3)3:H2BDC:TMAOH:H2O = 1:1:0,25:280. Tuy

nhiên, vật liệu MIL-101(Cr) thu được từ nghiên cứu này vẫn có diện tích bề mặt

không cao (3197 m2.g

-1).

Vì vậy, trong luận án chúng tôi nghiên cứu khảo sát các điều kiện tối ưu để

tổng hợp MIL-101(Cr) có diện tích bề mặt và thể tích mao quản lớn.

1.3.6. Kết quả XRD của MIL-101(Cr)

Hình 1.9a trình bày XRD của MIL-101(Cr) được công bố lần đầu tiên bởi

Férey và cộng sự [41]. Kết quả cho thấy các nhiễu xạ đặc trưng của MIL-101(Cr) ở

2 trong khoảng từ 1 đến 10, đặc biệt nhiễu xạ rất sắc và mạnh ở khoảng 1,7

cũng

được quan sát rất rõ ràng. Trong đó, đỉnh nhiễu xạ ở khoảng 1,7 chứng minh sự có

mặt của mao quản trung bình trong vật liệu MIL-101(Cr). Tuy nhiên, đỉnh này

không xuất hiện trong các công bố khác [66, 103, 169, 173], minh họa ở Hình 1.9b.

Điều này chứng tỏ nhiễu xạ này không ổn định.

Hình 1.9. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trong các công bố

khác nhau: (a) [41], (b) [173]

Ngoài ra, chỉ số Miller của MIL-101(Cr) chưa được nghiên cứu nhiều, đến

nay chỉ có một số ít tác giả [41, 169] công bố chỉ số Miller của MIL-101(Cr) như

trình bày ở Bảng 1.3.

Page 31: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

14

Bảng 1.3. Chỉ số Miller của MIL-101(Cr) [169]

2 (Å) h k l

2,83 31,218 0 2 2

3,31 26,765 1 1 3

4,01 22,025 0 1 4

5,18 17,060 1 1 5

5,86 15,081 1 3 5

8,45 10,463 2 2 8

9,07 9,750 3 5 7

10,33 8,562 2 2 10

11,23 7,879 0 8 8

16,53 5,362 5 9 13

16,89 5,246 4 4 16

17,27 5,135 10 10 10

19,60 4,529 8 8 16

Để xác định chỉ số Miller của một số chất vô cơ mới, người ta thường dùng

phương pháp tinh giản Rietveld. Trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ áp dụng

phương pháp này để xác định chỉ số Miller của MIL-101(Cr).

1.3.7. Xác định diện tích bề mặt của MIL-101(Cr)

Khi áp dụng mô hình BET, khoảng áp suất tương đối từ 0,01 đến 0,35 được

chấp nhận rộng rãi để tính toán diện tích bề mặt của vật liệu vi mao quản và mao

quản trung bình [49]. Tuy nhiên, việc tính toán dựa vào số liệu hấp phụ hay giải hấp

phụ chính xác hơn đối với vật liệu vi mao quản hay mao quản trung bình cũng là

vấn đề gây tranh luận [49].

Đối với vật liệu mới MOFs, hầu hết các bài báo đều công bố diện tích bề

mặt của vật liệu MIL-101(Cr) được tính theo cả hai phương pháp Langmuir và BET

và sử dụng khoảng áp suất tương đối (P/P0) từ 0,01 đến 0,35 mà không có một sự l‎ý

giải nào cho sự tính toán và lựa chọn này [41, 71]. Chúng tôi chưa tìm thấy một

công bố nào phân tích một cách chi tiết kết quả hấp phụ - khử hấp phụ N2 để khẳng

định khoảng áp suất thích hợp nhất cũng như phương pháp nào tối ưu để tính diện

tích bề mặt của MIL-101(Cr). Vì vậy, câu hỏi đặt ra đối với vật liệu MOFs: Diện

tích bề mặt tính theo mô hình nào chính xác hơn? Khoảng áp suất nào là thích hợp

nhất cho sự tính toán này? Diện tích bề mặt nên tính theo dữ liệu hấp phụ hay khử

hấp phụ? Tất cả những vấn đề này sẽ được trình bày trong nghiên cứu của chúng tôi.

Page 32: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

15

1.4. ỨNG DỤNG VẬT LIỆU MOFS LÀM CHẤT HẤP PHỤ KHÍ

Cacbon đioxit (56%) và metan (18%) là những khí chính gây ra hiệu ứng nhà

kính nhưng chúng cũng là nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch trong tương lai

[66, 81, 104]. Sự lưu giữ CO2 và CH4 bằng chất hấp phụ rắn là một phương pháp

hiệu quả thay thế các phương pháp truyền thống như dùng kiềm hay các hợp chất

amin [35], hoặc một số loại vật liệu hấp phụ khác như zeolit hay than hoạt tính do

giá thành thấp và sự tái sử dụng MIL-101(Cr) cũng xảy ra trong điều kiện ôn hòa,

không giống như zeolit hay các vật liệu mao quản khác [112].

Để phân tích quá trình hấp phụ khí trên MOFs, nhiều tác giả [23, 29, 105] đã

sử dụng hằng số Henry mô tả định lượng sự tương tác giữa chất hấp phụ và chất bị

hấp phụ. Hằng số Henry được xác định bằng phương pháp ngoại suy từ mô hình

đẳng nhiệt Virial thường được mô tả bằng phương trình [23]:

2exp( )q

P Bq CqH

(1.1)

Trong đó, B (g.mmol-1

) và C (g.mmol-1

)2 là hệ số Virial, H là hằng số Henry

(mmol.g-1

.bar-1

), P là áp suất (bar) và q là dung lượng hấp phụ (mmol.g-1

).

Các nghiên cứu [29, 105] về sự hấp phụ CO2 và CH4 trên vật liệu MIL-101(Cr)

cho thấy hằng số Henry của MIL-101(Cr) với CO2 cao hơn nhiều so với CH4.

Nguyên nhân do CO2 tương tác mạnh với bề mặt của MIL-101(Cr) cũng như các

vật liệu MOFs khác. Phổ hồng ngoại IR cho thấy CO2 tạo thành liên kết cộng hóa trị

với các tâm axit Lewis Cr(III) (O=C=O…Cr3+

) [92, 105]. Tuy nhiên, các tâm axit

này thường bị ngộ độc do axit terephtalic dư hay các phân tử nước [91, 105, 163].

Vì vậy, quá trình hoạt hóa bề mặt ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng hấp phụ CO2 trên

MIL-101(Cr), sự ảnh hưởng này được mô tả trên Hình 1.10. Hay nói cách khác,

dung lượng hấp phụ của CO2 trên MIL-101(Cr) không những phụ thuộc diện tích

của bề mặt mà còn phụ thuộc vào tính chất của bề mặt vật liệu [105]. Mặc dù vậy,

sự hấp phụ CO2 trên MIL-101(Cr) vẫn chưa đạt bão hòa ở áp suất 5 Mpa và 303 K.

Trong khi đó, từ Hình 1.10 chúng ta cũng có thể thấy sự hấp phụ của CH4 gần như

không phụ thuộc vào quá trình hoạt hóa, nguyên nhân là do sự tương tác yếu của

các phân tử CH4 đối với bề mặt. Vì vậy, sự hấp phụ CH4 trên MIL-101(Cr) vẫn

không đạt được bão hòa cho đến áp suất 8 Mpa ở 303 K [105].

Page 33: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

16

Hình 1.10. Đẳng nhiệt hấp phụ của CO2 và CH4 trên nhiều loại MIL-101(Cr) tổng hợp

bằng phương pháp khác nhau ở 303 K. MIL-101a (mới tổng hợp, ký hiệu dấu vuông);

MIL-101b (MIL-101(Cr) hoạt hóa bằng etanol nóng, ký hiệu hình thoi); MIL-101c

(MIL-101(Cr) hoạt hóa bằng etanol nóng và NH4F, ký hiệu hình tròn) [105]

Ngoài ra, hình ảnh về sự hấp phụ của CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr) trong

một cửa sổ ngũ giác ở các áp suất khác nhau cũng được mô phỏng bởi Chen và

cộng sự [26] (Hình 1.11).

Hình 1.11. Hình ảnh của các phân tử CO2 và CH4 ở một cửa sổ ngũ giác trong

MIL-101(Cr) đã được đề hiđrat hóa ở 10, 100 và 1000 kPa với các kí hiệu màu:

CO2 màu xanh lá cây, CH4 màu hồng, Cr màu cam, C màu xanh da trời, H màu

trắng, O màu đỏ [26]

Page 34: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

17

Ở 10 kpa, các phân tử chất bị hấp phụ chiếm các vị trí trong siêu tứ diện, ở

100 kPa, sự hấp phụ tăng lên, các phân tử chất bị hấp phụ chiếm cả các siêu tứ diện

và cửa sổ ngũ giác. So với CH4, các phân tử CO2 hấp phụ trên các cạnh của cửa sổ

ngũ giác ở gần các tâm Cr (III) hơn. Khi áp suất tăng lên 1000 kPa, các phân tử chất

bị hấp phụ tập trung nhiều hơn ở cửa sổ ngũ giác. Áp suất càng cao, các lồng mao

quản trung bình dần dần được lấp đầy bởi các phân tử chất bị hấp phụ.

1.5. HẤP PHỤ PHẨM NHUỘM BẰNG VẬT LIỆU MIL-101(Cr) VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ

1.5.1. Nghiên cứu hấp phụ phẩm nhuộm bằng vật liệu MIL-101(Cr)

Mặc dù vật liệu MIL-101(Cr) được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực hấp phụ

khí [94, 103, 104] và xúc tác [110, 142], nhưng việc nghiên cứu hấp phụ phẩm

nhuộm trong pha lỏng còn rất hạn chế. Hague và cộng sự [58] đã so sánh khả năng

hấp phụ của hai loại crom benzen đicacboxylat MIL-101(Cr) và MIL-53 đối với

metyl da cam (MO). Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ và hằng số động học hấp

phụ của MIL-101(Cr) cao hơn MIL-53 đã thể hiện tầm quan trọng của tính chất xốp

và kích thước mao quản của vật liệu đối với quá trình hấp phụ phẩm nhuộm. Kết

quả hấp phụ MO ở các nhiệt độ khác nhau cho thấy dung lượng hấp phụ tăng khi

tăng nhiệt độ và các tham số nhiệt động lực học G < 0 và H > 0 chứng tỏ quá

trình hấp phụ tự xảy ra và thu nhiệt. Nguyên nhân của sự hấp phụ MO lên các

MOFs là do tương tác tĩnh điện giữa anion MO với các tâm Cr3+

tích điện dương.

MIL-101(Cr) hay MIL-53 sau khi hấp phụ có thể được giải hấp dễ dàng bằng sóng

siêu âm. Ở một nghiên cứu khác, Hasan và cộng sự [61] đã nghiên cứu hấp phụ

naproxen và axit clofibric bằng một số loại MOFs, kết quả cho thấy rằng khả năng

hấp phụ giảm theo trật tự MIL-101(Cr) > MIL-100 > cacbon hoạt tính. Cơ chế hấp

phụ quyết định bởi tương tác tĩnh điện giữa chất bị hấp phụ và MOFs. Ngoài ra,

tương tác hấp phụ giữa MIL-101(Cr) và uranine cũng đã được nghiên cứu bởi Leng

và cộng sự [95], kết quả cho thấy MIL-101(Cr) có thể được sử dụng như là một chất

hấp phụ có hiệu quả và dễ tái sử dụng để loại bỏ uranine khỏi dung dịch nước. Để

mở rộng hướng ứng dụng MIL-101(Cr) trong lĩnh vực xử lý phẩm nhuộm, trong

Page 35: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

18

luận án này chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ phẩm nhuộm RDB, một loại

phẩm nhuộm anion được dùng phổ biến trong công nghệ dệt nhuộm.

1.5.2. Một số vấn đề về nghiên cứu hấp phụ

1.5.2.1. Đẳng nhiệt hấp phụ

Đẳng nhiệt hấp phụ là phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp phụ với

áp suất (nồng độ) cân bằng của chất bị hấp phụ tại một nhiệt độ không đổi (T = const).

Có nhiều mô hình đẳng nhiệt được thiết lập và được ứng dụng phổ biến như: đẳng

nhiệt Langmuir [90], Freundlich [44], Halsey [136], Elovich [107], Temkin [156],

Fowler-Guggenheim [43], Redlich-Peterson [139], Sips [153], Langmuir-

Freundlich [160], Toths [157]. Dựa vào số tham số, người ta có thể chia các mô

hình này thành hai nhóm: Nhóm phương trình hai tham số (bao gồm Langmuir,

Freundlich….); nhóm phương trình ba tham số (bao gồm Redlich-Perterson, Toths,

Sips…). Theo những công bố gần đây, các mô hình ba tham số có khuynh hướng

tương thích (goodness fit) với số liệu thực nghiệm hơn là các mô hình hai tham số.

Tuy vậy, thực tế các mô hình hai tham số như Langmuir và Freundlich vẫn được sử

dụng rộng rãi nhất.

Các nhà khoa học có nhiều nỗ lực tìm cách đánh giá các mô hình, xem xét

mô hình nào tương thích với số liệu thực nghiệm nhất. Allen và cộng sự [10] đã

nghiên cứu 5 mô hình đẳng nhiệt và 6 hàm sai số khác nhau để tối ưu hóa quá trình

hấp phụ phẩm nhuộm bazơ trên vỏ cây kudzu. Tuy nhiên, các kết quả cho thấy

không có sự thống nhất về giá trị của các hàm sai số khi sử dụng cùng một lúc các

hàm này để đánh giá mô hình tương thích nhất. Gần đây tác giả Dũ [1] sử dụng

phương pháp kiểm định cặp (paired samples t-test) để đánh giá độ tương thích của

mô hình. Điểm khác biệt của phương pháp kiểm định cặp so với phương pháp trên

là sử dụng chuẩn thống kê t-test để đánh giá. Tuy vậy, tất cả các phương pháp này

đều gặp một số vấn đề chưa giải quyết được: (i) chưa quan tâm đến cỡ mẫu, đa số

các phương pháp trên đều dựa trên tổng sai số bình phương hiệu số của giá trị mô

hình và thực nghiệm (SSE) hay hệ số xác định (r2 =1-SSE/SSEtotal), SSE càng nhỏ

hay r2 càng lớn thì mô hình càng tương thích. Một thực tế cho thấy khi cỡ mẫu nhỏ

thì SSE có khuynh hướng rất nhỏ và r2 tiệm cận đến 1. Ngược lại, khi cỡ mẫu lớn,

nhất là trong các lĩnh vực Y học, Sinh học, Nông nghiệp thì cỡ mẫu rất lớn từ 50

cho đến hàng nghìn, thì SSE sẽ lớn và r2 sẽ có khuynh hướng nhỏ, chính vì vậy các

Page 36: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

19

tài liệu về thống kê ghi chú rất rõ (r2 < 0,6 là thấp, 0,6 < r

2 < 0,8 là trung bình và r

2

> 0,8 là cao [42]. Như vậy rất khó so sánh mô hình này với cỡ mẫu nhỏ có r2 lớn

(SSE nhỏ) và mô hình kia với cỡ mẫu lớn có r2 nhỏ (SSE lớn) khi sử dụng r

2 (hay

SSE). (ii) Khi mô hình có số tham số càng nhiều thì càng tương thích, tuy nhiên

nhược điểm là khó sử dụng và các tham số mang ý nghĩa vật lý không rõ ràng. Thực

tế cho thấy phương trình Langmuir và Frendlich vẫn được ưa chuộng sử dụng do

đơn giản, ít tham số và các tham số này có ý nghĩa vật lý rõ ràng. Theo hiểu biết của

chúng tôi, vấn đề này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu hấp phụ trong và ngoài

nước quan tâm giải quyết nhiều.

Để giải quyết vấn đề đó, độ tương thích của mô hình cần có sự đóng góp của

cỡ mẫu, số tham số của mô hình, sự sai lệch của thực nghiệm so với mô hình. Năm

1974, Akaike [8] đã phát triển một phương pháp so sánh các mô hình liên quan và

không liên quan mà không dựa vào giá trị p cũng như khái niệm mức ý nghĩa thống

kê. Phương pháp này được gọi là chuẩn số thông tin Akaike (AIC). AIC cho phép

chúng ta xác định mô hình nào đúng hơn và định lượng được mức độ đúng này.

Sự phù hợp của bất kì mô hình nào đối với dữ liệu cũng có thể được đánh giá

bằng chuẩn thông tin (AIC). Nếu chúng ta chấp nhận một giả định thông thường của

hồi qui phi tuyến tính (sự phân tán của các điểm xung quanh một đường cong theo

phân bố Gaussian). AIC càng nhỏ thì mô hình càng tương thích, chuẩn số AIC được

sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, Y-Sinh, nó là sự kết hợp của tham số, cỡ mẫu

và độ lệch của mô hình. Chuẩn số AIC hầu như chưa được sử dụng trong hóa lý,

trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng chuẩn số này để đánh giá độ tương thích

của mô hình. Phương trình AIC mang tính trực quan, giống như F-test, nó cân bằng

sự thay đổi trong sự phù hợp nhất khi được đánh giá bằng tổng bình phương với sự

thay đổi của số các tham số.

1.5.2.2. Động học hấp phụ hình thức

Mô hình hấp phụ động học biểu kiến bậc nhất đầu tiên được đề xuất bởi

Lagergren năm 1898 [174].

1( )e t

dqtk q q

dt (1.2)

Trong đó k1 là hằng số tốc độ hấp phụ, qt và qe là dung lượng hấp phụ tại thời

điểm t và thời điểm cân bằng.

Page 37: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

20

Từ năm 1999, Ho [64] đã đề xuất mô hình hấp phụ biểu kiến bậc hai trên cơ

sở giả thiết hấp phụ hóa học là giai đoạn chậm và quyết định tốc độ của quá trình

hấp phụ.

2

2 ( )te t

dqk q q

dt (1.3)

Trong đó, k2 là hằng số tốc độ hấp phụ biểu kiến bậc hai.

Chúng tôi nhận thấy rằng hầu như tất cả quá trình hấp phụ đều tuân theo mô

hình bậc hai [57, 61, 78, 102] và không tương thích với mô hình biểu kiến bậc nhất.

Mô hình bậc hai ngoài hằng số hấp phụ biểu kiến k2, nó còn cung cấp thông tin về

khả năng hấp phụ có bản chất hóa học hay vật lý [64].

Azizian [15] đã nghiên cứu lý thuyết quá trình hấp phụ, ông giả thiết đây là

quá trình hấp phụ thuận nghịch tuân theo bậc nhất.

A + * A(a) (1.4)

Trong đó, A là chất bị hấp phụ; A(a) là chất A bị hấp phụ; (*) là tâm hấp phụ

Bằng nhiều phép biến đổi toán học, tác giả đã chứng minh mô hình biểu kiến

bậc nhất và mô hình biểu kiến bậc hai đều dẫn xuất từ phương trình (1.4). Như vậy

bản chất của quá trình hấp phụ thực chất là mô hình hấp phụ bậc nhất.

Thực tế Al-Ghouti [9] cũng nhận thấy rằng quá trình hấp phụ có thể tuân

theo nhiều giai đoạn bậc nhất như Hình 1.12. Tuy vậy, tác giả này không phát triển

gì thêm về ý này.

Hình 1.12. Động học hấp phụ bậc nhất của metyl xanh trên điatomit

với các nồng độ khác nhau [9]

Page 38: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

21

Mô hình bậc nhất nhiều giai đoạn đã được Li và cộng sự đề xuất [98].

1 2. .

,1 ,2. .k t k t

t e t tq q q e q e

(1.5)

Trong đó qt,1, qt,2 và k1, k2 lần lượt là dung lượng hấp phụ cao nhất và hằng số

tốc độ hấp phụ của giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy có sự tách nhiều giai đoạn

(ba giai đoạn) bậc nhất, từ đó đặt ra một vấn đề liệu có sự tương quan nào giữa các

giai đoạn khuếch tán và mô hình động học nhiều giai đoạn bậc nhất hay không?

Vấn đề này sẽ được thảo luận trong luận án.

1.5.2.3. Động học khuếch tán

Nghiên cứu động học khuếch tán của quá trình hấp phụ đóng một vai trò

quan trọng trong ứng dụng thực tế, vì từ đây chúng ta có thể hiểu tốc độ loại bỏ các

chất bị hấp phụ xảy ra theo cơ chế nào để có thể kiểm soát tốt hơn quá trình hấp

phụ. Nhìn chung động lực học hấp phụ bao gồm các giai đoạn như sau [86].

(i). Chuyển chất bị hấp phụ từ dung dịch đến bề mặt bên ngoài của chất hấp phụ

thông qua khuếch tán màng (film diffusion).

(ii). Khuếch tán chất bị hấp phụ từ bề mặt bên ngoài vào bên trong mao quản

hay còn gọi là khuếch tán mao quản.

(iii). Khuếch tán chất bị hấp phụ bên trong mao quản.

Mô hình khuếch tán mao quản Webber (Webber’s intraparticle-diffusion

model) đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khuếch tán và được mô tả bởi

phương trình sau [33]:

1/2

t p iq k t x (1.6)

Trong đó, kp là hằng số khuếch tán mao quản (mg.g-1

min-0.5

), xi (mg.g-1

) là

đoạn cắt trục tung đặc trưng cho bề dày của lớp màng.

Cho dù phương trình Webber đơn giản nhưng nó thường bị bất định

(uncertainity) do bản chất đa tuyến của đồ thị. Sự đa tuyến thường được giải thích

như sau: Nếu khuếch tán màng kiểm soát tốc độ hấp phụ thì đồ thị qt theo t1/2

sẽ

không tuyến tính hay tuyến tính nhưng không đi qua gốc tọa độ, ngược lại, nếu tốc

độ hấp phụ quyết định bởi khuếch tán mao quản, đồ thị qt theo t1/2

sẽ là đường thẳng

Page 39: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

22

đi qua gốc tọa độ. Sự chuyển đổi từ cơ chế này sang cơ chế khác tùy thuộc vào ước

lượng của người nghiên cứu cho nên điểm chuyển này thường phụ thuộc chủ quan

của người nghiên cứu. Cơ chế theo mô hình Webber căn cứ vào đường thẳng có đi

qua gốc tọa độ hay không? Hay nói cách khác đường thẳng hồi qui có đoạn cắt trục

tung có tiến đến zero không? Điều này cũng có tính bất định vì rằng sẽ rất khó để

xác định giá trị đoạn cắt trục tung nhỏ bao nhiêu thì kết luận là đi qua gốc tọa độ.

Hầu hết các nghiên cứu khi xử lý phương trình Webber đều chưa quan tâm đến bản

chất đa tuyến của mô hình và tính bất định của đoạn cắt trục tung. Có nhiều phương

pháp xác định điểm chuyển, các phương pháp này bao gồm chuẩn số thông tin

Bayesian (criterion information Bayesian) [13], kiểm định tỉ số hợp lý nhất

(likelihood ratio test) [16]. Các phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng phần

mềm phức tạp. Phương pháp hồi qui tuyến tính nhiều đoạn (Piecewise linear

regression) đơn giản sử dụng các phần mềm phổ biến như SPSS, Excel cũng có thể

giải quyết các vấn đề này. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phương pháp hồi qui

nhiều đoạn để biện luận cơ chế hấp phụ RDB theo phương trình Webber.

1.6. BẢN CHẤT BÁN DẪN VÀ HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT

LIỆU MOFS

1.6.1. Bản chất bán dẫn

Khác với zeolit, trong cấu trúc rắn MOFs có chứa các phần hữu cơ. Do sự

hiện diện của các phần hữu cơ này làm cho MOFs có nhiều ưu điểm hơn trong việc

phát triển vật liệu thông minh. Ví dụ zeolit hay nhôm silicat nói chung không hấp

thụ bức xạ UV có bước sóng dài hơn 220 nm, ngược lại MOF-5 có phổ hấp thụ ở

450 nm [151].

Bordiga [18] đã công bố lần đầu tiên về hiện tượng huỳnh quang trên MOF-5

khi kích thích đơn vị terephtalat. Trong khi đó, không quan sát được hiện tượng hấp

thụ này ở zeolit.

Khác với các chất bán dẫn oxit, hiện tượng bán dẫn của MOFs hầu như chưa

được nghiên cứu nhiều. Phần tổng quan sau đây chúng tôi chỉ tập trung vào loại vật

liệu MOF-5 là loại vật liệu được tạo thành từ kẽm và phối tử terephtalat đã được

nghiên cứu hiện tượng bán dẫn nhiều nhất. Cấu tạo của MOF-5 được mô tả như

Hình 1.13.

Page 40: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

23

Hình 1.13. Cấu trúc MOF-5 bao gồm các tứ diện ZnO4 (các đa diện màu xanh) nối

với các benzen đicacboxylat (O: đỏ; C: đen) để tạo ra một cấu trúc

lập phương 3D [168]

Cấu tạo của MOFs hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hoạt động của một chất

bán dẫn. Khi bị chiếu xạ bằng những photon có năng lượng lớn hơn năng lượng

dịch chuyển điện tử, một chất bán dẫn phải có sự phân tách điện tích, trong đó hoặc

electron hoặc lỗ trống có thể di chuyển trong toàn bộ hạt. Chất bán dẫn tiêu biểu

như TiO2 có các điện tử trong vùng dẫn chủ yếu được cấu thành bởi các obitan d

trống và mở rộng ra trong toàn bộ hạt. Có thể thấy rằng, các MOFs có các kim loại

chuyển tiếp đóng vai trò như những chấm cấu trúc (structural nodes) và chúng được

phân chia bởi các phối tử hữu cơ, như vậy một vùng dẫn tương tự đòi hỏi sự xen

phủ hiệu quả của các obitan kim loại d trống với các LUMOs (lowest unoccupied

molecular orbitals) của phối tử hữu cơ. Sự phân tách điện tích quang sinh với sự tạo

ra điện tử và lỗ trống là một trạng thái chuyển tiếp, sự phân rã xảy ra trong phần

triệu giây và trở lại trạng thái ban đầu thông qua sự tái kết hợp điện tích. Sự phân

hủy điện tích dẫn đến trạng thái phát xạ và có thể được phát hiện bằng phương pháp

đo huỳnh quang [151].

Trong công trình của Bordiga và cộng sự [18] đã công bố tính chất huỳnh

quang của MOF-5. MOF-5 được tạo thành từ cụm Zn4O, trong đó nguyên tử oxi

trung tâm liên kết với 4 nguyên tử Zn. Quả cầu phối trí của cụm Zn4O được bao

quanh bởi 12 nguyên tử oxi từ phối tử hữu cơ. Như vậy, có thể cho rằng MOF-5

được tạo thành từ cụm Zn4O13 và đóng vai trò như các chấm lượng tử (quantum

dots) được bao quanh bởi sáu phối tử terephtalat. Các phối tử terephtalat có thể hoạt

Page 41: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

24

động như những anten hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài hơn 220 nm. Phân tích

phổ quang học của MOF-5 chỉ ra rằng có sự đóng góp từ cả phối tử hữu cơ và tâm

Zn4O13. Theo lý luận này, tác giả đã đề nghị MOF-5 có hoạt tính quang học là nhờ

các chấm lượng tử kẽm oxit bị kích thích bởi các vòng thơm.

MOF-5 được cấu tạo từ các chấm lượng tử Zn4O13 liên quan đến hiện tượng

huỳnh quang mạnh được quan sát khi bị kích thích. Trong khi đó, ZnO dạng khối có phát

xạ huỳnh quang rất yếu, có một dải phổ tù ở khoảng bước sóng 560 nm (Hình 1.14).

Cường độ cực đại của đỉnh phát xạ ZnO xuất hiện khi kích thích ở 380 nm. Thực tế,

TiO2 cũng không phát xạ huỳnh quang ngoại trừ khi kích thước hạt nhỏ hơn vài

nanomet và ZnO cũng có tính chất tương tự. Khác với phổ huỳnh quang yếu quan

sát được của ZnO, vật liệu MOF-5 phát xạ từ 450 nm đến 650 nm, sự phát xạ này

có cường độ gấp 16 lần so với ZnO trong cùng điều kiện. Ngoài ra, sự phát xạ của

MOF-5 có sự dịch chuyển xanh đáng kể so với ZnO. Điều đáng chú ‎ý là trong

MOF-5, không quan sát được sự phát xạ gây ra do các đơn vị terephtalat. Hiện

tượng này tương đồng với cơ chế dịch chuyển năng lượng từ trạng thái kích thích

đơn terephtalat đến Zn4O13.

Hình 1.14. Phổ huỳnh quang của MOF-5 và hạt nano ZnO. Đường cong xám (quét

phổ kích thích), đường cong đen (quét phổ phát xạ). MOF-5 (đường liền đen, phát xạ

518 nm và kích thích 350 nm), muối natri terephtalat (đường chấm, phát xạ 418 nm và

kích thích 335 nm); ZnO (đường gạch ngang, phát xạ 560 nm và kích thích 380 nm) [18]

Page 42: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

25

Quang phân lazer (lazer flash photolysis) là một kỹ thuật quang hóa hiệu quả

để đo thời gian của trạng thái kích thích, trạng thái phân tách điện tích và các trạng

thái chuyển tiếp (transient species) tồn tại trong thời gian rất ngắn. Ví dụ trong

trường hợp TiO2, phương pháp này cho phép phát hiện cặp điện tử và lỗ trống tồn

tại trong một phần triệu triệu giây (picosecond) [151]. Trong trường hợp các cụm

TiO2 nhỏ nằm trong các zeolit thì các cặp điện tử lỗ trống do phân tách điện tích

này có thời gian sống lâu hơn một phần triệu giây (microsecond). Quang phân lazer

của MOF-5 với bức xạ kích thích ở 355 nm cho phép phát hiện sự hấp thụ nhanh và

phân hủy trong vài micro giây [151]. Các tác giả này cho rằng dải hấp thụ có sự

đóng góp của hai dạng điện tử trong hai môi trường khác nhau. Điện tử có thời gian

sống ngắn nhất là các điện tử định xứ trên cụm Zn4O13 gần các phối tử mà ở đó điện

tử dịch chuyển. Các điện tử có thời gian sống dài nhất là các điện tử dịch chuyển ra

xa phối tử terephtalat, ý tưởng này được minh họa ở Hình 1.15.

Hình 1.15. Quá trình quang vật lý (photophysical process) xảy ra sau khi chiếu xạ

vật liệu rắn MOF-5 và một dung dịch nước chứa terephtalat và Zn(II). Sự khác biệt

giữa hai hệ này trong động học và thời gian sống của sự phân tách điện tích xuất

phát từ cấu trúc cứng của tinh thể MOF-5 đối nghịch với sự khuếch tán tự do của

các điện tích trong dung dịch [12]

Sử dụng lý thuyết hàm mật độ (density functional theory), Cabrera và cộng

sự [45] đã nghiên cứu tính chất bán dẫn của M-IRMOF-1 với M = Be, Mg, Ca, Zn

Page 43: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

26

và Cd và IRMOF-1 có khung là MOF-5. Các tác giả đã mô tả rằng năng lượng vùng

cấm của các vật liệu này theo tính toán lý thuyết xấp xỉ 3,5 eV. Họ đã biến đổi năng

lượng vùng cấm bằng cách thay thế axit benzen đicacboxylic bằng các đicacboxylic

khác nhau và từ đó thay đổi sự dịch chuyển điện tích phối tử - kim loại. Bằng cách

này, Civalery và cộng sự [31] đã làm giảm đáng kể năng lượng vùng cấm của

MOF-5 khi thay đổi phối tử bằng các phối tử có kích thước lớn hơn. Năng lượng

vùng cấm tính toán bằng phổ UV-Vis-DR của các MOFs được cấu tạo từ các phối

tử khác nhau được trình bày ở Hình 1.16.

Hình 1.16. Giá trị năng lượng vùng cấm của một số MOFs được xếp theo trật tự

giảm dần với cấu trúc của phối tử [46]

1.6.2. Xúc tác quang hóa

Một trong những ứng dụng quan trọng của chất bán dẫn là xúc tác quang

hóa, ở đó chất rắn biến đổi ánh sáng thành năng lượng hóa học. Ứng dụng phổ biến

nhất là oxy hóa phân hủy các chất hữu cơ ở pha khí hay pha lỏng. IUPAC đề nghị

rằng hoạt tính quang hóa phân hủy chất hữu cơ bởi nhiều vật liệu khác nhau nên

được qui chuẩn sử dụng mức độ phân hủy phenol để so sánh [151]. Bằng cách chiếu

tia bức xạ qua một ống thủy tinh pyrex dung dịch chứa chất xúc tác quang hóa và phenol,

phenol sẽ chuyển hóa về hydroquinon, catechol, một phần tạo thành CO2 và nước.

Hình 1.17 trình bày khả năng phân hủy quang hóa phenol trên các xúc tác

quang hóa MOF-5, P25 TiO2 và ZnO. Kết quả cho thấy MOF-5 có khả năng làm

xúc tác quang hóa mạnh trong phản ứng oxy hóa phenol.

Page 44: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

27

Hình 1.17. Đồ thị chuyển hóa của phenol trên nguyên tử kim loại trong MOF-5

(hình tam giác), trong P25 TiO2 (hình vuông), trong ZnO (hình tròn) [12]

Ngoài những nghiên cứu oxy hóa các chất ô nhiễm, một hướng khác cũng

được nghiên cứu để phát triển xúc tác quang hóa cho phản ứng tổng hợp hữu cơ.

Gascon và cộng sự [46] đã dùng MOFs làm chất oxy hóa hữu hiệu propylen thành

axeton và axit propionic như Hình 1.18. Về phương diện này, xúc tác quang hóa là

một phương thức hữu hiệu để hoạt hóa các phân tử oxy và có thể là một kỹ thuật

thay thế cho oxy hóa xúc tác trong không khí.

Hình 1.18. Oxy hóa bằng phản ứng quang xúc tác propylen thành axeton và axit

propionic dùng MOF làm chất xúc tác quang

Một trong những điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng chất rắn làm xúc tác

quang hóa là độ bền của nó dưới tác dụng của ánh sáng. Các vật liệu MOFs thường

kém bền nhiệt so với zeolit. Trong trường hợp MOF-5 người ta đã chiếu đèn thủy

ngân trong 5 giờ nhưng không có sự thay đổi đáng kể về mặt cấu trúc trong giới hạn

nghiên cứu bằng tia X [151].

Theo sự hiểu biết của chúng tôi các nghiên cứu về quang xúc tác của vật

liệu MOFs chưa nhiều, đa số tập trung vào nghiên cứu vật liệu MOFs có ion kim

Page 45: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

28

loại Zn2+

, nghiên cứu về ứng dụng quang xúc tác của vật liệu MIL-101(Cr) có tâm

kim loại crom còn rất hạn chế. Trong luận án, chúng tôi sẽ tiến hành khai thác

tiềm năng ứng dụng còn khá mới này của MIL-101(Cr).

Page 46: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

29

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. MỤC TIÊU

Tổng hợp được vật liệu khung hữu cơ kim loại MIL-101(Cr) có tính chất bề

mặt tốt và ứng dụng chúng trong lĩnh vực xúc tác và hấp phụ.

2.2. NỘI DUNG

2.2.1. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr).

2.2.2. Ứng dụng MIL-101(Cr) để hấp phụ khí CO2 và CH4.

2.2.3. Ứng dụng trong hấp phụ phẩm nhuộm.

2.3.4. Ứng dụng MIL-101(Cr) làm chất xúc tác quang hóa phân hủy phẩm nhuộm

Remazol Black B (RDB).

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc vật liệu

2.3.1.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction, XRD)

Phương trình Vulf-Bragg

Vulf-Bragg mô tả mối liên hệ của khoảng cách không gian giữa hai mặt

phẳng song song kề nhau dhkl, góc giữa chùm tia X với mặt phản xạ () và bước

sóng () bằng phương trình sau [128]:

= 2dhklsin (2.1)

Cấu trúc của mẫu nhiễu xạ XRD có thể được mô tả bởi các thành phần: Vị

trí, cường độ và hình dạng của các phản xạ Bragg. Mỗi thành phần trong chúng

chứa các thông tin về cấu trúc tinh thể của vật liệu, tính chất của mẫu và các tham

số mạng lưới.

Các đỉnh nhiễu xạ ở một góc cụ thể là do sự tán xạ của mạng lưới tuần hoàn.

Theo định luật Bragg (2.1), góc nhiễu xạ của một phản xạ từ một dãy các mặt

phẳng mạng lưới (hkl) được xác định từ khoảng cách không gian dhkl và chiều dài

sóng :

sin2 hkld

(2.2)

Page 47: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

30

Hình dạng của các đỉnh nhiễu xạ cung cấp các thông tin về kích thước hạt và

độ biến dạng của hạt. Đối với các tinh thể kích thước lớn (vài ngàn tế bào đơn vị),

đỉnh phản xạ của nó xảy ra chính xác tại góc Bragg. Nếu hạt nhỏ hơn, đỉnh sẽ bị tù

xung quanh góc Bragg. Trong đa số trường hợp, độ tù của đỉnh chỉ quan sát được ở

các hạt có kích thước nhỏ hơn 1m. Mối quan hệ giữa độ tù của đỉnh (1) sinh ra do

kích thước hạt tinh thể nhỏ (Hình 2.1) và kích thước trung bình của hạt (D) theo

phương trình Scherrer [128]:

1cos

K

D

(2.3)

Trong đó, 1 là độ tù của đỉnh do kích thước của hạt nhỏ. K là hằng số (K

=1). Độ tù của đỉnh được xác định bằng độ rộng nữa chiều cao đỉnh (Full Width at

Half Maximum) từ đây gọi là FWHM.

Hình 2.1. Độ tù của đỉnh gây ra do kích thước hạt nhỏ

Mối quan hệ giữa độ tù của đỉnh nhiễu xạ do kích thước hạt nhỏ (1) và độ

biến dạng cấu trúc () được mô tả bằng phương trình Hall [54]:

1 cos sinK

D

(2.4)

Hồi qui tuyến tính 1cos theo sin sẽ tính được kích thước hạt tinh thể D

và độ biến dạng .

Cường độ của đỉnh nhiễu xạ

Cường độ của đỉnh nhiễu xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

a. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ có thể gây ra sự giãn nở tế bào mạng lưới tinh thể dẫn đến thay đổi

vị trí 2 của đỉnh nhiễu xạ, làm giảm cường độ của đỉnh nhiễu xạ và làm tăng

cường độ đường nền. Yếu tố nhiệt độ được biểu diễn bằng công thức sau [128]:

Page 48: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

31

2

2

sinexp( )t B

(2.5)

Trong đó, B là yếu tố nhiệt độ Debye-Waller.

b. Yếu tố Lorentz phân cực

Yếu tố Lorentz phân cực mạnh hay yếu tùy thuộc vào góc nhiễu xạ, cường

độ nhiễu xạ giảm mạnh tại góc trung gian ở 2 từ 80 đến 120 và tăng đáng kể ở

các góc thấp và các góc lớn. Yếu tố Lorentz phân cực được mô tả bằng phương

trình sau [128]:

2

2

1 cos 2

sin .cosLP

(2.6)

c. Yếu tố cấu trúc

Yếu tố cấu trúc được định nghĩa bằng tỷ số của cường độ tán xạ của tất cả

các nguyên tử trong một đơn vị tế bào trên cường độ sóng tán xạ bởi một nguyên tử.

Yếu tố cấu trúc Fhkl được biểu diễn bằng công thức sau [32]:

.exp 2 ( )hkl n iF f hu kv lw (2.7)

Yếu tố cấu trúc mô tả cách sắp xếp các nguyên tử (u, v, w) ảnh hưởng đến tia

tán xạ như thế nào, f n là yếu tố tán xạ nguyên tử.

d. Yếu tố trùng lặp khoảng cách không gian (M)

Trong nhiễu xạ tia X, tất cả các mặt phẳng có khoảng cách không gian như

nhau gây ra sự chồng các nhiễu xạ. Kết quả cường độ nhiễu xạ phụ thuộc vào số

lượng mặt phẳng trùng lặp khoảng cách không gian (M). Vì vậy, yếu tố trùng lặp

khoảng cách không gian là một hàm của mạng lưới đối xứng và chỉ số Miller [128].

Cường độ nhiễu xạ tia X được tính bằng công thức [128]:

2

2

sin2 ( )2

2

1 cos 2. . .

sin .cos

B

hklI F M e

(2.8)

Trong luận án này, giản đồ XRD được ghi trên máy D8-Advance (Brucker,

Đức) với tia phát xạ CuKα có bước sóng =1,5406 Å, công suất 40 KV, góc quét từ

1 đến 40 độ, nhiệt độ phòng. Khối lượng mẫu của mỗi lần đo là 0,15 gam và mẫu

được nghiền mịn trước khi chụp XRD.

2.3.1.2. Phân tích nhiệt

Phân tích nhiệt là nhóm phương pháp theo dõi sự thay đổi tính chất của vật

liệu (mẫu đo) theo sự thay đổi nhiệt độ.

Page 49: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

32

Phép phân tích nhiệt bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Ở đây chúng

tôi chỉ sử dụng phương pháp TG (Thermogravimetry) để đo sự biến đổi khối lượng

khi gia nhiệt và phép phân tích nhiệt vi sai (Differential Thermal Analysis, DTA)

xác định sự biến đổi của nhiệt lượng truyền qua mẫu [161].

Trong luận án này, phương pháp phân tích nhiệt được thực hiện trên máy

Labsys TG SETARAM của Pháp với tốc độ gia nhiệt 10C/phút từ 20

C đến 800

C

trong không khí.

2.3.1.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét và hiển vi điện tử truyền qua

Phương pháp hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM) và

hiển vi điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscopy, TEM) [2, 125] đều

sử dụng chùm tia điện tử để tạo ảnh mẫu nghiên cứu.

Phương pháp SEM được sử dụng để nghiên cứu bề mặt của vật liệu, phương

pháp này cho biết các thông tin về hình thái của bề mặt và kích thước hạt. Trong khi

đó, phương pháp TEM được sử dụng rất hiệu quả trong việc nghiên cứu đặc trưng

bề mặt và cấu trúc của vật liệu.

Trong luận án này, ảnh SEM được ghi trên máy SEM JMS-5300LV (Nhật) ở

10 kV và ảnh TEM được ghi trên máy JEOL JEM-2100F ở 80 KV.

2.3.1.4. Phương pháp tán xạ tia X (EDX)

Phương pháp tán xạ tia X (Energy Dispersive X-ray, EDX) [125] là kỹ thuật

phân tích thành phần hóa học của mẫu rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ

mẫu do tương tác với chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện tử.

Về nguyên tắc, tất cả các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 4 (Be) đến 92

(U) có thể được phát hiện bằng phương pháp này, tuy nhiên, không phải tất cả các

thiết bị đều có thể đo được các nguyên tố nhẹ (Z < 10).

Trong luận án này, phổ EDX được ghi trên máy JED-2300 JEOL, ở 20 KV.

2.3.1.5. Phương pháp quang điện tử tia X (XPS) [125]

Phương pháp quang phổ tia X (X-ray photoelectron spectroscopy, XPS)

được sử dụng phổ biến để xác định thành phần nguyên tố cũng như trạng thái oxi

hóa của chúng trong mẫu. Phương pháp này dựa trên hiệu ứng quang điện tử

(photoelectronic effect) được tạo ra khi chiếu một chùm bức xạ có bước sóng ngắn

Page 50: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

33

vào bề mặt vật liệu. Khi được hấp thu năng lượng, các electron ở lớp ngoài cùng

hoặc electron hóa trị thoát ra với năng lượng động năng:

Ek = h - Eb - (2.9)

Trong đó, Ek là động năng của các quang electron, là công thoát electron

(phụ thuộc vào thiết bị), Eb là năng lượng liên kết của electron, là tần số photon, h

là hằng số Planck.

Năng lượng liên kết Eb là đại lượng đặc trưng cho nguyên tử nên từ giá trị này

chúng ta có thể xác định thành phần nguyên tố và trạng thái oxi hóa của chúng

trong mẫu.

Trong luận án này, phổ XPS được đo trên máy Shimadzu Kratos

AXISULTRA DLD spectrometer, sử dụng nguồn phát tia X với bia Al, ống phát

làm việc ở 15 kV - 10 mA. Các dải năng lượng liên kết (binding energies) được

hiệu chỉnh bằng cách chuẩn nội với đỉnh C1s (ở 284.6 eV). Đầu tiên, quét sơ bộ

toàn bộ mẫu từ 0-1200 eV, sau đó quét với độ phân giải cao cho đỉnh Cr2p từ 557

eV - 607 eV. Đỉnh được phân giải trên phần mềm Casa XPS.

2.3.1.6. Đẳng nhiệt hấp phụ-khử hấp phụ nitơ (BET)

Đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 là một phương pháp được sử dụng phổ

biến để xác định diện tích bề mặt và tính chất xốp của vật liệu [3, 96].

Hai phương trình Langmuir và BET được sử dụng rộng rãi để xác định diện

tích bề mặt xúc tác:

Phương trình đẳng nhiệt Langmuir [90]:

1

.m m

P P

V V V K (2.10)

Trong đó, K là hằng số cân bằng Langmuir, P là áp suất cân bằng, V là thể

tích của chất khí bị hấp phụ ở áp suất P, Vm là thể tích của khí bị hấp phụ đơn lớp

bão hòa tính cho 1 gam chất hấp phụ.

Phương trình BET được mô tả như sau [19]:

0 0

1 1

m m

P C P

V P P V C V C P

(2.11)

Page 51: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

34

Trong đó, P0 là áp suất hơi bão hòa của chất khí bị hấp phụ ở nhiệt độ thực

nghiệm, C là hằng số BET

Xây dựng giản đồ P/[V(P0 – P)] phụ thuộc vào P/P0 thu được một đường

thẳng (Hình 2.2). Từ hệ số góc của đường thẳng (tg) và giao điểm của đường

thẳng với trục tung cho phép xác định được Vm và hằng số C.

0 P/P0

P/[V(P0-P)]

A

tgC - 1

Vm.C

OA1

Vm.C

Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của P/[V(P0 – P)] theo P/P0

Trong trường hợp hấp phụ N2 ở 77 K, tiết diện ngang của một phân tử nitơ

chiếm chỗ trên bề mặt chất hấp phụ là 0,162 nm2. Nếu Vm biểu diễn qua đơn vị

cm3.g

-1 thì diện tích bề mặt riêng SBET (m

2.g

-1) của chất hấp phụ được tính theo

phương trình:

SBET = 4,35.Vm (2.12)

Trong luận án này, phương pháp hấp phụ - khử hấp phụ nitơ ở 77 K được đo

trên máy Micromeritics ASAP 2020, các mẫu được hoạt hóa ở 150oC trong 3 giờ

dưới áp suất chân không trước khi đo.

2.3.1.7. Phổ phản xạ khuyếch tán tử ngoại khả kiến (UV-Vis-DR) [4, 6]

Phổ phản xạ khuếch tán nằm ở vùng khả kiến hay vùng tử ngoại còn gọi là

phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại khả kiến (UV-Visible Diffuse Reflectance

Spectroscopy, UV-Vis-DR). Đối với vật liệu hấp thụ ánh sáng khi dòng tia tới có

cường độ (Io) chiếu vào vật liệu hấp thụ qua một lớp mỏng có độ dày là l, với hệ số

hấp thụ . Cường độ (I) của tia ló được tính theo định luật hấp thụ Lambert-Beer:

l

oI I e (2.13)

Page 52: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

35

Sự hấp thụ ánh sáng liên quan đến sự chuyển dịch điện tử. Năng lượng hấp

thụ chuyển dịch điện tử có thể tính toán dựa vào phương trình Tauc thông qua hệ số

hấp thụ [21, 144].

Hệ số hấp thụ được tính như sau:

1

lnTl

(2.14)

Trong đó l là chiều dày của mẫu đo, T là độ truyền qua được tính từ phổ UV-

Vis-DR.

(h) = C(h-Eg)1/2

(2.15)

Phương trình (2.15) được gọi là phương trình Tauc, trong đó h là hằng số

Planck, C là hằng số, Eg là năng lượng hấp thụ chuyển dịch điện tử và là tần số

kích thích. Vẽ đồ thị (h)2 theo h, đường thẳng tuyến tính đi qua điểm uốn của

đường cong này cắt trục hoành, giá trị hoành độ ở điểm cắt chính bằng năng lượng

hấp thụ chuyển dịch điện tử.

Trong luận án này, phổ UV-Vis- DR được đo trên máy JASCO-V670 với

bước sóng từ 200 nm đến 800 nm.

2.3.1.8. Phổ tử ngoại-khả kiến (UV-Vis) [4]

Phổ hấp thụ tử ngoại - khả kiến (Ultra Violet-Visible) thường được nói gọn là

phổ tử ngoại - khả kiến và viết tắt là phổ UV-Vis. Khi một chùm tia đơn sắc, song

song, có cường độ I0, chiếu thẳng góc lên bề dày l của một môi trường hấp thụ, sau

khi đi qua lớp chất hấp thụ này, cường độ của nó giảm còn I. Thực nghiệm cho thấy

rằng sự liên hệ giữa I0 và I được biểu diễn bởi phương trình sau:

0lgI

lCI

(2.16)

Đại lượng 0lgI

I được gọi là độ hấp thụ, kí hiệu là A (A = 0lg

I

I); hoặc được

gọi là mật độ quang, l là chiều dày của lớp chất hấp thụ, tính bằng cm; C là nồng độ

của chất hấp thụ, tính bằng mol.L-1

; là hệ số hấp thụ mol, đặc trưng cho cường độ

hấp thụ của chất hấp thụ. Đây cũng chính là định luật Lambert Beer, độ hấp thụ tỉ lệ

thuận với nồng độ chất hấp thụ, chiều dày dung dịch chứa chất hấp thụ và hệ số

hấp thụ.

Page 53: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

36

Cường độ hấp thụ của một chất thay đổi theo bước sóng của bức xạ chiếu

vào nó. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ hấp thụ theo giá trị của

bước sóng (hoặc tần số, hoặc số sóng) gọi là phổ hấp thụ.

Trong luận án này, phổ UV-Vis được đo trên máy Lamda 25 Spectrophotometer

(Perkinelmer, Singapore), ở bước sóng từ 250 nm đến 800 nm.

2.3.1.9. Phổ hồng ngoại (Fourier Transform Infrared Spectroscopy, FT-IR)

Người ta có thể dùng phổ hồng ngoại để phân tích định tính hoặc định lượng.

Để phân tích định tính, phổ của mẫu đo được so sánh với phổ chuẩn, hoặc để xác

định cấu trúc, dựa vào các phổ và so với bảng chuẩn để tìm các nhóm chức hoặc các

nhóm nguyên tử.

Trong luận án này, phổ hồng ngoại được ghi trên máy TENSOR37, mẫu

được ép viên với KBr.

2.3.2. Hấp phụ khí CO2, CH4 [100, 172]

Quá trình đo hấp phụ các khí CO2, CH4 được thực hiện tự động theo nguyên

tắc như sau: Mẫu khí hấp phụ được đưa vào trong ngăn chứa mẫu để phân tích, khi

sự hấp phụ đạt cân bằng, áp suất cân bằng tại thời điểm này được ghi lại. Dữ liệu đó

được sử dụng để tính thể tích khí hấp phụ lên mẫu. Quá trình được lặp lại với

khoảng cách áp suất nhất định cho đến khi đạt được áp suất cao nhất đã lựa chọn

ban đầu. Mỗi một điểm cân bằng thu được cho ta giá trị thể tích hấp phụ và áp suất

cân bằng tương ứng, từ các giá trị này có thể vẽ thành các đường đẳng nhiệt hấp phụ.

Hấp phụ - khử hấp phụ CO2, CH4 được đo trên máy High Pressure

Volumetric Analyzer - Micromeritics HPVA-100 ở 298 K và áp suất thay đổi từ 1

đến 30 bar. Trước khi hấp phụ, mẫu xúc tác MIL-101(Cr) được hoạt hóa trong chân

không ở 423 K trong 12 giờ.

2.3.3. Cơ sở toán học thống kê [117]

2.3.3.1. So sánh hai mô hình

Mô hình là một sự mô tả toán học của một quá trình hoá học, vật lý hay sinh

học. Sử dụng mô hình có thể giúp chúng ta hiểu được cơ chế, dựa vào đó chúng ta

có thể thiết kế thí nghiệm và hiểu biết về kết quả tốt hơn.

Hồi qui tuyến tính và phi tuyến là phương tiện giúp chúng ta xác định được

các tham số của mô hình trên cơ sở sai số nhỏ nhất giữa mô hình và thực nghiệm.

Page 54: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

37

So sánh hai mô hình liên quan

Hai mô hình được gọi là liên quan khi mô hình này là trường hợp đơn giản

của mô hình kia. Ví dụ mô hình liên kết cạnh tranh một tâm là trường hợp đơn giản

của mô hình liên kết cạnh tranh lưỡng tâm. Trong toán học, người ta gọi hai mô

hình này là liên quan (nested model hay related model).

Khi so sánh hai mô hình liên quan thì mô hình nhiều tham số hơn gần như

luôn luôn phù hợp với số liệu thực nghiệm hơn là mô hình có ít tham số vì mô hình

nhiều tham số thường có tổng bình phương sai số (sum of squared errors) nhỏ hơn.

Tuy vậy, nếu chỉ dựa vào tổng bình phương sai số không đủ để so sánh, chúng ta

cần một phương pháp thống kê để xác định mô hình nào được chấp nhận.

Khi so sánh giá trị trung bình của ba nhóm độc lập, người ta thường sử dụng

phương pháp phân tích phương sai một chiều hay còn gọi là ANOVA một chiều

(one-way analysis of variance). Cơ sở của phương pháp này là tính giá trị trung

bình sai số (mean square, MS) giữa các nhóm và MS trong mỗi nhóm. Nếu sự biến

đổi của các nhóm là ngẫu nhiên thì tỉ số F-test sẽ gần với đơn vị, ngược lại sự khác

nhau giữa các nhóm là có thật.

Mở rộng ANOVA một chiều, người ta đặt ra mô hình với giả thuyết H0 (null

hypothesis) là tất cả số liệu được lấy từ quần thể có cùng giá trị trung bình. Khi đó

SSEnul chính bằng tổng SSE của các nhóm và SSE trong cùng nhóm. Và bậc tự do

của nó chính bằng tổng số mẫu trừ đi 1. Mô hình với giả thuyết thay thế (alternative

hypothesis) là: Các nhóm này có giá trị trung bình khác nhau thực sự, khi đó SSEalt

của mô hình này là SSE của các nhóm và bậc tự do bằng số điểm thực nghiệm trừ đi

số nhóm, có thể tóm tắt như sau:

Bảng 2.1. Kiểm định F-test để so sánh các mô hình liên quan

Mô hình SSE Df

Giả thiết Ho SSEnul DFnul

Giả thiết thay thế SSEalt DFalt

Sự khác biệt tương đối (SSEnul-SSEalt)/SSEalt (DFnul-DFalt)/DFalt

Tỉ số (F-test) altaltnul

altaltnul

DFDFDF

SSESSESSE

/)(

/)(

Page 55: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

38

Khi khớp số liệu đến hai mô hình và đánh giá độ tương thích của mô hình

bằng tổng bình phương của độ sai lệch của các điểm dữ liệu từ mô hình, chúng ta có

thể đánh giá độ phức tạp của mô hình có bậc tự do (DF) bằng tổng số điểm thí

nghiệm trừ đi số tham số của phương trình hồi qui.

Nếu mô hình đơn giản hơn (mô hình theo giả thiết H) là đúng, thì chúng ta

có thể mong đợi có sự gia tăng tương đối trong SSE xấp xỉ bằng sự gia tăng tương

đối trong bậc tự do. Nếu mô hình phức tạp hơn (mô hình thay thế) là đúng, thì

chúng ta có thể mong đợi rằng sự gia tăng tương đối trong SSE sẽ lớn hơn nhiều sự

gia tăng tương đối trong bậc tự do

Tỉ số F-test chính bằng sự khác nhau tương đối trong SSE chia cho sự

khác nhau tương đối của bậc tự do. Một cách tổng quát, giá trị F-test được viết lại

như sau:

1 2 1 2

1 2

( )( )

/

SSE SSE DF DFF test

SSE SSE

(2.17)

Trong đó SSE1 và SSE2 là tổng bình phương sai số của mô hình đơn giản

và mô hình phức tạp, DF1 và DF2 là bậc tự do của mô hình đơn giản và mô hình

phức tạp.

Để xác định giá trị p từ F chúng ta có thể sử dụng GraphPad có trang web

tính miễn phí (www.graphpad.com, sau đó dùng QuickCalcs). Hay có thể dùng hàm

FDIST(F,DF1,DF2) trong Microsoft Excel.

Chuẩn số thông tin Akaike (AIC)

Phương pháp chuẩn số thông tin AIC (Akaike’s Information Criterion) có thể

sử dụng để so sánh cả hai loại mô hình liên quan và không liên quan. Phương pháp

này không dựa trên kiểm định giả thuyết thống kê nên không cần phát biểu giả thiết

Ho. Cơ sở lý thuyết Akaike tương đối phức tạp dựa trên cơ sở lý thuyết khả năng

(likelihood theory), lý thuyết thông tin (information theory), độ hỗn loạn thông tin

(the entropy of information). Cho dù lý thuyết của phương pháp Akaike phức tạp,

nhưng việc áp dụng tính toán lại dễ dàng và kết quả hợp lý. Chuẩn số AIC được

định nghĩa theo phương trình sau:

ln 2 p

SSEAIC N N

N

(2.18)

Page 56: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

39

Trong đó SSE là tổng bình phương sai số, N là số điểm thực nghiệm, Np là số

tham số của mô hình.

Khi số điểm thực nghiệm nhỏ, giá trị AIC hiệu chỉnh (AICc) được sử dụng:

2 (N 1)

1

p p

p

NAICc AIC

N N

(2.19)

Nếu cỡ mẫu tương đối lớn (số điểm thực nghiệm bằng vài chục lần số tham

số) thì AIC thường được sử dụng. Trong hoá học hay sinh học thường số điểm thực

nghiệm sẽ không lớn hơn số tham số của mô hình nhiều nên AICc thường được

sử dụng.

Một mô hình với giá trị AICc thấp sẽ có khả năng chính xác hơn mô hình có

giá trị AICc cao.

Xác xuất (probability) để mô hình có giá trị AICc thấp chính xác hơn là:

0.5

0.51A

eP

e

(2.20)

Trong đó là giá trị tuyệt đối của hiệu số AICc của hai mô hình.

Mô hình có giá trị AICc thấp sẽ chính xác hơn mô hình có giá trị AICc cao

ER (Evidence Ratio) lần.

5,0

1

e (2.21)

2.3.3.2. Hồi qui tuyến tính nhiều đoạn (Piecewise linear regression)

Phương trình hồi qui tuyến tính nhiều giai đoạn [147]:

Y = f1(X), X ≤ J1

Y = f2(X), J1 ≥ X ≥ J2...

Y = fn(X), X≥ Jn (2.22)

Trong đó, Y là biến phụ thuộc, X là biến độc lập, và J1, J2,...Jn là các

điểm cắt.

Nếu tất cả các giai đoạn là tuyến tính, phương trình trên trở thành:

Y = a1 + b1X, X ≤ J1

Y = a2 + b2X, J2 ≥ X ≥ J1 ...

Y = an + bnX, X ≥ Jn (2.23)

Page 57: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

40

Trong đó, a1, a2,... an và b1, b2,... bn là các đoạn cắt trục tung và hệ số góc

của các giai đoạn tuyến tính tương ứng

Phương trình (2.23) có thể được giải bằng phương pháp bình phương tối

thiểu trong các phần mềm SPSS-20 hoặc Solver Add-In trong Microsoft ExcelTM

.

Trong trường hợp hồi qui hai giai đoạn tuyến tính với một điểm cắt:

Y = A + BX + C(X − D) SIGN(X − D) (2.24)

Các giá trị A, B, C và D được tính bằng cách hồi qui phi tuyến tính. Hàm

“SIGN” được xác định như sau:

SIGN(x-a) =

1

0

1

x a

x a

x a

nÕu

nÕu

nÕu

(2.25)

Các tham số của mỗi giai đoạn tuyến tính được tính:

J = D, a1 = A + CD, a2 = A - CD, b1 = B - C, b2 = B + C (2.26)

Phương trình (2.24) có thể được mở rộng cho trường hợp ba giai đoạn và hai

điểm cắt như sau:

Y = A + BX + C(X − D) SIGN(X − D) + E(X − F) SIGN(X − F) (2.27)

Phương trình trên có thể giải được bằng phương pháp bình phương tối thiểu

trên nhiều phần mềm khác nhau như SPSS, Microsoft-Solver. Điều này được thực

hiện bằng cực tiểu hoá tổng bình phương sai số (sum of squared error, SSE). Hàm

SSE cho cực tiểu hoá như sau:

2

exp

1

( )N

est

i

SSE y y

(2.28)

Trong đó, yexp là giá trị thực nghiệm, yest là giá trị ước lượng.

Trong SPSS cũng như trong Solver của Excel-Microsoft cần phải đưa vào

các giá trị tham số ban đầu. Nếu giá trị ban đầu quá khác với giá trị thực có thể dẫn

đến kết quả sai do sự cực tiểu hoá chỉ đạt đến cực tiểu địa phương (local minimum)

(Hình 2.3).

Page 58: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

41

Hình 2.3. Đường cong mô tả sự hồi qui phi tuyến tính [117]

Do đó cần phải thăm dò nhiều lần các giá trị tham số ban đầu. Kinh nghiệm

cho thấy nếu thay đổi giá trị tham số nhiều lần mà vẫn cho SSE không đổi thì kết

quả đáng tin cậy. Trong luận án này, hàm Solver trong Microsoft Excel được sử

dụng để thực hiện cực tiểu hoá sai số. Để quá trình cực tiểu hoá được chính xác một

số thông số của chương trình được mở rộng bằng cách nhấn nút Option trong hộp

thoại Solver. Các thông số thay đổi như sau: Interations = 1x104, precision = 1x10

-7,

tolerance = 5x10-4

% và convergence = 1x10-9

.

Sau khi hoàn thành hồi qui phi tuyến, mỗi giai đoạn tuyến tính ta có một hệ

số xác định r2 có thể được tính toán từ Excel, hàm RSQ (giá trị y, giá trị x). Khoảng

tin cậy của tham số (thường lấy 99%) cần được tính toán để xác định độ bất định

của chúng. Giới hạn tin cậy của đoạn cắt trục tung của đoạn thẳng thứ n được tính

toán như sau [47]:

2 2

( )S 1,2

( ) /n

a Tn XYconf Nn

N X X

(2.29)

Trong đó, an là đoạn cắt trục tung của đoạn tuyến tính thứ n, Tconf là giá trị

của phân bố t (Student), Nn là số điểm thực nghiệm của đoạn tuyến tính thứ n, SYX là

sai số chuẩn của Y.

Tương tự như vậy độ dốc của đường thứ n được tính như sau [39]:

( ),

2 1b Tn conf N S

n X

SXY

Nn

(2.30)

Page 59: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

42

Trong đó, bn là độ dốc của đoạn tuyến tính thứ n, SX là sai số chuẩn của X.

Trong khoảng tin cậy cho trước, khi đoạn cắt trục tung dao động từ giá trị

dương sang giá trị dương hay giá trị âm sang giá trị âm, chúng ta kết luận rằng an

không nhận giá trị zero hay nói cách khác an khác zero một cách có ý nghĩa thống

kê. Ngược lại, trong khoảng tin cậy cho trước, khi đoạn cắt trục tung dao động từ

giá trị dương sang giá trị âm hay âm sang dương, chúng ta kết luận rằng an có thể

nhận giá trị zero hay nói cách khác an không khác zero một cách có ý nghĩa thống

kê. Một cách khác, chúng ta so sánh giá trị an với giá trị zero, với mức kiểm định

cho trước (= 0,01), giá trị p tính được với đoạn cắt trục tung nhỏ hơn mức kiểm

định, ta kết luận rằng an khác zero một cách có ý nghĩa thống kê, có nghĩa rằng

đường thẳng tuyến tính không đi qua gốc tọa độ, ngược lại đường thẳng đi qua gốc

tọa độ. Điều này có thể thực hiện trong SPSS, tạo hai tập số liệu x và y. Vào

analysis regression linear đưa x vào independent variable và y vào

dependent variable, nhấn option để chọn khoảng tin cậy (thường là 99%), sau đó

nhấn OK thì ta sẽ có kết quả.

2.3.4. Nghiên cứu động học khuếch tán

Nghiên cứu động học khuếch tán giúp chúng ta hiểu được cơ chế quyết định

tốc độ hấp phụ ở từng giai đoạn cụ thể. Trong luận án, chúng tôi sử dụng mô hình

khuếch tán mao quản Webber được mô tả bằng phương trình sau [33]:

1/2

t p iq k t x (2.31)

Trong đó, kp là hằng số khuếch tán mao quản (mg.g-1

.min-0.5

), xi (mg.g-1

) là

đoạn cắt trục tung, đặc trưng cho bề dày của lớp màng. Nếu khuếch tán mao quản là giai

đoạn quyết định tốc độ phản ứng, thì đồ thị tuyến tính qt theo t1/2

sẽ đi qua gốc tọa độ.

Hệ số khuếch tán mao quản, D, được xác định bằng phương trình sau

[53, 155]:

21/20

2

0

. .( ) [1 exp( )]t t

e e

C C q D tF t

C C q r

(2.32)

Hoặc 2

2

2

.ln[1 F(t) ]

Dt

r

(3.33)

Page 60: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

43

Trong đó, C0 là nồng độ ban đầu của phẩm nhuộm (mg.L-1

), Ct là nồng độ

của phẩm nhuộm (mg.L-1

) ở thời điểm t, Ce là nồng độ ở thời điểm cân bằng (mg.L-1

),

D là hệ số khuếch tán mao quản (cm2.s

-1) và r là bán kính của hạt với giả định hạt

có hình cầu (cm).

2.3.5. Nghiên cứu động học hấp phụ

Để có những hiểu biết về bản chất của quá trình hấp phụ, chúng tôi đã sử

dụng các mô hình động học hình thức sau đây để nghiên cứu về sự hấp phụ của

RDB trên MIL-101(Cr):

- Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc nhất [174]:

1( )te t

dqk q q

dt (2.34)

Trong đó, k1 (phút-1

) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến bậc

nhất; qe và qt (mg.g-1

) lần lượt là dung lượng hấp phụ ở thời điểm cân bằng và thời

điểm t, qt được tính bởi công thức:

0( ).Vtt

C Cq

m

(2.35)

Sau khi lấy tích phân và ứng dụng các điều kiện biên t = 0 đến t = t và qt = 0

đến qt = qt ta thu được dạng tích phân của phương trình (2.34) là:

11k t

t eq q e

(2.36)

- Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc hai [64]:

2

2t

e t

dqk q q

dt (2.37)

Trong đó, k2 (g.mg-1

.phút-1

) là hằng số tốc độ của mô hình hấp phụ biểu kiến

bậc hai; các đại lượng khác đã được định nghĩa ở trên.

Dạng tích phân của phương trình (2.37) là:

2

2

21

et

e

q k tq

q k t

(2.38)

Các đại lượng k1, k2 và qe trong phương trình (2.36), (2.38) được tính bằng

phương pháp hồi qui phi tuyến tính trong phần mềm thống kê SPSS-20.

- Mô hình bậc nhất hai giai đoạn [98]:

Page 61: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

44

1 2. .

,1 ,2. .k t k t

t e t tq q q e q e

(2.39)

Trong đó, qt,1 và qt,2 là dung lượng hấp phụ cao nhất của giai đoạn 1 và k1, k2

lần lượt là hằng số tốc độ hấp phụ của giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Phương trình (2.39) được mở rộng đối với n giai đoạn:

tk

n

tktk

etneqeqeqqq

....21

21 (2.40)

Trong đó, q0, q1, q2, …, qn là dung lượng hấp phụ cực đại và k1, k2,...kn là

hằng số tốc độ hấp phụ ở mỗi giai đoạn. Giả thiết rằng ở thời điểm ban đầu t = 0 thì

q0 = 0 và thời điểm cân bằng t = ∞ thì qt = qe, qe = q1 + q2 + q3 + ... + qn.

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số tốc độ hấp phụ được mô tả bằng

phương trình Arrhenius:

2 exp( )AEk A

RT

(2.41)

Trong đó, k2 là hằng số tốc độ hấp phụ (g.mg-1

.min-1

), Ea là năng lượng hoạt

hóa Arrhenius (J.mol-1

), A là hằng số Arrhenius, R là hằng số khí (8,314 J.mol-1

.K-1

)

và T là nhiệt độ tuyệt đối. Lấy logarit phương trình (2.41):

2ln ln AEk A

RT (2.42)

Xây dựng đồ thị tương quan lnk2 theo 1/T, từ độ dốc của đường thẳng tuyến

tính ta xác định được EA. Độ lớn của giá trị năng lượng hoạt hóa EA có thể khẳng

định quá trình hấp phụ là quá trình vật lí hay hóa học.

2.3.6. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ

Mô hình Langmuir: Mô hình đẳng nhiệt Langmuir dựa trên giả thiết sự hấp

phụ là đơn lớp, nghĩa là các chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử và tất cả các

tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ có ái lực như nhau đối với chất bị hấp phụ [90].

eL

emLe

CK

CqKq

.1

..

(2.43)

Trong đó: qe là dung lượng hấp phụ cân bằng (mg.g-1

); Ce là nồng độ của

chất bị hấp phụ trong dung dịch cân bằng (mg.L-1

); qm là dung lượng hấp phụ cực

đại đơn lớp (mg.g-1

); KL là hằng số hấp phụ Langmuir (L.mg-1

).

Phương trình Langmuir đối với trường hợp hấp phụ khí:

Page 62: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

45

. .

1 .

L m

L

K q Pq

K P

(2.44)

Trong đó, q là dung lượng hấp phụ cân bằng của khí ở các các áp suất xác

định (mmol.g-1

), P là áp suất (bar).

Mô hình Freundlich: Mô hình đẳng nhiệt Freundlich dựa trên giả thiết cho

rằng bề mặt chất hấp phụ là không đồng nhất với các tâm hấp phụ về số lượng và

năng lượng hấp phụ [44].

n

eFe CKq /1. (2.45)

Trong đó, n là hệ số dị thể và KF là hằng số Freundlich [(mg.g−1

)(mg.L−1

)n]

và KF phụ thuộc nhiệt độ, với dung lượng hấp phụ cực đại, qm (mg.g-1

), được tính

theo phương trình:

n

oFm CKq /1 (2.46)

Phương trình Freundlich đối với trường hợp hấp phụ khí:

1/. n

Fq K P (2.47)

Mô hình Redlich-Peterson: Mô hình đẳng nhiệt Redlich-Peterson được mô tả

dưới dạng kết hợp của hai mô hình Langmuir và Freundlich [139]:

Rb

eR

eRe

Ca

CKq

1

.

(2.48)

Trong đó KR (L.g-1

) và aR ( ( 1)L .mgR Rb b ) là hằng số đẳng nhiệt Redlich-

Peterson; bR là số mũ có giá trị giữa 0 và 1.

Khi giá trị bR 1, phương trình (2.48) trở thành phương trình Langmuir và

dung lượng hấp phụ cực đại qm (mg.g-1

) được tính bằng phương trình:

R

Rm

a

Kq (2.49)

Mô hình Sips: Theo phương trình Freundlich (2.45) ta thấy khi nồng độ tăng

thì lượng chất hấp phụ càng tăng, điều này hoàn toàn vô lí. Do đó, Sips đã đưa ra

một phương trình tương tự phương trình Freundlich nhưng có giới hạn hạn chế khi

nồng độ quá cao [153]:

Page 63: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

46

n

eS

n

ese

Ca

CKq

/1

/1

1

.

(2.50)

Ở đây, qm = Ks/as là dung lượng hấp phụ cực đại Sips (mg.g-1

), Ks là hằng số

cân bằng Sips (mgn+1

.L-n.

.g-1

) và n là hệ số trong mô hình Sips.

Mô hình Toth: Mô hình Toth dựa trên mô hình Langmuir [157]:

nn

eT

eme

CK

Cqq

o

/1)( (2.51)

Trong đó, KTo là hằng số Toth, khi n = 1, mô hình sẽ trở thành mô hình

Langmuir.

2.4. THỰC NGHIỆM

2.4.1. Hóa chất

Bảng 2.2. Các loại hóa chất chính sử dụng trong luận án

Tên hóa chất Công ty cung cấp

Chromium (III) nitrate nonahydrates: Cr(NO3)3.9H2O Merck, Đức

Terephthalic acid (H2BDC): C6H4(COOH)2 Merck, Đức

Fluorhydric acid: HF Merck, Đức

Ammonium fluoride: NH4F Guang zhou, Trung Quốc

Benzene, ethanol Guang zhou, Trung Quốc

NaOH, HCl Guang zhou, Trung Quốc

NaCl, KCl, CaCl2, BaCl2 Guang zhou, Trung Quốc

Astrazon Black AFDL (AB):

C28H26N5OCl, M = 483,5 g/mol (*) DyStar, Đức

Dianix black: C16H14N4, M = 262 g/mol (*) DyStar, Đức

Remazol Black B (RDB):

C26H21O19N5S6Na4, M = 991,82 g/mol (*) DyStar, Đức

(*) Công thức cấu tạo của các phẩm nhuộm [5]:

Page 64: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

47

NH2N N NH2

Dianix black

NNN N

NH2OH

NaO3S SO3Na

SO2CH2CH2OSO3NaNaO3SOCH2CH2O2S

Remazol Black B

2.4.2. Tổng hợp MIL-101(Cr)

Hình 2.4 mô tả qui trình tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr).

Hình 2.4. Qui trình tổng hợp MIL-101(Cr)

H2O + H2BDC +

Cr(NO3)3.9 H2O,

Khuấy, nhỏ từ từ HF

vào

Thủy nhiệt

(Teflon, ở 200oC

trong 8 giờ)

MIL-101 mới tổng

hợp

Tinh chế

MIL-101 sản phẩm

Page 65: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

48

MIL-101(Cr) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt [29, 41]. Hỗn hợp

gồm acid 1,4-benzene dicarboxylic (H2BDC), chromium (III) nitrate nonahydrate

(Cr(NO3)3.9H2O) vào H2O, vừa khuấy vừa cho từ từ từng giọt axit HF vào, sau

khoảng 15 phút, chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình Teflon, đậy kín, cho vào tủ sấy ở

200C trong 8 giờ. Mẫu thu được ở dạng bột màu xanh có lẫn những hạt tinh thể màu

trắng của axit H2BDC dư, đem tinh chế để thu được sản phẩm cuối cùng. Qui trình này

được sử dụng để tổng hợp tất cả các mẫu MIL-101(Cr) trong nghiên cứu của chúng tôi.

2.4.3. Tinh chế MIL-101(Cr)

Mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với thành phần mol hỗn hợp phản ứng

H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O = 1,00:1,25:0,25:265. Sản phẩm MIL-101(Cr)

mới tổng hợp (AS-MIL-101) được tinh chế theo hai phương pháp:

Phương pháp 1:

- Ngâm mẫu mới tổng hợp AS-MIL-101 với nước cất ở 70C trong 5 giờ thu

được mẫu W-MIL-101.

- Ngâm mẫu W-MIL-101 với etanol ở 100C trong 3 giờ trong bình

Teflon thu được mẫu E-MIL-101.

Các mẫu sau khi xử lý được rửa và sấy khô ở 100C trong 12 giờ.

Phương pháp 2

- Mẫu mới tổng hợp AS-MIL-101 được chiết soxhlet liên tục với etanol trong

khoảng 12 giờ (3 giờ thay etanol một lần, cho đến khi dung dịch chiết trong) thu

được mẫu kí hiệu là MIL-101-S1 (phương pháp 2a).

- Ngâm mẫu AS-MIL-101 với nước cất ở 70C trong 5 giờ, sau đó chiết

soxhlet liên tục với etanol trong khoảng 12 giờ (3 giờ thay etanol một lần, cho đến

khi dung dịch chiết trong) thu được mẫu kí hiệu là MIL-101-S2 (phương pháp 2b).

2.4.4. Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để tổng hợp MIL-101(Cr)

2.4.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Mẫu được tổng hợp với thành phần mol: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O

= 1,00:1,25:0,25:265. Nhiệt độ tổng hợp thay đổi từ 180C đến 220C, sản phẩm

được xử l‎ý theo phương pháp 2a.

Page 66: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

49

Bảng 2.3. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các nhiệt độ khác nhau

Nhiệt độ Kí hiệu mẫu

180C M-180C

200C M-200C

220C M-220C

2.4.4.2. Ảnh hưởng của pH

Thành phần mol hỗn hợp phản ứng: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O =

1,00:1,25:0,25:265, ở nhiệt độ 200C. Dùng NaOH để điều chỉnh pH của dung dịch

từ 2 đến 6 đối với hỗn hợp phản ứng ban đầu, xử lý sản phẩm thu được bằng

phương pháp 2a.

Bảng 2.4. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các pH khác nhau

pH Kí hiệu mẫu

2 M-pH2

4 M-pH4

6 M-pH6

2.4.4.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ Cr(III)/H2BDC

Thành phần mol hỗn hợp phản ứng: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O

= 1,00:x:0,25:265, ở 200C và pH = 2. Xử lý sản phẩm thu được bằng phương pháp 2a.

Bảng 2.5. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau

Cr(III)/H2BDC = x Kí hiệu mẫu

0,50 M-0.50

0,75 M-0.75

1,00 M-1.00

1,25 M-1.25

1,50 M-1.50

1,75 M-1.75

2.4.4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ H2O/H2BDC

Thành phần mol hỗn hợp phản ứng: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O

= 1,00:1,25:0,25:y, ở 200C và pH = 2. Sản phẩm thu được xử lý theo phương pháp 2a.

Page 67: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

50

Bảng 2.6. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau

H2O/H2BDC = y Kí hiệu mẫu

200 M200

265 M265

350 M350

400 M400

500 M500

700 M700

2.4.4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ HF/H2BDC

Thành phần mol hỗn hợp phản ứng: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O =

1,00: 1,25:z:350, ở 200C và pH = 2. Sản phẩm thu được xử lý theo phương pháp 2a.

Bảng 2.7. Các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau

HF/H2BDC = z Kí hiệu mẫu

0,00 MHF0

0,25 MHF0.25

0,75 MHF0.75

2.4.4.6. Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp

Thành phần hỗn hợp phản ứng:

- Mẫu có HF: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O = 1,00:1,25:0,25:350.

- Mẫu không có HF H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:H2O = 1,00:1,25:350.

Các mẫu được tổng hợp ở 200C và pH = 2. Sản phẩm thu được xử lý theo

phương pháp 2a.

Bảng 2.8. Các mẫu MIL-101(Cr) tổng hợp ở các thời gian khác nhau

Thời gian tổng hợp (giờ) Tổng hợp với HF Tổng hợp không có HF

2 giờ M-HF2h MHF0-2h

6 giờ M-HF6h MHF0-6h

8 giờ M-HF8h MHF0-8h

12 giờ M-HF12h MHF0-12h

Page 68: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

51

2.4.5. Kiểm tra độ bền của MIL-101(Cr)

Mẫu S-MIL-101 với thành phần phản ứng: H2BDC:Cr(NO3)3·9H2O:HF:H2O

= 1,00:1,25:0,25:350, tổng hợp ở 200C, pH = 2 trong thời gian 8 giờ và tinh chế

bằng phương pháp 2a được sử dụng như mẫu chuẩn để kiểm tra tính chất và độ bền

của vật liệu.

2.4.5.1. Độ bền của MIL-101(Cr) qua nhiều tháng trong không khí

Mẫu MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp để trong không khí qua nhiều tháng và

được kiểm tra độ bền bằng XRD theo hai cách:

- Không sấy và sấy mẫu ở 100C trong 12 giờ trước khi đo XRD (Bảng 2.9).

Bảng 2.9. Các mẫu MIL-101(Cr) để trong không khí qua nhiều tháng, xử lý khác

nhau trước khi kiểm tra XRD

Xử l‎ý Thời gian (tháng) Kí hiệu mẫu

Không sấy 0,5 M-0.5m

1 M-1m

Sấy

2 M-2m

3 M-3m

4 M-4m

5 M-5m

8 M-8m

12 M-12m

2.4.5.2. Độ bền của MIL-101(Cr) trong nước ở nhiệt độ phòng

Mẫu MIL-101(Cr) được ngâm trong nước qua nhiều ngày và được kiểm tra

lại độ bền của cấu trúc bằng XRD (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Các mẫu MIL-101(Cr) được ngâm nhiều ngày trong nước

Thời gian (ngày) Kí hiệu mẫu

2 M-2D

4 M-4D

14 M-14D

2.4.5.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ sôi

Mẫu MIL-101(Cr) được ngâm trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ sôi,

sau đó được kiểm tra độ bền bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (Bảng 2.11)

Page 69: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

52

Bảng 2.11. Các mẫu MIL-101(Cr) được ngâm trong các dung môi khác nhau ở

nhiệt độ sôi

Dung môi Kí hiệu mẫu

Benzen M-Benzen

Etanol M-Etanol

H2O M-H2O

2.4.6. Xác định điểm đẳng điện của MIL-101(Cr)

Cách thức xác định điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) tương tự như tài liệu

[88]. Cho vào một loạt 7 bình tam giác (dung tích 250 mL) 25 mL dung dịch NaCl

0,01M và 0,03g MIL-101(Cr). Giá trị pH ban đầu của dung dịch (pHi) được điều

chỉnh nằm trong khoảng từ 2 đến 10 bằng HCl hay NaOH. Đậy kín và lắc bằng máy

lắc trong 24 giờ. Sau đó, để lắng, lọc sạch huyền phù bằng giấy lọc, đo lại các giá trị

pH gọi là pHf. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ sự khác nhau giữa các giá trị pH ban

đầu và sau cùng (pH = pHf - pHi) theo pHi là đường cong cắt trục hoành tại pH =

0 cho ta giá trị pH đẳng điện (pHe.i.p). Tiến trình này được thực hiện tương tự đối

với các dung dịch KCl, CaCl2, BaCl2 ở các nồng độ khác nhau 0,01; 0,1 và 1M.

Trong luận án này, pH của các dung dịch được đo trên máy Sartorius (Mỹ).

2.4.7. Hấp phụ phẩm nhuộm

Thí nghiệm hấp phụ phẩm nhuộm trên MIL-101(Cr) được chúng tôi tiến

hành trong tối, ở nhiệt độ phòng.

2.4.7.1. Động học hấp phụ

Thí nghiệm nghiên cứu động học hấp phụ được tiến hành trong cốc 3 L kết

hợp với khuấy cơ trên máy IKA RW20 digital (Đức) để đảm bảo vật liệu hấp phụ

được phân bố đều trong hỗn hợp. Ở từng khoảng thời gian xác định, dung dịch được

lấy ra, li tâm để loại bỏ chất hấp phụ, nồng độ của dung dịch phẩm nhuộm được xác

định bằng phương pháp UV-Vis trên máy Lamda 25 Spectrophotometer

(Perkinelmer, Singapore) ở max của phẩm nhuộm RDB (600 nm).

Đối với quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ dung dịch phẩm

nhuộm RDB, kích thước hạt xúc tác, tốc độ khuấy, pH được tiến hành tương tự như

trên nhưng thay đổi các yếu tố khảo sát.

Page 70: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

53

2.4.7.2. Đẳng nhiệt hấp phụ

Cho lần lượt 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 110 mg MIL-101(Cr) vào một loạt 8

bình tam giác (dung tích 250 mL) có chứa 100 ml dung dịch phẩm nhuộm RDB

(100 mg.L-1

), đậy kín, lắc bằng máy lắc IKA HS/KS 260 control (Đức) trong 12h để

đảm bảo đạt được cân bằng hấp phụ. Sau đó li tâm để loại bỏ chất hấp phụ, nồng độ

của dung dịch phẩm nhuộm được xác định bằng phương pháp UV-Vis trên máy

Lamda 25 Spectrophotometer (Perkinelmer, Singapore) ở max của phẩm nhuộm RDB

(600 nm).

2.4.7.3. Tái sử dụng chất hấp phụ

Cho 0,05 g MIL-101(Cr) vào bình tam giác (dung tích 250 mL) có chứa 100

mL dung dịch phẩm nhuộm RDB (100 mg.L-1

), đậy kín, lắc bằng máy lắc IKA

HS/KS 260 control (Đức) trong 12h. Lọc lấy dung dịch phẩm nhuộm xác định lại

nồng độ, phần chất hấp phụ được giải hấp bằng dung dịch NaOH 0,25M, sau đó rửa

sạch lại bằng nước cất. Bột chất hấp phụ có màu xanh như ban đầu thu được sau khi

giải hấp sẽ được dùng để tái sử dụng lần hai, lần ba theo qui trình tương tự như trên.

Để đánh giá độ bền của vật liệu, các mẫu chất hấp phụ sau khi tái sử dụng được sấy

khô ở 100C trong 12 giờ và kiểm tra bằng phương pháp XRD. Nồng độ của dung

dịch phẩm nhuộm được xác định bằng phương pháp UV-Vis trên máy Lamda 25

Spectrophotometer (Perkinelmer, Singapore) ở max của phẩm nhuộm RDB (600 nm).

2.4.8. Xúc tác quang phân hủy RDB trên MIL-101(Cr)

Một hỗn hợp dung dịch phẩm nhuộm RDB và xúc tác MIL-101(Cr) được

cho vào cốc 250 mL, khuấy từ nhẹ trên máy Thermo Scientific Cimarec (Malaysia).

Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện chiếu sáng UV trên máy UVB313 ( =

313 nm và công suất 40W). Sau mỗi khoảng thời gian nhất định, dung dịch được

hút ra bằng xiranh và ly tâm để loại bỏ xúc tác, nồng độ của dung dịch phẩm nhuộm

cuối cùng được xác định bằng phương pháp UV-Vis trên máy Lamda 25

Spectrophotometer (Perkinelmer, Singapore) ở max của phẩm nhuộm RDB (600

nm).

Page 71: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

54

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. TỔNG HỢP MIL-101(Cr)

Vật liệu MIL-101(Cr) đầu tiên được công bố năm 2005 với diện tích bề mặt

rất cao 4100 m2.g

-1 [41]. Tuy nhiên, từ đó đến nay trong hầu hết các công bố khác

diện tích bề mặt chỉ thu được trong khoảng 2000-3200 m2.g

-1 [80, 142, 169]. L‎ý do

có thể là do điều kiện tổng hợp chưa tối ưu và axit dư trong vật liệu vẫn chưa được

loại bỏ hoàn toàn. Trong luận án này chúng tôi nghiên cứu các điều kiện tổng hợp

vật liệu, nắm vững các qui luật tổng hợp MIL-101(Cr) để có thể kiểm soát quá trình

tổng hợp thu được vật liệu có hình thái, tính chất bề mặt như mong muốn.

3.1.1. Tinh chế MIL-101(Cr)

3.1.1.1. Tinh chế MIL-101(Cr) qua nhiều giai đoạn với các dung môi khác nhau

Hình 3.1a trình bày kết quả XRD của các mẫu MIL-101(Cr) mới tổng hợp

(AS-MIL-101), được xử lý với nước (W-MIL-101), nước - etanol (E-MIL-101) và

Hình 3.1b là giản đồ XRD của axit H2BDC. Kết quả cho thấy tất cả các đỉnh nhiễu

xạ tia X của các mẫu được xử l‎ý theo các cách khác nhau đều phù hợp với nhiều

công bố trước đây [66, 169], các đỉnh đặc trưng của axit H2BDC ở 17o; 25,5

o và 28

o

không quan sát được trong các mẫu này. Đáng chú ý‎ là đỉnh có cường độ cao và sắc

ở khoảng 1,7o đặc trưng cho cấu trúc mao quản trung bình được quan sát rất rõ ràng

ở các mẫu sau khi xử l‎ý với dung môi, nhưng ở mẫu mới tổng hợp, đỉnh này có

cường độ thấp hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ axit H2BDC dư hoặc các chất

không phản ứng khác còn lại bên trong mao quản được loại bỏ triệt để hơn ở các

mẫu sau khi xử lý với dung môi, làm tăng độ tương phản giữa tường và mao quản

dẫn đến làm tăng cường độ của nhiễu xạ tia X. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy

rằng không có sự khác biệt ở kết quả XRD giữa các mẫu được xử lý với các dung

môi khác nhau khi chỉ quan sát thông thường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phân tích

kết quả XRD cũng như sử dụng các phương pháp khác như TEM, BET để đánh giá

chính xác hơn vai trò của các dung môi trong quá trình xử l‎ý.

Page 72: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

55

0 10 20 30 40

(a)C

­ên

g ®

é (

ab

r.)

500

E-MIL-101

W-MIL-101

AS-MIL-101

2/®é

0 5 10 15 20 25 30 35 40

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

ên

g ®

é (

cps.

)

2/®é

(b)

Axit H2BDC

Hình 3.1. (a) Giản đồ XRD của các mẫu được tinh chế theo cách khác nhau,

(b) giản đồ XRD của H2BDC

Như chúng ta đã biết, độ rộng của đỉnh nhiễu xạ là do kích thước hạt tinh thể

nhỏ và độ biến dạng của cấu trúc. Điều này được phản ánh qua phương trình Hall [54]

1 cos sinK

D

(3.1)

Trong đó, 1 là độ rộng nửa chiều cao đỉnh (FWHM), là góc nhiễu xạ

Bragg, K là hằng số (K = 1), là độ dài của bước sóng ( = 1,54 Å), là độ biến

dạng, D là kích thước hạt tinh thể. Đồ thị tuyến tính của cos theo sinđược

trình bày ở Hình 3.2.

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16

0.0000

0.0005

0.0010

0.0015

0.0020

0.0025

0.0030

co

s

y = 5E-05x + 0,002

r2 = 6E-05

Sin

W-MIL-101

0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 0.16

0.0000

0.0005

0.0010

0.0015

0.0020

0.0025

0.0030

cos

Sin

y = 0,0031x + 0,002

r2 = 0,821

E-MIL-101

Hình 3.2. Đồ thị Hall của các mẫu W-MIL-101, E-MIL-101

Từ hệ số góc và đoạn cắt trục tung của các đồ thị này sẽ tính được D và

Dữ liệu XRD của mẫu W-MIL-101 không tuân theo phương trình Hall (r2 = 6.10

-5),

trong khi đó, mẫu E-MIL-101 phù hợp với phương trình Hall (r2

= 0,821). Độ biến

Page 73: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

56

dạng và kích thước hạt của mẫu E-MIL-101 lần lượt là 0,003 và 69 nm. Kết quả này cho

thấy rằng mẫu E-MIL-101 có độ biến dạng của hạt thấp hơn so với mẫu W-MIL-101.

Ảnh hưởng của quá trình tinh chế đến hình thái, kích thước hạt của vật liệu

MIL-101(Cr) được thể hiện qua ảnh TEM (Hình 3.3).

Hình 3.3. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được xử lý với các dung môi

Các ảnh TEM cho thấy vật liệu MIL-101(Cr) có hình bát diện gần như hoàn

hảo. Kích thước tinh thể MIL-101(Cr) khoảng 417 nm (N = 16, M = 417, SD =

86,1) đối với mẫu W-MIL-101 và 436 nm đối với mẫu E-MIL-101 (N =16, M =

436, SD = 78,9), trong đó N là số hạt, M là kích thước hạt trung bình và SD độ lệch

chuẩn. Phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác nhau về kích thước hạt giữa

hai mẫu W-MIL-101 và E-MIL-101 (p = 0,473).

Kết quả hấp phụ và giải hấp phụ N2 của các mẫu mới tổng hợp AS-MIL-101,

W-MIL-101 và E-MIL-101 được trình bày ở Hình 3.4 và Bảng 3.1. Kết quả cho

thấy rằng mẫu MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp được xử lý bằng các dung môi khác

nhau để loại bỏ axit terephtalic trong mao quản đã làm tăng đáng kể diện tích bề

mặt cũng như thể tích mao quản. Diện tích bề mặt của MIL-101(Cr) tăng từ 2032

m2g

-1 đối với mẫu AS-MIL-101 đến 2217 m

2g

-1 và 2884 m

2g

-1 đối với các mẫu W-

MIL-101, và E-MIL-101 tương ứng. Kết quả này đã khẳng định một lần nữa hiệu

quả của quá trình tinh chế bằng các dung môi khác nhau. Ở đây, có thể thấy rằng,

xử l‎ý mẫu MIL-101(Cr) qua hai giai đoạn nước – etanol cho diện tích bề mặt lớn

nhất, cũng có nghĩa là hiệu quả loại bỏ axit dư trong cấu trúc mẫu cao nhất. Tuy

nhiên, kết quả diện tích bề mặt cũng như thể tích mao quản của mẫu này thấp hơn

so với các công bố trước đây [41, 173].

Page 74: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

57

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

¸

ThÓ

tÝch

hÊp

phô (

g.c

m-3, ST

P)

p suÊt t­¬ng ®èi (P/P0)

AS-MIL-101

W-MIL-101

E-MIL-101

Hình 3.4. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) được tinh chế

với các dung môi khác nhau

Bảng 3.1. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tinh chế với các dung môi khác nhau

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1)

AS-MIL-101 2032 3328 1,11

W-MIL-101 2217 3439 1,13

E-MIL-101 2884 4633 1,55

3.1.1.2. Chiết soxhlet

Kết quả XRD của các mẫu MIL-101(Cr) sau khi tổng hợp được loại bỏ axit

H2BDC dư bằng phương pháp chiết soxhlet theo hai cách khác nhau thể hiện ở Hình 3.5.

0 10 20 30 40

500

MIL-101-S1

MIL-101-S2

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

Hình 3.5. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được chiết soxhlet theo hai cách khác nhau

Page 75: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

58

Như đã thảo luận ở phần trên, để tìm một phương pháp hiệu quả xử lý axit

dư trong mẫu MIL-101(Cr) mới tổng hợp, lần đầu tiên phương pháp chiết soxhlet

được chúng tôi đề xuất cho mục đích này. Mẫu được chiết soxhlet liên tục với etanol

(MIL-101-S1) và mẫu chiết soxhlet với etanol sau khi ngâm nước nóng (MIL-101-S2).

Kết quả XRD cho thấy cả hai mẫu đều vẫn giữ nguyên được cấu trúc đặc trưng của vật

liệu MIL-101(Cr) và các đỉnh nhiễu xạ có cường độ cao. Tuy nhiên, diện tích bề mặt và

tính chất xốp của hai mẫu khác biệt rõ rệt thể hiện ở Hình 3.6 và Bảng 3.2.

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

p̧ suÊt t­¬ng ®èi (P/P0)

ThÓ

tÝch

hÊp

phô (

g.c

m-3, ST

P)

MIL-101-S2

MIL-101-S1

Hình 3.6. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) được chiết

soxhlet theo hai cách khác nhau

Bảng 3.2. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được chiết soxhlet theo hai cách khác nhau

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1)

MIL-101-S1 2946 4776 1,53

MIL-101-S2 2174 3160 1,03

Mẫu MIL-101-S1 có diện tích bề mặt 2946 m2.g

-1 và thể tích mao quản 1,53

cm3.g

-1 cao hơn hẳn so với mẫu MIL-101-S2 với diện tích bề mặt 2174 m

2.g

-1 và thể

tích mao quản 1,03 cm3.g

-1 tương ứng. Hơn nữa, khi so với kết quả chiết bằng các

dung môi qua nhiều giai đoạn như đã thảo luận, mẫu MIL-101-S1 có diện tích bề

mặt cao hơn. Vì vậy, chúng tôi kết luận rằng chiết soxhlet liên tục với etanol là một

phương pháp hiệu quả để tinh chế vật liệu MIL-101(Cr) và đây là phương pháp

được lựa chọn sử dụng để tinh chế cho tất cả các mẫu sau này trong luận án.

Để đánh giá thành phần cũng như mức độ tinh khiết của vật liệu MIL-101(Cr)

thu được sau khi tinh chế bằng cách chiết soxhlet với dung môi etanol, chúng tôi

Page 76: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

59

tiến hành phân tích phổ hồng ngoại FT-IR, kết quả EDX và phân tích nhiệt TG-DTA của

mẫu MIL-101-S1.

Hiệu quả tinh chế của phương pháp chiết soxhlet liên tục với etanol được

thể hiện rõ ràng hơn ở kết quả FT-IR trên Hình 3.7.

Hình 3.7. Phổ FT-IR của mẫu AS-MIL-101(a) và MIL-101-S1 (b)

Hình 3.7 biễu diễn kết quả FT-IR của mẫu mới tổng hợp AS-MIL-101 (a)

và mẫu sau tinh chế MIL-101-S1 (b). Các dao động ở 1018 cm-1

và 748 cm-1

là do

dao động (C–H) và γ (C–H) tương ứng trong vòng thơm. Dao động mạnh và rộng

ở 3500 cm-1

là của nhóm (OH), các dao động mạnh ở vùng 1623 cm-1

, 1510 cm-1

tương ứng với các dao động νas(C=O), νs(C=O) trong nhóm cacboxylat (COO) và

ở 1405 cm-1

là dao động ν(C-C) chứng tỏ sự có mặt của liên kết đicacboxylat

trong khung MIL-101(Cr) [110]. Dải dao động khá yếu trong vùng 700–500 cm-1

có thể là do các dao động định hướng bên trong và bên ngoài mặt phẳng của các

nhóm (COO) [110]. Ở mẫu mới tổng hợp (Hình 3.7a) chúng ta quan sát thấy có

dao động ν(C=O) trong nhóm axit (COOH) ở 1684 cm-1

đặc trưng cho H2BDC [6,

142] nhưng đỉnh dao động này không xuất hiện ở mẫu MIL-101-S1 (Hình 3.7b)

chứng tỏ rằng axit H2BDC đã được loại bỏ hoàn toàn ở mẫu MIL-101-S1.

Để khẳng định sự có mặt của nguyên tố chính (Cr) trong khung MIL-101(Cr),

chúng tôi tiến hành phân tích EDX mẫu MIL-101-S1 (Hình 3.8 và Bảng 3.3). Kết

quả phần trăm khối lượng trung bình của Cr trong mẫu là 20,58%. Như vậy, chúng

tôi đã tổng hợp thành công mẫu MIL-101(Cr) với Cr là một trong những nguyên

Page 77: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

60

tố chính trong cấu trúc của vật liệu và giá trị SD nhỏ chứng tỏ độ phân tán cao của

Cr trong mẫu.

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00

keV

006

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

Coun

ts

C

O

S

S

Cl

ClCr

Cr

Cr

Fe

Fe

Fe Fe

Hình 3.8. Kết quả EDX của mẫu MIL-101-S1

Bảng 3.3. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong mẫu MIL-101(Cr)

(M là giá trị trung bình, SD là độ lệch chuẩn, N là số điểm phân tích)

Nguyên tố C O S Cl Cr Fe

M 37,61 40,80 0,09 0,16 20,58 0,78

SD 1,02 3,72 0,05 0,04 4,30 0,22

N 6 6 6 6 6 6

Độ bền nhiệt của vật liệu MIL-101(Cr) thu được thể hiện trên giản đồ TG-

DTA (Hình 3.9).

0 200 400 600 800

0

20

40

60

80

100

DTA (uV)TG (%)

-33,790%

-53,399%

405,83 oC

81,63 oC

Nhiªt ®é (oC)

-50

0

50

100

150

200

250

300

Hình 3.9. Giản đồ phân tích nhiệt TG-DTA của mẫu MIL-101-S1

Kết quả cho thấy quá trình mất khối lượng và phân hủy theo nhiệt độ có hai

giai đoạn mất khối lượng, giai đoạn đầu tiên từ 50C đến khoảng 300C là do sự

mất nước vật lý và các phân tử nước bên trong mao quản, giai đoạn hai ở khoảng

Page 78: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

61

350 – 400C là do quá trình phân hủy khung hữu cơ của vật liệu MIL-101(Cr). Kết quả

này chứng tỏ vật liệu MIL-101(Cr) tổng hợp được có độ bền nhiệt ở khoảng nhiệt

độ từ 350 – 400C.

Qua khảo sát các quá trình xử lý khác nhau trong tổng hợp MIL-101(Cr) cho

thấy rằng mẫu MIL-101(Cr) mới tổng hợp được chiết soxhlet với etanol nóng là

phương pháp hiệu quả để loại bỏ axit dư. Mẫu MIL-101(Cr) sau khi xử lý xong có

độ kết tinh cũng như diện tích bề mặt và thể tích mao quản cao nhất.

3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tổng hợp MIL-101(Cr)

3.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Hình 3.10 thể hiện kết quả XRD của các mẫu MIL-101(Cr) được tổng hợp ở

các nhiệt độ khác nhau: 180C (M-180C), 200

C (M-200C) và 220

C (M-220C).

0 10 20 30 40

M-200C

M-180C

M-220C

500

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

Hình 3.10. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các nhiệt độ khác nhau

Kết quả cho thấy tinh thể MIL-101(Cr) không hình thành khi tổng hợp ở

nhiệt độ 180C, trong nhiễu xạ XRD của mẫu này chỉ quan sát được các đỉnh đặc

trưng của H2BDC. Ngược lại, các đỉnh nhiễu xạ đặc trưng của MIL-101(Cr) được

quan sát rất rõ ràng ở hai mẫu được tổng hợp ở 200C và 220

C. Kết quả này cũng

tương đồng với công bố Hong và cộng sự [66] cho rằng pha tinh thể MIL-101(Cr)

chỉ hình thành ở nhiệt độ từ 200C đến 220

C. Trong luận án, chúng tôi đã lựa chọn

nhiệt độ 200C để tổng hợp cho tất cả các mẫu MIL-101(Cr).

3.1.2.2. Ảnh hưởng của pH

XRD của các mẫu MIL-101(Cr) tổng hợp ở các pH khác nhau được thể hiện

trên Hình 3.11. Nhìn vào kết quả ta thấy ở các mẫu đều xuất hiện các đỉnh đặc trưng

Page 79: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

62

của MIL-101(Cr). Tuy nhiên, cường độ của các đỉnh giảm từ M-pH2 đến M-pH6

chứng tỏ mức độ kết tinh của vật liệu giảm dần khi pH tăng từ 2 đến 6. Thêm vào

đó, khi so sánh độ rộng nửa chiều cao đỉnh ở 2 = 2,8 tương ứng với các mẫu M-pH2,

M-pH4, M-pH6 lần lượt là 0,09; 0,20; 0,22 lại một lần nữa khẳng định mẫu M-pH2

có cấu trúc MIL-101(Cr) với mức độ kết tinh cao nhất. Vấn đề này có thể được giải

thích là ở môi trường axit mạnh thuận lợi cho ion Cr3+

tồn tại ở dạng tự do dẫn đến

quá trình kết tinh tạo tinh thể MIL-101(Cr) tốt hơn. Do đó, chúng tôi lựa chọn pH =

2 để tổng hợp tất cả các mẫu MIL-101(Cr) trong luận án.

0 10 20 30 40

M-pH6

M-pH4

M-pH2

500

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

Hình 3.11. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp ở các pH khác nhau

3.1.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ Cr(III)/H2BDC

Giản đồ XRD của các mẫu được tổng hợp với các tỷ lệ mol Cr(III)/H2BDC

khác nhau được thể hiện ở Hình 3.12.

0 10 20 30 40

500

M-1.75

M-1.50

M-0.75M-1.00

M-1.25

M-0.50

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

Hình 3.12. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các

tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau

Page 80: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

63

Kết quả cho thấy giản đồ XRD của các mẫu có tỷ lệ Cr(III)/H2BDC thấp (M-0.50,

M-0.75, M-1.00) phù hợp với nhiều công bố trước đây về MIL-101(Cr) [38, 66, 169,

170]. Tuy nhiên, các đỉnh đặc trưng cho vật liệu MIL-101(Cr) có cường độ thấp. Khi

lượng Cr(III) tăng lên (M-1.25, M-1.50, M-1.75), nhiễu xạ XRD của các mẫu này giống

với mẫu MIL-101(Cr) được công bố bởi tác giả G. Férey [41], trong đó đỉnh nhiễu xạ

đặc trưng cho mao quản trung bình ở 2 khoảng 1,7 mạnh và sắc. Điều này cho thấy tỷ

lệ Cr(III)/H2BDC có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cấu trúc vật liệu MIL-101(Cr).

Bằng cách thay đổi tỷ lệ muối Cr(III) trong thành phần phản ứng, chúng tôi đã tổng hợp

thành công vật liệu MIL-101(Cr) có cấu trúc mao quản trung bình và có độ kết tinh cao.

Hình 3.13. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các

tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau

Page 81: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

64

Các ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ lệ mol

Cr(III)/H2BDC khác nhau được trình bày trên Hình 3.13. Các mẫu MIL-101(Cr) đều

có hình bát diện và kích thước hạt dao động trong khoảng 230 -570 nm (Bảng 3.4).

Kết quả hấp phụ và giải hấp phụ N2 của các mẫu MIL-101(Cr) được tổng

hợp với các tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau thể hiện ở Hình 3.14 và Bảng 3.4.

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

¸

C­êng ®

é (

g.c

m-3, ST

P)

p suÊt t­¬ng ®èi (P/P0)

M-0.75

M-1.00

M-1.25

M-1.50

M-1.75

Hình 3.14. Đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ N2 của các mẫu được tổng hợp với tỷ

lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau

Bảng 3.4. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) được tổng hợp với

tỷ lệ Cr(III)/H2BDC khác nhau

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1) dTEM (nm)

MCr-0.75 1582 2426 0,79 231

MCr-1.00 2328 3833 1,23 376

MCr-1.25 2946 4776 1,53 216

MCr-1.50 2642 4354 1,41 522

MCr-1.75 2414 4057 1,28 573

Kết quả cho thấy diện tích bề mặt và thể tích mao quản tăng lên khi tăng tỷ lệ

Cr(III)/H2BDC từ 0,75 đến 1,25 nhưng sau đó giảm xuống khi tiếp tục tăng tỷ lệ

này. Kết hợp với kết quả XRD và TEM ta thấy rằng, khi tổng hợp với hàm lượng

Cr(III) thấp (M-0.75, M-1.00), kích thước hạt nhỏ nhưng độ kết tinh không cao nên

vật liệu tạo ra có độ xốp thấp, kết quả là diện tích bề mặt thấp. Ngược lại, khi tăng

Page 82: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

65

hàm lượng Cr(III) lên quá cao (M-1.50, M-1.75) thì mẫu có độ kết tinh cao nhưng

hạt có kích thước lớn và phân tán không đồng đều dẫn đến diện tích bề mặt giảm. Vì vậy

tỷ lệ Cr(III)/H2BDC = 1,25 được chúng tôi lựa chọn để tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr).

3.1.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ H2O/H2BDC

Hình 3.15 biểu diễn các giản đồ XRD của MIL-101(Cr) được tổng hợp với tỷ

lệ H2O/H2BDC khác nhau. Kết quả cho thấy hàm lượng nước trong thành phần tổng

hợp có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cấu trúc vật liệu MIL-101(Cr). Các mẫu

khảo sát với tỷ lệ H2O/H2BDC tăng dần từ 200 đến 700 đều có các đỉnh nhiễu xạ

đặc trưng của vật liệu MIL-101(Cr), tuy nhiên đỉnh ở 2 khoảng 1,7 đặc trưng cho

mao quản trung bình chỉ quan sát được ở các mẫu MIL-101(Cr) có hàm lượng nước thấp

(M200, M265, M350 và M400), khi hàm lượng nước tăng lên (M500, M700), đỉnh

nhiễu xạ này không xuất hiện. Không những thế, ở các mẫu có hàm lượng nước cao,

cường độ đỉnh cũng rất thấp. Từ kết quả này có thể kết luận rằng lượng nước trong thành

phần tổng hợp mẫu MIL-101(Cr) cao sẽ làm giảm độ kết tinh và làm giảm kích thước

hạt.

0 10 20 30 40

M700M500M400

M265

M350

M200

500

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

Hình 3.15. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau

Kết quả TEM (Hình 3.16) cho thấy kích thước hạt của các mẫu MIL-101(Cr)

được tổng hợp với lượng nước thấp lần lượt là 298 nm, 243 nm và 364 nm tương

ứng với các mẫu M200, M265 và M350. Nhưng khi lượng nước trong thành phần

Page 83: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

66

tổng hợp tăng lên thì kích thước hạt giảm xuống đáng kể 111 nm, 173 và 137 nm

tương ứng với các mẫu M400, M500, M700. Mặc dù ảnh TEM của các mẫu khảo

sát đều cho thấy vật liệu thu được có hình bát diện đặc trưng của vật liệu MIL-101(Cr)

nhưng hình ảnh rõ ràng và sắc nét nhất được quan sát thấy ở mẫu M350. Thêm vào

đó, ở ảnh TEM của mẫu M700 ta còn quan sát được các tinh thể hình kim là của axit

H2BDC kết tinh trở lại cùng quá trình kết tinh của vật liệu MIL-101(Cr). Điều này

chứng tỏ lượng nước trong thành phần tổng hợp của mẫu M350 thích hợp để tạo gel

và kết tinh thành vật liệu MIL-101(Cr).

Hình 3.16. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các

tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau

Page 84: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

67

Kết quả hấp phụ, giải hấp phụ N2 và tính chất xốp của các mẫu MIL-101(Cr)

được tổng hợp với các tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau được thể hiện ở Hình 3.17 và

Bảng 3.5. Mẫu M350 có diện tích bề mặt (3586 m2.g

-1) và thể tích mao quản (1,85

cm3.g

-1) lớn nhất trong tất cả các mẫu khảo sát. Vậy tỷ lệ H2O/H2BDC = 350 được

chúng tôi lựa chọn cho quá trình tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr).

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

1100

1200

1300

¸

ThÓ

tÝch

hÊp

phô (

g.c

m-3, ST

P)

p suÊt t­¬ng ®èi (P/P0)

M200

M265

M350

M400

M700

Hình 3.17. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) tổng hợp

với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau

Bảng 3.5. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ H2O/H2BDC khác nhau

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1) dTEM (nm)

M200 1618 2570 0,87 298

M265 2946 4776 1,53 216

M350 3586 5288 1,85 364

M400 2274 3664 1,25 111

M700 1708 2701 0,93 137

3.1.2.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ HF/H2BDC

Theo đề nghị của Loiseau và Férey [106], florua đóng vai trò như một tác

nhân khoáng hóa, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển tinh thể trong tổng hợp vật

liệu MOFs. Đối với vật liệu MIL-101(Cr) sự ảnh hưởng của HF được thể hiện trên

giản đồ XRD (Hình 3.18).

Page 85: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

68

0 10 20 30 40

MHF0.75

MHF0.25

MHF0

500

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

Hình 3.18. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau

Kết quả cho thấy cả mẫu không có HF và các mẫu được tổng hợp với các

hàm lượng HF khác nhau đều quan sát được các đỉnh đặc trưng của vật liệu MIL-

101(Cr). Đặc biệt, đỉnh ở góc nhỏ đặc trưng cho mao quản trung bình cũng xuất hiện

ở tất cả các mẫu này. Tuy nhiên, cường độ đỉnh ở các mẫu có HF cao hơn rất nhiều

so với mẫu tổng hợp không có HF chứng tỏ các mẫu được tổng hợp với HF có mức

độ kết tinh cao hơn.

Hình 3.19. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau

Page 86: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

69

Hình 3.19 trình bày các ảnh TEM của MIL-101(Cr) được tổng hợp với các tỷ

lệ HF/H2BDC khác nhau. Ở đây vai trò khoáng hóa của HF thể hiện rõ ràng nhất vì

kích thước hạt đã tăng lên rõ rệt từ 234 nm, đến 364 nm và 612 nm tương ứng với

sự tăng tỷ lệ HF/H2BDC từ 0 đến 0,75.

Như đã phân tích ở phần trên, HF đã làm tăng đáng kể kích thước hạt cũng

như độ kết tinh của vật liệu. Tuy nhiên, tính chất xốp của MIL-101(Cr) có mối quan

hệ như thế nào với sự tăng của hàm lượng HF? Để thấy được mối quan hệ này

chúng tôi tiến hành phân tích kết quả hấp phụ - khử hấp phụ N2 được thể hiện trên

Hình 3.20 và Bảng 3.6. Chúng ta có thể thấy rằng không có một khuynh hướng rõ

ràng về sự thay đổi của diện tích bề mặt cũng như thể tích mao quản ở ba mẫu khảo

sát. Ở đây, mẫu M350 có kích thước hạt trung gian trong ba mẫu nghiên cứu nhưng

lại có diện tích bề mặt và thể tích mao quản lớn nhất. Để giải thích kết quả này

chúng tôi cho rằng với hàm lượng HF thích hợp sẽ làm cho vật liệu có độ kết tinh

cao, độ xốp lớn, các hạt phân tán đồng đều dẫn đến diện tích bề mặt cao. Vì vậy, tỷ

lệ HF/H2BDC = 0,25 được chúng tôi lựa chọn để tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr).

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

0

200

400

600

800

1000

1200

Th

Ó tÝ

ch h

Êp p

hô (

g.c

m-3, ST

P)

p̧ suÊt t­¬ng ®èi (P/P0) Á

MHF0

MHF0.25

MHF0.75

Hình 3.20. Đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ N2 của MIL-101(Cr) tổng hợp

với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau

Bảng 3.6. Tính chất xốp của MIL-101(Cr) tổng hợp với tỷ lệ HF/H2BDC khác nhau

Mẫu SBET (m2.g

-1) SLangmuir (m

2.g

-1) Vpore (cm

3.g

-1) dTEM (nm)

M-HF0 2772 4652 1,45 234

M-HF0.25 3586 5288 1,85 364

M-HF0.75 2614 4381 1,43 612

Page 87: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

70

3.1.2.6. Ảnh hưởng của thời gian tổng hợp

Để đánh giá ảnh hưởng của HF trong quá trình hình thành vật liệu MIL-101(Cr)

và thời gian tối ưu để tổng hợp mẫu, chúng tôi tiến hành khảo sát các mẫu MIL-101(Cr)

được tổng hợp song song có HF (Hình 3.21a) và không có HF (Hình 3.21b) ở các

thời gian khác nhau: 2 giờ, 6 giờ, 8 giờ và 12 giờ.

0 10 20 30 40

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

(a)

MHF-12h

MHF-8h

MHF-6h

MHF-2h

500

0 10 20 30 40

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

H2BDC (b)

MHF0-12h

MHF0-8h

MHF0-2h

MHF0-6h500

Hình 3.21. Giản đồ XRD của MIL-101 được tổng hợp ở các thời gian khác nhau:

(a) Tổng hợp với HF, (b) tổng hợp không dùng HF

Kết quả thể hiện rõ ràng vai trò làm tăng mức độ kết tinh của HF đối với sự

hình thành vật liệu MIL-101(Cr), ở cùng một thời gian tổng hợp, các mẫu MIL-101(Cr)

được tổng hợp với HF có mức độ kết tinh cao hơn nhiều so với các mẫu không có

HF. Ngoài ra, thời gian tổng hợp mẫu cũng ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành

MIL-101(Cr). Thật vậy, trong cả hai trường hợp tổng hợp có HF và không có HF,

các đỉnh nhiễu xạ của H2BDC xuất hiện rõ ràng ở các mẫu được tổng hợp trong 2

giờ và các đỉnh này không còn quan sát được ở các mẫu tổng hợp với thời gian lâu

hơn (6 giờ, 8 giờ, 12 giờ). Thêm vào đó, chúng ta có thể thấy cường độ nhiễu xạ của

các đỉnh đặc trưng cho MIL-101(Cr) cao nhất ở các mẫu được tổng hợp trong 8 giờ,

nhưng lại giảm mạnh khi tăng thời gian tổng hợp lên 12 giờ. Nguyên nhân có thể là

do bắt đầu hình thành pha mới MIL-53 [66]. Như vậy, đối với vật liệu MIL-101(Cr),

thời gian tổng hợp tối ưu là 8 giờ.

Bảng 3.7 trình bày diện tích bề mặt và thể tích mao quản của vật liệu

MIL-101(Cr) chúng tôi tổng hợp được so với một số nghiên cứu trước đây. Diện

tích bề mặt và thể tích mao quản của MIL-101(Cr) tổng hợp trong trong nghiên cứu

Page 88: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

71

này có nhỏ hơn so với công bố của nhóm Férey [41, 66], nhưng cao hơn nhiều so

với các nghiên cứu gần đây.

Bảng 3.7. Bảng so sánh kết quả tính chất xốp của vật liệu MIL-101(Cr) tổng hợp

được với các kết quả đã được công bố

Tóm lại, các điều kiện tối ưu để tổng hợp vật liệu MIL-101(Cr) bằng phương

pháp thủy nhiệt được chúng tôi khảo sát trong nghiên cứu này đó là: Nhiệt độ từ

200 – 220C, pH = 2, thời gian tổng hợp 8 giờ và thành phần mol hỗn hợp phản

ứng: H2BDC:Cr(NO3)3:HF:H2O = 1:1,25:0,25:350. Từ đây, vật liệu MIL-101(Cr)

được tổng hợp với thành phần này ở 200C, pH = 2, thời gian tổng hợp 8 giờ được

coi là mẫu MIL-101(Cr) chuẩn (S-MIL-101) để khảo sát các tính chất tiếp theo của

vật liệu. Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thành phần các chất phản ứng đến tính

chất của vật liệu MIL-101(Cr) (kích thước hạt, diện tích bề mặt) được mô tả trên

Hình 3.22.

Mẫu SBET

(m2.g

-1)

SLangmuir

(m2.g

-1)

V

(cm3.g

-1)

Điều kiện tổng hợp Tài liệu

MIL-101(Cr) 3586 5288 1,8 Thủy nhiệt, chiết soxhlet Nghiên cứu

này

MIL-101(Cr) 4100 5900 2,0 Thủy nhiệt, etanol,

N,N-dimethylformamide Férey [41]

MIL-101(Cr) 4230 - 2,2 Thủy nhiệt, nước, etanol,

NH4F Hong [66]

MIL-101(Cr) 2345 3674 1,3 Vi sóng, etanol Shall [38]

MIL-101(Cr) 3054 4443 2,0 Vi sóng, etanol,

N,N-dimethylformamide. Zhao [173]

MIL-101(Cr) 3197 4546 1,7 Dung môi nhiệt, TMAOH

((CH3)4NOH) Yang [169]

MIL-101(Cr) 2220 - 1,1 Thủy nhiệt, etanol,

N,N-dimethylformamide

Maksimchuk

[110]

MIL-101(Cr) 2674 - 1,4 Thủy nhiệt, etanol,

N,N-dimethylformamide

Chowdhury

[28]

MIL-101(Cr) 3360 4792 1,8 Vi sóng, nước, etanol, NH4F Zhang [172]

Page 89: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

72

500

1000

1500

2000

0,253501,25

HF/H2BDCH

2O/H

2BDCCr(III)/H

2BDC

SB

ET (

m2.g

-1)

dT

EM

(n

m)

T¨ng HFT¨ng H2O

dTEM

(nm)

SBET

(m2.g

-1)

T¨ng Cr(III)

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

Hình 3.22. Giản đồ mô tả kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thành phần các chất

phản ứng đến tính chất của MIL-101(Cr)

3.1.3. Độ bền và điểm đẳng điện của MIL-101(Cr)

Một trong những hạn chế lớn nhất của vật liệu khung hữu cơ kim loại là có

độ bền kém và điều này làm giảm phạm vi ứng dụng của vật liệu. Trong các công

bố trước đây, rất ít công trình nghiên cứu về độ bền của MIL-101(Cr), trong khi đây

là một vấn đề quan trọng quyết định đến mục tiêu ứng dụng của vật liệu. Vì vậy,

trong luận án chúng tôi tiến hành nghiên cứu độ bền của vật liệu MIL-101(Cr) trong

các điều kiện khác nhau để có những đánh giá toàn diện và đầy đủ hơn.

3.1.3.1. Độ bền của vật liệu trong không khí

Hình 3.23 trình bày kết quả đánh giá độ bền của MIL-101(Cr) trong điều

kiện không khí bằng XRD. Mẫu S-MIL-101 được sử dụng như một mẫu chuẩn để

so sánh với kết quả của các mẫu khảo sát. Nhìn chung, chúng ta có thể quan sát

được các đỉnh đặc trưng cho vật liệu MIL-101(Cr) trên tất cả các giản đồ XRD. Tuy

nhiên có một vấn đề bất thường là đỉnh ở góc nhỏ 1,7 đặc trưng cho mao quản

trung bình không quan sát được ở các mẫu không sấy trước khi đo XRD (Hình

3.23a), trong khi đó đỉnh này xuất hiện với cường độ mạnh ở các mẫu đo XRD sau

khi sấy ở 100C trong 12 giờ (Hình 3.23b) mặc dù các mẫu này được để trong

không khí với thời gian lâu hơn. Từ kết quả này có thể kết luận rằng mẫu MIL-

101(Cr) rất bền vững trong điều kiện không khí, sau một năm (M-12m) cấu trúc của

Page 90: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

73

vật liệu vẫn không thay đổi. Ngoài ra, qua quá trình khảo sát chúng ta thấy rằng,

đỉnh 1,7o sẽ không xuất hiện nếu thành phần mol các chất phản ứng không thích

hợp hoặc mẫu bị ẩm, và đây có lẽ là lý do tại sao trong một số công bố [169, 172]

không có đỉnh này ở giản đồ XRD.

0 10 20 30 40

(a)500

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

M-0.5m

M-1m

S-MIL-101

0 10 20 30 40

(b)

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

500

M-12m

M-8m

M-5m

M-4m

M-3m

M-2m

Hình 3.23. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) qua nhiều tháng trong không khí:

(a) MIL-101(Cr) không sấy trước khi đo XRD, (b) MIL-101(Cr) được sấy ở 100C

trong 12 giờ trước khi đo XRD

3.1.3.2. Độ bền của MIL-101(Cr) trong nước ở nhiệt độ phòng

Hình 3.24 trình bày các giản đồ XRD của mẫu MIL-101(Cr) sau khi tổng

hợp được ngâm trong nước ở nhiệt độ phòng qua các thời gian khác nhau từ 2 ngày

đến 14 ngày tương ứng với các mẫu M-2D, M-4D và M-14D.

0 10 20 30 40

500

C­êng ®

é (

abr.

)

2/®é

M-2D

M-4D

S-MIL-101

M-14D

Hình 3.24. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) ngâm trong nước qua các thời gian

khác nhau ở nhiệt độ phòng

Page 91: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

74

Kết quả cho thấy sau khi ngâm nước các mẫu vẫn giữ nguyên được các đỉnh

đặc trưng cho vật liệu mao quản trung bình MIL-101(Cr). Mặc dù ngâm trong nước

đến 14 ngày nhưng cấu trúc của mẫu MIL-101(Cr) vẫn không bị đổ sập cho thấy vật

liệu tổng hợp được tương đối bền trong môi trường nước.

3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung môi ở nhiệt độ sôi

Độ bền của vật liệu MIL-101(Cr) trong các dung môi khác nhau ở nhiệt độ

sôi được thể hiện trên Hình 3.25. Vật liệu MIL-101(Cr) được ngâm trong nước sôi 8

giờ (M-H2O) (Hình 3.25a) và etanol (M-Etanol), benzen (M-Benzen) ở nhiệt độ sôi

trong 8 giờ (Hình 3.25b). Các đỉnh đặc trưng cho vật liệu mao quản trung bình đều

quan sát được trong tất cả các mẫu khảo sát. Vật liệu MIL-101(Cr) vẫn duy trì được

mức độ kết tinh cao trong các dung môi ở nhiệt độ cao. Từ đây cho thấy vật liệu

MIL-101(Cr) chúng tôi tổng hợp được bền vững trong cả dung môi phân cực và

không phân cực ở nhiệt độ cao.

0 10 20 30 40

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

(a)

M-H2O

S-MIL-101

500

0 10 20 30 40

(b)

500

ên

g ®

é (

ab

r.)

2/®é

M-Benzen

M-Etanol

S-MIL-101

Hình 3.25. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trong các dung môi khác nhau ở nhiệt

độ sôi. (a) Mẫu MIL-101(Cr) ngâm trong nước sôi, (b) mẫu MIL-101(Cr) ngâm

trong các dung môi hữu cơ ở nhiệt độ sôi

3.1.3.4. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr)

Điểm đẳng điện của chất rắn là điểm mà tại đó điện thế zeta bằng không.

Điểm đẳng điện có thể được xác định bằng cách điều chỉnh pH đến một giá trị thích

hợp và đây là một trong những đặc trưng quan trọng của vật liệu, cũng là một trong

những cơ sở để lựa chọn ứng dụng và giải thích các cơ chế hấp phụ cũng như xúc

tác của vật liệu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy công bố nào về điểm đẳng điện

Page 92: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

75

của vật liệu MIL-101(Cr). Trong luận án chúng tôi nghiên cứu điểm đẳng điện của

MIL-101(Cr) trong các môi trường điện ly khác nhau.

Đồ thị về sự phụ thuộc của pH vào pHi của vật liệu MIL-101(Cr) trong

nước cất và trong các dung dịch điện ly khác nhau được biểu diễn trên các Hình

3.26 và Bảng 3.8.

2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

-3.0

-2.5

-2.0

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5 (a)

pH

pHi

N­íc cÊt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

-4

-3

-2

-1

0

1

2

(b)

pHi

pH

NaCl 0,01M

NaCl 0,1M

NaCl 1M

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

-6

-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

(c)

pHipH

KCl 0,01M

KCl 0,1M

KCl 1M

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

-5

-4

-3

-2

-1

0

1

2

(d)

pH pHi

CaCl20,01M

CaCl20,1M

CaCl21M

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

-6

-5

-4

-3

-2

-1

0

1

(e)

pH pHi

BaCl2 0,01M

BaCl2 0,1M

BaCl2 1M

Hình 3.26. Đồ thị pH theo pHi của MIL-101(Cr) trong các dung dịch điện ly khác

nhau: (a) nước cất, (b) NaCl, (c) KCl, (d) CaCl2 và (e) BaCl2

Page 93: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

76

Bảng 3.8. Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) trong các dung dịch điện ly khác nhau

0,01M 0,1M 1M

Nước cất 5,1

NaCl 5,8 5,5 4,8

KCl 5,2 4,7 4,4

CaCl2 4,1 4,8 4,1

BaCl2 4,7 4,3 4,4

Kết quả thu được về điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) có thể được giải thích

như sau:

Bề mặt MIL-101(Cr) (được ký hiệu như R-OH) sẽ tích điện dương khi ở

trong môi trường pH thấp (dưới điểm đẳng điện) theo phản ứng:

-ROH + H+

OH-→ -ROH2

+ +OH

- (3.2)

Nếu MIL-101(Cr) trong môi trường pH cao (trên điểm đẳng điện) bề mặt của

nó sẽ tích điện âm theo phản ứng:

-ROH + H+OH

− → -R(OH)2

- + H

+ (3.3)

Vì vậy, bề mặt sẽ có khuynh hướng tích điện âm khi pH cao và tích điện

dương khi pH thấp. Tại một giá trị pH trung gian mà bề mặt trở nên không tích điện

và thế zeta bằng 0 chính là điểm đẳng điện (isoelectric point), thường ký hiệu là

i.e.p, giá trị pH tại i.e.p là pHi.e.p. Các ion tạo ra sự tích điện bề mặt được gọi là ion

quyết định thế của hệ. Ion H+ và OH

− là ion quyết định thế đối với MIL-101(Cr) và

cho nhiều trường hợp các oxit và khoáng chất khác. Khi MIL-101(Cr) được đưa vào

dung dịch với pH thấp hơn pH đẳng điện, bề mặt của nó xảy ra phản ứng (3.2). Giá

trị pH tăng bởi vì phản ứng (3.2) tạo ra nhóm hydroxyl OH-, vì thế pH nhận được

có giá trị dương. Ngược lại, khi vật liệu MIL-101(Cr) được đưa vào môi trường có

pH cao hơn pHi.e.p, bề mặt của nó xảy ra phản ứng (3.3), pH của dung dịch giảm vì

phản ứng (3.3) sinh ra proton H+, pH sẽ nhận được giá âm. Giá trị pH mà tại đó

pH tiến đến 0 chính là pHi.e.p. Kết quả cho thấy, pHi.e.p biến đổi trong khoảng từ 4-5 và

Dung dịch điện ly

Nồng độ

Page 94: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

77

5-6 phụ thuộc vào chất điện ly và nồng độ của nó. Trong nước cất và dung dịch chất

điện ly của cation hóa trị 1 ở nồng độ thấp (NaCl 0,01M, NaCl 0,1M và KCl

0,01M), pHi.e.p biến đổi trong khoảng 5-6. Trong các dung dịch điện ly của các

cation hóa trị cao hơn (dung dịch CaCl2, dung dịch BaCl2) và dung dịch cation hóa

trị 1 nhưng có nồng độ cao hơn (NaCl 1M, KCl 0,1M và KCl 1M) thì điểm đẳng

điện dao động từ 4-5. Một vấn đề có thể nhận ra ở đây là khi tăng nồng độ các chất

điện ly hay tăng điện tích của cation kim loại thì điểm đẳng điện có xu hướng thấp

hơn. Để giải thích vấn đề này chúng tôi giả định hạt keo hình thành khi cho vật liệu

MIL-101(Cr) vào dung dịch chất điện ly như sau:

Trong môi trường pH thấp (nhỏ hơn điểm đẳng điện):

-mROH nH (n -x)Cl xClx

Líp khuÕch t¸nNh©n keo Líp hÊp phô

H¹t keo

Mixen keo

Trong môi trường pH cao (cao hơn điểm đẳng điện):

mROH anOH (n-x)M xMa aax

Líp khuÕch t¸nNh©n keo Líp hÊp phô

H¹t keo

Mixen keo

Trong đó, M và a lần lượt là kim loại và hóa trị của kim loại chất điện ly.

Tăng nồng độ chất điện ly hoặc tăng điện tích của cation chất điện ly sẽ làm

cho điện thế (zeta) giảm xuống nhanh hơn và hạt keo nhanh trung hòa điện hơn, vì

thế điểm đẳng điện giảm xuống.

Một cách giải thích khác, dựa vào độ dày của lớp Stern (1/K), với K được mô

tả bằng biểu thức [20]:

2

0

i i i

i g

F C ZK

R T

(3.4)

Trong đó, F là hằng số Faraday, 0 là hằng số điện môi trong chân không, i là

hằng số điện môi của dung môi, Ci và Zi là nồng độ và hóa trị của ion đối i.

Page 95: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

78

Từ phương trình (3.4) chúng ta có thể thấy rằng khi nồng độ và hóa trị của ion

đối tăng lên sẽ dẫn đến giảm độ dày của cả lớp Stern và lớp Gouy [20], kết quả là

điểm đẳng điện giảm xuống.

3.1.4. Phân tích kết quả XRD của MIL-101(Cr)

Như đã đề cập ở phần tổng quan, MIL-101(Cr) là một vật liệu mới nên

những hiểu biết về cấu trúc còn rất hạn chế, đặc biệt chỉ số Miller là các tham số

quan trọng đặc trưng cho mạng lưới cấu trúc tinh thể của vật liệu cũng chưa được

nghiên cứu nhiều. Ở đây, chúng tôi sẽ tiến hành tính cường độ nhiễu xạ tia X và xác

định chỉ số Miller của MIL-101(Cr).

Các ô đơn vị tế bào của vật liệu MIL-101(Cr) có cấu trúc lập phương tâm

mặt (FCC), thuộc nhóm không gian mFd3 [41] với các điều kiện nhiễu xạ được

trình bày trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9. Điều kiện nhiễu xạ đối với nhóm không gian mFd3 [52]:

Điều kiện nhiễu xạ

hkl: h+k=2n, h+l=2n, k+l = 2n

0kl: k, l =2n, k+l=4n

h0l: h, l = 2n, h+l = 4n

hk0: h, k =2n, h+k = 4n

hhl: h+l=2n

hkh: h + k = 2n

hkk: h + k =2n

h00: h=4n

0k0: k = 4n

00l: l= 4n

0kk: k = 2n

h0h: h = 2n

hh0: h =2n

Cường độ nhiễu xạ tia X tỷ lệ với yếu tố cấu trúc (Fhkl), yếu tố trùng lặp

khoảng cách không gian (M), yếu tố Lorentz phân cực và yếu tố nhiệt độ theo

phương trình sau:

2

2

sin2 ( )2

2

1 cos 2. . .

sin .cos

B

hklI F M e

(3.5)

Page 96: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

79

Yếu tố cấu trúc (Fhkl)

Đối với cấu trúc lập phương tâm mặt (FCC), các nguyên tử có tọa độ [52]:

u, v, w: (0, 0, 0); (1/2, 1/2, 0); (1/2, 0, 1/2); (0, 1/2, 1/2):

.exp 2 ( )hkl iF f hu kv lw

= fe2i(0)

+ fe2i(h/2+k/2)

+ fe2i(h/2+l/2)

+ fe2i(k/2+l/2)

= f(1+ei(h+k)

+ ei(h+l)

+ ei(k+l)

) = 4f

Với: e(2n+1)

= -1 (n = 0, 1, …)

e(2n

= +1 (n = 1,…)

en

= e-ni

, n là số nguyên.

Yếu tố trùng lặp khoảng cách không gian (M)

Yếu tố trùng lặp khoảng cách không gian M khác nhau tùy theo các mặt có

chỉ số Miller khác nhau, Bảng 3.10 liệt kê các giá trị M đối với hệ lập phương.

Bảng 3.10. Yếu tố trùng lặp khoảng cách không gian đối với hệ lập phương [32]

Chỉ số Miller M

hkl 48

hhl, hk0, h0l, 0kl 24

hh0, 0kk 12

hhh 8

h00, 0k0, 00l 6

Yếu tố Lorentz phân cực

Yếu tố này có bản chất hình học nó sẽ giảm cường độ phản xạ tại góc nhiễu

xạ trung gian.

Yếu tố nhiệt độ

Do mẫu được tiến hành đo ở nhiệt độ không đổi nên yếu tố nhiệt độ xem như

không đổi đối với tất cả các đỉnh nhiễu xạ.

Từ các chỉ số Miller của mạng lập phương đơn giản, sử dụng các điều kiện

xuất hiện nhiễu xạ của nhóm không gian mFd3 , chúng tôi đã xác định được các chỉ số

Miller của hệ tinh thể thuộc nhóm không gian này và kết quả được liệt kê ở Bảng 3.11.

Page 97: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

80

Bảng 3.11. Chỉ số Miller có thể có của hệ lập phương đơn giản

và hệ tinh thể có nhóm không gian mFd3

Hệ lập phương đơn giản Nhóm không gian mFd3

h k l h k l

1 0 0

1 1 0

1 1 1 1 1 1

2 0 0

2 1 0

2 1 1

2 2 0 2 2 0

3 0 0

2 2 1

3 1 0

3 1 1 3 1 1

2 2 2

3 2 0

3 2 1

- - - 4 0 0

- - - 5 1 1

- - - 5 3 1

- - - 8 2 2

- - - 7 5 3

- - - 10 2 2

- - - 8 8 0

- - - 13 9 5

- - - 16 4 4

- - - 10 10 10

- - - 16 8 8

(-) Vì có rất nhiều chỉ số Miller của mạng lập phương đơn giản, chúng tôi

chỉ liệt kê minh họa đến mặt nhiễu xạ (311).

Từ vị trí nhiễu xạ trên giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và chỉ số Miller trên

Bảng 3.11 của nhóm không gian mFd3 , chúng tôi điều chỉnh sao cho tham số mạng

của hệ lập phương không thay đổi theo phương trình:

2 2 2.hkla d h k l (3.6)

Page 98: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

81

Trong đó, a là tham số mạng của hệ lập phương, dhkl là khoảng cách giữa hai

mặt phẳng, h, k, l là chỉ số Miller.

Các giá trị a tính toán được phù hợp với giá trị tham số ô mạng lập phương

của MIL-101(Cr) 88 Å và hầu như không thay đổi, điều này khẳng định tính hợp

l‎ý của chỉ số Miller. Tuy nhiên, kết quả tính toán cường độ nhiễu xạ theo l‎ý thuyết

không phù hợp với giá trị thực nghiệm. Sự khác nhau này có thể là do tính toán các

yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đỉnh không phù hợp, vì thực tế đối với một tinh thể

thực sự thì vị trí mà tại đó tia X tán xạ là các nguyên tử, trong trường hợp MIL-101(Cr)

là một “giả” tinh thể nên tại các vị trí đó là các “siêu lồng” thay vì các nguyên tử

nên kết quả tính toán có sự khác biệt.

Bảng 3.12. Kết quả chỉ số Miller, cường độ nhiễu xạ tính toán và thực nghiệm

Dòng h k l 2 dkhl a Fkhl 2 M LPF %I %Iexp

1 1 1 1 1,82 48,12 83,35 16.f2 8 7934,24 100 100

2 2 2 0 2,90 30,34 85,82 16*f2 12 3123,60 59,05 25,83

3 3 1 1 3,46 25,57 84,81 16*f2 24 2193,62 82,94 15,56

4 4 0 0 4,08 21,74 86,95 16*f2 6 1576,94 14,91 7,78

5 5 1 1 5,26 16,78 87,21 16*f2 24 947,85 35,84 10,27

6 5 3 1 5,77 15,18 89,82 16*f2 48 787,31 59,54 6,00

7 8 2 2 8,54 10,34 87,70 16*f2 24 358,15 13,54 15,61

8 7 5 3 9,16 9,65 87,90 16*f2 48 311,00 23,52 26,18

9 10 2 2 10,43 8,48 88,09 16*f2 24 239,35 9,05 7,56

10 8 8 0 11,44 7,73 87,40 16*f2 12 198,57 3,75 4,32

11 13 9 5 16,63 5,33 88,35 16*f2 48 92,79 7,02 8,39

12 16 4 4 17,00 5,21 88,42 16*f2 24 88,70 3,35 5,24

13 10 10 10 17,73 5,09 88,14 16*f2 8 81,37 1,06 5,69

14 16 8 8 18,91 4,69 91,85 16*f2 24 71,26 2,69 4,88

Như vậy, chúng tôi đã thành công trong việc xác định chỉ số Miller của

MIL-101(Cr) và nghiên cứu tính toán cường độ nhiễu xạ tia X. Hình 3.27 trình bày

giản đồ XRD của MIL-101(Cr) và chỉ số Miller tương ứng với các đỉnh nhiễu xạ

được xác định trong nghiên cứu này. So với các nghiên cứu trước đây, kết quả này

hoàn toàn phù hợp với công bố của Lebedev và cộng sự [93], nhưng trong công bố của

Yang và cộng sự [169], nhiễu xạ (111) đã không được tác giả này đề cập. Chúng tôi

Page 99: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

82

cho rằng mặt (111) là mặt nhiễu xạ có chỉ số Miller nhỏ nhất và có khoảng cách không

gian lớn nhất sẽ đặc trưng cho cấu trúc mao quản trung bình trật tự MIL-101(Cr).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

0

500

1000

1500

2000

(16

8 8

)(1

0 1

0 1

0)

(16

4 4

)(1

3 9

5)

(88

0)

(10

22

)

(75

3)

(82

2)

(53

1)

(51

1)

(40

0)(31

1)(2

20

)

(11

1)

ên

g ®

é (

cps.

)

2/®é

MIL-101(Cr)

Hình 3.27. Giản đồ XRD và chỉ số Miller của MIL-101(Cr)

3.1.5. Phân tích kết quả TEM của MIL-101(Cr)

Hình 3.28. Ảnh TEM của MIL-101(Cr) quan sát theo hướng khác nhau

z

x y

a. [111] b. [001] c. [110] d. [112]

Page 100: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

83

Ảnh TEM của MIL-101(Cr) được quan sát theo các hướng khác nhau được

trình bày trên Hình 3.28. Các hình ảnh rõ ràng về các cạnh và bề mặt của tinh thể

theo các hướng khẳng định MIL-101(Cr) có cấu trúc bát diện đều đặn với độ đối

xứng cao.

Từ kết quả phân tích XRD và TEM, có thể thấy rằng hình thái của MIL-

101(Cr) là các hình bát diện được xây dựng từ các khối tinh thể lập phương kết tinh

trong hệ mFd3 . Mô hình tạo thành hình thái bát diện của MIL-101(Cr) có thể được

mô tả như sau:

+

Hình 3.29. Sơ đồ biểu diễn sự hình thành cấu trúc MIL-101(Cr)

3.1.6. Phân tích kết quả BET của MIL-101(Cr)

Như chúng ta đã biết, quá trình hấp phụ N2 của vật liệu MIL-101(Cr) xảy ra qua

nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, khi áp suất (hay áp suất tương đối) thấp, các phân

tử N2 tạo thành lớp hấp phụ đơn lớp trên bề mặt vật liệu MIL-101(Cr). Trong các giai

đoạn tiếp theo, khi áp suất (hay áp suất tương đối) tăng lên, các phân tử N2 tiếp tục hấp

phụ lên bề mặt vật liệu MIL-101(Cr) tạo thành lớp hấp phụ đa lớp. Rõ ràng rằng có

một điểm chuyển từ đơn lớp sang đa lớp trong cơ chế hấp phụ. Khoảng áp suất tốt nhất

tuân theo phương trình hồi qui tuyến tính Langmuir và BET là từ áp suất thấp nhất đến

điểm chuyển. Điểm chuyển được tạo ra từ điểm giao nhau của hai đường thẳng tuyến

tính đặc trưng cho sự hấp phụ đơn lớp và đa lớp (Hình 3.30a). Trong luận án này,

chúng tôi sử dụng dữ liệu ở áp suất tương đối thấp nhất đến 0,5 của 15 mẫu MIL-101(Cr)

cho quá trình tính toán. Chúng tôi tính diện tích bề mặt theo hai mô hình: Mô hình 1 sử

dụng các dữ liệu từ áp suất tương đối thấp nhất đến điểm chuyển (Hình 3.30a) và mô

hình 2 sử dụng toàn bộ dữ liệu từ áp suất tương đối thấp nhất đến 0,5 (Hình 30b).

Page 101: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

84

0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50

0.0002

0.0004

0.0006

0.0008

0.0010

0.0012

0.0014

HÊp phô ®¬n líp

HÊp phô ®a líp

§iÓm chuyÓn

(a)

1/[

V(P

0/P

- 1

)]

P/P0

0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50

0.0002

0.0004

0.0006

0.0008

0.0010

0.0012

0.0014(b)

P/P0

1/[

V(P

0/P

- 1

)]

Hình 3.30. Hồi qui tuyến tính phương trình BET ở giai đoạn đầu của quá trình hấp

phụ N2 lên MIL-101(Cr) từ áp suất tương đối 0,05 đến 0,5: (a) Hồi qui tuyến tính

với mô hình hai giai đoạn, (b) Hồi qui tuyến tính với mô hình một giai đoạn

Điểm chuyển được tính từ cả dữ liệu hấp phụ và khử hấp phụ được thể hiện

ở Bảng 1 – phụ lục và Bảng 2 – phụ lục. Đáng chú ‎ý là giá trị trung bình của điểm

chuyển từ dữ liệu hấp phụ (N = 15, M = 0,26, SD = 0,04) lớn hơn về mặt thống kê

so với kết quả được tính toán từ dữ liệu khử hấp phụ (N = 15, M = 0,22, SD = 0,05)

với t-test = 4,17 và giá trị p < 0,01 chỉ ra rằng điểm chuyển từ đơn lớp sang đa lớp

của quá trình hấp phụ ở áp suất cao hơn so với quá trình khử hấp phụ. Điều này có

thể giải thích là quá trình hấp phụ xảy ra trong điều kiện "ép buộc", trong khi quá

trình khử hấp phụ xảy ra trong điều kiện "tự do". Cả mô hình Langmuir và BET

được đều chấp nhận về mặt thống kê đối với cả dữ liệu hấp phụ và khử hấp phụ

trong mô hình 1 và mô hình 2 (p = 0,000).

Bảng 3 – phụ lục và Bảng 4 – phụ lục trình bày kết quả AICc của sự phân

tích theo các mô hình khác nhau. So sánh giá trị trung bình AICc (-287,6) của mô

hình 1 đối với dữ liệu hấp phụ sử dụng phương trình đẳng nhiệt BET nhỏ nhất so

với các mô hình còn lại. Hơn nữa, phương trình BET sử dụng dữ liệu hấp phụ từ áp suất

tương đối thấp nhất (0,05) đến điểm chuyển (0,26 0,02 ) cho giá trị SSE nhỏ nhất.

Tóm lại, từ sự phân tích thống kê kết quả hấp phụ/khử hấp phụ N2 của 15

mẫu MIL-101(Cr) chúng tôi kết luận rằng diện tích bề mặt của vật liệu MIL-101(Cr)

được tính chính xác nhất từ dữ liệu hấp phụ và sử dụng phương trình BET với

khoảng áp suất tương đối từ 0,05 đến điểm chuyển (hay điểm chuyển cơ chế từ đơn

lớp sang đa lớp) 0,26 0,02.

Page 102: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

85

3.2. HẤP PHỤ CO2, CH4 TRÊN MIL-101(Cr)

Mặc dù sự hấp phụ CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr) đã được công bố trong

nhiều bài báo trước đây [26, 104, 105, 118, 172], nhưng làm thế nào để thu được

kết quả hấp phụ cao đối với các khí này vẫn là mục tiêu của các nhà nghiên cứu.

Trong luận án, vật liệu MIL-101(Cr) thu được có diện tích bề mặt lớn nên được

mong đợi sẽ có khả năng hấp phụ tốt đối với CO2 và CH4. Ở đây, chúng tôi lựa

chọn ba mẫu MIL-101(Cr) có kích thước hạt khác nhau 234 nm (MHF0), 364 nm

(MHF0.25) và 612 nm (MHF0.75) để hấp phụ CO2 và CH4, kết quả được thể hiện trên

Hình 3.31 và Bảng 3.13.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

¸

(a) - CO2

Du

ng l

­în

g h

Êp

ph

ô (

mm

ol.

g-1)

p suÊt (bar)

MHF0

MHF0.25

MHF0.75

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

1.8

2.0

2.2

2.4

2.6

2.8

3.0

3.2

p suÊt (bar)¸

Du

ng l

­în

g h

Êp

ph

ô (

mm

ol.

g-1)

(b) - CH4

MHF0

MHF0.25

MHF0.75

Hình 3.31. Đẳng nhiệt hấp phụ CO2 (a) và CH4 (b) trên các mẫu MIL-101(Cr)

có kích thước hạt khác nhau ở 298 K

Bảng 3.13. Dung lượng hấp phụ của CO2, CH4 trên các mẫu MIL-101(Cr) có kích

thước hạt khác nhau ở 30 bar và 298 K

Mẫu SBET (m2.g

-1) dTEM (nm) CO2 (mmol.g

-1) CH4 (mmol.g

-1)

MHF0 2772 234 9,28 2,87

MHF0.25 3586 364 42,36 3,11

MHF0.75 2614 612 8,98 2,59

Kết quả thu được phù hợp với các công bố trước đây [26, 105] về sự hấp phụ

của CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr). Dung lượng hấp phụ của cả CO2 và CH4 trên

các mẫu MIL-101(Cr) tăng khi tăng áp suất và quá trình hấp phụ vẫn chưa đạt bão

hòa cho đến 30 (bar). Ngoài ra, dung lượng hấp phụ của CO2 cao hơn rất nhiều so

với CH4. Điều này có thể được giải thích là các phân tử CO2 tương tác với chất hấp

Page 103: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

86

phụ mạnh hơn nhiều so với CH4, nguyên nhân do CO2 có các cặp electron tự do trên

nguyên tử oxy đã tạo liên kết cộng hóa trị với các tâm Cr3+

trên MIL-101(Cr) [105].

Sự tương tác giữa chất hấp phụ MIL-101(Cr) và các khí này sẽ được chúng tôi

nghiên cứu cụ thể qua các giá trị hằng số Henry.

Hằng số Henry là tham số để đánh giá sự tương tác giữa chất hấp phụ và chất

bị hấp phụ. Nó được xác định bằng phương pháp ngoại suy từ mô hình đẳng nhiệt

Virial được mô tả như sau [23]:

2exp( )q

P Bq CqH

(3.7)

Trong đó, P là áp suất (bar), q là dung lượng hấp phụ (mmol.g-1

), H là hằng

số Henry (mmol.g-1

.bar-1

), B (g.mmol-1

), C (g.mmol-1

)2 là các hệ số thứ hai và thứ

ba Virial. Hệ số thứ ba Virial C có đóng góp không đáng kể trong phương trình

Virial so với hệ số thứ hai B nên thường được bỏ qua [14]. Lấy logarit phương trình

(3.7) ta thu được phương trình dạng tuyến tính:

ln( ) ln( )P

Bq Hq

(3.8)

Từ đồ thị tuyến tính ln(P/q) theo q sẽ tính được hằng số Henry H. Giá trị

hằng số Henry thu được từ quá trình hấp phụ CO2 và CH4 trên các mẫu MIL-101(Cr) có

kích thước khác nhau được trình bày trên Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Hằng số tương tác Henry của CO2 và CH4 với các mẫu MIL-101(Cr)

có kích thước khác nhau

Mẫu

CO2 CH4

Hằng số Henry

(mmol.g-1

.bar-1

)

r2

Hằng số Henry

(mmol.g-1

.bar-1

)

r2

MHF0 0,55 0,998 0,22 0,995

MHF0.25 2,85 0,984 0,18 0,997

MHF0.75 0,59 0,995 0,15 0,990

Kết quả thu được hoàn toàn phù hợp với nhận định trên của chúng tôi, các

giá trị hằng số Henry của CO2 cao hơn rất nhiều so với CH4. Theo Chowdhury và

cộng sự [29], do tương tác tĩnh điện của CO2 với các tâm kim loại trên bề MIL-101(Cr)

Page 104: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

87

rất mạnh và sự tương tác này đối CH4 không đáng kể, kết quả dẫn đến dung lượng

hấp phụ CO2 trên MIL-101(Cr) cao hơn so với CH4.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy dung lượng hấp phụ của CO2 trên mẫu

MHF0.25 cao hơn rất nhiều so với hai mẫu còn lại tương ứng với hằng số Henry

cao nhất, kết quả này phù hợp với diện tích bề mặt BET và không theo qui luật đối

với kích thước hạt. Tuy nhiên, sự hấp phụ CH4 thay đổi hầu như không đáng kể đối

với các mẫu MIL-101(Cr) có diện tích bề mặt khác nhau, kết quả này tương tự như

công bố của Llewellyn và cộng sự [105] khi nghiên cứu sự hấp phụ của CH4 trên

các mẫu MIL-101(Cr) được hoạt hóa theo các cách khác nhau và có diện tích bề

mặt khác nhau. Các giá trị hằng số Henry của CH4 trên ba mẫu MIL-101(Cr) có

kích thước khác nhau cho thấy sự tương tác rất yếu của CH4 đối với bề mặt vật liệu,

chỉ có tương tác khuếch tán [29] nên dung lượng hấp phụ thấp và không khác nhau

giữa các mẫu.

Để mô tả dữ liệu hấp phụ đẳng nhiệt, chúng tôi đã sử dụng hai mô hình

Langmuir và Freundlich để mô tả sự hấp phụ của hai khí CO2 và CH4 trên mẫu

MHF0.25, kết quả được trình bày ở Hình 3.32 và Bảng 3.15. Nếu chỉ nhìn trực quan

từ các đồ thị trên Hình 3.32 rất khó phân biệt được dữ liệu thực nghiệm của sự hấp

phụ các khí CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr) phù hợp với mô hình đẳng nhiệt nào.

Tuy nhiên, dựa vào giá trị AICc ta thấy sự hấp phụ CO2 trên MIL-101(Cr) phù hợp

với mô hình đẳng nhiệt Freundlich hơn Langmuir nhưng với CH4 thì kết quả ngược

lại, dữ liệu thực nghiệm phù hợp với mô hình Langmuir hơn.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

¸

CO2

Du

ng l

­în

g h

Êp

ph

ô (

mm

ol.

g-1)

p suÊt (bar)

Thùc nghiÖm

Langmuir

Freundlich

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32

0

1

2

3

4

¸

Du

ng l

­în

g h

Êp

ph

ô (

mm

ol.

g-1)

CH4

p suÊt (bar)

Thùc nghiÖm

Langmuir

Freundlich

Hình 3.32. Đồ thị q theo P và đường cong các mô hình

Page 105: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

88

Bảng 3.15. Tham số của hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich

đối với sự hấp phụ CO2 và CH4 trên MIL-101(Cr)

Khí CO2 CH4

Mô hình Langmuir Freundlich Langmuir Freundlich

qm (mmol.g-1

) 94,33 - 7,83 -

KL, KF 0,03 3,92 0,02 0,25

n - 1,42 - 1,34

AIC -9,650 -19,425 -63,509 -60,146

(-) Không xác định

Tóm lại, vật liệu MIL-101(Cr) được chúng tôi tổng hợp tuy hấp phụ kém đối

với CH4, dung lượng hấp phụ CH4 thấp hơn so với các công bố khác [28, 105],

nhưng có khả năng hấp phụ rất tốt đối với CO2. Bảng 3.16 trình bày kết quả so sánh

dung lượng hấp phụ khí CO2 trên MIL-101(Cr) của nghiên cứu này với các công bố

trước đây và các chất hấp phụ khác.

Bảng 3.16. So sánh dung lượng hấp phụ CO2 trên MIL-101(Cr) trong nghiên cứu

này với các công bố trước đây

Chất hấp phụ Diện tích bề mặt

(m2.g

-1)

Điều kiện Dung lượng

hấp phụ

(mmol.g-1

)

Tài liệu

MIL-101(Cr) 2674 283 K/1 bar 1,2 [28]

MIL-101(Cr) 3510 298 K/1 bar 3,7 Nghiên cứu này

MIL-101(Cr) 2674 283 K/5,3 bar 8,0 [28]

13X zeolite - 313 K/4 bar 5.2 [152]

MIL-101(Cr) 3586 298 K/3,5 bar 9,1 Nghiên cứu này

MIL-101(Cr) 3900 298 K/15 bar 16,8 [100]

MIL-101(Cr) 4230 303 K/15 bar 17 [105]

MIL-101(Cr) 3510 298 K/14,3 bar 25,8 Nghiên cứu này

MIL-101(Cr) 3360 298 K/30 bar 22,9 [172]

MIL-101(Cr) 4230 303 K/30 bar 30 [105]

MIL-101(Cr) 2674 295 K/30 bar 20 [29]

MIL-101(Cr) 3510 298 K/30 bar 42,4 Nghiên cứu này

MIL-100 1900 303 K/30 bar 15 [105]

Cu-BTC

(HKUST-1)

1663 295 K/30 bar 15 [29]

Page 106: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

89

Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ CO2 của nghiên cứu chúng tôi không

những cao hơn các chất hấp phụ khác rất nhiều mà còn cao hơn kết quả hấp phụ

trên MIL-101(Cr) của các công bố khác. Từ kết quả trên chúng tôi cho rằng,

H2BDC đã được loại bỏ hoàn toàn trong vật liệu MIL-101(Cr) sau khi tinh chế và

tối ưu hóa các điều kiện tổng hợp dẫn đến diện tích bề bặt của vật liệu tương đối cao

và số lượng tâm Cr3+

cũng tăng lên do không bị ngộ độc bởi các phân tử H2BDC dư. Vì

vậy, bề mặt MIL-101(Cr) tương tác mạnh đối với CO2 và cho kết quả hấp phụ tốt.

3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ PHẨM NHUỘM CỦA VẬT LIỆU

MIL-101(Cr) TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

MIL-101(Cr) được biết như là một chất lưu trữ và hấp phụ tốt đối với các khí

như H2, CO2, CH4, các ankan mạch dài,... [99, 105, 159]. Tuy nhiên, các nghiên cứu

về khả năng hấp phụ phẩm nhuộm còn chưa nhiều. Cho đến nay, chúng tôi đã tìm

thấy các công bố về lĩnh vực này theo các năm như sau: Năm 2010 [58], 2012 [25, 60],

2013 [79], 2014 [95, 175], 2015 [62, 149], trong đó MIL-101(Cr) được mô tả có

khả năng hấp phụ rất tốt đối với các phẩm nhuộm như methyl da cam (MO),

xylenol da cam (XO), uranine,... Những nghiên cứu khởi đầu trên cho thấy tiềm

năng ứng dụng rất lớn của MIL-101(Cr) trong lĩnh vực hấp phụ phẩm nhuộm. Đó là

l‎ý do chúng tôi tiếp tục khai thác lĩnh vực đang còn mới mẻ này. Ở các công trình

trước đây, các tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu động học hình thức và đẳng nhiệt hấp

phụ [25, 116], các vấn đề liên quan đến khuếch tán chưa được quan tâm. Trong luận

án này, ngoài động học hấp phụ và đẳng nhiệt hấp phụ, động học khuếch tán cũng sẽ

được nghiên cứu.

Trong số rất nhiều loại phẩm nhuộm khác nhau, ba loại được chúng tôi sử

dụng gồm Astrazon black AFDL, Dianix black và Remazol Black B (RDB) được

dùng rất phổ biến trong công nghiệp dệt nhuộm.

Ba loại phẩm nhuộm Astrazon black AFDL, Dianix black và Remazol Black

B (RDB) tương ứng thuộc các nhóm phẩm nhuộm cation, trung tính và anion. Khả

năng hấp phụ của MIL-101(Cr) đối với ba phẩm nhuộm này được thể hiện ở Hình

3.33. Kết quả cho thấy MIL-101(Cr) hấp phụ kém đối với phẩm nhuộm cation

(Astrazon black AFDL) nhưng hấp phụ rất tốt đối với phẩm nhuộm trung tính

(Dianix black) và phẩm nhuộm anion (RDB). Kết quả này phù hợp với các công bố

trước đây [25, 58], trong đó MIL-101(Cr) thể hiện khả năng hấp phụ tốt đối với

Page 107: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

90

methyl da cam (phẩm nhuộm anion) và xylenol da cam (phẩm nhuộm trung tính). Ở

đây, phẩm nhuộm anion RDB được lựa chọn để nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ, cơ

chế của quá trình hấp phụ gồm cả động học hình thức và động học khuếch tán.

Đồng thời, sự ảnh hưởng của nồng độ đầu, nhiệt độ, kích thước hạt xúc tác đến tốc

độ hấp phụ cũng được phân tích chi tiết.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

120

130

Astrazon black AFDL Dianix black Remazol black B

qe (

mg.g

-1)

Hình 3.33. Khả năng hấp phụ ba loại phẩm nhuộm khác nhau trên vật liệu MIL-101(Cr)

(Nồng độ đầu C0 =100 mg.L-1

, V = 100 mL, nhiệt độ phòng, khối lượng của

MIL-101(Cr): m = 0,03 gam, thời gian lắc: t = 24 giờ, pH = 6,5)

3.3.1. Ảnh hưởng tốc độ khuấy

Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến khả năng hấp phụ của RDB lên MIL-

101(Cr) được trình bày ở Hình 3.34.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220

0

20

40

60

80

100

120

140

qt /

mg.g

-1

t (phót)

200 rpm

300 rpm

400 rpm

Hình 3.34. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm

RDB trên MIL-101(Cr)

Page 108: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

91

Tốc độ khuấy ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của phân tử phẩm nhuộm trong

dung dịch. Nghiên cứu sự thay đổi tốc độ khuấy được thực hiện để khẳng định

không có trở lực ngoài đáng kể (external resistance), nếu sự truyền khối kiểm soát

tốc độ quá trình thì tốc độ khuấy sẽ ảnh hưởng đến dung lượng hấp phụ. Sự tăng tốc

độ khuấy sẽ giảm trở lực màng (film resistance) xung quanh chất hấp phụ và làm

tăng độ linh động của hệ.

Từ Hình 3.34 nhận thấy rằng tốc độ khuấy tăng từ 200 rpm đến 300 rpm,

dung lượng hấp phụ cũng tăng theo nhưng tốc độ hấp phụ hầu như không thay đổi

khi tiếp tục tăng tốc độ khuấy. Để mô tả ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến quá trình

khuếch tán phẩm nhuộm, chúng tôi sử dụng mô hình khuếch tán mao quản Webber

để phân tích dữ liệu, kết quả được trình bày trên Hình 3.35 và Bảng 3.17.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

120

130

140

qt (

mg

.g-1)

t1/2

200 rpm

300 rpm

400 rpm

Hình 3.35. Mô hình khuếch tán mao quản của sự hấp phụ RDB trên các mẫu

MIL-101(Cr) ở các tốc độ khuấy khác nhau.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng tốc độ khuấy đến các tham số khuếch tán

Tốc độ khuấy

(rpm)

qe,exp

(mg.g-1

)

kp1

(mg.g-1

. min-0.5

)

D1

(cm2.s

-1)

x1 x2 x3

200 106,54 14,08 5,04.10-15

- 2,42 30,13 75,45

300 122,78 17,57 6,13.10-15

1,16 46,48 92,23

400 122,06 17,76 7,15.10-15

2,82 49,50 95,82

Page 109: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

92

Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ cũng như các tham số khuếch tán mao

quản tăng khi tốc độ khuấy tăng từ 200 rpm đến 300 rpm và thay đổi không đáng kể

khi tiếp tục tăng tốc độ khuấy lên 400 rpm. Điều này khẳng định thêm một lần nữa

khuếch tán mao quản quyết định tốc độ phản ứng, vì tốc độ khuấy tăng làm tăng độ

linh động của dung dịch dẫn đến tốc độ khuếch tán tăng, khi trở lực trong dung dịch

trở nên nhỏ thì việc tiếp tục tăng tốc độ khuấy không còn ảnh hưởng. Vì vậy, trong

tất cả các thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng tốc độ khuấy 300 rpm.

3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ đầu

Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch phẩm nhuộm ban đầu đến dung lượng

hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) trong khoảng từ 25 đến 600 ppm được mô tả ở

Hình 3.36.

0 50 100 150 200 250

0

50

100

150

200

250

300

350

400

qt (

mg.g

-1)

t (phót)

25 ppm

50 ppm

100 ppm

200 ppm

300 ppm

400 ppm

500 ppm

600 ppm

Hình 3.36. Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm

RDB trên MIL-101(Cr) (V = 1000 mL, nhiệt độ phòng, mMIL-101(Cr) = 0,5 gam,

tốc độ khuấy 300 rpm)

Từ Hình 3.36 chúng ta có thể thấy dung lượng hấp phụ của RDB trên

MIL-101(Cr) tăng khi nồng độ đầu của RDB tăng từ 25 đến 400 ppm. Nguyên nhân

của vấn đề này là do ban đầu tỉ lệ số phân tử phẩm nhuộm với các tâm hoạt động

trên bề mặt vật liệu thấp nên khi tăng nồng độ sẽ làm tăng sự tương tác giữa các

Page 110: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

93

phân tử phẩm nhuộm và chất hấp phụ [116]. Ngoài ra, khi tăng nồng độ ban đầu sẽ

làm tăng động lực của quá trình truyền khối nên làm tăng dung lượng hấp phụ phẩm

nhuộm [162]. Ở nồng độ cao >300 ppm, tỉ lệ số phân tử phẩm nhuộm ban đầu với

các tâm hoạt động cao nên dung lượng hấp phụ tăng lên không đáng kể. Khi nồng

độ đầu quá thấp (25 ppm), cân bằng hấp phụ đạt được chỉ sau khoảng 10 phút, trong

khi thời gian để đạt cân bằng của các nồng độ còn lại khoảng 150 phút. Điều này có

thể do ở nồng độ đầu thấp, số các phân tử phẩm nhuộm quá ít so với các tâm hấp

phụ trên bề mặt MIL-101(Cr) nên quá trình hấp phụ chỉ xảy ra ở bề mặt và cân bằng

đạt được ngay lập tức. Trong khi đó, thời gian đạt đến cân bằng hấp phụ lâu hơn ở

các nồng độ cao hơn là do quá trình hấp phụ phải qua nhiều giai đoạn.

Khi nồng độ đầu tăng lên quá cao (500 và 600 ppm), sự phụ thuộc của dung

lượng hấp phụ theo thời gian không có qui luật nhất định. Kết quả này có thể là do

sự hình thành hệ keo của dung dịch phẩm phuộm RDB ở nồng độ cao [9, 11]. Các

phân tử phẩm nhuộm trở thành các hạt keo di chuyển chậm hơn và ngăn cản quá

trình khuếch tán phẩm nhuộm vào trong bên trong mao quản và quá trình giải hấp

cũng gia tăng.

Sự phân tích trên cho thấy dữ liệu hấp phụ thực nghiệm thích hợp để nghiên

cứu động học và đẳng nhiệt ở khoảng nồng độ đầu của RDB từ 50 ppm đến 400

ppm. Nhìn chung, toàn bộ quá trình hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) gồm ba giai

đoạn: Giai đoạn đầu rất nhanh, giai đoạn hai hấp phụ chậm hơn và giai đoạn ba là

giai đoạn cân bằng. Các giai đoạn hấp phụ này thường liên quan đến ba quá trình

[27], trong đó một trong ba quá trình hay kết hợp các quá trình này sẽ quyết định

tốc độ hấp phụ: (i) Sự truyền khối xuyên qua màng chất lỏng bao xung quanh hạt

vật liệu hấp phụ; (ii) hấp phụ lên tâm hoạt tính (có thể ở trong mao quản hay bên

ngoài), quá trình này thường xảy ra rất nhanh, (iii) khuếch tán các phân tử chất bị

hấp phụ đến các tâm hấp phụ bằng quá trình khuếch tán mao quản.

Do tính chất xốp của MIL-101(Cr) và quá trình hấp phụ qua nhiều giai đoạn

nên việc nghiên cứu động học khuếch tán là cần thiết. Ở đây, chúng tôi sử dụng mô

Page 111: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

94

hình khuếch tán mao quản Webber để nghiên cứu cơ chế khuếch tán của quá trình

hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr).

Trước tiên, mô hình khuếch tán mao quản Webber được chúng tôi phân tích

hồi qui tuyến tính một giai đoạn đối với dữ liệu hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr).

Kết quả được thể hiện trên Bảng 3.18. Từ Bảng 3.18 có thể thấy rằng, mối quan hệ

tuyến tính giữa qt và t1/2

có hệ số xác định r2 không cao và đoạn cắt với trục tung

của các đường hồi qui tuyến tính khác với giá trị 0 một cách có ý nghĩa (p < 0,01).

Điều này chứng tỏ có nhiều cơ chế tham gia vào quá trình hấp phụ hơn là một cơ

chế khuếch tán mao quản. Để phân tích sâu hơn các giai đoạn này, đa số các tác giả

[9, 70] đã dùng phương pháp ước lượng đoạn tuyến tính (graphical approach) của

đồ thị để phân chia các giai đoạn hấp phụ, phương pháp này hết sức định tính và

mang tính chủ quan dẫn đến xác định sai các tham số của quá trình hấp phụ. Vì vậy,

chúng tôi sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính nhiều đoạn (piecewise linear

regression) để phân tích các giai đoạn của quá trình hấp phụ. Ở đây, chúng tôi thực

hiện phân tích hồi qui tuyến tính hai giai đoạn và ba giai đoạn.

Bảng 3.18. Kết quả hồi qui một giai đoạn theo mô hình Webber (giá trị trong ngoặc

đơn là khoảng tin cậy 99% của các tham số)

C0 (ppm) Hệ số góc Đoạn cắt trục tung r2

50 6,15

(4,36; 7,94)

29,25

(16,96; 41,55) 0,786

100 8,68

(6,73; 10,64)

28,49

(15,21; 41,78) 0,870

200 16,79

(11,61; 21,97)

93,67

(58,06; 129,28) 0,765

300 18,38

(12,19; 24,57)

112,32

(69,80; 154,84) 0,733

400 18,95

(13,09; 24,80)

117,74

(77,50; 157,97) 0,765

Page 112: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

95

Để xác định mô hình hồi qui tuyến tính thích hợp nhất mô tả dữ liệu thực

nghiệm, chúng tôi sử dụng phương tiện thống kê đó là chuẩn số thông tin AICc tính

toán được từ các mô hình thể hiện trên Bảng 3.19.

Bảng 3.19. So sánh các mô hình hồi qui tuyến tính một, hai và ba giai đoạn

trong Webber

C0 (ppm) Số giai đoạn N Np SSE AICc

50

1 27 2 4663116 330,103

2 27 4 106,28 46,814

3 27 6 26,48 15,678

100

1 25 2 3435,01 127,600

2 25 4 286,87 70,200

3 25 6 149,34 61,350

200

1 27 2 34824445 384,390

2 27 4 1312,87 114,690

3 27 6 269,63 78,333

300

1 27 2 41762504 389,295

2 27 4 1716,13 121,922

3 27 6 641,75 101,746

400

1 27 2 44322439 390,901

2 27 4 1798,77 123,192

3 27 6 245,09 75,756

Từ kết quả phân tích trên cho thấy mô hình Webber được hồi qui theo ba giai

đoạn cho chuẩn số AICc nhỏ nhất hay nói cách khác mô hình hồi qui ba giai đoạn

mô tả tốt nhất số liệu thực nghiệm. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định

trực quan từ dữ liệu hấp phụ thực nghiệm ở phần trên – quá trình hấp phụ xảy ra

theo ba giai đoạn. Vì vậy, chúng tôi dựa vào kết quả phân tích hồi qui tuyến tính ba

giai đoạn được thể hiện trên Bảng 3.20 và Hình 3.37 để phân tích cơ chế khuếch tán

của quá trình hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr).

Page 113: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

96

Bảng 3.20. Kết quả hồi qui ba giai đoạn theo mô hình Webber (giá trị trong ngoặc

đơn là khoảng tin cậy 99% của các tham số)

C0 (ppm) 50 100 200 300 400

Hệ số góc 1 16,70

(15,39; 18,02)

17,57

(14,71; 20,43)

53,65

(48,86; 58,44)

69,04

(57,27; 80,80)

67,13

(62,62; 71,64)

Đoạn cắt trục

tung 1

0,05

(-3,14; 3,23)

1,16

(-7,37; 9,70)

- 1,97

(-12,15; 8,21)

- 12,18

(-34,26; 9,89)

- 2,04

(-12,14; 8,06)

Điểm chuyển 1

(phút) 16,46 21,15 9,77 7,53 11,08

Hệ số góc 2 6,39

(4,41; 8,38)

7,74

(3,66; 11,82)

26,60

(19,91; 33,28)

32,72

(20,63; 44,80)

18,29

(13,49; 23,08)

Đoạn cắt trục

tung 2

41,67

(29,92; 53,42)

46,48

(19,63; 73,33)

82,60

(50,87; 114,33)

87,51

(38,08; 136,94)

160,50

(133,18; 187,82)

Điểm chuyển 2

(phút) 52,32 65,64 36,55 32,87 52,79

Hệ số góc 3 1,03

(0,58; 1,47)

2,11

(1,09; 3,13)

3,86

(2,50; 5,22)

3,90

(2,83; 4,98)

4,40

(3,20; 5,60)

Đoạn cắt trục

tung 3

80,49

(75,64; 85,33)

92,23

(81,40; 103,07)

220,08

(206,55; 233,60)

252,69

(242,26; 263,12)

261,40

(248,27; 274,53)

0 3 6 9 12 15

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

220

240

260

280

300

320

qt (

mg.g

-1)

t1/2

50 ppm

100 ppm

200 ppm

300 ppm

400 ppm

Hình 3.37. Giản đồ Webber đối với hồi qui ba giai đoạn của sự hấp phụ RDB

trên MIL-101(Cr)

Page 114: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

97

Trên Hình 3.37 ta quan sát thấy giai đoạn hấp phụ đầu tiên rất dốc nghĩa là

quá trình hấp phụ rất nhanh, cụ thể chiếm khoảng 60% toàn bộ dung lượng hấp phụ.

Trong giai đoạn này, giá trị đoạn cắt trục tung không khác 0 về phương diện thống

kê (p > 0,01) (Bảng 3.20) nên khuếch tán mao quản kiểm soát quá trình hấp phụ.

Trong khi đó, các giai đoạn tiếp theo, thỏa mãn yêu cầu thống kê về tuyến tính,

nhưng các giá trị đoạn cắt trục tung khác giá trị 0 có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) cho

thấy rằng ngoài khuếch tán mao quản, khuếch tán màng cùng đóng vai trò kiểm soát

quá trình trong giai đoạn này [9, 129].

Để có những nhận xét định lượng về quá trình khuếch tán của sự hấp phụ

RDB trên MIL-101(Cr) chúng tôi tiến hành xác định các tham số khuếch tán được

thể hiện trên Bảng 3.21.

Bảng 3.21. Hằng số khuếch tán mao quản, hệ số khuếch tán mao quản và giá trị xi

theo ba giai đoạn đối với sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)

C0 (ppm) kp1

(mg.g-1

.phút-0.5

)

D1

(cm2.s

-1)

x1

(mg.g-1

)

x2

(mg.g-1

)

x3

(mg.g-1

)

50 16,70 8,65.10-15

0,05 41,67 80,49

100 17,57 6,13.10-15

1,16 46,48 92,23

200 53,65 1,02.10-14

- 1,97 82,60 220,08

300 69,04 1,28.10-14

- 12,18 87,51 252,69

400 67,13 1,23.10-14

- 2,04 160,50 261,40

Kết quả cho thấy, độ dày của lớp màng quanh hạt (film thickness) đối với

giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tăng khi nồng độ đầu của chất bị hấp phụ tăng chứng tỏ

tốc độ hấp phụ ở hai giai đoạn sau được kiểm soát một phần bởi cơ chế khuếch tán

màng. Đối với giai đoạn 1, hằng số khuếch tán mao quản cũng tăng với sự tăng của

nồng độ do sự gia tăng động lực truyền khối để vượt qua trở lực truyền khối của

phẩm nhuộm với bề mặt MIL-101(Cr) và khuếch tán mao quản kiểm soát tốc độ

hấp phụ ở giai đoạn này. Bản chất của cơ chế quyết định tốc độ hấp phụ giai đoạn

đầu còn được khẳng định bằng cách vẽ đồ thị kp1 theo bậc nhất nồng độ ban đầu.

Khi khuếch tán mao quản là cơ chế quyết định tốc độ quá trình thì mối quan hệ này

không tuyến tính và ngược lại [9, 85]. Kết quả đồ thị kp1 theo nồng độ đầu (C0)

Page 115: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

98

(Hình 3.38) cho thấy kp1 không có sự tương quan bậc nhất theo C0 (p = 0,02 > 0,01)

khẳng định thêm cơ chế của giai đoạn đầu tiên là khuếch tán mao quản.

0 50 100 150 200 250 300 350 400

10

20

30

40

50

60

70

80

y = 0,172x + 9,401

r2 = 0,875, p = 0,02

kp1

C0 (mg.L

-1)

Hình 3.38. Đồ thị kp1 theo nồng độ ban đầu C0

Kết quả này ngược với một số công bố trước đây về sự hấp phụ của phẩm

nhuộm metyl xanh trên điatomit [9] và phẩm nhuộm trên chitosan [27]. Theo các

tác giả, khuếch tán màng là cơ chế quyết định tốc độ ở giai đoạn hấp phụ đầu tiên.

Sự khác nhau này có thể được giải thích là do khuếch tán màng tỉ lệ với diện tích bề

mặt ngoài của vật liệu MIL-101(Cr), mà diện tích bề mặt ngoài chiếm tỉ phần rất

nhỏ so với diện tích bên trong mao quản nên khuếch tán màng không đóng vai trò

quan trọng trong giai đoạn đầu. Hệ số khuếch tán mao quản tính trong giai đoạn đầu

xấp xỉ 10-14

cm2.giây

-1 rất nhỏ so với thông thường là 10

-11 – 10

-13 cm

2.giây

-1 [9]

chứng tỏ khuếch tán mao quản quyết định tốc độ hấp phụ trong giai đoạn này.

Động học hình thức của quá trình hấp phụ phẩm nhuộm RDB trên MIL-101(Cr)

cũng được phân tích bằng các mô hình động học biểu kiến bậc một, động học biểu

kiến bậc hai và mô hình bậc một nhiều giai đoạn dạng phi tuyến tính. Trong đó, hai

mô hình động học bậc một và bậc hai phi tuyến tính đã được ứng dụng rộng rãi

trong nghiên cứu động học nhưng mô hình bậc một nhiều giai đoạn là một điểm

khai thác mới.

Kết quả phân tích sự hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) theo mô hình động

học bậc một và bậc hai phi tuyến tính được thể hiện trên Hình 3.39 và Bảng 3.22.

Page 116: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

99

0 50 100 150 200 250

0

50

100

150

200

250

300

350

M« h×nh bËc 1 phi tuyÕn tÝnh

M« h×nh bËc 2 phi tuyÕn tÝnh

qt (

mg.g

-1)

t (phót)

50 ppm

100 ppm

200 ppm

300 ppm

400 ppm

Hình 3.39. So sánh dữ liệu thực nghiệm với mô hình động học bậc 1 và bậc 2 phi

tuyến tính của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)

Bảng 3.22. Các tham số động học hấp phụ phẩm nhuộm RDB trên vật liệu MIL-101(Cr)

xác định theo mô hình động học bậc 1 và bậc 2 phi tuyến tính.

C0 (ppm) qe(exp)

mg.g-1

Mô hình động học bậc 1 phi

tuyến tính

Mô hình động học bậc 2 phi

tuyến tính

qe, cal

(mg.g-1

)

k1.10-2

(phút-1

) AICc

qe, cal

(mg.g-1

)

k2.10-4

(g.mg-1.phút

-1)

h

(mg.g-1.phút

-1)

AICc

50 95,51 88,89 9,52 88,654 98,42 12,76 12,36

35,537

100 122,78 111,65 6,92 112,215 126,91 6,78 10,92

90,873

200 273,80 253,99 11,12 149,668 279,09 5,36 41,75

108,087

300 308,00 286,07 11,99 146,452 313,32 5,33 52,32

86,556

400 325,99 295,34 12,81 156,611 323,38 5,33 55,74

108,258

Trong đó, h = k2.qe2 (mg.g

-1.phút

-1) là tốc độ đầu của quá trình hấp phụ [9].

Kết quả cho thấy sự hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) không tuân theo mô

hình động học biểu kiến bậc một, nhưng phù hợp với mô hình biểu kiến bậc hai.

Các giá trị AICc của mô hình bậc hai nhỏ hơn rất nhiều so với mô hình bậc một

(Bảng 3.22) và các điểm thực nghiệm cũng phân bố gần đường cong của mô hình

Page 117: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

100

bậc hai hơn (Hình 3.39). Kết luận này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu về hấp

phụ của phẩm nhuộm trong dung dịch nước [61, 78, 102].

Do mô hình động học biểu kiến bậc hai được thiết lập trên cơ sở giả thiết hấp

phụ hóa học là giai đoạn quyết định tốc độ hấp phụ nên mô hình này cũng có tên là

mô hình hấp phụ hóa học biểu kiến bậc hai [64], vì vậy quá trình hấp phụ RDB trên

MIL-101(Cr) tuân theo mô hình này cho thấy sự hấp phụ mang bản chất hóa học.

Hằng số tốc độ hấp phụ giảm từ 12,76x10-4

đến 5,36x10-4

mg.g-1

.min-1

khi nồng độ

ban đầu tăng từ 50 đến 200 mg.L-1

và gần như không thay đổi khi nồng độ tiếp tục

tăng đến 400 mg.L-1

, nguyên nhân là do tỷ số giữa số phân tử phẩm nhuộm trên các

tâm hấp phụ tăng khi nồng độ tăng ở khoảng nồng độ thấp nhưng ở nồng độ cao, tỷ

số này không thay đổi. Kết quả này khẳng định thêm một lần nữa bản chất hấp phụ

hóa học của RDB trên MIL-101(Cr). Ngoài ra, giá trị h cũng tăng với sự tăng nồng

độ, hiện tượng này cũng được quan sát bởi nhiều tác giả khác nhau [9, 30, 87].

Nguyên nhân có thể do khi nồng độ tăng làm giảm sự khuếch tán của phân tử phẩm

nhuộm RDB qua lớp màng dẫn đến làm tăng sự khuếch tán trong mao quản rắn [9].

Chu và cộng sự [30] giải thích rằng, ở nồng độ thấp các phân tử phẩm nhuộm sẽ ưu

tiên liên kết với các tâm hấp phụ có năng lượng cao theo chiều hướng giảm năng

lượng tự do Gibbs, tiếp theo chúng sẽ lấp đầy các tâm có năng lượng thấp hơn nên

qe tăng lên khi nồng độ tăng dẫn đến h tăng.

Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, quá trình hấp phụ đều xảy ra theo các

giai đoạn: Ban đầu rất nhanh, sau đó chậm dần và đạt cân bằng. Mặc dù mô hình

động học bậc hai mô tả tốt bản chất của quá trình hấp phụ và dữ liệu thực nghiệm

nhưng nó không thể hiện được sự hấp phụ qua nhiều giai đoạn khác nhau. Al-Ghouti và

cộng sự [9] đã đề cập đến vấn đề này và cố gắng giải thích cơ chế hấp phụ nhiều

giai đoạn bằng cách chia đường cong hấp phụ bậc một thành nhiều đoạn tuyến tính,

tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại phương pháp định tính. Đó là lý do

chúng tôi tiếp tục phân tích dữ liệu hấp phụ theo mô hình bậc một nhiều giai đoạn

phi tuyến tính với hy vọng sẽ làm sáng tỏ được các giai đoạn hấp phụ của RDB trên

MIL-101(Cr).

Page 118: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

101

Tương tự như phân tích tuyến tính nhiều đoạn, mô hình phi tuyến biểu kiến

bậc một được phân tích phi tuyến thành ba giai đoạn.

Phương trình phi tuyến một đoạn

)1( kt

et eqq (3.9)

Phương trình phi tuyến 3 đoạn

31 2

0 1 2 3(1 ) (1 ) (1 )k tk t k t

tq q q e q e q e

(3.10)

Trong đó, q0, q1, q2, q3 là dung lượng hấp phụ cực đại và k1, k2, k3 là hằng số

tốc độ hấp phụ ở mỗi giai đoạn. Giả thiết rằng ở thời điểm ban đầu t = 0 thì q0 = 0

và thời điểm cân bằng t = ∞ thì qt = qe, qe = q1 + q2 + q3.

Phương trình (3.10) được viết lại như sau:

31 2

1 2 3

k tk t k t

t eq q q e q e q e

(3.11)

Các giá trị q1, q2, q3 và k1, k2, k3 có thể giải được bằng phương pháp hồi qui

phi tuyến trên phần mềm SPSS-20.

Kết quả phân tích sự hấp phụ theo mô hình động học bậc một phi tuyến tính

ba giai đoạn được thể hiện trên Hình 3.40 và Bảng 3.23. Kết quả cho thấy đường

cong của mô hình và các điểm thực nghiệm gần như trùng nhau. Tuy nhiên, để xác

định mô hình nào tương thích nhất với số liệu thực nghiệm, chúng ta có thể so sánh

các giá trị AICc từ Bảng 3.24.

0 50 100 150 200 250

0

50

100

150

200

250

300

350

M« h×nh bËc mét phi tuyÕn tÝnh ba giai ®o¹n

qt (

mg.g

-1)

t (phót)

50 ppm

100 ppm

200 ppm

300 ppm

400 ppm

Hình 3.40. So sánh dữ liệu thực nghiệm với mô hình động học bậc một phi tuyến

tính ba giai đoạn của sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr)

Page 119: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

102

Bảng 3.23. Các tham số động học của mô hình động học bậc 1 phi tuyến tính

ba giai đoạn

Nồng độ

(ppm)

q1 k1 q2 k2 q3 k3 qe,exp

50 16,50 0,01 57,48 0,07 18,39 0,57 95,51

100 24,42 0,02 18,69 0,02 65,99 0,13 122,78

200 56,96 0,02 49,92 0,61 153,93 0,09 273,80

300 105,82 0,29 142,62 0,07 44,04 0,01 308,00

400 156,17 0,23 63,80 0,01 83,86 0,05 325,99

Bảng 3.24. Chuẩn số AICc của các mô hình động học khác nhau

Mô hình AICc

50 ppm 100 ppm 200 ppm 300 ppm 400 ppm

Phi tuyến bậc 1 88,65 112,22 149,67 146,45 156,61

Phi tuyến bậc 2 35,54 90,87 108,09 86,56 108,26

Phi tuyến bậc 1 ba

giai đoạn -48,99 56,84 87,84 66,30 70,09

Từ Bảng 3.24 ta thấy điều thú vị là mô hình động học biểu kiến bậc nhất ba

giai đoạn có chuẩn số AICc thấp hơn so với mô hình động học biểu kiến bậc hai.

Hay nói cách khác mô hình động học biểu kiến bậc nhất ba giai đoạn tương thích

với số liệu thực nghiệm hơn, nó cũng phù hợp với ba giai đoạn trong sự phân tích

động học khuếch tán theo mô hình Webber. Giai đoạn đầu tiên xảy ra rất nhanh,

tương ứng với các phân tử phẩm nhuộm liên kết với các tâm hoạt tính có năng

lượng cao nhất và giai đoạn này được kiểm soát bởi quá trình khuếch tán mao

quản, giai đoạn tiếp theo các phân tử RBD tiếp tục hấp phụ vào bề mặt vật liệu

xây dựng đơn lớp trên bề mặt, do sự cạnh tranh với phân tử phẩm nhuộm ban đầu

nên tốc độ có chậm hơn do sự hình thành lớp màng cản trở chất hấp phụ đi vào

trong mao quản nên ngoài khuếch tán bên trong mao quản, khuếch tán màng cũng

đóng vai trò quyết định tốc độ hấp phụ, giai đoạn cuối cùng quá trình hấp phụ đa

lớp để đạt bão hòa và khuếch tán màng cũng đóng vai trò quyết định tốc độ hấp phụ.

Page 120: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

103

3.3.3. Ảnh hưởng của kích thước hạt

Hình 3.41 và Bảng 3.25 mô tả sự ảnh hưởng của kích thước hạt đến quá trình

hấp phụ phẩm nhuộm RDB, các mẫu MIL-101(Cr) có kích thước khác nhau là 234

nm (MHF0), 364 nm (MHF0.25) và 612 nm (MHF0.75) được sử dụng trong nghiên

cứu này.

0 50 100 150 200 250

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

qt (

mg

.g-1)

t (phót)

MHF0

MF0.25

MHF0.75

Hình 3.41. Ảnh hưởng của kích thước hạt MIL-101(Cr) đến khả năng hấp phụ

phẩm nhuộm RDB (Nồng độ đầu: 100 mg.L-1

, V = 1000ml, nhiệt độ phòng, khối

lượng của MIL-101(Cr): 0,5 gam, tốc độ khuấy 300 rpm)

Bảng 3.25. Tính chất xốp và dung lượng hấp phụ cân bằng RDB của các mẫu

MIL-101(Cr) có kích thước khác nhau

Mẫu SBET

(m2.g

-1)

SLangmuir

(m2.g

-1)

Vpore

(cm3.g

-1)

dTEM

(nm)

qe, exp

(mg.g-1

)

MHF0 2772 4652 1,45 234 142,201

MHF0.25 3510 5288 1,85 364 162,213

MHF0.75 2614 4381 1,43 612 108,987

Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ phẩm nhuộm không thay đổi theo qui

luật với kích thước hạt, mẫu MHF0.25 có kích thước hạt trung gian giữa ba mẫu

khảo sát nhưng có diện tích bề mặt và dung lượng hấp phụ đối với RDB lớn nhất.

Page 121: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

104

Để khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt vào khả năng hấp phụ của MIL-101(Cr),

mô hình khuếch tán mao quản Webber hồi qui theo ba giai đoạn tuyến tính được áp

dụng để phân tích. Kết quả được thể hiện trên Hình 3.42, Bảng 3.26.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

120

130

140

150

160

170

qt/m

g.g

-1

t1/2

MHF0

MHF0.25

MHF0.5

Hình 3.42. Mô hình khuếch tán mao quản của sự hấp phụ RDB trên các mẫu

MIL-101(Cr) có kích thước hạt khác nhau

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của kích thước hạt đến các tham số khuếch tán

Mẫu kp1 (mg.g-1

.min-0.5

) D1

(cm2.s

-1)

x1

(mg.g-1

)

x2

(mg.g-1

)

x3

(mg.g-1

)

MHF0 14,04 2,68.10-15

- 1,96 35,69 83,44

MHF0.25 29,94 9,37.10-15

- 2,86 62,08 117,58

MHF0.75 13,55 4,84.10-15

4,19 46,35 83,74

Cũng như trường hợp ảnh hưởng của nồng độ, quá trình hấp phụ xảy ra theo

ba giai đoạn: đầu tiên sự hấp phụ xảy ra nhanh, khuếch tán mao quản được cho là

cơ chế quyết định tốc độ, sau đó quá trình hấp phụ tiếp tục nhưng chậm hơn, cuối

cùng đạt bão hòa. Hai giai đoạn sau, ngoài khuếch tán mao quản, khuếch tán màng

cũng góp phần quyết định tốc độ hấp phụ. Theo lý thuyết, nếu khuếch tán mao quản

quyết định tốc độ thì đồ thị kp1 theo 1/d (d là kích thước trung bình tính theo hạt

cầu) sẽ tuyến tính [9], thực tế trong trường hợp chúng tôi nghiên cứu không tuyến

tính (r2 = 0,008, p = 0,943). Điều này là do đối với vật liệu mao quản, bề mặt ngoài

đóng góp rất nhỏ vào tổng diện tích bề mặt, diện tích mao quản đóng góp vào là

chủ yếu. Nếu tính theo kích thước hạt thì chỉ quan tâm đến diện tích bề mặt

Page 122: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

105

ngoài mà thôi. Tương tự như phần ảnh hưởng của nồng độ, giá trị D1 của các

mẫu MIL-101(Cr) có kích thước khác nhau cũng tương đối nhỏ xấp xỉ 10-15

cm2.s

-1

cho thấy khuếch tán mao quản là giai đoạn quyết định tốc độ của quá trình hấp phụ

trong giai đoạn đầu tiên.

3.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH và cơ chế đề nghị quá trình hấp phụ

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) được

trình bày ở Hình 3.43. Có thể thấy rằng dung lượng hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr)

tăng lên nhanh chóng khi tăng nhiệt độ từ 28oC đến 60

oC chứng tỏ quá trình hấp

phụ thu nhiệt. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các công bố trước đây về sự hấp

phụ của uranine [95] và metyl da cam [116] trên MIL-101(Cr). Điều này có thể

được giải thích là do khi tăng nhiệt độ, tốc độ khuếch tán của các phân tử phẩm

nhuộm đến bề mặt và vào bên trong các mao quản tăng lên. Đây là kết quả của sự

giảm độ nhớt của dung dịch khi nhiệt độ tăng. Ngoài ra, dung lượng hấp phụ tăng

lên khi nhiệt độ tăng còn do nguyên nhân là sự tăng số tâm hoạt tính của bề mặt

MIL-101(Cr) do sự giảm các liên kết hiđro giữa các phân tử nước trước khi hấp phụ

và bề mặt chất hấp phụ.

0 50 100 150 200 250

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

200

220

qt (

mg.g

-1)

t (phót)

28oC

40C

50oC

60oC

Hình 3.43. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr)

theo thời gian (V = 1000 mL, nồng độ đầu: 100 mg.L-1

, khối lượng của MIL-101(Cr):

0,5 g, tốc độ khuấy 300 rpm)

Page 123: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

106

Bảng 3.27. Các tham số của mô hình động học bậc 2 phi tuyến tính của sự hấp phụ

RDB trên MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau

Nhiệt độ (C) 28

C 40

C 50

C 60

C

k2.10-3

(g.mg-1

.min-1

) 0,678 1,161 2,866 4,290

qe, cal 126,914 142,705 194,730 196,618

qe, exp 122,778 140,419 188,501 199,386

Bảng 3.27 trình bày các tham số của mô hình động học bậc hai phi tuyến tính

đối với sự hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) ở các nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho

thấy k2 tăng nhanh với sự tăng của nhiệt độ. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số

tốc độ hấp phụ được mô tả bằng phương trình Arrhenius:

2 exp( )AEk A

RT

(3.12)

Trong đó, k2 là hằng số tốc độ hấp phụ (g.mg-1

.min-1

), Ea là năng lượng hoạt

hóa Arrhenius (J.mol-1

), A là hằng số Arrhenius, R là hằng số khí (8,314 J.mol-1

.K-1

)

và T là nhiệt độ tuyệt đối.

Lấy logarit phương trình (3.12):

2ln ln AEk A

RT (3.13)

Hồi qui tuyến tính lnk2 theo 1/T, các giá trị đoạn cắt trục tung (lnA) và độ dốc

của đường hồi qui có ý nghĩa về mặt thống kê (F(3) = 59,15; p = 0,01) (Hình 3.44),

từ độ dốc của đường thẳng tuyến tính xác định được EA = 50,39 kJ/mol. Kết quả

này cho thấy sự hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) chủ yếu mang bản chất hấp

phụ hóa học.

0.00300 0.00305 0.00310 0.00315 0.00320 0.00325 0.00330 0.00335

-7.5

-7.0

-6.5

-6.0

-5.5

-5.0

y = -6061,3x + 12,777

r2 = 0,976

lnk 2

1/T

Hình 3.44. Đồ thị lnk2 theo 1/T

Page 124: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

107

Đối với các quá trình hấp phụ trong đó tương tác tĩnh điện chiếm ưu thế thì

pH ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hấp phụ [25, 58] do sự thay đổi nồng độ H+ (pH)

dẫn đến thay đổi điện tích bề mặt vật liệu. Đối với sự hấp phụ của RDB trên

MIL-101(Cr), pH dường như ít ảnh hưởng đến hiệu suất hấp phụ phẩm nhuộm

(Hình 3.45). Kết quả này cho thấy rằng trong khoảng pH nghiên cứu, quá trình hấp

phụ RDB trên MIL-101(Cr) có thể tuân theo một cơ chế khác hơn là cơ chế tương

tác tĩnh điện giữa điện tích dương của bề mặt chất hấp phụ và điện tích âm của RDB.

0 50 100 150 200 250

0

20

40

60

80

100

120

140

qt (

mg

/g)

t (phót)

pH3

pH5

pH7

pH9

Hình 3.45. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ phẩm nhuộm RDB của

MIL-101(Cr)

Để hiểu sâu hơn cơ chế hấp phụ, chúng tôi nghiên cứu sự thay đổi lớp điện

tích kép trên bề mặt MIL-101(Cr) trong môi trường có phẩm nhuộm. Hình 3.46 trình

bày kết quả điểm đẳng điện của MIL-101(Cr) trong phẩm nhuộm và trong nước cất.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

-3.0

-2.5

-2.0

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

N­íc cÊt

Dung dÞch RDB

pH

pHi

Hình 3.46. Đồ thị pH theo pHi của MIL-101(Cr) trong nước cất và trong dung

dịch phẩm nhuộm RDB 100 ppm.

Page 125: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

108

Sự ảnh hưởng của dung dịch RDB đối với điểm đẳng điện của MIL-101(Cr)

hoàn toàn tương tự như các dung dịch điện ly đã nghiên cứu, điểm đẳng điện giảm

từ 5,09 đối với nước cất đến 4,28 đối với dung dịch phẩm nhuộm. Sự giảm pHi.e.p

dẫn đến giảm mật độ điện tích bề mặt (vì E = 0,06 (pHi.e.p - pH) [20]), điều này cho

thấy các nhóm SO32-

tích điện âm của RBD liên kết với các tâm tích điện dương

Cr(III) trong MIL-101(Cr) để giảm mật độ điện tích.

Qua nghiên cứu trên chúng tôi đề nghị cơ chế hấp phụ như sau:

Cơ chế hấp phụ axit – bazơ Lewis:

Hình 3.47. Sơ đồ cơ chế hấp phụ axit – bazơ Lewis.

Cơ chế khuếch tán mao quản:

Hình 3.48. Sơ đồ mô tả cơ chế khuếch tán của sự hấp phụ RDB

trên bề mặt MIL-101(Cr)

Page 126: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

109

Hình 3.47 mô tả cơ chế hấp phụ axit – bazơ Lewis, trong đó vật liệu MIL-101(Cr)

sau khi được hiđrat hóa sẽ xuất hiện các tâm axit của nguyên tử crom trên mạng

lưới MIL-101(Cr) và các tâm điện tích dương này sẽ tạo liên kết cộng hóa trị với

anion RDB. Ngoài các tâm axit trên bề mặt vật liệu, một cơ chế hấp phụ khác đó

chính là sự khuếch tán các phân tử phẩm nhuộm vào trong các mao quản của

MIL-101(Cr) được thể hiện trên Hình 3.48. Ở đây, các phân tử phẩm nhuộm có kích

thước nhỏ hơn kích thước của mao quản MIL-101(Cr) nên quá trình khuếch tán vào

trong xảy ra dễ dàng. Tóm lại, sự hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr) do hai

nguyên nhân đó là tương tác axit – bazơ giữa các tâm axit của crom trên bề mặt vật

liệu với điện tích âm của anion RDB và sự khuếch tán vào trong lòng mao quản của

vật liệu MIL-101(Cr).

3.3.5. Đẳng nhiệt hấp phụ của RDB trên MIL-101(Cr)

Để mô tả quá trình hấp phụ đẳng nhiệt của MIL-101(Cr) đối với phẩm

nhuộm RDB, chúng tôi sử dụng hai mô hình hai tham số: Langmuir, Freundlich, và

ba mô hình ba tham số: Redlich-Peterson, Sips và Toth. Việc xác định các tham số

của các mô hình đẳng nhiệt thường chuyển về dạng tuyến tính, tuy nhiên đối với

phương trình ba tham số thì việc đưa về dạng tuyến tính gặp khó khăn. Một số công

bố [51, 89] cho thấy hồi qui dạng tuyến tính không chính xác bằng dạng phi tuyến

tính. Vì l‎ý do đó, trong công trình này chúng tôi sử dụng phương trình đẳng nhiệt

phi tuyến tính. Hình 3.49 trình bày kết quả thực nghiệm qe theo Ce và kết quả tính

toán theo dạng phi tuyến tính của các mô hình đẳng nhiệt: Langmuir, Freundlich,

Redlich-Peterson, Sips và Toth.

100 150 200 250 300 350 400

200

220

240

260

280

qe (

mg/g

)

Ce (ppm)

Toth

Langmuir

Freundlich

Redlich-Peterson

Sips

Thùc nghiÖm

Hình 3.49. Giản đồ qe theo Ce và các đường cong mô hình đẳng nhiệt

Page 127: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

110

Kết quả cho thấy các điểm thực nghiệm phân bố xung quanh các đường cong

của các mô hình chứng tỏ rằng các mô hình này mô tả đúng với dữ liệu thực

nghiệm. Tham số của các mô hình đẳng nhiệt được xác định theo dạng hồi qui phi

tuyến tính được thống kê ở Bảng 3.28.

Bảng 3.28. Các tham số của các mô hình đẳng nhiệt

Mô hình qm

(mg.g-1

)

KL, KF, KT,

KR or KS

aR hoặc

aS

n, bR hoặc

bS SSE r

2

Langmuir 333,30 0,014 - - 34,14 0,992

Freundlich 307,85 62,090 - 3,8816 77,55 0,983

Toth 346,28 38,266 - 0,8844 33,43 0,993

Redlich-

Peterson 300,26 4,957 0,0165 0,9836 33,81 0,993

Sips 290,15 0,144 0,0005 1,7805 110,19 0,976

(-) không xác định.

Bảng 3.28 cũng trình bày tổng sai số bình phương SSE và hệ số xác định r2

của 5 mô hình. Dựa trên các kết quả này cho thấy các mô hình Langmuir, Redlich-

Perterson và Toth mô tả dữ liệu thực nghiệm phù hợp hơn mô hình Sips và

Freundlich vì SSE nhỏ hơn và r2 lớn hơn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết khi tăng

số các tham số thì dẫn đến giảm bậc tự do và thường là dẫn đến giảm SSE. Vì vậy

không thể dùng SSE để xác định mô hình nào phù hợp hơn. Nhiều bài báo [51, 116,

129] thực hiện so sánh các mô hình chỉ dựa vào SSE hoặc một số hàm sai số khác

mà không quan tâm đến bậc tự do, kết quả là một số phương trình đẳng nhiệt với

nhiều tham số hơn thì phù hợp hơn với những phương trình có ít tham số.

Từ Bảng 3.28, rõ ràng rằng dữ liệu thực nghiệm phù hợp với mô hình

Langmuir hơn là Freundlich. Khi so sánh các mô hình với các bậc tự do khác nhau

thì F-test và chuẩn số thông tin (AICc) [8] được sử dụng rộng rãi hơn.

Phân bố F-test chỉ có giá trị khi so sánh các mô hình liên quan – mô hình này

xuất phát từ một mô hình khác. Ví dụ từ mô hình Langmuir suy ra các mô hình Toth

và Redlich-Perterson.

Page 128: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

111

Bảng 3.29 thể hiện kết quả F-test khi so sánh mô hình Langmuir với mô hình

Redlich-Perterson và Toth. Nếu giá trị p tính được nhỏ hơn mức ý nghĩa (thường là

0,01) thì có thể kết luận mô hình phức tạp phù hợp hơn rất nhiều so với mô hình

đơn giản. Ngược lại, mô hình phức tạp sẽ bị loại bỏ vì không có bằng chứng về mặt

thống kê là các mô hình này phù hợp hơn mô hình đơn giản. Trong trường hợp này,

mô hình Langmuir được chọn vì p > 0,01.

Bảng 3.29. Kết quả F-test cho sự so sánh mô hình Langmuir

với mô hình Redlich-Perterson và Toth

Mô hình so sánh N Np F-test p

Langmuir/ 8 2 0,106 0,992

Redlich-Peterson 8 3

Langmuir/ 8 2 0,049 0,999

Toth 8 3

Bảng 3.30. So sánh mô hình Langmuir với các mô hình khác bằng trọng số Akaike

(xác suất) và tỉ số chính xác (ER)

Mô hình so sánh AICc Np Trọng số

Akaike ER

Langmuir/ 18,0 2 0,938 15,1

Toth 23,4 3

Langmuir/ 18,0 2

0,940 15,8 Redlich-

Peterson 23,5 3

Langmuir/ 18,0 2 0,999 1785,1

Sips 33,0 3

Langmuir/ 18,0 2 0,964 26,6

Freundlich 24,6 2

Bảng 3.30 thể hiện các kết quả xác suất của mô hình Langmuir tốt hơn mô

hình Toth và Redlich-Peterson với xác suất rất gần với đơn vị là 0,938 và 0,940.

Nói cách khác, mô hình Langmuir đúng hơn 15,1 và 15,8 lần so với mô hình Toth

và Redlich-Peterson tương ứng. Tương tự, mô hình Langmuir đúng hơn 1785,1 và

26,6 lần mô hình Sips và Freundlich tương ứng. Như vậy, đối với sự hấp phụ đẳng

nhiệt RDB trên MIL-101(Cr) thì mô hình Langmuir phù hợp với dữ liệu thực

nghiệm nhất khi so sánh với các mô hình Freundlich, Sips, Toth và Redlich-

Page 129: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

112

Peterson. Tóm lại, dữ liệu hấp phụ cân bằng của RDB trên MIL-101(Cr) phù hợp

với mô hình Langmuir nhất.

3.3.6. Tái sử dụng chất hấp phụ

Vấn đề tái sử dụng chất hấp phụ luôn luôn là vấn đề quan trọng trong quá

trình hấp phụ khi ứng dụng trong thực tế. Các phương pháp tái sử dụng thường

được dùng phổ biến như đốt phân hủy, trao đổi ion [127]. Tuy nhiên, đối với vật

liệu khung hữu cơ kim loại thì không sử dụng được phương pháp đốt phân hủy.

Chen và cộng sự [25] đã xử lý tái sử dụng MIL-101(Cr) trong hệ xylenol da

cam/MIL-101(Cr) bằng cách rửa trong NaOH. Liên kết hình thành giữa RDB và

MIL-101(Cr) có bản chất hóa học nên việc tái sử dụng bằng sóng siêu âm hầu như ít

hiệu quả. Trong luận án, chúng tôi sử dụng NaOH 0,25M để giải hấp phụ RDB trên

MIL-101(Cr). Kết quả tái sử dụng được thể hiện trên Hình 3.50 và Hình 3.51.

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

110

120

130

LÇn 1 LÇn 2 LÇn 3

qe (

mg.g

-1)

Hình 3.50. Tái sử dụng chất hấp phụ MIL-101(Cr) (nồng độ đầu RDB C0 =100 mg.L-1,

V = 100 ml, nhiệt độ phòng, khối lượng của MIL-101(Cr): m = 0,1 gam, thời gian

lắc: t = 12 giờ)

0 10 20 30 40

LÇn 3

LÇn 2

LÇn 1

500

ên

g ®

é (

ab

r)

2/®é

Hình 3.51. Giản đồ XRD sau ba lần tái sử dụng hấp phụ RDB của MIL-101(Cr)

Page 130: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

113

Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ thay đổi không đáng kể và cấu trúc vật

liệu vẫn bền vững sau ba lần tái sử dụng. Như vậy, vật liệu MIL-101(Cr) có dung

lượng hấp phụ cao, dễ dàng tái sử dụng là một trong loại chất hấp phụ tiềm năng

ứng dụng trong xử lý nước thải phẩm nhuộm.

3.4. NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG PHẨN HỦY QUANG HÓA PHẨM NHUỘM

RDB BẰNG VẬT LIỆU MIL-101(Cr)

Như chúng tôi đã giới thiệu ở phần tổng quan, xúc tác quang hóa là một tiềm

năng ứng dụng mới của vật liệu MOFs. Gần đây, một số vật liệu MOFs như MOF-5

[46, 151, 165], MIL-125 [166], MIL-53(M) (M = Fe, Al, Cr) [37] đã được ứng dụng

trong phản ứng xúc tác quang để phân hủy các phẩm nhuộm khác nhau. Trong

nghiên cứu này, MIL-101(Cr) được sử dụng cho phản ứng xúc tác quang hóa phân

hủy phẩm nhuộm RDB trong dung dịch nước.

3.4.1. Sự dịch chuyển điện tử trong MIL-101(Cr)

Để có những nhận định đầy đủ về hoạt tính quang hóa của MIL-101(Cr)

chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính chất quang của hợp chất oxit Cr2O3 để so sánh,

tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển điện tử của vật liệu MIL-101(Cr).

Cr2O3 được điều chế bằng cách thủy phân muối Cr(NO3)3 bằng NaOH, kết tủa thu

được nung ở 1000oC trong 2 giờ. Kết quả XRD và ảnh SEM của Cr2O3 điều chế

được thể hiện trên Hình 3.52.

20 30 40 50 60 70

50

100

150

200

250

300

350

400

450

(a)

(202)

(300)

(214)

(018)

(116)

(024)(113)

(006)

(110)

(104)

(012)

ên

g ®

é (

cps.

)

2/®é

Hình 3.52. Ảnh giản đồ XRD (a) và ảnh SEM (b) của Cr2O3

Kết quả XRD chứng minh rằng sản phẩm thu được là Cr2O3 theo JCPDS

010821484 (Hình 3.52a). Ảnh SEM (Hình 3.52b) cho thấy các tinh thể Cr2O3 có

Page 131: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

114

kích thước 203 nm (N = 461, M = 202,72, SD = 61,59). Phổ phản xạ khuếch tán tử

ngoại khả kiến UV-Vis-DR của Cr2O3 được trình bày trên Hình 3.53.

200 300 400 500 600 700 800

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

§é h

Êp

th

ô

B­íc sãng (nm)

(a)

2 3 4 5 6

10

20

30

40

50

(b)

(.E

)2(e

V/c

m-1)2

E (eV)

Hình 3.53. Phổ UV-Vis-DR (a) và giản đồ Tauc của Cr2O3 (b)

Trên phổ UV-Vis-DR (Hình 3.53a) của Cr2O3, chúng ta quan sát được hai

vân phổ tù trong vùng khả kiến ở khoảng 450 và 650 nm chứng tỏ ion Cr3+

tồn tại

chủ yếu trong trường bát diện [7]. Sự hiện diện của trường bát diện liên quan đến

năng lượng ổn định của trường phối tử mạnh của Cr3+

với số phối trí 6 [56, 63]. Tuy

vậy, đồ thị theo phương trình Tauc (Hình 3.53b) tính năng lượng dịch chuyển điện

tử của Cr2O3 không xuất hiện đỉnh hấp thụ điện tử nào rõ ràng. Thực tế, Cr2O3 là vật

liệu cách điện [114].

Để xác định trạng thái oxi hóa của crom trong MIL-101(Cr) chúng tôi tiến hành

phân tích phổ XPS được trình bày trên Hình 3.54.

Hình 3.54. Phổ XPS của MIL-101(Cr)(a) và năng lượng liên kết của Cr2p (b)

Page 132: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

115

Trạng thái oxi hóa của crom trong MIL-101(Cr) là một đặc trưng quan trọng

để nghiên cứu các giai đoạn chuyển điện tử. Lin và cộng sự [101] đã công bố kết

quả phân tích trạng thái oxi hóa của crom trong MIL-101(Cr) là +2 (Cr2+

), mặc dù

trạng thái oxi hóa ban đầu của crom trong hỗn hợp phản ứng là +3 (Cr3+

).

Từ Hình 3.54a chúng ta quan sát được một đỉnh ở mức năng lượng 300

(eV) là của C1s và một sự tách obitan spin của Cr2p tương ứng với hai mức năng

lượng 587eV đối với Cr2p1/2 và 576eV đối với Cr2p3/2 (Hình 3.54b) chứng tỏ rằng

crom chỉ có trạng thái oxi hóa (+3) trong vật liệu MIL-101(Cr). Như vậy, crom

cùng tồn tại trạng thái oxi hóa (+3) trong cả hai hợp chất Cr2O3 và MIL-101(Cr)

nhưng như thảo luận ở phần trên, Cr2O3 không có tính chất quang hóa còn MIL-

101(Cr) có thể hiện tính chất này hay không sẽ được chúng tôi thảo luận sau đây.

Hình 3.55 thể hiện kết quả UV-Vis-DR của MIL-101(Cr).

200 300 400 500 600 700 800

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

(a)

§é h

Êp

th

ô

B­íc sãng (nm)

1 2 3 4 5 6 7

0

10

20

30

40

50

1,75 eV 2,27 eV3,74 eV

(b)

(.E

)2(e

V/c

m-1)2

)

E (eV)

Hình 3.55. Phổ UV-Vis-DR (a) và năng lượng của các bước chuyển điện tử

của MIL-101(Cr) (b)

Khác với Cr2O3, các sự chuyển dịch điện tử được quan sát rất rõ đối với

MIL-101(Cr) như trình bày ở Hình 3.55a. Đồ thị ()2 theo EHình 3.55b) cho

thấy MIL-101(Cr) có ba vùng năng lượng bị kích thích: Ở vùng tử ngoại 3,74 eV

(332 nm), vùng khả kiến 2,27 eV (547 nm) và 1,75 eV (709 nm). Vấn đề đặt ra ở

đây tại sao có sự khác biệt giữa sự dịch chuyển điện tử Cr3+

trong phổ UV-Vis-DR

của Cr2O3 và MIL-101(Cr)? Hình 3.56 mô tả cấu tạo của MIL-101(Cr).

Page 133: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

116

Hình 3.56. Các đơn vị cơ sở tạo thành MIL-101(Cr): Màu xanh lá cây là Cr, màu

xanh nước biển là C, màu đỏ là oxi, màu vàng là F hoặc OH, màu trắng là H

Chúng ta có thể thấy MIL-101(Cr) tạo thành từ các đơn vị trime, các trime

này được cấu tạo từ CrO6, trong đó một nguyên tử Cr được bao quanh bởi 6 nguyên

tử oxy. Như vậy, có thể xem MIL-101(Cr) được tạo nên từ các cụm trime Cr3O16.

Tương tự như đề nghị của Bordiga [18] đối với cụm Zn4O13 của MOF-5,

chúng tôi cho rằng các cụm Cr3O16 trong MIL-101(Cr) cũng đóng vai trò như những

chấm lượng tử (quantum dots) được bao quanh bởi 6 phối tử terephtalat. Các phối

tử này hoạt động như những anten hấp thụ ánh sáng có bước sóng lớn hơn 220 nm

như được minh họa theo Hình 3.57.

Hình 3.57. Cụm Cr3O16 của MIL-101(Cr): Cr (hình que màu xanh lá cây), O (hình

que màu đỏ); vòng benzen (xanh nước biển) hoạt động như những anten hấp thụ

photon ánh sáng (h) để truyền năng lượng hữu hiệu cho cụm Cr3O16, ở đó xảy ra

phát xạ photon (h')

Page 134: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

117

Theo kết quả XPS, crom trong MIL-101(Cr) là Cr3+

, do vậy chúng tôi cho

rằng sự chuyển dịch điện tử ở đây liên quan đến sự chuyển dịch điện tử trong obitan

3d3 của Cr

3+ dưới tác dụng của trường phối tử terephtalat. Để phân tích sự chuyển

điện tử này, chúng tôi sử dụng giản đồ Tanabe-Sugano d3 trình bày ở Hình 3.58.

Hình 3.58. Giản đồ Tanabe-Sugano d3: 2/1 theo /B (a) và E/B theo /B (b).

Trong đó, 1,2 là số sóng tính từ công thức E = h, B là tham số Racah, là

thông số tách năng lượng trong trường bát diện

Theo giản đồ Tanabe-Sugano d3 (Hình 3.58b), các sự dịch chuyển được

phép spin (spin allowed transition) như sau:

4A2g

4T2g

,

4A2g

4T1g;

4A2g

4T1g (P)

Từ đồ thị ()2 theo E(Hình 3.55b), ba vùng năng lượng bị kích thích tương

ứng với số sóng: 1 = 14104,37 (cm-1

), 2 = 18281,54 (cm-1

) và 3 = 30120,48 (cm-1

).

Từ đó ta có tỷ số 2/1 = 18282,54/14104,37 = 1,3, dựa vào giản đồ Tanabe-Sugano

hệ d3

(Hình 3.58a), tỉ số này tương ứng với /B = 36.

Với /B = 36, từ Hình 3.58b, chúng ta có thể tìm được các giá trị E/B đối

với các sự dịch chuyển spin cho phép như sau: 1/B = 36; 2/B = 46; 3/B = 76.

Page 135: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

118

Vì 1 = 14104,37 cm-1

nên giá trị B có thể tính toán từ bước chuyển spin cho

phép đầu tiên B = 391,8 cm-1

. Vì thế có thể tính được từ tỷ số /B = 36.

= B*36 = 391,8*36 = 14104,37 cm-1

.

Có thể thấy rằng hệ số Racah B trong MIL-101(Cr) là 391,8 cm-1

trong khi

đó B trong Cr3+

tự do là 1030 cm-1

[164]. Như vậy, có sự giảm khoảng 62% tham số

Racah của MIL-101(Cr) so với Cr2O3 cho thấy sự ảnh hưởng mạnh của trường phối

tử terephtalat.

Như vậy, trong cấu trúc MIL-101(Cr), các phối tử terephtalat đóng vai trò

như những anten nhận năng lượng kích thích, chúng tạo thành trường phối tử gây ra

sự hấp thụ và dịch chuyển điện tử theo ba mức như sau:

4A2g

4T2g

ứng với bước sóng 709 nm năng lượng chuyển dịch 1,75 eV.

4A2g

4T1g

ứng với bước sóng 547 nm năng lượng chuyển dịch 2,27 eV.

4A2g

4T1g(P) ứng với bước sóng 332 nm năng lượng chuyển dịch 3,74 eV.

Hình 3.59 mô tả ba bước chuyển điện tử được phép spin trong giản đồ

Tanabe-Sugano hệ d3 tương ứng với ba vùng năng lượng bị kích thích của MIL-101(Cr).

0 5 10 15 20 25 30

1

2

3

4

3,74 eV

2,27 eV

1,75 eV

(.E)2(eV.cm

-1)

2

E (eV)

Hình 3.59. Sơ đồ mô tả sự chuyển dịch điện tử tương ứng với ba mức năng lượng

kích thích trong MIL-101(Cr)

Từ kết quả phân tích trên, vật liệu MIL-101(Cr) được dự đoán là có thể sử

dụng làm xúc tác quang ở các bước sóng của vùng UV cũng như vùng khả kiến.

Page 136: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

119

3.4.2. Phân hủy phẩm nhuộm RDB trong dung dịch nước bằng xúc tác quang

hóa MIL-101(Cr)

Hình 3.60 trình bày kết quả của quá trình phân hủy màu phẩm nhuộm RDB

trên xúc tác MIL-101(Cr) trong điều kiện chiếu sáng UV và trong tối. Kết quả cho

thấy với sự có mặt của MIL-101(Cr), phẩm nhuộm bị mất màu hoàn toàn khi được

chiếu UV sau 45 phút và chỉ có 43% RDB bị mất màu khi trong bóng tối. Như vậy,

MIL-101(Cr) có khả năng bị kích thích quang hóa bởi ánh sáng UV làm phân hủy

phẩm nhuộm RDB, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích về sự chuyển

dịch điện tử trong các obitan 3d ứng với các bước chuyển ở cả vùng tử ngoại và khả

kiến 4A2g 4T2g;

4A2g

4T1g; 4A2g

4T1g(P). Vì không thể kiểm soát được nguồn

ánh sáng trắng nên trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu phản

ứng phân hủy phẩm nhuộm RDB trên MIL-101(Cr) dưới điều kiện chiếu sáng UV.

Trong tối, do chỉ xảy ra quá trình hấp phụ và vì điều kiện khuấy từ nhẹ nên tốc độ

mất màu chậm. Trong khi đó, khi có mặt Cr2O3 hoặc chỉ chiếu UV hầu như không

gây ra sự mất màu. Các kết quả trên đã chứng minh cho sự phân tích ở mục 3.4.1 về

hoạt tính quang học của MIL-101(Cr), trong khi Cr2O3 không có hoạt tính này.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

1.1

C/C

0

t (phót)

MIL-101(Cr): ChiÕu UV

MIL-101(Cr): Trong tèi

Cr2O

3: ChiÕu UV

Cr2O

3: Trong tèi

UV

Hình 3.60. Kết quả phân hủy phẩm nhuộm khi chiếu UV và trong tối (V = 150mL,

nhiệt độ phòng, khối lượng của MIL-101(Cr): 0,05 gam, C0 = 30 ppm, khuấy từ

nhẹ)

Page 137: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

120

3.4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ phẩm nhuộm RDB

Nồng độ đầu của dung dịch phẩm nhuộm có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ

phản ứng phân hủy quang hóa [84, 143, 145]. Đây chính là l‎ý do chúng tôi khảo sát

sự ảnh hưởng của nồng độ đầu đến tốc độ phân hủy phẩm nhuộm trên MIL-101(Cr)

nhằm tìm ra khoảng nồng độ thích hợp cho nghiên cứu phản ứng quang xúc tác trên

vật liệu này. Sự ảnh hưởng của nồng độ đầu đến phản ứng quang xúc tác phân hủy

phẩm nhuộm RDB trên MIL-101(Cr) được thể hiện trên Hình 3.61. Kết quả cho

thấy thời gian mất màu phẩm nhuộm RDB tăng lên khi tăng nồng độ đầu từ 10 ppm

đến 50 ppm, điều này chứng tỏ tốc độ mất màu thay đổi tùy thuộc vào nồng độ đầu.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

C/C

0

t (phót)

10 ppm

20 ppm

30 ppm

40 ppm

50 ppm

Hình 3.61. Ảnh hưởng của nồng độ đầu RDB đến phản ứng quang xúc tác (V = 150

mL, nồng độ đầu: 10 - 50 mg.L-1

, khối lượng xúc tác MIL-101(Cr): 0,05 gam, nhiệt

độ phòng, chiếu UV)

3.4.2.2. MIL-101(Cr) đóng vai trò như xúc tác dị thể

Thí nghiệm chứng tỏ xúc tác dị thể (rò rỉ ion Cr3+

) thu được kết quả thể hiện

trên Hình 3.62. Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện như nhau và đều

chiếu UV nhưng thay đổi xúc tác. Phản ứng phân hủy quang hóa phẩm nhuộm RDB

Page 138: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

121

trên xúc tác MIL-101(Cr) được thêm vào 0,05 g muối Cr(NO3)3. Kết quả cho thấy

việc thêm vào Cr3+

đồng thể hầu như không ảnh hưởng đến sự phân hủy phẩm

nhuộm so với trường hợp chỉ dùng MIL-101(Cr). Trong khi đó, đối với thí nghiệm xúc

tác MIL-101(Cr) nhưng chất xúc tác được lọc bỏ sau 5 phút phản ứng, kết quả cho

thấy mặc dù vẫn duy trì chiếu UV nhưng sự mất màu của phẩm nhuộm hầu như

không đáng kể. Ngoài ra, đối với thí nghiệm chỉ cho muối Cr3+

thì không có sự phân

hủy phẩm nhuộm xảy ra. Các thí nghiệm trên khẳng định rằng xúc tác MIL-101(Cr)

thực hiện trong hệ xúc tác quang hóa là xúc tác dị thể.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

C/C

0

t (phót)

MIL-101(Cr) + Cr3+

T¸ch MIL-101(Cr) sau 5 phót

MIL-101(Cr)

Cr3+

Hình 3.62. Thí nghiệm chứng minh MIL-101(Cr) là xúc tác dị thể. (V = 150 mL,

nồng độ đầu: 30 mg.L-1

, khối lượng xúc tác MIL-101(Cr): 0,05 gam, nhiệt độ

phòng, chiếu UV)

Để đánh giá quá trình phân hủy quang hóa làm mất màu dung dịch phẩm

nhuộm RDB trên MIL-101(Cr), chúng tôi đã tiến hành đo COD và phổ UV-Vis của

dung dịch RDB trước và sau khi phản ứng. Kết quả UV-Vis (Hình 3.63) cho thấy

sau phản ứng, hai đỉnh hấp thụ đặc trưng của phân tử phẩm nhuộm ở khoảng 300

nm đặc trưng cho sự chuyển dịch điện tử của vòng benzen và 600 nm đặc trưng cho

sự dịch chuyển điện tử của nhóm mang màu trong phân tử phẩm nhuộm đã bị mất

hoàn toàn sau 45 phút. Kết quả này cũng tương đồng với sự giảm COD từ 86,4 mg.L-1

Page 139: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

122

của mẫu phẩm nhuộm ban đầu đến 10 mg.L-1

đối với mẫu sau phản ứng 45 phút.

Kết quả trên cho thấy RDB bị khoáng hóa hoàn toàn tạo thành CO2.

300 400 500 600 700 800

-0.1

0.0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

0.9

1.0

(a)

§é h

Êp

th

ô

B­íc sãng (nm)

MÉu ®Çu

5 phót

10 phót

25 phót

45 phót

720 phót

0 100 200 300 400 500 600 700

10

20

30

40

50

60

70

80

90

(b)

CO

D (

mg.L

-1)

Thêi gian (phót)

Hình 3.63. Kết quả phổ UV-Vis (a) và COD (b) của dung dịch phẩm nhuộm RDB ở

các thời điểm khác nhau với xúc tác MIL-101(Cr) trong điều kiện chiếu UV. (Nồng

độ phẩm nhuộm ban đầu: 30 ppm,V = 150 mL, khối lượng xúc tác MIL-101(Cr)

0,05 g, nhiệt độ phòng)

3.4.2.3. Tái sử dụng xúc tác MIL-101(Cr)

Nhằm đánh giá độ bền của xúc tác MIL-101(Cr) đối với phản ứng quang

hóa, chúng tôi tiến hành tái sử dụng MIL-101(Cr) ba lần để xúc tác phân hủy phẩm

nhuộm RDB dưới tác dụng của tia UV. Mỗi lần phản ứng 150 mL dung dịch RDB

nồng độ 30 mg.L-1

, sau 45 phút dung dịch trong suốt, một lượng đậm đặc dung dịch

RDB (20 mL RDB 225 mg.L-1

) được bổ sung vào để đảm bảo dung dịch phẩm

nhuộm có thể tích và nồng độ không đổi (V = 150 mL, C = 30 mg.L-1

), tiếp tục chiếu

UV, sau 55 phút, dung dịch trong suốt, bổ sung thêm một lượng đậm đặc RDB như

trên, tiếp tục chiếu UV và dung dịch trong suốt trở lại sau 65 phút. Kết quả được

trình bày trên Hình 3.64, chúng ta có thể thấy hoạt tính xúc tác của MIL-101(Cr)

thay đổi không đáng kể sau ba lần sử dụng. Hơn nữa, cấu trúc của vật liệu vẫn bền

vững trong suốt quá trình xúc tác thể hiện ở kết quả XRD (Hình 3.65) cho thấy

MIL-101(Cr) bền vững và có khả năng tái sử dụng tốt đối với phản ứng xúc tác

quang hóa phân hủy phẩm nhuộm.

Page 140: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

123

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0 LÇn 2 LÇn 3

C/C

0

t (phót)

LÇn 1

Hình 3.64. Sự tái sử dụng xúc tác MIL-101(Cr) (điều kiện: 150 mL dung dịch phẩm

nhuộm RDB 30 mg.L-1

, khối lượng xúc tác MIL-101(Cr): 0,05 g,

nhiệt độ phòng, chiếu UV)

0 10 20 30 40

Sau ba lÇn xóc t¸c

MÉu ban ®Çu

500

ên

g ®

é (

ab

r)

2/®é

Hình 3.65. Giản đồ XRD của MIL-101(Cr) trước và sau ba lần sử dụng làm xúc tác

phân hủy quang hóa RDB

Như vậy, nhờ cấu trúc đặc biệt nên MIL-101(Cr) đã có tính chất như một

chất bán dẫn và thể hiện hoạt tính quang hóa rất tốt trong phản ứng phân hủy phẩm

nhuộm RDB trên MIL-101(Cr). Không những thế, kết quả tái sử dụng cho thấy hiệu

quả sử dụng qua ba lần thay đổi không đáng kể và cấu trúc vật liệu vẫn bền vững.

Page 141: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

124

KẾT LUẬN

Trong luận án này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu qui trình tổng hợp vật

liệu MIL-101(Cr). Khai thác ứng dụng vật liệu MIL-101(Cr) trong hấp phụ khí, hấp

phụ phẩm nhuộm, làm xúc tác quang hóa cho phản ứng oxy hóa phẩm nhuộm. Qua

quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:

1. Đã nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện tổng hợp ảnh hưởng đến sự hình

thành vật liệu MIL-101(Cr). Vật liệu tổng hợp trong điều kiện này được tinh chế bằng

cách chiết shoxlet đạt diện tích bề mặt 3586 m2.g

-1 và thể tích mao quản 1,85 cm

3.g

-1.

Vật liệu MIL-101(Cr) bền trong môi trường không khí qua nhiều tháng (12 tháng),

trong nước ở nhiệt độ phòng qua nhiều ngày (14 ngày), trong nước sôi và các dung

môi hữu cơ ở nhiệt độ sôi qua nhiều giờ (8 giờ). Điểm đẳng điện của MIL-101(Cr)

trong khoảng pH = 5 - 6 hoặc pH = 4 – 5 tùy thuộc vào chất điện ly. Hóa trị và nồng

độ của các ion chất điện ly cao làm điểm đẳng điện của vật liệu MIL-101(Cr) có xu

hướng giảm xuống.

2. Đã sử dụng phương pháp tinh giản Rietveld (Rietveld refinement) để phân tích

cấu trúc vật liệu MIL-101(Cr). Kết quả cho thấy MIL-101(Cr) với cấu trúc mFd3

khi góc quét tia X từ 1o đến 20

o xuất hiện các nhiễu xạ: (111), (220), (311), (400),

(511), (531), (822), (753), (10 22), (8 8 0), (13 95), (16 44), (10 10 10), (16 88).

MIL-101(Cr) có cấu trúc lập phương với tham số tế bào mạng a 88 Å. Nhiễu xạ ở

1,7 với chỉ số Miller (111) không xuất hiện khi vật liệu bị ẩm hoặc thành phần mol

các chất phản ứng không thích hợp.

3. Từ sự phân tích thống kê 15 mẫu đẳng nhiệt hấp phụ/khử hấp phụ nitơ chúng tôi

kết luận rằng diện tích bề mặt của vật liệu được tính chính xác nhất từ số liệu hấp

phụ với áp suất tương đối P/Po trong khoảng 0,05 đến 0,26 ± 0,02 bằng phương

trình BET.

4. Vật liệu MIL-101(Cr) điều chế được có khả năng hấp phụ CO2 và CH4 cao. Khả

năng hấp phụ CO2 phụ thuộc vào diện tích và tính chất bề mặt MIL-101(Cr). Trong

khi đó, khả năng hấp phụ CH4 hầu như ít phụ thuộc vào các yếu tố này, do sự tương

Page 142: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

125

tác yếu của CH4 với MIL-101(Cr) so với trường hợp của CO2. MIL-101(Cr) có khả

năng hấp phụ CO2 cao hơn nhiều so với các nghiên cứu trước đây.

5. MIL-101(Cr) có khả năng hấp phụ phẩm nhuộm cao đối với các loại phẩm

nhuộm trung tính (Dianix Black), anion (Remazol Black B) trong dung dung dịch.

Động học hấp phụ phẩm nhuộm anion RDB tuân theo mô hình hấp phụ hoá học bậc

hai, ít phù hợp với mô hình động học bậc 1. Tuy nhiên, khi mô hình động học bậc 1

được phân tách thành ba giai đoạn theo phương pháp hồi qui phi tuyến tính thì mô

hình này tương thích với số liệu thực nghiệm hơn là mô hình bậc hai. Ba giai đoạn

này cũng tương ứng với ba giai đoạn trong quá trình khuếch tán. Ở giai đoạn đầu

tiên của quá trình hấp phụ xảy ra nhanh và khuếch tán mao quản quyết định tốc độ

hấp phụ, tiếp theo ngoài khuếch tán mao quản, khuếch tán màng cũng tham gia

quyết định tốc độ hấp phụ.

6. Quá trình hấp phụ phẩm nhuộm là quá trình thu nhiệt có năng lượng hoạt hóa cao

EA = 50,39 kJ/mol, chủ yếu mang bản chất hấp phụ hóa học. Với khoảng pH khảo

sát từ 3 đến 9 ảnh hưởng không rõ đến khả năng hấp phụ phẩm nhuộm. Cơ chế hấp

phụ của RDB trên MIL-101(Cr) có thể xảy do sự tương tác giữa tâm axit Lewis Cr3+

anion R-SO3- của phẩm nhuộm RDB và lực hút của các mao quản bên trong vật liệu

hấp phụ đối với các phân tử RDB.

7. Đẳng nhiệt hấp phụ cho thấy quá trình hấp phụ RDB trên MIL-101(Cr) tuân theo

mô hình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại 333,3 mg.g-1

.

8. Vật liệu MIL-101(Cr) sau khi hấp phụ được tái sử dụng dễ dàng bằng dung dịch

NaOH 0,25M, dung lượng hấp phụ thay đổi không đáng kể và cấu trúc vật liệu vẫn

bền vững sau ba lần sử dụng.

9. Các cụm trime Cr3O16 trong MIL-101(Cr) đóng vai trò như những chấm lượng tử

được bao quanh bởi 6 phối tử terephtalat. Các phối tử này hoạt động như những

anten hấp thụ ánh sáng có bước sóng lớn hơn 220 nm, chúng tạo thành trường phối

tử gây ra sự hấp thụ và dịch chuyển điện tử.

10. Vật liệu MIL-101(Cr) có khả năng làm xúc tác quang hóa phân hủy phẩm

nhuộm trong vùng khả kiến cũng như vùng tử ngoại. Quá trình xúc tác quang hóa

xảy ra sâu và khoáng hóa hoàn toàn chất hữu cơ tạo thành CO2 và H2O. Vật liệu

Page 143: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

126

MIL-101(Cr) bền trong môi trường phản ứng quang hóa, sau ba lần tái sử dụng

xúc tác, hoạt tính và cấu trúc gần như không thay đổi.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu, để hướng đề tài này hoàn chỉnh hơn chúng tôi đề

xuất một số kiến nghị sau:

1. Ưu điểm của vật liệu MIL-101(Cr) là có độ xốp lớn, khung mạng hữu cơ linh

động, tâm Cr3+

có hoạt tính axit. Đây là cơ sở tốt để biến tính vật liệu này nhằm thu

được sản phẩm có nhiều tính chất đa dạng hơn, có thể xúc tác được cho nhiều phản

ứng hơn.

2. Tiếp tục khai thác các tiềm năng ứng dụng của vật liệu MIL-101(Cr) trong lĩnh

vực xúc tác như xúc tác cho các phản ứng oxi hóa – khử hay các phản ứng axit –

bazơ.

Page 144: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

127

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vo Thi Thanh Chau, Dang Xuan Du, Tran Thai Hoa, Dinh Quang Khieu

(2013), “Effect of purification of as-synthesized product on the structure of

metal organic framework MIL-101”, Tạp chí Hóa Học, 51(3AB), 290-295.

2. Vo Thi Thanh Chau, Nguyen Thi Thu Thao, Tran Thai Hoa, Dinh Quang

Khieu (2013), “The synthesis of metal-organic framework MIL-101 and its

application to the adsorption of dyes”, Tạp chí Hóa Học, 51(4AB), 308-314.

3. Vo Thi Thanh Chau, Pham Dinh Du, Tran Thai Hoa, Dinh Quang Khieu

(2013), “Statistical analysis of determination of surface area of metal organic

framework MIL-101 by BET and Langmuir isotherms”, Tạp chí xúc tác và hấp

phụ, 2(4), 37-45.

4. Vo Thi Thanh Chau, Tran Thai Hoa, Dinh Quang Khieu (2013), “A statistical

method for the analysis of experimental adsorption data by the diffusion

models”, Tạp chí xúc tác và hấp phụ, 2(2), 38-43.

5. Vo Thi Thanh Chau, Tran Thai Hoa, Dinh Quang Khieu (2013), “Statistical

comparison of isotherm adsorption models using F-test and the Akaike

information criterion (AIC)”, Tạp chí xúc tác và hấp phụ, 2(3), 29-34.

6. Vo Thi Thanh Chau, Tran Thai Hoa, Mai Xuan Tinh, Dinh Quang Khieu

(2014), “The effect of synthesized condition on the formation of mesoporous

structure in MIL-101 metal-organic framework materials”, Tạp chí xúc tác và

hấp phụ, 3(2), 4-9.

7. Vo Thi Thanh Chau, Tran Thai Hoa, Tran Thanh Minh, Dinh Quang Khieu

(2014), “Adsorption of CO2 on metal-organic framework MIL-101”, Tạp chí

xúc tác và hấp phụ, 3(2), 25-31.

Page 145: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TIẾNG VIỆT

1. Phạm Đình Dũ (2011), Nghiên cứu chức năng hóa vật liệu MCM-41 bằng

hợp chất silan chứa nhóm amin hoặc thiol và khảo sát tính chất hấp phụ,

Luận án tiến sĩ Hóa học, Đại học Sư Phạm, Đại học Huế.

2. Phạm Ngọc Nguyên (2004), Giáo trình kỹ thuật phân tích vật lý, NXB Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Phú (1998), Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao

quản, NXB Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.

4. Hồ Viết Quý (2000), Phân tích lí-hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Viện công nghiệp dệt sợi (1993), Sổ tay tra cứu thuốc nhuộm, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Triệu (1999), Các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa

học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

TIẾNG ANH

7. Abo-Naf S. M., El-Amiry M. S., Abdel-Khalek A. A. (2008), “FT-IR and

UV–Vis optical absorption spectra of γ-irradiated calcium phosphate glasses

doped with Cr2O3, V2O5 and Fe2O3”, Opt. Mater., 30(6), pp. 900-909.

8. Akaike H. (1974), “A new look at the statistical model dentification”, IEEE

Trans. Autom. Control, 19(6), pp. 716–723.

9. Al-Ghouti M. A., Khraisheh M. A. M., Ahmad M. N. M., Allen S. (2009),

“Adsorption behaviour of methylene blue onto Jordanian diatomite: A

kinetic study”, J. Hazard. Mater., 165(1–3), pp. 589-598.

10. Allen S. J., Gan Q., Matthews R., Johnson P. A. (2003), “Comparison of

optimised isotherm models for basic dye adsorption by kudzu”, Bioresour.

Technol., 88(2), pp. 143-152.

11. Allen S. J., Whitten L. J., Murray M., Duggan O., Brown P. (1997), “The

adsorption of pollutants by peat, lignite and activated chars”, J. Chem.

Technol. Biot., 68(4), pp. 442-452.

12. Alvaro M., Carbonell E., Ferrer B., Xamena L. i. F. X., Garcia H. (2007),

“Semiconductor behavior of a metal-organic framework (MOF)”, Chem.

Eur. J., 13(18), pp. 5106–5112.

13. Andrews D. W. K. (1993), “Tests for parameter instability and structural

change with unknown change point”, Econometrica, 61(4), pp. 821-856.

Page 146: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

129

14. Atkins P., Paula J. d. (2010 ), Physical Chemistry, Oxford University Press,

New York. .

15. Azizian S. (2004), “Kinetic models of sorption: a theoretical analysis”, J.

Colloid. Interf. Sci., 276(1), pp. 47-52.

16. Bai J. (1999), “Likelihood ratio tests for multiple structural changes”, J.

Econometr., 91, pp. 299-323.

17. Barzamini R., Falamaki C., Mahmoudi R. (2014), “Adsorption of ethyl, iso-

propyl, n-butyl and iso-butyl mercaptans on AgX zeolite: Equilibrium and

kinetic study”, Fuel, 130, pp. 46-53.

18. Bordiga S., Lamberti C., Ricchiardi G., Regli L., Bonino F., Damin A.,

Lillerud K. P., Bjorgen M., Zecchina A. (2004), “Electronic and vibrational

properties of a MOF-5 metal-organic framework: ZnO quantum dot

behaviour”, Chem. Commun., (20), pp. 2300-2301.

19. Brunauer S., Emmett P. H., Teller E. (1938), “Adsorption of gases in

multimolecular layers”, J. Am. Chem. Soc., 60(2), pp. 309-319.

20. Cao G. (2004), Nanostructures and nanomaterials synthesis, propertie and

applications Imperial College Press, London

21. Cao J., Luo B., Lin H., Chen S. (2011), “Synthesis, characterization and

photocatalytic activity of AgBr/H2WO4 composite photocatalyst”, J. Mol.

Catal. A: Chem., 344(1–2), pp. 138-144.

22. Cao N., Su J., Luo W., Cheng G. (2014), “Ni–Pt nanoparticles supported on

MIL-101 as highly efficient catalysts for hydrogen generation from aqueous

alkaline solution of hydrazine for chemical hydrogen storage”, Int. J.

Hydrogen Energy, 39(18), pp. 9726-9734.

23. Chang G., Bao Z., Ren Q., Deng S., Zhang Z., Su B., Xing H., Yang Y.

(2014), Fabrication of cuprous nanoparticles in MIL-101: An efficient

adsorbent for the separation of olefin/paraffin mixtures, Royal Society of

Chemistry.

24. Chen B., Yang Y., Zapata F., Lin G., Qian G., Lobkovsky E. B. (2007),

“Luminescent open metal sites within a metal–organic framework for

sensing small molecules”, Adv. Mater., 19(13), pp. 1655–1778.

25. Chen C., Zhang M., Guan Q., Li W. (2012), “Kinetic and thermodynamic

studies on the adsorption of xylenol orange onto MIL-101(Cr)”, Chem. Eng.

J. , 183, pp. 60– 67.

26. Chen Y. F., Babarao R., Sandler S. I., Jiang J. W. (2010), “Metal-organic

framework MIL-101 for adsorption and effect of terminal water molecules:

Page 147: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

130

from quantum mechanics to molecular simulation”, Langmuir, 26(11), pp.

8743-8750.

27. Cheung W. H., Szeto Y. S., McKay G. (2007), “Intraparticle diffusion

processes during acid dye adsorption onto chitosan”, Bioresour. Technol.,

98, pp. 2897–2904.

28. Chowdhury P., Bikkina C., Gumma S. (2009), “Gas adsorption properties of

the chromium-based metal organic framework MIL-101”, Phys. Chem. C,

113, pp. 6616–6621.

29. Chowdhury P., Mekala S., Dreisbach F., Gumma S. (2012), “Adsorption of

CO, CO2 and CH4 on Cu-BTC and MIL-101 metal organic frameworks:

Effect of open metal sites and adsorbate polarity”, Microporous Mesoporous

Mater., 152, pp. 246-252.

30. Chu K. H. (2002), “Removal of copper from aqueous solution by chitosan in

prawn shell: Adsorption equilibrium and kinetics”, J. Hazard. Mater., 90(1),

pp. 77-95.

31. Civalleri B., Napoli F., Noel Y., Roetti C., Dovesi R. (2006), “Ab-initio

prediction of materials properties with CRYSTAL: MOF-5 as a case study”,

CrystEngComm, 8(5), pp. 364-371.

32. Connolly J. R. ( 2012), Introduction to X-Ray powder diffraction, Spring.

33. Crank G. (1933), The mathematics of diffusion, Clarendon Press, London.

34. Csicsery S. M. (1984), “Shape-selective catalysis in zeolites”, Zeolites, 4(3),

pp. 202-213.

35. D'Alessandro D. M., Smit B., Long J. R. (2010), “Carbon dioxide capture:

Prospects for new materials”, Angew. Chem., Int. Ed., 49(35), pp. 6058-

6082.

36. Dhakshinamoorthy A., Opanasenko M., Cejka J., Garcia H. (2013), “Metal

organic frameworks as heterogeneous catalysts for the production of fine

chemicals”, Catal. Sci. Technol., 3, pp. 2509 - 2540.

37. Du J.-J., Yuan Y.-P., Sun J.-X., Peng F.-M., Jiang X., Qiu L.-G., Xie A.-J.,

Shen Y.-H., Zhu J.-F. (2011), “New photocatalysts based on MIL-53 metal–

organic frameworks for the decolorization of methylene blue dye”, J.

Hazard. Mater., 190(1–3), pp. 945-951.

38. El-Shall M. S., Abdelsayed V., Khder A. E. R. S., Hassan H. M. A., El-

Kaderi H. M., Reich T. E. (2009), “Metallic and bimetallic nanocatalysts

incorporated into highly porous coordination polymer MIL-101”, Mater.

Chem. , 19, pp. 7625–7631.

Page 148: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

131

39. Ermer J., Miller J. H. M. (2005), Method validation in pharmaceutical

analysis: A guide to best practice, John Wiley & Sons New York.

40. Férey G. (2008), “Hybrid porous solids: past, present, future”, Chem. Soc.

Rev., 37, pp. 191-214.

41. Férey G., Mellot-Draznieks C., Serre C., Millange F., Dutour J., Surblé S.,

Margiolaki I. (2005), “A chromium terephthalate-based solid with unusually

large pore volumes and surface area”, Science, 309, pp. 2040–2042

42. Field A. (2009), Discovering statistics using SPSS, Sage London.

43. Fowler RH G. E. (1939), Statistical thermodynamics, Cambridge University

Press, London.

44. Freundlich H. M. F. (1915), “Over the adsorption in solution”, Phys. Chem.,

57, pp. 385-471.

45. Fuentes-Cabrera M., Nicholson D. M., Sumpter B. G., Widom M. (2005),

“Electronic structure and properties of isoreticular metal-organic

frameworks: the case of M-IRMOF1 (M = Zn, Cd, Be, Mg, and Ca)”, J.

Chem. Phys., 123(12), pp. 124713.

46. Gascon J., Hernández-Alonso M. D., Almeida A. R., Klink G. P. M. v.,

Kapteijn F., Mul G. (2008), “Isoreticular MOFs as efficient photocatalysts

with tunable band gap: An operando FTIR study of the photoinduced

oxidation of propylene”, ChemSusChem, 1(12), pp. 981–983.

47. Gihan F. M., Mohammad I. E.-K. (2010), “Piecewise linear regression: A

statistical method for the analysis of experimental adsorption data by the

intraparticle-diffusion models”, Chemical Engineering, 163, pp. 256–263.

48. Gómez-Hortigüela L., Pinar A. B., Pérez-Pariente J., Sani T., Chebude Y.,

Díaz I. (2014), “Ion-exchange in natural zeolite stilbite and significance in

defluoridation ability”, Microporous Mesoporous Mater., 193, pp. 93-102.

49. Gregg S. J. (1986), “Sixty years in the physical adsorption of gases”,

Colloids Surf., 21, pp. 109-124.

50. Gu Z.-Y., Park J., Raiff A., Wei Z., Zhou H.-C. (2014), “Metal–organic

frameworks as biomimetic catalysts”, ChemCatChem, 6, pp. 67–75.

51. Günay A., Arslankaya E., Tosun İ. (2007), “Lead removal from aqueous

solution by natural and pretreated clinoptilolite: Adsorption equilibrium and

kinetics”, J. Hazard. Mater., 146, pp. 362–371.

52. Hahn T. (2005), International tables for crystallography, Springer U.S.A.

53. Hajjaji M., Kacim S., Alami A., Bouadili A. E., Mountassir M. E. (2001),

“Chemical and mineralogical characterization of a clay taken from the

Page 149: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

132

Moroccan Meseta and a study of the interaction between its fine fraction and

methylene blue”, Appl. Clay Sci., 20(1–2), pp. 1-12.

54. Hall W. H. (1949), “X-ray line broadening in metals”, Proc. Phys. Soc. A,

62, pp. 741–743.

55. Hamon L., Serre C., Devic T., Loiseau T., Millange F., Férey G., Weireld G.

D. (2009), “Comparative study of hydrogen sulfide adsorption in the MIL-

53(Al, Cr, Fe), MIL-47(V), MIL-100(Cr), and MIL-101(Cr) metal organic

frameworks at room temperature”, J. Am. Chem. Soc. , 131, pp. 8775–8777.

56. Haouari M., Ouada H. B., Maaref H., Hommel H., Legrand A. P. (1997),

“Optical absorption and electron paramagnetic resonance study of Cr3+

-

doped phosphate glasses”, J. Phys.: Condens. Matter., 9(31), pp. 6711.

57. Haque E., Jun J. W., Jhung S. H. (2011), “Adsorptive removal of methyl

orange and methylene blue from aqueous solution with a metal-organic

framework material, iron terephthalate (MOF-235)”, J. Hazard. Mater.,

185(1), pp. 507-511.

58. Haque E., Lee J. E., Jang I. T., Hwang Y. K., Chang J.-S., Jegal J., Jhung S.

H. (2010), “Adsorptive removal of methyl orange from aqueous solution

with metal-organic frameworks, porous chromium-benzenedicarboxylates”,

J. Hazard. Mater., 181, pp. 535–542.

59. Harbuzaru B. V., Corma A., Rey F., Atienzar P., Jordá J. L., García H.,

Ananias D., Carlos L. D., J. R. (2008), “Metal–organic nanoporous structures

with anisotropic photoluminescence and magnetic properties and their use as

sensors”, Angew. Chem., Int. Ed., 47(6), pp. 987–1151.

60. Hasan Z., Jeon J., Jhung S. H. (2012), “Adsorptive removal of naproxen and

clofibric acid from water using metal-organic frameworks”, J. Hazard.

Mater., 209–210, pp. 151–157.

61. Hasan Z., Jeon J., Jhung S. H. (2012), “Adsorptive removal of naproxen and

clofibric acid from water using metal-organic frameworks”, J. Hazard.

Mater., 209–210, pp. 151-157.

62. Hasan Z., Jhung S. H. (2015), “Removal of hazardous organics from water

using metal-organic frameworks (MOFs): Plausible mechanisms for

selective adsorptions”, J. Hazard. Mater. , 283, pp. 329-339.

63. Henderson B., Yamaga M., Gao Y., O’Donnell K. P. (1992), “Disorder and

nonradiative decay of Cr3+

doped glasses”, Phys. Rev. B, 46(2), pp. 652-661.

64. Ho Y. S., McKay G. (1999), “Pseudo-second order model for sorption

processes”, Process Biochem., 34(5), pp. 451-465.

Page 150: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

133

65. Holst J. R., Cooper A. I. (2010), “Ultrahigh surface area in porous solids”,

Adv. Mater., 22(45), pp. 5212-5216.

66. Hong D.-Y., Hwang Y. K., Serre C., Férey G., Chang J.-S. (2009), “Porous

chromium terephthalate MIL-101 with coordinatively unsaturated sites:

Surface functionalization, encapsulation, sorption and catalysis”, Adv. Funct.

Mater., 19, pp. 1537–1552.

67. Horcajada P., Serre C., Maurin G., Ramsahye N. A., Balas F., Vallet-Regí

M., Sebban M., Taulelle F., Férey G. (2008), “Flexible porous metal-organic

frameworks for a controlled drug delivery”, J. Am. Chem. Soc., 130(21), pp.

6774–6780.

68. Horcajada P., Serre C., Vallet-Regí M., Sebban M., Taulelle F., Férey G.

(2006), “Metal–organic frameworks as efficient materials for drug delivery”,

Angew. Chem., Int. Ed., 45( 36), pp. 5895–6061.

69. Humphrey S. M., Angliss T. J. P., Aransay M., Cave D., Gerrard L. A.,

Weldon G. F., Wood P. T. (2007), “Bimetallic metal-organic frameworks

containing the equation image (M = Cu, Pd, Pt; x = 4, 5) building block –

synthesis, structure, and magnetic properties”, Z. Anorg. Allg. Chem.,

633(13-14), pp. 2121–2480.

70. Huo S.-H., Yan X.-P. (2012), “Metal-organic framework MIL-100(Fe) for

the adsorption of malachite green from aqueous solution”, J. Mater. Chem.,

22, pp. 7449-7455.

71. Hwang Y. K., Hong D.-Y., Chang J.-S., Seo H., Yoon M., Kimb J., Jhung S.

H., Serre C., Férey G. (2009), “Selective sulfoxidation of aryl sulfides by

coordinatively unsaturated metal centers in chromium carboxylate MIL-

101”, Appl. Catal., A, 358, pp. 249–253.

72. James S. L. (2003), “Metal-organic frameworks”, Chem. Soc. Rev., 32, pp.

276-288.

73. Janiak C., Vieth J. K. (2010), “MOFs, MILs and more: concepts, properties

and applications for porous coordination networks (PCNs)”, New J. Chem.,

34(11), pp. 2366-2388.

74. Jhung S. H., Chang J.-S., Hwang Y. K., Park S.-E. (2004), “Crystal

morphology control of AFI type molecular sieves with microwave

irradiation”, J. Mater. Chem., 14(2), pp. 280-285.

75. Jhung S. H., Lee J.-H., Chang J.-S. (2005), “Microwave synthesis of a

nanoporous hybrid material, chromium trimesate”, Bull. Korean Chem. Soc.,

26( 6), pp. 880-881.

Page 151: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

134

76. Jhung S. H., Lee J. H., Yoon J. W., Serre C., Férey G., Chang J. S. (2007),

“Microwave synthesis of chromium terephthalate MIL-101 and its benzene

sorption ability”, Adv. Mater., 19(1), pp. 121-124.

77. Juan-Alcañiz J., Ferrando-Soria J., Luz I., Serra-Crespo P., Skupien E.,

Santos V. P., Pardo E., Xamena F. X. L. i., Kapteijn F., Gascon J. (2013),

“The oxamate route, a versatile post-functionalization for metal

incorporation in MIL-101(Cr): Catalytic applications of Cu, Pd, and Au”, J.

Catal., 307(0), pp. 295-304.

78. Jung B. K., Hasan Z., Jhung S. H. (2013), “Adsorptive removal of 2,4-

dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) from water with a metal–organic

framework”, Chem. Eng. J. , 234, pp. 99-105.

79. Khan N. A., Hasan Z., Jhung S. H. (2013), “Adsorptive removal of

hazardous materials using metal-organic frameworks (MOFs): A review”, J.

Hazard. Mater. , 244–245, pp. 444-456.

80. Khan N. A., Kang I. J., Seok H. Y., Jhung S. H. (2011), “Facile synthesis of

nano-sized metal-organic frameworks, chromium-benzenedicarboxylate,

MIL-101”, Chem. Eng. J., 166, pp. 1152–1157.

81. Kikkinides E. S., Yang R. T., Cho S. H. (1993), “Concentration and recovery

of carbon dioxide from flue gas by pressure swing adsorption”, Ind. Eng.

Chem. Res., 32(11), pp. 2714-2720.

82. Kim J., Bhattacharjee S., Jeong K.-E., Jeong S.-Y., Ahn W.-S. (2009),

“Selective oxidation of tetralin over a chromium terephthalate metal organic

framework, MIL-101”, Chem. Commun., pp. 3904–3906.

83. Kitaura R., Seki K., Akiyama G., Kitagawa S. (2003), “Porous coordination-

polymer crystals with gated channels specific for supercritical gases”,

Angew. Chem., Int. Ed., 42(4), pp. 367–473.

84. Konstantinou I. K., Albanis T. A. (2004), “TiO2-assisted photocatalytic

degradation of azo dyes in aqueous solution: kinetic and mechanistic

investigations: A review”, Appl. Catal., B, 49(1), pp. 1-14.

85. Korczak M., Kurbiel J. (1989), “New mineral-carbon sorbent: Mechanism

and effectiveness of sorption”, Water Res., 23(8), pp. 937-946.

86. Koumanova B., Peeva P., Allen S. J. (2003), “Variation of intraparticle

diffusion parameter during adsorption of p-chlorophenol onto activated

carbon made from apricot stones”, J. Chem. Technol. Biotechnol., 78(5), pp.

582-587.

87. Krishnan K. A., Anirudhan T. S. (2002), “Removal of mercury(II) from

aqueous solutions and chlor-alkali industry effluent by steam activated and

Page 152: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

135

sulphurised activated carbons prepared from bagasse pith: kinetics and

equilibrium studies”, J. Hazard. Mater., 92(2), pp. 161-183.

88. Kumar A., Prasad B., Mishra I. M. (2008), “Adsorptive removal of

acrylonitrile by commercial grade activated carbon: Kinetics, equilibrium

and thermodynamics”, J. Hazard. Mater., 152(2), pp. 589-600.

89. Kumar K. V., Sivanesan S. (2006), “Pseudo-second order kinetic models for

safranin onto rice husk: Comparison of linear and non-linear regression

analysis”, Process Biochem., 41, pp. 1198–1202.

90. Langmuir I. (1916), “The constitution and fundamental properties of solids

and liquids ”, Am. Chem. Soc., 38(11), pp. 2221-2295.

91. Latroche M., Surblé S., Serre C., Mellot-Draznieks C., Llewellyn P. L., Lee

J.-H., Chang J.-S., Jhung S. H., Férey G. (2006), “Hydrogen Storage in the

giant-pore metal–organic frameworks MIL-100 and MIL-101”, Angew.

Chem., Int. Ed., 45(48), pp. 8227-8231.

92. Lavalley J. C. (1996), “Infrared spectrometric studies of the surface basicity

of metal oxides and zeolites using adsorbed probe molecules”, Catal. Today,

27(3–4), pp. 377-401.

93. Lebedev O. I., Millange F., Serre C., Tendeloo G. V., Férey G. (2005), “First

direct imaging of giant pores of the metal organic framework MIL-101”,

Chem. Mater., 17, pp. 6525 - 6527.

94. Lee S.-J., Yoon J. W., Seo Y.-K., Kim M.-B., Lee S.-K., Lee U. H., Hwang

Y. K., Bae Y.-S., Chang J.-S. (2014), “Effect of purification conditions on

gas storage and separations in a chromium-based metal–organic framework

MIL-101”, Microporous and Mesoporous Mater., 193, pp. 160-165.

95. Leng F., Wang W., Zhao X. J., Hu X. L., Li Y. F. (2014), “Adsorption

interaction between a metal–organic framework of chromium–

benzenedicarboxylates and uranine in aqueous solution”, Colloids Surf., A,

441, pp. 164-169.

96. Leofanti G., Padovan M., Tozzola G., Venturelli B. (1998), “Surface area

and pore texture of catalysts”, Catal. Today, 41, pp. 207-219.

97. Li H., Eddaoudi M., O'Keeffe M., Yaghi O. M. (1999), “Porous crystals for

carbon dioxide storage”, Nature, 402, pp. 276-279.

98. Li Q., Yue Q.-Y., Su Y., Gao B.-Y., Li J. (2009), “Two-step kinetic study on

the adsorption and desorption of reactive dyes at cationic

polymer/bentonite”, J. Hazard. Mater., 165, pp. 1170–1178.

99. Li Y., Yang R. T. (2008), “Hydrogen storage in metal-organic and covalent-

organic frameworks by spillover”, AIChE J., 54(1), pp. 269-279.

Page 153: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

136

100. Liang Z., Marshall M., Ng C. H., Chaffee A. L. (2013), “Comparison of

conventional and HF-Free-synthesized MIL-101 for CO2 adsorption

separation and their water stabilities”, Energy Fuels, 27, pp. 7612-7618.

101. Lin K.-S., Adhikari A. K., Su Y.-H., Chiang C.-L., Dehvari K. (2012),

“Structural characterization of chromium atoms in MIL-101 metal organic

frameworks using XANES/EXAFS spectroscopy”, Chin. J. Phys., 50(2), pp.

322-331.

102. Lin S., Song Z., Che G., Ren A., Li P., Liu C., Zhang J. (2014), “Adsorption

behavior of metal–organic frameworks for methylene blue from aqueous

solution”, Microporous and Mesoporous Mater., 193, pp. 27–34.

103. Liu D., Lin Y. S., Li Z., Xi H. (2013), “Adsorption and separation of CH4/H2

in MIL-101s by molecular simulation study”, Chem. Eng. Sci., 98, pp. 246–

254.

104. Liu Q., Ning L., Zheng S., Tao M., YiHe Y. S. (2013), “Adsorption of

carbon dioxide by MIL-101(Cr): Regeneration conditions and influence of

flue gas contaminants”, Sci. Rep., 3, pp. 1-6.

105. Llewellyn P. L., Bourrelly S., Serre C., Vimont A., Daturi M., Hamon L.,

Weireld G. D., Chang J. S., Hong D. Y., Hwang Y. K., Jhung S. H., Férey G.

(2008), “High uptakes of CO2 and CH4 in mesoporous metal-organic

frameworks MIL-100 and MIL-101”, Langmuir, 24, pp. 7245–7250.

106. Loiseau T., Férey G. (2007), “Crystalline oxyfluorinated open-framework

compounds: Silicates, metal phosphates, metal fluorides and metal-organic

frameworks (MOF)”, Fluorine Chem., 128(4), pp. 413-422.

107. Low M. J. D. (1960), “Kinetics of chemisorption of gases on solids”, Chem.

Rev. , 60(3), pp. 267-312.

108. Ma S., Sun D., Wang X.-S., Zhou H.-C. (2007), “A mesh-adjustable

molecular sieve for general use in gas separation”, Angew. Chem., Int. Ed.,

46(14), pp. 2333–2543.

109. Maksimchuk N. V., Kovalenko K. A., Arzumanov S. S., Chesalov Y. A.,

Melgunov M. S., Stepanov A. G., Fedin V. P., Kholdeeva O. A. (2010),

“Hybrid polyoxotungstate/MIL-101 materials: synthesis, characterization,

and catalysis of H2O2-based alkene epoxidation”, Inorg. Chem., 49(6), pp.

2920 - 2930.

110. Maksimchuk N. V., Timofeeva M. N., Melgunov M. S., Shmakov A. N.,

Chesalov Y. A., Dybtsev D. N., Fedin V. P., Kholdeeva O. A. (2008),

“Heterogeneous selective oxidation catalysts based on coordination polymer

Page 154: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

137

MIL-101 and transition metal-substituted polyoxometalates”, Catalysis,

257(2), pp. 315-323.

111. Maspoch D., Ruiz-Molina D., Veciana J. (2004), “Magnetic nanoporous

coordination polymers”, Mater. Chem., 14, pp. 2713-2723.

112. Maurin G., Bourrelly S., Llewellyn P. L., Bell R. G. (2006), “Simulation of

the adsorption properties of CH4 in faujasites up to high pressure:

Comparison with microcalorimetry”, Microporous and Mesoporous Mater.,

89(1–3), pp. 96-102.

113. McKinlay A. C., Morris R. E., Horcajada P., Férey G., Gref R., Couvreur P.,

Serre C. (2010), “BioMOFs: Metal–organic frameworks for biological and

medical applications”, Angew. Chem. Int. Ed., 49, pp. 6260–6266.

114. Mejias J. A., Staemmler V., Freund H. J. (1999), “Electronic states of the

Cr2O3 (0001) surface from ab initio embedded cluster calculations”, J. Phys.:

Condens. Matter, 11(40), pp. 7881.

115. Mellot-Draznieks C., Férey G. (2005), “Assembling molecular species into

3D frameworks: Computational design and structure solution of hybrid

materials”, Prog. Solid State Chem., 33, pp. 187-197.

116. Mohammadi N., Khani H., Gupta V. K., Amereh E., Agarwal S. (2011),

“Adsorption process of methyl orange dye onto mesoporous carbon

material–kinetic and thermodynamic studies”, J. Colloid Interface Sci.,

362(2), pp. 457-462.

117. Motulsky H., Christopoulos A. (2004), Fitting models to biological data

using linear and nonlinear regression: A practical guide to curve fitting,

Oxford University Press, USA.

118. Munusamy K., Sethia G., Patil D. V., Rallapalli P. B. S. S., Rajesh S.,

Somani R. S., Bajaj H. C. (2012), “Sorption of carbon dioxide, methane,

nitrogen and carbon monoxide on MIL-101(Cr): Volumetric measurements

and dynamic adsorption studies”, Chemical Engineering, 195–196 pp. 359–

368.

119. Mutyala S., Kanchamreddy R. R., Lagadda M. J., Burri D. R., Rao K. S. R.,

Kantam M. l., Srinivasu P. (2014), “Catalytic dehydration of 1-phenylethanol

over chromia-carbon composite derived from metal organic framework Cr-

MIL-101”, Indian J. Chem. , 53A, pp. 572-575.

120. Nabavi M. S., Mohammadi T., Kazemimoghadam M. (2014), “Hydrothermal

synthesis of hydroxy sodalite zeolite membrane: Separation of H2/CH4”,

Ceram. Int., 40(4), pp. 5889-5896.

Page 155: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

138

121. Nguyen L. T. L., Le K. K. A., Truong H. X., Phan N. T. S. (2012), “Metal-

organic frameworks for catalysis: the Knoevenagel reaction using zeolite

imidazolate framework ZIF-9 as an efficient heterogeneous catalyst”, Catal.

Sci. Technol., 2(3), pp. 521-528.

122. Nguyen L. T. L., Nguyen C. V., Dang G. H., Le K. K. A., Phan N. T. S.

(2011), “Towards applications of metal–organic frameworks in catalysis:

Friedel–Crafts acylation reaction over IRMOF-8 as an efficient

heterogeneous catalyst”, J. Mol. Catal. A: Chem., 349(1–2), pp. 28-35.

123. Nguyen L. T. L., Nguyen T. T., Nguyen K. D., Phan N. T. S. (2012),

“Metal–organic framework MOF-199 as an efficient heterogeneous catalyst

for the aza-Michael reaction”, Appl. Catal., A, 425–426(0), pp. 44-52.

124. Ni Z., Masel R. I. (2006), “Rapid production of metal−organic frameworks

via microwave-assisted solvothermal synthesis”, Am. Chem. Soc., 128(38),

pp. 12394-12395.

125. Niemantsverdriet J. W. (2007), Spectroscopy in catalysis, Weinheim,

WILEY-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA.

126. Ostroski I. C., Silva E. A., Arroyo P. A., Barros M. A. S. D. (2014),

“Experimental and modelling studies of ion exchange equilibria between

zeolite NaY and an electrolytic solution of iron”, Fluid Phase Equilib., 372,

pp. 76-84.

127. Patzer J., Yao S., Wolfson S. J. (1995), “Zeolitic ammonium ion exchange

for portable hemodialysis dialysate regeneration”, ASAIO, 41(2), pp. 221-

226.

128. Pecharsky V. K., Zavalij P. Y. (2005), Fundamentals of power diffraction

and structural characterization of materials, Springer, U.S.A

129. Peng X., Huang D., Odoom-Wubah T., Fu D., Huang J., Qin Q. (2014),

“Adsorption of anionic and cationic dyes on ferromagnetic ordered

mesoporous carbon from aqueous solution: Equilibrium, thermodynamic and

kinetics”, J. Colloid Interface Sci., 430, pp. 272–282.

130. Phan N. T. S., Le K. K. A., Phan T. D. (2010), “MOF-5 as an efficient

heterogeneous catalyst for Friedel–Crafts alkylation reactions”, Appl. Catal.,

A, 382(2), pp. 246-253.

131. Phan N. T. S., Nguyen T. T., Ho P., Nguyen K. D. (2013), “Copper-

catalyzed synthesis of α-aryl ketones by metal–organic framework MOF-199

as an efficient heterogeneous catalyst”, ChemCatChem, 5(7), pp. 1822-1831.

132. Phan N. T. S., Nguyen T. T., Nguyen K. D., Vo A. X. T. (2013), “An open

metal site metal–organic framework Cu(BDC) as a promising heterogeneous

Page 156: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

139

catalyst for the modified Friedländer reaction”, Appl. Catal., A, 464–465, pp.

128-135.

133. Phan N. T. S., Nguyen T. T., Nguyen V. T., Nguyen K. D. (2013), “Ligand-

free copper-catalyzed coupling of phenols with nitroarenes by using a metal–

organic framework as a robust and recoverable catalyst”, ChemCatChem,

5(8), pp. 2374-2381.

134. Phan N. T. S., Nguyen T. T., Vu P. H. L. (2013), “A copper metal–organic

framework as an efficient and recyclable catalyst for the oxidative cross-

dehydrogenative coupling of phenols and formamides”, ChemCatChem,

5(10), pp. 3068-3077.

135. Phan N. T. S., Vu P. H. L., Nguyen T. T. (2013), “Expanding applications of

copper-based metal–organic frameworks in catalysis: Oxidative C–O

coupling by direct C–H activation of ethers over Cu2(BPDC)2(BPY) as an

efficient heterogeneous catalyst”, J. Catal., 306, pp. 38-46.

136. Pierce C. (1960), “The Frenkel-Halsey-Hill adsorption isotherm and

capillary condensation ”, J. Phys. Chem. , 64(9), pp. 1184-1187.

137. Qin Y., Mo Z., Yu W., Dong S., Duan L., Gao X., Song L. (2014),

“Adsorption behaviors of thiophene, benzene, and cyclohexene on FAU

zeolites: Comparison of CeY obtained by liquid-, and solid-state ion

exchange”, Appl. Surf. Sci., 292(0), pp. 5-15.

138. Ramos-Fernandez E. V., Garcia-Domingos M., Juan-Alcañiz J., Gascon J.,

Kapteijn F. (2011), “MOFs meet monoliths: Hierarchical structuring metal

organic framework catalysts”, Appl. Catal., A, 391, pp. 261–267.

139. Redlich O., Peterson, D.L. (1959), “A useful adsorption isotherm”, J. Phys.

Chem., 63(6), pp. 10-24.

140. Rosi N. L., Eddaoudi M., Kim J., O'Keeffeb M., Yaghi O. M. ( 2002),

“Advances in the chemistry of metal–organic frameworks”, CrystEngComm,

4, pp. 401-404.

141. Rowsell J. L. C., Yaghi O. M. (2004), “Metal–organic frameworks: a new

class of porous materials”, Microporous and Mesoporous Mater., 73, pp. 3–

14.

142. Saedi Z., Tangestaninejad S., Moghadam M., Mirkhani V., Mohammadpoor-

Baltork I. (2012), “MIL-101 metal–organic framework: A highly efficient

heterogeneous catalyst for oxidative cleavage of alkenes with H2O2”, Catal.

Commun., 17, pp. 18–22.

143. Sakthivel S., Neppolian B., Shankar M. V., Arabindoo B., Palanichamy M.,

Murugesan V. (2003), “Solar photocatalytic degradation of azo dye:

Page 157: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

140

comparison of photocatalytic efficiency of ZnO and TiO2”, Sol. Energy

Mater. Sol. Cells, 77(1), pp. 65-82.

144. Santiago K., Mundle R., Samantaray C. B., Bahoura M., Pradhan A. K.

(2012), “Nanopatterning of atomic layer deposited Al: ZnO films using

electron beam lithography for waveguide applications in the NIR region”,

Opt. Mater. Express, 2(12), pp. 1743-1750.

145. Saquib M., Muneer M. (2003), “TiO2-mediated photocatalytic degradation of

a triphenylmethane dye (gentian violet), in aqueous suspensions”, Dyes

Pigm., 56(1), pp. 37-49.

146. Schröder F., Esken D., Cokoja M., Berg M. W. E. v. d., Lebedev O. I.,

Tendeloo G. V., Walaszek B., Buntkowsky G., Limbach H.-H., Chaudret B.,

Fischer R. A. ( 2008), “Ruthenium nanoparticles inside porous [Zn4O(bdc)3]

by hydrogenolysis of adsorbed [Ru(cod)(cot)]: A solid-state reference system

for surfactant-stabilized ruthenium colloids”, J. Am. Chem. Soc., 130(19), pp.

6119–6130.

147. Seber G. A. F., Wild C. J. (1989), Nonlinear regression, John Wiley & Sons

New York.

148. Senkovska I., Kaskel S. (2008), “High pressure methane adsorption in the

metal-organic frameworks Cu-3(btc)(2), Zn-2(bdc)(2)dabco, and

Cr3F(H2O)(2)O(bdc)(3).”, Microporous Mesoporous Mater., 112, pp. 108–

115.

149. Seo Y. S., Khan N. A., Jhung S. H. (2015), “Adsorptive removal of

methylchlorophenoxypropionic acid from water with a metal-organic

framework”, Chem. Eng. J., 270, pp. 22-27.

150. Serra-Crespo P., Ramos-Fernandez E. V., Gascon J., Kapteijn F. (2011),

“Synthesis and characterization of an amino functionalized MIL-101(Al):

Separation and catalytic properties”, Chem. Mater., 23, pp. 2565–2572.

151. Silva C. G., Corma A., Garcia H. (2010), “Metal-organic frameworks as

semiconductors”, J. Mater. Chem., 20(16), pp. 3141-3156.

152. Silva J. A. C., Schumann K., Rodrigues A. E. (2012), “Sorption and kinetics

of CO2 and CH4 in binderless beads of 13X zeolite”, Microporous and

Mesoporous Mater., 158, pp. 219–228.

153. Sips R. (1948), “On the structure of a catalyst surface”, Chem. Phys., 16(5),

pp. 490–495.

154. Song C. (1998), Recent advance in shape-selective catalysis over zeolites for

synthesis of specialty chemicals, Studies in Surface Science and Catalysis,

Elsevier, pp. 163-186.

Page 158: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

141

155. Streat M., Patrick J. W., Perez M. J. C. (1995), “Sorption of phenol and para-

chlorophenol from water using conventional and novel activated carbons”,

Water Res., 29(2), pp. 467-472.

156. Temkin M. I., Pyzhev V. (1940), “Kinetics of ammonia synthesison

promoted iron catalysts”, Acta Physiochim. URSS, 12, pp. 327–356.

157. Toth J. (1971), “State equations of the solid gas interface layer”, Acta Chim.

Hung., 69, pp. 311–317.

158. Tran U. P. N., Le K. K. A., Phan N. T. S. (2011), “Expanding applications of

metal−organic frameworks: zeolite imidazolate framework ZIF-8 as

anefficient heterogeneous catalyst for the Knoevenagel reaction”, ACS

Catal., 1(2), pp. 120-127.

159. Trung T. K., Ramsahye N. A., Trens P., Tanchoux N., Serre C., Fajula F.,

Férey G. (2010), “Adsorption of C5–C9 hydrocarbons in microporous MOFs

MIL-100(Cr) and MIL-101(Cr): A manometric study”, Microporous

Mesoporous Mater., 134, pp. 134–140.

160. Tseng R.-L., Wu F.-C., Juang R.-S. (2003), “Liquid-phase adsorption of dyes

and phenols using pinewood-based activated carbons”, Carbon, 41(3), pp.

487-495.

161. Turi E. A. (1997), Thermal characterization of polymeric materials,

Academic press, Orlando, pp. 2-14.

162. Vadivelan V., Kumar K. V. (2005), “Equilibrium, kinetics, mechanism, and

process design for the sorption of methylene blue onto rice husk”, J. Colloid

Interface Sci., 286(1), pp. 90-100.

163. Vimont A., Goupil J.-M., Lavalley J.-C., Daturi M., Surblé S., Serre C.,

Millange F., Férey G., Audebrand N. (2006), “Investigation of acid sites in a

zeotypic giant pores chromium(III) carboxylate”, J. Am. Chem. Soc.,

128(10), pp. 3218-3227.

164. Wei Q. (2010), “Investigations of the optical and EPR spectra for Cr3+

ions

in diammonium hexaaqua magnesium sulphate single crystal”, Acta. Phys.

Pol. A, 118.

165. Xamena F. X. L. i., Corma A., Garcia H. (2006), “Applications for metal

organic frameworks (MOFs) as quantum dot semiconductors”, J. Phys.

Chem. C, 111(1), pp. 80-85.

166. Xu Q., Wang Y., Jin G., Jin D., Li K., Mao A., Hu X. (2014),

“Photooxidation assisted sensitive detection of trace Mn2+

in tea by NH2-

MIL-125 (Ti) modified carbon paste electrode”, Sens. Actuators, B, 201(0),

pp. 274-280.

Page 159: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

142

167. Yaghi O. M., Davis C. E., Li G., Li H. ( 1997), “Selective guest binding by

tailored channels in a 3-D porous Zinc(II)−benzenetricarboxylate network”,

J. Am. Chem. Soc., 119(12), pp. 2861–2868.

168. Yaghi O. M., Keeffe M. O., Ockwig N. W., Chae H. K. (2003), “Reticular

synthesis and the design of new materials”, Nature, 423, pp. 705-714

169. Yang J., Zhao Q., Li J., Dong J. (2010), “Synthesis of metal–organic

framework MIL-101 in TMAOH-Cr(NO3)3-H2BDC-H2O and its hydrogen-

storage behavior”, Microporous and Mesoporous Mater., 130, pp. 174–179

170. Yang K., Sun Q., Xue F., Lin D. (2011), “Adsorption of volatile organic

compounds by metal–organic frameworks MIL-101: Influence of molecular

size and shape”, J. Hazard. Mater., 195 pp. 124– 131.

171. Yuan B., Pan Y., Li Y., Yin B., Jiang H. (2010), “A highly active

heterogeneous palladium catalyst for the Suzuki–Miyaura and Ullmann

coupling reactions of aryl chlorides in aqueous media”, Angew. Chem. Int.

Ed, 49(24), pp. 4054–4058.

172. Zhang Z., Huang S., Xian S., Xi H., Li Z. (2011), “Adsorption equilibrium

and kinetics of CO2 on chromium terephthalate MIL-101”, Energy Fuels, 25,

pp. 835-842.

173. Zhao Z., Li X., Huang S., Xia Q., Li Z. (2011), “Adsorption and diffusion of

benzene on chromium-based metal organic framework MIL-101 synthesized

by microwave irradiation”, Ind. Eng. Chem. Res., 50, pp. 2254-2261.

174. Zur L. S. (1898), “Theorie der sogenannten adsorption geloster stoffe”,

Kungliga Svenska Vetenskapsakademiens Handlingar, 24(4), pp. 1 - 39.

175. Yan A.-X., Yao S., Li Y.-G., Zhang Z.-M., Lu Y., Chen W.-L., Wang E.-B.

(2014), “Incorporating Polyoxometalates into a Porous MOF Greatly

Improves Its Selective Adsorption of Cationic Dyes”, Chem. Eur. J., 20(23),

pp. 6927-6933.

Page 160: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

PHỤ LỤC Bảng 1. Điểm chuyển và kết quả phân tích ANOVA trong hồi qui tuyến tính phương

trình Langmuir

Mô hình 1 Mô hình 2

Mẫu Dữ liệu hấp phụ

Điểm chuyển

P (mm Hg)

F p r2 F p r2

Hấp phụ 37,71 1191,5 0,000 0,996 13519,1 0,000 0,999 1

Khử hấp phụ 70,15 540,8 0,002 0,996 3802,5 0,000 0,999 Hấp phụ 116,48 2725,0 0,000 0,998 762,1 0,000 0,988

2 Khử hấp phụ 103,17 1183,2 0,001 0,998 627,9 0,000 0,994

Hấp phụ 111,11 2970,0 0,000 0,998 1022,0 0,000 0,991 3

Khử hấp phụ 101,84 1309,8 0,001 0,998 914,394 0,000 0,996 Hấp phụ 94,96 958,5 0,000 0,995 5637,2 0,000 0,998

4 Khử hấp phụ 67,63 444,1 0,002 0,996 4049,9 0,000 0,999

Hấp phụ 117,34 2618,2 0,000 0,998 916,8 0,000 0,990 5

Khử hấp phụ 105,73 1293,1 0,001 0,998 729,7 0,000 0,995 Hấp phụ 88,50 1549,3 0,000 0,997 2695,3 0,000 0,997

6 Khử hấp phụ 79,98 509,6 0,002 0,996 1892,6 0,000 0,998

Hấp phụ 115,57 6261,2 0,000 0,999 2961,4 0,000 0,997 7

Khử hấp phụ 109,46 4103,8 0,000 1,000 2543,7 0,000 0,998 Hấp phụ 119,87 3232,2 0,000 0,998 1004,7 0,000 0,991

8 Khử hấp phụ 110,44 1232,7 0,001 0,998 581,32 0,000 0,993

Hấp phụ -5,04 317,9 0,000 0,985 5732,2 0,000 0,998 9

Khử hấp phụ 9,53 152,6 0,006 0,987 5346,0 0,000 0,999 Hấp phụ 68,10 1521,8 0,000 0,997 4135,9 0,000 0,998

10 Khử hấp phụ 74,11 352,7 0,003 0,994 1867,1 0,000 0,998

Hấp phụ 2976,00 2688,2 0,000 0,998 7868,7 0,000 0,998 11

Khử hấp phụ 344,39 848,5 0,000 0,995 4333,8 0,000 0,997 Hấp phụ 175,57 36618,9 0,000 1,000 75695,6 0,000 1,000

12 Khử hấp phụ 170,38 30720,2 0,000 1,000 92920,8 0,000 1,000

Hấp phụ 405,59 1670,7 0,000 0,996 10735,4 0,000 0,998 13

Khử hấp phụ 248,95 1089,5 0,000 0,996 6422,7 0,000 0,998 Hấp phụ 928,19 3154,6 0,000 0,998 6901,3 0,000 0,998

14 Khử hấp phụ 362,34 1142,8 0,000 0,997 4091,9 0,000 0,997

Hấp phụ 749,81 2463,4 0,000 0,997 8212,9 0,000 0,998 15

Khử hấp phụ 285,74 330,0 0,000 0,988 4777,4 0,000 0,997

Page 161: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

Bảng 2. Điểm chuyển và kết quả phân tích ANOVA trong hồi qui tuyến tính phương

trình BET

Mô hình 1 Mô hình 2 Mẫu

Dữ liệu hấp phụ

Điểm chuyển

P/P0 F p r2 F p r2

Hấp phụ 0,28 11707,6 0,000 0,999 217,9 0,000 0,956 1

Khử hấp phụ 0,18 1963,9 0,001 0,999 126,6 0,000 0,969 Hấp phụ 0,30 6460,0 0,000 0,999 1700,5 0,000 0,995

2 Khử hấp phụ 0,19 18202,0 0,000 1,000 240,6 0,000 0,984

Hấp phụ 0,24 10318,3 0,000 0,999 1227,9 0,000 0,993 3

Khử hấp phụ 0,19 26361,8 0,000 1,000 227,1 0,000 0,983 Hấp phụ 0,21 12686,2 0,000 1,000 396,0 0,000 0,978

4 Khử hấp phụ 0,18 1549,1 0,001 0,999 128,0 0,000 0,970

Hấp phụ 0,23 43732,3 0,000 1,000 1283,9 0,000 0,993 5

Khử hấp phụ 0,18 25925,4 0,000 1,000 254,1 0,000 0,985 Hấp phụ 0,23 3975,9 0,000 0,998 386,7 0,000 0,977

6 Khử hấp phụ 0,19 2510,8 0,000 0,999 126,6 0,000 0,969

Hấp phụ 0,21 348771,2 0,000 1,000 781,7 0,000 0,989 7

Khử hấp phụ 0,18 48944,1 0,000 1,000 198,3 0,000 0,980 Hấp phụ 0,22 223885,3 0,000 1,000 1533,6 0,000 0,994

8 Khử hấp phụ 0,19 31932,2 0,000 1,000 222,9 0,000 0,982

Hấp phụ 0,21 2501,0 0,000 0,998 458,7 0,000 0,981 9

Khử hấp phụ 0,18 346,7 0,003 0,994 117,7 0,000 0,967 Hấp phụ 0,25 4716,5 0,000 0,999 177,0 0,000 0,952

10 Khử hấp phụ 0,19 1213,0 0,001 0,998 117,0 0,000 0,967

Hấp phụ 0,28 3938,6 0,000 0,998 426,2 0,000 0,964 11

Khử hấp phụ 0,28 1550,4 0,000 0,996 377,6 0,000 0,964 Hấp phụ 0,32 1286,3 0,000 0,991 454,9 0,000 0,964

12 Khử hấp phụ 0,28 1837,2 0,000 0,996 507,2 0,000 0,973

Hấp phụ 0,28 3389,8 0,000 0,997 409,3 0,000 0,960 13

Khử hấp phụ 0,29 2002,1 0,000 0,997 392,6 0,000 0,966 Hấp phụ 0,30 2276,9 0,000 0,995 402,7 0,000 0,960

14 Khử hấp phụ 0,31 1156,3 0,000 0,993 372,8 0,000 0,964

Hấp phụ 0,30 2312,2 0,000 0,995 404,7 0,000 0,960 15

Khử hấp phụ 0,30 1156,4 0,000 0,993 382,2 0,000 0,965

Page 162: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

Bảng 3. So sánh hai mô hình bằng chuẩn số AICc trong phân tích BET

AICc Mẫu Dữ liệu hấp

phụ Mô hình 1

Mô hình 2

SBET, mô hình 1 (m2.g-1)

SBET, mô hình 2 (m2.g-1)

Hấp phụ -225,98 -212,96 2214 1459 1

Khử hấp phụ -70,03 -103,57 2280 1509 Hấp phụ -257,34 -229,98 2020 1932

2 Khử hấp phụ -76,05 -107,97 1917 1534

Hấp phụ -248,87 -233,66 2869 2474 3

Khử hấp phụ -77,78 -111,49 2751 2147 Hấp phụ -218,73 -211,64 2203 1693

4 Khử hấp phụ -69,94 -103,49 2260 1489

Hấp phụ -239,79 -220,56 1544 1346 5

Khử hấp phụ -72,10 -105,14 1527 1186 Hấp phụ -218,93 -212,75 2308 1789

6 Khử hấp phụ -71,31 -104,39 2248 1595

Hấp phụ -245,48 -231,72 3586 2906 7

Khử hấp phụ -79,16 -112,49 3655 2542 Hấp phụ -244,31 -228,96 2030 1787

8 Khử hấp phụ -75,14 -107,00 2026 1531

Hấp phụ -226,20 -209,53 2113 1547 9

Khử hấp phụ -69,01 -101,69 2243 1360 Hấp phụ -212,01 -200,28 2614 1760

10 Khử hấp phụ -73,15 -105,40 2643 1819

Hấp phụ -386,43 -344,63 2697 1932 11

Khử hấp phụ -339,09 -308,21 2620 1831 Hấp phụ -368,54 -319,98 756 588

12 Khử hấp phụ -302,18 -274,85 754 554

Hấp phụ -402,66 -357,20 2225 1640 13

Khử hấp phụ -335,37 -303,11 2201 1542 Hấp phụ -409,30 -357,72 2217 1669

14 Khử hấp phụ -339,82 -302,91 2184 1565

Hấp phụ -409,31 -358,31 2247 1697 15

Khử hấp phụ -340,02 -303,76 2213 1595

Page 163: LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC - Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế - … … ·  · 2015-12-15So sánh hai mô hình ... 3.1.3.3. Độ bền của MIL-101(Cr) trong các dung

Bảng 4. So sánh hai mô hình bằng chuẩn số AICc trong phân tích Langmuir

AICc Mẫu Dữ liệu

hấp phụ Mô hình 1

Mô hình 2

SLangmuir, mô hình 1 (m2.g-1)

SLangmuir, mô hình 2

(m2.g-1) Hấp phụ -115,63 -124,00 2830 3346

1 Khử hấp phụ -17,23 -54,32 2885 3359

Hấp phụ -107,16 -89,77 2397 3469 2

Khử hấp phụ -20,32 -44,22 2421 3514 Hấp phụ -121,75 -100,31 3436 4801

3 Khử hấp phụ -26,83 -50,17 3472 4839

Hấp phụ -112,34 -109,87 2781 3290 4

Khử hấp phụ -17,41 -54,44 2444 3283 Hấp phụ -98,97 -85,63 1905 2620

5 Khử hấp phụ -14,53 -41,77 1922 2662

Hấp phụ -107,95 -103,55 2616 3563 6

Khử hấp phụ -14,45 -50,93 2595 3566 Hấp phụ -130,52 -114,55 4452 5431

7 Khử hấp phụ -30,18 -57,65 4527 5417

Hấp phụ -110,48 -92,77 2533 3431 8

Khử hấp phụ -16,39 -43,72 2571 3625 Hấp phụ -97,87 -107,04 2821 3103

9 Khử hấp phụ -15,13 -55,13 2892 3076

Hấp phụ -107,26 -108,29 2931 4108 10

Khử hấp phụ -15,83 -52,61 2827 4151 Hấp phụ -178,52 -184,79 3662 3908

11 Khử hấp phụ -157,60 -161,17 4017 3912

Hấp phụ -239,04 -191,84 1174 1134 12

Khử hấp phụ -220,22 -170,79 1170 1122 Hấp phụ -188,24 -194,35 3215 3266

13 Khử hấp phụ -171,90 -161,15 3528 3263

Hấp phụ -181,29 -176,29 3187 3356 14

Khử hấp phụ -150,56 -155,13 3393 3351 Hấp phụ -184,95 -191,05 3258 3401

15 Khử hấp phụ -159,48 -157,90 3610 3396