170
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI ĐẶNG THKIM NGÂN BẢO ĐẢM QUYN TCÁO CA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUT VIT NAM HIN NAY Ngành: Lut Hiến pháp và Lut Hành chính Mã s: 9.38.01.02 LUN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HC Người hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS. Bùi ThĐào 2. TS. Đặng ThThu Huyn HÀ NI 2019

LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ KIM NGÂN

BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 9.38.01.02

LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Thị Đào

2. TS. Đặng Thị Thu Huyền

HÀ NỘI – 2019

Page 2: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học

của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Kim Ngân

Page 3: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI ......................................................................................................................... 7

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài ................. 7

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 25

1.3 Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................. 28

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO

CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT ............................................................. 31

2.1 Khái niệm của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật .................. 31

2.2 Nội dung bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật........................... 46

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân ....................... 55

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................... 65

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo

pháp luật Việt Nam ................................................................................................ 65

3.2 Thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ thống

pháp luật Việt Nam hiện nay .................................................................................. 74

3.3 Thực tiễn bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay ................ 94

3.4 Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam

hiện nay ............................................................................................................... 112

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN

TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................................. 119

4.1 Quan điểm tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay . 119

4.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ............................ 123

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 145

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 148

Phụ lục 1 ............................................................................................................. 159

Page 4: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐQTC

CHXHCN

GQTC

LPCTN

LTC

MTTQ

QH

QTC

UBND

Bảo đảm quyền tố cáo

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Giải quyết tố cáo

Luật phòng, chống tham nhũng

Luật Tố cáo

Mặt trận Tổ quốc

Quốc hội

Quyền tố cáo

Uỷ ban nhân dân

Page 5: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định tại Điều 14: "Ở nước CHXHCN Việt

Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã

hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" và

Điều 30: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Điều đó

thể hiện Nhà nước rất coi trọng tố cáo và việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, coi

tố cáo là một trong những kênh thông tin giúp Nhà nước phát hiện, phòng ngừa và

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tập

thể và Nhà nước. Đồng thời qua việc GQTC, Nhà nước thể hiện sự thừa nhận và coi

trọng quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong giám sát hoạt động của cơ quan

nhà nước, cán bộ, công chức.

Chính vì lý do trên mà QTC được coi là một trong những quyền cơ bản của công

dân, được ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp nước ta qua các giai

đoạn luôn ghi nhận QTC của công dân, mở rộng hơn so với trước và tạo điều kiện để

công dân thực hiện quyền này một cách tốt nhất. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn

bản pháp luật để quy định việc bảo đảm thực hiện QTC của công dân như Pháp lệnh quy

định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981; Pháp lệnh khiếu

nại, tố cáo của công dân năm 1991; Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; các luật sửa đổi, bổ

sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo

năm 2018.... Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước còn thiết lập và kiện

toàn các cơ quan có chức năng GQTC, các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi

phạm trong lĩnh vực tố cáo; đồng thời chú trọng phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị

và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn BĐQTC của

công dân còn nhiều hạn chế, các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này vẫn

chưa đầy đủ, rõ ràng. Nhìn chung, hệ thống pháp luật về BĐQTC của công dân còn

chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, thủ tục BĐQTC của công

dân còn rườm rà, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, những bất cập, hạn chế về giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi

phạm pháp luật trong BĐQTC của công dân vẫn chưa được khắc phục triệt để. Năng

Page 6: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

2

lực, trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và ý thức pháp luật

của công dân, của cộng đồng hiện nay vẫn còn có những cản trở lớn đối với việc

BĐQTC của công dân. Thực trạng công tác tiếp nhận, xử lý thông tin, thẩm tra, xác

minh và kết luận nội dung tố cáo ở nhiều nơi chưa thực sự được người có thẩm quyền

và cơ quan nhà nước có trách nhiệm quan tâm đúng mức. Mặt khác, việc xử lý người

sai phạm chưa có chế tài cụ thể, chưa thực sự nghiêm túc, chưa đủ sức răn đe; thậm

chí, ở nhiều nơi, người tố cáo còn bị cộng đồng dân cư và đơn vị công tác kỳ thị, hoặc

bị đe dọa, trù dập làm ảnh hưởng đến danh dự, cuộc sống, công việc và tính mạng.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhân dân vào sự nghiêm minh,

công bằng của luật pháp; ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức có

thẩm quyền và chất lượng, hiệu quả của quản lý nhà nước. Điều đó không chỉ phản

ánh sự thiếu hoàn thiện trong việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, không khắc

phục được tình trạng tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài, gây rối trật tự công cộng,

mất ổn định an ninh, trật tự, cản trở tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và tăng

cường dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Từ thực tế nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường BĐQTC của công dân để

công dân yên tâm thực hiện QTC của mình, góp phần tích cực vào việc đấu tranh đẩy

lùi các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng chống tham nhũng. Vì vậy,

cần có các nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về BĐQTC của công dân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay ở nước ta trong lĩnh vực này mới chỉ tập trung ở

một số khía cạnh của tố cáo, còn việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân chưa

được nghiên cứu, tìm hiểu một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu một

cách bài bản và khoa học về BĐQTC của công dân luôn là vấn đề được các nhà

khoa học và thực tiễn quan tâm.

Từ các lý do trên cho thấy, việc nghiên cứu về “Bảo đảm quyền tố cáo của

công dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là yêu cầu khách quan, cấp thiết cả về

lý luận và thực tiễn.

Page 7: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm

quyền tố cáo của công dân theo pháp luật; đánh giá thực trạng; từ đó đề xuất các giải

pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:

Thứ nhất, nghiên cứu tình hình tổng quan để hệ thống hóa, phân tích, đánh

giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó xác định những

kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và chỉ ra những vấn đề mà các công trình

khoa học chưa giải quyết, luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai, làm rõ khái niệm, chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; phân tích

khái niệm, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của

công dân theo pháp luật.

Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá sự hình thành, phát triển, thực trạng bảo đảm

quyền tố cáo theo pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền tố cáo của công

dân ở Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu, đề xuất các quan điểm và giải pháp để tăng cường bảo

đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu BĐQTC của công dân theo pháp luật ở góc độ

lý luận, các quan điểm, quan niệm về BĐQTC của công dân; cơ sở pháp lý và thực

tiễn thực hiện pháp luật về BĐQTC của công dân ở nước ta hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân

được quy định trong hệ thống pháp luật, cụ thể là:

Về nội dung: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân có thể được nghiên cứu với

nhiều khía cạnh khác nhau như bảo đảm kinh tế, bảo đảm chính trị, bảo đảm xã hội, ....

Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích các bảo đảm quyền tố cáo được

quy định trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là những bảo đảm được quy định trong

Luật Tố cáo năm 2011, các văn bản hướng dẫn thi hành luật này và Luật Tố cáo năm

Page 8: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

4

2018. Các quy định về tố cáo được quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 và các

văn bản có liên quan khác cũng sẽ được đề cập và phân tích nhưng không phải là

trọng tâm nghiên cứu. Do Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 nên

Luận án không nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy định của Luật này.

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu BĐQTC của công dân theo pháp luật

chủ yếu ở giai đoạn từ sau khi Quốc hội thông qua Luật Tố cáo năm 2011 đến nay.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp

luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền con người, bảo đảm quyền con

người trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó,

tác giả còn sử dụng một số cách tiếp cận như:

Tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức tương đối đầy đủ các công

trình liên quan đến BĐQTC của công dân ở Việt Nam đã được công bố, luận án xem xét,

đánh giá và tiếp thu có chọn lọc để đưa ra những quan niệm về vấn đề nghiên cứu.

Tiếp cận đa ngành, liên ngành: Có sự phối hợp của nhiều ngành khoa học xã

hội có liên quan như sử học, xã hội học, chính trị học, luật học.

Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể được quán triệt trong quá trình nghiên

cứu và mối quan hệ này được xem xét qua các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau.

Đồng thời, việc phân tích, đánh giá từng mặt của mối quan hệ này được nhìn nhận dưới

góc độ logic phát triển đặt trong những bối cảnh và những điều kiện lịch sử cụ thể.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án

Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp

nghiên cứu truyền thống của khoa học xã hội và luật học như: phương pháp phân tích,

phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp

hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể.... Đối với mỗi chương, mục, các phương pháp

nghiên cứu chủ đạo được sử dụng như sau:

Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và

tổng hợp. Từ việc hệ thống hóa, tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học trong

nước và nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến nội dung luận án, tác giả đã

phân tích những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu đó và đưa ra đánh

Page 9: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

5

giá cụ thể về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Mục 2.1, Mục 2.2, Mục 2.3 Chương 2: Sử dụng phương pháp hệ thống, phương

pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra

khái niệm, chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo

đảm quyền tố cáo của công dân; nội dung của BĐQTC của công dân; các yếu tố ảnh

hưởng đến BĐQTC của công dân.

Mục 3.1 Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp

thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ quá

trình hình thành và phát triển của BĐQTC của công dân theo pháp luật Việt Nam qua

các giai đoạn lịch sử.

Mục 3.2 và Mục 3.3 Chương 3: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp

phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh để làm rõ thực

trạng BĐQTC của công dân ở Việt Nam hiện nay.

Mục 3.4 Chương 3: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp phân

tích, tổng hợp để đánh giá về thực trạng BĐQTC của công dân ở nước ta.

Mục 4.1 và 4.2 Chương 4: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,

phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp dự báo khoa học để làm rõ

quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện BĐQTC của công dân và đề xuất các

giải pháp tăng cường BĐQTC của công dân ở nước ta.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ tiến sĩ luật học nghiên cứu

một cách toàn diện và có hệ thống về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp

luật Việt Nam, với những điểm mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ những vấn đề khoa học mà chưa hoặc đã được

đề cập nhưng còn thiếu thống nhất và thiếu toàn diện trong một số công trình

nghiên cứu khác, cụ thể như: chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo; khái niệm, đặc

điểm và vai trò của BĐQTC của công dân; các yếu tố ảnh hưởng đến BĐQTC của

công dân. Đồng thời, luận án làm rõ các nội dung của BĐQTC của công dân được

quy định trong hệ thống pháp luật về: ghi nhận nội dung quyền; thẩm quyền, trách

nhiệm của các tổ chức, cá nhân; thủ tục bảo đảm quyền; các nguồn lực bảo đảm

quyền; việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm quyền; việc bảo vệ và

khen thưởng người tố cáo.

Page 10: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

6

Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện các bảo

đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật. Từ đó, chỉ

ra những ưu điểm và hạn chế của việc BĐQTC của công dân cũng như những

nguyên nhân.

Thứ ba, luận án đưa ra các quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc đề xuất các

giải pháp cụ thể hướng tới việc tăng cường BĐQTC của công dân.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần làm phong phú thêm những nghiên cứu hiện có về quyền

tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân nước ta.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành, sửa đổi bổ sung các quy phạm

pháp luật điều chỉnh về bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.

Luận án có thể là tư liệu tham khảo trong các hoạt động nghiên cứu khoa học

về bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền công dân, quyền tố cáo

nói riêng.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc đào tạo cao

học, nghiên cứu sinh chuyên ngành luật ở các trường đại học, học viện.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án

được kết cấu thành bốn chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo

pháp luật

Chương 3: Thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật

Việt Nam hiện nay

Chương 4: Quan điểm, giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công

dân ở Việt Nam hiện nay.

Page 11: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

7

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về lý luận bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Lý luận về quyền con người, quyền công dân đã được nhiều công trình

nghiên cứu đề cập đến ở các quy mô khác nhau, tuy nhiên lý luận về BĐQTC của

công dân theo pháp luật ít được các học giả phân tích sâu mà mới chỉ xem xét ở các

khía cạnh khác nhau của BĐQTC như vấn đề GQTC, bảo vệ người tố cáo, hoàn

thiện pháp luật tố cáo. Để minh chứng cho điều này, có thể kể đến một số công trình

liên quan đến luận án như sau:

Nhóm công trình trong nước nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền con người,

quyền công dân

Quyền con người nói chung, quyền tố cáo của công dân nói riêng là giá trị

của nhân loại, phản ánh bản chất mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, các

quyền này gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của chế độ dân chủ. Việc bảo

đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tố cáo là nguyên tắc

hiến định trong đa số Hiến pháp của các quốc gia. Ở Việt Nam, việc bảo đảm thực

hiện các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tố cáo là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong nhiều văn bản của Đảng và hệ thống

pháp luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận bảo đảm quyền con người,

quyền công dân ở nước ta, đây là nguồn tham khảo rất có giá trị đối với tác giả luận án

trong việc nghiên cứu bảo đảm quyền tố cáo theo pháp luật Việt Nam. Các công trình

nghiên cứu có thể kể đến là:

Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị” của các tác

giả Hoàng Văn Hảo và Chu Hồng Thanh chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia, năm

1997 [34]. Đây là tập hợp các chuyên đề nghiên cứu về những nội dung cơ bản trong

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966. Trong đó, các tác giả

tập trung nghiên cứu khá sâu về quyền dân sự và chính trị, cũng như việc thực hiện

quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung cuốn sách phản ánh cái nhìn khá toàn

Page 12: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

8

diện về các quyền dân sự và chính trị của công dân cũng như bước đầu đặt quyền tố

cáo trong mối quan hệ so sánh với các quyền chính trị của công dân.

Sách chuyên khảo “Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Đường, NXB. Chính trị

quốc gia, năm 2004 [30]. Tác giả đã đưa ra quan niệm về quyền con người, quyền

công dân cũng như nghĩa vụ của cá nhân công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa; phân tích quá trình hình thành, phát triển của quyền con người, quyền công

dân qua Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980; đồng thời chỉ ra những bảo đảm trong

việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền, đặc biệt

là các cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện các quyền công dân. Tác giả cũng đề xuất các

giải pháp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và kiện toàn bộ máy nhà nước để

bảo vệ quyền công dân. Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất hữu ích về các cơ chế bảo

đảm pháp lý đối với việc bảo đảm thực hiện quyền công dân nói chung và QTC của

công dân nói riêng.

Các cuốn sách “Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học

xã hội”, “Quyền con người”- Giáo trình giảng dạy sau đại học, “Quyền con người –

tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học”- (tập I và tập II), "Những vấn đề lý luận và

thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị", NXB. Khoa học xã hội, năm 2010,

2011 do GS. Võ Khánh Vinh chủ biên [110], [111], [113]. Đây là kết quả nghiên cứu

chuyên sâu cả lý luận và thực tiễn về quyền con người, cũng như cơ chế bảo đảm, bảo

vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quốc gia và thực tiễn ở Việt Nam.

Điểm mới trong các cuốn sách là cách tiếp cận khi nghiên cứu về quyền con người mà

trước đây chưa được đề cập đến như nghiên cứu quyền con người theo hướng tiếp cận

đa ngành, liên ngành; nghiên cứu quyền con người bằng phương pháp tiếp cận dựa

trên quyền; nghiên cứu quyền con người trong mối quan hệ với chính trị, kinh tế, xã

hội, đạo đức, tôn giáo; nghiên cứu về quyền con người trong điều kiện xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa…

Cuốn sách “Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước

trên thế giới” của Vũ Kiều Oanh, NXB. Khoa học xã hội, năm 2012 [56]. Từ lý luận

về chế định quyền và nghĩa vụ của công dân, tác giả đã trình bày chế định quyền và

Page 13: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

9

nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một số nước trên thế giới, đưa ra nhận xét tổng quan

và đề xuất việc hoàn thiện chế định này ở Việt Nam. Tác giả chọn một số quốc gia

điển hình có tính đến các yếu tố về chế độ chính trị, vị trí địa lý, mức độ phát triển, tôn

giáo, yếu tố đặc trưng…. để người đọc thấy được sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ

cơ bản của công dân ở nhiều nước trên thế giới. Cuốn sách đã giúp người đọc có cái

nhìn mang tính so sánh về quyền công dân nói chung và QTC nói riêng ở một số nước

trên thế giới, là tư liệu tham khảo hữu ích khi xây dựng giải pháp về BĐQTC của

công dân trong pháp luật Việt Nam.

Cuốn sách "Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người" do GS.TS Võ Khánh

Vinh chủ biên, NXB. Khoa học và xã hội xuất bản năm 2011 là công trình đầu tiên

nghiên cứu về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người [112]. Cuốn sách là tập hợp

nhiều bài viết của các tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quyền con người.

Các tác giả đã nghiên cứu nhận thức chung về cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền con

người, từ cơ chế của Liên hợp quốc và cơ chế khu vực đến cơ chế của một số nước

trên thế giới, đặc biệt là trong một số lĩnh vực cụ thể và cho những nhóm người cụ thể.

Bên cạnh đó, còn có nhiều bài báo khoa học bàn về những vấn đề lý luận

bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được công bố trên các tạp chí khoa

học xã hội, như: Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong

Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người, Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 8, 2011 [22]; Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền

con người ở Việt Nam, của Phan Nhật Thanh, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6, 2014

[66]; Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền con người,

quyền công dân, Lê Thanh Mai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, 2015 [45];

Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp

năm 2013, Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11,

2015 [31]; Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người, Chu

Thị Ngọc, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9, 2016 [55]; Cụ thể hóa các quy định

mới về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013, Tường Duy

Kiên, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13, 2016 [44]; Hoạt động xây dựng pháp luật

của Chính phủ với việc đảm bảo quyền con người của Lê Thị Minh Thư, Tạp chí

Page 14: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

10

Nghiên cứu Lập pháp, số 17, 2016 [92], Nhận diện các mô hình giới hạn quyền con

người trong pháp luật Việt Nam của Bùi Tiến Đạt, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2,

2018 [29]; Hệ thống pháp luật về quyền con người trong Nhà nước pháp quyền ngày

càng hoàn thiện của Nguyễn Thị Hoa, Tạp chí Thanh tra số 4, 2018 [32] … Những

bài viết này đều có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi xây dựng, luận giải

nội dung đảm bảo quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Có thể thấy, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo đảm

quyền con người, quyền công dân với những góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng đều có

sự thống nhất về khái niệm, đặc điểm và những phương thức bảo đảm quyền con

người, quyền công dân. Các kết quả nghiên cứu của những công trình trên đây có giá

trị tham khảo cho tác giả luận án trong việc xác định đúng định hướng nội dung

nghiên cứu của luận án khi mà các văn bản hiến định và pháp định ở nước ta đều

khẳng định QTC là quyền cơ bản của công dân.

Nhóm công trình trong nước nghiên cứu liên quan đến lý luận về bảo đảm

quyền tố cáo của công dân

Hiến pháp của các quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng, khi quy định

các quyền của công dân đều đi cùng với những bảo đảm của Nhà nước để công dân

thực hiện được các quyền đó. Quyền tố cáo được coi là một quyền bảo vệ quyền,

nghĩa là công dân thực hiện quyền này để bảo vệ các quyền khác của mình. Có nhiều

công trình nghiên cứu đề cập đến việc BĐQTC của công dân theo pháp luật ở những

khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:

Cuốn sách “Pháp luật về khiếu nại và tố cáo” của tác giả Phạm Hồng Thái chủ

biên, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 [63]. Đây là công trình nghiên cứu

chuyên sâu về lý luận tố cáo, quyền tố cáo và giải quyết tố cáo, đồng thời cuốn sách

cũng làm rõ sự khác biệt trong khái niệm về tố cáo và quyền tố cáo; tư tưởng Hồ Chí

Minh và quan điểm của Đảng ta về quyền tố cáo của công dân. Từ việc nghiên cứu

những vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo, nhóm tác giả đã đánh giá thực trạng công

tác GQTC ở nước ta, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả về công tác GQTC.

Cuốn sách “Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành

Page 15: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

11

chính ở Việt Nam hiện nay” của Viện Khoa học Thanh tra, do tác giả Lê Tiến Hào và

Nguyễn Quốc Hiệp đồng chủ biên, NXB. Chính trị - Hành chính, năm 2012 [33]

nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tố cáo hành chính và GQTC hành chính như:

quan niệm về tố cáo hành chính, đặc điểm, vai trò của công tác GQTC hành chính.

Các tác giả cũng đề cập đến những quy định pháp luật về tố cáo hành chính và GQTC

hành chính ở nước ta ở giai đoạn từ năm 1998 đến 2011. Cuốn sách được viết bởi

những người trực tiếp tham gia công tác giải quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ

nên ngoài tính lý luận sâu sắc, còn có tính thực tiễn cao.

Cuốn sách “Cẩm nang về kỹ thuật giải quyết tố cáo trong Đảng” do tác giả

Nguyễn Ngọc Đán và Cao Văn Thống đồng chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia, năm

2013 [26]. Bên cạnh việc phân tích các kỹ năng, quy trình GQTC đối với đảng viên và

tổ chức đảng, các tác giả tập trung phân tích sự khác biệt về tố cáo, QTC, thẩm quyền

GQTC giữa cơ quan Nhà nước và cơ quan của Đảng. Cuốn sách là tài liệu tham khảo

của tác giả trong việc nghiên cứu về thực tế các cơ chế BĐQTC khác nhau đang tồn

tại ở Việt Nam, cơ chế theo hệ thống pháp luật và cơ chế theo quy định của Đảng.

Luận văn thạc sĩ “Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở tỉnh Quảng

Ninh” của Vũ Văn Đạm, năm 2012 [27] đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm của đảm

bảo QTC của công dân, các phương thức cũng như trách nhiệm của các cơ quan hành

chính nhà nước trong việc đảm bảo QTC của công dân. Có thể nói, đây là công trình

nghiên cứu đầu tiên đề cập cụ thể đến các vấn đề lý luận về BĐQTC của công dân ở

nước ta nói chung, cũng như từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Các bài viết liên quan trực tiếp đến lý luận về BĐQTC của công dân đăng trên

các tạp chí khoa học như: Bàn về khái niệm "Tố giác tội phạm, "Tin báo về tội phạm"

và "Kiến nghị khởi tố" trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của Phạm Quốc Huy, Tạp chí

Kiểm sát số 17, 2009 [38], Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo của Hồ Thị Thu An,

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 197, 2011 [2]; Một số vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo

vệ người tố cáo, Tạp chí Thanh tra, số 3, 2014 của Lê Tiến Đạt [28]; Bảo đảm quyền

con người, quyền công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tạ Thị Tài, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật số chuyên đề Bảo đảm quyền con người và quyền công dân

bằng thiết chế tư pháp, năm 2014 [62]... Các tác giả đề cập đến lý luận về BĐQTC

Page 16: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

12

của công dân theo pháp luật thể hiện ở việc bảo vệ người tố cáo và phân tích các nội

dung trong quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo như: thủ tục để người tố cáo tiếp

nhận các biện pháp bảo vệ; việc giữ bí mật thông tin về người tố cáo; xác định trách

nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo vệ

người tố cáo. Đồng thời, các bài viết cũng khẳng định: pháp luật về tố cáo đã thể hiện

những đảm bảo quyền con người, quyền công dân như tạo cơ sở pháp lý để mọi cá

nhân thực hiện QTC của mình; quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong tiếp nhận và GQTC; quy định trình thự, thủ tục để công dân thực hiện QTC của

mình; quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong GQTC; quy định chế tài bảo đảm

thực hiện QTC của công dân.

Nhóm công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm quyền tố cáo

của công dân

Cuốn sách “Whistleblowing international standards and developments”- Tố

cáo, các chuẩn mực và diễn biến quốc tế của David Banisar, năm 2009, đăng trên

trang www.transparency.org [119]. Tác giả đưa ra quan niệm về tố cáo, chỉ rõ vai trò

và những thách thức, trở ngại trong việc người dân thực hiện quyền tố cáo và sự khác

biệt trong các quan niệm, quy định về tố cáo của các điều ước quốc tế, pháp luật các

quốc gia. Tác giả cho rằng, sự khác biệt này là do có sự khác nhau về văn hóa, kinh tế,

chính trị. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị một số nguyên tắc trong xây dựng pháp luật

về tố cáo.

Tài liệu nghiên cứu “La dénonciation en milieu de travail: mécanismes et

enjeux” (Tiếng Pháp)- Tố cáo ở nơi làm việc: các cách thức và những được mất- của

Jean-Patrice Desjardins. Nghiên cứu này được thực hiện với sự tài trợ của Quỹ

nghiên cứu về xã hội và văn hóa Canada (FQRSC), thực hiện tháng 4/2007, xem tại:

http://archives.enap.ca/bibliotheques/2007/05/24967800.pdf [134]. Nghiên cứu này

hữu ích đối với những người muốn nghiên cứu cơ bản và nhanh chóng về các cơ chế,

cách thức tố cáo do các tổ chức công thực hiện. Tác giả nghiên cứu khá sâu sắc về

khái niệm tố cáo, trong đó giới thiệu nhiều khái niệm của những nhà lý thuyết và thực

tiễn, đồng thời tác giả cũng đưa khái niệm của mình về tố cáo. Tài liệu cũng trình bày

cách thức tố cáo gắn với định nghĩa đã đưa ra. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu vào phân

Page 17: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

13

tích vai trò của các cơ quan có liên quan đến giải quyết tố cáo và các tổ chức bảo vệ

người tố cáo. Tác giả cũng dự liệu những được mất cơ bản liên quan đến tố cáo.

Tài liệu nghiên cứu “Whistleblowing: an effective tool in the fight against

corruption” – Tố cáo: một công cụ hiệu quả chống tham nhũng do Tổ chức minh

bạch quốc tế tiến hành vào tháng 1 năm 2010, đăng trên www. http://

transparency.org [128]. Trên cơ sở phân tích khái niệm về tố cáo, vai trò của tố cáo

trong đấu tranh chống tham nhũng, người viết cho thấy sự cần thiết phải có pháp luật

phù hợp về tố cáo cũng như các cơ chế hành động hiệu quả sau tố cáo trong các tổ

chức công và tư. Tài liệu nghiên cứu đã thể hiện quan điểm của Tổ chức minh bạch

quốc tế về tố cáo và bảo vệ người tố cáo.

Tài liệu nghiên cứu “International Principles For Whistleblower Legislation:

Best Practices for Laws to Protect Whistleblowers and Support Whistleblowing in

The Public Interest” - Các nguyên tắc quốc tế đối với pháp luật về người tố cáo: thực

tiễn tốt về pháp luật nhằm bảo vệ người tố cáo và khuyến khích tố cáo vì lợi ích chung

- do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) xuất bản năm 2013 [131]. Tài liệu được hoàn

thiện bởi các chuyên gia về tố cáo, quan chức chính phủ, giới học thuật, các tổ chức

phi chính phủ của nhiều quốc gia, nó có tác dụng lớn đối với việc nghiên cứu để soạn

thảo các dự luật mới và hoàn thiện các dự luật đang có về tố cáo ở các quốc gia. Tổ

chức Minh bạch Quốc tế đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm cho những người tố

cáo được bảo vệ, các nguyên tắc được đưa ra trên cơ sở xem xét đến pháp luật hiện

hành, cách áp dụng chúng trong thực tế.

Tài liệu hội thảo “Dénonciations et dénonciateurs de la corruption Chevaliers

blancs, pamphlétaires et promoteurs de la transparence à l’époque contemporaine”-

Tố cáo và người tố cáo tham nhũng, hiệp sĩ, người đả kích và người khởi xướng minh

bạch thời kì hiện đại - Dự án do Cơ quan nghiên cứu quốc gia Pháp (ANR) tài trợ

được tổ chức ngày 17, 18/11/2016 tại Pháp [132]. Tài liệu nghiên cứu đề cập đến

người tố cáo là những người có đóng góp được trông đợi nhiều, bao gồm các nhà báo

và những người làm truyền thông, các hiệp sĩ, người đả kích, nhà văn tiểu luận, chính

trị gia, công chức, thẩm phán và cảnh sát…; cách thức thực hiện việc tố cáo; thời

điểm và nội dung tố cáo. Việc nghiên cứu nói đến khái niệm tham nhũng không gắn

Page 18: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

14

với các hình thức mua bán mà với những đánh giá về các vấn đề rộng hơn, liên quan

đến đạo đức công dân và tính trung thực trong lĩnh vực công. Từ cuối thế kỉ XVIII

đến đầu thế kỉ XIX, những tố cáo này gắn với các hoạt động của nhiều nhân tố thực

hiện việc phê bình đối với các nhà lãnh đạo và những người “có quyền lực”. Họ tố cáo

từ thực tiễn sử dụng quyền lực được cho là vô đạo đức gắn với các chính trị gia hoặc

các thành viên của xã hội dân sự, giới doanh nghiệp. Xem tại trang:

http://www.lames.cnrs.fr/IMG/pdf/appel_a_communication_denonciations_et_deno

nciateurs_nov16.pdf.

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài về lý luận bảo đảm quyền tố cáo của

công dân hầu hết đề cập đến quan niệm, vai trò của tố cáo, sự cần thiết phải bảo vệ

người tố cáo; quy định về tố cáo trong các điều ước quốc tế, pháp luật các quốc gia...

điều này có giá trị với tác giả khi nghiên cứu trong mối so sánh với những quan niệm,

quy định pháp luật của Việt Nam về việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của

công dân

Nhóm công trình trong nước nghiên cứu về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo

của công dân

Các công trình về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân được các tác

giả trong nước nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là của các tác giả công tác trong các cơ

quan có thẩm quyền liên quan đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân. Bên cạnh việc

thực thi công vụ, các tác giả chú trọng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để phổ biến kinh

nghiệm, có thể kể đến các công trình sau:

Cuốn sách “Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong

tình hình mới” của Thanh tra Chính phủ, năm 2006, NXB. Chính trị Quốc gia [73].

Cuốn sách là tập hợp các bài viết của các tác giả về một số vấn đề đặt ra đối với công

tác tiếp dân, xử lý đơn thư, GQTC trong tình hình mới và kinh nghiệm thực tiễn của

các ngành, các địa phương. Nội dung của các bài viết liên quan nhiều đến việc thực

hiện các phương thức BĐQTC của công dân ở những lĩnh vực nhạy cảm như: tố cáo

liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; tố cáo của đồng bào thiểu số; tố cáo về đất đai ở

các ngành, địa phương và tình trạng tố cáo đông người.

Page 19: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

15

Đề tài khoa học cấp cơ sở “Cơ chế bảo vệ người tố cáo” của Vụ Pháp chế -

Thanh tra Chính phủ, thực hiện năm 2010 [76]. Thông qua việc nghiên cứu cơ chế

bảo vệ người tố cáo, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ người tố cáo; thực

trạng quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực tiễn công tác bảo vệ người tố

cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đề tài xác định những hạn chế, khó khăn

trong việc bảo vệ người tố cáo hiện nay và đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả

công tác bảo vệ người tố cáo. Có thể thấy đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện về

bảo vệ người tố cáo và là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về vấn đề này. Tuy

nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài cấp cơ sở nên nhiều vấn đề liên quan đến bảo

vệ người tố cáo chưa thực sự sâu sắc.

Đề tài khoa học cấp bộ “Xử lý các hành vi vi phạm luật khiếu nại, tố cáo -

những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Thanh tra Chính phủ, năm 2011 [77]. Từ thực

tế liên quan đến việc nhiều quyết định GQTC có hiệu lực pháp luật không được tổ

chức thực hiện nghiêm; việc xử lý người có hành vi vi phạm không kịp thời, thiếu

kiên quyết, còn có tình trạng bao che, dung túng; những hành vi vi phạm pháp luật về

tố cáo chưa được mô tả cụ thể; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe..., đề tài tập trung

nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thực trạng vi phạm và việc xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật về tố cáo, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành

các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này. Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị

với tác giả luận án trong việc nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy định pháp luật

về bảo đảm, bảo vệ QTC của công dân ở nước ta hiện nay.

Đề tài khoa học cấp bộ “Trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp

trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng”

của Thanh tra Chính phủ, năm 2011 [79]. Thông qua việc làm rõ căn cứ xác định

trách nhiệm pháp lý, các thủ tục xác định trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các

cấp trong công tác thanh tra, GQTC, đề tài phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện

pháp luật về trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp trong công tác thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, từ đó rút ra ưu điểm, hạn

chế, xác định những nguyên nhân. Trên cơ sở này, đề tài đề xuất việc hoàn thiện các

quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật của chủ tịch UBND các cấp

Page 20: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

16

trong công tác GQTC.

Đề tài khoa học cấp bộ “Ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố cáo và GQTC

trong Đảng” năm 2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương [104]. Qua thực tiễn công

tác, các tác giả đã nhận diện được những biểu hiện sai phạm khi GQTC trong Đảng,

đó là: trả thù, trù dập người tố cáo; dìm bỏ đơn tố cáo; đùn đẩy, chuyển đơn tố cáo

lòng vòng; tiết lộ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo; tiết lộ nội dung tố cáo, nội

dung làm việc hoặc tài liệu, thông tin liên quan đến việc tố cáo và GQTC cho tổ chức,

cá nhân không có trách nhiệm biết; vi phạm trong thẩm tra, xác minh để GQTC; nhận

là chủ trương, nghị quyết của tập thể để gánh tội cho người bị tố cáo; chuyển kiểm tra

khi có dấu hiệu vi phạm đối với đơn tố cáo có tên; cho kết thúc đơn tố cáo sau khi sơ

bộ nắm tình hình; xuất hiện lợi ích nhóm trong GQTC…. Có thể nói đề tài là sự tổng

kết thực tiễn sinh động, phản ánh chân thực những sai phạm trong hoạt động GQTC.

Đồng thời, các tác giả cũng liệt kê những biện pháp đã áp dụng để xử lý những vi

phạm về GQTC và đề xuất những giải pháp mới, mang tính tổng thể nhằm ngăn chặn,

phòng ngừa sai phạm về tố cáo và GQTC trong Đảng. Các sai phạm về tố cáo và

GQTC trong Đảng được các tác giả liệt kê ở trên cũng tương đồng với các sai phạm

khi GQTC theo luật tố cáo, do đó đề tài là tài liệu tham khảo rất có giá trị để tác giả

luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng các vi phạm về BĐQTC, trên cơ sở đó đề xuất

giải pháp thúc đẩy, bảo vệ QTC của công dân.

Đề tài khoa học cấp bộ "Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành

chính ở nước ta hiện nay, thực trạng và giải pháp" của Thanh tra Chính phủ, 2017

[86]. Các tác giả cho rằng hoạt động giám sát GQTC hành chính đóng vai trò là

phương thức bảo đảm pháp chế đối với công tác GQTC, cũng như bảo đảm thực hiện

QTC; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có chức năng giám sát trong công tác

GQTC hành chính là một yêu cầu khách quan, phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu của

việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Qua việc phân tích, đánh giá

thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về giám sát

công tác GQTC, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân, các tác giả đề xuất nhiều giải

pháp hoàn thiện cơ chế giám sát công tác GQTC trong tình hình hiện nay nhằm tăng

cường BĐQTC. Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án khi tác giả nghiên

Page 21: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

17

cứu về các cơ chế bảo vệ QTC trong pháp luật.

Luận án Tiến sĩ “Pháp luật bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay” của Mai

Văn Duẩn, năm 2017 [19], Luận án Tiến sĩ "Bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng

ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Văn Sỹ, năm 2018, đây là hai công trình nghiên

cứu công phu về thực trạng pháp luật Việt Nam đối với việc bảo vệ người tố cáo. Tác

giả chỉ ra nhiều điểm bất cập trong các quy định của hệ thống pháp luật nước ta cũng

như việc tổ chức bảo vệ người tố cáo, điều đó cho thấy QTC của công dân chưa được

đảm bảo nên người dân chưa yên tâm khi tố cáo, đặc biệt là tố cáo về tham nhũng. Tác

giả cũng đề xuất nhiều giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật để BĐQTC của

công dân, đặc biệt ở khía cạnh bảo vệ người tố cáo.

Các bài viết đăng trên tạp chí khoa học: Xử lý hành vi vi phạm theo quy định

của Luật khiếu nại, tố cáo - khó khăn trong thực tiễn áp dụng của Nguyễn Thị Bích

Hường đăng trên Tạp chí Thanh tra số 8, 2010 [37]; Cả hệ thống chính trị cần vào

cuộc để tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài,

Bảo Anh - Quang Vững, Tạp chí Thanh tra số 5, 2012 [3]; Một số bất cập trong các

quy định của Luật Tố cáo năm 2011 và hướng hoàn thiện của Cao Vũ Minh, Tạp chí

Nhà nước và pháp luật, số 4, 2016 [48];Các quy định về bảo vệ người tố cáo tham

nhũng ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Lê Thu, Tạp chí Thanh tra số 9, 2017

[69]; Kinh nghiệm bảo vệ người tố cáo trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia,

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4/2017 của tác giả Mai Văn Duẩn [18]; Dự thảo

Luật Tố cáo sửa đổi và vấn đề tố cáo nặc danh, mạo danh của TS Cao Vũ Minh, Tạp

chí Nghiên cứu Lập pháp số 11, 2018 [49]; Quy định về bảo vệ người tố cáo ở một số

quốc gia trên thế giới và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt

Nam của Nguyễn Thị Hồng Thúy, Tạp chí Thanh tra số 03/2018 [67; Bàn về tố cáo

nặc danh và xử lý tố cáo nặc danh của Đinh Văn Minh, Tạp chí Thanh tra số 3, 2018

[51]; ... Các bài viết tập trung nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực trạng tổ

chức thực hiện pháp luật về tố cáo để BĐQTC của người dân như: phạm vi điều

chỉnh, thẩm quyền GQTC, thủ tục GQTC, hình thức tố cáo, thời hạn GQTC, tố cáo

tiếp và bảo vệ, xử lý hành vi vi phạm trong tố cáo; khen thưởng người tố cáo... các

tác giả đã phác họa bức tranh khá rõ nét về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của

Page 22: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

18

công dân ở Việt Nam.

Nhóm công trình nghiên cứu của nước ngoài về thực trạng bảo đảm quyền tố

cáo của công dân

Cuốn sách “Whistleblowing Around the World: Law, Culture And Practice” -

Tố cáo ở các nước trên thế giới: pháp luật, văn hóa và thực tiễn, của Phó Giáo sư

Richard Calland, Khoa luật công, Đại học Cape Town, Cộng hòa Nam Phi, xuất bản

năm 2004 [124]. Trên cơ sở những ví dụ điển hình trên toàn cầu về tố cáo, tác giả đưa

ra những lời khuyên thực tế liên quan đến tố cáo, những lý do khuyến khích cũng như

cản trở người tố cáo ở các nước trên thế giới; đồng thời tác giả cũng cho thấy dù người

tố cáo phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ngày càng có nhiều người sẵn sàng lên

tiếng về nạn tham nhũng và quan liêu nơi công sở, kể cả khi họ bị sa thải và mất an

toàn. Bên cạnh đó, tác giả cũng làm rõ vai trò của tố cáo đối với những nhà làm luật và

hoạt động xã hội ở châu Mỹ, Úc, Nam Phi, Anh và Nhật Bản.

Cuốn sách “Whistleblowing in Philippines: Awareness, Attitudes and

Structures” - Tố cáo ở Phi-líp-pin: nhận thức, thái độ và cơ cấu do Viện quản lý châu

Á xuất bản tháng 6 năm 2006 [117] đề cập đến cơ sở và lý do của việc tố cáo tham

nhũng, đồng thời nhận định các nhân tố thúc đẩy và hạn chế sự phát triển của văn hóa

tố cáo ở Phi-líp-pin. Cuốn sách đề xuất các giải pháp nhằm thay đổi về chính sách và

hướng đi để giải quyết các trở ngại khi người dân tố cáo, cũng như các giải pháp về

cách thức áp dụng việc tố cáo tham nhũng hiệu quả.

Cuốn sách “Whistleblower protection framworks, compendium of best

practices and guiding principles for legislation”, do Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế (OECD) xuất bản năm 2010 [123]. Cuốn sách là tập hợp những bài học kinh

nghiệm cho các quốc gia thành viên trong cam kết bảo vệ người tố cáo qua việc tập

trung nghiên cứu cơ chế bảo vệ người tố cáo của các nước G20 và phân tích, so sánh

cơ chế bảo vệ người tố cáo trong cả khu vực công và khu vực tư của các nước này.

Cuốn sách “Whistleblowing: A Practical Guide” - Cẩm nang thực tiễn về tố

cáo - của Brian Martin xuất bản năm 2013 bởi Irene Publishing Sparsna’s, Sweden

[118] nghiên cứu chuyên sâu về cuộc đấu tranh của một số cá nhân và cuộc sống của

họ từ khi bắt đầu thực hiện quyền tố cáo; hướng dẫn các cách thức để người tố cáo lựa

Page 23: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

19

chọn, chuẩn bị hành động, triển khai các chiến dịch âm thầm, đàm phán với các kênh

chính quy, xây dựng lực lượng ủng hộ và các cách để vượt qua khó khăn trong quá

trình tố cáo.

Như vậy, từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã liệt kê ở trên cho thấy,

các tác giả đã phản ánh một cách sinh động, phong phú thực tiễn vi phạm và xử lý vi

phạm pháp luật để hướng tới việc BĐQTC của công dân, tạo ra một cơ chế bảo vệ

người tố cáo tốt nhất, phù hợp với đặc điểm, tình hình về chính trị, pháp lý và văn hóa,

xã hội ở Việt Nam cũng như các nước được nghiên cứu. Đây là những nguồn tư liệu

tham khảo có giá trị trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án về BĐQTC của công

dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

1.1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp tăng cường bảo

đảm quyền tố cáo của công dân

Trong hầu hết các công trình nghiên cứu về BĐQTC của công dân, các tác giả

đều đề xuất các giải pháp bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền tố cáo, tuy ở các mức độ

khác nhau nhưng các giải pháp đều khá toàn diện, tập trung vào các nhóm giải

pháp sau:

Nhóm các công trình trong nước nghiên cứu về giải pháp nâng cao ý thức

pháp luật về quyền tố cáo của công dân

Đề tài khoa học cấp bộ “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của Thanh tra

Chính phủ” năm 2012 của Thanh tra Chính phủ [80] tập trung nghiên cứu nhiều giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tố cáo, với

mục đích không chỉ công dân mà những cá nhân có thẩm quyền đều cần nâng cao ý

thức pháp luật, thể hiện ở việc hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của người tố cáo,

người bị tố cáo, người GQTC.

Bài viết “Tâm lý người khiếu nại, tố cáo và việc ứng xử của cán bộ tiếp dân”

của Hồng Bàng, đăng trên Tạp chí Thanh tra số 7/2012 [4]. Theo tác giả, tâm lý của

người tố cáo rất phức tạp; người tố cáo có nhiều mục đích, yêu cầu, động cơ khác

nhau, cho nên cán bộ làm công tác tiếp công dân, GQTC cần nắm vững tâm lý người

tố cáo, nắm vững chính sách pháp luật, quy trình giải quyết, biết lắng nghe, tôn trọng

Page 24: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

20

dân, bình tĩnh và linh hoạt xử lý từng vụ việc, đồng thời luôn làm chủ trong mọi tình

huống để góp phần nâng cao hiệu quả GQTC, bảo đảm quyền dân chủ của công dân.

Bài viết bao quát khá đầy đủ những kỹ năng cần có của cán bộ GQTC.

Bài viết “Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu

nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng” của Uông Ngọc Thuẩn, đăng trên Tạp chí

Thanh tra số 2/2014 [91] nêu khá cụ thể về vai trò cũng như thực trạng của việc phổ

biến, giáo dục pháp luật về tố cáo. Tác giả cho rằng “Phổ biến, giáo dục pháp luật về

thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cổ vũ cho việc hình thành,

củng cố và không ngừng phát triển ý thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân, bảo vệ tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật, tính trong sạch của bộ máy nhà

nước, tính công bằng xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Bài viết đã phần nào đề

cập đến ý thức pháp luật của người dân về vấn đề tố cáo chưa cao.

Nhóm công trình trong nước nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật để

bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Đây là nhóm có số lượng công trình nghiên cứu tương đối nhiều, bên cạnh một

số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, thì chủ yếu là các bài viết trên tạp chí khoa

học, các công trình có thể kể đến như sau:

Cuốn sách “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết

khiếu nại, tố cáo” của tác giả Trần Văn Sơn, NXB. Tư pháp, năm 2007 [60]. Trên cơ

sở phân tích, tổng kết lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật tố cáo, đánh giá

tình hình tố cáo và thực trạng pháp chế trong hoạt động GQTC của các cơ quan hành

chính nhà nước, tác giả đề xuất những giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa trong hoạt động GQTC, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp về xây

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo.

Cuốn sách "Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay" do

GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS Phạm Công Giao, PGS.TS Đặng Minh Tuấn, TS.

Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên), NXB. Chính trị Quốc gia, 2017 [64]. Các tác giả

đã đi từ việc giới thiệu các quy định pháp luật về tố cáo, thực trạng hoạt động tố cáo và

áp dụng pháp luật về tố cáo, để đề xuất hoàn thiện pháp luật tố cáo ở nước ta hiện nay.

Đề tài khoa học cấp bộ "Đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay” của Thanh

Page 25: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

21

tra Chính phủ, năm 2009 [75]. Trên cơ sở lý luận về cơ chế GQTC, đề tài đi sâu phân

tích về tình hình tố cáo, kết quả GQTC và thực trạng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp

luật về GQTC của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó làm rõ những tồn tại và

bất cập của cơ chế GQTC, đặc biệt đề tài đưa ra những giải pháp hiệu quả để đổi mới

cơ chế GQTC hiện nay, đặc biệt là nhiều giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật

về tố cáo.

Luận án tiến sĩ: "Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam" của Ngô Mạnh Toan, năm 2007 [93]. Trên cơ

sở những phân tích khá sâu sắc những vấn đề lý luận về tố cáo, GQTC và thực trạng

việc áp dụng pháp luật tố cáo ở Việt Nam, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp

luật tố cáo, nâng cao năng lực giải quyết tố cáo.

Luận án tiến sĩ “Tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

của công dân ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thế Thuần, năm 2001 [90]; Luận án

tiến sĩ “Giải quyết khiếu nại, tố cáo - phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong

quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Vũ Duy Duẩn, năm 2014 [20].

Hai luận án là những nghiên cứu khá toàn diện về pháp luật tố cáo. Trên cơ sở phân

tích khá sâu sắc những vấn đề lý luận về tố cáo, GQTC và thực trạng việc áp dụng

pháp luật tố cáo ở Việt Nam, các tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật tố cáo.

Luận văn Thạc sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo

ở Việt Nam hiện nay” của Hồ Thị Thu An, năm 2009 [1]. Bằng việc nghiên cứu những

vấn đề lý luận và thực tiễn về tố cáo và GQTC hành chính, tác giả đã đề xuất những

giải pháp hoàn thiện pháp luật về tố cáo và GQTC hành chính ở nước ta. Luận văn

phần nào đề cập đến việc BĐQTC của công dân, qua việc khẳng định các cơ quan có

thẩm quyền cần thực hiện đúng pháp luật về GQTC để bảo đảm quyền và lợi ích cho

người tố cáo.

Kỷ yếu hội thảo khoa học "Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta

hiện nay" được Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào tháng 7 năm 2016 [7]. Kỷ yếu là tập hợp

các bài viết khoa học của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về tố cáo, QTC, trong đó có

nhiều bài viết tập trung nghiên cứu các phương thức BĐQTC, cơ chế thúc đẩy, bảo vệ

Page 26: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

22

QTC và đề xuất nhiều kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để BĐQTC

của công dân.

Các bài viết đăng trên tạp chí khoa học: Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và

GQTC của Nguyễn Văn Tuấn, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5, 2007

[94]; Hoàn thiện pháp luật của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo vệ người làm chứng

khi tham gia tố tụng của Nguyễn Hải Ninh, đăng trên Tạp chí Luật học số 12, 2011

[53]; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố

cáo của Vũ Minh, Tạp chí Thanh tra số 3, 2012 [47]; Một số giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của Trần Văn Truyền đăng

trên Tạp chí Cộng sản, ngày 23/11/2016 [70].... Các bài viết này đưa ra các giải pháp

hoàn thiện pháp luật để bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Nhóm công trình trong nước nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả giám

sát và xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân

Giám sát và xử lý hành vi vi phạm QTC là việc làm tất yếu trong việc BĐQTC

của công dân. Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp để

nâng cao hiệu quả của vấn đề này, cụ thể là:

Đề tài khoa học cấp Bộ “Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành

chính nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng - thực trạng

và kiến nghị”, năm 2003; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách nhiệm của

các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo” năm 2007;

"Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta hiện nay - thực

trạng và giải pháp", năm 2017 của Thanh tra Chính phủ [71], [74], [86]. Từ việc phân

tích quá trình thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra nhà

nước đối với các cơ quan hành chính trong việc GQTC nhằm phát hiện ra vi phạm

trong quá trình GQTC, các đề tài tập trung đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định về

thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc GQTC.

Bài viết "Một số vấn đề về hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo" của Lê Tiến

Đạt, Tạp chí Thanh tra, số 8 năm 2014 [28]. Trên cơ sở nghiên cứu về cơ chế bảo vệ

người tố cáo, các quy định của pháp luật bảo vệ người tố cáo, tác giả kiến nghị xây

dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh bảo vệ người tố cáo đảm bảo cơ sở pháp lý cho

Page 27: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

23

thực hiện công tác này trên thực tế.

Bài viết “Bàn về các biện pháp bảo vệ người tố cáo” của Mai Văn Duẩn đăng

trên Tạp chí Thanh tra, số 01 năm 2016 [17]. Tác giả đưa ra những hạn chế, bất cập về

biện pháp bảo vệ người tố cáo được quy định trong pháp luật cũng như qua thực tiễn

công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư tố cáo, đề xuất một cách cụ thể các hình thức

bảo vệ người tố cáo. Theo tác giả, có thể ban hành thông tư hướng dẫn quy chế bảo vệ

tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố cáo; thông tư hướng dẫn quy chế bảo vệ tình

trạng việc làm của người tố cáo; thông tư hướng dẫn bảo vệ danh tính người tố cáo….

Có thể thấy, bài viết khá cụ thể, sâu sắc về biện pháp bảo vệ người tố cáo, đây được

coi là nguồn tư liệu bổ ích cho tác giả luận án khi bàn về vấn đề bảo vệ người tố cáo.

Bài viết "Nâng cao hiệu quả công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo

hành chính ở nước ta" của Trần Văn Long đăng trên Tạp chí Thanh tra số 2, 2018

[41]. Tác giả khái quát lý luận, thực tiễn công tác giám sát GQTC hành chính ở nước

ta giai đoạn vừa qua và đặc biệt chú trọng phần giải pháp nâng cao hiệu quả công tác

này. Tác giả đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát,

về GQTC; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát.

Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu liên quan đến giải pháp bảo đảm

quyền tố cáo của công dân

Cuốn sách “Alternative to slince wishtleblower protection in 10 european

countries” - Giải pháp thay thế sự im lặng bảo vệ người tố cáo ở 10 nước châu Âu,

năm 2009 của tác giả Osterhaus, Anja và Fagan, Craig, đăng trên

www.transparency.org [122]. Tác giả đã khảo sát, đánh giá các quy định của pháp

luật, chính sách và thông lệ tố cáo ở 10 quốc gia châu Âu, nội dung tập trung vào tố

cáo và bảo vệ người tố cáo. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị, đề xuất một số giải pháp,

đặc biệt là việc xây dựng pháp luật về tố cáo, hướng tới việc bảo đảm các quyền cho

người tố cáo, đặc biệt là bảo vệ người tố cáo.

Cuốn sách “Whistleblower protection and the UN Convention against

corruption”, xuất bản năm 2013 của Tổ chức Minh bạch quốc tế [130] chỉ ra

người tố cáo là một trong những yếu tố chính để cuộc điều tra tham nhũng thành

công và để đảm bảo QTC qua việc bảo vệ người tố cáo thì đòi hỏi các quốc gia phải

Page 28: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

24

đầu tư nguồn lực đủ mạnh để thực hiện. Cuốn sách tập hợp việc khảo sát kết quả

bảo vệ người tố cáo trong các đánh giá quốc gia và các báo cáo chuyên đề được đưa

ra trong ba năm đầu tiên của quá trình xem xét Công ước Liên hợp quốc về chống

tham nhũng.

Cuốn sách “The Whistleblower’s Survival Guide – Courage Without

Martyrdom” - Hướng dẫn an toàn cho người tố cáo, lòng can đảm không cần tử vì đạo

- của Tom Devine, Giám đốc pháp lý, Dự án Trách nhiệm giải trình của Chính phủ

Hoa Kỳ (GAP) [125]. Cuốn sách nhằm chia sẻ những bài học, kinh nghiệm cho người

tố cáo qua tổng hợp việc giúp đỡ hơn 5000 người tố cáo trong thời gian 33 năm của

GAP. Tác giả đã trình bày khá chi tiết những nguy hiểm mà người tố cáo có thể phải

đối mặt để họ cân nhắc có nên tố cáo hay không, đồng thời đưa ra các giải pháp để

người tố cáo có thể dành chiến thắng.

Cuốn sách “Whistleblowing in Europe legal protections for whistleblowers in

the EU” - Tố cáo ở châu Âu bảo vệ pháp lý cho người tố cáo ở châu Âu của Tổ chức

Minh bạch quốc tế, năm 2013, đăng trên www.transparency.org [126]. Cuốn sách

xem xét các yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa thúc đẩy hay cản trở việc tố cáo và cho

phép hay ngăn cấm việc ban hành pháp luật về tố cáo ở các nước châu Âu. Tổ chức

Minh bạch quốc tế cũng đánh giá tổng thể về sự đầy đủ các luật về bảo vệ người tố

cáo của 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, qua đó xác định các giải pháp

để nâng cao hiệu quả của tố cáo, đồng thời tăng cường bảo vệ người tố cáo.

Cuốn sách “The Corporate Whistleblower’s Survival Guide - A Handbook for

Committing the Truth” - Hướng dẫn an toàn cho người tố cáo trong các doanh nghiệp

- Cẩm nang để cam kết vì sự thật, của Tom Devine and Tarek F. Massarani, NXB.

Berrett-Koehler năm 2011 [126]. Cuốn sách tổng kết cuộc đấu tranh của nhân viên

trong doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để họ có thể sử dụng trong việc tố

cáo như: cách thức tìm kiếm chứng cứ, xác định đối tượng tố cáo, lựa chọn đồng minh

và pháp luật bảo vệ, nhận diện các hành vi trả thù và che đậy vi phạm của doanh

nghiệp....

Từ việc tìm hiểu các công trình khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu

về giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân, có thể thấy các tác giả

Page 29: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

25

đặc biệt chú trọng đến vấn đề này, tuy mức độ đề cập có khác nhau trong các công

trình nghiên cứu nhưng hầu hết các tác giả đều đưa ra các nhóm giải pháp về nâng cao

nhận thức của người dân và các cơ quan có thẩm quyền về vai trò, ý nghĩa của quyền

tố cáo; giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tố cáo, giải pháp nâng cao hiệu

quả giám sát và xử lý vi phạm quyền tố cáo. Đây là những nguồn tư liệu tham khảo rất

có giá trị trong quá trình tác giả luận án nghiên cứu đề xuất tăng cường bảo đảm

quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua việc khảo cứu các công trình trong nước và nước ngoài, có thể có một số

nhận xét như sau:

Thứ nhất, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá

phong phú, đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, ở các mức độ liên quan

khác nhau. Điều này mang lại thuận lợi khi tiếp cận, nghiên cứu, so sánh, sử dụng các

phương pháp nghiên cứu và giải quyết các vấn đề của đề tài luận án.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến BĐQTC của công dân theo

pháp luật Việt Nam tập trung chủ yếu về cơ chế giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo,

hoàn thiện pháp luật tố cáo… Những nghiên cứu về bảo đảm quyền tố cáo theo pháp

luật còn rất ít, mới ở mức độ khái quát. Hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên

cứu tập trung, chuyên sâu, một cách có hệ thống về bảo đảm quyền tố cáo của công

dân theo pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu của nước ngoài về bảo đảm quyền tố cáo

theo pháp luật tập trung nhiều vào nghiên cứu thực tiễn về tố cáo tham nhũng và giải

pháp như: khuyến cáo các quốc gia xây dựng nguyên tắc pháp luật trong việc bảo vệ

người tố cáo; hướng dẫn các cách thức để người tố cáo thực hiện việc tố cáo hiệu quả,

an toàn; các giải pháp thay đổi chính sách, giải quyết trở ngại khi người dân tố cáo....

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã được tác giả luận án tiếp cận là những tư

liệu quan trọng, giúp giải quyết các nhiệm vụ mà luận án đề ra.

Page 30: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

26

1.2.2 Những vấn đề đã được nghiên cứu được luận án kế thừa, tiếp tục

phát triển

Luận án sẽ kế thừa có chọn lọc những ý tưởng khoa học đã được chứng minh

và công nhận rộng rãi, bên cạnh đó sẽ phát triển các ý tưởng này, đồng thời tìm ra

những luận cứ khoa học mới, từ đó đưa ra những luận điểm của mình về các vấn đề sau:

Trên phương diện lý luận: Nhận thức chung về quyền tố cáo và bảo đảm

quyền tố cáo ở Việt Nam hiện nay đã được các công trình nghiên cứu đề cập. Các

vấn đề về lý luận như khái niệm tố cáo, khái niệm quyền tố cáo đã được các công

trình nghiên cứu thống nhất cao. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cũng thể

hiện sự đồng thuận về việc BĐQTC của công dân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Trên phương diện thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã có sự thống nhất

về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo của

công dân; thực tiễn bảo đảm quyền tố cáo đã được phác họa tương đối rõ nét.

Về các quan điểm, giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân:

Các nghiên cứu về bảo đảm quyền tố cáo nói chung và về bảo đảm quyền tố cáo

theo pháp luật Việt Nam nói riêng đều hướng tới việc tìm kiếm các giải pháp để

tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân, đặc biệt hướng đến giải pháp hoàn

thiện hệ thống pháp luật.

1.2.3 Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án còn chưa được giải quyết

hoặc giải quyết chưa thấu đáo mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu

* Các vấn đề lý luận về BĐQTC của công dân theo pháp luật

Về chủ thể và giới hạn của quyền tố cáo: Vấn đề này chưa được nghiên cứu

thấu đáo. Việc nghiên cứu này rất quan trọng khi nó chỉ ra được một cách rõ ràng

chủ thể thực hiện quyền và chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo

đảm quyền, đây là tiền đề cho việc xác định chủ thể thực hiện quyền và được bảo

đảm quyền; chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm quyền. Đồng thời, việc xác định phạm vi

và giới hạn của QTC cũng là căn cứ để quyền tố cáo của công dân được bảo đảm.

Về khái niệm, nội dung của bảo đảm quyền tố cáo của công dân: Đây là vấn đề

hoàn toàn mới, chưa được đề cập trong bất cứ công trình khoa học nào. Việc nghiên

cứu này sẽ chỉ ra những vấn đề lý luận cơ bản để tác giả nghiên cứu các chương tiếp

Page 31: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

27

theo của luận án trong việc xác định thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện

BĐQTC theo pháp luật nước ta, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường BĐQTC.

Về vai trò của bảo đảm quyền tố cáo của công dân: Nội dung này tương đối

mới, hầu như chưa có công trình khoa học nào đề cập đến, luận án sẽ xác định và

phân tích vai trò của BĐQTC đối với cá nhân và đối với nhà nước, xã hội.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân: Các công

trình nghiên cứu đã công bố tuy có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến BĐQTC của

công dân nhưng ở mức độ hạn chế, trong khi đây là vấn đề rất quan trọng, làm tiền đề

cho việc nghiên cứu giải pháp tăng cường BĐQTC của công dân. Vì vậy, luận án sẽ

tập trung nghiên cứu cả yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện để BĐQTC của công dân.

* Về thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật BĐQTC ở

Việt Nam

Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề này nhưng ở các

nội dung cụ thể, không có sự khái quát, toàn diện. Luận án sẽ kế thừa kết quả

nghiên cứu trước đó, tiến hành phân tích một cách có hệ thống thực trạng pháp luật

và thực tiễn thực thi pháp luật về BĐQTC, qua đó đưa ra những nhận định, đánh giá

một cách xác thực, đầy đủ hơn so với các công trình nghiên cứu đã công bố về ưu

điểm, tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

* Về quan điểm, giải pháp tăng cường BĐQTC ở Việt Nam

Một số quan điểm, giải pháp đã được đề cập ở một số công trình nghiên cứu

trước đó, tuy nhiên mới dừng ở mức độ khái quát, nên luận án sẽ tiếp thu có chọn

lọc và tiếp tục nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp mang tính khả thi, cụ thể.

Tới thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,

có hệ thống về BĐQTC của công dân theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở các công

trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển các ý

tưởng khoa học để xây dựng quan điểm học thuật độc lập, với hy vọng góp phần tạo

dựng luận cứ vững chắc để tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý BĐQTC của công dân

ở nước ta.

Từ sự phân tích thực trạng tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

nêu trên, có thể thấy những khoảng trống của vấn đề nghiên cứu mà luận án cần làm

Page 32: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

28

rõ như sau:

Thứ nhất, về khái niệm và nội dung bảo đảm quyền tố cáo của công dân. Kết

quả nghiên cứu phải đưa ra được khái niệm, có căn cứ lập luận khoa học và luận

chứng thuyết phục về cấu trúc nội dung, gắn với việc triển khai đánh giá thực trạng

BĐQTC của công dân ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo

của công dân.

Thứ ba, quá trình hình thành và phát triển của QTC và việc BĐQTC của công dân

trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Thứ tư, đánh giá toàn diện, tổng thể về thực trạng BĐQTC được quy định

trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thực trạng tổ chức thực hiện BĐQTC theo pháp

luật Việt Nam hiện nay.

Thứ năm, xác định các quan điểm và giải pháp BĐQTC của công dân ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu phải bảo đảm lập luận thuyết phục hơn về các giải pháp có liên quan

đã được các công trình nghiên cứu khác đề cập và kiến nghị hệ thống giải pháp mang

tính tổng thể cho việc BĐQTC của công dân theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về BĐQTC của công dân dưới

góc độ pháp lý, các giả thuyết khoa học cần đặt ra như sau:

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam là vấn đề được

Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy quyền tố

cáo của công dân đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác ghi nhận. Tuy

vậy, những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố cáo của công dân chưa được nghiên

cứu một cách sâu sắc, toàn diện nên việc thể chế hóa các nội dung này trong hệ

thống pháp luật nước ta chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế.

Hiện nay các quy định pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo của công dân và

việc bảo đảm thực hiện trên thực tế hiệu quả chưa cao, còn nhiều bất cập, vướng

mắc, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền tố cáo trên thực tế

nhằm đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tham nhũng, bảo vệ

Page 33: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

29

lợi ích của cá nhân, tập thể và Nhà nước.

Việc tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân đang đặt ra cấp bách, là

một trong những yếu tố quyết định đến xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do

dân, vì dân, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy an ninh chính trị- xã hội. Do vậy,

cần có hệ thống các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là việc hoàn thiện pháp luật để tăng

cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở nước ta hiện nay.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tình hình nghiên cứu của đề

tài, luận án đặt ra 3 câu hỏi nghiên cứu trọng tâm như sau:

Thứ nhất, những vấn đề lý luận nào về bảo đảm quyền tố cáo của công dân

theo pháp luật Việt Nam cần phải được phân tích và giải quyết để tạo lập nền tảng

nhận thức về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam? Cơ sở lý

luận cho việc đánh giá thực trạng về bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp

luật Việt Nam hiện nay là gì?

Thứ hai, thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt

Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Việc tổ chức thực thi bảo đảm quyền tố cáo

của công dân theo pháp luật có ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân nào?

Thứ ba, những quan điểm, giải pháp nào cần đề xuất để bảo đảm quyền tố cáo

của công dân theo pháp luật Việt Nam tốt hơn hiện nay? giải pháp cụ thể về hoàn

thiện pháp luật là gì?

Kết luận Chương 1

Tố cáo và GQTC là những vấn đề được Nhà nước quan tâm ngay từ khi mới

được thành lập, coi đó là một trong những kênh thông tin giúp Nhà nước phát hiện,

phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời, thông qua việc GQTC, Nhà

nước thể hiện sự thừa nhận và coi trọng quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong

giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức.

Quyền tố cáo được coi là một trong những quyền cơ bản của công dân, được

ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1959. Các bản Hiến pháp 1980, 1992, 2013

Page 34: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

30

tiếp tục kế thừa, ghi nhận QTC của công dân theo hướng ngày càng mở rộng và tăng

cường các bảo đảm của Nhà nước và xã hội để tạo điều kiện một cách tốt nhất cho

công dân thực hiện quyền này.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu các vấn đề về QTC từ

lâu, trong đó các nội dung được tập trung nhiều nhất là cơ chế GQTC, hoàn thiện

pháp luật tố cáo. Ngoài ra, một số ít nghiên cứu đề cập đến bảo vệ người tố cáo, các

loại bảo đảm đối với QTC. Tuy vậy các nghiên cứu chưa hệ thống, toàn diện về

BĐQTC của công dân, đặc biệt là các quy định pháp luật hiện hành về BĐQTC của

công dân.

Qua việc hệ thống hóa, phân tích và đánh giá về các công trình nghiên cứu

trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, chương 1 đã xác định mục

tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực

tiễn mà các công trình nghiên cứu khác chưa giải quyết. Bên cạnh đó, chương 1 xác

định rõ cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu nhằm đạt được

mục tiêu của luận án.

Page 35: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

31

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM

QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT

2.1 Khái niệm bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật

2.1.1 Khái niệm quyền tố cáo

* Tố cáo

Tố cáo là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trong xã hội, không chỉ ở Việt

Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, vì vậy, hiện tượng này được nhiều học giả, tổ

chức trong nước và quốc tế nghiên cứu từ lâu.

Theo nghĩa thông thường, tố cáo có thể hướng tới bất kỳ hành vi vi phạm nào,

phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội [63, tr 29]

Các từ điển giải thích từ "tố cáo" như sau: theo Đại từ điển Tiếng Việt tố cáo

là vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước pháp luật hoặc trước dư luận [116, tr.1663];

hoặc theo Từ điển luật học, tố cáo là báo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm

quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân mà

gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [107, tr 784].

Các nhà nghiên cứu về luật học cho rằng, tố cáo là việc công dân phát hiện và

báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của các cơ quan

nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân đã gây thiệt hại hoặc sẽ đe dọa gây thiệt hại cho lợi

ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [115, tr.200] hoặc

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có

thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước biết về hành vi vi phạm pháp luật

(mà không phải là tội phạm) của cơ quan, tổ chức, cá nhân diễn ra trong hoạt động

quản lý hành chính nhà nước, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà

nước, quyền và lợi ích pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [60, tr.22].

Trong khi đó, Luật Tố cáo năm 2011 giải thích về "tố cáo" tại Khoản 1 Điều

2: là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức,

Page 36: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

32

cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi

ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Cũng tại Khoản 1 Điều 2, Luật Tố cáo

năm 2018 nêu: là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ

quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của

Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Như vậy, có thể thấy, tố cáo được hiểu theo hai nghĩa là tố cáo có tính pháp

lý và tố cáo không có tính pháp lý. Tố cáo có tính pháp lý được hiểu là tố cáo những

hành vi, việc làm trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người

tố cáo hoặc của người khác, tập thể, nhà nước, cộng đồng được pháp luật điều chỉnh

và bảo vệ. Tố cáo không có tính pháp lý được hiểu là tố cáo những hành vi, việc

làm trái với quy tắc đạo đức; vi phạm quy tắc, quy chế, quy định hay điều lệ của tập

thể, tổ chức (chính trị, chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp). Trong đó, tố cáo có

tính pháp lý được chia thành các dạng sau:

Một là, tố cáo hành chính, liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật thuộc

phạm vi quản lý của các cơ quan nhà nước; hướng vào các hành vi vi phạm trong

hoạt động quản lý nhà nước, diễn ra ở phạm vi rộng, phản ánh tình trạng vi phạm

pháp luật trong xã hội. Việc tố cáo và GQTC thực hiện theo các quy phạm pháp luật

hành chính. Hành vi là đối tượng của tố cáo hành chính bao gồm các hành vi vi

phạm các quy định thuộc thẩm quyền quản lý theo cấp, theo ngành, lĩnh vực của các

cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, chỉ những hành vi vi

phạm nào được nhận định chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, chưa đến mức phải

xử lý hình sự thì mới thuộc phạm vi của tố cáo hành chính.

Hai là, tố cáo tội phạm liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Tố cáo tội phạm là việc báo cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về hành vi

đã hoặc sẽ xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Tố cáo hình

sự chỉ hướng vào các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Việc xử lý, GQTC tội

phạm được quy định chặt chẽ và thực hiện theo trình tự thủ tục tố tụng hình sự.

Thực tế đời sống pháp lý hiện nay cho thấy, khi đề cập đến khái niệm tố cáo,

người ta thường nhắc đến khái niệm trong Luật Tố cáo năm 2011, tuy nhiên khái

Page 37: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

33

niệm này đã đồng nhất giữa tố cáo nói chung với tố cáo hành chính, nội dung của

khái niệm chỉ điều chỉnh đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý

hành chính. Luật Tố cáo năm 2011 điều chỉnh đối với hai loại tố cáo là tố cáo hành

vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi

phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Việc tố cáo tội phạm và tin

báo về tội phạm được chỉ dẫn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Như

vậy, mặc dù Luật Tố cáo được coi là luật gốc, điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất

về tố cáo để BĐQTC cho người dân nhưng chưa đưa ra một định nghĩa toàn diện về

tố cáo, do đó cần thiết phải có điều khoản giải thích rõ một số thuật ngữ: “Tố cáo”,

“Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”, “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hành chính”

(tố cáo hành chính), “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự” hay còn gọi là "tố

giác tội phạm"… đồng thời có những chỉ dẫn về việc áp dụng các quy định pháp

luật hoặc làm cơ sở để xây dựng cơ chế GQTC cho phù hợp với từng loại tố cáo.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tố cáo như sau: Tố cáo là

việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về bất kì hành vi của

cơ quan, tổ chức, cá nhân mà họ cho rằng hành vi ấy vi phạm pháp luật hoặc vi

phạm quy định của tổ chức, cộng đồng đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại

đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của Nhà nước, tổ chức, cá nhân để

xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

Tố cáo hành chính là một dạng tố cáo có tính pháp lý, để phân biệt với tố cáo

hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tố giác tội phạm), có thể hiểu: Tố cáo hành

chính là việc cá nhân báo cho cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền

trong cơ quan hành chính nhà nước về bất kì hành vi nào của cơ quan, tổ chức, cá

nhân mà họ cho rằng hành vi ấy vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của tổ

chức, cộng đồng đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp

pháp, uy tín, danh dự của Nhà nước, tổ chức, cá nhân để xử lý, ngăn ngừa hoặc

khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

* Quyền tố cáo

Theo từ điển tiếng Việt thì "quyền" là điều mà pháp luật hoặc xã hội công

nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi; những điều do địa vị hay chức vụ

Page 38: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

34

mà được làm [96, tr.1049]. Theo đó, có thể hiểu QTC là khả năng của một chủ thể

được thực hiện các hành vi qua nhiều hình thức khác nhau nhằm thông báo chính

thức cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một hành vi vi phạm pháp luật

[63, tr.30]. Quyền tố cáo của công dân chỉ phát sinh khi công dân biết về một hành

vi sai trái, vi phạm pháp luật của một đối tượng nào đó sắp diễn ra, đang diễn ra

hoặc đã diễn ra và thông báo, tiết lộ với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và được cơ

quan, cá nhân có thẩm quyền thụ lý, xem xét, giải quyết.

Công dân thực hiện QTC là thực hiện quyền làm chủ của mình trong việc

xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước, làm cho bộ máy nhà nước ngày càng phát

huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Hay nói cách khác, công dân

thực hiện QTC chính là tỏ rõ trách nhiệm của mình không chỉ trong việc giám sát

hoạt động quản lý của Nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong

sạch, vững mạnh mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà

nước, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi hách dịch, cửa quyền, vi

phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, QTC là quyền chính trị cơ

bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền,

lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng

thời, đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý

hành chính nhà nước, góp phần củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và công dân,

khẳng định tính chất tham gia quản lý Nhà nước của công dân.

Như vậy, quyền tố cáo của công dân được hiểu là khả năng của công dân thực

hiện các hành vi dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm thông báo chính thức cho cơ

quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp

luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín và danh dự của nhà nước, tổ

chức, hoặc của cá nhân; với mục đích để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý, ngăn

ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

Trong pháp luật hành chính thì tố cáo là quyền cơ bản của công dân, công

dân có thể thực hiện quyền này hoặc không thực hiện, nhưng trong pháp luật hình

sự thì tố cáo còn là nghĩa vụ, trong một số trường hợp nếu công dân không tố cáo

thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự với tội

Page 39: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

35

danh không tố giác tố phạm.

2.1.2 Chủ thể, giới hạn của quyền tố cáo

2.1.2.1 Chủ thể của quyền tố cáo

* Chủ thể có quyền tố cáo

Chủ thể của QTC có thể là bất kỳ ai biết được việc làm vi phạm pháp luật đều

có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp

luật. Với quan điểm mới trong Hiến pháp 2013, "mọi người có quyền khiếu nại, tố

cáo" (Khoản 1 Điều 30), theo đó chủ thể của QTC có thể hiểu là người Việt Nam,

người nước ngoài, người không quốc tịch, thậm chí cả tổ chức, đặc biệt là tổ chức

kinh tế vì các đối tượng này cũng chịu sự tác động của luật pháp Việt Nam và tác

động của các hành vi vi phạm pháp luật, trong khi đó Luật Tố cáo năm 2011 quy

định chỉ “công dân” mới có QTC và "pháp nhân" không có quyền này do nhiều quan

điểm cho rằng việc xác định chủ thể là cá nhân nhằm làm rõ trách nhiệm của người

tố cáo khi cung cấp các thông tin làm căn cứ để xử lý trách nhiệm khi tố cáo sai sự

thật. Nếu tổ chức có QTC có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp trong việc

quy định cách thức để các chủ thể này thực hiện QTC như việc xác minh thông tin

về người tố cáo, bảo vệ bí mật, xác định trách nhiệm người tố cáo trong trường hợp

tố cáo sai sự thật. Tổ chức có nhiều cơ chế để cung cấp các thông tin về hành vi vi

phạm cho các cơ quan có thẩm quyền như thông qua việc kiến nghị, phản ánh, tin

báo, tố giác hành vi vi phạm [13].

* Chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tố cáo

Thực tiễn cho thấy quyền con người, quyền công dân nói chung và QTC nói

riêng sẽ không thể được thực hiện trong thực tế nếu không được tôn trọng, bảo vệ

và bảo đảm thực hiện. Các cơ quan bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

hiện nay bao gồm: hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội gồm Đảng, Nhà

nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần

chúng…Trong đó, Nhà nước (với hệ thống bốn cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư

pháp, công tố) là chủ thể quan trọng nhất trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền tố cáo,

đóng vai trò quyết định trong việc ban hành hệ thống văn bản pháp luật; tổ chức thực

hiện các quy định đó, bảo vệ quyền con người, quyền tố cáo.

Page 40: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

36

2.1.2.2 Giới hạn của quyền tố cáo

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cho phép các

quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện trong việc hưởng thụ, thực hiện các

quyền dân sự, chính trị và quyền bị giới hạn để bảo vệ lợi ích cao hơn như an ninh

quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, giá trị đạo đức, quyền và uy tín

của người khác. Công ước cũng nêu, các quốc gia thành viên sẽ quy định rõ các

trường hợp giới hạn phạm vi thực hiện các quyền này trong pháp luật quốc gia.

Quyền tố cáo thuộc nhóm quyền chính trị của công dân, do đó việc giới hạn phạm

vi thực hiện là cần thiết và phù hợp với các văn bản quốc tế. Các trường hợp mà

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 nêu ra để giới hạn phạm

vi thực hiện các quyền này của người dân đã được pháp luật nhiều quốc gia trên thế

giới ghi nhận.

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định mang tính nguyên tắc trong việc

giới hạn quyền theo Công ước nêu trên tại Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013,

theo đó thì việc hạn chế quyền con người, quyền công dân sẽ được áp dụng trong

trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức

xã hội, sức khỏe cộng đồng và việc giới hạn quyền phải được quy định trong luật.

Đồng thời, tại Khoản 5, Điều 15 cũng quy định người dân thực hiện quyền con người,

quyền công dân nhưng không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi

ích hợp pháp của người khác. Đối với quyền tố cáo của công dân, thực tiễn xây dựng

và hoàn thiện pháp luật tố cáo của nước ta qua nhiều giai đoạn đều quy định những

hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm hành vi của người tố cáo, người bị tố cáo,

người GQTC và hành vi của các cá nhân khác. Thực chất việc quy định các hành vi

bị cấm của người tố cáo chính là hình thức giới hạn quyền tố cáo, điều đó để giới hạn

người dân khi thực hiện quyền tố cáo của mình thì không làm ảnh hưởng, không xâm

phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và các cá nhân khác.

Pháp luật nhiều nước trên thế giới đã cụ thể hóa việc giới hạn quyền tố cáo

bằng các cách thức khác nhau, ở một số nước, người lao động có thể bị cấm tố cáo

theo các yêu cầu bảo mật thông tin, đặc biệt là những thông tin liên quan đến an

ninh quốc gia. Bộ luật Dịch vụ công cộng Australia yêu cầu công chức không tiết lộ

Page 41: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

37

bất kỳ thông tin mật nào vì nó có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Nếu sai phạm, họ sẽ bị bãi nhiệm và chấm dứt việc làm tại tổ chức đó [141]. Luật

của Mỹ công nhận vị trí đặc biệt của các quan chức công trong các nhiệm vụ nhạy

cảm theo một điều khoản trong Đạo luật bảo vệ người tố cáo [142]. Điều khoản này

quy định nếu người tố cáo tiết lộ mà được yêu cầu giữ bí mật về lợi ích quốc phòng

hay hoạt động ngoại vụ thì việc tiết lộ sẽ không được bảo vệ trừ khi điều đó được

thực hiện đối với cơ quan Tổng thanh tra của họ [143].

Qua việc so sánh quy định pháp luật của Việt Nam với một số quốc gia trên

thế giới về việc giới hạn quyền tố cáo, có thể thấy hiện nay ở nước ta việc giới hạn

phạm vi các quyền con người nói chung mới được ghi nhận trong Hiến pháp, việc

giới hạn QTC chưa được quy định cụ thể trong Luật Tố cáo, chưa có chế tài rõ ràng

và nghiêm khắc trong việc xử lý những người vi phạm quyền tố cáo nhất là người

lợi dụng tố cáo để hạ thấp uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác, do đó đơn

thư tố cáo tràn lan diễn ra vào các dịp đại hội Đảng, bầu cử, bổ nhiệm, luân chuyển

cán bộ...

Rõ ràng, việc quy định giới hạn QTC là cần thiết nhưng chỉ nên phạm vi những

vấn đề nghiêm trọng và để bảo vệ những lợi ích thực sự chính đáng. Nhà nước bảo

đảm để người dân thực hiện QTC nhưng lên án và nghiêm cấm việc lợi dụng QTC.

Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với người tố cáo trong việc cần phải biết những

thông tin bị cấm, những thông tin được phép tiết lộ, nếu không rất dễ dẫn đến phải

gánh chịu trách nhiệm hình sự.

2.1.3 Khái niệm, vai trò, đặc điểm của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo

pháp luật

2.1.3.1 Khái niệm của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật

"Bảo đảm" trong tiếng Việt được hiểu là “làm cho chắc chắn thực hiện được,

giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” [108, tr.38]. Bảo đảm quyền con

người là một quá trình, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như kinh tế, chính

trị, văn hóa, pháp luật... trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng

đầu. Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật với các điều kiện nói trên ở

chỗ, chỉ thông qua pháp luật thì các điều kiện đó mới trở thành giá trị xã hội ổn định,

Page 42: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

38

được hiện thực hóa trên quy mô toàn xã hội và các điều kiện kinh tế, chính trị, văn

hóa .... mới phát huy được. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật

trong bảo vệ quyền con người thì phải thể chế hóa quyền con người thành các quy

định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có các cơ chế bảo đảm cho các quy định

đó được thực hiện trong thực tế. Chỉ khi được quy định trong pháp luật thì các

quyền tự nhiên vốn có của con người mới trở thành quyền thực sự, quyền pháp định

và lúc đó mới được xã hội thừa nhận, phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn

trọng, bảo vệ và có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao

nhất của Nhà nước[112, tr 123,125,127].

Cũng như quyền con người, quyền tố cáo là giá trị xã hội đã được thừa nhận,

được thể chế hóa trong pháp luật của nhiều quốc gia và các văn bản quốc tế, được

các quốc gia cam kết bảo đảm để người dân thực hiện quyền này trên thực tế. Do

các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau nên việc thực hiện quyền

tố cáo của công dân có sự khác biệt giữa các quốc gia. Thậm chí ngay trong một

quốc gia, giữa các vùng miền cũng có khoảng cách nhất định giữa việc bảo đảm

thực hiện trên thực tế so với quyền được ghi nhận trong pháp luật. Thực tiễn cho

thấy việc BĐQTC của công dân không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của công

dân mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố pháp luật có vị trí,

vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Để mọi người dân được hưởng thụ đầy đủ

quyền con người nói chung, quyền tố cáo nói riêng thì cần có hệ thống cơ chế bảo

đảm quyền tố cáo và chỉ có Nhà nước mới có thể xây dựng được hệ thống cơ chế

này. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 tại Điều 13 đưa

ra trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc xây dựng các biện pháp thích

hợp bảo đảm cho người dân biết đến các cơ quan chống tham nhũng và phải cho

phép họ tiếp cận để có thể thông báo về các hành vi tham nhũng.

Quyền tố cáo được thể chế trong hệ thống pháp luật bao gồm các quyền và

nghĩa vụ cụ thể của công dân khi tham gia hoạt động tố cáo; những quy định về tổ

chức và hoạt động của bộ máy nhà nước liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của

cơ quan, đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo và

của cơ quan, tổ chức có liên quan; quy định về xây dựng hệ thống các thủ tục về

Page 43: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

39

tiếp nhận, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo, xử lý hành vi vi phạm quyền tố

cáo, kể cả thủ tục hình sự; quy định về kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền tố

cáo; các quy định về hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền tố

cáo; quy định về bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người tố cáo; quy định nguồn tài

chính, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác liên quan đến tố cáo; cụ thể hóa các công

ước quốc tế liên quan đến quyền tố cáo mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê

chuẩn nhằm bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền.... Tuy nhiên, nếu quyền tố cáo chỉ

được quy định trong hệ thống pháp luật mà không có cơ chế bảo đảm thực hiện các

quy định đó thì người dân khó có thể thực hiện quyền trên thực tế. Do đó, Nhà nước

cần có các biện pháp, cách thức bảo đảm để người dân thực hiện quyền tố cáo, trước

hết đó là việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật; hướng dẫn thực

hiện pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, cán bộ, công chức,

hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó cần huy động sức

mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng

cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy nhà nước, phải bảo

đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân

trong hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Thực tế ở nước ta thời gian

qua cho thấy, quyền tố cáo là quyền nhạy cảm, việc thực hiện quyền tố cáo của công

dân có những diễn biến phức tạp nên bảo đảm thực hiện nó không chỉ dừng lại ở

việc ghi nhận quyền tố cáo mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được các

cấp và mọi công dân tham gia.

Như vậy, quyền tố cáo sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu không được

quy định trong hệ thống pháp luật, pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã

hội của QTC, là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ QTC,

tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của

mình. Đồng thời, pháp luật phải quy định cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tố cáo

trong hệ thống pháp luật. Khi đó tất yếu đặt ra nghĩa vụ, trách nhiệm phải được mọi

chủ thể tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo thực hiện, có như vậy người dân mới có thể

được hưởng thụ quyền của mình trên thực tế.

Từ phân tích ở trên, có thể hiểu bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo

Page 44: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

40

pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền tố cáo, các biện pháp, cách thức để

công dân thực hiện quyền tố cáo trong hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện trên

thực tế các biện pháp, cách thức đó để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách

an toàn, thuận tiện và hiệu quả.

2.1.3.2 Vai trò của bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Tố cáo thể hiện quyền tự do ngôn luận và tính dân chủ của một nhà nước,

đồng thời phát huy ý thức trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội

trước những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy mà BĐQTC của công dân có

vai trò quan trọng đối với cả cá nhân và Nhà nước.

Thứ nhất, bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần bảo đảm và phát huy

quyền làm chủ của nhân dân; giúp mọi cá nhân trong xã hội bảo vệ được quyền, lợi

ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.

Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội

chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bảo đảm dân chủ

là yêu cầu cấp thiết phải được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội nước ta. Cần có những biện pháp bảo đảm có hiệu quả để

nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan

đến lợi ích hợp pháp cũng như đời sống hằng ngày của người dân. Tăng cường công

tác thể chế hoá và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và

dân chủ đại diện của người dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm,

bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo tinh thần của Hiến pháp

năm 2013. Thể chế hóa quan điểm Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhiều văn

bản pháp luật đã quy định những quyền năng cụ thể của nhân dân, trong đó có QTC.

Nhân dân với tư cách là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, thực hiện quyền

lực Nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra, giám sát hoạt động của

các cơ quan Nhà nước hoặc trực tiếp trình bày các yêu cầu, kiến nghị của mình đối

với các cơ quan Nhà nước.

Quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân có thể bị xâm phạm bởi nhiều chủ thể

khác nhau trong xã hội, có thể là cơ quan nhà nước, là cán bộ, công chức, viên chức

trong bộ máy nhà nước. Trước những hành động xâm phạm đó, cá nhân công dân có

Page 45: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

41

thể dùng QTC để báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết và GQTC để bảo

vệ quyền lợi cho họ, đồng thời trừng phạt người bị tố cáo. Bên cạnh QTC, người

dân còn có quyền phản ánh, kiến nghị, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc dùng

QTC có ý nghĩa hơn, mang tính bắt buộc các cơ quan nhà nước phải giải quyết để

bảo vệ quyền lợi người dân. Việc Nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội

BĐQTC của người dân là giúp cho việc thực hiện QTC của người dân được thực

hiện trên thực tế, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Thứ hai, bảo đảm quyền tố cáo của công dân nhằm tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã

hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cán bộ, công chức,

viên chức nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một

cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Cần tăng cường pháp chế XHCN, Nhà

nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và sự nghiêm minh

của pháp luật. Đồng thời cần coi trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao đạo

đức của cán bộ, công chức, viên chức. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 8

Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và

pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập

trung dân chủ”.

Hành vi tố cáo thể hiện đầy đủ, rõ ràng ý thức cũng như trách nhiệm của

công dân trước các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong xã hội. Vì vậy, thông

qua việc thực hiện QTC và việc GQTC, lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích

hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân đã bị xâm hại sẽ được bảo vệ. Do đó, QTC

của công dân cần được bảo đảm, trong đó bảo đảm bằng pháp luật là quan trọng

hàng đầu. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được quy định bởi

pháp luật và thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng pháp luật. Mọi cán bộ,

công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi

thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình trong hoạt động công vụ. Thực hiện tốt

nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là cơ sở bảo đảm cho sự hoạt động bình

thường của bộ máy Nhà nước, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, phát huy được hiệu lực

Page 46: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

42

quản lý của Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.

Thứ ba, bảo đảm quyền tố cáo của công dân là công cụ hữu hiệu trong cuộc

chiến chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác.

Ở nhiều nước trên thế giới, tố cáo ngày càng được thừa nhận như một trong

những công cụ hữu hiệu nhất trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

nói riêng và đấu tranh chống lại các biểu hiện sai trái, vi phạm pháp luật nói chung.

So với các công cụ khác như giám sát, thanh tra, kiểm tra thì tố cáo là công cụ hiệu

quả và ít tốn kém trong việc phát hiện, xử lý các tiêu cực xảy ra trong hoạt động

quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để củng cố và phát huy hiệu quả của công cụ này,

Nhà nước phải đặc biệt quan tâm BĐQTC của công dân, để công dân dễ dàng,

thuận tiện và an toàn khi cung cấp thông tin cho Nhà nước, đặc biệt là các thông tin

liên quan đến hành vi tham nhũng. Khi đó, Nhà nước mới có thể thu thập được

những thông tin phản ánh độ chính xác cao của các biểu hiện sai trái để từ đó sàng

lọc, nắm bắt điều tra vụ việc.

Thứ tư, bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tăng cường tính

công khai, minh bạch, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân về mặt pháp lý giúp hình thành hệ thống

các nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong

việc tiếp nhận, GQTC, bảo vệ người tố cáo, xử lý hành vi vi phạm pháp luật tố cáo...

qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; làm tăng

tính trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Đồng thời, khi QTC được pháp luật bảo đảm thực hiện sẽ phát huy quyền và nghĩa

vụ của công dân; người dân nhận thức và thực hiện quyền làm chủ của mình trong

việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, qua đó

góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước;

xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp

phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật hoặc

quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng của một bộ phận cán bộ,

công chức trong hoạt động thực thi công vụ.

Page 47: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

43

2.1.3.3 Đặc điểm của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật

Thứ nhất, bảo đảm quyền tố cáo của công dân vừa là trách nhiệm của Nhà

nước, vừa là trách nhiệm của xã hội

Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của công dân được thể

hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ mang tính chính trị hay thể hiện đạo

lý. QTC biểu hiện mối quan hệ pháp lý giữa công dân và Nhà nước nên được bảo

đảm trước hết bằng việc thực hiện nghĩa vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức

nhà nước. Nhà nước có ưu thế và vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt

động của mọi chủ thể trong xã hội, vì vậy BĐQTC là trách nhiệm của Nhà nước.

Như vậy, BĐQTC của công dân được thể hiện qua các quy định pháp luật do Nhà

nước ban hành và Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, cụ thể:

Trong xây dựng pháp luật, Nhà nước ban hành pháp luật cụ thể hóa QTC để

tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; phổ biến, tuyên truyền,

giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật,

văn hóa pháp lý của các chủ thể trong xã hội.

Trong tổ chức thực hiện pháp luật, Nhà nước BĐQTC thông qua việc tổ chức

giúp đỡ, hỗ trợ công dân thực hiện quyền.

Trong bảo vệ quyền, Nhà nước ngăn chặn những hành vi xâm hại QTC của

công dân và xử lý nghiêm minh những chủ thể vi phạm; tạo ra phương thức, công

cụ để công dân bảo vệ các quyền của mình khi quyền bị xâm hại. Bảo vệ QTC trước

là bảo vệ người tố cáo và xử lý vi phạm QTC từ phía Nhà nước sao cho mọi hành vi

cản trở hay hạn chế quyền đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trên bình diện quốc tế, trong xu thế hội nhập, trách nhiệm bảo đảm quyền

con người nói chung và quyền chính trị - dân sự nói riêng, trong đó có QTC còn là

trách nhiệm của mỗi quốc gia cụ thể trong hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các

thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyền tự do của cá nhân công dân. Tuy bảo đảm

thực hiện quyền công dân là vấn đề quốc gia, không thể áp đặt từ bên ngoài song

mỗi Nhà nước phải cam kết, thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế trong

lĩnh vực này phù hợp với điều kiện thực tế về truyền thống lịch sử, trình độ kinh tế,

chế độ chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán… của

Page 48: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

44

quốc gia và khu vực.

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung và QTC nói riêng đòi

hỏi nhận thức của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội về nghĩa vụ tôn trọng

quyền, không vi phạm quyền của công dân, hỗ trợ công dân thực hiện quyền. Theo

nghĩa này, BĐQTC là trách nhiệm của cả xã hội. Quyền tố cáo được bảo đảm khi

hoàn thiện mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước, song bảo đảm quyền không chỉ

đòi hỏi sự phối hợp giữa cá nhân và Nhà nước mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ

phía cộng đồng xã hội như từ các cá nhân khác, các tổ chức, đoàn thể hay truyền

thông. Nếu như BĐQTC từ định chế nhà nước là thể hiện trách nhiệm của các thiết

chế chính trị, thì BĐQTC của công dân từ cộng đồng, từ các định chế xã hội là thể

hiện trách nhiệm của xã hội. Cộng đồng xã hội có vai trò, tác động quan trọng đến

bảo đảm quyền con người, quyền công dân, QTC ở cả khía cạnh tích cực và tiêu

cực, do đó cần thống nhất giữa tự do cá nhân với tự do cộng đồng và vấn đề cung

ứng dịch vụ công.

Thứ hai, bảo đảm quyền tố cáo của công dân được thực hiện trên cơ sở coi

trọng sự đề nghị của người tố cáo

Với bất kỳ quyền con người nào, việc nhận thức về quyền và nội dung của

quyền chính là yếu tố đầu tiên bảo đảm khả năng thụ hưởng quyền của người dân,

chỉ khi các cá nhân nhận thức được sự tồn tại của quyền thì họ mới có thể biết được

rằng mình có hay không có nhu cầu sử dụng đến quyền này. Ngoài ra, trong quá

trình thụ hưởng quyền, khi gặp phải những trở ngại, xâm phạm từ các chủ thể khác,

người dân cũng cần phải có ý thức bảo vệ quyền, đó chính là hiểu biết của người

dân trong việc nhận biết và thực hiện các cách thức bảo vệ quyền của mình khi bị

xâm phạm.

Với tất cả các quyền cơ bản của con người, cá nhân thực hiện hành vi theo ý

chí, lựa chọn và nhận thức của mình. Hành vi của cá nhân con người tự do luôn

luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ, phụ thuộc vào năng lực chủ thể và ý thức

pháp luật của mỗi công dân. Cho dù quyền tự do của công dân được Nhà nước ghi

nhận và có cơ chế bảo đảm tốt, song nếu mỗi công dân không nhận thức về quyền

của mình thì quyền của công dân cũng không được thực hiện trên thực tế. Quyền tố

Page 49: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

45

cáo là quyền cơ bản của công dân, công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện

quyền này nếu họ không muốn hoặc không cần. Để bảo đảm quyền tố cáo của công

dân, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải quy định cụ thể những quyền mà người tố cáo có

được, trước hết là quyền được tố cáo, quyền được bảo vệ khi tố cáo, quyền được biết

kết luận giải quyết những tố cáo của họ, thậm chí còn là quyền nhận sự khen thưởng

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những đóng góp trong tố cáo của họ ....

Việc coi trọng sự đề nghị của người tố cáo trước hết là để khuyến khích họ tố

cáo những vi phạm của cá nhân, tổ chức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết,

bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá nhân, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực

quản lý nhà nước; tiếp đó là để bảo vệ người tố cáo trước những đe dọa, trả thù của

người bị tố cáo và các đối tượng có liên quan.

Thứ ba, mục đích của bảo đảm quyền tố cáo của công dân không chỉ vì sự

an toàn cho người tố cáo và thân nhân của họ mà còn vì lợi ích của nhà nước, của

xã hội

Tố cáo được thực hiện ngay cả khi hành vi bị tố cáo không xâm hại đến

quyền lợi trực tiếp của người tố cáo, mà xâm hại lợi ích Nhà nước, xã hội. Đặc biệt

với những hành vi tham nhũng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, ảnh

hưởng đến uy tín của bộ máy nhà nước. Trong thời gian qua, nhiều vụ án tham

nhũng lớn, nhiều hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua tố cáo của

nhân dân, đã được xử lý nghiêm minh, thu hồi nhiều tài sản cho Nhà nước. Đồng

thời, qua đó Nhà nước cũng thấy được những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính

sách và pháp luật để kịp thời chấn chỉnh.

Người bị tố cáo, nhất là người bị tố cáo tham nhũng thường là những cán bộ

có chức vụ, quyền hạn, do đó khi bị tố cáo thường trả thù người tố cáo và người

thân thích của người tố cáo, với các hình thức, tính chất khác nhau và ngày càng

tinh vi như xâm hại sức khỏe, danh dự, tài sản, vị trí việc làm, có thể tiến hành trực

tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, BĐQTC của công dân không chỉ vì sự an toàn cho người

tố cáo và thân nhân của họ mà còn vì lợi ích của nhà nước, của xã hội.

Page 50: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

46

2.2 Nội dung bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật

2.2.1 Ghi nhận quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân trong

Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác

Quyền tố cáo của công dân chỉ có thể trở thành hiện thực khi được ghi nhận

và bảo đảm thực hiện bằng Hiến pháp và các văn bản pháp luật.

* Ghi nhận quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân trong Hiến pháp

Trước hết, quyền tố cáo cần được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy thực

hiện bằng cơ chế hiến pháp, đó là việc ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp về

quyền tố cáo của công dân, cũng như xác lập các thiết chế, các điều kiện để bảo đảm,

bảo vệ quyền này trong Hiến pháp. Việc ghi nhận QTC của công dân trong Hiến pháp

sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình, là phương tiện để

bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công

dân, lợi ích của Nhà nước và lợi ích xã hội. Cùng với việc ghi nhận QTC, Hiến pháp

còn phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bảo vệ và bảo đảm thực

hiện QTC thông qua việc quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế vận hành,

trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước.

Thường thì Hiến pháp của các nước đều đề cập đến các nội dung liên quan

đến quyền tố cáo như sau: (1) người dân có quyền tố cáo; (2) Nhà nước bảo vệ

người dân khi thực hiện quyền này, các hành vi trả thù người tố cáo sẽ bị trừng trị;

(3) Người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật của công chức nhà nước sẽ được

bồi thường.

Các quy định về QTC của công dân được ghi nhận trong các bản hiến pháp là

sự bảo đảm pháp lý cao nhất về quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực

chính trị, gắn liền với lịch sử lập hiến và pháp luật của quốc gia [21]. Quyền tố cáo

được Hiến pháp ghi nhận là một trong những chế định cơ bản về quyền con người,

là sự thể hiện trên thực tế địa vị pháp lý của công dân trong một nhà nước dân chủ.

Với ý nghĩa chính trị, pháp lý quan trọng, QTC được Hiến pháp ghi nhận là phương

thức tạo ra quyền năng pháp lý dự phòng để bảo vệ, chống lại bất kỳ một vi phạm

nào xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Page 51: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

47

* Ghi nhận quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo trong các văn bản pháp

luật khác

Các quy định về BĐQTC của công dân được quy định trong nhiều luật và

các văn bản cụ thể hóa các luật đó, nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về quyền của người tố cáo như: Gửi đơn hoặc trực tiếp tố

cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; được

giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được yêu cầu cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý GQTC, thông báo

chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả

GQTC; được tố cáo tiếp; được rút tố cáo; được yêu cầu bảo vệ; được khen thưởng.

Thứ hai, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá

nhân trong việc tiếp nhận, GQTC, quản lý công tác GQTC, giám sát thi hành pháp

luật về tố cáo và GQTC; trình tự, thủ tục GQTC; bảo vệ người tố cáo; khen thưởng

và xử lý vi phạm về QTC.

Hiện nay trên thế giới, tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của người dân đã

được đa số các quốc gia quy định trong hệ thống pháp luật nhưng không xây

dựng thành một đạo luật riêng mà thường phân tán ở các văn bản pháp luật

chuyên ngành như tố cáo về đạo đức công vụ được quy định tại pháp luật về công

chức, công vụ; tố cáo về tham nhũng được quy định trong pháp luật về phòng,

chống tham nhũng. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công của Hàn

Quốc [138]; Luật bảo vệ người tố cáo của Nhật Bản [139], Luật Bảo vệ người tố

cáo của Rumani [140], Bộ luật Dịch vụ công Australia [141], Luật chống tham

nhũng của Pháp, Đạo luật Bảo vệ người tố cáo của Mỹ [142], Luật Bảo vệ công

chức tố cáo của Canada [146], ....

Như vậy, việc BĐQTC của công dân thông qua việc ghi nhận quyền, quy

định về quyền và các biện pháp bảo đảm, bảo vệ khi người dân thực hiện QTC được

dựa trên nguyên tắc khuyến khích và tạo điều kiện để công dân thực hiện một cách đầy

đủ và đúng đắn góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

Page 52: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

48

2.2.2 Thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo đảm quyền tố

cáo của công dân

Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của

các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy nhà nước. Thẩm quyền được pháp luật ghi nhận

thành các quy định về quyền và nghĩa vụ chung và những quyền hạn, nghĩa vụ cụ

thể của các cơ quan, tổ chức. Thẩm quyền là cơ sở pháp lý để các chủ thể quản lý

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trách nhiệm là phần việc được giao cho

hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải

gánh chịu phần hậu quả [114, tr.56]. Trách nhiệm trong quản lý nhà nước luôn gắn

với sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật quy định các chủ thể

có các quyền và nghĩa vụ nhất định, nếu các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện

không nghiêm túc các quy định pháp luật khi tham gia vào quan hệ xã hội cụ thể sẽ

phải chịu hậu quả pháp lý. Do vậy, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm là mang

tính khách quan của quản lý nhà nước.

Trong bảo đảm quyền tố cáo của công dân, việc quy định thẩm quyền, trách

nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải rõ ràng, bao gồm:

Xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong GQTC và trách nhiệm

của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác GQTC. Việc quy định thẩm

quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong GQTC không chỉ giúp

phân định quyền năng cho các cơ quan này trong việc GQTC, tránh chồng chéo; mà

còn giúp người dân biết được cơ quan GQTC của mình để gửi đơn, theo dõi quá

trình giải quyết. Theo đó, các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền GQTC phải

tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục GQTC, đồng thời người tố cáo giám sát quá

trình giải quyết đơn thư của mình. Bên cạnh đó, việc quy định có tính nguyên tắc

trong xác định thẩm quyền GQTC là rất cần thiết do pháp luật tố cáo liên quan đến

nhiều lĩnh vực quản lý, được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thực hiện tốt công tác GQTC cũng

là một trong các yếu tố góp phần BĐQTC của công dân.

Quy định về thẩm quyền giám sát việc thi hành pháp luật về BĐQTC của

công dân giúp cho các quy định này được thực hiện nghiêm túc. Để việc giám sát

Page 53: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

49

được khách quan, pháp luật quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền giám sát, bao

gồm các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội; các cơ quan,

đại biểu dân cử; ngoài ra còn có giám sát của các cơ quan thuộc đảng cầm quyền.

Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố, các văn

bản pháp luật quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan

trong việc bảo vệ người tố cáo. Việc quy định này giúp cho các cơ quan có thẩm

quyền biết được nhiệm vụ của mình để có phương án, biện pháp, nhân sự trong việc

bảo vệ người tố cáo; đồng thời người tố cáo biết được ai là người bảo vệ mình để

khi cần có thể liên hệ.

Quyền tố cáo của công dân phản ánh bản chất dân chủ trong việc thực hiện

quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền tố cáo của công dân thể hiện trách nhiệm của

Nhà nước trong mối quan hệ với công dân ở hai khía cạnh là bảo đảm thực hiện và

bảo đảm bảo vệ. Bảo đảm thực hiện có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, đó là Nhà

nước tạo ra các điều kiện, phương tiện cần thiết để công dân thực hiện QTC trên thực

tế. Bảo đảm bảo vệ là việc Nhà nước GQTC, xử lý các hành vi vi phạm trong quá

trình bảo đảm thực hiện QTC của công dân. Bảo đảm thực hiện và bảo đảm bảo vệ có

mối quan hệ, tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, khó có thể phân biệt

được bảo đảm bảo vệ và bảo đảm thực hiện bởi lẽ ngay trong việc tạo điều kiện để

công dân thực hiện QTC thì đã bao hàm cả mục đích bảo vệ quyền này [42, tr 43].

2.2.3 Thủ tục bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân đòi hỏi Nhà nước phải thiết lập các thủ

tục pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền này. Các thủ tục trong BĐQTC phải công

khai, minh bạch, đơn giản để thuận lợi cho thực hiện và giám sát thi hành, bao gồm

những thủ tục GQTC và thủ tục bảo vệ người tố cáo.

Thứ nhất, thủ tục giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo là một trong những yếu

tố quan trọng góp phần BĐQTC của công dân, là việc kiểm tra, xác minh, kết luận về

tính hợp pháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành

chính nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và đặc điểm của hành vi bị tố cáo và đối

tượng bị tố cáo mà pháp luật quy định thẩm quyền GQTC. Thủ tục pháp lý trong

Page 54: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

50

GQTC xác định nội dung công việc và trình tự thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền

giải quyết vụ việc. Đây cũng là cơ sở cho công dân thực hiện quyền chủ thể của

mình đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan trong quá trình giải quyết. Quy

định về thủ tục GQTC là thủ tục hành chính được thực hiện trong các cơ quan hành

chính Nhà nước. Tuy nhiên, đây là một loại thủ tục hành chính đặc biệt, bởi vì, khi

tiến hành giải quyết một vụ, việc, thì kết quả cuối cùng là cơ quan có thẩm quyền

phải kết luận về tính chất đúng hay sai của tố cáo trong quan hệ với việc làm của

các cơ quan có vụ, việc hoặc là quá trình giải quyết trước đó. Do vậy, đây cũng là

quá trình xem xét một cách gián tiếp hoặc trực tiếp về thực hiện các thủ tục hành

chính liên quan đến các quyết định, các hành vi là đối tượng của tố cáo.

Các quy định về thủ tục GQTC bao gồm: (1) quy định về việc tiếp nhận, xử

lý đơn thư tố cáo, trong đó có quy định về tổ chức tiếp công dân và xử lý đơn thư;

quy định điều kiện để đơn thư được thụ lý giải quyết, quy định này cũng đặt ra

những yêu cầu từ phía công dân khi thực hiện QTC trước cơ quan nhà nước có thẩm

quyền và (2) quy định về thứ tự các bước giải quyết và nội dung công việc của từng

bước trong quá trình GQTC. Giải quyết tố cáo theo thủ tục hành chính có thể được

thực hiện bởi nhiều cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, trong quá trình giải quyết đều phải

thực hiện những công việc có tính thứ tự, tương ứng với từng bước giải quyết.

Thứ hai, thủ tục bảo vệ người tố cáo. Thủ tục bảo vệ người tố cáo được quy

định trong các văn bản pháp luật bao gồm trình tự, các bước tiến hành để bảo vệ

người tố cáo, người thân thích của người tố cáo về bí mật thông tin, tính mạng, sức

khỏe, tài sản, uy tín, danh dự và các quyền nhân thân khác. Đồng thời, để đảm bảo

QTC của công dân, cũng đòi hỏi phải có quy định pháp luật về bảo vệ vị trí công

tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công

chức, viên chức.

2.2.4 Quy định và thực hiện các quy định về các nguồn lực bảo đảm quyền

tố cáo của công dân

Các nguồn lực BĐQTC của công dân bao gồm đội ngũ cán bộ công chức và

cơ sở vật chất mà Nhà nước xây dựng để tạo điều kiện cho công dân thực hiện có

hiệu quả QTC của mình.

Page 55: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

51

Đội ngũ cán bộ, công chức có liên quan đến bảo đảm quyền tố cáo của công

dân khá phong phú, bao gồm những cán bộ, công chức có thẩm quyền trong việc

tiếp nhận đơn thư tố cáo, giải quyết tố cáo, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo... Để

việc GQTC được khách quan, công tâm, đúng pháp luật, đòi hỏi cán bộ, công chức

làm công tác này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ chuyên

môn, trách nhiệm để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các tiêu chuẩn đó phải được

pháp luật quy định để chính thức hóa và mang tính bắt buộc thực hiện.

Các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần

thiết khác để phục vụ việc GQTC, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo được quy định

cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nếu như các điều kiện về cơ sở vật chất như: trụ

sở tiếp công dân, hệ thống máy tính kết nối mạng, phần mềm theo dõi xử lý đơn thư,

nguồn ngân sách cho bảo vệ, khen thưởng người tố cáo.... được đáp ứng đầy đủ thì

sẽ tạo thuận lợi cho công tác giải quyết tố cáo, đồng thời khuyến khích người dân

thực hiện quyền tố cáo

2.2.5 Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân

và xử lý vi phạm quyền tố cáo

Quyền tố cáo được bảo đảm thực hiện khi có cơ chế để bảo đảm thực thi.

Quy định pháp luật về cơ chế bảo đảm thực thi QTC bao gồm các cách thức để

QTC được bảo đảm thực hiện trên thực tế như giám sát, thanh tra, kiểm tra việc

BĐQTC và xử lý hành vi vi phạm quyền tố cáo.

2.2.5.1 Giám sát bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Các quy định về giám sát giúp cho các quy định của pháp luật tố cáo được

thực hiện nghiêm chỉnh. Hoạt động GQTC của cơ quan hành chính là hoạt động

thực hiện quyền lực nhà nước, do có tầm quan trọng đặc biệt trong BĐQTC của

công dân nên nó phải được giám sát chặt chẽ bởi những thiết chế chính trị - xã hội

khác nhau. Giám sát là điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc củng cố kỷ luật, kỷ

cương, pháp chế và trật tự xã hội. Khác với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát

không có mục đích phát hiện và xử lý các vi phạm mà là đưa ra các khuyến cáo,

cảnh báo, góp phần cải thiện trạng thái và hoạt động của cơ quan nhà nước. Hoạt

động giám sát trong BĐQTC của công dân cũng nhằm mục đích khuyến cáo, cảnh

Page 56: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

52

báo đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để QTC của công dân được thực

thi trên thực tế. Hiện nay ở một số nước trên thế giới áp dụng nhiều phương thức

giám sát việc thực hiện pháp luật về tố cáo nhưng chủ yếu gồm ba phương thức là:

giám sát chính trị, giám sát nhà nước và giám sát của xã hội. Trong đó giám sát

chính trị là hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng cầm quyền. Giám sát nhà nước là

hoạt động giám sát được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, mang tính chất thực

thi quyền lực nhà nước. Do đó, quyền giám sát là một dạng quyền lực nhà nước đặc

biệt. Một mặt nó nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước được thực hiện theo pháp luật,

mặt khác nó tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện quyền lực. Chính vì vậy, hoạt

động giám sát nhà nước luôn được pháp luật quy định rất chặt chẽ và thông thường

được ghi nhận trong Hiến pháp, quy định rõ những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt

động của bộ máy nhà nước. Chủ thể có chức năng giám sát nhà nước rất đa dạng, có

thể là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó đặc biệt quan trọng là giám

sát của cơ quan quyền lực nhà nước và giám sát của các cơ quan hành chính cấp

trên thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm công vụ của cơ quan hành

chính cấp dưới. Giám sát của xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về tố cáo là

hoạt động giám sát không mang tính chất thực thi quyền lực nhà nước. Về bản chất,

giám sát của xã hội là một phần trong cơ chế xã hội bảo đảm thực hiện quyền con

người, quyền công dân. Cơ chế này rất đa dạng, phong phú, phụ thuộc vào điều kiện

kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, truyền thống của mỗi nước… được thực hiện

thông qua nhiều hình thức khác nhau để tham gia vào hoạt động bảo đảm, bảo vệ

quyền con người [109, tr.13].

2.2.5.2 Kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Trong công tác quản lý hay quản lý nhà nước thì không thể thiếu được hoạt

động thanh tra, kiểm tra. Nếu không có thanh tra, kiểm tra thì người quản lý không

nắm được kết quả triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật do các cơ

quan cấp trên ban hành với cơ quan cấp dưới và với đối tượng quản lý; cũng như

không xác định được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính

sách. Cũng như vậy, việc kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong việc thực hiện pháp

luật tố cáo sẽ trả lời cho các câu hỏi: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền GQTC đã

Page 57: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

53

tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh hay chưa, còn những tồn tại, thiếu sót gì,

nguyên nhân ở đâu, trách nhiệm thuộc về cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, nguyên

nhân do khách quan hay chủ quan, do cơ chế chính sách pháp luật hay do chỉ đạo

điều hành.... trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hợp lý nhằm xử lý các hành vi

sai phạm, khắc phục tồn tại, yếu kém; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế những

văn bản, các quy định không còn phù hợp.

Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong BĐQTC là việc xem xét, đánh giá, kết

luận việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận

đơn thư tố cáo; GQTC; bảo vệ người tố cáo, từ đó có các kiến nghị xử lý, khắc

phục, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động BĐQTC.

2.2.5.3 Xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của chủ thể có năng lực trách

nhiệm pháp lý, xâm hại đến những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, là cơ sở để

xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể đó. Tương ứng với các hành vi vi phạm

pháp luật, Nhà nước đặt ra trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể khi vi phạm

các quan hệ xã hội đó. Hiện nay, pháp luật quy định các loại trách nhiệm pháp lý mà

người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu: trách nhiệm kỷ luật, trách

nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường Nhà nước, trách

nhiệm hình sự. Để bảo đảm thực hiện QTC của công dân thì cần phải phải quy định

chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc và xử lý nghiêm minh các hành vi tiêu cực, vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực tố cáo. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật gắn liền với

cưỡng chế bởi quyền lực nhà nước, đó là hậu quả pháp lý mà các chủ thể trong quan

hệ pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của

mình thì phải chịu những hậu quả bất lợi về tài sản, về nhân thân, về tự do.

Việc xử lý người có hành vi vi phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng

cường trật tự kỷ cương pháp luật, là biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho các quy định

pháp luật về tố cáo được thực hiện trong thực tiễn, tăng cường pháp chế trong việc

thực thi quy định pháp luật về bảo đảm quyền cơ bản của công dân thể hiện bằng

việc: (1) Giáo dục, răn đe đối với người vi phạm, kể cả từ phía người dân cũng như

cán bộ, công chức. Việc xử lý khách quan, đúng pháp luật có tác dụng tích cực đối

Page 58: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

54

với việc phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm, đồng thời khuyến khích,

động viên ý thức đấu tranh của nhân dân chống lại các vi phạm pháp luật trong xã

hội; (2) Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền

trong việc đảm bảo QTC của công dân như tiếp nhận đơn thư tố cáo, GQTC, thi

hành quyết định xử lý tố cáo; (3) Xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm,

không phân biệt là công dân bình thường hay cán bộ, công chức, đã tạo ra sự bình

đẳng trước pháp luật, góp phần tăng cường trật tự kỷ cương, nâng cao hiệu quả

quản lý nhà nước [77, tr. 21-22].

Pháp luật về xử lý vi phạm QTC quy định việc xử lý với các hành vi như gây

khó khăn, phiền hà đối cho người tố cáo; thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong

việc GQTC; làm lộ danh tính của người tố cáo; làm mất, làm sai lệch hồ sơ vụ việc

trong quá trình GQTC; cản trở việc thực hiện QTC; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc

phạm người tố cáo; bao che người bị tố cáo; lợi dụng QTC để tuyên truyền chống

Nhà nước, xuyên tạc vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người

khác.... chế tài xử lý có thể tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật

hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

định của pháp luật.

2.2.6 Bảo vệ, khen thưởng người tố cáo

Bảo vệ và khen thưởng người tố cáo sẽ tạo động lực khuyến khích công dân

thực hiện QTC, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của công dân. Việc bảo vệ

người tố cáo được các công ước quốc tế và pháp luật các quốc gia đặc biệt quan tâm.

* Bảo vệ người tố cáo

Bảo vệ người tố cáo được hiểu là tổng thể các biện pháp pháp lý và các hành

động thực tế của Nhà nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ công dân với tư cách là

người tố cáo khi có sự xâm hại hay cản trở đối với các quyền cơ bản của họ. Khi

thực hiện QTC, người tố cáo phải đương đầu với những rủi ro do người bị tố cáo

mang lại. Để bảo đảm an toàn cho người tố cáo, nhà nước và xã hội phải có những

thiết chế bảo vệ. Chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện về nhân lực, vật lực cho việc

bảo vệ người tố cáo và chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành các văn bản pháp

luật quy định vấn đề này.

Page 59: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

55

Việc bảo vệ người tố cáo, trước hết, là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

vì đó chính là bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ các quyền hiến định, bảo vệ dân chủ; bảo vệ

quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng, tài sản của

công dân theo hiến định; bảo vệ những người tự nguyện, có công lao đóng góp với

Nhà nước trong phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật; là sự khuyến khích,

huy động người dân trong việc cộng tác với nhà nước phát hiện, xử lý hành vi vi

phạm pháp luật.

Nhà nước bảo vệ người tố cáo qua hai phương thức là sự tác động của dư

luận xã hội, đạo đức, tập quán và pháp luật, trong đó phương thức bảo vệ thông qua

sự tác động pháp luật mang tính chủ đạo và chính thống, là nguyên tắc bắt buộc

chung đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

* Khen thưởng người tố cáo

Theo Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 thì khen thưởng là việc ghi nhận,

biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá

nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 3). Khen thưởng

là động lực của sự phát triển tích cực, là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực

hiện thắng lợi các nhiệm vụ, khen thưởng để nêu gương, giáo dục đạo đức xã hội.

Nhà nước có những biện pháp nhằm khuyến khích công dân báo cho cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật,

có cơ chế động viên thiết thực cả về vật chất và tinh thần đối với người có thành tích

trong việc tố cáo. Không phải tất cả mọi người tố cáo đều được khen thưởng mà chỉ

những người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức,

cá nhân thì được khen thưởng vật chất và tinh thần.

Việc bảo vệ, khen thưởng người tố cáo được thực hiện bởi nhiều chủ thể có

tính chất, phạm vi ảnh hưởng khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là nhằm

bảo đảm quyền tố cáo cũng như nâng cao năng lực quản lý, điều hành, bảo đảm việc

thực hiện các chức trách, nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo được đúng đắn, phát hiện

được những hạn chế để có những điều chỉnh kịp thời.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Mặc dù QTC là quyền công dân, quyền con người nhưng không phải ở quốc

Page 60: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

56

gia nào quyền này cũng được công nhận trong hệ thống pháp luật hoặc được nhà

nước bảo đảm thực hiện, điều này phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế, văn

hóa và xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, như đã đề cập ở trên, QTC được coi là

quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được Nhà

nước bảo đảm thực hiện. Việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân chịu ảnh hưởng

bởi các yếu tố gắn với việc bảo đảm quyền, đó là:

2.3.1 Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả bảo đảm quyền tố cáo của

công dân; đó là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội, bao gồm môi

trường chính trị, hệ thống các chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách

của đảng cầm quyền và quá trình tổ chức thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý

thức chính trị; hoạt động của hệ thống chính trị; nền dân chủ xã hội và bầu không khí

chính trị - xã hội. Yếu tố chính trị ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công

dân được thể hiện qua việc Nhà nước thừa nhận quyền tố cáo của công dân; đề cao

vai trò của tố cáo trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước; xây dựng pháp luật

và tổ chức thực hiện các quy định đó trên thực tế, đó là việc mở rộng hay thu hẹp

quyền tiếp cận thông tin đối với người dân; quy định về quy trình, thủ tục giải quyết

tố cáo; việc bảo vệ, khen thưởng người tố cáo.

Ở nước ta, Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị bằng chủ

trương, chính sách thể hiện qua các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng; bằng

công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng

hành động gương mẫu của mỗi đảng viên; cũng như thông qua công tác cán bộ. Yếu

tố chính trị ảnh hưởng đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân thể hiện qua sự lãnh

đạo toàn diện của Đảng đối với đất nước, điều này luôn là yếu tố quan trọng trong

việc xây dựng các cơ chế cần thiết cho sự vận hành hiệu quả của các quy phạm

pháp luật về QTC. Đảng sử dụng các nguồn lực sẵn có nhằm mục tiêu bảo đảm

quyền con người nói chung và QTC nói riêng thông qua các chủ trương, quyết sách

ở từng lĩnh vực và mọi mặt của đời sống xã hội theo các giai đoạn khác nhau. Đảng

chủ trương phát huy những nỗ lực mang tính tổng thể của toàn xã hội nhằm bảo

đảm thực hiện có hiệu quả quyền con người, QTC. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm

Page 61: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

57

tính hiệu quả của QTC trên thực tế. Quyết tâm chính trị của đảng cầm quyền, giai

cấp lãnh đạo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm

cho việc thực hiện quyền tố cáo của công dân. Bên cạnh đó, Nhà nước là hạt nhân

của hệ thống chính trị, giữ vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện thể chế

hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đưa đường lối, chủ trương đó được hiện thực

hóa trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành

viên là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị; tập hợp, vận động quần chúng tham

gia quản lý nhà nước và xã hội. Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị

nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ là một trong những tiền đề làm hạn chế các điều

kiện phát sinh tố cáo, vừa là điều kiện để công dân thực hiện quyền tố cáo của mình

trên thực tế. Nếu hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động thiếu khoa học,

không hợp lý, không bảo đảm mục tiêu dân chủ, bộ máy Nhà nước tổ chức và hoạt

động kém hiệu quả sẽ phát sinh khiếu nại, tố cáo và ảnh hưởng tiêu cực đến việc

bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Trong thời gian qua, Đảng đã có nhiều văn bản quan trọng chỉ đạo việc bảo

đảm quyền tố cáo của công dân, tiêu biểu là Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày

21/8/2006 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham

nhũng, lãng phí; Kết luận số 21- KL/TW tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về tiếp

tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị 50-CT/TW ngày

15/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Quy định số 102-QĐ/TW ngày

15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Chỉ thị số

27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường chỉ đạo của Đảng đối

với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng,

lãng phí, tiêu cực...., Đảng chỉ đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật và tổ chức

thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm để công dân thực hiện có hiệu quả quyền tố

cáo của mình. Từ đó mà nhiều luật được xây dựng, hoàn thiện mang tính phù hợp,

khả thi hơn để người dân dễ dàng thực hiện các thủ tục tố cáo, giám sát việc giải

quyết tố cáo, yêu cầu được bảo vệ, ... như Luật Tố cáo năm 2011; Luật PCTN sửa

Page 62: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

58

đổi bổ sung 2007, 2012; Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,

Luật Tố cáo năm 2018...

Thực tiễn cho thấy việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần quan

trọng vào việc phòng chống vi phạm pháp luật, đặc biệt là tham nhũng, do đó cần có

nền chính trị ổn định với ý chí chính trị cao, không thể nửa vời, chung chung mang

tính phong trào, hô hào quần chúng. Các nhà lãnh đạo với quyết tâm chính trị cao,

thực hiện một cách quyết liệt bằng cơ chế thực thi cụ thể thông qua việc quy định rõ

ràng trong hệ thống pháp luật về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền,

quy trình, thủ tục, tài chính, nếu không pháp luật sẽ trở nên phản tác dụng.

2.3.2 Yếu tố pháp lý

Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền

công dân nói chung, quyền tố cáo nói riêng bởi vì các lý do sau: (1) Pháp luật quy

định, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép cá nhân hoạt động trong phạm vi

nhất định một cách tự giác trên cơ sở nhận biết về sự tồn tại của quyền tố cáo, từ đó

thực hiện quyền tố cáo theo nhu cầu và lợi ích cá nhân của mình; (2) Thông qua

pháp luật, nội dung của quyền tố cáo, phương thức thực hiện quyền tố cáo và phạm

vi cụ thể của quyền tố cáo mới được xác định rõ ràng, cụ thể; đồng thời nghĩa vụ

tôn trọng và bảo đảm quyền tố cáo của các chủ thể khác như Nhà nước, các tổ chức

trong xã hội mới được xác định; (3) Pháp luật quy định những giới hạn trong việc

thực hiện quyền tố cáo, tạo cơ sở để xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân

trong trường hợp họ lợi dụng, lạm dụng quyền. Đồng thời cũng xác định các nghĩa

vụ công dân phải thực hiện như là tiền đề cần thiết để họ thực hiện quyền tố cáo của

mình; (5) Chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền tố cáo của công dân bị xử

lý, các quyền, lợi ích khác công dân mới được khôi phục lại, hay nói cách khác

pháp luật là cơ sở để công dân yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể

khác [112, tr 123-124].

Các quy định pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo của công dân có tính chất

thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực hiện quyền tố cáo. Nếu các quy định này quy định

chặt chẽ, cụ thể về các nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; trách nhiệm

giải quyết tố cáo của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền; quy định về bảo vệ người tố

Page 63: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

59

cáo; trách nhiệm của người tố cáo; quyền của người bị tố cáo.... sẽ tạo điều kiện để

người dân và các cơ quan, có thẩm quyền dễ dàng trong việc thực thi. Những quy

định có tính chất ràng buộc này nhằm tạo ra một trật tự bảo đảm cho công dân thực

hiện quyền tố cáo. Việc quy định cụ thể điều cấm, các hình thức xử lý vi phạm là

những bảo đảm pháp lý vững chắc và có hiệu quả cho việc thực hiện quyền tố cáo

của công dân, cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao tính tích cực của công dân trong

đấu tranh, phòng chống các vi phạm pháp luật, từ đó tăng cường, củng cố pháp chế

xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mọi hành vi vi phạm bị phát

hiện kịp thời xử lý nghiêm minh sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các cơ quan, tổ

chức và người dân có thể yên tâm phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản

lý nhà nước, xã hội xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh. Ngược lại,

pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo của công dân thiếu rõ ràng, chặt chẽ thì dẫn đến

việc thực hiện kém hiệu quả, hiệu lực. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền bảo

đảm quyền tố cáo của công dân có thể thờ ơ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong

việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo, xử lý các vi phạm về quyền tố

cáo. Dẫn đến việc người dân, các tổ chức xã hội mất niềm tin vào nhà nước, không

cung cấp các thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật.

2.3.3 Ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của công dân được thể

hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ mang tính chính trị hay thể hiện đạo

lý. Quyền tố cáo biểu hiện mối quan hệ pháp lý giữa công dân và nhà nước nên

quyền tố cáo được bảo đảm trước hết bằng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Nhà nước có ưu thế và

vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt động của mọi chủ thể trong xã hội

nên bảo đảm quyền tố cáo là trách nhiệm của nhà nước. Ý thức trách nhiệm của cơ

quan nhà nước trong bảo đảm quyền tố cáo của công dân được phản ánh thông qua

hoạt động ban hành pháp luật của nhà nước, tổ chức thực hiện pháp luật và ban

hành các chính sách hỗ trợ đối với công dân để họ thực hiện quyền tố cáo.

Một trong những bảo đảm đầu tiên trong ý thức trách nhiệm từ phía cơ quan

nhà nước là quan điểm của nhà nước về pháp luật, thể hiện trong hoạt động xây

Page 64: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

60

dựng và thực thi chính sách pháp luật trong đời sống xã hội. Một nhà nước nhận

thức được tính tất yếu cũng như vai trò và ý nghĩa của quyền tố cáo đối với dân chủ

và tiến bộ xã hội sẽ luôn có những động thái tích cực trong việc hoàn thiện hệ thống

pháp luật BĐQTC của công dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tạo điều kiện

để công dân tiếp cận thông tin, thực hiện quyền dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của chính mình, của cá nhân, tập thể và nhà nước, tham gia quản lý nhà

nước và xã hội; có quy trình, thủ tục giải quyết tố cáo rõ ràng để công dân dễ dàng

thực hiện quyền tố cáo. Nhà nước ban hành pháp luật cụ thể hóa quyền tố cáo để tạo

ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; phổ biến, tuyên truyền, giáo

dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn

hóa pháp lý của các chủ thể trong xã hội, đồng thời pháp luật để bảo đảm quyền tố

cáo của công dân phải xây dựng cơ chế hữu hiệu trong việc bảo vệ người tố cáo, xử

lý nghiêm khắc với các hành vi vi phạm quyền tố cáo...

Ý thức trách nhiệm từ phía cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực

hiện QTC trên thực tế quyết định quyền này có thực sự trở thành hiện thực hay

không, đặc biệt là việc các cơ quan có thẩm quyền chủ động thực hiện các biện

pháp bảo vệ người tố cáo cũng như lựa chọn các biện pháp bảo vệ người tố cáo hiệu

quả. Các cơ quan nhà nước cần có sự phối hợp với nhau trong bảo đảm quyền tố

cáo, tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ công dân thực hiện quyền. Trong bảo vệ quyền, Nhà

nước ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền tố cáo của công dân và xử lý nghiêm

minh những chủ thể vi phạm; tạo ra phương thức, công cụ để công dân bảo vệ các

quyền của mình khi quyền bị xâm hại. Bảo vệ quyền tố cáo bao gồm cả hình thức

xử lý vi phạm quyền tố cáo từ phía nhà nước sao cho mọi hành vi cản trở hay hạn

chế quyền đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên cạnh việc tạo ra pháp luật và cơ chế thực hiện, ý thức trách nhiệm từ

phía cơ quan nhà nước về BĐQTC của công dân còn thể hiện trong việc nhà nước

đưa ra các chính sách hỗ trợ công dân cho việc thực hiện quyền tố cáo, đó là các

chính sách hỗ trợ hợp lý về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội... sẽ là điều kiện

thúc đẩy QTC được thực hiện trong thực tiễn.

Page 65: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

61

2.3.4 Ý thức pháp luật của người dân

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan

niệm thể hiện mối quan hệ giữa con người với pháp luật, thể hiện sự đánh giá về

tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như

trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội [24,

tr.421]. Trong bảo đảm thực hiện QTC, ý thức pháp luật giữ vai trò quan trọng, bảo

đảm thúc đẩy và thực hiện QTC trong thực tế, tức là bảo đảm tính thực thi của các

quy phạm pháp luật về QTC. Việc đạt được mục đích này phụ thuộc vào hai chủ thể

chính là nhà nước với vai trò chủ thể ban hành pháp luật và chủ thể thứ hai là người

dân với tư cách là chủ thể thực hiện, chủ thể thụ hưởng quyền. Từ đây cho thấy, ý

thức pháp luật về BĐQTC sẽ bao gồm ý thức pháp luật của người dân và nhận thức

trách nhiệm từ phía cơ quan nhà nước về vấn đề này. Ý thức pháp luật của hai chủ

thể nêu trên sẽ có những cách tác động khác nhau đến hiệu quả thực thi QTC trên

thực tế.

Ý thức pháp luật của người dân trong BĐQTC được hiểu là quan điểm, tình

cảm của người dân đối với pháp luật về QTC, bao gồm ý thức trong việc nhận biết

quyền, thụ hưởng quyền và bảo vệ quyền. Sự nhận thức rõ về quyền cũng như nội

dung của quyền là yếu tố đầu tiên và quan trọng bảo đảm khả năng thụ hưởng

quyền của người dân. Người dân có thể biết được rằng mình có hay không có nhu

cầu sử dụng đến quyền này chỉ khi họ nhận thức được sự tồn tại của quyền. Ngoài

ra, trong quá trình thụ hưởng quyền, khi gặp phải những trở ngại, xâm phạm từ các

chủ thể khác, người dân cũng cần phải có ý thức bảo vệ quyền. Ý thức pháp luật của

người dân trong BĐQTC liên quan đến sự hiểu biết pháp luật của người dân, yếu tố

tâm lý và văn hóa cộng đồng.

Mặt khác, chính sự thiếu hiểu biết, hạn chế về học vấn và văn hóa là rào cản

đối với các cá nhân trong việc thực hiện các quyền của mình. Có tri thức về pháp

luật, công dân tích cực tham gia nhiều hơn vào quản lý nhà nước và xã hội, đồng

thời hiểu rõ mối quan hệ cá nhân và nhà nước, tạo cơ sở cho thực hiện các quyền và

tự do hiến định của mình. Tâm lý ngại va chạm và thiếu tin tưởng vào cơ quan thực

thi pháp luật của người dân đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện QTC của họ.

Page 66: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

62

Người tố cáo dù là tố cáo đúng hay tố cáo sai đều phải có sự hợp tác với cơ quan

công quyền. Mặc dù quyền lợi bị xâm phạm nhưng do tâm lý ngại tiếp xúc với cơ

quan nhà nước, nhiều người đã phải cố chịu đựng, bỏ qua mà không dám thực hiện

QTC của mình. Trong nhiều trường hợp, người tố cáo còn bị chính những người

tiếp nhận, GQTC dọa nạt khiến họ phải rút đơn không tố cáo nữa. Khi người bị tố

cáo không bị kết luận, xử lý một cách khách quan, đúng đắn sẽ có tác hại lớn cho

người tố cáo. Người tố cáo có thể bị quy kết là vu khống, chống phá, gây mất đoàn

kết. Trong một số trường hợp người bị tố cáo không những không bị xử lý mà còn

được thăng chức, còn người tố cáo bị trù dập, kỷ luật, thậm chí là bị truy cứu trách

nhiệm hình sự.

Văn hóa của người Việt theo hướng "đóng cửa bảo nhau", không thích "vạch

áo cho người xem lưng" nên nhiều người Việt Nam không thích tố cáo, người tố cáo.

Chính vì vậy, người tố cáo thường bị coi là người gây mất đoàn kết nội bộ. Nhiều

người dân, cán bộ, công chức không vượt qua được sự xa lánh, cô lập, kỳ thị nên

không dám đứng ra tố cáo những người xung quanh trong cộng đồng dân cư, đồng

nghiệp hay lãnh đạo cơ quan.

Như vậy, trình độ văn hóa, ý thức pháp luật của người tố cáo, việc nhìn nhận

và đánh giá tiêu cực của cộng đồng xã hội, của tổ chức về người tố cáo là rào cản

đối với việc thực hiện QTC của người dân. Đồng thời, điều này cũng gây khó khăn

cho việc bảo vệ người tố cáo.

2.3.5 Yếu tố nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân có được thực hiện tốt hay không phụ

thuộc rất nhiều vào điều kiện về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.

Nguồn nhân lực chính là số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, công

chức làm công tác liên quan đến BĐQTC. Đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến

việc thực hiện quyền tố có của công dân. Đó là những cán bộ, công chức làm công

tác xây dựng pháp luật tố cáo; tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố cáo; tiếp nhận

đơn thư tố cáo; giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo... Yêu cầu đối với nguồn nhân

lực làm công tác này là am hiểu pháp luật nói chung và pháp luật tố cáo nói riêng; ý

thức được giá trị của QTC, khách quan, công tâm, có tinh thần trách nhiệm.

Page 67: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

63

Bên cạnh yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò

quan trọng đến đảm bảo QTC của công dân, bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ cho công tác tiếp dân tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tố cáo, để

người GQTC xử lý thông tin, xác minh nội dung tố cáo kịp thời, chính xác, đúng

pháp luật; trang thiết bị và nguồn tài chính bảo đảm cho việc bảo vệ, khen thưởng

người tố cáo. Ngoài ra, cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ đặc thù để thu hút cán bộ

giỏi, động viên cán bộ yên tâm khi làm công tác liên quan đến BĐQTC để họ nâng

cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ .

Thực tiễn đã chứng minh tầm quan trọng của yếu tố con người và cơ sở vật

chất trong vấn đề thực thi công vụ, khi có đầy đủ các yếu tố quyết tâm chính trị và

pháp luật đầy đủ nhưng đội ngũ cán bộ năng lực yếu, thiếu trách nhiệm, không đủ

các điều kiện về cơ sở vật chất cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ, không đủ

tài chính để bảo vệ người tố cáo thì người tố cáo sẽ không mặn mà với việc phát

hiện, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước về các vi phạm pháp luật, đặc biệt là

hành vi tham nhũng.

Kết luận Chương 2

Tố cáo thể hiện quyền tự do ngôn luận và tính dân chủ của một nhà nước,

đồng thời phát huy ý thức trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên để quyền tố cáo được thực hiện trên thực tế thì pháp luật phải ghi nhận

quyền, quy định các biện pháp, cách thức để người dân thực hiện quyền tố cáo trong

hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp, cách thức đó;

pháp luật phải là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và bảo vệ QTC

của công dân, tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của mình. Khi đó mọi chủ thể phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và bảo

đảm thực hiện quyền tố cáo, có như vậy người dân mới có thể được hưởng thụ

quyền của mình trên thực tế.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân có vai trò quan trọng đối với cả cá nhân

và Nhà nước, thể hiện: BĐQTC của công dân góp phần bảo đảm và phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, giúp mọi cá nhân trong xã hội bảo vệ được quyền, lợi ích

hợp pháp của mình; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; là công cụ hữu hiệu

Page 68: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

64

trong cuộc chiến chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác; góp phần nâng

cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng

tăng cường tính công khai, minh bạch, xử lý nghiêm minh, có hiệu quả các hành vi

vi phạm pháp luật.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân chịu tác động của nhiều yếu tố, như yếu

tố chính trị, yếu tố pháp lý, ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, ý thức pháp

luật của người dân, yếu tố nguồn nhân lực và cơ sở vật chất... các yếu tố này tác

động mang tính tích cực hoặc tiêu cực, do đó để việc BĐQTC của công dân được

thuận lợi thì cần quan tâm đến các yếu tố này để phát huy tính tích cực, giảm tính

tiêu cực trong từng yếu tố.

Page 69: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

65

Chương 3

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của bảo đảm quyền tố cáo của

công dân theo pháp luật Việt Nam

3.1.1 Giai đoạn trước khi có Luật Tố cáo năm 2011

Quyền tố cáo là quyền hiến định, pháp luật tố cáo là một bộ phận của hệ thống

pháp luật quốc gia nên có thể xem xét sự hình thành và phát triển của pháp luật tố

cáo theo các giai đoạn tương ứng với thời gian có hiệu lực của các bản Hiến pháp

và văn bản chủ đạo về tố cáo để thấy được sự hình thành và phát triển của pháp luật

về BĐQTC của công dân ở nước ta. Như vậy, có thể chia pháp luật về tố cáo thành

hai giai đoạn: (1) Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1980 (Hiến pháp năm 1946,

Hiến pháp năm 1959); (2) Giai đoạn từ năm 1980 đến 2011 (Hiến pháp năm 1980

và Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981;

Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Hiến pháp năm 1992 và Luật

khiếu nại, tố cáo năm 1998 qua các lần sửa đổi, bổ sung).

3.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1980

Từ những ngày đầu xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã chú ý đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, thể hiện

qua việc ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt,

hai tháng sau khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sắc lệnh xác định:

“Chính phủ sẽ thành lập ngay một ban Thanh tra đặc biệt có uỷ nhiệm là nhận đơn

khiếu nại của nhân dân, điều tra hội chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của uỷ ban

nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho việc giám sát”. Và hơn

một năm sau ngày Tuyên ngôn độc lập, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa đã được QH thông qua. Ngay tại Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946

đã xác định ba nguyên tắc xây dựng Hiến pháp, trong đó khẳng định "Hiến pháp

phải đảm bảo các quyền tự do dân chủ của nhân dân". Trên cơ sở đó, ngày

25/5/1946, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 203 NV/VP nêu rõ những nguyên tắc

Page 70: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

66

và cách thức gửi đơn khiếu tố đến cơ quan nhà nước.

Như vậy, mặc dù Hiến pháp năm 1946 chưa có điều khoản cụ thể quy định

QTC, BĐQTC của công dân nhưng đã tạo dựng nền tảng cơ bản hình thành QTC và

trách nhiệm của Nhà nước trong việc BĐQTC của công dân được thực hiện trên

thực tế, thông qua việc ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, cùng với một thiết

chế Nhà nước bảo đảm các quyền cơ bản đó. Điều này đã gián tiếp khẳng định

quyền năng chủ thể tố cáo của công dân cũng như trách nhiệm bảo đảm thực hiện

của các cơ quan nhà nước.

Ngày 13/09/1958, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 436/TTg quy

định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong việc giải

quyết các loại thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Thông tư quy định: “Nghiên cứu

và giải quyết các việc khiếu nại và tố giác của nhân dân là một trách nhiệm quan

trọng của tất cả các cơ quan nhà nước các cấp trước nhân dân. Giải quyết tốt, kịp

thời thư khiếu tố của nhân dân là biểu thị tinh thần phụ trách của các cơ quan nhà

nước trước nhân dân, là thiết thực bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân,

thỏa mãn những yêu cầu thiết thân của nhân dân; nhờ đó, mối liên hệ giữa Nhà

nước và nhân dân sẽ được tăng cường”.

Ngay sau đó, Hiến pháp năm 1959 đã chính thức ghi nhận QTC và trách

nhiệm GQTC của cơ quan nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm

quyền trong việc bồi thường cho người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm pháp luật của

nhân viên cơ quan nhà nước tại Điều 29: "Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hoà có quyền khiếu nại, tố cáo bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi vi

phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước. Những khiếu nại, tố cáo phải

được xem xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại vì hành vi vi phạm pháp

luật của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi thường”.

Có thể nói, Hiến pháp năm 1959 đã có những quy định cụ thể về việc bảo

đảm quyền tố cáo của công dân qua việc công nhận và quy định QTC của công dân.

Để cụ thể hóa và thi hành Hiến pháp năm 1959, Chính phủ đã ban hành nhiều văn

bản nhằm bảo đảm cho công dân thực hiện QTC, cũng như quy định cụ thể trách

nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết đơn tố cáo của công dân. Đó

Page 71: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

67

là: (1) Thông tư số 436/TTg ngày 13/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ về trách

nhiệm, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chính quyền trong giải quyết các loại

đơn thư khiếu nại, tố giác (gọi tắt là khiếu tố) trong đó quy định rõ quyền hạn,

nhiệm vụ của nhân dân trong việc khiếu tố; một số nguyên tắc phân định trách

nhiệm của các cơ quan trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố, thái độ đối với những

trường hợp khiếu tố sai, vu khống và thư nặc danh; (2) Nghị quyết số 164/CP ngày

31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường công tác thanh tra, chấn chỉnh hệ

thống cơ quan thanh tra Nhà nước xác định nhiệm vụ của Thanh tra là: xét, giải

quyết và đôn đốc việc xét, giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo của

nhân dân. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng yêu cầu: đối với cán bộ, công nhân viên

chức nhà nước, xã viên hợp tác xã và nhân dân nói chung cần bảo đảm quyền khiếu

nại, tố cáo của công dân, không được làm bất kỳ việc gì gây trở ngại cho việc thực

hiện quyền ấy; thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải hết sức coi trọng xét và giải

quyết nhanh chóng, hợp tình, hợp lý đơn từ của nhân dân...

Ở giai đoạn này, quyền tố cáo lần đầu tiên được Hiến pháp ghi nhận là một

trong những quyền cơ bản của công dân, đây là cơ sở để công dân thực hiện quyền

hiến định của mình, đồng thời thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước về vai trò của tố

cáo trong quản lý nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm QTC

của công dân.

3.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1980 đến trước khi có Luật Tố cáo năm 2011

Sau khi đất nước được thống nhất, Hiến pháp năm 1980 ra đời, Điều 54 Hiến

pháp nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền công dân:

"....Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của

mình đối với Nhà nước và xã hội".

Hiến pháp cũng quy định về QTC của công dân tại Điều 73 cụ thể, chi tiết hơn

so với các bản Hiến pháp trước đây. So với Hiến pháp 1959, việc BĐQTC của công

dân quy định tại Hiến pháp 1980 có nhiều tiến bộ, thể hiện ở việc mở rộng đối

tượng bị tố cáo và quy định về bồi thường, bảo vệ người tố cáo. Việc BĐQTC cho

người dân ở Hiến pháp 1980 còn thể hiện ở các điều 94, 119, 123, quy định về

nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và UBND trong việc

Page 72: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

68

xem xét và giúp giải quyết những tố cáo của nhân dân.

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980 và tình hình thực tế vấn đề tố

cáo của công dân, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét và

giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27/11/1981. Ngay sau đó, Hội

đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 58/HĐBT ngày 29/3/1982 và Ủy ban

Thanh tra của Chính phủ đã ban hành Thông tư số 02/TT ngày 4/5/1982 để cụ thể

hóa và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh xét và giải quyết các khiếu nại tố cáo của

công dân năm 1981. Pháp lệnh này ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng. Lần

đầu tiên, việc BĐQTC của công dân được quy định riêng trong một văn bản pháp

luật, theo đó, công dân có QTC với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc

làm trái chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã

hội và đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan và

tổ chức đó làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính

đáng của công dân; cơ quan nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm xem xét, GQTC của

công dân. Điều này bảo đảm sự bình đẳng của công dân trước pháp luật cũng như

tạo điều kiện để các bên có cơ sở thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong

quá trình giải quyết vụ việc.

Từ những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 07/5/1991, Hội đồng Nhà nước

ban hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, thay thế Pháp lệnh quy định

việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981. Pháp lệnh mới

này đã cụ thể hóa phạm vi và đối tượng tố cáo, quy định các cơ quan thanh tra là

một cấp GQTC, đồng thời tiếp tục ghi nhận bảo đảm cho công dân thực hiện QTC

như việc giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và xử lý các hành vi

trù dập, trả thù người tố cáo... Sau đó, ngày 28/2/1992 Hội đồng Bộ trưởng ban

hành Nghị định số 38/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công

dân; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/TTg ngày 25/1/1993 về việc tăng

cường công tác tiếp dân và Chỉ thị số 85/TTg ngày 25/1/1995 về tăng cường công

tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ...

Năm 1992, Nhà nước ban hành Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1980.

Tại Điều 74 Hiến pháp năm 1992 quy định về việc công dân có quyền tố cáo; các

Page 73: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

69

cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết tố cáo; người bị hại có quyền

được bồi thường; và nghiêm cấm việc trả thù người tố cáo hoặc lợi dụng quyền tố

cáo để làm hại người khác. Đồng thời, Điều 50, 51 đã quy định trách nhiệm tôn

trọng, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân của Nhà nước.

Một lần nữa, việc BĐQTC của công dân tiếp tục được khẳng định và hoàn

thiện hơn so với các bản Hiến pháp trước đó theo hướng: (1) Công dân có QTC với

"cơ quan nhà nước có thẩm quyền" chứ không phải là với "bất cứ cơ quan nhà

nước nào" như các bản Hiến pháp năm 1959, 1980. Quy định này đã thể hiện sự

phân định rõ thẩm quyền trong thụ lý và GQTC của công dân, tạo điều kiện để công

dân gửi đơn thư đến đúng địa chỉ giải quyết, góp phần bảo đảm bí mật thông tin

người tố cáo; (2) Thời hạn GQTC của cơ quan nhà nước được định lượng "trong

thời hạn pháp luật quy định" chứ không còn chung chung như trước đây; (3) Quy

định quyền đi đôi với nghĩa vụ khi nghiêm cấm công dân lợi dụng QTC để vu

khống, vu cáo làm hại người khác. Quy định này thực sự là một bước tiến mới bảo

đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền tự do dân chủ của nhân dân nói

chung và QTC nói riêng; (4) Quy định cấm trả thù người tố cáo, đây là lần đầu tiên

việc nghiêm cấm trả thù người tố cáo được đề cập trong Hiến pháp.

Để tăng cường BĐQTC của công dân, góp phần phát huy dân chủ, tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, ngày 02/12/1998, Luật Khiếu nại, tố cáo được

ban hành, thay thế Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo năm 1991. Luật Khiếu nại, tố cáo

năm 1998 đã tạo ra cơ chế bảo đảm thực hiện QTC của công dân một cách hữu hiệu

hơn, đáp ứng được đòi hỏi bức thiết về công tác GQTC trong giai đoạn thực hiện

mục tiêu chiến lược phát triển của đất nước trong 10 năm (2001- 2010) mà Đại hội

Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 được cụ thể hóa bằng Nghị định số 67/1999

NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật

khiếu nại, tố cáo; Nghị định số 62/2002/NĐ-CP ngày 14/6/2002 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 67/1999/NĐ-CP.

Cùng với Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa

Page 74: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

70

đổi, bổ sung năm 2009), Luật phòng chống ma túy năm 2000 (được sửa đổi, bổ

sung năm 2008), Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 (sửa đổi, bổ sung năm

2008), Luật an ninh Quốc gia năm 2004, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm

2004, Luật phòng chống tham nhũng 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm

2012).... và nhiều văn bản pháp quy khác, đều đưa ra những quy định liên quan đến

tố cáo và giải quyết tố cáo, điều này đã dần tạo nên hệ thống pháp luật khá toàn diện

để BĐQTC của công dân.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam còn gia nhập

Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc vào năm 1982; phê

chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng năm 2009. Những

công ước quốc tế này đã tạo cơ sở thúc đẩy cho việc hoàn thiện các quy định pháp

luật trong nước về bảo đảm trên thực tế các quyền con người, quyền công dân nói

chung và các quyền dân sự - chính trị, trong đó có QTC nói riêng.

Như vậy, có thể khẳng định trong giai đoạn này, quy định về BĐQTC của

công dân đã có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước, vấn đề tố cáo và BĐQTC

của công dân đã được thể hiện trong một đạo luật riêng. Quyền tố cáo của công dân

đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận,

giải quyết đơn thư tố cáo, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, kiểm tra, giám sát pháp

luật tố cáo, xử lý các vi phạm QTC.

3.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Tố cáo năm 2011 đến nay

Nhằm thể chế hóa QTC của công dân, tăng cường việc bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân và khắc phục những hạn chế của Luật Khiếu nại, tố cáo

năm 1998, năm 2011 Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại được tách ra thành hai luật độc

lập. Luật Tố cáo năm 2011 đã quy định cụ thể và đầy đủ hơn việc bảo đảm quyền tố

cáo của công dân qua những quy định về QTC, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo,

người bị tố cáo, người GQTC, hình thức tố cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và

trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp nhận, GQTC; về bảo vệ

người tố cáo và xử lý vi phạm trong công tác GQTC... Để thuận lợi cho người dân

thực hiện QTC và giám sát việc GQTC của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm

quyền, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị định

Page 75: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

71

số 76/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo; Thông tư

số 06/2013/TT-TTCP quy định quy trình GQTC; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP

quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; các bộ

ngành khác cũng có quy định cụ thể hóa việc GQTC của ngành mình như: Nghị

định số 91/2013/NĐ-CP quy định về tố cáo và GQTC trong Công an nhân dân;

Nghị định số 220/2013/NĐ-CP quy định về tố cáo và GQTC trong Quân đội nhân

dân; Thông tư số 40/2013/TT-BGDĐT quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu

nại, GQTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 03/2016/TT-BTTTT quy định

về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản

ánh của Bộ Thông tin và Truyền thông ... Có thể thấy hệ thống văn bản pháp quy về

GQTC rất đa dạng, điều này góp phần vào việc BĐQTC của công dân.

Sự ra đời của Luật Tố cáo năm 2011 cũng như việc hoàn thiện các văn bản

pháp luật khác có liên quan đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện QTC,

giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với hành vi

vi phạm pháp luật nói chung, hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ và các hành vi vi phạm phạm luật của

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Đặc biệt, quy định

cơ chế bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý

công tác GQTC đã thể hiện sâu sắc nhất việc BĐQTC của công dân trong Luật Tố cáo

năm 2011 [83].

Ngoài Luật Tố cáo năm 2011, việc BĐQTC của công dân còn được quy định

trong một số các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật hình sự năm 2015,

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi,

bổ sung năm các 2007, 2012 .... và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này.

Ở giai đoạn này, vấn đề BĐQTC của công dân tiếp tục được Nhà nước quan

tâm, thể hiện không chỉ trong Luật Tố cáo mà còn trong nhiều đạo luật chuyên

ngành khác, thành hệ thống quy phạm, đặc biệt là việc bảo vệ người tố cáo đã được

quy định chi tiết và chặt chẽ hơn, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân thực

hiện quyền tố cáo trên thực tế,

Tuy nhiên, qua hơn bốn năm triển khai thực hiện cho thấy Luật Tố cáo năm

Page 76: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

72

2011 có một số hạn chế, bất cập và để thể chế hóa những điểm mới trong Hiến pháp

2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, cũng như để phù hợp với các

luật khác mới được sửa đổi, bổ sung, tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XII đã thông

qua Luật Tố cáo năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Luật Tố cáo năm 2018

đã khắc phục được nhiều bất cập của Luật Tố cáo năm 2011, tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho người dân thực hiện QTC, thể hiện ở việc xác định rõ hơn trách nhiệm của

các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc GQTC, bảo vệ người tố cáo; quy

định chặt chẽ, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục GQTC; việc bảo vệ người tố cáo được

quy định rõ ràng hơn, có tính khả thi hơn....

Nhận xét chung về quá trình hình thành và phát triển của bảo đảm quyền tố

cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam

Trên cơ sở phân tích các quy định của Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980,

1992 và các văn bản pháp luật chủ đạo về tố cáo, có thể thấy quá trình hình thành và

phát triển của bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam như sau:

Thứ nhất, bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam ngày

càng hoàn thiện và gắn liền với quá trình hoàn thiện các thể chế cơ bản về quyền

con người, quyền cơ bản của công dân trên cơ sở các quy định của Hiến pháp các

năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân từ chỗ chỉ được đề cập đến trong Lời nói

đầu của Hiến pháp năm 1946, đến khi được quy định trong các văn bản pháp luật

như Thông tư, Nghị quyết, Pháp lệnh, Luật, đặc biệt quy định trong một luật độc lập

là Luật Tố cáo và trong một điều khoản cụ thể của Hiến pháp đã thể hiện sự quan

tâm, coi trọng của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo đảm các quyền con người,

quyền công dân nói chung và quyền tố cáo nói riêng, thể hiện sự hoàn thiện của

pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Các quy định về quyền con người, quyền công dân nói chung cũng như quy

định về QTC nói riêng được bổ sung, hoàn chỉnh cùng với quá trình hoàn thiện

Hiến pháp và hệ thống pháp luật, bảo đảm ngày càng sâu, rộng vai trò của pháp luật

đối với đời sống xã hội, phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, việc quy

Page 77: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

73

định trách nhiệm của Nhà nước, vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội trong việc

bảo đảm thực hiện QTC của công dân cũng được phát triển, hoàn thiện qua các thời

kỳ lịch sử theo hướng tăng dần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà

nước, các tổ chức chính trị - xã hội với việc GQTC, giám sát thực hiện pháp luật tố

cáo, xử lý các hành vi vi phạm QTC, bảo vệ khen thưởng người tố cáo...

Thứ hai, bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam hình

thành và phát triển gắn liền với quá trình phát triển và mở rộng dân chủ trong đời

sống xã hội.

Công dân sử dụng QTC với tính chất là quyền cơ bản, thực hiện quyền dân

chủ trực tiếp, phản hồi với các hoạt động hàng ngày của bộ máy quản lý nhà nước.

Thực hiện QTC là công dân đã tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát xã hội,

giám sát Nhà nước. Do đó, quy định về tố cáo gắn liền với tiến trình dân chủ hóa

của đời sống chính trị xã hội. Có thể thấy QTC của công dân được quy định và bảo

đảm thực hiện trong thực tế là bậc thang đánh giá về nhà nước dân chủ.

Quyền tố cáo là biểu hiện rất đặc thù của hình thức dân chủ trực tiếp. Sự kiểm

tra, giám sát của công dân đối với Nhà nước thông qua con đường tố cáo mang tính

chủ động từ phía công dân, do công dân khởi sự. Thực hiện QTC, công dân vừa tự

bảo vệ mình, vừa đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật thông qua việc chủ

động phát hiện và thông báo với các cơ quan nhà nước về những hành vi này.

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dân chủ được mở rộng, nhiều quy định

mới về công khai hóa thông tin là điều kiện bảo đảm cho các quy định của pháp luật

tố cáo được thực hiện. Thực tế công tác BĐQTC của công dân cho thấy đây là một

vấn đề hết sức nhạy cảm, phản ánh trực diện, hai chiều về mối quan hệ giữa nhà

nước và công dân. Thực hành dân chủ và QTC đã tạo nên một hệ thống kiểm soát

rộng rãi, một hệ thống báo động dự phòng thường trực trong xã hội.

Thứ ba, bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam phát

triển gắn liền với việc ý thức pháp luật của công dân được nâng cao.

Ý thức pháp luật của công dân tuy không được quy định trong hệ thống pháp

luật nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật về tố cáo. Nhà nước có

trách nhiệm bảo đảm thực hiện QTC của công dân nhưng trách nhiệm đó thường

Page 78: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

74

được thực hiện khi có yêu cầu của công dân. Về phía mình, công dân cũng chỉ có thể

yêu cầu Nhà nước bảo đảm thực hiện QTC của mình trên cơ sở pháp luật. Người

dân phải nhận thức được sự tồn tại của quyền nói chung và quyền tố cáo nói riêng

thì họ mới có thể biết được mình có hay không có nhu cầu sử dụng đến quyền này.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, ý thức pháp luật của người dân

được nâng cao rõ rệt qua các giai đoạn lịch sử. Người dân từ chỗ chưa biết hoặc biết

ít về QTC, đến chỗ yêu cầu được Nhà nước, thông qua các cơ quan có thẩm quyền

bảo đảm cho mình thực hiện QTC. Ngày nay, bên cạnh việc tố cáo, người dân còn

tham gia giám sát GQTC, yêu cầu được bảo vệ khi thực hiện quyền tố cáo, thậm chí

tham gia xây dựng pháp luật về tố cáo.

3.2 Thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong

hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

3.2.1 Ghi nhận quyền tố cáo của công dân trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay của nước ta ghi nhận

về QTC của công dân và thiết lập cơ chế bảo đảm của Nhà nước đối với việc thực

hiện quyền này, thể hiện tại Điều 30. Việc ghi nhận QTC của công dân trong Hiến

pháp năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình,

là phương tiện để bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp

khác của công dân, lợi ích của Nhà nước và lợi ích xã hội. Việc BĐQTC của công dân

trong Hiến pháp năm 2013 được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, Nhà nước ghi nhận QTC là một quyền cơ bản, quyền dân chủ của

công dân. Người dân thực hiện QTC là thực hiện quyền dân chủ, thực hiện quyền

giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước.

Thứ hai, Nhà nước BĐQTC của công dân được thực thi trên thực tế bằng

việc quy định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp

nhận tố cáo, GQTC, giám sát việc GQTC, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, xử lý

vi phạm QTC... và quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, của các cá nhân có liên quan.

Thứ ba, Nhà nước bảo vệ người dân khi thực hiện QTC trước các hành động

trả thù, trù dập của người bị tố cáo hoặc những người có liên quan. Đồng thời, Nhà

nước cũng nghiêm cấm việc lợi dụng QTC để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Page 79: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

75

(Xem Phụ lục 1).

Việc quy định những nội dung trên của Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam

cũng tương đồng với quy định về quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo trong Hiến

pháp một số nước, như Hiến pháp Ai Cập năm 1971, Điều 68 quy định "Quyền kiện

tụng được bảo đảm và không thể xâm phạm đối với bất cứ ai", Điều 57: "bất cứ ai

xâm lấn tự do cá nhân hoặc quyền bất khả xâm phạm cuộc sống riêng tư của công

dân và bất kỳ quyền và tự do công cộng khác được đảm bảo bởi Hiến pháp và pháp

luật đều bị coi là tội phạm" [135]. Hay trong Hiến pháp Trung Quốc năm 1982, tại

Điều 41 quy định: "cơ quan nhà nước có liên quan có trách nhiệm giải quyết các

khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu kiện của công dân sau khi thẩm định sự thật. Các công

dân bị thiệt hại do các quyền dân sự bị xâm phạm bởi bất kỳ cơ quan hoặc công

chức nhà nước nào đều có quyền được bồi thường theo quy định của pháp luật"

[135]. Hiến pháp Venezuela năm 1999 quy định các cơ quan có thẩm quyền cần có

những phản ứng kịp thời và đầy đủ với việc khiếu kiện, người vi phạm quyền này sẽ

bị trừng phạt (Điều 51) [137].

Việc ghi nhận và bảo đảm thực hiện QTC của công dân sẽ là cơ sở và nền

tảng quan trọng, căn bản cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công

dân. Đồng thời, khi các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các tố

cáo của công dân đúng pháp luật, khôi phục kịp thời quyền lợi của người dân, xử lý

nghiêm minh những vi phạm sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan

hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó bền chặt hơn. Do đó,

ngoài việc ghi nhận QTC, Nhà nước cũng quy định các biện pháp bảo đảm, bảo vệ,

thúc đẩy việc thực hiện quyền này trên thực tế của người dân.

Bên cạnh Hiến pháp năm 2013, hiện nay quyền của người tố cáo còn được

quy định trong Luật Tố cáo năm 2011, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung

năm 2017, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật

MTTQ Việt Nam năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của QH và Hội đồng nhân

dân năm 2015, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm

2007, 2012 ... và các văn bản hướng dẫn thi hành và gần đây nhất, Quốc hội thông

Page 80: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

76

qua hai luật là Luật Tố cáo năm 2018, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018,

trong đó các quy định trong Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn của

Luật này; các quy định trong Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019

là hệ thống và đầy đủ nhất về BĐQTC của công dân, là cơ sở pháp lý để BĐQTC

của công dân được thực hiện trên thực tế (Xem Phụ lục 2).

Như vậy, pháp luật hiện hành của nước ta đã ghi nhận QTC của công dân và

việc bảo đảm thực hiện quyền này trong Hiến pháp và pháp luật, thể hiện qua việc

quy định về quyền và cách thức bảo đảm, bảo vệ khi người dân thực hiện QTC,

đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để công dân thực hiện một cách đầy đủ,

đúng đắn các quyền này, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân.

3.2.2 Thực trạng về trách nhiệm, thẩm quyền của tổ chức, cá nhân bảo đảm

quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện QTC của công dân

được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Đó là cơ sở quan

trọng để xây dựng và ban hành các quy trình, thủ tục pháp lý cần thiết nhằm bảo

đảm thực hiện quyền tố cáo có hiệu quả; kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp

luật trong việc thực hiện QTC; tạo các nguồn lực cần thiết để các chủ thể tham gia,

hỗ trợ trong việc thực hiện QTC của công dân.

Hiến pháp năm 2013 đã quy định tại Điều 3: "Nhà nước bảo đảm và phát huy

quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con

người, quyền công dân; ....". Như vậy, Hiến pháp đã chỉ rõ trách nhiệm BĐQTC của

công dân thuộc về Nhà nước.

Bên cạnh đó, pháp luật về tố cáo cũng khẳng định về trách nhiệm BĐQTC

của công dân qua việc quy định:

(1) Trách nhiệm trong việc quản lý công tác GQTC thuộc về Chính phủ,

Thanh tra Chính phủ; Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp; Thanh tra Bộ, Thanh

tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện ....

(2) Trách nhiệm phối hợp trong công tác giải quyết tố cáo:

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện làm việc

Page 81: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

77

với Chánh án tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để

phối hợp trong công tác giải quyết tố cáo.

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao định kỳ

báo cáo QH, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và thông báo đến Ủy ban

trung ương MTTQ Việt Nam về công tác GQTC.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh báo

cáo Chính phủ về công tác GQTC trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo

định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân định kỳ báo cáo

Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan cấp trên và thông báo đến Ủy ban MTTQ

Việt Nam cùng cấp về công tác GQTC trong phạm vi địa phương và lĩnh vực thuộc

phạm vi quản lý của mình.

(3) Trách nhiệm bảo vệ người tố cáo: Việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm

của nhiều tổ chức và cá nhân, cụ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi

tiếp nhận tố cáo, GQTC; cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã

hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các cơ quan, tổ chức khác mà người tố cáo

làm việc; người có thẩm quyền quản lý, sử dụng người tố cáo; tổ chức công đoàn cơ

quan, cơ quan quản lý lao động địa phương; UBND các cấp; cơ quan công an.

(4) Trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về tố cáo và GQTC: thuộc

về Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân,

MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên.

(5) Trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật về BĐQTC của công dân: tùy

theo mức độ, tính chất các vi phạm mà việc xử lý thuộc về cơ quan quản lý cán bộ,

công chức; công an, ...

Mặc dù pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết về trách nhiệm của các tổ

chức, cá nhân trong việc bảo đảm để công dân thực hiện QTC của mình nhưng vẫn

còn một số bất cập dẫn đến giảm tính hiệu quả của hoạt động BĐQTC của công dân,

cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền trong việc quản lý công tác GQTC được thể hiện trong Luật Tố cáo và

Page 82: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

78

các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ

quan ở Trung ương, còn mối quan hệ giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa

phương, giữa các cơ quan ở địa phương với nhau ... chỉ là phối hợp trong báo cáo.

Việc phối hợp của các cơ quan tư pháp với cơ quan hành chính trong GQTC không

có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, chưa có quy định cụ thể về phạm vi, mức độ, trách nhiệm của các

cơ quan, tổ chức trong công tác bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Thứ ba, Luật Tố cáo năm 2011 chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách

nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo, dễ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy

trách nhiệm, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ người tố cáo. Mặc dù Luật Tố cáo năm

2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) quy định khá rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cơ

quan trong việc bảo vệ người tố cáo nhưng đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận

thực tiễn áp dụng luật này nên chưa có nhận xét cụ thể.

Pháp luật một số nước trên thế giới cũng có quy định cụ thể về trách nhiệm

của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, chẳng hạn Luật

về dịch vụ công của Australia [141] quy định ba bộ phận có thẩm quyền tiếp nhận

tố cáo hành vi vi phạm bộ nguyên tắc công vụ bao gồm: Ủy viên Hội đồng dịch vụ

công; Ủy viên Hội đồng khen thưởng; người đứng đầu cơ quan hoặc người được ủy

quyền thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu ba cơ quan này. Luật về bảo vệ

người tố cáo năm 2011 của Hàn Quốc [142] quy định trách nhiệm, thẩm quyền

GQTC như sau: Điều 6 quy định về Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo hành

vi xâm hại lợi ích công cộng bao gồm người đại diện hoặc lãnh đạo của cá nhân, cơ

quan, tổ chức có hành vi xâm hại lợi ích công; Cơ quan hành chính hoặc bộ phận

giám sát có thẩm quyền chỉ đạo, giám sát, điều chỉnh hoặc điều tra các vi phạm lợi

ích công; Cơ quan điều tra; Ủy ban phòng chống tham nhũng và các quyền dân sự;

Những người mà theo quy định của Chính phủ được tiếp nhận tố cáo nhằm ngăn

chặn hành vi xâm phạm hoặc giảm bớt thiệt hại xảy ra. Điều 9 và 10 của Luật này

quy định về trình tự GQTC: Ngay khi tiếp nhận tố cáo, Ủy ban phòng chống tham

nhũng và các quyền dân sự phải tiến hành xác nhận các thông tin cơ bản như:

Thông tin về người tố cáo, nội dung và mục đích của tố cáo. Ở giai đoạn này, Ủy

Page 83: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

79

ban có thể yêu cầu người tố cáo cung cấp thêm thông tin nếu cần. Sau khi hoàn

thành bước xác nhận thông tin, Ủy ban trên ngay lập tức gửi tố cáo tới cơ quan điều

tra hoặc kiểm tra có liên quan, đồng thời báo cho người tố cáo được biết. Kết quả

điều tra sẽ được gửi cho Ủy ban, đồng thời, Ủy ban sẽ thông báo tóm tắt nội dung

điều tra cho người tố cáo. Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có thể quyết

định dừng điều tra hoặc có thể chuyển điều tra cho cơ quan có thẩm quyền. Một số

nước thiết lập cơ quan độc lập có quyền nhận và điều tra các khiếu nại về hành

động trả đũa, phân biệt đối xử hoặc kỷ luật đối với người tố cáo như ở Mỹ, Đạo luật

Bảo vệ Người tố cáo 1989 đã lập ra Văn phòng Tư vấn đặc biệt (OSC). Ở Canada,

Luật Bảo vệ công chức tố cáo (PSDPA) năm 2005 đã thành lập ra Liêm ủy khu vực

[146] hoặc ở Hàn Quốc, một Ủy ban độc lập Chống tham nhũng và Nhân quyền được

trao quyền theo luật để điều tra khiếu nại việc trả thù người tố cáo, người đã tố cáo

hành vi phạm tội tham nhũng [145].

Qua việc so sánh quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền trong BĐQTC của công dân trong pháp luật Việt Nam với quy định này trong

pháp luật một số nước trên thế giới, có thể thấy, ở mỗi nước có một mô hình tổ chức

cơ quan có trách nhiệm BĐQTC của công dân khác nhau và thẩm quyền, trách

nhiệm cũng khác nhau nhưng đều khá cụ thể. Sự khác biệt ở đây là ngoài việc quy

định trong hệ thống các luật thì ở Việt Nam, vấn đề này còn được quy định trong

nhiều văn bản dưới luật khác.

3.2.3 Thực trạng thủ tục bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp

luật Việt Nam

Quy định pháp luật về thủ tục bảo đảm quyền tố cáo bao gồm quy định về trình

tự, thủ tục giải quyết tố cáo và quy định về thủ tục bảo vệ người tố cáo.

Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định chung tại Luật Tố cáo năm

2011 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của

Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo năm 2011, Thông

tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình

GQTC, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ

quy định quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Theo

Page 84: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

80

đó, việc GQTC được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: Tiếp nhận, xử lý thông

tin tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; Xử lý tố cáo của người

GQTC; Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố

cáo. Tuy nhiên đến Luật Tố cáo năm 2018 thì trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được

rút gọn lại còn 4 bước, thay vì 5 bước như quy định trước đây, bao gồm: Thụ lý tố cáo;

xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của

người giải quyết tố cáo. Như vậy so với Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm

2018 đã bỏ bước công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm

bị tố cáo. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo năm 2018 cũng

được rút ngắn, là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo; trường hợp vụ việc

phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày; đặc

biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày

(Điều 30), thay vì thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, vụ việc phức tạp là 90 ngày,

kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo như trong Luật Tố cáo năm 2011.

Việc quy định về trình tự, thủ tục GQTC trong pháp luật hiện hành đã có

nhiều tiến bộ, thể hiện ở việc quy định cụ thể, rõ ràng quyền, trách nhiệm, thẩm

quyền của các tổ chức và cá nhân có liên quan, đồng thời quy định các bước cần

tuân theo của việc giải quyết đơn. Điều đó đã tạo thuận lợi cho người dân thực hiện

QTC cũng như giám sát cán bộ, công chức giải quyết đơn thư của mình, đồng thời

các cơ quan nhà nước, người được giao nhiệm vụ thấy được trách nhiệm của mình

trong việc GQTC. Tuy nhiên, các quy định về trình tự, thủ tục GQTC để BĐQTC

của công dân vẫn còn một số bất cập, hạn chế như sau:

Thứ nhất, việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo trong pháp luật hiện

hành chưa chặt chẽ, đặc biệt đối với những đơn tố cáo nặc danh nhưng có thông tin cụ

thể, rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện, mỗi địa phương, đơn vị làm một

kiểu, nhiều trường hợp bỏ sót thông tin.

Thứ hai, về các hình thức tố cáo. Pháp luật hiện hành hiện có sự khác nhau

trong quy định về hình thức tố cáo. Nếu như Luật Phòng chống tham nhũng năm

2005, sửa đổi bổ sung các năm 2007, 2012 quy định về nhiều hình thức tố cáo của

công dân như: gửi đơn tố cáo, tố cáo trực tiếp, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua

Page 85: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

81

mạng thông tin điện tử (Khoản 1 Điều 65) thì Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Tố cáo

năm 2018 cùng quy định tại Điều 22 là có hai hình thức tố cáo, bằng đơn và tố cáo

trực tiếp. Mặt khác, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tại Điều 13 quy định thông

điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc. Như vậy, Luật Tố cáo được coi là đạo luật gốc,

quy định những vấn đề chung về tố cáo mà chỉ quy định hai hình thức tố cáo là hạn

chế quyền hiến định của công dân. Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức đã thiết lập

đường dây nóng, hộp thư điện tử ... để tiếp nhận các thông tin, đơn thư phản ánh, tố

cáo, qua đó đã thanh tra kịp thời phát hiện, xử lý nhiều hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày

01/7/2019) lại không đề cập đến các hình thức tố cáo mà dẫn chiếu đến pháp luật về

tố cáo tại Khoản 3, Điều 65 "Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham

nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo" và tại Khoản 4 Điều

65 "Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy

định của pháp luật về tiếp công dân".

Thứ ba, về việc tổ chức thi hành kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý về

tố cáo, luật hiện hành chưa quy định rõ vấn đề này, do đó, nhiều kết luận, quyết

định xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo đã ban hành có hiệu lực

pháp luật, nhất là việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, xử lý sai phạm về

kinh tế tài chính nhưng không được cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đầy

đủ, kịp thời, nghiêm minh.

Ở nhiều quốc gia, vấn đề trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quan tâm

theo hướng quy định rất chặt chẽ nhằm bảo đảm một quy trình GQTC hiệu quả,

đồng thời có khả năng bảo mật thông tin, hạn chế việc tiết lộ thông tin, danh tính của

người tố cáo, như Luật về dịch vụ công của Australia năm 1999, sửa đổi, bổ sung và

có hiệu lực ngày 01/6/2013[141] quy định về GQTC đối với hành vi vi phạm của

cán bộ, công chức. Luật không quy định cụ thể quá trình giải quyết mà trao quyền

quy định chi tiết và bảo đảm thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải

quyết. Nhưng để việc GQTC được thực hiện một cách thống nhất, công bằng thì

Luật đề ra nguyên tắc và tiêu chuẩn cho việc xây dựng quy định về GQTC cho các

cơ quan được trao quyền.

Page 86: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

82

Về trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo: được quy định cụ thể tại Nghị định số

76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Tố cáo năm 2011, từ Điều 12 đến Điều 18. Theo đó, với mỗi nội dung

cần bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ sức khỏe, tính mạng,

tài sản, danh dự, bảo vệ vị trí việc làm.... đều nêu rõ điều kiện, căn cứ yêu cầu bảo

vệ; thời gian giải quyết, trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận yêu cầu bảo vệ; các biện

pháp bảo vệ... Đến Luật Tố cáo năm 2018, trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo

được quy định từ Điều 50 đến Điều 55.

Tuy vậy, quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo có một

số bất cập, gây khó khăn trong thực hiện như: (1) Căn cứ để yêu cầu bảo vệ đối với

người tố cáo: Khoản 1, Điều 50 Luật Tố cáo năm 2018, cũng như Luật Tố cáo năm

2011 và quy định tại Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ

về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo năm 2011: khi có “căn cứ”

cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, xâm hại đến tài

sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm; hoặc bị trù dập, phân biệt đối xử tại nơi làm việc…

của bản thân người tố cáo và người thân thích của người tố cáo thì họ có quyền yêu

cầu người GQTC, cơ quan công an, cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng biện

pháp bảo vệ. Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa quy định thống nhất về khái niệm “có

căn cứ”, chưa quy định cụ thể những biểu hiện hình thức và định lượng về mức độ

đe dọa; (2) Về nơi bảo vệ người tố cáo: Điểm 3, Điều 14 Nghị định số

76/2012/NĐ-CP đã quy định: Khi xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang

diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm

của hành vi xâm hại, người có thẩm quyền GQTC phải chỉ đạo hoặc phối hợp với

cơ quan công an áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ như bố trí lực lượng, phương

tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết; tạm thời di

chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn… Tuy nhiên, địa điểm bảo vệ người tố

cáo được xác định là “nơi cần thiết”, “nơi an toàn” một cách chung chung, khó áp

dụng, thiếu hướng dẫn cụ thể.

Page 87: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

83

3.2.4 Thực trạng về các nguồn lực bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo

pháp luật Việt Nam

* Thực trạng quy định pháp luật về cán bộ, công chức làm công tác bảo đảm

quyền tố cáo

Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định tại Khoản 1, Điều 34 về tiêu chuẩn

đối với người tiếp công dân như: có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn,

nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả

năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và

có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Như vậy có thể thấy, quy định pháp luật

về tiêu chuẩn đối với người làm công tác tiếp công dân chưa có sự định lượng rõ

ràng, các tiêu chí đưa ra khá chung chung và khó xác định, đặc biệt trong bối cảnh

hiện nay, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung

ương đã chỉ ra: "Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất,

chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn cảm tính, nể nang,

dễ dãi hoặc định kiến"

Đối với tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức của người có thẩm quyền trong

GQTC, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đề cập đến. Thực tiễn công tác

GQTC nói riêng và BĐQTC của công dân nói chung cho thấy trình độ, năng lực,

tinh thần trách nhiệm, thái độ của cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ này giữ vai

trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và niềm tin của người dân

vào bộ máy cơ quan nhà nước. Thông qua tiếp xúc, làm việc với đội ngũ cán bộ,

công chức này, tùy thuộc vào thái độ, tinh thần trách nhiệm của họ, nhiều người dân

sẽ suy nghĩ về việc có tiếp tục thực hiện quyền tố cáo của mình nữa hay không.

*Thực trạng pháp luật về cơ sở vật chất

Luật Tiếp công dân năm 2013 và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày

26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân quy định

cụ thể về việc thành lập cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân, theo đó ở tất cả các

cấp phải có Ban Tiếp công dân. Ở Trung ương có bộ phận tiếp dân, trụ sở tiếp tại Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh với

các cơ quan trung ương của Đảng, Chủ tịch nước, các cơ quan của QH và Chính

Page 88: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

84

phủ về những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc

người dân. Các bộ, các tỉnh, các huyện phải thành lập cơ quan tiếp công dân. Điều

này đã tạo thuận lợi để người dân đến tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo. Đồng

thời, theo Điều 19 Luật Tiếp công dân năm 2013 thì các cơ quan tiếp công dân phải

được bố trí tại vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân

đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.

Về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp

công dân xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân,

hiện nay Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP do Bộ Tài chính và Thanh

tra Chính phủ ban hành quy định mức chi bồi dưỡng cụ thể từ 50.000 đến 100.000

đồng/ngày/người; còn người GQTC hiện chưa có chế độ gì riêng biệt.

3.2.5 Thực trạng về giám sát, kiểm tra, thanh tra bảo đảm quyền tố cáo của

công dân và xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật Việt Nam

3.2.5.1 Thực trạng quy định về giám sát bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Về giám sát của Đảng: Quy định số 86-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày

01/6/2017 về giám sát trong Đảng, trong đó nội dung giám sát GQTC được quy

định tại Điều 9: Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các

cấp, ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và

giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Về giám sát của cơ quan dân cử: việc giải quyết tố cáo để BĐQTC của công

dân được quy định trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân

dân năm 2015, với những quy định cụ thể về chức năng của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội tại Điều 22; của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH tại Điều 37,

Điều 44; của đại biểu Quốc hội tại Điều 54.... Luật này quy định khá chi tiết thẩm

quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát; quyền của cơ quan, tổ chức chịu sự giám

sát, phương thức thực hiện giám sát nói chung về tố cáo và giám sát tối cao của

Quốc hội nói riêng về công tác GQTC nhằm BĐQTC của công dân.

Hoạt động giám sát của xã hội đối với việc thực hiện pháp luật tố cáo được

quy định trong nhiều văn bản như Luật Thanh tra năm 2010, Pháp lệnh thực hiện

dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 và các

Page 89: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

85

văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Tố cáo năm 2011 quy định chức năng giám sát

của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tại Điều 44.

Qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật về giám sát việc thực hiện pháp

luật tố cáo, có thể thấy vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất, về chủ thể giám sát: Pháp luật hiện hành quy định nhiều chủ thể có

quyền giám sát nhưng lại chưa phân định chức năng, nhiệm vụ giám sát giữa các

chủ thể này một cách rõ ràng; đồng thời, không thể phân biệt được rõ ràng phạm vi

giám sát của từng chủ thể, dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động giám

sát, một vụ việc nhiều chủ thể cùng giám sát, mỗi chủ thể lại có thể có những kết

luận khác nhau về vụ việc đó, khiến thông tin về vụ việc không còn chính xác, độ

tin cậy không cao.

Thứ hai, về nội dung giám sát: Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể nội

dung giám sát về tố cáo, chưa quy định khi thực hiện hoạt động giám sát thì các chủ

thể giám sát phải làm rõ những nội dung nào, chủ thể giám sát đối với từng đối

tượng giám sát nào thì được giám sát những nội dung gì.

Thứ ba, về phương thức giám sát: Nhiều phương thức giám sát được quy

định trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại chưa cụ thể, chưa nêu rõ đặc

thù của từng phương thức áp dụng cho từng đối tượng cụ thể, chưa nêu rõ điều kiện

để tiến hành từng phương thức. Điều này dẫn đến tình trạng hàng loạt chủ thể đều

có quyền giám sát nhưng sự giám sát không hiệu quả, không đạt được mục đích

giám sát. Các quy định hiện nay cũng cho thấy sự chồng chéo trong quy định về

phương thức giám sát. Chẳng hạn, có đến ba chủ thể có thẩm quyền thực hiện

phương thức “tổ chức đoàn giám sát” về giám sát tại địa phương là Ủy ban thường

vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH, Đoàn đại biểu QH tại địa

phương, nhưng pháp luật không phân định phạm vi, đối tượng, nội dung, thẩm

quyền giám sát …trong việc “tổ chức đoàn giám sát” của ba chủ thể trên. Quy định

của pháp luật bất cập như vậy dẫn đến một thực tế là cùng một vụ việc cần giám sát,

đôi khi có nhiều chủ thể thực hiện quyền giám sát làm ảnh hưởng đến công việc

thường ngày của cơ quan bị giám sát.

Thứ tư, về trình tự, thủ tục giám sát: Chưa có quy định cụ thể về trình tự, thủ

Page 90: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

86

tục giám sát đối với hoạt động BĐQTC của công dân. Pháp luật về tố cáo còn thiếu

nhiều quy định có tính chất thủ tục để thực thi quyền giám sát như chưa có quy định

về giám sát đột xuất và điều kiện để giám sát đột xuất, chưa có quy định về việc sau

mỗi đợt giám sát phải có báo cáo tổng kết rút kinh nghiệm…

3.2.5.2 Thực trạng quy định về kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm quyền tố cáo

của công dân

Hiện nay, việc kiểm tra, thanh tra trong thực hiện các quy định của pháp luật

về tố cáo mới chỉ dừng lại ở kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu

trong thực hiện pháp luật về tố cáo, vấn đề này được quy định có tính nguyên tắc

trong Luật Tố cáo, Luật Thanh tra và trong một số Nghị định của Chính phủ, cụ thể

như sau:

Luật Thanh tra năm 2010 tại các Điều 15, 18, 21, 25 và 28 quy định các cơ

quan thanh tra nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việc thực hiện chính

sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ

quan hành chính nhà nước cùng cấp. Khoản 6 Điều 15 quy định: "Thanh tra Chính

phủ có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh

tra, về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng". Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo

năm 2018, cùng tại Điều 32 quy định Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Chánh thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra cấp huyện có trách

nhiệm xem xét việc GQTC mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp

của cơ quan hành chính cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp

luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc GQTC có vi phạm pháp luật thì kiến nghị

người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, xem xét, giải quyết lại;

Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xem xét việc GQTC mà Bộ trưởng,

người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp

tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho

rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem

xét giải quyết lại.

Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra về tố cáo còn được quy định trong Nghị

định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết Luật

Page 91: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

87

Thanh tra và Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29/7/2013 quy định thẩm quyền,

nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo.

Như vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý

quan trọng để tiến hành kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu cấp

dưới trong việc thực hiện pháp luật tố cáo. Các văn bản nêu trên quy định khá cụ thể

về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan

hành chính nhà nước, của thanh tra các cấp, các ngành, cũng như nội dung thanh tra,

trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo.

3.2.5.3 Thực trạng quy định về xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân

Pháp luật về tố cáo hiện hành đã quy định khá rõ quyền và trách nhiệm của

các chủ thể tham gia quan hệ tố cáo và GQTC trong Luật Tố cáo năm 2011 tại các

Điều 46, 47, 48; Luật Tố cáo năm 2018 quy định tại các Điều 63, 64, 65, theo đó

những người bị xử lý bao gồm người tố cáo, người GQTC; người có trách nhiệm

chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và những người khác có liên

quan. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào vi phạm quy định của pháp luật tố cáo đều

đương nhiên phát sinh trách nhiệm pháp lý, mà còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn

cảnh thực tế và đặc biệt là quy định pháp luật làm cơ sở cho việc xác định trách

nhiệm pháp lý của chủ thể.

Các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tố cáo còn được quy

định tại một số văn bản khác như:

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định một số tội

danh liên quan trực tiếp đến tố cáo, bao gồm quy định mô tả hành vi và chế tài xử lý:

Tội vu khống tại Điều 156, Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo tại Điều 166. Ngoài

ra, còn một số điều luật có thể áp dụng trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm pháp

luật về tố cáo như: Điều 162 về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải

người lao động trái pháp luật; Điều 167 về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do

báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; Điều 318 về tội gây rối trật

tự; Điều 330 về tội chống người thi hành nhiệm vụ; Điều 331 về tội lợi dụng quyền tự

do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; Điều 356 về tội lợi

dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Page 92: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

88

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và một số văn bản hướng dẫn thi

hành đã quy định những vấn đề cơ bản trong việc xử lý đối với hành vi vi phạm hành

chính, thẩm quyền xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền. Đây là cơ sở cho các

văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với

hành vi vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực, trong đó có hành vi vi phạm liên

quan đến tố cáo.

Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định một số biện

pháp bảo đảm trật tự công cộng. Nghị định này không quy định cụ thể về xử lý đối với

việc tụ tập đông người gây mất trật tự nơi công cộng để khiếu nại, tố cáo nhưng những

quy định đó là cơ sở để xử lý tình trạng lợi dụng QTC tập trung đông người, tố cáo

xâm phạm trật tự an toàn xã hội.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội;

phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, trong đó có một số nội dung

liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm pháp luật tố cáo.

Mặc dù các quy định về xử lý vi phạm QTC khá đa dạng, với nhiều loại chủ thể,

hành vi vi phạm, trách nhiệm pháp lý và trong nhiều văn bản khác nhau nhưng lại

chưa quy định rõ ràng về hành vi, thiếu các chế tài cụ thể xử lý trách nhiệm đối với

những người có trách nhiệm cũng như công dân khi có những hành vi vi phạm pháp

luật khác như cố tình không GQTC, vi phạm thời hạn GQTC, cố ý làm sai lệch hồ

sơ vụ việc giải quyết, cố tình tố cáo sai sự thật, mạo danh người khác để tố cáo...

Những thiếu sót như vậy đã gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về vấn đề này.

Pháp luật nước ngoài quy định khá cụ thể chế tài xử lý đối với việc trả thù

người tố cáo, một số nước áp đặt các biện pháp trừng phạt hình sự cho người sử

dụng lao động trả đũa người tố cáo, như tại Hoa Kỳ, Đạo luật SOX áp đặt hình phạt

tù lên đến mười năm hoặc phạt tiền đối với những người trả đũa một người tố giác

bất kỳ hành vi phạm tội nào đến cơ quan thực thi pháp luật. Hay ở Hungary, Điều

257 của Bộ luật Hình sự đã chỉ ra rằng những người thực hiện các biện pháp bất lợi

chống lại người tố cáo sẽ bị phạt một năm lao động công ích, hoặc bị phạt tiền [119].

Tại Hàn Quốc, người chống lại người tố cáo có thể bị phạt 10 triệu won [127].

Page 93: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

89

Như vậy, có thể thấy chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm quyền tố cáo

của công dân trong pháp luật của một số nước đã nêu ở trên có tính nghiêm khắc

hơn so với ở Việt Nam.

3.2.6 Thực trạng bảo vệ, khen thưởng người tố cáo theo pháp luật Việt Nam

3.2.6.1 Thực trạng quy định về bảo vệ người tố cáo

Luật Tố cáo năm 2011 quy định 14 nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với các

chủ thể khác nhau tham gia quan hệ pháp luật về tố cáo. Những hành vi bị cấm này

đóng vai trò quan trọng trong việc BĐQTC của công dân, trong đó có những hành vi

trực tiếp bảo vệ người tố cáo, bao gồm: Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố

cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo; không thực

hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; cản trở việc thực

hiện QTC; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo; mua chuộc, hối lộ người

GQTC; đe doạ, trả thù, xúc phạm người GQTC. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về

nghĩa vụ bảo vệ người tố cáo của người GQTC tại Điều 11. Trong khi đó Luật Tố cáo

năm 2018 quy định có 13 nhóm hành vi bị cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo và

những quy định trong luật này về bảo vệ người tố cáo thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn so

với Luật Tố cáo năm 2011. Điều 47 Luật Tố cáo năm 2018 định nghĩa rất rõ về đối

tượng, phạm vi bảo vệ người tố cáo.

Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi

tiết một số điều của Luật Tố cáo năm 2011 dành một chương để quy định các biện

pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2007,

2012 đã có những quy định quan trọng bảo vệ công dân tố cáo hành vi tham nhũng,

chẳng hạn như: quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền

hạn có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin

khác về hành vi tham nhũng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện,

báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng (Điều 5). Luật cũng liệt kê các hành vi

bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo,

tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng (Điều 10); quy định về

Page 94: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

90

trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố

cáo tham nhũng (Điều 65), theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền khi nhận được tố cáo phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ,

tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng

kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe dọa, trả

thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả GQTC

cho người tố cáo khi có yêu cầu. Tuy nhiên đến Luật Phòng, chống tham nhũng năm

2018 không quy định cụ thể nội dung này, mà tại Điều 67 về việc bảo vệ người

phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của

pháp luật về tố cáo.

Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ Quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN năm 2005 đã dành ba điều

để cụ thể hóa những quy định về bảo vệ người tố cáo.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có những quy định khẳng định việc phát

hiện, tố giác, báo tin về tội phạm, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm là

quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức; cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà

nước khác có trách nhiệm tạo điều kiện và bảo đảm cho công dân thực hiện các

quyền và nghĩa vụ này. Điều 56 quy định về quyền của người tố giác, báo tin về tội

phạm, bao gồm: được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo

tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm,

uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ

khi bị đe dọa; Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến

nghị khởi tố; Được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm, kiến nghị khởi tố.

Mặc dù pháp luật hiện hành về bảo vệ người tố cáo đã có nhiều tiến bộ so với

trước đây, nhưng vẫn còn một số vấn đề đặt ra. Trước hết là những bất cập của các

quy định bảo vệ người tố cáo trong Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng

dẫn thi hành như:

Thứ nhất, không quy định rõ về mặt nguyên tắc cơ quan có trách nhiệm bảo

Page 95: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

91

vệ người tố cáo, không xác định cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì việc bảo vệ

người tố cáo mà nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo được giao đồng thời cho nhiều cơ

quan, cá nhân dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” như: Cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền khi tiếp nhận tố cáo, GQTC, khai thác, sử dụng thông tin, tài

liệu do người tố cáo cung cấp; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người

có thẩm quyền quản lý, sử dụng người tố cáo; cơ quan Công an; UBND các cấp,

Chủ tịch UBND các cấp; cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan khác có thẩm

quyền…

Thứ hai, không quy định các bảo đảm về tài chính, kỹ thuật cho công tác bảo

vệ người tố cáo.

Thứ ba, không quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Luật Tố

cáo năm 2011 đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ

người tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong

việc bảo vệ người tố cáo nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa ban hành văn bản này.

Do đó, người tố cáo trên thực tế chưa được áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết

theo quy định của Luật.

Tuy nhiên, Luật Tố cáo năm 2018 đã phần nào khắc phục được tình trạng

chung chung của Luật Tố cáo năm 2011 khi tại Điều 49 đã quy định cụ thể cơ quan

có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi cơ

quan sẽ chịu trách nhiệm những nội dung bảo vệ người tố cáo khác nhau.

Các quy định về bảo vệ người tố cáo của các nước có sự khác nhau khá lớn,

trong khi một số nước chủ yếu chỉ hướng tới bảo vệ người tố cáo trong khu vực

công, thì ở một số nước khác ban hành luật riêng về bảo vệ người tố cáo toàn diện

cho cả khu vực công và khu vực tư như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Phi, Anh. Luật

Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công (PPIW) của Hàn Quốc áp dụng cho “bất kỳ

người nào” báo cáo hành vi vi phạm lợi ích công cộng, còn ở Mỹ thì Luật bảo vệ

người tố cáo được ban hành năm 1989 sau đó được bổ sung bởi các quy định bảo vệ

người tố cáo trong Luật Sarbanes-Oxley (Luật SOX) và Luật Bảo vệ Người tiêu

dùng và Cải cách phố Wall Dodd-Frank (Luật Dodd-Frank) lại chủ yếu hướng tới

khu vực tư nhân. Một điều khá khác biệt với Việt Nam là nhiều nước kể trên đã ban

Page 96: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

92

hành một đạo luật riêng về bảo vệ người tố cáo, với các quy định rất cụ thể, chặt chẽ.

Chẳng hạn quy định về điều kiện để người tố cáo được bảo vệ, luật pháp các nước

hầu như đều quy định người tố cáo được bảo vệ khi họ tố cáo trung thực, có căn cứ

hợp lý, thiện ý. Về cơ bản, pháp luật các nước khuyến khích và bảo vệ việc tiết lộ

các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tham nhũng, hành vi trái đạo đức hay các

mối nguy hiểm có thể đem đến các mối nguy hại cho sức khỏe và an toàn cộng

đồng, sử dụng công quỹ trái phép, hay lạm dụng quyền lực, bỏ bê trách nhiệm công

việc. Hay quy định về nội dung bảo vệ người tố cáo, Luật tiết lộ vì lợi ích công của

Australia quy định về các nội dung, biện pháp bảo vệ người tố cáo bao gồm: người

tố cáo được miễn trừ trách nhiệm pháp lý; người tố cáo được bảo vệ khỏi các hành

vi trả thù; người tố cáo được bảo mật danh tính. Pháp luật Mỹ nghiêm cấm việc tiết

lộ danh tính người tố cáo mà không có sự đồng ý, trừ trường hợp "xác định rằng

việc tiết lộ danh tính của cá nhân là cần thiết vì một mối nguy hiểm sẽ xảy ra đối

với sức khỏe hoặc an toàn công cộng hoặc sẽ vi phạm luật hình sự".

3.2.6.2 Thực trạng quy định về khen thưởng người tố cáo

Luật Tố cáo năm 2011 quy định về khen thưởng người tố cáo tại Điều 45, các

đối tượng được khen thưởng bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong

việc GQTC và người tố cáo; việc khen thưởng được thực hiện khi họ có công trong

việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; lợi ích mà người được

khen thưởng nhận được là vật chất và tinh thần. Nghị định 76 dành một chương để

cụ thể hóa vấn đề này với các nội dung như: nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, trình

tự, thủ tục khen thưởng; mức thưởng và nguồn kinh phí dành cho khen thưởng.

Nghị định cũng quy định những cá nhân có thành tích trong việc tố cáo hành vi

tham nhũng thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về phòng, chống

tham nhũng. Luật Tố cáo năm 2018 tại Điều 62 chỉ quy định đối tượng được khen

thưởng là người tố cáo, khi họ trung thực và tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm

pháp luật thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung các năm 2007,

2012 lần đầu tiên đã chính thức tuyên bố về việc khen thưởng người tố cáo tại Điều

Page 97: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

93

67: “Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có

thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được

khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật”.

Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng quy định việc khen

thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng tại Điều 48.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 không quy định cụ thể vấn đề này,

mà tại Điều 68 "Người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi

tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật"

Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV ngày 16/3/2015 của Thanh

tra Chính phủ, Bộ Nội vụ về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố

cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Thông tư này đã tiệm cận các nguyên tắc mới

trong việc khuyến khích, động viên xứng đáng với người tố cáo hành vi tham nhũng

như: phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chú

trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và công dân trong PCTN; người được

khen thưởng phải có thành tích xuất sắc, nổi trội, có tác dụng động viên, giáo dục,

nêu gương sáng trong phạm vi rộng; việc khen thưởng phải kết hợp giữa biểu

dương, động viên tích cực về tinh thần với khuyến khích, động viên xứng đáng

bằng vật chất; thủ tục khen thưởng phải phù hợp, vừa bảo đảm việc lựa chọn khen

thưởng chặt chẽ, đúng người, đúng thành tích, vừa tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục khen thưởng, đồng thời phải bảo vệ chặt

chẽ người tố cáo hành vi tham nhũng.

Điểm mới của Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV là bổ sung

quy định đối với trường hợp thành tích của người được khen thưởng giúp thu hồi

được cho nhà nước số tiền, tài sản có giá trị trên 600 lần mức lương cơ sở thì

được xét thưởng từ Quỹ Khen thưởng PCTN vượt mức nêu trên, nhưng tối đa

không quá 10% số tiền, giá trị tài sản đã thu hồi được và không vượt quá 3.000

lần mức lương cơ sở.

Một số địa phương đã ban hành quy chế bảo vệ và khen thưởng người phát

hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, như: Ngày 22/6/2010, UBND Thành phố Hồ Chí

Page 98: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

94

Minh đã ban hành Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ban hành quy chế bảo vệ và

khen thưởng người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng. Cùng với quy định hình

thức, quy trình bảo vệ người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, TP. Hồ Chí Minh

còn giao nhiệm vụ cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố, quận - huyện và

sở, ban, ngành thành phố thực hiện việc cấp bằng khen, giấy khen và tiền thưởng

theo đúng chế độ quy định của Chính phủ. Ngoài hình thức khen thưởng trên, tùy

theo thành tích, người phát hiện còn được khen thưởng đột xuất đối với cá nhân, tập

thể từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc có thể cao hơn do Chủ tịch UBND

thành phố, trưởng ban chỉ đạo Thành phố về phòng, chống tham nhũng quyết định.

3.3 Thực trạng thực hiện bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam

hiện nay

Thực hiện các quy định pháp luật về BĐQTC của công dân là yếu tố tiên quyết

để QTC của công dân được thực hiện trên thực tế. Những năm gần đây, cùng với

việc nhận thức của người dân được nâng cao, người dân chủ động yêu cầu được

BĐQTC thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có nhiều cải tiến đáng ghi

nhận để hiện thực hóa các quy định pháp luật về quyền tố cáo.

3.3.1 Thực tiễn thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân về BĐQTC được thể hiện khá rõ, cụ thể là:

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo thường xuyên việc

theo dõi, đánh giá, rà soát, bổ sung, sửa đổi để hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt

về tiếp công dân, giải quyết tố cáo. Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ phối hợp

với các bộ, ngành, địa phương triển khai tổng kết 4 năm thực hiện Luật Tố cáo năm

2011; tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân năm 2013; tổng kết 10 năm

thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; đồng thời xây dựng dự thảo

sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo năm 2011 [14]. Bên cạnh đó, trong các phiên họp

thường kỳ, Chính phủ nghe Tổng Thanh tra chính phủ báo cáo kết quả công tác tiếp

công dân, xử lý đơn thư, GQTC để có các giải pháp chỉ đạo, chấn chỉnh những hạn

chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về tố cáo. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp,

Page 99: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

95

các ngành, đặc biệt là các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các

quyết định kết luận GQTC đã có hiệu lực pháp luật, những vụ việc Thủ tướng

Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã có ý kiến chỉ đạo. Trong nhiều năm trở

lại đây, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị toàn quốc GQTC, cũng như ban

hành nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, tăng cường công tác tiếp công dân, GQTC.

Thanh tra Chính phủ bên cạnh việc GQTC, thanh tra trách nhiệm GQTC...

theo thẩm quyền, đã theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các

công tác liên quan đến BĐQTC của công dân [14]. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ

tổng kết, xây dựng báo cáo về việc giải quyết tố cáo trong phạm vi toàn quốc để rút

kinh nghiệm, khắc phục tồn tại và hạn chế, nhân rộng ưu điểm của các ngành, các

địa phương, hướng tới góp phần bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Thủ trưởng cơ quan chủ trì nhiều

cuộc họp với thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo GQTC đông người,

phức tạp mà dư luận xã hội quan tâm, vụ việc mà các cơ quan, địa phương có ý kiến

khác nhau, đồng thời coi trọng công tác vận động nhân dân, công tác hỗ trợ tư vấn

pháp lý cho người dân với sự tham gia của Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, cơ quan dân

vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị. Các cơ quan thanh tra tăng cường thanh tra

trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật

về tiếp công dân, GQTC; đẩy mạnh việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện

quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật [14].

Như vậy, việc thực hiện quy định pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm của

tổ chức, cá nhân BĐQTC được các cá nhân, cơ quan thực hiện thường xuyên và có

hiệu quả.

3.3.2 Thực tiễn thực hiện trình tự, thủ tục bảo đảm quyền tố cáo của

công dân

Việc GQTC những năm gần đây khá nề nếp, tuân thủ theo trình tự, thủ tục

của pháp luật tố cáo; chất lượng giải quyết được nâng lên, nhiều vụ việc tố cáo gay

gắt kéo dài đã được giải quyết dứt điểm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân [9]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vụ việc tố

cáo chưa được giải quyết đúng pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ

Page 100: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

96

chức, của công dân. Tình trạng GQTC không đúng thời hạn quy định của pháp luật

còn phổ biến, gây tâm lý bức xúc cho người tố cáo, dẫn đến tình trạng tố cáo tiếp

hoặc tố cáo vượt cấp làm cho vụ việc tố cáo tiếp tục bị kéo dài và cơ quan giải

quyết gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều nơi, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết có

biểu hiện né tránh nhất là trong trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu cơ

quan hành chính nhà nước các cấp [11] (Xem Phụ lục 3).

Theo thống kê của Chính phủ, từ khi Luật Tố cáo năm 2011 có hiệu lực đến

năm 2017, việc GQTC của các cơ quan hành chính nhà nước qua các năm đều đạt

tỷ lệ cao, cơ bản đạt trên 80%, trong đó các bộ ngành và địa phương đều đạt tỷ lệ

khá đều nhau và đều so với các năm, cụ thể: Năm 2012 giải quyết 7.340 vụ việc trên

tổng số 8.471 vụ việc đủ điều kiện giải quyết đạt 86,65%; năm 2013 giải quyết

7.266 trên tổng số 8.692 vụ việc, đạt 83,6%; năm 2014 giải quyết 6.978 trên tổng số

7.974 vụ việc, đạt 87,5%; năm 2015 giải quyết 5.638 trên tổng số 7.542 vụ việc, đạt

74,8% ; năm 2016 giải quyết 6.267 trên tổng số 7.716 vụ việc, đạt 81,2%; năm 2017

giải quyết 5.402 trên tổng số 6.602 vụ việc, đạt 81,8% [11].

Việc GQTC của các cơ quan hành chính nhà nước đạt tỷ lệ cao đã mang lại

hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tập thể và Nhà nước.

Qua GQTC đã thu hồi một số lượng lớn đất và tiền cho Nhà nước, trả lại cho cá

nhân, tập thể. Đồng thời, số vụ việc phải xử lý hành chính khá cao và nhiều vụ việc

phải chuyển cơ quan điều tra, cụ thể: năm 2013, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu

hồi cho Nhà nước, trả cho tập thể, cá nhân số tiền là 31 tỷ và 7,3 ha đất; bảo vệ

quyền lợi cho tập thể, cá nhân là 534 người; kiến nghị xử lý hành chính 315 người;

chuyển cơ quan điều tra 42 vụ; năm 2014, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi

cho Nhà nước, trả cho tập thể, cá nhân số tiền là 19,2 tỷ và 66,2 ha đất; bảo vệ

quyền lợi cho tập thể, cá nhân là 397 người; kiến nghị xử lý hành chính 498 người;

chuyển cơ quan điều tra 78 vụ; năm 2015, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi

cho Nhà nước, trả cho tập thể, cá nhân số tiền là 29,8 tỷ và 29,6 ha đất; bảo vệ

quyền lợi cho tập thể, cá nhân là 876 người; kiến nghị xử lý hành chính 327 người;

chuyển cơ quan điều tra 04 vụ; năm 2016, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi

cho Nhà nước, trả cho tập thể, cá nhân số tiền là 46,9 tỷ và 10 ha đất; bảo vệ quyền

Page 101: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

97

lợi cho tập thể, cá nhân là 589 người; kiến nghị xử lý hành chính 344 người; chuyển

cơ quan điều tra 02 vụ; năm 2017, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà

nước, trả cho tập thể, cá nhân số tiền là 15,4 tỷ và 17,1 ha đất; bảo vệ quyền lợi cho

tập thể, cá nhân là 565 người; kiến nghị xử lý hành chính 359 người và không có vụ

việc nào chuyển cơ quan điều tra [11] (Xem Phụ lục 4). Tuy nhiên, nhìn vào các số

liệu trên có thể thấy mặc dù từ năm 2013 đến năm 2017 có tăng có giảm nhưng về

cơ bản các thông số đều giảm, điều đó có thể nhận định theo các hướng sau: (1) các

hành vi vi phạm pháp luật ngày càng ít, mức độ vi phạm không nặng; (2) người dân

không mặn mà với tố cáo, không tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu tin

tưởng vào các cơ quan thực thi công vụ, không dám tố cáo do sợ bị trả thù, trù dập;

(3) cơ quan có thẩm quyền GQTC do nể nang, tiêu cực, không làm hết trách nhiệm

nên cho hợp thức hóa các sai phạm, xử lý các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ nhất.

3.3.3 Thực trạng nguồn lực bảo đảm quyền tố cáo của công dân

3.3.3.1 Thực trạng nguồn nhân lực bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Cho đến nay chưa có con số thống kê cụ thể về số lượng, trình độ, chất lượng

của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác BĐQTC của công dân nhưng nhìn

chung đã được nâng cao về chất lượng, trình độ, trách nhiệm, đáp ứng cơ bản nhu

cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thủ trưởng cơ quan hành chính nhà

nước, cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân vẫn chưa mang tính chuyên

nghiệp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, một bộ phận còn yếu kém về năng lực

và trình độ chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí có nơi cán bộ không

làm được việc thì bố trí làm công tác tiếp công dân; một số cán bộ tiếp dân còn có

biểu hiện quan liêu, hách dịch, thiếu tinh thần trách nhiệm; chưa có quy định về tiêu

chuẩn đạo đức, chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải

quyết tố cáo nên chất lượng không đồng đều trong thực tế; còn nhiều cán bộ, công

chức chưa am hiểu sâu về pháp luật nói chung và pháp luật tố cáo nói riêng nên

nhiều vụ việc giải quyết không khách quan, còn vi phạm quy trình, thủ tục, thiếu

trách nhiệm [85]. Và cũng không ít cán bộ làm công tác GQTC thiếu trách nhiệm,

né tránh, khi gặp vụ việc phức tạp còn đùn đẩy, thấy sai không sửa, thậm chí còn có

tiêu cực trong GQTC…. đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả

Page 102: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

98

GQTC và bảo vệ người tố cáo không cao, gây bức xúc trong nhân dân [83]. Những

hạn chế của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác BĐQTC của công dân đã nêu ở

trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Một là, do các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với đội ngũ cán bộ, công

chức làm công tác BĐQTC chưa cụ thể nên thực tế việc thực hiện các quy định này

còn nhiều bất cập.

Hai là, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức này còn

hạn chế, do đó chưa tạo động lực làm việc, khuyến khích họ đề cao trách nhiệm,

phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực công tác chuyên môn,

nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc hết sức phức tạp này [9].

3.3.3.2 Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Đối với hoạt động tiếp nhận tố cáo: Sau khi Luật Tiếp công dân năm 2013 có

hiệu lực, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan hữu quan quy hoạch,

sửa chữa các trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Trung ương tại Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh để bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, người lao

động thực hiện nhiệm vụ và thuận lợi cho nhân dân đến tố cáo, phản ánh. Các bộ,

ngành, các tỉnh cũng xây dựng phòng tiếp dân khang trang, lịch sự, trang bị khá đầy

đủ tiện nghi như bàn ghế, nước uống, quạt, camera, máy tính, máy phô tô, hệ thống

điện thoại nội bộ... Chế độ chính sách đối với công chức làm nhiệm vụ tiếp công

dân được thực hiện theo đúng quy định. Ở cấp huyện, về cơ bản đáp ứng được yêu

cầu, được trang bị khá đầy đủ máy móc, văn phòng phẩm phục vụ công tác này. Tuy

nhiên ở các địa phương, việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân

còn nhiều khó khăn, nhiều xã phải mượn phòng làm việc của lãnh đạo hoặc các

phòng ban khác; cán bộ làm công tác tiếp dân chưa được hưởng chế độ, chính sách

theo quy định [85].

Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động khen thưởng cá nhân có thành tích

xuất sắc trong tố cáo chưa tương xứng với công sức, trách nhiệm thu thập thông tin,

tài liệu để phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt mức khen thưởng

đối với tố cáo hành vi tham nhũng còn thấp, việc vinh danh chưa kịp thời nên chưa

thật sự động viên, khuyến khích người dân. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp

Page 103: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

99

bảo vệ người tố cáo đòi hỏi sự tốn kém về tài chính, trang thiết bị, vũ khí, công cụ

hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nhưng đầu tư còn hạn chế.

3.3.4 Thực tiễn giám sát, kiểm tra, thanh tra bảo đảm quyền tố cáo của công

dân và xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân

3.3.4.1 Thực tiễn giám sát bảo đảm quyền tố cáo của công dân

* Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Thứ nhất, hoạt động giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các

cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội (giám sát của

QH) về pháp luật tố cáo thời gian qua đã hướng đến mục đích nhận xét, đánh giá

hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về GQTC của công dân; từ đó, đưa

ra kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo;

đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức,

thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác GQTC. Hoạt động giám sát tập

trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

Về trách nhiệm tổ chức công tác GQTC thuộc phạm vi quản lý của các cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền: Giám sát thông qua xem xét các báo cáo; Giám sát

chuyên đề; Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Khi chưa có Luật Hoạt động giám sát của QH thì Ủy ban thường vụ Quốc

hội đã nhiều lần họp, thảo luận riêng tại hội trường về những vấn đề có liên quan

đến việc thực hiện pháp luật tố cáo thông qua các báo cáo của Chính phủ và chất

vấn thành viên Chính phủ về công tác GQTC. Quốc hội luôn dành sự quan tâm đặc

biệt đối với vấn đề này, từ năm 2012 đến năm 2017 đã mười lần xem xét báo cáo

của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có phần GQTC và ba lần họp,

nghe báo cáo chuyên đề về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo [11]. Tại các phiên

họp cuối năm, QH đều nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh

tế - xã hội, trong đó có nội dung về công tác GQTC. Hằng năm, Quốc hội, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo chuyên đề của Chính phủ về công tác GQTC.

Về trách nhiệm GQTC thuộc thẩm quyền của các chủ thể có liên quan: Giám

sát việc GQTC đối với đơn thư do các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu Quốc hội và

đại biểu QH tiếp nhận; Giám sát đối với các bộ, ngành, địa phương về việc GQTC

Page 104: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

100

đã được thực hiện khá nghiêm túc.

Năm 2003, Ban Dân nguyện được Quốc hội thành lập với nhiệm vụ giúp Ủy

ban thường vụ QH giám sát việc thi hành pháp luật về tố cáo và tổng hợp báo cáo

công tác dân nguyện. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2016), Ban Dân

nguyện đã tiếp và phối hợp với các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân

Trung ương ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp 50.339 lượt người đến khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị về 14.593 vụ việc, có 1.061 lượt đoàn đông người [6].

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016), Ủy ban thường vụ Quốc

hội đã chỉ đạo việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh

của công dân gửi đến QH, các cơ quan của QH liên quan đến 108.871 đơn thư; chỉ

đạo việc nghiên cứu, chuyển đơn, thư của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải

quyết, theo dõi, đôn đốc 6.543 đơn, thư của công dân và nhận được 4.575 văn bản

trả lời; tổ chức giám sát 172 vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể [100].

Năm 2016, thực hiện Nghị quyết số 231/NQ-UBTVQH14 ngày 22/8/2016

của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

của công dân đã làm việc tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 04 cơ

quan của Chính phủ. Năm 2017, thực hiện Nghị quyết 336/NQ-UBTVQH14, ngày

16 tháng 1 về giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến QH

năm 2017, Đoàn giám sát đã làm việc với một số bộ, ngành và 08 địa phương về

việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do QH chuyển đến [101].

Trên cơ sở kết quả của các cuộc giám sát chuyên đề, QH đã ban hành những

nghị quyết liên quan về các vấn đề đã giám sát, buộc Chính phủ phải có những điều

chỉnh chính sách hợp lý trong chỉ đạo, điều hành, khắc phục những hạn chế, bất cập,

tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác GQTC.

Tuy nhiên, hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước vẫn còn

những hạn chế nhất định như:

Hoạt động giám sát còn thiếu chuyên nghiệp, đôi khi còn mang tính hình

thức, chưa hiệu quả. Nội dung giám sát hoạt động GQTC hiện nay của QH do Ủy

ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH cùng thực hiện. Hội

đồng dân tộc và các Ủy ban của QH khi nhận được đơn không thuộc thẩm quyền sẽ

Page 105: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

101

chuyển cho Ban dân nguyện xử lý, do đó, nhiều khi đơn thư chuyển lòng vòng ngay

chính trong các cơ quan của QH [5], bởi vì Ban Dân nguyện chỉ là cơ quan tham

mưu, giúp Ủy ban thường vụ QH về công tác dân nguyện, không có vai trò giám sát

độc lập. Do đó, việc giám sát hoạt động GQTC còn thiếu tập trung, giá trị của các

kiến nghị thu được từ hoạt động giám sát có chất lượng chưa cao. Các Ủy ban khác

của QH cũng chưa giám sát được nhiều việc giải quyết của các cơ quan có thẩm

quyền, nhiều trường hợp mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn mà chưa có biện pháp

theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc giải quyết báo cáo kết quả giám sát về GQTC

trong thời gian qua đã đưa ra nhiều kiến nghị với các cơ quan nhà nước khác nhau,

nhưng việc xem xét tiếp thu, giải quyết kiến nghị và trả lời cơ quan tiến hành giám

sát chưa nghiêm túc [5]. Mặc dù vậy, vẫn không có biện pháp nào để yêu cầu người

được kiến nghị phải giải trình việc không thực hiện các kiến nghị của cơ quan giám

sát dẫn đến việc giám sát công tác GQTC được tiến hành nhiều nhưng trên thực tế,

sau khi có kết quả giám sát, ít có cơ quan, tổ chức nào bị xử lý.

Các quy định về phạm vi, trình tự, thủ tục giám sát việc thực hiện pháp luật

về tố cáo trong các vụ việc cụ thể còn chưa thực sự rõ ràng. Trên thực tế, Luật Hoạt

động giám sát của QH và HĐND đều không quy định phạm vi, trình tự, thủ tục

giám sát đối với các vụ việc cụ thể. Luật Tố cáo năm 2011 cũng không quy định nội

dung giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với công tác GQTC; các văn bản

quy phạm pháp luật hiện hành đều không quy định rõ trình tự, thủ tục tiến hành

giám sát và chế độ thông tin, báo cáo, xử lý kết quả giám sát trong từng cuộc giám

sát. Những hạn chế nêu trên đã làm giảm vai trò, tác dụng của hoạt động giám sát

đối với việc thực hiện pháp luật về tố cáo.

Thứ hai, giám sát của Hội đồng nhân dân

Trên cơ sở các quy định về giám sát, Hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương những năm qua đã thực hiện giám sát theo thẩm quyền,

với những nội dung và phương thức đa dạng. Các kết luận, kiến nghị giám sát đã

góp phần quan trọng vào việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác

quản lý nhà nước về tố cáo và GQTC theo thẩm quyền. Hàng năm, Hội đồng nhân

dân các địa phương đều xây dựng Nghị quyết về chương trình giám sát với các hoạt

Page 106: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

102

động giám sát như: giám sát tại các kỳ họp (xem xét báo cáo và chất vấn); giám sát

chuyên đề; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, của các

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố, của Đại biểu Hội đồng nhân dân và Tổ

đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung giám

sát về công tác GQTC.

Về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri, HĐND cấp tỉnh

coi việc xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về GQTC là một trong những nội

dung giám sát quan trọng mà HĐND các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện.

Phương thức giám sát này là một bước đánh giá, rà soát lại tổng thể các vấn đề về

chính sách, pháp luật cũng như kết quả thực hiện việc GQTC của các cơ quan chức

năng, trên cơ sở đó Ban Pháp chế HĐND (thông qua công tác thẩm định báo cáo)

và các đại biểu HĐND có những đánh giá, đưa ra những giải pháp, kiến nghị về

những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện công tác tiếp công dân,

giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các kỳ báo cáo.

* Giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, của tổ

chức thanh tra nhân dân

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã thực hiện chức năng giám sát

và thể hiện chính kiến khi kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tố

cáo liên quan đến lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức. Trong quá trình thực hiện

chức năng giám sát của mình, MTTQ và các tổ chức thành viên đã phát hiện được

nhiều nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong một số văn bản

dự thảo về công tác tố cáo, GQTC, bảo vệ người tố cáo mà các cơ quan Đảng, Nhà

nước gửi lấy ý kiến, từ đó có các đề xuất, kiến nghị sửa đổi hợp lý cho phù hợp với

thực tiễn đời sống xã hội. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện chức năng giám sát pháp

luật tố cáo của Mặt trận còn được thể hiện theo các phương thức giám sát sau đây:

(1) Việc giám sát tại các cơ quan dân cử (QH, Hội đồng nhân dân các cấp):

tại các kỳ họp QH, HĐND, MTTQ các cấp đều có báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến

nghị liên quan đến những bức xúc của cử tri và nhân dân, kiến nghị những vấn đề

thuộc trách nhiệm của QH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân để các

cơ quan này xem xét, giải quyết; kiến nghị sớm có giải pháp đẩy mạnh việc giải

Page 107: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

103

quyết, đôn đốc và giám sát việc giải quyết để đáp ứng tốt hơn những nguyện vọng

chính đáng của nhân dân. Bên cạnh đó, MTTQ còn phối hợp các cơ quan trong đó

có Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Thanh tra Chính phủ để

giải quyết nhiều vụ việc tố cáo phức tạp từ Trung ương đến địa phương, định kỳ tổ

chức các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về việc cử luật sư tham gia trợ giúp

pháp lý miễn phí cho công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương; tổ chức hội

nghị tập huấn triển khai việc luật sư, luật gia tham gia tư vấn pháp lý cho công dân

đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở tiếp công dân Trung ương; tính đến hết tháng 11 năm

2016 đã có 425 luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho 1573 lượt công dân [7].

Tại các địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố chủ trì,

phối hợp với các bên liên quan lựa chọn một số vụ việc tố cáo phức tạp trên địa bàn

để tổ chức giám sát, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về đất

đai, môi trường, khai thác tài nguyên... Ngoài ra, các Uỷ ban MTTQ còn thưc hiện

hoạt động tập hợp ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân;

tiếp dân, xử lý đơn thư tố cáo của công dân.

(2) Đối với giám sát hoạt động GQTC trong hệ thống các cơ quan hành chính

nhà nước, Ủy ban MTTQ các cấp cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do Ủy ban

Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của QH, Hội đồng nhân dân, các ban của Hội

đồng nhân dân tiến hành hoạt động giám sát đối với bộ máy nhà nước nói chung,

các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Thông qua việc tham gia các đoàn giám

sát, đại diện Ủy ban MTTQ xem xét, phát hiện và kiến nghị cơ quan tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý những vi phạm pháp luật trong hoạt động của bộ

máy hành chính nhà nước, những tồn đọng trong việc GQTC của công dân tại các

cơ quan này.

(3) Đối với giám sát việc GQTC trong quá trình thực thi chính sách, pháp

luật trên địa bàn dân cư, ngoài sự phát hiện, kiến nghị của Ủy ban MTTQ, các tổ

chức thành viên, các ủy viên Ủy ban, còn có một hình thức khác đóng vai trò gần

như chủ yếu là hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã và ban

giám sát đầu tư của cộng đồng. Thanh tra nhân dân đóng vai trò nòng cốt trong

giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, giải quyết tố cáo.

Page 108: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

104

(4) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát bằng

phương thức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; tiếp nhận đơn và

chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Năm 2015, có 376 lượt công dân được

tiếp; tiếp nhận 6.021 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân

(có 5.469 đơn thư đã xử lý, tồn 552 đơn thư chưa xử lý), tăng 2.062 đơn so với cùng

kỳ năm 2014. Năm 2016, với 369 lượt công dân được tiếp, trong đó, có 12 đoàn

đông người; tiếp nhận và xử lý tổng số 4.086 đơn thư (trong đó có 3.996 đơn bưu

điện, 90 đơn nhận trực tiếp qua tiếp công dân). Sau khi xử lý đã trả lại cho công dân

118 đơn kèm văn bản hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, chuyển 124

đơn đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền GQTC, kiến nghị, đang tiếp tục xử lý đơn

thư được gửi qua đường bưu điện [52].

Mặc dù có nhiều phương thức giám sát nhưng hiện nay sự giám sát của xã

hội đối với công tác GQTC cũng như pháp luật về tố cáo còn rất hạn chế. Hoạt động

giám sát GQTC của MTTQ đã có từ lâu nhưng các văn bản pháp luật trong đó có

Luật MTTQ năm 2015 quy định tương đối hạn hẹp như: quyền giám sát của Mặt

trận đối với GQTC thường kỳ của các cơ quan nhà nước còn gò bó; các phát hiện,

kiến nghị gửi đến cơ quan nhà nước các cấp được ví như "nước đổ lá khoai", chưa

được coi trọng và chưa có chế tài bắt buộc; việc xử lý đơn thư tố cáo gửi đến Mặt

trận chỉ dừng ở mức nhận đơn và chuyển đơn, sau đó, các cơ quan có thẩm quyền

có thực sự tổ chức giải quyết kịp thời, nghiêm chỉnh, thấu đáo đúng pháp luật không

thì MTTQ không có quyền đưa ra ý kiến. Việc tham gia của Mặt trận về cơ bản

hình thức, ít hiệu quả.

Trên thực tế còn nhiều vụ việc tố cáo vượt cấp, đông người, kéo dài nhưng

hầu như không có sự giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành

viên của Mặt trận, điều đó phần nào cho thấy vai trò của giám sát xã hội chưa thực

sự phát huy tác dụng. Một trong những nguyên nhân căn bản của tình trạng trên là

do quy định của pháp luật về giám sát của xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về

tố cáo còn hạn chế, thiếu tính chưa cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy định cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền GQTC thông báo kết quả giải quyết và trả lời Ủy ban

Page 109: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

105

MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã chuyển đơn tố cáo nhưng

không có quy định giải trình về việc giải quyết tố cáo.

3.3.4.2 Thực tiễn kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã

tiến hành nhiều cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo tại nhiều

cơ quan, tổ chức, đơn vị, cụ thể như sau : Năm 2016, Thanh tra Chính phủ và các

bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 1.536 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực

hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 3.091 cơ quan, tổ chức, đơn vị, qua thanh tra

phát hiện 601 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 562 tổ chức,

470 cá nhân; xử lý hành chính 11 cá nhân. Năm 2017, tiến hành 1.645 cuộc thanh

tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại 2.779 cơ quan,

tổ chức, đơn vị, qua thanh tra phát hiện 544 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút

kinh nghiệm 455 tổ chức, 568 cá nhân; xử lý hành chính 14 tổ chức, 17 cá nhân [11]

(Xem Phụ lục 5).

Ngoài thanh tra trách nhiệm, Thanh tra Chính phủ còn tiến hành kiểm tra

việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra trách nhiệm. Kết

quả của việc này như sau: Năm 2016, các cơ quan thanh tra đã tiến hành kiểm tra

việc thực hiện 454 kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra trách nhiệm,

kết quả cho thấy các cơ quan có thẩm quyền đã kiểm điểm trách nhiệm của 387 tổ

chức, 289 cá nhân; đã xử lý hành chính đối với 10 cá nhân. Năm 2017, các cơ quan

thanh tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện 368 kết luận thanh tra, quyết định xử lý

sau thanh tra trách nhiệm; qua kiểm tra các cơ quan có thẩm quyền đã kiểm điểm

trách nhiệm của 288 tổ chức, 324 cá nhân, xử lý hành chính đối với 18 tổ chức, 33

cá nhân [11] (Xem Phụ lục 6).

Mặc dù việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về tố cáo thời gian qua đã

làm được khối lượng công việc khá lớn, góp phần quan trọng vào việc BĐQTC của

công dân nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập như sau:

Thứ nhất, nhiều đoàn thanh tra trách nhiệm chưa làm tốt các nội dung, yêu

cầu cần thanh tra, kiểm tra. Không ít đoàn chỉ mới nghe đối tượng báo cáo tình hình

trên địa bàn, cơ quan, đơn vị và kết quả GQTC; chưa thanh tra đầy đủ, cụ thể sổ

Page 110: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

106

sách tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư tố cáo, hồ sơ vụ việc GQTC. Nhiều trường

hợp có kiểm tra hồ sơ nhưng không xem xét kỹ hoặc xem xét qua loa, đại khái, hoặc

do năng lực hạn chế nên không phát hiện được những sơ hở, sai sót, khiếm khuyết

trong quá trình giải quyết, nhất là những vụ việc phức tạp. Kết thúc thanh tra, nhiều

Đoàn thanh tra chưa kết luận rõ các sai phạm xảy ra, không đề xuất được những

kiến nghị xác đáng có tính khả thi với đối tượng thanh tra, chưa giải tỏa được những

khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng ở một số nơi,

năm nào cũng có đoàn thanh tra trách nhiệm song tình trạng tố cáo kéo dài, đông

người vẫn còn nhiều, tình trạng vi phạm pháp luật trong GQTC vẫn diễn ra.

Thứ hai, một số đoàn thanh tra ôm đồm, sa đà vào những vụ việc cụ thể, làm

thay địa phương, tự tổ chức tiếp dân, tiếp nhận đơn thư nhưng do thời gian có hạn

lại thiếu tính thực tiễn nên giải quyết vụ việc không đến nơi đến chốn, làm phức tạp

thêm tình hình, không những không gỡ rối mà còn gây rắc rối cho cơ sở.

Thứ ba, nhiều văn bản kết luận thanh tra trách nhiệm còn sơ sài, chưa phản

ánh đầy đủ thực trạng tình hình tố cáo; nhận xét, đánh giá còn chung chung, chưa

phân tích chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo diễn ra trong cơ quan,

tổ chức, đơn vị, địa phương, đặc biệt tố cáo đông người, vượt cấp, kéo dài; chưa

đánh giá đầy đủ kết quả GQTC, chưa chỉ ra được nguyên nhân, tồn tại, thiếu sót,

trách nhiệm của tập thể, cá nhân; chưa đề xuất được các giải pháp để khắc phục tồn

tại, yếu kém về công tác này. Không ít đoàn thanh tra còn cả nể, né tránh khi kết

luận và kiến nghị xử lý trách nhiệm của đối tượng thanh tra có sai phạm.

3.3.4.3 Thực tiễn xử lý vi phạm quyền tố cáo của công dân

Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện nhiều

thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện pháp luật tố cáo, trong đó chủ

yếu là công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư, GQTC; lợi dụng QTC..., cụ thể như sau:

Về việc xử lý vi phạm của người có thẩm quyền tiếp nhận và GQTC: ở một

số nơi lãnh đạo không thực hiện tiếp công dân theo định kỳ hoặc thực hiện còn

mang tính hình thức; việc theo dõi, cập nhật tình hình tố cáo không kịp thời; xử lý

đơn thư còn thiếu thống nhất, vòng vèo, quá trình giải quyết còn sai sót về trình tự,

thủ tục; việc kiểm tra, đôn đốc cấp dưới trong công tác GQTC còn hạn chế; việc

Page 111: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

107

xem xét, xử lý vi phạm chưa đủ nghiêm....

Thực tế tại một số địa phương cho thấy, người có thẩm quyền tiếp nhận và

GQTC chấp hành thời hạn giải quyết chưa nghiêm, nhiều vụ việc giải quyết còn kéo

dài, có biểu hiện né tránh, nhất là trong trường hợp người bị tố cáo là người đứng

đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Theo báo cáo của 12/26 bộ, ngành và

45/63 tỉnh, thành phố, qua phân tích 25.804 vụ tố cáo đã được xem xét, giải quyết

có 23.302 vụ việc giải quyết đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, còn lại

2.502 vụ giải quyết quá hạn (chiếm 9,7%). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có trường

hợp nào người GQTC bị xử lý vì vi phạm thời hạn GQTC [11]. Việc xử lý người bị

tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật nhìn chung chưa thực sự nghiêm minh. Trong

tổng số 52.464 vụ việc tố cáo đã được giải quyết, kết luận đúng hoàn toàn và đúng

một phần 25.372 vụ việc (chiếm 48.36% số vụ đã được giải quyết) nhưng chỉ xử lý

được 4.269 người, trong đó chủ yếu là kiến nghị xử lý hành chính, chỉ chuyển cơ

quan điều tra 342 vụ. Việc nhắc nhở, rút kinh nghiệm nội bộ mà không kiên quyết

xử lý theo pháp luật với lý do để "giữ đoàn kết nội bộ, uy tín, thành tích của cơ quan,

địa phương, ngành" vẫn còn xảy ra nhiều [11].

Về xử lý vi phạm đối với người tố cáo: Không phải tất cả người tố cáo đều vì

mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước; nhiều người

đã lợi dụng QTC để bôi nhọ danh dự của người khác; cũng có nhiều người tố cáo

không hiểu hoặc cố tình không hiểu chính sách, pháp luật nên tố cáo thiếu căn cứ,

đưa ra những yêu cầu ngoài quy định của pháp luật, gay gắt, cố chấp; nhiều trường

hợp người tố cáo có hành vi lăng mạ, xúc phạm chính quyền, cán bộ tiếp công dân,

GQTC như viết khẩu hiệu, băng rôn nói xấu, chửi bới, lăng mạ, gọi điện thoại, nhắn

tin khủng bố..... Tuy nhiên, việc xử lý đối với các hành vi này ở nhiều nơi còn chưa

kiên quyết, các cơ quan chức năng thường chỉ áp dụng biện pháp giải thích, thuyết

phục để đưa người dân trở về địa phương, do đó, chưa thể hiện được tính nghiêm

minh của pháp luật, chưa tạo được sự răn đe đối với các đối tượng cố tình lợi dụng

quyền tố cáo. Việc tố cáo đông người gây mất trật tự công cộng, pháp luật cũng

không cho phép nhưng hiện tượng này đang gia tăng, tình trạng nhiều đoàn khiếu

nại, tố cáo đông người vượt cấp lên Trung ương khá phổ biến, gây sức ép đối với

Page 112: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

108

các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc xử lý còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế giải

quyết hữu hiệu.

Mặc dù thực tế có nhiều phản ánh về việc người tố cáo bị trả thù, trù dập

nhưng cho đến nay mới chỉ có một người bị xử lý bằng biện pháp hành chính do trả

thù, đe dọa trả thù; có bốn người bị xử lý do làm lộ lọt thông tin về người phản ánh,

tố giác, tố cáo và không có ai bị xử lý do thiếu trách nhiệm khiến người phản ánh, tố

giác, tố cáo bị trả thù trù dập [82].

3.3.5 Thực tiễn bảo vệ, khen thưởng người tố cáo

Nhìn chung, vấn đề bảo vệ và khen thưởng người tố cáo hiện được quy định

trong nhiều văn bản khác nhau, nhưng một số quy định còn chung chung, không

khả thi nên việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo thành động lực để

khuyến khích, động viên người tố cáo yên tâm thực hiện quyền cơ bản của mình.

3.3.5.1 Thực tiễn bảo vệ người tố cáo

Việc bảo vệ người tố cáo của nước ta cho đến nay chưa có số liệu thống kê

thường xuyên nên việc đánh giá gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 Thanh tra Chính

phủ có báo cáo tổng hợp tình hình bảo vệ người tố cáo của 26 bộ ngành, cơ quan

thuộc Chính phủ và 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kể từ khi có Luật Tố

cáo năm 2011 có hiệu lực và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng

dẫn thi hành Luật Tố cáo, kết quả đạt được tính đến 31/3/2015 thì thực tiễn thực

hiện quy định về bảo vệ người tố cáo như sau:

Về tiếp nhận yêu cầu bảo vệ người tố cáo: số người yêu cầu bảo vệ bí mật

thông tin là 524; số người yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe là 63; số người yêu

cầu bảo vệ tài sản là 27; số người yêu cầu bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các

quyền nhân thân khác là 55; số người yêu cầu bảo vệ vị trí, công tác, việc làm là 30.

Về kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo: số người tố cáo đã

được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ theo quy định là 652; số người tố cáo được

bảo vệ bí mật thông tin là 788 (lớn hơn so với yêu cầu); số người tố cáo được bảo vệ

tài sản là 95 (ít hơn so yêu cầu); số người tố cáo được bảo vệ uy tín, danh dự, nhân

phẩm và các quyền nhân thân khác 266 (nhiều hơn so với yêu cầu); số người tố cáo

được bảo vệ vị trí việc làm là 99 (nhiều hơn so với yêu cầu) [82] (Xem Phụ lục 7).

Page 113: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

109

Theo thống kê của Ban Nội chính Trung ương, từ năm 2012 đến hết 6 tháng

đầu năm 2017, tình hình bảo vệ người dân phản ánh, kiến nghị, tố cáo trên cả nước

như sau:

Việc tiếp nhận yêu cầu bảo vệ người dân phản ánh, tố giác, tố cáo: số người

đề nghị bảo vệ bí mật thông tin là 4995; số người đề nghị bảo vệ nơi cư trú là 228;

số người đề nghị bảo vệ vị trí công tác, việc làm là 74; số người đề nghị bảo vệ tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác là 110.

Về tình hình và kết quả bảo vệ: số người được bảo vệ bí mật thông tin là

8429 (nhiều hơn so với yêu cầu); số người bị lộ lọt thông tin là 5; số người bị đe

dọa, trả thù là 03; số người được bảo vệ tính mạng, sức khỏe là 1871 (nhiều hơn so

với yêu cầu); số người được bảo vệ tài sản là 1850 (nhiều hơn so với yêu cầu); số

người được bảo vệ vị trí công tác, việc làm là 1849 (nhiều hơn so với yêu cầu); số

người được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân khác là 2052 (nhiều hơn

so với yêu cầu).

Việc thống kê của hai cơ quan nói trên ở các thời điểm khác nhau, với các

đối tượng khác nhau và loại đơn thư cũng khác nhau nên không thể so sánh, tuy

nhiên, qua các con số có thể thấy số người bị lộ lọt thông tin, số người bị đe dọa, trả

thù ... còn quá ít so với phản ánh của báo chí và số người yêu cầu được bảo vệ, số

người được bảo vệ cũng còn ít so với số đơn thư tố cáo. Thực tiễn này cho thấy ý

thức về quyền được bảo vệ và hiểu biết pháp luật của người tố cáo chưa cao nên

chưa biết cách yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi có nguy cơ bị trả thù; mặt

khác trong nhiều trường hợp người tố cáo còn tố cáo cả người giải quyết tố cáo và

có những yêu sách, kỳ vọng quá mức vào kết quả giải quyết tố cáo nên bị mất thiện

cảm với cán bộ, công chức và cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo.

Từ một số vụ việc tố cáo, có thể thấy thực tế về ý thức của người tố cáo và

trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo:

* Việc ông Nguyễn Ngọc Thành giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà

Nội tố cáo về những sai phạm của một số cán bộ, giảng viên của Trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo: từ năm 2012 đến nay, ông Nguyễn

Ngọc Thành đã gửi đơn tố cáo đến nhiều cơ quan, nhiều cá nhân ở các cơ quan

Page 114: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

110

Đảng ở Trung ương, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, thậm chí

trong các hội nghị của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Thành còn công

khai việc mình tố cáo ai, nội dung tố cáo gì; trên các báo viết, báo mạng ông cũng

đồng ý công khai tên và ảnh của mình. Những tố cáo của ông Thành đã được nhiều

cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng ông Thành không đồng ý, tiếp tục gửi đơn

tố cáo lên cấp cao hơn và tố cáo cả người đã giải quyết tố cáo của mình. Tháng 3

năm 2015, ông Thành gửi đơn đến Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo phản ánh việc

ông nhận được tin nhắn có nội dung đe dọa tính mạng trước đó vài ngày. Sau đó

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 190/TTr-NV4 ngày 09/4/2015

gửi Công an phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng (nơi đặt trụ sở Trường Đại học

Bách Khoa) và Công an phường Trung Tự, quận Đống Đa (nơi cư trú của ông

Thành) về việc chuyển đơn phản ánh của ông Thành dựa trên căn cứ tại Luật Tố cáo

năm 2011. Nhưng hai cơ quan đó không có phản hồi, ông Thành cũng không có

phản ánh gì thêm. Theo Khoản 1 Điều 39, Luật Tố cáo năm 2011 thì "Khi người

giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có

trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm

quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo...", trong trường hợp

này việc Công an phường Bách Khoa và Công an phường Trung Tự không có phản

hồi đối với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp bảo vệ người tố cáo

là chưa thể hiện đúng trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo.

* Vụ việc ông Võ Văn Đ, một công dân ở Đồng Tháp gửi đơn đến UBND

tỉnh Đồng Tháp tố cáo ông Đặng Văn Nang- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với nội dung lợi dụng chức vụ, quyền hạn của chủ tịch hội

đồng bồi thường và tái định cư phê duyệt phương án bồi thường trái quy định để gia

đình trục lợi tiền ngân hàng chính sách. Ngày 27/3/2017 Chủ tịch UBND Tỉnh

Đồng Tháp ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND-TL về việc thụ lý giải quyết vụ

việc và giao nhiệm vụ các cơ quan chức năng xác minh nội dung tố cáo nhưng trong

Quyết định ghi rõ tên tuổi, địa chỉ của người tố cáo. Biết sự việc, người tố cáo đã

gửi đơn đến các cơ quan Trung ương tố cáo ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch

UBND tỉnh Đồng Tháp về việc để lộ danh tính người tố cáo. Sau đó UBND tỉnh đã

Page 115: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

111

thu hồi và huỷ Quyết định số 37. Ngày 9/6/2017 tại trụ sở Tiếp công dân tỉnh Đồng

Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức buổi xin lỗi ông Võ Văn Đ, đồng thời

cho biết đã cử lực lượng công an bảo đảm an toàn cho ông Đ và gia đình ông, đồng

thời chỉ đạo khẩn trương tiến hành xác minh và sớm có kết quả giải quyết tố cáo.

Ông Chủ tịch tỉnh thời điểm đó đang đi công tác nước ngoài cũng gọi điện cho ông

Đ để xin lỗi và ông Đ đã chấp nhận việc xin lỗi.

Việc để lộ họ tên, địa chỉ người tố cáo trong quyết định thụ lý đơn tố cáo của

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp là vi phạm nghiêm trọng pháp Luật Tố cáo, gây

nguy cơ nguy hiểm cho người tố cáo, điều này thể hiện ý thức trách nhiệm cũng như

trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức có liên quan. Theo quy định tại Điều

46 Luật Tố cáo năm 2011 thì người làm lộ danh tính người tố cáo tùy theo tính chất,

mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu

gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Từ thực tiễn bảo vệ người tố cáo của nước ta hiện nay, có thể thấy việc bảo

vệ người tố cáo đang có những bất cập sau:

Thứ nhất, vấn đề bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo: Trong quá trình

GQTC, nội dung tố cáo được tiếp nhận, xử lý bởi nhiều cơ quan, đơn vị với sự tham

gia của nhiều cán bộ, công chức, do đó, việc bảo mật nội dung tố cáo và thông tin

về người tố cáo là rất khó khăn. Mặt khác, người tố cáo thường gửi đơn đến nhiều

cơ quan khác nhau, càng làm cho việc bảo mật thông tin thêm khó khăn, khi danh

tính về người tố cáo bị lộ cũng khó xác minh người làm lộ... Tuy nhiên Luật Tố cáo

năm 2011 đã quy định cấm tiết lộ danh tính người tố cáo nên việc bảo vệ danh tính

người tố cáo là đương nhiên, không cần có yêu cầu của người tố cáo thì các cá nhân,

cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo phải

bảo đảm điều này.

Thứ hai, việc phối hợp bảo vệ người tố cáo chưa tốt: Do chưa có quy định cụ

thể hóa quy trình, thời gian phối hợp, xác minh yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo

nên có sự đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm trễ thời gian xác minh, ảnh hưởng đến sức

khỏe, tính mạng của người tố cáo và người thân của họ. Do đó, việc thiếu hướng dẫn

cụ thể về quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan

Page 116: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

112

đến việc bảo vệ người tố cáo là vấn đề phức tạp, khó khăn trong thực tiễn.

3.3.5.2 Thực tiễn khen thưởng người tố cáo

Thực tiễn cho thấy, để đấu tranh chống tiêu cực, vi phạm pháp luật nói chung

và chống tham nhũng nói riêng có hiệu quả thì việc người dân phát hiện và tố cáo là

rất quan trọng, là tiền đề cho công tác xử lý các vụ việc. Tuy vậy, cho đến nay việc

khen thưởng, biểu dương người tố cáo còn rất hạn chế, mới có một cuộc biểu dương

khen thưởng người tố cáo được tổ chức ở quy mô toàn quốc, đó là Hội nghị vinh

danh các cá nhân tiêu biểu trong công tác phòng, chống tham nhũng ngày

7/9/2010. Trong tổng số 88 cá nhân được tuyên dương, có 46 người dũng cảm trực

tiếp tố cáo, đấu tranh với hành vi tham nhũng, còn lại chưa ghi nhận thêm các

trường hợp khen thưởng với người tố cáo.

Từ thực tiễn khen thưởng người tố cáo cho thấy công tác này còn một số bất

cập như: việc khen thưởng người tố cáo chưa kịp thời, chưa tương xứng với công

lao, thành tích; hình thức biểu dương khen thưởng chưa phù hợp, thậm chí còn làm

lộ, lọt thông tin, gây hậu quả xấu đối với người tố cáo [8].

3.4 Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở

Việt Nam hiện nay

3.4.1 Đánh giá về bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong

hệ thống pháp luật Việt Nam

3.4.1.1 Những ưu điểm

Qua phân tích việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ

thống pháp luật Việt Nam, có thể thấy một số ưu điểm như sau:

Thứ nhất, BĐQTC của công dân được hình thành và phát triển liên tục, có tính

kế thừa qua nhiều giai đoạn, gắn liền với sự phát triển xã hội. Các quan điểm của

Đảng và pháp luật của Nhà nước về BĐQTC của công dân là nhất quán. Từ năm

1945 đến nay, trong mỗi giai đoạn phát triển, BĐQTC của công dân ngày càng được

hoàn thiện, cụ thể và chặt chẽ hơn, tạo điều kiện để người dân tố cáo các hành vi vi

phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Đồng thời, các

BĐQTC của công dân dần tiếp cận được với những chuẩn mực quốc tế trong việc

bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung, QTC nói riêng. Hệ thống pháp luật

Page 117: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

113

nước ta thể hiện khá rõ tính dân chủ, minh bạch và trách nhiệm của Nhà nước trong

bảo đảm thực hiện QTC của công dân.

Thứ hai, trên cơ sở nguyên tắc hiến định, BĐQTC của công dân được quy

định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao như luật, nghị định, thông tư; được ban

hành đúng thẩm quyền, với kỹ thuật lập pháp, lập quy chuẩn tắc. Đây là điều kiện

thuận lợi cho việc áp dụng các văn bản này trong thực tế.

Thứ ba, về cơ bản các BĐQTC của công dân toàn diện, bao quát được những

lĩnh vực cần có sự điều chỉnh của pháp luật phục vụ cho việc công dân có thể sử

dụng QTC của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và

Nhà nước.

3.4.1.2 Những hạn chế, tồn tại

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân tuy ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn,

nhưng thực tế vẫn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá

trình thực hiện QTC, thậm chí một số quy định còn gây khó khăn cho người dân khi

thực hiện quyền này, cụ thể:

Thứ nhất, một số BĐQTC của công dân thiếu thống nhất như:

Về chủ thể thực hiện quyền tố cáo: Có sự khác nhau trong cách hiểu về chủ

thể thực hiện QTC giữa Hiến pháp năm 2013 và Luật Tố cáo năm 2011. Như đã đề

cập ở các phần trên, nếu như Hiến pháp cho rằng "mọi người" có QTC thì Luật Tố

cáo năm 2011 vẫn dùng thuật ngữ "công dân". Hai thuật ngữ này có sự khác biệt lớn,

công dân là cá nhân có quốc tịch của một quốc gia, ở đây chỉ người có quốc tịch

Việt Nam, còn mọi người có thể được hiểu là tất cả mọi cá nhân hiện diện hợp pháp

trên lãnh thổ quốc gia, bao gồm người nước ngoài, người không quốc tịch. Đến

Luật Tố cáo năm 2018 đã sử dụng thuật ngữ "cá nhân" Tuy nhiên, theo định nghĩa

về tố cáo của Luật Tố cáo năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2018 thì "tổ chức" không

phải là chủ thể của QTC nhưng xét cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn và để BĐQTC

của công dân một cách đầy đủ và toàn diện, pháp luật tố cáo hiện hành cần quy định

chủ thể của QTC ngoài cá nhân, còn có cả tổ chức vì tổ chức cũng bị xâm phạm

quyền lợi và tổ chức cũng góp phần bảo vệ lợi ích cá nhân, tập thể, Nhà nước.

Về quy định tố cáo nặc danh: Pháp luật hiện hành không quy định rõ có thừa

Page 118: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

114

nhận hay không thừa nhận việc tố cáo không rõ tên, địa chỉ của người tố cáo. Khoản

2 Điều 9 Luật Tố cáo năm 2011 và Khoản 1 Điều 64 LPCTN sửa đổi, bổ sung năm

2012 quy định là người tố cáo phải nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ của mình. Nghị định số

59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của LPCTN năm 2012 tại Khoản 4 Điều 55 quy định: “Đối với

những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng,

bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ

công tác phòng chống tham nhũng". Việc quy định này dẫn đến áp dụng thiếu thống

nhất ở các địa phương, đơn vị, mặt khác, người tiếp nhận tố cáo có thể lợi dụng để

dìm bỏ những tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ liên quan đến người thân, người quen.

Do đó, để khuyến khích người dân cung cấp thông tin về những hành vi vi phạm

pháp luật, góp phần quan trọng vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, tham

nhũng, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ người tố cáo hiệu quả, pháp luật, nên có

quy định rõ ràng thừa nhận tố cáo nặc danh.

Luật Tố cáo năm 2018 có quy định rõ hơn Luật Tố cáo năm 2011 về vấn đề

tố cáo nặc danh, tại Điều 25: đối với đơn thư không có họ tên, địa chỉ của người tố

cáo nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu,

chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì

cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm

quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc

thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể

hơn nữa về quy trình giải quyết, quản lý việc giải quyết để phát huy hiệu quả.

Về hình thức tố cáo: có sự khác biệt về quy định hình thức tố cáo trong các

văn bản pháp luật, nếu như Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 xác định

có hai hình thức tố cáo thì Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ

sung năm 2007, 2012 lại quy định có bốn hình thức tố cáo tham nhũng.

Thứ hai, một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể

Về giám sát việc thực hiện pháp luật về tố cáo: Như đã phân tích ở trên, pháp

luật quy định nhiều chủ thể có thẩm quyền giám sát nhưng không phân biệt được

Page 119: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

115

rạch ròi ranh giới giám sát của từng chủ thể, mặt khác không có quy định về nội

dung, phương thức, trình tự, thủ tục giám sát dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo và

không hiệu quả.

Về bảo vệ người tố cáo: hầu hết quy định về bảo vệ người tố cáo chỉ mang

tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, thiếu rõ ràng; thiếu các hướng dẫn kỹ thuật để thi hành

như quy định về căn cứ để yêu cầu bảo vệ đối với người tố cáo, biện pháp bảo vệ,

cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ, quan hệ phối hợp trong bảo vệ người tố cáo, các

biện pháp đảm bảo về tài chính, kỹ thuật cho việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ người tố

cáo .... nên tình trạng người tố cáo bị trả thù, trù dập vẫn còn khá phổ biến.

3.4.2 Đánh giá về thực tiễn bảo đảm quyền tố cáo của công dân

3.4.2.1 Ưu điểm

Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện BĐQTC của công dân được các cơ quan

có thẩm quyền tiến hành một cách có trách nhiệm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về BĐQTC

của công dân được các cơ quan có thẩm quyền coi trọng để người dân nhận biết

được sự thay đổi về quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện QTC, đồng thời quan

tâm đến tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trực tiếp

tiếp công dân, giải quyết tố cáo...

Thứ hai, công tác tổng kết, đánh giá thực hiện các luật về BĐQTC của công

dân như Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật

Thanh tra... được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện ra thiếu sót để chấn chỉnh

trong thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực

tiễn và đồng bộ, nhất quán với các văn bản pháp luật khác.

Thứ ba, công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính liên quan đến hoạt động

BĐQTC của công dân được quan tâm, bổ sung, thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi

trong quá trình thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.4.2.2 Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích ở trên, thực tiễn BĐQTC của công

dân vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, một số hoạt động BĐQTC của công dân còn chưa hiệu quả như

Page 120: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

116

hoạt động giám sát BĐQTC của công dân, bảo vệ người tố cáo. Nhiều cuộc giám

sát chỉ đưa ra được những kiến nghị, không có các chế tài đủ mạnh để mang tính răn

đe, nhất là các chế tài chính trị để bảo đảm sự tôn trọng và thực thi nghiêm các kiến

nghị của cơ quan giám sát. Vẫn còn tình trạng người tố cáo bị trù dập, trả thù và

ngày càng diễn biến ở mức độ tinh vi, khó phát hiện.

Thứ hai, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy giữa các cơ quan nhà

nước trong việc xử lý vi phạm quyền tố cáo như việc xử lý người tố cáo lợi dụng

quyền tố cáo để vu khống, hạ thấp danh dự người khác hoặc việc xử lý cán bộ, công

chức sai phạm trong GQTC...

Thứ ba, một số hoạt động BĐQTC của công dân còn lúng túng, chưa được

thực hiện nghiêm túc như việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ

người tố cáo; trách nhiệm, thẩm quyền của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong

giải quyết tố cáo.

Thứ tư, có hoạt động BĐQTC của công dân ít được thực hiện trên thực tế,

như việc khen thưởng người tố cáo nên chưa tạo được động lực để người dân thực

hiện quyền tố cáo, đặc biệt là tố cáo hành vi tham nhũng.

3.4.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thực tiễn BĐQTC của công dân trong thời gian qua còn một số hạn chế, bất

cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, là vấn đề nhận thức. Nhận thức của cả xã hội nói chung và nhận

thức của người dân, đội ngũ cán bộ công chức nói riêng về QTC và BĐQTC của

công dân còn hạn chế. Cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền chưa nhận thức

hết vai trò, ý nghĩa của tố cáo cũng như việc BĐQTC của công dân nên nhiều cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công

tác này trên thực tế, chưa có những hành động thiết thực, tích cực trong việc tiếp

nhận tố cáo, xử lý đơn thư và GQTC.

Về phía công dân, do tâm lý, văn hóa pháp luật của người dân còn hạn chế

nên chưa mạnh dạn thực hiện QTC của mình, chưa dám tố cáo những vi phạm pháp

luật của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư vì sợ sự kỳ thị

của đồng nghiệp, xóm làng, sợ sự không thiện chí của các cơ quan có thẩm quyền

Page 121: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

117

trong việc tiếp nhận, GQTC. Mặt khác, do ý thức pháp luật của người dân còn hạn

chế nên nhiều trường hợp công dân tố cáo yêu cầu, đòi hỏi quá đáng; nhiều trường

hợp người tố cáo lợi dụng QTC để tố cáo sai sự thật, xuyên tạc, gây rối trật tự. Một số

người dân còn nhận tiền của các phần tử phản động để tham gia tố cáo [83].

Thứ hai, thể chế về BĐQTC của công dân chưa hoàn thiện, chưa phù hợp với

thực tiễn. Các quy định pháp luật về BĐQTC của công dân còn thiếu, nhiều quy

định chưa cụ thể, thậm chí còn mâu thuẫn gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong

thực thi công vụ; các quy định về thủ tục BĐQTC còn rườm rà, quy định về bảo vệ

người tố cáo có tính khả thi thấp, quy định về xử lý vi phạm quyền tố cáo chưa rõ

ràng.... nên không khuyến khích, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền tố cáo

của mình. Mặt khác, bộ máy nhà nước làm công tác BĐQTC của công dân chưa

được quy định rõ ràng, còn chồng chéo dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh; cơ chế

phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc BĐQTC của

công dân chưa được quy định cụ thể, chặt chẽ.

Thứ ba, việc tổ chức BĐQTC của công dân chưa được quan tâm đúng mức,

chưa có sự khen thưởng xứng đáng với những người tố cáo và chưa xử lý nghiêm

những người vi phạm pháp luật BĐQTC, người bị tố cáo cũng là nguyên nhân dẫn

đến việc BĐQTC của công dân còn hạn chế.

Thứ tư, do chưa có đủ nguồn lực tài chính, điều kiện vật chất kỹ thuật, đội

ngũ cán bộ, công chức... cho công tác BĐQTC của công dân. Như đã phân tích ở

trên, hiện nay nguồn lực đầu tư cho việc BĐQTC của công dân chưa tương xứng

với việc thực hiện nhiệm vụ do đó chưa bảo đảm chất lượng, yêu cầu của công tác

tiếp công dân, GQTC, bảo vệ người tố cáo...

Page 122: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

118

Kết luận Chương 3

Tố cáo và BĐQTC của công dân được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ

những ngày lập nước qua việc ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và khuyến khích,

tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện QTC.

Qua các thời kỳ lịch sử, các quy định pháp luật về BĐQTC không ngừng

được hoàn thiện theo hướng cụ thể, chặt chẽ, tăng dần trách nhiệm của các cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị và bao quát được những lĩnh vực

cần có sự điều chỉnh của pháp luật phục vụ cho việc công dân có thể sử dụng QTC

của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và Nhà nước.

Đồng thời, nhận thức của người dân về QTC ngày càng nâng lên. Tuy vậy, hệ thống

pháp luật về BĐQTC còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân trong quá trình thực hiện QTC, thậm chí một số quy định còn gây khó

khăn cho người dân khi thực hiện quyền này.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về BĐQTC tuy đã có

những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó làm cho các quy định

không phát huy được hiệu quả như: Việc thực hiện các quy định pháp luật về

BĐQTC đặc biệt là hoạt động giám sát và bảo vệ người tố cáo chưa hiệu quả; còn

chưa nghiêm túc, nể nang khi xử lý các vi phạm QTC; còn tình trạng đùn đẩy, né

tránh trách nhiệm, việc khen thưởng người tố cáo chưa thực hiện thường xuyên….

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức xã hội nói chung

và công dân, đội ngũ cán bộ công chức có thẩm quyền, người dân về BĐQTC của

công dân còn hạn chế; thể chế về BĐQTC của công dân chưa đầy đủ; việc tổ chức

thực hiện BĐQTC của công dân chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự khen

thưởng xứng đáng với những người tố cáo và chưa xử lý nghiêm những người vi

phạm pháp luật BĐQTC; chưa có đủ nguồn lực tài chính, điều kiện vật chất kỹ thuật,

đội ngũ cán bộ, công chức... cho công tác BĐQTC của công dân.

Những vấn đề còn bất cập của các quy định pháp luật và việc thực thi cần

được nhìn nhận khách quan, phân tích kỹ lưỡng để làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện

sao cho các quy định pháp luật về BĐQTC phát huy hiệu quả, đáp ứng tốt yêu

cầu thực tiễn.

Page 123: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

119

Chương 4

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM

QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1 Quan điểm tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở Việt

Nam hiện nay

4.1.1 Bảo đảm quyền tố cáo của công dân phải phù hợp với các yêu cầu xây

dựng Nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền phải là Nhà nước mà trong đó các quyền con người,

quyền công dân được ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Theo nghĩa đó, xây

dựng nhà nước pháp quyền cũng có nghĩa là thiết lập, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ

và bảo đảm các quyền con người. Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN ở nước ta đòi hỏi Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng

lực thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước; Nhà nước phải thượng tôn pháp luật

nhằm giới hạn quyền lực nhà nước, đảm bảo quyền lực nhà nước trở thành công cụ

bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Các quyền này không riêng rẽ mà luôn có

sự gắn kết, vì vậy, bảo đảm QTC của công dân không chỉ có ý nghĩa là bảo đảm một

quyền cơ bản mà qua đó công dân được bảo đảm các quyền và lợi ích khác. Tư

tưởng này xuyên suốt trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay.

Kết quả thực hiện QTC chính là thước đo phản ánh thái độ, niềm tin của

công dân đối với các cơ quan công quyền trong việc xem xét, xử lý các vi phạm của

chính các cơ quan nhà nước, thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước pháp quyền

XHCN. Do đó, pháp luật tố cáo cần phải được xây dựng, hoàn thiện sao cho công

dân có thể sử dụng QTC của mình thuận lợi nhất, hiệu quả nhất. Việc BĐQTC của

công dân thể hiện tính dân chủ của Nhà nước pháp quyền, nhằm tạo điều kiện và

khuyến khích cho nhân dân tham gia vào việc phản ánh mọi hành vi sai phạm của

mọi chủ thể trong xã hội; nêu cao kỷ cương, kỷ luật, hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực,

phạm pháp, tăng cường pháp chế. Quyền tố cáo là quyền tự vệ, dự phòng nhằm kiểm

soát xã hội, kiểm soát hoạt động của cơ quan nhà nước qua việc phản kháng về những

Page 124: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

120

hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước đã tạo lập công cụ pháp lý để công dân có thể tự

bảo vệ mình, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật mà trước hết hướng

vào sự vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, người thừa hành công vụ.

Việc BĐQTC của công dân thể hiện tính dân chủ của nhà nước pháp quyền,

nhằm tạo điều kiện và khuyến khích cho nhân dân tham gia vào việc vạch trần

những hành vi sai phạm của mọi chủ thể trong xã hội; nêu cao kỷ cương, kỷ luật,

hạn chế mọi biểu hiện tiêu cực, phạm pháp, tham nhũng; tăng cường pháp chế. Nghị

quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X, XI và XII đều khẳng định

chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng XHCN của dân, do dân và

vì dân và đề cập nhiều hơn, trực tiếp hơn đến các vấn đề liên quan đến bảo đảm

thực hiện quyền con người, quyền công dân, qua việc khẳng định: Nhà nước ta là

công cụ để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền XHCN

của dân, do dân và vì dân…. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận việc xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và khẳng

định mạnh mẽ hơn nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền

công dân tại Khoản 1, Điều 2 và tiếp tục được khẳng định tại Điều 3: "Nhà nước

bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và

bảo đảm quyền con người, quyền công dân.."; và Điều 30: “Mọi người có quyền

khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm

trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Đây là bước phát triển thể hiện

nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc định hướng, thiết

lập các bảo đảm nhằm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Đó là xu hướng,

là yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung

và QTC nói riêng.

Để xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả thì

các cơ quan nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch. Công

cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta đòi hỏi Nhà nước phải không

ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của bộ máy nhà nước; nhà

nước phải thượng tôn pháp luật nhằm giới hạn quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền

Page 125: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

121

lực nhà nước trở thành công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó

QTC là một trong những quyền cơ bản của con người.

4.1.2 Bảo đảm quyền tố cáo của công dân cần huy động sự tham gia của

nhiều chủ thể, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân

Như đã phân tích ở trên, để QTC của công dân được thực hiện trên thực tế thì

cần các loại bảo đảm khác nhau như bảo đảm chính trị, bảo đảm kinh tế, bảo đảm

văn hóa - xã hội, bảo đảm pháp lý. Nhà nước có các nguồn lực như con người, cơ sở

vật chất, bộ máy và biện pháp thực hiện nên trách nhiệm BĐQTC trước hết thuộc về

Nhà nước. Tuy nhiên, còn nhiều chủ thể khác cũng có vai trò quan trọng trong việc

giám sát GQTC, bảo vệ người tố cáo, thậm chí thực hiện QTC để vạch trần những

tiêu cực, tham nhũng trong xã hội như các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, tổ

chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, báo chí, người dân..... Thực tế hiện nay

rất cần sự tham gia của nhiều chủ thể, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc

BĐQTC. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020 cũng khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về quyền trực

tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ,

công chức, cũng như cần mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân

tham gia vào công việc của Nhà nước.

Việc tham gia của các chủ thể khác ngoài Nhà nước sẽ giúp việc BĐQTC

khách quan và toàn diện hơn. Điều này cũng phù hợp với các công ước quốc tế mà

Việt Nam là thành viên, Điều 13 của Công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng

nêu: "Trong khả năng có thể và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm

thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân và tổ chức ngoài khu vực công như

xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng vào công tác

phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng". Việt Nam đã nội luật hóa điều này

trong các văn bản pháp luật, thể hiện trong Chương VI của Luật Phòng, chống tham

nhũng năm 2005 khi đưa ra các quy định về "vai trò và trách nhiệm của xã hội trong

phòng, chống tham nhũng" và đặc biệt là Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày

Page 126: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

122

17/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng,

chống tham nhũng. Theo đó, có bốn nhóm chủ thể tham gia phòng chống tham

nhũng là: MTTQ Việt Nam và các thành viên; báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội

ngành nghề; công dân và Ban Thanh tra nhân dân.

4.1.3 Bảo đảm quyền tố cáo của công dân phải phù hợp với các công ước

quốc tế mà Việt Nam tham gia

Cho đến nay Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều điều ước quốc tế, trong

đó có Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng năm 2003, Công

ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000,

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về

các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Những Công ước này đặt ra trách

nhiệm đối với các quốc gia thành viên tham gia trong việc xây dựng và tổ chức thực

hiện chính sách, pháp luật, chương trình và các biện pháp tôn trọng, thúc đẩy, phát

triển và bảo đảm thực hiện quyền con người. Điều 65 Công ước của Liên hợp quốc

về phòng, chống tham nhũng nêu: “Các quốc gia thành viên sẽ tiến hành các biện

pháp cần thiết, kể cả các biện pháp lập pháp và hành chính phù hợp với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của mình để thi hành các nghĩa vụ của mình theo

công ước”.

Là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tôn

trọng và cam kết tuân thủ quy định của các công ước này. Vì vậy, hệ thống pháp

luật nói chung và pháp luật về tố cáo nói riêng của nước ta phải tương thích với quy

tắc chung của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Về cơ bản, pháp luật

về tố cáo ở nước ta hiện nay đã có những quy định phù hợp với yêu cầu của các

điều ước quốc tế song thực tiễn cho thấy vấn đề BĐQTC của công dân là vấn đề

khó khăn, phức tạp. Vì vậy, cần từng bước xây dựng hoàn thiện pháp luật trên cơ sở

cụ thể hóa các đòi hỏi của các công ước quốc tế và tiếp thu những kinh nghiệm,

khuyến nghị tốt của các tổ chức quốc tế, thực tiễn pháp luật phù hợp của các nước

trên thế giới.

Page 127: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

123

4.2 Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tố cáo của công dân

4.2.1. Đổi mới nhận thức về vai trò, ý nghĩa của quyền tố cáo và bảo đảm

quyền tố cáo của công dân

Lịch sử lập hiến nước ta cho thấy QTC đã chính thức được ghi nhận là quyền

hiến định từ bản Hiến pháp năm 1959, theo đó, Nhà nước bảo đảm để công dân thực

hiện quyền này. Trong suốt quá trình phát triển hệ thống pháp luật, QTC và BĐQTC

của công dân luôn được đề cao và hoàn thiện, thể hiện Đảng và Nhà nước ta luôn

nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của tố cáo và BĐQTC của công dân.

Quyền tố cáo là quyền dân chủ trực tiếp, người dân sử dụng để bảo vệ quyền

lợi của mình, của tập thể và Nhà nước. Đồng thời, đây được coi là một kênh phản

hồi, cung cấp thông tin quan trọng đối với việc lãnh đạo, quản lý và điều hành các

hoạt động của Nhà nước. Như vậy, BĐQTC của công dân phản ánh mối quan hệ

giữa Nhà nước và công dân, tạo ra một hệ thống kiểm soát rộng lớn, một hệ thống

báo động dự phòng thường trực trong xã hội. Tuy vậy, việc thực hiện QTC của công

dân cũng như việc BĐQTC từ phía Nhà nước còn nhiều hạn chế, do đó, cần đổi mới

mạnh mẽ nhận thức về vai trò, ý nghĩa của QTC và BĐQTC để việc thực hiện

quyền này một cách hiệu quả.

Về phía các cơ quan nhà nước, thực tế đã chứng minh rằng việc bảo đảm

thực hiện QTC đã tạo cơ sở quan trọng, cần thiết cho việc giám sát hoạt động của

cơ quan nhà nước, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cũng

như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đồng thời,

BĐQTC góp phần vào việc Nhà nước bảo đảm thực hiện các quyền chính trị - dân

sự khác của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, cũng như các cam kết

quốc tế. Tuy vậy, trên thực tế, một số cơ quan nhà nước không thiện chí với tố cáo

và người tố cáo, coi nhẹ việc BĐQTC do cho rằng tố cáo là biểu hiện mất đoàn kết,

đấu đá nội bộ, GQTC gây lãng phí thời gian.

Đối với cá nhân cán bộ, công chức, việc Nhà nước BĐQTC của công dân,

nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công vụ sẽ góp phần làm tăng

tính trách nhiệm và hiệu quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao

động, cũng như hạn chế lạm quyền, lộng quyền, tham nhũng, tiêu cực. Thực tế cho

Page 128: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

124

thấy khi người dân được tham gia giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà

nước và có QTC, được Nhà nước bảo đảm thực hiện quyền này, sẽ làm giảm đi tính

chuyên quyền, độc đoán, tùy tiện trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan này.

Tuy nhiên, một thực tế phổ biến hiện nay là cán bộ, công chức rất "dị ứng", "ác

cảm" với tố cáo; những người bị tố cáo cảm thấy rất nặng nề, khó chịu, thậm chí

hằn học với người tố cáo; dư luận dù chưa biết việc tố cáo đúng hay sai nhưng đã

đánh giá, quy kết người bị tố cáo. Đối với người GQTC, do tỉ lệ tố cáo sai nhiều nên

khi tiếp nhận đơn thư, GQTC vẫn có tâm lý ngại việc. Chính những yếu tố này đã

làm giảm hiệu quả bảo đảm của QTC [19].

Đối với công dân, QTC vừa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản

thân không bị xâm phạm vừa góp phần tạo nên một xã hội trong sạch và môi trường

sống tốt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít người dân chưa hiểu hết về

vai trò, giá trị, sự cần thiết của QTC, chưa biết được sự bảo đảm của Nhà nước về

QTC, thậm chí nhiều người e ngại trước áp lực dư luận nên đã không hoặc hạn chế

thực hiện QTC.

Từ vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện QTC và BĐQTC của công dân và thực

trạng của vấn đề này, cho thấy cần có sự đổi mới trong nhận thức của cơ quan Nhà

nước, cán bộ, công chức và công dân, cũng như cần nhận thức đúng đắn giá trị của

BĐQTC để việc triển khai thực hiện trên thực tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Để làm

được điều này, quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố cáo

cho cán bộ, công chức và người dân để họ thấy được vai trò, giá trị của QTC, BĐQTC.

Đối với các bộ, công chức, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về vị trí,

vai trò của việc đảm bảo QTC của công dân, của hoạt động tiếp công dân, GQTC và

nghiệp vụ của các hoạt động này cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền và

trách nhiệm trong hoạt động tiếp nhận tố cáo, GQTC, bảo vệ người tố cáo….. Đồng

thời, lồng ghép việc tuyên truyền về QTC và trách nhiệm BĐQTC cho công dân

bằng việc đưa các văn bản pháp luật quy định về BĐQTC vào các chương trình bồi

dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch, lý luận chính trị, lớp đào tạo cán bộ

nguồn quy hoạch lãnh đạo...

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ trách nhiệm cho từng đơn vị, tổ chức và

Page 129: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

125

từng cá nhân trong việc GQTC. Đối với Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước,

cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm

đối với công tác GQTC. Ngoài ra, cần xem xét việc lấy tiêu chí BĐQTC của công

dân, kết quả công tác tiếp công dân, mức độ hài lòng của người dân khi làm việc với

cơ quan hành chính, kết quả GQTC, bảo vệ người tố cáo, xử lý người vi phạm... là

một trong những yếu tố để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cơ

quan nhà nước và người đứng đầu cơ quan.

Đối với người dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kết hợp nhiều

cách thức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ trong việc

tố cáo, đề cao tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong các cơ

quan nhà nước. Công tác tuyên truyền được thực hiện một cách đa dạng như qua

các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài truyền thanh, truyền hình, tổ chức các

cuộc họp, hội nghị, hội thi tìm hiểu.... với những cách thức đơn giản, dễ hiểu, dễ

nhớ. Một trong những biện pháp rất quan trọng là tạo điều kiện cho người dân dễ

dàng tiếp cận với thông tin, hình thành tâm lý chủ động, có nhu cầu mong muốn tìm

hiểu, học hỏi, nắm bắt các quy định pháp luật về tố cáo. Bên cạnh đó, phải tuyên

truyền để người dân hiểu được là việc thực hiện QTC, đấu tranh với những hành vi vi

phạm mang tính xây dựng, không được lợi dụng để gây rối mà là cộng tác, phối hợp

với các cơ quan trong GQTC; đồng thời, lên án, đấu tranh với các đối tượng lợi dụng

QTC để thực hiện hành vi trái pháp luật, vu cáo, vu khống, chống phá chính quyền.

Ý thức pháp luật và năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà

nước có vai trò quan trọng trong bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật và hoạt động

áp dụng pháp luật để cá nhân có thể thực hiện được quyền của mình một cách thuận

lợi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cán bộ, công chức và người dân chưa nhận

thức được vai trò, giá trị của QTC và BĐQTC của công dân. Vì vậy, thay đổi nhận

thức là việc làm cần thiết, nhưng không đơn giản, bởi nâng cao nhận thức pháp luật

và văn hóa pháp lý của con người luôn là một quá trình lâu dài, không phải ngày

một ngày hai là có được. Các BĐQTC dù đã được xây dựng, hoàn thiện trong hệ

thống pháp luật nhưng chỉ có ý nghĩa và thực hiện hiệu quả khi cán bộ, công chức

có nhận thức và đạo đức trong thực thi công vụ, không hẹp hòi, trục lợi, cửa quyền,

Page 130: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

126

tham nhũng hay thiếu tôn trọng các quyền của công dân và người dân có nhu cầu,

mong muốn sử dụng quyền.

4.2.2 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Như đã phân tích ở Chương 3, quyền tố cáo của công dân được bảo đảm thực

hiện hiệu quả nhất qua pháp luật, chỉ khi được quy định trong hệ thống pháp luật thì

những BĐQTC của công dân mới bắt buộc được các chủ thể phải tuân thủ, do đó,

việc hoàn thiện pháp luật về BĐQTC của công dân là rất quan trọng.

4.2.2.1 Hoàn thiện Luật Tố cáo

Luật Tố cáo là luật gốc, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc trong

việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân nên cần đặc biệt quan tâm hoàn thiện. Mặc

dù Luật Tố cáo năm 2018 vừa được QH thông qua tháng 6 năm 2018 và sẽ có hiệu

lực vào ngày 01/01/2019 nhưng đã cho thấy nhiều bất cập, nhiều quy định chưa tạo

thuận lợi cho người dân thực hiện QTC, hay nói cách khác là chưa BĐQTC cho

người dân, do đó việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật BĐQTC là cần thiết. Vì vậy, việc

hoàn thiện pháp luật để BĐQTC có thể được tiếp tục nghiên cứu theo hai hướng:

Hướng thứ nhất là cần xây dựng một luật tố cáo hoàn thiện hơn nữa, bảo đảm

thực hiện QTC nói chung, không phân biệt là QTC hành chính hay QTC hình sự.

Hiện nay, các nội dung về tố cáo, BĐQTC được quy định trong rất nhiều luật, ví dụ

như việc tiếp nhận tố cáo, GQTC quy định cả trong Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống

tham nhũng và nhiều luật chuyên ngành khác; việc giám sát giải quyết tố cáo quy

định trong Luật MTTQ và Luật Hoạt động giám sát của QH và Hội đồng nhân dân;

việc xử lý vi phạm QTC được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ

luật hình sự; việc quy định khen thưởng người tố cáo có cả ở Luật Tố cáo, Luật

Phòng, chống tham nhũng và Luật Thi đua khen thưởng; việc bảo vệ người tố cáo

có trong Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Bộ luật hình sự….. nên có

nhiều vấn đề còn bỏ sót hoặc chồng chéo là không tránh khỏi, do đó cần có sự tập

hợp, quy định tập trung trong một luật. Luật Tố cáo năm 2018 có tên là Luật Tố cáo

nhưng lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực tố cáo hành chính, còn tố cáo hình sự (tố giác,

tin báo tội phạm) quy định trong Bộ Luật hình sự và Bộ luật này cũng không quy

định đầy đủ các vấn đề liên quan đến tố cáo hình sự. Do đó, cần hệ thống hóa các

Page 131: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

127

quy định pháp luật về tố cáo và BĐQTC để pháp điển thành một đạo luật. Tuy nhiên,

thực hiện được việc này cần có một quá trình nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế,

xây dựng kế hoạch tổng kết, đánh giá về vai trò của tố cáo, BĐQTC trong đấu tranh

phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật. Trong tương lai gần chưa thể đi theo

hướng thứ nhất được.

Hướng thứ hai là giữ nguyên như hiện nay, nghĩa là chấp nhận thực tại có

nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh về việc BĐQTC của công dân nhưng để

người dân yên tâm thực hiện có hiệu quả QTC thì cần có sự hoàn thiện các quy định

pháp luật. Trước hết, hệ thống văn bản pháp luật này phải đồng bộ, thống nhất trong

điều chỉnh các quan hệ xã hội với những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các

chủ thể tạo nên môi trường, điều kiện thuận lợi để công dân sử dụng QTC. Mặt

khác, QTC là quyền dành cho mọi công dân với trình độ nhận thức, điều kiện kinh

tế khác nhau nên cần dễ hiểu, dễ thực hiện để ai cũng có thể sử dụng được quyền

của mình một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Theo đó, cần bổ sung Luật Tố cáo

năm 2018 về các vấn đề:

Sửa đổi quy định về chủ thể có QTC cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 vì

Luật Tố cáo năm 2018 mới chỉ thay chủ thể có quyền tố cáo từ “công dân” sang “cá

nhân” mà không phải là “mọi người” như quy định của Hiến pháp năm 2013. Đồng

thời, trong quy định về chủ thể của QTC, cần nhấn mạnh QTC của cán bộ, công

chức, viên chức, người lao động vì đây là những người biết rõ hành vi vi phạm pháp

luật xảy ra trong cơ quan, tổ chức mình, đặc biệt là hành vi tiêu cực, tham nhũng, họ

có đủ thông tin, chứng cứ để vạch trần các sai phạm, gian lận trong quản lý, điều

hành. Để khuyến khích cán bộ, công chức và người lao động tham gia đấu tranh

chống tham nhũng và vi phạm pháp luật thì QTC của họ cần phải được quy định rõ

trong luật tố cáo và các luật khác có liên quan như Luật cán bộ, công chức; Luật

viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật lao động…

Mặt khác, cần ghi nhận QTC của pháp nhân. Như đã phân tích ở Chương I

của luận án, việc ghi nhận QTC của pháp nhân là rất cần thiết, phù hợp với Hiến

pháp năm 2013, thực tiễn công tác BĐQTC, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo vệ

người tố cáo. Hiện nay, pháp luật hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp

Page 132: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

128

nhân, do đó, nếu pháp nhân sử dụng QTC để vu khống, hạ thấp danh dự người khác

hoặc ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Đồng

thời, với thực tế ở nước ta hiện nay là việc bảo vệ người tố cáo chưa hiệu quả thì

một tổ chức đứng ra tố cáo sẽ hạn chế được vấn đề trả thù, trù dập hơn so với cá

nhân thực hiện việc tố cáo.

Sửa đổi, bổ sung quy định về các hình thức tố cáo theo hướng mở rộng các

hình thức tố cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của

mình, không chỉ có hai hình thức là tố cáo trực tiếp và tố cáo bằng đơn mà phải có

các hình thức tố cáo qua điện thoại, qua fax, qua thư điện tử…. với việc thiết lập,

công bố công khai hộp thư điện tử, đường dây nóng, số fax để người dân thuận lợi

trong việc cung cấp thông tin, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, nhiều

nước đã chấp nhận tố cáo nặc danh và coi đây là nguồn thông tin quý giá trong

phòng, chống tham nhũng.

Quy định cụ thể về giải quyết tố cáo nặc danh nhưng có thông tin rõ ràng.

Việc xem xét, tiếp nhận thông tin tố cáo là quan trọng để tránh bỏ lọt vi phạm pháp

luật. Hiện nay, không phải tất cả đơn tố cáo có thông tin chính xác, rõ ràng của

người tố cáo đều được giải quyết theo quy trình tố cáo, chỉ những tố cáo đáp ứng

các điều kiện theo Luật Tố cáo mới được giải quyết. Do đó, cần quy định những

đơn thư tố cáo nặc danh đáp ứng những điều kiện nhất định mới được xem xét, giải

quyết. Quy định về tin báo tố giác tội phạm không yêu cầu người báo tin bắt buộc

để lại danh tính, do đó, việc quy định cụ thể, chặt chẽ về giải quyết đơn tố cáo nặc

danh là cần thiết, để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được nguồn tin phong phú về

vi phạm pháp luật, tránh việc bao che cho người bị tố cáo, đồng thời để bảo vệ

người tố cáo thì pháp luật tố cáo cũng cần xây dựng một một nghị định về vấn đề

này. Văn bản này quy định điều kiện, quy trình, thủ tục giải quyết những loại đơn tố

cáo nặc danh, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi dìm bỏ, cố tình

không xem xét để bao che cho người bị tố cáo hoặc vì các mục đích khác.

Quy định về bảo vệ người tố cáo cần cụ thể và rõ ràng hơn nữa. Vấn đề này

đã được nhắc tới rất nhiều, kể cả từ phía các chuyên gia pháp luật, người dân hay

các tổ chức quốc tế. Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định tại Điều 49 về Cơ quan có

Page 133: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

129

thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, theo đó quy định trách nhiệm riêng biệt cho

từng chủ thể như: (1) Người GQTC có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí

công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung

bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền

thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện

pháp bảo vệ; (2) Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo

vệ bí mật thông tin của người tố cáo; (3) Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ

quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh

dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; (4) Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ,

công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ

trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác,

việc làm của người được bảo vệ; (5) UBND các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan,

tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối

hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí

mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân

phẩm của người được bảo vệ.

Mặc dù quy định về bảo vệ người tố cáo trong Luật Tố cáo năm 2018 đã có

nhiều tiến bộ đáng kể so với Luật Tố cáo năm 2011 nhưng với những quy định này

thì hoạt động bảo vệ người tố cáo sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thực thi

thấp do việc hiểu và thực thi không thống nhất dễ dẫn đến thoái thác, đùn đẩy trách

nhiệm. Chẳng hạn: việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo được quy định cho

người GQTC và cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo trong khi thực tế hiện

nay có quá nhiều đầu mối tiếp nhận đơn thư tố cáo, việc xác minh nội dung đơn tố

cáo, phối hợp giải quyết tố cáo.... dẫn đến có nhiều người tiếp cận được thông tin về

người tố cáo, do đó khó có thể bảo đảm được danh tính người tố cáo; hoặc việc bảo

vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo được giao cho cả người GQTC và cơ

quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong khi

chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc bảo vệ vị trí việc làm cho người

tố cáo vẫn chưa có sự minh định; hoặc việc phối hợp giữa UBND các cấp, Công

đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ người tố

Page 134: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

130

cáo như thế nào...

Chính vì vậy mà việc bảo vệ người tố cáo cần được cụ thể hóa thẩm quyền

áp dụng biện pháp bảo vệ và thực thi việc bảo vệ theo các giai đoạn của quá trình

bảo vệ; trách nhiệm bồi thường trong trường hợp để xảy ra thiệt hại cho người tố cáo.

4.2.2.2 Bổ sung các quy định trong các luật chuyên ngành

Một là, bổ sung quy định QTC của cán bộ, công chức, viên chức, người lao

động trong Luật cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng;

Bộ luật Lao động.

Theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ phải báo

cáo hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng với người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ

quan, đơn vị mình; nếu phát hiện người đứng đầu cơ quan, đơn vị có những hành vi

đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Việc

quy định báo cáo hành vi tham nhũng và việc xử lý hành vi tham nhũng mang tính

nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ góp phần giải quyết bước đầu mang tính nội bộ

những vụ việc tiêu cực, tránh cho cơ quan, đơn vị, tổ chức những ảnh hưởng không

tốt đến danh tiếng, đảm bảo sự ổn định trong tổ chức, hoạt động. Tuy vậy, để bảo

đảm QTC của công dân, trong đó có QTC của cán bộ, công chức, viên chức, người

lao động; đồng thời để tránh những tiêu cực trong việc tiếp nhận, xử lý hành vi

tham nhũng; tránh cho người báo cáo hành vi tham nhũng những rủi ro, lo sợ bị trả

thù, trù dập, cần bổ sung điều luật quy định về quyền tố cáo tham nhũng trong nội

bộ cơ quan, cũng như các hành vi tham nhũng của các chủ thể khác của cán bộ,

công chức, viên chức, người lao động vào Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức;

Luật Phòng, chống tham nhũng và Bộ luật Lao động theo hướng quy định rõ QTC

của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, không chỉ là việc "báo cáo" với

cấp có thẩm quyền. Việc báo cáo nội bộ chỉ mang tính khuyến khích, không bắt

buộc; cán bộ, công chức, viên chức được tự lựa chọn tố cáo nội bộ hay tố cáo ra bên

ngoài tới cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp có căn cứ

cho rằng việc tố cáo của mình không được giải quyết, hoặc giải quyết không đúng

quy định, có dấu hiệu bao che thì có QTC tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Page 135: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

131

khác, thậm chí tố cáo tới các cơ quan truyền thông, báo chí. Việc quy định rõ ràng

QTC như vậy sẽ tránh những rủi ro mà người tố cáo có thể phải đối mặt như trách

nhiệm kỷ luật trong cơ quan, trù dập cá nhân, sự nhìn nhận tiêu cực từ phía lãnh đạo,

đồng nghiệp, bởi thực tiễn cho thấy đa số những vụ trả thù, trù dập người tố cáo hay

diễn ra tại nơi làm việc, người trả thù, trù dập thường lạm dụng “nội quy cơ quan”

hay “mất đoàn kết nội bộ” để gây khó khăn cho cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động đã dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực.

Hai là, cần bổ sung quyền được bảo vệ của cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động trong Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức khi họ thực hiện

quyền tố cáo những vi phạm pháp luật trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng

thời, phải quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức để xảy

ra hành vi trả thù người tố cáo dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là biện pháp quan

trọng nhằm tránh được những hành vi trù dập, gây khó khăn cho người tố cáo.

Ba là, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thanh tra trách nhiệm

trong Luật Thanh tra theo hướng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tra trách

nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo và đảm bảo QTC của công dân với việc quy

định cụ thể về chủ thể tiến hành thanh tra, đối tượng thanh tra, các nội dung cần

thanh tra, trình tự, thủ tục, phương pháp thanh tra, nội dung cần có trong kết luận

thanh tra, trách nhiệm của cán bộ thanh tra khi không hoàn thành nhiệm vụ.

Bốn là, hoàn thiện quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực tố cáo trong

Luật Cán bộ, công chức, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình sự.

Về xử lý kỷ luật: các hình thức xử lý kỷ luật phải tương ứng với từng mức độ,

tính chất vi phạm để có cơ sở xử lý cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong lĩnh

vực tố cáo, đặc biệt cần xử lý nghiêm các hành vi bao che, làm sai lệch hồ sơ tài

liệu... vì mục đích tư lợi hoặc trả thù; các hành vi vô trách nhiệm làm lộ bí mật

thông tin người tố cáo, đặc biệt với những tố cáo tham nhũng cũng cần được xử lý

nghiêm khắc.

Về xử lý vi phạm hành chính: cần cụ thể hóa các quy định về những hành vi

vi phạm đã được quy định trong Luật Tố cáo năm 2018 và các chế tài xử lý hành

chính, nhất là các hành vi vi phạm của chủ thể có trách nhiệm trong tiếp nhận tố cáo,

Page 136: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

132

xử lý đơn thư, GQTC, thi hành quyết định xử lý tố cáo, bảo vệ người tố cáo... vào

Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về xử lý hình sự: quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn về các hành vi và các đối

tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với những quy định của các luật

khác có liên quan, nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp luật. Theo đó, cần bổ

sung các hình phạt đối với hành vi trả thù người tố cáo vào Bộ Luật hình sự sửa đổi

năm 2015 để phù hợp với Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng, tránh bỏ

lọt tội phạm. Đồng thời, cần tăng nặng các khung hình phạt đối với người có hành

vi trả thù người tố cáo để có tác dụng phòng ngừa, giáo dục, răn đe đối với người vi

phạm, không có vùng cấm, bất kể người đó là ai, cán bộ, công chức hay người dân.

4.2.2.3 Ban hành mới các văn bản quy phạm hướng dẫn

Từ phân tích trên đây, có thể thấy, hệ thống các văn bản quy phạm hướng dẫn

thực hiện các văn bản luật về BĐQTC chưa đầy đủ, do đó cần ban hành mới, cụ thể

như sau:

Ban hành Thông tư quy định quy trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết đối với

đơn thư tố cáo nặc danh có nội dung cụ thể, thông tin rõ ràng. Thông tư cần quy

định về phạm vi, đối tượng áp dụng; điều kiện để đơn thư nặc danh được giải quyết;

quy trình, thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn thư nặc danh; cơ quan có thẩm quyền giải

quyết đơn thư nặc danh; cách thức giải quyết đơn thư nặc danh đủ điều kiện; cơ chế

giám sát, kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chuyển đơn; chế tài đối với hành vi dìm

bỏ, không giải quyết đơn thư nặc danh...

Ban hành Nghị định về bảo vệ người tố cáo. Nội dung nghị định quy định cụ

thể, chi tiết về phạm vi, đối tượng được bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người được

bảo vệ; cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận và quyết định áp dụng các biện

pháp bảo vệ; cơ quan có trách nhiệm bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan phối hợp và

thực hiện việc bảo vệ; trình tự, thủ tục, thời hạn tiếp nhận, giải quyết đơn đề nghị,

yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; nội dung quyết định áp dụng

biện pháp bảo vệ, quyết định không áp dụng biện pháp bảo vệ; trình tự, thủ tục, biện

pháp bảo vệ; hồ sơ theo dõi việc bảo vệ; tổng kết, báo cáo kết quả bảo vệ; kinh phí

cho việc áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo; cơ chế giải quyết khiếu kiện hành

Page 137: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

133

vi trả thù, trù dập người tố cáo, hành vi không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố

cáo; việc xử lý, đền bù đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ người tố

cáo... Đặc biệt đối với việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người

tố cáo, cần quy định cụ thể qua việc bắt buộc phải xây dựng quy chế phối hợp giữa

các bên, trong đó hướng dẫn về nội dung, phương thức, quy trình phối hợp, cơ quan

có trách nhiệm chính...

4.2.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật bảo đảm quyền tố cáo

của công dân

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân được quy định trong hệ thống pháp luật

ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên để những quy định này phát huy hiệu quả góp

phần để công dân thực hiện quyền tố cáo trên thực tế thì cần nâng cao hiệu quả tổ chức

thực hiện pháp luật bảo đảm quyền tố cáo của công dân, cụ thể qua các giải pháp sau:

4.2.3.1 Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật

bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân,

thể hiện qua việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về vấn đề này, tuy

nhiên việc tổ chức thực hiện chưa phát huy hiệu quả. Do đó, trong thời gian tới, cần

tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật BĐQTC của

công dân để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về BĐQTC.

Trước hết cần có sự chỉ đạo để sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị về vấn

đề bảo đảm quyền tố cáo của công dân như Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày

21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số

21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành chiến lược quốc gia phòng,

chống tham nhũng đến năm 2020; Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ

Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát

hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các luật có

liên quan.... Trên cơ sở sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện, tìm ra nguyên

nhân của hạn chế, khuyết điểm và đề xuất những giải pháp khắc phục mang tính khả

thi, thiết thực.

Page 138: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

134

Đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước: Pháp luật về tố cáo quy

định cụ thể trách nhiệm tiếp công dân và GQTC của thủ trưởng cơ quan nhà nước

nhưng vì nhiều lý do khác nhau, công việc này được ủy quyền cho cấp phó hoặc cơ

quan thanh tra, cơ quan tham mưu thực hiện. Vì vậy, để QTC của công dân được

bảo đảm thực hiện, thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp cần tăng cường lãnh đạo,

chỉ đạo công tác tiếp công dân; GQTC; bảo vệ khen thưởng người tố cáo; giám sát,

thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm QTC… Chất lượng và hiệu quả BĐQTC

cần được coi là tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng

cơ quan hành chính.

4.2.3.2 Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức trong bảo đảm quyền

tố cáo của công dân

Luật Tiếp công dân năm 2013 tại Điều 8 quy định về trách nhiệm của cán bộ,

công chức khi tiếp công dân phải tuân thủ các quy định về trang phục: chỉnh tề, đeo

thẻ hoặc phù hiệu ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác; quy định về thái độ: tôn

trọng công dân; quy định về cách thức tiếp công dân: lắng nghe, ghi chép đầy đủ,

chính xác, giải thích, hướng dẫn cho người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,

phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết

định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn

người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm

quyền giải quyết….. Điều này có thể hiểu là quy tắc ứng xử và đạo đức mà cán bộ,

công chức phải tuân thủ trong quá trình tiếp công dân. Tuy nhiên, việc quy định

tương tự đối với cán bộ, công chức trong GQTC, tiếp nhận thông tin, yêu cầu đối

với việc bảo vệ người tố cáo hiện nay chưa có. Trong thực tế, không ít cán bộ làm

công tác GQTC, tiếp nhận thông tin yêu cầu bảo vệ người tố cáo có thái độ hách

dịch, bao che cho người tố cáo; không ít cán bộ không nắm vững quy định hoặc cố

ý để lộ danh tính người tố cáo; thậm chí mặc dù đã có quy định cụ thể về thái độ

ứng xử khi tiếp công dân nhưng nhiều cán bộ tiếp dân vẫn gây khó dễ với người

dân…. điều này ảnh hưởng trực tiếp tới người tố cáo và ảnh hưởng đến lòng tin của

nhân dân vào bộ máy chính quyền. Do vậy, cần nâng cao đạo đức công vụ cho cán

bộ, công chức làm công tác tiếp nhận thông tin tố cáo, GQTC, bảo vệ tố cáo bằng

Page 139: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

135

cách quy định cụ thể về đạo đức công vụ đối với cán bộ làm công tác bảo đảm

quyền tố cáo, đó là những chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức khi làm công

tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo... phải tuyệt đối chấp hành,

nếu không chấp hành sẽ phải gánh chịu những hậu quả từ phía cơ quan quản lý cán

bộ, công chức. Đồng thời, thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường

giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức

bằng việc đặt các hòm thư góp ý, đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của nhân dân,

đồng nghiệp về thái độ, cách ứng xử của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ

liên quan đến bảo đảm quyền tố cáo của công dân.

4.2.3.3 Tạo điều kiện và huy động sự tham gia của xã hội vào việc thực hiện

các quy định pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo của công dân

Nếu chỉ có Nhà nước thực hiện việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân thì

chưa hiệu quả, cần phải huy động sự tham gia của cả xã hội, lực lượng đông đảo từ

các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân. Những năm gần đây,

sự tham gia của xã hội vào việc BĐQTC cho người dân rất mạnh mẽ, thể hiện qua

việc báo chí điều tra theo đơn thư bạn đọc đã cung cấp nhiều thông tin, tạo áp lực

dư luận để cơ quan nhà nước giải quyết nhiều vụ việc tố cáo, tuyên truyền những

tấm gương người dân dũng cảm đứng lên vạch trần các vi phạm pháp luật, bảo vệ

người tố cáo; luật sư tham gia tư vấn, hỗ trợ người dân gửi đơn đến đúng cơ quan có

thẩm quyền… Do đó, việc tạo điều kiện và huy động sự tham gia của xã hội vào

BĐQTC là cần thiết, điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "quần

chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng...." [46, tr 495].

Để làm tốt công tác này, Nhà nước cần tạo điều kiện để người dân, báo chí,

các tổ chức xã hội tiếp cận thông tin rộng rãi; nắm được các chính sách, pháp luật

về vấn đề này qua việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai trình tự,

thủ tục tiếp công dân, giải quyết đơn tố cáo; công khai kết quả giải quyết các vụ

việc tố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng; huy động sự tham gia của luật sư

trong việc tư vấn pháp luật cho người tố cáo về thực hiện QTC có hiệu quả, chống

lại các hành động trả thù. Nhà nước cần đa dạng hóa các hình thức diễn đàn, hội

thảo, tọa đàm, tiếp xúc cử tri, hộp thư góp ý, đường dây nóng ... đồng thời lắng

Page 140: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

136

nghe, tiếp nhận những kiến nghị, phản ánh góp ý của nhân dân.

4.2.3.4 Nâng cao hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi

phạm trong thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố cáo

Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động công vụ của các cơ quan nhà nước và

cán bộ, công chức nhằm tăng cường trách nhiệm của họ đối với việc bảo đảm quyền

tố cáo của công dân, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm

quyền tố cáo.

* Về công tác giám sát

Hoạt động BĐQTC của công dân cũng là hoạt động thể hiện quyền lực nhà

nước, do đó cần được giám sát bởi các thiết chế chính trị - xã hội khác nhau. Bên

cạnh các quy định của Đảng về giám sát nói chung, trong đó có giám sát công tác tố

cáo thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định hoạt động giám sát công tác này

của QH, Hội đồng nhân dân các cấp, MTTQ và các tổ chức thành viên, Ban Thanh

tra nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, khi việc BĐQTC của công dân còn nhiều

bất cập, thì cần phối hợp nhiều giải pháp, trong đó có việc nâng cao hiệu quả giám

sát của các cơ quan, tổ chức nêu trên, cụ thể là:

Đối với hoạt động giám sát của Đảng: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản

được ghi nhận mang tính pháp lý tại Điều 4 Hiến pháp 2013. Vai trò giám sát của

Đảng đã được ghi nhận tại Điều lệ Đảng khóa XII và khẳng định giám sát là một

trong những phương thức để Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể trong hệ thống

chính trị.

Công tác giám sát của Đảng tuy chỉ tập trung vào đối tượng là tổ chức đảng

và đảng viên, không trực tiếp giám sát hoạt động thực thi quyền lực nhà nước

nhưng ở mỗi cơ quan, người đứng đầu thường là đảng viên và cấp ủy đảng ở đơn vị

thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện nên hoạt động giám sát của Đảng có ảnh hưởng

to lớn đến việc BĐQTC của công dân. Vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường

vai trò giám sát của Đảng đối với công tác BĐQTC của công dân, trong đó đặc biệt

là vai trò của ủy ban kiểm tra các cấp. Ở Trung ương, cần tổ chức các đoàn giám sát

của Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra tại các cấp ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo công

tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, bảo vệ tố cáo. Ở các địa phương, đơn vị, các

Page 141: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

137

cấp ủy đảng cần thường xuyên, sâu sát nắm bắt diễn biến tình hình tố cáo và giải

quyết tố cáo để lãnh đạo các cấp chính quyền giải quyết kịp thời, nghiêm minh theo

đúng quy định của pháp luật. Đối với những địa phương phát sinh tố cáo phức tạp,

thậm chí có những điểm nóng, có những vụ việc nghiêm trọng, kéo dài thì các cấp

ủy đảng phải xác định vấn đề GQTC là một nội dung thường xuyên được đưa ra

trong sinh hoạt cấp ủy. Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức nhà nước mà có hành vi vi phạm

pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn thư tố cáo cần phải được đưa ra kiểm điểm, xem

xét trách nhiệm trước cấp ủy.

Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội

Thứ nhất, hiện nay Ban Dân nguyện của QH là cơ quan chuyên trách chịu

trách nhiệm giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát GQTC của công

dân nhưng do vị trí pháp lý của mình nên hoạt động của Ban Dân nguyện mới chỉ

dừng lại ở các công việc mang tính hành chính - phục vụ mà không có thẩm quyền

tiến hành các hoạt động giám sát nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế [5]. Tham

khảo kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, QH ở nhiều nước đều có quy định về

việc thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, trực

thuộc QH và chịu trách nhiệm trước QH về hoạt động của mình. Cơ quan này có

trách nhiệm nhận và xem xét tất cả các đơn thư của công dân. Do đó, cần thiết phải

tổ chức một cơ quan chuyên trách của QH đảm nhiệm việc tiếp nhận đơn thư của

công dân, trong đó có đơn tố cáo để xem xét, nghiên cứu và chuyển đến cơ quan có

thẩm quyền giải quyết, sau đó theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết và hướng

dẫn, kiểm tra hoạt động của các đại biểu QH, Đoàn đại biểu Quốc hội về công tác

này. Từ đó, Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát thường xuyên, liên tục và có

hiệu quả đối với việc GQTC của công dân.

Thứ hai, cần nghiên cứu tăng số đại biểu QH chuyên trách để thúc đẩy hoạt

động của QH và các cơ quan của QH, Đoàn đại biểu Quốc hội về cả số lượng cũng

như chất lượng. Thời gian qua, số lượng đại biểu chuyên trách mặc dù có tăng lên

đáng kể so với các khóa trước nhưng so với tổng số đại biểu QH thì vẫn còn ít, khó

có thể đáp ứng được các yêu cầu, nhiều vụ ngày càng lớn mà thực tiễn đặt ra.

Thứ ba, đổi mới phương thức giám sát của QH. Đối với việc xem xét các báo

Page 142: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

138

cáo của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao về công tác GQTC, cần có sự đổi mới theo hướng xem xét cụ thể

việc chấp hành các quy định của pháp luật về tố cáo, thực trạng công tác GQTC;

việc xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy để bảo đảm hiệu quả công tác GQTC; việc

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền về tố cáo, GQTC... của

các cơ quan báo cáo để qua đó điều chỉnh hoạt động GQTC của cá nhân, tổ chức có

thẩm quyền. Đồng thời, yêu cầu các đại biểu QH, các Ủy ban, đoàn đại biểu QH

qua hoạt động giám sát của mình phải cung cấp đầy đủ, toàn diện các thông tin về

tình hình tố cáo, thực trạng GQTC, các công việc khác liên quan đến đảm bảo QTC

của công dân trong các báo cáo của mình để QH có những đánh giá thiết thực. Mặt

khác, khi xem xét các báo cáo này, Ủy ban pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban

Thường vụ Quốc hội cần đánh giá, xem xét cụ thể trách nhiệm của Chính phủ,

Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong

công tác GQTC, BĐQTC của công dân.

Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Thủ tướng Chính phủ, Bộ

trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về GQTC của công dân, cần đề cao

trách nhiệm trong chất vấn hơn nữa, đi vào vấn đề thuộc thẩm quyền của cá nhân,

của ngành liên quan tới những vụ tố cáo, GQTC cần giải trình. Muốn vậy, đại biểu

QH cần nghiên cứu kỹ, đánh giá đúng bản chất, đúng đối tượng và đúng trách

nhiệm của đối tượng chất vấn. Đối với người trả lời chất vấn, cần trả lời chính xác,

súc tích vấn đề, sau khi trả lời chất vấn cần có các biện pháp thiết thực, đôn đốc các

cơ quan đơn vị chức năng trong ngành giải quyết những nội dung chất vấn đã nêu

để tiếp tục đẩy mạnh việc GQTC. Mặt khác, sau khi nghe chất vấn và trả lời chất

vấn, QH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có kết luận giao nhiệm vụ cụ thể cho

Chính phủ, thành viên Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để làm cơ sở pháp lý tiếp tục kiểm tra, đánh giá,

giám sát tại các kỳ họp tiếp theo của Quốc hội.

Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia BĐQTC của công

Page 143: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

139

dân hiệu quả, cần có cơ chế đầy đủ hơn về giám sát của MTTQ và các tổ chức thành

viên đối với việc GQTC của công dân, quy định và thực hiện nghiêm túc việc thông

báo định kỳ về GQTC cho Mặt trận biết. Các kiến nghị của Mặt trận cần được xem

xét nghiêm túc và thông báo lại đúng thời hạn quy định. Không nên chỉ quy định

Mặt trận nhận đơn và chuyển đơn như hiện nay mà phải quy định rõ quyền và trách

nhiệm của MTTQ cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xem

xét và xác minh vụ việc. Trước khi cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền quyết

định giải quyết, cần có ý kiến thống nhất của MTTQ.

Đối với những vụ việc mà Mặt trận có văn bản kiến nghị gửi đến mà người

có thẩm quyền không giải quyết, chậm giải quyết hoặc để kéo dài hoặc không giải

quyết đúng pháp luật thì cần có quy định rõ hình thức chế tài xử lý nghiêm minh.

Nếu cần, Mặt trận có thể giám sát việc giải quyết bằng các đoàn giám sát.

* Về công tác thanh tra, kiểm tra

Để công tác tiếp công dân đi vào nề nếp, tố cáo của công dân được giải quyết

kịp thời thì cần có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp

dưới trong việc chấp hành pháp luật về tố cáo. Song vấn đề đặt ra là làm thế nào để

các hoạt động thanh tra được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả, và vì sao

thanh tra trách nhiệm nhiều mà công tác GQTC chậm chuyển biến, tình hình tố cáo

vẫn diễn biến phức tạp.

Câu trả lời là cần tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng

cơ quan hành chính nhà nước và những người có thẩm quyền trong GQTC nhằm

xem xét, đánh giá hiệu quả công tác giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh

vực này. Thông qua thanh tra, kiểm tra trách nhiệm còn định hướng, chấn chỉnh việc

thi hành pháp luật, từ đó có biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật tố cáo, do đó,

cần tiến hành các biện pháp sau:

Các cấp, các ngành, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

cần nhận thức đúng về chế độ trách nhiệm của cơ quan hành chính nước về GQTC;

vai trò, ý nghĩa của công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tố cáo; xác

định đây là nhiệm vụ thường xuyên, chủ yếu, có tính quyết định để phát hiện kịp thời

những vi phạm trong GQTC để kiến nghị xử lý hoặc xử lý nghiêm minh vi phạm.

Page 144: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

140

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên phải xây dựng chương

trình, kế hoạch hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan quản lý cấp dưới

bằng các biện pháp rõ ràng, quyết liệt, cụ thể.

Bố trí cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn

về thanh tra đối với tố cáo để tiến hành thanh tra, kiểm tra; kết luận đảm bảo trung

thực, khách quan, kiến nghị xác đáng để xử lý, khắc phục sai phạm, khiếm khuyết;

cần lưu ý trưởng đoàn thanh tra phải là người có vị trí trong tổ chức thanh tra, có uy

tín, có chuyên môn và kinh nghiệm …

* Về xử lý vi phạm quyền tố cáo

Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo QTC của công dân cần được

xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc và chính xác nhằm phát huy hiệu quả của

các quy định pháp luật, từ đó thấy được ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp

trong xử lý hành vi vi phạm. Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo QTC

của công dân có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, răn đe đối với người vi

phạm, kể cả người dân hay cán bộ để xử lý nghiêm minh, qua đó tăng cường trách

nhiệm của công dân, tổ chức khi thực hiện QTC; hạn chế các trường hợp lợi dụng

QTC để gây rối trật tự công cộng.

Để việc xử lý vi phạm hiệu quả, trước hết cần phát hiện kịp thời những hành

vi vi phạm. Các cách thức thu thập các nguồn thông tin về hành vi vi phạm phải đa

dạng: thông qua công tác tiếp công dân; GQTC; hoạt động giám sát của các tổ chức,

cá nhân, phương tiện thông tin đại chúng... Các cơ quan nhà nước và người có thẩm

quyền phải thực sự cầu thị thì mới có được nguồn thông tin quan trọng về những sai

phạm của người dân và cán bộ, công chức.

Việc phát hiện ra các hành vi vi phạm một cách kịp thời có ý nghĩa quan

trọng nhưng nếu xử lý không nghiêm minh các hành vi đó sẽ dẫn đến tình trạng coi

thường pháp luật, coi thường kỷ cương. Do đó, bên cạnh việc người có thẩm quyền

của cơ quan nhà nước phải thực sự công minh, sát sao với hoạt động GQTC, xử lý

nghiêm các hành vi vi phạm thì cần có chế tài cụ thể. Điều này đòi hỏi cần hoàn

thiện các quy định về xử lý hành vi vi phạm, cụ thể là: nghiên cứu, bổ sung trong

Luật Cán bộ, công chức; đồng thời, cần xây dựng văn bản quy định quy tắc ứng xử

Page 145: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

141

của cán bộ, công chức trong GQTC, từ đó xác định trách nhiệm công vụ của cán bộ,

công chức về hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy

định về pháp luật BĐQTC để hỗ trợ cho việc xử lý đối với hành vi vi phạm.

4.2.3.5 Tăng cường các nguồn lực bảo đảm quyền tố cáo của công dân

* Đổi mới công tác tổ chức và nhân sự thực hiện công tác bảo đảm quyền tố

cáo của công dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc,

công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Trong công tác

BĐQTC, cán bộ cũng đóng vai trò then chốt. Công việc này đòi hỏi cán bộ không

chỉ có ý thức và am hiểu chuyên sâu về chính sách, pháp luật và giỏi về chuyên môn,

nghiệp vụ mà còn phải thực sự có bản lĩnh vững vàng, chí công vô tư, không thiên

vị và không chịu sự chỉ đạo, chi phối của bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân nào trong quá

trình thực thi công vụ. Vì đa số những người bị tố cáo là những người có chức vụ,

quyền hạn trong các tổ chức, đơn vị, nên họ có thể gây ảnh hưởng, chỉ đạo cấp dưới

bất hợp tác trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, thậm chí là chống đối trong phối hợp,

thực thi trách nhiệm GQTC; đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.... Chính vì thế,

người làm công tác BĐQTC phải được trao quyền đủ mạnh và thực hiện nhiệm vụ

chuyên trách, độc lập, điều này có ý nghĩa quan trọng mang lại hiệu quả trong thực

thi pháp luật.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

hiện nay, cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, pháp luật quy định tiếp công dân, GQTC, giám sát pháp luật về tố

cáo, bảo vệ người tố cáo trước hết là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước

mà đứng đầu là thủ trưởng cơ quan, vì vậy, trong công tác nhân sự liên quan đến thủ

trưởng cơ quan hành chính nhà nước, cần lựa chọn những người vừa có đức, vừa có

tài, hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Đảng và Nhà nước để bổ nhiệm vào các

chức danh quản lý, lãnh đạo. Đó là những tiêu chuẩn về chính trị tư tưởng, về đạo

đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, về

năng lực và uy tín, và những tiêu chí đặc thù của ngành. Cần thường xuyên tiến

hành đánh giá, nhận xét để có cách thức xử lý phù hợp; kiên quyết thay thế những

Page 146: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

142

người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hạn chế về năng lực, trình độ, có biểu

hiện suy thoái về đạo đức.

Thứ hai, về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu GQTC, giám

sát pháp luật về tố cáo, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, cần xây dựng quy hoạch,

kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản

lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm BĐQTC của thủ trưởng cơ quan hành

chính nhà nước ở các ngành các cấp. Đồng thời, quy định và thực hiện chặt chẽ quy

định về tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu chuyên môn của từng ngạch, cũng như chế

độ tuyển dụng, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật phù hợp.

Cán bộ, công chức làm công tác tham mưu GQTC cần có trình độ pháp luật,

hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng liên quan đến công tác BĐQTC.

Điều này đòi hỏi phải chọn lựa những người có năng lực, trình độ chuyên môn (từ

đại học trở lên). Trong quá trình công tác, những người này cần được bồi dưỡng các

lớp nghiệp vụ tiếp công dân, GQTC, giám sát, bảo vệ người tố cáo cũng như những

kiến thức bổ trợ khác về nhiều lĩnh vực khác nhau; đồng thời, được thường xuyên

giáo dục chính trị, tư tưởng bằng những hình thức phù hợp để nâng cao phẩm chất

chính trị, phát huy tinh thần trách nhiệm với công việc và trách nhiệm với dân.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm điều kiện làm việc, có sự đầu tư đầy đủ về cơ sở vật

chất, trang thiết bị tạo ra một môi trường làm việc hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi

để phát huy khả năng của họ trong thực tiễn công tác; có chế độ tiền lương, phụ cấp

mang tính đặc thù để thu hút cán bộ, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, công chức

yên tâm làm việc.

* Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác thực hiện pháp luật bảo đảm

quyền tố của công dân

Một trong những giải pháp quan trọng để QTC của công dân được bảo đảm

trên thực tế là tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác thực hiện pháp luật về

GQTC, nó tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện QTC của mình, đồng thời

tăng cường tính hiệu quả trong việc cán bộ, công chức thực hiện công tác tiếp công

dân, GQTC. Do đó, cần tiến hành một số biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, đối với công tác tiếp công dân để tiếp nhận thông tin tố cáo. Trụ sở

Page 147: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

143

tiếp dân phải đặt tại vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

của công dân. Phòng tiếp dân cần được đầu tư khang trang, có phòng chờ và phòng

tiếp riêng biệt, có đầy đủ trang thiết bị như máy tính, camera và các cơ sở vật chất

khác như màn hình hiển thị, đồng hồ, máy điều hòa... Trang bị hệ thống camera tại

phòng tiếp dân sẽ giúp lãnh đạo theo dõi được số lượng công dân đến, thái độ của

các cán bộ tiếp dân cũng như kiểm soát được tình hình an ninh, trật tự tại các điểm

tiếp dân. Màn hình cho phép hiển thị các thông tin mà người dân quan tâm nhất như

thời gian tiếp, cán bộ tiếp, số lượng lượt tiếp trong ngày, kết quả cụ thể.

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp công dân là rất

cần thiết để một số công việc của công chức tiếp công dân không cần thao tác bằng

tay như việc tìm kiếm thông tin dữ liệu, tổng hợp tình hình, thống kê số liệu, lưu trữ

thông tin, quản lý hồ sơ, đồng bộ dữ liệu... Điều này giúp cho việc tuyên truyền, trả

kết quả cho người dân, hỏi đáp pháp luật được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Bên cạnh đó, cần xây dựng, cài đặt phần mềm tiếp công dân cho mọi trụ sở tiếp

công dân từ cấp xã, huyện, sở... theo hướng đơn giản, thuận tiện. Phần mềm sẽ dần

thay thế các sổ quản lý đăng ký tiếp dân, sổ nhận đơn, sổ xử lý, sổ trả kết quả, hỗ

trợ tối đa biểu mẫu, tổng hợp tình hình, tra cứu tìm kiếm, đặt lọc và in ấn. Với việc

xây dựng phần mềm này và đưa vào sử dụng tại cấp huyện, cấp sở, cấp xã sẽ làm

cho việc quản lý tiếp công dân khoa học, chính xác, có khả năng tổng hợp cao từ cơ

sở. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân mang tính

khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở cấp cơ sở, đặc biệt những vùng núi, vùng

sâu, vùng xa thì cần có sự phù hợp; nếu chưa có điều kiện lắp camera, cài đặt phần

mềm thì cần tổ chức nơi tiếp dân đảm bảo trang nghiêm, công khai, sạch đẹp; ghi sổ

rõ ràng, dễ tra cứu tổng hợp.

Các giải pháp để tăng cường BĐQTC của công dân cần được tiến hành đồng

bộ, coi trọng mọi giải pháp, từ xây dựng pháp luật đến tổ chức thực hiện; trong thực

hiện thì cần chú trọng cấp cơ sở, nhất là các vùng khó khăn để tạo điều kiện cho

mọi người dân thuận lợi trong thực hiện QTC của mình.

Page 148: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

144

Kết luận Chương 4

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tích cực tham gia vào việc phát hiện

các dấu hiệu, hành vi sai trái, phạm pháp, tham nhũng, bảo vệ quyền lợi của Nhà

nước, tổ chức, cá nhân thì cần phải có cơ chế BĐQTC hiệu quả. Trong thời gian qua,

việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về BĐQTC có nhiều thay đổi nhưng

về cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Do đó, việc tăng cường BĐQTC là rất cần

thiết, hoạt động này cần quán triệt các quan điểm nhất định, như: bảo đảm quyền tố

cáo của công dân phải phù hợp với các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền;

bảo đảm quyền tố cáo của công dân cần huy động sự tham gia của nhiều chủ thể,

đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức và người dân; bảo đảm quyền tố cáo của công

dân phải phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường BĐQTC của

công dân, đặc biệt tập trung vào các nhóm giải pháp như: đổi mới nhận thức về vai

trò, ý nghĩa của QTC và BĐQTC của công dân; nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện

pháp luật BĐQTC. Các nhóm giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho

nhau, gắn liền với việc đổi mới tư duy, nhận thức về hoàn thiện hệ thống pháp luật

và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tố cáo.

Page 149: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

145

KẾT LUẬN

Tố cáo và GQTC là những vấn đề phức tạp nhưng rất quan trọng. Loại trừ yếu

tố tiêu cực có thể phát sinh từ việc lợi dụng và lạm dụng thì tố cáo, GQTC phản ánh

trình độ nhận thức chung của xã hội, trách nhiệm của công dân, của đội ngũ cán bộ,

công chức, mức độ phát triển của bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là thước đo của

nền dân chủ ở mỗi quốc gia. Vì vậy, BĐQTC của công dân là rất cần thiết, đặc biệt là

thông qua việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tố cáo xuất phát từ yếu tố tích cực của

tố cáo, đó là thông qua việc tố cáo, các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn

chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích

hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu quả

hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,

công chức, viên chức và lành mạnh hóa nền công vụ quốc gia.

Bảo đảm QTC của công dân là vấn đề gắn bó mật thiết với việc xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm và tăng cường dân chủ các lĩnh

vực của đời sống xã hội. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến việc tôn

trọng và tăng cường các bảo đảm để công dân thực hiện quyền này. Tùy vào điều

kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia mà việc quy định trong hệ thống

pháp luật là khác nhau.

BĐQTC của công dân ở Việt Nam được hình thành và phát triển qua nhiều

giai đoạn lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện, được ghi nhận trong Hiến pháp

và hệ thống pháp luật với các nội dung về phương thức và cơ chế bảo đảm và thực

thi quyền, bảo vệ và khen thưởng người tố cáo. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chú

trọng tổ chức thực hiện pháp luật BĐQTC. Tuy nhiên, pháp luật và tổ chức thực

hiện pháp luật về BĐQTC còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa khuyến khích được

người dân cũng như cán bộ, công chức, viên chức tham gia vạch trần hành vi tham

nhũng, phạm pháp. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân, đến sự

công minh của pháp luật, sự công bằng và gương mẫu của cơ quan nhà nước. Do

vậy, với những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, bối cảnh mới được đặt ra thì việc tăng

cường BĐQTC của công dân ở Việt Nam trở nên vô cùng cần thiết.

Page 150: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

146

Việc tăng cường BĐQTC của công dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là

một nhiệm vụ hết sức phức tạp, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp

quyền, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời huy

động sự tham gia của nhiều chủ thể, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tổ chức và

người dân, vừa phải kế thừa những kết quả đã đạt được trước đây và tiếp thu có

chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, đặc biệt là những nước phát triển để từ đó

đưa ra những giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam.

Luận án xây dựng ba nhóm giải pháp góp phần tăng cường BĐQTC của công dân.

Các nhóm giải pháp đưa ra trên cơ sở tiếp cận đa dạng từ đổi mới tư duy, tâm lý,

nhận thức đến việc hoàn thiện các quy định pháp luật và hoàn thiện cơ chế tổ chức

thực thi pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật

về BĐQTC. Giải pháp này là công việc khó khăn, cần sự thống nhất và có mối quan

hệ chặt chẽ với pháp luật tố cáo nói chung và các đạo luật chuyên ngành có liên

quan nói riêng. Để hiện thực hóa giải pháp này, cần phải có sự rà soát lại các quy

định pháp luật hiện hành và pháp điển để lựa chọn giữa các phương án mà luận án

đề xuất, hoặc là xây dựng một đạo luật toàn diện về BĐQTC, hoặc sửa đổi, bổ sung

các quy định về BĐQTC trong một số đạo luật chuyên ngành với mục đích chỉ dẫn

hoặc cụ thể hóa các quy định về BĐQTC. Các nhóm giải pháp được đề xuất ở

Chương 4 có quan hệ mật thiết với nhau và chỉ phát huy được tác dụng khi được

thực hiện đồng bộ, như vậy mới bảo đảm để QTC của công dân trở thành hiện thực./

Page 151: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Về cơ chế khuyến khích người dân thực hiện quyền tố cáo ở nước ta hiện

nay, Tạp chí Cộng sản, số 135 (3-2018)

2. Tăng cường hoạt động giám sát giải quyết tố cáo của Quốc hội góp phần

bảo đảm quyền tố cáo của công dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13/2018

3. Giải quyết đơn tố cáo nặc danh- biện pháp bảo đảm quyền tố cáo của công

dân, góp phần hoàn thiện pháp luật tố cáo - Tạp chí Cộng sản, số tháng 140 (8-2018)

Page 152: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hồ Thị Thu An (2009), Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và GQTC ở Việt Nam

hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Hồ Thị Thu An (2011), Xây dựng cơ chế bảo vệ người tố cáo, Tạp chí Nghiên

cứu Lập pháp, số 197, tháng 6.

3. Bảo Anh và Quang Vững (2012), Cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để tập

trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn động, kéo dài, Tạp

chí Thanh tra, Số 5.

4. Hồng Bàng (2012), Tâm lý người khiếu nại, tố cáo và việc ứng xử của cán bộ

tiếp dân, Tạp chí Thanh tra số 7.

5. Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo 30/BC-BDN ngày

5/2/2016 Tổng kết công tác của Ban Dân nguyện nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII

(2011- 2016).

6. Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo công tác dân nguyện

các năm, từ 2011 đến 2017.

7. Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu

hội thảo.

8. Ban Nội chính Trung ương (2018), Đề án Cơ chế bảo vệ người dân phản ánh,

tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

trong cán bộ, đảng viên. Đề án trình Bộ Chính trị.

9. Chính phủ, Báo cáo số 3537/BC-TTCP ngày 30/12/2016 của Thanh tra Chính

phủ về tổng kết 4 năm thi hành Luật khiếu nại, Luật Tố cáo.

10. Chính phủ, Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng các năm 2011, 2012,

2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

11. Chính phủ, Báo cáo công tác tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, các năm 2011,

2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017.

12. Chính phủ (2017), Báo cáo số 338/BC-CP ngày 11/8/2017 tiếp thu, giải trình ý

kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật tố cáo 2011 (sửa đổi).

Page 153: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

149

13. Chính phủ (2017), Báo cáo số 424/BC-CP về tiếp thu, giải trình ý kiến của Đại

biểu Quốc hội về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), ngày 12-10-2017.

14. Chính phủ, (2017), Báo cáo số 471/BC-CP, về công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo năm 2017, ngày 19/10/2017.

15. Mai Văn Duẩn (2015) Quan niệm về tố cáo và GQTC của một số tổ chức quốc

tế và quốc gia trên thế giới, Tạp chí Thanh tra số 7.

16. Mai Văn Duẩn và Vũ Công Giao (2015), Bảo vệ người tố cáo trong pháp luật

quốc tế và một số quốc gia, Tạp chí Nội chính số 28, tháng 11.

17. Mai Văn Duẩn, (2016), Bàn về các biện pháp bảo vệ người tố cáo, Tạp chí

Thanh tra, số 01.

18. Mai Văn Duẩn, (2017), Kinh nghiệm bảo vệ người tố cáo trong pháp luật quốc

tế và một số quốc gia, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 4.

19. Mai Văn Duẩn (2017), Pháp luật bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay,

Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Vũ Duy Duẩn (2014), Giải quyết khiếu nại, tố cáo – phương thức bảo đảm

pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay,

Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

21. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về hiến pháp và bộ máy nhà nước,

NXB. Giao thông vận tải, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Dung (2011), Cải cách chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của

công dân trong Hiến pháp theo nguyên tắc tôn trọng quyền con người, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 8.

23. Nguyễn Đăng Dung (2015), Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực

hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp, Số Chuyên đề “Quyền con người, Quyền công dân theo hiến pháp năm

2013”, Số 11 (291).

24. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật.

NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Điều lệ Đảng Cộng sản khóa XII.

26. Nguyễn Ngọc Đán, Cao Văn Thống (2013), Cẩm nang về kỹ thuật GQTC trong

Đảng, NXB. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

Page 154: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

150

27. Vũ Văn Đạm (2012), Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ở tỉnh

Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính

Quốc gia, Hà Nội.

28. Lê Tiến Đạt (2014), Một số vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, Tạp

chí Thanh tra số tháng 8.

29. Bùi Tiến Đạt (2018), Nhận diện các mô hình giới hạn quyền con người trong

pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2.

30. Trần Ngọc Đường (2011), Quyền con người, quyền công dân trong nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm (2015), Quyền công dân và cơ chế bảo vệ

quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số

11 (291).

32. Nguyễn Thị Hoa, (2018), Hệ thống pháp luật về quyền con người trong Nhà

nước pháp quyền ngày càng hoàn thiện, Tạp chí Thanh tra số 4.

33. Lê Tiến Hào, Nguyễn Quốc Hiệp chủ biên (2012), Khiếu nại, tố cáo hành chính

và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay, NXB. Chính

trị - Hành chính.

34. Hoàng Văn Hảo và Chu Hồng Thanh (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và

chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Hoàng Minh Hội (2014), Thực trạng pháp luật về giám sát của nhân dân đối

với cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị,

Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, Tập 30, số 2.

36. Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền

cơ bản của của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án tiến sĩ Luật

học – Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Bích Hường (2010), Xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Luật

khiếu nại, tố cáo - khó khăn trong thực tiễn áp dụng, Tạp chí Thanh tra số 8.

38. Phạm Quốc Huy (2009), Bàn về các khái niệm "Tố giác tội phạm", "Tin báo về

tội phạm" và "Kiến nghị khởi tố" trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, Tạp chí Kiểm

sát, số 17.

39. Học viện Hành chính Quốc gia (2001), Các phương thức đảm bảo quyền tự do

của công dân. Đề tài khoa học cấp bộ.

Page 155: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

151

40. Hội đồng dân tộc (2016), Báo cáo số 1071/BC-HĐDT13, Tổng kết hoạt động

của Hội đồng dân tộc nhiệm kỳ khóa XIII (2011- 2016).

41. Trần Văn Long, (2018), Nâng cao hiệu quả công tác giám sát giải quyết khiếu

nại, tố cáo hành chính ở nước ta", Tạp chí Thanh tra số 2.

42. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính

của công dân ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội.

43. Lê Quang Kiệm (2015), Rèn luyện kỹ năng giao tiếp của cán bộ làm công tác

giải quyết khiếu nại, tố cáo theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Thanh

tra, số 5.

44. Tường Duy Kiên (2016), Cụ thể hóa các quy định mới về quyền con người, quyền

công dân trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 13.

45. Lê Thanh Mai, (2015), Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm

quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12.

46. Hồ Chí Minh (2006), tập 6, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

47. Vũ Minh, (2012), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân và giải

quyết khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Thanh tra số 3.

48. Cao Vũ Minh (2016), Một số bất cập trong các quy định của Luật Tố cáo năm

2011 và hướng hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4.

49. Cao Vũ Minh, (2018), Dự thảo Luật Tố cáo sửa đổi và vấn đề tố cáo nặc danh,

mạo danh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11.

50. Đinh Văn Minh (2010), Những bất cập trong các quy định về tố cáo và GQTC,

Tạp chí Thanh tra, số tháng 8.

51. Đinh Văn Minh (2018), Bàn về tố cáo nặc danh và xử lý tố cáo nặc danh, Tạp

chí Thanh tra số 3.

52. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, (2015, 2016, 2017) Báo cáo về kết quả công tác

tiếp công dân và xử lý đơn thư các năm 2015, 2016, 2017.

53. Nguyễn Hải Ninh (2011), Hoàn thiện pháp luật của Bộ luật Tố tụng Hình sự

nhằm bảo vệ người làm chứng khi tham gia tố tụng, Tạp chí Luật học số 12.

54. Lê Thị Hồng Nhung, Bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện

nay, 2015, Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội.

55. Chu Thị Ngọc, Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con

người, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9, 2016.

Page 156: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

152

56. Vũ Kiều Oanh (2012), Chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở một

số nước trên thế giới, NXB. Viện Thông tin khoa học xã hội.

57. Nguyễn Thị Bích Hường (2010), Xử lý hành vi vi phạm theo quy định của Luật

Khiếu nại Tố cáo – Khó khăn trong thực tiễn áp dụng, Tạp chí Thanh tra, số 8.

58. Hoàng Thị Kim Quế và cộng sự (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước

và pháp luật, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

59. Lê Ra (2012), Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội

phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm, Tạp chí Kiểm sát,

số 20.

60. Trần Văn Sơn (2006), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động

giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

61. Nguyễn Văn Sỹ, GQTC và bảo vệ người tố cáo – Nâng cao hiệu quả công tác

đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5.

62. Tạ Thị Tài (2014), Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết

khiếu nại, tố cáo, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề Bảo đảm quyền

con người và quyền công dân bằng thiết chế tư pháp.

63. Phạm Hồng Thái và cộng sự (2003), Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, NXB. TP.

Hồ Chí Minh.

64. Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn đồng

chủ biên (2017), Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta hiện nay,

NXB. Chính trị Quốc gia.

65. Lê Mai Thanh (2015), Nghĩa vụ quốc tế và trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm

quyền con người, quyền công dân, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12.

66. Phan Nhật Thanh (2014), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người

ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06.

67. Nguyễn Thị Hồng Thúy, (2018), Quy định về bảo vệ người tố cáo ở một số

quốc gia trên thế giới và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố

cáo ở Việt Nam, Tạp chí Thanh tra số 03.

68. Lê Minh Thông (2000), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở

nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8.

Page 157: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

153

69. Nguyễn Thị Lê Thu (2017), Các quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng ở

Việt Nam hiện nay, Tạp chí Thanh tra số 9.

70. Trần Văn Truyền (2016), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Tạp chí Cộng sản số tháng 11.

71. Thanh tra Chính phủ (2003), Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành

chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng, Đề tài

nghiên cứu khoa học.

72. Thanh tra Chính phủ (2005), Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945-2005, NXB.

Chính trị Quốc gia Hà Nội.

73. Thanh tra Chính phủ, (2006), Tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu

nại, tố cáo trong tình hình mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

74. Thanh tra Chính phủ, (2007), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra trách

nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại,

tố cáo, Đề tài khoa học cấp Bộ.

75. Thanh tra Chính phủ (2009), Đổi mới cơ chế GQTC hiện nay, Đề tài khoa học

cấp Bộ.

76. Thanh tra Chính phủ (2010), Cơ chế bảo vệ người tố cáo, Đề tài khoa học cấp cơ sở.

77. Thanh tra Chính phủ (2011), Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố

cáo - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Đề tài khoa học cấp bộ.

78. Thanh tra Chính phủ (2011), Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu

nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước.

79. Thanh tra Chính phủ (2011), Trách nhiệm pháp lý của chủ tịch UBND các cấp

trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham

nhũng, Đề tài khoa học cấp bộ.

80. Thanh tra Chính phủ (2012), Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng của

Thanh tra Chính phủ, Đề tài khoa học cấp Bộ.

81. Thanh tra Chính phủ (2015), Tổng kết chuyên đề thi hành LPCTN, báo cáo

chuyên đề “Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng tại Việt Nam".

82. Thanh tra Chính phủ, (2015), Báo cáo số 180/BC-TH ngày 28/5/2015 của

Thanh tra Chính phủ về tổng hợp tình hình bảo vệ người tố cáo.

Page 158: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

154

83. Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo số 3537-BC/TTCP về tổng kết 4 năm thi

hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo (2012- 2016).

84. Thanh tra Chính phủ (2016), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện LPCTN (2006 -

2016).

85. Thanh tra Chính phủ (2017), Báo cáo tổng kết 03 năm thi hành Luật tiếp công dân.

86. Thanh tra Chính phủ (2017), Giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành

chính ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, đề tài khoa học cấp bộ.

87. Thái Vĩnh Thắng (1997), Lịch sử Lập hiến Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

88. Thủ tướng Chính phủ (2010), Đề án đổi mới tiếp công dân, (ban hành kèm theo

Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010).

89. Thủ tướng Chính phủ (2014), Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016,

(ban hành kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013).

90. Nguyễn Thế Thuấn (2001), Tăng cường hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu

nại, tố cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học

viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

91. Uông Ngọc Thuần (2014), Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về

thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Tạp chí Thanh tra, số 2.

92. Lê Thị Minh Thư (2016), Hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ với việc

bảo đảm quyền con người, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17.

93. Ngô Mạnh Toan (2008), Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện

xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học

Quốc gia Hà Nội.

94. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo của

Nguyễn Văn Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5.

95. Tổ chức hướng tới minh bạch - Viện Chính sách Công và Pháp luật (2016), Cơ

chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng theo các quy định hiện hành của pháp

luật Việt Nam, Hội thảo bước đầu tiếp cận kết quả 10 năm thực hiện LPCTN,

Hà Nội.

96. Trung tâm từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng.

Page 159: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

155

97. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 757/BC/ĐGS ngày 23/10/2014,

kết quả giám sát sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân

gửi đến Quốc hội.

98. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 623/BC-ĐGS ngày

03/4/2014, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và việc giải

quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

99. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Báo cáo số 624/BC-ĐGS ngày

04/4/2014, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và việc giải

quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

100. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Báo cáo số 1065/BC-UBTVQH13 ngày

20/3/2016 Tổng kết hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ

Quốc hội khóa XIII (2011-2016).

101. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và

giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội các

năm, từ 2011 đến 2017.

102. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, (2018), Báo cáo số 289/BC-UBTVQH 14 về việc

giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), ngày 08/6/2018.

103. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2011), Tố cáo và GQTC tổ chức đảng và đảng

viên, Đề tài khoa học cấp bộ.

104. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, (2014), Ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố

cáo và GQTC trong Đảng, Đề tài khoa học cấp bộ.

105. Ủy ban Pháp luật Quốc hội (2016), Báo cáo số 3630/BC-UBPL13 ngày

28/1/2016 Tổng kết công tác của Ủy ban Pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa

XIII (2011- 2016).

106. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (2017), Báo cáo số 985/BC-UBPL14 Kết quả

thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết

khiếu nại, tố cáo năm 2017.

107. Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa-

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

108. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

Page 160: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

156

109. Viện Nhà nước và Pháp luật (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực

hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB. Công an nhân dân.

110. Võ Khánh Vinh chủ biên, (2009), Quyền con người - tiếp cận đa ngành và liên

ngành khoa học xã hội, NXB. Khoa học xã hội.

111. Võ Khánh Vinh chủ biên, (2009), Quyền con người, giáo trình giảng dạy sau

đại học, NXB. Khoa học xã hội.

112. Võ Khánh Vinh chủ biên, (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người,

NXB. Khoa học xã hội.

113. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền

dân sự và chính trị, NXB. Khoa học xã hội.

114. Nguyễn Cửu Việt, Đinh Thiện Sơn (1992), Luật Hành chính Việt Nam, Hà

Nội.

115. Nguyễn Cửu Việt, chủ biên (2013), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,

NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

116. Nguyễn Như Ý chủ biên, (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB. Văn hóa –

Thông tin.

Tài liệu tiếng nước ngoài

Tài liệu tiếng Anh

117. Asian Institute of Management (2006), Whistleblowing in Philippines:

Awareness, Attitudes and Structures, http://www.rvrcvstarr.aim.edu.

118. Brian Martin (2013), Whistleblowing: A Practical Guide, Irene Publishing

Sparsna’s, Sweden.

119. David Banisar (2009), Whistleblowing International standards and

developments, http:// www.transparency.org.

120. Inter-American (1996), Inter-American Convention against Corruption

http://www.iadb.org .

121. Martin P (2010), The status of whistleblower in South Africa,

http://openjournalismworkshop.files.wordpress.com

122. Osterhaus, Anja, Fagan, Craig (2009), Alternative to slince wishtleblower

protection in 10 european countries, http://www.transparency.org.

Page 161: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

157

123. OECD (2010), Whistleblower protection framworks, compendium of best

practices and guiding principles for legislation

124. Richard Calland (2004), Whistleblowing Around the World: Law, Culture

And Practiceland.

125. Tom Devine (2013) The Whistleblower’s Survival Guide – Courage Without

Martyrdom

126. Tom Devine and Tarek F (2011), The Corporate Whistleblower’s Survival

Guide – A Handbook for Committing the Truth, Berrett-Koehler Publishers.

127. The ACRC implements the "Act on the Protection of the Public Interest

Whistleblowers (2011).

128. Transparency international (2010), Whistleblowing: an effective tool in the

fight against corruption, www. http:// transparency.org.

129. Transparency international (2013), Whistleblowing in Europe legal protections

for whistleblowers in the EU, www.transparency.org.

130. Transparency international (2013), Whistleblower protection and the UN

Convention against corruption, www.transparency.org.

131. Transparency international (2013), International Principles For Whistleblower

Legislation: Best Practices for Laws to Protect Whistleblowers and Support

Whistleblowing in The Public Interest, www.transparency.org.

Tài liệu tiếng Pháp

132. Aix Marseille Université (2016), Dénonciations et dénonciateurs de la

corruption Chevaliers blancs, pamphlétaires et promoteurs de la transparence

à l’époque contemporaine

133. http://www.lames.cnrs.fr/IMG/pdf/appel_a_communication_denonciations_et

_denonciateurs_nov16.pdf.

134. Jean-Patrice Desjardins (2007), La dénonciation en milieu de travail:

mécanismes et enjeux,

http://archives.enap.ca/bibliotheques/2007/05/24967800.pdf.

Các website

135. http://www.wipo.int/wipolex/en/details.jsp?id=7140

136. http://www.wipo.int/wipolex/en/text.jsp?file_id=184044

137. https://www.constituteproject.org/constitution/Venezuela_2009.pdf?lang=en

Page 162: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

158

138. https://www.unodc.org/cld/document/kor/2011/act_on_the_protection_of_pub

lic_interest_whistleblowers.html

139. http://www.cas.go.jp/jp/seisaku/hourei/data/WPA.pdf

140. http://www.whistleblowing.it/Romanian%20Law%20571-2004%20-%20whist

leblowingEN.pdf

141. https://www.legislation.gov.au/Details/C2013C00310

142. https://www.unodc.org/res/cld/document/usa/whistleblower-protection-act-of-

1989_html/USA_Whistleblower_Protection_Act_of_1989.pdf

143. https://www.congress.gov/bill/110th-congress/house-bill/985/text

144. https://www.legislation.gov.au/Details/C2013C00310

145. https://www.unodc.org/cld/document/kor/2011/act_on_the_protection_of_pub

lic_interest_whistleblowers.html?

146. http://laws-lois.justice.gc.ca/PDF/P-31.9.pdf

147. https://www.unodc.org/cld/document/kor/2011/act_on_the_protection_of_pub

lic_interest_whistleblowers.html?

148. https://www.legislation.gov.au/Details/C2013C00310

Page 163: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

159

Phụ lục 1

Quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo của công dân

qua các bản Hiến pháp Việt Nam

T

TT

Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp

1992

Hiến pháp

1980

Hiến pháp

1959

Hiến pháp

1946

Điều

số

Điều số Điều số Điều số Điều số

1

1

Quyền tố cáo 30 74 73 29 /////////////

2

2

Bảo đảm

quyền con

người, QTC

14 50, 51 54 ///////////// Lời nói đầu

Page 164: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

160

Phụ lục 2

Các văn bản pháp luật ở Việt Nam liên quan đến quyền tố cáo,

đảm bảo quyền tố cáo

STT Văn bản Điều luật liên quan

1 Luật phòng, chống tham nhũng năm

2005, sửa đổi bổ sung năm 2007,

2012

Điều 5, 6, 10, 13, 27, 64, 65, 67, 68,

84, 85

2 Luật phòng, chống tham nhũng năm

2018

Điều 4, 5, 8, 31, 41, 47, 65, 67, 68,

74, 82, 85

3 Luật Tiếp công dân năm 2013 Điều 1, 2, 3, 6, 7, 8, 11, 12, 13, 17,

20, 21, 25, 27, 29, 30, 32, 33

4 Luật Thanh tra năm 2010 Điều 5, 14, 15, 17, 18, 20, 21, 23,

24, 26, 27, 37, 38, 48, 55, 57, 66, 70,

74

5 Luật Xử phạt vi phạm hành chính

năm 2012

Điều 14, 15, 17, 18

6 Luật Giám sát của Quốc hội và Hội

đồng nhân dân năm 2015

Điều 4, 5, 13, 22, 30, 37, 44, 47, 48,

54, 59, 66, 73, 76, 80, 82, 83, 87

7 Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 Điều 18, 23

8 Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 156, Điều 166

9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Điều 32, 33, 36, 41, 314, 478, 479,

480, 481, 482, 483

10 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Điều 10

11 Luật Đất đai năm 2013 Điều 22, 95, 99, 100, 121, 166, 169,

199, 205,

12 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 Điều 24

13 Luật Kế toán năm 2015 Điều 71

Page 165: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

161

14 Luật Báo chí năm 2016 Điều 11, 12, 15, 39

15 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí năm 2014

Điều 6, 10, 76

16 Luật Kiểm toán năm 2015 Điều 13, 53, 70,

17 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 Điều 139, 143, 162

18 Luật Nhà ở năm 2014 Điều 10, 11, 167, 175, 178

9 Luật Quản lý thuế năm 2006 Điều 3, 6, 8, 10, 11, 79, 80, 81, 84,

86, 116, 117, 118

20 Luật Đặc xá năm 2007 Điều 12, 34

21 Luật Doanh nghiệp năm 2014 Điều 7

Page 166: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

162

Phụ lục 3

Kết quả giải quyết tố cáo của các cơ quan Hành chính nhà nước

(từ năm 2012 đến 2017)

Năm Tổng số Bộ ngành Địa phương

Số vụ việc Tỷ lệ Số vụ việc Tỷ lệ Số vụ việc Tỷ lệ

2012 7.340/8.471 86,65% 2.980/3.333 89,41% 4.360/5.138 84,86%

2013 7.266/8.692 83,6% 3.155/4.339 72,7% 4.109/4.351 94,4%

2014 6.978/7.974 87,5% 3.220/3.754 85,8% 3.756/4.217 84,1%

2015 5.638/7.542 74,8% 2.098/3.289 63,8% 3.539/4.252 83,2%.

2016 6.267/7.716 81,2% 2.653/3.085 86,0% 3.613/4.630 78,0%

2017 5.402/6.602 81.8% 2.250/2.710 83% 3.152/3.892 81%

(Nguồn: Báo cáo tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các năm

từ 2012 đến 2017 của Chính phủ)

Phụ lục 4

Kết quả bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước, tập thể, cá nhân

(từ năm 2011 đến 2017)

Năm Thu hồi cho Nhà nước,

trả cho tập thể, cá nhân

Bảo vệ quyền

lợi tập thể, cá

nhân

Kiến nghị

xử lý hành

chính

(người)

Chuyển cơ

quan điều

tra (vụ) Tiền (tỷ) Đất (ha)

2013 31,0 7,3 534 315 42

2014 19,2 66,2 397 498 78

2015 29,8 29,6 876 327 04

2016 46,9 10 589 344 02

2017 15,4 tỷ 17,1 565 359 0

(Nguồn: Báo cáo tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các năm từ

2012 đến 2017 của Chính phủ)

Page 167: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

163

Phụ lục 5

Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật

về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

(từ năm 2011 đến 2017)

Năm Số

cuộc

TTra

Đơn vị Đơn vị

có vi

phạm

Kiểm điểm, rút

kinh nghiệm

Xử lý hành chính

Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân

2012 2.683 -- -- -- -- -- --

2013 2.789 5.805 996 748 308 48 36

2014 1.787 4.081 492 435 462 23 06

2015 1.626 3.224 564 440 303 16 41

2016 1.536 3.091 601 562 470 0 11

2017 1.645 2.779 544 455 568 14 17

(Nguồn: Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo các

năm từ 2011 đến 2017 của Thanh tra Chính phủ)

Page 168: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

164

Phụ lục 6

Kết quả thanh tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh

tra, quyết định xử lý sau thanh tra trách nhiệm

(từ năm 2011 đến 2017)

Năm Số

cuộc

TTra

Kiểm điểm, rút kinh nghiệm Xử lý hành chính

Tổ chức Cá nhân Tổ chức Cá nhân

2013 1.166 435 233 14 29

2014 547 199 171 0 42

2015 647 325 271 15 19

2016 454 387 289 0 10

2017 368 288 324 18 33

(Nguồn: Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo các

năm từ 2011 đến 2017 của Thanh tra Chính phủ)

Page 169: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

165

Phụ lục 7

Kết quả bảo vệ người tố cáo

MS NỘI DUNG TỔNG

TRONG ĐÓ

Tố cáo

tham

nhũng

Tố cáo

khác

1 Kết quả phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập, đe dọa người tố cáo

1.1 Số vụ việc có người tố cáo bị trả thù hoặc đe

dọa trả thù 2 2

1.2 Số người tố cáo đã bị trả thù 1 1

1.3 Số người tố cáo bị đe dọa trả thù 2 2

1.4 Số người tố cáo có dấu hiệu bị trả thù, trù dập

đang được xem xét để kết luận 3 3

1.5 Số người bị xử lý bằng các biện pháp hành

chính do trả thù, đe dọa trả thù người tố cáo 1 1

1.6 Số người bị xử lý hình sự do trả thù, đe dọa trả

thù người tố cáo

2 Kết quả tiếp nhận bảo vệ người tố cáo

2.1 Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ bí mật thông

tin 524 89 435

2.2 Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức

khỏe 63 4 59

2.3 Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ tài sản 27 2 25

2.4 Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ uy tín, danh

dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác 55 1 54

2.5 Số người tố cáo yêu cầu bảo vệ vị trí công tác,

việc làm 30 3 27

Page 170: LU N ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC - gass.edu.vn · và toàn xã hội trong việc BĐQTC của công dân. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, cơ sở pháp lý cũng như thực

166

(Nguồn: Báo cáo số 180/BC-TH ngày 28/9/2015 của

Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ)

3 Kết quả xử lý yêu cầu bảo vệ người tố cáo

3.1 Số yêu cầu được cơ quan tiếp nhận tiến hành

bảo vệ theo thẩm quyền 201 19 182

3.2 Số yêu cầu đã chuyển cơ quan có thẩm quyền

bảo vệ 20 3 17

3.3 Số yêu cầu đã thực hiện xử lý khác

4 Kết quả thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo

4.1 Tổng số người tố cáo đã được bảo vệ bằng các

biện pháp bảo vệ theo quy định 652 75 577

4.2 Số người tố cáo đã được bảo vệ bí mật thông

tin 788 106 682

4.3 Số người tố cáo đã được bảo vệ tài sản 95 1 94

4.4 Số người tố cáo đã được bảo vệ uy tín, danh

dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác 266 20 246

4.5 Số người tố cáo đã được bảo vệ vị trí công tác,

việc làm 99 1 98