16
CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ CHỦ ĐỀ 1 : Các dạng bài tập liên quan đến các hạt tạo thành một nguyên tử, phân tử A – Hướng dẫn: I – Kiến thức chung: 1. Điện tích hạt nhân (Z) = Tổng số hạt proton(p) = Tổng số hạt electron (e) 2. Số khối nguyên tử (A) = Tổng số hạt proton(p) + Tổng số hạt notron(n) A = p + n = Z + n = e + n 3. Tổng số hạt cơ bản (S) = Tổng số hạt proton(p) + Tổng số hạt notron(n) + Tổng số hạt electron (e) S = p + n + e = Z + n + e 4 . Hiệu số hạt mang điện với số hạt không mang điện (a): a = p + e – n = Z + e – n = 2Z – n = 2e - n II – Cách giải: Dạng 1 : Cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện. C1. Lập hệ phương trình liên hệ giữa các hạt p, n e. Giải ra tìm Z(p). C2. Áp dụng công thức : Chú ý: - Nếu là ion M x+ thì Z X = ( S + a + 2x )/4 - Nếu là ion M x- thì Z X = ( S + a - 2x )/4 Câu 1 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là: Đs : Fe

Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

  • Upload
    2532212

  • View
    1.177

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

CHỦ ĐỀ 1 : Các dạng bài tập liên quan đến các hạt tạo thành một nguyên tử, phân tử

A – Hướng dẫn:

I – Kiến thức chung:

1. Điện tích hạt nhân (Z) = Tổng số hạt proton(p) = Tổng số hạt electron (e)

2. Số khối nguyên tử (A) = Tổng số hạt proton(p) + Tổng số hạt notron(n)

A = p + n = Z + n = e + n

3. Tổng số hạt cơ bản (S) = Tổng số hạt proton(p) + Tổng số hạt notron(n) + Tổng số hạt electron (e)

S = p + n + e = Z + n + e

4 . Hiệu số hạt mang điện với số hạt không mang điện (a):

a = p + e – n = Z + e – n = 2Z – n = 2e - n

II – Cách giải:

Dạng 1 : Cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện.

C1. Lập hệ phương trình liên hệ giữa các hạt p, n e. Giải ra tìm Z(p).

C2. Áp dụng công thức :

Chú ý: - Nếu là ion Mx+ thì ZX = ( S + a + 2x )/4

- Nếu là ion Mx- thì ZX = ( S + a - 2x )/4

Câu 1 : Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là: Đs : Fe

Câu 2 : Tổng số hạt của nguyên tử Y là 52. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 16. Nguyên tố Y là: Đs : Cl

Câu 3 : Tổng số hạt của phân tử X có công thức M2O là 140. Trong phân tử X tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 44. Nguyên tố M là: Đs : K

Câu 4 : X và Y là 2 nguyên tử kim loại. Tổng số hạt cơ bản của X và Y là 142, Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 42. Số hạt mang điện trong nguyên tử X nhiều hơn số hạt trong nguyên tử Y là 12. Xác định X và Y. Đs : Fe, Ca

Câu 5   : Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 79. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 19. Ion M là : Đs : Fe

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 2: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

Câu 6   : Tổng số hạt cơ bản của ion X3- là 49. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 17. Ion X là : Đs : P

Câu 7   : Tổng số hạt của phân tử M2X là 140, trong đó số hạt mang điên nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 22. Phân tử M2X là : Đs : K2O

Câu 8   : Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó số hạt mang điên nhiều hơn số hạt không mang điện 72 hạt. Nguyên tố X là : Đs : Br

Câu 9 : Tổng số hạt cơ bản của 2 nguyên tố X, Y là 96, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn nguyên tử X là 8. Hai nguyên tố X ,Y lần lượt là: Đs : Mg, Ca

Câu 10 : Tổng số hạt cơ bản của ion M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố M là: Đs : Cu

Câu 11 : Tổng số hạt cơ bản của ion X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Nguyên tố X là: Đs : S

Câu 12 : Tổng số hạt cơ bản của ion M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. Nguyên tố M là: Đs : Ag

Câu 13 : Tổng số hạt cơ bản của ion M3- là 49, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Nguyên tố X là: Đs : P

Câu 14 : Tổng số hạt cơ bản của ion M2+ là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt electron và notron của X lần lượt là: Đs : 29, 36

Câu 15 : Tổng số hạt cơ bản của ion M3+ là 73, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 17. Số hạt electron của ion M3+ là: Đs : 21

Dạng 2 : Cho tổng số hạt cơ bản S

Sử dụng bất đẳng thức của số notron: hoặc để lập bất đẳng thức từ đó

tìm giới hạn của p. (với Z(p) từ 2 đến 82)

Chú ý : Thay n = S – 2Z. Ta có :

(Thường với một số nguyên tố đầu độ chênh lệch giữa n và p không nhiều thường là 1 hoặc 2, nên sau khi chia S cho 3 ta nên chọn số nguyên nhỏ gần nhất là số Z. Ngoài ra các em nên áp dụng công thức: S = 2Z + n = Z +( Z + n) hay S = Z + A để chọn nhanh đáp án)

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 3: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 52. X thuộc nhóm VIIA. Nguyên tố X là: Đs : Cl

Câu 2: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số notron của M nhiều hơn số khối của X 12 đơn vị. Tổng số hạt của M lớn hơn tổng số hạt trong X là 36 hạt. Phân tử MX là : Đs: CaO

Câu 3: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 34. X thuộc nhóm IA. Nguyên tố X là: Đs : Na

Câu 4: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 40. X thuộc nhóm IIIA. Nguyên tố X là: Đs : Al

Câu 5: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 58. X thuộc nhóm IA. Nguyên tố X là: Đs : K

Câu 6: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là: (CĐ khối A - 2009) Đs : 17

Câu 7: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40 thuộc nhóm IIIA. Số hạt mang điện của nguyên tử Y có nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tố X 8 hạt. Các nguyên tố X, Y lần lượt là:

Đs : Al, Cl

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 155.Trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 60,64% tổng số hạt. Nguyên tố X là: Đs : Ag

Câu 9: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 62. Số khối A 43 . Nguyên tố X là: Đs : Ca

Câu 10: Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số notron cua M nhiều hơn số khối của X là 12 đơn vị. Số hạt trong M

lớn hơn số hạt trong X- là 36 hạt. Phân tử MX là: Đs : CaO

Câu 11: Tổng số hạt trong phân tử MX là 108 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của M nhiều hơn số khối của X là 8 đơn vị. Số hạt trong M2+ lớn hơn số hạt trong X2- là 8 hạt. Tính % khối lượng của M trong MX. Đs : 55,56%

Câu 12 : Tổng số hạt trong phân tử M3X2 là 206 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 58. Số notron M nhiều hơn số notron của X là 2 đơn vị. Số hạt trong X3- lớn hơn số hạt trong M2+ là 13 hạt. Xác định MX. Đs : Mg3P2

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 4: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

CHỦ ĐỀ 2 : Tính khối lượng nguyên tử dựa vào các hạt cơ bản

A – Hướng dẫn:

I – Kiến thức chung:

- Nguyên tử khối: Là khối lượng tương đối của 1 nguyên tử tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử u với quy ước:

khối lượng tuyệt đối của 1 nguyên tử đồng vị Cacbon 12.

- Khối lượng các hạt cơ bản :

- Khối lượng nguyên tử là khối lượng tuyệt đối(khối lượng thực) của nguyên tử:

m = mp + mn + me mp + mn = mhạt nhân

- Khối lượng 1 mol nguyên tử là khối lượng tương đối:

mtương đối = mtuyệt đối . NA

Khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân hay khối lượng nguyên tử khối lượng nhân.

II – Cách giải:

Vận dụng các kiến thức về u; mp; mn; me .

Câu 1: Tính khối lượng theo u và nguyên tử khối của các nguyên tố sau:

a) Cu, biết khối lượng 1 nguyên tử Cu là 1,055.10-25kg.

b) Au, biết khối lượng 1 nguyên tử Au là 3,2712.10-25kg.

c) Mg, biết khối lượng 1 nguyên tử Mg là 4,0367.10-25kg.

d) Zn, biết khối lượng 1 nguyên tử Zn là 1,086.10-25kg.

Câu 2: Tính khối lượng u của các hạt proton, notron và electron biêt khối lượng theo kg của từng hạt trên lần lượt là: 1,6726.10-27kg; 1,6748.10-27kg; 9,1095.10-31kg.

Câu 3: a) Tính khối lượng S theo kg, biết số khối của S là 32.

b) Tính khối lượng Ca theo kg, biết số khối của Ca là 40.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 5: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

c) Tính khối lượng O theo g, biết số khối của O là 16.

d) Tính khối lượng Na theo g, biết số khối của Na là 11.

Câu 4: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 22, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6.

a) Xác định số hạt p, n , e. Đs: 7p, 8n, 7e

b) Xác định khối lượng nguyên tử theo kg. Đs: 23,4391.10-27kg

Câu 5: Tính khối lượng của 1 nguyên tử Na và hạt nhân nguyên tử Na theo u, biết Na chứa 11p, 12n, 11e. Tính tỉ lệ % khối lượng hạt nhân so với nguyên tử Đs: 99,97%

Câu 6: Khi điện phân nước, người ta xác định được ứng với 1g hydro thì cũng thu được 7,936g oxi. Hãy cho biết:

a) Một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần 1 nguyên tử hydro.

b) Nếu chọn 1/16 khối lượng nguyên tử oxi làm đơn vị đo thì hydro có nguyên tử khối là bao nhiêu?

Đs: a)15,872 b)1,008

Câu 7: a) Biết nguyên tử khối của C là 12,01. Hãy tính khối lượng(g) của 1mol nguyên tử C ?

b) Biết nguyên tử khối của O là 15,999. Hãy tính khối lượng(g) của 1mol nguyên tử O ?

c) Biết nguyên tử khối của K là 39,10. Hãy tính khối lượng(g) của 1mol nguyên tử K ?

d) Biết nguyên tử khối của Ag là 107,87. Hãy tính khối lượng(g) của 1mol nguyên tử Ag ?

Đs: a) 12,009g; b) 15,998g; c)39,098g; d) 107,865g

Câu 8: Biết khối lượng tương đối của nguyên tử oxi là 15,99944g. Tính khối lượng tuyệt đối của nguyên tử oxi. Đs: 26,564.10-24g

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

CHỦ ĐỀ 3 : Mối quan hệ về thể tích, bán kính, khối lượng riêng của hạt nhân và nguyên tử

A – Hướng dẫn:

I – Kiến thức chung:

- Thể tích của hạt nhân và nguyên tử tính theo công thức tính thể tích của hình cầu:

Với : = 3,14; r là bán kính hạt nhân hay bán kính nguyên tử.

Đơn vị của V phụ thuộc vào đơn vị của r.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 6: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

Chú ý : 1nm = 10-9m = 10-7cm = ; = 10-1nm = 10-10m = 10-8cm.

- Khối lượng riêng của hạt nhân hoặc nguyên tử tính theo công thức:

( g/cm3 hoặc kg/m3 )

II – Cách giải:

Vận dụng các kiến thức về u; mp; mn; me , các công thức về thể tích và khối lượng riêng.

Câu 1: Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10-1nm và có nguyên tử khối là 65u.

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm(g/cm3).

b) Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân có r = 2.10-6nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn(g/cm3).

c) Biết trong thực tế các nguyên tử Zn không được xếp khít được với nhau mà có các khoảng rỗng chiếm thể thích khoảng 30% thể tích, phần nguyên tử chiếm 70% thể tích. Tính khối lượng riêng thực của nguyên tố Zn.

Câu 2: Trong 1 tế bào của đơn vị tinh thể X( mạng lập phương tâm diện, với cạnh của hình lập phương a = 3,62.10-8cm) có 4 đơn vị cấu trúc. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 8936kg/m3.

Biết tế bào lập phương tâm diện có bán kính nguyên tử r = .

a) Tính thể tích của các nguyên tử trong 1 tế bào và % thể tích tế bào bị nguyên tử xâm chiếm bở các nguyên tử.

b) Xác định nguyên tố X.

Câu 3: Nguyên tử Zn có r = 1,35.10-8cm và có khối lượng nguyên tử là 65đvC. Tìm khối lượng riêng nguyên tử d(g/cm3) của nguyên tử Zn.

Câu 4: Nguyên tử Al có r =1,43 và khối lượng nguyên tử bằng 27u.

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử Al.

b) Trong thực tế, thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử Al chỉ bằng 74%, còn lại là khe trống. Tính khối lượng riêng thực của Al.

Câu 5: Tính bán kính gần đúng của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử Cu, biết khối lượng riêng của Cu là 64đvC. Mặt khác, thể tích thật mà các nguyên tử chiếm chỉ là 74% thể tích, còn lại là các khe trống.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 7: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

CHỦ ĐỀ 4: Các dạng bài tập tìm số khối, phần trăm đồng vị và nguyên tử khối trung bình

A – Hướng dẫn:

I – Kiến thức chung:

- Đồng vị : Là những nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học, có cùng Z nhưng A khác nhau do đó N khác nhau.

VD: Nguyên tố Clo có 2 đồng vị bền là: chiếm 75,77% và chiếm 24,23%.

- Nguyên tử khối trung bình của 1 nguyên tố ( ): Vì hầu hết các nguyên tố hóa học trong tự nhiên

đều có nhiều đồng vị, do đó nguyên tử của các nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị, tính theo công thức:

Trong đó: Ai là số khối của đồng vị thứ i.

xi là % số nguyên tử của đồng vị thứ i.

VD: Trong tự nhiên niken có 5 đồng vị với tỉ lệ % tương ứng như sau:

Trong đó: Ai là số khối của đồng vị thứ i.

xi là số hạt nguyên tử của đồng vị thứ i.

VD: Sau khi phân tích 1 một mẫu quặng Cu trong tự nhiên có 2 đồng vị bền. Với tỉ lệ cứ 1000

nguyên tử thì có 780 nguyên tử và 220 nguyên tử . Tính số khối tb của Cu.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 8: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

Công thức đường chéo:

A1 | A2 - |

A2 | - A1 |

II – Cách giải:

Vận dụng các kiến thức về u; mp; mn; me , các công thức về tính nguyên tử khối trung bình.

Câu 1: Trong tự nhiên nguyên tố Brom có 2 đồng vị.trong đó đồng vị chiếm 54,5%. Số khối của đồng vị còn lại là?

Câu 2: Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,812u. Số nguyên tử là 94 vậy số nguyên tử

là bao nhiêu nguyên tử?

Câu 3: Nguyên tố Argon có 3 đồng vị trong tự nhiên là , ,

Câu 4: Cacbon có 2 đồng vị bền trong tự nhiên là và ,Oxi có 3 đồng vị bền là , và

. Số phân tử CO2 được tạo thành là?

Câu 5: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Cu có 2 đồng vị bền là và . Tính thành phần % của mỗi đồng vị Cu.

Câu 6: Hai đồng vị có số khối trung bình là 40,08u. Hai đồng vị này có số notron hơn kém nhau là 2. Đồng vị có số khối nhỏ hơn chiếm 96%. Tìm số khối của mỗi đồng vị?

Câu 7: Một hỗn hợp gồm 2 đồng vị có số khối trung bình là 31,1u và có tỉ lệ phần trăn của các hạt đồng vị là 90% ,10%. Tổng số hạt của 2 đồng vị là 93 và số hạt không mang điện = 0,55 lần số hạt mang điện. Tìm Z và N của mỗi đồng vị.

Câu 8: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Cu có 2 đồng vị bền là và . Hỏi có

bao nhiêu % khối lượng trong phân tử CuSO4?

Câu 9: Trong tự nhiên, hydro tồn tại dưới dạng 2 đồng vị bền là ; , Clo tồn tại

dưới dạng 2 đồng vị , .

a) Tính khối lượng trung bình của H và Cl.

b) Có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo lên từ 2 đồng vị đó? Xếp loại các phân tử HCl theo chiều giảm độ phổ biến của chúng?

Câu 10: Với 3 đồng vị của Hidro và 3 đồng vị của Oxi sẽ cho chúng ta bao nhiêu phân tử nước có khối lượng phân tử khác nhau?

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 9: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

CHỦ ĐỀ 5 : Cấu trúc vỏ nguyên tử - Viết cấu hình electron nguyên tử

A – Hướng dẫn:

I – Kiến thức chung:

1. Vỏ nguyên tử:

- Electron chuyển động quanh hạt nhân với tốc độ rất lớn, tạo nên một vùng không gian mang điện tích âm, gọi là “mây” electron. Vùng có mật độ điện tích lớn nhất(tức là xác suât có mặt electron nhiều nhất) được gọi là obital.

- Tùy thuộc vào mức năng lượng mà các electron ở phần vỏ nguyên tử được phân thành các lớp, phân lớp.

Lớp electron : gồm những electron có mức năng lượng gần bằng nhau.

Từ hạt nhân ra ngoài, các lớp electron được ghi bằng số 1,2,3,4,5,6,7… hay kí hiệu tương ứng bằng các chữ cái hoa : K, L, M, N, O, P, Q…

Phân lớp electron : gồm những electron có mức năng lượng bằng nhau.

Mỗi lớp electron có 1 hoặc nhiêu phân lớp electron. Kí hiệu của các phân lớp electron là: s,p,d,f…

- Số obital(AO) trong mỗi phân lớp là: s = 1; p = 3; d = 5; f = 7.

- Mỗi obital(AO) chỉ chứa tối đa được 2 electron.

Lớp Phân lớp Kí hiệu phân lớp Obital (AO) Số electron tối đa

K s 1s 1 AO (1s) 2 electron : 1s2

L s, p 2s 2p 4 AO (1s 3p) 8 electron : 2s2 2p6

M s, p, d 3s 3p 3d 9 AO (1s 3p 5d) 18 electron : 3s2 3p6 3d10

N s, p, d, f 4s 4p 4d 4f 16 AO (1s 3p 5d 7f) 32 electron : 4s2 4p6 4d10 4f14

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 10: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

2. Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử:

Cấu hình electron nguyên tử tuân theo những nguyên lí và nguyên tắc sau:

a. Quy tắc KlechKowski: Điện tử(electron) được sắp vào các phân lớp có mức năng lượng thấp nhất trước, khi phân lớp có mức năng lượng thấp nhất đã đủ điện tử rồi mà còn dư điện tử thì mới sắp tiếp điện tử vào các lớp có mức năng lượng cao hơn kế tiếp.

Chiều mức năng lượng tăng dần

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4b 5s 4d 5b 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p

Ck 1 Ck 2 Ck3 Ck 4 Ck5 Ck6 Ck7

b. Nguyên lí Pau-li: Trên 1 obital(AO) chỉ có thể có nhiều nhất là 2 electron và 2 electron chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. Khi obital chỉ có 1 electron thì electron đó gọi là electron độc thân.

2 electron đã ghép đôi 1 electron độc thân

c. Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp tới cao.

Vd: Nguyên tử B (Z = 5) : 1s2 2s2 2p1

1s2 2s2 2p1 (Cấu hình đúng) 1s2 2s1 2p2 (Cấu hình sai)

d. Nguyên tắc Hun: Trong một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obital sao cho sô electron độc than là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau.

Vd: Nguyên tử N(Z = 7) : 1s2 2s2 2p3

Phân bố electron đúng Phân bố electron sai

e. Quy tắc bão hòa sớm và bán(nửa) bão hòa sớm.

Cấu hình bền của phân lớp d ứng với trạng thái bão hòa(10e) hay bán bão hòa(5e). Vì vậy, khi vỏ ngoài của nguyên tử, ở phân lớp d có 9 hoặc 4 electron, thì có sự nhảy electron từ phân lớp s của lớp kề liền bên ngoài để ở phân lớp d đạt trạng thái bão hòa hay bán bão hòa bền vững. Hiện tượng đó gọi là bão hòa sớm và bán bão hòa sớm.

Hiện tượng này thường xảy ra đối với một số nguyên tố thuộc nhóm IB và VIB trong bảng HTTH.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 11: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

Bán bão hòa sớm: Dạng (n-1)d4ns2 chuyển thành (n-1)d5ns1

Vd: Cr (Z= 24) có cấu hình : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 thay vì 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

Bão hòa sớm: Dạng (n-1)d9ns2 chuyển thành (n-1)d10ns1

Vd: Cu (Z = 29) có cấu hình : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 thay vì 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2

3. Cấu hình electron nguyên tử.

Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:

1) Số thứ tự các lớp electron được viết bằng chữ sô (1,2,3,4…)

2) Phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường (s, p, d, f,…)

3) Số electron được ghi bằng chỉ số đầu ở phía trên, bên phải kí hiệu phân lớp (s2, p5).

Cách viết cấu hình electron nguyên tử:

1) Xác định số electron của nguyên tử.

2) Các electron được phân bố theo thứ tự tăng dần các mức năng lượng AO, theo các nguyên lí và các quy tắc phân bố electron trong nguyên tử.

3) Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp electron.

Chú ý: Với 20 nguyên tố đầu trong BHTTH thì cấu hình electron trùng với cấu hình năng lương. Những nguyên tố sau phải viết lại cấu hình electron nguyên tử từ cấu hình chền mức năng lượng .

Vd: Fe (Z = 26) Cấu hình chèn năng lượng: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6

Cấu hình electron nguyên tử: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2

Khi viết cấu hình electron cho ion thì tương tự như cấu hình electron nguyên tố, chú ý sự tăng, giảm electron cho phù hợp với điện tích ion.

Nguyên tố s và d là những nguyên tố kim loại( trừ H và He).

Nguyên tố phí kim đều thuộc nguyên tố p (trừ H).

Các nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhường electron thường là nguyên tử của các nguyên tố kim loại (trừ H, He, B).

Các nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron thường là nguyên tử của các nguyên tố phi kim.

Các nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226

Page 12: Lớp 10 - Chương Nguyên Tử - Lí thuyết và bài tập

CHƯƠNG : NGUYÊN TỬ

Kiểm tra

Câu 1: Nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản( proton, notron, electron) là 74 hạt. Biết tổng số hạt

notron nhiều hơn tổng số hạt proton 2 hạt.

a) Xác định nguyên tố A.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A.

Câu 2: Biết trong tự nhiên nguyên tố Nitơ có 2 đồng vị bền là và với tỉ lệ phần trăm của

hai đồng vị lần lượt là : 93% và 7%.

a) Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Nitơ.

b) Trong một mol khí Nitơ có bao nhiêu hạt nguyên tử .

c) Nguyên tố Hidro có 3 đồng vị bền trong tự nhiên là H, Đ, T. Hãy tính có bao nhiêu phân tử

ammoniac(NH3) có cấu tạo khác nhâu được tạo thành trong tự nhiên.

Câu 3: Biết sắt có khôi lượng nguyên tử là 56u, bán kính hạt nhân nguyên tử sắt là 1,28 .

a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử sắt(g/cm3).

b) Biết trong thực tế, các nguyên tử sắt không sắp xếp khít được với nhau mà còn có các khe

trống chiếm khoảng 26% thể tích. Hãy tính khối lượng riêng thực tế của nguyên tố sắt(g/cm3).

Câu 4: Viết cấu hình electron của các nguyên tố sau: Z = 20, Z = 17, Z= 29. Và cho biết nguyên tố

nào là phi kim, nguyên tố nào là kim loại.

Hà Duy Trường - ĐH Tây Nguyên - 0906 471 226