8
Sáng ngày 27/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2018”. Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Báo cáo của UBND tỉnh tại Hội nghị cho biết, 3 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GRDP) ước đạt 8.399,4 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành nông - lâm - thủy tăng 4, 4%; công nghiệp - xây dựng tăng 8, 2%; dịch vụ tăng 10, 4%. Tổng sản phẩm trong nước (GRDP - giá thực tế) ước đạt 12.386,4 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành nông - lâm - thủy bằng 97, 6%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,2%; dịch vụ tăng 12,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130,1 triệu USD, bằng 20,7% so kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kỳ. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội địa phương vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp;... KINH TẾ Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi TRANG 3 Với quy trình canh tác thủy canh chuyển đổi công nghệ hiện đại, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc đã trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nhiều loại xà lách cao cấp gắn nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”. ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Giả làm từ thiện, lừa mua hơn 47 tấn gạo rồi bán TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5015 - THỨ TƯ, NGÀY 28/3/2018 Nhiều xưởng sản xuất của các công ty trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đang thiếu lao động trầm trọng. Ảnh: Khánh Phúc TRANG 7 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 3 Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng. (KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH). Đưa rau Đà Lạt sang xứ Hàn “Tấm áo” đẹp Hà Lâm Hơn 1.400 tỷ đồng bồi thường Dự án Khu Hòa Bình Đà Lạt VĂN HÓA - XÃ HỘI Đạ Tẻh giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS TRANG 4 LÂM HÀ: Quyết liệt trong thực hiện Chỉ thị 30 Nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chỉ thị số 30 ngày 26/3/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản. Đây được xem là văn bản chỉ đạo đầy đủ và toàn diện về công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản mà mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân đều phải chú trọng thực hiện. Tại huyện Lâm Hà - địa bàn có trên 38% diện tích đất tự nhiên là đất quy hoạch lâm nghiệp. Độ che phủ rừng 26%, thời gian gần đây, tình hình các vấn đề liên quan đến rừng diễn biến phức tạp nên việc quán triệt thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 30 càng được đẩy mạnh. TRANG 2 Học cách kết nối an toàn TRANG 5 BẢO LỘC: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệp QUÝ I/2018: Kinh tế - xã hội tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2017 Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. XEM TIẾP TRANG 2 Dự án đầu tư Khu Trung tâm Hòa Bình Đà Lạt vừa lên phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư với tổng kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng. Theo đó, Dự án có tổng diện tích hơn 64.480m 2 gồm: diện tích đất sử dụng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị (hơn 34.550 m 2 ); hộ gia đình, cá nhân (hơn 14.630m 2 ); đường giao thông (gần 15.300m 2 ). Cụ thể hiện trạng nhà, đất trong Dự án liên quan đến 135 hộ gia đình, cá nhân ở các đường phố Khu Hòa Bình, Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Chí Thanh. Trong đó có 77 căn nhà cấp 2 và 57 căn nhà cấp 4 hạng A. Các cơ quan, đơn vị như Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Đoàn Ca múa nhạc, Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt, Thương xá Latulip, Công ty TNHH Du lịch Hải Sơn, Rạp Ba Tháng Tư, Công viên với tổng diện tích hơn 33.000 m 2 cũng nằm trong phạm vi Dự án. MẠC KHẢI

LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

Sáng ngày 27/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2018”. Đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Báo cáo của UBND tỉnh tại Hội nghị cho biết, 3 tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước (GRDP) ước đạt 8.399,4 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành nông - lâm - thủy tăng 4, 4%; công nghiệp - xây dựng

tăng 8, 2%; dịch vụ tăng 10, 4%. Tổng sản phẩm trong nước (GRDP - giá thực tế) ước đạt 12.386,4 tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành nông - lâm - thủy bằng 97, 6%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,2%; dịch vụ tăng 12,3% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 130,1 triệu USD, bằng 20,7% so kế hoạch, tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội địa phương vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp;...

KINH TẾNhững cựu chiến binh

làm kinh tế giỏiTRANG 3

Với quy trình canh tác thủy canh chuyển đổi công nghệ hiện đại, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc đã trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nhiều loại xà lách cao cấp gắn nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTGiả làm từ thiện, lừa mua hơn 47 tấn gạo rồi bán

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5015 - THỨ TƯ, NGÀY 28/3/2018

Nhiều xưởng sản xuất của các công ty trên địa bàn thành phố Bảo Lộc đang thiếu lao động trầm trọng. Ảnh: Khánh Phúc TRANG 7

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 3

Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng.

(KIỂM ĐIỂM CÔNG VIỆC CỦA ĐẢNG. THÁNG 1 NĂM 1949. TƯ LIỆU BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH).

Đưa rau Đà Lạt sang xứ Hàn

“Tấm áo” đẹp Hà Lâm

Hơn 1.400 tỷ đồng bồi thường Dự án Khu Hòa Bình Đà Lạt

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐạ Tẻh giảm nghèo bền vữngtrong vùng đồng bào DTTS

TRANG 4

LÂM HÀ: Quyết liệt trong thực hiện Chỉ thị 30

Nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chỉ thị số 30 ngày 26/3/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản. Đây được xem là văn bản chỉ đạo đầy đủ và toàn diện về công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản mà mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân đều phải chú trọng thực hiện. Tại huyện Lâm Hà - địa bàn có trên 38% diện tích đất tự nhiên là đất quy hoạch lâm nghiệp. Độ che phủ rừng 26%, thời gian gần đây, tình hình các vấn đề liên quan đến rừng diễn biến phức tạp nên việc quán triệt thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 30 càng được đẩy mạnh. TRANG 2

Học cách kết nối an toànTRANG 5

BẢO LỘC: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệp

QUÝ I/2018: Kinh tế - xã hội tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2017

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.XEM TIẾP TRANG 2

Dự án đầu tư Khu Trung tâm Hòa Bình Đà Lạt vừa lên phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư với tổng kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo đó, Dự án có tổng diện tích hơn 64.480m2 gồm: diện tích đất sử dụng của các tổ chức, cơ quan, đơn vị (hơn 34.550 m2); hộ gia đình, cá nhân (hơn 14.630m2); đường giao thông (gần 15.300m2).

Cụ thể hiện trạng nhà, đất trong Dự án liên quan đến 135 hộ gia đình, cá nhân ở các đường phố Khu Hòa Bình, Phan Bội Châu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Chí Thanh. Trong đó có 77 căn nhà cấp 2 và 57 căn nhà cấp 4 hạng A.

Các cơ quan, đơn vị như Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Đoàn Ca múa nhạc, Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt, Thương xá Latulip, Công ty TNHH Du lịch Hải Sơn, Rạp Ba Tháng Tư, Công viên với tổng diện tích hơn 33.000 m2 cũng nằm trong phạm vi Dự án.

MẠC KHẢI

Page 2: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

2 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Theo nhận định của Bí thư Huyện ủy Lâm Hà - Phạm Thị Phúc, hiện trên địa

bàn huyện tình trạng phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép còn diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để. Công tác trồng và giao khoán bảo vệ rừng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Quản lý Bảo vệ rừng thiếu đồng bộ chưa đủ sức răn đe.

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện: Để xảy ra các vấn đề, vụ việc liên quan đến rừng chủ yếu do tinh thần trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng, Hạt kiểm lâm, một số cán bộ các Ban quản lý rừng, kiểm lâm phụ trách địa bàn chưa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo một số địa phương chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ rừng. “Thậm chí một số

LÂM HÀ: Quyết liệt trong thực hiện Chỉ thị 30Nhằm chấn chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Chỉ thị số 30 ngày 26/3/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản. Đây được xem là văn bản chỉ đạo đầy đủ và toàn diện về công tác bảo vệ phát triển rừng, quản lý lâm sản mà mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân đều phải chú trọng thực hiện. Tại huyện Lâm Hà - địa bàn có trên 38% diện tích đất tự nhiên là đất quy hoạch lâm nghiệp. Độ che phủ rừng 26%, thời gian gần đây, tình hình các vấn đề liên quan đến rừng diễn biến phức tạp nên việc quán triệt thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 30 càng được đẩy mạnh.

cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức rõ lợi ích về kinh tế - xã hội từ việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chưa nhận thức rõ và thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong công tác này

nên chưa nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn mà coi đó là trách nhiệm của ngành lâm nghiệp. Trước thực tế đó đòi hỏi lãnh đạo huyện phải quyết liệt hơn nữa trong thực

hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 30” - Bí thư Huyện ủy Lâm Hà khẳng định.

Trước đó, trong đợt chúc tết và làm việc đầu năm với các địa phương, đoàn của đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh và UVBTV; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên đã trực tiếp vào xem xét hiện trường vụ phá 1,7 ha rừng tại Tiểu khu 251 thuộc xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà. Ngay tại hiện trường, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo huyện Lâm Hà cũng như các đơn vị liên quan thực hiện mạnh mẽ Chỉ thị 30. Rà soát lại các đơn vị giao nhận khoán, kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu, nếu các đơn vị không giữ rừng tốt thì tăng cường giao rừng về cho dân nhận khoán quản lý và bảo vệ. Tiến hành công tác kiểm tra liên tục, bằng nhiều cách thức linh hoạt để giữ bằng được rừng. Xây dựng nguồn tin để tìm và xử lý triệt để các vụ vi phạm, khởi tố các đối tượng.

Ngay sau chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Huyện ủy Lâm Hà đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2018. Theo đó, để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, lập lại kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn huyện trong thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy Lâm Hà yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các địa phương đơn vị thực hiện tốt 8 nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể.

Ngoài ra, để tránh tình trạng chung chung, và để cá nhân mỗi cán bộ thấy rõ nhiệm vụ cụ thể của mình, lãnh đạo huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho 16 đồng chí là Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, UVBTV Huyện ủy ở các địa bàn cụ thể để tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Các cá nhân được phân công, phân nhiệm cụ thể trên có trách nhiệm báo cáo Thường trực Huyện ủy tình hình rừng trên địa bàn phụ trách hàng tháng và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo huyện về các vấn đề xảy ra trên diện tích rừng phụ trách. NGỌC NGÀ

77 xã được công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

Sau 7 năm triển khai thực hiện Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, đến nay Lâm Đồng đã có 77 xã được công nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

Theo đánh giá của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia giúp nhau phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị sản xuất; tham gia các loại hình hợp tác phát triển kinh tế nhằm tăng thu nhập; quan tâm nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn, buôn văn hóa; tập trung đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đi đôi với thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân; tích cực thực hiện tốt xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn, đặc biệt trong việc cưới, việc tang và lễ hội; chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;… qua đó kinh tế - xã hội của địa phương đã có bước phát triển mạnh mẽ, văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội luôn được giữ vững.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung và xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” nói riêng trên địa bàn tỉnh theo nhận định của Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, đã thực sự đi vào đời sống của Nhân dân. Đặc biệt, với chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đang kỳ vọng phong trào xây dựng nông thôn mới sẽ trở thành động lực thúc đẩy, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. NGUYÊN THI

Những nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản ở Lâm Hà:

- Kiên quyết trong công tác xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp;

- Các đồng chí lãnh đạo cấp huyện phụ trách chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng phải đi kiểm tra thực tế ít nhất 1 tháng/lần tại các địa bàn được phụ trách phân công;

- Lãnh đạo các xã phải đi thực tế kiểm tra rừng ít nhất 2 lần/tháng và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo huyện về kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng của địa phương;

- Kiên quyết thu hồi diện tích đất lâm nghiệp không trồng rừng hoặc trồng rừng không đúng phương án;

- Rà soát lại công tác giao, nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng trên toàn huyện để thu hồi các diện tích không hiệu quả giao cho các tổ chức, cá nhân khác, ưu tiên cho cán bộ lâm nghiệp;

- Tăng cường lực lượng tuần tra, truy quét đặc biệt tại các vùng trọng điểm, vùng giáp ranh…

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên kiểm tra hiện trường vụ phá rừng tại Tiểu khu 251 thuộc xã Phúc Thọ, Lâm Hà. Ảnh: N.Ngà

Phát động “Thanh niên LLVT rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng”

Chiều ngày 26/3, tại Bộ CHQS tỉnh, Đoàn Thanh niên lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã tổ chức tổng kết phong trào “Thanh niên LLVT tỉnh Lâm Đồng xung kích, sáng tạo, vươn tới những đỉnh cao” giai đoạn 2012 - 2017 và phát động phong trào “Thanh niên LLVT tỉnh Lâm Đồng rèn đức luyện tài, xung kích, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng” giai đoạn 2017 - 2022.

Theo đó, Đoàn Thanh niên LLVT tỉnh xác định mục tiêu xây dựng thanh niên là LLVT giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trong sáng mẫu mực về đạo đức. Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, hướng các phong trào thi đua, hoạt động của tuổi trẻ vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, khâu yếu, việc khó, nhiệm vụ mới của đơn vị. Tổ chức tốt việc học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, trọng tâm là hướng về cơ sở… với các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, rõ ràng. THẾ ANH

QUÝ I/2018: Kinh tế - xã hội tăng trưởng... TIẾP TRANG 1

... khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ còn nhiều bất cập. Công tác quản lý bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp; nhiều dự án đầu tư triển khai chậm hoặc không triển khai; Đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều khó khăn; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp khó lường.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ

tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt nhận định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh quý I nhìn chung đã đạt và vượt so với dự kiến. Tuy nhiên, chỉ số GRDP đạt mức tăng trưởng 8,5% trong quý I nhưng mức tăng trưởng trên chỉ chiếm 16%/kế hoạch năm 2018. Chưa có ngành nào có tốc độ bứt phá ấn tượng. Do đó, mức tăng trưởng trên mới là bước đầu và ba quý còn lại trong năm các ngành, địa phương cần nỗ lực phấn đấu quyết liệt để đạt các chỉ tiêu phát triển theo kế hoạch.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh

đã yêu cầu các huyện, thành và các ngành của tỉnh trong quý II/2018 tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai bằng nhiều biện pháp, giải pháp tích cực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra. Trong đó trọng tâm cụ thể như: Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2018 theo Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 05/12/2017 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh năm 2018...; Tập trung

chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; Triển khai thực hiện kế hoạch đề ra của năm 2018 về hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; Tiếp tục chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính, thu chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch đề ra. Tập trung quản lý thu thuế, chống thất thu; Đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện nhanh hơn nữa và giải ngân các dự án xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch giao từ đầu năm...

C.THÀNH

Page 3: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

3 3 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018KINH TẾ

Nghiêm ngặt chất lượng rau VietGAP Đà LạtMột ngày tháng 3 năm 2018,

tôi đến Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc trên đường Nguyên Tử Lực, Đà Lạt khi nhận tin chuyến hàng 4.500 kg xà lách vừa đến thị trường Hàn Quốc sau gần 10 ngày vận chuyển bằng đường biển. Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc cho hay, chuyến hàng này thực hiện theo hợp đồng đã ký kết hơn 2 tháng trước. Cụ thể, bên tiêu thụ (bên A, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Myoung Sung, Hải Phòng), bên sản xuất (bên B, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc, Đà Lạt). Hai bên thống nhất các điều khoản chính trong hợp đồng như: Bên A đặt hàng bên B sản xuất xà lách đạt tiêu chuẩn VietGAP xuất khẩu sang Hàn Quốc. Giao nhận hàng tại kho sơ chế và đóng gói ở Đà Lạt, giá mỗi ký xà lách 33.000 đồng. Bên B đặt tiền cọc 40% giá trị hàng hóa cho bên A. Còn lại 60%, bên B thanh toán trong ngày xuất hàng.

Theo Giám đốc Tô Quang Dũng, để triển khai hoàn thành các điều khoản cơ bản trong hợp đồng vừa nêu, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc phải chủ động tuân thủ nhiều quy trình sản xuất thực nghiệm, kiểm nghiệm mẫu sản phẩm, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, kiểm dịch thực vật… khá nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn chất lượng quy định. Trước hết về yêu cầu cơ sở vật chất, “Trường Phúc” đáp ứng ngay từ đầu với 1.700 m2/6.000 m2 diện

Đưa rau Đà Lạt sang xứ HànVới quy trình canh tác thủy canh chuyển đổi công nghệ hiện đại, Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc đã trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng, của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung trong việc liên kết sản xuất, tiêu thụ nhiều loại xà lách cao cấp gắn nhãn hiệu “Rau Đà Lạt”.

tích hệ thống thủy canh hồi lưu nhà kính theo công nghệ châu Âu, được thực hành theo tiêu chuẩn VietGAP; nguồn giống xà lách đưa vào sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhập khẩu về từ Hà Lan. “Để đi vào ký kết chính thức hợp đồng sản xuất và tiêu thụ các loại xà lách cao cấp, phía Hàn Quốc đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật qua khảo sát trang trại Trường Phúc, lấy mẫu đất, mẫu nước và mẫu sản phẩm rau thử nghiệm đưa về các trung tâm khoa học của 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc để phân tích các tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Sau khi có kết quả an toàn, Trường Phúc mới tiến hành các công đoạn từ xuống giống sản xuất cho đến khi thu hoạch, sơ chế, đóng gói đều được sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của phía đối tác Hàn Quốc... ”, Giám đốc Dũng cho biết.

Tiềm năng thị trường mùa đông xứ HànMùa đông trên xứ kim chi Hàn

Quốc thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3, thời tiết lạnh giá có thể xuống thấp đến âm độ, nhiều vùng nông nghiệp thường bất lợi cho việc

sản xuất các loại rau xanh. Trong khi thời điểm này ở Đà Lạt và các vùng phụ cận với thời tiết dịu mát, ít mưa, nên rất thuận lợi để mở rộng diện tích trồng rau nhà kính đạt năng suất và chất lượng cao. Nắm bắt cơ hội cầu vượt cung ở xứ Hàn, trang trại Trường Phúc đã năng động tìm kiếm, kết nối đối tác xuất khẩu các loại rau xà lách thủy canh Đà Lạt 4 chuyến hàng đầu tiên trong đầu năm 2017, gồm 3 chuyến bằng đường hàng không và 1 chuyến bằng đường biển. Khối lượng hàng xuất khẩu chuyến ít nhất là 550 kg,

chuyến nhiều nhất là 5.000 kg. Uy tín được tạo dựng nhanh chóng, đến tháng 3 năm 2018, Trường Phúc tiếp tục triển khai thành công hợp đồng xuất khẩu chuyến rau xà lách mới với 4.500 kg như trên. Hạch toán trừ mọi chi phí đầu tư sản xuất, bảo quản sau khu hoạch, vận chuyển và các loại phí kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm…, tính trung bình mỗi chuyến hàng rau xà lách Đà Lạt xuất khẩu sang Hàn Quốc mang về khoản lãi cho Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc từ 30-35% trên doanh thu, cao hơn 10-15% so với tiêu thụ trong nước.

Hiện tại một vài đối tác Singapore đang tiếp xúc, đặt vấn đề thu mua các loại xà lách thủy canh của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc, hy vọng từ nay đến cuối năm 2018 sẽ có thêm các hợp đồng xuất khẩu rau Đà Lạt mới được triển khai. Lúc đó, Trường Phúc cần hợp tác nhiều hộ nông sản xuất theo chuỗi liên kết mới đủ khối lượng hàng cung ứng theo hợp đồng. Nhân cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu rau Đà Lạt của mình đang phát triển khả quan, Giám đốc Tô Quang Dũng đề xuất ngành nông nghiệp Lâm Đồng sớm đầu tư hệ thống máy lạnh công nghệ mới để hạ nhiệt rau bảo quản sau thu hoạch, nhằm rút ngắn thời gian từ 20 giờ đồng sơ chế trong kho lạnh hiện nay xuống còn khoảng 2 giờ đồng hồ, từ đó giúp doanh nghiệp và hộ nông dân giảm giá thành và tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm các loại rau Đà Lạt trên thị trường quốc tế. VĂN VIỆT

Rau thủy canh Đà Lạt xuất khẩu của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc tăng thêm lợi nhuận 10-15% so với tiêu thụ trong nước. Ảnh: V.Việt

Theo chân chủ nhiệm CLB cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi Võ Thái

Hiệp, chúng tôi cùng đi thăm khu vườn rộng hơn 2 hecta của gia đình ông ở thôn Tân Trung, mới thấy ý chí vươn lên, vượt khó của người cựu chiến binh đã biến những vùng đất hoang sơ năm nào thành những vườn cà phê, tiêu xanh ngút ngàn. Hoa cà phê nở trắng xóa, thơm ngát thu hút bao bầy ong đến lấy mật cũng báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Ông Hiệp cho biết, ông đã mày mò ghép hết vườn cà phê giống cũ sang giống xanh lùn nên năng suất ngày càng tăng qua từng năm. Ngoài ra, do áp dụng phương pháp trồng tiêu xen cà phê nên hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Hằng năm, ông thu được 7 tấn cà phê nhân và gần 3 tấn tiêu; gia đình ông đã có thu nhập tiền tỷ từ 2 cây trồng chủ lực này. Điều đáng quý là ông Hiệp luôn giữ phẩm chất của một cựu chiến binh, trọn nghĩa tình đồng đội, không chỉ làm giàu cho chính mình, ông luôn cởi mở chỉ dẫn, giúp đỡ nhiều gia đình trong thôn và nhiều hội viên còn khó khăn về kỹ

thuật cũng như kinh nghiệm trong lao động sản xuất, để mọi người cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.

Rời nhà ông Võ Thái Hiệp, chúng tôi tiếp tục đến thăm cựu chiến binh Phan Tấn Dũng (thôn Tân Phú). Người dân nơi đây ai ai cũng biết ông là hộ tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Từ khi Tân Hội được Trung ương chọn điểm triển khai xây dựng nông thôn mới, gia đình ông mạnh dạn đầu tư mô hình nhà kính sản xuất rau. Đến nay, gia đình ông đã phát triển lên 5 sào nhà kính và 1 sào nhà lưới chuyên trồng ớt ngọt Đà Lạt và súp lơ baby. Đặc biệt, ông liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để có đầu ra ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. “Ban đầu khu vườn này tôi trồng cà phê, nhưng thấy không hiệu quả, tôi đã chuyển sang trồng các loại rau. Được sự hỗ trợ của địa phương, tôi đầu tư làm nhà lưới, từ đó hiệu quả mang lại rất cao cho gia đình tôi. Quan trọng, tôi luôn chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp nên giá cả không

phải lo lắng gì nhiều. Với những kinh nghiệm có được, không chỉ hội viên trong CLB mà bà con xung quanh ai muốn học hỏi tôi đều chia sẻ kinh nghiệm. Vì tôi nghĩ, mình làm được thì mong muốn mọi người cũng cùng làm được, có như vậy, xóm làng mới đoàn kết, phát triển được”.

Đây chỉ là hai trong số 21 hội viên của CLB cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Tân Hội phát huy phẩm chất người lính “Bộ đội cụ Hồ” vươn lên phát triển kinh tế trên vùng đất mình đang sống. Có thể thấy điểm chung của các hội viên là đều đi lên từ con số 0, nhưng do có sự nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu của thị trường đã vươn lên làm giàu chính đáng, trong đó có người đã trở thành tỷ phú.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Hội, điều rất đáng trân trọng là các hội viên rất tích cực giúp đỡ đồng đội, giúp nhân dân trong việc hỗ trợ cây giống, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời, tích cực tham gia các phong trào hiến đất, hiến công, xây dựng nông thôn

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏiTrở về với cuộc sống đời thường, những người lính năm xưa - nay là những thành viên của Câu lạc bộ (CLB) Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi xã Tân Hội (Đức Trọng) đã phát huy bản chất của bộ đội Cụ Hồ, không ngại khó khăn gian khổ, hăng hái lao động sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, trở thành những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

mới ở địa phương. Trong thời gian qua, câu lạc bộ còn mạnh dạn nhận nhiệm vụ của Đảng ủy xã Tân Hội phụ trách 1 làng ở thôn Tân Hiệp. Các thành viên đã bớt chút thời gian hàng tuần, hàng tháng để hỗ trợ bà con về kinh nghiệm sản xuất cũng như tuyên truyền, vận động, giúp bà con thay đổi những hủ tục lạc hậu, nhờ vậy đời sống của bà con ngày càng khấm khá, văn minh, tiến bộ: “Chúng tôi phân công các thành viên giúp đỡ bà con ở đây về kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cũng như bài trừ những hủ tục lạc hậu, vì đây là làng có nhiều bà con dân tộc thiểu số, nhất là trong việc thực hiện tiết kiệm trong ma chay, cưới hỏi và nhiều vấn đề khác nữa. Đây cũng là một trong những việc làm của câu lạc bộ cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi được Hội Cựu chiến binh huyện đánh giá cao” - ông Hiền cho biết thêm.

Đánh giá về Câu lạc bộ Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi xã Tân Hội, ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đức Trọng cho biết: “Đây là CLB đầu tiên của huyện hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Hội Cựu chiến binh huyện sẽ tiếp tục nhân rộng ra các địa phương khác gắn với các phong trào như 1+1, xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác… để các CLB hoạt động tốt hơn”.

NHẬT MINH

ĐƠN DƯƠNG: Tập trung đầu tư xây dựng cơ bản

Thông tin từ UBND huyện Đơn Dương cho biết, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn đang được

địa phương huyện khẩn trương triển khai đầu tư.

Trong đó, công trình chuyển tiếp là 15 công trình (1 công trình ngân sách Trung ương; 6 công trình ngân sách tỉnh

và Trung ương; 8 công trình ngân sách huyện) với

tổng mức đầu tư 237,866 tỷ đồng, vốn cấp năm 2018

là 55,750 tỷ đồng, đã giải ngân được 19,842 tỷ đồng,

đạt 35,6% (hiện còn 7 công trình đang thi công). Công

trình đầu tư mới là 27 công trình, tổng mức đầu tư

139,511 tỷ đồng, vốn cấp năm 2018 là 65,722 tỷ đồng. Những công trình này đang

được lựa chọn nhà thầu.Bên cạnh đó, huyện cũng

đang thực hiện lập Quy hoạch chung đô thị D’Ran;

quy chế Quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đối với thị trấn Thạnh Mỹ và D’Ran;

đồ án điều chỉnh quy hoạch khu trung tâm xã Tu Tra.

HOÀNG YÊN

Page 4: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

4 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

8 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, huyện Đạ Tẻh đã đạt được những kết quả đột phá. Đặc biệt, nhờ thực hiện nhiều mô hình phù hợp, đến nay, huyện đang từng bước hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào DTTS.

Sản xuất tập trung Những ngày này, đến khu trồng

cao su tập trung của bà con đồng bào DTTS tại buôn Con Ó (xã Mỹ Đức) mới thấy rõ mục tiêu giảm nghèo bền vững đang rất gần trong tầm tay. Những hàng cao su chạy dài tít tắp trải rộng trên vùng đất rộng hơn 60 ha. Cứ cách mươi hàng là một bảng tên ghi rõ số lô, số hộ và diện tích. Có 62 hộ nghèo và cận nghèo, chủ yếu là người đồng bào DTTS tại buôn Con Ó tham gia vào dự án trồng cao su này. Nếu cách đây hơn 5 năm, khu vực này chỉ là đồi đất đỏ hoang hóa thì nay màu xanh của cao su đã phủ khắp cả ngọn đồi. Đất “thay da đổi thịt” và những con người nhận đất trồng cao su tập trung nơi đây cũng đang có hy vọng “đổi đời” vì tháng Tư tới đây, 30% diện tích cao su này sẽ chính thức “mở miệng”, cho thu hoạch lứa mủ đầu tiên.

Nhớ về những ngày đầu triển khai dự án, ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh còn lắc đầu ngao ngán: “Khó lắm! Nhưng dẫu biết khó anh em vẫn quyết tâm làm cho bằng được. Đến giờ thì ổn rồi, dù giá cả không phải ở mức cao nhưng chắc chắn đây là nguồn thu nhập ổn định cho bà con trong thời gian tới”.

Những ngày đầu, để tránh tình trạng bà con bán đất như nhiều dự án được cấp đất sản xuất trước đây, huyện Đạ Tẻh đã đề ra chủ trương sản xuất tập trung. Mười, mười lăm hộ tập hợp lại thành một nhóm nhận đất, trồng cao su. Người này đốc thúc người kia làm, ai chây lười sẽ bị thu hồi đất. Và, mỗi năm đôi

Đạ Tẻh giảm nghèo bền vữngtrong vùng đồng bào DTTS

ba lần, các cơ quan, ban, ngành lại tổ chức làm công tác dân vận, giúp bà con làm cỏ, bón phân. Những năm đầu, huyện còn hỗ trợ bắp giống để bà con trồng xen, lấy ngắn nuôi dài. Đến hiện tại, ngoài thành công vì cao su phát triển tốt thì còn một thành công khác đó là toàn bộ diện tích đất trồng cao su được giữ nguyên vẹn, không bị chia năm, xẻ bảy.

Ông Lê Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Đức cho biết: “Riêng đối với bà con dân tộc gốc địa phương, ngoài việc triển khai tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, dự án trồng cao su tập trung được xác định là giải pháp giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc. Do đó, xã đã bám sát mục tiêu để vận động nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho

cao su. Đến nay, cao su phát triển khá tốt, một số diện tích trong năm 2018 sẽ bắt đầu thai thác, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho bà con”.

Cũng với cách làm như tại buôn Con Ó, 120 hộ đồng bào DTTS tại buôn Đạ Nha (xã Quốc Oai) cũng đã nhận trồng và chăm sóc 120 ha cao su tập trung. Ngoài ra, có gần 25 ha tre tầm vông cũng được 20 hộ tại buôn Tố Lan (xã An Nhơn) nhận trồng với hình thức sản xuất tập trung. Đến nay, diện tích cây trồng này đều phát triển tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Để đạt được kết quả này là một nỗ lực rất lớn của huyện Đạ Tẻh. Riêng trong năm 2017, huyện Đạ Tẻh đã bố trí nguồn kinh phí gần 450 triệu đồng để chăm sóc diện tích cây trồng tại 3 khu vực sản xuất tập trung nói trên.

Hướng đếntrồng dâu, nuôi tằmNgoài hình thành 3 khu vực sản

xuất tập trung, trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Đạ Tẻh còn triển khai nhiều chương trình, dự án khác. Năm 2017, huyện Đạ Tẻh có 3 thôn đặc biệt khó khăn là Tôn K’Long A, Tôn K’Long B (xã Đạ Pal) và buôn Đạ Nha (xã Quốc Oai).

Bằng nguồn vốn từ Chương trình 135, trong năm, các thôn đã được phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng như xây dựng đường vào khu vực sản xuất tập trung tại Đạ Nha, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng tại Tôn K’Long. Theo đánh giá, trong 8 năm thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, các xã nghèo, thôn nghèo trên địa bàn huyện Đạ Tẻh đã được đầu tư 37 tỷ đồng để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo đầu tư máy móc, dụng cụ sản xuất; hỗ trợ thâm canh, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Đến nay, các hạng mục đầu tư hầu hết đều mang lại kết quả rõ nét. Đến cuối năm 2017, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Đạ Tẻh còn 572 hộ nghèo (tỷ lệ 4,7%), 854 hộ cận nghèo (tỷ lệ 8,2%), hộ nghèo đồng bào DTTS là 237 hộ (tỷ lệ 8,2%).

Với những kết quả đã đạt được và những con số hộ nghèo, cận nghèo như hiện tại, huyện Đạ Tẻh đang tiếp tục đề ra một số định hướng lớn để chỉ đạo sản xuất, hướng đến mục tiêu giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Ông Tôn Thiện Đồng, Bí thư Huyện ủy Đạ Tẻh cho biết: “Hiện tại, toàn huyện có hơn 900 ha dâu tằm cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ ha. Do đó, dự kiến trong năm nay, huyện sẽ phát triển thêm 300 ha dâu mới; trong đó, sẽ tập trung hướng dẫn để đồng bào DTTS phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm hoặc trồng dâu bán lá. Ngoài ra, huyện cũng tập trung hỗ trợ người dân chăm sóc, khai thác và sơ chế mủ cao su, đặc biệt là diện tích cao su tập trung của đồng bào DTTS tại Con Ó và Đạ Nha”.

ĐÔNG ANH

Đánh giá các mô hình sản xuất tập trung trong vùng đồng bào DTTS tại Đạ Tẻh, trong buổi làm việc gần đây, đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cho rằng đó là những mô hình giảm nghèo hữu hiệu và bền vững. Do đó, huyện cần tiếp tục tập trung hỗ trợ cho người dân để đạt đến mục tiêu cuối cùng. Đối với mô hình phát triển dâu tằm trong vùng đồng bào DTTS, đồng chí lưu ý phát triển trồng dâu, nuôi tằm phải gắn liền với việc liên kết tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy thì hiệu quả mang lại mới mang tính bền vững cao.

Một số hộ đồng bào DTTS ở buôn Tố Lan (xã An Nhơn) đã bắt đầu trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: Đ.A

Rà soát chính sách tăng cường cán bộtrí thức trẻ về61 huyện nghèo

Tin từ Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương thực hiện rà soát, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27/4/2009; đồng thời, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung trong tháng 5/2018.

Ngày 27/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg về chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ chủ chốt cho các xã thuộc 61 huyện nghèo và chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Chính sách này được thực hiện từ ngày 12/6/2009. Đây là chủ trương lớn của Chính phủ, khi thực hiện song song cùng với những đề án khác sẽ giúp 61 huyện nghèo trong cả nước thoát nghèo, xóa bỏ khoảng cách khá xa về nhận thức, kinh tế giữa người dân ở miền núi và người dân ở đồng bằng, đô thị. Đưa trí thức về với đồng bào còn khó khăn cũng chính là giúp đồng bào thoát nghèo một cách bền vững.

N.T.N

Thanh niên lực lượng vũ trang góp hơn 15.000 ngày côngxây dựng nông thôn mới

Tin từ Tỉnh Đội Lâm Đồng, trong 5 năm qua, cán bộ, đoàn viên thanh niên LLVT tỉnh đã đóng góp trên 15.000 ngày công tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở, cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn. Cụ thể đã tiến hành phát quang, san lấp, sửa chữa trên 45 km đường giao thông, đắp trên 22 km kênh mương nội đồng, sửa chữa 5 cây cầu tạm, đào mới 3 giếng nước trị giá trên 40 triệu đồng. Phối hợp với đơn vị kết nghĩa xây tặng 7 căn nhà tình nghĩa, tình thương, đại đoàn kết với số tiền 230 triệu đồng, hỗ trợ ngày công tham gia xây dựng 2 nhà văn hóa cộng đồng trị giá 110 triệu đồng. Xây dựng được 72 công trình thanh niên, trong đó có 2 công trình cấp trên trực tiếp và 70 công trình cấp cơ sở trị giá trên 300 triệu đồng, đa số các công trình đều phát huy hiệu quả tốt. Bên cạnh đó đã tổ chức cử đoàn viên, trí thức trẻ tình nguyện vận động được 72 em học sinh đến trường, mở 5 lớp xóa mù chữ ở xã Phi Liêng, huyện Đam Rông và Tân Thanh, huyện Lâm Hà…

THẾ ANH

Ban tổ chức hội thi và Hội Khuyến học tỉnh tặng quà cho các giáo viên dự thi.

Sáng 27/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017 - 2018. Có 362 giáo viên từ các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT trong toàn tỉnh đã về dự.

Dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh là những giáo viên đã vượt qua phần thi sáng kiến kinh nghiệm/kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để tiếp tục tham dự phần thi năng lực. Sau đó, những giáo viên đạt sẽ tiếp tục tham dự phần thi thực hành giảng dạy 2 tiết (1 tiết tự chọn và 1 tiết bắt buộc).

Những giáo viên đạt yêu cầu phần thi trước mới được tiếp tục dự thi phần sau. Kết thúc phần thi

362 giáo viên tham dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh

thực hành, những giáo viên đạt sẽ được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Phát biểu khai mạc Hội thi, bà Phạm Thị Hồng Hải - Phó Giám đốc Sở GDĐT nhấn mạnh: Hội thi nhằm tạo điều kiện cho giáo viên thể

hiện năng lực sư phạm cũng như học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, về tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học.

Đây là hoạt động nghiệp vụ được tổ chức 4 năm/lần nhằm phát hiện,

tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong công tác giảng dạy, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Hội thi diễn ra từ nay đến ngày 7/4. TUẤN HƯƠNG

Page 5: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

5 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018VĂN HÓA - XÃ HỘI

Nam Hà, Lâm Hà, miền đất của những con người đi làm kinh tế mới xây dựng quê hương. Trong những con người ấy có những nữ công nhân của nông trường Tam Thiên Mẫu, cái tên nổi danh từ những năm 1960. Họ đã dừng lại trên mảnh đất cao nguyên, góp sức vun gốc cà phê và nhận lại cho mình một mùa quả ngọt.

Ông Tiêu Văn Bính, Chủ tịch UBND xã Nam Hà, huyện Lâm Hà tươi cười

chia sẻ, những nữ công nhân của nông trường Tam Thiên Mẫu là một trong những thành phần không thể tách rời của lịch sử xã nhà.

Cùng hàng trăm những hộ nông dân vào khai khẩn vùng đất mới, họ đã góp sức mình tạo lập nên một nét riêng cho truyền thống của Nam Hà. Và, hôm nay, những người phụ nữ ấy đã tạo cho họ vị thế mới giữa vùng đất cà phê. Người “lãnh đạo” của đội phụ nữ nông trường Tam

Thiên Mẫu ấy là cô Nguyễn Thị Liệu. Người phụ nữ xấp xỉ tuổi 70 hồ hởi kể lại nguyên nhân mình và chị em vào xây dựng đất mới. Khi ấy, nông trường (NT) Tam Thiên Mẫu trực thuộc Công ty Lương thực Hà Nội. Bởi vậy, dù nông trường bộ ở Thuận Thành, Bắc Ninh; các cô vẫn trực thuộc quân số của Thủ đô. Ở vùng Nam Ban khi ấy có Nông trường quốc doanh số 4, chuyên sản xuất phục vụ nhu cầu lương thực cho dân kinh tế mới. Năm 1987, khi Nam Ban vừa làm quen với cây cà phê, quân số thiếu, ông Trần Dem, lúc đó là Phó Giám đốc NT Tam Thiên Mẫu vào thăm Nam Ban trở về động viên “quân” của mình vào NT quốc doanh số 4 công tác. Suy nghĩ mãi, 27 chị em thuộc NT Tam Thiên Mẫu quyết định xung phong vào nhận nhiệm sở mới. Cô Liệu kể lại, trong đoàn đi chỉ có 3 gia đình, còn lại là chị em độc thân, mẹ đơn thân, những hoàn cảnh hết sức bình thường của đất nước lúc ấy.

Vào nhận nhiệm vụ tại NT quốc doanh số 4, những người phụ nữ đã gắn bó với cây rau, cây lúa của vùng

đồng bằng dần làm quen với cao nguyên đất đỏ. “Lúc ấy còn sợ lắm, nông trường bộ ở ngoài Nam Ban, chúng tôi vào trong này bắt đầu trồng cà phê. Nhìn quanh toàn thấy cây rừng, cỏ tranh, cây mắc cỡ, mùa khô cuốc gốc cỏ tranh, cuốc nảy bật tê tay. Chị em thì quen trồng lúa, trồng rau, thả cá, có ai biết trồng cà phê đâu. Ở thì ở trong lán gỗ do nông trường dựng, nói chung thời điểm đó rất vất vả”. Rồi những người vợ, người mẹ

cũng quen với cái nắng đổ lửa của cao nguyên, quen với cơn mưa rừng trắng xóa, quen với những gốc cà phê xù xì, quen với những cơn số rét, với muỗi vắt, với những con dốc đi mãi không tới nơi.

Năm 1993, NT quốc doanh số 4 giải thể, từ vai trò công nhân, những người phụ nữ trở lại làm người nông dân. Được NT chia đất, có sự hỗ trợ của đồng đội, các cô đều có một chút tài sản của riêng

Những nữ công dân nông trường Tam Thiên Mẫu trên đất mớimình. Cần cù bám trụ với cà phê, cuốc lật từng dốc cỏ tranh, những mùa hoa cà phê trắng đã mang lại no ấm cho những người phụ nữ ấy. Cô Liệu khoe, tất cả 27 chị em hồi ấy, bây giờ đều đã tìm được hạnh phúc gia đình trên đất Nam Ban. Từ 27 gia đình nhỏ ban đầu, giờ con cái của các cô đã trưởng thành trên đất Lâm Hà và kinh tế đều khá giả. Mảnh đất cao nguyên đã hồi đáp rất xứng đáng cho mồ hôi, công sức của những người phụ nữ.

Ngày 6/10 hàng năm được chọn làm ngày truyền thống của NT Tam Thiên Mẫu. Chị em vẫn như ngày nào, vẫn là đồng đội, cùng chia sẻ những vui, buồn trong cuộc sống. Con nhà ai học giỏi, cưới vợ, gả chồng, có việc hiếu việc hỉ đều có mặt chị em. Và quả thật, mảnh đất cao nguyên không phụ lòng người, những người phụ nữ của NT Tam Thiên Mẫu xa xôi ấy đã đổ mồ hôi xây dựng và được quê mới đền đáp xứng đáng. Cái tên Tam Thiên Mẫu đã, đang và sẽ làm một điểm son đẹp trong lịch sử của vùng đất Kinh tế mới thân thương.

DIỆP QUỲNH

Cô Liệu, nguyên Đội trưởng Đội Nữ công nhân Tam Thiên Mẫu, NTQD số 4. Ảnh: D.Q

Phải tỉnh táo khisử dụng mạng xã hộiTrong chương trình truyền thông

phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho thanh thiếu niên tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà), Thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt - Cục trưởng Cục Chính trị, Tổng cục Cảnh sát đã nhấn mạnh rằng: Hiện nay, tình hình tội phạm trong thanh thiếu niên ngày càng diễn biến phức tạp. Đối với học sinh, các em đang ở trong độ tuổi mới lớn, hay tò mò cái mới, đặc biệt là những chương trình trên mạng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của người dùng internet trong cả nước, số lượng thanh niên là đối tượng tội phạm hoặc là nạn nhân trong các vụ lừa đảo, đánh bạc, bắt nạt qua mạng có chiều hướng ngày càng gia tăng...

Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, ở đối tượng thanh thiếu niên có sử dụng mạng xã hội (MXH) thường xuyên diễn ra các hành vi bắt nạt trên mạng (BNTM). Thống kê cho thấy dựa trên mức độ tiếp cận thông tin thì học sinh ở thành thị bị BNTM nhiều hơn so với ở nông thôn, học sinh nam bị BNTM nhiều hơn học sinh nữ, học sinh chơi game online nhiều thì cũng thường xuyên chịu BNTM hơn... BNTM trong lứa tuổi này chủ yếu là hành vi gửi thông điệp có nội dung xấu qua điện thoại, email; phát tán tin đồn nhảm nhằm xúc phạm, bôi nhọ qua mạng; gửi tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên MXH, các trang blog...

Học sinh ở nông thôn cũng bị BNTM, tuy nhiên bản thân các em lại không nhận ra điều này. Bạn Hoàng Thị Hồng Kim (học sinh lớp 12A7, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, xã Hoài Đức, Lâm Hà) cho biết, thỉnh

Học cách kết nối an toànTừ sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của Internet như hiện nay, việc làm sao để kết nối với thế giới rộng lớn ấy an toàn và đúng cách đang là vấn đề được đặt ra với nhiều giới, nhiều độ tuổi, trong đó quan trọng là đối tượng học sinh...

thoảng em và các bạn thường xuyên đăng hình ảnh, bình luận “dìm hàng” nhau trên facebook với mục đích vui vẻ, giải trí. “Mình không ngờ rằng nó cũng là một hành vi của BNTM và có thể đã vô tình đã làm tổn thương đến bạn mình. Giờ thì mình hiểu, phải biết cách sử dụng MXH một cách tỉnh táo để không gặp phải những rủi ro, những điều đáng tiếc”.

“Mình có quen nhiều bạn vì quá lạm dụng trang mạng facebook mà bị nghiện thứ mạng ảo này và đi đâu cũng muốn “check in, sống ảo” khoe với mọi người. Mình cảm thấy điều đó là không nên vì như vậy sẽ rất dễ bị rò rỉ thông tin cá nhân, tạo điều kiện cho những thành phần xấu có cơ hội lợi dụng”, bạn Mầu Thị Hằng cũng đồng quan điểm.

Theo bà Phạm Thị Mỹ Huyền - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh: Ở một

vài địa phương vùng sâu, vùng xa, nhiều bậc phụ huynh chưa tiếp cận nhanh với công nghệ và các phương tiện truyền thông hiện đại nên việc định hướng, giáo dục con cái trong việc sử dụng MXH làm phương tiện kết nối còn nhiều hạn chế. Ở độ tuổi của các em học sinh, các thói quen đơn giản như chơi game online, đánh bài trên mạng, dùng lời lẽ xúc phạm hay bêu xấu bạn bè... tưởng

chừng như vô hại nhưng lại vô hình trung đẩy các em đến các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.

Kết nối an toànBà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ

tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Kết nối trong thế giới phẳng hiện nay là chìa khóa thành công trên hầu khắp mọi lĩnh vực của đời sống.

Nhưng làm thế nào để kết nối với đúng người, kết nối đúng cách thì không đơn giản chỉ là có điện thoại thông minh và kết nối mạng wifi hay 3G, 4G. “Quan trọng là chúng ta biết làm chủ được quá trình kết nối ấy”, bà Tuyết nói.

Bà Tuyết cũng nhấn mạnh thêm: “Tôi mong rằng các em học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm, cho mình những kĩ năng cần thiết trong quá trình sử dụng. Đồng thời, các thầy cô, giáo và các bậc phụ huynh cũng phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kết nối trong giáo dục con em chúng ta để hạn chế tối đa việc trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ cao, góp phần giữ gìn môi trường học đường lành mạnh”.

Có mặt trong buổi truyền thông và chăm chú theo dõi tới cuối chương trình, bà Dương Thị Lương (thôn Đức Long, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà) bày tỏ lo lắng về việc sử dụng internet của cô con gái đang học lớp 11: Tôi hoàn toàn không biết gì về việc sử dụng internet của con. Tôi chỉ nghĩ mua điện thoại để con tiện liên lạc với gia đình, trao đổi với bạn bè, thầy cô trong học tập. Và sau chương trình này có lẽ tôi sẽ phải kiểm soát việc truy cập mạng xã hội và học cách chia sẻ với con nhiều hơn trong cuộc sống nhằm phòng tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Thế giới trên mạng là ảo nhưng hậu quả, sự tổn thương, tác hại của nó là có thực và thậm chí có thể để lại những di chứng lâu dài. Sử dụng kết nối trên mạng là xu hướng tất yếu, tuy nhiên phải sử dụng sao cho đúng cách và an toàn thì chưa phải ai cũng làm được. Đồng thời, việc kết nối trên internet cũng không thể tách rời thế giới thực. Mỗi người hãy là một cư dân mạng thông thái.

H.THẮM - N.ÁNH

Các bạn học sinh hào hứng trả lời câu hỏi liên quan đến các trường hợp thường gặpcủa tội phạm công nghệ cao trên mạng internet.

Chương trình truyền thông phòng chống tội phạm công nghệ cao mang tên “Kết nối an toàn” do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, “Kết nối an toàn” là sự kiện truyền thông đầu tiên mà Hội LHPN tổ chức dành riêng cho đối tượng học sinh THPT với chủ đề phòng chống tội phạm công nghệ cao trên mạng internet. Lâm Đồng là địa phương đầu tiên được triển khai và đây sẽ là mô hình điểm để Hội LHPN Việt Nam sử dụng và nhân rộng ra các trường, tỉnh, TP để hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh kết nối an toàn.

Page 6: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

6 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Vì cần tiền trả nợ ngân hàng và nhiều khoản nợ khác, bà Nguyễn Thị Quý (sinh năm 1963) trú tại xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm đã giả vờ mua gạo để làm từ thiện rồi mang bán. Với hành vi này, bà Quý đã bị TAND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 7 năm tù giam.

Theo cáo trạng được Viện kiểm sát công bố trong phiên xử sơ thẩm sáng ngày 26/3 của TAND tỉnh, do cần tiền trả

nợ ngân hàng và nhiều khoản nợ khác, ngày 18/6/2016, bà Quý đến đại lý gạo của bà Lê Thị Chính ở Phường 2, TP Bảo Lộc hỏi mua gạo và một số mặt hàng khác như dầu ăn, mì tôm, nước tương và nói dối rằng mua cho đoàn Việt kiều về làm từ thiện tại huyện Cát Tiên, hẹn 2 ngày sau sẽ trả. Trước đó, ngày 17/6, bà Quý đã đến gặp ông Nguyễn Ngọc Hoan (SN 1961) trú tại tổ 5A, phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc đặt vấn đề để nhờ số hàng hóa trên trước khi đưa đi cấp phát cho người nghèo. Trong 2 ngày 18 và 19/6, bà Quý đã thuê xe ô tô chở gạo và các hàng hóa đến gửi nhà ông Hoan.

Đến hẹn nhưng không có tiền trả, bà Quý nảy sinh ý định nhờ ông Hoan đóng giả là thành viên đoàn Việt kiều gọi cho bà Chính bịa rằng đoàn đang làm từ thiện ở Cát Tiên, chưa kịp về thanh toán tiền để bà này tin tưởng mà tiếp tục bán thiếu hàng hóa. Tưởng thật, ông Hoan đã thực hiện đúng theo ý đồ của bà Quý. Sáng ngày 21/6, Quý đến nhà ông Hoan, đề nghị ông này bán giúp số gạo đang gửi trong 3 ngày trước đó. Thấy lạ, ông Hoan hỏi thì bà Quý cho biết, đoàn từ thiện bị kẹt, chưa về được nên bán số gạo trên để lấy tiền

Giả làm từ thiện, lừa mua hơn 47 tấn gạo rồi bán

trả cho bà Chính. Hôm sau, ngày 22/6, bà Quý lại đến gặp ông

Hoan và lần này nói thật là không có đoàn từ thiện, bị chủ nợ đòi quá nên nhờ ông Hoan bán số gạo trên cũng như nhờ ông này tiếp tục đóng giả là thành viên đoàn từ thiện để bà Quý có thể mua thêm hàng hóa từ đại lý của bà Chính. Bà Quý mua 1 sim điện thoại đưa cho ông Hoan để ông này nhiều lần gọi cho bà Chính. Cũng để bà Chính tin là có việc làm từ thiện, bà Quý mang một ít gạo, nhu yếu phẩm đi làm từ thiện tại địa phương. Số hàng hóa còn lại bán cho các đại lý và người dân. Quý cũng đã mang trả cho bà Chính được 60 triệu đồng và trả công cho ông Hoan 15 triệu đồng.

Từ trình báo của bà Chính, vào cuộc điều tra cơ quan công an xác định bà Quý và ông Hoan đã lừa mua của bà Chính hơn 47 tấn gạo

cùng nhiều hàng hóa có trị giá 575.788.000 đồng. Quá trình điều tra, bà Quý và gia đình đã trả lại cho bà Chính số tiền bằng với trị giá số hàng hóa đã lừa đảo, ông Hoan tự nguyện giao nộp 15 triệu đồng.

Tại phiên xử, bà Quý thành khẩn khai báo, ông Hoan có đơn xin xét xử vắng mặt và chịu toàn bộ phán quyết của tòa vì mới đi mổ tim về. Trong phiên xử sơ thẩm lần 1 ngày 28/11/2017 (phiên xử này phải hoãn để trả hồ sơ điều tra bổ sung) bà Chính xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Tuy nhiên, tại phiên xử lần 2 bà này đã rút lại lời xin giảm nhẹ hình phạt.

Xét hành vi phạm tội của các bị cáo, tòa đã tuyên phạt bị cáo Quý 7 năm tù giam, Hoan 3 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

M.KHANH

Thực hiện kế hoạch về tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên cho học sinh khối trường THPT trong phối hợp thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) 01, 03/TW về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội (giai đoạn 2017 - 2020) và “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên (giai đoạn 2016 - 2020), ngày 26/3, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân - Đà Lạt, Cục Chính trị Cảnh sát phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền phòng,

Giao lưu tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niênchống tội phạm và tệ nạn xã hội cho hơn 1.600 học sinh của trường.

Tại buổi truyền thông tuyên truyền, học sinh nhà trường đã được trải nghiệm, suy ngẫm về các thông điệp phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội bằng việc sân khấu hóa qua 5 tiểu phẩm với các chủ đề về phòng chống mua bán người, phòng ngừa tội phạm ma túy, phòng ngừa tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội… Ngoài ra, học sinh còn được tham gia giao lưu trả lời các câu hỏi về phòng, chống ma túy, phát tờ rơi tuyên truyền tác hại của

ma túy… Đây là hoạt động thường niên của Ban chỉ

đạo NQLT 01, 03/TW và là chương trình đầu tiên trong năm 2018 tại khu vực Tây Nguyên. Chương trình nhằm cung cấp cho học sinh THPT nhiều kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội; đặc biệt lồng ghép vào đó là nhiều thông điệp cuộc sống có giá trị nhân văn cao cả. Qua đó, giúp học sinh nhận thức được mình chính là những tuyên truyền viên tích cực góp phần giữ gìn môi trường học đường lành mạnh và chung tay loại trừ tội phạm, tệ nạn xã hội ra khỏi cộng đồng. TUẤN HƯƠNG

Đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù

Kế hoạch trong 3 năm tới vừa được thông qua, tỉnh Lâm Đồng triển khai đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, tư vấn, tạo việc làm cho ít nhất 50% số người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn. Riêng trẻ em dưới 16 tuổi trở về địa phương sau khi giáo dưỡng được xem xét nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.

Những chính sách đào tạo nghề cho người chấp hành xong án phạt tù gồm miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí, tiền ăn ở, đi lại học tập theo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới 3 tháng.

Các nhóm giải pháp hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù ở Lâm Đồng như: Tạo nguồn vốn vay sản xuất từ các ngân hàng chính sách xã hội, quỹ từ thiện, xã hội kết hợp với việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở rộng liên kết sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định và nâng cao thu nhập… VŨ VĂN

Hội thảo chuyên đề về bệnh lý người cao tuổi

Bà Nguyễn Thị Quý xin lỗi người bị hại. Ảnh: M.K

Ngày 26/3, tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, trong khuôn khổ hợp tác của Hội phổi Pháp - Việt, Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng phối hợp với một số chuyên gia nước ngoài tổ chức Hội thảo chuyên đề bệnh lý người cao tuổi về: Não - Thần kinh - Chuyển hóa theo nguyên lý Y học gia đình. Tham dự hội thảo có 50 bác sĩ, điều dưỡng thuộc Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, các bệnh viện và trung tâm y tế các huyện, thành phố trong tỉnh.

Nội dung chính của hội thảo tập trung vào 3 báo cáo về: Bệnh tự kỷ ở người cao tuổi của TS. Thus Bruno; Ảnh hưởng của vận động và trò chơi trí não trên nhận thức của TS. Oleg Levashov; Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi của GS.TSKH. BS. Dương Qúy Sỹ.

Đây là dịp để đội ngũ cán bộ y tế trong tỉnh được cập nhật kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực bệnh lý người cao tuổi về: Não - Thần kinh - Chuyển hóa theo nguyên lý Y học gia đình góp phần nâng cao kiến thức, vận dụng vào thực tế truyền thông giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe hiệu quả, thiết thực cho đối tượng người cao tuổi. AN NHIÊN

3 tháng đầu năm 2018, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đam Rông tổ chức kiểm tra hành chính tại 40 hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện 12 cơ sở kinh doanh niêm yết giá không rõ ràng, 16 cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn đầu vào của mặt hàng bánh kẹo và 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống không có giấy khám sức khỏe định kỳ.

Ngành chức năng huyện đã yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh sai phạm cần bổ sung những thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật; đồng thời, kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.

Thông qua công tác kiểm tra tại các hộ kinh doanh nhằm quản lý chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như góp phần tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả thị trường.

LÊ TUẤN

ĐAM RÔNG: Nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ Đang chơi đùa cùng hai đứa con nhỏ trong

Công viên huyện Di Linh (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh), chị Nguyễn Thị Hướng giật thót người vì chiếc xe máy do một thanh niên điều khiển thiếu chút nữa đã đâm thẳng vào con chị. Chưa hết vẻ thất thần, chị Hướng cho biết: “Thú thật, cho con chơi ở đây tôi lo ngay ngáy. Nhưng vì tụi nhỏ cứ đòi mẹ cho đi công viên chơi, tôi đành chiều theo ý con. Giá mà không có xe máy chạy trong công viên thì tốt quá!”.

Chị Hướng cho biết thêm: “Tôi thường dẫn con đến Công viên huyện Di Linh và cùng con tập thể dục, đi bộ, chơi đùa... vào mỗi buổi chiều. Nhưng vì nơi đây không có bãi giữ xe, nên người dân mạnh ai nấy chạy và rồi đậu đỗ bất cứ chỗ nào tùy thích. Việc này vừa gây mất mỹ quan, lại vừa gây mất an toàn vì tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn rất cao”.

Theo chị Hướng, công viên là nơi mọi người tìm đến để thư giãn, giải trí. Song, người dân không thể nào thoải mái được khi mà đang vui chơi hay thư giãn cứ phải mắt trước mắt sau để trông chừng xe máy. Vì vậy, cơ quan, ngành chức năng huyện Di Linh cần sớm kiểm tra

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

và có kế hoạch lập một bãi giữ xe để một mặt đảm bảo an toàn cho người trong công viên và mặt khác tránh được việc xe máy đậu đỗ một cách lộn xộn trong công viên.

Cùng quan điểm với chị Hướng, một số người có mặt tại Công viên huyện Di Linh cho rằng: Trước mắt, cơ quan, ngành chức năng huyện Di Linh cho lắp đặt một thanh barie cách mặt đất khoảng 30 cm, gần chỗ đối diện cổng cơ quan Công an huyện Di Linh, để ngăn

không cho xe máy đi vào trong công viên.Theo ghi nhận, Công viên huyện Di Linh

nằm giữa Quốc lộ 20 và đường Trần Hưng Đạo. Ba phía của công viên đều bị ngăn cách bởi những ta-luy và công trình công cộng. Công viên có một lối vào duy nhất là chỗ gần đối diện với cổng cơ quan Công an huyện Di Linh. Do vậy, việc lắp đặt một thanh barie ở đấy để ngăn xe máy vượt qua là việc có thể làm được ngay, vì tốn rất ít kinh phí. TRỊNH CHU

Nên cấm xe máy chạy trong công viên

Cảnh xe máy đậu lộn xộn trong công viên.

Page 7: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

7 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Khan hiếm lao động phổ thôngTheo ghi nhận của (PV), khi đi dọc theo

các tuyến đường vào Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Cụm Công nghiệp Lộc Phát hay khu vực trung tâm TP Bảo Lộc không khó để nhận thấy những băng rôn, bảng tuyển dụng lao động với nội dung “cần tuyển gấp” cùng những chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người lao động (NLĐ). Các DN có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất vẫn thuộc về lĩnh vực may mặc.

Qua tìm hiểu, được biết hiện tại trên địa bàn TP Bảo Lộc đang có khoảng 6 DN có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực may mặc đang cần tuyển gấp khoảng 2.500 lao động phổ thông. Trong đó, Công ty TNHH Merkava Việt Nam (Khu Công nghiệp Lộc Sơn) đang thông báo tuyển gần 2.000 lao động. Theo đó, Công ty này cần tuyển 1.000 công nhân may có tay nghề, 500 công nhân học việc và 500 lao động ở các vị trí khác. Merkava là công ty chuyên gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu đi các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu. Trước đây, nguồn lao động của Công ty luôn dao động từ 500 - 600 người. Nhưng từ cuối năm 2017, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất thêm 2 khu nhà xưởng. Tuy nhiên, hiện tại do chưa tuyển được lao động, nên 2 xưởng sản xuất này đang phải đóng cửa. Vì vậy, để tuyển dụng được nguồn lao động, Công ty Merkava không ngần ngại đưa ra những chế độ đãi ngộ hấp dẫn dành cho NLĐ vào làm việc như: Lương từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, miễn chi phí đào tạo nghề (với mức lương thử việc 3,5 triệu đồng/tháng); được trợ cấp chuyên cần, xăng xe, nhà trọ, xếp hạng tay nghề hàng tháng và đảm bảo các chế độ đối với NLĐ theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, Công ty cam kết sẽ trả lương và đóng bảo hiểm đúng hạn cho NLĐ.

Ông Cho Shi Sun (David Cho), Chủ tịch HĐQT Công ty Merkava cho biết: “Từ cuối năm 2017 đến nay, Công ty liên tục được các đối tác đặt vấn đề ký kết hợp đồng các đơn hàng. Do vậy, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng, trang thiết bị với mong muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất. Với quy mô sản xuất hiện nay, Công ty chúng tôi đang cần tuyển thêm khoảng 2.000 lao động để ổn định sản xuất. Hơn 2 tháng qua, chúng tôi đã áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng như thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm tại thành phố Bảo Lộc, đăng thông báo bằng băng rôn và trên các dịch vụ truyền thông… để tuyển dụng. Song đến nay, Công ty chỉ mới tuyển được khoảng 80 lao động. Do thiếu lao động, nên nhiều đơn hàng đã ký với đối tác không thể triển khai khiến Công ty phải bồi thường hợp đồng gây thiệt hại lớn. Hiện, chúng tôi đang rất cần lao động để ổn định sản xuất, nhưng do quá khan hiếm nên chưa tuyển dụng được”.

Tương tự tại các công ty may mặc khác như SCAVI, Nam Phương (Phường 2), Xí nghiệp may Nhà Bè, Công ty May 26, Công ty SX - TM Sao Vàng (Cụm Công nghiệp Lộc Phát)… đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động từ 100 - 400 lao động/công ty. Cùng với đó, nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực như tơ tằm, trà, cà phê, vật liệu xây dựng… cũng đang có nhu cầu tuyển dụng từ 10 - 50 lao động/DN. Song đến nay, hầu hết các công ty, DN đều không thể tuyển dụng được nguồn lao động mà

Bảo Lộc: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệp

Là địa phương đi đầu của tỉnh về phát triển công nghiệp, từ sau Tết Mậu Tuất 2018 đến nay, thị trường lao động ở TP Bảo Lộc đang sôi động trở lại do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) tăng cao. Đây là tín hiệu đáng mừng, song theo ghi nhận, khan hiếm lao động đã và đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN trên địa bàn TP Bảo Lộc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

mình đang cần. Nói về việc khan hiếm nguồn lao động,

bà Nguyễn Triệu Trâm Anh, Trưởng phòng Nhân sự Công ty CP SCAVI cho hay: “Hàng năm, Công ty chúng tôi đều có nhu cầu tuyển từ 350 - 400 lao động và năm nay cũng vậy. Những năm trước, sau khi đăng thông báo tuyển dụng thì sau 1 tháng là chúng tôi đã tuyển đủ. Năm nay, Công ty đang cần tuyển 350 lao động, nhưng sau hơn 2 tháng đăng thông báo chúng tôi chỉ mới tuyển được gần 100 lao động. Điều này cho thấy, hiện nay nguồn lao động ở Bảo Lộc đang rất khan hiếm”.

Liên kết với địa phương tìm lao độngĐể giúp các DN tuyển dụng được nguồn

lao động, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng (tại Bảo Lộc) là một trong những “cầu nối” quan trọng của các DN. Tuy nhiên, phần lớn lao động mà Trung tâm này giới thiệu cho các DN chủ yếu là người dân địa phương tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Trong khi đó, lao động đến từ các địa phương khác lại rất ít.

“Từ đầu năm 2018 đến nay, ở Bảo Lộc có 134 DN đến liên hệ với Trung tâm với số lượng lao động cần tuyển là 1.500 người. Ngoài thời gian làm việc từ thứ hai - thứ sáu trong tuần, thì vào ngày 10 dương lịch hàng tháng, Trung tâm còn tổ chức sàn giao dịch việc làm để làm cầu nối giới thiệu lao động cho các DN. Tuy nhiên, đến nay, Trung tâm mới chỉ giới thiệu được khoảng 470 lao động; trong đó, có 212 lao động cho các công ty may và 253 lao động cho các công ty, DN khác tại địa phương”.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tư vấn Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng tại TP Bảo Lộc

Theo ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc thì cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương, nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp. Vì thế, tình trạng khan hiếm lao động như hiện nay chắc chắn sẽ có những tác động bất lợi ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư của địa phương. “Tới đây, TP Bảo Lộc sẽ làm việc với các địa phương trong tỉnh mà đặc biệt là các huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) để xây dựng mối liên kết tìm kiếm, giới thiệu nguồn lao động cho DN; đồng thời, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm mở sàn giao dịch việc làm về các huyện phía Nam để thu hút người lao động đến tham gia tuyển dụng. Đặc biệt, thành phố sẽ tăng cường công tác giám sát và hỗ trợ pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho NLĐ khi đến làm việc tại địa phương…” - ông Bắc cho biết.

HẢI ĐƯỜNG

Công ty Merkava treo thông báo trên khắp các tuyến đường Bảo Lộc với mong muốn sớm tuyển

được lao động. Ảnh: H.Đ

Các doanh nghiệp may mặc tại Bảo Lộc đang cần tuyển một lượng lớn lao động. Ảnh: H.Đ

Khẩn trương chuẩn bị trồng rừng, trồng cây phân tán

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị chủ rừng rà soát diện tích đất lâm

nghiệp được giao, lập kế hoạch trồng rừng năm 2018; tổng hợp kế hoạch

trồng rừng, trồng cây phân tán của các huyện, thành phố trong tỉnh và xây

dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán toàn tỉnh; xác định rõ nguồn

vốn thực hiện báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/4. Đối với các UBND huyện,

thành phố, tỉnh cũng yêu cầu rà soát diện tích đất trống, diện tích cần phải trồng thêm cây lâm nghiệp, cây xanh

trên địa bàn để xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2018.

Chi cục Kiểm lâm cho biết về kế hoạch trồng rừng năm 2018 như sau:

trồng rừng thay thế là hơn 332 ha, trồng rừng trên diện tích đất trống gần 18 ha, trồng rừng trên diện tích sau khai thác

trắng rừng trồng hơn 310 ha và diện tích đăng ký hỗ trợ trồng rừng sản xuất

là gần 925 ha. M.ĐẠO

Như Báo Lâm Đồng đã phản ánh, ngày 3/11/2017, các lực lượng chức

năng thành phố Đà Lạt và Ban Quản lý rừng Lâm Viên đã khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng thông 3 lá hơn 40

năm tuổi tại Lô A, Khoảnh 1, Tiểu khu 151, thuộc Phường 12, thành phố Đà Lạt bị cưa hạ. Kết quả tại hiện trường, hàng

chục cây thông đường kính gốc từ 30 đến 60 cm đã bị chặt hạ; tổng diện tích rừng bị phá hơn 1.000 m2. Đây là rừng

trước đó UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho Công ty TNHH Du lịch - Thương

mại và Dịch vụ Cát Minh (gọi tắt là Công ty Cát Minh) nhận quản lý, bảo vệ để đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, do chủ dự án không thực hiện đúng như nội dung của cấp phép, UBND tỉnh đã thu hồi và giao Ban quản lý rừng

Lâm Viên quản lý, bảo vệ. Ngày 25/1/2018, Công ty Cát Minh

tiếp tục có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho sử dụng vào

mục đích khác tại lâm phần nêu trên. Tuy nhiên, ngày 20/3/2018, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1500 “trả lời lần cuối cùng”:

không chấp nhận và yêu cầu Công ty Cát Minh chấp hành nghiêm bàn giao toàn

bộ diện tích đất đã thuê. Nếu Công ty Cát Minh “không tự giác chấp hành hoặc cố

tình kéo dài thời gian, giao UBND thành phố Đà Lạt chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế, thu

hồi đất theo quy định của pháp luật”, trích Văn bản. M.ĐẠO

PHẢN HỒI

UBND tỉnh cương quyết thu hồi dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt

Hai đối tượng vi phạm tại hiện trường rừng bị phá.

Page 8: LÂM HÀ: “Đỏ mắt” tìm lao động cho ngành công nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201803/27813_Bao_Lam_Dong_ngay_28_3_2018.… · bản chỉ đạo đầy đủ và

8 THỨ TƯ 28 - 3 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THẾ GIỚI

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGActionAid là một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập năm 1972 tại

Vương Quốc Anh có các thành viên đến từ các nước khác nhau ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ La Tinh.

Là một bộ phận của tổ chức ActionAid, ActionAid Việt Nam (AAV) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1989 và thiết lập Văn phòng đại diện vào năm 1992. AAV là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tích cực nhất tại Việt Nam với mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua cùng làm việc với những người nghèo và thiệt thòi đặc biệt là phụ nữ để đảm bảo các quyền của họ.

Dự án “Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số” (Dự án) được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu (EU) và ActionAid Việt Nam, thực hiện từ tháng 7/2017 đến 7/2021, hướng tới 95,320 đối tượng hưởng lợi cuối cùng (tương đương với 60% dân cư cấp huyện là người trẻ và phụ nữ) tại huyện Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) và Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng).

ActionAid phối hợp với các đối tác trong việc triển khai dự án này, trong đó có hợp phần Xây dựng và vận hành 2 mô hình phòng khám Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục có chất lượng và nhạy cảm về giới (chuyên khoa Sản phụ khoa-KHHGĐ) tại địa bàn 2 huyện dự án.

Dự án cần tuyển ứng viên là người Việt Nam có kinh nghiệm phù hợp cho vị trí sau:

2 Bác sĩ, trong đó 1 Bác sĩ làm việc tại Lâm Hà, 1 Bác sĩ làm việc ở Krông Bông Thời hạn Hợp đồng: có thời hạn theo thời hạn dự án từ tháng 4/2018 đến

tháng 7/2021 và có thể gia hạn.Bản mô tả công việc và các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí này được đăng trên

trang www.ngocentre.org.vn và vietnamworks.com; Ngày bắt đầu hợp đồng: Sớm nhất có thểHồ sơ xin việc bao gồm Sơ yếu lý lịch tự khai có đầy đủ thông tin, Thư xin

việc nêu rõ lí do ứng tuyển và mức lương mong muốn, bản sao các Văn bằng (đặc biệt là Bằng Tốt nghiệp Đại học hoặc cao hơn), các Chứng chỉ (đặc biệt là Chứng chỉ hành nghề Y tư nhân lĩnh vực Sản Phụ khoa-KHHGĐ) có công chứng nộp đến: Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Phòng Nhân sự và Phát triển tổ chức tại tầng 5, tòa nhà 127 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc nộp hồ sơ qua địa chỉ e-mail: [email protected] với tiêu đề thư ghi rõ vị trí công việc và địa điểm làm việc mong muốn.

Thời hạn nhận hồ sơ: trước ngày 22 tháng 4 năm 2018Chỉ những ứng viên đạt yêu cầu mới được liên hệ mời thi và phỏng vấn. Hồ

sơ xin việc không được trả lại.AAV khuyến khích ứng viên từ các nhóm thiểu số (dân tộc, giới, ….) nộp hồ sơ.

Dự án được Liên Minh Châu Âu tài trợ

Tôi tên là: Thân Thị Vân TiLà Giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH

Thương mại dịch vụ bất động sản Di Đức 3.Nay tôi xin trình bày và đề nghị quý cơ quan một việc như sau:Do sơ suất trong quá trình lưu giữ hồ sơ nên công ty đã để bị thất lạc Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất số BĐ 356694 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 22/6/2011 (cấp theo Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng) cấp cho Công ty TNHH bất động sản Di Đức (nay là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ bất động sản Di Đức 3) với diện tích 229,87 ha tại xã Đa Quyn và xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Đồng thời, ngày 12/12/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số 2721/QĐ-UBND thu hồi của công ty 217,12 ha (diện tích còn lại là 12,75 ha).

Nay công ty tiến hành lập hồ sơ thủ tục để Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty.

THÔNG BÁO V/v cấp giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Hàng chục nước quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất cho ông Lê Văn Hạnh. Với thông tin như sau:

+ Thửa đất số 19, diện tích: 18.612 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN).+ Thửa đất số 20, diện tích: 2.742 m2. Đất trồng cây lâu năm (CLN).- Tờ bản đồ 11, xã Lộc Nam.+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043.- Giấy CNQSD đất số hiệu: R 211364, số vào sổ cấp giấy: CH01632/QSDĐ của hộ

ông Vũ Đình Am do UBND huyện Bảo Lâm cấp ngày 11/12/2000.Năm 2004, hộ ông Vũ Đình Am sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Lê Văn

Hạnh nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số hiệu: R 211364 cho ông Lê Văn Hạnh để lập thủ tục sang nhượng theo quy định.

Vậy Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm thông báo:Đề nghị hộ ông Vũ Đình Am liên hệ với Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo

Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên; thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến thửa đất trên, thì Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Lê Văn Hạnh tại các thửa đất nêu trên theo quy định.

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Nguyễn Xuân Chương được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ

số hiệu AK 096043; AK 096044 ngày 31/7/2007, vào sổ theo dõi số H 04261; H 04262 chi tiết như sau:

- Thửa đất số 10, tờ bản đồ số 118, xã Tân Châu, diện tích: 2.512 m2 CLN.- Thửa đất số 09, tờ bản đố số 118, xã Tân Châu, diện tích: 2.877 m2 CLN.- Thời hạn sử dụng: đến 15/10/2052 đối với đất CLN.Năm 2009, ông Nguyễn Xuân Chương chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Văn

Chinh thường trú tại Tổ dân phố 9, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Nguyễn Xuân Chương đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Chinh.

Hiện nay, ông Nguyễn Xuân Chương ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Châu hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Nguyễn Văn Chinh theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Theo Kyodo và BBC, ngày 26/3, Mỹ và 21 nước khác, chủ yếu là các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga nhằm đáp trả vụ đầu độc mà Moskva bị cáo buộc tiến hành nhằm vào một cựu điệp viên hai mang người Nga tại Anh.

BBC đưa tin đã có 22 nước, trong đó có 16/28 nước thuộc EU đã quyết định trục xuất tổng cộng hơn 110 nhà ngoại giao Nga khỏi những nước này. 16 nước EU quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga gồm Pháp, Đức,

Ba Lan, Cộng hòa Séc, Litva, Đan Mạch, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha, Estonia, Croatia, Phần Lan, Hungary, Latvia, Romania, Thụy Điển.

Ngoài Mỹ, 5 nước không thuộc EU đã đưa ra quyết định tương tự gồm Ukraine, Canada, Albania, Australia, Na Uy, Macedonia.

Cùng ngày, phó phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah đã đổ lỗi cho Nga làm cản trở mối quan hệ hợp tác song phương, đồng thời nhấn mạnh việc hai nước có thể cải thiện quan hệ được hay không tùy thuộc vào Moskva.

TTXVN

Các nhà ngoại giao Nga tại Anh bị trục xuất ở bên ngoài Đại sứ quán Nga ở London. (Nguồn: AFP)