Click here to load reader
View
1
Download
0
Embed Size (px)
Lịch Sử Thánh Ca
LỜI TỰA
Mỗi khi hát những bài thánh ca tôn vinh Chúa, tôi thƣờng tự hỏi tại sao những
lời và nhạc của các bài hát này trở nên bất hủ? Tại sao những bài thánh ca đã trải
qua hàng thế kỷ mà những con dân Chúa vẫn gửi gắm tâm hồn vào từng lời thơ,
từng nốt nhạc của những giai điệu mà mỗi khi chúng ta hát dƣờng nhƣ bay cao lên
tận thiên đàng ?
Những thắc mắc suy tƣ của tôi đƣợc giải toả khi tôi đọc đƣợc lịch sử của
những bài thánh ca này. Những bài thơ, những dòng nhạc đƣợc viết ra từ những
tâm hồn cao cả. Những đời sống dâng hiến cho Chúa cả cuộc đời. Họ đã có những
tài năng, danh vọng ở đời, nhƣng họ không dùng vào mục đích tìm kiếm sự giàu có
hay mƣu cầu hạnh phúc cá nhân. Họ đã quả quyết nói nhƣ Phao Lô “Tôi cũng coi
hết thảy mọi sự nhƣ là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê Xu Christ là quý hơn
hết, Ngài là Chúa tôi và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó” Phi líp 3 : 8. Có
những bài thánh ca đƣợc viết bằng nƣớc mắt của những nỗi đau thƣơng mất mát
lớn nhất trong cuộc đời, không có bất cứ trƣờng hợp nào khác trên đời so sánh
đƣợc. Thế nhƣng trong cơn tuyệt vọng sầu khổ, chính họ – tác giả của những bài
thánh ca – vẫn viết lên những vần thơ tuyệt tác thể hiện niềm tin tuyệt đối vào
Thiên Chúa. Đó là những bài thánh ca đã làm rơi luỵ hàng triệu ngƣời trên thế giới
và làm nhiều ngƣời dâng cuộc đời cho Chúa.v.v...
Cầu xin Chúa ban cho chúng ta sau khi đọc qua lịch sử những bài thánh ca này
tâm hồn của chúng ta đƣợc nâng cao, đƣợc an ủi mỗi khi chúng ta hát ca ngợi
Chúa. Halêlugia. ----------Người sưu tầm----------
Thánh ca 2: NGUYỆN TỤNG MỸ CHÚA LINH NĂNG
“Praise ye the Lord, The almighty”
“Nguyện tụng mỹ Chúa linh năng. Vua vinh diệu tạo vạn vật chúng dân! Nầy
hồn hỡi, khá ca khen Ngài, là nguồn lực lƣợng, sông cứu ân! Tôn vinh danh Chúa,
đồng tâm mãi trổi khúc kim cầm, cùng ngợi Ba ngôi nhân ái chí thâm.” Lời của bài
Thánh ca này nói lên một tâm hồn nhận biết quyền năng cao cả của Đấng toàn
năng và rất nhân ái. Tác giả của Thánh ca đã họchỏi đƣợc những kinh nghiệm che
chở gìn giữ của Ba ngôi Đức Chúa Trời dành cho những nhà lảnh đạo công cuộc
cải chánh. Martin Luther là ngƣời lãnh đạo tinh thần cuộc cải chánh tại Đức, sau
đó Johh Calvin lãnh đạo tại Pháp, họ bị Giáo hội Thiên Chúa La Mã bắt bớ nên
những ngƣời thuộc phái Calvin phải trốn sang Đức, mang theo niềm tin chân chính
và ao ƣớc đƣợc hát tôn vinh Chúa trong giờ thờ phƣợng. Lúc đó các thanh niên
Đức chịu ảnh hƣởng của phong trào du học, một số du học sinh về nƣớc mang theo
cuốn Geneval Psalter và cuốn giáo lý Calvin. Ngay sau đó các Hội thánh thuộc
giáo phái Calvin phát triển rất mau.
Khi lửa phục hƣng làm nóng lại các trái tim đã nguội lạnh vì chiến tranh, ảnh
hƣởng nầy lan tràn rất mạnh giữa các Hội thánh cải chánh. Tuy nhiên một số ngƣời
theo phái Calvin không đồng ý cho toàn thể Hội chúng có dịp hát tôn vinh. Vào lúc
đó, nơi đó đã xuất hiện thi sĩ Neander, ngƣời sáng tác bản Thánh ca bất hủ:
“Nguyện tụng mỹ Chúa linh năng”. Sơ lƣợc về tiểu sử của tác giả chúng ta đƣợc
biết nhƣ sau:
Neander sinh tại Premen năm 1650 trong một gia đình đã nhiều đời hầu việc
Chúa. Năm 16 tuổi, Neander gia nhập hội mỹ thuật ở Premen và bắt đầu sống cuộc
đời liều lĩnh phóng đảng cho đến năm 20 tuổi.
Một hôm, ông cùng một ngƣời bạn vào nhà thờ để nghe giảng, những lời nói
mãnh liệt của diễn giả hôm ấy đã đốt cháy cái vỏ hoài nghi, nhạo báng mà ông vẫn
khoác cho mình bấy lâu. Sau giờ nhóm, ông ở lại và xƣng nhận đức tin với Mục sƣ
Under Eyck. Ông trở nên một ngƣời mới và trao phó đời mình cho Chúa Giê Xu.
Có 2 biến cố khác đã ảnh hƣởng nhiều trên đời sống thuộc linh của Ông. Biến
cố thứ nhất phát sinh trong một cuộc đi săn, khi ông ở trong một vùng đồi núi cây
cối rậm rạp và có nhiều đá. Hiểu rõ sinh mạng mình đang lâm nguy, Ông đã cầu
xin Đức Chúa Trời giúp đỡ và ông dâng đời mình cho Ngài. Biến cố thứ hai xảy ra
ở Frankfurt, khi ông làm quen với Jakob Spener, ngƣời sáng lập Tân phái, chủ
trƣơng Thánh hóa đời sống tin kính của tín đồ. Phái nầy có vẻ cực đoan nhƣng rất
ích lợi cho những lúc nguội lạnh nhƣ vậy.
Năm 1674, Neander đƣợc cử làm Hiệu trƣởng Trƣờng Sƣ phạm tại Pusseldorf
là nơi Ông bị chính quyền làm khó dễ vì chủ trƣơng cực đoan trong tôn giáo. Sau
đó, Ông bị cách chức. Ông bị xúc phạm nặng nề nhƣng không hề chống trả. Học
sinh đã tìm đến an ủi Ông. Ít lâu sau, ông đƣợc phục chức nhƣng chỉ là một chức
vụ nhỏ.
Năm 1679, Ông đƣợc gọi về Premen làm phụ tá cho Mục sƣ Theodore Under
EYCR tại Hội thánh Martin là nơi ông tin Chúa. Ông rất vui mừng trở lại đó, sau
đó ông mắc bệnh lao rồi qua đời.
Thánh ca của Neander đƣợc cô CatheriSne Winkworth dịch sang tiếng Anh.
Cô là một phụ nữ ngƣời Anh, sinh năm 1827 có một biệt tài vô song về phiên dịch
Thánh ca Cơ Đốc. Cô đã phiên dịch nhiều Thánh ca, trong đó có bài “Nguyện tụng
mỹ Chúa linh năng”.
Thánh ca 8: NGỢI KHEN DANH GIÊ-XU RẤT OAI QUYỀN
“All hall the power of Jesus' name”
“Ngợi danh Giê Xu rất oai quyền thay Các thiên thần sấp trƣớc Ngài; cung
hiến vƣơng miện tôn Christ lên ngai, tung hô danh Chúa quyền oai! Cung hiến
vƣơng miện tôn Christ lên ngai, thành kính tôn Chúa muôn loài.”
Những lời nhạc hùng tráng nhƣ một khúc quân hành này đã đƣợc viết lên bởi
Edward Perronet một ngƣời đã từ bỏ mọi điều danh lợi của trần thế để bƣớc đi theo
tiếng gọi của Chúa Cứu thế Giê Xu và trở nên một tôi tớ khiêm nhu hầu việc Chúa.
Edward Perronet là một ngƣời giàu có, ông tin Chúa năm 21 tuổi lúc đó là năm
1746. Sau đó ông đƣợc Hội thánh tấn phong Mục sƣ. Trong các bài thơ của ông,
chỉ có bài này nổi tiếng nhất, sáng tác năm 1779. Ngƣời ta gọi là bài thánh ca khải
hoàn thuộc linh. Bài thơ nguyên gồm 8 lời, sau có sửa đổi nhỏ nhƣ chúng ta hát
ngày nay.
Tại Ấn Độ có một Mục sƣ đƣợc Đức Thánh Linh cảm động đi giảng Tin Lành
tại nơi chƣa khai hóa. Bạn bè ngăn cản nhƣng ông nhất quyết ra đi. Đang khi ông
đi vào nơi sâu thẳm của miền núi, bỗng ông thấy nhiều thổ dân núp trong bụi cây,
tay cầm lao chuẩn bị phóng vào ông. Cái chết dƣờng nhƣ không tránh khỏi, ông
bèn dừng bƣớc lấy đàn ra, nhắm mắt lại, vừa đàn vừa hát bài Thánh ca này. Lạ
lùng thay, khi ông hát xong, đám thổ dân bƣớc ra khóc to. Thế là ông hầu việc
Chúa giữa họ từ hôm ấy, họ rất yêu mến ông.
Thánh ca 11: NGỢI KHEN CỨU CHÚA
“I will sing redeemer”
“ Ngợi khen Cứu Chúa đã chuộc tôi nay. Lòng nhân ái Chúa lớn rộng thay! Từ
nơi rủa sả Chúa chuộc tôi ra, Ngài đau đớn ở Gô Gô Tha. Ngợi khen Chúa, Đấng
chuộc chính tôi nay, hồng huyết lƣu ra chuộc tôi đây; tại cây gỗ dấu hiệu Chúa tha
tôi, nợ xƣa trả thảnh thơi trọn đời.”
Tâm sự của tác giả thật sâu nhiệm với Chúa khi ông mô tả bằng những lời thơ
từ nơi sâu thẳm của tâm hồn bừng lên niềm hạnh phúc. Tôi sẽ hát về Đấng Cứu
Chuộc tôi. Lòng nhân từ của Chúa cao hơn các từng trời. Thân hèn mọn này trầm
luân trong tội lỗi mà Ngài đã đổ huyết ra trên thập tự, cứu tôi thoát khỏi sự chết đời
đời. Ôi ! dòng huyết vô tội có năng quyền cứu rỗi linh hồn tội nhân. Tâm hồn tôi
mừng vui, hễ tôi còn sống bao lâu, tôi sẽ hát xƣớng cho Đ