72
Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 1 Thng 11, l vng rng ph kn mt đt bo hiu ma thu đ đn, tng chic l rơi rng trong gi lm chng ta ngh đn s phn mong manh ca con ngưi như trong thnh vnh đ vit: “đi sng con ngưi chng qua như c, như bông hoa n trên cnh đng, mt cơn gi thong cng lm n bin đi, nơi n mc, cng không cn mang vt tch”. Cnh sc thiên nhiên nhc chng ta v tui gi, v ci cht th xc đ gip chng ta sng mt cch ngha cuc đi chng qua ca chng ta, nh đ, chng ta cng c th đưc chia s s sng đi đi ca Thiên Cha trên thiên đng. Gio Hi Công Gio xc tn rng: k cht s sng li, v v vy, Gio Hi dy chng ta phi luôn cu nguyn cho cc linh hn đ qua đi, đc bit trong thng 11. Cu nguyn cho cc linh hn l bn phn bc i ca ngưi tn hu, l cch tuyên xưng đc tin vo mu nhim k cht sng li v mu nhim hip thông cc thnh. Mi ngưi chng ta đu c nhng ngưi thân đ qua đi, mi gia đnh chc chn cng c nhng thnh viên đ cht, trong thng ny, chng ta hy nh cu nguyn cho h, xin Cha thương ban cho h sm đưc v hưng nhan thnh Cha trên thiên đng. Chng ta cng đng quên cu nguyn cho cc linh hn đang đn ti trong luyn ngc, xin v lng thương xt Cha v v cuc t nn phc sinh ca Đc Kitô, tha th mi ti cho cc linh hn đ qua đi v đưa h v thiên đng hưng vinh quang bt dit. Knh chc quý cha, quý tu s nam n v tt c mi ngưi mt thng 11 bình an. PVLC

con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 1

Thang 11, la vang rung phu kin măt đât bao

hiêu mua thu đa đên, tưng chiêc la rơi rung trong

gio lam chung ta nghi đên sô phân mong manh cua

con ngươi như trong thanh vinh đa viêt: “đơi sông

con ngươi chong qua như co, như bông hoa nơ trên canh đông, môt cơn

gio thoang cung lam no biên đi, nơi no moc, cung không con mang vêt

tich”. Canh săc thiên nhiên nhăc chung ta vê tuôi gia, vê cai chêt thê xac

đê giup chung ta sông môt cach y nghia cuôc đơi chong qua cua chung

ta, nhơ đo, chung ta cung co thê đươc chia se sư sông đơi đơi cua Thiên

Chua trên thiên đang. Giao Hôi Công Giao xac tin răng: ke chêt se sông

lai, va vi vây, Giao Hôi day chung ta phai luôn câu nguyên cho cac linh

hôn đa qua đơi, đăc biêt trong thang 11. Câu nguyên cho cac linh hôn la

bôn phân bac ai cua ngươi tin hưu, la cach tuyên xưng đưc tin vao mâu

nhiêm ke chêt sông lai va mâu nhiêm hiêp thông cac thanh. Môi ngươi

chung ta đêu co nhưng ngươi thân đa qua đơi, môi gia đinh chăc chăn

cung co nhưng thanh viên đa chêt, trong thang nay, chung ta hay nhơ

câu nguyên cho ho, xin Chua thương ban cho ho sơm đươc vê hương

nhan thanh Chua trên thiên đang. Chung ta cung đưng quên câu nguyên

cho cac linh hôn đang đên tôi trong luyên nguc, xin vi long thương xot

Chua va vi cuôc tư nan phuc sinh cua Đưc Kitô, tha thư moi tôi cho cac

linh hôn đa qua đơi va đưa ho vê thiên đang hương vinh quang bât diêt.

Kinh chuc quý cha, quý tu si nam nư va tât ca moi ngươi môt thang

11 bình an.

PVLC

Page 2: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

2 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

05-11-2017

BÀI ĐỌC I: Ml 1, 14b-2, 2b. 8-10

Các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo đảo.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Malakhia.

Đức Chúa các đạo binh phán: “Chính Ta là Đức Vua cao cả, và

Danh Ta được kính sợ giữa chư dân. Và giờ đây, hỡi các tư tế, đây là

lệnh truyền dành cho các ngươi: nếu các ngươi không nghe và không

lưu tâm tôn vinh Danh Ta, Đức Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ khiến

các ngươi mắc tai họa, Ta sẽ biến phúc lành của các ngươi thành tai

họa. Nhưng các ngươi đã đi trệch đường và làm cho nhiều người lảo

đảo trên đường Luật dạy, các ngươi đã hủy hoại giao ước với Lêvi, Đức

Chúa các đạo binh phán. Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh

và ra hèn mạt trước mặt toàn dân, vì các ngươi không tuân giữ đường

lối Ta, và hay nể vì khi áp dụng Luật.

Tất cả chúng ta chẳng có cùng một Cha sao? Chẳng phải cùng một

Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta sao? Thế mà sao chúng ta lại phản

bội nhau mà vi phạm giao ước của cha ông chúng ta?

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 24

Đáp: Hồn con xin Chúa giữ gìn, nép mình bên Chúa an bình thảnh

thơi.

Xướng: Lòng con chẳng dám tự cao, mắt con chẳng dám tự hào

Chúa ơi. Đường cao vọng chẳng đời nào bước, việc diệu kỳ vượt sức

chẳng cầu.

Page 3: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 3

Xướng: Hồn con, con vẫn trước sau, giữ cho thinh lặng, giữ sao

thanh bình. Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui.

Xướng: Cậy vào Chúa, Israel ơi, từ đây đến mãi muôn đời muôn

năm.

BÀI ĐỌC II: 1Tx 2, 7b-9.13

Chúng tôi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của

Thiên Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Thessalonica.

Thưa anh em, khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng,

chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ. Chúng tôi đã qúy mến anh em,

đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên

Chúa, mà cả mạng sống của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những

người thân yêu của chúng tôi. Thưa anh em, hẳn anh em còn nhớ nỗi

khó nhọc vất vả của chúng tôi: đêm ngày chúng tôi đã làm việc, để khỏi

thành gánh nặng cho một người nào trong anh em, suốt thời gian chúng

tôi loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa cho anh em.

Bởi thế, về phần chúng tôi, chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên

Chúa, vì khi chúng tôi nói cho anh em nghe Lời Thiên Chúa, anh em đã

đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như Lời Thiên Chúa,

đúng theo bản tính của Lời ấy. Lời đó tác động nơi anh em là những tín

hữu.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời; anh em

chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô. Halleluia.

Page 4: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

4 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

TIN MỪNG: Mt 23, 1-12

Họ nói mà không làm.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:

“Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Môisen mà giảng

dạy. Vậy tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ; còn những

việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bỏ những

gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn

động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy,

họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa

ngồi chỗ danh dự trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,

thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được người ta

gọi là thầy.

“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là thầy, vì anh em chỉ có một

Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng

gọi ai dưới đất là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên

trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người chỉ đạo, vì anh em chỉ

có một vị chỉ đạo là Đấng Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả,

phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống, còn ai

hạ mình xuống, sẽ được tôn lên”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

05-11-2017

PHÚC-HỌA, LỚN-NHỎ

1. Phúc-Họa

Có một thứ mà bất cứ ai sống trên trần gian này cũng đều đi tìm và mong

có được. Dù là giàu sang hay nghèo hèn, dù là người học cao hiểu rộng hay chỉ

Page 5: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 5

là người một chữ bẻ đôi cũng không biết, dù sống đời hôn nhân gia đình hay

đời sống độc thân tận hiến,…ai ai cũng đi tìm và muốn mình được hạnh phúc.

Hạnh phúc là khao khát lớn nhất của con người, là mục đích của cả đời người.

Nhưng hạnh phúc là gì và làm thế nào để hạnh phúc? Mỗi người có một tiêu

chuẩn, một quan điểm riêng để biết và cảm nhận được rằng mình có hạnh phúc

hay không. Có khi người ngoài cuộc đứng nhìn vào thì thấy người trong cuộc

thật hạnh phúc. Có trường hợp người trong cuộc hạnh phúc thật, nhưng cũng

có khi ngược lại hoàn toàn, “thấy vậy mà không phải vậy”, chẳng hạnh phúc

chút nào. Hạnh phúc hay không, chỉ bản thân đương sự mới biết. Có những

hạnh phúc chóng qua, có những hạnh phúc lâu dài. Có những hạnh phúc phải

mất cả thời gian dài, mất cả đời người để tìm kiếm, nhưng cuối cùng khi có

được trong tay thì lại nhận ra đó không phải là hạnh phúc thật. Thậm chí, có

những thứ ta nghĩ rằng đó là hạnh phúc thì nó lại đem đến tai họa.

Lời Chúa trong bài đọc một, trích từ sách ngôn sứ Ma-la-khi cho chúng ta

biết thế nào là tai họa: “Nêu cac ngươi không nghe va không lưu tâm tôn vinh

Danh Ta, Đưc Chua cac đao binh phán, Ta se khiên cac ngươi măc tai hoa, Ta

se biên phúc lành cua cac ngươi thanh tai hoa…” Từ Lời Chúa trên đây, nếu

biết “họa” là gì thì cũng có thể suy ra được “phúc” là gì? Hạnh phúc chính là

nghe, giữ, sống Lời Chúa, để Danh Chúa được tôn vinh nơi cuộc sống của mình.

Dân Do Thái có kinh nghiệm này khi đi trong sa mạc suốt bốn mươi năm, tiến

về Đất Hứa. Bao lâu họ tuân giữ huấn truyền của Thiên Chúa và bước đi theo

đường lối của Ngài thì họ được Thiên Chúa chở che và chúc phúc. Còn khi họ

thờ ngẫu tượng, họ sống theo ý muốn riêng của mình thì tai họa ập đến. Chỉ có

hạnh phúc, bình an trong tâm hồn khi thực thi Thánh ý Thiên Chúa. Bởi Thánh

ý của Thiên Chúa là muốn con người được hạnh phúc.

Bài đọc hai được trích từ thư gởi cho tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca, Thánh Phao-

lô cho biết hạnh phúc của Ngài là được loan báo Tin Mừng cho anh em. Từ một

người hung hăng bắt bớ những ai tin vào Chúa Giê-su, Thánh nhân trở nên

người tông đồ nhiệt thành, từ một kẻ hận thù và sát hại trở nên người chan hòa

và phục vụ. Phao-lô viết: “Thưa anh em, khi ơ giưa anh em, chung tôi đa cư xư

Page 6: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

6 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

thât diu dàng, chẳng khác nào mẹ hiên âp u con thơ. Chung tôi đa quy mên anh

em, đên nôi sẵn sang hiên cho an hem, không nhưng Tin Mưng cua Thiên Chúa

mà ca mang sông cua chúng tôi nưa” Phao-lô đã không quản khó khăn vất vả

công bố Tin Mừng cho mọi người. Phao-lô đã xác tín mạnh mẽ: “Khôn cho tôi,

nêu tôi không rao giang Tin Mưng” (1 Cr 9:16). Loan báo Lời Thiên Chúa cho

muôn dân là Ơn gọi, là niềm vui, là hạnh phúc của Phao-lô. Ước gì chúng ta

cũng cảm nghiệm được niềm vui, niềm hạnh phúc của Thánh Phao-lô khi nói

được như Ngài: “Chung tôi không ngưng ta ơn Thiên Chua, khi chung tôi noi

cho anh em nghe Lơi Thiên Chua”

2. Lớn-Nhỏ

Thánh Phao-lô cảm nghiệm được hạnh phúc khi phục vụ Thiên Chúa và

phục vụ anh chị em của mình. Hạnh phúc không phải là được người đời tung

hô, khen ngợi. Hạnh phúc cũng chẳng phải được những vinh hoa, phú quý, được

trọng vọng chỗ đông người. Lẽ ra Thánh nhân chỉ chuyên tâm vào việc rao

giảng Tin Mừng, không cần phải lao động để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên,

Ngài đã làm việc (dệt vải, làm lều) để “khoi trơ thành gánh năng cho bât cư

môt ngươi nao trong anh em” Thánh Phao-lô đã thực hành lời Chúa Giê-su dạy,

trở thành người phục vụ anh em. Chính vì vậy, Ngài đã trở thành một vị Đại

Thánh trong Giáo hội.

Giáo huấn của Chúa Giê-su cho các môn đệ thân yêu ở phần kết của đoạn

Tin Mừng hôm nay là: “Muôn làm lơn, hay lam ngươi phuc vu. Ha mình xuông

thì se đươc nâng lên”

Phần đầu bài Tin Mừng, Chúa Giê-su chỉ ra cho các môn đệ thấy những

ông kinh sư, biệt phái thời bấy giờ là những kẻ chỉ muốn được làm lớn, muốn

có chỗ nhất trong hội đường, trong đám tiệc. Họ nói mà không làm. Mà hễ có

làm thì chỉ cốt để cho thiên hạ thấy. Ngài dạy các môn đệ không được bắt chước

theo các ông kinh sư, biệt phái.

Đọc đoạn Tin Mừng này, có lẽ tôi và các linh mục sẽ phải xét mình và cảm

thấy “nhột” hơn anh chị em giáo dân, khi xem lại cung cách sống của mình,

cách mình rao giảng Lời Chúa, đặc biệt nơi Tòa giảng. Xin được trích lại bài

Page 7: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 7

giảng cho các linh mục thuộc Giáo phận Đà lạt trong kỳ tĩnh tâm thường niên

(năm 2009, nhưng vẫn luôn mang tính thời sự) của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí

Linh (hiện là Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám

Mục Việt nam)

“...Bài giảng lễ thì lòng thòng và chủ yếu là mắng mỏ, hăm dọa, khiển

trách, thậm chí bôi bác giáo dân giữa nhà thờ. Bài giảng không dọn, nói mãi

không kết được, khiến cha giống như máy bay không tìm được phi trường.

Người nói thường không cảm thấy dài nhưng đối với người nghe là cả một sự

chịu đựng. Nhất là nếu chúng ta không có lợi khẩu, chúng ta làm khổ giáo dân,

biến họ thành nạn nhân hơn là nâng tâm hồn họ lên. Diễn đàn Lời Chúa là diễn

đàn tình thương nhưng rất nhiều cha lợi dụng để trút hết căm hờn lên đầu giáo

dân. Không gì mâu thuẫn bằng linh mục lại là thủ phạm gây chia rẽ trong giáo

xứ bằng chính lời nói của chủ chăn. Chúng ta tìm cách trừng trị triệt hạ những

người đối lập. Không làm được thì chúng ta đem ra giữa nhà thờ để bêu diếu

bôi bác”

Lời cảnh tỉnh của Chúa Giê-su cho các môn đệ của Ngài cũng là lời cảnh

tỉnh cho anh em linh mục chúng tôi hôm nay. Xin anh chị em tiếp tục cầu

nguyện cho các linh mục, can đảm dấn thân và tìm được niềm vui, hạnh phúc

thật sự nơi việc phục vụ Thiên Chúa và anh chị em. Và tôi cũng nhớ lại lời của

Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Ngài nhấn mạnh giá trị của đời sống

chứng nhân trong việc loan báo Tin Mừng: “Người thời nay tin vào các chứng

nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là vì các thầy dạy ấy đã là

những chứng nhân”.

Ước mong các linh mục (có tôi trong đó), cũng như những người đảm nhận

trách nhiệm lãnh đạo, giảng dạy biết sống, thực hành những điều mình dạy

trước để lời giảng dạy có sức thuyết phục và khả tin. Ước mong những ai làm

cha (đời, đạo), làm thầy (cô) luôn ý thức mình chỉ là khí cụ của Thiên Chúa để

loan báo Tình yêu và Lòng Thương Xót của Ngài, đem bình an, niềm vui và hy

vọng của Tin Mừng cho anh chị em.

Lm. Antôn Vũ Khánh Tường, SVD.

Page 8: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

8 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

1- Cầu cho các linh hồn ruột thịt --- Nguyện xin Thiên Chúa ban

cho các linh hồn tổ tiên – bố mẹ - anh chị em cùng huyết thống,

sớm được có ngày chung hưởng dung nhan của Ba Ngôi Thiên

Chúa. Xin Thiên Chúa đoái thương đến các linh hồn ấy, không

phải vì công trạng khi còn sống ở trần gian, nhưng nhờ vào lòng

từ bi vô ngàn của tình yêu Ba Ngôi.

2- Cầu cho các linh hồn chưa kịp dọn mình trong giờ lâm tử ---

Khấn xin Thiên Chúa rộng lòng thương xót, đoái nhìn đến các tín

hữu: chết bất đắc kỳ tử, các tín hữu chưa kịp dọn mình trước khi

qua đời, các tín hữu không có được cơ hội lãnh nhận Bí Tích Hòa

Giải, cũng như các tín hữu có lòng ao ước được đón nhận Bí Tích

Sức Dầu Thánh trước khi qua đời. Khấn xin lòng thương xót Chúa,

thứ tha những lỗi lầm mà họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha

nhân, ban cho các linh hồn ấy sớm được chung hưởng vinh quang

của tình yêu Ba Ngôi.

3- Cầu cho các linh hồn ngoại Giáo --- Nguyện xin Thiên Chúa

ban cho các linh hồn chưa được biết đến Thiên Chúa khi còn sống

ở thế gian – các linh hồn đã có lòng ăn ở ngay lành theo tiếng nói

của lương tâm, được chung hưởng vinh quang và hạnh phúc Ơn

Cứu Độ, được tham dự vào tình yêu Ba Ngôi mà Thiên Chúa đã

dành cho toàn thể nhân loại.

4- Cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục --- Xin lòng từ bi của Thiên

Chúa rút ngắn thời gian thanh luyện của các linh hồn nơi luyện

ngục. Khấn xin Ngài sớm mở rộng cửa Thiên Đàng, đón nhận các

linh hồn ấy vào chung hưởng sự sống vĩnh cửu và bất diệt của

Thiên Chúa – Đấng tạo dựng, Cứu Chuộc và thánh hóa muôn loài

thụ tạo.

Page 9: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 9

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

12-11-2017

BÀI ĐỌC I: Kn 6, 12-16

Ai tìm kiếm Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan cho gặp.

Lời Chúa trong sách Khôn Ngoan.

Đức Khôn Ngoan sáng chói, và không hề tàn tạ. Ai mến chuộng

Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan dễ dàng cho chiêm ngưỡng. Ai

tìm kiếm Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan cho gặp. Ai khát khao

Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ mình cho

biết. Ai từ sáng sớm đã tìm Đức Khôn Ngoan, thì không phải nhọc nhằn

vất vả. Họ sẽ thấy Đức Khôn Ngoan ngồi ngay trước cửa nhà. Để tâm

suy niệm về Đức Khôn Ngoan là đạt được sự minh mẫn toàn hảo. Ai vì

Đức Khôn Ngoan mà thức khuya dậy sớm, sẽ mau trút được mọi lo âu.

Vì những ai xứng đáng với Đức Khôn Ngoan, thì Đức Khôn Ngoan rảo

quanh tìm kiếm. Trên các nẻo đường họ đi, Đức Khôn Ngoan niềm nở

xuất hiện. Mỗi khi họ suy tưởng điều gì, Đức Khôn Ngoan đều đến với

họ.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: TV 62

Đáp: Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, linh hồn con đã khao

khát Chúa.

Xướng: Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông

con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn

mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.

Xướng: Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện, để thấy

uy lực và vinh quang của Ngài. Bởi ân tình Ngài qúy hơn mạng sống,

miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương.

Xướng: Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu

khẩn Danh Ngài. Lòng thỏa thuê như khách vừa dự tiệc, môi miệng con

Page 10: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

10 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

rộn rã khúc hoan ca.

Xướng: Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ, suốt năm canh

thầm thĩ với Ngài. Quả thật Ngài đã thương trợ giúp, nương bóng Ngài,

con hớn hở reo vui.

BÀI ĐỌC II: 1 Tx 4, 13-18

Những người đã an giấc trong Đức Giêsu, sẽ được Thiên Chúa

đưa về cùng Đức Giêsu.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Thessalonica.

Thưa anh em, về những ai đã an giấc ngàn thu, chúng tôi không

muốn để anh em chẳng hay biết gì, hầu anh em khỏi buồn phiền như

những người khác, là những người không có niềm hy vọng. Vì nếu

chúng ta tìn rằng: Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng

tin rằng: những người đã an giấc trong Chúa Giêsu, sẽ được Thiên

Chúa đưa về cùng Đức Giêsu.

Dựa vào Lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này là, chúng

ta, những người đang sống, những người còn lại vào ngày Chúa Quang

Lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn thu đâu.

Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của

Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những

người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên; rồi đến chúng ta, là

những người đang sống , những người còn lại, chúng ta sẽ được đem

đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh đón Chúa trong không trung.

Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. Vậy anh em hãy

dùng những lời ấy mà an ủi nhau.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Anh em hãy canh thức và hãy sẳn sàng, vì

chính giờ phút anh em không ngờ, thì con Người sẽ đến. Halleluia.

Page 11: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 11

TIN MỪNG: Mt 25, 1-13

Chú rể kia rồi, ra đón đi!.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Hôm ấy, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước

Trời sẽ giống như chuyện mười cô trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.

Trong mười cô đó, có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Quả vậy,

các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì

vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các

cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: “Chú rể kia rồi, ra đón

đi!” Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy và sửa soạn đèn. Các

cô dại nói với các cô khôn rằng: “Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì

đèn của chúng em sắp tắt rồi!” Các cô khôn đáp: “Sợ không đủ cho

chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn”.

Đang lúc các cô đi mua thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được

đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng,

mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: “Thưa Ngài, thưa Ngài! Mở cửa cho

chúng tôi với!” Nhưng Người đáp: “Tôi bảo thật các cô, tôi không biết

các cô là ai cả!” Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày

nào, giờ nào”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

12-11-2017

THÀ KHỜ DẠI Ở THẾ GIAN, NHƯNG KHÔN NGOAN VÌ NƯỚC TRỜI

Lắm lúc chúng ta tự hỏi mình: tại sao tôi lại trở thành người Công giáo sống

tuân giữ điều này điều kia, sống hy sinh, trao ban như Chúa dạy, phải yêu thương,

tha thứ cho anh chị em, kể cả ‘kẻ thù’ mình, mà không sống thoải mái, dễ giải như

Page 12: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

12 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

bao người không Công giáo ngoài kia? Phải chăng, tôi khờ dại khi trở thành người

tin Chúa, bước theo Chúa, và nhiều lúc phải chịu thiệt thòi, chịu thua người khác

vì đời sống đức tin, đời sống thánh hiến, đời sống cộng đoàn?

Nhìn thoáng qua, có lẽ cũng đúng, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ, suy niệm bài

Tin Mừng hôm nay, dụ ngôn kể về mười cô trinh nữ cầm đèn, đón chú rể đến, thì

chắc hẳn trong chúng ta chẳng ai muốn giống như năm cô khờ dại kia, mà chỉ muốn

trở thành năm cô khôn ngoan mà thôi! Sự khôn ngoan hay khờ dại ở đây không xét

trên bình diện tri thức, trí thức, kinh nghiệm sống, kiến thức, địa vị xã hội hay chức

vụ, nhưng tiên vàn được đặt trong chiều kích đời sống đức tin. Chính vì vậy, chúng

ta có thể là những người khờ dại đối với thế gian, nhưng vì Nước Trời, vì Hội Thánh,

vì ơn cứu độ, chúng ta lại là những người khôn ngoan! Tình yêu nào mà chẳng đòi

hỏi hy sinh, dâng hiến, trao ban! Đời sống đức tin cũng thế, cũng gập gềnh, sóng

gió, thăng trầm, nhưng có Chúa, vì Nước Trời, mọi khó khăn, gian nguy ấy sẽ được

thay bởi niềm vui, vũ điệu, khúc ca mừng hoan hỉ không ngơi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rõ điểm giống nhau giữa năm cô

khôn ngoan và năm cô khờ dại là: họ đều cầm đèn ra đón chú rể; vì chú rể đến chậm

nên đều thiếp đi, rồi ngủ cả; và khi nghe có tiếng hô: “Kìa chú rể đến, hãy ra đón

người!”, thì cả mười cô đều thức dậy, sửa soạn đèn nghênh đón chú rể (x. Mt 25,

1-13). Thực tế, mỗi người chúng ta nên hồi tưởng lại giây phút thiêng liêng, trang

nghiêm, thánh thiện khi chúng ta được rửa tội (hầu như chúng ta được rửa tội từ

nhỏ, nên không ý thức được, nhưng nếu nói chuyện với bố mẹ mình, bố mẹ đỡ đầu

thì sẽ biết!), chúng ta được lãnh nhận nến cháy sáng biểu tượng ánh sáng Chúa Ki-

tô, đó là ánh sáng đức tin mà Thiên Chúa trao ban tựa như chiếc đèn luôn luôn được

thắp sáng của mười cô trinh nữ. Hơn nữa, ai trong chúng ta cũng được trao cho sứ

vụ: sống đức tin, sống làm chứng và sẵn sàng nghênh đón ngày Chúa lại đến như

hình ảnh các cô trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể vậy. Bên cạnh đó, sự khác biệt lớn

lao, chính yếu giữa năm cô khôn ngoan và năm cô khờ dại là: việc mang theo dầu

thắp đèn; và năm cô khôn ngoan sẵn sàng đón chú rể, rồi vào dự tiệc cưới, còn năm

cô khờ dại thì loay hoay đi mua dầu (x. Mt 25, 1-13). Trong đời sống đức tin, người

khôn ngoan hay người khờ dại đều được dựa trên điểm khác biệt này: mang theo

dầu thắp sáng ngọn đèn đức tin, kể cả khi chú rể đến muộn; và sự tỉnh thức, sẵn

sàng nghênh đón chàng rể vào ngày không ngờ, vào giờ không biết (x. Mt 25, 13).

Dù biết vậy, nhưng ‘dầu’ ở đây cụ thể là gì? Trước hết, ‘dầu’ chính là ân sủng, ơn

Page 13: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 13

lành, sự chúc phúc của Thiên Chúa ban cho chúng ta (trong Cựu ước, thường được

viết là ‘thần khí’ – ơn lành, ân sủng, v.v...), nhưng trong Tân Ước, Thiên Chúa ban

cho chúng ta chính ‘Thần Khí’ của Người (không phải là ơn lành hay ân sủng nữa,

mà là chính Chúa Thánh Thần, chính Thiên Chúa là món quà quý giá nhất cho

chúng ta); kế đến, ‘dầu’ là những phương thế, phương tiện, thời gian, sức khoẻ, khả

năng, tài năng, tiềm năng, cơ hội, hoàn cảnh, gia đình, cộng đoàn, sự tương trợ của

anh chị em, v.v... Nói tới đây, mỗi người chúng ta nên nhìn lại đời sống đức tin của

mình! Xem lại, ngọn đèn đức tin của mình vẫn còn cháy sáng hay đang leo lét, rồi

tắt lịm dần? Ngọn nến đức tin của mình đang hừng hừng cháy với cả nhiệt huyết,

tâm huyết, lòng nhiệt tình, hăng say hay đang nguội dần và lạnh tanh? Hơn nữa,

chúng ta cũng nên tự hỏi: mình có luôn mang theo ‘dầu’ để thắp sáng ngọn đèn đức

tin? Chúng ta có sẵn sàng hy sinh như sáp nến phải tan chảy để ngọn nến đức tin

luôn được cháy sáng? Chúng ta có dùng ân sủng Chúa, linh đạo của hội dòng, đặc

sủng riêng biệt của cộng đoàn, khả năng, sức khoẻ, thời gian, cơ hội Chúa ban,

phương thế tốt đẹp, năng lực của mình như ‘dầu’, hầu thắp sáng ngọn đèn đức tin

của mình và đồng hành đức tin với anh chị em? Chúng ta có biết dùng ‘dầu’ ấy thắp

sáng ngọn nến đời sống đức tin, đời sống cộng đoàn, đời sống gia đình, đời sống tu

đức...trong khi chờ đợi ‘chàng rể đến’ chăng? Hay thay vì tỉnh thức chờ đợi thì

chúng ta lại ngủ vùi trong những đam mê trần tục, thấp hèn, dục vọng chóng qua,

thoả mãn cái tôi của mình, hoặc chúng ta cũng thức, cũng chờ, nhưng không phải

chờ ‘chàng rể đến’ mà lại trông chờ danh vọng, tiếng tăm, quyền bính, tự tôn, hay

chỉ tỉnh thức để vui chơi trong những sòng bạc, casino, pachinco canh khuya, trắng

đêm?

Giờ đây, mỗi một người chúng ta sấp mình trước Chúa và cùng nhau thầm thỉ

nguyện cầu với Người: Ta ơn Chua biêt bao năm qua

Du đơi con vât va ê chê

Xa bên bơ, đam mê trân thê

‘Dâu’ chẳng mang, bươc lê không nguôi

‘Đèn’ leo lét, chôn vui duc vong

Tỉnh lai rôi, ngu trong mê say

Xin thưc tỉnh lòng này hèn yêu

‘Đèn’ đây ‘dâu’ bươc theo chân Ngươi!

Lm. Xuân Hy Vọng

Page 14: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

14 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

19-11-2017

BÀI ĐỌC I: Cn 31, 10-13. 19-20. 30-31

Nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra.

Lời Chúa trong sách Châm Ngôn.

Tìm đâu ra một người vợ đảm đang? Nàng qúy giá vượt xa châu ngọc.

Chồng nàng hết dạ tin tưởng nàng, chàng sẽ chẳng thiếu chi lợi lộc. Suốt

đời, nàng đem lại hạnh phúc, chứ không gây tai họa cho chồng. Nàng tìm

kiếm len và vải gai, rồi vui vẻ ra tay làm việc, nàng tra tay vào guồng kéo

sợi, và cầm chắc suốt chỉ trong tay. Nàng rộng tay giúp người nghèo khổ,

và đưa tay cứu kẻ khốn cùng. Duyên dáng là giả trá, sắc đẹp là phù vân,

người phụ nữ kính sợ Đức Chúa mới đáng cho người đời ca tụng. Hãy để

cho nàng hưởng những thành quả tay nàng làm ra. Ước chi nơi cổng thành

nàng luôn được tán dương ca tụng, do những việc nàng làm.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 127

Đáp: Hạnh phúc thay những người kính sợ Chúa.

Xướng: Hạnh phuc thay bạn nào kính sợ Chúa, ăn ở theo đường lối

của Người. Công khó tay bạn làm, bạn được an hưởng, bạn quả là lắm

phúc nhiều may.

Xướng: Hiền thê bạn trong cửa trong nhà, khác nào cây nho đầy hoa

trái; và bầy con tựa những cây ô liu mơn mởn, xúm xít tại bàn ăn.

Xướng: Đó chính là phúc lộc Chúa dành cho kẻ kính sợ Người. Xin

Chúa từ Sion xuống cho bạn muôn vàn ơn phúc. Ước chi trong suốt cả

cuộc đời, bạn được thấy Giêrusalem phồn thịnh.

Page 15: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 15

BÀI ĐỌC II: 1 Tx 5, 1-6

Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu

Thessalonica.

Thưa anh em, về ngày giờ và thời kỳ Chúa đến, anh em không cần ai

viết cho anh em. Vì chính anh em đã biết rõ: ngày của Chúa sẽ đến như kẻ

trộm ban đêm. Khi người ta nói: “bình an biết bao, yên ổn biết bao!”, thì lúc

ấy tai họa sẽ thình lình ập xuống, tựa cơn đau chuyển bụng đến với người

đàn bà có thai, và sẽ chẳng có ai trốn thoát được.

Thưa anh em, anh em không ở trong bóng tối, để ngày ấy như kẻ trộm

bắt chợt anh em. Vi tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban

ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy

chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và

sống tiết độ.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúa nói: hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong

anh em. Ai ở lại trong Thầy, thì sinh nhiều hoa trái. Halleluia.

TIN MỪNG: Mt 25, 14-30

Được giao ít mà anh đã trung thành, hãy vào mà hưởng niềm vui của

chủ anh.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Bấy giờ, Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Người kia

sắp đi xa, gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông đưa cho

người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả

năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy

số tiền ấy đi làm ăn, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã

lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi

đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các

đầy tớ ấy đến và yêu cầu họ thanh toán sổ sách. Người đã lãnh năm yến

Page 16: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

16 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

tiến lại gần, đưa năm yến khác và nói: “Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi

năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây”. Ông chủ nói với người

ấy: “Khá lắm, anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh

đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui

của chủ anh!” Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: “Thưa ông

chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây”. Ông

chủ nói với người ấy: “Khá lắm, anh đúng là tôi tớ tài giỏi và trung thành!

Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào

mà hưởng niềm vui của chủ anh!” Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại

gần và nói: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không

gieo, thu nơi không vãi, vì thế tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của

ông dưới đất. Của ông vẫn còn nguyên đây này!” Ông chủ đáp: “Anh thật

là tôi tớ xấu xa và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi

không vãi, thì đáng lý anh phải gửi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi

đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi

tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho

thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị

lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài,

ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc, nghiến răng”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

19-11-2017

NÉN BẠC CHÚA TRAO

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm Phụng vụ. Một

năm qua đi với biết bao sự kiện vui buồn xảy đến cho mỗi người. Nhưng

Chắc chắn một điều rằng trong thời gian ấy, Chúa luôn ban ơn và hướng

dẫn chúng ta vượt lên trên mọi thử thách.

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy

kiểm thảo lại đời sống của mình:

Page 17: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 17

- Tôi đã sống hết mình với Chúa và với anh em chưa?

- Tôi đã dùng thời giờ và những cơ hội Chúa ban để vui sống?

- Từ những “nén bạc” mà Chúa ban, tôi đã làm lợi được bao

nhiêu nén để gởi lại cho Ngài?

Bài Tin Mừng hôm nay kể về dụ ngôn người chủ trao cho ba người

quản lý một số vốn. người thì được trao 5 nén bạc; người được trao 2

nén; và người còn lại được trao một nén.

Người thứ nhất và thứ hai đã đem tiền ấy đi làm ăn. Khi chủ về thì

vui mừng trình với chủ. Người chủ hết lòng khen ngợi và thưởng công

xứng đáng. Họ được tin tưởng. Họ được chung hưởng hạnh phúc với

chủ của mình mãi mãi.

Còn người lãnh một nén thì không làm như vậy. Người ấy đem nén

bạc ấy cất kỹ mà không làm gì cả. Khi chủ về thì đem đến trả lại và còn

trách móc chủ của mình.

Tệ hại hơn, người ấy còn suy diễn và gán cho chủ là người keo kiệt,

là người chuyên “gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát…”

Anh chị em thân mến! Dù ít hay nhiều, trong cuộc sống, mỗi người

chúng ta đều phạm phải lỗi nghĩ xấu và gán cho người khác những điều

mà mình tự nghĩ ra, nhằm thỏa mãn sự ganh tỵ hay oán ghé của mình.

Người chủ đã dạy cho người có lòng dạ không tốt này một bài học

bằng lời lẽ hết sức thực tế: “này bạn! Bạn biết tôi là người gặt chỗ

không gieo, thu nơi không phát. Tại sao bạn không bỏ tiền vào ngân

hàng để khi tôi về thì có thể lấy cả vốn lẫn lời…?”

Đây là bài học thật quý giá cho mỗi người chúng ta.

Chúng ta đừng để những định kiến, những suy nghĩ tiêu cực của

mình lấn át và bóp chết sự thật cũng như những tình cảm tốt đẹp vốn

có đối với nhưng người xung quanh.

Cuộc sống vốn đã có quá nhiều vất vả, nhiều điều phải lo nghĩ.

Chúng ta đừng nên chất thêm lên vai của nhau những gánh nặng, những

khổ đâu bởi sự nghi kỵ, bởi những thành kiến trong lòng mình. Đừng

để suy diễn tiêu cực làm cho mình luôn sống trong oán ghét và bất an.

Cầu nguyện: Xin Chúa cho chúng con biết dùng “nén bạc Chúa

Trao” để làm cho cuộc sống hàng ngày của mỗi người bớt đi buồn phiền.

Xin Chúa chúc phúc và gìn giữ chúng con trong ngôi nhà tình thương

của Chúa! Amen.

Lm. Joachim Đình Hoài

Page 18: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

18 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN

26-11-2017

LỄ CHÚA GIÊSU VUA VŨ TRỤ

BÀI ĐỌC I: Ed 34, 11-12.15-17

Phần các ngươi, hỡi chiên của Ta, nầy Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên.

Lời Chúa trong sách ngôn sứ Edêkien.

Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này: “Đây chính Ta sẽ chăm sóc

chiên của Ta và thân hành kiểm điểm. Như mục tử kiểm điểm đàn vật của mình

vào ngày người ấy ở giữa đàn chiên bị tản mác thế nào, thì Ta cũng sẻ kiểm

điểm chiên của Ta như vậy. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đã bị tản

mác, vào ngày mây đen mù mịt. Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta

sẽ cho chúng nằm nghỉ - sấm ngôn của Đức Chúa Thượng - Con nào bị mất,

Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, ta sẽ băng bó;

con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khỏe mạnh,

Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng.

Phần các người, hỡi chiên của Ta, Đức Chúa là Chúa Thượng phán, này

ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê”.

Đó là Lời Chúa

ĐÁP CA: Tv 22

Đáp: Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Xướng: Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng

cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

Xướng: Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người

dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người.

Page 19: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 19

Xướng: Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu

con, Chúa xức dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.

Xướng: Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và

tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 15, 20-26. 28

Đức Kitô trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha, và như vậy, Thiên

Chúa có toàn quyền trên muôn loài.

Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Thưa anh em, Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai

đã an giấc ngàn thu. Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ

một người mà kẻ chết được sống lại. Quả thế, như mọi người vì liên đới với

Ađam mà phải chết, thì mọi người, nhờ liên đới với Đức Kitô, cũng được Thiên

Chúa cho sống. Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình: mở đường là Đức

Kitô, rồi khi Đức Kitô quang lâm, thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. Sau

đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền

thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha.

Thật vậy, Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi

thù địch dưới chân Người. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết. Lúc muôn

loài đã quy phục Đức Kitô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng

bắt muôn loài phải quy phục Người; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền

trên muôn loài.

Đó là Lời Chúa

TUNG HÔ TIN MỪNG

Halleluia, Halleluia. Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc

tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Halleluia.

Page 20: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

20 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

TIN MỪNG: Mt 25, 31-46

Con Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người, và Người sẽ tách biệt

họ với nhau.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Một hôm, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi Con Người đến trong

vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự

lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt

Người, và Người sẽ tách biệt chiên với dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải

Người, còn dê ở bên trái. Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên

phải rằng: “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc

dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa. Vì xưa ta đói, các ngươi

đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp

rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm

viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han”. Bấy giờ những người công chính sẽ

thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát

mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần

truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi

tù, mà đến hỏi han đâu?” Đức Vua sẽ đáp lại rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi

lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta

đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những

người ở bên trái rằng: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào

lửa đời đời, nơi dành sẳn cho tên Ác Qủy và các sứ thần của nó. Vì xưa ta đói,

các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; Ta là khách

lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc;

Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng”. Bấy giờ những người

ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát

hoặc là khách lạ; hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ

Chúa đâu?” Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngưoi, mỗi lần

các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé mọn nhất đây, là

Page 21: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 21

các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. Thế là họ ra đi để chịu cực hình

muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời”.

Đó là Lời Chúa

SUY NIỆM LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN

26-11-2017

CHÚA GIÊSU LÀ VUA TÌNH YÊU, VUA BÌNH AN.

Bài đọc I:

Thiên Chúa đã đặt một số người làm mục tử, để chăm sóc cho Israel là đoàn

chiên của Chúa. Những người ấy là các vị vua, các tư tế và các luật sĩ. Nhưng họ

chỉ biết lợi dụng chức vụ để lo cho bản thân, bỏ mặc đoàn chiên bơ vơ, đói khát, bị

trôm cướp và thú dữ bắt giết. Vì thế, qua miệng của tiên tri Êdêkien, Thiên Chúa

cho biết rằng Ngài sẽ lấy lại đoàn chiên khỏi tay những mục tử xấu ấy và Ngài sẽ

đích thân làm mục tử chăm sóc cho đoàn chiên mình.

Bài đọc II:

Thánh Phaolô cũng nói tới ngày cánh chung. Khi đó Đức Giêsu sẽ làm Vua,

chiến thắng tất cả mọi kẻ thù và nắm quyền trên mọi loài mọi vật. Ngài sẽ cho tất

cả những ai tin Ngài được sống lại và cùng hưởng vinh quang với Ngài.

Tin Mừng:

Dụ ngôn này mô tả ngày cánh chung. Khi đó Đức Giêsu xuất hiện như vị Vua

thẩm phán. Tất cả mọi người đều tập hợp trước tôn nhan Ngài để chịu xét xử. Tiêu

chuẩn mà vị Vua thẩm phán dựa vào để xét xử là cách sống yêu thương. Ngài cho

rằng ai thể hiện tình yêu cụ thể với những người khốn khổ bé mọn tức là thể hiện

tình yêu đối với Ngài. Ngược lại, ai không yêu thương những người khốn khổ bé

mọn cũng có nghĩa là không yêu thương Ngài.

Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô

Vua vào Chúa nhật cuối cùng nầy, cũng có ý nghĩa, đó là: Ước nguyện sao cho cuối

cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hòa thuận yêu

Page 22: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

22 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

thương, một nước bình an và hạnh phúc.

Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một Kitô hữu, nghĩa là

biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hòa thuận, yêu thương, làm

việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Và

hãy cố gắng mở mang Nước Chúa, bằng cách, làm cho nhiều người khác cũng

biết sống hòa thuận, yêu thương, sống theo lương tâm và làm việc lành. Đồng thời,

chúng ta cũng luôn biết điều chỉnh cuộc sống hiện tại của mình cho phù hợp với

viễn cảnh cuối cùng.

Gợi ý suy nghĩ:

1-Đến lúc tận cùng của thời gian, hoặc ngày chết của mỗi người, thì chúng ta

sẽ thấy tiền bạc, danh vọng, thế lực, thú vui…tất cả đều không còn ý nghĩa và tầm

quan trọng gì đối với chúng ta nữa. Đúng như lời của một thi sĩ mô tả: “Lay Chúa

Giêsu, khi cái chêt đên thì ngoài Ngài ra không còn gì là quan trong nưa”. Chúng

ta có cảm nhận như vậy không? Và sẽ làm gì??

2- Nếu chỉ có Chúa là quan trọng, thì những ai gắn bó và nương tựa vào Chúa

trong cuộc sống mới thấy yên lòng. Còn những người tìm kiếm, chạy theo và nương

tựa vào tiền bạc, quyền lực, thú vui….sẽ thấy chơi vơi, cô đơn, trơ trụi. Khi đó tất

cả mọi người, dù tin hay không tin; dù tốt hay xấu, mọi người đều mở mắt và nhận

thức được sự việc. Trong cuộc sống, chúng ta đã tìm kiếm và nương tựa vào ai???

3- Chúa Giêsu không chỉ là vua vũ trụ, mà Ngài còn là vua của tâm hồn mỗi

người. Vì thế chúng ta phải thường xuyên ý thức về sự hiện diện của Ngài trong ta

và yêu thương ta bằng một tình yêu không thay đổi.

4- Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy luôn sống trong bình an, hạnh phúc của

một người được Chúa Giêsu yêu thương. Nắm được điều đó, ta sẽ thấy có Đức Kitô

ngự trong tâm hồn mình là một sự bình an và hạnh phúc. Vì Ngài là Vua Tình Yêu,

Vua Bình An, Vua Phục Vụ….

Xin Chúa luôn làm Vua ngự trong lòng chúng con, để qua những thử thách,

thăng trầm trong cuộc sống, chúng con luôn tin tưởng, cậy trông, vì được Chúa

hướng dẫn và đồng hành. Amen.

Gabriel Dương Văn Quốc Tiến.

Page 23: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 23

Anh chi em rât thân mên,

Vào những ngày tháng cuối năm phụng vụ, Giáo Hội hướng chúng ta về

cùng đích của cuộc đời trần thế, mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc

sống và cái chết trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, nhờ đó chúng ta sẽ

làm cho cuộc sống và ngay cả cái chết trong tương lai của chúng ta trở nên ý nghĩa

hơn và mang lại nhiều ích lợi hơn cho tha nhân. Đức tin Kitô giáo dạy chúng ta biết

rằng linh hồn bất tử, sự sống, qua cái chết, thay đổi chứ không mất đi và ngày sau

hết, tất cả mọi người sẽ sống lại trong một sự sống mới, vĩnh cửu ở bên Chúa trên

thiên đàng, hay sẽ bị luận phạt đời đời trong hỏa ngục, tùy theo cách họ sống khi

còn ở trần gian.

Trong niềm tin vào mầu nhiệm kẻ chết sống lại, Giáo Hội dành trọn tháng

11 cầu nguyện cho các linh hồn để xin Chúa thương thứ tha mọi thiếu sót và sớm

đưa họ về hưởng nhan thánh Chúa trên thiên đàng, vì khi còn sống họ đã thao thức,

ao ước điều đó. Cầu nguyện cho các linh hồn là một hành vi bác ái, đạo đức, vì nhờ

lời cầu nguyện của chúng ta, các linh hồn có thể sớm về hưởng nhan thánh Chúa

trên thiên đàng. Mỗi người, mỗi gia đình đều có những người thân, những người

bạn, ân nhân đã qua đời, trong tháng 11 này, chúng ta hãy nhớ đến họ trong thánh

lễ, trong lời cầu nguyện. Và cũng đừng quên cầu nguyện cho các linh hồn mà chúng

ta không quen biết, nhưng trong đức tin, trong tình nhân loại, họ là anh chị em của

chúng ta. Chúng ta cầu nguyện cho ho, và họ cũng sẽ cầu nguyện cho chúng ta, đó

là sống tâm tình của mầu nhiệm hiệp thong các thánh mà chúng ta vẫn tuyên xưng

trong kinh tin kính.

Vào ngày 24 tháng 11 hàng năm, Giáo Hội Việt Nam long trọng mừng kính

117 tử đạo Việt Nam, tổ tiên của chúng ta trong đức tin. Nhờ máu của các ngài chảy

tràn trên mảnh đất Việt Nam, mà Giáo Hội Việt Nam hôm nay được lớn mạnh với

rất nhiều linh mục tu sĩ nam nữ và hơn 9 triệu người công giáo, không chỉ ở trong

Page 24: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

24 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

lãnh thổ Việt nam mà thôi, mà còn ở mọi nơi trên thế giới. Nhờ gương sáng của các

thánh tử đạo, người Việt Nam, dù đi đâu, ở nơi nào, cũng vẫn trung thành với đời

sống đức tin, và luôn góp phần làm vững mạnh đời sống đức tin trong các giáo xứ,

đặc biệt ở hải ngoại, ở Nhật. Mừng lễ kính các tử đạo Việt Nam, chúng ta hãnh diện

vì tổ tiên của chúng ta, nhưng chúng ta cũng phải biết noi theo gương mẫu của các

tiền nhân anh dũng, làm chứng đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cũng

không quên cầu nguyện cho Giáo Hội tại Việt Nam, cho các anh chị em đồng bào

công giáo, họ vẫn còng đang bị đàn áp, bắt bớ trên chính quê hương của mình.

Vào ngày Chúa Nhật 26 tháng 11, chúng ta sẽ kết thúc năm phụng vụ 2017

với lễ kính Chúa Giêsu Vua và sẽ bắt đầu năm phụng vụ mới 2018 vào Chúa Nhật

thứ nhất Mùa Vọng (03-12). Chúng ta xin Chúa thương ban cho chúng ta biết sống

4 tuần Mùa Vọng trong tâm tình tạ ơn, trông đợi, theo gương Mẹ Maria, luôn biết

mở lòng xin vâng với mọi dự tính của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta và biết

luôn ca ngợi tình thương vô biên của Thiên Chúa. Một khi chúng ta ý thức được

rằng chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương, cứu chuộc, chúng ta cũng dễ dàng

mở rộng tâm hồn đón nhận anh chị em, sẳn sàng tha thứ và yêu thương mọi người,

dù luôn có những khác biệt tâm lý, xã hội và giáo dục, đó là ý nghĩa của Mùa Vọng

và Mùa Giáng Sinh. Mùa vọng hôm nay không phải là chờ đợi Đức Kitô giáng sinh

trong hang đá Bêlem, nhưng là chờ đợi Đức Kitô sẽ đến trong vinh quang, để xét

xử kẻ sống và kẻ chết, bằng cách mở lòng đón tiếp Chúa Hài Đồng, Đấng

Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, từng ngày đang tiếp tục đồng hành với

chúng ta trong cuộc sống, họ là những người sống chung với chúng ta, những người

nghèo, những người di dân, tỵ nạn đangc cần sự nâng đỡ của chúng ta, như Hài

Đồng Giêsu đã từng cần hơi ấm của bò lừa, cần một chỗ trong quán trọ. Xin cho

cuôc sống hàng ngày của chúng ta thật sự là một hành trình trong hy vọng và cũng

là sự nâng đỡ cho mọi người sống chung với chúng ta.

Kính chúc quý cha, quý tu sĩ nam nữ và tất cả anh chị em một tháng mới

bình an và một mùa Vọng sốt sắng, tràn đầy bình an và ơn lành của Chúa trong sự

che chở của Mẹ Maria.

Linh Mục của anh chị em

P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Page 25: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 25

TIN NHÓM CHIA SẺ LỜI CHÚA

Trong tháng 10/2017, Nhóm đã nhận được những đóng góp quảng đại để

chia sẻ với các em bất hạnh tại Việt Nam của các Cộng Đoàn và của qúy vị ân nhân

sau đây:

Giáo Xứ Takatori (tiền bán bánh mì) 5.000 yen

Nhóm Gia Trưởng Kobe 8.000 yen

Vườn Rau Tình Thương Himeji 5.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 7.000 yen

Vườn Rau Nhân Ái 15.000 yen

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo bán rau 28.000 yen

CĐ/CG Yamato (Matsuri Icho Danchi) 100.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Fujisawa 10.000 yen

AC Bình-Toan (Fujisawa) 5.000 yen

Nghé Con (Yamato) 5.000 yen

Tiền bán sả (Kawagoe) 30.000 yen

AC Khánh-Nhiễu bán rau (Yamato) 4.000 yen

Nguyệt Ánh Okada (USA) 1.000 yen

Một vị ân nhân 15.000 yen

AC Sơn-Thu (Yamato) 10.000 yen

AC Hải-Loan bán cà pháo (Yamato) 30.000 yen

Bà Nguyễn thị Mầu (Saitama) 2.000 yen

Quốc Nam (Isesaki, Gunma-Ken) 5.000 yen

AC Trung-Hiệp (Karasuyama, Tochigi-Ken) 10.000 yen

Bà Hà thị Kinh (Himeji) 5.000 yen

AC Phương-Thuật (Himeji) 10.000 yen

Nhóm Lòng Thương Xót Chúa Giáo Xứ Himeji 10.000 yen

Hội Mân Côi Himeji 10.000 yen

Page 26: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

26 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

AC Tuấn-Hương (Himeji) 10.000 yen

Chị Nguyễn thị Ngại (Himeji) 5.000 yen

Nguyễn Thanh Vũ (Himeji) 5.000 yen

AC Hòa-Thanh (Himeji) 10.000 yen

Chị Ngọc Anh (Himeji) 1.000 yen

Tổng kết tháng này 361.000 yen

Tổng kết từ trước tới nay (01/06/94-20/10/2017) 67.450.259 yen

Đã gởi về Việt Nam 85 đợt 66.275.500 yen

Tiền còn lại 1.174.759 yen

Trong tháng này, Nhóm đã nhận được học bổng giúp cho các trẻ em nghèo

hiếu học tại Việt Nam niên khóa 2017-2018 của qúy vị ân nhân sau đây:

- Cháu Thu-Thảo (Yamato) giúp một em: 12.000 yen

Thay mặt cho các trẻ em bất hạnh tại quê nhà, Nhóm CSLC xin thành thật

biết ơn các cộng đoàn, các ban đại diện và tất cả qúy vị ân nhân đã quảng đại chia

sẻ, hầu xoa dịu những đau khổ và thiếu thốn của các em. Đây cũng là một hình thức

giúp đỡ và xây dựng Giáo Hội cũng như tổ quốc Việt Nam.

Ước mong quý vị sẽ tiếp tục quảng đại tiếp tay với Nhóm trong công tác

bác ái này. Xin Ba Ngôi Thiên Chúa chúc lành cho qúy vị.

Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa

TÌM THÂN NHÂN

Linh ơi, gia đình đã đổi địa chỉ và số điện thoại, có gì liên lạc với anh Liêm và

chị Liễu nhé:

Anh Liêm: 682-557.9684; Chị Liễu: 682-551.3688

1316 Pierron Dr Arlinton, TX 76002

Em chúng tôi tên là Lê Hoàng Linh, tên Nhật là Tokunaga Ryo. Nếu ai biết em

Linh ở đâu, xin vui lòng chuyển đoạn tin nhắn này đến giùm.

Xin cám ơn vô cùng

Lê Hoàng Liêm, Lê thị Thúy Liễu

Page 27: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 27

THƯ MỜI HỌP GIAO ĐOAN

Kính thưa quí Cha, quí thầy, quí sơ, quí Ban Cố Vấn, quí Ban Đại Diện

Liên Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang, Liên Cộng Đoàn Miền Tây, quí Ban Đại Diện

các Cộng Đoàn, quí Ban thực hiện Phụng Vụ Lời Chúa, quí Ban Đại Diện Chương

Trình Thăng Tiến Hôn Nhân và quí Ban Đại Diện Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa.

Xin mời quí anh chị em dành thì giờ đến tham dự ngày họp Giáo Đoàn để

chuẫn bị phương hướng gần cho hoạt động của Giáo Đoàn trong tương lai.

Khẩn thiết trân trọng kính mời.

Thời gian: từ 8:30 sáng đến 5:00 chiều ngày (thứ bảy) 10 tháng 2 năm 2018

Đia điêm: Nhà Dòng UMINOHOSHI 海の星修道院)Tel 053-528-0190

431-1424 HAMAMATSU SHI, KITA KU, MIKKABI CHO

SHIMOONA 2245-8(浜松市北区三ケ日町下尾奈)

Chương trinh dự thảo:

07g00: Thánh Lễ (không bắt buộc)

08g00: ăn sáng

08g30: Giới thiệu thành phần tham dự

09g00: Bàn thảo phương hướng cho hoạt động của Giáo Đoàn tương lai gần.

11g45: Nghỉ

12g00: Ăn trưa

13g30: Tiếp tục bà thảo .

16:30: Đúc kết.

17g00: Giải tán

Để tiện việc sắp xếp chỗ ngủ, ẩm thực, xin các Ban Đại Diện vui lòng cho biết

số người tham dự.

Qúy Anh chị em dự định đến vào tối thứ sáu, xin vui lòng liên lạc trước thành

thật cám ơn.

Thay măt Ban Tô Chưc trân trọng kinh mời

Trương Ban Đai Diên Giáo Đoàn

Trân văn Minh

※ Điện thoaị di động 090-6599-0129. Email: yamadatranvanminh@yahoo.co.jp

Đi xe hơi ra cổng Tomei 17 Mikkabi, ra cổng chạy thẳng hướng Toyohashi -

Arai レ-クサイド.ウエイ khoảng 15 phút qua cầu đến đèn hiệu thứ 2 quẹo phải,

chun qua đường hầm, khoảng 200m, nhà dòng nằm bên trái.

Đi tàu điện xuống ga Hamamatsu đổi qua JR đi hướng Toyohashi, xuống ga

Washizu sẽ có người đón

Page 28: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

28 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

THÔNG BAO THAY ĐÔI ĐIA CHI

Xin thông báo với anh chị em, từ tháng 11 này, linh mục Ngô Quang Định sẽ

được thuyên chuyển về giáo xứ Narashino. Xin anh chị em vui lòng liên lạc với

ngài theo địa chỉ mới này:

Rev. Joseph Ngô Quang Định

Narashino Catholic Church

1385-2 Nagasaku-Cho, Hanamigawa-Ku; Chiba-Shi, Chiba-Ken 262-0044

Tel. 043-216.0035; Email: [email protected]

Anh chị em nào muốn liên lạc với hai cha Định và Nhã, xin liên lạc theo địa chỉ

sau:

Rev. GB Phan Đức Định sj

Jesuit Scholasticate

Wakamiya 2-60-21; Nakano-Ku, Tokyo 165-0033

Mobile: 070-3287.5715; Email: [email protected]

Rev. Joseph Nguyễn Thanh Nhã sj

Jesuit Scholasticate

Wakamiya 2-60-21; Nakano-Ku, Tokyo 165-0033

Tel. 03-5356.9871; Email: [email protected]

PVLC

THƯ MỤC VỤ HỘI ĐỒNG GIAM MỤC VIỆT NAM

GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Anh chị em thân mến,

Từ ngày 9 đến 13 tháng 10 năm 2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam họp Hội nghị

thường niên, kỳ II, tại Toà Giám mục Thanh Hoá. Chúng tôi gửi đến anh chị em lời chào

thân ái, “xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và Chúa Giêsu Kitô ban cho anh chị em ân sủng

và bình an” (Pl 1, 2).

1- Từ những chia sẻ của các giáo phận cũng như các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng Giám

mục, chúng tôi vui mừng trước những hoa trái mục vụ theo định hướng đã đề ra cho năm

2017, là “chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân”. Việc học giáo lý hôn nhân

được chú trọng hơn tại các giáo xứ; nhiều sáng kiến được áp dụng để giúp các bạn trẻ khám

phá vẻ đẹp, sự cao quý và tầm quan trọng của hôn nhân Kitô giáo; mục vụ hôn nhân cũng

là đề tài của các cuộc thường huấn linh mục ở cấp giáo phận cũng như giáo tỉnh. Chúng tôi

cám ơn những cố gắng của anh em linh mục, các tu sĩ, giáo lý viên và các bạn trẻ trong lãnh

Page 29: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 29

vực này. Hy vọng những nỗ lực đó sẽ được tiếp tục, hầu giúp các bạn trẻ bước vào đời sống

hôn nhân cách vững vàng hơn.

2- Trong năm 2018, chúng tôi đề nghị anh chị em tiếp tục quan tâm đến Mục vụ gia

đình, với điểm nhấn là đồng hành với các gia đinh trẻ.

Mặc dù có nhiều thách đố và khó khăn trong đời sống gia đình, vẫn có những chứng

từ tốt đẹp nơi nhiều cặp vợ chồng trẻ Công giáo. Họ chấp nhận những hy sinh lớn lao, vượt

qua mọi khó khăn thử thách để sống trung thành với giao ước hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng

đã can đảm giữ mầm sống trong mọi hoàn cảnh. Có những đôi bạn chấp nhận tình trạng son

sẻ suốt đời, vượt qua cám dỗ muốn sử dụng những phương pháp trợ giúp Giáo Hội không

cho phép, đồng thời đón nhận và thực thi tình phụ mẫu thiêng liêng qua việc đảm nhận

những hoạt động tông đồ, bác ái xã hội với lòng nhiệt thành hân hoan. Nhiều bậc cha mẹ

dù nghèo về kinh tế, vẫn cố gắng chu toàn bổn phận chăm lo cho con cái được giáo dục

toàn diện về thể dục, trí dục, cũng như đức dục và tâm linh.

Tuy vậy, phải nhìn nhận rằng do ảnh hưởng trào lưu hưởng thụ, sống ảo, sống gấp và

quan niệm lệch lạc về hôn nhân, một số không nhỏ những tiêu cực vẫn tồn tại và có nguy

cơ phát triển, ngay trong cộng đồng Công giáo như: phá thai, sống thử, kết hợp đồng tính,

ly dị, lựa chọn giới tính. Những hiện tượng này đang làm mất đi những giá trị truyền thống

của gia đình Việt Nam, đi ngược lại với ý muốn của Đấng Tạo hoá, để lại những hậu quả

nghiêm trọng cho thế hệ mới.

3- Dựa trên tình hình thực tế đã nêu trên, chúng tôi mời gọi các gia đình trẻ hãy trân

trọng giữ gìn và phát huy giá trị của hôn nhân Công giáo. Chúng tôi cũng mời gọi các mục

tử và mọi thành phần Dân Chúa đồng hành và giúp đỡ các gia đình xây dựng hạnh phúc.

Trong Tông huấn Niêm vui cua tinh yêu, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói đến những

nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia đình đổ vỡ. Đó là kỳ vọng quá cao về đời sống hôn

nhân, sự thu hút ban đầu qua đi, cùng với những khó khăn mới mà đôi bạn chưa được chuẩn

bị để đối diện. Ngoài ra, còn phải nói đến tác động của bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay,

đề cao tự do cá nhân hơn hạnh phúc gia đình, đo lường tình yêu dựa vào những tiêu chuẩn

vật chất và hưởng thụ hơn là những giá trị tinh thần. Vì vậy, trước những khó khăn trong

đời sống hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ coi ly dị, phá thai là giải pháp tối ưu thay vì cố gắng

vượt qua để bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Chính vì thế, đồng hành với các gia đình trẻ là yếu tố quan trọng trong Mục vụ gia

đình. Mục vụ hôn nhân không chỉ dừng lại ở khoá chuẩn bị nhưng phải đồng hành với các

đôi vợ chồng trẻ trong những năm tiếp theo, bằng cách giúp họ hiểu rằng: (1) Hôn nhân là

một hành trình dài, trong đó mỗi người phải gạt đi những ảo tưởng để đón nhận bạn đời của

mình như họ là, cùng nhau nên hoàn thiện hơn mỗi ngày; (2) Hành trình này đòi hỏi sự kiên

nhẫn, hiểu biết, hy sinh và quảng đại; (3) Hành trình đó giúp đôi bạn đào sâu và làm phong

phú hơn quyết định của họ khi bước vào đời sống hôn nhân (Niêm vui cua tinh yêu, số 223).

Page 30: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

30 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

4- Các linh mục và các cộng đoàn giáo xứ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng

hành này, cụ thể qua những việc sau:

- Cổ võ việc cầu nguyện chung trong gia đình, năng tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận

các bí tích;

- Tổ chức những buổi tĩnh tâm cho các đôi vợ chồng trẻ;

- Tổ chức thánh lễ nhân dịp kỷ niệm hôn phối, để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho đời

sống gia đình;

- Tổ chức những buổi nói chuyện về đề tài cụ thể như: sinh sản và giáo dục con cái,

những vấn đề thường gặp sau khi kết hôn, cách giải quyết xung đột trong gia đình;

- Chia sẻ kinh nghiệm của các đôi vợ chồng đi trước, đặc biệt gương sáng và kinh

nghiệm của cha mẹ đôi bên có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các gia đình trẻ;

- Sinh hoạt nhóm nhỏ theo mô hình “cộng đoàn Giáo Hội cơ bản”, ở đó các gia đình

trẻ có thể chia sẻ và nâng đỡ nhau cách cụ thể.

Chúng tôi ước mong các đoàn thể tông đồ quan tâm nhiều hơn đến các gia đình trẻ, có

những hoạt động thích hợp để quy tụ và đồng hành với họ trong những năm đầu đời của

sống hôn nhân, những năm ngập tràn hạnh phúc nhưng cũng không ít thử thách.

5- Nhân dịp này, chúng tôi muốn hướng anh chị em tới một gia đình lớn hơn là Giáo

Hội Công giáo Việt Nam, trải dài trong suốt bề dày lịch sử truyền bá đức tin. Năm 2018,

chúng ta sẽ kỷ niệm 30 năm Toà Thánh nâng 117 vi Tử đạo lên hàng hiên thánh. Đây

là một dấu son trong lịch sử và là niềm tự hào của Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta hãy tạ ơn

Chúa đã ban cho Giáo Hội những chứng nhân anh dũng, dám sống mầu nhiệm hạt lúa được

gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi để mang lại nhiều hoa trái (x. Ga 12,23-25). Thật vậy,

trong lễ phong thánh tại Rôma, ngày 19-6-1988, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã

nhắn nhủ: “Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo

là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha

ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp

cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ

đích thực của Đức Kitô”.

Kỷ niệm biến cố phong Thánh Tử Đạo là dịp để chúng ta ôn lại đời sống chứng nhân

của các ngài, noi gương các ngài, sống tinh thần Phúc Âm trong mọi hoàn cảnh, cộng tác

phần mình xây dựng một Giáo Hội vững mạnh và một xã hội công bằng và nhân ái. Để kỷ

niệm biến cố quan trọng này, chúng tôi sẽ bàn thảo và đưa ra những đề nghị, nhằm hướng

tới một chương trình bao gồm cư hanh, hoc hoi va sông đưc tin. Cử hành để tạ ơn Chúa,

tôn vinh các bậc Tiền Nhân và xin các ngài bầu cử cho Giáo Hội và Quê Hương; học hỏi để

hiểu biết cuộc đời và ý nghĩa sự hy sinh cao cả của các ngài; sống đức tin theo gương các

Thánh Tử Đạo là những người trước khi chết vì Đạo thì đã sống cho Đạo, đạo làm người

và Đạo làm con cái Chúa.

Page 31: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 31

6- Anh chị em thân mến, chúng tôi kết thúc Hội nghị này vào đúng ngày 13 tháng 10

năm 2017, kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Sứ điệp Fatima vẫn mang tính thời

sự và cần thiết cho Giáo Hội ngày nay. Ước gì mỗi người, mỗi gia đình Công giáo Việt Nam

biết đón nhận và sống sứ điệp ấy cách cụ thể: Sám hối, canh tân đời sống theo tinh thần

Phúc Âm; Lần chuỗi Mân Côi để theo gương Mẹ, bước đi trên đường theo Chúa; Tôn sùng

Trái tim Mẹ để tâm hồn chúng ta nên giống Đức Mẹ, chan chứa tình yêu và lòng thương

xót. Nhờ Mẹ và với Mẹ, chúng ta hãy đem tinh thần Phúc Âm vào đời sống gia đình cũng

như xã hội, góp phần xây dựng nền văn minh tình thương và sự sống trên quê hương đất

nước chúng ta.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Fatima và các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xin Chúa

chúc lành cho anh chị em.

Làm tai Toà Giám muc Thanh Hoa, ngay 13 thang 10 năm 2017

+ Giuse Nguyễn Chí Linh

Tông Giám muc Huê

Giám quan Giáo phân Thanh Hoá

Chu tich Hôi đông Giám muc Viêt Nam

+ Phêrô Nguyễn Văn Kham

Giám muc Giáo phân Mỹ Tho

Tông Thư ky

HỢP TÁC MỤC VỤ DI DÂN VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Ngày 24 tháng Chín

2017, Hội Thánh tại Nhật Bản

tổ chức Ngày Di dân và Tị nạn,

qua đó gây ý thức về sự hiện

diện của các thành phần nhập

cư và bổn phận mục vụ đối với

các tín hữu di dân. Trong dịp

này, từ ngày 23 đến 28 tháng

Chín, phái đoàn của Uỷ ban

Mục vụ Di dân (UBMVDD) trực thuộc Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam do Đức

cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng –chủ tịch UBMVDD– làm trưởng đoàn, đã đi thăm và làm việc

với Uỷ ban về Người di dân, tị nạn và di trú (J-CaRM) của HĐGM Nhật Bản do Đức cha

Michael Goro Matsuura –giám mục giáo phận Nagoya– làm chủ tịch.

Page 32: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

32 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Trước buổi làm việc chính thức vào chiều 26 tháng Chín, Đức cha Giuse đã đến chào

HĐGM Nhật Bản đang họp thường niên tại Tokyo. Đức cha Giuse đã gửi lời cảm ơn chân

thành đến Giáo hội tại Nhật Bản về lòng quảng đại quan tâm đến các tín hữu Việt Nam.

Trong phần đáp từ, Đức Tổng giám mục Joseph Mitsuaki Takami, S.S. –Tổng giám mục

Nagasaki và là Chủ tịch HĐGM Nhật Bản– cũng cảm ơn những đóng góp về ơn gọi và đời

sống đức tin của người Việt Nam tại Nhật Bản. Hiện có 170 tu sĩ và 41 linh mục Việt Nam

đang học và làm việc tại Nhật Bản. Trong buổi làm việc, Đức cha Matsuura và các chuyên

viên của J-CaRM đã trình bày hiện trạng di dân Việt Nam tại Nhật Bản cùng những vấn nạn

và quan ngại xã hội. Năm 2016, theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, có 88.211 người

Việt Nam nhập cảnh theo diện tu nghiệp nghề, chưa kể số lượng du học sinh và nghiên cứu

sinh. Tuy nhiên, tình trạng di dân Việt Nam bị bóc lột, áp bức và lạm dụng đã xảy ra đến

mức báo động. Theo nhiều nguồn khảo sát, hiện nay có khoảng 200.000 di dân Việt Nam

tại Nhật Bản. Tình trạng này cho thấy nhu cầu cũng như khó khăn về đời sống mục vụ và

đức tin của người Việt Nam tại Nhật Bản. Sau 2 tiếng trao đổi, và suy xét, hai Uỷ ban Việt

Nam - Nhật Bản đã đi đến thoả thuận: thành lập nhóm chuyên trách chung gồm đại diện

linh mục, tu sĩ Việt Nam tại Nhật và đại diện thuộc UBMVDD Việt Nam để tư vấn và đề ra

chương trình mục vụ và xã hội cho người Việt tại Nhật Bản cũng như người Nhật tại Việt

Nam; chuẩn bị thiết lập hai trung tâm mục vụ cho di dân Việt Nam tại Nhật Bản trong giáo

tỉnh Tokyo và Osaka. Theo số liệu của HĐGM Nhật Bản vừa gửi cho Bộ Truyền giáo, hiện

nay dân số Nhật Bản là 120 triệu, Giáo hội tại Nhật có 450.000 tín hữu, 1.800 linh mục

(trong đó có 519 linh mục nước ngoài) đang phục vụ tại 16 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh

Tokyo, Osaka và Nagasaki. Với các số liệu trên đây về diện tích, dân số và tỷ lệ tín hữu, có

thể nói Giáo hội tại Nhật khá khiêm tốn về số lượng; nhưng HĐGM Nhật Bản lại rất quảng

đại với các chương trình và định hướng mục vụ cho di dân. Cụ thể, HĐGM Nhật Bản đã

ban hành định hướng mục vụ “Tiến về Nước Trời vươn xa qua những ranh giới quốc gia”,

trong đó nhấn mạnh: cáo giáo phận và giáo xứ phải hợp tác với sứ mạng của J-CaRM để

các tín hữu nước ngoài có thể tích cực tham dự các bí tích và được giáo dục đức tin bằng

ngôn ngữ riêng; tạo điều kiện để các tín hữu nước ngoài được hội nhập và trở nên thành

viên của gia đình đức tin nơi các giáo xứ; phiên dịch các thông tin mục vụ cho tín hữu nước

ngoài; mở các văn phòng tư vấn ở các giáo phận để trợ giúp tín hữu nước ngoài; trợ giúp

các tín hữu nước ngoài đối phó với các vấn nạn xã hội. Các chuyên viên về xã hội và pháp

lý của HĐGM Nhật Bản cũng rất tích cực tổ chức các chương trình hành động và vận động

chính phủ bảo vệ người lao động nhập cư và di dân, khuyến cáo các tổ chức môi giới lao

động vi phạm luật pháp, can thiệp trực tiếp các trường hợp bóc lột lao động và lạm dụng

sức lao dộng, tố cáo các tổ chức hoặc cá nhân vi phạm nhân phẩm người lao động.

Theo nguồn tin WEB HĐGMVN

Page 33: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 33

TRANG GIÁO LÝ --- QUANG LÂM --- Quang --- “Quang” là ánh sáng. Diễn tả sự vinh dự, rực rỡ, vẻ vang.

Lâm --- “Lâm” là từ có tính kính trọng. Từ ngữ diễn tả việc từ trên cao: đến (ngự đến),

nhìn xuống, chiếu sáng.

Quang Lâm --- Quang lâm là cụm từ dùng để tôn vinh (vị) khách đến viếng thăm. Nói

lên sự vinh dự và vinh hạnh của bên được đón tiếp, cùng sự vẻ vang và rực rỡ của vị khách

đến viếng. Nói các ngắn gọn thì quang lâm có nghĩa là đến trong vinh quang.

Quang lâm --- Khái niệm có từ thời Giáo Hội Sơ Khai

Giáo Hội sơ khai dùng cụm từ quang lâm để nói lên sự việc Chúa Giêsu sẽ đến lần thứ

hai. Lần thứ hai hoàn toàn khác với lần thứ nhất. Lần thứ nhất, Ngài đến trong cảnh cơ hàn.

Nhưng lần thứ hai, Ngài sẽ ngự đến trong vinh quang. Và sự việc “lại ngự đến trong vinh

quang” này được Giáo Hội Sơ Khai diễn tả bằng hai chữ “quang lâm”.

“Lại ngự đến trong vinh quang” đê làm gì?

Khi nói đến ngày Chúa Giêsu lại đến, thì chúng ta thường hay liên tưởng đến ngày

tận thế. Nhưng biến cố “Chúa Giêsu lại đến” không phải là thời điểm để nói lên ngày vũ trụ

đi vào cõi hư vô. Thật sự, chúng ta không rõ sự việc gì sẽ xảy ra trong thời điểm ấy. Nhưng,

nếu dành thời gian đọc lại Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ biết được: đó là thời điểm Chúa

Giêsu lại đến để phán xét nhân loại, và đồng thời, đó cũng là lúc Ngài đến để thiết lập Nước

Trời Vĩnh Viễn.

Do đó, “ngày Chúa Giêsu quang lâm” là ①móc điểm chiến thắng cuối cùng của

Chúa Giêsu, là ②lúc mọi sự được hoàn tất, là ③thời điểm Chúa Giêsu trao lại Vương

Quốc cho Thiên Chúa, và đó chính là giây phút ④muôn loài cúi đầu quy phục Thiên Chúa.

Kinh Thánh nói gì về sự vinh quang này?

Theo Phúc Âm Thánh Máccô, thì đó là lúc “măt trơi se ra tôi tăm, măt trăng không

còn chiêu sáng, các ngôi sao tư trơi sa xuông, và các quyên lưc trên trơi bi lay chuyên

(13,24-25)”. Vậy thì, sự quang lâm của Chúa Giêsu đâu có gì để gọi là vinh quang đâu? Vì

vũ trụ sẽ trở nên tối tăm kia mà? Có thể chúng ta đã gắn ý nghĩa rực rở và vẻ vang vào khái

niệm của chữ vinh quang.

Kính thưa Giáo Đoàn! Ngoại trừ Thánh Gioan, thì cả ba Thánh Sử Kinh Thánh đều

diễn tả ngày quang lâm tương tự như nhau. Nghĩa là sao? Nghĩa là các Thánh Sử Kinh

Thánh muốn cho chúng ta biết rằng: thê giơi cua loai ngươi se bi tan ra trươc sư oai phong

cua đâng thẩm phán tôi cao (trong ngay Đưc Chúa Giêsu quang lâm). Và vì Ngài là vi thẩm

phán tôi cao, cho nên, ngày quang lâm cũng là giây phút Ngài đến để phân tách người lành

và kẻ dữ.

Đến lần thứ hai là trong vinh quang - vậy thì phải hiêu như thế nào về lần thứ

nhất?

Lần thứ nhất, Ngài (Chúa Con) đến trong cảnh cơ hàn để thể hiện sự ha mình tột

cùng của Thiên Chúa. Và đây là đặc thù của Chúa Con - tự hủy bỏ chính mình để được

Chúa Cha đón nhận lại (trong Thiên Chúa). Hạ mình như thế nào? Đó là: măc lây thân phân

lam ngươi. Tuy Ngài mặc lấy thân phận làm người, nhưng bản thân Ngài vẫn ngự cõi Trời

cao trong Thiên Chúa.

- - - - - - - - - - - - ※ Thiên Chúa là cõi phát sinh cua muôn loài tho tao. Thiên Chúa là cõi quay vê cua

muôn loài tho tao. Và chúng ta là loài tho tao. Xin ta ơn Thiên Chua!

Page 34: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

34 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

TÌM HIỂU MÀU ÁO LỄ PHỤNG VỤ

Cũng như hoa có ngôn ngữ của nó, các màu áo lễ

cũng có biểu tượng riêng tùy theo lịch phụng vụ.

Nguyên thủy, các màu áo lễ và các trang cụ dùng trong

phụng vụ là do giáo hoàng tương lai Innocentê III (†

1216) đặt ra trong điều ước Bí ẩn của bàn thánh (De

sacro altaris mysterio), nó giúp chúng ta có các chỉ dẫn

đầu tiên.

MÀU TRẮNG: Tượng trưng cho sự ngây thơ trong trắng, tinh tuyền và thánh thiện, màu

trắng là màu ánh sáng của Chúa. Màu trắng được dùng trong các ngày lễ lớn như lễ Giáng

Sinh, lễ Ba Vua, Thứ Năm Tuần Thánh, các ngày vọng Phục Sinh, lễ Phục Sinh, lễ Thăng

Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các thánh không tử đạo (ngoại trừ lễ sinh nhật Thánh Gioan

Báp-tít, các Thánh Phêrô và Phaolô, Thánh Gioan thánh sử, Thánh Phêrô Tông đồ, Thánh

Phaolô Trở lại), lễ Kitô Vua, lễ Thánh Tâm, lễ Thánh Thể, lễ Chúa Giêsu Rửa tội, lễ Truyền

Tin, lễ Ba ngôi, lễ Hiển Linh… Và trong các lễ rửa tội và đám cưới.

MÀU ĐỎ: Màu của Tình yêu, của máu và của lửa Thần Khí, màu ngày chúa nhật Lễ Lá,

Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Hiện Xuống, lễ Thánh giá Vinh quang, lễ các thánh tử đạo và cũng

có thể mặc trong các ngày lễ thêm sức và chịu chức.

MÀU XANH LÁ CÂY: Biểu tượng của hy vọng, của thiên nhiên, của công trình Tạo

dựng của Chúa. Màu xanh là màu Thường Niên được mặc ở hai thời kỳ: từ ngày hôm sau

ngày Chúa Giêsu Rửa tội đến ngày thứ ba trước lễ Tro, sau đó từ ngày hôm sau lễ Hiện

Xuống đến chúa nhật đầu tiên Mùa Vọng.

MÀU TÍM: Màu của tha thứ, chờ đợi, ăn năn được mặc trong Mùa Vọng và Mùa Chay.

Màu tím cũng được dùng trong bí tích hòa giải và thay thế màu đen ngày xưa dùng trong

các buổi phụng tự và thánh lễ cho người quá cố.

MÀU HỒNG: Màu pha trộn của màu đỏ (tượng trưng cho tình yêu Thiên Chúa) và màu

trắng, hoặc màu tím (tượng trưng cho ăn năn). Màu hồng được mặc hai lần một năm, chúa

nhật thứ ba Mùa Vọng (Gaudete) loan báo niềm vui lễ Giáng Sinh và chúa nhật thứ tư Mùa

Chay (Laetare).

MÀU VÀNG KIM LOẠI: màu ánh sáng quý báu và vương quốc Chúa Kitô có thể được

dùng trong các ngày lễ trọng thể, các ngày lễ hội, đặc biệt ngày lễ Giáng Sinh và lễ Phục

Sinh, các lễ cao điểm của năm phụng vụ. Màu vàng nếu không pha trộn chung với màu

vàng kim loại thì không được dùng.

MÀU BẠC có thể dùng như màu trắng.

Màu xanh da trời ít được dùng ở Pháp, được dùng ở Tây Ban Nha và Châu Mỹ La Tinh

trong những ngày lễ Đức Mẹ.

Màu xám tro đặc trưng của vùng Lyon, được mặc trong Mùa Chay, những ngày trong

tuần.

Marta An Nguyễn dịch

(Theo nguồn tin baoconggiao.net)

Page 35: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 35

TỨ DIỆU ĐẾ dưới ánh sáng của TIM MỪNG

Tứ Diệu Đế, đó là bốn chân lý mà Hoàng Tử Cồ Đàm, tức là Đức Phật đã được

khai sáng, là Đời người thì khổ; Nguyên nhân của khổ là dục vọng; diệt khổ bằng cách thoát

khỏi mọi hình thức của dục vọng và sự diệt khổ có thể đạt được qua BÁT CHÁNH ĐẠO.

Bát Chánh Đạo là chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính

tinh tấn, chính niệm và chính định (Trích trong Từ điển thần học giản yếu, trang 53, ở mục

từ BUDDHISM).

Đời là bể khổ hay bể sướng ? Đời người thì khổ hay sướng. Quả thật sướng hay khổ là do

con người chứ không do đời. Đời nó là thế mà !!! và Thế mới là ĐỜI. Người ta sống cứ

than khổ. Tôi khổ quá, Trời ơi !!!!!!!!! Khổ hay sướng là do mình chứ đâu do Trời mà kêu

với than.

Thiên Chúa đã dựng nên muôn vật, muôn loài cho con người sử dụng. Hãy nhìn xem trời

đất bao la: mặt trời, mặt trăng cùng muôn tinh tú; biển cả, sông ngòi; cây cối, động vật muôn

hình muôn vẻ,…..không tài nào hiểu thấu, không ngớt lời ca ngợi, tôn vinh.

Thế mà ta có biết cách dùng, có biết cách thưởng thức không? Biết dùng,biết thưởng

thức thì sướng; không biết dùng, không biết thưởng thức thì khổ. Muốn biết cách dùng và

muốn biết thưởng thức thì phải sống Lời Chúa và cầu nguyện.

Tại sao người ta lại cứ than khổ ?

Có người có của ăn hàng ngày lại lấy làm đủ; còn người khác thì bao nhiêu cũng vẫn

cảm thấy thiếu. Cứ nghèo là khổ sao ? Mà thế nào là nghèo, thế nào là giầu ? Bộ cứ là tỉ

phú là giầu; không có đồng xu dính túi là nghèo sao? Không hẳn là như vậy. Phải nói người

Giầu là người cảm thấy mình đủ, chứ không phải người có nhiều; người nghèo là người

cảm thấy mình thiếu, chứ không phải không có gì.

Như vậy nếu người nào không ham tiền, không ham của, không ham như người ta, cảm

thấy và xác tín rằng những gì “mình là”, những gì “mình có” là đủ rồi thì là người giầu. Còn

người mà cứ vẫn phải lo làm thêm, kiếm thêm; những gì mình là, mình có chưa có đủ thì là

người nghèo.

Thực tế cho thấy, những người được cho là nghèo, họ không ham nhiều tiền, không ham

nhiều của, không ham như người ta; cảm thấy những gì mình là, mình có là đủ là người

giầu. Còn người được cho là giầu, là tỉ phú nhưng họ vẫn cứ muốn làm thêm cho có nhiều

hơn nữa, những gì họ là, những gì họ có chưa đủ là người nghèo. Những người này thường

cũng hay than khổ. Và người thực sự là nghèo là những người được cho là nghèo, đồng thời

họ vẫn ham có nhiều tiền, nhiều của; những gì họ đang có, đang là chưa đủ, loại người này

thì than trời than đất. Họ là cái “bể than”; lúc nào họ cũng than khổ; có bao nhiêu cũng

Page 36: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

36 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

không đủ cho họ. Mà càng than bao nhiêu thì càng khổ hơn bấy nhiêu thôi.

Vậy nghèo hay giàu, sướng hay khổ là do mình, do cái lòng của mình, mà người ta gọi

là DỤC VỌNG. Nguyên nhân của khổ là do Dục Vọng.

Đức Giê-su nói về các dục vọng này là: “Vì tự lòng phát xuất ra những ý định gian tà,

những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống”(x.Mt

15,19).

Thánh Phao-lô thì nói: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn,

ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp,

chia rẽ, bè phái, ganh tị, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy”(x. Gal 5, 19-

21).

Thánh Gio-an thì nói đến “dục vọng của xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình

có của”(x.1Ga 2,16).

Theo đó, ta biết được dục vọng của cái miệng là thích ăn, thích uống; dục vọng của cái

lưỡi là thích nói, thích nổ; dục vọng của cái tai là thích nghe; dục vọng của con mắt là thích

nhìn; dục vọng của đôi tay là thích sờ; dục vọng của con tim là thích yêu; dục vọng của đôi

môi là thích hôn.

Tựu trung ta thấy, con người chúng ta có ba dục vọng sau đây: Tình dục, ganh tị và lười

biếng. Ba điều này làm cho người ta đau khổ nhất. Tình dục là cái thứ nhất, người ta không

được yêu, không được thương, không được thỏa mãn nên ngoại tình, dâm bôn, phóng đãng,

do đó mà khổ. Ganh tị, vì thấy người ta hơn mình, không bằng lòng với mình, nên tranh

chấp, ghen tuông, bất hoà, hận thù, vu khống, giết người, làm chứng gian, do vậy mà khổ.

Lười biếng, là không chịu khó làm việc, nên đi ăn cắp, ăn trộm, do thế mà khổ. Để diệt khổ,

để diệt ba thứ dục vọng này, ta phải làm ba việc sau đây. Một là biết làm chủ bản thân, làm

chủ những ước muốn và tình cảm của mình. Hai là bằng lòng với những gì mình đang có

và đang là. Ba là chịu khó làm việc.

1. Biết làm chủ bản thân

Là con người, ta có ý chí và lý trí, nên ta phải tập luyện để làm chủ bản thân, làm chủ các

ước muốn và làm chủ tình cảm của mình. Nghĩa là ta phải thấy đúng (chính kiến) và suy

nghĩ đúng (chính tư duy). Suy nghĩ đúng là suy điều nào xấu, điều nào tốt; điều nào lành

điều nào dữ; điều nào trái, điều nào phải. Thấy đúng là thấy điều tốt, điều lành, điều phải

mà nói và thực hành.

Con người không như con vật, để rồi cứ muốn gì là phải có cho bằng được, bất chấp tất

cả. Muốn ăn là đi ăn trộm; muốn uống là đi ăn cắp; muốn làm tình là đi cưỡng bức. Điều

đó đâu có đúng, đâu có được. Là con người, ta phải : muốn ăn thì “lăn vào bếp”; muốn uống

thì đi làm; muốn làm tình thì đi yêu thương. Người ta gọi đó là “dục” mà không “dâm”.

Là con người ai cũng có DỤC hết, ai cũng thích ăn, thích uống, thích yêu thương hết. Đó

Page 37: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 37

như là nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Thế nhưng ta phải ăn uống điều độ mới tốt cho sức

khỏe và biết tiết chế mới thăng hoa.

Nói riêng về dục tình hay tình dục. Đây là một khả năng đặc biệt mà Tạo Hóa ban tặng

cho con người được hạnh phúc. Ta phải biết tiết chế để hưởng niềm vui, khoái lạc mà không

DÂM.

Như ta biết, người phụ nữ được gọi là “phái đẹp”, là “người đẹp”, rất hấp dẫn, đơn giản vì

phụ nữ là hiện thân của cái đẹp. Đẹp thì ai cũng thích, ai cũng muốn nhìn. Do đó ta phải coi

Phụ nữ như những bông hoa, ta biết chiêm ngưỡng cái đẹp. Thế thôi. Không có gì sau đó

cả. Đẹp thì tôi nhìn, tôi chiêm ngưỡng và tạ ơn Chúa. Lạy Chúa, ôi đẹp quá!!!! Có ai ngắm

hoa hồng đẹp mà lại đi vò nát hay chà đạp không ? Chắc chắn là không. Ta hãy làm như

vậy đối với phụ nữ ! Hãy chiêm ngắm cái “Tòa thiên nhiên” ấy; mà đừng chà đạp hay vò

nát, nghĩa là đừng có những ý tưởng xấu xa hay không lành mạnh. Phụ nữ không là “quỉ

cám dỗ”, mà con quỉ đó ở trong lòng, trong đầu của ta cơ. Ta hãy diệt “con quỉ dâm” trong

lòng, trong đầu của ta đi. Ta diệt DÂM chứ không diệt DỤC.

Con người mà không còn biết ngon, không còn cảm giác, không còn tình cảm nữa thì là

sỏi đá chứ không phải là con người. Con người diệt DÂM được không ? Được. Cứ cố gắng,

bằng ý chí và lý trí của mình và nhờ Chúa giúp, con người có thể làm chủ được bản thân,

làm chủ được ước muốn và làm chủ được tình cảm của mình. Điều này dành cho mọi người

chứ không nhất thiết là cho những người đi tu. Người sống đời vợ chồng cũng phải tiết chế

và người sống đời tu thì càng phải tiết chế hơn.

2.Bằng lòng với những gì mình có

Mình là thế nào thì mình chấp nhận mình là thế đó. Chấp nhận giới tính với những khả

năng và tâm sinh lý của mình. Đồng thời phát huy những khả năng mình có; cũng như thế

mạnh theo giới tính của mình.

Ngoài ra, mình còn phải bằng lòng với những gì mình có nữa. Tôi có một nghề nghiệp

(chính nghiệp). Hãy yêu nghề của mình và làm hết lòng hết sức, không chỉ để ta có của ăn,

áo mặc ở đời này, mà còn tạo một cái nghiệp tốt cho ta ở đời sau nữa.

Ta có một ơn gọi (chính mệnh), một sứ mạng để phục vụ; ơn gọi sống đời hôn nhân, làm

cha, làm mẹ. Hoặc ơn gọi tu trì, làm Linh Mục, Tu Sĩ; làm Hòa Thượng, Ni cô. Người lấy

vợ, lấy chồng, chớ có so bì với nhà Tu: “Đi tu sướng hơn”. Đừng có đứng núi này trông núi

kia. Cái nào cũng có cái sướng, cái khổ của nó hết. Sao cho, tôi có nhà, tôi có một mái ấm

gia đình là hạnh phúc. Không cần phải có nhà lầu, xe hơi; không cần phải có nhiều tiền,

nhiều của mới được. Cứ có vợ hiền, con ngoan; Chồng siêng, con giỏi là hạnh phúc rồi.

Sao cho, Tôi có một đời tu trì bình an và siêu thoát, là OK. Không cứ phải có bằng cấp

này bằng cấp nọ hay làm được việc này việc kia. Cái đáng quan tâm phải là tu sao cho đắc

đạo, tu sao cho mính nên thánh, nên thiện.

Page 38: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

38 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Đó là việc chính của đời ta, là sứ mạng chính mà ta phải hoàn thành, khi sống ở đời này.

3.Chiu khó làm việc.

Muốn có gì thì phải chịu khó làm việc. Không có gì từ trên trời rơi xuống cả. Từ trời rơi

xuống chỉ có ánh sáng, không khí và nước mưa thôi. Còn tiền bạc, của cải, thành công phải

ra sức làm việc và học hỏi mới có. Có làm gì thì phải “làm lành lánh dữ”(chính tinh tấn);

có nói gì thì phải nói thật (chính ngữ), nhưng không phải sự thật nào cũng nói. Phải suy tính

trước khi làm và suy niệm trước khi nói(chính niệm).

Suy tính xem việc đó làm có lợi không, có mang lại hiệu quả gì không; có làm hại đến

người khác không? Có khả thi không? Có đúng không, có chính đáng không, có chân chính

không? Có công bằng không ? Có bất công, bất chính hay bất nhân không? Có bất hiếu, bất

nghĩa không?

Suy niệm để mình nói cái gì, nói thế nào, có đáng nói không; có hợp thời, hợp người, hợp

lý, hợp tình không? Người ta nói: “Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” mà. Nói sao cho,

nói ít, nói đủ, nói đúng; ngắn gọn, dễ hiểu, không lừa gạt, không gian, không dối.

Ta làm với đôi tay và khối óc của ta, những gì ta có là do mồ hôi, nước mắt ta đổ ra mới

quí, chứ không đi ăn cắp, ăn trộm. Ăn của người khác đâu có ngon lành gì, có ngày cũng

phải trả thôi. Không trả đời này cũng phải trả đời sau à.

Chính ta là người quyết định về con người và cuộc đời của mình (chính định). Ta định

cho con người của ta thế nào ? Một con người tốt lành, thánh thiện hay xấu xa, gian ác? Ta

định cho cuộc đời của mình ra sao? Một cuộc đời bình an và hạnh phúc; sướng hay khổ. Ta

hãy có giờ thinh lặng giữa cõi Ta-bà này để thiền định và phải bắt tay mà xây dựng con

người và cuộc đời của ta. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân của ta.

Chúa không tiền định cho ai phải khổ ngoài một mình Đức Giê-su. Và cũng không tiền

định cho ai phải trầm luân mãi mãi. Trái lại, Chúa tiền định cho mọi người được sống đời

đời kiếp kiếp thôi. Nhưng ta có muốn hay không là do ta quyết định.

Đức Phật chỉ giác ngộ về đau khổ và tìm cách diệt khổ trong bể khổ trần gian. Đời mãi

mãi là bể khổ!!! Đời người thì đời đời kiếp kiếp là khổ.Còn Đức Giê-su đã chịu đau khổ để

diệt khổ bằng cách thánh hóa những đau khổ đó nhằm đem lại cho con người ơn cứu độ và

chỉ cho ta con đường diệt khổ đó. Nếu ta theo con đường của Đức Giê-su chỉ cho thì đời

không là bể khổ mà là bể sướng. Đời mãi mãi là bể sướng!!! Đời người thì đời đời kiếp kiếp

là sướng. Sướng vì được sống ở đời này một lần và được sống mãi ở đời sau. Con người

của ta sẽ là một con người yêu thương, nhẫn nhục, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Cuộc

sống của ta sẽ là một cuộc đời hoan lạc, bình an và kỳ diệu. Kỳ diệu vì ta được sống trong

bể sướng trần gian này và được sống đời đời kiếp kiếp trong bể hạnh phúc trên trời.

Lm. Bosco Dương Trung Tin

Page 39: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 39

TÙY DUYÊN.

Tôi vừa đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được nhiều bài học sâu sắc. Tôi cảm thấy

nó là cách rất tốt đê mọi người có thê sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì

vậy, tôi muốn chia sẻ đôi điều mà tôi đã học được từ cuốn sách ấy với mọi người..!

1. Sự thanh tinh nằm ở trong tâm

Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ

cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát

hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm

của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua,

ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy

thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng

làm sao.

2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có

thê làm đau người khác, nhưng người bi

bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn

Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người

nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại

chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất

kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều

đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời

nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người

ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.

Tha thứ cho người khác, hóa ra là đang “cởi trói” cho chính mình”Sự tha thứ không

phải là những điều mà chúng ta làm cho người khác, mà chúng ta làm cho chính chúng

ta đó .

3. Suy nghĩ sẽ đinh hinh con người bạn

Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng,

chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn

nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên

điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn! Do đó, cuộc sống

cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc

sống thành niềm vui riêng cho mình.

4. Biết người là thông minh, biết minh là sự giác ngộ

Page 40: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

40 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học

sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con

người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình.

Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn

mỗi ngày.

Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này

thôi !

5. Thay thế đố ki bằng ngưỡng mộ

Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự

thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người

khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị

chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở

thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng

không ngờ tới.

6. Nhân từ với tất thảy mọi người

Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng

khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào

những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo;

ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.

Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có

họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp.

Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho

người khác.

7. Tùy duyên

“Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên, Vinh nhục ai không gặp, có chi

phải ưu phiền”

Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Như nhà

sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi

sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn được thứ gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy

để tùy duyên.

Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi

chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau

khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu

bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.

Hay sông như hôm nay la ngay cuôi cung. Tôi đa lam đươc 4/7 điêu rôi va thây

đơi minh no cung thanh than đi bơt phân nao. Đăc biêt, tôi thich nhât la điêu cuôi cung.

Page 41: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 41

LỜI CAM ƠN TỪ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ

VIỆT NAM-CÔNG GIÁO VÙNG KANTO

Nhóm giới trẻ Việt Nam-Công Giáo vùng Kanto xin chân thành cảm ơn

quý Cha, quý Thầy, quý Sơ cùng toàn thể các bạn trẻ Việt Nam tại Nhật đã tham

gia đại hội thường niên lần IV, ngày 16/9/2017 tại nhà dòng Salesio, Chofu, Tokyo

với chủ đề "Lên Đường".

Sự đồng hành và cháy hết mình của quý tu sĩ và hơn 200 bạn trẻ đã tạo nên

một ngày đại hội thật ý nghĩa với nhiều kỉ niệm khó phai.

Do giới hạn về địa điểm nên đại hội lần IV chỉ được tổ chức một ngày; nhưng

nội dung đại hội cũng đã bao gồm phần chia sẻ học hỏi, thánh lễ, sinh hoạt đội

nhóm, trình diễn văn nghệ và cầu nguyện. Trong phần chia sẻ học hỏi theo đội

nhóm, hưởng ứng chủ đề năm mục vụ 2017 "Chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào

đời sống hôn nhân" và dưới sự hướng dẫn của các tu sĩ với nhiều kiến thức và kinh

nghiệm, các bạn trẻ đã cùng nhau học hỏi, lắng nghe và chia sẻ những vấn đề phổ

biến trong giới trẻ hiện nay như "hôn nhân khác đạo", "sống thử", "ngoại tình"... từ

Page 42: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

42 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

đó rút ra bài học và là hành trang cho các bạn bước vào đời sống hôn nhân. Không

những thế, các bạn còn được lên kết với nhau qua những trò chơi và các tiết mục

văn nghệ "cây nhà lá vườn" mang tinh thần đồng đội, từ đó hiệp nhất và kết giao

tình nghĩa anh em bạn bè. Đại hội đã khép lại bằng một buổi cầu nguyện lắng đọng

và thiêng liêng, mọi người cùng dâng ngày đại hội và hiệp nhất trong Chúa.

Một lần nữa xin chân thành tạ ơn Chúa, cảm ơn quý tu sĩ và các bạn trẻ đã tạo

nên một ngày đại hội thành công tốt đẹp. Cầu xin Chúa cho giới trẻ chúng con có

thêm nhiều ngày đại hội thành công nữa, để chúng con trở nên liên kết như anh em,

để cùng nhau sống đạo-sống đời thật tốt nơi đất khách quê người. Hẹn gặp quý tu

sĩ và các bạn trẻ vào đại hội lần V năm 2018.

Thay măt nhóm,

Trương ban đai diên nhóm Giới trẻ Viêt Nam-Công Giáo vùng Kanto

Hoàng Thị Hồng Ngọc

MỞ LÒNG

Thói đời thường không quan tâm bạn đã chịu bao nhiêu ấm ức, cũng chẳng

cần biết đến những gian khó nhọc nhằn, thứ người ta chú ý chỉ là kết quả bạn có

thể cống hiến.

Vì thế mỗi khi gặp mưa gió cuộc đời, chỉ cần dặn bản thân rằng: đi qua vùng

giông bão, mặt trời tự nhiên sẽ xuất hiện. Đừng mất công than ngắn thở dài trước

mặt người khác. Bởi có nói, họ cũng chẳng bận tâm đâu!

Có một số việc, buông xuống được sẽ cảm thấy nhẹ nhàng; Có một số người,

chợt nhớ đến cũng làm ta hạnh phúc; Một vài niềm đau, nghĩ thông suốt sẽ giúp

mình mạnh mẽ.

Khi quá bận tâm vào một vấn đề, sẽ khiến mình nghĩ quẩn không thôi. Thật ra

sự việc dù đơn giản đến đâu, nếu suy nghĩ quá nhiều cũng trở nên phức tạp.

Chỉ cần giữ một tâm thái điềm tĩnh, một tấm lòng mở rộng thì việc gì đến cũng

sẽ đơn giản và nhẹ nhàng qua đi, để lại những tháng ngày bình yên cho cuộc sống.

ST

Page 43: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 43

KINH LẠY CHA DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LÝ

Trân Mỹ Duyêt

Bạn đã vô tình hay cố ý làm buồn lòng một người nào bao giờ chưa? Nếu có, bạn

cảm thấy thế nào khi nhận được sự cảm thông và tha thứ từ người mà mình đã gây đau khổ

cho họ?

Bạn đã bị người nào đó vô tình hay hữu ý làm bạn phải đau khổ, nhục nhã, hoặc thiệt

thòi bao giờ chưa? Nếu có bạn cảm thấy thế nào khi chính bạn nói lời tha thứ, hòa giải?

Cả hai trường hợp trên, người nhận sự tha thứ và người nói lời tha thứ đều có cùng

một cảm giác, đó là niềm vui, bình an và sự nhẹ nhàng trong tâm hồn. Cảm thấy thoải mái

và thấy được nét đẹp cũng như giá trị cuộc đời. Nhưng ở một góc độ nào đó, người nói lời

tha thứ cảm nghiệm được phần thưởng tinh thần nhiều và sâu đậm hơn người nhận sự tha

thứ.

Trong cả hai trường hợp như vậy, để nói lên lời tha thứ cũng như để đón nhận sự tha

thứ thì cả hai đều cần phải có một số điều kiện. Một trong những điều kiện ấy đòi hỏi thái

độ tự hạ. Từ ngữ tâm linh gọi là khiêm tốn, khiêm nhường, và từ ngữ tâm lý gọi là thật với

mình. Thiếu yếu tố này, người tha thứ không dễ chấp nhận tổn thương và phần thiệt thòi về

phía mình để sẵn sàng tha thứ. Cũng vậy, người được tha thứ cũng không dễ dàng nhận

mình có lỗi để nói lời xin lỗi và chấp nhận để người khác tha thứ.

Nếu có một hôm nào đó, một ai đó làm bạn cảm thấy bị xúc phạm một cách nặng nề,

bạn sẽ phản ứng thế nào? Trong trường hợp này, việc đòi lại sự công bằng, lấy lại danh dự

của bạn là điều cần và nên làm. Ai cũng nghĩ như vậy. Nhưng phản ứng này thường lại hay

dẫn đến hậu quả tiêu cực. Có nghĩa là sẽ có những người ủng hộ quan điểm của bạn. Mặt

khác, cũng có những người không đồng quan điểm với bạn. Kết quả, câu chuyện có thể là

bé bỗng bị xé ra to, hiểu lầm, gây tranh cãi ngay giữa những người thường ngày vẫn là bạn

thân của bạn. Và tự ái không cho bạn dừng lại, bạn muốn sự việc được đánh giá công bằng

đối với bạn. Tóm lại, bạn lại phải đi tìm những giải pháp khác để phục hồi danh dự…

Nhưng trong khi bạn lục lọi ký ức để tìm những lý luận vững chắc, những chứng cớ

để đòi lại sự công bằng, có bao giờ bạn nhớ lại lời kinh mà Chúa Chúa Giêsu đã dạy về tha

thứ không: “Xin Cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đúng

vậy, đây không chỉ là những đòi hỏi mang ý nghĩa tâm linh mà trong thực tế nó rất ứng dụng

trong phạm vy tâm lý: Tâm lý sống.

Chúng ta tất cả đều là con nợ của Thượng Đế: Từ hư vô trở thành hiện hữu. Từ tinh

thần đến vật chất. Từ thân xác đến tâm hồn. Quá khứ, hiện tại và tương lại. Tất cả chúng ta

đều là con nợ của Thượng Đế, vậy mà Thượng Đế vẫn tha tất cả cho chúng ta, với chỉ một

điều kiện nhỏ là chúng ta phải tha cho nhau.

“Như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Tha như Chúa tha. Tha một cách dễ

dàng. Tha không tính toán. Tha không đo đếm và giới hạn số lượng: “… không phải bẩy

lần, nhưng bẩy mươi bẩy lần bẩy” (Mt 18: 22). Vậy liệu chúng ta có thể làm được không?

Vì nếu không thì điều kiện để được tha của chúng ta bị gặp trở ngại.

Page 44: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

44 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Thật ra, Thượng Đế rất hiểu con người. Ngài hiểu chúng ta là con người có hồn, có

xác, nên Ngài đã chuẩn bị cho chúng ta một tâm lý tha thứ, đó là tâm lý yêu chính mình:

“Không ai ghét mình bao giờ” (Eph 5:29). Vì yêu mình là một thứ tình yêu thiêng liêng,

cao cả phát xuất từ tình yêu của chính Thiên Chúa. Thánh Gioan đã định nghĩa, “Thiên

Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8).

Do đó, tâm lý yêu mình dưới một góc nhìn tích cực, trưởng thành không cho phép

chúng ta làm khổ mình. Mà một trong những nỗi khổ gậm nhấm, nghiền nát tâm can chính

là mối hận thù, giận hờn không tha thứ. Nó đến từ hành động yêu cái tôi của mình mà không

yêu chính mình, từ đó dẫn đến thù nghịch, bất an, và nuôi dưỡng tâm lý trả thù. Như vậy

khi chúng ta tha cho một ai đó, trước hết là tha cho chính mình, và sự bình an từ nội tâm

của mình trào ra bằng tư tưởng, lời nói và việc làm tha thứ cho người làm mất lòng mình.

Tình yêu không phải chỉ là một cảm xúc, nhưng nó còn là một hành động. Không phải

chỉ là với cái nhìn tâm linh hay tâm lý, ứng dụng thực tế trong cuộc sống cũng đã diễn tả

điều này:

“Có tôt vơi tôi thì tôt vơi tôi bây giơ

Đưng đơi ngay mai đên luc tôi xa ngươi

Đưng đơi ngay mai đên khi tôi phai ra đi

Ôi muôn làm sao nói lơi ta ơn

Nêu có bao dung thì hãy bao dung bây giơ

Đưng đơi ngay mai đên luc tôi xa đơi

Đưng đơi ngày mai biêt đâu tôi năm im hơi

Tôi chẳng làm sao ta lôi cung ngươi

Có nhơ thương tôi thi đên vơi tôi bây giơ

Đưng đơi ngày mai lúc măt tôi khép lai

Đưng đơi ngay mai co khi tôi đanh xuôi tay

Trôi dat vê đâu, chôn nào tưa nương

Nêu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giơ

Đưng đơi ngay mai đên luc tôi qua đơi

Đưng đơi ngay mai đên khi tôi thành mây khói

Cát bui làm sao mà biêt luy ngươi.”

(Nếu có yêu tôi - Trần Duy Đức)

Thánh Gioan viết: “Nếu ai nói yêu Chúa mà ghét anh em mình là người nói láo” (1

Gioan 4:20). Nếu chỉ ghét anh chị em mình còn bị kết tội “nói láo” thì ghét chính mình

còn nặng tội như thế nào?!

“Xin tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, lời cầu cần thiết

dẫn đến hành động tha thứ. Theo thánh Phansicô Assisi, “chính khi thứ tha là khi được tha

thứ”. Nhưng trước hết, để tha cho người khác, chúng ta phải tự mình cảm nhận sự yếu đuối

và cần đến lòng thương xót của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta không đủ khiêm tốn để nhận

mình lầm lỗi, và không đủ can đảm để buông bỏ mối hận thù đang trói buộc tâm hồn mình.

Page 45: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 45

BÔNG HỒNG TƯƠI ĐẸP CON NHẬN

(Tham dư 2 ngay Tinh Tâm mông 7, 8/10/2017 tai Giáo Xư Ninomiya)

Trước khi quyết định đi! Cả tuần con đắn đo suy tính “thiệt-hơn”: Mình bận qúa, đau

chỗ này chỗ kia, uống một ngày bao nhiêu loại thuốc đâu có khỏe! Rồi phải gò bó hai ngày,

trầm lắng suy tư xét lại lòng mình, còn phải xin nghỉ làm, tốn kém linh tinh, có khi không

khéo còn bị đụng chạm…

phiền phức qúa. Thôi không

đi, mọi thứ sẽ khỏe re !

Nhưng rồi lòng cứ trăn

trở áy náy, đây là một việc

làm tốt lành, một chương

trình cầu nguyện có Thánh

Lễ, Giờ Chầu, phút Hồi

Tâm, giờ Kinh đêm, Kinh

sáng... và còn những đề tài

học hỏi, kiểm điểm trong

cách ăn, nết ở với Chúa, với

gia đình, với mọi người trong cuộc sống nhiều cạm bẫy gian nan này.

Những dịp “Hồi Tâm” như thế này, đâu có được mấy lần tổ chức trong năm và biết ngày

mai mình sẽ ra sao, mọi vun vén toan tính để cho ai ? Như trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn

12: Đừng thu tích của cải cho mình. Câu 20: Chúa bảo ông ta: “Đồ ngốc! Nội đêm nay,

người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thi những gi ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai ?” Thật là

một lời cảnh báo cho mọi người phải biết tự điều chỉnh lại cách sống vắn vỏi của mình lắm

thay!

Con tìm xem lại chương trình 2 ngày tĩnh tâm đã đăng trong PVLC tháng 9 và tháng 10.

Vậy là con quyết tâm gác lại những toan tính, so đo và xin tham dự. Qủa thực, lần này con

thấy mình đã làm một quyết định đúng đắn! Và con đã nhận lại được “Những Bông Hồng

Tươi Đẹp” là sự Cảm Thông, là Tình Yêu Thương gần gũi, sự vui vẻ, nhất là thấy lòng phấn

khởi, bình an.

Hai tuần đã qua, nhưng bầu không khí ấm cúng, khung cảnh tôn nghiêm trong căn Nhà

Tạm nhỏ, từng khuân mặt thân thương tươi cười, rạng rỡ gần gũi, của cha Hiến, cha Mai

Tâm, cha Bỉnh, cha Trí và các anh chị, cùng hát vang những lời kinh, tâm tình cầu nguyện,

chia sẻ còn âm vang nhắc nhở con mỗi ngày, lời mình đã Xin Lôi và Hưa Sưa Lôi... Nhưng

với bản tính con người yếu đuối, nhiều đam mê, ích kỷ, khi đã thành “cố tật” so với tuổi

đời, thì việc Sưa Lôi không dễ! Tuy vậy, không phải là KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC. Cần

Page 46: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

46 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

một ý chí cố gắng, một quyết tâm chân thành, từ từ sẽ khắc phục và từ từ mọi sự sẽ tốt đẹp

hơn!

Như câu nói ông bà để lại: “Có chí thì nên” hay “Có công mài săt có ngày nên kim”

thiết nghĩ cũng áp dụng cho cả phần tâm linh và vật chất. Nên dù ĐỜI hay ĐẠO có dịp hay

đến, ta cũng nên tích cực tham gia học hỏi, vì sự có mặt của mình cũng giúp ích đem lại

niềm vui cho người khác, vì bản tính

con người là muốn sống hợp quần, sợ

cô đơn, không ai có thể sống một mình

trên một ốc đảo!

Nhớ lại trước khi dự khóa Căn Bản

“Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân

Gia Đình” sao thấy mình “ấu trĩ và xấu

hổ” qúa! Ngày đó “vênh vang” thế nào

ấy... luôn cho mình là đúng, là giỏi, một

lời nói của ai có vẻ “trái chiều” là liền

có thành kiến, là tẩy chay và nghỉ chơi

luôn! Với bản tính độc đoán, tự cao như vậy, nên trong gia đình vợ chồng luôn lạnh lùng,

con cái xa lánh, bầu khí trong nhà toàn là “khí độc”, hiếm khi thấy có tiếng cười nói vui vẻ,

có sự gần gũi cảm thông, cuộc sống thật nặng nề, chán nản và thất vọng!

Nhờ ơn Chúa, nhờ những bài học trong Khóa, nhờ sự hiệp thông cầu nguyện và tình

“Yêu Thương Gần Gũi Bằng Việc Làm” là Đoàn Sủng của Chương Trình. Bây giờ con thấy

mình đã có nhiều thay đổi: sống lạc quan hơn, nhìn ra cái hay của người khác, dễ chấp nhận

bất đồng, trái ý trong bình tĩnh đối thoại, còn nhận được sự cảm thông, tình yêu thương từ

chồng, con và nhiều người, thấy mình có chút nào giá trị, là niềm vui, hữu ích nâng đỡ

chồng, con khi cô đơn thất bại... từ đó mong muốn sửa đổi, nhủ lòng phải có ý thức trách

nhiệm và bổn phận để hòa nhập, để xây dựng, bằng cách sống tận tâm hiền hòa, điều cần là

phải “từ bỏ ý riêng mình”...

Qua những tiếp xúc, gặp gỡ,

chia sẻ, con biết Chúa dựng nên

con là muốn con hạnh phúc,

muốn con cộng tác trong khả

năng trách nhiệm của mình làm

cho xung quanh con, cho thế

giới ngày thêm hoàn mỹ hơn,

làm việc tốt cho nhiều người

nhận biết Chúa, yêu mến Chúa.

Dù chỉ góp chung như một hạt

cát, một giọt nước trong biển cả,

một nhánh lúa bé nhỏ trong

Page 47: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 47

cánh đồng lúa chín vàng, một qủa nho trong vườn nho sai trái là Xã Hội và Giáo Hội! Với

quan niệm và chiều hướng sống như vậy, cuộc đời sẽ TẤT CẢ LÀ HỒNG ÂN, là qùa tặng,

là hoa thơm và đầy ý nghĩa! Thấy đời dễ thương, bớt than van “đời là bể khổ”, nhưng hát

lên rằng: “60 năm cuộc đời! anh ơi! 60 năm có là bao...!”

Cuối cùng con muốn thưa lời Cảm Ơn đến cha Tổng Linh Nguyền Nguyễn Hữu Hiến,

cha Giám Nguyền Trần Văn Bỉnh, cha Linh Nguyền Mai Tâm, cha Linh Nguyền Nguyễn

Cao Trí, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, đã lặn lội đường xa vất vả, đã thu xếp công

việc bận rộn, đến giảng dậy, đến chia sẻ tâm tình bên chén chè, ly nước... với tâm tình chia

sẻ thấm đượm yêu thương... cả qúy cha Cao Sơn Thân, cha Linh Nguyền Đoàn Tận Hiến,

cha Linh Nguyền Đàm Xuân Lộ, cha Linh Nguyền Trần Văn Hoài, cha Nguyễn Minh Lập,

qúy cha tuy vắng mặt, nhưng các cha luôn cầu nguyện yêu thương đồng hành và khuyến

khích Chương Trình trong các sinh hoạt. Cảm ơn các anh chị đã chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị

đồ ăn thức uống và chia sẻ đóng góp, có người không thể tham dự được đã gởi cho bó rau,

trái cà, đã gọi điện thoại hiệp thông cầu nguyện, đóng góp Niên Liễm... Ôi ! bao tấm lòng

“tuy xa mà gần”. Con thấy ấm lòng và thật vui, xin được giữ mãi “Những Bông Hồng Tươi

Đẹp Con Nhận” trong hai ngày Tĩnh Tâm vừa qua!

Nguyện xin Thánh Gia ban dồi dào sức khỏe, an vui và hạnh phúc đến các cha, các tu

sĩ, các ông bà, anh chị trong Giáo Đoàn, và chân thành cảm ơn các anh chị song nguyền.

Chúng con ước mong còn có nhiều dịp được gặp gỡ, học hỏi với các cha và nhiều người

hơn trong những lần sau.

Song nguyền Khóa 323

MỘT KHOẢNG KHẮC VÀ

CẢ CUỘC ĐỜI

Cuộc sống chẳng là gì, nhưng một

khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả! Có khi

cuộc sống không là gì cả nhưng một khoảnh

khắc lại là tất cả! Và những khoảnh khắc ấy

là những miếng ghép cho cuộc sống, dần dà chúng hiện lên theo năm tháng tạo nên

một bức tranh to hơn, rộng hơn mà khi càng khôn lớn, con người ta ai cũng muốn

vẽ lên đó những gam màu tươi sáng nhất định.

Khoảnh khắc ấy là nước mắt… Khi lắng nghe tiếng khóc chào đời của bạn,

cha mẹ bạn đã khóc, vì có một sinh linh bé nhỏ đã chào đời. Trong khoảnh khắc

Page 48: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

48 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

linh thiêng ấy, bạn là món quà mà tạo hóa ban cho cuộc đời, để cha mẹ thêm yêu

thương gắn bó, cho một nụ cười nhăn nheo trên đôi mắt ông bà. Một khoảnh khắc

tạo nên cuộc đời…

Khoảnh khắc ấy là niềm vui… Khi bạn nói nói được một từ đầu tiên, cha mẹ

đã rất vui. Đó là vì bạn đã bắt đầu gõ cửa một thế giới mới. Những tiếng đầu tiên,

ôi thiết tha làm sao. Trẻ con dễ thương bởi giọng nói của chúng, những từ ngữ trong

sáng, làm bố mẹ quên đi cả những nỗi vất vả cực nhọc đời thường. Một khoảnh

khắc vượt lên trên cuộc đời…

Khoảnh khắc ấy là nỗi buồn… Khi bạn thất bại trong kỳ thi học sinh giỏi,

bạn đã khóc và nghĩ rằng chưa bao giờ lại thấy buồn và thất bại như thế này. Nhưng

rồi cha mẹ vẫn bên bạn, động viên an ủi bạn, cho bạn hơi ấm, tình thương cũng như

một chỗ dựa để bạn có thể vững bước hơn nữa trên đường đời. Một khoảnh khắc

khắc sâu trong tim rằng cả cuộc đời đâu mãi chỉ có niềm vui…

Khoảnh khắc ấy là sự tin tưởng… Đó là ngày nhận tin báo con đỗ Đại học,

mẹ đã cố gắng dành dụm đủ tiền để con lên thành phố học. Mẹ lo cho con, cuộc

sống nơi thành thị, rời xa vòng tay cha mẹ. Liệu con có làm được không? Mẹ yên

tâm, con sẽ làm được. Chim non sẽ cất cao đôi cánh, bay khỏi tổ và đi đến với bầu

trời tự do phải không mẹ? Cha không nói gì nhưng trong mắt cha là niềm vui, là sự

tin tưởng rằng con sẽ làm được và làm tốt đúng không ba? Một khoảnh khắc mở ra

một cánh cửa mới trong hành trình gian nan đi đến cuối con đường mang tên Cuộc

Đời…

Khoảnh khắc ấy là sự yêu thương… Chứng kiến đứa con bé bỏng ngày nào

lớn khôn, giờ đã thành cô dâu, chú rể rồi, mẹ đã khóc thầm. Những giọt nước mắt

hạnh phúc khi mà mẹ tin rằng đàn con của mẹ nay đã lớn khôn, đã bay đi xa. Nhưng

mẹ ơi, tổ ấm nơi này vẫn luôn là mái nhà của chúng con. Chúng con vẫn sẽ luôn

hướng về tổ ấm này. Vì nơi ấy con biết vẫn có vòng tay cha mẹ vỗ về… Con tin

tưởng người đàn ông này, con tin tưởng người phụ nữ này, người sẽ mang lại hạnh

phúc trong suốt phần đời còn lại cho con. Vậy nên cha mẹ hãy yên tâm nhé! Con

lớn rồi! Một khoảnh khắc mà những niềm vui, nỗi buồn giao nhau, hòa quện, trộn

lẫn trong cuộc đời…

Khoảnh khắc ấy là sự mất mát… Sự lớn khôn của con đổi lấy những nếp

nhăn trên vầng trán cha, những sợi bạc trên mái đầu mẹ. Và khi con cái đã lớn khôn,

cha mẹ ra đi, cho đến lúc này mới được nhìn thấy nụ cười mãn nguyện trên môi

cha. Vì cha biết con đã sống tốt và làm được những gì cha mong ước. Nhưng con

biết cha mẹ sẽ dõi theo chúng con, vẫn sẽ yêu thương các con như ngày nào…

Khoảnh khắc ấy chỉ trọn vẹn một nỗi buồn. Một nỗi buồn cho một cuộc sống tiếp

Page 49: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 49

diễn… Lá rụng về cội… Và khi chiếc lá rụng về nơi vốn sinh ra nó, ấy là kết thúc

một chu trình cuộc đời. Nhưng hãy biết rằng bức tranh này sẽ lại có những thế hệ

tiếp theo vẽ tiếp. Làm cho nó rộng hơn, sáng hơn và tươi hơn bao giờ hết. Nhưng

rồi trong số những gam màu sáng, hãy có những gam màu tối đan xen, để tổng thể

bức tranh không quá chói lòa, chỉ vừa vặn đủ để có một nụ cười… Cả cuộc sống

chẳng là gì, nhưng một khoảnh khắc lại có thể làm nên tất cả!

Trân trọng cuộc đời để thấy yêu thương nhiều hơn bạn nhé!

L.L.

THẦY PHONG THỦY CHI RA PHONG THỦY TỐT NHẤT

ĐỜI NGƯỜI, AI CŨNG NÊN BIẾT ĐỂ TẬN DỤNG!

Lời nhắn nhủ của thầy phong thủy đến người đàn ông trong câu chuyện xem phong

thủy dưới đây rất đáng để mỗi chúng ta tham khảo!

Câu chuyện thú vị và thâm thúy này đã được rất nhiều người Trung Quốc chuyền

tay nhau, chia sẻ cho nhau như cách để truyền cảm hứng, chỉ bảo nhau khai thác thật

triệt để cái gọi là "phong thủy tốt" ở mỗi người.

Nội dung câu chuyện như sau:

Triệu Tử Hào làm ăn kinh doanh rất phát đạt. Anh quyết định mua một mảnh đất

rộng ở ngoại ô, xây một biệt thự ba tầng, bên trong có vườn hoa cây cảnh ao cá, kết

hợp rất đẹp mắt.

Đằng sau vườn còn có một cây vải cổ thụ trăm tuổi. Sở dĩ vì nhắm đến cây vải mà

Triệu mới mua mảnh đất này, nguyên nhân là bởi vợ anh thích ăn vải.

Trong thời gian sửa sang nhà cửa, bạn bè khuyên anh tìm một thầy phong thủy về

xem giúp để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.

Triệu Tử Hào tự lái xe đến Hồng Kông mời một đại sư. Vị đại sư này họ Tào, đã

có hơn 30 năm kinh nghiệm, rất có tiếng trong giới phong thủy.

Sau khi trình bày mọi chuyện, Triệu Tử Hào lái xe đưa thầy phong thủy về biệt

thự nhà mình.

Trên đường đi, gặp bất cứ xe nào muốn vượt, anh đều nhường.

Vị đại sư cười nói: "Ông chu Triêu lái xe thât châm rãi."

Triệu Tử Hào cười lớn, đáp: "Nhưng ngươi vươt phân lơn đêu là đang có chuyên

gâp, không nên can trơ, làm mât thơi gian cua ho."

Page 50: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

50 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Xe về đến thị trấn, một đứa trẻ đang vừa cười vừa từ trong ngõ nhỏ chạy thẳng ra

đường.

Triệu Tử Hào vội phanh xe tránh, đứa trẻ cười tít mắt chạy qua rồi, anh vẫn chưa

nhấn ga đi tiếp mà ngó vào trong ngõ, dường như đang đợi điều gì. Một lát sau, lại có

một đứa trẻ khác chạy ra, đuổi theo đứa trẻ lúc trước đã đi khá xa.

Tào đại sư ngạc nhiên hỏi: "Sao anh biêt phía sau vẫn còn môt đưa tre nưa?"

Triệu nhún vai: "Tre nho đêu thích chơi trò đuôi băt, nêu chỉ chơi môt mình, đưa

tre chẳng thê cươi vui như thê đươc."

Vị đại sư giơ ngón tay cái ra trước mặt khách hàng của mình, tỏ ý tán dương: "Có

tâm".

Đến biệt thự, vừa xuống xe, vài con chim bất giác bay từ sân sau ra phía trước.

Nhìn thấy vậy, Triệu Tử Hào liền dừng xe trước cổng và nói với thầy phong

thủy: "Phiên đai sư đơi ơ đây môt lát."

"Có chuyên gì vây?" – vị đại sư lại một lần nữa ngạc nhiên.

"Sau vươn chăc chăn là có tre con đang hái trôm vai, bây giơ mà chúng ta vào,

chúng se hoang sơ, không may rơi tư trên cây xuông đât se rât nguy hiêm", Triệu Tử

Hào cười đáp.

Thầy phong thủy họ Tào trầm ngâm trong giây lát và nói: "Phong thuy nhà anh

không cân phai xem nưa."

Lần này, đến lượt Triệu ngạc nhiên: "Đai sư, sao ông lai nói như vây?"

"Nhưng nơi có anh ơ đêu là nhưng nơi có phong thuy tôt ca rôi", Tào đại sư đáp.

Nhân kiệt địa linh, phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm của mỗi người!

Con người nếu có tâm, có phúc, sống tại nơi có phong thủy xấu rồi cũng sẽ có

ngày chuyển thành đẹp. Ngược lại, nếu sống tại nơi có thế phong thủy đẹp, thế đó rồi

cũng sẽ tự bị phá vỡ.

Nói như vậy để thấy rằng, không phải cứ ở nơi có phong thủy tốt, cuộc sống của

chúng ta khắc sẽ thuận lợi viên mãn. Phong thủy tốt hay xấu phụ thuộc vào tấm lòng,

vào tâm đức, phúc phận của con người. Và để có được những thứ đó, chúng ta cần

không ngừng tu dưỡng mỗi ngày.

Tu dưỡng để sống thiện lương, tu dưỡng để sống hiếu thuận, đặt mình ở vị trí thấp

hơn người khác để thấu hiểu, bao dung và cảm thông, tu dưỡng để biết đủ, hài lòng với

những gì mình có, không tham sân si, không oán trách, thuận theo lẽ tự nhiên...

Bất cứ ai, một khi trong lòng đã tiếp nhận niềm vui, an lạc của người khác, biết

nghĩ cho người khác thì người có lợi, không chỉ là người khác mà còn bao gồm cả bản

thân chúng ta!

Page 51: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 51

THẦN DƯỢC LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG (1)

Thương xot - tên thât trìu mên,

Bơi tình yêu Chúa, ngư đên gian trân,

Măc lây xác phàm tôi nhân

Hy sinh mang sông, ân cân trao ban.

Niêm tin, sư vu bình an,

Faus-ti-na hỡi, chưa chan cõi lòng.

Môt đơi nhât quyêt cây trông,

Loan xa tình Chúa, moi mong giuc hôn.

Bao la trai rông, trương tôn

Xua tan lòng trí, dâp dôn đơi con.

Ngươi ngươi khăp chôn moi mòn

Tin vào lòng Chúa, chẳng còn ngai chi

Thân dươc linh hiêu khăc ghi

Tâm thành chan chưa, lo gì ngày mai.

Chât chưa sơ hai tương lai,

Ưu tư, lo lăng mãi hoài tái tê.

Nào mau tín thác chẳng nê,

Tưa nương long Chua, mai mê khôn cung.

Dẫu cho cuôc sông la lùng,

Nhưng tinh yêu Chua sanh cung đơi con.

Giê-su lòng Chúa vuôn tròn,

Xoá tan bao nôi hôn con đăng cay,

Trong moi neo đơi lung lay,

Đơn thanh tin Chua, con nay an binh.

Giât mình tỉnh giâc lăng thinh

Hôn này bât xưng, đinh ninh bât tài.

Xâu xa, tôi lôi nôi dài,

Hương nhin lên Chua, van nai đoai trông.

Môt lòng kính Chúa, sach trong,

Suôi nguôn thương xot, giau long thư tha,

Lương ca ân tình bao la

Mãi chơ con cái, hai hà khoan nhân,

Như ngươi Cha vẫn tao tân,

Sơm hôm che chơ, muôn phân yêu thương.

Nhưng đơi con lai vân vương

Giân hơn, ghen ghét nau nương trong long.

Nguyên môt đơi mãi trinh trong

Sông vui châp nhân, cây trông hoàn toàn,

Thánh ý Chúa, bao hỉ hoan,

Cho con nên tron, truyên loan tình Ngài.

Trong tưng giây phút hôm mai,

Thưc thi Lơi Chúa, ngât ngây tâm hôn,

Thân lương cao quy trương tôn,

Dưỡng nuôi hôn xác, mãi luôn sáng ngơi.

Vì lòng ích kỷ ngươi ơi,

Tìm muôn lac thu, chơi vơi cõi long.

Thoa mãn cái tôi lòng vòng

Tư tôn, tư đai, trông mong vê mình.

Môt lòng xin Chúa quang vinh

Giư sao thanh khiêt, an bình tâm can.

Hương vê Thiên Chúa thánh nhan,

Loan truyên, tin thac muôn van xot thương.

Đơi con chẳng chút vân vương,

Tôn vinh tinh Chua, tan dương danh Ngươi.

Ma đơi lăm tiêng khoc cươi,

Xa rơi Thiên Chua, vui tươi vơi đơi.

Thơ ơ, hơ hưng khăp nơi

Sông như tuc hoá, bo lơi Ngươi răn.

Thì nay thông hôi ăn năn,

Quay vê bên Chúa, tân căn kinh thơ.

Lia xa thoi đơi huyên mơ

Tôn thơ Thiên Chua, đơi chơ tuyêt ân.

Page 52: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

52 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Yêu ngươi khăp chôn ân cân,

Vơi lòng thiên chí, ngai ngân rơi xa.

Nào ai phiên não kêu ca

Bênh tât, đau đơn xot xa khươc tư

Thiên Chúa khoan dung, nhân tư

Trao ban Con Chua, ưu tư chẳng màng

Hiên thân mang sông tuôn tràn

Măc lây thông khô vô vàn trân ai.

Hôn này tha thiêt van nài

Xin dâng lên Chúa, lòng này hiêp thông

Môt lòng thơ Chúa, cây trông

Hiên dâng đau khô, moi mong nhiêm mâu.

Tư cao, khơi loan ẩn sâu

Phô trương, khoac lac, âu sâu hôn tôi.

Đương đi thênh thang bôi hôi,

Tiêu hao, tôn sưc, đưng ngôi không yên.

Môt lòng khiêm ha triên miên,

Tưa nương gian di, nhân hiên Giê-su.

Măc lây đưc tính khiêm nhu,

Vâng lơi, tư ha, phuc vu, hiên mình

Sẵn sang thương mên hêt tình,

Khơi long lân tuât, hy sinh mãi hoài.

Xác thân moi mêt ra oai

Tinh thân suy yêu, chê bai khiêm nhương.

Giê-su Thánh Thê nau nương

Dươi hinh rươu bánh, thân lương con hèn

Bí tích tình yêu mãi liên,

Thân dươc thiên tri, suôi thiên tinh tuyên

Tràn trê xot thương nhiêm huyên

Hiêp thông Thánh Lễ, thông truyên tinh

liên

Hiên dâng tron ca nhân hiên

Đơn sơ vẹn sach, kêt liên chân thành.

Lòng này bât xưng rành rành

Nép mình bên Chúa lòng lành bao dung.

Tôi luỵ, xa ngã tư tung,

Quay vê vơi Chúa, hoà chung tâm tình.

Đon nhân Chúa, chẳng cây mình

Hâu Ngươi biên đôi, hêt tình thư tha.

Giao hoà thê giơi vơi Cha,

Ủi an tìm kiêm, thiêt tha đưa vê

Nguôn mach ân sung tư bê,

Xot thương tư ái, tràn trê hôn thơ.

Đơi con lac lõng, bơ vơ

Chơi vơi khăp chôn, ơ thơ lăng lo.

Mât niêm tin cây, đăn đo

Vô năng, kém cõi, vong vo phân trân.

Này hôn trai rông ân cân,

Thơ than: “Lay Chua khoan nhân đoai

nhin!”

Lăng nghe lơi con van xin,

Ban nguôn ân phúc, khăc in trong hôn.

Mau va Nươc cùng trào tuôn,

Long Thương Xot Chua mai luôn tran đây.

Lm. Xuân Hy Vọng

(Okinawa 13.7.2016)

(1) Trích dịch từ cuốn sách nguyên bản tiếng Anh “Divine Mercy’s Prescription for

Spiritual Health” của tác giả Lm. George W. Kosicki, C.S.B viết về 12 chứng tật

thường gặp nơi con người và Ngài cũng liệt kê phương thuốc đặc trị tương thích

trích từ đường lối sống thánh thiện của Thánh nữ Maria Faustina.PHUC ĐƯC TẠI

MÂU

Page 53: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 53

TÂM TÌNH VÊ PHỞ Có một người bạn nhắc nhở: “hương gió thu, săc thu nhưng đưng quên sư mênh” khiến tôi

cầm lòng không đậu.

Xin kể một giai thoại mà tôi đã được nghe: một cụ ông, trước lúc lìa trần, sau những dặn dò với

người ở lại, cụ có một ước nguyện cuối đời: cho cụ “hít” lại “hương thơm năm cũ”, người nhà vội vã

mua về, cụ ra đi trong thanh thản.

“Hôm nay trơi lanh.... hơi hơi

Tôi thèm nhưng ..... biêt vì sao tôi thèm....

Tôi thèm một thứ gì nóng nóng, dậy mùi rồi thì cái thứ đó hiện rõ mồn một trong.... tâm trí....

Tôi đã đọc rất nhiều bài nói về “nó”, có cả đến trăm bài, bài nào cũng có những cảm nhận đặc

biệt riêng mà chỉ tác giả mới “diễn giải” được, tuy nhiên cái hay là người đọc nếu “diễn giải” không

được như tác giả thì cũng cảm thấy rất gần với suy nghĩ của mình. “Rõ chuyên, như thê thi ngươi ta

mơi la nha văn”, mẹ cháu chõ miệng. Tôi cứng họng, cãi không được....

Viết đến đây chợt nhớ ra mình đã có lần “tỉ tê” về “nó”, lục lạo lung tung trong máy thì thấy chính

“mình” trong đó, “copy” và “paste” ngay để có được “nó” như ngày hôm nay.

Bài viết đã được viết cách đây gần 4 năm (tháng 2/2014), tôi có thêm vào cuối bài viết môt chút

“tương đỏ” và vài “thìa nước béo” cho đủ mùi vị “Ngọt, bùi, cay, béo, bổ....” , số liệu, dữ kiện có thể

đã thay đổi theo năm tháng, nhưng xin “thề” là... lòng tôi trước sau vẫn thủy chung dù biết: “No”

là thê đây.

“Tôi vẫn yêu mui.... “tai chin” vô cung”.

Xin mời bà con cô bác xa gần một lần nữa hãy cùng tôi:

Ăn phở Tokyo

Dạo này nhiệt độ bên ngoài thường rất gần với con số 0. Câu “chào hỏi” mà người Việt thường

dùng mỗi độ… đông về: “Chưa co năm nao lanh như năm nay” đúng hơn bao giờ hết, sở khí tượng

đã “chứng nhận” thì làm sao mà sai được. Trong cái lạnh buốt tự dưng thèm cái gì nóng nóng và hình

ảnh tô phở ngút khói bỗng hiện về. Giá như ở Saigon, tôi sẽ bay ngay ra đầu ngõ. Cái ước mơ nhỏ bé:

ăn một tô phở tuy đã được “cải thiện” so với mấy chục năm về trước, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn xa

vời lắm chẳng hạn như mấy hôm nay. Muốn ăn thì phải “hành trang lên đường” hoặc phải “làm đơn

xin phép” , nếu được chấp thuận thì phải đợi đến cuối tuần hay cuối tháng khi “cấp trên” ….nghỉ phép,

gớm sao mà lâu thế!

Nhiều tay bút tài danh đã viết về Phở. Vũ Bằng đã dùng toàn bộ khả năng của mình để viết về Phở

trong Món Ngon Hà Nội: “Ngay tư đăng xa, mùi phơ cung đa co môt sưc huyên bí, quyên ru ta như

mây khoi chua Hương, đẩy bươc chân ta, thuc bach ta… Qua lan cưa kinh đa thây gì? Môt bó hành

hoa xanh như la ma, dăm qua ơt đo buôc vào môt cái dây, vài miêng thit bo tươi va mêm: chín có, tái

có, sun có, mỡ gau co, vè cung co… Ngươi bán hàng thỉnh thoang lai mơ năp cái thùng săt ra đê lây

nươc dùng chan vào bát. Môt làn khói toa ra khăp gian hàng, bao phu nhưng ngươi ngôi ăn ơ chung

quanh trong môt lan sương mong, mơ hô như môt bưc tranh tàu ve nhưng ông tiên ngôi đanh cơ trong

rưng mua thu… Trông ma thèm qua!”. Bên một bờ hồ ở xứ trời Âu, Nguyễn Tuân đã viết bài Phở làm

sáng danh ông: Ôi trong giot nươc long lanh mà chưa ca quê hương.. “Giọt nước long lanh” đó có cái

tên rất đáng yêu: nươc lèo. Nhà thơ Vũ Kiện trông về quê nhà mơ phở:

Page 54: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

54 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

ôi mai môt vê quê hương co phơ

cơi mơ tâm tình ngò ngát hành hoa

đơi hanh phuc chan hoa thêm nươc tiêt

ta mơi nhau môt bát làm quà

Đã có rất nhiều người viết về phở tôi không nhớ hết nhưng Phở là kỷ niệm riêng của mỗi người,

nên bất cứ khi đọc một bài viết nào về Phở “tim” tôi đều rung động.

Gọi thế nào ….. thi đúng cách!

Tôi có một học trò người Nhật đã học tôi mấy chục năm trước, khi đó hình như anh ta là một

trong những nhân viên đầu tiên mở đường cho việc đặt công trường bột ngọt Ajinomoto tại Việt Nam.

Dạy được 3 tháng thì anh ta sang Saigon nhận “nhiệm vụ” mang theo số vốn tiếng Việt vừa đủ xài

cho những câu chào hỏi thông thường. Năm ngoái, tình cờ gặp lại ở Tokyo, anh rủ tôi “sương sương”,

tôi OK ngay. Tụi tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Nhật. Tôi hỏi tại sao anh không nói tiếng Việt

trong khi anh đã ở Việt Nam, làm việc với người VN cả chục năm? Anh ta đáp:

- Người Việt ở công ty tôi toàn nói tiếng Nhật và tiếng Anh với tôi thì cần gì tôi phải nói tiếng

Việt chứ “sensei” (thầy).

À thì ra thế. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, tụi tôi huyên thuyên đủ chuyện. Sang chuyện ăn uống, tôi

hỏi anh thích ăn gì nhất. Mắt anh ta sáng lên đáp gọn:

- Phở.

Rồi anh ta thao thao bất tuyệt về những tiệm phở ngon có tiếng ở Saigon: Phở 5 sao, Phở Quyền,

Phở Hòa, Phở 2000, nơi ông Clinton làm hết hai tô lớn, Đến phở 24, anh nhấn mạnh: sở dĩ gọi là Phở

24 là vì đầu tiên có giá 24000 đồng, gồm 24 vị “cấu thành” và còn nhiều tiệm khác với những tên

nghe lạ hoắc. À thì ra tay này cũng là môn đồ của đạo thờ phở đây. Tôi nghĩ thế nhưng muốn biết xem

anh này rành cỡ nào. Tôi hỏi:

- Vào tiệm phở anh muốn ăn phở anh thích thì gọi thế nào?.

- Có tiệm thì vừa thấy tôi là họ hiểu ý, còn nếu không thì tôi nói: cho tôi tô…. đặc biệt.

Tôi hỏi những “nội dung” rất mê tơi của phở như tái, chín, vè dòn, gân, nạm, gầu, sách, hành trần

v.v… (lẽ dĩ nhiên tôi phát âm bằng tiếng Việt) anh có biết không? Anh ngớ ra tỏ vẻ không hiểu khiến

tôi vất vả phải giải thích về những “danh từ chuyên môn” này. Đang hơi men, tôi lên mặt “thầy đời”:

- Như vậy anh phải học những danh từ chuyên môn này đi chứ. Anh là người Nhật anh

phải biết, ở Nhật có soba (mì Nhật), muốn ăn soba gì anh phải nói rõ: ika tempura (mực lăn bột

chiên), ebi tempura (tôm lăn bột chiên), kakiage (rau tẩm bột chiên), wakame (rong biển), kitsune

(đậu hũ mỏng chiên), tanuki (một loại bột chiên), sansai (một loại rau) …..và còn nhiều lắm. Nếu

anh chỉ nói chữ “soba wo kudasai” (cho tôi soba) thì họ sẽ trợn trừng hỏi lại anh: “soba gì” hoặc họ

đem ra “soba không người lái” (unten san inai soba) cho anh, phải không?

Anh gật gù đáp lại:

- Sensei nói đúng quá. Nhưng sensei đã ăn phở ở Tokyo chưa?

- Nhiều lần rồi.

- Thế thì sensei gọi thế nào?

Mất “cảnh giác”, tôi đáp ngay:

- Cho tôi tô phở.

Anh ta cười to:

- Thế thì cũng giống tôi, tại sao lại… hà hà

Page 55: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 55

Tôi bật cười vì biết là anh này cố tình đùa khi so sánh khập khễnh như vậy, đúng là ở Việt Nam

nhiều năm, anh này đã học được thêm cái thói ma lanh của người mình, tôi chịu thua và cả 2 cùng

phá lên cười rồi tiếp tục “dzô” quên cả…. lối về.

Phở Saigon

Tôi thích phở lắm, có thể ăn phở trừ cơm trong suốt cả tuần, Giời ơi, nước phở mà ăn với cơm nguội

thì có gì mà sánh bằng? Khoảng 12, 13 tuổi tôi bị mổ ruột dư, người xanh xao như tàu lá. Muốn tẩm

bổ cho quí tử, mẹ tôi đã dặn ông phở Hùng gần nhà: cư lam cho chau ăn nêu cháu muôn, cuôi tháng

tôi tính tiên. Thế là Phở “theo” tôi từ dạo đó. Nhà tôi ở đường Nguyễn Thiện Thuật quận 3, gần thì có

phở Tàu Thủy và phở gà Hồng Hương cũng nằm cùng đường, phở Hợp Lợi ở Lý Thái Tổ, xa tí nữa

thì có phở Tàu Bay ở Trần Quốc Toản, xa hơn thì có Phở 79 ở Võ Tánh, mỗi lần ghé thăm thằng bạn

ở Phú Nhuận tôi đều ghé phở Quyền, hay phở lấy công làm lời Cao Vân ở quận 1 Mạc Đĩnh Chi. Đặc

biệt phở Minh ở đường Lý Thái Tổ ngon đến nỗi mà đã có một nhà thơ hết lời ca tụng

Nôi tiêng gân xa khăp thi thành,

Trân Minh Phơ Băc đa lưng danh.

Chu đê: tái, chín, nam, gâu, sun,

Gia vi: hành, tiêu, ơt, măm, chanh

Tất cả các tiệm phở này đều có “dấu chân” tôi. Bảo phở nào ngon nhất thì cũng khó, tuy nhiên

có một điểm đặc biệt là mỗi tiệm đều có mỗi hương vị riêng, không phở nào giống phở nào, nhắm

mắt cũng đoán được. Khách thích mùi vị của tiệm nào thì tìm đến tiệm đó, hơi khác với phở ở Mỹ

theo suy nghĩ của tôi.

Phở Cali

Tôi sang Mỹ nhiều lần và ăn phở cũng rất nhiều, ngoại trừ vài lần tại phở 75 của cố nhà báo Lê

Thiệp ở Washington DC, còn hầu hết ở Cali tại những tiệm được bạn bè giới thiệu là ngon nhất. Tôi

thấy phở nào cũng ngon “nhất” cả, nhưng hình như mùi vị có vẻ giống giống, vị ở tiệm A thì cũng

chẳng khác tiệm B, tiệm C là mấy…. Tôi có tìm hiểu và đã thấy hé hé một chút lời giải đáp không

biết có chính xác: người đang làm việc tại tiệm A, bỗng dưng thời gian sau lại có mặt ở tiệm B với tư

cách sacho (giám đốc), hoặc sau đó người của tiệm B lại sang tiệm C làm …. phụ bếp và cứ thế lan

ra…. và: tui tôi mua nhưng “tui tra” la nhưng gia vi pha chê sẵn đưng trong môt cái túi tư nhưng

tiêm “trung ương” kèm theo cach nâu, rôi cư theo đo ma lam” , vì thế hương vị phở giống nhau là

điều cũng dễ hiểu. Khách đến với tiệm vì cách phục vụ tốt hoặc địa điểm có tiện cho mình hơn là

khách chọn mùi vị của tiệm. Giá cả thì không thành vấn đề vì tất cả đều “thả nổi”: ông xuông thì tôi

cung xuông va ngươc lai. Không biết tôi nghĩ có đúng không? Nếu không phải thì xin cho vài lời chỉ

giáo.

Phở Tokyo!

Phơ bò – Phơ gà

Cách đây mấy chục năm, có một anh bạn

muốn đi tiên phong trong ngành kinh

doanh phở, anh gồng mình mở nhà hàng

“Saigon no Aji” (Hương vị Saigon) tại

Osaka, trong đó món phở là chính. Theo tôi biết thì phở này là phở chính gốc con nai vàng ngơ ngác,

anh bạn được “huấn luyện” trực tiếp từ người của “trung ương phở” cử xuống ròng rã cả tuần. Tôi

Page 56: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

56 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

được cử làm “ban giám khảo” và tôi chấm: ưu hạng vì ngon…. lắm. Một hôm, có một ông khách

Nhật rất thích phở, làm một lúc 2 tô xong, ông phán: tiêm này mà mơ tai Dotonburi (môt trong nhưng

nơi sâm uât nhât thành phô Osaka) thì chăc là tiêm mì Thanh Long bên kia đương dẹp tiêm. Thanh

Long mà ông này nói là một tiệm mì của Hàn Quốc nổi tiếng tại Osaka, lúc nào cũng có khách, vào

giờ “cao điểm” thì phải xếp hàng. Qua sự vấn kế của ông này, vài tháng sau một tiệm phở chính gốc

mở 24 trên 24 đã nằm đối diện tiệm mì kia chỉ cách nhau “cái dậu mồng tơi”. Lúc đầu thì “Saigon no

Aji” cũng có khách ra khách vào, nhưng càng về sau thì xìu xìu ểnh ểnh, từ tầng trệt rút lên tầng 5 và

giờ “doanh nghiệp” phải thu ngắn. Vài năm sau, với lý do hết giao kèo thuê mướn chỗ, “toàn thể nhân

viên cùng ông chủ hãng”, quyết định đóng cửa tiệm rủ nhau đi làm hãng ngoài cho chắc, trong khi

Thanh Long vẫn sống hùng sống mạnh. Một bài học thật đắt giá cho những người tập tễnh kinh doanh:

có ngon thì ngon với ta còn đối với người thì phải coi lại. Tại sao?

Ở Nhật, bò Kobe dù nổi tiếng nhất nhì thế giới, “shabu shabu”, “sukiyaki” là 2 món “lẩu” bò rất

ngon miệng, nhưng các món mì hay sợi của Nhật đều không sự hiện diện của “bò”, nói cho rõ hơn là

không có “nước lèo” nấu bằng xương bò. Không phải là “bạn của phe ta” thì họ sẽ cảm thấy không

thoải mái vì “hực” lên mùi nồng của bò hoặc mùi nồng của hồi, dù một trong những mục đích của

“hồi” là để át mùi hực của bò. Các tay nấu chiến nhất được tuyển chọn từ khắp nơi lại phải tìm cách

pha chế sao cho giảm thiểu mùi nồng đến mức tối thiểu nhưng phải còn phảng phất “hương thơm”

của phở. Khó ơi là khó.

Nếu lấy tô phở ở Saigon hay Hà Nội hoặc ở Mỹ làm tiêu chuẩn thì chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến tương

tự: tàm tam nhưng không thê goi là phơ chính gôc.

Ở đây, phở thì chỉ là phở, không thêm không bớt, nếu cần đề phân biệt thì thêm một từ nữa: “bò” hay

“gà” . Vài miếng thịt tái điểm trên mặt thì là phở bò, vài miếng thịt gà thái mỏng thì là phở gà, nước

lèo thì giống nhau, có chỗ nấu bằng xương….heo, tô nào tô nấy trông có vẻ “đẫy đà” nhờ có những

cọng giá đệm bên dưới và chỉ có một cỡ vừa vừa không to, không nhỏ, còn ”đặc biệt” hay “xe lửa”

hoặc “hàng không mẫu hạm” thì có mà …mơ!

Tôi nhớ có một lần vào buổi trưa khi làm việc ở gần nhà ga Tachikawa, đói bụng tình cờ thấy

quán ăn Việt Nam, ghé vào gọi một tô phở bò. Một lúc sau thì có một áo dài bưng ra và “thuyết minh”

cách ăn cho tôi bằng tiếng Nhật.

- Ông vắt chút chanh và cho mấy cọng ngò rí này vào thì bát phở ngon hơn.

Tôi tủm tỉm cười hỏi cô ta bằng tiếng Việt:

- Thế ở đây có húng quế không cô?

Cô tròn xoe mắt:

- Bác là người Việt à. Dạ húng quế không có bác ơi, mà húng quế tiếng Nhật gọi là gì để

cháu nói với chủ tiệm tìm thử.

Tôi cũng chả biết gọi là gì nên đành khất lại nếu có dịp ghé. Ăn xong ra về nhưng bụng còn tưng

tức vì sức tôi lúc đó thì 1 tô thì thấm thía gì, chỉ có “dính răng”. “Phơ Tokyo là thê đây”.

Còn bạn muốn

- Tái sữa mềm nước béo hành trần và một đĩa hành tây ngâm dấm! hay

- Nạm gầu mềm thái dày và ….một tái nước ăn them hay

- Đùi, trứng non và một bát lòng ăn kèm thì xin mua…. một cái vé máy bay về Việt Nam hay đi

Mỹ tha hồ mà gọi. “Phơ Tokyo là thê đây”.

Page 57: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 57

Còn những gia đình người Việt định cư ở đây, nếu thích ăn phở đều có thể tự nấu. So với thời gian

trước thì nguyên vật liệu bây giờ đã đầy đủ, còn cách nấu thì tha hồ mà chọn, bằng website nấu

nướng, bằng truyền miệng từ người này sang người khác ….., ăn có vừa miệng hay không thì tùy

theo cách… giải thích vì mỗi nhà mỗi vị chả ai giống ai. Chỉ có đám độc thân vui tính nhất là giới

trai trẻ lâu lâu muốn tìm hương vị “phở” trừ cơm thì hơi vất vả vì phải cất bước đến tiệm, nhưng hầu

như ai nấy đều “mãn nguyện” dù biết rằng…. “Phơ Tokyo là thê đây”

Mẹ tôi, mẹ vợ tôi, mẹ cháu đều là những người biết nấu phở, có khi ăn rất đạt, nhưng cũng có

khi thấy thiếu thiếu cái gì và đặc biệt nhất là cái mùi vị thì….không lần nào giống lần nào. Hỏi ra thì

3 “mẹ” đều có chung câu trả lời: “Thi cư ang áng mà nêm chư có công thưc công thiêc gi đâu. Gơm,

cư đoi va hoi”. Tuy thế, cũng “cảm động” so với thời kỳ còn đói phở. Phơ Tokyo là thê đây

Phở và người Nhật

Thế thì người Nhật nghĩ thế nào về phở? Theo suy nghĩ chủ

quan của tôi thì: người nào giao thiệp với người Việt hoặc có

liên quan đến Việt Nam thì có thể là thích phở, nhưng có lẽ

số người không “quan tâm” có vẻ nhiều hơn. Nếu có dịp nào

đó “tình cờ” được ăn phở lần đầu, thì những người “vô tâm”

này thường sẽ không nghĩ đến chuyện ăn thêm một lần nữa,

lý do thì nhiều vì mỗi người mỗi…. tính, vì thế mà nổi tiếng

như Phở 24 dù được đại tập đoàn Seven-Ai (với cả hàng ngàn

chi nhánh Seven-Eleven ….. ) , đầu tư với dự tưởng là chỉ

cần một vài năm Phở 24 này sẽ mọc cánh trên toàn quốc Nhật, chỉ 2 năm đã phải đóng cửa cả 3 tiệm

ngay giữa lòng thủ đô Tokyo (quận Ikebukuro, Chiyoda, Ohta).

1 tiêm phơ 24 ơ Ichigaya (quân Chiyoda) đa…. dẹp tiêm

Thật là một điều đáng tiếc, vì văn hóa phở vẫn chưa vào được xứ Nhật nhiều như mong muốn.

Buồn thiệt, nhất là… tôi.

Thôi thì Không có phơ thôi ta đanh xai đỡ

Môt hôp mì.... mang tên goi “sô-ba”

Xin kết thúc bài viết này về một câu chuyện về Phở được nghe từ cố nhà báo Lê Thiệp vào

khoảng năm 1977.

Có môt cô gái mơ môt tiêm phơ sau ngay Saigon đôi chu, Hoàng Hai Thuy, môt nha văn nôi tiêng

thơi đo nhưng không môt xu dinh tui ngay nao cung ghé ăn. Sơ di anh Thuy đươc ngon lành như vây

là nhơ cô gai tên la Thanh đa khẩn khoan mơi anh Thuy môi sang đên hàng cô se đai môt tô phơ và

môt ly cà phê phin. Cô nói vơi anh Thuy: “Anh cư đên môi sang ăn phơ, cà phê miễn phí. Sư hiên

diên cua anh giúp em có cam giác chúng ta vẫn còn nhưng ngày như ngay xưa”. Nhưng rôi cuôi cùng

thì tiêm phơ cung sâp vì vât giá lên cao, thit và bánh cư môi ngày môi hiêm. Hôm cuôi cùng, anh Thuy

ngôi bên ly cà phê viêt tăng cô hang bai thơ

Tâm hôn cô Thanh cô yêu thơ

Da day tôi đoi tôi cân phơ

Phơ có ngon phai nhơ nươc béo

Thơ tôi hay phai có tư do.

Vũ Đăng Khuê

Page 58: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

58 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

MỘT TUÔI THƠ DỮ DỘI

Bóng chiều lảng vảng lẩn

khuất đâu đó sau lũy tre làng. Hoàng

hôn tím gợi cho lòng ai một nỗi buồn

man mác. Gió chiều làng quê làm mái

tóc ai tung bay để lại trong tôi một nỗi

nhớ. Một nỗi nhớ vô hình mà sao làm

lòng tôi gợn sầu. Tôi về thăm lại quê

hương sau vài năm xa cách. Mỗi lần trở

về nơi làng quê yên bình này, cảm nhận

từng làn gió nhẹ, ngọn cây lay, hương

thơm đặc trưng của vụ mùa, làm lòng

tôi xót thương cho tuổi thơ của em, một

người em tôi thương mến. Em như là

tôi và tôi như là em, thân thương, gần

gũi. Tôi thương em bởi tôi được chứng

kiến tuổi thơ của em quá nhiều bất

hạnh; khiến tôi như đau nỗi đau của em,

sống cuộc sống của em, và cùng bước

trên bước chân của em. Tôi ngồi trên

triền đê nơi mà ngày thơ ấu chúng tôi

hay ngồi ngắm dòng sông với những

khóm lục bình trôi, mang theo những

bông hoa màu tím. Em thường hỏi tôi:

- Chị ơi! Hoa lục bình sẽ đi về

đâu nhỉ?

- À!!thì đến nơi nó cần đến thôi.

Tôi trả lời mà thấy vô duyên, thì chính

tôi cũng không biết nó trôi về đâu. Em

cười tít cả mắt hỏi lại:

- Sau này lớn lên chị sẽ làm gì?

Tôi trả lời bâng quơ:

- Chị muốn làm khóm lục bình trôi!!!

Em thôi không hỏi nữa, ngồi yên

nhìn dòng nước chảy mạnh mang theo

khóm lục bình đi cùng.

Hôm nay tôi về quê, ngồi ngắm

lục bình trôi mà không có em ngồi cùng.

Làn gió nhẹ thổi qua khiến cho ký ức

tôi vụt về như mới hôm qua.

Tôi và em ở cạnh nhà nhau, tuy

không phải là cách cái dậu mùng tơi

xanh rờn; nhưng là một bức tường xây.

Quê chúng tôi hiền hòa và thanh bình;

có cánh đồng lúa mênh mông, có

hương đồng gió nội. Hương thơm của

đồng lúa rất đỗi thân quen này đã đi vào

tuổi thơ của chúng tôi thật tự nhiên.

Làng quê yên bình được ôm gọn bởi

con sông êm ả, dòng nước trong xanh.

Những buổi chiều hè rủ nhau tắm sông.

Con sông chứa đựng biết bao kỷ niệm

của chị em chúng tôi, thời chăn trâu, cắt

cỏ. Những buổi tối cùng nhau đến nhà

thờ, mỗi chiều Chúa nhật cùng nhau

học giáo lý. Tuổi thơ của chúng tôi

Page 59: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 59

được lớn lên như thế, tràn đầy hương vị

làng quê, hương vị cây lúa thân thương .

Em là một cô bé rất dễ thương, đôi mắt

to dưới hàng lông mi cong. Nước da

trắng với khuôn mặt bầu bĩnh. Ở cái

xóm nhỏ của chúng tôi con nít không

nhiều, nên đối với người lớn, chúng tôi

luôn là niềm vui của họ. Vì vậy đứa trẻ

như em ai cũng thương yêu. Em vào

lớp một, tôi lên lớp 3, em thông minh,

khôn ngoan nên học rất nhanh. Được

bố chỉ dạy, em càng chăm học hơn. Bố

em là người hiền lành, chịu khó và rất

thương em. Em hãnh diện về bố em lắm,

thường kể cho tôi nghe mỗi khi chúng

tôi ngồi cùng nhau. Đi học về hai chị

em lại ngồi vắt vẻo trên cây ổi sau nhà,

ăn đến no mới chịu xuống. Em và tôi

cùng nhau gắn bó và cuộc sống êm đềm

như thế cứ trôi qua, nếu như không có

một biến cố đến với em. Và từ đó bao

nỗi bất hạnh cứ đến với em như đã

được sắp xếp trước vậy. Một buổi trưa

hè như bao ngày khác, nhưng hôm ấy

tan học về không thấy bố em đón; em

đâu ngờ rằng từ hôm nay em đã phải

mãi mãi xa người bố yêu dấu của em.

Một nỗi đau đớn vô hạn trên gương mặt

ngây thơ của em. Bố em nằm bất động,

không nghe được em gọi nữa. Bố em

đã về Thiên Đàng khi em và cả gia đình

em đang rất cần bố. Bố em ra đi để lại

cho làng xóm, gia đình bao niềm

thương nhớ. Gia đình em rơi vào những

khó khăn triền miên và không gì có thể

làm thay đổi thực tế đang xảy ra với em.

Em một cô bé mới 8 tuổi đầu, phải

đương đầu với những khó khăn mà

chính em không ngờ tới. Em trở thành

cô bé ít nói, ít cười, chỉ thích ngồi một

mình lần chuỗi Mân côi những lúc rảnh

rang. Em nói em cầu nguyện cho bố em.

Mẹ em thì rơi vào tình trạng đau bệnh

liệt giường, do một biến cố quá sốc đối

với bà. Mẹ em không còn sức khỏe,

tinh thần để chăm sóc gia đình nữa. Thế

là anh em của em tự xoay sở, và chăm

sóc mẹ. Bắt đầu từ đây, cánh đồng là

nơi em có mặt nhiều hơn những buổi

chiều rong chơi cùng bạn bè, những

buổi trưa trốn bố đi chơi. Em làm bạn

với con cua, con cá, gánh cỏ, rổ bèo.

Miễn sao gia đình em có chút gì ăn cho

qua ngày. Cứ như thế quanh năm, với

em việc mò cua bắt ốc trở thành người

bạn thân của em lúc nào không hay; lúc

nơi ruộng đồng, lúc ngoài bến sông.

Mùa hè khi đã hết mùa gặt, em dậy từ

lúc gà gáy, chuẩn bị đi ra đồng nhặt ốc,

bắt cua khi trời còn lờ mờ sáng. Em nói

đi sớm lúc chưa có ai đi, nước chưa đục

sẽ nhìn thấy cả ốc và cua nữa. Còn vào

Page 60: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

60 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

mùa chiêm trũng, em lại tới những bờ

ruộng nước táp vào bờ để bắt cua. Em

nói:

- Khi gió tạt nước vào bờ, cua cay

mắt sẽ chui vào lỗ em dễ bắt lắm chị à!

Mà đúng thật, hôm nào em cũng

bắt được nhiều, mà lại những con rất to.

Khi đồng mùa mưa, mưa xong em lại

mang rổ, mang xô đi tát nước để bắt cá,

em chọn những góc ruộng nhiều bọt

nước để be lại mà tát cá. Những kinh

nghiệm đồng ruộng không làm em

sung sướng mà tôi thấy em càng lam lũ,

vất vả. Mùa nước to sau mùa bão thì em

đi đánh dậm vào mỗi buổi sớm. Ngày

nước sông cạn, em không ra đồng, lại

ra sông xúc tép. Mùa đông lạnh thì đi

vớt bèo thuê, cắt cỏ thuê cho người ta.

Em tranh thủ bất cứ lúc nào để có thể

giúp được mẹ em. Làng quê quen dần

với cái bóng dáng nhỏ bé, gầy còm, chỉ

có một bộ quần áo quen thuộc, cái nón

rách để ra đồng làm việc. Một hôm em

vừa khóc vừa chạy sang nói với tôi:

- Chị ơi, mẹ em không cho em đi

học nữa, mẹ nói anh hai bỏ đi làm ở xa

rồi, còn mình mẹ em thôi, em phải ở

nhà làm việc giúp mẹ. Mẹ nói mẹ

không có tiền cho em học.

Nhìn em nước mắt đầm đìa mà

lòng tôi xót xa. Tôi cũng không có điều

kiện giúp em được gì, chỉ bên em lúc

em buồn, em cần nói với tôi những gì

em không nói với ai được. Lúc đó em

mới chỉ học lớp 5, tôi không biết nói

với em thế nào. Em còn quá nhỏ để

hiểu hết những khó khăn của mẹ em.

Em khóc lóc van xin mẹ cho đi học, vì

em học rất chăm chỉ, và có một mơ ước

đơn sơ. Em muốn đi tu. Em muốn được

học để thực hiện ước mơ ấy. Bên này

tôi nghe tiếng em khóc, tiếng em xin

mẹ, xin mẹ cho em tự đi mò cua bắt ốc

bán lấy tiền đi học. Nghe tiếng em khóc,

ai cũng phải xót xa trong lòng. Thương

cho em, một tuổi thơ đang đầy ắp tiếng

cười, niềm vui, hạnh phúc, bỗng trở

thành những giọt nước mắt và lo toan

cơm áo, gạo tiền. Bàn tay, bàn chân nhỏ

màu bùn đất bám vàng; những đầu

ngón tay không bao giờ lành vì bị càng

cua cắp. Ở cái xóm nghèo của chúng

tôi, ai cũng thương em, mỗi chiều đi lễ,

con bé nhỏ xíu, mang khăn tang dài,

mỗi lần ra về nhìn chúng bạn có bố chở

về, khuôn mặt em lại chan chứa giòng

lệ rơi. Tôi tin rằng với tâm tình đơn sơ,

chăm chỉ, tín thác vào Chúa như em,

Chúa sẽ giúp em điều em mơ ước.

Chúng tôi tạm xa nhau, khi tôi cũng có

một ước mơ như em, tôi vào dòng trước

em. Hôm tôi đi, em tiễn tôi bằng bó lục

Page 61: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 61

bình màu tím, với một chùm hoa khô

ép trong trang giấy học trò. Tôi nhớ

ngày đó em 13 tuổi. Em lau nước mắt,

một nét mặt ao ước được đi vào nhà

dòng như tôi.

- Chị đi rồi em biết tâm sự với ai

đây? Mang theo một nhánh lục bình

nha chị, nhớ em và cầu nguyện cho em

chị nhé.

Con bé nói như một người đã

trưởng thành. Từ những đau khổ, vất vả

của cuộc sống, em sống chín chắn và

lặng lẽ hơn so với những bạn cùng

trang lứa với em. Nhìn em mong manh

như khóm hoa lục bình, lung lay trước

gió, quay mặt bước đi. Dáng liêu xiêu

như tuổi thơ đầy dữ dội của em, như

những vất vả em chịu. Rồi những cố

gắng của em cũng được đền đáp, tôi

được biết tin em qua lá thư em gửi.

Đúng vào đêm rằm tháng tám, đêm

trăng đẹp nhất, bạn bè vui vẻ xúng xính

quần áo đẹp đi chơi trung thu, em đến

chào tạm biệt những người thân yêu để

vào nhà dòng, khi em đúng tuổi trăng

tròn. Ngày rằm tháng tám, vượt qua

những cuộc vui chơi của bạn bè cùng

trang lứa, em lên đường bằng chiếc xe

đạp cũ với cái hòm tôn, và mấy bộ quần

áo cũ. Mẹ em đưa em đi trong nước mắt,

con bé chăm chỉ mẹ nhờ, giờ đây đi

thực hiện điều nó muốn. Mẹ em có nói

gì em cũng đi, em đi nhưng lòng nặng

trĩu. Ước mơ ấy của em sẽ dần thực

hiện nếu Chúa muốn; nhưng mẹ của em,

và em gái nhỏ từ đây sẽ vất vả, khổ cực

hơn. Mẹ em sẽ phải một mình bương

trải để nuôi cả em và em gái nhỏ hay

đau ốm nữa. Em nói trong nước mắt:

- Mẹ ơi, con đi. Mẹ giữ gìn sức

khỏe, con sẽ cầu nguyện cho mẹ.

Em và tôi, mỗi chị em một nơi.

Chúng tôi cũng không còn tin tức cho

nhau được nữa. Bây giờ tôi đang ở đây,

ở làng quê yên bình thơm mùi lúa mới,

nhớ lại những kỷ niệm thơ ấu, mong

em đang hạnh phúc với ước mơ của

mình, cầu xin Chúa luôn bên em! Để

tuổi thơ dữ dội của em chỉ còn trong

tiềm thức, giúp em nghị lực vượt qua

mọi thăng trầm của cuộc sống, thử

thách của kiếp lữ hành. Dù bây giờ em

đang ở bất cứ đâu, sống trong bất cứ

môi trường nào, tôi tin rằng em cũng sẽ

đứng lên bằng đôi chân của mình dẫu

là thử thách, dẫu là khó khăn. Tôi luôn

nhớ về em, người em gái nhỏ của tôi!

Maria Lâm Thanh

Page 62: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

62 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

PHÚC ĐỨC TẠI MÂU

Ngày còn bé con cứ thắc mắc, tại sao trên đất nước này cái gì cũng mang

dấu ấn sự tôn vinh người Mẹ. Dòng sông lớn nhất ở phía Bắc đất nước ta quen gọi

sông Hồng cũng còn có tên khác là sông Cái. Con đường nào lớn gọi là “đường

cái”. Thứ tiếng ta nói hàng ngày cũng gọi là tiếng “Mẹ đẻ”.

Tổ Quốc thiêng liêng cũng được gọi với giọng tha thiết là “đất Mẹ”. Trên dải

đất nhỏ hẹp mang hình chữ S này đâu đâu cũng có những đền thờ Mẫu. Bài học

đầu tiên con trẻ được học cũng là từ trường Mẫu giáo và do các cô bảo mẫu truyền

dạy. Đến cái đũa lớn nhất để xới cơm ở quê mình cũng gọi là “đũa cái”, “đũa cả”.

NHỚ LỜI MẸ DẶN

Mẹ không được học chữ, vậy mà khi con học xa nhà, có một lần mẹ đã cố gắng

viết cho con mấy dòng ngắn ngủi, nét chữ run rẩy và to như trẻ con học mẫu giáo

tập viết. Mẹ viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ

chỉ muốn dặn con một điều rằng con đi xa hãy nhớ: Ăn một miếng của người con

tạc ân vào dạ; Học một chữ ở đời con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Lời dặn của mẹ đã làm con khóc. Và con tâm niệm điều đó suốt cả cuộc đời

và nó đã trở thành lẽ sống của con. Hôm con phỏng vấn xin việc vào công ty của

Nhật cùng với ba chục người khác. Con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ,

song người được lựa chọn lại là con. Mẹ có biết họ hỏi con câu gì không? Họ hỏi

con câu nói nào và của ai gây ấn tượng và có tác động mạnh đến cuộc sống của con,

con đã nói lại lời mẹ dặn. Họ bảo: “vi tính và ngoại ngữ cần, nhưng bạn có thể học

trong vài tháng. Chúng tôi cần hợp tác với một người nặng lòng biết ơn và biết chắt

lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

NHỮNG LÁ THƯ CŨ.

Con và chồng con có xích mích lớn vì con nghi anh ấy vẫn gặp gỡ với người

bạn gái cũ. Con bực mình bỏ nhà chồng về khóc lóc với mẹ. Tối ấy mẹ mang từ

trong chiếc hòm cũ ra một tập thư đã ố vàng. Đó là những lá thư của người yêu cũ

gửi cho bố con trước đây.

Mẹ bảo khi bố quyết định lấy mẹ, bố định đem hết đám thư và ảnh của người

yêu cũ ra đốt đi để chứng minh sự “một lòng một dạ với mẹ”. Mẹ đã ngăn lại và

bảo: “Thư anh đốt mà lòng anh còn nhớ cũng chẳng ích gì. Hãy cứ để em giữ lại

làm kỉ niệm. Thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui. Dù sao đấy cũng là những kỉ

niệm gắn bó với anh một thời, sao lại cạn tàu ráo máng như vậy”. Bố sững sờ và

ôm chầm lấy mẹ cảm động lắm. Thỉnh thoảng bố mẹ còn đọc lại những lá thư ấy,

Page 63: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 63

nhưng bố cả đời thuỷ chung với mẹ. Hôm ấy con đã khóc thật nhiều và con tự tìm

về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng mẹ dạy nhiều. Chính mẹ đã lấy lại cho

con hạnh phúc!

HAI VÙNG SÁNG TỐI.

Khi em trai con đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm. Mẹ im lặng

không nói gì. Sau hôm gặp mẹ cô ấy, mẹ nhận xét: Mẹ cô ấy hiền hậu, phúc đức

lắm. Người mẹ như thế chắc chắn cô con gái sẽ là đứa con ngoan, dâu hiền. Mẹ đã

không lầm. Hôm mẹ chồng tương lai của con sang chơi với mẹ, cụ cũng nhận xét

về con y như thế. Hoá ra nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Năm trước con đọc báo thấy có chuyện một cô gái đang tâm đẩy con chồng

xuống sông Hồng. Một thời gian sau thấy có bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng

mình lại. Con nhận xét rằng phụ nữ nhiều người ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại

mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”.

Mẹ nói với con rằng những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm.

Mẹ chỉ cho con thấy bao nhiêu người mẹ đã hy sinh hết lòng vì con, không ít người

phụ nữ đã nhận nuôi hàng mấy chục trẻ mồ côi mặc dù bản thân mình còn khó khăn,

vất vả. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con nhìn ánh sáng mà đi!

BÀI HỌC LÀM GƯƠNG.

Thấy con phàn nàn về sự chểnh mảng học tập của các cháu, mẹ bảo: “Con

nhắc các cháu đi học bài, mà vợ chồng con cứ ngồi xem vô tuyến. Con chê các cháu

lười học tiếng Anh mà bản thân con là cô giáo cũng không thông tỏ ngoại ngữ thì

dạy bảo chúng nó thế nào?” Ngẫm kỹ lời mẹ nói, con đã quyết định đi học lớp tiếng

Anh buổi tối cùng cháu. Tối về mẹ con trao đổi bài rôm rả. Đúng như mẹ nói, khi

thấy cả bố và mẹ đều miệt mài làm việc, các cháu cũng tự động lấy sách ra làm bài.

Đến nay chúng con rất yên tâm về việc học hành của các cháu. Sao có mỗi bài

học đơn giản rằng “muốn con chăm thì mẹ phải siêng, muốn con hiền thì mẹ phải

thảo” mà con không nhớ, phải để mẹ nhắc nhở!

Mẹ nghèo không có tiền bạc cho con, nhưng mẹ đã cho con hiểu giá trị của sự

tần tảo, lòng bao dung, đức hy sinh. Mẹ không đi học, nhưng mẹ dạy con biết sống

đúng mực, trọng ân tình.

Cuộc đời con lúc nào cũng có mẹ ở bên. Con có cuộc sống hạnh phúc hôm nay

là do bàn tay mẹ tạo dựng. Đến bây giờ con đã hiểu rằng công sinh thành dưỡng

dục do cả mẹ cả cha chung sức, nhưng không phải vô tình người ta mới chỉ phong

danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trong nhạc, trong thơ, nơi đâu cũng thấy

vang lên những “Huyền Thoại Mẹ”, ” Tình mẹ”, ” Lòng mẹ”…

Đinh Thủy

Page 64: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

64 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

BÁO CÁO CÁC QUY CỦA GIÁO ĐOAN

QUY GIÚP ƠN GỌI LINH MỤC TU SĨ

Giáo Xứ Takatori-Kobe 5.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 2.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 3.000 yen

Vườn rau Tình Thương Himeji 1.000 yen

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân 3.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Tổng kết tháng này 17.000 yen

Tiền còn lại 113.000 yen

QUY GIÚP TRẺ EM BI NHIỄM HIV-AIDS TẠI VN

Vườn Rau Tình Thương Himeji 1.000 yen

Cô Ngọc (Fujisawa) 3.000 yen

Một vị ân nhân 5.000 yen

Quốc Nam (Isesaki-Gunma-Ken) 5.000 yen

QUY GIÚP THỰC HIỆN TỜ PVLC

Giáo Xứ Takatori (Kobe) 20.000 yen

CĐ/CG Tokyo 20.000 yen

CĐ/CG Fujisawa 15.000 yen

CĐ/CG Hamamatsu 10.000 yen

CĐ/CG Yamato 20.000 yen

CĐ/CG Isesaki-Gunma 10.000 yen

CĐ/CG Kawagoe 10.000 yen

CĐ/CG Nagoya 5.000 yen

CĐ/CG Karasuyama 3.000 yen

CĐ/CG Mizonoguchi 5.000 yen

Page 65: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 65

CĐ/CG Himeji 15.000 yen

CĐ/CG Kawaguchi 20.000 yen

Bà con Công Giáo Vùng Kamata 4.000 yen

Bà con Công Giáo vùng Omori 2.000 yen

Bà con Công Giáo Giáo Xứ Kaizuka-Kawasaki 5.000 yen

Cha Nguyễn Quang Thuần (Hiroshima) 10.000 yen

Giáo Xứ Kasukabe, Saitama-Ken 10.000 yen

Giáo Xứ Honjo, Saitama-Ken 1.000 yen

Đỗ Quang Hà (Tokyo) 2.000 yen

Anh Phạm Hữu Đức (Isesaki-Gunma) 2.000 yen

Phaolô NGUYÊN NHÂT TRƯỜNG

Sinh ngày: 15/11/1989

Con Ông: Gioan Baotixita Nguyễn Văn Dũng

Và Bà: Anna Lê thị Thanh Thủy

Hiện trú tại Adachi-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Anna PHẠM THUY NGA

Sinh ngày: 31/07/1991

Con Ông: Phạm Văn Chiến (chết)

Và Bà: Nguyễn thị Hoa

Hiện trú tại Adachi-Ku, Tokyo, Nhật Bản.

Phêrô NGUYÊN VĂN QUANG

Sinh ngày: 02/10/1991

Con Ông: Gioan Nguyễn Văn Châu

Và Bà: Anê Võ thị Đường

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken, N.Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Anna NGUYÊN THI ÁNH NGUYÊT

Sinh ngày: 16/10/1982

Con Ông: Nguyễn Văn Dinh

Và Bà: Anna Nguyễn thị Ngát

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken, N. Bản.

Maria BUI THI HƯƠNG

Sinh ngày: 14/04/1989

Con Ông: Bùi Văn Dự

Và Bà: Dương thị Thụ

Hiện trú tại Funabashi, Chiba-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

DƯƠNG XUÂN THƯƠNG

Sinh ngày: 01/10/1989

Con Ông: Dương Quang Huề

Và Bà: Nguyễn thị Điềm

Hiện trú tại Funabashi, Chiba-Ken, Nhật Bản.

Page 66: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

66 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Phanxicô NGUYÊN NGỌC LÂN

Sinh ngày: 07/10/1991

Con Ông: Nguyễn Ngọc Long

Và Bà: Maria Nguyễn Bích Thu

Hiện trú tại Ikebukuro, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI NGỌC ÁNH

Sinh ngày: 23/11/1991

Con ông: Nguyễn Đức Cộng

Và Bà: Nguyễn Thị Hà

Hiện trú tại Ikebukuro-Ku, Tokyo, Nhật Bản

LÊ VĂN DƯƠNG

sinh ngày: 17/04/1991

Con Ông: Lê Văn Du

Và Bà: Phạm thị Huyên

Hiện trú tại Sakura-Shi, Chiba-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI KIM LIÊN

Sinh Ngày: 01/05/1992

Con ông: Giuse Nguyễn Văn Hùng

Và Bà: Maria Dương thị Hợp

Hiện trú tại Giáo Xứ Sở Kiện, Hà Nội, Việt Nam

Gioan Baotixita NGUYÊN VĂN CÔNG

Sinh ngày: 12/02/1990

Con Ông: Antôn Nguyễn Văn Triều

Và Bà: Maria Trần thị Nhã

Hiện trú tại Saitama-Shi, Saitama-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria TRÂN THI TỐT

Sinh ngày: 20/10/1994

Con Ông: Giuse Trần Văn Huấn

Và Bà: Maria Lương thị Nguyệt

Hiện trú tại Saitama-Shi, Saitama-Ken, N. Bản.

Maria NGUYÊN THI THANH TÂM

sinh ngày: 24/04/1988

Con Ông: Bênadô Nguyễn Quang Sáng

Và Bà: Maria Trần thị Hỷ

Hiện trú tại Mito, Ibaraki-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGUYÊN TIÊN ĐẠT

Sinh Ngày: 19/09/1989

Con ông: Nguyễn Văn Đông

Và Bà: Trần thị Ly

Hiện trú tại Mito, Ibaraki-Ken, Nhật Bản

Maria PHẠM THI QUÝ

sinh ngày: 14/04/1994

Con Ông: Đaminh Phạm Văn Khải

Và Bà: Maria Phạm thị Khuyến

Hiện trú tại Shin-Okubo, Shinjuku-Ku, Tokyo,

Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Giuse NGUYÊN VĂN HƯNG

Sinh Ngày: 10/07/1987

Con ông: Giuse Nguyễn Văn Hoàn

Và Bà: Maria Nguyễn thị Hiền

Hiện trú tại Giáo Xứ Tình Cam, Hưng Hóa, Việt

Nam

Maria NGUYÊN CHÂU HÀ

sinh ngày: 27/02/1988

Con Ông: Giuse Nguyễn Văn Yết

Và Bà: Maria Nguyễn thị Hồng Vân

Hiện trú tại Hiroshima-Shi, Hiroshima-Ken,

Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Giuse PHẠM ĐƯC HUY

Sinh Ngày: 29/07/1987

Con ông: Giuse Phạm Quang Thiêm

Và Bà: Maria Hoàng thị Loan Phượng

Hiện trú tại Kawasaki-Shi, Kanagawa-Ken,

Nhật Bản

Page 67: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 67

Gioan Baotixita TRÂN VĂN THỎA

sinh ngày: 26/07/1993

Con Ông: Gioan Baotixita Trần Văn Hiệp

Và Bà: Anna Hoàng thị Văn

Hiện trú tại Saitama-Shi, Saitama-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Anna TRÂN THI HĂNG

Sinh Ngày: 22/10/1995

Con ông: Gioan Baotixita Trần Văn Đoài

Và Bà: Anna Nguyễn thị Tuyết

Hiện trú tại Giáo Xứ Đông Kiều, Giáo Phận

Vinh, Việt Nam

Tôma Aquinô THÂN VĂN KHẮC

sinh ngày: 05/01/1990

Con Ông: Toma Aquino Thân Văn Hiện

Và Bà: Anna Nguyễn thị Luyện

Hiện trú tại Tatebayaa-Shi, Gunma-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Anna TRƯƠNG ANH PHƯƠNG THẢO

Sinh Ngày: 04/06/1990

Con ông: Phêrô Trương Anh Tú

Và Bà: Anna Nguyễn thị Phúc

Hiện trú tại Giáo Xứ Đại Điền, Giáo Phận Xuân

Lộc

Maria NGUYÊN THI LAN

sinh ngày: 05/01/1994

Con Ông: Vinh Sơn Nguyễn Thành Kim

Và Bà: Maria Nguyễn thị Mai

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

PHẠM VĂN KHOA

Sinh Ngày: 10/02/1992

Con ông: Phạm Văn Thống

Và Bà: Trần thị Lan

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken, N. Bản

Maria ĐOÀN THI LOAN

sinh ngày: 11/07/1994

Con Ông: Antôn Đoàn Văn Trọng

Và Bà: Maria Phạm thị Liễu

Hiện trú tại Yoshikawa, Saitama-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGUYÊN VĂN CÔNG

sinh ngày: 19/01/1990

Con Ông: Nguyễn Văn Bùng

Và Bà: Nguyễn thị Huệ

Hiện trú tại Yoshikawa, Saitama-Ken, Nhật Bản

Maria NGUYÊN THI LY

Sinh ngày: 10/04/1994

Con Ông: Giuse Nguyễn Đức Châu

Và Bà: Anna Nguyễn thị Thoa

Hiện trú tại Funabashi, Chiba-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGUYÊN XUÂN QUYÊT

Sinh Ngày: 10/05/1991

Con ông: Nguyễn Xuân Quyền

Và Bà: Nguyễn thị Cầm

Hiện trú tại Shin-Matsudo, Chiba-Ken, N. Bản

Phêrô TRƯƠNG PHU TIÊN

Sinh Ngày: 27/12/1993

Con ông: Antôn Trương Phú Hùng

Và Bà: Maria Hỏa thị Hòa

Hiện trú tại Kita-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria BUI THI QUYNH LOAN

sinh ngày: 10/08/1995

Con Ông: Phaolô Bùi Văn Nga

Và Bà: Maria Lữ thị Thơm

Hiện trú tại Xã Quang Lộc, Hậu Lộc, Thanh

Hóa

Page 68: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

68 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Têrêsa NGUYÊN THI THANH MAI

sinh ngày: 08/03/1991

Con Ông: Giuse Nguyễn Văn Khương

Và Bà: Maria Đỗ thị Lịch

Hiện trú tại Kamata, Ota-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

LÊ VĂN MẠNH

Sinh Ngày: 30/01/1983

Con ông: Lê Văn Luật

Và Bà: Nguyễn thị Lần

Hiện trú tại Kawasaki-Shi, Kanagawa-

Ken,Nhật Bản

Maria CHU THI DUNG

sinh ngày: 17/12/1992

Con Ông: Đaminh Chu Thế Tuấn

Và Bà: Maria Nguyễn thị Lý

Hiện trú tại Inage-Ku, Chiba-Shi, Chiba-Ken,

Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGÔ TRUNG HIÊU

Sinh Ngày: 16/09/1988

Con ông: Ngô Văn Suyết

Và Bà: Hoàng thị Loan

Hiện trú tại Kawagoe-Shi, Saitama-Ken, N. Bản

Giuse NGUYÊN VĂN KHƯƠNG

Sinh ngày: 13/08/1984

Con Ông: Giuse Nguyễn văn Hồng

Và Bà: Anna Nguyễn thị Thu

Hiện trú tại Ashikaga-Shi, Tochigi-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Anna VŨ THI NGA

Sinh ngày: 06/08/1990

Con Ông: Vũ Khương

Và Bà: Nguyễn thị Chiên

Hiện trú tại Ashikaga-Shi, Tochigi-Ken, N. Bản

Phêrô ĐINH QUANG TRUNG

Sinh ngày: 02/12/1993

Con Ông: Phêrô Đinh Chí Văn

Và Bà: Maria Đinh thị Dung

Hiện trú tại Sakai, Edogawa-Ku, Tokyo, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGUYÊN THI LINH

Sinh ngày: 02/04/1994

Con Ông: Nguyễn Văn Tâm

Và Bà: Lê thị Hân

Hiện trú tại Sakai, Edogawa-Ku, Tokyo, N. Bản

Giuse ĐÔ ĐƯC KHÔI

Sinh ngày: 14/01/1982

Con Ông: Đaminh Đỗ Quang Chung

Và Bà: Têrêsa Phan thị Tuyết

Hiện trú tại Mizonoguchi, Kawasaki-Shi,

Kanagawa-Ken, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI NGỌC HẠNH

Sinh ngày: 11/06/1993

Con Ông: Augustinô Nguyễn Kim Sơn

Và Bà: Lucia Võ thị Kiều Nga

Hiện trú tại Mizonoguchi, Kawasaki-Shi,

Kanagawa-Ken, Nhật Bản

Giuse NGUYÊN VĂN HÔI

Sinh ngày: 23/01/1996

Con Ông: Giuse Nguyễn Văn Hựu

Và Bà: Maria Hoàng thị Gấm

Hiện trú tại Zama-Shi, Kanagawa-Ken, Tokyo,

Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria HOÀNG THI THƯƠNG

Sinh ngày: 25/05/1989

Con Ông: Hoàng Văn Chiến

Và Bà: Nguyễn thị Chiến

Hiện trú tại Kitai-Ku, Tokyo, Nhật Bản.

Page 69: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 69

Giuse TẠ VĂN TOẢN

Sinh ngày: 21/07/1995

Con Ông: Giuse Tạ Viết Hùng

Và Bà: Maria Tạ thị Hương

Hiện trú tại Ueno, Taito-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI MY LINH

Sinh ngày: 18/06/1997

Con Ông: Phaolô Nguyễn Xuân Lệ

Và Bà:Maria Nguyễn thị Chương

Hiện trú tại Ueno, Taito-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Giuse TRÂN ĐƯC DUY

Sinh ngày: 12/01/1989

Con Ông: Giuse Trần Đức Nhuận

Và Bà: Maria Trần thị Liễu

Hiện trú tại Shinagawa-Ku, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

LÊ THI THUY

Sinh ngày: 06/10/1990

Con Ông: Lê Như Hải

Và Bà: Hoàng thị Hà

Hiện trú tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa, Việt Nam

Giuse NGUYÊN TIÊN VINH

Sinh ngày: 13/03/1989

Con Ông: Micae Nguyễn Văn Dị

Và Bà: Maria Vũ thị Minh

Hiện trú tại Chofu, Tokyo, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

TRÂN THI NGỌC BICH

Sinh ngày: 16/01/1990

Con Ông: Trần Sỹ Lợi

Và Bà: Trần thị Lan

Hiện trú tại Hải Phòng, Việt Nam

Maria LƯƠNG THI MAI

Sinh ngày: 06/03/1991

Con Ông: Giosaphat Lương Bá Chi

Và Bà: Maria Trần thị Cúc

Hiện trú tại Kitakyushu, Nhật Bản

Muôn kêt hôn vơi:

NGUYÊN BÁ HOÀN

Sinh ngày: 11/01/1992

Con Ông: Nguyễn Bá Đằng

Và Bà: Lê thị Sim

Hiện trú tại Kitakyushu, Nhật Bản.

Maria PHẠM THI THU HIÊN

Sinh ngày: 26/01/1993

Con Ông: Phaolô Phạm Hữu Minh

Và Bà: Maria Hồ thị Hương

Hiện trú tại Kawaguchi, Saitama-Ken, Nhật

Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Giuse NAKAMURA SHUMPEI

Sinh ngày: 25/09/1992

Con Ông: Nakamura Kenji

Và Bà: Nakamura Yukie

Hiện trú tại Ota, Gunma-Ken, Nhật Bản.

Giuse NGUYÊN HỮU HIÊN

Sinh ngày: 27/07/1988

Con Ông: Nguyễn Hùng

Và Bà: Phạm thị Thuân

Hiện trú tại Kawaguchi, Saitama-Ken, N. Bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI THU CUC

Sinh ngày: 04/02/1985

Con Ông: Nguyễn Văn Sáu

Và Bà: Vòng Tiên

Hiện trú tại Kawaguchi, Saitama-Ken, N. Bản

Page 70: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

70 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Gioan Kim LÊ VĂN NHÂT

Sinh ngày : 28/11/1992

Con ông : Lê Văn Thái

Và bà : Trần Thị Ngọc Thu.

Hiện trú tại: Nishio-shi, Aichi-ken, Nhật bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI XUÂN

Sinh ngày : 07/08/1992

Con ông : Nguyễn Văn Vinh

Và bà : Trần Thị Lan

Thôn 6-xã Mậu Đông-Văn Yên-Yên Bái

VƯƠNG HUY LONG

Sinh ngày : 20/12/1989

Con ông : Vương Huy Thành

Và bà : Vũ Thị Luyên

Hiện trú tại: Seki-shi, Gifu-ken, Nhật bản

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI MY HUYÊN

Sinh ngày : 15/07/1991

Con ông : Phêrô Nguyễn Văn Quyền

Và bà : Maria Phạm Thị Ninh

Hiện trú tại:Châu đức, Bà rịa Vũng tàu

TRÂN ĐƯC HOÀN

Sinh ngày : 15/04/1991

Con ông : Trần Văn Oanh

Và bà : Phạm Thị Châm

Hiện trú tại:Lai Thành, Kim Sơn, Ninh Bình,

Việt nam

Muôn kêt hôn vơi:

Maria NGUYÊN THI PHƯƠNG

Sinh ngày : 01/01/1993

Con ông : Nguyễn Văn Hiến

Và bà : Ngụy Thị Tam

Cầu Chinh-Tân Dinh-Lạng Giang-Bắc Giang

Ai biết các đôi hôn phối này có điều gì ngăn trơ theo Giáo Luật, buộc phải trình cho Giáo Quyền.

Caûm taï

Gia đình chúng con xin chân thành cảm tạ cha Nguyễn Hữu Hiến,

cha Trần Văn Hoài, quý cha, quý Sơ, Ban đại diện Giáo Đòan, Liên CĐ

Đức Mẹ La Vang, Cộng Đoàn Kamata, Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa Tokyo

và toàn thể quý ông bà anh chị em trong Cộng Đoàn Kamata và qúy thân

hữu xa gần, đã điện thoại chia buồn, và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện

cho bố, ông nội, ngoại, ông cố của chúng con là:

Phêrô LA PHÚ TỚI,

Nguyện xin Thiên Chúa ban bình an của Ngài trên toàn thể quý Cha,

và tất cả quý vị.

Trong lúc tang gia bối rối, nếu có nhiều điều thiếu xót. Kính mong

quý Cha, và Qúy vị niệm tình tha thứ.

Thay măt gia đình đồng bái ta

La Quốc Dũng và toàn thê anh chị em, con cháu.

Page 71: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017 71

Lm Giuse Ngô Quang Đinh Narashino Catholic Church 1385-2 Nagasaku-Cho, Hanamigawa-Ku; Chiba-Shi,

Chiba-Ken 262-0044 Tel. 043-216.0035; Email: [email protected]

Lm P.M. Nguyễn Hữu Hiến

Meguro Catholic Church

4-6-22Kamiosaki Shinagawa-Ku,Tokyo 141-0021 Tel. 03-5435.8416; Fax.03-3491.6527;

Pocket Tel: 090-1656-2693; Email: [email protected] Lm Đaminh Cao Sơn Thân SJ Rokko Catholic Church 3-1-21 Akamatsu-Cho, Nada-Ku, Kobe-Shi 657-0061

Tel. 090-3849.7087; email: [email protected]

Lm Phêrô Hoàng Minh Mẫn SVD

ManGotanjou Catholic Church 27 Futase-Cho,Nakamura-KuNagoya-Shi 453-0837 Pocket tel. 090-6573-1666; Email: [email protected] Lm Gabriel Dương Văn Quốc Tiến Koshuku Catholic Church 992 Koshuku machi,Naze, Amami-Shi, Kagoshima-Ken, 894-0046 Tel/Fax 0997-54-8134, cell. 090-6864.8421; Email: [email protected] Lm Gioankim Nguyễn Xuân Tiến SC Goi Catholi Church 2430 Goi, Ichihara-Shi, Chiba-Ken 290-0081 Tel.043-621.3830; Cell. 080-5098.6818; Email: [email protected] Lm Phaolô Phạm Minh Anh Aira Catholic Church 2668 Hagashimochida, Aira-Shi, Kagoshima-Ken 899-5421 Tel. 099-566.3256; Mobile: 090-9560.1705; Email: [email protected] Lm Đaminh Lưu Vĩnh Cửu 160-1 Nakamitani, Kinokawa-shi, Wakayama-ken. 649-6434. Tel/fax:0736-60-8712,mobile:080-1436-7430. Lm Bosco Dương Trung Tín Awase Catholic Church 1-5-1 Tobaru; Okinawa-Shi 904-2164 Tel. 098-937.3598 hoặc: 090-6864.3244; Email: [email protected] Lm Micae Nguyễn Minh Lập SDB Email: [email protected]

Lm Giuse Đoàn Tận Hiến, SDB

Beppu Catholic Church 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Tel. 0977-22.1772. Email: [email protected] Lm Gioankim Phan Đinh Hoài Koza Catholic Church 1-4-1 Kamara, Okinawa-Shi 904-0005 Tel. 098-937.7064; cell. 080-3966.4430, Email: [email protected]

Lm Micae Nguyễn Xuân Vinh Catholic Shuri Church 4-60 Shurisakiyama-Cho, Naha-Shi, Okinawa-Ken 903-0814 Tel. 098-884.4787, Mobile: 080-3963.1979; Email: [email protected]

Lm Gioan Đàm Xuân Lộ Maryknoll Kai 6-2 Kioi-Cho, Chiyoda-Ku; Tokyo 102-0094 Tel. 03-3261.7283 – Cell. 070-2157.1059; Email: [email protected] Lm Peter Chanel Phạm Văn Chế Catholic Gushikawa Church 58 Kiyabu, Uruma Shi, Okinawa, Japan 904-2225 Tel: 098-974-3643; Email: [email protected] Lm Giuse Bùi Đức Dũng Nago Catholic Church 2-1-20 Onishi, Nago-Shi, Okinawa-Ken 905-0018 Tel. 0980-52.2241; mobile: 080-3995.1909, Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Nguyễn Đức Tiến Kainan Catholic Church 1-13-10 Higawa; Naha-Shi, Okinawa-Ken 900-0022 Tel. 098-832-3037; Mobile: 090-9652.1309; Email: [email protected] Lm Bernard Phạm Hữu Quang pss Japan Catholic Seminary 1-1-1 Matsuyama, Jonan-Ku, Fukuoka-Ken 814-0131 Tel. 092-8632-801; Email: [email protected]

Lm Giuse Nguyễn Hồng Tâm Daikuma Catholic Church 21-1 Daikuma Machi, Naze Amami-Shi, Kagoshima-Ken 894-0009 Tel. 0997-54-3216; Cell. 090-5923.9339; Email: [email protected]

ĐIA CHI CAC LINH MỤC VIỆT NAM TẠI NHẬT

Page 72: con người như trong thánh vịnh đã viết: “đời sốngvietcatholicjp.net/pvlc/All.11-2017.pdf · Lời Chúa trong thư thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ

72 Phuïng Vu Lôøi Chuùa Soá 401 Thaùng 11 Naêm 2017

Lm Phaolô Hà Minh Tú Saginomiya Catholic Church 27-181 Ose-Cho, Higashi-Ku, Hamamatsu-Shi 431-3113 Tel. 053-434-5087; mobile: 080-6628.1976; Email: [email protected]

Lm Gioankim Nguyễn Quốc Đinh

cell: 090-8746.1944; Email: [email protected]; Lm Emmanuel Trần Văn Bỉnh OFMConv Nigawa Catholic Church 4-2-11 Danjo-Cho Nishinomiya-Shi, Hyogo-Ken 663-8006 Tel.0798-51-0176; Fax. 0798-51.9863; cell. 080-3399.6467; Email: [email protected] Lm AntônVũ Khánh Tường SVD Tajimi Catholic Church 38 Midorigaoka, Tajimi-Shi, Gifu-Ken 507-0021 Tel: 0572-22.1583; Mobile: 090-4262-4345; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Trần Văn Hoài OFMConv

Sacro Convento di S. Francesco in Assisi Piazza San Francesco, 2-06081 Assisi Perugia, Italia; Email: [email protected] Lm Gioan Baotixita Mai Tâm Ninomiya Catholic Church 88 Ninomiya Machi, Naka-Gun, Ninomiya-Shi, Kanagawa-Ken 259-0123 Tel. 0463-71.0300; Fax: 0463-71.2939; Cell.080-4275.5293; Email: [email protected]

Lm Gioan Nguyễn Quang Thuần Tamano Catholic Church 4-15-7 Tai, Tamano-Shi, Okayama-Ken 706-0001 Tel. 0863-32.3530; mobile: 090-4109.9005; Email: [email protected]

Lm Phêrô Trần Đức Điềm SVD Nishimachi Catholic Church 9-34 Otonashimachi, Nagasaki-Shi 852-8044 Tel. 0958-44.5755; mobile: 080-4849.5408; Email: [email protected]

Lm Phanxicô Xavie Từ Đăng Phúc SVD Kichijoji Catholic Church 1-7-8 Gotenyama, Musashino-Shi, Tokyo 180-0005 Tel. 0422-44.0181; Email: [email protected]

Lm Antôn Bùi Duy Thủy SDB Yokkaichi Salesio Shigan In 1-8-26 Oiwake, Yokkaichi-Shi. Mie-Ken 510-0882 Tel. 059-345.5609. mobile: 090-9171.1193; Email: [email protected]

Lm Đaminh Nguyễn Quốc Thuần Fuse Catholic Church 1-10-10 Eiwa Higashi-Osaka Osaka 577-0809 Tel.080-2459.5381. Email: [email protected]

Lm Giuse Trương Đinh Hải Aioi Catholic Church 17-1 Sakaemachi; Aioi-Shi, Hyogo-Ken 678-0008 Tel. 0791-22.0087; Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quốc Toản Takasaki Catholic Church 16 Takamatsu-Cho, Takasaki-Shi, Gunma-Ken 370-0829 Tel: 0273-22.6243; Email : [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Quang Thuận Kamifukuoka Catholic Church 1-11-23 Kamifukuoka, Kamifukuoka-Shi, Saitama-Ken 356-0004 Tel : 049-261.3629; Email: asukathuan@yahoo,co.jp Lm Savio Hoàng Ngọc Linh sdb Beppu Catholic Church 1-14 Suehiro-Cho, Beppu-Shi, Oita-Ken 874-0938 Tel. 0977-22.1772; Mobile: 080-3998.1976; Email: [email protected] Lm Đaminh Nguyễn Cao Trí 4-5-12 Komaba; Meguro-Ku, Tokyo 153-0041 Tel. 03-3467.1871; Email: [email protected] Lm Phêrô Phạm Hoàng Trinh Nobeoka Catholic Church 4-3 Sugisaki machi, Nobeoka shi, Miyazaki ken 882-0825 Tel: 0982-32-6501. Mobile: 090-6594-9899 Email: [email protected] Lm Phêrô Hoàng Đức Lợi Okayama Catholic Church 6-27 Tenjin-Cho; Okayama-Shi, Okayama-Ken 700- Tel.086-222.4093; Mobile: 090-9969.2478; Email: [email protected] Lm Giuse Ngô Văn Thành Sakuramachi Catholic Church 1-8-9 Sakuramachi; Takamatsu-Shi, Kagawa-Ken 760-0074 Tel. 0878-317.455; mobile: 090-9693.9592. Email: [email protected]

Lm Gioan Baotixita Nguyễn Sinh Sắc

Shukugawa Catholic Church 5-40 Kasumicho, Nishinomiya-Shi; Hyogo-Ken 662-0052, Tel. 0798-22.1649; mobile: 090-7108.5632; Email: [email protected]

Lm GB Phan Đức Đinh sj Jesuit Scholasticate Wakamiya 2-60-21; Nakano-Ku, Tokyo 165-0033 Mobile: 070-3287.5715; Email: [email protected]

Lm Joseph Nguyễn Thanh Nhã sj

Jesuit Scholasticate Wakamiya 2-60-21; Nakano-Ku, Tokyo 165-0033 Tel. 03-5356.9871; Email: [email protected]