8
BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5311 - THỨ SÁU, NGÀY 17/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng TRANG 5 TRANG 4 TRANG 3 Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đưa Lâm Đồng đứng đầu cả nước về nông nghiệp. Ảnh: Văn Báu “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” BÁC VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG”, ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ HỌC TẬP, SỐ 12 NĂM 1958 TRANG 5 Cựu chiến binh giúp nhau làm giàu từ cam đường canh Thanh niên Đà Lạt xung kích trên mặt trận an ninh trật tự TRANG 2 Đam Rông liệu có lỡ hẹn (?!) Bài 3: Tài sản có được ở tuổi 15 KINH TẾ Điện mặt trời áp mái: Tương lai năng lượng tái tạo TRANG 3 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Dân chiếm đất công, thành phố xử lý lúng túng TRANG 7 Là một tổ chức thành viên của Mặt trận, lực lượng thanh niên Đà Lạt luôn xung kích, đi đầu trên mọi hoạt động khi triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Những năm gần đây, lực lượng thanh niên Đà Lạt đã phát huy tích cực trên lĩnh vực an ninh trật tự, được thành phố ghi nhận, UBMTTQ đánh giá cao. Một Đam Rông với chất chồng khó khăn đương nhiên phải cần rất nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ từ nhiều phía, hay giản đơn hơn phải cần rất nhiều Tiền - thứ vật chất quy đổi hiện hữu trước mắt để bắt đầu gầy dựng hình hài từ những viên gạch đầu tiên. Nhưng với nhiều người vẫn hay đi về vùng đất ấy, luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng, đó không phải là thứ duy nhất, là điều kiện tiên quyết. Ở mảnh đất này còn có thứ tài sản vô giá khác - Tình người. Cái tình của người ở lại gánh vác, tình của người đến sau xắn tay đỡ đần, cái tình thấu hiểu và cảm thông san sẻ của người già và cả cái tình của lũ trẻ được lớn lên trong nhọc nhằn, được nuôi dưỡng trong gian khó bằng tình yêu của cha mẹ chúng khi mới chân ướt về đây lập nghiệp. TRANG 6 Đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn phục vụ đời sống Nhân dân Trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 21 đảng viên 40 NĂM NGÀNH KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ LÂM ĐỒNG VÀ NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Lao động, sáng tạo bằng tinh thần cống hiến, đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn Bí thư Huyện ủy Đ Th - Tôn Thiện Đồng trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên. N gày 16/5, Huyện ủy Đạ Th đã tổ chức trao Huy hiệu Đảng đợt kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019) cho đảng viên thuộc các chi bộ, đảng bộ trc thuộc Đảng bộ huyện. Trong đợt này, có 21 đảng viên được trao Huy hiệu: 60, 55, 50, 45, 40 và 30 năm tuổi Đảng. Trong đó, đảng viên Dương Trọng Toàn (82 tuổi, Đảng bộ thị trấn Đạ Th) được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Phát biểu tại buổi trao Huy hiệu Đảng, ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Bí thư Thường trc Huyện ủy Đạ Th đã ghi nhận những đóng góp của các đảng viên trong thời gian qua và mong muốn các cụ khỏe mạnh để tiếp tục cống hiến, xây dng huyện nhà ngày càng giàu mạnh. ĐÔNG ANH

Lao động, sáng tạo bằng tinh thần cống hiến, đưa khoa học ...baolamdong.vn/upload/others/201905/29837_baolamdongngay_17_5_2019.pdf · Câu lạc bộ Phòng chống

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5311 - THỨ SÁU, NGÀY 17/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Khẳng định vị thếhoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

TRANG 5

TRANG 4

TRANG 3

Ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đưa Lâm Đồng đứng đầu cả nước về nông nghiệp. Ảnh: Văn Báu

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

BÁC VIẾT TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG”,ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ HỌC TẬP, SỐ 12 NĂM 1958

TRANG 5

Cựu chiến binh giúp nhau làm giàutừ cam đường canh

Thanh niên Đà Lạt xung kích trên mặt trận an ninh trật tự

TRANG 2

Đam Rông liệu có lỡ hẹn (?!)Bài 3: Tài sản có được ở tuổi 15

KINH TẾĐiện mặt trời áp mái:

Tương lainăng lượng tái tạo

TRANG 3

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Dân chiếm đất công, thành phố xử lý lúng túng

TRANG 7

Là một tổ chức thành viên của Mặt trận, lực lượng thanh niên Đà Lạt luôn xung kích, đi đầu trên mọi hoạt động khi triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Những năm gần đây, lực lượng thanh niên Đà Lạt đã phát huy tích cực trên lĩnh vực an ninh trật tự, được thành phố ghi nhận, UBMTTQ đánh giá cao.

Một Đam Rông với chất chồng khó khăn đương nhiên phải cần rất nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ từ nhiều phía, hay giản đơn hơn phải cần rất nhiều Tiền - thứ vật chất quy đổi hiện

hữu trước mắt để bắt đầu gầy dựng hình hài từ những viên gạch đầu tiên. Nhưng với nhiều người vẫn hay đi về vùng đất ấy, luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng, đó không phải là thứ duy nhất, là điều kiện tiên quyết. Ở mảnh đất này còn có thứ tài sản vô giá khác - Tình người. Cái tình của người ở lại gánh vác, tình của người đến sau xắn tay đỡ đần, cái tình thấu hiểu và cảm thông san sẻ của người già và cả cái tình của lũ trẻ được lớn lên trong nhọc nhằn, được nuôi dưỡng trong gian khó bằng tình yêu của cha mẹ chúng khi mới chân ướt về đây lập nghiệp.

TRANG 6

Đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn phục vụ đời sống Nhân dân

Trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 21 đảng viên

40 NĂM NGÀNH KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ LÂM ĐỒNG VÀ NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Lao động, sáng tạo bằng tinh thần cống hiến,đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn

Bí thư Huyện ủy Đa Teh - Tôn Thiện Đồng trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên.

Ngày 16/5, Huyện ủy Đạ Teh đã tổ chức trao Huy hiệu Đảng đợt kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2019) cho đảng viên thuộc các chi bộ,

đảng bộ trưc thuộc Đảng bộ huyện. Trong đợt này, có 21 đảng viên được trao Huy hiệu: 60, 55, 50, 45, 40 và 30 năm tuổi Đảng. Trong đó, đảng viên Dương Trọng Toàn (82 tuổi, Đảng bộ thị trấn Đạ Teh) được nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Phát biểu tại buổi trao Huy hiệu Đảng, ông Nguyễn Mạnh Việt - Phó Bí thư Thường trưc Huyện ủy Đạ Teh đã ghi nhận những đóng góp của các đảng viên trong thời gian qua và mong muốn các cụ khỏe mạnh để tiếp tục cống hiến, xây dưng huyện nhà ngày càng giàu mạnh.

ĐÔNG ANH

2 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Là một tổ chức thành viên của Mặt trận, lực lượng thanh niên Đà Lạt luôn xung kích, đi đầu trên mọi hoạt động khi triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Những năm gần đây, lực lượng thanh niên Đà Lạt đã phát huy tích cực trên lĩnh vực an ninh trật tự, được thành phố ghi nhận, UBMTTQ đánh giá cao.

Đoàn Thanh niên luôn là lưc lượng nòng cốt trong nhiều phong trào hoạt động, góp phần phát

triển kinh tế - xã hội địa phương. Vì vậy, việc phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia góp phần đảm bảo an ninh trật tư được Thành đoàn Đà Lạt coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Anh Trần Ngọc Minh - Phó Bí thư Thành đoàn Đà Lạt cho biết: Trong thời gian qua, Đoàn Thanh niên các cấp từ thành phố đến cơ sở đã chủ động triển khai nhiều phong trào, nhiều hoạt động thiết thưc, cụ thể, để nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên trong việc tham gia các hoạt động, góp phần đảm bảo an ninh, trật tư trên địa bàn. Vận động đoàn viên tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cưc tham gia tố giác tội phạm, tăng cường phối hợp xây dưng tổ chức Đoàn trong lưc lượng dân quân cơ động, dân quân tư vệ. Nâng cao chất lượng hoạt động đoàn kết 3 lưc lượng: thanh niên Công an - thanh niên Quân đội - thanh niên địa phương. Nhân rộng các mô hình giao lưu kết nghĩa giữa Đoàn trong lưc lượng vũ trang và Đoàn địa phương. Hàng năm, Thành đoàn Đà Lạt đã phối hợp với Ban Chỉ huy quân sư, Phòng Tư pháp thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên

thưc hiện tốt nghĩa vụ quân sư, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tiễn chân thanh niên lên đường nhập ngũ. Phối hợp các cơ quan chức năng hỗ trợ giới thiệu việc làm cho thanh niên xuất ngũ trở về địa phương.

Đoàn cấp cơ sở phường 3, 4, 10 và Đoàn xã Tà Nung, Xuân Trường đã phối hợp với Đoàn khối công nhân viên chức, Đoàn lưc lượng vũ trang tổ chức “ Phiên tòa giả định” để tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh niên và Nhân dân. Qua các hoạt động đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Các cơ sở đoàn đăng ký tham gia thưc hiện phong trào “3 không”: không thử - không giữ - không sử dụng ma túy.

Được biết, các cán bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở đã kịp thời nắm bắt tư tưởng đoàn viên, thanh niên trước những sư việc nóng của xã hội. Đặc biệt, đã làm tốt công tác định hướng cho đoàn viên, thanh niên trong sử dụng mạng xã hội, thận trọng và tỉnh táo trước những

luận điệu xuyên tạc, lôi kéo của các thế lưc thù địch. Không chia se những bài viết không chính thống trên mạng xã hội. Các cơ sở đoàn trưc thuộc tổ chức và duy trì thưc hiện phong trào “Tuổi tre Đà Lạt học tập và làm theo Bác” gắn với thưc hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi tre Đà Lạt”.

Việc thành lập các câu lạc bộ, đội xung kích tình nguyện giữ gìn an ninh trật tư, an toàn xã hội như: Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm, Câu lạc bộ Phòng chống bạo lưc học đường, Câu lạc bộ Tư vấn học đường được duy trì hoạt động thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, lưc lượng Đoàn Thanh niên Đà Lạt đã phát huy vai trò xung kích ra quân trưc tại các chốt trong giờ cao điểm, góp phần bảo đảm trật tư an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Được biết, việc cảm hóa, giáo dục, hỗ trợ thanh niên chậm tiến, thanh niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập

cộng đồng luôn được các cơ sở đoàn phường, xã chú trọng. Tạo điều kiện cho thanh niên lầm lỗi có cơ hội tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, qua đó nhằm tạo sư đồng cảm, chia se, giúp đỡ, xóa đi sư mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội.

Chia se những kinh nghiệm trong lĩnh vưc này, Phó Bí thư Thành đoàn Đà Lạt Trần Ngọc Minh cho biết thêm: Việc duy trì và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả từ cơ sở, đồng thời kịp thời tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức cơ sở đoàn có thành tích tốt trong tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tư an toàn giao thông là một nhân tố quan trọng nhằm khích lệ, động viên và duy trì hoạt động hiệu quả trong nhiều năm qua. Ngoài ra, cần đổi mới, đa dạng các hoạt động Đoàn - Hội từ thành phố đến cơ sở, tạo nhiều sân chơi bổ ích, thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia.

NGUYỆT THU

Thanh niên Đà Lạt xung kích trên mặt trận an ninh trật tự

Đoàn Phường 3, thành phố Đà Lat luôn xung kích trên lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn xã hội và các hoat động an sinh xã hội.Ảnh: N.T

DI LINH:Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Sáng 16/5, Hội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyện Di Linh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019).

Theo đó, các hội viên đã ôn lại truyền thống hào hùng về một thời hoa lửa Trường Sơn. Trong những năm tháng đó, vào ngày 19/5/1959, Thường trưc Tổng Quân ủy Trung ương giao nhiệm vụ cho Đoàn 559 mở đường vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí... từ Bắc vào Nam. Năm 1970, Đoàn 559 đổi tên thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn, tiếp tục vận chuyển các binh đoàn chủ lưc và vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí tới các chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong 16 năm, 1959 đến 1975, bộ đội Trường Sơn kiên cường, dũng cảm bám trụ trên con đường Hồ Chí Minh, xây dưng được gần 17.000 km đường xe cơ giới, 600 km đường sông, 1.400 km đường ống xăng dầu. Bên cạnh đó, bộ đội Trường Sơn còn tham gia vận chuyển 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược, lương thưc, tiêu diệt và bắt sống hơn 17.740 tên địch, bắn rơi 2.455 máy bay các loại... Với những chiến công xuất sắc đó, bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lưc lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng.

Thành lập từ năm 2014, đến nay, Hội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyện Di Linh có hơn 260 hội viên với nhiều hoạt động thiết thưc trong việc vận động các hội viên phát huy tinh thần cách mạng, ra sức khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, cũng như tham gia tích cưc các phong trào thi đua tại địa phương, nhất là công tác tuyên truyền, phổ biến truyền thống yêu nước cho thế hệ tre.

TRỊNH CHU

Vừa qua, Huyện ủy Bảo Lâm tổ chức sơ kết 3 năm thưc hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và biểu dương 18 tập thể, 23 cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Qua 3 năm thưc hiện Chỉ thị 05, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã có những chuyển biến tích cưc trong nhận thức và hành động, tạo ra được các phong trào thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế; đồng thời, xây dưng được những mô hình hay, cách làm mới góp phần thưc hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dưng Đảng và hệ thống chính trị của địa phương. Nhiều cá nhân và tập thể đã có nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vưc của đời sống xã

hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dưng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân cùng học tập và làm theo. Trong quá trình thưc hiện, huyện Bảo Lâm tập trung, chú trọng vào

công tác xây dưng Đảng, xây dưng hệ thống chính trị vững mạnh nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương. Thưc hiện tốt đạo đức công vụ, xây dưng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công

chức, viên chức tận tụy, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ Nhân dân. Bên cạnh đó, các cấp ủy đảng, các địa phương, đơn vị trong huyện đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với thưc hiện Nghị

quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dưng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sư suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tư diễn biến, tư chuyển hóa. Đến nay, toàn Đảng bộ huyện Bảo Lâm có 61 tổ chức cơ sở Đảng trưc thuộc; trong đó, có 16 Đảng bộ và 45 chi bộ cơ sở. Kết quả đánh giá cuối năm 2018, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 21%, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 63%. Hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã có những chuyển biến rõ nét. Vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu được phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lưc, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.

ĐÔNG ANH

Bảo Lâm: Biểu dương 18 tập thể và 23 cá nhân điển hình trong học tập và làm theo Bác

Tọa đàmgiữa nhữngcá nhân, tập thể tiêu biểutrong việc học tậpvà làm theotấm gương,đao đứcphong cáchHồ Chí Minh.

3 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019KINH TẾ

Phân bổ trên 64 tỷ đồngcho chương trình giảm nghèo

Thông tin từ UBND huyện Đam Rông cho biết, năm 2019 huyện được

Trung ương phân bổ 64,850 tỷ đồng đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc

gia giảm nghèo bền vững năm 2019”. Cụ thể, Chương trình 30a là 57,229 tỷ

đồng (vốn đầu tư phát triển là 47,232 tỷ đồng; vốn sư nghiệp duy tu, bảo dưỡng công trình là 1,6 tỷ đồng; vốn sư nghiệp

phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững là 8,3 tỷ đồng); Chương trình 135 là 7,621 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển

là 6,1 tỷ đồng; vốn hỗ trợ phát triển sản xuất là 1,5 tỷ đồng).

Được biết, Đam Rông đang phấn đấu đưa huyện thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2020. HOÀNG YÊN

Di Linh dẫn đầu tỉnhvề thu ngân sách

Tổng thu NSNN của huyện Di Linh sau 4 tháng đầu năm được gần

85 triệu đồng, đạt 55% dư toán năm. Trong đó, các khoản thu do ngành

thuế quản lý được hơn 83,3 triệu đồng, đạt 57% dư toán. Đặc biệt, các

khoản thu rất tốt là thu xổ số kiến thiết, cấp quyền khai thác khoáng

sản, vốn - lợi nhuận và thu đất nhà.Tiến độ thu NSNN của huyện Di

Linh đang dẫn đầu toàn tỉnh bởi các huyện, thành khác tiến độ thu chưa vượt qua mức 50% so với dư toán.

PHẠM LÊ

Hai doanh nghiệp tham gia chứng nhận Fairtrade

Thông tin từ Chi cục Đo lường Chất lượng tỉnh Lâm Đồng cho

biết, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2 doanh nghiệp tham gia xây dưng chứng nhận thương mại công bằng (Fairtrade Certification). Đó là hai

doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Hồ Phượng chuyên chế biến cà phê

và Công ty TNHH TM&DV Trường Hoàng chuyên chế biến chanh dây.

Chứng nhận thương mại công bằng là một thương hiệu toàn cầu hỗ trợ nhận diện người sản xuất, giúp những nhà sản xuất nhỏ phát triển một cách bền

vững bằng cách tạo dưng mối quan hệ thương mại trưc tiếp giữa các quốc

gia, hỗ trợ những nhà sản xuất nhỏ tiếp cận được thị trường quốc tế, đảm bảo cho họ mức thu nhập xứng đáng

với công sức bỏ ra.D.QUỲNH

Thêm 1,8 tỷ đồngcho Quỹ Hỗ trợ nông dân

Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp thêm cho Quỹ HTND

cấp tỉnh 1 tỷ đồng, các huyện cấp thêm 800 triệu đồng, nâng tổng nguồn

quỹ lên xấp xỉ 40 tỷ đồng. Cụ thể, Quỹ Hỗ trợ Trung ương ủy thác cho

Lâm Đồng 13,5 tỷ đồng, quỹ cấp tỉnh gần 9,5 tỷ đồng, cấp huyện là trên 17

tỷ đồng và thêm một số nguồn quỹ HTND cấp xã. Nguồn Quỹ HTND đã

được giải ngân cho gần 1.600 nông hộ vay thưc hiện các mô hình đầu tư

với hình thức tín chấp, lãi suất ưu đãi, nhằm mục tiêu phát triển sản xuất tại

các địa phương toàn tỉnh. D.Q

Những trái cam chín mọng, đều, đẹp mắt và quan trọng hơn cả là có giá

trị kinh tế cao đã đáp lại công lao và niềm trông mong bấy lâu của những cưu chiến binh (CCB) mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng. Có được kết quả đó phải sau nhiều lần tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng cam đường canh tại các địa phương khác trên địa bàn huyện, các CCB đã mạnh dạn phá bỏ một phần diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp để trồng cam đường canh, rồi chờ đợi 4 năm mới cho mùa quả ngọt như hiện nay. Tiêu biểu như gia đình CCB Đinh Xuân Viết đã trồng gần 400 cây/3 sào. Năm 2018, gần 1/3 số cây cho thu hoạch với năng suất trung bình từ 30 - 40 kg.

Cây cho ra trái vào thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán nên giá bán khá cao, trung bình khoảng 40.000 đồng/kg.

Theo nhẩm tính của ông Viết, năm nay doanh thu từ cam sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi vào vụ thu hoạch chính. “Anh em chúng tôi cũng đều là tay ngang, mò mẫm kỹ thuật canh tác bên cạnh sư hỗ trợ của đơn vị cung cấp giống cây trồng. Cũng nhiều trăn trở bởi gần như 3 năm đầu chẳng có thu hoạch gì. Mục đích lâu dài, chúng tôi hướng đến những sản phẩm sạch, chất lượng cao với người

tiêu dùng”, CCB Đinh Xuân Viết chia se. Còn CCB Lê Bá Vinh - Tổ trưởng tổ hợp tác (THT) cho biết: Một trong những thuận lợi của cây cam đường canh trồng ở đây là có thể ra hoa, đậu trái quanh năm nên gần như không lo lắng bị mất mùa. Nếu thời tiết thất thường, khắc nghiệt thì có thể sẽ bị ảnh hưởng, sụt giảm về năng suất. Tuy nhiên, cam đường canh cũng là loại cây đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hơn những giống cây ăn trái lâu ngày khác.

Hầu hết các thành viên của THT đều là những người gắn bó đời

mình với nông nghiệp nhưng lại là lần đầu tiên thử nghiệm trồng cam đường canh. Thế nên, ngoài hỗ trợ tư vấn kỹ thuật của đơn vị cung cấp giống thì mỗi người đều nỗ lưc tìm tòi, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn và chia se lẫn nhau. Các tổ viên thường xuyên ngồi lại để trao đổi tình hình sâu bệnh, cách thức chăm sóc vào từng thời điểm khác nhau. Từ việc bổ sung đạm thưc vật từ bột đậu nành, hay thời điểm đánh rễ để đến khi thu hoạch không bị đắng, khô... Từng thành viên THT hiện cũng đang làm thí điểm sản

xuất trái vụ bằng cách cho cây ra hoa, đậu trái từng thời điểm khác nhau để từ đó ghi nhận, quan sát rút kinh nghiệm cho những năm về sau.

Theo ông Phạm Xuân Thiêm, Phó Chủ tịch Hội CCB thị trấn Nam Ban, mô hình này hiện đang rất tiềm năng bởi nhu cầu của thị trường, nhất là các thành phố lớn hiện đang rất cao. Nếu kết quả năm nay đạt hiệu quả cao thì sẽ tiến hành nhân rộng trong các hội viên khác, bởi hiện tại nhu cầu chuyển đổi đang rất lớn. “Vùng đất này rất thích hợp với cây cam nhưng người dân lại chủ yếu đang sử dụng cam từ các tỉnh miền Tây xa xôi. Nếu thuận lợi thì chúng tôi hướng đến xây dưng nguồn nguyên liệu cam để cung cấp cho các chợ đầu mối và siêu thị tại TP Hồ Chí Minh. Để từ đó các hội viên CCB từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Để tính chuyện đường dài, cách đây gần 2 năm THT Cam đường canh của những CCB Đông Anh 4 được thành lập, gồm 8 thành viên với diện tích sản xuất trên 3 ha, dù khi ấy cam chưa cho trái. Và nay cam đường canh đã bước vào năm thứ 4, hứa hẹn một mùa vụ bội thu giúp các CCB làm giàu trên mảnh đất của mình.

HỒNG THẮM

Cựu chiến binh giúp nhau làm giàu từ cam đường canhSau bao nhiêu hy vọng, cuối cùng cây và đất đã không phụ lòng những cựu chiến binh ở thôn Đông Anh 4 (thị trấn Nam Ban, Lâm Hà), đã thu hái những trái ngọt sau 4 năm đợi chờ trong việc giúp nhau làm giàu từ cam đường canh.

Cây cam đường canh hứa hẹn là hướng làm giàu của cựu chiến binh thôn Đông Anh 4.Ảnh: H.T

Nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng cao và việc tìm kiếm những nguồn năng lượng khác nhau là ưu tiên trong chính sách về năng lượng. Điện mặt trời áp mái đang được coi là một trong những giải pháp hiệu quả, ưu việt để phát triển năng lượng trong tương lai.

Gia đình anh Thanh Phong, Khu quy hoạch P h ù Đ ổ n g T h i ê n Vương, Đà Lạt đang

tiến hành lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ngay trên nóc ngôi nhà mới của gia đình. Anh Phong cho biết, anh đã nghe nói về điện mặt trời áp mái từ lâu nhưng đến giờ mới có cơ hội áp dụng tại gia đình. Với anh Phong, hệ thống điện mặt trời áp mái mang lại hiệu quả lớn về mặt môi trường, giảm tiêu thụ điện năng từ nhiệt điện, thủy điện. Thay vào đó sử dụng thái dương năng, nguồn năng lượng có thể coi là vô hạn. Tương tư gia đình anh Phong, nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp như King hotel (Bùi Thị

ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI:

Tương lai năng lượng tái tạoXuân - Đà Lạt) hay các công ty ở Bảo Lộc, Đức Trọng... cũng đã lắp đặt hệ thống điện áp mái nhà và bước đầu cho thấy hiệu quả tốt về tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích kinh tế.

Điện mặt trời được lắp đặt với quy mô nhỏ trên mái nhà dân, mái tòa nhà thương mại, mái công xưởng, nhà máy... với quy mô vài kW tới MW rất phù hợp với hầu hết các ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhất là với các vùng phía Nam của tỉnh, lượng nhiệt từ mặt trời hàng năm rất lớn. Bên cạnh đó, giá đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng đã giảm giá rất nhiều. Nếu 5 năm trước, 20 m2 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (MTTMN) có thể lên tới cả vài trăm triệu đồng thì hiện tại, mức giá đã giảm sâu chỉ ở mức các gia đình có thể áp dụng mà không gặp nhiều khó khăn

về kinh phí. Ở các địa phương vùng đồng bằng, điện MTTMN được lắp đặt rất nhiều và Lâm Đồng hiện cũng đang bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà mang trên nóc những tấm pin mặt trời thu nhiệt năng.

Một trong những điều khiến điện MTTMN phổ biến chính là sư hỗ trợ của ngành điện. Theo đó, khi một hệ thống điện MTTMN được lắp đặt, ngoài việc chủ sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời còn có thể bán cho ngành điện. Hiện Tập đoàn Điện lưc Việt Nam (EVN) mua điện từ các nguồn điện mặt trời với giá cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành, trung bình là 2.086 đồng/kWh. Ngoài ra, EVN đã và đang có nhiều hoạt động hỗ trợ, khuyến khích điện mặt trời áp mái, ngành đã có các hướng dẫn ban đầu tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp và tư nhân đầu tư phát triển điện mặt trời áp mái; chỉ đạo các đơn vị thành viên tiên phong thưc hiện lắp đặt điện mặt trời áp mái trên mái các tòa nhà trụ sở, mái các công trình điều hành, trạm biến áp; tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá để doanh nghiệp và người dân đầu tư điện mặt trời áp mái...

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên, Lâm Đồng xác định thưc hiện Chương trình Quốc gia về Quản lý nhu cầu điện và điện MTTMN là một trong những ưu tiên của tỉnh. Lâm Đồng xây dưng các chương trình, giải pháp phù hợp để hỗ trợ thưc hiện Chương trình Quốc gia về quản lý nhu cầu điện của các đơn vị điện lưc và khách hàng sử dụng điện thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Lâm Đồng cũng sẽ đưa mục tiêu của chương trình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sản xuất của địa phương, bố trí nguồn lưc để thưc hiện chương trình hiệu quả. Về điện MTTMN, Lâm Đồng khuyến khích cá nhân, tập thể lắp đặt các hệ thống điện MTTMN để giảm lượng điện tiêu thụ, giảm áp lưc lên hệ thống điện quốc gia.

DIỆP QUỲNH

Công ty Điện lực Lâm Đồng cho biết, khi hộ gia đình, doanh nghiệp... đăng ký lắp đặt điện MTTMN, ngành điện sẽ lắp đặt miễn phí công tơ đo đếm hai chiều để đo đếm điện năng, ký kết hợp đồng mua lượng điện dư thừa từ hệ thống điện MTTMN của hộ dân/doanh nghiệp phát lên lưới điện; thanh toán tiền hàng tháng theo giá quy định, thực hiện miễn phí các hồ sơ liên quan việc đấu nối vào lưới điện, ghi chỉ số, thanh toán tiền điện MTTMN đến khách hàng định kỳ hàng tháng.

4 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019

XEM TIẾP TRANG 8

PV: Thưa bà, KH&CN Lâm Đồng đã trải qua một chặng đường 40 năm, xin bà cho biết, trên chặng đường đó đã để lại những dấu ấn gì?

ThS. Võ Thị Hảo: Ngày 1 tháng 3 năm 1979, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định thành lập Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh. Sau nhiều lần đổi tên, từ năm 2004 đến nay là Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng. Trong 40 năm hoạt động KH&CN tỉnh Lâm Đồng đã không ngừng phát triển qua từng giai đoạn, đạt được những thành tựu nổi bật đáng tự hào.

Thời gian đầu, đơn vị chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quản lý Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; tổ chức phổ biến khoa học - kỹ thuật (KHKT) như chiếu phim khoa học, biên soạn các ấn phẩm, hội thảo chuyên đề, thông tin KHKT phục vụ cán bộ lãnh đạo và tổ chức các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; rồi tập hợp, chọn lựa các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống; triển khai các chương trình điều tra cơ bản cấp nhà nước, xây dựng một số bản đồ về tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển và quản lý của các ngành, địa phương.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều chương trình hành động bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Hoạt động KH&CN tập trung giải quyết những vấn đề có tính chiến lược, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn như đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp trọng yếu; hướng nhà sản xuất vào nhiệm vụ quản lý chất lượng hệ thống, đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước, sản xuất kinh doanh, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường; xây dựng chiến lược quản lý chất thải, quy định tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của địa phương, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhiều kết quả nghiên cứu khảo nghiệm về cây lúa, ngô, rau, chè, cà phê, dâu tằm, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp đã được áp dụng vào sản xuất mang lại nhiều kết quả đáng kể, góp phần tăng năng suất và sản lượng lương thực. Giai đoạn 1999 - 2009, ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản về tài nguyên, khoáng sản, đa dạng sinh học, triển khai xây dựng hệ thống bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và bố trí cây trồng hợp lý đến cấp xã trong toàn tỉnh… làm cơ sở khoa học cho việc định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoạt động KH&CN dần được cụ thể hóa bằng các chương trình trọng điểm trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn của địa phương, các kết quả tập trung phục vụ nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm

40 NĂM NGÀNH KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ LÂM ĐỒNG VÀ NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Lao động, sáng tạo bằng tinh thần cống hiến, đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn

phục vụ du lịch, xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn…

Công tác kiện toàn bộ máy, chuẩn hóa đội ngũ, nâng cao năng lực hoạt động và quản lý, việc đảm bảo ngân sách chi cho khoa học là một trong những yếu tố giúp KH&CN phát huy được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trong 40 năm hình thành và phát triển.

PV: Trong những năm gần đây, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của Lâm Đồng có bước đột phá lớn, KH&CN đã góp phần như thế nào trong bước tiến đó, thưa bà?

ThS. Võ Thị Hảo: Là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu của KH&CN, đặc biệt sau khi Quy hoạch KH&CN của tỉnh được phê duyệt vào năm 2011. Việc triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh được thực hiện theo cơ chế đặt hàng, tập trung theo hướng nghiên cứu ứng dụng, giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn, nên kết quả ứng dụng đề tài, dự án cao. Ngành đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với nhiều viện, trường, tổ chức KH&CN xác định, triển khai nhiều nhiệm vụ đồng bộ từ khâu giống, kỹ thuật canh tác đến thực hiện khảo nghiệm và xây dựng các mô hình trình diễn về áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong tổ chức sản xuất, bảo quản... để nhân rộng phục vụ sản xuất và đời sống. Đa số các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tập trung giải quyết các yêu cầu cấp thiết của tỉnh trong phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghệ, với “đòn bẩy” của KH&CN, nền nông nghiệp Lâm Đồng đã tạo bước đột phá, đi đầu trong cả nước, là điểm sáng trong ứng dụng công nghệ cao.

PV: Vậy, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, việc đưa các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực KH&CN vào thực tiễn hiện nay ra sao?

ThS. Võ Thị Hảo: Có thể nói, chặng đường 40 năm qua đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng của một quá trình không ngừng trưởng thành và phát triển của Sở KH&CN. Tập thể các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động đã luôn tiếp nối truyền thống đoàn kết, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động KH&CN còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế quản lý KH&CN đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; sự gắn kết giữa kế hoạch hoạt động của các ngành, các cấp đối với công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN chưa thường xuyên; công tác triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập còn chậm do trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan, đơn vị nghiên cứu khoa học công lập nhìn chung vẫn còn thấp và chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển.

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN còn thấp, nguồn vốn để duy trì và nhân rộng các mô hình từ các kết quả nghiên cứu còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả và sức lan tỏa của các mô hình sau khi kết thúc đề tài, dự án; hoạt động kết nối cung cầu, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất và cơ quan nghiên cứu KH&CN trong tỉnh chưa nhiều, chưa tạo lập và phát triển được thị trường KH&CN một cách ổn định, bền vững.

PV: Xin bà cho biết, trong thời gian tới, những giải pháp và những yêu cầu mới đặt ra cho

KH&CN Lâm Đồng?ThS. Võ Thị Hảo: Từ những

thành tựu và những hạn chế trong 40 năm hoạt động vừa qua và từ các nhu cầu cấp thiết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Đồng, trong thời gian tới, ngành KH&CN của tỉnh sẽ tập trung vào một số nội dung sau:...

Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, phóng viên Báo Lâm Đồng đã phỏng vấn Ths. Võ Thị Hảo - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về những thành tựu nổi bật trong 40 năm hình thành và phát triển của ngành và những giải pháp đẩy mạnh hoạt động, đưa KH&CN đi vào thực tiễn cuộc sống, thực sự là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.

dự được đón nhận Giải Vàng chất lượng quốc gia năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng. Trên cơ sở này, Ladophar là một trong ba doanh nghiệp trong cả nước vinh dự được Bộ Khoa học và Công nghệ đề cử

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG - LADOPHAR

Hành trình đến giải thưởng chất lượng châu Á - Thái Bình DươngSự thành công của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) chính là nhờ quyết tâm đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Theo đó, Công ty đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào để trở thành Doanh nghiệp tiêu biểu nhiều năm liền của tỉnh Lâm Đồng. Các sản phẩm của Ladophar được bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2006 đến nay và đạt giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) trao tặng.

tham gia và đạt giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) xét duyệt và trao tặng. Cũng trong năm 2016, Ladophar vinh dự được

Các sản phẩm từ Actisô là mặt hàng chủ lực của Ladophar. Ảnh: An Nhiên

Sự thành công của Ladophar chính là nhờ quyết tâm đặt tiêu chí

chất lượng lên hàng đầu, tất cả các nhà máy sản xuất đều hoạt động theo các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO, HACCP và được đánh giá, cấp chứng nhận bởi những tổ chức có uy tín. Đó là cơ sở để Công ty tham gia những giải thưởng về chất lượng được cấp nhà nước công nhận, liên tục ba năm liền 2012 - 2014, Ladophar được trao tặng Giải Bạc chất lượng quốc gia - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia với 7 tiêu chí khắt khe, chính là bước hoàn thiện của doanh nghiệp, hướng tới hội nhập và phát triển do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao tặng cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và áp dụng hiệu quả các hệ thống quản lý chất lượng, tham gia tích cực cho phong trào năng suất, chất lượng tại địa phương và đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Chính từ những sản phẩm sáng tạo phục vụ sức khỏe cộng đồng, năm 2016, Ladophar vinh

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Võ Thị Hảo trao đổi về lao động sáng tạo với tập thể Trường CĐ Y tế Lâm Đồng. Ảnh: Q.U

Sau 10 năm hình thành, phát triển, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Lâm Đồng (đóng tại Phường 1, TP Bảo Lộc) đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế địa phương.

10 năm hình thành, phát triểnTiền thân của Trung tâm này là Trung

tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng, được thành lập năm 2010. Năm 2016, đổi tên thành Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) Lâm Đồng (gọi tắt là Trung tâm). Hiện, Trung tâm có 26 cán bộ, nhân viên; trong đó, có 4 thạc sĩ, còn lại có trình độ cao đẳng, đại học.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã được đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ các hoạt động phân tích hóa - lý, vi sinh, vật liệu xây dựng; các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo và chuẩn đo lường… Để đáp ứng yêu cầu công việc, Trung tâm đã cử đi đào tạo 5 kiểm định viên (KĐV) trên các lĩnh vực độ dài, khối lượng, dung tích, dung lượng, áp suất và điện; 7 chuyên gia kỹ thuật, trong đó có 4 chuyên gia hoạt động chứng nhận chất lượng và 10 kiểm nghiệm viên bảo hành thiết bị. Nhờ vậy, trong thời gian qua, Trung tâm đã đồng hành, phối hợp và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện các dịch vụ kỹ thuật về TCĐLCL sản phẩm hàng hóa để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

5 THỨ SÁU 17 - 5 - 201940 NĂM NGÀNH KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ LÂM ĐỒNG VÀ NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Thạc sĩ Nguyễn Như Chương - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng

cho biết: Sau 15 năm thành lập, Trung tâm đã chủ trì thực hiện hơn 100 đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp, trong đó có 1 đề tài và 3 dự án cấp nhà nước. Hầu hết các đề tài, dự án được nghiệm thu đạt kết quả, được ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống; góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây, nhiều thành tựu KHCN đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực phục vụ đời sống Nhân dân. Trung tâm đã nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản và chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, như: máy sấy cà phê sau thu hoạch, sản xuất phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, ứng dụng năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng để thắp sáng và đèn cảnh báo giao thông, các mô hình sản

Đưa khoa học công nghệ

vào thực tiễn phục vụ đời sống

Nhân dân

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Có thể kể mô hình tưới phun mưa cục bộ vườn cà phê ở Lâm Hà tiết kiệm chi phí đầu tư, công lao động, phát triển cà phê bền vững, thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm được tình trạng lãng phí tài nguyên nước. Mô hình xử lý nước nhiễm phèn phục vụ sinh hoạt cho các cụm dân cư ở 2 xã Đạ Kho và Quốc Oai (Đạ Tẻh), với việc lắp đặt 8 hệ thống lọc nước theo công nghệ bằng cột lọc composite với công suất 5 m3/ngày, đảm bảo phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho cụm dân cư khoảng 10 hộ gia đình/ hệ thống. Sau khi triển khai thi công, dự án đã lấy mẫu nước trước và sau xử lý nhằm đánh giá chất lượng nước theo Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT và cơ bản các mẫu nước sau xử lý đáp ứng theo quy chuẩn để đưa vào sử dụng.

Mô hình trồng Đẳng sâm thương phẩm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại xã Đạ Chais (Lạc Dương) đã phát triển giống dược liệu có giá trị đối với sức khỏe con người, tạo nguồn nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm chức năng, thực hiện đa cây đa con cho đồng bào Cill, nâng cao cuộc sống. Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại các huyện: Cát Tiên, Đức Trọng, Lâm Hà và Đơn Dương, đã thực hiện trao bò cái nền cho các hộ tham gia dự án và chuyển giao các quy trình chăn nuôi bò lai theo hướng thịt chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật trồng các giống cỏ chăn nuôi, kỹ thuật chế biến phụ phẩm làm thức ăn cho bò, kỹ thuật vệ sinh chuồng trại và xử lý môi trường trong chăn nuôi... Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng mặt trời trong cảnh báo giao thông, cho hệ thống tưới nông nghiệp, chiếu sáng giao thông công cộng, lọc nước uống tinh khiết, chiếu sáng sinh hoạt tại vùng xa lưới điện đã đem lại hiệu quả tích cực.

Không dừng lại ở trình diễn, nhiều mô hình được nhân rộng đại trà, bước đầu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của đời sống người dân, là cơ sở cho những nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi hơn cho sản xuất và đời sống, nâng cao đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong quá trình xây dựng mô hình, dự án, các hội thảo cũng được tổ chức nhằm

giới thiệu các công nghệ, tạo điều kiện để cán bộ, kỹ sư trao đổi kỹ thuật và kinh nghiệm, tham quan học tập trực tiếp, qua đó Nhân dân trong vùng thấy được hiệu quả của mô hình mang lại và học tập làm theo.

Ngoài ra, Trung tâm đã sưu tập, bảo tồn trong điều kiện in - vitro gần 100 giống cây trồng như: rau hoa, cây ăn quả; cây dược liệu; hơn 100 chủng, loài nấm ăn, nấm dược liệu. Từ nguồn gen thuần chủng, hàng năm Trung tâm đã sản xuất, cung cấp cây giống, giống nấm các loại sạch bệnh, đảm bảo chất lượng cho nông dân, doanh nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương. Từ những kết quả nghiên cứu, hàng năm Trung tâm đã nhân giống trên 600.000 cây giống sạch bệnh của các giống hoa, cây ăn quả, cây dược liệu; sản xuất khoảng 2.000 kg giống nấm và chế phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện các hoạt động dịch vụ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN cho các đơn vị, địa phương. Kết quả nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đã khẳng định KH&CN góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với đặc thù của từng địa bàn. Đồng thời phổ biến các quy trình kỹ thuật trồng đậu cô ve, trồng cà chua, trồng và chăm sóc chuối la ba, trồng dâu tằm... đến nông dân.

ThS. Nguyễn Như Chương cho biết thêm, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ phát huy thế mạnh về sản phẩm công nghệ sinh học: sản xuất cây giống sạch bệnh, chất lượng cao; giống nấm ăn và nấm dược liệu; chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường, bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch nhằm chuyển giao, cung cấp cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; nghiên cứu ứng dụng, nhân rộng kết quả đề tài, dự án sau nghiệm thu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Tiếp tục đưa những ứng dụng khoa học công nghệ đến với từng người, từng nhà, giảm thiểu tác động đến môi trường, làm thay đổi đời sống của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

QUỲNH UYỂN

Mọi thành quả của khoa học công nghệ (KHCN) đều hướng tới con người, phục vụ con người; vì vậy Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lâm Đồng đã triển khai nhân rộng nhiều dự án, mô hình, góp phần từng bước làm thay đổi đời sống Nhân dân.

XEM TIẾP TRANG 8

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG - LADOPHAR

Hành trình đến giải thưởng chất lượng châu Á - Thái Bình DươngSự thành công của Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) chính là nhờ quyết tâm đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Theo đó, Công ty đã gặt hái được những kết quả rất đáng tự hào để trở thành Doanh nghiệp tiêu biểu nhiều năm liền của tỉnh Lâm Đồng. Các sản phẩm của Ladophar được bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2006 đến nay và đạt giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) trao tặng.

tham gia và đạt giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) do Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương (APQO) xét duyệt và trao tặng. Cũng trong năm 2016, Ladophar vinh dự được

Bộ Y tế trao tặng cờ ghi nhận có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước và đặc biệt hơn, Tổng Giám đốc - Dược sĩ Chuyên khoa cấp I - Phạm Thị Xuân Hương được Chủ tịch Nước phong tặng

danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, đó không chỉ vinh dự của riêng Tổng Giám đốc mà còn là vinh dự của toàn thể cán bộ, nhân viên Ladophar.

Để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập quốc tế, năm 2007, Ladophar đã đầu tư trên 30 tỷ đồng để xây dựng nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Qua đó, được Bộ Y tế thẩm tra, đạt yêu cầu, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO), Thực hành tốt Phòng kiểm tra chất lượng đạt GLP; Thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) và Thực hành phân phối thuốc tốt (GDP). Đây là một nền tảng vững chắc để Công ty Ladophar vững vàng hội nhập khu vực và thế giới, với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, cung cấp ngày càng tốt hơn sản phẩm và dịch vụ

cho mọi đối tượng khách hàng. Từ năm 2013 đến nay, Công ty

đầu tư xây dựng Nhà máy Đông dược tại Khu Công nghiệp Phú Hội - Đức Trọng, năm 2015 đạt chứng nhận HACCP do Tổ chức chứng nhận BVQA cấp. Hiện nay, Công ty có 3 nhà máy: Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược tại 18 Ngô Quyền (GMP-WHO), diện tích 1.000 m2; Nhà máy Trà thảo dược diện tích mặt bằng sử dụng 5.000 m2; Nhà máy chiết xuất cao dược liệu tại Khu Công nghiệp Phú Hội, diện tích 2.200 m2. Năm 2015, Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận HACCP, năm 2016 được cấp ISO 22000 cho nhà máy sản xuất Trà thảo dược. Tháng 6/2015, Ladophar đã được Cục Y học Cổ truyền Bộ Y tế thẩm định cấp chứng nhận vùng nguyên liệu Actisô của Công ty đạt theo tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái, chế biến (GACP). Tháng 12/ 2015, Nhà máy chiết xuất cao dược liệu đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế thẩm định đạt tiêu chuẩn GMP-WHO...

Các sản phẩm từ Actisô là mặt hàng chủ lực của Ladophar. Ảnh: An Nhiên

XEM TIẾP TRANG 7

Khẳng định vị thế hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Những năm qua, Trung tâm đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành đánh giá cấp chứng nhận cho 160 cơ sở, doanh nghiệp về tiêu chuẩn VietGAP (theo chuẩn ISO/IEC 17065:2012 - áp dụng cho sản phẩm nông nghiệp), với tổng diện tích gần 1.500 ha; chứng nhận chất lượng cho một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của địa phương như chè, cà phê, nước uống đóng chai, đồ uống có cồn, gạch ngói xây dựng…

Hàng năm, Trung tâm còn đánh giá, cấp chứng nhận mới cho hơn 50 cơ sở, doanh nghiệp; đồng thời, thẩm định lại khoảng 100 cơ sở, doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận VietGAP trong và ngoài tỉnh, với tổng diện tích khoảng 800 ha. Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai phân tích khoảng 3.000 mẫu sản phẩm, với hơn 14.000 chỉ tiêu hóa - lý, vi sinh và vật liệu xây dựng cho người

dân và doanh nghiệp theo hệ thống tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các đợt kiểm tra và phân tích chất lượng thực phẩm, đất, phân bón… Đặc biệt, Trung tâm đã phối hợp với TP Đà Lạt triển khai phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất rau, hoa làm cơ sở để TP cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Đi cùng sự phát triển kinh tế Bên cạnh các hoạt động phân tích,

kiểm nghiệm các loại sản phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, Trung tâm còn tăng cường tham gia các chương trình, dự án trọng điểm của các địa phương trong và ngoài tỉnh...

Cán bộ, nhân viên Trung tâm TCĐLCL Lâm Đồng. Ảnh: H.Đường

Lắp đặt hệ thống mô hình tưới phun mưa cục bộ cho cây cà phê ở Nam Hà - Lâm Hà. Ảnh: Q.U

6 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chúng tôi nhớ mãi ngày cưới của Tuấn - một người đồng nghiệp. Tốt

nghiệp đại học, anh chọn Đam Rông để bắt đầu thay vì ở lại bám phố mưu sinh, kiếm tìm cơ hội. Ở đó, anh được làm công việc yêu thích, hay chỉ thỏa mãn một chút ngông cuồng dư thừa năng lượng, dại điên của tuổi trẻ, hoặc thử muốn gần hơn với mối tình gắn bó từ thời sinh viên. Chúng tôi chẳng rõ, bởi anh ít khi chia sẻ.

Chỉ biết rằng ngày cưới con trai, chạm đất Đam Rông sau cuộc hành trình dài gần 1.000 cây số, mệt nhoài vì những cơn say xe vật vã, người mẹ già của anh gần như ngồi thụp xuống khóc nấc lên: “ở đây à con?”. Cái buổi chiều đìu hiu, quạnh quẽ nơi xóm núi Đạ Tông hôm ấy, nơi chúng tôi cũng phải quay mặt đi giấu vội nước mắt đã qua hơn mười mấy năm về trước.

Tuấn và Hoa - mối tình sinh viên từ thưở nào đã có với nhau hai mặt con, chúng là những đứa trẻ thế hệ đầu tiên mang nguồn gốc Made in Đam Rông, tất nhiên trừ cư dân bản địa khi Đam Rông chưa ra đời.

Những người ở lạiKhông ở đâu trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng, lại có nhiều cán bộ trẻ như Đam Rông. Cũng dễ hiểu, vì khi huyện mới thành lập, ngoài đội ngũ lãnh đạo chủ chốt là những người có kinh nghiệm, có năng lực thì nơi đây chính là “vùng đất hứa” cho những người trẻ đầy nhiệt huyết kiếm tìm cơ hội.

Có cả hàng trăm người trẻ như Tuấn vào thời điểm ấy, khi huyện

mới thành lập.Rất nhiều người đã ra đi, chuyển

công tác có, tìm cơ hội khác có, không còn nặng lòng với đất nghèo có... Những người ở lại, cũng vì nhiều lý do, nhưng đến giờ phần đông trong số ấy đều có những nặng nợ với Đam Rông.

Lớp cũ nhiều người đã về hưu, lớp trẻ trở thành kế cận, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau sau rất nhiều đắng cay lẫn ngọt bùi.

Bí thư Huyện ủy Trần Minh Thức hay Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Hởi đều là những người có thâm niên gắn bó với Đam Rông, trước và sau khi huyện ra đời. Thế hệ đầu tiên như các ông đều hiểu đến “chân tơ kẽ tóc” đất và người nơi đây. Hơn thế, họ còn là những người từng trải, cảm thông sâu sắc và đầy sự sẻ chia với những khó nhọc của Đam Rông. Nói không quá, ít nhiều chính họ là điểm tựa, là cầu nối, là kho tư liệu quý để lớp trẻ có thể nhìn vào, từ đó làm tốt hơn công việc của mình ở phía trước. Bởi nói như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến thì đội ngũ cán bộ trẻ với năng lực và nhiệt huyết chính là một tiềm lực của Đam Rông.

Suối nguồn tươi trẻNếu như “gam màu” thay đổi của

Đam Rông được định vị, chúng tôi sẽ phết lên bức tranh ấy, màu sắc của những người trẻ và đương nhiên mang ánh sáng của hy vọng.

Ở ba xã Đầm Ròn, chúng tôi gặp rất nhiều Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch đều đang ở độ tuổi sung mãn nhất của đời người. Không

khó để kể tên họ. Kinh nghiệm có thể thiếu, nhưng bù lại họ có tri thức, có năng lực và trên hết là sự nhiệt tình. Tất cả những điều đó đã được kiểm chứng bằng thực tế, bằng những ngày tháng “ăn, ở cùng dân”.

Anh Lơ Mu Ha Póh - Chủ tịch UBND xã Đạ Long, sinh năm 1987 và có lẽ anh là một trong những chủ tịch trẻ nhất lúc anh mới được bổ nhiệm 5 năm về trước. Anh tốt nghiệp ngành Tài chính - kế toán của một trong những trường đào tạo uy tín bậc nhất của khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Ha Póh tham gia Đề án 600 với cương vị Phó Chủ tịch xã Rô Men. Kinh nghiệm không nhiều, nhưng “thâm niên” 3 năm làm quản lý ở một đơn vị hành chính cấp xã, nhỏ nhưng không hề thiếu những áp lực, đã là giấy kiểm chứng niềm tin với lãnh đạo huyện cũng như độ tự tin cho anh khi được giao trọng trách Chủ tịch xã Đạ Long.

Cũng ở xã Đạ Long, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nhì Lâm Đồng. Lãnh đạo huyện Đam Rông cũng đã tin tưởng giao nhiều trọng trách cho những người trẻ, phù hợp với năng lực chuyên môn để họ có thể phát huy hết sở trường. Anh Trương Hữu Tư - Phó Chủ tịch UBND xã, một người tốt nghiệp ngành nông lâm, phụ trách kinh tế, hơn ai hết vị chủ tịch mới ngoài 30 ấy sẽ hiểu được trên đất cằn Đạ Long cây gì sẽ sống được và con gì sẽ phát triển hơn rất nhiều người dân bản địa đã quen với tập tục canh tác cũ, phụ thuộc nắng mưa.

Với một số vùng đồng bào dân

Đam Rông liệu có lỡ hẹn (?!)Bài 3: Tài sản có được ở tuổi 15

Một Đam Rông với chất chồng khó khăn đương nhiên phải cần rất nhiều nguồn lực, sự hỗ trợ từ nhiều phía, hay giản đơn hơn phải cần rất nhiều Tiền - thứ vật chất quy đổi hiện hữu trước mắt để bắt đầu gầy dựng hình hài từ những viên gạch đầu tiên. Nhưng với nhiều người vẫn hay đi về vùng đất ấy, luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng, đó không phải là thứ duy nhất, là điều kiện tiên quyết. Ở mảnh đất này còn có thứ tài sản vô giá khác - Tình người. Cái tình của người ở lại gánh vác, tình của người đến sau xắn tay đỡ đần, cái tình thấu hiểu và cảm thông san sẻ của người già và cả cái tình của lũ trẻ được lớn lên trong nhọc nhằn, được nuôi dưỡng trong gian khó bằng tình yêu của cha mẹ chúng khi mới chân ướt về đây lập nghiệp.

tộc thiểu số, tính dòng họ, cục bộ dòng tộc cũng là một thách thức làm đau đầu nhiều thế hệ lãnh đạo huyện. Rất nhiều cán bộ người Kinh do thiếu uyển chuyển và sự linh hoạt trong công tác điều hành nên đã thất bại khi về vùng đồng bào dân tộc thiểu số công tác. Hay Bí thư xã Đạ Long - chưa chạm ngưỡng 40 nhưng đã từng trải qua rất nhiều vị trí ở Huyện ủy, anh được Thường vụ Huyện ủy điều về khi đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.

Ngay như Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đam Rông Nguyễn Văn Lộc cũng là một người trẻ, anh được Thường trực Tỉnh ủy điều động về công tác khi đã đảm nhiệm rất nhiều công việc ở “lò luyện” cán bộ như Văn phòng Tỉnh ủy. Đi nhiều, trực tiếp giúp việc cho các đồng chí lãnh đạo ở cương vị đứng đầu tỉnh, nên anh phần nào hiểu được cái khó khăn, sự vất vả trong công tác Đảng, công tác điều hành đối với những địa phương đặc biệt khó khăn như Đam Rông. “Cũng còn nhiều thiếu sót khi mình là người trẻ, nhưng phần lớn anh em đều có trách nhiệm, phát huy được khả năng sở trường, cùng với năng lực trình độ được đào tạo cơ bản, nên đã giúp ích rất nhiều cho địa phương trong nhiều lĩnh vực có được sự linh hoạt và hiệu quả”, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy trải lòng.

Hy vọngTrưởng thôn Rơ Jê Ha Mi -

người đàn ông Cill 32 tuổi có lẽ là một trong những người can đảm nhất không chỉ ở Đạ Tông mà còn

của cả vùng thung lũng dưới chân núi Mê Ka.

Không ít người già, người trẻ trong buôn phải kêu “Yàng ơi!” khi chứng kiến anh liền một lúc bán 4 con bò, nhổ bỏ vườn cà phê rộng 8.000m2, những tài sản đáng giá nhất trong nhà để góp vốn trồng rau sạch.

Ông chủ của vườn ớt và các loại rau sạch có thu nhập vài chục triệu đồng/tháng chỉ nở nụ cười hiền khi chúng tôi hỏi, sao liều thế? “Nhìn bà con cứ quanh quẩn với cà phê, lúa nước, cây điều cho năng suất thấp, giá cả bấp bênh, nên mình thuyết phục vợ, liều để thay đổi, chứ nghèo mãi đâu có được”, anh thật lòng chia sẻ.

Không trồng rau, nhưng Ha Xiêm (thôn Liêng Trang) cũng có đủ “độ liều” để chặt vài mẫu cà phê lẫn rừng keo lai để chuyển sang các loại cây ăn trái như bơ, sầu riêng. Anh nói khác Ha Mi, khổ mãi quen rồi, có khổ nữa cũng chẳng sao, cứ phải thử mới biết được. Nụ cười sảng khoái của anh khiến tôi tin người đàn ông này chẳng bao giờ nghèo được nữa.

Không còn phải đếm trên đầu ngón tay, bởi ở Đam Rông đã có rất nhiều người có máu liều như Ha Xiêm và Ha Mi. Trong nụ cười của những người đàn ông Cill, trong những cơn gió ít ỏi hiếm hoi thổi về, cái nắng oi nồng trong những ngày đầu mùa mưa bí bách dường như dịu lại.

Và hy vọng thì chưa bao giờ tắt, bởi Đam Rông vẫn còn một lời hẹn cho chúng tôi trong ngày trở lại.

PHÓNG SỰ: TUẤN LINH - CHÍNH THÀNH

Đam Rông ngày mới.

Vườn Đương quy rộng 10 hecta mở ra hướng đi cho nông nghiệp Đam Rông.

7 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cho “mượn” đất 287 Khi TP Bảo Lộc triển khai các dự án tại khu

vực đất 287, có 121 hộ dân lấn chiếm phải xử lý vi phạm, cưỡng chế thu hồi mới giải phóng được mặt bằng. Hiện, còn 44 hộ đang tiếp tục triển khai thu hồi theo từng dự án. Các dự án triển khai trên diện tích đất 287 gồm: Dự án Khu dân cư đông hồ Nam Phương, Cụm Công nghiệp Lộc Phát, Khu đô thị mới Lý Thường Kiệt, Công viên hồ Nam Phương 2. Sở dĩ có tình trạng lấn chiếm đất diễn ra tại khu vực này là trong thời gian TP Bảo Lộc giao đất 287 cho các phường quản lý, phường giao lại cho tổ dân phố và tổ dân phố lại cho dân “mượn” đất chủ yếu để làm các vườn ươm cây giống. Từ đó, dân bắt đầu xây cất từ nhà tạm đến nhà kiên cố và có sự mua bán qua lại trong thời gian dài. “Khi thành phố triển khai các dự án mới lộ ra việc quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quá lỏng lẻo. Qua kiểm tra cho thấy các hộ lợi dụng mượn đất làm vườn ươm đã dựng nhà kho (chòi), sau đó xây dựng thành nhà ở trái phép, mua bán sang tay kiếm lời trên đất do nhà nước quản lý. Việc vi phạm này diễn ra từ năm 2001” - ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cho biết.

Thời điểm hiện tại, để thực hiện Dự án Công viên Khu đô thị Lý Thường Kiệt, UBND TP Bảo Lộc tiếp tục thu hồi đất tại Tổ dân phố 2 (phường Lộc Phát) đối với 8 hộ, gồm: Hồ Xuân Thân, Quách Văn Hoạt, Nguyễn Thị

Mai Yên, Dương Hồng Đăng, Nguyễn Công Tuấn, Hoàng Mạnh Hùng, Nguyễn Minh Sơn và Trần Thị Hải. Mỗi khi nhận được thông báo việc thu hồi đất hoặc quyết định cưỡng chế nhà, các hộ này đều khiếu nại. Họ xuất trình giấy tay mua bán đất có xác nhận của chính quyền địa phương, biên lai thu thuế nhà đất. Họ so bì cách giải quyết không công tâm của UBND thành phố khi đất của họ buộc phải bị cưỡng chế nhưng nhiều hộ khác cũng làm nhà trên đất 287 lại không bị cưỡng chế, hoặc được đền bù, bố trí đất tái định cư. Đơn cử hộ ông Nguyễn Tấn Thanh (72 Lý Thường Kiệt, Tổ dân phố 2, phường Lộc Phát) chỉ cách 8 hộ trên khoảng 50 mét, từ tháng 4/2011 bị UBND TP Bảo Lộc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng nhà trái phép và ngày 18/5/2012, thì có quyết định cưỡng chế công trình xây dựng trái phép của ông Thanh. Thế nhưng, đến nay, nhà ông Thanh vẫn tồn tại và xây dựng ngày càng bề thế hơn. Hoặc như đất của bà Phan Thị Loan nằm trong Dự án Công viên hồ Nam Phương 2 nhưng vẫn được nhận tiền, đất tái định cư và có cam kết bàn giao mặt bằng cho Nhà nước triển khai dự án. Ông Nguyễn Quốc Bắc giải thích: “Một số hộ dân cho rằng mình sang nhượng đất của ông Trần Phước Đại có viết giấy tay, được phường xác nhận và hàng năm đều có đóng thuế. Trên thực tế, đất của ông Đại đã bị thu hồi nhưng ông Đại vẫn tiến hành việc mua bán. Người dân sử dụng đất phải đóng thuế là

Dân chiếm đất công, thành phố xử lý lúng túng“Đất 287” là đất thuộc Nông trường Chè Hà Giang trước đây được giao theo Quyết định 287 của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 5/8/1995 cho UBND thị xã Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc) với tổng diện tích 185 ha. Từ đó đến nay, dù thành phố đã giao cho UBND Phường I và phường Lộc Phát quản lý nhưng tình trạng lấn chiếm, xây dựng và mua bán trái phép đất 287 vẫn cứ tiếp diễn.

điều đương nhiên, nhưng nếu việc thu thuế này sai thì ngành thuế phải chịu trách nhiệm. Đối với đất của ông Thanh nằm trong quy hoạch Dự án hồ Nam Phương 2 nên khi triển khai dự án đến đâu thì tiến hành thu hồi đến đó. Còn đối với một số hộ được giải quyết mua đất ở, bố trí đất ở là do họ không có nơi ở nào khác và có sự xác nhận của phường”.

Nhiều thủ tục có sai sótĐối với 8 hộ dân trên, sau nhiều lần đối thoại

nhưng các hộ dân không cung cấp được các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và đầu tư xây dựng. Quá trình đang xử lý vi phạm vẫn ngang nhiên mua bán, cho thuê, vi phạm chồng lấn vi phạm nên UBND TP Bảo Lộc đã ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất lấn chiếm. Tuy nhiên, cả 2 lần cưỡng chế vào ngày 18/3/2019 và ngày 14/4/2019 đều bị tạm hoãn vì lý do “trùng lịch công tác đột xuất của lãnh đạo UBND TP Bảo Lộc”. Tuy nhiên, lý do sâu xa tạm hoãn việc cưỡng chế là để công khai dự án cho người dân biết và hiểu rõ để tự giác tháo dỡ nhà xây dựng trái phép. Nếu dân không tự tháo dỡ mới thực hiện cưỡng chế.

Trong quá trình giải quyết, nhiều văn bản liên quan đến vụ việc này có nhiều sai sót và phải được điều chỉnh liên tục, hủy bỏ và ban hành lại nhiều quyết định, chủ yếu từ vi phạm “xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch được xây dựng” sang vi phạm “lấn, chiếm đất phi nông nghiệp (đất công cộng)”. Ông Bắc cho rằng: “Khi lập biên bản, nhân viên, cán bộ phường Lộc Phát lập không đầy đủ nên ra quyết định không đúng, phải hủy, phải rà soát lại, phải sửa. Thành phố quyết tâm thu hồi đất 287, lập lại trật tự kỷ cương nhưng phải đúng về thủ tục hành chính nên mới có sự điều chỉnh”.

Trả lời câu hỏi về những thông tin tiêu cực liên quan đến đất 287, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Nguyễn Quốc Bắc cho biết đã giao cho Công an TP Bảo Lộc lập chuyên án xác minh làm rõ những hành vi sai phạm để xử lý theo pháp luật. Đồng thời, thành phố cũng đã yêu cầu phường Lộc Phát, Phường I thành lập 2 tổ công tác để kiểm soát việc lấn chiếm đất đai, lập biên bản xử lý thu hồi đất đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm; kiểm điểm cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm trong việc quản lý đất 287. “Thành phố khẳng định việc khắc phục hậu quả, cưỡng chế đối với các hộ dân lấn chiếm đất 287 là nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, trật tự đô thị trong năm 2019” - ông Bắc khẳng định.

ĐÔNG ANH

Khu đất tại số 72 Lý Thường Kiệt nằm trong đất quy hoạch nhưng ngày càng được xây dựng kiên cố và quy mô lớn. Ảnh: Đ.Anh

Khẳng định vị thế... TIẾP TRANG 5

... Thời gian qua, Trung tâm phối hợp với các huyện, TP trong tỉnh tiến hành khảo sát, phân tích chất lượng 470 mẫu đất về các chỉ tiêu hóa - lý tại 18 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Đối với hoạt động đo lường, tuy mới được hình thành nhưng với trang thiết bị kỹ thuật được chuyển giao từ Chi cục TCĐLCL Lâm Đồng đã giúp Trung tâm từng bước đi vào hoạt động ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực. Hiện, Trung tâm đã thực hiện kiểm định được 19/60 phương tiện đo theo quy định. Trong đó, Trung tâm chú trọng đến các lĩnh vực như kinh doanh xăng dầu (hàng năm, kiểm định 245/280 cửa hàng xăng dầu trên toàn tỉnh); kiểm định đồng hồ Taximet cho 6/7 hãng taxi, với 1.350 phương tiện. Trong lĩnh vực y tế, Trung tâm tiến hành kiểm định các thiết bị đo như máy đo điện tim, điện não, huyết áp, cân sức khỏe… góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, Trung tâm TCĐLCL từng bước tăng cường tiềm lực mở rộng lĩnh vực hoạt động hiệu chuẩn các phương tiên đo như: Quả cân có cấp độ chính xác M1 đến 20 kg; quả cân chuẩn F2 (1g - 10kg); cân cấp độ chính xác III có mức cân đến 60 tấn…

Có thể khẳng định, với những kết quả đã đạt được trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định và chứng nhận đã ghi dấu cho sự trưởng thành của Trung tâm nói riêng và hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ tỉnh nhà nói chung. Đặc biệt, từ đó đưa các sản phẩm nông nghiệp Lâm Đồng vươn tới các thị trường lớn trong nước và trên thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Lê Thành Trung - Giám đốc Trung tâm cho biết: “Nhiệm vụ của Trung tâm là phục vụ ngày càng hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh; đồng thời, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp. Vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt các phần việc Trung tâm đang đảm nhận; đồng thời, mở rộng, nâng cao năng lực hoạt động trên một số lĩnh vực cụ thể như: Hiệu chuẩn phương tiện, thiết bị đo lường; mở rộng các chỉ tiêu thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa… Đây là những bước đi cần thiết để nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh; đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của xã hội trong các lĩnh vực liên quan, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta trong tình hình mới”.

HẢI ĐƯỜNG

Đại học Yersin Đà Lạt xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực

Theo bộ phận Tuyển sinh Trường Đại học Yersin Đà Lạt, bên cạnh các phương thức xét tuyển đại học trước

đây, năm 2019, nhà trường tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đối

với những thí sinh đã tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 (không giới hạn ngưỡng điểm

thi đánh giá năng lực khi nhận hồ sơ xét tuyển). Đây là phương thức tuyển sinh mới của Trường Đại học Yersin

Đà Lạt áp dụng từ năm nay, tạo thêm cơ hội trúng tuyển đại học sớm cho

thí sinh. Tất cả các ngành học của trường đều sử dụng phương thức xét tuyển này. Thời gian xét tuyển đợt 1

đến hết ngày 20/5/2019. Thời gian công bố kết quả trúng tuyển trước

ngày 25/5/2019. TUẤN HƯƠNG

Học sinh tìm hiểu các ngành đào tạo của Trường Đại học Yersin Đà Lạt.

LÂM HÀ: Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 8,15%

Trong giai đoạn 2014 - 2019, ngoài nguồn vốn trên 57,2 tỷ đồng thuộc

chương trình định canh - định cư, hỗ trợ ổn định di dân tự do tại vùng sâu,

vùng xa, huyện Lâm Hà còn thực hiện các Chương trình 135, Chương trình

30a với tổng kinh phí trên 35 tỷ đồng. Qua đó, đầu tư thi công 52 tuyến đường giao thông nông thôn, xây

mới và sửa chữa 9 nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa

dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 1.515 hộ. Bên cạnh đó, 2.022 hộ nghèo ở các vùng khó

khăn, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) được trợ giá giống cây trồng như dâu tằm, bơ, mắc ca… và hỗ trợ tái canh, cải tạo cà phê với tổng kinh phí trên 6,7 tỷ đồng. Các hộ đồng bào DTTS nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn còn được hỗ trợ đất ở, đất

sản xuất, đầu tư nước sinh hoạt và hỗ trợ kinh phí khai hoang…

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước, các hộ DTTS thuộc diện nghèo trên địa bàn huyện còn

được tiếp cận nguồn vốn vay từ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân

hàng Chính sách xã hội huyện thông qua các tổ vay vốn tại địa phương để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần chủ động vươn lên, giảm nghèo bền

vững. Nếu năm 2016, toàn huyện Lâm Hà có 1.153 hộ nghèo là đồng DTTS,

chiếm 17,12%, thì đến cuối năm 2018, hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm còn 553 hộ (chiếm tỷ lệ 8,15%), mức giảm

bình quân hàng năm gần 3%.NDONG BRỪM

8 THỨ SÁU 17 - 5 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO

Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng có nhận hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp biển số xe máy chuyên dùng nhưng do chủ phương tiện không có đầy đủ hồ sơ gốc của các phương tiện theo danh sách dưới đây:

1. Công ty TNHH Hồ Hưng Thịnh địa chỉ: TDP6B - TT Đạ Tẻh - Đạ Tẻh - Lâm Đồng:

Loại xe Nhãn hiệu Số máy Số khung Màu sơnMáy đào bánh xích

Sumitomo S260F

4D31-768111

265F2-6315 Vàng

Máy ủi bánh xích

Komatsu D31-16

4D1052-10972

D3119-26563 Vàng

Vậy, Sở Giao thông vận tải thông báo sau 7 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, nếu các xe máy chuyên dùng trên không có tranh chấp, Sở Giao thông vận tải sẽ tiến hành đăng ký cấp biển số cho các xe máy chuyên dùng trên.

THÔNG BÁO V/v hủy chứng nhận quyền sử dụng đất

Xét đơn xin hủy Giấy CNQSDĐ của bà Âu Thị Kiều Trang;Nay Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm

thông báo hủy Giấy CNQSDĐ đã cấp cho bà Lê Thị Tuyết Mai tại Quyết định số 421/QĐ- UBND ngày 26/9/2000 với các thông tin cụ thể sau:

Chủ sử dụng đất Tờbảnđồ

Sốthửa

Diệntích

Loại đất (m2) Đia chỉ

CLN ONT

Bà: Lê Thị Tuyết Mai

33 203 270 270 0 T h ị t r ấ n Lộc Thắng

Tổng cộng - 01 270 270 0Lý do hủy Giấy CNQSDĐ: Theo Bản án số 29/2010/

DS-ST ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm.

Mọi thắc mắc, khiếu nại liên quan đến việc hủy Giấy CNQSDĐ đã cấp nêu trên, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh đến trụ sở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm (Địa chỉ: 05 Nguyễn Tất Thành, Tổ 8, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm) để được xem xét giải quyết.

Sau 30 ngày kể từ ngày công khai mà không có thắc mắc khiếu nại, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tham mưu UBND huyện xử lý theo luật định.

THÔNG BÁO V/v mất quyết định chuyển mục đích sử dụng đất

Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Lạc Nam.Địa chỉ Lô V.1 Hồ Tuyền Lâm, Phường 4, TP Đà Lạt,

Lâm Đồng.Trong quá trình làm việc công ty đã làm thất lạc Quyết

định 1257/QĐ-UBND ngày 8/6/2010 và Quyết định 1022/QĐ-UBND ngày 19/5/2016.

Nay công ty xin thông báo mất hai quyết định trên. Giám đốc Trần Trọng Nhân

Lao động, sáng tạo... TIẾP TRANG 4

... Thứ nhất, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò KH&CN, gắn kết KH&CN với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ hai, đổi mới cơ chế đầu tư cho KH&CN thông qua đầu tư đổi mới công nghệ và nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong doanh nghiệp. Hướng dẫn để mỗi doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN để phục vụ việc phát triển của doanh nghiệp và tham gia vào Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh nhằm hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ ba, phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực KH&CN là nhiệm vụ vừa cấp thiết vừa lâu dài. Trước mắt cần tập trung đầu tư các cơ sở thiết yếu cho nghiên cứu ứng dụng trên các lĩnh vực gắn với phát triển trọng tâm của địa phương, nhất là các khâu còn yếu trong chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo lấy doanh nghiệp là trung tâm, là nhiệm vụ cốt lõi chuyển hóa các thành quả KH&CN thành các giá trị của xã hội.

Thứ năm, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN, tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN theo hướng tinh gọn, tập trung và hiệu quả; tăng cường tiềm lực hạ tầng kỹ thuật để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân...

PV: Cách đây 5 năm, vì sao Chính phủ lấy ngày 18/5 là Ngày KH&CN Việt Nam và có ý nghĩa như thế nào đối với ngành KH&CN?

ThS. Võ Thị Hảo: Cách đây hơn 50 năm, vào trung tuần tháng 5/1963, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đại hội đã vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự và có bài phát biểu quan trọng định hướng cho hoạt động KH&CN của nước nhà. Người nói “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của Nhân dân”.

Bài phát biểu rất ngắn gọn, súc tích nhưng dễ hiểu, dễ tiếp thu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nguyên lý, phương châm và sứ mạng cao cả của KH&CN. Quán triệt tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ trí thức, nhà KH&CN của cả nước nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng lao động và sáng tạo để đưa KH&CN vào cuộc sống. Từ ý nghĩa lịch sử đó, Chính phủ đã lấy ngày 18/5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.

Ngày KH&CN chính là ngày hội để tôn vinh những người làm khoa học. Đây cũng chính là cơ hội để tuyên truyền, phổ biến giáo dục về vai trò của KH&CN, đường lối, chính sách, pháp luật phục vụ phát triển KH&CN như là quốc sách hàng đầu. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thành tựu KH&CN, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của KH&CN; động viên, khích lệ thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!QUỲNH UYỂN thực hiện

Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng - Ladophar... TIẾP TRANG 5

... Xây dựng hệ thống chiết xuất cao dược liệu đạt chuẩn GMP -WHO tại Khu Công nghiệp Phú Hội với mục đích khai thác tốt nguồn dược liệu địa phương: Actisô, Diệp hạ châu, Đinh lăng…

Phòng Kiểm tra chất lượng của Ladophar được trang bị các thiết bị hiện đại như: Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao, máy quang phổ hồng ngoại, máy chuẩn độ điện thế, phòng thử độ nhiễm khuẩn đạt tiêu chuẩn thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt (GLP), trang bị thêm 1 buồng lấy mẫu nguyên liệu và bao bì tại nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp Phú Hội, nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu vào (nguyên liệu) đến khi ra thành phẩm (thuốc). Trang bị và nâng cấp phần mềm quản lý giúp việc lưu trữ, liên kết, truy xuất thông tin được chính xác và kịp thời; đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng mở rộng. Đây là một nền tảng vững chắc để Ladophar chuẩn bị cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, không ngừng nâng cao chất lượng mọi mặt để cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Từ khi có Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm

2020 và định hướng 2030, Lâm Đồng được đưa vào một trong 8 vùng trọng điểm phát triển dược liệu của cả nước, Ladophar đã hành động mạnh mẽ, thiết thực như chuyển hẳn Nhà máy Tân dược GMP thành Nhà máy sản xuất thuốc dược liệu GMP; đầu tư mô hình để chuyển giao kỹ thuật cho hơn 40 hộ nông dân, hơn một hecta trồng dược liệu theo tiêu chuẩn Thực hành tốt GACP; thu mua hàng trăm tấn Diệp hạ châu đạt tiêu chuẩn GAP của nông dân vùng Cát Tiên; cùng một công ty khác trồng thử nghiệm thành công Đương quy Nhật Bản, Hà thủ ô, Đinh lăng… làm cơ sở khoa học để phát triển diện tích đại trà trong thời gian tới. Sản phẩm chiến lược của Ladophar là các mặt hàng có nguồn gốc nguyên liệu thiên nhiên chỉ có ở địa phương như Actisô, Canhkina tại Đà Lạt và Diệp hạ châu đắng tại Cát Tiên, Bồ công anh, Đẳng quy, Mộc hương...

Ladophar là một trong không nhiều doanh nghiệp dược trong nước xây dựng được chuỗi nhà thuốc thực hành tốt đạt chuẩn (GPP) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và đã được Cục Quản lý Dược Bộ Y tế kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận “Chuỗi nhà thuốc - GPP” vào năm 2013. Thực hành tốt chuỗi nhà thuốc GPP giúp

cho công tác quản lý chất lượng thuốc được chặt chẽ, đảm bảo cho người bệnh được sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng an toàn, hiệu quả, hợp lý.

DS Phạm Thị Xuân Hương - Tổng Giám đốc Ladophar cho biết: “Doanh nghiệp nhận thức sâu sắc rằng chỉ có nâng cao năng suất chất lượng mới có thể phát triển ổn định, bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là quá trình hội nhập quốc tế. Công ty đầu tư vào việc đổi mới, sáng tạo, tham gia các hoạt động năng suất chất lượng. Áp dụng các hệ thống chất lượng như GMP - WHO, ISO 22000, HACCP, GACP, VIETGAP, MFCA… và các công cụ cải tiến: 5S, KPIs… Ladophar thực hiện Chương trình năng suất, chất lượng: Đầu tư nhà xưởng, thiết bị sản xuất hiện đại năng suất tăng, giá thành ổn định, sản xuất được nhiều hàng hóa xuất phát từ nguồn dược liệu địa phương. Ladophar là đơn vị thực hiện tốt các dự án năng suất chất lượng của tỉnh, nên Sở khoa học - Công nghệ chọn làm đơn vị điển hình cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh tham quan học tập. Ngoài ra, Ladophar còn cử các cán bộ tham dự các diễn đàn khoa học của tỉnh để trình bày các tham luận về tiêu chuẩn hóa, về chất lượng sản phẩm…”.

AN NHIÊN