9
209 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG: DÀ VÔI (CERIOP TAGAL C.B. ROBINSON-1908), VẸT TÁCH (BRUGUIERA PARVIFLORA WIGHT AND ARNOLD EX GRIFFITH-1936), SU MEKONG (XYLOCARPUS MEKONGENSIS PIERRE- 1897), MM TRẮNG (AVICENNIA ALBA BLUME-1826) TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Đặng Công Bửu, Võ Ngươn Thảo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kthuật rừng ngập Minh Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã giảm sút một cách đáng kể trong nhiều thập niên gần đây do việc sử dụng đất rừng ngập mặn để nuôi tôm, làm ruộng muối, phát triển các khu công nghiệp, làm đường sá và phát triển đô thị với tốc độ nhanh chóng. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn đồng nghĩa với sự nghèo đi về tính đa dạng sinh học, giảm số lượng loài trong các vùng đất ngập triều. Các loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mm trắng là những loài chính của cấu trúc cây rừng ngập mặn, những loài này có giá trị kinh tế cao và có thể phát triển trên nhiều loại hình đất ngập mặn khác nhau. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng các loài này với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh công tác khôi phục rừng ngập mặn, gia tăng tính đa dạng sinh học và tăng giá trị của rừng. Phương pháp nghiên cứu đã thực hiện là tham khảo các tài liệu hiện có, thu thập số liệu biến động độ ngập triều, thu thập v à phân tích v ật rụng, thử nghiệm chất lượng giống và thử nghiệm trồng rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và đường kính cũng như sự tương quan giữa cấp tuổi, đường kính và mật độ của cây trong quần thụ của 4 loài nghiên cứu. - Mật độ trồng rừng 20.000 cây/ha là phù hợp cho 3 loài Dà Vôi, Vẹt Tách và Mắm trắng, trong khi đó mật độ trồng rừng 5.000 cây/ha là phù hợp cho loài Su Mekong. Việc trồng rừng trực tiếp bằng hạt giống hay trụ mầm có thể cho kết quả trong một vài trường hợp. Các hóa chất sinh học có thể ng để phòng trừ sự cắn phá của loài Ba Khía khi trồng trực tiếp bằng trụ mầm tại các điều kiện lập địa đặc biệt. - Tỉa thưa rừng sau khi trồng là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của rừng và sử dụng được các sản phẩm trung gian. Chi tiết về thời gian và cường độ tỉa thưa có thể tham khảo trong báo cáo chính. Từ khóa: Sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, Dà vôi, Vẹt tách, Su Mêkong, Mắm trắng, Đồng bằng sông Cửu Long I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ ngập triều cửa sông, trên vùng đất phù sa bồi tụ ven biển và vùng đầm lầy. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và khá phong phú về chủng loại thực vật và động vật. Do đặc điểm rừng ngập mặn phát triển trên các vùng đất giàu tiềm năng và chưa ổn định, là nơi gánh chịu nhiều tác động của con người như lạm dụng tài nguyên rừng, khai phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp, làm muối và phát triển các khu công nghiệp, do đó diện tích rừng ngập mặn đã giảm sút nhanh chóng, đồng thời với việc giảm sút diện tích sự suy giảm về số lượng các loài thực vật v à số lượng cá thể của từng loài cây rừng ngập mặn cũng rất đáng kể.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

209

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÂY TRỒNG RỪNG: DÀ VÔI (CERIOP TAGAL C.B. ROBINSON-1908), VẸT TÁCH (BRUGUIERA PARVIFLORA WIGHT AND ARNOLD EX GRIFFITH-1936), SU MEKONG (XYLOCARPUS MEKONGENSIS PIERRE-1897), MẮM TRẮNG (AVICENNIA ALBA BLUME-1826) TẠI CÁC TỈNH VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Đặng Công Bửu, Võ Ngươn Thảo

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Diện tích rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long đã giảm sút một cách đáng kể trong nhiều thập niên gần đây do việc sử dụng đất rừng ngập mặn để nuôi tôm, làm ruộng muối, phát triển các khu công nghiệp, làm đường sá và phát triển đô thị với tốc độ nhanh chóng. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn đồng nghĩa với sự nghèo đi về tính đa dạng sinh học, giảm số lượng loài trong các vùng đất ngập triều.

Các loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mắm trắng là những loài chính của cấu trúc cây rừng ngập mặn, những loài này có giá trị kinh tế cao và có thể phát triển trên nhiều loại hình đất ngập mặn khác nhau. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng các loài này với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh công tác khôi phục rừng ngập mặn, gia tăng tính đa dạng sinh học và tăng giá trị của rừng.

Phương pháp nghiên cứu đã thực hiện là tham khảo các tài liệu hiện có, thu thập số liệu biến động độ ngập triều, thu thập và phân tích vật rụng, thử nghiệm chất lượng giống và thử nghiệm trồng rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Có sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và đường kính cũng như sự tương quan giữa cấp tuổi, đường kính và mật độ của cây trong quần thụ của 4 loài nghiên cứu.

- Mật độ trồng rừng 20.000 cây/ha là phù hợp cho 3 loài Dà Vôi, Vẹt Tách và Mắm trắng, trong khi đó mật độ trồng rừng 5.000 cây/ha là phù hợp cho loài Su Mekong. Việc trồng rừng trực tiếp bằng hạt giống hay trụ mầm có thể cho kết quả trong một vài trường hợp. Các hóa chất sinh học có thể dùng để phòng trừ sự cắn phá của loài Ba Khía khi trồng trực tiếp bằng trụ mầm tại các điều kiện lập địa đặc biệt.

- Tỉa thưa rừng sau khi trồng là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng của rừng và sử dụng được các sản phẩm trung gian. Chi tiết về thời gian và cường độ tỉa thưa có thể tham khảo trong báo cáo chính.

Từ khóa: Sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, Dà vôi, Vẹt tách, Su Mêkong, Mắm trắng, Đồng bằng sông Cửu Long

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ ngập triều cửa sông, trên vùng đất phù sa bồi tụ ven biển và vùng đầm lầy. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao và khá phong phú về chủng loại thực vật và động vật.

Do đặc điểm rừng ngập mặn phát triển trên các vùng đất giàu tiềm năng và chưa ổn định, là nơi gánh chịu nhiều tác động của con người như lạm dụng tài nguyên rừng, khai phá rừng để lấy đất nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp, làm muối và phát triển các khu công nghiệp, do đó diện tích rừng ngập mặn đã giảm sút nhanh chóng, đồng thời với việc giảm sút diện tích sự suy giảm về số lượng các loài thực vật và số lượng cá thể của từng loài cây rừng ngập mặn cũng rất đáng kể.

Page 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

210

Các loài Dà Vôi, Vẹt tách, Su Mekong, Mấm Trắng, Đước là những loài cây thân gỗ có giá trị kinh tế với đặc tính gỗ rất tốt, chất lượng bền, đẹp với nhiều công dụng trong xây dựng, trang trí nội thất và sử dụng làm đồ mỹ nghệ, dễ thích nghi trên các điều kiện lập địa đặc thù, ổn định đất.

Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh tăng trưởng để đề xuất các biện pháp gây trồng rừng các loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mắm Trắng là rất cần thiết, để góp phần vào công cuộc khôi phục rừng ngập mặn theo hướng đa dạng sinh học, tăng hiệu quả sử dụng đất rừng ven biển, tạo sự phong phú và đa dạng về sản phẩm lâm nghiệp trong vùng ngập triều, tăng cường vai trò phòng hộ đồng thời ổn định môi trường ven biển vốn rất nhạy cảm trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng Dà vôi, Vẹt tách, Su Mekong, Mắm Trắng và Đước được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu về khôi phục rừng ngập mặn để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa tăng cường vai trò phòng hộ, duy trì và phát triển tính đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái, ổn định môi trường đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn gene các loài thực vật rừng ngập trong vùng ngập triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Các loài cây rừng ngập mặn gồm Dà vôi, Vẹt tách, Su Mekong và Mắm trắng.

- Hiện trường nghiên cứu là các lâm phần rừng ngập mặn ven biển có phân bố quần thụ tự nhiên của các loài trên tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu có liên quan;

- Thu thập số liệu về khí hậu, khí tượng;

- Khảo sát phân bố của các loài nghiên cứu;

- Khảo sát đặc điểm về đất đai tại các vùng phân bố tập trung các loài cây nghiên cứu;

- Khảo sát độ ngập triều;

- Ghi nhận các cấp lập địa tại các vùng phân bố của các loài cây nghiên cứu để xác định cấp lập địa phù hợp. Cấp lập địa phân theo tiêu chuẩn ngành 04.TCN – 61 – 2002.

- Khảo nghiệm chất lượng và trọng lượng giống;

- Khảo nghiệm tỷ lệ nẩy mầm theo các phương thức bảo quản giống;

- Khảo sát vật rụng để xác định mùa vụ ra hoa, kết quả, định tính và định lượng vật rụng để bổ sung qui luật sinh tăng trưởng của các loài nghiên cứu;

- Khảo sát tái sinh và phát tán tự nhiên;

- Khảo sát sinh tăng trưởng của 4 loài cây nghiên cứu;

- Gieo ươm tạo cây con trong túi bầu;

- Trồng rừng thử nghiệm.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO

3.1. Đặc điểm tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Sự biến động về mật độ, tăng trưởng đường kính trong quần thụ của đối tượng nghiên cứu

- Mật độ quần thụ tự nhiên của các loài nghiên cứu giảm theo thời gian và thường có sự khác nhau theo mùa (mùa mưa và mùa khô).

Page 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

211

- Tăng trưởng đường kính của các quần thụ luôn tăng theo tuổi, cho đến khi rừng trưởng thành lượng tăng trưởng cũng như mật độ sẽ ổn định hơn.

- Mối tương quan tuyến tính giữa mật độ và tăng trưởng đường kính bình quân quần thụ loài nghiên cứu khá chặt chẽ, mật độ quần thụ giảm khi tăng trưởng đường kính quần thụ tăng.

* Loài Dà Vôi:

Mật độ tái sinh ban đầu tại quần thụ tự nhiên rất cao, ở tuổi 2 đạt 213.333 cây/ha. Mật độ giảm trung bình 63.000 cây/ha/năm và tăng trưởng đường kính đạt 0,37cm/năm. Mùa mưa sự giảm mật độ loài và sự tăng trưởng đường kính nhanh hơn mùa khô. Lượng tăng trưởng đường kính mùa mưa 0,23 - 0,25 cm/6 tháng, mùa khô 0,14 - 0,18 cm/6 tháng.

* Loài Vẹt Tách:

Mật độ tái sinh ban đầu trên 50.000 cây/ha, sau đó giảm, ở cấp kính 6-8cm chỉ còn 2.700 cây/ha, ở cấp kính 8-10cm mật độ tương đối ổn định, tương ứng khoảng 5% mật độ ban đầu. Tăng trưởng đường kính trung bình là 0,6 cm/năm. Ở loài Vẹt Tách sự giảm mật độ và tăng trưởng đường kính mùa mưa và mùa khô gần như nhau.

* Loài Su Mekong:

Mật độ tái sinh ban đầu của loài tương đối lớn nhưng sẽ giảm khi tuổi rừng lớn dần, ở cấp kính 10-12cm, mật độ giảm chỉ còn 11% so với mật độ ở cấp kính 2-4cm. Tăng trưởng đường kính đạt 0,52 cm/năm, tuy nhiên sự tăng này không đều, những năm đầu tăng chậm 0,22 cm/năm và đến cấp kính 8-10cm đạt 0,72 cm/năm, xu hướng giảm khi cây phát triển ở cấp kính lớn hơn. Mùa mưa sự giảm mật độ và tăng trưởng đường kính lớn hơn mùa khô. Tăng trưởng đường kính bình quân mùa mưa đạt 0,31 cm/6 tháng, mùa khô 0,12 cm/6 tháng.

* Loài Mắm Trắng:

Mật độ loài ban đầu dày đặc nhưng sự biến động về mật độ diễn ra mãnh liệt ở giai đoạn cây con. Tăng trưởng đường kính bình quân đạt 0,84 cm/năm, đây là loài được đánh giá là tăng trưởng đường kính cao hơn cả, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều ở các giai đoạn phát triển của quần thụ, nó xảy ra chậm ở giai đoạn quần thụ còn nhỏ và tăng dần đến quần thụ trưởng thành. Mùa mưa sự giảm mật độ và tăng đường kính xảy ra nhanh hơn mùa khô. Mùa mưa lượng tăng trưởng đường kính bình quân đạt 0,46 cm/6 tháng, mùa khô đạt 0,38 cm/6 tháng.

3.1.2. Tăng trưởng chiều cao quần thụ các loài nghiên cứu:

* Loài Dà Vôi:

Trong tự nhiên Dà Vôi có thể đạt đến chiều cao tối đa là 20m. Quá trình tái sinh tự nhiên với mật độ ban đầu dày, loài này tăng trưởng chiều cao rất nhanh 0,96 m/năm, mức tăng này giảm dần chỉ còn 0,83-0,77 m/năm khi mật độ quần thụ loài giảm xuống. Tăng trưởng chiều cao mùa mưa cao hơn mùa khô, mùa mưa đạt 0,41-0,42 m/6 tháng, mùa khô đạt 0,38-0,41 m/6 tháng.

* Loài Vẹt Tách:

Có thể cao đến 25m. Mức tăng trưởng chiều cao tại các quần thụ Vẹt Tách bình quân đạt 1,12 m/năm, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đều, khi quần thụ đang ở mật độ dày và cấp kính nhỏ thì phát triển chiều cao nhanh hơn, nó có khuynh hướng giảm dần khi quần thụ phát triển ở cấp kính lớn hơn. Tăng trưởng chiều cao mùa mưa và mùa khô không theo quy luật, không có sự khác biệt nhiều giữa hai mùa.

* Loài Su Mekong:

Lượng tăng trưởng chiều cao của quần thụ Su Mekong trung bình đạt 0,76 m/năm. Có sự khác biệt về lượng tăng trưởng giữa các cấp kính khác nhau, trong giai đoạn đầu tiên khi cây còn ở cấp kính nhỏ (2-4cm) tăng trưởng chiều cao chậm chỉ đạt 0,5 m/năm, ở cấp kính 6-8cm tăng trưởng chiều cao đạt mức tối đa 0,93 m/năm và có chiều hướng giảm dần đến ổn định khi cây phát ở cấp kính lớn hơn. Không có sự khác biệt lớn về tăng trưởng chiều cao giữa mùa mưa và mùa khô.

Page 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

212

* Loài Mắm Trắng:

Cây con loài này phát triển rất nhanh cho đến khi rừng trung niên, rừng Mắm có thể khép tán ngay ở tuổi 2 hoặc tuổi 3. Chiều cao tối đa của loài có thể đạt đến trên 20m. Tăng trưởng chiều cao quần thụ trung bình đạt 1,06 m/năm, nó có khuynh hướng tăng dần khi cây phát triển ở cấp kính lớn hơn, cấp kính 4-6cm đạt 0,82 m/năm, cấp kính 8-10cm đạt 1,29 m/năm và sẻ giảm dần khi rừng trưởng thành. Tăng trưởng chiều cao vào mùa khô diển ra nhanh hơn mùa mưa.

3.3. Các biện pháp gây trồng loài Dà Vôi, Vẹt Tách, Su Mekong và Mắm Trắng

* Loài Dà Vôi:

Qua kết quả khảo sát hiện trạng tại các vùng phân bố tự nhiên của các quần thụ Dà Vôi và tại các nghiệm thức trồng rừng thì dạng lập địa thích hợp nhất đối với loài Dà Vôi là dạng lập địa Ie (vùng bị ngập khi triều cao).

- Dà vôi dễ dàng tái sinh tại vùng đất ổn định, có lượng nước mưa tồn lưu kéo dài, chịu hạn kém trong giai đoạn đầu khi cây con còn nhỏ, sự biến động về độ mặn của đất ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong trồng rừng nhưng nếu trồng trên vùng đất có độ mặn cao hơn 300/00 thì cây phát triển rất chậm.

- Thời vụ trồng rừng tùy thuộc vào thời vụ trái giống, tức là vào tháng 8 và 9 dương lịch, tuy nhiên trồng bằng trái giống đầu vụ sẽ cho kết quả tốt do chất lượng trái giống tốt hơn trái giống cuối vụ. Trong quá trình làm đất chuẩn bị trồng rừng không nên xử lý toàn diện các loại thực bì thấp, nên dùng dao phát để chặt chừa gốc lại có chiều cao khoảng 20cm để giữ ẩm. Cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật ít tác động đến môi trường để phòng trừ cua còng cắn phá, bảo vệ cây con trong năm đầu.

- Mật độ trồng rừng Dà vôi bằng trụ mầm là 20.000 cây/ha với cự ly 0,7m x 0,7m. Trên các dạng lập địa đất cao có thể trồng Dà vôi, nhưng cần phải đào kênh dẫn nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây con tồn tại trong mùa khô. Có thể trồng Dà vôi bằng cây con gieo ươm trong túi bầu, tuy nhiên không nên áp dụng vì tốn kém và hiệu quả không cao do Dà vôi đem trồng thường tăng trưởng chậm hơn cây con tái sinh.

- Rừng Dà vôi sau khi trồng 4 – 5 năm thì khép tán và bắt đầu cạnh tranh dinh dưỡng, cần tiến hành chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa để thúc đẩy tăng trưởng của rừng. Với đặc điểm gỗ Dà vôi có thể kinh doanh gỗ lớn để làm gỗ xây dựng đồng thời gỗ Dà vôi dùng làm cọc cừ rất tốt nên có thể kinh doanh rừng Dà vôi với luân kỳ kinh doanh 30 - 35 năm.

Hình 1:Rừng Dà vôi trồng thử nghiệm.

* Loài Vẹt Tách

- Lập địa thích hợp để trồng rừng Vẹt tách là đất thuộc dạng bùn chặt (lập địa Ic, đất có độ mặn từ 100/00 đến 300/00. Không nên trồng rừng Vẹt tách trên các dạng lập địa cao thuộc dạng sét cứng hay đất cao chỉ ngập triều bất thường (lập địa Ie, Ig) vì có tỷ lệ sống thấp ngay sau khi trồng.

Page 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

213

- Trong quá trình làm đất chuẩn bị trồng rừng không nên xử lý toàn diện các loại thực bì thấp, nên dùng dao phát để chặt chừa gốc lại có chiều cao khoảng 20- 30cm để giữ ẩm. Để phòng chống cua, còng cắn phá, có thể sử dụng thuốc có hợp chất saponin với liều lương là 20kg trộn với 30kg bã cơm dừa hay cám để rải đều trên 1ha rừng trồng, hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật không ảnh hưởng đến môi trường.

- Nếu trên nền rừng có thực bì có xen lẫn với các loài có giá trị kinh tế như Đước, Mắm, Bần, Su thì luỗng phát các loại dây leo và chừa các cây có giá trị lại để tạo bóng cho Vẹt tách phát triển lúc còn nhỏ.

- Thời vụ trồng rừng Vẹt tách bắt đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 dương lịch là thời điểm trụ mầm của Vẹt tách thành thục.

- Qua kết quả khảo sát về sinh tăng trưởng và đặc điểm về tái sinh tự nhiên cho thấy, lúc còn nhỏ cây con Vẹt tách chỉ phát triển tốt khi có mật độ ban đầu cao, do đó trong trồng rừng Vẹt tách nên áp dụng mật độ trồng cao 20.000 cây/ha với cự ly trồng là 0,7m x 0,7m.

- Khi rừng trồng khép tán và có cạnh tranh dinh dưỡng cần bắt đầu tiến hành chặt nuôi dưỡng để thúc đẩy tăng trưởng của rừng. Đến giai đoạn rừng bắt đầu cho sản phẩm thì tiến hành chặt tỉa để tăng năng suất của rừng. Tùy theo tình hình tăng trưởng của rừng để chọn phương pháp và cường độ chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa thích hợp. Loài Vẹt tách có sức tăng trưởng nhanh, gỗ màu sáng nhẹ, ít nứt tét nên có thể trồng rừng gỗ lớn để lấy gỗ xây dựng, xẻ ván thanh, những cây nhỏ làm dùng làm trang trí nội thất, gỗ xây dựng nhỏ v.v. Luân kỳ kinh doanh của loài Vẹt tách là 30 năm để lấy gỗ lớn khi khai thác chính vào cuối luân kỳ và tăng năng suất rừng thông qua tỉa thưa với các sản phẩm gỗ nhỏ.

Hình 2: Rừng Vẹt tách sau khi trồng 3 tháng

* Loài Su Mekong:

- Đất trồng rừng Su Mekong là đất phù sa ngập mặn, thịt pha sét đã bồi tụ ổn định từ dạng đất sét mềm, sét cứng hay đất đắp theo mé bờ trong các đầm nuôi trồng thủy sản có lập địa thuộc các dạng lập địa bùn chặt, sét mềm (lập địa Ic, Id) với số ngày ngập triều từ dưới 50 đến 200 ngày/năm. Độ mặn đất thích hợp là dưới 250/00. Có thể trồng Su Mekong trên đất thuộc dạng lập địa đất sét cứng (lập địa Ie) nhưng với điều kiện phải đào kênh dẫn triều vào khu trồng rừng để giữ ẩm thường xuyên.

- Thời vụ thu hái giống Su Mekong vào tháng 9 và tháng 10 hằng năm. Khi chín quả chuyển sang màu vàng, tự rụng xuống và vỏ quả nứt để cho hạt. Thu hái lúc quả đã chín và đã nứt vỏ vừa mới rơi xuống.

- Trong quá trình nẩy mầm của Su Mekong thường đòi hỏi độ ẩm cao và có nguồn nước ngọt kích thích mọc mầm. Yếu tố này đã được chứng minh thông qua kết quả gieo trong vườn ươm khá cao đạt trên 90% trên tất cả các líp gieo, với điều kiện gieo trồng trong vườn ươm thường xuyên giữ ẩm và nguồn nước tưới ban đầu là nước ngọt, đất không quá mặn và có nước mưa kích thích nẩy mầm. Cần phải chú ý yếu tố này để xác định phương pháp xử lý thực bì phù hợp.

- Về kỹ thuật trồng hạt Su Mekong khá phức tạp vì hạt có mô sẹo trên lưng hạt là đỉnh sinh trưởng nhưng nếu không chú ý sẽ khó nhận thấy, khi trồng đúng kỹ thuật phải ấn hạt nằm nghiêng xuống sâu ½ chiều rộng của hạt xuống đất và đỉnh sinh trưởng nằm ngang với mặt đất. Tuy nhiên, trong khi thi công trồng rừng

Page 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

214

người công nhân thường không chú ý và có thể ấn đỉnh sinh trưởng thẳng xuống đất hay phơi trên mặt đất đều đem lại thất bại do hạt không nẩy mầm được. Trong thực tế khi trồng rừng đại trà điều này khó có thể kiểm soát để công nhân trồng rừng thực hiện hoàn toàn đúng kỹ thuật. Ngoài ra, Su Mekong là loài có thời gian nẩy mầm kéo dài và tỷ lệ nẩy mầm thấp khi trồng bằng hạt trực tiếp, để đảm bảo mật độ thành rừng sau khi trồng nên áp dụng biện pháp trồng rừng bằng cây con gieo trong túi bầu.

- Hạt Su Mekong có lớp bần bao bọc quanh hạt rất nhẹ và rất dễ nổi lên và trôi theo dòng nước, trong quá trình trồng rừng nếu hạt sau khi trồng không được lấp chặt sẽ dễ bị cuốn trôi khi thủy triều dâng ngập khu vực trồng rừng.

- Hiện tượng cua còng cắn phá cây con khi còn nhỏ dưới 1 tuổi là một yếu tố quan trọng cần quan tâm bảo vệ ngay từ sau khi trồng rừng.

- Thời vụ trồng rừng: Thời vụ trồng rừng Su Mekong bằng cây con gieo trong túi bầu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa đầu tháng 5 đến tháng 6. Mật độ trồng: Mật độ trồng là 5.000 cây/ha với cự ly 1.5m x 1.5m.

- Rừng trồng sẽ khép tán sau khi trồng 4 – 5 năm và bắt đầu cạnh tranh dinh dưỡng vào tuổi 6 – 8, cần tiến hành chặt nuôi dưỡng và tỉa thưa để thúc đẩy tăng trưởng của rừng. Su Mekong cho gỗ rất tốt và có vân đẹp, thường sử dụng để đóng đồ mộc gia dụng, tạc tượng nên luân kỳ kinh doanh đề xuất là 30 năm để có thể lấy gỗ có chất lượng thương phẩm.

Hình 3: Su Mekong sau trồng 6 tháng

* Loài Mắm trắng:

- Đất phù hợp cho việc trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng Mắm trắng là đất phù sa ngập mặn mới bồi tụ từ dạng đất bùn lỏng chuyển sang bùn chặt dọc thuộc các dạng lập địa Ia, Ib trên các vùng đang xúc tiến bồi tụ tại các bãi bồi ven biển, các bãi bồi ven sông hay cửa sông. Là vùng đất có độ ngập triều không sâu quá 1m và có số ngày ngập triều từ 150 đến 300 ngày/năm. Đất có độ mặn dưới 400/00, độ pH từ 6,5 – 7,9.

- Mắm trắng là loài có tỷ lệ nẩy mầm cao, phát tán đi khá xa nơi có nguồn giống do đó nên áp dụng biện pháp trồng rừng bằng cách gieo hạt trực tiếp trên diện tích trồng hay khoanh nuôi để xúc tiến tái sinh. Không nên áp dụng biện pháp trồng rừng bằng cây con gieo trong túi bầu vì giá thành cao và khó thi công trên mặt bằng lầy thụt.

- Vùng thích hợp cho việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là vùng có lập địa phù hợp, gần các quần thụ Mắm trắng tự nhiên để có nguồn giống phong phú do sự phát tán tự nhiên từ các quần thụ mẹ.

- Hạt giống Mắm Trắng có thể thu hái trong các quần thụ tự nhiên hay cây cá thể trên 10 tuổi và có đường kính từ 8 cm trở lên. Tại các quần thụ tập trung có thể dùng lưới đặt ở dưới kênh để thu giống đã rụng trôi xuống khi thủy triều xuống. Nếu có điều kiện thì thu trái giống rụng tự nhiên từ cây mẹ cá thể. Đặt lưới chung quanh gốc cây để thu giống hằng ngày.

Page 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

215

- Tại đồng bằng sông Cửu Long thời vụ thu hái giống Mắm Trắng vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm là thời điểm trái Mắm trắng thành thục tập trung.

- Trên diện tích trồng hay xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Mắm trắng là vùng dọc theo các bãi bồi ven biển thưòng chỉ có một ít cây con Mắm trắng và Bần đắng (Sonneratia alba) tái sinh tự nhiên không cần xử lý.

- Tại các bãi ven sông, cửa sông thường có thực bì cần xử lý sạch bằng cách dùng dao phát và băm nhỏ thực bì rồi rãi đều trên diện tích trồng rừng hay xúc tiến tái sinh tự nhiên để phân hủy tự nhiên. Để trồng rừng chống xói lở ven sông cần dùng chà nhánh và lá dừa nước làm thành hàng rào phía ngoài để giảm sự tác động của sóng (do các phương tiện thủy tạo ra) làm trôi hạt sau khi trồng.

- Trên diện tích xúc tiến tái sinh tự nhiên cần đắp thành những giồng đất nhỏ cao khoảng 15 – 20cm với khoảng cách giữa các giồng 1 – 1,5m để hạt Mắm dễ dàng bám vào trong quá trình phát tán.

- Thời vụ trồng rừng: Thời vụ trồng rừng Mắm trắng bằng phương thức gieo hạt trực tiếp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long vào mùa thu hoạch trái Mắm tháng 10 đến tháng 11 hằng năm.

- Mật độ trồng: Trong tự nhiên loài Mắm trắng là loài tiên phong có đặc điểm là tái sinh với mật độ rất dày, hơn nữa nguồn giống Mắm trắng rất dễ thu hoạch do đó để đảm bảo thành rừng cần mật độ gieo hạt là 100 kg/ha (tương đương 50.000 hạt/ha).

- Kỹ thuật gieo hạt: Nên gieo hạt vào những ngày không có sóng lớn, gieo hạt vào lúc thủy triều đang xuống và vị trí trồng rừng không còn bị ngập triều. Tiến hành gieo hạt bằng thủ công, dùng tay ấn hạt xuống bùn cho hạt ngập vào trong bùn 0,5 – 1cm để hạt khỏi bị trôi khi thuỷ triều lên. Mỗi chỗ gieo 4 - 5 hạt, cự ly gieo hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1m.

- Trên diện tích có nhiều kênh rạch, gần các quần thụ Mắm trưởng thành, có nguồn giống dồi dào và điều kiện dễ phát tán giống từ rừng Mắm trắng có thể tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng Mắm trắng. Chuẩn bị mặt bằng như trồng rừng bằng cách sạ hạt.

- Trên toàn bộ mặt bằng xúc tiến tái sinh dùng cuốc hay vá đào đắp thành những luống nhỏ cao 15 - 20cm với khoảng cách luống này qua luống khác 1m theo hướng thẳng góc với hướng sóng để tạo điều kiện cho trái Mắm bám vào và ngăn cản không cho sóng làm trôi trái giống sau khi đã bám vào.

- Việc chăm sóc rừng trồng được tiến hành ngay sau khi trồng và trong 3 năm đầu cho đến khi rừng khép tán, hằng năm chăm sóc một lần, thời điểm tiến hành chăm sóc nên thực hiện vào cuối mùa khô.

* Ngay sau khi trồng cần theo dõi tình trạng phát triển của rừng trồng.

* Chăm sóc năm 1 gồm trồng dặm, loại trừ cây bị sâu bệnh.

* Chăm sóc năm 2 và 3 gồm luỗng phát cây kém phát triển và cây sâu bệnh.

- Đối với rừng Mắm thường có sâu róm ăn lá thuộc họ Ngài độc (Lymantridae) phát triển mạnh thành dịch vào tháng 2 – 3 dương lịch. Ấu trùng thường cắn phá lá Mắm và ăn từ rìa lá vào trong, diện tích lá bị hại có thể đến 90% trong những năm phát triển dịch mạnh trong thời gian 2 – 3 tháng, sau đó tất cả các sâu biến thành trùng và không còn hại cây, cây sẽ phát triển lá lại. Qua các đợt dịch sâu ăn lá rừng Mắm trắng tuy có bị giảm sút về tăng trưởng nhưng không thiệt hại do cây chết. Vì rừng trồng trong vùng ven biển, ven sông rất nhạy cảm với môi trường nên không khuyến cáo sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt.

- Vì khu vực bãi bồi trồng Mắm trắng là nơi có nguồn lợi hải sản dồi dào nên ngay sau khi trồng rừng hay xúc tiến tái sinh cần nghiêm cấm không cho tàu thuyền vào khu vực đã trồng rừng hay xúc tiến tái sinh tránh thiệt hại cho cây con.

- Rừng Mắm trắng ven sông và ven biển với mục đích phòng hộ là chính nên cần hạn chế tối đa việc chặt nuôi dưỡng hay tỉa thưa đề đảm bảo vai trò phòng hộ của rừng.

Page 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

216

Hình 4: Mấm tái sinh trên đất mới bồi tụ

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Đặng Công Bửu,1999. Chọn loài cây trồng phù hợp trên đất cao bờ vuông tôm tại Cà Mau - Tài liệu hội thảo “Management and sustainable use of natural resources and environment in coastal wetlands”

Đặng Trung Tấn, 2000. Đặc điểm sinh lý sinh thái cây Đước - Báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước

Đặng Trung Tấn, 2003. Đặc điểm sinh thái thực vật huyện Ngọc Hiển - Báo cáo chuyên đề khoa học

Đỗ Đình Sâm, 1999. Về một số vấn đề trong quản lý, sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng Tràm – Báo cáo hội thảo khoa học

Ngô Đình Quế và cộng sự, 2003. Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng Tràm ở Việt Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp

Nguyễn Ngọc Bình, 1999. Trồng rừng ngập mặn – Nhà xuất bản Nông nghiệp

Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1997. Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam, kỹ thuật trồng và chăm sóc - Nhà xuất bản Nông nghiệp

Phan Nguyên Hồng và Mai Sĩ Tuấn, 1997. Đặc điểm rừng ngập mặn Việt Nam, vấn đề phục hồi và sử dụng bền vững

Barry Clough,1999. Canopy leaf index and litter fall in stands of mangrove in Mekong Delta – Aquatic Botany 66-311-320

Barry Clough,1999. Survey of Mangrove soil conditions and flooding frequency – Scientific report in international workshop on “Management and sustainable use of natural resources and environment in coastal wetlands

RESEARCH ON GROWTH AND PLANTING METHODOLOGY OF DA VOI (CERIOP TAGAL C.B. ROBINSON-1908), VET TACH (BRUGUIERA PARVIFLORA WIGHT AND ARNOLD EX GRIFFITH-1936), SU MEKONG (XYLOCARPUS MEKONGENSIS PIERRE-1897), MAM TRANG (AVICENNIA ALBA BLUME-1826) IN COASTAL PROVINCES OF CUU LONG DELTA

Dang Cong Buu, Vo Nguon Thao

Research and Technology Application Centre of Minh Hai Mangrove Forests.

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

The area of mangrove forest in the Mekong Delta reduced rapidly in recent decades due to shrimp farming, salt field and industrial zones establishment, road building and rapid urbanization. The reduction of mangrove areas is synonymous with poorer bio-diversity and less plant variety in tidal inundation territories.

Page 9: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP ...vafs.gov.vn/wp-content/uploads/sites/2/2011/06/23BC.pdf · 209 kẾt quẢ nghiÊn cỨu ĐẶc ĐiỂm

217

Ceriop tagal, Bruguiera parviflora, Xylocarpus mekongensis and Avicennia alba are the main species of true mangrove forests. They are a valuable wood and have a high tolerance to different types of coastal soils. The study on growing characteristics and planting techniques of these four species aims to accelerate mangrove reforestation, contribute to flora biodiversity and enhance mangrove forest value.

The study methodology included material reference, soil survey and analysis, tide flooding record, litterfall collection, seed testing and on site planting experimentation. The research results show that:

- There are close relation between height and diameter of trees in a stand as well as age and average DBH of four studied species, the relation functions are described in main report.

- The proper planting density is 20,000 seedlings/ha to three varieties of Ceriop tagal, Bruguiera parviflora and Avicennia albe, meanwhile the density of 5,000 seedling/ha is suitable to Xylocarpus mekongensis. Direct seed sowing is better in some cases. The bio-chemical should be use for crab bitten protection for new planting seedlings on particular areas.

- Thinning is necessary on planting forest for good growth rate and intermediate products. Details of thinning rate and proposed schedule can be reference in report.

Keywords: Growth, planting methodology, Dà vôi, Vẹt tách, Su Mêkong, Mắm trắng, Cuu long delta