48
1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bật Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế + Kinh tế toàn cầu không còn duy trì được đà tăng trưởng tích cực; Thương mại toàn cầu đã chậm lại, đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi; Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều có xu hướng sụt giảm so với năm ngoái; + Giá cả hàng hóa thế giới đã giảm 11,46% so với năm ngoái, ghi nhận xu hướng giảm mạnh của giá dầu trong 2 tháng cuối năm; + Lạm phát toàn cầu đã tăng 0,7% so với năm ngoái; + Diễn biến của thị trường ngoại hối đã có thay đổi, phần lớn các đồng tiền chủ chốt đã có diễn biến đảo chiều ngoại trừ đồng JPY, giá vàng đã suy giảm sau 2 năm tăng tốc, đồng USD đã có một năm tăng vững chắc; + Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, giảm 11% so với năm ngoái; + Điều hành chính sách của các NHTW tiếp tục theo hướng thắt chặt, chỉ số theo dõi lãi suất toàn cầu (GIRM) đang ở mức 6,42%, tăng 0,43% so với năm ngoái. Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước + Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện rõ rệt; + Lĩnh vực sản xuất có một năm diễn biến tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng tốt; + Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái; + Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục gia tăng trong đó khu vực tư nhân giữ vững vai trò là động lực dẫn dắt hoạt động đầu tư ; + Thu hút vốn FDI đã chậm lại, trong khi đó giải ngân vốn FDI và FII có diễn biến tích cực; + Xuất khẩu vượt mục tiêu và ghi nhận mức tăng cao của khu vực kinh tế trong nước, nhập khẩu tăng chậm hơn so với năm ngoái, cán cân thương mại đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm qua; + CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm trước, thấp hơn mục tiêu đã đề ra; + Mặt bằng lãi suất huy động trong nền kinh tế thay đổi phù hợp, lãi suất cho vay đã giảm so với năm ngoái; + Tỷ giá diễn biến trong vùng mục tiêu, giá vàng trong nước tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp; + TTCK biến động mạnh hơn so với năm ngoái, các chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HNX đều tăng trưởng âm.

Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

1

Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bật

Những điểm nổi bật của kinh tế, giá cả, tài chính tiền tệ quốc tế

+ Kinh tế toàn cầu không còn duy trì được đà tăng trưởng tích cực; Thương mại toàn cầu đã

chậm lại, đáng chú ý trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế đang phát triển và

mới nổi; Dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều có xu hướng sụt giảm so với năm ngoái;

+ Giá cả hàng hóa thế giới đã giảm 11,46% so với năm ngoái, ghi nhận xu hướng giảm mạnh

của giá dầu trong 2 tháng cuối năm;

+ Lạm phát toàn cầu đã tăng 0,7% so với năm ngoái;

+ Diễn biến của thị trường ngoại hối đã có thay đổi, phần lớn các đồng tiền chủ chốt đã có

diễn biến đảo chiều ngoại trừ đồng JPY, giá vàng đã suy giảm sau 2 năm tăng tốc, đồng USD đã có

một năm tăng vững chắc;

+ Thị trường chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, giảm 11% so với năm ngoái;

+ Điều hành chính sách của các NHTW tiếp tục theo hướng thắt chặt, chỉ số theo dõi lãi suất

toàn cầu (GIRM) đang ở mức 6,42%, tăng 0,43% so với năm ngoái.

Những điểm nổi bật của kinh tế trong nước

+ Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008, chất lượng tăng trưởng kinh tế được

cải thiện rõ rệt;

+ Lĩnh vực sản xuất có một năm diễn biến tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ

tăng tốt;

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng trưởng cao hơn so

với cùng kỳ năm ngoái;

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục gia tăng trong đó khu vực tư nhân giữ vững vai trò là

động lực dẫn dắt hoạt động đầu tư ;

+ Thu hút vốn FDI đã chậm lại, trong khi đó giải ngân vốn FDI và FII có diễn biến tích cực;

+ Xuất khẩu vượt mục tiêu và ghi nhận mức tăng cao của khu vực kinh tế trong nước, nhập

khẩu tăng chậm hơn so với năm ngoái, cán cân thương mại đạt mức xuất siêu 7,2 tỷ USD, cao nhất

trong nhiều năm qua;

+ CPI bình quân cả năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm trước, thấp hơn mục tiêu đã

đề ra;

+ Mặt bằng lãi suất huy động trong nền kinh tế thay đổi phù hợp, lãi suất cho vay đã giảm so

với năm ngoái;

+ Tỷ giá diễn biến trong vùng mục tiêu, giá vàng trong nước tiếp tục giảm năm thứ 2 liên tiếp;

+ TTCK biến động mạnh hơn so với năm ngoái, các chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn HOSE

và HNX đều tăng trưởng âm.

Page 2: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

2

I. KINH TẾ THẾ GIỚI

1. Kinh tế thế giới

Kinh tế toàn cầu

không duy trì

được đà tăng

trưởng tích cực

Kinh tế toàn cầu năm 2018 đã không duy trì được diễn biến tích cực như

những dự đoán được đưa ra cuối năm trước. Đà tăng trưởng của kinh tế toàn

cầu chỉ duy trì được trong quý I và diễn biến chậm lại trong quý II và quý III.

Theo thống kê của Focus Economics, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn duy trì

được tốc độ tăng trưởng 3,5% trong quý I, cao hơn mức tăng trưởng 3,4% của

quý IV năm ngoái. Tuy nhiên, sự chững lại tại các nền kinh tế phát triển, bảo

hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng, những rủi ro địa chính trị đang

có những diễn biến theo chiều hướng phức tạp, kéo theo các biến động trên

các thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu đang là những nhân tố tạo áp lực làm

giảm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong những quý tiếp theo. Theo đó, tăng

trưởng kinh tế toàn cầu đã liên tục đi xuống, lần lượt đạt mức 3,4% trong quý

II và 3,3% trong quý III.

Diễn biến kém tích cực trong tăng trưởng được ghi nhận tại nhiều nền kinh tế

chủ chốt như khu vực EU, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều

nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với những khó khăn bất ổn, điển hình là

tại các quốc gia như Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina,… Theo dự báo của

IMF, tăng trưởng của nhóm nước phát triển ước đạt 2,4% và nhóm các nền

kinh tế đang phát triển và mới nổi ước đạt 4,7% (thấp hơn 0,2% so với mức dự

báo trước được đưa ra vào tháng 4/2018).

Diễn biến tăng trƣởng kinh tế toàn cầu phân theo nhóm nƣớc

Nguồn: WEO Report (10/2018)

Kinh tế Mỹ duy

trì đà tăng trưởng

tốt trong 3 quý

đầu năm nhưng

có diễn biến

chậm lại trong

quý IV

Kinh tế Mỹ đã giữ được đà tăng trưởng tốt trong 3 quý đầu năm 2018, khởi

đầu với mức tăng 2,2% so với cùng kỳ trong quý I, tăng mạnh lên mức 4,2%

trong quý II và đạt mức 3,4% trong quý III.

Trên cơ sở đó, các yếu tố nền tảng của tăng trưởng kinh tế cũng có được xu

hướng tương đồng. Cụ thể, doanh số bán lẻ hàng hóa cũng như chỉ số PMI của

khu vực sản xuất đều duy trì diễn biến tốt trong quý II và III. Tuy nhiên, trong

quý IV, cả 2 chỉ số này đều chững lại cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể

không duy trì đà tăng tốt như 2 quý trước.

Tiếp đến, thị trường lao động vẫn là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh nền

kinh tế Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp giảm so với đầu năm và hiện đang ở mức 3,9%.

Số lượng việc làm tạo thêm trong lĩnh vực phi nông nghiệp đạt mức trung bình

220 nghìn việc làm trong năm 2018, tăng so với mức trung bình 182 nghìn

Page 3: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

3

việc làm của năm 2017.

Mặc dù vậy, điểm trừ cho các diễn biến vĩ mô của nước Mỹ trong năm 2018 là

lạm phát và thâm hụt thương mại. Cụ thể, lạm phát đã có mức tăng cao so với

năm ngoái, đạt 2,9% trong nhiều tháng của quý II mặc dù đã giảm tốc trong

quý IV. Tiếp đến, thâm hụt cán cân thương mại tiếp tục tăng, tính đến hết

tháng 10 đạt mức 55,5 tỷ USD, là mức thâm hụt cao nhất được ghi nhận kể từ

tháng 10 năm 2008 trở lại đây.

Kết thúc năm, tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng

trưởng trong quý IV nhưng mức tăng có thể không đạt cao như 2 quý trước đó.

Dự báo cả năm 2018, tăng trưởng kinh tế ước đạt 2,8 – 2,9%, cao hơn mức

tăng trưởng 2,3% của năm ngoái.

Tăng trƣởng kinh tế so với cùng kỳ (%yoy)

Thâm hụt cán cân thƣơng mại (tỷ USD)

Tỷ lệ thất nghiệp (% yoy)

Diễn biến lạm phát

Doanh số bán lẻ hàng hóa (% yoy)

Chỉ số PMI tổng hợp của Mỹ

Nguồn: Trading economics

Kinh tế khu vực

EU diễn biến mờ

nhạt

Kinh tế khu vực châu Âu trong năm 2018 đã đi ngược lại với xu hướng phục

hồi mạnh mẽ của năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kinh tế so với cùng kỳ có sự

sụt giảm liên tục qua các quý kể từ đầu năm đến nay, đạt mức 2,4% trong quý

I, 2,2% trong quý II và đặc biệt giảm mạnh xuống còn 1,6% trong quý III –

mức tăng trưởng thấp nhất mà khu vực này ghi nhận kể từ năm 2016 trở lại

đây.

Diễn biến kém tích cực trong tăng trưởng được ghi nhận trên nhiều mặt của

nền kinh tế. Khu vực sản xuất vốn được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng đã

chững lại khi chỉ số PMI tổng hợp đã giảm khá xa mức 58 điểm được thiết lập

cuối năm ngoái. Đáng chú ý trong tháng 12, chỉ số PMI tổng hợp đã chạm

Page 4: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

4

ngưỡng 51,3 điểm – mức mở rộng yếu nhất của khu vực sản xuất kể từ tháng

11 năm 2014.

Bên cạnh đó, hoạt động tiêu dùng nội địa cũng không có nhiều diễn biến khả

quan. Tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa hầu như duy trì mức tăng dưới

2% so với cùng kỳ trong suốt cả năm 2018, thấp hơn đáng kể mức tăng trưởng

trung bình trên 3% đạt được trong năm ngoái. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy

tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa cũng có những biến động không ổn định

kể từ khi bước vào quý III. Thực tế đó cũng được phản ánh qua sự sụt giảm

liên tục của chỉ số niềm tin người tiêu dùng từ quý II đến nay.

Tỷ lệ lạm phát toàn phần tại khu vực EU duy trì ở mức thấp xoay quanh

ngưỡng 1% trong 4 tháng đầu năm và bắt đầu có xu hướng gia tăng lên

ngưỡng 2% kể từ tháng 5 trở lại đây do chịu tác động nhiều từ các yếu tố chi

phí đẩy như giá năng lượng và lương thực thực phẩm tăng. Trong khi đó, tỷ lệ

lạm phát cơ bản vẫn chỉ giao động quanh ngưỡng 1%, chưa đạt được mức mục

tiêu 2% của ECB.

Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực EU tiếp tục xu hướng giảm đã diễn ra từ năm

ngoái khi đã giảm nhanh từ mức 8,7% cuối năm trước xuống hiện đạt 8,1% và

là mức thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 11/2008. Tuy nhiên, đây vẫn là mức

thất nghiệp cao nếu so với các nền kinh tế phát triển khác và giao động có

khoảng cách lớn giữa các nước trong khối (Đức 3,3%, Pháp là 9,1%, Ý là

10,6%, Tây Ban Nha là 14,5% và Hy Lạp là 18,6%).

Với những diễn biến thiếu tích cực, Ủy ban châu Âu (EC) dự báo tăng trưởng

của Eurozone năm nay sẽ đạt khoảng 1,9%, thấp hơn mức tăng 2,2% của năm

ngoái.

Tăng trƣởng kinh tế so với cùng kỳ (% yoy)

Tỷ lệ thất nghiệp (% yoy)

Chỉ số niềm tin ngƣời tiêu dùng

Tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ (%)

Doanh số bán lẻ hàng hóa (%yoy)

Chỉ số PMI tổng hợp của Châu Âu

Nguồn: Trading economicsmics

Page 5: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

5

Kinh tế Nhật Bản

tăng trưởng thiếu

ổn định

Kinh tế Nhật Bản trong năm 2018 thể hiện xu hướng tăng trưởng trồi sụt

không ổn định. Cụ thể tăng trưởng kinh tế so với quý trước lần lượt giảm 0,3%

trong quý I, lấy lại đà tăng 0,7% trong quý II nhưng lại nhanh chóng giảm

0,6% trong quý III. Số liệu tăng trưởng điều chỉnh các quý so với cùng kỳ

cũng cho thấy xu hướng biến động với mức tăng 2,4% so với cùng kỳ trong

quý I, nhưng nhanh chóng giảm xuống trong 2 quý tiếp theo với mức tăng lần

lượt đạt 1,2% trong quý II và 1,4% trong quý III.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản cũng cho thấy những diễn biến thiếu ổn định.

Đà mở rộng của khu vực sản xuất có chiều hướng chậm lại rõ nét kể từ khi

bước vào quý II, trong đó tháng 11 đạt mức mở rộng thấp nhất trong 15 tháng

qua là 52,2 điểm. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng của tiêu dùng cũng có nhiều

tháng thấp hơn 2%. Tương tự, chỉ số niềm tin người tiêu dùng cũng suy giảm

dần qua các tháng.

Điểm tích cực trong diễn biến kinh tế vĩ mô đó là lạm phát tiếp tục duy trì ở

mức dương nhưng mức độ biến động khá mạnh qua các tháng. Ngoài ra, tỷ lệ

thất nghiệp hiện ở mức 2,5%, thấp hơn mức thất nghiệp 2,7% cuối năm ngoái.

Với những diễn biến như vậy, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản cả năm 2018 ước

đạt 1,2%, thấp hơn mức tăng 1,4% của năm 2017.

Tăng trƣởng kinh tế so với cùng kỳ (% yoy)

Chỉ số PMI khu vực sản xuất

Chỉ số niềm tin ngƣời tiêu dùng

Doanh số bán lẻ hàng hóa so cùng kỳ (%)

Tốc độ tăng CPI so với cùng kỳ (%)

Tỷ lệ thất nghiệp (% yoy)

Nguồn: Trading Economics

Kinh tế Trung

Quốc suy giảm Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm liên tục qua các quý. Cụ thể, tăng

trưởng chỉ đạt được mức tăng so với cùng kỳ 6,8% trong quý I, 6,7% trong quý II và

tiếp tục giảm xuống còn 6,5% trong quý III, mức tăng trưởng thấp nhất tại Trung Quốc

kể từ năm 2009 đến nay.

Sự chững lại của tăng trưởng kinh tế được ghi nhận trên nhiều mặt. Nhu cầu nội địa đã

suy yếu, cụ thể là tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa trong năm 2018 đã giảm tốc

Page 6: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

6

mạnh vào tháng 5 và những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, diễn biến khu vực sản xuất

cũng thể hiện xu hướng suy giảm khi chỉ số PMI khu vực sản xuất duy trì quanh

ngưỡng 52 điểm, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình 54 điểm của năm ngoái,

trong đó riêng tháng 12 chỉ số này đã rơi xuống ngưỡng thu hẹp là 49,7 điểm.

Bên cạnh đó, lạm phát cũng có xu hướng gia tăng liên tục kể từ tháng 2, hiện ở mức

2,2% dù vẫn ở trong vùng kiểm soát mục tiêu của NHTW Trung Quốc nhưng cũng

cao hơn mức lạm phát 1,8% vào cuối năm 2017.

Tuy nhiên, bên cạnh đó kinh tế Trung Quốc cũng ghi nhận một số điểm sáng. Thứ nhất

đó là lĩnh vực xuất khẩu, mặc dù chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

tuy nhiên tăng trưởng xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng khá ổn định trên 10% so với

cùng kỳ liên tục trong giai đoạn từ tháng 4 cho đến tháng 10.

Tiếp đến là diễn biến tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của Trung

Quốc đang có chiều hướng giảm mạnh. Cụ thể, các chỉ số thống kê cho thấy tỷ lệ thất

nghiệp tại Trung Quốc giảm liên tục trong các tháng của năm 2018, từ mức 4,05% vào

thời điểm đầu năm xuống hiện còn đạt 3,82% - mức thất nghiệp thấp nhất được ghi

nhận từ trước đến nay của Trung Quốc. Tính hết 3 quý năm 2018, số việc làm được

tạo thêm tại thị trường Trung Quốc đã đạt con số hơn 10 triệu việc làm, gần bằng mục

tiêu đặt ra cả năm của chính phủ Trung Quốc.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2018 sẽ chỉ đạt 6,5 – 6,6%, mức tăng

trưởng thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.

Tăng trƣởng kinh tế (%)

Tăng trƣởng xuất khẩu qua các tháng

Doanh số bán lẻ hàng hóa (% yoy)

Chỉ số PMI chế biến chế tạo

Tốc độ tăng CPI (% yoy)

Tỷ lệ thất nghiệp (% yoy)

Nguồn: Trading Economics

Page 7: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

7

Kinh tế Anh

vẫn gặp nhiều

khó khăn do

tác động của

Brexit

Nền kinh tế Anh vẫn đang tiếp tục chịu các tác động bất lợi từ Brexit. Tăng trưởng

kinh tế năm 2018 mặc dù có sự cải thiện nhẹ qua các quý nhưng mức tăng trưởng vẫn

thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng của 2 năm liền trước.

Trong đó, tiêu dùng trong nước tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt tăng trưởng. Cụ thể,

doanh số bán lẻ hàng hóa đã duy trì được mức tăng tốt và ổn định kể từ khi bước vào

quý II, với mức tăng trưởng xoay quanh ngưỡng 3 – 4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, khu

vực sản xuất cũng có xu hướng cải thiện mạnh mẽ với chỉ số PMI liên tục duy trì ở

mức cao trong quý II và quý III. Cuối cùng, áp lực lạm phát đã xuất hiện từ giữa năm

ngoái đã giảm dần, tỷ lệ lạm phát hiện duy trì khá ổn định quanh ngưỡng 2,3% - 2,4%,

nằm trong tầm kiểm soát của NHTW Anh.

Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế tại Anh năm 2018 ước đạt 1,5%, thấp hơn mức tăng

trưởng 1,8% năm 2017.

Chỉ số PMI tổng hợp

Doanh số bán lẻ hàng hóa (% yoy)

Lạm phát (% yoy)

Tăng trƣởng kinh tế so với cùng kỳ (% yoy)

Nguồn: Trading economics

Thương mại

toàn cầu tăng

trưởng chậm

lại

Tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới cũng được phản ánh qua những diễn biến

kém tích cực trong hoạt động thương mại.

Theo báo cáo của WTO về triển vọng thương mại toàn cầu 2018 và dự báo 2019 đưa

ra đầu tháng 9/2018 cho biết trong nửa đầu năm 2018, thương mại hàng hóa toàn cầu

ước đạt mức tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 4,2% của cùng

kỳ 2017. Tăng trưởng chậm của thương mại toàn cầu chủ yếu xuất phát từ sự chững lại

trong hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Sự chững lại của thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục kéo dài sang nửa cuối năm 2018

khi chỉ số triển vọng thương mại toàn cầu (WTOI) đã liên tục giảm trong hai quý vừa

qua, từ mức 101,8 điểm trong quý II xuống còn mức 100,3 điểm trong quý III và 98,6

điểm trong quý IV (mức thấp nhất kể từ tháng 10/2016 trở lại đây). Với những diễn

biến kém tích cực như vậy, theo dự báo của các tổ chức quốc tế tăng trưởng thương

mại toàn cầu năm 2018 sẽ thấp hơn so với mức tăng trưởng năm 2017. Cụ thể, theo

ước tính của IMF, tổng giá trị thương mại toàn cầu năm 2018 sẽ chỉ đạt mức tăng

trưởng ước khoảng 4,2%, thấp hơn mức tăng trưởng 5,2% của năm ngoái. Còn theo

ước tính của WTO, sản lượng thương mại toàn cầu ước đạt mức tăng 3,9% năm 2018,

thấp hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 4,4% và cũng thấp hơn mức tăng trưởng

năm 2017 là 4,7%.

Page 8: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

8

Dòng vốn đầu

tư trực tiếp và

gián tiếp đều

có xu hướng

sụt giảm

Những bất ổn về chính trị, xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại, các cải cách thuế của

Mỹ và cuộc cạnh tranh về thuế, cũng có những ảnh hưởng tới xu hướng vận động của

các dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Trong năm 2018, dòng vốn FDI được dự báo sẽ không có được những diễn biến thuận

lợi. Trên thực tế, theo thống kê của UNCTAD, vốn FDI toàn cầu trong nửa đầu năm

2018 chỉ đạt 432 tỷ USD, sụt giảm mạnh 44% so với nửa đầu năm 2017. Sự sụt giảm

được ghi nhận chủ yếu tại các nền kinh tế phát triển, đặc biệt tại khu vực Bắc Mỹ và

Tây Âu. Trong khi đó, vốn FDI luân chuyển qua các nền kinh tế đang phát triển và

mới nổi đạt 310 tỷ USD qua 6 tháng, chỉ có sự sụt giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm

trước. Với những diễn biến kém tích cực như vậy, nhiều khả năng dòng vốn FDI toàn

cầu sẽ không thể đạt được mức tăng trưởng 5% như dự đoán của UNCTAD đưa ra hồi

đầu năm.

Bên cạnh đó, dòng vốn FII cũng có xu hướng tiếp tục rút ra khỏi các thị trường đang

phát triển và mới nổi. Theo thống kê của Global Fund Flow, tính đến thời điểm đầu

tháng 11 đã ghi nhận 6 tháng dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi.

Diễn biến các dòng vốn vào các thị trƣờng mới nổi

giai đoạn 2011 – 2017 và dự báo 2018

Nguồn: WB, Global economic prospects, 6/2018

Diễn biến dòng vốn FDI toàn cầu

giai đoạn 2014 -nửa đầu 2018

Nguồn: UNCTAD

Giá cả hàng

hóa thế giới

biến động

giảm, ghi nhận

xu hướng

giảm mạnh

của giá dầu

trong 2 tháng

cuối năm

Trong năm 2018, chỉ số giá cả hàng hóa toàn cầu biến động khá mạnh. Trong 5 tháng

đầu, chỉ số giá cả hàng hóa chung duy trì xu hướng tăng giảm đan xen giữa các tháng.

Tuy nhiên, kể từ cuối tháng 5, xu hướng giảm giá bắt đầu hình thành và duy trì hầu

như liên tục qua các tháng. Kết thúc tháng 12, chỉ số giá cả hàng hóa chung chốt ở

mức 159,72 điểm, giảm 11,46% so với cuối năm ngoái, trong đó riêng tháng 12 chỉ số

giá hàng hóa chung đã giảm 6,89%. Sự suy giảm của giá cả hàng hóa toàn cầu trong

năm 2018 chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa toàn cầu do tăng

trưởng kinh tế thế giới đi xuống và những biến động trên thị trường năng lượng, đặc

biệt là giá dầu.

Các nhóm hàng chính cũng có diễn biến tương tự như giá hàng hóa chung. Nhiều mặt

hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh và mức độ giảm cũng tập trung trong 2 quý cuối năm,

cụ thể là nhóm kim loại sản xuất như đồng giảm 21,66%, nhôm giảm 18,54%, kẽm

giảm 27,93%; nhóm các sản phẩm nông nghiệp thô như gạo giảm 11,2%, đậu nành

giảm 5,32%, cà phê giảm 19,88%, đường giảm 18,25%, cao su giảm 19,67% và cotton

giảm 6,16%.

Những biến động trên thị trường dầu mỏ ảnh hưởng mạnh đến xu hướng biến động

của giá cả hàng hóa toàn cầu năm 2018. Giá dầu ghi nhận xu hướng tăng giảm xen kẽ

trong 3 quý đầu năm, trong đó có những thời điểm vào tháng 6, tháng 9 và tháng 10,

giá dầu đã liên tục tăng mạnh, đạt mức kỷ lục gần chạm ngưỡng 80 USD/thùng. Tuy

nhiên, trong 2 tháng cuối năm, giá dầu đã có những biến động giảm mạnh, xuống thấp

hơn cả mức giá được ghi nhận hồi cuối năm ngoái. Sự biến động của giá dầu bên cạnh

Page 9: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

9

việc tiếp tục chịu sự chi phối từ các yếu tố nguồn cung còn chịu ảnh hưởng từ căng

thẳng thương mại và xung đột chính trị gia tăng tại khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó,

chênh lệch giữa giá dầu Brent và giá dầu WTI ngày càng giãn rộng, hiện ở mức

khoảng 6 USD/thùng do giá dầu khu vực biển Bắc còn chịu áp lực từ sản lượng khai

thác dầu đá phiến gia tăng tại Mỹ. Tính đến cuối tháng 12, giá dầu Brent hiện đang ở

mức 53,88 USD/thùng, giảm 16,73% so với cuối năm ngoái; giá dầu WTI ở mức

45,41 USD/thùng, giảm 22,79% so với cuối năm ngoái.

Diễn biến chỉ số giá hàng hóa chung

Diễn biến giá dầu

Nguồn: Bloomberg

Lạm phát đã

tăng so với năm

ngoái

Chỉ số lạm phát toàn cầu năm 2018 theo

thống kê của Focus Economics đã hình

thành xu hướng tăng và đà tăng mạnh diễn

ra trong quý II. Tính đến hết tháng 11, chỉ

số lạm phát toàn cầu đạt 3,2%, tăng 0,7%

so với cuối năm ngoái.

Xu hướng tăng của lạm phát được ghi nhận

tại nhiều nền kinh tế phát triển, diễn ra tập

trung trong quý II và quý III. Trong khi đó,

diễn biến lạm phát tại các nền kinh tế mới

nổi có sự biến động khác nhau. Một số

quốc gia trước áp lực mất giá đồng nội tệ và dòng vốn tháo chạy khỏi thị trường

như Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng mạnh

đạt mức 2 con số. Lạm phát tại Ấn Độ cũng có chiều hướng gia tăng nhanh so với

năm ngoái hiện đang đạt mức xấp xỉ 5%. Ngược lại, lạm phát vẫn được kiểm soát

khá ổn định dưới ngưỡng 4% tại các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Brazil, khu

vực Đông Nam Á,...

Diễn biến lạm phát tại các nền kinh tế phát triển

Diễn biến lạm phát tại các nền kinh tế đang phát triển

Nguồn: OECD

Diễn biến lạm phát toàn cầu năm 2018 (%)

Nguồn: Focus Economics

Page 10: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

10

2. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTW các quốc gia

Xu hướng điều

hành chính sách

tiền tệ tiếp tục

thắt chặt

Xu hướng điều hành CSTT của NHTW các nước lớn trong năm 2018 tiếp tục

theo định hướng thắt chặt. Cụ thể là 3 NHTW chủ chốt đã tiến hành tăng lãi

suất, bao gồm NHTW Canada (BOC), NHTW Mỹ (Fed) và NHTW Anh

(BOE), trong đó Fed đã tăng lãi suất 4 lần và BOC đã tăng 2 lần. Bên cạnh đó,

nhiều quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi cũng tiến

hành điều chỉnh tăng lãi suất nhiều lần trong năm như Indonesia, Phillippines,

Hồng Kông, Argentina, Mexico... trước áp lực biến động dòng vốn và để bảo vệ

đồng nội tệ. Như vậy, trong năm 2018, có 43 NHTW đã tiến hành tăng lãi suất

và 32 NHTW tiến hành giảm lãi suất. Hiện tại, chỉ số theo dõi lãi suất toàn cầu

(GIRM) do tổ chức Central Bank News thống kê đang ở mức 6,42%, tăng

0,43% so với cuối năm ngoái. Bên cạnh đó, NHTW các nước lớn tiếp tục thực

hiện việc thu hẹp bảng cân đối tài sản theo lộ trình đã cam kết.

NHTW Mỹ (Fed) trong năm 2018 đã 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất chính sách

vào các tháng 3, 6, 9 và 12. Như vậy, lãi suất hiện tại của Fed đang ở mức 2 –

2,5%, tăng 1 điểm % so với thời điểm cuối năm 2017.

NHTW Canada đã điều chỉnh tăng lãi suất chính sách 3 lần trong năm 2018

với tổng mức tăng là 0,75% để đảm bảo thực hiện mục tiêu lạm phát đề ra. Hiện

lãi suất chính sách tại Canada đang ở mức 1,75%.

NHTW Anh (BoE) cũng đã tăng lãi suất một lần vào ngày 2/8 với mức tăng là

0,25%, đưa lãi suất điều hành lên đạt mức 0,75%.

NHTW châu Âu (ECB) mặc dù chưa điều chỉnh lãi suất chính sách nhưng vẫn

tiến hành gói QE theo lộ trình. Theo đó, bắt đầu từ tháng 1/2018, ECB đã giảm

lượng mua trái phiếu Chính phủ và công ty từ mức 60 tỷ EUR xuống mức 30 tỷ

EUR, tiếp tục giảm xuống còn 15 tỷ EUR từ tháng 9/2018 và chấm dứt hoàn

toàn vào cuối năm 2018.

NHTW Trung Quốc (PBOC) tiếp tục điều hành CSTT theo hướng thận trọng

trung lập trong năm 2018. Để hỗ trợ cho thanh khoản thị trường và ổn định tỷ

giá, PBOC đã điều chỉnh lãi suất trên thị trường mở1, tỷ lệ dự trữ bắt buộc

2 và

bơm tiền qua thị trường OMO3.

Nhóm các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi: Nhiều NHTW tại nhóm

các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã phải tăng lãi suất trước áp lực

dòng vốn rút ra, đồng nội tệ mất giá và lạm phát gia tăng, cụ thể là NHTW

Argentina (tăng lãi suất 5 lần và 4 lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), NHTW Thổ

Nhĩ Kỳ (tăng lãi suất 5 lần), Indonesia (tăng lãi suất 6 lần), Hồng Kông (tăng lãi

suất 4 lần),… Một số nền kinh tế mới nổi khác mặc dù vẫn duy trì trạng thái

điều hành CSTT nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng nhưng mức độ nới lỏng cũng đã

chậm lại so với năm ngoái, trong đó phải kết đến các NHTW Brazil, Peru,

Colombia, Nga, Ấn Độ.

1 Năm 2018 PBOC thực hiện 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất trên thị trường mở: Lần tăng đầu tiên (22/3) diễn ra sau khi Fed

tăng lãi suất với mức tăng 5 điểm cơ bản đối với các thỏa thuận mua lại đảo ngược (repo đảo ngược) kỳ hạn 7 ngày, từ mức

2,50% lên 2,55%; Lần tăng thứ 2 (16/4), PBOC tiếp tục điều chỉnh lãi suất repo đảo ngược kỳ hạn 14 ngày thêm 5 điểm cơ

bản lên mức 2,7%.

2 Năm 2018 PBOC thực hiện 4 lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào các ngày 25/1, 17/4, 24/6 và 7/10.

3 Thông qua thị trường OMO, PBOC đã thực hiện 4 đợt bơm tiền lớn, lần thứ 1 vào giữa tháng 1 với mức bơm tiền là 2000

tỷ Nhân dân tệ, lần thứ 2 vào ngày 17/4 với tổng mức tiền bơm vào thị trường là 400 tỷ Nhân dân tệ, tiếp đó vào ngày 24/6 là

700 tỷ Nhân dân tệ và cuối cùng vào ngày 7/10 là 750 tỷ Nhân dân tệ.

Page 11: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

11

Lãi suất điều hành của một số NHTW giai đoạn 2014 - 2018

Mỹ EU Nhật

Canada Anh Hàn Quốc

Nguồn: Trading economics

Định hướng lãi suất điều hành của NHTW các nước cũng truyền dẫn tín hiệu tới lãi

suất trên thị trường tín dụng và thị trường tài sản. Lãi suất trên thị trường liên ngân

hàng và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng tại những nền kinh tế có động thái

thắt chặt chính sách như Mỹ, Canada, Anh, Indonesia, Hàn Quốc,… có xu hướng tăng

rõ rệt. Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại hầu khắp các nền kinh tế chủ

chốt đều tăng cao hơn so với cuối năm ngoái, trong đó mức tăng mạnh được ghi nhận

tại Mỹ, Canada.

Diễn biến lãi suất cho vay tại một số nền kinh tế trong năm 2018

Mỹ EU Nhật

Canada Anh Hàn Quốc

Nguồn: Trading Economics

Diễn biến lãi suất trái phiếu dài hạn tại một số nền kinh tế chủ chốt

Nguồn: OECD Statistics

Page 12: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

12

3. Diễn biến thị trƣờng ngoại hối, chứng khoán

Thị trường ngoại hối

Đồng USD đã có

một năm tăng

vững chắc

Diễn biến của đồng USD trong năm 2018 trái với kỳ vọng được đưa ra vào cuối

năm ngoái, chỉ số USD index đã tăng lần lượt là 4,4% và 4,26% đối với USD

giao ngay và USD kỳ hạn. Tuy nhiên xu hướng này không xuất hiện ngay từ

đầu năm mà chỉ rõ nét nhất từ quý II, kéo dài trong 02 tháng của quý IV.

Theo đó, mở đầu năm, trước những dư âm thiếu tích cực về căng thẳng chính trị

giữa các Đảng phái trong vệc giải quyết một số vấn đề liên quan đến ngân sách,

kế hoạch cắt giảm thuế,… của năm 2017 của nước Mỹ và những tín hiệu khả

quan về chính sách và kinh tế của các nước lớn trên toàn cầu, đồng bạc xanh đã

có mức giảm mạnh trên 3%. Mặc dù vậy, đồng bạc xanh đã nhanh chóng đảo

chiều tăng trong tháng kế tiếp và đã có được mức tăng mạnh trên 2% trong

tháng 4, 5 và tháng 10/2018 nhưng xu hướng tăng của đồng USD thường không

kéo dài quá 02 tháng. Trong chuỗi tăng này, đồng USD đã có nhiều phiên giao

dịch vượt ngưỡng 97 – mức cao nhất trong năm nay.

Diễn biến của đồng USD trong năm 2018 được hỗ trợ mạnh từ những yếu tố

trong nước nhưng cũng khá nhậy cảm với những vấn đề nổi lên trong quan hệ

thương mại, ngoại giao với bên ngoài cũng như là diễn biến kinh tế, chính trị

của các khu vực và nền kinh tế lớn. Nhưng phải khẳng định rằng, đà tăng

trưởng chắc chắn của kinh tế Mỹ, chính sách điều hành kiên định của Fed, các

lợi thế của nước Mỹ trong các vòng đàm phán thương mại với các đối tác và

nền kinh tế đã tạo nền tảng vững chắc cho xu hướng tăng của đồng bạc xanh so

với các đồng tiền mạnh khác trong bối cảnh các bất ổn đang gia tăng và tốc độ

tăng trưởng kinh tế yếu hơn ở các khu vực khác. Chính vì vậy, đồng bạc xanh

cũng đã trở thành một phương tiện đầu tư hấp dẫn trong năm 2018.

Kết thúc năm, mặc dù đồng USD cũng đã giảm lớn hơn 1% vào tháng 12/2018

trước những quan ngại về kinh tế thế giới trong năm tới cũng như những diễn

biến đáng báo động của thị trường chứng khoán và đường cong lợi tức trái

phiếu nhưng chỉ số USD index vẫn chốt giao dịch ở mức cao, lần lượt là 96.17

và 95.735 đối với chỉ số USD index giao ngay và chỉ số USD index kỳ hạn.

Diễn biến chỉ số USD

Nguồn: investing.com

Đồng EUR và

đồng GBP đã

đảo chiều giảm

so với năm ngoái

Khác với những gì đã diễn ra trong năm 2017, bước sang năm 2018, 02 đồng tiền

mạnh tại khu vực Châu Âu – đồng EUR và đồng GBP đều giảm tương đối, lần

lượt ở mức 4,4% và 5,59%. Diễn biến của 02 đồng tiền này trái ngược với diễn

biến của đồng USD, mặc dù đã có mức tăng mạnh vào tháng đầu tiên của năm

Page 13: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

13

nhưng sau đó cũng đã có nhiều tháng giảm, đáng chú ý là mức giảm khá mạnh

trên 3% vào tháng 5 và trên 2% vào tháng 10. Trong chuỗi giảm này, đồng EUR

và đồng GBP đã rơi vào ngưỡng giá giao dịch thấp nhất kể từ đầu năm, dưới

ngưỡng 1.150 đối với đồng EUR và dưới ngưỡng 1.300 đối với đồng GBP.

Nhìn chung diễn biến của đồng EUR và đồng GBP trong năm chịu ảnh hưởng

mạnh bởi xu hướng tăng của đồng bạc xanh trong điều kiện những bất ổn đang

gia tăng trong khu vực và tăng trưởng kinh tế vẫn còn mờ nhạt. Cụ thể, tại khu

vực Châu Âu bất ổn chính trị liên quan đến việc bầu cử tại Ý, Pháp và Tây Ban

Nha lên đến đỉnh điểm trong quý II; các vấn đề bất ổn chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ

và tiến triển chính trị tại Ý, đặc biệt liên quan đến các thỏa thuận về ngân sách

cũng như vấn đề khủng hoảng tị nạn trong quý III; xu hướng suy giảm của một số

nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đồng tiền chung cũng như định hướng điều

hành CSTT không như kỳ vọng của NHTW,… đã ảnh hưởng bất lợi đến diễn

biến của đồng EUR trên thị trường tiền tệ. Trong khi đó, đồng GBP tiếp tục chịu

áp lực từ những tín hiệu không ổn định qua các chặng đường đàm phán nước rút

hiệp định Brexit để đạt được thỏa thuận vào đầu tháng 3/2019. Áp lực này đã lấn

át cả những tín hiệu tốt lên của nền kinh tế và định hướng điều hành CSTT của

NHTW từ cuối quý III cho đến hết năm. Mặc dù vậy, đồng EUR và đồng GBP

cũng đã tăng 1,35% và 0,05% so với đồng USD vào tháng cuối cùng của năm khi

đồng bạc xanh hạ nhiệt, chốt giao dịch lần lượt ở mức 1.1470 EUR/USD và

1.2759 GBP/USD.

Bên cạnh đó, đồng AUD và đồng CAD thuộc vào nhóm những đồng tiền giảm

mạnh nhất trong năm, lần lượt ở mức 9,61% và 8,42% so với đồng USD. Cũng

giống như các đồng tiền mạnh khác, diễn biến của đồng AUD và đồng CAD cũng

bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng của đồng bạc xanh trong năm 2018. Chính vì thế

sau khi tăng mạnh vào tháng 01, hai đồng tiền này đã quay đầu giảm ngay sau đó,

ghi nhận các chuỗi giảm mạnh khá tương đồng vào tháng 02, 10 và tháng 12 với

mức giảm giao động 2% - 4,2%. Xu hướng giảm của đồng AUD và đồng CAD

trong nửa đầu năm bên cạnh xu hướng tăng của đồng USD, cũng chịu ảnh hưởng

từ những diễn biến kinh tế chưa khởi sắc nhưng đến nửa cuối năm lại trở nên rất

nhậy cảm với các tình hình kinh tế, chính trị trên toàn cầu, cụ thể là tình trạng

căng thẳng thương mại leo thang, biến động của giá cả hàng hóa thế giới, những

xáo trộn trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, đồng CAD còn chịu tác động bởi

xu hướng giảm của giá dầu và các vấn đề liên quan đến vòng đàm phán hiệp định

NAFTA đối với Mỹ, Mexico.

Kết thúc năm 2018, tỷ giá AUD/USD và USD/CAD chốt giao dịch lần lượt ở

mức 0.7052 và 1.3638.

Đồng JPY và

đồng CNY đã có

diễn biến trái

chiều

Trong năm 2018, diễn biến của 2 đồng tiền mạnh tại khu vực Châu Á – đồng JPY

và đồng CNY đã có diễn biến trái ngược nhau. Theo đó, đồng JPY đã tăng ở mức

2,76% so với đồng USD trong khi đồng CNY giảm khá mạnh 5,72% so với đồng

USD. Diễn biến của 02 đồng tiền chỉ cùng tăng điểm mạnh, trên 3% vào đầu năm

sau đó đã có diễn biến tăng, giảm lệch pha qua các tháng. Đồng JPY đã giảm

mạnh vào tháng 4, tháng 9 với mức giảm lớn hơn 2%. Xu hướng giảm của đồng

JPY chịu tác động từ sức mạnh của đồng bạc xanh và bị ảnh hưởng và triển vọng

còn xa vời trong việc bình thường hóa CSTT của BOJ cũng như những tín hiệu

không mấy tích cực của một số diễn biến kinh tế tại một số thời điểm. Trong khi

đó, diễn biến tăng tiếp tục được hỗ trợ bởi nhu cầu tài sản đầu tư an toàn gia tăng

trước các bất ổn chính trị và căng thẳng thương mại giữa các đầu tàu kinh tế lớn.

Thực tế này được thể hiện rõ ràng trong các phiên giao dịch nửa cuối tháng

12/2018 với mức tăng 3,43% vào thời điểm cuối tháng. Kết thúc năm, tỷ giá

Page 14: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

14

Diễn biến tỷ giá của các đồng tiền mạnh

Nguồn: investing.com

1,051,1

1,151,2

1,251,3

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

EUR/USD

1,21,25

1,31,35

1,41,45

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

GBP/USD

0,66

0,7

0,74

0,78

0,82

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

AUD/USD

1,2

1,25

1,3

1,35

1,4

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

USD/CAD

102104106108110112114116

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

USD/JPY

66,26,46,66,8

77,2

1-J

an-1

8

31

-Jan

-18

2-M

ar-1

8

1-A

pr-

18

1-M

ay-1

8

31

-May

-18

30

-Ju

n-1

8

30

-Ju

l-1

8

29

-Au

g-1

8

28

-Sep

-18

28

-Oct

-18

27

-No

v-1

8

27

-Dec

-18

USD/CNY

USD/JPY chốt giao dịch ở mức 109.58.

Bên cạnh đó, đồng CNY đã có chuỗi giảm liên tục từ tháng 4 – 10/2018 với tổng

mức giảm lớn hơn 11%. Trong đó, đồng CNY đã giảm mạnh nhất vào tháng 6

khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã lên đến đỉnh điểm. Ngoài ra, xu hướng

này còn bị tác động bởi diễn biến kinh tế chậm lại của Trung Quốc và xu hướng

nới lỏng của CSTT trong năm. Trong chuỗi giảm này, đồng CNY đã vượt xa

ngưỡng giao dịch quan trọng được duy trì trong thời gian trước đó, thiết lập lên

mặt bằng giá mới, giao dịch xấp xỉ mức 7,0. Xu hướng kéo dài của đồng CNY

xảy ra trùng với thời điểm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đã nhận

được sự phê phán mạnh mẽ của nước Mỹ - quy kết là hành động phá giá tiền tệ -

cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù vậy, đà giảm này đã nhanh chóng chậm lại

rất nhiều và đảo chiều trong 02 tháng cuối năm khi PBOC có động thái can thiệp

đảm bảo sự ổn định của đồng CNY. Kết thúc năm, tỷ giá USD/CNY chốt giao

dịch ở mức 6.8785.

Page 15: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

15

Diễn biến thị trường vàng

Diễn biến giá vàng thế giới

Nguồn: usagold.com

Thị trường chứng khoán toàn cầu

Giá vàng đã suy

giảm sau 2 năm

tăng tốc

Kết thúc năm 2018, giá vàng đã trải qua một năm giao dịch không thành công,

giảm 2,06% đối với vàng giao ngay và 1,91% đối với vàng kỳ hạn. Sau mức

tăng hơn 3% vào tháng đầu năm, giá vàng đã giảm dần qua các tháng sau đó với

chuỗi giảm kéo dài từ tháng 4 – 9/2018, giảm hơn 10%. Xu hướng giảm của giá

vàng chịu tác động mạnh bởi những kết quả ngày càng vững chãi của kinh tế

Mỹ trong khi nhu cầu đầu tư các tài sản an toàn đối với vàng trở nên mờ nhạt

khi lợi tức trái phiếu Chính phủ gia tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu vàng vật chất

luôn ở mức thấp do kinh tế Trung Quốc suy giảm mạnh trong khi nhu cầu vàng

ở Ấn Độ cũng không khả quan hơn khi giảm trong 3 quý liên tiếp (giảm 10%

xuống 147,4 tấn quý 3). Trong chuỗi giảm này, ngưỡng giá giao dịch quan

trọng 1.300 USD/ounce của vàng đã chính thức bị phá vỡ vào tháng 6.

Tuy nhiên, đà giảm này đã đảo chiều trong quý IV – giá vàng đã tăng liên tục

trong 3 tháng với tổng mức tăng 7,41% trước những xáo trộn của thị trường

chứng khoán, những quan ngại về kinh tế toàn cầu trong năm 2019, những bất

ổn tại khu vực Châu Âu và đặc biệt là xu hướng suy giảm của đồng USD vào

cuối năm đã thúc đẩy nhu cầu về tài sản an toàn, lượng vàng nắm giữ của các

quỹ giao dịch được hỗ trợ bằng vàng trên toàn cầu đã tăng vọt. Kết thúc năm

giá vàng chốt giao dịch ở mức 1.282,29 USD/ounce đối với giá vàng giao ngay

và 1.281,3 USD/ounce đối với giá vàng kỳ hạn.

Chứng khoán

toàn cầu biến

động mạnh

Thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2018 đã đi vào xu thế giảm tốc với

nhiều phiên biến động mạnh. Sau khi giảm trong quý I, thị trường diễn biến ổn

định và phục hồi tốt hơn 2 quý tiếp theo trước khi giảm mạnh trở lại trong quý

IV. Kết thúc năm 2018, chỉ số MSCI ACWI toàn cầu đo lường sự biến động

chỉ số chứng khoán của 23 nền kinh tế phát triển và 24 nền kinh tế chốt ở mức

455,66 điểm, giảm xấp xỉ 11% so với cuối năm ngoái, đánh dấu năm giảm

mạnh nhất của chỉ số này kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu

2008.

Page 16: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

16

4 Chỉ số DAX của Đức giảm 19,23%; FTSE 100 của Anh giảm 12,62%, FTSE Italia giảm 16,52% và CAC 40 của Pháp giảm

10,65%.

Diễn biến chỉ số MSCI ACWI

Nguồn:msci.com

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng đi theo xu thế diễn biến chung của chứng

khoán toàn cầu. Diễn biến của chứng khoán Mỹ trong năm 2018 chịu tác động

mạnh từ kỳ vọng của thị trường trong bối cảnh kinh tế, tài chính thế giới có

nhiều diễn biến không thuận lợi và tồn tại nhiều quan ngại cho kinh tế toàn cầu

trong năm tới. Chốt năm 2018, cả 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ đã giảm

điểm, trong đó chỉ số Dow Jones giảm 4,8%, S&P 500 giảm 5,3%, Nasdaq

giảm 2,4% - đánh dấu năm kém tích cực nhất của thị trường chứng khoán Mỹ

kể cuộc khủng hoảng 2008.

Diễn biến tăng giảm của 3 chỉ số chủ chốt trên TTCK Mỹ năm 2018

Nguồn: Bloomberg

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu còn diễn biến kém tích cực hơn với sự

biến động liên tục qua các tháng. Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, diễn

biến kinh tế mờ nhạt và những bất ổn chính trị của các nước thành viên đã có

ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường chứng khoán. Kết thúc năm

2018, thị trường chứng khoán Đức đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất, tiếp theo

là các thị trường Anh, Italia, Pháp4. Với diễn biến như vậy, chỉ số Euro Stoxx

toàn khu vực kết thúc năm 2018 đã giảm 14,61% so với cuối năm ngoái.

Page 17: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

17

4. Triển vọng kinh tế vĩ mô toàn cầu năm 2019

Những thách thức đặt ra đối với kinh tế toàn cầu 2019

Năm 2018 đã khép lại với những diễn biến không được như kỳ vọng đã đặt ra

cuối năm 2017. Tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại chậm lại, dòng

vốn có nhiều biến động và các thị trường tài chính, tiền tệ đối mặt với nhiều bất

ổn. Những diễn biến không thuận lợi đó sẽ tiếp tục tạo áp lực lên năm 2019 với

những vấn đề đáng chú ý sau:

1/ Căng thẳng thương mại tiếp tục là rủi ro hàng đầu đe dọa đến triển vọng tăng

trưởng ổn định của kinh tế thế giới. Căng thẳng thương mại năm 2019 được dự

báo sẽ tiếp tục leo thang, có những diễn biến khó đoán định và tạo ra những tác

Diễn biến tăng giảm của các chỉ số chủ chốt trên TTCK châu Âu năm 2018

Nguồn: Bloomberg

Tại Châu Á, các chỉ số chứng khoán cũng chịu tác động mạnh từ những thông

tin kém tích cực trên thị trường chứng khoán toàn cầu và diễn biến cùng với xu

hướng chung của chứng khoán thế giới. Tại thời điểm cuối tháng 12, chỉ số

MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giảm 15,97% so với cuối năm

ngoái, với mức giảm mạnh tập trung vào quý IV. Hầu hết các chỉ số chứng

khoán chính trong khu vực cũng ghi nhận mức giảm điểm mạnh, cụ thể là chỉ

số Nikkei 225 của Nhật điều chỉnh giảm 11,2%; chỉ số Shanghai của Trung

Quốc giảm mạnh 26,85%; chỉ số HangSeng của Hồng Kông giảm 12,98%, chỉ

số Kopsi của Hàn Quốc giảm 17,45%,…

Diễn biến tăng giảm của các chỉ số chủ chốt trên TTCK châu Á năm 2018

Nguồn: Bloomberg

Page 18: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

18

động cụ thể hơn đến kinh tế toàn cầu. Theo ước tính của Bloomberg

Economics, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi lời cảnh báo áp thuế bổ

sung đối với trị giá 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ thì

tốc độ tăng trưởng GDP năm 2019 của Trung Quốc sẽ giảm thêm 1,5 điểm phần

trăm, xuống còn mức thấp kỷ lục 5%. Điều đó sẽ tạo ra những tác động lan

truyền thiếu tích cực đến tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực cũng

như trên thế giới. Còn theo ước tính của WB, cuộc chiến thương mại giữa hai

nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tiếp tục làm giảm kim ngạch nhập khẩu toàn

cầu tới 3% (tương đương 674 tỷ USD) và làm giảm tổng thu nhập toàn cầu tới

1,7% (khoảng 1,4 nghìn tỷ USD).

2/ Các điều kiện tài chính đang ngày càng trở nên thắt chặt hơn trên toàn cầu.

Xu hướng thắt chặt này được thể hiện rõ nét trong định hướng điều hành CSTT

của NHTW các nước (tăng lãi suất, thu hẹp và chấm dứt các gói nới lỏng định

lượng). Định hướng này sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới thanh khoản thị trường, gia

tăng tính bất ổn trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, làm suy yếu

khả năng chống đỡ của các doanh nghiệp cũng như của các nền kinh tế phụ

thuộc vào dòng vốn đầu tư từ bên ngoài.

3/ Những biến động của giá dầu mỏ ngoài mức dự đoán trong năm 2018 có thể

tiếp tục kéo dài sang năm 2019 và có thể tạo ra áp lực đối với tăng trưởng kinh

tế toàn cầu. Trên thực tế, diễn biến giá dầu năm 2019 sẽ tiếp tục chịu sự chi

phối từ các yếu tố nguồn cung và nhu cầu giảm sút do kinh tế toàn cầu đang đi

xuống. Trong bối cảnh đó, xu hướng giảm của giá dầu có thể sẽ tiếp tục kéo dài

và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng tại nhiều quốc gia

đang phát triển và mới nổi có sự lệ thuộc vào nguồn xuất khẩu dầu.

4/ Rủi ro tiếp tục gia tăng tại khu vực châu Âu và có thể tạo ra những tác động

lan truyền mạnh hơn đến kinh tế toàn cầu. Tình hình kinh tế vĩ mô đang đi

xuống và những bất ổn vĩ mô nội khối như sự phát triển của chủ nghĩa dân túy,

vấn đề thâm hụt ngân sách tại nhiều quốc gia thành viên,… đang gia tăng sẽ

tiếp tục tạo ra những tác động bất lợi đến quá trình phát triển ổn định của kinh

tế trong khu vực. Trong bối cảnh đó, NHTW châu Âu sẽ rất khó để có thể tiếp

tục đi theo lộ trình bình thường hóa chính sách như các NHTW khác đang thực

hiện mà nhiều khả năng một làn sóng nới lỏng chính sách với các chương trình

QE mới sẽ được ECB thực hiện, từ đó tạo ra các tác động khó lường đến diễn

biến các thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu.

5/ Những rủi ro địa chính trị bắt nguồn từ những năm trước có thể tiếp tục bùng

nổ và gia tăng trong năm 2019. Trong đó, nổi lên là các vấn đề như Brexit, căng

thẳng khu vực Trung Đông, các cuộc bầu cử tại các nền kinh tế chủ chốt như

Canada, Australia hoặc các nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Argentina, Ấn

Độ, Indonesia, Nigeria có khả năng tạo ra sự dịch chuyển chính sách, rủi ro địa

chính trị Đông Á,… Những biến động xoay quanh các sự kiện địa chính trị này

sẽ tiếp tục tạo ra các xáo trộn tức thời trên các thị trường đầu tư, từ đó ảnh

hưởng đến triển vọng tăng trưởng ổn định của kinh tế toàn cầu.

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2019

Với những diễn biến kém tích cực trong năm 2018 và những rủi ro kinh tế chính

trị vẫn còn tiếp tục gia tăng, các tổ chức quốc tế lớn cùng chung nhận định kinh

tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019. Theo đó, tăng trưởng kinh

tế toàn cầu năm 2019 sẽ giao động trong khoảng từ 3% – 3,7%, thấp hơn so với

mức tăng trưởng năm 2018 khoảng 0,2 – 0,3%. Tăng trưởng sụt giảm được ghi

nhận tại nhiều nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản. Sự

Page 19: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

19

chững lại trong tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng

của các nền kinh tế mới nổi trong khu vực châu Á, trong khi đó áp lực mất giá

đồng nội tệ, lạm phát gia tăng và biến động giá dầu sẽ tiếp tục tạo áp lực lên

tăng trưởng tại khu vực Mỹ La tinh, Đông Âu và Trung Đông.

Dự báo tăng trƣởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế chủ chốt trong năm 2019 của

một số tổ chức quốc tế (%)

Toàn cầu Mỹ Trung Quốc EU Nhật Bản

2018 2019 2018 2019 2018 2019 2018 2019 2018 2019

IMF 3,7 3,7 2,9 2,5 6,6 6,2 - - - -

OECD 3,7 3,5 2,9 2,7 6,6 6,3 1,9 1,8 1,2 1

WB 3,1 3 2,7 2,5 6,5 6,3 2,1 1,7 1,3 1,1

Focus

Economics

3,3 3,1 2,8 2,5 - - 2,1 1,7 1 1,1

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của các tổ chức quốc tế

Thương mại toàn cầu năm 2019 tiếp tục suy giảm. Theo dự báo của IMF, tăng

trưởng thương mại toàn cầu năm 2019 ước đạt mức tăng 4%, thấp hơn mức tăng

trưởng 4,2% của năm 2018 và cũng thấp hơn 0,5% so với dự báo được IMF đưa

ra hồi đầu năm nay. Tương tự như vậy, WTO cũng dự đoán tăng trưởng thương

mại toàn cầu tiếp tục chậm lại trong năm 2019 với mức tăng 3,7%, thấp hơn

mức tăng 3,9% dự kiến đạt được trong năm 2018.

Bên cạnh đó, nhiều dự báo cho thấy dòng vốn đầu tư sẽ có những dịch chuyển

rõ nét hơn trong năm 2018. Dòng vốn FDI có thể dịch chuyển từ Trung Quốc

sang các nước đang phát triển và mới nổi hoặc có thể dịch chuyển về các thị

trường phát triển. Dòng vốn đầu tư gián tiếp có thể chịu các đợt điều chỉnh

mạnh khi các điều kiện tài chính toàn cầu đang có chiều hướng thắt chặt lại.

Thị trường giá cả hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục có những biến động ngoài dự

đoán tuy nhiên xu hướng đi xuống có thể tiếp tục xác lập. Với sự sụt giảm của

giá cả hàng hóa toàn cầu, lạm phát sẽ tăng chậm hơn trong năm 2019. Theo dự

báo của Focus Economics, lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ mức 3,1% năm 2018

xuống còn 2,9% năm 2019.

KINH TẾ TRONG NƢỚC

1. Tăng trƣởng kinh tế

Kinh tế tăng trưởng

cao nhất kể từ năm

2008

Tăng trưởng kinh tế năm 2018 ước đạt 7,08% - tiếp tục là năm thứ hai liên tiếp đạt

cao hơn mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra, đồng thời là năm có mức tăng trưởng cao

nhất kể từ năm 2008 trở lại đây.

Diễn biến tăng trƣởng GDP (2008 – 2018)

Nguồn: TCTK

5

5,5

6

6,5

7

7,5

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

%

Page 20: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

20

Kinh tế cả nước đã có diễn biến tốt qua các quý, trong đó đặc biệt phải kể đến diễn

biến tăng tốc mạnh vào quý I và quý IV, lần lượt đạt 7,38% và 7,31%, ghi nhận xu

hướng tích cực trên tất cả các khu vực và cấu phần quan trọng của nền kinh tế.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc các năm 2016-2018

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số 6,21 6,81 7,08

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,36 2,90 3,76

Công nghiệp và xây dựng 7,57 8,00 8,85

Dịch vụ 6,98 7,44 7,03

Nguồn: TCTK

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và

xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp

42,7%, với những diễn biến đáng chú ý như sau:

+ Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng

định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, đóng góp 0,36 điểm phần

trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế và ngành lâm nghiệp,

thủy sản vẫn đạt được mức tăng tốt, lần lượt là 6,01% và 6,46%, đóng góp 0,05 và

0,22 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng trƣởng của các nhóm ngành trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nguồn: TCTK

+ Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp có mức tăng chủ

lực, đạt 8,79% đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm

của nền kinh tế. Điểm sáng trong lĩnh vực này vẫn là ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo với tốc độ tăng trưởng là 12,98%, đóng góp 2,55 điểm phần trăm; ngành xây

dựng năm 2018 duy trì được mức tăng trưởng khá với tốc độ 9,16%, đóng góp 0,65

điểm phần trăm. Trong khi đó, Ngành khai khoáng tiếp tục giảm 3,11%, làm giảm

0,23 điểm phần trăm, mặc dù vậy mức giảm đã thu hẹp hơn một nửa so với mức

giảm của năm 2017.

Tốc độ tăng trƣởng của các nhóm ngành trong khu vực công nghiệp và xây dựng

Nguồn: TCTK

0

2

4

6

8

2017 2018

ngành nông nghiệp

ngành lâm nghiệp

ngành thủy sản

-10

0

10

20

2017 2018

Ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Ngành công nghiệp khai

khoáng

Page 21: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

21

+ Trong khu vực dịch vụ, phần lớn các nhóm ngành chính đều có được tốc độ tăng

tốt, trong đó nhóm ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và kinh doanh bất động

sản vẫn có được mức cao hơn so với năm 2017, lần lượt đạt 8,21%, đóng góp 0,53

điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế và 4,33%,

đóng góp 0,24 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng trƣởng của các nhóm ngành trong khu vực dịch vụ

Nguồn: TCTK

Kết thúc năm 2018, quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ

đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587

USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục ghi nhận sự dịch

chuyển tích cực trên góc độ đóng góp của các khu vực và trên góc độ sử dụng.

Đóng góp vào GDP của các khu vực

Tốc độ tăng trƣởng của các cấu phần đóng góp vào GDP

trên góc độ sử dụng

Nguồn: TCTK

Năm 2018 gây thiệt hại 20.000 tỷ đồng ngân sách vì thiên tai

Năm 2018 thiên tai xảy ra liên tiếp trên các vùng miền cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét;

14 trận lũ quét, sạt lở đất, 9 đợt gió mạnh trên biển.

Năm nay cũng xuất hiện 4 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng.

Cùng đó, lũ lớn tại thượng nguồn sông Cửu Long sau 7 năm kể từ 2011, triều cường vượt mốc lịch sử tại các tỉnh Nam bộ,

sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nghiêm trọng tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long…

Đến nay, thiên tai đã gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng, làm 218 người chết và mất tích. Đây là một con số

thiệt hại đã giảm thiểu rất nhiều so với năm ngoái, khi năm 2017 thiên tai làm 386 người chết, mất tích, gây thiệt hại kinh tế

tới 60.000 tỷ đồng.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2017 2018

hoạt động tài chính, ngân

hàng và bảo hiểm

hoạt động kinh doanh bất

động sản

bán buôn và bán lẻ

dịch vụ lưu trú và ăn uống

000%

020%

040%

060%

080%

100%

2017 2018

thuế sản phẩm trừ

trợ cấp sản phẩm

khu vực dịch vụ

khu vực công

nghiệp và xây

dựng

khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản 0

2

4

6

8

10

12

2017 2018

tiêu dùng cuối

cùng

tích lũy tài sản

Page 22: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

22

Chất lượng tăng

trưởng kinh tế được

cải thiện rõ rệt

Năm 2018, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng

GDP đạt 43,50%. Theo đó, bình quân 3 năm 2016 - 2018 đóng góp của năng

suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 43,29%, cao hơn

nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011 - 2015.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính

đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động), tăng 346 USD

so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng

5,93% so với năm 2017. Tính trung bình giai đoạn 2008 - 2017, Việt Nam là

quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực Đông Nam Á.

Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền

kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã giảm đều qua các năm, hiện ở

mức 5,97.

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn

2008 – 2017 tại một số nƣớc ASEAN (theo PPP 2011)

Tỷ lệ ICOR tại Việt Nam theo giá so sánh 2010 giai đoạn

2011 – 2018

Nguồn: TCTK

Chỉ số sản xuất công

nghiệp tiếp tục tăng

tốt

Tính chung cả năm 2018, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp – IIP ước

tăng khoảng 10,2% so với năm trước, ghi nhận mức tăng mạnh nhất vào quý I

và quý III, lần lượt là 12,7% và 10,7%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn

ngành với mức tăng là 12,3%, đóng góp 9,5 điểm phần trăm vào mức tăng

chung và có diễn biến khá tương đồng với chỉ số IIP chung; ngành sản xuất và

phân phối điện tăng 10%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước

và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng

ngành khai khoáng giảm 2% (chủ yếu do khai thác dầu thô giảm 11,3%), làm

giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung.

Diễn biến IIP so với tháng trƣớc (%)

Diễn biến IIP so với cùng kỳ (%)

Nguồn: TCTK

Page 23: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

23

Diễn biến chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo

Diễn biến chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo

Nguồn: TCTK

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với năm trƣớc

Nguồn: TCTK

Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng cao so với năm trƣớc

Nguồn: TCTK

Tính chung năm 2018, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng

12,4% so với năm trước – cao hơn mức 10,2% của năm 2017 và chỉ số tồn kho toàn

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2018 tăng 14,1%

so với cùng thời điểm năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 9,5% cùng thời

điểm năm 2017.

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 của hầu hết các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương đều tăng so với năm trước, trong đó Hà Tĩnh là địa phương

có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng 89% do đóng góp của Tập đoàn

0

10

20

30

40

50

60

Xăng, dầu sắt, thép thô khí hóa lỏng (LPG)

ti vi Alumin vải dệt từ sợi tổng hợp

hoặc sợi nhân tạo

thức ăn cho

thủy sản vải dệt từ

sợi tự nhiên

0

10

20

30

40

50

60

70

Sản xuất than cốc, sản phẩm

dầu mỏ tinh chế

sản xuất kim loại

sản xuất

thuốc, hóa

dược và dược liệu

sản xuất xe

có động cơ sản xuất

giấy và sản phẩm từ

giấy

sản xuất

giường, tủ,

bàn, ghế

dệt sản xuất

sản phẩm

từ kim loại đúc sẵn (trừ

máy móc,

thiết bị)

sản xuất

sản phẩm

điện tử, máy vi tính

và sản

phẩm quang học

Page 24: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

24

Formosa, tiếp theo là Thanh Hóa tăng 34,9% chủ yếu do Công ty TNHH Lọc

hóa dầu Nghi Sơn mới đi vào sản xuất từ giữa năm 2018. Riêng Bà Rịa - Vũng

Tàu có chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2018 giảm 0,5% so với năm 2017 do

khai thác dầu thô tiếp tục giảm.

Diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp ở các tỉnh, thành phố lớn

Nguồn: TCTK

Lĩnh vực sản

xuất kéo dài xu

hướng cải thiện

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã

đạt giá trị trung bình cao nhất kể từ năm 2011, ở gần mức 53,8 điểm. Diễn

biến của chỉ số PMI tốt nhất vào quý I và quý II, đáng chú ý mức tăng mạnh

trong tháng 6 và tháng 11, lần lượt là 55,7 và 56,5 điểm, con số này cũng đã

đưa Việt Nam trở thành nước có chỉ số PMI dẫn đầu khu vực ASEAN. Kết

thúc năm 2018, chỉ số PMI mặc dù giảm xuống 53,8 điểm so với mức tăng kỷ

lục trong tháng 11, xong vẫn là mức tăng dẫn đầu trong khu vực, đồng thời

cũng đã kéo dài xu hướng cải thiện của lĩnh vực sản xuất trong hơn 3 năm.

Thực tế này đã củng cố mức độ lạc quan về điều kiện kinh doanh trong năm

tới.

Cũng như năm trước, diễn biến tích cực của sản lượng và số lượng đơn đặt

hàng mới tiếp tục là động lực chính dẫn dắt đà tăng của PMI trong năm 2018.

Trong đó, đơn đặt hàng mới tiếp tục là yếu tố có ảnh hưởng lan tỏa đến các

diễn biến khác của khu vực sản xuất (việc làm, tình trạng tồn kho, thời gian

giao hàng,…). Bên cạnh đó, một tín hiệu thuận lợi cũng đã xuất hiện vào cuối

năm do hiệu ứng của chi phí đầu vào tăng chậm lại. Trên cơ sở đó, các nhà sản

xuất đã giảm giá cả đầu ra tương ứng, với mức giảm mới nhất là lớn nhất

trong gần ba năm.

Với những diễn biến tích cực của chỉ số PMI, năm 2018 được đánh giá là năm

tốt nhất của lĩnh vực sản xuất kể từ khi cuộc khảo sát chỉ số PMI bắt đầu vào

năm 2011. Diễn biến này sẽ tạo đà cho một năm 2019 tích cực, mặc dù đâu đó

trong nền kinh tế toàn cầu vẫn có khó khăn.

Diễn biến chỉ số PMI

Nguồn: Nikkei

Page 25: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

25

Tổng mức bán lẻ

hàng hóa và

doanh thu dịch

vụ tiêu dùng đạt

mức tăng cao

hơn so với cùng

kỳ năm ngoái

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước tính

đạt 4395,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, nếu loại trừ yếu tố giá

tăng 9,4%, cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm trước5. Diễn biến của tổng

mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng về cơ bản giống như năm

ngoái khi có xu hướng giảm vào thời điểm đầu năm do tác động của yếu tố

mùa vụ, diễn biến ổn định trong những tháng sau đó và tăng vào cuối năm.

Tăng trƣởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu DV TD so với tháng trƣớc và cùng kỳ (%)

Tăng trƣởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng đã loại trừ yếu tố giá (% yoy)

Nguồn: TCTK

Cơ cấu đóng góp của các nhóm ngành vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và

doanh thu dịch vụ tiêu dùng không có nhiều thay đổi so với các năm trước

trong đó bán lẻ hàng hóa vẫn giữ vị trí dẫn đầu, tiếp theo là dịch vụ lưu trú ăn

uống, dịch vụ lữ hành và dịch vụ khác. Trong năm 2018, cả 4 nhóm ngành

đều đạt được mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ trong đó dịch vụ lữ hành đạt

mức tăng cao nhất.

Cơ cấu đóng góp các nhóm ngành vào tổng mức bán

lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (%)

Tăng trƣởng của từng nhóm ngành so với cùng kỳ

(%)

Nguồn: TCTK

Tổng vốn đầu tư

toàn xã hội tiếp

tục tăng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2018 theo giá hiện hành ước tính

đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước và bằng 33,5% GDP,

thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng 12,1% của năm 2017. Trong diễn

biến chung của vốn đầu tư toàn xã hội, có thể nhận thấy rõ sự tăng tốc của

vốn đầu tư từ khu vực tư nhân với tốc độ tăng trưởng trong năm 2018 đạt

18,5%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,8% của năm ngoái. Trong khi

đó, tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực Nước ngoài và Nhà nước chậm lại

đáng kể với mức tăng lần lượt đạt 9,6% và 3,9%, thấp hơn mức tăng 12,8%

và 6,7% của năm 2017.

5 Năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng 11% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố

giá tang 9,3%.

Page 26: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

26

Tốc độ tăng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội các năm 2016-2018 so với năm trƣớc

(Theo giá hiện hành) Đơn vị tính: %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng số 108,9 112,1 111,2

Khu vực Nhà nước 107,3 106,7 103,9

Khu vực ngoài Nhà nước 109,5 116,8 118,5

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 110,4 112,8 109,6

Nguồn: TCTK

Khu vực tư nhân

giữ vững vai trò

dẫn dắt trong

hoạt động đầu tư

Giải ngân vốn

đầu tư từ NSNN

vẫn dồn tập

trung trong nửa

cuối năm

Với diễn biến tăng trưởng tích cực, khu vực tư nhân tiếp tục đóng vai trò dẫn

dắt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Theo đó, trong cơ cấu đóng góp vào

tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực tư nhân tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất,

đạt 43,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tiếp đến là khu vực Nhà nước chiếm

33,3% và khu vực nước ngoài chiếm 23,4%. Đây đã là năm thứ 4 liên tiếp

khu vực tư nhân có đóng góp cao nhất vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội và

mức đóng góp này có sự gia tăng liên tục qua các năm.

Đóng góp của từng khu vực vào tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Nguồn: TCTK

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm 2018 ước tính đạt

324,9 nghìn tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch năm và tăng 12,5% so với năm

trước (năm 2017 bằng 93,9% kế hoạch và tăng 6,6%). Diễn biến vốn đầu tư

từ NSNN vẫn theo đúng quy luật hàng năm khi thường chậm vào đầu năm và

tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm.

Phân theo khu vực thì giải ngân vốn đầu tư từ trung ương đạt 59,3 nghìn tỷ

đồng, bằng 89,9% kế hoạch năm và giảm 6,1% so với năm trước; giải ngân

vốn đầu tư từ địa phương đạt đạt 265,6 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% kế hoạch

năm và tăng 17,7% so với năm trước.

Page 27: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

27

Diễn biến vốn đầu tƣ từ NSNN giai đoạn Q1/2017 – Q4/2018

Nguồn: TCTK

Thu hút vốn FDI

đã chậm lại

nhưng giải ngân

vốn FDI và dòng

vốn FII vẫn diễn

biến tích cực

Trong năm 2018, Việt Nam thu hút thêm số vốn đăng ký đạt xấp xỉ 18 tỷ

USD, giảm 15.5% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, số dự án đã cấp

phép từ các năm trước đăng ký tăng thêm vốn đạt 7,6 tỷ USD, giảm 9,7% so

với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng

thêm trong năm 2018 đạt 25,6 tỷ USD, giảm 13,9% so với năm 2017. Diễn

biến này kém tích cực hơn nhiều so với năm 20176.

Trong năm 2018, diễn biến thu hút vốn FDI cũng có nhiều điểm tương đồng

với năm ngoái. Lượng vốn FDI thu hút vào Việt Nam đạt mức cao nhất trong

quý II nhờ sự phê duyệt hoặc điều chỉnh vốn tăng thêm trong một số dự án

lớn7. Tuy nhiên, so với năm 2017 Việt Nam cũng thu hút được ít số dự án có

lượng vốn FDI lớn trên 1 tỷ USD8.

Vốn FDI vào Việt Nam qua các quý năm 2017 và

năm 2018 (triệu USD)

Diễn biến các cấu phần vốn FDI qua các quý trong

năm 2018 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

6 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2017 thu hút số vốn đăng ký 21,3 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2017. Bên

cạnh đó, số lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn thêm đạt 8,4 tỷ USD USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ

năm ngoái. 7 Dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh Hà Nội có tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do Nhật Bản đầu tư; Dự án Nhà máy

sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,201

tỷ USD do HYOSUNG CORPORATION (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu; Dự án Công ty TNHH Laguna do nhà

đầu tư Singapore đầu tư tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD. 8 Năm 2018 Việt nam thu hút được 3 dự án với tổng giá trị 6,5 tỷ USD, trong năm 2017 Việt Nam thu hút được 6 dự án với

tổng giá trị trên 12 tỷ USD.

Page 28: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

28

Cơ cấu vốn FDI thu hút theo ngành đã có sự thay đổi so với năm ngoái. Trong

đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt xấp xỉ 9,1 tỷ

USD, chiếm 50,5% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành hoạt động kinh doanh

bất động sản với việc thu hút 2 dự án đầu tư lớn đã vươn lên chiếm vị trí thứ

2, đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 29%; các ngành còn lại đạt 3,7 tỷ USD, chiếm

20,5%.

Cơ cấu vốn FDI theo đối tác kinh tế năm 2018 ghi nhận sự điều chỉnh giảm

trong tỷ trọng vốn đầu tư từ Singapore so với năm ngoái. Trong khi đó, đầu tư

đến từ các quốc gia khác không có nhiều sự điều chỉnh với vị trí dẫn đầu thuộc

về Nhật Bản, tiếp theo là Hàn Quốc.

Tỷ trọng đầu tƣ phân theo ngành

năm 2018 và năm 2017

Tỷ trọng đầu tƣ phân theo đối tác đầu tƣ

năm 2018 và năm 2017

Nguồn: TCTK

Trái với xu hướng thiếu tích cực dòng vốn FDI thu hút mới và tăng thêm,

lượng FDI giải ngân vẫn diễn biến tích cực. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm ngoái với

lượng giải ngân diễn biến tăng dần qua các quý.

Diễn biến vốn FDI thực hiện qua các quý năm 2017 và 2018 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

Trong năm 2018, lượng vốn vào qua kênh góp vốn mua cổ phần có sự gia tăng

mạnh với tổng giá trị góp vốn là 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm

2017, cao hơn mức tăng 45,1% của năm ngoái. Lượng vốn góp đạt giá trị cao

nhất trong quý IV và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa

chữa ô tô xe máy và chế biến chế tạo.

Page 29: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

29

Diễn biến vốn vào qua kênh góp vốn mua cổ phần qua các quý năm 2017 và 2018 (triệu USD)

Nguồn: TCTK

Xuất khẩu vượt

mục tiêu và ghi

nhận mức tăng

cao của khu vực

kinh tế trong

nước

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất năm 2018 ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng

13,8% so với năm 2017. Xuất khẩu thường xuyên duy trì kim ngạch cao, trong

đó có có 8 tháng đạt trên 20 tỷ USD. Sự gia tăng diễn ra trong cả 2 khu vực

kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng trưởng

lần lượt đạt 15,9% và 12,9%.

Trong năm 2018 có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,

chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó 9 mặt hàng

đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Trong nhóm này, đóng

góp chủ yếu vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm chế biến chế

tạo với mức tăng trưởng đều trên 10%9. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng thuộc

nhóm nông sản cũng giữ tốc độ tăng trưởng cao, tiêu biểu như thủy sản, rau

quả, cà phê, gạo10

. Riêng nhóm dầu thô cả lượng và kim ngạch xuất khẩu đều

giảm mạnh so với năm trước11

.

Diễn biến kim ngạch XK qua các tháng năm 2018

Đơn vị: triệu USD, %

Diễn biến tăng trƣởng kim ngạch XK một số nhóm

hàng chính năm 2018

Nguồn: TCTK

9 Trong năm 2018, các mặt hàng thuộc nhóm chế biến chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao là Điện thoại và linh kiện đạt 50 tỷ

USD, tăng 10,5%; hàng dệt may đạt 30,4 tỷ USD, tăng 16,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 29,4 tỷ USD, tăng 13,4%;

máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,5 tỷ USD, tăng 28%; giày dép đạt 16,3 tỷ USD, tăng 11%. 10

Thủy sản đạt 8,8 tỷ USD, tăng 6,3%; rau quả đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9,2%; cà phê đạt 3,5 tỷ USD, tăng 1,2% (lượng tăng

20,1%); gạo đạt 3,1 tỷ USD, tăng 16% (lượng tăng 4,6%). 11 Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 2,3 tỷ USD, giảm 21,2% (lượng giảm 39,5%).

Page 30: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

30

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường lớn

đều vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường

không có nhiều thay đổi với Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam, tiếp đó là thị trường các nước trong khu vực như Trung Quốc,

Nhật Bản, Hàn Quốc Asean12

. Năm 2018 tiếp tục ghi nhận xu hướng xuất

khẩu đang ngày càng hướng mạnh hơn sang thị trường các nước trong khu

vực như Trung Quốc, Asean.

Nhập khẩu tăng

chậm hơn so với

năm ngoái

Tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2018 ước tính đạt 237,51 tỷ USD,

tăng 11,5% so với năm trước, thấp hơn so với mức tăng 20,8% của năm 2017.

Nhập khẩu gia tăng đều trong cả 2 khu vực của nền kinh tế, trong đó khu vực

kinh tế trong nước đạt 94,8 tỷ USD, tăng 11,3%; khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài đạt 142,71 tỷ USD, tăng 11,6%.

Trong năm 2018 có 36 mặt hàng ước tính kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ

USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng trên 10

tỷ USD, chiếm 44,3%. Nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp

trong nước có kim ngạch tăng so với năm trước13

. Bên cạnh đó, tiêu dùng

trong nước vẫn diễn biến tích cực cũng khiến nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu

dùng giữ đà gia tăng so với năm ngoái, ước đạt 20,5 tỷ USD và tăng 6,8% so

với năm 2017.

Diễn biến kim ngạch NK qua các tháng năm 2018

Đơn vị: triệu USD, %

Diễn biến tăng trƣởng NK một số nhóm hàng chính

năm 2018

Nguồn: TCTK

Nhập khẩu từ các thị trường lớn đạt tốc độ tăng trưởng cao14

, trong đó Trung

Quốc vẫn là thị trường nhập siêu hàng đầu của Việt Nam, tiếp theo là Hàn

Quốc, Nhật Bản, Asean. Đáng chú ý là thị phần nhập khẩu từ thị trường Mỹ

đã có sự gia tăng so với năm ngoái15

.

12 Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2018, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt

47,5 tỷ USD, tăng 14,2%; tiếp đến là EU đạt 42,5 tỷ USD, tăng 11%;Trung Quốc đạt 41,9 tỷ USD, tăng 18,5%; Thị trường

ASEAN đạt 24,7 tỷ USD, tăng 13,7%; Nhật Bản đạt 19 tỷ USD, tăng 12,9%; Hàn Quốc đạt 18,3 tỷ USD, tăng 23,2%.

13 Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 42,5 tỷ USD, tăng 12,5%; vải đạt 12,9 tỷ USD, tăng 13,5%; sắt thép đạt 9,9 tỷ USD,

tăng 9%; chất dẻo đạt 9,1 tỷ USD, tăng 20%; xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 7,8%; kim loại thường đạt 7,3 tỷ USD, tăng

24,9%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,9 tỷ USD, tăng 8,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 5,7 tỷ USD, tăng 5,7%; hóa chất

đạt 5,2 tỷ USD, tăng 25,2%...

14 Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm 2018, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim

ngạch đạt 65,8 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2017; thị trường Hàn Quốc đạt 47,9 tỷ USD, tăng 2%; ASEAN đạt 32 tỷ

USD, tăng 13%; Nhật Bản đạt 19,3 tỷ USD, tăng 13,4%; EU đạt 13,8 tỷ USD, tăng 13,1%; Hoa Kỳ đạt 12,8 tỷ USD, tăng

36,7%.

15 Thị phần nhập khẩu từ thị trường Mỹ đã tăng từ mức 4,31% năm 2017 lên mức 5,39% năm 2018.

Page 31: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

31

Cán cân thương

mại đạt xuất siêu

cao nhất trong

vòng nhiều năm

qua

Tính chung cả năm 2018, cán cân thương mại xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó

khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD. Mức xuất siêu Việt Nam

đạt được năm 2018 là mức xuất siêu cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại

đây.

Diễn biến cán cân thƣơng mại từ năm 2011 đến nay

Nguồn: TCTK

Một số chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế trong tháng 12

Quyết định số 2617/QĐ-NHNN ngày 28/12/2018 Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng

thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng năng lực tiếp cận cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tƣ đến năm 2020 và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ

đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2025

Thông tƣ số 04/2018/TT-BKHĐT ngày 6/12/2018 Hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày

17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông

thôn

Danh mục dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thuộc thẩm quyền của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh phê duyệt được xây dựng trên nguyên tắc:

- Ưu tiên dự án chế biến nông sản sử dụng nguyên liệu địa hoặc sử dụng trên 100 lao động;

- Ưu tiên dự án sản xuất sản phẩm cơ khí, thiết bị, linh kiện thiết bị, sản phẩm phụ trợ cho ngành nông nghiệp;

- Ưu tiên dự án có quy trình sản xuất thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng, ít phát thải;…

Việc nghiệm thu và hỗ trợ trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” được Hội đồng nghiệm thu căn cứ

văn bản đồng ý xây dựng trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương; số lượng doanh nghiệp đăng sản phẩm

lên trang; Bản sao công chứng các tài liệu chứng minh tài sản đảm bảo của doanh nghiệp…

2. Diễn biến chỉ số CPI

CPI bình quân

năm 2018 tăng

3,54%

Kết thúc năm 2018, CPI tổng thể bình quân và CPI cơ bản bình quân tăng lần

lượt là 3,54% và 1,48% so với bình quân cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu

đặt ra.

Page 32: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

32

Nguồn: TCTK

0

1

2

3

4

5

6

Jan

-17

Feb

-17

Mar

-17

Ap

r-1

7

May

-17

Jun

-17

Jul-

17

Au

g-1

7

Sep

-17

Oct

-17

No

v-1

7

Dec

-17

%

CPI TỔNG THỂ VÀ CPI CƠ BẢN

BÌNH QUÂN NĂM 2017

CPI tổng thể bình quân CPI cơ bản bình quân

0

1

2

3

4

Jan

-18

Feb

-18

Mar

-18

Ap

r-1

8

May

-18

Jun

-18

Jul-

18

Au

g-1

8

Sep

-18

Oct

-18

No

v-1

8

Dec

-18

%

CPI TỔNG THỂ VÀ CPI CƠ BẢN

BÌNH QUÂN NĂM 2018

CPI tổng thể bình quân

CPI cơ bản bình quân

Lạm phát năm nay có diễn biến trái chiều so với năm trước. Nếu như CPI bình

quân năm 2017 có chiều hướng giảm dần về cuối năm thì trong năm 2018, CPI

bình quân qua các tháng kể từ Quý II/2018 lại theo xu hướng tăng dần. Trong rổ

hàng hóa tính CPI chung, có 10/11 nhóm hàng hóa dịch vụ có CPI tăng so với

năm trước. Trong đó, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ có tác động mạnh đến xu

hướng tăng CPI năm nay đó là: Lương thực, thực phẩm; Nhà ở Vật liệu xây

dựng và nhóm các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý giá (Giao thông, Y tế,

Giáo dục).

+) Lƣơng thực, thực phẩm: Sự gia tăng trở lại của CPI bình quân nhóm Lương

thực, thực phẩm có ảnh hưởng mạnh đến lạm phát bởi đây là nhóm chiếm tỷ

trọng cao nhất trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI. Năm 2018, CPI bình quân

của Lương thực, thực phẩm đã tăng 3,23% so với bình quân năm trước (cùng kỳ

2017 giảm 1,08%) khi cả ba nhóm ngành nhỏ cấu thành đều tăng. Theo đó, CPI

bình quân Lương thực tăng 3,71% tác động làm CPI chung tăng 0,17%. CPI

bình quân Thực phẩm tăng 3,47% chủ yếu do giá thịt lợn phục hồi mạnh trong 6

tháng cuối năm, tác động làm CPI chung tăng 0,44%. Cuối cùng là CPI bình

quân nhóm Ăn uống ngoài gia đình với mức tăng 2,4% so với bình quân cùng

kỳ năm trước.

+) Thuốc và dịch vụ Y tế: Là nhóm có tốc độ tăng CPI bình quân cao nhất năm

nay ở mức 10,82% so với bình quân năm trước, chủ yếu do các địa phương trên

cả nước tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh (theo

Thông tư số 02/2017/TT-BYT và Thông tư số 39/2018/TT-BYT) làm CPI bình

quân Dịch vụ y tế tăng 13,86% so với bình quân năm trước, tác động làm CPI

chung tăng 0,54%. So với mức tăng tới 42,29% của năm 2017 thì tốc độ tăng

CPI bình quân năm nay của nhóm Thuốc và dịch vụ y tế đã giảm đi đáng kể.

+) Giao thông: CPI bình quân tăng 6,38% so với bình quân cùng kỳ năm trước,

tác động làm CPI chung tăng 0,63%, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng

liên tục trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng. Tuy nhiên, khi giá dầu thế

giới giảm mạnh trong những tháng cuối năm, giá xăng dầu trong nước đã được

điều chỉnh giảm liên tục.

+) Giáo dục: CPI bình quân tăng 6,31% so với bình quân cùng kỳ năm trước,

trong đó CPI Dịch vụ giáo dục tăng 7,12% chủ yếu do lộ trình tăng học phí theo

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, từ đó tác động làm CPI chung tăng 0,37%.

Page 33: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

33

Nguồn: TCTK

Một số chính sách quan trọng về điều tiết giá cả đƣợc ban hành trong tháng 12

Công văn số 9946/BCT-TTTN ngày 06/12/2018 của Bộ Công Thƣơng về việc điều hành kinh doanh xăng

dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng E5 RON 92: giảm 1446 đồng/lít; Xăng RON 95-III: giảm 1513 đồng/lít; Dầu

diesel 0.05S: giảm 1379 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 990 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 784 đồng/kg.

Công văn số 10411/BCT-TTTN ngày 21/12/2018 của Bộ Công Thƣơng về việc điều hành kinh doanh xăng

dầu

Điều chỉnh giá xăng dầu: Xăng E5 RON 92: giảm 394 đồng/lít; Xăng RON 95-III: giảm 318 đồng/lít; Dầu diesel

0.05S: giảm 257 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 257 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 394 đồng/kg.

16 Từ ngày 1/1/2018, tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp và từ ngày 1/7/2018 tăng

mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

-4

-2

0

2

4

6

8

Jan

-18

Feb

-18

Mar

-18

Ap

r-1

8

May

-18

Jun

-18

Jul-

18

Au

g-1

8

Sep

-18

Oct

-18

No

v-1

8

Dec

-18

%

CPI LƢƠNG THỰC, THỰC PHẨM

NĂM 2018

(so với cùng kỳ năm trƣớc)

Lương thực

Thực phẩm

Ăn uống ngoài gia đình

0

5

10

15

20

25

30

35Ja

n-1

8

Feb

-18

Mar

-18

Ap

r-1

8

May

-18

Jun

-18

Jul-

18

Au

g-1

8

Sep

-18

Oct

-18

No

v-1

8

Dec

-18

%

CPI MỘT SỐ NHÓM HÀNG PHI LTTP

NĂM 2018

(so với cùng kỳ năm trƣớc)

Thuốc và dịch vụ Y tế Giáo dục Giao thôngNhà ở và VLXD

+) Nhà ở và vật liệu xây dựng: CPI bình quân tăng 3,32% so với bình quân

năm trước, khi giá cả một số mặt hàng chủ chốt trong nhóm này tiếp tục tăng so

với năm trước như: giá gas tăng 6,93%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng

6,59%,… và giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại như giá sắt, thép xây

dựng.

Các nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại có CPI bình quân tăng bao gồm: Đồ uống

và thuốc lá (+1,42%); May mặc mũ món và giày dép (+1,50%); Thiết bị và đồ

dùng gia đình (1,24%); Văn hóa giải trí và dịch vụ du lịch (+1,21%); Hàng hóa

dịch vụ khác (+2,44%). Duy nhất nhóm Bưu chính viễn thông có CPI bình quân

giảm 0,66% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những nguyên nhân tác động làm tăng CPI bình quân trong năm 2018

như việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ giáo dục và các yếu tố thị

trường – xu hướng tăng của CPI trong năm nay còn chịu ảnh hưởng của việc

tăng lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động ở các doanh nghiệp và

mức lương cơ sở áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ

trang trên cả nước16

.

Page 34: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

34

3. Thu chi ngân sách Nhà nƣớc

17 Đầu năm 2018, Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ với tổng giá trị 200.000 tỉ đồng. Tuy

nhiên tại công văn số 4769/KBNN-QLNQ ngày 1/10/2018, kế hoạch trên đã được điều chỉnh với tổng giá trị phát hành dự

kiến là 175.000 tỉ đồng, giảm 12,5% so với kế hoạch ban đầu.

Thu NSNN đạt cao

hơn so với năm ngoái

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2018 ước

tính đạt 1272,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5% dự toán, trong đó thu nội địa

đạt 1.012,3 nghìn tỷ đồng, bằng 92,1%; thu từ dầu thô đạt 59,4 nghìn tỷ

đồng, bằng 165,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập

khẩu đạt 195,9 nghìn tỷ đồng, bằng 109,4%. Diễn biến này tích cực hơn

so với năm 2017

Diễn biến của các cấu phần thu NSNN so với dự

toán năm 2018 và 2017

Kết cấu thu NSNN giai đoạn 2015 – 2018

(%)

Nguồn: TCTK

Chi đầu tư phát triển

vẫn ở mức thấp so với

dự toán

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2018 ước

tính đạt 1.272,1 nghìn tỷ đồng, bằng 83,5% dự toán năm, trong đó chi

thường xuyên đạt 874,5 nghìn tỷ đồng, bằng 93%; chi đầu tư phát

triển 260,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%; chi trả nợ lãi 102,2 nghìn tỷ đồng,

bằng 90,8%.

Trong năm 2018, cơ cấu nguồn chi có sự điều chỉnh. Chi thường xuyên đã

giảm từ mức chiếm 70% tổng chi năm trước xuống còn chiếm 68,7% tổng

chi, chi trả nợ lãi chiếm khoảng 8% tổng chi trong khi chi đầu tư phát

triển giảm nhẹ so với năm trước hiện chiếm khoảng 20% tổng chi.

Diễn biến của các cấu phần chi NSNN so với dự toán

năm 2018 và 2017

Kết cấu chi NSNN năm 2018 so với năm 2017

%

Nguồn: TCTK

Trong năm 2018, tính đến hết tháng 12, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành

công 167.197 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu, hoàn thành 95,54%

kế hoạch phát hành đã điều chỉnh của năm 201817

.

Page 35: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

35

Một số chính sách quan trọng về thu chi ngân sách đƣợc ban hành trong tháng 12

Quyết định số 1871/QĐ-TTg ngày 30/12/2018 giao kế hoạch đầu tƣ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018

(đợt 4)

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ danh mục dự án và tổng số kế hoạch đầu tư

vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 (đợt 4) được giao, quyết định giao cho Bộ Giao thông vận tải danh mục và

chi tiết mức vốn của các dự án; thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 2131/QĐ-TTg ngày

29/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018; chịu

trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tính chính xác của các

thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án.

Giao Bộ Tài chính thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quyết định số 2131/QĐ-TTg ngày 29/12/2017

của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018.

Căn cứ kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 (đợt 4) được giao, Bộ Giao thông vận tải giao danh

mục và mức vốn cụ thể của từng dự án theo quy định cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện; báo cáo kết quả

giao, thông báo kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 (đợt 4) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài

chính trước ngày 15/1/2019.

Bên cạnh đó, định kỳ hằng tháng, quý và cả năm báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn

trái phiếu Chính phủ năm 2018 theo quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về các dự án

đầu tư nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ quản lý. Trường hợp phát hiện các thông tin không chính xác, phải

kịp thời gửi báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 2298/QĐ-BTC ngày 06/12/2018 về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà

nƣớc năm 2018

Quyết định số 2339/QĐ-BTC ngày 13/12/2018 về việc công bố công khai dự toán ngân sách năm 2018 của

Bộ Tài chính

Nghị định số 163/2018/QĐ-TTg ngày 4/12/2018 Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

18 Kỳ hạn 20 năm giảm 1,9 điểm phần trăm; kỳ hạn 30 năm giảm 2,55 điểm phần trăm.

Giá trị gọi thầu và trúng thầu TPCP năm 2018

Giá trị gọi thầu và trúng thầu TPCP năm 2017

Nguồn: hnx

Diễn biến của trái phiếu Chính phủ trúng thầu theo các kỳ hạn trong năm 2018

đã có sự thay đổi so với năm trước. Cụ thể, các kỳ hạn 10 năm, 15 năm chiếm

tỷ trọng cao trên tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ lần lượt là

44,33% và 31,41%; trong khi đó, các kỳ hạn còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 10%.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ giảm ở tất

cả các kỳ hạn, giảm mạnh nhất ở kỳ hạn (20 năm, 30 năm)18

, tiếp đến là kỳ hạn

(7 năm, 15 năm) và cuối cùng là kỳ hạn (5 năm, 10 năm). Kết thúc năm 2018,

lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm nằm trong khoảng 2,93 -

5,1%/năm, 7 năm trong khoảng 3,4 – 4,35%/năm, 10 năm trong khoảng 4,05 –

5,85%/năm, 15 năm trong khoảng 4,4 – 6,1%/năm, 20 năm trong khoảng 5,1 –

5,8%/năm và 30 năm nằm trong khoảng 5,39 – 5,42%/năm.

Page 36: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

36

Nghị định này quy định, trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại thị trường trong nước có mệnh giá là 100.000

đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. Nếu phát hành ra thị trường quốc tế, mệnh giá được thực hiện theo quy

định của thị trường phát hành.

Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; Doanh nghiệp phát

hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.

Đáng chú ý, Nghị định này quy định trái phiếu doanh nghiệp bị hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà

đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 01 năm, kể từ ngày hoàn thành đợt phát

hành, trừ trường hợp quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định.

4. Tình hình doanh nghiệp

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

,0

20000,0

40000,0

60000,0

80000,0

100000,0

120000,0

140000,0

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

SỐ DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP MỚI

GIAI ĐOẠN 2012 - 2018

,0

500000,0

1000000,0

1500000,0

2000000,0

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

tỷ đồng

VỐN ĐĂNG KÝ KINH DOANH MỚI

GIAI ĐOẠN 2012 - 2018

,0

10000,0

20000,0

30000,0

40000,0

2014 2015 2016 2017 2018

SỐ DN QUAY TRỞ LẠI HOẠT ĐỘNG

GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

,0

500000,0

1000000,0

1500000,0

2000000,0

2500000,0

3000000,0

2014 2015 2016 2017 2018

tỷ đồng

VỐN KINH DOANH BỔ SUNG

GIAI ĐOẠN 2014-2018

Khu vực doanh

nghiệp tiếp tục

khởi sắc

Năm 2018, khu vực doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc khi cả nước có

thêm 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký kinh doanh là

1.478.101 tỷ đồng - tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về vốn đăng

ký so với năm trước. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp

trong năm 2018 đạt 11,3 tỷ đồng - tăng 10,2% so với năm 2017. Kể từ năm

2015, đây là năm thứ tư liên tiếp số lượng doanh nghiệp thành lập mới và vốn

đăng ký kinh doanh mới gia tăng qua các năm. Bên cạnh vốn đăng ký mới, tổng

vốn đăng ký kinh doanh bổ sung của các doanh nghiệp trong năm nay đạt

2.408.791 tỷ đồng – tăng 28,9% so với năm trước . Số lượng doanh nghiệp quay

trở lại hoạt động trong năm 2018 là 34.010 doanh nghiệp - tăng 28,6% so với

năm 2017.

So với năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới theo lĩnh vực không có nhiều

thay đổi và tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề: Bán buôn, bán lẻ và sửa

chữa ô tô xe máy (46.380 doanh nghiệp - tăng 2,1%); Xây dựng (16.735 doanh

nghiệp - tăng 4,4%); Công nghiệp chế biến chế tạo (16.202 doanh nghiệp - tăng

0,07%);…. Trong khi đó, vốn đăng ký kinh doanh nhiều nhất là Kinh doanh bất

động sản với 430.193 tỷ đồng, đây cũng là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp thành

lập mới tăng cao nhất khi đạt 40%. Ở chiều ngược lại, một số ngành có số

lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm so với năm trước như: Vận tải kho bãi

Page 37: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

37

5. Tình hình lao động việc làm

(giảm 34%); Nghệ thuật, vui chơi giải trí (giảm 9,1%); Nông, lâm nghiệp và

thủy sản (giảm 5,5%); Thông tin và truyền thông (giảm 3,8%);…

Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh

Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động và tạm ngừng đăng ký

kinh doanh đã tăng cao trở lại trong năm nay. Cụ thể, số doanh nghiệp hoàn tất

thủ tục giải thể trong năm 2018 là 16.314 doanh nghiệp - tăng 34,7% so với

năm trước, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có quy mô vốn

dưới 10 tỷ đồng (14.880 doanh nghiệp - chiếm 91,2%). Số doanh nghiệp phải

tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 63.525 doanh nghiệp -

tăng 63,4%. Số doanh nghiệp tạm ngừng đăng ký kinh doanh có thời hạn là

27.126 doanh nghiệp – tăng 25,1% so với năm 2017.

Lực lượng lao

động tiếp tục gia

tăng

Năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong cả nước là 55,4 triệu

người – tăng 556,2 nghìn người so với năm 2017. Trong đó, số lao động từ 15

tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người, bao gồm 20,7 triệu người đang

làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 38,1% - giảm 2,1

điểm % so với năm trước); 14,4 triệu người đang làm việc trong khu vực Công

nghiệp và xây dựng (chiếm 26,6% - tăng 0,8% điểm % so với năm trước); 19,2

triệu người đang làm việc trong khu vực Dịch vụ (chiếm 35,3% - tăng 1,3 điểm

% so với năm trước). Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong độ tuổi là 48,7

triệu người - tăng 549,8 nghìn người so với năm trước.

Trong năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,0% - trong đó tỷ

lệ thất nghiệp khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 2,95% và 1,55%. Tỷ lệ

thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,19% - trong đó khu vực thành thị và

nông thôn lần lượt là 3,10% và 1,74%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ước tính

là 7,06% - trong đó khu vực thành thị là 10,56% và nông thôn là 5,73%. Ngoài

ra, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2018 ước tính là 1,46% -

trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 0,69%

và 1,85%.

,0

20000,0

40000,0

60000,0

80000,0

2014 2015 2016 2017 2018

SỐ DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ, TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG,

NGỪNG KINH DOANH CÓ THỜI HẠN

GIAI ĐOẠN 5 NĂM GẦN ĐÂY

Số doanh nghiệp hoàn tất giải thể

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn

Page 38: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

38

Nguồn: Tổng cục thống kê

III. DIỄN BIẾN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ, CHỨNG KHOÁN

Một số chính sách quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng trong tháng 12

Thông tƣ số 30/2018/TT-NHNN ngày 12/12/2018 Hƣớng dẫn xác định vốn nhà nƣớc của các doanh nghiệp

cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng

Theo đó, các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

(TNHH MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Công ty TNHH MTV do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư

100% vốn điều lệ.

Vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng được xác định gồm các số dư tài khoản sau:

Vốn điều lệ; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; Vốn khác; Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính với số hiệu tài khoản lần lượt là 601, 602, 609, 611, 612, 613.

Lưu ý: Số dư tài khoản Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa là tổ chức tín dụng (nếu

có) được xác định là vốn Nhà nước.

Thông tƣ số 32/2018/TT-NHNN ngày 18/12/2018 Hƣớng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng

Nhà nƣớc cho các dự án đƣợc Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ

Theo đó, Quy trình chuyển đổi ngoại tệ được Chính phủ cam kết bảo lãnh chuyển đổi gồm 4 bước:

- Bước 1: Doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư không thực hiện chuyển đổi được ngoại tệ trên thị trường trong phạm

vi thời gian quy định tại GGU xác định số lượng đồng Việt Nam cần bảo lãnh chuyển đổi còn lại gửi Ngân hàng

chuyển đổi kèm hóa đơn.

- Bước 2: Ngân hàng chuyển đổi gửi công văn kèm hóa đơn đề nghị NHNN bán số lương ngoại tệ tương ứng với

số lượng đồng Việt Nam cần chuyển đổi.

51

52

53

54

55

56

2014 2015 2016 2017 2018

triệu người

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN

GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên

24 23 22 22 20,7

11 12 13 14 14,4

17 18 18 18 19,2

0

15

30

45

60

2014 2015 2016 2017 2018

triệu người

LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN

ĐANG LÀM VIỆC THEO NGÀNH

Dịch vụ

Công nghiệp và xây dựng

Nông lâm nghiệp và thủy sản

2,4

1,89

1,64 1,63 1,46

0

1

2

3

2014 2015 2016 2017 2018

%

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC

LÀM TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động

6,3 6,85 7,34 7,51 7,06

0

2

4

6

8

10

12

14

2014 2015 2016 2017 2018

%

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP ĐỘ TUỔI

THANH NIÊN (15 -24 tuổi)

Tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi thanh niên

Tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi thanh niên khu vực nông thôn

Tỷ lệ thất nghiệp độ tuổi thanh niên khu vực thành thị

Page 39: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

39

- Bước 3: NHNN kiểm tra hóa đơn, chứng từ liên quan và bán ngoại tệ từ Quỹ Bình ổn giá và quản lý thị trường

vàng cho ngân hàng chuyển đổi.

- Bước 4: Ngân hàng chuyển đổi thực hiện bán ngoại tệ và chuyển vào tài khoản số 2 hoặc tài khoản ở nước

ngoài của doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định về Quy trình chuyển đổi ngoại tệ được Chính phủ cam kết hỗ trợ chuyển đổi.

Quyết định số 2570/QĐ-NHNN ngày 25/12/2018 Về mức lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại áp dụng

trong năm 2019 đối với dƣ nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở quy định tại Thông tƣ số 11/2013/TT-

NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tƣ số 32/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 11 năm 2014 và Thông

tƣ số 25/2016/TT-NHNN ngày 29 tháng 7 năm 2016

Theo đó, mức lãi suất của các NHTM áp dụng trong năm 2019 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở

theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày

18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 là 5,0%/năm.

Thông tƣ số 36/2018/TT-NHNN ngày 25/12/2018 Quy định về hoạt động cho vay để đầu tƣ ra nƣớc ngoài

của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng

Thông tư này quy định cụ thể về điều kiện vay vốn để đầu tư ra nước ngoài, gồm:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự; nếu khách hàng là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên có

năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có 02 năm liên tiếp không phát sinh nợ xấu tính đến thời điểm đề nghị vay vốn;

- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm

quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép;

- Có dự án, phương án đầu tư ra nước ngoài được tổ chức tín dụng đánh giá là khả thi và khách hàng có khả năng

trả nợ tổ chức tín dụng.

Mức cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận; nhưng không quá 70% vốn đầu tư ra nước ngoài của

khách hàng.

Thông tƣ số 33/2018/TT-NHNN ngày 21/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

26/2013/TT-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành biểu phí

dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một trong những phí dịch vụ được điều chỉnh tại Thông tư này là Phí giao dịch thanh toán từng lần qua tài khoản

tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể:

- Phí thanh toán bằng VNĐ là 0,02% số tiền thanh toán (tối thiểu là 10.000 đồng/món; tối đa là 100.000

đồng/món);

- Phí thanh toán bằng Đô la Mỹ là 0,02% số tiền thanh toán (tối thiểu là 0,2 USD/món; tối đa là 5 USD/món);

- Phí thanh toán bằng đồng tiền chung châu Âu là 0,02% số tiền thanh toán (tối thiểu 0,2 eur/món, tối đa là 5

eur/món).

Thông tƣ số 37/2018/TT-NHNN ngày 25/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam quy định về xác định,

trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Theo đó, các loại tài sản có rủi ro được phân loại như sau:

- Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài;

- Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế;

- Các khoản tái cấp vốn (được phân loại theo mức độ rủi ro tăng dần);

- Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước;

- Các khoản phải thu khác.

Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình

hoạt động sau khi đã trừ đi giá trị thu hồi của tài sản và các khoản bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức,

cá nhân gây ra và tiền bảo hiểm (nếu có).

Thông tƣ số 35/2018/TT-NHNN ngày 24/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

35/2016/TT-NHNN ngày 29/12/2016 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng

trên Internet

Page 40: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

40

Thông tư được ban hành nhằm cập nhật các quy định mới tại Thông tư số 18/2018/TT-NHNN và Nghị định

117/2018/NĐ-CP, đồng thời cũng phản ánh đầy đủ, sát thực hơn các yêu cầu về an ninh bảo mật phù hợp với

thực tế phát triển nhanh chóng, đa dạnh về CNTT và tình hình an toàn thông tin mạng trong Ngành ngân hàng.

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và khách hàng trong việc

cung cấp và sử dụng dịch vụ như: yêu cầu về kiểm soát phiên giao dịch; yêu cầu về số lần xác thực sai; yêu cầu

về mở tài khoản truy nhập của khách hàng; quy định về việc chống đăng nhập tự động khi truy cập hệ thống

bằng trình duyệt; quy định phần mềm ứng dụng không có tính năng ghi nhớ mã hóa truy cập nhằm giảm thiểu rủi

ro an ninh mạng.

Thông tƣ số 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về hệ thống

kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

Theo đó, bổ sung thêm quy định giải thích 10 từ ngữ, cụ thể:

- Rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ,

rủi ro đối tác do đối tác không thực hiện hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ.

- Rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro giá hàng hóa…

Thông tƣ số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về

hoạt động thẻ ngân hàng

Theo đó, bổ sung quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ, cụ thể:

- Đối với tổ chức thanh toán thẻ:

+ Đến ngày 31/12/2019, ít nhất 35% thẻ ATM, 50% thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng đang hoạt động tại

Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa.

+ Đến hết năm 2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán hàng đang hoạt động tại Việt Nam của

tổ chức thanh toán thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

- Đối với tổ chức phát hành thẻ:

+ Đến hết năm 2019, ít nhất 30% số thẻ có BIN (Mã tổ chức phát hành thẻ) do Ngân hàng Nhà nước cấp đang

lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.

+ Đến hết năm 2020, ít nhất 60% số thẻ có BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp đang lưu hành của tổ chức phát

hành thẻ tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa...

Thông tƣ số 42/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số

24/2015/TT-NHNN ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định

cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng vay là

ngƣời cƣ trú

Thông tƣ số 45/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 Hƣớng dẫn các tổ chức tín dụng trong cho vay có bảo

lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018

của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp cho

doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo đó, trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín

dụng phải thực hiện ký thỏa thuận khung hoặc thỏa thuận từng lần về việc phối hợp cho vay có bảo lãnh của Quỹ

bảo lãnh tín dụng, thống nhất các nội dung trong quá trình thực hiện bảo lãnh, cho vay. Đây được coi là cơ sở để

các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ. Các bên có thể sửa đổi thỏa thuận này thông qua một văn bản mới.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định về lãi suất cho vay trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng.

Thông tƣ số 46/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 Quy định thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với

trƣờng hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và ngƣời có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ

5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác

Tổ chức tín dụng đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng khác, nhóm cổ đông lớn có liên quan lập Kế hoạch khắc

phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, triển khai thực hiện Kế hoạch khắc phục bảo đảm chậm nhất ngày

31/12/2020 tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đông lLuật các tổ chức tín dụng (đã sửa đổi, bổ sung). Kế hoạch

khắc phục tối thiểu phải có các nội dung:ớn có liên quan tuân thủ quy định tại

- Danh sách nhóm cổ đông lớn có liên quan;

- Biện pháp và lộ trình khắc phục.

Page 41: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

41

Diễn biến lãi suất huy động bình quân của Khối

NHTM Nhà nƣớc (%)

Diễn biến lãi suất huy động bình quân Khối

NHTM Cổ phần (%)

Nguồn: Tổng hợp

Lãi suất huy

động tiếp tục

tăng

Trong năm 2018, mặt bằng lãi suất huy động bình quân trong nền kinh tế tiếp

tục tăng so với cuối năm 2017, tăng khoảng 0,07 – 0,14 điểm phần trăm đối với

kỳ hạn ngắn và 0,03 – 0,1 điểm phần trăm đối với kỳ hạn dài trong khối NHTM

có vốn sở hữu của nhà nước; và tăng khoảng 0,01 – 0,23 điểm phần trăm đối

với kỳ hạn ngắn và 0,15 – 0,21 điểm phần trăm đối với kỳ hạn dài trong khối

NHTMCP. Xu hướng tăng xuất hiện ngay từ quý I do yếu tố thời vụ song đã

giảm nhẹ vào quý II, diễn ra chủ yếu đối với lãi suất huy động ngắn hạn. Xu

hướng tăng đã xuất hiện trở lại trong quý III, tăng nhanh hơn trong quý IV –

thực tế này diễn ra sớm hơn so với các năm trước, chịu tác động nhất định từ

những biến động của đồng USD trên thị trường quốc tế đã tạo áp lực lên tỷ giá

trong nước; xu hướng tăng của lạm phát trong quý II và chính sách giảm tỷ lệ

vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay dài hạn, đảm bảo an toàn trong

hoạt động của các TCTD.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng từ quý III chỉ diễn ra rải rác qua các tháng và phần

lớn tập trung ở kỳ hạn huy động dài. Xu hướng tăng của lãi suất huy động kỳ

hạn từ 12 tháng trở lên bắt đầu rõ nét vào tháng 8/2018. Diễn biến này được

xem là một xu hướng chuẩn bị nguồn lực đáp ứng nhu cầu vốn gia tăng vào

cuối năm, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn. Ngoài ra, xu hướng tăng còn là

động thái điều chỉnh của một số ngân hàng cho phù hợp với mặt bằng lãi suất

chung trong nền kinh tế.

Kết thúc năm, mặt bằng lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 3 - 6 tháng trong

khoảng từ 5,21 – 6,08%/năm đối với khối NHTM có vốn sở hữu của nhà nước

và trong khoảng từ 5,39 – 6,73%/năm đối với khối NHTM CP; Lãi suất huy

động bình quân kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên trong khoảng từ 7,07 -

7,13%/năm đối với khối NHTM có vốn sở hữu của nhà nước và trong khoảng

từ 7,42 – 7,59%/năm đối với khối NHTM CP.

Lãi suất cho vay

nền kinh tế đã

giảm

Kết thúc năm 2018, mặt bằng lãi suất cho vay nền kinh tế đã giảm so với cuối

năm 2017. Cụ thể, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông

thường kỳ hạn ngắn giảm 0,8 điểm phần trăm và giảm 0,3 điểm phần trăm đối

với kỳ hạn trung và dài hạn. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay VND phổ biến ở

mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay USD so với cuối năm ngoái giảm 0,1 điểm phần

trăm đối với kỳ hạn trung, dài hạn; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến

ở mức 2,8-4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm.

Page 42: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

42

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng trong năm 2018

(%)

Doanh số giao dịch liên ngân hàng trong năm 2018

(tỷ đồng)

Nguồn: NHNN

Lãi suất liên

ngân hàng đã

tăng mạnh so với

cuối năm ngoái

Kết thúc năm 2018, lãi suất liên ngân hàng đã thiết lập mặt bằng mới, cao hơn

nhiều so với cuối năm 2017, xu hướng tăng diễn ra trên tất cả các kỳ hạn, trong

đó đặc biệt là mức tăng hơn 2 lần của các lãi suất kỳ hạn ngắn (qua đêm – 2

tuần). Mặc dù vậy, xu hướng tăng này chỉ thể hiện rõ nét vào tháng 7 sau khi có

những diễn biến khá thuận lợi trong nửa đầu của năm. Lãi suất liên ngân hàng

tăng mạnh trong tháng 8 và có tín hiệu giảm tốc vào nửa cuối tháng 9, nhưng

sau đó đã bật tăng trở lại vào tháng 10, 11/2018. Trong chuỗi tăng này, lãi suất

ngắn hạn đã có 02 lần đồng loạt vượt 4%/năm và diễn biến kéo dài, thậm chí

trong một số ngày giao dịch lãi suất kỳ hạn ngắn hạn (qua đêm - 2 tuần) đã có

lúc ngang bằng lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, mặt bằng lãi suất liên ngân

hàng kỳ hạn ngắn gần như giống nhau và sát với lãi suất 4,75% trên thị trường

OMO.

Kết thúc năm, so với tháng 12/2017, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn đã tăng

khoảng 2,18 – 2,83 điểm phần trăm, chốt giao dịch lần lượt ở mức 3,91%/năm;

4,16%/năm và 4,77%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng – 6 tháng tăng 0,8 – 1,71 điểm

phần trăm, chốt giao dịch lần lượt ở mức 4,85%/năm; 5,6%/năm và 6,2%/năm

và kỳ hạn 12 tháng tăng 0,7 điểm phần trăm, giao dịch ở mức 5,2%/năm.

Tỷ giá chịu

nhiều áp lực

nhưng về cơ bản

diễn biến vẫn ổn

định, biến động

trong vùng mục

tiêu

Trong năm 2018, trước áp lực tăng của đồng USD trên thị trường quốc tế và các

diễn biến khó đoán định của kinh tế thế giới, tỷ giá USD/VND đã biến động

mạnh hơn so với năm trước. Theo đó, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng

1,77% so với cuối năm ngoái, tăng 400 đồng. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh

tăng nhẹ trong quý I và tăng mạnh nhất trong quý II và quý IV, ghi nhận mức

điều chỉnh lớn vào tháng 4 và tháng 12, lần lượt là 0,36% và 0,33%. Diễn biến

của tỷ giá trung tâm cho thấy NHNN luôn chủ động, các bước điều chỉnh được

tiến hành phù hợp về mặt thời điểm và cân đối với các diễn biến vĩ mô khác.

Kết thúc năm, tỷ giá trung tâm chốt ở mức 22.825 USD/VND, với biên độ +/-

3%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng trong ngày giao dịch cuối cùng của năm

lần lượt là 22.140 USD/VND và 23.510 USD/VND.

Bên cạnh đó, tỷ giá giao dịch chính thức và phi chính thức đã có diễn biến đảo

chiều so với năm ngoái, tăng mạnh lần lượt ở mức 2,12 – 2,22% đối với tỷ giá

mua – bán chính thức và 2,5 – 2,41% đối với tỷ giá mua – bán tự do. Trong đó,

diễn biến “căng” của tỷ giá trên thị trường chính thức kéo dài từ tháng 5 cho

đến tháng 10 còn trên thị trường tự do thì xu hướng trên bắt đầu và kết thúc sớm

hơn 2 tháng. Đỉnh điểm của chuỗi biến động mạnh này diễn ra trong quý III với

mức thay đổi lớn nhất xuất hiện trong tháng 7 trên cả hai thị trường, cụ thể tăng

Page 43: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

43

1,41 – 1,45% đối với tỷ giá mua – bán chính thức và tăng 1,55 – 1,59% đối với

tỷ giá mua – bán tự do. Trong khoảng thời gian này, diễn biến của tỷ giá trên thị

trường rất nhạy bén với các thông tin liên quan đến sức mạnh của đồng bạc

xanh trên thị trường quốc tế và chịu tác động từ yếu tố tâm lý là không nhỏ. Tỷ

giá đã ghi nhận mức giá giao dịch cao nhất kể từ đầu năm, trong khoảng 23.610

– 23.680 USD/VND trong tháng 8, chênh lệch giữa giá mua và giá bán đã có

lúc lên đến 100 đồng và tỷ giá trong nước tiếp tục tăng trong khi đà tăng của chỉ

số USD trên thị trường quốc tế đã chậm lại. Tuy nhiên đà tăng này đã đảo chiều

trong quý IV trước những diễn biến bất lợi của chỉ số USD index và diễn biến

tích cực của kinh tế, tiền tệ trong nước. Đà giảm trong quý cuối cùng của năm

cũng đã góp phần giảm thấp tổng mức thay đổi của tỷ giá chính thức và tỷ giá

giao dịch tự do trong vùng kiểm soát của NHNN. Với những biến động của tỷ

giá trong năm 2018, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và chính thức đã có

trạng thái dương kể từ tháng 3, kéo dài cho đến hết năm. Mức chênh lệch này đã

có lúc lớn hơn 300 đồng, giảm dần từ nửa cuối tháng 9, kết thúc năm ở mức 45

đồng.

Ngoài ra, để hỗ trợ cho công tác điều hành tỷ giá trong năm 2018, đặc biệt trong

việc định hướng thị trường, không tạo ra những bất ổn kéo dài do yếu tố tâm lý,

bên cạnh việc công bố tỷ giá trung tâm, NHNN đồng thời công bố tỷ giá mua –

bán trên Sở giao dịch của NHNN làm tỷ giá tham khảo. Theo đó tỷ giá mua

thường được duy trì ổn định, tỷ giá bán điều chỉnh phù hợp, sát với tỷ giá trung

tâm – đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Kết thúc năm 2018, tỷ giá giao dịch của NHTM giao dịch ở mức 23.155 –

23.245 USD/VND. Tỷ giá trên thị trường tự do giao dịch ở mức 23.270 -

23.290 USD/VND, khoảng cách chênh lệch giữa 2 thị trường hiện tại chênh

khoảng 45 đồng.

Diễn biến cặp tỷ giá VND/USD

Nguồn: NHNN

Giá vàng trong

nước tiếp tục

giảm năm thứ

hai liên tiếp

Năm 2018, tiếp tục là năm giá vàng trong nước suy giảm với mức độ giảm

mạnh hơn năm 2017. Giá vàng SJC trong nước lần lượt giảm 0,1 – 0,22% ở

chiều mua vào và bán ra. Trong đó, giá vàng đã tăng trong quý I, II và IV và

giảm trong quý III.

Nhìn chung giá vàng trong nước vẫn biến động lệch pha và có khoảng cách

Page 44: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

44

Diễn biến giá vàng trong nƣớc

Nguồn: sjc.com.vn

19 VN-Index vượt đỉnh lịch sử và xác lập mức kỷ lục 1.211 điểm vào ngày 10/4/2018.

tương đối so với giá vàng quốc tế, xu hướng tương đồng của giá vàng chỉ xuất

hiện duy nhất vào tháng 9 ở chiều bán với mức giảm 0,74%. Chính vì vậy, cùng

với xu hướng tăng của tỷ giá qua các tháng, chênh lệch giá vàng trong nước và

quốc tế đã tăng từ mức vài trăm nghìn đồng/tháng trong quý I, quý II lên mức

trên 1 triệu đồng/lượng và hơn 2 triệu đồng/lượng, thậm chí đã vượt 3 triệu

đồng/lượng và kéo dài trong nhiều phiên giao dịch trong tháng 8 và một số

phiên trong tháng 9.

Trong năm, ngưỡng giá cao hơn 37 triệu đồng/lượng đã xuất hiện rải rác qua

các tháng cho đến hết quý III, nhưng chỉ kéo dài nhiều nhất là 5 ngày giao dịch.

Mức giá giao dịch phổ biến cũng có thay đổi, phổ biến ở 03 ngưỡng giá, cụ thể

giá vàng bán SJC giao động từ 36,7 – 36,9 triệu đồng/lượng từ tháng 1 –

8/2018; từ 36,49 – 36,79 triệu đồng/lượng từ tháng 9 – 11/2018 và kết thúc năm

ở vùng giá thấp, phổ biến trong khoảng 36,41 – 36,54 triệu đồng/lượng.

Trong năm 2018, thị trường vàng trong nước khá yên ắng, mức độ biến động

của giá vàng trong nước so với quốc tế ở mức thấp nên vàng không còn là kênh

đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư trong nước. Kết thúc năm, giá vàng

SJC giao dịch ở mức 36,32 – 36,52 triệu đồng/lượng, giá bán vàng SJC trong

nước lớn hơn giá vàng thế giới 553 nghìn đồng/lượng.

TTCK biến động

mạnh hơn so với

năm ngoái, các

chỉ số chứng

khoán trên cả

hai sàn HOSE và

HNX đều tăng

trưởng âm

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 kết thúc với kết quả tiêu cực khi

các chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn HOSE và HNX đều tăng trưởng âm. Sau

khi đạt mức đỉnh lịch sử vào tháng 419

, thị trường chứng khoán đã liên tục suy

giảm cho đến tháng 8 và tiếp tục sụt giảm mạnh trong Quý 4. Kết thúc phiên

giao dịch cuối năm ngày 28/12, chỉ số VN-Index dừng ở mức 892,54 điểm –

giảm 91,7 điểm tương đương 9,3% so với cuối năm 2017 và giảm 26% so với

mức đỉnh trong năm. Tương tự, chỉ số HNX-Index kết thúc phiên cuối năm

2018 với 104,23 điểm – giảm 12,63 điểm tương đương 10,81% so với phiên

đóng cửa cuối năm trước. Với diễn biến như vậy, Việt Nam là một trong số

nhiều thị trường chứng khoán giảm điểm ở khu vực trong năm vừa qua.

Page 45: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

45

Nguồn: UBCKNN, Bloomberg

Nguồn: UBCKNN

,0

10000,0

20000,0

30000,0

40000,0

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

01

/…

02

/…

03

/…

04

/…

05

/…

06

/…

07

/…

08

/…

09

/…

10

/…

11

/…

12

/…

Tỷ đồng Điểm

DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HOSE NĂM 2018 Giá trị giao dịch Chỉ số HOSE

,0

500,0

1000,0

1500,0

2000,0

2500,0

0

50

100

150

01

/…

02

/…

03

/…

04

/…

05

/…

06

/…

07

/…

08

/…

09

/…

10

/…

11

/…

12

/…

Tỷ đồng Điểm DIỄN BIẾN CHỈ SỐ HNX NĂM 2018

Giá trị giao dịch Chỉ số HNX

0

200

400

600

800

1000

1200

Điểm VN-INDEX GIAI ĐOẠN 2008 - 2018

-24,59112

-19,32623

-17,76788

-12,08073

-9,3000

-7,94792

-5,82922

-2,53554

-,43367

5,93094

-30 -20 -10 0 10

ShanghaiKospi 200

HangSengNikkei 225VN-Index

SET50 ThailandFTSE Malaysia

JCI IndonesiaMSE Mongolia

BSE India

%

TTCK CHÂU Á NĂM 2018

,0

2000,0

4000,0

6000,0

8000,0

01

/20

18

02

/20

18

03

/20

18

04

/20

18

05

/20

18

06

/20

18

07

/20

18

08

/20

18

09

/20

18

10

/20

18

11

/20

18

12

/20

18

triệu cp KHỐI LƢỢNG GIAO DỊCH NĂM 2018

HOSE HNX

,0

50,0

100,0

150,0

200,0

01

/20

18

02

/20

18

03

/20

18

04

/20

18

05

/20

18

06

/20

18

07

/20

18

08

/20

18

09

/20

18

10

/20

18

11

/20

18

12

/20

18

nghìn tỷ đồng GIÁ TRỊ GIAO DỊCH NĂM 2018

HOSE HNX

Sự suy giảm của các chỉ số chứng khoán cũng ảnh hưởng tới thanh khoản thị

trường qua các tháng. Tuy nhiên, nhờ có sự bùng nổ trong giai đoạn đầu năm,

tình hình thanh khoản của thị trường cũng có những thay đổi tích cực so với

năm trước. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch trên cả hai sàn HOSE và HNX đạt

hơn 63.000 triệu cổ phiếu tương ứng với tổng giá trị giao dịch đạt gần 1.600

nghìn tỷ đồng – tăng 1,8% về lượng cổ phiếu và tăng 29% về giá trị giao dịch

so với năm 2017. Trong năm vừa qua, thị trường tiếp tục đón nhận hàng loạt cổ

phiếu lớn được niêm yết và giao dịch. Có thể kể đến các mã như: VHM của

CTCP Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup, VGI của Viettel Global và một loạt

cổ phiếu ngành Ngân hàng như: TCB của Techcombank, HDB của Ngân hàng

TMCP Phát triển TP.HCM, TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong,… Nhờ đó,

vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong năm 2018,

tổng vốn hóa thị trường đạt hơn 3,96 triệu tỷ đồng - tăng 12,7% so với thời

điểm cuối năm 2017.

Page 46: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

46

Nguồn: UBCK

20 Năm 2017, khối ngoại trên HOSE mua ròng với giá trị 23.900 tỷ đồng. 21 Ngày 27/9/2018, FTSE Russell đã chính thức thêm Việt Nam và Argentina vào danh sách theo dõi nâng hạng từ thị trường

cận biên lên thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging);

-5000,0

,0

5000,0

10000,0

15000,0

20000,0

25000,0

Jan

-18

Feb

-18

Mar

-18

Ap

r-1

8

May

-18

Jun

-18

Jul-

18

Au

g-1

8

Sep

-18

Oct

-18

No

v-1

8

Dec

-18

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA-BÁN RÒNG

TRÊN HOSE NĂM 2018

-1000,0

-800,0

-600,0

-400,0

-200,0

,0

200,0

400,0

Jan

-18

Feb

-18

Mar

-18

Ap

r-1

8

May

-18

Jun

-18

Jul-

18

Au

g-1

8

Sep

-18

Oct

-18

No

v-1

8

Dec

-18

tỷ đồng

KHỐI NGOẠI MUA-BÁN RÒNG

TRÊN HNX NĂM 2018

-20000,0

-10000,0

,0

10000,0

20000,0

30000,0

40000,0

50000,0

2016 2017 2018

tỷ đồng KHỐI NGOẠI MUA - BÁN RÒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

Khối ngoại mua - bán ròng trên HOSE Khối ngoại mua - bán ròng trên HNX Khối ngoại mua - bán ròng toàn thị trường

Hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2018 tiếp tục sôi động. So với

năm trước, xu hướng của khối ngoại không có nhiều thay đổi khi vẫn tập trung

mua ròng rất mạnh trên sàn HOSE trong khi đó bán ròng trên sàn HNX. Cụ thể,

trên sàn HOSE khối ngoại đã mua ròng trong 9 tháng và chỉ có 3 tháng bán

ròng, tổng giá trị mua ròng khoảng 43.000 tỷ đồng – gần gấp đôi lượng mua

ròng của năm trước20

. Trên sàn HNX, hoạt động khối ngoại diễn biến ngược

chiều với HOSE khi có 9 tháng bán ròng và chỉ có 3 tháng mua ròng với tổng

giá trị bán ròng trên HNX là hơn 2.000 tỷ đồng.

Trong năm nay, hoạt động mua ròng của khối ngoại tiếp tục diễn ra chủ yếu

dưới hình thức giao dịch thỏa thuận với các thương vụ có giá trị lớn như: VNM

(28.500 tỷ đồng), MSN (14.600 tỷ đồng), VRE (4.700 tỷ đồng),… Ở chiều

ngược lại, khối ngoại bán ròng trên 16.000 tỷ đồng qua hình thức khớp lệnh, tập

trung nhiều ở các cổ phiếu: VIC (10.400 tỷ đồng), VJC (3.000 tỷ đồng), VHM

(2.500 tỷ đồng),…

Mặc dù có những kết quả thiếu tích cực nhưng trong năm 2018, thị trường

chứng khoán Việt Nam đã chính thức có tên trong danh sách theo dõi nâng hạng

từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sơ cấp loại 2 của FTSE21

.

Page 47: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

47

IV. TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

22 Năng suất lao động Việt Nam bằng 7,2% mức năng suất lao động của Singapore, 18,4% Malaysia, 36,2% của Thái Lan,

43% của Indonesia,…

Những thành tựu kinh tế của năm 2018 được kỳ vọng sẽ là những điều kiện

thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của năm 2019 - là năm được đẩy nhanh

tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để chuẩn bị

các điều kiện cần tốt nhất cho việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội 5 năm 2016-2020. Mặc dù vậy, nền kinh tế vẫn phải tiếp tục đối mặt và thận

trọng với các áp lực đáng chú ý như sau:

1/ Xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới trong bối cảnh chủ nghĩa

bảo hộ thương mại gia tăng và các điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Xu hướng

này có thể tác động bất lợi, dẫn đến sự gián đoạn trong hoạt động thương mại

cũng như sản xuất tại các nền kinh tế có độ mở lớn và ngày càng tham gia mạnh

vào chuỗi cung ứng toàn cầu như Việt nam;

2/ Thách thức gia tăng nếu căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo

thang: Hàng hóa trong nước đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt trước hàng

hóa giá rẻ của Trung quốc, thực tế đó có có khả năng làm cho thâm hụt cán cân

thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tệ hơn. Bên cạnh đó, hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn để tránh vấn đề gian

lận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Ngoài ra, cũng cần chú ý về cơ hội của Việt Nam trong việc gia tăng kim ngạch

xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nếu không có các chính sách khai thác hợp lý sẽ

trở thành áp lực. Bởi vì thực tế đó sẽ làm giãn rộng hơn thâm hụt thương mại

của Mỹ đối với Việt Nam – một diễn biến không phù hợp với chủ trương của

chính quyền tổng thống Donald Trump trong việc giải quyết tình trạng thâm hụt

thương mại kéo dài hàng thập kỷ của nước Mỹ.

3/ Các yếu tố nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng bứt phá chưa thật sự vững chắc.

Mô hình tăng trưởng chuyển đổi còn chậm; các nguồn lực chưa được giải phóng

tối đa; việc cơ cấu lại nhiều ngành, lĩnh vực chưa có nhiều thay đổi lớn; chất

lượng lao động còn thấp, năng lực khoa học công nghệ còn hạn chế mặc dù

năng suất lao động toàn xã hội đã được cải thiện trong vài năm trở lại đây, tốc

độ tăng bình quân hiện ở mức khá cao (khoảng 4%/năm) nhưng mức năng suất

lao động theo sức mua tương đương còn cách xa so với các nước trong khu

vực22

. Bên cạnh đó, công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa tương xứng, hoạt động

sản xuất trong nước vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu; chưa

tham gia nhiều vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu;

4/ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ trở nên gay gắt hơn trong bối cảnh cách

mạng công nghiệp 4.0 và các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Đặc biệt

khi nguồn tài nguyên đất đai, lợi thế lao động giá rẻ không còn nhiều do mở cửa

thị trường theo các cam kết FTA.

5/ Xuất khẩu năm 2018 mặc dù đã đạt những kết quả tích cực vẫn tiếp tục tồn

tại một số vấn đề. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018, khối doanh

nghiệp FDI vẫn chiếm vai trò chủ đạo với thị phần trên 70% tổng kim ngạch

xuất khẩu, trong khi đó khối doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm chưa đến 30%.

Tỷ trọng này đã duy trì liên tục kể từ năm 2015 đến nay và không có dấu hiệu

Page 48: Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm nổi bậtkhoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2019/01/B... · 2019. 1. 17. · 1 Kinh tế vĩ mô năm 2018: Những điểm

48

23 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mà khối FDI chiếm tỷ trọng chủ yếu trong năm 2018 bao gồm: dệt may, khu

vực FDI chiếm tỷ trọng 59,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác 89,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh

kiện 95,6%; điện thoại và linh kiện 99,7%.

cải thiện. Cùng với sự gia tăng về thị phần xuất khẩu của khối FDI, tỷ trọng

xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực đầu tư trực tiếp

nước ngoài23

.

6/ Áp lực trong việc phải khai thác hiệu quả những cơ hội từ hội nhập khi đã

tham gia cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (cạnh tranh,

hàng rào kỹ thuật, sở hữu, xuất xứ nội khối, phát triển hạ tầng và thể chế; bảo

vệ môi trường và an sinh xã hội...), đặc biệt là trong thời gian tới khi Việt Nam

tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP) và hiệp định thương mại EVFTA. Trong bối cảnh đó, các doanh

nghiệp sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh và mức độ mở cửa các lĩnh

vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, cùng với rủi ro chi phí cao hơn về

năng lực tài chính, cơ chế quản trị nội bộ và việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ

và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ trong điều kiện sản xuất trong nước còn

phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

7/ Áp lực lạm phát gia tăng khi một số mặt hàng thuộc diện quản lý của nhà

nước (các nhóm hàng y tế, giáo dục, điện, nước) tiếp tục được điều chỉnh tăng

trong năm 2019 và trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng hóa thế giới có thể có

nhiều biến động khó lường.

8/ Áp lực trong công tác điều hành các chính sách quản lý vĩ mô đảm bảo sự ổn

định của thị trường tài chính, tiền tệ, kiểm soát được mục tiêu lạm phát. Trong

đó, đặc biệt là công tác ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định mặt bằng

lãi suất trong nền kinh tế để tiếp tục hỗ trợ tích cực cho khu vực sản xuất trong

bối cảnh các điều kiện của tài chính toàn cầu ngày càng thắt chặt hơn.

Các con số dự báo về tăng trƣởng kinh tế Việt Nam năm 2019

- Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) đưa ra 2 kịch bản tăng

trưởng cho năm 2019 và 2020. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,84% đối

với kịch bản cơ sở và 7,02% đối với kịch bản cao trong năm 2019.

- Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam (trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh)

năm 2019 dự báo tăng trưởng từ 6,8-6,9% trong năm 2019.

- Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6,6% trong

năm 2019 tại báo cáo mới được công bố gần đây.

- Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức

6,8% trong năm 2019 – cao hơn mặt bằng chung của khu vực.