27
1 KHOÁ HC: LÃNH ĐẠO - QUN LÝ Bài 1: PHÂN BIT LÃNH ĐẠO – QUN LÝ VÀ NGHTHUT LNG GHÉP LÃNH ĐẠO VÀ QUN LÝ PGS.TS. Lưu Ngc Hot Trường ĐHY Hà Ni Các ni dung chính 1. Lãnh đạo, qun lý và nghthut lng ghép lãnh đạo qun lý 2. Phân bit lãnh đạo và qun lý 3. Nghthut lng ghép Lãnh đạo và Qun lý 4. Các phong cách lãnh đạo và qun lý 5. Lãnh đạo theo tình hung Theo giai đon phát trin ca mt tchc Theo tình hung

KHOÁ HỌC: LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

KHOÁ HỌC: LÃNH ĐẠO - QUẢN LÝ

Bài 1: PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ

VÀ NGHỆ THUẬT LỒNG GHÉP LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt

Trường ĐHY Hà Nội

Các nội dung chính

1.  Lãnh đạo, quản lý và nghệ thuật lồng ghép lãnh đạo quản lý

2.  Phân biệt lãnh đạo và quản lý

3.  Nghệ thuật lồng ghép Lãnh đạo và Quản lý

4.  Các phong cách lãnh đạo và quản lý

5.  Lãnh đạo theo tình huống –  Theo giai đoạn phát triển của một tổ chức

–  Theo tình huống

2

1/ Phân biệt lãnh đạo và quản lý

1. Anh/Chị hiểu như thế nào là lãnh đạo? Như thế nào là quản lý?

3. Hãy ghép cặp các con số và chữ cái

1. Nhà Lãnh đạo A. Điều hành con người 2. Nhà Quản lý B. Điều hành công việc

C. Làm đúng việc D. Làm việc đúng

Bài tập

2. Theo Anh/Chị, người lãnh đạo và người quản lý có điểm gì giống và khác nhau? Cho ví dụ.

3

Bài tập 3. Theo Anh/Chị việc nào dưới đây là thích hợp với nhà lãnh đạo, việc nào là thích hợp với nhà quản lý?

Tên công việc L đạo Q lý 1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, lập kế hoạch

chiến lược cho một tổ chức

2. Lập kế hoạch và triển khai các hoạt đông theo chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức

3. Đổi mới tổ chức, cải tiến quy trình làm việc

4. Xem xét việc thưởng phạt, nâng lương cán bộ

5. Huy động nguồn lực cho một dự án mới

6. Xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức

7. Mô tả nhiệm vụ của cá nhân trong một tổ chức

10 Vai trò mà người đứng đầu đơn vị thường

phải làm:

Hỗ trợ

Giám sát

Điều phối

Sản xuất

Chỉ đạo

Đột phá

Đổi mới

Hướng Dẫn

Có tầm nhìn

Thiết lập văn hóa tổ chức

Theo Anh/Chị trong 10 vai trò trên thì vai trò nào là lãnh đạo, vai trò nào là quản lý?

4

“Lãnh đạo là một người có khả năng khiến người khác làm những việc mà họ không muốn và không thích làm”.

Harry Truman (Tổng thống Mỹ)

Vậy Quản lý và lãnh đạo có gì khác nhau?

•  “Nhà quản lý điều hành công việc, còn lãnh đạo thì điều hành con người”;

•  “Nhà quản lý làm đúng mọi việc, còn lãnh đạo làm những việc đúng” (“Management is doing things right; Leadership is doing the right things”

(Peter Druker - bậc thày về QTKD)

Lãnh đạo Quản lý

Định hướng tổ chức

•  Lập KH chiến lược, tầm nhìn •  Lập KH chi tiết, cụ thể

•  Tạo văn hóa và giá trị chung •  Tổ chức tuyển dụng

•  Giúp người khác tiến bộ •  Hướng dẫn và kiểm soát

•  Giảm rào cản, ranh giới •  Tạo ra ranh giới, rào cản

•  Tập trung vào con người, động viên, khích lệ con người

•  Tập trung vào mục tiêu và thiết lập các dịch vụ cụ thể

•  Tạo điều kiện cho mọi người •  Hành động kiểu “ông chủ”

Quan hệ

•  Có mối liên hệ tình cảm •  Giữ khoảng cách tình cảm

•  Khoáng đạt, quan tâm •  Máy móc

•  Khích lệ, phá cách •  Tuân thủ

•  Lắng nghe •  Chỉ dẫn

Tính cách

•  Tạo sự thay đổi và văn hóa hội nhập

•  Duy trì sự ổn định, tạo văn hóa hiệu quả

5

Tiêu chí Lãnh đạo Quản lý Bản chất ü  Thay đổi ü  Ổn định

Tập trung ü  Lãnh đạo con người ü  Quản lý công việc

Có ü  Người đi theo ü  Cấp dưới/Nhân viên

Tìm kiếm ü  Tầm nhìn ü  Mục tiêu

Mức độ cụ thể ü  Định hướng ü  Lên kế hoạch cụ thể

Quyền lực ü  Uy tín cá nhân ü  Quyền lực chuẩn tắc

Tác động đến ü  Trái tim ü  Trí óc

Năng lượng ü  Đam mê ü  Điều khiển

Mức độ năng động ü  Chủ động đi trước ü  Bị động, phòng vệ

Thuyết phục ü  “Bán” ý tưởng ü  “Bảo” người khác làm theo

Phong cách ü  Chuyển đổi tâm lý con người ü  Áp đặt tâm lý con người Trao đổi ü  Niềm hăng say làm việc ü  Tiền – Công việc

Rủi ro ü  Chấp nhận – tìm kiếm rủi ro ü  Tối thiểu hóa rủi ro

Nguyên tắc ü  Phá bỏ nguyên tắc ü  Lập ra nguyên tắc

Xung đột ü  Sử dụng xung đột ü  Tránh xung đột

Định hướng ü  Đường mới ü  Đường đã có

Đổ lỗi ü  Nhận lỗi về mình ü  Đổ lỗi cho người khác

Các tố chất cần có của người lãnh đạo

Một cuộc khảo sát 75.000 người về những tố chất mà một người lãnh đạo cần có cho thấy có năm tố chất được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là:

1.  Trung thực (honest),

2.  Có tầm nhìn hướng về phía trước (forward looking),

3.  Có năng lực (competent), 4.  Truyền cảm hứng, truyền lửa (inspiring),

5.  Thông minh (intelligent).

è Mọi người mới tin tưởng và đi theo

6

2/ Phong cách lãnh đạo và quản lý (gọi chung là

phong cách lãnh đạo)

2.1. Khái niệm về phong cách lãnh đạo

1.  Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.

2.  Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.

3.  Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

4.  Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức:

Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường

7

2.2. Phân loại phong cách lãnh đạo

1.  Phong cách độc đoán

2.  Phong cách dân chủ

3.  Phong cách tự do.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

1.  Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

2.  Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào cả

8

Phong cách lãnh đạo độc đoán (tt)

ĐẶC ĐIỂM:

1.  Nhân viên ít thích lãnh đạo.

2.  Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.

3.  Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

Phong cách lãnh đạo dân chủ:

1.  Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định.

2.  Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.

9

Phong cách lãnh đạo dân chủ (tt)

ĐẶC ĐIỂM

1.  Nhân viên thích lãnh đạo hơn

2.  Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ

3.  Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo tự do

1.  Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

2.  Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.

10

Phong cách lãnh đạo tự do (tt)

ĐẶC ĐIỂM

1.  Nhân viên thường không thích lãnh đạo do ít thấy vai trò của lãnh đạo trong tổ chức.

2.  Không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng vui chơi.

3.  Năng suất thấp, người lãnh đạo vắng mặt thường xuyên.

Sử dụng quyền lực bởi người lãnh đạo

Miền tự do của người dưới quyền

Người LĐ ra quyết định rồi thông báo quyết định cho cấp dưới

Người LĐ ra và giải

thích quyết định cho cấp dưới

Người LĐ trình bày ý tưởng và để nghị cấp dưới đặt câu hỏi

Người LĐ đưa ra quyết định

dự kiến

Người LĐ trình bày vấn đề, đề nghị góp ý và sau đó ra quyết định

Người LĐ xác định

giới hạn và yêu cầu nhóm ra

quyết định

Người LĐ cho phép

nhóm hoạt động trong

giới hạn cho phép

Lãnh đạo là trung tâm

Người dưới quyền là trung tâm

Độc tài Dân chủ Tự do

Các loại phong cách lãnh đạo, quản lý

11

Phong cách lãnh đạo

ĐỘC TÀI DÂN CHỦ TỰ DO

Ưu điểm

Giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và giữ được bí mật ý đồ.

Phát huy được tính sáng tạo của đội ngũ nhân lực và tạo được bầu không khí phấn khởi, nhất trí trong tập thể.

Tạo ra khả năng chủ động sáng tạo tối đa cho con người.

Nhược điểm

Triệt tiêu tính sáng tạo của mọi người trong tổ chức.

Có thể làm chậm quá trình ra quyết định dẫn đến mất thời cơ.

Dễ đưa tập thể tới tình trạng vô chính phủ và đổ vỡ.

3. Nghệ thuật lồng ghép Lãnh đạo và Quản lý

12

Lồng ghép vai trò lãnh đạo và quản lý

Nhà

Quả

n trị

1 N

Quả

n trị

Nhà Lãnh đạo

2

Nhà

Quả

n trị

&

Nhà

Lãn

h đạ

o

3

24  

Theo Robert R.Blade và Jane S.Mouton: Lãnh đạo và quản lý cần quan tâm đến cả con người và công việc

(Ít)

Q

uan

tâm

đến

con

người

(N

hiều

)

(Ít) Quan tâm đến công việc (Nhiều)

1;9 9;9

5;5

1;1 9;1

13

Mô hình lưới quản trị của Mouton (đối nội)

Low 1 2 3 4 5 6 7 8 9 High Quan tâm đến sản xuất

Qua

n tâ

m đến

con

người

5.5 Quản trị kiểu “ôn hòa”

1.9 Quản trị kiểu “Câu lạc bộ”

1.1 Quản trị kiểu “Bần cùng hóa”

9.1 Quản trị kiểu “Quyền uy và Sự tuân thủ”

9.9 Quản trị kiểu “tính đồng đội”

Low 1

2

3

4

5

6

7

8 9

High

Mô hình win-win của Peter J. Jessen

14

Mô hình win-win của Peter Jessen (đối ngoại)

Low 1 2 3 4 5 6 7 8 9 High Mức độ thành công

Mối

qua

n hệ

5.5 “Thỏa hiệp)

1.9 “Thua - Thắng” (Nhượng bộ)

1.1 “Thua – Thua” (cần tránh)

9.1 “ Thắng – Thua” (Cạnh tranh)

9.9 “Thắng - Thắng” (Hợp tác)

Low 1

2

3

4

5

6

7

8 9

High

Giải thích ý nghĩa các bức vẽ

15

Phong cách quản lý

Tôi thua Tôi thắng

Anh thua

Anh thắng Anh thắng Tôi thắng

Tôn trọng nguyên tắc “hai bên cùng có lợi” (win-win collaboration) trong quản lý

Bài tập

1.  Trên thực tế rất nhiều người đứng đầu đơn vị phải đảm nhiệm vai trò vừa là người quản lý, vừa là người lãnh đạo. Theo Anh Chị làm thế nào để người đứng đầu này có thể ‘hài hòa” được 2 nhóm tính cách khác hẳn nhau giữa quản lý và lãnh đạo?

2.  Theo Anh/Chị người có tố chất lãnh đạo đứng đầu một đơn vị sẽ tốt hơn hay người có tố chất quản lý đứng đầu một đơn vị tốt hơn? Tại sao?

3.  Giả sử bạn chỉ có tố chất quản lý nhưng lại được giao đứng đầu một đơn vị mới hình thành, bạn sẽ làm gì để đảm bảo đơn vị bạn phát triển tốt?

16

Nghệ thuật lồng ghép giữa LĐ và QL

1.  Hãy là người lãnh đạo dân chủ khi có thể 2.  Hãy sử dụng phương pháp “cùng tham gia” để

phát triển những sản phẩm sau của đơn vị (tăng sự đóng góp của nhân viên với các sản phẩm):

•  Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của tổ chức

•  Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của một tổ chức

•  Các quy định, quy chế, hướng dẫn, bảng kiểm, mẫu biểu báo cáo…

3.  LĐ đơn vị theo nguyên tắc tôn trọng con người còn QL đơn vị dựa vào quy định, quy chế

10 lời khuyên vàng cho nhà lãnh đạo 1.  Biết xây dựng quan hệ thân thiết với nhân viên của mình, nhưng

phải giữ được khoảng cách phù hợp

2.  Biết quyết đoán, nhưng phải biết lắng nghe

3.  Biết tin tưởng nhân viên của mình, nhưng phải để mắt đến mọi việc;

4.  Biết tính đến mục đích của đơn vị mình, nhưng đồng thời phải phục vụ lợi ích của toàn tổ chức;

5.  Biết lập thời gian biểu phù hợp cho riêng mình, nhưng phải linh hoạt với chính kế hoạch đó;

6.  Biết đưa ra ý kiến của mình, nhưng cần trình bày một cách tế nhị;

7.  Biết nhìn xa trông rộng, nhưng không suy nghĩ viển vông;

8.  Biết nói năng mạch lạc, nhưng phải biết điểm dừng;

9.  Biết suy nghĩ năng động, nhưng phải phù hợp với bối cảnh thực tế

10. Biết tự tin vào bản thân, nhưng phải khiêm tốn.

17

10 lý do khiến bạn không thể là lãnh đạo

1.  Bạn không đạt được kết quả tốt trong công việc; 2.  Bạn đạt kết quả bằng “tiểu xảo” 3.  Bạn không quan tâm tới người khác 4.  Bạn theo đuổi một vị trí chứ không phải là một mục đích cao hơn

5.  Bạn quan tâm nhiều tới việc đưa ra những lời hứa hơn là giữ lời hứa

6.  Bạn không khuyến khích được người khác 7.  Bạn đi theo các quy tắc thay vì phá vỡ chúng 8.  Bạn khiến nhân tài xa lánh 9.  Bạn muốn mình nổi bật 10. Bạn quan tâm tới quy trình hơn con người

4. Lãnh đạo theo tình huống

18

Bốn giai đoạn chính của phát triển tổ chức

1. Giai đoạn hình thành: •  Do bộ máy giúp việc chưa đầy đủ và thường thiếu KN

nên người lãnh đạo phải can thiệp sâu vào nội bộ của tổ chức và phải tham gia hầu hết mọi quyết định.

•  GĐ này kết thúc khi người LĐ đã có lòng tin và có thể yên tâm ủy quyền cho cấp dưới;

2. Giai đoạn xung đột: •  Vai trò chính của nhà lãnh đạo là dàn xếp, tư vấn, điều phối, xây dựng quan hệ tốt trong tổ chức.

•  Khi TC đã HĐ tương đối ổn định thì quyền lực của lãnh đạo PHẢI được chuyển giao dần cho cấp dưới

1. , xung đột, bình thường hóa và vận hành tốt.

Bốn giai đoạn chính của phát triển tổ chức:

3. Giai đoạn ổn định: •  Cấp dưới đã thuần thục các công việc thường nhật;

•  Các quy chế, quy định, mẫu biểu văn bản đã thống nhất;

è Quan hệ giữa LĐ và cấp dưới phải là quan hệ hợp tác, hỗ trợ chứ không còn là quan hệ ra chỉ thị và nhận chỉ thị;

4. Giai đoạn tăng trưởng: •  Trên dưới đồng lòng cùng tâm huyết phát triển tổ chức;

•  Người LĐ phải rút hẳn ra khỏi khâu quản lý trực tiếp để đóng vai trò kích thích sáng tạo, đổi mới trong tổ chức, phát triển thêm dịch vụ, thị trường và phát triển chiến lược cho tương lai.

19

Cách chẩn đoán nhanh một tổ chức

         Những  người  “quay  mặt”  lại  với  tổ  chức.  Mũi  tên  càng    dài  thể            hiện  sự  đóng  góp  càng  lớn            Những  người  “quay  lưng”  lại  với  tổ  chức.  Mũi  tên  càng    dài  thể                          hiện  sự  không  đóng  góp  càng  lớn  

Thế nào là lãnh đạo theo tình huống? 1.  Bạn là một nhà quản lý? Bạn đang lựa chọn

cho mình một phong cách quản lý hoàn hảo để áp dụng với tất cả các nhân viên của mình?

2.  Đừng phí công, không có phong cách nào tốt nhất. Thực tế, việc quản lý hiệu quả đòi hỏi nhiều phong cách quản lý khác nhau.

20

Thế nào là lãnh đạo theo tình huống?

Lãnh đạo theo tình huống bao gồm việc sử dụng bốn phong cách quản lý khác nhau:

1.  Quản lý kiểu hướng dẫn

2.  Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu” 3.  Quản lý kiểu hỗ trợ

4.  Phong cách phân cấp hay uỷ quyền

Quản lý kiểu hướng dẫn

1.  Nhà quản lý sẽ hướng dẫn nhân viên làm thế nào để hoàn thành công việc, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nhân viên và tự mình đưa ra hầu hết quyết định.

2.  Đây là phong cách thích hợp nhất để quản lý nhân viên mới vào nghề hoặc đối với những người thực hiện công việc không tốt.

3.  Tuy nhiên, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng một phong cách này thì sẽ trở thành tiểu tiết, độc đoán.

21

Quản lý kiểu tư vấn hay kiểu “ông bầu”

1.  Nhà quản lý liên tục đưa ra các định hướng và buộc nhân viên cùng tham gia giải quyết vấn đề và tham gia vào quá trình ra quyết định.

2.  Để thực hiện được điều này, cần lôi kéo ý kiến của nhân viên, trả lời các câu hỏi được nêu ra và thể hiện sự hứng thú bàn bạc công việc với từng cá nhân.

3.  Phong cách này thích hợp khi nhân viên không còn là người mới đối với công việc nhưng cũng chưa đủ khả năng hoặc sự tự tin về khả năng thực hiện công việc của mình.

Quản lý kiểu hỗ trợ

1.  Nhà quản lý sử dụng phong cách này khi nhân viên của anh ta đã có khả năng thực hiện một công việc được giao nhưng còn thiếu tự tin.

2.  Theo phong cách này, nhà quản lý là nơi để nhân viên nêu ra những lo ngại và để bàn bạc về những khó khăn.

3.  Tuy nhiên, thay vì giải quyết hộ, nhà quản lý chỉ hỗ trợ họ. Làm như vậy sẽ tăng cường tính độc lập và sự tự tin của nhân viên.

22

Phong cách phân cấp hay uỷ quyền

1.  Sử dụng đối với nhân viên có cả kỹ năng và sự tự tin trong việc xử lý công việc.

2.  Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phong cách này trước khi nhân viên của bạn sẵn sàng cho công việc thì họ có thể sẽ cảm thấy rằng, bạn đã bỏ rơi họ.

Các yêu cầu với lãnh đạo tình huống:

1.  Liên tục thay đổi phong cách quản lý để phù hợp với sự phát triển về kỹ năng, kinh nghiệm và sự tự tin của nhân viên. Nếu không sẽ khiến nhân viên không thể phát triển được.

2.  Sẵn sàng sử dụng các phong cách khác nhau với cùng một người bởi trong khi anh ta có thể tự tin và có khả năng thực hiện một việc này thì một việc mới giao cho anh ta sẽ lại đòi hỏi một phong cách quản lý khác.

23

Các yêu cầu với lãnh đạo tình huống:

3.  Luôn luôn thực hiện quản lý với mục tiêu là làm cho nhân viên của mình phát triển kỹ năng và tăng tính độc lập hơn.

4.  Lãnh đạo theo tình huống đã trở thành một cách tiếp cận phổ biến trong quản lý con người bởi nó tính đến sự khác biệt giữa các nhân viên. Học cách tiếp cận này, công việc của bạn sẽ trôi chảy hơn vì nhân viên của bạn sẽ học được cách tự quản lý mình.

Các yếu tố ảnh hưởng tới PCLĐ 1.  Thời gian là bao nhiêu? 2.  Các mối quan hệ được dựa trên sự tôn trọng và

tin tưởng hay dựa trên sự thiếu tôn trọng? 3.  Ai là người nắm giữ thông tin - bạn, các nhân

viên, hay cả hai? 4.  Các nhân viên được huấn luyện ra sao và bạn hiểu

rõ các nhiệm vụ như thế nào? 5.  Các mâu thuẫn nội bộ 6.  Mức độ sức ép 7.  Kiểu nhiệm vụ. Đó là kiểu cấu trúc, phi cấu trúc,

phức tạp, hay đơn giản? 8.  Luật lệ hay các quy trình thủ tục được thiết lập

24

5. Một số tình huống lãnh đạo cụ thể

Theo thâm niên công tác

1.  Sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán đối với các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học việc.

2.  Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ.

3.  Nhờ đó, nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn toàn mới dành cho các nhân viên.

25

Theo các giai đoạn phát triển của tập thể

1.  Giai đoạn bắt đầu hình thành. Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng phong cách độc đoán.

2.  Giai đoạn tương đối ổn định.Khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dùng kiểu lãnh đạo mềm dẻo, linh hoạt.

3.  Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dùng kiểu dâu chủ hoặc tự do.

Dựa vào tính khí của nhân viên

•  Đối với tính khí sôi nổi – nóng nảy è kìm hãm •  Đối với tính khí trầm tư – nhút nhát è khuyến

khích Dựa vào giới tính

Phụ nữ thường hay làm việc tốt hơn dưới sự chỉ huy độc đoán.

Dựa theo tuổi: •  Nên dùng kiểu lãnh đạo tự do đối với người hơn

tuổi, trong khi nên áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán đối với người nhỏ tuổi.

26

Theo trình độ của nhân viên:

•  Sử dụng phong cách lãnh đạo uỷ thác đối với các nhân viên hiểu rõ về công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo.

•  Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi thứ! Các nhân viên cần làm chủ công việc của họ.

•  Cũng như vậy, trường hợp này sẽ giúp nhà lãnh đạo có điều kiện để làm những công việc khác cần thiết hơn.

Cần độc đoán với những đối tượng nào? 1.  Những người ưa chống đối 2.  Không có tính tự chủ. 3.  Thiếu nghị lực 4.  Kém tính sáng tạo

Cần dân chủ với những ai? 1.  Những người có tính thần hợp tác. 2.  Có lối sống tập thể.

Nên tự do với những ai? 1.  Những người không thích giao thiệp. 2.  Hay có đầu óc cá nhân chủ nghĩa

27

Với tình huống bất trắc:

Với một số tình huống đòi hỏi ta phải hành động khẩn trương và kịp thời, chẳng hạn như hoả hoạn, lũ lụt. è Mọi nỗ lực phải dốc hết vào xử lý tình huống. è Doanh nghiệp cần một sự lãnh đạo cứng rắn và uy

quyền.

Với tình huống có bất đồng trong tập thể: è Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình.

Những tình huống gây hoang mang

1.  Thỉnh thoảng do sự xáo trộn trong tập thể như thay đổi, cải tổ…không ai biết nên phải làm gì, mọi người đều hoang mang.

è Nhà quản trị phải tỏ ra gần gũi, gặp gỡ trao đổi, thông báo, tạo mối quan hệ thân mật để trấn an nhân viên.