12
1 Khng-tvà hc thuyết Ngô ThQuý Linh 1997 KHNG-THC THUYT A. Thân thế Khng-tKhng-ttên là Khâu, tlà Trng-Ni, người nước L, Trung-Hoa. Ông sinh năm 551 trước Tây- lch và mt năm 479 trước Tây-lch, th73 tui. Ông mcôi cha khi hai tui, nhà nghèo, phi tkiếm sng ly. Khi ln lên, làm vic gt thóc, sau trông gicu bò dùng trong tang l. Không có tài liu nào nói vvic đi hc ca ông. Tnăm 30 tui, ông bắt đầu dy hc. Môn sinh ca ông rt nhiu. Năm 50 tui, ông ra làm quan nước L, nhưng vsau thy vua Lkhông thi hành đạo ca mình, ông dời nước L, cùng hc trò du thuyết khp các nơi. Thi đại Không-tsng lúc y là mt thi đại: - có nhng hc thuyết hoang đường: người ta mê tín dđoan, ham scu đảo, cúng tế quthn; - xã hi hn lon: vua chng ra vua, tôi chng ra tôi, cha chng ra cha, con chng ra con; chính trtht nhân tâm; dân thiếu nim tin nhà cm quyn; dân gian kin cáo nhau, không biết nhường nhn, không biết nghĩa v; - đạo đức suy đồi: người ta “háo sc hơn háo đức” (Lun ng), ham làm giàu không knghĩa, ham danh chc, không gilòng tín tht, gidi, không có lòng nhân. Khng-tđã tng nói: “Lão gian chi, bng hu tín chi, thiếu gihoài chi” (Ta muốn cho người già cđều được an vui, khi cc kh; cho bng hu đem lòng tin cy nơi ta, và ta mun đùm bc kthiếu niên, Lun ng). Khng-tcho rng mình là người thích việc đời xưa: “Thuật nhi bt tác, tín nhi háo c, tư ngã Lão Bành” (Ta chỉ truyn thut mà không sáng tác, tin thích vic c, ta Lão Bành, Lun ng). Ông là người đầu tiên có công trước-thut Nho-hc, ly Nghiêu, Thun, HVũ, Chu-công làm bc thánh và xem thi ca các bc y là thi thái bình thnh trđáng để cho hu thế noi gương. Khng-tđã san định các Kinh: Thi, Thư, Dch, L, Nhc và viết Kinh Xuân-Thu, sắp đặt li tư tưởng ca các thánh hiền đời trước, đề cao nhng mi luân thường đạo lý trong xã hi, định thành các vic lnghi tế t. Ông đã cgng áp dng Nho-hc trong xã hi hu mong cm hóa được người đương thi và làm ích lợi cho người đời sau. B. Hc thuyết 1.- GC CỦA ĐẠO ĐỨC: NHÂN Txa xưa, người ta đã tin rng trời đất và vn vật đều theo cùng mt thiên-lý, tt cùng đồng mt th. Đó là thuyết thiên địa vn vt nht th. Tri và Người có liên hmt thiết vi nhau. Lut tnhiên ca Trời được xem là khuôn mẫu cho Người. Ngui ta phi kính Tri mà cư xcho hp vi đạo Tri. Hngười ta ăn trái vi lTri thì Tri sgây ra thiên tai để nhc nhNgười. Đó là thuyết thiên nhân tương d. Trời đất vn vt thành lp nhssinh. Đạo Tri có bốn đức là nguyên, hanh, li, trinh giúp cho ssinh thành hòa hp ca vn vật. Người là mt phn ca Trời Đất vì đó đạo người có bốn đức nhân, lễ, nghĩa, trí tương đương vi bốn đức ca Trời để theo đạo Tri mà bồi dưỡng ssinh. Mc đích ca đạo Trời Đất là bồi dưỡng ssinh, mc đích ca đạo người là đạt được đức Nhân. “Tử Trương hi rng:

KHỔNG-TỬ VÀ HỌC THUYẾT - ylinhpublishing.weebly.com · Khổng-tử đã san định các Kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và viết Kinh Xuân-Thu, sắp đặt lại

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

KHỔNG-TỬ VÀ HỌC THUYẾT

A. Thân thế Khổng-tử Khổng-tử tên là Khâu, tự là Trọng-Ni, người nước Lỗ, Trung-Hoa. Ông sinh năm 551 trước Tây-

lịch và mất năm 479 trước Tây-lịch, thọ 73 tuổi.

Ông mồ côi cha khi hai tuổi, nhà nghèo, phải tự kiếm sống lấy. Khi lớn lên, làm việc gạt thóc, sau

trông giữ cừu bò dùng trong tang lễ. Không có tài liệu nào nói về việc đi học của ông.

Từ năm 30 tuổi, ông bắt đầu dạy học. Môn sinh của ông rất nhiều. Năm 50 tuổi, ông ra làm quan

nước Lỗ, nhưng về sau thấy vua Lỗ không thi hành đạo của mình, ông dời nước Lỗ, cùng học trò du

thuyết khắp các nơi.

Thời đại Không-tử sống lúc ấy là một thời đại:

- có những học thuyết hoang đường: người ta mê tín dị đoan, ham sự cầu đảo, cúng tế quỉ thần;

- xã hội hỗn loạn: vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con; chính

trị thất nhân tâm; dân thiếu niềm tin ở nhà cầm quyền; dân gian kiện cáo nhau, không biết

nhường nhịn, không biết nghĩa vụ;

- đạo đức suy đồi: người ta “háo sắc hơn háo đức” (Luận ngữ), ham làm giàu không kể gì

nghĩa, ham danh chức, không giữ lòng tín thật, giả dối, không có lòng nhân.

Khổng-tử đã từng nói: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi” (Ta muốn cho người

già cả đều được an vui, khỏi cực khổ; cho bằng hữu đem lòng tin cậy nơi ta, và ta muốn đùm bọc kẻ thiếu

niên, Luận ngữ).

Khổng-tử cho rằng mình là người thích việc đời xưa: “Thuật nhi bất tác, tín nhi háo cổ, tỷ ư ngã

Lão Bành” (Ta chỉ truyền thuật mà không sáng tác, tin thích việc cổ, tựa Lão Bành, Luận ngữ).

Ông là người đầu tiên có công trước-thuật Nho-học, lấy Nghiêu, Thuấn, Hạ Vũ, Chu-công làm

bậc thánh và xem thời của các bậc ấy là thời thái bình thịnh trị đáng để cho hậu thế noi gương.

Khổng-tử đã san định các Kinh: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và viết Kinh Xuân-Thu, sắp đặt lại tư

tưởng của các thánh hiền đời trước, đề cao những mối luân thường đạo lý trong xã hội, định thành các

việc lễ nghi tế tự. Ông đã cố gắng áp dụng Nho-học trong xã hội hầu mong cảm hóa được người đương

thời và làm ích lợi cho người đời sau.

B. Học thuyết 1.- GỐC CỦA ĐẠO ĐỨC: NHÂN

Tự xa xưa, người ta đã tin rằng trời đất và vạn vật đều theo cùng một thiên-lý, tất cùng đồng một

thể. Đó là thuyết thiên địa vạn vật nhất thể. Trời và Người có liên hệ mật thiết với nhau. Luật tự nhiên

của Trời được xem là khuôn mẫu cho Người. Nguời ta phải kính Trời mà cư xử cho hợp với đạo Trời. Hễ

người ta ăn ở trái với lẽ Trời thì Trời sẽ gây ra thiên tai để nhắc nhở Người. Đó là thuyết thiên nhân tương

dữ.

Trời đất vạn vật thành lập nhờ sự sinh. Đạo Trời có bốn đức là nguyên, hanh, lợi, trinh giúp cho

sự sinh thành hòa hợp của vạn vật. Người là một phần của Trời Đất vì đó mà đạo người có bốn đức nhân,

lễ, nghĩa, trí tương đương với bốn đức của Trời để theo đạo Trời mà bồi dưỡng sự sinh.

Mục đích của đạo Trời Đất là bồi dưỡng sự sinh, mục đích của đạo người là đạt được đức Nhân.

“Tử Trương hỏi rằng:

2 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

- Bậc nhân-giả sao mà thích núi?

Khổng-tử nói:

- Núi cao ngất! núi cao ngất! mà thích, là ở trên núi có cỏ cây sinh ra, có chim muông nảy

nở ra, có của cải nhiều. Của cải sinh ra mà không để riêng tây, bốn phương đều đến lấy mà không

riêng ai. Mây gió ở đó mà ra để làm cho khoảng trời đất thông với nhau, âm dương hòa hợp với

nhau. Cái ân-trạch vũ-lộ, muôn vật nhờ đó mà thành, trăm họ nhờ đó mà có ăn. Ấy thế cho nên

bậc nhân-giả thích núi vậy.” (Thương-thư đại-truyện, Nho-giáo 1, Trần Trọng Kim)

TÌM HIỂU CÁC NGHĨA CỦA NHÂN

Nhân có nghĩa thương người (Ái).

“Phàn-Trì hỏi về Nhân.

Khổng-tử đáp: “Nhân là thương người.” (Luận-ngữ, thiên 12)

Nhân có nghĩa thật thà, chất phác.

“Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỹ nhân” (Luận-ngữ, thiên 1)

= Nói lời đẹp lòng, sửa sang sắc diện, kẻ ấy hẳn kém lòng nhân.

“Cương, nghị, mộc, nột, cận nhân” (Luận-ngữ, thiên 19)

= Người cứng cỏi, quyết tâm, chất phác, ít nói, gần với lòng nhân.

Nhân là sửa mình, theo lễ.

“Chế ngự mình, trở về lễ, ấy là nhân. Ngày nào mà mình khắc kỷ, phục lễ, ngày đó, mọi

người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà về theo đức nhân.” (Luận-ngữ, thiên 12)

Nhân là nghĩ đến người như nghĩ đến mình

“ Này người nhân hễ muốn tự lập lấy mình thì cũng lo thành lập cho người; hễ muốn cho

mình thông đạt thì cũng lo làm cho người được thông đạt; hễ xử với mình thế nào thì cũng xử

với người chung quanh mình thế ấy. Đó là những phương pháp thi hành để trở nên người

nhân đức vậy.” (Luận-ngữ, thiên 6)

Nhân có nghĩa là cung, kính trung.

“Phàn Trì hỏi về Nhân. Khổng-tử giảng rằng:

- Khi ở nhà phải khiêm cung, khi làm việc phải thi hành một cách kính cẩn, giao thiệp với

người phải giữ dạ trung thành. Dù đi đến các nơi chưa được khai hóa, cũng không thể bỏ ba

điều ấy.” (Luận-ngữ, thiên 13)

Nhân có nghĩa là cung, khoan, tín, mẫn, huệ.

“Tử Trương hỏi Khổng-tử về đạo nhân. Khổng-tử đáp:

- Làm được năm đức trong thiên hạ thì gọi là nhân.

- Xin Thầy chỉ giáo.

- Cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung kính thì không bị khinh nhờn, khoan hậu thì được lòng

người, thành tín thì người tin, cần mẫn thì thành công, thi ân huệ thì sử dụng được người.”

(Luận-ngữ, thiên 17)

3 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

Nhân còn có nghĩa là không quản ngại làm những việc khó.

“Người nhân trước phải làm việc khó sau mới thâu hoạch kết quả, như vậy mới gọi là người

nhân.” (Luận-ngữ, thiên 6)

Nhân là không làm điều tàn ác, không dùng võ lực, cứu dân ra khỏi nạn chinh chiến.

“ Người ta nếu quyết chí làm nhân thì đâu có phạm điều tà ác.” (Luận-ngữ, thiên 4)

“Vua Hoàn-công chín lần họp chư hầu mà không dùng binh, đó là nhờ tài của Quản Trọng.

Người ấy chẳng đáng gọi là nhân sao? chẳng đáng gọi là nhân sao?” (Luận-ngữ, thiên 14)

Nhân có nghĩa hiếu đễ.

Tể Ngã, một trong các học trò của Khổng-tử, xin thầy cho rút ngắn lệ để tang cha mẹ từ ba

năm xuống một năm bị Khổng-tử cho là người bất nhân: Cha mẹ sinh con, sau ba năm mới

hết ẵm bồng, cho nên lệ để tang ba năm là để nhớ đến cái ơn đó. (Luận-ngữ, thiên 17)

Nhân được xem là gốc của đạo đức vì bao gồm nhiều đức tính tiêu biểu cho nhân cách con người

và được nêu cao như là mục đích cho sự tu dưỡng của con người.

Bậc chí-sĩ nhân-nhân quí đức nhân hơn cả mạng sống của mình (thiên 15), lúc nào cũng nghĩ đến

nhân (thiên 4), xem nhân là việc phải làm của mình, thờ người hiền đức làm thầy, tìm người có nhân làm

bạn (thiên 15), ai dùng nhạc và thi hành lễ đều cần có lòng nhân (thiên 3).

Đạt được đức nhân chính là mục đích tối hậu trong hệ thống triết học của Khổng-tử.

2.- TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ

Khổng-tử đã dùng ý nghĩa sau đây của chữ chính để chỉ việc trị dân:

“Chính giả chính dã” = Chữ chính (cai trị) do nơi chữ chính (ngay thẳng mà ra).

(Luận-ngữ, thiên 12)

Làm chính trị có nghĩa là cư xử ngay thẳng, hành động theo lẽ phải.

Hãy xem Khổng-tử nói lý do tại sao:

“Danh bất chính tắc ngôn bất thuận

Ngôn bất thuận tắc sự bất thành

Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng

Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng

Hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thố thủ túc”.

= Nếu danh không chính thì lời nói không thuận

Lời nói không thuận thì việc không thành

Việc không thành thì lễ nhạc không thịnh

Lễ nhạc không thịnh thì hình phạt không đúng

Hình phạt không đúng thì dân không biết chỗ mà đặt tay chân. (Luận-ngữ, thiên 13)

Khổng-tử cho rằng phải chính danh thì mới có được “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (=vua

ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con), xã hội mới có kỷ cương và mỗi người đều rõ trách nhiệm của

mình.

4 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

Theo Khổng-tử, phương cách làm chính trị là dùng đức-hóa. “Vi chính dĩ đức” = Làm chính trị

dùng đức. (Luận-ngữ, thiên 2)

Dùng đức sẽ khiến dân chúng trở về theo đường ngay lẽ phải.

Chữ Đức ở đây có những nghĩa gì?

Đức có ý chỉ hiếu

Trong Luận-ngữ có chép:

“Có người hỏi Khổng-tử rằng: Sao ngài không ra làm quan, làm việc chính trị?

Khổng-tử đáp rằng: Kinh Thư có nói về nết hiếu: Duy có ai hiếu với cha mẹ, có tình với anh em,

mới thi hành việc chính trị từ trong nhà mình. Đó cũng là làm việc chính trị rồi. Đợi chi tới làm quan mới

làm việc chính trị?” (Luận-ngữ, thiên 2)

Như thế thì thực hành hiếu là thi hành việc chính trị ở trong gia đình.

Đức có ý chỉ lễ, nghĩa, tín

“Người trên ham điều lễ thì dân không dám không kính

Người trên ham điều nghĩa thì dân không dám không phục tòng

Người trên ham đức tín thì dân không dám không trung thực”. (Luận-ngữ, thiên 13)

Đức có ý chỉ lễ nhượng

“Chính phủ dùng lễ nhượng để cai trị thì việc cai trị không khó gì?” (Luận-ngữ, thiên 4)

Dạy dân biết lễ nghĩa, biết nhường nhịn nhau thì dân chẳng đem nhau ra chốn tụng đình.

“Xử kiện, ta cũng biết xử như người. Nhưng dạy dân để họ không kiện tụng nhau, như vậy chẳng

hay hơn sao?” (Luận-ngữ, thiên 12)

Khổng-tử giải thích hiệu quả của sự hướng dẫn dân theo lễ như sau:

“Dùng chính lệnh để dắt dẫn dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội,

nhưng không biết hổ thẹn.

“Dùng đức để dắt dẫn dân, dùng lễ để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà trở nên tốt

lành.” (Luận-ngữ, thiên 2)

Trong việc trị nước, lễ quan trọng hơn luật pháp vì lễ sẽ khiến dân biết tự trị (biết nhường nhịn)

và tự trọng (biết hổ thẹn).

Đức muốn nói đến tư cách chính trực của nhà cầm quyền

Nhà cầm quyền ngay thẳng thì dân sẽ bắt chước. Vì thế nhà cầm quyền phải làm gương cho dân.

“Ngài là bậc dẫn dắt dân chúng mà giữ được đức chính, thì còn ai dám ăn ở bất chính?” (Luận-

ngữ, thiên 12)

Chính ở đây không những có nghĩa là ngay thẳng mà còn có nghĩa bất dục: không có lòng tham.

“Ngài là người cầm quyền bá tính mà không có lòng tham, dẫu có thưởng cho họ, họ cũng không

ăn trộm.” (Luận-ngữ, thiên 12)

Chính phủ ngay thẳng chính đáng tất dân thuận theo.

5 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

“Mình ngay chính, không ra lệnh mà dân làm

“Mình bất chính, dù ra lệnh dân không theo.” (Luận-ngữ, thiên 13)

Khổng-tử giải nghĩa thêm ý vi chính dĩ đức của ông như sau:

“Giữ cung cách nghiêm trang thì dân kính, hiếu từ thì dân trung với mình, dùng người thiện và

dạy người kém thì dân khuyên nhau làm lành.” (Luận-ngữ, thiên 2)

Những người làm việc trong chính quyền đều cần phải là người ngay thẳng.

“Cử dùng người ngay thẳng ở trên hạng trí trá cong vạy thì dân theo.

Cử dùng hạng trí trá ở trên người ngay thẳng thì dân không theo.” (Luận-ngữ, thiên 2)

Sự ngay thẳng của những người làm chính trị rất quan trọng. Dân phục tòng hay bất phục tòng là

ở cách cư xử của chính phủ. Chính phủ làm theo lẽ phải thì dân nghe, chính phủ làm điều trái lẽ phải thì

dân không theo.

Như vậy thì điểm cốt yếu trong việc trị nước là tư cách của người làm chính trị.

“Việc chính trị của vua Văn vua Vũ bày ra trong sách. Nếu những người như vua Văn vua Vũ

còn thì chính trị ấy được thi hành, nếu những người ấy không còn thì chính trị ấy hỏng.” (Trung-Dung)

Khổng-tử muốn rằng những người làm chính trị cần có phẩm hạnh đạo đức và biết bổn phận của

họ.

ĐỨC VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI CẦM QUYỀN

- sửa trị mình

- hết lòng lo việc nước, không biết mệt chán

- dùng người ngay thẳng, bỏ kẻ gian tà

- khoan hồng

- phân phối việc, bỏ lỗi nhỏ, cử dùng người hiền tài

- lo ba việc căn bản cho dân: ăn uống, tang chế, tế tự

- giảm những sự bất công

- giữ gìn an ninh cho dân

- dùng lễ và đức để cảm hóa dân; dạy dân biết nghĩa vụ, biết nhường nhịn, trọng luật pháp

- luôn cải tiến dân tâm để đạt “đến mức đạo đức của thánh hiền”

- biết kiên nhẫn

“Đừng muốn cho mau xong, đừng ham cái lợi nhỏ. Nếu muốn cho mau xong thì việc làm

chẳng chu đáo, ham cái lợi nhỏ thì việc lớn không thành.” (Luận-ngữ, thiên 13)

- làm năm việc tốt:

< thi ân cho dân mà chẳng tốn của: mở mang nguồn lợi cho dân

< khiến dân làm việc cực mà chẳng oán: chọn việc đáng làm mà phải lúc

< ưa thích mà không mang tiếng tham: thích điều nhân

< thơ thới mà không kiêu hãnh: không khinh ai

< có uy mà không dữ: mắt nhìn ngay ngắn, quần áo chỉnh tề

- tránh bốn việc xấu:

< không dạy dân mà giết kẻ phạm tội: đó là ngược

6 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

< mệnh lệnh không rõ mà ép làm cho nhanh: đó là bạo

< ra lệnh một cách phóng túng mà không để đủ thời hạn: đó là tặc

< khi cho ai vật gì thì ngần ngừ so đo: biển lận, nhỏ nhen

- cần giữ năm điều sau đây:

< thận trọng trong mọi việc

< nói ra có người tin

< tiêu dùng một cách vừa phải

< yêu dân

< sai dân làm việc phải tùy lúc.

ĐỨC VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI LÀM QUAN

Người ra làm quan giữ được đức thanh liêm và có tiết tháo, hết lòng vì nước là nhờ được đào

luyện trong tinh thần Khổng-học.

- giữ đạo quân thần: thờ vua phải hết lòng.

- không dối vua, phải can gián mà không sợ mất lòng vua.

- trọng nhân hơn trung: đem tài ra giúp nước là nhân, sống chết vì một ông vua là trung; nếu

phải chọn lấy một thì chọn nhân hơn là trung.

- đảm đương được chức vụ; nếu được phái đi sứ, có tài ứng đối.

- phải đem hết tài lực ra giúp nước; nước nguy biến phải biết giữ; việc nước rối ren phải phù

trợ.

- biết tiến cử người hiền vì làm quan mà không tiến cử người hiền là “kẻ ăn trộm chức vị”.

- đem đạo thánh hiền ra thi hành.

- có trí thức để hiểu đạo thánh hiền, có lòng nhân để giữ đạo, có dung mạo đoan trang để dân

kính, dùng lễ tiết để trị dân.

- làm quan phải chính trực.

- không luồn cúi, không cầu cạnh.

- nên học hỏi cho rộng; thận trọng trong lời nói; điều gì nghi hoặc không rõ thì chưa nên làm.

*

Triết lý chính trị của Khổng-học nhằm tạo ra một chính phủ trị nước nhờ sự giúp sức của người

hiền, chứ không đặt nặng căn bản luật pháp.

Để trị nước cho hợp với đức hiếu-sinh của đạo trời đất và vun trồng đức nhân của đạo người,

Khổng-tử đề ra tôn chỉ chính mình để chính người, nêu gương tốt cho dân, dùng lễ tiết và nhân chính để

mọi người trong nước biết nghĩa vụ: vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con, và cổ xúy phép làm

chính trị theo phương cách đức-hóa.

7 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

3.- TRIẾT LÝ NHÂN SINH

Để giúp đạt được mục đích nhân sinh chính đáng, sống như thế nào cho nên cho phải, Khổng-tử

đặt ra một mẫu người lý tưởng: đó là người quân-tử.

Tư cách người quân-tử

- cầu tiến: người quân-tử lo học tập đạo lý cho tinh thông, không lấy làm buồn nếu không ai

biết đến mình.

- tự trọng, trung tín, làm bạn với những người có tâm muốn học đạo như mình.

- phục thiện: có lỗi thì phải có can đảm sửa lỗi.

- khắc kỷ: không cầu ăn ở cho sướng, lo đạo chứ chẳng lo ăn, dùng lễ để kiềm chế.

- thanh cao: mong làm tăng phẩm hạnh của mình.

- có tinh thần thượng võ.

- thản nhiên, thơ thới; không lo sợ vì tự xét mình không làm điều gì tà ác.

- có nhân, trí, dũng.

- tập quan sát, nghe người khác nói, ôn hòa, khiêm cung, trung thực, cẩn trọng, không mất bình

tĩnh, không ham lợi.

Hành vi người quân-tử

- cần tôn kính: mệnh trời, đại-nhân, lời dạy của thánh-hiền.

- cần tránh ba việc: < khi còn trẻ, ngừa việc nữ sắc

< tuổi tráng niên, tránh việc tranh giành, ganh hơn thua

< về già, ngăn tính tư hữu, vơ vét.

- không cầu ăn ở cho sướng, làm việc cần mẫn, thận trọng lời nói, cầu học ở người có đạo đức

cao.

- làm trước để noi gương cho người.

- đối xử với mọi người theo lẽ phải, không tư vị.

- không tranh với ai.

- kính người trên, ban ân huệ cho dân, sai dân làm việc phải lẽ.

- ở với kẻ man di, giúp họ thay đổi.

- xem người trong bốn bể là anh em.

- giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu.

- hợp quần nhưng không chia phe phái.

- lúc cùng khốn không làm càn.

- trọng nghĩa, khiêm tốn, tín thành.

- tự trông tựa ở mình.

- chuộng nghĩa hơn dũng.

- không vì lời nói khéo mà dùng người, mà cũng không vì người hèn kém mà bỏ lời nói phải.

Vai trò của người quân-tử là làm gương cho người khác.

“Tu kỷ dĩ an bá tánh” = Người quân-tử tự sửa mình, nhờ đó mà trăm họ được yên trị.

(Luận-ngữ, thiên 14)

8 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

Người quân-tử là mẫu người lý tưởng trong triết lý nhân sinh của Khổng-tử. Bất kỳ là vua hay là

dân ai cũng phải tu thân sửa mình để đạt đến.

“Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản” = Từ thiên tử cho đến người

thường, ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc. (Đại-Học)

Trong xã hội, ai cũng cần lấy sự tu thân làm trọng, nhất là những người làm chính trị không thể

không tu thân mà trị được nước.

“Thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình” =

Có sửa mình mới chỉnh đốn được việc nhà, việc nhà có chỉnh đốn mới trị được nước, nước có trị

thì thiên hạ mới bình. (Đại-Học)

Chính mình để chính người là tôn chỉ của triết lý chính trị.

Tu thân sửa mình theo khuôn mẫu người quân-tử là tôn chỉ của triết lý nhân sinh.

Triết lý chính trị và triết lý nhân sinh của Khổng-tử có một mối quan hệ với nhau:

Người quân-tử không nhất thiết phải làm chính trị, nhưng người làm chính trị phải là

người quân-tử.

QUAN NIỆM VỀ HIẾU

Hiếu là một ý niệm rất quan trọng trong các xã hội theo Nho-học. Bao nhiêu sinh hoạt của cá

nhân đã bị chi phối bởi chữ hiếu. Vậy cần tìm hiểu xem Khổng-tử đã giảng chữ hiếu như thế nào cho các

học trò của ông.

“Mạnh-võ Bá hỏi về hiếu, Khổng-tử đáp: - Làm cha mẹ chỉ sợ con mang bệnh tật.” (Luận-ngữ,

thiên 2)

“Trong khi cha mẹ còn sinh tiền, phận làm con chớ có đi chơi xa. Như đi chơi đâu thì thưa trước

với cha mẹ để cha mẹ biết.” (Luận-ngữ, thiên 4)

Cha mẹ thương con, lo buồn khi thấy con mang bệnh tật hoặc hư hỏng vì bị bạn bè xấu rủ rê. Để

đáp lại lòng thương yêu lo lắng của cha mẹ, người con - nếu là người con hiếu - sẽ tự biết bổn phận,

không làm cha mẹ buồn rầu lo lắng vì mình. Hiếu được xem là đáp ứng tự nhiên của người con đối với sự

chăm sóc của cha mẹ.

Công dụng đầu tiên của hiếu là dùng để hướng dẫn hành vi của người con, muốn cho người con

vì lòng kính trọng thương yêu cha mẹ mà biết giữ gìn thân mình và noi theo gương tốt của cha mẹ.

“Khi cha còn sống, để ý xem chí hướng của cha; khi cha mất, luận định về việc của cha.” (Luận-

ngữ, thiên 1)

“Khổng-tử nói rằng: Võ-vương, Chu-công mới là đạt hiếu; sở dĩ làm nên hiếu là vì tiếp tục được

chí nguyện người trước, noi theo được công việc người trước.” (Trung-Dung)

Về bổn phận của người con, Khổng-tử đã nói như sau:

“Cha mẹ còn sống thì phụng sự cho hợp lễ, khi mãn phần thì tống táng cho hợp lễ, khi cúng tế

phải giữ đủ lễ.” (Luận-ngữ, thiên 2)

“Thờ cha mẹ thấy cha mẹ có lỗi nên can gián một cách dịu ngọt.” (Luận-ngữ, thiên 4)

9 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

“Lỗ Ai-công hỏi Khổng-tử:

- Con theo mệnh cha có phải hiếu không? Tôi theo mệnh vua có phải trung không? (…)

Khổng-tử nói:

- (…) con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái

đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu là trung vậy.” (Khổng-tử gia-ngữ)

“Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là hiếu. Nhưng người ta cũng nuôi được

thú như chó, ngựa. Nuôi cha mẹ mà không kính thì có khác gì nuôi thú vật?” (Luận-ngữ, thiên 2)

“Khó ở chỗ giữ được vẻ hòa vui. Khi cha anh có việc thì phải chịu khó giúp.” (Luận-ngữ, thiên 2)

Quan niệm về hiếu của Khổng-tử thật là khác hẳn với những điều ghi chép trong thiên Nội-tắc

sách Lễ-ký: “Con thờ cha mẹ, khi gà mới gáy sáng, rửa tay súc miệng, chải đầu, bới tóc, lấy trâm cài tóc,

chải tóc đội mũ có lèo, đi ủng, áo có đai cài hốt, để đến chỗ cha mẹ ở. Đến nơi phải im hơi, lặng tiếng hỏi

về quần áo, nóng lạnh … hỏi xem cha mẹ muốn gì để kính dâng lên.”

Cách hiểu chữ hiếu của người đời sau thành ra quá nghiêng về hình thức phụng sự, tiêu cực làm

đẹp lòng cha mẹ, chứ không còn biểu hiện cho sự liên hệ cao quý, có tính cách xây dựng, giữa cha mẹ và

con cái mà Khổng-tử đề xướng.

Nhưng lý do tất yếu đã khiến cho chữ hiếu có vai trò quan trọng trong Khổng-học chính là giúp

mọi người con trong xã hội đạt được đức nhân.

“Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư nhân”.

= Người quân tử trọn bổn phận với cha mẹ, tất dân chúng hưng khởi lòng nhân. (Luận-ngữ, thiên 8)

Dùng hiếu để hướng dẫn mọi người trong xã hội đạt được đức nhân, đó chính là mục đích của

Khổng-tử.

Một trong những việc của người làm chính trị là thực hành điều hiếu ở trong gia đình.

“Khổng-tử nói: - Kinh Thư có câu Duy kẻ nào hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, mới thi hành

việc chính trị từ nơi nhà mình. Đó cũng là làm việc chính trị rồi. Đợi chi tới làm quan mới làm việc chính

trị.”

Người làm chính trị nhờ quan niệm hiếu mà thực hiện được mục đích giúp mọi người đạt đức

nhân. Điều này đã khiến hiếu trở thành nền tảng tư tưởng cho phần nhiều các thái độ cũng như hành vi

của mọi người trong xã hội nho-học.

Phổ thông hóa chữ hiếu của triết lý nhân sinh chính là nhằm mục đích thực hiện một mục đích

chính trị chính đáng của Khổng-học.

10 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

4.- TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Dù muốn trở thành người quân-tử trong xã hội hay là muốn chính mình để chính người trong

cách trị nước, ai cũng phải dùng phương pháp tu thân để đạt đến mục đích.

“Tự thiên tử dĩ chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản.” (Đại-Học)

Triết lý giáo dục vì thế rất quan trọng trong học thuyết của Khổng-tử.

Học điều gì?

Khổng-tử khuyên người đời nên để tâm vào việc học đạo làm người, giữ gìn đức hạnh, nương

theo điều nhân.

“Chí ư đạo, cử ư đức, y ư nhân.” (Luận-ngữ, thiên 7)

Đạo học làm người gồm có: hiếu, đễ, tín, ái, thân nhân.

“Người đi học vào thì hiếu, ra thì đễ, cẩn thận mà có tín nhiệm, thương mọi người, thân thiết với

người nhân đức.” (Luận-ngữ, thiên 1)

Nếu không trau giồi đức hạnh và kiến thức thì ông lấy làm lo.

“Đạo đức không sửa tiến, học vấn không giảng tập, nghe điều nghĩa mà không theo, có lỗi mà

không đổi, đó là những mối lo của ta.” (Luận-ngữ, thiên 7)

Tại sao phải học?

“Không học tập theo cổ nhân, không đạt đến mức tinh vi.” (Luận-ngữ, thiên 11)

Khổng-tử trình bày sáu mối hại ngăn trở sáu đức chỉ vì không hiếu học (thích học) như sau:

“Thích nhân mà không thích học, suy hóa thành ngu muội;

Thích trí mà không thích học, suy hóa thành phóng đãng;

Thích tín mà không thích học, hóa ra phải chịu thiệt;

Thích sự ngay thẳng mà không thích học, hóa ra khắt khe;

Thích dũng cảm mà không thích học, hóa thành loạn động;

Thích cứng dắn mà không thích học, hóa thành cuồng bạo.” (Luận-ngữ, thiên 17)

Học như thế nào?

Điều kiện tiên quyết của người đi học là ý chí muốn học, không nề hà hoàn cảnh.

“Người quân tử miễn có ăn không cầu no, miễn có ở không cầu êm, làm việc siêng năng nhưng

cẩn thận lời nói, tìm học người đạo đức để sửa mình; như vậy có thể gọi là người ham học.” (Luận-ngữ,

thiên 1)

Sự thu thập kiến thức tuy luôn cần thiết nhưng cũng cần phải suy nghĩ để biết lựa chọn: đây mới

là cách học tích cực.

“Học mà không suy nghĩ thì mờ tối, suy nghĩ mà không học thì nguy hại.” (Luận-ngữ, thiên 2)

11 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

“Nghe nhiều chọn điều phải mà theo; thấy nhiều ghi nhớ những điều cần; nhờ vậy mà nên bậc

thứ-tri.” (Luận-ngữ, thiên 7)

bậc thứ-tri: người thông hiểu đạo lý nhờ nghe nhiều thấy rộng.

“Ôn những điều đã biết, học thêm những điều mới; người như vậy có thể làm thầy thiên hạ.”

(Luận-ngữ, thiên 2)

“Người ta tính gần giống nhau, nhưng bởi nhiễm thói quen nên khác xa nhau.” (Luận-ngữ, thiên

17)

“ Xóm nhân hậu là xóm tốt; chọn chỗ ở mà chẳng ở xóm nhân hậu sao gọi là trí?” (Luận-ngữ,

thiên 4)

Ngoài nơi ở, còn cần có thầy hay, bạn tốt, người hiền để giúp tạo thành thói quen đạo đức.

“Muốn làm nên món đồ dùng tốt, trước phải sắm khí cụ cho bén. Ở trong nước nên chọn bậc đại

phu hiền đức mà thờ làm thầy, tìm kẻ sĩ có lòng nhân mà kết bạn.” (Luận-ngữ, thiên 15)

Thơ, lễ, nhạc là những trợ lực của giáo dục, giúp cho sự thành lập nhân cách.

“Tư cách hưng khởi nhờ thơ, thân lập nhờ lễ, tính thành nhờ nhạc.” (Luận-ngữ, thiên 8)

Lễ còn giúp cho sự điều hòa tình cảm và hành vi.

“Cung kính mà không biết lễ thành ra lao nhọc vất vả, cẩn thận mà không biết lễ thành ra nhút

nhát rụt rè, dũng cảm mà không biết lễ thành ra loạn động vô trật tự, ngay thẳng mà không biết lễ thành ra

gắt gao khó khăn.” (Luận-ngữ, thiên 8)

Khổng-tử rất chú trọng vào việc học lễ vì ông tin ở tính cách giáo hóa tích cực của lễ có thể giúp

con người đạt được đức nhân.

“Chế ngự mình, trở lại với lễ, ấy là Nhân. Ngày nào mà mình khắc kỷ phục lễ, ngày đó mọi người

trong thiên hạ tự cảm hóa mà về theo đức nhân.” (Luận-ngữ, thiên 12)

Tuy nhiên với những phương cách đã kể, giáo dục sẽ chỉ đạt được hiệu quả tốt đẹp nếu người đi

học ý thức được sự tương quan giữa giáo dục cá nhân với sự tiến triển của xã hội. Ước mong thay đổi và

làm tăng tiến xã hội khởi đi từ sự học hỏi sáng suốt của cá nhân.

Cổ chi dục minh minh đức ư thiên hạ giả, tiên trị kỳ quốc. Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia. Dục

tề kỳ gia giả, tiên tu kỳ thân. Dục tu kỳ thân giả, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm giả, tiên thành kỳ ý.

Dục thành kỳ ý giả, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật.

Vật cách nhi hậu tri chí. Tri chí nhi hậu ý thành. Ý thành nhi hậu tâm chính. Tâm chính nhi hậu

thân tu. Thân tu nhi hậu gia tề. Gia tề nhi hậu quốc trị. Quốc trị nhi hậu thiên hạ bình.

= Người xưa muốn làm sáng tỏ đức sáng trong thiên hạ, trước lo trị nước. Muốn trị nước, trước lo

chỉnh đốn trong nhà. Muốn chỉnh đốn trong nhà, trước lo sửa mình. Muốn sửa mình, trước lo cho lòng

chân chính. Muốn tâm được chính, thời ý phải chân thành. Muốn ý được chân thành, thời phải hiểu cho

chính xác. Muốn hiểu cho chính xác, thời phải xét kỹ sự vật.

Xét kỹ sự vật rồi mới hiểu biết chính xác. Hiểu cho chính xác rồi ý mới chân thành. Ý thành rồi

tâm mới chính. Tâm chân chính rồi mới sửa được mình. sửa mình rồi mới tề được nhà. Tề được nhà mới

trị được nước. Trị được nước mới bình được thiên hạ. (Đại-Học)

12 Khổng-tử và học thuyết – Ngô Thị Quý Linh 1997

Ai đi học cũng cần học cho đến trí tri cách vật, trước là để tu thân sửa mình cho có tư cách đạo

đức, mong đạt đến đức nhân, và sau đó biết tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, giúp nhà, giúp nước, giúp nhân

loại.

Khổng-tử giao cho người đi học các trách nhiệm sau:

- đối với bản thân: phải tu thân sửa mình, biết tổ chức đời sống gia đình;

- đối với xã hội: tham dự việc nước, giúp ích cho đời.

Khổng-tử còn đem đến cho mọi người một quan niệm về cơ hội bình đẳng để được giáo dục.

Hữu giáo vô loài = Không kể là hạng người nào cũng cần có giáo dục. (Luận-ngữ, thiên 15)

Tiêu biểu cho nền giáo dục học vị nhân sinh, học để xứng đáng làm người và hữu ích cho xã hội

mà Khổng-tử chủ trương, là kẻ sĩ.

Những đức tính của Kẻ Sĩ

Kẻ sĩ có những đức tính như sau:

- trong sinh hoạt hằng ngày, thiết tha hết lòng với bạn bè và giữ niềm hòa duyệt với anh em.

- được họ hàng khen là thảo, làng xóm khen là thuận.

- nói thì giữ lời, làm việc thì quả quyết.

- khi được cử đi sứ bốn phương không làm nhục mệnh vua.

- biết hổ thẹn về hành vi của mình.

Nhưng việc quan trọng nhất của kẻ sĩ là ở ý chí học đạo.

“Kẻ sĩ để chí vào đạo mà còn thẹn vì nỗi áo xấu cơm thô thì chưa thể cùng bàn luận về đạo.”

(Luận-ngữ, thiên 4)

“Kẻ sĩ mà mong được ăn ở cho sướng thì chẳng đáng gọi là kẻ sĩ vậy.” (Luận-ngữ, thiên 14)

Dẫu rằng cải tiến dân sinh để tăng dân số và phát triển kinh tế để giúp cho dân giàu nước mạnh là

điều cần thiết, đối với Khổng-tử, đặt trọng tâm vào giáo dục vẫn là trách nhiệm quan trọng hơn hết của

mọi chính phủ.

Chủ trương của Khổng-tử là:

Dân đã đông thì nên làm cho dân giàu, dân đã giàu thì phải giáo hóa họ. (Luận-ngữ, thiên 13)

Chính nhờ vào sự truyền bá rộng rãi các đức tính của mẫu người quân tử và chú trọng việc mở

rộng tầng lớp kẻ sĩ bằng giáo dục mà tư cách đạo đức của người dân được tăng tiến, trình độ luân lý xã

hội được nâng cao.

*

Đào luyện những con người biết trọng đức nhân,

gây dựng những cá nhân có phẩm hạnh đạo đức theo mẫu người quân tử,

tạo một xã hội chuộng lễ nghĩa,

lập một quốc gia kỷ cương để mọi người dân được an cư lạc nghiệp,

đó là những mục đích của Khổng học.