43
I. Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam: 1.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức: 1.2. Luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật và các văn bảnThư viện các mẫu văn bản dưới luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức: 1.2.1.Bộ luật Hàng hải với các luật chuyên ngành về vận tải đa phương thức: 1.2.2. Văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức: 1.2.2.1. Nghị định số 125/2003/NĐ-CP: 1.2.2.2. Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT: 1.2.2.3. Thông tư số 10/2004/TT-BGVT: 1.2.2.4. Thông tư 125/2004/TT-BTC: 1.3. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp kinh doanhluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu - sách về Kinh Doanh vận tải biển và vận tải đa phương thức ở Việt Nam: 1.3.1.Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: 1.3.2.Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực: Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức Mục đích Kiếm soát và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp vận tải đa phương thức Thể loại Giấy phép Ngành nào cần 491 492 493 50 Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu mỡ 51 Mua bán và Đại lý (trừ xe có động cơ và mô tô, xe máy) Nơi nộp hồ sơ Bộ Giao thông vận tải Tên Bộ Giao thông vận tải Địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

I. Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam:1.1. Khái niệm chung về vận tải đa phương thức:1.2. Luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật và các văn bảnThư viện các mẫu văn bản dưới luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức:1.2.1.Bộ luật Hàng hải với các luật chuyên ngành về vận tải đa phương thức:1.2.2. Văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức:1.2.2.1. Nghị định số 125/2003/NĐ-CP:1.2.2.2. Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT:1.2.2.3. Thông tư số 10/2004/TT-BGVT:1.2.2.4. Thông tư 125/2004/TT-BTC:1.3. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp kinh doanhluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu - sách về Kinh Doanh vận tải biển và vận tải đa phương thức ở Việt Nam:1.3.1.Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực:1.3.2.Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực:

Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức Mục đích Kiếm soát và giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp vận tải đa phương thức

Thể loại Giấy phép

Ngành nào cần

491 492 493 50 Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu mỡ 51 Mua bán và Đại lý (trừ xe có động cơ và mô tô, xe máy)

Nơi nộp hồ sơ

Bộ Giao thông vận tải Tên Bộ Giao thông vận tải Địa chỉ 80 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Số điện thoại 04 9424015 Số fax 04 9423291 EmailTrang webGhi chúBộ Kế hoạch và Đầu tư Tên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Địa chỉ 02 Hoàng Văn Thụ, Ba Đình, Hà Nội Số điện thoại 04 8453027 Số faxEmailTrang webGhi chú

Page 2: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Lệ phí và Thời hạn

Lệ phí: (Quy định bởi Bộ Tài chính);

Thời hạn: 24 tháng

Các hồ sơ cần khi đăng ký

Điều kiện:

Tổ chức và cá nhân Việt Nam thoả mãn tất cả các điều kiện sau sẽ được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:

1. Là doanh nghiệp Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức.

2. Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn cho hoạt động vận tải đa phương thức hoặc bảo đảm của ngân hàng cho việc kinh doanh vận tải đa phương thức trước những tổn thất trong vận chuyển, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm hoặc các rủi ro khác.

3. Có tài sản trị giá ít nhất 80.000 SDR hoặc có sự bảo đảm tương đương. 

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thoả mãn tất cả các điều kiện sau sẽ được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:

1. Đáp ứng các điều kiện được quy định trong luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn cho hoạt động vận tải đa phương thức hoặc đảm bảo của ngân hàng cho việc kinh doanh vận tải đa phương thức trước những tổn thất trong vận chuyển, hư hỏng hàng hoá, giao hàng chậm hoặc các rủi ro khác.

3. Có tài sản trị giá ít nhất 80.000 SDR hoặc có sự bảo đảm tương đương. 

Các doanh nghiệp nước ngoài thỏa mãn tất cả các điều kiện sau có thể được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức:

1. Là doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc doanh nghiệp của các nước ký Hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt Nam về vận tải đa phương thức.

2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và được hợp pháp hoá lãnh sự.

3. Có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam. Trong trường hợp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ vốn góp của phía Việt Nam không thấp hơn 51%.

Page 3: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký:

Các tổ chức và cá nhân Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký lên Bộ Giao thông vận tải.

1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức (do người đứng đầu doanh nghiệp ký và đóng dấu).

2. Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh (có công chứng).

3. Bản khai báo tài sản doanh nghiệp do cơ quan tài chính quản lý doanh nghiệp chứng nhận hoặc giấy tờ đảm bảo tương đương do các ngân hàng chứng nhận.

4. Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn (có công chứng) hoặc giấy tờ bảo đảm của ngân hàng. 

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

1. Các loại giấy tờ theo quy định của luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

2. Bản khai tài sản doanh nghiệp hoặc các giấy tờ bảo đảm tương đương.

3. Bản sao hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn hoặc bản sao giấy tờ bảo đảm của ngân hàng. 

Các doanh nghiệp nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký lên Bộ Giao thông vận tải.

1. Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.

2. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hoá lãnh sự. Bản sao phải được chứng nhận bởi đại sứ quán hoặc lãnh sự quán nước đó đóng tại Việt Nam.

3. Hợp đồng đại lý với doanh nghiệp của Việt Nam.

Trình tự thủ tục

Đối với doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài:

1. Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh vận tải đa phương thức phải nộp ba bộ hồ sơ lên Vụ Giao thông vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Vụ Giao thông vận tải kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và ký xác nhận đã nhận hồ sơ.

2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Giao thông vận tải gửi hồ sơ đến

Page 4: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

các vụ, cục liên quan thẩm định.

3. Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 20 ngày. 

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gủi cho Bộ Giao thông vận tải xem xét chấp thuận.

3. Vụ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải đánh giá và trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Bồ Kế hoạch và Đầu tư.

4. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

5. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong vòng 60 ngày.

Chú thích: Quy trình và thủ tục đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư trong lĩnh vực vận tải đa phương thức tuân thủ các các điều khoản luật về đầu tư nước ngoài.

Thời hạn trả lời hồ sơ

20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (áp dụng với doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài).

60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Cơ quan thanh, kiểm tra

Phòng thanh tra, Vụ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải

Hình thức xử phạt vi phạm

Cơ quan cấp Giấy phép có quyền thu hồi Giấy phép nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm điều kiện hoặc thủ tục cấp Giấy phép quy định tai Điều 6 và Điều 7 NĐ số 125/2003/NĐ-CP về kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;

2. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép doanh nghiệp không thực hiện tối thiều 1 hợp đồng vận tải đa phương thức.

Giấy phép sẽ bị thu hồi tạm thời trong thời hạn 6 tháng nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần đầu quy định nói trên và bị thu hồi hoàn

Page 5: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

toàn nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức vi phạm lần thứ hai.

Các văn bản luật liên quan

Nghị định số 125/2003/ND-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tếThông tư số 10/2004/TT-BGTVT ngày 23/6/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức quốc tế.

Thông tin bổ sung

Các doanh nghiệp phải có hợp đồng vận tải đa phương thức được mua bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn từ các tổ chức bảo hiểm Việt Nam hoặc các tổ chức bảo hiểm nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp phải có sự bảo đảm của các tổ chức ngân hàng Việt Nam hoặc các tổ chức ngân hàng nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài phải nộp 03 bộ hồ sơ lên Vụ Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải.

Phần thông tin chi tiết về giấy phép chỉ đưa ra các hướng dẫn cơ bản. Bạn phải nghiên cứu văn bản quy phạm kèm theo hướng dẫn này và bạn trao đổi ý kiến với cơ quan có thẩm quyền quyết định bạn thực sự cần nộp để có được giấy phép và kiểm tra xem có thêm những quy định mới liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất cứ trình tự lỗi hay sự loại bỏ.. Hãy xem phần Điều khoản và Điều kiện

Vận tải đa phương thức trước khi có công ước về vận tải đa phương thức quốc tế

Trong công cuộc phát triển vận tải chuyên chở hàng hóa giao lưu quốc tế, người ta ngày càng nâng cao, hoàn thiện các phương thức vận tải riêng lẻ, vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, vận tải đường hàng không (một số nơi còn vận tải đường ống). Đó là những phương thức vận tải đơn lẻ, vận tải đơn phương thức (Unimodal transport). Nhưng hoàn cảnh thực tế đòi hỏi phải liên kết những phương thức đó lại với nhau để thu được hiệu quả lớn hơn, lợi nhuận cao hơn. Người ta gọi đó là tổ chức vận tải liên hợp (Intermodal transport).

Vận tải liên hợp là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải từ một điểm xuất phát qua một hay nhiều điểm xen giữa đến một điểm cuối cùng do một người chuyên chở (hay một người giao nhận) đứng ra tổ chức cho toàn bộ hành trình.

Người ta còn gọi vận tải liên hợp là vận tải hỗn hợp (combined transport) chuyên chở hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau từ một địa điểm nơi nhận trách nhiệm đối với hàng hóa đến một địa điểm được chỉ định giao hàng ở một nơi khác.

Sự khác biệt của vận tải liên hợp với vận tải đơn phương thức, vận tải từng cung đoạn thông thường là :

a) Vận tải liên hợp dựa trên một hợp đồng đơn nhất, còn vận tải riêng lẻ từng chặng thì người có hàng phải kí kết nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng cho một chặng đường chuyên chở.

Page 6: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

b) Chứng từ vận tải mà người kinh doanh vận tải liên hợp (người giao nhận hay người chuyên chở) cung cấp cho chủ hàng là một chứng từ đơn nhất thể hiện cả quá trình vận tải qua nhiều cung đoạn.

c) Người kinh doanh vận tải liên hợp hoạt động như một bên chính (principal) chứ không đóng vai trò đại lý của người gửi hàng hay người chuyên chở tham gia vận tải liên hợp.

d) Người kinh doanh vận tải liên hợp có trách nhiệm về tổn thất hàng hóa xảy ra bất cứ lúc nào hoặc ở bất cứ cung đoạn nào trong quá trình vận tải liên hợp cũng như về chậm giao hàng.

e) Người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh vận tải liên hợp tiền cước chở suốt, bao gồm tiền cước của tất cả các phương thức vận tải đã sử dụng theo một giá chung do hai bên thỏa thuận.

Tóm lại, có thể hình dung vận tải liên hợp là vận tải trên cơ sở một hợp đồng đơn nhất, một chứng từ vận tải đơn nhất, một trách nhiệm đơn nhất và một giá cước đơn nhất.

Việt Nam đã nhiều lần thực hiện vận tải liên hợp. Năm 1982, Công ty thuê tàu Vietfracht đã chở hàng từ thành phố Hồ Chí Minh đi Paris (Pháp) qua các chặng đường: Sài Gòn / Biển Đen bằng tàu biển của hãng Interlighter, từ Biển Đen đi Regenburg (Đức) bằng tàu kéo sà lan, từ Regenburg đi Paris bằng xe lửa. Khoảng năm 1980, Công ty giao nhận Vietrans chở hàng từ Hải Phòng đi Tiệp Khắc qua các chặng: Hải Phòng đi Singapore bằng tàu biển của hãng Blasco, từ Singapore đi Trieste (Italia) bằng tàu của hãng Hapaglloyd, từ Trieste đi Chop bằng xe ôtô tải và từ Chop đi Praha bằng xe lửa. Các công ty Transimex, Viconship, Gemartrans, Vosa tuy chưa lập tuyến vận tải thường xuyên nhưng đã có tổ chức những chuyến vận tải liên hợp có kết quả tốt, đã quen những kiểu vận tải liên hợp Seaair (đường biển-đường hàng không), Searoad (đường biển-đường bộ) hay Searoadsea (đường biển-đường bộ-đường biển).

Công ước về vận tải đa phương thức quốc tế

Ngày 24/8/1980 một hội nghị của Liên hiệp quốc họp tại Geneva đã thông qua công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods ,1980).

Tiếp sau UNCTAD (Ủy ban của liên hợp quốc về thương mại và phát triển) đã cùng ICC (Phòng thương mại quốc tế) đưa ra bản quy tắc chung về chứng từ vận tải đa phương thức (UNTACD ICC Rules for Multimodal Transport Documents) có hiệu lực từ 1/1/1992.

Công ước đã định nghĩa vận tải đa phương thức là việc chuyên chở bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa được người vận tải đa phương thức nhận trách nhiệm để đưa từ một địa điểm đến giao ở một địa điểm thuộc một nước khác.

Công ước cũng định nghĩa người vận tải đa phương thức là “Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một

Page 7: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

bên chính chứ không phải là một đại lí hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”.

Có các loại người kinh doanh vận tải đa phương thức sau :

1. VO.MTOs (Vessel operating Multimodal Transport Operators-Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển). Đây là những người chủ tàu, từ khi vận tải containner phát triển đã làm thêm việc gửi tiếp đường bộ, máy bay sau hành trình đường biển của mình.

2. NVO-MTOs (NonVessel Operating Multimodal Transport Operators-Người kinh doanh vận tải đa phương thức không có tàu biển). Đây là những người kinh doanh một hay nhiều phương thức vận tải khác, ngoài kinh doanh tàu biển kí hợp đồng thuê tàu biển tham gia vận tải đa phương thức.

3. Loại thứ ba là loại không có phương tiện vận tải nào, trong số đó có thể là người giao nhận, người môi giới hải quan, đôi khi có người kinh doanh kho hay công ty bốc xếp. Những người này kí hợp đồng thuê tàu biển tham gia vận tải đa phương thức nên người ta đưa vào loại NVO-MTOs.

4. Loại cuối cùng giống loại thứ ba nhưng không có phương tiện vận tải nào (đôi khi có xe vận tải đường ngắn) chuyên làm vận tải đa phương thức, chuyên kí kết hợp đồng kết nối các phương tiện vận tải, cũng được gọi là NVO-MTO.

Chứng từ vận tải đa phương thức được các tổ chức giao nhận vận tải soạn thảo theo bản mẫu quy tắc của UNCTAD và ICC. Những mẫu thường dùng là:

- COMBIDOC (Combined Transport Document, chứng từ vận tải hỗn hợp) do BIMCO, hội Hàng hải quốc tế và Biển Ban tích xây dựng.

- Vận đơn FIATA FBL (Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading FBL) do FIATA soạn thảo cho các hội viên FIATA sử dụng.

- Chứng từ MULTIDOC do Liên hợp quốc soạn thảo ít được sử dụng.

Trong vận tải đa phương thức, trách nhiệm của MTO, người kinh doanh vận tải đa phương thức như sau:

- Thời hạn trách nhiệm là từ khi nhận hàng để chở đến khi giao xong hàng. Công ước quy định MTO có thể nhận hàng để chở từ người chở hàng hay người thay mặt anh ta hoặc một cơ quan có thẩm quyền hay một bên thứ ba khác mà theo luật lệ nơi nhận hàng, hàng hóa phải được gửi để vận chuyển. MTO có thể giao hàng cho người nhận hàng hoặc đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng vận tải đa phương thức hay luật lệ nơi giao hàng.

- Theo Công ước, giới hạn trách nhiệm của MTO là 920SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kilo hàng hóa cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Nếu hành trình vận tải đa phương thức

Page 8: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kilo hàng bị mất, hỏng. Đối với việc chậm giao hàng thì giới hạn trách nhiệm là một số tiền tương đương với 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt qua tổng số tiền cước theo hợp đồng vận tải đa phương thức.

Những quy định về nguyên tắc vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế. Ngày 29/10/2009, Chính phủ lại ban hành nghị định mới về vận tải đa phương thức, Nghị định 87/2009/NĐ-CP thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009.

Nghị định đã giải thích:

- “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người vận tải kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại”.

- “Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức”.

Về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức, nghị định cũng quy định cụ thể:

Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương.

c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc có bảo lãnh tương đương.

d) Có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa, chỉ doanh nghiệp hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trong đó có đăng kí ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức.

b) Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.

Về thời hạn trách nhiệm, nghị định quy định người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng.

Page 9: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Ngoài những nguyên nhân gây mất mát, hư hỏng được quy định miễn trừ, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải bồi thường hàng hóa mất hỏng trong giới hạn trách nhiệm 666,67 SDR cho một kiện hàng hay một đơn vị, hoặc 2.00 SDR cho một kilo trọng lượng cả bì của hàng hóa mất hỏng. Trường hợp vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không quá 8,33 SDR cho một kilo trọng lượng cả bì của hàng hóa mất hỏng.

Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm thì trách nhiệm được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.

Thực hiện vận tải đa phương thức ở Việt Nam

Việt Nam đã tiến hành vận tải liên hợp, hỗn hợp, một hình thức vận tải đa phương thức quốc tế, có kết quả tốt, không có trường hợp nào xảy ra tranh chấp hư hỏng, mất mát hàng hóa, không có khi nào phải bồi thường. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ vận chuyển liên hợp, hỗn hợp chưa thực sự là vận tải đa phương thức quốc tế vì:

+ Chủ hàng thường chỉ yêu cầu vận chuyển từng chặng, không ủy thác vận chuyển cả quá trình. Theo những phương thức mua bán quốc tế FCA, CPT, CIP thì vận tải đa phương thức rất thích hợp nhưng chủ hàng không quen dùng.

+ Người giao nhận vận tải không thuyết phục được người có hàng ủy thác vận chuyển toàn bộ hành trình để kí một hợp đồng đơn nhất trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thức (người giao nhận vận tải) chịu trách nhiệm đơn nhất thu một giá cước đơn nhất cho cả hành trình.

Việt Nam đã có luật lệ rõ ràng, người kinh doanh logistics hay người kinh doanh vận tải biển có thể triển khai vận tải đa phương thức rất thuận lợi. Những công ty này có thể bàn bạc với chủ hàng vận chuyển hàng xuất khẩu cũng như hàng nhập khẩu bất cứ đi đâu đến đâu, từ đâu về, dù phải dùng nhiều phương thức vận chuyển. Song, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải lưu ý:

- Thực hiện đúng những quy định của Chính phủ, xin giấy phép đầy đủ, có vốn theo đúng quy định.

- Trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu có sai sót gây tổn thất hàng hóa, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bồi thường đầy đủ cho chủ hàng.

- Cân nhắc kỹ khi kí hợp đồng, tốt nhất là theo quy định của Chính phủ Việt Nam (giới hạn trách nhiệm có thấp hơn công ước của Liên hợp quốc), chỉ khi kí hợp đồng với chủ hàng nước ngoài, nếu họ đòi kí theo Công ước Liên hợp quốc, mới kí theo các quy định đó, còn nói chung vẫn cứ lấy Nghị định của Chính phủ Việt Nam làm cơ sở chính.

Page 10: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Nguyến văn hưng

Ngh đ nh m i v v n t i hàng hóa đa ph ng th cị ị ớ ề ậ ả ươ ứ

Miễn kiểm tra thực tế hải quan với các hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị định về vận tải đa phương thức vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức vừa được Chính phủ ban hành thay thế Nghị định 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12/2009. “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức.

Theo Nghị định mới, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức. Hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác.

Việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp) thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GTVT cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Theo Nghị định 125/2003/NĐ-CP cũ, việc cấp giấy phép trong một số trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thời hạn cấp giấy phép là 60 ngày. Các tổ chức đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức còn thời hạn theo Nghị định 125/2003/NĐ-CP phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép sau khi hết hạn hiệu lực của giấy phép.

Cũng theo Nghị định mới này, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế, tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương, có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương và có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.

Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh loại hình vận tải này khi được cấp phép hoặc được đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó và có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương, có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam.

Page 11: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Nghị định mới cũng quy định những trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được nguyên nhân bất khả kháng, hoặc do sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, đình công, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận nhân công… Người kinh doanh vận tải đa phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp nào về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một đơn vị, hoặc 2,00 SDR cho một kg trọng lượng cả bì của hàng hóa, tùy theo cách tính nào cao hơn.

“Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

“Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Theo Vietship.vn

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

Page 12: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.

2. “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.

3. “Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

4. “Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.

5. “Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.

6. “Chứng từ vận tải đa phương thức” là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

7. “Người vận chuyển” là tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là người kinh doanh vận tải đa phương thức.

8. “Người gửi hàng” là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.

Page 13: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

9. “Người nhận hàng” là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.

10. “Tiếp nhận hàng” là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.

11. “Giao trả hàng” là một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc giao trả hàng hóa cho người nhận hàng;

b) Hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;

c) Việc giao hàng hóa cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao như vậy.

12. “Hàng hóa” là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản) kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp.

13. “Văn bản” là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại.

14. “Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hóa nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.

15. “Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.

16. “Ẩn tỳ” là những khuyết tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hóa một cách thông thường thì không thể phát hiện được.

17. “Trường hợp bất khả kháng” là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

18. “Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vận chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tại đa phương thức.

Điều 3. Thủ tục Hải quan

Page 14: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức

2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.

Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức - Một thách thức lớn đối với Việt Nam trước thềm hội nhập TS. NGUYỄN HOÀNG TIỆM

Cục Hàng hải Việt Nam

Trước hết, chúng ta cần phân biệt khái niệm về dịch vụ vận tải đa phương thức với dịch vụ vận tải biển, để từ đó xem xét mối quan hệ giữa hai loại hình dịch vụ này, cũng như tìm ra những điểm ràng buộc, hoặc tác động tương hỗ lẫn nhau giữa chúng trong cả chuỗi dịch vụ vận tải. Trên cơ sở đó sẽ giúp chúng ta đưa ra được những chính sách đúng, nhằm thúc đẩy các loại hình dịch vụ nói trên phát triển và hội nhập.Như đã biết: “Vận tải đa phương thức quốc tế là sự vận chuyển hàng hóa được thực hiện bởi ít nhất hai hình thức vận tải khác nhau trên cơ sở của một hợp đồng vận tải đa phương thức (Multimodal transport contract), từ một quốc gia này sang một quốc gia khác”.Theo nội dung của khái niệm trên, điều kiện để hình thành và phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế, thì chí ít cũng phải hội đủ 3 yếu tố cơ bản:

Page 15: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

-  Có ít nhất hai hình thức vận tải khác nhau;- Chỉ có một hợp đồng vận tải đa phương thức;- Từ quốc gia này sang quốc gia khác.Từ những điều kiện nêu trên cho thấy, vận tải biển là một

hình thức vận tải không thể thiếu được trong việc hình thành và phát triển vận tải đa phương thức quốc tế. Hơn nữa, vận tải biển còn đóng một vai trò quan trọng và chủ chốt trong chuỗi vận tải đa phương thức (vì, khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển chiếm tới 85% khối lượng hàng hóa vận tải trên thế giới). Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, tại các vòng đàm phán giữa các quốc gia, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã liên tục đưa ra bàn bạc những vấn đề trọng tâm liên quan đến sự hình thành và phát triển loại hình dịch vụ vận tải biển (VTB) với dịch vụ vận tải đa phương thức (VTĐPT), đồng thời, mong muốn có sự thống nhất chung trên toàn thế giới, nhằm thúc đẩy loại hình dịch vụ này phát triển. Để phân loại dịch vụ vận tải biển, WTO đã chia dịch vụ vận tải biển thành 8 nhóm, có những mã số riêng biệt khác nhau:

- Nhóm thứ nhất: Vận tải hành khách                                   - mã số 7211

- Nhóm thứ hai: Vận tải hàng hóa                                         - mã số 7212

- Nhóm thứ ba: Cho thuê tàu có thuyền bộ                            - mã số 7213

- Nhóm thứ tư: Bảo dưỡng và sửa chữa tàu                    - mã  số 8868

- Nhóm thứ năm: Dịch vụ kéo đẩy                                         - mã số 7214

- Nhóm thứ sáu: Dịch vụ hỗ trợ VTB                                     - mã số 745

Page 16: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

- Nhóm thứ bảy: Dịch vụ khai thác cảng và đường thủy        - mã số 7451

- Nhóm thứ tám: Dịch vụ hỗ trợ cho các loại hình vận tải Trong 8 nhóm dịch vụ VTB nói trên, WTO lại chia nhỏ

thành các loại hình dịch vụ vận tải khác.Tại vòng đàm phán gần đây nhất ở Uruguay, WTO đề xuất

chia dịch vụ VTB thành ba (03) nhóm chính:- Nhóm một: Vận tải biển quốc tế (International Maritime

Transporrt), được chia thành năm (05) nhóm nhỏ: Không bao gồm vận tải nội địa; theo định nghĩa của phân loại sản phẩm chính của Liên hiệp quốc; phân biệt vận tải liner với vận tải hàng rời; phân biệt sự thành lập công ty khai thác tàu mang cờ quốc gia và các hình thức khác; phân biệt trường hợp của thuyền bộ và trường hợp của người chủ chốt trên bờ.

- Nhóm hai: Dịch vụ hỗ trợ hàng hải (Maritime Auxiliary Service), chia thành sáu (06) nhóm nhỏ: Xếp dỡ hàng hóa; lưu kho bãi và cho thuê kho bãi; dịch vụ hải quan; dịch vụ làm hàng container; đại lý tàu biển; dịch vụ giao nhận hàng hóa.

- Nhóm ba: Tiếp cận/sử dụng dịch vụ cảng (Access to/Use of Port Service), chia thành chín (09) nhóm nhỏ: Hoa tiêu, lai dắt, kéo đẩy, hỗ trợ tàu biển; cung cấp thực phẩm, dầu nước; thu gom, đổ rác và xử lý nước thải; dịch vụ cảng vụ; bảo đảm hàng hải; dịch vụ khác trên bờ (phục vụ cho tàu biển); sửa chữa khẩn cấp trang thiết bị; dịch vụ neo đậu và cập cầu cảng.

- Nhóm bốn: Vận tải đa phương thức (mới chỉ dự kiến).Điều đó chứng tỏ rằng, để có sự thống nhất cách gọi, cách phân loại dịch vụ vận tải biển cũng như dịch vụ vận tải đa phương thức ở phạm vi thế giới là hoàn toàn không đơn giản.Còn, theo như cách phân loại hiện nay của WTO, thì dịch vụ vận tải đa phương thức dự kiến tách thành một nhóm riêng biệt (nhóm thứ 4). Nhưng, thực chất, trong đó có cả phương thức vận

Page 17: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

tải biển và một số phương thức vận tải khác được hình thành và phát triển trên một phạm vi rộng, nhằm kịp thời đáp ứng với các điều kiện giao nhận hàng hóa theo yêu cầu của người gửi hàng.Trong những năm gần đây, loại hình dịch vụ vận tải đa phương thức đã và đang phát triển mạnh ở một số quốc gia trên thế giới (đặc biệt, các quốc gia châu Âu). Riêng, đối với các nước trong khu vực ASEAN đã hơn 10 năm đàm phán về dịch vụ vận tải đa phương thức, nhưng mãi đến năm 2001 mới thống nhất được Bản dự thảo lần cuối cùng “Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức” và cho đến ngày 16/11/2005 Hiệp định khung này đã được ký chính thức giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN.Còn, thực trạng dịch vụ vận tải biển với vận tải đa phương thức tại Việt Nam được đánh giá như sau:Dịch vụ vận tải biển được phân loại theo pháp luật Việt Nam:

- Theo Thông tư số 07/2001/TTLT-BKH-TCTK, ngày 01/11/2001 của Tổng cục Thống kê-Bộ Kế hoạch-Đầu tư về việc phân loại ngành nghề đăng ký kinh doanh: Đã chia ngành nghề kinh doanh thành 14 nhóm có mã số riêng biệt. Nhóm  dịch vụ vận tải biển nằm trong dịch vụ vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc và được xếp ở nhóm thứ 8/14. Mỗi nhóm lại được chia thành các nhóm nhỏ và bao gồm các dịch vụ cụ thể khác nhau.

- Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2000 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, chia thành 09 loại hình dịch vụ (không có mã số): Đại lý tàu biển; đại lý vận tải đường biển; môi giới hàng hải; cung ứng tàu biển; kiểm đếm hàng hóa; lai dắt tàu biển; sửa chữa tàu biển tại cảng; vệ sinh tàu biển; bốc dỡ hàng hóa tại cảng.

- Nghị định số 57/2001/NĐ-CP, ngày 24/8/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển. Nghị định này áp dụng đối với việc kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, hành lý

Page 18: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

bằng đường biển, với các điều kiện liên quan đến sở hữu tàu biển, an toàn kỹ thuật tàu biển và đièu kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam...Như vậy, theo khái niệm và phân loại về dịch vụ vận tải biển tại các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, cần phải được nghiên cứu và quy định lại cách gọi, cách đánh mã số theo như cách gọi và cách đánh mã số của WTO, để đảm bảo sự thống nhất, không bị nhầm lẫn trong quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định hàng hải về dịch vụ vận tải biển giữa các nước trong khu vực và thế giới.Còn, về dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay cũng được phân thành một loại hình dịch vụ riêng biệt. Hiện tại nó chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. Đánh giá chung về hoạt động dịch vụ vận tải biển và dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam

- Trước thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực:

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế chỉ đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2000 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải, với tổng số 410 DN, trong đó: DNNN-182, CTCP-79, TNHH-143, DNTN-02, LD-04; tương ứng với các loại hình dịch vụ: Đại lý tàu biển-289; đại lý VTĐB-192; môi giới hàng hải-237; cung ứng tàu biển-137; kiểm đếm hàng hóa-125; lai dắt TB-62; sửa chữa TB tại cảng-77; vệ sinh tàu biển-50 và bốc dỡ hàng hóa tại cảng-105. Các loại hình dịch vụ này đã thực hiện dịch vụ được 67 nghìn lượt tàu ra vào cảng, tương ứng với 287 triệu tấn tàu (DWT), tính bình quân trong một năm.

Page 19: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Cùng trong thời gian này chỉ có 02 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, 11 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics; đồng thời, có 04 DN thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng: Bến Nghé, Hải Phòng, Sài Gòn và Tân Cảng.

- Sau thời điểm Nghị định số 125/2003/NĐ-CP có hiệu lực:+ Đối với dịch vụ trung chuyển hàng container đã được

điều chỉnh bởi Thông tư số 08/LB TC-TM-GTVT, ngày 17/12/2004 của liên bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển Việt Nam. Chỉ có 04 DN nhà nước tham gia kinh doanh hoạt động dịch vụ này (theo số liệu thống kê: DNNN-04, CTCP-0, TNHH-0, LD-0).Có thể, đây là giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển dịch vụ trung chuyển container tại các cảng biển, có nhiều hãng tàu có nhu cầu dịch vụ trung chuyển hàng container, đã chưa gặp được các DN có khả năng cung cấp dịch vụ này, nên số lượng các DN tham gia kinh doanh là rất ít so với từ trước khi có Thông tư số 08/LB TC-TM-GTVT.

 + Đối với dịch vụ vận tải đa phương thức đã được điều chỉnh bởi Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế . Thực tế, hoạt động này cũng rất ít các DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh. Cụ thể, số DN đăng ký kinh doanh: DNNN-07, CTCP-08, TNHH-04, LD-0.Việc phát triển các loại hình dịch vụ trên ở mức độ chậm, một phần là do DN chưa nhạy bén, chưa thích ứng với yêu cầu của kinh tế thị trường về dịch vụ trung chuyển container và vận tải đa phương thức. Mặt khác, là do Nhà nước chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất giữa các luật chuyên ngành thuộc ngành Giao thông vận tải để áp dụng cho loại hình dịch vụ

Page 20: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

này; hoặc nếu có thì nội dung các văn bản QPPL vẫn còn những điểm tồn tại, bất cập, chưa phù hợp, thậm chí còn là những rào cản đối với doanh nghiệp. Đánh giá chung về luật và các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức:- Bộ luật Hàng hải với các luật chuyên ngành về vận tải đa phương thức:Cho đến thời điểm hiện nay, các lĩnh vực hoạt động: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi-có hiệu lực từ 01/01/2006), Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ 01/01/2002), Luật Giao thông đường thủy nội địa (có hiệu lực từ  01/01/2005), Luật Đường sắt (có hiệu lực từ 01/01/2006), Luật Hàng không dân dụng (có hiệu lực từ 01/01/2002).Trong các luật chuyên ngành nói trên (cả 05 lĩnh vực), duy nhất chỉ có Bộ luật Hàng hải Việt Nam có một điều (Điều 119-Hợp đồng vận tải đa phương thức); nội dung chủ yếu quy định mối quan hệ, giới hạn trách nhiệm của người người kinh doanh vận tải đa phương thức với người gửi hàng. Còn lại các luật chuyên ngành khác không có nội dung nào quy định về hoạt động vận tải đa phương thức, mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến: an toàn, kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ...; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường thủy nội địa...; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường sắt, đường sắt đô thị...; quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, cảng hàng không dân dụng, bảo đảm an toàn hàng không... Như vậy, giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các luật chuyên ngành chưa có “tiếng nói chung” về hoạt động vận tải đa phương thức.

- Văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức:

Page 21: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế, ban hành sau 1 năm mới có thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện.Về cơ bản, nội dung của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP đã thể hiện ‘tính mở” và hướng tới hội nhập: không phân biệt các thành phần kinh tế trong nước, mở cửa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài vào tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức, hàng hóa vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan...Tuy nhiên, Nghị định số 125/2003/NĐ-CP vẫn còn một số điểm hạn chế và bất cập mà trong quá trình thực hiện các DN đã gặp không ít những khó khăn, vướng mắc, phiền hà và đặc biệt về thủ tục xin “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức”. Một số DN nước ngoài kiến nghị với Chính phủ Việt Nam: không nên quy định điều kiện “Phải là DN của nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức”..., vì làm như thế là phân biệt đối xử và không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.- Đánh giá thực hiện Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 của 03 Bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng  container tại các cảng biển Việt Nam.Các DN cho rằng: ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container vào thời điểm hiện nay là đúng hướng phù hợp với nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường và đáp ứng với nguyện vọng của các DN muốn tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này, bởi lẽ: Thông tư 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT là áp dụng đối với các DN cảng biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Không giới hạn đối tượng áp dụng, mà chỉ quy định các điều kiện về cảng biển, hàng hóa, xử lý hàng hóa và thanh toán dịch vụ trung chuyển hàng container. Nếu DN nào, tổ chức cá nhân nào thấy đủ điều

Page 22: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

kiện là có quyền đăng ký kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container tại cảng biển mà không cần phải xin phép. Đó là “tính mở” của Thông tư 08 đối với loại hình dịch vụ này, mà trước đây bất cứ một DN nào muốn kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container đều phải xin giấy phép.Nhận xét chung về một số tồn tại, bất cập trong việc phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt NamThứ nhất, về hệ thống luật pháp:Chưa có quy định những điểm chung và riêng về những vấn đề liên quan đến dịch vụ vận tải đa phương thức ở Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng. Như thế sẽ rất khó khăn trong việc phân chia trách nhiệm, cũng như sự gắn kết các hoạt động này với nhau trong cả chuỗi dịch vụ vận tải đa phương thức. Còn, Nghị định số 125/2003/NĐ-CP là một văn bản dưới luật, ra đời trước một số luật chuyên ngành, nên vẫn còn một số một số điểm hạn chế và bất cập (như đã phân tích ở trên) cần phải được sửa đổi để thống nhất với các luật chuyên ngành.Thứ hai, hệ thống kết cấu hạ tầng: Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không, nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương thức quốc tế. Hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động vận tải đa phương thức còn kém và lạc hậu, chưa nối mạng được trong cả hệ thống vận hành: đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đường hàng không.Thứ ba, về phía các DN kinh doanh vận tải đa phương thức: Không ít các DN kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức hiểu biết pháp luật và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế; chưa đủ sức (cả về trình độ và khả năng kinh tế) để cạnh tranh với DN nước ngoài cùng tham gia kinh

Page 23: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

doanh loại hình dịch vụ này tại Việt Nam, trong khi đó chúng ta đang đứng trước thềm hội nhập.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt NamThứ nhất, về luật pháp và cơ chế chính sách:- Cần có sự thống nhất và cụ thể hóa giữa các luật và các văn bản dưới luật ở các lĩnh vực: giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không dân dụng về hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam;- Cần có những chính sách riêng biệt về phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam; trước mắt, đề nghị sớm sửa đổi Nghị định số 125/2003/NĐ-CP, ngày 29/10/2003 của Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế, theo hướng: Bỏ “Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế”, bảo đảm sự phát triển vận tải đa phương thức theo cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và thế giới.Thứ hai, về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:- Cần tập trung đầu tư, nâng cấp (có trọng điểm) một số cảng lớn: Tân Cảng, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, cảng hàng không dân dụng ở những tuyến vận tải ổn định, cụ thể để đáp ứng với nhu cầu vận tải đa phương thức ở ba khu vực kinh tế phát triển trong cả nước.Thứ ba, đối với các DN dịch vụ vận tải đa phương thức:- Cần có sự hiểu biết luật pháp về hoạt động vận tải đa phương thức, để từ đó nâng cao trách nhiệm của DN mình trong quá trình thực hiện kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người gửi hàng;- Tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về kinh doanh vận tải đa phương thức cho DN, đồng thời có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng;

Page 24: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

- Áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và khai thác vận tải đa phương thức.Tóm lại, dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam đã và đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nói về mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường, nhà kinh tế học Summuelson có viết “Điều hành một nền kinh tế không có cả Chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay”. Ở đây, kinh tế thị trường được hiểu là bàn tay vô hình; còn, Chính phủ được hiểu là một bàn tay hữu hình. Kinh tế thị trường thì vận động theo quy luật (quy luật: cạnh tranh, cung-cầu, giá cả, giá trị); còn cơ chế, chính sách của Nhà nước là nhằm tác động vào các mặt hoạt động của nền kinh tế để cho chúng vận động theo đúng quy luật; đồng thời, chính sách phải có tác dụng hạn chế được những mặt trái (tác động xấu) của kinh tế thị trường.Chính vì vậy, chính sách của Chính phủ Việt Nam về phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức cần phải có những nội dung phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nội dung chính sách phải tạo điều kiện cho các DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với các DN nước ngoài về dịch vụ vận tải đa phương thức, mà trước hết đối với các nước trong khu vực ASEAN. Đó, cũng chính là tiền đề để các DN vững bước trên con đường hội nhập.Tuy nhiên, chính sách của Chính phủ phải đặt lợi ích của xã hội lên trên hết; tức là, chính sách phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức tại Việt Nam phải đạt được mục tiêu “Tối đa hóa ích lợi xã hội”. 

Page 25: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

B lu t Hàng h i n c C ng hòa xã h i ch nghĩa Vi t Nam/Ch ng ộ ậ ả ướ ộ ộ ủ ệ ươV/M c 4ụVăn thư lưu trữ mở Wikisource

< Bộ luật Hàng hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Chương V

Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

←Chương V, Mục 3Bộ luật Hàng hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội Việt NamMục 4: Hợp đồng vận tải đa phương thức

Mục lục

[ẩn]

1 Điều 119. Hợp đồng vận tải đa phương thức 2 Điều 120. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

3 Điều 121. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức

4 Điều 122. Quy định chi tiết về vận tải đa phương thức

[s aử ] Đi u 119. H p đ ng v n t i đa ph ng th cề ợ ồ ậ ả ươ ứ1. Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh

doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển.

2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người gửi hàng.

3. Người gửi hàng là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.

4. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng thỏa thuận của hợp đồng.

[s aử ] Đi u 120. Trách nhi m c a ng i kinh doanh v n t i đa ph ng th cề ệ ủ ườ ậ ả ươ ứ1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo hợp

đồng vận tải đa phương thức từ thời điểm nhận hàng cho đến khi trả hàng.

Page 26: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể ký các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển.

[s aử ] Đi u 121. Gi i h n trách nhi m c a ng i kinh doanh v n t i đa ph ng th cề ớ ạ ệ ủ ườ ậ ả ươ ứ1. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá

trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức.

2. Trường hợp không thể xác định được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở phương thức vận tải nào thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển tại Điều 78 và Điều 79 của Bộ luật này.

[s aử ] Đi u 122. Quy đ nh chi ti t v v n t i đa ph ng th cề ị ế ề ậ ả ươ ứ

Chính phủ quy định chi tiết về vận tải đa phương thức.

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức

- Trình tự thực hiện: 

1. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam:  

+ Đối với cá nhân, tổ chức:

- Nộp hồ sơ theo quy định

+ Đối với cơ quan hải quan

- Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hoá quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhận nguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh;

- Trường hợp hàng hoá thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa từ cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh;   

- Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá để đối chiếu với các nội dung xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh.

2. Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng tại các địa điểm thông quan nội địa (ICD) hoặc tại cửa khẩu khác nơi hàng nhập :

+ Đối với doanh nghiệp vận tải đa phương thức:

- Nộp và xuất trình cho Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên các chứng từ nêu tại điểm 1 trên đây.

- Giữ nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập  đầu tiên về ICD hoặc cửa khẩu giao trả hàng cho người nhận.

Page 27: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

- Luân chuyển chứng từ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục Hải quan nơi giao trả hàng cho người nhận.

+ Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên:

- Tiếp nhận hồ sơ chứng từ vận tải đa phương thức.

- Niêm phong hàng hoá nhập khẩu theo qui định.

- Lập Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu: 02 bản

- Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng (mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm, lô hàng có nghi vấn, giá, mã số, thuế suất) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết.

- Ghi vào sổ theo dõi hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí gồm số thứ tự; số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng.

 + Đối với Chi cục Hải quan ICD hoặc cửa khẩu khác nơi hàng nhập :

- Tiếp nhận Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập fax  đến.

- Kiểm tra tình trạng niêm phong.

- Thông báo lại bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.

- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo qui định.

3. Hàng hoá xuất khẩu được làm thủ tục tại Địa điểm thông quan nội địa (ICD) :

+ Đối với Hải quan ICD :

 a. Trường hợp lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:

- Trả tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.

- Lập Biên bản bàn giao (mẫu 02/BBBG2006): 02 bản

- Theo dõi, cập nhật thông tin, lưu trữ phản hồi từ cửa khẩu xuất.

- Phối hợp với cửa khẩu xuất/kho để truy tìm lô hàng trong trường hợp lô hàng quá thời gian qui định không đến cửa khẩu xuất.

- Lập danh mục các lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế.

- Xử lý vi phạm liên quan đến lô hàng xuất khẩu.

+ Đối với hải quan cửa khẩu xuất :

- Tiếp nhận Biên bản bàn giao nhận qua fax để đối chiếu với hồ sơ hải quan và hàng hoá.

- Kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hoá (niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu);

- Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, Chi cục trưởng xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá.

- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo qui định.

- Giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất.

- Ghi vào sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí qui định gồm: số thứ tự; số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng.

- Đối chiếu số ký hiệu tờ khai, mặt hàng và các tiêu chí khác của lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế với danh mục hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế do Chi cục Hải quan ngoài

Page 28: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

cửa khẩu fax đến. Trường hợp có sự không khớp nhau thì phối hợp với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xác minh, làm rõ.

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ “ Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức” : 01 bản sao có xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp (nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan), xuất trình bản chính để đối chiếu.

+ Chứng từ  vận tải đa phương thức (theo mẫu đã được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải) : 01 bản chính.

+ Bản kê khai hàng hoá vận tải đa phương thức (bao gồm các tiêu chí: số thứ tự , tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá): 01 bản chính

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy  đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

 

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan

- Lệ phí (nếu có): 20.000 VNĐ/tờ khai

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):

+ Tờ khai hải quan: Quyết định số 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001

+ Biên bản bàn giao mẫu 02/BBBG2006

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hải quan số 29/2001 QH10 ngày 29/06/2001

Page 29: Khái quát chung về vận tải đa phương thức tại Việt Nam

- Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 29/2001/QH11 ngày 29/06/2001.

- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

- Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức.

- Thông tư số 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế.

- Quyết định số 1257/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001

 Nguồn: theo Cục Hải quan