7
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 325 HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRẦN HỒNG PHONG * TÓM TT & ĐẶT VẤN ĐỀ Triết lý giáo dục là gì? Vai trò của triết lý giáo dục đối vợi sự nghiệp giáo dục? Việt nam đã có triết lý giáo dục hay chưa? Nếu có thì hiện nay cần bổ sung phát triển như thế nào? Sự cần thiết cấp bách của việc xây dựng một triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại làm cơ sở cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Khoảng mười năm trở lại đây những vấn đề nêu trên đã được nhiều hội thảo khoa học quy mô khác nhau trên cả nước thực hiện.Nhiều nhà giáo ,nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đã công bố các bài viết,các ý kiến của mình về triết lý giáo dục.Có ý kiến cùng chiều,cũng có ý kiến trái chiều thậm chí đối lập gay gắt. Để rộng đường dư luận thu hút thêm sự quan tâm của đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp trẻ tuổi ,Tác giả xin được làm nhiệm vụ tổng thuật chủ đề đã nêu trên. ABSTRACT What is the philosophy of education and its role? Does Vietnam have a philosophy of education or not? If so, how to supplement and develop it? It is high time to develop a philosophy of modern education in Vietnam as a basis for fundamental and comprehensive innovation in education in the spirit of the National Communist Party Congress XI. Since about ten years ago, the problems outlined above have been performed in many scientific conferences across the countries. Many educators, researchers, managers and publishers have reviewed educational philosophy with the same or opposite ideas, even conflicting opinions. The article is presented in order to attract more attention from colleagues, especially young fellows who are interested in this topic. * ThS, Trường Đại học Duy Tân

K YU HI NGH KHOA HC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TRIẾT LÝ GIÁO DỤC ...hoinghikhoahoc.duytan.edu.vn/Upload/Files/67ad201b-1c80-4b20-96a4-dda... · động, sáng tạo.” (3) ... tổng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

325

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

TRẦN HỒNG PHONG *

TÓM TĂT & ĐẶT VẤN ĐỀ

Triết lý giáo dục là gì? Vai trò của triết lý giáo dục đối vợi sự nghiệp giáo dục?

Việt nam đã có triết lý giáo dục hay chưa? Nếu có thì hiện nay cần bổ sung phát triển như thế nào? Sự cần thiết cấp bách của việc xây dựng một triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại làm cơ sở cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

Khoảng mười năm trở lại đây những vấn đề nêu trên đã được nhiều hội thảo khoa học quy mô khác nhau trên cả nước thực hiện.Nhiều nhà giáo ,nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước đã công bố các bài viết,các ý kiến của mình về triết lý giáo dục.Có ý kiến cùng chiều,cũng có ý kiến trái chiều thậm chí đối lập gay gắt. Để rộng đường dư luận thu hút thêm sự quan tâm của đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp trẻ tuổi ,Tác giả xin được làm nhiệm vụ tổng thuật chủ đề đã nêu trên.

ABSTRACT

What is the philosophy of education and its role?

Does Vietnam have a philosophy of education or not? If so, how to supplement and develop it? It is high time to develop a philosophy of modern education in Vietnam as a basis for fundamental and comprehensive innovation in education in the spirit of the National Communist Party Congress XI.

Since about ten years ago, the problems outlined above have been performed in many scientific conferences across the countries. Many educators, researchers, managers and publishers have reviewed educational philosophy with the same or opposite ideas, even conflicting opinions. The article is presented in order to attract more attention from colleagues, especially young fellows who are interested in this topic.

* ThS, Trường Đại học Duy Tân

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

326

I.Triết ly giao duc la gì?

- “Triết lý giáo dục” hiểu theo nghĩa hẹp là lý luận triết học về giáo dục, một môn học nghiên cứu những quy luật chung nhất của giáo dục, hay nói cách khác là một môn học nêu ra chủ trương tổng quát và có hệ thống về lý luận triết học giáo dục….Khái niệm “triết lý giáo dục” cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là quan điểm, chủ trương, phương hướng giáo dục phù hợp với thực tế tình trạng kinh tế, chế độ chính trị, đời sống xã hội và trình độ văn hoá của thời đại đó..”.(1)

Trong quá trình phát triển Đại học Duy Tân xác định triết lý giáo dục hiện đại và toàn diện của trường là: “Đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực nghiệm lấy nhân văn làm nền tảng”. Đây là “kim chỉ nam” cho toàn bộ các quyết định của lãnh đạo, là định hướng cho mọi hoạt động của toàn trường cũng như của từng cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân viên, sinh viên và học sinh trong trường.(2)

“Không có triết lý GD chung cho mọi thời đại, mọi quốc gia. Theo tôi, triết lý GD VN hiện nay là: mục đích cải tạo con người VN khoẻ về thể chất, sáng về trí tuệ, độc lập về tư duy, giàu lòng nhân ái, đẹp về ước mơ, mạnh về ý chí, nghị lực, năng động, sáng tạo.” (3)

Tôi cho rằng trước tiên phải có hệ thống lý luận và triết lý cho hệ thống quản lý, và thứ hai là điều kiện (cơ chế) xã hội đối với giáo dục như thế nào, đánh giá của xã hội đối với giáo dục và trường học.

“Có ba loại nền giáo dục: Một là đi trước và định hướng phát triển cho xã hội, hai là phục vụ cho phát triển xã hội, ba là nền giáo dục làm rối ren cho phát triển xã hội. Chúng ta đang vươn tới cái thứ nhất và thứ hai thì bị cái thứ ba kéo chúng ta lại. Nền giáo dục đó do doanh nghiệp, do những người cần bằng cấp đào tạo bằng cấp A, B, C, D gì đó. Chúng ta đang chạy theo điều đó- cũng là một triết lý.”(4)

“Ở các nước, triết lý giáo dục không chỉ ở tầm quốc tế, quốc gia mà còn ở trong từng trường. Trong khoảng tháng 10 năm nay sẽ xuất bản hai cuốn sách về triết lý giáo dục được biên soạn bởi các nhà nghiên cứu và giáo dục để giúp cho các nhà quản lý, giáo viên có thể áp dụng vào thực tiễn, hoặc có thể tranh luận, phản bác”.(5)

“Nếu đi sang châu Mỹ, nơi có những đại học hàng đầu thế giới, sẽ thấy khẩu hiệu của Đại học Harvard là: “Veritas, Christo et Ecclesiae” – Chân lý, cho Đức Chúa và Giáo hội” và Với một nền giáo dục phát triển, thì những khẩu hiệu tinh thần mang tên triết lý giáo dục này có tác dụng soi sáng và định hướng phần nào. Nhưng chắc chắn, đó không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Khẩu hiệu “Chân lý, cho Đức Chúa và Giáo hội” chắc chắn không quyết định chất lượng giải dạy và nghiên cứu của Đại học Harvard. Cái quyết định đến đẳng cấp của trường này, phải là chất lượng của đội ngũ giáo sư và sinh viên, cơ sở vật chất, văn hóa, truyền thống học thuật và rất quan trọng là cách thức tổ chức và cơ chế vận hành nhà trường” (6)

Unesco đã đưa ra triết lý giáo dục, đại ý gồm các nội dung1) Phải coi giáo dục là một then chốt hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống xã hội.2) Học, học mãi, học suốt đời.3) Giao duc có bôn cai tru la: hoc đê biết - hoc đê lam - hoc đê chung sông - hoc đê tồn tai. Triết lý giáo dục được UNESCO công bố năm 1996,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

327

do 13 nhà cải cách giáo dục được lựa chọn trên toàn thế giới cùng xây dựng, nêu ra “bốn cột trụ của giáo dục đi vào thế kỷ 21”

“Tôi đề xuất một triết lý mang tên “Giá trị bản thân” với ba nội dung lớn: Một là, toàn bộ nội dung dạy và học là giúp người học hình thành hệ giá trị của từng người, gồm tâm lực, trí lực và thể lực. Nội dung giáo dục trong nhà trường phải nhằm vào cả ba thành tố đó. Hai là, mỗi người học phải tạo lập được cho mình một năng lực thật sự để bảo đảm cuộc sống bản thân, để xây dựng gia đình và trách nhiệm với xã hội. Năng lực này cho phép con người không chỉ tồn tại mà tồn tại có đóng góp. Mỗi người cần khẳng định bản thân bằng cách có một cuộc sống tốt đẹp cho riêng mình và có đóng góp cho xã hội. Ba là, Nhà nước và xã hội phải có trách nhiệm tạo lập các chính sách, thái độ ứng xử, môi trường... để mỗi con người phát triển năng lực cá nhân, phát huy được các tác dụng giá trị bản thân cho chính người đó và cho xã hội.” Từ triết lý giáo dục kể trên sẽ đòi hỏi xây dựng chương trình giáo dục không chỉ thiên về học chữ, không chỉ học kiến thức mà còn phải trang bị cho người học cả kỹ năng, hành vi, thái độ.”(7)

Triết lý giáo dục của pháp.

Hệ thống giáo dục của Pháp được đặt cơ sở trên những nguyên tắc chính, một số được gợi ý từ cuộc Cách mạng 1789, từ các luật được phê chuẩn từ 1881 đến 1889 và dưới nền Cộng Hòa IV và V cũng như từ Hiến Pháp 4/10/1958: “tổ chức giáo dục công cộng, bắt buộc, miễn phí và thế tục hóa ở mọi cấp là một nhiệm vụ cuả quốc gia”.

Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi 2009 xác định.

Chương 1, Điều 2: Mục tiêu giáo dục.

Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chương 1, điều 3, mục 1: Tính chất nguyên lý giáo dục

Nền giáo dục Việt nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, "triết lý giáo dục Việt Nam được đúc kết trong 5 từ ” Ái, Tôn, Vị, Trọng, Khai”, tức là triết lý giáo dục cần quán triệt: Chủ nghĩa yêu nước; thượng tôn dân tộc; tôn trọng thực tại phóng dân tộc, mở ra với thế giới”. (8)

Đầu năm nay, theo đề xuất của tôi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giao cho Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và tôi triển khai Nhiệm vụ cấp Bộ “TRIẾT LÝ GIÁO DUC VIỆT NAM”. Viện đã tổ chức hội thảo và chuẩn bị in Kỷ yếu cùng với một chuyên khảo “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam”, sẽ xuất bản cuối năm nay.Về phần thế giới, chuyên khảo điểm qua một số bác học tiêu biểu nhất qua các thời kỳ Cổ đại, Phục hưng và Hiện đại, để thấy các triết lý giáo dục trên thế giới có từ xưa nhưng vẫn còn phổ dụng cho đến ngày nay, như triết lý giáo dục xã hội (giáo dục tinh thần trách nhiệm xã hội), triết lý giáo dục nhân văn (gồm cả giáo dục đạo làm người – hạt nhân của triết lý nhân sinh), triết lý giáo dục tự nhiên, triết lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp, triết lý giáo dục hành dụng, triết lý giáo dục toàn diện, triết lý giáo dục học

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

328

suốt đời với 4 trụ cột của UNESCO đề ra cho thế kỷ XXI cùng một số hướng cải cách giáo dục gần đây ở một số nước (toàn cầu hoá, nhân văn và công nghệ). Phần này giúp chúng ta tham khảo, đi đến Triết lý giáo dục Việt Nam. (9)

II Việt Nam đã có triết lý giáo dục hay chưa?

Trước tiên, cần trả lời ngay rằng, nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục. Triết lý đó được thể hiện, diễn giải một cách tự nhiên, giản dị mà ai cũng biết, cũng nhớ: “Không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thời bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. “Tiên học lễ, hậu học văn”; “Học phải đi đôi với hành”; “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”; “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”... Tất cả những điều diễn giải trên đều đúng, tuy nhiên việc đưa ra một mẫu số chung cho định nghĩa triết lý giáo dục là gì? phải tiếp tục nghiên cứu, "ông cha ta đã từng có triết lý giáo dục, trong thực tiễn cũng đã có triết lý giáo dục, Bác Hồ đã từng nói về triết lý giáo dục. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tích hợp những di sản triết lý, trong truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng; chưa tiếp cận một cách đầy đủ, hệ thống những tinh hoa triết lý giáo dục của thế giới để tích hợp lại, bổ sung, phát triển, hoàn thiện thành triết lý giáo dục của Việt Nam. Đáng chú ý, lâu nay chúng ta chưa biết cách vận dụng, truyền bá triết lý giáo dục vào trong quan hệ thầy, trò, cộng đồng xã hội” (10)

Theo. PGS Đặng Đưc An (nguyên giảng viên cao cấp, Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội) Thời phong kiến, VN tiếp thu phương thức giáo dục của Trung Quốc (cũng theo Tam giáo, nhưng Nho giáo được đề cao hơn Phật giáo và Đạo giáo). Nền giáo dục đó đã đào tạo nên một tầng lớp trí thức quan lại phục vụ xã hội phong kiến đó. Tuy nhiên, nền giáo dục đó chỉ phù hợp với xã hội phong kiến, lấy kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc làm cơ sở.Thực dân Pháp sang thống trị, đã cải biến nền kinh tế phong kiến thành nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến.Những cuộc cải cách giáo dục của thực dân ban đầu bị tầng lớp sĩ phu Nho giáo kịch liệt phản đối. Nhưng sau đó, một số sĩ phu tiến bộ đã nhận thấy muốn khôi phục lại nền độc lập dân tộc thì phải mở mang dân trí, do đó các phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, Văn hoá mới, Truyền bá chữ quốc ngữ... đã diễn ra ngày càng sôi nổi. Đi liền với phong trào mở mang dân trí là phong trào chấn hưng công nghệ dân tộc.Sau khi nước nhà giành được độc lập, chúng ta đã có một nền giáo dục dân chủ nhân dân (với phương châm “dân tộc, khoa học, đại chúng”).Nền giáo dục đó đã cung cấp một đội ngũ thầy giáo xuất sắc như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu, Đặng Thái Mai, Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng,... và một đội ngũ trí thức trẻ được đào tạo từ các trường ĐH Y Dược, Sư phạm cao cấp... đã đóng góp một nguồn nhân lực quan trọng có trình độ văn hoá cho công cuộc kháng chiến kiến quốc lúc bấy giờ.Sau năm 1954, một số lượng khá đông trí thức được đào tạo từ Liên Xô và các nước XHCN (Trung Quốc và Đông Âu) trở về nước, đã mang theo mô hình giáo dục XHCN về áp dụng ở nước ta. Nền giáo dục XHCN hay “triết lý giáo dục” XHCN đó đã cung cấp một đội ngũ trí thức đông đảo đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.Bước vào thời kỳ “đổi mới”, nền giáo dục của chúng ta đã không theo kịp thời đại.Vì thế, nhiều SV tốt nghiệp ra trường đã không kiếm được việc làm,

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

329

vì không đáp ứng được tay nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường.Cho nên phải xây dựng một “triết lý giáo dục” mới, không còn là “triết lý giáo dục” xã hội chủ nghĩa nữa, nhưng cũng không thể quay lại áp dụng “triết lý giáo dục” tư bản chủ nghĩa một cách máy móc. Triết lý này để cho SV hội nhập được với thế giới, đáp ứng được với kinh tế thị trường, nhưng lại giữ được định hướng XHCN .Nguyễn Chương Nhiếp ĐHSP TPHCM. dẫn dụ: "Đúng là chúng ta đã và đang có triết lý giáo dục rồi, triết lý đó đã được cha ông ta xây dựng từ hàng ngàn năm nay và đã phát huy tác dụng của nó trong lịch sử. Tuy nhiên, triết lý đang có không còn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội của thế kỷ 21, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Triết lý ấy cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi Nho giáo và ý thức hệ phong kiến".

III Vai trò và sự cần thiết cấp bách phải xây dựng và truyền bá triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.

Vậy có cần không một triết lý giáo dục Việt Nam? Mặc dù còn có nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn tổng thể thì chúng ta rất cần một triết lý giáo dục. Vì bên cạnh chính sách, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục là chính thống, là cơ sở để nhà nước cụ thể hóa thành chiến lược, thành chính sách, thì còn có một cái không phải là chính thống nhưng lại đầy sức sống, nó phản ánh bản sắc của dân tộc, đó chính là triết lý giáo dục. Triết lý chính là tinh túy trong tư duy của một đội ngũ về một lĩnh vực, về sự phát triển của đất nước. Nó dễ dàng đi vào trái tim, khối óc của cộng đồng dân tộc và trở thành ngọn đuốc cho ứng xử, thể hiện thái độ trách nhiệm của xã hội về giáo dục.Ông cha chúng ta đã từng có triết lý giáo dục, trong thực tiễn cũng đã có triết lý giáo dục, Bác Hồ đã từng nói rất sâu sắc về triết lý giáo dục. Bây giờ, thế giới cũng rất quan tâm đến triết lý giáo dục. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta chưa làm được chính là chưa biết tích hợp những di sản triết lý trong truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của chúng ta; chưa tiếp cận một cách đầy đủ, nghiêm túc, hệ thống những tinh hoa triết lý giáo dục của thế giới… để tích hợp lại, bổ sung, phát triển, hoàn thiện thành triết lý giáo dục của chúng ta. Trong quá trình triển khai tới đây, bên cạnh việc xây dựng kết hoạch, quy hoạch các chương trình đề án cụ thể, chiến lược giáo dục Việt Nam 2011 – 2020 thì cần phải hình thành được một triết lý giáo dục và truyền bá sâu rộng triết lý giáo dục trong thầy, trò, trong cộng đồng xã hội để thực thi, coi đây như là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược đổi mới giáo dục 10 năm tới. (11)

Đề cập những nội dung trên, GS. Hoàng Tụy (Viện Toán học) ngay từ rất sớm đã có câu nói và đào tạo ra con người hiện đại, có thể sống được trong thời hiện đại này, đóng góp vào công cuộc hiện đại hóa đất nước, thành công trong hội nhập quốc tế. Nên rà soát lại để dứt khoát từ bỏ đào tạo những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động hơn là biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm”. TS. Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, lại rất thẳng thắn: “Soi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. It ra, trong vòng 10 năm nay trên rất nhiều diễn đàn, các nhà giáo dục đã lên tiếng đòi hỏi ngành giáo dục - đào tạo phải khẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân

330

định triết lý giáo dục của Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập là như thế nào. Nói nhẹ nhàng, dễ hiểu như TS. Ngô Tự Lập - khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà nội, là: “Chúng ta muốn dạy con mình thành người như thế nào?”. Và, câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đặt ra là: phải chăng vì không có triết lý rõ ràng - trong khi bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước đã đổi thay - nên chưa bao giờ nền giáo dục của chúng ta lại lúng túng như thế này?. Nhà văn Nguyên Ngọc đã phân tích rất cụ thể hiệu ứng của vấn đề: “Triết lý giáo dục chi phối, chỉ đạo toàn bộ các khâu, các lĩnh vực cụ thể của giáo dục, từ nội dung giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục, ảnh hưởng quyết định đến tất cả các cấp của nền giáo dục, từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, trên đại học. Kiểu triết lý giáo dục nào đưa đến kiểu nội dung, phương châm, phương pháp, tổ chức giáo dục đó.”Câu chuyện đi tìm triết lý giáo dục của Việt Nam trong thời kỳ mới, cũng đã được lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay tức khắc lên tiếng ủng hộ và hứa hẹn sẽ có nhiều hội thảo do bộ đứng ra tổ chức để lấy ý kiến các nhà giáo dục. Sau đó, hàng loạt hội thảo của các cơ quan giáo dục cũng như các tổ chức xã hội đã được mở ra.GS. Nguyễn Hùng Hậu (Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) kêu gọi: cần có một triết lý giáo dục đi trước mở đường, chứ không thể xây dựng chiến lược theo kiểu “dò đá qua sông”. Nguyên Phó chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình: “Mục tiêu đào tạo con người giờ khác trước rồi, không thể nói chung chung mà phải nói đến con người có nhân cách đạo đức, có phương pháp tư duy, con người của năng lực, hành động”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú: Đồng ý là chúng ta phải ra sức tìm kiếm để có triết lý giáo dục Việt Nam với hôm nay và mai sau sao cho tối ưu. Nhưng song song với vấn đề xây dựng triết lý giáo dục, rất cần đặt vấn đề khoa học xã hội và nhân văn cho xứng đáng. Có thể khẳng định rằng vấn đề khoa học xã hội và nhân văn còn quan trọng hơn, cần thiết hơn cả vấn đề triết lý. Với nền giáo dục hiện thời của đất nước, muốn tiến lên vững chắc nhất thiết phải có một nền tảng khoa học xã hội và nhân văn vững chắc hơn những gì đang có. Trong giáo dục, có thể coi khoa học tự nhiên và công nghệ là động lực chính nhưng khoa học xã hội và nhân văn mới là nền tảng.

IV. Các phương pháp tiếp cận xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại.

Ý kiến phát biểu của các giáo sư, các chuyên gia, các nhà giáo dục sư phạm rất phong phú, phong phú cả về cách tiếp cận và cả về nội dung. Có cách tiếp cận theo chiều sâu lịch sử, có cách tiếp cận xu thế của thời đại và xu hướng của thế giới, có cách tiếp cận từ nhu cầu bức xúc từ thực tiễn của cuộc sống, và có cách tiếp cận tích hợp.Triết lý giáo dục phải tích hợp tất cả các giá trị tinh túy nhất trong triết lý giáo dục của quá khứ, hiện tại và tương lai, của dân tộc và quốc tế. Ví dụ trong triết lý giáo dục của UNESCO đã công bố là triết lý giáo dục toàn diện: Học để biết-học để làm;học để chung sống và học để tồn tại,để khẳng định mình.Trong triết lý giáo dục của Việt Nam chúng ta đã có triết lý giáo dục toàn diện,giáo dục làm người.Hay như học để biết (VN nhân bất học bất tri lý).Học để làm (VN học đi đôi với hành. Học để lập thân lập nghiệp)…Như vậy chúng ta thấy trong triết lý giáo dục hiện đại mà UNESCO đã công bố có những giá trị trong triết lý giáo dục của VN.Nhưng cũng có những giá trị hiện đại mà triết lý giáo dục của VN chưa có.

KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC

331

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Đức An PGS ĐH SP Hà Nội

2. Lê Công Cơ Đại học Duy Tân

3. Nguyễn Chương Nhiếp ĐHSP TPHCM

4. Phan Thanh Bình ĐHQG TPHCM

5. Hồ Thiệu Hùng SGDĐTTPHCM

6. Giáp Văn Dương Nhà nghiên cứu

7,9. Phạm Minh Hạc Giáo sư viện sỹ

8. Vũ Minh Giang GS.TS

10,11. Phùng Hữu Phú GS.TS HĐLLTW