112
KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Nhiệm Nhóm 3: Nguyễn Thị Vân Anh – Nhóm trưởng Nguyễn Thị Hà Trần Thu Huyền Lê Xuân Khánh Dương Thị Thảo Đỗ Thị Hải Ninh Phạm Thị Kim Dung Phạm Đức Trung Lớp: Kế hoạch 52A

KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘIi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang05/29/ke-hoach-phat... · Web viewNghiên cứu, tổ chức các chương trình khảo sát,

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Đề tài: Kế hoạch phát triển ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thị Nhiệm

Nhóm 3: Nguyễn Thị Vân Anh – Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Hà

Trần Thu Huyền

Lê Xuân Khánh

Dương Thị Thảo

Đỗ Thị Hải Ninh

Phạm Thị Kim Dung

Phạm Đức Trung

Lớp: Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ tên A B C D1 Nguyễn Thị Vân Anh X2 Nguyễn Thị Hà X3 Trần Thu Huyền X4 Dương Thị Thảo X5 Lê Xuân Khánh X6 Đỗ Thị Hải Ninh X7 Phạm Thị Kim Dung X8 Phạm Đức Trung X

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

NGÀNH DU LỊCH TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch Hà Nội

giai đoạn 2006 – 2010 1

II. Công tác quản lý hoạt động du lịch 2

1. Hoạt động lữ hành

2. Hoạt động cơ sở lưu trú

3. Công tác xúc tiến du lịch 4

4. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch 4

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 5

1. Thị trường khách du lịch 5

1.1. Khách quốc tế 6

1.2. Khách nội địa 6

2. Tổng thu từ du lịch 7

3. Sản phẩm du lịch 7

4. Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch 8

4.1. Cơ sở lưu trú 9

4.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực 10

4.3. Cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan 10

4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá 11

4.5. Phương tiện vận chuyển khách du lịch 12

5. Nguồn nhân lực du lịch 136. Đầu tư phát triển du lịch 14

6.1. Phát triển sản phẩm du lịch 14

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

6.2. Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch 166.3. Đầu tư xây dựng các tour, chương trình du lịch

17

7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch 188. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch 19

II. Phân tích tiềm năng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội 20

1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn 20

1.1. Vị trí địa lý 20

1.2. Địa hình 20

1.3. Khí hậu, thủy văn 20

1.3.1. Khí hậu 20

1.3.2. Thủy văn 21

2. Tiềm năng du lịch gắn với đất 21

2.1. Vùng núi Ba Vì

212.2. Vùng núi Nương Ngái-Hương Sơn

222.3. Hệ thống hồ nước

222.4. Không gian nông nghiệp

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

243. Tiềm năng du lịch không gắn với đất 24

3.1. Di tích lịch sử - văn hoá 24

3.2. Lễ hội 26

3.3. Các làng nghề thủ công 27

3.4. Văn hóa ẩm thực 28

3.5. Các tiềm năng du lịch nhân văn khác 28

III. Phân tích những thuận lợi - khó khăn và cơ hội - thách thức cho sự phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội (SWOT) 30

IV. Cây vấn đề 31

PHẦN 3: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ DỰ BÁO VỀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

I. Mục tiêu phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 321. Cây mục tiêu 322. Khung logic 33

II. Dự báo các chỉ tiêu phát triển 351. Dự báo về khách du lịch

352. Dự báo về Tổng thu từ du lịch 363. Dự báo về chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư trong du lịch 384. Dự báo về nhu cầu khách sạn 395. Nhu cầu lao động 40

PHẦN 4: CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

I. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực 42

II. Các chương trình ưu tiên đầu tư 42

1. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 42

2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội 43

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 43

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 43

5. Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ du lịch 43

6. Bảo vệ môi trường du lịch 44

7. Các lĩnh vực khác 44

PHẦN 5: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 45

1. Mục tiêu 45

1.1. Mục tiêu chung 45

1.2. Mục tiêu cụ thể 45

2. Thời gian thực hiện 45

3. Hoạt động 46

3.1. Dự án 1: Định vị sản phẩm du lịch đặc thù 46

3.2. Dự án 2: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội 47

3.3. Dự án 3: Quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội 48

II. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hà Nội 49

1. Mục tiêu 49

1.1. Mục tiêu chung 49

1.2. Mục tiêu cụ thể 49

2. Thời gian thực hiện 50

3. Hoạt động 50

3.1. Dự án 1: Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội 50

3.2. Dự án 2: Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội 50

3.2.1. Quảng bá qua mạng Internet 50

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

3.2.2. Quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng 52

3.3. Dự án 3: Tổ chức các chương trình, các festival du lịch và tham gia vào các sự

kiện giao lưu du lịch, văn hóa cả trong và ngoài nước. 52

III. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành du lịch Hà Nội 53

1. Mục tiêu 53

1.1. Mục tiêu chung 53

1.2. Mục tiêu cụ thể 53

2. Thời gian thực hiện 53

3. Hoạt động 53

3.1. Dự án 1: Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội 53

3.2. Dự án 2: Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng 54

3.3. Dự án 3: Cải tạo hệ thống cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội 54

IV. Phát triển nguồn nhân lực du lịch 55

1. Mục tiêu 55

1.1. Mục tiêu chung 55

1.2. Mục tiêu cụ thể 55

2. Thời gian thực hiện 55

3. Hoạt động 55

V. Phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch 56

1. Mục tiêu 56

1.1. Mục tiêu chung 56

1.2. Mục tiêu cụ thể 56

2. Thời gian thực hiện 56

3. Hoạt động 56

3.1. Dự án 1: Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có 56

3.2. Dự án 2: Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới 57

VI. Bảo vệ môi trường du lịch 58

1. Mục tiêu 58

2. Thời gian thực hiện 58

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

3. Hoạt động 58

3.1. Dự án 1: Xử lý, cải tạo các sông hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng trên

địa bàn Hà Nội 58

3.2. Dự án 2: Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp 59

VII. Các chương trình khác 60

1. Mục tiêu 60

2. Thời gian thực hiện 60

3. Hoạt động 60

3.1. Dự án 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

của người dân thành phố 60

3.2. Dự án 2: Bổ sung các văn bản cần thiết trong hoạt động quản lý 61

PHẦN 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 62II. Các sở ban ngành liên quan

62III. Ủy ban nhân dân cấp huyện 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về lượng khách du lịch

giai đoạn 2006 – 2010 1

Bảng 2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010 1

Bảng 3 Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 5

Bảng 4 Hiện trạng tổng thu từ du lịch 7

Bảng 5 Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010 9

Bảng 6 Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú

năm 2010 9

Bảng 7 Ma trận SWOT 30

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Bảng 8 Dự báo khách du lịch đến Hà Nội đến năm 2015 36

Bảng 9 Dự báo Tổng thu từ du lịch của Hà Nội đến năm 2015 37

Bảng 10 Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 38

Bảng 11 Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015 39

Bảng 12 Dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội đến năm 2015 40

Bảng 13 Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015 41

Bảng 14 Dự báo nhu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực du lịch theo trình độ

đào tạo của Hà Nội đến năm 2015 41

Bảng 15 Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực 42

CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQ Bình quân

BYT Bộ Y tế

CSHT Cơ sở hạ tầng

CT Chương trình

DL Du lịch

HN Hà Nội

KT-XH Kinh tế-xã hội

LK Lượt khách

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

NCPT Nghiên cứu phát triển

NVS Nhà vệ sinh

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP Thành phố

UBND Ủy ban Nhân dân

VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VSTP Vệ sinh thực phẩm

XTDL Xúc tiến du lịch

PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về lượng khách du lịch giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2010 So sánh năm 2010/2006 (%)

- Khách du lịch Lượt khách 6.010.000 12.300.000 204,66%+ Khách quốc tế Lượt khách 1.110.000 1.700.000 153,15%+ Khách quốc tế lưu trú Lượt khách 1.110.000 1.228.000 110,63%+ Khách nội địa Lượt khách 4.900.000 10.600.000 216,33%- % GDP du lịch trong

GDP toàn thành phố% 3,72% 3,50% 94,09%

(Nguồn : Sở VHTT và DL HN)

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Theo số liệu thống kê, năm 2010 số lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1.700.000 lượt khách, tăng 104,66% so với năm 2006, tăng bình quân 28,132%/năm. Trong đó, một số thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội tăng đáng kể như khách Trung Quốc đạt 260.000 lượt khách, tăng 47% so với năm 2006, khách Úc đạt 92.939 lượt khách, tăng 25%, khách Pháp đạt 116.034 lượt khách, tăng 23%, khách Nhật Bản đạt 117.475 lượt khách, tăng 13%. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 10.600.000 lượt khách, tăng 116,33% so với cùng kỳ năm 2006, tăng bình quân 23,266%/năm.

Bảng 2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 – 2010

Khối khách sạn

Số lượng Số phòng Công suất sử dụng

2008 2010 So sánh 2010/2008

2008 2010 So sánh 2010/2008

2008 (%)

2010 (%)

So sánh 2010/2008

5 sao 9 11 122,22% 2829 3.841 135,77% 59,22 61,14 103,24%4 sao 6 10 166,67% 1136 1.655 145,69% 67,39 54,45 80,8%3 sao 21 26 123,81% 1782 2.131 119,58% 78,84 62,26 78,97%2 sao 98 99 101,02% 2935 3.004 102,35% 70,71 63,82 90,26%1 sao 66 64 96,97% 1087 974 89,60% 63,48 50,95 80,26%BQ 67,93 58,52 86,15%

(Nguồn : Sở VHTT và DL HN)

Tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2008. Công suất buồng phòng toàn khối đạt khoảng 58,52%, giảm 13,85% so với năm 2008. Riêng khối khách sạn 5 sao công suất buồng phòng tăng 3,24% cho thấy nhu cầu của khách du lịch đối với các dịch vụ cao cấp ngày càng tăng lên.

II. Công tác quản lý hoạt động du lịch

- Đã tổ chức buổi làm việc với Tổng cục Du lịch về kết quả công tác du lịch năm 2010 và những kiến nghị, đề xuất về các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước về du lịch.

- Phối hợp với Cục Thống kê Hà Nội, Công an Thành phố, Tổng cục Du lịch thống nhất số liệu thống kê lượng khách quốc tế đến Hà Nội qua các năm.

- Làm việc với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc ký kết biên bản hợp tác giữa UBND Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

1. Hoạt động lữ hành

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Trong năm 2010 đã thẩm định 55 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 550 hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa.

- Phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành kinh doanh, vận chuyển khách Trung Quốc.

- Phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội, Công an huyện Sóc Sơn, An ninh sân bay quốc tế Nội Bài giải quyết tình trạng cò mồi, taxi dù lừa, ép giá khách du lịch quốc tế tại sân bay Nội Bài.

- Phối hợp với Thanh tra liên ngành chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xích lô trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến nay hoạt động xích lô cơ bản đã ổn định, trật tự theo quy định của thành phố.

- Đã thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch: lữ hành, cơ sở lưu trú, vận chuyển khách du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch của các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội. Trong năm 2010 đã tập trung kiểm tra việc hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại các điểm du lịch: múa rối nước Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học, Đền Ngọc Sơn….

2. Hoạt động cơ sở lưu trú

- Đã tiến hành thẩm định mới và thẩm định lại 75 khách sạn từ 1 đến 5 sao:

+ Tham gia phối hợp cùng đoàn thẩm định của Tổng cục du lịch tiến hành thẩm định 05 khách sạn trong đó có 02 khách sạn 5 sao: Grand Plaza, Crowne Plaza; 03 khách sạn 4 sao: Prestige Hà Nội, Mường Thanh – Xa La, Mercure.

Thẩm định lại 10 khách sạn trong đó có 05 khách sạn 3 sao: Công Đoàn, Danly, Hòa Bình, Nhà hát Thăng Long, Asean – Chùa Bộc; 01 khách sạn 4 sao: Fortuna; 03 khách sạn 5 sao: Daewoo, Hilton Hà Nội, Sofitel Plaza. Kiểm tra lại khách sạn 3 sao Kim Liên. Nâng hạng 3 sao cho 02 khách sạn: Bảo Khánh; Điện Lực.

Thẩm định xếp hạng căn hộ cao cấp Crowne Plaza.

+ Ra quyết định công nhận 25 khách sạn trong đó hạng 1 sao cho 09 khách sạn: Thanh Lịch - Yên Thái; Ấn Tượng - Hai Bà Trưng; Lefoyer; Hoàng Anh; Victory; Tràng An Plaza- An Dương Vương; HaNoi Elite; Việt; Nam Trung. Thẩm định 02 nhà nghỉ du lịch Zysk; Frendly. Ra quyết định công nhận hạng 2 sao cho 14 khách sạn: Hà Nội Emotion; Thanh Lịch - Mã Mây; Thanh Lịch - Lò - Sũ; Thanh Lịch - Hàng Bông;

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Hoa Đô; Anise; Duy Anh; Hà Nội Happy; Lâm Ký; Hồ Vàng; Hoàn Hao - Ha Đông; Tâm; Demantoid; Sydney.

Thẩm định lại 32 khách sạn, trong đó có 23 khách sạn 2 sao: Thể Thao; Văn Miếu; Mường Thanh; Khoang Xanh; De Syloia; Eden - Minh Thúy; Phương Đông 1; Hạ Long; Bình Minh; Tiến Thúy; Newtatco 19/5; 325 Giảng Võ; Tràng An Plaza - Hàng Bún; Đông Đô; Kim Anh; 1A Tăng Bạt Hổ; Nhật Tiên; Patinum II; Hoàng Long; Santa; Thành Công; Hoàng Ngọc; 23 Lê Thánh Tông. Có 09 khách sạn 1 sao Đức Thịnh; Duy Tân; Vân Hồ 2; Win - Hàng Hành. Thanh Lịch Hạ Long; Tân Thịnh; Tràng An - Hàng Cháo; Thanh Lịch -117 Phố Huế; Hoàng Ngọc.

- Thẩm định 06 nhà hàng đạt chuẩn: Nhà hàng Bách Giai, Hapro Bốn mùa: 38- 40 Lý Thái Tồ - Hoàn Kiếm - Hà Nội; 353 Phố Huế - Hai Bà Trưng; 35 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình; 16 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa; 19 - 21 Đinh Tiên Hoàng - Hoàn Kiếm.

- Cấp sửa đổi 02 giấy phép thành lập văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam cho Công ty TNHH Khách sạn Lotte, Hàn Quốc và Công ty TNHH Hoàn Hảo.

- Có văn bản chấn chinh việc mạo nhận hạng sao khách sạn; yêu cầu các khách sạn quảng cáo theo đúng loại hạng được công nhận và thông báo đăng ký dịch vụ kinh doanh có điều kiện trước khi hoạt động.

- Có công văn gửi các doanh nghiệp du lịch hướng dẫn về khen thưởng doanh nghiệp năm 2010.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và chi đạo các cơ sở lưu trú thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh, nghiêm túc triển khai qui định về trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn VSTP... liên lạc qua e-mail, điện thoại và thông báo trên website để giảm chi phí giấy tờ.

3. Công tác xúc tiến du lịch:

- Hoạt động xúc tiến du lịch:

+ Tham gia kỳ họp của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố châu Á -Thái Bình Dương (TPO) vào tháng 9/2010 tại Đại Liên, Trung Quốc; của Hội đồng XTDL châu Á (CPTA) vào tháng 10/2010 tại Jakarta - Indonesia.

+ Tổ chức đoàn công tác ký kết hợp tác phát triển du lịch và khảo ssats mố số điểm tham quan du lịch tại Việt Bắc, hỗ trợ phát triển tuyến du lịch Cao nguyên đá Đồng văn, khảo sát liên kết phát triển du lịch tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Hoạt động thông tin tuyên truyền

+ Đã phối hợp với kênh truyền hình cáp TVM (kênh tư vấn tiêu dùng và đầu tư tài chính) quay một số lễ hội đặc sắc, di tích lịch sử như: chùa Trăm Gian, chùa Đậu, đền Và, gò Đống Đa…

+ Xuất bản định kỳ Bản tin Du lịch Hà Nội hàng quý. Đăng tải, cập nhật thông tin về du lịch trên website du lịch Hà Nội và trên các kios điện tử.

4. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch

- Hoàn thành dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực Ba Vì. Khảo sát một số di tích, lễ hội phục vụ xây dựng đề cương đề án khai thác phát triển du lịch tại một số di sản văn hóa và làng nghề.

- Tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại các huyện Gia Lâm, Mỹ Đức, thị xã Sơn Tây.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. Phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội

1. Thị trường khách du lịch

Nằm ở vị trí địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá cao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nội địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 5,34 triệu lượt khách tăng 1,40 lần so với năm 2000 trong đó 1,11 triệu lượt khách quốc tế; năm 2009 đón 10,25 triệu lượt khách, năm 2010 đón 12,30 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với năm 2009, trong đó khách quốc tế đạt 1,70 triệu lượt.

Hà Nội là trung tâm phân phối khách chủ yếu của vùng phía Bắc, đặc biệt đối với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng: Khách du lịch từ Hà Nội chiếm 80-90%.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Mức gia tăng lượng khách tới Hà Nội 12,49%/năm giai đoạn 2000-2010 trong đó khách quốc tế tăng 11,82% và khách du lịch nội địa tăng 12,6%. Du lịch Hà Nội chiếm khoảng 15-16% thị phần khách trong tổng lượng khách đi lại giữa các địa phương trong toàn quốc và thị phần này không ngừng gia tăng.

Bảng 3: Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010

Đv tính: Lượt khách (1000 người)STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng

BQ 2006- 20101 Lượng khách du

lịch6.010 6.700 8.970 10.25

012.300 18,16%

Khách nước ngoài 1.110 1.300 1.300 1.050 1.700 8,91%1.1 Khách nước ngoài

có lưu trú1.110 1.300 1.300 1.050 1.228 2,05%

1.2 Khách trong nước 4.900 5.400 7.670 9.200 10.600 20,17%2 Cơ cấu trong

tổng số khách2.1 Khách nước ngoài 18,47

%19,40

%14,49

%10,24

%13,82

%2.2 Khách trong nước 81,53

%80,60

%85,51

%89,76

%86,18

%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

1.1. Khách quốc tế

Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất của cả nước. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế ở mức ổn định trong những năm gần đây, đạt khoảng 11,82%/năm (giai đoạn 2000-2010). Năm 2000 Hà Nội đón 0,56 triệu lượt khách quốc tế; năm 2005 đón 1,11 triệu lượt khách quốc tế, tăng 1,98 lần năm 2000; Năm 2010, cùng với thắng lợi của sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đón được 1,7 triệu lượt khách quốc tế.

Về mục đích du lịch của khách du lịch quốc tế: khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, lịch sử; lễ hội, du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề. Khách du lịch đến Hà Nội và các vùng phụ cận thông qua Hà Nội theo các mục đích trên chiếm trên 75% tổng số khách. Khách du lịch theo mục đích thương mại chiếm gần 25% tổng số khách.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Có 10 thị trường chiếm 75-80% tổng số khách vào Hà Nội. 10 thị trường khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore.

1.2. Khách nội địa

Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm 15% tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng ổn định, giai đoạn năm 2000-2010 khoảng 12,6%/năm. Năm 2005 đón 4,23 triệu lượt khách; năm 2010 đón được 10,6 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 2,5 lần.

Khách nội địa đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn thành phố và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận như tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo; thăm thân; du lịch thương mại; nghỉ dưỡng, tham quan danh thắng...

Về thời gian lưu trú trung bình của khách: đối với khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú trung bình là 2,1 ngày; khách nội địa khoảng 1,6 ngày.

Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42-45% tổng lượng khách đến với toàn vùng đồng bằng sông Hồng và luôn cao hơn so với các trọng điểm du lịch khác. Tốc độ tăng trưởng về thị trường khách nội địa và quốc tế cao. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò đầu tàu của Hà Nội trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.

2. Tổng thu từ du lịch

Theo báo cáo của Sở VHTTDL Hà Nội, tổng thu từ du lịch của Hà Nội có mức tăng trưởng tương đối ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2010 đạt 24,6%/năm: năm 2005 đạt 11.552 tỷ (tăng 208% so với năm 2004), năm 2009 đạt 24000 tỷ đồng, năm 2010 đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2009.

Nhìn chung Tổng thu từ du lịch của Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế. Mặt khác thông qua số liệu về cơ cấu chi tiêu bất cân đối của khách du lịch chủ yếu tập trung cho dịch vụ lưu trú cho thấy Hà Nội còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Hà Nội thiếu

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

những loại hình hoạt động du lịch mới, hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ du lịch tại đô thị để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch.

Bảng 4: Hiện trạng tổng thu từ du lịch

Đv tính: tỷ đồngStt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 20101 GDP toàn thành phố 34.073 49.512 55.704 61.619 65.401 73.4872 GDP khách sạn - nhà

hàng1.268 1.618 1.782 1.950 2.058 2.600

3 Tỷ trọng GDP du lịch trongGDP toàn thành phố

3,72% 3,27% 3,20% 3,16% 3,15% 3,50%

4 Tổng thu từ du lịch 11.552 23.800 24.000 27.000(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

3. Sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch của Hà Nội gồm:

Tại khu vực nội thành

+ Du lịch tham quan di tích văn hoá, lịch sử, nghiên cứu văn hoá dân tộc, tham quan phố cổ, các điểm danh thắng của Thủ đô;

+ Du lịch tham quan, mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ các làng nghề;

+ Du lịch lễ hội;

+ Du lịch ẩm thực;

+ Du lịch hội thảo, hội nghị (MICE);

+ Du lịch thăm thân.

Khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận

Trong thời gian qua ngành du lịch Hà Nội đã tổ chức, phối hợp với các địa phương vùng lân cận như: Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoà Bình, Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế... xây dựng và triển khai phát triển các sản phẩm du lịch, chủ yếu gồm:

+ Du lịch tổng hợp sinh thái, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần tại Đồng Mô, Ba Vì, Hương Sơn, Ao Vua, sân golf, Quan Sơn, Tam Đảo, Đại Lải... du lịch làng nghề (lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh, gốm Hương Canh..), du lịch văn hoá (thăm các đền chùa như chùa Hưng, chùa Thày, chùa Tây Phương, đền Lô, đền

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đầm, chùa Tây Phương... lễ hội chùa Hương.

+ Các sản phẩm du lịch mới xây dựng được khách du lịch đánh giá cao, như các chương trình du lịch sinh thái, văn hóa tới tất cả các địa danh thiên nhiên nổi tiếng, các di tích lịch sử văn hóa lâu đời, các làng nghề, dân tộc với những phong tục đặc trưng của vùng Hà Nội; các tour dã ngoại bằng xe đạp về các làng quê lân cận góp phần làm phong phú các sản phẩm của địa phương...

Tuy nhiên, xem xét trên cơ sở thời gian lưu trú của khách tại Hà Nội còn thấp so với trung bình của cả nước và tỉ trọng, mức chi tiêu của khách du lịch trong thời gian qua tập trung ở dịch vụ lưu trú cho thấy sản phẩm du lịch của Thủ đô chưa thực sự phong phú và hấp dẫn, tương xứng với tiềm năng đa dạng của tài nguyên. Các sản phẩm chủ yếu mới tập trung ở các sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá và hội thảo, hội nghị, thương mại trong thời gian gần đây. Nhu cầu của khách du lịch về giải trí, thưởng thức các dịch vụ vui chơi khác mà Hà Nội có nhiều tiềm năng chưa được đáp ứng.

4. Cơ sở vật chất kỹ thật du lịch

4.1. Cơ sở lưu trú

Hiện thành phố có 1.751 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với hơn 25.532 buồng trong đó có 233 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và các hạng sao theo qui định, chiếm 48,2% với 12.326 buồng.

Về chất lượng chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú: số khách sạn 5 sao là 11 khách sạn với 3.841 buồng (bằng 4,95% của cả nước), số khách sạn 4 sao là 10 khách sạn với 1.655 buồng; số còn lại là từ 1 sao đến 3 sao.

Bảng 5: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng đến hết năm 2010

Stt Hạng sao Số khách sạn Tỷ lệ Số phòng Tỷ lệ1 5 sao 11 4,76% 3.877 32,32%2 4 sao 10 4,33% 1.655 13,80%3 3 sao 27 11,69% 2.181 18,18%4 2 sao 104 45,02% 3.134 26,13%5 1 sao 67 29,00% 1.006 8,39%6 TCTT 12 5,19% 141 1,18%7 Tổng số KS 231 100,00% 11.994 100,00%8 Khu căn hộ du lịch cao cấp 2 322

(Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội)

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn, đặc biệt khách sạn 4-5 sao, khách sạn liên doanh khá cao, tương đương hoặc có chất lượng cao hơn các khách sạn cùng loại trên thế giới và khu vực. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, coffee, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm...

Bảng 6: Công suất sử dụng phòng trung bình, phân theo loại cơ sở lưu trú năm 2010

Khối khách

sạn

Công suất sử dụng phòng trung bình

Giá phòng trung bình

Ngày lưu trú bình

quân

Thị trường khách chủ yếu

5 sao 58,78% 2.300.000 VND

2,2 ngày/khách

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore

4 sao 52,21% 1.500.000 VND

2,0 ngày/khách

Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia, Úc, Đài Loan.

3 sao 62,25% 800.000VND 2,5 ngày/khách

Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc

2 sao 60,52% 500.000 VND

1,5 ngày/khách

Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật, Nga

1 sao 55,00% 400.000 VND

1,88 ngày/khách

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Châu Âu, Việt Nam.

(Nguồn: Sở VHTT và DL Hà Nội)

Về tình hình hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch: Công suất sử dụng buồng phòng trong các năm gần đây đạt trên 55-60%. Trong khoảng từ năm 2006 đến đầu năm 2008 tình hình kinh tế thuận lợi, khách quốc tế tăng mạnh, công suất sử dụng buồng phòng đặc biệt là tại khách sạn cao sao ở Hà Nội rất cao, năm 2007 đạt 75,6%, trong đó khối khách sạn cao sao đạt 80%. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến 2010, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn hơn, công suất giảm dần do suy giảm kinh tế toàn cầu và trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều khách sạn mới đi vào hoạt động. Năm 2010 công suất buồng phòng bình quân đạt 58,52%.

4.2. Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực

Bên cạnh, các tiện nghi ăn uống phong phú như các nhà hàng ăn Âu, Á, caffe-Shop, bar và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng riêng, các tiện nghi dịch vụ ăn uống,

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

phục vụ đám cưới, hội nghị trong khách sạn phát triển nhanh, phong phú và đa dạng. Các đối tượng khách du lịch đến từ các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong cả nước với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau đều được phục vụ với nhiều loại sản phẩm ẩm thực dân tộc và quốc tế.

Bên cạnh đó các loại hình cơ sở ăn uống mới như nhà hàng ăn nhanh bắt đầu hoạt động tại các trung tâm dịch vụ, thương mại, tăng tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ ẩm thực Hà Nội.

Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu qui hoạch, vị trí phân tán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

4.3. Cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan

Hà Nội có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động dịch vụ mua sắm với hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị đang hình thành; một số đường phố thuộc khu phố Cổ Hà Nội được cải tạo, nâng cấp thành các tuyến đi bộ, mua sắm đang là những điểm đến du lịch hấp dẫn, tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho du lịch Thủ đô.

Hà Nội còn có nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như đồ gốm, đồ sành sứ, đồ thêu, đồ thổ cẩm, sơn mài, khảm trai, tranh sơn dầu được khách du lịch ưa chuộng, mua sắm làm quà tặng, đồ lưu niệm. Việc tổ chức các dịch vụ bán đồ lưu niệm, mua sắm hàng lưu niệm được quan tâm triển khai đầu tư gắn với việc bảo tồn nâng cấp các làng nghề truyền thống như làng gốm, làng dệt và các làng nghề khác thành những điểm du lịch thu hút khách tham quan mua sắm.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm phát triển còn manh mún, thiếu qui hoạch, nhiều tuyến phố mua sắm các hàng hoá, đồ lưu niệm hình thành tự phát, có quy mô nhỏ, nội dung dịch vụ, hàng hóa chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị, làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua sắm.

4.4. Cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá

Về giải trí văn hoá:

Tại Hà Nội tập trung hệ thống các cơ sở văn hoá, thông tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, Nhà hát lớn, Trung tâm chiếu phim quốc gia, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Thư viện Quốc gia, các bảo tàng lớn như: các bảo tàng Lịch sử, Cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Mỹ thuật, bảo tàng Quân Đội, bảo tàng

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Địa chất, Phụ nữ, Dân tộc học; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như Nhà hát chèo, Múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.

Cơ sở vui chơi giải trí:

Các tiện nghi, trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí được bố trí tại các khách sạn từ 4 sao trở lên như bể bơi, sân tenis, fitness centre, quầy bar, câu lạc bộ đêm, vũ trường, phòng karaoke, massage... chủ yếu phục vụ khách lưu trú tại khách sạn.

Các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của dân cư đô thị phát triển còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng yếu.

Công viên cây xanh giải trí:

Một số khu vui chơi giải trí như Ao Vua, khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Đầm Long, công viên Hồ Tây… với nhiều sản phẩm vui chơi giải trí đa dạng phục vụ nhu cầu của khách du lịch và dân cư đô thị. Nhiều vùng đất trống đồi trọc của thành phố đã được phủ xanh, từng bước tạo cảnh quan để phát triển thành các khu du lịch cuối tuần.

Tuy nhiên, hệ thống cây xanh đô thị chưa phát triển và đồng bộ, thiếu về qui mô, bình quân diện tích cây xanh thấp, toàn thành phố đạt 4,7m2/người, khu vực nội thành đạt 0,9m2/người, các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng khoảng 1,28m2/người. Các công viên giải trí phân bố không đều, thiếu qui hoạch, có nội dung hoạt động đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu giải trí của dân cư và khách du lịch.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí Hà Nội còn rất thiếu, phân bố chưa hợp lý trên địa bàn; loại hình hoạt động và sản phẩm vui chơi giải trí đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao. Phần lớn các khu, điểm du lịch trong, ngoài thành phố hiện đang ở trong giai đoạn đầu tư, xây dựng; điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đồng bộ và hoàn thiện, còn thiếu các tiện nghi hấp dẫn và có chất lượng cao phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của khách du lịch. Những bất cập trên là một trong những lý do khiến số ngày lưu trú khách du lịch còn thấp.

4.5. Phương tiện vận chuyển khách du lịch

Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch. Bên cạnh đó tính đến hết năm 2009, Hà Nội đã có hơn 30 công ty taxi với gần 5.000 đầu xe thường xuyên hoạt động, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại của du khách. Tuy nhiên, phần lớn du khách cho rằng giá taxi của Hà Nội vẫn còn cao so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có một đội ngũ các phương tiện vận chuyển thô sơ khác như xích lô, xe ôm. Trong giai đoạn hiện nay, xe ôm được người dân Hà Nội và du khách nội địa sử dụng khá phổ biến vì tính tiện ích và giá rẻ. Tuy nhiên thành phố cần quan tâm quản lý tốt đội ngũ này để phát huy thế mạnh của họ, tránh các trường hợp bắt chẹt khách, lôi kéo, tranh giành khách gây khó chịu cho du khách. Cần xem xét tổ chức và quản lí hệ thống xe xích lô du lịch, triển khai nhân rộng mô hình xe điện vận chuyển khách tham quan trong nội thành góp phần tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, nhưng cũng không gây cản trở, ách tắc giao thông.

Xe chạy đường dài tới các điểm du lịch ngoại tỉnh chưa có hệ thống xe du lịch riêng, vẫn còn tình trạng chở kèm hàng hoá, không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên với sự xuất hiện của loại xe chất lượng cao nối Hà Nội với các tỉnh lân cận đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hà Nội. Đặc biệt, tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Quảng Ninh đã hoạt động rất tốt.

Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phương trong vùng dọc theo sông Hồng. Đường sắt ngày càng đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển khách du lịch, nhưng các phương tiện và tiện nghi đường sắt còn kém so với tiêu chuẩn quốc tế. Khách du lịch đến Hà Nội và các địa phương trong cả nước bằng các chuyến tàu chở khách, trong đó tuyến Hà Nội - Lào Cai có ba toa tàu chuyên dụng của hãng Victoria là đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cao cấp, tuy nhiên hiện nay các toa chất lượng đặc biệt này vẫn chỉ được nối vào chuyến tàu thường, chưa có một chuyến riêng biệt để giảm thời gian đi tàu. Mặt khác giá vé của các toa này tương đối đắt, chỉ đáp ứng một số du khách có thu nhập cao.

Vận chuyển bằng đường hàng không ngày càng được cải thiện và đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Ngoài việc tăng cường các chuyến bay, ngành Hàng không đã có máy bay cho thuê phục vụ các đoàn khách du lịch cao cấp khi có yêu cầu. Tuy nhiên giá dịch vụ còn quá cao, số chuyến bay đưa vào sử dụng thất thường là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng các chương trình du lịch.

Nhìn chung, phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn thành phố, giữa thành phố với vùng lân cận còn thiếu và yếu về chất lượng, các tuyến xe khách công cộng dành riêng chuyên chở khách đến các điểm du lịch, điểm tham quan trong ngoài thành phố chưa được triển khai; thiếu các phương tiện vận chuyển đường sắt, đường thuỷ có chất lượng đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

5. Nguồn nhân lực du lịch

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Số liệu thống kê, năm 2000 toàn thành phố có 12.100 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2005 con số này là 28.370; năm 2008 có 42.900 lao động và thống kê đến tháng 12/2010: tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch có 51.118 người. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2000-2010 là 15,5%. Điều này cho thấy ngành du lịch thực sự là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân.

So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành Du lịch Hà Nội cao hơn, chiếm 70% tổng số lao động, song chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng 15%. Trong lữ hành, tỷ lệ người có trình độ đại học cao hơn, chủ yếu là tốt nghiệp trường đại học ngoại ngữ. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên địa bàn thành phố là trên 1.500 người. Trong đó 50% là hướng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung Quốc, 10% tiếng Nhật, còn lại là các thứ tiếng khác. Như vậy, so với chỉ tiêu dự báo thì số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Hà Nội trong giai đoạn này đã vượt lên khá nhiều.

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các cơ cở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch Thương mại Hà Nội, hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3 - 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa Du lịch - khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nhiều những cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội.

6. Đầu tư phát triển du lịch

6.1. Phát triển sản phẩm du lịch

Căn cứ định hướng quy hoạch, ngành Du lịch đã thu hút và chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác tiềm năng thế mạnh tại các quận nội thành Hà Nội, cụm Sóc Sơn - Đông Anh, cụm Sơn Tây - Ba Vì - Suối Hai, Hương Sơn - Quan Sơn (Mỹ Đức), Hà Đông - phụ cận để đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

Phát triển 02 sản phẩm mới là đường phố ẩm thực Tống Duy Tân (Từ năm 2000 cải tạo hạ tầng kỹ thuật và hình thức nhưng đến nay công tác quản lý chưa thực sự tốt tốt hơn); Phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân phục vụ 3 tối cuối tuần và chợ đêm Đồng Xuân, tạo điểm đến buổi tối cho khách (từ năm 2003).

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Cải tạo và nâng cấp một số làng nghề, làng cổ để khuyến khích phát triển tạo thêm điểm đến cho khách đến Hà Nội: đã hỗ trợ một phần kinh phí cho 13 làng nghề và một số điểm du lịch văn hoá, xây dựng nhà trưng bày sản phẩm, nơi biểu diễn, cải thiện cảnh quan môi trường, hình thành và duy trì đội ngũ thuyết minh viên tại cơ sở hướng dẫn cho du khách. Các làng nghề, làng cổ: Bát Tràng (gốm sứ), Đào Thục (múa rối nước), Vạn Phúc (lụa), Phú Vinh (mây tre đan), Chuyên Mỹ (khảm trai), Vân Nội (trồng rau), Đường Lâm, Đông Ngạc (điểm du lịch cộng đồng, du lịch làng quê) đã thành điểm tham quan du lịch. Nhiều đơn vị khai thác sản phẩm ẩm thực làng nghề truyền thống, tổ chức hoạt động văn nghệ góp phần tạo sức hấp dẫn du khách.

Phục chế tôn tạo các di tích lịch sử, trong đó các công trình tiêu biểu là:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám: phục dựng nhà Thái học, cải tạo chỉnh trang Khu vực hồ Văn, tôn tạo di tích thành điểm thu hút khách với nhiều hoạt động văn hóa hàng tháng. So với năm 1999, khách đến đây năm 2009 tăng 3 lần.

+ Thành cổ Hà Nội: đã có 3 công trình được tôn tạo và đón khách từ năm 2000 là Bắc Môn, Đoan Môn và Hậu Lâu và vẫn đang tiếp tục được tôn tạo, đón khách tham quan và tổ chức các sự kiện văn hóa. Ngày 1/8/2010, UNESCO đã chính thức công nhận Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào của mọi người dân nước Việt, đồng thời cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thủ đô và đất nước.

+ Chùa Hương:cải tạo hệ thống hạ tầng,các hạng mục công trình công cộng,vệ sinh môi trường,tu bổ tôn tạo một số di tích lịch sử... So với năm 1999 khách tăng gần 4 lần.

Các công trình được tu bổ tôn tạo nâng cấp và tổ chức lễ hội truyền thống, đón nhiều khách tham quan là: đền Quán Thánh, đền Voi Phục (Ba Đình), Thành Cổ Loa (Đông Anh), chùa Hương (Mỹ Đức), chùa Thày (Quốc Oai), chùa Tây Phương (Thạch Thất), chùa Đậu, đền Lộ, đền Dầm (Thường Tín)...

Các công trình trọng điểm được hoàn thành chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội:

+ Bảo tàng Hà Nội được khánh thành tháng 10/2010 trên đường Phạm Hùng có diện tích gần 54.000m2 trưng bày trên 50.000 hiện vật, giới thiệu những hình ảnh của Hà Nội xưa và nay. Số lượng khách tham quan trong dịp Đại lễ từ 15.000-20.000 lượt người/ngày.

+ Tượng đài Thánh Gióng: Thành phố phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

hoàn thành công trình xây dựng tượng đài Thánh Gióng. Đây là một công trình trọng điểm của Nhà nước kỷ niệm với tổng dự toán 60 tỷ.

+ Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tính nhân văn sâu sắc, thể hiện tình cảm sâu đậm, sự tri ân, sự tôn vinh của nhân dân cả nước đối với Bác Hồ, Bác Tôn…

Đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú chất lượng cao: Giai đoạn 2006-2010 Hà Nội tập trung thu hút đầu tư vào khách sạn 3-5 sao, và đến nay đã có 48 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao với hơn 7.713 buồng lưu trú. Trong 2 năm 2009-2010 đã có 1 khu du lịch quy mô lớn là Thiên đường Bảo sơn và 10 khách sạn cao cấp chính thức đi vào hoạt động; mô hình trang trại du lịch phát triển ở nhiều nơi như Vân Canh, Song Phương vườn, Nam Hải... Tuy nhiên đầu tư cơ sở lưu trú du lịch chất lượng cao chỉ tập trung tại các quận nội thành và Ba Vì, Từ Liêm. Các huyện, thị xã khác chỉ có cơ sở lưu trú chất lượng thấp.

Một số doanh nghiệp đã tạo được sản phẩm có ấn tượng như: Du lịch Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Tản Đà, Asean…và triển khai các công trình như: Công ty Hupaco xây dựng hệ thống cáp treo từ Thiên Trù - Hương Tích (tổng vốn 76 tỷ đồng); Công ty TNHH Thung Lũng Vua mở rộng đầu tư 1 sân gôn mới 18 lỗ, nhà câu lạc bộ, khu nghỉ dưỡng (tổng vốn 17,5 triệu USD); Công ty CP du lịch Đầm Long - Bằng Tạ xây khu du lịch sinh thái rừng Bằng Tạ (20ha) với tổ hợp nhà sàn, khu dịch vụ, khu tham quan giải trí; công ty du lịch Tản Đà giới thiệu sản phẩm tại khu suối khoáng Tản Lĩnh; Công ty TNHH Thái Thịnh (khách sạn Asean) xây khu dịch vụ VCGT, sân tenis, bể bơi;...

Các khách sạn Horison, Bảo Sơn, Fortuna, Movenpick, Hà Nội… tổ chức các trò chơi có thưởng, khách sạn Hà Nội tổ chức khiêu vũ; hệ thống rạp chiếu phim chất lượng cao tại Vincom cũng phục vụ nhu cầu giải trí của du khách.

Tuy nhiên các điểm vui chơi giải trí tại khu vực nội thành Hà Nội chỉ đáp ứng phần nhỏ nhu cầu của khách. Những vườn hoa, công viên, nhà hát, khu du lịch hiện có chưa thật sự phát huy được hết tiềm năng.

Tiện nghi phục vụ hội nghị hội thảo: 10 năm qua trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng và hình thành cơ sở vật chất đủ khả năng phục vụ các hội thảo quốc gia và quốc tế lớn với hệ thống phòng hội thảo hiện đại có sức chứa khoảng trên 16.000 chỗ.

Nhìn chung cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch đã được hình thành, chất lượng dịch vụ du lịch được nâng lên, bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách. Những dự án nằm trong chương trình của thành phố nhằm nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm du lịch, cải tạo môi

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

trường văn hóa du lịch đã được triển khai từng bước. Năm 2011 và những năm sau cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện hơn.

6.2. Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch

Hà Nội và các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ được cấp vốn hỗ trợ đầu tư cải tạo nâng cấp hạ tầng du lịch, hạ tầng làng nghề như sau:

+ Hà Nội cũ: năm 2002-2008, Thành phố giao Sở Du lịch Hà Nội (cũ) triển khai 6 dự án (409,746 tỷ đồng), trong đó 3 dự án (245 tỷ đồng) đã hoàn thành là Xây dựng 02 tuyến đường từ quốc lộ 3 vào cửa Tây, cửa Nam và bãi đỗ xe khu di tích Cổ Loa, Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật múa rối nước Đào Thục, xây dựng đường giao thông tại khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc.

+ Hà Tây cũ và huyện Mê Linh: Năm 2001- 2007, Hà Tây (cũ) được cấp 170 tỷ đồng từ nguồn vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ. Bằng nguồn vốn này, một số công trình đã hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư như đường Cầu Hội - Hương Sơn và các bến xe; công trình cải tạo suối Yến; đường hai bờ suối Yến; đường vào và đường nội bộ khu du lịch hồ Suối Hai (đường từ Vị Thuỷ vào hồ Suối Hai); đường khu du lịch hồ Đồng Mô; đường từ quốc lộ 21 vào Đồi Cấm, đường vào khu du lịch chùa Thầy; hạ tầng du lịch khu vực chùa Tây Phương; đường nối Vườn Quốc gia Ba Vì - Ao Vua và một số công trình đường vào làng nghề du lịch Vạn Phúc, Đa Sỹ, Phú Vinh, Nhị Khê, Chuyên Mỹ...

Hiện đang triển khai 07 dự án đầu tư hạ tầng du lịch: Xây dựng đường từ quốc lộ 35 vào ranh giới dự án Khu du lịch Sóc Sơn; Cải tạo đường từ chợ Sa (Cổ Loa) đi chợ Tó, huyện Đông Anh; Cảng Du lịch Bát Tràng, huyện Gia Lâm; đường nối khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn đến khu du lịch Tam Chúc - Khả Phong (Hà Nam); Xây dựng hạ tầng du lịch khu vực đền Hai Bà Trưng, huyện Phúc Thọ; Mở rộng và hoàn thiện hạ tầng du lịch khu vực bến Trò, huyện Mỹ Đức.

Có thể khẳng định việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch những năm qua đã đạt hiệu quả bước đầu: Hệ thống giao thông vào các khu, điểm du lịch từng bước được hoàn chỉnh, vệ sinh môi trường được cải thiện, chất lượng phục vụ khách được nâng lên góp phần tăng lượng khách và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

6.3. Đầu tư xây dựng các tour, chương trình du lịch

Hà Nội có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nguồn tài nguyên du lịch đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm điểm du lịch, có điều kiện phát triển thêm loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch làng nghề, làng cổ... bên cạnh những loại hình vốn là thế mạnh của Hà

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Nội như: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch phố nghề, làng nghề, du lịch tổ chức các sự kiện, hội nghị hội thảo mang tầm khu vực, quốc tế (MICE).

Ngành du lịch Hà Nội đã đầu tư nghiên cứu khảo sát thị trường, khảo sát các địa phương có địa danh du lịch trên cả nước để đầu tư những sản phẩm du lịch mới, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của Hà Nội và các địa phương. Một số chương trình du lịch được tuyên truyền rộng rãi và đánh giá cao là:

+ Tham quan địa danh văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, là loại hình thu hút nhiều khách du lịch nhất.

+ Cho hoạt động thử nghiệm 12 xe điện tham quan qua 28 tuyến phố cổ. Dự kiến sẽ tăng lên 20 xe. Hà Nội sử dụng phương tiện này để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và đảm bảo môi trường trong sạch, được đông đảongười dân cũng như khách du lịch ưa thíc

+ Du lịch làng nghề, phố nghề, lễ hội, ẩm thực: Hà Nội có lợi thế so sánh rõ rệt để tổ chức loại hình du lịch này...

+ Du lịch MICE: Với cơ sở hiện có và kinh nghiệm tổ chức hội nghị, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế lớn, kết hợp với tour du lịch ngắn ngày. Các khách sạn 3 - 5 sao, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã phối hợp xây dựng và quảng bá chương trình MICE. Tuy nhiên số phòng khách sạn cao cấp, phòng hội nghị, hội thảo quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu, cần tiếp tục đầu tư cho loại hình du lịch rất tiềm năng này.

+ Du lịch sinh thái: Triển khai ở khu vực Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, các khu vực ven sông Hồng và sông Đáy.

+ Tour du lịch “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ”, Tour du lịch võ thuật gắn kết giữa du lịch với thưởng thức võ thuật cổ truyền dân tộc được đầu tư, khai thác; những hình thức du lịch mới như “home stay” mang đến cho du khách những trải nghiệm khác lạ.

+ Chuỗi sản phẩm du lịch du lịch nội đô (city tour) gắn kết với các bảo tàng cũng từng bước đạt hiệu quả cao.

+ Du lịch văn hóa cộng đồng gắn với làng Việt cổ ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) và làng họa sĩ Cổ Đô (huyện Ba Vì) đã bước đầu khai thác tốt hơn các giá trị văn hóa truyền thống của các vùng làng quê của Hà Nội.

+ Các sản phẩm du lịch ẩm thực, văn hoá dân gian (rối nước, ca trù, hát chèo...) được chú ý khai thác phục vụ khách du lịch.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

7. Tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch

Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch được quan tâm thực hiện với những hoạt động như sau:

+ Huy động các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện chương trình tuyên truyền về du lịch, giới thiệu du lịch Thủ đô, tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng dân cư giữ gìn phong tục truyền thống của người Hà Nội.

+ Tổ chức 4 trung tâm thông tin du lịch tại các cửa ngõ đón khách du lịch, điểm du lịch quan trọng như sân bay quốc tế Nội Bài, khu vực Hồ Hoàn Kiếm, tuyến đi bộ tại khu phố cổ; đầu tư khoảng 200 kiốt du lịch tại các khách sạn, nhà ga, các điểm di tích lịch sử, danh thắng, trung tâm công cộng với ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt để cung cấp thông tin cho khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hà Nội.

+ Thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, tham gia các diễn đàn và chương trình hợp tác tiểu vùng, khu vực, vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội.

Ngành Du lịch đã tổ chức thành công nhiều sự kiện như: Hội nghị lần thứ 7 của Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á¸ (CPTA) trong khuôn khổ Mạng lưới các Thành phố lớn Châu Á Thế kỷ 21 (ANMC21) do Hà Nội đăng cai là nước chủ nhà vào tháng 10/2008. Tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2009) và Hội chợ du lịch Travex tại Hà Nội từ ngày 10 -12/01/2009.

Tổ chức thành công năm Du lịch quốc gia 2010 tại Hà Nội với 2 sự kiện lớn là: Liên hoan Du lịch Quốc tế Thăng Long - Hà Nội 2010 (thu hút được sự tham gia của gần 200 tổ chức - doanh nghiệp trong và ngoài nước với hơn 319 gian hàng của doanh nghiệp trong và ngoài nước) và Liên hoan ẩm thực Hà Thành - đã quy tụ được nét đặc sắc của văn hoá - ẩm thực ở 14 địa phương đại diện cho các vùng miền trong cả nước như: Hà Nội, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận; Tiền Giang... trình diễn 500 món ăn của Việt Nam và quốc tế (trong đó Hà Nội có hơn 300 món đặc trưng).

Các hoạt động hợp tác quốc tế:

+ Phối hợp với các thành phố thành viên trong mạng lưới các thành phố Châu Á thế kỷ 21 (ANMC21) và CPTA hỗ trợ Hà Nội trong việc xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch và chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2010.

+ Phối hợp triển khai có hiệu quả bước đầu hoạt động du lịch trong chương trình hợp tác Hành lang Kinh tế Đông Tây giữa UBND Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Ninh, Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Tuy nhiên, công tác quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp, hình thức nội dung còn đơn điệu, chưa hấp dẫn du khách; hệ thống thông tin quảng cáo tại Thủ đô chưa được phát huy tác dụng để quảng bá du lịch; nhiều sự kiện văn hoá, ngoại giao, kinh tế, thể thao được tổ chức tại Hà Nội chưa được kết hợp phát huy tác dụng thành những sự kiện du lịch để quảng bá thu hút du khách trong nước và quốc tế; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành văn hoá thông tin và các ngành liên quan với du lịch trong việc tổ chức các hoạt động quảng bá thông tin.

8. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện, đổi mới từng bước, cụ thể:

+ Thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tập trung khách du lịch, bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.

+ Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hướng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư du lịch trên địa bàn.

+ Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới.

II. Phân tích tiềm năng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội

1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn

1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Thủ đô Hà Nội tập trung những tiềm lực kinh tế chủ yếu của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao lưu của vùng, cả nước với quốc tế với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không phát triển, là cửa khẩu quốc tế quan trọng hàng đầu của đất nước; tập trung các cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, văn hoá; nơi diễn ra các hoạt động chính trị chủ yếu của đất nước.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

1.2. Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

1.3. Khí hậu, thủy văn

1.3.1. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

1.3.2. Thủy văn

Là con sông chính của thành phố, Sông Hồng bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, qua địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... đây là những đường tiêu thoát nước thải của thành phố.

Hà Nội là một thành phố với nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thủy văn; Hồ Gươm lá phổi xanh nằm ở trung tâm của thành phố, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội; và các hồ: Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ...

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Ngoài ra, những hồ đầm khác được biết đến như Kim Liên, Linh Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...

2. Tiềm năng du lịch gắn với đất

2.1. Vùng núi Ba Vì

Với diện tích khoảng 12.000ha bao gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, cao từ 100m trở lên với các xã Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và khu vườn Quốc gia Ba Vì. Núi Tản Viên, ngọn cao nhất 1.281m, giữa hơi thắt cổ bồng trên xòe như cái tán nên gọi là đỉnh Tản Viên. Trong sơn hệ Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua ở phía bắc cao 25m, thác Hương phía đông bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối Soạn, đặc biệt có Khoang Xanh với dòng suối Tiên dài gần 7km.

Địa hình gò đồi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp như đồi Vai cao 113m là quả đồi lớn nhất vùng, trấn mạn đông bắc; dãy đồi lượn sóng thuộc xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy tạo nên dãy đồi Đùm, truyền thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành lũy chống Thủy Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy (Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt).

Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn hécta hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý. Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều tầng, trùng điệp đa dạng sắc thái. Ở độ cao 400m khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 20 độ C, giữa mùa Hè có lúc nhiệt độ chỉ 18 độ C. Ba Vì còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều đình chùa nổi tiếng như Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiêu, chùa Mía có khu K9 lưu giữ nhiều dấu tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2.2. Vùng núi Nương Ngái-Hương Sơn

Đây là một nhánh của vùng núi từ Suối Rút, tỉnh Hòa Bình chạy ra đến Hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn-Ninh Bình, dài trên 120km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa đông là sông Tích và sông Đáy. Hai dãy Nương Ngái và Hương Sơn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam trên 30km, làm ranh giới giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội (mới) ở địa phận huyện Mỹ Đức, bắt đầu từ Miếu Môn xuống xã Hợp Tiến. Đường 73 vào Chợ Bến đi qua giữa Nương Ngái và Hương Sơn.

Dãy Nương Ngái dựng đứng như một bức tượng thành, ruộng ăn sát vào tận chân núi. Vùng này được cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi với các đỉnh núi thường chỉ cao 100-300m. Dãy Nương Ngái - còn có tên là dãy núi Rạng, có hai đỉnh cao 281m và 233m.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Toàn thể hai dãy núi rộng khoảng 5.770ha. Tổng cộng có gần trăm hòn núi đá vôi, hình dáng kỳ quái như núi Trượng, núi Sư Tử, núi Hàm Long, núi Trống, núi Chiêng, núi Gà, núi Yên Ngựa... Nước mưa còn đào lòng đá vôi thành nhiều hang động hoặc ngang dọc, hoặc thẳng đứng như hang Dơi, hang Rắn, như các động đá Trượt, Linh Sơn, Bồng Lai, Tiên Cảnh, Ngọc Long. Hương Sơn có trên 15 động và chùa nổi tiếng...

Ngoài ra Hà Nội còn nhiều khu vực có các dãy núi phong cảnh đẹp có khả năng khai thác du lịch như khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan, Chùa Thầy - núi Thầy (Quốc Oai)...

2.3. Hệ thống hồ nước

Nội thành Hà Nội có rất nhiều hồ nước tạo nên một không gian bình yên với xanh trời, xanh nước. Mỗi hồ có vẻ đẹp và truyền thống lịch sử riêng biệt, làm nên một phần hồn vía Thăng Long ngàn tuổi. Những hồ nổi tiếng đã đi vào trong văn thơ như hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, Giảng Võ... Hồ ở Hà Nội còn là những “lá phổi xanh”, cùng với vườn hoa và những hàng cây bên dường tạo cho không khí thành phố thêm trong lành, tươi mát và vẻ đẹp kiều diễm riêng.

+ Hồ Hoàn Kiếm: Nằm ở trung tâm thành phố nên đuợc ví như lẵng hoa giữa lòng Hà Nội. Hồ có tên cũ là Lục Thuỷ, gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Thái Tổ sau 10 năm kháng chiến chống quân Minh thế kỷ 15. Với hệ thống di sản văn hoá, lịch sử, kiến trúc đô thị và các công trình dịch vụ xung quanh, từ lâu Hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Thủ đô.

+ Hồ Tây-Đường Thanh Niên (đường Cổ Ngư): Đây là một quần thể có nhiều di tích thắng cảnh đẹp ở phía Tây thành phố. Có đường Thanh Niên dài 992m, dải phân cách là một hàng cây xanh, hai bên đường là những hàng cây phượng, cây liễu, cây bằng lăng, một cây cầu tạo thành hai hồ nước, một bên là Hồ Tây bên kia là hồ Trúc Bạch. Hồ Tây ở phía Tây Bắc đường Thanh Niên, có diện tích khoảng 526ha, lớn nhất trong số hồ của Hà Nội. Con đường chạy quanh hồ dài 18,6km, đi qua các địa danh Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Bưởi, Thuỵ Khuê... và nhiều đền, chùa đẹp nổi tiếng như Trấn Quốc, Kim Liên, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ, đền Quán Thánh... Xung quanh khu vực Hồ Tây tập trung nhiều khách sạn lớn, cơ sở lưu trú, các dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Hồ Tây là trung tâm du lịch quan trọng ở Hà Nội.

+ Hồ Trúc Bạch: Hồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi đường Thanh Niên. Ven bờ hồ Trúc Bạch còn có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc nghệ thuật. Góc phía Tây Nam hồ là đền Quán Thánh, phía Đông có chùa Châu Long, Đông Bắc là làng nghề đúc đồng Ngũ Xã, góc phía Bắc hồ có một đảo nhỏ trên đảo là đền Thuỷ Trung Tiên.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Các hồ nước có giá trị thường nằm ở chân các vùng núi như Ba Vì, Mỹ Đức nên có lượng nước lớn. Trước kia chúng chủ yếu phục vụ cho mục đích tưới tiêu, khai thác thuỷ sản. Nay, do có phong cảnh đẹp, không gian thoáng đãng, vi khí hậu trong lành, cây cối xanh tươi nên có nhiều khả năng phát triển du lịch cuối tuần như bơi lội, tắm, bơi thuyền, câu cá, ngắm cảnh. Các hồ thuộc loại này ở ngoại thành Hà Nội có rất nhiều, một số được khai thác từ đã lâu cho du lịch nghỉ dưỡng như hồ Suối Hai, hồ Quan Sơn, hồ Đồng Mô, hồ Văn Sơn, hồ Đồng Sương, hồ Đồng Quan...

+ Hồ Đồng Mô: Hồ Đồng Mô nằm trọn vẹn trong khu du lịch Đồng Mô thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì, Hà Nội. Hồ Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng 200 ha, nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vỹ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, ẩm thực theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô có một sân golf nổi tiếng: Sân golf Đồng Mô - 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ Đồng Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây.

+ Hồ Quan Sơn: nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, trên các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ sang huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam Tây Nam. Hồ rộng khoảng 850 ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi. Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn của tỉnh Hà Tây cũ” (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

+ Hồ Suối Hai: là hồ nước ngọt nhân tạo nằm dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Công trình được xây dựng vào thập niên 50 của thế kỷ 20 (năm 1958 hoàn thành). Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước khoảng 10 km2, có lượng nước khoảng 50 triệu m3 được xây dựng với đa mục tiêu: thủy lợi (giải quyết vấn đề hạn hán tại vùng Ba Vì và khống chế dòng sông Tích), cải thiện môi trường, du lịch...

2.4. Không gian nông nghiệp

Bao gồm vành đai cây chuyên canh ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh; vành đai trồng hoa cây cảnh tại các huyện Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh... Không gian nông nghiệp có truyền thống lâu đời, vừa sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị, vừa là cảnh quan tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch đặc biệt du lịch nông thôn, du lịch trang trại.

3. Tiềm năng du lịch không gắn với đất

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Với hơn 1000 năm hình thành và phát triển, nếu tính từ thời điểm bắt đầu hình thành đô thị trên vùng đất Hà Nội ngày nay thì lịch sử Hà Nội đã trải qua hơn 2000 năm có lẻ. Trải qua thời gian, bề dày văn hóa lịch sử của Hà Nội đã tạo ra một hệ thống các giá trị văn hóa là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá.

3.1. Di tích lịch sử - văn hoáTài nguyên du lịch nổi trội của Hà Nội là tài nguyên du lịch nhân văn. Tính đến

nay ở Hà Nội có 5.175 di tích văn hóa lịch sử trong đó có 1.050 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỉ lệ gần 20%, với mật độ di tích cao nhất trong cả nước. Chỉ tính riêng số di tích đang được khai thác phục vụ mục đích du lịch của Hà Nội có mật độ 23,3 di tích/100 km2, trong khi đó mật độ di tích trung bình của cả nước chỉ 3 di tích/100 km2.

Hà Nội nổi tiếng với Văn Miếu, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng từ năm 1.070. Hà Nội còn nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử kiến trúc khác như chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh...

Hà Nội còn có những di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhà văn hoá lớn của thế giới được UNESCO ca ngợi. Chỉ có ở Hà Nội mới có hàng loạt các bảo tàng quốc gia như Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Dân tộc học... Đây là những kho tư liệu cô đọng, súc tích nhất giúp du khách nâng cao sự hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề.

Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long: Cụm di tích Hoàng thành Thăng Long nằm tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Các di tích còn lại trong khu Thành cổ Hà Nội như Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên, nhà Con rồng, Cột cờ Hà Nội và Tổng hành dinh của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong kháng chiến chống Mỹ. Với chiều dài liên tục suốt hơn 13 thế kỷ, Hoàng thành Thăng Long là di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Đây cũng là nơi ghi dấu sự nối tiếp truyền thống ông cha trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuối năm 2002, khu di tích Hoàng thành Thăng Long phát lộ. Kể từ đó cho đến năm 2009, các phát hiện khảo cổ học ở đây đã chứng minh sự tồn tại “một thời vàng son”

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

của kinh đô ngàn năm văn hiến mà trước đây chỉ được ghi trong sử sách. Diện mạo của Hoàng thành Thăng Long ngàn năm tuổi cùng các thời kỳ thăng trầm của lịch sử được hiện ra dưới các hố khai quật, gồm: thời Đại La và Đinh-Tiền Lê, Thời Lý - Trần, thời Lê - Mạc, thời Nguyễn.

Với những ý nghĩa đó, vào lúc 20h30’ ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Cùng với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây vào với thủ đô Hà Nội hệ thống di tích lịch sử càng thêm phong phú. Vùng đất Hà Tây cũ là một vùng đất cổ, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã để lại một kho tàng di tích lịch sử - văn hoá đồ sộ và quý giá. Trong số 351 di tích lịch sử - văn hoá quốc gia, đặc biệt có 12 di tích cổ tự nổi tiếng được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xếp vào loại quan trọng: chùa Hương có Nam thiên đệ nhất động, chùa Thầy gắn với tên tuổi Thiền sư Từ Đạo Hạnh, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian với Đức thánh Nguyễn Bình An, chùa Tây Phương tinh hoa văn hoá thời Tây Sơn, chùa Mía ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất ở Việt Nam với 287 pho tượng, chùa Đậu có 2 pho tượng lưu giữ thi hài của hai thiền sư đã trụ trì ở chùa vào thế kỷ 17 và những ngôi đình Tây Đằng, Chu Quyến, Thuỵ Phiêu, Đại Phùng, Hoàng Xá. Các di tích ấy là một bộ phận của di sản văn hoá gắn liền với những truyền thuyết tín ngưỡng dân gian của nhân dân ta trong suốt quá trình lịch sử dân tộc.

3.2. Lễ hộiThăng Long - Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều lễ hội của miền Bắc Việt

Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Mỗi lễ hội giống như một viện bảo tàng sống động về văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc tạo ra sức hấp dẫn bền vững đối với du khách.

+ Lễ hội đền Cổ Loa: Lễ hội diễn ra tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, ông đã có công xây thành Cổ Loa, trị vì Âu Lạc trong 50 năm vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Lễ hội đến Cổ Loa có đám rước thần uy nghiêm của 12 xóm. Trong phần hội có nhiều trò vui: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo ...

+ Lễ hội Phù Đổng: Nhiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Gióng: Phù Đổng, Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc Sơn). Trong số bốn hội trên thì lễ hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy mô, tổ chức chặt chẽ. Lễ hội Gióng tại Phù Đổng được tổ chức vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm với nhiều diễn trận tái hiện sự tích, trò vui dân gian như lễ cắm cờ, mừng thắng trận, cáo trời đất và

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

nhiều trò vui khác. Ngày 16/11/2010, lễ hội Gióng tại Phù Đổng và Sóc Sơn đã được Unessco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

+ Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Đây là lễ hội lớn được nhiều nơi tổ chức như đền Hát Môm, huyện Phúc Thọ; đền Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng và lớn nhất là lễ hội đền Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh được tổ chức vào ngày 06/1 âm lịch hàng năm.

+ Lễ hội Đống Đa: Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa, Hà Nội) hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch). Đây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, chùa Đồng Quang. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử.

+ Lễ hội chùa Thầy: Diễn ra từ ngày 5/3 - 7/3 âm lịch hàng năm, trong đó lễ Mộc Dục diễn ra vào chiều ngày 05/3 được tiến hành rất trang nghiêm và lễ rước Thánh từ chùa Cả ra Quán Thánh và các trò chơi dân gian như múa rối nước, đấu vật…

+ Lễ hội Chùa Hương: Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Ở chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay, về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Ở chùa Ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Trẩy hội chùa Hương vì vậy cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội.

+ Hội làng Lệ Mật: Làng Lệ Mật nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên. Hàng năm mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ Hoàng Quý Công (thành hoàng làng Lệ Mật) là người đã có công được vua Lý ban đất lập 13 làng trại. Hội Lệ Mật có trò múa rắn nhằm tôn vinh nghề bắt và nuôi rắn, dịp để cư dân ôn lại lịch sử dựng làng và lòng biết ơn đối với tổ tiên.

+ Hội làng Triều Khúc: Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Hội làng Triều Khúc diễn ra hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch tại đình Sắc và đình Lớn để nghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc - Phùng Hưng và tôn vinh nghề Dệt.

+ Hội thổi cơm thi Thị Cấm: Hội tổ chức ở làng Hoè Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Hàng năm vào ngày 8 tháng giêng âm lịch dân làng mở hội có trò thi thổi cơm

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

để ôn lại tích xưa.

Ngoài một số lễ hội trên, Hà Nội còn có hơn bốn trăm lễ hội nhỏ khác ở nhiều địa phương nội, ngoại thành.

3.3. Các làng nghề thủ công

Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được hợp nhất vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu thống kê, toàn thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm 59% tổng số làng, có 47 nghề trên 52 nghề của toàn quốc, trong đó có 244 nghề truyền thống. Đến hết năm 2010, đã có 274 làng nghề được UBND Thành phố cấp bằng danh hiệu làng nghề, trong đó 198 làng nghề truyền thống được công nhận.

Các làng nghề ở khu vực phụ cận ngoại ô Hà Nội có sức sống mãnh liệt và những nét đặc sắc riêng biệt như đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng. Hệ thống các làng nghề này tạo thành một vành đai các làng nghề truyền thống với nhiều ngành nghề độc đáo và đặc biệt hoạt động của chúng có sự biến đổi linh hoạt theo xu hướng của thị trường đặc biệt rất nhiều nơi đã trở thành những điểm du lịch làng nghề nổi tiếng trong các tour du lịch của Hà Nội.

3.4. Văn hóa ẩm thựcLà trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy

và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng ẩm thực thành phố cũng nó những nét riêng biệt. Cốm làng Vòng được những người dân của ngôi làng cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non, gói trong những tàu lá sen màu ngọc thạch và được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm. Thanh Trì, một vùng ngoại ô khác, nổi tiếng với món bánh cuốn. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà Nội.

Một món ăn khác của Hà Nội, tuy xuất hiện chưa lâu nhưng đã nổi tiếng, là chả cá Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đoàn phố Hàng Sơn, ngày nay là phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó làm thay đổi cả tên con phố. Chả được làm từ thịt cá lăng - hoặc cá quả, cá nheo nhưng sẽ kém ngon hơn - thái mỏng ướp với nước

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực khách.

Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những cách chế biến đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà không dai, màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Ở Hà Nội còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh tôm Hồ Tây, nem chua làng Vẽ, bánh dày Quán Gánh, giò chả Ước Lễ...

Hà Nội còn là nơi có nhiều cửa hàng ăn với các món ăn dân tộc nổi tiếng, ở đây khách có thể được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam. Việc thưởng thức các món ăn ngon đặc sản của mỗi vùng cũng là một nhu cầu du lịch.

3.5. Các tiềm năng du lịch nhân văn khácHà Nội là mảnh đất của ngàn năm văn hiến, là một trung tâm văn hoá lớn của cả

nước. Hà Nội là một vùng đất cổ nên văn học của Hà Nội cũng rất phong phú, từ văn học truyền miệng, văn học chữ Hán, chữ Nôm đến chữ quốc ngữ. Các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến ca dao tục ngữ đều mang những nét rất Hà Nội, thanh lịch và tinh tuý.

Hà Nội có nhiều cơ sở hoạt động văn hoá văn nghệ, rạp chiếu phim, sân khấu, nhà hát. Hà Nội còn là nơi nuôi dưỡng và phát triển các loại hình văn hoá truyền thống như tuồng, chèo, múa rối nước...

+ Chèo, tuồng: trước đây, Hà Nội có những gánh chèo, tuồng đi biểu diễn lưu động ở các đường phố, làng xóm, sân đình, bến sông. Hiện nay hoạt động biểu diễn được tổ chức tại các nhà hát và các dịp lễ hội.

+ Múa rối nước: là một hoạt động nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Múa rối nước đã xuất hiện từ lâu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở trong các ngày hội làng, ngày lễ ... Sau một thời gian lãng quên, loại hình nghệ thuật này đã được khôi phục và trở thành nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.

+ Ca trù: là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích. Ngày 1/10/2009 loại hình nghệ thuật này được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của UNESCO.

III. Phân tích những thuận lợi - khó khăn và cơ hội - thách thức cho sự phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội

Bảng 7: Ma trận SWOT

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Cơ hội(O): O1: Hệ thống pháp luật của Nhà

nước đang dần hoàn thiện. O2: Chính phủ có chính sách nhằm

đơn giản các thủ tục nhập cảnh. O3: Kết cấu hạ tầng được chính

phủ đầu tư xây dựng và làm mới. O4: Xu hướng toàn cầu hóa. Việt

Nam gia nhập WTO.

Thách Thức(T): T1: Sự cạnh tranh mạnh

mẽ của du lịch các địa phương khác và nước ngoài.

T2: Suy thoái kinh tế thế giới.

Điểm mạnh(S): S1: Vị trí thuận lợi, khí hậu

có 4 mùa khá rõ rệt. S2: Điểm đến an toàn do

chính trị ổn định. S3: Có nhiều làng nghề, lễ hội

truyền thống lâu năm, các di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh nổi tiếng.

S4: Giá cả dịch vụ rẻ. S5: Người dân thân thiện, cởi

mở.

Chiến lược S/O: S1+S2+O2+O4: Tập trung đẩy

mạnh, khai thác tối đa thị trường khách du lịch nước ngoài.

S3+O1: Có cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống.

S3+O4: Tập trung xây dựng, hình thành được nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng có sức cạnh tranh cao .

Chiến lược S/T: S3+T1: Phát triển các loại

hình du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái.

S4+T2: Tăng cường hoạt động quảng bá thu hút khách du lịch nước ngoài đến HN.

Điểm yếu(W): W1: Kinh nghiệm và nguồn

vốn còn hạn chế. W2: Chất lượng dịch vụ thấp,

sản phầm chưa phong phú. W3: Chất lượng nguồn nhân

lực chưa cao. W4: Hoạt động xúc tiến,

quảng bá du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế chưa rõ ràng.

W5: Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chiến lược W/O: W1+O4: Tăng cường thu hút vốn

đầu tư từ nước ngoài vào công tác phát triển du lịch ở HN cũng như học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài.

W3+O4: Phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chiều sâu.

W4+O4: Nâng cao tính hấp dẫn và tạo dựng được hình ảnh của sản phẩm du lịch trên thị trường du lịch Hà Nội.

Chiến lược W/T:W2+T1: Đa dạng hóa các

loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm-dịch vụ du lịch với giá cả cạnh tranh nhất.

W3+T1 : Nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường.

W4+T1: Tăng cường công tác quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

IV. Cây vấn đề

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Du lịch HN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa bền vững, thiếu định hướng

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

PHẦN 3: MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ HỆ THỐNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ VIỆC

THỰC HIỆN MỤC TIÊU

I. Mục tiêu phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015

1. Cây mục tiêu

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Doanh thu ngành du lịch HN chưa caoLượng khách du lịch đến HN còn hạn chế

HN chưa trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước

Khách du lịch chưa biết đến HN

Khách du lịch biết đến HN nhưng không muốn đến

Khách du lịch đến HN nhưng không quay lại

Hoạt động xúc tiến quảng bá còn hạn chế

Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện

Chưa có sản phẩm du lịch đặc thù

Hiệu quả công tác quản lý du lịch chưa cao

Văn minh du lịch còn nhiều hạn chế

Hệ thống dịch vụ du lịch nghèo nàn, thiếu tính tổ chức, thiếu chuyên nghiệp

Tăng tỉ trọng doanh thu của ngành du lịch HN trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ của HN

Phát huy tối đa tiềm năng của ngành du lịch HN , phát triển bền vũng gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Tăng lượng khách du lịch ghé thăm HN

Đưa HN trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước, trở thành trung tâm DL của khu vực và cả nước

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

2. Khung logic

Mục tiêu Nội dung Trách nhiệm chính

Chỉ số Trách nhiệm báo cáo

Tổng thể Phát huy tối đa tiềm năng của ngành du lịch HN

Lượt khách du lịch đến HN- Khách nước ngoài- Khách nội địa

Doanh thu ngành du lịch HN và tỉ trọng đóng góp trong tổng GDP của HN

- Sở VHTTDL HN- Báo cáo hàng quý

Cụ thể -Tăng lượng khách du lịch ghé thăm HN

-Tăng tỉ trọng

Lượt khách du lịch đến HN

Thời gian lưu trú của khách.

- Sở VHTTDL HN- Báo cáo hàng quý

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Khách du lịch biết đến HN nhiều hơn

Khách du lịch muốn đến HN

Khách du lịch đến HN và có ý định quay lại

Tăng cường và nâng cao hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch HN

Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý du lịch

Nâng cao nhận thức về vấn đề văn minh du lịch

Đa dạng hóa, nâng cao tính tổ chức, tính chuyên nghiệp của các dịch vụ du lịch

Các CT ưu tiên:

Nhân lực.

Phương thức quảng bá.

Xây dựng thương hiệu.

Sự kiện du lịch.

Các CT ưu tiên:

Đường giao thông.

Công trình công cộng.

Hệ thống điện, nước, xử lý chất thải.

Các CT ưu tiên:

Hình thức dịch vụ.

Quản lý hoạt động.

Nhân lực.

Các CT ưu tiên:

Định vị và phát triển sản phẩm đặc thù.

Dịch vụ đi kèm

Quảng bá hình ảnh.

Các CT ưu tiên:

Đổi mới quản lý.

Bổ sung văn bản.

Năng lực cán bộ quản lý.

Các CT ưu tiên:

Tuyên truyền, giáo dục.

Các CT ưu tiên:

Phát triển du lịch sinh thái.

Cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm.

Tuyên truyền, giáo dục.

Cải thiện chất lượng và bảo vệ môi trường.

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

doanh thu của ngành du lịch HN trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ của HN

-Đưa HN trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước

Doanh thu ngành du lịch HN và tỉ trọng đóng góp trong tổng GDP của HN

- Báo cáo hàng năm

Các chương trình ưu

tiên

-Nhân lực.-Phương thức quảng bá.

-Xây dựng thương hiệu.

-Sự kiện du lịch.-Mạng lưới giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không,vận tải hành khách công cộng hệ thống giao thông tĩnh và bến xe,… ).-Công trình công cộng(nhà vệ sinh công cộng, công viên…)-Hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin và truyền thông, xử lý chất thải,..).

-Dịch vụ ( doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, phương

- UBND TP HN

- Sở VHTTDL HN- Sở Giáo dục và Đào tạo HN- Sở Thông tin và Truyền thông HN- Sở Xây Dựng HN- Sở Quy hoạch - Kiến trúc HN- Sở Công Thương HN- Sở Tài nguyên và Môi trường HN

Tổng lượt khách DL đến HN, tăng trưởng bình quân khách DL hàng năm

Tổng thu từ DL Tổng giá trị GDP ngành

DL , tỷ trọng GDP Dl so với GDP của thành phố

Tổng vốn đầu tư cho ngành DL( vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tích lũy từ GDP DL của các doanh nghiệp DL, vốn vay ngân hàng, vốn tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài…)

Hệ số ICOR cho DL Nhu cầu về cơ sở lưu trú

( số phòng cần, công suất sử dụng phòng trung bình năm, số giường trung bình/phòng, số ngày lưu trú trung bình)

Nhu cầu lao động (lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách

- Sở VHTTDL HN- Sở Giáo dục và Đào tạo HN- Sở Thông tin và Truyền thông HN- Sở Xây Dựng HN- Sở Quy hoạch - Kiến trúc HN- Sở Công Thương HN- Sở Tài nguyên và Môi trường HN- Các doanh nghiệp DL HN

- Báo cáo hàng quý- Báo cáo hàng năm

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

tiện vận chuyển KDL)

-Định vị và phát triển sản phẩm DL đặc thù ( đầu tư theo chiều sâu, Dịch vụ đi kèm, Quảng bá hình ảnh )

-Đổi mới quản lý.-Bổ sung văn bản.-Năng lực cán bộ quản lý.

-Tuyên truyền, giáo dục.

-Du lịch sinh thái.-Cải tạo môi trường, xử lý ô nhiễm.

sạn) Nhu cầu lao động theo

trình độ đào tạo ( trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, dưới sơ cấp)

Mức độ ô nhiễm môi trường

II. Dự báo các chỉ tiêu phát triển1. Dự báo về khách du lịch

Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội thông qua nhiều con đường khác nhau, trước hết là đến trực tiếp từ các thị trường qua sân bay quốc tế Nội Bài; tiếp theo là qua hệ thống các cảng hàng không quốc tế khác như Tân Sơn Nhất - TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Bài - Huế, Cần Thơ… Ngoài ra, khách quốc tế đến Hà Nội còn thông qua hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên quốc gia.

Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới Thủ đô, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 1,3 triệu lượt khách (chiếm 30,6% số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam); năm 2010 tăng lên 1,7 triệu lượt khách (chiếm 33,7% số lượt khách du lịch quốc tế vào Việt Nam). Trong những năm tới, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội sẽ tiếp tục gia tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng về thị phần so với cả nước sẽ có xu hướng giảm (do có nhiều điểm du lịch mới, nhiều khu du lịch mới hấp dẫn sẽ được đầu tư xây dựng trong cả nước…), và tốc độ tăng trưởng cũng sẽ giảm dần (khi giá trị tuyệt đối càng lớn thì tốc độ tăng trưởng

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

sẽ giảm).

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội từ khắp mọi miền đất nước, nhưng chủ yếu vẫn là các tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Bộ. Thị trường khách du lịch nội địa lớn nhất đến Hà Nội là nhóm thị trường khách hành hương tín ngưỡng (lễ hội Chùa Hương, Hội Gióng…); nhóm khách tham quan (phố cổ, khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống bảo tàng…); tiếp đến là khách công vụ… Ngoài ra còn một bộ phận lớn người dân Hà Nội cũng tham gia đi du lịch trong địa lãnh thổ của Thành phố. Cũng như khách du lịch quốc tế, trong những năm tới khách du lịch nội địa của Hà Nội sẽ tăng về số lượng, nhưng sẽ giảm về tốc độ tăng trưởng và thị phần trong tổng số khách nội địa của cả nước.

Năm 2015 Hà Nội đón 16,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2,5 triệu.

Bảng 8: Dự báo khách du lịch đến Hà Nội đến năm 2015

Stt Loại khách

Hạng mục Đv tính

2010 2015 Tăng trưởng BQ2010-2015

1 Tổng số khách 1.000LK

12.300 16.700 6.31%

2 Khách nước ngoài

Số khách 1.000LK

1.700 2.500 8.02%

Số ngày lưu trú BQ

ngày 2,1 2,5 3.55%

Số ngày khách

1.000ngày

3.570 6.500 12.73%

3 Kháchtrongnước

Số khách 1.000LK

10.600 14.200 6.02%

Số ngày lưu trú BQ

ngày 1,6 1,8 2.38%

Số ngày khách

1.000ngày

16.960 26.100 9.00%

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

2. Dự báo về Tổng thu từ du lịch

Tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả, đó là

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

nguồn thu nhập từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; dịch vụ lữ hành và tư vấn; mua sắm hàng hóa; từ các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v... Trên thực tế, tất cả các nguồn thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước tiên tiến có hệ thống thống kê hoàn chỉnh và đồng bộ thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch.

Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hệ thống thống kê chưa hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính vì vậy, theo thống kê, sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp, bất động sản v.v..., nhưng nguồn thu nhập này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng không đúng. Hơn nữa, trong cơ chế nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia các hoạt động du lịch: từ Trung ương đến địa phương, từ các tổ chức đoàn thể đến các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh... Trong bối cảnh như vậy, việc thống kê nguồn thu du lịch của các thành phần kinh trên địa bàn Hà Nội chưa phản ánh đúng thực trạng thu nhập của Ngành du lịch thành phố.

Trong bối cảnh như trên, việc thống kê và tính toán tổng thu nhập của ngành du lịch Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sẽ được dựa trên tổng số lượt khách đến, số ngày lưu trú trung bình trên địa bàn và khả năng chi tiêu trung bình trong 1 ngày của mỗi khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay (năm 2010) ở Hà Nội, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 92,0 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 1.000.000 đồng (tương đương 49,5 USD). Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ vào mức chi tiêu và giá tiêu dùng tại Hà Nội…, dự kiến mức độ chi tiêu trung bình của khách du lịch đến Hà Nội trong những năm tới, cụ thể là giai đoạn 2011-2015 sẽ là 110.0 USD/ khách quốc tế và 55.0 USD/ khách nội địa.

Như vậy, căn cứ vào căn cứ vào tổng số lượt khách đến Hà Nội (cả quốc tế và nội

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

địa), căn cứ vào số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu như trên..., Tổng thu từ du lịch của Hà Nội đến năm 2015 đạt 2.093,3 triệu USD tương đương 43.959 tỷ VNĐ.

Bảng 9: Dự báo Tổng thu từ du lịch của Hà Nội đến năm 2015

Stt Hạng mục Đv tính

2010 2015 Tăng trưởng BQ 2010-2015

1 Tổng thu từ du lịch quốc tế

Tr.USD 510 687,5 6.16%

2 Tổng thu từ du lịch nội địa

Tr.USD 840 1.405,80 10.85%

3 Tổng cộng Tr.USD 1.350,00 2.093,30 9.17%Tỷ VND 28.350 43.959 9.17%

(Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch. - Tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ)

3. Dự báo về chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư trong du lịch

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10 - 15%; ăn uống: 60 - 65%; vận chuyển du lịch: 20 - 25%; bán hàng hoá lưu niệm: 65 - 70%; dịch vụ khác: 15 - 20%; tính trung bình khoảng 65 - 70%), khả năng đóng góp của ngành du lịch Hà Nội trong tổng GDP của Thành phố theo các phương án được trình bày ở bảng sau:

Bảng 10: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015

Stt Hạng mục Đv tính

2010 2015 Tăng trưởng BQ2010-2015

1 Tổng giá trị GDP của Thủ đô Hà Nội (giá so sánh 1994)

TriệuUSD

11.550 18.600 10.00%

2 Tốc độ tăng trưởng GDP Hà Nội

%/năm - 10,00

3 Tổng giá trị GDP Khối Dịch vụ Hà Nội (1)

Triệu USD 6.060 10.030 10.60%

4 Tổng giá trị GDP của ngành du lịch Hà Nội

TỷVND 31.920Triệu USD 1.520

5 Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch Hà Nội

%/năm - 11

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

6 Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP của Hà Nội

% 7,80 8,20

7 Hệ số ICOR cho du lịch

- - 4

8 Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội

Tỷ VND - 52.080Triệu USD - 2.480

Nguồn : - (1) Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2030.- Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.- Tỷ giá 1 USD = 21.000 VNĐ

Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế của Hà Nội (theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030) là 8,6 cho giai đoạn 2011 - 2015. Đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, hiệu quả đầu tư thường cao hơn (bởi vì việc đầu tư cho hệ thống các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch… đã được các ngành khác đầu tư), nên dự kiến tỷ lệ ICOR du lịch Hà Nội là 4,0 cho thời kỳ 2011 - 2015 (việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải tính đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến).

Ngành du lịch Hà Nội cần đầu tư trong thời kỳ đến năm 2015 là 2.480 triệu USD. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch.Đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với một ngành kinh tế. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch... Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết... Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015 được dự kiến và tính toán ở bảng sau:

Bảng 11: Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Hà Nội đến năm 2015

Đơn vị tính: Triệu USDHạng mục Giai đoạn đến 2015

Vốn từ ngân sách Nhà nước cho CSHT, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trường… (5%)

124,00

Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch (15%)

372,00

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Hạng mục Giai đoạn đến 2015Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 496,00Vốn tư nhân (20%) 496,00Vốn liên doanh trong nước (20%) 496,00Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài (20%)

496,00

Tổng cộng 100% 2.480,00(Nguồn: Viện NCPT Du lịch)

4. Dự báo về nhu cầu khách sạn

Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)Số phòng cần có = __________________________________________________________________________

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trong năm) phòng trung bình năm) trungbình/phòng)

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Hà Nội năm 2010 là 2,1 ngày đối với khách quốc tế và 1,6 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, số ngày lưu trú trung bình của khách dự kiến sẽ tăng lên đáng kể, cụ thể số ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 2,5 ngày và khách nội địa vào khoảng 1,8 ngày.

Công suất sử dụng phòng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hà Nội đạt khoảng trên 60% (năm 2010). Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 65% vào năm 2015.

Về số giường trung bình trong một phòng, theo xu hướng chung hiện nay thì các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/phòng (tương ứng với 2 khách lưu trú). Xu hướng này phù hợp với khách quốc tế, đặc biệt là khách đi theo tour. Tuy nhiên, đối với phần lớn khách du lịch nội địa đến Hà Nội, do tính chất, xu hướng và mục đích của chuyến đi (đi theo gia đình, nhóm… với mục đích lễ hội - tâm linh, tham quan), nên thông thường họ thường lưu trú 2 - 3 người/phòng khách sạn.

Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015 là 39 500 phòng.

Bảng 12: Dự báo nhu cầu khách sạn của Hà Nội đến năm 2015

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: PhòngStt Hạng mục 2015

1 Nhu cầu cho khách quốc tế 13.0002 Nhu cầu cho khách nội địa 26.5003 Cộng 39.5004 Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) 65

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

5. Nhu cầu lao động

Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực vùng Đồng bằng Sông Hồng là 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo là 1 lao động trực tiếp kèm theo 2 lao động gián tiếp. Tuy nhiên, ở Hà Nội hệ thống các khách sạn cao cấp 3 - 5 sao chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên hệ thống các dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, và theo đó tỷ lệ lao động trực tiếp/phòng khách sạn sẽ cao hơn. Theo đó, các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015 như sau: nhu cầu lao động 241.500 người, lao động trực tiếp 80.500 người.

Bảng 13: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Hà Nội đến năm 2015

Đơn vị: Người

Stt Hạng mục 2015

1 Lao động trực tiếp trong du lịch 80.5002 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 161.0003 Tổng cộng 241.5004 Tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách sạn 1,60

(Nguồn: - Viện NCPT Du lịch)

Bảng 14: Dự báo nhu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực du lịch theo trình độ đào tạo của Hà Nội đến năm 2015

Đơn vị: Người

Stt Chỉ tiêu Năm 2015

Tổng số lao động trực tiếp trong du lịch 80.5001 Trình độ trên đại học 2.392

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

2 Trình độ đại học, cao đẳng 16.5323 Trình độ trung cấp 12.7484 Trình độ sơ cấp 14.608

5Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn)

34.220

( Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch)

PHẦN 4: CÂN ĐỐI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực

Bảng 15: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực

STT Lĩnh vực đầu tư Tỷ trọng (%) Vốn (Tỷ USD)Tổng mức đầu tư 100 2,48

1 Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

70 1,736

2 Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu DL HN

12 0,298

3 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DL 5 0,1244 Phát triển nguồn nhân lực DL 5 0,1245 Phát triển, đa dạng hóa dịch vụ DL 3 0,0746 Bảo vệ môi trường DL 3 0.0747 Các lĩnh vực khác 2 0,050

II. Các chương trình ưu tiên đầu tư

1. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Định vị sản phẩm DL đặc thù: Sở du lịch Hà Nội lập ra một nhóm chuyên nghiên cứu về đặc trưng của thủ đô. Nhóm nghiên cứu gồm những người có am hiểu về văn hóa cũng như lịch sử của Hà Nội và các kỹ năng chuyên môn trong việc nghiên cứu điều tra cũng như kiến thức về du lịch. Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên dành cho 2 đối tượng: người dân Hà Nội và du khách đã tới Hà Nội. Điều tra người dân Hà Nội để nhằm tìm ra điều gì họ cho rằng là nét văn hóa đặc trưng của thủ đô, cần được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch. Bên cạnh đó, điều tra về du khách đã từng tới Hà Nội nhằm tìm hiểu về ấn tượng của họ về Hà Nội, những gì họ cho là nét đặc thù của Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy.Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 300 triệu USD.

- Nâng cao chất lượng các sản phẩm DL đặc thù của Hà Nội+ Bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm đặc thù.+ Phát triển mạng lưới giao thông và công trình công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm đặc thù.+ Phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm.Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 1.036 triệu USD.

- Quảng bá hình ảnh sản phẩm DL đặc thù:+ Xây dựng hình ảnh cho sản phẩm đặc thù.+ Thiết kế các chương trình quảng bá quy mô lớn, phương thức ấn tượng.Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 400 triệu USD.

2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội

- Xây dựng thương hiệu du lịch Hà NộiDự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 40 triệu USD.

- Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội+ Xây dựng chương trình quảng bá qua các website, mạng xã hội,…+ Xây dựng chương trình quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng.Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 118 triệu USD.

- Sự kiện du lịch+ Tham gia các hội chợ xúc tiến DL.+ Tổ chức các festival về DL HN, các chương trình giao lưu văn hóa, DL với các nước trong khu vực và trên thế giới.Dự kiến kinh phí thực hiện dự án khoảng 140 triệu USD.

3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn HN.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng.- Cải tạo hệ thống thoát nước của thành phố HN.

Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 124 triệu USD.

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng về IT cho nhân viên.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, công chức.- Xây dựng và đề xuất các chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc trong bộ

máy quản lý du lịch của Thành phố Hà Nội.Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 124 triệu USD.

5. Phát triển và đa dạng hóa dịch vụ DL

- Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ DL.- Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ DL mới.

Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 74 triệu USD.

6. Bảo vệ môi trường DL

- Xử lý, cải tạo các sông, hồ bị ô nhiễm.- Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp

Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 74 triệu USD.

7. Các lĩnh vực khác

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về văn minh DL và bảo vệ môi trường.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các nghị định, quy định, thông tư…Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình khoảng 50 triệu USD.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

PHẦN 5: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Định vị và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Xây dựng được hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch của Hà Nội. Phát hiện, xác định được những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao.

- Xây dựng được thương hiệu du lịch Hà Nội ở trong và ngoài nước nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Hà Nội trong nước và trên thế giới, nâng cao hiệu quả khai thác du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

- Nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý; cải cách chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hà Nội phát triển; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành du lịch Hà Nội.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2013 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 7 sản phẩm du lịch tiêu biểu, xác định được sản phẩm du lịch tiêu biểu phù hợp với từng thị

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

trường/nhóm thị trường trọng điểm của du lịch Hà Nội. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... theo định hướng phát triển bền vững.

- Hỗ trợ được 40% tổng số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội trong việc khai thác, phát triển sản phẩm du lịch Hà Nội thông qua hình thức các nhóm doanh nghiệp cùng liên kết xây dựng khai thác một loại hình sản phẩm; liên kết với các công ty lữ hành tại các địa phương trên cả nước và các công ty lữ hành quốc tế; triển khai chương trình kích cầu du lịch trên cơ sở kết hợp với các hãng hàng không, các cơ sở cung ứng dịch vụ, các trung tâm mua sắm...

- Đến năm 2015, hỗ trợ 100% các điểm du lịch trọng điểm của du lịch hà nội triển khai được chương trình nâng cao chất lượng môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và nhân văn) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

2. Thời gian thực hiệnThời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12

năm 2015. Năm 2012 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.

3. Hoạt động3.1. Dự án 1: Định vị sản phẩm du lịch đặc thù Sở du lịch Hà Nội lập ra một nhóm chuyên nghiên cứu về đặc trưng của thủ đô. Nhóm

nghiên cứu gồm những người có am hiểu về văn hóa cũng như lịch sử của Hà Nội và các kỹ năng chuyên môn trong việc nghiên cứu điều tra cũng như kiến thức về du lịch. Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên dành cho 2 đối tượng: người dân Hà Nội và du khách đã tới Hà Nội.

- Điều tra người dân Hà Nội để nhằm tìm ra điều gì họ cho rằng là nét đặc trưng của thủ đô, cần được giới thiệu rộng rãi tới khách du lịch.

- Điều tra về du khách đã từng tới Hà Nội bao gồm khách nội địa và khách quốc tế nhằm tìm hiểu về ấn tượng của họ về Hà Nội, những gì họ cho là nét đặc thù của Hà Nội cần được bảo tồn và phát huy. Thực hiện công tác đánh giá thực trạng các khu du lịch, điểm du lịch để có thể đánh

giá được tiềm năng phát triển khi tiến hành đưa các địa điểm du lịch này trở thành sản phẩm du lịch đặc thù xem có phù hợp với nguồn lực mà dự án có không.

Nghiên cứu, tổ chức các chương trình khảo sát, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia để lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch Hà Nội tiêu biểu, đặc thù có chất lượng cao để tạo điểm nhấn thu hút khách và đảm bảo việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có trọng

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

tâm, trọng điểm, mang lại hiệu quả khai thác tài nguyên. Trong đó ưu tiên vào các sản phẩm du lịch:

- Du lịch văn hóa: Là thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội, tập trung vào các loại hình như tham quan di tích lịch sử văn hoá, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng.

- Du lịch sinh thái tập trung vào các sản phẩm: Tham quan, nghiên cứu tìm hiểu các giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; khu danh thắng Hương Sơn; khu vực núi Sóc - hồ Đồng Quan.

- Du lịch vui chơi giải trí: Tập trung hình thành các khu vui chơi giải trí như Khu vui chơi giải trí tổng hợp Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí khám phá thiên nhiên Ba Vì; Khu vui chơi giải trí thể thao ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn; Khu vui chơi giải trí Thế giới nước Hồ Tây; Khu Thiên đường Bảo Sơn.

- Du lịch MICE gồm: Các sự kiện chính trị quốc tế, các sự kiện văn hóa thể thao lớn được tổ chức thường xuyên, các sự kiện du lịch: hội chợ du lịch, festival du lịch...

- Du lịch nghỉ dưỡng: Tập trung phát triển ở Ba Vì, Sóc Sơn.

- Du lịch mua sắm: Phát triển tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hiện đại, các điểm du lịch làng nghề truyền thống nổi tiếng. Dự kiến kinh phí cho dự án : 300 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011, thời gian dự kiến hoàn thành dự

án là ngày 31 tháng 12 năm 2012.

3.2. Dự án 2: Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội Sau khi đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Hà Nội sẽ tiến

hành lập đề án Bảo tồn và phát huy giá trị của sản phẩm đặc thù theo định hướng phát triển bền vững. Để phát triển du lịch đặc thù Hà Nội cần lưu ý tới một số giải pháp cụ thể sau :

- Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan.

- Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các điểm du lịch.

- Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch.

- Xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp với đặc thù của điểm du lịch nhằm đảm bảo đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả tránh việc đầu tư dàn trải.

- Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như nguồn lực của thành phố để phát triển tiềm năng du lịch tại các địa điểm sản phẩm du lịch đặc thù.

Phát triển mạng lưới giao thông và công trình công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sản phẩm đặc thù.

- Đầu tư xây dựng đường xá, các công trình giao thông dẫn tới các địa điểm du lịch đặc thù.

- Xây dựng, sửa chữa các công trình công cộng, các công trình hỗ trợ cho du lịch, đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch; khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực quản lý lữ hành, vận chuyển, khách sạn, quảng bá du lịch. Phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm.

- Xây dựng thêm hệ thống nhà chờ, ghế nghỉ; phát triển hệ thống các cửa hàng phục vụ đồ ăn, uống giá rẻ; bố trí khu vực tủ gửi đồ miễn phí…

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các hạng mục vui chơi giải trí hiện tại, tăng tần suất các chương trình biểu diễn nghệ thuật; tăng công suất hoạt động của các trò chơi tại công viên nước, khu trò chơi trong nhà và ngoài trời. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

- Phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hà Nội xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên.

- Tổ chức một số chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch, cộng đồng các địa phương tại các điểm du lịch. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh và phổ biến những nội dung quy định của Luật Du lịch, các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan đến du lịch nhằm phục vụ công tác quản lý du lịch.

- Xây dựng cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt các đơn vị, cá nhân chủ quản các khu, điểm du lịch vi phạm các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường du lịch, bảo đảm an

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy du lịch phát triển: chính sách thu hút đầu tư vào các trọng điểm du lịch.

- Triển khai các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành du lịch Hà Nội.

Dự kiến kinh phí cho dự án: 1.036 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

3.3. Dự án 3: Quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Nội

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch đặc thù.

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống thương hiệu bao gồm: thương hiệu du lịch vùng, Hà Nội, thương hiệu sản phẩm du lịch đặc thù, thương hiệu doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.

- Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội.

Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu du lịch.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ truyền thông thương hiệu du lịch Hà Nội.

- Xây dựng một kế hoạch cụ thể về các công tác thuê chuyên gia, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo chuyên chuyên nghiệp tư vấn, thực hiện một số hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch Hà Nội tại các địa phương khác và nước ngoài ví dụ  hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa website (SEO), mạng xã hội, online banner, tổ chức các tuần lễ văn hóa, ngày hội văn hóa ….

Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch.

- Tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch lớn trong và ngoài nước để truyền thông thương hiệu du lịch Hà Nội.

- Tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch hình ảnh du lịch HN đến các du khách nước ngoài.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Dự kiến kinh phí cho dự án: 400 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là

ngày 31 tháng 12 năm 2015.

II. Xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch thành phố Hà Nội1.Mục tiêu1.1. Mục tiêu chung Quảng bá rộng khắp hình ảnh du lịch Hà Nội trên cả nước cũng như trên thế giới,

tạo ấn tượng về du lịch Hà Nội với du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về du lịch Hà Nội trong mắt du khách.

1.2. Mục tiêu cụ thể Đến năm 2015 xây dựng thành công thương hiệu du lịch Hà Nội và tổ chức các hoạt

động phát triển thương hiệu. 70% các nước trên Thế giới biết đến du lịch Hà Nội như một điểm đến hứa hẹn

nhiều khám phá và ấn tượng.

2. Thời gian thực hiệnThời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.3. Hoạt động

3.1. Dự án 1: Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội. Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư

vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Hà Nội.

Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách, cơ chế bảo vệ, chia sẻ lợi ích và phát triển thương hiệu du lịch sau khi đã được công nhận.

Dự kiến chi phí cho dự án: 40 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là

ngày 31 tháng 12 năm 2015.

3.2. Dự án 2: Quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch Hà Nội

3.2.1. Quảng bá qua mạng Internet

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Xây dựng website giới thiệu thông tin về du lịch Hà Nội: Việc tiến hành xây dựng website riêng giới thiệu về hình ảnh du lịch Hà Nội là việc cần thiết. Website cần được thiết kế sao cho dễ sử dụng với người truy cập và cần phải có đầy đủ mọi thông tin từ điểm tham quan đến các dịch vụ cần thiết.Cụ thể website cần có:

Các điểm tham quan:- Các công trình kiến trúc lâu đời, di tíchlịch sử, văn hóa như Hoàng Thành

Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, thành ốc Cổ Loa, làng cổ Đường Lâm...- Các điểm tham quan nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột,

Hồ Gươm, Hồ Tây, khu phố cổ Hà Nội...- Các khu du lịch sinh thái như Ao Vua, Tản Đà, Khoang Xanh, Thiên Sơn Suối

Ngà...- Các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Hà Đông, làng gỗ

mỹ nghệ ở Thường Tín, làng nghề mây tre đan ở Mê Linh... Các điểm vui chơi giải trí:

- Các khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên đường Bảo Sơn, công viên nướcHồ Tây...

- Các công viên như công viên Thủ Lệ, công viên Lênin, công viên Thống Nhất...- Các khu trung tâm thương mại như Vincom Center, Tràng Tiền Plaza, Parkson,

The Garden... Các lễ hội truyền thống như:

- Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch (chính hội là ngày mùng 6) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

- Lễ hội Phù Đổng được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Tư âm lịch hàng năm với nhiều diễn trận tái hiện sự tích, các trò chơi dân gian như lễ cắm cờ, mừng thắng trận, cáo trời đất…

- Lễ hội đền Hai Bà Trưng là lễ hội lớn được nhiều nơi tổ chức như đền Hát Môm, huyện Phúc Thọ; đền Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng và lớn nhất là lễ hội đền Hai Bà Trưng tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

- Lễ hội Đống Đa hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên Đán, là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, chùa Đồng Quang.

Các điểm ăn uống và nghỉ ngơi:- Danh sách các khách sạn, nhà nghỉ.- Danh sách các nhà hàng, quán ăn.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Phương tiện đi lại:- Danh sách các hãng taxi hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.- Lộ trình các tuyến xe bus và điểm dừng.

Các dịch vụ khác:- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Tên và địa chỉ các bệnh viện lớn trên địa bàn

thành phố.- Dịch vụ thẩm mĩ, làm đẹp: Tên các thẩm mĩ viện, các trung tâm yoga, các câu

lạc bộ thể dục thẩm mĩ...trên địa bàn thành phố. Danh sách các công ty du lịch ở Hà Nội. Quản lý website:

- Thường xuyên cập nhật đầy đủ các thông tin trên website.- Luôn có người trực website và sẵn sàng tư vấn trực tuyến cho du khách khi

muốn tìm hiểu thêm thông tin về Hà Nội.- Đặt quảng cáo website du lịch Hà Nội ở những trang web có lượng truy cập

nhiều và uy tín như dantri.vn, vietnamexpress...

3.2.2. Quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng:

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền hình địa phương, truyền hình kĩ thuật số, báo viết, các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, taxi, xe khách...), bảng quảng cáo...

Quảng cáo qua kênh CNN với gói quảng cáo hàng nghìn lần phát mỗi năm để giảm giá nhiều và được thêm các chương trình thưởng (bonus). Chia thành nhiều chiến dịch quảng cáo (3-4 chiến dịch mỗi năm), mỗi ngày trong chiến dịch phát quảng cáo 5-10 lần để tăng cơ hội mang thông điệp đến nhiều đối tượng xem khác nhau.

Dự kiến kinh phí cho dự án: 118 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là

ngày 31 tháng 12 năm 2015.

3.3. Dự án 3: Tổ chức các chương trình, các festival du lịch và tham gia vào các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa cả trong và ngoài nước. Tổ chức lễ hội festival du lịch Hà Nội.

- Địa điểm tổ chức: Hồ Hoàn Kiếm- Mục đích: Giới thiệu các sản phẩm du lịch, các làng nghề truyền thống của Việt

Nam nói chung.- Hoạt động của lễ hội:

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

+ Biểu diễn các màn nghệ thuật âm nhạc cổ truyền, tái hiện lại hoạt cảnh Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, cảnh vinh quy bái tổ, cảnh đám cưới cổ Việt Nam diễu hành bằng xích lô…

+ Dựng lại các khung cảnh chợ quê xưa với quang gánh, ghế gỗ, áo tứ thân, cơm nắm, bánh nếp, bánh lá, bún chả… những món ăn rất Hà Nội. Tham gia các sự kiện giao lưu du lịch, văn hóa lớn ở trong nước cũng như thế giới

như các hội chợ du lịch quốc tế lớn được tổ chức như ITB Berlin ở Đức, WTM ở Anh, Top Resa ở Pháp, Trade Show ở Mỹ, JATA ở Nhật Bản...

Dự kiến kinh phí cho dự án: 140 triệu USD Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là

ngày 31 tháng 12 năm 2015.

III. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành du lịch Hà Nội1. Mục tiêu1.1. Mục tiêu chung

- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết và lộ trình cụ thể về bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di sản văn hóa, các điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông đến di tích, phương tiện giao thông, hệ thống các công trình công cộng như nhà vệ sinh, nơi gửi xe,…

- Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước trên toàn thành phố Hà Nội.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến đầu năm 2012 hoàn thành phê duyệt các Đề án: Đề án cải tạo, nâng cấp một số tuyến phố tại nội đô Hà Nội, đề án cấp thoát nước thủ đô, đề án quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội,đề án thí điểm tổ chức một số tuyến phố đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Đề án nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020.

- Đến đầu năm 2012 hoàn thành phê duyệt các Kế hoạch: Kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống nhà vệ sinh công cộng.

- Đến đầu năm 2015 đưa vào sử dụng một số tuyến phố đi bộ trên địa bàn Hà Nội, các công trình công cộng, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước,đưa vào hoạt động các điểm đỗ gửi xe, phát triển hệ thống giao thông tên toàn thành phố.2. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

3. Hoạt động3.1. Dự án 1: Cải tạo và nâng cấp một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội

- Xây dựng các tuyến phố đi bộ tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Ba Đình…- Hoàn thành bãi đỗ xe cao tầng lắp ghép Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông. Khởi

công xây dựng một số bãi đỗ cao tầng, bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô. Tiếp tục sắp xếp lại các bãi đỗ xe trên địa bàn Thành phố.

- Thực hiện tốt công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông; điều tiết hoạt động xe taxi, xe tải vào một số tuyến phố, vào một số giờ nhất định trong ngày. Dự kiến kinh phí cho dự án : 70 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

3.2. Dự án 2: Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng

- Xây mới hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, dọc các đường phố, bố trí ở những nơi hợp lý, thuận tiện mà vẫn đảm bảo mỹ quan của thành phố.

- Đôn đốc các đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch triển khai xây dựng hoặc chỉnh trang, nâng cấp các công trình vệ sinh công cộng hiện có đạt chuẩn. Theo quy định tạm thời, ngoài những yêu cầu chung như phải đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nhà tiêu dội nước tự hoại tại QCVN 01:2011/BYT, có biển báo NVS công cộng rõ ràng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh được đặt ở nơi dễ thấy…; NVS công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch còn có thêm các tiêu chuẩn chi tiết hơn, ví dụ như ở mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật nếu có điều kiện cùng các yêu cầu cụ thể khác về thiết kế kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, mức độ phục vụ và vệ sinh…

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát để dự án được đưa vào sử dụng một cách nhanh nhất và có hiệu quả lâu dài.

Dự kiến kinh phí cho dự án: 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

3.3. Dự án 3: Cải tạo hệ thống cấp, thoát nước của thành phố Hà Nội

Hạ tầng cấp nước:

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống mạng truyền dẫn và phân phối cho các khu vực còn thiếu mạng lưới cấp nước, sử dụng hết công suất của nhà máy nước sông Đà.

- Khởi công, triển khai các dự án: Dự án cấp nước các khu vực còn lại của huyện Thanh Trì, dự án cấp nước quận Hà Đông. 

- Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước, tiếp tục chống thất thu, thất thoát nước sạch. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu thuộc Dự án thoát nước giai đoạn 2. Hoàn thành thi công Cải tạo đường bờ phải sông Tô Lịch.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bẩy Mẫu (công suất 13.000 m3/ngày đêm); Cơ bản hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây (công suất 7.000 m3/ngày đêm).

- Tiếp tục chỉ đạo UBND các quận, huyện và các đầu tư triển khai các dự án Cải tạo môi trường các hồ giai đoạn II.

- Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công Dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa), Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì. Dự kiến kinh phí cho dự án : 34 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

IV. Phát triển nguồn nhân lực du lịch1. Mục tiêu1.1. Mục tiêu chung

- Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành du lịch Hà Nội, bao gồm: đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh, đội ngũ lao động nghiệp vụ trong các khách sạn – nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyển du lịch..., lao động làm công tác đào tạo du lịch trong các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, 90% đội ngũ cán bộ quản lý về du lịch, cán bộ công tác trong các trường dạy du lịch được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ quản lý du lịch, cập nhật kiến thức mới, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu công tác; 50% đội ngũ lao động tại các công ty du lịch, khu du lịch, khu sinh thái, trong các khách sạn – nhà hàng… được bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

2. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.

3. Hoạt động

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Tổ chức thi sát hạch cấp thẻ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch.- Định kỳ tổ chức một số chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi

dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch đặc biệt chú trọng các chương trình bồi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên.

- Định kỳ tổ chức các hội thi tay nghề, thi chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tập trung vào các nghề trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn du lịch... nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài. Dự kiến kinh phí cho chương trình: 124 triệu USD. Thời gian bắt đầu chương trình là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc

chương trình là ngày 31 tháng 12 năm 2015.

V. Phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch1. Mục tiêu1.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có, đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội.

- Phát triển thêm các hình thức dịch vụ du lịch mới nhằm thu hút khách DL đến Hà Nội.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, xây dựng và vận hành được ít nhất 5 chương trình quản lý chất lượng du lịch như quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

lữ hành du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch; quản lý chất lượng dịch vụ du lịch khác2. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.

3. Hoạt động

3.1. Dự án 1: Nâng cao chất lượng các hình thức dịch vụ du lịch đã có

Xây dựng và vận hành các Chương trình quản lý chất lượng dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác...Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, cụ thể:

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cử các cán bộ tới kiểm tra hoạt động của các khách sạn nhà hàng định kỳ 6 tháng 1 lần, đảm bảo các cơ sở này thực hiện đúng như cam kết kinh doanh, không có sai phạm nào trong quá trình kinh doanh và chất lượng khách sạn nhà hàng đảm bảo yêu cầu.

- Tăng cường phối hợp công tác thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm với các cán bộ ở Sở Y tế Hà Nội ở các cơ sở có đăng ký kinh doanh nhà hàng, khách sạn định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cần tiến hành thanh kiểm tra các đơn vị vận tải, cung cấp dịch vụ chuyên chở khách du lịch định kỳ 1 năm 2 lần, kiểm tra về chất lượng xe,trình độ chuyên môn của lái xe cũng như thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên phụ lái.

- Tổ chức cuộc điều tra với đối tượng là khách du lịch tới Hà Nội định kỳ 1 năm 1 lần về các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của họ về chất lượng dịch vụ du lịch ở Hà Nội về các yếu tố như chất lượng các loại hình dịch vụ, chất lượng các nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển… Các yếu tố này sẽ được bổ sung hàng năm và qua đó Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội lấy làm căn cứ để xác định các biện pháp nâng cao chất lượng du lịch. Dự kiến kinh phí cho dự án: 49 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

3.2. Dự án 2: Nghiên cứu và triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra những hình thức dịch vụ mới mẻ, phù hợp với các điểm du lịch Hà Nội.

Thành lập đội điều tra thu thập ý kiến của khách du lịch tại các địa điểm du lịch về các nhu cầu của họ mà ở đó chưa đáp ứng hay chưa đáp ứng đủ.Việc điều tra sẽ được thực hiện 6 tháng 1 lần. Kết quả điều tra sẽ được các chuyên gia của Sở du lịch Hà Nội phân tích, đánh giá, tham khảo ý kiến cấp trên rồi quyết định có triển khai cung cấp dịch vụ mới này không.

Ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai các hình thức dịch vụ du lịch mới vào thực tiễn.

Sau khi triển khai dịch vụ mới 3 tháng, tiếp tục điều tra thu thập ý kiến của khách du lịch về loại hình dịch vụ mới này để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

Dự kiến kinh phí cho dự án : 25 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

VI. Bảo vệ môi trường du lịch1. Mục tiêu

- Hạn chế và xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại một số sông hồ trên địa bàn thành phố

- Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp tại các điểm, khu du lịch, tạo ấn tượng tốt và thu hút khách du lịch.2. Thời gian thực hiệnThời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.3. Hoạt động3.1. Dự án 1: Xử lý, cải tạo các sông hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội Nạo vét hồ định kỳ 5 năm 1 lần, giải quyết được một lượng lớn các lớp bụi cặn hữu

cơ, các kim loại nặng và rác thải tích tụ ở đáy hồ, đồng thời làm tăng dung tích hồ, đảm bảo khả năng điều hòa vào mùa mưa và khả năng làm sạch hồ vào mùa khô.

- Thành lập độ thu gom rác thải, đầu tư các dụng cụ, phương tiện chuyên dụng để nạo vét hồ và các trang thiết bị để đảm bảo sức khỏe cho những người làm công tác vệ sinh hồ như khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ,…

Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cống xung quanh hồ để dẫn nước thải.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

- Tại các cống cần xây dựng các giếng tách nước thải và nước mưa đợt đầu.

- Để đảm bảo đời sống của các thủy sinh vật trong hồ cần triển khai các biện pháp làm giàu oxy cho nước hồ: Khuấy nước trong hồ bằng tàu thuyền,các trò chơi trên nước như đạp vịt,thuyền đạp nước,…

- Tăng cường chế độ động trong hồ như bơm tuần hoàn nước từ đầu hồ về cuối hồ.

Xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào sông hồ.

- Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường đề ra các chính sách, chế tài xử phạt nghiêm minh. Cử các cán bộ về môi trường thanh tra, kiểm tra việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Gửi các văn bản về các doanh nghiệp về quy định xử lý chất thải trước khi xả ra sông hồ và các hình thức cũng như mức phạt nếu có sai phạm.

- Tổ chức 2 tháng 1 lần hội thảo về vấn đề xử lý chất thải nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết khúc mắc, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sông hồ. Hội thảo sẽ do cán bộ bên Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức thực hiện.

- Nếu phát hiện doanh nghiệp có sai phạm cần thực hiện đúng việc xử phạt theo quy định đã đề ra.Tiền thu từ việc xử phạt sẽ được Bộ tài nguyên môi trường sử dụng vào các hoạt động cải tạo sông hồ.

Dự kiến kinh phí cho dự án : 54 triệu USD.

Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày 31 tháng 12 năm 2015.

3.2. Dự án 2: Xây dựng cảnh quan môi trường du lịch xanh sạch đẹp

Bố trí hệ thống thùng rác ở các nơi hợp lý, đặc biệt như các khu vui chơi giải trí, ăn uống, công viên, dọc vỉa hè, các khu, điểm du lịch... Đảm bảo số lượng thùng rác đáp ứng được yêu cầu.

Thành lập đội thu gom rác thường xuyên 3 lần trong ngày, được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo, chổi…

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Dự kiến kinh phí cho dự án : 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.VII. Các chương trình khác

1. Mục tiêu

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các thành viên trong cộng đồng.

- Giúp cho các cơ quan cấp dưới cũng như người dân hiểu rõ hơn về nội dung cũng như cách thức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật như nghị định, thông tư, quy định do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội ban hành.

2. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện Chương trình từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Năm 2013 thực hiện việc sơ kết Chương trình. Năm 2016 thực hiện tổng kết Chương trình.

3. Hoạt động

3.1. Dự án 1: Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân thành phố

Xây dựng chương trình giáo dục môi trường cho các đối tượng (khách du lịch, học sinh, sinh viên, người dân địa phương). Nội dung giáo dục môi trường phải phù hợp với từng đối tượng và dựa trên các vấn đề về môi trường cũng như tập tục,văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn.

Nội dung cụ thể:

- Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên du lịch

- Giáo dục về 1 số kỹ năng bảo vệ môi trường, cách ứng xử thân thiện với môi trường như: Không lạm dụng bao nilon để đựng hàng hóa khi đi chợ, siêu thị.Thay vào đó sử dụng túi sinh thái hoặc túi nhựa có thể sử dụng nhiều lần; giữ thói quen bỏ rác đúng nơi quy định mọi lúc mọi nơi; sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí…

Cần lựa chọn phương pháp phương tiện giáo dục đối với mỗi đối tượng một cách linh hoạt và đa dạng.

- Đối với người dân địa phương: chọn các phương pháp giáo dục, truyền thanh hướng tới cộng đồng, bao gồm: phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài truyền hình,

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết,…); tổ chức các cuộc họp, thảo luận tổ dân phố nhân dịp Ngày môi trường thế giới, Ngày đa dạng sinh học…

- Đối với học sinh sinh viên: lồng ghép các chương trình giáo dục môi trường vào các môn học, biên soạn giáo trình về môi trường, tổ chức đi thăm quan thực tế ở các khu du lịch thiên nhiên, tổ chức câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn, tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ văn kịch vẽ về môi trường.

- Đối với khách du lịch: với các khách du lịch đi theo tour thì hướng dẫn viên du lịch sẽ là người phổ biến cách đối xử thân thiện với môi trường như vứt rác đúng nơi quy định, tránh các hành động gây tổn hại tới các di tích lịch sử,…Làm các biển hướng dẫn đối xử thân thiện với môi trường ở các địa điểm du lịch.

Dự kiến kinh phí cho dự án : 30 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

3.2. Dự án 2: Bổ sung các văn bản cần thiết trong hoạt động quản lý

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện cụ thể các nghị định, thông tư , quy định do Sở VHTTDL ban hành.

Dự kiến kinh phí cho dự án : 20 triệu USD. Thời gian bắt đầu dự án là ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thời gian kết thúc dự án là ngày

31 tháng 12 năm 2015.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

PHẦN 6 : TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch+ Tham mưu, đề xuất cho UBND thành phố ban hành các chủ trương, chương trình

và kế hoạch phát triển du lịch.

+ Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ.

+ Xây dựng quy hoạch các khu, điểm du lịch quốc gia và các khu, điểm du lịch trọng điểm trên cơ sở quy hoạch được duyệt.

+ Quản lý về mặt nghiệp vụ, hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Cùng với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội thực hiện tốt quy hoạch.

II. Các sở ban ngành liên quan Là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực khác có trách nhiệm phối

hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch tham mưu cho UBND thành phố các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển du lịch; Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề xuất UBND thành phố các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình UBND thành phố phê duyệt; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan.

+ Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Văn hoá, Thể thao và Du lịch bố trí vốn ngân sách hàng năm cho phát triển du lịch đam rbảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch.

+ Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với UBND các quận huyện, thị xã xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

trọng đối với hoạt động du lịch trình UBND thành phố phê duyệt và cấp vốn đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan;

+ Sở Công Thương: Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển du lịch trình UBND thành phố phê duyệt và hỗ trợ đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của thành phố trong lĩnh vực liên quan.

+ Sở Quy hoạch - Kiến trúc: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch.

+ Sở Xây Dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng quỹ đất hàng năm, 5 năm, 10 năm trình UBND thành phố phê duyệt, nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

III. Ủy ban nhân dân cấp huyện+ Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung

của thành phố.

+ Tổ chức thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 11/NQ-TU của ban thường vụ thành ủy Hà Nội về “đối mới và phát triển du lịch Hà Nội từ nay đến năm 2010 và những năm sau” (dự thảo).

3. Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hà Nội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009 (tại buổi làm việc của lãnh đạo thành phố với sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội, ngày 08/01/2009.

4. Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 và kế hoạch công tác năm 2010.

5. Báo cáo triển khai Quy hoạch phát triển Du lịch Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010.

6. Báo cáo tổng kết Kế hoạch phát triển du lịch Hà Nội năm 2010.

7. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

8. Chương trình phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

9. Giải pháp tổ chức, khai thác các hoạt động du lịch làng Việt cổ ở Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2007.

10. Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển – NXB Đại học Kính tế Quốc dân.

11. Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015”.

12. Nghị quyết phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (dự thảo).

13. Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động du lịch tại Hương Sơn - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2004.

14. Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch sinh thái khu vực Ba Vì - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2001.

15. Quy hoạch chung xây dựng Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A

Kế hoạch phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015

16. Quy hoạch du lịch Hà Nội năm 2002.

17. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2020 (điều chỉnh).

18. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

19. Quyết định phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020.

20. Số liệu về Du lịch Hà Nội giai đoạn 2005-2010 – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

21. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2005.

22. Xác định những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây - Đề tài khoa học cấp tỉnh - Sở Du lịch Hà Tây - năm 2000.

Nhóm 3 – Kế hoạch 52A