33
. KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM 2.1.1. Các đặc điểm đặc trưng của kỹ – chiến thuật bóng ném: * Bóng ném là môn đồng đội và mang tính đối kháng trực tiếp. Trong thi đấu, vận động viên phải chịu chi phối bởi nhiều mối quan hệ khách quan từ bên ngoài như từ đồng đội, đối phương, đấu pháp, điều kiện sân bãi, bóng, luật chơi, . . . * Thành tích thi đấu được xác định thông qua chất lượng phối hợp giữa cá nhân với đồng đội mà then chốt là năng lực tự điều khiển hành vi của mỗi cá nhân khi hoạt động độc lập hoặc liên kết đồng đội nhằm mục đích tấn công hay trong phòng thủ. * Ngoài những bộ di chuyển thường áp dụng trong thi đấu thì số lượng kỹ – chiến thuật cơ bản của môn bóng ném cũng rất đa dạng và sự đa dạng, phong phú này sẽ tăng gấp bội dưới dạng biến thể của chính nó khi đối phó với nhiều điều kiện và tình huống khách quan luôn thay đổi liên tục, bất ngờ trong quá trình thi đấu. * Kỹ thuật - chiến thuật trong môn bóng ném luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các kỹ xảo kỹ thuật được thực hiện không chỉ dưới yêu cầu của các nguyên tắc hiệu quả vận động mà còn dưới góc độ giải quyết tối ưu các yêu cầu chiến thuật trong từng tình huống cụ thể, chính vì vậy biểu hiện của các hành động trong môn bóng ném rất linh hoạt và mang tính lựa chọn cao. Sơ đồ 1. Các hoạt động lựa chọn cơ bản trong thi đấu bóng ném

KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

. KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

2.1.1. Các đặc điểm đặc trưng của kỹ – chiến thuật bóng ném:

* Bóng ném là môn đồng đội và mang tính đối kháng trực tiếp. Trong thi đấu, vận

động viên phải chịu chi phối bởi nhiều mối quan hệ khách quan từ bên ngoài như

từ đồng đội, đối phương, đấu pháp, điều kiện sân bãi, bóng, luật chơi, . . .

* Thành tích thi đấu được xác định thông qua chất lượng phối hợp giữa cá nhân

với đồng đội mà then chốt là năng lực tự điều khiển hành vi của mỗi cá nhân khi

hoạt động độc lập hoặc liên kết đồng đội nhằm mục đích tấn công hay trong phòng

thủ.

* Ngoài những bộ di chuyển thường áp dụng trong thi đấu thì số lượng kỹ – chiến

thuật cơ bản của môn bóng ném cũng rất đa dạng và sự đa dạng, phong phú này

sẽ tăng gấp bội dưới dạng biến thể của chính nó khi đối phó với nhiều điều kiện

và tình huống khách quan luôn thay đổi liên tục, bất ngờ trong quá trình thi đấu.

* Kỹ thuật - chiến thuật trong môn bóng ném luôn có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Các kỹ xảo kỹ thuật được thực hiện không chỉ dưới yêu cầu của các nguyên

tắc hiệu quả vận động mà còn dưới góc độ giải quyết tối ưu các yêu cầu chiến

thuật trong từng tình huống cụ thể, chính vì vậy biểu hiện của các hành động trong

môn bóng ném rất linh hoạt và mang tính lựa chọn cao.

Sơ đồ 1. Các hoạt động lựa chọn cơ bản trong thi đấu bóng ném

Page 2: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

2.1.2. Kỹ thuật bóng ném:

2.1.2.1. Khái niệm:

Kỹ thuật bóng ném là tổng hợp các động tác giúp vận động viên giải quyết có hiệu

quả các nhiệm vụ khi tập luyện và thi đấu. Thuật ngữ “động tác kỹ thuật ” dùng

để chỉ những thao tác tương tự nhau và nhằm để giải quyết cùng một nhiệm vụ thi

đấu như nhau. Phương pháp thực hiện động tác được xác định bởi ba yếu tố chủ

yếu đó là cấu trúc động hình học, cấu trúc động học và cấu trúc nhịp điệu.

2.1.2.2. Phân loại kỹ thuật:

Thường thì người ta chia kỹ thuật bóng ném thành hai phần chính đó là kỹ thuật

tấn công và kỹ thuật phòng thủ; tuy nhiên do mỗi phần trên đều có những kỹ thuật

di chuyển có những nét tương đối trùng lắp nhau nên trong giáo trình này chúng

tôi sẽ trình bày theo 3 nhóm riêng biệt để tiện cho việc theo dõi đó là nhóm kỹ

thuật di chuyển, nhóm kỹ thuật khống chế bóng trong tấn công và nhóm tranh

cướp, cắt, phá bóng, kèm người trong phòng thủ.

* Nhóm kỹ thuật di chuyển:

* Nhóm kỹ thuật khống chế bóng trong tấn công:

Page 3: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

* Nhóm kỹ thuật tranh cướp, cắt, phá bóng, kèm người trong phòng thủ:

2.1.3 Chiến thuật bóng ném

2.1.3.1. Khái niệm:

Chiến thuật là hình thức tổ chức vận dụng hợp lý khả năng cá nhân và phối hợp

đồng đội để giành thắng lợi trong thi đấu. Tổ chức chiến thuật sẽ đạt hiệu quả cao

nếu đưa ra được đối sách phù hợp với cục diện phát triển tấn công hoặc phòng thủ

trên sân trong từng thời điểm, từng giai đoạn hay từng trận mà mục đích cuối cùng

là phải phát huy tối đa được năng lực thi đấu và tính tích cực của từng vận động

viên theo đúng ý đồ đã đặt ra.

2.1.3.2. Phân loại chiến thuật:

* Chiến thuật tấn công:

Page 4: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

* Chiến thuật phòng thủ:

2.1.3.3 Chiến thuật tấn công:

Một đội khi đã kiểm soát bóng sẽ bắt đầu tấn công. Tấn công là chức năng cơ bản

của một đội trong thi đấu. Nhờ những hành động tấn công nên đội sẽ giành thế

chủ động và buộc đối phương phải theo kế hoạch chiến thuật có lợi cho mình.

Mục đích chính của đội tấn công là ném bóng vào cầu môn đối phương. Để đạt

được điều đó trong 30 giây cần phải sử dụng những miếng chiến thuật đã được

Page 5: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

suy nghĩ chín chắn, đã được chuẩn bị tốt trước đó nhằm đưa bóng vào gần tới cầu

môn của đối phương, để tạo điều kiện thuận lợi kết thúc đợt tấn công, để trực tiếp

tấn công và bảo đảm khả năng tranh cướp bóng bật lại. Chiến thuật tấn công tạo

khả năng cho đội căn cứ vào đối phương cụ thể và vào những thời điểm thi đấu

khác nhau có thể lựa chọn và sử dụng các phương tiện, phương pháp và hình thức

tiến hành kế hoạch tấn công một cách hợp lý.

Chiến thuật tấn công nhanh

Tấn công nhanh là chiến thuật được vận dụng từ phòng thủ sang tấn công sau khi

cướp được bóng với thời gian ngắn, để vượt khỏi đối phương giành thế chủ động

tấn công tạo cơ hội dứt điểm cầu môn. Muốn tấn công nhanh có hiệu quả, mỗi đấu

thủ phải có ý thức phối hợp, có kỹ thuật cá nhân tốt, sự phối hợp toàn đội phải

thuần thục và có thể lực dồi dào. Đó là nhân tố chủ đạo của chiến thuật tấn công

nhanh.

Một đội bóng trong thi đấu, mỗi lần giành được bóng thì nhanh chóng chuyển

sang tấn công làm đối phương không lùi về kịp để tổ chức phòng thủ. Dùng tấn

công nhanh tạo nên cục diện số đông đánh ít hoặc ít nhất số người bằng nhau trong

thời gian nhanh nhất phối hợp chiến thuật hoàn thành một lần tấn công.

* Thời cơ: có mấy tình huống sau đây có thể phát động tấn công nhanh

+ Lúc VĐV phòng thủ cướp được bóng sau một lần đối phương ném cầu môn

không thành công.

+ VĐV phòng thủ cắt được một quả bóng chuyền phối hợp tấn công của đối

phương.

* Phát động và tiếp ứng:

Thủ môn được bóng tổ chức tấn công nhanh bằng cách chuyền cho đồng đội đứng

ở vị trí có lợi cho tấn công nhất. Muốn vậy trước khi tiếp bóng cần phải quan sát

tốt trên sân mới có thể chuyền được chính xác và có lực; tốt nhất là chuyền cho

tiền đạo đã thoát được sự kèm cặp của đối phương. Chuyền bóng nhanh, rút ngắn

cự ly chạy – đây là sự bảo đảm cho tấn công nhanh. Nếu thủ môn không chuyền

cho tiền đạo được thì có thể chuyền cho hậu vệ.

Page 6: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Phát động nhanh không chưa đủ mà còn phải nghiên cứu việc tiếp ứng nữa, tiếp

ứng phải chọn vị trí tốt, thoát khỏi người kèm, di chuyển vị trí.

* Những điểm cần chú ý trong chiến thuật khi tấn công:

+ Cần phát hiện nhanh sơ hở trong đội hình phòng thủ của đối phương, đồng thời

cũng phát hiện được khu yếu nhất của đối phương.

+ Tấn công phải có sự phối hợp ăn ý, hiểu nhau và phát huy tối đa sở trường của

toàn đội.

+ Chọn và xác định khu tấn công tốt, tạo nên thế nhiều người tấn công ít người.

+ Mạnh dạn ném cầu môn ở cự ly trung bình và xa, đột phá và tạo điều kiện cho

trung phong hoạt động ở vùng cấm địa.

* Các phương án thích hợp với các đội trẻ và mới tập

Có thể khẳng định rằng cá nhiều phương án thích hợp ngay với các đội trẻ. Song

dù sao cũng phải có giới hạn : Các đội trẻ, nhất là ở các tuyến thành tích thấp và

trung bình, do thiếu năng lực kỹ thuật, nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi vận dụng.

Đối với lứa tuổi thanh niên, lợi ích to lớn nhất của việc luyện tập theo các phương

án này là phát triển được cho các em những kỹ năng chiến thuật và những kiến

thức về các vấn đề chiến thuật. Tất nhiên là các phương án được vận dụng phải

thật phù hợp với trình độ kỹ thuật của các em. Cũng không nên đòi hỏi quá cao

đối với lứa tuổi này khi họ đã được trang bị những hiểu biết về các mối quan hệ

giữa tấn công và phòng thủ. Sự thấu suốt và định hướng về chiến thuật sẽ tạo thêm

động cơ thi đấu và chúng sẽ mang lại những phát triển vượt bậc cho các em ở lứa

tuổi trưởng thành.

Yêu cầu cơ bản sau đây đã được xác định là:

Trong mọi trường hợp đều phải xác định cho vận động viên trẻ các phương án để

đưa vào huấn luyện thi đấu.

- Việc huấn luyện đối với các phương án phải được vận dụng có định hướng về

thời gian và theo các dạng biến hoá.

- Vận động viên mà càng trẻ thì đưa vào phương án càng ít điểm mấu chốt quyết

định.

Page 7: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

- Trong khi phát triển các phương án cần phải chú ý đến trình độ kỹ xảo thi đấu

về kỹ thuật của vận động viên trẻ.

- Trong thi đấu không phải trường hợp nào cũng kiên trì thực hiện đầy đủ toàn bộ

phương án mà để nó tự phát triển từ từ, thậm chí hình thành một cách tự do.

Sơ đồ cấu trúc dưới đây về một phương án sẽ làm sáng tỏ nguyên tắc xây dựng

nó. Cấu trúc cơ bản có thể biến đổi tuỳ ý sao cho nó được xây dựng theo trình độ

thành tích và khả năng nhiều hay ít các điểm chính quyết định. Những tình huống

cơ bản số 5 cũng có thể thay thế tình huống số 3 được. Những điều tương tự như

trên cũng có giá trị đối với các tình huống chuẩn. Còn số lần và độ khó của các

bài tập tổng thể thì nhường cho các huấn luyện viên quyết định.

Page 8: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

SƠ ĐỒ 2. CẤU TRÚC MỘT PHƯƠNG ÁN

Page 9: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

* Phương án tấn công:

Nhịp khởi đầu: Đổi chỗ giữa RL và LA

* Nhịp khởi đầu : 3:3

RM chuyền bóng cho RL, RL làm động tác chuyền bóng nối trạm (không có động

tác tiến lên) tiếp tục cho LA, LA chuyền sau lưng cho RL (hình 1).

Hình 1

* Tình huống cơ bản 1

RL thực hiện động tác tấn công chống lại vận động viên phòng thủ số 5 và chạy

cầm bóng đến vị trí LA. KM tận dụng sơ hở để luồn về sau vận động viên phòng

thủ số 5 và làm 1 rào chắn chống lại vận động viên phòng thủ số 6. Trong khi đó

vận động viên LA chạy theo vòng cung lớn.

Quyết định thứ nhất:

- RL ném bóng chống lại bàn tay chắn của vận động viên phòng thủ 5.

- RL chuyền bóng chuẩn cho vận động viên KM bị kèm.

- RL chuyền bóng cho LA đang chạy ở phía sau của mình (hình 2).

Page 10: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 2

* Tình huống cơ bản 2:

LA đang có bóng.

Quyết định thứ 2:

- LA ném bóng vào gôn với khoảng cách gần.

- LA tiến hành đột phá qua vận động viên phòng thủ số 4.

- LA chuyền bóng cho KM

- LA chuyền bóng cho RM (hình 3).

Hình 3

* Tình huống cơ bản thứ 3:

RM đang có bóng

Quyết định thứ 3:

- RM ném bóng gần chống lại vận động viên phòng thủ số 3.

- RM chạy cắt chéo với RR, ném bóng trực tiếp hoặc chuyền cho RR.

Page 11: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

RR đang có bóng.

Quyết định thứ 4:

- RR ném bóng.

- RR chuyền bóng cho KM

- RR chuyền cho RL ở vị trí LA (hình 4).

Hình 4

* Tình h uống cơ bản 4:

RL đang có bóng. Bây giờ hình thành tình huống tấn công 2:4.

Quyết định thứ 5:

- Ném trực tiếp.

- Chuyền bóng cho KM hay RM qua vòng tròn.

- Chuyền bóng cho RA.

Ở hệ thống tấn công này thì phương án cũng có thể tiếp tục thực hiện như tấn công

theo vị trí (hình 5).

Hình 5

* Tình huống thứ 5

Page 12: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

RA đang có bóng.

Quyết định thứ 6:

- RA ném bóng vào gôn

- RA chuyền nhẹ bóng cho RR trong cung nhỏ hoặc lớn (hình 6).

Hình 6

Ở vị trí này thì việc triển khai tiếp phương án tạm dừng lại.

* Huấn luyện phương án tấn công chuyển đổi chỗ RL/LA

* Bài tập 1: Tình huống cơ bản 1, tình huống chuẩn 1.

RL và LA chuyền bóng sau lưng cho nhau rồi 2 người chạy cắt chéo chống lại

vận động viên phòng thủ số 5. LA kết thúc bằng ném bóng vào gôn. (hình 7)

Hình 7

* Bài tập 2: Tình huống cơ bản 1, tình huống chuẩn 2.

Page 13: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

“Nội dung như bài tập 1, nhưng KM di chuyển đến vận động viên phòng thủ số 6

và làm động tác chắn số 6, sau nhận đường chuyền của vận động viên LA đang

chạy di chuyển và KM ném bóng vào gôn. (hình 8)

Hình 8

* Bài tập 3 : tình huống cơ bản 2, tình huống chuẩn 1

RM chuyền bóng cho LA, LA chạy di chuyển, LA bị vận động viên phòng thủ số

4 kèm giữ chuyền cho RM đang tiến đến. RM ném bóng vào gôn (hình 9)

Hình 9

* Bài tập 4 : Tình huống cơ bản 2, tình huống chuẩn 2

Nội dung như ở bài tập 3, song ở đây RM chuyền bóng cho vận động viên ở vòng

cấm vừa tách khỏi vào chắn số 6 ra. KM ném bóng vào gôn (hình 10).

Page 14: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 10

* Bài tập 5: Tình huống cơ bản 3, tình huống chuẩn 1

RM và LA chuyền bóng lại cho nhau, sau đó RM chạy cắt chéo với RR chống lại

vận động viên phòng thủ số 3. RR ném bóng vào gôn (hình 11).

Hình 11

* Bài tập 6: Tình huống cơ bản 3, tình huống chuẩn 2

Nội dung như bài tập 5, RR chuyền bóng cho vận động viên KM vừa tách khỏi

rào chắn chống lại vận động viên phòng thủ số 5. KM ném bóng vào gôn (hình

12).

Page 15: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 12

* Bài tập 7: Tình huống cơ bản 3, tình huống chuẩn 3

RL chuyền bóng cho RM, RM và RR chạy cắt chéo nhau chống lại vận động viên

phòng thủ số 3, RR chuyền nhẹ bóng cho RL, RL ném bóng vào gôn từ vị trí của

LA (hình 13).

Hình 13

* Bài tập 8 : Tình huống cơ bản 3, tình huống chuẩn 4

RL ở vị trí LA chuyền bóng cho RM, RM chạy cắt chéo với RR chống lại phòng

thủ số 3, sau khi RR nhận bóng sẽ quyết định:

- Chuyền cho RL và RL ném vào gôn

- Chuyền cho KM, KM rời khỏi vị trí chắn vận động viên phòng thủ số 5. KM

ném vào gôn (hình 14)

Page 16: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 14

* Bài tập 9: Tình huống cơ bản 4, tình huống chuẩn 1

RM chạy cắt chéo với RR, RR chuyền bóng cho RL đang ở vì trí của LA. RL sẽ

quyết định :

- Ném bóng trực tiếp.

- Chuyền cho KM, KM ném bóng vào gôn.

- Chuyền cho RA, RA ném bóng vào gôn. (hình 15)

Hình 15

* Bài tập 10 : Tình huống cơ bản 5, tình huống chuẩn 1

RA đang có bóng, RA chuyền cho RR và chạy trong vòng cung nhỏ.

RM làm động tác chắn vận động viên phòng thủ số 1. RR chuyền bóng lại cho

RA. RA quyết định:

- Chuyền bóng cho RM , rồi thoát khỏi rào chắn.

Page 17: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

- Trực tiếp ném bóng vào gôn. (hình 16)

Hình 16

2.1.3.4. Chiến thuật phòng thủ

* Những động tác cơ bản trong phòng thủ

+ Hướng dẫn các bước chạy cơ bản

- Tư thế bước chạy : 2 bàn chân đứng rộng hơn vai một chút.

- Phân phối trọng lượng cơ thể đều cho 2 chân.

- Hạ thấp trọng tâm.

- Hơi cúi thân người về trước.

- Thả lỏng hai tay buông xuống, gập khuỷu tay lại và đưa 2 bàn tay hướng về phía

trước.

- Hướng sự chú ý về phía tay ném của vận động viên đối phương.

- Đưa 1 bàn tay hướng về phía tay ném của vận động viên đối phương.

- Bước 1 chân lên 1 bước ngắn theo hướng phòng thủ.

- Kéo bàn chân kia theo mặt cắt ngang sát đất về trước.

- Giữ thân trên hơi gập nhẹ và hơi co gối.

- Cố gắng giữ chân tiếp xúc mặt đất và không nhảy lên.

- Di chuyển bằng những bước chạy ngắn nhưng rất nhanh theo hướng cần và phải

giữ thăng bằng khi di chuyển.

+ Các lỗi cần tránh

- Khoảng cách đặt 2 bàn chân quá hẹp hoặc quá rộng.

Page 18: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

- Tư thế cơ thể quá thẳng.

- Dồn trọng lượng cơ thể về 1 phía.

- Không phòng thủ về hướng tay ném của vận động viên đối phương.

- Cả 2 tay giữ ở trên cao hoặc đưa lên trên cao.

- Khi di chuyển ngang, 2 bàn chân dẫm lên nhau.

- Thực hiện các bước tiếp theo như nhảy.

Trong thời điểm vừa bị mất bóng thì các đấu thủ của đội bị mất bóng phải chuyển

nhanh nhiệm vụ từ tấn công sang phòng thủ.

Tùy theo ý đồ chiến thuật thi đấu của cả đội mà người ta phân ra các dạng chiến

thuật phòng thủ khác nhau như : chiến thuật phòng thủ kèm người và chiến thuật

phòng thủ khu vực.

Trước khi đi vào xem xét từng dạng chiến thuật phòng thủ khác nhau, chúng ta

hãy xem xét các pha của hoạt động phòng thủ.

* Các pha diễn biến của hoạt động phòng thủ:

+ Ở trong pha đầu tiên của hoạt động phòng thủ là pha hình thành nên thế trận

hay đội hình phòng thủ. Pha này là sự chiếm lĩnh các vị trí phòng thủ theo các hệ

thống phòng thủ được phân công. Sự diễn biến hoạt động của pha này sau khi vừa

bị mất bóng xảy ra rất nhanh do yêu cầu của việc chống tấn công nhanh đặt ra. Đó

là chạy rất nhanh, quay ngược trở lại sân nhà để chiếm các vị trí phòng thủ xung

yếu của các đấu thủ đứng ở gần khung thành nhà nhất, xa vị trí của vận động viên

tấn công đang có bóng và các hoạt động gây khó khăn cho sự phát động tấn công

nhanh của những đấu thủ ở ngay sát với đấu thủ đang có bóng hoặc ngăn chặn các

hoạt động lao lên nhanh của các đấu thủ thường xuất phát lên nhanh như vận động

viên tấn công biên.

+ Pha thứ hai là pha ổn định tổ chức của hàng phòng thủ như: chiếm lĩnh xong vị

trí phòng thủ (trong phòng thủ khu vực) và nhận người phòng thủ đối diện, đồng

thời luôn quan sát tới tổng thể trận đấu để có những “tiếp xúc” cần thiết với người

phòng thủ bên cạnh.

Page 19: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

+ Pha thứ ba của hoạt động phòng thủ là pha phòng thủ của đội hình chiến thuật

đề ra. Việc phối hợp phòng thủ trong pha này cũng nhằm mục đích gây khó khăn

cho việc tổ chức tấn công của đối phương bằng sức mạnh liên hoàn của cả đội

trong phòng thủ không tạo cơ hội thuận lợi cho đối phương có thể rảnh tay ném

bóng vào khung thành và cướp lại bóng từ tay đối phương hoặc sau tình huống

ném bóng vào khung thành của đối phương.

Chiến thuật phòng thủ kèm người

* Khái niệm : phòng thủ kèm người là mỗi đấu thủ phòng thủ chịu trách nhiệm

canh giữ một đấu thủ tấn công trong suốt thời gian diễn ra của pha tấn công đó.

* Ưu điểm:

+ Có thể chống được tất cả các đội hình chiến thuật tấn công của đối phương và

phá vỡ khả năng tổ chức phối hợp trong tấn công.

+ Mỗi vận động viên phòng thủ có thể nhanh chóng nhận biết được khả năng thi

đấu của đấu thủ đối phương là mạnh hay yếu và từ đó có các biện pháp hữu hiệu

để phòng và chống.

+ Mỗi vận động viên phòng thủ có thể lựa chọn cho mình (hoặc được phân công)

những người tấn công phù hợp với mình về hình thể và khả năng thi đấu.

+ Mỗi vận động viên phòng thủ phải có trách nhiệm rất cao để đảm bảo hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao trong hoàn cảnh 1:1 do vậy nó cũng đòi hỏi rất cao

về yêu cầu thể lực, tâm lý thi đấu cũng như kỹ – chiến thuật cá nhân trong phòng

thủ.

* Nhược điểm:

+ Chóng mất sức do phải kèm người quyết liệt, kéo dài.

+ Rất dễ bị động theo chiến thuật cá nhân của đối phương, nhất là khi bị đối

phương chủ động phối hợp chặn yểm hộ để giải thoát cho vận động viên đang có

bóng.

+ Ít được sự hỗ trợ của đồng đội trong phòng thủ.

+ Việc chuyển tiếp từ phòng thủ sang tấn công diễn ra rất yếu do đồng đội luôn

bị chặn phía trước bởi các đấu thủ đối phương.

Page 20: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Chiến thuật phòng thủ khu vực

* Khái niệm: Hệ thống phòng thủ khu vực là sự hoạt động phòng thủ của các đấu

thủ theo các vị trí ban đầu được phân công ở trên các khu vực phòng thủ gần

(tuyến thứ nhất) và ở trên khu vực phòng thủ xa (tuyến phòng thủ thứ hai).

+ Vị trí ban đầu này của các đấu thủ không phải lúc nào cũng giữ nguyên một

cách cứng nhắc, mà nó có thể được “co, kéo” (theo cả chiều ngang và chiều dọc)

trong những thời gian ngắn để phù hợp với từng tình huống cụ thể trên sân.

* Ưu điểm:

+ Vị trí phòng thủ của mỗi vận động viên phòng thủ đều rõ ràng và trong quá trình

diễn biến ít bị thay đổi.

+ Tạo điều kiện tốt cho công tác huấn luyện chuyên môn hóa vị trí trong phòng

thủ.

+ Việc phòng thủ khu vực sẽ tiết kiệm được sức, do vậy có khả năng đột phá

nhanh cho các hoạt động thi đấu khác.

* Nhược điểm: Không chủ động tranh cướp được bóng khi đối phương không

muốn chủ động đột phá.

VD : đội hình phòng thủ khu vực 6:0

* Vị trí cơ bản : tất cả vận động viên phòng thủ đều chiếm vị trí phòng thủ trên

sát vạch cấm địa (vạch 6m).

Page 21: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

+ Vận động viên phòng thủ có thân hình cao và kỹ thuật phòng thủ giỏi sẽ chiếm

các vị trí phòng thủ ở giữa như của số 3, 6.

* Phương thức hoạt động:

+ Sự tổ chức tấn công ở khu vực ném bóng xa của đối phương hầu như không bị

quấy rầy. Các vận động viên phòng thủ sẽ chiếm vị trí trải rộng theo bề ngang và

có thể “co, kéo” sang phải hoặc trái để sao cho mỗi vận động viên có thể tiếp nhận

một người tấn công nhất định phía trước của mình.

+ Trong trường hợp vận động viên tấn công có bóng có ý định ném bóng xa thì

vận động viên phòng thủ đối diện sẽ phải phán đoán và tiến lên sát người tấn công

để chắn hoặc cản phá đường ném bóng vào khung thành. Các vận động viên ở

ngoài biên vừa phải canh chừng vận động viên tấn công đối diện, vừa có ý thức

quan sát và hỗ trợ khu vực phía trong cho các vận động viên phòng thủ bên cạnh

để chống các vận động viên tấn công khác có thể đột phá sâu vào trong.

* Chương trình huấn luyện những động tác cơ bản trong phòng thủ

* Bài tập 1

Vận động viên A dẫn bóng đến vận động viên B, vận động viên B tiếp tục dẫn

đến vận động viên C. Vận động viên phòng thủ 1 bám theo A và B bằng bước

chạy di chuyển ngang. Tiếp theo đến vận động viên phòng thủ số 2 (hình 17).

Hình 17

Các tình huống khác: Vận động viên phòng thủ số 1 làm nhiều lần sau mới đổi

sang vận động viên số 2.

* Bài tập 2

Page 22: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Vận động viên A đẩy bóng chuyền cho vận động viên B. Vận động viên phòng

thủ số 1 đến và phòng thủ, đồng thời theo dõi đường chuyền cho B. Tiếp theo là

vận động viên số 1 chạy về vị trí đứng ban đầu. Vận động viên B đẩy chuyền trở

lại cho vận động viên A. Bây giờ vận động viên phòng thủ số 2 làm động tác

chống lại sự chèn người của A và bám theo đường chuyền cho vận động viên B.

(hình 18).

Hình 18

* Bài tập 3

Vận động viên A chuyền bóng cho B và chạy theo đường chuyền vận động viên

B chuyền lại cho A. Vận động viên A làm động tác ném giả chống lại phòng thủ

của vận động viên phòng thủ đang bám theo và tiếp tục chuyền bóng lại cho vận

động viên B. Vận động viên B chuyền bóng cho vận động viên A theo phía bên

kia. Chuyền bóng xong thì vận động viên phòng thủ số 1 chạy về vị trí đứng ban

đầu. Vận động viên B chạy theo đường chuyền của mình. Tập bài tập tiến hành

tương tự với vận động viên phòng thủ số 2. (hình 19)

Page 23: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 19

* Bài tập 4

Vận động viên A xô đẩy chuyền bóng cho B. Vận động viên phòng thủ số 1 bám

theo đường chuyền đến vạch vôi của gôn, sau đó ra ngoài vùng đó nếu vận động

viên B chắn. Tiếp tục vận động viên phòng thủ số 1 bám sát đường bóng chuyền

của B cho A. (hình 20)

Hình 20

* Bài tập 5

Vận động viên phòng thủ số 1 và 3 chuyền bóng cho RL hoặc RR.

Vận động viên tự do xô đẩy trong khi đó vận động viên phòng thủ số 1 và 3 chạy

dồn trước về vị trí cũ và đứng vào vị trí “tự do”.

Vận động viên RL và RR chuyền bóng cho số 2 và 4 rồi về vị trí phòng thủ phía

ngoài. Vân động viên phòng thủ số 1 và 3 đón nhận RL hoặc RR. (hình 21).

Page 24: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 21

* Bài tập 6

Vận động viên RA chuyền bóng qua RR cho RM và sau động tác xô đẩy chuyền

lại cho RA. Vận động viên số 1 di chuyển theo bước dồn xung quanh 1 điểm về

trước và đứng chắn lại RM. Trong khi chuyền bóng về sau lưng của RM cho RA

thì vận động viên số 1 quay lại để bám theo vận động viên phòng thủ số 2 (hình

22).

Hình 22

* Bài tập 7

RL xô đẩy và chuyền bóng cho RR rồi tiếp tục chạy đổi bước về vị trí của RR.

RR bằng chuyền bóng cho RL và chạy đổi bước về vị trí RL (hình 23)

Page 25: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 23

* Bài tập 8

Thứ tự chuyền bóng từ LA và RL cho RM và RM xô đẩy chuyền lại cho LA. Vận

động viên phòng thủ số 1 nhảy 2 chân từ điểm vẽ này sang điểm vẽ kia và ra phía

ngoài chống lại RM rồi tiếp tục về vị trí ban đầu (hình 24).

Hình 24

* Bài tập 9

RM chuyền đổi cho RL và RR. Vận động viên phòng thủ số 1 và 3 theo đường

chuyền và chạy dồn bước về điểm vẽ trước ở giữa sân và trở về điểm xuất phát.

RR va RL xô đẩy chuyền bóng lại cho RM. (hình 25)

Page 26: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 25

* Bài tập 10

Vận động viên phòng thủ chuyền bóng cho vận động viên B, B vào xô đẩy. Vận

động viên phòng thủ 1 bật nhảy 2 chân di chuyển đến vị trí phòng thủ chống lại

vận động viên B rồi đi ra ngoài. Vận động viên B chuyền cho A và vận động viên

phòng thủ số 1 đi theo đường chuyền ra ngoài chắn lại vận động viên A sẽ bị xô

đẩy, sau đó về vị trí ban đầu của mình. Ở đó vận động viên số 1 sẽ nhận bóng

chuyền cho từ A. Bây giờ sẽ chuyền bóng từ vận động viên số 1 cho số 2. (hình

26)

Hình 26

* Tiếp cận đối phương và bảo vệ an toàn

Chương trình huấn luyện chạy ra tiếp cận đối phương và phòng thủ chắc chắn.

Page 27: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Những bài tập thuộc chương trình huấn luyện tiếp cận đối phương và phòng thủ

chắc chắn trước hết là các bài tập tổng thể nhằm tăng cường và hoàn thiện công

việc phòng thủ, vận dụng dựa trên nguyên tắc của công tác huấn luyện tổng thể

với cường độ cao, có tính động lực học và sát với thi đấu.

* Bài tập 1

RM chuyền đổi bóng cho RL và RR. Các vận động viên tấn công RL và RR tìm

cách ném bóng hoặc đột phá về phía tay ném bóng của mình. Vận động viên phòng

thủ số 2, 3 và 5 tìm cách tiếp cận chống lại bằng việc chạy ra tìm vị trí tốt, bảo vệ

an toàn hoặc che chắn đôi. Có thể có các phương án là: RL và RR tìm cách đột

phá sang phía bên kia của tay ném bóng của họ, khi đó họ đang bị vận động viên

phòng thủ số 2 và 5 ngăn cản (hình 27)

Hình 27

* Bài tập 2

RL làm động tác tấn công, đột phá sang 2 bên, ném bóng gần và chuyền cho RM.

Trước hết các vận động viên số 4 và 5 phá vỡ những hành động tấn công của vận

động viên tấn công sau khi đã chuyền bóng cho RM.

Trước tiên từ RM, sau đó bóng từ RR và vận động viên phòng thủ số 2 bị lôi cuốn

vào phòng thủ. Tiếp theo là bắt đầu hoạt động tấn công ở RR, rồi những hoạt động

phòng thủ diễn ra theo thứ tự ngược lại (hình 28).

Page 28: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Hình 28

* Bài tập 3

LA chuyền bóng cho RL, vận động viên phòng thủ số 4, 5 và 6 ngăn cản sự tấn

công của RL bằng cách tiến lên áp sát và phòng thủ chắc chắn. Ở phía tấn công

bên phải thì RR và RL đổi nhau bằng các đợt tấn công nhưng bị các vận động viên

phòng thủ số 1 và 2 ngăn chặn (hình 29).

Hình 29

* Bài tập 4

RR sau khi chuyền bóng xong tìm cách tấn công chống lại vận động viên phòng

thủ số 1, 2 và 3 nhưng 3 vận động viên này phản ứng bằng các biện pháp phòng

thủ tương ứng (tiến và chiếm vị trí thuận tiện, bảo vệ an toàn hoặc che chắn đôi).

Tiếp theo là thay đổi giữa RR và RA theo thứ tự đã chỉ ra. Ở phía tấn công bên

trái, RL tìm cách chống lại tay ném (thuận tay phải) sau khi chuyền bóng của LA

Page 29: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

để ném bóng vào gôn hay phản công, nhưng lại bị vận động viên phòng thủ số 5

và 6 ngăn cản phản công đó. Sau đó đến sự tấn công của LA sau khi RL chuyền

bóng và phòng thủ của số 5 và 6 (hình 30).

Hình 30

* Bài tập 5

LA chạy đến quấy rối ở tại điểm gặp nhau của số 5 và 6, hai vận động viên phòng

thủ đó phòng thủ chắc chắn bằng cách tiến ra vị trí thuận lợi, nếu RL sau chuyền

bóng của LA tìm cách tấn công thì cũng làm như vậy. LA và RL thay đổi nhau

theo thứ tự trong hình (hình 31).

Hình 31

* Bài tập 6

Page 30: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Cách bố trí tấn công và phòng thủ như bài tập 5, nhưng về phía cánh phải. Phương

án tập có thể là: vận động viên thuận tay trái tìm cách phản công hoặc ném bóng

vào gôn về phía tay ném bóng. Vận động viên phòng thủ số 2 tìm cách ngăn cản

sự phản công, hoặc ném bóng vào gôn cũng như cản chuyền bóng cho RA. (hình

32)

Hình 32

* Bài tập 7

RM chuyền bóng cho RR, RR tiến hành tấn công, vận động viên phòng thủ số 1,

2 và 3 ngăn cản sự tấn công bằng những biện pháp phòng thủ thích hợp, sau đó

chuyền cho RA nhưng RA lại bị vận động viên số 1 và 2 phòng thủ (hình 33)

Hình 33

* Bài tập 8

Page 31: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Nội dung bài tập như bài tập 7, nhưng tiến hành tập phía bên tấn công trái . RM

chuyền cho RL và tiếp tục cho LA, với những biện pháp phòng thủ thích hợp của

vận động viên số 4, 5 và 6 (hình 34).

Hình 34

* Bài tập 9

RA chuyền cho RR, vận động viên phòng thủ số 2 và 4 tiến ra, bảo vệ an toàn và

đồng thời ngăn cản chuyền bóng cho KM. Tiếp tục bóng chuyền từ RR cho RL,

vận động viên số 4 tiến ra, vận động viên số 2 bảo vệ an toàn chống lại RL và

ngăn cản chuyền bóng cho KM (hình 35).

Hình 35

* Bài tập 10

Page 32: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Thứ tự tập ngược lại bài tập số 9 , bắt đầu từ ở vận động viên LA và vận động

viên phòng thủ số 4 (hình 36).

Hình 36

* Bài tập 11

RR chuyền bóng cho RM, vận động viên phòng thủ số 4 tiến ra chống lại RM ,

vận động viên số 3 kèm chặt KM (không cho chuyền bóng đến KM), bảo vệ an

toàn với ý đồ nửa tấn công. Sau khi chuyền bóng cho RL thì vận động viên số 5

tiến ra, vận động viên số 4 bảo vệ an toàn với ý thức nửa tấn công, vận động viên

số 3 kèm chặt KM (hình 37)

Hình 37

* Bài tập 12

Page 33: KỸ – CHIẾN THUẬT BÓNG NÉM

Nội dung bài tập như bài tập 11 , bắt đầu từ RL, vận động viên số 2, 3 và 4 có

nhiệm vụ như bài tập số 11 (hình 38).

Hình 38