76
Đức MĐức MTrái Tim Trái Tim July – Tháng 7, 2012 – S415 Ci Thin Đời Sng Tôn Sùng Mu Tâm Ln Ht Mân Côi

July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Đức MẹĐức MẹTrái TimTrái TimJuly – Tháng 7, 2012 – Số 415

Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi

072012_TTDMa_Pcover.indd 2072012_TTDMa_Pcover.indd 2 6/20/2012 3:01:06 PM6/20/2012 3:01:06 PM

Page 2: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Lm. Minh Tri, CMCQuản Lý: Lm. Quang Chinh, CMCKỹ Thuật: Ts. Piô V Nguyễn Trung Thứ, CMC

CHỦ TRƯƠNG1. Truyền bá Mệnh Lệnh Fatima.2. Chia sẻ cuộc sống chứng tá Tin Mừng3. Cổ Võ hiệp nhất với Giáo Hội Rôma.4. Góp phần duy trì văn hoá Việt Nam.5. Thông tin, liên lạc người Việt Hải Ngoại.

GIÁ BÁO MỘT NĂMĐộc giả được hưởng 36 thánh lễ:Hoa Kỳ US $40 - Canada US $55;

Âu châu US $80 - Á và Úc châu US $90Độc giả Ủng hộ thêm $10 (hưởng 72 Thánh Lễ)Đôc giả Ân Nhân thêm $20 (hưởng hơn

700 Thánh Lễ)

Check đề: Trai Tim Duc Me

one year subscription: US $40.00

Mọi liên lạc, xin đề:

Nguyệt San Trái Tim Đức MẹP.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836

Tel: 417-358-8296 • Fax: 417-358-9508email: [email protected]

[email protected]

Trái Tim Đức Mẹ (The immaculate Heart of Mary) magazine (USPS 399-350) Published

monthly (except in September) by the Congregation of the Mother Coredemptrix.

P.O Box 836 • Carthage, MO 64836-0836 USA

Các cơ sở Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa KỳVăn Phòng (office): 417-358-7787Đền Thánh KTM: 417-358-8580

Phòng Kỷ Vật Regina: 417-358-3740Mạng Lưới: dongcong.net

Sau ngày 15 mỗi tháng, nếu chưa nhận được báo xin liên lạc với tòa soạn.

ĐẦY ÂN PHÚC 22Như các thiếu nữ Do thái cùng thời, Mẹ chỉ nhận một nền giáo dục tôn giáo đơn giản nhưng Mẹ đã mang lại nhiều hoa quả lớn lao vì Mẹ đã 'nghe' và 'suy nghĩ trong lòng những Lời Chúa' diễn tả trong Thánh Kinh. Nhờ đầy ân phúc, Mẹ trở nên hết sức nhạy cảm trước tiếng Chúa trong Thánh Kinh. Mẹ đã hiểu và cảm biết tình thương bao la của Đấng Toàn năng với loài người. Mẹ đã sống lại kinh nghiệm tôn giáo của Israel về lòng nhân lành của Chúa đến mức vẹn toàn. Mẹ sung sướng được sống giữa dân ấy và cùng cảm nhận đặc ân được tuyển chọn, được yêu thương bao bọc. Suốt chuỗi dài lịch sử Israel là lịch sử tình yêu Thiên Chúa luôn đeo đuổi dân chúa bằng muôn hồng ân. Một tình yêu không chùn bước trước những lầm lạc, thất trung và phản loạn của người Do Thái. Gặp càng nhiều vô ơn bội bạc, tình ấy xem ra càng tha thiết và quảng đại hơn. Dĩ nhiên đã có những cơn thịnh nộ như được diễn tả trong Thánh Kinh nhưng Mẹ nhìn thấy cơn giận luôn được dùng làm bàn đạp cho lòng thương xót. Thiên Chúa nổi giận để có thể ban ơn tha thứ trọn vẹn hơn. Mẹ nhìn thấy trong từng lời của Thánh Kinh một trái tim Thiên Chúa là Cha đang đập, một tấm lòng đang thổn thức. Mỗi nhịp đập đều chan chứa tình âu yếm vô biên! Mẹ quên sao được lời Chúa bảo, "Dầu có mẹ nào quên được con mình, thì Cha đây cũng chẳng quên con bao giờ. Như người mẹ vuốt ve con mình thế nào, thì Cha cũng yêu dấu con như vậy; Cha sẽ ôm con vào lòng và ru con trên đầu gối Cha" (Is. 66:12,13). Sau này, thánh nữ Têrêsa nhỏ đã phát khóc lên khi nghe lời này, thế thì khi nghe những lời ấy tâm tình Mẹ phải thế nào!Chúa Giêsu đã không muốn chúng ta gọi ai dưới đất là cha vì muốn để dành cho Thiên Chúa chức vụ đó. Nếu Thiên Chúa là cha thì người cha trần thế chỉ là hình ảnh mờ nhạt, méo mó của người cha trên trời. Giáo phụ Tertulianô quả quyết theo lời Chúa Giêsu, "Không có ai là Cha ta bằng chính Thiên Chúa." Bởi Mẹ thấu hiểu lòng Thiên Chúa là Cha trên trời, nên Mẹ đã sẵn sàng thưa xin vâng với mọi mời gọi của Thiên Chúa. Thánh Têrêsa Mẹ ngạc nhiên sao người ta có thể gọi Thiên Chúa là ‘Cha Chúng Con’ mà không để ý đến một tình yêu lớn lao ở trong đó. Càng khó hiểu hơn thái độ của chúng ta! Sau khi đã nhận được bao dấu chứng yêu thương, mà còn không hổ thẹn tính toán từng li từng tí về cái thuế tình yêu mà ta phải nộp cho Chúa!

ĐẦY ÂN PHÚC 22

Như các thiếu nữ Do thái cùng thời, Mẹ chỉ nhận một nền giáo dục tôn giáo đơn giản nhưng Mẹ đã mang lại nhiều hoa quả lớn lao vì Mẹ đã 'nghe' và 'suy nghĩ trong lòng những Lời Chúa' diễn tả trong Thánh Kinh. Nhờ đầy ân phúc, Mẹ trở nên hết sức nhạy cảm trước tiếng Chúa trong Thánh Kinh. Mẹ đã hiểu và cảm biết tình thương bao la của Đấng Toàn năng với loài người. Mẹ đã sống lại kinh nghiệm tôn giáo của Israel về lòng nhân lành của Chúa đến mức vẹn toàn. Mẹ sung sướng được sống giữa dân ấy và cùng cảm nhận đặc ân được tuyển chọn, được yêu thương bao bọc. Suốt chuỗi dài lịch sử Israel là lịch sử tình yêu Thiên Chúa luôn đeo đuổi dân Chúa bằng muôn hồng ân. Một tình yêu không chùn bước trước những lầm lạc, thất trung và phản loạn của người Do Thái. Gặp càng nhiều vô ơn bội bạc, tình ấy xem ra càng tha thiết và quảng đại hơn. Dĩ nhiên đã có những cơn thịnh nộ như được diễn tả trong Thánh Kinh nhưng Mẹ nhìn thấy cơn giận luôn được dùng làm bàn đạp cho lòng thương xót. Thiên Chúa nổi giận để có thể ban ơn tha thứ trọn vẹn hơn. Mẹ nhìn thấy trong từng lời của Thánh Kinh một trái tim Thiên Chúa là Cha đang đập, một tấm lòng đang thổn thức. Mỗi nhịp đập đều chan chứa tình âu yếm vô biên! Mẹ quên sao được lời Chúa bảo, "Dầu có mẹ nào quên được con mình, thì Cha đây cũng chẳng quên con bao giờ. Như người mẹ vuốt ve con mình thế nào, thì Cha cũng yêu dấu con như vậy; Cha sẽ ôm con vào lòng và ru con trên đầu gối Cha" (Is. 66:12,13). Sau này, thánh nữ Têrêsa nhỏ đã phát khóc lên khi nghe lời này, thế thì khi nghe những lời ấy tâm tình Mẹ phải thế nào!Chúa Giêsu đã không muốn chúng ta gọi ai dưới đất là cha vì muốn để dành cho Thiên Chúa chức vụ đó. Nếu Thiên Chúa là cha thì người cha trần thế chỉ là hình ảnh mờ nhạt, méo mó của người cha trên trời. Giáo phụ Tertulianô quả quyết theo lời Chúa Giêsu, "Không có ai là Cha ta bằng chính Thiên Chúa." Bởi Mẹ thấu hiểu lòng Thiên Chúa là Cha trên trời, nên Mẹ đã sẵn sàng thưa xin vâng với mọi mời gọi của Thiên Chúa. Thánh Têrêsa Mẹ ngạc nhiên sao người ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha Chúng Con mà không để ý đến một tình yêu lớn lao ở trong đó. Càng khó hiểu hơn thái độ của chúng ta! Sau khi đã nhận được bao dấu chứng yêu thương, mà còn không hổ thẹn tính toán từng li từng tí về cái thuế tình yêu mà ta phải nộp cho Chúa!

072012_TTDMa_Pcover.indd 3072012_TTDMa_Pcover.indd 3 6/20/2012 3:01:07 PM6/20/2012 3:01:07 PM

Page 3: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

3

NỘI DUNGTháng 07, 2012 (Số 415)

CHỦ ĐỀ

Giáo dục nhân bản cho tuổi vị thành niên trong gia đình . . . . . . . . . . . . . . . . 4-7

GIÁO HỘ I

Đại hội kỳ 7 -Các gia đình Công Giáo thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8-12

ĐỨC MẸ

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp Fatima - LÃNH NHẬN THÁNH THỂ . . . . . . 13-15Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16-20

TÔN GIÁO

Sống Lời Chúa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21-24Hỏi Để Sống Đạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .25-26

VĂN HÓA, GIÁO DỤC

Vui Học Kinh Thánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .26Thân phận của một Chúa Kitô homeless . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27-29Tâm Sự Vườn Hồng - NIỀM VUI TRỞ VỀ! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .30-33NGÀY THÁNH MẪU 2012 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .35-42Vườn Hồng Fatima . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .43Thánh Kinh Bằng Hình: SỐNG LẠI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .44VẾT BẦM NƠI TRÁI TIM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .45-47Yêu Thương Đến Cùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .48-50DIỄN ĐÀN CHUNG: PHÁP LUẬT THỰC DỤNG TỔNG QUÁT . . . . . . . . . . 51-53Sứ Mệnh Cải Đạo Cho Người Công Giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .54-55

GIA Đ ÌNH, XÃ HỘ I

Tuổi Biết Buồn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .56-57Marian Teens . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .58-59

THÔNG TIN LIÊN LẠCCông Giáo Hoàn Vũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60-65Vòng Quanh Thế Giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .66-69Quảng Cáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70-74

LỜI CHA CHUNGAnh chị em thân mến, Chúng ta đã vào giữa mùa Hè.... Đây

là lúc thích hợp để chú tâm vào những gì quan trọng nhất của cuộc đời, đó là lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta được nhắc nhở điều này trong đoạn Phúc Âm Chúa thăm viếng nhà Matha và Maria (Lc 10:38-42). Martha và Maria là hai chị em. Martha đón Chúa về nhà mình (cf. 10: 38). Chi tiết này cho hiểu Martha là chị và coi sóc nhà cửa. Quả thực, khi Chúa đã an nghỉ, Maria ngồi dưới chân Chúa và lắng nghe Chúa trong khi Martha còn bận rộn để tiếp Chúa. ...Chúa êm đềm gọi, “Martha, Martha” Việc gọi tên hai lần là bày tỏ trìu mến. “Con lo lắng bối rối quá nhiều chuyện. Chỉ có một việc cần. Maria đã chọn phần tốt không ai lấy mất” (10:41-42). Lời Chúa thật rõ ràng: không coi thường đời hoạt động, cũng chẳng chê quảng đại tiếp khách: một nhắc nhở đặc biệt về sự kiện chỉ một việc cần thiết thực là cái gì khác: lắng nghe Lời Chúa và Thiên Chúa đang ở đây, hiện diện của Con Người Giêsu! Tất cả mọi chuyện khác sẽ qua đi và bị cất khỏi chúng ta nhưng Lời Chúa thì vĩnh cửu và mang lại ý nghĩa cho các hành động hằng ngày của chúng ta.

Các bạn thân mến, đoạn Phúc Âm rất thích hợp cho mùa nghỉ ngơi vì nó gợi nên sự kiện phải làm việc và liên hệ với việc trong ngoài nhà, nhưng trước nhất và trên hết, con người cần Thiên Chúa là ánh sáng của tình yêu và sự thật. Thiếu tình yêu, dù những hoạt động quan trọng nhất cũng mất giá trị và chẳng tạo niềm vui gì. Thiếu ý nghĩa sâu xa, tất cả mọi hoạt động thành vô ích và chỉ hoạt động vô tổ chức. Và ai ngoài Chúa Giêsu, cho chúng ta Tình Yêu và Sự Thật? Vì thế, anh chị em chúng ta hãy học để giúp nhau, để cộng tác nhưng nhất là chọn cùng nhau phần tốt hơn sẽ mãi mãi là điều tốt nhất của chúng ta (ĐTC Biển Đức 16, Castel Gandolfo ngày 18-7-2010).

07-2012_TTDM.indd 307-2012_TTDM.indd 3 6/13/2012 11:04:17 PM6/13/2012 11:04:17 PM

Page 4: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

4 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Tuổi nào là trẻ? Tuổi nào là già? Tuổi nào là trung niên? Tuổi nào là vị thành niên? Nếu chúng ta không xác định được năm tháng của tuổi trẻ,

tuổi trung niên, tuổi già, thì rất khó nhìn ra đâu là vấn đề của giới trẻ.

Theo Liên hiệp quốc, tuổi trẻ là những người từ 15 đến 24 tuổi. World Bank, khi bàn về trợ cấp các quốc gia nghèo, cũng đồng ý với định nghĩa này. Nhưng Hội Y tế thế giới -cũng của Liên hiệp quốc- xác định, trẻ là tuổi từ 15-34. Trong khi đó Commonwealth Youth Programme quy định, tuổi trẻ từ 15-29. 1Còn tại Hoa kỳ, khi lái xe và áp dụng luật theo tuổi lái xe, cũng như mua bảo hiểm, đồng ý tuổi trẻ là những người dưới 21.

Theo Erik Erikson và nhiều nhà xã hội tâm lý gia Hoa Kỳ đồng ý, tuổi vị thành niên là từ 13-19; tuổi trẻ là từ 20-40; người trung niên là từ 40-65. Tuổi trưởng thành từ 65 trở lên. Đương nhiên mỗi châu lục và quốc gia định nghĩa tuổi trẻ khác nhau, tùy theo tuổi thọ của dân chúng. Nếu dân sống lâu, thì thời gian của mỗi giai đoạn càng kéo dài.

Trong khi đó, nhiều giáo phận Công giáo tại Hoa kỳ, khi bàn về công tác mục vụ, quy định tuổi trẻ là từ 14-182; còn từ 18 trở lên, được xếp vào “young adults-người lớn trẻ” và không sinh hoạt chung với giới trẻ. Qua bài này, chúng ta sẽ chú tâm đến tuổi vị thành niên theo Erikson, hay một cách xác định hơn, các em từ 13-19, nghĩa là trước khi lên Đại học.

Những vấn đề của tuổi trẻCác nhà tâm lý xã hội học nhận định rằng đây là một

số những vấn đề lớn mà tuổi vị thành niên hoặc tuổi trẻ nói chung, đang phải đương đầu:

Thay đổi ngoại hình, thay đổi tâm lý…Đương nhiên ai cũng phải lớn. Tuổi trẻ lại càng lớn

nhanh hơn những tuổi khác. Đang khi phát triển như vậy, các em bị giằng co giữa nhiều tâm trạng khác nhau, mà đáng kể nhất là áp lực bạn bè nơi trường lớp; áp lực của truyền thông ngoài xã hội; áp lực gia đình, từ cha mẹ và anh chị em; áp lực văn hóa mình đang sống; áp lực của tương lai, ra trường học xong mình sẽ làm gì, sống ra sao? Càng trong xã hội văn minh, thì áp lực càng nhiều.1 htt p://en.wikipedia.org/wiki/Youth2 Youth ministry

Việc thay đổi ngoại hình ảnh hưởng nhiều trên các em hơn chúng ta nghĩ. Nam, giọng trở nên ồ, ồ. Nữ, bỗng nhiên thấy mình không phát triển thân thể cách cân đối, và có những thay đổi khác thường. Quần áo chưa kịp mặc cho quen đã phải mua cái mới. Bạn bè nhà giàu thay đổi “mốt” thường xuyên, còn mình thì quanh đi quẩn lại, chỉ vài bộ quần áo quen thuộc. Các em có những đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình. Người lý tưởng không còn là cha, mẹ, thầy giáo, hoặc ngay cả những vĩ nhân, nhưng là tài tử, ca sĩ và người kiếm nhiều tiền! Đằng khác, có khi các em đánh giá cao những bạn “hơn” mình chỉ vì bạn có máy điện thoại di động “xịn” và “hàng độc” mà cả trường không có.Đôi khi đôi bông tai “hàng ngoại” khiến các em có

cảm tưởng mình là hoa khôi của lớp. Nhiều em khác thèm thuồng có được những “phụ trang” này.

…ảnh hưởng trên sự tự tin nơi giới trẻ.Đương nhiên khi thiếu “phụ trang,” các em cảm

thấy mất tự tin dễ oán trách cha mẹ và dễ lao đầu vào những thú vui nguy hiểm. Do đó, không ngạc nhiên khi các em lơ đễnh học hành, lạc hướng đi. Erikson nói, đây là thời gian các em dễ mất đi bản ngã của mình, vì không biết rõ mình là ai và thực sự muốn gì? Nói cách khác, đây cũng là thời gian xã hội ảnh hưởng rất mạnh trên các em. Đọc được tâm lý này, quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình liên tục đưa ra những “show” tạo cho các em ảo tưởng, người lịch thiệp là người có tác phong giống như hình ảnh trên báo chí và truyền hình.

Có tiền mua tiên cũng được.Một số nhà mô phạm cho rằng tuổi trẻ ngày nay chú

tâm quá nhiều đến vật chất. Thực ra, không phải chỉ tuổi trẻ, nhưng tuổi nào cũng chú tâm đến vật chất. Lên án tuổi trẻ như vậy không công bằng. Với các em, thành công đồng nghĩa với có nhiều tiền. Có nhiều tiền thì phải biết dùng cho xứng đáng. Dùng cho xứng đáng nghĩa là mua sắm đầy đủ, theo thời thượng. Vậy thì bước đầu tiên phải có là kiếm tiền. Ngay cả những bậc cha mẹ, khi ao ước con cái mình thành công trong học vấn, ra trường bằng cấp cao, phải chăng đang mong ước con mình sẽ có đời sống sung túc, khá giả?

Giáo dục nhân bản cho tuổi vị thành niên trong gia đình.

L.M. Anthony Đào quang Chính

07-2012_TTDM.indd 407-2012_TTDM.indd 4 6/13/2012 11:04:32 PM6/13/2012 11:04:32 PM

Page 5: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

5Chủ Đề

Điều này nghĩa là, con mình sẽ kiếm tiền dễ dàng hơn mình hoặc hơn người khác. Chính trong tâm thức của bậc cha mẹ cũng nghĩ, có tiền là có hạnh phúc. Nếu có khác biệt giữa tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành, là tuổi vị thành niên nói thẳng những điều mình thích, tuổi trưởng thành thì gián tiếp.

Peer pressure3 và nhà trườngMột áp lực rất mạnh trên các em tuổi vị thành niên

nữa là, áp lực từ bạn bè, mà tiếng Mỹ gọi là “peer pressure.” Với các em, không gì đau khổ cho bằng, đi học mà không có bạn bè, hoặc bạn bè không thèm chơi với mình. Nếu mình không chia sẻ trên cùng một “level4” với các bạn khác, thì làm sao họ chơi với mình? Tệ hơn nữa, khi không chơi với mình, thì mình cũng bị đồng hóa với người thuộc vào loại “sped” hay “special education,” tức là kém thông minh và chậm hiểu. Áp lực tâm lý trước lời chê bai của bạn bè mạnh lắm vì thế giới của các em là nhà trường. Chắc hẳn chúng ta chưa quên tin tức báo chí đăng tin một em học sinh lớp tám tự tử, vì bị bạn bè chê là quá mập5.

Nhiều em học sinh dùng “drugs,” vì mỗi lần làm bài thi, muốn tìm một chút thư giãn. Các em cũng không biết đó là thuộc tạo ra ghiền. Chỉ thấy mỗi lần uống, là thư giãn. Loại “xì-ke, chích choác” ngày xưa đã cũ rồi. Nhiều em dùng thuốc mà không biết mình đang nghiện.

Không rõ hướng đi, hay hướng đi khác với chúng ta?

Nhiều vị lãnh đạo tôn giáo nhận định, tuổi vị thành niên không rõ hướng đi cho tương lai. Thực ra, các em rất rõ hướng đi: hướng đi này là có nhiều tiền và giàu sang. Khi giầu sang, mọi người sẽ kính phục và theo gương mình. Hàng ngày, nghe tin trên T.V., trên “youtube,” “ipad,” “ipod,” các em thấy nhan nhản những thành công của người có tiền. Thực tế, hai tin tức để cạnh nhau, một về chàng đánh bốc Mayweather, dù trong tù, vẫn hàng tuần nhận được hơn 200 lá thư của người ái mộ, và một về Đức tổng giám mục Timothy Dolan của New York lên tiếng chống lại chương trình Y tế 2012 của Obama, hỏi xem tin nào thu hút người đọc nhiều hơn? Sở dĩ Mayweather nhận được nhiều thư của người ái mộ, vì anh ta đánh bốc giỏi và có nhiều tiền. Vậy thì hướng đi và tiêu chuẩn sống là có nhiều tiền. Có tiền là có danh giá, danh vọng. Các cầu thủ thể thao, tài tử xinê đi đâu cũng được xin chữ ký. Có bao nhiêu người xin chữ ký các vị giám mục hoặc giáo hoàng? Vậy, bên cạnh tiền bạc, tài năng cụ thể 3 Áp lực từ bạn bè4 Level đây bao gồm cả sự hiểu biết tổng quát về ăn uống, giải trí, về

các tài tử, bài hát, thể thao, quần áo mode mới.. chứ không chỉ giới hạn trong học vấn.

5 Để ngăn ngừa, các nhà trường ngăn cấm tệ nạn “bullying.”

-chứ không phải đạo đức- đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy các em dấn thân vào tương lai. Lại một lần nữa, trong xã hội “văn minh” thành công nghĩa là có nhiều tiền.

“Change. Change. Change.”Nhiệm kỳ tranh cử khóa thứ nhất, tổng thống Obama

đưa ra khẩu hiệu “Change” nghĩa là “thay đổi.” ” Khẩu hiệu này rất “ăn khách,” đặc biệt nơi người trẻ và vị thành niên. Họ thấy cần phải thay đổi, dù không biết rõ sẽ thay đổi gì, nhưng cứ thay đổi là tốt. Người lớn tuổi thì ngại thay đổi. Trên thực tế, nhiều người trưởng thành cũng đang sống những thay đổi mà không lưu ý. Thí dụ, cách đây 30 năm, ăn mặc cho lịch sự phải đầu tóc gọn gàng, chải chuốt. Ngày nay, ứng viên tổng thống Hoa kỳ đi tranh cử, muốn trẻ trung và hòa đồng, đều mặc quần jean, -tức là quần bò , theo danh từ Việt Nam chúng ta-. Còn người lớn, tóc nhuộm vàng bóng hay hoe hoe mới là đẹp và đúng điệu. Áo lót –thời xưa vẫn được cha mẹ dậy là bên trong áo ngoài, cho nên mới là lót- ngày nay phải phơi bầy ra ngoài; và ăn mặc cho hợp thời, thì áo lót dài hơn áo ngoài, nhưng không dài quá, và không được co thắt. Còn áo “vest,” đa số đều mang nhãn hiệu in bên ngoài cánh tay, chứng tỏ hàng cao cấp!

Phải thay đổi và dễ thay đổiĐương nhiên, nếu tổng thống mà còn thích “Change,”

thì tuổi vị thành niên chủ trương thường xuyên thay đổi là chuyện bình thường. Các em tin- không phải chỉ nghĩ- nhờ thay đổi mà xã hội phát triển. Nhiều em, nửa đùa nửa thật, nói “Nếu ai cũng tiêu pha cẩn thận như bố mẹ con, thì kinh tế nước Hoa Kỳ này thế nào cũng bị thụt lùi, vì sản xuất hàng ra, bán cho ai? Bố con cả năm chẳng mua thêm bộ áo, mẹ con cứ chờ “sale” mới đi mua giầy. Con thấy giầy dép của bố mẹ con thuộc về thế kỷ trước!!! Những thứ này, bây giờ có cho, con cũng không dám nhận, vì bạn bè đâu có ai dùng nữa!!!” Các bậc cha mẹ thì nghĩ rằng “con mình phung phí.” Cũng nên lưu ý, trên nhà trường, các em được dậy dỗ, sự tiến bộ của quốc gia dựa vào tiềm năng tiêu thụ của dân chúng. Quan niệm này rất khác với sự hiểu biết của bậc cha mẹ chủ trương “ăn chắc, mặc bền; liệu cơm gắp mắm và đừng vung tay quá trán.” Nói cách khác, sống với những thay đổi liên tục là điều rất đúng với các em.

Nên làm gì?Những vấn nạn trên, ai cũng biết. Bây giờ không

phải là lúc ngồi thương tiếc dĩ vãng của “ngày xưa, chúng tôi làm gì có những ‘lố lăng’ như vậy…” Thực ra, thời nào có lố lăng thời đấy, và người ta thường nghĩ, luân lý thời của mình tốt hơn luân lý thời nay. Ba

07-2012_TTDM.indd 507-2012_TTDM.indd 5 6/13/2012 11:04:32 PM6/13/2012 11:04:32 PM

Page 6: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

6 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

mươi năm nữa, giới trẻ bây giờ cũng sẽ nghĩ, nền luân lý và giáo dục của họ tốt hơn thời con em họ nhiều lắm!

Cũng không phải là lúc trở lại ước mơ hệ thống kiềng ba chân, khi “ba nhà” một hướng nhìn: nhà trường, nhà thờ và nhà ở, dậy dỗ con cái biết kính trên nhường dưới, lễ phép và tôn trọng tha nhân giống nhau. Thực ra, những nhân đức tự nhiên, các em vẫn giữ, nhưng cách biểu lộ khác nhau. Trên rất nhiều lãnh vực, các em còn lãnh nhận một nền giáo dục tốt đẹp hơn thời của chúng ta. Khi bàn về nhân quyền, bảo vệ súc vật, trẻ em, bảo vệ thai nhi, môi trường, các em tuân thủ chu đáo hơn bậc cha ông rất nhiều. Trong số những tiến bộ đáng lưu ý, không ai có thể quên quyền bình đẳng giữa nam và nữ giới, giữa người thiểu số với người da trắng.

Hiểu được niềm thao thức đó, nhiều vị lãnh đạo quốc gia và tôn giáo đã cố gắng tìm ra hướng đi chung cho tuổi trẻ, mà tấm gương vĩ đại nhất phải kể đến đức cố giáo hoàng Gioan Phaolo II. Ngài lập ra vận hội giới trẻ thế giới, và đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các em cũng như cho mọi người. Khẩu hiệu của Ngài là “Các con đừng sợ.” Đặc điểm của Ngài mà mọi người trên thế giới –kể cả những người không Công giáo- khâm phục, đó là, ngài không bài bác các nhu cầu tiến bộ của giới trẻ, nhưng muốn cùng với các em, hướng về một lối đi lành mạnh hơn và gần gũi với Tin mừng hơn6.

Nhìn lại chính mìnhThế nhưng, có lẽ quan trọng nhất trước khi mong

ước đưa ra một huấn luyện hướng về nhân bản nhiều hơn cho giới tuổi vị thành niên, là chúng ta nên nhìn đến chính huấn luyện mà mình đã nhận, và đặt câu hỏi: Phải chăng nền huấn luyện tuổi trẻ của tôi, có thực sự tốt, và còn thích hợp với thời đại hiện nay? Phải chăng tôi có thể thích ứng những thay đổi của thời đại mới? Phải chăng các em mất căn tính của mình, hay chính tôi mất căn tính của tôi, vì tôi không biết mình bây giờ thuộc vào nhóm nào trong xã hội? Đứng trước rất nhiều đột biến kinh tế, xã hội, nhất là văn minh cơ khí của thời điện toán, tôi thấy mình lạc lõng? bơ vơ? Đâu là sự hiểu biết của tôi khi nghe các danh từ mới rất đơn giản với tuổi vị thành niên như “Android, Server, App., Ipod, Ipad, Itunes…” Tôi biết gì về sự tiến hoá và khác biệt giữa người “gay” và “homosexual?”

Tìm cách giáo dục con cái cũng là dịp để bậc cha mẹ, những người có trách nhiệm nhất trong việc hướng dẫn con cái, nhìn lại tiến trình và những gì mình đã trải qua, còn thích hợp với thời đại mới không.

Một vài gợi ý.6 Cho đến nay, vẫn chưa có một triết lý nào khả dĩ cung cấp được giải pháp

trọn vẹn cho việc giáo dục thiếu nhi.

Nếu chúng ta không thể kiểm soát được nhà trường và xã hội, thì ít nhất, chúng ta cũng có thể giúp các em và chính mình, sống một nền giáo dục nhân bản tự nhiên trong gia đình. Nơi đây, chúng tôi xin mạn phép đưa ra một vài gợi ý.

Khái niệm, Bầy tỏ và Cung Cách Bầy tỏ7. Người thiểu số, nhất là Á châu và Phi châu, rất chú

tâm đến cách bầy tỏ khái niệm. Thí dụ, với người Việt Nam, để bầy tỏ khái niệm kính trọng người trên, thì trẻ phải khoanh tay, cúi đầu. Chúng ta thường nói, con cái ngoan ngoãn biết “gọi dạ, bảo vâng,” nghĩa là người lớn gọi thì thưa lại “dạ,” cha mẹ dậy thì “vâng.” Nhưng những bày tỏ khác nhau tùy theo từng văn hóa. Với người Việt Nam, thì cúi đầu đã đủ chứng tỏ ngoan ngoãn. Với người Nhật bản, cúi đầu chưa đủ, phải cúi gập mình, cho đến khi nào mắt nhìn thấy giầy của người đối diện, mới là kính trọng. Người Phi luật tân, cầm tay bề trên đặt trên trán. Vậy, nếu chúng ta gặp người Nhật mà chỉ cúi đầu, có thể bị coi là xấc láo. Tương tự, trẻ em tại Hoa kỳ, khi nói truyện thường thay vì “gọi dạ, bảo vâng,” lại hay nói “Ừ hử.” Với Việt Nam, ừ hử là lếu láo. Một vài miền, khi nói truyện với cha mẹ, xưng “tui.” Với người miền Bắc, xưng tui với cha mẹ, bị coi là hỗn. Miền nào đúng, miền nào sai? Nếu chúng ta không dậy dỗ và giải thích tại sao, các em sẽ không hiểu. Khi không hiểu thì không muốn áp dụng. Khổ nỗi, trên thực tế, nhiều khi chính chúng ta, vì đã quá quen thuộc, cũng không hiểu tại sao!!!

Gương sáng chứng nhânHơn hết, thời nay, chúng ta thiếu gương sáng chứng

nhân. Mẹ Têrêsa mà mọi người khâm phục và quý mến, không phải vì làm nhiều phép lạ, không phải vì giảng hay, có tài hùng biện, cũng không phải vì mẹ giầu sang hơn người khác. Nhưng trên hết, vì mẹ sống đời chứng nhân của Chúa Kitô. Cha mẹ, những thầy giáo đầu tiên trong đời con trẻ, khi sống gương sáng chứng nhân, sẽ là bài học mà các em nhớ suốt đời. Chắc hẳn chúng ta không quên những lời chia sẻ của các em, tạ ơn cha mẹ trong ngày lễ “Mothers’s” day hoặc Fathers’ day. Bậc cha mẹ sống những nhân đức tự nhiên là bài học hữu hình nhất trong gia đình.

Chấp nhận Thay đổi. Nhiều gia đình đã áp dụng và đã thành công. Hàng

tuần, cha mẹ, con cái ngồi lại nói truyện với nhau. Con cái kể cho cha mẹ những gì mà các em tin là đúng. Cần ghi nhận điểm này: Khác biệt không đồng nghĩa với sai trái và “chướng mắt” không luôn luôn là sai. Người Hoa kỳ thường hay sánh ví người thích ăn táo, người thích ăn cam. Lựa chọn này tùy thuộc vào sở

7 Trong xã hội học, đó là concept và variables

07-2012_TTDM.indd 607-2012_TTDM.indd 6 6/13/2012 11:04:32 PM6/13/2012 11:04:32 PM

Page 7: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

7Chủ Đề

thích của mỗi người và cả hai đều đúng. Đồng thời, trên nhà trường, các em được học rất nhiều điều hữu ích về nhân đức tự nhiên. Phải nhìn nhận, xứ sở Hoa kỳ và các nước Âu châu, chú trọng đăc biệt đến công bằng, bình đẳng, và tôn trọng quyền lợi người khác. Chính vì vậy, về các vấn đề này các em nhậy cảm hơn chúng ta rất nhiều. Trong khi chúng ta chú tâm đến các bày tỏ, thì các em chú tâm đến đâu là công bằng, quyền lợi, tự do phát biểu ý kiến mà mỗi cá nhân có quyền hưởng... Rõ ràng, các người thiểu số -trong đó có chúng ta-, người tật nguyền được nâng đỡ rất nhiều, những “single Mom” được tôn trọng hơn tại quốc gia này... Trong khi chúng ta lưu tâm đến truyền thống, thì các em được rèn luyện về “critical thinking,” tức là suy tư độc lập. Những yếu tố đó giúp các em dễ trở nên người lãnh đạo và dám can đảm nêu lên ý kiến của mình. Ngoài ra, còn nhiều điều tốt đẹp khác mà chúng ta cần nghe từ con cái, vì có khi chính mình không biết và không lưu ý cho đủ.

Tránh cực đoanCác bậc phụ huynh khi giáo dục con em thường đối

diện với hai thái cực chính trong tâm tưởng của mình. Một nhóm thấy nhiều điều “chướng tai, gai mắt,” hơn là điều tốt nơi các em, cho nên sửa sai các em liên tục. Nhóm khác “để mặc,” nghĩa là hoàn toàn phó thác việc giáo dục con mình cho nhà trường và xã hội.

Khi lắng nghe các em, cần nhìn nhận các giá trị của những thói quen tốt đẹp mà các em trình bầy. Sự cực đoan cho rằng “chỉ phong tục Việt Nam mới là tốt” không còn hợp thời nữa. Ngay cả những người có cơ hội về Việt Nam thăm gia đình, làng xóm, cũng nói, Việt Nam ngày nay không còn là Việt Nam thời xưa mà mình đã sống. Nói cách khác đi, chúng ta không nên lý tưởng hóa quá độ “thời của mình,” và nghĩ, chỉ có thời đó, văn hóa cũng như luân lý mới thực sự giá trị. Chúng ta không áp đặt trên các em những điều mà có khi chính mình cũng không sống nổi. Theo các nhà xã hội học, người Á và Phi châu thích nói đến một mẫu người lý tưởng. Với văn hóa Khổng giáo, đây là bậc “quân tử.” Thế nhưng, khi được hỏi ai là người “Quân tử,” để các em noi theo, thì chúng ta không thể trả lời cách thích đáng. Nếu thắc mắc, cha mẹ có phải là người quân tử không, thì cha mẹ nghĩ là câu hỏi hỗn láo!

Nói cùng ngôn ngữ.Một thách đố khác nữa là làm sao nói cùng ngôn ngữ

với các em. Nói cùng ngôn ngữ không phải là tiếng Mỹ hay tiếng Việt, nhưng nói làm sao để các em hiểu mình và mình hiểu các em. Trong cùng một nhà -tuy cha mẹ có thể không nói thạo tiếng Mỹ như c on cái, và ngược lại, con cái không thạo tiếng Việt như cha mẹ- nhưng

vì sống chung và chia sẻ chung, cha mẹ, con cái hiểu nhau. Sự hiểu nhau này là thông đạt cùng một ngôn ngữ. Nhưng chỉ có thể đạt được trình độ đó, nếu chúng ta dành thời giờ cho các em và lắng nghe những giá trị chia sẻ của các em.

Cuối cùng, nói cùng ngôn ngữ là giúp các em phát triển giấc mơ của các em, chứ không phải giấc mơ của mình. Thí dụ: các em thích làm nghề chữa lửa, y tá, cảnh sát. Tại sao? Các em muốn giúp đỡ tha nhân. Qua phim ảnh, truyền hình, báo chí, các y tá, nhân viên chữa lửa và cảnh sát là người giúp đỡ tha nhân nhiều nhất. Đó là tấm gương anh hùng với các em. Bác sĩ, luật sư, tổng thống, bộ trưởng có thể là người gương mẫu thành công với cha mẹ, nhưng chưa chắc với các em. Trong khi tiêu chuẩn lựa chọn đời sống của các em là lòng bác ái, thì hình như, tiêu chuẩn của cha mẹ là giầu sang, công danh phú quý, được người khác kính trọng. Như vậy, chưa chắc những giá trị mà cha mẹ lựa chọn, đúng với Thánh Kinh hơn con cái.

Truyện kết.Trong buổi hội thảo về gia đình, một bậc cha mẹ đã

chia sẻ, khi được hỏi tại sao các con của gia đình này ngoan ngoãn: “Như anh chị em đã biết, hai vợ chồng chúng tôi không học thức cao, không giàu có. Cũng như nhiều gia đình khác trong giáo xứ, tôi cho các cháu đi sinh hoạt trong Thiếu nhi thánh thể, trong ca đoàn, giúp lễ, tùy theo các cháu thích. Rồi thì con em bắt chước con chị, rủ nhau đi nhà thờ. Ở nhà, khi nào có thể thì đọc kinh chung. Tôi thấy trong Phúc âm, Chúa dậy câu này hay quá. Đó là câu “Nếu các con muốn điều gì người khác làm cho mình, thì hãy làm cho người ta.” Đây là câu châm ngôn sống hàng ngày của cả nhà chúng tôi. Mỗi lần các cháu làm gì sai, lỗi phạm đến người khác, thì tôi hỏi “Con có muốn người ta làm cho con vậy không?” Đương nhiên, các cháu trả lời không? Mỗi lần các cháu làm đúng, tôi lại hỏi “Khi con làm cho người khác như vậy, con có thấy vui không?” Rồi mỗi khi các cháu nhận được điều tốt mà người khác làm cho, tôi hỏi “Các con có thích không?” Khi nghe trả lời “Thích,” tôi lại nói “Vậy, con nhớ làm cho người khác như thế, để con cũng thích mà người khác cũng thích nhá.” Cả nhà tôi sống đạo chỉ có thế thôi./.

People were created to be loved. Things were created to be used. The reason the world is in chaos, is because things are being loved, and people are being used.

07-2012_TTDM.indd 707-2012_TTDM.indd 7 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 8: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

8 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới đã tiến hành tốt đẹp tại Milano, bắc Italia, từ

ngày 30-5 đến 3-6-2012 với chủ đề: ”Gia đình: lao động và mừng lễ”: gần 7 ngàn người tham dự các cuộc thuyết trình và hội thảo, hơn 50 ngàn người tham dự các sinh hoạt văn hóa và tôn giáo trong dịp Đại hội, 350 ngàn người dự Lễ hội chứng từ với Đức Thánh Cha và hơn 1 triệu người tham dự thánh lễ bế mạc do ngài chủ sự.

1.500 ký giả Italia và quốc tế đã đăng ký để theo dõi và tường thuật các sinh hoạt nhân dịp Đại hội. Ngoài Italia, còn có các ký giả đến từ 13 nước Âu Châu, 6 nước Mỹ châu, và từ Á châu có hai nước là Indonesia và Philippines. Ngoài ra có các ký giả người Nga, Nam Phi và Algérie. Hơn 40 đài truyền hình trên thế giới trực tiếp truyền hình các hoạt động của ĐTC trong cuộc viếng thăm của ngài tại Milano.

Đại hội ở Milano này nối tiếp Đại hội kỳ 6 từ ngày 13 đến 18-1-2009 tại Thành Phố Mêhicô, và sẽ được tiếp nối với Đại hội kỳ 8 vào năm 2015 tại Philadelphia, Hoa Kỳ.

Giống như Đại hội kỳ 5 tại thành phố Valencia, Tây Ban Nha, từ ngày 1 đến 9-7-2006, Đại hội ở Milano kỳ này cũng được sự hiện diện của ĐTC Biển Đức 16. Ngài đến thăm Tổng giáo phận này từ chiều thứ sáu, 1-6 và lưu lại đây đến chiều chúa nhật 3-6-2012. Đại hội này cũng được chào mừng như một thành công lớn.Địa điểm, thời điểm và chủ đề Đại Hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới tại

Milano đã được chính ĐTC Biển Đức 16 thông báo trong sứ điệp Video công bố vào cuối thánh lễ bế mạc Đại hội kỳ 6 tại thành phố Mêhicô ngày 18-1-2009.

Tổng giáo phận Milano là giáo phận lớn nhất tại Âu Châu với hơn 5 triệu 434 ngàn tín hữu Công Giáo, thuộc 1.104 giáo xứ, do 2009 linh mục giáo phận và 836 linh mục dòng săn sóc với sự cộng tác của 120 phó tế vĩnh viễn. Giáo phận do ĐHY Angelo Scola cai quản với sự cộng tác của 4 GM phụ tá.

Ngày 23-8-2010, ĐTC đã gửi thư cho ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, để ấn định thời điểm tiến hành từ 30-5 đến 3-6-2012 và giải thích về chủ đề của Đại hội: ”Gia đình: lao động và mừng lễ”:

”Lao động và mừng lễ có liên hệ mật thiết với đời sống của các gia đình: chúng ảnh hưởng tới những quyết định của gia đình, quan hệ giữa vợ chồng và con cái, quan hệ giữa gia đình với xã hội và Giáo Hội... Ngày nay, rất tiếc là sự tổ chức công việc, được quan niệm và thực hiện theo tiêu chuẩn cạnh tranh thị trương và nhắm lợi tức tối đa, và quan niệm về ngày lễ như một dịp tiêu khiển và tiêu thụ, tất cả đang góp phần làm băng hoại gia đình và cộng đoàn, cũng như phổ biến một lối sống cá nhân chủ nghĩa. Vì thế, cần phải cổ

võ sự suy tư và dấn thân nhắm dung hòa những đòi hỏi và thời giờ làm việc với thời gian và đòi hỏi của gia đình, đồng thời phục hồi ý nghĩa đích thực của ngày lễ, nhất là Chúa Nhật, là ngày của Chúa và là ngày của con người, ngày của gia đình, cộng đoàn và của tình liên đới”.

”Đại hội các gia đình Công Giáo thế giới năm 2012 là một cơ hội tốt đẹp để suy nghĩ lại việc lao động và mừng lễ trong viễn tượng một gia đình hiệp nhất, và cởi mở đón nhận sự sống, hội nhập tốt đẹp trong xã hội và trong Giáo Hội”.

Hội nghị thần học mục vụ Từ ngày 30-5 đến 1-6-2012 đã diễn ra Hội nghị thần

học về mục vụ nhân Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới, với sự tham dự của gần 7 ngàn người đến từ 127 nước trên thế giới trong đó có 4 người Việt Nam gồm 1 LM, 1 nữ tu và 2 giáo dân.

Hàng chục buổi thuyết trình và hội thảo bàn tròn đã được tiến hành, đi vào các khía cạnh khác nhau của chủ đề tổng quát, cũng là đề tài của Đại hội, đó là ”Gia đình, lao động và mừng lễ”. Hàng trăm chuyên gia các ngành đã cộng tác vào các sinh hoạt này.

Sinh Hoạt Giáo Hội

ĐẠI HỘI KỲ 7 CÁC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO THẾ GIỚI TẠI MILANO

Lm Phúc Nhạc

07-2012_TTDM.indd 807-2012_TTDM.indd 8 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 9: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

9Giáo Hội

Chẳng hạn, hôm 30-5 đã có 9 cuộc hội thảo bàn tròn giữa các tham dự viên về vai trò của các nhà chính trị và các chính quyền trong việc nâng đỡ gia đình, như một phương dược hữu hiệu chống lại cuộc khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng các giá trị về gia đình ngày nay, với ý thức về trách nhiệm mà các chính quyền cần thi hành trong việc chuẩn bị cho tương lai.

Một đề tài ”nóng” khác trong hội nghị là làm sao dung hòa giữa công việc làm và đời sống gia đình. Vấn đề này được bàn tới trong một cuộc hội thảo với sự tham dự của bà Nuria Chinchilla, người Tây Ban Nha, giám đốc nhân viên của công ty lớn Miriam Filella, của ông Enzo Rossi, một chủ xí nghiệp người Italia và ông José Iglesias Soares, một chủ ngân hàng người Bồ đào nha. Một số đề nghị thực hành đã được nêu lên trong cuộc hội thảo.

Bà Chinchilla được xếp vào số 10 vị giám đốc hàng đầu trong các doanh nghiệp ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng là Giám đốc trung tâm quốc tế về lao động và gia đình. Bà nói: ”Chúng tôi đã nhận thấy rằng nơi nào các xí nghiệp tạo điều kiện cho sự dung hợp giữa gia đình và công việc, thì các công nhân có năng xuất nhiều hơn và dấn thân trong đời sống của xí nghiệp, tăng tới 300%”.

Ông Rossi là chủ nhân của hãng Campofi lone ở Italia, chuyên sản xuất mì trứng. Ông đã thử sống trong vòng một tháng với đồng lương của một người thợ trung bình ở Italia. Ông kể lại: ”Tới ngày thứ 20 trong tháng thì số tiền của tôi - như một công nhân - bị cạn mất. Vì thế tôi và vợ tôi đã quyết định tăng lương cho các công nhân viên mỗi người 200 Euro sau khi trừ thuế”.

Cũng có một hội nghị bàn tròn khác về đề tài ”gia đình và truyền thông hoàn vũ, cần phải có một sự thay đổi tương quan”. Dưới sự điều hợp của ký giả Fabio Bolzett a của đài truyền hình vệ tinh Công Giáo TV2000, các tham dự viên, trong đó có nhiều chuyên gia về truyền thông, đã trao đổi về các phương tiện truyền thông mới và các thách đố về mặt giáo dục. Ông José Luis Restan, chuyên gia về truyền thông và là giám đốc các chương trình truyền thanh và đa phương, nói rằng ”Không thể phó mặc cho các phương tiện truyền thông lãnh vực giáo dục, vì giáo dục là điều thuộc về gia đình, dù gia đình đang ở trong tình trạng mong manh và yếu đuối như ngày nay. Gia đình vẫn có nhiệm vụ thông truyền ý nghĩa tốt đẹp của cuộc sống, và đây là điều người ta không thể mong đợi từ những chương trình truyền thông, kể cả những chương trình bình dân và nổi tiếng nhất”.

Một số chủ đề khác cũng được bàn tới như gia đình, chủ thể truyền giảng Tin Mừng, hiện tượng di cư và gia đình, lao động và mừng lễ: trường hợp các nước có nền kinh tế tân tiến; thời gian lao động và thời gian mừng lễ: các trường công giáo và gia đình; giúp đỡ con cái khám phá ý nghĩa sâu xa của công việc làm; các ông bà nội ngoại và những người cao niên: chứng nhân đức tin và là nâng đỡ cụ thể cho các gia đình trẻ. v.v.”

ĐHY Sean O'Malley, dòng Capuchino, TGM giáo phận Boston, Hoa kỳ, đã thuyết trình trước 4 ngàn người về đề tài gia đình và công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng. Ngài nhấn mạnh rằng ”Trong Ngàn năm mới, việc quản trị bình thường ở giáo xứ không còn đủ nữa. Chúng ta phải trở thành một toán thừa sai, đi từ sự quản lý thông thường đến truyền giáo.”. Theo ĐHY, giáo hội ngày nay giống như một người xa lạ, một nhóm người định cư phiêu lưu giữa một xã hội không còn tin tưởng nữa... Công cuộc truyền giáo ngày nay trở nên khó khăn hơn, không phải tại Papua tân Guinea, nhưng lại tại Hoa Kỳ”. ĐHY cũng mời gọi các cha mẹ nêu gương, làm chứng nhân cho con cái mình trước tiên, đặc biệt về việc chăm chỉ tham dự thánh lễ Chúa Nhật. Ngài nói: ”Không có thánh lễ Chúa Nhật, các tín hữu Kitô sẽ đánh mất căn tính của mình”.

Ngoài những sinh hoạt trên đây, còn có Hội chợ triển lãm về các sinh hoạt gia đình với hơn 100 gian hàng. Riêng ngày 30-5 đã có 30 ngàn người đến viếng thăm Hội chợ triển lãm này. Ngoài ra có một hiệu sách quốc tế bày bán các sách về gia đình bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.ĐTC viếng thăm ĐTC Biển Đức 16 đã đến Milano từ chiều ngày thứ

sáu, 1-6-2012, để viếng thăm nhân dịp Đại hội này. Ngay trong hai sinh hoạt đầu tiên, ngài đã đặc biệt nhắc đến các gia đình. Thực vậy, trong cuộc gặp gỡ 60 ngàn người tại quảng trường trước Nhà thờ chính tòa Milano, ĐTC đã nhắc đến sự hiện diện của nhiều đại diện các gia đình quốc tế:

“Tôi đặc biệt chào thăm các đại diện gia đình đến từ các nơi trên thế giới, tham dự Đại hội kỳ 7 này. Tôi thân ái nghĩ đến những người đang cần trợ giúp và an ủi, đang bị nhiều thứ lo lắng đè nặng: những người đơn độc hoặc gặp khó khăn, những người thất nghiệp, các bệnh nhân, tù nhân và những người thiếu gia cư hoặc thiếu những điều tối thiểu để sống xứng đáng... Ước gì không một ai trong các anh chị em ấy của chúng ta không được sự quan tâm liên đới liên lỷ của tập thể. Về vấn đề này, tôi hài lòng về những gì giáo phận Milano đã và tiếp tục làm để đáp ứng cụ thể những nhu cầu của các gia đình bị thương tổn nhiều nhất

07-2012_TTDM.indd 907-2012_TTDM.indd 9 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 10: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

10 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

vì cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, và đã cùng với toàn thể Giáo Hội và xã hội ở Italia, khởi sự ngay để tích cực cứu giúp dân chúng bị động đất ở miền Emilia Romagna. Họ đang ở trong con tim và trong kinh nguyện của chúng ta, và một lần nữa tôi mời gọi anh chị em hãy quảng đại liên đới với họ.”

Tiếp đến, lúc quá 7 giờ rưỡi tối, ĐTC đã đến Nhà Hát Scala, nổi tiếng nhất tại thành Milano để tham dự buổi hòa nhạc cùng với các đoàn đại biểu chính thức từ các nước trên thế giới đến dự Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới.

Lễ hội chứng từ Tối thứ bẩy, 2-6-2012, lối 350 ngàn người thuộc các

gia đình đã tham dự lễ hội chứng từ do ĐTC chủ tọa bắt đầu từ lúc 8 giờ rưỡi cũng tại Công viên Bresso, cách Milano hơn 10 cây số về hướng bắc. Trong lễ hội này, dưới bầu trời dịu mát, đã có phần trình bày chứng từ, xen lẫn 5 câu hỏi được nêu lên với các câu trả lời ứng khẩu của ĐTC và các bài ca điệu vũ được trình diễn.

Đặc biệt khi mở đầu, bé gái Cát Tiên 7 tuổi, trong chiếc áo dài màu đỏ, đầu đội khăn đóng, cầm bó hoa đến cắm trước ảnh Thánh Gia, và em tiến đến trước ĐTC để chào ngài bằng tiếng Ý, giới thiệu cha mẹ và em trai trong quốc phục Việt Nam và hỏi về gia đình ngài hồi ngài còn bé như con. ĐTC âu yếm ôm hôn bé Cát Tiên và nói:

”Đối với gia đình cha, điều rất quan trọng là Chúa Nhật, và Chúa Nhật thì bắt đầu ngay từ chiều Thứ Bẩy. Ba của cha vẫn đọc cho con cái các bài đọc của ngày lễ Chúa Nhật, rút từ cuốn sách rất phổ biến bấy giờ ở Đức, trong đó cũng có những giải thích về các bài đọc. Và thế là Chúa Nhật bắt đầu: gia đình cha đã bước vào phụng vụ trong một bầu không khí vui mừng. Ngày hôm sau, cả gia đình cha đi lễ. Nhà cha ở gần thành phố Salzburg, vì thế gia đình cha có nhiều âm nhạc, - với các nhạc sư nổi tiếng như Mozart, Schubert, Haydn -và khi bắt đầu bài ca Kyrie kinh Thương Xót, thì như thể bầu trời mở ra. Và trong gia đình thì dĩ nhiên điều quan trọng là dùng bữa chung với nhau. Trong gia đình, cha vẫn thường ca hát nhiều: anh của

cha là một nhạc sĩ giỏi, sáng tác nhạc ngay từ nhỏ cho cả gia đình, và cả nhà cha đều hát. Ba của cha thì chơi đàn hạc cầm và hát; đó là những lúc không thể quên được. Và dĩ nhiên là gia đình cha cũng đi chung với nhau, đi bộ; nhà cha gần một khu rừng và vì thế đi bộ trong rừng là điều rất tốt: có những cuộc phiêu lưu và các trò chơi nữa, cùng những thứ khác. Tóm lại là gia đình cha một lòng một ý với nhau, với bao nhiêu kinh nghiệm chung, cả trong thời kỳ khó khăn, vì hồi đó là thời chiến tranh, thời độc tài, rồi nghèo đói. Nhưng tình yêu thương nhau trong gia đình cha, niềm vui vì những điều đơn sơ rất là mạnh, nên gia đình cha có thể khắc phục và chịu đựng được cả những cơ cực đấy. Cha thấy điều này rất quan trọng, đó là cả những điều nhỏ bé cũng mang lại vui mừng, vì qua đó có biểu lộ tâm hồn của người khác. Và thế là anh chị cùng với cha được lớn lên với xác tín rằng lòng nhân từ của

Chúa phản ánh cả nơi cha mẹ và anh chị em. Thú thực là khi cha tìm cách tưởng tượng xem thiên đàng như thế nào, cha luôn hình dung ra thời cha còn trẻ, thời niên thiếu của cha. Trong khung cảnh tín thác, vui mừng và yêu thương như thế, gia đình cha thật là hạnh phúc và cha nghĩ rằng thiên đàng cũng giống như trong thời niên thiếu của cha. Theo nghĩa đó, cha hy vọng được ”đi về nhà”, đi sang phần bên kia của thế giới.”

Trong phần kế tiếp, ĐTC lần lượt trả lời các câu hỏi của cặp đính hôn Serge Razafi nbony và Fara Andrianombonana người Madagascar về tính chất ”mãi mãi” của hôn nhân, của ông bà Paleologos người Hy Lạp về gia đình trước cuộc

khủng hoảng kinh tế hiện nay; của gia đình Jay và Anna Rerrie từ vùng New York, Hoa Kỳ, về việc bảo tồn công ăn việc làm và đời sống gia đình; của ông bà Araujo từ Porto Alegre, Brazil, chuyên gia tâm lý trị liệu cho các gia đình về những gia đình xung đột, ly dị, tái hôn và không được lãnh nhận các bí tích. Về vấn đề này, ĐTC khẳng định rằng:

”Thực tế là vấn đề những người ly dị tái hôn là một trong những đau khổ lớn của Giáo hội ngày nay. Chúng ta không có công thức đơn giản. Đau khổ thật lớn lao và chúng ta chỉ có thể giúp các giáo xứ, mỗi người giúp những người ấy chịu đựng đau khổ do cuộc ly dị như vậy. Tôi muốn nói rằng điều rất quan trọng dĩ nhiên là sự phòng ngừa, nghĩa là ngay từ đầu đào sâu việc yêu thương nhau trong một quyết định sâu xa, trưởng thành; và ngoài ra, việc tháp tùng trong hôn nhân, để

07-2012_TTDM.indd 1007-2012_TTDM.indd 10 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 11: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

11Giáo Hội

các gia đình không bao giờ lẻ loi, nhưng thực sự được tháp tùng trong hành trình của họ. Và về những người ấy, chúng ta phải nói - như bạn đã nói - rằng Giáo Hội yêu mến họ, nhưng họ phải nhìn thấy và cảm được tình thương ấy. Tôi thấy một trách vụ lớn của giáo xứ, của một cộng đoàn Công Giáo, là làm tất cả những gì có thể để họ cảm thấy được yêu mến, được chấp nhận, và họ không phải là những người ”ở ngoài Giáo Hội, cho dù họ không thể nhận phép xá giải và rước lễ: họ phải thấy rằng dù như vậy họ sống trọn vẹn trong Giáo Hội. Có lẽ, tuy không thể có sự xá giải trong phép giải tội, nhưng sự tiếp xúc thường xuyên với một linh mục, với một vị linh hướng, là điều rất quan trọng để họ thấy mình được tháp tùng, được hướng dẫn. Rồi một điều cũng rất quan trọng là họ cảm thấy rằng Thánh Lễ là đích thực và được tham dự Thánh Lễ thực sự khi được hiệp thông với Mình Chúa Kitô. Nhưng cả khi không có sự lãnh nhận ”thể lý” bí tích này, chúng ta cũng được kết hiệp thiêng liêng với Chúa Kitô trong Mình của Chúa. Và giúp họ hiểu điều này, thực là quan trọng. Làm sao để họ có thể sống một cuộc sống đức tin, với Lời Chúa, với sự hiệp thông của Giáo Hội và để họ có thể thấy rằng những đau khổ của họ là một món quà cho Giáo Hội, vì qua đó họ phục vụ tất cả mọi người qua việc bảo vệ sự bền vững của tình yêu, của hôn nhân; và đau khổ này không phải chỉ là một sự hành hạ thể lý, một sự ray rứt về tâm lý, nhưng cũng là một đau khổ trong cộng đoàn Giáo Hội vì những giá trị lớn lao của niềm tin chúng ta. Tôi nghĩ rằng đau khổ của họ, nếu được chấp nhận thực sự trong nội tâm, thì cũng là một hồng ân cho Giáo Hội. Họ cần biết điều đó, và qua đó, họ phục vụ Giáo Hội, họ ở trong con tim của Giáo Hội.”

Lễ hội chứng từ kéo dài 1 tiếng đồng hồ, với kinh lạy cha và phép lành của ĐTC cho mọi người. Hàng trăm ngàn người ở lại khu vực công viên, ngủ trong các lều để có thể dự lễ bế mạc sáng chúa nhật hôm sau.

Thánh lễ bế mạc Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 3-6-2012, ĐTC đã trở lại

công viên Bresso để cử hành thánh lễ bế mạc, trước sự hiện diện của hơn 1 triệu người, trong đó có là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Italia, Ông Mario Monti, cùng với nhiều bộ trưởng trong chính quyền. Một khu vực bên trái lễ đài được dành cho ca đoàn với 500 ca viên. Đồng tế với ĐTC có 1 ngàn LM ngồi trước lễ đài, 250 Giám mục Italia và các nước ngồi trên lễ đài và 50 HY đi rước với ĐTC lên bàn thờ.

Bài giảng của ĐTC Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC mời gọi các tín hữu

noi gương cuộc sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên

Chúa, sống tình yêu thương với nhau và với mọi người, chia sẻ những vui mừng và đau khổ, học cách tha thứ và đón nhận tha thứ, chăm sóc và giáo dục con cái. Ngài cũng mời gọi những người ly dị tái hôn hãy gắn bó với Giáo Hội và mọi thành phần Giáo Hội hãy quan tâm nâng đỡ họ. ĐTC nói:

”Hỡi các đôi vợ chồng quí mến, anh chị em hãy chăm sóc con cái của mình, và trong một thế giới bị kỹ thuật thống trị, hãy thông truyền cho chúng, trong sự thanh thản và tín thác, những lý do để sống, sức mạnh của niềm tin, mở ra cho chúng những mục tiêu cao thượng và nâng đỡ chúng trong sự dòn mỏng yếu đuối. Hỡi những người làm con hãy biết luôn luôn duy trì một quan hệ yêu mến sâu xa và ân cần chăm sóc cha mẹ, và cả những quan hệ giữa anh chị em với nhau cũng phải là những cơ hội để tăng trưởng trong tình yêu.”

”Hỡi các gia đình thân mến, hãy năng khẩn cầu trong kinh nguyện ơn phù trợ của Đức Trinh Nữ Maria và của thánh Giuse, để các ngài dạy anh chị em đón nhận tình thương của Thiên Chúa như các ngài đã làm. Ơn gọi của anh chị em không phải là điều dễ thực hiện, nhất là ngày nay, nhưng ơn gọi tình yêu ấy là một thực tại tuyệt vời, là sức mạnh duy nhất có thể thực sự biến đổi thế giới. Trước mắt, anh chị em có chứng tá của bao nhiêu gia đình, họ chỉ dẫn những con đường để tăng trưởng trong tình yêu: đó là duy trì quan hệ liên lỷ với Thiên Chúa, tham gia đời sống Giáo Hội, vun trồng cuộc đối thoại, tôn trọng quan điểm của người khác, sẵn sàng phục vụ, kiên nhẫn với những khuyết điểm của người khác, biết tha thứ và xin lỗi, khắc phục một cách khôn ngoan và khiêm tốn những xung đột nếu có, thỏa thuận với nhau về đường hướng giáo dục, cởi mở đối với các gia đình khác, quan tâm tới người nghèo, có tinh thần trách nhiệm trong xã hội dân sự. Đó là tất cả những yếu tố tạo nên gia đình. Anh chị em hãy can đảm sống các yếu tố ấy, với xác tín rằng theo mức độ được ơn thánh Chúa nâng đỡ, anh chị em sẽ sống tình yêu thương đối với nhau và với mọi người, trở thành Tin Mừng sống động, và thành một Giáo Hội tại gia đích thực (Xc Tông huấn Familiaris consortio, 49).”

ĐTC nhắc đến những người ở trong tình cảnh đau thương và nói rằng:

”Tôi cũng muốn dành một lời cho các tín hữu, tuy đồng ý với giáo huấn của Giáo Hội về gia đình, nhưng họ đang chịu kinh nghiệm đau thương về sự thất bại của hôn nhân và chia lìa nhau. Anh chị em hãy biết rằng Giáo Hoàng và Giáo hội nâng đỡ anh chị em trong nỗi đau khổ và cơ cực của anh chị em. Tôi khuyến khích anh chị em hãy liên kết với cộng đoàn

07-2012_TTDM.indd 1107-2012_TTDM.indd 11 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 12: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

12 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

của mình và đồng thời tôi cầu mong các giáo phận thực hiện những sáng kiến thích hợp để đón nhận và gần gũi anh chị em.”

ĐTC cũng nhắc đến sự nghỉ ngơi và mừng lễ, như một yếu tố quan trọng trong đời sống gia đình. Ngài nói:

”Con người, trong tư cách là hình ảnh Thiên Chúa, cũng được kêu gọi nghỉ ngơi và mừng lễ. Trình thuật sáng tạo kết thúc với những lời này: ”Trong ngày thứ bẩy, Thiên Chúa hoàn tất công việc Ngài đã làm và ngày thứ bẩy Ngài ngưng mọi hoạt động đã làm. Thiên Chúa chúc lành cho ngày thứ bẩy và thánh hóa ngày này” (St 2,2-3. Đối với các tín hữu Kitô chúng ta, ngày lễ là Chúa nhật, ngày của Chúa, là lễ Phục sinh hằng tuần. Đó là ngày của Giáo hội, cộng đoàn được Chúa triệu tập quanh bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể, như chúng ta đang làm hôm nay, để nuôi sống chúng ta bằng chính Ngài, để đi vào trong tình thương của Ngài và sống bằng tình yêu ấy. Đó là ngày của con người với các giá trị của nó là cuộc sống chung, tình thân hữu, tình liên đới, văn hóa, tiếp xúc với thiên nhiên, chơi đùa, thể thao. Đó là ngày của gia đình, trong đó cùng sống với nhau ý nghĩa ngày lễ, cuộc gặp gỡ, chia sẻ, kể cả qua việc tham dự Thánh Lễ. Hỡi các gia đình thân mến, dù ở trong nhịp sống dồn dập của thời đại chúng ta ngày nay, anh chị em đừng đánh mất ý nghĩa ngày của Chúa! Ngày này giống như một ốc đảo trong đó chúng ta dừng lại để thưởng thức niềm vui gặp gỡ và thỏa mãn khát mong của chúng ta về Thiên Chúa”.

”Gia đình, lao động và mừng lễ: 3 hồng ân của Thiên Chúa, 3 chiều kích trong cuộc sống chúng ta phải tìm được sự hòa hợp quân bình. Hòa hợp thời gian làm việc và những đòi hỏi của gia đình, của công việc làm, của chức phận làm mẹ, lao động và mừng lễ, sự hòa hợp như thế là điều quan trọng để xây dựng xã hội với khuôn mặt con người.”

Cuối thánh lễ, ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, đã cám ơn ĐTC, tổng giáo phận Milano và chính quyền đã cộng tác vào việc tổ chức và tiến hành tốt đẹp Đại hội các gia đình này.

Về phần ĐTC, ngài cũng lên tiếng cám ơn các vị trong ban tổ chức đồng thời loan báo: Đại hội kỳ 8 gia đình Công Giáo thế giới sẽ diễn ra tại thành phố Philadelphia, Hoa Kỳ vào năm 2015 tới đây. ĐTC nói: ”Tôi nồng nhiệt chào mừng Đức TGM Charles Chaput và các tín hữu tại thành phố lớn ấy, và mong gặp gỡ họ tại đó cũng với đông đảo các gia đình đến từ các nơi trên thế giới, nếu Chúa muốn”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Cha Charles Chaput, TGM giáo phận

Philadelphia, cho biết Đại hội kỳ 8 các gia đình Công Giáo thế giới tại thành phố này vào năm 2015 sẽ không đông đảo như tại Milano hồi đầu tháng 6 này.

Vào năm 2015 tới đây, ĐTC Biển Đức 16 sẽ được 88 tuổi và dịp đó có thể là lần viếng thăm thứ 2 của ngài tại Hoa Kỳ.ĐHY Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về

gia đình cho biết thành phố Philadelphia được chọn làm nơi cử hành Đại Hội lần tới của các gia đình Công Giáo thế giới, vì tình trạng hiện nay tại Mỹ. Ám chỉ tới những luật lệ cho phép phá thai và nhiều toan tính tại Mỹ ban hành luật cho phép hôn nhân đồng phái, ĐHY Antonelli nói: ”Sự thăng tiến hôn nhân truyền thốn glà điều cần thiết vì những thách đố lớn và những khó khăn phát sinh từ những phong tục và ý thức hệ dường như đang thắng thế trong thời điểm lịch sử hiện nay tại Hoa Kỳ.... Đại hội gia đình vào năm 2015 tới đây sẽ là một cơ hội để giúp đẩy mạnh những cố gắng và hộ trợ các tín hữu Công Giáo trong việc bảo vệ sự sống và gia đình ở mọi cấp độ”.

Tổng giáo phận Philadelphia đang gặp khó khăn về tài chánh và bị hụt 12 triệu 300 ngàn mỹ kim trong tài khóa năm ngoái. Sự sinh tồn của các giáo xứ không sáng sủa và có hơn 10 trường Công Giáo sắp bị đóng cửa hoặc phải gộp lại với trường khác. Ngoài ra còn có hiểm họa giáo phận sẽ phải trả nhiều triệu mỹ kim trong các vụ kiện hiện này về cách thức xử lý của giáo phận trong quá khứ về những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Sau khi được Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tiếp xúc và hỏi ý kiến về việc tổng giáo phận Philadelphia có thể nhận làm nơi tổ chức Đại hội gia đình thế giới không, Đức TGM Chaput cho biết tình hình tài chánh khó khăn và cho biết giáo phận chỉ có thể đón nhận một đại hội với khoảng từ 60 đến 80 ngàn người tham dự, chứ không thể đón tiếp 300 ngàn người.

Tuy có giới hạn như thế, nhưng ĐTC vẫn quyết định đến Philadelphia, và ngài biết rõ mức độ cử hành có thể là ở cấp nhỏ hơn so với các đại hội trước đây. ĐHY Antonelli cũng nói rằng mức độ ít người tham dự không phải là một vấn đề, vì mục đích chính là tăng cường việc mục vụ gia đình ở Hoa Kỳ và gia tăng tín thác tin tưởng của các tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ”./.

07-2012_TTDM.indd 1207-2012_TTDM.indd 12 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 13: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

13Giáo Hội

Những Tiếng Gọi Từ Sứ Điệp FatimaChị Lucia

TIẾNG GỌI LÃNH NHẬN THÁNH THỂTiếng Gọi Thứ Tám của Sứ Điệp

“Hãy lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô đã chịu xúc phạm tàn bạo vì những kẻ vong ân. Hãy đền tạ vì những tội ác của họ và hãy an ủi Thiên Chúa.”

(tiếp theo)Chúa Kitô hiện diện qua hình bánh

trên các bàn thờ của chúng ta không chỉ là của ăn sự sống, mà còn là của lễ đền tội. Chúa dâng mình cho Chúa Cha để đền vì tội lỗi chúng ta. Thực vậy, thánh lễ là cuộc tái hiện hy tế thập giá một cách không đổ máu; chính Chúa Kitô tự hiến như một của lễ vì tội lỗi chúng ta, dưới hình bánh và rượu. Chúa Kitô đã phó dâng sự sống mình trên Thập giá vì chúng ta và đó là bằng chứng cao cả nhất của tình yêu Chúa. Chúa đã chọn trao ban tận tay cho chúng ta hiệu quả sống động biểu hiện của tình yêu Chúa, bằng cách thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly với các Tông Đồ, “Đang lúc họ ăn, thì Chúa Giêsu cầm lấy bánh và chúc tụng rồi bẻ ra, và ban cho họ. Người phán: ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta.’ Đoạn cầm lấy chén và tạ ơn, Người ban cho họ mà rằng: ‘Hãy uống chén này hết thảy; vì này là Máu Ta, Máu Giao Ước đổ ra cho nhiều người để nên ơn tha tội” (Mt 26:26-28).

Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta Mình Chúa, rồi Máu Chúa như lời Chúa phán sẽ “đổ ra cho nhiều người.” Chữ “nhiều” được dùng ở đây không hàm ý sẽ loại bỏ “một số người nào đó,” như thể Chúa Giêsu đã không chết cho hết mọi người. Nhưng, như tôi đã nghe nhiều nhà chú giải Thánh Kinh nói, muốn hiểu từ ngữ ấy, thì phải hiểu như nó được dùng trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Trong tiếng Do thái có thành ngữ “nhiều” tức là đối lập với “một,” như nghĩa là một người chết thay cho nhiều người. Đó là ý nghĩa thượng tế Caiphas đã dùng để biện minh cho âm mưu muốn loại trừ Chúa Giêsu: “Các ông không hiểu gì cả! Các ông không tính được rằng: cái lợi cho các ông, hẳn là chỉ một người

chết thay vì cả dân, chứ đừng để toàn dân bị tru diệt” (Ga 11:50).

Thật sự Chúa Kitô đã đổ Máu cho toàn thể nhân loại, cho tất cả mà không loại trừ một ai. Nhưng thật đáng thương là không phải mọi người đều quan tâm hoặc nỗ lực đón tiếp Chúa Giêsu Kitô như giá chuộc cứu rỗi cho cuộc sống của họ. Và như thế, họ đã tự loại chính họ ra khỏi công ơn cứu chuộc. Sao chúng ta lại bàng quan trong khi rất nhiều người không biết, hoặc không muốn được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Chúa Kitô? Điều gì sẽ xảy đến với họ? “Quả thật, quả thật, Ta nói với các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống Máu Người, các ngươi sẽ không có sự sống trong mình các ngươi” (Ga 6:53).

Đó là câu trả lời của Chúa Giêsu dành cho chúng ta, liên quan đến những người không muốn tận dụng tặng ân Chúa Giêsu đã ban cho, tức là tặng ân Mình và Máu Người, thực sự và đích thực hiện diện trong bí tích Thánh Thể.

Chịu giam mình trong các nhà tạm và chịu tế hiến trên các bàn thờ, Đấng Cứu Thế của chúng ta tiếp tục hiến thân cho Chúa Cha như một của lễ đền bồi tội lỗi của toàn thể nhân loại, với mong ước nhiều linh hồn quảng đại sẽ muốn liên kết với Chúa, nên một với Chúa bằng việc thông phần hiến lễ hy sinh ấy. Cùng với Chúa Kitô, họ cũng hiến mình cho Chúa Cha làm của lễ đền bồi tội lỗi của trần gian. Như vậy, Chúa Kitô hiến thân làm của lễ, nơi chính mình Chúa cũng như nơi các chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa là Giáo Hội. Đây là Tiếng Gọi của Sứ Điệp Fatima: Hãy dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh công nghiệp của

07-2012_TTDM.indd 1307-2012_TTDM.indd 13 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 14: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

14 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Chúa Kitô Của Lễ để đền bồi những tội lỗi đã xúc phạm đến Chúa, trong lời kinh Thiên Thần dạy cho ba trẻ cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, con khâm sùng thờ lạy Chúa, và con xin hiến dâng Chúa Mình Thánh, Máu Thánh, Linh Hồn và Thiên Tính cực trọng của Chúa Giêsu Kitô đang hiện diện trong các nhà tạm trên khắp thế giới để đền bồi những tội lăng mạ, phạm thánh và hững hờ mà chính Chúa đang bị xúc phạm. Vì những công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Trọng Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, con nài xin Chúa ban ơn hoán cải cho các tội nhân” (Sứ điệp của Thiên Thần).

Những tội ấy là những tội gì? Đó là những lăng mạ và phạm thánh, hững hờ và vô ơn của các linh hồn rước Chúa một cách bất xứng, những người xỉ nhục Chúa, những người bách hại Chúa, những người không nhìn nhận Chúa, và những người nhận biết Chúa nhưng quay lưng lại với Người và không kính mến Người. Đó là sự nguội lạnh và chai đá của những Giuđa mới, những kẻ giơ tay cùng chấm vào một chén với Chúa nhưng rồi phản bội Chúa để đổi lấy bản án trầm luân. Và như thế, họ làm cho thành quả công ơn cứu độ Chúa Kitô đã thực hiện và dâng lên Chúa Cha hóa ra vô ích đối với bản thân họ.

Trong tĩnh lặng cầu nguyện giữa nỗi cô tịch nơi các thánh đường, Chúa Kitô vẫn tiếp tục không ngừng hiến mình cho Chúa Cha như một của lễ vì chúng ta. Chúa Kitô ở lại như một người tù trong các nhà tạm: chịu lãng quên, khinh dể, bạc đãi, khiêm tốn và nghèo hèn. Sứ Điệp Fatima tiếp tục khẩn mời chúng ta hãy hiến dâng Của Lễ trên các bàn thờ của chúng ta lên Thiên Chúa Ba Ngôi để đền tạ mọi tội lỗi đã xúc phạm đến Chhusa.

Còn phần cộng tác của chúng ta là gì? Đó là lời cầu nguyện khiêm tốn, là những hành vi bỏ mình bé nhỏ được liên kết với lời cầu nguyện và hy tế của Chúa Giêsu Kitô và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria để đền tạ, mưu ích phần rỗi cho những anh chị em đang còn lạc xa con đường chân thật dẫn đến Sự Sống.

Về điểm này, tôi tự hỏi: Tại sao lại như thế, công nghiệp và lời cầu nguyện của Chúa Giêsu Kitô đã quá đầy đủ để đền thay và cứu độ thế giới, sao Sứ Điệp Fatima lại còn nhắc đến công nghiệp của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria và mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện, hy sinh và làm việc đền tạ nữa làm gì?

Tôi đành thú thật là tôi không biết! Tôi cũng không biết các nhà thần học của Giáo Hội sẽ cho tôi một lời giải thích như thế nào giả như tôi đến tham vấn với họ? Nhưng tôi đã suy tư về vấn đề này. Tôi mở Phúc Âm và thấy rằng, ngay từ ban đầu, Chúa Giêsu Kitô

đã liên kết công trình cứu độ của Người với Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, Đấng mà Chúa đã đặc tuyển làm Hiền Mẫu của Chúa.

Công trình cứu độ khởi sự từ khoảnh khắc Ngôi Lời tự trời xuống mặc lấy một thân xác phàm nhân trong cung lòng Đức Maria. Từ giây phút ấy, và suốt chín tháng sau đó, máu Chúa Kitô là máu Đức Maria, luân chuyển từ Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ; Trái Tim Chúa Kitô đập cùng một nhịp với Trái Tim Đức Maria.

Chúng ta biết rằng những khát vọng của Trái Tim Mẹ Maria đã hoàn toàn đồng nhất với những khát vọng của Trái Tim Chúa Giêsu. Lý tưởng của Mẹ Maria đã nên giống lý tưởng của Chúa Giêsu Kitô; và tình yêu nơi Trái Tim Mẹ Maria chính là tình yêu nơi Trái Tim Chúa Kitô dành cho Chúa Cha và toàn thể nhân loại. Từ ban đầu, toàn bộ công trình cứu độ đã đi qua Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, nhờ mối liên kết hợp nhất giữa Mẹ với Ngôi Lời Thiên Chúa.

Vì Chúa Cha đã trao phó Con Một cho Đức Maria, đặt Chúa Con vào cung lòng trinh vẹn của Mẹ suốt chín tháng trời. “Tất cả những điều này đã xảy ra nhằm ứng nghiệm điều Thiên Chúa đã phán xưa qua vị tiên tri: ‘Này đây, một trinh nữ sẽ hạ sinh một con trai, và tên Người sẽ được gọi là Emmanuel (nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta)’” (Mt 1:22-23; Is 7:14). Đức Maria đã tự tình rộng mở tâm hồn để tất cả những gì Thiên Chúa muốn đều được hoàn thành nơi Mẹ. Đức Maria đã thưa với thiên thần: “Này tôi là nữ tì Thiên Chúa, xin hãy nên trọn nơi tôi theo lời thiên thần truyền” (Lc 1:38). Vì tất cả những điều ấy và theo sự an bài của Thiên Chúa, Đức Maria đã cộng tác với Chúa Kitô, trở nên Đấng Đồng Công Cứu Độ loài người.

Nơi Chúa Kitô, chính thân xác được lãnh nhận từ Đức Maria đã trở nên Của Lễ được hiến dâng vì phần rỗi nhân loại; chính dòng máu được tiếp nhận từ Đức Maria đã tuần hoàn trong huyết mạch Chúa Kitô và đã trào ra từ Trái Tim thần linh của Chúa; chính Thịt và Máu được tiếp nhận từ Đức Maria đã được trao ban cho chúng ta dưới hình bánh và rượu để nên lương thực hằng ngày nuôi dưỡng chúng ta, tăng cường sức sống ân sủng trong chúng ta, và tiếp tục công trình cứu chuộc nơi chúng ta là những chi thể thuộc Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô, nên phần rỗi của mỗi người cũng như mọi người, tùy mức độ trung thành và sự cộng tác của từng người với Chúa Kitô.

Như vậy, sau khi đã hướng dẫn chúng ta hiến dâng Thiên Chúa Ba Ngôi công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô và Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, Hiền Mẫu của Chúa Kitô và Thân Mình Mầu Nhiệm của Người, Sứ Điệp Fatima tiếp tục lên Tiếng Gọi chúng ta là các chi

07-2012_TTDM.indd 1407-2012_TTDM.indd 14 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 15: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

15Giáo Hội

thể của thân mình Chúa Kitô được tiếp nhận từ Đức Maria, thân xác được thần hóa trong Ngôi Lời, được hiến dâng trên thập giá, hiện diện trong bí tích Thánh Thể và không ngừng phát triển nơi các phần tử của Giáo Hội.

Vì là Hiền Mẫu của Chúa Kitô và Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria - theo một nghĩa nào đó - chính là Trái Tim của Giáo Hội; và chính tại đây, nơi Trái Tim Giáo Hội, Đức Maria, hằng liên kết với Chúa Kitô, chăm sóc cho các phần tử của Giáo Hội và dành cho họ sự chở che hiền mẫu. Hơn ai hết, Đức Maria đã hoàn thành lệnh truyền của Chúa Kitô: “Cho đến nay, các con chưa hề nhân danh Thầy mà xin điều gì cả; hãy xin, và các con sẽ nhận được, để niềm vui các con được đầy đủ” (Ga 16:24). Nhờ Thánh Danh Chúa Kitô, Con Mẹ, Đức Maria đã cầu bầu cùng Chúa Cha cho chúng ta. Nhờ Thánh Danh Chúa Kitô, Đấng hiện diện trong bí tích Thánh Thể và hợp nhất với chúng ta khi hiệp lễ, chúng ta liên kết lời cầu nguyện khiêm nhường của chúng ta với lời cầu nguyện của Đức Maria để Mẹ có thể thượng tiến lên Thiên Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ.

Vì thế, chúng ta liên lỉ không ngớt nài xin Mẹ: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”

Ave Maria!

Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời có gần 7,000Linh mục và Sư huynh đang phục vụtrên 67 quốc gia trong các lãnh vựcmục vụ, giáo dục, y tế, và xã hội.

Các bạn trẻ muốn tìm hiểu đời sốngtruyền giáo, xin liên lạc:

VĂN PHÒNG ƠN GỌIĐại Chủng Viện Ngôi Lời

102 Jacoby Drive SWEpworth, IA 52045

Tel: 1-800-553-3321Fax: 563-876-5515

Email: [email protected]

www.svdvocations.org

DÒNG TRUYỀN GIÁO NGÔI LỜI

07-2012_TTDM.indd 1507-2012_TTDM.indd 15 6/13/2012 11:04:33 PM6/13/2012 11:04:33 PM

Page 16: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

16 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

(Tiêp theo)

Trong buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành, người trong cuộc cũng như ngoại cuộc

chứng kiến hiện tượng té ngã. Bình thường thì khi đứng trong lúc tỉnh trí, người ta dùng nhãn quan phối hợp với thần kinh, gân cốt, bắp thịt để giữ cho thân người được thăng bằng. Tuy nhiên khi nhắm mắt lại và tâm trí chỉ muốn được chữa lành, nên phó thác theo chỉ thị của người huớng dẫn. Khi người ta đứng đó nhắm mắt lại phó thác, mà người hướng dẫn chạm vào trán thì tự nhiên thân người nghiêng về đàng sau một chút làm mất thăng bằng. Nếu người hướng dẫn đẩy mạnh thì người xin cầu nguyện càng dễ nghiêng về phía sau ra khỏi trọng tâm, nếu không chủ ý chống cự. Và như vậy người trong nhóm phải giàn xếp để đỡ cho người đó nằm xuống sàn nhà.

Xét về phương diện tâm lí thì nếu người xin được đặt tay cầu nguyện mà không té ngã - như người ta đã thấy trong những buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành - thì sợ những người hiện diện cho là họ cứng lòng tin, hay không muốn được khỏi bệnh. Vì thế cho nên trong thâm tâm, họ muốn được té ngã. Thêm vào đó, trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, thường linh mục hướng dẫn cho đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ hay rước đi theo trước mặt từng người. Cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa uy linh, quyền năng cao cả, và nhận ra thân phận yếu hèn và tội lỗi của mình, người ta dễ nảy sinh ra lòng thần phục, suy tôn và kính sợ - khác với sợ hãi - khiến tay chân ra bủn rủn, nên càng khó chống đỡ khi nghiêng mình và do đó dễ té ngã. Rồi khi muốn xin ai một ân huệ gì, người ta phải đặt mình vào thế yếu và bày tỏ nhu cầu thiếu thốn cần được giúp đỡ. Muốn xin Chúa chữa khỏi bệnh, người ta cũng phải nhận mình yếu hèn, bất lực. Do đó tâm thức xui khiến đến việc té ngã. Ý thức rằng té ngã là

ở trong thế yếu nên cần được cứu chữa. Những người té ngã thường là những người mang bệnh về thể lí hay tâm lí như bệnh thần kinh, nên muốn được chữa lành. Vì thế trong bầu khí của buổi cầu nguyện xin chữa lành, có những người té ngã mà không do người hướng dẫn đặt tay, động vào trán.

Như vậy hiện tượng té ngã nên được giải thích theo lí do tâm lí tình cảm thì thích hợp hơn. Tuy nhiên việc té ngã, xẩy ra trong buổi cầu nguyện

Thánh linh, nên người trong cuộc cho rằng việc té ngã là do tác động của Thánh thần. Qui việc té ngã về lí do tâm lí thì mới giải thích được tại sao có những người đặt tay cầu nguyện cho người này khiến họ không té ngã, mà khi đặt tay trên người khác cầu nguyện thì khiến họ té ngã? Thưa rằng khi người ta có cảm tình, hoặc nể phục người nào thì người ta dễ cảm động và đồng cảm trước những lời cầu nguyện hay cách thế cầu nguyện của người đó và do đó dễ đưa đến việc té ngã. Nếu nói rằng việc té ngã là do yếu tố tâm lí tình cảm, thì ai đã đặt ra nguyên tắc tâm lí đó? Nói cho cùng thì chính Thượng Đế đã đặt để nguyên tắc tâm lí vào tâm khảm loài người, cũng như chính Thượng Đế đã đặt để những định luật vật lí, khoa học, những phương trình hoá học, những công thức toán học .. vào trong vũ trụ. Và nếu có hiện tượng té ngã, thì cũng có hiện tượng “xuất thần” Lại có hiện tượng chết ngất đi khi gặp đối tượng làm người ta sợ hãi thất kinh. Còn gặp chuyện vui mừng như người mẹ mới sinh con tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương Hà Nội mà con bị bắt cóc, rồi được tìm thấy chiều 08 Tháng 11, 2011, khiến bà mẹ mừng rỡ ngất lịm đi, mà nhiều tờ báo tại VN đăng tải. Những hiện tượng như vậy đều do yếu tố tâm lí, tình cảm đưa đẩy.

Khi có những người nói rằng họ được khỏi bệnh do việc đặt tay cầu nguyện té ngã hoặc không té ngã,

Nhận định về buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành với hiện tượng ‘té ngã’

Lm Trần Bình Trọng

07-2012_TTDM.indd 1607-2012_TTDM.indd 16 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 17: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

17Giáo Hội

thì trong số những vị hướng dẫn buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, có thể có những phản ứng khác nhau. Người hướng dẫn đặt tay cầu nguyện có thể mạo nhận cho rằng họ được đặc sủng chữa bệnh cho người khác. Còn người hướng dẫn hiểu biết và khiêm tốn thì dè dặt cho rằng có thể có những người được ‘khỏi bệnh’ và có những người không được khỏi bệnh. Và nếu có người được khỏi bệnh thì đó là do ơn Thánh thần tác động chứ không phải do người hướng dẫn cầu nguyện chữa khỏi bệnh.

Thiên Chúa quyền năng có thể ban cho người nọ người kia ơn chữa bệnh và được khỏi bệnh. Tuy nhiên không phải vì thế mà hễ ai nói họ có ơn chữa bệnh hay được khỏi bệnh trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, thì người Công Giáo cũng vội tin. Được khỏi bệnh cũng có thể được cắt nghĩa theo yếu tố tâm lí. Đến dự buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành trong nhà thờ, dưới bầu khí linh thiêng có đặt Mình Thánh Chúa ngự, người mang bệnh tâm lí tình cảm như bệnh thần kinh mà bày tỏ bệnh trạng và được lắng nghe thông cảm, cũng làm vơi nhẹ được những gánh nặng của cuộc sống. Còn người mang bệnh thể lí như ngồi xe lăn hay đi cà nhắc thì cũng muốn được chữa khỏi. Nghe thánh ca và những lời cầu nguyện lớn tiếng cho mình với lòng tin tưởng và tâm tình khiêm tốn khiến con tim người ngồi xe lăn hoặc đi khập khiễng có cảm giác như châm kim vào da thịt hay có luồng điện chạy trong người, làm họ cảm động và do đó tạo ra một cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng, từ con tim bốc lên trí óc như muốn lôi léo thân xác lên. Có những trường hợp người ta thấy người ngồi xe lăn hay đi cà nhắc, được sự khuyến khích và ủng hộ tinh thần cùng với lời cầu nguyện của linh mục hướng dẫn và ban phụ tá, họ dùng sức mạnh nội tại, nhổm dậy và bước đi gần như bình thường. Hiện tượng này giống như đứa bé tập đi mà có sự khuyến khích của ba mẹ giơ tay ra vời đón con, thì bé bước đi được nhiều bước hơn. Còn người được chữa khỏi trong buổi cầu nguyện mà sau này có đi đứng được bình thường không thì đó lại là chuyện khác.

Tại Lộ Đức, hàng năm có cả hàng triệu người đến cầu nguyện, uống nước suối Lộ Đức, tắm nước suối Lộ Đức với hi vọng được khỏi bệnh. Tuy nhiên chỉ có một số ít người được chứng minh là khỏi bệnh. Tại đây, có toán bác sĩ quốc tế gồm cả người không Công Giáo đã khám nghiệm, cứu xét và đi đến kết luận rằng có những bệnh nhân được khỏi bệnh cách ngoại thường. Rồi khi Giáo Hội muốn phong thánh một người quá cố, cũng đòi hỏi phải có phép lạ do việc cầu nguyện với vị đó như là điều kiện để được phong thánh. Phép

lạ do việc cầu nguyện với vị đó cũng phải được điều tra và chứng minh một cách khoa học. Dù được khỏi bệnh hay không thì mục đích của nhóm cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành là họ muốn tu họp lại cầu nguyện để ca tụng, tạ ơn, tạ tội và cũng để giúp nhau duy trì đức tin tập thể của nhóm và ủng hộ nâng đỡ tinh thần của nhau khi vui cũng như khi buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, “khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc mạnh khoẻ”(Lời hứa nghi thức hôn phối).

Có những trường hợp chẩn bệnh, bác sĩ không tìm ra bệnh thể lí, nhưng bệnh nhân cứ nghĩ rằng họ mang bệnh và cứ đòi xin thuốc uống, nên có những bác sĩ cho họ uống loại thuốc “vờ”, mà Anh-Pháp ngữ gọi là “Placebo” có nghĩa là “tôi sẽ làm hài lòng” trong ngôi thứ nhất số ít ở thì tương lai, do nguyên tự La ngữ Placere trong thể vị-biến cách mà ra. Dù placebo là loại thuốc vô thưởng vô phạt, không gây tác dụng tốt xấu cho cơ thể, “bệnh nhân” uống thuốc “vờ” với tâm trạng yên trí, hi vọng được chữa khỏi, nên họ nói họ cảm thấy khoẻ hơn. Người té ngã nằm đó, nhắm mắt lại như để thiền, cũng có cảm giác được khoan giãn, làm bớt căng thẳng. Nằm đó để chiêm niệm trong bầu khí cầu nguyện linh thiêng cũng cho người té ngã cảm giác được vơi nhẹ những đau đớn về tinh thần, những bức xúc, dồn ép và xung khắc trong cuộc sống, cũng giống hậu quả của thuốc vờ, mặc dầu không uống thuốc vờ.

Thêm vào đó khi cầu nguyện cho ai thầm thĩ trong lòng, thì người đó không biết người kia cầu nguyện cho họ thế nào, xin gì cho họ. Còn khi cầu nguyện lớn tiếng thì người được cầu nguyện nghe biết được người kia cầu xin cho mình những gì, và do đó họ cảm thấy được yên lòng và cảm thấy như được trợ giúp, xin cho khỏi bệnh. Có cảm giác được trợ giúp là điều hữu ích cho người mang bệnh. Vì nếu cứ nghĩ rằng mình có bệnh hay lo lắng về bệnh, người ta có thể sinh bệnh hay bệnh ra trầm trọng hơn. Những người đến Lộ Đức cầu xin, dù không được khỏi bệnh, thì đức tin của họ cũng được đổi mới khi họ chứng kiến những bệnh nhân khác cũng như những người giúp đỡ săn sóc họ, biểu lộ đức tin với lòng khiêm tốn và khẩn khoản khi cầu nguyện trước tượng Mẹ Lộ Đức hay trong buổi cầu nguyện/thờ phượng chung tại công trường có đặt Mình Thánh Chúa.

Phải công nhận rằng những buổi cầu nguyện đặt tay xin ơn chữa lành của Phong trào Thánh linh Công giáo là do ảnh hưỏng của Phong Trào Pentecostal Ngũ Tuần (nghĩa là Năm Mươi Ngày sau lễ Vượt Qua = Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) thuộc Giáo phái Tin Lành. Công đồng Vaticanô khuyến khích người Công giáo

07-2012_TTDM.indd 1707-2012_TTDM.indd 17 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 18: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

18 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

học hỏi cách cầu nguyện của những giáo phái Kitô Giáo khác để xin ơn Chúa Thánh Thần tác động tâm hồn và đời sống. Tuy nhiên Phong trào Thánh Linh Công Giáo không cần phải bắt chước hết mọi cách thế cầu nguyện của Phong Trào Pentecostal Ngũ Tuần, mà phải thanh lọc, đào thải, rồi đón nhận những gì thích hợp với đạo Công Giáo để tạo căn tính Công Giáo trong buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành. Chẳng hạn linh mục Công giáo bận áo lễ trong khi cử hành thánh lễ, mà trong lúc giảng, đi ra khỏi toà giảng, làm những điệu bộ và cử chỉ như nhún vai, nhún đầu gối, nhảy nhót, hò hét thì chắc không thích hợp trong bầu khí thờ phượng rồi. Ngay cả việc bắt chước những cử chỉ, điệu bộ của những nhóm sắc tộc Thánh Linh Công Giáo trong khi cầu nguyện mà văn hoá của họ khác, thì người thuộc những nền văn hoá khác họ, trông vào cũng cảm thấy có vẻ xa lạ.

Trong ngành y khoa, có những bác sĩ tẩy chay việc cho dùng thuốc vờ (placebo) vì họ cho rằng làm như vậy là phỉnh gạt ‘bệnh nhân’. Tuy nhiên nếu không cho thuốc vờ, thì những người thường hay có thái độ tiêu cực, hay sợ mắc bệnh, hay lo nghĩ có thể sinh bệnh, nghĩa là lo nghĩ đến phát bệnh. Như vậy thì mặc dầu là thuốc vờ, nhưng cũng giúp cho người nghĩ rằng họ có bệnh, được yên tâm mà duy trì niềm hi vọng được chữa khỏi.

Những buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, nếu không giúp chữa khỏi bệnh về phương diện thể lí, thì cũng giúp người bệnh tăng nghị lực tinh thần khi mang bệnh và làm xoa dịu những vết thương lòng trong gia đình, trong đời sống hôn nhân hoặc làm vơi nhẹ những căng thẳng của cuộc sống. Ngoài ra còn giúp duy trì đức tin và niềm hi vọng tập thể nhờ tâm tình chia sẻ khổ đau và được lắng nghe, nhờ lời cầu nguyện và việc ủng hộ tinh thần của linh mục hướng dẫn và của nhóm tham dự. Những buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành cũng giúp duy trì lòng hi vọng của người tham dự vì còn hi vọng người ta còn cầu nguyện. Hết hi vọng người ta cũng bỏ cầu nguyện.

Tuy nhiên để duy trì căn tính công giáo thì không nên đem việc cầu nguyện chữa lành lồng vào khung cảnh cử hành thánh lễ. Nếu tổ chức buổi cầu nguyện chữa lành trong thánh lễ thì khó tránh khỏi những cử chỉ hay lời cầu nguyện bộc phát có thể khuyến khích những người khác trong nhóm làm theo và dễ đi ra ngoại lệ trong khung cảnh thánh lễ chăng? Rồi trước khi cầu nguyện xin ơn chữa lành mà người hướng dẫn giới thiệu hay chỉ nhắc nhở có thể xẩy ra việc té ngã và trong buổi cầu nguyện người hướng dẫn cho mở đèn mờ ảo, lại còn đề nghị họ nhắm mắt lại, thì tâm trí

người tham dự sẽ xui khiến họ đến việc té ngã trong buổi cầu nguyện.

Theo Hồng Y L.J. Suenens, người Bỉ, một nghị phụ có ảnh hưởng của Công Đồng Vaticanô II và sau này trở thành nhân vật uy tín của Phong trào Thánh Linh Công Giáo, thì trong một khoá họp Công Đồng Vaticanô II, một đại diện được mời của Phong trào Pentecostal Ngũ Tuần là David de Plessis lên tiếng cảnh giác các nghị phụ Công Đồng về những sai lầm của hiện tượng ‘té ngã’ đã gây nhức nhối và phiền hà cho chính họ. Những hiện tượng mà Phong Trào Ngũ Tuần ghi lại bằng những từ ngữ nghe có vẻ được ơn Thánh Thần tác động, như: Resting in the Spirit: An nghỉ trong Thánh thần; Slain in the Spirit: Được Thánh thần chiếm đoạt; Overpowering of the Spirit: Bị đột nhập bởi sức mạnh của Thánh Thần, thực ra theo một số tác giả như thừa tác viên Anh Giáo John Richard, Linh mục Richard Bain, Linh mục Mahoney, SJ, Linh mục Théodore Dobson, Hồng Y Suenens và một số linh mục khác, thì chỉ là hiện tượng té ngã ngửa (‘backward’ falling phenomenon). Riêng Hồng Y Suenens thì còn đặt nhiều thắc mắc và câu hỏi về hiện tượng té ngã [1] . Theo Ngài kết luận thì phải loại bỏ hiện tượng té ngã ra khỏi lễ nghi phụng vụ vì không nằm trong truyền thống lâu đời của Kitô Giáo. Sau này Linh mục Emiliano Tardiff , Linh mục Richard Bain và một số linh mục khác, không còn khuyến khích việc té ngã trong những buổi cầu nguyện Thánh Linh nữa. Kiểu té ngã ở đây lại là té ngã ngửa, có tính cách nguy hiểm nếu không có người đỡ cho nằm xuống.

Vậy nếu trong buổi cầu nguyện Thánh Linh Công Giáo xin ơn chữa lành, mà người hướng dẫn không muốn xẩy ra việc té ngã, thì không nên nhắc đến việc té ngã. Để tránh hiện tượng té ngã trong lúc đặt tay cầu nguyện xin ơn chữa lành thì thay vì để cho người tham dự đứng hoặc quì trên sàn nhà – vì quì trên sàn nhà cũng dễ nghiêng ngả - thì mời họ vào những hàng ghế băng dài, có be dựa lưng và có bàn quỳ để họ có thể ngồi hoặc quỳ hoặc đứng đều có điểm tựa cho chân tay và toàn thân người chống đỡ nếu bị nghiêng ngả. Người hướng dẫn nên nhắc cho tham dự viên tìm chỗ ngồi cho thoải mái vì nếu ngồi gần nhau quá, người ta sẽ khó bày tỏ tâm tình riêng tư và cử chỉ đạo đức cá nhân. Cũng nên giàn xếp để chừa hàng ghế trống trước những hàng ghế có người ngồi để linh mục hướng dẫn và những người phụ tá có lối ra vào mà cầu nguyện cho bệnh nhân.

Trong buổi cầu nguyện xin ơn chữa lành, người hướng dẫn nên cho đọc bài Thánh kinh về lòng sám hối và giúp suy niệm về tâm tình sám hối, dù không

07-2012_TTDM.indd 1807-2012_TTDM.indd 18 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 19: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

19Giáo Hội

phải là buổi cầu nguyện xin ơn sám hối. Khi người tham dự muốn chiêm niệm về quyền năng uy linh cao cả của Đấng tối cao với thân phận yếu hèn, tội lỗi và bệnh tật của mình với lòng sám hối và nhu cầu cần được chữa lành, họ có thể quì gối hay ngồi gục mặt vào thành ghế mà chiêm niệm hoặc sám hối. Sám hối với nước mắt hoặc chỉ sám hối thôi là những giờ phút rất thân mật mà người ta có được với Đấng mà họ tin cậy mến và tôn thờ, làm họ khó quên. Có những người không thể khóc được trước mặt ai, nghĩa là không ai có thể khiến họ khóc, mà họ chỉ có thể khóc được trước Thánh Thể Chúa. Để đề phòng thì ban phụ tá nên mang theo những hộp khăn giấy lau nước mắt, nếu có những người cần dùng. Tâm tình sám hối và nước mắt cũng giúp làm vơi nhẹ những gánh nặng của cuộc sống và xoa dịu những vết thương lòng.

Có những người đến gặp những vị dẫn đàng thiêng liêng. Lúc đầu họ không coi những việc họ đã làm trong quá khứ là sai trái. Khi họ được chỉ dẫn cho, đó là những việc làm mang tội. Và chính họ cũng nhận ra đó là những việc làm tội lỗi, rồi xưng thú tội. Họ cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa với lòng ăn năn sám hối để cho nước mắt tuôn trào. Từ đó tâm hồn và đời sống họ cũng thay đổi. Cũng có linh mục kia vào một thời điểm trong đời, quyết định làm cuộc cấm phòng thinh lặng tại một nhà tĩnh tâm ở miền quê. Vào một buổi chiều tối, linh mục đó lẻn vào nhà nguyện một mình, bước lên trước Nhà Chầu có Mình Thánh Chúa ngự, cảm thấy toàn thân người ra bủn rủn, không còn nghị lực đứng thẳng, đầu gối liền quỵ xuống sàn nhà sát bên Nhà Chầu. Trước khi có thể nói lên lời, nước mắt vị linh mục tuôn trào ra lai láng. Dòng nước mắt sám hối đã khiến tâm hồn và đời linh mục đó thay đổi từ đó.

Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (lễ Ngũ Tuần), dân chúng nghe ông Phêrô cùng với mười một tông đồ rao giảng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đã bị đóng đanh trên thập giá và sống lại để chuộc tội loài người, họ liền hỏi: Vậy chúng tôi phải làm gì (Cv 2:37). Ông Phêrô trả lời: Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội, và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần (Cv 2:38). Người tín hữu đã được rửa tội, đã xưng thú tội lỗi và lãnh phép Thêm sức. Tuy nhiên họ vẫn cần khơi dậy và duy trì lòng sám hối. Sám hối là sứ điệp mà Đức Kitô rao giảng (Mt 4:17; Mc 1:15; Lc 13:3, 5) và Giáo Hội lập đi lập lại tiếp theo bởi lẽ sứ điệp sám hối thích hợp cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh và mọi lớp người.

Để có được tâm tình sám hối, điều thiết yếu là phải nhìn vào đời sống nội tâm để tìm ra căn nguyên cội rễ của tội như ghen tuông, hận thù, giận ghét, nói hành, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, tức bực, kiêu hãnh, gian tham, gian dâm.. Để có được tâm tình sám hối, người ta phải xin cho được ơn biết kính sợ Chúa – không phải sợ mà xa tránh Chúa - nhưng sợ làm mất lòng Chúa. Sám hối khác với mặc cảm tội lỗi. Mang mặc cảm tội lỗi khiến người ta sợ hãi nên xa tránh Chúa. Xưng thú tội lỗi với lòng chân thành và khiêm tốn thì tội được tha thứ, là tội được thứ tha, không cần mang mặc cảm tội lỗi. Tuy nhiên hối nhân cần duy trì tâm tình sám hối để giúp mình cảm nghiệm được tình thương và sự hiện diện của Chúa trong đời sống cá nhân mà vui sống đức tin theo đường lối Phúc Âm. Có được tâm tình sám hối mới giúp mình sống gần gũi với Chúa bằng con tim, thay vì chỉ tin Chúa bằng lí trí. Đối với một số người, có những tội chưa được xưng thú vì chưa dứt bỏ được những vướng mắc về hôn nhân, nhưng với lòng sám hối, ngưòi ta vẫn có thể đặt tin tưởng vào lòng xót thương nhân hậu của Thiên Chúa, mà không phải thất vọng. Như vậy sám hối là điều kiện tiên quyết để sống ơn Thánh Linh, nghĩa là vui sống đức tin trong hoàn cảnh đặc thù và cá biệt của mỗi người. Đến hay được mời đến dự buổi cầu nguyện Thánh Linh xin ơn chữa lành, mà không giúp khơi dậy và duy trì được tâm tình sám hối thì làm sao giúp họ sống tinh thần Thánh Linh? Như vậy canh tân trong Thánh Linh là xin cho được lòng sám hối để có thể canh tân (đổi mới) tâm hồn và đời sống theo những giá trị và đòi hỏi của Phúc âm, chứ không phải chỉ nhắm đi tìm canh tân xin cho được đặc sủng nọ, đoàn sủng kia như ‘đoàn sủng’ nói tiếng lạ [2] , ‘đặc sủng’ té ngã hay xin được khỏi bệnh.

Phải làm sao khi vừa đi nhà thương, vừa gặp bác sĩ, vừa uống thuốc, vừa cầu nguyện mà vẫn không được khỏi bệnh?

Ðược chữa lành khỏi bệnh tật phần xác và tâm thần là một hồng ân và là niềm vui mừng, người ta cần tạ ơn Chúa. Như đã nói trong trường hợp được chữa khỏi bệnh do phép lạ ở Lộ Đức hay được chữa khỏi bệnh do lời cầu nguyện với vị sắp được phong thánh, thì việc được chữa khỏi bệnh, phải được Giáo Hội điều tra một cách cặn kẽ và được nhóm bác sĩ chứng minh là bệnh nhân được khỏi mà khoa học không giải thich được. Còn những trường hợp riêng tư, ai tin rằng họ được khỏi bệnh do phép lạ, thì Giáo Hội không can thiệp, miễn là việc tin tưởng giúp họ cải thiện tâm hồn và đời sống. Còn trường hợp người ta vừa đi bác sĩ, vừa uống thuốc, vừa cầu nguyện với đầy lòng tin tưởng mà bệnh

07-2012_TTDM.indd 1907-2012_TTDM.indd 19 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 20: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

20 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

tật vẫn không thuyên giảm, thì phải giải thích thế nào và phải tỏ thái độ ra sao? Thưa rằng khi Ðức Giêsu còn tại thế, Người có chữa bệnh tật của một số ít người, nhưng mục đích chính của việc Ðức Giêsu xuống thế là để chữa bệnh tật linh hồn của loài người. Trước khi Ðức Giêsu xuống thế cứu chuộc, thì tác giả sách Khôn Ngoan đã nhận ra Thiên Chúa là Đấng sáng tạo con người, được trường tồn bất diệt, nhưng vì tội ganh tị của quỉ dữ, mà sự chết đã lọt vào thế gian (Kn 2:24). Do đó Ðức Giêsu đến để phục hồi sự sống cho hồn thiêng loài người bằng cách chết đi cho tội lỗi. Như vậy người ta phải nhận thức rằng mỗi người phải đi qua tiến trình của kiếp sống con người: sinh, lão, bệnh, tử, để người ta có thể chấp nhận những giai đoạn cuối của cuộc đời trong tâm hồn bình an.

Vậy thái độ người tín hữu phải có là khi đau ốm bệnh tật, người ta cần đi bác sĩ và uống thuốc chữa trị và cầu xin cho được khỏi. Tuy nhiên bao lâu người ta còn mang bệnh tật, người ta cần xin ơn để được can đảm và nhẫn nại chịu đựng vì lòng yêu mến Chúa. Người tín hữu chấp nhận đau khổ, bệnh tật không phải như đường cùng không lối thoát, nhưng chấp

nhận vì tin yêu và phó thác để được tham dự vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Chỉ bằng việc chấp nhận như vậy mới đem lại bình an và ơn phúc cho tâm hồn khi phải mang gánh nặng của cuộc sống./.

MỘT CHUYẾN ĐI ĐỂ ĐỜI, MẮT THẤY TAI NGHE CÁC CÂU CHUYỆN TRONG PHÚC ÂM

HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNHLINH HƯỚNG: ĐỨC ÔNG PHẠM QUỐC TUẤN

Tour 11 ngày - khách sạn 4 và 5 sao

với 2 đêm ở Dead SeaTừ 26/12/2012 đến 5/1/2013

Hang Bethlehem .Jerusalem. Sông JordanBiển hồ Galilê. Làng Nazareth. Núi TaborEmmaus. Núi Olives. Núi Zion. Ein KaremMộ Đức Mẹ Maria. Nhà thờ Mộ Chúa. BethanyChặng đàng Thánh Giá. Vườn Cây DầuBiển Chết. Núi Cám Dỗ. Qar El Yahud

TRUNG TÂM DU LỊCH & DI TRÚ ÚC CHÂU(CST# 2080648-40)

5942 Edinger Ave., Suite 113, Huntington Beach CA 92649Email: [email protected]

(714) 229-0036

HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ CHÂU ÂUtừ 6 đến 19 tháng 10, 2012

(4 nước Pháp, Ý, Spain & Portugal) Fatima, Lộ Đúc, Rome, Assisi, Lisieux, San Giovani RotondoThánh Têrêsa Hài Đồng, Thánh Catherine Laboure, St. VincentCha Piô với 5 Dấu Thánh, Thánh Phanxicô, Thánh Claire

07-2012_TTDM.indd 2007-2012_TTDM.indd 20 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 21: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

21Tôn Giáo

SốngLờiChúa

Chúa Nhật 18 TN B -5-8-2012 “Lương Thực Vĩnh Cửu” Ga 6:24-35

Đức Tổng GM Fulton Sheen là một nhà giảng thuyết lừng danh của Nước Mỹ từ năm 1950 tới năm 1979. Ít ngày trước khi qua đời trong năm 1979, một nhà báo hỏi ngài "Thưa Đức Cha, ai đã tạo động lực cho Đức Cha về việc chầu Thánh Thể mỗi ngày, có phải vị thánh nào hay Đức Giáo Hoàng nào chăng?" Ngài trả lời: "Không phải từ vị thánh hay Giáo Hoàng nào cả nhưng là từ một cô bé người Tàu 11 tuổi" Ngài kể: Khi Trung cộng xâm chiếm Trung Hoa, lính Trung cộng đã đến 1 giáo xứ kia bắt giam Linh mục xứ trong nhà xứ, kế bên nhà thờ, rồi họ hung hăng tiến vào Thánh Đường phá vỡ Bàn Thờ và Nhà Tạm, đổ tung Mình Thánh ra. Qua khung kiếng cửa sổ vị Linh mục này nhìn thấy tất cả, và ngài còn nhớ rõ là trong Nhà Tạm bấy giờ có 32 Mình Thánh. Rồi lính Trung Cộng bỏ đi để lại 1 lính gác nhà thờ và 1 lính gác nhà xứ. Họ không ngờ bấy giờ có 1 cô bé đang cầu nguyện trong góc tối của nhà thờ. Cô nhìn thấy mọi sự. Đêm hôm ấy cô lẻn vào Nhà Thờ bằng cánh cửa riêng. Cô qùi chầu Chúa 1 giờ đền bù lại hành vi xúc phạm đó, rồi cô cúi xuống dùng lưỡi chịu lấy Mình Thánh Chúa vương vãi trên nền nhà thờ. Và cứ thế mỗi đêm cô đều tới chầu Chúa và chịu Lễ như vậy. Đến ngày thứ 32 sau khi chịu xong Mình Thánh cuối cùng cô lẻn ra, không may gây tiếng động khiến tên lính nghe được, đuổi theo và dùng báng súng đập chết cô. Cha xứ kể lại câu chuyện cảm động trên, Đức Tổng GM Fulton Sheen biết được và từ đó Ngài hứa với Chúa, bắt chước gương can đảm của cô bé và dù bận rộn đến đâu đi nữa Ngài vẫn giữ thói quen cầu nguyện trước Thánh Thể 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.Ăn là một nhu cầu và là một tác động rất quen thuộc

với con người. Có ai sống mà không ăn. Chúa Giêsu không ngoại lệ. Phúc Âm nhiều lần kể Chúa Giêsu được mời tới nhà người ta ăn. Vì ăn là một sinh hoạt quen thuộc và quan trọng như vậy nên từ đó Chúa Giêsu muốn giới thiệu cho nhân loại một Của Ăn thiêng liêng là Thịt Máu Ngài. Đoạn Phúc Âm hôm nay

kể lại chính Chúa tuyên bố, Thịt và Máu Chúa là Của Ăn cho nhân lọai. Đây không phải là câu nói chơi vì nó liên quan đến hạnh phúc đời đời của biết bao nhiêu người nên không nói chơi được. Đây cũng không phải là câu nói do cảm hứng hay tình cờ. Thiên Chúa không làm việc theo cảm hứng hay tình cờ nhưng có chương trình rỏ ràng, vả lại Chúa lập đi lập lại nhiều lần và cho dù nhiều người chống đối hay có nhiều môn đệ bỏ đi, Ngài vẫn cứ giữ nguyên câu nói đó.

Sau khi Chúa Giêsu tuyên bố Bánh Thiên Chúa ban là bánh bởi trời xuống và đem sự sống cho thế gian thì người Do Thái xin Chúa cho ăn mãi thứ Bánh đó. Chúa mới hướng họ về chính Chúa: Ta là Bánh trường sinh. Bánh thỏa mãn cơn đói và cơn khát của con ngưòi. Ước mong hạnh phúc đời đời đó là niềm khát vọng

sâu xa nhất của con người vì chúng ta được dựng nên có hạn nhưng lại khao khát sự vô hạn, chúng ta được dựng nên trong thời gian nhưng lại khao khát sự vĩnh cữu, chúng ta được dựng nên tại trái đất này nhưng chẳng có thứ gì ở trái đất này làm mình thõa mãn. Bởi vì linh hồn con người rất cao qúi nên chỉ có Đấng dựng nên nó mới làm nó thõa mãn mà thôi. Thịt Máu của Đấng vĩnh cữu sẽ ban cho con người sự sống vĩnh cữu, vì có được cái gì thì mới có thể ban ra cái đó, người ta không thể cho cái mà mình không có. Khi xưa Nã phá Luân, Hoàng đế nước Pháp, vinh quang tỏa sáng, danh tiếng khắp nơi. Một hôm có người đánh bạo hỏi vua "Thưa đức vua, đối với Ngài thì đâu là ngày đẹp nhất và qúi báu nhất trong đời Ngài?" Vua suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Ngày đẹp nhất và qúi trọng nhất trong đời Ta đó là ngày Ta được Rước Lễ Lần Đầu."

Cơm bánh nuôi dưỡng thân xác chúng ta điều đó cần thiết nhưng chưa đủ vì chúng ta chỉ sống một thời gian nào đó trên trần gian này. Điều quan trọng là chúng ta không nhắm tới cái tạm thời mà trông vào cái vĩnh cữu. Chúng ta không muốn mình sống có 100 năm mà sống đời đời. Hãy rước Chúa vào lòng. Đó là sự nuôi dưỡng cao cả nhất và bền vững nhất vì được chính Chúa thì được hơn mọi thứ trong trần gian này. Đừng coi việc Rước Lễ là một sự thông thường, cũng đừng làm như một hành vi máy móc, vì thông thường sẽ dẫn tới coi thường, và máy móc thì không có mến yêu.

Xin Mẹ Maria, là Đấng ban Thịt Máu cho Chúa Giêsu, giúp chúng ta yêu mến Thánh Thể và dọn linh hồn đón nhận Lương Thực Vĩnh cửu này.

Lm. Louis Phạm Hữu Độ, CMC

07-2012_TTDM.indd 2107-2012_TTDM.indd 21 6/13/2012 11:04:34 PM6/13/2012 11:04:34 PM

Page 22: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

22 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Chúa Nhật 19 TN B -12-8-2012 “Bí Quyết Trường Sinh” Ga 6:41-51

Tần Thủy Hoàng là một ông vua giầu có, nắm trong tay quyền uy muốn làm gì cũng được, nhưng ông lại rất sợ chết. Ông tìm mọi cách để cho mình được sống trường sinh bất tử. Ngày kia các nhà chiêm tinh và thầy pháp thưa ông rằng ở Biển đông có một hòn đảo địa đàng, dân cư ở đấy đã khám phá ra được bí thuật trường sinh. Nghe thế Tần Thủy Hoàng truyền lấy mấy chiếc tầu chở trân châu ngọc qúi và cho người đi tìm hòn đảo đó để đổi lấy cái bí thuật sống trường sinh bất tử. Truyện kể rằng đoàn tầu thám hiểm đó đã tìm thấy hòn đảo, nhưng dân cư ở đấy nhất định không chịu đổi bí thuật trường sinh bất tử bằng những món đồ qúi gía, nhưng dưới mắt họ lại chỉ là tầm thường rẻ mạt so với cuộc sống đời đời. Thực ra hòn đảo địa đàng kia làm gì có. Chẳng qua là do trí tưởng tượng, hoặc mưu kế của các nhà chiêm tinh và thầy pháp bày ra để trấn an sự sợ chết, để làm dịu bớt cái khát vọng sống bất tử của Tần Thuỷ Hoàng.

Nhưng cái bí thuật trường sinh bất tử mà dân cư trên hòn đảo trong câu chuyện không muốn đổi cho Tần Thủy Hoàng thì Chúa Giêsu lại ban tặng cho ta nhưng không (free gift). Chính Ngài giới thiệu và mời gọi ta đến lãnh nhận sự sống đời đời. Ngài tuyên bố thật rõ ràng: “Ta là bánh từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta để cho thế gian được sống” (Ga 6: 51). Như vậy, để đạt được sự sống đời đời thì phải tin Ngài là bánh ban sự sống bởi trời xuống. Phải lấy lòng tin mà ăn thịt và uống máu Ngài. Điều này không phải là dễ đối với những người Dothái thời Chúa Giêsu vì thế có một số người xầm xì: “Lời nói đó chói tai quá! Ai mà nghe được?” (Ga 6: 60), nên họ đã rút lui không theo Ngài nữa. Họ bảo Chúa Giêsu chỉ là con bác phó mộc Giuse, mẹ Ngài là Maria và anh em Ngài đang sống giữa họ. Cũng vậy, ngày nay có nhiều người cũng sống hoàn toàn theo lý trí tự nhiên. Họ nhìn Thánh Thể chỉ là một tấm bánh thường, làm bằng chút bột miến có thế thôi. Và số đó có cả một số người Công giáo nữa mới đáng buồn!

Vì thế Chúa Giêsu nói rõ ai được Chúa Cha ban cho thì mới có thể đến với Ngài: “Không ai đến được với Ta, nếu Cha là Đấng sai Ta không lôi kéo kẻ ấy” (Ga 6: 44). Cần phải được Chúa ban ơn cho, ta mới có thể nhận ra Chúa Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Cần phải có đức tin mới có thể nhận ra dưới hình bánh nhỏ mọn có thật Chúa Giêsu hiện diện, một Chúa Giêsu với trót cả bản tính Thiên Chúa và nhân loại.

Nếu rước lễ nên ta được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô. Chúa đã phán: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, kẻ ấy ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy” (Ga 6: 56). Như giọt nước hòa tan với rượu nho trong chén thánh, ta cũng được tan hòa với Chúa Kitô như vậy. Rước lễ còn chuẩn bị thân xác ta sẵn sàng đón nhận cuộc phục sinh vinh hiển: “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ được sống đời đời và Ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết” (Ga 6: 55). Khi kết hiệp với ta trong lúc rước lễ, Chúa Giêsu đặt trong ta mầm sự sống vinh quang, như mầm sống trong hạt giống nằm sẵn đó chờ ngày đâm chồi phát triển thành cây xanh tươi mang đầy hoa trái.

Vậy, để đáng Chúa ban ơn trường sinh bất tử, ta hãy dọn mình xứng đáng và kính cẩn đến rước Chúa với lòng tin yêu mạnh mẽ. Sau khi rước lễ, ta hãy cầm trí cám ơn Chúa tử tế. Nhưng rất tiếc, nhiều lần ta đã rước Chúa một cách máy móc, và vừa mới rước Chúa ngự vào lòng đã chia trí lo ra, chẳng nói với Chúa được một lời, chẳng biết bày tỏ với Người những nhu cầu, những ước vọng, chẳng biết thưa với Người những nỗi băn khoăn lo lắng trong cuộc sống xin Người hướng dẫn để ta biết sống đẹp ý Chúa.

Nói tóm lại, để việc rước Chúa sinh công hiệu tốt, ta phải gắng cất những ngăn trở: những tội lỗi, những dịp tội, những hành vi, cử chỉ, lời nói bất xứng. Trong khi rước lễ, ta lại phải giục lòng tin cậy, tôn thờ, yêu mến Chúa cách mạnh mẽ. Nhưng tự sức ta, ta khó có thể làm được cách hẳn hoi. Vậy ta hãy cậy nhờ Mẹ Maria và thánh Giuse đón tiếp Chúa và cám ơn Chúa với ta và thay cho ta.

Lm Gioan Vượng, CMC

Chúa Nhật 20 TN B -19-8-2012“... Sẽ Sống Đời Đời” (Ga 6:51-58)

Vào một buổi sáng vào khoảng thế kỷ 12, một linh mục thuộc dòng Basiliô đang dâng Lễ tại một thánh đường thuộc thành phố Lancianô, nước Ý. Đang khi dâng lễ ngài bị cám dỗ nghi ngờ về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Đang khi nghi ngờ như thế thì đột nhiên ngài thấy bánh rượu đã truyền phép trở nên Thịt Máu Chúa Giêsu. Ngài ngạc nhiên hết sức không thể che dấu phép lạ nhãn tiền nên cho giáo dân biết. Chẳng mấy chốc tin phép lạ Thánh Thể truyền ra nhanh chóng. Hiện nay Máu Thịt Chúa vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.

Trong Lời Chúa hôm nay Chúa Giêsu nói về của ăn thiêng liêng Ngài ban nuôi dưỡng linh hồn người ta, “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời.” Lời tuyên bố này làm cho người Do Thái bối rối khó hiểu,

07-2012_TTDM.indd 2207-2012_TTDM.indd 22 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 23: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

23Tôn Giáo

“Làm sao Ngài lại có thể lấy thịt máu Ngài cho người ta ăn uống được.” Đối với tín hữu thời nay nhất là những người Tin lành và cả người Công giáo cũng đồng ý với người Do Thái. “Làm sao ông này có thể lấy thịt mình cho người ta ăn được.” Họ kết luận rằng, có lẽ Chúa chỉ có ý nói về biểu tượng chứ không phải nói về sự hiện diện thật sự của Chúa trong Thánh Thể.

Thật ra theo niềm tin từ thời các thánh tông đồ các thánh giáo phụ thì giáo lý về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể là sự thật đáng tin. Vì khi Chúa Giêsu ban Mình Máu Thánh Người làm của ăn nuôi dưỡn g linh hồn người ta Ngài không nói, “Đây là biểu tượng Mình Ta, nhưng mà “Đây là Mình Ta.” Ngài cũng không nói, “Đây là biểu tượng Máu Ta,” mà là “Đây là Máu Ta.” Thánh Augustinô nói, “Những gì chúng ta thấy nơi Bánh Rượu đã truyền phép qua con mắt xác thịt là bánh rượu bình thường, nhưng với con mắt đức tin, bánh và rượu đã truyền phép thực sự chính là Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.” Cho nên khi ta nói: “Chỉ những gì tôi thấy tôi mới tin,” không áp dụng cho Bí Tích Thánh Thể.

Thánh Thể chính là qua tặng Chúa ban và là của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng linh hồn ta trên đường lữ thứ trần gian và là bảo đảm đời sống vĩnh cửu cho ta sau này như lời Chúa hứa, “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ có sự sống đời, và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết, vì Thịt Ta thật là của ăn và Máu Ta thật là của uống.” Ta cần phải tin thật về điều ấy qua cử chỉ và hành động khi vào thánh đường. Ta có bái gối hay cúi mình khi vào nhà thờ hay nhà nguyện có Chúa hiện diện trong Nhà tạm? Ta có hay viếng Chúa để tâm sự với Ngài hay mỗi lần lái xe qua các nhà thờ Công Giáo, ta có thầm thỉ chào Chúa không? Ta có chầu Thánh Thể mỗi khi giáo xứ hay cộng đồng tổ chức? Nhất là ta có chuẩn bị tâm hồn chu đáo để rước Chúa một cách sốt sắng khi tham dự Thánh Lễ? Ta có dám rước Chúa khi tâm hồn đang vương mắc tội trọng phạm sự thánh khi chưa được tha thứ trong phép Giải Tội?

Ta thật khôn ngoan khi biết trân quý của cải tiền bạc và các vật dụng của mình và tìm cách lo lắng bảo vệ khỏi mất và đánh cắp. Nhưng ta thật thiếu khôn ngoan khi coi thường giá trị của phép Thánh Thể, vì Thánh Thể chính là lương thực thiêng nuôi sống linh hồn ta. Ước gì ta là người biết khôn ngoan nhận ra giá trị đích thực của Thánh Thể hầu được bình an hạnh phúc đời này và đời sau. Amen.

Lm Basiliô Quang Linh, CMC

Chúa Nhật 21TN B -26-8-2012“... chọn ...” (Ga 6:60-69)

Trong kho tàng chuyện cười dân gian Việt Nam. Chuyện kể rằng: Tại một khúc sông nọ, quang cảnh thơ mộng, hai bên bờ sông có hai ngôi chùa, các sư sãi trong chùa có cuộc sống khá sung túc. Cũng tại khúc sông ấy, có một con chó, nó không thuộc chùa bên này cũng chẳng thuộc chùa bên kia. Bởi mỗi khi nghe tiếng chuông nhà cơm bên chùa nào vang lên nó lại bơi sang chùa đó để đánh chén no nê. Rồi đến ngày kia, có lẽ là ngày rằm, người ta trẩy đến chùa rất đông, mang theo đủ thứ lễ cúng. Chó ta bắt đầu chảy nước miếng. Giờ cơm hôm đó như dài hơn. Cuối cùng thì tiếng chuông cũng vang lên. Con chó vội nhảy xuống sông và bơi sang chùa có tiếng chuông. Nhưng khi nó vừa bơi đến giữa sông thì tiếng chuông chùa bên này cũng đã điểm. Con chó phân vân: Thôi ta quay lại, vì có lẽ cơm bên chùa này nhiều món ăn ngon hơn. Và nó quyết định bơi trở lại. Bơi được một đoạn, nó lại tự nhủ: biết đâu chùa bên kia có nhiều món ăn ngon hơn thì sao. Và nó lại quay đầu bơi sang chùa bên kia. Nhưng cũng bơi được một đoạn, nó lại tự hỏi : nếu chùa bên này có nhiều món ăn lạ hơn thì tiếc lắm. Và nó lại bơi trở lại. Cứ thế, con chó bơi trở đi trở lại không biết bao lần, cho đến khi không còn bơi được nữa vì kiệt sức, và nó bị dòng nước cuốn đi.

Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta nghe ông Giô-suê nói với toàn dân và ông đưa ra cho họ những chọn lựa: Các ngươi không bằng lòng chọn Gia-vê thì hôm nay cứ chọn lấy ai mà thờ, hoặc là những thần tổ tiên các ngươi đã phụng thờ bên kia sông cả; hoặc là các thần của dân Amori… Phần ta và cả nhà ta, chúng ta sẽ phụng thờ Gia-vê…

Còn trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu hỏi nhóm mười hai: Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? Ông Phê-rô đã nhanh nhẹn đại diện cho cả nhóm thưa : "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai, Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời".

Cuộc đời chúng ta là một chuỗi những sự chọn lựa. Có lẽ chỉ trừ việc sinh ra và cái chết là người ta không lựa chọn được, còn tất cả mọi việc khác thì người ta phải lựa chọn.

Ngoài những lựa chọn thông thường hằng ngày như lựa chọn đồ dùng tốt xấu, nơi ăn chốn ngủ, xe cộ, áo quần... Còn có những thứ lựa chọn liên hệ đến cả cuộc đời của mình và những người thuộc về mình nên trước những ngã ba, ngã tư của cuộc đời, con người

07-2012_TTDM.indd 2307-2012_TTDM.indd 23 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 24: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

24 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

cần phải biết khôn ngoan lựa chọn và quyết định thế nào cho hợp với thánh ý Thiên Chúa. Có thể nói: Hạnh phúc cho những ai biết quyết định và lựa chọn đúng với thánh ý Thiên Chúa; nhưng trái lại, vô phúc cho những ai quyết định và lựa chọn ngược lại thánh ý Ngài.

Tất cả những gì chúng ta có ngày hôm nay là những gì chúng ta đã làm, đã chọn lựa ngày xưa, chúng ta được tự do lựa chọn. Và trong tương lai chúng ta muốn trở thành như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào những gì chúng ta lựa chọn ngày hôm nay.

Theo bác sĩ Scott Peck tác giả cuốn “Con đường không mấy ai đi”. Tiến trình hình thành con người không do những quyết định to lớn đâu, vì con người ít có những

quyết định to lớn trong cuộc sống nhưng có rất nhiều những quyết định nho nhỏ từng lần, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm…. Những quyết định hẹp hòi, nhỏ nhen, ích kỷ thì ngày mai chúng ta sẽ trở thành những con người như thế… Nếu ngày hôm nay chúng ta quảng đại, bác ái, chúng ta yêu thương thì ngày mai chúng ta sẽ bác ái, sẽ yêu thương. Như thế chính những quyết định nho nhỏ sẽ hình thành con người chúng ta trong tương lai.

Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con để chúng con luôn chọn Chúa và những điều đẹp lòng Chúa, khi chúng con phải chọn lựa giữa cuộc sống hằng ngày đầy khó khăn và phức tạp này. Amen.

LM Thiên Minh, CMC

Hội Bảo Trợ Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiSt Joseph Seminary of Hanoi Foundation, Tax ID # 45-1278995

PO Box 1396 Westminster CA 92684 Tel (714) 892-0322 - (714) 606-9697Thiết Tha Mời Gọi Quý Vị Yểm Trợ

Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà NộiTrong sứ mạng đào tạo Linh Mục cho cánh đồng truyền giáo của tám Giáo Phận Miền Bắc:Bắc Ninh, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm, Thái Bình và Hưng Hoá

Bằng cách gia nhập hoặc nhận làm ân Nhân của HộiThánh Lễ cầu nguyện cho Hội Viên và các Ân Nhân sẽ được cử hành:

+ Mỗi thứ Ba hằng tuần do các Cha thuộc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội.+ Mỗi thứ Ba đầu tháng - do một trong các Giám Mục thuộc tám Giáo Phận có Chủng Sinh theo học tại Đại Chủng Viện.

Xin Chúa chúc lành cho Quý Vị và quý quyến.(xin điền và cắt Phiếu Gia Nhập dưới đây, gửi về PO. Box 1396 Westminster CA 92684)

……………………………………………………………………………………Hội Bảo Trợ Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội

PHIẾU GIA NHẬPTên Thánh, Họ và tên: ___________________________________________________Địa chỉ _________________________________________________________________Điện thoại ____________________________ email ____________________________

Xin đóng góp: ___ Hội viên Hàng Năm:$60/1 năm ___ Hội viên suốt đời: $1,000 ___ Ân Nhân Bậc Tư: $2,000 ___ Ân Nhân Bậc Ba: $4,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhì $5,000 ___ Ân Nhân Bậc Nhất: $10,000 trở lên

Chi Phiếu hoặc lệnh phiếu xin đề:St. Joseph Seminary of Hanoi Foundation, PO Box 1396 Westminster, CA 92684

Ký tên____________________________________ Ngày ……. Tháng ……. Năm ……….

07-2012_TTDM.indd 2407-2012_TTDM.indd 24 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 25: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

25Tôn Giáo

Lm. Piô Nguyễn Quang Đán, CMCP.O. Box 836, Carthage, MO 64836

HỎI ?để sống đạoemail: [email protected]

1. Nước pha rượu trong thánh lễH. Kính thưa Cha, xin Cha vui lòng giải đáp thắc

mắc sau đây hầu giúp con hiểu biết thêm về Giáo Luật. Trong máu người ta có phần rất nhỏ là nước. Vậy nếu Linh Mục không pha thêm một chút nước vào rượu, như vậy sau lời truyền của vị LM, Máu Chúa Giêsu có thành hay không?

Kính ChaGiáo dân già/MO

Đ. Chào Bác Giáo dân già/MO thân mến,Cháu không biết tại sao Bác lại nghĩ, "Trong máu

người ta có phần rất nhỏ là nước." Cháu nghĩ ngược lại, trong máu người ta phần lớn là nước. Một chút nước được pha trong rượu trong Thánh lễ không bao giờ là biểu tượng của một chút nước trong máu người ta như Bác nghĩ đâu.

Qua lịch sử, chúng ta biết người Hy lạp từ xa xưa có thói pha nước vào rượu. Khi A Lịch Sơn Đại Đế làm bá chủ thế giới, tục lệ Hy lạp này lan khắp cả miền lưỡng hà. Thời Chúa Giêsu, người Hy lạp không còn cai trị Palestin nhưng dân chúng còn giữ tập tục này. Thánh Justino, thế kỷ thứ 2, nói đến việc thực hành này (Hộ Giáo I,65,67). Trong nghi thức Đông Phương một lượng nước khá lớn được pha chế vào rượu. Trong phụng vụ Roma chỉ một chút nước được thêm vô. Các thánh Giáo phụ nêu nhiều ý nghĩa của việc pha nước vào rượu.

Một vài ý nghĩa quen thuộc như nước là biểu tượng nhân tính Chúa Kitô và chén rượu chỉ Thiên tính Chúa Kitô. Việc hòa trộn cũng biểu tượng sự hợp nhất của Giáo Hội (nước) với Chúa Kitô (rượu). Khi pha một chút nước trong rượu linh mục hay phó tế đọc (mà chắc Bác không nghe thấy, cháu cũng chẳng nghe thấy vì đọc nhỏ) lời này, "Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Ðấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con." Lời cầu này mời Bác cháu mình xin được liên kết với Thiên tính Chúa Kitô đã khiêm nhường hạ mình chia sẻ nhân tính chúng ta. Nếu Con Chúa Trời có thể hạ mình khiêm nhường thế, sao chúng ta không muốn bắt chước hành vi khiêm tốn của Chúa? Câu hỏi cần được trả lời là chúng ta khiêm nhường thế nào?

Câu hỏi của Bác ở trong một tâm thức hơi khác thường vì không ai đặt vấn đề thành hay không của bí tích Thánh Thể khi không pha nước trong rượu. Người ta chỉ nói tới hợp phụng vụ hay không thôi. Hợp thì không hợp rồi, phải không Bác? (PT)

2. Ghi danh Nhập Giáo XứTôi là 1 đọc giả báo hằng năm, thích đọc nhất là mục

giải đáp - học hỏi.Trong số báo 7-2011 anh nguyễn Nam có hỏi: anh

không gia nhập CĐ Công giáo Việt Nam, khi bố anh hấp hối có mời cha Việt Nam đến xức dầu, cầu nguyện và giải tôi ... Vị linh mục này từ chối vì không ở trong giáo xứ của Ngài.

- Giải đáp của Cha: vị linh mục này hành xử đúng và một người khác góp ý cũng cho là đúng (không có nghĩa vụ thì không được hưởng quyền lợi).

- Con cũng đồng ý như vậy. Tuy vậy con xin góp thêm: Về phương diện tình cảm thì không đẹp lắm, không đúng giáo lý Công giáo dạy: phải thương yêu nhau khi hoạn nạn. Trường hợp trên, với cương vị chủ chăn khi gặp khẩn cấp Ngài phải làm chứ xét đoán coi có ở trong giáo xứ của mình hay không? Từ chối bảo anh Nam trở về giáo xứ Mỹ là điều gây thêm bất mãn, càng đẩy xa gia đình anh Nam với giáo xứ của Ngài.

- Khi mất 1 vài con chiên, hay những con chiên đi lạc bầy, nhiệm vụ chủ chăn phải đi tìm, cố mọi cách để đưa con chiên trở về, dù con chiên có lỗi hay vị chủ chăn có lỗi, phải khiêm nhường, hạ mình để đưa chiên trở về.Đó là những ý con đưa lên để góp ý. Xin Cha chỉ dạy

thêm.Một đọc giả ở Honolulu.

TB. Một vài người tách khỏi giáo xứ Việt nam đi lễ giáo xứ Mỹ, không đóng nguyệt liễm nhưng họ bỏ tiền

LTS. Với trách nhiệm Tổng Phục Vụ, Cha Piô Nguyễn Quang Đán, CMC, không còn có thể thường xuyên trả lời Hỏi Để Sống Đạo. Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ chân thành cám ơn Cha đã hết mình giúp chúng con trong những năm qua. Xin Chúa chúc lành và nâng dỡ cha trong nhiệm vụ Chúa trao phó. Mong Cha thỉnh thoảng đến với chúng con.

Chân thành cảm tạ. NSTTĐM

07-2012_TTDM.indd 2507-2012_TTDM.indd 25 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 26: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

26 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

giỏ bằng qui định đóng nguyệt liễm như vậy có được không?

Đ. "Một độc giả ở Honolulu" thân mến. Cám ơn quí vị góp ý kiến. Như số báo trước đây đã

nói chuyện bàn đủ rồi. Nhưng xin lỗi quí vị. Quí vị vội đọc hay hiểu sai câu trả lời. Câu trả lời còn nói rộng hơn những gì quí vị đề nghị trên. Xin quí vị làm ơn đọc lại câu trả lời.

Trong việc ghi danh nhập Giáo xứ, tiền đóng góp quan trọng để giúp giáo xứ sống. Nhiều nhà thờ phải đóng cửa vì các giám mục không có nguồn tài chánh nào hỗ trợ cho nhà thờ đó trả bills điện nước. Nhưng vấn đề quan trọng nhất chưa hẳn là tiền mà còn cái gì quan trọng hơn nữa: mối tương quan, pháp lý và mục vụ và ổn định Giáo xứ của vấn đề. Bỏ tiền mặt vô giỏ có thể nhiều hơn cả nguyệt liễm hay bằng phong bì nhưng bỏ qua phong bì nói lên sự sửa soạn và quyết định dâng Chúa theo lương tâm và khả năng Chúa cho. Dù chẳng được thập phân theo Thánh Kinh cũng là tất cả những gì có thể theo lương tâm. Bỏ giỏ bằng tiền mặt theo hứng nên dễ theo thói đề cử một mình tổng thống Washington (một đồng!) lên bàn thờ Chúa hơn vì không còn tiền lẻ! (KH)

3. Phong trào Khai Tâm Đạo?Xin chào!Tôi nghe dư luận tại Sacramento, California USA đã

bàn tán nhiều vấn đề có 1 phong trào Khai Tâm Đạo nằm trong giáo hội Công Giáo (Catholics) do linh mục Nguyễn văn Minh sáng lập tại Giáo Xứ Hiển Linh Thị Nghè SaiGon, Vietnam. Xin cho tôi được rõ về phong trào này như thế nào để biết đường giữ đạo cho con cháu? Xin cám ơn rat nhiều.

Một giáo dân tại Sacramento, California

Đ. Kính Chào ông/bàCám ơn ông/bà đã nêu một vấn đề mới. Nhưng tiếc

vấn đề quá mới chưa phổ thông lắm. Tôi chưa hề nghe biết. Tôi có hỏi một linh mục ở Sàigòn, cha nói cha không biết và không nghe nói gì. Tôi nghĩ ông cha này mải hoạt động xã hội nên không đi vào cấp giáo xứ. Tôi hỏi một cha khác. Cha nói có nghe qua: có phần tích cực mà cũng có phần tiêu cực!

Tôi không có tài liệu nào và chẳng biết gì hơn nữa. Quí vị biết gì khác, xin cho chúng tôi dữ kiện để có thể hiểu biết hơn. Cám ơn quí vị (TT)./.

VUI HỌC KINH THÁNHLộc Tâm

Ga 20, 24-29 “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!”Bấy giờ trong Nhóm Mười Hai, có ông Tôma gọi là Didymus, không ở cùng với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: “Chúng tôi đã xem thấy Chúa”. Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “Bình an cho các con”. Ðoạn Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, vì con đã thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”.Hàng ngang:1. Bấy giờ khi Chúa Giêsu hiện đến, không có ông _____ _________.2. Các ______ _____ khác nói với ông Tôma là đã xem thấy Chúa.3. Ông Tôma không tin Chúa đã _______ ____.4. “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ___ _____ Người...”5. “Nếu tôi không _____ ngón ____ vào lỗ đinh…”6. “Nếu tôi không thọc bàn tay vào _____ _____ Người, thì tôi không tin.”Hàng dọc:1. _____ _____ sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, có cả Tôma.2. Chúa Giêsu hiện đến ______ _____, trong khi các cửa nhà đóng kín.3. Lời đầu tiên Chúa Giêsu nói với các môn đệ, “_____ ___ cho các con.”4. Chúa Giêsu nói với Tôma, “Hãy xỏ _____ ____ con vào đây.”5. Tôma thưa, “____ ____ con, lạy Thiên Chúa của con!”

6. “Phúc cho những ai không thấy mà ____.”

1 2

1

2 3

4 3

4 5

5

6

6

(giải đáp trang 57)

07-2012_TTDM.indd 2607-2012_TTDM.indd 26 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 27: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

27Văn Hóa Giáo Dục

(tiếp theo)

Những lần gặp gỡ chia sẻ đáp ứng Thứ Hai 16/4/2012, sau Thánh Lễ 7 giờ 30 sáng, tôi đã

đích thân đến tận nơi thăm viếng người anh em mà tôi chợt thấy xuất hiện ở chỗ đó mấy ngày hôm nay mỗi khi lái xe đến nhà thờ dự lễ ban sáng. Lúc đi lễ, tôi thấy người anh em ấy vẫn đang ngồi ở vị trí quen thuộc, với hy vọng rằng sau lễ người anh em vẫn còn ngồi đấy để tôi được hân hạnh gặp.

Trước khi rời nhà, tôi có ý định mang theo máy ảnh để chụp cả người lẫn cảnh ở đây, nhưng tôi đã bỏ ngay ý định đó, vì tôi cảm thấy rằng làm như thế không hay cho lắm, như thể phơi bày những cảnh tồi tệ về người anh em tôi, giống như chính bản thân tôi có những gì xấu đâu có muốn khoe ra. Vả lại, tôi đâu có muốn sử dụng những hình ảnh thương tâm về người anh em này để làm bằng cớ quyên góp đâu. Thế nhưng, cho dù không có các hình ảnh lưu niệm đi nữa, tôi vẫn không thể nào và không bao giờ quên được về những gì tôi gặp sau lễ ấy.

Tôi cũng bỏ ý định lái xe đến gặp người anh em này, thay vì đi bộ xa cả 1 cây số, từ nhà thờ đến đó. Tôi không thể oai vệ bước xuống khỏi chiếc xe mini van MPV 2002 và đậu ở ngay bãi trống gần đấy như một người nhà giầu để tiến đến gặp một người nhà nghèo.

Người anh em tôi gặp bấy giờ trạc hơn ngũ tuần, với bộ râu xồm xoàm và đầu tóc rối bời, trong bộ y phục ấm cúng hai ba lớp, chung quanh ngổn ngang những áo quần và rác rưởi. Tôi hỏi thăm người anh em của tôi bằng tiếng Mỹ về của ăn và cách sinh sống hằng ngày, thì được trả lời như thế này: về của ăn, người anh em chỉ vào một bao rác, trong đó có sẵn một gói hamburger được ai đem đến cho, và về quần áo cũng thế, có một số bộ đồ được cho biết là từ người nào đó mang đến cho; ngoài ra, để có "lương thực hằng ngày", người anh em của tôi phải ngồi ăn xin ở bên vệ đường và chờ lòng hảo tâm bố thí từ những người qua đường, có những lần ghé đến xin ăn ở tiệm Del Taco gần đó, nhưng không phải ngày nào họ cũng cho.

Trong lần giao tiếp đầu tiên này với người anh em homeless và là người homeless đầu tiên tôi trực tiếp gặp

gỡ và trao đổi trong đời, tôi không dám đi sâu vào đời tư của họ…. Chẳng hạn hỏi thăm họ về gia cảnh hay công ăn việc làm của họ, vì chỉ sợ khợi động những đắng cay chất ngất của cuộc đời họ. Tôi đến với người anh em này là để trợ giúp chứ không phải như một phóng viên báo chí, nên tôi chỉ cần đáp ứng những gì trước mắt hơn là tìm hiểu những cái không cần, hơn là đặt vấn đề tại sao còn hai tay (ít là hơn người anh em ở Việt Nam mới cụt hai tay không thể chăm lo cho gia đình một vợ cùng với gần hai đứa con mọn được nữa), ở ngay Mỹ quốc này lại có thể sống bơ vơ vất vưởng như hoang đường như vậy?

Chính tôi là người đã từng có kinh nghiệm làm việc hơn 1 phần tư thế kỷ mà cũng không thể tìm được việc làm hơn 3 năm nay nên tôi thông cảm với người anh em này của tôi hơn bao giờ hết. Nếu cứ đặt hết vấn đề này tới vấn đề kia với những người anh chị em đáng thương của mình thì chẳng bao giờ chúng ta có thể tiến tới với họ và giúp đỡ họ. Nếu Thiên Chúa cũng đặt vấn đề với hai nguyên tổ rằng chúng nó đâu có xin lỗi Ta sau khi sa ngã phạm tội thì đâu bao giờ có ơn cứu chuộc, và như vậy Vị Thiên Chúa xuống thế làm người cũng chẳng bao giờ dạy chúng ta phải tự động tha cho những ai phạm đến chúng ta (cho dù họ không hề xin chúng ta tha lỗi) khi chúng ta đến dâng của lễ cho Người (x Mt 5:23-24). Đúng thế, không phải bất cứ người nghèo nào cũng

được cứu rỗi như Lazarô và tất cả mọi người giầu đều bị hư đi như người phú hộ trong dụ ngôn được Thánh Ký Luca thuật lại (x Lk 16:19-31). Thế nhưng, qua mấy phút giao tiếp với người anh em homeless này, tôi cảm thấy một Lazarô bần cùng tái hiện. Bởi vì, người anh em này không hề than thân trách phận hay uất ức với đời, với một thái độ bình thản chấp nhận thân phận bất hạnh của mình.

Tôi cảm thấy người anh em này, với cuộc đời cùng khổ như thế, cùng với một tâm hồn "đói cho sạch rách cho thơm" và bình thản như vậy, chắc chắn chẳng những sẽ được rỗi, mà còn mặc nhiên (cho dù người anh em này không ý thức nhưng vẫn được Thiên Chúa quan phòng yêu thương sử dụng một cách nào đó) cứu được nhiều người anh chị em khác sống vô tâm với một

Thân phận của một Chúa Kitô homeless tân thời giữa thế giới văn minh và xã hội nhân bản

Cảm xúc về một người anh em vất vưởng bên cái chòi hoang trống ở một khu phố xá…Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

07-2012_TTDM.indd 2707-2012_TTDM.indd 27 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 28: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

28 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

cuộc đời đầy đủ, sung túc và thậm chí ích kỷ và hoang phí của họ nữa.

Trước khi từ giã, tôi đã lấy từ túi áo ở vùng ngực/tim của tôi ra, (chứ không phải móc từ túi ở đằng sau mông quần, một tác động không được trân trọng cho lắm vào lúc bấy giờ trước mặt người anh em của tôi), để trao tặng tất cả số tiền tôi có bấy giờ, không phải như một vật bố thí hay cho mà là trao tặng người anh em này, đúng hơn là để trả về cho Chúa qua người anh em này một chút những gì Ngài đã thương ban cho tôi và đòi tôi phải sinh lợi gấp trăm (x Mt 25 20-23). Sau đó, tôi đã tự động giơ tay ra thân ái nắm lấy bàn tay cằn cỗi nhăn nheo của người anh em homeless ấy, với ý định sẽ trở lại, lần thì tặng thực phẩm, lần thì tặng vật dụng v.v.

Sau đó, cũng trong tuần lễ Thứ Hai Phục Sinh này, tôi nhặt được 1 Mỹ kim ở trong supermarket và đã dùng 1 Mỹ kim ấy để mua ngay một tờ vé số loại Super Lott o của tiểu bang California với ý định may ra trúng sẽ có dồi dào phương tiện để làm các việc tông đồ hơn nữa, ngoài một số hoạt động vẫn tồn tại và kéo dài một cách lạ lùng cho tới nay theo sự quan phòng thần linh vô cùng huyền nhiệm của Thiên Chúa.

Không ngờ, tờ vé số quick pick này đã trúng được 3 con số, tức 6 Mỹ kim. Vợ chồng chúng tôi đã đổi tấm vé số 6 Mỹ kim này bằng 1 tấm vé số khác cùng loại Super Lott o và 5 Mỹ kim tiền mặt, với ý định tặng 5 Mỹ kim tiền mặt này cho người anh em homeless ấy, chứ không lấy tất cả 6 Mỹ kim để mua 6 vé số khác.

Chỉ biết rằng, sáng hôm nay, Thứ Hai ngày 23/4/2012, tôi có ý định ghé thăm người anh em homeless tôi đã được hân hạnh gặp tuần trước để trao tặng món quà hiện kim. Tuy nhiên, khi lái xe qua địa điểm của người anh em này trước lễ thì không thấy người anh em ấy đâu cả. Tôi nghĩ rằng chắc người anh em đang nằm co ro nên tôi không thấy như lần trước người anh em này ngồi. Sau lễ, như lần trước, tôi cũng đi bộ đến gặp người anh em này. Đến tận nơi cũng chẳng thấy đâu. Trong khi đồ đạc vẫn còn nguyên và ngổn ngang như một bãi rác nhỏ. Vừa trở lại chỗ đậu xe ở nhà thờ vừa ngẫm nghĩ không biết người anh em homeless này đi đâu mà sáng sớm đã vắng bóng. Đi vệ sinh? Đi nhà thương? Bị cảnh sát bắt đi không cho ở chỗ đó nữa? Hay ai đã làm gì người anh em ấy? Đi được gần nửa đường về thì tôi quay ngược trở lại,

ghé vào một tiệm bán đồ tạp hóa và rượu bia gần đó để hỏi thăm và được người trực tiệm bấy giờ cho biết có thể là người anh em homeless đang ở bên tiệm Food 4 Less gần đó. Tôi đã lái xe về phía tiệm Food 4 Less này và quả nhiên thấy một người đàn ông đang đứng ở góc đường, hai tay chống vào một cái walker 4 bánh giành

cho người tật nguyền về vấn đề di chuyển. Tôi hoàn toàn không nhận ra người anh em này chính là người tôi đã được gặp cách đây đúng 1 tuần. Vì địa điểm và cách thức ăn mặc hoàn toàn khác một tuần trước đây, Ngoài ra, người anh em homeless này của tôi có vẻ già hẳn lên cả 10 tuổi, ở vào trạc tuổi (65) đã được hưởng tiền già (SSI). Người anh em đã xác nhận chính mình là người vẫn đang ở cùng vị trí tuần trước, (nhưng không biết có còn nhớ tôi hay chăng), và tôi đã móc túi áo ra tặng cho người anh em tôi số tiền 5 Mỹ kim còn lại của tấm vé số trúng 6 Mỹ kim.

Trên đường về, tự nhiên một tư tưởng nẩy lên trong đầu như thế này: nếu quả thực người anh em homeless của tôi đã đủ tuổi lĩnh tiền già thì tại sao lại cứ phải đi ăn xin và sống homeless như vậy? Phải chăng việc ăn xin này là việc làm overtime của người anh em ấy và việc sống cảnh màn trời chiếu đất giữa một khách sạn ngàn sao của người anh em này là một cách thức quyên tiền dễ dàng nhất, vì nhờ đó đánh động lòng thương cảm của nhiều người hơn v.v. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là nếu người anh em của tôi đây không có địa chỉ thì làm sao có thể nhận tiền trợ cấp an sinh xã hội của người già chứ? Người anh em của tôi chắc đã trở thành homeless tới độ cũng không còn một người thân yêu hay bạn hữu nào khác để có thể nhờ địa chỉ cho việc lĩnh tiền trợ cấp gần 1 ngàn Mỹ kim một tháng này ở California hiện nay.

Chưa hết, biết đâu ở trường hợp người anh em ấy, như đã từng xẩy ra cho một số người tôi biết được, bị trục trặc về số an sinh xã hội (social security number), chẳng hạn như bị ai lấy trộm hay sử dụng cách nào đó, nên không thể lĩnh được số tiền trợ cấp cho người già! Cho dù có đến tận văn phòng an sinh xã hội địa phương là SSA đi nữa, vấn đề cũng chưa chắc được giải quyết một cách dễ dàng và mau chóng như tôi đã từng gặp và từng thấy khi còn là một cán sự xã hội cho những người anh chị em bị khuyết tật chậm phát triển (developmentally disabled people) ở Orange County. Và nếu giải quyết được thì người anh em homeless người Mỹ trắng của tôi đây chắc không thể nào không thông biết hệ thống an sinh xã hội thua tôi lại chịu thiệt mất phần của mình như vậy, đến độ đành phải chấp nhận cảnh sống homeless đáng thương hết sức tội nghiệp như thế.

Ôi, Chúa Giêsu ơi, xin Chúa tha tội cho con vì con được rất nhiều ơn lành phần hồn phần xác Chúa ban cho riêng con cũng như cho gia đình con, nếu con không biết dùng những ơn ấy cho nên đúng như ý của Chúa.

07-2012_TTDM.indd 2807-2012_TTDM.indd 28 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 29: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

29Văn Hóa Giáo Dục

Xin cho chúng con biết trả về cho Chúa tất cả những gì Chúa đã ban tặng cho chúng con, để chúng con có thể sẵn sàng, mau mắn và quảng đại chia sẻ cho những người anh chị em đáng thương của Chúa, những con người bề ngoài hết sức bất hạnh hơn chúng con, bằng một con tim nhân ái khát khao yêu thương như Chúa, bằng một cặp mắt thương cảm từ bi nhân hậu như Chúa, và bằng một đôi tay thập giá mở rộng như Chúa.

Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria là nơi nương náu cho những người anh chị em bần cùng đáng thương của chúng con, và là đường dẫn con đến cùng Chúa qua những người anh chị em hèn mọn nhất của Chúa. Amen.

Chúa Nhật Chúa Chiên Lành 29/4/2012 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Lời NgàiChúa đi công tác đường xa

Thầy trò thường nghỉ ở nhà Mat-taMát-ta lo lắng việc nhà

Bề bộn công việc cùng là nấu ănMaria ngồi dưới chân

Nghe lời Chúa dạy, tình thân với ThầyMat-ta thấy vậy nói ngay

“Con thì bận rộn tối ngày Thầy hay?Xin Thầy bảo với em đây

Giúp con đôi việc góp tay nghe Thầy!”Mát-ta con hãy nghe này

Con lo bận rộn tối ngày ích chi?Việc làm cô ấy sao bì !

Nghe Thầy phần nhất không gì tốt hơnLời Ngài soi lối cho con

Để con vững bước không còn sợ chiKhông lo đêm tối hiểm nguy

Lời Ngài bổ sức con đi đường dài.

Agatha Tuyết

PHIẾU YỂM TRỢ / GIA NHẬP HỘIHỘI TƯƠNG TRỢ LINH MỤC HƯU DƯỠNG VNPRIESTHOOD SUPPORT FOUNDATION, INC.

Để tiếp tay với HĐGMVN chăm lo cho các cha già yếu bệnh tật của 25 giáo phận trên toàn nước Việt Nam, Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN trân trọng kính mời Qúy Vị yểm trợ hoặc gia nhập hội, nhằm mục đích giúp đỡ các linh mục đã suốt đời phục vụ Giáo Hội và nay đang sống phần cuối đời ở các nhà hưu dưỡng tại Việt Nam. Quý ân nhân và hội viên sẽ được các cha hưu dưỡng cầu nguyện trong các thánh lễ hằng ngày. Riêng quý ân nhân tặng từ $1.000 trở lên sẽ được nhận Bằng Tri Ân của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là Hội Viên Vĩnh Viễn của Hội. Qúy Vị có thể yểm trợ hoặc gia nhập Hội bằng cách đóng góp vào Qũy Tương Trợ hoặc ghi danh gia nhập hội:

TÔI MUỐN: º Đóng góp vào Quỹ Tương Trợ: º $50 º $100 º $200 º $300 º $500 º $1000 º $ _____________ 1. Số tiền đóng trước $__________ 2. Mỗi tháng $ __________ trong một năm. 3. Đóng hết một lần số tiền hứa: $__________ º Ghi danh gia nhập Hội: º Hội Viên Ân Nhân Vĩnh Viễn - $1.000 º Hội Viên Ân Nhân Bậc I- $120 một năm º Hội Viên Ân Nhân Bậc II- $60 một năm º Xin Lễ Tùy ÝTên Thánh: _______________ Tên gọi: _________________Địa chỉ: ___________________________________________Thành Phố _________________________ TB/Zip _________Phone: ___________________ Email: __________________Ngày ______Tháng _____ Năm _______

“Các Linh Mục hưu dưỡng là những người Cha, người anh và là người bạn thân yêu của chúng ta. Các Ngài đã dành cả một đời để yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Nay đến tuổi già không còn khả năng để tự chăm sóc cho bản thân nữa, phải ngồi xe lăn hay trên giường bệnh. Các ngài đang cần đến sự quan tâm, săn sóc của chúng ta.” Những đóng góp của quý vị cho các Linh Mục Hưu Dưỡng VN là sự biểu lộ tâm tình tri ân các Ngài đã suốt đời tận hiến, hy sinh phục vụ đàn chiên Chúa.

Chi phiếu xin đề;Priesthood Support Foundation, Inc ( or PSF, Inc.)hoặc: Hội Tương Trợ Linh Mục Hưu Dưỡng VN. (HTTLMHDVN)

Chi Phiếu hoặc Thư từ liên lạc xin gởi về:Hội Tương Trợ LM Hưu Dưỡng VN

P.O box 4929 Garden Grove, Ca 92842

Phone: (714) 636-3581 (HT) hoặc (714) 618-3788 (sr Quỳ)(714) 622-8734 (HP)

07-2012_TTDM.indd 2907-2012_TTDM.indd 29 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 30: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

30 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Tâm Sự Vườn HồngTâm Sự Vườn Hồng

NIỀM VUI TRỞ VỀ!(tiếp theo)

Một tuần sau, tôi được biết Tùng đã trở về nhà, tôi gọi cho em và chúng tôi nói chuyện, nhắn tin cho nhau rất nhiều. Chỉ có điều đau lòng, là em nhất định không cho vợ trở về nhà nữa và muốn ly hôn. Tôi gặng hỏi, thì em cho biết là hai người không hợp nhau về nhiều mặt, nhất là về tín ngưỡng. Em không chịu nổi cảnh ngày ngày, sáng, tối Nguyên cứ lải nhải ba câu kinh vớ vẩn, trong khi mấy tháng vừa qua em làm ăn thất bại. Em yêu cầu vợ đừng đọc kinh lải nhải nữa, nhưng phải cúng vái thần đất, thần tài tứ phía chung quanh nhà để xua đuổi tà ma, ám khí đang vây quanh nhà, nhưng Nguyên một mực không nghe còn quyết liệt phản đối. Vợ chồng xung khắc, rồi thường xuyên cãi vã nhau từ đó.

Khi biết được nguyên nhân câu chuyện, tôi đến thăm Nguyên ở nhà mẹ em. Em kể rõ cho tôi nghe chuyện đã xảy ra thế nào? Em cho biết cả năm nay, công ty làm ăn thua lỗ, hàng gỗ đã bị khách hàng chê và đã chở trả về nhiều chuyến hàng lớn. Tùng rất buồn và thất vọng, từ đó anh bỏ bê công việc, thường xuyên bỏ công ty đi nhậu nhẹt suốt đêm đến say khướt mới về, và cũng từ đó anh bỏ cả việc đi lễ ngày Chúa Nhật.

Nghe vậy tôi hỏi:- Sao con không nói cho dì biết,- Con sợ làm phiền lòng dì, vả lại, con thấy dì cũng

rất bận nhiều công việc.- Con nghĩ vậy là sai rồi. Dì bận việc thật, nhưng có

những công việc cần thiết phải liệu chứ. Lần sau, có việc gì không hay, nhớ báo cho dì. Bố mẹ con có biết việc này không?

- Thưa dì, có ạ! - Bố mẹ con có ý kiến gì không?- Thưa dì, lúc đầu bố mẹ con cũng khuyên bảo,

hướng dẫn rất nhiều, nhưng anh không chịu nghe. Sau

vì buồn và thấy không hy vọng anh trở lại nên đành chịu vậy thôi. Bố mẹ con đau khổ và thất vọng về anh ấy lắm, chỉ nhắn nhủ con cầu nguyện nhiều thôi.

Nguyên lại kể tiếp: khi bà mẹ của anh ngoài quê biết được tin không hay đó, liền góp ý cho Tùng phải mời thày cúng về làm lễ cúng bái xua tà, ma khí gì đó…vv, và phải rước ông thần tài, ông thổ địa về thờ thì mới hy vọng làm ăn phát đạt được. Tùng đã thực hiện như lời mẹ anh chỉ dẫn, từ đó phát sinh chuyện vợ chồng cãi cọ thường xuyên, đến lúc không thể giải quyết được nữa, và xảy ra sự cố như trên.

Nguyên ở nhà mẹ đến 3 tuần lễ, trong thời gian đó tôi thường xuyên liên lạc với Tùng qua điện thoại, và nhắn tin khẩn thiết kêu gọi sự trở về của em. Tôi giải thích rất nhiều lý lẽ trong đạo, cho em hiểu thế nào là đức Tin Kitô giáo, căn tính của đạo Chúa không phải ở điểm đánh giá nhìn vào sự thành công của vật chất, nhưng ở Tin Mừng Chúa truyền, và giáo lý Giáo Hội giảng dạy. Một mặt, tôi kêu mời rất nhiều người hiệp thông cầu nguyện, xin khấn Lòng Thướng Xót Chúa, Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, Thánh Phaolô…vv… Mỗi lần tham dự thánh lễ, tôi đã đặt tất cả lên bàn thờ trên đỉa thánh, trong chén thánh để dâng gia đình em lên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ và các thánh. Nhất là khi dâng Mình Máu Thánh Chúa. Tôi đặt trọn vẹn niềm tin tưởng tuyệt đối vào tình thương vô biên, và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đến tuần thứ 4 thì em đã mềm lòng, bằng lòng cho vợ về lại nhà. Tôi và mẹ em lại một chuyến đưa em về Sông Bé.

Hai tuần lễ trở về với nhau, tôi thấy vợ chồng tạm ổn, không còn xáo trộn cãi vã, tôi liền nghĩ đến cách phải làm thế nào để lập lại bàn thờ cho hai người. Tôi gọi điện hỏi Tùng:

- Bàn thờ Chúa đâu? - Con bỏ đi rồi. - Em để ở đâu để dì mang về.- Không biết ai đã đem đi đâu, con không thấy ở

ngoài vườn nữa.Tôi biết là không thể tìm lại được khi em cố tình

bỏ đi. Tôi lại hết lòng cầu nguyện, xin Chúa soi sáng cho tôi biết việc phải làm để giúp các em có nơi đọc kinh sớm tối, nhất là với Nguyên. Được ơn soi sáng, tôi bàn với mẹ Nguyên nên tìm một bộ bàn thờ mới, rồi đích thân tôi mang đến đặt vào chỗ cũ cho hai em. Mẹ Nguyên tỏ ra sợ, cho rằng Tùng sẽ quyết liệt từ chối nên không hưởng ứng. Tôi vẫn cứ một mực quyết định làm như ý tôi nghĩ. Tôi mua một bộ bàn thờ mới, rồi mời linh mục làm phép cho. Một buổi sáng đẹp trời, tôi thuê chuyến xe nhỏ, rồi mời bố mẹ Nguyên cùng

07-2012_TTDM.indd 3007-2012_TTDM.indd 30 6/13/2012 11:04:35 PM6/13/2012 11:04:35 PM

Page 31: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

31Văn Hóa Giáo Dục

đi. Mẹ Nguyên cùng đi với tôi, nhưng tỏ ra hết sức dè dặt, ái ngại.

Chiếc xe dừng trước cửa nhà, tôi lom khom ôm từng bức tượng xuống, mang vào trong nhà. Tôi gọi Tùng ra và nói:

- Con ạ! Dì chẳng có gì mang đến cho con, dì chỉ có Chúa và Mẹ cho con thôi.

- Con không nhận đâu, dì mang về đi.Tôi nghiêm sắc mặt gọi:- Tùng! Con phải nghe dì, con làm như thế, con thấy

có được không? - Con đâu có làm gì sai đâu! - Con làm như thế mà không sai à! Con cho như vậy

là đúng sao? - Con đâu có thờ Phật, hay thờ ai đâu, con chỉ thờ

thần tài và ông thổ địa thôi. Làm ăn phải như vậy dì ạ! Con cám ơn dì đã lo cho con. Giờ con chỉ cần có tiền thôi.

- Tiền chưa phải là tất cả đâu con. Tiền tuy rất cần thiết, nhưng không phải là cứu cánh đời con, có tiền chưa hẳn là có hạnh phúc, con biết điều đó chứ? Nhưng với con lúc này, tiền là tất cả, tiền mua được mọi sự.

- Được rồi, con cứ đợi xem, một ngày nào đó, con mới tin là dì nói đúng, không xa đâu con. Dì tin chắc chắn như thế.

- Vậy dì mang tượng về đi!- Dì cứ để đây cho Nguyên thờ, con không thờ thì

con phải cho Nguyên giữ đạo chứ!- Con đâu cấm vợ con. Nhưng trong một nhà mà có

tới hai bàn thờ thì đánh nhau suốt ngày mất. - Con biết thế thì con mang thần tài, ông địa đi. Tùng lặng im. Tôi biết là chưa thể nói cho Tùng hiểu

ra ngay lúc này được. Tôi nhủ lòng: phải có thời gian, cứ kiên nhẫn tin tưởng, cậy trông tuyệt đối vào Chúa thôi. Phải cầu nguyện cho em nhiều hơn nữa. Chỉ có Chúa mới phá đi được sự dữ này. Tôi ôm từng bức tượng đem vào phòng ngủ của em. Tôi tìm búa, tìm đinh, rồi quét dọn căn phòng sạch sẽ, tìm một chỗ cao ráo xứng đáng nhất để làm lại bàn thờ. Mẹ Nguyên thấy thế, bèn ngăn cản:

- Thôi dì đừng làm nữa, con thấy không ổn đâu, rồi vợ chồng nó lại lục đục mất.

- Chị nói vậy không được, chị cứ cầu nguyện, để em làm, xem nó có dám bỏ không?

- Chị phải giữ vững niềm tin chứ! Làm thế nào cho nó hiểu niềm tin Kitô giáo chứ.

Dọn dẹp xong, tôi bắt đầu chưng bàn thờ. Đang trưng ảnh tượng lên tường, thì Tùng đi vào. Nhìn thấy thế em nói:

- Con bảo dì đừng có trưng lên, rồi vợ chồng đánh nhau suốt ngày đấy.

- Tùng ạ! Dì đang làm điều tốt nhất cho vợ chồng con, dì có làm gì xấu cho con đâu. Cứ để cho dì làm, con đừng cản. Chúa sẽ chúc phúc cho con.

- Nhưng con nói con không cần.- Điều con cần nhất mà con không biết đấy! - Con chỉ cần có tiền thôi. Con nói trước, dì cố tình

đưa lên là con cho Nguyên ngủ một mình đấy. - Rồi con đi đâu?- Con ra phòng ngoài ngủ một mình. - Dì không nói với con nữa, để lúc khác dì nói sau.Tôi lại hì hục, đóng đinh vào tường, một chập sau

thì xong bàn thờ. Tôi cảm thấy trong lòng thật vui, một niềm vui rộn ràng tràn ngập trong hồn. Tôi chợt mỉm cười. Quay sang mẹ Nguyên nói:

- Bàn thờ xong rồi, chị ra bảo hai đứa vào đây! Mẹ Nguyên không dám gọi. Tôi ra ngoài tìm hai em. Thấy Nguyên đang ngồi phòng khách, tôi hỏi:- Tùng đâu con? - Anh ra ngoài xưởng xem thợ làm rồi.- Con vào đây với dì, dắt cả bé Ngân vào luôn, để làm

giờ đền tạ dâng kính nhà này lên Chúa và Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse che chở giữ gìn cho.

Tôi ra bàn lấy chai nước phép mà tôi đã chuẩn bị sẵn trước khi đi. Trước khi cất lời kinh, tôi xướng:

- Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần Amen!

Tôi vẩy nước phép bàn thờ trước, rồi xung quanh nhà, không bỏ sót một chỗ nào, trong nhà, ngoài sân, đàng sau, đàng trước tất cả. Tôi cầm ly nước phép, đến trước bàn thần tài, thổ địa tôi vẩy lia lịa, miệng vừa xin:

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu. Chớ gì Nước Chúa trị đến. Lạy Chúa, xin Chúa ngự trị giữa gia đình này. Xin Chúa phá đi sự dữ ra khỏi nhà này. Xin Chúa xua trừ ma quỷ đang cư ngụ nhà này. Xin Chúa xua đuổi thần tài, thổ địa ra khỏi nhà này.

Làm phép xong, tôi cất tiếng hát kinh: Chúa Thánh Thần… Lời ca tiếng hát thật sốt sắng làm giờ đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Tiếng bé Ngân mới 3 tuổi còn ngọng nghịu, chữ được, chữ mất, hoà với lời kinh đầy nước mắt của Nguyên thật xúc động và ý nghĩa. Làm xong mọi việc, tôi ở lại chờ đến chiều muộn, có ý đợi xem Tùng có thái độ phản ứng gì không? Nhưng em không nói gì? Trước khi về tôi mới được biết, trong khi chúng tôi đọc kinh thì em sang phòng bên cạnh, đứng đó để xem chúng tôi làm gì? Và chị em chúng tôi ra về. Trước khi ra xe, tôi đến bên Tùng nói:

07-2012_TTDM.indd 3107-2012_TTDM.indd 31 6/13/2012 11:04:36 PM6/13/2012 11:04:36 PM

Page 32: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

32 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

-Tùng ạ! Dì rất buồn khi sự việc thế này, dì không ngờ em lại thay đổi đến thế! Muộn rồi, dì không còn giờ để nói chuyện với em nữa, nhưng dì sẽ thưa chuyện với Chúa về em. Xin Ngài biến đổi em. Dì về đây!

- Con xin lỗi dì! Mong dì hiểu mà thông cảm cho con.Tôi ra về trong niềm vui, nỗi buồn lẫn lộn, buồn vì

sự thay đổi và cứng lòng của Tùng, vui vì đã đặt lại được bàn thờ cho Nguyên… Thời gian dài cả tháng trời, tôi kiên nhẫn ngày ngày chủ động gọi điện nói chuyện, chia sẻ với em. Những tin nhắn mỗi ngày tôi gửi cho em … Tôi động viên tinh thần bố mẹ Nguyên, kêu gọi sự kiên trì trong lời cầu nguyện, kèm thêm sự ăn chay hãm mình có ý cầu nguyện cho gia đình em. Tôi khuyến khích hai bố mẹ bớt thời giờ để đến nhà thờ Chí Hoà khấn Lòng Thương Xót Chúa cho các con. Trong thời gian này, có lần mẹ Nguyên cho tôi bíêt, Tùng có ý định là: sau này, khi sanh bé trai xong, sẽ không cho em bé chịu phép Rửa tội, không cho theo đạo mẹ nữa. Lấy lý do là bé sơ sinh chưa biết gì, cứ để bé khôn lớn lên, hiểu biết rồi, lúc đó bé muốn theo đạo nào tuỳ ý.

Tôi càng ngày càng tha thiết cầu nguyện cho em, van xin Lòng Chúa Thương Xót đến gia đình em. Sáng thức dậy, mở mắt ra tôi nhớ đến em, thầm thĩ dâng một ngày mới của em cho Chúa. Xin Chúa cùng đồng hành, cho em nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Xin Chúa biến đổi cuộc đời, ban cho em được ơn tái sinh…vv… Tôi liên lỉ cầu nguyện đêm ngày. Những tin nhắn liên tục tôi gửi đi, có lúc em hồi âm, có lúc không? Cho đến những tin nhắn cuối, thì Tùng hồi âm liên tục. Tôi viết:

Tùng ơi! Dì nói cho con biết, có lời viết rằng: Làm bởi bay, ban bởi Ta.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Nếu Chúa không ban cho, thì con có làm dập mặt cũng chẳng ích gì, con đừng tự cậy vào sức mình, mà hãy tỏ ra khiêm tốn cậy trông phó thác cho Chúa, lúc đó mới hy vọng có được mọi sự tốt đẹp. Hãy ký thác đường đời cho Chúa, để chính Chúa làm việc trong con. “ Không có Thày các con không thể làm gì được” Chúa nói như thế đấy. Đời còn dài, con cứ suy gẫm lời dì nói với con hôm nay. Dì luôn mong muốn điều tốt đẹp đến với con mà con đâu biết. Đừng cậy vào sức mình, nhưng vừa làm vừa cậy trông Ơn Chúa, chứ chẳng có ông thần, ông địa nào phù hộ cho con đâu. Chỉ có một mình Thiên Chúa duy nhất mà thôi.

- Thưa dì! Con cám ơn dì, nhưng con biết việc con làm mà.

- Tùng ơi! Hai vợ chồng con bảo nhau cầu nguyện thật nhiều, xin Chúa thương đến nhà chúng con. Cứ vững lòng trông cậy cầu xin nhé!

- Con cầu hoài mà chẳng thấy Chúa đâu cả! - Tùng ơi! Dì đang cầu nguyện cho gia đình con đây.

Xin Chúa chúc lành và thánh hoá gia đình con. Xin Chúa củng cố đức tin cho con…vv…

- Tùng ạ! Lời Chúa phán rằng: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn nhờ lời miệng Thiên Chúa phán ra”. Xin Chúa ban thêm niềm tin cho con. Xin Chúa gia tăng lòng trông cậy, và nồng nàn tình mến Chúa trong con.

- Thưa dì! Có ai nói cho con biết điều đó đâu! Dì cầu nguyện cho con với.

- Con ạ! Được cả và thế gian này mà mất linh hồn nào có ích gì? Con hãy mau quay trở về với Chúa. Người là Đấng rất mực yêu thương, Người hằng quan tâm đến từng nhu cầu con cái của Người. Người biết các con cần gì, thiếu gì, Người sẽ liệu cho. Tiên vàn con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã con ạ! Mọi sự Người sẽ ban cho sau.

- Con phải làm gì bây giờ? Xin dì chỉ cho con. Đọc qua những lời của Tùng, tôi thấy đã có sự hồi

tâm. Tôi gọi cho Tùng:- Em ạ! Nếu em thật lòng, em hãy thu xếp công việc,

đến đây với dì, dì sẽ chỉ cho biết, con phải làm gì?- Công việc con ngập đầy, con đâu bỏ đi được, dì đến

với con đi! Với giọng chắc nịch tôi nói:- Dì muốn con tỏ bày sự thiện chí, nếu con thật lòng

muốn trờ về, con hãy đến đây. - Vâng! Để con thu xếp công việc. - Con cứ tự do suy nghĩ, làm điều gì con thấy cần

làm mà lương tâm con mách bảo, rồi hãy đến đây. Thời gian trôi qua, tôi ngày ngày vẫn tha thiết cầu

xin trong niềm tin tưởng và phó thác chờ em. Một tháng trôi qua, vào dịp lễ Thánh Phalô trở lại ngày 25 -1, tôi gọi cho em:

- Tùng ạ! Con có nhớ ngày mai là ngày gì không? - Không ạ! - Con phải dứt khoát với công việc, ngay chiều nay

con đến với dì, dì sẽ giúp con, nếu con thật tâm trở về. Không trì hoãn nữa. Ngày mai là ngày mừng kính Thánh Phaolô bổn mạng của con, con không nhớ sao?

- Thưa dì! Con quên mất rồi. - Con có đến dì không? Dì đợi. - Vâng! Con sẽ đến, dì chờ con nhé! Một niềm vui trào tràn, vỡ oà… ngập đầy tâm hồn

tôi lúc này. Niềm vui khôn kể xiết. Tôi chạy ngay vào nhà nguyện, sấp mình xuống trước Chúa Giêsu Thánh Thể. Nước mắt tự dưng ứa ra. Tôi khóc trong niềm vui dạt dào. Hơn một giờ sau, Tùng đã dừng xe trước cổng nhà. Vì đã chuẩn bị sẵn, nên khi Tùng đến, tôi liền dẫn

07-2012_TTDM.indd 3207-2012_TTDM.indd 32 6/13/2012 11:04:36 PM6/13/2012 11:04:36 PM

Page 33: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

33Văn Hóa Giáo Dục

em tới Đền Thánh Martinô để tìm cha cho em xưng tội. Trong khi chờ cha ra, tôi giúp em dọn mình. Cha ra tới nơi, tôi gặp cha trình bày sơ qua tình trạng tâm hồn của em, để trong toà giải tội, cha giúp em tận tình hơn. Xưng tội xong, ra khỏi toà, cha đã tìm đến bên em, giúp em làm việc đền tội thật cảm động. Nhìn hai cha con ngồi đấy mà lòng tôi thổn thức, rộn ràng, vui sướng…vv… một tâm trạng tôi không diễn tả cho đúng nghĩa.

Ngay chiều hôm đó, em đã ở lại nhà tôi, để tham dự thánh lễ chiều tại Đền Thánh. Ngày hôm sau, mới 3g00 chiều, tôi thấy hai vợ chồng, cả cô con gái 3 tuổi đã có mặt trước cửa nhà, Tùng cho tôi biết là về sớm như vậy, để chuẩn bị đi dự thánh lễ Mừng kính Thánh Phaolô Bổn Mạng. Vợ chồng em ngỏ ý mời tôi cùng tham dự thánh lễ chiều nay để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với vợ chồng em. Đến giờ thánh lễ, tôi cùng cả nhà đi tới Đền Thánh. Vừa tới cổng, tôi đã nhìn thấy có cả bố mẹ Nguyên, cậu em trai Nguyên nữa. Tôi buột miệng kêu lên:

Lạy Chúa ơi! Con tạ ơn Ngài! Thật hạnh phúc dường bao. Đến giờ dâng lễ, tôi ngỏ ý mọi người cùng ngồi vào

một chỗ, tôi đi đầu để dẫn tất cả ngồi lên hàng ghế trên gần bàn thờ để tham dự thánh lễ cho sốt sắng. Sau thánh lễ, Tùng mời cả gia đình lên xe đến một nhà hàng gần đó ăn bữa cơm tối, như một bữa tiệc vui mừng, tạ tội sau những ngày tháng sai lầm, đi xa đường lối Chúa.

Những ly bia tràn đầy cụng nhau mừng vui, phấn khởi. Chỉ có mấy người thôi mà tiếng cười nói, hân hoan tràn ngập cả căn phòng, như quên đi hết những nỗi ưu sầu trong những ngày tháng qua.

Hai ngày sau, Nguyên gọi điện cho tôi báo tin vui:- Dì ơi! Con báo tin vui cho dì đây! Anh Tùng đã thu

hết mấy ông thần, ông địa đi hết rồi.- Nó mang đi đâu?

- Con không biết nữa! Anh cũng dọn lại bàn thờ Chúa ra nhà ngoài như cũ rồi dì ạ!

- Con mừng lắm. Con cám ơn dì thật nhiều. - Được rồi, dì mừng cho hai con. Con giữ gìn sức

khoẻ cho tốt đấy, còn lo cho đến ngày sinh nở chứ! Mà sắp đến chưa?

- Thưa dì! Cuối tháng này ạ! - Vậy Tùng có nói gì về việc rửa tội cho em bé không? - Thưa dì có ạ! Anh nói: cũng chọn thánh Phaolô làm

bổn mạng cho em bé, để hàng năm hai bố con cùng mừng lễ một ngày cho đẹp. Dì thấy có được không?

- Tốt lắm. Ngày đêm con luôn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria, con nhé!

- Vâng ạ! cả Thánh Phaolô nữa chứ. - Vừa lúc đó Tùng cũng nói xen vào: Con cám ơn cả

dì nữa. Ngay lúc đó, tôi cũng thầm thì dâng lời tạ ơn Thiên

Chúa bằng lời ca: Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la, xin dâng lời cảm mến hoà theo tiếng hát dâng lên. Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ con, xin dâng lời cảm tạ. Tay hồng ân Chúa đưa con về xin dâng lời cảm mến. Chúa cho con Trời Mới Đất Mới, đường đời con đổi mới, con sẽ ca ngợi lòng thương xót Chúa muôn muôn đời.

GM Lệ Tâm

07-2012_TTDM.indd 3307-2012_TTDM.indd 33 6/13/2012 11:04:36 PM6/13/2012 11:04:36 PM

Page 34: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

34 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

NGỢI CA LINH MỤCThiên Bình

Quen múa bút trong thi đàn, văn giớiTừng ngợi ca, đủ thể loại đề tài ...Tôi vẫn tránh nói một bậc người

(vì người chẳng giống ai!)Người hiện diện, nhưng nhân gian không hiểu

Cũng chỉ như tôi, xác thân người rất yếu;nhưng, ô hay, Người sống "TỰA THIÊN THẦN"1

Bẻ bánh đời mình để ban tặng muôn dân.Người rất đỗi khó nghèo nhưng giầu sang nhờ Thượng Đế.

Nước mắt riêng mình thì chảy vào tim,Nhưng vì đời, người đổ lệ!

Vòng tay ngắn thôi nhưng muốn ôm cả địa cầu.Tôi hỏi 'thiên thần': "Người đã đến từ đâu?"

Thiên sứ bảo: "Đó là Kitô khác"2

Đúng rồi,Y như Đức Kitô, dù bị người đời phụ bạc,

Người vẫn cứ yêu, sau trước một niềm thương.Gót độc hành kiên vững cõi vô thường. Đến chỗ tối, người hóa thành Ánh sáng

Cứu đau khổ, người sẵn lòng hiến mạng.Giảng niềm tin cho những kẻ mê lầm.

Bước lên bàn thờ như hoàng đế giá lâm.Ôi đẹp quá! NGƯỜI NHẬP VAI THƯỢNG TẾ.

Ca tụng người, sao mắt tôi rưng lệ?Không! Tôi đang chúc tụng Chúa trên trời.

Người chính là phép lạ đó, người ơi.CHÚA HIỆN DIỆN, hóa thân thành linh mục.

Nói được chăng: Người cũng đầy ơn phúc?Dù chẳng giống ai, nhưng đẹp nhất trên đời.

Chiêm-ngắm người, xúc-động quá người ơi!

1 Tanquam Angeli.

2 Sacerdos, Alter Christus

Quí Tân Linh MụcJune 02, 2012

Patriciô M. Trần Thế Mạc, CMCPatriciô M. Nguyễn Ngọc Quang, CMCAlphongsô M. Vũ Toàn Tri, CMCBêđa M. Nguyễn Tâm Năng, CMCTôma M. Vũ Lưu Truyền, CMC

07-2012_TTDM.indd 3407-2012_TTDM.indd 34 6/13/2012 11:04:36 PM6/13/2012 11:04:36 PM

Page 35: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Ngày Thánh Mẫu 2012Từ Thứ Năm, Ngày 2 Đến Chúa Nhật, Ngày 5 Tháng 08 Năm 2012

Tại Carthage, Missouri, USA

Với Chủ ĐềVới Chủ Đề::“Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa” “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa” (Lc 1:46)(Lc 1:46)

Nhân Dịp Kỷ Niệm 35 NămNhân Dịp Kỷ Niệm 35 Năm

Tổ Chức Ngày Thánh MẫuTổ Chức Ngày Thánh Mẫu

Ban Tổ Chức:Ban Tổ Chức:Trưởng Ban:Trưởng Ban:Lm. Tôma Aquinô M. Nguyễn Huy Châu, CMCLm. Tôma Aquinô M. Nguyễn Huy Châu, CMC

Phó Nội Vụ:Phó Nội Vụ:Lm. Gioan-Thành M. Trần Quốc Toản, CMCLm. Gioan-Thành M. Trần Quốc Toản, CMC

Phó Ngoại Vụ:Phó Ngoại Vụ:Lm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMCLm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMC

Thư Ký:Thư Ký:Lm. Philipphê Nêri M. Đỗ Thanh Cao, CMCLm. Philipphê Nêri M. Đỗ Thanh Cao, CMC

Thủ Quỹ:Thủ Quỹ:Lm. Gioan Đamascênô M. Ngô Đức Vượng, CMCLm. Gioan Đamascênô M. Ngô Đức Vượng, CMC

Các Dịch Vụ Về Ngày Thánh Mẫu Xin Liên Lạc:Các Dịch Vụ Về Ngày Thánh Mẫu Xin Liên Lạc:Lm. Tôma M. Vũ Lưu TruyềnLm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền

1900 Grand Ave., Carthage, MO 648361900 Grand Ave., Carthage, MO 64836417-388-2431 / Email:417-388-2431 / Email: [email protected] [email protected]

07-2012_TTDM.indd 3507-2012_TTDM.indd 35 6/13/2012 11:04:37 PM6/13/2012 11:04:37 PM

Page 36: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

"L

Hướng Về Ngày Thánh Mẫu 2012

inh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa” (Lk 1:46) là lời ca ngợi Thiên Chúa của Mẹ Maria vì

Mẹ đã nhận ra rằng tuy chỉ là thân phận tì nữ, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Mẹ bao việc trọng đại. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm tổ chức Ngày Thánh Mẫu, Ban Tổ Chức đã chọn lời ca tụng này của Mẹ làm chủ đề để nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria đã che chở phù trợ cho những Ngày Thánh Mẫu suốt 34 năm qua.

Cũng như thường lệ, Ngày Thánh Mẫu năm nay bắt đầu với Thánh Lễ Đại Trào khai mạc lúc 7:00 giờ chiều tại Lễ Đài do Đức Giám Mục John J. Leibrecht, nguyên Giám Mục sở tại, cùng với sự hiện diện của Đức Cha James Vann Johnston, Jr, Giám Mục sở tại đương kim. Ngài cũng là người chính thức tuyên bố khai mạc Ngày Thánh Mẫu. Bên cạnh đó, chúng ta hân hạnh được đón tiếp Đức Cha Frank J. Dewane, Giám Mục Giáo Phận Venice, FL, một Giáo Phận trẻ trung và linh động mới được thiết lập năm 1984 do Đức Cố Giáo Hoàng Chân Phước Gioan Phaolô II. Đức Cha Dewane sẽ chủ tế và giảng thuyết trong Thánh Lễ Đại Trào chiều Thứ Sáu kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Từ Việt Nam, chúng ta được hân hạnh đón tiếp Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Giáo Phận Thái Bình. Đức Cha Đệ sẽ chủ tế và giảng thuyết

trong Thánh Lễ Đại Trào bế mạc Ngày Thánh Mẫu vào sáng Chúa Nhật. Đặc biệt cuộc cung nghinh trọng thể Thánh Tượng Mẹ Thánh Du và Thánh Lễ Đại Trào Biệt Kính Trái Tim Mẹ vào chiều Thứ Bảy sẽ do hai Đức Cha sở tại James Johnston và John Leibrecht chủ sự cùng với các Đức Cha và hàng trăm linh mục đồng tế. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian những Ngày Thánh Mẫu sẽ có khoảng 18 Thánh Lễ và các giờ chầu Thánh Thể liên tục tại Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ và các địa điểm khác để cầu nguyện cho các nhu cầu của Giáo Hội, đặc biệt là Khách Hành Hương. Cũng sẽ có các linh mục liên tục ngồi tòa để Khách Hành Hương có dịp làm hòa với Chúa trong dịp này.

Phần hội thảo năm nay chúng ta lại hân hạnh đón tiếp một vị giảng thuyết rất quen thuộc và có lối giảng thuyết vui tươi hấp dẫn, đó là Linh Mục Vũ Thế Toàn, Dòng Tên từ California. Ngài sẽ đảm trách ba buổi hội thảo Thăng Tiến Cuộc Sống tiếng Việt dành cho người lớn cũng như các bạn trẻ. Linh mục Nguyễn Khắc Hy, Dòng Xuân Bích, một giáo sư Đại Chủng Viện có rất nhiều kinh nghiệm về giảng thuyết với những đề tài sâu sắc và hữu ích sẽ đảm trách hai buổi hội thảo tiếng Việt Gia Đình và Niềm Tin dành cho giới phụ huynh. Linh Mục Nguyễn Bá Thông từ Giáo Phận Savanah, GA , một linh mục trẻ đang hăng say với công tác cứu giúp các em Việt Nam xấu số tại Campuchia sẽ chia sẻ với các ban trẻ bằng hai ngôn ngữ Anh Việt trong 2 giờ hội thảo Tuổi Trẻ Sống Niềm Tin. Phần hội thảo Học Hỏi Sống Đạo sẽ do linh mục Nguyễn Thiết Thắng, Dòng Benedictô, một linh mục trẻ trung và hoạt bát sẽ hướng dẫn chúng ta học hiểu và trân quí hơn phụng vụ và những việc đạo đức thực hành trong Giáo Hội. Năm nay các em thiếu niên sẽ được Frère Phong, một tu sĩ Dòng Lasan với một trái tim trẻ trung đầy nhiệt huyết, chia sẻ về ý nghĩa và lợi ích của Thánh Lễ trong hai buổi hội thảo bằng Tiếng Anh. Hai buổi hội thảo về Đức Mẹ sẽ được Linh Mục

Cũng như thường lệ Ngày Thánh Mẫu năm nay

07-2012_TTDM.indd 3607-2012_TTDM.indd 36 6/13/2012 11:04:39 PM6/13/2012 11:04:39 PM

Page 37: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Nguyễn Châu Hy, CMC, một linh mục trẻ của nhà Dòng sẽ đảm trách một buổi. Với lối trình bày lưu loát sống động, hy vọng quí thính giả sẽ tìm thấy sự vui tươi và hữu ích trong buổi học hỏi về Mẹ Maria. Buổi hội thảo thứ hai về Mẹ Maria sẽ do ông Cao Tấn Tĩnh từ California hướng dẫn. Ông Cao Tấn Tĩnh là tác giả của nhiều tác phẩm về Bí Mật Fatima. Với những nghiên cứu và khám phá mới về sứ điệp Fatima, chúng tôi tin rằng Ông Cao Tấn Tĩnh sẽ mang đến cho thính giả những hiểu biết lợi ích cho đời sống tâm linh đặc biệt lòng sùng kính Mẹ Fatima.

Để đánh dấu kỷ niệm 35 năm tổ chức, Ban Tổ Chức, Ngày Thánh Mẫu năm nay sẽ có sự tham gia của Đoàn Trống truyền thống Việt Nam do hơn 60 em thanh thiếu niên từ California. Các em là những sinh viên học sinh trẻ trung đầy nhựa sống, sẽ trình diễn những điệu trống hùng tráng rất truyền thống Việt Nam trước các giờ Lễ, trong cuộc cung nghinh chiều Thứ Bảy, và đặc biệt, vào lúc 3:30 chiều Thứ Sáu, các em sẽ trình diễn màn múa trống lồng trong vở kịch “Đóa Hồng Trà” tại lễ đài chính. Cũng cần nói thêm là Đội Trống này do Frère Phong Dòng Lasan sáng lập và tiếp tục nâng đỡ duy trì. Phần văn nghệ tối Thứ Sáu và Thứ Bảy sẽ do Trung Tâm Asia đảm trách với nhiều ca sĩ tên tuổi dưới sự điều khiển của 2 MC Việt Dũng và Diệu Quyên. Đêm Thứ Sáu và Thứ Bảy sẽ có chương trình sinh hoạt cầu nguyện Soul2Soul từ 10:00 đến 12:00 giờ đêm tại Hội Trường Nhà Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do các em thiếu niên trong nhóm Christ’s Vieteen đảm trách.

Để phục vụ Quí Khách hành hương, sẽ có hơn 8 lều quán ăn lớn với các món ăn rất thuần túy Việt Nam như phở, bún riêu, bánh cuốn, cơm tấm…. và 1 quán ăn của Hội Columbus thuộc một giáo xứ Mỹ, đó là xứ Thánh Anna gần Nhà Dòng. Quán này vẫn phục vụ món ăn quen thuộc như hamburger, hot dog… hợp

khẩu vị các em thích món ăn Mỹ. Bên cạnh đó, có khoảng 4 quán Boba và 1 quán nước đá với các hương vị trái cây cũng rất Việt Nam như sầu riêng, khoai môn, mít… Cách đây hai năm, Nhà Dòng đã cho dựng một mái garage rất lớn để có thể chứa được hơn 20 gian hàng kỷ vật lớn nhỏ. Ngoài ra còn có hơn 10 lều nhỏ cổ động ơn Thiên Triệu để các Hội Dòng Mỹ cũng như Việt có dịp trình bày với các em về đời sống tu trì.

Có thể nói Ngày Thánh Mẫu, sau 34 lần tổ chức đã trở thành thời gian và địa điểm quen thuộc để các người Việt Công Giáo từ khắp nơi hẹn hò qui tụ. Thành Phố Carthage thuộc bang Missouri, bình thường chỉ là một thành phố rất nhỏ bé và yên tĩnh với dân số rất khiêm tốn là khoảng 10 ngàn. Thế nhưng trong những Ngày Thánh Mẫu, Carthage trở nên rộng ràng tấp nập với số người khoảng 5 hay 6 chục ngàn người. Ngày Thánh Mẫu đã từ lâu trở thành Ngày Của Thành Phố do Thị Trưởng Thành Phố chính thức công bố.

Chỉ còn khoảng một tháng nữa, Ngày Thánh Mẫu lần thứ 35 sẽ bắt đầu, hiện giờ Ban Tổ Chức đang ráo riết chuẩn bị và các nơi cũng đang nôn nao hướng về Ngày Thánh Mẫu. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi Quí Vị hãy cùng chúng tôi cầu nguyện đặc biệt để những Khách Hành Hương đến tham dự Ngày Thánh Mẫu năm nay được tràn đầy ơn Chúa. Đồng thời nhân dịp Kỷ Niệm 35 năm tổ chức, xin Quí Vị cùng chúng tôi dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria lòng cảm tạ với tâm tình của Mẹ Maria: “Linh Hồn Tôi Ngợi Khen Chúa”.

Hẹn gặp Quí Vị Ngày Thánh Mẫu lần thứ 35

TMC

Để đánh dấu kỷ niệm 35 năm tổ chức Ban Tổ

07-2012_TTDM.indd 3707-2012_TTDM.indd 37 6/13/2012 11:04:40 PM6/13/2012 11:04:40 PM

Page 38: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Hân Hoan Chào MừngNgày Thánh Mẫu 2012 hân hoan chào mừng Quý Đức Cha đến chủ tế và giảng thuyết trong

các Thánh Lễ Đại Trào:

1. Đức Cha James Vann Johnston, Jr.,Giám Mục Giáo Phận Springfi eld-Cape Girardeau

2. Đức Cha John J. LeibrechtNguyên GM GP Springfi eld-Cape Girardeau

3. Đức Cha Frank J. DewaneGiám Mục Giáo Phận Venice, FL

4. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn ĐệGiám Mục Giáo Phận Thái Bình, VIỆT NAM

Lm. Vũ Thế Toàn, SJ Lm. Nguyễn Khắc Hy, PSS Lm. Nguyễn Thiết Thắng, OSB Lm. Nguyễn Bá Thông, Savannah

Lm. Nguyễn Châu Hy, CMC Frère Phong, Dòng Lasan Ông Cao Tấn Tĩnh, CA

Ban Tổ Chức Xin Hân Hạnh Giới Thiệu Các Thuyết Trình Viên Trong Ngày Thánh Mẫu 2012:

3 buổi hội thảo cho giới phụ huynh và bạn trẻ (Tiếng Việt)

2 buổi hội thảo cho giới phụ huynh (Tiếng Việt)

2 buổi học hỏi về sống đạo (Tiếng Việt)

2 buổi hội thảo cho các bạn trẻ (Tiếng Việt-Anh)

1 buổi hội thảo về Đức Mẹ (Tiếng Việt)

2 buổi hội thảo cho thiếu niên (Tiếng Anh-Việt)

1 buổi hội thảo về Đức Mẹ (Tiếng Việt)

07-2012_TTDM.indd 3807-2012_TTDM.indd 38 6/13/2012 11:04:42 PM6/13/2012 11:04:42 PM

Page 39: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

CHƯƠNG TRÌNH TỔNG QUÁT NGÀY THÁNH MẪU 2012THỨ NĂM: 02-8-2012 - KHAI MẠC NGÀY THÁNH MẪU

07:00-10:00 PM Thánh Lễ Đại Trào tôn thờ Thánh Thể Khai Mạc Ngày Thánh Mẫu tại Lễ Đài. 10:30-11:45 Thánh Lễ cầu hồn cho những người có tên trong Vườn Cầu Nguyện tại Công Trường.

THỨ SÁU: 03-8-2012 - NGÀY TÔN VINH THÁNH THỂ CHÚA

07:30-09:00 AM Thánh Lễ cầu cho việc Truyền Giáo tại Lễ Đài. 07:30-09:10 Phong Trào Cursillo họp tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 09:00-10:15 Giờ Chầu Thánh Thể 1 tại Đền Thánh: Cầu cho Giáo Hội hoàn vũ, Tổ Quốc và GHVN. 09:00-10:45 Hội Thảo Thăng Tiến Cuộc Sống 1 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ, CA). 09:30-10:45 Hội Thảo về Đức Mẹ 1 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Cao Tấn Tĩnh, BVL, CA). 10:30-11:45 Giờ Chầu Thánh Thể 2 tại Đền Thánh: cầu cho ý nguyện của những người tham dự NTM. 11:00-12:45 Hội Thảo Gia Đình và Niềm Tin 1 tại Hội Trường CTTĐVN (L m. Nguyễn Khắc Hy, SS, WA). 11:15-12:45 Hội Thảo Giới Thiếu Niên 1 – Anh Ngữ tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Frère Phong, CA). 12:00-01:15 PM Thánh Lễ cầu cho bệnh nhân và những người đau khổ tại Đền Thánh. 01:00-02:30 Hội Thảo Thăng Tiến Cuộc Sống 2 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ, CA). 01:00-02:45 Hội Thảo về Sống Đạo 1 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Nguyễn Thiết Thắng, OSB, OR). 01:30-02:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Hội Các Bà Mẹ Công Giáo tại Đền Thánh. 02:45-04:15 Hội Thảo Tuổi Trẻ Sống Niềm Tin 1 tại HTCTTĐVN (Lm. Nguyễn Bá Thông, Savanah, GA). 03:00-04:30 Thánh Lễ Tôn Thờ Chúa Tình Thương tại Đền Thánh. Xin ơn bình an cho các gia đình. 03:30-04:45 Biểu Diễn Điệu Trống Truyền Thống Việt Nam tại Lễ Đài (Nhóm Thanh Thiếu Niên Lasan). 03:00-04:30 Tông Đồ Fatima Sinh Hoạt tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 04:15-06:00 Giải tội tại Hội Trường CTTĐVN. 07:00-09:00 Thánh Lễ Đại Trào kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài. 09:00-12:00 Văn Nghệ mừng Ngày Thánh Mẫu Lần Thứ 35 tại Lễ Đài. 10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’s Vieteen).

THỨ BẢY: 04-8-2012 - NGÀY ĐỀN TẠ KHIẾT TÂM MẸ

07:30-09:00 AM Thánh Lễ kính Đức Mẹ La Vang tại Lễ Đài. 07:30-08:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Giáo Sĩ, Tu Sĩ tại Đền Thánh. 07:30-09:15 Thánh Lễ và Họp Gia Đình Tận Hiến Đồng Công tại Hội Trường Nhà Ba Lầu. 09:00-10:15 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Phong Trào Tông Đồ Fatima tại Đền Thánh. 09:00-10:45 Hội Thảo Thăng Tiến Cuộc Sống 3 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Vũ Thế Toàn, SJ, CA). 09:30-11:00 Hội Thảo Giới Thiếu Niên 2 – Tiếng Anh tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Frère Phong,CA). 10:30-11:45 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Phong Trào Đền Tạ TTĐM tại Đền Thánh. 10:30-12:00 Thánh Lễ và Họp Thân Hữu Đồng Công tại Nhà Nguyện Tập Viện. 11:30-12:45 Hội Thảo về Đức Mẹ 2 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Nguyễn Châu Hy, CMC, MO). 11:00-12:45 HT Tuổi Trẻ Sống Niềm Tin 2 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Nguyễn Bá Thông, Savanah, GA). 12:00-01:15 PM Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Đạo Binh Đức Mẹ tại Đền Thánh. 01:00-02:45 Hội Thảo về Sống Đạo 2 tại Hội Trường Nhà Ba Lầu (Lm. Nguyễn Thiết Thắng, OSB, OR). 01:00-02:45 Hội Thảo Gia Đình và Niềm Tin 2 tại Hội Trường CTTĐVN (Lm. Nguyễn Khắc Hy, SS, WA). 01:30:02:45 Thánh Lễ của Thiếu Nhi Thánh Thể tại Đền Thánh. 03:00-04:15 Thánh Lễ và Giờ Đền Tạ của Đạo Binh Hồn Nhỏ tại Đền Thánh. 05:00-07:00 Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima. 08:00-10:00 Thánh Lễ Đại Trào biệt kính Khiết Tâm Mẹ tại Lễ Đài. 10:00-12:00 Văn Nghệ và Xổ Số NTM 2012 tại Lễ Đài. 10:30-12:00 Phút Tâm Giao “Soul2Soul” tại Hội Trường CTTĐVN (Christ’s Vieteen).

CHÚA NHẬT: 05-8-2012 - BẾ MẠC NGÀY THÁNH MẪU LẦN THỨ 35

07:00 AM Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc Ngày Thánh Mẫu: Chúa Nhật 18 Thường Niên tại Lễ Đài. Nghi thức bế mạc Ngày Thánh Mẫu 2012. Loan báo Ngày Thánh Mẫu 2013.

07-2012_TTDM.indd 3907-2012_TTDM.indd 39 6/13/2012 11:04:45 PM6/13/2012 11:04:45 PM

Page 40: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Ông Bà và Anh Chị Em có thể giúp chúng tôi bằng cách ủng hộ những vé số hoặc phân phối vé số cho những người bạn khác nữa. Các lô trúng sẽ được quay số dịp Ngày Thánh Mẫu tại Tỉnh Dòng Đồng Công ngày 04-8-2012.

Các Lô TrúngĐộc Đắc: $25,000(25 Ngàn Mỹ Kim)

Lô Hạng 1: $5,000Lô Hạng 2: $4,000Lô Hạng 3: $3,000Lô Hạng 4: $2,000Lô Hạng 5: $1,00050 lô mỗi lô: $10050 lô mỗi lô: $50

Xổ Số Ngày Thánh Mẫu 2012

Ban Văn NghệNTM 2012

Phần Văn Nghệ Ngày Thánh Mẫu năm nay sẽ có sự tham gia của Trung Tâm Asia với những ca sĩ tên tuổi như:

Quốc Khanh, Lê Anh Quân, Mỹ Huyền, Hồ Hoàng Yến, Đặng Thế Luân, Mai Thanh Sơn, Tâm Đoan, Băng Tâm, Lâm Thúy Vân, Đoàn Phi, Hoàng Anh Thư, Phi Tiễn, Hoàng Oanh, Carol Kim với MC: Việt Dzũng & Diệu Quyên và Asia Band

Mọi chi tiết xin liên lạc về:Lm. Polycarpô Nguyễn Đức Thuần, CMC

801 E. Mayfi eld Rd., Arlington TX 76014Q (817) 467-0690 (417) 793-7788

[email protected]

Hoặc: Lm. Gioan Đinh Viết Luận, CMC1775 S. Main St., Corona CA 92882

Q (951) 737-4125

Ban Thánh NhạcNTM 2012

Ban Thánh Nhạc NTM 2012 hân hạnh giới thiệu cùng toàn thể quý vị và hân hoan chào mừng các ca đoàn tham dự NTM 2012:

Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho mọi nỗ lực của chúng ta.Mọi chi tiết xin liên lạc

Lm. Gioan M. Trần Trung Thành, CMC [email protected]

1900 Grand Ave., Carthage, MO 64836Q (417) 358-7787

- Ave Maria, Corona, CA

- Cêcilia, Port Arthur, TX

- Cêcilia, Raleigh, NC

- GX CTTĐVN, Arlington, TX

- La Vang, Houston, TX

- Ngàn Thông, Westminster, CA

- Nhóm Phụng Ca, Wichita, KS

- Phanxicô, Fort Worth, TX

- Têrêsa, Wichtia, KS

- Trinh Vương, Garland, TX

- Thăng Ca Ensemble, Arlington, TX

- Phục Sinh, Lincoln, NE

- Têrêsa, Oklahoma City, OK

- Thánh Gia, Lincoln, NE

- Têrêsa, Dallas, TX

- Thánh Mẫu, Minneapolis, MN

- Thiên Ân, Denver, CO

- Thiên Thần, Austin, TX

- Trinh Vương, Joliet, IL

- Têrêsa, Stockton, CA

07-2012_TTDM.indd 4007-2012_TTDM.indd 40 6/13/2012 11:04:45 PM6/13/2012 11:04:45 PM

Page 41: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Thông BáoBan Ngoại Vụ NTM 2012

Ban Ngoại Vụ Ngày Thánh Mẫu 2012 xin hân hạnh kính báo cùng toàn thể Quí Cha, Quí Tu Sĩ, và Quí Vị thuộc các Giáo xứ, Cộng đoàn, và Đoàn thể sẽ tham dự Ngày Thánh Mẫu 2012 mấy điều cần thiết sau đây:

Chỗ Ngủ Dành Cho Quí Cha và Quí Tu Sĩ Quí Cha, Quí Tu Sĩ tham dự NTM 2012, nếu cần nơi ăn ngủ trong tinh thần đơn nghèo của Dòng chúng con, xin cho chúng con biết trước ngày 15 tháng 07. Riêng nam Tu Sĩ xin tự túc chỗ ngủ. (Kính xin Quí Cha và Quí Tu Sĩ vui lòng mặc tu phục trong suốt thời gian tham dự NTM.)

Phụ Trách Phụng Vụ Quí Giáo xứ, Cộng đoàn, hoặc Đoàn thể nào muốn phụ trách Phụng vụ trong NTM 2012, xin vui lòng cho chúng tôi biết trước ngày 30 tháng 06 để tiện việc sắp xếp.

Thí dụ như: Thánh Ca, Dâng Lời Nguyện Cộng Đồng, Đọc Sách Thánh, Khiêng Kiệu, Dâng Lễ Vật, Chầu Thánh Thể luân phiên...

*Ban Tổ Chức không chấp nhận việc bày bán trong xe hay bán rong trong khu vực tổ chức NTM.

** Việc cung ứng nhu cầu chung cho khách hành hương bắt đầu vào sáng thứ Ba, ngày 31 tháng 07 năm 2012.

Mọi liên lạc, xin đề:Lm. Tôma M. Vũ Lưu Truyền, CMC

Ban Ngoại Vụ NTM 20121900 Grand Ave., Carthage MO 64836; (417) 388-2431

Email: [email protected]*Các Đơn liên quan đến NTM 2012 được đăng trên

www.dongcong.net

GIỚI THIỆU MOTELBan Tổ Chức xin được giới thiệu cùng quí vị muốn tham

dự Ngày Thánh Mẫu 2012 một số khách sạn, quán trọ, và camp-grounds gần địa điểm tổ chức NTM, xin quí vị liên lạc trực tiếp với khách sạn để giữ chỗ:

Khách Sạn tại Thành Phố CarthageBest Western Precious Moments Hotel 800-511-7676Econo-Lodge 1441 W. Central 800-553-2666Super 8 Motel 416 W. Fir Rd. 800-800-8000Carthage Inn 2244 Grand Ave. 888-454-2499Best Budget Inn 13008 Hwy 96 417-358-6911Guest House Motel 417 E. Central 417-358-4077Far Walkaway Farm 13840 Kipper Ln 417-388-1156Grand Avenue Bed & Breakfast 888-380-6786Leggett House Bed & Breakfast 417-358-0683(xem chi tiết tại www.visit-carthage.com)

Khách Sạn tại Thành Phố JoplinBaymont Inn and Suites 3510 S. Range Line Rd. 866-627-9876Best Western Oasis Inn 3508 S. Range Line Rd. 866-806-4953Budget Inn 1822 West 7th St. 417-623-6191Candlewood Suites 3512 S. Rangeline Rd. 877-226-3539Capri Motel 3404 S. Main St. 417-623-0391Comfort Inn & Suites 3400 S. Range Line Rd. 800-228-5150Days Inn 3500 S. Range Line Rd. 800-329-7466Drury Inn & Suites 3601 S. Range Line Rd. 800-378-7946Economy Inn & Suites 1700 West 30th St. 417-782-7212Fairfield Inn 3301 S. Range Line Rd. 800-228-2800Hampton Inn 3107 East 36th St. 800-426-7866Hilton Garden Inn 2644 East 32nd St. 877-782-9444Holiday Inn 3615 Range Line 800-465-4329Microtel Inns & Suites 4101 Richard Joseph Blvd. 888-771-7171Motel 6 3031 S. Range Line Rd. 800-466-8356Plaza Motel 2612 East 7th St. 417-623-0610Quality Inn 3325 S. Arizona Ave. 800-424-6423Residence Inn Marriot 3128 E. Hammonds Blvd. 800-331-3131Riviera Roadsite Motel 3333 S. Range Line Rd. 417-624-6500Sleep Inn 4100 Hwy 43 800-424-6423Sunrise Inn 3600 S. Range Line Rd. 800-825-2378Super 8 Motel 2830 East 36th St. 800-800-8000Towne Place Suites 4026 Arizona Ave 800-257-3000(xem chi tiết tại www.visitjoplinmo.com)

Khách Sạn tại Thành Phố Neosho & LamarNeosho Inn 2500 South Hwy 71 800-972-1999Best Western Big Spg 1810 Southern View Dr 417-455-2300Blue Top Inn 65 SE 1st Ln 417-682-3333Super 8 Neosho Motel 3085 Gardner Edgewood Dr 866-540-4739Blue Top Inn 65 SE 1st Ln, Lamar 417-682-3333Super 8 Lamar 45 SE 1st Ln, Lamar 417-682-6888

RV Park tại Thành Phố CarthageBallard's Campground 13965 Ballard Loop 417-359-0359Big Red Barn RV Park 5089 Country Ln 138 888-244-2276Coachlight RV Park 5305 S. Garrison 417-358-3666

Ngày và Giờ Dựng LềuĐể giúp cho việc chuẩn bị tổ chức Ngày Thánh Mẫu không bị ngăn trở, ngày và giờ dựng lều cho khách hành hương được ấn định là:

7 giờ chiều Thứ Sáu ngày 27 tháng 7 năm 2012Những ai dựng lều trước ngày giờ ấn định, nhân viên an ninh được thuê mướn sẽ giải quyết những tình trạng vi phạm. Mọi mất mát thiệt hại, Ban Tổ Chức NTM không chịu trách nhiệm.

07-2012_TTDM.indd 4107-2012_TTDM.indd 41 6/13/2012 11:04:45 PM6/13/2012 11:04:45 PM

Page 42: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Sổ Vàng NTM 2012Ban Tổ Chức đã nhận được sự ủng hộ của Quý Vị sau đây

vào những hoạt động NTM:Nghiệp Oanh, Tulsa, OK 10000Thanh Vu, Statesville, NC 100Suu Thi Tran, Kansas City, MO 20Hanh Hong Vo, Raleigh, NC 20Hoa Pham, Arlington, TX 20An Thien Nguyen, Miramar, FL 50Thuan V Nguyen, Garden Grove, CA 20Lien Thi Tran, Sacramento, CA 30Hung Thanh Le, Denver, CO 50Chuong & Trang Nguyen, Aurora, CO 50Lisa Mai, Henderson, NV 50Thi Le Bui Pham, Garden Grove, CA 20Thuy Ngoc Doan, San Jose, CA 20Thu Van Tran, Harrisburg, PA 100Mai Ngoc Nguyen, Monterey Park, CA 100Ngoan Van Le, Kansas City, MO 500Lam Thi Pham, Bronx, NY 20Tan Nhat Pham, Manchester, NH 50Luu Van Tran, Abbeville, LA 40My Le Thi Le, Rockville, MD 20Mai Thi Dao, Bloomington, MN 40Ty Thi Tran, Houston, TX 20Lien Hong Thi Truong, OKC, OK 90Hillary Nguyen, Atoka, OK 50Tri Duong & Mui Nguyen, St Paul, MN 100Cuong Van Truong, Chambersburg, PA 100Quy Pham, Malden, MA 100Long Van Le, Bolingbrook, IL 50Yen Nguyen, Salina, KS 50Toan Dao, Kansas City, MO 150Tinh Nguyen, Narragansett, RI 100Brian & Serina Phung, Lafayette, LA 50Lam Ten, Houston, TX 100Trung Thi Pham, Winter Garden, FL 100Phuong Nguyen, Broken Arrow, OK 50Vuong Dong, San Jose, CA 20Linda Nguyen, Broken Arrow, OK 20Hoang L Phung, Albuquerque, NM 20Tram Pham, Highland, MI 20Van Tieu, Marrero, LA 30Ninh Hoang, Arlington, VA 30Chi Tran, Sterling, VA 20Cuong Nguyen, Kiel, WI 10Xuyen Kim Tran, Brooklyn Park, MN 20Thuy Vu Tran, Richmond, VA 10Chi Huu Hoang, Houston, TX 20Oanh Tran, Chelsea, MA 30Richard Ha, Oakland, CA 20Anh Nguyen, Nashville, AR 30Hau Tran Nguyen, North Hollywood, CA 10Phuong Nguyen, Arlington, TX 20Hoa Thi Tran, Arlington, TX 50Biet Thi Tran, Fort Smith, AR 50Yen Nguyen, Portland, OR 30Hang Cao, Fort Worth, TX 50Phuc Tran, St Petersburg, FL 50Phuong Thao, Randolph, MA 100Quyen Dang, Chicago, IL 50Men Nguyen, Houston, TX 50Tin Cong Duong, Chicago, IL 50Dung Thi Tran, Bronx, NY 20Tuan Hong Diep, Arlington, TX 20Luat Pham, Laurys Station, PA 20Nhung Pham, Chicago, IL 20Thua Thi Vu, Santa Ana, CA 30

Vinh Van Nguyen, San Jose, CA 50Hanh & Thinh Tran, Suwanee, GA 100Tuan & Kim Nguyen, Carrollton, TX 100Thoai Bach & Ngan Pham, Durham, NC 100Hang Nguyen, Rustburg, VA 50Tai Van Bui, Pearland, TX 50Trang Huyen Thi Tran, San Jose, CA 20Tuyet Lan Ta, Hawthorne, CA 20Kim Phuong C Huyen, Philadelphia, PA 20Huong Nguyen, Boca Raton, FL 25Thoa Kim Ngo, Tulsa, OK 20Hop Nguyen, Sacramento, CA 20Nghi Thi Luu, Santa Ana, CA 20June Kim Pham, Buena Park, CA 5Khanh Nguyen, Seattle, WA 40Cao Hung D Trang, Dorchester Cntr, MA 50Hung Le & Ngan Do, Baton Rouge, LA 20Nguyet Hoang, Hattiesburg, MS 100Thanh Xuan Thi Tran, Arlington, TX 100Bich Thi Ho, Marina, CA 100Loan K Bui, Clayton, NC 100Thanh Vu, Staten Island, NY 200Huy Trang Nguyen, Eden Prairie, MN 50Monique Hoang, Santa Ana, CA 50Phuong Tran, Mentor, OH 50Phuong T Nguyen, Anaheim, CA 20Thuy Tran, Jacksonville, FL 30Hue Nguyen, Morrow, GA 20My Tien Truong, Colorado Springs, CO 20Linda Lee, Modesto, CA 20Tuan Duy Nguyen, La Puente, CA 20Lan Cong Tran, Grand Prairie, TX 30Cuc Thi Tran, San Jose, CA 10Dong Hoang, Bellevue, WA 5Mary Tram Vu, Minneapolis, MN 20Melissa Luong, Garden City, KS 20Thanh Tran, Sun Valley, CA 20Hanh Dao, Beltsville, MD 30My Dieu Nguyen, Fairfi eld, OH 20Kieu Vu, York, PA 20Han Thi Nguyen, Sacramento, CA 20Tuan Nguyen, Fort Worth, TX 30Bach Thi Hien, Garden Grove, CA 20Nang Doan, Elk Grove, CA 20Hoan Thi Tran, New Orleans, LA 20Minh Ngoc T Nguyen, Tampa, FL 10Phuoc Nguyen, Forest, VA 100Sai V Pham, Lansing, MI 200Kim Lien Thi Phan, El Monte, CA 50Hieu Trinh, Philadelphia, PA 40Kim Binh T Nguyen, Piedmont, CA 100Tuan Van Le, Marshallville, GA 100Hai Van Vo, Avondale, LA 50Angie Nguyen, Jersey City, NJ 30Thuan Q Nguyen, Dayton, OH 20Tuyet A Nguyen, Oklahoma City, OK 20Kim Tran, Tomball, TX 5Kim Ba Truong, Tomball, TX 20Lan Thanh Nguyen, Worcester, MA 20Kevin Quan & Emily Vu, Corona, CA 30Su Tuan Tran, Stockton, CA 20Mai Tuyet Ngo, Westminster, CA 10Anna Huynh Thanh Hien, St. Louis, MO 20Uyen Pham, West Babylon, NY 10Tien Van Pham, Bay City, TX 20

Quynh Vu, Cordova, TN 50Duc Van Nguyen, Lakewood, CO 50Therese L Nguyen, Tigard, OR 20Khuong Nghiem Tran, Columbus, OH 30Thang Van Tran, Tacoma, WA 15Huy Tien Truong, Springfi eld, MO 10Thanh Thuy Thi Nguyen, Kent, WA 30Kiem Thi Nguyen, Fountain Valley, CA 20Thuan Vo, Cedar Hill, TX 50Dai Xuan Nguyen, Granada Hills, CA 50Linh Tran, Plano, TX 30Lan P Chuong, Lilburn, GA 10Huan Yen Nguyen, Raleigh, NC 20Mung Thi Nguyen, Savage, MN 100Dinh Thi, San Jose, CA 50Cung Tran, Garden Grove, CA 30Giau Thi Huynh, Stone Mtn, GA 10Lan P Chuong, Lilburn, GA 10Maria Nga T Vu, Denver, CO 50Chau Chinh Nguyen, Santa Ana, CA 100Maria To Nga Vo, Nashville, TN 50Nhung & Nga Nguyen, Denver, CO 50Bang Tran, Henderson, NV 20Nam Minh Truong, Kenosha, WI 100Người Ẩn Danh 10Thanh Vu, Wichita, KS 50Chien N Pham, Pittsburgh, PA 50Ngam Thi Nguyen, Fort Smith, AR 20Lien Nguyen, San Jose, CA 50Van Hong Thanh Le, Seattle, WA 50Dinh Nguyen, Robbinsdale, MN 20Lieu Thi Pham, Blaine, MN 50Hong Van Nguyen, Arlington, TX 20Tina Conigliaro, Staten Island, NY 1Hong Nguyen, San Jose, CA 30Anh Pham, Albuquerque, NM 10Kim & James Nguyen, Wichita, KS 20Hang Nguyen, Knoxville, TN 20Loc H Pham, Garden Grove, CA 20Boi Ngoc T Tran, Napa, CA 50Mai Nguyen, Brooklyn Park, MN 50Mui Weis, Austin, TX 200Tram Nguyen, Fort Worth, TX 100Huong Le, Bainbridge, GA 100Hop V Nguyen, New Church, VA 200Lisa Thi Nguyen, Dorchester Cntr, MA 100Thu Vuong, Birmingham, MI 100Thuc Thi Mai, Garland, TX 100Huyen Pham, Everett, WA 100Vu & Xuan Tran, Lincoln, NE 50Clifford McKain, Rogers, AR 50Linda Huynh, Bronx, NY 50Nguyet Thu T Tran, Ivyland, PA 50Farida Gross, Camarillo, CA 20Duc Minh Tran, Kansas City, MO 1000Anh Tran, Nashville, TN 50Hung Thai Tran, Huntington Beach, CA 150Hoa Thi Nguyen, Highland, CA 50Ngu Dinh Tran, Morrow, GA 50Tuan Nguyen, Warwick, RI 20Thuy Phan, Arlington, TX 50Ngoc Tuyet Ngondara, York, PA 200Ngoan Ngoc Nguyen, Kensington, CT 100Nguyen Van Nguyen, Muskogee, OK 50Thanh Tuyet T Nguyen, Kentwood, MI 50

07-2012_TTDM.indd 4207-2012_TTDM.indd 42 6/13/2012 11:04:45 PM6/13/2012 11:04:45 PM

Page 43: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

43Văn Hóa Giáo Dục

Điều kiện gia nhập:* Mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng để Yêu mến, Đền tạ Trái Tim Đức Mẹ; cầu nguyện cho Ba Má, Anh Chị Em và đặc biệt cầu cho

Quê Hương Việt Nam sớm thấy ngày an bình và tự do thật sự. * Gửi một tấm hình có đề tên và địa chỉ ở phía sau về:

Trang Phương ThanhP.O. Box 836 • Carthage, MO 64836 • Email: [email protected]

H H H H H H H H H H H H H H

G i a Đ ì n h FAT IMA

50621 Đỗ VănSacramento, CA

50623 Đỗ VeyanaSacramento, CA

50617 Patrick HoàngHouston, TX

50615 Peter HoàngHouston, TX

50616 Kimberly HoàngHouston, TX

50618 Katherine HoàngHouston, TX

50620 Đoàn Mai LySacramento, CA

50622 Hoàng ChristinaSacramento, CA

50624 Hoàng HuySacramento, CA

50619 Phạm TRươngNgọc Anh

Phú Nhuận. VN

Thánh Hoàng Ðế Henricô II,(972-1024)

Henricô thay bố làm công tước miền Bavière năm 995, kết hôn rồi thay bác làm vua nước Ðức năm 1007 và ÐGH Biển Đức 8 đội vương miện cho ông bà làm hoàng đế và hoàng hậu Đế quốc Rôma năm 1014.

Ðể bảo vệ công lý, ngài cầu nguyện nhưng nhiều lần phải dẫn quân đi chiến đấu trong ngoài nước. Đối đầu với quân đội Slavs ngoại giáo rất mạnh hơn mình, ngài kêu gọi quân đội cầu nguyện và rước lễ. Trong cuộc chiến bất ngờ quân Slavs hoảng sợ đồng loạt bỏ chạy. Hoàng đế tận tụy với công việc mở mang Giáo Hội. Ngài đã đưa dân tộc Hung Gia Lợi về cùng Chúa qua cuộc hôn nhân giữa em ngài với vua Etienne (996).

Có ai bận rộn bằng một ông vua, nhưng Hoàng Ðế Henricô vẫn dành thời giờ để suy niệm và cầu nguyện. Noi gương Thánh Henricô, chúng ta nên sắp xếp để có giờ cầu nguyện hàng ngày.

Năm 1024, Ngài từ trần khi mới 52 tuổi và được phong thánh năm 1146 kính ngày 13-7.

07-2012_TTDM.indd 4307-2012_TTDM.indd 43 6/13/2012 11:04:46 PM6/13/2012 11:04:46 PM

Page 44: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

44 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

1. Các bà mang dầu thơm đến mồ 2.

3. Ngôi mồ trống trơn! 4. Maria vội báo Phêrô và Gioan

5. Cả Phêrô và Gioan cùng chạy nhưng Gioan đến trước.

6. Phêrô rồi Gioan vào mồ và không hiểu

Thánh Kinh Bằng Hình: SỐNG LẠI: Macô 16

Ai lăn tảng đá khỏi cửa mồ dùm được!

Kìa ai đã lăn sang một bên rồicanh

xác Thày mất!

07-2012_TTDM.indd 4407-2012_TTDM.indd 44 6/13/2012 11:04:47 PM6/13/2012 11:04:47 PM

Page 45: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

45Văn Hóa Giáo Dục

Khi phải chặt bỏ một nhánh cây thường người ta không mang lòng ân hận, bởi cùng một lúc với hành động ấy là cả một chuỗi lý do cần thiết.

Tôi cũng vừa có một hành động tương tự, tôi nghĩ đó là một nhánh cây khá tồi. Sáng nay, trong giờ dạy văn lớp 8, tôi đã đuổi học thẳng thừng một học sinh. Nó là thằng Tấn. Tôi không chịu nổi cái thái độ xấc láo của nó đã xúc phạm nặng nề đến tôi, khi tôi gọi Nga, một học sinh nữ trong lớp lên kiểm tra bài. Em này có vóc dáng vượt tuổi 13 của em, lại có gương mặt khá xinh, sự lúng túng vì thiếu chuẩn bị bài của em làm tôi nhăn mặt. Đúng lúc ấy một giọng nam cất lên rất thoải mái:

- Cười đẹp với thầy một miếng đi Nga, 10 điểm ngay!Cả lớp cười ầm, tôi đứng bật dậy hỏi:- Ai? Im lặng một lát nó đứng lên. Thằng Tấn. Chưa kịp

để tôi có một phản ứng tiếp theo, Tấn đã khoanh tay rất lễ phép:

- Em xin lỗi thầyCơn giận của tôi như lắng xuống bởi sự nhận lỗi mau

chóng ấy. Tôi bảo Tấn ngồi xuống và khuyến cáo sẽ phạt nặng nếu em còn tái phạm. Nó ngồi xuống, quay sang dãy bàn nữ hai bàn tay đặt trước ngực rồi mở ra, nó phân bua vừa đủ cho tôi nghe:

- Lộn, cười chỉ 7 điểm, nhảy đầm với thầy mới 10 điểm.Lần này thì tôi không nén được sự tức giận của mình. Tôi

chỉ tay ra cửa lớp nói gần như hét:- Em thu sách vở xuống phòng giám thị ngay. Tôi đuổi em

từ phút này!Tôi bảo em trưởng lớp đưa Tấn đi. Nó nghênh ngang ôm

sách vở đứng ngay cửa lớp:

- Khỏi. Em tự đến phòng giám thị được mà thầy. Ê.. vĩnh biệt các chiến hữu.. !

Nó nham nhở vẫy tay chào cả lớp, mặt tôi như tối sầm lại.

Cả tuần lễ trôi qua, vẫn không thấy phụ huynh của

Tấn đến dù nhà trường đã có thư báo. Thực tình, tôi có ý đợi không phải vì việc học của Tấn, mà muốn tìm hiểu thái độ của gia đình em. Thầy giám thị trao cho tôi phiếu lý lịch học sinh của Tấn, tôi đọc nhanh: cha tài xế xí nghiệp lâm sản, mẹ nội trợ. Tôi ghi địa chỉ của Tấn vào quyển số tay. Ngay chiều tối hôm ấy tôi tìm đến nhà Tấn, nhà nằm trong hẻm nhưng không sâu, bề ngoài ngôi nhà ngó cũng khá. Ba Tấn vắng nhà, mẹ em tiếp tôi trong căn phòng khách hẹp bên cô con gái út luôn sà vào lòng mẹ vòi vĩnh. Mẹ Tấn trạc tuổi tôi, tôi gọi bằng chị. Tôi ngạc nhiên khi thấy chị trang điểm khá kỹ lưỡng dẫu đang làm việc nhà. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết chị không một chút hối tiếc nào về lầm lỗi của con mình với người thầy dạy nó. Giọng chị đay nghiến chanh chua khi nói về Tấn như thể Tấn là một người dưng. Chị gọi Tấn là thằng quỷ.

- Cảm ơn thầy đã tống cổ thằng quỷ ấy ra khỏi lớp, học hành chi.. chỉ tổ tốn tiền với thằng quỷ ấy. Nó mà làm nên vương tướng gì?? Tôi đã sắm cho nó thùng đồ nghề vá sửa xe đạp, nó làm được một buổi rồi quăng nó vô xó nhà kia. Mấy ngày nay bỏ nhà đi biệt. Ối trời.. nhà nghèo còn bị quỷ ám!

Chị quơ quơ bàn tay như thể minh họa cho lời nói chị thêm sức thuyết phục. Tôi thấy chiếc vòng cẩm thạch ở cổ tay và những chiếc nhẫn vàng ở ngón tay áp út lấp lánh. Hết thuốc. Tôi không thể nghĩ ra một cuộc gặp gỡ tồi tệ như thế này. Thật chán ngán về thái độ và suy nghĩ ác hiểm của người mẹ dành cho con cái mình. Dường như chị ta đã chặt nhánh cây Tấn trước tôi. Tấn chịu hai vết chém. Tôi cảm thấy tôi đúng, nhưng tôi không thể cảm thông được vết chém của mẹ Tấn. Sao mà lạnh lùng và trơ tráo quá thể. Khi tôi rời khỏi cổng nhà Tấn độ vài mét, một ai đó ngồi bên gánh bún rong trong hẻm cất giọng rin rít:

- Lại một kép mới của con mẹ ấy nữa!Tôi định quay lại, nhưng thôi. Ít ra tôi cũng có thêm

hình dung mới về một con người đã gặp.

Mỗi đêm, trước khi lịm sâu vào giấc ngủ, tôi vẫn nằm gác

tay lên trán nghĩ về Tấn. Đó là cái ám ảnh nặng trĩu mà lòng tôi vẫn cứ ghi bám như một trói buộc vô hình. Quyển sổ điểm hằng ngày mở ra, ở đó tên Lê Văn Tấn đã được gạch đè bằng mực nguyên tử đỏ. Màu đỏ sổ ngang như một vách cấm gay gắt cho một cuộc đời. Đến lúc này, tôi vẫn không

VẾT BẦM NƠI TRÁI TIMAn Duy

07-2012_TTDM.indd 4507-2012_TTDM.indd 45 6/13/2012 11:04:47 PM6/13/2012 11:04:47 PM

Page 46: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

46 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

ân hận về quyết định của mình. Tôi đứng về lẽ phải khi chỉ tay ra cửa lớp với Tấn. Bất cứ ai cũng làm vậy, sự lý giải trở thành thừa.

Một hôm, trong giờ ra chơi, từ phòng giáo viên tôi bước rảo theo hành lang, có một nhóm học sinh đang nói chuyện về Tấn làm tôi dừng chân. Tôi hỏi chung các em:

- Các em nói về Tấn đã bị đuổi học phải không?- Dạ. Tôi vỗ vào vai một em trong nhóm:- Tấn giờ sao em?

- Dạ, nó đi bụi đời.Tôi đứng lặng hồi lâu, trái tim nhói đau. Chẳng lẽ cuộc

đời sẵn sàng ngoặm vào tuổi 13 của em bằng vết nanh thú dữ. Tôi hỏi biết được nơi Tấn thường đến, tiếng thở dài bật ra trong tôi quắt queo như một nỗi buồn. Liên tiếp mấy ngày liền tôi thả bộ quanh khu chợ nơi bọn Tấn thường sinh hoạt, bóng dáng Tấn vẫn biệt tăm. Điều ấy không làm tôi thất vọng, mà còn làm tăng thêm nỗi háo hức của sự tìm kiếm. Cái trớ trêu là tôi tự cảm, dường như tôi đã không phải với Tấn, dường như là vậy. Rồi tôi cũng gặp Tấn bên hông rạp chiếu bóng xuất đêm. Cả sáu, bảy đứa đầu tóc xõa bù, áo quần bẩn thỉu ngồi chụm vào nhau trong một ván bài. Tôi vỗ vào vai Tấn bảo đứng dậy, nó ngẩng lên nhìn tôi có vẻ ngượng ngùng, nhưng thoáng đã thấy ánh mắt nó rực lửa, Tấn hất phăng tay tôi. Một tên trong bọn hỏi:

- Ai vậy? Nó bảo:- Thầy tao. Cả bọn cười:- Có còn học chó nữa đâu mà thầy với thiếc.Tôi nắm lấy cánh tay đang cầm bài của Tấn:- Đứng dậy Tấn, thua bao nhiêu thầy bù lại cho, đi với

thầy lại đây ăn tối.Thái độ của Tấn có phần nhượng bộ:- Thôi, thầy..!! Tôi nói như nài nỉ:- Đi Tấn. Thầy muốn nói chuyện với em, rất nghiêm chỉnh.Nó ngần ngừ một lúc rồi buông bài đứng dậy, tôi không

kịp nhìn thấy cái nháy mắt của nó với đồng bọn. Khi tôi và Tấn vừa bước đi, cả bọn trẻ xúm lại nhao nhao:

- Ê.. ông bỏ nó ra chứ! Bộ hùa với nhau chơi ăn non hả??- Tấn.. chơi tiếp mày!!Chúng bao quanh tôi, bỗng Tấn la lên:- Ê.. không được móc túi của ông nghen! Tụi bay trả lại.Cả bọn trẻ chạy tỏa ra, chạy biến. Tấn nhìn tôi:- Nó lấy bóp của thầy rồi.Tôi hoảng hốt đưa tay ra túi quần sau, quả thật túi quần

lép xẹp. Tấn bảo:- Thầy.. buông tay em ra để em đi lấy trả lại cho thầy.Tôi đang dở khóc, dở cười, Tấn đã vọt đi. Chạy một quãng

xa nó quay lại bộm hai tay lên miệng hét lớn:- Thầy về đi, không có chuyện trả lại đâu.. ha..ha..ha...Tôi đứng sững sượng sùng, tiếng cười của thằng Tấn còn

rơi lại sằng sặc trên phố vắng. Hai ngày sau có ai đó ném

vào trong nhà trọ của tôi một gói giấy nhỏ, tôi mở ra đó là cái bóp của tôi. Giấy tờ tùy thân còn nguyên vẹn, tất nhiên tiền bạc thì sạch nhẵn. Tôi không muốn nhớ thằng Tấn nữa từ ngay phút này.Đã cuối năm, chỉ còn ba ngày nữa là Tết, không khí thanh

thoát tươi vui đầy nhộn nhịp của mùa xuân đang hiện diện khắp cùng. Tạm sắp xếp trang giáo án, trút bỏ những nhọc mệt, tôi háo hức dọn hành lý về quê ngay sáng mai. Tôi chưa phải mua sắm gì, mà hai túi xách đã chật căng quà Tết của học sinh và của cả phụ huynh các em. Chỉ trưa mai thôi, tôi sẽ có mặt ở một huyện lỵ tít tắp của tỉnh Bình Phước – Bình Long. Ở đó, rừng cao su mùa này đã thay lá xanh nõn bạt ngàn. Tôi bật cười khi nghĩ đến hình ảnh mẹ tôi từ những nọc tiêu dầy rộm chạy ra níu lấy tay tôi và trách yêu muôn thuở:

- Lại về có một mình hả con!!??Đang tíu tít thu dọn chợt có tiếng động ngoài cửa, tôi

ngẩng lên, một cậu bé trạc khoảng mười lăm tuổi đứng nép bên cửa ấp úng:

- Em chào thầy- À, vào đây em. Em là ai mà tôi chưa được biết?- Dạ, em là Minh, bạn của Tấn. Tấn nhờ em đưa cho

thầy cái này.Bàn tay nhỏ đen sạm đưa ra. Tôi cầm lấy tờ giấy học

trò được gấp làm tư.- Của Tấn hả?Tôi bước đến ôm vai Minh ấn cậu bé xuống chiếc

ghế. Cậu bé ngước lên:- Thưa thầy, để em về.- Không, em ngồi đã. Tôi còn hỏi về Tấn nữa, phải

không?Tôi mở mảnh giấy ra, chữ Tấn nguệch ngoạc:“Thưa thầy, Tết đến em chúc thầy vui tươi hạnh

phúc. Xin thầy tha thứ cho em đã vô lễ với thầy. Lê Văn Tấn”.

Ngắn gọn đơn sơ thế đó mà thật chân thành, có ai lại khước từ một lời tạ lỗi, lại là lời tạ lỗi của người học trò cũ bé bỏng tuổi đời. Tự dưng, lòng tôi dịu ấm lạ lùng. Tôi bước nhanh ra cửa gọi vọng sang quán nước bên kia hẻm mua hai chai nước ngọt. Tôi

trở vào đặt lên bàn hộp bánh champagne.- Thế này Minh nhé. Tôi xoa đầu cậu bé:- Tôi cảm ơn em đã mang thư của Tấn đến cho tôi, rất

may em đã gặp tôi. Sáng sớm mai tôi về với gia đình ăn Tết, em thấy đó, ở đây tôi chỉ có một mình, tôi rất muốn

07-2012_TTDM.indd 4607-2012_TTDM.indd 46 6/13/2012 11:04:47 PM6/13/2012 11:04:47 PM

Page 47: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

47Văn Hóa Giáo Dục

có em bên tôi chiều cuối năm này. Chúng ta sẽ cùng ăn Tết sớm nho nhỏ với nhau, em đồng ý chứ?

- Thưa thầy, em phải về.- Đừng.. Minh, chẳng lẽ em không ngồi được với tôi

một lúc sao?Bên quán đã mang nước ngọt sang, tôi rót một phần

nước ngọt vào ly đá rồi đẩy vào phía Minh:- Uống đi em.- Dạ!!! Cậu bé khúm núm:- Thầy tốt quá. Có một lần thằng Tấn nói chuyện với

em về thầy. Nó hối hận vì đã mấy lần làm thầy buồn. Tôi khoát tay:

- Bỏ chuyện đó đi. Tấn giờ sao rồi hả Minh?- Dạ.. em với nó mới ở trại ra sáng nay.- Hả!! Trại gì??- Trại.. à..à không!.. trường giáo dục.- À.. ờ.. em kể đi.Tôi thoáng hiểu. Minh chậm rãi kể... Lời em thấm

vào lòng tôi vị mặn của nước mắt. Cường độ cảm xúc cứ tăng dần lên làm thành cơn lốc xoáy cuồng bạo mịt mù. Tôi gục xuống, nơi trái tim như vừa có một vết bầm xưng tấy. Điều mà tôi lẽ ra phải biết sớm thì bây giờ mới biết.

Tấn là con riêng của người cha, ông ta thường vắng

nhà. Mẹ ghẻ em là một phụ nữ lẳng lơ, em bị hất hủi bởi sự sâu độc của người mẹ kế, nỗi vô tâm của người cha. Bi kịch của gia đình đẩy em vào cùng tận chán chường. Một đêm trước ngày em hạ nhục tôi giữa lớp học, em đã bất ngờ bắt gặp người mẹ ghẻ ngồi bên một người đàn ông lạ trong căn buồng tối. Từ lúc ấy, Tấn đã ném vào cuộc đời ánh mắt dữ dội của lòng phẫn nộ. Bất ngờ đến đau xót. Rồi Tấn bỏ nhà ra đi. Không lâu sau đó, em đã bị bắt quả tang trong một lần phạm pháp. Khi người mẹ ghẻ được mời đến công an để bảo lãnh về hành vi của con mình, chị ta đã không ngần ngại tống khứ thằng bé bằng tờ đơn xin chính quyền giáo dục con mình. Những năm tháng ở trường giáo dục gia đình Tấn bỏ mặc, Tấn thành đứa bé mồ côi, em bắt quen và gần gũi với Minh suốt thời gian ấy. Sáng nay trường cho về.

Tấn rủ Minh về nhà mình, em vẫn giữ chút niềm tin mỏng manh vào tình thương của người cha, nhưng chút hy vọng cuối cùng cũng tắt. Ngôi nhà đã được bán đi, ba và mẹ ghẻ của em đã ra tòa ly dị. Ba em nghe đâu giờ đang ở tận Đắk lắk với người phụ nữ khác, thế là hết.

Nhánh cây tôi đã chặt bỏ vì lẽ phải, một lẽ phải khô khốc không có sức thuyết phục tình người. Tôi đã vấp phạm một lỗi lầm khó quên. Tấn đã rơi xuống bằng

chiều thẳng đứng, tôi gánh chịu một phần trách nhiệm. Tấn và cả Minh nữa, các em phải được sống vui và học. Người ta có thể làm ngơ khi bàn chân tuổi thơ của các em dừng lại hoặc đến muộn giữa cuộc đời. Tôi xoa xoa vết xăm hai chữ hận đời trên cánh tay phải còm cõi của Minh. Tôi bảo:

- Uống nước đi em, ăn bánh đi em. Em với Tấn về cùng, vậy Tấn ở đâu? Cậu bé quay mặt đi:

- Dạ.. Tấn ở Bà Quẹo. Mai tụi em lên vì em ở Tây Ninh có thể tìm việc làm.

- Không.. không đi đâu hết. Tôi nói như thể nói cho mình:

- Các em phải ở bên tôi, với tôi. Các em phải được ăn học. Tôi không dư dật, nhưng rồi chúng ta sẽ có cách bao bọc nương tựa nhau phải không Minh.

Cậu bé lắc đầu. Nó bỗng đứng dậy nhìn ra phía cửa:- Thưa thầy em về.Tôi nhận ra rất nhanh sự lúng túng của nó, hình như

Minh có giấu diếm tôi điều gì. Tôi giữ chặt vai Minh:- Nè.. em nói thật đi, Tấn đang ở đâu?- Em nói rồi, ở Bà Quẹo. Giọng nó chợt đanh lại.- Không.. đừng nói dối tôi Minh. Tôi thương các em.

Tấn ở đâu hả Minh?Cậu bé nhìn thẳng vào mắt tôi, như muốn đo lường

tình cảm của tôi, rồi nó cúi xuống:- Tấn... đang đợi em ở đầu hẻm. Tôi nói: đi..Cậu bé bị tôi kéo, giục theo chập choạng suýt ngã.

Tôi và Minh bước như chạy. Kia rồi, Tấn đáng thương của tôi ngồi bên hông tường nhà đầu hẻm. Nó ngồi xổm, hai tay khoanh lại trên đầu gối, đầu gục xuống như ngủ. Khi còn cách Tấn còn khoảng hơn 10 mét, không nén được nỗi súc động, tôi gọi:

- Tấn....Thằng bé ngẩng lên rồi đứng bật dậy lao đi, Tôi thét

lớn:- Đứng lại.. Tấn...!!! Minh gọi với theo:- Tấn.. thầy thương mày mà Tấn!!!..Tấn không thèm nghe, nó táo tợn băng vút qua

đường. Một chiếc xe du lịch lao tới, tiếng thắng xe rít lên rợn người. Tôi đứng sững lại, mắt nhắm nghiền, miệng há hốc, mạch máu trong người tôi như vỡ tung. Minh rên rỉ:

- Chết, trời ơi..!!Nhưng không, Tấn đã phía bên kia đường. Thân

hình mảnh khảnh loạng choạng. Một thanh niên đứng gần đấy chồm đến phía Tấn, anh bẻ quặc tay thằng bé ra phía sau lưng miệng gập gừ:

- Móc túi chạy hả con!?Tôi và Minh qua tới, người thanh niên đẩy thằng bé

về phía tôi vẻ mặt đắc thắng:

07-2012_TTDM.indd 4707-2012_TTDM.indd 47 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 48: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

48 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

- Nó móc túi anh hả? Tôi xô gã bắn qua một bên:- Buông thằng nhỏ ra, đau nó.Tôi ôm chầm lấy Tấn, thằng bé gục mặt vào ngực tôi

khóc nức nở. Minh níu lấy cánh tay tôi nó cũng khóc. Tôi vuốt ve bờ lưng gầy trơ của Tấn nghẹn ngào:

- Về với thầy, mai đi với thầy về quê ăn Tết nghen Tấn! Cả Minh nữa, hai đứa cùng đi nghe chưa! Nghe chưa!./.

(tiếp theo)Còn với lý do âm ỉ: tôi nói chị “phúc mấy đời” nên mở

tiệm mới được con cháu xúm vào làm và đắt ế cũng ở, chị đâu có phải lo thợ bỏ. Chớ bao tiệm khác trong đó có tôi không được cái phúc đó vì toàn người ngoài tới làm và khách theo thợ, thợ đi là mất khách nên có khi phải sập tiệm luôn! Thì sá chi ba cái việc bị mất chút đỉnh khách bỏ đi do con cháu bê trễ đến muộn về sớm vì phải săn sóc con cái chúng… Với chị cũng “phúc mấy đời” nên ở xứ Mỹ nầy mới ngày ngày được sống cạnh con cháu mình và còn ở cái thế “đứng mũi chịu sào” để giúp cho con cháu, thành thử chị cho là chúng nhận, dễ dãi là chúng được nhờ. Chớ bao người khác sẵn sàng cho hết con cháu mọi thứ kể luôn mạng sống mình, mà vẫn chẳng thấy bóng dáng chúng đâu, nói chi chuyện được chúng ở cùng ngày một! Cho nên chị chỉ cần thấy mình được “hai cái phúc mấy đời” đấy thôi là bao nỗi cực lòng khổ trí có âm ỉ đến đâu cũng sẽ không cánh mà bay! Và việc chị muốn mình “ít nhiều gì tháng tháng cũng cầm được đồng lương, mà nhất là không có phải độc quyền ôm làm ba cái chân thúi nữa” thì hãy đổi cách trả lương: không bao mà ăn chia. Vì ăn chia ai chẳng ham làm nhiều để được chia nhiều nên chân nào cũng là tiền “ngu gì chê”! Với luôn cả “ngu gì” đến muộn, về sớm, nghỉ hà rầm, làm dục dặc… để khách bỏ đi mà không được làm! Chị bảo: ừ hữu lý lắm nhen!

Nhưng rốt lại thì chị nói: - Đồng ý má nó bàn hữu lý vô cùng! Tuy nhiên như

mình tâm sự là mình chỉ muốn má nó cùng hiệp ý cầu xin Chúa, Mẹ cho tháng Sáu sắp tới đây mình bán được cái tiệm, thế thôi! Vì chỉ tháng Sáu tiệm mình mới đông khách dập dìu nên dễ có nhiều người ham mua và mình dễ bán được cao giá, vậy thôi!

Buồn quá tôi nói buông thỏng: - Ừ thì nãy giờ bà đã nói và tui biết rồi! Là chỉ có thế

thôi với vậy thôi mà! Chớ tháng Sáu không có ý nghĩa chi đặc biệt nữa hết cho bà, cho tui và cho chung người Kitô hữu chúng mình!

Thế là chị nhanh nhẩu đáp: -Có chớ! Tháng Sáu với người Kitô hữu chúng mình

là tháng Kính Thánh Tâm Chúa và cả Khiết Tâm Mẹ nữa! Nên mình mới thiết tha cầu xin Chúa, Mẹ ban ơn cho mình bán được cái tiệm giá cao để mình sẽ dâng một số làm việc thiện, còn một số dành lo tương lai hậu sự.

Yêu Thương Đến CùngHoàng Thị Đáo Tiệp

BÁNH THÁNH TRƯỜNG SINH

"Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với Ta, không hề phải đói.

Ai tin vào Ta, chẳng khát bao giờ." (Gio-an 6:35)

Giê-su Bánh Thánh trường sinhCon tin kính lạy chúc vinh muôn đờiThần lương nuôi dưỡng loài người

Trở nên nguồn nước Ngôi Lời ân banCho ai đói khát khô khan

Cho người sầu muộn thở than phận đờiMan-na ban xuống bởi trời

Giúp dân Do Thái vào thời xa xưaDù rằng bánh đổ tựa mưa

Người ta vẫn thiếu như chưa no đầyChúa Con xuống cõi trần này

Cứu ta khỏi kiếp đọa đày hư vongNgài ban Thánh Thể con mong

Ẩn mình trong bánh tinh trong nhiệm mầuCon dâng lên Chúa kinh cầu

Tôn thờ Ngài ngự Nhà Chầu linh thiêng!

* Nguyễn Sông Núi(Tv Thánh Gioan Neumann, Dallas, TX, June 6, 2012)

07-2012_TTDM.indd 4807-2012_TTDM.indd 48 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 49: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

49Văn Hóa Giáo Dục

Ôi tôi nghe chị nói mà mừng và cũng không khỏi hoảng:

-Bà nhầm to rồi má già ơi! Không đời nào Chúa, Mẹ ủng hộ cho cái kiểu bà muốn kiếm tiền làm việc thiện nhân cái lúc tiệm đắt để bán giá cao cho người mua bị hớ và cả luôn con cháu mình bị hỏng chân vì mất chỗ làm vào cái lúc chúng không ngờ! Cho nên bà muốn làm việc thiện thì đối tượng là con cháu mình đó và khổ chủ nào sẽ mua cái tiệm đó đi! Đèo bồng chi đối tượng khác hay việc thiện nào khác ?! Hơn nữa nhè đúng vào tháng Kính Thánh Tâm Chúa và Khiết Tâm Mẹ mà bà tính như thế là buồn lòng Chúa Mẹ lắm đó! Vì Thánh Tâm Chúa là tình yêu, đã vô điều kiện còn yêu thương đến cùng nhân loại khổ đau, lỗi tội nên Chúa mới hiến thân làm giá cứu chuộc. Đức Mẹ thì vâng phục Thánh ý Chúa để đồng công cứu chuộc và Mẹ dạy chúng ta là Chúa bảo gì hãy làm theo. Thì chúng ta đang được làm theo nghề của Chúa đấy! Cái nghề mà bà tủi buồn âm ỉ quá thể nhưng Đấng cao cả là Chúa lại thực hiện được sư yêu thương đến cùng cho các tông đồ trong những giờ phút sắp sửa đi vào cuộc tử nạn: đó là thiết tha tự nguyện rửa chân cho các tông đồ dù biết rồi đây các ông sẽ kẻ bán Chúa, ngưòi chối Chúa!

Tôi nói đến đây thì ngưng, chờ phản ứng của chị bạn trong khi mình đi lấy cuốn Kinh Thánh và tôi nghe chị giục giã mình:

-Nói tiếp đi má nó chớ chán mình bỏ đi ngủ sao?! Mình đang tha thiết được nghe má nó nói!

Tôi hắng giọng để chị bạn hiểu là mình vẫn thức.Tìm được đoạn Kinh Thánh, tôi mới đáp:

-Bây giờ tui đọc bà nghe chớ không nói nữa! Đây là đoạn Phúc Âm theoThánh Gioan, ở chương mười ba từ câu một đến câu mười lăm;

“Trước ngày Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, thì đã yêu thương họ đến cùng. Sau bữa ăn tối, ma quỷ gieo vào lòng Giuđa Iscariô, con ông Simon ý định nộp Người. Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay Người và Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu: Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy Người đến chỗ Simon Phêrô, ông nầy thưa Người rằng: “Lạy Thầy, Thầy định rửa chân cho con ư?”. Chúa Giêsu đáp: “ Việc Thầy làm bây giờ con chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu’ . Phêrô thưa lại: “Không đời nào Thầy sẽ rửa chân cho con”. Chúa Giêsu bảo: “ Nếu Thầy không rửa chân cho con, con sẽ không được dự phần với Thầy”. Simon Phêrô liền thưa: “Lạy Thầy, xin Thầy hãy

rửa không những chân con, mà cả tay và đầu nữa”. Chúa Giêsu nói: “Kẻ mới tắm rồi chỉ cần rửa chân, vì cả mình đã sạch. Tuy các con đã sạch nhưng không phải hết thảy đâu”. Vì Người biết ai sẽ nộp Người nên mới nói: “Không phải hết thảy các con đều sạch đâu”. Sau khi đã rửa chân cho các ông, Người mặc áo lại, và khi đã trở về chỗ cũ, Người nói: “ Các con có hiểu biết việc Thầy vừa làm cho các con chăng? Các con gọi Ta là Thầy và là Chúa thì phải lắm, vì đúng thật Thầy như thế. Vậy nếu Ta là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau. Vì Thầy đã làm gương cho các con để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con”( Ga 13:1-15).

Tôi đọc xong thì im lặng. Lắng đi một thoáng tôi nghe chị thốt lời dễ yêu chi lạ:

-Cám ơn má nó nhiều lắm nhen! Đúng là đoạn Phúc Âm nầy mình đã nghe quen và nghe mãi! Mình còn nhìn thấy biết bao lần quý cha cứ đến Thánh Lễ Tiệc Ly hằng năm vào mỗi tối thứ Năm Tuần Thánh là thực hiện việc Chúa rửa chân cho các tông đồ mà mình không có biết thấm thía như lúc nầy! Vì lúc nầy chủ tâm quyết bàn ra mà mình mới thấy ra được không ngờ Chúa Giêsu chính là ông tổ của nghề làm chân! Mà Chúa làm chân là để thực hiện sự yêu thương đến cùng cho các tông đồ là những người đến với Chúa và theo Chúa! Còn cái nghề làm chân của mình thì nhìn lại đúng là mình “sinh sự” để mình bị lỗi đức yêu thưong thì có, chớ làm gì thực hiện được chút nào sự yêu thương đến cùng cho cho thầy thợ với cả cho khách hàng đến với mình đâu! Dù đấy là những người cùng góp phần để nuôi sống cái tiệm của mình! Cho nên mình quyết định là bây giờ không có bán cái tiệm, chỉ khi nào đổ bệnh trầm kha mới có thể phải đành thôi! Mình giữ cái tiệm để quảng đời già cúp bình thiếc còn lại của mình được nhờ nó mà thực hiện sự yêu thương đến cùng cho thầy thợ là đám con cháu mình và cho khách hàng nữa! Vì mình đang học được cái cách để Chúa thực hiện sự yêu thương đến cùng cho các tông đồ nên mình thiết tha muốn áp dụng lắm! Chúa không có bắt bẻ hoặc hài tội các tông đồ mà chỉ có hết lòng thương yêu phục vụ các ông nên từ nay mình sẽ bỏ qua hết chớ không lý chi đến lỗi lớn lỗi nhỏ nọ kia của đám con cháu đang ngày ngày cùng làm với mình! Với đã là Chuá mà Chúa lại tự nguyện và sung sướng được rửa ba cái chân dơ của các tông đồ, thì mình từ nay bố bảo không có dám chê chân dơ chân thúi gì nữa hết, cũng không tủi buồn gì nữa hết khi được con cháu đùn cho làm! Ngoài ra mình cũng sẽ dứt khoát sửa đổi cách làm chân, để hễ chân khách được làm rồi là phải sạch chớ không bị nhiễm dơ! Vì mình hay có thói quen lén xài đi xài những đồ để làm chân như cây dũa, cục chà,

07-2012_TTDM.indd 4907-2012_TTDM.indd 49 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 50: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

50 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

THƯ NGỎxin Giúp Xây Dựng Nhà Thờ Tân Đông

Trọng kính quý chaKính thưa quý cụ, qúy ông bà, quý Ân Nhân.

Nhà thờ Xứ Đạo Tân Đông, Giáo phận Mỹ Tho ở vùng sâu với giao thông chính là sông nước. Nhà thờ được thành lập và xây dựng vào năm 1907 bằng lá bị đốt cháy ba lần trong thời kỳ chiến tranh. Bây giờ trời mưa thì dột, mùa nước lũ nhà thờ ngập sâu trong nước, giáo dân dự lễ trên xuồng, trên ghe. Nhà thờ được xếp hạng chót trong giáo phận. Đức Cha về thăm mục vụ phải đi bằng ghe xuồng. Nếu đi xe ôm phải qua 2 chiếc cầu khỉ (không có đường xe hơi). Cuộc sống đầy nghèo vất vả, làm ruộng, làm mướn, cắm câu,

găng. Việc xây dựng lại nhà thờ là giấc mơ. Chúng con rất mong đón nhận được sự đồng cảm và gíúp đỡ dù chỉ là một viên gạch, một túi cát

... của quí vị hảo tâm xa gần, để chúng con sớm thi công xây dựng Nhà Thờ xứ đạo.Nguyện xin Thiên Chúa qua lời cầu của Thánh Phêrô quan thày xứ đạo chúc lành và ban muôn ơn

lành cho quý cha, quý Ân Nhân cùng toàn thể quý vị và gia đình.

lọc wax dùng rồi dùng lại dù luật cắm, bồn xả thì rửa qua loa dùng tiếp ít có khử trùng theo như luật buộc….nên biết đâu chính mình là tội phạm làm cho khách mình bị lây lan cái bệnh thúi móng chân….thì lỗi đức ái trầm trọng lắm, chớ yêu thương đến cùng thế nào được, cho khách của mình…..

California ngày 4 tháng 5 năm 2012.

Địa chỉ Liên Lạc: Lm Phêrô Đặng Văn Đâu

170 ấp 3, xã Tân Đông,huyện Thạnh Hóa,Tỉnh Long An.

Việt Nam.Đt. 918 - 430 - 201

email. [email protected]

07-2012_TTDM.indd 5007-2012_TTDM.indd 50 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 51: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

51Văn Hóa Giáo Dục

Kính thưa Quí Vị Quan Khách:Thật là một điều hết sức vinh dự cho tôi, lại một lần

nữa được Hội Thân Hữu Việt Mỹ mời tôi đến đây, để thuyết trình với quí vị về đề tài Pháp Luật Thưc Dụng Tổng Quát, bao gồm một số vấn đề rất thiết thực, có liên quan đến pháp lý, mà tôi đã thu thập hàng ngày sau hơn 32 năm liên tục, tôi đã được phục vụ trong ngành Tư Pháp Hoa Kỳ, với chức vụ là Phụ Tá Trưởng Phòng Tố Tụng tại Tòa Án Liên Bang tại thành phố Oklahoma City và như quí vi đã rõ là tôi mới về hưu cách đây hơn 3 tuần lễ.

Vậy trước khi đi sâu vào từng vấn đề pháp lý của đề tài Pháp Luật Thưc Dụng Tổng Quát này, tôi xin thưa cùng quí vị, là có một số người không để ý tới sự khác biệt hoàn toàn giữa Chứng Chỉ Nhập Tịch (Certifi cate of Naturalization) với Chứng Chỉ Công Dân Mỹ (Certifi cate of Citizenship). Chứng Chỉ Nhập Tịch là chỉ cấp cho những công dân 18 tuổi trở lên, sau khi thi đậu cuộc khảo sát nhập tịch (Naturalization Test) và đã được tuyên thệ nhập tich tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ hay tại Sở Di Trú, còn Chứng chỉ Công Dân Mỹ là do Sở Di Trú cấp phát cho những con cái dưới 18 tuổi, sau khi Bố hoặc Mẹ đã tuyên thệ nhập tịch và sau đó đã nạp đơn N-600 cho con cái với Sở Di Trú. Nhưng khi bị mất chứng chỉ công dân Mỹ, người ta đến Tòa Án xin cấp phó bản chứng chỉ (Duplicate Certifi cate), đều nói là bị mất chứng chỉ nhập tịch, chứ không nói là bị mất chứng chỉ công dân Mỹ. Do đó, Tòa Án chỉ có hồ sơ của những người tuyên thệ nhập tịch, chứ không có hồ sơ của những người có chứng chỉ công dân Mỹ, chỉ có Sở Di Trú mới lưu giữ hồ sơ này mà thôi.

A. Vậy, nếu ai lỡ đánh mất chứng chỉ nhập tịch, mà đã có Sổ Thông Hành Hoa Kỳ (US Passport) rồi, thì không cần thiết phải nạp đơn xin lại Chứng Chỉ Nhập Tịch làm gì vô ích, vừa tốn tiền mà lại vừa phải chờ đợi lâu từ 2 tháng đến 6 tháng, để nhận được thư của Sở Di Trú mời tới ký tên vào phó bản Chứng Chỉ Nhập Tịch.

B. Nếu trong trường hợp bị mất chứng chỉ nhập tịch, mà chưa kịp xin US Passport và để đỡ tốn nhiều tiền, mất thì giờ chờ đợi lâu như lời giải thích ở đoạn A trên đây, nếu ai tuyên thệ nhập tịch ở Tòa Án, thì chỉ cần đến Tòa Án xin cấp bản sao Bản Án Nhập

Tịch, có con Dấu Triện nổi thị thực của Tòa (Certifi ed & Sealed copy of Court Order), để cấp cho đương sự tạm thời hội đủ điều kiện nạp đơn xin US Passport, thay vì phải kèm theo đơn với Chứng Chỉ Nhập Tịch.C. Nhưng nếu mất chứng chỉ công dân Mỹ, mà chưa có US Passport, thì phải nạp đơn xin phó bản chứng chỉ với Sở Di Trú, chứ Tòa Án không có hồ sơ của bất cứ ai có chứng chỉ công dân Mỹ, vì Tòa Án không hề cấp chứng chỉ loại này, mà Sở Di Trú đặc quyền cấp phát loại chứng chỉ này, nên hồ sơ được lưu giữ tại Sở Di Trú.

D. Tuy nhiên cách đây khoảng trên 15 năm, Luật Di Trú được Quốc Hội Hoa Kỳ thay đổi, vì các vị Quan Tòa mắc bận xử các vụ kiện, phòng xử lại chật hẹp và thiếu nhân viên điều hành tại Tóa Án, không thể nào đáp ứng với số lượng nhu cầu ứng viên tuyên thệ nhập tịch mỗi ngày mỗi gia tăng, nên có những người sau khi thi đậu phần khảo sát nhập tịch, được phép tuyên thệ ngay tại Sở Di Trú hoặc tại một địa điểm nào khác, do Sở Di Trú điều hành tổ chức qua sự ủy quyền của Tòa Án, thì trong trường hợp này, Tòa Án cũng không có hồ sơ của những người nhập tịch, nên nếu bị thất lạc chứng chỉ nhập tịch, mà không tuyên thệ ở Tòa Án, thì đương sự phải đến Sở Di Trú địa phương nơi mình đang cư ngụ, để xin sao lục hồ sơ nhập tịch.

E. Điều nên nhớ sau khi Bố hoặc Mẹ tuyên thệ nhập tịch rồi, một trong hai người phải nạp đơn N-600 với Sở Di Trú, để xin cho con cái dưới 18 tuổi trở thành công dân Mỹ, thì con cái sẽ được Sở Di Trú cấp phát chứng chỉ loại này, nhưng nhiều bậc Bố Mẹ hiểu lầm là sau khi Bố hoặc Mẹ tuyên thệ nhập tịch rồi, thì con cái tự động trở thành công dân Mỹ, nên không cần phải nạp đơn xin cho con cái vô quốc tịch.F. Trong những trường hợp có một số cơ quan công cũng như tư, đòi hỏi đương sự phải nạp giấy tờ chứng minh là công dân Hoa Kỳ, mà họ không chịu chấp nhận US Passport, mặc dầu US Passport chỉ cấp cho công dân Hoa Kỳ, trong khi đương sự bị thất lạc Chứng Chỉ Nhập Tịch hay Chứng Chỉ Công Dân Hoa Kỳ, chưa kịp xin cấp phó bản chứng chỉ đã bị mất, thì có thể đến Tòa Án, xin cấp bản sao hồ sơ nhập tịch có dấu triện nổi thị thực của Tòa, nếu đương sự tuyên thệ ở Tòa, hoặc đến Sở Di Trú địa phương, nếu tuyên thệ ở Sở Di Trú.

G. Theo Luật Di Trú mới, hai loại chứng chỉ kể trên, không cần biết chứng chỉ được cấp phát bao nhiêu lâu rồi và mặc dù trên chứng chỉ có ghi chú câu: Sao Lại Chứng Chỉ Là Vi Phạm Luật Pháp, đều được phép sao y bản chánh, để dùng làm chứng từ

DIỄN ĐÀN CHUNG:

PHÁP LUẬTTHỰC DỤNGDO HỘI THÂN HỮU VIỆT MỸ OKLAHOMA

07-2012_TTDM.indd 5107-2012_TTDM.indd 51 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 52: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

52 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

pháp lý (Legal Reference) nạp cho các cơ quan Công cũng như Tư đòi hỏi, nhưng không được phép dùng bản sao (copy) này vào mục đích công cộng.

H. Cách đây khoảng trên 20 năm về trước, 90% những người sau khi tuyên thệ nhập tịch rồi, không ai biết rằng mình phải đến Sở An Ninh Xã Hội (Social Security Service), để xin đổi (Change) tình trạng thường trú (Status of Permanent Resident) trở thành tình trạng công dân Hoa Kỳ (Status of US Citizenship). Chính tôi đặc trách tuyên thệ nhập tịch tại Tòa Án trong nhiều năm qua cũng không biết điều này. Mãi cho tới cách đây 12 năm cho tới hôm nay, mỗi khi có buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tịch tại Tòa Án, đều có mặt nhân viên của Sở An Ninh Xã Hội, để điều chỉnh tình trạng tại chỗ cho mọi người vừa tuyên thệ xong, thì tôi mới biết điều này.Vậy nếu ai chưa thay đổi tình trạng của mình sau khi đã tuyên thệ nhập tịch, thì nên đến Sở An Ninh Xã Hội địa phương, để xin điều chỉnh tình trạng của mình, nhất là những người chỉ có chứng chỉ công dân Mỹ, thì hầu hết tình trạng của họ vẫn là thường trú nhân hoặc trong hồ sơ ghi chữ "Không Rõ" (Unknown). Sở dĩ phải nên đến Sở An Ninh Xã Hội xin thay đổi tình trạng như thế, là vì có một số quyền lợi khác biệt giữa một Thường Trú Nhân với quyền lợi của một Công Dân Hoa Kỳ. Một ví dụ như nếu một thường trú nhân (Permanent Resident) về sinh sống tại quê hương nguyên thủy của mình, tiền già sẽ KHÔNG được Sở An Ninh Xã Hội chuyển về cho mình dù mình yêu cầu, nhưng nếu mình là công dân Hoa Kỳ (US Citizen), thì tiền già sẽ được chuyển thẳng về cho mình nếu mình muốn. Một ví dụ khác, như mình hay con cái của mình đang được thụ hưởng một ngân khoản tài chánh nào đó của Sở An Ninh Xã Hội cung cấp tại tiểu bang mình đang cư ngụ, nhưng khi di chuyển sang một tiểu bang khác sinh sống, mà hồ sơ ở Sở An Ninh Xã Hội của người thụ hưởng không ghi chú là Công Dân Hoa Kỳ, thì người thụ hưởng vẫn phải đến cơ quan này xuất trình Chứng Chỉ Nhập Tịch hoặc Chứng Chỉ Công Dân Mỹ, hoặc US Passport, để xin điều chỉnh lại tình trạng, thì mới tiếp tục được thụ hưởng những quyền lợi như trước đây ở tiểu bang cũ.

I. Luật Di Trú cho phép mọi người được quyền đổi tên trước khi tuyên thệ nhập tịch, nhưng sau khi tuyên thệ rồi, nếu muốn đổi tên hoặc muốn đổi tên mới trở lại tên cũ, thì phải nạp thỉnh nguyện thư (Petition) tại Tòa Án Tiểu Bang, nơi mình đang cư ngụ. Riêng những con cái dưới 18 tuổi, nếu Bố hay Mẹ đã tuyên thệ nhập tịch và đã nạp đơn N-600 cho con cái, để được trở thành công dân Mỹ thì không được phép đổi tên tại Sở Di Trú như những người tuyên thệ nhập tịch, nếu

muốn đổi tên thì phải nạp thỉnh nguyện thư tại Tòa Án Tiểu Bang.Theo kinh nghiệm bản thân tôi liên tiếp hơn 32 năm đặc trách tuyên thệ nhập tịch tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tôi nhận thấy không nên đổi tên, nhất là những người trung tuổi trở lên lại càng không nên đổi tên, vì sự đổi tên sẽ không đem lại lợi ích gì cho mình, mà trong tương lại có thể gây ra nhiều điều phiền toái cho mình và cho gia đình mình, mỗi khi phải bổ túc giấy tờ hành chánh cho các cơ quan, mà mình có những dịch vụ liên hệ đến công ăn việc làm của mình hay của những người thân thương trong gia đình mình. Ngoại trừ những trường hợp cần phải đổi tên Mỹ cho giới trẻ tuổi, là vì tên Việt khó cho người Mỹ phát âm đúng giọng tiếng Việt, trong khi giới trẻ này còn phải làm việc, tiếp xúc trực tiếp lâu dài nhiều năm bên cạnh những người Mỹ hoặc có những tên tiếng Việt làm cho người Mỹ phát âm nghe nó vừa tức cười lại vừa tục tĩu, chẳng hạn như tên Cư, Cự, Bùi v.v... thì hãy nên đổi tên.

K. Coi chừng đi shopping, nếu đổi giá tiền của một món hàng từ nhiều tiền xuống còn ít tiền, mà mình định mua sắm món hàng đó, nếu bị bắt quả tang có hành động đang đổi giá trên món hàng, có thể bị cáo buộc vào tội ăn cắp vặt (Shoplifting) và theo Đạo Luật mang số 21 điều 1731 của tiểu bang Oklahoma, nếu người vi phạm là vị thành niên 18 tuổi trở lên, có thể bị đóng tiền phạt vạ từ 50 Mỹ kim lên đến 500 Mỹ kim hoặc phải tình nguyện phục vụ một số giờ cho cộng đồng do Quan Tòa ấn định.

L. Một điều cuối cùng mọi người cần nên lưu ý: Những ai đang hưởng tiền Phụ Trợ Cấp Tiền Già SSI (Supplemental Social Income), nếu xuất ngoại quá 30 ngày, không trở về lại Hoa Kỳ, dù là vô quốc tịch rồi cũng không hội đủ điều kiện để tiếp tục được hưởng tiền già SSI nữa. Lý do là bất cứ ai là thường trú nhân, là công dân Mỹ nhập tịch, là người Mỹ chính gốc 100% sinh đẻ ở Hoa Kỳ, khi đến tuổi về hưu 65, mà không làm việc đủ 10 năm hoặc không làm việc đủ 40 quarters (120 tháng), thì không được lãnh tiền già SI (Social Income), mà chỉ được lãnh tiền Phụ Trợ Cấp Tiền Già SSI (Supplemental Social Income), vì nghèo không có lợi tức gì khác. Nhưng khi người lãnh tiền SSI này, sau khi quay trở về Hoa Kỳ, vẫn có thể nạp đơn xin lại tiền SSI như trước kia đã thụ hưởng.Vì tiền Phụ Trợ Cấp này chỉ cấp cho những người còn đang cư ngụ tại Hoa Kỳ mà thôi.

Trước khi kết thúc buổi thuyết trình này, ông Nguyễn Thiệu Hoằng, Chủ Tịch Hội Thân Hữu Việt Mỹ đã nhân danh HTHVM, trao tận tay cho tôi 2 khung hình:

07-2012_TTDM.indd 5207-2012_TTDM.indd 52 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 53: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

53Văn Hóa Giáo Dục

Một khung hình thứ nhất của Hội vinh danh những thành tích bác ái giúp đỡ Công Đồng Người Việt tại TP. Oklahoma City của tôi nói riêng trong nhiều năm qua và chính ông Chủ Tịch đã đọc lên cho khán thính giả nghe những lời tri ân được ghi trong khung hình này của Hội tặng cho tôi. Tiếp theo ngay sau đó, ông Chủ Tịch cũng trao tận tay cho tôi một khung hình thứ hai của Hội, đã lồng bài báo đăng trên tờ The Daily Oklahoman, nói về những thành tích và ngày hưu trí của tôi với hình ảnh tôi đang đứng thuyết trình tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, trong buổi Lễ Tuyên Thệ Nhập Tịch cho 120 người trở thành công dân Hoa Kỳ, thuộc 48 quôc gia trên thế giới.Đáp từ ông Chủ Tịch, tôi xin hết lòng cám ơn ông

Chủ Tịch HTHVM và ông Giám Đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Nguyễn Công Bình, đã ưu ái mời tôi đến đây để thuyết trình đề tài Pháp Luật Thực Dụng liên tục trong nhiều năm qua, do HTHVM tổ chức nhiều lần hàng nặm tại đây. Cuối cùng tôi cũng không quên cám ơn tất cả Khán Thính Giả đã bỏ thì giờ quí báu cuối tuần, sốt sắng đến đây đông đảo để nghe tôi thuyết trình liên tục trong nhiều năm qua. Vì nếu không có sự tham dự đông đảo của quí vị như thế này, chắc chắn tôi sẽ không có cơ hội được Hội Thân Hữu Việt Mỹ liên tục mời tôi đến đây, để tôi có nhiều cơ hội được chia sẻ cùng quí vị những kiến thức chuyên biệt về Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, mà tôi đã nghiên cứu, học hỏi trong hơn 32 năm trong Ngành Tư Pháp, từ những công việc làm hàng ngày của tôi tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ. Chắc quí vị cũng đã rõ, Đức Tin mà không thực hành là Đức Tin chết, cũng như trường hợp của riêng tôi, những kiến thức chuyên biệt của tôi, nếu HTHVM không giúp tôi có cơ hội, mời tôi đến đây để chia sẻ những kiến thức của tôi với quí vị đã nhiều lần, từ nhiều năm qua cho tới ngày hôm nay, thì những kiến thức đó của tôi sẽ trở thành vô dụng, vì nó chẳng đem lại một chút ích lợi gì cho những ai đang cần tìm hiểu về Luật Pháp Hoa Kỳ.

PT. Nguyễn Mạnh SanTuyên Úy Trại Tù Cho

Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City.

Hồi Ký Một Chuyến Đi Việt Nam

Đường về nước Việt xa xămMột mùa hè đó về thăm quê mình

Trên cao nhìn xuống đẹp xinhGiang sơn gấm vóc hữu tình nên thơ

Thân nhân trông ngóng đợi chờGặp nhau mà tưởng giấc mơ xum vầy

Đường xưa lối cũ là đâyBao năm xa cách đổi thay quá nhiều

Những con phố cũ thân yêuBán buôn nhộn nhịp xóa nhiều dấu xưa

Nhớ thương biết mấy cho vừaCon đường đi học chiều mưa ngày nào

Những tà áo trắng xôn xaoBay trong mộng ước ngọt ngào còn đâu

Đêm về thao thức canh thâuNgổn ngang kỷ niệm lại màu thời gian

Nhớ về cuộc chiến đã tànBao nhiêu cay đắng phũ phàng trải qua

Trầm tư tưởng niệm mẹ chaKhói hương cay mắt xót xa trong lòng

Đi tìm lại một giòng sôngHận thù ngày cũ xuôi dòng hay chưa

Thương người dãi nắng dằm mưaMiếng cơm manh áo vẫn chưa no đầy

Những nơi xưa ấy còn đâyNắng loang màu gạch hao gầy nhớ nhung

Giáo đường nghiêng bóng gác chuôngLời khuyên nhẫn nhục theo đường Chúa đi

Mái chùa trầm lắng từ biXót thương nhân thế sân si còn nhiều

Ngôi trường xưa cũ thân yêuNhư thầm nhắn nhủ “nhiều điều giá gương” (1)

Những người viễn xứ ngàn phươngTình quê hương mãi vấn vương trong hồn

“Quê hương khuất bóng hoàng hônTrên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (2)

H.H. (Khu Giuse) Hè 2010

(1) Ca dao: “Nhiều điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

(2) Thơ Thôi Hộ (Trung Quốc): “Hoàng hạc Lâu” Ngô tất tố dịch.”

07-2012_TTDM.indd 5307-2012_TTDM.indd 53 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 54: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

54 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Tự thuật của Kristine L. Franklin

Sứ Mệnh Cải ĐạoCho Người Công Giáo

(Tiếp theo).Tìm Kiếm Mình Thật Chúa Kitô

Tôi biết mình không thể tiếp tục theo đạo Tin Lành được nữa. Tôi đã chia sẻ cuộc chiến của tôi với nhà tôi Marty. Nhà tôi cũng đang nghiên cứu và kiếm tìm. Chúng tôi quyết định rút lui, gác bỏ việc truyền đạo và trở về Mỹ. Marty sẽ tiếp tục làm giáo trung học cho một trường công nào đấy. Về đến Mỹ, chúng tôi chẳng biết mình vô nhà thờ nào. Điều chắc là phải vĩnh viễn bỏ Tin Lành rồi. Từ lúc chúng tôi quyết định về Mỹ tới khi chúng ta gia nhập Giáo Hội Công Giáo chỉ mất sáu tháng.

Thoạt đầu, chúng ta tạm tham dự một nhà thờ nhỏ Anh giáo vì nó đáp ứng một ít nhu cầu tâm linh như tôn thờ trang trọng, phụng vụ và cảm nghiệm ý nghĩa Thánh Thể. Thời điểm đó, cuốn Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo vừa xuất bản trong tiếng Anh. Marty và tôi bắt đầu đọc nó. Với lo lắng, an lòng và vui mừng pha trộn, chúng tôi không mất nhiều giờ mới nhận ra rằng sau cùng chúng tôi đã tìm được câu trả lời cho những nghi ngại giáo lý và luân lý mà thuyết Tin Lành không bao giờ trả lời được. Tôi đọc tiếp nhiều sách Công giáo và dùng nhiều thời gian khổ tâm trong cầu nguyện, khi sự thật nên sáng tỏ hơn và giá phải trả để làm môn đệ Chúa nên rõ ràng hơn.

Năm tháng của những thành kiến và hiểu lầm không mau chóng biến mất trong một ngày. Chúng tôi phải tháo xuống và đặt sang một bên cặp kính Tin Lành quen thuộc và nhìn mọi sự bằng đôi mắt Công giáo. Dù đã sống trong hai nền văn hóa, chúng tôi vẫn còn phải thực tập điều này. Vẫn còn khó khăn vì chúng tôi không dễ dàng bỏ thói tự động làm trọng tài của chân lý. Chúng tôi đã luôn chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mình tin. Chúng tôi luôn nói, "Tôi tin Kinh Thánh dạy ..." Bây giờ khai triển Giáo Lý Công Giáo, chúng tôi nhận thức chúng tôi hướng về Đức Tin đòi hỏi chúng tôi tuyên bố và tin "Giáo Hội dạy ..." Một cách nào có thể nói, rời bỏ Tin Lành như là chết nhưng sự sống mới thì còn đang lấp ló.

Chúng tôi đã bước về phía Rôma qua việc đọc sách và thảo luận và thắc mắc. Chúng tôi đã biết khá rõ. Marty bảo bây giờ là lúc phải hành động theo những gì chúng tôi biết là chân lý và Marty đã điện thoại. Vào

tháng 2 năm 1995, Marty gọi điện một linh mục ở nhà thờ Phép Mình Thánh và xin hẹn gặp. Chúng tôi đang mấp mé trên quyết định đổi đời. Mọi sự đến giờ phút đó là điều tra giáo lý cấp tốc mà chưa dấn thân. Chúng tôi có sẵn sàng cho bước kế tiếp chưa? Chúng tôi có sẵn lòng theo Chúa tới nơi Chúa dẫn?

Chúng tôi đã từng sẵn lòng bỏ nhà cửa, gia đình, bạn bè ở Mỹ và sống như một nhà truyền đạo ở ngoại quốc. Nhưng bây giờ chúng tôi tự hỏi mình có muốn bỏ mọi sự vì Phúc Âm - không chỉ là vật chất hay nghề nghiệp nhưng là cả danh giá và tình yêu thương, tôn trọng của gia đình và bạn bè nữa. Chúng tôi đã đọc, nghiên cứu và cầu nguyện và bây giờ là lúc nói chuyện với linh mục Công giáo.

Tôi chưa bao giờ lo lắng hơn buổi chiều Marty và tôi bước lên thềm nhà xứ Phép Mình Thánh và bấm chuông. Marty đã kể vắn tắt cho cha O'Donnell câu chuyện của chúng tôi và nói, "Chúng tôi khá chắc chúng tôi muốn là người Công giáo."

Cha O'Donnell mỉm cười đầm ấm và nói, "Chỉ Chúa Thánh Thần có thể làm điều này trong đời anh chị. Xin hân hoan đón mời về nhà!" Tôi cố cầm nước mắt trào ra trong khóe mắt. Niềm an bình như vô tận! Nhà? Tôi đã từng nghĩ tìm kiếm ngôi nhà thật Kitô là điều không có thể. Bây giờ tôi biết nhà đó vẫn ở đây! Mẹ Thánh Giáo Hội chờ đợi con cái mình trên đường tìm lại vòng tay.

Tôi biết việc bước vào Giáo Hội Công Giáo sẽ là một tan nát kinh khủng và xấu hổ cho gia đình tôi. Họ đã đặt kỳ vọng lớn lao và không phải một hãnh diện nhỏ khi chúng tôi quyết định làm nhà truyền đạo và bây giờ chúng tôi sắp sửa làm chuyện không thể tưởng được.

Quả thật, tin tức không lan đi tốt đẹp. Bạn bè và gia đình sửng sốt khủng khiếp; nhiều người tức giận chúng tôi. Chúng tôi nghe được nhiều câu hỏi và thách đố, "Làm sao Kris và Marty Franklin ngã vào bẫy của Giáo Hội Công Giáo?"

"Điều gì không ổn?" họ hỏi chúng tôi và hỏi lẫn nhau trong kinh hãi. Chúng tôi quả quyết với họ, "Không có gì không ổn hết! Quả thực mọi sự sau cùng đã đúng!" Nhưng họ không thể nghe chúng tôi.

Có rất nhiều dư luận, giả thuyết tại sao chúng tôi thành người Công giáo. Phần nhiều không được vui và tất cả thiếu chính xác. Một số cho rằng chúng tôi chán chường không muốn chiến đấu. Người khác cho rằng chúng tôi không chịu nổi đời truyền đạo và làm bể đời thiêng liêng. Một số khác nghĩ chúng tôi bị quyến dũ bởi vẻ hấp dẫn lạ thường của phụng vụ Công Giáo hay cái khéo vặn vẹo Thánh Kinh của một linh mục.

07-2012_TTDM.indd 5407-2012_TTDM.indd 54 6/13/2012 11:04:48 PM6/13/2012 11:04:48 PM

Page 55: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

55Văn Hóa Giáo Dục

Một tuần trước khi được nhận vào Giáo Hội, tôi thảo một bức thư gởi bạn bè và thân quyến để giải thích tại sao chúng tôi thành người Công giáo. Tôi không nhận được một trả lời nào suốt sáu tháng. Không ai gọi, không ai viết. Cuối cùng khi chúng tôi liên lạc lại, họ cũng chẳng nói gì đến việc chúng tôi thành người Công giáo.

Sau đây là ít đọan trong thư của tôi.Tôi chỉ biết rằng điều tôi đã tìm ra không giống một

chút nào những gì tôi được dạy bảo. Chín mươi chín phần trăm những gì tôi nghĩ chúng tôi biết về Công Giáo là dựa trên hiểu lầm và thành kiến. Một khi chúng tôi đặt thành kiến và định kiến - như một người phải làm khi vượt qua ranh giới một văn hóa khác - chúng tôi có thể thắng vượt sự thiếu hiểu biết.

Theo Tự Điển Oxford về Kitô Giáo, có hơn 28.000 các giáo phải khác biệt từ ngày phong trào Cải Cách. Có chừng năm giáo phái Tin Lành mới được tạo ra mỗi tuần trên khắp thế giới. Điều này trong tâm trí tôi là một nhạo báng ý niệm chân lý. ... Nếu giáo thuyết Cải Cách là tốt lành, chúng ta phải hy vọng thấy một Giáo Hội Thệ Phản, một giáo thuyết Thệ Phản chỉ dựa trên Thánh Kinh nhưng điều này tuyệt đối không có thể như suốt năm trăm năm lịch sử chứng minh. ... Dùng cùng một Thánh Kinh và có cùng một Thánh Thần, điều chúng ta kết thúc là một tháp Baben về giáo thuyết.

Phải, có những gương mù trong Giáo Hội Công Giáo. Có những hư thối trong lịch sử. Có ít giáo hoàng ngu dốt. Nhưng đó không là vấn đề Công Giáo; chúng chỉ là vấn đề yếu đuối con người.

Có những chuyện trong Giáo Hội Công Giáo xem ra kỳ quặc nhưng tôi đã tìm ra nhiều cái kỳ quặc này có một ý nghĩa trong cái nhìn Công Giáo mà thực ra nhiều linh thiêng, với nguồn gốc Do Thái và thuộc thế kỷ thứ nhất hơn mọi cái khác.Đối với Marty và tôi, thực là an bình sau quyết định

này. Chúng tôi quá vui mừng đôi lúc không thể cầm mình đứng yên được. Có nhiều việc phải làm trong Giáo Hội Công Giáo; có nhiều vấn đề phải thắng vượt; và chúng tôi hứng khởi bắt tay giúp đỡ. Chúng tôi tìm được tổ ấm, một Giáo Hội chúng tôi an bình và một nơi chúng tôi có nhiều để dâng hiến. Chúng tôi đã gặp một số người tốt lành lạ lùng và còn ngạc nhiên bởi tình thương yêu, niềm vui và sự dâng hiến của họ cho Chúa Giêsu. Chúng tôi tin rằng Giáo Hội là phương tiện để nên một (1Corintô) và bằng lòng vác gánh nặng này va có thể hiểu lầm như là công việc của chúng ta. Chúng tôi đã mệt mỏi với những phản đối (thệ phản). Đây là lúc trở về nhà.

Chúng tôi tìm ra sau này rằng sau khi đọc thư của chúng tôi, một người trong gia đình nghĩ chúng tôi đã hoàn toàn mất đức tin và đã bước thẳng vào hàm Satan. Sự thật thì ngược lại. Chúng tôi đã tìm thấy Chúa Giêsu Kitô trong bước sau cùng quá những gì chúng tôi hay ai có thể tưởng tượng, và cánh tay Chúa mở rộng đón nhận chúng tôi.

Nhà thờ phép Mình Thánh đông nghẹt giáo dân mừng lễ Phục Sinh. Khi hiệp lễ, linh mục ghé sát và nói "Bà Kris, bà được chờ đợi cả đời cho việc này." Rồi cha giơ cao Chúa Giêsu, bánh hằng sống, mỉm cười và nói "Mình Thánh Chúa Kitô"

"Amen" tôi đáp lại, "tôi tin."Khi tôi đón nhận Chúa Giêsu qua bí tích khi hiệp

lễ lần đầu tiên, tôi cám ơn Chúa với tất cả tấm lòng vì phép lạ ơn thánh Chúa đã làm suốt đời tôi để kết hợp tôi với chính Chúa trong cách này, trong cách lạ lùng và bí nhiệm mà tôi không thể tưởng tượng có thể xảy ra.

Ngày tôi đáp xuống thành phố Guatemala, tôi đã cầu nguyện rằng tôi sẽ tìm được nhà ở đó. Chúng tôi đã tìm được: chúng tôi tìm được ngôi nhà tinh thần: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Trong Giáo Hội Công Giáo chúng tôi có trọn vẹn Đức Tin Công Giáo - không bảy mươi năm phần trăm, không chín mươi phần trăm nhưng là tất cả, một trăm phần trăm. Chúng tôi có thờ phượng đích thực, theo hình dạng Chúa Kitô Giêsu và tập trung vào Chúa chứ không theo ý mục sư này hay mục sư khác về đoạn này hay đoạn khác của Thánh Kinh. Chúng tôi có Đức Tin của các giáo phụ, giáo huấn rằng Chúa Kitô muốn chúng ta bước theo.

Trong hành trình dài và quanh co về nhà Giáo Hội Công Giáo, chúng tôi tìm ra có thật chỉ một Phúc Âm, Phúc Âm Công Giáo. Chỉ có một nơi mà chúng ta có thể tìm được trọn vẹn chân lý và cá biệt nhất của liên hệ với Chúa Kitô Giêsu - và chỗ đó không ở trong Giáo thuyết Thệ Phản.

Nơi cuối cùng chúng tôi tìm sự thật nơi sự thật đã luôn hiện diện: Giáo Hội Công Giáo. Chúng ta đã về nhà./.

07-2012_TTDM.indd 5507-2012_TTDM.indd 55 6/13/2012 11:04:49 PM6/13/2012 11:04:49 PM

Page 56: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

56 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

3. Chuyện vợ nhỏ...Lệ Vũ mến, Cũng lại chuyện về Việt Nam một mình. Năm 2005

chồng tôi cùng chị và mẹ về Việt Nam thăm cha bệnh. Tôi phải đi làm và nuôi con nhỏ. Anh gặp người tình núp lén 2 tuần lễ. Từ đó anh đòi về Việt Nam mỗi năm. 4 năm sau cha chồng qua đời và mẹ chồng qua đời vài tháng sau.

Sau anh cùng tôi về Việt Nam. Theo chị chồng cho biết: gạt đi tập thể dục, anh lang chạ nên tôi không cho đi nữa. 4 năm nay cả xóm biết anh liên lạc với vợ nhỏ. Tôi làm mạnh nên anh hứa từ bỏ. Trở lại Mỹ, tôi sinh nghi nên có lần giờ nghỉ trưa tôi dò xét thấy anh gọi điện thoại nhưng anh cứ chối. Tôi đòi ly dị nhưng anh năn nỉ cho second chance.

... Anh đã tìm cách xa lánh tôi, ngày lễ Tết, sinh nhật anh, con , tôi kỷ niệm ngày cưới anh vẫn lạnh lùng. Bây giờ lễ tình yêu anh vẫn chai đá. Như vậy đã quá rõ ràng phải không Vũ? 7,8 năm nay tôi sống trong giả dối, có ai quá lâu như tôi không? ... Lúc nào anh cũng nói anh lo cho các con, đừng kiếm chuyện! Tôi cố nhủ lòng cố gắng mềm mỏng để gia đình êm ấm để anh lo cho các con. Nhưng đã quá nhục nhã ê chề, có thể hôm nay, ngày mai sẽ nói lời vĩnh biệt anh?

Người vợ đau khổK.K.K.

Đáp 3: Người em tên k.k.k không ghi rỏ đ/c thân mến,

Hạnh phúc gia đình là điều quan trọng, tụi em có "serious problem" đến nay đã 7,8 năm, sao giờ em mới lên tiếng??

Nhịn nhục, mềm mỏng là đức tính tốt, nhưng cũng còn tùy ở môi trường, hoàn cảnh mà mình áp dụng. Chồng em "mê gái" cũng tựa như những người ghiền "xì ke, ma túy", không thể áp dụng kiểu tẳng lờ, mềm mỏng để cho gia đình êm ấm, rồi họ sẽ tự nhiên khỏe mạnh, bình thường trở lại được. Chồng em mắc bệnh

lú lẫm, cần phải chữa trị đến nơi đến chốn mới mong khỏi được! không còn gì đau khổ, tai hại hơn khi vợ chồng sống trong sư gian dối, che đậy lường gạt nhau. Không chỉ tạo sầu khổ cho mình, còn gây gương mù gương xấu cho con cái noi theo. Bố mẹ gian dối, lường gạt thì không thể dạy dỗ, truyền đạt cho con sự ngay thẳng được.

Bây giờ còn nước còn tát. Vợ chồng em cần đi gặp một cố vấn gia đình "Family Couselor" và đồng thời cũng gặp luôn một linh mục nào mà v/c em quen biết, tin cậy. Trình bày mọi sự việc đã xảy ra giữa v/c em. Lệ Vũ tin với khả năng hiểu biết chuyên môn, cùng với kinh nghiệm mục vụ, họ sẽ giúp được v/c em rất nhiều trong việc hàn gắn lại những đổ vỡ trên 7,8 năm qua.

Hơn bao giờ hết em cần bình tĩnh, tỏ thái độ "serious" với chồng em trong lúc này. "Show him you will do what you mean". Đừng hậm hực, khóc lóc, hờn dỗi, nỉ non, ect, chi cho mệt người mệt óc. Hãy tỏ cho anh ta hay em có đủ bản lãnh của một người đàn bà trưởng thành, tha thứ nhưng không qui lụy, đần độn để người khác tiếp tục lừa dối mình. "You want a second chance; you have to earn it. You're betrayed me, you lied to me. If you want me to trust you again, prove it to me...." Nói rõ cho chồng em hay về những điều em nghe, biết về sự tiếp tục liên hệ giữa anh ta và cô tình nhân rồi ra điều kiện cho anh ta: giữa gia đình và cô tình nhân, anh ta phải chọn một. Anh ta không thể bắt cá 2 tay--bánh lạt cũng nuốn, mà bánh qui cũng không tha!! Cần phải có căn bản và tỏ cho chồng em nhớ biết điều: từ đầu đến cuối , em không làm điều gì sai, không có lý do nào để em tự xấu hổ và chịu thiệt thòi. Kẻ có tội là chồng em chứ không phải mẹ con em. Hạnh phúc gia đình phỉ được xây dựng trên sự thật, tình yêu chân chính và sự kính trọng nhau; ngược lại, không sớm thì muộn nó sẽ dẫn đến đổ vỡ, tan nát, chia ly vì không ai muốn sống, ở gần với kẻ lường gạt, lừa dối mình cả đời bao giờ. Khuyên em hãy thực hiện ngay những đề nghị

07-2012_TTDM.indd 5607-2012_TTDM.indd 56 6/13/2012 11:04:49 PM6/13/2012 11:04:49 PM

Page 57: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

57Gia Đình Xã Hội

Lệ Vũ đưa ra, đồng thời cầu nguyện thật nhiều cho vợ chồng em.

Xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ, soi sáng cho cả hai biết việc mình phải làm để xây dựng lại mái ấm gia đình, trong Tình Yêu và sự chân thật của Chúa. Lệ Vũ sẽ cầu cho em và gia đình thêm một kinh hôm nay. Thân mến./.

Hội tri ân sâu xa những tấm lòng nhân ái cứu giúp người lớn và trẻ em nghèo khổ. Quà tặng đều được cấp Biên Nhận /Receipt of Donations để khấu trừ thuế và phúc trình đầy đủ. Xin quý vị thương giúp các đơn xin sau đây:

L 10. Giáo phận Kontum của Đức Cha Hoàng Đức Oanh cần làm nhà thờ lợp tôn hay lợp lá cho nhiều họ Đạo người Thượng đang phải tham dự Thánh Lễ ngoài trời dù nắng mưa, lạnh giá. Họ gồm người Ba Na, Xê Đang, Jarai, Tày, Rơ Ngao…L 11. Sơ Trần T. Quỳnh Giao, Cộng Đoàn Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Đà Lạt, xin giúp xây trường Mầm Non Hiển Linh, đồng thời hàng ngày cung cấp các phần ăn miễn phí cho bệnh nhân dân tộc nghèo ở nhà thương, tổ chức khám bệnh từ thiện cho dân tộc vùng sâu vùng xa.L12. Sơ Anna Trương Nữ, Dòng Chúa Quan Phòng phục vụ ở miền cao nguyên rất mong ân nhân giúp chi phí dạy học và nuôi cơm cho 100 em dân tộc nghèo trong đó có 23 em là cô nhi. L13. Tu viện Mến Thánh Giá Chân Thành, Hà Tĩnh, mới được hồi sinh, quá khó khăn vất vả, bà con giáo dân muốn gửi gắm con trẻ cho chị em nuôi dạy và đó cũng là sứ mạng của chị em. Sơ Nguyễn T.Diệu xin quí ân nhân giúp chị em xây cơ sở. L 14. Sơ Bề Trên Nguyễn Thị Ngoãn, Dòng MTG Hà Nội xin giúp để xây nhà dạy trẻ và trạm thuốc cho Cộng Đoàn g.xứ Từ Châu, GP Hà Nội. Dòng đã dành dụm được 40%, xin ân nhân giúp đỡ chị em. L 15. Nữ Đan Viện Xi Tô Thánh Mẫu ở Bà Rịa, Sơ Nguyễn Thị Oanh xin giúp nới rộng thêm phòng vì tăng số các chị em đệ tử, tập sinh, và các sơ khấn tạm.L. 16 Sơ Nguyễn Thị Diệu Cảnh, Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng, Bình Triệu Fatima, xin giúp để xây phòng học và phòng ngủ cho các sơ, tập sinh và đệ tử. Hiện các sơ ngủ trên ghế bố, ban ngày phòng để dạy trẻ, ban đêm biến thành phòng ngủ, nền thấp hơn mặt đường 80 cm nên mưa lớn là bị ngập.

Gia đình tôi giúp số tiền $ . . . . . . . cho dự án số [ ], [ ]. [ ] hoặc giúp [ ] chung. Họ tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ân nhân [ ]cũ ,[ ]mới , địa chỉ:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chi phiếu xin ghi: VN Sisters Support Association và gửi về địa chỉ mới của Hội:16541 Mt Cook Cir. Fountain Valley, CA 92708

Giải Đáp Vui Học Kinh Thánh:Hàng ngang: 1. Toma Didymus 2. Môn đệ 3.Sống lại 4. Ở

tay 5. Thọc tay 6. Cạnh sườn.Hàng dọc: 1. Tám ngày 2. Đứng giữa 3. Bình an 4. Ngón

tay 5.Lạy Chúa 6. Tin.

07-2012_TTDM.indd 5707-2012_TTDM.indd 57 6/13/2012 11:04:49 PM6/13/2012 11:04:49 PM

Page 58: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

58 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Write to: Fr. Bernard 1900 Grand Ave. Carthage, MO 64836 Email: [email protected]

MARIAN TEENST E E N S P U Z Z L E D

1. Can he get maried again in the Church? Hello Father,

My daughter wants to get married with a Catholic who

has been divorced for almost a year. His parents say that my

daughter and their son cannot get married in the Catholic

Church because he has been married in the church. According

to Canon Law he cannot get married again in the church. In

this case, can my daughter receive the sacrament of marriage?

What must I do according to the Church law for my daughter

to get married? Thank you, Father.

Anonymous

Hello Anonymous,

A marriage celebrated according to Canon Law in a

Catholic Church is assumed to be valid until there are reasons

before and at the wedding to believe otherwise. The Church

is the only authority who can affirm the reasons and declare

that the marriage was invalid due to missing important factors

on one or both sides. This is known as an annulment. It is

not a Catholic divorce because the conclusion is not always

affirmative. If it is, it means that there was no sacramental

bond in the first place. Therefore, the man in question is still

married with respect to God and the church, even though

he is divorced in the civil court. Because of that, he cannot

get married again in the Catholic Church. He needs to apply

for an annulment at the diocesan office where he is living.

That is to request the Church to examine his marriage, the

conditions of both parties before and at the wedding when

they made the marriage vow. If the judges of Canon Law

at the office find some important factors missing before or at

the wedding, they will request the judicial vicar of the local

bishop to declare the marriage invalid or null. Only after

the previous marriage of this man is declared invalid, your

daughter can get married with him in the Church. He needs

to see his pastor to help him applying for an annulment. If

they decide to get married in a court anyway, both of them

would not be able to receive any sacrament unless in case of

near death emergency. This is the requirement of the Catholic

Church to preserve the integrity of marriage as instituted by God.

2. Which is true religion Catholic or Judaism?Dear Fr. Bernard,People say the Catholic Church is the 'true' religion because

we can trace our history all the way back to Christ, and because it is the oldest religion. However, isn't Judaism even further back? Also, Judaism was created by God. Jews believe that Christ isn't the redeemer, so how is Catholicism the real deal? How do we know which religion is true, Catholicism or Judaism?

M.T.Dear M.T.,There are different degrees of truth in religions. The Catholic

Church claims the fullness of truth because she was founded by Christ on St. Peter, the first pope of the Church. The Catholic Church inherits the tradition and teachings passed on from the Apostles. It is not because Catholicism is the oldest religion. There are many religions predates Catholicism, but they were not founded by God and none of them possess the fullness of God's revelation. Jesus Christ is the Son of God who became human. He is the fullness of God's revelation by the divine will. He established the Catholic Church as the plan to continue his mission on earth. That is to bring salvation to the world until the end of time. Judaism began with God's revelation in the Old Covenant. It is God's preparation for the coming of the Messiah who is Jesus. He is the completion of Judaism. In refusing to recognize Jesus as the Messiah, the fulfillment of God's promise, Judaism remains incomplete and imperfect. Christ is true God and true man. He is the savior of the world. Faith in him brings eternal life because only the truth can set us free. Only Jesus can give us eternal life. The Catholic Church is his design to bring salvation to the world. She is the true Church of Christ.

3. Dan Brown and the Catholic Church?Dear Fr. Bernard,What is a secretive group? One of the students here tells

the class something about ILLUMINATI. And he swears that he had read several books of Dan Brown about this alarming issue. What he presented about Vatican City make all of us think that he had been there. Father, where is the truth? We need your guide. Thank you, Father.

M

Dear M,Dan Brown was known for his book "Da Vinci Code".

It contains many lies about Jesus and the Catholic Church because he could produce no evidence to support those lies which demonstrate a clear intention of smearing the Catholic

07-2012_TTDM.indd 5807-2012_TTDM.indd 58 6/13/2012 11:04:50 PM6/13/2012 11:04:50 PM

Page 59: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

59Gia Đình Xã Hội

Church. He is a writer without honor and self-respect. He becomes rich and famous by dreaming up all kinds of fictitious tales with evil intentions. He uses fictional stories to attack the Catholic faith. "Illuminati" is another of his imaginative stories. Secrecy is often a cloud for covering up a lie. If it was secret, how could it be known? If it is secret, no one can know if it is true or not. If it is real in the world today, the press and media certainly would not miss such an opportunity to rise in fame by exposing it. Dan Brown intends for his story to be fictional. We should take it as it is.

4. holding hands while praying the Our FatherDear Fr. Bernard,At my parish mass, people hold hands while praying the

Our Father. When I travelled out of town and went to a local church, some people do and some dont. What is the churchs rule on this?

V

Dear V,This is a practice introduced into the Catholic Church

from the outside. There is no rule on this. Therefore it is open for interpretation. There are people who interpret this according to the liturgical directive regarding the gestures of an ordained minister and of a lay minister when presiding at a liturgical event like Communion service, a funeral wake when an ordained minister is not available. The directive specifies that an ordained presider stretches his arms when saying a public prayer, leading the community in prayer; a lay presider puts his hands together in the same situation. According to this interpretation, stretching arms in prayer is appropriate to ordained ministers only. The bishops in the United States have talked about holding hands and raising them during mass at the Our Father, but did not make a decision in either way. There is no directive specifies it nor one that forbids it. So it is left to individuals preference in this matter. When there was risk of swine flu spreading in the United States, holding and shaking hands were discouraged. However, one should be mindful of his/her neighbor; not everyone next to you likes to hold hands or being near them somehow.

5. Conditions to receive sacraments Dear Fr. Bernard,All sacraments require faith. Some require conscious

participation. Can people who are not capable mentally like loosing memory completely to Alzheimer or in a coma or being sedated, receive sacraments?

SDear S,An infant is not very capable mentally, yet infant baptism

is a norm in the Catholic Church. Marriage, ordination and confession would require more mental capability. So it depends

on what sacrament and on the situation of the person. Holy Communion assumes that one believes in the real presence of Jesus. An Alzheimer patient simply has no idea of what we are talking about. Should we stop him/her from receiving Holy Communion? Of course not. We dont know how Gods grace can affect such a person. Jesus knows what to do. We only need to allow the person an opportunity to be with Him. We dont know how much a person in coma hear and understand things going on around him/her. Giving anointing of the sick is best when the patient is conscious to some degree. However, coma and being sedated are not reasons to refuse anointing of the sick. We dont anoint a dead body, but

a living person in coma needs to be anointed./.

07-2012_TTDM.indd 5907-2012_TTDM.indd 59 6/13/2012 11:04:50 PM6/13/2012 11:04:50 PM

Page 60: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

60 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

ĐHY BERTONE PHÊ BÌNH VIỆC ĐĂNG CÁC THƯ TỪ VATICAN

VATICAN. ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, phê bình việc đăng các thư từ lấy cắp từ Vatican và cho biết ĐTC không hề nao núng trước các cuộc tấn công dọa nạt kiểu đó.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài truyền hình Rai 1 của Italia sau khi tháp tùng ĐTC từ Milano trở về Roma, truyền đi tối ngày 4-6-2012 ĐHY Bertone nhắc đến những vụ đánh cắp thư tư tài liệu từ Vatican và đăng tải trên báo chí Italia hoặc xuất bản thành sách. ĐHY nói: ”Điều đáng buồn nhất trong các biến cố này là sự vi phạm đời sống riêng tư của ĐTC và của các cộng sự viên thân cận nhất của ngài. Nhưng tôi cũng muốn nói rằng những ngày qua đã và không phải là những ngày chia rẽ nhưng là những ngày hiệp nhất trong đức tin, trong sự thanh thản cương quyết cả trong những quyết định nơi các cộng sự viên của ĐTC ở Vatican. Đó là thời gian gắn bó với nhau của tất cả những ngừơi muốn thực sự phục vụ Giáo Hội”.

ĐHY Bertone coi việc đăng tải thư từ và việc đưa ra những suy luận sai trái từ đó nằm trong một chiến dịch tấn công ĐTC và Tòa Thánh. Ngài nói:

”Những cuộc tấn công dụng ý như vậy vẫn luôn xảy ra trong mọi thời đại. Tôi nhớ những cuộc tấn công như thế theo kinh nghiệm của tôi về Giáo Hội, chẳng hạn vào thời ĐGH Phaolô 6 không xa lắm. Nhưng lần này, dường như các cuộc tấn công nhắm vào những đích điểm rõ ràng hơn, nhiều khi rất là hung bạo, tàn khốc, xâu xé và có tổ chức. Tôi muốn nhấn mạnh sự kiện như mọi người đều biết, ĐTC Biển Đức 16 là người dịu dàng, có niềm tin sâu xa và đời sống cầu nguyện nhiệt thành. Chắc chắn ngài không để cho mình bị khiếp sợ vì những tấn công, thuộc bất kỳ loại nào, kể cả những cuộc tấn công đầy thành kiến. Ai ở gần và làm việc cạnh ngài, đều được nâng đỡ nhờ sức mạnh tinh thần mạnh mẽ của ĐGH. Như tôi đã nói trong nhiều dịp, ĐTC

Biển Đức 16 là người lắng nghe mọi người, là một người tiến trong niềm trung thành với sứ mạng đã nhận lãnh từ Chúa Kitô và cảm thấy sự yêu mến của dân chúng. Nhất là trong những ngày nay, ngài cảm thấy lòng quí mến trọn vẹn của những người gần ngài, của người trẻ, của các gia đình với các trẻ em, nồng nhiệt hoan hô ngài.”

Từ hôm 5-6-2012, người giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele đã bị thẩm phán điều tra của tòa án ở Vatican, giáo sư Piero Antonio Bonnet, chính thức thẩm vấn trước sự hiện diện của 2 luật sư của đương sự bị cáo về tội ăn trộm và lưu trữ thư từ lấy từ văn phòng của ĐTC (RG 5-6-2012).

BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN THÔNG BÁO VỀ SAI LẦM ĐẠO LÝ CỦA MỘT NỮ TU HOA KỲ

VATICAN. Hôm 4-6-2012, Bộ giáo lý đức tin đã công bố thông tri về những sai lầm đạo lý trong cuốn sách của một nữ tu người Mỹ, Margaret A. Farley, thuộc dòng Nữ Tu Từ Bi (Mercy).

Nữ tu Farley là giáo sư thần học tại Đại học Yale ở Mỹ từ năm 1971 đến 2007, và là tác giả cuốn sách tựa đề ”Chỉ yêu. Khuôn khổ luân lý tính dục Kitô giáo” (Just Love. A Framework for Christian Sexual Ethics [New York: Continuum, 2006), xuất bản tại New York năm 2006.

Trong 2 năm qua, Bộ giáo lý đức tin đã cứu xét và trao đổi với tác giả cuốn sách, cũng như yêu cầu nữ tu Farley điều chỉnh nhiều điều sai lầm về đạo lý trong tác phẩm này, nhưng không thỏa đáng. Vì thế Bộ công bố thông tri và khẳng định rằng ”Tác giả cuốn sách không hiểu đúng về vai trò của Huấn quyền của Giáo Hội như giáo huấn có thế giá của các GM trong niềm hiệp thông với Người Kế Vị Thánh Phêrô, hướng dẫn sự hiểu biết ngày càng sâu xa hơn từ phía Giáo Hội, về Lời Chúa, được ghi trong Kinh Thánh và được truyền thống sinh động của Giáo Hội trung thành truyền lại. Khi bàn về các vấn đề luân lý, nữ tu Farley cố tình không biết đến giáo luấn trường kỳ của Huấn quyền Hội Thánh, hoặc đôi khi có nhắc đến, nhưng chỉ coi giáo huấn này như một ý kiến giữa nhiều ý kiến mà thôi. Thái độ như thế không thể nào biện minh được. Nữ tu Farley cũng hiểu không đúng về bản chất khách quan của luật luân lý tự nhiên...”.

Nữ tu Farley đã đụng với giáo quyền Công giáo nhiều lần và thuộc vào số 12 nữ tu Hoa Kỳ bị Tòa Thánh đe trục xuất khỏi dòng vì đã ký vào quảng cáo đăng trên báo New York Times ngày 7-10-1984 ủng hộ phá thai. Vụ này được giải quyết hồi năm 1985 sau khi các nữ tu bày tỏ lòng gắn bó với giáo huấn của Giáo Hội về phá thai.

Sau khi có thông tri của Tòa Thánh, nữ tu Pat McDermott , Bề trên các dòng Từ Bi ở Mỹ lấy làm tiếc vì

07-2012_TTDM.indd 6007-2012_TTDM.indd 60 6/13/2012 11:04:50 PM6/13/2012 11:04:50 PM

Page 61: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

61Thông Tin Liên Lạc

Tòa thánh công bố thông tri đó, đồng thời ca ngợi nữ tu Farley là ”Một giáo chức và là một thừa tác viên mục vụ ngoại thường dấn thân sâu xa cho Tin Mừng và theo Chúa Kitô” (SD 4-6, CNS-2012). SỐ NHÀ THỜ BỊ HƯ HẠI VÌ ĐỘNG ĐẤT TẠI ITALIA LÊN TỚI 305

ROMA. Tổng cộng có tới 305 thánh đường bị hư hại hoặc bị phá hủy vì động đất tại miền Emilia Romagna, bắc Italia, theo thống kê mới nhất.

Báo Công Giáo Avvenire, Tương Lai, số ra ngày 1-6-2012, cho biết thiệt hại về vật chất do trận động đất gây ra lên tới hàng tỷ Euro. Nguyên tại 3 giáo phận Carpi, Modena và Ferrara, số thiệt hại của nhà thờ, nhà xứ và nhà nguyện được ước lượng tạm thời là 810 triệu Euro. Về giáo phận Bologna và Mantova, người ta chưa biết số thiệt hại.

Trong số 305 bị hư hại về động đất có 56 thánh đường bị sụp một phần hoặc hoàn toàn, 249 thánh đường khác vị hư hại nặng hoặc nhẹ. Thêm vào đó có 105 tháp chuông nhà thờ bị hư hại. Tại giáo phận Carpi, tòa GM cũng bị thiệt hại.

Vương cung thánh đường thánh Antôn Padova, các biện pháp để giữ an toàn cho nhà thờ bị hư hại là 100 ngàn Euro. Một số bức bích họa trong thánh đường bị hư hại vì động đất. Nhà nguyện với thánh tích của thánh Antôn bị đóng cửa và các tín hữu hành hương không thể kính viếng (KNA 1, Ansa 4-6-2012).

CHA LATASTE TÔNG ĐỒ CÁC NHÀ TÙ ĐƯỢC PHONG CHÂN PHƯỚC

BESANCON. Cha Jean Joseph Lataste O.P, (1832-1869), tông đồ các nhà tù, đã được phong chân phước vào Chúa Nhật 3-6-2012 tại thành phố Besancon, bên Pháp.

Cha Jean Joseph Lataste qua đời năm 1869, tại Frasne-le-Château lúc mới được 37 tuổi. Năm lên 21 tuổi, sau khi người yêu rất đạo đức và người chị qua đời, anh quyết định tận hiến cho Thiên Chúa, gia nhập dòng Đaminh và thụ phong linh mục năm 1863. Trong mấy năm phục vụ, cha tận tụy với việc giảng thuyết và thành lập dòng nữ tu Đa Minh Béthanie, một dòng đề nghị tiếp nhận các phụ nữ ra khỏi nhà tù và những phụ nữ khác muốn trở thành nữ tu.

Trước đó, Cha Lataste đã được bề trên gủi đi rao giảng cho các nữ tù nhân bị lao động khổ sai và có ấn tượng mạnh về các phụ nữ ấy. Cha ngạc nhiên nhận thấy một cuộc sống bị vết tích của tội ác có thể được biến đổi lạ lùng khi gặp được lòng từ bi của Thiên Chúa và sự tín nhiệm của xã hội. Từ ý nghĩ đó cha đã

thành lập dòng Nữ Đaminh Béthanie, một dòng hiện nay sống đời chiêm niệm trong cộng đoàn giữa những người đã từng bị bị tù và những người có hành trình an bình hơn.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican, ĐHY Amato nhắc đến 3 đặc tính trong sự thánh thiện anh hùng của cha Lataste: cha là một nhà giảng thuyết không biết mỏi mệt về lòng từ bi của Chúa, một tông đồ quảng đại trong việc phục hồi các nữ tu nhân về mặt nhân bản và tinh thần, sau cùng cha là một nhà sáng lập khôn ngoan của dòng nữ Đaminh Betanie (SD 30-5-2012). ĐẢNG XÃ HỘI TÂY BAN NHA ĐÒI GIÁO HỘI TRẢ THUẾ

MADRID. Hôm 28-5-2012, Đảng xã hội thuộc phe đối lập tại Tây Ban Nha yêu cầu chính quyền phải đánh thuế bất động sản tất cả các cơ sở của Giáo Hội Công Giáo tại nước này, ngoại trừ các thánh đường.

Theo luật cơ bản về tài chánh của Tây Ban Nha và Hiệp định ký năm 1979 và 1998 giữa Tây Ban Nha và Tòa Thánh, các bất động sản của Giáo Hội được miễn thuế. Nay đảng xã hội nói rằng để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay, cần phải ”chấm dứt đặc ân dành cho Giáo Hội Công Giáo”.

Lãnh tụ đảng xã hội, ông Alfredo Perez Rubalcaba tuyên bố tại thủ đô Madrid rằng ”Các thánh đường tiếp tục được miễn thuế, nhưng các nhà đậu xe cạnh nhà thờ chính tòa thu tiền đậu xe cho Giáo Hội thì phải trả thuế. Ngoài ra cần giảm bớt 20% số tiền thuế dành để giúp Giáo Hội, vì cả Giáo Hội cũng phải đóng góp nhiều hơn để khắc phục cuộc khủng hoảng tài chánh”.

Tuy nhiên, thủ tướng Mariano Rajoy, thuộc dân đảng, gọi cuộc tấn công trên đây của đảng xã hội chống Giáo Hội Công Giáo là một ”thái độ xu thời về chính trị”. Đảng xã hội đã từng cầm quyền trong hai khóa quốc hội ở Tây Ban Nha, và mặc dù họ đã hứa trong cuộc tuyển cử, nhưng vẫn luôn tránh đụng tới Hiệp định với Tòa Thánh. Chúng ta cần phải có thái độ nghiêm túc” (KNA 29-5-2012). GIÁO HỘI CANADA GIÚP DÂN CHÚNG TẠI VÙNG SAHEL

OTTAWA. HĐGM Canada và tổ chức Công Giáo trợ giúp phát triển và hòa bình cùng phát động chiến dịch trợ giúp dân chúng tại vùng Sahel bên Phi Châu đang bị khủng hoảng lương thực vì nạn hạn hán.

Theo tổ chức Caritas quốc tế, gần 15 triệu người ở các nước vùng Sahel đang ở trong tình trạng bấp bênh về lương thực và dinh dưỡng.

07-2012_TTDM.indd 6107-2012_TTDM.indd 61 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 62: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

62 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

HĐGM Canada tổ chức các cuộc lạc quyên trong các giáo phận và giáo xứ toàn quốc để tài trợ dự án giúp vùng Sahel (Apic 30-5-2012)

ĐTC TẶNG BỮA ĂN CHO 100 GIA ĐÌNH NGHÈO

MILANO. Hôm 3-6-2012, nhân dịp kết thúc Đại hội các gia đình thế giới ở Milano, ĐTC đã tặng bữa ăn trưa cho 100 gia đình nghèo.

Giúp ĐTC thi hành sáng kiến này trưa Chúa Nhật 3-6-2012 tại quán ăn của Đại hội Công Giáo ở Milano có Hội đồng Tòa Thánh về gia đình và tổ chức Caritas của giáo phận Milano.

100 gia đình được mời là những người gặp khó khăn vì bị thất nghiệp, những người không gia cư, các đình ngoại quốc lâm cảnh túng thiếu, các đôi vợ chồng già và những người nghèo được sự giúp đỡ của Caritas, Cộng đồng thánh Egidio và một số cơ quan từ thiện khác. Đây không phải là một bữa ăn cho người nghèo, nhưng đúng hơn là một bữa ăn liên đới và một lúc chung vui với nhau.

ĐHY Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình đã chào mừng các thực khách và nói: ”ĐGH có mặt ở đây với anh chị em. Chính ngài đã muốn có bữa ăn này. Chúa cũng hiện diện nơi đây, giữa tất cả anh chị em. ĐGH yêu cầu tôi chuyển lời chào của ngài đến tất cả anh chị em” (AGI 3-6-2012).

CÔNG GIÁO ĐỨC PHÊ BÌNH DỰ LUẬT GIÚP TỰ TỬ

MUNICH. Giáo Hội Công Giáo tại Đức phê bình dự án thay đổi hình luật về việc trợ giúp tự tử, vì dự luật này mở đường cho việc hợp thức hóa các tổ chức trợ tử.

Dự luật do bà Sabine Leutheusser-Schnarrenberger, Bộ trưởng tư pháp liên bang Đức, đề nghị, nhắm thay đổi khoản số 217 của bộ hình luật Đức và phạt tù 3 năm những ai giúp tự tử với danh nghĩa thương mại.

Ông Matt hias Kopp, Phát ngôn viên của HĐGM Đức, phê bình dự luật này và báo động về nguy cơ theo đó việc thu hẹp sự trừng phạt trợ tử như thế sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức trở tự hiện nay như ”Exit”, hoặc ”Dignitas”, hoặc ”trợ tử tại Đức” được hợp thức hóa các hoạt động của họ.

Theo ông Kopp, vấn đề ở đây là định nghĩa thế nào là hoạt động thương mại. Theo dự luật mới, những tổ chức giúp tự tử không phải vì lý do thương mại, nhưng vì lý do gọi là ”vị tha” hoặc không nhắm kiếm lợi, thì không bị luật cấm. Cũng vậy đối với hoạt động của bác sĩ nhắm giúp bệnh nhân tự tử. Việc phổ biến thông tin,

đặc biệt qua Internet, về việc giúp tự tử, không còn bị luật pháp trừng phạt nữa.

Dự luật trên đây sẽ được để trình chính phủ Liên bang Đức sau mùa hè tới đây. Hồi năm 2008, một dự án tu chính hình luật Đức như vừa nói đã bị bác bỏ (KNA 4-6-2012). ĐHY RODRIGUEZ, SDB TỐ GIÁC NẠN ĐÓI

VIENNE. ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga, TGM Tegucigalpa, Honduras, Chủ tịch Caritas quốc tế, tố giác sự phân chia bất công lương thực.

Tuyên bố trong đại hội của Caritas quốc tế hôm 1-6-2012 tại Vienne, thủ đô Áo, ĐHY Rodriguez nói: nạn đói không có căn cội nơi sự thiếu thốn tài nguyên, nhưng nơi sự phân phối và cơ cấu bất công. Cuộc chiến chống nạn đói không phải chỉ là một vấn đề chất lượng sự sản xuất lương thực, nhưng cũng là một vấn đề những cơ may chênh lệch và những cơ cấu bất chính”.

ĐHY Rodriguez cũng nói rằng: kiến tạo sự an ninh lương thực chính là điều thiết yếu hiện nay. Nạn đói không phải là một định mệnh, cũng chẳng phải là số phận của người nghèo. Quyền có lương thực là một quyền căn bản và phải được tôn trọng vô điều kiện. Nạn đói là một thảm trạng, và chiến đấu chống nạn đói có nghĩa là dấn thân để bảo vệ sự sống con người” (KNA 1-6-2012). LOAN BÁO CÁC ĐỊA ĐIỂM NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ RIO

RIO DE JANEIRO. Ban tổ chức Ngày Quốc tế giới trẻ tại Rio de Janeiro Brazil thông báo các địa điểm diễn ra các sinh hoạt chính trong dịp Đại hội giới trẻ Công Giáo thế giới từ ngày 23 đến 28-7 năm tới, 2013.

Hôm 1-6-2012 Đức Cha Orani João Tempesta, TGM sở tại, Chủ tịch Ban tổ chức, cho biết thánh lễ khai mạc Ngày Quốc Tế giới trẻ sẽ được cử hành ngày 23-7-2013 tại bãi biển Copacabana, được coi là một trong các bãi biển nổi tiếng nhất trên thế giới. Lễ nghi đón tiếp ĐTC Biển Đức 16 cũng sẽ được cử hành tại đây 2 ngày sau đó, 25-7. Tại đây, thứ sáu 26-7, đàng Thánh Giá sẽ được cử hành.

Tối thứ bẩy, 27-7, ĐTC sẽ chủ sự buổi canh thức với các bạn trẻ tại căn cứ không quân Santa Cruz ở phía tây thành phố Rio. Sau buổi canh thức các bạn trẻ sẽ ngủ lại tại đây để tham dự thánh lễ bế mạc do ĐTC cử hành sáng chúa nhật hôm sau, 28-7. Ban tổ chức dự kiến sẽ có hằng triệu người tham dự hai sinh hoạt này.

Việc chọn các địa điểm trên đây đã được quyết định trong cuộc họp hôm 30 và 31-5-2012 tại Roma giữa Ban tổ chức địa phương và Hội đồng Tòa Thánh về giáo

07-2012_TTDM.indd 6207-2012_TTDM.indd 62 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 63: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

63Thông Tin Liên Lạc

dân là cơ quan đặc trách về các Ngày quốc tế giới trẻ (Apic 1-6-2012) CHUẨN BỊ TẠI PHÁP CHO NGÀY QUỐC TẾ GIỚI TRẺ Ở RIO

PARIS. Ngày 9-6-2012, 160 đại biểu của các giáo phận, cộng đoàn Giáo Hội và phong trào ở Pháp, tham dự cuộc gặp gỡ toàn quốc đầu tiên để chuẩn bị cho việc tham dự Ngày quốc tế giới trẻ lần thứ 27 vào tháng 7 năm tới tại Rio de Janeiro.

Sẽ có khoảng 5 ngàn bạn trẻ Pháp, thuộc các giáo phận, dòng tu, cộng đoàn và phong trào của Giáo Hội, tham dự biến cố vừa nói. Các bạn trẻ sẽ họp thành nhiều nhóm để đi Rio.

Trong cuộc họp chuẩn bị tới đây, một tầm quan trọng đặc biệt được dành cho chiều kích truyền giáo, liên tới và liên văn hóa, dựa trên chủ đề của Ngày Quốc tế giới trẻ năm tới là ”Các con hãy đi! biến mọi dân nước thành môn đệ”. Ngoài ra, các thông tin về diễn tiến Ngày quốc tế giới trẻ tại Rio cũng sẽ được thông báo. Một cổng thông tin Internet mới sẽ được giới thiêu (www.jmj2012.fr) sẽ được giới thiệu để đẩy mạnh việc chuẩn bị và chia sẻ kinh nghiệm (Apic 1-6-2012). DIỄN ĐÀN CÁC GM CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG BÀN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

LISBOA. Các GM Công Giáo và Chính Thống tại Âu châu đã nhóm diễn đàn từ ngày 4 đến 8-6-2012 tại Lisboa thủ đô Bồ đào nha và thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như nạn nghèo đói tại Âu Châu.

Diễn đàn tại Đại chủng viện Đức Mẹ Fatima ở Lisboa được đặt dưới quyền chủ tọa của hai vị Đồng Chủ tịch là ĐHY Peter Erdoe, TGM Esztergom Budapest, Chủ tịch Liên HĐGM Âu Châu và Đức TGM Gennadios, thuộc tòa Thượng Phụ Chính Thống Constantinople, với những lúc cầu nguyện và trao đổi trong tinh thần huynh đệ.

Diễn đàn trước đây của các GM Công Giáo và Chính Thống diễn ra tại thành phố Trento bắc Italia hồi năm 2008, rồi tại đảo Rhodos bên Hy Lạp vào năm 2010.

Tuyên bố trong buổi khai mạc hôm 4-6-2012, ĐHY Erdoe nói rằng: ”Chúng ta không muốn làm một cuộc phân tích hoàn toàn là kinh tế và tài chánh về cuộc khủng hoảng hiện nay, tuy cũng có các chuyên gia trong lãnh vực này tháp tùng chúng ta trong cuộc suy tư.. Chúng ta ý thức rằng tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay đang đe dọa chính cách kiểu mẫu xã hội chúng ta, nó chỉ là một mỏm băng sơn và có nhiều nguồn gốc rất sâu xa mà người ta có thể tìm thấy trong những hình thức ”lệch lạc và cực đoan” của những hiện tượng cơ

bản ”không tốt không xấu, hoặc tốt” như sự hoàn cầu hóa, sự phát triển khoa học và kỹ thuật, và các phương tiện truyền thông”; ngoài ra cũng có những kiểu mẫu về nhân loại học và văn hóa sai lạc, có ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng về luân lý đạo đức, trong các lãnh vực xã hội, chính trị và kinh tế”.

Diễn đàn ở Lisboa nhắm tìm ra những câu trả lời chung của các Giáo Hội Kitô và vai trò của các Giáo Hội trong thời điểm đặc biệt này (RG 4-6-2012). CÁC GM MARONITE CHỐNG MƯU TOAN ĐƯA LIBAN ĐẾN CHIẾN TRANH

BEIRUT. Các GM Công Giáo Maronite chống lại những mưu toan đưa Liban đến một cuộc chiến tranh mới.

Trong thông cáo công bố sau khóa họp cuối tuần 2-6-2012 tại tòa Thượng Phụ ở Bkerké gần thủ đô Beirut, các GM Công Giáo Maronite khẳng định rằng: ”Hoàn toàn phủ nhận những toan tính hiện nay đưa Liban đến cuộc chiến tranh mới, qua những phe phái chính trị và tôn giáo; đất nước đang cần mọi công dân dấn thân cho sự hiệp nhất, công lý và chia sẻ và không để nhóm nào trổi vượt hơn nhóm nào”.

Tuyên ngôn cũng nói rằng ”Các GM Maronite âu lo nhìn tình hình kinh tế và xã hội của đất nước, do sự gia tăng số nợ công cộng và sự bất lực của chính phủ trong việc thực hiện những can thiệp cần thiết để mưu ích cho dân chúng và công ích. Tình trạng này làm cho người dân không còn được hưởng các dịch vụ cơ ban và trở thành những con mồi dễ dàng vì thiếu công bằng xã hội”.

Đứng trước tình trạng trên đây, các GM Công Giáo Maronite kêu gọi chính phủ Liban đề ra và thực thi một chính sách kinh tế toàn quốc dựa trên những nền tảng nhân bản hơn, công bằng và minh bạch hơn.. Các chính trị gia gần phải tách biệt quân đội và các cơ quan an ninh ra khỏi chính trị và những phân biệt tôn giáo, để việc phòng vệ và an ninh của đất nước khỏi bị thương tổn”.

Sau cùng, các GM kêu gọi chính quyền đặt quyền lợi của đất nước trên mọi sự, bảo tồn danh dự và phẩm giá của dân tộc, và đáp lại lời mời của Tổng thống ngồi vào bàn hội nghị để đối thoại với nhau vô điều kiện” (RG 5-6-2012). ĐỨC THƯỢNG PHỤ RAI KÊU GỌI ĐỐI THOẠI TẠI LIBAN

BEIRUT. Đức Thượng Phụ Béchéra Rai, Giáo chủ Công Giáo Maronite, kêu gọi các lực lượng tại Liban

07-2012_TTDM.indd 6307-2012_TTDM.indd 63 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 64: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

64 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

đối thoại với nhau để giải quyết tình trạng an ninh và chính trị của đất nước.

Đức Thượng Phụ Rai đưa ra lời kêu gọi trên đây sau ngày xảy ra các vụ xung đột ở thành phố Tripoli ở mạn bắc Liban hôm 2-6-2012 giữa các nhóm Hồi giáo Sunnit chống tổng thống Bashar Assad của Siri và nhóm Alawites ủng hộ tổng thống Assad, làm cho ít nhất 14 người chết và hơn 50 người bị thương.

Trong bài giảng thánh lễ chúa nhật 3-6-2012 tại Nhà thờ tòa thượng phụ ở Bkerké, phía bắc thủ đô Beirut, Đức Thượng Phụ Rai cũng kêu gọi chính quyền Liban đề ra các biện pháp ”cấp tốc và khôn ngoan” để chấm dứt xung đột vài tái đoàn kết dân chúng tại thành phố Tripoli. Ngài nói: ”Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho nhân dân ở Tripoli và an bình tại thành phố này”.

Theo Đức thượng Phụ, Liban bị ảnh hưởng rất nhiều vì những gì đang xảy ra trong vùng. Hồi cuối tháng 5 vừa qua, các GM Liban kêu gọi chính quyền làm sao để quân đội nước này tránh được những căng thẳng chính trị làm thương tổn uy tín của quân đội, đồng thời các vị cũng cảnh giác chốn glại những chia rẽ trong quân đội và các lực lượng an ninh của Liban (CNS 5-6-2012). ĐTC CHÚC MỪNG NỮ HOÀNG ELIZABETH II

VATICAN. Hôm 6-6-2012, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố Sứ điệp ĐTC Biển Đức 16 nồng nhiệt chúc mừng Nữ Hoàng Elizabeth II, nhân dịp mừng kỷ niệm 60 năm trị vì.

Nguyên văn Sứ điệp của ĐTC như sau: ”Tôi viết để nồng nhiệt chúc mừng Nữ Hoàng nhân

dịp vui mừng Ngọc Khánh triều đại của Nữ Hoàng. Trong 60 năm qua, Nữ Hoàng đã cống hiến cho các thần dân và toàn thế giới tấm gương rạng ngời về lòng tận tụy với nghĩa vụ và dấn thân bảo tồn các nguyên tắc tự do, công lý và dân chủ, duy trì quan niệm cao thượng về vai trò của một vị nguyên thủy Kitô.

”Tôi vẫn còn nhớ rõ sự đón tiếp nồng hậu Nữ Hoàng dành cho tôi tại dinh Holyrood ở Edinburgh vào đầu cuộc tông du của tôi tại Vương quốc Hiệp nhất hồi tháng 9 năm 2010 và tôi tái cám ơn vì lòng hiếu khách tôi nhận được trong 4 ngày viếng thăm. Sự dấn thân của Nữ Hoàng cổ võ sự cộng tác và tôn trọng lẫn nhau giữa tín đồ các truyền thống tôn giáo khác nhau đã góp phần không nhỏ vào việc cải tiến các quan hệ đại kết và liên tôn suốt trong triều đại của Nữ Hoàng.

”Tôi phó thác Nữ Hoàng và toàn thể Hoàng gia cho sự bảo trợ của Đấng Tối Cao và tái thành tâm chúc mừng Nữ Hoàng trong dịp vui mừng này và đoan

quyết cầu nguyện cho Nữ Hoàng được tiếp tục an mạnh và thịnh vượng.

Vatican ngày 23 tháng 5 năm 2012 TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG ĐHY RATZINGER TẠI BA LAN

BYDGOSZCZ. Trung tâm nghiên cứu đầu tiên tại Ba Lan về tư tưởng của ĐHY Joseph Ratz inger, tức là Đức đương kim Giáo Hoàng, được ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, khánh thành vào ngày 11-6-2012.

Trung tâm này tọa lạc tại thành phố Bydgoszcz và do Đại học Kujawisch Pommersch ở miền bắc Ba Lan thành lập với sự cộng tác của tổ chức ”Joseph Ratz inger - Biển Đức 16” ở Vatican.

Trung tâm cũng sẽ cấp phát giải thường nổi bật về nghiên cứu thần học của Đức Joseph Ratz inger, tổ chức các hội nghị có tính chất khoa học về tư tưởng thần học của Đức đương kim Giáo Hoàng.

Đại học ở Bydgoszcz được thành lập hồi năm 2000 và hiện có 6 ngàn sinh viên.

Trong dịp Đến Ba Lan để khánh thành trung tâm vừa nói ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ được trao tặng văn bàng tiến sĩ danh dự của Đại Học Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 ở thành phố Cracovia (KNA 5-6-2012) CÁC TÍN HỮU KITÔ AI CẬP LO ÂU

BONN. Theo Viện Konrad-Adenauer bên Đức (KAS), ”Nhiều tín hữu Kitô Cope lo âu vì Ông Muhammad Mursi, ứng cử viên của đảng Anh em Hồi giáo, có thể thắng cử”.

Nhiều phúc trình xác quyết rằng tình trạng các tín hữu Kitô ở Ai Cập trở nên đồi tệ hơn kể từ cuộc cách mạng đầu năm 2011. Hồi giáo chính trị vẫn luôn chủ trương duy Hồi giáo và nỗ lực hồi giáo hóa xã hội Ai Cập. Các tín hữu Kitô cũng lo âu vì sự tài trợ của Arập Sauđi cho những người Hồi giáo cực đoan Salafi ste ở Ai Cập (CNS 5-6-2012). ĐHY WUERL KÊU GỌI NGƯỜI TRẺ TRƯỞNG THÀNH BÊNH VỰC TỰ DO TÔN GIÁO

WASHINGTON. ĐHY Donald Wuerl, TGM giáo phận thủ đô Washington, kêu gọi những người trẻ trưởng thành ở Mỹ cầu nguyện và đứng lên bênh vực tự do tôn giáo.

ĐHY Wuerl đưa ra lời kêu gọi trên đây trước 250 người trẻ tụ tập tại câu lạc bộ Ai len về thần học ở Washington hôm 22-5-2012. Ngài cho biết tự do tôn giáo tại Mỹ đang bị đe dọa vì lệnh của Bộ y tế và dịch vụ nhân sự trong chính phủ của Tổng thống Obama buộc các tổ chức Công Giáo phải chung cấp các phương

07-2012_TTDM.indd 6407-2012_TTDM.indd 64 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 65: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

65Thông Tin Liên Lạc

tiện ngừa thai nhân tạo, thuốc phá thai và các biện pháp làm tuyệt đường sinh sản cho các nhân viên, mặc dù những điều này trái ngược với luân lý Công Giáo (CNS 24-5-2012) CARITAS QUỐC TẾ: 2 TRIỆU NGƯỜI TỊ NẠN NỘI ĐỊA CONGO

FREIBURG. Tổ chức Caritas quốc tế cho biết hiện nay có 2 triệu người tị nạn trong nội địa Congo bên Phi châu đang cần được trợ giúp về nhân đạo (KNA 23-5-2012). CÔNG GIÁO HY LẠP TỐ GIÁC CHÍNH THỐNG BẤT BAO DUNG

ATHÈNES. Giáo Hội Công Giáo tại Hy Lạp phê bình một TGM Chính Thống giáo tại đây có tinh thần bất bao dung và cuồng tín sau khi nạp đơn kiện một TGM Công Giáo là “chiêu dụ tín đồ bất hợp pháp”.

Hồi tháng 4 năm nay, TGM Chính Thống Seraphim của giáo phận Piraeus đã kiện Đức Cha Nikolaos Foscolos, TGM giáo phận thủ đô Athènes ra tòa vì đã mở một trường Công Giáo tại thành phố Piraeus. Vị TGM Chính Thống cho rằng việc mở trường Công Giáo như vậy là trái với khoản số 13 của hiến pháp Hy Lạp cấm chiêu dụ tín đồ.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 24-5-2012 dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ, LM Nikolaos Gasparakis, Phát ngôn viên của HĐGM Hy Lạp nói: ”Tôi hy vọng tòa án sẽ bác đơn kiện chống Đức TGM Nikolaos vì đơn kiện này không có căn bản pháp lý. Đáng tiếc là vị TGM Chính Thống đó không nói gì về thảm họa của các công dân Hy Lạp trong cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay, mà chỉ lo tấn công các tín hữu Công Giáo”.

Theo LM Gasparakis, hành động của Đức TGM Seraphim vi phạm giáo luật và trái ngược với Tin Mừng, và điều đáng lo ngại hơn nữa, đó là các vị lãnh đạo Chính Thống khác không có phản ứng nào đối với hành động của TGM Seraphim. Trong 11 năm trời sau cuộc viếng thăm của ĐTC Gioan Phaolô 2 tại Hy Lạp, xã hội Hy Lạp tỏ ra bao dung hơn và bớt có thái độ thù nghịch đối với các tín hữu Công Giáo. Nhưng thái độ của giới lãnh đạo Chính Thống vẫn không thay đổi”.

Hồi tháng 3 năm nay, Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ danh dự chung của toàn Chính Thống giáo, đã viết thư cho Đức TGM Chính Thống ở Athènes về bài giảng bất chính và nguy hiểm của TGN Seraphim: Trong bài giảng hồi đầu tháng 3 năm nay, vị TGM này ra vạ tuyệt thông cho ĐGH Biển Đức 16 và chống lại các

tín hữu Tin Lành, Do thái Hồi giáo và những người cổ võ đại kết các tín hữu Kitô”.

Giáo Hội Công Giáo tại Hy Lạp chỉ có 200 ngàn tín hữu trên tổng số 10 triệu dân và thường phải than phiền vì bị kỳ thị tại Hy Lạp là một nước thành viên của Liên hiệp Âu Châu và là thành viên của khối Nato. Hiến pháp Hy lạp vẫn còn tuyên bố Chính Thống giáo là tôn giáo ưu tiên và cấm dịch Kinh Thánh mà không có sự ưng thuận của Chính Thống giáo.

Hôm 7-5 vừa qua, HĐGM Công Giáo Hy Lạp cho biết đã kiện lên tòa án nhân quyền Âu Châu vì chính phủ Hy Lạp không công nhận sự bình quyền và qui chế pháp lý cho Giáo Hội Công Giáo (CNS 25-5-2012)

TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN CỦA CÁC TRẺ EM TẠI RUMANI

AACHEN. Đức Cha Petru Gherghel, GM giáo phận Iasi bên Rumani, tố giác tình trạng khó khăn của các trẻ em tại nước này.

Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí hôm 24-5 vừa qua tại thành phố Aachen, trong khuôn khổ chiến dịch của Tổ chức bác ái Renovabis của HĐGM Đức, Đức Cha Gherghel cho biết nhiều cha mẹ Rumani phải ra nước ngoài tìm công ăn việc làm và để con cái lại ở nhà một mình hoặc giao cho ông bà coi sóc. Có nhiều trẻ em sống bụi đời và tỷ lệ mù chữ nơi các trẻ em lên cao (KNA 25-5-2012). 17 CỰU MỤC SƯ ANH GIÁO Ở ANH CHỊU CHỨC PHÓ TẾ

MANCHESTER. 17 cựu mục sư Anh giáo tại Anh quốc đã thụ phong phó tế và tất cả phục vụ Giáo hạt tòng nhân Đức Bà Walsingham ở Anh.

Lễ phong chức do Đức Cha Alan Hopes, GM phụ tá tổng giáo phận Westminster cử hành hôm 25-5-2012 theo lời thỉnh cầu của Đức Ông Keith Newton, Thủ lãnh Giáo Hạt Tòng nhân Đức Bà Walshingham.

Giáo hạt này được Tòa Thánh thành lập hồi tháng giêng năm ngoái, 2012. Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Công Giáo Hoa Kỳ hôm 29-5-2012, Cha James Bradley, Phát ngôn viên của giáo hạt, cho biết số 17 phó tế vừa nói là con số lớn nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội Công Giáo tại Anh. Trong số các phó tế vừa nói có một nửa có gia đình và cha Bradley hy vọng tất cả sẽ được thụ phong LM Công Giáo trong những tháng mùa hè tới đây. Các vị sẽ được GM nơi họ cư ngụ truyền chức LM chứ không chịu chức chung (CNS 29-5-2012).

07-2012_TTDM.indd 6507-2012_TTDM.indd 65 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 66: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

66 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Vi Vu tổng hợp

Bản Án cho Nữ sinh Diane Trần Lớp 11Diane Trần 17 tuổi sống ở Houston, sinh ra tại

Florida bố Việt, mẹ Hàn đã ly dị. Sau giờ học Diane đi làm full time tại một nhà giặt và cuối tuần làm việc part time trong cơ sở về đám cưới để nuôi anh, nuôi em học. Diane đã bị cảnh cáo nhưng vì phải làm 2 việc và học lớp 11 lại theo lớp trình độ Đại học, quá mệt mỏi, không nghe được báo thức nên đến trường muộn. Diane Trần bị tòa xử tù 24 giờ và bị xử phạt $100 vì tội bỏ học 18 ngày đã làm hàng triệu người xúc động.Nhóm Children’s Education ở Louisiana đã tự đứng ra quyên tiền để giúp Diane Trần. Chỉ trong vòng vài ngày, quĩ giúp đỡ được trên 100 ngàn Mỹ kim từ 18 quốc gia. Diane xin nhường cho những trẻ kém may mắn hơn cô. Thẩm phán Lanny Moriarty cũng đồng ý bãi bỏ bản án.

Việt Nam, Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về hợp tác trên biển

Việt Nam và Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về hợp tác trên biển trong các lãnh vực ít nhạy cảm. Tin tức báo chí Việt Nam và Trung quốc cho biết cuộc thảo luận 2 ngày đã kết thúc hôm thứ Tư tại Bắc Kinh và đôi bên đồng ý tổ chức vòng đàm phán lần thứ hai tại Việt Nam vào nửa cuối của năm nay (VOA 31-5-2012).

TQ: Philippines thiếu chân thành trong vụ tranh chấp Biển Đông

Trung Quốc ngày 24-5 tố cáo Philippines thiếu chân thành trong việc tìm kiếm giải pháp ôn hòa nhằm chấm dứt vụ giằng co bế tắc giữa đôi bên ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông từ đầu tháng 4 tới nay. Một ngày trước, Philippines tố cáo Trung Quốc đưa thêm tàu tới khu vực tranh chấp gây căng thẳng thêm tình hình. Philippines nói hiện có khoảng 100 tàu của Trung Quốc đang có mặt tại hiện trường trong đó có những chiếc tàu hoạt động đánh bắt cá

bất chấp lệnh cấm tạm thời của đôi bên tại khu vực.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24-5 xác nhận rằng Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện và hết sức đề cao cảnh giác tại địa điểm đang xảy ra tranh chấp (VOA 25-5-2012)

Trung Quốc thả 14 ngư dân Việt bị bắt trên Biển Đông

14 ngư phủ Việt Nam cùng 2 tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ ngày 16/5 tại quần đảo Hoàng Sa đã được phóng thích. Đó là loan báo của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Lương Thanh Nghị, đưa ra trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/5.Ông Nghị cho biết ngày 21/5 phía Trung Quốc đã thả 1 tàu cá cùng 14 ngư dân, nhưng tịch thu chiếc tàu còn lại cùng toàn bộ hải sản và ngư cụ của cả hai con tàu. Ông Nghị nói nhóm ngư dân này về đến nhà an toàn ngày 23/5. Vẫn theo lời ông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội phản đối việc Bắc Kinh vi phạm chủ quyền Việt Nam khi bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt hoạt động hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (VOA 24-5-2012)

Giới chức của Mỹ, các nước hạ nguồn sông Mekong họp tại Kampuchea

Tân Hoa xã loan tin các quan chức cấp cao từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nước hạ nguồn sông Mekong gặp nhau tại Phnompenh ngày 25/5 để thảo luận về kế hoạch hành động chung nhằm củng cố hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Đại diện phía Mỹ tham dự cuộc họp này có Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell. Cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho hội nghị cấp bộ trưởng của các nước trong Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong lần thứ năm sẽ diễn ra vào tháng 7 năm nay với sự tham dự của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton (VOA

Đan Mạch hủy bỏ các dự án tài trợ cho Việt Nam vì có gian lậnĐan Mạch hủy bỏ các khoản viện trợ để giúp Việt

Nam ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, và nói rằng các ngân khoản này đã bị sử dụng sai trái. Bản tin của The Copenhagen Post hôm nay loan tin là Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch, Christian Friis Bach, đã đưa ra quyết định đó sau khi tin tức tường trình về nhiều hành động gian lận. Bộ trưởng Friis đã cắt nguồn tài trợ cho tất cả 3 dự án giúp Việt Nam, sau khi một cuộc điều tra độc lập của công ty Price Waterhouse Coopers phát hiện ra vô số “những điểm bất thường.” Viết trên trang web của Bộ Phát triển Đan Mạch,

07-2012_TTDM.indd 6607-2012_TTDM.indd 66 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 67: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

67Thông Tin Liên Lạc

Bộ trưởng Friis nói rằng: “Điều quan trọng là phải hành động chống những kẻ đã sử dụng sai mục đích các quỹ viện trợ của Đan Mạch để chứng tỏ rõ rệt về hệ quả của các hành động đó. Những kẻ đã có hành động gian lận phải bị ngăn chận và trừng phạt.”Số tiền viện trợ đó có liên quan tới một cuộc nghiên cứu về hiện tượng biến đổi khí hậu do Danida, cơ quan viện trợ của Bộ Ngoại giao Đan mạch cung cấp. Được biết ngân khoản tiền viện trợ bị sử dụng sai trái lên tới 3 triệu 300,000 kroner, đơn vị tiền tệ của Đan Mạch. Bộ trưởng Friis đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tiếp tay trong cuộc điều tra này (VOA.

Việt Nam Trấn anViệt Nam nói chưa có kết luận cuối cùng về cáo buộc

tham nhũng ở dự án Đan Mạch, và kêu gọi giảm thiểu “tác động tiêu cực không cần thiết”.

Quyết định ngừng ba trong bốn dự án tài trợ khoa học của Đan Mạch đưa ra sau khi một phúc trình của PricewaterhouseCoopers phát hiện “nhiều điều bất thường” (BBC 1-6-2012)

TQ bắt nghi phạm gián điệp cho MỹMột quan chức của Bộ Công an Trung Quốc đã bị bắt

vì bị nghi làm gián điệp cho Hoa Kỳ và tiết lộ bí mật nhà nước, báo chí Hong Kong đưa tin.

Người đàn ông, giữ chức thư ký riêng cho thứ trưởng Bộ Công An, đã bị bắt hồi đầu năm nay, tin theo các nguồn khác nhau cho hay. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từ chối bình luận về tin này.

Báo Oriental Daily tại Hong Kong trích dẫn tạp chí hàng tháng New Way nói vào ngày 25-5 rằng quan chức này "sập bẫy của môt phụ nữ đẹp" do CIA cài. Sau khi bị chụp ảnh vui vẻ chốn riêng tư, ông đã bị tống tiền và đồng ý cung cấp thông tin mật cho Hoa Kỳ, tin cho hay.

Quan chức này bị bắt giữa tháng Một và tháng Ba về những cáo buộc rằng ông đã cung cấp thông tin cho Mỹ trong nhiều năm khi hoạt động gián điệp cho Trung Quốc ở nước ngoài, báo chí Hong Kong và hãng Reuters cho hay.

Hầu hết các vụ gián điệp Trung Mỹ liên quan đến gián điệp công nghiệp. Năm ngoái, một kỹ sư gốc Ấn Độ đã bị kết tội tại tiểu bang Hawaii của Mỹ do bán bí mật quân sự cho Trung Quốc liên quan tới phi cơ ném bom B-2 (BBC 1-6-2012)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Châu Á, trong đó có Việt Nam

Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ công du các nước Á châu Thái bình dương, trong đó có Việt Nam, với vấn đề

Biển Ðông dự kiến nằm cao trong nghị trình thảo luận. Ông Leone Panett a sẽ đọc bài diễn văn quan trọng tại Cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore, bàn về vai trò của Mỹ ở Á châu Thái bình dương trong bối cảnh của chiến lược mới.Một giới chức Ngũ giác đài cho biết tại Việt Nam, ông Panett a sẽ họp với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam để bàn về "cách thức tiến tới" sau khi ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng hồi năm ngoái.Các nhà quan sát nói rằng kết quả cuộc họp này dự kiến sẽ không mấy khả quan vì Washington hồi gần đây lại một lần nữa nhắc lại quyết định nối kết việc tăng cường hợp tác quốc phòng với việc Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền (VOA 31-5-2012).

Hoa Kỳ sẽ đưa thêm chiến hạm đến Á châu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panett a cho hay Hoa Kỳ

sẽ chuyển một số lớn tàu chiến đến khu vực Á châu - Thái bình dương trong những năm sắp tới, trong khuôn khổ của việc “tái cân bằng lực lượng” để bảo đảm sự hiện diện liên tục và mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panett a cho biết Hoa Kỳ sẽ chuyển 60% hạm đội đến khu vực Á châu - Thái bình dương từ nay đến năm 2020. ”Đường lối của chúng ta để đạt tới mục tiêu an ninh lâu dài trong khu vực Á châu – Thái bình dương là cương quyết cam kết với những nguyên tắc chung, những nguyên tắc cổ vũ cho công pháp và trật tự quốc tế để thăng tiến an ninh và hòa bình trong khu vực” (VOA 2-6-2012)

Bộ Ngoại giao Mỹ phúc trình về nhân quyền Việt Nam

Phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét rằng các vi phạm nhân quyền chính yếu nhất tại Việt Nam bao gồm những giới hạn chặt chẽ của nhà nước về quyền chính trị của công dân nhất là quyền thay đổi chính thể, việc gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do dân sự, và tình trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp cũng như bộ máy công an.Báo cáo nêu rõ các vi phạm cụ thể về quyền con người tại Việt Nam từ tình trạng công an ngược đãi tù nhân, giam cầm tùy tiện những người hoạt động chính trị, cho tới việc khước từ quyền được xét xử công bằng của công dân.Phúc trình cũng nói rằng hệ thống tư pháp Việt Nam bị bóp méo bởi quyền thế chính trị và tham nhũng.Vẫn theo bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam vẫn tiếp tục sách nhiễu tôn giáo, tăng cường đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến và gia tăng kiểm duyệt internet với việc tấn công các trang mạng và theo dõi các trang blog, và vẫn cấm không cho các tổ chức bảo vệ nhân quyền độc lập được hoạt động.

07-2012_TTDM.indd 6707-2012_TTDM.indd 67 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 68: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

68 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Mới đầu tháng, nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3-5, Tổng thống Hoa Kỳ kêu gọi thế giới đừng quên trường hợp bị giam cầm của blogger Điếu Cày tại Việt Nam vì các hoạt động thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến.Giữa tháng này, trong cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ do Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ Viện tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michal Posner nêu rõ thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gây phương hại cho quan hệ chiến lược Việt-Mỹ. Ông Posner nhấn mạnh:“Chúng tôi vẫn thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có gì khích lệ và không thể chấp nhận được. Các giới chức trong chính phủ Mỹ tiếp tục nêu các vấn đề này với Việt Nam trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Chúng tôi nêu rõ với Việt Nam rằng mong muốn của đôi bên về mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn giữa hai nước Việt-Mỹ tùy thuộc vào việc Hà Nội có cải thiện đáng kể về nhân quyền hay không” (VOA 24-5-2012)

Phụ Nữ Khỏa Thân Giữa Ban Ngày Để… “Giữ Đất”!

Trưa ngày 22-5-2012, tại lô số 49, Dự án Khu dân cư Hưng Phú (do Cty Cổ phần Xây dựng số 8 – thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư) đã xảy ra vụ việc gây chấn dộng dư luận. 02 người phụ nữ một trung niên – một trẻ đã khỏa thân, ngăn cản xe máy công trình vào thi công trên phần đất của họ.

Người phụ nữ lớn tuổi tên Phạm Thị Lài (sinh năm 1960), ngụ KV 1, Phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng (Tp.Cần Thơ); còn người phụ nữ trẻ là chị Hồ Nguyên Thủy (sinh năm 1979), là con ruột của bà Lài (hiện đang làm kế toán của một Cty kinh doanh vật tư xây dựng). Bà Lài và cô Thủy khẳng định họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Công ty này “chiếm đoạt” một cách thiếu minh bạch và bất hợp pháp.

Nhóm vệ sĩ do Cty này thuê đã lập tức ra tay trấn áp, lôi 2 mẹ con này ra khỏi khu vực thi công. Cả 2 mẹ con đều bị lôi đi trên cát, các bãi cỏ, vật tư xây dựng… trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng giữa trưa gay gắt. Một phụ nữ chứng kiến trực tiếp vụ việc phản cảm này, bày tỏ: Dùng vệ sĩ là đàn ông để tấn công đàn áp 2 người đàn bà không mảnh vải trên người như vậy… coi kỳ quá. Thấy không có chút đạo đức gì hết. Thiệt hết biết mấy ông đại gia địa ốc này nghĩ cái gì…?Đang trong trạng thái “lõa thể”, bà Lài nói trong

nước mắt uất nghẹn: “Đất của gia đình vợ chồng tôi dành dụm, mua bằng ti ền mồ hôi nước mắt để cất nhà sinh sống, làm ruộng, trồng rau, nuôi gà… cả mấy chục năm rồi. Công ty địa ốc vào đây tự đưa ra giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà

không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. Ủy ban còn hỗ trợ Công ty, dùng lực lượng Công an cưỡng chế đất tôi giao cho công ty. Chồng tôi sức yếu thế cô chỉ biết tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột hết đồ đạc, ráng chịu nhục nhã để phản đối họ?! Nhục lắm mấy cô mấy chú ơi!”.

Trước đó, phần đất này đã bị UBND Quận Cái Răng (TP.Cần Thơ) ra quyết định cưỡng chế giao cho Cty CIC 8 làm chủ đầu tư xây dựng Khu dân cư, Khu Căn hộ chung cư cao cấp và phân lô để bán nền. Giá cưỡng chế do phía Cty CIC8 đưa ra và bị rất nhiều người dân trong khu vực này phản đối. Vì theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án “kêu gọi nhà đầu tư” và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân bị ảnh hưởng. Theo hồ sơ của chúng tôi, hộ dân này đã bị cưỡng chế 3 lần và giờ đây khi đất đã được cưỡng chế giao, nhưng chủ đầu tư vẫn không thể tiến hành thi công vì họ liên tục cản trở để “giữ đất”.

Việt Nam bác đơn kháng án của 2 nhà hoạt động nhân quyền

Pháp Tấn Xã nói rằng sau một phiên tòa kéo dài nửa ngày, Tòa án Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã ra phán quyết y án đối với bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn.Bà Hồ thị Bích Khương, một blogger 44 tuổi, bị xử 5 năm tù giam và sau đó là 3 năm quản thúc tại gia, vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam trong một phiên xử sơ thẩm hồi tháng 12 năm ngoái. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, 40 tuổi, bị phạt 2 năm tù và 2 năm quản chế.Ông Phil Robertson, phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng đây là lần thứ 3 trong 7 năm qua, bà Hồ thị Bích Khương lại bị bỏ tù vì đã nói lên quan điểm của mình một cách ôn hòa.Bị Tổ chức Ký giả Không biên giới ghi tên trên danh sách các “kẻ thù của Internet”, Việt Nam đang soạn một nghị quyết mới để kiểm soát các nội dung trên mạng nhằm trấn áp những tiếng nói trên mạng, ngày càng chỉ trích mạnh mẽ đường lối của nhà nước.Nếu được thông qua, nghị quyết này sẽ buộc các blogger phải dùng tên thật và các chi tiết cá nhân khác, đồng thời buộc các cơ sở điều hành phải báo cáo các hoạt động mạng bị nghiêm cấm (VOA 30-5-2012)

Việt Nam thiếu thuốc độc để thi hành án tử hìnhÔng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an,

nói rằng trong năm vừa qua có hơn 400 người có án tử hình chưa thi hành được, trong đó có hơn

07-2012_TTDM.indd 6807-2012_TTDM.indd 68 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 69: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

69Thông Tin Liên Lạc

100 người đã làm xong mọi thủ tục nhưng chưa thể thi hành án vì không có thuốc. Ông Hiếu cho biết chính quyền “gặp khó khăn” trong việc nhập khẩu thuốc mà ông không nói rõ là thuốc hiệu gì.Một lý do khiến thiếu thuốc độc là Liên hiệp Âu Châu, khối 27 nước chống đối việc áp dụng án tử hình, đã ra lệnh cấm bán những loại thuốc dùng để thi hành án tử hình (VOA 29-5-2012)

4 Nhà Hoạt Động Công Giáo Bị Kết Án Tội ‘Tuyên Truyền Chống Nhà Nước VN’

Ba bản án từ 3 tới 3 năm rưỡi tù giam và 1 bản án 18 tháng tù treo dành cho 4 thanh niên Công giáo ở Vinh về tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Đó là kết quả phiên xử diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 24/5. Đậu Văn Dương bị tuyên án 3 năm rưỡi tù giam. Trần Hữu Đức bị 3 năm 3 tháng tù, và Chu Mạnh Sơn lãnh 3 năm tù. Nguyễn Hoàng Phong bị kêu án 18 tháng tù treo. Dù bị rất đông lực lượng an ninh ngăn cản, đông đảo giáo dân và những người quan tâm đã tập trung trước cổng tòa án sáng 24-5 để bày tỏ sự ủng hộ đối với 4 nhà hoạt động trẻ tuổi với các băng rôn khẳng định những người bị tuyên án không có tội.Anh Dũng, một thanh niên ở Vinh có mặt trước cổng tòa từ rất sớm để ủng hộ cho các nhà hoạt động bị kết án, cho VOA Việt ngữ biết: “Bản án ngày hôm nay không được rõ ràng, bất công, không thuyết phục đối với đông đảo các bạn trẻ ở Vinh và những người biết đến những người anh em bị bắt đây.”Bốn thanh niên này là những thành viên tích cực trong giáo hội, tham gia các công tác thiện nguyện xã hội, giúp đỡ trẻ mồ côi và nạn nhân thiên tai.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, nhấn mạnh:“Một lần nữa, chính quyền Việt Nam lại dùng các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia để tống giam những nhà hoạt động trẻ chỉ vì họ đã thực thi các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận. Các nhà tài trợ quốc tế cần lưu ý và có hành động để áp lực mạnh mẽ buộc chính quyền Hà Nội phải ngưng ngay các hành động bắt bớ, giam cầm như thế này.”Hiện có ít nhất 12 blogger và nhà hoạt động trong nước đang bị giam chờ đưa ra xét xử vì các hoạt động mà giới bảo vệ nhân quyền gọi là cổ súy dân chủ một cách ôn hòa bằng việc thực thi các quyền công dân căn bản được quốc tế công nhận như quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến (VOA

Một Mục Sư ở West Virginia bị rắn rung chuông cắn chết

Một Mục Sư ở West Virginia bị rắn rung chuông cắn chết trong nghi thức cầm rắn trong tay. Mục sư Mark Wolford, 44 tuổi của nhà thờ Tin lành Pentecostal sau khi cầm rắn trong tay rồi bỏ xuống đất và ông ngồi bên nó. Nó đã táp vào đùi ông. Sau khi bị cắn, ông muốn chết tại nhà thờ đó. Ông không cho đó là thử thách quyền phép Thiên Chúa (ABC 31-5-2012).

WB cam kết cho Việt Nam vay 4,2 tỉ đôla Theo thông cáo báo chí của tổ chức tài chánh

quốc tế có trụ sở chính ở Washington, Chiến lược Đối tác Quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2012-2016 được công bố tại Hà Nội hôm thứ 5 (31-5-2012).Thông cáo nói rằng chiến lược này sẽ hỗ trợ những cải cách và các khoản đầu tư được coi là then chốt cho quá trình chuyển đổi thành công của Việt Nam thành một nước thu nhập trung bình.Ngân hàng Thế giới cho hay trong giai đoạn mới, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) dành cho Việt Nam là khoảng 2,8 tỉ SDR, tương đương 4,2 tỉ đô la (VOA 1-6-2012)

Cần Người Giúp Việc tại Costa RicaCần 1 phụ nữ Công Giáo tốt, người Việt Nam, độc

thân, sức khỏe tốt, trong hạn tuổi 28-40. Thông thạo Anh ngữ, tốt nhất là Cô Giáo, rành về computer, dễ dàng giao thiệp với người khác.

Công việc: dạy chủ nhân căn bản tiếng Việt Nam, giúp ít việc trong văn phòng, phụ giúp việc nhà, khi cần thiết sẽ travel với chủ nhân.Ăn ở trong nhà, giao kèo làm việc 3 năm, có thể

gia hạn.Sẽ được trả tiền vé máy bay khứ hồi, sau khi thời

hạn làm việc kết thúc.Làm việc 48 tiếng/1 tuần, thứ Hai đến thứ Bảy,

theo luật Costa Rica, Chúa Nhật nghỉ.Lương được trả 13 tháng. Hai tuần nghỉ hằng năm

(nhưng thường là 6 tuần khi giao kèo sắp mãn hạn).Bảo hiểm Y Tế, An Sinh Xã Hội.Lương tùy vào trình độ. Liên Lạc: bà Maggie Brooks

PO Box 12452San Jose 1000

Costa Rica Central AmericaEmail: [email protected]

07-2012_TTDM.indd 6907-2012_TTDM.indd 69 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 70: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

70 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

HÂN HOAN CHÚC MỪNG45 NĂM THÀNH HÔN

28/8/1967 - 28/8/2012

Trong tâm tình yêu thương, hiếu thảo, cảm tạ và tri ân; chúng con và các cháu hân hoan chúc mừng và dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse

và Thánh Philipphê Minh đã gìn giữ và ban muôn hồng ân, ơn lành hồn xác trên Ba Má, Ông Bà chúng con trong suốt 45 năm qua. Sự hy sinh

và tình yêu thương của Ba Má, Ông Bà là những món quà quí giá cho chúng con.Trong dịp kỷ niệm 45 năm thành hôn cao quí này. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria,

Thánh Cả Giuse và Thánh Philpphê Minh luôn gìn giữ và thương yêu Ba Má và Ông Bà của chúng con được tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc mãi mãi trong Hồng Ân của Thiên Chúa.

"Các Con và Các Cháu Đồng Kính Chúc"

Nguyễn Hồng Hải Uyên và 3 con (Minh, Tú, Cường)Nguyễn Hồng Ngọc Nhàn và 3 con (Hạnh, Nhân, Nhung)

Nguyễn Thị Hồng Yến Trung và 2 con (Thanh, Trung)

Ông Bà

GIOAN BAOTIXITA NGUYỄN VĂN HƯƠNG &

MARIA MAI THỊ BÉ TƯ

07-2012_TTDM.indd 7007-2012_TTDM.indd 70 6/13/2012 11:04:51 PM6/13/2012 11:04:51 PM

Page 71: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

71Thông Tin Liên Lạc

Cảm Tạ và Tri ÂnVới tấm lòng biết ơn sâu xa, Gia Đình chúng tôi xin chân thành Cảm Tạ và Tri Ân: - Cha Ignatius Nguyễn Hải Dương, CMC, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN - Cha Hilary Trần Hà Nhuận, CMC, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Cha Giuse M. Vương Thiện Quốc, Giáo Xứ Thánh Peter, Forest Lake, MN- Cha Joseph Vũ Xuân Minh, Giáo Xứ Thánh Adalbert, St. Paul, MN- Sơ Vũ Hằng Rose, Home of Good Shepherd, St. Paul, MN- Các Hội Đồng Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Hội Liên Minh Thánh Tâm, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Hội Bà Mẹ Công Giáo, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Hội Ái Hữu Bùi Chu, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Hội Cao Niên Hồng Ân, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Khu Macco, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Nhóm Cana, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Ca Đoàn Cêcilia, Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Ban Chấp Hành, các Ban Nam Giới, Nữ Giới, Thanh Niên, và Quý Ông bà Anh Chị Em trong Giáo Xứ Thánh Anna-Giuse Hiển, Mpls., MN- Gia Đình Cô Chú Đính Vũ, Dì Hoàng Thị Thái, và Anh Nguyễn Quốc Anh- Các Bà Con và Bạn Hữu xa gần

Ðã thăm viếng, gọi điện thoại, gửi thiệp và hoa phân ưu, đặc biệt đã tham dự các Thánh Lễ, những giờ cầu kinh và tiễn đưa linh cửu Anh, Em, Cha, Ông Nội, Ông Ngoại của chúng tôi là:

Joachim Nguyễn Tiến ĐÎnhĐược Chúa gọi về 27-5-2012, hưởng thọ 78 tuổi

Trước những sự phân ưu chân tình cao đẹp ấy, tang gia chúng tôi hết lòng Cảm Tạ và Tri Ân. Chúng tôi nguyện xin Chúa và Thánh Joachim chúc phúc cũng như trả công bội hậu cho các Quý Cha, Quý Sơ,

Quý Ông Bà Anh Chị Em trong GX Thánh Anna-Giuse Hiển, Bà Con, Bạn Hữu xa gần, và toàn thể Quý Vị. Trong lúc tang gia bối rối, không sao tránh khỏi những sơ sót và lầm lỗi, kính mong Quý Vị niệm tình tha thứ.

Tang Gia Đồng Cảm Tạ Trưởng Nam: Nguyễn Tiến Đạt, vợ và các con Thứ Nam: Nguyễn Tiến Thắng Thứ Nam: Nguyễn Tiến Thành Thứ Nam: Nguyễn Duy Linh, vợ và các con Trưởng Nữ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, chồng và các con Thứ Nữ: Nguyễn Thị Hoàng Oanh, chồng và các con Thứ Nam: Nguyễn Thanh Hải, vợ và các con Út Nữ: Nguyễn Thị Trâm, chồng và các con Út Nam: Nguyễn Quốc Vương

07-2012_TTDM.indd 7107-2012_TTDM.indd 71 6/13/2012 11:04:52 PM6/13/2012 11:04:52 PM

Page 72: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

72 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 2012

Chúc Mừng Kim Khánh 50 Năm Thành Hôncủa Bố Mẹ, Ông Bà Chúng Con:

1962-2012Giuse Hoà ng Quang Phiệt

Anna Trần Thi TươiTrong Tâm Tình Thương Yêu và Hiếu Thảo, Chúng Con và các Cháu Nội Ngoại Hân Hoan

Chúc Mừng và chung lời Cảm Tạ Thiên Chúa, Thánh Cả Giuse, Đức Mẹ Maria đã đổtràn đầy Hồng Ân xuống trên cuộc đời của Bố Mẹ, Ông Bà chúng con

để cả Hai sống chứng nhân theo gương tình yêu của GIA ĐÌNH THÁNH GIA.

Xin chung lời cầu nguyện tạ ơn và chung vui với tất cả Chúng Con.Cầu Chúc Bố Mẹ, Ông Bà luôn dồi dào sức khỏe cùng nhau tiến bước

trong niềm tin vui theo gương GIA ĐÌNH THÁNH GIA.

Gia Đình Con Hiệp & Mai và cháu Hảo, HòaGia Đình Con Hưng & Châu và cháu Analillie

Gia Đình Con Huy & Jeanny và cháu Faith, TrendGia Đình Con Thúy & Mike và cháu Patricia, Thảo

Con Hiếu T Hoàng

07-2012_TTDM.indd 7207-2012_TTDM.indd 72 6/13/2012 11:04:52 PM6/13/2012 11:04:52 PM

Page 73: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

73Thông Tin Liên Lạc

CHÚC MỪNG KIM-KHÁNH THÀNH-HÔN1962 – 2012

Ông Phao lô PHẠM ĐÌNH HOANBà Maria NGUYỄN THỊ SÁNG

Trong niềm hân hoan mừng lễ Kim Khánh Thành Hôn của Ba Má Ông Bà, chúng con hiệp dâng lòng cảm mến, tri ân Thiên Chúa và Đức Mẹ đã tuôn đổ muôn vàn hồng ân xuống trên Ba Má Ông Bà trong suốt 50 năm qua. Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ

tiếp tục ban cho Ba Má Ông Bà được luôn sống thánh thiện, hồn an xác mạnh,hạnh phúc, vui tươi bên cạnh các con, các cháu trong lúc tuổi già.

Thánh Lễ Tạ Ơn cử hành tại Thánh Đường St. Maria Goretti, 2980 Senter Rd. San Jose, CA vào lúc 3:00 giờ chiều Chúa Nhật 8 tháng 7 năm 2012.

Chúng con đồng kính chúcPhạm Thu Hà, chồng & các conPhạm Hồng Thái, Vợ & các conPhạm Hồng Ân, Vợ & các con

Phạm Thanh Tâm, chồng & các conPhạm Đình Dạ Thảo, chồng & các con

Phạm Hồng Phúc, Vợ & các con

07-2012_TTDM.indd 7307-2012_TTDM.indd 73 6/13/2012 11:04:52 PM6/13/2012 11:04:52 PM

Page 74: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

74 NS. Trái Tim Đức Mẹ, Số 415, Tháng 7, 201274

Các em bé này lẽ ra đã. bị hủy diệt, vì cha mẹ các em đãquyết định loại bỏ, nếu không được can thiệp kịp thời …

Những bà mẹ trẻ đang được các dì phước săn sóc, và được hướng dẫn nên duy trì các bào thai đáng thương trong dạ người từ mẫu

Nhờ bàn tay nhân từ của các dì phước, các em đã đượccứu sống, và dưỡng nuôi trong một mái ấm, với sự hỗtrợ đặc biệt của quí Ân Nhân khắp nơi. (VAGSC 2012)

Tiếng Van XinCủa Thai Nhi Trong Bụng Mẹ

Con run rẩy van xin trong bụng mẹĐừng bắt con mất tiếng khóc chào đời!Ngày lại ngày … hồi hộp … mẹ cha ơi!

Xin nghĩ lại cho con quyền được sống

Con khao khát nhìn bầu trời cao rộngĐược lớn lên hít thở khí thuận hòaĐược học hành đỗ đạt với người ta

Được nhìn thấy mẹ cha cười hạnh phúc

Xin đừng để xác thân con rữa mụcChiều nghĩa trang lạnh tím hắt hưu buồn

Hoàng hôn rơi từng giọt … buốt hơi sương …Lạy cha mẹ, cho con quyền được sống

Clara Hàn Lệ ThuHàn Lệ Thu đã than khóc cho số phận của các thai nhi trong dạmẹ; còn bạn, cảm nghĩ của bạn ra sao? Bạn có nghe thấy tiếngthan khóc của thai nhi không? Xin gửi thơ cho VAGSC nhé?.

Đồng Hành Với Hội VAGSC:* Thế gian đang cần đến Lòng Thương Xót Chúa, hiệp ý.cầu nguyện, là băng bó thương tích tinh thần nhân loại .

* Cứu vớt thai nhi, giúp đỡ cho kẻ khốn cùng,là con đường gặp gỡ Chúa Kitô.

Mọi sự giúp đỡ, check đề VAGSC và gửi về địa chỉ:

VAGSCPO Box 18209

Anaheim Hills CA 92817Non Profi t Organization – Permit # 37 155 2124 714 542 3989Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

khắp nơi, đã quan tâm đặc biệt đến sứ mạng cứu vớt thai nhi củacác dì phước mà VAGSC đang báo trợ .

Nhiều em đã được rửa tội.Và đang sống trong ánh sáng của Đức Giêsu Kitô

07-2012_TTDM.indd 7407-2012_TTDM.indd 74 6/13/2012 11:04:53 PM6/13/2012 11:04:53 PM

Page 75: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

Quý Danh Độc Giả Ân NhânXin Trái Tim Đức Mẹ ban muôn ơn trên Quý vị và Gia đình. Các Linh Mục Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ sẽ dâng Thánh lễ cầu cho

Quý vị vào các thứ Sáu đầu tháng (một năm hơn 700 Thánh lễ). Xin Quý vị hợp ý cầu nguyện với chúng tôi.Ân Nhân Tháng 1- 2012Bang Van Vu, Tustin, CAQuy Van Pham, West Covina, CAQuynh Thi Nguyen, West Covina, CAThu Thi Nguyen, Westminster, CADuong Van Nguyen, Westminster, CAOanh Ngoc Nguyen, Westminster, CATien Van Nguyen, Westminster, CADavid Duot Ngo, Westminster, CAThuc Tri Do, Westminster, CALoan Kim Dinh, Aurora, CONo Van Nguyen, Aurora, COLoi Ngoc Tran, Denver, COMau Quang Truong, Denver, COHong T Nguyen, Denver, COHiep Duc Nguyen, Denver, COVan Nho Nguyen, Denver, COLe Huu Truong, Denver, COKiem Dinh Do, Denver, COAndrew Q Duong, Denver, COLuat Van Nguyen, Denver, CODung Quoc Tran, Denver, COLarimer T Nhan, Fountain, COTinh Trinh, Lakewood, COHoang Nguyen, Lakewood, COLoc Nguyen, Lakewood, CODominic Nghiep Pham, Lakewood, COKinh Cong Van, Littleton, COTammy Nguyen, Montrose, COThoa Nguyen, Northglenn, COMinh Duc Ngo, Thornton, COLy Thi Tran, Wheat Ridge, COHuong Nguyen, Berlin, CTChung Van Truong, Windsor, CTHue Nguyen, Washington, DCHieu Thi Le, Boynton Beach, FLTam Vinh Nguyen, Bradenton, FLQuynh Chi Nguyen, Cape Coral, FLTrung Cowley, Geneva, FLHoa Xuan Nguyen, Gibsonton, FLNhi Q Nguyen, Jacksonville, FLCan Van Pham, Jacksonville, FLDuc Hien Quach, Margate, FLChuyen Thi Nguyen, Naples, FLHuan Diep Le, Olando, FLAnh Phan, Orlando, FLChien Van Pham, Orlando, FLMaria Lan Nguyen, Orlando, FLQuoi Tong, Orlando, FLLong Phi Phan, Orlando, FLJohn B. Nguyen, Orlando, FLThuy Chau, Orlando, FLHet Van Nguyen, Panama City, FLVe Thi Luong, Pembroke Pines, FLQuyet Le, Pembroke Pines, FLSen Thi Nguyen, Port Orange, FLMen Thi Nguyen, St Petersburg, FLTrung Pham, Winter Garden, FLVuong Tien Tran, Winter Garden, FLLuu Thi Nguyen, Americus, GAXuan Phung Le, Clarkston, GALoan Dang, Clyo, GAStrong Nguyen, Decatur, GAVan Thi Nguyen, Doraville, GA

Top Nail & Tan Pham, Douglasville, GATinh Van Nguyen, Forest Park, GAChien Dinh Nguyen, Jonesboro, GAQuyen V Duong, Lawrenceville, GAThu Thi Ngo, Lilburn, GAHong Ma Doan, Lilburn, GASandy Tuyet Vu, Lilburn, GATuyet Nhat Nguyen, McDonough, GAHoang Tran, Morrow, GAKip Van Nguyen, Morrow, GAQuyen Thi Le, Norcross, GATrung Nha, Norcross, GAThai Van Nguyen, Norcross, GAHiep Van Pham, Savannah, GAKhue Minh Nguyen, Savannah, GAHong Thi Nguyen, Stockbridge, GAGiao Van Ho, Honolulu, HIMau Duong Nguyen, Honolulu, HIQuy Thi Phan, Honolulu, HICay Minh Nguyen, Ankeny, IALan Le, Cedar Rapids, IATrai Thi Than, Davenport, IADavid & Linda Phan, Davenport, IAJenny Dung Pham, Davenport, IADung Xuan Pham, Des Moines, IAAnn Nguyen, Idaho Falls, IDDuc Tien Cao, Chicago, ILPhong V.Joseph Nguyen, Chicago, ILChi Kim Ngo, Decatur, ILTho Nguyen & Anh Pham, Naperville, ILJoe Davis, Oakley, ILHong Thi Tran, Palatine, ILMaria Kim Anh Thi Bui, St Mary of the Woods, INHoanh Tien Nguyen, Dodge City, KSHuong Thi Minh Vu, Olathe, KSDoan Minh Tran, Overland Park, KSRuoc Pham, Salina, KSNam Huu Nguyen, Wichita, KSXuan Ngoc Vu, Wichita, KSKy Thanh Dang, Wichita, KSHy Kim Nguyen, Wichita, KSToan Kim Hoang, Wichita, KSTruong U Do, Wichita, KSLanh Nguyen, Wichita, KSThuy Thi Dinh Ly, Wichita, KSVinh Tran & Chau Pham, Wichita, KSVincent Nguyen, Wichita, KSTam T Nguyen, Wichita, KSDung Thien Tran, Wichita, KSChau Ngoc Lam Phuong, Wichita, KSSi Tan Pham, Wichita, KSPhuong Trong Vu, Wichita, KSMary Loan Nguyen, Alexandria, LATu Tran, Amelia, LAMinh Thi Anh Nguyen, Amelia, LAHinh Van Bui, Baton Rouge, LAChau Minh Nguyen, Baton Rouge, LAThanh Van Huynh, Baton Rouge, LAKieu Oanh Thi Vu, Baton Rouge, LADuy Nguyen, Baton Rouge, LAVuong Van Mai, Gretna, LAThuy Carney, Lafayette, LATracy Thi Huynh, Lafayette, LA

Son Ngoc Le, Lafayette, LACuc Thi Nguyen, Marrero, LABuu Van Le, Metairie, LASu Van Nguyen, Monroe, LALinh Duc Tuong, New Orleans, LAThanh Dinh Nguyen, New Orleans, LATinh & Loan Nguyen, New Orleans, LAYen Thi Nguyen, Opelousas, LATham Dinh Nguyen, Shreveport, LADang Nhu Nguyen, Braintree, MATrang Loan Nguyen, Dorchester, MAThanh Nguyen & Van Giang, Everett, MALien Vuong Nguyen, Everett, MAAi Nguyen, Holden, MAHarry Nguyen, Lowell, MAHanh Nguyen, Malden, MASung Van Vo, North Oxford, MAThinh Hung Nguyen, Randolph, MAVy Thi Nguyen, Salem, MADavid Khiem Do, Shrewsbury, MAThang Duc Pham, Tewksbury, MANgo Van Vo, Worcester, MAHiep Van Nguyen, Annapolis, MDHanh T Dao, Beltsville, MDTram Anh Ngo, Hyattsville, MDKim-Chi Nguyen, Perry Hall, MDDanh Cong Nguyen, Pocomoke City, MDQuynh Van Tran, Rockville, MDVen Thi Phan, Silver Spring, MDPeter Vu, Silver Spring, MDHang Thanh Ha, Silver Spring, MDThu Bui, Silver Spring, MDDung Thi Kim Tran, Scarborough, MELiem Thanh Dinh, Ada, MIBay Duc Tran, Grand Rapids, MINgon V Nguyen, Kentwood, MINang Van Le, Lansing, MISai Van Pham, Lansing, MIKevin Cao, Sterling Hts, MIHy Dinh Le, Tecumseh, MIKim Truong, Westland, MINhan T Le, Wyoming, MIVinh Van Nguyen, Apple Valley, MNTon Dinh Dau, Blaine, MNThanh Nguyen, Brooklyn Park, MNPhuoc & Sinh Nguyen, Brooklyn Park, MNPhe Thi Lam, Brooklyn Park, MNLan Thu Nguyen, Chanhassen, MNLong Dinh Nguyen, Chanhassen, MNNhut Van Dang, Chanhassen, MNHoan Dinh Vu, Coon Rapids, MNThanh Van Hoang, Eden Prairie, MNTieu Thi Tran, Mankato, MNHo Ca Dinh, Maple Grove, MNTinh T Nguyen, Minneapolis, MNTu Huy Hoang, Minneapolis, MNNghia & Vien Nguyen, Minneapolis, MNHoang M Vo, Minneapolis, MNFrancois Nguyen, Rochester, MNPhuong Thi Nguyen, Saint LouisPark, MNThong Van Nguyen, Saint Paul, MNSat Thi Le, Saint Paul, MNUyen Pham, Shakopee, MNPhong V. Dinh, Shakopee, MN

Ngoc Van Nguyen, Chesterfield, MOVui Thi Pham, Gladstone, MOThuong & Kham Luong, Joplin, MOTan Phuc Nguyen, Kansas City, MOTy Viet Vu, Kansas City, MOTu Thien Phan, Kansas City, MOVan Anh Tran, Kansas City, MOChi Van Nguyen, Kansas City, MOTrang Huyen, Kansas City, MOChi Thi Nguyen, Kansas City, MOThai Thi Vu, Kansas City, MOMargaret Doan, Saint Louis, MOKinh Thi Nguyen, Saint Louis, MOTuyet Thi Vuong, Saint Louis, MOXuan Huong Phuc Nguyen, Sikeston, MODat Tien Truong, Springfield, MOHo Ngoc Tran, Springfield, MOPhuong Thi Vu, Springfield, MOThao Thanh Nguyen, Biloxi, MSTai Van Le, Gulfport, MSHoang Nghia, Gulfport, MSCuong Ba Nguyen, Cary, NCHan Van Nguyen, Charlotte, NCTuan Duc Nguyen, High Point, NCSteve Van Nguyen, Raleigh, NCYen Bach Nguyen, Raleigh, NCKevin Tai Tran, Williamston, NCNghi Nguyen, Lavista, NETai Van Hoang, Lincoln, NEMarie Nguyen, Lincoln, NEThuc Dinh Chu, Lincoln, NEChinh Van Lam, Lincoln, NEAlbert Tran, Lincoln, NEThanh T Dinh, Lincoln, NEHoan Cong Tran, Lincoln, NECao Lee, Lincoln, NEPhuong Ngoc Nguyen, Lincoln, NEKhoa Dao, Lincoln, NELong Thanh Nguyen, Lincoln, NEQuy V Nguyen, Lincoln, NEKhuyen V. Nguyen, Omaha, NEKhanh Cong Pham, Papillion, NEVuong Thi Bui, Manchester, NHNhuan Thi Pham, Atlantic City, NJRoan Thi Nguyen, Belleville, NJNhung Trinh, Caldwell, NJHanh Le, Cherry Hill, NJTinh Dang, Cherry Hill, NJSung Quoc Vu, Egg Harbor Twsp, NJGiang Tu Le, Franklin Park, NJAnh Ngoc Pham, Mays Landing, NJKy Van Nguyen, Medford, NJTinh Huu Nguyen, Pennsauken, NJTop Rose Nails #2, Woodbridge, NJDao Quang Ly, Albuquerque, NMThanh T Nguyen, Rio Rancho, NMChau Tung Le, Bronx, NYVoi Van Nguyen, Bronx, NYLisa Tran, Bronx, NYBong Thi Nguyen, Brooklyn, NYLien My To, Rochester, NYNghi Quang Tran, Spencerport, NYKhuyen Van Nguyen, Syracuse, NYLam Vu, Brooklyn, OH

072012_TTDMa_Pcover.indd 4072012_TTDMa_Pcover.indd 4 6/20/2012 3:01:10 PM6/20/2012 3:01:10 PM

Page 76: July – Tháng 7, 2012 – S Trái Tim Đức MTrái Tim Đức Mẹ July – Tháng 7, 2012 – Số 415 Cải Thiện Đời Sống Tôn Sùng Mẫu Tâm Lần Hạt Mân Côi Chủ

POSTMASTER: SEND ADDRESS CHANGES TO:NGUYỆT SAN TRÁI TIM ĐỨC MẸP.O. Box 836 • 1900 Grand Ave.Carthage, MO 64836Tel: 417-358-8296Fax: 417-358-9508

Email: [email protected]@yahoo.com

PeriodicalPostagePAID

Carthage, MO64836

Phan Tran, Cincinnati, OHNhiet Ky Nguyen, Cleveland, OHToan Van Do, Columbus, OHNga Dien Tran, Columbus, OHCuong & Thuy Nguyen, Hamilton, OHKenny T. Nguyen, Medina, OHNhieu Thi Huynh, Broken Arrow, OKTina T Tran, Moore, OKHong Ngoc Nguyen, Oklahoma City, OKDiep Van Ngo, Oklahoma City, OKHien & Phuong Ho, Oklahoma City, OKSang Pham &Doanh Trinh, Oklahoma City, OKOanh Ho, Oklahoma City, OKTuong Manh Do, Oklahoma City, OKTung Thien Nguyen, Oklahoma City, OKThuan Van Nguyen, Oklahoma City, OKKhanh Van Tran, Oklahoma City, OKBan Thanh Nguyen, Tulsa, OKKevin Nguyen, Tulsa, OKTien Nhu Thi Dang, Tulsa, OKQuy Thi Dang, Tulsa, OKY Ngoc Ngo, Portland, ORChan Ngoc Nguyen, Portland, ORHoa Thi Nguyen, Portland, ORTuyet Anh Nguyen, Portland, ORLieu Ngoc Nguyen, Portland, ORNga Nguyen, Portland, ORLan Thi Ngoc Pham, Portland, ORNhi Thi Do, Tigard, ORTuan Anh Tran, Allentown, PATan Minh Nguyen, Cheltenham, PADiem Nguyen, Croydon, PATinh Quang Vu, Erie, PAHa Thi Vo, Harrisburg, PATiep Van Nguyen, Hatfield, PAJohn Nguyen, Lancaster, PAPhin Dang Nguyen, Philadelphia, PANghia Trung Pham, Philadelphia, PAQuang Minh Dang, Philadelphia, PADuong Ngoc Truong, Philadelphia, PANhung Viet Dinh, Phoenixville, PANail & Tanning New Image Nguyen Maria, Pottstown, PAVien Van Do, Reading, PAJoann Anh Nguyen, Riverside, PANiem Nguyen, Wyomissing, PAKinh Nguyen, Charleston, SCUyen Pham, Columbia, SCChi Quynh Phan, Manning, SCThong Van Nguyen, Myrtle Beach, SCKhai Van Phan, Rock Hill, SCDao Thi Pham, Rock Hill, SCQuy Thi Kim Hoang, Antioch, TNTinh Thi Nguyen, Antioch, TNHuyen Thi Dinh, Clarksville, TN

Tri Van Nguyen, Clarksville, TNDong Van Nguyen, Knoxville, TNKelly B. Nguyen, Knoxville, TNHai Pham, Memphis, TNMaria Tien Le, Memphis, TNNu Thi Le, Nashville, TNDe Huu Do, Nashville, TNMichael Khoa Cao, Allen, TXChau Van Nguyen, Allen, TXSon Thanh Le, Amarillo, TXLuat Van Trinh, Amarillo, TXChuyen Van Nguyen, Andrews, TXChuc Van Dao, Arlington, TXTho Xuan Nguyen, Arlington, TXNgoc Tien Vu, Arlington, TXThe Toan Thi Nguyen, Arlington, TXTuan Ngoc Bui, Arlington, TXHoanh Kim Nguyen, Arlington, TXRi Xuan Dinh, Arlington, TXAnh Van Nguyen, Austin, TXHong Thi Lai, Austin, TXNhan Tran, Beaumont, TXNam Thi Nguyen, Beaumont, TXHieu Thi Le, Beeville, TXLoan Nguyen, Carrollton, TXKham Huy Nguyen, Carrollton, TXCharles Cao Nguyen, Colleyville, TXDung T. My Nguyen, Dallas, TXThuong D Nguyen, Dallas, TXSang Van Nguyen, Fort Worth, TXTuan Ngoc Do, Fort Worth, TXRuoc Huu Doan, Fort Worth, TXHanh ThiMy Truong, Fort Worth, TXTien Quang Lam, Fort Worth, TXBo Lai, Fort Worth, TXBo Ba Nguyen, Fort Worth, TXHung Trinh Nguyen, Fort Worth, TXSon Van Le, Fort Worth, TXMai Xuan Le, Friendswood, TXKhai Quang Do, Frisco, TXThomas Nguyen, Fulton, TXKhoan Viet Dinh, Garland, TXLoi Huu Nguyen, Garland, TXKet Van Nguyen, Garland, TXTu Dinh Le, Garland, TXThanh Lam, Garland, TXDan Van Le, Grand Prairie, TXOanh Hung Nguyen, Grand Prairie, TXVinh Quang Vu, Grand Prairie, TXGai Thi Pham, Groves, TXHiep Bui, Haltom City, TXMen Thi Dinh, Houston, TXLy Sonnarit, Houston, TXTan H Mai, Houston, TXThu Huynh, Houston, TXNguyen Cao Tran, Houston, TX

Ky Van Tran, Houston, TXNgan Thuy Nguyen, Houston, TXQuy Nguyen, Houston, TXTam Thi Tran, Houston, TXThu Kim Nguyen, Houston, TXThanh Trung Tran, Houston, TXChuc Cong Nguyen, Houston, TXLieu Huu Le, Houston, TXCuc Thu Tran, Houston, TXPeter Quoi Nguyen, Houston, TXBao Van Mai, Houston, TXMaria Lan Thu Nguyen, Houston, TXHinh Duc Tran, Houston, TXThu Viet Dinh, Houston, TXHung Van Tran, Houston, TXTuan M Hoang DC, Houston, TXLan Nguyen, Houston, TXSon Kim Nguyen, Houston, TXTony Nguyen, Houston, TXTuat V Hoang, Humble, TXHung Thanh Doan, Irving, TXTuan A Doan #1075236, Katy, TXChristina Tran Thao, Keller, TXLong Ngoc Vu, Kennedale, TXBinh Trong Tran, Lubbock, TXDuc Pham, Lufkin, TXJoseph Hong Nguyen, Mansfield, TXHa Mary Claire Nguyen, Missouri City, TXKhanh Tuyet Pham, Orange, TXAnna V Trawler, Palacios, TXTu Minh Hoang, Pasadena, TXYen Lam, Pearland, TXGia Ngoc Vu, Pearland, TXVan Dieu, Pflugerville, TXNhung Thi Tran, Plano, TXThanh Tien Tran, Plano, TXNga Bich Kieu Le, Port Arthur, TXHot Duy Nguyen, Port Arthur, TXSan Ngoc Hoang, Port Arthur, TXBinh Nguyet Luu, Richmond, TXThanh Duy Tran, Round Rock, TXHai C Dang, Round Rock, TXHa Vu, Saginaw, TXMen Thi Nguyen, Seadrift, TXThinh Anh Nguyen, Sugar Land, TXAnh My Do, Sugar Land, TXHiep Nguyen, Watauga, TXDung T Nguyen, Wichita Falls, TXSo Thi Dang, Wichita Falls, TXThi Hien Au, Wichita Falls, TXHiep Hoa Dinh, Wichita Falls, TXJonathan Mai, Wichita Falls, TXNhung Cao, Lehi, UTLoan Bach Tran, Salt Lake City, UTChuong Phan, West Jordan, UTPhuong Thi Nguyen, Alexandria, VA

Long Kim Tran, Alexandria, VAHuan Van Nguyen, Burke, VAThao Le & Suong Nguyen, Centreville, VATuyen Lam Dao, Culpeper, VAMorikawa Hanae, Manassas, VAVy Thi Vu, Richmond, VABai Viet Tran, Richmond, VAVien Hoang, Ruckersville, VACha & Nghiem Vo, Springfield, VAHai Thanh Chau, Vienna, VAThang Tran, Virginia Beach, VADat T Doan, Woodbridge, VAVinh Thi Nguyen, Auburn, WATinh Van Nguyen, Bellingham, WAPhuong Van Doan, Burien, WACanh Van Nguyen, Burien, WAThu M Bui, Renton, WAGam Dinh, Renton, WALisa Duong, Seattle, WAPhuong Anh Nguyen, Seattle, WAHanh Nang Khong, Seattle, WAHai Van Nguyen, Seattle, WAQuyen Bui & Chuc Nguyen, Seattle, WASon Van Tran, Seattle, WAThanh Van Nguyen, Seattle, WANhac V Chu, Tukwila, WALinh Anh Nguyen, Greendale, WIPaul T Pham, Racine, WIÂn Nhân Tháng 2- 2012Thu Tien Ta, Bayou La Batre, ALHang Thuy Do, Montgomery, ALNga Tran, Troy, ALAn Dac Tran, Barling, ARFrancis Hoa Mach, Fort Smith, ARNghi Tran, Fort Smith, ARVan Vu, Fort Smith, ARDinh Xuan Pham, Hope, ARNancy N Tran, Maumelle, ARDiemTrang N Norindr, Prairie Grove, ARMartin Bui, Chandler, AZTam Van Nguyen, Anaheim, CAViet Xuan Vu, Anaheim, CAHung Thai Nguyen, Baldwin Park, CACindy Nguyen & John Nguyen, Burbank, CAVy Tan Ngo, Clovis, CAKhoa Phi Vo, Costa Mesa, CATrung Quang Pham, El Cerrito, CAVo Nguyen Duc Anh, El Monte, CAPhuong Van Pham, El Monte, CAPhung Thi Pham, El Monte, CAJackie Tran, El Monte, CATuyet Vu, Elk Grove, CANguyen & Dang, Elk Grove, CADao Thi Nguyen, Fairfield, CA (còn tiếp)

072012_TTDMa_Pcover.indd 1072012_TTDMa_Pcover.indd 1 6/20/2012 3:00:20 PM6/20/2012 3:00:20 PM