147
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU XỬ TRÍ VỰNG CHÂM...............................2 Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỨNG BÁN THÂN BẤT TOẠI........................3 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG KHẨU NHÃN OA TÀ.........................9 HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA...............................12 SUY NHƯỢC MÃN TÍNH............................................ 16 BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP THEO YHCT..................................19 VIÊM KHỚP DẠNG THẤP........................................... 27 THOÁI HÓA KHỚP................................................ 32 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG....................36 VIÊM GAN MÃN.................................................. 40 XƠ GAN........................................................ 44 PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU................................46 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÂM THỐNG..............................47 HUYỄN VỰNG TRONG TĂNG HUYẾT ÁP................................52 VIÊM ĐA (RỄ) DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN.........................56 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU...........................59 VIÊM PHẾ QUẢN MẠN............................................. 46 CHỨNG SUY SINH DỤC NAM........................................ 85 TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH.......................................................... 90 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG................92 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI.......94 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY TRÊN HAI LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY...................................................... 96 GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTAU COLLES....................98 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIÊM CỨNG KHỚP VAI......100 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẠI NÃO.................102 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỎNG....................104 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG....106 VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO......109 VẬT LÝ TRỊ LIỆU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CÁC BỆNH VỀ KHỚP.........111 PHCN TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC VÁ SAU.....................113 VLTL SAU PHẨU THUẬT ĐỨT GÂN GẬP..............................115 1

III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU XỬ TRÍ VỰNG CHÂM.............................................................................2Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỨNG BÁN THÂN BẤT TOẠI............................................................3PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG KHẨU NHÃN OA TÀ................................................................9HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA............................................................................12SUY NHƯỢC MÃN TÍNH..........................................................................................................16BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP THEO YHCT..................................................................................19VIÊM KHỚP DẠNG THẤP........................................................................................................27THOÁI HÓA KHỚP.....................................................................................................................32PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG.......................................................36VIÊM GAN MÃN........................................................................................................................40XƠ GAN.......................................................................................................................................44PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU........................................................................................46PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÂM THỐNG...........................................................................47HUYỄN VỰNG TRONG TĂNG HUYẾT ÁP............................................................................52VIÊM ĐA (RỄ) DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN....................................................................56PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU.........................................................................59VIÊM PHẾ QUẢN MẠN.............................................................................................................46CHỨNG SUY SINH DỤC NAM.................................................................................................85TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH.............................................................................................................................................90VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG..............................................92VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI..........................94VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY TRÊN HAI LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY...............................................................................................................................................96GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTAU COLLES..................................................98VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIÊM CỨNG KHỚP VAI..........................100VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẠI NÃO....................................................102VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỎNG.........................................................104VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG..................106VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.......................109VẬT LÝ TRỊ LIỆU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CÁC BỆNH VỀ KHỚP...............................111PHCN TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC VÁ SAU......................................................113VLTL SAU PHẨU THUẬT ĐỨT GÂN GẬP...........................................................................115

1

Page 2: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ CẤP CỨU XỬ TRÍ VỰNG CHÂM

I/- TRIỆU CHỨNG:

Vựng châm là trong khi châm người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, mặt

tái. Nặng nữa thì người lạnh, đổ mồ hôi, hoặc bât tỉnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

II/- NGUYÊN NHÂN:

Do người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể châm vào

môt số huyệt nhạy cảm và kích thích quá mạnh, hoặc người bệnh châm trong lúc bụng

đói, hoặc no quá,hay mệt quá. Châm đứng hay ngồi cũng dễ gây vựng châm.

III/- XỬ TRÍ:

1/ Nên bình tỉnh rút hết kim ra để bệnh nhân nằnm ngửa, đầu thấp, nhẹ thì cho uống

nước ấm, nằm nghĩ một lúc thì người bệnh sẽ khoẻ.

2/ Trường hợp nặng, bệnh nhân bất tỉnh:

Châm vê kim mạnh huyệt Nhân trung

Châm nặn máu huyệt Thập tuyên

Tiếp theo cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.

Ủ ấm, nằm đầuthấp.

Theo dõi: Mạch, Huyết áp 10 – 15 phút/lần.

3/ Nếu tình trạng vẫn nặng: mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo

được.

XỬ TRÍ BAN ĐẦU:

Adrenalin 1mg = 1ml tiêm 0,5 – 1 ống dƣới da ở ngƣời lớn. không quá 0,3ml

ở trẻ em. (pha 01ống 1mg = 1ml + 9ml nƣớc cất = 10ml, sau đó tiêm0,1ml/kg)

Kêu gọi đồng nghiệp hổ trợ xử trítiếp.

2

Page 3: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỨNG BÁN THÂN BẤT TOẠI

(Di chứng tai biến mạch máu não)

I. ĐẠI CƯƠNG:

Tai biến mạch máu não thường do cao huyết áp, vỡ dị dạng mạch máu não, xuất

huyết não, chấn thương sọ não có thể chia thành 2 loại:

Nhồi máu não: là hiện tượng thiếu máu cục bộ do tắc lấp động mạch não, hoặc tắc

động mạch, xoang tĩnh mạch, gây tổn thương não dẫn đến khó hoặc không hồi phục.

Xuất huyết não: Cơn đột quỵ, người bệnh lập tức rơi vào hôn mê thường xảy ra ở

tuổi trung niên.

Sau tai biến mạch máu não, khi mạch, huyết áp của bệnh nhân ổn định vấn đề cần

quan tâm trong giai đoạn này là di chứng thần kinh - liệt 1/2 người mà Y học cổ truyền

gọi là chứng bán thân bất toại.

I. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng chung:

- 1/2 thân không vận động được hoặc hạn chế vận động.

- Miệng méo, lưỡi lệch.

- Nói khó hoặc không nói được.

Cận lâm sàng thường quy: Huyết đồ, TPTNT, ECG, ure, creatinine, AST, ALT, bilan

lipid, glicemie, ion đồ, CT sọ não không cản quang.

a. Thể can thận âm hư:

- Sắc mặt đỏ hoặc ửng hồng

- Gân gồng cứng hoặc co rút lại.

- Dễ bực dọc, bức rứt.

- Cảm giác nóng trong người nhất là về chiều và ban đêm, lòng bàn tay chân nóng.

- Đau đầu, cảm giác căng ở đầu nhất là vùng đỉnh.

- Đau nhức khớp, thắt lưng.

- Tiểu đêm nhiều lần, táo bón, ngủ kém.

- Mạch: trầm, tế, sác, vô lực.

- Lưỡi: chất bệu, hồng sậm hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng.

b. Thể thận âm dương lưỡng hư:

- Sắc mặt tái xanh hoặc xạm.

- Chóng mặt, ù tai, bụng chướng, tiêu hóa bị rối loạn.

3

Page 4: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Gân gồng cứng hoặc co rút lại.

- Đau nhức lưng, tiểu đêm, ngủ kém.

- Ít uống nước, sợ lạnh.

- Mạch: trầm nhược.

- Lưỡi: chất bệu, màu hồng nhợt.

c.Thể đàm thấp:

- Đau đầu, hoa mắt.

- Tê nặng toàn thân.

- Ăn được, chậm tiêu.

- Mạch huyền hoạt.

- Lưỡi: chất bệu, hồng nhạt, rêu nhày nhớt.

d.Thể khí hư huyết ứ:

- Sắc mặt tối, hơi thở ngắn.

- Hồi hộp, chảy nước miếng, tự ra mồ hôi.

- Tay chân phù, tiêu lỏng.

- Mạch trầm tế.

- Lưỡi: chất bệu, có điểm ứ huyết đáy lưỡi, rêu trắng.

2. Điều trị:

a. Thuốc YHCT:

* THỂ CAN THẬN ÂM HƯ

Phép trị: Tư Âm, bổ can thận hoặc tư âm, ghìm Dương

Bài 1: Lục vị qui thược ( Y lược giải âm )

+ Thục địa 10 - 12g + Hoài sơn 10 - 12g

+ Sơn thù 04 - 06g + Đơn bì 10 - 12g

+ Bạch linh 08 - 10g + Trạch tả 10 - 12g

+ Đương qui 12 - 16g + Bạch thược 08 - 10g

Bài 2: Lục vị kỷ cúc ( Cục phương )

+ Thục địa 10 - 12g + Hoài sơn 10 - 12g

+ Sơn thù 04 - 06g + Đơn bì 10 - 12g

+ Bạch linh 08 - 10g + Trạch tả 10 - 12g

+ Câu kỷ tử 12 - 16g + Cúc hoa 12 - 16g

- Đau đầu nhiều gia: Sài hồ 10 - 12g

4

Page 5: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Đau nhức lưng, khớp gia:

+ Ngưu tất 12 - 16g + Kê huyết đằng 10 - 12g

+ Tang ký sinh 10 - 12g + Đỗ trọng 10 - 12g

- Tiểu đêm nhiều gia: Ích trí nhân: 08 - 10g; Kim anh 10-12g

- Đầy bụng, chậm tiêu gia:

+ Can khương 04 - 06g + Hậu phác: 04 - 06g

- Ngủ kém gia:

+ Lạc tiên 16 - 20g + Viển chí 06 - 10

+ Thảo quyết minh 8 - 10g + Bình vôi 6-10g

+ Vong nem 10-12g

* THỂ THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ

Phép trị: ôn bổ Thận Dương

Bài 1: Bát vị ( Kim quỹ yếu lược )

+ Quế chi 08 - 10g + Phụ tử chế 02 - 04g

+ Thục địa 10 - 12g + Hoài sơn 10 - 12g

+ Sơn thù 04 - 06g + Đơn bì 10 - 12g

+ Bạch linh 08 - 10g + Trạch tả 10 - 12g

Bài 2: Hữu quy ẩm ( Y lược giải âm )

+ Quế chi 08 - 10g + Phụ tử chế 02 - 04g

+ Thục địa 10 - 12g + Hoài sơn 10 - 12g

+ Sơn thù 04 - 06g + Câu kỷ tử 12 - 16g

+ Đỗ trọng 12 - 16g + Cam thảo 04 - 06g

Gia giảm:

- Đau nhức lưng, khớp gia:

+ Ngưu tất 12 - 16g + Thương truật 10-12g

+ Đỗ trọng 10 - 12g + Hà thủ ô: 16 - 20g

+ Ngũ gia bì 06-08g

- Tiểu đêm nhiều gia: Ích trí nhân: 08 - 10g

- Đầy bụng, chậm tiêu gia:

+ Can khương 04 - 06g + Hậu phác: 04-06g

+ Sa nhân 04-06g

- Ngủ kém gia: Vong nem 06 - 10g

5

Page 6: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

* THỂ ĐÀM THẤP:

Phép trị: hóa đàm - trừ thấp

Bài 1: Nhị trần thang ( Thiên da diệu phương )

+ Bạch truật 08 - 10g + Cam thảo 04 - 06g

+ Trần bì 04 - 06g + Bạch linh 10 - 12g

Bài 2: Hóa đàm thông lạc thang

+ Bán hạ 12 - 14g + Phục linh 10 - 12g

+ Đan sâm 12 - 14g + Thiên ma 10 - 12g

+ Bạch truật 08 - 12g + Hương phụ 08 - 10g

Gia giảm:

- Phong đàm gia:

+ Tạo giác 06 - 08g

- Hàn đàm gia: Bán hạ 06 - 10g

- Thấp đàm gia: Thương truật 08 - 10g

- Thực đàm gia:

+ Mạch nha 10 - 12g + Sơn tra 04 - 08g

- Kiện Tỳ gia:

+ Hoài sơn sao 12 - 16g + Can khương 04 - 06g

- Tê nặng chi gia:

+ Quế chi 10 - 12g + Kê huyết đằng 10 - 12g

- Ngủ kém gia:

+ Vong nem 16 - 20g + Bình vôi 10 - 12g

* THỂ KHÍ HƯ HUYẾT Ứ

Phép trị: bổ khí hoạt huyết, khử ứ thông lạc

Bài thuốc 1: Bổ dương hoàn ngũ thang

+ Hoàng kỳ 12 - 16g + Đương qui 12 - 16g

+ Xích thược 06 - 08g + Xuyên khung 08 - 10g

+ Hồng hoa 06 - 10g + Đào nhân 06 - 10g

+ Địa long 06 -08g

Bài thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia giảm

+ Đương quy 8 - 16 + Đào nhân 6 - 10

+ Xuyên khung 8 - 10 + Hồng hoa 4 - 8

6

Page 7: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Sinh địa 8 - 16 + Hoàng kỳ 20 - 40

+ Bạch thược 8 - 12 + Đan sâm 8 - 12

+ Tam thất 6 - 8

Gia giảm:

- Đau nhức cơ bắp gia:

+ Tang chi 10 - 12g + Ngưu tất 10 -12g

+ Khương hoạt 10 - 12g + Đan sâm 06 - 10g

+ Độc hoạt 10 - 12g

- Khí kém gia: Đảng sâm 16 - 20g

- Rối loạn tiêu hóa gia:

+ Can khương 04 - 06g + Sa nhân 06 - 08g

- Đoản hơi, tự ra mồ hôi gia: khiếm thực 10 - 16g

3. Thuốc viên: (chọn 1 loại thuốc cho từng nhóm triệu chứng)

- Tăng cường tuần hoàn não:

Bổ huyết ích não: 1-2 viên x 2 lần uống cách 8 giờ

+Hoạt huyết dưỡng não: 1 - 2viên x 3 lần uống cách 8g.

+ Piracetam 0.8g: 1 viên x 3 lần uống cách 8g

- Nâng tổng trạng (tùy từng thể bệnh - không trùng lắp với thuốc thang):

+Thập toàn đại bổ: 1 viên x 2 lần uống cách 8g

+ Bổ thận âm: 2 viên x 2 lần uống cách 12g

Hoặc Bổ thận dương 2 viên x 2 lần uống

- Khi có đau nhức khớp:

+ Độc hoạt tang ký sinh: 02 viên x 3 lần uống cách 8 giờ hoặc

+ Paracetemol 650mg: 1 viên x 3 lần uống cách 8giờ

- Ngủ kém:

+ Mimosa 02 viên uống tối

+ Dưỡng tâm an thần 2v x 2 uống cách 12g

4. Thuốc dùng ngoài: xoa bóp: xoa chi bên liệt.

5. Châm cứu: (chọn 1 trong các phương pháp )

a. THÊ CHÂM hoặc ĐIỆN CHÂM

* Huyệt chung (châm bên liệt: 15 - 20 phút)

- Mặt bên liệt: Nghênh hương, Hạ quan, Địa thương, Giáp xa.

7

Page 8: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Chi bên liệt: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Bát tà, Huyết hải,

Dương lăng tuyền, Huyền chung.

* Huyệt gia giảm (châm 2 bên: 15 - 20 phút)

- Thể can thận âm hư: (Bổ) Thái khê - Phi dương, Phục lưu, kinh cừ, Thái xung -

Quang minh.

- Thể thận âm dương lưỡng hư: (Ôn châm) Thái khê - Phi dương, Quang nguyên, Khí

hải, Tam âm giao

- Thể Đàm Thấp: (Tả) Âm lăng tuyền, (Bổ) Túc tam lý

- Nói khó: Á môn, Liêm tuyền

- Gia thêm các huyệt tùy theo các triệu chứng xuất hiện.

b. ĐẦU CHÂM: Châm vùng vận động đối bên liệt: 10 - 15 phút.

c.THỦY CHÂM:

- Thuốc:

+ Vitamin B12: 01 ống 1ml/ ngày. Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày.

+ Neutrivit 5000: 2ml/ngày. Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày.

- Huyệt: Huyệt 1/2 người bên liệt: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Huyết hải, Dương lăng

tuyền.

6. Vật lý trị liệu:

- Tập vận động toàn thân (vận động thụ động,vận động chủ động …)

- Các phương pháp vật lý trị liệu khác (khi bệnh nhân có đau nhức khớp, bán trật khớp

vai)

-Xoa bóp chi liệt

7. Thuốc YHHĐ: Khi có các bệnh đi kèm cần sử dụng: Tăng HA, TMCT, Rối loạn nhịp

tim, ĐTĐ, RLCH lipid ...

8

Page 9: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG KHẨU NHÃN OA TÀ

( Liệt dây thần kinh VII ngoại biên )

I. ĐỊNH NGHĨA:

- Liệt thần kinh mặt ngoại biên là do tổn thương dây thần kinh VII ngoại biên, là một

chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi với biểu hiện liệt hoàn toàn cơ mặt một bên do nhiều

nguyên nhân khác nhau.

- Theo YHCT gọi chứng mắt nhắm không kín và miệng méo là khẩu nhãn oa tà. Bệnh

sinh do phong hàn, phong nhiệt và huyết ứ trệ kinh lạc.

- Triệu chứng lâm sàng:

Mất nếp nhăn trán, mất nếp mũi má

Mắt nhắm không kín

Miệng méo về bên lành

- Cận lâm sàng thường quy: Huyết đồ, TPTNT, ECG, Ure, Creatinine, AST, ALT, Bilan

lipid, Glicemie, Ion đồ.

II. BỆNH CẬN LÂM SÀNG THEO YHCT

- Các cơ ở bên mặt bị liệt, nhìn thấy không cân xứng.

- Mất nếp nhăn trán và mũi má.

- Góc miệng hạ thấp xuống.

- Có thể đau sau tai trước đó 1 - 2 ngày, kèm ù tai. Thường chảy nước mắt sống.

- Chứng “ Khẩu nhãn oa tà ” có 3 thể:

1. Thể phong hàn:

- Bệnh xuất hiện với miệng méo lệch, mắt nhắm không kín.

- Nhân trung lệch sang bên lành kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh.

- Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù.

- Hoàn cảnh khởi phát bệnh ít nhiều có liên quan đến thời tiết lạnh như sau khi gặp mưa,

mùa lạnh...

Phép trị: “Khu phong - tán hàn - ôn kinh lạc - hành khí - hoạt huyết ”.

2. Thể phong nhiệt: (Tương ứng với trường hợp viêm nhiễm như: viêm tai giữa - viêm

tai xương chủm...)

- Bệnh xuất hiện với miệng méo lệch, mắt nhắm không kín.

- Nhân trung lệch sang bên lành kèm sợ gió, sợ nóng, người nóng.

- Rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác.

9

Page 10: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Phép trị: “Khu phong - thanh nhiệt - hoạt huyết (khi có sốt).

Bổ huyết - hoạt lạc (khi hết sốt)

3. Thể huyết ứ trệ kinh lạc: (Tương ứng với chấn thương vùng mặt, phẫu thuật vùng mặt...)

- Cùng với miệng méo và mắt nhắm không kín.

- Nhân trung lệch sang bên lành kèm theo dấu đau đầu hoặc đau sau tai, da có vết bầm tím.

- Lưỡi có điểm ứ huyết.

- Bệnh xuất hiện sau chấn thương hoặc sau mổ vùng Hàm - Mặt - Xương chủm.

Phép trị: “Hành khí - hoạt huyết ”.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Thể phong hàn:

- Bài thuốc số 1: Quế chi thang gia giảm

+ Quế chi 6g - 10g + Bạch thược 10 - 12g

+ Sinh khương 6g - 10g + Đại táo 10 - 14g

+ Cam thảo 4g - 6g

2. Thể phong nhiệt:

- Bài thuốc số 1: Ma hoàng thang

+ Ma hoàng 6 - 10g + Quế chi 08 – 12g

+ Cam thảo 4 - 08g

- Bài thuốc số 2: Ngân kiều thang (ôn bệnh điều biện):

+ Kim ngân 16 - 20g + Kinh giới 08 - 10g

+ Liên kiều 16 - 20g + Bạc hà 08 - 12g

+ Cát cánh 08 - 10g + Cam thảo 4 - 08g

Gia:Bồ công anh 10-12g; Ké đầu ngựa 12 - 16g

3. Thể huyết ứ trệ kinh lạc:

Phép trị: Hành khí hoạt huyết, thông kinh lạc

- Bài thuốc số 1: Thân thống trục ứ thang ( Y lâm cải thải)

+Tần giao 06 - 12g + Đương qui 12g - 20g

+ Đan sâm 08 - 10g + Địa long 10 - 14g

+ Xuyên khung 08 - 10g + Hương nhu 10 - 12g

+ Hồng hoa 08 - 12g + Ngũ linh chi (sao) 10 - 12g

+ Nhũ hương 04 - 08g + Ngưu tất 12 - 16g

+ Khương hoạt 10 -12g

10

Page 11: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Bài thuốc số 2: Thông khiếu hoạt huyết thang (Y lâm cải thác):

+ Xích thược 08 - 10g + Hồng hoa 8 - 12g

+ Xuyên khung 08 - 10g + Sinh khương 6 - 12g

+ Đào nhân 08 - 12g + Củ hành già 03 củ

+ Xạ hương 10 - 12g

4. Châm cứu:

- Phần lớn là ÔN CHÂM (đa số trường hợp liệt mặt là do lạnh), phương pháp này cũng

được chỉ định trong trường hợp huyết ứ (do sang chấn).

- Chọn huyệt tại chỗ theo kinh Đởm - kinh Vị và phối hợp huyệt như:

+ Ấn đường, toán trúc, Dương bạch, Ngư yêu.

+ Thái dương, Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa_Phong trì

+ Hợp cốc đối bên.

- Tùy nguyên nhân mà điều trị theo chuyên khoa.

5. Vật lý trị liệu: gồm:

- Kích thích điện.

- Chiếu đèn hồng ngoại 15 phút (che mắt cẩn thận để bảo vệ mắt).Hoặc dùng điếu ngải

cứu

- Xoa bóp và chườm nóng cơ mặt bị liệt.

- Tập luyện cơ chủ động trợ giúp và tiến tới chủ động có đề kháng.

- Kỹ thuật:

- Tập luyện cơ: BN cố gắng tập các động tác: Nhắm 02 mắt lại; Mỉm cười; Huýt sáo và

thổi; Ngặm chặt miệng; Cười thấy răng và nhếch môi trên;

Nhăn trán và nhíu mày; Hình 02 cánh mũi; Phát âm những âm dung môi như: b, q, u, i...

6. Điều trị y học hiện đại:

Nếu có đau vùng mặt liệt sử dụng giảm đau đơn thuần paracetamol 500mg hoặc

paracodein 1 viên x 3 lần uống cách 8g

Hỗ trợ tế bào TK như:

- Nucleo Forte (uống) 01 viên x 02 lần uống cách 12g

- Vitamine 3B (uống) 01 viên x 02 lần uống cách 12g

- Puracal 01 viên x 02 lần uống cách 12g

11

Page 12: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA

( CHỨNG TỌA CỐT PHONG)

I. ĐẠI CƯƠNG:

Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở nam giới hơn nữ giới và thường gặp ở lứa tuổi 30 -

50 tuổi. Đau dây thần kinh tọa do tổn tương rễ chiếm 90-95%. Nguyên nhân thường gặp

nhất là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt

sống, viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp.

Triệu chứng lâm sàng:

-Đau dọc theo đường đi dây thần kinh tọa

- Đau khi ấn dọc theo dây thần kinh tọa

- Đau do căng dây thần kinh: Dấu hiệu lasegue (+), Neri (+), Bonnet (+)

- Giảm hoặc mất phản xạ gân gót

- Cận lâm sàng thường quy: Huyết đồ, TPTNT,ECG, ATS, ALT, Ure,Creatinine, Bilan

lipid, Ion đồ, Glicemie, XQ CSTL, CT CSTL không cản quang, cộng hưởng từ cột sống

thắt lưng không cản quang.

II. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA

Y học cổ truyền phân làm 2 thể lâm sàng chủ yếu:

1. Thể cấp (thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ):

- Đau:

+ Đau lưng lan xuống chân dọc theo dây thần kinh tọa

+ Đau dữ dội, đau tăng khi ho hắt hơi, khi cúi gập cổ đột ngột

+ Đau tăng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng

Giảm đau với chườm nóng

Rêu lưỡi trắng, mạch phù (nếu do phong hàn), lưỡi có điểm ứ huyết (nếu do khi huyết ứ

trệ)

- Bệnh nhân có cảm giác như kiến bò, tê cóng như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo

qua mu bàn chân đến ngón cái (rễ L5) hoặc ở gót chân đến ngón út (rễ S1)

- Khám lâm sàng:

* Triệu chứng ở cột sống:

Cơ lưng phản ứng co cứng

Cột sống mất đường cong sinh lý

* Triệu chứng đau theo rễ: Dấu hiệu lasegue (+), Neri(+), Valleix (+)

12

Page 13: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

2. Thể mãn: (thể phong hàn thấp/ can thận âm hư)

- Bệnh kéo dài, đau âm ỉ với những đợt đau tăng. Chườm nóng nằm nghỉ dễ chịu,

Thường đau 2 bên hoặc nhiều rễ

- Triệu chứng toàn thân: Ăn kém,mệt mỏi, ngủ ít. Mạch nhu hoãn, trầm nhược.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. YHHĐ:

Giảm đau, kháng viêm, dãn cơ, vitamin nhóm B

Trường hợp đau nhiều, đau mãn tính có thể kết hợp giảm đau thần kinh như:

Gabapentin 300g 01 viên x 02 lần uống cách 12g (nên bắt đầu bằng liều thấp), Sulpirid

50mg 1 viên x 03 lần uống cách 8g

2. YHCT:

A. Thể cấp hoặc đợt cấp của thể mãn tính (Thể phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí

huyết ứ trệ)

- Bài thuốc sử dụng: Bài thuốc trị thấp khớp gồm:

+ Lá lốt 12g + Cà gai leo 12g

+ Quế chi 10g + Thiên niên kiện 12g

+ Cỏ xước 10g + Thổ phục linh 12g

+ Sài đất 12g + Hà thủ ô 12g

+ Sinh địa 16g

- Điện châm:

* Công thức huyệt:

Áp thống điểm thường là giáp tích L4-L5, L5-S1

Hoàn khiêu, ủy trung

Kinh cốt, đại chung (nếu đau dọc rễ S1)

Khâu khư, lãi câu (nếu đau dọc rễ L5)

* Thời gian lưu kim chi 1 lần châm 20 phút.

- Chiếu đèn hồng ngoại: vùng thắt lưng và chân đau thời gian 20 phút và khoảng cách

50 cm.

- Thủy châm: vùng thắt lưng và chân đau

Vitamin B12: 01ml/ ngày hoặc Neutrivit 5000: 2ml/ ngày

Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày

- Nằm yên trên giường cứng kê một gối nhỏ dưới khoeo chân cho đầu gối hơi gập lại.

13

Page 14: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Tránh và hạn chế mọi di chuyển.

- VLTL-PHCN:

Lasse châm, điện xung, điện phân, điều trị bằng siêu âm, sóng ngắn, xoa bóp bấm huyệt.

B. Thể mãn: (thể phong hàn thấp/ can thận âm hư)

- Bài thuốc sử dụng: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm gồm:

+ Độc hoạt 12g + Cam thảo 08g

+ Ngưu tất 12g + Bạch thựơc 12g

+ Tang ký sinh 12g + Đương quy 12g

+ Phòng phong 08g + Đại táo 12g

+ Tế tân 06g + Thục địa 12g

+ Quế chi 06g + Bạch thục linh 12g

+ Đảng sâm 12g

- Điện châm:

* Công thức huyệt:

Công thức huyệt như thể cấp, gia thêm: Thận du, Thái khê, Phi dương, Tam âm giao.

* Thời gian lưu kim cho một lần châm là 25 phút.

- Chiếu đèn hồng ngoại: vùng thắt lưng và chân đau 20-25 phút, khoảng cách 50cm.

- Kéo cột sống (nếu có)

- Thủy châm: vùng thắt lưng và chân đau

Vitamin B12: 01ml/ngày hoặc Neutrivit 5000: 2ml/ngày

Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày.

- Tập vật lý trị liệu:

+ Người bệnh nằm ngửa:

Gồng cơ tứ đầu đùi

Tập cổ chân

Động tác ưỡn lưng

Động tác tam giác và tam giác biến thể

+ Người bệnh nằm sấp:

Gồng cơ mông

Ngẩng đầu lên xoay đầu

Nhấc chân lên hạ xuống

Gập, duỗi gối cùng bên và hai bên cùng lúc

14

Page 15: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên

+ Người bệnh quỳ ( chống hai tay và hai gối )

Đưa từng chân lên , hạ xuống

Động tác chào mặt trời

Người bệnh ngồi duỗi thẳng hai chân. Hai tay và thân mình vươn tới bàn chân đầu ngón

tay cố chạm vào đầu ngón chân

* THUỐC THÀNH PHẨM

- Độc hoạt tang ký sinh 02 viên x 3 lần uống cách 8g

- Bổ thận âm 02 viên x 2 lần uống cách 12g

- Dưỡng cốt hoàn: 1 gói x 3 lần uống cách 8 giờ

Khu phong trừ thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

Thấp khớp :2v x 3 lần uống cách 8 giờ

Phong tê thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

Viên phong thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

Tuzamin: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

- Thuốc dùng ngoài: cần xoa bóp vùng thắt lưng và chân bên đau

15

Page 16: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

SUY NHƯỢC MÃN TÍNH

I. ĐẠI CƯƠNG:

Hội chứng suy nhược mãn tính biểu hiện lâm sàng rất phong phú. Những triệu chứng

thường gặp trong hội chứng này như mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, đau đầu, đau nhức

cơ khớp, dễ cáu gắt, nóng trong người, khó ngủ, sút cân...

Cận lâm sàng thường quy: huyết đồ, TPTNT, ECG, ion đồ, bilan lipid, glycemie, AST,

ALT, Ure, Creatinine.

Các thể lâm lâm sàng thường gặp và nguyên nhân gây bệnh theo YHCT:

1. Tâm huyết hư: hồi hộp, hay quên, tâm phiền lo lắng bất an, mất ngủ, giấc ngủ không

sâu, hay mộng mị nói mê, chóng mặt hoa mắt, môi lưỡi nhợt nhạt mạch tế sác.

* Bài thuốc 1: Quy Tỳ Thang:

+ Nhân sâm 8g - 12g + Táo nhân 8g - 12g

+ Bạch truật 8g - 12g + Phục thần 8g - 12g

+ Huỳnh kỳ 12g - 16g + Viễn chí 4g - 6g

+ Đương quy 8g - 12g + Mộc hương 8g - 12g

+ Long nhãn 12g - 16g + Cam thảo 4g - 8g

* Bài thuốc 2: Dưỡng tâm thang gia vị:

+ Hoàng kỳ 12 - 16g + Đương qui 12 - 16g

+ Phục thần 8 - 12g + Xuyên khung 8 - 12g

+ Bạch linh 8 - 12g + Viễn chí 4 - 6g

+ Táo nhân 8 - 12g + Bá tử nhân 8 - 12g

+ Nhân sâm 10 - 12g + Ngũ vị tử 8 - 12g

+ Thục địa 8 - 12g + Đại táo 12 - 16g

Hoặc tình trạng huyết hư dẫn đến âm hư, tâm âm hư dẫn đến thận âm hư có thể dùng:

- Bài thuốc Hậu thiên lục vị phương gồm:

+ Thục địa 12 - 16g + Đan sâm 6 - 10g

+ Đương quy 12 - 16g + Viễn chí 4 - 6g

+Nhân sâm 12 - 16g + Táo nhân 8 - 10g

- Thuốc thành phẩm:

Quy tỳ 4viên x 2 lần uống cách 12g

* Bổtâm an thần 02 viên x 2 lần uống cách 12g

* Mimosa 02 viên uống tối trước khi ngủ

16

Page 17: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Phương huyệt:

Tâm du, Quyết âm du, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn, Huyết hải

2. Tâm tỳ hư: Hồi hộp, hay quên, hoa mắt, chóng mặt, ăn kém, mỏi mệt, mất ngủ, sắc

mặt vàng, lưỡi nhợt nhạt, mạch nhược, có thể kinh nguyệt không đều (nữ), hoặc xuất

huyết dưới da

* Bài thuốc: Quy tỳ thang hoặc Bát trân thang

+ Nhân sâm 8 – 12g + Bạch thược 8 – 12g

+ Thục địa 12 – 16g + Phục linh 8 – 12g

+ Bạch truật 8 – 12g + Xuyên khung 8 – 12g

+ Đương quy 8 – 12g + Cam thảo 4 – 6g

* Thuốc thành phẩm:

Bổ khí huyết 02 x 2 lần uống cách 12g

* Phương huyệt:

Đản trung, Quan nguyên, Khí hải, Thần môn, Cách du, Cao hoang, Túc tam lý, Tam âm

giao

3.Tỳ thận dương hư: người lạnh, tay chân lạnh, kém ăn, bụng chướng, tiêu phân nhão

hoặc tiêu chảy kéo dài, hoặc đi cầu phân sống, hoặc ngũ canh tả, toàn thân phù thủng,

lưng gối mỏi mạnh, đàn ông có rối loạn cương dương hoặc di tính, phụ nữ không thụ

thai, lưỡi bệu, rêu trắng trơn, mạch tế nhược

* Bài thuốc: Hữu quy ẩm

+ Phu tử chế 3 - 6g + Nhục quế 4 - 6g

+ Thục địa 12 - 16g + Sơn thù 6 - 12g

+ Hoài sơn 8 - 12g + Kỷ tử 10 - 16g

+ Nhân sâm 8 - 12g + Đỗ trọng 10 - 16g

+ Thỏ ty tử 8 - 12g + Đương quy 10 - 12g

* Thuốc thành phẩm:

Mimosa 02 viên uống tối trước khi ngủ

* Phương huyệt:

Thận du, Tam âm giáo, Mệnh môn, Trung cực, Can du, Thái xung

4. Can huyết hư: sắc da khô sạm, xanh nhợt hoặc vàng bủng, móng tay, chân nhợt nhạt,

khô, dễ gãy, thể trạng gầy, tay chân tê dại hoặc gân mạch co rút, đau tức hông sườn, mắt

khô hoặc nhìn mờ, mắt ngủ hay mơ, dễ sợ hãi, phụ nữ hành ki h ít, bế kinh, hoặc đau

17

Page 18: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

bụng kinh, mạch huyền tế

* Bài thuốc: Lương địa thang gia giảm

+ Thục địa 12 - 16g + Bạch thược 8 - 12g

+ A giao 8 - 12g + Địa cốt bì 8 - 12g

+ Huyền sâm 8 - 12g + Mạch môn 10 - 12g

- Đau bụng kinh gia: xuyên khung 8 - 12g

- Mắt khô nhìn mờ gia: câu kỷ tử 12 - 16g

18

Page 19: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP THEO YHCT

Các biểu hiện của bệnh lý khớp xương như sưng khớp, đau khớp, mỏi nặng khớp, biến

dạng khớp... Theo YHCT nằm trong phạm trù các chứng: chứng Tý, chứng Thống,

chứng Hạc Tất Phong...

Nguyên nhân gây ra chứng Tý là do vệ khí cơ thể không đầy đủ, các loại tà khí như

Phong, Hàn, Thấp xâm phạm vào cân , cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của

khí huyết bị bế tắc lại gây ra chứng đau nhức, sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp. Chứng Tý

thường gặp trong các bệnh khớp theo Tây y như Viêm khớp dạng thấp, Thoái hóa khớp...

Chứng Thống tùy vị trí khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau như đau vai (kiên

thống), đau lưng (yêu thống)... Khí huyết ứ trệ tại kinh lạc, quan tiết gây ra đau trong các

trường hợp do sang chấn, lao động sai tư thế,...hoặc là do tuổi già can thận suy yếu hoặc

bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút dẫn đến thận không chủ được cốt tủy, can

huyết hư không nuôi dưỡng được cân gây biến dạng teo cơ dính khớp.

Chứng Thống thường gặp trong các bệnh lý do sang chấn, do lao động, do bệnh ly

thoái hóa khớp...

CLSthường quy: Huyết đồ, TPTNT, ECG, ure, creatinine, AST, ALT, bilanlipid,

glycemie, ion đồ, xq khớp.

A.TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

I. THỰC CHỨNG

1. Phong hàn thấp tý

- Chân tay mình mẩy thân thể đau nhức

- Đau nhức nhiều khớp, các khớp không nóng đở, vận động thường đau tăng.

- Sợ gió, sợ lạnh, trời lạnh sưng đau tăng.

- Lưỡi thay đổi không rõ.

- Mạch huyền nếu đau nhiều, mạch khẩn nếu lạnh nhiều.

2. Phong thấp nhiệt tý

- Da thịt nóng, có những vùng đỏ bầm

- Sốt, khát nước, bồn chồn

- Đau các khớp, sưng nóng đỏ

- Ấn, sờ vào đau nhiều không chịu được, vận động đau tăng nhiều

- Gặp lạnh, mát dễ chịu

- Môi miệng lỡ, nứt nẻ

19

Page 20: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Rêu lưỡi vàng

- Mạch hoạt sác

3. Khí trệ huyết ứ

- Đau các khớp, có lúc đau nhiều, có lúc không đau, điểm đau cố định

- Đau về đêm, tăng khi vận động, đau không liên quan thời tiết

- Lưỡi có thể có điểm ứ huyết

- Mạch phù có lực.

II. HƯ CHỨNG

1. Can thận âm hư(thận âm hư)

- Đau lưng, mỏi gối

- Bứt rứt, nóng trong người, tiểu đêm, ù tai, hoa mắt, cầu bón

- Rêu lưỡi vàng khô

- Mạch tế sác

2. Khí huyết hư

- Đau khớp, vận động khớp khó, cứng khớp

- Lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng

- Sắc mặt trắng, hồi hộp, hơi thở ngắn, cơ thể mệt mỏi.

- Mạch trầm tế hoặc huyền sác.

B. ĐIỀU TRỊ

I. Thuốc

1. Đông dược:

a. Thực chứng:

- Phong hàn thấp tý: Phép trị khu phong tán hàn trừ thấp, hành khí hoạt huyết, thông

kinh lạc

* Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang (dùng cho các khớp tứ thắt lưng trở xuống)

+ Độc hoạt 8 - 12 g + Phòng phong 10 - 12 g

+ Tang ký sinh 12 - 16 g + Tế tân 4 - 6 g

+ Tần giao 8 - 12 g + Đương quy 8 - 12 g

+ Bạch phục linh 8 - 12 g + Ngưu tất 8 - 12 g

+ Đỗ trọng 8 - 12 g + Quế chi 4 - 8 g

+ Thục địa 8 - 12 g + Bạch thược 8 - 12 g

+ Đảng sâm 12 - 16 g + Cam thảo 4 - 6 g

20

Page 21: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

* Bài thuốc khương hoạt thắng thấp thang (dùng cho các khớp ở phần trên cơ thể)

+ Khương hoạt 8 - 10 g + Độc hoạt 8 - 12 g

+ Xuyên khung 8 - 12 g + Cam thảo 4 - 8 g

+Cảo bản 8 - 12 g + Mạn kinh tử 10 - 12 g

* Bài thuốc Quyên Tý Thang

+ Khương hoạt 10-12 g + Phòng phong 10-12 g

+ Khương hoàng (nghệ) 08-12g + Tang chi 10-12 g

+ Xuyên khung 08-12 g + Đương quy 10-12 g

+ Xích thược 08-12 g + Huỳnh kỳ 10-12 g

+ Cam thảo 04- 06 g

* Bài thuốc Tam Tý Thang

+ Độc hoạt 8 - 12 g + Phòng phong 10 - 12 g

+ Tục đoạn 08 - 12 g + Tế tân 4 - 6 g

+ Tần giao 8 - 12 g + Đương quy 8 - 12 g

+ Bạch phục linh 8 - 12 g + Ngưu tất 8 - 12 g

+ Đỗ trọng 12 - 16 g + Quế chi 4 - 8 g

+ Thục địa 8 - 12 g + Bạch thược 8 - 12 g

+ Đảng sâm 12 - 16 g + Cam thảo 4 - 6 g

+ Huỳnh kỳ 10 - 12 g + Xuyên khung 08 - 12 g

Có thể tăng liều lượng các vị thuốc hoặc gia giảm tùy theo: phong trội, thấp trội, hàn trội.

- Phong thắng gia:

+ Mộc qua 08-12g, + Tang chi 08-12g

+ Hy thiêm 08-16g + Ô dược 08-12g

+ Nhũ hương 10-12g + Phòng phong 08-12g

+ Thương nhĩ tử 08-12g + Xấu hổ (Mắc cỡ) 10-12g

+ Ngũ gia bì 10-12g

- Hàn thắng gia:

+ Uy linh tiên 08-12g +Thiên niên kiện 08-12g

+ Quế chi 04-06g + Quế nhục 04-06g

+ Bạch chỉ 06-08g. +Cẩu tích 08-12g

- Thấp thắng gia:

+ Cỏ xước 08-12g + Thổ phục linh 08-12g

21

Page 22: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Ngũ gia bì 08-12g + Khương hoạt 08-12g

+ Tục đoạn 08-12g + Độc hoạt 08-12g

+ Thương truật 10-12g + Hy thiêm 10-12g

+ Tang chi 10-12g + Ý dĩ 10-12g.

- Hành khí hoạt huyết: gia Xuyên Khung 08-12g, Lá lốt 08-12g, Thiên niên kiện 10-

12g, Kê huyết đằng 12-16g, Đan sâm 10-12g, Huyền hồ 08-12g, Huyết giác 06-12g,

Hương phụ 06-12g, Uất kim 06-08g, Trần bì 10-12g.

- Phong thấp nhiệt tý: Phép trị: Khu phong thanh nhiệt trừ thấp, hành khí hoạt huyết,

thông kinh lạc

* Bài thuốc Quế chi thược dược tri mẫu thang

+ Quế chi 04-08 g + Ma hoàng 4-8 g

+ Bạch thược 8-12 g + Phòng phong 8-12 g

+ Tri mẫu 8-12 g + Kim ngân 12-16 g

+ Bạch truật 08-12 g + Liên kiều 8-12 g

+ Cam thảo 04-06 g

Sưng khớp kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch tế sác: bỏ Quế chi,

gia các vị dưỡng âm thanh nhiệt:

+ Sinh địa 8-12 g + Huyền sâm 8-12 g

- Khí huyết ứ trệ: Phép trị: hành khí hoạt huyết thông kinh lạc

* Bài thuốc Thân thống trục ứ thang

+ Đào nhân 06-08 g + Hồng hoa 10-12 g

+ Đương quy 10-12 g + Cam thảo 04-06 g

+ Xuyên khung 08-12 g + Ngưu tất 10-12 g

+ Ngũ linh chi 08-12 g + Hương phụ 08-12 g

+ Địa long 08-12 g + Tần giao 10-12 g

+ Khương hoạt 10-12 g + Nhũ hương 10-12 g

* Bài thuốc Tứ vật đào hồng gia Xuyên Sơn Giáp

+ Thục địa 08-12 g + Bạch thược 12-16 g

+ Đương quy 12-16 g + Xuyên khung 08-12 g

+ Đào nhân 08-12 g + Hồng hoa 06-12 g

b. Hư chứng:

- Can thận âm hư:

22

Page 23: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Phép trị: bổ can thận âm

* Bài thuốc Tả qui thang

+ Thục địa 12-16 + Ngưu tất bắc 12-16 g

+ Hoài sơn 12-16 g + Đỗ trọng bắc 12-16 g

+ Sơn thù 06-10 g + Đan sâm 12-16 g

+ Câu kỷ tử 08-10 g + Ích mẫu 12-16 g

+ Thỏ ty tử 08-10 g + Tục đoạn 08-10 g

+ Đương qui 08-12 g

* Bài thuốc Lục vị quy thược

+ Thục địa 12-16 g + Đương quy 08-12 g

+ Hoài sơn 10-12 g + Bạch thược 10-12 g

+ Sơn thù 06-10 g + Bạch linh 10-12 g

+ Đơn bì 08-12 g + Trạch tả 08-12 g

Độc hoạt tang ký sinh gia giảm

+ Độc hoạt 8 - 12 g + Phòng phong 10 - 12 g

+ Tang ký sinh 12 - 16 g + Tế tân 4 - 6 g

+ Tần giao 8 - 12 g + Đương quy 8 - 12 g

+ Bạch phục linh 8 - 12 g + Ngưu tất 8 - 12 g

+ Đỗ trọng 8 - 12 g + Quế chi 4 - 8 g

+ Thục địa 8 - 12 g + Bạch thược 8 - 12 g

+ Đảng sâm 12 - 16 g + Cam thảo 4 - 6 g

GIA GIẢM:

Đau nhức nhiều gia:

+ Tục đoạn 08-12 g + Ba kích 08-12 g

+ Cốt toái bổ 10-12 g + Hà thủ ô 10-12 g

+ Cẩu tích 08-12 g

- Khí huyết hư:

Phép trị bổ khí huyết

* Bài thuốc Bát trân thang

+ Đảng sâm 10-16 g + Thục địa 10-16 g

+ Bạch truật 10-12 g + Đương quy 10-12 g

+ Bạch linh 10-12 g + Xuyên khung 08-10 g

23

Page 24: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Chích thảo 06-08 g + Bạch thược 10-12 g

* Bài thuốc Dưỡng huyết khu phong phương

+ Thục địa 12-16 g + Đương quy 08-12 g

+ Bạch thược 10-12 g + Kim ngân hoa 10-12 g

+ Tần giao 10-12 g + Ngưu tất 10-12 g

+ Đỗ trọng 10-12 g + Tục đoạn 08-12 g

+ Quế chi 06-08 g

GIA GIẢM

Ngủ kém:

+ Táo nhân 08-16 g + Bình vôi 08-12 g

+ Viễn chí 04-06 g + Long nhãn 08-16 g

+ Vông nem 08-12 g + Lạc tiên 10-16 g

Đau dạ dày:

+ Uất kim 08-12 g + Nghệ 08-16 g

+ Sa nhân 06-10 g + Can khương 04-12 g

+ Hậu phác 08-12 g

Nếu bệnh nhân không dùng được thuốc thang hoặc mới vào, có thể dùng thuốc thành

phẩm:

o Dưỡng cốt hoàn: 1 gói x 3 lần uống cách 8 giờ

o Độc hoạt tang ký sinh 02 viên x 3 lần uống cách 8 giờ…

o Độc hoạt tang ký sinh 02 viên x 3 lần uống cách 8g

o Bổ thận âm 02 viên x 2 lần uống cách 12g

o Dưỡng cốt hoàn: 1 gói x 3 lần uống cách 8 giờ

o Khu phong trừ thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

o Thấp khớp :2v x 3 lần uống cách 8 giờ

o Phong tê thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

o Viên phong thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

o Tuzamin: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

Ngủ kém:

Mimosa 01-02 viên uống tối trước khi ngủ

Thuốc dùng ngoài:

Cồn xoa bóp xoa khớp đau.

24

Page 25: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

c. Tân dược:

Sử dụng khi không đáp ứng thuốc YHCT và các trường hợp nặng

Tình trạng đau nhiều: thuốc giảm đau đơn thuần (chọn 1 trong các thuốc sau)

Hapacol codein 01 viên x 3 lần/ ngày (nên dùng < 7 ngày,lưu ý men gan AST, ALT)

* Thuốc NSAIDS: nên dùng sau ăn. Sử dụng khi đau cấp hoặc thuốc giảm đau đơn thuần

không hiệu quả:

- Diclofenac 50 mg, 01 viên x 2 lần/ ngày

- Celecoxib 200 mg, 01 viên x 2 lần/ ngày

- Meloxicam 7,5 mg 01 viên x 2 lần/ ngày

* Thuốc dãn cơ, giải lo âu, chống stress:

- Mephenesin 250mg 2 viên x 3 uống cách 8 giờ

- Tolperisone 50mg 1 viên x 3 uống cách 8 giờ

- Eti foxim 50mg 1 viên x 3 uống cách 8 giờ.

* Bệnh nhân đang viêm dạ dày cấp:

- Grangel 10ml 1 gói x -3 lần uống cách 8g.

-Omeprazole 20mg 01 viên x 1-2 lần uống cách 12g, uống ngay trước khi ăn sáng - tối.

2. Biện pháp kết hợp:

a.Châm cứu

Điện châm: A thị huyệt, huyệt tai chỗ, huyệt lân cận vùng đau (Căn cứ các đường

kinh đi qua chỗ đau để chọn huyệt)

Châm bổ: huyệt đặc hiệu

Dương lăng tuyền (gân), Tuyệt cốt (tủy), Đại trữ (cốt), Liệt khuyết (cổ gáy), Hậu

khê (vai gáy), Ủy trung (thắt lưng).

b. Chiếu đèn hồng ngoại: Khoảng cách 50cm x 20 phút vùng đau

c. Thủy châm:

Neutrivit 5000 2ml/ ngày

Vitamin B12: 1ml/ ngày

Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày các huyệt Thái khê, Phi dương, Thận du, Ủy trung,

Tuyệt cốt, Áp thống điểm.

d.Vật lý trị liệu: dùng các phương pháp sau:

. Tập vận động các khớp

. Từ trường trị liệu; Siêu âm trị liệu; Sóng ngắn…

25

Page 26: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

. Laser chiếu ngoài

. Xoa bóp bấm huyệt

Điện xung

Điện phân thuốc

Sáp parafind.

26

Page 27: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

I. ĐẠI CƯƠNG:

- Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính thường gặp ở nữ giới tuổi

trung niên, biểu hiện đau cứng khớp nhỏ, nhỡ có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng

khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh đôi khi có tổn

thương nội tạng. Đây là một trong các bệnh khớp mạn tính thường gặp.

- Mục đích điều trị nhằm kiểm soát quá trình viêm khớp, duy trì tình trạng ổn định

bệnh, tránh các đợt tiến triển.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

-Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ

- Viêm ít nhất 3 trong 14 vị trí khớp sau: đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu

tay, gối, cổ chân, bàn ngón chân (hai bên)

- Trong đó, có ít nhất một khớp thuộc các vị trí sau: đốt ngón tay gần, bàn ngón tay, cổ tay.

- Có tính chất đối xứng

- Có hạt dưới da

- Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính

- Xquang điển hình ở khối xương cổ tay (hình bào mòn, mất chất khoáng đầu xương)

- Thời gian diễn biến của bệnh ít nhất phải 6 tuần

- Chẩn đoán xác định khi có ít nhất 4 trong 7 yếu tố

CLS thường quy: Huyết đồ, TPTNT, Xq khớp, ECG, Ure, Creatinie, AST,ALT, lon đồ,

Glycemie, Bilan lipid.

CLS đặc hiệu: Tốc độ máu lắng, Anti CCP, Waaler Rose (Phát hiện trong yếu tố thấp

trong huyết thanh), dịch khớp.

III. THỂ LÂM SÀNG THEO YHCT:

1. Thể nhiệt tý(viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp)

- Các khớp xương nóng đỏ

- Sốt, phiền táo, khác, mồ hôi ra nhiều

- Mạch phù hoạt

. Pháp trị: khu phong thanh nhiệt, hoá thấp

. Các bài thuốc

27

Page 28: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

* Bài Bạch hổ quế chi thang gia giảm.

+ Thạch cao40g + Kim ngân hoa08g

+ Quế chi06g + Tang chi12g

+ Tri mẫu12g + Phòng kỷ12g

+ Hoàng bá12g + Ngạnh mễ12g

+ Thương truật08g + Cam thảo08g

Nếu có nốt thấp hoặc sưng đỏ nhiều gia thêm:

+ Đan bì 12g. + Xích thược 08g.+ Sinh địa 20g.

* Bài Quế chi thược dược tri mẫu thang.

+ Quế chi 08 g + Kim ngân hoa 16 g

+ Ma hoàng 08g + Bạch truật 12 g

+ Bạch thược 12 g + Liên kiều 12g

+ Phòng phong 12g + Cam thảo 06 g

+ Tri mẫu 12 g

Nếu các khớp sưng đau kéo dài, sốt nhẹ, nhiều mồ hôi, miệng khô lưỡi đỏ, mạch tế sác

bỏ quế chi, gia thêm sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì, sa sâm...

-Châm cứu:

+ Châm các huyệt lân cận và các huyệt quanh khớp đau

+ Toàn thân: Châm Hợp cốc, Phong môn, Huyết hải, túc tam lý, Dại chùy

Thuốc dùng ngoài:

Cồn xoa bóp xoa khớp đau

2. Viêm khớp dạng thấp đợt mãn tính

Các khớp còn sưng đau nhưng hết đỏ, hết sốt, dính khớp, cứng khớp hoặc biến dạng,

teo cơ.

- Pháp trị: khu phong, thanh nhiệt, tán hàn, trừ thấp

- Bài thuốc độc hoạt tang ký sinh thang.

+ Độc hoạt 12 g + Thục địa 12 g

+ Ngưu tất 12 g + Tần giao 8 g

+ Phòng phong 12 g + Bạch thược 12 g

+ Đỗ trọng 12 g + Đương quy 08 g

+ Tang ký sinh 12 g + Cam thảo 06 g

+ Quế chi 08 g + Đảng sâm 12 g

28

Page 29: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Tế tân 08 g + Phục linh 12 g

3. Viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm

Chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp: viêm khớp chưa quá 6 tháng,

khớp có sưng, có đau nhức nhưng không nóng đỏ.

a. Thể phong tý: Đau nhiều khớp, đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác, sợ gió,

rêu lưỡi trắng, mạch phù.

- Phép trị: khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, kèm hành khí, hoạt huyết

- Các bài thuốc:

* Bài Phòng phong thang gia giảm

+ Phòng phong 12 g + Cam thảo 06g

+ Bạch thược 12g + Quế chi 08g

+ Khương hoạt 12g + Ma hoàng 08g

+ Đương quy 12 g + Phục linh 08g

+ Tần giao 8g

* Bài Quyên tý thang

+ Khương hoạt 20g + Khương hoàng 12g

+ Phòng phong 16g + Xích thược 16g

+ Hoàng kỳ 16g + Chích thảo 10g

+ Đương quy 16g

b. Thể hàn tý: Đau dữ dội ở một khớp cố định, không lan, trời lạnh đau tăng, chườm

nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng.

- Phép trị: tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.

- Bài thuốc:

+ Quế chi: 08g + Xuyên khung: 12g

+ Ý dĩ: 12g + Thiên niên khiện: 08g

+ Can khương: 08g + Ngưu tất 08g

+ Phụ tử chế: 08g + Uy linh tiên 08g

c. Thể thấp tý: Các khớp nhức mỏi, đau một chỗ cố định, tê bì, đau các cơ có tính cách

trì nặng xuống, co rút lại, vận động khó khăn, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu

hoãn.

- Phép trị: Trừ thấp là chính, khu phong tán hàn là phụ, hành khí hoạt huyết

* Bài thuốc Ý dĩ nhân thang gia gảm

29

Page 30: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Ý dĩ 16g + Cam thảo 06g

+ Thương truật 12g + Độc hoạt 08g

+Ma hoàng 08g + Đảng sâm 12g

+ Ô dược 08g + Phòng phong 08g

+ Quế chi 08g + Xuyên khung 08g

+ Hoàng kỳ 12g + Ngưu tất 08g

+ Khương hoạt 08g

d. Điều trị duy trì: đề phòng viêm khớp dạng thấp tái phát

- Pháp trị : Bổ can thận, lương huyết, khu phong trừ thấp

* Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia Phụ tử chế

+ Độc hoạt 12g + Thục địa 12g

+ Ngưu tất 12g + Tần giao 08g

+ Phòng phong 12g + Bạch thược 12g

+ Đỗ trọng 12g + Đương quy 08g

+ Tang ký sinh 12g + Cam thảo 06g

+Quế chi 08g + Đảng sâm 12g

+ Tế tân 08g + Phục linh 12g

* THUỐC THÀNH PHẨM

- Độc hoạt tang ký sinh 02 viên x 3 lần uống cách 8g

- Bổ thận âm 02 viên x 2 lần uống cách 12g

- Dưỡng cốt hoàn: 1 gói x 3 lần uống cách 8 giờ

- Khu phong trừ thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

- Thấp khớp :2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Phong tê thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Viên phong thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Tuzamin: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Cồn xoa bóp xoa vùng khớp

Châm cứu:

Tại chỗ: Châm các huyệt quanh khớp đau hoặc lân cận khớp sưng đau hoặc lân

cận khớp sưng đau

Toàn thân: Hợp cốc, Túc tam lý, Huyết hải, Đại chùy.

30

Page 31: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Vật lý trị liệu: dùng các phương pháp sau:

. Tập vận động các khớp

. Từ trường trị liệu; Siêu âm trị liệu; Sóng ngắn…

. Laser chiếu ngoài

. Xoa bóp bấm huyệt

.Điện xung

.Điện phân thuốc

Sáp parafind

Xoa bóp, vận động

Tại các khớp bằng các thủ thuật: ấn, day, lăn, véo các khớp và cơ quanh khớp.

Vận động: Vừa xoa bóp vừa tập vận động khớp theo các tư thế cơ năng, động viên

bệnh nhân chịu đựng và tập vận động tăng dần.

31

Page 32: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

THOÁI HÓA KHỚP

I. ĐẠI CƯƠNG:

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới

sụn, bao hoạt dịch, bao khớp. Các vị trí thoái hóa thường gặp: cột sống cổ, cột sống thắt

lưng, khớp gối, gót...

CLS thường quy: Huyết đồ, TPTNT, ECG, Ure, Creatinine, AST, ALT, Bilanlipid,

Glycemie, lon đồ, Xq cột sống, Xq khớp gối.

II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

1. Thoái hóa cột sống:

- Đau cơ cạnh cột sống

- Co thắt các cơ cạnh cột sống

- Hạn chế vận động

- Đau rễ dây thần kinh có thể do chèn ép rễ thần kinh ống sống

* Đối với thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra ba hội chứng

- Chèn ép động mạch ống sống gồm: chóng mặt, choáng, nhức đầu và các cơn thiếu

máu cục bộ thoáng qua.

- Chèn ép tủy cổ : Một số trường hợp hiếm gai xương ở phía sau thân đốt sống chèn

ép vào phần trước tủy, bệnh nhân có dấu hiệu liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần.

- Hội chứng giao cảm cổ: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt. Loạn cảm thành sau

họng, nuốt vướng.

2. Thoái hóa khớp gối:

- Đau khớp có tính chất cơ học, thường liên quan đến vận động, đau diễn biến thành

từng đợt.

- Hạn chế vận động: khi bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi trên ghế đứng

dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau..

- Biến dạng khớp

- Dấu hiệu khác: Tiếng lục khục khi vận động, cứng khớp buổi sáng, sờ thấy các chồi

xương ở quanh khớp, teo cơ...

III. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị theo YHCT:

* Phép điều trị chung: Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can thận, bổ khí

huyết, Khu phong, tán hàn, trừ thấp

32

Page 33: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

a. Thoái hóa vùng eo lưng xuống tới chân (Cột sống thắt lưng, Khớp háng, khớp gối, gót

chân..)

* Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh gia giảm

+ Độc hoạt 12g + Thục địa 12g

+ Ngưu tất 12g + Tần giao 08g

+ Phòng phong 12g + Bạch thược 12g

+ Đỗ trọng 12g + Đương quy 08g

+ Tang ký sinh 12g + Cam thảo 06g

+Quế chi 08g + Đảng sâm 12g

+ Tế tân 08g + Phục linh 12g

* Bài thuốc PT5

+ Lá lốt 12g + Sài đất 12g

+ Mắc cỡ 12g + Hà thủ ô 12g

+ Quế chi 08g + Sinh địa 12g

+ Thiên niên kiện 12g + Cỏ xước 12g

+ Thổ phục linh 12g

* Bài thuốc Hữu quy hoàn:

+ Phụ tử 04g + Sơn thù 08g

+ Kỷ tử 10g + Đỗ trọng 12g

+ Nhục quế 04g + Hoài sơn 12g

+ Cam thảo 08g + Cẩu tích 12g

+ Thục địa 16g + Cốt toái bổ 12g

b. Thoái hóa cac khớp chi trên

* Bài thuốc Quyên Tý Thang

+ Khương hoạt 10-12 g + Phòng phong 10-12 g

+ Khương hoàng (nghệ) 08-12g + Tang chi 10-12 g

+ Xuyên khung 08-12 g + Đương quy 10-12 g

+ Xích thược 08-12 g + Huỳnh kỳ 10-12 g

+ Cam thảo 04- 06 g

c. Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng:

- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, ôn thông kinh lạc

* Bài thuốc: Can khương thương truật thang

33

Page 34: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Khương hoạt 12 g + Quế chi 08g

+ Can khương 06g + Ngưu tất 12g

+ Tang ký sinh 12g + Thương truật 12g

+ Phục linh 10g

.Điện châm : A thị huyệt, huyệt tại chỗ, huyệt lân cận vùng đau, (căn cứ các đường

đi qua chỗ đau để chọn huyệt)

. Châm bổ: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao, Đại trường du, Mệnh

môn, Chí thất.

- Hồng ngoại 50cm*15 phút vùng đau

- Thủy châm

Neutrivit 5000: 2ml/ ngày

Vitamin B12: 1ml/ ngày

VLTL-PHCN: Có thể mỗi ngày hoặc cách ngày áp thống điểm

- Laser chiếu ngoài, sóng ngắn

- Siêu âm điều trị vùng đau

- Kéo cột sống

-Xoa bóp bấm huyệt

-Điện xung

-Điện phân thuốc

* Thuốc thành phẩm:

- Độc hoạt tang ký sinh 2 viên x 3 lần uống cách 8g

- Bổ thận âm 02 viên x 2 lần uống cách 12g

- Dưỡng cốt hoàn: 1 gói x 3 lần uống cách 8 giờ

- Khu phong trừ thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

- Thấp khớp :2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Phong tê thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Viên phong thấp: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Tuzamin: 2v x 3 lần uống cách 8 giờ

-Cồn xoa bóp xoa vùng khớp

2. Điều trị YHHĐ:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 0,5g 01 viên x 3 lần uống cách 8g hoặc Paracodein 01 viên x 3 lần

34

Page 35: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

uống cách 8g

- Thuốc NSAIDS: nên dùng sau ăn . Sử dụng khi đau cấp hoặc thuốc giảm đau đơn

thuần không hiệu quả:

+ Diclofenac 50 mg, 01 viên x 2 lần uống cách 12g

+ Celecoxib 200 mg, 01 viên x 2 lần uống cách 12g

+ Meloxicam 7,5 mg, 01 viên x 2 lần uống cách 12g

- Thuốc giãn cơ, giải lo âu, chống stress:

+ Mephenesin 250mg 2 viên x 3 lần uống cách 8 giờ.

+ Tolperisone 50mg 1 viên x 3 lần uống cách 8 giờ.

+ Etifoxim 50mg 1 viên x 3 lần uống cách 8 giờ.

- Thuốc hỗ trợ khớp:

+ Glucosamin sulfat 750mg 1 viên x 02 lần uống cách 12g

+ Diacerhein 50mg 01 viên x 02 lần uống cách 12g

- Bổ sung vitamin:

+ Vitamin 3B 01 viên x 02 lần uống cách 12g

+ Calci D3 01 viên x 02 lần uống cách 8g

35

Page 36: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Đông Y: Vị quản thống là chứng đau bụng vùng thượng vị

Tây Y: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng viêm sung huyết, viêm teo, viêm phì đại

hoặc loét của niêm mạc dạ dày tá tràng

Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nội soi dạ dày tá tràng, xác định tình trạng viêm

loét, sinh thiết niêm mạc dạ dày làm Clo-test, xác định có nhiễm HP. Nếu có HP (+) điều

trị theo hội chẩn.

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH

Có 2 nhóm nguyên nhân

- Ngoại nhân: Hàn, thấp tà.

- Bất nội ngoại nhân: Ẩm thực thất đều (ăn đồ sống lạnh, ăn uống bất thường...)

- Nội nhân: Tình chí uất kết (lo lắng, suy nghĩ, tức giận thái hóa kéo dài)

III. CÁC THỂ LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP

1. Khí uất ( khí trệ)

- Đau thượng vị từng cơn, cảm giác nặng bụng khó chịu.

- Đau tức lan ra hông sườn, ấn vào thấy đau tăng (cự án).

- Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.

- Đầy hơi, ăn khó tiêu, ợ hợi hoặc trung tiện được thì nhẹ.

- Chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc vàng.

- Mạch huyền.

2. Hỏa uất

- Vùng thượng vị đau nhiều, đau nóng rát, cự án.

- Miệng khô đắng, hay nôn ợ chua.

- Dễ bực mình, hauy cáu gắt.

- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng.

- Mạch huyền sác.

3. Tỳ vị hư hàn

- Đau âm ỉ vùng thượng vị cả ngày, khi đau thích xoa bóp, chườm nóng.

- Đầy hơi, lạnh bụng, tức bụng

- Có thể buồn nôn, nôn ra nước trong

36

Page 37: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Ăn uống kém, người mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh.

- Đi cầu phân lỏng, sệt.

- Lưỡi bệu nhợt, rêu trắng nhày ướt

- Mạch trầm tế hoặc trầm nhược

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Khí trệ ( khí uất )

Phép trị: sợ can lý khí (sơ can, giải uất hòa vị)

* Bài thuốc 1: Sài hồ sơ can thang (Trung y học khái luận)

+ Bạch thược 08g - 12g + Cam thảo 04g - 08g

+ Sài hồ 08g - 12g + Chi tử 08g - 12g

+ Đơn bì 06g - 10g + Thanh bì 06g - 10g

+ Đương quy 08g - 12g + Câu đằng 08g - 12g

+ Hoàng cầm 06g - 12g

* Bài thuốc 2: Tiêu dao gia uất kim

+ Sài hồ 08g - 12g + Bạch thược 08g - 12g

+ Phục linh 06 - 12g + Đương quy 08g - 12g

+ Bạch truật 08g - 12g + Cam thảo 06g - 08g

+ Uất kim 06g - 08g

- Nếu BN lo lắng thêm:

+ Sài hồ 12 - 16g

- Nếu cơn đau quặn thắt kéo dài thêm:

+ Bạch thược 12-16g + Cam thảo 06-08g

+ Nga truật 08-12g + Huyền hồ 06-12g

+ Ô dược 10-12g

- Nếu cảm giác nóng rát cồn cào, ợ chua gia Nghệ 12g,

- Nếu BN đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu gia:

+ Mộc hương 06-08g +Hậu phác 08-12g.

Châm cứu: Trung quản - Lãi câu - Hành gian - Thái xung - Thần môn

2. Hỏa uất

Phép trị: Sơ can tiết nhiệt (thanh can hòa vị)

* Bài thuốc : Hóa can tiễn phối hợp với Tá kim hoàn

+ Thanh bì 06g - 08g + Chi tử 08g - 10g

37

Page 38: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Trần bì 06g - 08g + Nghệ 06g - 12g

+ Trạch tả 08g - 12g + Bạch thược 08g - 12g

+ Đơn bì 06g - 10g + Hoàng liên 06g - 10g

- Nếu BN đau nhiều bội Hương phụ, Huyền hồ 06 -12g, Cam thảo 06 - 12g.

- Nóng rát bội mã đề 16g, nghệ 06-12g.

Châm cứu: Nội đình. Hợp cốc, Nội quan

3. Tỳ vị hư hàn

Phép trị: Ôn trung kiện tỳ

* Bài thuốc 1: Hương sạ lục quân thang

+ Đảng sâm 08-12g + Bạch truật 8-12g

+ Bạch linh 06-12g + Chích thảo 06-08g

+ Trần bì 06-08g + Bán hạ chế 06-08g

+ Hương phụ chế 06-08g + Sa nhân 06-10g

* Bài thuốc 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm

+ Hoàng kỳ 12-16g + Can khương 04-08g

+ Chích thảo 06 -08g + Hương phụ chế 06-10g

+ Quế chi 06-10g + Bạch thược 08-12g

+ Đại táo 12-16g + Cao lương khang 06-08g

- Bn mêt mỏi, chán ăn gia:

+ Hoàng kỳ lên 16g + Cam thảo chích 12g + Kê nội kim 6-12g

- Bn đầy chướng bụng, tiêu lỏng thì thêm:

+ Đương quy 06-12g + Hà thủ ô đỏ 06-12g

+ Bạch thược 06-12g + Kỷ tử 08 -12g

+ A giao 06 - 12g.

- Nếu BN đau xót xa dạ dày, ợ hơi ợ chua:

+ Nghệ 06-12g

Châm cứu: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Thái bạch Phong long, Tỳ du, Đại đô

thiếu phủ.

V. THUỐC THÀNH PHẨM:

Ampelop 2viên x 2 lần uống cách 12 giờ

Osluma 2 gói x 2 lần uống cách 12 giơ

VI. PHỐI HỢP THUỐC:

38

Page 39: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- BN đau dạ dày, co thắt nhiều: Alverin 40mg 1v x 3 lần uống cách 8 giờ.

- BN lo lắng nhiều, bất an: sử dụng thuốc an thần Mimosa: 02v uống tối.

- BN cảm giác đau nóng xót trong dạ dày có thể dùng:

Grangel 10ml: Người lớn: 01 gói x 3 lần ướng cách 8g. Trẻ em > 6 tháng: 1/2 gói

hay 2 muỗng cà phê sau mỗi cử ăn, < 6 tháng: 1/4 gói hay 1 muỗng cà phê sau mỗi cử

ăn.

- BN nội soi có vết loét, cảm giác nóng rát trong dạ dày: Sử dụng nhóm Ức chế bơm

proton H+, kéo dài 4-8 tuần, có thể làm lành vết loét.

* Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược:

Omeprazole 20mg: 1 viên x 1 lần/ngày, uống trước bữa ăn sáng hoặc buổi tối trước

khi đi ngủ, trong 4-8 tuần.

* Loét tá tràng:

+ Omeprazole 20mg: 1 viên x 1 lần/ngày, uống trước bữa ăn sáng hoặc buổi tối

trước khi đi ngủ trong 2-4 tuần.

+ Có thể tăng 2 viên/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.

+ Pantoprazole 40mg uống trươc bữa ăn sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

VII. CHẾ ĐỘ ĂN VÀ SINH HOẠT

1. Tập dưỡng sinh:

Xoa trung tiêu, phình thót bụng, thở 4 thì có kê mông chân.

2. Chế độ ăn

- Thức ăn mềm, nấu chín.

- Ăn chín uống sôi, không dùng chung ly tách chén, rữa tay trước khi ăn.

- Không ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa (có tác dụng trung hòa acid)

- Tránh thức ăn có nhiều gia vị, cay chua, mỡ, đồ chiên xào.

- Bỏ trà,cafe, thuốc lá, rượu.

39

Page 40: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VIÊM GAN MÃN

Vàng da theo YHCT được gọi là Hoàng đản có biểu hiện da, mắt, nước tiểu đều vàng.

I. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng chung:

Vàng da được chia thành 2 thể: Âm hoàng và Dương hoàng.

Có tính chất như sau:

- Mắt vàng, da vàng tươi hay xạm nước tiểu vàng, tiểu ít.

- Ăn kém, chán ăn

- Đi tiểu phân khô, táo hoặc di lỏng, phân nát.

- Bụng có thể đầy chướng.

- Rêu lưỡi vàng dày, bẩn.

- Mạch nhu, sác hoặc huyền sác.

2. Các thể Y học cổ truyền:

a. Tỳ vị thấp nhiệt:

- Mắt vàng, da vàng, tiểu vàng, sốt.

- Ăn uống kém, khát nước, bụng có thể trướng đầy.

- Mạch nhu sác.

b. Âm hư thấp nhiệt (thường gặp trong bệnh cảnh đợt cấp của bệnh mãn).

- Sắc mặt vàng sạm, tiểu vàng sậm.

- Khô môi miệng, sốt, rêu lưỡi, vàng khô.

- Mạch sác, hoặc huyền sác.

c. Can đởm uất nhiệt:

- Vàng da, tiểu vàng, đau tức cạnh sườn, miệng đắng.

- Mạch huyền sác.

d. Hàn thấp (Tỳ Dương Hư):

- Sắc da vàng tối, ăn ít, bụng đầy hoặc có cổ trướng, sợ lạnh, tiêu lỏng, mệt mỏi, lưỡi

nhạt, rêu dày, mạch Nhu, Hoãn.

e. Khí Huyết Hư:

- Sắc da vàng, mệt mỏi, da không tươi nhuận, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp.

- Mất ngủ, tiêu lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch tế nhược.

II. Điều trị:

40

Page 41: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

a. Thuốc YHCT

- Tỳ vị thấp nhiệt:

Phép trị: thanh nhiệt hóa thấp

+ Nếu nhiệt nặng hơn thấp sử dụng

Bài 1: Nhân trần thang gia vị.

+ Nhân trần 16g - 20g + Chi tử 10 - 12g

+ Đại hoàng 04 - 06g + Hậu phác 06g - 12g

Gia: Xa tiền tử 8g-16g, Trư linh 8g-16g, Chỉ thực 6g-8g

+ Nếu thấp nặng hơn nhiệt sử dụng

Bài 2: Nhân trần gia ngũ linh tán

+ Nhân trần 16g-20g + Quế chi 6g-10g

+ Bạch truật 10-12g + Trạch tả 10-16g

+ Bạch linh 10g-12g + Trư linh 12-16g

Gia: Bạch đầu khấu 6-8g

- Âm hư thấp nhiệt (thường gặp trong bệnh cảnh đợt cấp của bệnh mãn)

Phép trị: tư âm bổ hư, thanh nhiệt hóa thấp.

* Bài 1: Nhất quán tiển gia giảm.

+ Sa sâm 12g-20g + Sinh địa 10g-20g

+ Mạch môn 10g-16g + Nữ trinh tử 12g-20g

+ Bạch thược 12g-20g + Kỷ tử 10g-16g

+ Hà thủ ô đỏ 16g-20g

Gia: Diệp hạ châu 12g-20g, Thạch hộc 12g-20g

* Bài 2: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.

+ Thục địa 12g-20g + Hoài sơn 12g-20g

+ Sơn thù 08g-10g + Trạch tả 12g-16g

+ Đương qui 12g-20g + Bạch truật 10g-16g

+ Đơn bì 08g-12g + Rễ tranh 12g-20g

+ Phục linh 12g-20g + Địa cốt bì 08g-12g

- Can đởm uất nhiệt:

Phép trị: sơ can giải uất.

* Bài 1: Sài thược lục quân gia giảm.

+ Sài hồ 10-12g + Bạch thược 12g-20g

41

Page 42: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Bạch truật 10g-20g + Đảng sâm 12g-20g

+ Bạch linh 12g-20g + Trần bì 4g-12g

+ Bán hạ 06g-12g + Cam thảo bắc 4g-12g

Gia: Huyền hồ: 8-10g nếu có đau hông sườn

- Hàn thấp (Tỳ Dương Hư).

Phép trị: Kiện tỳ hòa vị, ôn hóa hàn thấp.

* Bài 1: Nhân Trần Truật Phụ Thang gia vị.

+ Nhân trần 12g-20g + Phụ tử chế 02g-04g

+ Bạch truật 10g-16g + Can khương 04g-06g

+ Cam thảo 04g-12g + Trạch tả 10g-20g

+ Phục linh 12g-20g

Ăn chậm tiêu gia: sa nhân 4-6g

* Bài 2: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm

+ Hoàng kỳ 12g-16g + Can khương 04g-08g

+ Bạch thược 08g-12g + Quế chi 06g-10g

+ Chích thảo 06g-08g + Hương phụ chế 06g-10g

+ Đại táo 12-16g + Cao lương khương 06g-08g

Chán ăn gia:

+ Cam thảo chích 12g + Kê nội kim 06g-12g

Đầy chướng bụng, tiêu lỏng gia: Can khương 10g

Mệt mỏi thêm:

+ Đương quy 06g-12g + Kê huyết đằng 06g-12g

+ Bạch thược 06g-12g

Đau xót dạ dày, ợ hơi ợ chua:

+ Nghệ 06g-12g + Ô tặc cốt 06g-12g

- Khí Huyết Hư:

Phép trị: Bổ dưỡng khí huyết.

* Bài 1: Bát Trân thang gia giảm.

+ Xuyên khung 06g-12g + Trần bì 04g-12g

+ Thục địa 12g-20g + Sài hồ 10g-12g

+ Bạch thược 12-16g + Liên kiều 10g-20g

+ Cam thảo 04g-12g + Đại táo 10g-20g

42

Page 43: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Bạch truật 10-16g + Sinh khương 04g-06g

+ Đảng sâm 12-20g + Nhân trần 12g-20g

+ Đương qui 12-20g + Hoài sơn 12g-20g

* Bài 2: Qui tý thang

+ Đảng sâm 12-16g + Hoàng kỳ 12-16g

+ Đương qui 12-16g + Bạch truật 08-12g

+ Cam thảo bắc 04-08g + Long nhãn 12-16g

+ Phục thần 12-16g + Viễn chí 04-06g

+ Táo nhân 08-16g + Đại táo 12-20g

+ Gừng tươi 04-08g

Ăn chậm tiêu gia:

+ Trần bì 4-6g + Chỉ thực 4-6g

Theo kinh nghiệm áp dụng lâm sàng dùng kết hợp: Huỳnh kỳ 20g, rau đắng đất

20g, Đan sâm 12-16g, Sa sâm 16g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g (chung cho các thể trên)

b.THUỐC VIÊN

+ Nhóm hạ men gan:

- Diệp hạ châu: Uống 2v x 3 lần uống cách 8g

- Astiso: 2v x3 uống cách 8g

-kahagan: 2vx3 uống cách 8g

+ Nhóm nâng tổng trạng (có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau)

- thập toàn đại bổ: Uống 1-2 viên x 2 lần uống cách 12g

- Vitamine 3B uống 1v x 3 lần uống cách 8g

+ Nhóm hạ sốt (khi có thân nhiệt > 38oC)

- Paracetamol 0.5g: 1v x 3 lần uống cách 8g

+ Nhóm an thần (nếu có khó ngủ)

- Mimosa 02 viên uống tối trước khi ngủ.

*****

43

Page 44: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

XƠ GAN

I. CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Thể can uất tỳ hư:

Mệt mỏi, chán ăn, tức nặng vùng gan, bụng chướng đầy hơi, đại tiện phân nát, rêu

lưỡi mỏng, mạch huyền tế (thường gặp trong giai đoạn xơ gan mất bù)

2. Thể tỳ thận dương hư:

Mệt mỏi ăn kém, bụng chướng, chân phù, tiểu ít, tiêu phân loãng, sắc mặt vàng tái,

lưỡi nhợt bệu, mạch trầm tế.

3. Thể khí trệ huyết ứ:

Đau tức hai mạng sườn, bụng chướng, nổi gân xanh, người gầy, môi lưỡi tím, mạch

tế (thường gặp trong xơ gan có tăng áp tĩnh mạch cửa)

II. ĐIỀU TRỊ THEO YHCT

1. Thể can uất tỳ hư:

a. Pháp trị: sơ can kiện tỳ

b. Bài thuốc sử dụng

Bài 1: Bài thuốc sài hồ sơ can thang gia giảm

+ Sài hồ 12g + Hậu phác 06g

+ Bạch thược 08g + Cam thảo 06g

+ Chỉ thực 06g + Đương quy 08g

+ Xuyên khung 08g + Đại táo 08g

Nếu cảm giác đau tức nặng vùng gan làm bệnh nhân khó chịu nên tăng thêm liều Bạch

thược, Cam thảo 12g, Xuyên khung 10g, Chỉ thục 10g, hậu phác 10g.

Nếu tiểu ít gia, hải kim sa 10g, râu ngô 16g, trư linh 10 g

Nếu xuất huyết dưới da gia, hoa hòe 12g, ngải cứu 10g

Bài 2: Bài thuốc Sài thược lục quân gia giảm.

+ Sài hồ 12g + Bạch truật 12g

+ Bạch thược 12g + Trần bì 06g

+ Đảng sâm 12g + Bán hạ 06g

+ Bạch phục linh 08g + Cam thảo 06g

c. Nếu bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân máu, gia thêm: hoa hòe 12g,

ngải cứu 12, Bạch truật, Đảng sâm mỗi thứ 10g, Bạch thục linh 12g.

- Nếu lợm giọng, buồn nôn gia thêm:

44

Page 45: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Trần bì. Bán hạ mỗi thứ 10g

Thuốc thành phẩm:

* Diệp hạ châu

Người lớn 3 viên x 3 lần uống cách 8g

* kahagan2 viên x 3 lần uống cách 8g

Atiso 2v x 3 uống cách 8g

2. Thể tỳ thận dương hư:

- Pháp trị: Ôn trung hành thủy

* Bài thuốc sử dụng: Phụ tử lý trung thang gia giảm

+ Phụ tử 12g + Trạch tả: 12g

+ Quế chi 06g + Đại phúc bì 12g

+ Can khương 06g + Xuyên tiêu 06g

+ Phục linh 12g + Hoàng kỳ 12g

+ Hậu phác 06g

Nếu bệnh nhân phù nhiều gia: cam toại 10g

- Thuốc thành phẩm:

Diệp hạ châu 3 viên x 3 lần uống cách 8g

Kahagan2 viên x 3 lần uống cách 8g

Atiso 2v x 3 uống cách 8g

3. Thể khí trệ huyết ứ:

- Pháp trị: Hành khí quá ứ

* Bài thuốc sử dụng: Cách hạ trục ứ thang

+ Đào nhân 12g + Nga truật 08g

+ Hồng hoa 08g + Đảng sâm 12g

+ Đương quy 12g + Hương phụ 08g

+ Xích thược 20g + Chỉ xác 08g

+ Tam lăng 08g

*****

45

Page 46: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁT ĐỒ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU

1. ĐẠI CƯƠNG

Bình thường trong nước tiểu có các chất hòa tan như calxi, phosphat, oxalat…

nhưng nồng độ thấp. Khi nồng độ các chất trên cao vượt quá ngưỡng, trong điều kiện lý

hóa nhất định nếu gập yếu tố thuận lợi thì sẽ thành sỏi tiết niệu.

a. Chấn đoán:

-Thể thấp nhiệt: đau từ eo lưng lan xuống đùi và bộ phận sinh dục ngoài.tiểu tiện vàng,

đỏ đục nóng rát, tiểu nhiều lần có thể tiểu ra sỏi,sốt hoặc ớn lạnh, lưỡi đỏ,mạch sác

- Thể khí huyết ứ trệ: khi đi tiểu thấy đau tức và nặng trước âm nang, tiểu màu đỏ tươi,

nước tiểu vừa đục vừa có máu, lưởi có điểm ứ huyết,mạch khẩn.

- Thận hư: tiểu ích, đục có mủ, sốt keo dài, người mệt mỏi, bụng trướng hoặc phù

thũng,sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhợt bệu, mạch tế sác vô lực.

b. ĐIỀU TRỊ

- Thể thấp nhiệt

pháp trị: thanh nhiệt,bài thạch, trừ thấp, lợi tiểu

-bài thuốc nam:

Kim tiền thảo 40g Uất kim 16g

Trạch tả 10g Xa tiền tử 20g

Ngưu tất 10g

-Bài thuốc cổ phương: xích đạo tán

Sinh địa 12g Mộc thông 16g

Kim tiền thảo 20g Cam thảo 10g

Sa tiền tử 10g Ke nội kim 10g

2. Thể khí huyết ứ trệ

pháp trị: lý khí hành trệ,thông lâm bài thạch

-Bài thuốc: huyết phủ trục ứ thang

Đưng quy 12g Ngưu tất 8g

Sinh địa 8g Đào nhân 8g

Hồng hoa 8g Sài hồ 8g

Cam thảo 4g Xuyên khung 8g

3. Thận hư:

Phép trị: bổ thận, lợi niệu, thông lâm.

46

Page 47: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Bài thuốc:tế sinh thận khí hoàng gia vị

Phụ tử 8g Thục địa 16g

Hoài sơn 12g Sơn thù 12g

Đơn bì 12g Phục linh 12g

Trạch tả 8g

Tiểu ít gia thêm: râu ngô 16g, tỳ giải 12g

Tiểu máu gia thêm: hoa hòe 12g, tam thất 10g

Ngoài ra còn có thuốc viên nén YHCT Kim tiền thảo: uống 5v x2/ ngày

Bài thạch : uống 3v x2/ ngày

4. Phòng bệnh:Uống nhiều nước hàng ngày

Tránh các thức ăn có nhiều chất calxi, phosphat, oxalat

-----------------------------------

47

Page 48: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CHỨNG TÂM THỐNG

I/ ĐỊNH NGHĨA:

Tâm thống tức là đau vùng tim

II/ NGUYÊN NHÂN:

- Ngoại nhân: Phong hàn

- Nội nhân: Thất tình

- Bất nội ngoại nhân: tuổi già, chế độ ăn uống

III/ CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ BÀI THUỐC:

3.1. Khí hư huyế tứ:

- Triệu chứng: Thỉnh thoảng có cơn đau ngực, nặng tức trước ngực, tăng thêm lúc bệnh

nhân hoạt động nhiều, kèm mệt mỏi, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, hồi hộp. Thân lưỡi bệu có

dấu răng; điểm hoặc ban ứ huyết hoặc lưỡi xám nhạt; rêu lưỡi trắng mỏng; mạch huyền,

tế vôlực

- Điều trị: Ích khí, hoạthuyết

Bài thuốc 1: Bổ dương hoàn ngũ thang

Hoàng kỳ 16-20 Xuyên khung 8-10

Đương qui 12-16 Địa long 8-10

Đào nhân 6 - 08 Hồng hoa 6-10

Xích thược 6-12

Gia giảm :

Khí hư nhiều: Tăng liều hoàng kỳ: 40g, phòng Đảng Sâm:16g

Huyết ứ nhiều: Đan sâm: 08-12g, Tam thất: 08-10g, Uất kim; 08-10g Bài

thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia Huỳnh kỳ, Đan sâm, Tamthất

Sinh địa 12-16 Đào nhân 8-10Xuyên khung 6-12 Hồng hoa 4-10Đương quy 10-12 Đan sâm 8-12

Tâm thất 8-12

47

Page 49: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

3.3. Khí trệ huyết ứ

- Triệu chứng: Ngực sườn đầy tức, đau cố định, cảm thấy như nghẹt thở, bứt rứt, dễ

cáu gắt. Lưỡi thâm, có điểm hoặc vết ban xuất huyết; Mạch huyền,sáp.

- Pháp trị: Lý khí, hoạthuyết.

- Phương thuốc:

Bài thuốc 1: Huyết phủ trục ứ thang

Sinh địa 12-16 Hồng hoa 8-12

Xích thược 6-12 Chỉ xác 6-8

Xuyên khung 8-12 Cát cánh 6-8

Đương qui 8-12 Ngưu tất 6-12

Đào nhân 8-16 Cam thảo 4-6

Sài hồ 8-12

Gia giảm :

-Mất ngủ: vông nem :10-12g, thảo quyết minh: 08-10g, bình vôi:4-6g

- Tức ngực nhiếu: Đan sâm 08 – 12g. Bài thuốc 2: Sinh hóa thang gia giảm.

Đương quy 12-18 Chích thảo 04-06

Xuyên khung 8-12 Xích thược 8-12

Đào nhân 8-12 Ngưu tất 8-12

- Châm cứu:

+ Châm bổ: Nội quan, tâm du.

+ Châm tả: chiên trung, huyết hải, cách du.

+ Châm loa tai: huyệt tâm,thần môn, giao cảm.

3.4. Âm hư hỏa vựợng:

- Triệu chứng: Váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt, dễ tức giận, ngực đầy tức, lòng bàn

tay, chân nóng, táo bón. Mạch huyền, hoạt, sác; lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, khô.

Huyết áp thường cao

- Điều trị: Tư âm, tiềm dương

Bài thuốc 1: Thiên ma câu đằng ẩm

Page 50: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

*Gia giảm:

- Nhức đầu, chóng mặt: Cúc hoa 08-12g, Xuyên khung08-12g

- Huyết ứ: Đào nhân: 6-10g, Đan sâm:08-12g

Mất ngủ: vông nem :10-12g, thảo quyết minh: 08-10g, bình vôi:4-6 g.

Châm bổ: Thận du, phục lưu, tam âm giao, can du, thái xung, quang minh, thần môn,

nội quan.

Châm tả: bách hội, đại chùy.

3.5. Thể Đàm thấp

- Triệu chứng:Đau ngực, mặt đỏ, bứt rứt, đau tức ngực từng cơn, nhiều đờm, bụng

đầy, táo bón. Lưỡi tím thâm, rêu vàng, nhớt. Mạch huyền, hoạt,sác.

- Điều trị: Táo thấp, hóa đàm, lý khí hòa trung

Bài thuốc 1: Nhị trần thang

Trần bì 6-08 Bán hạ chế 6-08

Bạch linh 08-12 Cam thảo 4-08

Gia giảm:

Đau ngực: Đan sâm: 6-08g, tam thất:08-10g

Mệt mỏi, đoản hơi: Hoàng kỳ:12-16g, phòng Đảng sâm:12-g

Bài thuốc 2: Bán hạ bạch truật thiên mathang

Bán hạ 6-8 Trần bì 6-8

Bạch truật 8-12 Cam thảo 2-4

Thiên ma 6-8

Thiên ma 10-12 Ích mẫu 10-12

Câu đằng 8-12 Thạch quyết minh 16-20

Hoàng cầm 8-10 Ngưu tất 12-16

Chi tử 8-10 Phục linh 10-12

Tang ký sinh 10-12 Đỗ trọng 10-12

Hà thủ ô 10-12 Thủy xương bồ 8-12

Page 51: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Châmcứu:

Châm bổ: Tâm du, tỳ du, vị du, đản trung, nội quan, phong long, túc tam lý

3.6. Thể Tâm thận dương hư:

- Triệu chứng: Đau thắt ngực, khó thở, tim hồi hộp, ra mồ hôi (tự hãn) chân tay lạnh,

thân lưỡi nhạt, bệu. Mạch trầm tế hoặc kết đại. Nặng có thể hônmê

- Điều trị: Ôn thận, ích khí, trợdương

- Bài thuốc 1: Sinh mạch tán

Bài thuốc

2:Lục vị hồi

dương thang

gia giảm

Ba kích 8-12 Hồng sâm 8-10

Đan sâm 8-12 Nhục quế 4-6

Đương quy 8-12 Nhục thung dung 8-10

Tam thất 6-8

Châm cứu:

Châm bổ: Đản trung, cự khuyết, khí hải, quan nguyên, cao hoang, nội quan, tâm du,

quyết âm du, túc tam lý, mệnh môn.

3.7. Thể tâm tỳ hư:

- Triệu chứng: đau ngực âm ỉ, có cảm giác đánh trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, người

mệt mỏi, gầy yếu, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng. Lưỡi nhạt bệu, mạch tếnhược

- Pháp trị: Bổ ích tâmtỳ

Bài thuốc 1: Qui tỳ thang

Phục thần 08-12 Đương qui 08-12

Toan táo nhân 08-10 Viễn chí 6-08

Long nhãn 10-12 Đại táo 12-20

Hồng sâm 10-12 Mộc hương 4-6

Hồng sâm 12-20 Hoàng kỳ 20-30

Mạch môn 12-16 Đan sâm 08-12

Ngũ vị tử 6-08 Tam thất 08-10

Page 52: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Hoàng kỳ 10-12 Cam thảo 4-6

Bạch truật 08-12 Uất kim 10-12

Gia giảm:

Đau ngực nhiều: gia Đan sâm 08-10g, tam thất:6-08g

Rối loạn nhịp tim: bỏ viễnchí

Ăn uống kém: gia Bạch truật16-20g

Đại tiện lỏng: gia Hậu phác 08-10g

V. THUỐC VIÊN:

Quy tỳ : 4v x 2 lần uống cách 12 giờ

Fitocorom –f : 2v x 2 lấn uống cách 12 giờ

Đan sâm-tam thất: 2v x 2 uống cách 12 giờ

An thần bổ tâm: 2v x 2 uống cách 12 giờ

VI. THUỐC TÂY Y DÙNG PHỐI HỢP

1. Nhóm Nitrate:

- Nitroglycerin 2,6mg: 01v x2lần/ngày

- Biresort: 10mg 01v x 2lần/ngày

- Imdur 30mg: 01v x 1-2lần/ngày

2. Chống kết tập tiểucầu:

- Aspirin 81mg:01v/ngày

- Clopidrogel 75mg:01v/ngày

3. Nhóm Statin: Atorvastatin 10-20 mg/ngày

Page 53: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

HUYỄN VỰNG TRONG TĂNG HUYẾT ÁP

1. Định nghĩa:

- Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp đạt đến mức mà tại đó bệnh nhân có

nguy cơ cao tổn thương các cơ quan đích (mắt, não, tim, thận và một số động

mạchlớn).

- Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp khác nhau nhưng phân loại của JNC VII

thường được dùng nhất. Theo JNC VII, một người được gọi là tăng huyết áp khi huyết

áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.

- Y học cổ truyền xếp bệnh tăng huyết áp thuộc phạm vi một số chứng "Huyễn vựng",

"Đầu thống", "Chính xung". Huyễn vựng là thuật ngữ y học cổ truyền để mô tả một

tình trạng bệnh lý có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng váng xây xẩm, chòng

chành như ngồi trênthuyền.

2. Theo quan điểm YHCT:

Nguyên nhân chính gây ra chứng huyễn vựng là do các yếu tố thất tình, ẩm thực

bất điều và nội thương hư tổn, ảnh hưởng chính đến các tạng tâm, can, tỳ và thận.

- Lo buồn suy nghĩ, tinh thần căng thẳng đều có thể làm cho khí bị mất. Khí mất lâu sẽ

hóa hỏa. Giận dữ (nộ) làm hại Can, Can hỏa vượng lên gâyra.

- Lo buồn, suy nghĩ làm hại Tỳ, Tỳ hư khí suy không chế ngự được Thận sẽ sinh ra

đờm thấp. Đờm thấp có thể sinh ra nhiệt và nhiệt có thể sinh ra nội phong.

- Tỳ hư ảnh hưởng đến việc dinh dưỡng kém sút, làm cho tinh hậu thiên của các tạng

suy kém gây ra Hư, nhất là đối với Thậnâm.

- Thận âm hư làm cho Can huyết hư không nuôi dưỡng được Can, nhẹ thì gây ra chứng

Âm hư Can vượng, nặng thì sinh ra Can mộc nộiphong.

3. Các biểu hiện của tăng huyết áp theo YHHĐ: Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII:

Bảng: Phân loại THA theo JNC VII

Loại THA HA tâm thu (mmHg) HA tâm trƣơng(mmHg)

Bình thƣờng < 120 < 80

Tiền THA 120 – 139 80-89

Page 54: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

THA* Giai đoạn1* Giai đoạn2

140-159> 160

90-99> 100

4. Các thể bệnh và điều trị theo Y học cổ truyền:

4.1 Can dương thượng cang :

- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh thấy căng váng đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ,

tính tình nóng nảy hay cáu giận, miệng đắng, ngủ kém. Lưỡi đỏ, mạch huyền.

- Pháp điều trị: Bình can tiềm dương, thanh hoả, tứcphong.

- Phương dược: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.

Bài thuốc 1:

- Thiên ma 08 – 12g Câuđằng 12 -16g

- Thạch quyết minh 12 - 20g Đỗ trọng12 -16g

- Tangkýsinh 12 - 16g Ích mẫu12 -16g

- Ngưu tất 12 - 16g Chitử 12 -16g

- Hoàng cầm 12 - 16g Phụcthần12 -16g

- Hà thủ ô12 -20g.

*Châm cứu:

- Khúc trì + Túc tam lý để tiết dương tà; Thái xung bình Can tức phong

- Hành Gian, Dương Lăng Tuyền thanh hoả của Can vàĐởm; Can du, Thận du, Tam

âm giao bổ âm Thái dương, Bách hội, Ấn đường : tả hỏa.

4.2 Thể đàmthấp

- Triệu chứng lâm sàng: Hoa mắt chóng mặt, cảm giác nặng nề, bụng đầy, ăn ít dễ

nôn, ngủ hay mê. Lưỡi bệu, rêu trắng nhờn, mạch nhuhoạt.

- Pháp điều trị: Táo thấp tiêu đàm, kiện tỳ hòavị.

- Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.

Bài thuốc thamkhảo:

Bánhạ 12 - 16g Trần bì 06 -08g

Phụclinh 12 - 16g Camthảo 04 -06g

Bạchtruật 12 - 16g Thiên ma 08 -12g

Sinhkhương 04 – 08g Đại táo 16 –20g

- Khó tiêu: hương phụ:8-12g – sa nhân6-8g

Page 55: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Mệt mỏi:chích hoàng kỳ: 10-16g- phòng đảng sâm 10-16g

Bài thuốc 2: Nhị trần thang (Hòa Tể Cục Phương)

Thành phần: bán hạ 8-12g,trần bì 8-12g,cam thảo 4-6g,phục linh 10-12g

Châm cứu:

Phong Long để hóa đờm, hòa trung, Âm Lăng Tuyền để vận Tỳ giáng trọc, Túc tam lý

để kiện tỳ, bổ trung trừ thấp.

4.3 Thể can thận âm hư

- Triệu chứng lâm sàng: Hoa mắt chóng mặt, váng đầu, mệt mỏi, hay quên, đau lưng

mỏi gối, ù tai mất ngủ, có thể di tinh. Lòng bàn tay bàn chân nóng, tiểu vàng, lưỡi đỏ,

mạch huyềntế.

- Pháp điều trị: Bổ can thậnâm.

Bài thuốc 1: Kỷ cúc địa hoàng

Thục địa 12 - 16g Hoài sơn 12 - 16g

Sơn thù 12 - 16g Kỷ tử 12 - 16g

Đan bì 12 - 16g Trạch tả 1- 12g

Bạch linh 12 - 16g Cúc hoa 12 - 16g.

Bài thuốc 2:

Thục địa 16 –20g Qui bản 10 – 20g

Tri mẫu 12 – 16g Hoàng bá 12 – 16g

Gia giảm

- Đau đầu nhiều: gia Sài hồ 10 –12g.

- Đau nhức lưng, khớp: gia Ngưu tất 12 – 16g, Kê huyết đằng 10 –12g, Tang ký sinh 10

- 12g, Đỗ trọng 10 – 12g

- Tiểu đêm nhiều: gia Ích trí nhân: 08 –10g

Page 56: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Đầy bụng, chậm tiêu: gia Can khương 04 – 06g, Hậu phác: 04 –06g

Bài thuốc 3: bài thuốc hạ áp( xuất xứ 30 công thức thuốc)

Thục địa 20g Ngưu tất 10g

Rể nhàu 20g Trạch tả 10g

Mã đề 20g Táo nhân 10g

Hoa hòe 10g

Châm cứu:

Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận,Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can,

phối hợp hai huyệt có tác dụng tư thuỷ, hàm mộc, Can Thận tỉnhdưỡng.

Tam giao tư dưỡng tam âm. Thận du, can du: bổ âm, lợi can

5. Điều trị Tăng huyết áp theoYHHĐ :

- Huyết áp mục tiêu: thường là dưới 140/90 mmHg, thấp hơn ở bệnh nhân đái tháo

đường, bệnh thậnmãn…

- Có nhiều nhóm thuốc hạ áp khác nhau. Việc chọn lựa nhóm thuốc nào là tùy vào mức

độ nặng của bệnh, các bệnh lý kèm theo, điều kiện kinhtế…

- Liềudùng:

Furosemide 20mg 01 ống x 2 lần/ngày

Nifedipine20mg 01 viên x 2lần/ngày

Propranolon40mg

Cozaar50mg 01viên/ngày

Hyzaar 01viên/ngày

Amlodipine5mg 01viên/ngày

Captopril25mg 01 viên x 2 lần/ngày

Coversyl5mg 01viên/ngày.

6. Thuốcviên:

Mimosa : 02 viên uốngtối

7.Vật lý trị liệu:Thư giãn; Hít thở 4thì

Page 57: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VIÊM ĐA (RỄ) DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN

Lâm sàng: chủ yếu rối loạn cảm giác (tê, loạn cảm, dị cảm hoặc đau, mất cảm

giác), giảm hoặc mất phản xạ gân xương, yếu cơ từ nhẹ đến mức độ nặng có hoặc ko

kèm rối loạn Tk thực vật (rối loạn nhịp tim, hô hấp,cơ vòng) biểu hiện đối xứng, ở

ngọn chi, TK sọ (7,9,10)(THGuilian-Barre)

Nguyên nhân thương gặp: đái tháo đường,$ ure huyết cao, viêm mạch máu,

thiếu Vitamin B12, do rượu, thuốc,siêu vi…,đặc biệt là $ Guillian Barre(viêmđa rễ

dây TK ngoại biên). Nếu bệnh diễn tiến cấp tính, có rối loạn TK thực vật và yếu liệt

tiến triễn nặng dần → chuyểnviện. Trong giai đoạn ổn định và hồi phục: giữ lại điều

trị, vận dụng YHHĐ kết hợp YHCT.

Điều trị YHCT:

Bệnh đa (rễ) dây TK ngoại biên trên lâm sàng thể hiện bằng chứng “Ma mộc”,có

hoặc không kèm theo “Nuy chứng”.Ta có các thể lâm sàng thường gặp:

1. Khí huyết suy kém: sắc mặt nhợt nhạt, kém nhuận, tay chân rã rời, yếu mỏi, tê mà

không đau, đoản hơi, đầu choáng mắt hoa, mất ngủ hay quên,ăn uống kém, mạch

nhược, chất lưỡinhạt.

Phép trị: bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc.

- Bài thuốc số 1: Bát trân thang giagiảm:

Đảng sâm 12 - 16 Bạch linh 08 - 16

Đương qui (Qui đầu) 08 - 12 Bạch thược 08 -12

Bạch truật 08 - 12 Xuyên khung 08 -12

Thục địa 08 - 16 Cam thảo 4 - 6

- Bài thuốc số 2: Thập toàn đạibổ:

Đảng sâm 12 – 16 Thục địa 12 – 16

Bạch truật 08 – 12 Bạch thược 08 – 14

Bạch linh 08 – 12 Xuyên khung 6 – 10

Cam thảo 4 – 08 Huỳnh kỳ 12 – 16

Đương quy 08 – 14 Nhục Quế 4 – 08

- BN mệt mỏi, ăn uống kém,gia:Trần bì 8-12g,huỳnh kỳ chích12-16g.

Page 58: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- BN tê nhiều, tay chân yếu mỏi,sợ lạnh,tay chân lạnh,gia:phòng phong 8- 12g,độc hoạt

8-12g,khương hoạt 8-12g,quế chi8-12g.

- Nếu bệnh nhân không dùng thuốc thangđược:Thập toànđạibổ1 - 2hoàn/ngày

2. Khí trệ huyết ứ: thường liên quan đến tình chí mất điều hòa, do chấn thương hoặc

bệnh ngoại thương lâu ngày khí huyết uất trệ, vít tắt kinh lạc, khí cơ không lợi, tê dại

kèm theo đau, bì phu tối sạm, môi miệng tím tái, mạch trầm sáp, hoặc huyền, lưỡi tối

hoặc có điểm ứhuyết

Phép trị: hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc.

Bàithuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm:

Sinh huỳnh kỳ 12 - 20 Đào nhân 8 - 12

Qui vĩ 8 - 12 Hồng hoa 8 - 12

Xuyên khung 8 - 12 Địa long 8 - 12

Xích thược 8 - 12

- Bệnh nhân có uất nhiều, gia: uất kim, chỉ xác, hương phụ, mỗi vị 8 -12g.

- Bệnh nhân huyết kém, da tái xanh, tê và đau nhức nhiều, gia: kê huyết đằng, đan sâm,

hà thủ ô, mỗi vị 10 -16g.

- Thuốc viên:

Đan sâmtamthất 6 - 9viên/ngày

Bổ khíthônghuyết4 – 6viên/ngày

3. Thấp nhiệt uất trệ: do thấp nhiệt uất nghẽn, lạc mạch úng tắt, khí huyết không đạt ra

đầu chi, gây ra lòng bàn chân tê dại, đau nóng rát, mạch sác, rêu lưỡi vàngnhớt.

Phép trị: thanh nhiệt lợi thấp,tán uất

Bàithuốc: Thông lạc gia vị nhị diệu tán

Hoàng bá 8 - 12g Qui bản 8 - 12g

Thương truật 8 - 12g Ngưu tất 8 - 12g

Qui vĩ 8 - 12g Tỳ giải 8 - 12g

- BN có biểu hiện thấp nhiều,gia:bạch linh 12-16g,râu mèo 8-12g,trạch tả8-12g.

- BN tê và đau nhiều,gia:hồng hoa 8-12g,chỉ xác8-12g.

Thuốc viên: Đan sâmtamthất 6-9viên/ngày

4. Âm hư: người nóng,bức rức,họng khô,tiểu vàng,cầu bón,tay chân tê dại,mạch trầm

Page 59: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

tế,lưỡi đỏ,khô,rêuvàng.

Phép trị:thanh nhiệt,dưỡng âm,thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc:Lục vị gia giảm.

Thục địa 12-16 Bạch linh 12-16

Hoài sơn 12-16 Trạch tả 8 -12

Sơn thù 6- 8 Mẫu đơn bì 8 -12

Gia thêm: tang chi 8-12g, ngưu tất 12-16g, kê huyết đằng 8 -14g

Biện pháp khác

Châm cứu:

- Châm tả nghịch đường kinh hoặc điện châm 20 phút kinh đa khí đa huyết: dương

minh đại trường (nhị gian, tam gian, dương khê, khúc trì), dương minh vị (túc tam lý,

phong long, giải khê, lệ đoài, nội đình) hoặc châm theo đường kinh bịbệnh.

- Nếu tê các đầu ngón tay chân, châm tả 15 phút: bát tà, bátphong.

- Huyết kém, châm bổ 20 phút: huyết hải, cách du, tam âmgiao.

- Khí kém, châm bổ 20 phút: khí hải, túc tamlý.

- Tay chân lạnh, sợ gió lạnh, ôn châm dũng tuyền + chiếu đèn hồng ngoại 20phút.

- 1 liệu trình gồm 10 ngày, châm ngày 1lần.

Vật lý trị liệu: điện phân,quang châm Laser, điện xung; hồng ngoại; parafin

Thuốc tân dược: NUCLEO CMP FORTE: 2-3 viên/ngày hoặc tiêm bắp,hoặc

thủy châm 1-2 ống/ngày

Page 60: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể
Page 61: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU

I. Triệu chứngchung

Chứng mỡ máu cao còn gọi là chứng tăng lipid máu mà đặc điểm chủ yếu là

thành phần mỡ trong huyết tương cao hơn mức bình thường, có liên quan nhiều đến

các bệnh XVĐM, THA, ĐMV, TBMMN,ĐTĐ…

Đa số RLLM không có biểu hiện lâm sàng gì, ngay cả khi mảng XV hình thành.

Trong đó những bệnh danh YHCT chủ yếu được dựa trên những triệu chứng chức

năng khi biến chứng của bệnh đã xuất hiện, cho nên không tìm thấy từ đồng nghĩa của

RLLM trong bệnh danh của YHCT. Tuy nhiên một số biểu hiện triệu chứng có liên

quan với nhau khi mảng XV gây nên những biến chứng trong bệnh ĐMV, mạch não,

mạch chi, theo quan điểm của YHCT rất đa dạng.

Có thể nói cơ chế bệnh sinh RLLM theo quan niệm YHCT có liên quan đến đàm

thấp và huyết ứ. Hoá đàm trừ thấp - Hoạt huyết khử ứ - Bổ can thận cũng là một cách

để điều trị và phòng ngừa RLLM - XVĐM theo lý luận YHCT.

II. Tiêu chuẩn chẩnđoán

A. YHCT

1. Khí trệ huyếtứ

- Hay đau nhói vùng trước ngực, đoảnhơi.

- Lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Mạchhuyền.

2. Tỳ hư đàmthấp

- Người mệt mỏi, tay chân uể oải, chán ăn đầy bụng, ho có đàm, buồn nôn, tiêu phân

lỏng hoặcsệt

- Rêu lưỡi trắng dầy. Mạchhoạt.

3. Can thận âmhư

- Người gầy ốm, cảm giác nóng bức rức, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, ra mồ hôi

trộm, lòng bàn taynóng.

- Lưỡi đỏ, ít rêu. Mạch trầm sác vôlực.

Page 62: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

B. YHHĐ

Các bệnh nhân được chẩn đoán là rối loạn lipid máu nguyên phát trên nhóm bệnh

nhân không có nguy cơ bệnh mạch vành hoặc tương đương bệnh mạch vành, thỏa

mãn những tiêu chí sau. BN có 1 hoặc nhiều các chỉ số như sau

• Cholesterol TP > 200mg/dl (5,2mmol/l)

• HDL < 40mg/dl (< 1mmol/l).

• Triglycerid > 200mg/dl (2,4mmol/l).

• LDL-C > 130mg/dl (3,4mmol/l).

Bảng 1: phân loại theo APT III vế LDL-C, CT, HDL-C, TG

LDL- C (mg/dl): Mục tiêu đầu tiên lựa chọn

< 100mg/dl (2,6mmol/l)

100-129mg/dl (2,6 – 3,3mmol/l) 130-

159mg/dl (3,4 – 4,1mmol/l) 160-

189mg/dl (4,2 – 4,9mmol/l)

190mg/dl(4,9mmol/l)

Tối ưu

Gần tối ưu/trên mức tối ưu Giới hạn

cao

Cao Rất cao

Cholesterol toàn phần

< 200mg/dl (5,2mmol/l)

200-239mg/dl (5,2 – 6,2mmol/l)

240mg/dl (6,2mmol/l)

Mong muốn Giới hạn cao Cao

HDL- C

< 40mg/dl (1,0mmol/l) 60mg/dl

(1,6mmol/l)

Thấp Cao

Triglycerid

< 150mg/dl (1,7mmol/l)

150-199mg/dl (1,7 – 2,3mmol/l) 200-

499mg/dl (2,4 – 5,7mmol/l)

> 500mg/dl (5,7mmol/l)

Bình thường Giới hạn cao Cao

Rất cao

Page 63: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Bảng 2: Mục tiêu LDL cần đạt và mức giới hạn để áp dụng thay đổi lối sống và sử

dụng thuốc trong các nhóm có nguy cơ khác nhau

Loại nguy cơ Mục tiêu LDL

Mức LDL bắt đầu

phải thay đổi lối

sống

Mức LDL cần phải cân nhắc sử dụng

thuốc

BMV hoặc nguy cơ

tương đương BMV

< 100 mg/dl

(2,6 mmol/l)

100 mg/dl

(2,6 mmol/l)

100 mg/dl (2,6 mmol/l)

< 100 mg/dl (2,6 mmol/l): cân nhắc

dùng thuốc

> 2 yếu tố nguy cơ

(Nguy cơ 10 năm 10-

20%)

< 130 mg/dl

(3,4 mmol/l)

130 mg/dl

(3,4 mmol/l)

130 mg/dl (3,4 mmol/l)

100-129 mg/dl (2,6-3,4mmol): cân

nhắc dùng thuốc

> 2 yếu tố nguy cơ

Nguy cơ 10 năm

<10%)

< 130 mg/dl

(3,4 mmol/l)

130 mg/dl

(3,4 mmol/l) 160 mg/dl (4,1 mmol/l)

0-1 yếu tố nguy cơ

< 160 mg/dl)

(4,1 mmol/l)

160 mg/dl

(4,1 mmol/l)

190 mg/dl (4,9 mmol/l)

160-189 mg/dl (4,1-

4,9mmol/l): có thể dùng thuốc

II. Điều trị theo YHCT trên nhóm bệnh nhân không có nguy cơ bệnh mạch vành

hoặc tương đương bệnh mạch vành

1. Khí trệ huyết ứ

pháp trị: Hoạt huyết lý khí

Bài thuốc: huyết phủ trục ứ thang

Sinh địa 12 – 16g Sài hồ 10 – 12g

Đương qui 12 – 16g Hồng hoa 6 – 12g

Bạch thược 12 – 16g Xuyên khung 6 – 8g

Đào nhân 10 – 12g Xích thược 8 – 12g

Ngưu tất 10 – 12g Cam thảo 04 – 10g

Chỉ xác 6 – 8g Cát cánh 06 – 08g

Page 64: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Mệt mỏi, đoản hơi gia thêm: Đảng sâm 06 – 30g, Hoàng kỳ 10 – 30g

Tức ngực nặng gia thêm: Đan sâm 06 – 30g, tăng liều thêm: Xuyên khung 04 – 10g,

Hồng hoa 04 – 10g.

- Bài thuốc 2: Cách hạ trục ứ thang

Đương qui 06–16g Ngũ linh chi 08 –12g

Xuyên khung 04–10g Đơn bì 08 –10g

Đào nhân 06–10g Ô dược 06 –08g

Xích thược 06–16g Hương phụ 06 –10g

Hồng hoa 04–10g Chỉxác 06 –08g

Cam thảo 04–08g Diênhồsách 04 –06g

2. Tỳ hư đàm thấp

- Pháp trị: Kiện tỳ hòa vị hóa đàm trừthấp

- Bài thuốc1:Hương sa lục quân

Đảngsâm 08–12g Trầnbì 06 –10g

Bạchlinh 06–12g Bánhạ chế 06 –10g

Bạchtruật 08–12g Mộc hương 04 –06g

Camthảo 04–06g Sa nhân 04 –10g

Mệt mỏi, tay chân uể oải, chán ăn gia thêm: Đảng sâm 06 – 30g, Hoàng kỳ 10 – 30g,

Cam thảo 04 – 08g

Đầy chướng bụng, tiêu phân lỏng gia thêm: Chỉ thực 06 – 08g, Bạch truật 20g, Can

khương 04 -10g

- Bài thuốc 2: Sâm linh bạch truật tán

Đảngsâm 08–30g Hoàisơn 12 –40g

Bạchlinh 06–20g Cát cánh 06 –12g

Bạchtruật 06–16g Sa nhân 04 –06g

Camthảo 04–08g Ýdĩ 08 –40g

Bạchbiểnđậu 06–12g Liênnhục 06 –12g

3. Can thận âmhư

- Pháp trị: Bổ can thận âm

Page 65: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Bài thuốc 1: Tri bá địa hoàngthang

Sinhđịa 12-20g Trimẫu 08 - 12g

Hoài sơn 12-20g Hoàngbá 04 -12g

Sơn thù 06-08g Trạchtả 10 - 12g

Đơn bì 08-10g Phục linh 08 - 12g

Triệu chứng đau lưng, mỏi gối gia thêm: Câu kỷ tử 08 – 24g, Quy bản 10- 20g. Triệu

chứng tiểu nhiều gia thêm: Ngũ vị tử 02 – 06g, Tang phiêu tiêu 06 – 12g, Ích trí nhân

06 – 12g.

Triệu chứng miệng khát gia thêm:Mạch môn 08 – 16g, Sa sâm 10 – 16g.

- Bài thuốc 2: Lục vị địahoàng

Sinhđịa 12-20g Đơnbì 08 -10g

Hoàisơn 12-20g Phục linh 08 -12g

Sơn thù 06-08g Trạchtả 08 - 12g

IV. Châm cứu thểchâm

- Chọn huyệt chính: Trung quản, Tỳ du, Vị du, Thận du, Can du, Túc tam lý, Nội

quan, Lương khâu, Khíhải.

- Huyệt phối hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng và bệnh nguyên phát: THA, ĐTĐ,

XVĐM… mà giagiảm.

- Cách châm: mỗi lần chọn 3 – 4 huyệt chính theo bệnh lý thêm huyệt phối hợp. Đối

với thực chứng, dùng phép tả, có thể dùng điện châm kích thích mạnh, lưu kim

khoảng 15 phút. Đối với hư chứng, dùng phép bổ. Một liệu trình 20 lần, kiểm tra kết

quả có thể châm tiếp để củng cố. Ngày châm một lần .Nghỉ 3 - 5 ngày tiếp tục liệu

trình 2. Có thể kết hợp cứu hoặc điệnchâm.

V. Thuốc viên nénYHCT

Dogarlic : 02 viên x 2 lần/ngày

VI. ThuốcYHHĐ

• Thuốc ức chế HMG-COA REDUCTASE (nhóm Statin) Atorvastatin 10mg: 01

viên/ngày uống sau ăn chiều Rosuvastatin 10mg: 01 viên/ngày uống sau ăn chiều

Ezvastin: 01 viên/ngày uống sau ănchiều

• Các chất dẫn xuất của Acid Fibric (Fibrat) Lipanthyl 145mg: 01viên/ngày uống sau

ăn trưa Lipanthyl 300mg: 01 viên/ngày uống sau ăntrưa

Page 66: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

• Resin gắn acid mật; Acid nicotinic; Các thuốc chống oxy hóa (Probucol); Acid

béoOMAGA-3

Nhóm fibrat và nhóm statin là 2 nhóm thuốc được sử dụng nhiều trên thế giới và

cả ở Việt Nam do hiệu quả và dễ sử dụn

Page 67: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN

1. Địnhnghĩa:

Viêm phế quản mãn (VPQM): liên quan tiếp xúc lâu dài những chất kích thích phế quản

không đặc thù, đi đôi tăng tiết dịch cùng 1 số thay đổi cấu trúc của phế quản. Biểu hiện

lâm sàng được coi là VPQM khi bệnh nhân có ho khạc kéo dài 90 ngày/năm, liên tục

trong 2 năm.

2. Chuẩn đoán:

A.YHCT

Phế khí hư: Ho, khó thở, tiếng nói nhỏ như yếu, càng vận động càng tăng. Hay tự ra mồ

hôi. Người mệt mỏi. Sắc mặt trắng bệch. Lưỡi nhạt. Mạch hư, nhược.

Pháp trị: bổ ích phế khí Bài thuốc:

Ngọc bình phong tán giavị

Hoàng kỳ 12g Bạchlinh 10g

Bạchtruật 12g Camthảo 6-8g

Phòngphong 8g Cát cánh 8-10g

Gia thêm:

Bệnh nhân ho nhiều: Tô diệp 10-12g, Sinh khương 10-12g.

Bệnh nhân đàm nhiều: Bán hạ 6-8g, Trần bì 6-8g.

Bệnh nhân có ho đàm vàng,nhiều gia thêm: Khoản đông hoa 10-12g, tô tử 8-10g, tỳ bà

diệp,Tiền hồ 10

Page 68: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Phế âmhư:

-Ho khan hay ít đờm dính.

-Ngứa họng, tiếng nóikhàn.

-Lưỡi đỏ, rêu mỏng. Mạch tế.

-Âm hư nhiều: sốt về chiều, 2 gò má đỏ, khát nước, đờm lẫn máu.

-Lưỡi đỏ, rêu mỏng. Mạch tế sác.

Pháp trị: tư dưỡng phế âm, tư âm, giáng hoa.

Bài thuốc:

• Nhất âm tiễn giagiảm

Mạch môn 8-12g Bạch thược 8-12g

Sinh địa 10-12g Tri mẫu 8-10g

Bán hạ 6-8 g Cam thảo 6-8g

Cát cánh 8-10g Mạch môn 10-12g

Phế tỳhư:

-Ho nhiều ngày, có đờm dễ khạc

-Ăn kém, bụng đầy, tiêu lỏng. Mệt mỏi, phù.

-Lưỡi nhợt, rêu mỏng.

- Mạch tế nhược. Pháp trị: kiện tỳ, ích phế.

Bài thuốc: Sâm linh bạch truật tán

Đảng sâm 8-12g Sa nhân 8-12g

Bạch truật 8-12g Ý dĩ 8-12g

Bạch linh 8-12g Cam thảo 6-8g

Bạch biển đậu 8-12g Cát cánh 6-8g

Hoài sơn 10-12g

Gia vị: Bán hạ: hóa đàm táo thấp

Trần bì: hành khí tiêu đàm

Page 69: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

• Phếthậndươnghư:

-Triệu chứng giống phế khí hư

-T/c thận dương hư: đau lưng, mỏi gối, liệt dương, tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu nhiều lần.

-Mạch trầm, tế, nhược.

-Ho nhiều đờm, ngực sườn đầy tức.

-Miệng khát không muốn uống, nôn.

-Chóng mặt, thở ngắn, hồi hộp.

-Lưỡi bệu, rêu trắng trơn.

Pháp trị: ôn thận nạp khí, bổ phế khí

Bài thuốc: Hữu quy ẩm gia giảm

Thục địa 10-12g Hoài sơn 10-16g

Đảng sâm 8-12g Câu kỷ tử 8-12g

Nhục quế 4-6g Phụ tử chế 2-4g

Đỗ trọng 10-12g Bạch linh 6-8g

Trần bì 6-8g Cát cánh 6-8g

CHÂM CỨU

Phế khí hư-phế âm hư:

Thái uyên (nguyên-lạc của phế, đại trường): bổ phế âm Thiên lịch (nguyên-lạc của phế,

đại trường): bổ phế âm

Tam âm giao ( giao hội huyệt của 3 kinh âm ):bổ âm Phế du (du huyệt của phế): bổ phế

âm

Thận du ( du huyệt của thận ): bổ thận âm

Page 70: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Trong thể phế tỳ đều hư và phế thận dương hư:

Trung phủ (theo nguyên tắc du-mộ của phế ):bổ phế khí Khí hải (bể khí ): điều khí ích

nguyên

Đản trung (hội của khí ): bổ khí Tỳ du ( du huyệt của tỳ ); kiện tỳ

Mệnh môn (đặc hiệu dùng để chữa chứng chân hỏa hư) Phục lưu ( nguyên tắc con hư bổ

mẹ): bổ thận âm

B.YHHĐ

Chẩn đoánVPQM

-Ho trên 2 năm, thường xuyên hoặc từng đợt dài. Ho nhiều lần trong ngày, hay ho vào

buổi sáng, từng cơn nặng nhọc.

-Khạc đàm: thường xuất hiện đồng thời với ho, giai đoạn đầu có thể ít. Mức độ nặng nhẹ

phụ thuộc vi khuẩn và giai đoạn viêm nhiễm.

-Khó thở: không hằng định. Có thể khó thở lúc gắng sức, khi nằm hoặc kịch phát, đôi khi

giống hen.

-Giai đoạn đầu không có bội nhiễm: phổi có thể bình thường.

-Giaiđoạnsau: Lồng ngực căng, biên độ hô hấpgiảm.

- Ứ khí phế nang: gõ trong, rì rào phế nang giảm nhất là ở đỉnh phổi.

- Đáy phổi: rale ngáy, rale rít đôi khi cả rale ẩm.Có thể thấy ngón tay dùi

trống.Timmạch: T2 vang ở độngmạchphổi Tiếng ngựa phi ( khi có suy mạch cổ (+) Phù

chi dưới, thấtP)Gan to, phản hồi gan-tĩnh tiểu ít.

• Cận lâmsàng:

• X-quangphổi:

-Giai đoạn đầu gần như bình thường

-Giai đoạn tiến triễn:

+ Triệu chứng viêm nhiễm: ở 2 đáy đám mờ không rõ ranh giới, tựa bông không thuần

nhất.

+ Xương sườn nằm ngang, khoảng liên sườn giãn rộng

+ Triệu chứng tim mạch: thân động mạch phổi giãn to, thất (P) to

• Nội soi phếquản:

Page 71: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

• Thăm dò chứcnăng:

Điều trị YHHĐ ( tham khảo)

1. Khi có tắcnghẽn:

+ Chống tăng tiết dịch nhầy: thuốc long đờm, vỗ rung Long đờm: Bisolvon 4g * 2 lần/ngày (nếu

cần)

+ Chống phù nề niêm mạc phế quản: Alphachymotrysin 6 viên/ngày

+ Kháng sinh chống viêm:

Oflomantin 625 mg, ngày 2 viên

Cefixime 200 mg, ngày 2 lần

+ Chống co thắt cơ trơn: ( nếu cần) Theophyllin 0.1 g, ngày 2-4 viên

2. Điều trị triệuchứng:

+Ho: terpin codein 2-4 viên/ngày

(YHCT: Cao bổ phổi ngày 2-3 lần, lần 30 ml Tragutan ngày 2-3 lần, lần 1 viên)

+Sốt: paracetamol 500mg 1-3viên/ngày

ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ: Tập thở 4 thời.

Page 72: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

CHỨNG SUY SINH DỤC NAM

1.Định nghĩa 

Suy sinh dục nam là một hội chứng khá phổ biến, chiếm 52% dân số nam tuổi từ 40 - 70

(Boston), trong đó người đàn ông không thể đạt được sự cường dương , sự xuất tinh hoặc

cả hai.

Một người đàn ông bị rối loạn chức năng tình dục thường than phiền về những tình trạng

như mất ham muốn, không thể khởi phát hoặc duy trì sự cường dương, không thể xuất

tinh hoặc xuất tinh sớm hoặc không thể đạt được khoái cảm 

Suy sinh dục nam có thể là thứ phát do bởi một bệnh hệ thống, do bởi sự lạm dụng các

loại thuốc hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục, tiết niệu và nội tiết hoặc chỉ do bởi tâm lý.

Để có thể hiểu rõ hơn cơ chế cũng như phương pháp điều trị của bệnh bất lực, chúng ta

nên có một cái nhìn toàn cảnh về cơ chế sinh lý và bệnh lý của bệnh bất lực.

2. Theo y học cổ truyền 

a.Tướng hoả vọng động 

Với biểu hiện ngủ ít, hồi hộp, đầu choáng váng, dương vật hay cương, hay mộng tinh

hoặc tảo tiết, miệng khô, lưỡi đỏ, đau eo lưng, mạch huyền sác.

b. Tâm thận bất giao 

Đầu váng, hồi hộp, tinh Thần bải hoải, mộng tinh hoặc tảo tiết, hay quên, cảm giác bốc

hoả ở mặt, họng khô cổ ráo, lạnh 2 chân, tiểu đỏ ngắn, mạch tế sác.

c. Thận khí bất cố (thận khí bất túc) 

Thường đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, ù tai, tinh tự xuất ra khi nghĩ đến chuyện tình dục

hoặc khi gắng sức, hoặc tinh loãng, tinh ít, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, tự hãn,

tiểu trong dài, mạch trầm nhược.

d. Thấp trọc 

Khát nước, miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhầy, nước tiểu đỏ, tinh chảy ra sau khi tiểu hoặc

mỗi sáng thấy có chất nước đục ở đầu dương vật (triệu chứng này rất rõ khi ăn những

thức ăn cay nóng hoặc uống nhiều rượu, cà phê hoặc thức khuya).

Riêng chứng dương nuy hoặc liệt dương thường được biểu hiện dưới 2 thể lâm sàng sau

đây:

Page 73: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

e. Tâm tỳ lưỡng hư: hay sợ sệt, đa nghi, thường xuyên hồi hộp, mất ngủ hoặc mộng mị,

hay quên, người mệt mỏi, sắc mặt vàng tái, ăn kém bụng đầy, tiêu lỏng, lưỡi nhợt bệu,

mạch tế nhược.

f. Mệnh môn hoả suy (thận khí bất túc): đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, ù tai,

sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng, tự hãn, tiểu trong dài, mạch trầm nhược.

4. Điều trị .

4.2. Theo y học cổ truyền 

Đối với chứng di tinh, tảo tiết, pháp trị của YHCT gồm những nội dung sau đây:

4.2.1. An thần, định tâm, cố tinh 

− Nhằm mục đích chống lo âu và ức chế giao cảm trung ương.

− Bài thuốc tiêu biểu: an Thần định chí thang gia giảm. Cụ thể trong chứng tướng hoả

vọng động, tâm thận bất giao, ta có thể dùng các vị thuốc sau:

Nếu trường hợp bệnh nhân bị tảo tiết do xúc cảm hoặc hưng phấn quá mức có thể thay

liên nhục bằng liên tâm 12g.

5.2.2. Ôn bổ thận dương, nạp khí cố tinh 

Phương pháp này nhằm mục đích ức chế giao cảm ngoại vi gây giãn cơ trơn mạch máu

đến dương vật, gây trạng thái ham muốn tình dục và sinh tinh như tác dụng của

testosteron hoặc cung cấp arginin (tiền chất của nitric oxyd).

Bài thuốc tiêu biểu: Hữu quy hoàn gia giảm, cụ thể trong chứng thận khí bất cố, ta có thể

dùng

Vị thuốc

Sài hồ 12g

Thảo quyết minh 16g

Phục linh 8g

Viễn chí 8g

Khiếm thực 12g

Liên nhục 12g

Page 74: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

5.2.3. Thanh nhiệt lợi thấp 

Phương pháp này nhằm mục đích sử dụng kháng sinh thực vật để chữa nhiễm trùng niệu

sinh dục.

Bài thuốc tiêu biểu: Thủy lục đơn (gồm: khiếm thực và kim anh tử), cụ thể trong bệnh

cảnh thấp nhiệt có thể dùng:

*Bài thuốc Liều

Hoàng bá nam 12g

Bồ công anh 20g

Khổ sâm 10g

Tỳ giải 16g

Khiếm thực 30g

Kim anh tử 30g

Tốt nhất nên điều trị bằng kháng sinh của YHHĐ. Riêng đối với chứng liệt dương, dương

nuy pháp trị của YHCT sẽ tập trung vào phương pháp.

5.2.4. Ôn thận nạp khí 

* Bài thuốc Liều

Phụ tử chế 8g

Nhục quế 12g

Thục địa 12g

Hoài sơn 8g

Sơn thù 6g

Kỷ tử 12g

Đương quy 12g

Đỗ trọng 12g

Thố ty tử 8g

Cao ban long 20g

Kim anh tử 30g

Khiếm thực 30g

Liên tu 5g

Page 75: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Bài thuốc tiêu biểu: Hữu quy hoàn với mục đích ức chế giao cảm ngoại vi làm giãn cơ

trơn mạch máu nuôi dương vật, gây trạng thái ham muốn tình dục và sinh tinh đồng thời

cung cấp arginin (một tiền chất của nitric oxyd) gây giãn cơ trơn mạch máu, cụ thể trong

chứng mệnh môn hoả suy (thận khí bất túc).

*Bài thuốc Liều

Phụ tử chế 8g

Kỷ tử 8g

Thục địa 12g

Hoài sơn 8g

Đương quy 8g

Đỗ trọng 12g

Thỏ ty tử 8g

Nhục quế 4g

Cao ban long 12g

Cáp giới 08g

5.2.5. Ôn bổ tâm tỳ 

Ôn bổ tâm tỳ nhằm mục đích bồi dưỡng thể lực và cung cấp nhiều acid amin trong đó có

arginin (một tiền chất nitric oxyd).

Bài thuốc tiêu biểu: Quy tỳ thang, cụ thể trong trường hợp tâm tỳ lưỡng hư ta có thể sử

dụng

*Bài thuốc Liều

Long nhãn 12g

Táo nhân 8g

Phục Thần 8g

Hoàng kỳ 12g

Bạch truật 12g

Nhân sâm 16g

Đương quy 12g

Page 76: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

Mộc hương 6g

Viễn chí 8g

Đại táo 12g

Cao ban long 20g

Cáp giới 8g

Thục địa 12g

Thể Thận dương bất túc

Chứng trạng: Tinh dịch lạnh loãng, số lượng tinh trùng giảm, độ di động kém, mệt mỏi,

khó thở, sắc mặt trắng bệch, tay chân lạnh, sợ lạnh, liệt dương hoặc di tinh, tiểu đêm

nhiều lần, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch yếu nhược.

Phép chữa: ích thận ôn dương, bổ tinh

Bài thuốc Ngũ tử diễn tông hoàn phối hợp với Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm:

Nhục thung dung 10g Tiên mao(sâm cau)10g

Dâm dương hoắc 10g Phụ tử chế10g

Nhục quế10g, Sơn thù 10g Hoài sơn 10g

Ngũ vị tử10g Phúc bồn tử10g

Thỏ ty tử15g Kỷ tử 15g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

TRỊ LIỆU-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BÀN CHÂN

KHOÈO BẨM SINH

I. ĐẠI CƯƠNG:

Tật bàn chân khoèo bẩm sinh là một biến dạng của 1 hoặc 2 bàn chân có mặt ngay từ

Page 77: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

khi sinh chưa rõ nguyên nhân

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

- Áp: Do thay đổi các khớp phía trước xương sên

+ Nhìn mặt trong bàn chân sẽ thấy bàn chân bị áp 45o

+ Bờ ngoài bàn chân thì bị lồi

Lật trong: Nhìn thẳng từ phía trước ra sau

+ Xoay ngoài của xương sên

+ Chỏm xương sên nhô ra bên ngoài bàn chân, lòng bàn chân có khuynh hướng nhìn

lên trời lúc đứng

- Gập lòng: Lòng bàn chân tư thế chân ngựa đối với chân chân (góc chân ngựa 45o)

Chẩn đoán phân biệt:

- Cứng nhiều khớp bẩm sinh

- Thoát vị tủy - màng tủy do tật nứt đốt sống: Bàn chân gót, bàn chân vẹo ngoài, bàn

chân lật ngoài, bàn chân lật trong, bàn chân ngựa

- Đối với trẻ em: Phân biệt bàn chân sốt bại liệt

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Thuốc:

- Vitamin 3B 1/4 - 1/2 viên x 2 lần (uống)

- Calcium stada 1/4 - 1/2 viên x 2 lần (uống)

2. Y cụ:

- Biafin (thuốc thoa chống dính)

- Băng vải dính (Băng bất động xương sườn)

- Đế nhựa Denis brown

- Nẹp bàn chân khoèo PHANA

3. Điều trị: Can thiệp khi phát hiện bàn chân khoèo

- Phương pháp: Điều trị bảo tồn

- Mục đích điều trị bảo tồn kết quả bàn chân khỏe, mềm mại và không đau, bàn chân

bình thường

- Kỹ thuật:

Page 78: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

* trường hợp bàn chân khoèo nhẹ thể mềm

+ Massager: Massager bàn chân, kéo dãn gân gót

+ Sửa chữa biến dạng bàn chân khoèo: Nắn bàn chân khoèo tư thế dang, xoay ngoài,

gập mặt lưng

+ Băng bàn chân khoèo: Băng bàn chân bằng đế nhựa Denis Brown tư thế bàn chân

xoay ngoài (nghiêng ngoài), gập lưng. Thay băng 2 lần / tuần

* Trường hợp bàn chân khoèo nặng thể cứng:

+ Massager: Massager bàn chân, kéo dãn nhiều lần các cơ và dây chằng bị dính cứng,

kéo dãn gân gót

+ Sửa chữa biến dạng bàn chân khoèo: Nắn chỉnh sửa bàn chân tư thế dang, xoay

ngoài, gập lưng mặt

+ Băng bàn chân khoèo: Băng nẹp bàn chân khoèo PHANA hai chân, chân khoèo tư

thế dang (nghiêng ngoài), chân không khoèo tư thế trung

Đợt điều trị 28 ngày, thay băng 2 lần / tuần

Đợt tiếp theo thay băng 1 lần / tuần và thực hiện đến khi bàn chân khoèo trở về vị trí

bình thường

Hướng dẫn người nhà theo dõi khi trẻ đứng, đi và theo dõi cho đến lúc 2 tuổi

*****

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY XƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của xương, nguyên nhân do

chấn thương (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, chiến tranh) và bệnh lý (viêm

Page 79: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

xương, ung thư thương...)

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau, sưng nề

- Giảm hoặc mất cử động

- Biến dạng chi

- Có cử động bất thường, có tiếng lạo xạo khi cử động

- Các biến chứng: Teo cơ, co rút cơ, giới hạn tầm độ vận động khớp, giảm khả năng di

chuyển và sinh hoạt

2. Cận lâm sàng: X quang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. PHCN trong thời gian bó bột:

- Gia tăng tuần hoàn - giảm sưng: Kê cao chi, vận động phần xa chi và chi không bất

động

- Ngừa teo cơ: Co cơ tĩnh các cơ vùng chi gãy, vận động chủ động phần không bó bột

và chi lành

- PHCN di chuyển - sinh hoạt: tập đi không chịu sức nặng chi gãy trong thang song

song, gậy, nạn...

2. PHCN sau bó bột:

- Cải thiện tuần hoàn: Hồng ngoại,xoa bóp, vận động chủ động trong tầm độ giới hạn

- Phục hồi sức cơ: Vận động chủ động, vận động đề kháng trong tầm độ không giới

hạn

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp

- PHCN di chuyển - sinh hoạt: Tập đi chịu một phần sức nặng tiến tới chịu sức nặng

hoàn toàn trong thang song song, gậy, nạn và tự do. Tập hoạt động trị liệu bàn tay.

3. PHCN sau phẫu thuật:

- Giảm sưng: Hồng ngoại, xoa bóp, kê chân cao, vận động ngọn chi

- Mềm sẹo: Siêu âm điều trị

- Ngừa biến chứng viêm phổi: Tập thở, ngồi dậy sớm

- Ngừa teo cơ, cứng khớp: Vận động nhẹ nhàng (dưới ngưỡng đau)

Page 80: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp nhẹ nhàng (dưới

ngưỡng đau)

- PHCN di chuyển - sinh hoạt:

+ Tập đi không chịu sức nặng chi gãy trong thang song song, gậy, nạn, cal vững tập

đi chịu một phần sức nặng tiến tới chịu sức nặng hoàn toàn trong thanh song song, gậy,

nạn và tự do.

+ Tập hoạt động trị liệu bàn tay.

4. Thuốc

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500 mg (hoặc 325mg, hoặc Nymxin) 1 v x 3 lần uống cách 8 giờ

+ Celeccoxib 200mg 1 viên x 3 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 1 - 2 v x 3 lần (uống)

- Calci D hoặc Calcitriol 1/2 v x 2 lần uống (trẻ em)

- Calci D (hoặc Calcitriol hoặc calciul stada ống) 1/2 - 1 v x 2 lần (uống )

*****

Page 81: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của xương , nguyên nhân do

chấn thương (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, chiến tranh) và bệnh lý (viêm

xương, ung thư xương...)

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau, sưng nề

- Giảm hoặc mất cử động

- Biến dạng chi

- Có cử động bất thường, có tiếng lạo xạo khi cử động

- Các biến chứng: Teo cơ, co rút cơ, giới hạn tầm độ vận động khớp, giảm khả năng di

chuyển và sinh hoạt

2. Cận lâm sàng: X quang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. PHCN trong thời gian bó bột:

Gia tăng tuần hoàn - giảm sưng:

+ Kê cao chi

+ Vận động phần xa chi và chi không bất động

- Ngừa teo cơ:

+ Co cơ tĩnh các cơ tứ đầu, nhóm cơ ụ ngồi cẳng chân, các cơ mông, cơ dang và

khép đùi,

+ Tập đề khánh chi trên và chi dưới không gãy bằng tạ, lò xo, túi cát......

- PHCN di chuyển - sinh hoạt: Tập đi không chịu sức nặng chi gãy trong thanh song

song, gậy, nạn...

2. PHCN sau bó bột:

- Cải thiện tuần hoàn - giảm đau:

+ Hồng ngoại, massager,

+Vận động chủ động chi gãy trong tầm độ giới hạn

Page 82: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Phục hồi sức cơ:

+ Xoa bóp cơ bị co thắt, di động xương bánh chè

+ Vận động chủ động, vận động đề kháng trong tầm độ không giới hạn

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp bằng tay KTV và

dụng cụ như dây treo, ròng rọc

- PHCN di chuyển - sinh hoạt: Tập đi chịu một phần sức nặng tiến tới chịu sức nặng

hoàn toàn trong thang song song, gậy, nạn và tự do.

3. PHCN sau phẫu thuật:

- Giảm sưng: Hồng ngoại, xoa bóp, kê chân cao, vận động ngọn chi

- Ngừa biến chứng viêm phổi: Tập thở, ngồi dậy sớm

- Ngừa teo cơ, cứng khớp: Vận động nhẹ nhàng (dưới ngưỡng đau)

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp nhẹ nhàng (dưới

ngưỡng đau)

- Mềm sẹo: Siêu âm điều trị

- PHCN di chuyển - sinh hoạt: Tập đi không chịu sức nặng chi gãy trong thang song

song, gậy, nạn, cal vững tập đi chịu một phần sức nặng tiến tới chịu sức nặng hoàn toàn

trong thang song song, gậy, nạn và tự do.

4. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500 mg (hoặc 325mg) 1 v x 3 lần uống hoặc Nymxin 1 v x 3 lần

+ Celeccoxib 200mg 1 viên x 3 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 1 v x 3 lần (uống)

- Calci D 1/2 - 1 v x 2 lần (uống) hoặc Calcitriol 1 v x 2 lần (uống )

*****

Page 83: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GÃY TRÊN HAI LỒI CẦU

XƯƠNG CÁNH TAY

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của xương , nguyên nhân do

chấn thương (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, chiến tranh) và bệnh lý (viêm

xương, ung thư xương...)

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau, sưng nề vùng khuỷu

- Giới hạn tầm độ vận động khớp khuỷu, cổ tay, bàn tay

- Hạn chế khả năng vận động cánh, cẳng tay, bàn tay

2. Cận lâm sàng: X quang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. PHCN trong thời gian bó bột:

Gia tăng tuần hoàn - giảm sưng:

+ Kê cao chi

+ Vận động phần xa chi và chi không bất động

- Ngừa teo cơ:

+ Co cơ tĩnh các cơ tam đầu, nhị đầu cánh tay, cơ vùng cẳng tay, bàn tay, ngón tay

+ Vận động chủ động phần xa chi gãy, phần không bất động

2. PHCN sau bó bột:

- Cải thiện tuần hoàn, giảm đau, giảm co cứng cơ:

+ Hồng ngoại, xoa bóp

+Vận động chủ động trong tầm độ giới hạn

- Phục hồi sức cơ: Vận động chủ động, vận động đề kháng trong tầm độ không giới

hạn

- Gia tăng tầm độ vận động khớp:

+ Vận động thụ động kéo dãn khớp

+ Kỹ thuật giữ nghỉ

Page 84: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- PHCN sinh hoạt: Tập hoạt động trị liệu bàn tay

3. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500 mg (hoặc 325mg) 1 v x 3 lần uống hoặc Nymxin 1 v x 3 lần

+ Celeccoxib 200mg 1 v x 3 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 1 v x 3 lần (uống)

- Calci D 1/2 - 1 v x 2 lần (uống) hoặc Calcitriol 1 v x 2 lần (uống )

*****

Page 85: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY KIỂU POUTAU COLLES

I. ĐẠI CƯƠNG:

Gãy xương là loại tổn thương ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của xương , nguyên nhân do

chấn thương (tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt, chiến tranh) và bệnh lý (viêm

xương, ung thư xương...)

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau, sưng nề bàn tay

- Giới hạn tầm độ vận động cổ tay, bàn tay và ngón tay

- Hạn chế vận động khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay

2. Cận lâm sàng: X quang

III. ĐIỀU TRỊ:

1. PHCN trong thời gian bó bột:

- Gia tăng tuần hoàn - giảm sưng:

+ Kê cao chi

+ Vận động phần xa chi và chi không bất động

- Ngừa teo cơ:

+ Co cơ tĩnh các cơ vùng chi gãy

+ Vận động chủ động phần không bó bột và chi lành

2. PHCN sau bó bột:

- Cải thiện tuần hoàn, giảm đau, giảm sưng:

+ Hồng ngoại, xoa bóp

+Vận động chủ động trong tầm độ giới hạn

- Phục hồi sức cơ: Vận động chủ động, vận động đề kháng trong tầm độ không giới

hạn

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp cổ bàn ngón tay,

chú ý ngón cái

- PHCN sinh hoạt: Tập hoạt động trị liệu bàn tay.

3. PHCN sau phẫu thuật:

Page 86: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Giảm sưng: Hồng ngoại, kê chân cao, vận động ngọn chi

- Ngừa biến chứng viêm phổi: Tập thở, ngồi dậy sớm

- Ngừa teo cơ, cứng khớp: Vận động nhẹ nhàng (dưới ngưỡng đau)

- Mềm sẹo: Siêu âm điều trị

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Vận động thụ động kéo dãn khớp nhẹ nhàng (dưới

ngưỡng đau)

- Tập hoạt động trị liệu bàn tay.

4. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 325mg 1 v x 3 lần uống (trẻ em)

+ Paracetamol 500mg 1 v x 3 lần uống (người lớn)

+ Nymxin 1 v x 3 lần uống hoặc

+ Celeccoxib 200mg 1 v x 3 lần uống

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 1 v x 3 lần uống

- Calci D hoặc Calcitriol 1/2 v x 2 lần uống (trẻ em)

- Calci D hoặc Calcitriol 1 v x 2 lần uống (người lớn)

*****

Page 87: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIÊM CỨNG KHỚP VAI

I. ĐẠI CƯƠNG:

Do tổn thương thoái hóa gân cơ xung quanh khớp vai, có thể kèm theo viêm túi hoạt

dịch. Là một bệnh thấp mô mềm hay thấp ngoài khớp, thường gặp sau 40 tuổi.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau: đau xuất hiện dần dần, thường gặp ở động tác dang và xoay trong, điểm đau ở

mỏm cùng vai hoặc 1/3 dưới cơ delta, có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay. Đau cả lúc nghỉ

ngơi và gia tăng khi vận động

- Giới hạn vận động

- Vùng khớp vai tăng cảm giác, cơ co cứng, có điểm đau ở dưới mỏm quạ

- Có thể có rối loạn dinh dưỡng bàn tay

2. Cận lâm sàng: XQ, siêu âm, MRI, CT - scaner

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Giai đoạn cấp:

Ngừa biến dạng bằng cách đặt tư thế tốt: Nâng đỡ cánh tay, cẳng tay khi ngồi, kê gối

cánh tay, cẳng tay khi nằm

2. Giai đoạn bán và mãn:

- Giảm đau, giảm co thắt cơ: Chiếu đèn hồng ngoại, siêu âm điều trị, hoặc sóng ngắn,

điện phân, điện xung

- Ngừa teo cơ: Bài tập vận động khớp vai, trượt khớp

- Tăng sức mạnh cơ: Tập vận động đề kháng khớp vai bằng tạ hoặc lò xo....

- Duy trì tầm độ vận động khớp: Vận động chủ động tự do khớp vai, tập kéo ròng rọc,

tập với gậy.......

- Gia tăng tầm độ vận động khớp: Bài tập vận động kéo dãn thụ động khớp vai

- Hướng dẫn bài tập vận động tập khớp vai:

3. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500mg 1 v x 3 lần uống (người lớn) hoặc Nymxin 1 v x 3 lần (uống)

Page 88: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Celeccoxib 200mg (hoặc Meloxicam 7,5mg) 1 v x 2 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 1-2 v x 3 lần (uống)

- Calci D hoặc Calcitriol 1/2 - 1v x 2lần (uống) hoặc Calcitriol 0,25mg 1v x 2 lần

(uống)

*****

Page 89: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẠI NÃO

I. ĐẠI CƯƠNG:

Bại não là một nhóm rối loạn thần kinh trung ương ảnh hưởng vào giai đoạn trước, trong

và sau khi sinh trước 5 tuổi. Hậu quả gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm

thần và hành vi.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Bé chậm phát triển so với tuổi về tuổi não và vận động

- Khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt

- Một số bé có dị tật kèm theo hoặc có động kinh

- Các thể bại não:

+ Thể co cứng: Người co cứng, tay co, chân duỗi, cử động khối chứ không có cử

động từng khớp

+ Thể múa vờn:

+ Thể thất điều: Đứng ngồi không vững, trương lực cơ giảm

2. Cận lâm sàng:

- Điện não đồ

- Đo thính lực

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Tập vận động:

Các bài tập vận động được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bại não

và phải tuân thủ theo thứ tự các mốc phát triển vận động thô.

2. Luyện tập theo các mốc phát triển:

Kiểm soát đầu cổ - Lẩy - Ngồi - Quỳ - Bò - Đứng - Đi - Chạy

3. Kỹ thuật tạo thuận kiểm soát đầu cổ:

- Tạo thuật vận động các khớp ở tư thế nằm ngửa

- Tạo thuận nâng đầu tư thế nằm sấp: Dùng gối tròn, bờ xiên, nâng đầu bằng tay

- Tạo thuận gập đầu cổ tư thế nằm ngửa: Bằng bằng tay, nằm võng

- Tạo thuận lăn, lật

Page 90: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

4. Kỹ thuật điều chỉnh các tư thế bất thường:

- Phản xạ thu hồi gập

- Phản xạ duỗi chéo

- Phản xạ bật duỗi

- Phản xạ trương lực cổ bất đối xứng và đối xứng

- Phản xạ mê đạo trương lực sấp, ngửa

- Phản xạ nâng đỡ hữu hiệu

- các phản ứng thăng bằng cac tư thế.

5. Thuốc:

- Tăng tuần hoàn não:

+ Hoạt huyết dưỡng não: 1 v x 3 lần (uống)

+ Piracetam 0,8g 1 v x 2 lần hoặc Piracetam 0,4g 1 v x 2 lần (uống)

- Vitamin:

+ Calci D 1/2 v x 2 lần hoặc 1 v x 2 lần (uống)

+ Calcium stada 5ml 1/2 ống x 2 lần hoặc 1 ống x 2 lần (uống)

+ Vitamin 3B 1 v x 2 lần (uống)

*****

Page 91: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỎNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

Bỏng là tai nạn ngoại khoa do nhiệt, lạnh tác dụng lên da quá sức chịu đựng của da

làm cho da bi bỏng, bỏng nặng nhẹ tùy theo nhiệt. Hậu quả nghiêm trọng có thể tử vong

hoặc tàn phế

II. CHẨN ĐOÁN:

Triệu chứng lâm sàng:

- Phỏng độ 1 - 2 - 3

- Đau, rát

- Khô cứng hoặc rỉ dịch

- Da sần sùi, sẹo lồi, co rút, biến dạng ở vùng khớp

- Giới hạn tầm độ vận động khớp

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Đối với người bệnh bỏng độ 1 - 2 diện tích rộng:

Tập theo tầm độ vận động

Tập chủ động duy trì lực cơ

2. Đối với người bệnh có tổng trạng kém nằm tại giường:

- Trong 24 giờ đầu:

+ Giữ tư thế đúng trên giường

+ tập thở sâu và ho có hiệu quả, nếu người bệnh nhiều đàm dãi: vỗ nhẹ lồng nhực

nhưng tránh vùng bỏng.

- Sau 48 giờ

+ Khuyến khích người bệnh ngồi dậy ngàu 3 - 4 lần

+ Tập thở và ho

+ Vận động thụ động và chủ động nhẹ nhàng và khuyến khích người bệnh đi càng

sớm càng tốt

- Sau một tuần:

Nếu người bệnh được băng kính kết hợp lúc thay băng cho ngu72i bệnh cử động các

khớp

Page 92: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

3. Khi vết bỏng sâu, lâu lành da hoàn tàn để lại sẹo cứng:

- Kết hợp vận động trị liệu với Massager nhưng rất cẩn thận vùng da non.

- Nếu sẹo dày cứng có thể kết hợp siêu âm điều trị làm mềm sẹo

4. Đặt tư thế tránh co rút:

Một vài vùng cơ thể đặc biệt chú ý giữ tư thế đúng như: Vùng cổ, ngực, cột sống,

vùng nách, khuỷu, cổ bàn ngón tay, háng, gối, cổ bàn chân và vận động các khớp tránh co

rút

5. Người bệnh bỏng chi dưới:

Người bệnh bỏng chi dưới phải băng cao su từ bàn chân tới háng (băng thun) khi di

chuyển để tránh cảm giác kim châm và chảy máu. Băng cao su phải được hấp vô trùng và

sử dụng riêng từng người bệnh

6. Trường hợp có liệt cơ do tổn thương thần kinh dùng:

- Kích thích điện

- Điện châm

7. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500mg 1 v x 3 lần (uống)

+ Nymxin 1 v x 3 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 250mg 2 v x 2 lần (uống)

- Vitamin C 0,5g 1 v x 2 lần (uống)

- Vitamin E 400UI 1 v x 2 lần (uống)

*****

Page 93: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG CỘT

SỐNG

I. ĐẠI CƯƠNG:

Chấn thương cột sống là chấn thương rất nặng, gây ảnh hưởng lên bộ máy nâng đỡ vận

động tương ứng, ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý người bệnh.

II. ĐẠI CƯƠNG:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Chấn thương cột sống không liệt tủy:

+ Đau, tăng khi xoay trở sai tư thế, lan 2 bên theo rễ thần kinh

+ Cứng cột sống

+ Co cơ cạnh cột sống

+ Gù

- Chấn thương cột sống gây liệt tủy:

+ Giai đoạn đầu liệt mềm, phản xạ gân xương giảm nếu không phục hồi liệt cứng,

phản xạ tăng.

+ Chấn thương cổ liệt tứ chi

+ Chấn thương lưng - thắt lưng gây liệt hai chi dưới

+ Mất hoặc giảm cảm giác dưới vị trí tổn thương

+ Mất kiểm soát cơ vòng: Tiêu - tiểu không tự chủ

+ Đau

+ Gù

2. Cận lâm sàng: XQ - MRI

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Giai đoạn 1 (liệt mềm)

- Ngừa biến chứng hô hấp:

+ Tập thở từng thùy

+ Thở bụng có trợ giúp thùy thở ra

+ Ho có hiệu quả

- Ngừa loét da do tỳ đè:

Page 94: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Đặt tư thế tốt

+ Nằm nệm chống loét, vòng chống loét

+ Xoay trở 2 giờ / lần

- Ngừa biến dạng: Đặt tư thế tốt

- Ngừa teo cơ cứng khớp:

+ Tập vận động thụ động các khớp chi liệt

+ Tập vận động chủ động tự do chi lành

- Tập mạnh nhóm cơ đi nạng

+ Tập mạnh cơ 2 tay bằng tạ nếu liệt chi dưới

+ Tập chịu sức nặng trên hai tay bằng tảng chống tay nếu liệt chi dưới

+ Tập gồng cơ lưng - cơ bụng

- Gia tăng khả năng thay đổi tư thế có sự trợ giúp, cải thiện chức năng sinh hoạt: Tập

lăn lật, nghiêng, ngồi...

- Tái lập thăng bằng tĩnh - động ở vị thế ngồi

- Phục hồi chức năng bàn tay nếu liệt 4 chi:

+ Tập cầm nắm từ vật lớn đến bé

+ Chiếu đèn hồng ngoại

+ Kích thích điện (từng điểm vận động cơ hoặc nhóm cơ)

2. Giai đoạn 2 (liệt cứng)

- Tâm lý: Chào hỏi động viên người bệnh

- Giảm đau các khớp liệt: Hồng ngoại

- Ức chế trương lực cơ: Tập quỳ, bò, tập đứng với bàn xiên quay

- Đề phòng loét: Hướng dẫn người bệnh tự xoay trở và chăm sóc vùng loét nếu có

- Gia tăng thăng bằng động ở mọi tư thế: Tập bài tập thăng bằng với banh, tập trên

nệm...

- Gia tăng khả năng thay đổi vị thế, dịch chuyển và di chuyển:

+ Tập ngồi - đứng, quỳ

+ Tập các chức năng từ giường qua xe lăn và ngược lại

+ Tập đứng - đi (có nẹp) trong thanh song song, ngoài thanh song song

+ Tập đi nạn, gậy...

Page 95: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Ngăn ngừa và sửa chữa biến dạng bàn chân rủ: Mang nẹp AFO, Giầy...

- Phục hồi chức năng bàn tay nếu liệt 4 chi:

+ Hoạt động trị liệu

+ Sinh hoạt cá nhân tái lặp mặc, cởi quần áo, đánh răng.....

+ Vệ sinh cá nhân

3. Thuốc:

- Thuốc giảm đau:

+ Paracetamol 500 mg 1 v x 3 lần (uống)

+ Nymxin 1 v x 3 lần (uống)

+ Celeccoxib 200mg 1 v x 2 lần (uống)

- Thuốc giãn cơ: Mephenisin 25omg 2 v x 2 lần (uống)

- Vitamin:

+ Calci (hoặc calcitroil 0,25mg) 1 v x 2 lần (uống)

+ Vitamin 3B: 1 v x 2 lần (uống)

+ Vitamin C 0,5g 1 v x 2 lần (uống)

*****

Page 96: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU - PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

I. ĐẠI CƯƠNG:

Chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu gây tổn thương hộp

sọ và các cấu trúc khác bên trong hộp sọ. Là nguyên nhân tử vong cao, để lại nhiều di

chứng nặng nề cho người bệnh.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau đầu, nôn ói

- Tri giác: Lơ mơ, hôn mê

- Vận động: Yếu, liệt nửa người

- Hô hấp: Rối loạn nhịp thở

- Tiết niệu: Rối loạn cơ vòng (bí tiểu, tiêu, tiểu không tự chủ)

- Ngôn ngữ: Rối loạn ngôn ngữ (nói lấp, khó nói, thất ngôn)

2. Cận lâm sàng: CT Scanner

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Giai đoạn cấp:

- Mục đích: Ngăn ngừa thương tật thứ cấp

- Kỹ thuật:

+ Xoay trở thường xuyên

+ Tập thở, vỗ lưng

+ Đặt tư thế đúng

+ Vận động tập thụ động nhẹ nhàng tứ chi

2. Giai đoạn phục hồi:

- Mục đích: Phục hồi chức năng vận động và sinh hoạt

+ Chiếu đèn hồng ngoại

+ Đặt tư thế đúng

+ Tập vận động thụ động chi liệt

+ Tập vận động chủ động chi lành tiến tới tập đề kháng

+ Huấn luyện chức năng trên giường: Lăn, lật nghiêng bên lành, bên liệt, ngồi, di

chuyển từ giường qua ghế, qua xe lăn và ngược lại

Page 97: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Tập thăng bằng tư thế ngồi

+ Tập thăng bằng đứng, đi trong thanh song song, đi nạn, gây và tự do

+ Huấn luyện chức năng sinh hoạt bàn tay.

3. Thuốc:

- Kết hợp phác điều trị chấn thương sọ não khoa ngoại

+ Chống phù não

+ Chống động kinh

+ Tăng tuần hoàn não

Page 98: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VẬT LÝ TRỊ LIỆU- PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CÁC BỆNH VỀ KHỚP

(THOÁI HÓA KHỚP - THOÁI HÓA CỘT SỐNG)

I. ĐẠI CƯƠNG:

Thoái hóa khớp là quá trình mất cạn bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương

dười sụn (đĩa nệm cột sống). Qúa trình tiến triển bệnh từ từ tăng dần gây đau, biến dạng

khớp, hạn chế vận động ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng

- Đau

- Có thể giới hạn vận động của khớp

- Có thể biến dạng khớp

2. Cận lâm sàng: X quang khớp

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Thuốc:

Giảm đau:

- Celeccoxib 200mg (Meloxicam 7,5mg) 1 v x 2 lần (uống)

- Nymxin (hoặc Paracetamol 0,5g) 1 v x 3 lần (uống)

Giãn cơ:

- Mephenesin 250mg 1-2 v x 3 lần (uống)

Vitamin hỗ trợ:

- Calci (hoặc calcitriol 0,25 mg) 1 v x 2 lần (uống)

- Vitamin E 400UI 1 v x 2 lần (uống)

Thuốc chống thoái hóa khớp:

- Glucosamin sulfate 500mg (hoặc 750mg) 1 v x 2 lần (uống)

Hoặc Diacerhein 50mg 1v x 2 lần (uống)

2. Kỹ thuật vật lý trị liệu:

- Lasse chiếu ngoài

- Siêu âm trị liệu

- Sóng ngắn

Page 99: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

- Điện phân; Điện xung

- Hồng ngoại.

- Xoa bóp

- kéo cột sống

*****

Page 100: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

PHCN TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC VÁ SAU

I.ĐẠI CƯƠNG:

Tổn thương dây chằng chéo:

Do nguyên nhân thể thao chiếm 61%, gây lỏng lẻo, rách thứ phát sụng chêm, hư khớp.

Dây chằng chéo tự hư dần do tác động của dịch khớp, không thể lành bằng khâu 2 đầu.

II. PHƯƠNG PHÁP PHCN SAU MỔ

1.Tuần 1:

Tập thụ động

Tập tăng dần tầm độ khớp:

- Ngồi cạnh thòng cẳng chân từ từ đở bằng chân đau.

- Nằm sắp treo cẳng chân 5 phút

- Ngồi chân thẳng kê gót cao

Tập mạnh cơ: 2 lần/ ngày

- Nằm đưa thẳng chân lên 10 cái, tập co giản gân gót, cơ sau đùi.

Đấp lạnh 20 phút /2 giờ.

2. Tuần 2:

Tiếp tục tập các bài tập tuần trước.

Đánh giá lại các kết quả

Tập chịu một phần sức nặng trong nẹp.

Tăng dần khi đau xưng giảm.

Bắt đầu đạp xe tại chỗ.

3.Tuần 3:

Chịu sức nặng tăng dần, đạp xe, ngồi tựa tường với gốc 45- 90 độ

4.Tuần 4-5:

Tập thăng bằng đơn giả đứng một chân, đi tại chỗ, bơi, đi trong nước.

5. Tuần 6-7:

Tập thăng băng phước tạp đi số 8, bước lùi tại chỗ, lên xuống thang.

6. Tuần 8-12:

Đẩy tạ nhẹ, khi cơ tứ đầu đùi lấy lại 70% sức mạnh bình thường tăng dần các

động tác chịu lực.

Page 101: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

7.Tuần 13-16:

Chạy nhẹ ,tập lại các động tác của môn thể thao chuyên ngành.

* Chú ý: Trong quá trình tập nếu có xưng đau phối hợp thêm các phương pháp vật

lý trị liệu khác như: Hồng ngoại, điện sung, xoa bóp.

Page 102: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

VLTL SAU PHẨU THUẬT ĐỨT GÂN GẬP

I. ĐẠI CƯỜNG

Nhóm gân gập gồm các nhóm cơ gập chung ngón nông, gập chung ngón sâu, gập

cổ tay trụ, gập cổ tay quay, gập ngón cái dài, ngắn. Đa số cơ xuất phát từ loài cầu trong

xương cánh tay, thường do thần kinh giữa và thần kinh trụ chi phối.

Đứt gân gập là do vết cắt trực tiếp vào nhóm gân gập ở mặt trước cẳn tay và bàn

tay, nguyên nhân thường do vết chém bằng dao, mãnh kính có thể kèm theo đức mạch

máu và thần kinh.

II. PHƯƠNG PHÁP VLTL

1. Giai đoạn 1 từ 0-3 tuần:

Sau phẩu thuật bệnh nhân được mang nẹp hậu phẩu và băng kính lại trong vòng 5

ngày. Cổ tay và ngón tay bệnh nhân luôn ở vị thê gập bảo vệ sau 5 ngày tháo băng nẹp,

tập vật lý trị liệu, sau đó tiếp tục mang nẹp (nẹp mang suốt, ngoại trừ làm vệ sinh và tập

luyện)

- Phương thức điều trị: Nhiệt nóng sau khi cắt chi trong tư thế tay được nâng cao,

vuốt về giảm xưng di động mô mềm ở phần bụng cơ gập mặt trước cẳn tay Massage sẹo

nhẹ nhàn tránh kết dính.

- Tập vận động: Bệnh nhân mang nẹp vận động thụ đông là chính, đặc biệt là

nhóm cơ gập.

+ Gập thụ động khớp bàn đốt tới 90 độ, sau đó duỗi chủ động khớp bàn đốt và liên

đốt trong giới hạn của nẹp.

+ Gập thụ động khớp liên đốt sau đó duỗi chủ động các khớp liên đốt trong nẹp.

+ Nằm thụ động sau đó duỗi chủ động các ngón.

-Từ tuần 3 trở đi bệnh nhân bắt đầu mang nẹp bản lề cổ tay STRI CKLAND

- Nằm thụ động với duỗi cổ tay chủ động, bệnh nhân giữ vị thế này nhẹ nhàng

trong 5 giây và cho phép cổ tay thư giãn gập trở lại và duỗi thẳng các ngón trong tư thế

cổ tay vẫn gập.

2. Giai đoạn 2: Từ tuần 4 – 5 tuần

- Phương thức điều trị:

+ Túi nóng trong tư thế nâng cao.

Page 103: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

+ Nóng lạnh xen kẻ.

+ Di động mô mềm

+ Cọ sẹo

+ Di động khớp(trượt khớp): khớp cổ tay và bàn đốt

+ Vận động tập: Giai đoạn này bệnh nhân mang nẹp không liên tục.

Tiếp tục bài tập gập thụ động các ngón:

• Gập cổ tay với ngón tay duỗi tới trung tính.

• Duỗi thụ động liên đốt gần nhẹ nhàng với khớp cổ tay và khớp bàn đốt gập.

• Tăng tiến duỗi thụ động khớp liên đốt gần với cổ tay duỗi tới trung tính và chỉ khớp bàn

đốt gập.

+ Tuần thứ 5: Tập tăng tiến với vận động chủ động

Gập khớp liên đốt trong khi duỗi chủ động khớp bàn đốt và sau đó dưỡi các ngón

Gập chủ động cổ tay và dần dần tăng duỗi tới trung tính với tay giữ gập.

Bài tập kéo giãn thụ động lên khớp liên đốt.

3. Giai đoạn 3:Tuần 6 – 12 tuần

- Phương thức trị liệu:

+ Điều trị: Siêu âm.

+ Di động mô mềm.

+ Massage sẹo/ giảm kết dính.

+ Trượt khớp.

+ Bỏ nẹp lung bàn tay.

-Vận động tập: Tiếp tục duỗi thụ động các khớp liên đốt gần hết tầm độ.

Gia Tăng gập chủ động khớp bàn đốt và liên đốt.

Gập duỗi chủ động khớp cổ tay hết tầm.

Lực kháng nhẹ trong động tác cầm nắm: Bóp bông bảng.

- Tuần 7: Tiếp tục tập như tuần 6, tập đề kháng băng tay bởi KTV cho khớp cổ tay, với

lực đề kháng nhẹ cho động tác cầm nắm.

- Tuần 8: ROM trong giới hạn bình thường ơ bàn tay và cổ tay. Bài tập tăng tiến dần lực

cản.

- Tuần 12: Bài tập kháng cản nặng và sử dụng bàn tay trong công việc hàng ngày

Page 104: III/- XỬ TRÍ:medicbaclieu.info/admin/upload/vanban/tailieu/yhct 2017.docx · Web viewDo người bệnh sợ quá hoặc cơ thể suy nhược dễ xúc cảm. Cũng có thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phác đồ điều trị Bệnh viện YHCT Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Phác đồ điều trị Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bạc Liêu.