26
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 230 /QĐ-PTTHII Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chính quy (hiệu chỉnh, bổ sung) Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II Căn cứ Quyết định số 709/QĐ-TNVN ngày 09/4/2012 của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II; Căn cứ Quyết định số 487/QĐ-TNVN ngày 23/5/2008 của Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam về việc quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ cho các đơn vị khối Trường đào tạo thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng; Xét đề nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chuẩn đầu ra các ngành đào tạo cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính quy (hiệu chỉnh, bổ sung) của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (có văn bản kèm theo). Điều 2. Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo được công bố công khai và được tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ h àng năm đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của người sử dụng lao động . Các chuẩn đầu ra này thay thế cho các chuẩn đầu ra được ban hành trước đó. Điều 3. Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường các đơn vị trực thuộc Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như Điều 3; - Đăng Website; - Lưu: VT, TCCB. Kim Ngọc Anh

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … fileBan hành kèm theo Quyết định này chuẩn đầu ra các ngành đào tạo cao đẳng và trung

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 230 /QĐ-PTTHII Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo cao đẳng,

trung cấp chuyên nghiệp chính quy (hiệu chỉnh, bổ sung)

Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II

HIỆU TRƯỞNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

Căn cứ Quyết định số 709/QĐ-TNVN ngày 09/4/2012 của Tổng Giám đốc

Đài Tiếng nói Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II;

Căn cứ Quyết định số 487/QĐ-TNVN ngày 23/5/2008 của Tổng Giám đốc

Đài Tiếng nói Việt Nam về việc quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán

bộ cho các đơn vị khối Trường đào tạo thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng;

Xét đề nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Cao đẳng Phát

thanh - Truyền hình II,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chuẩn đầu ra các ngành đào tạo

cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính quy (hiệu chỉnh, bổ sung) của

Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (có văn bản kèm theo).

Điều 2. Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo được công bố công khai và

được tiến hành rà soát, điều chỉnh và bổ sung định kỳ hàng năm đáp ứng

kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội và của người sử dụng lao động .

Các chuẩn đầu ra này thay thế cho các chuẩn đầu ra được ban hành trước

đó.

Điều 3. Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường và các đơn vị

trực thuộc Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như Điều 3;

- Đăng Website;

- Lưu: VT, TCCB.

Kim Ngọc Anh

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG

PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHẦN 1:

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

Theo hệ đào tạo niên chế

(Ban hành kèm theo Quyết định số 230 /QĐ-PTTHII

ngày 18 /10/2013 của Hiệu trưởng Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II)

I. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH BÁO CHÍ

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Báo chí.

Tiếng Anh: Journalism.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Báo chí phát thanh - truyền hình.

Tiếng Anh: Radio and Television Journalism.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm vững một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về khoa học xã

hội và nhân văn.

Nắm vững kiến thức và nghiệp vụ cơ bản về báo chí.

Có năng lực thực hiện tác phẩm báo chí phát thanh, truyền hình thuộc

nhiều thể loại khác nhau.

Am hiểu quy trình công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh, truyền

hình.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp: Có khả năng biên

tập, sản xuất các thể loại phát thanh, truyền hình từ đơn giản đến phức

tạp: tin, phỏng vấn, phóng sự, sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp,

chương trình truyền hình trực tiếp… Khai thác thành thạo các thiết bị sản

xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được những vấn đề thông thường

khi tác nghiệp báo chí phát thanh, truyền hình.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng tiếp xúc được với các đối tượng thuộc các

thành phần xã hội khác nhau để thuyết phục đối tượng đồng ý trả lời

phỏng vấn và cung cấp thông tin; có khả năng thiết lập và duy trì các mối

quan hệ cần thiết trong hoạt động báo chí (công tác phối hợp trong và

ngoài cơ quan báo chí).

Làm việc theo nhóm: Có khả năng phối hợp các cá nhân hoạt động theo ê

kíp, điều hành ê kíp hoạt động tại hiện trường có hiệu quả.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ B hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có nhận thức đúng đắn về nghề báo.

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.

Có nhận thức đúng đắn về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân

của nhà báo (hoạt động chính trị, hoạt động tự do trong khuôn khổ hiến

pháp và pháp luật).

5.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

Tiếp cận nhanh các phương tiện và quy trình công nghệ trong lĩnh vực

thông tin đại chúng

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng cập nhật kiến thức về khoa học xã hội – nhân văn nói chung

và báo chí nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình hoạt động báo chí.

Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Phóng viên, biên tập viên, nhân viên truyền thông (làm việc chính thức

hoặc cộng tác viên) tại các đài phát thanh - truyền hình, các cơ quan báo chí, các

cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí - truyền thông.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học và tiếp tục học sau đại

học ngành Báo chí - Truyền thông.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Báo chí của Bộ Giáo dục -

Đào tạo.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn TPHCM.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Hà Nội.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Báo chí của Trường Cao đẳng Phát

thanh - Truyền hình I.

Website của Hội nhà báo Việt Nam: www.vja.org.vn

Diễn đàn báo chí Việt Nam www.vietnamjournalism.com

Một số tài liệu giảng dạy của các trường đại học báo chí của Pháp, Thụy

Điển, Đức.

II. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG

A. CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền thông.

Tiếng Anh: Electronics and Communication Engineering Technology.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ phát thanh - truyền hình.

Tiếng Anh: Broadcasting Technology.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm và hệ thống được khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm những

học phần lý luận chính trị, toán học, vật lý, ngoại ngữ, giáo dục thể chất,

giáo dục quốc phòng và một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình .v.v.

Nắm vững các kiến thức cốt lõi về cấu kiện điện tử, mạch điện, điện tử

tương tự, điện tử số, kỹ thuật thông tin điện tử, kỹ thuật vi điều khiển, quá

trình xử lý tín hiệu và truyền số liệu.

Hiểu rõ nguyên lý thông tin vô tuyến điện trong lĩnh vực phát thanh

truyền hình, sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động các thiết bị điện tử dân

dụng ngành phát thanh truyền hình như máy thu thanh, máy thu hình, máy

tăng âm và bàn trộn, máy ghi âm, ghi hình.

Am hiểu hệ thống thiết bị phát thanh, truyền hình và quy trình công nghệ

sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp:

- Khai thác và sử dụng hệ thống thiết bị phát thanh, truyền hình.

- Khai thác và sử dụng các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh.

- Thu âm và dựng các chương trình phát thanh.

- Quay và dựng các chương trình truyền hình.

- Thực hiện truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.

- Khắc phục các sự cố trong các thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị chuyên

ngành phát thanh truyền hình.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được các vấn đề thông thường khi

tác nghiệp kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

Ngoại ngữ chuyên ngành: Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng

tiếng Anh.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp xã hội, thiết lập và duy trì mối

quan hệ với các đối tượng, thành phần xã hội khác nhau trong lĩnh vực

truyền thông nói chung cũng như trong ngành phát thanh truyền hình nói

riêng.

Làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với

các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả

và hội nhập trong môi trường quốc tế.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ B hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong

công tác được phân công.

Hiểu biết về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm

công tác phát thanh truyền hình.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước.

5.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo và tư duy hệ thống.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về khoa học kỹ thuật

nói chung và công nghệ phát thanh truyền hình nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình tác nghiệp kỹ thuật.

Có khả năng tiếp cận nhanh các phương tiện kỹ thuật và quy trình công

nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các đài phát thanh - truyền hình, thông tấn

xã và các cơ quan báo chí.

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các công ty truyền thông, hãng phim, công

ty điện tử viễn thông tin học, công ty điện tử phát thanh truyền hình.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Công nghệ Kỹ

thuật Điện tử Truyền thông.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung giáo dục cao đẳng, đại học ngành Kỹ thuật Điện tử

của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền

thông của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Học Viện

Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh.

B. CHUYÊN NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ MẠNG

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền thông.

Tiếng Anh: Electronics and Communication Engineering Technology.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Viễn thông và mạng.

Tiếng Anh: Telecommunication and Networking.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm và hệ thống được khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm những

học phần lý luận chính trị, toán học, vật lý, ngoại ngữ, giáo dục thể chất,

giáo dục quốc phòng và một số kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình .v.v.

Nắm vững các kiến thức cốt lõi về cấu kiện điện tử, mạch điện, điện tử

tương tự, điện tử số, kỹ thuật thông tin điện tử, kỹ thuật vi điều khiển.

Nắm và hệ thống kiến thức tổng quát về viễn thông bao gồm các quá trình

xử lý tín hiệu, thông tin di động, lý thuyết thông tin, các kỹ thuật truyền

dẫn trong mạng viễn thông, các tiêu chuẩn về viễn thông của Việt Nam và

quốc tế.

Có kiến thức nền tảng về xây dựng hạ tầng mạng lõi dựa trên công nghệ

của Cisco, quản trị mạng trên hệ điều hành Microsoft, lập trình mạng trên

các môi trường phát triển phần mềm như VC++, JBuilder, Visual

Studio.net.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp:

- Phân tích, tổng hợp, sửa chữa cơ bản mạch điện tử, viễn thông.

- Khai thác, sử dụng và vận hành các thiết bị viễn thông trong công tác

triển khai, lắp đặt, vận hành hạ tầng mạng viễn thông.

- Triển khai dịch vụ viễn thông và các phương thức bảo mật hệ thống.

- Phân tích và xử lý các sự cố kỹ thuật vừa và nhỏ trong hệ thống thiết bị

viễn thông.

- Nghiên cứu, tiếp cận với các thiết bị điện tử và hệ thống viễn thông mới

hướng tới mục tiêu cải tiến và thiết kế mới.

- Lắp đặt, vận hành, nâng cấp hệ thống mạng máy tính, các thiết bị mạng.

- Thiết kế, triển khai và quản trị hệ thống mạng.

- Lập trình, xây dựng một số ứng dụng trên mạng máy tính.

- Thiết kế, xây dựng, quản trị các website.

- Tiếp cận các công nghệ mới về mạng máy tính.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được các vấn đề thông thường khi

tác nghiệp trong lĩnh vực viễn thông và mạng.

Ngoại ngữ chuyên ngành: Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng

tiếng Anh.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp xã hội, thiết lập và duy trì mối

quan hệ với các đối tượng, thành phần xã hội khác nhau trong lĩnh vực

truyền thông nói chung cũng như trong ngành điện tử, viễn thông và tin

học nói riêng.

Làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với

các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả

và hội nhập trong môi trường quốc tế.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ B hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong

công tác được phân công.

Hiểu biết về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm

công tác truyền thông.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước.

5.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo và tư duy hệ thống.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về khoa học kỹ thuật

nói chung và kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ thông tin nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình tác nghiệp kỹ thuật.

Có khả năng tiếp cận nhanh các phương tiện kỹ thuật và quy trình công

nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực viễn thông.

Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực công nghệ thông tin.

Các doanh nghiệp có sử dụng nguồn nhân lực thiết kế, triển khai và quản

trị hệ thống mạng.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Công nghệ Kỹ

thuật Điện tử Truyền thông.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung giáo dục cao đẳng, đại học ngành Kỹ thuật Điện tử

của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Học Viện

Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh.

III. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Tin học ứng dụng.

Tiếng Anh: Applied Information Technology.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Tin học truyền thông đa phương tiện; Phần cứng và mạng

máy tính.

Tiếng Anh: Multimedia Information & Communication Technology;

Hardware and networking.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Yêu cầu về kiến thức:

Hiểu rõ và vận dụng tốt những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững một cách có hệ

thống kiến thức cơ bản phù hợp với trình độ cao đẳng về toán, lý, tin học,

lập trình cơ bản.

Có các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông, mạng

máy tính, kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu, kỹ thuật lập trình, phân tích

và thiết kế hệ thống thông tin.

Nắm vững kiến thức cơ sở ngành làm nền tảng cho việc học các kiến thức

cao hơn và sâu hơn.

Nắm vững kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin và truyền

thông đa phương tiện: lập trình web, quản trị mạng, xử lý đồ họa, sản xuất

chương trình phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp:

- Ứng dụng nhuần nhuyễn xử lý đồ họa trong việc làm chương trình

truyền hình, thiết kế website.

- Có khả năng tốt trong việc ứng dụng tin học trong sản xuất chương trình

phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình.

- Có khả năng thiết kế website cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Có thể lập trình các phần mềm ứng dụng đơn giản.

- Có khả năng quản trị, khai thác và xử lý sự cố mạng máy tính ngang

hàng ở mô hình vừa và nhỏ.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được những vấn đề thông thường

trong công việc.

Anh văn chuyên ngành: Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng

tiếng Anh.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp xã hội, có khả năng thuyết trình.

Làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với

các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Biết cách tổ chức và liên kết các hoạt động tập thể.

Có kỹ năng lập kế hoạch công tác và quản lý thời gian cá nhân.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học văn phòng.

5. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có nhận thức đúng đắn và ý thức đạo đức về nghề nghiệp.

Hiểu được vị trí và trách nhiệm trong công tác được phân công.

Có nhận thức đúng đắn về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ của công

dân.

5.2 Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học và sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thể hiện

đạo đức và tác phong phù hợp với ngành nghề. Có thái độ trung thực với

đồng nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau.

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc:

Có khả năng tự nghiên cứu và học hỏi để nâng cao chuyên môn, nghiệp

vụ phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Năng động, sáng tạo, biết đúc kết kinh nghiệm trong công việc để nghiên

cứu, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực của mình.

Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

Nhân viên làm việc tại các đài phát thanh, đài truyền hình, các công ty

truyền thông, công ty phần mềm, các công ty lắp ráp và phân phối thiết bị

tin học, công ty thiết kế website, xử lý đồ họa.

Quản trị mạng tại các công ty và xí nghiệp.

Nhân viên quản lý, bảo trì phòng máy tính ở các trường học, doanh

nghiệp và các cơ quan hành chính.

Nhân viên bán hàng kỹ thuật về các thiết bị mạng, giải pháp mạng máy

tính.

Giảng dạy tin học tại các trường phổ thông và trung tâm tin học.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Công nghệ

Thông tin ở một số trường đại học tại Tp.HCM như đại học Tôn Đức Thắng, đại

học Khoa học Tự nhiên, đại học Sài Gòn, đại học Công nghiệp Thực phẩm,…

Trong tương lai sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng có thể học liên thông lên

đại học tại Trường khi trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II được nâng

cấp lên Đại học.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo.

Chương trình khung giáo dục Đại học ngành Công nghệ Thông tin của Bộ

Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo Tin học truyền thông đa phương tiện của Trường

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Khoa học

Tự nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Hoa Sen.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Kỹ thuật

Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Cao đẳng Công nghệ

Thông tin Thành Phố Hồ Chí Minh.

PHẦN 2:

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC CAO ĐẲNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

Theo hệ đào tạo tín chỉ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 230 /QĐ-PTTHII

ngày 18 /10/2013 của Hiệu trưởng Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II)

I. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH BÁO CHÍ

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Báo chí.

Tiếng Anh: Journalism.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Báo chí phát thanh - truyền hình.

Tiếng Anh: Radio and Television Journalism.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm vững một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về khoa học xã

hội và nhân văn.

Nắm vững kiến thức và nghiệp vụ cơ bản về báo chí.

Có năng lực thực hiện tác phẩm báo chí phát thanh, truyền hình thuộc

nhiều thể loại khác nhau.

Am hiểu quy trình công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh, truyền

hình.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp: Có khả năng biên

tập, sản xuất các thể loại phát thanh, truyền hình từ đơn giản đến phức

tạp: tin, phỏng vấn, phóng sự, sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp,

chương trình truyền hình trực tiếp… Khai thác thành thạo các thiết bị sản

xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được những vấn đề thông thường

khi tác nghiệp báo chí phát thanh, truyền hình.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng tiếp xúc được với các đối tượng thuộc các

thành phần xã hội khác nhau để thuyết phục đối tượng đồng ý trả lời

phỏng vấn và cung cấp thông tin; có khả năng thiết lập và duy trì các mối

quan hệ cần thiết trong hoạt động báo chí (công tác phối hợp trong và

ngoài cơ quan báo chí).

Làm việc theo nhóm: Có khả năng phối hợp các cá nhân hoạt động theo ê

kíp, điều hành ê kíp hoạt động tại hiện trường có hiệu quả.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ B hoặc tương đương.

6. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có nhận thức đúng đắn về nghề báo.

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.

Có nhận thức đúng đắn về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân

của nhà báo (hoạt động chính trị, hoạt động tự do trong khuôn khổ hiến

pháp và pháp luật).

5.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

Tiếp cận nhanh các phương tiện và quy trình công nghệ trong lĩnh vực

thông tin đại chúng

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng cập nhật kiến thức về khoa học xã hội – nhân văn nói chung

và báo chí nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình hoạt động báo chí.

Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Phóng viên, biên tập viên, nhân viên truyền thông (làm việc chính thức

hoặc cộng tác viên) tại các đài phát thanh - truyền hình, các cơ quan báo chí, các

cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí - truyền thông.

8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học và tiếp tục học sau đại

học ngành Báo chí - Truyền thông.

9. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung giáo dục đại học ngành Báo chí của Bộ Giáo dục -

Đào tạo.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn TPHCM.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn Hà Nội.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Báo chí của Trường Cao đẳng Phát

thanh - Truyền hình I.

Website của Hội nhà báo Việt Nam: www.vja.org.vn

Diễn đàn báo chí Việt Nam www.vietnamjournalism.com

Một số tài liệu giảng dạy của các trường đại học báo chí của Pháp, Thụy

Điển, Đức.

II. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền thông.

Tiếng Anh: Electronics and Communication Engineering Technology.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Công nghệ phát thanh - truyền hình.

Tiếng Anh: Broadcasting Technology.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

3. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm được những kiến thức cơ bản của một số học phần khoa học tự nhiên

như Toán cao cấp, Vật lý; có trình độ tin học cơ bản, anh văn cơ bản, anh

văn chuyên ngành Công nghệ Phát thanh Truyền hình và một số kiến thức

về khoa học xã hội như kỹ năng giao tiếp, tiếng Việt thực hành, pháp luật

đại cương, logic học đại cương.

Hiểu được vai trò của hệ thống phát thanh truyền hình và nhu cầu của xã

hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật điện tử như linh kiện

điện tử, kỹ thuật điện cơ bản, kỹ thuật đo, điện tử tương tự, điện tử số, kỹ

thuật vi xử lý, kỹ thuật thông tin điện tử .v.v.

Hiểu và trình bày được sơ đồ khối hệ thống phát thanh truyền hình.

Hiểu và trình bày được sơ đồ khối, nguyên lý cấu tạo các thiết bị phát

thanh truyền hình như máy ghi âm, ghi hình; máy tăng âm, bàn trộn; máy

thu thanh; máy thu hình; máy phát thanh; máy phát hình .v.v.

Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất chương trình phát thanh, quy

trình sản xuất chương trình truyền hình và các công tác kỹ thuật trong quy

trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp:

- Khai thác và sử dụng hệ thống thiết bị phát thanh, truyền hình.

- Khai thác và sử dụng các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh.

- Thu âm và dựng các chương trình phát thanh.

- Quay và dựng các chương trình truyền hình.

- Thực hiện truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.

- Khắc phục các sự cố trong các thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị

chuyên ngành phát thanh truyền hình.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được các vấn đề thông thường khi

tác nghiệp kỹ thuật phát thanh, truyền hình.

Ngoại ngữ chuyên ngành: Có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng

tiếng Anh.

4.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp xã hội, thiết lập và duy trì mối

quan hệ với các đối tượng, thành phần xã hội khác nhau trong lĩnh vực

truyền thông nói chung cũng như trong ngành phát thanh truyền hình nói

riêng.

Làm việc theo nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với

các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả

và hội nhập trong môi trường quốc tế.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ B hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

5.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong

công tác được phân công.

Hiểu biết về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm

công tác phát thanh truyền hình.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước.

5.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo và tư duy hệ thống.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

5.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về khoa học kỹ thuật

nói chung và công nghệ phát thanh truyền hình nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình tác nghiệp kỹ thuật.

Có khả năng tiếp cận nhanh các phương tiện kỹ thuật và quy trình công

nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các đài phát thanh - truyền hình, thông tấn

xã và các cơ quan báo chí.

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các công ty truyền thông, hãng phim, công

ty điện tử viễn thông tin học, công ty điện tử phát thanh truyền hình.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Công nghệ Kỹ

thuật Điện tử Truyền thông.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung giáo dục cao đẳng, đại học ngành Kỹ thuật Điện tử

của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền

thông của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Học Viện

Công nghệ Bưu Chính Viễn Thông Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Tôn Đức Thắng Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình đào tạo Đại học ngành Điện tử Viễn thông của Trường Đại

học Sài Gòn.

III. CHUẨN ĐẦU RA CAO ĐẲNG NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

1. Tên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Tin học ứng dụng.

Tiếng Anh: Applied Information Technology.

Tên chuyên ngành đào tạo:

Tiếng Việt: Tin học truyền thông đa phương tiện.

Tiếng Anh: Multimedia Information & Communication Technology.

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Yêu cầu về kiến thức:

Hiểu rõ và vận dụng tốt những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững một cách có hệ

thống kiến thức cơ bản phù hợp với trình độ cao đẳng về toán, lý, tin học,

lập trình cơ bản.

Có các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông, cấu trúc

dữ liệu, kỹ thuật lập trình, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.

Nắm vững kiến thức mảng phần cứng và mạng máy tính: Xử lý sự cố

phần cứng, cấu hình thiết bị mạng, quản trị mạng, an toàn mạng.

Nắm vững kiến thức cơ sở ngành làm nền tảng cho việc học các kiến thức

cao hơn và sâu hơn.

Nắm vững kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông

đa phương tiện: lập trình web, xử lý đồ họa, sản xuất chương trình phát

thanh, sản xuất chương trình truyền hình, quay camera.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1 Kỹ năng cứng:

Có khả năng tốt trong việc ứng dụng tin học trong sản xuất chương trình

phát thanh, sản xuất chương trình truyền hình.

Có thể quay camera một cách chuyên nghiệp phục vụ trong lĩnh vực

truyền hình, phim ảnh.

Ứng dụng nhuần nhuyễn xử lý đồ họa trong việc làm chương trình truyền

hình, thiết kế website.

Có khả năng thiết kế website cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có thể lập trình các phần mềm ứng dụng đơn giản.

Phát hiện và xử lý tốt các sự cố thường gặp về phần cứng và mạng máy

tính.

Có khả năng quản trị, khai thác mạng máy tính ngang hàng ở mô hình vừa

và nhỏ.

4.2 Kỹ năng mềm:

Có khả năng giao tiếp xã hội, khả năng thuyết trình, làm việc độc lập và

theo nhóm.

Biết cách tổ chức và liên kết các hoạt động tập thể.

Có kỹ năng lập kế hoạch công tác và quản lý thời gian cá nhân.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B hoặc tương đương.

5. Yêu cầu về thái độ:

Tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước.

Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, trách

nhiệm với cộng đồng.

Có tác phong làm việc năng động, khoa học và sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thể hiện

đạo đức và tác phong phù hợp với ngành nghề. Có thái độ trung thực với

đồng nghiệp và giúp đỡ lẫn nhau.

Có khả năng tự nghiên cứu và tinh thần học hỏi để nâng cao chuyên môn,

nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;

Nhân viên làm việc tại các đài phát thanh, đài truyền hình, các công ty

truyền thông, các công ty lắp ráp và phân phối thiết bị tin học, công ty

phần mềm, công ty thiết kế website, xử lý đồ họa.

Quản trị mạng tại các trường học, công ty và xí nghiệp.

Nhân viên quản lý, bảo trì phòng máy tính ở các trường học, doanh

nghiệp và các cơ quan hành chính.

Giảng dạy tin học tại các trường phổ thông và trung tâm tin học.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;

Có khả năng học liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành Công nghệ

Thông tin ở một số trường đại học tại Tp.HCM như: đại học Khoa học Tự nhiên,

đại học Sài Gòn, đại học Công nghiệp Thực phẩm, đại học Tôn Đức Thắng…

Trong tương lai sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng có thể học liên thông lên

đại học tại Trường khi Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II được nâng

cấp lên Đại học.

8. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo.

Chương trình khung giáo dục Đại học ngành Công nghệ Thông tin của Bộ

Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo Tin học truyền thông đa phương tiện của Trường

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Khoa học

Tự nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Hoa Sen.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Đại học Kỹ thuật

Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Chương trình Cao đẳng Công nghệ Thông tin trường Cao đẳng Công nghệ

Thông tin Thành Phố Hồ Chí Minh.

PHẦN 3:

CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

BẬC TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

(Ban hành kèm theo Quyết định số 230 /QĐ-PTTHII

ngày 18 /10/2013 của Hiệu trưởng Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II)

I. CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH PHÓNG

VIÊN BIÊN TẬP PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

1. Tên ngành đào tạo: Phóng viên biên tập phát thanh truyền hình.

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp.

3. Loại hình đào tạo: Chính quy.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tốt nghiệp

trung học phổ thông, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

5. Thời gian đào tạo: 2 năm.

6. Giới thiệu chương trình:

Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Phóng viên biên tập phát

thanh truyền hình được thiết kế để đào tạo người học trở thành phóng viên, biên

tập viên trình độ trung cấp.

Với tổng khối lượng 100 đơn vị học trình, chương trình trang bị cho người

học những kiến thức và kỹ năng thực hiện tác phẩm báo chí, sản xuất chương

trình của người phóng viên, biên tập viên phát thanh - truyền hình; kiến thức và

kỹ năng vận hành hệ thống thiết bị của đài truyền thanh - truyền hình cấp cơ sở.

7. Yêu cầu về kiến thức:

Trình bày được nguyên tắc, kỹ thuật viết tin, bài và sản xuất chương trình

phát thanh, truyền hình cho các đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện,

xã.

Trình bày được kiến thức về công tác phóng viên, công tác biên tập tại các

đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện, xã.

Nêu rõ được cách sử dụng, vận hành hệ thống thiết bị chuyên ngành để

sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

8. Yêu cầu về kỹ năng:

8.1 Kỹ năng cứng:

Viết được tin, bài phục vụ cho các đài truyền thanh - truyền hình cấp

huyện, xã đạt yêu cầu về nội dung để truyền thanh, phát sóng.

Thực hiện được công tác của người phóng viên, biên tập viên khi tác

nghiệp.

Sử dụng được hệ thống thiết bị chuyên ngành phát thanh, truyền hình để

sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình cho đài truyền thanh -

truyền hình cấp huyện, xã.

8.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng tiếp xúc được với các đối tượng thuộc các

thành phần xã hội khác nhau để thuyết phục đối tượng đồng ý trả lời

phỏng vấn và cung cấp thông tin; có khả năng thiết lập và duy trì các mối

quan hệ cần thiết trong hoạt động báo chí (công tác phối hợp trong và

ngoài cơ quan báo chí).

Làm việc theo nhóm: Có khả năng phối hợp các cá nhân hoạt động theo ê

kíp.

Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề: Có khả năng xử lý được

những tình huống bất ngờ và giải quyết được những vấn đề thông thường

khi tác nghiệp báo chí phát thanh, truyền hình.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ A hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ A hoặc tương đương.

9. Yêu cầu về thái độ:

Chuyên cần trong học tập, năng động khi làm việc.

Thể hiện lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng đúng đắn các chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước vào công tác tuyên tuyền trong lĩnh vực báo chí cấp cơ

sở.

Thể hiện rõ trách nhiệm của người làm công tác phóng viên, biên tập,

lòng yêu nghề, tính trung thực, sự năng động trong công tác; tuân thủ các

chuẩn mực về đạo đức báo chí.

10. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc trong các đài phát thanh,

truyền thanh, truyền hình địa phương, các cơ quan báo chí, các cơ quan văn hóa

và một số cơ quan khác ở vị trí phóng viên, biên tập viên, nhân viên truyền

thông...

11. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia học tập liên thông cao đẳng

ngành báo chí phát thanh truyền hình.

12. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp một số nhóm ngành của của

Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn TPHCM, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Báo chí của Trường Cao đẳng Phát

thanh - Truyền hình I.

Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ phát

thanh truyền hình của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II.

Website của Hội nhà báo Việt Nam: www.vja.org.vn

Diễn đàn báo chí Việt Nam www.vietnamjournalism.com

Một số tài liệu giảng dạy của các trường đại học báo chí của Pháp, Thụy

Điển, Đức.

II. CHUẨN ĐẦU RA TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH CÔNG

NGHỆ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH

A. ÁP DỤNG CHO NĂM HỌC 2012 - 2013:

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ phát thanh truyền hình.

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp.

3. Loại hình đào tạo: Chính quy.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tốt nghiệp

trung học phổ thông, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

5. Thời gian đào tạo: 2 năm.

6. Giới thiệu chương trình:

Nội dung chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ

phát thanh truyền hình bao gồm 7 học phần chung theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, 8 học phần cơ sở về kỹ thuật điện tử, 12 học phần chuyên ngành

về thiết bị và kỹ thuật phát thanh truyền hình, 4 học phần thực tập nghề nghiệp

và một đợt thực tập tốt nghiệp. Tổng khối lượng đào tạo của chương trình là 96

đơn vị học trình.

Chương trình rèn luyện đạo đức, lòng yêu nghề, tác phong công nghiệp cho

người học; cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ

thuật điện tử nói chung và kỹ thuật phát thanh truyền hình nói riêng cũng như

khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế nghề nghiệp. Sau khi kết thúc khóa đào

tạo, người học có thể làm việc trong lĩnh vực điện tử hoặc các đài trạm phát

thanh truyền hình các cấp. Người học sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên

nghiệp ngành Công nghệ phát thanh truyền hình còn có cơ hội học tiếp lên

chương trình cao đẳng liên thông ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền

thông, chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình của Trường Cao đẳng

Phát thanh - Truyền hình II.

7. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm và hệ thống được khối kiến thức của các học phần chung theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục Quốc phòng An ninh, Giáo

dục Chính trị, Giáo dục thể chất, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục pháp luật

và Kỹ năng giao tiếp.

Nắm vững khối kiến thức cơ sở ngành kỹ thuật điện tử như linh kiện điện

tử, mạch điện tử tương tự, mạch điện tử số, kỹ thuật điện cơ bản, kỹ thuật

đo, nguyên lý thông tin vô tuyến .v.v. làm nền tảng cho việc học tập các

học phần chuyên ngành kỹ thuật phát thanh - truyền hình.

Hệ thống và trình bày được sơ đồ khối và nguyên lý vận hành các thiết bị

điện tử dân dụng ngành phát thanh truyền hình như máy phát thanh, máy

phát hình, máy thu thanh, máy thu hình, máy tăng âm và bàn trộn, máy

ghi âm, máy ghi hình.

Hiểu biết tổng quát hệ thống thiết bị phát thanh, truyền hình và quy trình

công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình.

8. Yêu cầu về kỹ năng:

8.1 Kỹ năng cứng:

Khắc phục các sự cố cơ bản trong các thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị

chuyên ngành phát thanh truyền hình.

Sử dụng, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị phục vụ công tác kỹ thuật

ngành phát thanh, truyền hình.

Thu âm và dựng các chương trình phát thanh.

Quay và dựng các chương trình truyền hình.

Thực hiện truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.

Khai thác vận hành được trạm truyền thanh truyền hình cơ sở.

Ngoại ngữ chuyên ngành: đọc hiểu tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh

mức độ cơ bản.

8.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt, thiết lập và duy trì mối quan

hệ với các đối tượng, thành phần xã hội khác nhau trong lĩnh vực truyền

thông nói chung cũng như trong ngành phát thanh truyền hình nói riêng.

Làm việc nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với các

thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ A hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ A hoặc tương đương.

9. Yêu cầu về thái độ:

9.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:.

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong

công tác được phân công.

Hiểu biết về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm

công tác phát thanh truyền hình.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước.

9.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

9.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về khoa học kỹ thuật

nói chung và kỹ thuật phát thanh truyền hình nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình tác nghiệp kỹ thuật.

Có khả năng tiếp cận các phương tiện kỹ thuật và quy trình công nghệ

mới trong lĩnh vực truyền thông.

10. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành

và đài truyền thanh huyện, thị.

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật tại các công ty truyền thông, các công ty điện

tử phát thanh truyền hình, các công ty viễn thông.

11. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Học chương trình cao đẳng liên thông ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử

truyền thông chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình của Trường

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II.

Học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện

tử truyền thông tại các trường đại học, cao đẳng khác.

12. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật

Điện tử của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Kỹ thuật Phát thanh

Truyền hình của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II ban hành

năm 2009.

B. ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2013 - 2014:

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ phát thanh truyền hình.

Tên chuyên ngành: Quay và dựng Video.

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp.

3. Loại hình đào tạo: Chính quy.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tốt nghiệp

trung học phổ thông, có đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo.

5. Thời gian đào tạo: 2 năm.

6. Giới thiệu chương trình:

Nội dung chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ

Phát thanh Truyền hình bao gồm 7 học phần chung theo quy định của Bộ Giáo

dục và Đào tạo, 10 học phần cơ sở ngành Công nghệ Phát thanh Truyền hình, 8

học phần ngành Công nghệ Phát thanh Truyền hình chuyên ngành Quay và dựng

Video, 4 học phần thực tập nghề nghiệp và một đợt thực tập tốt nghiệp. Tổng

khối lượng đào tạo của chương trình là 95 đơn vị học trình.

Chương trình rèn luyện đạo đức, lòng yêu nghề, tác phong công nghiệp cho

người học; cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ

thuật điện tử nói chung và công nghệ phát thanh truyền hình nói riêng cũng như

khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế nghề nghiệp. Sau khi kết thúc khóa đào

tạo, người học có thể làm việc tại các cơ quan truyền thông, các Đài Phát thanh

Truyền hình Trung ương và địa phương hoặc trong lĩnh vực điện tử. Người học

sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Phát thanh Truyền

hình còn có cơ hội học tiếp lên chương trình cao đẳng liên thông ngành Công

nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền thông, chuyên ngành Công nghệ Phát thanh

Truyền hình hoặc chương trình cao đẳng liên thông ngành Báo chí Phát thanh

Truyền hình của Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II và chương trình

cao đẳng liên thông ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền thông của một số

trường đại học và cao đẳng khác.

7. Yêu cầu về kiến thức:

Nắm và hệ thống được khối kiến thức của các học phần chung theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo dục Quốc phòng An ninh, Giáo

dục Chính trị, Giáo dục thể chất, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục pháp luật

và Kỹ năng giao tiếp.

Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ kỹ thuật điện tử như linh

kiện điện tử, kỹ thuật đo, mạch điện tử.

Nắm được các kiến thức cơ bản về tin, phóng sự, phỏng vấn.

Hiểu và trình bày được sơ đồ khối hệ thống phát thanh truyền hình và các

tiêu chuẩn kỹ thuật của kỹ thuật phát thanh, kỹ thuật truyền hình.

Nắm vững các kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất chương trình phát

thanh, quy trình sản xuất chương trình truyền hình, hệ thống thiết bị sản

xuất chương trình phát thanh - truyền hình.

8. Yêu cầu về kỹ năng:

8.1 Kỹ năng cứng:

Khai thác sử dụng hệ thống thiết bị và phần mềm để thực hiện các chương

trình phát thanh, chương trình truyền hình.

Quay và dựng phim thành thạo.

Thực hiện kỹ xảo truyền hình.

Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các thể loại tin, phóng sự truyền

hình.

8.2 Kỹ năng mềm:

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt, thiết lập và duy trì mối quan

hệ với các đối tượng, thành phần xã hội khác nhau trong lĩnh vực truyền

thông nói chung cũng như trong ngành phát thanh truyền hình nói riêng.

Làm việc nhóm: Có khả năng làm việc theo nhóm, phối hợp tốt với các

thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả.

Ngoại ngữ: Anh văn trình độ A hoặc tương đương.

Tin học: Tin học trình độ A hoặc tương đương.

9. Yêu cầu về thái độ:

9.1 Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân:.

Có ý thức về đạo đức nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong

công tác được phân công.

Hiểu biết về vai trò chính trị - xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm

công tác phát thanh truyền hình.

Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà

nước.

9.2 Tác phong nghề nghiệp:

Có tác phong làm việc năng động, khoa học, sáng tạo.

Có ý thức kỷ luật và tinh thần tập thể.

9.3 Khả năng cập nhật kiến thức:

Có khả năng tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về khoa học kỹ thuật

nói chung và kỹ thuật phát thanh truyền hình nói riêng.

Có khả năng cập nhật kiến thức về các lĩnh vực cần tìm hiểu trong quá

trình tác nghiệp kỹ thuật.

Có khả năng tiếp cận các phương tiện kỹ thuật và quy trình công nghệ

mới trong lĩnh vực truyền thông.

10. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Cán bộ, nhân viên kỹ thuật, kỹ thuật viên quay phim và dựng phim tại các

đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành và đài truyền thanh huyện, thị.

Kỹ thuật viên quay phim, dựng phim tại các hãng phim, công ty truyền

thông.

11. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

Học chương trình cao đẳng liên thông ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử

truyền thông chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình của Trường

Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II.

Học chương trình cao đẳng liên thông ngành Báo chí của Trường Cao

đẳng Phát thanh - Truyền hình II.

Học liên thông từ trung cấp lên cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật điện

tử truyền thông tại các trường đại học, cao đẳng khác.

12. Các chương trình, tài liệu trong nước và tài liệu chuẩn quốc tế mà nhà

trường tham khảo:

Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật

Điện tử của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Kỹ thuật Phát thanh

Truyền hình của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II ban hành

năm 2009.

Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Phóng viên Biên tập

của Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II ban hành năm 2010.

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Truyền

thông chuyên ngành Công nghệ Phát thanh Truyền hình của Trường Cao

đẳng Phát thanh - Truyền hình II ban hành năm 2012.

HIỆU TRƯỞNG

Kim Ngọc Anh