541
NHẬT KÝ THỜI CHIẾN VIỆT NAM

lichsu.hcmussh.edu.vnlichsu.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/lichsu/Tap...MụC lụC Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam như một tượng đài di sản phi

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • NHẬT KÝT H Ờ I C H I Ế N V I Ệ T N A M

  • N H I Ề U T Á C G I Ả Đ Ặ N G V Ư Ơ N G H Ư N G ( C h ủ b i ê n )

    NHẬT KÝT H Ờ I C H I Ế N V I Ệ T N A M

    4

    NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN

    Copyright @ Các tác giả, 2020

    Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự

    cho phép trước bằng văn bản của các tác giả, thân nhân tác giả và nhóm sưu tầm, biên soạn.

  • MụC lụC

    Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam như một tượng đài di sản phi vật thể ..........7

    lời thưa của nhóm sưu tầm, biên soạn và những người thực hiện bộ sách ..... 9

    T R I Ệ U B Ô N Nhật ký đi B / 23

    lời biên soạn ................................................................................................25

    Nhật ký đi B ..................................................................................................28

    N G U Y Ễ N V Ă N T H Ạ C Mãi mãi tuổi hai mươi / 179

    “Chuyện đời” của tác giả “mãi mãi tuổi 20” ..............................................181

    Mãi mãi tuổi hai mươi ...............................................................................188

    V Ũ H Ồ N G N H Ậ T Tôi là người may mắn / 369

    Một người may mắn vì đã còn sống trở về .............................................371

    Phần thứ nhất: Những ngày đầu trong quân ngũ ...................................380

    Phần thứ hai: Tham gia chống lụt tại Hà Nội năm 1971 ........................413

    Phần thứ ba: Những trang viết trên đất nước lào .................................447

    Phần thứ tư: Những ngày ác liệt tại Sảm Thông – long Chẹng ...........487

    Phần thứ năm: Hành quân về tổ quốc và vào chiến trường B ...............545

    Phần thứ sáu: Vượt qua sông Bến Hải là Quảng Trị anh hùng .............571

    Phần thứ bảy: Chốt giữ và chống địch lần chiếm vùng giải phóng ......606

    N H Ữ N G N G Ư Ờ I T H Ự C H I Ệ N

    Trần Hồng Dung (Tổ chức bản thảo và ấn hành)TS. lS. Đồng Xuân Thụ – TS. Nhà văn Phạm Việt longNhà thơ Bùi Minh Quốc – CCB. Nhà báo Ngô Văn Học

    PGS, TS. Nhà văn lê Thị Bích Hồng – ThS. Trần Trung HiếuNhà văn Chu Thị Thơm – Nhà báo Đặng Vương Hạnh

    TS. Ngô Vương Anh – TS. Trần Bách HiếuNguyễn Hương Giang – Nguyễn Thị Nguyệt Nga

    H ợ p t á c x u Ấ t b ả n

    nHÀ xuẤt bản HỘI nHÀ VĂnQuỸ “MÃI MÃI tuỔI 20”

    cLb “tRáI tIM nGƯỜI LÍnH”

    cÔnG tY cp VĂn HÓA tRuYỀn tHÔnG SỐnG

  • BỘ SÁCH NHẬT ký THỜI CHIẾN VIỆT NAM NHƯ MỘT TƯợNG ĐÀI DI SẢN PHI VẬT THể

    SAU Sự kIỆN xuất bản 2 cuốn nhật ký chiến trường nổi tiếng Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thùy Trâm của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm năm 2005, theo đề xuất của một nhóm các Cựu chiến binh và Văn nghệ sĩ, Trí thức Thủ đô Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2005, Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã ra đời, nhằm tiếp tục duy trì phong trào “Tiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi 20” của các Cựu chiến binh và thế hệ trẻ Việt Nam. Quỹ vinh dự được Nhà thơ, Cựu chiến binh Phạm Tiến Duật (1941-2007; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật) làm Chủ tịch Hội đồng Quản lý đầu tiên.

    Với tinh thần Khát vọng – Nghị lực – Cống hiến, trong 15 năm qua, bước chân của các thành viên Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã in dấu ở hầu khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa; trong những ngày kỷ niệm lịch sử, truyền thống, trở lại chiến trường xưa, hay về nguồn, kể cả sau những đợt thiên tai, lũ lụt… Bất cứ thời gian nào, ở đâu cần là đại diện của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” sẽ có mặt; để mong có thêm nhiều những ngôi Nhà tình nghĩa; để tiếng chuông “Mãi mãi tuổi 20” vang xa và ngân mãi từ Tháp Tri ân Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn…

    Sự thành công của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”, không chỉ là việc huy động số tiền xã hội hóa nhiều tỷ đồng để trao thưởng, lớn hơn thế nữa là mang tinh thần của các Anh hùng – liệt sĩ đã hy sinh xương máu trong chiến tranh, mang tình cảm của các cựu chiến binh đến với cuộc sống hòa bình hôm nay; góp phần dựng xây, vun đắp những yêu thương, lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp hơn cho cộng đồng và

    Phần thứ tám: Những ngày củng cố, huấn luyện để chuẩn bị giải phóng miền Nam ............................................................637

    l Ê V Ă N C Ổ N Nhật ký lính sinh viên / 676

    lời biên soạn ..............................................................................................678

    Nhật ký lính sinh viên ...............................................................................682

    N G U Y Ễ N T R Ầ N T H Á I Một thời lính trận / 818

    lời biên soạn ..............................................................................................820

    Một thời lính trận ......................................................................................823

    T R Ầ N k Ỳ T I Ế N Làm trai thời loạn / 882

    Đã từng chôn nhật ký xuống đất, rồi lại đào lên và viết tiếp… .............884

    làm trai thời loạn ......................................................................................887

    N G U Y Ễ N N G Ọ C k H A N H Nhật ký có lỗ thủng mảnh bom / 956

    Về cuốn sổ tay nhật ký có lỗ thủng của mảnh bom xuyên qua ..............958

    Nhật ký có lỗ thủng mảnh bom ................................................................962

    Những dòng ghi thêm của một người đồng đội (Sau khi bị chiến tranh cướp mất hồi 5 giờ sáng ngày 3-9-1974...) ......994

    T R Ầ N D U Y C H I Ế N Tây tiến viễn chinh / 996

    Từ nhật ký “Tây tiến viễn chinh” đến việc liệt sĩ Trần Duy Chiến đã vinh dự được đặt tên đường phố tại Đà Nẵng....................................998

    Như một bộ hồ sơ của văn hóa Việt .......................................................1077

  • 8 Bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam...

    lỜI THƯA CủA NHóM SƯU TẦM, BIÊN SoẠN VÀ NHữNG NGƯỜI THựC HIỆN BỘ SÁCH

    01

    THÁNG 12 NĂM 2004, vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, thay mặt một nhóm các nhà văn và cựu chiến binh, chúng tôi đã chính thức phát động Cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    ý tưởng trên đã được các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa hưởng ứng nồng nhiệt. Các tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Sống để yêu thương và dâng hiến, Gửi lại mai sau, Tài hoa ra trận,

    Nhật ký Vũ Xuân, Trở về trong giấc mơ, Tây tiến viễn chinh… chính là kết quả của cuộc phát động này. Và đó cũng là những tác phẩm tiêu biểu, cùng hàng trăm cuốn sách khác của Tủ sách Mãi mãi tuổi 20.

    Đặc biệt, việc xuất bản hai cuốn sách Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã trở thành một trong 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong năm 2005, do Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) tổ chức bình chọn. Cũng năm đó, cùng với báo Tuổi trẻ, Nhà văn Đặng Vương Hưng vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch). Năm 2012, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác nhận: Đặng Vương Hưng là Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức Cuộc vận động Sưu

    tầm và Xuất bản bộ sách Những lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam. Năm

    xã hội. Tinh thần ấy là từ ngọn lửa nhiệt huyết của các cựu chiến binh và tuổi trẻ. Tình cảm đó chỉ có thể là từ trái tim đã chạm tới và kết nối các trái tim của cả triệu người Việt Nam đã đi qua chiến tranh và yêu cuộc sống hòa bình hôm nay.

    kỷ niệm 45 năm ngày kết thúc chiến tranh, Hòa bình và Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), tiến tới kỷ niệm 15 năm ngày Truyền thống của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” (16/8/2005 – 16/8/2020), Hội đồng Quản lý Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã quyết định giao cho nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chịu trách nhiệm chính việc tổ chức Sưu tầm và Biên soạn Bộ sách quý Nhật ký thời chiến Việt Nam, gồm 4 tập, với dung lượng hàng ngàn trang, được ấn hành bằng kinh phí xã hội hóa. Đây là công trình, có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng tôi kỳ vọng: Bộ sách Nhật ký Thời chiến Việt Nam sẽ như một Tượng đài Di sản phi vật thể, mà các Anh hùng – liệt sĩ, các cựu chiến binh đã để lại dấu ấn của tâm hồn mình cho thế hệ sau. Công trình này sẽ có tác dụng thiết thực phục vụ phong trào và sự nghiệp Cách mạng; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và phát triển nhận thức xã hội; góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc...

    Bộ sách được in trang trọng, bằng giấy tốt, không nhằm mục đích kinh doanh. Bởi đây sẽ là món quà tặng vô giá và hết sức ý nghĩa, để tri ân các tập thể, cá nhân; đặc biệt là các gia đình liệt sĩ, thương binh, các cựu chiến binh cùng các bạn trẻ cả nước đã, đang và sẽ đồng hành với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”.

    Thành phố Hà Nội, mùa Xuân năm Canh Tý – 2020 Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Mãi mãi tuổi 20

    Tiến sĩ Khoa học Quân sự, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,

    Trung tướng ĐoÀN SINH HƯởNG

  • 10 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 11

    02

    Tại sao lại là nhật ký mà không phải là hồi ký hay những thể loại văn học phi hư cấu khác? Vâng, quả thực là có những người, vì nhiều lý do, mà trong suốt cuộc đời không viết một trang nhật ký, không ghi chép một trang sổ tay nào. Nhưng với nhiều người khác thì ghi nhật ký lại là một nhu cầu không thể thiếu, thậm chí lại là sự đam mê, nhất là ở thời kỳ còn ghi chép chủ yếu bằng bút mực và giấy trên sổ tay, chưa có internet, chưa có máy tính và điện thoại thông minh như thời công nghệ số hiện nay.

    Anh lính Binh nhì Nguyễn Văn Thạc, ngày 18/4/1972, đã tâm sự về điều này trong nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi:

    “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình đọc thì cuốn

    nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh dạn

    ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà sự thực họ có. Nhưng nếu nhật ký

    mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ không dám nói

    thật, nói đúng bản chất sự kiện xẩy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng

    những suy nghĩ đã nẩy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối

    kỵ khi viết nhật ký – Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự

    lừa dối lương tâm của mình – Tóm lại, tạo ra 2 con người. Người ta viết nhật ký

    có rất nhiều phương pháp. Và mỗi người tuỳ theo ý thích và sự quen thuộc của

    mình mà ghi chép. Có người chỉ thích viết ý nghĩ, có người hoàn toàn ghi những

    sự kiện nhỏ nhặt hàng ngày. Còn mình, mình không biết thế nào, có lẽ vừa ghi

    những sự kiện, vừa ghi những suy nghĩ. Nhiều lúc cũng khó mà phân biệt đâu là

    suy nghĩ, đâu là sự kiện. Và sự trộn lẫn ấy là một điều rất quý.”

    Thực ra, ghi nhật ký (kể cả của các nhà văn) không phải là làm văn, mà trước hết đó chính là cuộc đời. không có một người nào khi đặt bút viết những dòng chữ ấy lại nghĩ rằng, sau mấy chục năm nữa chúng sẽ được in thành sách và họ trở thành tác giả của nhật ký... Bởi thế, tất cả đều chân thực và sinh động đến lạ kỳ.

    2017, tổng kết Cuộc vận động Sáng tác Văn học, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ, Nhà văn Đặng Vương Hưng là một trong ba cá nhân được nhận Giải Tôn vinh đặc biệt, do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội trao tặng.

    Riêng mảng sách tư liệu về Những lá thư thời chiến Việt Nam, sau khi cho xuất bản những tập lẻ của nhiều tác giả và của riêng một số cá nhân, chúng tôi đã xuất bản Những lá thư thời chiến Việt Nam – Tuyển tập (NXB Công an Nhân dân, 2015), dày gần ngàn trang in, khổ lớn, được dư luận bạn đọc đồng thuận và đánh giá cao. Giờ đây, chỉ cần tìm kiếm trên mạng internet, gõ cụm từ Những lá thư thời chiến Việt Nam sẽ nhanh chóng cho ra hàng triệu kết quả!

    là một nhà văn, đồng thời cũng là một người lính đã từng trực tiếp cầm súng bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, như nhiều cựu chiến binh khác, tôi hiểu thế nào là chiến tranh cùng sự hy sinh và mất mát. Nghề làm báo đã giúp tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, để tìm hiểu nhiều sự kiện, nhân chứng và sưu tầm tư liệu...

    Công việc viết văn đã giúp tôi “ngộ” ra một điều: Đôi khi, chính những trang nhật ký, ghi chép sổ tay... tưởng chừng rất đỗi riêng tư, xưa cũ, lại mang đến cho chúng ta những thông tin và tư liệu cực kỳ quý báu; chúng có thể gợi mở biết bao điều về đời sống tinh thần, vật chất và cả văn hóa của xã hội trong quá khứ; góp phần lý giải những bí mật của lịch sử, làm cho cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta tốt đẹp hơn!

    ý tưởng làm một bộ sách tư liệu về chiến tranh qua những trang nhật ký được viết trong thời chiến của chúng tôi đã hình thành như thế, từ nhiều năm nay. Đó là một bộ sách tư liệu chân thực về các cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho dân tộc và cuộc chiến tranh vệ quốc chống xâm lược bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Những cuộc chiến đó đã kết thúc từ lâu trên đất nước ta, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn in đậm trong mỗi gia đình Việt Nam, nhất là với những gia đình Thương binh – liệt sĩ và Cựu chiến binh.

  • 12 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 13

    thấm đẫm nước mắt. Ta biết được đã có lúc người lính phân vân, thậm chí hoang mang, vì bản năng sống, vì anh có thể đón nhận những điều phũ phàng nhất do chiến tranh mang lại. Thậm chí, đã có phút giây anh nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là những tình cảm rất thật của con người.

    Nếu đọc Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, nhật ký Những ngày trong vòng vây của Trần Mai Hạnh, Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký Bê trọc của Phạm Việt long, hay Nhật ký đi B của Triệu Bôn… chúng ta sẽ thấy các tác giả giống nhau ở một điểm: Họ đều là những phóng viên chiến trường, nhật ký đều được viết trong nửa cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 tại chiến trường miền Nam. Nhưng mỗi người một góc nhìn, bổ sung cho nhau, phản ánh sự thật ác liệt đến trần trụi. Những trang viết đầy máu lửa ấy, bao năm rồi vẫn như nóng hổi hơi thở chiến trường, bởi sự sống và cái chết là ranh giới quá mỏng manh, mà nhiều trong số các anh chị đã không thể trở về.

    Còn đọc nhật ký Tây tiến viễn chinh của Trần Duy Chiến, được viết đầu thập niên 80 tại chiến trường Campuchia, bạn sẽ thấy tác giả viết rất nhiều về những “thói hư tật xấu” trong sinh hoạt của người Tiểu đội trưởng Đại Bảng và những đồng đội trong đơn vị. Điều bi tráng là sau chiến tranh, hầu hết các nhân vật nhiều “thói hư tật xấu” đó và kể cả tác giả, đều hy sinh. khi cùng thân nhân gia đình liệt sĩ Trần Duy Chiến đi tìm mộ ở nghĩa trang liệt sĩ Sông Bé, một điều kỳ lạ, rất khó giải thích: Mộ của các anh được quy tập thành hàng, Tiểu đội trưởng “đứng” đầu tiên, như là khi còn sống, họ vẫn trong một hàng quân, cùng đội ngũ…

    Trong mỗi người lính thời đất nước có chiến tranh, đều có những niềm vui, nỗi buồn và tình yêu không bao giờ vơi cạn. Điều quan trọng là họ vẫn tiếp tục chiến đấu cho tới ngày toàn thắng. không ai có thể phủ nhận được lý tưởng cao đẹp và tình yêu quê hương đất nước của các anh, những người đã ngã xuống và những người còn sống sót trở về sau trận đánh! Sẽ không có bút mực và cũng không có nhà văn nào

    Có lẽ, giá trị của thể loại nhật ký, trước hết là ở sự chân thực của cảm xúc người viết, sự trung thực với chính mình, trung thực với các nhân vật và sự kiện được phản ánh. Nhật ký là những trang viết đáng tin cậy. Tất cả những gì ta đọc được ở đây đều là sự thật, dù nó có thể thô tháp, nhưng tươi ròng và sống động, bởi hoàn toàn là những con người thật, những địa chỉ thật, những sự việc thật và những tâm trạng rất thật! không ai có thể buộc được người ta phải nói thật suy nghĩ của lòng mình, nhất là sự ấm ức, bất công và nỗi buồn nản trong cuộc đời; kể cả tâm trạng “sống trong sợ hãi” tại chiến trường. Nhưng với nhật ký thì người viết tự nguyện nói ra tất cả những điều ấy. Họ coi sổ tay nhật ký như một người bạn tin cậy để tâm tình, để trút bầu tâm sự vào đó, như một cách giải tỏa cho nhẹ lòng và để không còn bị ức chế. Bởi vô vàn những bất cập trong cuộc sống, chiến đấu hằng ngày, có thể khiến người ta không hài lòng, thậm chí là bực tức và đau buồn.

    Chẳng vậy mà trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đoạn viết ngày 15/6/1968, có nội dung như sau: “Nhật ký ơi! Đừng trách Thùy nghe, nếu như Thùy cứ ghi vào nhật ký những dòng tâm sự nặng trĩu đau buồn. Tiếng

    súng chiến thắng đang nổ giòn khắp chiến trường Nam Bắc. Thắng lợi đã đến

    gần chúng ta rồi… Nhưng trên mảnh đất Đức Phổ này vẫn còn nặng những

    đau thương, ngày từng ngày máu vẫn rơi xương vẫn đổ. Điều đáng buồn nhất

    là trong những hy sinh gian khổ ấy Th. chưa thấy được sự công bằng, sự trung

    thực. Chưa có một sự đấu tranh để thắng được những cái ty tiện đớn hèn cứ

    xảy ra làm sứt mẻ danh dự của hai chữ Đảng viên và làm mòn mỏi niềm vui

    say công tác của mọi người trong bệnh xá. Thùy ơi! Th. chịu thua sao? Khi

    mà anh em quần chúng đảng viên, thanh niên đều ủng hộ Th. mà vẫn không

    thắng được một vài cá nhân đang hoành hành trong đội ngũ cán bộ của bệnh

    xá. Cả mùa khô ác liệt không một lúc nào mình thấy bi quan, mình luôn cười

    trong gian khổ vậy mà bây giờ mình đau khổ quá đi. Kẻ thù phi nghĩa không

    sợ mà sợ những nọc độc của kẻ thù còn rớt lại trong đồng chí của mình”.

    Bởi thế, ngoài những trang viết phơi phới lạc quan chiến thắng, đây đó ta còn bắt gặp cả những “Nỗi buồn chiến tranh”, những trang viết

  • 14 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 15

    bầm,... Cả cách viết tắt, thói quen dùng dấu gạch nối (-), hay gạch chéo (/), hoặc chấm (.) giữa các chữ số, khi đề ngày tháng trong sổ tay, v.v... đều được giữ nguyên1. Chúng tôi cũng giữ nguyên cả những chữ viết tắt như “V/đề”, “T/Sơn”, “k.chiến”, “TB”, “N.Anh”, “N.A”… thay cho cách viết đầy đủ là “vấn đề”, “Trường Sơn”, “kháng chiến”, “tái bút”, “Như Anh”; giữ nguyên cả những chữ mà người viết đã cố ý viết hoa chữ cái đầu hoặc viết hoa toàn bộ, như Hòa bình, Thắng lợi, Tổ quốc, Chung thủy, HẠNH PHÚC, CHIẾN THẮNG, MẸ, TỔ QUỐC,… hoặc những dòng, những đoạn mà người viết đã gạch chân để nhấn mạnh…

    Chúng tôi giữ nguyên cả cách viết số thay cho chữ trong tổ hợp tên riêng ví dụ như “anh 8 Trần”, “anh 6 Di” thay vì viết “anh Tám Trần”, “anh Sáu Di”… Bởi chúng tôi hiểu cách viết ấy rất có thể ghi dấu một hoàn cảnh, một tính cách, gửi gắm một ước vọng, một nỗi niềm và tâm trạng cụ thể. Chúng tôi cũng giữ nguyên cách đặt vị trí dấu ghi thanh điệu (trên chữ ghi âm vị bán âm trong những âm tiết không có âm cuối, như khỏe, hòa, xòe, thủy), hoặc cách viết “y” của nguyên âm /i/ trong các âm tiết mở của những từ Hán Việt (như lý luận, kỹ thuật, hy sinh, chiến sỹ). Bởi vì chúng tôi hiểu đấy là hình thức chính tả, thói quen của một thời, ta có thể tìm thấy ở đấy dáng dấp của một kiểu chính tả của những năm của thế kỷ XX. Hơn thế, như chúng tôi đã trình bày ở trên: luôn tôn trọng đến mức tối đa văn bản gốc. Cũng trong cái mạch chung là tôn trọng tối đa văn bản gốc, ở những trang nhật ký có những dòng viết thêm bên lề, hoặc những dòng viết lưu bút của người thân, chúng tôi đều có chú thích cụ thể.

    khi tuyển chọn đưa các tác phẩm riêng lẻ vào bộ sách, chúng tôi làm theo nguyên tắc: Cố gắng giữ nguyên lời giới thiệu, hoặc lời dẫn ở những lần xuất bản trước. Ngoài phần nội dung chữ, mỗi tác phẩm

    1. Cách trình bày ngày, tháng và năm trong Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc là một ví dụ như thế. (Chú thích của Đặng Vương Hưng)

    viết được tác phẩm như thế, trừ những người trong cuộc viết ra trong một khoảnh khắc nào đó, đáp ứng nhu cầu của tình cảm riêng tư. Đó là những trang viết máu thịt của cuộc đời. Đọc lên, ta có thể hình dung ra từng số phận con người. Và cao hơn nữa là hơi thở của cả thời đại. Chính vì thế, qua những trang nhật ký ấy, ta có thể hiểu được phần nào quan niệm, lý tưởng, lẽ sống, sự cống hiến và hy sinh vì Tổ quốc của nhiều thế hệ, đã góp phần làm nên ngày kết thúc chiến tranh và Hòa bình 30/4/1975 vĩ đại của dân tộc!

    03

    NHữNG THâN NHâN của các liệt sĩ khi gửi cho chúng tôi những trang nhật ký và di vật còn lại của người thân trong gia đình mình, bên cạnh mục đích để biên soạn vào bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam, còn có mong muốn được lưu giữ lại kỷ vật (nhiều khi là di vật cuối cùng và duy nhất) của người cha, người chồng, người anh, người em yêu quý... cho thế hệ sau. Nhiều người có chung ý nghĩ và bày tỏ: Từ lâu tôi vẫn muốn gửi những trang viết và cuốn sổ tay ấy cho một bảo tàng nào đó để lưu giữ. Nhưng tôi cứ phân vân liệu nó có được trân trọng hay không? Tôi cứ nghĩ nếu có một bảo tàng nào đó chuyên sưu tập và bảo quản những trang Nhật ký thời chiến và Những lá thư thời chiến thì hay biết mấy. Chúng tôi sẵn sàng hiến tặng… Nhiều người mong muốn được lưu giữ lại những kỷ vật hào hùng và đau thương của một thời chiến tranh. Bởi đó chính là di sản, là bài học tinh thần, bài học lịch sử cho những thế hệ mai sau. Đấy cũng là tâm nguyện của nhiều người khi cung cấp tư liệu cho bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam nhiều tập…

    khi tập hợp và biên soạn tư liệu cho bộ sách này, chúng tôi giữ nguyên tắc: Tôn trọng tối đa văn bản gốc – từ cách diễn đạt và câu chữ thường dùng của người viết; đến những từ địa phương như: gởi (gửi), mần (làm), rứa, vầy (vậy), ràn (chuồng), đọi (bát), ba, má, me, bu, u, đẻ,

  • 16 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 17

    cùng các nhân vật, sự kiện mà những trang nhật ký được giới thiệu trong sách đã đề cập đến. Thậm chí, còn cố gắng giải đáp những câu hỏi: khi viết những trang nhật ký này tác giả là ai, nhân vật là ai? Họ đang làm gì, ở đâu, hiện còn sống, hay đã mất? Thậm chí, tại một số trang, chúng tôi đã để nguyên văn lời giới thiệu của những người đã cung cấp tư liệu cho cuốn sách. Để thêm sức thuyết phục, chúng tôi còn công khai cả địa chỉ của người cung cấp. Tuy nhiên, sau 15 năm của cuộc sưu tầm, chắc chắn nhiều địa chỉ trong số đó đã thay đổi. Thậm chí, một số người cung cấp tư liệu và nhân chứng có thể đã không còn nữa…

    Những trang nhật ký mà chúng tôi sưu tầm được nhờ sự nhiệt tình của đồng nghiệp và bạn đọc, đều được viết trong thời gian đất nước có chiến tranh. Chúng tôi gọi đó là Nhật ký thời chiến Việt Nam. Những trang viết đó, nếu trong kháng chiến chống Mỹ, thì tuổi “trẻ” nhất cũng đã 45 năm. Có nhiều trang viết xuất hiện cách đây hơn nửa thế kỷ. Bản gốc của chúng hầu hết là những trang giấy đã bạc màu, nét mực đã nhòe, mờ vì thời gian, mưa nắng, vì cả mồ hôi và nước mắt, hầu hết đã được lưu giữ trong các bảo tàng có uy tín ở Việt Nam và cả ở nước ngoài.

    Một điều đặc biệt là: 2/3 tác giả góp mặt trong bộ sách này đã không còn nữa. Nhiều anh chị đã ngã xuống ngoài chiến trường, hoặc bị thương và vì di chứng chiến tranh, nên đã mất sau khi trở về. Ngoài sổ tay nhật ký (bản chính hoặc bản sao) mà thân nhân của các anh chị đã tin tưởng, trân trọng chuyển cho chúng tôi, còn có cả những di ảnh, di bút của người đã khuất. Đó là những di vật thiêng liêng của gia đình, với hy vọng: Sau khi cuốn sách được phát hành, biết đâu sẽ tìm được phần mộ liệt sĩ, hoặc thông tin mất tích của người thân…

    Thứ tự trước sau của những tác phẩm nhật ký có trong bộ sách này được sắp xếp không có sự phân biệt chức vụ, hay nhân thân tác giả đã viết ra chúng: Dù là một cựu lãnh đạo cao cấp, một vị Tướng, hay anh lính Binh nhì; là cán bộ, trí thức, hay sinh viên bình thường... cũng đều bình đẳng như nhau. Chúng tôi cũng không xếp thứ tự theo vần tên tác giả A, B, C...

    nhật ký còn in kèm không quá 2 trang ảnh tư liệu và bút tích liên quan đến tác phẩm và tác giả. Những tác phẩm nhật ký mới, lần đầu công bố, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc thông tin ngắn gọn về xuất xứ tác giả và tác phẩm.

    Độ dài của các tác phẩm nhật ký có trong bộ sách này cũng không giống nhau: Từ vài chục trang, cho tới vài trăm trang. Nhưng chúng tôi cho rằng: Giá trị của mỗi tác phẩm không phụ thuộc vào độ dài hay ngắn, dung lượng số chữ nhiều hay ít. Bởi mỗi người một góc nhìn, một suy nghĩ và một cách tiếp cận khác nhau về chiến tranh. Các tác phẩm sẽ bổ sung cho nhau, cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn đa chiều, mang tính toàn cảnh về xã hội Việt Nam trong thời chiến, cả ở chiến trường và hậu phương.

    04

    HẦU HẾT NHữNG NGƯỜI có nhật ký trong bộ sách này là các văn nghệ sĩ, trí thức, chiến sĩ Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân trực tiếp sống và chiến đấu thời kháng chiến chống Mỹ và một phần của chiến tranh bảo vệ biên giới. Hy vọng ở những tập sau của bộ sách này, còn có cả nhật ký của những người thuộc “phía bên kia” chiến tuyến. Tại sao không, khi mà chiến tranh phải có sự tham gia từ nhiều phía. Nếu nhìn dưới góc độ tình cảm cá nhân, gia đình… thì những người lính ra trận đều có vợ con, cha mẹ và nỗi nhớ nhung giống nhau. Nếu họ không may ngã xuống, thì dù ở bên nào cũng đều để lại nỗi mất mát, trống vắng và đau đớn không thể bù đắp được cho người thân. Bởi thế, để làm cho tác phẩm nhân văn, đầy đủ và ý nghĩa hơn, chúng tôi rất muốn sưu tầm, biên soạn và bổ sung thêm vào bộ sách những trang nhật ký từ phía “bên kia” chiến tuyến, để góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, hòa hợp dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới.

    Để bạn đọc dễ hiểu, ở một số bản thảo khi biên soạn chúng tôi đã đặt tít phụ cho từng phần và cung cấp thêm thông tin, tư liệu về tác giả

  • 18 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 19

    sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) đầu tiên; nhật ký Trời xanh không biên giới của Đặng Sỹ Ngọc là của lực lượng Pháo Cao xạ ở chiến trường khu Bốn cũ; nhật ký Bão lửa cầu vồng của Nguyễn Văn Thân là của lực lượng Pháo binh mặt đất; còn Nhật ký Hoàng Công Sơn thì đại diện cho binh chủng Đặc công; nhật ký Tây tiến viễn chinh đại diện cho thế hệ các chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia thập niên 80…

    Dù sự xuất hiện của các tác giả có khác nhau về tuổi tác, trình độ văn hóa và những trang ghi chép khác nhau về chiến trường, về thời gian, nhưng các trang nhật ký trong bộ sách này đều giống nhau ở một điểm chung: Đó là tâm sự của những người con đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiến dâng cả cuộc đời mình cho tương lai đất nước. Qua những trang nhật ký, những lời tâm tình gan ruột của những người anh, người cha, người chồng, người vợ, người con, người thầy, người bạn với những người thân yêu của mình, trong phút dừng chân trên chặng đường hành quân ra trận, trong khoảnh khắc yên lặng giữa hai trận đánh…

    Bạn sẽ gặp những dòng nhật ký như những lời thơ ngân vang, trong trẻo, đầy thiết tha ước vọng về một cuộc sống thanh bình; bạn sẽ gặp những lời dặn dò như những lời di chúc, những lời thề quyết tâm thắng quân xâm lược, những lời hứa bảo toàn danh dự của những người con yêu quý của Tổ quốc trong cảnh đất nước có chiến tranh, những niềm thương yêu cháy bỏng, những nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải, những bồn chồn lo âu, mong đợi… Bạn sẽ được biết những tâm sự dịu dàng, đằm thắm yêu thương xen lẫn tự hào trong những trang viết riêng tư, nhưng mang cả tinh thần dân tộc và hơi thở của thời đại.

    Qua những trang nhật ký sinh động, cụ thể từng ngày từng tháng của các văn nghệ sĩ, bạn đọc có thể hình dung ra cuộc sống, chiến đấu vô cùng ác liệt, thiếu thốn ở chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đầy bom đạn, hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề bên nhau và hầu như không có ranh giới. Họ thật sự là những người con

    Nhóm Biên soạn đã thống nhất: lấy thời gian xuất hiện trang đầu tiên của nhật ký để làm tiêu chí thứ tự trước sau. Nghĩa là trong một tập, nhật ký nào xuất hiện trước, dù chỉ một ngày, cũng sẽ đứng trước. Tuy nhiên, trong lần in đầu tiên của bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam được tạm chia làm 4 tập, về cơ bản đó là những trang nhật ký được viết trong thập niên 60 đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước…

    05

    lẦN ĐẦU TIÊN, những tác phẩm Nhật ký thời chiến Việt Nam hay nhất, nổi tiếng nhất một thời, đã đứng chung trong một bộ sách, với 30 tác phẩm của 30 tác giả. không chỉ có 2 cuốn nhật ký lừng danh, với hàng triệu bản in đã được phát hành, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm; mà còn có cả những cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường: Gửi lại mai sau của tác giả Nguyễn Hải Trường (tức liệt sĩ Công an Nhân dân Vũ trang Nguyễn Minh Sơn); đặc biệt là những trang viết của các văn nghệ sĩ nổi tiếng: Nhật ký chiến trường của Dương Thị Xuân Quý, Nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong, Những ngày trong vòng vây của Trần Mai Hạnh, Nhật ký Bê trọc của Phạm Việt long và Nhật ký đi B của Triệu Bôn. Bạn đọc còn được tiếp cận những trang viết hiếm hoi mang đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký Trở về trong giấc mơ của Trần Minh Tiến – chàng cầu thủ bóng đá đẹp trai, có mối tình đẫm nước mắt với cô văn công xung kích xứ Hà Đông xưa; hoặc nhật ký Tài hoa ra trận đầy chất văn chương lãng mạn của chàng họa sĩ Hoàng Thượng lân (bạn cùng lứa của hai họa sĩ nổi tiếng là họa sĩ Thành Chương, họa sĩ lê Trí Dũng) và hàng chục nhật ký cảm động khác…

    Xét về sự đa dạng, bộ sách cũng tập hợp hầu hết đại diện các quân binh chủng: Nếu như Mãi mãi tuổi hai mươi đại diện cho thế hệ lính sinh viên nhập ngũ 6/9/71 tại chiến trường Quảng Trị, thì nhật ký Gửi lại mai sau của Nguyễn Hải Trường – đại diện cho thế hệ những chiến

  • 20 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 21

    tính, hoặc điện thoại thông minh là có thể lưu giữ cảm xúc, suy nghĩ, hoặc gửi cho nhau cách xa hàng vạn cây số. Và trong nhật ký không chỉ có nội dung câu chữ, mà còn có cả hình ảnh, âm thanh sống động…

    Nhưng có lẽ vì thế mà những trang nhật ký viết tay, đặc biệt là Nhật ký thời chiến Việt Nam, lại càng có giá trị hơn! Giữa sự im lặng của những con chữ và từ những trang giấy mỏng manh đã cũ kỹ và ố vàng vì thời gian ấy, ta bỗng nhận ra khí phách Việt Nam trong quá khứ hào hùng và cả trách nhiệm với những người đã hy sinh, cống hiến và thời đại chúng ta đang sống! Bộ sách này chỉ là sự tiếp nối trong bộ sách tư liệu Những Lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam nhiều tập, mà chúng tôi đã, đang biên soạn và xuất bản trong thời gian tới.

    Những tập đầu tiên của bộ sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày kết thúc chiến tranh, Hòa bình và Thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) – Một dấu mốc thời gian hết sức có ý nghĩa với không chỉ những anh Bộ đội Cụ Hồ, mà là của chung cả dân tộc Việt Nam anh hùng!

    Trân trọng cảm ơn thân nhân các liệt sĩ – Thương binh và Cựu chiến binh; các đồng nghiệp và bạn đọc gần xa đã hiến tặng và ủng hộ tư liệu cho cuốn sách này. Cảm ơn các thành viên trong nhóm Sưu tầm, Hội đồng Biên soạn và những người Thực hiện đã đóng góp công sức, trí tuệ và nhiều ý kiến quý báu trong việc hoàn thành bản thảo và phát hành bộ sách này tới bạn đọc gần xa. Đặc biệt, cảm ơn Hội đồng Quản lý Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” đã không chỉ tổ chức bản thảo, vận động kinh phí ấn hành sách, mà còn kết nối, tổ chức gặp mặt các nhân chứng, đồng thời cũng là nhân vật và tác giả của bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam – Nhiều tập, nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quỹ (16/8/2005 – 16/8/2020). Cảm ơn Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cấp phép miễn phí cho bộ sách này. Cảm ơn các bạn trẻ của Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống – Alpha Books đã giúp đỡ chúng tôi đọc lỗi, dàn trang cho bộ sách này với tinh thần là những Tình nguyện viên của “Mãi mãi tuổi 20”.

    của Tổ quốc, của dân tộc trong những ngày đạn bom và máu lửa, với những nỗi niềm chung vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, đất nước, và cả những nỗi niềm riêng tư của mỗi người, mỗi nhà, mỗi cảnh…

    Cũng qua bộ sách Nhật ký thời chiến Việt Nam, người đọc có thể hình dung phần nào cảnh sống, sinh hoạt của những người dân khu Bốn “tuyến lửa” nói riêng và miền Bắc nói chung trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ: hình ảnh chiếc mũ rơm, căn hầm chữ A, hầm ếch, giao thông hào, hình ảnh chiếc đèn dầu hỏa “chui vào” ống tre, ống nứa, chui vào hộp gỗ, thậm chí “chui vào” cả ống pháo sáng của Mỹ, bí mật rọi phần sáng còn lại trên trang sách em thơ, lên cối gạo mẹ giã để nuôi quân, hình ảnh Hội Mẹ chiến sĩ, hình ảnh dân làng cùng góp sức với bộ đội bắn máy bay Mỹ... Cả hình ảnh nghĩ suy của người lớn lẫn trẻ nhỏ đối với những kẻ “Bê quay” hèn nhát... Nhưng bao trùm và xuyên suốt vẫn là tấm lòng yêu thương, nỗi nhớ mong tha thiết của người lính đối với gia đình, Tổ quốc, vẫn là ước vọng hòa bình và đoàn tụ...

    Đặc biệt, những trang viết vô cùng sinh động của các phóng viên chiến trường: Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Trần Mai Hạnh, Phạm Việt long, Triệu Bôn… đã cung cấp cho bạn đọc nhiều chi tiết cụ thể về cuộc sống, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc ở chiến trường miền Nam trong những năm gian khổ, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    06

    BẠN ĐỌC kíNH MẾN! Cùng với sự phát triển của internet, máy tính nối mạng và điện thoại thông minh, những trang nhật ký được viết bằng bút mực trên giấy, ngày một hiếm dần đi. Thay vào đó là những dòng nhật ký, suy nghĩ, cảm nhận được viết hằng ngày trên máy tính, điện thoại thông minh. Chúng có thể được bí mật, riêng tư và cũng có thể được công khai trên các website và mạng xã hội. Ngày nay, công nghệ số hóa cho phép người ta chỉ cần vài thao tác đơn giản trên máy

  • 22 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 23

    T R I Ệ U B Ô N

    Nhật ký đi B

    Phóng viên chiến trường – Nhà văn Triệu Bôn ở căn cứ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước (thời làm báo Văn nghệ Quân giải phóng).

    Vì là xuất bản lần đầu tiên, bản thảo lại được tổ chức trong một thời gian ngắn, nên bộ sách còn thiếu một số tác phẩm Nhật ký thời chiến Việt Nam đã xuất bản, hoặc đang còn trong sổ tay; đặc biệt là nhật ký được viết trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Biên giới phía Bắc Việt Nam (1979 – 1989). Chúng tôi cũng mong muốn những tập tiếp theo, hoặc khi có điều kiện tái bản, bộ sách sẽ được bổ sung thêm những tác phẩm của những tác giả một thời thuộc “phía bên kia” chiến tuyến nhưng giờ đây đều là Người Việt Nam, để cùng góp phần làm sáng tỏ những trang sử oai hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

    Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ về tư liệu, sự góp ý và phê bình để những lần tái bản sau bộ sách này được đầy đủ, hoàn thiện hơn và phục vụ bạn đọc tốt hơn!

    Thay mặt Nhóm Sưu tầm, biên soạn và thực hiện bộ sách.

    Hà Nội, mùa xuân Canh Tý – 2020

    Cựu chiến binh – Nhà văn ĐẶNG VƯƠNG HƯNG

  • 24 Lời thưa Nhật ký thời chiến Việt Nam 25

    lỜI BIÊN SoẠN

    TRIỆU BÔN, tên thật là lê Văn Sửu, sinh ngày 18/1/1938 tại Thanh Hóa. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh, khoa Toán và làm giáo viên trong quân đội. Do có năng khiếu văn học và báo chí, Triệu Bôn được điều về làm phóng viên báo Quân khu Việt Bắc. Năm 1970, ông xung phong đi B, vào mặt trận Đường 9 – khe Sanh rồi được điều về mặt trận B2, làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.

    Sau ngày đất nước thống nhất, Triệu Bôn về làm Trưởng Ban Biên tập Văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó, ông chuyển ngành làm báo Người Hà Nội, rồi Tổng biên tập Tạp chí Du lịch. Ông mất vì những vết thương hành hạ, bệnh tật và cả sự thiếu thốn vào ngày 7/9/2003.

    Nhà văn Triệu Bôn là tác giả của nhiều tập tiểu thuyết và truyện ngắn viết về thời chiến tranh và hòa bình. Ông nổi tiếng từ truyện ngắn “Mầm sống” (đã được giới thiệu trong trích giảng Văn học một thời). “Nhật ký đi B” được Triệu Bôn viết dọc đường Trường Sơn từ năm 1971-1973, đó là thời gian chiến tranh rất khốc liệt, những trang viết có khi phải đổi bằng máu và nước mắt. Những trang nhật ký được viết trên những cuốn sổ nhỏ, chữ li ti, nhưng rất đẹp.

    10 năm sau khi Triệu Bôn mất (2013), gia đình đã tìm lại trong di cảo để lại, người bạn đời là Nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã động viên con trai ông tự vi tính và chuyển bản thảo cho chúng tôi.

    ĐẶNG VƯƠNG HƯNGMột trang di bút trong “Nhật ký đi B” của cố nhà văn Triệu Bôn.

  • Nhật ký thời chiến Việt Nam 27

    binh gần trọng điểm 2. Anh vào một lát đã xách ra một ôm rau nặng, do các đồng chí công binh ở đây trồng. Gặp khách đi đường vào xin họ cho ngay. ở chiến trường người ta thường ăn ở hào phóng với nhau như vậy.

    Ăn xong, tôi bắt đầu ghi chép. Còn TTCông lại khập khiễng mang cặp ra vẽ. Chúng tôi đang mê cái cơ ngơi của T131, không phải vì có nhiều nhà cửa đẹp, mà vì khu rừng nó ở trên lưng chừng núi, cây che gần kín nền trời, cây nhỏ nhất trong khu rừng này cũng phải gần đầy ôm – cây nào cũng thẳng tắp như so đũa, và cao vút. Dưới mặt rừng không có cây con, đất bằng, gió thổi lồng lộng.

    Đêm trăng trên T13 đẹp một cách tằn tiện, vì phải chọn chỗ đứng mới nhìn được toàn bộ mặt trăng hình bán nguyệt. Và do đó mà khi đi dạo trong rừng, người ta có cảm giác là ánh trăng đặc lại, thành từng mảnh lóng lánh phía trên những vòm cây.

    Tối ngủ dưới hầm. Thắp đèn ghi tới 9 giờ.

    5-3-1971

    Tối qua lúc gần 10 giờ, tôi đã mắc màn xong, đang chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì nghe đến bẩy, tám phát súng trường bắn ở bên ngoài, phía máng nước của trạm. Sau đó là tiếng người ồn ào và có tiếng rẽ rừng chạy sột soạt ngang qua căn hầm chúng tôi ở. Sau tôi biết đó là mấy chú lợn của trạm nghe tiếng súng hốt hoảng chạy thục mạng vào rừng. Tưởng có chuyện gì, tôi xách vội khẩu Ak của cậu vệ binh của anh Ban chạy lên, đứng quan sát. Vừa lúc đó, cậu Bình (người có khẩu Ak tôi đang cầm) chạy phía dưới lên, thấy tôi đang đứng, Bình gọi:

    – Anh Bôn ơi, ta đi xem con gấu đi. Họ vừa bắn đấy.

    – Thế à, để tớ cất súng đã.

    1. Chữ viết tắt của Triệu Bôn. Có thể là Binh trạm 13, một Trạm khách trên đường Trường Sơn. (Chú thích của Đặng Vương Hưng)

    Ngày 4-3-1971 Cái chòi nhỏ núp dưới bóng một bụi nứa tép. Trước chòi có một

    cây chắn đường, và trong chòi, có tới 5-6 chiến sĩ đang ngồi chơi, cười nói rì rầm.

    Chúng tôi không có thời gian dừng lại hỏi thăm và chơi với họ. Chỉ biết đó là một trạm ba-ri-e. Xe ở ngoài vào tới đây, thì chính cái trạm bé nhỏ này sẽ chỉ tiếp cho họ cần phải chạy về ngả nào, tuỳ theo trên xe là vũ khí, thực phẩm, thuốc men, hay gạo, muối... Nhưng dù sao, sự có mặt một cách điềm nhiên của họ ở đây, vào giữa lúc này, đã gây cho tôi một ấn tượng: Hình như thần kinh của mình vừa bị căng lên một cách hoàn toàn không cần thiết. – Nhưng rõ ràng đây là một nơi khá nguy hiểm.

    Trên những con đường như thế này, chúng tôi đã gặp khá nhiều những nhịp cầu nhỏ bắc qua suối, dưới bắc cây, trên mặt đan phên tre – Nhưng đến đây, tôi và TTCông1 đã rất thích thú vì gặp hai cái cầu nhỏ đặc biệt. kể ra thì chúng cũng giống như tất cả những nhịp cầu loại này mà chúng tôi đã đi qua. Nhưng nó khác, ở chỗ mỗi cái cầu có hai hàng lan can hai bên, lan can làm bằng những cây tre luồn qua cột cầu uốn cong cong rất đẹp. Nhìn hai hàng lan can trên những nhịp cầu ấy, bất giác tôi nhớ đến hình dáng cầu Ninh Bình và cầu Việt Trì hồi trước chiến tranh phá hoại, và gần gũi hơn cả là hình dáng nhịp cầu Thê Húc bắc trên hồ Hoàn kiếm đi vào đền Ngọc Sơn – Tôi thắc thỏm muốn biết bàn tay nào đã làm hai cái lan can cầu này (vì những cái cầu khác không có lan can, mà cũng chẳng cần lan can làm gì) và khi vẽ rời ra thế người ấy đã nghĩ những gì. Có thể quê anh ở Ninh Bình, hay ở Phú Thọ, hay ở ngay Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta?...

    Bữa cơm chiều chúng tôi ăn khá sang: canh rau cải nấu với cá hộp, mì chính, thịt hộp. Rau cải do anh Ban xin ở một đơn vị công

    1. Viết tắt của tác giả Triệu Bôn. Nếu viết đầy đủ, có thể là Trần Thành Công (?). (Chú thích của Đặng Vương Hưng)

  • 28 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 29

    – Sao các cậu bắn nhiều thế?

    – Ôi chao! Chúng em bắn hai phát đầu là hắn dang hai tay nhảy chồm chỗm lên ri nầy.

    – Cho nên các cậu cứ bấm cò tiếp?

    – Vâng.

    – May đấy (một người khác nói chen vào), các cậu bắn mấy phát sau đều trượt cả. Nếu hai phát đầu chưa trúng ngay vào chỗ hiểm của nó thì các cậu gay rồi.

    – Vâng, “cái thằng” dại quá. Từ tối giờ mò lại đây bốc cơm ăn hai lần, nên mới chết.

    Ghi thêm một chút về chuyện con gấu: Từ tối qua, anh em thương binh đã hí hửng, thế nào sáng mai cũng được chén thịt gấu. Nhưng sáng nay, T13 chả cho họ miếng nào. Có người nói kháy:

    – Chớ ăn thịt gấu nó bấu chết!

    Cho anh em khoẻ mạnh ăn một chút, thể hiện lòng hiếu thảo càng hay, mà không thì cũng không can chi. Nhưng không cho thương binh ăn, thì quả là các bạn ở T13 kiệt quá. ở ngoài miền Bắc anh làm như thế còn tạm được, vì đó là của anh. Song vào chiến trường cùng sống cùng chết với nhau mà vẫn cố giữ cái “nguyên tắc tư hữu” ấy thì tự nhiên thấy khó coi. Và đó là một sự sai trái hẳn hoi.

    khác với T13, T10 tổ chức những đêm đi săn để kiếm thịt tươi cho anh em thương binh và cho khách qua trạm. Đêm chúng tôi nghỉ ở đó, T10, bắn được một con cầy to hơn con chó con, họ cũng đem nấu thức ăn chung cho tất cả mọi người có mặt ở trạm.

    Thôi, bỏ đó chuyện chú gấu.

    Sáng nay vẫn 6 người, chúng tôi ra đi muộn hơn hôm qua, 7 giờ. Thế là chiều qua leo lên T13 mới được nửa dốc. Sáng nay leo tiếp, mất 40 phút mới tới đỉnh. Mệt, nhưng con đường lên dốc đẹp lắm: nắng sớm

    Tôi và Bình xuống đến nhà ăn, đã thấy nhân viên trong trạm và thương bệnh binh đứng xúm vòng trong vòng ngoài trên mảnh đất bằng trước cửa bếp. Hàng chục chiếc đèn pin cùng bấm soi vào con gấu nằm ở giữa. Nó nằm ngửa, dài như một người to béo mặc quần áo đen, mảng lông trắng ở ức làm nổi gồ lên hai cái xương quai xanh, nom càng giống người mặc áo đen hở cổ. Hai phát đạn cùng xuyên qua ngực và phá ra ở nách nó, làm một tay nó gẫy lìa, mảng ngực bị vỡ thòi ra một miếng phổi hồng hồng. Cái đầu của nó ngoẹo sang một bên, mồm há to, lưỡi cũng ngoẹo sang một bên và lè hẳn ra khỏi mồm đến hơn một nửa. Hai cái răng nanh của nó từ hàm trên chĩa xuống, khum khum như hai cái ngón tay út của người. Tôi không có cảm giác là hai cái răng đó sắc, nhưng chắc là rất cứng. Còn vì hai cái răng ấy huôm huôm màu mun, nên trông càng có vẻ cứng. Cái cổ nó to lắm, da cổ nhẽo bẹt ra đất, tôi đo từ bên cổ nọ sang bên cổ kia của nó được gần hai gang tay. Bốn bàn chân của nó trông như bốn củ khoai tây thật to. Mỗi bàn có 5 móng dài, cũng cùn thôi (tôi đã rờ thử), nhưng chắc là cứng kinh khủng, có thế nó mới bấu thủng cây mà leo được chứ.

    Người ta bảo con gấu này là gấu ngựa. Cái mật của nó bán tới 1.000đ, da nó lột, thuộc để may áo, xương thì nấu cao. Nói chung là từ cái lông của nó trở vào đều quý cả.

    Hai anh chiến sĩ của trạm giao liên vừa nổ súng ban nãy, giờ hãy còn thở hoi hóp vì xúc động. Một anh khoe với tôi:

    – lúc chập tối em xuống đến chỗ ni (cạnh chỗ con gấu chết vài bước chân), đang định vô bếp lấy nước, quay đèn sang thì thấy cái ức trắng của nó đứng kề ngay bên mình. Em sợ quá chạy lên gọi ông chính trị viên ngọng cả lưỡi lại....

    Anh thứ hai nói tranh anh nói trước:

    – Sinh hoạt xong, em cũng xuống bếp lấy nước. Bấm ngay đèn vào hắn. Hắn đang đứng, hai tay bốc cơm nguội trong thùng cơm thừa bỏ vô mồm ăn. Em mới chạy lên lấy súng...

  • 30 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 31

    những con người như “Đậu” như “U Thọ”, thì suốt đời tôi không thể nào quên.

    Đến T31, 12h30. Mắc võng ngoài rừng ngủ, vì T31 không đủ nhà cho khách. Càng khoái, biết trước là đêm sẽ lạnh không ngủ được, nhưng tôi rất cần ngắm một đêm trăng non trong rừng Hạ lào cho trọn vẹn (ở đây cứ đầu hôm thì nóng chẩy mồ hôi, còn về sáng lại lạnh như giội nước vào lưng. khi nào không ngủ được, thức dậy co quắp đủ kiểu vẫn không thể ấm hơn, thì đó là lúc trời sắp sáng).

    Tối nay không thể thắp đèn để làm việc, vì ngủ ngoài trời.

    6-3-1971

    Đêm qua ngủ không ngon, vì phải đuổi chuột rừng tấn công vào ba lô, vì máy bay bắn tứ tung chung quanh bãi khách, vì sợ mất cắp.

    Hình ảnh đọng lại nhất của buổi tối hôm qua là cuộc chiến đấu của các chiến sĩ cao xạ với máy bay địch. Nghe tiếng động cơ, tôi đoán có khoảng 2 hoặc 3 máy bay F4H; 1 máy bay oV10 và 2 C130 – chiến thuật của chúng chắc sẽ là thế này: 2 C130 là lực lượng chủ yếu đánh vào trận địa cao xạ và bắn quét dọc con đường 128A. F4H vừa bảo vệ C130 vừa thả bom nổ ngay và nổ chậm. Còn oV10 là để trinh sát, phát hiện mục tiêu. Chúng đông thế, thẳng tay trút đạn đại liên, 12 li 7, 20 li, và súng cối cá nhân xuống. Còn bên ta, chỉ vẻn vẹn có một khẩu đội 37 li (sau có nghe đôi loạt đạn của cao xạ 100 li ). Cứ mỗi loạt, các đồng chí của ta bắn lên chừng 3 đến 5 viên. Đủ để làm cho chúng bâu lại như ong, tạo điều kiện cho xe ta vượt qua trọng điểm. Sau đó rất lâu mới lại bắn lên một loạt nữa.

    lúc đầu, cứ thấy đạn ta lên chỗ nào là chúng bâu lại chỗ ấy. Nhưng khoảng 2 tiếng sau không hiểu vì mỏi mệt, hay vì biết đã bị trúng mưu của các chiến sĩ cao xạ Việt Cộng, nên chúng không xúm lại đánh trận địa cao xạ của ta nữa, mà cứ bay đi bay lại, bắn súng cối và quét đạn 20 li cho tới sáng.

    vàng ươm chiếu chênh chếch qua dưới chân. Cây lá được tiếp thêm màu xanh, tươi non lạ lùng. Thêm vào đó là cái cảm giác mát rượi rất sảng khoái do gió mùa đông bắc mang lại. Ngoài quê ta chắc đang rét run người, nhưng gió mùa đông bắc vào tới đây chả còn rét, cũng chả còn mưa phùn, đã biến thành những cơn gió mát mơn man trên da thịt lúc nào cũng dấp dứ mồ hôi của những chiến sĩ vượt Trường Sơn.

    Tôi vừa đi vừa lang thang quanh các gốc cây để nhặt quả me rừng. Những quả me rừng hình trái tim, to bằng đầu ngón tay cái, chín khô, đen như mun, rụng xuống nằm lẫn trong lớp lá mục trên mặt rừng. Chỉ cần tách lớp vỏ rất mỏng, lấy ruột quả me ra là bỏ vào miệng ăn được. Ruột me khô xốp, khi bỏ vào miệng mềm như bánh trứng, tan ngay thành một thứ bột vừa chua vừa ngọt, tỉnh người. Cái hột quả me bé tí tẹo, màu sứ, rắn không chê được, phải nhả ra.

    Tôi nhặt quả me, quả thì ăn, quả thì bỏ túi để dành đến lúc khát, vừa suy nghĩ về cây me. Cây me rừng giống như một vị thần đi ban hạnh phúc cho người đời, nhưng chả cần ai biết đến mình. Quả rụng đầy một vùng đất đó, cứ việc nhặt mà ăn đi, cho dịu cơn khát, còn ngẩng mặt lên định tìm xem cây nào là cây me thì chỉ vô ích. Từ thân cây, đến tán lá, đến mầu sắc của nó đều lẫn vào cây rừng bạt ngàn.

    Nắng lên, tiếng ve kêu và tiếng máy bay địch trở thành hai bộ phận gắn liền vào không gian của rừng Trường Sơn. Chẳng lúc nào vắng tiếng máy bay và bom đạn, cũng chẳng lúc nào ngớt tiếng ve. Con ve Hạ lào nhỏ hơn con ve Việt Nam rất nhiều, nó chỉ to bằng con ruồi trâu, thế mà kêu to chẳng kém ve Việt. Thảo nào mà tiếng kêu của chúng nghe khổ ải thế, vì chúng phải cố gắng la thật to, để đừng thua kém “dân tộc” ve ở bên kia Trường Sơn mà!

    Tiếng ve. Ôi, mỗi lần chú ý nghe là lòng tôi lại rung lên vì nhớ những buổi trưa, buổi chiều trong rừng bạch đàn của bệnh viện. Tôi được khiêng vào đó ngày 25-7-1966. Đã gần 5 năm trời trôi qua, đã thêm biết bao nhiêu biến cố trong đời tôi, nhưng rừng, bệnh viện và

  • 32 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 33

    bị bệnh gì không rõ, bụng to đội áo, da xanh lướt. Một bàn chân phải băng sơ sơ. Tóm lại, cháu là một đứa trẻ bé như một cái kẹo và được hưởng một tiêu chuẩn đi đường đặc biệt: Người đi trên đường giao liên, tùy theo bệnh tật, cấp bậc, mà được hưởng những tiêu chuẩn đi không, đi dìu, đi cáng. Riêng cháu thì có tiêu chuẩn “đi cõng” và “đi bế”, do mẹ và các chú mến trẻ đảm nhiệm. Song, khuôn mặt cháu lại hoàn toàn khác. Tôi không biết nên nói mặt cháu già dặn ngang với lứa tuổi nào, lên 10 chăng? không! Những trẻ con lên 10 ở ngoài Bắc còn rất nghếch. Vào lứa tuổi 20 cũng không được, vì ngay khuôn mặt của những chú bộ đội mới vẫn có những nét rất tươi non. Đây là khuôn mặt từng trải, hóm hỉnh, mà có người sống đến bạc đầu cũng không thể có.

    Cháu nói rất sõi, không hề ngọng nhịu. Những câu ngắn:

    – Con uống nước, má nghe?

    – không được uống nữa, bể bụng đó.

    – Thì thôi.

    – Về đi, con!

    – Má về trước, con còn chơi với các chú.

    ...

    Buổi tối cháu biết bấm đèn pin chúc xuống đất. Có người bấm đèn ngang thì cháu la:

    – Máy bay!

    Có chú nói đùa, gọi cháu là con nuôi. Cháu chỉ quay lại nhìn chú, bĩu môi, mỉm cười rồi quay đi.

    Buổi sáng cháu dậy sớm, lúc 5h30, tỉnh táo như mọi người. Má gấp võng để dưới đất. Cháu nhặt bỏ vào bồng, nhưng lại biết lấy trong bồng ra hai cái bát một đôi đũa và một cái thìa, để chốc nữa hai má con sẵn đó ăn cơm, không phải mở bồng lần nữa. Ăn cơm xong, má đi rửa bát. Cháu rút trong túi ra một mảnh dù trắng to bằng bàn tay, xúc lưng môi cơm bỏ vào khăn, rồi cầm bốn đầu khăn túm lại, xoắn xoắn mấy

    Những viên đạn đỏ lừ, to như cái bóng đèn bão máy bay bắn xuống, rẹt qua ngọn cây chỗ tôi đứng. Những đường đạn cao xạ của ta toẻ ra như một chùm tia sáng đỏ cũng từ dưới đất bay vút qua, nổ lấp loé trên cao. Có một tháng thời gian tự nhiên vắng bặt những loạt đạn cao xạ của ta bắn lên, làm tôi lo vô cùng. TTCông giục tôi lên võng ngủ mấy lần. Nhưng tôi không yên lòng mà ngủ. Vì những người đồng chí đang chiến đấu đơn độc kia không biết sống chết thế nào. Thương quá! Phục quá! Cho đến lúc những tia sáng đỏ quen thuộc ấy lại theo nhau bay vút lên, tôi đã sung sướng ứa nước mắt.

    ở mỗi trạm giao liên, cứ tảng sáng, tôi lại được chứng kiến cảnh tượng người ra kẻ vào chuẩn bị lên đường. Những người ra, hầu hết là đeo mang rất gọn nhẹ: Một cái bồng ta may lấy thắt ngang cổ đeo sau lưng, to thì như cái giỏ bắt cua, nhỏ thì chỉ bằng quả bưởi, như con rùa bám vào lưng, ở trong chỉ có cái võng, một miếng nilon, và bát đũa lặt vặt. Ngoài cái bồng ấy ra, có người đeo thêm một cái đài, hay một cái túi vải, chắc là đựng vật quý nên lúc nào cũng đeo kè kè bên hông, cả khi ngủ cũng không dám rời ra khỏi người.

    Sáng ngủ dậy, họ đem những cái bồng ấy đặt la liệt ở đám đất trước cửa nhà ăn, rồi đứng vào bàn ăn, cứ 6 người tự động ghép lại một mâm. Chờ cấp dưỡng bưng cơm và thức ăn ra. Người ăn, người đứng chờ, người nắm cơm, múc nước, gọi nhau, cáu gắt nhau, cãi lộn, văng tục. không khí nhà ăn lúc đó ồn ào như một cái chợ lộ thiên ở miền núi, nơi người ta bán rượu và những món ăn chín.

    Trong đám người hơi hỗn độn này, bao giờ tôi cũng chú ý tới những em nhỏ nhiều nhất. Rất nhiều em trên dưới 10 tuổi. Các em đều nhỏ người, xanh xao, nhưng khuôn mặt lại khá già dặn, và có nhiều cử chỉ hệt như người lớn theo đúng nghĩa của hai chữ ấy. Chiều qua và sáng nay, tôi đặc biệt chú ý đến một cháu 4 tuổi. Cháu cao khoảng 60 phân, đứng chỉ trên đầu gối những chú cao một chút, mặc quần áo bà ba màu cỏ úa bằng vải vinilon, tóc mềm, đen, để dài và chải như người lớn. Cháu

  • 34 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 35

    Một cô gái trong dòng người đi ra quay lại dắt tay cháu:

    – Đi! Đi đi! Bảo hoài không chịu giữ, mất còn kêu gì?

    Nhìn cảnh đó, tôi thấy đau nhói trong lòng. Nếu biết đích xác thằng chó má nào đã đánh cắp cái võng của chú bé, thì có lẽ tôi sẽ rút súng ra, cho nó một viên đạn vào giữa mặt.

    Trưa ngủ ăn cơm nắm trong một bản lào bỏ hoang. Cây chó đẻ mọc thành rừng, không còn tìm được đường đi lối lại trong bản. Ngay cả lối đi vào những bộ khung nhà sàn sập nát cũng không thể tìm thấy – khắp bản, chỗ nào cũng thấy các loại cây: cau, dừa, mít, me, quéo, bưởi. Mít đang có quả non bị lính ta trèo lên vặt, hoặc chĩa súng bắn cho rơi xuống để nấu canh. Me đã chín khô, ruột tóp lại và dẻo như kẹo kéo. lính ta không chịu trèo lên hái me, mà chặt cả cành xuống. Dừa thì mới đậu quả bằng quả trứng nên chưa bị ai động đến.

    Trước một khung nhà sàn mái đã sụp và mục hết, phơi xương gỗ ra, có một khu vườn hẹp trồng toàn quéo và mít. Chúng tôi đặt ba lô dưới bóng râm rất dầy của những cây quéo đang ra hoa thơm thoang thoảng. Mỗi đợt gió tràn qua, hoa quéo lại rụng rào rào, cơn mưa nhuỵ hoa!

    Tối nghỉ ở trạm 32.

    Bọn anh Ban đã về đơn vị từ chiều. Ngày mai lại chỉ còn hai đứa tôi rong ruổi về phương Nam.

    Trời! Đã thứ bẩy? Một tuần trên đường giao liên trôi nhanh làm mình phát sửng sốt. không dám tin vào quyển lịch nữa.

    Buổi trưa ở nhà ban chỉ huy T33. Tôi đang ngủ, tỉnh dậy vì có người la to ở bên ngoài”:

    – Ông khuê ơi là ông khuê, ông làm việc quan liêu thế à? (khuê là trạm phó).

    Tôi chạy ra, thấy một chiến sĩ đeo Ak dẫn hai thằng tù binh nguỵ đứng ở đầu chái. Anh chiến sĩ nọ và khuê cùng phát khùng lên, cãi nhau một lúc vì một bên đòi giao tù binh, còn một bên chưa kịp nhận.

    cái nắm cơm đã tròn như một quả cam. Một tay cháu giữ cái múi khăn, một tay kia bé tí tẹo nắm lại, đấm đấm chung quanh nắm cơm, cho cơm rền lại ở bên trong – Tất nhiên là cháu đấm thế chưa thể làm cho cơm rền như đôi bàn tay của má vắt.

    Xong đó, má cho cháu một cái tăm, và đưa cho cháu lưng bát nước. Cháu súc miệng, thong thả nhổ nước ra, rồi mới ngậm cái tăm vào mồm, hai tay chống nạnh ngang hông làm bộ một người già lom khom đi ra khỏi những dẫy bàn ăn của trạm giao liên.

    Có lẽ cử chỉ trẻ con duy nhất mà tôi thấy ở cháu là thế này: Cháu cứ đòi ăn bằng cái bát nhôm to tướng như một cái vung con của má (Trên đường, người ta vớ được cái gì có thể đựng cơm ăn thì lấy làm bát, nên nhiều cái bát to quá hoặc bé quá, nom rất buồn cười), bàn tay cháu xoè ra vừa khít cái đít bát, nên cháu phải bưng bát bằng hai tay (hai tay bưng hai bên miệng), bắt má cầm thìa xúc cơm đút cho ăn. Còn cái bát của cháu bé tí tẹo, chắc một chú nào đã lấy sắt máy bay gò cho, thì cháu lại nhường cho mẹ.

    Cháu bé ấy tên là Cheng, theo má từ Quảng Đà ra, má cháu cũng sốt rét da vàng kệch, đã đi 2 tháng 6 ngày trên đường giao liên.

    lại một sự việc nữa về các cháu: Có một đứa khoảng 9 tuổi vừa khóc vừa chạy quanh mấy dãy bàn ăn. Hỏi ra mới biết có chú nào vừa đánh cắp mất cái võng vinilon của cháu. Trước khi vào ăn cơm, cháu đã buộc nó ở trên nắp ba lô (cái ba lô bạt xanh, khâu tay, to đúng bằng 2 cái bánh chưng, chắc là của một bàn tay đàn bà đã sắm cho cháu, khi cháu lên đường ra Bắc). Bây giờ nhìn lại, hai sợi dây buộc võng đã bị mở, mỗi sợi văng ra một bên. Cháu khóc sưng cả mắt, và luôn mồm chửi:

    – Đồ tồi! Đồ tồi!

    Cho tới lúc đám người ăn cơm đã chia thành đôi dòng, một dòng đi ra, và một dòng đi vào, chú bé vẫn còn đứng lại bập bệu chửi:

    – Đồ tồi! Đồ tồi!

  • 36 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 37

    Điều làm tôi cảm động hơn cả là thái độ của cậu Xiềm, tiểu đội trưởng giao liên đối với hai tên tù binh. Từ lúc nhận bàn giao của BT33, Xiềm đã tỏ ra có quan điểm về con người rất đúng đắn. Xiềm cho chúng uống nước. Sau lại cho mỗi đứa một bát nước đường. lúc chiều dẫn chúng đi ăn cơm về, Xiềm múc một thùng nước dưới khe lên, rồi nói với hai tên tù binh, giọng to như quát:

    – Rửa mặt mũi cho sạch đi tau coi mồ! Nào, ra đây tau xối cho.

    Xẩm tối, cậu Nhời đi công tác về, đã thấy 2 tên tù binh rải giát giường của Nhời ra mảnh rừng trước nhà để ngồi (Nhời đang phơi giát giường cho khô). Nhời không bằng lòng, làu nhàu:

    – Ngồi dây cả máu ra đấy của người ta!

    Xiềm phản đối:

    – Hừ. Đến bạt của tau tau còn cho hắn ngồi được tề. lau đi chứ chi mà sợ máu! Quan điểm tới chứ.

    – Quan điểm chi với kẻ thù!

    – kẻ thù thì kẻ thù chứ. lúc đang đánh nhau khác, giừ hắn lọt vào tay mình lại khác.

    Tối, đi hội ý đại đội về. Xiềm lại xách đèn pin đi ra:

    – Phải kiếm cho hai thằng nớ cái bao tải để hắn đắp, chứ đêm lạnh ri thì chịu răng được. Nhời ơi, hai cái quần rách hôm trước cậu để đâu?

    – Quần ấy xé ra lau súng rồi thì phải.

    – Cậu đi tìm đi, kiếm cho hắn mặc, kẻo mặc quần đùi rứa là muỗi tha đi đó.

    lát sau, Xiềm mang về một cái bao tải, cùng Nhời lúi húi tháo chỉ, đập sạch sẽ, rồi đem ra đắp cho hai tên tù binh đang ôm nhau nằm ngoài rừng. Xiềm dặn chúng ồi ồi:

    – Này, đắp lấy! Túi không được đi mô nhớ! Đi mô là phải xin phép nhớ! Cứ nằm im đấy, nhớ!

    Thôi, bỏ chuyện hai ông cãi nhau. Tôi ghi vài nét về hai tên tù binh:

    Một thằng cao khoảng 1,7m, mặc áo sơ mi in rằn, ở cánh tay trái có đeo phù hiệu lính thủy đánh bộ hình con đại bàng (con ó) đứng trên quả địa cầu có hình chữ S, thêu bằng chỉ vàng trên nền vải xanh màu nước biển, quần đùi, hai cái cẳng dài nghêu. Một thằng thấp, chỉ đến vai thằng kia, một má có vết thủng, làm môi trên sưng lên thâm đen và vênh hẳn nửa bộ mặt, máu, có lẽ đã từ má rớt xuống làm hai vạt áo cứng quèo.

    Cả hai đứa tóc bù chấm gáy, mặt rám nắng trông non choẹt. Những sợi dây điện thoại loại bé trói sau lưng chúng khá lỏng lẻo, trông kĩ mới thấy.

    Chúng là lính của Tiểu đoàn 7 lính thuỷ đánh bộ Nguỵ, cái tiểu đoàn mang biệt danh “Hùm xám” thuộc lực lượng dự bị chiến lược bọn Thiệu, kỳ mới vét ở Sài Gòn tung ra đây gần một tháng nay.

    Chúng đổ bộ xuống một cao điểm mù sương của khe Sanh, suốt ngày không thấy mặt trời, ba lô mỗi đứa đeo nặng tới 50kg, riêng đạn AR15 đã hơn 2 ngàn, mỗi thằng còn thêm hai súng chống chiến xa của Việt cộng, và những loại đạn khác của bọn pháo binh.

    Bọn chỉ huy bảo chúng là ra đây chỉ phải phòng thủ. Chúng đã ở trên cái cao điểm ấy gần một tháng, không thấy động tĩnh gì. Nhưng đến một buổi tối, chợt chúng nghe Quân Giải phòng vừa vỗ tay vừa hát bài “Giải phóng miền Nam” rất gần, có lẽ chỉ cách chúng 20m. Chúng không dám bắn, mà bảo nhau nằm nép xuống đáy hầm. Tới sáng thì chúng bị pháo kích, rồi QGF xung phong lên, và chúng bị bắt sống.

    Qua lời chúng kể, tôi hình dung ra một phần sức chiến đấu của quân đội Nguỵ, hay ít nhất chúng cũng giúp tôi hiểu được ít nhiều về sức chiến đấu của bọn lính thuỷ đánh bộ Nguỵ. Bọn con cưng của chính quyền Nguỵ, và là lực lượng mạnh nhất trong ba lực lượng: lính thuỷ đánh bộ, biệt động, dù. Nếu đánh giá thấp sức mạnh bị mê hoặc, ngu muội của chúng thì sẽ là một sự tai hại của chúng ta.

  • 38 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 39

    khoảng 9 giờ sáng hôm nay, con đường chúng tôi đi đã vượt qua Đường 9 – chui qua một cái cống đá dài.

    T33 thiếu nước kinh khủng. Những cái khe cạn, nước không chẩy, đọng lại từng vũng, lá mục ngâm xuống, nước đen như nước thuốc bắc, chỉ bước [...]

    [Mất chữ] Rộng như 4 loại ghế vẫn thấy ở các rạp chiếu bóng ở thành phố (chỉ khác là không có ghế). Bậc thấp nhất (tương đương với loại ghế 3 hào) cách mặt đất 1 đầu 1 với. Bốn chung quanh dựng phên và đổ đất, vừa làm cho vách hầm cao thêm vừa cho kín ánh sáng. ở trên trần xếp nứa, rồi lại lát phên [...]. Một cái bàn gỗ đặt ở bậc giữa (loại ghế 5 hào) để đặt máy chiếu.

    Bộ đội nối nhau chui qua cái cửa thấp như một cái miệng hầm để vào rạp. Đang ở ngoài, nên lúc mới vào thấy tối, không nhìn rõ mặt nhau, hơi lạnh xông lên. Ngồi một lát thấy trong rạp sáng dần. Những tia nắng buổi chiều rọi qua các lỗ thủng trên trần chiếu xuống thành những vệt chênh chếch. Bấy giờ mọi người mới nhìn quanh, chưa có gì cả. Máy chưa có, phông cũng chưa có.

    khoảng 15 phút sau, người ta mới vác phông và xách máy vào. Phông loại vừa, như vẫn chiếu ở bãi ngoài trời. Máy nhỏ, của Trung Quốc, chỉ bằng cái va li con.

    Các chiến sĩ ta bắt đầu kì kèo với mấy ông chiếu bóng:

    – Hôm nay “phim” gì thế?

    – “Người lính trẻ” à?

    – Chiếu “Cờ hồng trên núi Thuý” đi, ông!

    – “Gan anh hùng”! “Gan anh hùng”!

    Chiếu bộ phim nào cũng có người thích và không thích. Vì ở đây mỗi ngày đội chiếu bóng phục vụ một lần cho khách ra khách vào, nhưng phim thì chỉ quẩn quanh có mấy bộ. Nên những ai nghỉ một ngày ở đây là rất có thể bị xem hai lần cùng một bộ phim.

    Ôi. Đối với kẻ thù, khi chúng đã đầu hàng, các chiến sĩ ta bao giờ cũng tràn đầy tình thương người vậy. Nhưng ngược lại, nếu ta bị sa vào tay chúng?...

    Tôi chép lại đoạn đối thoại khá hóm hỉnh giữa anh Nở (Phó ban Chính trị BT33) với Chữ (Trạm phó 33). Nhân khi họ đang nói chuyện về cái đài.

    Anh Nở:

    – Chữ thì có mấy pin cũng dồn hết cho cái đài 2 loa ở nhà chứ gì?

    – Ồ, đài 2 loa của tôi hỏng rồi thủ trưởng ạ – vứt thôi.

    – Sao thế? lại như tình trạng cậu Tiến rồi à?

    – Vâng, còn tồi hơn thế.

    – Thôi, đưa thợ sửa chữa lại thôi. ít lâu nữa nó sẽ tốt ngay đó mà.

    – Còn sửa làm gì, thủ trưởng!

    Anh Nở thở dài:

    – Phải cố mà sửa chữa lại. Tình trạng ấy chi bộ ở bt ta mắc phải đến 2/3 chứ ít đâu. Chả nhẽ phải vứt hết?

    Cũng câu chuyện với anh Nở trên đường đi hôm nay, tôi còn biết thêm: ở BT33, ta đã giấu sẵn 4d1 xe tăng từ 48 tấn đến 50 tấn đã hơn hai năm nay. Các chiến sĩ xe tăng vào đây, đào lỗ giấu xe, rồi đi phát nương tăng gia tự túc, thỉnh thoảng lại dỡ bạt ra cho xe ăn dầu mỡ rồi để đó. Các cán bộ d phải thay 2 lần vì sốt rét. lớp cán bộ này là lớp thứ 3. Và mãi vừa rồi họ mới bất thần xuất hiện ở Hạ lào, chọi nhau với xe tăng Mỹ. kết thúc câu chuyện, anh nói lên một hình ảnh thật lãng mạn: Xong chiến dịch này, toàn bộ 559 sẽ rời về Đông Hà. Mỗi ngày cho mấy xe xuống cửa Việt mua cá về ăn. Thỉnh thoảng lại ra tắm biển chơi. khoái quá!

    1. Chữ viết tắt của Triệu Bôn về quy mô đơn vị trong Quân đội: a là Tiểu đội, b là Trung đội, c là Đại đội, d là Tiểu đoàn, e là Trung đoàn, f là Sư đoàn. (Chú thích của Đặng Vương Hưng)

  • 40 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 41

    – lão Tân Thái (nhân vật đội trưởng quân báo của Quân giải phóng Trung Quốc) giỏi thật.

    – Tân Thái giỏi, nhưng công của lý Hạo cũng rất lớn. không có ông ấy thì Tân Thái thế nào cũng bị lộ.

    – Chà, con lan lam (con gián điệp của bọn phỉ trên núi Thập Vạn Đại Sơn) đẹp gớm!

    Trong dòng người đổ trong rạp chiếu bóng ra, tôi để ý đến một cô gái lào, chỉ khoảng 17-18 tuổi, nhỏ nhắn, rất trắng. lúc 1h chiều, chúng tôi đến ban chỉ huy T35, thì thấy cô ngồi ở cái bàn trước cửa hầm. Ngay từ lúc đó, cô ta và Công đã nhìn nhau chằm chằm (cách nhìn của Công làm mấy tay trong ban chỉ huy trạm có vẻ hơi khó chịu, nhưng Công không biết). Bây giờ lại gặp cô ta đứng ở ngoài cửa, có ý đợi ai. khi gặp Công, hai má và hai tai cô đỏ ửng lên. Tự nhiên tôi đoán là cô ta rất mê Công. Và tôi thấy thương cô bé.

    ở đây, tôi còn phải chứng kiến nhiều cảnh thương tâm về người lào. Họ thuộc dân tộc lào lum, mới ở thị trấn Xê Pôn chạy giặc lên đây. Từng gia đình ở chen chúc vào những căn nhà hầm không có mái của bộ đội, chỉ che vài cành lá lơ phơ bên trên, đã héo quắt. Những cái típ xôi rỗng, nhẹ tênh treo thành chùm ngoài cửa hầm. Chiều đến, ông già, con trai, con gái túa vào trạm giao liên, đứng quanh quẩn trước nhà ăn của bộ đội để xin cơm, vào các lán để xin áo, xin đường, xin gạo.

    Nghe các đồng chí ở đây kể lại, họ mới sơ tán lên vùng này được 3-4 hôm nay, trong tay họ chả có gì. Một gia đình 7-8 người chỉ nấu được một nồi con cơm, không đủ cho trẻ ăn.

    Binh trạm vừa phải cấp cho họ bẩy tạ gạo, nhưng cả vùng này có tới 1.700 người sơ tán nên 300kg gạo chia ra thì thấm vào đâu. Rõ tội, họ là những người ăn ở rất chân thật, rất hiếu khách. ở quê hương họ, hai típ xôi tiếp khách bất cứ lúc nào cũng đầy ắp một cách rất sẵn sàng chứ phải đâu lam lũ thế này! Cứ trông những khuôn mặt sáng sủa,

    Cuối cùng, là đội chiếu bóng chiếu 2 bộ: Bộ “Đại hội những người chiến thắng” của xưởng phim Giải phóng sản xuất 1968, và bộ “Gan anh hùng” của Trung Quốc. Chiếu từ 2 giờ chiều đến 4 giờ 30 chiều.

    Có mấy giọt nắng chiếu làm loang cả màn ảnh. Ánh nắng sáng hơn ánh điện đèn chiếu rất nhiều, nên tất cả những cảnh chiếu trên màn ảnh đều tự nhiên biến đổi đi, nhiều lúc rất khó phân biệt đâu là ánh nắng, đâu là những chấm sáng do phim thủng gây nên, hoặc đó là những điểm sáng rực rỡ trong cảnh.

    Thành phần xem phim hôm nay có nhiều: bộ đội đi vào, đi ra (đi công tác), thương bệnh binh, đồng bào đi ra, cả bọn đào ngũ, và nhân dân lào mới ở thị trấn Xê Pôn sơ tán lên đây để tránh cuộc hành quân của địch đang diễn ra. Các chú nhóc ở miền Nam ra Bắc theo đường giao liên cũng nghịch ngợm và mất trật tự chẳng khác gì lũ trẻ ở các bãi chiếu bóng ngoài kia. Đèn chiếu vừa bật sáng là đã tranh nhau làm trò cười trên màn ảnh. Có đứa nhô đầu ra giữa luồng ánh sáng, có đứa giơ mấy ngón tay làm con chó cắn, có đứa thì tung một hòn đất qua luồng sáng, chỉ trỏ lên màn ảnh, cười nói ồn ào.

    Còn nhân dân lào, họ ngồi riêng ra một khu vực ở bên phải buồng máy. Họ ngồi nghiêm trang, xem khá chăm chú, nhưng không hiểu họ có nghe được thuyết minh và hiểu được nội dung phim hay không.

    Trong lúc phim đang chiếu, thỉnh thoảng lại nghe tiếng máy bay phản lực rẹt qua ngọn rừng, tiếng bom và tiếng đại bác nổ từ phía bản Đông, Cha ki, Tha Mé,... dội lại (những nơi chiến sự đang diễn ra đều cách đây khá gần. Có nơi như Tha Mé, từ đây đi chỉ mất 3 giờ đồng hồ, Bản Đông cũng gần như vậy).

    Chiếu phim xong, bước ra khỏi rạp, có người ồ lên:

    – Trời vẫn còn nắng!

    Tiếng máy bay và súng đạn chả còn nghĩa lí gì. Trong đầu óc đang tràn ngập hình ảnh chiến đấu trong những cuốn phim. khắp rừng nổi lên tiếng bàn tán khen, chê nội dung phim.

  • 42 TRIỆU BÔN | Nhật ký đi B Nhật ký thời chiến Việt Nam 43

    đứa là chiến sĩ trong bộ đội tên lửa, một đứa là chiến sĩ Quân giải phóng đang hoạt động trong Sài Gòn. Bà đã hoạt động nhiều năm ở Campuchia. Hiện nay chồng bà vẫn ở trong đó.

    Còn những người khác, chả có gì đặc biệt, nhưng đã làm tôi hết sức mến yêu họ: Hai cậu người Thanh Hoá, một Hà Bắc, một Ninh Bình, tất cả đều tròn 20 tuổi, mặt đứa nào cũng xanh bủng, nhưng rất đẹp. Các cậu đã cùng nhau chiến đấu qua 7 trận ở b3 – Nay bị thương, lại cùng ra với nhau. Một cậu bị sốt rét, giữa trưa nắng mà phải lấy khăn mặt trùm kín đầu, đôi mắt dài, hiền và buồn như mặt của một người con gái ngoan đạo. Cậu ta ngồi trên võng, cầm bát cơm vếch từng hạt nhai. Có lúc cậu ta đã toan hắt bát cơm ăn dở xuống đất, nhưng hai cậu bạn ngăn lại:

    – Cố gắng lên mi! Còn mươi hôm nữa là ra đến miền Bắc rồi, phải ăn khoẻ mới đi được.

    Cậu ta lại ngoan ngoãn ăn. không hiểu vì đã “thấm nhuần” ý nghĩa của việc ăn, hay chi vì chiều theo ý bạn, nhưng vẫn không sao nhai cho đỡ uể oải hơn lên được.

    Một đơn vị đang hành quân. B52 đánh dọc đường, bom rơi sát đường, chỉ cách 4-5m. loạt bom 1 nổ xong, tất cả chạy ùa xuống một cái hào cũ ở cách đường khoảng 20m. Trên đường bỏ lại toàn ba lô. loạt bom 2o rồi thứ 3o. Tất cả reo ồ lên, chạy ra đường lấy ba lô. Các a, b, c kiểm đi kiểm lại mãi, mới khẳng định được sự may mắn thật không ngờ: Cả đơn vị không một ai chết, cũng không một ai bị trầy da!

    * B52 giội bom. Một cô bị cố định khớp gối chân phải chạy vội vào căn hầm chữ A. Nhưng vì chân cô bị cứng, không chui vào được. Cô đành đút từ vai trở lên vào hầm, còn từ nửa lưng trở xuống nhô ra ngoài, nom vừa lo sợ cho cô, vừa buồn cười: Cô đang đứng chổng đít ra cho bom Mỹ.

    * Việc cáu gắt một cách tuỳ tiện, việc sử dụng ngôn ngữ vô lễ một cách tuỳ tiện, là cá tính của những kẻ quyền quý. Muốn nói gì thì nói,

    quần áo đều vải tốt, con gái mặc áo sơ mi và quàng váy xanh hoặc đen, đủ biết cuộc sống ở quê hương họ phong lưu lắm.

    Trạm 35 cũng ăn nước giống như T33, một con suối cạn khô, nước tù ngâm lá mục, đỏ như phẩm nhuộm.

    9-3-1971

    Phải nhận thức về bãi gạo biên cho đúng.

    Thông thường, người ta hiểu về bãi khách của trạm giao liên như thế này: Hỗn độn, lấy cắp lẫn của nhau, gây gổ, bậy bạ,... Những hiện tượng ấy quả là có thật, và không phải là cá biệt. Nhưng còn những mặt rất quan trọng khác, đã bị lấp đi, đến nỗi có người không thấy hoặc thấy rất ít, hoặc ít được nhắc đến.

    Sự thật thì số người vô kỉ luật, thiếu lương tâm đi qua lại ở bãi khách không nhiều. Phần lớn, có thể nói là tuyệt đại đa số những người có mặt trên đường đây là những người tốt, rất tốt. Chẳng ngày nào là ngày tôi không tìm được ở bãi khách những con người mang đầy thương tích chiến tranh, nhưng rất nhã nhặn, dịu dàng, lịch thiệp và độ lượng. Hai anh thương binh, một người bị cố định khớp đầu gối chân phải, từ b3 ra, một người bị mù hai mắt từ b1 ra. không hiểu hai anh đã kết bạn với nhau từ trạm nào, nhưng đến T35 này họ đã gắn bó với nhau như vợ chồng. Anh bị đóng khớp đi trước, dắt người bạn mù của mình đi sau, suốt từ chặng nọ đến chặng kia. Rồi dìu bạn đi tắm, đi ỉa, vào hầ