20
Đặc San Hi Ái Hu Trà Vinh năm Mu Tý – 2008 1 Phuùc Sinh Leã Nghóa Gia Ñình Thaïnh Loäc Taán Vinh Hoa Phuù Quí Xuaân Cung Chuùc Taân Xuaân HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH

HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 1

Phuùc

Sinh

Leã

Nghóa

Gia

Ñình

Thaïnh

Loäc

Taán

Vinh

Hoa

Phuù

Quí

Xuaân

Cung Chuùc Taân Xuaân

HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH

Page 2: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 2

Hội Ái Hữu Trà Vinh nhiệm kỳ 2008-2012

Hội Đồng Điều Hành

Hội Trưởng. : Ông Văn Tường. Phó Hội Trưởng Ngoại Vụ : Ông Nguyễn Văn Thành,

: Ông Từ Phinh One Phó Hội Trưởng Nội Vụ : Ông Nguyễn Văn Vui,

: Ông Thạch Bông Tổng Thư Ký : Ông Võ Trung Tín. Phó Tổng Thư Ký : Ông Nguyễn Văn Nhựt Thủ Quỷ : Ông Võ Văn Diệu. Trưởng Ban Liên Lạc : Ông Ngô Thiết Hùng Trưởng Ban Xã Hội : Ông Hà Phi Hùng Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. Trưởng Ban Thể Thao : Ông Nguyễn Cao Thượng. Trưởng Ban Tài Chánh : Ông Trương Bạc Xuổl. Trưởng Ban Giáo dục : Ông Nguyễn Văn Vui Trưởng Ban Y-Tế : Ông Kiều Trương,

: Ông Nguyễn Bửu Việt. Trưởng Ban Trật Tự : Ông Hà Kim Danh Hỏa đầu Vụ : Ông Thạch Tạo. Trưởng Ban Văn Nghệ : Ông Trần Sinh Trưởng Ban Báo Chí : Ông Võ Trung Tín Web Master : Ông Ngô Đế

Đại Diện Các Nơi :

Phần Lan : Ông TRẦN MINH CẢNH Hòa Lan : Chị THÁI KIM NGUYỆT Australia : Ông TRẦN ANH KIỆT Norway : Ông PHẠM QUANG TRỨ Germany : Ông HÀ PHƯỚC THẢO Canada : Ông HUỲNH CÔNG ÂN San Diego : Ông TRẦN TRỌNG LÀNH Los Angeles : Ông NGÔ VĂN THÀNH Florida : Ông TRƯƠNG DƯỜNG

Page 3: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 3

Indoo : Ông HỒ VĂN PHONG Texas : Ông KIM HỮU PHƯƠNG Michigan : Chị LÊ THỊ DUNG Kansas : Ông HỒ VĂN MỪNG Georgia : Ông LÊ NGỌC ĐIỆP, Ông ĐOÀN LÝ ĐÁNG Oregan : Ông LÝ TUẤN HIỀN Ohio : Ông HUỲNH NGỌC CÔN Connecticut : Ông HUỲNH THÀNH BÁ. Missouri : Ông HỒ VĂN ẨN Newyork : Ông TIÊU NHƠN LẠC. Utah : Ông NGUYỄN VĂN XUÂN CẢNH. Hội Đồng Cố Vấn :

Các Cụ Trần Xiều, Kiên Chệch, Hàng Công Thành, Nguyễn Văn Cung, Nguyễn Ánh Nhựt, Võ Thành Liêm, Tăng Đông Sanh, Nguyễn Lưu Viên, Huỳnh Văn Lang. Các Anh Trần Hửu Quang, Trịnh Hảo Tâm, Chị Trần Thị Phụng.

Hội Đồng Sáng Lập :

Cụ Trần Xiều, Các Anh Hà Kim Danh, Văn Tường, Huỳnh Kim Tiến, Võ Văn Diệu, Nguyễn Văn Vui, Lâm Vĩnh Hiếu, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Tấn Tài, Thạch Tạo, Võ Trung Tín.

BAN THỰC HIỆN ĐẶC SAN TRÀ-VINH 2008

XUÂN MẬU TÝ – 2008 THÀNH THẬT TRI ÂN

Quý Học Giả, Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu Tý - 2008.

Quý Đọc Giả viết thư, điện thoại góp ý kiến và khuyến khích chúng tôi, Quý Mạnh Thường Quân, Doanh Gia, Thân Chủ , đã và đang ủng hộ

Đặc San Trà Vinh Nhờ sự yểm trợ quý báu của tất cả quý vị trên, chúng tôi mới có đủ phương

tiện và giử vững tinh thần để hình thành các quyển Đặc San nầy

Page 4: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 4

Moät chuùt quaø kyû nieäm queâ höông Thaønh thaät trang troïng taëng:

. . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . .

Vôùi hy voïng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Seõ tìm laïi ñöôïc moät vaøi hình aûnh thaân thöông treân böôùc ñöôøng vieãn xöù.

Page 5: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 5

Muïc Luïc Trang 1 Danh sách Ban Chấp Hành / Hội AHTV niên khoá 2008 – 2012 2 2 Lá thư Ban Biên Tập 4 3 Mục Lục Đặc San Trà Vinh 7 5 4 Điều lệ Ban Báo Chí Ban Báo Chí 7 5 Thư chúc Xuân Hội Trưởng 8 6 Sớ Táo Quân Thần Táo AHTV 9 7 Chúc Tết Hội Nhà Huỳnh Văn Luận 10 8 Tình Quê ( Thơ ) Vũ Thi An 10 9 Đồng Hương Trà Vinh hội ngộ sau 32 năm viễn xứ Nguyễn Văn Vui 11 10 Hình ảnh ngày xuân hội ngộ BBC 12 11 Bài hành đất khách Tâm Hoài 14 12 Mùa Xuân Hội ngộ Trà Vinh Nguyễn Minh Cần 15 13 Mộng Chiều Xuâ n (Thơ) Minh Cần 16 14 Những người lính can trường trong chiến bại Trần Anh Kiệt 17 15 Xuân Cảm (Thơ) Nguyễn Thái Lai 19 16 Tưởng Em Quên ( Thơ ) Nguyễn Văn Nhựt 20 17 Rừng Mắm Hai Quẹo 21 18 Chuột Tiên Dương Vĩnh Trường 26 19 Gặp bạn Trà Vinh – Quê người nhớ mẹ ( Thơ ) Nguyễn 5 A 30 20 Câu Chuyện đầu Xuân :Mười hai con giáp Chiêu Anh 31 21 Mười thương ăn Tết ( thơ) Anh Nhi 33 22 Chùa Long Hòa Tiểu Cần Vĩnh Trường 34 23 Thư Đồng Hương BBC 40 24 Người cùng hướng , Người Mộ Đạo ( Thơ ) Ngô Văn Thành 44 25 Rồi 46 năm sau tái ngộ Lục Tuần Xuân 45 26 Hội ngộ Bạn Trẻ 60 ( Thơ ) Tú Rệu 47 27 Nói Dối ( Thơ ) Tường Lam 47 28 Thư chúc Tết cô giáo Trần Xiển Uôi Dương Chiêu Anh 48 29 Niềm Riêng ( Thơ) Chiêu Anh 49 30 Viết về con sông Láng Thé Tỉnh Trà Vinh Huỳnh Văn Lang 50 31 Nhạc Phạm Chinh Đông : Chút Hương Trần Gian Lâm Thanh 55 32 Quê Cũ ( Thơ ) Phạm Chinh Đông 56 33 Mùa Gặt Diệp Hồng Phương 57 34 Khai bút đầu xuân Chu Tiểu Trà 59 35 Chút Nắng Quê Hương ( Nhạc) Phạm Chinh Đông 60 36 Hình ảnh ngày xuân 2007 BBC 61 37 Một Đồng Hương đã thay đổi …nền giáo dục BS Nguyễn Lưu Viên 62 38 Vài suy nghĩ về ĐSTV Văn Cữu Long 67 39 Quê Tôi Nguyễn Văn Nhựt 68 40 Kiếp Sông Hồ Tructhanhan 70 41 Trăm hoa cho ngày Tết Võ Thị Đông Mai 71 42 Một lần hội ngộ Cahache 74 43 Một chút lòng xuân (thơ) Trần Thế Phong 75

Page 6: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 6

44 Quê Ngoại, Quê Nội Tâm Hoài 76 45 Mùa Xuân trở lại Kim Hồng 79 46 Câu đố địa dư Chiêu Anh 84 47 Giữ gìn cặp mắt ở tuổi hưu Diệp Tuấn Khải 85 48 Tát đìa Anh Bắp 88 49 Thăm Nuôi HtH 90 50 Đêm Pháo Bông Tường Lam 91 51 Pháo Kích ( Thơ tếu) Tú Rệu 94 52 Về quê cưới vợ ăn Tết Võ Vĩnh Kim 95 53 Quăng Đao Huệ Tường 100 54 Chuyện Nhà Quê Võ Vĩnh Kim 102 55 Mơ về Trà Vinh ( Thơ ) Nguyễn Minh Cần 105 56 Chuyến xe đò chiều 30 Tết Phạm Phong Dinh 106 57 Cỏi Xót Xa ( Thơ) Tructhanhan 111 58 Tôi làm Quan Lâm Thành Hổ 112 59 Khi Trung Quốc là nhà máy khổng lồ của thế giới Lâm Văn Bé 116 60 Những ngày ở Tra Vinh ( Thơ ) Người Phương Xa 128 61 Nổi niềm chờ đợi ( Thơ ) Văn Cữu Long 128 62 Tin tức sinh hoạt đồng hương khắp nơi Ban Báo Chí 129 63 Cách làm Bò nướng lá lốt ( Gia Chánh ) Ông Xả Năm 134 64 Tình Hoài Hương ( Thơ ) Trần Thế Phong 134 65 Năm Chuột nói chuyện Chuột ở Bắc Úc Tiền Lạc Quan 135 66 Tường Vi còn thương rau đắng sau hè Hoài Hương 140 67 Ở Bến Xe ( Thơ ) Phạm Chinh Đông 141 68 Đi tìm mùa Xuân Quê Hương trên đất Mỹ Huỳnh Công Ân 142 69 Ba bài thơ Xuân Hà Văn Tài 144 70 Tin Văn Thơ Nhạc Ban Báo Chí 145 71 Khi chia tay ngày ấy Phạm Chinh Đông 146 72 Trần Hữu Lượng, một người VN làm vua bên Tàu Huỳnh Văn Lang 147 73 Bản Tin Hè Trà Vinh Văn Tường 156 74 Màu Thời Gian, Hoài Niêm ( Thơ) Nguyệt Lão Trà Vinh 157 75 Hình ảnh sinh hoạt mùa Hè TràVinh BBC 158 76 Sinh Hoạt liên Hội VL-VB-SĐ Texas Nguyễn Chiêu Hiền 161 77 Chuột và Người Ly Niễng 163 78 Danh Sách đồng hương Trà Vinh Tổng Thư Ký 164 79 Tường trình tài chánh năm 2007 Thủ quỹ 173 80 Chuyện Vui Cười Hoàng Văn Linh 176 81 Đồng Hương Trà Vinh Quy Tiên BBC 178 82 Cái nhìn thực tế Nguyễn Trung Thứ 179 83 Hoài niệm về lòng từ của LM Lê Đạo Luân Huệ Tường 184 84 Cỏi Quê Hai Quẹo 187 85 Trang Quảng Cáo BBC 191 86 Ban Biên Tập BBC 200 Cảm Tạ : Ban Báo Chí chân thành cảm tạ sự ủng hộ và đóng góp bài vở phong phú cho đặc san Trà-Vinh năm 2008 của quý đồng hương. Nếu có điều chi sai sót vì không phải nhà nghề xin vui lòng bỏ qua và nhân dịp năm mới kính chúc quí đồng hương được An Khang và Thịnh Vượng.

Ban Biên Tập

Page 7: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 7

Đặc san Trà-Vinh số 8 được phát hành tại California trong dịp mừng Xuân Mậu Tý do Hôi Ái Hửu Trà-Vinh chủ trương với các tiêu chuẩn như sau * Đặc san Trà-Vinh chỉ lưu hành trong Hội Ái Hửu Trà-Vinh và không bán ra ngoài. * Các tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về bài viết của mình. * Những bài không đăng, tòa soạn sẽ không gởi trả lại bản thảo. * Các bài gới đăng xin dùng Font Unicode hoặc VNI mà thôi và gởi về email : [email protected] hoặc [email protected] * Mỗi tác giả sẽ được chọn đăng tối đa 2 bài trong mỗi số báo. ngoài ra sẽ dành cho các số tới. * Tòa soạn sẽ dành ưu tiên cho quý đồng hương mới đến với Hội lần đầu. * Những bài gởỉ cho Đặc San Trà-Vinh xin đừng gởi các nơi khác đăng trước. * Tòa soạn dành quyền từ chối những bài vở ngoài chủ trương và đường lối của Hội cũng như văn hoá nước nhà. * Nếu muốn trích đăng một đoạn hay toàn bài xin liên lạc với tác giả hay tòa soạn và xin đề trích từ Đặc San Trà- Vinh.

Kính Chuùc Quí Ñoàng Höông Moät Naêm Môùi

An Khang Thònh Vöôïng

Ban Bieân Tập

Page 8: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 8

Thö Chuùc Teát Maäu Tyù 2008 Kính thưa quý đồng hương và quý thân hữu

Vừa mừng Xuân kỷ niệm 32 năm Trà Vinh hội ngộ thì lại Tết đến nữa rồi, lẹ thật, thời gian đối với người trọng tuổi lướt thật nhanh. Nhớ hồi nhỏ, trông đến Tết để mặc áo mới, để được lì xì, thời gian thấy sao mà chạy chậm quá; đến khi lớn lên, công kia việc nọ lu bù, nên Xuân đến Tết đến sát bên minh mà không hay.

Thưa quý đồng hương và thân hữu, Đây chắc cũng là tâm trạng chung của phần

đông chúng ta. Lòng người thì thế nhưng đất trời thì cứ lặng lẽ tuần hoàn, thời tiết Xuân-Hạ-Thu-Đông vẫn đổi thay, cây trái nở hoa kết quả mùa nào loại nấy , vạn vật luân chuyển theo vòng xoay của tạo hóa. 12 con vật biểu tượng cho một con giáp 12 năm cùng tuần tự theo nhau mà đến rồi đi khi dip Xuân về. Năm tới đây của 2008 là năm con chuột, sách lịch xếp là Mậu Tý. Ban báo chí của Hội Trà Vinh hiều ngầm với nhau là đặc san số 8 kỳ nầy: Hình bìa sẽ có hình chú chuột, nội dung bài viết sẽ dành nhiều ưu tiên đề tài liên quan đến con vật đặc trưng trọn năm mà nhà nào của người Á Đông cũng thấy chưng bày trên tường danh tánh hay hình ảnh của nó. Đặc san sẽ phát hành vào ngày Tân Xuân Hội Ngô Chúa Nhựt 17 tháng 2 năm 2008 tại nhà hàng King Harbor Seafood Restaurant . Nhân lá thư Xuân và ngày hết, tết đến , Chúng tôi xin phép kể lại vài hoạt động của Hội gần như là thường xuyên, năm nào cũng tái đi tái lại ; nếu nói là “truyền thống” thì to lớn quá không dám, nhưng nói là thói quen, có lẽ là đúng hơn. Hễ mỗi dịp Xuân về là Hội lo chuẩn bị tổ chức ngày Tết Trà Vinh, rồi bài vở cho tờ báo Xuân, mỗi năm đều có một số đặc san để lưu làm kỷ niệm. Còn khi nào đến mùa Hè, thì Hội tổ chức một ngày Picnic gặp mặt nhau ở ngoài trời, thường là ngày chủ nhựt tuần lễ thứ hai của tháng 7. Năm nay, đồng hương cổ thụ Huỳnh Văn Lang dự định cùng với 49 gia đình họ Huỳnh ở các nước trên thế giới về tham dự sinh hoạt Hè nên đã liên lạc với Hội mong biết trước ngày giờ địa điểm. Trong phiên họp tháng 10 năm 2007, có đem việc nầy ra thảo luận , kết quả là Hội đã chọn ngày Picnic Hè 2008 sẽ là Chủ Nhựt 13 tháng 7 năm 2008 tại góc đường Warner/Euclid trong Mile Square Park thành

phố Fountain Valley, California từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Tiện đây cũng thông báo tin nầy đến Bác Lang và quý đồng hương cùng thân hữu đặng rõ. Ngoài hai sinh hoạt chính yếu nêu trên, khi Hội biết được tin tức có liên quan đến việc quan hôn tang tế, bệnh hoạn ốm đau của các đồng hương, Hội sắp xếp những đồng hương có điều kiện thuận lợi để đi thăm viếng, chia sẻ buồn vui...

Đó là những công việc mà Hội Ái Hữu Trà Vinh làm được trong những năm vừa qua. Những Anh Chị Em Cô Bác làm việc nầy trong tinh thần thiện nguyện, vô vị lợi, họ đã hy sinh giờ giấc, tâm trí, đã bỏ công đôi khi có vị bỏ của;Chúng tôi gần gũi với họ nên thấy được tấm lòng quý báu nầy, hôm nay ở trang giấy đầu tiên của tờ đặc san số 8 năm Mậu Tý 2008 , tôi xin long trọng vinh danh và kính phục cùng ghi lòng biết ơn với tất cả những người trong ban sáng lập, ban cố vấn , ban điều hành và quý mạnh thường quân đã tám năm qua kiên trì giúp đở cho Hôi để Hội Ái Hữu Trà Vinh ngày càng thêm vững vàng.

Thưa quý đồng hương và thân hữu Xuân đã về khắp nơi nơi, Xuân mang đến

niềm tin yêu muôn loài, Xuân của đất trời, Xuân của lòng người, Xuân vui ca, Xuân chúc mừng nhau...và Xuân nầy chúng tôi xin chúc đồng hương và thân hữu Một Năm AN KHANG và THỊNH VƯỢNG.

California, Mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Tý

Hội Trưởng

GS Văn Tường

Page 9: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 9

Sôù Taùo Quaân AHTV 2008

Thần Táo Ái HữuTrà Vinh

Ban Báo Chí theo chân Táo Hội Ái Hữu Trà Vinh tường thuật chuyến đi về Thiên đình của Táo Trà Vinh, nên có thơ rằng: “ Đến ngày tháng chạp hăm ba Thuật hết mọi chuyện để bà con nghe”

Tờ mờ sáng ngày hai mươi ba, Táo Trà Vinh áo mão chỉnh tề lên chuyến bay suốt đi thẳng một lèo lên tới cửa nhà Trời. Táo ta đã quỳ mọp trước long nhan Thánh Thượng, mồm miệng oang oang: Kính bẩm Ngọc Hoàng Thần Táo Trà Vinh Bay tới thiên đình Của hãng máy bay Du-nai E lai Bửa nay tháng chạp Hai ba đã kịp Để xin tường trình Từ chuyện linh tinh Chí đến “đại sự” Thần theo thứ tự: Câu chuyện trước tiên Bảy tám năm liền Hội đều tổ chức Trẻ già nô nức

Sinh hoạt mùa Hè Ở Mai –ếch –que (Mile square Park) Góc đường du-lít (Euclid) Vui chơi Picnic Phó Thành trưởng ban (Nguyễn văn Thành) Đồng hương luận bàn Kỳ nầy đông khách Nhìn vào sổ sách Thấy khoảng hai trăm, Những kẻ âm thầm Đến, đi lặng lẽ Sau khi vui vẻ Là chưa tính vào Nhưng chẳng làm sao Năm nào cũng vậy Món bún nước lèo Mọi người đều thích Chiếu cố thật tình Còn ban văn nghệ Của ThầyTrần Sinh Đàn lên sinh động Bác Hai hưởng ứng Các vị cao niên Nhảy vô làm liền Thật vui đáo để Bây giờ thần kể Thế hệ thứ hai Họp mặt hôm nay Kết đoàn “Hết xẩy” Nhóm nầy chạy nhảy Nhóm khác thẩy banh Nhóm thi địa danh Nhóm chơi cờ tướng... Anh Nguyễn Cao Thượng Năm nầy thành công Lập đội banh bong Sau đó tổ chức Luật lệ đúng mức Trong cuộc thi đua Sôi nổi của mùa Tranh tài chiếm giải Không ai tranh cải Vô địch kỳ nầy Rơi đúng vào tay Anh Tạ Thành Tiến Từ lâu danh tiếng

Vang dội xa gần Cú triêu như “thần” Không ai đở được Bây giờ đến lượt Nói về thức ăn Chọn thật công bằng Bằng cách đếm phiếu Thật là kỳ diệu Món Súp Măng Cua Đếm qua một tua Dẫn đầu hạng nhất Ai nấu ngon thật Là Nguyễn Bửu Hùng Còn Xôi Nếp Than Bà Liên mang đến Ăn rất hấp dẫn Thì lại về Nhì Và Xôi Lạp Xưởng Của bà Nguyễn Tuyết Xếp hạng thứ Ba. Còn thi địa danh Cúp Nhất vô địch Cũng Kevin Dương Năm nào cũng thắng Tài trí thông minh Nhiều người khen ngợi Hai hạng Nhì Ba Về tay nữ giới Gina Hoa hạng Nhì Thu Quyên hạng Ba Báo đài phỏng vấn Hỏi han tường tận Các cháu thiếu nhi Nhiều nhứt là khi Phát quà khuyến học Nhiều tay ngà ngọc Trao các phong thơ Bên trong có tờ Đô la hai chục Thưởng cùng một lúc Cho toán mười em Ráng học giỏi thêm Mùa Hè năm tới Hội nhà chờ đợi Tiếp tục hoan nghinh Kể tiếp tình hình Mừng Xuân con chuột Bà con thân thuộc

Của Hội Trà Vinh Ăn uống linh đình Tại Regent West Bánh chưng bánh tét Văn nghệ tưng bừng Múa lân chúc mừng 32 năm hội ngộ Nói cười rần rộ Pháo nổ điếc tai Duy Đạt trổ tài (Đoàn) Viết bài thương ca Cho ban nhạc già Trên sáu mươi tuổi Luyện tập nhiều buổi Tại nhà Long Thăng (Huỳnh) Trình diễn thật lòng Gây niềm xúc cảm Trước đông con cháu: “Ngoại hát hay ghê! Nội cũng khỏi chê!!!” Sao mà vui thế Chừng nào nữa đây Gặp lại tụi nầy Nghe đâu hẹn ước Các bạn ngoài nước Khi làm kỷ niệm Hội được10 năm Sẽ về lần nữa. Bây giờ thần kể Đại hội thường niên Hai năm một lần Để bầu cử lại Chẳng ai tranh cải Chuyện“Vũ Như Cẩn” Vì “Bao Lãnh Đạn” Chẳng ai nhảy vào Các bác, các cô Đề nghị mời vô Những người nhiệt huyết Như Hùng, Ngô Thiết Và Thành, Ngô Văn Còn, còn, còn nữa Tùy Ban Thường vụ Có thể mời thêm Sinh hoạt êm đềm Nội quy tu chính Nhiệm kỳ 4 năm

Page 10: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 10

Cuối xin Thánh Thượng Gia ơn phê chuẩn Giờ thần tiếp tục Chuyện vui năm Hợi Đếm được hai tin Vợ chồng sum họp Thứ nhứt là đôi Uyên ương gắn bó Phi Dũng - Triều Dâng “Dâu - con Kiên Chệch” Nhưng mà chưa hết Còn cặp thứ hai Thu Quyên – Tâm Huệ Con Trương Bạc Xuỗl Và cháu Văn Tường Đoàn tụ vui sướng Nhờ Hội Trà Vinhï Bắt cầu gạch nối Ơn ấy mãi ghi Công người sáng lập Tiếp đến tin buồn Bà Vương Lệ Khanh Mất vào tháng 6 Tại San José (California)

Thọ đà tám mốt (81 tuổi) Cũng trong tháng nầy Ông Châu Văn Mới Mất ở Houston (Texas) Tuổi thọ sáu sáu (66 tuổi) Kế Trần Thuận Hảo Mất vào tháng tư Thọ gần chín chục (89 tuổi) Cũng tại Cali Ông Phạm Trung Hậu Mất vào tháng giêng Thọ đúng sáu chục (60 tuổi) Mất ở Trà Vinh Bà Dương Thị Thiệu Thọ tám mươi tư (84 tuổi) Ông Trần Văn Châu Mất ở Garden Grove Thọ tám mươi tám (88 tuổi) Cùng một thành phố Bà Lâm Thị Nhung Lìa xa dương thế

Thọ đặng sáu lăm (65 tuổi) Gần đến cuối năm Lại thêm tin nữa Ở Las Vegas Thuộc bang Nevada Chủ tiệm Tín Nguyên Là Châu Văn Khuôn Đột ngột từ trần Thọ tám mươi bốn (84 tuổi) Vậy là dứt sổ Thêm vài linh tinh Như là đau ốm Đi đến nhà thương Xin mổ mắt cườm Như là Ông Nhựt (Nguyễn Văn Nhựt) Hay là mổ bướu Ở ngay cần cổ Như Trịnh Hảo Tâm Nhờ ơn Thánh Thượng Đều được suông sẻ Đến nay đã khỏe Còn hai người nữa Cầu xin Thánh Thượng Thương tình phù trợ Cho bệnh mau lành Đó là hai Anh: Website Ngô Đế Nhà văn Hai Quẹo Chạy chửa đúng thầy Thuốc thang đúng bệnh Thần cúi dập đầu Khẩn cầu Thánh Thượng Ngôi cao suy xét Tấm lòng của Táo Đến đây Thần cáo Bái bay Thánh Hoàng Chúc Ngài muôn tuổi Vạn tuế! Vạn Tuế!!! Bên thềm Xuân Mậu Tý 2008 Thần Táo ahtv

Thô Tình Queâ Quẽ hương tôi đẹp lắm Dù mái tranh nghèo nàn Hàng dừa xanh tắm nắng Sông trải lòng quê hương

Năm nhánh dòng Tiền Giang Quanh năm nguồn nước mát Mạch đất lành chứa chan Mùi lúa thơm mộc mạc

Nước tưới khắp ruộng đồng Chiều, trâu về thong dong Mạ xanh vờn theo gió Vẳng tiếng sáo mục đồng

Ngân dài theo đồng cỏ Tiếng hát cùng tiếng hò Bếp chiều hôm lửa đỏ Nồi cơm chính thơm tho

Tình quê bao năm tháng Đẹp tâm hồn nhà nông Vui ngày mùa, trăng sáng No đói chẳng bận lòng./.

Vũ Thi An

Chú thích: Bài thơ này trích trong Thi tập TÌNH QUÊ TÌNH NHỚ (xuất bản năm 1997) của Vũ Thi An. Xin giới thiệu giản lược. Tác giả là một đồng hương rất gần gũi, nhưng bút hiệu thì ít ai trong số đồng hương biết. Tên thật của tác giả là Văng Thúy Ái, ái nữ của Thầy Văng Công Thơm. Bài viết và thơ của cô đã được đăng nhiều trên các báo và tạp chí Việt Mỹ ở Đông Hoa kỳ và thỉnh thoảng đã có đăng trên ĐS TV, như bài Bánh cóng Trà Vinh trước đây.

Page 11: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 11

Đồng Hương Trà-Vinh Mừng Xuân Hội Ngộ Sau 32 Năm Viễn Xứ

Xuaân vuõ laâm ly hoaøi nieäm coá höông aân tình noàng

Haøn huyeân taâm söï caùch haûi ly sôn nhaân ñoaøn tuï

Câu đối của Trần Sinh Hơn 250 đồng hương Trà Vinh tề tựu về Little

Sài Gòn trước là tham dự tiệc mừng xuân Đinh Hợi của Đồng Hương đánh dấu 32 năm xa xứ tại nhà hàng Regent West, thành phố Santa Ana ngày 11 tháng năm 2007, và sau đó để giới thiệu cho đồng hương từ phương xa có dịp dự Hội Chợ Tết và đón Giao thừa Tết Đinh Hợi tại Nam Cali với chúng ta ở vùng Little Sài Gòn. Cuộc hội ngộ mừng xuân năm nay được Trưởng Ban Tổ Chức là cụ Nguyễn Ánh Nhựt kết hợp chương trình ngày hội ngộ đặc biệt sau 32 năm xa xứ để nối lại tình thân hữu bạn bè đồng hương Trà Vinh khắp nơi ở Hoa Kỳ và các châu lục địa khác về tham dự, cuộc hội ngộ còn để duy trì và bảo vệ những phong tục văn hóa truyền thống Việt Nam trên xứ người, cũng là dịp giới thiệu Đặc San Trà Vinh số 7, một đứa con tinh thần được rất đông Đồng Hương Trà Vinh đã bỏ ra rất nhiều công sức đóng góp và được anh Hội Trưởng Văn Tường giới thiệu với nặng trĩu thương yêu và trân quí.

Đoàn Công Danh và Trần Hữu Quang

Ngay từ sáng sớm, trong khi các anh chị Ban Tiếp Tân đang bận rộn tiếp đón đồng hương, thì có phóng viên Kiều Mỹ Duyên của Đài Truyền hình SBTN đến thâu hình chương trình hội ngộ và phỏng vấn anh Hội Trưởng cùng tất cả các đồng hương từ phương xa về tham dự như Ông Bà Cụ Nguyễn Minh Cần từ Pháp Quốc, Bác Sĩ Trương Ngọc Sơn về từ Đức Quốc, Ông Bà Bác Sĩ Diệp Tuấn Khải về từ Hòa Lan, Bà Diệp Thị Tích, Giáo Sư Huỳnh Công Ân về từ Canada, Ông Bà Hoàng Lâm, Ông Đoàn Công Danh, Ông Lâm Chí Tâm về từ Seatle WA, Ông La Tấn về từ Chicago, Ông Đoàn Duy Đạt, Ông Kim

Hữu Phương về từ Texas, Ông Bà Kiên Bé về từ Oregon.

Mở đầu chương trình với nghi lễ cổ truyền, niệm hương trước bàn thờ Quốc Tổ, múa lân, chúc thọ Quí Cụ Cao Niên, lì xì các em Thiếu Nhi. Ban tổ chức chuyển sang đề mục làm tất cả mọi người hâm hở hò reo khi giới thiệu các Đồng Hương từ mọi miền xa xôi về tham dự như từ Pháp, Đức, Hòa Lan, Canada, Úc Châu, hay Bắc và Nam Cali, hoặc từ các Tiểu Bang của khắp mọi miền Hoa Kỳ về tham dự giữa tiếng hoan hô chào đón đầy hân hoan và nhiệt tình làm ai nấy có mặt cũng mừng mừng tủi tủi cho ngày hội ngộ... Ban văn nghệ trình diễn rất xuất sắc, nhất là vũ khúc Mừng Xuân, và vũ khúc Hận Đồ Bàn rất vui tươi, nhịp nhàng và linh động của các em thiếu nhi được mọi người tán thưởng nhiệt liệt. Đặc biệt hơn với ban họp ca “Trẻ 60” và ban họp ca “Trà Vinh Phu Nhân” của nhạc trưởng Đoàn Duy Đạt từ Houston Texas về chuẩn bị luôn mấy ngày “Họp Tiền Hội Xuân” tại nhà anh Huỳnh Long Thăng ở vùng San Diego, trình diễn rất nhịp nhàng và đáng được khuyến khích và được hoan hô gần vở tung nhà hàng. Thêm vào đó với tiếng hát trong trẻo dễ thương của em Sarah Trang Ngô với y trang lộng lẫy tô diễm cho ngày xuân với bản “Em Đi Chùa Hương” rất ngọt ngào dễ thương làm sao!

Thay đổi không khí trong khi ban nhạc nghỉ giải lao, cuộc xổ số lấy hên được đồng hương Trà

( xem ti ếp trang 14 )

Page 12: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 12

Đồng Hương Trà-Vinh

Mừng Xuân Hội Ngộ Ngày 11 tháng 2 năm 2007 tại Little Sài Gòn

Phương, Đức, Thăng, Khải, Tường, Đạt, Tín , Danh, Tấn, Tâm

Tấn, Tâm,Khoa,Thăng,Tường, Đức, Bé,Khải, Đạt,Diệu,Danh,Tín

Kiên Bé, Khải, Đạt, Danh & Thăng

Chị Vân, Chi___ O^&B Cần, Ô. Nhựt & Anh Danh

Các đồng hương ở phương xa về hội ngộ ngày xuân

Tiệc hội ngộ tại nhà Anh Huỳnh Long Thăng tại San Diego

Page 13: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 13

Mừng Xuân Hội Ngộ Ngày 11 tháng 2 năm 2007 tại Little Sài Gòn

Các cụ thượng thọ

Ban hợp xướng 60

Cụ Ông và Bà Nguyễn Minh Cần đến từ Pháp Quốc

Tiệc tất niên tại nhà Anh Võ Văn Diệu

Tại nhà Anh Võ Văn Diệu

BS Trang Thuận, Tường, Tín, Việt, Trung & Tông

Page 14: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 14

Vinh hưởng ứng nhiệt liệt. Năm nay ban nhạc có tính cách gia đình do đồng hương Lê Thị Kim Khánh bảo trợ, vì tinh thần ban nhạc trình diễn rất xuất sắc nên Ban Tổ Chức liền đặt cọc trước ban nhạc cho năm tới. Cảm nghĩ ngày Hội Xuân Trà Vinh của một đồng hương, cựu Giáo Chức Trà Vinh, cho biết Bà rất là vui được hội ngộ sau 32 năm lưu lạc xứ người mới có ngày Trà Vinh trọn vẹn .

Cuộc Hội Ngộ Tết Đinh Hợi tưởng chừng kết thúc với những phần ăn sau cùng được nhà hàng dọn lên từ lâu, nhưng mọi người đều còn nán ở lại cho đến lô độc đắc xổ ra thuộc Cụ Bà đồng hương tên Mão trúng chai V.S.O.P... Sau khi thanh toán xong tiền nong với chủ nhà hàng, rất đông anh chị em cùng nhau kéo dài đến hơn 11:00 giờ đêm ngày11 thánh 2 năm 2007 tại nhà ông Vỏ Văn Diệu, Thủ Quỹ của Hội Ái Hữu Trà Vinh, cho thỏa lòng tri ngộ cố nhân sau 32 năm xa cách Việt Nam và cũng là đúng 47 năm rời những mái trường thân yêu của đất Trà Vinh. Sau đó có kẻ ra về, người còn lưu lại để được đi xem Chợ Hoa trên phố Bolsa và Hội Chợ Xuân tại Little Sài Gòn cho thỏa thích. Giây phút cảm động khi chia tay của các anh chị Đồng Hương làm cho ai nấy đều ngậm ngùi lưu luyến, lại có ai đó thốt lên “Hẹn sẽ tái ngộ vào năm 2010 kỷ niệm 35 năm viễn xứ”.

Nguyễn Văn Vui

Baøiø Haønh Ñaát Khaùch Thoáng chóc mà giờ quá sáu mươi Đưa tay tính nhẫm nhũng sự đời Trôi qua được mất gì trong cuộc Ta thấy bể dâu ngập nổi đời Lưu lạc xứ người mươi năm lẽ Tưởng chừng khăn gói mới hôm qua Thê nhi đùm dắt rời cố xứ Như thể hồi sinh một kiếp người Ta chết một thời thân bại trận

Chầm cuối mặt đi giữa chợ đời Sõi đá cơ hồ tê gót lạnh Giang sơn buồn nát giửa hồn tơi Còn đâu bè bạn hồi năm củ Đứa nát rừng sâu và núi cao Đứa còn khí tiết về ẩn dật Mượn thú tiêu giao rượu nát đời Đứa kiết nghèo tơi luồng lách sống Bầm môi tím mật áo cơm vơi Đứa thì “Cãi tạo” còn mút chĩ Vợ chạy ngược xuôi tóc rối bời Thay chồng nuôi đám con khờ dại Vài tháng băng đồng đi thăm nuôi Ly tán loạn cuồng cơn bão dữ Người tuôn kẻ chạy thoát ra khơi Triệu người chết biển,rừng sâu thẫm Triệu người mang kiếp sống lưu vong Xứ người cơm áo thừa ra đấy Mà vẫn đau tê những tháng ngày Có đứa qua đây buồn ngao ngán Lê cái thân tàn giữa phù hoa Cơm áo vợ con ngày tháng bận Nghĩa lạt tình thâm khóc vỡ òa Có đứa miệt mài vào lớp học Líu lưỡi Ănglê cũng phát rầu Đi đâu lại dắt theo lủ trẽ Thông dịch dùm cha đôi ba câu Lâu năm ở Mỹ quên chữ Việt Lấp bắp như cha tréo cẵng đầu OK, No ,Yes cho xong chuyện Lắm lúc è ra cái lộn phèo Bạn bè qua trứơc làm mặt lạ Quên bạn năm xưa ngoảnh mặt nhìn Khinh miệt người sang dời bước chậm Ngoái mong đỏng đãnh miss Asian! Ngựa mõi chân boong buồn lưu xứ Đất hứa loanh quanh cuối mặt sầu Sao mãi đời ta nhiều ẩn dụ? Cứ mỡ từng trang chẳng lấp đầy Sông núi hẹn thế chưa trả được! Tâm giao bầu bạn hẹn chưa về Cứ nảo long ra mà tủi hổ Công danh không lấp được môi cười Ta chạy theo đời như bất tận Có khác gì đâu tên dờ hơi Cơm áo quẩn người như gà bới Bụi bẩn mặt mài không giống ai Ta hỏi bao giờ ta mất mạng Cớ sao chẻnh mãng đến như vầy Kiếp trước chắc ta loài vượn hú Chuyền thân du mục hết đời thôi!?

TÂM HÒAI

Page 15: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 15

Muøa Xuaân Hoäi-Ngoä Traø-Vinh Cụ Nguyễn Minh Cần

Ngày 11/02/2007, lần đầu-tiên đến Cali và cũng là lần đầu-tiên chúng tôi tham-dự Ngày Hội-Ngộ Trà-Vinh do Hội Ái-Hữu Trà-Vinh tổ-chức. Nôn-nao chờ đơi một ngày mà tôi cho là một trong những ngày vui nhứt của đời tôi, vì biết rằng sẽ gặp được nhũng đồng hương thân-thương của tỉnh nhà. Từ Paris, chúng tôi đến trước một tuần và đúng ngày tổ-chức, chúng tôi cùng người cháu ( ngụ tại Cali ) đã đến trước Nhà Hàng Reagent West (Santa Ana), vừa đậu xe, thì thấy ngay trên cửa vào đã có một biểu-ngữ màu vàng ghi :“Chào mừng Ngày Hội-ngộ và Đồng-Hương Trà-Vinh”

Niêm hương khai mạc

Trong lòng đã thấy phấn-khởi, khi vừa bước vào phòng thì đã có 2 anh bạn học cùng lớp với tôi từ thuở 1942-1945, tức là 65 năm về trước tại lớp Nhứt tư-thục tiểu-học NGUYỄN VĂN-CHƯỞNG mà thời đó được gọi là Trường Ông ĐỐC CHƯỞNG. Nhờ đã có lien lạc trước bằng thơ-từ nên khi gặp mặt mới nhìn ra được. Sau đó lại có thêm hai bạn như vậy nữa, thật không ngờ ngày Hội-Ngộ nầy rất đặc-biệt vì tôi đã được gặp lại 4 bạn từ thuở 12 - 15 tuổi, nay tất cả đều là những "Cụ" vì đều sắp-sĩ nhau 77 tuổi dl. Những bạn tôi, ngày xưa là những chú học-trò 12, 13 tuổi, nay đã trở thành những "Cụ", có râu, tóc bạc, đầu sói ... Thêm vào đó, tôi lại găp 2 giáo-chức cùng một thời gian đã dạy tại Trà-Vinh từ năm 1952 - 1956, như vậy đối với tôi là 65 và 55 năm hội-ngộ chớ không phải 32 năm. Ngoài ra còn biết bao đồng

hương khác lần lượt vào hội trường, khi gặp nhau hỏi ra thí dụ không quen thân nhưng cũng biết rõ gia-đình nhau. Thật là đặc-biệt và rất cảm-động và tôi có cảm-tuởng như đã được về tới tỉnh Trà-Vinh tuy là đang ở một nơi xa cách muôn ngàn dậm đường. NHỮNG SỰ CẢM-ĐỘNG KHÁC .- Một nữ học-sinh cùng chồng đến chào và nói "Em là học-trò, Thầy có nhớ không ?" rồi cô nầy nói tên, giới-thiệu chồng mà tôi cũng biết gia-đình và cả cha mẹ nữa. Ông Hội-Trưởng, GS Văn-Tường, với nụ cười vui-vẻ đã giới-thiệu cho một Nữ phóng-viên nổi tiếng tại California đến đưa máy phỏng-vấn những đồng-hương từ các nước về trong đó có tôi, rồi mấy mươi bàn tiệc đã được đông-đũ các đồng-hương cùng nhau ngồi chuyện-trò, hỏi-han rất thân-mật. Sau đó , được mời lên tỏ bày ý-kiến thì tôi đã nói lên sự cám ơn Hội Ái Hữu Trà-Vinh và Ban Chấp-Hành đã có công tổ-chức quy-tụ để cho đồng-hương khắp nơi , từ Úc, Âu, Mỹ ... về California để tham-dự ngày Hội-Ngộ tưng-bừng nầy.

Đồng hương thượng thọ

Ngày Hội-Ngộ có vẻ như một buổi tiệc Tất Niên hay Tân Niên, vì có múa lân, ca nhạc, trang hoàng như một ngày đại-lể, những món ăn thịnh-soạn được dọn lên tới-tắp, nhưng đồng hương còn say mê hàn-huyên rất vui-vẻ. Những người già thí khó nhìn ra cũng như những người trẻ nầy cũng đã là bậc cha mẹ, bậc Ong Bà Nội , Ngoại nhưng nếu hỏi ra thì có thể biết nhau và có thể nhận ra với những nét xa xưa còn lưu trong trí nhớ. Chỉ cần hỏi lại thuộc gia-đình nào, ở xóm nào ... Tri-Tân, Thanh-Lệ, Cây Dầu ....Bàng-Đa, Cầu-Ngang, Trà-Cú, Tiểu Cần .... thì đã biết cả gốc-gác.

Page 16: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 16

NHỮNG NIÊM VUI Riêng tôi có những niềm vui sau đây : 1/ Nơi xứ người, nay đã có Hội Ái-Hữu Trà-Vinh quy-tụ được trên 600 hội-viên từ Mỹ-Châu đến các nơi xa xôi như Úc-Châu, Âu Châu cũng có về tham-dự, đó là niềm vui thứ nhứt. Chúng tôi 77 tuổi, Nhà tôi 72 tuổi , từ Pháp rất hân-hoan về tham-dự lần đầu-tiên và rất mong sẽ được dịp trở lại với Hội Trà-Vinh... nhưng không biết những dịp sau nầy có đạt được ý-nguyện chăng, vì đường xá quá xa-xôi mà mỗi năm thì tuổi đời chồng-chất thêm.

Các cụ Mạch Phước Tâm (Cali), Nguyễn Minh Cần (Paris), Nguyễn Ánh Nhựt ( Cali mặc Quốc phục) và Kiên Chêch ( Cali) 62 năm hội ngộ

2/ Niềm vui thứ hai là đã được gặp rất nhiều đồng hương, tuy những bậc cao niên hơn thì có nhiều người đã ra di, hoặc vì tuổi quá già khong thể đến California được, còn giới trẻ đang lên ... tre tàn, măng mọc thì đã có rất nhiều bạn trẻ đã thành tài vẻ-vang nơi hải-ngoại.

Tôi được biết có hai vị nữ giáo-viên đã 94, 95 tuổi nghe nói Ngày Hội-Ngộ mà không thể đến Santa Ana được để dư ngày Hội Ngộ nầy. Một cô đã dạy tại nữ Tiểu học Trà-Vinh tư năm 1935 ... đên ngày về hưu hiện ở Sacramento tuy còn trí nhớ đầy-đũ nhưng không thể đũ sức vuợt đường xa tới được: đó là Cô TRẦN XIỂN UÔI, một nữ giáo-chức tận-tụy và là một trong hai giáo-chức cao niên nhứt còn tại thế. Cô thứ hai là Cô Nguyễn Thị CHÍNH, hiện ở Seattle với con gái, cũng còn trí nhớ minh-mẩn nhưng mắt tai kém thời xưa cũng chỉ theo dỏi ngày Hội Ngộ Trà-Vinh qua lời kể và thơ từ của chúng tôi.

Riêng tôi, được sinh ra tại Quận Tiểu-Cần năm 1930, lớn lên , và sinh sống khoảng 26 năm tại tỉnh Trà-Vinh mà những con đường mòn, những khu xóm cu3a thị xả Trà-Vinh tôi đều có in bươc lúc buổi ấu, thiếu và cả thanh-niên.. những quận như từ Càng Long, Tiểu Cần, Trà Cú, Cầu-Ngang ... đều có len lỏi

tới. Cha tôi cũng đến tỉnh Trà-Vinh từ năm 1929 và cuối cuộc đời cũng thất-lộc tại thị xả Trà-Vinh năm 1956... Do đó, Trà-vinh là quê-hương yêu mến của tôi, nên trước đây tôi đã có những bài thơ "Thương Nhớ Trà-Vinh " và vài bài thơ về Trà-Vinh để gởi cho ban báo-chí.

Tóm lại, tham-dự Hội-Ngộ Trà-Vinh ngày 11/02/2007 tại California, tôi cảm thấy như được về Trà-Vinh như đã có cảm tương ở đầu bài nầy, và rất mong sẽ được những lần kế tiếp nếu có thiện duyên. Sau hết, chúng tôi xin cảm tạ Hội Ái-Hữu Trà-Vinh, các vị trong Ban chấp hành và có lời chào tất cả quí vị đồng hương thân-mên và mong-mỏi sẽ được tái gặp trong một ngày hội-ngộ Trà-Vinh khác. Nguyễn Minh Cần

Kẻ ở miền xa

Ô&B Hoàng Lâm (Seatle WA) La Tấn (Michigan) Đoàn Duy Đạt (Houston) Kiên Bé Portland) Lâm Chí Tâm (Seatle) Đoàn Công Danh (Seatle) Trương Ngọc Sơn (Germany) O&B Diệp Tuấn Khải (Hoà Lan) Bà Diệp Thị Tích (Canada) O&B Nguyễn Minh Cần (France)

Mộng Chiều Xuân Ấp ủ bao năm giấc mộng vàng, Quay về Xứ Việt lúc Xuân sang Xem rừng mai đẹp đường bên Ấp, Ngắm cánh đồng xinh ngõ cuối làng. Ðất khách chờ hoa ... hoa chẳng nở, Quê người đón pháo ... pháo không vang . Hồi hương vui Tết hằng mơ ước, Bến cũ đò xưa khỏi ngỡ ngàng.

Minh Cần (Mùa Xuân Paris)

Page 17: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 17

NhöõngNgöôøiLính

Can Tröôøng Trong Chieán Baïi Trần Anh Kiệt

Tờ báo Times xuất bản ngày 26 tháng giêng năm 1972 có tường thuật về trường hợp một người lính Nhật trung kiên, tuân hành quân lệnh một cách tuyệt đối, nên vẫn còn ẩn núp trong rừng sâu thuộc một hải đảo ở Thái Bình Dương. Anh ta mới vừa bị bắt buộc đầu hàng sau 28 nằm dài “nằm gai nếm mật” . Trung sĩ Shoichi Yokoi vào lúc bị bắt đã được 56 tuổi. Trong một đêm tối trời, giữa rừng sâu hoang dã, anh đã bị phát hiện bởi hai người thợ săn, trong khi anh đang lần theo bờ sông Talofo, cách thị trấn Agana 20 dặm, để bắt cá. Họ đã dùng súng uy hiếp anh và bắt anh về giao nạp cho một trạm cảnh sát gần nhất. Lúc đó Yokoi mặt mũi râu ria xồm xoàm. Anh mặc một bộ đồ bằng vỏ cây do anh tự chế và kết lại. Trước khi nhập ngũ vào năm 1941, Yokoi là một thợ may. Và khi vào lính anh vẫn mang theo chiếc kéo để tự cắt tóc và sử dụng khi cần thiết. Anh bảo với các phóng viên báo chí rằng, trong hoàn cảnh tuyệt vọng, anh đã phải áp dụng phương pháp mưu sinh thoát hiểm mà anh đã học qua trong khi được huấn luyện ở quân trường. Anh đã phải hái trái cây rừng nào mà anh có thể ăn được cũng như các loại cá tôm sò ốc và ếch nhái. Anh chưa biết thế nào là sức công phá mãnh liệt của một trái bom nguyên tử, chưa hề nghe qua về chiếc máy truyền hình, cũng như khó mà tin được khi nghe người ta nói anh có thể được chở bằng máy bay phản lực về quê nhà của anh ở Nagoya chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ.

Suốt 28 năm trời, Shoichi Yokoi sống trong hoàn cảnh tinh thần khủng hoảng. Anh cũng cho các phóng viên biết ngoài anh ra còn có hai binh sĩ Nhật khác đã ẩn trốn vào rừng sâu của đảo Guam khi quân đội Hoa Kỳ tái chiếm hải đảo này vào năm 1944. Họ biết rằng trên đảo Guam trận chiến đã kết thúc vì họ đã nhặt được truyền đơn của quân đội Ðồng Minh rải xuống khắp nơi

kể cả các khu vực rừng sâu ít người léo hánh tới. Nhưng còn ở các vùng khác thì anh không rõ được tình hinh. Yokoi và hai bạn đồng đội rất sợ, không giám đi ra khỏi rừng vào lúc ban ngày để tránh bị quân Ðồng Minh bắt được. Anh bảo: “ Chúng tôi đào

một cái hầm trú ẩn sâu mút dưới một bụi tre rậm rạp để ẩn náu, nhưng chỉ vài tháng sau thì đồ ăn đã cạn kiệt. Nên hai đồng đội kia phải di chuyển sang nơi trú ẩn khác. Tám năm trước khi tôi bị phát hiện, chúng tôi vẫn còn qua lại thăm viếng nhau, cho đến một hôm khi tôi vào nơi trú ẩn của họ, thì mới khám phá ra hai anh này đã chết. Tôi nghĩ họ đã chết vì bị đói khát”. Anh cũng bảo có lần anh giết được một con heo rừng và để dành ăn lần hồi, vì không nấu chín cẩn thận nên sau đó anh ngả bịnh khá nguy hiểm tưởng là không thể qua khỏi. Có lần chân tay anh đã bị tê không cử động nổi vì thiếu dinh dưỡng.

Yokoi đã đốt bỏ bộ quân phục và huy chương mà anh được khen thưởng, chỉ giữ lại mảnh vải thắt lưng của mẹ anh đã thêu cho anh trước khi nhập ngũ và một lá quốc kỳ Nhật Bản để kỷ niệm, hầu tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ và trung kiên với tổ quốc. Cả hai

kỷ vật quý báu này đã được anh cất dấu an toàn tại một nơi kín đáo trong hầm sâu. Anh không dám rời xa hầm trú ẩn và chỉ ra ngoài để tìm đồ ăn vào ban đêm. Chính hai người thợ săn này xuýt chút nữa đâm sầm vào người anh

giữa lúc tối trời nên đã bắt được anh một cách dễ dàng. Ðược hỏi anh dự tính sẽ làm gì trong những ngày sắp tới, anh trả lời trước hết anh sẽ về thăm lại gia đình, rồi sau đó sẽ vào nơi núi cao thanh vắng nào đó để tịnh tu và thiền định. Thực ra hiện thời anh chỉ còn có duy nhất một người bà con ruột thịt. Vợ của người bà con này bảo là hồi năm 1944, gia đình đã được cơ quan quân sự thông báo rằng anh đã chết vì công vụ tại một hải đảo nào đó ở Thái Bình Dương. Trước khi nhập ngũ, Yokoi đã đính hôn với một cô gái và cả hai đã cùng yêu nhau thắm thiết. Giờ đây anh không muốn khơi lại mối tình xưa vì sợ sẽ làm cho người yêu của anh bàng hoàng khó xử. Sau khi tịnh dưỡng tại đảo Guam trong một thời gian, bác sĩ bảo sức khỏe cuả anh đã trở lại trạng thái bình thường, duy chỉ có chứng thiếu máu do hậu quả của việc ăn

Page 18: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 18

uống thiếu dinh dưỡng trong một thời gian lầu dài cũng không gây cho anh nhiều vấn đề phiền phức lắm. Sau khi đã hoàn toàn bình phục, anh được chánh phủ sắp xếp tiếp đón về quê một cách long trọng. Anh bảo anh cảm thấy như là một giấc mộng. Sự thật đã hoàn toàn trở lại với đời sống bình thường mồi khi anh thức giấc. Theo tường thuật của báo chí , Trung sĩ Shoichi Yokoi là người quân nhân thứ ba được tìm thấy còn sống sót ở các hải đảo Thái Bình Dương kể từ khi quân Nhật đầu hàng lực lượng Ðồng Minh vô điều kiện. Lòng kiên cường và trung liệt của anh đã được báo chí khắp nơi ca tụng. Một số thiếu nhi Nhật Bản vì ngưỡng phục tinh thần võ sĩ đạo và ái quốc của anh nên đã bắt chước đào hầm trú ẩn trong một trò chơi, nhưng chẳng may hầm bị xụp nên đã khiến vài em bị chôn vùi thiệt mạng. Lúc còn nằm điều dưỡng tại bệnh viện ở Guam, Yokoi thường hay bị ác mộng, anh mơ thấy hai đồng đội của anh hiện về và bảo anh đừng bỏ rơi họ ở lại cô đơn nơi hoang dã.

Yokoi thường ngủ chập chờn không thẳng giấc. Anh hay co mình dựa vào vách giống như thế ngủ trong hầm trú ẩn. Lúc đó anh như kẻ bị bịnh tâm thần, hai tay ôm lấy đầu và xuất mồ hôi hạn vì hình ảnh ma quái của hai bạn đồng đội cứ làng vãng bên giường và trách móc anh luôn. Ðảo Guam ngày nay đã có mật độ dân cư đông đảo và là một nơi nghỉ mát thích hợp cho du khách Nhật Bản. Những thanh niên tóc dài và các thiếu nữ ăn mặc hở hang là cảnh tượng lạ lùng khác xưa khiến anh thầm nghĩ đây có phải là người Nhật chánh thống hay là những di dân từ nơi xa lạ khác quy tụ về đây để du ngoạn. Anh cảm thấy khó hiểu nên đã hỏi các phóng viên và được họ đáp rằng họ cũng là người Nhật nhưng đã khác với người Nhật thuộc thế hệ của. anh. Trung sĩ Yokoi được chánh phủ đưa về Nhật Bản bằng một chuyến bay đặc biệt. Trong cuộc hành trình về nước, anh có mang theo hài cốt của hai bạn đồng đội vắn số để trao lại cho thân nhân của họ. Tại phi trường có khoảng năm ngàn dân chúng mà phần đông là các cựu quân nhân của thời đệ nhị thế chiến tập họp để chào đón anh một cách long trọng. Trong số đó có một cựu quân nhân mặc quân phục chỉnh tề giương cao biểu ngữ với dòng chữ xưng tán anh: “Yokoi là biểu tượng tinh thần truyền thống của Nhật Bản”. Bước xuống máy bay, anh vẫy cao lá cờ Nhật Bản và hô to khẩu hiệu: “Nhật Bản muôn năm! Thiên Hoàng muôn năm!” Một cuộc tiếp tân được tổ chức do ông Bộ Trưởng Xã Hội. Hiện diện trước đám đông, anh đã trao lại hài cốt của hai chiến hữu được đựng trong hai cái hộp màu trắng một cách trang trọng cho thân nhân của họ.

Trong cuộc họp báo sau đó, anh trông có vẻ mệt mỏi nhưng đã lấy lại bình tỉnh khi nghe lời chúc

mừng của vị đại diện ký giả và trả lời nhiều câu hỏi của các báo phỏng vấn. Sau cùng, anh kết luận là đã lấy làm hổ thẹn vì không làm tròn trách nhiệm đối với cấp trên đã giao phó. Bằng một giọng khàn khàn và xúc động, anh đã quẹt nước mắt và nói lời xin lỗi với Thiên Hoàng Nhật Bản vì đã chiến bại mà cũng không làm được gì hữu ích cho đất nước. Anh lại được đưa vào bệnh viện nhiều lần để xét nghiệm sức khỏe vì anh đã vô cùng cảm xúc trước sự thăm hỏi của nhiều giới chức chánh phủ và đồng bào mến mộ.

Ngày 5 tháng 2 năm 1972, anh được cho xuất viện vì tình trạng sức khỏe đã khả quan, mặc dầu hai chân vẫn còn phù thũng. Anh từ chối đọc báo và xem truyền hình mà chỉ thích trầm tư và yên lặng. Lần đầu tiên trong 30 năm qua, anh lại tận mắt ngắm nhìn thỏa thích quang cảnh các bông tuyết trắng xóa từ trên trời rơi xuống và phủ đầy trên quê hương yêu dấu của anh.

Theo thống kê của Bộ Quốc Phòng Nhật Bản thì Yokoi là người lính thứ 3 triệu 1 trăm lẻ bảy ngàn 4 trăm lẻ bốn (3,107,404) còn sống sót sau Ðệ Nhị Thế Chiến. Tuy nhiên đây chưa hẵn là người cuối cùng.

Thật vậy, tại Phi Luật Tân, cảnh sát báo cáo thỉnh thoảng họ vẫn còn chạm súng với những tàn

binh Nhật hiện đang ẩn trốn tại đảo Lubang, một người đã đầu hàng vào năm 1950, trong số người còn lại thì một bị giết chết vào năm 1954 và người thứ ba thì bị giết vào năm 1972. Theo tin tình báo thì người thứ tư vẫn còn sống sót, đó là Trung úy Hiroo Onoda. Anh ẩn trốn trong rừng sâu và

vẫn mặc quân phục Nhật Bản. Chánh phủ Nhật đã chi phí lên đến 400 ngàn đô la để cố gắng báo cho anh biết là chiến tranh đã kết thúc, Nhật bại trận và đã đầu hàng, và thuyết phục anh phải trở về nước. Họ dùng phi cơ phát loa phóng thanh và rải truyền đơn vào rừng để kêu gọi anh nhưng cũng vô hiệu quả. Những ai đi rừng phát hiện chỗ trú ẩn của anh đều bị anh bắn chết.

Cuối cùng vào tháng giêng năm 1974, một người thám hiểm trẻ tuổi Nhật Bản tên Norio Suzuki qua đảo Lubang để tìm cách tiếp xúc với Onoda. Chủ trương của Susuki là ôn hòa thận trọng, không có tìm dấu vết để theo dõi anh đến tận “sào huyệt” mà chỉ dựng một cái lều nhỏ ở trong rừng nơi khu vực Onoda thường hay xuất hiện để chờ đợi ngày này qua ngày khác. Bỗng nhiên Onoda chịu đổi ý và ra mặt nói chuyện với anh. Onoda bảo vì anh là một chiến sĩ

Page 19: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 19

phải luôn luôn tuân hành quân lịnh của cấp chỉ huy trực tiếp. Anh chịu trở về Nhật khi nào được thượng cấp của anh thâu hồi lịnh hành quân đã ban cho anh trước khi nhận nhiệm vụ chiến đấu. Trở về Nhật, Suzuki đã báo cáo sự việc cho chánh phủ biết. Lập tức thượng cấp của Onoda đã được triệu hồi, mặc dầu bây giờ ông đã giải ngũ và là chủ nhân một tiệm bán sách báo ở Kyushu. Ðó là cựu Thiếu tá Yoshimi Taniguchi.

Cuộc hội kiến được tổ chức đơn giản và cấp tốc tại khu rừng hoạt đông của Onoda, anh đội mũ nhà binh và mặc bộ quân phục đã tả tơi nhầu nát với cây súng đeo vai. Khi Thiếu tá Tagniguchi xuất hiện, anh chuyển sang thế bồng súng chào Thượng cấp. Bằng tiếng nói dõng dạc, anh báo cáo cấp bậc, danh tánh, số quân rồi hô to: “Chờ lịnh”. Cựu Thiếu tá Taniguchi nói vắn tắt vài lời rất xúc động để thu hồi lệnh hành quân mà ông đã ban hồi đó và đọc lời hiệu triệu của Thiên Hoàng ra lệnh toàn quân ngưng chiến đấu, đầu hàng quân đội Ðồng Minh vô điều kiện. Nghe lịnh xong, Onoda đứng cúi đầu lặng lẽ trong một lúc, rồi với vẻ khẳng khái, không ăn năn hối tiếc, anh đã báo cáo vắn tắt tin tức tình báo mà anh đã thu thập được từ khi toán quân của anh được thả vào đảo Lubang này để thi hành nhiệm vụ. Trung úy Onoda tốt nghiệp trường Sĩ quan Quân báo Nhật Bản. Toán thám báo của anh đã được gởi tới Lubang hồi năm 1944 với nhiệm vụ thu nhận

tin tức tình báo của phe Ðồng Minh kể cả khi chiến tranh đã chấm dứt. Sau khi liên quân Mỹ và Phi Luật Tân tái chiếm Lubang, anh và ba thuộc cấp còn sống sót đã lẩn

trốn vào rừng sâu. Sau đó kẻ bị giết, kẻ thì đầu hàng, chỉ còn mỗi một mình anh tiếp tục chiến đấu trong hoàn cảnh cô đơn. Trong thời gian ẩn trốn, Onoda và đồng đội đã thiết kế một bãi mìn bẫy rộng 74 dặm vuông chung quanh hầm trú ẩn. Thỉnh thoảng anh đã vào nhà dân để ăn cắp lương thực và đã tích trữ rất nhiều đạn dược và chất nổ để phòng thủ. Trong khoảng thời gian đó, theo báo chí nhẫm tính toán quân của anh có thể đã giết chết từ 30 người Phi Luật Tân trở lên và gây thương tích cho hơn 100 người khác. Chuyện người lính Nhật can trường đã được báo chí khắp nơi đăng tải rùm beng. Theo thủ tục hành chánh, Onoda đã được mang về thủ đô Manila. Một buổi lễ đầu hàng được tổ chức rất đơn giản tại dinh tổng thống. Anh kính cẩn dùng hai tay dâng thanh gươm Samurai lên ngang đầu, biểu dương tinh thần Võ Sĩ Ðạo và là biểu tượng của người sĩ quan Thiên Hoàng

Nhật Bản lên vị Tổng thống Phi Luật Tân lúc đó là tướng Ferdinand Marcos để chấp nhận đầu hàng. Vị Tổng thống Phi thay mặt quân đội Ðồng Minh ngỏ lời chấp nhận sự đầu hàng của Onoda, rồi với vẻ xúc động, ông khen ngợi: “Tôi chỉ là một tổng thống, chính anh mới là một chiến sĩ anh hùng”. Ngày trở về cố quốc của Trung úy Hiroo Onoda thật là vinh quang và cảm động, máy bay quân sự bay rợp bầu trời thủ đô Ðông Kinh và hàng ngàn đồng bào của anh ra tận phi trường để vẫy cờ chào đón. Anh giơ tay chào đồng bào và bước xuống máy bay với vẻ trầm lặng. Anh trả lời báo chí phỏng vấn rằng trong 29 năm cách biệt với thế giới bên ngoài, anh không có gì phải hối tiếc vì đó là bổn phận, mà chỉ cảm thương các đồng đội của anh đã lần lượt bỏ mình vì tổ quốc. Trần Anh Kiệt

(Viết theo quyển Strange But True, The World Weirdest Newspaper Stories của Tim Healey}

-------------------------------------------------------

Xuaân Caûm Thái Lai

Lật tờ lịch ,mới hay năm lại hết

Xuân cũng về trên dất khách đeò heo. Dù không mong ,pháo Tết lại theo về

Thân lữ thứ , sao nghe niềm cay dắng .

Không mong đợi , ta cũng mời Xuân tới Dẩu nơi đây vùng đất lạ quê nguời

Thân lạc bước , sống kiếp dời vong quốc Biết lấy gì ,để đón rước Xuân sang

Đốt nén hương , tạ Tiền nhân Tổ Quốc

Bao năm rồi ,con vẫn mãi tha phương Xuân có đến con quên không tiếp rước

Măc Xuân qua ,cũng chẳng biết Xuân tàn

Chén rượu này , mời tát cả thân thương Cùng nâng chén,chúc nàng Xuân tươi mãi Để chúng mình cuộc sống lại thêm hương Cùng quê mẹ Việt Nam vàn Hạnh Phước

Bao năm qua ,ta lại lần lựa hứa

Đón Giao Thừa nơi đất Vĩnh quê xưa Xuân này nửa , đã bao mùa qua nửa

Mộng chưa thành .Thôi đành hẹn Xuân sau !

T.L Ghi lại cảm xúc nhân dịp Xuân về nơi đất

Tạm dung Nguyẽn Thái Lai

Page 20: HOÄI AÙI HÖÕU TRAØ VINH · Đặc trách về Phụ Nữ : Bà Bùi Thị Hải Đường. ... Văn Thi Hữu gởi tác phẩm tô điểm cho Đặc San Trà Vinh Xuân Mậu

Đặc San Hội Ái Hữu Trà Vinh năm Mậu Tý – 2008 20

Nguyeãn Vaên Nhöït

Để trả lời bài thơ“Còn Nhớ Không Anh” của Thụy An đăng trong ĐS/TGHG Gởi các bạn Cùng lứa , Để nhớ lại tuổi học trò. * * * Tưởng em quên Trà Vinh quê mình đó Những cánh đồng bát ngát phủ màu xanh Con giồng song song dẩn đến chùa làng Ngủ âm vỗ bập bùng đêm trăng tỏ Tưởng em quên những ngày mình trốn học Hẹn đến gặp nhau dưới rặng me già Nón lá nghiêng che chụm đầu hai đứa Khúc khích cười dấu mặt trốn người quen Tưởng em quên những trưa hè lộng gió Thả diều đuổi bướm, hái cánh phượng tươi Ngơ ngẫn nhìn hoa em cài mái tóc Màu của hoa hay màu máu tim anh ? Anh thích hẹn ao Bà Om, Chùa Phướng Em thì muốn gặp dưới những hàng me Nghe gió vi vu lòng thêm thanh thoảng Tay trong tay ta lạc lối thiên đường Em còn nhớ “Bến Chùa” đêm hôm đó Hàng bần hoang rụng trái tỏa mùi chua Hai ta tham ăn rồi than đau bụng Cũng tại do em, anh khéo đỗ thừa Hương tóc em, anh đưa môi uống thử Còn tham lam tìm nắm lấy bàn tay, Em đỏ mặt, nóng bừng hai bên má Ghét anh ghê, em trốn gặp mấy ngày. Tưởng em quên những ngày mình trong lớp Nghe giảng bài mà mắt cứ đâu đâu Thầy không ngó, bảng đen không thèm ngó ! Nhìn em hoài thấy ngượng quá đi thôi Tưởng em quên những trưa hè nắng cháy Anh rũ em ra tắm nước ao làng Hai đứa dìu nhau bơi dọc bơi ngang Quên mất thời gian trời chiều xế bóng !

Tưởng em quên mỗi lần mùa lúa trổ Em bắt anh ra tuốt đọt đồng đồng Vụng về hai tay trao em nếm thử

Sửa lúa non, ôi ngọt lịm môi hồng

Từ bửa đó em về không muốn ngủ Thoảng đâu đây mùi vị lúa quê hương.

Đêm thao thức nhớ bàn tay tuốt lúa Dẩu vụng về mà chan chứa tình thương

Tưởng em quên Long Bình chiều hôm đó

Nhìn xuống dòng sông đò máy, thuyền bơi Máy tắt, chèo lơi ghe thuyền cặp bến. Bến đục hay trong, may rũi cuộc đời

Tưởng em quên những chiều mình dạo phố

Anh đòi ăn phở, em bún nước lèo Em nhỏng nhẽo lại đòi đi nơi khác,

Dọc bờ sông, sánh bước, tưởng hư vô.

Ghét anh ghê, khi ngang qua tiệm sách Sách không mua mà lại đứng làm thinh.

Cô chủ tiệm đâu có ngờ ông khách Đứng bâng quơ đắm đuối lén nhìn mình

Tưởng anh quên những lần quanh tỉnh lỵ,

Ngoại Châu Thành, rồi đến Càng Long Anh thích nhất Tiểu Cần nhiều tôm cá

Bóng dừa xanh, mận ổi lại xoài chua

Tưởng em quên hai đứa từng câu cá Cả buổi trời chỉ được có mấy con

Đem về nướng, dầm me, cho nội nhậu Nội khen ngon, nội khoái chí cười dòn

Em khẻ nói : “Nội thương anh lắm đó” Anh hỏi rằng : “Nội thế còn em sao ?” Không nói ra nhưng lòng em vẩn biết Thương cả hai, tình nội lắm dạt dào.

Kỷ niệm đó làm sao anh quên được

Cứ hỏi anh hoài “Còn nhớ không anh?” Xin trả lời với nổi niềm viễn xứ:

Trà Vinh ơi! Thương nhớ cả cuộc đời.

Nguyễn Văn Nhựt