17
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VỤ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN Đăng ký đề án và thực hiện đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị Thực hiện Quy chế Đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ban hành kèm theo Quyết định sô 3842/QĐ-HVCTQG ngày 17-9-2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; căn cứ Kế hoạch giảng dạy - học tập, Vụ Quản lý đào tạo thông báo tới học viên việc đăng ký đề án và hướng dẫn thực hiện đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị với những nội dung cơ bản sau: 1. Những quy định chung về đề án tốt nghiệp (trích từ Quy chế 3842) “Điều 19. Đề án tốt nghiệp 1. Đề án tốt nghiệp là công trình khoa học, thể hiện sự vận dụng lý luận và các kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập vào giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất, điều kiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của học viên, do học viên tự lựa chọn và thực hiện một cách độc lập không có người hướng dẫn. 2. Đề án tốt nghiệp là một trong những căn cứ đánh giá xếp loại học tập đối với học viên. 3. Đề án tốt nghiệp được quy định khối lượng tương đương với 80 tiết trong chương trình đào tạo. Điều 20. Thời gian thực hiện đề án Thời gian thực hiện đề án tốt nghiệp được bố trí 20 ngày đối với hệ tập trung và 40 ngày đối với hệ không tập trung. Điều 21. Điều kiện học viên được thực hiện đề án tốt nghiệp Học viên được thực hiện đề án tốt nghiệp nếu đảm bảo các điều kiện sau đây: 1. Học viên học đủ các môn học thuộc các khối kiến thức trong chương trình đào tạo và có điểm các môn học đạt từ 5,0 trở lên. 2. Tính đến thời điểm giao đề tài đề án, học viên không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 22. Đăng ký đề tài đề án và điều chỉnh đề tài đề án

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

VỤ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN

Đăng ký đề án và thực hiện đề án tốt nghiệp

Cao cấp lý luận chính trị

Thực hiện Quy chế Đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ban hành kèm theo Quyết

định sô 3842/QĐ-HVCTQG ngày 17-9-2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh; căn cứ Kế hoạch giảng dạy - học tập, Vụ Quản lý đào tạo thông

báo tới học viên việc đăng ký đề án và hướng dẫn thực hiện đề án tốt nghiệp cao

cấp lý luận chính trị với những nội dung cơ bản sau:

1. Những quy định chung về đề án tốt nghiệp (trích từ Quy chế 3842)

“Điều 19. Đề án tốt nghiệp

1. Đề án tốt nghiệp là công trình khoa học, thể hiện sự vận dụng lý luận và các

kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập vào giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể,

gắn với yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất, điều kiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của

học viên, do học viên tự lựa chọn và thực hiện một cách độc lập không có người

hướng dẫn.

2. Đề án tốt nghiệp là một trong những căn cứ đánh giá xếp loại học tập đối

với học viên.

3. Đề án tốt nghiệp được quy định khối lượng tương đương với 80 tiết trong

chương trình đào tạo.

Điều 20. Thời gian thực hiện đề án

Thời gian thực hiện đề án tốt nghiệp được bố trí 20 ngày đối với hệ tập trung

và 40 ngày đối với hệ không tập trung.

Điều 21. Điều kiện học viên được thực hiện đề án tốt nghiệp

Học viên được thực hiện đề án tốt nghiệp nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

1. Học viên học đủ các môn học thuộc các khối kiến thức trong chương trình

đào tạo và có điểm các môn học đạt từ 5,0 trở lên.

2. Tính đến thời điểm giao đề tài đề án, học viên không bị kỷ luật từ hình thức

cảnh cáo trở lên.

Điều 22. Đăng ký đề tài đề án và điều chỉnh đề tài đề án

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

2

1. Ngay sau khi thực hiện được 1/2 chương trình đào tạo, đơn vị quản lý đào tạo

chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn đăng ký và hướng dẫn

thực hiện đề án tốt nghiệp cho học viên.

2. Mỗi học viên đăng ký 01 đề tài để thực hiện đề án. Đề tài của đề án phải gắn

với yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất, điều kiện công tác mà học viên đang đảm nhiệm.

Việc lựa chọn được một đề tài tốt là biểu hiện cụ thể năng lực của học viên trong việc

vận dụng các kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo vào giải quyết các vấn đề

đặt ra trong thực tế công tác.

3. Việc đăng ký đề án phải được hoàn thành khi kết thúc môn học cuối cùng

trong chương trình đào tạo.

4. Trong quá trình thực hiện, học viên có thể điều chỉnh đề tài đề án trên cơ sở

có đề nghị bằng văn bản gửi đơn vị quản lý đào tạo. Đề tài đề án được điều chỉnh

phải đảm bảo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Quy chế này. Đề tài đề án chỉ được

thay đổi 01 lần trước khi kết thúc 1/2 thời gian dành cho thực hiện đề án được quy

định tại Điều 20 Quy chế này.

5. Đơn vị quản lý đào tạo tổng hợp tên đề án chính thức để phục vụ cho việc tổ

chức đánh giá đề án.

Điều 23. Điều kiện được đánh giá đề án

Học viên được đánh giá đề án nếu đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã hoàn thành và đạt 5.0 điểm trở lên đối với các môn học, khối kiến thức

trong chương trình đào tạo;

2. Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc

bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Điều 24. Hội đồng Đánh giá đề án

1. Hội đồng Đánh giá đề án có 05 thành viên, gồm: Chủ tịch, thư ký và 03 ủy

viên. Thành viên Hội đồng Đánh giá đề án phải là người không có quan hệ cha, mẹ,

vợ, chồng, con, anh chị em ruột với người bảo vệ đề án

2. Căn cứ vào số lượng và nội dung của đề án, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết

định số lượng Hội đồng Đánh giá đề án.

3. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng Đánh giá đề án

a. Chủ tịch: Là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý có học vị Tiến sĩ trở lên

có cùng chuyên môn hoặc chuyên môn gần với đề tài đề án được đánh giá, ưu tiên

người có kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến đề tài đề án; có năng lực tổ chức điều

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

3

hành công việc của Hồi đồng Đánh giá đề án; có trình độ lý luận chính trị cao cấp.

Những trường hợp khác do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.

b. Các ủy viên: Là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, quản lý (trong trường hợp

cần thiết có thể mời cán bộ của đơn vị phối hợp mở lớp) có trình độ Thạc sĩ trở lên,

ưu tiên người có trình độ Tiến sĩ, có chuyên môn phù hợp hoặc chuyên môn gần, có

kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến đề tài đề án; có trình độ lý luận chính trị cao

cấp hoặc tương đương.

c. Thư ký: Là ủy viên Hội đồng Đánh giá đề án. Ngoài nhiệm vụ đánh giá

đề án, thư ký còn giúp Hội đồng Đánh giá đề án tổ chức thực hiện và hoàn

chỉnh các thủ tục, văn bản buổi đánh giá đề án; tổng hợp kết quả đánh giá đề

án; bàn giao kết quả, biên bản đánh giá đề án cho đơn vị tổ chức đánh giá đề

án.

Điều 25. Tổ chức đánh giá đề án

Đề án được đánh giá theo hai hình thức: hoặc bảo vệ đề án, hoặc chấm đề án.

Tùy theo điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định hình thức đánh giá

đề án đối với khóa học, lớp học.

1. Bảo vệ đề án

a. Hội đồng Đánh giá đề án chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá đề án theo đúng

kế hoạch, lịch đã công bố. Đề án được đánh giá công khai trước Hội đồng Đánh giá

đề án.

b. Đề án được hoãn đánh giá nếu học viên xin hoãn đánh giá có lí do chính

đáng; vắng mặt Chủ tịch Hội đồng Đánh giá đề án hoặc vắng mặt từ 02 thành viên trở

lên. Đề án được tổ chức đánh giá bổ sung chậm nhất sau 15 ngày làm việc.

c. Trình tự đánh giá đề án

- Đơn vị tổ chức đánh giá đề án công bố quyết định thành lập Hội đồng Đánh giá

đề án.

- Chủ tịch Hội đồng Đánh giá đề án điều khiển buổi đánh giá, công bố thành

viên có mặt đảm bảo đủ điều kiện để Hội đồng Đánh giá đề án làm việc.

- Thư ký Hội đồng Đánh giá đề án công bố các điều kiện để học viên được bảo

vệ đề án.

- Học viên trình bày tóm tắt nội dung đề án (thời gian không quá 15 phút).

- Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án nhận xét, đặt câu hỏi.

- Học viên giải thích, làm rõ các ý kiến và trả lời các câu hỏi.

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

4

- Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét và cho điểm vào phiếu

đánh giá.

- Hội đồng Đánh giá đề án thống nhất các kết luận đối với đề án; thư ký ghi

biên bản và tổng hợp điểm.

- Chủ tịch Hội đồng Đánh giá đề án nêu những kết luận cơ bản và công bố

điểm kết luận đối với đề án.

Thời gian đánh giá một đề án không quá 45 phút.

d. Cơ cấu điểm đánh giá đề án

Đề án được đánh giá theo cơ cấu điểm như sau:

- Tên đề tài đề án: tối đa 1.0 điểm

- Hình thức đề án: tối đa 1.0 điểm

- Nội dung đề án: tối đa 4.0 điểm.

- Trình bày đề án và bảo vệ đề án trước Ban Đánh giá đề án: tối đa 4.0 điểm.

đ. Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án phải nhận xét và cho điểm vào

phiếu đánh giá. Điểm đánh giá đề án của từng thành viên Hội đồng Đánh giá đề án

theo thang điểm 10, lẻ đến 1 chữ số thập phân. Thành viên Hội đồng Đánh giá đề án

chỉ được cho điểm đề án tối đa cao hơn trung bình chung điểm các khối kiến thức

1.0 điểm. Điểm đánh giá đề án là trung bình cộng điểm các thành viên Hội đồng

Đánh giá đề án, làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm đề án tính hệ số 1. Đề án đạt

yêu cầu khi có điểm kết luận của Hội đồng Đánh giá đề án từ 5.0 điểm trở lên.

e. Nếu đề án được đánh giá không đạt yêu cầu, học viên phải chỉnh sửa đề án

theo các kết luận của Hội đồng Đánh giá đề án để được bảo vệ lần thứ hai. Đề án

được bảo vệ lần thứ hai chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất. Nếu

bảo vệ lần thứ hai vẫn không đạt, học viên phải thực hiện đề án khác. Học viên phải

tự túc toàn bộ kinh phí phát sinh từ lần bảo vệ thứ hai.

g. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ sở đào tạo thành lập Hội đồng

thẩm định đề án. Kết quả chính thức của đề án là kết quả sau khi thống nhất giữa

Hội đồng đánh giá đề án và Hội đồng thẩm định đề án. Nếu hai hội đồng không thống

nhất thì kết quả chính thức của đề án là điểm trung bình cộng của hai Hội đồng hoặc do

Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định trên cơ sở kết quả của hai Hội đồng.

2. Chấm đề án

a. Hội đồng Đánh giá đề án chịu trách nhiệm chấm đề án cho học viên. Mỗi đề án

được chấm 02 vòng độc lập bởi 02 thành viên Hội đồng Đánh giá đề án. Thành viên

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

5

Hội đồng Đánh giá đề án chỉ được cho điểm đề án tối đa cao hơn trung bình chung

điểm các khối kiến thức 1.0 điểm. Điểm đề án làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Điểm đề án tính hệ số 1. Đề án đạt yêu cầu khi có điểm đề án từ 5.0 trở lên

b. Tổ chức chấm đề án

- Đơn vị được Thủ trưởng cơ sở đào tạo giao nhiệm vụ tổ chức chấm đề án

phải tổ chức chấm đề án tập trung chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hết

hạn nộp đề án;

- Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án chấm theo thang điểm 10, lẻ đến

một chữ số thập phân; ghi nhận xét và cho điểm đề án vào biên bản chấm đề án; nộp

biên bản chấm đề án cho đơn vị tổ chức chấm đề án chậm nhất sau 05 ngày làm

việc kể từ ngày nhận được đề án.

- Đơn vị tổ chức chấm đề án đối chiếu kết quả chấm đề án của hai vòng chấm

trình Chủ tịch Hội đồng Đánh giá đề án quyết định theo các tình huống dưới đây và

lập thành biên bản có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng Đánh giá đề án và Thư ký:

+ Điểm chấm vòng 1 và chấm vòng 2 lệch nhau không quá 1.5 điểm: Điểm đề

án là trung bình cộng điểm của hai vòng chấm.

+ Điểm chấm vòng 1 và chấm vòng 2 lệch nhau quá 1.5 điểm: Tổ chức chấm

vòng 3. Điểm đề án là trung bình cộng điểm của ba vòng chấm.

c. Cơ cấu điểm chấm đề án

Đề án được chấm theo cơ cấu như sau:

- Tên đề tài đề án: tối đa 1.0 điểm

- Hình thức đề án: tối đa 1.0 điểm

- Nội dung đề án: tối đa 8.0 điểm

d. Trong trường hợp cần thiết, Thủ trưởng cơ sở đào tạo thành lập Hội đồng thẩm

định đề án. Kết quả chính thức của đề án là kết quả sau khi thống nhất giữa Hội đồng

Đánh giá đề án và Hội đồng thẩm định đề án. Nếu hai hội đồng không thống nhất thì kết

quả chính thức của đề án là điểm trung bình cộng của hai Hội đồng hoặc do Thủ trưởng

cơ sở đào tạo quyết định trên cơ sở kết quả của hai Hội đồng.

2. Hình thức đánh giá đề án

Tùy theo điều kiên của mỗi lớp mà đề án có thể được bảo vệ hoặc chấm. Vụ

Quản lý đào tạo phối hợp với Ban Tổ chức lớp và lớp để trình Giám đốc Học viện

hình thức đánh giá đề án.

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

6

3. Về quy trình đăng ký đề án

Bước 1: Học viên truy cập địa chỉ phần mềm:

Bước 2: Nhấn chọn thẻ “Học viên”:

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

7

Bước 3: Nhập Mã số học viên (VD: AP141059) vào ô “Tài khoản” và mật

khẩu vào ô “Mật khẩu” (mật khẩu mặc định ban đầu là: mã số học viên + 123. VD

AP141059123) sau đó nhấn chọn “Đăng nhập”:

Bước 4: Nhấn chọn thẻ “Đăng ký đề án”:

Bước 5: Điền các thông tin theo yêu cầu và tên đề án đầy đủ

(Học viên có thể thay đổi tên đề án cho đến khi kết thúc đăng ký)

Bước 6: Ngay khi hết thời hạn đăng ký đề án, Vụ Quản lý đào tạo sẽ đối

chiếu tên đề án với chức vụ, đơn vị công tác của học viên để đảm bảo đề án được

lựa chọn theo đúng quy chế (Khoản 1, Điều 19 và Khoản 2, Điều 22)

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

8

Bước 7: Thông báo kết quả đăng ký đề án cho học viên thông qua hòm thư

điện tử của học viên (đã đăng ký trong phần mềm) trong vòng 03 ngày làm việc kể

từ ngày hết hạn đăng ký đề án.

Lưu ý:

- Sau 03 ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký đề án mà học viên chưa nhận được

thư điện tử thông báo kết quả đăng ký đề án thì học viên phải liên hệ với các thành

viên Ban Tổ chức lớp học để được giải quyết kịp thời.

- Sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn đăng ký đề án mà học viên không có phản

hồi gì thì coi như học viên đã đồng ý với thông báo kết quả đăng ký đề án mà Học

viện gửi qua hòm thư điện tử.

- Thời gian gửi thư điện tử đến học viên được tính là thời gian bắt đầu thực

hiện đề án (trong đó sẽ thông báo cụ thể thời gian, địa điểm nộp đề án).

4. Nộp đề án

- Đối với các lớp mở tại Học viện và tại Hà Nội: Học viên (có thể cử đại diện

lớp) nộp mỗi học viên 06 quyển đề án về Vụ Quản lý đào tạo ngay khi hết thời hạn

thực hiện đề án quy định tại mục 3 của Quy định; gửi 01 bản số hóa đề án vào các

địa chỉ email:

[email protected][email protected].

- Đối với các lớp mở ngoài Hà Nội: Học viên (có thể cử đại diện lớp) nộp mỗi

học viên 06 quyển đề án về Vụ Quản lý đào tạo hoặc thành viên Ban tổ chức lớp là

đại diện lãnh đạo cở sở đặt lớp ngay khi hết thời hạn thực hiện đề án; gửi 01 bản số

hóa toàn văn đề án vào các địa chỉ email:

[email protected][email protected].

5. Thể thức của đề án (có hướng dẫn kèm theo)

Yêu cầu học viên các lớp thực hiện đầy đủ nội dung thông báo này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

VỤ TRƯỞNG

(đã ký)

Hoàng Anh

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

9

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

VỤ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN

Về thể thức đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị

1. BỐ CỤC CỦA ĐỀ ÁN

Bố cục của đề án bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do lựa chọn đề án

1.2. Mục tiêu của đề án

1.3. Nhiệm vụ của đề án

1.4. Giới hạn của đề án (phạm vi đối tượng, không gian, thời gian)

Phần 2. NỘI DUNG

2.1. Căn cứ xây dựng đề án

2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận

2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý

2.1.3. Căn cứ thực tiễn

2.2. Nội dung cơ bản của đề án

2.2.1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết mà đề án hướng đến

2.2.2. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện

2.2.3. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết về đề mà đề án đặt ra

2.3. Tổ chức thực hiện đề án

2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án

2.3.2. Các nguồn lực để thực hiện đề án

2.3.3. Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án

2.3.4. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án

2.4. Dự kiến hiệu quả của đề án

2.4.1. Sản phẩm của đề án

2.4.2. Tác động và ý nghĩa của đề án

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận

3.2. Kiến nghị với các tổ chức và cá nhân để thực hiện đề án

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

10

2. TRÌNH BÀY ĐỀ ÁN

2.1. Thứ tự trình bày trong đề án

1. Trang bìa

2. Lời cam đoan

3. Mục lục

4. Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)

5. Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ, ảnh… (nếu có)

6. Mở đầu

7. Nội dung

8. Kết luận và kiến nghị

9. Danh mục tài liệu tham khảo

10. Phụ lục (nếu có)

2.2. Trình bày các nội dung trong đề án

2.2.1. Trình bày chung

- Đề án được trình bày ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, mạch lạc. Đề án được đánh số

trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Đề án được đóng bìa mềm.

- Đề án được soạn thảo bằng Winword, kiểu chữ Times New Roman, cỡ 13-14

(dùng một cỡ thống nhất), giãn dòng 1.3 lines; lề trên 3 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5

cm, lề phải 2 cm.

- Số trang được đánh ở giữa phía trên mỗi trang giấy. Số trang chính của đề án

được đánh từ phần Mở đầu đến hết Danh mục tài liệu tham khảo bằng các số tự nhiên

1, 2, 3..., các phần khác của đề án đánh số trang bằng các số La Mã thường i, ii, iii...

- Đề án được in trên hai mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), dài không quá 40

trang (chỉ tính số trang của 3 phần chính gồm mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị).

2.2.2. Trình bày cụ thể

- Trang bìa: trình bày theo mẫu 1

- Lời cam đoan: trình bày theo mẫu 2

- Mục lục: trình bày theo mẫu 3

Tên các phần viết chữ in hoa, đậm; tên các mục viết chữ in hoa, không đậm;

tên các nhóm tiểu mục viết chữ in thường, không đậm.

- Danh mục các chữ viết tắt: trình bày theo mẫu 4

- Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ, ảnh...: trình bày theo mẫu 5

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

11

- Các phần mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị:

i) Định dạng tên các phần và các mục, nhóm tiểu mục, tiểu mục:

+ Tên phần: Phông chữ Times New Roman, kiểu chữ In hoa, nét đậm, căn

lề giữa. Ví dụ: Phần 1. MỞ ĐẦU

+ Đánh số tên phần và các mục, nhóm tiểu mục, tiểu mục theo hệ số Ả Rập

(1,2,3...) không dùng hệ số La Mã (I, II, III...).

+ Tiểu mục cấp 1: Phông chữ Times New Roman; kiểu chữ : In hoa, nét

đậm, căn lề: Trái

+ Tiểu mục cấp 2: Phông chữ Times New Roman, kiểu chữ: In thường, nét

đậm, căn lề: Trái.

+ Tiểu mục cấp 3: Phông chữ Times New Roman, kiểu chữ: In thường, nét

đậm, nghiêng, căn lề: Trái.

Lưu ý: Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều

nhất gồm 4 chữ số, với số thứ nhất chỉ số phần (ví dụ: 1.2.1.3 chỉ tiểu mục 3,

nhóm tiểu mục 1, mục 2, phần 1).

ii) Định dạng bảng, biểu, hình, sơ đồ:

+ Vị trí: Tên bảng đặt ở phía trên các bảng; tên biểu đồ, hình vẽ, tranh ảnh...

đặt phía dưới các biểu đồ, hình vẽ, tranh ảnh...

+ Trình bày: Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ: In

thường, nét đậm, căn lề: giữa. Đánh số theo hệ số Ả Rập (ví dụ: Bảng 1.1; Biểu

đồ 2.1...).

+ Việc đánh số bảng, biểu đồ, hình vẽ.. phải gắn với số phần. Ví dụ: Bảng

2.1. có nghĩa là bảng thứ nhất trong phần 2).

iii) Viết tắt:

+ Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần

trong đề án, không viết tắt những cụm từ hoặc mệnh đề dài, không phổ biến.

Không viết tắt ở tên chương, mục, tiểu mục. Không viết tắt ở đầu câu. Lần đầu

tiên sử dụng từ hoặc cụm từ viết tắt trong đề án cần phải ghi rõ đầy đủ từ hoặc

cụm từ đó, đặt trong ngoặc đơn, Ví dụ: xã hội chủ nghĩa (XHCN).

iv)Trích dẫn:

+ Phải trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của đề

án đối với mọi nội dung, kết quả nghiên cứu không phải của chính tác giả, kể cả

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

12

đối với các nội dung, kết quả nghiên cứu của chính tác giả hoặc đồng tác giả đã

được công bố trong các công trình nghiên cứu trước đó.

+ Việc trích dẫn được thể hiện theo số thứ tự ở danh mục Tài liệu tham

khảo, được đặt trong ngoặc vuông [ ]. Đối với nội dung được trích dẫn từ nhiều

nguồn tài liệu khác nhau, số của mỗi tài liệu được đặt trong một dấu ngoặc

vuông theo thứ tự tăng dần, giữa các tài liệu phân cách bằng dấu chấm phẩy. Ví

dụ: [20]; [25]; [26]. Đối với nội dung được trích nguyên văn (đặt trong ngoặc

kép), hoặc thể hiện các con số, dữ liệu cụ thể, cần ghi rõ số trang của thông tin

trong tài liệu đó. Ví dụ:[19, tr. 55-56].

+ Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn lại từ

một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dân này (ghi rõ là "trích theo" hoặc

"dẫn theo". Tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham

khảo.

+ Trích dẫn nội dung tài liệu bằng tiếng nước ngoài: Phải trích dẫn bằng

tiếng Việt. Nếu học viên tự dịch thì chú thích rõ là "tác giả tự dịch".

- Tài liệu tham khảo:

+ Danh mục tài liệu tham khảo không nhất thiết phải phân chia theo nhóm

ngôn ngữ.

+ Các tài liệu tiếng nước ngoài phải được giữ nguyên văn trong danh mục

tài liệu tham khảo, không phiên âm, không dịch. Đối với các tài liệu bằng ngôn ngữ

ít người biết hoặc khó khăn về trình bày phông chữ (tiếng Lào, Trung, Nhật...), có

thể sử dụng phần dịch tiếng Việt hoặc phiên âm sang hệ chữ La - Tinh.

+ Xếp thứ tự: tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A,B,C của tên đối với

tác giả người Việt Nam; họ đối với tác giả là người nước ngoài; từ đầu tiên của

tên cơ quan, tổ chức đối với ấn phẩm do cơ quan hoặc tổ chức ban hành; tên chủ

biên hoặc tên tác giả có thứ tự A,B,C cao nhất đối với ấn phẩm có nhiều tác giả./.

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

VỤ TRƯỞNG

(đã ký)

Hoàng Anh

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

13

Mẫu 1. Trang bìa đề án (in trên giấy bìa khổ A4)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH (14, đậm)

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP

CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (16 đậm)

TÊN ĐỀ ÁN (18-20, đậm)

Họ và tên học viên:

Mã số học viên: (14, đậm)

Chức vụ, cơ quan công tác:

Lớp, khóa học:

HÀ NỘI (hoặc tỉnh, thành phố đặt lớp) - NĂM 20…. (14, đậm)

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

14

Mẫu 2:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn

đúng quy định. Đề án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và

chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Tác giả

(ký và ghi rõ họ tên)

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

15

Mẫu 3.

MỤC LỤC

Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tên mục . . . . . . ………

1.2. Tên mục . . . . . .

. . . . . .

………

………

Phần 2. NỘI DUNG ..……..

2.1. Tên mục . . . . . . ………

2.2. Tên mục . . . . . . ……….

. . . . . . ………

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……..

3.1. Tên mục . . . . . . ………

3.2. Tên mục ……

………

………

………

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………

PHỤ LỤC (nếu có)

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

16

Mẫu 4:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTP: Bộ Tư pháp

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

HĐND: Hội đồng nhân dân

UBND: Uỷ ban nhân dân

…….

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - edu.innogroup.vnedu.innogroup.vn/upload/Huongdan-Thuchien-Dean.pdf · - Các thành viên Hội đồng Đánh giá đề án ghi nhận xét

17

Mẫu 5:

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Phân bố dân cư theo giới tính…………………………………. … 23

Bảng 2.2. Tác động của A đến B……………………………………………. 29

……..

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Sự biến động dân số của tỉnh A trong giai đoạn 2010-2015….. 19

Biểu đồ 2.3. Phân bố đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực………………… 32

…….

DANH MỤC CÁC ẢNH

…….