19
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM Tên gói thầu: Hỗ trợ hoạt động giao rừng tại hiện trường tại thôn Mới, thôn Cát xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Số hiệu gói thầu: TV-CQS-13 Dự án: Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam Tháng 8/2015

HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM - vietnam-redd.org and Events/FCPF n… · BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP ... Người ký tên ở đây tuyên bố rằng những trình bày

  • Upload
    hadat

  • View
    220

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN LÂM NGHIỆP

DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

HỒ SƠ MỜI QUAN TÂM

Tên gói thầu: Hỗ trợ hoạt động giao rừng tại hiện

trường tại thôn Mới, thôn Cát xã Hướng

Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Số hiệu gói thầu: TV-CQS-13

Dự án: Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện

REDD+ ở Việt Nam

Tháng 8/2015

1

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CPMU Ban Quản lý Dự án Trung ương

ER-PIN Ý tưởng đề xuất tham gia Quỹ các bon

ESMF Khung Quản lý Môi trường và Xã hội độc lập

FCPF Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp

FGRM Cơ chế phản hồi và giải quyết khiếu kiện

FPMB Ban Quản lý Bảo vệ Rừng

FSDP Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

HSMQT Hồ sơ mời quan tâm

HSQT Hồ sơ quan tâm

NRAP Xây dựng các phương án REDD+ chiến lược ở cấp quốc gia

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PRAP Xây dựng các phương án REDD+ chiến lược ở cấp cấp tỉnh

REDD+

Sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế

mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng trữ lượng các-bon của rừng

và quản lý bền vững tài nguyên rừng

R-Package Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam

SFE Công ty lâm nghiệp

SFC Công ty Lâm nghiệp Nhà nước

UN-REDD Chương trình hợp tác của Liên hợp Quốc về Giảm phát thải do mất rừng và

suy thoái rừng tại các quốc gia đang phát triển

WB Ngân hàng Thế giới

VND Đồng Việt Nam

USD Đồng đô la Mỹ

2

Phần 1. THƯ MỜI BÀY TỎ QUAN TÂM

Dự án “ Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

Tài trợ số: TF013447

Gói thầu TV-CQS-13: Hỗ trợ hoạt động giao rừng tại hiện trường tại thôn Mới, thôn

Cát xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

1. Nuớc CHXHCN Việt Nam nhận được một khoản viện trợ không hoàn lại của Ngân

hàng Thế giới cho Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam”

và dự định sử dụng một phần số tiền của khoản viện trợ này để thanh toán hợp lệ

cho hợp đồng tư vấn dưới đây.

2. Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp kính mời các nhà thầu tư vấn có đủ tư cách hợp lệ

(“Tư vấn”) bày tỏ sự quan tâm đối cung cấp dịch vụ tư vấn nêu trên. Các nhà thầu tư

vấn quan tâm phải cung cấp thông tin chứng minh rằng mình có đủ năng lực và kinh

nghiệm liên quan để thực hiện dịch vụ tư vấn. Thông tin chi tiết về dịch vụ và Tiêu chí

sơ tuyển là năng lực và kinh nghiệm liên quan: chi tiết trong Hồ sơ mời quan tâm. Các

nhà thầu tư vấn có thể liên danh với nhau để nâng cao năng lực của tư vấn.

3. Tư vấn sẽ được lựa chọn theo phương pháp tuyển chọn dựa trên năng lực của tư vấn

(viết tắt là CQS) với các quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới: Hướng

dẫn Tuyển chọn và Thuê tư vấn trong các Khoản vay IBRD và Tín dụng & Tài trợ

không hoàn lại của IDA cho các Bên vay vốn Ngân hàng Thế giới, ban hành tháng

01/2011 (Hướng dẫn tuyển chọn Tư vấn”). Các Tư vấn quan tâm lưu ý mục 1.9

trong Hướng dẫn tuyển chọn Tư vấn về chính sách của Ngân hàng Thế giới về Mâu

thuẫn lợi ích.

4. Các nhà thầu tư vấn hợp lệ quan tâm cần biết thêm thông tin chi tiết và nhận Hồ sơ

mời quan tâm tại địa chỉ dưới đây:

Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam.

Địa chỉ: P043, 14 Thuỵ Khuê, Hà Nội, Việt Nam.

Tel: 04 3728 6495, Fax: 04 3728 6496, E-mail: [email protected]

5. Thời gian phát hành Hồ sơ mời quan tâm: từ ngày 25/8/2015 đến 14 giờ ngày

08/9/2015 (trong giờ hành chính).

6. Nhà thầu tư vấn sử dụng tiếng Việt để lập Hồ sơ quan tâm căn cứ vào nội dung Hồ

sơ mời quan tâm. Nhà thầu phải nộp một (01) bộ gốc và ba (03) bộ chụp HSQT tại

địa chỉ nêu trên trước 14 giờ ngày 08/9/2015. Các HSQT nộp muộn sẽ bị loại. Các

HSQT sẽ được mở công khai với sự có mặt của đại diện nhà thầu muốn tham dự

ngay sau khi kết thúc hạn nộp HSQT tại địa chỉ nêu trên.

Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

Vũ Xuân Thôn

3

Phần 2. MẪU THƯ BÀY TỎ QUAN TÂM

Tên gói thầu: Hỗ trợ hoạt động giao rừng tại hiện trường tại thôn Mới, thôn

Cát xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Số hiệu gói

thầu:

TV-CQS-13

Địa điểm, ngày ..... tháng ..... 2015

Kính gửi: Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện

REDD+ ở Việt Nam

Chúng tôi, ký tên dưới đây, đề nghị được cung cấp dịch vụ tư vấn Hỗ trợ hoạt

động giao rừng tại hiện trường tại thôn Mới, thôn Cát xã Hướng Sơn, huyện Hướng

Hóa, tỉnh Quảng Trị theo Hồ sơ mời quan tâm của Ban quản lý dự án Hỗ trợ chuẩn bị

sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Bên Khách hàng”) ngày …

tháng … năm 2015. Kèm theo đây chúng tôi xin nộp Hồ sơ quan tâm của chúng tôi.

Chúng tôi đưa ra những thông tin được yêu cầu trong phần phụ lục của Hồ sơ

quan tâm này. Những bản sao được chứng thực của các tài liệu yêu cầu được đính kèm

thư này.

Chúng tôi hiểu rằng

(i) Đây là Hồ sơ quan tâm ban đầu và không cho chúng tôi quyền nhận bất cứ tài

liệu nào hoặc được mời tham gia dự án.

(ii) Bên Khách hàng giữ quyền, bằng quyết định của mình, tại bất cứ giai đoạn nào

mà không cần thông báo trước và không đưa ra bất kỳ lý do nào, chấm dứt sự tham gia

tiếp trong quá trình dự thầu của bên tham gia bất kỳ, thay đổi cấu trúc, những thủ tục

và thời gian của quá trình đấu thầu, sửa đổi những điều khoản tham gia trong quá trình

đấu thầu, từ chối sự tham dự của một bên cụ thể ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình

đấu thầu và tạm hoãn hoặc huỷ bỏ quá trình đấu thầu.

(iii) Chúng tôi phải tuân thủ quy định về an ninh quốc gia của chính phủ Việt Nam

và tư cách hợp lệ của chúng tôi để tham gia đấu thầu có thể phụ thuộc vào những quy

định như vậy.

Người ký tên ở đây tuyên bố rằng những trình bày được làm và thông tin cung

cấp trong Hồ sơ quan tâm này là đầy đủ, đúng và chính xác.

Trân trọng,

[Chữ ký của người có đủ thẩm quyền và đóng dấu]

Tên:

Chức danh:

Địa chỉ:

4

Phụ lục 1:

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ THẦU TƯ VẤN

Tên của Tư vấn

Địa chỉ

Người liên hệ và chi tiết

Tên:

Địa chỉ:

Tel:

Fax:

Email:

Website:

Công ty/ Hiệp hội/Cơ quan chính phủ/ Khác*

Cơ cấu quyền sở hữu*

Tên và chi tiết các cổ đông chính*

Tên và chi tiết về Giám đốc/ Cộng sự/ Nhân sự quản lý

chủ chốt*

Hoạt động chính (Mô tả các hoạt động/ nhiệm vụ

chính, không nhiều hơn 5 dòng)

Kinh nghiệm trước đây

[Mô tả kinh nghiệm trước đây trong lĩnh vực liên quan

đến gói thầu, không nhiều hơn 10 dòng]

Số năm kinh nghiệm của tư vấn

Doanh thu hàng năm của ba năm tài chính gần đây*

[Nhà thầu phải nộp bản chụp được chứng thực một

trong ba tài liệu sau: (i) Biên bản kiểm tra quyết toán

thuế của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất hoặc

(ii) Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế GTGT và thuế thu

nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về

thời điểm đã nộp Tờ khai trong năm tài chính gần nhất;

hoặc (iii) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế

(xác nhận nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế trong năm tài chính gần nhất; hoặc (iv) Báo cáo

kiểm toán]

Doanh thu trung bình hàng năm của ba năm tài chính

gần đây*

* Nếu Nhà thầu tư vấn là liên danh/tập đoàn, cung cấp thông tin chi tiết mỗi thành viên

của liên danh/tập đoàn.

5

Phụ lục 2:

KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN

Sử dụng mẫu dưới đây, cung cấp các thông tin về mỗi nhiệm vụ mà công ty,

hoặc các đơn vị liên kết của công ty tiến hành nhiệm vụ, được ký hợp đồng hợp pháp

riêng biệt như là một đơn vị hoặc là một trong nhưng công ty chính trong liên kết để

tiến hành dịch vụ tư vấn tương tự giống các yêu cầu thuộc nhiệm vụ này. Trình bày tối

thiểu 05 nhiệm vụ.

Tên nhiệm vụ: Ước tính giá trị của hợp đồng (bằng tiền VNĐ

hoặc US$ hoặc Euro):

Nước:

Địa điểm trong nước:

Thời gian thực hiện nhiệm vụ (tháng):

Tên Khách hàng: Tổng số tháng chuyên gia tham gia thực hiện

nhiệm vụ:

Địa chỉ:

Ước chừng giá trị của dịch vụ cung cấp bởi

công ty theo hợp đồng (bằng tiền VNĐ hoặc

US$ hoặc Euro):

Ngày bắt đầu (tháng/năm):

Ngày kết thúc (tháng/năm):

Số lượng thời gian chuyên gia làm việc được

cung cấp bởi các công ty tư vấn liên kết

Tên của Tư vấn liên kết, nếu có:

Tên của nhân viên chuyên môn của công ty

tham gia và thực hiện chức năng (ghi rõ những

vị trí quan trọng như Trưởng nhóm, ....)

Mô tả dự án:

Mô tả dịch vụ thực tế cung cấp bởi nhân viên của công ty trong phạm vi nhiệm vụ:

Tên Công ty:

* Ghi chú: Nhà thầu tư vấn phải nộp kèm theo HSQT của mình bản chụp các nhiệm

vụ/hợp đồng kê khai ở trên. Nếu nhà thầu tư vấn không nộp bản chụp các nhiệm

vụ/hợp đồng kê khai ở trên kèm theo HSQT của mình, thì Bên Khách hàng sẽ đánh giá

các nhiệm vụ/hợp đồng đó không có giá trị là nhiệm vụ/hợp đồng tương tự kể cả

trường hợp các nhiệm vụ/hợp đồng đó là nhiệm vụ/hợp đồng tương tự. Bên Khách

hàng có quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn cung cấp bản gốc hợp đồng để đối chiếu với

bản chụp hợp đồng nếu Bên Khách hàng cần, trong trường hợp Bên Khách hàng yêu

cầu mà Nhà thầu tư vấn không cung cấp được bản gốc hợp đồng để đối chiếu thì Bên

Khách hàng sẽ đánh giá bản chụp hợp đồng đó không có giá trị là hợp đồng tương tự

đã thực hiện.

6

Phụ lục 3:

TƯ CÁCH HỢP LỆ CỦA NHÀ THẦU TƯ VẤN

TT Nội dung

(đánh

dấu X)

Không

(đánh

dấu X)

1 Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của

Chính phủ Việt Nam tham gia phải có các văn bản chứng

minh (i) tự chủ về mặt pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động

theo Luật Thương mại, và (iii) không phải là cơ quan trực

thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn1.

Đối với các Tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia

phải đảm bảo có giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm

quyền cấp và có giá trị sử dụng tới hết năm 2016.

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài bao

gồm cả các nước đang phát triển tham gia phải đảm bảo

tự chủ về mặt pháp lý và tài chính, hoạt động theo luật

Thương mại và không phải là một cơ quan trực thuộc của

Bên vay hay nhà tài trợ.

[Trong mục này, nhà thầu tư vấn đính kèm theo HSQT

của mình bản sao có công chứng của một trong các tài

liệu sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy

chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng

ký hoạt động hợp pháp].

2 Đơn vị hiện có bị bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Việt

Nam cấm tham gia đấu thầu hay không?

3 Đơn vị hiện có bị Ngân hàng Thế giới cấm tham gia đấu

thầu hay không?

1Để hợp lệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam phải chứng

minh cho Bên Khách hàng thỏa mãn, thông qua tất cả các tài liệu liên quan, kể cả điều lệ và

các thông tin khác mà Bên Khách hàng có thể yêu cầu, rằng doanh nghiệp hay tổ chức đó (i)

là một pháp nhân tồn tại riêng rẽ với Chính phủ; (ii) hiện không nhận các khoản trợ cấp hoặc

hỗ trợ ngân sách; (iii) hoạt động như các doanh nghiệp thương mại, không có nghĩa vụ chuyển

lại lợi nhuận cho Chính phủ, có các quyền và trách nhiệm pháp lý, tự đi vay vốn và chịu trách

nhiệm trả nợ, và có thể bị tuyên bố phá sản.

7

Phụ lục 4:

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHỦ CHỐT

DỰ KIẾN THAM GIA GÓI THẦU

Căn cứ vào TOR, nhà thầu tư vấn tóm tắt thông tin cơ bản về một số chuyên gia

tư vấn chính đề xuất cho gói thầu theo mẫu dưới đây (nộp kèm theo HSQT của mình).

Chú ý rằng, nếu được mời nộp đề xuất, các chuyên gia tư vấn này sẽ phải có mặt trong

đề xuất của nhà thầu và tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn nếu trúng thầu, trừ các trường

hợp bất khả kháng hoặc trường hợp đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Thế giới.

Số

TT Vị trí đề xuất

Họ và Tên

chuyên gia

tư vấn/

Quốc tịch

Ngày,

Tháng,

Năm

sinh

Bằng cấp

chuyên môn,

trường, năm

tốt nghiệp,

quốc gia

Số năm kinh

nghiệm hoạt

động nhiệm

vụ có liên

quan

1 Chủ nhiệm

2 Chuyên gia điều tra

quy hoạch rừng

3 Chuyên gia lâm nghiệp

xã hội

4 Chuyên gia GIS

Nhà thầu tư vấn phải nộp kèm theo HSQT của mình bản sao có công chứng

bằng tốt nghiệp của các chuyên gia tư vấn nêu trên.

8

Phụ lục 5:

THÔNG TIN BỔ SUNG

A. ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR):

Số hiệu gói thầu: TV-CQS-13

GÓI THẦU HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG GIAO RỪNG TẠI HIỆN TRƯỜNG TẠI THÔN

MỚI VÀ THÔN CÁT, XÃ HƯỚNG SƠN, HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ Đối tác

các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới được Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 58/QĐ-BNN-HTQT ngày

10/01/2013. Dự án nhằm mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức và kỹ thuật của Ban

Chỉ đạo, Văn phòng REDD+ Việt Nam, một số các cơ quan có liên quan ở Trung ương và

ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Đăk Nông nhằm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+,

góp phần thực hiện thành công Chương trình hành động quốc gia về REDD+. Dự án sẽ

được thực hiện từ 2013-2015 với tổng vốn đầu tư là 4,4 triệu đô la Mỹ.

Dự án có 3 đầu ra chính: a) Năng lực kỹ thuật và thể chế ở cấp quốc gia được thiết

lập và nâng cao góp phần quản lý và điều phối một cách có hiệu quả việc thực hiện NRAP;

lộ trình, các hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được xây dựng; b)

Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đổi mới lâm trường quốc doanh được xây dựng nhằm

khuyến khích, tạo điều kiện cho các Công ty lâm nghiệp và Ban quản lý rừng tham gia cung

cấp dịch vụ REDD+; hướng dẫn kỹ thuật và các giải pháp để các Công ty lâm nghiệp thí

điểm tham gia cung cấp dịch vụ REDD+ được xây dựng; c) Các giải pháp mang tính chiến

lược thực hiện NRAP cập nhật, bổ sung; hợp tác khu vực trong lĩnh vực thực hiện REDD+

được tăng cường.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án, BQL dự án tỉnh Quảng Trị đã đề xuất

thực hiện thí điểm thực hiện REDD+ tại Thôn Mới, Hồ thuộc xã Hướng Sơn, huyện

Hướng Hóa. Cụ thể, sẽ giao 300 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn Mới và

300 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn Cát để quản lý và bảo vệ và hưởng

lợi lâu dài, tiến đến tham gia thí điểm chi trả REDD+ trong giai đoạn 2016 – 2020 và

thị trường cacbon sau năm 2020.

II. MỤC TIÊU CỦA DỊCH VỤ TƯ VẤN

Thực hiện các hoạt động tại hiện trường bao gồm: Đo vẽ và thiết kế, biên tập

bản đồ và xây dựng hồ sơ giao 600 ha rừng tại thôn Mới và thôn Cát xã Hướng Sơn.

Xây dựng phương án giao rừng, điều tra tài nguyên rừng và xây dựng kế hoạch

quản lý rừng 5 năm và hàng năm trên diện tích được giao, giúp cho cộng đồng có thể

tự quản lý kinh doanh rừng một cách bền vững.

Giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình thôn Mới, Cát nhằm khẳng định chủ sở

hữu với rừng và đất rừng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi

trường rừng từ thủy điện Rào Quán và tiến tới thực hiện thị trường cacbon.

Giao rừng cho cộng đồng quản lý rừng nhằm giúp cộng đồng tiếp cận với các

phương thức quản lý có hiệu quả về kinh tế nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng

9

phá rừng hoặc khai thác rừng bừa bãi và từ đó có biện pháp khai thác tài nguyên rừng

một cách bền vững dưới dự quản lý của cộng đồng.

Quyền sử dụng lâu dài là điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo những người dân

trong cộng đồng quản lý sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng hợp pháp, từ đó tạo động

lực cho đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng một cách dài hạn.

III. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Phạm vi thực hiện:

Xây dựng phương án giao rừng, điều tra tài nguyên rừng, đo vẽ, thiết kế, biên

tập bản đồ và xây dựng hồ sơ giao 600 ha rừng tại thôn Mới và thôn Cát xã Hướng

Sơn.

2. Nội dung công việc:

a) Đơn vị cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm thực hiện xây dựng phương án

giao rừng theo trình tự tuân thủ khung pháp lý được quy định trong Thông tư số

38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông

hướng dẫn quy định và thủ tục giao, thuê và giao lại rừng cho các tổ chức, hộ, cá nhân

và cộng đồng dân cư thôn và Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-

BTNMT ngày 29/01/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng

gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; những tài liệu mô tả kỹ thuật kèm theo

trong hướng dẫn xây dựng mô hình Quản lý rừng cộng đồng của dự án.

b) Tham mưu cho UBND xã Hướng Sơn, BQL dự án tỉnh Quảng Trị lập tờ

trình gửi UBND huyện Hướng Hóa thành lập tổ công tác thực hiện công tác giao rừng,

tổ chức các cuộc họp, hội nghị thẩm định; trình phê duyệt phương án giao rừng.

c) Phối hợp với hội đồng giao rừng cấp xã, tổ công tác lập hồ sơ thủ tục xin

nhận rừng, hồ sơ giao rừng cho từng hộ gia đình. Hỗ trợ UBND xã, BQL dự án tỉnh

Quảng Trị giải quyết các vướng mắc, tranh chấp về ranh giới để đảm bảo diện tích đã

giao không có tranh chấp.

d) Xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết của hoạt động và tổ chức thực hiện các

hoạt động tại hiện trường (bao gồm từ khâu chuẩn bị; xây dựng phương án giao rừng;

điều tra tài nguyên rừng; Đo đạc và xác định ranh giới các lô rừng sẽ giao trên thực

địa; Đóng móc ranh giới tại thực địa; biên tập bản đồ ranh giới lô…. in ấn, bàn giao

bản đồ và các thành quả khác).

e) Có trách nhiệm thực hiện hoạt động giao rừng đến khi có Quyết định giao

rừng cho cộng đồng do UBND huyện Hướng Hoá ký và cùng UBND xã Hướng Sơn

bàn giao rừng cho cộng đồng (theo thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

3. Yêu cầu kỹ thuật:

a) Phương án giao rừng phải thể hiện cụ thể về hiện trạng các loại rừng trên địa

bàn xã, nhu cầu quản lý sử dụng rừng của cộng đồng; đề xuất mức giao, đối tượng

được giao; địa điểm dự kiến khu vực giao; thời gian thực hiện, kế hoạch tiến độ thực

hiện; trách nhiệm và kinh phí tổ chức thực hiện; phương án giao rừng phải thể hiện

từng đối tượng giao rừng cả trong hồ sơ và trên bản đồ. Phương án giao rừng phải

được người dân trong thôn, các đoàn thể trong xã và đại diện các thôn cùng tham gia,

UBND xã xem xét và lập tờ trình đề nghị UBND huyện phê duyệt theo quy định.

10

b) Quá trình điều tra rừng phải có đại diện của UBND xã Hướng Sơn và người

dân cùng tham gia. Kết quả điều tra tài nguyên rừng, đánh giá tiềm năng phát triển và

khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG), đánh giá, phân chia theo chức năng rừng bao

gồm: khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực phòng hộ đầu nguồn, khu vực rừng sản

xuất, phát triển rừng … phải được thể hiện trên bản đồ hiện trạng rừng và có biểu diện

tích kèm theo. Báo cáo kết quả điều tra rừng không chỉ phục vụ công tác giao rừng mà

còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm cho cộng đồng.

c) Bản đồ dùng trong giao rừng có hệ quy chiếu VN2000 với tỷ lệ bản đồ:

1:10000.

d) Các kết quả thu được phải chi tiết, đảm bảo chất lượng và đúng quy định

hiện hành để UBND huyện ra Quyết định giao rừng cho cộng đồng.

4. Nội dung, trình tự các bước tiến hành và kết quả đầu ra tương ứng

Trình tự tiến

hành Nội dung công việc Kết quả đầu ra

Bước I: Các

hoạt động

chuẩn bị

HĐ 1: Thu thập tài liệu, bản đồ, tham

vấn chính quyền… phục vụ công tác

giao rừng.

Có đủ số liệu, bản đồ và thống nhất

được kế hoạch với UBND xã.

HĐ 2: Xây dựng đề cương, dự toán

và chỉnh sửa dự toán…

Xây dựng được đề cương và dự

toán và được phê duyệt.

HĐ 3: Thiết kế kỹ thuật về giao rừng,

can vẽ bản đồ

Có hồ sơ thiết kế kỹ thuật về giao

rừng và được cấp có thẩm quyền

thông qua

Bước II: Các hoạt

động ngoại

nghiệp

HĐ 1. Sơ thám và làm thủ tục hành

chính với cấp chính quyền xã, thôn.

Thống nhất kế hoạch, thời gian

triển khai, xây dựng được phương

án giao rừng và lập được danh sách

người dân tham gia nhận rừng.

HĐ 2: Điều tra xác định ranh giới

khu rừng dự kiến sẽ giao cho cộng

đồng

Xác định được ranh giới khu rừng

dự kiến giao và các khu rừng đã

giao, rừng đặc dụng…

HĐ 3: Khoanh vẽ các đất loại rừng,

các lô rừng dự kiến giao phục vụ xây

dựng phương án và giao rừng tại thực

địa.

Hoàn thành việc khoanh vẽ các loại

đất lâm nghiệp, các lô rừng dự kiến

giao cho hộ gia đình

HĐ 4. Phác họa sơ đồ giao đất, giao

rừng cho cộng đồng thôn, để làm cơ

sở thống nhất sơ đồ tại thôn.

Sơ đồ giao đất, giao rừng đã được

phác họa trên bản đồ có lớp ranh

giới

HĐ 5: Đo đạc bóc tách ranh giới đất

lam nghiệp và ranh giới lô rừng.

Hoàn thành việc đo đạc ranh giới

các lô rừng sẽ giao cho cộng đồng.

HĐ 6: Điều tra, đánh giá chất lượng

rừng: lập ô tiêu chuẩn có DT 500m2

(dung lượng mẫu điều tra 2% DT có

rừng), đo đếm các chỉ tiêu lâm học

của rừng (đường kính D1.3, Hvn,

phẩn chất cây rừng, cây gỗ tái sinh,

tre nứa, thảm thực vật)

Tài nguyên rừng của 600 được điều

tra đánh giá về mặt trữ lượng gỗ,

cây tái sinh, và LSNG.

11

IV. SẢN PHẨM GIAO NỘP

HĐ 7: Kiểm tra công tác thực hiện

ngoại nghiệp giao đất, giao rừng cho

cộng đồng dân cư.

Có biên bản kiểm tra hiện trường

với các ban ngành, chính quyền và

được các bên thống nhất

HĐ 8: Thống nhất số liệu với UBND

xã và lập kế hoạch bàn giao rừng tại

thực địa.

Số liệu liên quan được thống qua

UBND xã và được thống nhất, cho

phép lập kế hoạch bàn giao rừng tại

thực địa.

HĐ 9: Bàn giao rừng ngoài thực địa.

Ban giao xong rừng cho hộ gia đình

có chứng kiến của BQL dự án,

chính quyền (có biên bản giao

rừng)

HĐ 10: Vận chuyển, đóng mốc ranh

giới ngoài thực địa.

Cắm 286 mốc ranh giới giữa các lô

rừng đã giao cho cộng đồng.

Bước III: Các hoạt

động nội

nghiệp

HĐ.1. Tổng hợp số liệu, tính diện

tích rừng và đất rừng phục vụ xây

dựng phương án giao đất, giao rừng

và thực hiện các thủ tục giao rừng,

cho thuê rừng

Tổng hợp đủ số liệu, tính diện tích

rừng và đất rừng phục vụ xây dựng

phương án giao đất, giao rừng.

HĐ.2. Số hóa và biên tập bản đồ (tỷ

lệ 1/10.000, hệ tọa độ VN2000).

Có bản đồ (tỷ lệ 1/10.000, hệ tọa độ

VN2000). Hồ sơ và Tờ trình được

lập đã gửi đến UBND huyện

Hướng Hóa.

HĐ.3. Tính toán thống kê các loại

bảng biểu và lập cơ sở dữ liệu.

Thống kê xong các loại bảng biểu

và lập được cơ sở dữ liệu.

HĐ.4. Phân tích số liệu và viết

phương án giao đất lâm nghiệp

Có 02 phướng án giao đất giao đất

giao rừng ở thôn Mới và Cát

Bước IV: Giao đất,

giao rừng

HĐ.1. Xác định rõ ranh giới thực địa Ranh giới ngoài thực địa được xác

định rõ ràng

HĐ.3. Xây dựng bản đồ địa chính

giao đất lâm nghiệp

Có bản đồ địa chính giao đất lâm

nghiệp có rừng của thôn Mới và

Cát.

HĐ.4. Tham mưu cho UBND xã lập

tờ trình giao đất lâm nghiệp trình cấp

có thẩm quyền

Có Tờ trình, hồ sơ liên quan trình

cấp có thẩm quyền

Bước V:

Thực hiện

các thủ tục

giao đất,

giao rừng

HĐ.1. Trình duyệt hồ sơ giao đất,

giao rừng

Hồ sơ và Tờ trình được lập đã gửi

đến UBND huyện Hướng Hóa.

HĐ.2. Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo. Hoàn thành tài liệu báo cáo

HĐ.3. Thẩm định, kiểm tra hồ sơ

giao đất, giao rừng.

Có văn bản thẩm định về hồ sơ giao

đất giao rừng

HĐ.4. In ấn và giao nộp hồ sơ, tài

liệu.

Hồ sơ xin nhận rừng của cộng đồng

đã được UBND xã xác nhận và

chuyển đến cơ quan có thẩm quyền

giải quyết.

HĐ.5. Công bố Quyết định giao đất,

giao rừng cho cộng đồng thôn, ký kết

hợp đồng nhận rừng…

- Biên bản cuộc họp thôn công bố

quyết định giao đất giao rừng

- Ký kết hợp đồng nhận rừng

12

TT Sản phẩm giao nộp Số

lượng

Thời gian

giao nộp

Xác nhận/Quyết

định

Nơi nộp sản

phẩm

1 Báo cáo khởi động dịch

vụ tư vấn

02

bản

Tuần đầu

tiên

Đơn vị tư vấn

xác nhận

Ban quản lý dự án

trung ương

(CPMU)

2

Bản đồ xác định ranh

giới thôn và ranh giới

rừng cộng đồng

06

bản Tuần thứ 5

Có xác nhận của

UBND xã,

UBND huyện

PPMU và đơn vị

tư vấn

CPMU, Ban quản

lý dự án tỉnh

(PPMU), UBND

huyện, xã, cộng

đồng

3

Báo cáo đánh giá kết

quả điều tra tài nguyên

rừng cùng bảng biểu

kèm theo

06

bản

Tuần thứ

10

Có xác nhận của

UBND xã

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

4 Hồ sơ giao cho rừng

cộng đồng 06 bộ

Tuần thứ

12

Các tài liệu phải

có đầy đủ chữ ký

và con dấu

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

5 Phương án giao rừng 06

bản

Tuần thứ

15

Có xác nhận của

UBND xã,

UBND huyện ra

Quyết định phê

duyệt

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

6

Bản đồ hiện trạng và

bản đồ quy hoạch rừng

thông tin bản đồ GIS hệ

quy chiếu VN2000 tỷ lệ

1:10.000

06 bộ Tuần thứ

16

Có xác nhận của

UBND xã,

UBND huyện

PPMU và đơn vị

tư vấn

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

7 Quyết định giao rừng

cho cộng đồng

06

bản

Tuần thứ

18

Quyết định của

UBND huyện

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

8

Biên bản bàn giao rừng

cho cộng đồng tại thực

địa

06

biên

bản

Tuần thứ

19

Biên bản bàn

giao rừng cho

cộng đồng do xã

lập

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

9

Đĩa CD lưu trữ các loại

số liệu bản đồ, báo cáo

thuyết minh và các tài

liệu liên quan

06 đĩa Tuần thứ

20

Có xác nhận của

PPMU và đơn vị

tư vấn

CPMU,PPMU,

UBND huyện, xã,

cộng đồng

Nghiệm thu sản phẩm:

Sản phẩm sẽ được nghiệm thu bàn giao sản phẩm bởi một Hội đồng do Ban quản lý

dự án Lâm nghiệp thành lập với sự tham gia của đại diện Ban quản lý dự án thực hiện

REDD+ tỉnh Đăk Nông.

V. YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC, NHIỆM VỤ CỦA TƯ VẤN

1. Yêu cầu chung

Là đơn vị hợp lệ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các dự án do WB tài trợ; có tư

cách pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp; có 05 năm kinh nghiệm hoạt động trong

lĩnh vực liên quan; trong 05 năm gần đây, đã thực hiện ít nhất 04 hợp đồng có nhiệm vụ liên

quan đến TOR.

2. Yêu cầu với nhóm chuyên gia

13

Dự kiến nhóm chuyên gia gồm 4 chuyên gia với tổng thời gian huy động là 11

tháng – người. Ngoài ra, đơn vị còn thuê các nhân viên kỹ thuật hỗ trợ và lao động tại

địa phương tùy thuộc vào yêu cầu từng nội dung công việc cụ thể;

* Thời gian đầu vào dự kiến cho các vị trí chuyên gia như sau:

Đơn vị tính: Tháng

TT Vị trí Số chuyên

gia (người)

Số tháng – người

Văn

phòng

Hiện

trường Cộng

1 Chủ nhiệm 01 02 02 04

2 Chuyên gia điều tra quy hoạch

rừng 01 01 1,5 2,5

3 Chuyên gia lâm nghiệp xã hội 01 01 1,5 2,5

4 Chuyên gia GIS 01 01 01 02

Tổng cộng 04 05 06 11

3. Yêu cầu năng lực và nhiệm vụ của nhóm chuyên gia

a) Đối với vị trí Chủ nhiệm công trình yêu cầu:

- Có bằng Thạc sỹ Lâm nghiệp trở lên, chuyên ngành lâm sinh hoặc lĩnh vực có

liên quan.

- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực điều tra, quy hoạch

rừng hoặc nhiệm vụ tương tự.

- Nhiệm vụ:

+ Điều hành các hoạt động chung của tất cả các nhóm;

+ Khâu nối, chỉ đạo các đầu mối thực hiện các nội dung được phân công;

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết các nội dung công việc cụ thể cho từng nhóm;

+ Kiểm tra, giám sát các công việc do các chuyên gia khác đảm nhiệm;

+ Kiểm tra và hoàn thiện các báo cáo và hướng dẫn kỹ thuật cuối cùng.

+ Có trách nhiệm báo cáo tiền độ và kết quả từng bước công việc cho PPMU.

b) Đối với vị trí chuyên gia điều tra quy hoạch rừng:

- Có bằng đại học trở lên, chuyên ngành lâm sinh hoặc lĩnh vực có liên quan.

- Có 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực điều tra tài nguyên rừng hoặc các

nhiệm vụ tương tự.

- Nhiệm vụ:

+ Chịu trách nhiệm chính về kết quả điều tra tài nguyên và quy hoạch rừng;

+ Khoanh vẽ ranh giới thôn, ranh giới rừng cộng đồng và khoanh vẽ lô rừng

theo các trạng thái;

+ Tính toán diện tích các loại rừng, trạng thái rừng cộng đồng và khoanh vẽ lô

rừng theo các trạng thái;

14

+ Tính toán diện tích các loại rừng, trạng thái rừng, tính toán số lượng ô tiêu

chuẩn cần lập và bố trí hệ thống ô tiêu chuẩn trên bản đồ và tuyến điều tra;

+ Lập và điều tra, thu thập số liệu trong ô tiêu chuẩn;

+ Xác định các khu vực có tiềm năng phát triển và khai thác LSNG, vùng

phòng hộ đầu nguồn, vùng bảo vệ nghiêm ngặt… đánh dấu trên bản đồ và có biểu diện

tích kèm theo;

+ Tổng hợp, tính toán số liệu theo mẫu biểu quy định;

+ Thống nhất số liệu với xã và chịu trách nhiệm về công tác bàn giao rừng

ngoài thực địa;

+ Viết báo cáo đánh giá kết quả điều tra tài nguyên rừng.

c) Đối với vị trí chuyên gia Lâm nghiệp xã hội:

- Có bằng đại học trở lên, chuyên ngành lâm nghiệp xã hội, lâm sinh hoặc lĩnh

vực có liên quan.

- Có 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực lâm nghiệp xã hội hoặc các

nhiệm vụ tương tự.

- Nhiệm vụ:

+ Hỗ trợ Hội đồng giao rừng của xã xây dựng phương án giao rừng theo đúng

nội dung, trình tự các bước tiến hành khi xây dựng phương án giao rừng.

+ Tổ chức các cuộc họp để thông qua phương án và hoàn tất hồ sơ để trình

UBND huyện phê duyệt phương án giao rừng;

d) Đối với vị trí chuyên gia GIS:

- Có bằng đại học trở lên, chuyên nghành GIS, đo dạc bản đồ, lâm nghiệp hoặc

lĩnh vực có liên quan.

- Có 5 năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực GIS, đo đạc bản đồ, lâm nghiệp

hoặc nhiệm vụ tương tự.

- Nhiệm vụ:

+ Xác định các ranh giới rừng cộng đồng bằng máy định vị GPS.

+ Xác định ranh giới các lô rừng, các vị trí đặt ô tiêu chuẩn bằng máy tính định

vị GPS;

+ Lập thông tin địa lý với kiểu rừng, trạng thái rừng hiện tại bằng công nghệ

GIS có sử dụng phần mềm MapInfo;

+ Biên tập và số hóa Bản đồ hiện trạng rừng, Bản đồ Quy hoạch rừng theo hệ

thống thông tin địa lý bằng công nghệ GIS có sử dụng phần mềm MapInfo. Bản đồ

GIS trong hệ quy chiếu VN2000 với Tỷ lệ bản đồ: 1:10000.

15

VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Công việc sẽ được bắt đầu ngay sau khi hợp đồng được ký kết, thời gian thực

hiện công việc trong vòng 5 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực:

TT Nội dung công việc

Thời gian

Tháng T1 Tháng T2 ..... Tháng T5

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

I Chuẩn bị

1 Thu thập tài liệu, bản đồ phục

vụ công trình

2 Xây dựng và chỉnh sửa đề

cương và dự toàn

3 Thiết kế kỹ thuật, Can vẽ bản

đồ

II Các hoạt động ngoại nghiệp

1 Sơ thám và làm thủ tục hành

chính với cấp chính quyền xã,

thôn.

2 Điều tra xác định ranh giới khu

rừng dự kiến sẽ giao cho cộng

đồng

3 Khoanh vẽ các đất loại rừng,

các lô rừng dự kiến giao phục

vụ xây dựng phương án và giao

rừng tại thực địa.

4 Phác họa sơ đồ giao đất, giao

rừng cho cộng đồng thôn, để

làm cơ sở thống nhất sơ đồ tại

thôn.

5 Đo đạc bóc tách ranh giới đất

lâm nghiệp và ranh giới lô

rừng.

6 Điều tra, đánh giá chất lượng

rừng: lập ô tiêu chuẩn có DT

500m2 (dung lượng mẫu điều

tra 2% DT có rừng), đo đếm

các chỉ tiêu lâm học của rừng

(đường kính D1.3, Hvn, phẩn

chất cây rừng, cây gỗ tái sinh,

tre nứa, thảm thực vật)

7 Kiểm tra công tác thực hiện

ngoại nghiệp giao đất, giao

rừng cho cộng đồng dân cư.

8 Thống nhất số liệu với UBND

xã và lập kế hoạch bàn giao

rừng tại thực địa.

9 Bàn giao rừng ngoài thực địa.

10 Vận chuyển, đóng mốc ranh

16

TT Nội dung công việc

Thời gian

Tháng T1 Tháng T2 ..... Tháng T5

1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4

giới ngoài thực địa.

III Các hoạt động nội nghiệp

1 Tổng hợp số liệu, tính diện tích

rừng và đất rừng phục vụ xây

dựng phương án giao đất, giao

rừng và thực hiện các thủ tục

giao rừng, cho thuê rừng

2 Số hóa và biên tập bản đồ (tỷ lệ

1/10.000, hệ tọa độ VN2000).

3 Tính toán thống kê các loại

bảng biểu và lập cơ sở dữ liệu.

4 Phân tích số liệu và viết

phương án giao đất lâm nghiệp

IV Giao đất, giao rừng

1 Xác định rõ ranh giới thực địa

2 Xây dựng bản đồ địa chính

giao đất lâm nghiệp

3 Tham mưu cho UBND xã lập

tờ trình giao đất lâm nghiệp

trình cấp có thẩm quyền

V Thực hiện các thủ tục giao

đất, giao rừng

1 Trình duyệt hồ sơ giao đất,

giao rừng

2 Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo.

3 Thẩm định, kiểm tra hồ sơ giao

đất, giao rừng.

4 In ấn và giao nộp hồ sơ, tài

liệu.

5 Công bố Quyết định giao đất,

giao rừng cho cộng đồng thôn,

ký kết hợp đồng nhận rừng…

VII. PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1. Trách nhiệm của bên thuê nhiệm vụ

- Cung cấp các tư liệu liên quan có sẵn;

- Cử cán bộ của CPMU, PPMU, huyện và tư vấn của dự án phối hợp kiểm tra và

giám sát;

- Cung cấp kinh phí để thực hiện.

2. Trách nhiệm của tư vấn

- Chịu trách nhiệm dân sự nghề nghiệp và tự mua bảo hiểm y tế, đi lại, tai nạn;

- Phải đóng thuế cho tất cả các khoản thu nhập theo quy định của Nhà nước;

- Tự thu xếp và bố trí các phương tiện, công cụ, dụng cụ chuyên dùng phục vụ,

nhiêm vụ tư vấn;

17

- Bố trí đủ chuyên gia để triển khai đồng loạt trên tất cả các nội dung công việc,

hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

3. Giám sát và đánh giá

- Tư vấn có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ban quản lý dự án Trung

ương dự án FCPF và gửi 01 bản cho Ban quản lý dự án tỉnh để thông báo về

tình hình triển khai các hoạt động (theo như bản kết hoạch hoạt động đã được

chấp thuận) mỗi khi kết thúc một hoạt động hoặc cũng có thể báo cáo bất kỳ khi

nào trong trường hợp tư vấn thấy cần thiết phải báo cáo để giải quyết ngay, các

vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo các hoạt động được triểm khai đúng tiến độ, có

chất lượng.

- Việc giám sát kết quả điều tra và lập văn bản thẩm định của cơ quan quản lý

theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và

theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày

29/01/2011 về việc hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền

với giao đất, thuê đất lâm nghiệp; gồm biên bản kiểm tra thực địa có chữ ký của

đại diện đơn vị tư vấn, tổ chức có chuyên môn trong đánh giá tài nguyên rừng,

đại diện Ủy ban Nhân dân xã và đại diện cộng đồng xin giao rừng nhằm đảm

bảo nội dung văn bản đánh giá tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước

trong giao rừng cho cộng đồng.

- Đơn vị tư vấn có trách nhiệm báo cáo về đề cương nhiệm vụ trước khi tiến hành

các bước tiếp theo cho CPMU và PPMU;

- Tất cả các tài liệu và dữ liệu được thu thập và xây dựng lên trong quá trình tư

vấn đều là tài sản của dự án FCPF và chỉ được phép sao chép, sử dụng khi đã có

sự đồng ý của dự án FCPF.

B. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ QUAN TÂM

BƯỚC 1 – ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ

Tiêu chí 1:

Có nhận hồ sơ mời quan tâm; Có nộp bản gốc hồ sơ quan tâm; HSQT được nộp đúng

quy định.

Tiêu chí 2:

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức thuộc sở hữu của Chính phủ Việt Nam tham gia

phải có các văn bản chứng minh (i) tự chủ về pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động theo luật

Thương mại, và (iii) không phải là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với các Tổ chức phi chính phủ trong nước tham gia phải đảm bảo có giấy phép

hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng tới hết năm 2016.

Đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài bao gồm cả các nước đang phát

triển tham gia phải là một pháp nhân và tự chủ về mặt tài chính, hoạt động theo luật Thương

mại và không phải là một cơ quan trực thuộc của Bên vay hay nhà tài trợ.

Tiêu chí 3:

Nhà thầu tư vấn ở thời điểm hiện tại không bị Ngân hàng Thế giới và/hoặc một cơ

quan thuộc Chính phủ Việt Nam cấm tham gia đấu thầu hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn.

Tiêu chí 4:

18

HSQT hợp lệ, có chữ ký của người có thẩm quyền, và có đóng dấu (bằng cách sử

dụng con dấu công ty) của Nhà thầu tư vấn. Nhà thầu tư vấn độc lập hoặc nhà thầu tư vấn liên

danh chỉ được nộp 01 HSQT.

Nhà thầu tư vấn nào vượt qua được Bước đánh giá sơ bộ thì mới được đưa vào đánh

giá chi tiết tại bước 2, nếu không qua được bước 1 thì bị loại.

BƯỚC 2 – ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT

- Điểm tối đa là 100 điểm.

- Điểm tối thiểu cần đạt là 70 trên tổng số 100 điểm.

- Các tiêu chí chính, tiêu chí phụ, và hệ thống điểm đánh giá HSQT, chi tiết như sau:

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

I NĂNG LỰC CHUNG 30,00

1

Kinh nghiệm của nhà thầu tư vấn phù hợp với TOR:

Nếu nhà thầu tư vấn đã có 5 năm kinh nghiệm phù hợp với TOR thì đạt

điểm tối đa, cứ ít hơn 01 năm bị trừ đi 20% điểm tối đa.

15,00

2

Năng lực nhân sự:

Nhà thầu tư vấn có đầy đủ số chuyên gia tư vấn như yêu cầu tại Phụ lục

4. HSMQT này thì đạt điểm tối đa, cứ ít hơn 01 chuyên gia thì bị trừ đi

25% số điểm tối đa.

15,00

II

KINH NGHIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GÓI THẦU

Chỉ xét những hợp đồng thực hiện trong vòng 5 năm gần đây và có giá

trị từ 386 triệu VND (tương đương: 18.575 USD) trở lên

60,00

1

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng liên quan đến Giao rừng; điều tra tài

nguyên rừng; quản lý rừng cộng đồng hoặc nhiệm vụ tương tự.

Nhà thầu tư vấn thực hiện 5 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 20% điểm tối đa.

40,00

2

Kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng được tài trợ bởi nguồn vốn ODA

trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Nhà thầu tư vấn thực hiện 4 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 25% điểm tối đa.

20,00

III

KINH NGHIỆM KHÁC

Chỉ xét những hợp đồng được thực hiện trong vòng 10 năm gần đây tại

vùng dự án (miền Trung và Tây Nguyên)

Nhà thầu tư vấn thực hiện 3 hợp đồng tương tự về tính chất thì đạt điểm

tối đa, cứ ít hơn 1 hợp đồng bị trừ đi 33,33% điểm tối đa.

10,00

Tổng cộng 100,00