6
TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ REDD+ Tính đến tháng 6/2015 đã có 61 triệu USD trong tổng số 129,2 triệu USD ký kết của FCPF được giải ngân nhằm hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+. FCPF có khả năng sẽ mở rộng Danh sách chờ tham gia Quỹ các-bon so với 11 Ý tưởng đề xuất giảm phát thải (ER-PIN) như ban đầu. Hiện nay đã có thêm 10 nước trình ER-PIN lên Quỹ các-bon. Với mục đích trao quyền cho người tham gia để đóng góp vào quá trình REDD+ quốc gia, cả hai Chương trình UN-REDD và FCPF đều có những sáng kiến phát triển năng lực để các bên liên quan được cung cấp đầy đủ thông tin. Trong tháng năm, FCPF giới thiệu Công cụ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Toolbox) có tính tương tác và có thể điều chỉnh dữ liệu. Công cụ ra đời nhằm hỗ trợ các nước tham gia FCPF trong quá trình xem xét thiết kế nội dung và các hợp phần kỹ thuật cho các chương trình REDD+ quốc gia hay địa phương phù hợp với bối cảnh từng nước. Người dùng có thể tìm tòi để phát triển Mức phát thải tham chiếu và Hệ thống giám sát rừng BẢN TIN SỐ 5 DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM” Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD và được thực hiện trong 3 năm (2013-2015). REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng. Tháng 9/2015

BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ REDD+

• Tính đến tháng 6/2015 đã có 61 triệu USD trong tổng số 129,2 triệu USD ký kết của FCPF được giải ngân nhằm hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+.

• FCPF có khả năng sẽ mở rộng Danh sách chờ tham gia Quỹ các-bon so với 11 Ý tưởng đề xuất giảm phát thải (ER-PIN) như ban đầu. Hiện nay đã có thêm 10 nước trình ER-PIN lên Quỹ các-bon.

• Với mục đích trao quyền cho người tham gia để đóng góp vào quá trình REDD+ quốc gia, cả hai Chương trình UN-REDD và FCPF đều có những sáng kiến phát triển năng lực để các bên liên quan được cung cấp đầy đủ thông tin.

Trong tháng năm, FCPF giới thiệu Công cụ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Toolbox) có tính tương tác và có thể điều chỉnh dữ liệu. Công cụ ra đời nhằm hỗ trợ các nước tham gia FCPF trong

quá trình xem xét thiết kế nội dung và các hợp phần kỹ thuật cho các chương trình REDD+ quốc gia hay địa phương phù hợp với bối cảnh từng nước. Người dùng có thể tìm tòi để phát triển Mức phát thải tham chiếu và Hệ thống giám sát rừng

BẢN TIN SỐ 5

DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM”

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác Các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại 3,8 triệu USD và được thực hiện trong 3 năm (2013-2015). REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

Tháng 9/2015

Page 2: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

để đo lường, báo cáo và kiểm tra tác động của các biện pháp can thiệp REDD+. Ngoài ra, một bộ tài liệu đào tạo về hướng dẫn kỹ thuật đã được FCPF phối hợp với tổ chức Quan trắc toàn cầu về diễn biến đất và rừng (GOFC-GOLD) phát hành dưới dạng trực tuyến.

Chương trình UN-REDD toàn cầu kết hợp với Đơn vị đào tạo và giáo dục môi trường của UNEP để phát triển mô hình REDD+ Academy với 12 nội dung chính về các vấn đề của REDD+, bao gồm Chiến lược REDD+ quốc gia, Hệ thống theo dõi

diễn biến rừng quốc gia, Hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định, Mức phát thải tham chiếu, Các biện pháp đảm bảo an toàn và Hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn, Quản trị rừng, Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan và Tài chính REDD+. Hiện nay Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đang triển khai đào tạo tập huấn các giảng viên nguồn cho mô hình này nhằm tăng cường năng lực thực hiện REDD+ cho các bên liên quan ở trung ương và các tỉnh thí điểm.

HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM”

• BQLDA Trung ương phối hợp với Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng đã hoàn thành 18 khóa đạo tạo về biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững và REDD+ cho các cán bộ quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương, các vụ viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các công ty lâm nghiệp thí điểm của dự án và giới truyền thông. Các khóa đào tạo đã thu hút 722 người tới từ khoảng 180 đơn vị và tổ chức tham gia, với tỉ lệ giới là 457 nam và 265 nữ.

• Từ tháng 5/2015 BQLDA tỉnh Đắk Nông triển khai hoạt động rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông. Hoạt động này nhằm xác định được quy mô về diện tích, ranh giới rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan trọng

để tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các cấp của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020. Trong thời gian tới, Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm và các nghành liên quan sớm hoàn chỉnh phương án rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 3 loại rừng trình UBND tỉnh.

• Ngày 10 -12/7, BQLDA tỉnh Quảng Bình tổ chức nâng cao năng lực cho Ban chỉ đạo và các cán bộ có liên quan về các vấn đề kỹ thuật của REDD+, các biện pháp đảm bảo an toàn và FLEGT. Quảng Bình được xem là tỉnh sớm tiếp cận với các hoạt động REDD+ nên các hoạt động như đánh giá tiềm năng thực hiện REDD+, các biện pháp đảm bảo an toàn cấp địa phương tại tỉnh Quảng

Page 3: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

Bình đã được thực hiện, nhận thức của các cấp các ngành liên quan đến REDD+ đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả, Ban chỉ đạo kết luận cần phải xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh để có tiến trình cụ thể, rõ ràng thực hiện REDD+ theo từng giai đoạn, hướng đến đích năm 2020 tỉnh có thể hưởng lợi từ chi trả các-bon. Ngoài ra, phát triển sinh kế của người dân sống gần rừng và phụ thuộc vào rừng cần được chú trọng và nâng cao.

• Để thúc đẩy việc triển khai việc thực hiện REDD+ trên địa bàn, từ ngày 27/07 đến ngày 02/08/2015, BQLDA tỉnh Quảng Bình tổ chức lớp tập huấn xây dựng đội ngũ tham vấn viên với 25 học viên đến từ các ban ngành liên quan như: Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Ban dân tộc, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh…Tại lớp tập huấn, các học viên tiếp thu được các kiến thức về phương pháp tham vấn theo Nguyên tắc tự nguyện, được thông báo trước và thông tin đầy đủ của FCPF. Bên cạnh đó, các kiến thức và kỹ năng này được áp dụng vào thực tiễn thông qua việc tham vấn cộng đồng người dân địa phương về quản lý bảo vệ rừng tại các thôn thí điểm của dự án.

• Trong tháng 7, để triển khai mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, BQLDA tỉnh Quảng Trị phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức các cuộc tham vấn về giao đất, giao rừng và quản lý rừng bền vững tại các địa bàn thí điểm của dự án (Thôn Mới, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa; Thôn Cựp, xã Húc Nghì, huyện Đắkrông; Thôn Phương Lang, xã Hải Ba và Thôn Trường Phước, xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng).

Từ năm 2005 đến 2015 hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa đã tiến hành giao 685,04 ha rừng cho 50 hộ gia đình và 2.651,3 ha rừng cho cộng đồng, chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Tại huyện Đắkrông, tổng diện tích giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là 4.130 ha. Trong đó giao 3.220 ha cho 21 cộng đồng và 911 ha cho 85 hộ gia đình. Riêng đối với huyện Hải Lăng thì rừng tự nhiên vùng đồi chủ yếu giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, rừng tự nhiên vùng cát hầu hết giao cho chính quyền xã quản lý. Hiện nay huyện Hải Lăng đang làm thí điểm giao 113 ha rừng trên địa bàn xã Hải Dương.

Kết quả tham vấn cho thấy, nhu cầu nhận rừng của người dân rất lớn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc khi phối hợp thực hiện giao đất giao rừng như công tác giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng chưa gắn liền với công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý; kinh phí dành cho giao đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất theo Quyết định 112/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 còn quá thấp so với chi phí thực tế.

• Ngày 18/8/2015, Ban Chỉ đạo thực hiện REDD+ tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Ban chỉ đạo khẳng định Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ tỉnh Đắk Nông đóng một vai trò quan trọng và là tiền đề để Đắk Nông hướng tới các nguồn chi trả các-bon. BQLDA tỉnh cần sớm hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm thực thi REDD+ cho cộng đồng của 2 bon thí điểm R’Bút và NĐóh xã Quảng Sơn, huyện Đắk Gl’ong; tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của người dân, năng lực của cán bộ địa phương trong công tác bảo vệ phát triển rừng, chống mất rừng, suy thoái rừng.

• Từ ngày 25/8 - 4/9, BQLDA tỉnh Đắk Nông tổ chức các buổi tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân tại bốn thôn thí điểm thuộc xã Quảng Sơn và Quảng Tâm về biến đổi khí hậu và REDD+, hướng

Page 4: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

dẫn sử dụng bản đồ, lập ô tiêu chuẩn, đo tính trữ lượng các-bon ngay tại rừng cộng đồng của thôn. Các tiểu giáo viên sử dụng phương pháp chủ động và có sự tham gia, thông tin kiến thức được lồng ghép vào trong quá trình thực hành. Với các bài tập thực hành trên lớp cũng như ngoài thực địa, sau khi hướng dẫn chung cho toàn lớp, người dân được chia thành các nhóm nhỏ để được các giảng viên và cán bộ hỗ trợ hướng dẫn cụ thể hơn.

• Ngày 17 - 18/9, tại TP. Huế, BQLDA Trung ương phối hợp với Văn phòng REDD+ Việt Nam tổ

chức Hội thảo kỹ thuật xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) thuộc Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ER Program). Hội thảo đã đi đến thống nhất các tỉnh và các tổ chưc hỗ trợ (FCPF, UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, JICA, VFD) cần phối hợp chặt chẽ để lập kế hoạch triển khai xây dựng PRAP cho từng tỉnh, trên cơ sở đó dự án sẽ tổng hợp và lên tóm tắt Khung đề cương thực hiện PRAP ở sáu tỉnh và trình các cấp có thẩm quyền; các tỉnh cũng cần lập chế độ báo cáo nhanh cho các vấn đề liên quan tới REDD+ và PRAP.

ĐÁNH GIÁ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG REDD+ Ở VIỆT NAM

Để nâng cao cơ hội thành công trong việc thực hiện REDD+ thì việc tiếp cận theo từng giai đoạn là hợp lý. Trong giai đoạn đầu, thường được gọi là giai đoạn sẵn sàng, các nước cần chuẩn bị các chiến lược REDD+ ở cấp quốc gia và đề xuất các quy trình để đảm bảo tính hợp lý về môi trường và xã hội (bao gồm xây dựng mức tham chiếu, các biện pháp đảm bảo an toàn, khung thực hiện). Ở giai đoạn hai các quốc gia tham gia REDD+ bắt đầu thực hiện các chiến lược và quy trình, cũng như các chính sách, cải cách pháp luật và các hoạt động trình diễn. Việc thực hiện hai giai đoạn trên sẽ đảm bảo rằng các quốc gia tham gia REDD+ đã sẵn sàng để nhận được chi trả dựa trên kết quả tại giai đoạn thứ ba.

Để được tham gia vào Quỹ các-bon của FCPF, các nước cần trình Báo cáo Đánh giá mức độ sẵn sàng thực hiện REDD+ (R-package) vào cuối giai đoạn sẵn sàng. Việc trình R-package là do các nước tự nguyện và sẽ được các nước thành viên đánh giá theo đề nghị. Báo cáo sẽ ghi nhận lại quá trình chuẩn bị sẵn

sàng REDD+, các bài học kinh nghiệm, đánh giá những khoảng trống còn lại và xác định các hoạt động để chuyển sang giai đoạn thực hiện REDD+.

Đây là tài liệu quan trọng vì nó đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn thực hiện. Tại Hội nghị các nước thành viên lần thứ 9, R-package được trình bày bao gồm năm phần chính: Chiến lược REDD+; Khung thực hiện; Hệ thống theo dõi, báo cáo và thẩm định; các kịch bản mức tham chiếu (REL) và các biện pháp đảm bảo an toàn.

Quỹ các-bon đã xây dựng tài liệu Hướng dẫn Khung đánh giá sẵn sàng REDD+ (2013) cung cấp một khung chung nhằm đánh giá các hoạt động sẵn sàng REDD+ của một quốc gia. Một đánh giá toàn diện tạo cơ hội cho các nước thể hiện cam kết của mình đối với việc thực hiện REDD+. Đánh giá giúp các nước xác định các khoảng trống còn tồn tại và các nhu cầu xa hơn, đón nhận phản hồi và hướng dẫn từ các bên liên quan và Hội đồng thành viên FCPF.

Page 5: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, R-package là một đầu ra quan trọng cần phải thực hiện. Hiện nay dự án đang trong quá trình thu thập thông tin,

tự đánh giá và chuẩn bị bản dự thảo R-packgage. R-package sẽ cần được tham vấn các bên liên quan để hoàn thiện bản cuối cùng trước khi trình lên FCPF, dự kiến vào tháng 1/2016.

34 tiêu chí Khung đánh giá sẵn sàng REDD+ của FCPF

Hợp phần 1: Tổ chức và tham vấn chuẩn bị sẵn sàng

Tiểu hợp phần 1a. Cơ chế quản lý REDD+ quốc gia

1. Trách nhiệm giải trình và minh bạch

2. Nhiệm vụ vận hành và ngân sách

3. Các cơ chế phối hợp đa ngành và liên ngành

4. Năng lực giám sát kỹ thuật

5. Năng lực quản lý tài chính

6. Cơ chế khiếu nại và phản hồi thông tin

Tiểu hợp phần 1b. Tham vấn có sự tham gia và tiếp cận

7. Sự tham gia của các bên liên quan chủ yếu

8. Quá trình tham vấn

9. Chia sẻ và tiếp cận thông tin

10. Thực hiện và công bố kết quả tham vấn

Hợp phần 2: Chuẩn bị chiến lược REDD+

Tiểu hợp phần 2a. Đánh giá tình hình sử dụng đất, các nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đánh giá luật lâm nghiệp, chính sách và quản trị rừng.

11. Đánh giá và phân tích

12. Sắp xếp ưu tiên các nguyên nhân/rào cản trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới tăng cường trữ lượng các-bon

13. Mối liên hệ giữa các nguyên nhân/ rào cản và các hoạt động REDD+

Page 6: BẢN TIN SỐ 5 - vietnam-redd.org projects/FCPF Project/FCP…đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, làm cơ sở quan

14. Kế hoạch hành động để giải quyết quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quyền sử dụng đất và quản trị

15. Những tác động tới luật và chính sách lâm nghiệp

Tiểu hợp phần 2b. Các phương án chiến lược REDD+

16. Lựa chọn và sắp xếp ưu tiên các phương án chiến lược REDD+

17. Đánh giá tính khả thi

18. Những tác động của các phương án chiến lược tới các chính sách ngành hiện tại

Tiểu hợp phần 2c. Khung thực hiện

19. Thông qua và thực hiện pháp luật/ quy định

20. Hướng dẫn thực hiện

21. Cơ chế chia sẻ lợi ích

22. Đăng ký REDD+ quốc gia và hệ thống theo dõi các hoạt động REDD+

Tiểu hợp phần 2d. Các tác động môi trường và xã hội

23. Phân tích các vấn đề đảm bảo an toàn môi trường và xã hội

24. Lồng ghép các tác động trong thiết kế chiến lược REDD+

25. Khung quản lý môi trường và xã hội

Hợp phần 3: Mức phát thải tham chiếu/ mức tham chiếu

26. Mô tả phương pháp luận

27. Sử dụng dữ liệu lịch sử và dữ liệu điều chỉnh phù hợp với bối cảnh quốc gia

28. Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các phương pháp tiếp cận, nhất quán với hướng dẫn

của UNFCC/ IPCC

Hợp phần 4: Hệ thống theo dõi rừng và hệ thống theo dõi đảm bảo an toàn

Tiểu hợp phần 4a. Hệ thống theo dõi rừng quốc gia

29. Tài liệu hóa phương pháp tiếp cận theo dõi

30. Trình diễn việc thực hiện hệ thống

31. Sắp xếp thể chế và năng lực thực hiện

Tiểu hợp phần 4b. Hệ thống thông tin về đa lợi ích, các tác động khác, quản trị và các biện pháp đảm bảo an toàn

32. Xác định các khía cạnh phi các-bon có liên quan, các vấn đề môi trường và xã hội

33. Giám sát, báo cáo và chia sẻ thông tin

34. Sắp xếp thể chế và năng lực