139
DOC022.52.90323 DR 3900 HƯỚNG DN SDNG 01/2011 Xut bn ln 1 © HACH-LANGE GmbH, 2011. All rights reserved. Printed in Germany.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG - TOPNETtopnet.vn/FileUpload/Documents/Manual/HACH/DR3900 manual-vn.pdf · Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ DR3900, dịch bởi Hach Việt

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

DOC022.52.90323

DR 3900

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

01/2011 Xuất bản lần 1

© HACH-LANGE GmbH, 2011. All rights reserved. Printed in Germany.

MỤC LỤC

Phần 1 THÔNG SỐ KĨ THUẬT .................................................................................................................... 7

Phần 2 THÔNG TIN CHUNG ....................................................................................................................... 8

2.1 Thông tin an toàn ..................................................................................................................................... 8

2.1.1 Nhãn cảnh báo ............................................................................................................................. 8

2.1.2 Chế độ RFID (không có sẵn trong tất cả model) ........................................................................... 9

2.1.3 An toàn về hóa sinh ...................................................................................................................... 9

2.2 Tổng quan về sản phẩm .................................................................................................................... 10

Phần 3 LẮP ĐẶT ........................................................................................................................................ 11

3.1 Mở thùng hàng .................................................................................................................................. 11

3.2 Môi trường xung quanh ..................................................................................................................... 11

3.3 Mặt trước và mặt sau máy ................................................................................................................. 16

3.4 Kết nối nguồn điện ............................................................................................................................ 17

3.5 Ngõ tiếp xúc ...................................................................................................................................... 18

3.6 Buồng chứa cell, cell adapter và miếng chắn sáng ............................................................................ 18

3.6.1 Buồng chứa cell và các adapter ..................................................................................................... 18

3.6.2 Lắp đặt cell adapter .................................................................................................................... 20

3.6.3 Sử dụng miếng chắn ánh sáng khi đo ........................................................................................ 21

3.7 Đường đi tia sáng .............................................................................................................................. 22

Phần 4 KHỞI ĐỘNG MÁY ......................................................................................................................... 23

4.1 Mở và tắt nguồn ................................................................................................................................ 23

4.2 Lựa chọn ngôn ngữ ........................................................................................................................... 23

4.3 Tự kiểm tra ........................................................................................................................................ 23

4.4 Chế độ nghỉ .......................................................................................................................................... 24

4.5 Tắt máy ............................................................................................................................................. 24

Phần 5 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH ...................................................................................................... 25

5.1 Tổng quan ......................................................................................................................................... 25

5.1.1 Các kĩ thuật sử dụng màn hình cảm ứng.................................................................................... 25

5.1.2 Sử dụng phím bấm chữ/số ......................................................................................................... 25

5.1.3 Menu chính ................................................................................................................................ 26

5.2 Cài đặt máy ....................................................................................................................................... 27

5.2.1 ID người vận hành..................................................................................................................... 27

5.2.2 ID mẫu ....................................................................................................................................... 29

5.2.3 ID mẫu và ID người vận hành với các tùy chọn RFID Sample ID Kit (không có sẵn trong các

model) 31

5.2.4 Cài đặt bảo mật .......................................................................................................................... 31

5.2.5 Thời gian .................................................................................................................................... 35

5.2.6 Cài đặt âm thanh ............................................................................................................................ 36

5.2.7 PC và máy in .............................................................................................................................. 37

5.2.8 Quản lý nguồn ............................................................................................................................ 42

5.3 Lưu trữ, gọi lại, gửi và xóa dữ liệu ..................................................................................................... 43

5.3.1 Bộ ghi dữ liệu ............................................................................................................................. 43

5.3.2 Bảng điều khiển dữ liệu từ AQA Log .......................................................................................... 46

5.3.3 Lưu trữ, gọi lại, gửi và xóa dữ liệu từ bước sóng và time course................................................ 48

5.3.4 Phân tích dữ liệu ........................................................................................................................ 51

5.4 Lưu trữ chương trình ......................................................................................................................... 57

5.4.1 Chọn một phương pháp/test đã lưu; nhập dữ liệu cơ bản do người sử dụng xác định ............... 57

5.4.2 Các tùy chọn chương trình cài đặt sẵn ....................................................................................... 57

5.4.3 Sử dụng chương trình đếm thời gian ......................................................................................... 59

5.4.4 Thiết lập hệ số pha loãng ........................................................................................................... 59

5.4.5 Thực hiện điều chỉnh đường chuẩn ................................................................................................ 60

5.4.6 Chọn công thức hóa học................................................................................................................. 60

5.4.7 Chạy mẫu trắng thuốc thử .......................................................................................................... 61

5.4.8 Thực hiện nhiều phép đo ............................................................................................................ 62

5.4.9 Phân tích mẫu ............................................................................................................................ 62

5.4.10 Cập nhật/chỉnh sửa các test (không có sẵn trên tất cả model) ..................................................... 63

5.4.11 Thêm chương trình lưu trữ sẵn vào danh sách chương trình ưa thích ....................................... 64

5.5 Chương trình mã vạch ...................................................................................................................... 65

5.5.1 Thực hiện test bằng mã vạch ..................................................................................................... 65

5.5.2 Lựa chọn cấu tạo hóa học của mẫu đánh giá ............................................................................. 66

5.5.3 Thiết lập dữ liệu cơ bản cho test và mẫu cụ thể ......................................................................... 66

5.5.4 Mẫu trắng ................................................................................................................................... 68

5.5.5 Cập nhật/sửa đổi các test bằng mã vạch.................................................................................... 68

Phần 6 CÁC VẬN HÀNH NÂNG CAO ...................................................................................................... 73

6.1 Chương trình người sử dụng cài đặt ................................................................................................. 73

6.1.1 Người sử dụng lập trình phương pháp phân tích ....................................................................... 74

6.1.2 Chương trình lập trình tự do ....................................................................................................... 82

6.1.4 Bổ sung, sửa đổi và xóa các chương trình từ danh mục ưa thích .............................................. 90

6.2 Các chương trình ưa thích ................................................................................................................ 92

6.2.1 Gọi một chương trình ................................................................................................................. 92

6.2.2 Xóa một chương trình ................................................................................................................ 92

6.3 Bổ sung dung dịch chuẩn-theo dõi/kiểm tra kết quả .......................................................................... 93

6.3.1 Thực hiện việc bổ sung dung dịch chuẩn ................................................................................... 94

6.4 Bước sóng đơn (đo độ hấp thụ, nồng độ và độ truyền sáng) ............................................................. 97

6.4.1 Thiết lập chế độ bước sóng đơn................................................................................................. 97

6.4.2 Thực hiện một phép đo bước sóng đơn ..................................................................................... 99

6.5 Chế độ đo nhiều bước sóng-phép đo với hơn một bước sóng .......................................................... 99

6.5.1 Cài đặt chế độ đọc ở các bước sóng khác nhau ........................................................................ 99

6.5.2 Thực hiện một phép đo ở chế độ nhiều bước sóng .................................................................. 102

6.6 Chế độ quét bước sóng – ghi của độ hấp thụ và độ truyền ................................................................. 102

6.6.1 Cài đặt quét bước sóng ........................................................................................................... 103

6.6.2 Đọc quét bước sóng ................................................................................................................. 105

6.6.3 Thực hiện quét tham chiếu ...................................................................................................... 106

6.7 Time course của độ hấp thụ và độ truyền sóng ............................................................................... 108

6.7.1 Thiết lập Time course các thông số .......................................................................................... 108

6.7.2 Đọc quét Time Course .............................................................................................................. 109

6.7.3 Phân tích dữ liệu time course ................................................................................................... 110

6.8 Kiểm tra hệ thống ............................................................................................................................ 111

6.8.1 Thông tin máy .......................................................................................................................... 111

6.8.2 Nâng cấp phần mềm máy ........................................................................................................ 111

6.8.3 Kiểm tra phần quang học ......................................................................................................... 112

6.8.4 AQA –Đảm bảo chất lượng phân tích ....................................................................................... 117

6.8.5 Sao lưu dữ liệu cho máy .......................................................................................................... 122

6.8.6 Menu dịch vụ ............................................................................................................................ 123

6.8.7 Thời gian sửa chữa .................................................................................................................. 123

6.8.8 Thời gian hoạt động đèn .......................................................................................................... 124

6.9 Thanh công cụ ................................................................................................................................. 124

6.9.1 Đăng nhập ................................................................................................................................ 124

6.9.2 ID mẫu ..................................................................................................................................... 125

6.9.3 Đếm thời gian ........................................................................................................................... 125

6.9.4 AQA ......................................................................................................................................... 125

6.9.5 Trends ...................................................................................................................................... 126

6.9.6 Link2SC ................................................................................................................................... 126

6.9.7 Website DR 3900 ..................................................................................................................... 126

Phần 7 BẢO DƯỠNG .............................................................................................................................. 128

7.1 Vệ sinh máy .................................................................................................................................... 128

7.1.1 Máy quang phổ......................................................................................................................... 128

7.1.2 Màn hình .................................................................................................................................. 128

7.1.3 Cuvette/cell .............................................................................................................................. 129

7.2 Thay đèn ......................................................................................................................................... 129

7.3 Thay buồng đo ................................................................................................................................ 132

Phần 8 GIẢI QUYẾT SỰ CỐ ................................................................................................................... 133

Phần 9 CÁC PHẦN THAY THẾ ............................................................................................................... 136

9.1 Phụ kiện .......................................................................................................................................... 136

9.2 Linh kiện thay thế ........................................................................................................................... 137

Phần 10 LIÊN HỆ ......................................................................................................................................... 138

Phần 11 QUY ĐỊNH BẢO HÀNH .................................................................................................................. 139

Phụ lục A HELP GUIDE ............................................................................................................................... 140

Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ DR3900, dịch bởi Hach Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ DR3900, dịch bởi Hach Việt Nam

Phần 1 THÔNG SỐ KĨ THUẬT

Các thông số kỹ thuật có thể bị thay đổi mà không được báo trước.

Các đặc điểm kỹ thuật

Chế độ hoạt động Độ truyền sáng (%), độ hấp thụ và nồng độ

Đèn nguồn Đèn Halogen

Thang bước sóng 320–1100 nm

Độ chính xác bước sóng ± 1.5 nm (trong thang bước sóng 340–900 nm)

Độ lặp lại bước sóng ± 0.1 nm

Độ phân giải bước sóng 1 nm

Hiệu chuẩn bước sóng Tự động

Lựa chọn bước sóng Tự động, dựa vào sự lựa chọn phương pháp

Tốc độ quét ≤ 8 nm/s (in steps of 1 nm)

Độ rộng khe phổ 5 nm

Thang đo quang ± 3.0 Abs (thang bước sóng 340–900 nm)

Độ chính xác quang 5 m Abs at 0.0–0.5 Abs

1 % at 0.50–2.0 Abs

Độ tuyến tính quang < 0.5 % đến 2 Abs

≤1 % tại > 2 Abs với neutral glass ở 546 nm

Độ lạc ánh sáng < 0.1 % T tại 340 nm với NaNO2

Lưu trữ dữ liệu 2000 giá trị đo được (kết quả, ngày, tháng, thời gian, ID mẫu, ID người sử dụng)

Chương trình người sử dụng 100

Đặc điểm vật lý và môi trường

Rộng 350 mm (13.78 in)

Cao 151 mm (5.94 in)

Dài 255 mm (10.04 in)

Khối lượng 4200 g (9.26 lb)

Yêu cầu nhiệt độ khi vận hành máy 10–40 °C (50–104 °F), maximum 80 % độ ẩm tương đối(không điểm sương)

Yêu cầu nhiệt độ bảo quản –40–60 °C (–40–140 °F), tối đa 80 độ ẩm tương đối(không điểm sương)

Thông tin kỹ thuật bổ sung

Kết nối với nguồn điện bên ngoài Đầu vào:100–240 V/50–60 Hz

Đầu ra: 15 V/30 VA

Ngõ giao tiếp

Chỉ được sử dụng cáp có bọc chống nhiễu và chiều dài dây tối đa 3 m:

2× USB loại A

1× USB loại B

Sử dụng cáp bảo vệ (e.g. STP, FTP, S/FTP) với chiều dài tối đa 20 m:

1× Ethernet

Chuẩn bảo vệ IP40 (không bao gồm giao diện và phần cung cấp điện)

Lớp bảo vệ Class I

Phần 2 THÔNG TIN CHUNG

2.1 Thông tin an toàn

Hãy đọc toàn bộ phần hướng dẫn này trước khi mở thùng

hàng, cài đặt hay vận hành thiết bị. Chú ý toàn bộ phần nguy

hiểm, cảnh báo và các tình trạng cần lưu ý. Những thao tác sai

có thể dẫn đến hư hại máy và nguy hiểm cho người vận hành

Đảm bảo phần bảo vệ được cấp kèm theo máy không bị

hỏng, khôn được sử dụng, cài đặt thiết bị theo cách khác với

những hướng dẫn trong tài liệu này.

NGUY HIỂM

Chỉ thị tình trạng nguy cơ tiềm ẩn hay nguy hại tức thì nếu không

tránh được sẽ gây thương vong hoặc thương tích nghiêm trọng.

CẢNH BÁO Chỉ thị tình trạng nguy cơ tiềm ẩn hay nguy hại tức thì nếu không

tránh được sẽ gây thương vong hoặc thương tích nghiêm trọng.

CHÚ Ý

Chỉ thị tình trạng nguy hại tiềm ẩn mà có thể gây thương tích nhẹ

hay mức độ trung bình.

GHI NHỚ Chỉ thị một tình trạng mà nếu không tránh được có thể làm hư

hỏng thiết bị. Thông tin yêu cầu có nhán mạnh đặc biệt.

Chú ý: Thông tin nếu bổ sung trong phần chính.

2.1.1 Nhãn cảnh báo Đọc kĩ các thông tin nhãn được dán trên máy. Thương tật cho

người hoặc hư hỏng thiết bị có thể xảy ra nếu không được

quan sát. Một biểu tượng nếu được ghi chú trên máy sẽ được

đi kèm lời nhắc chú ý tới sự nguy hiểm hay cẩn thận chú ý

trong hướng dẫn này.

Ký hiệu này, nếu được ghi chú trên thiết bị, có nghĩa tham khảo phần hướng dẫn vận hành và thông tin an toàn.

Thiết bị điện nếu có gắn ký hiệu này có nghĩa là không được phép thải bỏ trong hệ thống thải công

Châu Âu sau ngày 12 tháng 8 năm 2005. Trong cam kết với quy định quốc gia và khu vực của các

nước Châu âu (EU Directive 2002/96/EC), người sử dụng các thiết bị điện tử Châu Âu phải gửi trả

các thiết bị cũ, hết hạn dùng đến nhà sản xuất để thải bỏ mà không phải trả phí thải.

Ghi chú: Để thu hồi cho việc tái chế thì liên hệ với nhà sản xuất thiết bị hay nhà cung cấp để có sự

hướng dẫn quy trình thu hồi các link kiện điện tử nhà sản xuất cung cấp và tất cả vật dụng phụ để

được thải bỏ đúng cách.

2.1.2 Module RFID (không có sẵn trong tất cả model)

Công nghệ RFID (nhận dạng tần số sóng vô tuyến) là một ứng

dụng sóng vô tuyến. Ứng dụng sóng vô tuyến phải tuân thủ theo

các điều kiện quốc gia về bản quyền. Việc sử dụng máy quang

phổ DR 3900 (có module RFID) hiện nay chỉ được phép ở các

nước sau: EU, CH, NO, HR, RS, MK, TR, CY, US, CA, AU, NZ.

Nhà sản xuất khuyến cáo việc sử dụng máy DR 3900 (với

module RFID) ở ngoài các quốc gia và lãnh thổ nêu trên có thể vi

phạm luật quốc gia. Nhà sản xuất có thể được ủy quyền trên

nhiều nước.Mọi thắc mắc xin liên hệ với nhà phân phối.

Máy quang phổ DR 3900 có module RFID để truyền tải thông tin

và dữ liệu. Các module RFID hoạt động với tần số 13,56 MHz.

Thực hiện chỉ dẫn theo các thông tin an toàn.

Thông tin an toàn cho việc sử dụng máy:

• Không để máy hoạt động trong bệnh viện hoặc các cơ sở

trang thiết bị y tế.

• Không hoạt động máy gần các chất dễ cháy như: nhiên liệu,

hóa chất dễ cháy, vật dễ gây cháy nổ.

• Không hoạt động gần khí dễ cháy, hơi hay bụi.

• Không rung hay lắc máy.

• Máy có thể gây nhiễu sóng khi gần truyền hình, radio và máy

tính.

• Không tháo máy

• Không sử dụng sai chức năng của máy.

2.1.3 An toàn về hóa sinh

N G U Y H I Ể M

Nguy hiểm trong các trường hợp tiếp xúc với hóa chất.

Xử lý tiếp xúc mẫu, dung dịch chuẩn, thuốc thử có thể nguy

hiểm.

Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng, xử lý hóa chất trước khi sử

dụng, đọc và tuân thủ các dữ liệu an toàn có liên quan.

Hoạt động bình thường của máy có thể bao gồm đến việc

sử dụng các hóa chất độc hại hay mẫu sinh học gây hại.

CẢNH BÁO Máy quang phổ không được sử dụng trong các môi trường nguy

hiểm.Nhà sản xuất và nhà cung cấp từ chối bảo đảm cho việc sử

dụng trực tiếp hay gián tiếp với môi trường sử dụng có rủi ro cao.

2.2 Tổng quan về sản

phẩm

• Quan sát các thông tin cảnh báo in trên hộp trước khi sử

dụng.

• Việc thải bỏ dung dịch tiêu thụ phải phù hợp với quy

định và pháp luật quốc gia.

• Chọn loại thiết bị bảo vệ phù hợp với nồng độ và số lượng

của vật liệu nguy hại ở vị trí riêng.

Máy quang phổ DR3900 là loại máy quang phổ khả kiến

(VIS) hoạt động trong dải phổ từ 320 đến 1100 nm. Thiết bị

đi kèm với một bộ hoàn chỉnh các chương trình ứng dụng

và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ.

Máy quang phổ DR3900 có ứng dụng sau đây:

• Chương trình cài đặt sẵn (stored programs) • Chương trình mã vạch (barcode programs) • Chương trình người sử dụng (User programs) • Chương trình ưa thích (Favorites) • Chế độ bước sóng đơn (Single wavelength) • Chế độ đa bước sóng (Multi wavelength) • Chế độ quét bước sóng (Wavelength scan) • Chế độ khảo sát thời gian (Time course)

Máy quang phổ DR3900 cho phép đọc giá trị đo trực tiếp ra

đơn vị theo nồng độ, độ hấp thụ hay phần trăm độ truyền

sáng.

Khi một phương pháp lập trình sẵn hay tạo ra bởi người sử

dụng được chọn thì màn hình menu sáng lên và sẽ chuyển

thẳng tới thí nghiệm đó.

Hệ thống menu này cũng có thể được dùng để tạo các bản

báo cáo, đánh giá thống kê các đường cong hiệu chuẩn được

tạo ra và trình bày các kiểm tra tín hiệu thẩm định máy.

Phần 3 LẮP ĐẶT

CẢNH BÁO Cảnh báo nguy hiểm cháy nổ và điện.

Sử dụng duy nhất thiết bị cung cấp điện LZV844.

Chỉ chuyên gia đạt yêu cầu mới thực hiện các thao tác mô tả ở phần

này trong khi đảm bảo tuân thủ về quy định an toàn địa phương.

3.1 Mở thùng hàng

3.2 Môi trường xung quanh

Máy quang phổ DR3900 đóng gói đi kèm với các phụ

tùng vật liệu sau:

• Máy quang phổ DR3900

• Tấm che bụi

• Che bụi cho USB, trang bị chuẩn

• Đầu cung cấp điện cho máy để bàn với dây cắm kiểu EU

• Cell adapter A

• Miếng chắn ánh sáng, trang bị chuẩn trong máy DR 3900

• Nhãn RFID (không có sẵn trong tất cả model)

• Hướng dẫn vận hành cơ bản cho máy DR 3900, hướng dẫn sử dụng phần mềm LINK2SC

• Đĩa CD-ROM có các quy trình phân tích của HACH và HACH LANGE, các hướng dẫn mở rộng.

Ghi chú: Bất cứ phần nào bị thiếu hay hư hỏng hãy liên hệ

với nhà sản xuất hoặc đại điện bán hàng ngay lập tức.

Những điều kiện sau đây cần thiết để đảm bảo máy

được hoạt động tốt và cho kết quả chính xác

• Đặt máy trên bề mặt hoàn toàn phẳng. Không chêm bất

cứ vật gì dưới máy.

• Duy trì nhiệt độ xung quanh khoảng từ 10–40°C (50–104°F).

• Độ ẩm tương đối nên thấp hơn 80%; hơi ẩm không

được cô đọng trên máy

• Chừa khoảng trống ít nhất 15 cm (6 in.) các phần đỉnh

máy, để thoáng tất cả các mặt để không khí lưu thông

tránh làm quá nóng các bộ phận điện.

• Không được vận hành hay để máy trong điều kiện bụi

bặm nhiều, vị trí ẩm thấp hoặc ẩm ướt.

• Giữ cho bề mặt máy, bộ phận giữ cell và các phụ kiện luôn

sạch sẽ và khô ráo. Nếu làm bắn tóe hay đổ chất lỏng vào

bên trong hay bên ngoài máy thì cần phải lau sạch ngay lập

tức (xem phần 7).

Bảo vệ máy không bị nhiệt độ quá cao bao

gồm bị gia nhiệt, ánh sáng mặt trời trực tiếp

và các nguồn nhiệt khác.

CHÚ Ý

3.3 Mặt trước và mặt sau máy Hình 1 Mặt trước

1 USB loại A 4 Nút công tắc On/Of

2 Buồng chứa Cell 5 Chế độ RFID

3 Màn hình cảm ứng

Hình 2 Mặt sau

1 Cổng Ethernet 3 USB loại A

2 USB loại B 4 Cổng nối nguồn cung cấp điện

3.4 Kết nối nguồn điện

Cảnh báo

Cảnh báo nguy hiểm cháy nổ và điện

Sử dụng duy nhất thiết bị cung cấp điện LZV844.

1. Kết nối nguồn cung cấp điện máy để bàn

2. Cắm cáp cung cấp điện vào máy (Hình 2)

3. Cắm cáp vào ổ cắm (100–240 V~/50–60 Hz)

4. Bật nút nguồn kế bên màn hình hiển thị để bật máy lên

(Hình 1)

3.5 Ngõ tiếp xúc

Máy quang phổ DR3900 có 3 cổng ÚSB và một cổng Ethernet

chuẩn, nằm ở hai bên phía trước và phía sau của máy (Hình 1

và Hình 2).

Cổng USB loại A được sử dụng để truyền dữ liệu đến máy in,

thẻ nhớ USB hoặc bàn phím. Bộ nhớ USB có thể được sử dụng

để cập nhật các phần mềm cho máy.

Cổng USB loại B được sử dụng để liên kết với PC. Tùy chọn

phần mềm dữ liệu Hach (xem phần 9) phải được cài trên PC

để truyền dữ liệu.

Công chia ngõ USB có thể được sử dụng để kết nối một số

phụ kiện cùng lúc.

Chú ý: cáp USB không được dài hơn 3m

Cổng USB cho phép dữ liệu và đồ thị được truyền đến máy in hoặc

PC và cho phép nâng cấp phần mềm máy (xem phần 6.8.2). Cổng

Ethernet hỗ trợ truyền dữ liệu thực trong hệ thống LIMS hoặc các

bộ điều khiển SC . Chỉ sử dụng 1 cáp có bọc chống nhiễu (ví dụ

STP, FTP, S/FTP) với chiều dài tối đa 20m cho các cổng Ethernet.

3.6 Buồng chứa cell, cell adapter và miếng chắn sáng

3.6.1 Buồng chứa cell và các adapter

Máy quang phổ DR3900 có hai buồng chứa cell (Hình 3). Chỉ có

thể đọc một cell tại một thời điểm.

Buồng chứa Cell (1):

• Loại cell tròn, 13-mm

Chú ý: Buồng chứa cell (1) có bộ đọc mã vạch cho cell.

Buồng chứa Cell (2):

Các loại cell sau có thể được sử dụng trong buồng chứa cell (2).

• Không sử dụng cell adapter A, cell 50-mm, cell chữ nhật 1-inch và

cell dòng chảy 1-inch có thể sử dụng trực tiếp trong buồng chứa

cell (2).

• Sử dụng cell adapter A: cell chữ nhật 10 mm,cell tròn 1-inch và

ống thủy tinh dạng AccuVac®

Chú ý: Các cell này phải được sử dụng kèm cell adapter A.

Hình 3 Buồng chứa Cell

1 Buồng chứa cho cell tròn (1) 2 Buồng chứa cho cell chữ nhật (2)

Hình 4 Cell adapter

Cell adapter A: cell chữ nhật 10-mm /cell tròn1-inch

3.6.2 Lắp đặt cell adapter 1. Mở buồng chứa cell.

2. Đặt cell adapter vào buồng chứa cell (2) theo hướng mũi tên

trên cell adapter phía sau (Hình 5).

Chú ý: Các mũi tên trên đầu cell adapter cho biết hướng của chùm ánh

sáng chiếu qua.

Hình 5 Lắp đặt cell adapter

3.6.3 Sử dụng miếng chắn ánh sáng khi đo

Miếng chắn ánh sáng (Hình 6) ngăn sự nhiễu loạn ánh sáng khi đi

qua cell tròn 13-mm được sử dụng trong buồng chứa (1).

Đặt miếng chắn ánh sáng vào buồng chứa cell (2) trước khi thực hiện

đo trong buồng chứa cell (1).

Máy quang phổ DR 3900 được đặt miếng chắn sáng. Lấy miếng

chắn sáng ra khỏi trước khi sử dụng buồng chứa (2).

Hình 6 Miếng chắn ánh sáng

Lắp đặt miếng chắn sáng

1. Mở buồng chứa cell

2. Đặt miếng chắn ánh sáng vào buồng chứa cell (2) sao cho mũi

tên trên chắn ánh sáng hướng về phía sau.

3.7 Đường đi tia sáng

Hình 7 thể hiện đường đi tia sáng trong máy DR 3900.

Hình 7 Đường đi tia sáng

1 Đèn Halogen 8 Gương phân tách

2 Khe vào 9 Phần tử tham chiếu

3 Cách tử (grating) 10 Buồng chứa cell (2) dàng cho cell chữ nhật

4 Chỉ thị góc cách tử 11 Thấu kính

5 Khe thoát 12 Phần tử đọc

6 Thấu kính 13 Buồng chứa cell (1) dành cho cell tròn

7 Tay quay kính lọc

Phần 4 KHỞI ĐỘNG MÁY

4.1 Mở và tắt nguồn

1. Cắm vào nguồn cung cấp điện.

2. Bật máy bằng nút bật nằm bên cạnh màn hình.

3. Máy khởi động trong vòng 45 giây. Trên màn hình hiển thị logo

của nhà sản xuất và âm thanh khởi động phát ra.

Chú ý: Chờ thêm 20 giây trước khi bật máy một lần nữa để không làm

hỏng phần điện tử trong máy và phần cơ của máy.

4.2 Lựa chọn ngôn ngữ

4.3 Tự kiểm tra

Máy DR3900 có nhiều tùy chọn ngôn ngữ sử dụng. Khi bật

máy lần đầu tiên, phần lựa chọn ngôn ngữ sẽ xuất hiện tự

động sau quy trình khởi động.

1. Chọn ngôn ngữ sử dụng.

2. Nhấn OK để xác nhận sự chọn lựa. Bước tự kiểm tra máy

sau đó sẽ tiến hành một cách tự động.

Thay đổi cài đặt ngôn ngữ

Các chứa năng máy hiển thị theo ngôn ngữ đã chọn cho đến

khi có sự thay đổi.

1. Bật máy.

2. T rong khi bật máy, chạm vào màn hình bất kì điểm nào đến

khi danh sách các ngôn ngữ để lựa chọn xuất hiện (khoảng

45 giây).

3. Chọn ngôn ngữ theo yêu cầu.

4. Nhấn OK để xác nhận. Bước tự kiểm tra máy sau đó sẽ

tiến hành một cách tự động.

Mỗi lần máy được bật lên thì một chương trình kiểm tra sẽ tự động thực hiện.

Quá trình này được thực hiện trong khoảng 2 phút, kiểm tra hệ

thống, đèn, điều chỉnh bộ lọc, hiệu chỉnh bước sóng và điện áp.

Bước nào hoàn thành thì sẽ hiện đánh dấu thông báo đã được

kiểm tra.

Bảng menu chính sẽ hiển thị ra khi các bước chuẩn đoán

kết thúc.

Chú ý: Trong trường hợp báo lỗi, tham khảo phần 8

4.4 Chế độ nghỉ

4.5 Tắt máy

Thiết bị có thể ở chế độ nghỉ (sleep mode)

1. Nhấn nhanh nút bật nguồn bên cạnh màn hình. Dòng "Sleep mode" được hiển thị. Sau đó màn hình tự động

tắt.

2. Để bật lại, nhấn nút bật nguồn bên cạnh màn hình.

Quá trình tự động kiểm tra bắt đầu.

Sau đó máy sẵn sàng hoạt động.

1. Nhấn và giữ nút bật nguồn bên cạnh màn hình trong khoảng 5 giây.

Phần 5 CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH

5.1 Tổng quan

5.1.1 Các kĩ thuật sử dụng màn hình cảm ứng

Toàn bộ màn hình đều cảm ứng. Để thực hiện thao tác, chạm vào màn hình bằng đầu ngón tay, đầu xóa bút chì hoặc bút trâm. Không dùng vật nhọn để chạm vào màn hình như là đầu bút kim.

• Không đặt vật gì lên bề mặt màn hình để ngăn ngừa bị trầy

xước hay làm hư màn hình

• Nhấn các nút, từ hay biểu tượng để chọn lựa.

• Dùng thanh trượt để di chuyển lên xuống các danh mục nhanh chóng. Nhấn và giữ thanh trượt, sau đó di chuyển lên xuống trong danh sách.

• Làm sáng một mục nào đó trong danh sách bằng cách nhấn vào

đó 1 lần. Khi mục được chọn hiện thị với dòng chữ sẽ được tô

sáng (chữ sáng hiện trên nền tối).

5.1.2 Sử dụng phím bấm chữ/số

Khung hiển thị này dùng để nhập chữ, con số và ký hiệu khi cần

thiết lúc đang chạy chương trình. Các chế độ tùy chọn không có

sẵn sẽ không hiển thị ra màn hình (có màu xám). Biểu tượng bên

trái và phải của màn hình được mô tả như trong bảng 1.

Phím trung tâm thay đổi cho biết đã chọn một chế độ đi vào.

Nhấn một phím nhiều lần đến khi kí tự cần nhập vào hiện ra trên

màn hình. Một khoảng trắng được chèn vào bằng cách sử dụng

phím có kí hiệu gạch dưới YZ_

Nhấn Cancel để hủy bỏ mục nhập vào, nhấn OK để kiểm tra lại.

Chú ý: Bàn phím sử dụng cổng USB (với chữ latinh) hoặc máy scan

mã vạch có cổng USB có thể dùng để nhập kí tự vào (xem phần 9).

Bảng 1 Bàn phím số

Biểu tượng Mô tả Chức năng

ABC/abc Chữ Khi nhập kí tự chữ vào, phím này cho phép thay đổi chế độ giữa chữ in thường và hoa.

# % Kí hiệu Dấu chấm câu, kí hiệu và các dấu mũ hoặc dấu chân có thể nhập vào.

123 Con số Để nhập vào các số thông thường

CE Xóa phần nhập Xóa phần nhập vào

Mũi tên trái Lùi về Lùi về trước một bước. Sẽ xóa kí tự trước đó được nhập vào ở vị trí mới.

Mũi tên phải Tiến tới Chuyến về trước một khoảng cách trong phần nhập vào

5.1.3 Menu chính

Nhiều chế độ có thể lựa chọn từ Menu chính. Bảng dưới đây

liệt kê các mục chính trong menu.

Nhấn thanh công cụ ở bên phải màn hình để kích hoạt các chức

năng khác nhau.

Bảng 2 Tùy chọn menu chính

Lựa chọn Chức năng

Stored Programs / Barcode Programs (Chương trình HACH LANGE)

Stored programs là phương pháp phân tích đã được cài sẵn theo quy trình sử dụng hóa chất của Hach và các test pipet của Lange

Hướng dẫn các phương pháp phân tích với máy DR 3900 được mô tả gồm từng bước phân

tích chi tiết theo chương trình của Hach. Quy trình thực hiện các test Hach-Lange được kèm

trong các gói test.

User Programs

Chương trình người sử dụng thực hiện các bước phân tích có thể có như:

• Người sử dụng có thể tự phát triển phương pháp phân tích.

• Ngoài các chương trình của Hach và Lange đã được cài sẵn. Các test HACH- LANGE sau đó có thể được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu người sử dụng.

Favorites Danh sách các phương pháp/tests được tạo bởi người sử dụng cho phù hợp với yêu cầu bản

thân

Single Wavelength

Các phép đo bước sóng đơn:

Đo độ hấp thụ: Ánh sáng hấp thụ bởi các mẫu được đo bằng đơn vị hấp thụ.

Đo độ truyền sáng (%): là đo đạc phần trăm ánh sáng đi qua mẫu và tới được

detector.

Đo nồng độ: một hệ số nồng độ được nhập vào để có thể chuyển đổi giá trị độ hấp

thụ đo được sang giá trị nồng độ.

Multi Wavelength

Ở chế độ “Multi-wavelength”, độ hấp thụ (Abs) hay phần trăm độ truyền sáng (%T) được đo với 4 bước sóng và độ hấp thụ sáng khác nhau, và mối tương quan độ hấp thụ sáng được tính toán. Một phép đổi đơn giản sang nồng độ cũng được thực hiện.

Wavelength Scan

Quét bước sóng cho biết một mẫu được hấp thụ trong một dải phổ nhất định như thế nào. Chức năng này có thể dùng để xác định bước sóng mà tại đó giá trị hấp thụ tối đa có thể đo được. Trong quá trình quét mức độ hấp thụ được hiển thị bằng đồ họa.

Time course Quét thời gian ghi lại độ hấp thụ hoặc độ truyền sáng tại một bước sóng theo thời gian xác định.

System checks

Menu kiểm tra hệ thống đưa ra một số lựa chọn bao gồm kiểm tra bộ phận quang học, kiểm tra đầu ra, tiểu sử đèn, cập nhật cho máy, thời gian sửa chữa và dự phòng dữ liệu cho máy.

Recall data Dữ liệu đã lưu trữ có thể gọi lại, lọc ra, chuyển đổi hoặc bị xóa đi.

Instrument Setup Trong chế độ này, người sử dụng cụ thể hay phương pháp cài đặt có thể được nhập vào: ID mẫu, ngày tháng, âm thanh, máy in và máy tính, mật mã, chế độ tiết kiệm nguồn điện và lưu trữ dữ liệu.

5.2 Cài đặt máy

5.2.1 ID người vận hành

1. Chọn Instrument Setup trong Menu chính.

Một lựa chọn chức năng xuất hiện theo thứ tự để định chức

năng cho máy.

Sử dụng tùy chọn này để nhập vào đến 30 dòng thông tin

ban đầu của người vận hành vào máy (mỗi dòng ít nhất ghi

được đến 10 kí tự). Tính năng này giúp ghi lại thông tin của

người thực hiện phân tích các mẫu.

1. Nhấn Operator ID trong "Instrument Setup".

2. Nhấn Options>New để nhập mới Operator ID.

Chú ý: Nếu Operator ID chưa được nhập vào thì bàn phím

chữ cái/số hiện ra lập tức.

3. Dùng các phím chữ cái/số để nhập vào một Operator ID mới

4. Nhấn OK để xác nhận.

5. Chọn biểu tượng cho Operator ID bằng cách sử dụng mũi tên trái và mũi tên phải.

6. Nhấn Operator Password để bảo vệ Operator ID bằng

mật khẩu.

7. Sử dụng bàn phím chữ cái/số để nhập vào mật khẩu.

8. Nhấn OK để xác nhận.

9. Nhấn Cancel để xóa các mục nhập.

Nhấn Back để đến màn hình chính của operator ID.

Nhấn OK để xác nhận. Màn hình tiếp đó được hiển thị.

10. Nhấn Back để quay lại "Instrument Setup" menu.

Nhấn Logout để thoát khỏi Operator ID đang hoạt động

Nhấn Login để kích hoạt một Operator ID đã chọn

Nhấn Options để vào, thay đổi hoặc xóa Operator ID.Màn hình tiếp đó được hiển thị.

11. Nhấn New để nhập vào Operator ID.

Nhấn Delete để xóa operator ID

Nhấn Edit để chỉnh sửa operator ID

Nhấn Initialize RFID Tag để viết Operator ID vào thẻ ghi

Operator RFID tùy chọn (không có sẵn trên máy). Tham khảo

mục 5.2.1.1 để biết thêm thông tin.

5.2.1.1 RFID người vận hành

1. Xác định một Operator ID (xem phần 5.2.1).

2. Nhấn Initialize RFID Tag.

3. Thực hiện các hướng dẫn trên màn hình, giữ RFID

tag phía trước bên phải của RFID module.

Quá trình được xác nhận thành công.

4. Operator RFID tag có thể được viết bằng văn bản. Để thực

hiện, xác nhận "Overwrite Operator ID" bằng cách OK và nhập

mật khẩu nếu các Operator ID được bảo vệ bằng mật khẩu.

Nếu Operator RFID tag ghi đè lên thành công, thông báo xác

nhận sẽ hiển thị trên màn hình.

Đăng nhập Operator ID được hiển thị trên thanh công cụ.

5.2.2 ID mẫu

Sử dụng tùy chọn này để nhập tối đa đến 100 tag để nhận diện mẫu (mỗi mẫu cho phép đến 20 kí tự). ID mẫu (sample ID) có thể dùng để ghi chú cho mẫu có vị trí đặc biệt hay các thông tin đặc thù của mẫu phân tích.

1. Nhấn Sample ID bên phải trên thanh công cụ.

2. Nhấn New để nhập vào Sample ID mới.

Chú ý: Nếu Sample ID không được nhập vào, bàn phím

số/chữ cái sẽ hiển thị ngay lập tức.

3. Sử dụng bàn phím này để nhập vào Sample ID mới.

Chú ý: Nếu máy quét mã vạch cầm tay (tham khảo mục 5.2.2.1)

được kết nối, Sample ID có thể cũng được quét.

4. Nhấn OK để xác định nội dung nhập vào.

5. Chỉ định thời gian, ngày tháng hiện tại và gán con số

thứ tự hay màu sắc cho Sample ID.

6. Đánh số thứ tự cho các Sample ID—Ví dụ: Inflow (01)

Nhấn Add Number.

• Sử dụng các phím mũi tên để xác định số đầu tiên

của chuỗi.

• Sử dụng bàn phím giữa các phím mũi tên để nhập số

đầu tiên của chuỗi.

7. Nhấn OK để quay lại "Instrument Setup" menu.

Sample ID được kích hoạt. Mỗi Sample ID được tự động

đánh số theo thứ tự tăng dần. Con số này được hiển thị trong

ngoặc đơn phía sau “Sample ID”

8. Nhấn Back để trở lại "Instrument Setup"

Nhấn Off để tắt Sample ID.

Nhấn Select để kích hoạt Sample ID đã chọn

Sử dụng Options để vào, thay đổi hoặc xóa thêm Sample ID. Màn hình sau đó được hiển thị.

9. Nhấn New để nhập vào sample ID. Nhấn Delete để xóa

sample ID.

Nhấn Edit để chỉnh sửa sample ID.

Nhấn Initialize RFID Tag để viết Sample ID để đến tùy chọn

RFID tag (không có sẵn trong tất cả model).

5.2.2.1 ID mẫu với phương pháp quét thứ nhất

1. Kết nối máy quét với cổng USB

Âm thanh phát ra báo kết nối thành công.

2. Nhấn Sample ID>Options và New.

3. Đọc mã vạch bằng máy quét.

4. Sample ID có thể có thời gian và ngày tháng hiện tại, số thứ

tự và màu sắc để nhận biết.Chọn các tùy chọn cần thiết hoặc

màu.

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Nhấn New một lần nữa và lặp lại quá trình cho mỗi mã vạch.

5.2.2.2 ID mẫu với phương pháp quét thứ hai

1. Đọc Sample ID trong cửa sổ đo với máy quét mã vạch.

Mã vạch được lưu giữ cùng với kết quả đọc nhưng không được

lưu vào danh sách Sample ID.

Chú ý: Để xóa một Sample ID, chọn ID và nhấn Delete.

Chú ý: Một Sample ID có thể được nhập hoặc thay đổi khi đọc .Màn

hình hiển thị kết quả, nhấn Options>More>Instrument Setup. Nếu

sample ID được chọn, ta chọn biểu tượng "Sample ID" trong màn hình

hiển thị kết quả.

5.2.3 ID mẫu và ID người vận hành với các tùy chọn RFID Sample ID Kit (không có sẵn

trong các model)

RFID Sample ID Kit bao gồm:

LOC 100 RFID Locator

Operator RFID tag

Năm tag vị trí RFID và

Ba mẫu chai có nhãn RFID màu đen, đỏ, xanh lá

cây, xanh dương và màu vàng.

Tag người vận hành và RFID có thể được ghi và đọc bởi

RFID module trong DR 3900 thường xuyên theo yêu cầu.

Thông tin có thể tìm trong hướng dẫn sử dụng cho các

LOC 100 RFID Locator.

5.2.4 Cài đặt bảo mật

Menu "Security" có các thiết lập bảo mật để kiểm soát

truy cập vào các chức năng khác nhau.

Các chức năng có thể được định ở ba cấp độ bảo mật:

• Không bảo mật: mỗi người vận hành có thể thay đổi trong vùng này

• Một khóa: mỗi người vận hành đã đăng kí mức độ

bảo mật này thì có thể thay đổi chức năng không có bảo

mật và chức năng bảo mật một khóa.

• Hai khóa: mỗi người vận hành đã đăng kí mức độ

bảo mật này có thể thay đổi trong tất cả các chức năng.

1. Nhấn Security trong "Instrument Setup" menu.

2. Để mở Security List, đăng kí một mật khẩu để bảo

mật như người quản lý bảo mật. Nhấn Security

Password.

3. Sử dụng bàn phím chữ/số để nhập vào mật khẩu mới

(tối đa 10 kí tự) và nhấn OK để xác nhận.

4. Nhấn Security List để sử dụng các chức năng khác

nhau với mức 1 hay 2.

5. Lựa chọn chức năng yêu cầu. Nhấn Setup.

6. Chon mức độ bảo mật cần thiết (một khóa , hai khóa hoặc tắt) xác nhận bằng cách nhấn OK.

7. Xác nhận Security List nhấn OK để quay lại "Security" menu.

8. Nhấn On để kích hoạt các thiết lập mới của danh sách bảo mật.

9. Nhấn OK để quay lại "Instrument Setup" menu.

Chú ý: Bàn phím chữ/số sẽ xuất hiện để nhập mật mã khi người

dùng cố gắng vào các phần đã được cài đặt bảo mật.

5.2.4.1 Mức độ bảo mật

Mỗi người vận hành với một Operator ID có thể đăng kí

một mức độ bảo mật. Điều này được kết nối với mật khẩu

của người vận hành.Việc cài đặt phải liên kết với người

quản lý bảo mật và người vận hành.

1. Nhấn Operator ID trong "Instrument Setup".

2. Nhập mật khẩu và xác nhận bằng cách nhấn OK.

3. Thiết lập một Operator ID (tham khảo mục 5.2.1).

4. Nhấn Operator Password.

5. Nhập mật khẩu Operator và xác nhận, nhấn OK.

6. Nhấn Security Level <Off>

7. Nhập mật khẩu và xác nhận, nhấn OK.

Mức độ bảo mật hiện tại cho Operator đã chọn sẽ hiển thị.

8. Chọn mức độ bảo mật cần thiết cho Operator ID

và nhấn OK để xác nhận.

5.2.4.2 Mật mã ngưng kích hoạt

9. Nhấn OK.

Operator ID được hiển thị với mức độ bảo mật đã được lựa chọn.

10. Kích hoạt Operator ID được chọn bằng cách nhấn Login.

11. Nhập vào mật khẩu.

12. Xác nhận và nhấn OK để quay lại "Instrument Setup".

1. Nhấn Security trong "Instrument Setup" menu.

2. Nhập mật khẩu và nhấn OK để xác nhận.

3. Nhấn Off để tắt các thiết lập danh mục

4. Nhấn OK và trở lại "Instrument Setup" menu.

Chú ý: Sử dụng chức năng này để xóa mật khẩu cũ hoặc để nhập

vào mật khẩu mới.

5.2.5 Thời gian

1. Nhấn Date & Time trong "Instrument Setup".

2. Chọn Date Format cho ngày tháng năm

3. Nhấn OK để xác nhận.

4. Chọn Time Format cho thời gian.

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Nhấn OK để xác nhận.

5.2.6 Cài đặt âm thanh

7. Nhập ngày hiện tại và thời gian.Thay đổi thông tin

bằng cách sử dụng các mũi tên.

8. Nhấn OK để xác nhận.

Quay lại "Instrument Setup"

1. Nhấn Sound Settings trong "Instrument Setup". Các tùy

chọn sau sẽ được hiển thị:

• All: Kích hoạt/vô hiệu hóa âm thanh cho mỗi chức

năng.

• Màn hình cảm ứng: kích hoạt/vô hiệu hóa một âm

thanh mỗi khi chạm vào màn hình.

• Thực hiện đọc: Kích hoạt/ vô hiệu hóa âm thanh

ngắn với âm lượng thay đổi khi thực hiện đọc.

• Timer: Thiết lập âm thanh ngắn/dài với âm lượng

thay đổi khi bộ đếm thời gian két thúc.

• Khởi động: kích hoạt/vô hiệu hóa âm thanh khởi động

với âm lượng thay đổi khi một chương trình thí nghiệm bắt

đầu .

• Cảnh báo: khích hoạt/vô hiệu hóa một âm thanh ngắn

với âm lượng thay đổi nếu bị lỗi.

• RFID: kích hoạt/vô hiệu hóa âm thanh ngắn với âm

lượng thay đổi khi RFID thực hiện.

• Thoát: kích hoạt/ vô hiệu hóa một âm thanh khi tắt

máy.

2. lựa chọn khi cần thiết:.

3. Nhấn Setup hoàn tất việc cài đặt .

4. Nhấn OK đẻ xác nhận.

5. Nhấn OK để xác nhận.

Sau đó quay lại "Instrument Setup".

Giao diện Mô tả

USB (loại A) Cổng USB có thể dùng để kết nối với máy in, bộ nhớ USB hoặc bàn phím.

USB (loại B) Cổng USB này dành cho kết nối DR 3900 đến PC (cài đặt phần mềm tương ứng).

Ethernet

Cổng Ethernet được thiết kế để truyền dữ liệu đến PC mà không cần cài đặt phần mềm. Chỉ

sử dụng một cáp(ví dụ. STP, FTP, S/FTP) với chiều dài tối đa 20m.

5.2.7 PC và máy in

Máy quang phổ DR 3900 có một cổng Ethernet và hai cổng

USB ở phía sau máy, giống cổng USB ở phía trước (tham

khảo hình 1 và hình 2). Cổng giao tiếp này được dùng để

xuất dữ liệu và đồ họa tới máy in, cập nhật dữ liệu và

truyền dữ liệu đến PC và mạng. Các giao tiếp có thể được

sử dụng để kết nối USB, bàn phím USB ngoài và máy quét

mã vạch cầm tay.

Chú ý: Phụ kiện khác nhau cũng có thể được kết nối cùng lúc bằng

cách sử dụng cổng chia nhiều ổ cắm USB.

Một thẻ nhớ USB dùng để cập nhật dữ liệu. Tham khảo mục 6.8.2 Chú ý: Cáp USB không dài quá 3 m!

Bảng 3 Kết nối USB

5.2.7.1 Cài đặt cho máy in

1. Nhấn PC & Printer trong "Instrument Setup".

Danh sách thông tin về kết nối xuất hiện.

2. Nhấn Printer.

3. Nhấn Setup để hiển thị cài đặt máy in trên màn hình.

Cài đặt máy in:

Độ phân giải: cỡ chữ Giấy :Khổ giấy

Chú ý: Nếu tùy chọn máy inđược kết nối, chức năng “Auto Send” có sẵn

4. Nhấn Resolution để chọn chất lượng in

Lựa chọn:

• 100 dpi,

• 150 dpi and

• 300 dpi.

5. Nhấn OK để xác nhận.

Chú ý: Nhấn OK lần nữa để trở về "Instrument Setup". 6. Nhấn Paper để chọn kích thước giấy

Lựa chọn:

• Letter,

• Monarch,

• Executive,

• A4.

7. Nhấn OK để xác nhận lại

Chú ý: nhấn OK lần nữa để quay lại "Instrument Setup".

5.2.7.2 Dữ liệu in

1. Nhấn Recall Data trong menu chính.

2. Chọn nguồn dữ liệu, nơi lưu các dữ liệu in.

Danh sách được hiển thị. Dữ liệu có thể được lọc, tham khảo mục 5.3.1.2, để biết thêm thông tin.

3. Nhấn biểu tượng Printer để gửi dữ liệu (bảng, đường cong) đến máy in.

4. Đánh dấu Single point, Filtered data hoặc All data và nhấn OK để xác nhận.

Send data... xuất hiện trên màn hình cho đến khi dữ liệu được in.

5.2.7.3 In dữ liệu liên tục

Nếu các giá trị đọc được in tự động sau khi đo, việc sử

dụng máy in chế độ in liên tục được khuyến khích.

Tham khảo Phần 9

1. Kết nối máy in với cổng USB loại A .

2. Nhấn PC & Printer trong phần "Instrument Setup" menu.

Danh sách với thông tin kết nối mở ra.

3. Đánh dấu Printer.

4. Nhấn Setup để hiển thị cài đặt máy in.

5. Chọn Auto-Send: On để gửi các dữ liệu tự

động đến máy in.

5.2.7.4 Kết nối mạng

Máy quang phổ DR 3900 hỗ trợ kết nối trong mạng. Để

thiết lập Ethernet trong mạng, cần cấu hình đặt biệt. Nhà

sản xuất khuyến khích chỉ sử dụng cáp có bọc chống

nhiễu (ví dụ STP, FTP, S/FTP) với chiều dài không quá

20m cho một cổng Ethernet . Phần này mô tả các tùy chọn

thiết lập cho máy liên quan đến truyền thông mạng.

Các thông số kết nối cấu hình phải được truyền dữ liệu

đến PC hoặc kết nối vào mạng.

1. Nhấn PC & Printer trong "Instrument Setup".

2. Nhấn Network>Setup.

3. Nhấn On.

4. Nhấn IP address.

Một địa chỉ IP được dùng để gửi dữ liệu từ người gửi

đến người nhận được xác định trước.

• Nếu IP cho máy DR 3900 được tự động định trong

mạng, không cần các bước thiết lập thêm. Hostname có

thể được chỉ định tùy theo.

• Nếu địa chỉ IP của máy là cố định thì phải cấu hình cho

việc kết nối

5. Chọn Fixed để cấu hình địa chỉ IP.

6. Nhấn IP-Address và nhập vào địa chỉ

Cùng với địa chỉ IP của máy, Subnet Mask được thiết lập cho

địa chỉ IP nằm trong mạng nội bộ.

7. Nhấn Subnet Mask và nhập vào địa chỉ

Gateway cho phép truyền dữ liệu trong mạng theo các giao

thức truyền thông khác nhau.

8. Nhấn Default Gateway và nhập vào địa chỉ

9. Nhấn OK để xác nhận.

10. Nhấn Network Server: <Off> để xác định vị trí mục tiêu

cho việc truyền dữ liệu. 11. Lựa chọn Netdrive và chạy Netdrive Setup.

Ngoài ra, chọn FTP và chạy cài đặt FTP.

Các bước đều giống nhau hoàn toàn, một ví dụ thiết lập

Netdrive được mô tả ở đây.

Các trang web có thể được xác định bởi địa chỉ IP hoặc tên đăng nhập.

12. Nhấn IP-Address và nhập vào địa chỉ IP hoặc chọn Server

Name và nhập vào tên đăng nhập.

13. Nhấn Data Folder và nhập tên thư mục.

Chú ý: Một thư mục với tên được chọn phải tồn tại trên hệ thống.

Ngoài ra, thư mục phải được chia sẻ với người vận hành, sử dụng

mật khẩu tương ứng.

14. Nhấn OK để xác nhận.

5.2.8 Quản lý nguồn

User và password phải trùng nhau khi cài đặt trên hệ

thống mục tiêu.

15. Nhấn User và nhập tên đăng nhập.

16. Nhấn OK để xác nhận.

17. Nhấn Password để nhập mật khẩu.

18. Nhấn OK để xác nhận.

19. Nhấn Factory Default để khôi phục lại các thiết lập

mạng theo mặc định của nhà sản xuất.

1. Nhấn Power Management trong "Instrument Setup".

2. Lựa chọn Sleep Timer và nhấn OK.

3. Chọn thời gian cần thiết sau khi máy đưa vào chế độ

nghỉ tiết kiệm năng lượng nếu không cần sử dụng (tham

khảo mục 4.4) và nhấn OK để xác nhận.

4. Chọn Power Off Timer và nhấn OK.

5. Chọn thời gian cần thiết để sau khoảng thời gian đó

máy sẽ tự động tắt nếu không được sử dụng, và nhấn OK

để xác nhận.

6. Nhấn OK để xác nhận.

Sau đó quay lại "Instrument Setup"

5.3 Lưu trữ, gọi lại, gửi và xóa dữ liệu

5.3.1 Bộ ghi dữ liệu

Các bộ ghi dữ liệu có thể lưu trữ đến 2000 kết

quả đọc lưu các chương trình sau:

• Chương trình lưu trữ sẵn • Chương trình mã vạch • Chương trình người sử dụng • Chương trình yêu thích • Bước sóng đơn và • Đa bước sóng.

Một bảng ghi đầy đủ dữ liệu phân tích được lưu trữ,

bao gồm thông tin về ngày, thời gian, kết quả, Sample

ID và Operator ID.

5.3.1.1 Lưu dữ liệu thủ công/tự động

Thông số lưu trữ dữ liệu cho biết dữ liệu được lưu lại

một cách tự động hay thủ công (là trường hợp người

sử dụng tự chọn lựa loại số liệu nào cần lưu vào máy).

1. Nhấn Data Log Setup trong "Instrument Setup" menu.

• Khi cài đặt Auto Store: On kích hoạt, máy tự động lưu

trữ các dữ liệu đo.

• Khi cài đặt Auto Store: Off được kích hoạt, máy

sẽ không lưu trữ bất kì dữ liệu đo nào. Tuy nhiên

thiết lập này có thể được thay đổi trên màn hình kết

quả bằng cách vào Options>Auto Store: On. Màn

hình hiển thị kết quả sau đó được lưu.

2. Xuất dữ liệu ở mục Send Data Format. Chọn xml hoặc csv.

3. Nhấn OK để xác nhận.

Quay trở lại "Instrument Setup".

Chú ý: Khi bộ nhớ máy đầy (data log), các dữ liệu cũ nhất sẽ

tự động bị xóa để lưu vào dữ liệu mới.

5.3.1.2 Gọi dữ liệu đã lưu từ data log

1. Nhấn Recall Data trong Menu chính.

2. Nhấn Data Log.

Danh sách lưu trữ dữ liệu hiện ra.

3. Nhấn Filter: On/Off.

Chức năng Filter Settings được dùng để tìm kiếm các mục

chuyên biệt.

4. Kích hoạt On. Dữ liệu bây giờ có thể được lọc theo các tiêu

chí sau:

Sample ID Operator ID Ngày bắt đầu Thông số đo

Hay bất cứ kết hợp từ bốn tiêu chí này.

5. Nhấn OK để xác nhận sự chọn lựa.

Các mục được chọn sẽ được liệt kê.

5.3.1.3 gửi dữ liệu từ data log

6. Nhấn View Details để xem thêm thông tin chi tiết.

Dữ liệu được gửi từ data log trong máy dưới dạng file XML

(Extensible Markup Language) hoặc CSV (Comma

Separated Value) tới đường dẫn đến thẻ nhớ USB hoặc

network drive để tới file có tên DATALOG. Tập tin sau đó

được mở bằng một chương trình bảng. Tên tập tin sẽ được

định dạng theo:

DLYear-Month-Day_Hour_Minute_Second.csv hoặc

DLYear-Month-Day_Hour_Minute_Second.xml.

Để gửi dữ liệu đến máy in, xem phần 5.2.7.2

1. Cắm thiết bị lưu trữ vào một cổng USB trên DR 3900

hoặc kết nối DR3900 đến ổ đĩa mạng (xem mục 5.2.7.4).

2. Nhấn Recall Data từ Menu chính.

3. Chọn dữ liệu để gửi, ví dụ Data Log.

Danh sách dữ liệu đo được chọn sẽ hiển thị.

4. Nhấn Options và sau đó nhấn biểu tượng PC & Printer.

5. Chọn các dữ liệu được gửi

Các tùy chọn sau:

• Single point: Chỉ một dữ liệu được gửi.

• Filtered data: Chỉ dữ liệu tương ứng tiêu chí lọc mới được

gửi.

• All data: Tất cả các dữ liệu được gửi.

6. Nhấn OK để xác nhận.

Chú ý: Số trong ngoặc đơn là tổng số các bộ dữ liệu được chọn.

5.3.1.4 Xóa dữ liệu đã lưu từ data log

1. Nhấn Recall Data từ Menuchính.

2. Nhấn Data Log>Options>Delete.

3. Đánh dấu Single point, Filtered data hoặc All data và nhấn OK để xác nhận

Chú ý: Số trong ngoặc đơn là tổng số các bộ dữ liệu được chọn.

5.3.2 Bảng điều khiển dữ liệu từ AQA Log

1. Nhấn Recall Data trong Menu chính.

2. Nhấn AQA Log.

Danh sách các dữ liệu lưu trữ được hiển thị.

3. Nhấn Filter: On/Off.

4. On để kích hoạt.

5. Chọn thông số theo yêu cầu

6. Nhấn OK để xác nhận sự chọn lựa.

Các phần lựa chọn được liệt kê.

7. Nhấn Options>Control Chart.

8. Nhấn Standard Control Chart để chọn biểu đồ điều

khiển theo tiêu chuẩn đã chọn.

Nồng độ chuẩn đo được sẽ hiển thị dạng đồ thị đo cùng

với các ngưỡng giới hạn kiểm soát và thông tin ngày

tháng năm.

9. Nhấn Range Control Chart chọn thang kiểm soát theo tỉ

lệ % đối với nhiều xác định

Biểu đồ hiển thị thang đo theo % với ngưỡng giới hạn kiểm

soát và thông tin ngày tháng năm.

5.3.3 Lưu trữ, gọi lại, gửi và xóa dữ liệu từ bước sóng và time course

Máy có thể lưu trữ 20 bộ dữ liệu cho Wavelength Scans

và 20 bộ dữ liệu cho Time Course. Dữ liệu được lưu vào

thủ công tùy theo người sử dụng sau khi xem dữ liệu.

5.3.3.1 Lưu trữ dữ liệu từ việc quét bước sóng hoặc chạy Time course

1. Nhấn biểu tượng Store trong menu ”Options“ sau khi

thực hiện đọc.

Danh sách các dữ liệu được lưu hiện ra.

2. Nhấn Store để lưu giá trị đang quét đến dòng số

được đánh dấu. Một thao tác có thể được viết đè lên.

Chú ý: Quét có thể được ghi đè.

5.3.3.2 Gọi dữ liệu đã lưu từ việc quét bước sóng hoặc Time course

1. Nhấn Recall Data trong “Main Menu”.

a. Chọn Wavelength Scan hoặc Time Course để gọi dữ liệu theo yêu cầu

b. Nếu đang làm việc trong chương trình này thì nhấn

Options>More>Recall Data.

2. Chọn dữ liệu cần thiết.

3. Nhấn Graph để xem chi tiết.

Chú ý: Nhấn View Summary để quay lại danh sách Recall Data

4. Nhấn Table để xem chi tiết.

Chú ý: Nhấn View Summary để quay lại danh sách Recall Data

5.3.3.3 Gửi dữ liệu từ việc quét bước sóng hoặc Time course

Có hai cách gọi lại những dữ liệu được gửi đến thẻ nhớ

USB, máy in hoặc PC bằng Hach Data Trans.

Cách 1:

1. Nhấn Recall Data trong “Main Menu” Wavelength

Scan hoặc Time Course.

2. Nhấn Options và kế tiếp là biểu tượng PC & Printer

để gửi dữ liệu đến USB ,máy in hoặc PC với Hach Data

Trans.

• Khi một máy in được kết nối, chọn cách thức để gửi dữ

liệu đến máy in (dạng biểu đồ, bảng hoặc đồ thị và bảng).

• Khi USB được kết nối, các file sẽ được tự động gửi các tập

tin CSV (Comma Separated Value) đến tập tin ”WLData“ (dữ

liệu Wavelength Scan) hoặc ”TCData“ (dữ liệu Time Course )

đến bộ nhớ USB.

Tập tin sẽ được định dạng là ”ScanData_X.csv“ (dữ liệu

Wavelength Scan) hoặc ”TCData_X.csv” (dữ liệu Time

Course).

X = số lượng quét (1–20)

Để thực hiện các bước tiếp theo thì sử dụng một chương trình spreadsheet

Chú ý: Dòng nhắn"Data already present. Overwrite?" (dữ liệu đã tồn

tại, muốn ghi đè lên ?) xuất hiện khi các tập tin đã được lưu lại. Bấm

OK để ghi đè lên các dữ liệu đã được lưu trữ.

Cách 2:

1. Nhấn Wavelength Scan hoặc Time Course và theo đó

Options>More>Send Data để gửi dữ liệu tới USB hoặc máy

in.

• Khi một máy in được kết nối, chọn làm thế nào để gửi dữ

liệu đến máy in (biểu đồ, bảng hoặc đồ thị và bảng). • Khi USB được kết nối, các file sẽ được tự động gửi các

tập tin CSV (Comma Separated Value) đến tập tin

”WLData“ (dữ liệu Wavelength Scan) hoặc ”TCData“ (dữ

liệu Time Course )

Tập tin sẽ được định dạng là: "ScanData_X.csv" (Wavelength Scan Data) or "TCData_X.csv" (Time Course Data). X = số lượng quét (1–20). Để thực hiện các bước tiếp theo thì sử dụng một chương trình spreadsheet.

5.3.3.4 Xóa dữ liệu từ bước sóng hoặc time course

1. Nhấn Recall Data từ Main Menu― kế tiếp là Wavelength Scan hoặc Time Course

Một danh sách các dữ liệu đã được lưu hiện ra. 2. Đánh dấu bất cứ dữ liệu nào muốn xóa.

3. Nhấn Delete trong “Options” menu và xác nhận

bằng phím OK.

5.3.4 Phân tích dữ liệu

Việc sử dụng phù hợp chức năng sample ID là cần thiết

cho tất cả các chức năng phân tích dữ liệu. Với mẫu có ID

giống nhau có thể được sử dụng trong các chức năng

phân tích dữ liệu.

Sử dụng chức năng Trends để hiển thị đường thay đổi

theo thời gian của kết quả đọc được lưu trữ theo mỗi

thông số đo và vị trí. Đồ thị nồng độ được hiển thị theo

thời gian.

Sử dụng chức năng Ratio để theo dõi các thông số tại một

thời điểm cụ thể và hiển thị trên đồ thị.

Sử dụng chức năng Interference Check để hiển thị các

phân tích cùng Sample IDs và mức độ gây nhiễu ion.

5.3.4.1 Trends

1. Nhấn Recall Data>Data analysis.

2. Chọn Trends và nhấn OK để xác nhận.

Ngoài ra, có chọn Trends từ thanh công cụ.

3. Nhấn Options>New.

4. Chọn các thông số cần xem và nhấn Next để xác nhận.

5. Chọn Sample ID cần xem và nhấn Next để xác nhận.

6. Chọn Operator ID cần xem và nhấn Next để xác nhận.

7. Chọn thời gian phân tích dữ liệu, ngày bắt đầu và kết thúc

và nhấn Next để xác nhận. 8. Thiết lập giới hạn kiểm soát trên và dưới, nhấn Next để

xác nhận. 9. Tất cả các chức năng lựa chọn được hiển thị trong Trend Settings.Nhấn OK để xác nhận.

10. Chọn xu hướng biến đổi theo yêu cầu cài đặt từ danh

sách. Nhấn Select.

Trend có thể được hiển thị trong một số định dạng theo

đường thẳng hoặc theo dạng điêm.

11. Chọn Information để xem tổng quan thông tin của

thông số.

12. Chọn Options>Add Data để bổ sung thêm giá trị đọc

được vào Trend.

13. Chọn Options>Ratio: Off để kích hoạt chức năng Ratio (tỉ lệ)

Tỷ lệ tương ứng với hàng đầu tiên của kết quả đọc được chọn.

5.3.4.2 Tỷ lệ

Chức năng này dựa trên việc phân loại chính xác các mẫu

theo vị trí mẫu bằng cách sử dụng phụ kiện "LOC 100

RFID Locator" và "RFID Sample ID Kit". Các vị trí mẫu

chính xác, ngày tháng và thời gian được tự động dán vào.

Phân tích tỷ lệ tính toán giữa hai hoặc ba thông số. Thông

số cuối cùng xác định được gán giá trị là 1. Các thông số

đầu tiên và thứ hai được tính tỷ lệ với thông số cuối cùng,

ví dụ 4:2:1.

1. Chọn Recall Data>Data analysis.

2. Chọn Ratios.

Nếu một tỷ lệ đã được phân tích, danh sách phân tích sẽ

được hiển thị.

3. Nhấn Options.

4. Nhấn New, để xác định tỷ lệ phân tích mới.

5. Chọn Sample ID yêu cầu và nhấn Next để xác nhận.

6. Chọn thông số I với nồng độ cao nhất và nhấn Next để xác nhận.

7. Chọn thông số II với nồng độ giữa và nhấn Next để xác nhận.

8. Chọn tham số III với nồng độ thấp nhất và nhấn Next

để xác nhận. 9. Chọn thời gian phân tích dữ liệu theo yêu cầu.

Có thể lựa chọn thời gian cố định và thời gian tùy chỉnh

cụ thể với ngày bắt đầu và ngày kết thúc.

10. Nhấn OK để xác nhận

11. Chọn giới hạn trên và dưới cho các thông số đầu tiên

và thứ hai và nhấn Next để xác nhận. 12. Tất cả các chức năng lựa chọn được hiển thị trong Ratio Settings.

Nhấn OK để xác nhận.

13. Chọn tỷ lệ với các thiết lập quy định. Nhấn Select.

Một bảng với các giá trị đã chọn được hiển thị.

Các giá trị vượt ngoài giới hạn đã định sẽ hiển thị màu đỏ 5.3.4.3 Kiểm tra sự nhiễu (không có sẵn trong tất cả model)

Máy quang phổ DR 3900 tự động kiểm tra sự nhiễu ion. Điển

hình như chloride đối với nitrate, được nhận biết từ nồng độ

quy định và có hiển thị cảnh báo. Kiểm tra này chỉ được thực

hiện cho các test có mã vạch với Sample ID giống nhau. Ví dụ: Phân tích Ammonium bằng ống có mã vạch LCK303 và ghi lại

kết quả. Theo bảng các chất gây nhiễu đối với test LCK303,

thì nồng độ nitrate > 50 mg/L sẽ gây nhiễu đối với phân tích. Máy sẽ hiển thị cảnh báo nếu một mẫu có cùng Sample ID có

giá trị Nitrate > 50 mg/L.

1. Chọn Recall Data>Data analysis>Interference Check

để kiểm tra.

5.4 Lưu trữ chương trình

Có hơn 200 chương trình phân tích được cài đặt sẵn. Các

chương trình được gọi ra bắt đầu từ menu Stored

Programs.

5.4.1 Chọn một phương pháp/test đã lưu; nhập dữ liệu cơ bản do người sử dụng xác định

1. Nhấn Stored Programs trong Main Menu để xem theo

thứ tự các chương trình được cài đặt sẵn.

Danh sách các Stored Programs sẽ hiện ra

2. Đánh dấu test cần thực hiện.

Chú ý: Chọn số chương trình theo tên hay dùng các phím mũi tên để

di chuyển danh sách nhanh và đánh dấu chương trình theo yêu cầu

hoặc nhấn Select by number để tìm kiếm số chương trình cụ thể.

Sử dụng phím chữ/số để nhập số thứ tự của test đó và nhấn OK để

xác nhận.

3. Nhấn Start để chạy chương trình. Sau khi chương

trình đã được chọn, màn hình cho thông số phân tích

sẽ xuất hiện.

Chú ý: Tất cả các dữ liệu kèm theo cũng xuất hiện (bước sóng, hệ số

và các hằng số).

4. Thực hiện theo hướng dẫn các bước trong quy trình

phân tích của tài liệu hướng dẫn, tài liệu quy trình phân tích

có trong CD hướng dẫn được cấp kèm theo khi mua máy.

Chú ý: Để các bước hướng dẫn hiện trên màn hình, bấm biểu tượng

thông tin. Không phải tất cả chương trình đều có tùy chọn này.

5.4.2 Các tùy chọn chương trình cài đặt sẵn

1. Từ Main Menu, chọn Stored Programs. Chọn phương

pháp cần tìm và nhấn Start.

2. Nhấn Options để nhập vào dữ liệu riêng. Tham khảo

bảng 4 mô tả các tùy chọn này.

Bảng 4: Tùy chọn các chương trình cài đặt sẵn

Tùy chọn Mô tả

More Chọn thêm các tùy chọn…

Store Off/On Với cài đặt Store On, tất cả các dữ liệu đọc được sẽ được lưu lại một cách tự động. Với cài đặt

Store Off không có dữ liệu đo nào được lưu lại.

% Trans/Conc/Abs Để bật sang chế độ đo theo % độ truyền sáng, nồng độ hay độ hấp thụ.

Send Data Để gửi dữ liệu tới máy in, ổ đĩa mạng, máy tính hoặc thẻ nhớ USB (loại A)

Timer

Chức năng này giống như một đồng hồ. Giúp chắc chắn rằng các bước phân tích thực

hiện đúng thời gian đã định (như là thời gian phản ứng, thời gian chờ … có thể được kiểm

tra chính xác). Khi một thời gian đã định kêt thúc, một tín hiệu âm thanh sẽ phát ra. Việc

sử dụng đồng hồ đếm thời gian không làm ảnh hưởng đến chương trình đo đạc.

Dilution Factor Off/On

Hệ số pha loãng điều chỉnh có thể được nhập vào để tính toán tính chất mẫu ban đầu. Con số đưa vào phần này sẽ tự động được nhân vào để điều chỉnh kết quả đọc. Chẳng hạn như, nếu mẫu được pha loãng hai lần thì nhập vào là hệ số 2. Việc cài đặt hệ số pha loãng được mặc định ban đầu là OFF (tắt)

Chú ý: Khi sử dụng hệ số pha loãng, biểu tượng này sẽ xuất hiện trên màn hình.

Standard Addition

Mục này giúp kiểm tra sự chuẩn xác của việc đo đạc. Trong quy trình phân tích của một thông

số có hướng dẫn các thao tác thực hiện kiểm tra và giải thích chi tiết sử dụng chức năng này

như thế nào.

Standard Adjust Thao tác thực hiện kiểm tra một thông số chỉ thị cho biết việc điều chỉnh có cần thiết hay

không, nếu cần thì sẽ cho biết các quy trình tiếp theo như thế nào.

Chemical Form Một số test/phương pháp đã lưu cho phép chọn cấu tạo hóa học của thông số đo và thang đo.

Reagent Blank

Một số test/phương pháp đã lưu có chức năng "Reagent Blank". Chức năng này cho phép

giá trị thuốc thử mẫu trắng được cộng vào hoặc trừ bớt đi tùy theo kết quả đọc từ máy. Giá trị

mẫu trắng thuốc thử làm nâng đường cong hiệu chuẩn theo trục Y mà không thay đổi hình dạng

hay chiều hướng của đường cong. Đó chính là giá trị tương ứng mà đường thẳng hiệu chuẩn

cắt trục Y. Có thể hiểu rõ hơn qua công thức: Nồng độ= [(hệ số nồng độ) * Abs] – (giá trị

mẫu trắng thuốc thử).

Save as User Program Để lưu chương trình đã chọn như một User Program, tham khảo mục 6.1

Multiple determination Tùy chọn này cho phép xác định nhiều tham số của một mẫu

Recall Data Gọi ra các dữ liệu đo đạc đã được lưu hay Time courses, tham khảo mục 5.3

Instrument Setup Cài đặt các dữ liệu cơ bản của máy, tham khảo mục 5.2

5.4.3 Sử dụng chương trình đếm thời gian

5.4.4 Thiết lập hệ số pha loãng

Một số quy trình không yêu cầu sử dụng đồng hồ

đếm thời gian. Một số thì cần đếm thời gian. Những

thời gian đếm là các chương trình cài đặt sẵn trong

Stored Program đi kèm các mô tả hoạt động được

thực hiện trong suốt thời gian đã định.

1. Nhấn biểu tượng Timer trên màn hình.

2. Nhấn OK để khởi động Timer đầu tiên.

Timer sẽ đếm ngược trên màn hình.

3. Để bắt đầu bước đếm tiếp theo trong Stored Program,

nhấn biểu tượng Timer và OK. Chú ý: Nhấn Close để xem màn hình lúc đo khi timer đang

chạy. Thời gian sẽ hiện ra phía bên góc trái màn hình thay vì

hiển thị ngày tháng.

Chú ý: Nhấn Cancel để dừng timer giữa chừng trong lúc đếm ngược.

Chú ý: Timer sẽ kêu bíp khi hết thời gian đếm ngược. Đồng hồ đếm thời gian dùng cho các mục đích thông

thường cũng có sẵn trong nhiều chương trình. Chọn biểu

tượng Timer và chọn General Timer. Một cửa sổ mới sẽ

xuất hiện. Nhập vào khoảng cách thời gian và nhấn OK để

bắt đầu đếm. Timer sẽ kêu bíp khi khoảng thời gian kết

thúc.

Chức năng Hệ số pha loãng được sử dụng để tính toán

nồng độ ban đầu của một mẫu khi biết được tỉ lệ pha loãng.

1. Nhấn Options>More…>Dilution Factor.

Con số được nhập vào dòng Factor sẽ được nhân tức

thì vào kết quả để bù trừ. Ví dụ, nếu mẫu được pha loãng gấp 2 lần thì nhập vào số 2.

Chức năng này được mặc định ở chế độ tắt.

2. Nhấn OK để xác nhận. Nhấn OK một lần nữa.

Chú ý: Khi hệ số pha loãng được sử dụng, biểu tượng pha loãng

sẽ hiện lên thông báo.

Chú ý: Nếu dùng mẫu không pha loãng, phải tắt chế độ nhân hệ số pha loãng trở lại

5.4.5 Thực hiện điều chỉnh đường chuẩn Chức năng Standard Adjust cho phép đường cong hiệu

chuẩn trong một chương trình đã cài đặt sẵn được điều

chỉnh dựa trên giá trị đã biết của một dung dịch chuẩn. Phần

Accuracy Check được viết trong các quy trình phân tích

thường sẽ đề nghị một nồng độ dung dịch chuẩn sử dụng

cho mục đích này.

1. Thực hiện theo toàn bộ các bước, sử dụng một dung

dịch chuẩn đã biết thay cho mẫu.

2. Sau khi đọc nồng độ, nhấn Options>More>Standard Adjust.

3. Nhấn On.

Giá trị đọc hiện tại sẽ hiện lên giá trị nồng độ. Trong ô bên

phải sẽ là giá trị mặc định của dung dịch chuẩn đã được

biết như đã đề cập trong quy trình phân tích.

4. Để cài đặt nồng độ tiêu chuẩn, nhấn nút và nhập vào giá

trị mới. Nhấn OK để xác nhận.

5. Nhấn Adjust để vào Standard Adjust. Biểu tượng Standard Adjust sẽ xuất hiện.

Chú ý: Việc điều chỉnh phải nằm trong giới hạn và khác nhau với

mỗi chương trình khác nhau. Phần trăm nồng độ cho phép được

hiển thị sau khi "Adjustment”.

5.4.6 Chọn công thức hóa học Một số chương trình đã lưu cho phép lựa chọn một

số công thức cấu tạo hóa học.

Nhấn nút cho đến khi đơn vị (ví dụ. mg/L) hay công thức

cấu tạo của thông số hiện ra (ví dụ. Al3+). Một danh mục các công thức để đánh giá hiện ra. Chọn cấu tạo hóa học

của chất cần phân tích.

Chú ý: Khi thoát khỏi chương trình, cấu tạo hóa học sẽ

chuyển lại theo cài đặt chuẩn.

5.4.6.1 Thay đổi các thiết lập mặc định của công thức hóa học

1. Trong phần hiển thị kết quả, nhấn Options>More>Chemical Form.

2. Một danh sách sẵn có xuất hiện. Chọn thiết lập mới..

3. Nhấn Save as Default.

Kết quả hiện tại và các giá trị đọc sau đó sẽ được hiển thị theo

công thức hóa học mới đã chọn.

5.4.7 Chạy mẫu trắng thuốc thử

Một số test/phương pháp có chức năng "Reagent Blank".

Chức năng này thực hiện đo giá trị của mẫu trắng thuốc

thử và sau đó dùng để tính toán kết quả đo mẫu cuối cùng.

Đọc/phân tích mẫu trắng thuốc thử:

1. Chuẩn bị các bước kiểm tra theo hướng dẫn. Sử

dụng nước cất thay cho mẫu để xác định giá trị mẫu

trắng thuốc thử

2. Chọn test. Đưa dung dịch zero vào buồng đo nếu

bước thực hiện yêu cầu. Nhấn Zero.

3. Cho cell chứa mẫu trắng thuốc thử đã chuẩn bị vào buồng chứa và nhấn Read. Kết quả sẽ hiện ra.

4. Nhấn Options>More>Reagent Blank.

5. Nhấn On để đánh dấu chức năng Reagent Blank.

6. Nồng độ được hiện trên nút nhấn là giá trị được đo với

thuốc thử. Để sử dụng giá trị này cho các phân tích tiếp

theo của thông số, nhấn OK.

7. Để thay đổi giá trị hiển thị trên nút, nhấn vào nút và sử

dụng bàn phím chữ/số để nhập vào giá trị mới.

8. Nhấn OK.

Chú ý: Chức năng Reagent Blank không tiếp tục được kích hoạt

khi rời khỏi chương trình đo. Để sử dụng giá trị mẫu trắng thuốc

thử cho những lần sau, nhập giá trị tại bước 7.

Chú ý: Kết quả đo mà dùng giá trị mẫu trắng thuốc thử để tính

toán phải nằm trong giới hạn thang đo của thí nghiệm/phương

pháp đo

Chú ý: Biểu tượng mẫu trắng thuốc thử xuất hiện trong màn hình

kết quả (xem mũi tên) khi chức năng này được kích hoạt.

5.4.8 Thực hiện nhiều phép đo

Một mẫu có thể được đo nhiều lần.

1. Trước khi đọc, bấm Options>More>Multiple Determination.

2. Nhấn On.

Số phép đo được hiển thị "Measurements".

3. Để thay đổi giá trị hiển thị trên nút, nhấn vào nút để thay đổi. Sử dụng bàn phím chữ/số để nhập giá trị mới. Nhấn OK để xác nhận.

4. Biểu tượng kí hiệu đo nhiều lần được hiển thị trên màn hình.

5.4.9 Phân tích mẫu

1. Nhấn Stored Programs và chọn một chương trình.

Chú ý: Các hướng dẫn được hiển thị trên màn hình.

2. Đặt cell vào buồng đo 3. Nhấn Zero.

4. Lấy dung dịch đọc zero ra và cho cell chứa mẫu vào buồng đo

5. Nhấn Read. Kết quả được hiển thị

Chú ý: Để xác định mẫu pha loãng, bấm phím nhân hệ số pha loãng

trên thanh công cụ.

6. Để lưu lại giá trị đọc, xem mục 5.3.1

5.4.10 Cập nhật/chỉnh sửa các test (không có sẵn trên tất cả model)

5.4.10.1 Một số lưu ý khi thực hiện cập nhật/chỉnh sửa test

Để cập nhật và lập trình mới thủ công, xem mục 5.4.10.2 và

mục 5.4.10.3

Chú ý: Chỉ trong một số ít trường hợp, việc sửa đổi cần bổ sung các

thông số test để được cập nhật.

Để cập nhật và chỉnh sửa test bằng mã vạch, xem mục 5.5.5.

5.4.10.2 Cập nhật dữ liệu test thủ công

Khi thực hiện một test thì máy sẽ tự động chọn bước

sóng và các hệ số.

Các test liên tục được xem xét để đơn giản hóa và đảm

bảo tuân theo các yêu cầu pháp lý hiện hành. Điều này có

thể dẫn đến sự thay đổi trong hướng dẫn quy trình thực

hiện hoặc thay đổi các hệ số. Nếu có thay đổi như vậy thì

sẽ được ghi chú trên bao bì thuốc thử, máy theo đó cập

nhật dữ liệu được cung cấp cho thông số test có trong bao

bì.

Để cập nhật từ Internet, xem mục 5.5.5.4.

1. Nhấn Stored Programs trong Menu chính và

chọn chương trình.

2. Nhấn Program Options và sau đó Edit.

5.4.10.3 Lập chương trình mới

Danh sách các test được hiển thị.

Các thông số quy trình của test tương ứng chứa các dữ

liệu mới (Bước sóng, hệ số, thang đo, hệ số chuyển đổi

sang các công thức hóa học...).

3. Đánh dấu dòng tương ứng của dữ liệu cần điều

chỉnh và nhấn Edit.

4. Nhấn OK và sau đó Store sau khi điều chỉnh cho test.

1. Nhấn Stored Programs trong menu chính.

2. Nhấn Program Options và đến New.

3. Sử dụng bàn phím chữ/số để nhập số thứ tự cho

chương trình cần thiết lập.

Tổng quan về dữ liệu được hiển thị.

Các thông số quy trình của test tương ứng chứa các dữ liệu

mới (Bước sóng, hệ số, thang đo, hệ số chuyển đổi sang các

công thức hóa học...).

4. Đánh dấu dòng tương ứng của dữ liệu và nhấn Edit để

nhập vào thông tin cho chương trình thích hợp.

5. Nhấn OK và sau đó Store sau khi chỉnh sửa test.

5.4.11 Thêm chương trình lưu trữ sẵn vào danh sách chương trình ưa thích

Chương trình "Favorites" làm đơn giản hóa sự lựa chọn bằng

cách tạo ra một danh sách thường xuyên được sử dụng lấy từ

chương trình lưu trữ sẵn và chương trình người sử dụng thiết

lập.

1. Nhấn Stored Programs trong Menu chính. Danh sách "Stored Programs" được hiển thị.

2. Đánh dấu bằng cách nhấn Select by Number để tìm

chương trình theo số.

3. Nhấn Add to Favorites và nhấn OK để xác định.

Chương trình bây giờ đã có thể được chọn từ "Favorite

Programs" ngay tại menu chính.

5.5 Chương trình mã vạch

Một bộ phận đọc mã vạch đặc biệt trong buồng chứa cell

(1) tự động đọc mã vạch trên cuvette/vial 13 mm khi

cuvette/vial hoàn tất một vòng đơn. Máy nhận dạng mã

vạch để tự động chạy bước sóng thích hợp để phân tích

và tính toán kết quả tức thì với sự hỗ trợ của các hệ số

cài đặt sẵn.

Ngoài ra, các giá trị đo được ghi nhận ở 10 vị trí khác

nhau khi cell quay một vòng. Một chương trình loại trừ

biên ngoài đặc biệt chạy và tính trung bình của các giá trị

ghi lại. Sai số cuvette/vial và vết bẩn sẽ bị phát hiện để có

kết quả chính xác cao.

5.5.1 Thực hiện test bằng mã vạch

1. Đưa miếng chắn ánh sáng vào buồng đo (2).

2. Chuẩn bị các test mã vạch theo hướng dẫn của

phương pháp và đặt cell vào buồng chứa (1).

• Khi một cell được đặt vào buồng chứa (1) (Hình3), chương

trình đọc tương ứng được tự động kích hoạt trong menu

chính.

• Nếu không, nhấn Barcode Programs trong menu

chính và đặt cell zero (Tùy thuộc vào đặc điểm của phương

pháp) vào buồng chứa (1).

Chú ý: Để biết thêm thông tin vào Help Guide (biểu tượng

"Information"), tham khảo phụ lục A.

Máy đọc tự động và hiển thị kết quả

Chú ý: Để xác định kết quả đối với mẫu được pha loãng, nhấn phím Dilution trên thanh công cụ.

Để đánh giá các thí nghiệm và các thông số khác, đặt các

cell đã được chuẩn bị vào buồng chứa và đọc kết quả.

Chú ý: Thanh điều khiển hiển thị bên phải của màn hình cho biết mối

quan hệ của các kết quả đọc so với thang đo của phương pháp đó.

Phần màu đen cho thấy kết quả đo độc lập với hệ số pha loãng đã

được nhập vào.

5.5.2 Lựa chọn cấu tạo hóa học của mẫu đánh giá

Cấu tạo hóa học của kết quả thí nghiệm một thông số nào đó

có thể được chọn riêng biệt.

1. Trong phần hiển thị kết quả, nhấn cho đến khi hiện

ra đơn vị (mg/L) hoặc các công thức (PO43–P).

Danh sách sẵn có các công thức xuất hiện.

2. Chọn công thức theo yêu cầu từ danh sách đó. Nhấn

OK để xác nhận.

Một cách khác để thay đổi mặc định chuẩn là:

1. Trong màn hình hiển thị kết quả, Nhấn Options>More>Chemical Form.

Một danh sách các dạng đánh giá của thông số hiện ra.

2. Chọn công thức theo yêu cầu và nhấn OK để xác nhận

Chú ý: Công thức hóa học đã chọn sẽ hiện thị lên nhưng không ở

chế độ mặc định. Để thay đổi mặc định, xem mục 5.5.2.1.

5.5.2.1 Thay đổi mặc định công thức hóa học

1. Chèn cell zero hoặc cell mẫu (tương ứng với hướng

dẫn của phương pháp) vào buồng đo.

2. Màn hình hiển thị kết quả, nhấn Options>More>Chemical Form.

3. Danh sách sẵn có hiển thị, chọn các thiết lập mặc định

mới.

4. Nhấn Save as Default.

Hiển thị kết quả hiện tại và tất cả các kết quả sau này sẽ hiển

thị theo công thức mặc định mới.

5.5.3 Thiết lập dữ liệu cơ bản cho test và mẫu cụ thể

Nhấn Options để thay đổi test hoặc cài đặt mẫu đặc biệt.

Bảng 5 Các tùy chọn cho chương trình mã vạch

Tùy chọn Mô tả

More Chọn thêm các tùy chọn…

Store Off/On Store: On tất cả các dữ liệu đo sẽ được lưu lại một cách tự động.

Store: Off không có dữ liệu đo nào được lưu lại.

Abs % Trans Để bật sang chế độ đo theo % độ truyền sáng, nồng độ hay độ hấp thụ

Send Data icon /

Send Data

Để gửi dữ liệu tới máy in, máy tính hay thẻ nhớ USB (loại A)

Timer icon

Chức năng này giống như một đồng hồ. Giúp chắc chắn rằng các bước phân tích thực

hiện đúng thời gian đã định (như là thời gian phản ứng, thời gian chờ … có thể được kiểm

tra chính xác). Khi một thời gian đã định kêt thúc, một tín hiệu âm thanh sẽ phát ra. Việc

sử dụng đồng hồ đếm thời gian không làm ảnh hưởng đến chương trình đo đạc.

Dilution Factor Off/On

Hệ số pha loãng điều chỉnh có thể được nhập vào để tính toán tính chất mẫu ban đầu. Con số đưa vào phần này sẽ tự động được nhân vào để điều chỉnh kết quả đọc. Chẳng hạn như, nếu mẫu được pha loãng hai lần thì nhập vào là hệ số 2. Việc cài đặt hệ số pha loãng được mặc định ban đầu là OFF (tắt)

Chú ý: Khi sử dụng hệ số pha loãng, biểu tượng này sẽ xuất hiện trên màn hình.

Chemical Form Một số test/phương pháp đã lưu cho phép chọn cấu tạo hóa học của thông số đo và thang đo.

Reagent Blank

Một số test/phương pháp đã lưu có chức năng "Reagent Blank". Chức năng này cho phép

giá trị thuốc thử mẫu trắng được cộng vào hoặc trừ bớt đi tùy theo kết quả đọc từ máy. Giá trị

mẫu trắng thuốc thử làm nâng đường cong hiệu chuẩn theo trục Y mà không thay đổi hình dạng

hay chiều hướng của đường cong. Đó chính là giá trị tương ứng mà đường thẳng hiệu chuẩn

cắt trục Y. Có thể hiểu rõ hơn qua công thức: Nồng độ= [(hệ số nồng độ) * Abs] – (giá trị

mẫu trắng thuốc thử).

Edit Để chỉnh sửa một chương trình đang chạy

Lot information Tất cả các dữ liệu có liên quan được lưu trữ ở đây.

Save as User Program Để lưu các thông số đã chọn như một User Program, xem mục 6.1

Multiple determination Tùy chọn này cho phép xác định phép đo nhiều lần một mẫu.

Recall

measurement data

Gọi lại các dữ liệu đã lưu hoặc time courses, xem mục 5.3

Instrument Setup mode Dữ liệu cài đặt cơ bản của máy, xem mục 5.2

5.5.4 Mẫu trắng

Độ đục và độ màu của mẫu có thể làm sai số khi phân tích.

Các yếu tố cản trở có trong mẫu hoặc được tạo ra khi phản

ứng xảy ra giữa mẫu đo với thuốc thử.

Ảnh hưởng của độ đục/độ màu có thể được hạn chế hay giảm bớt bằng phép đo với mẫu trắng.

Sau khi thực hiện đọc mẫu, dùng cell đặc biệt (LCW919) chứa

mẫu trắng đặt vào buồng chứa. Phép đo thực hiện tự động.

Kết quả đọc mẫu sau đó được cộng vào và hoặc trừ đi với giá

trị mẫu trắng. Kết quả được hiển thị với biểu tượng đã được

điều chỉnh mẫu trắng (Blank Correction) .

Một số test mã vạch thì không cần dùng đến mẫu trắng để loại trừ yếu tố độ đục và độ màu vì đã được xử lý trong quá trình phân tích.

Chú ý: Để biết thêm thông tin (biểu tượng "Information"), xem phụ

lục A.

5.5.5 Cập nhật/sửa đổi các test bằng mã vạch

5.5.5.1 Cập nhật cho test mã vạch

Sử dụng dữ liệu được cung cấp trong mã vạch, máy tự động

chọn bước sóng để đo và các hệ số. Nếu có sự không

thống nhất xảy ra giữa dữ liệu mã vạch và dữ liệu được lưu

máy sẽ yêu cầu được cập nhật và hiển thị dòng nhắn báo lỗi

“Barcode control number? Update program data!" (số điều

khiển mã vạch ? Cập nhật dữ liệu chương trình)

1. Giữ hộp chứa các ống nghiệm test mã vạch có biểu tượng

RFID đặt ở trước module RFID của máy.

Âm thanh báo cho biết việc kiểm tra thành công.

Nếu giữ hộp thuốc thử trước moduel RFID trong một giây. Các

thông tin của lô thuốc thử hiện tại được hiển thị trên màn hình.

Thí nghiệm có thể tiếp tục theo hướng dẫn các bước thực hiện

của quy trình.

5.5.5.2 Cập nhật test mã vạch thủ công

Chú ý: Chỉ trong một số ít trường hợp việc điều chỉnh test yêu cầu

phải cập nhật tất cả các thông số của test.

Các loại dữ liệu được mô tả trong Bảng 6.

Bảng 6 Tùy chọn cập nhật chương trình

Program point Mô tả

Name Tên của thông số phân tích

Version Thứ tự đăng kí bởi người sử dụng hoặc phiên bản chương trình được nhập vào.

Measurement process

Nêu chính xác thí nghiệm: số lượng bước sóng tại mỗi bước đo, số lần đo độ hấp thụ hay bất

cứ thời gian chờ nào giữa lúc đo…

Formula Xác định công thức đánh giá mà kết quả thí nghiệm dùng tính toán

Variables

Số các biến số thể hiện sự phụ thuộc vào việc xác định cho quá trình đo đạc và công thức hóa

học. Các giá trị của bước sóng, hệ số, hằng số,… được đưa vào.

Timer 1, Timer 2,

Timer 3, Timer 4

Chức năng này có thể được sử dụng để nhập thứ tự và thời gian định sẵn cho 4 đồng hồ đếm

thời gian. Đánh dấu theo dòng tương ứng và nhấn Edit. Các Timer kích hoạt hay không kích

hoạt với hộp điều khiển bên trái màn hình. Trong cột kế tiếp, một lựa chọn danh sách các tên

được mô tả trong bước tiếp theo. Ở cột thứ 3, nhập vào thời gian định ra cho các timer.

Nhập Name

Kiểm tra trước các bước thao tác để xác định xem điểm nào cần thay đổi.

1. Đánh dấu dòng chứa chữ Name và nhấn Edit. Sử

dụng phím chữ/số để nhập tên được chỉ thị trong các

bước thực hiện.

2. Nhấn OK để xác nhận.

Nhập vào Version

1. Đánh dấu dòng chứa Version và nhấn Edit. Sử dụng phím

chữ/số để nhập tên được chỉ thị trong các bước thực hiện.

2. Nhấn OK để xác nhận.

Nhập vào Measurement process

Để có thông tin chi tiết nhập vào quy trình đo đạc thế nào,

xem mục 6.1.2

Kiểm tra các bước thực hiện trước để xem có điểm nào cần

thay đổi.

1. Đánh dấu dòng Measurement Process trong tổng quan

dữ liệu và nhấn Edit.

2. Nhấn Edit, chọn kế tiếp để chỉnh sửa và nhấn Delete.

3. Nhấn New và sử dụng phím chữ/số để nhập vào quy

trình được chỉ thị trong các bước thực hiện.

Nhập vào Formula, Concentration Units, Designation, Measuring Ranges

Để có thông tin chi tiết để nhập vào công thức thế nào, xem

Mục 6.1.2.

Kiểm tra các bước thực hiện trước để xem có điểm nào cần

thay đổi.

1. Đánh dấu dòng Formula trong phần dữ liệu tổng quan và nhấn Edit

2. Chọn công thức, nhấn Edit và sử dụng phím chữ/số để

nhập vào dữ liệu trong các bước thực hiện (cho C1=, C2=,

đơn vị, tên, giới hạn đo...). Nhấn OK để xác nhận. Nhập vào Variables (hệ số, bước sóng, hệ số chuyển đổi)

Để có thông tin chi tiết để nhập các biến thế nào, xem

Mục 6.1.2

Kiểm tra các bước thực hiện trước để xem có điểm nào cần

thay đổi.

1. Đánh dấu dòng Variables trong phần dữ liệu tổng quan và nhấn Edit.

2. Chọn các biến, nhấn Edit và sử dụng phím chữ/số để nhập

vào dữ liệu trong các bước thực hiện (cho F1, F2, λ1, U1...).

Xác nhận mỗi lần nhập vào bằng OK. .

Viết tắt của biến:

F1: hệ số 1

F2: hệ số 2

λ1: bước sóng thứ 1

U1: hệ số chuyển đổi 1 cho công thức hóa học đầu tiên .

U2: hệ số chuyển đổi 2 cho công thức hóa học bổ sung…

.

.

Timer 1, Timer 2, Timer 3 và Timer 4:

Các Timers được kích hoạt hoặc không với hộp điều khiển ở bên

trái màn hình. Trong cột kế tiếp, một lựa chọn danh sách các tên

được mô tả trong bước tiếp theo. Ở cột thứ 3, nhập vào thời gian

định ra cho các Timer.

2. Khi hoàn tất chương trình, Nhấn Store và sau đó Cancel

để quay lại "User Programs".

3. Nhấn Start để bắt đầu với dữ liệu mới.

5.5.5.3 Kiểm tra sửa đổi dữ liệu thủ công

Nếu một mục nhập không chính xác trong quá trình cập nhật

dữ liệu và không được thông qua mã vạch của cuvette/sample

cell (e. g. Phạm vi không chính xác), tùy chọn khác cho việc

kiểm tra và sửa đổi khi cần thiết.

1. Đưa miếng chắn ánh sáng vào buồng chứa (2).

Máy cần đang ở "Main Menu". Ngoài ra, chọn Barcode

Programs trong menu chính.

2. Chèn cell zero hoặc cell mẫu (tùy thuộc vào quy trình

của phương pháp) vào buồng đo (1).

3. Nhấn Options>More>Edit.

Bảng tổng quan về dữ liệu xuất hiện, gồm các thông số của

thí nghiệm được kiểm tra lại.

4. So sánh các dữ liệu này với dữ liệu trong quy trình thực

hiện và điều chỉnh để tương ứng với nhau.

5.5.5.4 Cập nhật qua internet

Cập nhật thông qua USB

Để có được phần mềm cập nhật từ internet vào www.hach-lange.com

1. Vào http://www.hach-lange.com.

2. Chọn và nhấn Download>Software.

3. Trên máy DR 3900 trong "Search for documents".

4. Xác định vị trí thích hợp cho tập tin tải về.

5. Mở tập tin ZIP và lưu các tập tin này vào bộ nhớ USB

hoặc PC. Các file này được giải nén trước khi lưu vào USB

hoặc PC.

6. Nhấn Instrument Update trong menu "System Check"

7. Kết nối thẻ nhớ USB qua cổng USB (cổng loại A trên máy,

xem mục 3.5)

8. Nhấn OK. Liên kết được tự động thiết lập và cập nhật

phần mềm.

9. Nhấn OK để trở về menu "System Check"

Cập nhật qua web

1. Kết nối vào mạng thông qua cáp Ethernet

2. Kích hoạt kết nối internet bằng cách vào Instrument Setup>PC & Printer (mục 5.2.7.4).

3. Nhấn Web Function trên thanh công cụ.

4. Nhấn Instrument Update.

Việc cập nhật được thực hiện tự động.

Chú ý: Khi đã cập nhật phần mềm, dấu nhắc khởi động lại máy

được hiển thị.

5.5.5.5 Thiết lập một chương trình mới

1. Máy cần ở "Main Menu" hoặc nhấn Barcode Programs trong menu chính

2. Chèn cell zero hoặc cell mẫu (tùy thuộc quy trình

phân tích) vào buồng đo.

Sau khi dòng nhắc "Program not available" hiển thị, tổng

quan về dữ liệu của thí nghiệm được kiểm tra.

Các quá trình thử nghiệm tương ứng chứa các dữ liệu mới

(bước sóng, hệ số, hệ số chuyển đổi công thức hóa học

…)

3. Đánh dấu các dòng tương ứng chương trình test và

nhấn Edit.

4. Để kết thúc chương trình, Nhấn Store và sau đó

Cancel để quay lại Menu chính.

5. Nhấn Start để bắt đầu chương trình thí nghiệm với dữ liệu mới

Phần 6 CÁC VẬN HÀNH NÂNG CAO

6.1 Chương trình người sử dụng cài đặt

Chương trình người sử dụng cho phép các cơ hội để

thực hiện việc tạo ra các chương trình phân tích.

Dữ liệu cơ bản cho User Programs hoàn toàn trống khi máy xuất

xưởng và được sử dụng để thiết lập các chương trình được tạo ra

theo nhu cầu người sử dụng. Chương trình người sử dụng mà

phân tích với cell tròn 13 mm chỉ có thể được thực hiện với

cell trống LCW906. Dưới đây là một vài ví dụ:

• Các bước lập trình để tạo ra một quy trình phân tích. Quy trình phân tích phải được phát triển trước khi có thể được lập trình. Người sử dụng phải định nghĩa hay xác định các bước lập trình, công thức tính toán, bước sóng đo, các hệ số và giới hạn thang đo, v.v.

• Các test được biên chỉnh lại

• Đăng kí chương trình người sử dụng vào menu các

chương trình ưa thích để được sử dụng thường xuyên.

• Tạo ra các lựa chọn riêng biệt cho phương pháp và phép đo.

1. Chọn User Programs trong "Main Menu"

2. Chọn Program Options.

Program Options menu chứa các tùy chọn dữ liệu đưa vào

và chỉnh sửa (bảng 7):

Bảng 7: Các tùy chọn cho User programs

Tùy chọn Mô tả

New

Chọn New để vào cài đặt cho một chương trình do người sử dụng thiết lập.

Chú ý: Lần đầu tiên chọn Program Options, chỉ có tùy chọn New xuất hiện, các tùy chọn

khác chưa được kích hoạt (màu xám) cho đến khi chương trình đầu tiên được tạo

Add to favorites Chọn Add to favorites để chọn một chương trình của người sử dụng đưa vào danh mục các

chương trình thường xuyên sử dụng

Edit Chọn Edit để điều chỉnh các giá trị cài đặt của chương trình đang mở.

Delete Chọn Delete để xóa một chương trình từ danh mục các chương trình do người sử

dụng thiết lập. Chương trình cũng sẽ bị xóa đồng thời trong mục các chương trình ưa

thích.

6.1.1 Người sử dụng lập trình phương pháp phân tích

Các bước nhập dữ liệu vào và các đặc điểm và tùy chọn

được giải thích trong các phần sau đây.

1. Chọn New trong menu Program Options. Program Number:

Đặt số cho một test nào đó tuần tự theo con số từ danh sách

lựa chọn trong User Programs hay Favorites menu để gọi

ra khi sử dụng.

2. Dùng phím chữ/số để nhập vào số của chương trình

từ 9000 và 9099. Số thấp nhất tự động hiện lên.

3. Nhấn OK.

Chú ý: Nếu số của chương trình đã sử dụng đặt cho một chương

trình khác rồi thì dòng thông báo sẽ xuất hiện để yêu cầu nhập số

khác. Nhấn OK để viết chèn lên chương trình đang có.

Program name:

4. Dùng phím chữ/số để nhập vào tên của chương trình. Tên

có thể dài đến 28 kí tự.

5. Nhấn Back để quay lại chương trình trước hay nhấn Next

để tiếp tục cài đặt thông tin đầu vào.

Program type:

6. Chọn mục yêu cầu (Bảng 8) và nhấn Next.

7. Nếu tùy chọn bước sóng đơn (mục 6.1.1.1) hoặc đa bước

sóng (mục 6.1.1.2) được chọn, xác định các thông số:

• Xác định đơn vị

• Bước sóng,

• Công thức độ hấp thụ

• Bước sóng λx

• Hệ số nồng độ Kx

• Độ phân giải nồng độ

• Công thức hóa học

• Phương trình hiệu chuẩn

Để biết thêm thông tin về thông số xem Mục 6.1.2.

Bảng 8 Mô tả chương trình

Chương trình Mô tả

Single Wavelength Đo tại một bước sóng xác định

Multi Wavelength Ở chế độ đa bước sóng , giá trị độ hấp thụ được đo tối đa đến 4 bước sóng và kết quả được

tính để có giá trị tổng, độ chênh lệch và sự tương quan.

Free programming

Đây là chương trình bậc cao dành cho các phương pháp người sử dụng phát triển ban đầu.

Lập trình tự do dành cho các hình thức mở rộng dạng của thử nghiệm hoặc lập trình phương

pháp thí nghiệm.

6.1.1.1 Thiếp lập đo với bước sóng đơn

Nếu chế độ Single Wavelength được chọn, các

thông số sau cần xác định: Units:

1. Chọn đơn vị theo yêu cầu từ danh sách.

2. Nhấn Next.

Chú ý: Đơn vị đo không có trong danh sách có thể được bổ sung vào

trong mục Program Options, Edit. Chọn Units, Edit và sau đó là New.

Wavelength (chương trình bước sóng đơn):

1. Nhập vào bước sóng.

Bước sóng nhập phải nằm trong dải 320–1100nm.

2. Nhấn Next.

Concentration resolution (số chữ số thập phân)

1. Chọn độ phân giải theo yêu cầu từ danh sách hiện ra.

2. Nhấn Next.

Chemical form:

1. Nhập công thức hóa học sử dụng vào ô hiển thị thông

số sẽ phân tích.

2. Nhấn Next.

6.1.1.2 Thiết lập đo với nhiều bước sóng

Nếu chế độ Multi Wavelength được chọn, các thông số sau

cần xác định: Units:

1. Chọn đơn vị theo yêu cầu từ danh sách

2. Nhấn Next.

Chú ý: Đơn vị đo không có trong danh sách có thể được bổ sung vào

trong mục Program Options, Edit. Chọn Units, Edit và sau đó là

New.

Absorbance formula (chương trình đa bước sóng):

Công thức độ hấp thụ được dùng để định rõ các bước sóng và

hệ số trong công thức. Công thức xác định cách tính toán cho

nhiều bước sóng. Nhấn phím thích hợp để điều chỉnh số nhập

vào.

1. Nhấn Formula.

2. Trong danh mục hiện ra, chọn công thức.

3. Nhấn OK xác nhận sự lựa chọn. List of available absorbance formulas (danh mục các công thức độ hấp thụ có sẵn)

A1 là độ hấp thụ tại bước sóng 1,

A2 là độ hấp thụ tại bước sóng 2 và tương tự

K1 là hệ số tại bước sóng1,

K2 là hệ số tại bước sóng 2 và tương tự

Nếu thực hiện phép trừ, các hệ số sẽ được nhập vào với dấu

trừ phía trước.

Wavelength λx:

1. Nhấn phím λx

Kết quả từ công thức tính.

2. Nhập vào bước sóng.

3. Nếu cần thiết, lặp lại đến khi tất cả bước sóng trong công

thức được nhập đủ.

Bước sóng phải nằm trong khoảng 320–1100 nm.

4. Nhấn OK để xác nhận.

Concentration factor Kx

Hệ số Kx là hệ số để đổi các giá trị hấp thụ sang nồng độ.

1. Nhấn the phím Kx .

Kết quả của hệ số từ công thức tính.

2. Nhập vào hệ số.

3. Nếu cần thiết, lặp lại đến khi tất cả giá trị trong công thức

được nhập đủ.

4. Nhấn OK để xác nhận.

5. Nhấn Next.

Chú ý: Nhiều nhất 5 con số được nhập vào bao gồm tối đa 4 chữ số

thập phân bên phải.

Concentration resolution (số chữ số thập phân)

1. Chọn số chữ số thập phân trong danh sách hiển thị.

2. Nhấn Next.

Chemical form:

1. Nhập công thức hóa học sử dụng vào ô hiển thị thông số

sẽ phân tích.

2. Nhấn Next

6.1.1.3 Thiết lập việc hiệu chuẩn cho chế độ bước sóng đơn và đa bước sóng

Phương pháp được hiệu chuẩn được xác định bằng các giá

trị đo độ hấp thụ của một số dung dịch chuẩn.

Xây dựng đường cong hiệu chuẩn bằng cách nhập vào giá trị hoặc giá trị đo được của dung dịch chuẩn hoặc theo công thức (bảng 9).

Bảng 9 Cài đặt đường hiệu chuẩn

Chế độ Mô tả

Enter values

Tạo bảng hiệu chuẩn bằng cách nhập vào giá trị nồng độ và giá trị của độ hấp thụ tương ứng

của dung dịch phân tích. Giá trị độ hấp thụ được vẽ theo tương quan với giá trị nồng độ chuẩn

và đường hiệu chuẩn được tạo ra như trên đồ thị

Measure standards

Bảng hiệu chuẩn được tạo bằng cách nhập vào giá trị nồng độ của dung dịch chuẩn và sau đó

đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn. Đường hiệu chuẩn được vẽ theo giá trị độ hấp thụ tương

quan với nồng độ chuẩn và được vẽ như trên đồ thị

Enter formula

Nếu đường hiệu chuẩn có thể được xác định từ quan hệ giữa nồng độ và độ hấp thụ là hồi

quy tuyến tính, công thức tương ứng có thể được chọn lựa (tuyến tính bậc 1, bậc 2, bậc 3)

trong danh sách và các hệ số tương thích có thể được nhập vào.

Hiệu chuẩn bằng cách nhập giá trị hiệu chuẩn

1. Chọn Enter values.

2. Nhấn Next.

3. Nhấn +

4. Nhập nồng độ của dung dịch chuẩn

5. Nhấn OK để xác nhận

6. Nhập giá trị độ hấp thụ tương ứng

7. Nhấn OK để xác nhận.

8. Nếu cần thiết, lặp lại cho đến khi các giá trị được nhập đủ.

Chú ý: Để thay đổi một giá trị trong bảng, đánh dấu hàng tương ứng. Nhập

vào đơn vị (ví dụ: mg/L) hoặc Ext. Nhập vào giá trị thay đổi.

9. Nhấn Graph.

Dữ liệu được nhập vào.

Chú ý: Hệ số tương quan (r2) được hiển thị bên trái phía dưới các trục. Phương trình tuyến tính tương ứng được hiển thị.

10. Nhấn Next graph.

đường đồ thị theo quan hệ bậc hai được hiển thị.

11. Nhấn Next graph.

Đường đồ thị theo quan hệ bậc 3 được hiển thị.

12. Nhấn Force 0 để thay đổi chế độ cài đặt từ Off sang On.

Đường cong bây giờ đi qua đường gốc của hệ thống kết hợp.

Chú ý: Điều này có thể tác động ngược lên hệ số tương quan.

(r2).

13. Nhấn Table để quay lại bảng giá trị.

14. Khi bảng giá trị được hoàn tất và đường cong đã được

chọn, nhấn Done khi đồ thị hiện ra hoặc Exit khi hiện ra. Vào

xem thêm ở mục 6.1.1.4

Hiệu chuẩn bằng giá trị của dung dịch chuẩn

1. Nhấn Measure standards.

2. Nhấn Next.

3. Nhấn +.

4. Nhập nồng độ chuẩn

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Lặp lại bước này đến khi tất cả giá trị nhập đủ (tối đa 24

dung dịch chuẩn).

Chú ý: Để thay đổi một giá trị trong bảng, đánh dấu hàng tương ứng. Nhập vào

đơn vị (e. g. mg/L). Nhập vào giá trị thay đổi.

7. Cho cuvette chứa dung dịch zero vào buồng đo.

8. Nhấn Zero.

9. Đánh dấu nồng độ tiêu chuẩn đầu tiên, và chèn các cell tiếp

theo.

10. Nhấn Read.

11. Nếu cần, lặp lại cho đến khi tất cả các nồng độ của

dung dịch chuẩn được đo.

Các dữ liệu nhập vào và đọc được hiển thị trong bảng. Chú ý: Để xóa một nồng độ chuẩn, đánh dấu dòng tương ứng và nhấn

nút Delete.

Biểu tượng Timer được hiện ra trên màn hình để đảm bảo các

bước thực hiện đúng thời gian quy định (như thời gian phản

ứng, thời gian chờ, … có thể nhận biết riêng biệt). Khi hết thời

gian chờ, một tín hiệu âm thanh sẽ phát ra. Việc sử dụng Timer

không ảnh hưởng đến chương trình đo đạc.

12. Nhấn Graph.

Nhập và đo các số liệu hoàn tất.

Chú ý: Hệ số tương quan (r2) được hiển thị bên trái phía dưới các trục.

Đường hiệu chuẩn phù hợp theo cài đặt chuẩn.

13. Nhấn Next graph.

Hiển thị theo tương quan bậc 2

14. Nhấn Next graph.

Hiển thị theo tương quan bậc 3

15. Nhấn Force 0 để đổi chế độ từ Off sang On. Đường cong

sẽ đi qua đường gốc của hệ thống kết hợp

Chú ý: Có thể có tác dụng ngược lên hệ số tương quan (r2).

16. Nhấn Table để hiện bảng số liệu trở lại. .

17. Khi số liệu đầy đủ và loại đường cong hiệu chuẩn được

chọn, nhấn Done khi đồ thị hiện ra hoặc Exit khi bảng số liệu

hiện ra. Xem phần 6.1.1.4,

Hiệu chuẩn theo cách nhập công thức

1. Nhấn Enter formula.

2. Nhấn Next.

3. Nhấn phím công thức.

Một danh mục liệt kê các công thức có sẵn (tuyến tính bậc 1, bậc

2, bậc 3) hiện ra. Tối đa 4 hệ số được nhập vào tùy thuộc công

thức được chọn.

4. Nhấn công thức cần nhập.

Tùy thuộc vào công thức lựa chọn, các hệ số cần nhập sẽ hiện

ra (a, b, c...).

5. Nhấn phím hệ số và nhập giá trị tương ứng thông qua phím chữ/số.

6. Nhấn OK để xác nhận.

Chú ý: Các hệ số có thể dài tối đa 5 con số và có thể mang giá trị âm

hoặc dương.

7. Nhấn OK để xác nhận.

6.1.1.4 Lưu lại chương trình người sử dụng

Các dữ liệu đầu vào cơ bản được hoàn tất. Một bảng liệt

kê các thông số vừa lập của chương trình hiển thị như bên

hình.

1. Để nhập thêm các thông số đặc biệt hay thay đổi một

cài đặt nào đó, đánh dấu tại dòng đó, nhấn Edit.

2. Chọn Store để lưu lại chương trình.

6.1.1.5 Thêm các chức năng và định các thông số

Bổ sung các dữ liệu cơ bản đã được xác định trước đó,

các thông số và chức năng thêm vào có thể được xác định

trong phần User programs:

• Giới hạn ngưỡng trên và ngưỡng dưới

• Các chức năng đếm thời gian

• Cấu tạo hóa học

Upper/Lower limit (Ngưỡng giới hạn trên và dưới)

Có thể nhập vào giá trị tối đa (ngưỡng trên) và giá trị tối thiểu

(ngưỡng dưới). Một thông báo lỗi xảy ra sẽ hiện lên nếu giá trị

đo vượt mức giới hạn đặt ra.

1. Đánh dấu giới hạn trên hoặc giới hạn dưới.

2. Nhấn Edit

3. Chọn On

4. Nhấn 0.000 và nhập giới hạn đo vào.

5. Nhấn OK để xác nhận

Timer 1 / Timer 2 / Timer 3 / Timer 4:

Chức năng này có thể định khoảng thời gian cho tối đa 4

đồng hồ đếm. Lựa chọn Timer kiểu Chờ, Lắc, Đảo và Xoáy

đều được.

1. Đánh dấu dòng Timer x row 2. Nhấn Edit.

Đồng hồ đếm được kích hoạt hoặc không hoạt động bằng cách

sử dụng ô đánh dấu ở bên dưới màn hình.

3. Kích hoạt đồng hồ đếm thời gian.

4. Nhấn Timer.

5. Chọn từ danh sách hiển thị mô tả quá trình và xác nhận bằng

cách nhấn OK.

6. Nhấn 00:00

7. Nhập vào thời gian cần thiết (mm:ss) và xác nhận bằng

OK.

Chemical form 2 / chemical form 3 / chemical form 4:

Nếu Chemical Form 1 được xác định, có tối đa 3 dạng công

thức có thể thêm vào ở đây.

1. Đánh dấu dòng Chemical form x

2. Nhấn Edit.

Công thức hóa học được kích hoạt hoặc không hoạt động bằng

cách sử dụng ô đánh dấu ở bên trái màn hình.

3. Nhấn phím bên trái để nhập cấu tạo hóa học khác.

4. Nhấn OK để xác nhận

5. Nhấn phím phải để nhập hệ số chuyển đổi dùng cho tính

toán nồng độ của các công thức cấu tạo hóa học bổ sung

trong Chemical Form 1.

6. Nhấn OK để xác nhận.

7. Nhấn Store để lưu lại. Nhấn Cancel để quay lại menu

chính.

6.1.2 Chương trình lập trình tự do

Free programming là một tùy chọn cao cấp cho các phương

pháp do người sử dụng phát triển ban đầu. Dữ liệu tổng quan

chứa các thông số cho lập trình phân tích được hiện ra. Mỗi tùy

chọn nhập vào có thể được kích hoạt bằng cách nhấn vào dòng

tương ứng và có thể thay đổi bằng cách nhấn Edit (xem bảng

10).

1. Chọn New trong phần "Program Options"

Program Number:

Đặt số cho một test nào đó tuần tự theo con số từ danh sách

lựa chọn trong User Programs hay Favorites để gọi ra khi sử

dụng.

2. Nhập vào số thứ tự của chương trình từ 9000 và 9099. Số

thấp nhất tự động hiện lên.

3. Nhấn OK.

Chú ý: Nếu số của chương trình đã sử dụng đặt cho một chương trình khác rồi thì dòng thông báo sẽ xuất hiện để yêu cầu nhập số khác. Nhấn OK để viết chèn lên chương trình đang có

Program name:

4. Dùng phím chữ/số để nhập vào tên của chương

trình. Tên có thể dài đến 28 kí tự.

5. Nhấn Back để quay lại chương trình trước đó hay

nhấn Next để tiếp tục cài đặt thông tin đầu vào.

Program type:

6. Chọn Free programming và nhấn Next

7. Đánh dấu dòng chứa điểm cần chỉnh sửa hoặc xác định và

nhấn Edit.

Bảng 10. Định nghĩa các mục trong chương trình

Mục Mô tả

Name Tên của thông số phân tích

Version Phiên bản đăng kí của người sử dụng được nhập vào ở đây

Measurement process

Định nghĩa chính xác cho test: số bước sóng tại mỗi lần đo, số lần đo độ hấp thụ cần thực

hiện, các phím sử dụng, bất cứ khoảng thời gian chờ giữa các lần đo, .v.v...

Formula Định nghĩa công thức để tính kết quả đo được. .

Variables Số biến số hiển thị phụ thuộc vào quá trình đo đạc và công thức. Các giá trị đầu vào gồm

bước sóng, hệ số, hằng số, .v.v…

Timer 1, Timer 2,

Timer 3, Timer 4

Được dùng để nhập chữ viết tắt và xác định thời gian cho tối đa 4 đồng hồ đếm. Đánh dấu

dòng tương ứng và nhấn Edit. Đồng hồ đếm được kích hoạt hoặc không hoạt động kiểm

tra với ô xuất hiện bên trái màn hình. Trong cột tiếp theo, có thể chọn lựa từ tên được cài đặt

tương ứng với bước kế tiếp. Ở cột thứ 3, là thời gian cho mỗi Timer được nhập vào.

6.1.2.1 Quy trình đo đạc

Quy trình đo đạc cần xác định và đọc kết quả phân tích:

• Tại bước sóng nào và bao nhiêu bước sóng cần để thực

hiện phân tích?

• Cần thực hiện đo bao nhiêu độ hấp thụ?

• Khi nào cần thực hiện đo mẫu trắng và mẫu zero?

• Có cần thời gian chờ giữa những lần đo? • Các bước riêng tiếp theo nào nên được lặp lại?

Các nhân tố của một chuỗi đo đạc liên tiếp, như đo mẫu zero,

mẫu và thời gian đếm(s) (thời gian phản ứng, thời gian chờ)

được xác định độc lập.

6.1.2.2 Nhập vào các yếu tố mới của một quy trình đo

Chú ý: Mỗi thành phần của quá trình đo đạc phải được nhập vào

theo thứ tự để quy trình được thực hiện đầy đủ 1. Đánh dấu dòng Measurement process

2. Nhấn Edit.

3. Nhấn Edit.

4. Nhấn New.

Nội dung và định nghĩa các phím

Phím [Z]/Zeroing

1. Nhấn [Z] để lập trình đọc zero.

2. Nhấn OK để xác nhận.

3. Nhấn New.

4. Nhấn Zeroing và nhập vào bước sóng đo với mẫu zero.

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Nhấn OK.

7. Nếu đo mẫu zero tại nhiều bước sóng, lặp lại hai bước trên

cho mỗi bước sóng. Chú ý: Các giá trị đọc được nhập vào được hiển thị.

Phím Process Timer

1. Nhấn New.

2. Nhấn Process Timer để vào phần xác định thời gian chờ,

phản ứng hay thời gian thực hiện.

3. Nhấn OK để xác nhận.

4. Nhấn OK.

Chú ý: Thời gian này được tích hợp vào quá trình đo

Chú ý: Các bước đo nhập vào được hiển thị.

Phím [R] / Reading...

1. Nhấn New.

2. Nhấn [R] để lập trình đo một chất được phân tích.

3. Nhấn OK để xác nhận.

4. Nhấn New.

5. Nhấn Read...và nhập vào bước sóng để thực hiện đo.

6. Nhấn OK để xác nhận.

7. Nhấn OK

8. Nếu đọc mẫu ở nhiều bước sóng, thì lặp lại các bước bắt đầu

từ 1 cho mỗi bước sóng.

Chú ý: Các bước đo nhập vào được hiển thị.

Phím { }

Các bước nào của chuỗi đo đạc được lặp lại sẽ nằm trong dấu

ngoặc

Dấu ngoặc trái "{"đánh dấu bắt đầu của chuỗi mà bước đó

được lặp lại và dấu ngoặc phải "}" làm dấu kết thúc.

Chú ý: Dấungoặc bên phải không kích hoạt cho đến khi phím ở bên dấu

ngoặc trái được nhập vào.

1. Để bắt đầu trình tự lặp lại, nhập New.

2. Nhấn {.

3. Nhấn phím để xác định các bước cần lặp lại: [Z] hoặc

[R].

4. Nhấn OK.

5. Nhấn New.

6. Nhấn New và nhấn Zeroing... hoặc Reading... và sử

dụng phím chữ/số để nhập vào bước sóng đo.

7. Nhấn OK để xác nhận.

8. Nhấn OK.

Các bước xác định bổ sung được đi kèm trong các bước

lặp lại

9. Vào cuối chuỗi lặp, nhấn New.

Bước cuối cùng được xác định trong trình tự lặp. Không nhấn

OK.

10. Nhấn }

11. Nhấn OK.

Chú ý: Nếu một bước nào như đo lại zero ở các lần khác nhau của quá trình đo thì các bước này được đánh số tuần tự như là Z1, Z2, v.v

Xóa bỏ một thành phần trong chuỗi đo đạc

1. Chọn dòng cần xóa.

2. Nhấn Delete.

Chèn thêm một thành phần vào chuỗi đo đạc

1. Chọn dòng nằm trong chuỗi đo nơi cần chèn thêm

2. Nhấn New.

Một thành phần sẽ được chèn vào ngay tại vị trí đó.

3. Khi nhập vào hoàn tất, nhấn OK trong "Measurement

Process"

Tổng quan các dữ liệu sẽ được hiển thị lên.

4. Nhấn OK.

6.1.2.3 Đưa vào công thức hiệu chuẩn (công thức đánh giá)

Công thức hiệu chuẩn (công thức đánh giá) xác định cách tính

toán và hiển thị kết quả trung gian và cuối cùng. Các yếu tố xác

định trước đó trong chuỗi đo đạc là thành phần cơ bản để tính

toán giá trị nồng độ.

Nhập vào công thức hiệu chuẩn C1

1. Đánh dấu dòng Formula trong phần tổng quan dữ liệu.

2. Nhấn Edit. 3. Đánh dấu dòng C1: Off.

4. Nhấn Edit.

5. Đánh dấu C1: Out.

6. Nhấn Edit.

Màn hình sẽ hiển thị sang C1: On.

7. Đánh dấu dòng kế tiếp C1=, để xác định công thức.

8. Nhấn Edit.

Tham khảo bảng 11 để có thông tin chi tiết về các phím

điều chỉnh công thức

Chú ý: Công thức đánh giá được tạo ra thành công trên màn hình

tương ứng với giá trị đầu vào.

Chú ý: Phím mũi tên xóa các thành phần nhập vào công thức gần

nhất.

Bảng 11 Mô tả các phím chỉnh sửa công thức

Màn hình Phím Mô tả

Abs/Variables

Nhấn phím Abs/Variables để chọn từ màn hình các

yếu tố theo yêu cầu trong chuỗi đo đạc và bước

sóng đo tương ứng được tính vào trong công thức.

New Number

Nhấn New Number để nhập vào một hệ số mới hay

hằng số mới.

+– ÷x

Nhấn +–÷x , để nhập vào công thức toán học. Chọn phép tính và nhấn OK để xác nhận. Các công thức

toán có sẵn để nhập vào tùy theo công thức cần nhập.

Điều này có nghĩa là các chức năng như "( )" hay

"ln"/"log" có thể sử dụng nếu được để trong dấu ngoặc

hay thuật toán cho phép tính theo công thức xác định

(tương tự với phép toán cơ bản)

Các phép tính sau có sẵn bao gồm :

• + (Cộng)

• - (Trừ)

• ÷ (Chia)

• x (Nhân)

• ^ (Mũ)

• Ln (logarit tự nhiên)

• Log (logarit chung)

Bảng 11 Mô tả các phím chỉnh sửa công thức (Tiếp theo)

Screen Key Description

>=<

Nhấn >=< để diễn tả các câu lệnh/đường dẫn/điều kiện

trong công thức. Các chức năng có sẵn gồm: = (bằng),

< (nhỏ hơn), > (lớn hơn), <= (nhỏ hơn hoặc bằng), >=

(lớn hơn hoặc bằng), IF, THEN, ELSE

Khi công thức C1 được hoàn thành, nhấn OK để

xác nhận. Nhấn OK lần nữa để quay lại phần hiển

thị công thức.

Khi công thức C1 đã xác nhận nhập vào, tên

thông số, giới hạn trên và dưới, hiển thị kết quả đo

(yes, no) có thể được nhập vào.

Nhập vào công thức kế tiếp (C2 or Cn)

1. Đánh dấu C2: Off.

2. Nhấn Edit.

3. Đánh dấu C2: Off.

4. Nhấn Edit.

Phần hiển thị chuyển sang C2: On.

5. Đánh dấu dòng tiếp theo C2= đê xác định công thức.

6. Nhấn Edit. Ngoài các phím được mô tả trên bảng 11, chức năng khác có

sẵn:

Phím Select Conc.

1. Nếu đã có công thức được xác định, trong trường hợp này là

C1, được tính vào trong công thức C2, nhấn Select conc.

2. Nhập số của công thức (như là 1 cho C1).

3. Nhấn OK để xác nhận.

Cn bây giờ có thể được liên kết với các phép tính.

Chú ý: Nồng độ Cn được tính trong công thức được đánh số theo

chuỗi: C1, C2, C3, v.v….

Chú ý: Khi công thức Cn đầu tiên đã xác định, danh sách các công

thức sẽ tự động mở rộng Cn+1.

6.1.2.4 Nhập vào các biến

1. Đánh dấu dòng Variables trong phần tổng quan số liệu.

2. Nhấn Edit.

3. Chọn biến cần sửa đổi.

4. Nhấn Edit. và dùng phím chữ/số để nhập số

liệu vào (cho F1, F2, λ1, U1 ...).

5. Nhấn OK để xác nhận.

Viết tắt của các biến:

F1: Hệ số 1

F2: Hệ số 2

λ1: Bước sóng 1

U1: hệ số chuyển đổi 1 cho công thức hóa học đầu tiên

U2: hệ số chuyển đổi 2 cho công thức hóa học thứ hai

6.1.2.5 Lưu lại chương trình

1. Nhấn Store để lưu dữ liệu đã nhập vào.

Dữ liệu có thể lưu với bất kì điểm dữ liệu nào (chuỗi đo, công thức, đồng hồ đếm giờ..)

6.1.3 Chọn chương trình người sử dụng

1. Nhấn User Programs trong Menu chính.

Danh sách thứ tự các chương trình người sử dụng cài đặt

theo số của chương trình được hiển thị.

Chú ý: Dùng thanh trượt để kéo xem danh sách nhanh

Chú ý: Đánh dấu chọn lựa bằng nhấn vào đo hay nhấn Select by Number để kiếm chương trình theo số.

2. Nhấn Start để chạy chương trình.

6.1.4 Bổ sung, sửa đổi và xóa các chương trình từ danh mục ưa thích

Các phương pháp/thí nghiệm ưa dùng nhất trong menu User

Program có thể được bổ sung vào danh sách chương trình ưa

thích bằng cách chọn vào đúng chương trình đó.

6.1.4.1 Thêm vào chương trình ưa thích

1. Nhấn User Programs trong Main Menu.

Danh sách các User Programs sẽ xuất hiện.

2. Đánh dấu lựa chọn bằng nhấn vào đó hay nhấn Select by

Number để kiếm chương trình theo số.

3. Nhấn Program Options.

Dùng Add to favorites, add the selected thêm vào ưa thích.

Dùng Edit để sửa đổi chương trình lựa chọn.

Dùng Delete để xóa chương trình lựa chọn.

Chú ý: nếu chương trình lưu bị xóa trong User Programs, nó cũng bị

xóa trong Favorites Programs. .

6.1.4.2 Sửa đổi

1. Nhấn Add to favourites.

2. Nhấn OK để xác nhận.

Chương trình được thêm vào phần Favorites.

1. Nhấn Edit.

2. Nhấn OK để xác nhận.

Các thông số kỹ thuật của chương trình hiển thị lên. Cần thêm

thông tin nhập vào xem trong phần 6.1.2

6.1.4.3 Xóa phần nhập vào

6.2 Các chương trình ưa thích

1. Nhấn Delete.

2. Nhấn OK để xác nhận.

Chương trình bị xóa trong phần user programs.

Chú ý: nếu chương trình lưu bị xóa trong User Programs, nó cũng

bị xóa trong Favorites Programs. Các phương pháp/ thí nghiệm được sử dụng thường xuyên

trong bảng chọn chương trình lưu trữ sẵn và chương trình

người sử dụng cũng được thêm vào danh sách yêu thích để

đơn giản hóa lựa chọn.

Để thêm chương trình lưu trữ hoặc chương trình người sử

dụng vào chương trình ưa thích xem phần 6.1.4

6.2.1 Gọi một chương trình

1. Nhấn Favorite Programs trong phần Main Menu.

Danh mục Favorite Programs sẽ xuất hiện.

2. Đánh dấu bằng cách nhấn chọn.

Chú ý: Dùng thanh trượt để kéo xem danh sách nhanh

Chú ý: Nhấn Select by Number để kiếm chương trình theo số. Dùng

phím chữ/số để nhập vào số của thí nghiệm và nhấn OK để xác nhận.

3. Nhấn Start.

6.2.2 Xóa một chương trình

1. Nhấn Favorite Programs trong phần Main Menu.

Danh mục Favorite Programs sẽ xuất hiện.

2. Đánh dấu bằng cách nhấn chọn.

Chú ý: Dùng thanh trượt để kéo xem danh sách nhanh

Chú ý: Nhấn Select by Number để kiếm chương trình theo số. Dùng

phím chữ/số để nhập vào số của thí nghiệm và nhấn OK để xác nhận.

3. Nhấn Remove program.

4. Nhấn OK để xác nhận

Chú ý: Nếu một Favorite Programs bị xóa, chương trình đó vẫn còn nằm User Programs hay Stored Programs.

Chú ý: Nếu chương trình lưu bị xóa trong User Programs, chương trình

cũng bị xóa trong Favorites Programs.

6.3 Bổ sung dung dịch chuẩn-theo dõi/kiểm tra kết quả

Sự chuẩn xác của kết quả đo (sự phù hợp với nồng độ thật của

mẫu phân tích) và độ chính xác (sự phù hợp của các kết quả đo

từ nhiều mẫu có cùng nồng độ phân tích) có thể được xác định

hay cải tiến bằng sử dụng phương pháp bổ sung chuẩn.

Phương pháp này (cũng được tham khảo để kiểm định) giúp

nhận diện một số chất cản trở đặc biệt trong mẫu:

• Các chất trong mẫu làm sai lệch phân tích (ảnh hưởng bởi ma trận mẫu)

• Dụng cụ đo đạc bị sai sót

• Thuốc thử bị nhiễm bẩn.

Phương pháp:

Một khối lượng xác định (nồng độ) của dung dịch chuẩn được

cho vào mẫu. Tỷ lệ phát hiện sẽ tính theo 100%.

Tỷ lệ phát hiện =

Giá trị đo được sau khi bổ sung dung dịch chuẩn

Giá trị ước lượng sau khi bổ sung dung dịch chuẩn

Tỷ lệ phát hiện Kết luận

100 % Xác suất kết quả đo đúng cao

≠ 100 %

Giả thuyết: Phân tích bị làm sai lệch bởi

các chất trong mẫu

Kiểm tra để xác định ảnh hưởng ma trận

mẫu tồn tại hay không:

Dùng nước cất thay mẫu. Cho dung dịch

chuẩn như mô tả trong quy trình phân tích.

Tỷ lệ phát hiện Kết luận

100 %

Ion trong mẫu làm

cản trở việc phân

tích gây ra sai số

kết quả đo.

≠ 100 % Ion không phải là chất cản trở

Đo để xác định yếu tố gây cản trở

Kiểm tra các vấn đề sau:

1. Kiểm tra nếu quy trình đã thực hiện hoàn toàn đúng:

a. Có phải thuốc thử được cho vào sai thứ tự?

b. Có đủ thời gian cho màu hình thành?

c. Dùng dụng cụ thủy tinh có đúng?

d. Dụng cụ thủy tinh có sạch không?

e. Việc phân tích có cần mẫu ở một nhiệt độ chắc chắn

nào đó?

f. pH của mẫu có đúng trong thang đo?

g. Ống Pipet có đúng thể tích?

2. Kiểm tra thuốc thử bằng cách lặp lại quy trình kiểm

chuẩn với thuốc thử còn mới.

Tỷ lệ phát hiện Kết luận

100 %

Nguyên mẫu thuốc thử ban đầu bị sai.

Kiểm tra dung dịch chuẩn:

lặp lại các bước kiểm tra với dung dịch

chuẩn mới.

Tỷ lệ phát hiện Kết luận

100 %

Dung dịch chuẩn

ban đầu bị sai.

Nếu các vấn đề này vẫn không tìm ra được nguyên nhân, hãy

liên hệ với nhà sản xuất hoặc đại diện bán hàng.

6.3.1 Thực hiện việc bổ sung dung dịch chuẩn

Thực hiện bổ sung chuẩn tuân thủ các bước tương ứng.

Có hai phương pháp khác nhau:

Thể tích tối đa (bổ sung dung dịch chuẩn):

Xác định thể tích của dung dịch chuẩn được cho vào theo

từng bước với mẫu phân tích đã sẵn sàng. Mẫu đem đi đo lại

sau mỗi lần thêm vào.

Thể tích mẫu:

Một lượng thể tích xác định của dung dịch chuẩn đã biết nồng

độ được cho vào mẫu có thể tích theo chuẩn và mẫu được đo

sau mỗi lần bổ sung. Trong các trường hợp, 3 dung dịch

chuẩn khác nhau được chuẩn bị và lặp lại quy trình đo với

mỗi dung dịch.

Chú ý: Đơn vị và công thức hóa học dùng cho mẫu được sử dụng

khi đo với dung dịch chuẩn. Cần chắc chắn là đơn vị đo đúng với

từng cái nhập vào.

Phương pháp thể tích tối đa/thể tích mẫu

1. Nhấn Stored Programs trong phần menu chính.

2. Chọn chương trình yêu cầu.

3. Nhấn Start.

4. Phân tích mẫu không có dung dịch chuẩn tương ứng với

hướng dẫn trong quy trình phân tích. Khi đo xong, lấy

cuvette/cell trong giá đỡ ra.

5. Nhấn Options>More>Standard Addition

Các thông tin chung được hiển thị.

6. Nhấn OK để chấp nhận giá trị chuẩn cho nồng độ chuẩn,

thể tích mẫu (tổng) và thể tích chuẩn cho vào.

7. Nhấn Edit để thay đổi bất kì giá trị nào. 8. Nhấn phím hiện giá trị để thay đổi. Dùng phím

chữ/số để nhập vào giá trị mới.

9. Nhấn OK để xác nhận.

10. Nhấn các phím để nhập vào thể tích chuẩn bổ sung.

11. Nhấn OK để xác nhận Mô tả kết quả trong bảng

• Cột đầu tiên chỉ thể tích dung dịch chuẩn cho vào. 0 mL có nghĩa là mẫu không có cho thêm dung dịch chuẩn vào.

• Cột thứ hai chỉ kết quả đo mẫu mà không có dung dịch chuẩn

cho vào và có dung dịch chuẩn.

• Cột thứ ba chỉ tỷ lệ phát hiện của dung dịch chuẩn cho

vào.

Chú ý: Dòng đánh dấu đen là hoạt động

Đọc mẫu trong máy không có dung dịch chuẩn tự động hiển thị

trong dòng 0 mL.

12. Chuẩn bị dung dịch chuẩn được mô tả trong phần quy

trình đo.

13. Chọn thể tích bổ sung đầu tiên trong bảng liệt kê

14. Cho cuvette có thể tích tương ứng vào buồng đo.

15. Nhấn Read.

Lặp lại quy trình từ điểm thứ 8 với tất cả dung dịch chuẩn

cho vào.

16. Sau khi đo tất cả xong, nhấn Graph.

Đường hồi quy của các điểm chuẩn sẽ hiển thị.

Hệ số tương quan r2 chỉ thị bao nhiêu điểm nằm trên đường

thẳng.

Nếu hệ số tương quan = 1, đường đó tuyến tính.

Nồng độ hiện trên đồ thị là nồng độ ước lượng của mẫu nếu

không có dung dịch chuẩn bổ sung.

Chú ý: Trong menu Graph, tên trên phím Graph chuyển thành Table. Nhấn Table để hiển thị tất cả dữ liệu dạng bảng lần nữa.

17. Nhấn Ideal line để hiển thị mối quan hệ giữa dung dịch

chuẩn và đường lý tưởng (tỷ lệ phát hiện 100%).

6.4 Bước sóng đơn (đo độ hấp thụ, nồng độ và độ truyền sáng)

Chế độ Single Wavelength có thể được dùng trong 3 cách.

Để đo tại bước sóng đơn, máy phải được cài đặt để đo độ hấp

thụ, % độ truyền sáng hay nồng độ của mẫu phân tích.

• Độ hấp thụ là đo lượng ánh sáng bị hấp thụ bởi mẫu, đơn vị là

Abs.

• % độ truyền sáng là đo phần trăm lượng ánh sáng ban đầu

đi qua mẫu và tới được detector.

• Chuyển sang chọn hệ số nồng độ trong phần chuyển đổi giá

trị độ hấp thụ sang nồng độ. Trong đồ thị nồng độ với độ hấp

thụ, hệ số nồng độ chính là độ dốc của đường thẳng.

6.4.1 Thiết lập chế độ bước sóng đơn

1. Nhấn Single Wavelength trong Main Menu.

2. Nhấn Options để cài đặt thông số.

Bảng 12 Các tùy chọn cài đặt bước sóng đơn

Tùy chọn Mô tả

More Chọn tiếp tục

Recall

measurement data

symbol Gọi ra dữ liệu đo đạc đã lưu lại, bước sóng quét hoặc time courses, xem mục 5.3

% Trans/Abs Để bật sang chế độ đo theo % độ truyền sáng, nồng độ hay độ hấp thụ

λ Wavelength Để nhập bước sóng đo. Dùng phím chữ /số để nhập vào. Bước sóng đo phải nằm

trong khoảng 320-1100 nm.

Timer icon

Chức năng này giống như đồng hồ đếm. Giúp kiểm tra các bước phân tích đúng

thời gian định ra (thời gian phản ứng, thời gian chờ…). Khi thời gian kết thúc, một tí

hiệu âm thanh phát ra. Việc sử dụng đồng hồ đếm không làm ảnh hưởng đến chương trình đo.

Concentration Factor Hệ số để chuyển đổi giá trị độ hấp thụ sang nồng độ.

Concentration

Resolution Chọn vị trí số thập phân trong kết quả đọc nồng độ được tính.

Bảng 12 Các tùy chọn cài đặt bước sóng đơn (tt)

Tùy chọn Mô tả

Save as User Program Để lưu thông số đã chọn như một chương trình người sử dụng, xem phần 6.1

Recall

measurement data

Gọi ra dữ liệu đo đạc, bước sóng quét hoặc time courses,, xem phần 5.3

Instrument Setup mode Dữ liệu cơ bản của máy, xem phần 5.2

Hệ số nồng độ:

1. Nhấn Concentration Factor: Off trong phần "Options" menu.

2. Nhấn On để đánh dấu mục này.

3. Nhấn Factor và nhập hệ số.

4. Nhấn phím “Unit” để chọn đơn vị nồng độ đo hoặc tạo

một đơn vị mới.

5. Nhấn OK để xác nhận. Độ phân giải nồng độ:

1. Nhấn Concentration Resolution trong phần "Options" menu.

2. Chọn độ phân giải

3. Nhấn OK để xác nhận

4. Nhấn Return để quay lại màn hình hiển thị kết quả.

6.4.2 Thực hiện một phép đo bước sóng đơn

1. Cho cuvette/cell zero vào giá đỡ cuvette.

2. Nhấn Zero.

Chú ý: Phím Read chỉ kích hoạt sau khi đọc zero

3. Cho cuvette/cell mẫu vào giá đỡ cuvette.

4. Nhấn Read

5. Để lưu dữ liệu, xem phần 5.3.1

6.5 Chế độ đo nhiều bước sóng-phép đo với hơn một bước sóng

Trong chế độ đo Multi-wavelength, các giá trị độ hấp

thụ có thể được đo với tối đa 4 bước sóng và kết quả

được tính toán để có giá trị tổng, độ khác biệt và sự

tương quan.

• Độ hấp thụ là đo lượng ánh sáng bị hấp thụ bởi mẫu, đơn vị

là Abs.

• % độ truyền sáng là đo phần trăm lượng ánh sáng ban đầu

đi qua mẫu và tới được detector.

• Bật chọn hệ số nồng độ trong phần chuyển đổi giá trị độ hấp

thụ sang nồng độ. Trong đồ thị nồng độ với độ hấp thụ, hệ số

nồng độ chính là độ dốc của đường thẳng. Nồng độ được tính

cho từng hệ số đơn của mỗi bước sóng do người sử dụng

chọn.

6.5.1 Cài đặt chế độ đọc ở các bước sóng khác nhau

Nhấn Multi Wavelength trong phần Main Menu. Nhấn Options để cài đặt thông số.

Bảng 13 Các tùy chọn cài đặt nhiều bước sóng

Tùy chọn Mô tả

More Chọn tiếp tục

Recall measurement

data symbol

Gọi ra dữ liệu đo đạc, bước sóng quét hoặc time courses, xem phần 5.3

% Trans/Abs Để bật sang chế độ đo theo % độ truyền sáng, nồng độ hay độ hấp thụ

Bảng 13 Các tùy chọn cài đặt nhiều bước sóng (tt)

Options Description

λ Wavelength Để nhập bước sóng đo. Dùng phím chữ/số để nhập vào. Bước sóng đo phải nằm

trong khoảng 320–1100 nm.

Timer icon

Chức năng này giống như đồng hồ đếm. Giúp kiểm tra các bước phân tích đúng

thời gian định ra (thời gian phản ứng, thời gian chờ…). Khi thời gian kết thúc, một tín

hiệu âm thanh phát ra. Việc sử dụng đồng hồ đếm không làm ảnh hưởng đến chương trình

đo.

Concentration Factor Hệ số nhân để chuyển đổi giá trị độ hấp thụ sang nồng độ.

Concentration

Resolution

Chọn vị trí số thập phân trong kết quả đọc nồng độ được tính.

Absorbance Formula Tính toán cơ bản để đánh giá mẫu

Save as User Program Để lưu thông số đã chọn như một chương trình User Program, xem phần 6.1

Recall measurement

data

Gọi ra dữ liệu đo đạc, bước sóng quét hoặc time courses, xem phần 5.3

Instrument Setup mode Dữ liệu cơ bản của máy , xem phần 5.2

Công thức độ hấp thụ:

1. Nhấn Absorbance Formula.

2. Công thức được chọn hiện ở phần trên và số bước sóng

và hệ số tương ứng hiện phía dưới.

3. Nhấn phím để thay đổi công thức.

4. Nhấn phím trên cùng.

5. Nhấn OK.

Khi công thức mới được chọn, số các biến bên dưới sẽ thay

đổi theo cho phù hợp.

Các công thức sau có sẵn:

K 1 A 1 + K 2 A 2

K 1 A 1 + K 2 A 2 + K 3 A 3

K 1 A 1 + K 2 A 2 + K 3 A 3 + K 4 A 4

K 1 A 1 / K 2 A 2

(K 1 A 1 + K 2 A 2 ) / K 3 A 3

(K 1 A 1 + K 2 A 2 ) / (K 3 A 3 + K 4 A 4 )

A 1 là độ hấp thụ tại bước sóng 1

A 2 là độ hấp thụ tại bước sóng 2

K 1 là hệ số tại bước sóng1

K 2 là hệ số tại bước sóng 2

Hệ số có thể đặt giá trị âm.

6. Nhấn phím “λx “để nhập hệ số bước sóng.

7. Nhập hệ số vào.

8. Nhấn OK để xác nhận sự lựa chọn.

9. Để thay đổi 1 hệ số, nhấn một trong các phím”KX:“

10. Nhập hệ số vào,

11. Nhấn OK để xác nhận sự lựa chọn.

Chú ý: Máy cho phép nhập tối đa 5 chữ số với con số sau dấu thập

phân tối đa là 4 chữ số.

Hệ số nồng độ:

1. Nhấn Concentration Factor: Off trong phần "Options" menu.

2. Nhấn On để đánh dấu mục này.

3. Nhấn Factor

4. Nhập hệ số từ kết quả độ hấp thụ đã được nhân lên.

5. Nhấn Unit.

6. Chọn đơn vị nồng độ đo hoặc tạo một đơn vị mới.

7. Nhấn OK để xác nhận.

Độ phân giải nồng độ:

1. Nhấn Concentration Resolution trong phần "Options" menu.

2. Chọn độ phân giải.

3. Nhấn OK để xác nhận

4. Nhấn Return để quay lại màn hình hiển thị kết quả.

6.5.2 Thực hiện một phép đo ở chế độ nhiều bước sóng

1. Cho cuvette/cell trắng vào giá đỡ cuvette.

2. Nhấn Zero

Chú ý: Phím Read chỉ kích hoạt sau khi đọc zero hoàn tất.

3. Cho cuvette/cell mẫu vào giá đỡ cuvette.

4. Nhấn Read.

5. Để lưu dữ liệu, xem phần 5.3.1

6.6 Chế độ quét bước sóng – ghi của độ hấp thụ và độ truyền

Trong chế độ Wavelength scan, độ hấp thụ ánh sang trên

phổ bước sóng xác định được đo.Khi quét bước sóng

đang hoạt động, buồng đo phải được đóng lại.

Kết quả đo được hiển thị như một đường cong, là phần trăm

truyền qua (%T) hoặc độ hấp thụ (Abs). Các dữ liệu thu thập có

thể in như một bảng hoặc một đường cong.

Các dữ liệu có sẵn để thay đổi định dạng, bao gồm quy mô

và chức năng, giá trị tối đa và tối thiểu được hiển thị như

một bảng.

Con trỏ có thể di chuyển đến bất kỳ điểm nào trên đường cong

cho việc đọc giá trị hấp thụ hoặc độ truyền qua. Các dữ liệu

liên kết với mỗi điểm dữ liệu cũng có thể được hiển thị như một

bảng.

6.6.1 Cài đặt quét bước sóng

Nhấn Wavelength Scan trong menu chính. Nhấn Options để cài đặt tham số.

Bảng 14 Chế độ cài đặt Wavelength scan

Tùy chọn Mô tả

More Nhiều tùy chọn khác được hiển thị

Folder icon Lưu dữ liệu quét

Reference Off/On

Từ danh sách quét hiển thị được lưu trữ, một bảng ghi được lựa chọn để sử dụng như máy

quét tài liệu tham khảo/quét chồng. Có thể chọn sáng hoặc hiển thị trên nền để so sánh với

giá trị quét thực tế.

Chú ý: Tùy chọn này có sẵn khi quét với cùng phạm vi bước sóng.

λ Để nhập vào phổ sóng và khoảng cách quét

Select View

Cho phép người dùng chuyển đổi qua lại giữa các bảng dữ liệu quét (bước sóng/ hấp thụ) và đồ thị của đường cong.

Chú ý: ChọnView sẽ được kích hoạt sau lần đọc đầu tiên.

Cursor Mode Chọn Track hoặc Peak/Valley. Việc lựa chọn cho mục này để xác định điểm trên đồ thị tại vị trí

con trỏ

Send Data Để gửi dữ liệu tới máy in, máy tính hoặc thẻ nhớ USB (loại A)

Integral: On/Off Tích phân cho các vùng và vi phân của tích phân cho chức năng ban đầu.

Scale & Units

Scale: trong chế độ tỉ lệ tự động, trục y được điều chỉnh sao cho toàn bộ các điểm

quét được hiển thị. Chế độ tự điều chỉnh tỉ lệ cho phép hiển thị từng phần quét.

Units: chọn độ hấp thụ hay độ truyền sáng.

Recall measurement

data Gọi ra dữ liệu đo đạc, bước sóng quét hoặc time courses, xem phần 5.3

Instrument Setup mode Dữ liệu cơ bản của máy, xem phần 5.2

λ Cài đặt bước sóng

1. Nhấn phím λ trong Options menu chọn thang bước sóng

và bước sóng bước.

2. Nhấn phím bên trái để mở bàn phím số

3. Chọn bước sóng tối thiểu.

4. Nhấn OK để xác nhận.

5. Bấm phím phía trên bên phải để mở bàn phím số và chọn bước sóng tối đa

6. Nhập vào bước sóng.

7. Nhấn OK để xác nhận.

Chú ý: Không chọn cùng một bước sóng tối thiểu và tối đa.

8. Đánh dấu bước sóng yêu cầu.

Chú ý: Quét bảng của dữ liệu có độ phân giải cao phải mất một thời

gian dài hơn so với dữ liệu có độ phân giải thấp.Chọn một bước lớn

cho thiết bị để quét nhanh hơn, nhưng làm giảm độ phân giải của

các dữ liệu thu thập được.

Chú ý: Các bước sóng tối đa điều chỉnh tự động nếu sự khác biệt

giữa các bước sóng tối đa và tối thiểu không phải là một bội số của

thời gian.

9. Nhấn OK để quay trở lại chế độ quét .

Các thông số được chọn sẽ được hiển thị dọc theo trục x của đồ thị.

Select view (display table)

1. thực hiện quét bước sóng (phần 6.6.2, trang 105)

2. Nhấn Display table trong phần "Options" menu.

3. Bảng kết quả được hiển thị.

4. Quay trở lại nhấn Options và kế tiếp là View Graph.

Cursor Mode

1. Nhấn Cursor mode: tracking trong Options menu.

Việc lựa chọn cho mục này xác định những dữ liệu được

hiển thị trong bảng.

2. Đánh dấu Track hay Peak/Valley.

3. Nhấn OK để xác nhận.

4. Nhấn Return để quay trở lại.

Integral

Tích phân cho toàn bộ phạm vi bước sóng của quá trình quét.

1. Nhấn Integral: Off trong Options menu.

2. Đánh dấu On để hiển thị phần tích phân

3. Để tìm tích phân của các phạm vi bước sóng khác, thay

đổi phạm vi bước sóng và quét một lần nữa. 4. Nhấn OK để xác nhận.

5. Nhấn Return để quay trở về.

Chú ý: Tích phân được hiển thị.

Chú ý: Quét tiếp để đọc các thiết lập cho các tích hợp On.

Scale & Units

1. Nhấn Options>More..>Scale & Units.

2. Đánh dấu yêu cầu (Abs or %T).

3. Đánh dấu Auto hoặc Manual để quét tự động hoặc thủ công trên trục đồ thị y.

Chú ý: Nếu mở rộng quy mô quét thủ công được chọn, sử dụng bàn phím chữ/số để thiết lập các giới hạn ymin . ymax. Đồ thị được điều

chỉnh để chỉ hiển thị các giá trị trong phạm vi lựa chọn. Nếu mở rộng quy mô tự động được chọn, công cụ thiết lập các giới hạn tự động để tổng số phạm vi có thể được hiển thị.

4. Nhấn OK.

5. Nhấn Return để quay trở lại

6.6.2 Đọc quét bước sóng

Sau khi các thông số quét đã được lựa chọn, đường cơ bản phải được quét (đọc quét zero). Nếu một thông số quét thay đổi, một đường cơ bản mới phải được ghi nhận lại. Khi đã quét đường cơ bản, máy sẵn sàng để quét một hoặc nhiều mẫu.

1. Nhấn Wavelength Scan trong Menu chính.

2. Chèn cuvette trắng/cell vào buồng chứa đo

Chú ý: Buồng đo phải được đóng lại khi quét.

3. Nhấn Zero.

" Zeroing....“ xuất hiện, chế độ quét bắt đầu.

4. Chèn cuvette mẫu vào buồng chứa cuvette.

5. Nhấn Read.

Bên dưới đồ thị xuất hiện “Reading...“ và một đồ thị có giá trị

độ hấp thụ hoặc độ truyền qua các bước sóng quét sẽ được

hiển thị liên tục.

Wavelength Scan hoàn tất , nếu

• Đồ thị được hiển thị kích thước đầy đủ.

• Mở rộng trục x phù hợp,

• Các chức năng con trỏ trên thanh đều hướng thẳng đứng

được tô sáng. • Tín hiệu âm thanh

6.6.2.1 Định thời gian quét hay thời gian phân tích

Bảng 15 Quét bước sóng

Chức năng con

trỏ/chức năng

Mô tả

Curve Icon (chọn

chế độ Cursor) Lựa chọn chế độ Peak/Valley (con trỏ di chuyển giữa các giá trị hấp thụ tối thiểu / tối

đa ) hoặc theo dõi chế độ Cursor (con trỏ di chuyển trên mỗi điểm dữ liệu quét ) .

Arrow keys

Các phím mũi tên (trái/phải) được dùng để di chuyển con trỏ tới điểm kế tiếp. Dữ liệu tại điểm được chọn (độ hấp thụ, độ truyền sáng, nồng độ) sẽ sáng lên trên trục x và y.

Chú ý: Nhấn bất kì điểm nào trên đường đồ thị để hiện dữ liệu kèm theo.

Zoom Icon Chức năng này để phóng lớn một phần đường đồ thị. Kích cỡ đường cong lúc đầu có thể

hiển thị trở lại bằng cách nhấn nút zoom lần nữa.

6.6.3 Thực hiện quét tham chiếu

Có hai cách quét tham chiếu: Cách 1:

1. Nhấn Reference: Off trong Options menu để chọn

máy quét khác hiển thị trên cùng màn hình với máy quét

hiện tại.Đánh dấu và nhấn Highlight Reference.

Chú ý: Sauk hi quét tham khảo chọn: Off trong Option menu thì sẽ bật trở thành: On.

Chú ý: Chỉ quét khi có cùng bước sóng và bước quét có thể được hiển thị bằng cách sử dụng tùy chọn quét chồng lên. Quy trình này có thể được lặp lại cho đến khi các bước quét khớp với nhau được hiển thị.

2. Các đường cong tham chiếu được hiện với màu xám.

Các giá trị hấp thụ hoặc truyền qua được đánh dấu bằng

màu xám.

Chú ý: Một ô màu đen và màu xám ở trên bên trái màn hình. Ô màu

xám là quá trình quét tham khảo, ô màu đen là quá trình quét bước

sóng hiện tại.

.

3. Để hoàn thành các bước sóng quét, xem phần 6.6.2

• Đường cong bước sóng quét được hiển thị bằng màu đen.

• Độ hấp thụ hoặc độ truyền qua và bước sóng liên

kết được đánh dấu màu đen.

• Ngoài ra, màn hình hiển thị cho thấy sự khác biệt giữa các

đường cong bước sóng quét và đường cong tham chiếu. 4. Nhấn ô màu đen hoặc ô màu xám trên màn hình để chuyển

đổi giữa các bước sóng quét thực tế và bước sóng quét tham

khảo.

Cách 2:

1. Chèn cuvette zero/cell vào buồng đo. Nhấn Zero

2. Chèn cuvette mẫu /cell vào buồng đo. Nhấn Read.

• Đường cong bước sóng quét mới được đánh dấu bằng màu

đen.

• Độ hấp thụ hoặc giá trị truyền qua và bước sóng liên kết được

đánh dấu bằng màu đen.

3. Nhấn Options sau đó Reference: Off trong Options menu

để chọn quét trên cùng màn hình với các đường quét hiện

tại. Đánh dấu số đường quét và nhấn Highlight Reference.

Chú ý: Sau khi chọn quét Reference: Off thì trong Reference trở về: On.

Chú ý: Chỉ quét khi có cùng bước sóng và bước quét có thể được hiển thị bằng cách sử dụng tùy chọn quét chồng lên. Quy trình này có thể được lặp lại cho đến khi các bước quét khớp với nhau được hiển thị.

4. Các đường cong tham chiếu được hiện màu cam. Các

giá trị hấp thụ hoặc truyền qua được đánh dấu bằng màu

cam.

• Ngoài ra sự khác biệt của độ hấp thụ và giá trị truyền qua

giữa measured Scan and reference Scan được đánh dấu tại mỗi

vị trí con trỏ..

Chú ý: Một ô màu đen và màu xám ở trên bên trái màn hình. Ô màu xám

là quá trình quét tham khảo, ô màu đen là quá trình quét bước sóng hiện

tại.

5. Nhấn ô màu đen hoặc ô màu xám trên màn hình để chuyển

đổi giữa các bước sóng quét thực tế và bước sóng quét tham

khảo.

6.7 Time course của độ hấp thụ và độ truyền sóng

Chế độ Time Course được dùng để thu thập dữ liệu độ hấp thụ và cả

độ truyền sáng trong độ dài thời gian người sử dụng ấn định. Sau khi

thu thập dữ liệu, chúng có thể được hiển thị theo định dạng đồ thị

hoặc bảng.

6.7.1 Thiết lập Time course các thông số

1. Nhấn Time Course trong phần Main Menu.

2. Nhấn Options để định dạng thông số.

Bảng 16 Các chế độ cài đặt

Tùy chọn Mô tả

More Mở thêm các tùy chọn khác

Folder icon Để lưu dữ liệu quét

Time & Interval Đặt tổng thời gian cho việc thu thập dữ liệu và khoảng cách thời gian giữa các lần lấy

dữ liệu

λ Để nhập vào bước sóng cài đặt

View Table Hiển thị kết quả đo theo % độ truyền sáng, nồng độ hay độ hấp thụ. Có thể thay đổi các

số liệu này sau khi dữ liệu mẫu được thu thập.

Scale & Units

Scale: trong chế độ tỉ lệ tự động, trục y được điều chỉnh sao cho toàn bộ các điểm

quét được hiển thị. Chế độ tự điều chỉnh tỉ lệ cho phép hiển thị từng phần quét.

Units: Chọn độ hấp thụ hay độ truyền sáng.

Send Data Để gửi dữ liệu tới máy in, máy tính hoặc thẻ nhớ USB (loại A)

Recall

measurement

data

Gọi dữ liệu đo đã lưu hay time courses, xem phần 5.3

Instrument Setup Dữ liệu cơ bản của máy, xem phần 5.2

Time & Interval:

1. Nhấn Time & Interval trong phần Options.

2. Cho dữ liệu tổng thời gian và thời gian đọc vào.

3. NhấnOK để xác nhận.

Chú ý: Có thể thực hiện tổng cộng 500 lần đo. Để chọn tổng thời gian

và khoảng cách thời gian mà không làm số lần đo vượt mức cho phép,

khoảng cách được xác định tự động và phím OK để ngưng kích hoạt.

Scale & Units:

1. Nhấn Scale & Units trong phần Options.

2. Đánh dấu Abs hay %T theo đơn vị yêu cầu.

3. Đánh dấu Auto hay Manual trên trục y.

Chú ý: Nếu chế độ tự điều chỉnh tỉ lệ được chọn, dùng phím chữ/số để

cài đặt giới hạn ymin. và ymax. Đồ thị sẽ được điều chỉnh để hiển thị

duy nhất giá trị trong khoảng cài đặt. Nếu chế độ điều chỉnh tỉ lệ tự

động được chọn, máy sẽ tự cài đặt giới hạn để tất cả mức đo đều được

hiển thị. 4. Nhấn OK để xác nhận.

5. Nhấn Return để quay trở về.

6.7.2 Đọc quét Time Course

Sau khi các thông số được chọn, máy phải được đọc zero sau

đó có thể tiến hành phân tích mẫu.

1. Cho cuvette/cell zero vào giá đỡ.

2. Nhấn Zero. Giá trị mẫu trắng sẽ hiện lên. 3. Cho cuvette/cell mẫu vào giá đỡ.

4. Nhấn Read.

Bắt đầu thu thập dữ liệu time course.

Chú ý: Trong khi đo, phím Zero và Read chuyển sang Mark và Stop

110

6.7.3 Phân tích dữ liệu time course

• Chọn Mark để làm dấu điểm kế tiếp được thu thập.

Dấu này không được sử dụng bởi máy, nhưng người thao

tác có thể dùng và có thể chỉ thị một số trường hợp đặc biệt,

như là thêm vào một mẫu đo hay thuốc thử khác. Đánh dấu

cũng được thể hiện trong bảng.

• Chọn Stop để ngừng đọc mẫu

Sau khi dữ liệu được thu thấp, các thao tác sau có thể được làm trên dữ liệu đồ thị:

Chương trình Time Course hoàn tất, nếu

• Âm thanh được bật lên, máy kêu bíp khi đọc xong số.

• Đồ thị hiện đầy đủ kích thước,

• Trục x tự điều chỉnh tỉ lệ,

• Con trỏ ở thanh chỉ đứng được tô đậm.

6.7.3.1 Định thời gian quét hay thời gian phân tích

Sau một bước quét, dữ liệu thời gian và độ hấp thụ/độ truyền

sáng được hiện lên theo đường cong.

Con trỏ định vị trên đường cong chỗ nào thì thời gian hết hạn

và độ hấp thụ tương ứng tại điểm đó được sáng lên.

Bảng 17 Định thời gian quét

Chức năng con

trỏ/chức năng

Mô tả

Curve Icon

(Choice of Cursor Mode)

Delta mode: Đánh dấu con trỏ thứ hai. Vị trí con trỏ trước đây quy định tại chế đô con

trỏ đơn. Di chuyển con trỏ để lựa chọn bất kì điểm nào trên dường cong. Sự khác biệt

con trỏ cố định được hiển thị trên đường cong. Các giá trị đánh dấu tương ứng trên

trục x và trục y.

Độ dốc của đường cong và hệ số tương quan (r2) giữa các điểm con trỏ vào chế độ

Delta được hiển thị dưới đường cong.

Cursor mode, single: con trỏ di chuyển đến từng điểm quét

Arrow keys

Các phím mũi tên (trái/phải) được dùng để di chuyển con trỏ tới điểm kế tiếp. Dữ liệu tại điểm được chọn (độ hấp thụ, độ truyền sáng, nồng độ) sẽ sáng lên trên trục x và y.

Chú ý: Nhấn bất kì điểm nào trên đường đồ thị để hiện dữ liệu kèm theo.

Zoom Icon Chức năng này để phóng lớn một phần đường đồ thị. Kích cỡ đường cong lúc đầu có

thể hiển thị trở lại bằng cách nhấn nút zoom lần nữa.

111

6.8 Kiểm tra hệ thống

6.8.1 Thông tin máy

1. Nhấn System Checks trong phần Main Menu

Trong menu System Checks gồm các thông tin máy và các

chương trình test khác nhau

1. Nhấn Instrument Information trong phần System Checks menu.

2. Model máy, số xê ri máy và phiên bản phần mềm hiện ra

để kiểm tra. .

6.8.2 Nâng cấp phần mềm máy

Để lấy chương trình phần mềm cập nhật từ internet tại

www.hach.com:

1. Vào trang http://www.hach-lange.com.

2. Lựa chọn miền và vào Download>Software.

3. Vào DR 3900 trong "Search for documents".

4. Chỉ định phần tải xuống

5. Mở file ZIP và lưu vào USB hoặc PC. Các tập tin sẽ được

giải nén lưu vào USB hoặc PC.

6. Nhấn Instrument Update trong phần System checks

112

7. Kết nối USB đến cổng USB (loại A) trên máy, xem phần

3.5

8. Nhấn OK để xác nhận

Liên kết được thiết lập tự động và phần mềm được cập

nhật.

9. Nhấn OK để quay lại phần System Checks.

Chú ý: Khi máy cập nhật chương trình phần mềm xong, dấu nhắc xuất

hiện để yêu cầu khởi động lại máy.

6.8.3 Kiểm tra phần quang học

6.8.3.1 Bộ kit kiểm chứng

1. Nhấn Optical Checks trong System Checks menu.

Kiểm tra bộ phận quang học gồm chương trình kiểm tra

độ chuẩn xác của bước sóng, ánh sáng lạc và sự chuẩn

xác quang học

Một bộ kính lọc để kiểm tra (Verification Kit) phần 9, , gồm

các kính lọc bằng thủy tinh chính xác, giá trị cần đạt, độ

bền và hướng dẫn đều có sẵn được khuyên sử dụng để

kiểm tra máy.

Verification Kit (xem phần 9,trang 137) được thiết kế để

quan sát định kì ánh sáng lạc, độ chính xác quang và

bước sóng của máy quang phổ.

Khi kết quả vượt mức cho phép ( trong chứng nhận kiểm soát chất lượng), liên hệ nhà sản xuất .

1. Nhấn Verification Kit trong phần Optical Checks.

2. Nhấn Nominal Values.

3. Nhấn Edit.

Bảng hướng dẫn tự động yêu cầu các giá trị (kính lọc,

bước sóng, giá trị không thực và độ sai lệch cho

phép) được cung cấp trong giấy chứng nhận kiểm

soát chất lượng cấp kèm theo, với các thông số kỹ

thuật sau::

• Ánh sáng lạc

• Độ chuẩn xác quang

• Độ chuẩn xác bước sóng

4. Nhấn OK khi các giá trị đều được nhập vào và màn

hình hiện toàn bộ thông tin.

113

5. Nhấn Verification.

6. Cho adapter A (hình 3) vào buồng đo (2).

7. Lấy tất cả các cell có trong buồng chứa ra

8. Đóng buồng lại.

9. Nhấn Start.

10. Cho kính lọc khác vào theo thứ tự hướng dẫn.

11. Nhấn Next sau khi đã đưa kính lọc vào.

Sau lần đo cuối cùng, các kết quả sẽ hiện ra.

12. Nhấn PC & Printer để gửi dữ liệu tới thẻ nhớ USB, PC và

máy in.

Các tập tin sẽ được lưu tự động vào dưới định dạng CSV

(Comma Separated Value). Tên của tập tin sẽ tự động được đặt

là “Verification.csv”.

114

6.8.3.2 Dung dịch kiểm tra

Dung dịch kiểm tra (xem phần 9) dùng kiểm soát

chất lượng thường xuyên cho độ trắc quang hoặc

quang phổ liên quan.

Khi kết quả vượt quá dung sai cho phép. Liên hệ với

nhà sản xuất.

1. Nhấn Test Solution trong phần "Optical Checks".

2. Nhấn Nominal Values.

3. Nhấn Edit.

Menu tự động hướng dẫn truy vấn giá trị (kính lọc,

bước sóng, giá trị thực, giá trị tối thiểu và tối đa) được

chứng nhận trong giấy kiểm soát chất lượng, các

thông số kỹ thuật sau:

4. Nhấn OK khi tất cả các giá trị được nhập vào và

tổng quan được hiển thị. 5. Nhấn Verification.

6. Lấy tất cả cell ra khỏi buồng đo và nhấn Start.

115

6.8.3.3 Kiểm tra bước sóng

7. Chèn cell mẫu 1 (hình 3) vào buồng chứa (1), nhấn Next.

8. Thực hiện theo hướng dẫn

9. Sau cell test thứ năm, các kết quả sẽ hiện

ra.

Phần kiểm tra bước sóng dùng kiểm tra độ chuẩn

xác của bước sóng tại 807 nm.

1. Nhấn Wavelength Check trong phần Optical Checks.

2. Cho adapter (A) loại hình chữ nhật 10-mm vào

buồng đo (2).

3. Đặt các cell (Neodym hay BG20/2) vào buồng đo

4. Đóng buồng chứa cell lại.

5. Nhấn Start.

Kết quả được hiển thị.

6. So sánh kết quả với các cell phân tích yêu cầu.

7. Nhấn Cancel để quay lại Optical Checks.

116

6.8.3.4 Kiểm tra ánh sáng lạc

6.8.3.5 Kiểm tra độ hấp thụ

Kiểm tra Stray Light dùng để đo ánh sáng lạc trong

máy tại bước són g tại 340 nm.

1. Nhấn Stray Light Check trong phần Checks menu.

2. Lấy các cell có trong buồng đo ra.

3. Cho adapter (A) loại hình chữ nhật 10-mm vào buồng đo

(2).

4. Đóng buồng đo lại.

5. Nhấn Zero.

6. Chèn cuvettemẫu /cell vào buồng đo (2).

7. Đóng buồng lại.

8. Nhấn Start.

Giá trị trung bình lấy từ ba lần đo liên tiếp. Kết

quả hiển thị

9. So sánh với với số liệu chuẩn của mẫu.

10. Nhấn Cancel để quay trở lại Optical Checks.

Absorbance Check được dùng để kiểm tra sự chuẩn xác

quang học và độ lặp lại của máy.

1. Nhấn Absorbance Check trong phần Checks menu.

2. Nhấn λ để nhập bước sóng vào.

3. Nhấn OK để xác nhận

4. Lấy bất kì cuvette/cell có trong buồng đo ra

5. Đóng buồng đo lại

6. Nhấn Zero.

117

7. Đặ t cuvette/cell mẫu vào buồng đo

8. Đóng buồng lại

9. Nhấn Read.

10. Lấy cell ra.

11. Đóng buồng đo lại

12. Nhấn Zero.

13. Đặ t cuvette/cell mẫu vào buồng đo

14. Đóng buồng đo lại

15. Nhấn Read.

16. Lặp lại 5 lần để có kết quả cuối cùng.

Kết quả hiển thị.

17. So sánh kết quả với số liệu chuẩn của mẫu.

18. Nhấn Cancel để quay lại phần Optical Checks.

6.8.4 AQA –Đảm bảo chất lượng phân tích

1. Nhấn AQA trong phần System Checks để xác nhận AQA

hoặc chọn AQA trên thanh công cụ bên phải màn hình, để

thực hiện các chức năng AQA.

AQA trong System Checks gồm các chương trình kiểm

tra chất lượng phân tích. Quá trình thực hiện ở đây.ví dụ

như việc kiểm soát một phương pháp phân tích bằng phát

hiện độ nhạy của phép phân tích bằng biện pháp bổ sung

chuẩn, xác định nhiều lần và pha loãng.

Vì các phụ kiện tùy chọn để kiểm soát từng mục trọn vẹn nên

dung dịch chuẩn và các dung dịch chuẩn nằm phía trên danh

mục có sẵn (phần 9).

118

6.8.4.1 Cài đặt AQA đo dung dịch chuẩn

Phương pháp thực hiện, máy đo quang, và các phụ

kiện được kiểm tra bởi phép phân tích dung dịch

chuẩn.

1. Nhấn AQA Standard

Thanh công cụ với thông tin dung dịch chuẩn có sẵn

sẽ mở ra (không có sẵn trong các model), có thể định

một dung dịch chuẩn khác thay thế.

2. Chọn Options>New để xác nhận.

Chú ý: Nếu một dung dịch chuẩn chưa được xác nhận,

trong một số model thì bàn phím chữ/số sẽ hiển thị.

3. Nhập vào tên cho một dung dịch chuẩn và nhấn OK để xác nhận.

4. Vào concentration unit và confidence interval

bằng cách chọn nút tương ứng.

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Các chuẩn nhập vào được hiển thị.

7. Chọn Options>Edit để cài đặt.

8. Chọn Options>Delete để xóa.

Chọn Options>New để xác nhân.

119

6.8.4.2 AQA đo bổ sung chuẩn

9. Chọn Options>Reminder để tự động nhắc nhở

thực hiện phân tích mẫu chuẩn sau một thời gian ấn

định

10. Nhấn On.

11. Chọn thời gian, nhấn OK để xác nhận.

12. Chọn đơn vị. Nhấn OK để xác nhận.

Bằng cách phân tích dung dịch chuẩn bổ sung, có thể kiểm

tra lỗi hay chất gây nhiễu tồn tại trong mẫu. 1. Nhấn AQA Addition. 2. Nhấn On.

6.8.4.3 Xác định nhiều lần

3. Nhập thời gian cần nhắc nhở, hệ thống tự động nhắc

nhở để thực hiện phân tích. Nhấn OK để xác nhận. 4. Xác nhận đơn vị thời gian. Nhấn OK để xác nhận.

1. Nhấn Multiple Determination.

2. Nhấn Reminder <Off>.

3. Nhấn On.

4. Chọn khoảng thời gian. Nhấn OK để xác nhận.

5. Chọn đơn vị cho khoảng thời gian. Nhấn OK để xác nhận.

6. Nhập số đo cho xác định nhiều lần. Nhấn OK để xác nhận.

7. Nhập số lần thực hiện đo. Nhấn OK để xác nhận.

8. Nhấn OK để xác nhận tất cả.

6.8.4.4 Pha loãng

1. Nhấn Dilution. 2. Nhấn On.

3. Chọn khoảng thời gian. Nhấn OK để xác nhận.

4. Chọn đơn vị cho thời gian. Nhấn OK để xác nhận.

5. Nhập hệ số pha loãng. Nhấn OK để xác nhận.

6. Nhập dung sai theo phần trăm (%). Nhấn OK để xác nhận.

7. Nhấn OK để xác nhận tất cả.

6.8.4.5 Thực hiện AQA

6.8.4.6 Kiểm tra Pipet

Nếu chức năng nhắc nhở được thiết lập, thì khi đến

khoảng thời gian cài đặt để thực hiện AQA, máy sẽ nhắc

nhở.

1. Chọn đo AQA theo yêu cầu – ví dụ thực hiện đo

dung dịch chuẩn.

2. Thực hiện đo dung dịch chuẩn qua Stored program hay Barcode program.

3. Biểu tượng AQA hiển thị trên màn hình đo, phím

AQA hiển thị trên thanh công cụ, màu vàng.

4. AQA đo được hiển thị ghi nhận là đạt (Passed) hay không đạt (Failed)

Chức năng này tùy chọn kiểm tra tính chính xác của

Pipet. Thực hành theo hướng dẫn trong các bước

kiểm tra Pipet.

6.8.5 Sao lưu dữ liệu cho máy

Trước ngày thực hiện dịch vụ sửa chữa, chương trình sao

lưu cho máy sẽ lưu lại tất cả các chương trình, dữ liệu đo

đạc, ID người dùng, mật mã và dữ liệu có thể điều chỉnh

để có thể lưu lại trên thẻ nhớ USB.

1. Nhấn Instrument Backup trong System Checks.

2. Gắn thẻ nhớ USB vào (xem phần 3.5)

3. Nhấn Store để bắt đầu sao lưu.

Nếu tập tin đã được lưu trữ, dòng "Instrument Backup is

stored" sẽ hiển thị. 4. Nhấn OK để trở lại phần System Checks.

Khôi phục dữ liệu sao lưu.

Chú ý: tất cả các dữ liệu hiện tại sẽ được ghi đè khi khôi phục sao lưu!

1. Nhấn Instrument Backup trong phần "System Check"

2. Chèn thẻ USB với các sao lưu (xem phần 3.5)

3. Nhấn Restore để khôi phục dữ liệu 4. Dòng "Restore instrument backup from S/N XXXXXXX. ?" được hiển thị. Nhấn OK để xác nhận.

5. Sau khi sao lưu khởi động máy lần nữa.

6.8.6 Menu dịch vụ

6.8.7 Thời gian sửa chữa

Mục Factory Service được cài đặt mật mã bảo vệ.

Phần này không dành cho người sử dụng.

Để chắc chắn việc kiểm định được thực hiện thường

xuyên, một mục ghi nhớ tự động dùng tham khảo thời

điểm sử dụng dịch vụ cho máy có thể được nhập vào.

Sau khi bật máy vào phần tham khảo ghi nhớ này sẽ

được kích hoạt và chỉ thị thời gian cho sửa chữa lần

cuối và dịch vụ tiếp theo.

1. Nhấn Service Time trong phần System Checks

2. Kích hoạt On để đánh chọn kích hoạt.

3. Nhấn Last service.

4. Nhập vào ngày kiểm tra lần cuối cho máy.

5. Nhấn OK để xác nhận.

6. Kích hoạt Next service.

7. Chọn cụ thể thời gian để thực hiện kiểm tra tiếp

theo.

8. Nhấn OK để xác nhận.

Nếu Next service đến kì hạn, dòng tin “Next service

due!" được hiện lên màn hình sau khi bật máy.

9. Nhấn OK để quay lại Main Menu.

Liên hệ nhà sản xuất hay đại lý phân phối để sắp xếp cho lần dịch vụ tới.

6.8.8 Thời gian hoạt động đèn

6.9 Thanh công cụ

"Lamps operating time" cung cấp thông tin về quá trình

hoạt động của đèn.

Sau khi thay đèn, màn hình hiển thị số thời gian vận hành

là 0.

1. Nhấn Lamp History trong System Checks.

2. Nhấn Reset và dữ liệu đèn sẽ được cài lại.

3. Nhấn OK để trở lại phần System Checks.

6.9.1 Đăng nhập

Bên phải của màn hình có thanh công cụ với các

chương trình khác nhau. Nhiều chương trình có thể

được gọi thông qua menu nhưng hoạt đông thì giống

nhau.

Sử dụng chức năng này để nhập vào tối đa đến 30 người

vận hành khác nhau (tối đa 10 kí tự) vào máy. Tính năng

này giúp ghi lại thông tin người thực hiện phân tích mỗi

mẫu. Xem chi tiết, xem phần 5.2

6.9.2 ID mẫu

6.9.3 Đếm thời gian

Sử dụng tùy chọn này để nhập 100 ID nhận dạng mẫu

khác nhau (tối đa 20 kí tự) vào máy. ID mẫu dùng để xác

định vị trí mẫu hoặc thông tin mẫu, ví dụ. Chi tiết, xem

phần 5.2.2.

6.9.4 AQA

Sử dụng chức năng này để kích hoạt thời gian.

1. Trên thanh công cụ, nhấn Timer.

2. Nhập vào thời gian và xác nhận bằng phím OK.

Bắt đầu thực hiện đếm thời gian

3. Nhấn Close để chạy bộ đếm thời gian. Nhấn Cancel để ngừng đếm thời gian.

4. Khi hoàn tất, có âm thanh báo phát ra.

"AQA" gồm các chương trình kiểm tra chất lượng phân

tích.Ví dụ, như việc kiểm soát bằng các phương pháp tiêu

chuẩn hoặc những phân tích được xác định bởi các biện

pháp bổ sung chuẩn, pha loãng. Chi tiết xem phần 6.8.4.

6.9.5 Trends

Sử dụng chức năng này để tạo ra biểu đồ diễn biến của

các giá trị đo được lưu trữ cho mỗi thông số hay vị trí

mẫu. Nồng độ của các thông số được hiển thị theo biểu

đồ. Chi tiết, xem Phần 5.3.4.1.

6.9.6 Link2SC

Link2SC cho phép trao đổi các giá trị đo giữa các cảm

biến trên hệ thống với DR 3900. Phần mềm cho phép

cập nhật và sửa chữa các giá trị này.

Các dữ liệu trên mạng gửi đến DR 3900 được ghi trong

"job file". Sau khi các thí nghiệm được thực hiện trên

máy DR3900, các “job file” được gửi đến bộ điều khiển

của hệ thống một lần nữa.

Truyền dữ liệu thông qua thẻ nhớ hoặc mạng nội bộ

(LAN). Tham khảo chi tiết ở hướng dẫn sử dụng phần

mềm Link2SC .

6.9.7 Website DR 3900

Sử dụng chức năng này để kết nối với mạng hiện có. Cập

nhật phần mềm, tài liệu và thông tin vể DR 3900 được tìm

thấy ở đây.

Nhãn của các phím thay đổi theo model và có thể khác với

hình ảnh minh họa trong hướng dẫn này.

Phần 7 BẢO DƯỠNG

C H Ú Ý Các mối nguy hiểm hóa học, mắt và da.

Chỉ những người được chứng nhận khả năng vận hành mới có thể thực hiện công việc được mô tả trong phần này của sách hướng dẫn.

C H Ú Ý

Lấy cuvette/cell có trong máy và việc thải bỏ chúng phải

tuân theo phương pháp thải bỏ theo quy định cho phép.

7.1 Vệ sinh máy

C H Ú Ý

Các mối nguy hiểm làm đau, mắt, cháy và hóa chất. Luôn

ngắt nguồn điện khỏi máy trước khi bắt đầu công việc lau

chùi, làm sạch máy.

C H Ú Ý

Không để máy, màn hình hay các vật dụng tiếp xúc hay

được lau chùi bằng dung môi như rượu, acetone

7.1.1 Máy quang phổ

• Lau sạch toàn bộ, buồng đo và các linh kiện kèm theo bằng

tấm vải mềm. Có thể lượng nhỏ xà phòng tẩy nhẹ.

• Không để nước vào buồng đo.

• Không đưa cọ chùi hay vật nhọn vào buồng #1 để tránh làm hỏng các bộ phận cơ học.

• Lau khô các phần cẩn thận bằng tấm vải cotton mềm.

7.1.2 Màn hình

• Chú ý không làm trầy màn hình. Không để vật nhọn như đầu

bút bi, bút chì hay các vật thể nhọn khác chạm vào màn hình.

• Lau khô các phần cẩn thận bằng tấm vải bông mềm. .

7.1.3 Cuvette/cell

C H Ú Ý

Các mối nguy hiểm sinh hóa tiềm ẩn. Sử dụng các trang bị phòng thí nghiệm thích hợp nếu có nguy cơ về sự tiếp xúc với hóa chất.

7.2 Thay đèn

1. Sau khi hoàn thành quá trình, lau cuvet/cell thủy tinh với

chất làm sạch.

2. Sau đó, súc rửa cuvett/cell nhiều lần với nước và tráng

lần nữa với nước khử ion.

Chú ý quan trọng: cuvet/cell thủy tinh sử dụng với dung môi

hữu cơ (như chloroform, benzene, toluene ...) phải được rửa

với acetone trước khi xử lý bằng chất tẩy rửa. Ngoài ra, rửa

lại một lần với acetone cần thiết như bước làm sạch cuối cùng

trước khi để khô.

C H Ú Ý Tránh ngắt điện khi kết nối máy với năng lượng khi truyền đến đèn.

1. Tắt máy

2. Tháo dây cắm điện

3. Bật máy để để cho phép truy cập. 4. Dùng tua vít để mở mặt sau của máy.

5. Tháo nắp đậy.

Nguy hiểm cháy nổ.

C H Ú Ý

Chờ cho đến khi đèn nguội hoàn toàn. Tiếp xúc với đèn có thể bị

bỏng.

6. Dùng tua vít mở nắp máy.

7. Lấy nắp và đặt xuống cẩn thận.

8. Vặn chui đèn để cho cáp nối nằm về trước.

9. Đẩy công tắc đèn lên (bước 1).

10. Nắm cáp nối kéo dọc theo đèn, giật cáp ra khỏi chui đèn

(bước 2).

11. Rút cáp nối ra khỏi đèn (bước 3).

Hình 8 Thay đèn

1 Hộp giữ đèn 3 Đèn

2 Miếng kẹp trượt 4 Đầu nối

CHÚ Ý

Chỉ giữ đèn tại chui đèn.

Tránh chạm vào phần kính .Tiếp xúc với đèn có thể bị bỏng

1. Kết nối đèn mới

2. Thay thế đèn với kết nối hộp đèn.

3. Giữ đèn bằng luwois kẹp. Để thực hiện, đẩy đầu nối xuống

và đẩy lưới kẹp qua trái.

4. Thay chui đèn vào máy

Chú ý: Cẩn thận với cáp đèn

5. Dùng tua vít vặn ốc chui đèn.

6. Thay nắp đèn.

7. Dùng tua vít vặn ốc bìa.

8. Kết nối cáp nguồn với máy.

9. Thiết lập lại thời gian hoạt động đèn phần 6.8.8

7.3 Thay buồng đo

Nếu bị bẩn, có thể thay buồng đo (2)

1. Tăt máy.

2. Tháo cáp khỏi máy. 3. Dùng tua vít tháo hai con ốc của buồng đo

4. Lấy buồng chứa ra.

5. Đặt buồng mới vào.

6. Dùng tua vít vặn ốc vào.

7. Kết nối cáp với máy.

Phần 8 GIẢI QUYẾT SỰ CỐ

Thông báo sự cố trên màn

Nguyên nhân có thể Giải quyết

Attention!

Please insert the light shield.

Đọc mã vạch cần đặt miếng

chắn ánh sáng vào buống đo Chèn miếng chắn ánh sáng. Nhấn OK.

Barcode label not read

Mã vạch bị lỗi

Đặt lại cell.

Nếu mã vạch không được chấp nhận.

Liên hệ với nhà sản xuất.

An error occurred when uploading

the instrument data.

Thực hiện lại hoặc liên lạc với nhà sản

xuất hoặc đại diện bán hàng

An error occurred when reading from

the USB memory stick.

Bắt đầu thực hiện lại hoặc liên lạc với

nahf sản xuất.

An error occurred when writing to the

USB memory stick.

Thực hiện lại hoặc liên lạc với nhà sản

xuất hoặc đại diện bán hàng

Please check on the current update

file.

Lỗi khi cập nhật

Kiểm tra lại thẻ nhớ USB

Please contact Customer Services. Lỗi khi cập nhật

Please check network configuration.

Please check the connection.

Please close the cover.

Đóng nắp che

Please insert the USB memory stick.

Chèn USB vào cổng A của máy.

Please check the connection and

contact the administrator.

Thiết lập mạng hoặc FPT lỗi

Blank value correction not possible! Không thể hiệu chỉnh giá trị mẫu trắng với LCW919.

File for instrument update missing. Lỗi khi cập nhật Kiểm tra lại thẻ nhớ USB

File for instrument update is faulty. Lỗi khi cập nhật Lưu tập tin cập nhật và lặp lại.

It’s recommended to execute a

Full System Check

Kiểm tra giá trị không khí bị thất bại

Tắt máy rồi bật lại. Nếu kiểm tra hệ

thống không thành công, liên lạc với

nhà sản xuất.

Entry invalid!

Sai mật khẩu.

Bạn quên mật khẩu?

Liên hệ với nhà sản xuất hoặc

đại diện bán hàng

Absorbance > 3.5! Độ đọc hấp thụ vượt quá 3.5 Pha loãng mẫu và đo lại

Fault

Barcode check number?

Please update program data!

Lỗi trong lưu trữ dữ liệu Cập nhật dữ liệu

Error when calling up the local IP

address.

Cài đặt mạng: DHCP không kết nối

với DHCP

Nhập địa chỉ IP một lần nữa

Error during default gateway setup. Cài đặt mạng: Cổng mạng không xác

định địa chỉ IP

Thử kết nối lại lần nữa

Error during network drive setup! Lỗi khi cài đặt mạng Kiểm tra cài đặt

Error during subnet mask setup. Cài đặt mạng: Subnet mask không xác

nhận địa chỉ IP

Nhập Subnet mask một lần nữa.

Thông báo sự cố trên màn

Nguyên nhân có thể Giải quyết

Error copying from USB memory

stick.

Lỗi khi cập nhật

Bắt đầu thực hiện lại hoặc liên lạc với

nhà sản xuất.

Error in FTP connection. Lỗi FTP Đảm bảo máy nối mạng.

Fault

Program not accessible.

Please update program data!

Không kiểm tra được mã vạch

Cập nhật dữ liệu

Fault

Clean cuvette! Ống đựng mẫu bị dơ Làm sạch ống đựng mẫu

Fault

Test program stopped!

Please check lamp

Close the lid.

Error [xx]

Chương trình kiểm tra bị ngưng

Kiểm tra đèn và thay nếu cần.

Đậy nắp

Nhấn Start lần nữa

Fault

Test program stopped!

Please remove the cuvette

Close the lid.

Kiểm tra chương trình bị dừng lại

Lấy cell ra khỏi buồng đo

Nhấn OK.

Error

Selfcheck stopped.

Hardware error.

Error [x]

Lỗi điện

Liên hệ với nhà sản xuất và đại diện

bán hàng và cho biết mã báo lỗi

Error

Too much ambient light!

Move instrument into shade

or close the lid

Thiết bị cảm biến bị nhiễu ánh sáng.

Giảm ánh sáng xung quanh( tránh

ánh nắng trực tiếp)

Đậy nắp

No help function is available for this

program.

Shelf life exceeded!

Use chemicals?

Phân tích sai, dùng hóa chất mới

No evaluation!

Lỗi trong kiểm tra dữ liệu/dữ liệu

người sử dụng

Kiểm tra chương trình.

Liên lạc với nhà sản xuất.

No barcode!

Không tìm thấy mã vạch

Reinsert the cell.

Không xác định được mã vạch, liên hệ

với nhà sản xuất.

No instrument backup present!

Kiểm tra thẻ USB

No valid data for these parameters! Không thể phân tích dữ liệu. Thay đổi chọn lựa

No valid data found! Không đọc được dữ liệu Thay đổi chọn lựa

No help function present.

No measurement data present! Không phân tích được dữ liệu, cấu

hình không có dữ liệu đo

Thay đổi chọn lựa

Control range not reached!

Không tìm được giới hạn dữ liệu phân tích

Đây là cảnh báo , giới hạn không

tìm thấy

Control range exceeded! Quá giới hạn phân tích. Cảnh báo, giới hạn quá mức

Concentration too high! Nồng độ cao hơn 999999 Pha loãng mẫu và lặp lại thí nghiệm

Thông báo sự cố trên màn

Nguyên nhân có thể Giải quyết

Over measuring range Độ hấp thụ trên mức thang đo

Loãng mẫu và lặp lại.

Under measuring range

Độ hấp thụ thấp ngoài thang đo Nếu được, chọn dãy đọc thấp hoặc

sử dụng ống đựng mẫu dài hơn.

Possible interference by:

Kiểm tra nhiễu Phân tích có thể bị sai do chất gây

nhiễu

Possible interference from:

Kiểm tra nhiễu Phân tích có thể bị sai do chất gây

nhiễu

Next service is due! Liên lạc với nhà sản xuất để kiểm tra

máy, xem phần 6.8.7,

Negative result! Kết quả không hợp lý Kiểm tra nồng độ mẫu

Network switched off. Thiết lập mạng, truy cập vào trang chủ

Viper thông qua thanh trượt

Kích hoạt kết nối mạng

Remote server cannot be reached.

Lỗi khi cài đặt mạng Thiết bị phải được kết nối mạng

Unstable lighting conditions!

Tránh ánh sáng trực tiếp tại vị trí đo.

Insufficient memory for update . Lỗi khi cập nhật Chọn bộ nhớ với dung lượng lớn

System check incorrect!

Đo giá trị không thành công

Tắt máy và bật lại, nếu không thành

công, liên hệ với nhà sản xuất.

Temperature too high.

Measurement not possible!

Tắt máy, để nguội máy vài phút. Nếu

cần đem máy đến chỗ mát hơn.

Update file is faulty.

Lỗi khi cập nhật Lưu tập tin một lần nữa và lặp lại quá

trình.

USB memory stick is not connected. Cập nhật không thành công Kiểm tra thẻ USB

Web server cannot be reached. Không tìm thấy trang chủ Viper Thử kết nối lại một lần nữa.

Phần 9 CÁC PHẦN THAY THẾ

9.1 Phụ kiện

9.2 Linh kiện thay thế

Description Cat. No.

Halogen lamp LZV565

Cell adapter A for 1-cm rectangular and 1-inch round cells LZV846

Cell adapter B for 3-cm rectangular cells, China only LZV847

Light shield LZV849

Bench top power supply LZV844

Power cord EU YAA080

Power cord CH XLH051

Power cord UK XLH057

Power cord US XLH055

Power cable China/Australia XLH069

Dust Cover LZV845

Cell compartment LZV848

Phần 10 LIÊN HỆ

Phần 11 QUY ĐỊNH BẢO HÀNH Hach bảo hành các sản phẩm cho người đặt hàng gốc đối với

bất cứ sai sót nào liên quan đến lỗi vật liệu và chịu trách nhiệm

sửa chữa hoặc thay thế bất kì phần hư hỏng nào mà không lấy

phí

Thời gian bảo hành cho thiết bị này là 24 tháng. Nếu có sửa

chữa nào được thực hiện trong vòng 6 tháng từ khi mua hàng,

thời gian bảo hành sẽ được kéo dài đến 60 tháng.

Với việc loại trừ các khiếu nại khác, nhà cung cấp chịu trách

nhiệm về khuyết tật bao gồm cả việc thiếu tài sản đảm bảo

như sau: những thành phần mà trong thời gian bảo hành

được tính kể từ ngày chuyển giao rủi ro, có thể được chứng

minh đã trở thành không sử dụng được hoặc chỉ có thể được

sử dụng hạn chế đáng kể do tình hình hiện nay trước khi

chuyển giao rủi ro, đặc biệt là do thiết kế không chính xác, vật

liệu kém hoặc hoàn thành không đầy đủ sẽ được cải thiện

hoặc thay thế, theo quyết định của nhà cung cấp. Theo cam

kết của nhà cung cấp, những thiếu sót này sẽ được sửa chữa

hoặc thay thế thiết bị. Việc xác định các khuyết tật như vậy

phải được thông báo cho nhà cung cấp bằng văn bản không

chậm trễ, ít nhất bảy ngày sau khi xác định lỗi. Nếu khách

hàng không thông báo cho các nhà cung cấp, sản phẩm được

coi là được phê duyệt mặc dù bị lỗi. Trách nhiệm khác đối với

bất kỳ thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp không được chấp

nhận.

Nếu công việc bảo dưỡng thiết bị cụ thể và dịch vụ được nhà

cung cấp định ra và phải được thực hiện bởi khách hàng trong

thời gian bảo hành (bảo dưỡng) hoặc bởi các nhà cung cấp

(sửa chữa) và các yêu cầu này không được thực hiện, khai

báo để yêu cầu bồi thường thiệt hại do không tuân thủ với yêu

cầu.

Bất kỳ tuyên bố thêm, trong tuyên bố đặc biệt cho hậu quả

thiệt hại, không thể được thực hiện.

Phần tiêu hao và hư hỏng gây ra bởi việc xử lý không đúng

cách, không an toàn trong lắp ráp hoặc bằng cách sử dụng

không chính xác được xem ngoài phạm vi bảo hành. Các

công cụ của nhà sản xuất có độ tin cậy đã được chứng minh

trong nhiều ứng dụng và do đó thường được sử dụng trong

chu trình lặp kiểm soát tự động để cung cấp các hoạt động

kinh tế nhất có thể của quá trình vận hành liên quan.

Để tránh hoặc hạn chế hậu quả của thiệt hại, do đó đề nghị

thiết kế các chu trình lặp kiểm soát mà sự cố xảy ra cho thiết

bị trong chuyển đổi tự động đến sao lưu hệ thống kiểm soát,

là cách điều hành an toàn nhất đối với môi trường và quá

trình.

Phụ lục A HELP GUIDE

Hướng dẫn các bước phân tích trực tiếp trên máy quang phổ DR 3900, để triển khai thực hiện phân tích của chương trình lưu trữ sẵn trong máy cho phù hợp với quy cách của quá trình. Help guide có sẵn cho hầu hết các test của HACH LANGE và các test sử dụng gói bột của HACH

A.1 Màn hình hướng dẫn đối với chương trình lưu sẵn

1. Nhấn Stored Programs trong menu chính để xem danh sách

lưu trữ chương trình. Đánh dấu thí nghiệm và nhấn Start.

2. Nhấn biểu tượng thông tin.

3. Đầu tiên chọn phương pháp kiểm tra được hiển thị.

Chú ý: Dùng phím mũi tên để tiến hay lùi trang, đến trang đầu hay

trang cuối.

4. Làm theo từng bước hướng dẫn trên màn hình.

5. Nếu phương pháp cần bấm giờ, nhấn Cancel và sau đó nhấn

biểu tượng Timer.

Danh sách hiển thị.

6. chọn thwoif gian cần

7. Sau khi thiết bị bấm giờ kết thúc, quay lại hướng dẫn

bằng cách nhấn biểu tương thông tin.

8. Màn hình trợ giúp được kích hoạt.

9. Nhấn Cancel để quay lại màn hình kiểm tra.

10. Nhấn biểu tượng thông tin để quay lại trang cuối của

hướng dẫn và tiến hành test.

A.2 Màn hình hướng dẫn cho chương trình mã vạch

1. Chèn lưới chắn ánh sáng trong buồng (2).

2. Nhấn Barcode Programs trong menu chính. Xem phần 5.5, trang 65 để biết thêm thông tin.

3. Nhấn biểu tượng thông tin.

4. Danh sách mã vạch xuất hiện theo thứ tự tăng dần.

5. Chọn test cần thiết.

6. Kiểm tra mã vạch phù hợp với quy cách quá trình và tiếp

tục làm theo hướng dẫn.

Chú ý: Đảm bảo đúng quy cách quá trình được sử dụng.

Chú ý: Sử dụng phím mũi tên để tiến hay lùi trang, trang đầu hay trang

cuối.

7. Nhấn Cancel để quay lại màn hình.

8. Nhấn biểu tượng thông tin để quay lại trang cuối của

hướng dẫn và hoàn tất thí nghiệm.

9. Chèn cell zero hoặc mẫu (phù hợp với quy cách quá

trình) vào buồng đo. Thực hiện đọc mẫu được bắt đầu tự động và kết quả

được hiển thị trên màn hình.