62
HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NHÀ BÁO

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NHÀ BÁO - who.int · những ví dụ về bài viết, đề án của các nước trên thế giới, và lời khuyên của biên tập viên, phóng

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HƯỚNG DẪN DÀNH CHO NHÀ BÁO

2

WHO trân trọng cám ơn sự đóng góp của các chuyên gia để xây dựng tài liệu này: Elena Altieri điều phối công tác phác thảo và biên soạn tài liệu; Tom Hundley làm biên tập viên cho tài liệu; Adrian Brown, Geoffrey Cain, Tom Hundley, Annie Kelly, Guilherme Paranaiba Gouveia, và Subhendu Ray đóng góp các mục của mình; Kidist Bartolomeos, Marina Carter, Roberto Colombo, Nathalie Draisin, Paul Garwood, Rebecca Ivers, Meleckidzedeck Khayesi, Etienne Krug, Callie Long, Richard Mills, Evelyn Murphy, Victor Pavarino, Margie Peden, Carolyn Robinson, Eugenia Rodriguez, Hala Sakr, Laura Sminkey, Tamitza Toroyan, Joe Weber và Elena Yurasova đọc soát các bản thảo; Catherine Allen, Sarika Bansal, Sandra Damiani, Banung Ou, and Piyush Tewari có những đóng góp bổ sung; và Elizabeth Heseltine biên tập bản thảo chính thức.

WHO cũng trân trọng cám ơn sự đóng góp tài chính của tổ chức Bloomberg Philanthropies để xây dựng và phát hành tài liệu này.

LÔØI CAÙM ÔN

3

Lời nói đầu

I. VÌ SAO BAÏN CAÀN ÑOÏC HÖÔÙNG DAÃN NAØY “Bạn đang bỏ lỡ một trong những tin tức thời sự quan trọng của thời đại chúng ta.”...................................... 6 Giới thiệu về hướng dẫn .................................... 8

2. AN TOAØN GIAO THOÂNG ÑÖÔØNG BOÄ (ATGTÑB), MOÄT NOÄI DUNG ÑAÙNG ÑÖA TIN “Là một biên tập viên, tôi xin nói với bạn: Thật đáng giá.” .......... 11 “Tôi đã đưa bài của mình lên tạp chí Time như thế nào.”........... 14 “Một cuộc hội thảo đã làm thay đổi cách viết bài của tôi.”........... 16

3. VIEÁT BAØI VEÀ ATGTÑB NHÖ MOÄT ÑEÀ AÙN “Tôi muốn viết về tử vong do tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) theo một cách khác.”.............................. 20 Đưa tin tại hiện trường và trực quan hóa dữ liệu một cách sáng tạo để phục vụ thính/độc giả toàn cầu... 24

4. TAI NAÏN GIAO THOÂNG ÑÖÔØNG BOÄ KHOÂNG PHAÛI LAØ MOÄT “TAI NAÏN KHOÂNG MAY“ Góc độ vấn đề 1: TNGTĐB là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong thời đại ngày nay ....................... 29 Góc độ vấn đề 2: Thương tích do TNGTĐB ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nói chung ............................. 31 Góc độ vấn đề 3: Các hệ thống y tế công cộng bị quá tải do thương tích GTĐB ........................................ 32

5. ATGTÑB VAØ NGÖÔØI THAM GIA GIAO THOÂNG Góc độ vấn đề 1: Một số nhóm đối tượng dễ bị thương tích giao thông đường bộ (GTĐB) hơn. ........................... 41 Góc độ vấn đề 2: Các nhóm lợi ích và tổ chức vận động chính sách có thể mang lại một cách nhìn mới cho vấn đề quen thuộc.......... 42

6. ATGTÑB VAØ PHAÙP LUAÄT Các bài báo được khơi nguồn từ TNGTĐB ...................... 46 Các bài báo được gắn với những đề xuất và dự luật mới ........... 47

7. NGUOÀN THOÂNG TIN VAØ NGUOÀN TAØI LIEÄU ............ 50

8. LÖU YÙ CUOÁI CUØNG .................................. 54

9. GÔÏI YÙ 16 YÙ TÖÔÛNG CHO BAØI BAÙO .................. 56

NOÄI DUNG

4

LÔØI NOÙI ÑAÀU

Hướng dẫn này là kết quả của bốn năm đầu tư làm việc với giới thông tin đại chúng về ATGTĐB tại 10 quốc gia. Từ năm 2011 đến 2014, WHO đã tiếp cận với trên 1300 nhà báo thông qua các cuộc hội thảo về ATGTĐB. Hy vọng của chúng tôi là thúc đẩy sự quan tâm và nâng cao kiến thức và hiểu biết của họ về vấn đề phức tạp đáng ngạc nhiên này. Kết quả cuối cùng mà chúng tôi theo đuổi không chỉ là có thêm nhiều tin bài hơn mà là những tin bài toàn diện và có sức thuyết phục hơn về thương tích GTĐB và tác động của chúng đối với cuộc sống con người.

Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 3.400 người chết do TNGTĐB. Cuộc sống có thể có những biến động mạnh chỉ trong vài giây. Tuy bản thân những sự cố va chạm giao thông thường được đưa lên tin tức, nhưng nội dung đầy đủ đằng sau những sự cố đó - ai, tại sao, thế nào, như thế nào, và làm thế nào để tránh được những sự cố này - thường không được phản ánh thích đáng.

Nhưng tử vong và thương tích do TNGTĐB có thể phòng ngừa được. Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2012 của Liên Hợp Quốc nêu bật kinh nghiệm chủ yếu - mà không phải toàn bộ - từ các nước có thu nhập cao hướng tới những biện pháp can thiệp cụ thể và hiệu quả để thay đổi hành vi ứng xử của mọi người về đường giao thông và cải thiện đường giao thông, phương tiện giao thông và hệ thống cấp cứu. Trong bối cảnh của Thập kỷ hành động, những nỗ lực đang được thực hiện để tiếp thu kinh nghiệm này vào các nước có thu nhập thấp và trung bình nơi có quá trình cơ giới hóa diễn ra nhanh chóng và là nơi xảy ra hơn 90% tử vong do TNGTĐB.

Chúng tôi biết rằng có quá nhiều người chết một cách không cần thiết khi tham gia giao thông trên thế giới, ngay cả ở các nước có thu nhập cao, và chúng tôi biết cách có thể tránh được tình trạng này, nhưng rất tiếc là kiến thức này rất hiếm khi đưa được lên bản tin. Mục đích của hướng dẫn này là làm thay đổi điều đó.

Trong các phần dưới đây, các nhà báo sẽ thấy những góc độ mới, những ví dụ về bài viết, đề án của các nước trên thế giới, và lời khuyên của biên tập viên, phóng viên và chuyên gia y tế công cộng.

Chúng tôi mong sớm thấy được những bài chuyên sâu về ATGTĐB trên các phương tiện thông tin đại chúng và được chứng kiến một thời đại mới của nghề làm báo về ATGTĐB trên cơ sở chú trọng giải pháp và cứu sống con người.

Tiến sỹ Etienne KrugGiám đốcBộ phận quản lý các bệnh không lây nhiễm, người khuyết tật, bạo lực và phòng chống tai nạn thương tíchTổ chức Y tế Thế giới

VÌ SAO BAÏN CAÀNÑOÏC HÖÔÙNG DAÃN NAØY

5

01VÌ SAO BAÏN CAÀN

ÑOÏC HÖÔÙNG DAÃN NAØY

6

Nếu bạn và hãng tin của bạn vẫn đang đưa tin về tử vong do TNGTĐB theo cách mà các hãng tin vẫn thường đưa tin - như những vụ “tai nạn” độc lập và ngẫu nhiên với hậu quả đáng buồn nhưng hầu như không thể tránh khỏi đối với nạn nhân - bạn đang bỏ lỡ một trong những nội dung thời sự quan trọng trong thời đại của chúng ta.

Nói một cách đơn giản, tình trạng tử vong hàng loạt khi tham gia giao thông trên thế giới là một cuộc khủng hoảng lớn gây trấn động về sức khỏe công cộng. Con số tử vong toàn cầu đã lên tới 1,24 triệu người mỗi năm và được dự báo sẽ lên tới 1,9 triệu người vào năm 2030 trừ phi chúng ta làm điều gì đó để đảo ngược xu hướng hiện nay.

Nếu những con số thống kê như trên là hậu quả của một vi khuẩn, vi rút, hay bệnh chết người mới nào đó thì đó sẽ là một vấn đề thời sự quan trọng. Các nhà báo sẽ viết về tác động tàn phá của thảm họa về sức khỏe này đối với các cộng đồng và quốc gia. Các nhóm nhà tài trợ sẽ huy động quỹ để nghiên cứu phương pháp chữa bệnh. Các cuộc hội nghị toàn cầu sẽ nâng cao nhận thức của công chúng. Những nhân vật nổi tiếng sẽ lấy tên mình để bảo trợ cho sự nghiệp này.

Nhưng những điều này sẽ không xảy ra đối với con số tử vong quá quen thuộc vì TNGTĐB. Một tin tức thông thường mô tả một sự cố đơn lẻ, phác họa một cách ngắn gọn nguyên nhân hiển nhiên của vụ tai nạn, ghi nhận tên của nạn nhân một cách xác đáng và coi toàn bộ sự việc như một “tai nạn” không may một cách chung chung.

Các nhà báo, đặc biệt là tại các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, phải hiểu rằng những gì xảy ra trên đường không phải là một loạt các tai nạn không may nhưng không thể tránh khỏi mà đó là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe công cộng đang gây ra một thiệt hại thảm khốc không chỉ đối với những nạn nhân mà còn đối với xã hội nói chung.

Tom Hundley là một biên tập viên cao cấp tại Trung

tâm Pulitzer về Báo chí Khủng hoảng. Trước khi làm việc tại Trung tâm, Tom là một phóng viên cho một tờ báo trong 36

năm, bao gồm gần 2 thập kỷ làm phóng viên thường trú nước ngoài cho tờ báo

Chicago Tribune và là cục trưởng tại Jerusalem, Warsaw, Rome và London của tờ Tribune, đưa tin từ

hơn 60 nước.

“BAÏN ÑANG BOÛ LÔÕ MOÄT TRONGNHÖÕNG TIN TÖÙC THÔØI SÖÏ QUAN TROÏNG CUÛA THÔØI ÑAÏICHUÙNG TA”

Tom Hundley, Trung tâm Pulitzer về báo chí khủng hoảng

7

Các nhà kinh tế và chuyên gia phát triển hiện nay đã phân loại tổn thất tử vong do TNGTĐB tại các nước đang phát triển là một cuộc khủng hoảng “gây nghèo” để lại tác động cho nhiều thế hệ.

Các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm khoảng 50% lưu lượng giao thông bằng phương tiện cơ giới trên thế giới nhưng gần 90% số tử vong do TNGT. Ở châu Phi và một số nước châu Á, có xu hướng bỏ qua vấn đề này, coi thường vấn đề này như chi phí không tránh khỏi của quá trình tăng trưởng kinh tế hoặc đơn giản là chấp nhận tai nạn giao thông là ý trời.

Là một nhà báo, bạn có cơ hội đặt cuộc khủng hoảng này vào một góc độ đúng đắn của nó, giáo dục độc giả của bạn và nâng cao nhận thức công chúng - và cuối cùng là gây ảnh hưởng tới chính quyền, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác thực hiện những bước tiến cần thiết để giải quyết vấn đề.

Việc viết bài về ATGTĐB đòi hỏi nhiều hơn là một nội dung quen thuộc thoáng qua với vài con số thống kê về lái xe của một nước. Là một nhà báo, bạn phải đào sâu các con số để hiểu được sự tương tác phức tạp của nhiều yếu tố mà cuối cùng đã dẫn tới một con số thương vong do TNGTĐB. ATGTĐB là một nội dung lớn hơn nhiều so với vụ tai nạn gây chết người được ẩn sâu trong các trang của tờ báo sáng nay.

Đây là tài liệu hướng dẫn dành cho những nhà báo muốn truyền đạt một nội dung lớn hơn.

“Là một nhà báo, bạn có cơ hội đặt cuộc khủng hoảng này vào một góc độ đúng đắn của nó”.

© S

teve

For

rest

/ Pa

nos

Pict

ures

8

Làm báo về an toàn giao thông đường bộ, hướng dẫn dành cho nhà báo là kết quả nhiều năm làm việc phối hợp chặt chẽ với các biên tập viên và phóng viên tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tài liệu này đề cập mối quan tâm và câu hỏi mà họ đã chia sẻ với chúng tôi trong thời gian hiện nay và là nội dung phản hồi dành cho họ dưới hình thức một ấn phẩm vì sự cộng tác vô giá của họ với các nhóm chuyên gia về ATGT của WHO.

Mục đích chính của tài liệu là giúp bạn, với tư cách một biên tập viên hay nhà báo, hiểu được mức độ đầy đủ của vấn đề ATGTĐB. Tài liệu được thiết kế để giúp bạn viết được nội dung chuyên sâu hơn về chủ đề này và nhận biết những cơ hội để nhân rộng và duy trì đăng tải về vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng này. Các chương sau bao gồm:

➔ Ví dụ về cách thức mà các phóng viên và hãng tin thể hiện những nội dung đơn lẻ về tử vong do TNGTĐB trong một bối cảnh toàn diện hơn và có ý nghĩa hơn;

➔ Lời khuyên của biên tập viên, nhà báo và chuyên gia ATGTĐB về cách thức mới khi đăng tải chủ đề này; và

➔ Nguồn lực và công cụ có thể tạo thêm chiều sâu cho bài báo về GTĐB của bạn.

© Ja

cob

Silb

erbe

rg /

Pano

s Pi

ctur

es

GIÔÙI THIEÄU VEÀ HÖÔÙNG DAÃN

9

02AN TOAØN GIAO THOÂNG ÑÖÔØNG BOÄ (ATGTÑB),

MOÄT NOÄI DUNG ÑAÙNG ÑÖA TIN

10

Khi chúng tôi hỏi các phóng viên điều gì khiến họ không viết bài theo góc độ khác về chủ đề này, họ cho chúng tôi biết rằng ngoài sự cố tai nạn, chủ đề này không được nhìn nhận là đáng đưa tin và các phóng viên thiếu ý tưởng cho các góc độ vấn đề hay không tiếp cận được với nguồn thông tin phong phú. Quan trọng nhất là họ cho chúng tôi biết rằng ngay cả khi họ muốn viết về an toàn giao thông đường bộ họ cũng thường không được ủng hộ từ các biên tập viên.

Chúng tôi đã quyết định mở đầu hướng dẫn này bằng cách trình bày quan điểm và câu chuyện cá nhân của các biên tập viên và nhà báo trên thế giới có suy nghĩ rằng điều này là không đúng. Trong các trang tiếp theo, ngoài những nội dung khác, bạn sẽ đọc được lý do tại sao một biên tập viên của tờ The Guardian lại cho rằng ATGTĐB là nội dung xứng đáng để đưa tin, làm thế nào mà một nhà báo tự do lại thành công trong việc đưa bài viết của mình về ATGTĐB và sức khỏe lên tạp chí Time và một nhà báo của đài BBC đã biến các dữ liệu phức tạp về giao thông thành một đề án truyền thông về ATGTĐB như thế nào mà đã nhận được 1 triệu lượt truy cập.

Những câu chuyện của họ đều gây cảm hứng và chứa đầy những lời khuyên.

Jürg

Vol

lmer

/ M

aiak

info

11

Khi tôi bắt đầu làm biên tập viên ủy thác cho đề án Tiêu điểm an toàn giao thông đường bộ toàn cầu của tờ báo The Guardian, tôi hoàn toàn không có trước kiến thức về các vấn đề ATGTĐB. Tuy tôi đã làm báo về chủ đề phát triển toàn cầu được hơn mười năm nhưng tôi chưa bao giờ cho rằng ATGTĐB là một vấn đề quan trọng về sức khỏe công cộng, một rào cản lớn đối với hoạt động giáo dục và một trở ngại đối với hoạt động giảm nghèo toàn cầu.

Tôi biết là tôi không chỉ có một mình. Những cuộc nói chuyện đầu tiên về đề án này mà tôi thực hiện thu được những cái nhìn vô hồn từ các đồng nghiệp của tôi thuộc ban nước ngoài và ban tin tức. Làm thế nào mà chúng ta có thể tạo được một khối lượng báo chí hấp dẫn xoay quanh những cái gờ giảm tốc và cầu qua đường cho người đi bộ? Những ai ngoài cộng đồng hoạt động về ATGTĐB toàn cầu sẽ đọc chúng kia chứ?

Từ đầu, ý định của tôi chính là đưa những cái nhìn vô hồn kia vào nội dung đặc biệt về ATGTĐB trong danh mục tin tức của các biên tập viên trong toàn bộ các văn phòng của tờ The Guardian tại London. Để làm được điều này, rõ ràng là tôi sẽ phải không chỉ cần tìm được điểm hấp dẫn mạnh của nội dung tin tức (news hook) mà còn phải tìm được cách tạo nên góc độ quan tâm lớn của con người đối với vấn đề ATGTĐB.

Một số bài đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi ủy nhiệm là những nỗ lực để hình thành quan điểm này. Chúng tôi đã đưa một tin về việc tỷ lệ các vụ án mạng ở Nam Phi gần ngang bằng với số người chết vì TNGTĐB và việc những trẻ em cố gắng đến trường thường là những nạn nhân tử vong trên đường. Chúng tôi đã ủy nhiệm một phóng viên quay phim đi cùng với đội “alcoholímetro” của Mexico, những người đang cố gắng hạn chế tình trạng uống rượu bia và lái xe tại các khu vực ăn uống của Thành phố Mexico, và cử một nhiếp ảnh gia được giải thưởng tham gia với một nhà hoạt động về ATGTĐB bị tàn tật người Kenya để tạo nên một slideshow có hình, chất lượng tốt từ hình ảnh tại phòng khám chấn thương cột sống duy nhất của Kenya.

Annie Kelly là một biên tập viên và nhà báo làm việc cho tờ báo The Guardian.

Năm 2012, cô được bổ nhiệm làm biên tập viên ủy nhiệm cho đề án Tiêu điểm An toàn Giao thông Đường bộ của tờ báo The Guardian, một sáng kiến làm báo đa phương tiện kéo dài 2 năm để mở đường cho một phong cách viết bài mới về

ATGTĐB.

“LAØ MOÄT BIEÂN TAÄP VIEÂN, TOÂI XIN NOÙI VÔÍ BAÏN: THAÄT ÑAÙNG GIAÙ”

Annie Kelly, The Guardian

“Rõ ràng là tôi sẽ phải không chỉ cần tìm được điểm hấp dẫn mạnh của nội dung tin tức (news hook) mà còn phải tìm được cách tạo nên góc độ quan tâm lớn của con người đối với vấn đề ATGTĐB”.

12

Là một biên tập viên, thử thách cơ bản của tôi trong 6 tháng đầu thực hiện đề án là tìm những nhà báo có thể viết bài một cách có hiểu biết và có sắc màu về vấn đề ATGTĐB và đảm bảo rằng chúng tôi không chỉ lặp lại cùng một điểm đặc trưng nhưng ở các nước khác nhau. Do đó, tôi nhanh chóng hiểu được các bài báo cần phải có những gì để giúp chúng trở nên có ý nghĩa đối với đề án của The Guardian. Trên cơ sở đó, tôi đi tới xác định được một số lời khuyên về cách khởi động hiệu quả ý tưởng bài viết và cách tiếp cận của bạn.

Tờ báo The Guardian đã phát động đề án Tiêu điểm An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu vào tháng 5 năm 2012 với sự tài trợ của Quỹ An toàn Giao thông Đường bộ - một trong những sáng kiến ngành báo chí được các quỹ tài trợ đầu tiên của tờ báo The Guardian. Ý tưởng này nhằm xây dựng trang Tiêu điểm An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu với mức độ đa phương tiện càng phong phú càng tốt, kết hợp văn bản, video và ảnh cùng với ý kiến và phân tích của các chuyên gia, blogging dữ liệu và các sáng kiến tương tác. Tất cả nội dung sẽ được đưa tới đích là một mini-site có thương hiệu nhưng cũng sẽ được đăng là nội dung đặc biệt trên trang chủ chính về phát triển toàn cầu, được tích hợp với mảng báo chí phát triển khác”.

>

www.

theg

uard

ian.

com

/glo

bal-d

evel

opm

ent/s

erie

s/gl

obal

-roa

d-sa

fety

-in-f

ocus

13

GÔÏI YÙ 1. Lập một tờ thông tin mà bạn có thể mang theo khi nói chuyện với biên tập viên của bạn

về nội dung bài viết của mình. Đừng tấn công họ dồn dập bằng những số liệu thống kê mà hãy sử dụng dữ liệu cho mục tiêu của mình chỉ nhằm nhấn mạnh đó là một vấn đề lớn biết chừng nào.

2.Thể hiện ý nghĩa của các con số thống kê bằng cách đặt chúng vào bối cảnh của các mục tiêu phát triển để tạo ra một hình ảnh toàn diện hơn về việc tử vong do TNGTĐB có thể so sánh với các dịch bệnh toàn cầu khác như thế nào. Chẳng hạn, liệu bạn có thể liên hệ xu hướng tăng nhập khẩu ô tô của cả nước sau khi có thay đổi về chính sách thương mại của chính phủ với xu hướng tăng TNGT do phương tiện cơ giới?

3.Hãy hỏi tại sao. Ngay cả bản thân việc không có dữ liệu cũng có thể là một câu chuyện. Hồ sơ của cảnh sát báo cáo thiếu một cách nghiêm trọng số vụ TNGT và thương tích không tử vong. Ở một số nước, chỉ có dưới 50% các trường hợp tử vong do TNGTĐB được báo cáo cho cảnh sát. Tại sao?

4.Hãy tìm cách tường thuật câu chuyện của bạn mà tránh không sử dụng quá nhiều thuật ngữ. Ví dụ, “người tham gia giao thông dễ bị tổn thương” sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với hầu hết mọi người không làm việc trong lĩnh vực ATGTĐB. Hãy đề cập đến họ là những người bán hàng rong đi dọc theo ven đường mang hàng ra chợ, người đi xe đạp, người đi xe buýt đang vội vã đi làm hoặc trẻ em đi bộ tới trường, và vấn đề đã bất chợt xảy ra.

5.Hãy nghĩ đến bối cảnh. ATGTĐB là một vấn đề xuyên suốt hầu như mọi trụ cột chính về phát triển toàn cầu. Nó tác động tới những nỗ lực chống đói nghèo, gây áp lực quá mức đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe vốn đã rất khó khăn, hủy hoại sinh kế của người dân và ngăn cản hoạt động đến lớp của trẻ em. Đó cũng là một vấn đề lớn về kinh tế. Trong khi hàng tỷ được bỏ ra mỗi năm để xây dựng đường mới thì vấn đề ATGTĐB vẫn không phải là một vấn đề được ưu tiên của nhiều nhà tài trợ cho phát triển hay chính phủ.

6.Hãy tìm cách tường thuật câu chuyện này và thuyết phục để nhu cầu về ATGTĐB trở thành một vấn đề ưu tiên trong các mục tiêu phát triển sau năm 2015. Các vấn đề phát triển vẫn thường xuyên được bàn luận một cách riêng rẽ, song tử vong do TNGTĐB vẫn là một gánh nặng khổng lồ, không chỉ đối với từng gia đình và cộng đồng mà còn đối với tổng sản phẩm quốc nội.

7.Hãy tìm ra khía cạnh con người. Điều này có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. ATGTĐB không chỉ là một vấn đề về chính sách, một vấn đề về an toàn hay một vấn đề về phát triển. Trên hết, đó là một vấn đề về con người và thường là đối với những người bắt buộc phải đi bộ vì không có phương tiện giao thông công cộng có chi phí phù hợp với họ hoặc phải đi những xe buýt không an toàn hoặc phải băng qua những đoạn đường nguy hiểm và đông đúc để đến trường hay đi làm. Những người chết khi đi trên đường chủ yếu là là những người thành viên nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng dân cư. Một người bị thương tích nghiêm trọng trong một vụ TNGTĐB có thể không bao giờ tiếp tục làm việc trở lại được và sẽ chắc không bao giờ nhận được bất cứ khoản bồi thường nào. Những tác động từ từ của TNGTĐB có thể trở thành thảm họa và đưa nhiều gia đình vào cảnh nghèo.

14

Khi tôi đến gặp các biên tập viên của tôi, tôi đã đề xuất nội dung ATGTĐB như một vấn đề có khả năng thu hút sự chú ý nhưng chưa được đưa tin đầy đủ, có ảnh hưởng tới hàng triệu con người mà chủ yếu là người nghèo và người khuyết tật. Chúng ta có thể thể hiện được sự tuyệt vọng của họ đang gây đau đớn cho toàn cộng đồng và quốc gia, mà không chỉ là từng cá nhân, ở mức độ nào. Sự thích đáng của một hình ảnh tổng thể đã thuyết phục được họ về nội dung này. Bài viết sau đó có tiêu đề “Cuộc khủng hoảng mới nhất về sức khỏe công cộng của Châu Á? Những ông tài nguy hiểm”, đã được đăng tải vào tháng 4 năm 2011 và cho đến hôm nay vẫn là một trong những bài viết chuyên đề được đón nhận nhiều nhất. Tôi tin rằng bài viết này đã có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của nó.

Tôi mở bài bằng cách mô tả ấn tượng một tai nạn giao thông kinh hoàng tại Cam Pu Chia, trong đó một chiếc xe van trở đầy những người tham dự một đám cưới đã bị tử vong trên đường. Tại thời điểm mà cha mẹ và anh chị em đang chung vui với những người thân yêu của họ thì cuộc sống của họ đã bị lấy đi trong một bi kịch có thể phòng ngừa được. Còn có cách nào tốt hơn để thu hút được sự chú ý của độc giả không?

Bi kịch trong đám cưới, với toàn bộ yếu tố kịch tích của nó, không phải là điểm cốt lõi của vấn đề mà chỉ là một điểm nhỏ để minh họa cho một vấn đề sâu sắc hơn. Vụ tai nạn này đã châm ngòi cho một làn sóng phản ứng trên toàn quốc, khiến cho nó trở thành một trường hợp điển hình có sức mạnh và đáng đưa tin. Nó đã bộc lộ một mối lo ngại sâu kín tại Cam Pu Chia, làm thức tỉnh cả dân tộc. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng TNGTĐB đã gây ra chi phí khổng lồ cho cả dân tộc, và cần phải có hành động.

Sau khi đã đưa tin về sự cố tại đám cưới, nội dung vấn đề của tờ Time đã nhanh chóng chuyển theo hướng này. Những công bố về mức độ của vấn đề được minh họa bằng tất cả các mô hình xu hướng và số liệu: tỷ lệ % chi phí chăm sóc y tế trong GDP, tình trạng thiếu nội dung giảng dạy về ATGTĐB và thực thi pháp luật và tỷ lệ tử vong hàng năm do TNGTĐB ở các gia đình có thu nhập thấp và trung bình.

Có trụ sở làm việc tại Seoul, Geoffrey Cain là phóng viên thường trú lâu năm của tờ Global

Post cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên. Trước đó, ông đã đưa tin

về Hàn Quốc cho tờ Time. Ông chuyên viết về chính

trị, kinh doanh và sức khỏe và đã sang Châu Á, viết bài cho các báo

The Economist, The Wall Street Journal, The Far

Eastern Economic Review, Foreign Policy, The New Republic, Fast Company,

The Christian Science Monitor và các báo khác.

“TOÂI ÑAÕ ÑÖA BAØI CUÛA MÌNHLEÂN TAÏP CHÍ TIME NHÖ THEÁ NAØO”

Geoffrey Cain, nhà báo tự do

15

Bài báo của tờ Time xuất hiện tại thời điểm đầu Thập kỷ Hành động vì ATGTĐB 2011-2020. Bệnh sốt rét và HIV/AIDS đang là tâm điểm của phong trào sức khỏe công cộng toàn cầu tại Châu Phi và Châu Á. Lúc đầu ATGTĐB không phải thuộc lĩnh vực đó nhưng vấn đề này bắt đầu tạo ảnh hưởng sâu sắc về phương diện nhân đạo. Hay nói cách khác, đã đến thời điểm chín muồi để các nhà báo cho mọi người thấy rằng thế giới đang thay đổi mối quan tâm của mình.

Hoạt động báo chí tốt có thể cho thấy rằng sự thay đổi đó là có thể với điều kiện là bạn có thể tìm được một hay hai ví dụ xác thực. Để kết thúc bài báo đó cho tờ Time, tôi đã phỏng vấn một chuyên gia người Malaysia về cuộc đấu tranh của nước ông đối với tình trạng tử vong do TNGTĐB, đã trải qua nhiều năm, để các nước khác có thể học được một vài bài học từ kinh nghiệm của Malaysia.

“Sự thích đáng của một hình ảnh tổng thể đã thuyết phục được họ về nội dung này”.

© M

ark

Henl

ey /

Pano

s Pi

ctur

es

16

Các phòng tin tức tại Brazil, cho dù thuộc đài phát thanh, truyền hình, báo viết hay báo mạng, đều có xu hướng đưa tin về vấn đề ATGTĐB như những sự kiện độc lập, rời rạc. Do nhân viên bị hạn chế và sức ép về thời hạn gấp, nội dung bài thường được xác minh bằng cách phỏng vấn qua điện thoại với một hoặc hai nguồn thông tin, thường là một cán bộ thực thi luật pháp hay một chiến sỹ cứu hỏa. Nếu các nhà báo không được chuẩn bị đầy đủ để đưa tin về những câu chuyện đó, họ có nguy cơ là bỏ qua những thông tin quan trọng - chẳng hạn không hỏi được về bằng chứng sử dụng rượu bia, vượt quá tốc độ hay không thực hiện bảo trì đường độ.

Trong thời gian mới vào nghề, tôi gặp khó khăn trong việc triển khai diễn biến của vấn đề. Điểm khó khăn là phải xác định các phương pháp tiếp cận mới để kích thích bàn luận chuyên sâu và vượt lên trên mức độ của những câu chuyện thông thường, buồn tẻ về tại nạn GTĐB và tắc nghẽn giao thông.

Sau đó, một hôm tôi tham dự một cuộc hội thảo về ATGTĐB trong phòng tin tức của chúng tôi. Các diễn giả đã cho chúng tôi biết việc đăng tin có phân tích toàn diện về vấn đề là như thế nào và điều đó góp phần tạo nên sự hiểu biết sâu hơn về các vấn đề ATGTĐB như thế nào. Họ đã giải thích phương pháp đưa tin như vậy có thể gây áp lực cho chính quyền phải hành động để cải thiện ATGTĐB như thế nào. Từ khi đó trở đi, các bài viết của tôi bắt đầu thay đổi.

Phóng viên cho tờ báo Estado de Minas, Belo

Horizonte, Brazil và là sinh viên tốt nghiệp báo chí tại Trường Đại học Liên bang Minas Gerais, Guilherme

Paranaiba Gouveia đã làm phóng viên tin tức cho đài truyền hình và báo viết.

Tuy lĩnh vực ‘tin cứng” vẫn là một trong những hoạt

động chính của ông nhưng Guilherme ngày càng

chuyển sự chú ý của mình sang phóng sự đặc biệt về TNGTĐB, cơ sở hạ tầng

đường bộ và hoạt động di chuyển trong đô thị.

“MOÄT CUOÄC HOÄI THAÛO ÑAÕ LAØM THAY ÑOÅI CAÙCH VIEÁT BAØI CUÛA TOÂI”

Guilherme Paranaiba Gouveia, Estado de Minas

“Ý tưởng này là nhằm loại bỏ văn hóa sáo rỗng xung quanh những số liệu tử vong liên quan đến giao thông”.

17

Mais 1 mil agentes e 30caminhonetes de fumacêvão combater o mosquitoemMG. Estado registroumais de 43mil casos.

NOVAS AÇÕESCONTRA DENGUE

PÁGINA 21

GERAIS

ESTADO DE MINAS ● S E X TA - F E I R A , 5 D E A B R I L D E 2 0 1 3 ● E D I T O R : A n d r é G a r c i a ● E - M A I L : g e r a i s . e m@u a i . c o m . b r ● T E L E F O N E S : ( 3 1 ) 3 2 6 3 - 5 2 4 4 / 3 2 6 3 - 5 1 0 5 ● FA X : ( 3 1 ) 3 2 6 3 - 5 0 2 4

17

EDÉSIOFERREIRA/EM/D.APRESS–18/3/13

ASVIDASQUEOTRÂNSITOROUBOU(E AINDAVAI ROUBAR)Em28de janeiro,umdesastrecomoveuopaís:depoisdo incêndionaBoateKiss, emSantaMaria

(RS),241pessoasmorreram.Oepisódioresultoueminvestigaçõeseprovidênciasquerepercutem

atéhoje. LongedoSul, no trânsitomineiro, umaoutra tragédia se repete todososdias. Silenciosa

emaisgrave.Desdeo iníciodoano,maisde560pessoasmorreramemruaserodoviasdoestado.

É comosea catástrofe gaúcha tivesseocorridoduasvezes emmenosdequatromeses.Oquadro

é assustador,mas não gera amobilização que se seguiria à queda de dois aviões em90 dias, por

exemplo. Porém, o tráfegomineiro sozinho tiroumais vidas que a soma dos acidentes comos

voos 3054, da TAM–com199óbitos emSãoPaulo, em2007 –, e 447, daAir France, quematouos

228ocupantesque seguiamdoRioparaParis, em2009. Eopior:mantidoesse ritmo, quase2.180

pessoas terãomorridovítimasdecarros,motos, caminhõeseônibusatéo fimde2013.

PELOMENOS 561 PESSOASMORRERAMNOTRÁFEGO EMMINAS EM 2013.

NESSE RITMO, NÚMERODEVÍTIMAS CHEGARÁ A 2.178 NO FIMDOANO

LEIAMAIS SOBRE ATRAGÉDIA NOTRÂNSITONA PÁGINA 18

Một trong những bài có ý nghĩa nhất mà tôi viết sau khi tham dự cuộc hội thảo, tôi đã so sánh toàn bộ số liệu tử vong liên quan đến giao thông của quý đầu năm 2013 với số tử vong do những bi kịch quốc gia đã được đưa tin rộng rãi khiến dư luận phải sửng sốt. Ý tưởng này là nhằm loại bỏ văn hóa sáo rỗng xung quanh những số liệu tử vong liên quan đến giao thông và minh họa cho mức độ của vấn đề tại bang của tôi, Minas Gerais. Tôi đã phỏng vấn nhiều chuyên gia để hiểu được rõ hơn nguyên nhân tại sao tử vong liên quan đến giao thông đường bộ (GTĐB) lại vượt xa con số tử vong do các thảm kịch khác của Brazil.

Trang đầu của tờ Estado de Minas kể về câu chuyện của Guillherme: Những mảnh đời bị mất do TNGTĐB.

>

18

03VIEÁT BAØI VEÀ

ATGTÑBNHÖ MOÄT ÑEÀ AÙN

19

Các phóng viên cho chúng tôi biết rằng ATGTĐB tạo ra ít cơ hội để đưa tin một cách thuyết phục. Họ giải thích rằng sau khi viết một số bài chuyên sâu, họ không còn nghĩ ra cách trình bày chủ đề với biên tập viên và độc giả của họ. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho khoảng 3400 người mỗi ngày không thể và không nên bị từ bỏ bởi các hãng tin bằng một vài bài viết chuyên đề. Khi chúng tôi thực hiện một vài nghiên cứu về cách các phóng viên đăng tải nội dung ATGTĐB trên thế giới, chúng tôi đã thấy một số đề án sáng tạo, đổi mới hiện đang thu hút được sự chú ý của nhiều độc giả.

Trong các câu chuyện được kể lại trên đây, các phóng viên đã nhấn mạnh rằng dữ liệu có thể là một bộ phận thiết yếu của các bài viết chuyên sâu về ATGTĐB. Để viết mục này, chúng tôi đã mời hai phóng viên nói chuyện về kinh nghiệm của họ trong việc biến những bảng số liệu lớn thành lời văn phức hợp, thu hút được hàng triệu người đọc.

Câu chuyện đầu tiên là một ví dụ báo chí dữ liệu (data journalism) dựa trên sự việc có thực tại một nước và góc độ con người rõ nét. Câu chuyện thứ hai là về một đề án có sử dụng dữ liệu quốc tế để trình bày vấn đề trên quan điểm toàn cầu và gửi đi một thông điệp vận động chính sách.

Cả hai sáng kiến này đều gây cảm hứng nhờ lời văn thu hút được xây dựng dựa trên dữ liệu về ATGTĐB, việc sử dụng phần mềm nguồn thông tin mở và phương pháp tiếp cận đa phương tiện.

© S

chwä

bisc

h M

edia

20

Đó là thời gian làm việc tại BBC News trực tuyến và chuyên trách về báo chí dữ liệu, tôi thực sự bắt đầu quan tâm nghiêm túc tới tử vong do TNGTĐB. Tôi muốn thử xem tôi có thể viết về những trường hợp tử vong này theo một cách khác hay không, bằng cách sử dụng khả năng đa lớp của mạng Internet để đưa ra bối cảnh và thông tin chi tiết cũng như khía cạnh con người của những số liệu tử vong này.

Trong nội dung tổng kết hàng năm về số liệu tử vong do TNGTĐB, Bộ Giao thông của Vương Quốc Anh phát hành một bản báo cáo thường niên bao gồm các số liệu đã đưa tin cùng với phần phân tích và diễn giải chi tiết các số liệu. Đây là một tài liệu hấp dẫn chứa toàn số liệu thống kê quý giá và chi tiết bắt mắt.

Tâm điểm của đề án của chúng tôi là một bản đồ trực tuyến có thể tìm kiếm được về số liệu tử vong tại Anh Quốc. Bản đồ này cho phép người sử dụng nhập một địa điểm và xem tất cả các vụ TNGTĐB nghiêm trọng của khu vực đó. Nhấp chuột vào một điểm tai nạn giao thông (marker) thì một khung (box) sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nạn nhân tử vong là người đi bộ, người lái ô tô hay người đi mô tô, cũng như thời điểm vụ đâm nhau xảy ra cùng với một số thông tin khác.

Nguồn thông tin chính cho bản đồ này là dữ liệu tử vong do TNGTĐB chính thức, một hệ thống báo cáo TNGTĐB đã chuẩn hóa được triển khai từ năm 1979. Được ngành công an hoàn tất xây dựng, hệ thống STATS19 lưu đầy đủ các loại thông tin về từng vụ tai nạn, bao gồm ngày, giờ, địa điểm, tình trạng đường cũng như phương tiện giao thông và số liệu tử vong liên quan. Các yếu tố góp phần gây tai nạn, như tốc độ, thời tiết và công bố của những người liên quan, cũng được phản ánh. Khi truy cập một trong các tài liệu này, tôi nhanh chóng nhận ra tiềm năng báo chí của việc tập hợp dữ liệu thu thập trong nhiều năm thành một chuyên đề tương tác trực tuyến.

Adrian Brown là một nhà báo có kinh nghiệm 20 năm đưa tin từ Balkans,

Pháp và Vương Quốc Anh cho các tờ báo, hãng tin quốc tế và BBC. Ông đã có 6 năm làm việc cho

BBC News trực tuyến, tạo nội dung gốc về một loạt các chủ đề khác nhau. Hiện nay ông làm việc

cho dịch vụ trực tuyến và tin tức truyền hình quốc

tế của BBC chuyển trong đô thị.

“TOÂI MUOÁN VIEÁT VEÀ TÖÛ VONG DO TNGTÑB THEO MOÄT CAÙCH KHAÙC”

Adrian Brown, BBC

“Tôi nhanh chóng nhận ra tiềm năng báo chí của việc tập hợp dữ liệu thu thập trong nhiều năm thành một chuyên đề tương tác trực tuyến”.

21

Một tập hợp dữ liệu 10 năm của hệ thống STATS19 mà tôi lấy ví dụ chứa tới trên 1 triệu dòng dữ liệu, tất cả đều ở trong các ô được mã hóa có thể giải mã được với một “cheat sheet” đi kèm tuyệt vời. Tuy nhiên, việc xử lý khối lượng dữ liệu đó cần phải trải qua một khóa tự học về tai nạn giao thông trên Excel để sàng lọc dữ liệu về những chi tiết chúng ta cần. Tôi đã sớm có được các danh mục có thể phân loại được và các bảng “bảng lọc” mở ra một số dòng nội dung sự việc.

Các đồng nghiệp lập trình của tôi nhanh chóng có thể đánh dấu những sự cố lên một bản đồ trực tuyến tương tác và triển khai dữ liệu thành biểu đồ thể hiện số các vụ tai nạn có tử vong trong một khoảng thời gian điển hình là 24 giờ, và biểu đồ xu hướng các vụ tai nạn trong một tuần điển hình và việc những số liệu này biến động theo tuổi của nạn nhân như thế nào. Một loạt các đồ họa thông tin cũng được đưa vào hoạt động. Tuy các bản đồ và đồ họa thông tin là một hình thức hiệu quả để hiển thị dữ liệu phức tạp một cách hấp dẫn nhưng chúng có thể là vô vị đối với một số người và thiếu góc độ con người. Về yếu tố này, tôi đã thử hai phương pháp tiếp cận khác nhau.

22

Trước hết, tôi điều tra một vụ tai nạn có tử vong, kể lại toàn bộ sự cố trên quan điểm của tất cả những người liên quan, từ người bạn gái của người đàn ông đã chết, đội cứu hộ đã có mặt ở hiện trường sự cố, cho đến người bác sỹ đã cho biết ông ta đã chết tại bệnh viện. Đây là một sự việc phải xem xét cẩn thận nhưng bài báo chuyên đề dài 2500 từ sau đó đã nhận được trên 1 triệu truy cập vào ngày hôm đó. Thật đáng ngạc nhiên nếu bạn cho rằng câu chuyện về người đàn ông bị hất khỏi chiếc xe scooter sẽ chỉ đáng viết vài đoạn văn.

Đề án thứ hai thật tham vọng. Tôi muốn thử xem tôi có thể phản ánh các sự cố GTĐB xảy ra trong một ngày để tạo ra cảm nhận về một số lượng lớn hàng trăm vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày. Tôi bỗng nảy ra một ý tưởng theo dõi Dịch vụ Cấp cứu Lon-don trong một ngày. Tôi đã xác định được trung bình có khoảng 80 cuộc gọi xe cấp cứu cho các vụ tai nạn giao thông hàng ngày ở thủ đô. Rải đều trong suốt khoảng thời gian 24 tiếng, có đủ hoạt động để theo dõi cho một đội phóng viên 12 người để ghi lại từng vụ cho đài truyền hình và báo mạng. Để đưa tin cập nhật, chúng tôi tạo một trang trực tuyến (live page) cho phép chúng tôi có thể đưa bình luận và các chi tiết trong suốt cả ngày. Chúng tôi cũng có 2 đội phóng viên truyền hình, cho phép chúng tôi xây dựng một phóng sự chuyên đề cho bản tin buổi trưa và một phóng sự dài hơn cho bản tin chính buổi tối cho đài truyền hình London của BBC. Trang trực tuyến đã có được một lượng truy cập lớn, với trên 1 triệu lần xem và tương tác liên tục qua các phương tiện truyền thông xã hội. Chúng tôi không những có thể đưa tin trực tiếp từng vụ tai nạn một cách chi tiết mà còn làm giấy lên hàng loạt những cuộc tranh cãi và bàn luận trực tuyến mà thính giả của BBC có thể tham gia theo 1 mối duy nhất.

Nhìn tổng thể, tôi có thể nói rằng phản ứng của khán giả chủ yếu là tích cực. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều e-mail khen ngợi BBC đã thực hiện chủ đề này. Có một sự phản ứng đặc biệt mạnh mẽ đối với bài viết chuyên đề về cái chết của người đi xe scooter. Tôi nghĩ rằng khía cạnh thú vị nhất của câu chuyện là trong khi sự quan tâm của công chúng là rất lớn thì sự quan tâm chính thức về việc giải quyết vấn đề này lại có thể rất ít và không có tham vọng. Nhiều người công nhận rằng có thể có giải pháp khả thi để giảm con số tử vong xuống 1 - 2 trăm hoặc thậm chí là 0, như Thụy Điển đã cam kết đạt được, nhưng dường như quá ít ý chí chính trị được thể hiện cho mục đích đạt được điều này.

“Bài báo chuyên đề dài 2500 từ sau đó đã nhận được trên 1 triệu truy cập vào ngày hôm đó”.

23

© A

lexS

P / W

ikim

edia

Com

mon

s

24

Trung tâm Pulitzer về Báo chí Khủng hoảng chuyển sự chú ý của họ sang vấn đề ATGTĐB sau cơ hội gặp gỡ giữa người sáng lập trung tâm Pulitzer, Jon Sawyer và một chuyên gia ATGTĐB của World Bank, người đã cho Sawyer biết rằng ông rất thất vọng với tình trạng thiếu hoạt động đăng tải của giới truyền thông và sự nhận thức của công chúng về cái mà ông xác định là “cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng lớn nhất mà chưa ai được biết tới”. Sau khi ông cho Sawyer xem những con số, đề án “Road kills” của Trung tâm Pulitzer đã được triển khai.

Với một mạng lưới hơn 300 phóng viên làm việc tại Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu, Trung tâm Pulitzer có năng lực tốt để biên soạn những phóng sự của riêng mình về vấn đề ATGTĐB từ hầu như mọi miền trên thế giới.

Điểm đặc trưng của đề án là một bản đồ tương tác linh hoạt được xây dựng bằng dữ liệu thu thập từ Báo cáo thực trạng toàn cầu về an toàn giao thông đường bộ (2013) của WHO và các công cụ nguồn thông tin mở. Bản đồ này kết hợp dữ liệu về tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông với hàng loạt bài được đăng tải đều đặn từ các phóng viên của Trung tâm Pulitzer trên khắp thế giới. Một hình ảnh sinh động điểm lược các thông tin thực tế về ATGTĐB có công dụng như một bước đăng nhập bằng thông tin và cho phép người sử dụng hướng tâm điểm vào các khu vực hoặc thăm dò các lĩnh vực chủ đề mà họ đặc biệt quan tâm.

Chúng tôi muốn bản đồ này có vai trò như một chất xúc tác cho công tác báo chí chuyên sâu về các vấn đề ATGTĐB. Chúng tôi cũng muốn bản đồ này có thể sử dụng được và “tùy chỉnh được” như một diễn đàn để tham gia và đưa tin về vấn đề này. Bản đồ này có khả năng “nhúng” (embeddable) được hoàn toàn và khi đề án được khởi động vào tháng 8 năm 2013, chúng tôi đã mời bất cứ cơ sở truyền thông nào quan tâm tận dụng miễn phí nguồn lực này trên website của riêng đề án. Độc giả cá nhân cũng được mời “nhúng” bàn đồ này vào blog hay website của họ.

Cho đến nay đã nhận được nhiều phản hồi đáng khích lệ. Bản đồ này đã được hàng trăm blogger và các cơ sở truyền thông chính thống sử dụng, bao gồm các báo The Washington Post, The Chicago Tribune, Slate, Gizmodo, The Car Connection, The Daily Dish, The Daily Mail, El Pais, Discovery, Fast Company, ABC, Vice, PBS và Visual.ly.

“ÑÖA TIN TAÏI HIEÄN TRÖÔØNGVAØ TRÖÏC QUAN HOAÙ DÖÕ LIEÄUMOÄT CAÙCH SAÙNG TAÏO ÑEÅPHUÏC VUÏ THÍNH/ÑOÄC GIAÛ TOAØN CAÀU”

Tom Hundley,Trung tâm Pulitzer về Báo chí Khủng hoảng

25

Gần một triệu người đã xem bản đồ này từ khi khởi động vào tháng 8 năm 2013, và nhiều người đã gửi tin nhắn qua tweeter và đăng tải chương trình “takeaways” của họ. Chúng tôi đã có thể duy trì cập nhật đề án bằng cách bổ sung ít nhất một hoặc hai phóng sự mỗi tháng và hiển thị nổi bật các phóng sự đó trên website của chúng tôi. Hầu hết trong số khoảng 30 phóng sự trong nước đã được đóng góp bởi các thành viên được phép của Trung tâm Pulitzer làm việc về các đề án không liên quan ở khắp mọi miền trên thế giới, nhưng chúng tôi cũng có được những đóng góp có giá trị từ các nguồn thông tin bên ngoài.

Tuy đề án “Road kills” có phạm vi hoạt động toàn cầu nhưng mô hình này có thể dễ dàng áp dụng cho các đề án làm báo về ATGTĐB khu vực và quốc gia. Theo Visual.ly, “Những đề án như thế này cho thấy công tác báo chí liên tục phát triển vượt lên trên hình thức đưa tin và điều tra thông thường như thế nào. Internet mở ra một cơ sở độc giả toàn cầu, và do quy mô độc giả thay đổi nên quy mô đưa tin cũng thay đổi. Một đề án như đề án này cần có sự nỗ lực phối hợp từ nhiều người thuộc các tổ chức khác nhau - mang lại giá trị cho mọi người.”

“Những đề án như thế này cho thấy công tác báo chí liên tục phát triển vượt lên trên hình thức đưa tin và điều tra thông thường như thế nào”.

26

© C

hris

Sto

wers

/ Pa

nos

Pict

ures

27

04TNGTÑB

KHOÂNG PHAÛI LAØ“TAI NAÏN

KHOÂNG MAY“

28

Trong bản hướng dẫn này, chúng tôi xem xét công tác làm báo về ATGTĐB theo 3 quan điểm riêng biệt: tác động của nó đối với sức khỏe công cộng, người tham gia giao thông bị ảnh hưởng như thế nào và pháp luật về ATGTĐB có thể làm giảm thương tích và tử vong như thế nào. Mục đích là để giúp bạn xây dựng một khung phương pháp cho công tác đưa tin của bạn, đề xuất các góc độ vấn đề khả thi và cho bạn thấy một số ví dụ về những gì mà các ấn phẩm và cơ sở phát thanh truyền hình khác đã thực hiện.

Cứ bao lâu thì bạn lại nghĩ về tác động của TNGTĐB đối với ngành y tế công cộng? Đặc biệt tại các nước phát triển, tử vong do TNGTĐB bị từ chối như một hệ quả không tránh khỏi của các nền kinh tế đang tăng trưởng và quá trình cơ giới hóa nhanh chóng của quần chúng nhân dân. Dường như có một quan niệm cố hữu là bất cứ những gì xảy ra trên đường là công việc của những người phụ trách quản lý cơ sở hạ tầng và giao thông. Nhưng các hệ thống giao thông được quy hoạch và quản lý tồi có thể gây hậu quả đến nhiều ngành trong xã hội và đáng chú ý nhất là ngành y tế công cộng.

Lần tới khi bạn có dịp viết về một tai nạn chết người, hãy cân nhắc các điểm sau:

➔ TNGTĐB vẫn là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

➔ Thương tích do TNGTĐB đặt một gánh nặng lớn lên hệ thống sức khỏe công cộng vốn đã bị quá tải.

➔ TNGTĐB ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Trong các trang tiếp theo, bạn sẽ thấy một số quan điểm chính cho lối viết văn của bạn đối với mỗi góc độ được đề xuất cũng như kết nối tới ví dụ về các câu chuyện ATGTĐB do các phóng viên trên thế giới viết. Những đường kết nối tới các bài báo có thể kích hoạt trên bản trực tuyến của hướng dẫn này.

© Ja

cob

Silb

erbe

rg /

Pano

s Pi

ctur

es

29

Khoảng 1,24 triệu người chết mỗi năm do TNGTĐB - nghĩa là hơn 3.400 người mỗi ngày. Trên toàn cầu, thương tích do TNGTĐB là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ 9, đứng trên bệnh sốt rét và bệnh tiểu đường và không xa sau HIV/AIDS. Thương tích do TNGTĐB là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu ở nhóm người trẻ từ 15-29 tuổi, có nghĩa là tử vong và thương tích do TNGTĐB đã làm mất đi một bộ phận quý giá trong lực lượng lao động. Một nửa số người chết khi tham gia giao thông trên thế giới là những đối tượng mà các nhà phân tích ATGT gọi là “người tham gia giao thông dễ bị tổn thương” - người đi bộ, người đi xe đạp và người đi mô tô.

Cũng giống như bất cứ bài báo nào đề cập cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng, bạn cần xây dựng cấu trúc câu chuyện của mình trong một bối cảnh có thể giúp bạn nêu bật các khía cạnh liên quan đến sức khỏe của tình huống. Điểm mấu chốt là đặt ra câu hỏi phù hợp: Sự việc đó tác động đến ai? Lan rộng như thế nào? Có thể khắc phục ra sao? Số liệu thống kê và dữ liệu tốt có vai trò thiết yếu cho nội dung này.

Nếu chính quyền địa phương hoặc chính phủ đã thông qua các biện pháp an toàn mới, bạn có thể dễ dàng tận dụng cơ hội đó để phản ánh những tác động về sức khỏe công cộng, như trường hợp bài báo của Australia trong khung có ví dụ đi kèm. Nhưng nếu bạn

đang đưa tin từ một nước mà người dân chỉ mới đang nhận thức dần về vấn đề này và hiện chưa có cuộc họp bàn đáng kể nào ở cấp quốc gia, bạn có thể cân nhắc viết một câu chuyện về các chiến lược thành công đang được áp dụng tại các nước khác với cùng một vấn đề. Các biện pháp can thiệp về ATGTĐB hiệu quả phụ thuộc nhiều vào bối cảnh của từng nước, nhưng câu trả lời cho một vấn đề cụ thể mà bạn đã nhận biết được có lẽ đã được giải quyết thành công ở một nước khác trên thế giới. Đây có thể là cách hữu hiệu để phác họa câu chuyện và đề xuất các giải pháp tiềm năng cho những người ra quyết định của đất nước bạn.

Tóm lại, tập hợp kết quả nghiên cứu và dữ liệu liên quan đến ATGTĐB và sức khỏe công cộng là rất lớn và thường có thể tiếp cận được. Không giống như một số cuộc khủng hoảng về sức khỏe công cộng mà không có vắc xin hay phương pháp cứu chữa, chúng tôi đã biết cách giảm thương tích và tử vong do TNGTĐB, và nhiều nước đã thành công trong công việc này. Các câu chuyện về những phát hiện này, giống như những bài báo chuyên đề trong khung dưới đây có thể là cơ hội để phương tiện truyền thông tập trung sự chú ý vào “dịch bệnh” nguy hiểm này theo cách thức không phụ thuộc vào điểm hấp dẫn của nội dung tin tức (news hook) về một vụ tai nạn giao thông chết người.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới,

CNBC➔ Tại sao đường giao thông lại là một trong những nguyên

nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới?, The Guardian, podcast

➔ Người trẻ chết khi tham gia giao thông khiến cảnh sát giao thông luôn ở chế độ cảnh báo, Bangalore Mirror

➔ Luật pháp chặt chẽ hơn đối với người lái xe trẻ, The Australian

➔ Bangalore học kinh nghiệm của Thụy Điển về quy hoạch đô thị, Times of India

➔ Đối với người đi bộ và người đi xe đạp, chiến lược quy hoạch đường giao thông của Thụy Điển giúp cứu sống con người, San Diego Free Press

GÓC ĐỘ VẤN ĐỀ 1: TNGTÑB LAØ MOÄT TRONG NHÖÕNG NGUYEÂN NHAÂN GAÂY TÖÛ VONG LÔÙN NHAÁT TRONG THÔØI ÑAÏI NGAØY NAY

“Cơ hội để phương tiện truyền thông tập trung sự chú ý vào “dịch bệnh” nguy hiểm này theo cách thức không phụ thuộc vào điểm hấp dẫn của nội dung tin tức (news hook) về một vụ tai nạn giao thông chết người”.

30

© S

ven

Torfi

nn /

Pano

s Pi

ctur

es

31

Các vụ tai nạn giao thông gây chết người luôn tạo ra những dòng tít giật gân nhưng bạn có hay không cân nhắc việc viết về những người sống sót trong tai nạn và hiện đang trải qua những ngày dài đau đớn, điều chỉnh nội thất trong nhà để phù hợp với nhu cầu thân thể mới của họ hay đang cố tìm một vị trí mới trong xã hội?

Con số tử vong chỉ là phần chóp của tảng băng so với số nhân lực và nguồn lực xã hội bị mất đi do tai nạn GTĐB. Theo ước tính, có 20-50 triệu người bị thương tích hàng năm do TNGTĐB. Con số thương vong này có xu hướng bị báo cáo thiếu rất nhiều và đó là lý do vì sao việc ước tính một cách chính xác hơn gánh nặng trực tiếp của thương tích do TNGTĐB là rất khó. Có một ước tính khiêm tốn là, đối với mỗi trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, lại có thêm 15 người phải điều trị tại bệnh viện và 70 người bị những chấn thương nhỏ.

Thương tích do TNGT thường để lại chấn thương cột sống, làm thay đổi lớn đến cuộc sống của nạn nhân, hoặc là khiến họ bị tàn tật vĩnh viễn hoặc đặt họ trước vô số thử thách. Họ phải đương đầu với những trở ngại về thân thể trong những di chuyển cơ bản cũng như thái độ tiêu cực khiến họ không thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động của xã hội.

Người bị tổn thương cột sống có nhiều khả năng tử vong trước tuổi gấp 2 đến 5 lần người bình thường. Họ cũng có tỷ lệ thấp hơn trong việc đi học và tham gia hoạt động kinh tế so với những người không bị tổn thương này. Chấn thương cột sống cũng liên quan đến

nguy cơ về những trạng thái thứ phát có thể làm suy yếu sức khỏe và thậm chí đe dọa tới cuộc sống, và nó khiến cho họ phụ thuộc vào người chăm sóc.

Quan điểm quốc tế về chấn thương cột sống của WHO cho thấy rằng ở khu vực Châu Phi, thương tích do TNGTĐB là nguyên nhân chính của tình trạng chấn thương cột sống, chiếm gần 70% trong tất cả các trường hợp. Tại các khu vực khác của WHO, chấn thương cột sống liên quan đến TNGTĐB bao gồm từ 40% tất cả các trường hợp thương tích đó tại khu vực Đông Nam Á đến 55% tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Cũng như tất cả các trường hợp thương tích, chấn thương cột sống có thể phòng ngừa được.

Một cách khác để truyền đạt câu chuyện này là thông qua những người đã trở thành nhà vận động có khả năng hùng biện sau khi trải qua thương tích liên quan đến giao thông. Những người này và cuộc sống của họ có thể là một nguồn nội dung hấp dẫn, nhân cảm mà không những thu hút sự chú ý vào các vấn đề ATGTĐB mà còn có thể động viên người khác cố gắng đương đầu với điều bất hạnh tương tự.

Các câu chuyện trong khung minh họa cách thức, bằng việc đăng tải nội dung thương tích nói trên, các phóng viên có thể đề cập tác động của TNGTĐB đối với hệ thống y tế công cộng.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Nạn nhân tai nạn giao thông ở Kenya, The Guardian ➔ Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Zambia cần một cuộc

kiểm định MOT khi tai nạn giao thông đường bộ tăng, The Guardian

➔ Nạn nhân tai nạn giao thông ở Dubai cảnh báo sự nguy hiểm của tình trạng cải tạo xe, The National

GÓC ĐỘ VẤN ĐỀ 2: THÖÔNG TÍCH DO TNGTÑB AÛNH HÖÔÛNG TÔÍ CHAÁT LÖÔÏNG CUOÄC SOÁNG NOÙI CHUNG

“Con số tử vong chỉ là phần chóp của tảng băng so với số nhân lực và nguồn lực xã hội bị mất đi do tai nạn GTĐB”.

32

Hình ảnh trực quan phổ biến nhất liên quan đến các sự cố tai nạn GTĐB là cảnh tượng vụ tai nạn - cảnh chiếc xe bị phá tan ra từng mảnh hoặc bị lật đổ, kính xe vỡ tan và đồ đạc cá nhân bị rơi vãi rải rác trên mặt đường nhựa. Nhưng một hình ảnh gây tác động mạnh nữa có thể là một phòng cấp cứu đông nghẹt và nhân viên chăm sóc cấp cứu làm việc quá sức. Thương tích do TNGTĐB đặt một gánh nặng lớn lên hệ thống y tế, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nơi con số nạn nhân đặc biệt cao và nguồn lực sẵn có vẫn luôn khan hiếm.

Hãy xem xét việc viết về tình trạng quá tải của cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế như hậu quả của TNGTĐB, như trong các ví dụ dưới đây. Bao nhiêu gường bệnh đã có bệnh nhân bị thương tích do TNGTĐB? Trong bao lâu? Và tình trạng có thể phòng ngừa được này gây tốn kém bao nhiêu cho nền kinh tế?

Bạn cũng có thể viết một bài so sánh chi phí dành mục tiêu giảm thương tích do TNGTĐB với chi phí chăm sóc người bị thương, với lưu ý rằng việc chăm sóc thương tích do TNGTĐB đã ngốn hết nguồn lực y tế khan hiếm mà lẽ ra có thể sử dụng để xử lý các vấn đề sức khỏe khác khó có khả năng phòng ngừa hơn.

Báo cáo thế giới về phòng ngừa thương tích do TNGTĐB của WHO (Peden et al., 2004) phát hiện ra rằng trong số các nước có thu nhập thấp và trung bình, 30-86% các trường hợp nhập viện vì chấn thương đều là hậu quả

của thương tích do TNGTĐB. Thời gian nằm viện trung bình là 20 ngày, và tại một số nước, bệnh nhân bị thương do TNGTĐB chiếm 48% trong số bệnh nhân nằm viện tại khoa ngoại và là những người sử dụng thường xuyên nhất phòng mổ và đơn vị chăm sóc tích cực. Thương tích do TNGTĐB cũng tạo thêm khối lượng công việc cho các dịch vụ X-quang, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Bài phân tích theo hình thức này có thể được thực hiện ở cấp quốc gia hoặc địa phương bằng cách kiểm tra dữ liệu sẵn có có thể tiếp cận được do các bệnh viện địa phương hoặc bộ y tế tập hợp, như trong các ví dụ trong khung dưới đây.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Bi kịch về giao thông đe dọa gây quá tải các phòng cấp

cứu ở Bangladesh, The Guardian

➔ Tử vong do TNGTĐB, bệnh ung thư và đái tháo đường đang trở thành những dịch bệnh tiềm ẩn tại Châu Phi, The Guardian

➔ Tái đầu tư vào chiếc xe, The Economist

➔ TNGTĐB ở Bangladesh gây thiệt hại lớn cho người nghèo - và nền kinh tế, The Guardian

➔ Bia rượu và ô tô không thể hòa hợp ở Cape Town, The Pulitzer Center

GÓC ĐỘ VẤN ĐỀ 3: CAÙC HEÄ THOÁNG Y TEÁ COÂNG COÄNGBÒ QUAÙ TAÛI DO THÖÔNG TÍCH GTÑB

“Một hình ảnh gây tác động mạnh nữa có thể là một phòng cấp cứu đông nghẹt và nhân viên chăm sóc cấp cứu làm việc quá sức”.

33

1.So sánh với các bệnh khác: Có bao nhiêu người chết trong các vụ TNGTĐB ở nước của bạn? Con số đó so sánh với số người chết vì HIV/AIDS, bệnh sốt rét và bệnh lao như thế nào? Các bệnh lây truyền phổ biến khác như bệnh sốt Dengue ra sao? Số tiền được chi tiêu cho việc phòng ngừa tử vong do TNGTĐB so với số tiền phải chi cho các bệnh tật khác như thế nào?

2. Ai là những nạn nhân chính ở nước của bạn? Những người trẻ? Nam giới? Người đi xe hai bánh? Người không sử dụng đai an toàn hoặc mũ bảo hiểm?

3. Các dịch vụ chăm sóc sau tai nạn và cấp cứu: Có những dịch vụ cấp cứu nào được thực hiện ở nước của bạn? Bạn có thể gọi xe cấp cứu được không? Chi phí là bao nhiêu, và những ai có thể tiếp cận được? Cái gọi là “giờ vàng” là gì?

© S

tuar

t Fre

edm

an /

Pano

s Pi

ctur

es

YÙ TÖÔÛNG KHAÙC CHO CAÙC BAØI VIEÁTKHAÙC VÔÙI GOÙC ÑOÄ SÖÙC KHOÛE COÂNG COÄNG

34

BAÙO CHÍ GIAÛI PHAÙPNhư chúng tôi đã nhấn mạnh trong tài liệu hướng dẫn này, ATGTĐB là một vấn đề có phản hồi hiệu quả. Trên cơ sở đó, loại hình báo chí định hướng giải pháp có thể hữu dụng đặc biệt trong việc viết về ATGTĐB> Một trong những tổ

chức tiên phong về lĩnh vực này là Mạng lưới Báo chí Giải pháp (Solutions Journalism Network) (www.solutionsjournalism.org), một tổ chức có trụ sở tại New York có hỗ trợ cho các nhà báo nhằm xây dựng những bài viết khắt khe và hấp dẫn về phản hồi đối với các vấn đề xã hội.

Theo lời giải thích của Tina Rosenberg, người đồng sáng lập Mạng lưới Báo chí Giải pháp, loại hình báo chí giải pháp thực sự không phải là vận động chính sách. “Đó không phải là một loại hình báo chí giải trí hay quan hệ công chúng hay ‘cảm thấy hay’”, bà nói. “Đó là việc viết báo khắt khe và hấp dẫn trên cơ sở xem xét gốc rễ của vấn đề và phản ánh

những phản hồi thực tế - vì chúng thực sự đang diễn ra.

“Lý thuyết chủ yếu về thay đổi của nghề báo chí là việc chỉ ra những vấn đề xã hội sẽ kích thích sự đổi mới. Các nhà báo hoạt động với vai trò “người thổi còi” và vạch ra những điều sai trái, nhưng không có vai trò hành động vượt quá ngưỡng đó. Chúng tôi tin rằng lý thuyết thay đổi này là chưa đủ. Sẽ là chưa đủ đối với các nhà báo nếu họ chỉ đơn giản là nêu lên những điều sai trái và hy vọng xã hội sẽ xây dựng luật pháp tốt hơn hoặc thực hiện giám sát đầy đủ hơn. Các vấn đề của thế giới thật quá phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Người dân phải tìm hiểu những ví dụ đáng tin về thái độ phản hồi với vấn đề để trở thành những nhà hoạt động được trao quyền và sáng suốt, có khả năng xây dựng một xã hội tốt hơn. Trong bối cảnh này, ngành báo chí phải nâng cao vai trò truyền thống của mình, rọi sáng cho những phản ứng linh hoạt đối với những điều có hại cố hữu của xã hội.”

Mạng lưới Báo chí Giải pháp gần đây đã xuất bản miễn phí một bộ công cụ dài 48 trang dẫn dắt các phóng viên qua một quy trình thực hành báo chí giải pháp, từ bước tìm được một ý kiến phản ứng đáng đưa tin đến khi vận động người đọc tham gia vào bài viết chính thức. Bộ công cụ này được đăng trên website www.solutionsjournalism.org và bao gồm một ví dụ thú vị là bài viết về ATGTĐB từ tờ báo The New York Times, De Blasio học tập Thụy Điển về an toàn giao thông đường bộ.

“Chưa đủ đối với các nhà báo nếu họ chỉ đơn giản là nêu lên những điều sai trái và hy vọng xã hội sẽ xây dựng luật pháp tốt hơn hoặc thực hiện giám sát đầy đủ hơn”.

35

© Ja

n Ba

nnin

g / P

anos

Pic

ture

s

36

05ATGTÑB VAØ NGÖÔØI

THAM GIA GIAO THOÂNG

37

Chúng ta thường đọc các bài viết về những người bị tử vong hoặc thương tích do TNGTĐB, nhưng chúng ta hiếm khi đọc các bài viết về mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đối với cả nhóm người đó. Tính dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông phụ thuộc nhiều vào việc bạn làm và bạn là ai.

Nếu bạn sống ở một nước có thu nhập thấp, nếu bạn lái xe mô tô hoặc nếu bạn thuộc nhóm tuổi từ 15 - 29, rủi ro bạn bị thương tích do TNGTĐB lớn hơn nhiều so với các nhóm dân cư khác. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng TNGT có tác động tỷ lệ nghịch đối với bộ phận người nghèo và dễ bị tổn thương trong xã hội. Ngay cả ở các nước có thu nhập cao, trẻ em nghèo cũng có rủi ro cao hơn so với trẻ em thuộc các gia đình sung túc hơn. Tại các nước có thu nhập thấp, người dân thuộc các nhóm kinh tế xã hội thấp phải đương đầu với nguy cơ cao nhất.

Nếu bạn muốn viết về ATGTĐB với tâm điểm là những người thuộc các nhóm nguy cơ khác nhau, có một số cách để thực hiện việc này. Phương pháp tiếp cận này giúp người đọc hiểu rõ hơn các yếu tố nguy cơ đối với họ đồng thời đề xuất các bước mà họ có thể thực hiện để giảm nguy cơ bị tổn thương của họ. Việc cung cấp cho người đọc thêm nhiều kiến thức có thể góp phần giảm thương tích và tử vong do TNGTĐB.

Trong các trang tiếp theo, bạn sẽ thấy một số quan điểm chính cho lối viết văn của bạn đối với mỗi góc độ được đề xuất cũng như kết nối tới ví dụ về các câu chuyện ATGTĐB do các phóng viên trên thế giới viết. Những đường kết nối tới các bài báo có thể kích hoạt trên bản trực tuyến của hướng dẫn này.

Tính dễ bị tổn thương khi tham gia giao thông phụ thuộc nhiều vào việc bạn làm và bạn là ai.

38

39

© M

arc

Shou

l / P

anos

Pic

ture

s

40

© Iv

or P

ricke

tt / P

anos

Pic

ture

s

41

Đề tài của các bài viết này thường là một nghiên cứu mới hoặc một tập hợp số liệu thống kê. Chúng có thể thú vị và hữu ích nếu chúng có tâm điểm là một khía cạnh cụ thể của vấn đề và đề xuất một giảm pháp hay biện pháp can thiệp khả thi.

Hãy xem xét xem vấn đề ảnh hưởng tới một nhóm đối tượng cụ thể như thế nào, chẳng hạn nhóm người trẻ, người điều khiển và người ngồi trên mô tô hạng nhỏ vốn đã trở thành phương tiện giao thông chủ yếu ở nhiều nơi thuộc bộ phận các nước đang phát triển, hoặc những người ở một khu vực địa lý cụ thể, đơn cử một vài trường hợp.

Số liệu thống kê thể hiện rằng rủi ro tử vong do TNGTĐB tùy thuộc vào nơi bạn sống, lứa tuổi của bạn hay việc không đội mũ bảo hiểm có thể giúp người đọc đồng cảm với vấn đề và cũng có thể tạo cơ sở cho những câu chuyện thật, hấp dẫn.

Cũng có nhiều câu chuyện được viết về những hành động cụ thể có thể được thực hiện để giảm tính dễ bị tổn thương của một số nhóm đối tượng, như hình thành và duy trì lối qua đường dành cho người đi bộ được kẻ vạch rõ ràng, xây dựng cầu qua đường cho người đi bộ hoặc nhắc nhở người đi bộ cất điện thoại thông minh và chú ý đường đi của họ.

Các bài viết như trên trong phần ví dụ trong khung kết hợp một yếu tố lợi ích con người mạnh mẽ vì chúng lấy chuyên đề là những người dưới một hình thức nào đó là những người dễ bị tổn thương. Hãy đặc biệt chú ý bài “Đi bộ đúng cách là bảo vệ sức khỏe đúng cách” (The Hindu), lấy tâm điểm là người đi bộ và tình trạng thiếu vỉa hè tại Ấn Độ. Tác giả bài viết đã liên hệ lợi ích trực tiếp và gián tiếp về sức khỏe của việc đi bộ.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ “Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong lớn

nhất ở người trẻ trên toàn thế giới”, theo báo cáo, The Guardian

➔ Tình trạng thiếu an toàn giao thông ở Nam Phi buộc trẻ em phải chịu hình phạt chạy giữa hai hàng đao phủ, The Guardian

➔ Đi bộ đúng cách là bảo vệ sức khỏe đúng cách, The Hindu

➔ Chín trên 10 phụ huynh thôi không sử dụng ghế nâng cho con mình quá sớm, theo kết quả nghiên cứu, The Washington Post

GÓC ĐỘ VẤN ĐỀ 1: MOÄT SOÁ NHOÙM ÑOÁI TÖÔÏNGDEÃ BÒ THÖÔNG TÍCH GTÑB HÔN

© F

erna

ndo

Mol

eres

/ Pa

nos

Pict

ures

42

Các tổ chức vận động chính sách thường làm tốt công việc nêu bật mối quan ngại đặc biệt của các nhóm cử tri, như những người lái xe cao tuổi hoặc người đi làm bằng xe đạp ở các khu đô thị. Liên minh toàn cầu các tổ chức phi chính phủ về ATGTĐB (www.roadsafetyngos.org) có 140 tổ chức thành viên tại 90 quốc gia. Các tổ chức này có thể là nguồn lực quý giá cho các nhà báo trên khắp thế giới; hoạt động của họ bao gồm từ việc hỗ trợ nạn nhân và gia đình nạn nhân và vận động cho quyền của người tham gia giao thông nhằm thúc đẩy các sáng kiến an toàn. Để chuẩn bị cho các bài viết trong tương lai về ATGTĐB, bạn cần biết rõ các tổ chức phi chính phủ (NGO) lớn hoạt động về ATGTĐB tại thành phố hoặc quốc gia của bạn và bạn có thể thu thập được loại thông tin gì từ các tổ chức đó.

Đây là một ví dụ về những gì chúng tôi đề cập: Các chuyên gia ATGTĐB nhìn chung đều đồng ý rằng việc thực thi luật ATGTĐB nghiêm khắc hơn là yếu tố chủ chốt để thay đổi hành vi, tuy nhiên các nhà chính trị thường nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng vi phạm thông thường, cho rằng việc cưỡng chế thực hiện luật, như luật về thắt đai an toàn, sẽ không được ủng hộ bởi người lái xe mô tô và có thể họ phải trả giá trong các cuộc bầu cử lần tới. Nhưng có thực sự là người dân đều chống lại việc thực thi nghiêm khắc luật pháp về ATGTĐB không?

Một tổ chức phi chính phủ hoạt động về ATGTĐB tại Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định trả lời câu hỏi này bằng cách trực tiếp hỏi người tham gia giao thông về cảm nghĩ của họ về thay đổi luật pháp hiện hành và thiết lập mức phạt cao hơn đối với người không thắt đai an toàn. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: 85% những người được hỏi ý kiến đều ủng hộ việc tăng mức phạt đối với vi phạm không thắt đai an toàn. Như dự kiến, giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng loạt đăng tải nội dung này.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Chúng tôi không sợ chết, nhưng sợ bị phạt, Zaman

➔ Các chuyên gia an toàn nhắc người đi bộ: Hãy cất điện thoại thông minh và chú ý đường đi, The Washington Post

➔ Trung Quốc thúc đẩy sử dụng ghế an toàn dành cho trẻ em để giảm con số thương vong do TNGT, Bloomberg News

GÓC ĐỘ VẤN ĐỀ 2: CAÙC NHOÙM LÔÏI ÍCH VAØ TOÅ CHÖÙC VAÄN ÑOÄNG CHÍNH SAÙCH COÙ THEÅ MANG LAÏI MOÄT QUAN ÑIEÅM MÔÙI CHO VAÁN ÑEÀ QUEN THUOÄC

“Bạn cần biết rõ các tổ chức phi chính phủ (NGO) lớn hoạt động về ATGTĐB tại thành phố hoặc quốc gia của bạn”.

43

© C

hris

Sto

wers

/ Pa

nos

Pict

ures

44

ATGTÑBVAØ PHAÙP LUAÄT

06

45

Khi xét đến vấn đề thay đổi hành vi có nguy cơ, pháp luật có thể là một công cụ hiệu quả để giảm thương tích và tử vong. Đối với một nhà báo quan tâm đến các giải pháp, việc viết về pháp luật và thực thi luật pháp còn là một phương pháp tiếp cận khác.

Nếu bạn muốn tìm kiếm sâu nhiều nguồn lực sẵn có, các bài báo về pháp luật ATGTĐB có thể là những đề án báo chí lý thú và thử thách. Chúng có thể là những mảnh ghép kịp thời góp phần tạo nên cuộc tranh luận và làm rõ những gì cần thay đổi, thay đổi như thế nào và tại sao. Các bài viết về ATGTĐB có tâm điểm là pháp luật có thể:

➔ Phản ánh một cuộc tranh luận và góp phần vào cuộc tranh luận bằng cách khuyến khích công chúng bàn luận và tham gia;

➔ Giúp người đọc và người tham gia giao thông theo dõi và hiểu được cuộc tranh luận về một dự luật sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến họ; và

➔ Lên tiếng với những người không có cơ hội tham gia trong cuộc tranh luận, như người vận động chính sách hoặc người đại diện cho cac nhóm người tham gia giao thông.

Chúng tôi đã tìm ra một ví dụ điển hình về việc những loại hình bài viết này có thể đóng góp cho cuộc tranh luận như thế nào ở Australia, nơi có tỷ lệ cao đáng báo động về số người lái xe trẻ có liên quan đến TNGTĐB đã trở thành một phần trong cuộc đàm thoại quốc gia, một phần nhờ vào phương tiện thông tin đại chúng. Từ năm 2004 đến 2008, việc áp dụng quy định cấp bằng đa cấp (GDL) cho người mới lái đã trở thành một chủ đề nổi bật trên

bản tin đài báo và tạo nên hàng trăm bài báo xung quanh việc ủng hộ hay phản đối mỗi biện pháp được đề xuất.

Hầu như bất cứ câu chuyện nào về sự cố giao thông đường bộ đều là một cơ hội để bàn luận về pháp luật. Đồng thời, cần phải lưu ý rằng đây có thể là một mục tiêu động vì luật pháp, các chiến lược thực thi luật luật pháp và công nghệ an toàn luôn thay đổi và phát triển. Ví dụ, cách đây một vài năm, một bài báo hay về TNGT chết người liên quan đến uống rượu bia và lái xe thường đề cập tới nồng độ cồn trong máu tối đa được luật pháp cho phép và chiến lược thực thi pháp luật mà chính phủ áp dụng. Hiện nay, một bài báo cũng về chủ đề này có thể đề cập tới các công nghệ mới, như khóa cồn, mà ngày càng được quy định nhiều trong luật.

Một số loại hình bài viết tạo cơ hội để thăm dò chuyên sâu hoặc đơn giản là đề cập tới pháp luật về giao thông và ATGTĐB. Trong các trang sau, bạn sẽ thấy một số đề xuất việc đưa thông tin về luật giao thông vào bài viết của bạn. Kết nối tới ví dụ về các câu chuyện ATGTĐB do các phóng viên trên thế giới viết có thể kích hoạt trên bản trực tuyến của hướng dẫn này.

46

Hãy hình dung là bạn đang thực hiện bài viết về một vụ TNGTĐB mà trong đó có một hoặc nhiều nạn nhân tử vong. Khi bạn cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra, bạn có cơ hội xem xét bất cứ luật nào liên quan và suy xét xem tại sao luật đó có - hoặc không có hiệu quả và có thể cải thiện luật đó như thế nào. Ví dụ, tại Brazil, một em bé 3 tuổi đi xe taxi bị nạn vì không được để ngồi trên ghế an toàn cho trẻ em. Trong khi đăng tải một cách hợp lý bi kịch em bé bị mất đi cuộc sống, nhiều bài báo đã đặt câu hỏi tại sao pháp luật của Brazil lại miễn trừ cho xe taxi quy định bắt buộc sử dụng dây nịt an toàn cho trẻ em. Thật đáng tiếc, không có bài viết nào trong số đó thăm dò xem biện pháp này được thực hiện ở các nước khác như thế nào, nơi mà dây nịt an toàn dành cho trẻ em là một quy định bắt buộc đối với xe taxi.

Một ví dụ khác là tại Ấn Độ, vào tháng 6 năm 2014, một quan chức chính phủ nổi tiếng đã tử vong trong một tai nạn xe hơi. Gopinah Munde, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, đã ở trên ghế sau trên xe riêng của mình và không thắt đai an toàn. Hầu hết các tít báo về bi kịch này đều lấy tâm điểm là việc ông Munde không thắt đai an toàn mà không đưa tin về con người của ông hay những chi tiết khác của vụ tai nạn. Một số bài viết đã tận dụng cơ hội này để đặt câu hỏi tại sao việc thắt đai an toàn lại không bắt buộc ở ghế sau theo Bộ luật Phương tiện Giao thông Cơ giới và tại sao việc thực thi luật pháp nói chung lại quá kém ở nước này, như câu chuyện trong khung.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Thiếu sự giám sát an toàn cho trẻ em, O Dia Rio (Tiếng

Bồ Đào Nha)

➔ Đai an toàn có thể đã cứu sống Gopinath Munde, DNA

CAÙC BAØI BAÙO ÑÖÔÏC KHÔI NGUOÀN TÖØ TNGTÑB

© G

.M.B

. Aka

sh /

Pano

s Pi

ctur

es

47

Thường bị từ chối bởi phóng viên và biên tập viên như những câu chuyện nhàm chán mà có lẽ kết cục là bị chôn vùi sâu trong tờ báo, các nội dung về sáng kiến pháp luật mới có thể, chỉ với một nỗ lực nhỏ, được biến chuyển thành những mẩu tin đáng đọc và chứa nhiều thông tin. Các bài báo này giúp hình thành cuộc tranh luận và nâng cao sự hiểu biết của độc giả về quá trình lập pháp và việc những biện pháp mới sẽ tác động trực tiếp tới họ như thế nào. Ví dụ, Joe Freeman của tờ báo The Phnom Penh Post đã biến câu chuyện về hệ thống cấp bằng lái xe tại Cam Pu Chia thành một bài báo sống động bằng cách đặt chính bản thân vào vị trí người lái xe và cố gắng xin cấp chứng nhận lái xe của địa phương.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Luật giao thông sắp được ban bố, The Phnom Penh

Post

➔ Đưa các quy phạm nghiêm khắc vào dự luật về mô tô để kiểm soát tử vong do TNGTĐB, Business Standard

➔ ATGTĐB: sự thật vẫn còn đó, Business Standard

➔ Trước tai lái: con đường tiến tới chứng chỉ lái xe, The Phnom Penh Post

Các bài báo cũng có thể đề cập tới pháp luật như một phần của bài phân tích tổng thể về ATGTĐB, như trong ví dụ trong khung. Nhưng ngay cả luật pháp mạnh nhất cũng không có ý nghĩa nếu không được thực thi. Do đó, việc thực thi pháp luật là một chủ đề quan trọng khác đối với nhà báo, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi còn thiếu nguồn lực, thì tệ nạn tham nhũng và thói quen ăn sâu vào tiềm thức về thực thi pháp luật lỏng lẻo đều góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Là một nhà báo, bạn có thể điều tra và tố cáo nạn tham nhũng, tận dụng trường hợp đó để tạo thêm nguồn lực cho việc thực thi luật pháp và giúp công chúng hiểu rằng việc thực thi luật pháp tốt chính là lợi ích tốt nhất của họ. Bạn cũng có hướng độc giả vào những thách thức mà các cơ quan thực thi luật pháp đang gặp phải, như trong các bài báo trong khung.

VÍ DỤ CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ➔ Thiếu sự giám sát an toàn cho trẻ em, O Dia Rio

➔ Luật giao thông thiếu người đi bộ, The Phnom Penh Post

➔ Toàn cộng đồng ủng hộ thắt đai an toàn, Memurlar

➔ Người Mỹ bị bỏ mặc trong rủi ro khi vấn đề an toàn giao thông vận tải bị bỏ trễ, The Washington Post

➔ Con đường tới kiếp trầm luân, Live Mint and The Wall Street Journal

CAÙC BAØI BAÙO ÑÖÔÏC VÔÙI NHÖÕNG ÑEÀ XUAÁT VAØ DÖÏ LUAÄT MÔÙI

“Các nội dung về sáng kiến pháp luật mới có thể, chỉ với một nỗ lực nhỏ, được biến chuyển thành những mẩu tin đáng đọc và chứa nhiều thông tin”.

48

49

© C

arol

yn D

rake

/ Pa

nos

Pict

ures

50

07NGUOÀN THOÂNG TINVAØ NGUOÀN TAØI LIEÄU

51

Các nguồn thông tin và nguồn tư liệu tốt có vai trò trọng yếu trong việc tìm hiểu và báo cáo về ATGTĐB. Thông tin thực tế và dữ liệu có thể bổ sung chiều sâu và độ tin cậy cho những “bài báo”. Danh sách các nguồn tài liệu dưới đây bao gồm các báo cáo, ấn phẩm kỹ thuật và website của các tổ chức ATGTĐB. Đây không phải là một danh sách toàn diện nhưng có thể giúp các phóng viên tìm được nguồn tài liệu và nguồn thông tin phù hợp cho các giác độ khác nhau.

THEO AÁN PHAÅM • Báo cáo thực trạng toàn cầu về ATGTĐB (GSRRS),

2013 (WHO)• Báo cáo thực trạng toàn cầu về ATGTĐB, 2009

(WHO)• Báo cáo thế giới về phòng ngừa thương tích do

TNGTĐB, 2004 (WHO)• Thống kê Y tế thế giới, 2014 (Đài quan sát Y tế Toàn

cầu, WHO)• Báo cáo thường niên của Cơ sở dữ liệu quốc tế về

giao thông và TNGTĐB (IRTAD), 2013 (OECD)• Báo cáo thường niên của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của

LHQ, 2013• Báo cáo thống kê đường bộ thế giới, 2014 (Liên đoàn

Đường bộ Quốc tế)

THEO CHUÛ ÑEÀChi phí của TNGTĐB và các biện pháp ATGTĐB

• Phân tích chi phí - hiệu quả của các biện pháp ATGTĐB (SWOV)

• Tính chi phí TNGT (Chương trình đánh giá đường bộ Quốc tế)

• Chi phí TNGTĐB (tờ thông tin, SWOV)• Báo cáo thường niên về ATGTĐB (Báo cáo thường

niên của Cơ sở dữ liệu quốc tế về giao thông và TNGTĐB)

Dữ liệu về tử vong và thương tích do TNGTĐB➔ Dữ liệu toàn cầu• So sánh tử vong do TNGTĐB với tử vong do các

bệnh khác (Đài quan sát Y tế Toàn cầu, WHO)• Tai nạn có thương tích trên 100 triệu phương tiện-km

(Liên đoàn Đường bộ Quốc tế)• Cơ sở dữ liệu quốc tế về giao thông và TNGTĐB

(OECD)• Phương pháp thu thập dữ liệu, Báo cáo thực trạng

toàn cầu về ATGTĐB, 2013 (WHO)• Tử vong do TNGTĐB trên100,000 người dân (WHO)• Tử vong do TNGTĐB trên 10,000 phương tiện

(OECD)

• Phụ lục thống kê, Báo cáo thế giới về phòng ngừa thương tích do TNGTĐB, 2004 (WHO)

• Báo cáo không đầy đủ (OECD)

➔ Dữ liệu khu vực• Khu vực Châu Phi (Báo cáo thực trạng toàn cầu về

ATGTĐB, 2013, WHO)• Tử vong tại Châu Phi: tỷ trọng tử vong do TNGTĐB

(Ngân hàng Phát triển Châu Phi)• Khu vực Đông Địa Trung Hải (Báo cáo thực trạng

toàn cầu về ATGTĐB, 2013, WHO)• Khu vực Châu Âu (Báo cáo thực trạng toàn cầu về

ATGTĐB, 2013, WHO)• Eurostat, cơ sở dữ liệu thống kê Châu Âu (EU)• Ngân hàng Phát triển liên Mỹ• Khu vực Châu Mỹ (WHO)• Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Báo cáo thực

trạng toàn cầu về ATGTĐB, 2013, WHO)• Khu vực Tây Thái Bình Dương (Báo cáo thực trạng

toàn cầu về ATGTĐB, 2013, WHO)

➔ Dữ liệu quốc gia• Hồ sơ quốc gia (Báo cáo thực trạng toàn cầu về

ATGTĐB, 2013, WHO)

Các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực ATGTĐB

• Amend• Bloomberg Philanthropies• Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ: an toàn

phương tiện giao thông cơ giới• Embarq• Liên đoàn nạn nhân TNGTĐB châu Âu• Quỹ FIA• Liên minh toàn cầu các tổ chức phi chính phủ về an

toàn giao thông• Hội an toàn giao thông đường bộ toàn cầu (GRSP)• Liên đoàn Đường bộ Quốc tế• Mạng lưới Nghiên cứu thương tích giao thông đường

bộ• Tổ chức an toàn trẻ em (Safe Kids)• SWOV - Viện nghiên cứu an toàn giao thông đường

bộ• Ban nghiên cứu giao thông của các học viện quốc

gia, Cơ sở dữ liệu hồ sơ quốc tế nghiên cứu về giao thông

• Cơ cấu phối hợp vì ATGTĐB của LHQ• WHO• Ngân hàng Thế giới• YOURS: Thanh niên vì ATGTĐB

Bản đồ, hình ảnh, tài liệu nghe nhìn• Đồ họa thông tin (infographics) (WHO)• Đài quan sát Y tế Toàn cầu (WHO)• Thư viện trực tuyến các chiến dịch thông tin đại

chúng về ATGTĐB (WHO)• Bộ áp phích Mr. Pedestrian (Người đi bộ) (WHO)

52

• Bản đồ RoadsKill (Trung tâm Pulitzer)• Bộ áp phích Roadmarks (WHO)• Bộ áp phích “Quá muộn” (Toolate) (WHO)

Các dự án và sáng kiến• Chương trình ATGTĐB toàn cầu của Bloomberg

Philanthropies tại 9 nước• Thập kỷ hành động vì ATGT 2011- 2020• Kế hoạch toàn cầu cho Thập kỷ hành động vì ATGT

2011- 2020• Hãy làm đường phố an toàn: chiến dịch vì ATGTĐB

toàn cầu• Thông tin thêm về: Brazil, Cam Pu Chia, Trung

Quốc, Ấn Độ, Kenya, Mexico, Liên Bang Nga• Tuần ATGTĐB toàn cầu thứ 3 của LHQ: trẻ em và

ATGTĐB (Tháng 5 năm 2015)• Ngày thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn

giao thông (Chủ nhật thứ 3 của tháng 11).

Các chủ đề liên quan• Rượu bia• Môi trường và chất lượng không khí• Chấn thương cột sống• Thanh niên

Thông tin thực tế về ATGTĐB và sổ tay thông lệ tốt

• 10 thực tế về ATGTĐB (WHO)• Các hình thức va chạm (Chương trình đánh giá

đường bộ Quốc tế)• Lái xe thiếu tập trung (báo cáo, WHO)• Uống rượu bia và lái xe (sổ tay, WHO và đối tác)• Tờ thông tin về các chủ đề liên quan đến ATGTĐB

(SWOV)• Mũ bảo hiểm (sổ tay, WHO và đối tác)• Tờ thông tin về ATGTĐB (WHO)• Các yếu tố nguy cơ: tờ thông tin về bằng chứng khoa

học về 5 yếu tố nguy cơ chính (WHO)• Các yếu tố nguy cơ: đồ họa thông tin (WHO)• Đai an toàn và dây nịt an toàn cho trẻ (sổ tay, WHO

và đối tác)• Đai an toàn, túi khí và thiết bị bảo vệ trẻ em (tờ

thông tin, Viện Nghiên cứu ATGTĐB Hà Lan, SWOV)• Quản lý tốc độ (sổ tay, WHO và đối tác)• Củng cố pháp luật về ATGTĐB (sổ tay, WHO)• Sáng kiến “ Tầm nhìn về KHÔNG” (vision zero)

(Thụy Điển)• Phương pháp tiếp cận hệ thống an toàn (OECD)• Sử dụng điện thoại di động khi lái xe (tờ thông tin,

SWOV)• Khả năng quan sát (Visibility) (tờ thông tin, WHO)

Người tham gia giao thông• Người đi xe đạp (Chương trình đánh giá đường bộ

Quốc tế) và mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp (tờ thông tin, SWOV)

• Trẻ em đi học (Amend, Châu Phi)• An toàn cho trẻ em (Safe Kids)• Thiết bị bảo vệ trẻ em (tờ thông tin, SWOV)• Thực thi pháp luật (bộ công cụ, Chương trình đánh

giá đường bộ Quốc tế)• Tờ thông tin về người tham gia giao thông khác, như

người lớn tuổi (tờ thông tin, SWOV)• Tuần ATGTĐB toàn cầu thứ nhất của LHQ: thanh

niên và ATGTĐB (tháng 4 năm 2007)• Phương tiện giao thông hạng nặng (Chương trình

đánh giá đường bộ Quốc tế)• Đi bộ an toàn (Makewalking safe) (tổng quan, WHO)• Người đi xe máy (Chương trình đánh giá đường bộ

Quốc tế)• Thư viện trực tuyến các chiến dịch thông tin đại

chúng về ATGTĐB (WHO)• Người đi bộ (Chương trình đánh giá đường bộ Quốc

tế)• An toàn người đi bộ (sổ tay, WHO và đối tác)• An toàn người đi bộ (SWOV)• Phương tiện giao thông công cộng (Chương trình

đánh giá đường bộ Quốc tế)• Tuần ATGTĐB toàn cầu thứ 2 của LHQ: an toàn cho

người đi bộ (tháng 5 năm 2013)• Củng cố pháp luật về ATGTĐB (sổ tay, WHO)• Tuần ATGTĐB toàn cầu thứ 3 của LHQ: trẻ em và

ATGTĐB (tháng 5 năm 2015)• Thanh niên (tờ thông tin,WHO)• Thanh niên và ATGTĐB (báo cáo, WHO)

Đường an toàn• Liên đoàn Đường bộ Quốc tế• Di chuyển (SWOV)• Đường an toàn hơn (Chương trình đánh giá đường bộ

Quốc tế)• Đường an toàn hơn (Hội an toàn giao thông đường

bộ toàn cầu)• Giao thông bền vững (Embarq)• Chăm sóc chấn thương (WHO)

Phương tiện giao thông an toàn hơn• Chương trình đánh giá xe mới của Asean• Chương trình đánh giá xe mới của châu Âu• Chương trình đánh giá xe mới của liên minh Latin• Phương tiện giao thông an toàn hơn (Chương trình

đánh giá xe mới toàn cầu)• Báo cáo thống kê đường bộ thế giới, 2014 (Liên

đoàn Đường bộ Quốc tế, xem bảng mục lục)

53

© Ja

n Ba

nnin

g / P

anos

Pic

ture

s

54

08LÖU YÙ

CUOÁI CUØNG

55

Chúng tôi hy vọng rằng bạn thấy rằng hướng dẫn là hữu ích. Mục đích của chúng tôi là khuyến khích và thôi thúc các nhà báo trên thế giới bằng những ý tưởng, ví dụ và một số nguồn tài liệu để viết nên các bài báo vượt quá mức độ một vụ tai nạn giao thông. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong tài liệu này, những sự cố xảy ra trên đường không phải là một loạt các vụ tai nạn không may và không thể tránh khỏi bằng bất cứ giá nào; mà đó là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe công cộng đang gây ra thiệt hại thảm khốc không những cho cá nhân nạn nhân mà còn cả xã hội nói chung. Chỉ khi nào các nhà báo - đặc biệt là các nhà báo ở các nước đang phát triển, nơi có con số thương vong cao nhất - hiểu được bản chất thực sự của cuộc khủng hoảng này và thu hút sự chú ý của công chúng vào vấn đề đó thì chúng ta mới có thể có bước tiến trong việc giảm đi tình trạng tử vong kinh hoàng và hoàn toàn có thể tránh được khi tham gia giao thông.

Nhưng đăng tải nội dung về ATGTĐB không phải là một đề án “thực hiện một lần duy nhất”. Cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng kinh hoàng này sẽ không được giải quyết bằng một đề án ATGTĐB chuyên sâu duy nhất, cho dù bài viết đó có xuất sắc hay được phổ biến với người đọc đến đâu đi nữa. Để có được kết quả tác động thực sự, công tác làm báo về ATGTĐB phải trở thành một quá trình liên tục nâng cao ý thức và nhận thức của công chúng.

Nếu bạn là một biên tập viên hay nhà báo ở một nơi có quá nhiều người chết khi tham gia giao thông, bạn cần chớp lấy mọi cơ hội - từ một vụ tai nạn nghiêm trọng làm hàng chục người chết cho đến quyết định gây thất vọng của cơ quan chính quyền địa phương để cắt bớt kinh phí cho việc thực hiện ATGTĐB - để giải thích rằng ATGTĐB là một cuộc khủng hoảng sức khỏe công cộng lớn mà có giải pháp để khắc phục.

Không thiếu cơ hội và không thiếu chỗ để viết về ATGTĐB. Nhiệm vụ của các bạn là tìm được đúng người, đặt ra câu hỏi phù hợp và trình bày câu chuyện với tính cấp bách xác đáng của vấn đề.

Công tác này phải trở thành một phần trong ADN của mọi phòng tin, đặc biệt là ở các nước mà TNGTĐB thường xuyên xảy ra nhất và có nguy cơ bị coi thường như chi phí của quá trình tăng trưởng kinh tế.

56

09GÔÏI YÙ 16 YÙ TÖÔÛNG

CHO BAØI BAÙO

57

1. Một vụ tai nạn giao thông thường không phải chỉ là một sự cố ngẫu nhiên: hãy đào sâu và hỏi xem vì sao tai nạn đã xảy ra.

2.Lưu lại các bài viết về tai nạn giao thông của bạn, sử dụng lại tài liệu, thực hiện liên hệ và suy xét trên mức một sự cố duy nhất.

3.Đừng cho rằng một vụ tai nạn chết người được “đăng tải” chỉ vì bạn đã viết về nó khi nó xảy ra. Hãy theo đuổi nó, và viết về nó cho đến khi nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đã được điều tra hoàn toàn.

4.Đừng đợi tại nạn xảy ra; hãy viết về các xu hướng và khai thác quan điểm của các chuyên gia.

5.Khi viết về một sự việc, hãy lưu ý rằng bạn và độc giả của bạn đều là người tham gia giao thông; những gì bạn viết đều thích hợp cho tất cả các bạn.

Subhendu Ray trợ lý biên tập viên trước đây của tờ báo The Hindustan Times tại Delhi. Trong cương vị này, ông đã nâng cấp nội dung viết bài từ phạm vi của cảnh sát giao thông thành phố sang lĩnh vực

an toàn giao thông đường bộ và đã xuất bản hàng

chục bài chuyên đề sâu về nhiều chủ đề khác nhau

liên quan đến thương tích do TNGTĐB và ATGTĐB.

5 LÔØI KHUYEÂN ÑEÅ CHUYEÅN TÖØ VIEÁT BAÙO VEÀ TAI NAÏN GIAO THOÂNG SANG VIEÁT BAÙO VEÀ ATGTÑB

Trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi sử dụng một mẫu cơ bản - Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Tôi cần nói chuyện với ai? Tôi hỏi điều gì? - để hướng dẫn các bạn xuyên suốt các loại bài viết khác nhau về ATGTĐB. Các bài viết báo bao gồm từ đưa tin đơn giản về một vụ TNGTĐB đến những bài báo mang tính hoài bão hơn về ATGTĐB như một vấn đề trọng yếu về sức khỏe công cộng. Danh mục này không phải là hoàn toàn đầy đủ. Mục đích là để vạch cho các bạn hướng đi đúng và giúp các bạn suy xét nhiều cách thức để tiếp cận những nội dung về ATGTĐB trong một bối cảnh rộng lớn hơn.

Subhendu Ray, Hindustan Times, Delhi (trước đây)7

58

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Một tai nạn chết ngườiTôi cần nói chuyện với ai? Cảnh sát và những người ứng phó đầu tiên tại hiện trường; cán bộ chỉ huy của công anTôi hỏi điều gì? Điều gì gây ra tai nạn? Các yếu tố nguy cơ liên quan đến vụ tai nạn là gì? Có điều gì mà lẽ ra có thể ngăn ngừa được tai nạn không? Cảnh sát giao thông đang làm gì để phòng ngừa những tình huống này? Cảnh sát có thể làm điều gì khác không? Hiện có những loại hình hệ thống dữ liệu nào để ghi nhận tai nạn giao thông không? Các hệ thống này có được liên kết với các hệ thống của các cơ quan liên quan không?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Thực thi luật pháp Tôi cần nói chuyện với ai? Các quan chức cao cấp ngành công an, nhà lãnh đạo chính trị, chuyên gia pháp luật, chuyên gia ATGTĐB công cộngTôi hỏi điều gì? Luật ATGTĐB có được thực thi nhất quán không? Nếu không, lý do là gì - thiếu nguồn lực như nhân lực, phương tiện hay tài chính? Tham nhũng? Cảnh sát giao thông có thể cưỡng chế luật giao thông một cách an toàn không? Hiện đã có biện pháp gì để bảo vệ họ khỏi bị thương tích khi làm nhiệm vụ?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Một vấn đề ATGTĐB cụ thể mà bạn đã phát hiện được và giải pháp tiềm năngTôi cần nói chuyện với ai? Quan chức chính phủ thuộc cơ quan hay bộ giao thông liên quan, chuyên gia ATGTĐB từ giới học viện hoặc các tổ chức phi chính phủTôi hỏi điều gì? Bạn xác định vấn đề như thế nào? Bằng chứng chứng minh kết luận này là gì? Vấn đề có thể được giải quyết như thế nào? Có bằng chứng chứng minh cho giải pháp đề xuất không? Các nước láng giềng đã làm thế nào? Cản trở chính trong việc giải quyết vấn đề?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Một nội dung quản lý an toàn giao thông “toàn cảnh”Tôi cần nói chuyện với ai? Quan chức chính phủ của bộ y tế, bộ nội vụ hoặc bộ giao thông; các cơ quan quản lý khác (như cơ

quan hoặc cục an toàn giao thông đường bộ)Tôi hỏi điều gì? Cơ quan quản lý giao thông đường bộ ở nước bạn là cơ quan nào và cơ quan đó có cơ cấu như thế nào? Vai trò của bạn trong quản lý ATGTĐB là gì? Công việc đó được triển khai ra sao? Bạn phối hợp với các thể chế chính phủ liên quan như thế nào? Có những thử thách gì? Điều gì cần cải thiện? Hiện đã có những hệ thống dữ liệu nào đã hoạt động? Chúng có được liên kết với nhau không? Chúng có đạt tiêu chuẩn không? Ví dụ, thương tích và tử vong được ghi nhận như thế nào? Ai có thể truy cập thông tin? Dữ liệu được sử dụng như thế nào để cải thiện ATGTĐB?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Nhóm người tham gia giao thông cụ thểTôi cần nói chuyện với ai? Các hiệp hội hoặc tổ chức người tham gia giao thông khác nhau ở nước bạn như người đi xe đạp, người đi bộ, người lái xe taxi, cán bộ giao thông. Ngoài ra người chứng kiến vấn đề như người bán hàng rong. Tôi hỏi điều gì? Mối nguy hiểm hoặc nguy hại đối với một nhóm người tham gia giao thông là gì? Tại sao họ khác với những người tham gia giao thông khác? Họ có dễ bị tổn thương hơn không? Dữ liệu nào có sẵn về nhóm đối tượng này? Những người tham gia giao thông này có được bảo vệ bởi một luật cụ thể không? Như thế nào? Bằng chứng tốt nhất để bảo vệ những đối tượng này là gì? Cơ sở hạ tầng có được phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhóm người này không? Tại sao không? Thông lệ tốt nhất về vấn đề này như thế nào? Bằng chứng của những thông lệ này là gì? Các thông lệ tốt nhất có được áp dụng cho thực tế nước bạn không? Như thế nào và tại sao?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? ATGTĐB là một vấn đề sức khỏe công cộng tại địa phươngTôi cần nói chuyện với ai? Người quản lý bệnh viện và phòng khám và bộ y tế, quan chức cao cấp ngành công an và chuyên gia ATGTĐBTôi hỏi điều gì? Tỷ lệ % tiếp nhận bệnh nhân tại bệnh viện hoặc phòng khám của bạn do thương tích GTĐB là bao nhiêu? Các

59

trường hợp thương tích thể hiện điều gì về hành vi của người lái xe? Người bị thương do TNGTĐB cần những chăm sóc gì? Thời gian trung bình họ nằm lại cơ sở y tế của bạn là bao lâu? Chi phí trung bình của dịch vụ chăm sóc là bao nhiêu? Điều gì xảy ra với bệnh nhân khi họ rời khỏi cơ sở y tế của bạn? Cần những nguồn lực gì để đáp ứng vấn đề: giường bệnh? bác sỹ chuyên khoa? phòng mổ? máy chụp X-quang? đơn vị cấp cứu? đơn vị phục hồi sức khỏe?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Dịch vụ chăm sóc sau tai nạnTôi cần nói chuyện với ai? Trung tâm phục hồi chức năng và vật lý trị liệu và nạn nhân và hiệp hội nạn nhânTôi hỏi điều gì? Tỷ lệ % bệnh nhân của bạn bị thương tích do TNGT là bao nhiêu? Họ phải đương đầu với những thử thách gì về thân thể? Cuộc sống của họ thay đổi ra sao sau một thương tích nghiêm trọng? Điều gì xảy ra với bệnh nhân khi họ rời khỏi cơ sở y tế của bạn? Chi phí trung bình và thời gian thực hiện dịch vụ cho một người bị thương tích? Có những thử thách gì khi làm việc với người bị thương tích nghiêm trọng do TNGTĐB?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Dịch vụ cấp cứuTôi cần nói chuyện với ai? Nhân viên và cán bộ quản lý dịch vụ cấp cứu y tế, thuộc khối tư nhân và công, nhân viên phòng cấp cứu của bệnh việnTôi hỏi điều gì? Hiện có những dịch vụ cấp cứu nào ở nước của bạn? Những dịch vụ nào còn thiếu? Ai thanh toán? Lợi ích và hạn chế của từng loại hình dịch vụ và của cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân và nhà nước là gì? Nhân viên phòng cấp cứu bệnh viện nói gì về chất lượng dịch vụ cấp cứu tại địa phương? Có những biến chứng gì khi nạn nhân tai nạn giao thông được đưa đến bệnh viện bởi những người không được đào tạo? Có luật bảo vệ những người ngoài ngành tự nguyện tham gia cứu nạn nhân tai nạn giao thông trước việc khiếu kiện?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Các tiêu chuẩn và công nghệ là một phần của giải pháp

Tôi cần nói chuyện với ai? Chuyên gia ngành và học giả, nhân viên tại cơ sở xét nghiệm, tổ chức quốc tế như NCAP Toàn cầu, nhóm người tiêu dùng, quan chức công an và chuyên gia ATGT nói chungTôi hỏi điều gì? Những loại yếu tố nguy cơ về ATGTĐB nào có thể được loại bỏ nhờ công nghệ? Giải pháp công nghệ mới nhất cho các yếu tố nguy cơ chính (uống rượu bia và lái xe, nhắn tin khi lái xe, vượt quá tốc độ) để phòng ngừa một số hành vi hoặc thực thi pháp luật là gì? Những nhà sản xuất phương tiện nào có hồ sơ tốt nhất về an toàn? Kém nhất? Có luật quy định bắt buộc về đặc tính an toàn trên xe không? Có luật về tiêu chuẩn thiết bị an toàn, như mũ bảo hiểm, dây nịt an toàn cho trẻ em, túi khí, các thiết bị khác không? Luật trong nước so với tiêu chuẩn quốc tế như thế nào? Có tiêu chuẩn áp dụng ở cấp ngành và cấp người tham gia giao thông không? Tại sao và như thế nào? Những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn có được cung cấp sẵn sàng và có thể tiếp cận được với mọi đối tượng không? Các tiêu chuẩn này có chịu sự ràng buộc về pháp luật không?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Tính sẵn có và khả năng chi trả cho các biện pháp hoặc can thiệp an toàn Tôi cần nói chuyện với ai? Tổ chức người tiêu dùng, cơ quan nghiên cứu thị trường, cơ sở bán lẻ, tổ chức quốc tế như NCAP Toàn cầuTôi hỏi điều gì? Trên thị trường có sẵn những sản phẩm gì? Các sản phẩm trên thị trường như mũ bảo hiểm và dây nịt an toàn cho trẻ em có đạt tiêu chuẩn hợp pháp không? Người tiêu dùng nghĩ gì về các sản phẩm này? Các nghiên cứu thị trường cho biết điều gì về thái độ của người tiêu dùng đối với những sản phẩm này và hành vi của người tiêu dùng?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? ATGTĐB là một vấn đề ưu tiên về chính trị và phát triểnTôi cần nói chuyện với ai? Nhà chính trị thuộc các đảng khác nhau, đặc biệt là trong thời gian bầu cử, hoặc ứng cử viên, chủ yếu là trong thời gian bầu cử; quan chức thuộc các cơ quan chính phủ liên quan, chuyên gia ATGTĐB và tổ chức phi chính phủ về ATGTĐB

60

Tôi hỏi điều gì? Có nhà chính trị địa phương hoặc quốc gia nào coi ATGTĐB là một vấn đề ưu tiên chưa? Họ đang nêu vấn đề gì và tại sao họ nghĩ rằng vấn đề đó cần được coi là vấn đề ưu tiên? Cơ sở lý luận để xác định ATGT là một vấn đề ưu tiên về phát triển như thế nào? Bằng chứng của điều này là gì? Có dữ liệu để chứng minh lập luận coi ATGT là một vấn đề phát triển được ưu tiên không?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Phương tiện giao thông thay thế là một phương tiện an toàn và xanh hơn. Tôi cần nói chuyện với ai? Nhà hoạt động môi trường hoặc tổ chức môi trường, chuyên gia quy hoạch đô thị, đặc biệt là những người làm việc hoạt động di chuyển bền vững và các mô hình giao thông thay thếTôi hỏi điều gì? Mô hình giao thông thay khả thi ở thành phố bạn là gì? Có ai xúc tiến các mô hình thay thế này không? Lợi ích kinh tế và sức khỏe của các loại hình giao thông thay thế này là gì? Có mối quan hệ nào giữa đường giao thông an toàn với các thành phố đáng sống hơn không? “Di chuyển bền vững” là gì và vấn đề này liên quan như thế nào tới ATGTĐB?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Đường giao thông an toàn và cơ sở hạ tầng giao thông tốt hơnTôi cần nói chuyện với ai? Kỹ sư ATGTĐB, chuyên gia về cơ sở hạ tầng, bao gồm những người thuộc các tổ chức quốc thế như Ngân hàng Thế giới, iRap và Ủy ban Châu ÂuTôi hỏi điều gì? Chúng ta có thể xây dựng đường giao thông vừa an toàn vừa hiệu quả không? Đưa yếu tố an toàn vào công việc xây dựng đường giao thông có chi phí là bao nhiêu? Có số liệu thống kê để chứng minh chi phí và lợi ích của việc xây dựng đường an toàn hơn không? Ai quyết định các quy phạm an toàn để đưa vào công việc này và như thế nào? Luật địa phương có yêu cầu phải có đặc tính an toàn khi xây dựng đường giao thông mới không? Mức độ công bằng đối với mọi đối tượng của môi trường giao thông và đường giao thông và cơ sở hạ tầng như thế nào? Chúng có đáp ứng những đặc tính và nhu cầu của người tham gia giao thông dễ bị tổn thương không? Những đặc

tính và nhu cầu này có được ưu tiên trong chính sách thiết kế và xây dựng đường giao thông không?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Phân tích chi phí - lợi ích kinh tế của ATGTĐBTôi cần nói chuyện với ai? Nhà kinh tế, đặc biệt những người có chuyên môn về chi phí y tế và phát triển, tổ chức quốc tế, các bộ của chính phủ, nhà đầu tư và doanh nhân, chuyên gia phát triển của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, ngân hàng phát triển khu vực, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ trong nướcTôi hỏi điều gì? Chi phí phòng ngừa so với chi phí chăm sóc người bị thương tích do sự cố GTĐB (phân tích chi phí - lợi ích) như thế nào? Tác động của thương tích và tử vong do TNGT đối với GDP như thế nào? Có chi phí gián tiếp không và có tính toán được không? Có mối tương quan giữa thương tích do TNGT và đói nghèo không? Mối tương quan giữa sự di chuyển hàng hóa và sự di chuyển của con người và tăng trưởng kinh tế không? An toàn giao thông đường bộ kém có hạn chế các nhà đầu tư và làm chậm quá trình phát triển kinh tế không?

Tâm điểm bài báo của tôi là gì? Pháp luật về ATGTĐB Tôi cần nói chuyện với ai? Chuyên gia pháp lý, nhà lập pháp, nhóm lợi ích ATGTĐB, công an, tổ chức nghiên cứu và học giả chuyên nghiên cứu về ATGTĐB Tôi hỏi điều gì? Những nước nào có luật ATGTĐB tốt nhất và có thể học được kinh nghiệm gì từ tấm gương của họ? Điều gì làm nên luật ATGTĐB tốt và tại sao? Những nước nào có thông lệ tốt nhất? Tôi có thể tìm thông tin về thông lệ tốt nhất ở đâu? Cần có những thỏa hiệp gì để đảm bảo rằng luật pháp được thực hiện và thực thi và phù hợp với một nước cụ thể? Ý kiến đóng góp của chuyên gia, nạn nhân, công an và các bên liên quan khác được sử dụng như thế nào để xây dựng pháp luật? Luật ATGTĐB được rà soát và cập nhật ở mức độ nào? Tần suất như thế nào? Ai chịu trách nhiệm? Công chúng được thông báo về những thay đổi như thế nào?

61

-

http://www.who.int/violence_injury_prevention/road_traffic/en/

LÀM BÀ

O VỀ A

N TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2011-2020