11
0

Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

0

Page 2: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

1

Giới thiệu lớp học

Đối tượng học viên

● Cán bộ khuyến nông

● Cán bộ nông nghiệp ● Nông dân trồng lúa gạo

Mục tiêu tập huấn

● Về kiến thức

- Giải thích được sự cần thiết áp dụng phương pháp FFS trong chuyển

giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho người dân

- Trình bày được khái niệm, đặc trưng và các nguyên tắc của FFS.

- Mô tả quá trình tổ chức thực hiện FFS.

● Về kỹ năng

- Vận dụng được những công cụ và kỹ năng thúc đẩy cơ bản để tổ chức

quá trình FFS tại cơ sở.

- Lập kế hoạch áp dụng FFS trên hiện trường.

● Về thái độ

- Thay đổi các tiếp cận trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân

● Yêu cầu đối với giảng viên và học viên:

- Đối với giảng viên có kiến thức và kỹ năng về tổ chức thực hiện các lớp

tập huấn cho người lớn, có kinh nghiệm trong triển khai lớp học hiện trường

tại cơ sở, có khả năng hướng dẫn thực hành trên đồng ruộng, tổng kết được

kinh nghiệm để sau khi tập huấn có thể áp dụng được trong điều kiện sản xuất

tại địa phương.

Thời gian lớp học

360 phút

Page 3: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

2

Nội dung tập huấn và phân bổ thời lượng

STT Nội dung

Thời

lượng

(phút)

Phương

pháp Học liệu

I Lý thuyết

1 Giới thiệu về lớp học hiện trường

1.1 Nguồn gốc tên gọi

FFS

10

phút Thuyết

trình

Tài liệu tập huấn, máy

chiếu, văn phòng phẩm

phục vụ thảo luận

1.2. Khái niệm và đặc

trưng FFS

15

phút

Thuyết

trình

Tài liệu tập huấn, máy

chiếu, hình ảnh lớp học

1.3 So sánh FFS và đào

tạo truyền thống

25

phút

Bài tập

nhóm

Giấy A0, bút, bảng

ghim/bảng trắng, băng

dính, phần trình bày ppt,

tài liệu tập huấn

1.4 Nguyên tắc FFS 15

phút

Thuyết

trình

Phát vấn

Máy chiếu, máy tính, tài

liệu tập huấn

1.5 Vai trò của các bên

trong FFS

20

phút

Phát vấn

Thảo luận

toàn thể

Giấy A0, bút, bảng

ghim/bảng trắng, băng

dính, phần trình bày ppt,

tài liệu tập huấn, máy

tính, máy chiếu

1.6 Điều kiện FFS

thành công

20

phút

Động não:

Thẻ màu

Thẻ màu, máy tính, máy

chiếu, tài liệu tập huấn,

bút dạ, bảng, băng dính,

ghim

1.7 Giải thích cho

người khác hiểu về

FFS

45

phút

Bài tập

nhóm

Vật liệu theo yêu cầu của

nhóm

2. Các bước triển khai lớp học hiện trường

2.1. Đánh giá nhu cầu

đào tạo

2.2. Chuẩn bị FFS

2.3. Lập kế hoạch triển

Page 4: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

3

Phương pháp tập huấn

Sử dụng phương pháp tập huấn cho người lớn, tăng cường tương tác giữa giảng

viên và học viên

● Hoạt động và thảo luận nhóm

● Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên:

● Sử dụng bài trình chiếu để hướng dẫn quá trình học, không phụ thuộc hoàn

toàn vào bài trình chiếu

● Giới thiệu chủ đề tập huấn một cách rõ ràng khi bắt đầu từng bài học ● Có thể điều chỉnh các bài học và thời lượng của từng bài học phù hợp với

từng đối tượng học viên và hoàn cảnh tập huấn ● Tăng cường tính tương tác thông qua đặt các câu hỏi gợi mở

● Tạo không khí vui vẻ, sinh động cho bài giảng thông qua các hoạt động để

các học viên có thể học từ chính trải nghiệm của họ

● Trích dẫn các ví dụ để giải thích và minh họa cho các chủ đề ● Truyền tải các thông điệp tập huấn đơn giản và chính xác ● Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp với đối tượng và địa bàn tập huấn

Cách thức đánh giá học viên

Kết quả tập huấn có thể được đánh giá như sau:

Nội dung Phương pháp

Kiến thức Quan sát/Tương tác

Kỹ năng Kết quả làm việc nhóm

Các công cụ, dụng cụ và tài liệu cần chuẩn bị

● Thiết bị trình chiếu, bút chỉ ● Bảng trắng, bảng ghim, bút viết bảng các màu ● Giấy A4, A0, thẻ màu ● Bút bi, bút chì

khai các chủ đề

học tập

2.4. Thực hành FFS

quan sát thực tế mô

hình chăn nuôi

Tổng cộng 360

Page 5: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

4

Cấu trúc bài giảng

Giảng viên có thể điều chỉnh chương trình để phù hợp với nhu cầu học viên

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Mở đầu và giới thiệu chung

30

phút

Chào các học viên và chào mừng họ đến với lớp

tập huấn

Giới thiệu bản thân với các học viên

Tìm hiểu mong đợi của học viên

Thẻ màu Phần trình bày ppt

Nêu mục tiêu của buổi tập huấn và liên hệ với

các mong đợi của học viên

Slide 2

Giới thiệu kết cấu nội dung bài giảng

Slide 3

1. Giới thiệu chung về lớp học hiện trường FFS

10

phút

GV bắt đầu nhanh với câu hỏi phát vấn: Anh/chị

biết gì về FFS? FFS là gì?, đã từng triển khai

FFS ở cơ sở hay chưa?

Cho học viên suy nghĩ, sau đó mời 2- 3 học viên

chia sẻ ý kiến

Slide 4

HĐ: GV viết to FFS nên bảng và giải thích về

3 từ viết tắt

GV nêu câu hỏi: Có anh/chị nào biết về nguồn

gốc tên gọi và sự ra đời của FFS ?

GV chiếu slide 5 và giải thích;

Thuật ngữ “Lớp học hiện trường” có nguồn

Slide 5

Page 6: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

5

gốc từ Indonesia. Lớp học hiện trường đầu tiên

được thành lập vào năm 1989 tại Java khi 50 cán

bộ bảo vệ thực vật thử nghiệm và phát triển các

phương pháp giảng dạy cho khóa học “tập huấn

cho tập huấn viên” về chủ đề Quản lý dịch hại

tổng hợp IPM. Thuật ngữ lớp học hiện trường

đã phần nào mô tả khóa tập huấn. Khóa tập huấn

được tiến hành trên hiện trường. Các điều kiện

hiện trường là cơ sở để xây dựng chương trình

đào tạo. Trong lớp học, các vấn đề xuất phát từ

thực tế trong cả chu trình phát triển của vật nuôi,

cây trồng được quan sát và phân tích. Các quyết

định của nhóm học tập về canh tác hay nuôi

trồng được đánh giá vào cuối vụ bằng cách đo

năng suất. Nông dân và cán bộ thúc đẩy đều học

hỏi thông qua chu trình sản xuất vật nuôi, cây

trồng

Sau đó từ lúa, FFS được áp dụn g dang nhiều

lĩnh vực khác như: quản lý đất, chăn nuôi, quản

lý rừng, sức khỏe cộng đồng…

GV đặt câu hỏi để chuyển slide tiếp theo: Vậy

FFS là gì?

15

phút Cho học viên xem một vài hình ảnh lớp học

ngoài hiện trường và lớp tập huấn thông thường,

sau đó so sánh tìm ra sự khác biệt giữa các bức

ảnh đó, từ đó khái quát FFS là gì?

GV nói: FFS trước hết là 1 phương pháp KN

tiếp cận theo nhóm; Xác định nhu cầu để thiết

kế các hoạt động mà ở đó tập trung vào các chủ

đề học tập; Tiến trình học tập được diễn ra theo

chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật

nuôi hoặc một chu kỳ sản xuất theo mùa vụ;

Hiện trường sản xuất chính là địa điểm của lớp

học.

Slide 6-7

Nói: Từ cách diễn đạt về FFS, có thể rút ra

những đặc trưng cơ bản của FFS như sau:

Chiếu slide 8 đọc và giải thích

Slide 8

25

phút Bài tập nhóm: Hãy so sánh sự khác biệt giữa đào

tạo tập huấn thông thường với FFS

Mẫu bảng phân

tích so sánh

Page 7: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

6

Bài tập nhóm: So sánh sự khác biệt giữa đào tạo tập huấn thông thường với

FFS

Mục tiêu Tìm ra những điểm giống và khác nhau giữ đào tạo tập

huấn thông thường với FFS

Thời lượng 25 phút

Số lượng học viên Tất cả học viên

Tài liệu/Phương

pháp

Giấy A0, Bút viết

Các bước 1. Lớp chia thành các nhóm (4 nhóm)

2. GV nêu yêu cầu bài tập và cung cấp 1 bảng so sánh

theo mẫu

3. Các nhóm thực hiện trong khoảng thời gian 10 phút

4. Treo các kết quả của nhóm lên tường, yêu cầu các

học viên quan sát

5. Chọn 1 nhóm chia sẻ và các nhóm khác phản hồi

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

15 phút (1) GV đặt câu hỏi để chuyển sang slide tiếp

theo: từ cách diễn đạt và dựa vào đặc trưng

của FFS theo anh/chị khi thực hiện FFS cần

phải tuân theo nguyên tắc nào?

(2) Yêu cầu học viên suy nghĩ nhanh câu hỏi

(3) Mời học viên trả lời và ghi các ý kiến của

học viên lên bảng hoặc thẻ màu

Slide 10

Page 8: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

7

(4) Trình chiếu slide 10 đọc và giải thích: có 4

nguyên tắc khi thực hiện FFS: Các hoạt động

học tập diễn ra tại hiện trường và kéo dài theo

mùa vụ/quá trình sản xuất; Sử dụng các

phương pháp giáo dục người lớn (lấy người

học làm trung tâm, học qua trải nghiệm và ra

quyết định theo nhóm); Không chuyển giao kỹ

thuật/công nghệ có sẵn mà trước hết phải xác

định nhu cầu của người dân để thiết kế chương

trình học tập; Nông dân học thông qua làm,

quan sát và phản hồi, cán bộ khuyến nông thúc

đẩy quá trình học tập.

20 phút Yêu cầu học viên đọc lướt nhanh qua tài liệu

được phát; căn cứ vào khái niệm, đặc trưng

của FFS cho biết, trong FFS vai trò của nhóm

học tập (nông dân) và nhóm hỗ trợ (CBKN) là

như thế nào?

Sử dụng giấy A0 được chia làm 2 cột để phân

tích

Học viên cho ý kiến, GV ghi các ý kiến vào 2

cột được kẻ sẵn trên giấy A0

GV thống nhất các ý kiến và bổ sung nếu thấy

cần thiết (chiếu slide 11, tóm tắt vai trò của

các bên trong FFS)

Slide 11

20 phút Nói để chuyển slide: Chúng ta đã tìm hiểu về

FFS như FFS là gì? Ra đời khi nào? Đặc

trưng, nguyên tắc, sau đây chúng ta sẽ thảo

luận để xem, để thực hiện FFS thành công cần

đảm bảo những yếu tố nào?

Nêu cầu mỗi học viên viết lên thẻ màu 1 yếu

tố để thực hiện FFS thành công

Sau đó GV thu thập, phân loại và ghim lên

bảng

Chiếu Slide 12 và bổ sung các ý kiến khác từ

các ý kiến của học viên đã được ghim tại

bảng.

Thẻ màu, bút,

phần trình bày

ppt, bảng ghim

hoặc bảng trắng

45 phút Bài tập nhóm: Giải thích cho người khác hiểu

về FFS

Page 9: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

8

Bài tập nhóm: Giải thích cho người khác hiểu về FFS

Mục tiêu Giải thích các nhóm đối tượng các nhau hiểu về

FFS

Thời lượng 45 phút

Số lượng học viên Tất cả học viên/nhóm học viên

Tài liệu/Phương pháp Giấy A0, Bút viết, giấy A4, thẻ màu, bảng…

Các bước 1. Lớp chia thành các nhóm (3 nhóm)

2. Các nhóm thảo luận các nội dung liên quan

đến FFS cần đưa ra và giải thích về FFS các nội

dung này như thế nào là tốt nhất

Nhóm 1: Giải thích cho cán bộ huyện

Nhóm 2: Giải thích cho cán bộ xã

Nhóm 3: Giải thích cho người nông dân

Thời

lượng Hoạt động Tài liệu sử dụng

Nói: Có 1 số phương pháp để san phẳng

mặt ruộng như sau:

- San ruộng bằng trang gắn theo máy cày

bừa.

- San ruộng bằng máy sử dụng tia laser sử

dụng cho nơi có điều kiện về đồng ruộng và

máy.

Hệ thống máy san phẳng đồng ruộng bằng

tia laser gọn nhẹ, chỉ gồm cụm gàu san, bộ

phận phát tia laser, bộ phận thu tín hiệu và hệ

thống điều khiển thủy lực gắn trên máy kéo.

Sau khi san phẳng ruộng cần tạo rãnh

thoát nước quanh ruộng để thoát phèn, gom

ốc bươu vàng để diệt.

Page 10: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

9

Nói: Máy san phẳng bằng tia laser gồm các

bộ phận:

-Bộ phát tia laser: gắn trên trụ cố định

- Bộ phận tia laser: được lắp vào 1 trụ trên

gàu san sau máy kéo

- Hộp điều khiển: Lắp cạnh người lái máy để

điều khiển bằng tay khi cần

- Cụm van thủy lực: nhận tín hiệu từ hộp

điều khiển đóng mở các van để xy lanh thủy

lực nâng hay hạ gàu san

- Gàu san: có thể treo hoặc móc sau máy kéo.

Máy kéo: nên dùng máy kéo với 4 bánh chủ

động .

Nói: Sau đây chung ta cùng tìm hiểu

nguyên tắc làm việc của máy san phẳng mặt

ruộng bằng laser thông qua một video sau.

(Nói khi đang phát video) Nguyên tắc làm

việc được tóm tắt như sau:

Tia laser được phát bởi bộ phát tín hiệu

laser tạo thành một mặt chuẩn laser cố định

song song với mặt phẳng hoặc hợp với mặt

phẳng một góc cố định xác định trước. Bộ

phận nhận tín hiệu laser lắp trên cụm gàu

san, để định vị trí tương đối (khoảng cách)

của mặt phẳng laser do bộ phát tạo ra so với

vị trí chuẩn của bộ phận. Hệ thống thủy lực

gồm cụm van nối với hệ thống thủy lực của

máy kéo và xy lanh thủy lực gắn vào gàu;

cụm van này nhận tín hiệu điều khiển từ hộp

điều khiển để nâng hạ gàu san.

Gàu san sẽ tự động được hạ xuống hoặc

nâng lên so với mặt đồng nhờ hệ thống điều

khiển thông qua cụm van và xy lanh thủy lực

giữ cố định khoảng cách giữa mặt chuẩn

laser (từ bộ phát) và tấm cắt đất (vị trí thấp

nhất) của gàu. Vì vậy gàu san khi qua chỗ

đất cao sẽ lấy đất vào gàu, qua vị trí mặt

đồng thấp, đất trong gàu sẽ tự đổ ra.

Hỏi: Tại ruộng nhà mình các anh chị đã áp

dụng các phương pháp san phẳng mặt ruộng

chưa?

Một số trả lời có

Nói: như vậy qua kiến thức đã học của bài

2 về kỹ thuật làm đất và kỹ thuật san phẳng,

anh chị hãy về thực hành trên ruộng sản xuất

của nhà mình nhé.

Page 11: Giới thiệu lớp học · 2019. 11. 7. · Hoạt động và thảo luận nhóm Giảng bài Các lưu ý đối với giảng viên: Sử dụng bài trình chiếu để hướng

10