53
CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NHÂN Thạc sĩ Dương Tố Dung 10/2005 Mục Lục Lời giới thiệu 2 Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 3 1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 3 1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 4 1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 4 1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 4 1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 5 Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 6 2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 6 2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 7 2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 8 2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 9 2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 10 2.6. So sánh e-Business và TMĐT 11 2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 11 2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 14 2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 16 2.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 17 Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 20 3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 20 3.2. Các mô hình website TMĐT 21 3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 21 3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 23 3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 24 3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 26 3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 26 3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 28 Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 30 4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 30 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 31 Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 1

Giaotrinh tmdt

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giaotrinh tmdt

CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NHÂN

Thạc sĩ Dương Tố Dung10/2005

Mục Lục

Lời giới thiệu 2Chương 1: Kiến thức chung về Internet và Mạng (Network) 3

1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet 31.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW 41.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW 41.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) 41.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi 5

Chương 2: Kiến thức chung về Thương mại điện tử (TMĐT) 62.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT 62.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 72.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT 82.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 92.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 102.6. So sánh e-Business và TMĐT 112.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới 112.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 142.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010 162.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam 17

Chương 3: Website và các vấn đề liên quan 203.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website? 203.2. Các mô hình website TMĐT 213.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website 213.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website 233.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 243.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng 263.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau 263.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 28

Chương 4: Marketing qua mạng Internet (e-Marketing) 304.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 304.2. Một số cách e-Marketing cơ bản 31

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 1

Page 2: Giaotrinh tmdt

4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 324.4. Cách thức thu hút người xem cho website 334.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 344.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ 344.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm

của Google.com 34Chương 5: Thanh toán qua mạng, An toàn mạng, Luật TMĐT 36

5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng 365.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam 395.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam 405.4. Các rủi ro trong an toàn mạng 415.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT 425.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình 435.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giới 445.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 45

Chương 6: Ứng dụng TMĐT cho từng ngành kinh doanh 476.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 476.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực 486.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng 496.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 496.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác 49

Kết luận 51Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐT 52

LỜI GIỚI THIỆU

Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam, rất được Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến giữa năm 2005, đã có rất nhiều lý do để doanh nghiệp phải quan tâm ứng dụng TMĐT vào kinh doanh để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều tài liệu kiến thức TMĐT dành cho doanh nhân: sách TMĐT trên thị trường không nhiều, hầu hết nghiêng về kỹ thuật lập trình hoặc phương diện kỹ thuật, không phù hợp cho doanh nhân; các chương trình đào tạo TMĐT dành cho doanh nhân không nhiều; kiến thức TMĐT cung cấp miễn phí trên mạng Internet còn rời rạc, không đảm bảo sự chính xác, tính đúng đắn của nội dung, không tiện lợi cho doanh nhân tham khảo theo hệ thống. Từ thực tế trên, tác giả chủ ý biên soạn quyển Cẩm nang Thương mại điện tử cho Doanh nhân cung cấp kiến thức TMĐT cho đối tượng độc giả là doanh nhân - những người rất bận rộn, không nhất thiết phải am hiểu chi tiết về kỹ thuật mà quan trọng là phải có tầm nhìn tổng quát và tập trung vào chiến lược, cách thức triển khai, áp dụng TMĐT để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Sách gồm 07 chương, lần lượt giới thiệu các mảng kiến thức trong TMĐT.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 2

Page 3: Giaotrinh tmdt

Độc giả có thể đọc từ đầu đến cuối quyển sách hoặc chọn đọc những phần kiến thức mình quan tâm. Sau khi đọc xong quyển sách này, độc giả sẽ có đủ kiến thức cơ bản cần thiết để ra quyết định xây dựng, vận hành website TMĐT có hiệu quả, thực hiện marketing qua mạng hiệu quả, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng các biện pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v...Trong quá trình biên soạn, chắc chắn có thiếu sót, rất mong độc giả lượng thứ và góp ý qua email [email protected] hoặc [email protected]. Độc giả có thể đọc thêm những bài viết, sách điện tử (e-book) về kiến thức TMĐT do tác giả viết, được đăng tải trên website www.vitanco.com.

Tháng 10/2005Trân trọng,

Dương Tố Dung

CHƯƠNG 1

KIẾN THỨC CHUNG VỀ INTERNET VÀ MẠNG (NETWORK)

Trong chương này độc giả sẽ lần lượt khám phá về Internet, World Wide Web (WWW), Mạng (Network), Mạng nội bộ (Intranet), Mạng mở rộng (Extranet), Mạng không dây (Wireless Network), Công nghệ không dây Bluetooth và Wi-Fi. Những kiến thức này bổ sung cho sự hiểu biết chung về mạng và Internet, tạo tiền đề để độc giả hiểu tốt hơn về TMĐT.

Nội dung của chương:1.1.Internet là gì? Lịch sử phát triển Internet1.2.World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triển WWW1.3.Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWW1.4.Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet)1.5.Mạng không dây, Bluetooth và Wi-Fi1.1. Internet là gì? Lịch sử phát triển InternetCó nhiều cách định nghĩa Internet. Một định nghĩa đơn giản về Internet như sau:”Internet là mạng toàn cầu của các mạng kết nối các tổ chức chính phủ, các trường, các viện và các tổ chức kinh doanh”. (Internet is the international computer network of networks that connects government, academic and business institutions. – www.media.ucsc.edu/glossary.html - Trường Đại học California Santa Cruz, Mỹ)Lịch sử phát triển InternetNăm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email). Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 3

Page 4: Giaotrinh tmdt

một đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Mạng ARPAnet dùng giao thức truyền thông TCP (Transmission Control Protocol). Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network)... và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết bị mạng... đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – giao thức liên mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet. Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với tốc độ khác nhau. 1.2. World Wide Web (WWW) là gì? Lịch sử phát triểnCó nhiều định nghĩa khác nhau về WWW. Theo định nghĩa của Trường Đại học Kansa, Mỹ: “World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web.” (World Wide Web is a collection of documents on computers located throughout the world that are connected to each other by clickable hyperlinks. You need to run a browser program to access the Web.)WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) phát minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP (Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource Locator - địa chỉ Internet). Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu. Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau v.v... Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay. 1.3. Sự khác biệt giữa Net (mạng) và WWWInternet (hay mạng) là mạng của các mạng (network of networks). Internet bao gồm các máy tính, dây cáp, và các thiết bị mạng. Mạng phục vụ việc truyền tải dữ liệu với các thiết bị phần cứng (máy tính, máy chủ - server, hub, switch, backbone - những thuật ngữ dùng trong mạng, chỉ các thiết bị phần cứng của mạng) và các giao thức truyền (HTTP, FTP – File Transfer Protocol – Giao thức truyền file, TCP/IP, WAP – Wireless Application Protocol – Giao thức ứng dụng không dây, v.v...) và các ứng dụng khác (email, telnet, chat, v.v...). Trong khi đó, WWW (World Wide Web hay gọi tắt là Web) là một dạng ứng dụng phổ biến của Internet. Web cho phép người sử dụng tìm kiếm thông tin, dịch vụ khi kết nối Internet. Người sử dụng Web cũng có thể đăng tải thông tin cho bất kỳ ai (có kết nối Internet) truy cập từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. 1.4. Mạng nội bộ (Intranet) và Mạng mở rộng (Extranet) Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của Internet. Thông thường, chỉ những ai được cho phép (nhân viên trong tổ chức) mới được quyền truy cập mạng nội bộ này. Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo... Những

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 4

Page 5: Giaotrinh tmdt

thông tin này có thể hiển thị giống như một website trên Internet, tuy nhiên, chỉ những ai được cho quyền truy cập mới có thể truy cập được. Trong khái niệm mạng nội bộ, có các khái niệm LAN (Local Area Network - mạng cục bộ trong một phạm vi vật lý giới hạn), WAN (Wide Area Network - mạng trên diện tích rộng).Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn. Ví dụ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty A có thể truy cập vào Extranet của công ty A để biết mức tồn kho nguyên vật liệu và biết lúc nào cần cung cấp thêm, do đó, công ty A tiết kiệm được nhân lực quản lý phần việc này, và các thông tin mua hàng cũng được tự động ghi nhận, tiết kiệm nhân lực nhập liệu và tránh sai sót khi nhập liệu. 1.5. Mạng không dây, Bluetooth và Wi-FiMạng không dây (wireless network), như tên gọi của nó, là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio. Các thiết bị không dây có đặc điểm là “di động”, tức người sử dụng có thể sử dụng chúng ở bất kỳ nơi nào. Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không dây trong phạm vi nhỏ với tốc độ cao. Bluetooth được “thai nghén” bởi Ericsson năm 1994. Đến năm 1998, nhóm Bluetooth Special Interest được hình thành, ban đầu gồm Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia, để phát triển chuẩn công nghệ và khả năng dùng Bluetooth trên nhiều loại thiết bị không dây khác nhau. Bluetooth có khả năng truyền đến 1 Mbps (mega bit trên giây) giữa các thiết bị không dây trong phạm vi tối đa 10 mét. Công nghệ Bluetooth không tiêu tốn nhiều năng lượng, nên phù hợp với các thiết bị không dây dùng pin. Bluetooth cũng được dùng để kết nối các thiết bị không dây trong văn phòng như các máy tính trong mạng không dây, chuột hay bàn phím không dây với máy tính, máy tính và máy in... mà không cần dây cáp. Bluetooth dùng sóng radio với tần số phổ biến trên toàn cầu, do đó, có tính tương thích trên toàn cầu. Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của Bluetooth. Những sản phẩm được chứng nhận là Wi-Fi có thể hoạt động tương tác với nhau bất kể chúng được sản xuất bởi nhà sản xuất nào. Wi-Fi cho phép truyền dữ liệu trong 100 mét và lên đến tốc độ truyền 11 Mbps, rất lý tưởng cho việc truy cập Internet từ thiết bị không dây. So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi:

Đặc tính Bluetooth Wi-FiTần số sóng 2,4 GHz 2,4 GHzPhạm vi 10 mét 100 métTốc độ truyền 1 Mbps 11 MbpsTiêu thụ năng lượng Thấp VừaThiết bị chủ yếu Điện thoại di động, PDA (thiết bị

kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân) Máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy chủ...

Đối tượng sử dụng chủ yếu

Du khách, nhân viên văn phòng... Công ty, trường đại học, hội nghị...

Bảng 1.1: So sánh giữa Bluetooth và Wi-Fi. Nguồn: Edwin S. Soriano. Nets, Webs and The Information Infrastructure

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 5

Page 6: Giaotrinh tmdt

Tóm tắt chương:- Tiền thân của Internet là ARPAnet, được phát minh năm 1969.- Internet là mạng toàn cầu của các mạng.- WWW được phát minh bởi Tim Berners-Lee, người Anh, vào năm 1990.- World Wide Web là tập hợp những văn bản trên tất cả các máy tính kết nối với nhau

trên toàn cầu thông qua những đường siêu kết nối có thể click được. Người sử dụng phải chạy trình duyệt Web để truy cập Web.

- Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, dùng giao thức TCP/IP của Internet.

- Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau.

- Mạng không dây (wireless network) là mạng truyền thông không có dây kết nối giữa các thiết bị. Công nghệ không dây dựa trên tần số sóng radio.

- Bluetooth là công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu, tiếng nói giữa các thiết bị không dây trong phạm vi tối đa 10 mét với tốc độ cao nhất là 1 Mbps.

- Wi-Fi là công nghệ không dây băng thông rộng với khả năng truyền dữ liệu gấp 10 lần của Bluetooth (tốc độ tối đa 11 Mbps với khoảng cách tối đa 100 mét).

CHƯƠNG 2

KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬTrong chương này độc giả sẽ nắm được những thông tin, kiến thức chung nhất về TMĐT như: định nghĩa TMĐT, lịch sử phát triển TMĐT, ảnh hưởng và lợi ích của TMĐT lên việc kinh doanh, những quan niệm sai lầm về TMĐT doanh nghiệp hay mắc phải. Độc giả cũng sẽ nắm được tình hình TMĐT trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng, xu hướng TMĐT ở Việt Nam, chiến lược áp dụng TMĐT cho doanh nghiệp Việt Nam từ đây đến năm 2010. Độc giả cũng sẽ hiểu được sự khác biệt giữa e-Business và TMĐT (e-Commerce).

Nội dung của chương:2.1.Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triển TMĐT2.2.TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? 2.3.Các cấp độ phát triển của TMĐT 2.4.Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp 2.5.Những quan niệm sai lầm trong TMĐT 2.6.So sánh e-Business và TMĐT2.7.Thực trạng TMĐT trên thế giới 2.8.Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 2.9.Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 - 20102.10. Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam2.1. Thương mại điện tử là gì? Lịch sử phát triểnTMĐT là một khái niệm chưa được nhiều doanh nhân ở Việt Nam hiểu chính xác. Đa số doanh nhân nghĩ rằng TMĐT phải là mua bán, thanh toán qua mạng. Nhận định trên không hoàn toàn đúng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT, tác giả định nghĩa ngắn gọn như sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW.”

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 6

Page 7: Giaotrinh tmdt

Các hoạt động thương mại bao gồm marketing, hỗ trợ khách hàng, cung cấp thông tin, mua-bán, thanh toán... Không cần phải thực hiện toàn bộ các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử mới là áp dụng TMĐT, doanh nghiệp có thể tận dụng TMĐT phục vụ một hay nhiều hoạt động thương mại của mình để mang lại hiệu quả kinh tế. TMĐT nên được xem là một công cụ bổ sung cho thương mại truyền thống để tăng hiệu quả kinh doanh. Các khái niệm B2B, B2C, C2CTMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia hoạt động thương mại, cụ thể:

- B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp.

- B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.

- C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.

Lịch sử phát triển TMĐTTừ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT. 2.2. TMĐT làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào? Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

- Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng.

- Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí.

- Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo... qua mạng trước khi quyết định mua.

- Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng...

- Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet.

- Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.- Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để

được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.- Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi

phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 7

Page 8: Giaotrinh tmdt

- Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất...) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống.

- Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn.

- TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

- Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua... của khách hàng.

- Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa vào Internet và TMĐT.

- Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng...

- Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều.- Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng

đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng.

Tóm lại: - Với Internet, TMĐT, quyền của người mua được gia tăng đáng kể: chọn lựa hàng hóa,

tham khảo thông tin, khảo sát giá, mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên mạng Internet, yêu cầu đặc biệt theo sở thích cá nhân, mua rẻ hơn, chính sách trả lại hàng nếu không hài lòng...

- Với Internet, TMĐT, doanh nghiệp (người bán) phải cạnh tranh nhiều hơn, nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn, lợi nhuận trên món hàng ít hơn, song, phục vụ thị trường lớn hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh hơn.

2.3. Các cấp độ phát triển của TMĐT TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Xin giới thiệu 02 cách phân chia sau: Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT

• Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.

• Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện.

• Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn.

• Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 8

Page 9: Giaotrinh tmdt

• Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal).

• Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.

Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT• Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh

nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

• Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến.

• Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

2.4. Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Bên dưới là những lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp:

- Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp: chỉ với từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, doanh nghiệp có thể đưa thông tin quảng bá đến với người xem trên khắp thế giới. Đây là điều mà chỉ có TMĐT làm được cho doanh nghiệp. Chi phí cho website của doanh nghiệp mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 50.000 đồng chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), vài trăm nghìn đồng cho chi phí quảng cáo trên mạng (đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của doanh nghiệp). Doanh nghiệp sẽ thu được hiệu quả quảng bá cao hơn nếu đầu tư chi phí, thời gian, nhân lực nhiều hơn cho việc marketing qua mạng.

- Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với TMĐT, doanh nghiệp có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… TMĐT mang lại cho doanh nghiệp các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng.

- Tăng doanh thu: với TMĐT, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp giờ đây không còn bị giới hạn về mặt địa lý. Doanh nghiệp không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn cầu. Doanh nghiệp không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến mà tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, số lượng khách hàng của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Tuy nhiên, lưu ý rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp phải tốt, cạnh tranh, nếu không, TMĐT không giúp được cho doanh nghiệp.

- Giảm chi phí hoạt động: với TMĐT, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 9

Page 10: Giaotrinh tmdt

một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành và marketing website mỗi tháng không quá một triệu đồng, DN đã có thể bán hàng qua mạng. Nếu website của doanh nghiệp chỉ trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, DN tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Nếu DN sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nhân có thể ngồi nhà tìm kiếm khách hàng quốc tế qua mạng. Doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí trong việc quản lý dữ liệu, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) v.v...

- Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Khi các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng riêng (differentiation) cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

2.5. Những quan niệm sai lầm trong TMĐT Khi doanh nhân còn nhận định chưa đúng đắn về TMĐT thì TMĐT còn chưa được ứng dụng hiệu quả phục vụ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhận định sai đó gồm:

- Tin rằng xây dựng website xong là sẽ có khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng: thực tế doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho marketing, cập nhật thông tin cho website, hỗ trợ khách hàng... để có thể tìm được khách hàng qua website.

- Tin rằng doanh nghiệp có thể dùng website để quảng bá sản phẩm, thông tin đến với mọi người trên khắp thế giới một cách dễ dàng: thực tế có hơn 8 tỷ trang web với hơn 40 triệu website trên Internet, nếu doanh nghiệp không đầu tư marketing website tốt thì xác suất người xem tự tìm ra website của doanh nghiệp sẽ rất thấp.

- Tin rằng website sẽ thay thế các công cụ, phương tiện marketing khác: thực tế website và TMĐT chỉ là công cụ hỗ trợ cho các công cụ sẵn có trong thương mại truyền thống.

- Không chú trọng và hiểu biết đúng đắn về thiết kế, giao diện, chức năng... của website: thực tế website hiệu quả phải là website dễ sử dụng, có các chức năng cần thiết hỗ trợ cho người xem, tốc độ tải về nhanh, không quá nhiều màu sắc, hiệu ứng...

- Không chú trọng những thông tin thuyết phục người xem ra quyết định mua hàng. Hãy trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nên mua hàng của chúng tôi?” để nêu ra được những lợi thế của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với của đối thủ cạnh tranh.

- Không cập nhật thông tin thường xuyên.- Tin rằng website đẹp về mỹ thuật sẽ mang lại nhiều khách hàng. Thực tế những

website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán đều là những website được thiết kế rất đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của người xem.

- Không có thói quen trả lời ngay những email hỏi thông tin của người xem. Như thế sẽ làm khách hàng tiềm năng có ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và sẽ đẩy họ đến với nhà cung cấp khác. Luật “bất thành văn” trong TMĐT là doanh nghiệp nên trả lời mọi email của người xem trong vòng 48 giờ.

- Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán qua mạng. Thực tế, theo luật chung của TMĐT thế giới, nếu có rủi ro trong thanh toán qua mạng, người bán sẽ là người chịu mọi thiệt hại. (Xem thêm trong chương 5)

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 10

Page 11: Giaotrinh tmdt

- Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có: thực tế không có cách tốt nhất để áp dụng TMĐT cho tất cả các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải dựa trên đặc tính riêng mình để tạo ra một mô hình TMĐT phù hợp cho riêng doanh nghiệp. Lưu ý: chìa khóa thành công trong TMĐT nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng riêng” (differentiation).

- Không quan tâm đúng mức về cạnh tranh trong TMĐT: doanh nghiệp có thể áp dụng TMĐT thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể áp dụng TMĐT. Chi phí triển khai TMĐT là rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng TMĐT, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, doanh nghiệp phải biết cách đầu tư: rất quan tâm đến tiếp thị qua mạng (Internet Marketing hay e-marketing), tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình.

- Không quan tâm đến công nghệ mới: công nghệ thông tin là lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. TMĐT là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia TMĐT phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…

2.6. So sánh e-Business và TMĐTPhần này là một phần bổ sung kiến thức cho độc giả vì ít nhiều liên quan đến TMĐT. Khái niệm e-business cũng ít khi được định nghĩa chính xác. Có nhiều định nghĩa về e-business. Theo định nghĩa của công ty ICONI của Anh như sau: “e-Business có hai ý nghĩa. Thứ nhất: chỉ một công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng. Thứ hai: chỉ một công ty điện tử hóa các hoạt động chức năng bên trong công ty dùng các công nghệ của Internet.” (“Definition: e-Business can mean two things. Firstly if a company is set up and deals solely online it is said to be an e-Business. Or for established companies e-Business means transforming internal processes using Internet technologies” - www.iconi.co.uk/default.asp). Một định nghĩa khác: “e-Business là hệ thống hay ứng dụng thông tin để phục vụ và làm tăng hiệu quả các hoạt động kinh doanh. Ngày nay việc điện tử hóa này chủ yếu dùng các công nghệ web.” (“Electronic business is any information system or application that empowers business processes. Today this is mostly done with web technologies” - www.en.wikipedia.org/wiki/E-business)Như vậy, có hai cách hiểu về e-business: tạm dịch tiếng Việt là:

- Kinh doanh điện tử: công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng.- Doanh nghiệp điện tử: công ty điện tử hóa các hoạt động chức năng bên trong công

ty dùng các công nghệ của Internet.Trong quyển sách này, khái niệm e-business được đề cập là khái niệm Doanh nghiệp điện tử. Doanh nghiệp ứng dụng e-business để phục vụ việc liên kết tự động giữa các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp và liên kết với các đối tác như nhà cung cấp, khách hàng v.v... một cách tiện lợi và hiệu quả. e-Business truyền dữ liệu qua Internet, mạng nội bộ hay mạng mở rộng.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 11

Page 12: Giaotrinh tmdt

Hình 2.1: mô hình ví dụ về e-Business. Giải thích mô hình:e-Business “rộng” hơn e-Commerce (TMĐT). e-Business bao phủ các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp như: mua hàng qua mạng điện tử (e-procurement, e-purchasing), quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng bằng chương trình điện tử, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện tử, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp v.v... e-Business là một hệ thống thông tin gồm nhiều module (phần) như:

- HRM (Human Resource Management - Quản lý Nhân sự): dành cho phòng Nhân sự- ERP (Enterprise Resource Planning - Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp), MRP

(Material Reqirements Planning - Hoạch định Nhu cầu Vật liệu): dành cho bộ phận sản xuất

- CRM (Customer Relationship Management – Quản lý Mối quan hệ Khách hàng), Sales Management (Quản lý Bán hàng): dành cho bộ phận kinh doanh, bán hàng, hỗ trợ khách hàng...

- Document Management (quản lý thông tin, văn bản): dùng cho các bộ phận để chia sẻ văn bản

bao chung quanh một cơ sở dữ liệu chung (Database) với chương trình EAI (Enterprise Application Integration – Tích hợp các ứng dụng trong doanh nghiệp). Tùy theo nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể ứng dụng từng module cho từng giai đoạn.Trong khi khái niệm TMĐT chỉ bao gồm việc thực hiện các giao dịch thương mại dựa trên các công cụ điện tử, gồm các hoạt động bán hàng, marketing, phục vụ khách hàng, quản lý mối quan hệ khách hàng... 2.7. Thực trạng TMĐT trên thế giới Trên Internet hiện có hơn 8 tỷ trang web (theo ghi nhận của Google) với hơn 40 triệu tên miền website đang hoạt động (theo ghi nhận của Whois). (số liệu cập nhật giữa năm 2005). Theo

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 12

Page 13: Giaotrinh tmdt

Internet World Stats, năm 2004, số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 800 triệu người, chiếm tỷ lệ 12,7% dân số. Tỷ lệ này không đều nhau ở các châu lục. Bảng sau cung cấp số liệu thống kê về số người sử dụng Internet ở các châu lục, tỷ lệ phần trăm người truy cập Internet so với tổng dân số...

Châu lụcSố người truy cập Internet

% tăng trưởng so với

năm 2000

Chiếm tỷ lệ % dân số

% so với toàn cầu

Châu Phi 12.937.100 186,6 % 1,4 % 1,6 %Châu Á 257.898.314 125,6 % 7,1 % 31,7 %Châu Âu 230.886.424 124,0 % 31,6 % 28,4 %Trung Đông 17.325.900 227,8 % 6,7 % 2,1 %Bắc Mỹ 222.165.659 105,5 % 68,3 % 27,3 %Mỹ Latin 55.930.974 209,5 % 10,3 % 6,9 %Châu Đại Dương

15.787.221 107,2 % 48,5 % 1,9 %

Toàn cầu 812.931.592 125,2 % 12,7 % 100,0 %Bảng 2.1: Thống kê số người truy cập Internet trên toàn cầu năm 2004 theo châu lục.Nguồn: Internet World StatsTheo thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ dollar Mỹ, trong đó phân bố như sau:

Châu lục Doanh số (nghìn tỷ dollar) % so với toàn cầu

Bắc Mỹ 3,5 51,9

Châu Á – Thái Bình Dương 1,6 23,7

Tây Âu 1,5 22,2

Mỹ Latin 0,08 1,2

Còn lại 0,07 1,0

Tổng cộng 6,75 100,0%

Bảng 2.2: Doanh số TMĐT toàn cầu năm 2004 (B2B+B2C) phân theo châu lục.Nguồn: Forrester Research

Để thấy được sự tăng trưởng doanh số TMĐT toàn cầu theo các năm, bảng sau minh họa doanh số B2B toàn cầu từ năm 2000 đến 2005 (ước tính):

Năm Doanh số (dollar Mỹ)

2000 $433 tỷ

2001 $919 tỷ

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 13

Page 14: Giaotrinh tmdt

2002 $1,9 nghìn tỷ

2003 $3,6 nghìn tỷ

2004 $6,0 nghìn tỷ

2005 $8,5 nghìn tỷ

Bảng 2.3: Doanh số B2B toàn cầu từ năm 2000 – 2005Nguồn: Gartner GroupĐối với thị trường Mỹ - nơi sinh ra TMĐT và cũng là nơi TMĐT phát triển mạnh mẽ nhất, doanh số bán lẻ qua mạng từ năm 2002 đến 2006 được thống kê và ước tính như sau:

Năm Tỷ USD2002 47.82003 63.92004 82.92005 104.42006 130.3

Bảng 2.4: doanh số bán lẻ qua mạng ở Mỹ từ năm 2002 đến 2006 Nguồn: Gartner GroupTrong đó các sản phẩm bán chạy nhất qua mạng như sau:

Sách 42% CD/DVD/Video 38% Khác 37% Phần mềm máy tính 29% Dịch vụ du lịch 28% Quần áo, vải sợi 27%

Quà tặng 24% Phần cứng máy tính 18% Dịch vụ giải trí 17% Vật dụng trong nhà 16% Tạp hóa, thuốc 13%

(Nguồn: ACNielsen)Tóm lại, tình hình phát triển TMĐT trên toàn thế giới vẫn gia tăng hàng năm, trong đó, thị trường Mỹ phát triển chậm lại, nhường bước cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Á.2.8. Thực trạng TMĐT ở Việt Nam Theo thống kê mới nhất, tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần 12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó, con số này đã lên đến hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn,...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 14

Page 15: Giaotrinh tmdt

được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo...Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tác dụng của Website đối với Doanh nghiệp

Điểm (0 là thấp nhất, 4 là cao nhất)

Xây dựng hình ảnh công ty 3,2Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có 2,9Thu hút khách hàng mới 2,6Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2,0Tăng doanh số 1,9

Bảng 2.5: Quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2004, Vụ TMĐTKết quả khảo sát trên phản ánh thực tế đa phần doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó, doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích TMĐT có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều tháng, nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên 500.000). Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước. Do đó, sự đầu tư cho TMĐT ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp. Cũng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thành lập những website TMĐT (sàn giao dịch, website phục vụ việc cung cấp thông tin, website rao vặt, siêu thị điện tử...) để giành vị thế tiên phong, tuy nhiên, tình hình chung là các website này chưa thực sự được marketing tốt và phát triển tốt để mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể. Để TMĐT phát triển, cần nhiều yếu tố thúc đẩy, làm nền tảng như:

a. cơ sở hạ tầng công nghệb. số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internetc. nhân lực chuyên mônd. kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tưe. nhận thức của cộng đồngf. vai trò lãnh đạo của nhà nướcg. luật

Theo khảo sát của tác giả, 7 yếu tố trên được xếp hạng như sau (thang điểm từ 0 đến 9, 0 là hầu như chưa có gì, 9 là mức cao nhất thúc đẩy sự phát triển TMĐT)

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 15

Page 16: Giaotrinh tmdt

Yếu tố Thang điểm (0-9)Số người truy cập Internet, chi phí truy cập Internet 7Cơ sở hạ tầng công nghệ 6Vai trò lãnh đạo của nhà nước 5Kiến thức TMĐT về phương diện kinh doanh, chiến lược, và nhận thức của nhà đầu tư

4

Nhân lực chuyên môn 3Nhận thức của cộng đồng 2Luật 1

Bảng 2.6: Xếp hạng các yếu tố thúc đẩy sự phát triển TMĐT ở Việt Nam Nguồn: Khảo sát của tác giả 2.9. Doanh nghiệp VN và chiến lược áp dụng TMĐT trong 2006 – 2010Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn TMĐT sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam vì một số yếu tố sau:

- Việt Nam sẽ gia nhập WTO, AFTA... trong năm 2005 - 2006.- TMĐT ở châu Á đang trên đà phát triển nhanh.- Theo kinh nghiệm thực tế của các quốc gia đã có nền TMĐT phát triển, quá trình 5

năm đủ để TMĐT phát triển nhanh nhất, sau đó sẽ gần đến mức bão hòa và tốc độ phát triển chậm đi.

- Chủ trương của Chính phủ thúc đẩy TMĐT phát triển trong giai đoạn này.- TMĐT ở Việt Nam đã được phát triển cơ bản một cách tự phát, tức đã đi qua gần hết

giai đoạn “tự phát, trứng nước”.- Các yếu tố CNTT, Internet, truyền thông... đã và đang phát triển rất nhanh, tạo điều

kiện cho TMĐT phát triển với tốc độ nhanh trong 5 năm sắp tới.Doanh nghiệp nên áp dụng TMĐT như thế nào trong giai đoạn 2006 – 2010? Có thể chia thành hai hướng:

a. Doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh truyền thống tận dụng TMĐT như một kênh hỗ trợ marketing, chức năng, phục vụ khách hàng, mở rộng thị trường...:Trước thực trạng toàn cầu hóa, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực tìm cách tồn tại và phát triển, cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong đó, TMĐT giúp nhiều cho doanh nghiệp về marketing, đặc biệt là marketing ra thị trường quốc tế, giảm chi phí (chi phí marketing, chi phí nhân lực, chi phí bán hàng, chi phí liên lạc, chi phí mặt bằng...), bán hàng qua mạng, hỗ trợ khách hàng từ xa... Doanh nghiệp nếu chưa có website thì nên xây dựng website cho mình, nên chú ý làm thế nào để xây dựng website hiệu quả và marketing website hiệu quả. Doanh nghiệp đã có website thì nên kiểm tra tính hiệu quả của website, nếu cần thì phải xây mới website để đảm bảo tính chuyên nghiệp, vì website chính là show-room của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần đầu tư đúng đắn cho việc marketing website này. Về yêu cầu nhân sự chuyên môn, tùy theo đặc trưng của ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều hay ít nhân sự có chuyên môn về TMĐT (lập trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng, marketing qua mạng, an toàn mạng...). Nếu doanh nghiệp không chuyên về CNTT và có quy mô không lớn thì doanh nghiệp nên chọn đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế, lập

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 16

Page 17: Giaotrinh tmdt

trình website, an toàn mạng. Việc cập nhật thông tin, marketing qua mạng, hỗ trợ khách hàng phải là việc do doanh nghiệp đảm trách thường xuyên và chuyên nghiệp thì mới mang lại hiệu quả. Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất, lãnh đạo doanh nghiệp phải am hiểu về lợi ích của TMĐT, cách áp dụng TMĐT vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Doanh nhân có thể tự trang bị kiến thức TMĐT về chiến lược kinh doanh, marketing qua mạng... bằng cách đọc sách, tham gia các lớp huấn luyện đào tạo ngắn về TMĐT dành cho doanh nhân, tìm thêm kiến thức trên mạng Internet. Doanh nhân cũng có thể nhờ tác giả tư vấn thêm về TMĐT, liên hệ tác giả qua email [email protected].

b. Doanh nghiệp trong lĩnh vực TMĐT và các lĩnh vực hỗ trợ TMĐT:TMĐT mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới. Giai đoạn 2006 – 2010 sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất hiện hoặc nhảy sang lĩnh vực mới này. Sẽ có nhiều website lớn với chức năng phức tạp xuất hiện, và nếu hoạt động tốt sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, ví dụ:

- Website sàn giao dịch- Website cung cấp thông tin (tin tức, thông tin chuyên ngành như du lịch, luật,

đào tạo, tư vấn...)- Website phục vụ nhu cầu quảng cáo của doanh nghiệp dựa trên cộng đồng

người xem sẵn có của mình- Website bán hàng qua mạng (ít hay nhiều mặt hàng, kể cả phần mềm, chương

trình ứng dụng)- Website đấu giá trực tuyến- Website dịch vụ marketing qua mạng- ...

2.10.Tiềm năng, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt NamTiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam là cao, vì các lý do sau:

- Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng, TMĐT giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới.

- Việt Nam có thể “xuất khẩu” dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức bằng cách bán qua mạng Internet.

- Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quảng bá, cho đặt dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng...

- Nhà nước chủ trương thúc đẩy TMĐT phát triển.- CNTT, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển nhanh.- Chính những khả năng, lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp, nhà đầu tư... là

động cơ lớn thúc đẩy doanh nghiệp tham gia TMĐT.- Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là CNTT

Xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam:Hiện nay TMĐT ở Việt Nam được tận dụng phục vụ việc marketing, bán hàng cho doanh nghiệp là chính. Ngoài ra, một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website C2C như rao vặt, đấu giá..., website thông tin (tin tức là chính)... đã được xây dựng và đưa vào hoạt động. Thanh toán qua mạng trong và ngoài nước vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 17

Page 18: Giaotrinh tmdt

số từ mô hình B2B1 vẫn hầu như chưa có, trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch TMĐT trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam sẽ đi theo 03 nhóm:

- Các doanh nghiệp tận dụng TMĐT phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...

- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT với những website TMĐT như mô tả ở phần 2.9.b.

- Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng TMĐT B2B để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách tự động hoặc bán tự động.

Tóm tắt chương:- TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc

biệt là Internet.- B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là doanh

nghiệp - người mua và người bán đều là doanh nghiệp.- B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người

bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.- C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là cá nhân,

tức người mua và người bán đều là cá nhân.- Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao

đời nay đã ít nhiều bị thay đổi.- 6 cấp độ phát triển TMĐT: Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng. Cấp độ 2 – có website

chuyên nghiệp. Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT. Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT. Cấp độ 5 - TMĐT không dây. Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính.

- 3 cấp độ phát triển TMĐT: Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin). Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch). Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối).

- TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống. Lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp: Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp; Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng; Tăng doanh thu; Giảm chi phí hoạt động; Tăng lợi thế cạnh tranh.

- e-Business có hai ý nghĩa. Thứ nhất: chỉ một công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng. Thứ hai: chỉ một công ty điện tử hóa các hoạt động chức năng bên trong công ty dùng các công nghệ của Internet. Có hai cách hiểu về e-business: tạm dịch tiếng Việt là: Kinh doanh điện tử: công ty được thành lập chỉ để kinh doanh trên mạng. Doanh nghiệp điện tử: công ty điện tử hóa các hoạt động chức năng bên trong công ty dùng các công nghệ của Internet.

- e-Business “rộng” hơn e-Commerce (TMĐT). e-Business bao phủ các quá trình hoạt động trong doanh nghiệp như: mua hàng qua mạng điện tử (e-procurement, e-purchasing), quản lý dây chuyền cung cấp nguyên vật liệu, xử lý đơn hàng bằng chương trình điện tử, phục vụ khách hàng và giao dịch với đối tác qua các công cụ điện

1 B2B ở đây có nghĩa là giao dịch mua bán qua mạng giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, như nhà cung cấp nguyên vật liệu, văn phòng phẩm...

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 18

Page 19: Giaotrinh tmdt

tử, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp v.v...- Theo Internet World Stats, năm 2004, tổng số người truy cập Internet trên toàn cầu là

hơn 800 triệu người, chiếm 12,7% dân số. - Trên Internet hiện có hơn 8 tỷ trang web (theo ghi nhận của Google) với hơn 40 triệu

tên miền website đang hoạt động (theo ghi nhận của Whois).- Theo thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và

B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ dollar Mỹ.- TMĐT trên thế giới vẫn phát triển, trong đó, thị trường Mỹ phát triển chậm lại, nhường

bước cho các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là châu Á.- Giữa năm 2005, Việt Nam có khoảng 10 triệu người truy cập Internet, chiếm gần

12,5% dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu năm 2004. Dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước.

- Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp.

- Đa phần DN có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó, DN chưa đầu tư khai thác hết lợi ích TMĐT có thể mang lại cho DN.

- Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc...), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo...

- Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn TMĐT sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam.

- Giai đoạn 2006 – 2010, xu hướng phát triển TMĐT ở Việt Nam sẽ đi theo 03 nhóm: Các DN tận dụng TMĐT phục vụ marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường, xuất khẩu...; Các DN kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT với những website TMĐT; DN bắt đầu tận dụng TMĐT B2B để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất.

CHƯƠNG 3

WEBSITE VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUANTrong chương này độc giả sẽ tìm hiểu về website và các vấn đề liên quan như kỹ thuật, tính hiệu quả, thiết kế, chức năng thường có. Ngoài ra, chương này còn cung cấp một số cấu trúc website mẫu để tham khảo. Cuối cùng, một số lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế, duy trì website sẽ giúp doanh nghiệp tránh được việc chọn phải nhà cung cấp dịch vụ không chuyên nghiệp.

Nội dung của chương:3.1.Website là gì? Những phần thiết yếu của một website?3.2.Các mô hình website TMĐT3.3.Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website3.4.Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến website

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 19

Page 20: Giaotrinh tmdt

3.5.Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website 3.6.Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụng3.7.Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhau3.8.Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website 3.1. Website là gì? Những phần thiết yếu của một website?Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông tin, hình ảnh về doanh nghiệp và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác) cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần). Xem ví dụ website www.vitanco.com. Website là một tập hợp một hay nhiều trang web. Nếu nói “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng trang web” là không chính xác về từ ngữ, mà phải nói là “Doanh nghiệp tôi muốn xây dựng một website” (đọc là “web-sai”). Để một website hoạt động được cần phải có tên miền (domain), lưu trữ (hosting) và nội dung (các trang web hoặc cơ sở dữ liệu thông tin). Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (đăng tải thông tin không hạn chế, không giới hạn số trang, diện tích bảng in...) và không giới hạn phạm vi địa lý.Những phần nội dung thiết yếu của một website: website thường có các phần nội dung sau:

- Trang chủ: trang đầu tiên hiện lên khi người ta truy cập website đó. Trang chủ là nơi liệt kê các liên kết đến các trang khác của website. Trang chủ thường dùng để trưng bày những thông tin mới nhất mà DN muốn giới thiệu đầu tiên đến người xem.

- Trang liên hệ: trưng bày thông tin liên hệ với doanh nghiệp và thường có một form liên hệ để người xem gõ câu hỏi ngay trên trang web này.

- Trang thông tin giới thiệu về doanh nghiệp (About us): người xem khi đã xem website và muốn tìm hiểu về nhà cung cấp, do đó DN cần có một trang giới thiệu về mình, nêu ra những thế mạnh của mình so với các nhà cung cấp khác.

- Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ: giới thiệu sản phẩm, dịch vụ với các thông tin và hình ảnh minh họa.

- Trang hướng dẫn hoặc chính sách: dùng để cung cấp thông tin cho người xem trong trường hợp họ muốn mua hay đặt hàng, dịch vụ. Thông tin trên trang này sẽ hướng dẫn họ phải làm gì, chính sách của doanh nghiệp như thế nào v.v... Trang này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều công sức trả lời các câu hỏi “làm thế nào” của người xem và tạo cho người xem ấn tượng tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

3.2. Các mô hình website TMĐTCó nhiều dạng mô hình website. Bên dưới lần lượt giới thiệu một số mô hình điển hình.

a. Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử: nổi tiếng nhất ở dạng này là website www.amazon.com, bán lẻ sách, CD, ứng dụng phần mềm, đồ chơi... qua mạng. Mô hình này hoạt động tương tự một siêu thị hay cửa hàng truyền thống, cho phép người mua chọn lựa hàng hóa, thay đổi số lượng món hàng, tính tiền, thanh toán và nhận hàng sau đó.

b. Đấu giá trực tuyến: nói đến mô hình đấu giá trực tuyến (online auction) thì www.eBay.com dẫn đầu về sự nổi tiếng. Website đấu giá trực tuyến mô phỏng quy trình bán đấu giá vật dụng, tức người bán đưa ra giá sàn (giá thấp nhất ban đầu), sau

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 20

Page 21: Giaotrinh tmdt

đó những người mua lần lượt trả giá cao hơn. Đến thời điểm nhất định, ai trả giá cao nhất sẽ là người có quyền mua món hàng.

c. Sàn giao dịch B2B: một sàn giao dịch điển hình là www.alibaba.com, là nơi các doanh nghiệp tham gia giới thiệu về mình, đăng tải các yêu cầu mua, bán, tìm đối tác. Vì là B2B2 nên những sàn giao dịch này không phục vụ việc bán lẻ và thanh toán qua mạng vì không cần thiết.

d. Cổng thông tin (portal): giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, những cổng thông tin này liệt kê những địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ www.dir.yahoo.com.

e. Mô hình giá động (dynamic pricing models): với những website mô hình này, người mua có thể trả giá theo ý mình (tùy người bán có đồng ý bán hay không). Đặc điểm của ngành du lịch (hàng không, khách sạn, vận chuyển công cộng...) là nếu tỷ lệ chiếm chỗ (room/seat occupation) là X% < 100% thì (100-X)% chỗ ngồi hay phòng khách sạn sẽ xem như bỏ đi. Do đó, với mô hình này, người mua có thể trả giá vào những giờ phút cuối cùng và người bán có thể đồng ý bán.

f. Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo: ví dụ cụ thể là www.vnexpress.net, nơi trưng bày nhiều thông tin thời sự, giải trí, du lịch, văn hóa... để tạo cộng đồng người xem đông đúc và từ đó có doanh thu từ những đối tượng có nhu cầu đăng quảng cáo (banner).

g. Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp: cuối cùng là website đơn giản nhất, chỉ để giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp, và cho phép người xem liên lạc với doanh nghiệp qua website này. Doanh nghiệp có thể bán sản phẩm của mình thông qua website giới thiệu thông tin này.

3.3. Xây dựng website và những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng websiteĐể xây dựng website cho mình, doanh nghiệp cần theo các bước sau:

- Xác định mục đích của website, đối tượng người xem.- Xác định sơ bộ cách thức hoạt động của website, các chức năng chính và các phần nội

dung cần có.- Tham khảo một số website tương tự để lấy ý tưởng, học hỏi, so sánh điểm mạnh, điểm

yếu của chúng.- Mua tên miền (domain): cần mua tên miền sớm để đảm bảo tên miền không bị người

khác mua mất trong tương lai.- Tìm một công ty dịch vụ TMĐT để được tư vấn thêm chi tiết và nhờ họ thiết kế xây

dựng website sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.- Chuẩn bị thông tin, hình ảnh... để đăng tải trên các trang web.- Giải pháp duy trì website (hosting).

Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem. Các bước xây dựng website:

- Xác định tên miền và mua tên miền

Loại tên miền Chi phí khởi tạo Chi phí duy trì Quốc tế (.com, .net,...) Không có 160.000 đồng/năm

2 Nhu cầu trong B2B hầu hết chỉ là tìm kiếm đối tác, quảng bá để bán sỉ và thiết lập mối quan hệ mua bán lâu dài, với giá trị hợp đồng lớn.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 21

Page 22: Giaotrinh tmdt

Việt Nam (.com.vn, .net.vn,...) 450.000 đồng (chỉ trả một lần)

480.000 đồng/năm

Bảng 3.1: Chi phí mua tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam- Xác định sitemap: như mục lục một quyển sách, gồm các phần 1., 1.1., 1.1.1., Ví dụ:

Trang chủGiới thiệu Công tySản phẩm

Dòng sản phẩm 1Dòng sản phẩm 2...

Dịch vụChính sách bán hàngLiên hệ

- Xác định cấu trúc kỹ thuật của từng phần trong sitemap, ví dụ trang giới thiệu thông tin là trang web tĩnh (static page), trang giới thiệu sản phẩm là cơ sở dữ liệu (database), trang chủ bố trí như thế nào, các hiệu ứng hình ảnh trên trang chủ... Chọn các kỹ thuật, ngôn ngữ để xây dựng website.

- Thiết kế đồ họa- Lập trình những phần cần lập trình- Nhập liệu vào cơ sở dữ liệu, làm các trang web tĩnh- Chọn host (lưu trữ) cho website. Host phải hỗ trợ các ngôn ngữ dùng để xây dựng

website. - Tải toàn bộ nội dung website lên host- Kiểm tra toàn bộ website trước khi chính thức đưa vào hoạt động.

Những lưu ý khi chuẩn bị xây dựng website:- Website không nên có quá nhiều hình ảnh động, hiệu ứng hình ảnh, nội dung quá

nhiều trên một trang vì sẽ làm người xem bị rối và trang web sẽ nặng, hiển thị chậm làm người xem mất kiên nhẫn.

- Website không nên có quá nhiều nội dung trên một trang vì sẽ làm người xem lúng túng không biết phải làm thế nào để tìm được thông tin họ cần.

- Website phải được thiết kế đồng nhất về thẩm mỹ, dùng thống nhất vài gam màu nhất định, font chữ, cỡ chữ thống nhất trên các trang.

- Tên miền không nên quá dài hay có ký tự gạch nối (-). Tên miền nên gợi nhớ được mục đích của website.

- Website nên có công cụ cập nhật thông tin sao cho người không hiểu biết về thiết kế lập trình web cũng có thể dễ dàng nhập liệu cho website.

- Chất lượng host phải tốt để hạn chế khả năng website bị “chết” (ngưng hoạt động) hoặc bị hacker đánh phá.

3.4. Một số khái niệm kỹ thuật liên quan đến websitePhần này giải thích một số thuật ngữ cũng như khía cạnh kỹ thuật một cách cơ bản nhất, dễ hiểu nhất cho doanh nhân.Tên miền (domain): tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn... Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 22

Page 23: Giaotrinh tmdt

www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc.com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế. Chi phí trả cho một tên miền dạng www.abc.com khi mua trên mạng là khoảng 10 đô-la Mỹ/năm. Dịch vụ lưu trữ (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn. Giá hosting hiện nay cũng rất thấp, chỉ từ vài chục nghìn đến một hai trăm nghìn đồng mỗi tháng, tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ. Dung lượng host và dung lượng truyền (transfer): dung lượng host là số MB dành để chứa dữ liệu. Ví dụ host 100MB cho doanh nghiệp 100MB để chứa file, cơ sở dữ liệu, email... Dung lượng truyền của host là tổng số MB dữ liệu, file... truyền ra truyền vào (download, upload) máy chủ nơi host website trong mỗi tháng. Khi doanh nghiệp mua host cho website, cần ước tính dung lượng truyền theo công thức sau:Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB)Ví dụ: ước tính website của doanh nghiệp sẽ có khả năng đón 10.000 lượt người xem trong tháng, mỗi lượt người sẽ xem bình quân 10 trang, mỗi trang web nặng bình quân 100KB, vậy doanh nghiệp cần dung lượng truyền là (10.000 x 10 x 100)/1.000.000 = 10GB/tháng. Hacker/Hacking: hacker là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật. Nói chung, không một website nào trên thế giới dám tuyên bố bảo mật tuyệt đối. Hacker có thể cướp tên miền của website, có thể thay đổi nội dung của website, có thể tấn công ồ ạt (các lệnh yêu cầu server hoạt động) làm cho website bị “tê liệt” trong một khoảng thời gian (xem chi tiết ở chương 5). Những việc này doanh nghiệp nên hỏi nhà cung cấp dịch vụ host của mình xem họ có chính sách phục hồi sau khi bị hack như thế nào. 3.5. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả cho website Nhiều doanh nghiệp có website than phiền rằng website của họ không mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Đây là một thực trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyên nhân cũng rất đơn giản và hiển nhiên như sau:

- Website xây xong thì “bị bỏ quên”, không chú trọng marketing cho website: Nếu doanh nghiệp sản xuất ra một sản phẩm mới mà không có một hoạt động marketing nào để quảng bá sản phẩm đó thì liệu thị trường có biết đến sản phẩm đó không? Vì thế, sau khi có website, doanh nghiệp phải chú trọng marketing cho website của mình, cả marketing trên mạng và marketing truyền thống (như in địa chỉ website lên danh thiếp, bao gồm địa chỉ website trong các mẩu quảng cáo, bao bì, tài liệu giao dịch của doanh nghiệp).

- Nội dung nghèo nàn, không cập nhật, thiết kế không chuyên nghiệp, chức năng không tiện lợi:

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 23

Page 24: Giaotrinh tmdt

Nếu làm tốt marketing, có nhiều người truy cập nhưng phần nội dung, hình thức, chức năng website lại nghèo nàn, không chuyên nghiệp thì sẽ khó có khả năng người ta quay lại xem lần thứ hai. Hơn nữa, nguy cơ bị đối tượng khách hàng đánh giá thấp mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu website của doanh nghiệp không được chăm sóc kỹ làm cho doanh nghiệp bị mất nhiều cơ hội bán hàng.

Để website mang lại hiệu quả, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.

- Chất lượng website: là yếu tố chính để giữ chân và tạo ấn tượng tốt cho người xem một khi họ đã vào xem website của doanh nghiệp. Chất lượng website được đánh giá thông qua các yếu tố sau:

o Trình bày thiết kế, bố cục: trình bày trang nhã, ấn tượng, bố cục rõ ràng, đơn

giản, không bề bộn, không có quá nhiều thông tin trên một trang...o Thông tin: thông tin phải chính xác, đầy đủ, súc tích, được cập nhật thường

xuyên. Quan trọng hơn là thông tin phải hữu dụng cho người xem. o Tốc độ hiển thị: tốc độ hiển thị trang web phải nhanh, nếu không người xem sẽ

chán và bỏ qua, đặc biệt là ở Việt Nam tốc độ truy cập Internet bằng điện thoại rất chậm.

o Các chức năng tiện ích phục vụ người xem: website phải có các chức năng tiện

ích phục vụ người xem như form liên hệ, chức năng tìm kiếm, chức năng chọn hàng, đặt hàng v.v... để tránh làm mất thời gian, gây phiền phức cho người xem.

- Marketing website: đây là khâu quan trọng nhất để thu hút người vào xem website (chủ yếu là lần đầu). Nếu không marketing, không ai biết đến địa chỉ website này, từ đó, hàng năm chỉ có một số rất ít người vào xem, làm cho website trở nên vô dụng. Doanh nghiệp sau khi xây dựng xong website và đưa vào hoạt động, cần phải đầu tư cho marketing website. Marketing website hiệu quả là một việc không dễ, và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, đầu tư... nhưng rất cần thiết đối với sự thành công của website. Hiện trên Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web, nếu không nỗ lực marketing, website của doanh nghiệp sẽ chìm sâu trong “đại dương” Internet và những đầu tư cho website sẽ là “công dã tràng”.

- Hỗ trợ khách hàng: nếu DN đã làm tốt khâu marketing và từ đó có nhiều người biết đến và ghé qua thăm viếng website. Nếu DN đã làm tốt khâu chất lượng website để cho những ai đã ghé qua thăm viếng website đều có ấn tượng tốt, có thể tìm thấy trên website này những thông tin bổ ích cho họ, những điều họ đang đi tìm... Nhưng như thế chưa đủ để mang lại thành công cho website của doanh nghiệp. Điều còn thiếu là: chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem (khách hàng), tức tốc độ phục vụ trả lời email, xử lý đơn hàng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng người... Nếu một người quan tâm gửi câu hỏi từ trang liên hệ của website mà phải chờ vài ngày không thấy câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời không rõ ràng, không đầy đủ, với văn phong cẩu thả... thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị mất nhiều khách hàng tiềm năng.

Để khai thác hiệu quả của website tốt, doanh nghiệp nên chú ý các đặc tính bên dưới của website và đảm bảo rằng website của mình phải thỏa những yêu cầu đó.

- Được khách hàng biết đến (Customer Awareness)

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 24

Page 25: Giaotrinh tmdt

Để website hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế, trước hết doanh nghiệp cần làm cho thật nhiều người biết đến website của mình. Đây chính là việc marketing website. Nếu không marketing, website của doanh nghiệp sẽ hầu như vô dụng.

- Tính hấp dẫn người xem (Stickiness) Nếu người xem chỉ xem một lần rồi không bao giờ vào xem nữa thì website của DN cũng thực sự không mang lại lợi ích nhiều. Do đó, trên website của doanh nghiệp cần phải có những thông tin đầy đủ, bổ ích, cập nhật... đáp ứng đúng nhu cầu người xem. Vì là website của DN nên đa số chỉ có mục đích trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, giới thiệu DN chứ không có nhiều thông tin mang tính thời sự hay bổ ích thú vị đối với người xem. Song, đối tượng người xem cũng chỉ là những ai đã có chủ ý tìm thông tin hay có nhu cầu về mặt hàng hay dịch vụ mà DN đang bán, do đó, DN chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về những gì mình bán, nếu được thì nên cung cấp vài thông tin bổ sung để thu hút người xem và tạo ấn tượng tốt cho họ. Ví dụ: website của DN sản xuất trà thì nên có phần giới thiệu về các loại trà, công dụng, hữu ích như thế nào cho người sử dụng, cách thức pha trà ngon v.v... Quan trọng nhất là DN cần có thông tin thuyết phục được người xem rằng “Tại sao quý vị nên mua sản phẩm hay dịch vụ của chúng tôi mà không mua của ai khác?”

- Quyết định mua (Decision to buy) Khi người xem đã quan tâm, đã cảm thấy muốn mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thì điều quan trọng là trên website của doanh nghiệp phải có những thông tin “bắt mắt”, “hấp dẫn” để làm cho người xem cảm thấy nên quyết định mua ngay, không do dự nữa. Nếu không, người xem thoát ra khỏi website, hoặc đi tìm thông tin ở website khác thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng tiềm năng này.

- Tính tiện lợi (Convenience) Khi người xem đã quyết định mua, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, chức năng tiện ích sao cho khách hàng có thể dễ dàng mua nhất. Ví dụ: cung cấp email, số điện thoại bàn, số điện thoại di động, địa chỉ công ty, địa chỉ mua, chức năng mua qua mạng với thao tác gọn nhất, nhanh nhất, hướng dẫn cụ thể từng bước cho khách hàng mua qua mạng... Thật đáng tiếc nếu người xem đã quyết định mua nhưng lại “bất lực” vì không biết phải làm sao để mua!

3.6. Một số chức năng thường gặp của website và mục đích sử dụnga. Diễn đàn (forum): mục tiêu tạo “sân chơi” trao đổi ý kiến cho cộng đồng người xem

website, từ đó thu hút đông đảo người xem và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Người xem có thể đăng tải chủ đề, câu hỏi của mình lên website, đọc và trả lời các câu hỏi khác v.v... Quyền thao tác trên diễn đàn được phân chia theo nhiều cấp, từ đơn giản là chỉ đọc, đến được quyền trả lời, được tạo chủ đề mới, được kiểm soát bài viết trên diễn đàn v.v... Một diễn đàn điển hình là http://www.ttvnol.com/forum/ (Trái tim Việt Nam Online).

b. Đăng ký nhận bản tin: với mục tiêu giữ mối liên lạc với người xem để có thể gửi đến người xem những bản tin (newsletter) cung cấp thông tin hữu ích (và có thể kèm theo thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ), một số website có chức năng cho phép người xem đăng ký nhận bản tin gửi định kỳ qua email. Người quan tâm có thể cung cấp địa chỉ email của mình để định kỳ nhận bản tin gửi từ chủ sở hữu của website. Nên có chức năng cho phép từ chối nhận khi người nhận không muốn nhận bản tin nữa.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 25

Page 26: Giaotrinh tmdt

c. Thông báo, tin tức mới: trên một số website nên có chức năng đăng tải những thông báo, tin tức mới nhất, hiển thị trên trang chủ để người xem có thể nhìn thấy ngay. Đây là dạng cơ sở dữ liệu với công cụ quản lý nhập liệu dễ sử dụng để người không biết về web cũng có thể nhập liệu.

d. Giỏ mua hàng (shopping cart): dành cho các website trưng bày và bán nhiều mặt hàng, phục vụ nhu cầu chọn lựa hàng hóa, mô phỏng quá trình mua ở siêu thị: khách hàng chọn hàng bỏ vào giỏ, thay đổi số lượng món hàng, đổi ý không mua và bỏ món hàng ra khỏi giỏ... Cuối cùng khi quyết định đi ra tính tiền (check-out), chức năng giỏ mua hàng sẽ liệt kê “hóa đơn” các món hàng chọn mua, số lượng từng món, tổng giá trị... Bất kỳ website siêu thị trực tuyến nào cũng cần phải có chức năng giỏ mua hàng.

e. Download miễn phí: để thu hút người xem một số website còn cung cấp những thông tin, file, chương trình... cho người xem download miễn phí về dùng, ví dụ như trò chơi, sách điện tử (e-book), chương trình ứng dụng nhỏ, hình ảnh đẹp v.v... Trên những “vật phẩm” cho download miễn phí này, chủ sở hữu website đã khéo léo kèm theo những thông tin giới thiệu về website, để người download có thể gửi tặng bạn bè... và giúp marketing cho website (xem phần Chiến lược Marketing lan truyền trong mục 4.3.). Ví dụ những e-book về kiến thức TMĐT được cho download miễn phí tại www.vitanco.com, www.thuongmaidientu101.com …

f. Thành viên: mục thành viên chủ yếu là để thu thập thông tin (email, giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống, sở thích...) của những ai tự nguyện đăng ký tham gia một “câu lạc bộ” nào đó trên website để được hưởng một số quyền lợi nhất định. Thông tin thu thập được sẽ được dùng để marketing, nghiên cứu hành vi sở thích khách hàng, thậm chí có thể bị bán cho những người cần thông tin này để phục vụ việc quảng cáo qua email. Ngoài ra, mục thành viên cũng có thể được dùng để phân loại nhóm người sử dụng miễn phí và có trả tiền cho một số dịch vụ cung cấp trên website.

3.7. Một số cấu trúc website mẫu cho các mô hình website khác nhaua. Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử:

Minh họa siêu thị điện tử của VDC (http://vdcsieuthi.vnn.vn/) Với mô hình siêu thị điện tử, website gồm các phần chính sau:

- Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm, sản phẩm mới, sản phẩm đang khuyến mãi v.v... Thông tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, mô tả thông số, loại sản phẩm...

- Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua bán, giao hàng, trả lại hàng, hướng dẫn cách tìm kiếm hàng hóa v.v...

- Công cụ mua hàng, thanh toán: nhất thiết phải có công cụ giỏ mua hàng (shopping cart), chức năng thanh toán (qua mạng, qua bưu điện, chuyển tiền, qua ATM, thanh toán khi giao hàng...). Nên có thông tin hướng dẫn các cách thức thanh toán khác nhau để người mua hiểu rõ và chọn lựa.

- Chức năng thành viên dành cho người đã mua hàng để tiết kiệm thời gian nhập thông tin khi họ mua hàng những lần sau và để cung cấp thông tin lịch sử mua hàng, giới thiệu hàng hóa mới, hàng hóa khách hàng quan tâm... cho khách hàng.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 26

Page 27: Giaotrinh tmdt

- Một số chức năng tự chọn khác như chức năng tìm kiếm sản phẩm trong siêu thị, chức năng nhận bản tin định kỳ...

Cách thức triển khai thanh toán qua mạng cho siêu thị điện tử phục vụ thị trường trong nước, quốc tế sẽ được đề cập trong chương 5.

b. Đấu giá trực tuyến: Với mô hình đấu giá trực tuyến, website gồm các phần chính sau:

- Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm. Thông tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, nhóm sản phẩm, giá sàn, thời gian kết thúc đấu giá, giá hiện tại, điều khoản khác liên quan đến việc bán món hàng...

- Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua-bán, quy định tham gia đấu giá, quy định giao hàng, trả lại hàng, hướng dẫn cách tìm kiếm hàng hóa v.v...

- Công cụ rao bán, công cụ chọn mua, công cụ hỗ trợ thanh toán, công cụ tìm kiếm hàng hóa...

- Thành viên: để lưu thông tin thành viên tham gia mua, bán, đấu giá, phục vụ các mục tiêu: Xác nhận tư cách tham gia, Lưu thông tin lịch sử tham gia mua, bán, đấu giá, Phục vụ việc quản lý mối quan hệ khách hàng giữa thành viên và website...

Minh họa website đấu giá trực tuyến nổi tiếng www.ebay.comc. Sàn giao dịch B2B:

Với mô hình sàn giao dịch B2B, website gồm các phần chính sau:- Thông tin hàng hóa: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm sản phẩm. Thông

tin về từng sản phẩm gồm: hình, giá, giới thiệu ngắn, nhóm sản phẩm, nhà sản xuất...

- Danh mục thông tin về doanh nghiệp: phân loại theo ngành nghề, theo quốc gia, địa phương, theo nhu cầu mua – bán – tìm đối tác...

- Thông tin chào hàng (chào mua, chào bán): như rao vặt, phục vụ nhu cầu tìm kiếm đối tác của các doanh nghiệp.

- Thông tin giới thiệu, hướng dẫn: gồm những thông tin như: giới thiệu chủ sở hữu website, chính sách mua-bán, quy định tham gia giới thiệu trên website, hướng dẫn cách sử dụng website v.v...

- Những công cụ hỗ trợ như: đăng tải thông tin, tìm kiếm thông tin, hỏi thông tin, nhận bản tin định kỳ...

- Thành viên: lưu thông tin thành viên tham gia phục vụ các mục tiêu: xác nhận tư cách tham gia; lưu thông tin lịch sử tham gia tạo sự tiện lợi cho thành viên khi cần truy xuất lịch sử tham gia; và phục vụ việc quản lý mối quan hệ khách hàng giữa thành viên và website.

Minh họa sàn giao dịch B2B của Việt Nam www.vietnammarketplace.net d. Cổng thông tin (Portal):

Với mô hình cổng thông tin, website gồm các phần chính sau:- Phân loại thông tin: là cơ sở dữ liệu phân loại nhiều nhóm thông tin. Thông tin

về từng “thông tin” gồm: địa chỉ website, giới thiệu ngắn về website, tựa đề dành cho website.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 27

Page 28: Giaotrinh tmdt

- Chức năng tìm kiếm thông tin.- Chức năng gửi email cho bạn bè để giới thiệu trang web đang xem.- Chức năng đề nghị một website mới tạo điều kiện cho người xem đóng góp

nguồn website mới, góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu website hiện có.

Cổng thông tin điển hình là Yahoo! tại địa chỉ www.dir.yahoo.come. Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo:

Với website thông tin, phần chính là cơ sở dữ liệu các thông tin, được phân chia theo từng thể loại. Phần phụ là những thông tin quảng cáo (banner - cột dọc bên phải trang web) và thông tin liên hệ với chủ sở hữu website khi có nhu cầu quảng cáo. Điển hình là www.vnexpress.net So với các website thông tin dạng này thì www.vnexpress.net còn thiếu một chức năng cho phép mọi người tham gia gửi bài viết. Bài viết đạt chất lượng sẽ được VNExpress.Net đăng tải, có thể có hoặc không có nhuận bút, phục vụ hai điều: có thêm nhiều bài viết phong phú, khách quan; và tạo điều kiện cho người viết chuyên nghiệp hoặc không chuyên tham gia đăng bài. Đây là mô hình các website tương tự trên thế giới đang thực hiện.

f. Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp:Website giới thiệu thông tin doanh nghiệp có các phần chính như: trang chủ, giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, trang liên hệ.

3.8. Những lưu ý khi chọn nhà cung cấp dịch vụ thiết kế và duy trì website Muốn xây dựng website cho mình, doanh nghiệp phải tìm nhà cung cấp dịch vụ thiết kế web và lưu trữ web (hosting). Doanh nghiệp phải chọn một nhà cung cấp dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ. Làm thế nào để chọn mà không “hối tiếc”? Các lưu ý sau sẽ giúp doanh nghiệp chọn được nhà cung cấp dịch vụ tốt:

• Tránh chọn dịch vụ lưu trữ miễn phí: hosting miễn phí không cho doanh nghiệp chức năng host với tên miền (domain) riêng, do đó, website của doanh nghiệp có tên là www.tenbanchon.xyz.com (xyz là tên nhà cung cấp free hosting chọn), do đó, nhìn vào địa chỉ website là người xem biết ngay website của doanh nghiệp đặt trên host miễn phí, dẫn đến việc làm giảm ấn tượng chuyên nghiệp của website.

• Tránh chọn Hosting không có khả năng mở rộng: khi xây dựng website, doanh nghiệp phải nghĩ đến khả năng website của mình được mở rộng theo thời gian, có nghĩa là dung lượng chứa sẽ tăng, lượng thông tin upload/download sẽ tăng do số lượng người xem tăng, số email cần thiết sẽ tăng v.v... Do vậy, doanh nghiệp nên lưu ý khía cạnh này khi mua host, dĩ nhiên là mở rộng host thì doanh nghiệp phải trả thêm tiền, nhưng như thế tiện lợi hơn nhiều so với việc doanh nghiệp phải đi tìm host khác nếu host cũ không có chức năng cho phép “nâng cấp” để đáp ứng nhu cầu mở rộng host của doanh nghiệp.

• Tránh chọn host quá rẻ: “tiền nào của nấy”, host quá rẻ (vài dollar Mỹ/tháng) thì chất lượng host thấp (dịch vụ hỗ trợ, chức năng, bảo mật v.v...) Doanh nghiệp nên chấp nhận chi nhiều hơn một ít cho host để đổi lấy sự yên tâm trong bảo mật, dịch vụ hỗ trợ, và quan trọng là website “chạy” ổn định v.v...

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 28

Page 29: Giaotrinh tmdt

• Nên tách riêng việc mua tên miền và việc host: vì có nhiều trường hợp nhà cung cấp dịch vụ không chịu giao quyền quản lý tên miền cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không hài lòng với dịch vụ duy trì website và muốn chuyển sang host nơi khác.

• Khi mua host từ nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần hỏi rõ: Dung lượng host bao nhiêu MB, cho phép maximum bao nhiêu MB dung lượng upload/download (transfer) mỗi tháng, có khả năng mở rộng không? Trong trường hợp website bị hacker “đánh sập” thì khả năng cứu vãn và phục hồi website như thế nào?

Tóm tắt chương:- Website là một “Show-room” trên mạng Internet – nơi trưng bày và giới thiệu thông

tin, hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ, hay giới thiệu bất kỳ thông tin nào khác cho mọi người trên toàn thế giới truy cập bất kỳ lúc nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần)

- Website là một tập hợp một hay nhiều trang web.- Những nội dung thiết yếu của một website: Trang chủ, Trang liên hệ, Trang thông

tin giới thiệu về doanh nghiệp, Trang giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ, Trang hướng dẫn hoặc chính sách.

- Một số mô hình website gồm: Cửa hàng điện tử, siêu thị điện tử, Đấu giá trực tuyến, Sàn giao dịch B2B, Cổng thông tin, Mô hình giá động, Website thông tin phục vụ việc quảng bá, quảng cáo, Website giới thiệu thông tin của doanh nghiệp.

- Sau khi website được xây dựng xong và đưa vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải marketing, cập nhật thông tin, thêm thông tin, thay đổi nhỏ... để tránh nhàm chán và thu hút người xem.

- Tên miền (domain): là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền. Tên miền có nhiều dạng www.abc.com hay www.abc.net hay www.abc.com.vn...

- Lưu trữ web (hosting, hay host): muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập thì chúng phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ - server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet.

- Dung lượng truyền trong tháng (transfer/month) (GB) = số lượt truy cập website trong tháng x số trang bình quân mỗi lượt người xem x số KB mỗi trang web / 1.000.000 (đổi từ KB sang GB).

- Hacker: là những người thích nghiên cứu về bảo mật trên Internet và “thực tập” bằng cách đi “đánh phá” những website nào sơ hở về bảo mật.

- Để website mang lại hiệu quả thực sự, có 03 yếu tố phải thỏa mãn: chất lượng website, marketing website, và chất lượng dịch vụ hỗ trợ người xem.

- Khi mua host từ nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần hỏi rõ: Dung lượng host bao nhiêu MB, cho phép maximum bao nhiêu MB dung lượng upload/download (transfer) mỗi tháng, có khả năng mở rộng không? Và trong trường hợp website bị hacker “đánh sập” thì khả năng cứu vãn và phục hồi website như thế nào?

CHƯƠNG 4

MARKETING QUA MẠNG INTERNET (E-MARKETING)

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 29

Page 30: Giaotrinh tmdt

Trong chương này độc giả sẽ nắm bắt được các cách thức marketing qua mạng Internet từ cơ bản đến nâng cao, và từ đó áp dụng những cách thức phù hợp với mô hình website TMĐT của mình.

Nội dung của chương:4.1.e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 4.2.Một số cách e-Marketing cơ bản4.3.Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả4.4.Cách thức thu hút người xem cho website 4.5.e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa4.6.e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ4.7.“Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của

Google.com 4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? Marketing qua mạng (hay còn được gọi là e-marketing, Internet marketing) là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, WWW. Thông qua email, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng quảng bá. Để làm việc này, doanh nghiệp phải có danh sách email để gửi. Thông qua WWW, doanh nghiệp có thể xây dựng website để trưng bày đầy đủ thông tin rồi sau đó tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến (quan trọng là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trưng bày trên website của doanh nghiệp. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, doanh nghiệp cũng có thể đăng tải những mẩu rao vặt, cần mua - cần bán... nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua WWW, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng. Doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng marketing. Trong TMĐT cũng thế. Hiện (giữa năm 2005) trên mạng Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu một người mỗi ngày tìm ra và xem 10 website mới thì phải mất 4 triệu ngày (12.000 năm) mới đọc qua hết số website có trên thế giới, đó là chưa kể ước tính mỗi tháng có khoảng một triệu website mới ra đời, và dĩ nhiên, số website “chết” trong tháng vẫn không ít. 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bảnĐể marketing cho website, doanh nghiệp cần áp dụng cả 2 hình thức: marketing truyền thống (như in địa chỉ trên các tài liệu sales…) và marketing qua mạng. Để e-marketing cho website, doanh nghiệp phải làm các việc sau:

- Đăng ký địa chỉ website, từ khóa, lĩnh vực của website với một vài bộ tìm kiếm chính như www.yahoo.com, www.google.com (tại www.google.com/addurl.html),… Lưu ý, nhiều dịch vụ thực hiện đăng ký địa chỉ website với hàng nghìn, chục nghìn bộ tìm kiếm, song thực chất điều này không cần thiết, vì người xem chỉ tập trung tìm kiếm website bằng một vài bộ tìm kiếm nổi tiếng nhất mà thôi.

- Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ website như www.dmoz.org, www.google.com, www.vietnamwebsite.net… vì số người tìm kiếm website thông qua các danh bạ này cũng nhiều. Đây có thể là cách tìm kiếm website thông dụng thứ hai, đứng sau cách dùng bộ tìm kiếm. (Có thể tìm kiếm các danh bạ website bằng cách vào www.google.com và gõ “danh bạ website” hoặc “web directory”.)

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 30

Page 31: Giaotrinh tmdt

- Trao đổi link (liên kết) với các website khác, càng nhiều càng tốt. Lưu ý: nên chọn lọc những website có cùng nhóm đối tượng khách hàng, và cũng có mức độ phổ biến ngang tầm với website của doanh nghiệp để đề nghị trao đổi link.

- Doanh nghiệp có thể đặt banner quảng bá website trên các website khác nổi tiếng hơn, nơi có đông đối tượng doanh nghiệp muốn giới thiệu website của mình. Khi đặt banner quảng cáo, cần lưu ý thiết kế banner sao cho thật ấn tượng và gợi sự tò mò của người xem.

- Đăng rao vặt giới thiệu website của doanh nghiệp trên các website rao vặt khác, hoặc giới thiệu website của doanh nghiệp trong các diễn đàn nơi tập trung nhiều đối tượng doanh nghiệp tìm kiếm.

- Email marketing: gửi email đến các đối tượng khách hàng, tuy nhiên, nên tránh làm phiền người nhận bằng cách gửi liên tục và không cho họ chức năng từ chối nhận (spam).

- Tối ưu hóa website để được liệt kê trên Top 10, Top 20, Top 30… của các kết quả tìm kiếm của bộ tìm kiếm (www.google.com, www.yahoo.com) với một số từ khóa (keyword) đã chọn.

- Cung cấp những thông tin, chức năng bổ ích để thu hút người đọc và giữ họ quay lại đọc thường xuyên

Khi thực hiện e-marketing, doanh nghiệp cần nhớ một số nguyên tắc sau:- Nội dung thông điệp: nội dung thông điệp phải được trau chuốt về câu chữ, hình ảnh

sao cho thu hút người đọc, gợi tính tò mò của người đọc, và cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn để người đọc biết mình phải làm gì sau đó.

- Tính chuyên nghiệp: tính chuyên nghiệp được thể hiện qua nhiều cách, ví dụ: doanh nghiệp gửi email marketing thì nhất thiết phải có chức năng từ chối nhận tiếp dành cho người không quan tâm; nếu có người quan tâm email hỏi thông tin thì doanh nghiệp phải trả lời nhanh nhất có thể, cung cấp câu trả lời trọn vẹn, rõ ràng nhất…

- Tần suất: tần suất marketing qua mạng tùy thuộc vào từng hành động cụ thể, nói tóm tắt, nếu gửi email marketing thì không nên gửi “dầy” quá (thời gian giữa 2 lần gửi ngắn quá, chỉ 1-2 ngày), còn việc đăng rao vặt, tìm kiếm đối tác, đăng ký liệt kê trên danh bạ website, trao đổi link… thì phải thực hiện thường xuyên mỗi tuần 2 - 3 lần.

- Chi phí: có những cách e-marketing tốn rất nhiều tiền như đặt banner (song, hiệu quả chưa chắc là tốt trong trường hợp số người vào xem website đó không bận tâm đến banner của bạn), song cũng có những cách e-marketing đòi hỏi sự kiên trì, công sức, kỹ thuật và thời gian là chủ yếu. Cho nên không phải chi nhiều tiền là marketing hiệu quả.

- Hiệu quả: khi doanh nghiệp có chiến dịch e-marketing bằng một hình thức nào, doanh nghiệp nên theo dõi kết quả. Marketing qua mạng rất dễ cho thấy kết quả ngay sau đó. Doanh nghiệp phải theo dõi nghiên cứu ghi nhận kết quả của từng hành động marketing để có chiến lược marketing sâu sát hơn, hiệu quả hơn.

4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quảPhần này giới thiệu một số cách marketing qua mạng được xem là hay, hiệu quả:

- Chiến lược marketing lan truyền (virus marketing): tức tận dụng người xem để marketing cho những người khác. Ví dụ Yahoo!, Hotmail cho mọi người dùng email miễn phí, nhưng trong thông điệp email, họ tự động kèm theo một câu quảng cáo ở

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 31

Page 32: Giaotrinh tmdt

cuối email. Nếu một người dùng Yahoo! và gửi email cho người khác chưa dùng email, họ sẽ tự nhiên biết đến Yahoo!. Hình thức gửi e-card cũng thuộc loại này. Khi một người gửi một e-card từ www.123greetings.com đến người khác, người này cũng nhờ đó mà biết được website www.123greetings.com này. Những “vật phẩm” miễn phí cho download qua mạng trên website như ảnh đẹp, nhạc mp3, sách điện tử (e-book) cũng phục vụ mục tiêu marketing lan truyền này.

- Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau: ví dụ Yahoo! Instant Messenger (Yahoo! Chat) chỉ cho phép những người có đăng ký ID với Yahoo! mới có thể chat với nhau, từ đó, những ai muốn sử dụng tiện ích YIM đều phải đăng ký tài khoản với Yahoo!.

- Quyền lợi cho người giới thiệu: một số website trả tiền cho những ai giới thiệu người mới vào website của mình, hoặc sẽ cho quyền lợi theo dạng marketing đa cấp (multi-level marketing) tức người giới thiệu sẽ hưởng quyền lợi theo % những gì mà người được giới thiệu kiếm được. Hình thức giống như “bán hàng đa cấp” mà dư luận đang quan tâm ở Việt Nam. Thực chất hình thức marketing đa cấp không xấu, nhưng những kẻ xấu, làm ăn gian dối đã biến tướng mô hình này.

- Trả tiền cho click: một số website có chính sách hoa hồng cho người giới thiệu, tức là các website khác có thể liệt kê link đến website đồng ý trả tiền này để nhận được tiền mỗi khi giới thiệu được người click sang. Ví dụ: website A có chính sách trả tiền cho click đến, website B đăng link đến A trên website của mình, khi người xem đang ở website B và click lên link này để đi đến website A thì A sẽ trả cho B một khoản tiền nhỏ. Đây cũng là cách để các website B đăng link của A trên website của mình. Có nhiều dạng trả tiền:

Pay-per-click: tiền được trả tính trên mỗi click, tức trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A.

Pay-per-lead: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có tham gia một hành động nào (được quy định trước trong thỏa thuận hợp đồng hợp tác giữa A và B) như đăng ký nhận bản tin, trả lời câu hỏi...

Pay-per-sale: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có mua sản phẩm hay dịch vụ từ A. Trường hợp này số tiền hoa hồng thường tính theo % trị giá giao dịch của người đó.

4.4. Cách thức thu hút người xem cho website Việc có một website trên Internet là điều dễ dàng, cái khó là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới biết đến website của doanh nghiệp, cái khó hơn nữa là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp còn quay trở lại website của doanh nghiệp lần hai, lần ba và nhiều lần nữa? Bên dưới là một số “bí quyết” để thu hút và giữ chân người xem website. Thật ra, bí quyết này chỉ gói gọn trong ba yếu tố: xây dựng cộng đồng, nội dung, và phần thưởng.

- Xây dựng cộng đồng: doanh nghiệp nên dành chỗ trên website của mình để làm “sân chơi” cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: website của doanh nghiệp về du lịch Việt Nam, thì doanh nghiệp nên làm một diễn đàn (forum) trên website của mình để mọi người có thể đăng ý kiến, bài viết, hình ảnh về các chuyến du

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 32

Page 33: Giaotrinh tmdt

lịch Việt Nam của họ v.v... Diễn đàn này rất có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới. Những thành viên trong cộng đồng đã góp phần rất lớn vào việc quảng cáo cho website của doanh nghiệp.

- Nội dung: nội dung của các trang trên website của doanh nghiệp có giá trị quyết định trong việc thu hút và giữ chân người xem. Hãy đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng của doanh nghiệp để quyết định đăng tải những thông tin gì, hãy đặt câu hỏi “Họ muốn biết những gì?”, “Những gì là bổ ích cho họ?” v.v… Nên chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của doanh nghiệp. Sự tiện lợi quan trọng nhất là: làm sao trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm được cái họ muốn xem. Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt, người xem sẽ có cảm giác bị rối tung trong một mớ hỗn độn thông tin và sẽ nhanh chóng chán và rời khỏi website của doanh nghiệp, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên nghiệp của website của doanh nghiệp. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, là việc cập nhật thông tin thường xuyên.

- Phần thưởng: hiện vì có quá nhiều website cung cấp thông tin nên người xem có quyền chọn lựa rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp phải có những “chiêu thức” khiến người xem cảm thấy thích và có ích lợi khi đọc các trang web của doanh nghiệp. Hiện trên thế giới rất nhiều website trả tiền cho người đọc, ví dụ, một người vào xem trang web của họ, người đó sẽ được cộng điểm hoặc trả tiền (chỉ vài xu đô-la Mỹ), khi điểm của họ nhiều, họ có thể đổi điểm lấy hàng hóa hay dịch vụ hay được giảm giá khi mua hàng v.v… Ta có thể không làm như thế, nhưng phần thưởng ở đây có nghĩa là những lợi ích dành cho người đọc web như quyền download miễn phí, những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến mãi v.v…

Tóm lại, để thu hút và giữ chân người xem web, doanh nghiệp phải mang lại cho họ lợi ích thật sự, những lợi ích đó có thể là tiền bạc, dịch vụ hay sản phẩm miễn phí, giá trị tinh thần, thông tin hữu ích v.v…

4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóaĐể quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa cần làm các việc sau:

- Có một nơi để trưng bày sản phẩm trên mạng Internet: có thể là website, nhưng nếu chỉ là website, doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để quảng bá website trên thị trường quốc tế - việc này rất khó và đòi hỏi nhiều công sức, chi phí… Một cách khác là doanh nghiệp có thể xây dựng e-catalogue trên các sàn giao dịch quốc tế, như thế doanh nghiệp đã tận dụng được lượng khách vào xem của các sàn giao dịch này. Một số sàn giao dịch cho phép doanh nghiệp tự tạo e-catalogue miễn phí (hoặc phải trả tiền nếu doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ nâng cao với một số chức năng tiện ích khác). Tham khảo www.alibaba.com, www.ec21.com, …

- Doanh nghiệp phải đăng tải thông tin giới thiệu mình, hàng hóa của mình trên các sàn giao dịch quốc tế như www.alibaba.com, www.ec21.com, www.indiamart.com… Và cũng trên các sàn giao dịch này, doanh nghiệp nên đọc phần Trade Leads (Tìm mua – Tìm bán) để xem có ai muốn mua mặt hàng mình đang sản xuất không? Thông tin đăng tải nên đầy đủ nhất có thể để tránh người quan tâm phải hỏi han nhiều chi tiết hoặc không đủ sức thu hút sự quan tâm của những người tìm mua.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 33

Page 34: Giaotrinh tmdt

- Doanh nghiệp có website và phải đầu tư marketing website của mình theo những chỉ dẫn marketing qua mạng ở phần trên.

- Doanh nghiệp tự giới thiệu mình với các nhà nhập khẩu quốc tế thông qua việc mua danh sách địa chỉ liên hệ của các nhà nhập khẩu trên thế giới về ngành hàng của mình để email/fax cho họ những thông điệp tự giới thiệu về mình, về hàng hóa của mình để thu hút sự chú ý của họ. Những danh sách này thường được rao bán trên mạng.

4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụĐể e-marketing sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Đăng rao vặt trên các website rao vặt như: www.webraovat.com, www.toitim.com, www.azraovat.com, www.webmuaban.com... (Vào www.google.com gõ “Rao vặt” sẽ tìm ra rất nhiều website cho phép đăng tải rao vặt miễn phí).

- Có ít nhất một trang web trên mạng để giới thiệu về hình ảnh, thông tin sản phẩm, dịch vụ muốn giới thiệu. Nếu không cần xây dựng website, doanh nghiệp có thể tạo một trang web giới thiệu về mình và “gửi” nó trên các website khác có liên quan. Ví dụ quán cafe ABC có thể không cần xây dựng website riêng mà chỉ cần “gửi” một vài trang web lên www.toiyeudulich.com với tên miền (ví dụ) www.toiyeudulich.com/cafeABC/. Như vậy doanh nghiệp không tốn kém nhiều cho website và không phải quan tâm đến việc marketing website của mình, vì đã có sẵn số lượng người xem đông đúc của website www.toiyeudulich.com.

- Các biện pháp e-marketing website khác đề cập trong phần 4.2., 4.3.. 4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm

của Google.comỞ Việt Nam, gần 100% người duyệt web dùng Google để tìm kiếm website chứa thông tin mình cần. Trên thế giới, tỷ lệ người dùng Google để tìm kiếm cũng rất cao. Do đó, để người khác có thể tìm thấy website của DN thông qua cách tìm kiếm với Google, doanh nghiệp phải tối ưu website để website được liệt kê trong 10, 20 hay 30 kết quả trả về đầu tiên của Google. Tuy nhiên, những kết quả tối ưu hóa như nói trên không phải là tuyệt đối vì kết quả xếp hạng website có thể bị thay đổi ít hoặc nhiều trong một số trường hợp như website bị ngưng hoạt động, website không được cập nhật thông tin, có nhiều website khác xếp hạng cao hơn... Sau đây là một số chỉ dẫn về cách thức làm được điều này:

- Website phải giàu thông tin. Khối lượng thông tin thực sự là yếu tố chính quyết định thứ hạng cao của website.

- Với những từ khóa đã chọn sẵn, thì thông tin trong website nên chứa càng nhiều từ khóa đó càng tốt.

- Trên trang chủ nên dùng text thay cho việc dùng hình vì Google không “đọc” hình khi đánh giá website. Nếu nhất thiết phải dùng hình thì nên dùng thêm đuôi ALT3 (ALT tag) cho hình.

- Phần TITLE4 rất quan trọng, trong đó nên chứa cụm từ của từ khóa. - Không cần quan tâm đến META5 Tag vì Google không “đọc” META Tag.

3 ALT Tag là phần chú thích bằng text dùng cho trường hợp hình không hiển thị. Bất kỳ kỹ thuật viên thiết kế web, lập trình web nào cũng biết dùng ALT Tag. 4 TITLE là phần tựa đề cho trang web, hiển thị ở hàng đầu tiên trên màn hình hiển thị của trang web. Bất kỳ kỹ thuật viên thiết kế web, lập trình web nào cũng biết cách dùng, sửa chữa TITLE.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 34

Page 35: Giaotrinh tmdt

- Những cụm từ có chứa từ khóa nên được xuất hiện ở đầu trang, đặc biệt là trang chủ, xuất hiện ở dạng in đậm, chữ lớn...

- Thông tin ở dạng tĩnh (static, hay trang html) được Google đánh giá cao hơn thông tin ở dạng cơ sở dữ liệu. Do đó, những thông tin nào không cần thiết lưu ở dạng cơ sở dữ liệu, và đặc biệt là những thông tin này có chứa nhiều từ khóa thì nên làm ở dạng tĩnh.

- Tránh những “trò” lừa Google như đăng ký địa chỉ website với Google quá nhiều lần, xây dựng những trang web phụ với toàn những từ khóa, hay nghe theo lời “khuyên” của ai đó về những cách thức “qua mặt” Google. Vì khi Google phát hiện ra được thì Google sẽ loại bỏ website này ra khỏi cơ sở dữ liệu của Google.

- Sau khi website được đưa vào hoạt động, website phải được đăng ký với Google tại www.google.com/addurl.html.

Tóm tắt chương:- Marketing qua mạng là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến

với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, WWW. Không chú trọng marketing qua mạng, website của doanh nghiệp không được ai biết đến.

- Doanh nghiệp cần áp dụng cả 2 hình thức: marketing truyền thống (như in địa chỉ trên các tài liệu sales…) và marketing qua mạng.

- e-marketing cho website gồm các việc sau: Đăng ký địa chỉ website với các bộ tìm kiếm và các danh bạ website; Trao đổi link với các website khác; Đặt banner quảng bá trên các website khác; Đăng rao vặt giới thiệu website hoặc giới thiệu website trong các diễn đàn; Gửi email marketing; Tối ưu hóa website để được liệt kê trên Top 10, Top 20, Top 30… của kết quả tìm kiếm của bộ tìm kiếm với một số từ khóa (keyword) đã chọn...

- Khi e-marketing, cần lưu ý một số điều sau: Nội dung thông điệp; Tính chuyên nghiệp; Tần suất; Chi phí; Theo dõi hiệu quả.

- Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả: Chiến lược marketing lan truyền (virus marketing); Những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng được với nhau; Quyền lợi cho người giới thiệu; Trả tiền cho click...

- Bí quyết thu hút người xem cho website gói gọn trong ba yếu tố: xây dựng cộng đồng, nội dung, và phần thưởng.

- Để người khác có thể tìm thấy website của doanh nghiệp thông qua cách tìm kiếm với Google, website phải được tối ưu để được liệt kê trong 10, 20 hay 30 kết quả trả về đầu tiên của Google.

CHƯƠNG 5

THANH TOÁN QUA MẠNG, AN TOÀN MẠNG, LUẬT TMĐTChương 5 trình bày các vấn đề “nóng” hiện tại của TMĐT: thanh toán qua mạng, an toàn mạng, và luật về TMĐT. Cả ba vấn đề này hiện chưa có giải pháp hoàn hảo. Vì đây là sách dành cho doanh nhân nên những vấn đề này cũng được giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu

5 META Tag là phần khai báo nội dung chính, lĩnh vực của website, nằm trong mã nguồn của website chứ không hiển thị khi duyệt web. Bất kỳ kỹ thuật viên thiết kế web, lập trình web nào cũng biết cách khai báo META Tag.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 35

Page 36: Giaotrinh tmdt

sao cho độc giả nắm được vấn đề một cách tổng quát nhất. Độc giả sẽ hiểu được cơ chế xử lý thanh toán qua mạng, cách thức áp dụng thanh toán qua mạng dành cho người bán, người mua ở VN. Các rủi ro về an toàn mạng cũng được nêu ra kèm theo giải pháp cho DN và cá nhân tự bảo vệ mình. Cuối cùng, tình hình luật TMĐT trên thế giới và ở VN hiện tại sẽ cho độc giả một cái nhìn chung về những vấn đề chủ chốt về pháp lý trong TMĐT.

Nội dung của chương:5.1.Cơ chế thanh toán qua mạng 5.2.Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt Nam5.3.Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt Nam5.4.Các rủi ro trong an toàn mạng5.5.An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐT5.6.An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mình5.7.Tình hình luật TMĐT trên thế giới5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam 5.1. Cơ chế thanh toán qua mạng Trong thanh toán B2C qua mạng, đại đa số người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thẻ tín dụng là loại thẻ Visa, MasterCard... có tính quốc tế, chủ thẻ có thể dùng được trên toàn cầu. Tên gọi là tín dụng vì chủ thẻ dùng trước tiền của ngân hàng để chi trả, đến cuối tháng chủ thẻ mới phải thanh toán lại cho ngân hàng. Ở Việt Nam, cá nhân hay tổ chức có thể đăng ký làm thẻ tín dụng với các ngân hàng như ACB, Vietcombank... Trên thẻ có các thông số sau: hình chủ sở hữu thẻ, họ và tên chủ sở hữu thẻ, số thẻ (Visa Electron và MasterCard đều có 16 chữ số), thời hạn của thẻ, mặt sau thẻ có dòng số an toàn (security code) tối thiểu là ba chữ số, và một số thông số khác cùng với các chip điện tử hoặc vạch từ (magnetic stripe). Chủ thẻ cũng được cung cấp PIN Code (Personal Information Number – Mã số cá nhân) để khi rút tiền từ máy, chủ thẻ phải nhập đúng PIN Code này thì máy mới xử lý yêu cầu rút tiền. Trong thanh toán trực tuyến, chủ sở hữu thẻ không cần quét thẻ cũng như không cần cung cấp thông tin về PIN Code. Vậy làm sao để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ không bị người khác sử dụng trái phép thẻ của mình? Một thông số khác có thể được sử dụng bổ sung: thông tin về địa chỉ nhận hóa đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Những thông tin về thẻ tín dụng người mua phải khai báo khi thực hiện việc mua qua mạng gồm:

- Số thẻ (16 chữ số được in trên mặt trước thẻ)- Họ tên chủ sở hữu in trên thẻ- Thời hạn hết hạn của thẻ, cũng in trên mặt trước thẻ- Mã số an toàn (security code) là ba chữ số cuối cùng in trên mặt sau của thẻ. Thông số

này không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có yêu cầu hay không. - Địa chỉ nhận hóa đơn thanh toán việc sử dụng thẻ do ngân hàng gửi cho chủ thẻ.

Thông số này cũng không bắt buộc phải cung cấp, tùy website có yêu cầu hay không. Hiện giao thức thanh toán qua mạng được sử dụng là SET (Secure Electronic Transaction – Giao dịch điện tử an toàn) do Visa và Master Card phát triển năm 1996. Hình sau minh họa cách thức xử lý thanh toán qua mạng.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 36

Page 37: Giaotrinh tmdt

Hình 5.1: Quy trình xử lý thanh toán trực tuyếnNguồn: Richard Jewson. E-Payments: Credit Cards on the Internet. Giải thích quy trình:

1. Người mua đặt lệnh mua trên website của người bán sau khi đã chọn hàng hóa. Sau đó người mua khai báo thông tin thẻ tín dụng của mình.

2. Thông tin thẻ tín dụng của người mua được chuyển thẳng đến ngân hàng của người bán (trong trường hợp người bán có Merchant Account – xem giải thích bên dưới) hoặc chuyển thẳng đến nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng (gọi là Third Party – Bên thứ ba, xem giải thích bên dưới) mà người bán đã chọn. Thông tin thẻ tín dụng không được lưu trên server của người bán, do đó, hạn chế khả năng bị hacker đánh cắp thông tin.

3. Ngân hàng của người bán hoặc Bên thứ ba này sẽ kiểm tra tính hợp lệ của thẻ với ngân hàng nơi phát hành thẻ, thông qua giao thức SET. Việc kiểm tra này được thực hiện tự động rất nhanh, trong vòng vài giây.

4. Ngân hàng phát hành thẻ sẽ phản hồi (được mã hóa theo quy định) cho ngân hàng của người bán hoặc bên thứ ba về tính hợp lệ của thẻ.

5. Sau đó thông tin này được giải mã và gửi về cho người bán.6. Người bán dựa trên thông tin phản hồi này quyết định bán hay không bán. Nếu bán thì

sẽ gửi email xác nhận cũng như hóa đơn và các văn bản cần thiết khác cho người mua, đồng thời xử lý đơn hàng. Nếu không bán thì giao dịch coi như kết thúc, người bán cũng gửi thông điệp cho người mua, nêu rõ lý do không bán.

Sự khác biệt giữa người bán có Merchant Account và không có:- Người bán có Merchant Account: việc xin được Merchant Account không phải dễ

dàng, đòi hỏi người bán phải đa phần phải là ở Mỹ, phải có ký quỹ cho ngân hàng, phải có bằng chứng đảm bảo uy tín kinh doanh trên mạng... vì trường hợp này họ được truy cập trực tiếp vào cơ sở dữ liệu của các ngân hàng để kiểm tra tính hợp lệ của thẻ.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 37

Page 38: Giaotrinh tmdt

- Người bán không có Merchant Account: không phải người bán nào cũng có thể xin được Merchant Account, nhưng nhu cầu bán hàng qua mạng thì rất cao, từ đó có nhiều công ty xin Merchant Account để cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng cho các doanh nghiệp khác. Những công ty này được gọi là Third Party (Bên thứ ba) hoặc Online Payment Processor (Nhà xử lý thanh toán qua mạng).

Rủi ro trong thanh toán qua mạngNếu người mua dùng thẻ tín dụng của người khác trái phép để mua hàng qua mạng, khi chủ thẻ phát hiện và khởi kiện với ngân hàng phát hành thẻ và đưa ra bằng chứng mình không hề thực hiện giao dịch đó, thì thiệt hại cuối cùng thuộc về người bán. Người bán không những không được thu tiền mà còn bị mất từ 10 – 30 dollar Mỹ cho chi phí “điều tra”, chi phí này được gọi là phí charge-back, thường được nêu rõ trong mục điều khoản khi người bán xin Merchant Account hoặc mua dịch vụ của Third Party. Bảng sau cung cấp số liệu thống kê về thiệt hại do gian lận trong thanh toán qua mạng khi bán lẻ ở Bắc Mỹ, 2000-2003:

Năm Thiệt hại (%)

2000 3.6

2001 3.2

2002 2.9

2003 1.7

Bảng 5.1: Thống kê về thiệt hại do gian lận trong thanh toán qua mạng khi bán lẻ ở Bắc Mỹ, 2000-2003. Nguồn: CyberSource/Mindwave Research, November 2003 Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ngày càng giảm vì công nghệ xử lý thanh toán qua mạng ngày càng tiến bộ hơn. Đây là điều rất tốt củng cố lòng tin của người mua hàng qua mạng trong TMĐT B2C.

5.2. Thanh toán qua mạng dành cho người bán ở Việt NamPhần này dành cho doanh nghiệp muốn bán hàng qua mạng và áp dụng thanh toán qua mạng dành cho B2C, gồm các hướng dẫn doanh nghiệp phải làm, và những lưu ý dành cho doanh nghiệp. (Lưu ý: thanh toán B2B thường không được thực hiện trực tuyến bằng thẻ tín dụng vì giá trị giao dịch lớn, nên trong B2B doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán như trong xuất nhập khẩu hoặc ra những lệnh chuyển tiền trực tiếp từ ngân hàng của người mua đến ngân hàng của người bán.) Các bước phải làm:

- Mở một thẻ tín dụng để mua qua mạng dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng. Hoặc nhờ công ty cung cấp dịch vụ TMĐT thực hiện giúp.

- Mở một tài khoản thanh toán bằng tiền dollar Mỹ ở ngân hàng, tài khoản này là nơi nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng sẽ gửi tiền về cho doanh nghiệp theo định kỳ.

- Chọn một nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng sau khi nghiên cứu dịch vụ của một số nhà cung cấp vì mỗi nhà cung cấp có một số điều khoản quy định, mức

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 38

Page 39: Giaotrinh tmdt

phí... khác nhau. Bên dưới là một số nhà cung cấp dịch vụ và địa chỉ website dành cho độc giả quan tâm chi tiết phần này:

Paypal (www.paypal.com) 2checkout (www.2checkout.com) InternetSecure (www.internetsecure.com) Worldpay (www.worldpay.com) Clickbank (www.clickbank.com) ShareIt (www.shareit.com) Digibuy (www.digibuy.com)

Cách tính phí dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng thông thường như sau:

- Chi phí khởi tạo dịch vụ: từ vài chục dollar Mỹ đến vài trăm dollar Mỹ, trả một lần duy nhất.

- Chi phí cho mỗi giao dịch = chi phí cố định + % giá trị giao dịchVí dụ: 2checkout có mức phí khởi tạo là 49 dollar Mỹ và mức phí cho mỗi giao dịch là $0.45 + 5.5% giá trị giao dịch. Những điều lưu ý:

- Rủi ro khi gặp gian lận trong thanh toán qua mạng: người bán sẽ chịu mọi thiệt hại, vừa không nhận được tiền, vừa bị mất $10 - $30 cho mỗi giao dịch gian lận.

- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng gửi tiền cho người bán theo định kỳ hàng tháng (có thể hàng tuần nếu tổng giá trị giao dịch lớn), tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch trong tháng phải lớn hơn một mức quy định (như 2checkout quy định mức $600) thì họ mới gửi, nếu thấp hơn, họ sẽ để cộng dồn vào tháng sau. Mỗi lần gửi như thế có thể phát sinh chi phí, tuy không nhiều.

- Người bán đã chấp nhận thanh toán qua mạng thì cần phải học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để phòng chống gian lận trong thanh toán.

5.3. Thanh toán qua mạng dành cho người mua ở Việt NamNếu độc giả muốn mua qua mạng, trước hết phải có thẻ tín dụng. Việc có một thẻ tín dụng hiện nay đã hết sức dễ dàng và nhanh chóng cho mọi đối tượng. Về chi tiết xin liên hệ ACB hay Vietcombank. Sau khi có thẻ tín dụng, quý vị có thể bắt đầu mua hàng, dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, mọi người ai cũng có mối lo ngại bị đánh cắp thông số thẻ tín dụng, từ đó có nguy cơ bị mất tiền, bị phiền toái khi đi kiện cáo với ngân hàng v.v... Những cách thức sau sẽ giúp quý vị tự bảo vệ cho “túi tiền” của mình:

- Khi chuẩn bị mua phải xem kỹ website bán có nổi tiếng không? Ví dụ Amazon là một website rất nổi tiếng, thì ta có thể hoàn toàn tin tưởng.

- Nếu website bán không phải là website nổi tiếng thì ta nên đọc kỹ thông tin trên website để tìm một địa chỉ vật lý (physical address) như văn phòng đặt ở đâu, số phone, số fax... Đọc các điều khoản mua bán được đăng trên website này, đa số là tiếng Anh và ít ai đọc, song, ta nên chú ý đọc các điều khoản chính như chính sách trả lại tiền, trả lại hàng...

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 39

Page 40: Giaotrinh tmdt

- Nếu website bán không nổi tiếng, tìm đọc thông tin cũng không cảm thấy rõ ràng... nhưng quý vị cần mua, thì hãy xem chỉ số Alexa của website này, nếu thấp hơn 200.000 thì có vẻ yên tâm, vì con số này thể hiện mức độ nổi tiếng của website. Website càng nhiều người xem thì càng ít có nguy cơ gian lận, lừa đảo.

- Ngoài ra, khi quý vị quyết định mua ở một website không nổi tiếng, và là lần mua đầu tiên, khi chuyển sang trang form yêu cầu cung cấp thông số thẻ tín dụng, hãy nhìn lên thanh địa chỉ web của Internet Browser, nếu lúc bấy giờ dòng link đã chuyển sang một domain khác, mà domain này là của một trong những nhà cung cấp dịch vụ xử lý thẻ tín dụng nổi tiếng trên mạng (như 2checkout.com, worldpay.com, clickbank.com...) thì quý vị có thể yên tâm mua.

Hình 5.2: Hình trên: chuẩn bị cung cấp thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ trang web còn ở website của người bán là www.active-domain.com.Hình dưới: khi bắt đầu hiện ra form yêu cầu nhập thông tin về thẻ tín dụng, địa chỉ trang web đã không còn ở website của người bán là www.active-domain.com mà đã chuyển sang website của nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng nổi tiếng là www.worldpay.com.

- Không nên dùng máy tính dùng chung để mua hàng, cung cấp thông tin thẻ tín dụng của mình để tránh trường hợp bị theo dõi những phím đã gõ. Tốt nhất chỉ nên mua từ máy tính cá nhân của mình.

- Đừng dễ dàng cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho những website mang nội dung xấu (khiêu dâm, đồi trụy) hay website lừa đảo với những nội dung không hợp logic (trúng thưởng đặc biệt, chia tiền hưởng gia tài...)

- Cuối cùng, mỗi tháng phải kiểm tra kỹ hóa đơn của ngân hàng gửi đến để xem có khoản chi nào mà không phải do mình quyết định chi không? Nếu có thì báo với ngân hàng ngay để còn kịp thời cứu vãn tình huống, vì lúc đó là đã có kẻ đã dùng thẻ tín dụng của quý vị để xài “chùa”.

5.4. Các rủi ro trong an toàn mạng

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 40

Page 41: Giaotrinh tmdt

Ngày nay người sử dụng Internet phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: virus, lừa đảo, bị theo dõi (gián điệp – spyware), bị đánh cắp dữ liệu, bị đánh phá website (nếu là chủ sở hữu website) v.v.... Bên dưới liệt kê những nguy cơ điển hình:

- Spam (thư rác): người nhận mỗi ngày có thể nhận vài, vài chục, đến vài trăm thư rác, gây mất thời gian, mất tài nguyên (dung lượng chứa, thời gian tải về...)

- Virus máy tính xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1983. Virus là một chương trình máy tính có khả năng tự nhân bản và lan tỏa. Mức độ nghiêm trọng của virus dao động khác nhau tùy vào chủ ý của người viết ra virus, ít nhất virus cũng chiếm tài nguyên trong máy tính và làm tốc độ xử lý của máy tính chậm đi, nghiêm trọng hơn, virus có thể xóa file, format lại ổ cứng hoặc gây những hư hỏng khác. Ngày xưa virus chủ yếu lan tỏa qua việc sử dụng chung file, đĩa mềm... nhưng ngày nay trên môi trường Internet, virus có cơ hội lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn. Virus đa phần được gửi qua email, ẩn dưới các file gửi kèm (attachment) và lây nhiễm trong mạng nội bộ các doanh nghiệp, làm doanh nghiệp phải tốn kém thời gian, chi phí, hiệu quả, mất dữ liệu... Cho đến nay hàng chục nghìn loại virus đã được nhận dạng và ước tính mỗi tháng có khoảng 400 loại virus mới được tạo ra.

- Sâu máy tính (worms): sâu máy tính khác với virus ở chỗ sâu máy tính không thâm nhập vào file mà thâm nhập vào hệ thống. Ví dụ: sâu mạng (network worm) tự nhân bản trong toàn hệ thống mạng. Sâu Internet tự nhân bản và tự gửi chúng qua hệ thống Internet thông qua những máy tính bảo mật kém. Sâu email tự gửi những bản nhân bản của chúng qua hệ thống email.

- Trojan (đặt tên theo truyền thuyết con ngựa Trojan của thành Troy): là một loại chương trình nguy hiểm (malware) được dùng để thâm nhập vào máy tính mà người sử dụng máy tính không hay biết. Trojan có thể cài đặt chương trình theo dõi bàn phím (keystroke logger) để lưu lại hết những phím đã được gõ rồi sau đó gửi “báo cáo” về cho một địa chỉ email được quy định trước (thường là địa chỉ email của chủ nhân của Trojan). Như vậy, người sử dụng máy tính bị nhiễm Trojan có thể bị đánh cắp mật khẩu, tên tài khoản, số thẻ tín dụng và những thông tin quan trọng khác. Phương pháp thông dụng được dùng để cài Trojan là gửi những email ngẫu nhiên với nội dung khuyến cáo người sử dụng nên click vào một đường link cung cấp trong email để đến một website nào đó. Và nếu người nhận email tin lời và click thì máy tính của họ sẽ tự động bị cài Trojan. Không giống như virus, Trojan không tự nhân bản được.

- Lừa đảo qua mạng (Phishing): xuất hiện từ năm 1996, Phishing là dạng kẻ lừa đảo giả dạng những tổ chức hợp pháp như ngân hàng, dịch vụ thanh toán qua mạng... để gửi email hàng loạt yêu cầu người nhận cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tín dụng. Nếu người nào cả tin và cung cấp thông tin thì kẻ lừa đảo sẽ dùng thông tin đó để lấy tiền từ tài khoản của “khổ chủ”. Một dạng lừa đảo hay gặp khác là những email gửi hàng loạt đến người nhận, tuyên bố người nhận đã may mắn trúng giải thưởng rất lớn, và yêu cầu người nhận gửi một số tiền nhỏ (vài nghìn dollar Mỹ) để làm thủ tục nhận giải thưởng (vài triệu dollar Mỹ). Đã có một số bài báo ở Việt Nam nêu ra vài “nạn nhân” ở Việt Nam. Một nguy cơ khác xuất hiện nhiều gần đây là những kẻ lừa đảo tạo ra những website bán hàng, bán dịch vụ “y như thật” trên mạng và tối ưu hóa chúng trên Google để “nạn

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 41

Page 42: Giaotrinh tmdt

nhân” tự tìm thấy và mua hàng/dịch vụ trên những website này. Thực tế, khi nạn nhân đã chọn hàng/dịch vụ và cung cấp đầy đủ thông tin thẻ tín dụng, nạn nhân sẽ không nhận được hàng/dịch vụ đã mua mà bị đánh cắp toàn bộ thông tin thẻ tín dụng, dẫn đến bị mất tiền trong tài khoản.

- Hacking: phần này dành cho chủ sở hữu website, nêu ra ba loại rủi ro thường gặp:o Bị tấn công từ chối phục vụ (DoS: Denial of Service): trường hợp này xảy ra

khi hacker dùng chương trình tự động gửi hàng loạt yêu cầu về server nơi host website làm cho server này quá tải và không thể phục vụ được nữa. Hậu quả là website bị “chết” trong khoảng thời gian server quá tải.

o Bị cướp tên miền: hacker khi đã có chủ ý cướp tên miền của website thì có thể

tìm kiếm trên Whois.net email quản lý tên miền đó. Hacker cũng tìm ra địa chỉ website quản lý tên miền đó. Sau đó hacker tìm cách lừa chủ tài khoản email nói trên để lấy được password rồi giả danh người chủ tài khoản email trên để yêu cầu website quản lý tên miền cung cấp password quản lý tên miền lại cho mình. Khi đã có password quản lý tên miền, hacker có toàn quyền thay đổi thông số tên miền, chuyển tên miền sang website quản lý khác, thay đổi password quản lý v.v...

o Bị xâm nhập host hoặc dữ liệu trái phép: có nhiều cách thức để xâm nhập

host hoặc dữ liệu của website một cách trái phép: thông qua tấn công nội bộ (local attack) tức hacker mua một host trên cùng một server với host “nạn nhân”; tìm kẽ hở để đột nhập thông qua việc tìm kiếm trên Google; tìm cách có được password của host; nghiên cứu kẽ hở trong lập trình cơ sở dữ liệu để thâm nhập vào host hoặc vào cơ sở dữ liệu của website... Khi bị xâm nhập, tùy mức độ, hacker có thể xóa dữ liệu, thay đổi dữ liệu, copy dữ liệu v.v...

5.5. An toàn mạng dành cho doanh nghiệp VN tham gia TMĐTPhần này nêu một số hướng dẫn cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia TMĐT tự bảo vệ mình ở mức độ cơ bản nhất:

- Hacking: doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra hoạt động của website của mình để kịp thời phát hiện sự cố (website không hiện lên, gõ tên miền đúng mà không thấy website của mình hiện lên hoặc hiện lên những thông tin lạ...). Với ba loại rủi ro thường gặp:

o Bị tấn công từ chối phục vụ (DoS: Denial of Service): trường hợp này nếu

doanh nghiệp thuê dịch vụ host thì doanh nghiệp yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ host xử lý.

o Bị cướp tên miền: doanh nghiệp có thể tự quản lý password của tên miền hoặc

giao cho nhà cung cấp dịch vụ quản lý.

DN tự quản lý tên miền Nhà cung cấp dịch vụ quản lý tên miềnThuận lợi

DN chủ động quản lý tên miền

DN không bận tâm về việc bảo mật password của tên miền

Vấn đề DN chịu trách nhiệm bảo mật password của tên miền

DN có thể bị mất tên miền vì lỗi sơ suất hoặc cố ý của nhà cung cấp dịch vụ

Bảng 5.2: Phân tích thuận lợi và vấn đề trong việc DN hay nhà cung cấp dịch vụ quản lý tên miền.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 42

Page 43: Giaotrinh tmdt

o Bị xâm nhập host hoặc dữ liệu trái phép: nếu doanh nghiệp thuê dịch vụ host

thì doanh nghiệp yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ host xử lý phải nêu rõ phương thức xử lý, phục hồi khi gặp sự cố này. Cách thức thông thường là nhà cung cấp dịch vụ phải định kỳ back-up (sao lưu) các file, dữ liệu của website, và nhà cung cấp dịch vụ phải có ít nhất hai host cùng lúc để nếu host này có sự cố thì chuyển sang host kia.

- Tự bảo vệ password: nếu doanh nghiệp có những tài khoản quan trọng trên mạng (tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng, tài khoản quản lý tên miền, tài khoản quản lý host...) thì càng ít người biết password của những tài khoản này càng tốt. Khi nhân viên nắm tài khoản này nghỉ việc thì nên thay đổi password của tài khoản.

- An toàn mạng nội bộ: nếu doanh nghiệp có mạng nội bộ thì an toàn trong mạng nội bộ cũng phải được lưu ý. Doanh nghiệp nên có quy định sử dụng mạng nội bộ, quy định an toàn, phòng chống virus v.v... Vì nếu một máy con trong mạng nội bộ bị nhiễm virus thì toàn bộ mạng sẽ bị ảnh hưởng, gây hậu quả gián đoạn hoạt động, mất dữ liệu v.v...

- An toàn dữ liệu, thông tin: những thông tin quan trọng không cần chia sẻ cho nhiều người thì không nên lưu trên mạng nội bộ, hoặc lưu trong những thư mục có password bảo vệ, nên có bản back-up (sao lưu) lưu trên đĩa CD v.v...

- Và các hướng dẫn trong phần 5.6. (dành cho cá nhân)5.6. An toàn mạng dành cho cá nhân tự bảo vệ mìnhPhần này nêu một số cách thức dành cho cá nhân tự bảo vệ mình khi lướt web, truy cập Internet, thực hiện giao dịch trên mạng...

- Khi nhận spam, hãy delete hết chúng đi, đừng tò mò click vào bất kỳ đường link nào trong email cũng đừng mở (click đôi) lên các file gửi kèm trong email. Đừng trả lời những email spam này. Ngay cả chức năng “Từ chối nhận” (Unsubscription) cũng đã bị lợi dụng để người gửi spam kiểm tra tính hiện hữu của tài khoản email, nếu ai đó reply email spam thì người đó không hẳn sẽ được “bình yên” không nhận email spam tiếp tục. Ngược lại, email reply này là dấu hiệu cho biết tài khoản email này hiện đang có người sử dụng và là hợp lệ (valid), từ đó, kẻ gửi spam càng gửi nhiều spam hơn.

- Cài những chương trình chống virus mới nhất, cập nhật chương trình thường xuyên.- Bỏ qua mọi email yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Hầu hết tất cả đó đều là trò lừa

đảo hoặc có âm mưu gián điệp (spyware) hay virus. Ngân hàng hay dịch vụ thanh toán qua mạng không bao giờ yêu cầu thông tin “nhạy cảm” qua mạng Internet như thế. Nếu có yêu cầu thì đó phải là form nhập thông tin từ website của chính tổ chức đó, với giao thức truyền an toàn (https://)

- Nếu cá nhân có thẻ tín dụng và có mua qua mạng thì phải kiểm tra kỹ từng khoản chi tiêu mỗi tháng được liệt kê trong hóa đơn ngân hàng gửi về để kịp thời phát hiện sự cố nếu có.

- Khi nhận được những email từ người lạ với những file gửi kèm thì phải rất cẩn thận, tốt nhất đừng tò mò mở những file gửi kèm đó lên mà hãy delete luôn những email đó.

- Trong khi lướt web nếu thấy xuất hiện những thông báo đề nghị cài đặt hay thông báo nào khác thì nên đọc kỹ, không dễ dàng chọn “OK” hay “Yes”.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 43

Page 44: Giaotrinh tmdt

- Sau khi truy cập vào tài khoản email hay tài khoản quan trọng nào khác thì nhớ click Log-off để thoát hoàn toàn ra khỏi trang web, tránh người khác dùng máy tính đó trong vài phút sau có thể truy cập vào được.

- Nếu phải dùng máy tính dùng chung thì không nên dùng chức năng “Nhớ Password”. 5.7. Tình hình luật TMĐT trên thế giớiTrong TMĐT, người mua và người bán giao tiếp trong thế giới ảo, họ không thấy mặt nhau, không biết rõ về nhau, vậy, làm sao họ có thể tin tưởng mà giao dịch với nhau? Cho nên, trong TMĐT cần có 3 yếu tố sau để đảm bảo sự tin tưởng và minh bạch:

• Tính rõ ràng (Transparency): trên website của người bán phải đăng tải mọi thông tin về các điều khoản mua bán và người mua cũng nên đọc kỹ những thông tin này trước khi quyết định mua.

• Tính tin cậy (Reliability): bao gồm tính tin cậy trong thông tin đăng tải (người bán phải nỗ lực trong việc đưa tin trung thực và cập nhật những thông tin này thường xuyên), tính tin cậy trong giao dịch điện tử (người bán phải đảm bảo sử dụng công nghệ truyền tin an toàn), tính tin cậy về hệ thống hoạt động (đảm bảo không gây ra sai sót nghiêm trọng) và tính tin cậy trong vấn đề chứng thực (như chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử).

• Tính bảo mật và riêng tư (Confidentiality và Privacy): những thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin quan trọng như thẻ tín dụng, email, điện thoại v.v… phải được bảo mật và tôn trọng, có nghĩa người bán không được tự ý lưu trữ và bán hay sử dụng trái phép những thông tin này.

Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ hay bản quyền là những vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trên mạng.Có 04 yêu cầu đảm bảo cho một giao dịch thành công, an toàn trên mạng, đó là:

- Privacy (tính riêng tư): làm sao để đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên mạng không được copy hay truy cập bởi bên thứ ba ngoài người nhận và người gửi? Giải pháp: mã hóa và giải mã ở người nhận.

- Integrity (tính trọn vẹn): làm sao đảm bảo rằng thông tin gửi đi không bị thay đổi trong quá trình gửi?

- Authentication (sự chứng thực): làm sao để người nhận và người gửi có thể chứng thực tư cách của nhau? Giải pháp: chữ ký số (digital signature)6

- Non-repudation (sự không thể phủ nhận): làm sao chứng minh thông điệp đã được gửi hay đã được nhận?

Bốn yêu cầu trên cũng chính là những vấn đề cốt lõi của luật TMĐT. Hiện luật về TMĐT chưa hoàn hảo và vẫn đang được tiếp tục phát triển. Ở các nước mà TMĐT đã phát triển, luật TMĐT chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Luật hợp đồng điện tử; Luật về quảng cáo trên Internet; Luật cạnh tranh; Luật bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ; Luật bảo vệ người tiêu dùng trên mạng; Luật bảo vệ thông tin cá nhân; Luật về thuế trong giao dịch TMĐT... 5.8. Tình hình luật TMĐT ở Việt Nam Trước năm 2000, TMĐT còn là thuật ngữ pháp lý mới ở Việt Nam. Giai đoạn 2000 – 2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch điện tử.

6 Chữ ký số là một dãy những ký tự đã được mã hóa và dãy ký tự đó khác nhau đối với các văn bản khác nhau, không giống như chữ ký bình thường của một người là như nhau cho mọi văn bản.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 44

Page 45: Giaotrinh tmdt

Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện về TMĐT, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở pháp lý cụ thể, dẫn đến việc khó áp dụng trên thực tế. Tháng 5/2001, Thủ Tướng Chính phủ ban hành quyết định số 81/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quyết định này, Bộ Thương mại có trách nhiệm triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của Việt Nam. Tháng 1/2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp lệnh TMĐT nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho TMĐT. Đến cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo 6 của Pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của kinh tế xã hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật giao dịch điện tử bao trùm nội dung của Pháp lệnh TMĐT. Đầu năm 2004, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử. Đến cuối năm 2004, Ban soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6 gồm 9 chương, 57 điều, quy định về:

- Giá trị pháp lý của thông điệp, dữ liệu- Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thực điện tử- Hợp đồng điện tử- GDĐT của các cơ quan nhà nước- Bảo mật, an toàn, an ninh- Sở hữu trí tuệ trong GDĐT thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh

vực khác do pháp luật quy định.Ngoài ra, một số luật khác mà TMĐT có liên quan cũng đã đề cập những nội dung về những giao dịch điện tử, như: Luật về Quảng cáo, Luật Kế toán, Luật Dân sự (sửa đổi), Luật Thương mại (sửa đổi), Luật CNTT... Ngoài những bộ luật, còn có một số văn bản pháp lý khác đã và đang được soạn thảo, chuẩn bị ban hành, ví dụ:

- Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử, do Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây dựng. Nghị định đã được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2004.

- Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet. Nghị định này được ban hành năm 2001, và vẫn đang được tiếp tục bổ sung sửa đổi cho phù hợp với thực tế hơn.

Hy vọng cuối năm 2005 Việt Nam sẽ có những luật quy định dành cho TMĐT. Và quá trình 2006 – 2010, luật TMĐT Việt Nam sẽ liên tục được cải thiện.

- Một nguy cơ khác xuất hiện nhiều gần đây là những kẻ lừa đảo tạo ra những website bán hàng, bán dịch vụ “y như thật” trên mạng và tối ưu hóa chúng trên Google để “nạn nhân” tự tìm thấy và mua hàng/dịch vụ trên những website này. Thực tế, khi nạn nhân đã chọn hàng/dịch vụ và cung cấp đầy đủ thông tin thẻ tín dụng, nạn nhân sẽ không nhận được hàng/dịch vụ đã mua mà bị đánh cắp toàn bộ thông tin thẻ tín dụng, dẫn đến bị mất tiền trong tài khoản.

- Có 04 yêu cầu đảm bảo cho một giao dịch thành công, an toàn trên mạng, đó là: Privacy (tính riêng tư): làm sao đảm bảo rằng thông tin truyền tải trên mạng không được copy hay truy cập bởi bên thứ ba ngoài người nhận và người gửi? Integrity (tính

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 45

Page 46: Giaotrinh tmdt

trọn vẹn): làm sao đảm bảo rằng thông tin gửi đi không bị thay đổi trong quá trình gửi? Authentication (sự chứng thực): làm sao để người nhận và người gửi có thể chứng thực tư cách của nhau? Non-repudation (sự không thể phủ nhận): làm sao chứng minh thông điệp đã được gửi / nhận?

- Ở các nước TMĐT đã phát triển, luật TMĐT chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: Luật hợp đồng điện tử; Luật về quảng cáo trên Internet; Luật cạnh tranh; Luật bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ; Luật bảo vệ người tiêu dùng trên mạng; Luật bảo vệ thông tin cá nhân; Luật về thuế trong giao dịch TMĐT...

- Đầu năm 2004, Ủy ban Khoa họa, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khởi động Dự án xây dựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Đến cuối năm 2004, Ban soạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6 với cấu trúc gồm 9 chương, 57 điều, quy định về: Giá trị pháp lý của thông điệp, dữ liệu; Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thực điện tử; Hợp đồng điện tử; GDĐT của các cơ quan nhà nước; Bảo mật, an toàn, an ninh; Sở hữu trí tuệ trong GDĐT thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

- Hy vọng cuối năm 2005 hoặc sang năm 2006 Việt Nam sẽ có những luật quy định dành cho TMĐT. Và quá trình 2006 – 2010, luật TMĐT Việt Nam sẽ liên tục được cải thiện.

CHƯƠNG 6

ỨNG DỤNG TMĐT CHO TỪNG NGÀNH KINH DOANHChương này trình bày cách thức ứng dụng TMĐT vào từng ngành nghề kinh doanh, bao gồm: doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực; bán sỉ và lẻ qua mạng; ngành dịch vụ; ...

Nội dung của chương:6.1.Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa6.2.Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực6.3.Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạng6.4.Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ 6.5.Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khác6.1. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóaVí dụ doanh nghiệp A sản xuất gốm sứ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Doanh nghiệp A nên ứng dụng TMĐT phục vụ việc kinh doanh của mình như sau:

- Có website trưng bày hàng hóa:Website này có cơ sở dữ liệu sản phẩm, hiển thị hình ảnh, mô tả ngắn, giá... Website có chức năng giỏ mua hàng hoặc hỏi thông tin hàng (Product Inquiry). Doanh nghiệp có thể bán lẻ hoặc không bán lẻ. Doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện thanh toán qua mạng nếu không chuyên về bán lẻ. Hàng hóa trên website phải phong phú, giống như catalogue hàng hóa chi tiết. Một vấn đề doanh nghiệp e ngại bị sao chép mẫu mã khi trưng bày hết mẫu mã mới của mình lên website. Giải pháp: doanh nghiệp trưng bày một số mẫu điển hình trên website – ai cũng có thể xem được. Còn những mẫu mã mới, cũng được trưng bày nhưng được bảo vệ bởi ID và password. Doanh nghiệp tuyên bố những ai thực sự quan

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 46

Page 47: Giaotrinh tmdt

tâm thì có thể liên hệ doanh nghiệp để được cung cấp ID và password vào xem cơ sở dữ liệu sản phẩm đầy đủ nhất, mới nhất. Trên website cũng phải có đủ thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, quy trình sản xuất, thế mạnh của doanh nghiệp, điều khoản mua – bán, giao hàng...

- Hỗ trợ khách hàng, khách hàng tiềm năng qua mạng: thông dụng nhất là email, nếu được thì có chức năng chat để người quan tâm có thể trao đổi ngay với doanh nghiệp.

- Tận dụng Internet để marketing sản phẩm của mình: • Thường xuyên vào các sàn giao dịch (www.alibaba.com, www.ec21.com,...)

để tìm kiếm những ai đang tìm mua mặt hàng doanh nghiệp có bán, để đăng thông tin rao bán, để đăng thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm... Doanh nghiệp có thể trả tiền để được xây dựng những e-catalogue giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại những sàn giao dịch này. Hướng dẫn: doanh nghiệp có thể tìm kiếm danh sách các sàn giao dịch quốc tế bằng cách vào Google.com và gõ từ khóa marketplace.

• Chủ động marketing mình đến với các nhà nhập khẩu bằng cách mua hoặc tìm kiếm (thông qua Google chẳng hạn) thông tin liên lạc của các nhà nhập khẩu trên thế giới và sau đó gửi email tự giới thiệu mình, thậm chí có thể fax, gửi thư qua bưu điện... trong đó nên giới thiệu ngắn gọn, quan trọng là giới thiệu địa chỉ website để các nhà nhập khẩu vào website xem thông tin chi tiết.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng Internet, WWW để tìm kiếm các mẫu mã mới đang được bán trên thế giới bằng cách tìm kiếm các website siêu thị điện tử ở nước ngoài, các website của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề ở các nước khác v.v...6.2. Ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thựcTrong ngành này, nhất thiết doanh nghiệp nên có website để giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin mới nhất cho đối tượng khách hàng nắm bắt kịp thời. Ngoài ra, những thông tin trên website này còn có “sứ mệnh” kích thích nhu cầu của người xem. Trên website nên có đầy đủ địa chỉ, hướng dẫn đặt dịch vụ qua điện thoại hoặc có chức năng đặt dịch vụ qua email, qua form đặt dịch vụ trên website. Nếu phục vụ khách quốc tế, những website này có thể có chức năng thanh toán “đặt cọc” trước dịch vụ. Đây là hình thức thanh toán trực tuyến B2C, khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cao cấp hơn, website có thể quản lý dữ liệu khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tiện lợi hơn và nhằm để marketing những dịch vụ khác, dịch vụ mới cho khách hàng đã có. Ví dụ: công ty du lịch B đã có danh sách email, tên, nơi cư trú... của các khách hàng đã mua tour của công ty, mỗi khi có tour mới hay có dịp Lễ, mùa du lịch... công ty B nên gửi email giới thiệu thông tin cho các khách hàng đã có, có thể kèm theo ưu đãi dành cho khách hàng mua dịch vụ lần thứ hai... Kế tiếp, doanh nghiệp phải tập trung vào marketing website này. Xem chương 4 để nắm được các cách thực hiện marketing qua mạng. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng nên dùng Internet, WWW để phục vụ việc học hỏi, nghiên cứu quan sát thị trường, thị hiếu của khách hàng...

6.3. Ứng dụng TMĐT trong bán sỉ và lẻ qua mạngTrong bán sỉ hay lẻ qua mạng, doanh nghiệp tận dụng TMĐT để phục vụ các việc sau:

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 47

Page 48: Giaotrinh tmdt

- Kênh bán hàng mới (thông qua website bán hàng)- Hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm, thông tin về sản phẩm- Thanh toán qua mạng, nếu là bán lẻ- Thống kê: website với chức năng cơ sở dữ liệu cho phép ghi nhận, thống kê, báo cáo

về hành vi khách hàng, những mặt hàng nào nhiều người xem nhất, những món hàng nào nhiều người xem nhưng không được chọn mua... Tất cả những ý định thống kê này đều có thể được thực hiện bằng cách lập trình cơ sở dữ liệu web và xuất ra được những báo cáo phục vụ việc ra quyết định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Marketing để thu hút người lần đầu đến với website của doanh nghiệp: xem cách thức chi tiết trong chương 4.

- Marketing dành cho những khách hàng đã có: danh sách dữ liệu khách hàng đã có là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tận dụng danh sách này để liên lạc thường xuyên với khách hàng, chủ yếu qua email (nhưng đừng liên lạc quá thường xuyên, cứ vài ngày một lần, sẽ làm người nhận bực mình), để giới thiệu về các mặt hàng mới, giảm giá...

6.4. Ứng dụng TMĐT trong ngành dịch vụ Trong ngành dịch vụ, website được xây dựng chủ yếu để giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, website còn nên có những thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp để cung cấp miễn phí cho người xem, nhằm nâng cao ấn tượng và niềm tin của người xem đối với doanh nghiệp. Ví dụ: công ty tư vấn du học nên có website giới thiệu chi tiết về dịch vụ của mình, ngoài ra, trên website cũng nên có những thông tin bổ sung, giới thiệu về điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở từng quốc gia, từng trường. Và những thông tin giới thiệu về những khách hàng (du học sinh) của công ty đang học ở nước ngoài sẽ có sức thuyết phục cao đối với khách hàng tiềm năng. Hay một công ty tư vấn luật sẽ có một website ngoài việc đăng tải thông tin về công ty, về dịch vụ, còn đăng tải khối lượng lớn những thông tin về luật, về những tình huống luật, về những trường hợp công ty đã thực hiện tư vấn, bào chữa thành công... Ngoài ra, trên website nên có công cụ lưu email của người xem (khi họ đồng ý cho email để đổi lấy một quyền lợi gì khác, như download tài liệu, đăng ký nhận bản tin, được tư vấn miễn phí qua mạng...) để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng và thường xuyên liên lạc với đối tượng này để giới thiệu dịch vụ, ưu đãi... Kế tiếp, doanh nghiệp phải tập trung vào marketing website này. Xem chương 4 để nắm được các cách thực hiện marketing qua mạng. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng nên dùng Internet, WWW để phục vụ việc nghiên cứu quan sát thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong và ngoài nước về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp... 6.5. Ứng dụng TMĐT cho các ngành kinh doanh khácNhìn chung, với các doanh nghiệp nói chung, TMĐT hỗ trợ các việc sau:

- Kênh bán hàng mới- Kênh giới thiệu thông tin mới: tất cả các thông tin cần giới thiệu cho khách hàng tiềm

năng như thông tin về công ty, về sản phẩm, dịch vụ, điều khoản hợp tác, mua-bán...- Hỗ trợ khách hàng: trả lời câu hỏi của người quan tâm, của khách hàng...- Phục vụ đối tượng khách hàng tốt hơn: bằng cách cung cấp thêm những thông tin bổ

ích cho người xem website

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 48

Page 49: Giaotrinh tmdt

- Quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu- Quản lý mối quan hệ khách hàng, khách hàng tiềm năng để phục vụ khách hàng tốt

hơn và bán được nhiều hơn- Nghiên cứu hành vi của khách hàng, thị hiếu, phân tích xu hướng thị trường... - Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin trong ngành, quan sát thị trường, sản phẩm,

dịch vụ của đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước

Tóm tắt chương:- DN sản xuất và xuất khẩu hàng hóa nên ứng dụng TMĐT phục vụ kinh doanh như sau:

Có website trưng bày hàng hóa; Hỗ trợ khách hàng qua mạng; Tận dụng Internet để marketing sản phẩm; Tận dụng Internet, WWW để tìm kiếm mẫu mã mới...

- DN trong ngành du lịch, giải trí, ẩm thực nên ứng dụng TMĐT phục vụ kinh doanh như sau: Có website giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin, kích thích nhu cầu; Quản lý dữ liệu khách hàng; Marketing website; Dùng Internet, WWW để nghiên cứu quan sát thị trường, thị hiếu khách hàng...

- Trong bán sỉ hay lẻ qua mạng, DN tận dụng TMĐT để phục vụ các việc sau: Kênh bán hàng mới; Hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm, thông tin về sản phẩm; Thanh toán qua mạng, nếu là bán lẻ; Thống kê hành vi khách hàng phục vụ việc ra quyết định chiến lược kinh doanh; Marketing để thu hút người lần đầu đến với website; Marketing dành cho những khách hàng đã có để giới thiệu về các mặt hàng mới, giảm giá...

- Trong ngành dịch vụ, website được xây dựng chủ yếu để giới thiệu thông tin, cập nhật thông tin mới nhất về dịch vụ cung cấp. Nên có những thông tin bổ ích khác liên quan đến lĩnh vực dịch vụ của DN, cung cấp miễn phí cho người xem. Nên có công cụ lưu email của người xem để xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng và thường xuyên liên lạc với đối tượng này để giới thiệu dịch vụ, ưu đãi... DN phải chú trọng marketing website và nên dùng Internet, WWW để nghiên cứu quan sát thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong và ngoài nước...

- Với các doanh nghiệp nói chung, TMĐT hỗ trợ các việc sau: Kênh bán hàng mới; Kênh giới thiệu thông tin mới; Hỗ trợ khách hàng; Phục vụ đối tượng khách hàng tốt hơn; Quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ trên phạm vi toàn cầu; Quản lý mối quan hệ khách hàng, khách hàng tiềm năng để phục vụ khách hàng tốt hơn và bán được nhiều hơn; Nghiên cứu hành vi của khách hàng, thị hiếu, phân tích xu hướng thị trường; Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin trong ngành, quan sát thị trường...

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 49

Page 50: Giaotrinh tmdt

Kết LuậnTMĐT đã rất phát triển ở Mỹ, Châu Âu, và các nước phát triển, mang lại lợi nhuận kinh tế to lớn trong cả lĩnh vực B2B và B2C. Hiện nay, TMĐT ở Châu Á đang khởi sắc, dẫn đầu là Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản... ASEAN cũng có nhiều hoạt động chú trọng việc thúc đẩy TMĐT phát triển trong khu vực. Việt Nam cũng đang tích cực tìm cách đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu... Bản thân TMĐT với những đặc tính riêng và ưu điểm của nó, có thể giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng... đặc biệt là trong phạm vi quốc tế. TMĐT thực sự là công cụ rất hữu ích và thiết thực giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa hiện nay.Để có thể khai thác, tận dụng được thế mạnh, lợi ích do TMĐT mang lại, doanh nhân cần phải am hiểu chiến lược áp dụng, khai thác TMĐT phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đã quyết định đầu tư ứng dụng TMĐT, điều quan trọng nhất là cách thức triển khai, vận hành website, e-marketing, hỗ trợ khách hàng... thực sự hiệu quả và chuyên nghiệp. TMĐT không khó triển khai. Điều khó nhất trong TMĐT là khai thác hiệu quả những lợi ích TMĐT có thể mang lại cho doanh nghiệp và vận hành thành công mô hình TMĐT. Những kiến thức trong quyển sách này cơ bản giúp doanh nghiệp biết cách đầu tư, triển khai, áp dụng TMĐT có hiệu quả trong giai đoạn khởi sự.

Thạc sĩ Dương Tố Dung – Công ty Thương mại điện tử VITAN www.vitanco.com 50

Page 51: Giaotrinh tmdt

Phụ lục: Một số thuật ngữ trong TMĐTAffiliate/Affiliate Program: chương trình cộng tác, website bán hàng trả tiền hoa hồng cho các website cộng tác khi các website cộng tác này dẫn khách hàng đến website bán hàng.ALT Tag: phần khai báo thông tin về hình trên trang web, nằm trong mã HTML của trang webARPANet: tiền thân của InternetAuthentication: chứng thựcB2B (business-to-business): giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp B2C (business-to-consumer): giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp là người bán và cá nhân người tiêu dùng là người muaBandwidth: băng thông, chỉ khả năng truyền dữ liệu qua Internet, bao nhiêu mega bit trên giâyBanner: những hình chữ nhật xuất hiện trên các trang web dùng để quảng cáo, thu hút người xem click vào để đến một thông điệp quảng cáo hay một website khácBluetooth: công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu trong phạm vi 10 mét với tốc độ tối đa 1MbpsClick-and-mortar: doanh nghiệp có website online và có hạ tầng cơ sở vật lý (nhà xưởng, văn phòng...)Credit Card: thẻ tín dụng (Visa, MasterCard...)CRM (Customer Relationship Management): quản lý mối quan hệ khách hàngDatabase: cơ sở dữ liệuDebit Card: thẻ ghi nợ (như ATM)DoS (Denial of Service): tấn công từ chối phục vụ, khi host server bị tấn công dồn dập bởi các lệnh, làm tràn khả năng xử lý nên tạm ngưng hoạt động làm cho website bị ngưng hoạt động trong thời gian đóDigital Signature: chữ ký điện tử, là một dãy ký tự được mã hóa có tác dụng chứng thựcDirectory: danh bạ, như danh bạ website (web directory) Domain: tên miền của website, ví dụ www.abc.com Download: tải file về máy tính người dùnge-book: sách điện tử, ở dạng .exe, .pdf...e-business: doanh nghiệp điện tử, kinh doanh điện tửe-commerce: TMĐTEDI (Electronic Data Exchange): mạng trao đổi dữ liệu điện tửe-mail: thư điện tửe-payment (Electronic Payment): thanh toán điện tửEAI (Enterprise Application Integration): quá trình tích hợp các hoạt động kinh doanh với webe-marketing: marketing qua mạng InternetERP (Enterprise Resource Planning): hệ thống chương trình hoạch định tài nguyên trong doanh nghiệp FAQ (Frequently Asked Questions): mục những câu hỏi thường gặp, thường thấy trên website, để cung cấp thông tin trợ giúp cho người xem websiteFTP (File Transfer Protocol): giao thức truyền fileFirewall: bức tường lửa, có thể là phần cứng, có thể là phần mềm

Page 52: Giaotrinh tmdt

Form: mẫu biểuFreeware: những phần mềm miễn phíGbps: Giga Bit trên giâyHacker: kẻ tấn công trên mạngHTML (Hyper Text Mark-up Language): ngôn ngữ siêu văn bản, là ngôn ngữ cơ bản nhất để tạo các trang webHTTP (Hyper-Text Transfer Protocol): giao thức truyền siêu văn bản, là giao thức truyền dữ liệu chính trong WWWHyperlink, hay link: siêu liên kết, dùng trong WebID (Identification): thông số nhận dạngIT (Information Technology): công nghệ thông tinIntegrity: tính toàn vẹn (trong thông tin, đảm bảo thông tin không bị thay đổi)Internet: mạng toàn cầuInternet Marketing: marketing qua Internet, hay marketing qua mạng, hay e-marketingIP (Internetworking Protocol): giao thức liên mạngKbps: Kilo Bit trên giâyLAN (Local Area Network): mạng nội bộ trong phạm vi gầnLogistics: hậu cần, cung ứngMarketplace: sàn giao dịchMbps: Mega Bit trên giâyMerchant: người bánMerchant Account: tài khoản người bán, là tài khoản thanh toán trực tuyến mà người bán phải đăng ký với ngân hàng để có thể tự xử lý thanh toán qua mạngMerchant Server: server của website của người bánMETA Tag: phần khai báo thông tin về lĩnh vực, từ khóa của website, nằm trong phần mã HTMLm-commerce (Mobile Commerce): thương mại di động (không dây)Network: mạngNon-Repudation: chứng minh một hành động đã xảy raOnline: trực tuyếnOpen-source Code: mã nguồn mởOS (Operating System): hệ điều hànhPay-per-click: chương trình cộng tác trả tiền theo từng clickPay-per-lead: chương trình cộng tác trả tiền theo từng lead (hành động quy định trước của người xem, như đăng ký email, điền thông tin vào phiếu yêu cầu thông tin...)Pay-per-sale: chương trình cộng tác trả tiền theo doanh số bán hàngPDA (Personal Digital Assistants): thiết bị kỹ thuật số trợ giúp cá nhân, như Palm, điện thoại di động có nhiều chức năng hỗ trợ...PDF (Portable Data Format): dạng văn bản chỉ đọc, đọc với Adobe Acrobat ReaderPOP (Post Office Protocol): giao thức để nhận email trong các chương trình quản lý email như Outlook Express, Microsoft Outlook...Privacy: quyền riêng tưPrivacy Policy: tuyên bố trên các website về chính sách đảm bảo quyền riêng tư của người xem

Page 53: Giaotrinh tmdt

Procurement: mua hàngProtocol: giao thức, cách thức thông tin, truyền dữ liệuReal time: thời gian thực, công nghệ xử lý dữ liệu và thực thi chương trình ngay lập tức, không phải chờ đợiSearch engine: bộ tìm kiếmSET (Secure Electronic Transaction): giao dịch điện tử an toàn, được dùng trong thanh toán qua mạngServer: máy chủShopping Cart: giỏ mua hàngSMTP (Simple Mail Transfer Protocol): giao thức gửi email từ các chương trình quản lý email như Outlook Express, Microsoft Outlook...Spam: thư rácSpamming: gửi thư rácStickiness: khả năng thu hút người xem quay lại xem websiteTCP/IP (Transmission Control Protocol/Internetworking Protocol): giao thức đang được dùng để truyền dữ liệu trong Internet hiện nayThird party: bên thứ ba, chỉ các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng khi từ này được dùng trong chủ đề thanh toán qua mạngTrojan: virus Trojan, làm gián điệp theo dõi hành vi của người sử dụng máy tính bị nhiễm virus nàyURL (Uniform/Universal Resource Locator): địa chỉ web, ví dụ www.abc.com/xyz.htmlUpload: tải thông tin từ máy tính cá nhân lên máy chủ hay lên mạngVirus: chương trình máy tính có thể tự nhân bản và lây lan sang các máy tính khác thông qua các file bị nhiễmWAP (Wireless Application Protocol): giao thức truyền mạng không dâyWi-Fi: công nghệ không dây cho phép truyền dữ liệu trong phạm vi 100 mét với tốc độ tối đa lên đến 11MbpsWorm: sâu máy tính, có thể tự lây lan trong mạng nội bộ, trên InternetWWW (World Wide Web): tập hợp những văn bản, nội dung trên Internet