29
enda Vietnam BÁO CÁO ĐIU NGHIÊN “SĐÓNG GÓP CA NGƯỜI VIT NAM NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG CUC PHÁT TRIN CA ĐẤT NƯỚC” 2008

Enda Vietnam

Embed Size (px)

DESCRIPTION

enda VietnamBÁO CÁO ĐIỀU NGHIÊN“SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỀN CỦA ĐẤT NƯỚC”2008I. MỞ ĐẦUU2 33 4 6 7II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT KIỀU Ở HẢI NGOẠI – LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNGII.1. Tóm tắt lịch sử II.2. Thành đạt kinh tế và đóng góp tài chính của Việt Kiều II.3. Sự đóng góp trí tuệ của Việt Kiều II. 4. Các tổ chức nhân đạo và mạng lưới Việt Kiều – hướng về sự hỗ trợ phát triển lâu dài ?III. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆT KIỀUU

Citation preview

Page 1: Enda Vietnam

enda Vietnam

BÁO CÁO ĐIỀU NGHIÊN

“SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀO CÔNG CUỘC PHÁT TRIỀN CỦA ĐẤT NƯỚC”

2008

Page 2: Enda Vietnam

I. MỞ ĐẦUU 2

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT KIỀU Ở HẢI NGOẠI – LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG 3

II.1. Tóm tắt lịch sử 3

II.2. Thành đạt kinh tế và đóng góp tài chính của Việt Kiều 4

II.3. Sự đóng góp trí tuệ của Việt Kiều 6

II. 4. Các tổ chức nhân đạo và mạng lưới Việt Kiều – hướng về sự hỗ trợ phát triển lâu dài ? 7

III. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆT KIỀU 8 U

III.1. Những chính sách liên quan đến người Việt nam ở nước ngoài trong 5 năm (2004-2008) 10

III.2. Biện pháp khuyến khích đầu tư của Việt Kiều 15

III.3. Một số tổ chức phụ trách người Việt Nam ở nước ngoài 15

IV. NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI, VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC 18

IV.1 Nhận xét chung 18

IV.2. Lý do hồi hương 18

IV.3. Những đóng góp của Việt Kiều 20

IV.4. . Điều còn phải làm / Vai trò tương lai của Việt Kiều là gì ? 21

V. TỔ CHỨC PHI CHINH PHỦ VA VIỆC HỢP TAC VỚI VIỆT KIỀU 22 U

V.1. Tình trạng hiện nay và tương lai 22

V.2. Tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều : nghiên cứu trường hợp điển hình 25

V. 3. Yếu tố thu hút Việt Kiều – quan điểm của các tổ chức phi chính phủ 26

VI. KHUYẾN NGHỊ 27

VI. 1. Chính sách của Việt Nam đối với kiều bào 27

VI.2. Mạng lưới Việt Kiều ở nước ngoài 28

VI.3. Hợp tác giữa Việt Kiều và tổ chức phi chính phủ 28

1

Page 3: Enda Vietnam

I. Mở đầu Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2008, Tổ chức phi chính phủ ENDA đã thực hiện một nghiên cứu – mang tên « Diapode » về cộng đồng dân cư ở hải ngoại của các nước nơi tổ chức có hoạt động. Mục tiêu chung của nghiên cứu này là phân tích sự tham gia hay khả năng tham gia của nhóm dân cư này đối với việc phát triển quê hương họ. Nhóm nghiên cứu Diapode tại Việt Nam nhận thấy có những vấn đề sau đây : :

1) Phân tích họat động của cộng đồng Việt Kiều đối với sự « phát triển » của Việt Nam lệ thuộc rất nhiều vào cách định nghĩa của khái niệm phát triển. Sự đóng góp về mặt tài chính của Việt Kiều trong giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam trong 15 năm qua rất quan trọng, tuy nhiên nếu nhìn về sự đóng góp vào khía cạnh phát triển xã hội thì lại khác.

2) Tiềm năng tài chính và trí tuệ của Việt Kiều là rất lớn. Cộng đồng Việt Kiều trên thế giới bao gồm 3 triệu người, trong đó có 300 000 người có bằng đại học, và có người nắm giữ vị trí kinh tế, chính trị, khoa học đáng kể1. Ý thức được vai trò kinh tế của Việt Kiều, trong thời gian gần đây Chính phủ đã có nhiều biện pháp để khuyến khích sự đóng góp của họ đối với quê hưong.

Theo mục tiêu chung của tổ chức Enda và của dự án Diapode, nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến sự phát triển xã hội văn hóa của Việt Nam thông qua họat động của các tổ chức phi chính phủ cũng như hoạt động của các tác nhân phát triển « truyền thống » khác. Mục tiêu chính của công trình nghiên cứu là :

- Tìm hiểu kinh nghiệm và các mong đợi của các đối tượng : Việt Kiều và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực « phát triển »,

- Phân tích các mối quan hệ giữa họ, - Đề xuất những hình thức hợp tác mới có hiệu quả hơn.

Phương pháp nghiên cứu

• Nghiên cứu tư liệu có liên quan và xác định các đơn vị cần nghiên cứu (các cơ quan phụ trách Việt Kiều và các đơn vị , tổ chức có sử dụng hoặc có mong muốn sử dụng Việt Kiều vào làm việc) ;

• Thiết kế các bảng câu hỏi ; • Phỏng vấn không chính thức một số Việt Kiều làm việc tại Việt Nam (để có

được cái nhìn tổng quát và chỉnh sửa hoàn thiện bảng hỏi) ; • Phỏng vấn đại diện các tổ chức phi chính phủ về kinh nghiệm của họ - hay sự

thiếu kinh nghiệm – khi làm việc với Việt Kiều, cũng như những điều họ trông đợi khi hợp tác với Việt Kiều.

Vào cuối mỗi giai đoạn nghiên cứu, chúng tôi cũng đã cố gắng phân tích tổng hợp thông tin để đạt được kết quả « định lượng » được thông qua các bảng câu hỏi. Tuy nhiên tỉ lệ phiếu trả lời quá ít để có thể đưa dữ liệu đó vào báo cáo.

2

Page 4: Enda Vietnam

Kết quả thu thập do đó không thể đơn thuần mang tính thống kê, mà còn phải dựa vào khả năng suy luận, những trao đổi trực tiếp để có được những nhận định mang tính khái quát nhất và những đề xuất khả thi nhất từ các thông tin thu thập. Một vấn đề chung là sự khó khăn khi liên hệ với Việt Kiều và các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các cơ quan Nhà nước. Đa số những người chúng tôi liên lạc – nhất là trong tổ chức phi chính phủ - dường như có vẻ không quen lắm với dạng nghiên cứu mang tính xã hội học, vì những nghiên cứu này không phổ biến ở Việt Nam. Biện pháp duy nhất đến được với họ là nhờ quan hệ cá nhân hay đến gặp trực tiếp ; gửi thư điện tử, công văn chính thức hay gọi qua điện thoại thường không được trả lời.

II. Đặc điểm của cộng đồng Việt Kiều ở hải ngoại – lịch sử và hiện trạng

II.1. Tóm tắt lịch sử Hiện này cộng đồng Việt Kiều khoảng 3 triệu người sống trên 90 nước khác nhau, trong đó quan trọng nhất là :

Mỹ : 1,3 triệu Liên Xô cũ : 300000 Pháp : 250000 Úc : 245000 Canada : 2000001

Cộng đồng nói trên có nhiều đặc điểm :

- Họ ra đi khá trễ - đối với 75% thành viên2 (sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975),

- Có mối quan hệ đa dạng với người Việt Nam trong nước, - Có sự thành công nhất định về mặt kinh tế và nghề nghiệp - Có khả năng tổ chức thành cộng đồng dựa vào quan hệ văn hóa, gia đình, láng

giềng và « tình cảm » với quê hương còn rất mạnh, bất kể các biến động chính trị.

Trong khi người láng giềng Trung quốc, Nhật Bản, Chăm... nổi tiếng là ngư dân và nhà thám hiểm, thì người Việt quay lưng lại với biển. Ngay cả khi nghèo khốn, họ vẫn cứ bám vào đồng ruộng, đôi khi lấn đất với biển cả ... và luôn tin tưởng vào đất liền.2

Lời trích dẫn trên nêu được mối quan hệ chặt chẽ giữa người Việt và quê hương, và điều đó được khẳng định trong một thời gian dài. Thực vậy, cho đến thập niên 1970, cộng đồng Việt Kiều không đông : đa số trong 160 000 người di cư thường chọn vùng Đông nam châu Á, chỉ có vài chục ngàn người sang các nước châu Âu, chủ yếu là sang vùng nói tiếng Pháp (30,000 tại Pháp)2. Nhưng vào những năm ngay trước khi Việt Nam thống nhất thì có một số người tị nạn chính trị - là sĩ quan và nhân viên trong chính phủ của chế độ cũ- ra nước ngoài cùng với sinh viên và người lao động đã di cư trước đó. Từ 1975 -1979, số người đi ra nước ngòai cũng tương đối nhiều bao gồm các thành phần tư sản , sĩ quan, quân nhân chế độ cũ, ngay cả tầng lớp tiểu tư sản.

1 4/5 Việt Kiều sống trong các nước thành viên của tổ chức OCDE. Tư liệu tham khảo : Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đối với công ăn việc làm của Việt Kiều, Tạp chí Quê hương online, kênh thông tin của ủy ban Nhà nước phụ trách Việt Kiều.

3

Page 5: Enda Vietnam

Họ ra đi nhằm tìm kiếm một cuộc sống vật chất cao hơn nhưng lại thường được xem như những người tị nạn chính trị. Trong giai đoạn 1983-19852 só người ra đi lại càng đông đa số là người Hoa do chính sách cởi mở hơn từ chính phủ và sau đó là sự ra đi chính thức của sĩ quan chế độ cũ sau khi học tập cải tạo về theo chương trình ra đi có trât tự do Mỹ tài trợ (ODP). Làn sóng di cư này đã lan ra cả miền Bắc vào những năm 80 nhưng sau khi đất nước đổi mới vào 1986, làn sóng di cư này yếu dần và kết thúc vào năm 1989 -1990 sau khi các trại tị nạn thuộc các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Hong kong đồng lọat đóng cửa. Tuy 75% Việt Kiều là thành phần ra đi vì nhiều lý do sau ngày Việt Nam thống nhất , các làn sóng di cư vẫn tiếp tục những năm sau đó. Thoạt tiên là công nhân đi lao động hợp tác tại Liên Xô và một số nước ở Đông Âu; kế đến là những người đi diện đoàn tụ gia đình ; và làn sóng cuối cùng gần đây vẫn tồn tại cho đến hiện nay, có thể được gọi là « di dân hiện đại » và xuất khẩu lao động, liên quan trực tiếp đến hiện tượng toàn cầu hóa về lao động vào giáo dục.

II.2. Thành đạt kinh tế và đóng góp tài chính của Việt Kiều Do cộng đồng Việt Kiều được thành lập khá trễ và tình cảm quyến luyến của họ với Việt Nam còn rất sâu đậm, nên dễ dàng nhận thấy hai hệ quả sau đây :

1) Ngay từ đợt di dân ồ ạt vào cuối thập niên 1970, người di cư đã gửi tiến rất đều đặn về quê nhà, mặc dù họ bị áp lực từ nhiều phía2 : từ những người đồng hương ở nước ngoài (trong đó có rất nhiều người cực đoan chống đối chính quyền Việt Nam), từ chính phủ Mỹ (với lệnh cấm vận) và ngay từ chính phủ Việt Nam (xem họ là những người phản quốc).

2) Sau khi người Việt hội nhập được vào xã hội và đất nước mới, sự đóng góp về tài chính của họ dần dần phát triển và tăng lên, và chính sách của Nhà nước đã thay đổi tích cực để tiếp nhận và thu hút một cách chính thức nguồn tài chính quý báu đó.

Thí dụ Việt Kiều ở Mỹ : lợi tức trung bình của họ đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1980-1990, từ 33,500USD lên đến 47,000 USD trong năm 2000. Trong thời gian kể trên, tỉ lệ nghèo đã giảm từ 24% xuống còn 14%2. Nhìn chung, tỉ lệ người hưởng trợ cấp xã hội đã giảm. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, nhìn chung tỉ lệ Việt Kiều có bằng đại học cũng gần bằng người bản xứ tại các nước phát triển.3 Hiện nay, tổng thu nhập hàng năm của Việt Kiều tại Mỹ ước lượng 40 tỉ USD.4

Như vậy, cho dù trong thập niên 1970 và 1980 tiền của Việt Kiều gửi về gia đình đã góp phần giúp Việt Nam giảm nhẹ tác động của khủng hoảng kinh tế hậu chiến, tiền của Việt Kiều chỉ thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ giữa thập niên 1980, với cải cách kinh tế của cuộc Đổi Mới và tình trạng sung túc tăng dần. Cải cách kinh tế cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển tiền về Việt Nam : trước 1987, tiền gửi qua ngân hàng Việt Nam chỉ được nhận bằng tiền đồng, nên Việt Kiều gửi quà cáp bằng hiện vật nhiều hơn bằng tiền.2 Sau đó số lượng ngân hàng trả bằng ngoại tệ có gia tăng và thuế đánh vào tiền nhận từ nước ngoài có giảm hay được hủy bỏ nên đã ảnh hưởng tích cực đến khối lượng tiền gửi về như sau :

2001 : 1,75 tỉ USD (tương đương 1000 USD cho mỗi Việt Kiều !) 2002 : 2,2 tỉ USD 2003 : 2,65 tỉ USD

4

Page 6: Enda Vietnam

2004 : 3,2 tỉ USD2 2005 : 4,4 tỉ USD 2006 : 4,8 tỉ USD3

Từ 1991 đến 2004, tổng cộng đã có 15,5 tỉ USD của Việt Kiều được chuyển về Việt Nam – đó là chưa kể tiền gửi không chính thức và không thể tính được. Con số này vượt cả con số ODA (Official Development Aid), tương đương với 60 % các khoản đầu từ trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment) trong cùng thời điểm. Sự chênh lệch cũng đáng kể trong việc phân bố tiền chuyển về : hơn một nửa (1,85 tỉ USD) được gửi về ngân hàng tại Tp Hồ Chí Minh.4 Ngoài ra Nhà nước dự đoán các khoản tiền do Việt Kiều gửi về sẽ phát triển cấp số nhân (100 triệu USD/năm trong vòng 15-20 năm tới)5. Trong lĩnh vực đóng góp tài chính như vậy là có chuyển biến tích cực nhờ chính sách Nhà nước và nhờ sự phát đạt của chính Việt Kiều (chính sách Nhà Nước càng chuyển biến mạnh hơn kể từ khi Việt Nam gia nhập OMC năm 2007, cho cả những nhà đầu tư trong nước).4 Còn đối với hoạt động đầu tư thì con số còn khiêm tốn, phần do chính sách đối với Việt Kiều, phần do chính Việt Kiều cũng mới phát đạt trong thời gian gần đây (để có thể trở thành « chủ xí nghiệp »)4. Xét dưới góc độ thống kê thì thực ra có một khoản đầu tư không rõ của Việt Kiều thông qua thành viên trong gia đình họ hay thông qua bạn bè. Đầu tư của Việt Kiều chuyển biến như sau (về chi tiết xin xem phụ lục 5) :

2002 : 60 dự án trong khuôn khổ đạo luật FDI (440 triệu USD) với tổng số 700 xí nghiệp trong khuôn khổ Luật khuyến khích Đầu tư trong nước (65 triệu USD) 4 [ đa phần xí nghiệp hoạt động với vốn nhỏ, dưới 2 triệu USD].

2 Mark Sidel, Vietnamese-American Diaspora Philanthropy to Vietnam, for: The Philanthropic Initiative, Inc. and The Global Equity Initiative, Harvard (2007). 3 Nguyen Phu Binh, Stepping Up the Tasks Towards Overseas Vietnamese, Vietnam Economic Review, 6/2007 (154). (Ở đây xin được nhận xét là rất khó có được dữ liệu từ các cơ quan hành chính Việt Nam nhất là dữ liệu được đánh giá « nhạy cảm ». Do vậy mà chúng tôi không có được số liệu của năm ngoái hay năm nay) Đồ thị của Vietnam Times số 252 (thứ ba, 20/12/2005).

5

Page 7: Enda Vietnam

2004 : tổng cộng có 1267 xí nghiệp do Việt Kiều lãnh đạo với tổng số vốn là 158 triệu USD.

2006 : thành lập 383 xí nghiệp với vốn là 57 triệu USD. 2008 : tổng cộng có 1500 xí nghiệp do Việt Kiều đăng ký, với số vốn là

300 triệu USD4. Đối với các khoản đầu tư kể trên cần nhận xét như sau :

1) Việt Kiều chủ yếu đầu tư trong các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh (1193 dự án với tổng số vốn lên trên 163 triệu USD), Hà Nội (74 dự án, với vốn trên 11 triệu USD) hay Đà Nẵng (37 dự án với tổng số vốn trên 64 triệu USD). Đa số nhà đầu tư chọn thành phố lớn vì điều kiện kinh tế và hạ tầng cơ sở tốt hơn các nơi khác. Ngược lại, các tỉnh nông nghiệp, nhất là ở miền Bắc và miền Trung thì thường không nhận được dự án đầu tư nào.4

2) Các nhà đầu tư Việt Kiều đến từ 36 nước trên thế giới : nhiều nhất là từ Mỹ (674 dự án, với vốn trên 250 triệu USD, chiếm 49,8% tổng số dự án đầu tư). Trung bình dự án khoảng 370 000 USD. Sau đó là Việt Kiều Úc (273 dự án, với vốn 63 triệu USD, chiếm 12,5% tổng số đầu tư).

3) Việt Kiều chủ yếu đầu tư vào hoạt động kinh doanh và dịch vụ (58% dự án), sau đó trong hoạt động sản xuất (25% dự án). Các dự án xây dựng chỉ chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư vì trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có nhiều vốn và thu hồi vốn rất lâu.

Ngay cả khi cho rằng vai trò « thực » của Việt Kiều lớn hơn nhiều so với các khoản tiền kể trên – vì thường họ làm trung gian cho người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam – ta thấy rằng các khoản đầu tư chỉ chiếm một phần rất nhỏ tổng số tiền được chuyển, và như vậy hậu quả cho thấy là phần lớn tiền được dùng cho tiêu dùng.

II.3. Sự đóng góp trí tuệ của Việt Kiều Trong lĩnh vực trí tuệ, sự đóng góp của Việt Kiều cũng còn khiêm tốn. Trước tiên khi xem xét con số Việt Kiều trở về nước (có thể đóng góp trí tuệ) qua các năm, tình hình rất đáng phấn khởi :

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng4

262.000 295.000 308.000 342.000 300.000 402.000 450.000

Trong những năm gần đây, số lượng xí nghiệp của Việt Kiều, hay trong đó có họ tham gia cũng gia tăng (xem phần trên). Nếu con số này chưa so sánh nổi với việc chuyển tiền dành cho tiêu dùng, thì thông qua các xí nghiệp, họ cũng chuyển giao được kỹ năng, góp phần vào công tác đào tạo nhân viên hay bằng phương pháp làm việc « phương Tây » (sau đây sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề đóng góp trí tuệ của Việt Kiều, dựa vào ý kiến Việt Kiều và quan điểm các tổ chức phi chính phủ về việc này). Trong cộng đồng Việt Kiều có khá nhiều người tốt nghiệp đại học (300 000 người có trình độ cử nhân hoặc hơn, 6000 có trình độ tiến sĩ), được đào tạo tốt, đã từng giữ hay đang giữ trọng trách trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, nhất là trong lĩnh vực công nghệ giao tiếp hiện đại – được chính phủ Việt Nam đánh giá cao5. Chính phủ

4 Kể cả khách du lịch.Từ 80 - 90 % Việt Kiều đến TP Hồ Chí Minh

6

Page 8: Enda Vietnam

Việt Nam cũng cho rằng Việt Kiều là thành phần không thể tách rời khỏi quốc gia Việt Nam (xem chương nói về chính sách của chính phủ). Về phía Nhà nước đã có nỗ lực quan trọng để huy động không những vốn đầu tư mà cả kỹ năng của Việt Kiều, thông qua dự án (của UNDP) gọi là « Transfer of Knowlege Through Expatriate Nationals » (TOKTEN). Dự án này được lập trong thập niên 1990, nhưng phải đến năm 2002 mới có kết quả, lúc mà 150 Việt Kiều thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau được tuyển dụng để tham gia vào sự phát triển của đất nước. Đó là dấu hiệu cho thấy Việt Kiều tham gia tích cực hơn – dự án đầu tư, thành lập xí nghiệp, chuyển giao công nghệ - bên cạnh việc chuyển tiền về nước. Với lợi nhuận gia tăng của các chủ xí nghiệp Việt Kiều, có thể suy rằng lòng hảo tâm của họ cũng sẽ gia tăng. Trong lúc Việt Nam đang phát triển về kinh tế, cũng cần phải thích nghi các chiến lược hảo tâm với nhu cầu mới. Một trong những nhân vật chúng tôi tiếp xúc (đại diện cho Ủy ban Công giáo) cho biết là trong nhiều năm, Việt Kiều tài trợ cho các hoạt động nhân đạo mang tính khẩn cấp hay có mục tiêu phát triển ngắn hạn, hiệu quả « mì ăn liền » : huy động nhanh, hậu quả ngắn hạn. Tuy nhiên, việc thích nghi sự hỗ trợ với nhu cầu mới có nghĩa là không chỉ dành tiền cho nạn nhân thiên tai hay làm từ thiện ngắn hạn, mà cần phải có chiến lược dài hạn để giúp đỡ cộng đồng người Việt trong nước một cách hiệu quả và lâu dài hơn.

II. 4. Các tổ chức nhân đạo và mạng lưới Việt Kiều – hướng về sự hỗ trợ phát triển lâu dài ? Đây là lúc cần sức mạnh tổ chức của mạng lưới Việt Kiều để thu hút thiện chí, ý tưởng trong các dự án cá nhân để thành nỗ lực chung. Việt Kiều đã thành lập được mạng lưới tổ chức và hiệp hội rộng khắp, trong đó có các hiệp hội có đối tác ở hai quốc gia (thí dụ hiệp hội Pháp-Việt), câu lạc bộ các chủ xí nghiệp đầu tư tại Việt Nam hay các tổ chức từ thiện. Thí dụ về nỗ lực tiến tới phát triển bền vững : mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt-Mỹ « Vietnamese-American NGO network » (VANGO) mới được thành lập5. Trong bối cảnh trên, các tổ chức phi chính phủ có chiến lược nhắm đến phát triển bền vững, và có sự tham gia của người trong nước để đạt tới mục tiêu trên. Giả sử như nếu các tổ chức không có chiến lược phát triển dài hạn và với sự tham gia của người trong nước thì nguyên do vì đâu. Câu hỏi của chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời rất đa dạng. Người thì đưa ra lý do văn hóa: có Việt Kiều không hiểu rõ thực tế địa phương và không muốn có người địa phương tham gia (vả lại chính những người này cũng nghi ngờ Việt Kiều), cho rằng không dễ có hợp tác giữa người trong nước và Việt Kiều. Người khác thì đưa ra lý do đơn giản và thực dụng hơn : Việt Kiều về nước để « làm ăn », do vậy không đầu tư cho phát triển xã hội. Nhưng bản thân Việt Kiều thì suy nghĩ như thế nào ? Họ có ý thức được việc tham gia vào phát triển dài hạn như thế không ? Họ về Việt Nam vì lý do gì ? Lý do gì khiến họ không trở về ? Họ có muốn, hay có cảm tưởng tham gia vào sự phát triển của quê hương không ? Cần phải thay đổi gì để khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn nữa vào sự phát triển đất nước ?

7

Page 9: Enda Vietnam

Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu quan điểm của Nhà Nước cho thấy tầm quan trọng của Việt Kiều trong chính sách đặc biệt cho họ, nghiên cứu chính sách đó để xem mục tiêu là gì, và sau đó trở về tình trạng riêng của Việt Kiều.

III. Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với Việt Kiều

Để có thể kết hợp hơn 3 triệu Việt Kiều đang sinh sống tại hơn 100 đất nước và lãnh thổ trên toàn thế giới, Nhà Nước Việt Nam đã ban hành một loạt văn bản (quyết định, nghị quyết, chỉ thị...) xác định trách nhiệm cơ quan phụ trách công tác người Việt ở nước ngoài.

8

Page 10: Enda Vietnam

Sơ đồ tổ chức của các cơ quan liên quan đến Người Việt ở nước ngòai

Bộ Ngoại giao

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

Các tổ chức về người Việt Nam ở nước ngoài tại các tỉnh/thành phố khác

Hội Liên lạc với người Việt Nam ở

nước ngoài TP.HCM

(ALOV-HCMC)

Ban Liên lạc kiều bào ở 24 quận/huyện

211 tổ liên lạc kiều bào tại các phường, xã

Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài – TP HCM

Các tổ chức về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP Hồ

Chí Minh

Trung tâm dịch vụ và hợp tác với người

Việt Nam ở nước ngoài tại TPHCM

Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật người Việt Nam ở nước ngoài

TPHCM

Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài

TP HCM (OVIBA)

Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều (OVBC)

Ngày 18-07-2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 102/2008/QĐ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ủy ban quốc gia phụ trách người Việt ở nước ngoài : đó là ủy ban thuộc Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ quản lý quan hệ với Việt Kiều. Ủy ban có tạp chí Internet tên Quê hương và một kênh truyền hình, VTV4, để phổ biến thông tin về Việt Nam.

9

Page 11: Enda Vietnam

III.1. Những chính sách liên quan đến người Việt nam ở nước ngoài trong 5 năm (2004-2008) Trong thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều chính sách, biện pháp đã và đang được các cấp, các ngành phối hợp xây dựng và triển khai trên thực tế, ở cả trong và ngoài nước. Nhằm tạo điều kiện cho kiều bào về thăm gia đình, đất nước, tiến hành các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học, giáo dục đào tạo..., chính phủ Việt Nam đã rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật như miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng đối tượng kiều bào được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam, luật quốc tịch Việt Nam, cho phép kiều bào mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc kết nối các doanh nhân, trí thức kiều bào với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước. Đồng thời tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính như thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, cư trú đi lại, hợp pháp hóa các loại giấy tờ, thực hiện chính sách một giá... Nghị quyết chính sách cho kiều bào

Nghị quyết chính sách cho kiều bào

-123456789

10

2004 2005 2006 2007 2008

Nhờ có hệ thống luật lệ, chính sách ngày càng rõ ràng và nhất quán hơn, các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn, tránh rườm rà phiền phức mà bà con Việt kiều về thăm quê hương ngày càng nhiều hơn. Họ cũng mong Nhà nước có các chính sách và biện pháp để thu hút các nguồn vốn đầu tư nhỏ vì đa phần vốn đầu tư của kiều bào không phải là lớn và họ còn mong muốn được đón nhận với tư cách là những người con của dân tộc.

10

Page 12: Enda Vietnam

Số lượng kiều bào về Việt Nam

-

100,000

200,000

300,000

400,000

500,000

600,000

2004 2005 2006 2007 2008

Số lượng quyết định, chỉ thị và tài liệu của Nhà nước gia tăng song song với số lượng kiều bào về nước cũng như kiều hối.

Kiều hối (tỷ USD)

-1.02.03.04.05.06.07.08.09.0

2004 2005 2006 2007 2008

Thống kê về số lượng kiều bào về nước, kiều hối và chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ 2004 đến 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Quyết định, biện pháp đối với kiều bào

5 3 3 9 4

Số lượng kiều bào về nước

402.000 450.000 470.000 500.000 510.000 (dự kiến)

Kiều hối (tỷ USD) 3,5 4,4 4,8 5,5 8 (dự kiến) Các con số ở bảng trên cho thấy số lượng kiều bào về nước mỗi ngày một gia tăng : 402000 lượt về trong năm 2004 so với 510000 dự kiến trong năm 2008. Nguyên nhân sự gia tăng này một phần là ở việc đi lại đã trở nên dễ dàng hơn, và phần khác là do thủ tục về nước đã dễ dàng hơn, chỉ thị, nghị định thực hiện quy định của Nhà Nước đã rõ ràng hơn (xem bảng sau đây về danh sách biện pháp đối với kiều bào).

11

Page 13: Enda Vietnam

Nghị định 177

Chính sách

Nghị quyết 36

Thông tư của Chính phủ

Chỉ thị của Bộ Ngoại giao

Thông tư 02

QĐ 135

Luật về nhà ở

Luật đầu tư

Nghị định 90

Nquyết 1037 QĐ 281

NĐ 181

402,000

TT 06

Thông tư 04

NĐ77

Thông tu HD thi hành

NĐ 107

Qđịnh chuyển trường

QĐLB Nga Luật Ng lao động

Thông tư 3

CV17497

Chỉ thị 19

QĐ 102

20062005 2007 20082004

Số lượng kiều bào về nước

470,000 500,000 510,000450,000

5,54,8Kiều hối (tỷ USD) 3,5 8

4,4

12

Page 14: Enda Vietnam

Bảng chi tiết các Quyết định, Nghị quyết, chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài :5

Năm Tên tư liệu và thời gian hiệu lực

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ban hành ngày 26-3-2004 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

ban hành kèm theo Quyết định số 110/2004/QĐ-TTg ngày 23-06-2004 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình hành động của Bộ Ngoại giao thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ ngày 01-09-2004 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai

2004

Quyết định số 281/QĐ TTg của Thủ tướng ngày 22-03-2004 phê duyệt dự án dạy tiếng Việt cho kiều bào Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BCA-BNG ngày 28-11-2005 sửa đổi bổ sung Thông tư số 06/TT-LT ngày 29-01-1997 của Bộ Công An và Bộ Ngoại giao (thi hành Quyết định số 875/TTg ngày 21-11-1996 của Thủ tướng liên quan đến việc kiều bào trở về nước sinh sống) Quyết định liên tịch số 02/2005/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA ngày 13-05-2005 về thủ tục đầu tư cho kiều bào hay người nước ngoài tại Việt Nam theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP qui định việc thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi số 03/1998/QH10

2005

Luật về Nhà ở Ngày 9/12/2005, Chủ tịch Trần Đức Lương đã ký Pháp lệnh số 27/2005/L/CTN ban hành Luật Nhà ở do Quốc hội CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29-11-2005. Luật có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2006.

5 Tạp chí Quê Hương online– kênh thông tin của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (http://www.quehuong.org.vn).

13

Page 15: Enda Vietnam

Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của Quốc hội ngày 27-07-2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự liên quan đến nhà ở lập trước ngày 01-07-1991 có sự tham gia của người Việt Nam ở nước ngoài Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6-9-2006 qui định việc thi hành Luật nhà ở.

2006

Luật đầu tư ngày 02-02-2006 Quyết định số 77/2007/QD8-BTC ngày 31-08-2007 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý hồ sơ cấp giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Quyết định 135/2007/QĐ-TTg ngày 17-08-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú. Nghị định 107/2007/NĐ-CP quy định việc thi hành một số điều của Luật Cư trú. Thông tư số 03/2007/TT-BXD ngày 22-5-2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn bổ sung việc thực hiện Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10-10-2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-04-2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-07-1991. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2007

Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22-12-1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện

14

Page 16: Enda Vietnam

Một số quy định mới của Liên bang Nga về lao động nhập cư ở nước ngoài Quyết định số 102/2008/QĐ-TTg ngày 18-07-2008 của Thủ tường Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg ngày 06-06-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 của Bộ Công An hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.

2008

Công văn 17497/BTC-TCQH ngày 25-12-2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn làm thủ tục đối với tài sản di chuyển của Việt Kiều hồi hương.

III.2. Biện pháp khuyến khích đầu tư của Việt Kiều

Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã có những biện pháp khuyến khích đầu tư như Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư... đã góp phần huy động nguồn tài chính mới và đem lại thay đổi quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam (xem phần trên về thống kê liên quan đến diễn tiến nguồn đóng góp tài chính của người Việt Nam ở nước ngoài). Đặc biệt Quyết định 78/2002/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg đã tạo thuận lợi hơn cho việc mang ngoại tệ khi về nước. Việt Kiều được mở tài khoản gửi ngoại tệ tại ngân hàng đối với số ngoại tệ có nguồn gốc mang từ nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

III.3. Một số tổ chức phụ trách người Việt Nam ở nước ngoài Đã có nhiều tổ chức phụ trách liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài được thành lập. Có Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó còn có Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài là tổ chức xã hội tự nguyện của các tổ chức, cá nhân gồm kiều bào đã hồi hương và những người quan tâm đến công tác kiều bào, nhằm tập hợp, đoàn kết, thông tin tình hình trong nước, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho kiều bào để góp phần

15

Page 17: Enda Vietnam

xây dựng đất nước ; đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của kiều bào khi ở nước ngoài và khi về nước. Một số địa chỉ các tổ chức, hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam :

- Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài Địa chỉ : 7B ngõ Phan Chu Trinh – Hà Nội ĐT/Fax: (844) 9331980 - Ủy ban về người Việt nam ở nước ngoài Tp Hồ Chí Minh Địa chỉ: 147 – Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh ĐT : (848) 9304522; 9303073 Fax: (848) 9306737 - Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài Tp Hồ Chí Minh Địa chỉ : 55 Mạc Đĩnh Chi, quận 1 –TP Hồ Chí Minh ĐT : (848) 3 8226167 - Hiệp hội Doanh nghiệm người Việt Nam ở nước ngoài Địa chỉ : Khu Du lịch sinh thái Làng tôi – 6/16A Lương Đình Của, Phường An Khánh – Quận 2 – TP Hồ Chí Minh ĐT : (848) 3930 1503 - Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều Địa chỉ : Tầng trệt Khách sạn Equatorial – 242 Trần Bình Trọng, Phường 4 – quận 5 Tp Hồ Chí Minh ĐT : (848) 3830 5785 - Hội thân nhân người Việt nam ở nước ngoài Tp Hà Nội Địa chỉ : số 1 phố Cảm Hội

Chi hội Lào-Thái Địa chỉ : 6C, phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ĐT : (844) 7338188 - Hội liên lạc Việt Kiều Tp Hải Phòng Địa chỉ : số 58 - Điện Biên Phủ, Hải Phòng – Việt Nam ĐT : (031) 842496/ 823796 Fax: (031) 835507 - Hội thân nhân kiều bào Tp Đà Nẵng Địa chỉ : Trụ sở UB MTTQ TP Đà Nẵng : 76 Bạch Đằng – TP Đà Nẵng ĐT/Fax: (0511) 810647/893589 - Hội thân nhân Việt Kiều tỉnh Sóc Trăng Địa chỉ : 5 – Trần Văn Sắc, Phường 2, Thị xã Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng ĐT / Fax: (079) 821039 - Hội thân nhân kiều bào tỉnh Đồng Tháp Địa chỉ : 65 Hùng Vương, K1, F2, Thị xã Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp ĐT : (067) 861312/ 861067

16

Page 18: Enda Vietnam

- Hội người Việt Nam định cư ở nước ngoài tỉnh Kiên Giang Địa chỉ : 33 Trần Hưng đạo, Rạch Giá, Kiên Giang ĐT : (077) 863763 - Hội liên lạc thân nhân kiều bào tỉnh Vĩnh Long Địa chỉ : 168 Nguyễn Huệ, P8, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long ĐT: (070) 822343 - Hội thân nhân Việt Kiều tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ : Trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh, phường Chi Lăng, Thị xã Lạng Sơn ĐT : (025) 812209 - Hội thân nhân Việt Kiều Tỉnh Phú Yên Địa chỉ : 117 Nguyễn Trãi, Thị xã Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên ĐT : (057) 824247 - Hội thân nhân kiều bào tỉnh Long An Địa chỉ : 50 quốc lộ 1A, P2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An ĐT : (072) 831791 - Hội thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài tỉnh Hải Dương Địa chỉ : 3 ngõ 142, phường Quang Trung, Tỉnh Hải Dương ĐT : (0320)858150 - Hội thân nhân Việt Kiều Tỉnh Quảng Ninh Địa chỉ : Trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh ĐT : (033) 826154 - Hội thân nhân Việt Kiều Tỉnh Ninh Thuận Địa chỉ : Trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Thuận ĐT : (068)822663 - Hội thân nhân kiều bào tỉnh Hòa Bình Địa chỉ : Tòa án Nhân dân Thị xã Hòa Bình ĐT : (018)53034

17

Page 19: Enda Vietnam

IV. Người Việt Nam ở nước ngoài, Việt Nam và sự phát triển đất nước

IV.1 Nhận xét chung Nghiên cứu Diapode quan tâm đến hai dạng « Việt Kiều ». Những người sinh ra ở Viêt Nam và con cháu họ thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Đúng ra từ « Việt Kiều » chỉ những người sinh ra tại Việt Nam, đã rời Việt Nam ra nước ngoài, chứ không phải con cháu họ sinh ra ở nước ngoài. Tuy nhiên theo nghĩa thông thường thì Việt Kiều chỉ tất cả người Việt Nam ở nước ngoài. Nghiên cứu này chọn nghĩa sau cho thuận tiện. Mười năm trước, khi Việt Kiều về hay trở về Việt Nam- chủ yếu là khách du lịch, thì có một số người trong nước cho rằng họ có thái độ trịch thượng do có nhiều tiền. Sau này quan hệ giữa hai nhóm đã dần dần được cải thiện, nhất là trong giới trẻ. Cái gọi là thành đạt của Việt Kiều không còn làm cho người trong nước ganh tị nữa ; trái lại những khoản lợi về kinh tế họ đem về được xem là một vận may cho đất nước. Yếu tố thế hệ là yếu tố quan trọng cho nghiên cứu này vì nó quyết định mối quan hệ của những người được phỏng vấn đối với quê hương. Quan điểm không giống nhau đối với người « đến » hay « trở về » Việt Nam, cũng như những hiểu biết về văn hóa, phong tục... . Tất cả Việt Kiều đền công nhận là họ được nhận ra ngay là người Việt ở nước ngoài vì cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... Ít người có thể hội nhập hay tái hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam.

IV.2. Lý do hồi hương

Cơ hội nghề nghiệp Điểm chung của Việt Kiều đã về (hay trở về) Việt Nam mà chúng tôi được gặp là do cơ hội nghề nghiệp đến với họ. Đối với họ, cũng như đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước hết, Việt Nam là nơi họ có công ăn việc làm thuận lợi. Sự phát triển kinh tế trong nước tạo điều kiện cho họ tìm được chỗ làm trong các công ty quốc tế hay trong nước cần đến khả năng của họ, hay ở Việt Nam có thị trường đang phát triển nên đầu tư. Sự khác biệt chính giữa người « nước ngoài » và Việt Kiều là ở chỗ Việt Kiều muốn trở về Việt Nam. Sự lựa chọn Việt Nam không phải là ngẫu nhiên ; họ muốn trở về làm việc tại Việt Nam. Quyết định ở lại Việt Nam cũng thường tùy thuộc vào cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Đến Việt Nam làm việc thường là bàn đạp để thăng tiến. Lý do tình cảm Một lý do trở về Việt Nam là yếu tố tình cảm. Đối với Việt Kiều, làm việc tại Việt Nam là cơ hội để tìm thấy, để tìm lại, để tiến gần hơn gốc rễ và/hoặc gia đình.

18

Page 20: Enda Vietnam

Đối với thế hệ Việt Kiều trẻ, đó cũng là một dịp để tìm hiểu đất nước, văn hóa sâu sắc hơn là khách du lịch, và ý muốn này thường là hệ quả mong muốn « đổi thay ». Dưới góc độ « xã hội học », đa số Việt Kiều trẻ về Việt Nam thường lớn lên trong môi trường « yêu Việt Nam » : ở nhà nói tiếng Việt, tôn trọng truyền thống văn hóa, vv... Môi trường này chủ yếu là môi trường gia đình. Đôi khi đó cũng là việc gia nhập các mạng lưới giao tiếp giữa Việt Kiều – chính thức hay không chính thức – hoạt động hội đoàn... Tất cả mọi người cũng đã thực hiện nhiều chuyến đi về quê hương. Ý thức về cộng đồng Việt Nam không phải tự nó mà có, nó mang tính chất văn hóa, gắn liền với giáo dục gia đình. Nhiều gia đình người Việt ở nước ngoài đã để con họ hội nhập hoàn toàn vào đất nước họ đến, nhưng đó không phải là sự chọn lựa của những người chúng tôi gặp. Nếu một số những người chúng tôi phỏng vấn nói đến việc « đi tìm bản sắc » thì không phải ai cũng có mối quan tâm sâu đậm về vấn đề này. Họ chấp nhận « bản chất Việt Nam » của họ và xem đó như là điều thuận lợi cho tương lai và cuộc sống của mình. Điều kiện sinh sống Khi được hỏi, mọi người đều nói rằng đời sống « thoải mái, dễ chịu » tại các thành phố lớn ở Việt Nam là yếu tố quyết định khi họ quyết định ở lại Việt Nam trong một thời gian khá dài, hay về sinh sống tại Việt Nam. Sức mua của những người « đi công tác ở nước ngoài » (nói chung) rất quan trọng và cho phép có được cuộc sống dễ chịu. Sự phát triển cơ sở hạ tầng (đường xá, trường học, bệnh viện...) tại các khu đô thị trong vòng 10 năm trở lại cũng là yếu tố then chốt trong việc chọn lựa của họ. Ngược lại, lý do chính khiến họ không chọn sinh sống tại vùng nông thôn, ngoài các thành phố lớn là sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng và dịch vụ, cho dù nơi đó có gia đình họ hay là nguyên quán của họ. Sau đây là biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến việc hồi hương của Việt Kiều : biểu đồ này cho thấy yếu tố đã nêu ở phần trên ảnh hưởng đến việc hồi hương (từ -10 đến +10), và ảnh hưởng của các yếu tố đó với nhau. Thí dụ yếu tố 3 « Chính sách của Chính phủ » dường như ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác (khối cầu ở rất cao trên trục « Tích cực »), nhưng lại không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác (khối cầu ở gần đường số không trên trục « Tiêu cực »). 1 Cơ hội nghề nghiệp 2 Về nguồn 3 Chính sách của Nhà nước đối với Việt

Kiều 4 Cơ hội kiếm tiền 5 Quan hệ gia đình 6 Thành kiến chính trị đối với Việt Kiều 7 Thêm kinh nghiệm mới 8 Tìm hiểu ảnh hưởng văn hóa 9 Quan tâm đến văn hóa, truyền thống VN

19

Page 21: Enda Vietnam

10 Hình ảnh không tốt về Việt Kiều 11 Điều kiện sống tại Việt Nam 12 Tham gia vào sự phát triển của Việt Nam14 Mục tiêu chung : hồi hương

IV.3. Những đóng góp của Việt Kiều

Khía cạnh « kỹ thuật » Giống như người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, nhiều kiều bào có trình độ đại học và/hoặc nghiệp vụ, và nhìn chung là họ có những kỹ năng trong lao động còn thiếu tại Việt Nam, mà Việt Nam đang cần để phát triển. Việt Kiều và người trong nước ý thức rằng giáo dục tại các nước phương Tây có chất lượng cao hơn giáo dục ở Việt Nam, và đất nước cần thích nghi với các chuẩn lao động tại quốc gia công nghiệp để phát triển trên thị trường thế giới. « Căn cứ kỹ năng, mức lương, điều kiện sống, Việt Kiều là những người nước ngoài ... có giá trị gia tăng ! » Đặc điểm của Việt Kiều so với người nước ngoài khác là sự hiểu biết về văn hóa và phương pháp làm việc tại Việt Nam. Việc họ nói được tiếng Việt – có thể còn chưa tốt lắm – thường là yếu tố quan trọng khiến họ trở về Việt Nam làm việc, hay được tuyển dụng. Về lâu dài, sự hợp tác giữa Việt Kiều và người trong nước sẽ đi đến việc chuyển giao kỹ năng. Có lẽ dự án Diapode có thể góp phần cho việc này : khuyến khích kiều bào tham gia việc trao đổi kể trên, bên cạnh việc tìm kiếm lợi nhuận hay tạo thu nhập. Khía cạnh kinh tế Việt Kiều bỏ vốn đầu tư lập công ty hay là chủ xí nghiệp tham gia cụ thể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam bằng cách tạo ra công ăn việc làm và của cải vật chất. Trong mục tiêu phát triển nói chung, chúng ta có thể cho rằng viêc kinh doanh của Việt Kiều qua phương pháp quản lý và phương pháp làm việc sẽ tạo điều kiện để chuyển giao kỹ năng và phổ biến nguyên tắc « trách nhiệm xã hội » 6 Khía cạnh văn hóa Chính phủ Việt Nam xem Việt Kiều là thành viên của « quốc gia Việt Nam ». Trong thực tế, thông qua vị trí và hoạt động của họ, Việt Kiều giữ vai trò trung gian giữa quê hương và nơi họ sinh sống hoặc sinh trưởng. Kinh nghiệm thực tế của họ cho phép

- so sánh cách nhìn giữa phương Tây và Việt Nam - khẳng định hay phủ nhận cảm giác – tốt hay xấu – về Việt Nam, xuất phát từ

điều kiện ra đi và những năm tháng sống ở nước ngoài. - Duy trì và quảng bá văn hóa Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngọai

20

Page 22: Enda Vietnam

IV.4. . Điều còn phải làm / Vai trò tương lai của Việt Kiều là gì ?

Trong thực tế, với sự hiện diện của họ, công việc đầu tư và hoạt động của họ, Việt Kiều tham gia vào quá trình phát triển và thay đổi trong xã hội hiện nay tại Việt Nam. Dường như Việt Kiều ý thức chung được rằng hoạt động của họ tham gia vào sự phát triển của Việt Nam, và ý thức được nhu cầu thích nghi tốt nhất trong giai đoạn tiếp theo giai đoạn giao thời này. Nếu ta cho rằng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ - mang tính chất nghiệp vụ hay từ thiện đóng góp vào việc tổ chức xã hội dân sự và các hoạt động phát triển tại Việt Nam thì việc tham gia của Việt kiền vào họat động của các tổ chức này có thể giúp Việt Kiều thoát ra khỏi lĩnh vực kinh tế, là nơi họ tập trung đầu tư và làm vịệc. Một số người phía cơ quan Nhà nước tiếc rằng Việt Kiều chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế mà thôi, trong khi họ cho rằng Việt Kiều có phương tiện và điều kiện tiên quyết cần thiết để đầu tư thành công vào lĩnh vực xã hội : họ biết được thực tế Việt Nam, và được hưởng một nền giáo dục cao từ phương Tây, như vậy có nghĩa là trình độ tay nghề của họ cao, và họ cũng có « óc phê phán ». Do cho rằng các tổ chức phi chính phủ và các tác nhân phát triển khác có vai trò quan trọng trong sự đổi mới xã hội đã đề cập đến ở phần trên, sau đây chúng tôi sẽ thử phân tích quan hệ chung và quan hệ trong công việc giữa tổ chức phi chính phủ và kiều bào. Liên hệ giữa Viêt Kiều và tổ chức phi chính phủ Tác nhân kinh tế (nhiều Việt Kiều hồi hương thuộc nhóm này) và tác nhân phụ trách phát triển xã hội là hai thành phần sống cạnh nhau nhưng không hề biết đến nhau. Nghiên cứu cho thấy Việt Kiều không hiểu rõ lắm việc làm của các tổ chức phi chính phủ, trừ những Việt Kiều làm việc trong các tổ chức này. Lý do một phần do chính sách truyền thông của tổ chức phi chính phủ, thường bị những người được phỏng vấn đánh giá là nghèo nàn, cho dù họ đều nhận xét là hoạt động của các tổ chức phi chính phủ là cần thiết, thậm chí, vừa cần thiết vừa phải chăng. Dù sao các tổ chức phi chính phủ không có chính sách riêng đối với Việt Kiều, cho nên những người biết đến hoạt động của các tổ chức này là do họ quan tâm đến mà thôi. Đương nhiên là tham gia vào hoạt động của một tổ chức phi chính phủ đòi hỏi phải đóng góp tài chính, thời gian và nhân lực, và Việt Kiều thì không hẳn quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Kiều bào làm việc thường trực trong lĩnh vực phát triển thường quan tâm đến công việc phát triển chung, và nếu làm được tại chính quê hương họ thì họ có động cơ mạnh hơn. Đối với những người này thì thường cơ hội nghề nghiệp (không hẳn liên quan đến tiền bạc, mà đến con người) là quan trọng hơn cả. Còn đối với kiều bào không có quan hệ với lĩnh vực phát triển thì đương nhiên là hoạt động cho một tổ chức phi chính phủ (thường ít tiền) phải đi kèm với một hoạt động khác ra tiền nhiều hơn. Tuy nhiên những người tham gia vào hoạt động kinh doanh có tiền thì thường lại không còn thời gian để đầu tư vào hoạt động cho một tổ chức phi chính phủ, vì sự đầu tư này không chỉ đòi hỏi thời gian làm việc mà còn cả giai đoạn đi tìm hoạt động phù hợp với khả năng chuyên môn.

21

Page 23: Enda Vietnam

Do vậy thường hoạt động từ thiện không thường xuyên là biện pháp kết hợp thiện chí và sự thiếu thời gian. Đối với họ, thời điểm Giáng Sinh hay Tết là dịp họ về nông thôn cho quà các gia đình nghèo. Vì lẽ đó mà chúng tôi cho rằng muốn Việt Kiều (và giới kinh doanh) tham gia vào nỗ lực phát triển cần phải có những dự án họ có thể tham gia được. Như vậy có nghĩa là chuyên gia phải tìm ra dự án phù hợp với họ. Trong phần sau, chúng tôi sẽ nói về các đề nghị của chúng tôi với tổ chức phi chính phủ, nhằm tạo sự hợp tác tốt hơn với Việt Kiều. Vấn đề chủ yếu là trả lời cho câu hỏi làm sao để Việt Kiều chuyển ý thức đóng góp cho sự phát triển của đất nước (chúng tôi biết là họ có ý thức) thành hoạt động tích cực. Do vậy mà chúng tôi thử tìm những đề nghị phục vụ mục tiêu nói trên, khi hỏi những người đại diện cho tổ chức phi chính phủ về vai trò cụ thể hay có thể có của Việt Kiều trong lĩnh vực này.

V. Tổ chức phi chính phủ và việc hợp tác với Việt Kiều

V.1. Tình trạng hiện nay và tương lai Số lượng tổ chức phi chính phủ ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của PACCOM (People’s Aid Coordinating Committee), số lượng tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) có mặt tại Việt Nam trong năm 2006 là 650, và khối lượng tài trợ diễn tiến như sau (triệu USD)6 :

8483 85102

175

140

216

0

50

100

150

200

250

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Các INGO công tác trong nhiều lĩnh vực : y tế, giáo dục, cứu trợ nạn nhân bị thiên tai, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cộng đồng và môi trường. Sự phân bổ tiền (theo nguồn gốc và lĩnh vực hoạt động) như sau :

22

Page 24: Enda Vietnam

50%35%

15%

North America

Europe

Asia-Pacific

22%

31%

26%

17%

3% 1%

Thiên tai

Lĩnh vực xã hội

Giáo dụcPhát triển kinh tế

Môi trường

Y tế

Dữ liệu trên cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn do hoạt động của tổ chức phi chính phủ đem lại tại Việt Nam. Trong chương này chúng tôi sẽ bàn đến các thông tin thu thập được trong các buổi phỏng vấn tổ chức phi chính phủ. Trong khi có nhiều nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài nói chung thì hiện chưa có công trình nào nghiên cứu quan điểm của các tổ chức phi chính phủ về Việt Kiều. Theo chỗ chúng tôi được biết thì chỉ có rất ít công trình nghiên cứu « khoa học » gần với đề tài của chúng tôi, và các công trình đó chỉ quan tâm đến sự đóng góp tài chính của Việt Kiều hơn là sự tham gia « tích cực » của họ, nghĩa là trong lĩnh vực trí tuệ và sáng tạo6. Các công trình đó đều thống nhất với kết luận chung là chính sách của Chính phủ đối với Việt Kiều cần rõ ràng hơn, nhưng không nhấn mạnh đến vai trò các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực lôi cuốn nguồn nhân lực từ kiều bào. Báo cáo của Asia Pacific Philanthropy Consortium 7 cũng khuyến cáo là hoạt động từ thiện của Việt Kiều và mối quan hệ với quê hương nên được làm cho bến vững hơn bằng cách chuyển giao kiến thức về Việt Nam cho thế hệ Việt Kiều trẻ ; tuy nhiên báo cáo không xác định chiến lược cụ thể để đạt mục tiêu trên. Do thiếu dữ liệu nghiên cứu, chúng tôi đã đến tìm gặp các tổ chức phi chính phủ, và đã gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi cho rằng các khó khăn đó một phần do đây là lần đầu tiên có công trình nghiên cứu về đề tài này (Việt Kiều), với phương pháp nghiên cứu mang tính chất « xã hội học » và « xã hội chính trị học », phỏng vấn tổ chức phi chính phủ. Chúng tôi không có đủ dữ liệu thống kê tiêu biểu cho công trình nghiên cứu, nhưng chúng tôi cho rằng sự lựa chọn có chủ ý các tổ chức phi chính phủ tại Tp Hồ Chí Minh và bên ngoài thành phố, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đã hoặc chưa từng hợp tác với Việt Kiều cũng đủ để cho chúng tôi có ý kiến thích đáng về vấn đề.

23

Page 25: Enda Vietnam

Có một số câu hỏi chúng tôi tự đặt và đặt cho các tổ chức phi chính phủ xuất phát từ những cuộc phỏng vấn trước đây với Việt Kiều ; một số câu khác mang tính chung nhất hơn liên quan đến việc hợp tác giữa tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều, hay không hợp tác :

Theo anh/chị thì hợp tác với Việt Kiều có lợi như thế nào ? Anh/chị đã từng hợp tác với người Việt ở nước ngoài chưa ? Anh/chị có chính sách đặc biệt nào để tiếp cận nhóm Việt Kiều chưa ?

Chiến lược này có bao gồm mạng lưới kiều bào không ? Làm cách nào để chuyển « ý thức » của Việt Kiều về việc phát triển của

Việt Nam thành hoạt động tham gia tích cực hơn ? Đối với câu hỏi thứ nhất đã cho thấy ít nhất có hai loại tổ chức phi chính phủ. Trước tiên một số lớn người chúng tôi phỏng vấn, từ các cơ quan (tổ chức phi chính phủ, hiệp hội như Câu lạc bộ doanh nghiệp, hội tôn giáo, vv...) nhìn nhận tầm quan trọng của Việt Kiều và tiềm năng to lớn (về tài chính và trí tuệ) có thể có khi gia tăng hợp tác với họ. Tuy nhiên trong khi nhân viên tổ chức phi chính phủ chia sẻ quan điểm là người Việt ở nước ngoài có nhiều lợi điểm vì biết nói tiếng Việt và hiểu biết văn hóa Việt Nam, một số đại diện tổ chức phi chính phủ lại nêu lên những bất lợi khi gia tăng hợp tác với Việt Kiều. Họ cho rằng đối với tổ chức phi chính phủ, gốc gác không quan trọng bằng động cơ và quá trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu công tác. Ý được nhắc lại nhiều lần là động cơ làm việc trong lĩnh vực phát triển – thay vì chỉ yêu đất nước và muốn « trả nợ » cho đất nước 6 – thích hợp hơn, vì như thế mới đầu tư lâu dài, thay vì chỉ làm tình nguyện trong sáu tháng. Tất nhiên không loại trừ có Việt Kiều mong muốn sâu sắc được góp phần vào sự phát triển của đất nước. Nếu có mong muốn đó thì lợi thế về văn hóa và ngôn ngữ sẽ tạo điều kiện để nắm bắt đặc điểm Việt Nam, để truyền bá ảnh hưởng « tích cực » của phương Tây và đóng vai trò là cầu nối văn hóa giữa phương Tây và Việt Nam. Mặt khác, thành kiến đối với Việt Kiều vẫn còn đó, và có thể làm cho công việc của Việt Kiều khó khăn hơn. Có nhiều người Việt Nam trong nước tỏ ra nể trọng người nước ngoài sang đây làm việc, nhưng lại cho rằng Việt Kiều tự xoay sở được. Trong quan hệ công tác, chúng tôi đã tìm được một số người đã từng làm việc với Việt Kiều. Thí dụ :

Các tổ chức phi chính phủ hợp tác với Việt Kiều : Habitat for Humanity (Việt Kiều tình nguyện), Maison Chance (tình nguyện và nhân viên), Villes en Transition (nhân viên), East Meets West

Hiệp hội tôn giáo : Buddhist Community và Catholic Committee Hội Doanh nhân Việt Kiều như Overseas Vietnamese Business Association

và Overseas Vietnamese Business Club Đúng với giả thuyết xuất phát từ những cuộc gặp gỡ riêng với kiều bào, theo đó truyền thông của tổ chức phi chính phủ không thích hợp với Việt Kiều, chúng tôi không thấy có tổ chức nào có chính sách truyền thông đặc biệt cho Việt Kiều. Tất nhiên có nhiều tổ chức hợp tác thường xuyên với Việt Kiều vì đây là những người tài trợ thường xuyên, hay là những người tình nguyện, nhân viên thường trực. Nhưng mối quan hệ đó mang tính chất tự phát, không thường xuyên, cá nhân, thường do chính Việt Kiều chủ động khi họ vào trang web của tổ chức phi chính phủ hay khi nhận thông tin từ các kênh không chính thức, chứ không từ một chính sách truyền thông tích cực. Như vậy việc hợp tác giữa Việt Kiều và tổ chức phi chính phủ xuất

24

Page 26: Enda Vietnam

phát đa phần từ quan hệ riêng của Việt Kiều đã sẵn làm việc với các tổ chức phi chính phủ, rồi họ báo cho bạn bè, người thân biết về các hoạt động của tổ chức. Như đã nói, chúng tôi không chỉ quan tâm đến tình hình hiện nay mà còn cả đến viễn cảnh hợp tác trong tương lai. Do không rõ thực tế công tác của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và từ đó không thể đưa ra đề xuất cụ thể, chúng tôi đã xin ý kiến của các tổ chức phi chính phủ là theo họ thì làm thế nào để củng cố mối hợp tác với Việt Kiều, nếu đã có mong muốn như thế. Sau đây là một số đề nghị :

Tổ chức sự kiện, diễn đàn tại các nước có Việt Kiều sinh sống Truyền bá thông tin về Việt Nam và về hoạt động của các tổ chức phi

chính phủ đến với đối tượng đã nhắm, Khuyến khích mối bang giao Việt Kiều (để trao đổi ý kiến tốt hơn và nếu

có thì hậu quả về từ thiện) Tổ chức các chuyến về vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam (cho thấy nhu

cầu phát triển) Tạo lập mạng lưới thông tin cho Việt Kiều hồi hương hay còn ngần ngại

chưa về (mạng lưới đã có sẵn dưới hình thức mạng lưới của Nhà nước : Viet Kieu Committee. Tuy nhiên có khi Việt Kiều không tin tưởng ở chính phủ Việt Nam lắm và nhằm xóa tan thành kiến đối với Việt Nam, nên chăng tạo lập các cơ sở độc lập.

Chúng tôi đã nhận được một đề nghị rất hay không đề cập trực tiếp đến việc hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều, mà giữa các tổ chức với doanh nghiệp. Như đã nói, đa số Việt Kiều hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam, cho nên lời đề nghị có thể áp dụng cho mọi giới Việt Kiều. Người đề nghị trước đây là thành viên của Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp, và mới lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo anh, Việt Nam chủ yếu cần nhân viên dịch vụ và thông qua doanh nghiệp của anh, anh tích cực tham gia mở rộng số lượng người thụ hưởng chuyển giao kỹ năng. Nếu phối hợp được với các tổ chức phi chính phủ (là nơi xem như biết rõ thực tế), có thể thiết lập mạng lưới doanh nghiệp để tổ chức đào tạo (thí dụ đào tạo về tin học) chung, đặc biệt là ở các tỉnh, để giảm bớt tình trạng thiếu người lao động có tay nghề tốt, vì đó là một trong những lý do khiến ít có đầu tư tại vùng nông thôn Việt Nam. Để nói rõ hơn « hợp tác với Việt Kiều » là gì – nếu không cụm từ này sẽ chỉ là một cái vỏ rỗng – sau đây chúng tôi sẽ mô tả hai thí dụ điển hình. Trước tiên là mô tả hoạt động chung của tổ chức phi chính phủ, và tiếp theo là một sự án có sự lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ và sự theo dõi của Việt Kiều.

V.2. Tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều : nghiên cứu trường hợp điển hình 1) Hợp tác giữa tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều Chúng tôi lấy thí dụ một tổ chức phi chính phủ (không nêu tên) đặt tại TP Hồ Chí Minh : thí dụ này cho thấy ý muốn sử dụng biện pháp « sáng tạo » để chính thức hóa

25

Page 27: Enda Vietnam

việc liên lạc với Việt Kiều và những khó khăn gặp phải, thiếu nỗ lực chung từ các tổ chức phi chính phủ khác.

Đa số Việt Kiều hợp tác với tổ chức này khoảng 50 tuổi và không có ý định trở về Việt Nam sinh sống hay làm việc. Một vài người là thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức, người khác đóng góp tài chính. Hoạt động này cho phép họ « hoàn thành vai trò » của họ với quê hương, nhưng – người đại diện tổ chức nói thẳng với chúng tôi – cũng là dịp để họ tạo nên các mối quan hệ

«Các mối quan hệ đôi khi quan trọng hơn cả hoạt động từ thiện. Tuy nhiên làm việc với Việt Kiều cũng có lợi về mặt tài chính cũng như văn hóa đối với một tổ chức phi chính phủ »

Tổ chức này có mạng lưới Việt Kiều do quen biết cá nhân (một nhân viên của họ là Việt Kiều, có quan hệ rộng rãi tại nơi Việt Kiều sinh sống), nhờ vậy mà phổ biến thông tin qua mạng rất nhanh. Tuy nhiên, theo người trả lời phỏng vấn, công việc truyền thông đó không được phổ biến rộng rãi vì cần nhiều nỗ lực hơn (tổ chức sự kiện, vv...) và tốn tiền, vì sự « thực dụng về kinh tế có khi loại trừ khía cạnh « văn hóa ». Do vậy mà nếu có nỗ lực hợp tác chung cùng với các tổ chức phi chính phủ khác thì công việc sẽ hiệu quả hơn. « Việt

Kiều phải tự đến với công việc»

Lý do khác khiến chúng tôi chọn tổ chức này là do họ có chương trình bán mền và bán vải. Dự án « thương mại công bằng » cho phép tìm nguồn tài trợ mới cho tổ chức thông qua lợi nhuận có được. Người phụ trách cửa hàng là một Việt Kiều Pháp tình nguyện làm cầu nối giữa công nhân và yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng phương Tây. Về ý kiến chung liên quan đến việc hồi hương, người chúng tôi phỏng vấn cũng chia sẻ các ý kiến thu thập được đó đây : Việt Kiều có thể không chỉ đem tài trợ mà còn phải tỏ ra tích cực hơn nữa để tham gia vào việc trao đổi kỹ năng.

2) Thí dụ về theo dõi dự án có mục tiêu cụ thể

«Việt Kiều nào cũng làm như vậy thì sẽ có bước tiến lớn »

Trong quá trình trao đổi với đại diện các tổ chức phi chính phủ, chúng tôi được biết là có một hình thức tham gia khác của Việt Kiều vào hoạt động của tổ chức. Đây là thí dụ một Việt Kiều Canada, là đầu bếp, đã đào tạo đầu bếp Việt Nam tại nhà hàng của ông. Ông cũng tài trợ một phần để xây dựng làng cho trẻ em đường phố và người khuyết tật tại TP Hồ Chí Minh trong dự án của một tổ chức phi chính phủ . Điều khá kinh ngạc là Việt Kiều được nêu trong hai thí dụ kể trên vẫn ở tại nước ngoài. Chúng tôi đã từng nói là nhìn chung các tổ chức phi chính phủ chưa có chính sách cụ thể với kiều bào ; do vậy chúng tôi chọn hai thí dụ điển hình như trên cho dù trong cả hai trường hợp, người Việt Kiều đó vẫn sinh sống tại nước ngoài. Chúng tôi muốn nhắc lại là chương trình vẫn mong Việt Kiều tại Việt Nam tham gia hợp tác tích cực hơn, và do vậy chúng tôi đã hỏi các tổ chức phi chính phủ về các yếu tố tạo điều kiện để kiều bào hồi hương.

V. 3. Yếu tố thu hút Việt Kiều – quan điểm của các tổ chức phi chính phủ Tất cả những người chúng tôi phỏng vấn đều đồng ý là chỉ « giao tiếp cụ thể » không là chưa đủ để khuyến khích Việt Kiều hồi hương và tham gia hoạt động trong tổ chức phi chính phủ. Trong các yếu tố được cho là then chốt có việc cải thiện chính sách của Nhà nước đối với Việt Kiều, xem họ bình đẳng với người trong nước. Nỗ lực của

26

Page 28: Enda Vietnam

Chính phủ có thể cải thiện nhanh tình hình, trong khi các yếu tố còn lại tùy thuộc vào sự chuyển biến trong xã hội. Sau khi phân tích quan điểm các tác nhân quan trọng nhất so với mục tiêu ban đầu, chúng tôi bước sang phần cuối, trình bày mọi đề nghị thu thập được về việc Việt Kiều tham gia nỗ lực phát triển ; ngoài ra chúng tôi còn thêm ý kiến và đề nghị riêng để bổ sung danh sách khuyến cáo sau đây.

VI. Khuyến nghị Các khuyến nghị có thể được gom lại thành 3 loại :

1) Đề nghị dành cho chính phủ Việt Nam để cải thiện khung hành chính, tạo điều kiện để kiều bào tham gia tốt hơn vào nỗ lực phát triển ;

2) Đề nghị dành cho mạng lưới Việt Kiều ở nước ngoài, để họ ý thức hơn về vấn đề ;

3) Đề nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và Việt Kiều.

VI. 1. Chính sách của Việt Nam đối với kiều bào

Sự đóng góp của Việt Kiều cho quê hương quả là không nhỏ ; họ không chỉ đóng góp tiền bạc mà ở nhiều lĩnh vực họ tiếp thu học tập được ở nước ngoài để ứng dụng, hướng dẫn, chia sẽ với đồng nghiệp, người cộng tác trong nước. Nhà Nước và Chính phủ rất hoan nghênh và trân trọng đón Việt Kiều về xây dựng đất nước. Nhà Nước, Chính phủ cần cải thiện hơn nữa công tác, chương trình hoạt động cho người Việt Nam ở nước ngoài, cùng tham gia gặp gỡ trao đổi, thảo luận, lấy ý kiến của họ trước khi ban hành văn kiện hay chính sách nào liên quan đến họ. Điều này phù hợp với ý kiến chúng tôi thu thập được khi phỏng vấn Việt Kiều (xem phần dưới đây) : nhìn chung, họ đánh giá cao chính sách của Chính phủ đối với Việt Kiều6 ; tuy nhiên mọi người cho rằng cần phải tiếp tục nỗ lực hơn và chính sách phải rõ ràng hơn (khó khăn khi mua nhà đất, khi lập doanh nghiệp), và bớt trái ngược nhau trong một số trường hợp (theo tuyên bố chính thức, Việt Kiều là thành phần của đất nước, như vậy thì họ phải được đối xử như người Việt Nam mới được chứ ? ). Ngoài ra cần có sự hợp tác giữa các tổ chức, hiệp hội quan tâm đến Việt Kiều để tạo thành một mạng lưới, liên kết chặt chẽ giữa người trong nước và các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Chính sách và nghị quyết của Đảng và Nhà Nước dành cho Việt Kiều đã có nhiều và ngày càng rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Tuy nhiên, việc tuyên truyền và phổ biến các chính sách này cho Việt Kiều còn hạn chế ; một số Việt Kiều khi được hỏi về chính sách của Đảng và Nhà Nước dành cho họ hoàn toàn không biết hoặc có biết thì cũng chỉ nghe loáng thoáng. Ngay cả khi muốn tìm hiểu hơn thì cũng không biết tìm những văn bản này ở đâu. Cần phổ biến các chính sách này rộng rãi hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, websites, báo chí... Cần ghi nhận rằng hiện nay nhìn chung chính sách có thể được đánh giá tốt, nhưng vẫn còn một số tồn tại và cần phải nỗ lực hơn. Sau đây chúng ta hãy lắng nghe ý kiến Việt Kiều, không những về chính sách đối với họ, mà về cả lý do chung khiến họ hồi hương, về sự phát triển của đất nước, và vai trò của họ trong sự phát triển đó.

27

Page 29: Enda Vietnam

VI.2. Mạng lưới Việt Kiều ở nước ngoài

Đề xuất chung Duy trì các mối liên lạc của Việt Kiều với Việt Nam (tổ chức sự kiện văn hóa,

khuyến khích Việt Kiều liên lạc với nhau, tổ chức lớp học tiếng Việt) ; Thiết lập môt mạng lưới độc lập với Nhà nước phổ biến thông tin cụ thể cho

Việt Kiều hồi hương hay còn ngần ngại chưa muốn về - chú ý không cạnh tranh với cơ quan Nhà Nước.

Đề xuất về công tác phát triển

Suy nghĩ về những khía cạnh khác nhau của sự « phát triển » tại Việt Nam, chú ý đến các lĩnh vực xã hội, môi trường, văn hóa hiện còn chưa được quan tâm.

Suy nghĩ trong các mạng lưới Việt Kiều về sự « giúp đỡ cho Việt Nam » và điều cần phải vượt qua hoạt động nhân đạo hay từ thiện.

Tạo cho Việt Kiều tại nơi sinh sống ý thức về công tác phát triển : tổ chức sự kiện, diễn đàn, phổ biến thông tin về Việt Nam, về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại VIệt Nam, tổ chức các chuyến về Việt Nam (thí dụ thăm vùng nông thôn nghèo, cho thấy cần nỗ lực phát triển).

Có thể tìm ra dự án mẫu để Việt Kiều lãnh đạo, theo dõi hay tài trợ từ nơi sinh sống, tạo điều kiện để Việt Kiều tham gia các dự án đó bằng cách phổ biến trên mạng hay trong tạp chí kinh nghiệm của những Việt Kiều đã từng tham gia dự án.

VI.3. Hợp tác giữa Việt Kiều và tổ chức phi chính phủ

Hoạt động ngắn hạn Tổ chức diễn đàn trao đổi giữa các tác nhân liên quan tại Việt Nam : tổ chức

phi chính phủ, Việt Kiều, giảng viên đại học, Enda, đại diện giới kinh doanh, người Việt trong nước/đại diện các tổ chức quần chúng.

Tổ chức tương tự tại Pháp/tại các nước có Việt Kiều sinh sống (cùng với Enda, kiều bào, hội Việt Kiều).

Hoạt động dài hạn

Nhìn chung tạo điều kiện trao đổi giữa các tổ chức phi chính phủ và • các mạng lưới Việt Kiều • doanh nghiệp • chính quyền • cụ thể là lập trang web : tổ chức phi chính phủ trình bày dự án, Việt

Kiều giới thiệu chuyên môn, tìm thông tin. Liên lạc các doanh nghiệp của Việt Kiều, nhất là những nơi tổ chức đào tạo

cho nhân viên địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó trao đổi với nhau nhằm hội tụ nỗ lực chung để tổ chức đào tạo do Việt Kiều đảm nhận hay tổ chức.

28