5
Họ và tên: Hà Huy Tráng Lớp Trung cấp lí luận chính trị A55 K14 Trường Chính trị tỉnh Hải Dương XEMINA MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN Câu hỏi: Bằng lí luận và thực tiễn, đồng chí hãy chứng minh luận điểm sau: “Đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan”. BÀI LÀM Theo quan điểm triết học Mác Lê-nin vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người. Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó sinh ra và quyết định ý thức: Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: Bộ não người, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên. Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức. Tác động trở lại của ý thức: Dù ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối của nó. Hơn nữa sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không

Duong Loi Chu Truong Cua Dang Xuat Phat Tu Thuc Te Khach Quan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Duong Loi Chu Truong Cua Dang Xuat Phat Tu Thuc Te Khach Quan

Họ và tên: Hà Huy TrángLớp Trung cấp lí luận chính trị A55 K14Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

XEMINA MÔN TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN

Câu hỏi: Bằng lí luận và thực tiễn, đồng chí hãy chứng minh luận điểm sau: “Đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan”.

BÀI LÀM

Theo quan điểm triết học Mác Lê-nin vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.

Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có trước nó sinh ra và quyết định ý thức:

Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: Bộ não người, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật chất vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên.

Lao động và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức.

Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể của ý thức, nó quy định nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.

Tác động trở lại của ý thức:Dù ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập

tương đối của nó. Hơn nữa sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động, máy móc, nguyên xi thế giới vật chất vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương hướng, xác định phương pháp, dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy. Vì vậy ý thức tác động trực tiếp đến vật chất theo hai hướng chủ yếu: Nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quang thì sẽ thúc đẩy hoặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của đặc trưng vật chất. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan do đó sẽ kìm hãm sự phát triển của vật chất.

Tuy vậy sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được. Và suy cho cùng dù ở mức độ nào nó vẫn phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.

Biểu hiện của mối quan hệ giữa ý thức và vật chất trong đời sống xã hội là quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức

Page 2: Duong Loi Chu Truong Cua Dang Xuat Phat Tu Thuc Te Khach Quan

xã hội đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội . Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để nghiên cứu, xem xét các mối quan hệ khác như: lý luận và thực tiễn, khách thể và chủ thể, vấn đề chân lý...

Quan điểm khách quan:Nguyên tắc khách quan trong xem xét là hệ quả tất yếu của quan

điểmDVBC về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vật chất quyết định ý thức là sự phản ánh vật chất cho nên trong nhận thức và hành động phải đảm bảo tính khách quan , trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân SVHT, từ thực tế khách quan, không được xuất phát từ ý thức chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí áp đặt thực tế. Nắm vững nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, không trung thực.

Nói như vậy không có nghĩa là quan điểm khách quan coi nhẹ tính năng động của ý thức. Quan điểm khách quan không những không loại trừ mà còn đòi hỏi phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức trong quá trình phản ánh sự vật. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động chủ quan trong việc tìm ra những con đường, những biện pháp để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật. Điều đó phân biệt quan điểm khách quan với chủ nghĩa khách quan. Nguyên tắc khách quan có ý nghĩa ngăn ngừa tư duy khỏi những sai lầm do việc chủ thể nhận thức đưa vào sự vật (khách thể nhận thức) một số yếu tố chủ quan vốn không có trong bản thân sự vật. Tuân theo quan điểm khách quan góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí.

Yêu cầu của nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.

Bệnh chủ quan duy ý chí trong quá trình xây dựng CNXH thời kỳ trước đổi mới:

Bệnh chủ quan duy ý chí là một sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước XHCN trước đây, gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH.

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo trên cơ sở của sự phản ánh. Vì vậy nêu cường điệu tính sáng tạo củ ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí xa thời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan lấy nhiệt tình Cách mạng thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học.

Sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan biểu hiện trong một số chủ trương và chính sách của Đảngvà Nhà nước xa rời hiện thực khách quan.Bệnh chủ quan duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức, sự yếu kém về tri thức khoa học, tri thức lý luận không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Bệnh chủ quan duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội , giai cấp, tâm lý của người sản

Page 3: Duong Loi Chu Truong Cua Dang Xuat Phat Tu Thuc Te Khach Quan

xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của bệnh chủ quan, duy ý chí...

Trước thời kỳ đổi mới (ĐH6) , Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan, duy ý chí trong việc xây dựng mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, Đảng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, muốn sau khi cải tạo XHCN chỉ còn lại hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể hay có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ, chúng ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp cơ chế xin cho, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả, tiền lương, tiền tệ.

Để khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng, trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế , đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chí trị, chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu.

Bài học kinh nghiệm của Đảng:Trong quá trình xác định đường lối Cách mạng và chỉ đạo thực tiễn. Đảng

Cộng Sản Việt Nam luôn luôn quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Đảng cộng sản Việt Nam "luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu đúng đắn của Đảng" là một bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn Cách mạng nước ta. Đó chính là biểu hiện coi quan điểm vật chất, các quy luật khách quan có vai trò quyết định được ý thức đối với nhận thức.

Đảng ta thừa nhận đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, muốn nhanh chống thực hiện nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện mới ở chặng đường đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến không đúng trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan ( quy luật cung cầu, cạnh tranh giá trị) do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương chính sách kinh tế làm cho nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng trầm trọng.

Để khắc phục được khuyết điểm, chuyển biến tình hình, Đảng ta trước hết phải thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy. Phải nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách quan , trong đó các quy luật đặc thù của CNXH ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển chung của xã hội .Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất phát triển, lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới XHCN ngày càng hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN ngày càng được cũng cố. Điều đó là điều kiện đảm bảo sự dẫn dắt đúng đắc của Đảng. Mọi chủ trương chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sửa đổi hay bãi bỏ.