30
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PCCC KHU CÔNG NGHIỆP MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP, CHÁY NỔ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 2 II. VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PCCC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 2-3 III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 4-6 IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 7-10 V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 10-16 1. Giải pháp tổng thể 10-12 2. Các biện pháp về kỹ thuật 12-16 VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ 17 VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 19 1

Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

  • Upload
    hatuong

  • View
    249

  • Download
    12

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN PCCC KHU CÔNG NGHIỆPMỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP, CHÁY NỔ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

2

II. VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PCCC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

2-3

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PCCC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

4-6

IV. NHỮNG NGUY CƠ CÓ THỂ DẪN TỚI CHÁY, NỔ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

7-10

V. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 10-161. Giải pháp tổng thể 10-122. Các biện pháp về kỹ thuật 12-16VI. BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ 17VII. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý 19

1

Page 2: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

I. Khái niệm, đặc điểm khu công nghiệp.Trong những năm trở lại đây tình hình cháy, nổ xảy ra tại các khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

(Lấy số liệu báo cáo tại thời điểm tuyên truyền)Điển hình như một số vụ cháy sau:

(Lấy ví dụ một số vụ cháy tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

II. Vị trí, tầm quan trọng của công tác PCCC đối với các khu công nghiệp.Khi kinh tế, xã hội càng phát triển, kèm theo đó là các cơ sở kinh doanh,

dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, việc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm như dầu khí, xăng dầu, điện, hóa chất, dệt may… được hình thành và phát triển giải quyết được nhiều vấn đề về công ăn, việc làm cho rất nhiều người lao động, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước; quá trình đô thị hóa tăng mạnh, các khu đô thị, nhà cao tầng, chung cư được xây dựng ngày càng nhiều, đời sống của nhân dân ngày một nâng lên.

Cùng với đó, là việc sử dụng nhiên liệu, các vật tư, hàng hóa là chất cháy ngày càng nhiều, dẫn đến nguy cơ cháy nổ ngày càng cao, trong khi nhiều yếu tố và điều kiện về PCCC chưa được đảm bảo, còn nhiều bất cập. Những nguy cơ và điều kiện gây cháy luôn tiềm ẩn đối với mỗi cơ sở trong từng khu công nghiệp.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PCCC quy định về việc thực hiện công tác PCCC tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, những văn bản này đã được cụ thể hóa bằng Luật phòng cháy và chữa cháy. Đây là văn bản phát luật có tính phát lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC hiện hành.

Tại điều 21 - Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định công tác Phòng cháy và chữa cháy đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao:

2

Page 3: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

1. Tại đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách, phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu.

2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động trong các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải có phương án đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy.Để cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình quy hoạch, dự án xây mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Ngày 04/4/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy". Trong đó tại điều 13 của Nghị định đã quy định:

Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đảm bảo các nội dung sau:

1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải đảm bảo chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.

2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng đảm bảo cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.

3. Hệ thống cấp nước đảm bảo việc cấp nước chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải đảm bảo phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.

4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích đảm bảo cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ công an.

5. Trong dự án phải có kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Mặc dù được Đảng, nhà nước quan tâm như vậy đối với công tác Phòng cháy và chữa cháy nhưng trên thực tế số vụ cháy, nổ xảy ra đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao vẫn xảy ra với thiệt lớn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người đứng đầu các cơ sở chưa thực hiện hết trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác phòng cháy và chữa cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở không hiểu biết, thực hiện tốt công tác phòng cháy và chữa cháy.

3

Page 4: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

III. Thực trạng công tác PCCC tại các khu công nghiệp.Thực tế, tình trạng cháy tại các doanh nghiệp thời gian gần đây đang ở

mức báo động. Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, trong số các vụ cháy xảy ra tại các khu công nghiệp thì có đến 80% số vụ cháy đến 10 phút mới được thông báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Vào ban đêm, việc phát hiện cháy thường chậm, điều này khiến các đám cháy lan rộng và khó được xử lý ngay nên thiệt hại thường rất lớn. công tác đào tạo, huấn luyện về PCCC cho lực lượng tại chỗ mặc dù có tổ chức nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Tại đây có hàng chục nghìn công nhân làm việc nhưng việc hướng dẫn, tập huấn việc PCCC tại chỗ cũng như việc thoát hiểm khi có hỏa hoạn còn rất hạn chế. Thậm chí, tình trạng nhiều doanh nghiệp khi xây dựng nhà xưởng đã không tính đến việc xây vách ngăn chống cháy lan nên khi xảy ra cháy lửa thường lan rất nhanh sang các khu vực khác.

- Tại các khu công nghiệp trên địa bàn, nguồn nước dự trữ cho chữa cháy còn thiếu. Khi xảy ra cháy lớn trên diện rộng thì có thể sẽ không đủ nước để phục vụ công tác chữa cháy.

- Một số cơ sở không quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng các phương tiện PCCC ban đầu nên khi có cháy xảy ra các trang thiết bị PCCC không hoạt động được.

- Tại các khu công nghiệp thường là nơi tập trung đông người, trình độ nhận thức không đồng đều chủ yếu là công nhân, nhận thức về công tác PCCC còn rất thấp, ý thức chấp hành các quy định về PCCC chưa cao nên rất dễ gây ra cháy nổ do những sơ xuất trong quá trình hoạt động. Mặt khác khi có cháy xảy ra công tác thoát nạn cũng là vấn đề hết sức đáng lưu tâm do trong các khu công nghiệp được sử dụng người lao động chủ yếu là phụ nữ nên khi có cháy xảy ra thường hoảng loạn, mất phương hướng, tình trạng chen lấn, xô đẩy là rất có thể xảy ra.

- Các khu công nghiệp là nơi tập trung nguyên vật liệu, hàng hóa lớn, hầu hết là các chất dễ cháy và nguy hiểm về cháy nổ như vải, da giày, giấy, gỗ, các loại dung môi hữu cơ…; số lượng rất lớn công nhân lao động (hầu hết chưa được tập huấn về công tác PCCC) làm tăng nguy cơ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi có cháy xảy ra. Nhiều nhà xưởng được xây dựng trước để cho thuê, khi khai thác sử dụng, các hệ thống Phòng cháy chữa cháy đã trang bị không phù hợp theo công năng của từng cơ sở.

- Các nhà xưởng trong khu công nghiệp thường có diện tích rộng, khối tích lớn, chứa nhiều chất cháy; trong các công trình thường sử dụng các vật liệu

4

Page 5: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

dễ cháy làm trần nhà chống nóng, làm lớp bảo ôn cách nhiệt cho hệ thống điều hòa, thông gió… nhưng không có giải pháp chống cháy lan phù hợp. Nhiều đơn vị, cơ sở bố trí văn phòng làm việc trong nhà xưởng sản xuất; nhà xưởng kết hợp làm nơi chứa hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, thậm chí cả những chất dung môi là chất lỏng dễ cháy. Những công trình có kết cấu là nhà khung thép mái tôn, diện tích lớn khi cháy mái bị sụp xuống gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy khống chế đám cháy phát triển.

Hầu hết các khu công nghiệp của thành phố đều ở các quận - huyện vùng ven, ngoại thành, nằm cách xa các đơn vị Cảnh sát PC&CC; trong khi lực lượng PCCC tại chỗ tuy có được trang bị nhưng chưa đủ mạnh, chưa được huấn luyện thuần thục. Trong trường hợp có tình huống cháy lớn, cháy lan nhất là vào các giờ cao điểm sáng và chiều, các cổng chính của các khu công nghiệp có mật độ công nhân rất cao, có nơi gần 100 ngàn người, do đó sẽ rất khó khăn cho xe chữa cháy hoạt động.

- Công tác lập hồ sơ theo dõi hoạt động PCCC đã được các cơ sở quan tâm nhưng chất lượng hồ sơ chưa cao, thiếu cập nhật thường xuyên khó khai thác sử dụng.

- Nhà xưởng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hầu hết đều làm bằng kết cấu khung thép, mái tôn có giới hạn chịu lửa thấp, dễ bị sụp đổ khi xảy ra cháy, diện tích lớn, trong nhà xưởng thường bố trí kho, văn phòng làm việc, nhưng giữa các bộ phận này không có tường ngăn cháy, nhiều nhà xưởng được các công ty đầu tư phát triển hạ tầng xây dựng sẵn để cho thuê nhưng chưa biết được tính chất hoạt động của cơ sở nên khi khai thác sử dụng, hệ thống Phòng cháy chữa cháy thường không phù hợp với công năng của từng ngành, nghề, do đó khi có cháy xảy ra không được phát hiện kịp thời và chữa cháy kém hiệu quả.

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật tại một số cơ sở còn mang tính hình thức, làm cho có, chất lượng chưa cao; Đội PCCC hoạt động không hiệu quả; công nhân không được phổ biến về luật PCCC; công tác tự kiểm tra an toàn PCCC chưa thật sự quan tâm.

- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp chưa xứng tầm với quy mô sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trang bị phương tiện còn thiếu so với yêu cầu thực tế, lực lượng PCCC chuyên trách còn mỏng, hiện còn khu công nghệ cao thành phố chưa có lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách; các cơ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp nhất là cơ sở có 100% vốn nước ngoài, lực lượng Phòng cháy chữa cháy tại chỗ rất hạn chế về mặt nghiệp vụ; các đội viên đội PCCC cơ sở sau khi

5

Page 6: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

đã được tập huấn về công tác PCCC không được thường xuyên luyện tập, thực tập dẫn đến bị động, lúng túng khi sự cố cháy nổ xảy ra dẫn đến cháy lan, cháy lớn.

- Việc tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót vi phạm quy định an toàn PCCC đã được cơ quan chức năng kiến nghị tại một số cơ sở còn chậm, cá biệt còn có cơ sở không thực hiện các kiến nghị.

- Các cơ sở xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cơ quan PCCC thẩm duyệt và nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, một số cơ sở do mở rộng quy mô sản xuất nhưng mặt bằng không được mở rộng thêm nên chủ đầu tư đã tự ý cho xây dựng thêm các công trình phụ làm nơi sản xuất, kho chứa, nơi để xe công nhân… lấn chiếm đường giao thông nội bộ, lấn chiếm khoảng cách an toàn Phòng cháy chữa cháy so với thiết kế xây dựng ban đầu.

- Một số cơ sở tuy có phương án PCCC nhưng nội dung phương án, xử lý tình huống còn nhiều điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế; chưa chủ động tự tổ chức thực tập, tổ chức cho cán bộ-công nhân viên học tập; thực tập về phương án nên còn lúng túng khi có cháy xảy ra.IV. Những nguy cơ có thể gây ra cháy, nổ các khu công nghiệp

- Đối với hệ thống điện: Cháy thường xảy đối với hệ thống điện trong các khu công nghiệp tồn tại dưới các nguy cơ trực tiếp sau:

* Do chập mạch điện: là trường hợp các dây pha chập vào nhau, dây nóng chạm vào dây nguội, dây nóng chạm đất làm điện trở mạnh ngoài rất nhỏ, dòng điện trong mạch tăng rất lớn.

+ Khi hệ thống điện có hiện tượng chập mạch điện thì cường độ dòng điện tăng lên đột ngột, nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn lớn gấp hàng trăm lần (Q = 0,24.I2.R.t) làm cho dây dẫn tại các điểm chập mạch bị nung đỏ, gây cháy lớp cách điện rồi cháy lan sang các vật xung quanh.

+ Khi chập mạch điện xảy ra hiện tượng tỏa nhiệt nhiều, làm giảm sức chịu đựng cơ học của dây dẫn và làm hiệu điện thế giảm xuống một cách đột ngột làm cho động cơ điện bị hỏng vì mô men quay của động cơ điện tỷ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế. Lượng nhiệt tỏa ra tác đồng vào các vật liệu xung quanh và gây cháy.

+ Công suất của các thiết bị điện trong khu công nghiệp thường rất lớn do đó khi bị chập mạch cường độ dòng điện tăng cao làm nóng đỏ và gây cháy các chất cách điện và các vật liệu khu vực xung quanh.(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

6

Page 7: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

* Do quá tải: Là trường hợp dòng điện tiêu thụ lớn hơn dòng điện định mức cho phép của dây dẫn, làm cho cường độ dòng điện tăng, tỏa ra nhiệt lớn hơn nhiều so với lúc bình thường, đến mức có thể làm cháy lớp cách điện của dây dẫn.

+ Khi hệ thống điện bị quá tải sẽ làm cho cường độ dòng điện làm việc trong dây dẫn tăng cao nung đỏ tiết diện kim loại trong dây dẫn, gây cháy các lớp chất cách điện của dây dẫn và gây cháy ra các khu vực xung quanh.

+ Khi hệ thống điện bị quá tải sẽ làm cho các điểm, mối nối, dây dẫn có tiết diện nhỏ có thể bị chảy, đứt rơi xuống đất gây ra hiện tượng chập mạch điện gây cháy.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

* Do đấu nối dây dẫn không đúng kỹ thuật: Là trường hợp khi thi công, việc đấu nối các dây dẫn với nhau dùng để phân chia các pha, chi lộ sử dụng hoặc quá trình sử dụng đấu nối thêm dây dẫn tăng phụ tải sử dụng không đúng teo tiêu chuẩn, các điểm đấu nối không chặt làm phát sinh nhiệt mạnh tại các điểm đấu nối..

+ Các điểm được đấu nối không tốt, không đúng kỹ thuật (tiếp xúc không tốt) sẽ làm cho điện trở tại các điểm đấu nối tăng khi có dòng điện chạy qua làm phát sinh nhiệt tại các điểm đấu nối gây cháy.

+ Các điểm đấu nối không đúng kỹ thuật, mối nối lỏng khi có cường độ dòng điện chạy qua có thể làm phát sinh hiện tượng phóng tia lửa điện gây cháy các vật liệu xung quanh.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

* Do sự truyền nhiệt của các thiết bị điện: Là trường hợp các thiết bị tiêu thụ điện trong quá trình sử dụng có phát sinh nhiệt được tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với các chất cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn nhiệt độ tỏa ra từ các thiết bị tiêu thụ điện gây cháy.

+ Quá trình hoạt động các thiết bị máy móc, động cơ làm việc đều tỏa ra một lượng nhiệt nhất định, có thể gây ra cháy các chất cháy có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn nhiệt độ tỏa ra như xăng, cồn, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG...

+ Quá trình hoạt động các thiết bị máy móc, động cơ làm việc sẽ tỏa ra nhiệt trong thời gian nhất định có gây ra cháy, nổ các hỗn hợp bụi cháy được tích tụ lâu ngày.

7

Page 8: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

- Đối với các dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất:Đối với các dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất trong quá trình hoạt

động phục vụ sản xuất tại các khu công nghiệp có thể gây cháy bởi các nguy cơ trực tiếp sau:

+ Khi các dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất hoạt động sẽ tỏa nhiệt ra môi trường xung có thể gây cháy, nổ hỗn hợp bụi lắng động khu vực xung quanh.

+ Các động cơ trong dây chuyền công nghệ khi bị dừng quay đột ngột, hoặc khởi động đột ngột sẽ làm tăng khả năng gây quá tải hệ thống điện, tăng ma sát phát nhiệt ra môi trường xung quanh và gây cháy.

+ Một số dây chuyền công nghệ vận chuyển bằng băng tải, bâng nâng khi hoạt động sẽ tạo ra ma sát lớn giữa băng tải và tang quay. Khi băng tải bị kẹt nhiệt độ của băng tải và tang quay tăng lên đáng kể làm cho lớp cao su phủ trên bề mặt băng tải mềm ra. Thực nghiệm đã cho thấy khi nhiệt độ của lớp băng tải đạt đến khoảng 3000C - 4000C có thể làm băng tải tự bốc cháy.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

+ Một số dây chuyền công nghệ như lò nung nhôm, thiếc, kẽm...trong quá trình hoạt động nếu gặp sự cố do nước chảy vào có thể gây nổ lò nung hoặc làm cho nhôm lỏng, thiếc, kẽm...bắn ra ngoài với nhiệt độ hàng nghìn độ C sẽ gây cháy các vật liệu xung quanh.

+ Một số dây công nghệ sấy được lắp các rơ le tự ngắt khi nhiệt độ sấy đạt đến mức nhiệt độ nhất định, do quá trình hoạt động lâu ngày rơ le tự ngắt, gặp sự cố không hoạt động được làm cho nhiệt độ trong lò sấy tăng vượt quá mức cho phép gây cháy các chất cháy trong lò sấy và gây cháy lan ra các khu vực xung quanh.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)- Đối với quá trình gia công, hàn cắt kim loại:Quá trình gia công, hàn cắt kim loại phục vụ quá trình sản xuất, bảo

dưỡng, sửa chữa các thiết bị là công việc rất phổ biến trong các khu công nghiệp. Những nguy cơ trực tiếp có gây ra cháy nổ các khu công nghiệp gồm:

+ Khi hàn cắt kim loại sẽ làm các phần tử kim loại bắn tung tóe ra ngoài rơi vào các vật liệu dễ cháy gây cháy.

8

Page 9: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

+ Khi hàn cắt kim loại bằng mỏ hàn hơi có thể xảy ra hiện tượng tạt lại của ngọn lửa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp lực của hỗn hợp khí axetylen và ô xy quá thấp hoặc bị giảm đột ngột do việc điều chỉnh áp suất của thiết bị sinh khí không đúng. Trong trường hợp này tốc độ lan truyền của ngon lửa sẽ lớn hơn tốc độ của hỗn hợp khí do đó ngon lửa có thể tạt lại theo ống dẫn khí vào bình chứa khí gây ra nổ bình.

+ Khi hàn cắt kim loại, nhiệt độ ở tâm ngọn lửa rất lớn lên đến 30000C và nung nóng vật hàn đến nhiệt độ đủ bắt cháy các vật liệu dễ cháy khác ở khu vực xung quanh khu vực hàn cắt gây cháy.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

- Đối với việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC:Trong công tác phòng cháy và chữa cháy thì việc chấp hành các quy định

về an toàn PCCC là rất quan trọng. Cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu các quy định về an toàn PCCC không được chấp hành và thực hiện nghiêm túc bởi các nguy cơ tồn tại trực tiếp sau:

+ Vi phạm về khoảng cách an toàn PCCC đối với hệ thống điện: Quá trình bảo quản, sắp xếp vật tư, hàng hóa là những vật liệu dễ cháy như giấy, mút, vải, xăng, dầu, hóa chất...để quá gần các thiết bị tiêu thụ điện có tỏa nhiệt, phóng điện ra ngoài như bóng đèn, động cơ, ổ cắm, cầu dao có thể gây ra cháy.

+ Vi phạm quy định về an toàn PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt:

- Bố trí, sắp xếp các thiết bị máy móc, động cơ có tỏa nhiệt, nơi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (lò nung, lò đốt...) không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, quá gần các chất cháy gây cháy.

- Hút thuốc lá không đúng nơi quy định, vứt tàn thuốc lá vào các vật liệu dễ cháy gây cháy.

- Bố trí nơi thắp hương, thờ cúng thần tài không đúng nơi quy định để gần các vật liệu dễ cháy gây cháy.

+ Vi phạm quy định về an toàn PCCC đối với hệ thống chống sét:Hệ thống chống sét không được kiểm tra định kỳ, không đo điện trở nối

đất định kỳ có thể xảy ra hiện tượng hệ thống chống sét bị ô xy hóa, ăn mòn, đứt dây dẫn, điện trở nối đất > 10Ω không triệt tiêu được tia lửa điện do sét đánh gây cháy.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)

9

Page 10: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

- Đối với quá trình sử dụng dầu mỏ hóa lỏng:Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG tồn tại trong các bồn, chai chứa thường rất an

toàn và ít có nguy hiểm về cháy, nổ. Trong thực tế cháy, nổ xảy ra đối với quá trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG trong các khu công nghiệp thường tồn tại dưới các nguy cơ trực tiếp sau:

- Các bồn, chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng sử dụng lâu ngày bị ô xy hóa, ăn mòn dẫn đến hiện tượng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG rò rỉ ra ngoài tích tụ tại nhưng nơi kín gặp nguồn nhiệt gây cháy.

- Hệ thống van bình, đường ống dẫn trực tiếp đến khu vực lò nung, đốt triệt tiêu khí ô xy xâm thực vào trong một số quá trình sản xuất, đốt để gia công nguyên liêu...lâu ngày không được kiểm định, bảo trì thường xuyên dẫn đến hiện tượng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG rò rỉ ra ngoài gặp nguồn nhiệt đang cháy sẽ gây ra cháy hỗn hợp khí dầu mỏ hóa lỏng và gây cháy lan ra các khu vực xung quanh.

- Khí dầu mỏ hóa lỏng rò rỉ ra ngoài có thể len lỏi vào các khu vực kín trong xưởng, trong phòng làm việc, vào các khe của ổ cắm, công tắc điện. Khi hệ thống điện được sử dụng có thể gây nổ hỗn hợp hơi khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.

(Lấy số liệu tại thời điểm tuyên truyền để minh họa)V. Biện pháp phòng cháy

1. Giải pháp tổng thể:- Ban quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban quản lý

Khu công nghệ cao thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác PCCC trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo cải cách thủ tục hành chính vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về PCCC. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở; phối hợp Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra theo chế độ quy định; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; huấn luyện nghiệp vụ cho các đội chữa cháy chuyên trách, tập huấn cho các cơ sở hoạt động trong các khu công nghiệp vừa đảm bảo tốt công tác PCCC trong phạm vi quản lý vừa tham gia phối hợp các cơ sở lân cận để chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở trong việc tổ chức thực hiện các nội dung, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; duy trì các điều kiện về Phòng cháy, chữa cháy của hạ tầng cơ sở khu công nghiệp theo thiết kế được phê duyệt.

10

Page 11: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

- Tập trung triển khai có hiệu quả về công tác PCCC tại các khu công nghiệp, hướng dẫn các chủ đầu tư chấp hành nghiêm theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 35/2003NĐ-CP của Chính phủ, trước khi thi công, mở rộng công trình và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn thiện về giao thông, cấp nước đảm bảo cho công tác PCCC.

- Xây dựng mới hoặc bổ sung, hoàn thiện phương án chữa cháy chung cho toàn khu và phương án điều động lực lượng, phương tiện phối hợp chữa cháy chung của toàn khu công nghiệp; 100% KCN phải có phương án chữa cháy cho toàn khu; việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy của các KCN và các cơ sở trong KCN phải được tiến hành thường xuyên theo quy định. Chủ động xây dựng phương án PCCC, phương án xử lý cháy, nổ huy động nhiều lực lượng phối hợp chữa cháy tại các khu, cụm công nghiệp;

- Đầu tư kinh phí hoạt động cho lực lượng Phòng cháy chữa cháy chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp; 100% KCN, KCX, KCNC phải có đội PCCC chuyên trách, trang bị đầy đủ phương tiện, dung cụ PCCC cho lực lượng này; 100% cơ sở hoạt động trong KCN có lực lượng PCCC cơ sở và lực lượng này phải được tập huấn về PCCC và thường xuyên tự tổ chức luyện tập, thực tập theo các tình huống giả định trong phương án chữa cháy.

- Toàn bộ hàng hóa, vật tư nguyên liệu có nguy hiểm cháy, nổ cần rà soát, phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ để bố trí sắp xếp, bảo quản đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC, ngăn cháy lan bên trong nhà, xưởng trong khu vực cơ sở hoặc cháy lan từ ngoài vào trong và ngược lại. Kho, bãi bảo quản hàng hóa, vật tư, nguyên liệu dễ cháy phải bố trí riêng biệt hoặc cách ly với kho thành phẩm bằng tường, vách ngăn cháy theo đúng tiêu chuẩn quy định. Tuyệt đối không để nguyên liệu vật tư chưa sử dụng tồn đọng trong các nhà, phân xưởng sản xuất. Các loại phế liệu phải được dọn dẹp thường xuyên, trước khi hết giờ làm việc phải đưa ra nơi an toàn, cách xa khu vực sản xuất.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện các sơ hở, thiếu sót và khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định PCCC; phải tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót vi phạm quy định an toàn PCCC đã được cơ quan chức năng kiến nghị trong thời gian yêu cầu. Kiểm tra rà soát nguồn nước và lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy tại cơ sở. Đối với những nơi có nguồn nước thiên nhiên ở gần thì cần có giải pháp để khai thác, sử dụng phục vụ chữa cháy như làm bến bãi lấy nước cho xe chữa cháy… Xây dựng tường ngăn cháy để ngăn cách nơi sản xuất, kho và văn phòng làm việc; ở những nơi không thể

11

Page 12: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

xây tường thì thiết kế lắp đặt hệ thống ngăn cháy bằng màng nước, bố trí đúng công năng của nhà xưởng theo thiết kế, trường hợp thay đổi phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và phải trang bị đầy đủ hệ thống Phòng cháy chữa cháy theo công năng của từng ngành, nghề mới.

- Tuyệt đối nghiêm cấm các doanh nghiệp tự ý lấn chiếm đường giao thông nội bộ, lấn chiếm khoảng cách an toàn Phòng cháy chữa cháy so với thiết kế xây dựng ban đầu, xây dựng thêm các công trình phụ làm nơi sản xuất, kho chứa, nơi để xe công nhân…

- Các khu công nghiệp, các cơ sở trong khu công nghiệp qua điều tra khảo sát chưa tiến hành thẩm duyệt về PCCC, chưa hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống cấp nước chữa cháy… phải có các biện pháp cụ thể khắc phục ngay.

2. Các biện pháp về kỹ thuật:- Biện pháp phòng cháy quá trình sử dụng các thiết bị điện:+ Biện pháp đề phòng cháy do chập mạch điện:- Thiết kế, lắp đặt hệ thống điện tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an

toàn điện và PCCC đặc biệt trong môi trường có nhiệt độ cao, có chất ăn mòn, hóa chất, môi trường nguy hiểm cháy, nổ phải chọn dây dẫn, thiết bị bảo vệ với môi trường ở khu vực đó.

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu só của hệ thống điện như sự lão hóa, hỏng vỏ cách điện do va đập, kéo dãn cơ học, chuột cắn…

- Ngắt các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc

- Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét và phải kiểm tra định kỳ toàn hệ thống.

- Đối với các nguồn điện phục vụ báo cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ phải lắp đặt hệ thống điện chống cháy riêng biệt được đấu trước cầu dao tổng hoặc có nguồn điện ưu tiên.

+ Biện pháp đề phòng cháy do quá tải:- Thiết kế lắp đặt hệ thống dây dẫn đúng tiêu chuẩn và có hệ số dự phòng.- Lắp đặt thiết bị tự ngắt đúng tiêu chuẩn và không tự ý thay đổi các thiết

bị tự ngắt.- Không dùng nhiều thiết bị điện một lúc và cùng một ổ cắm.- Thường xuyên định kỳ kiểm tra hệ thống điện để khắc phục kịp thời

những nguy cơ gây ra quá tải.12

Page 13: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

- Các thiết bị bảo vệ như cầu dao, aptomat phải đúng chủng loại và phù hợp với công suất phụ tải.

+ Biện pháp đề phòng cháy do đấu nối không đúng kỹ thuật:- Cầu dao, bảng điện phải được bắt chặt và có hộp bảo vệ, cầu chì có đầy

đủ nắp đậy; ở những nơi có chất cháy, các thiết bị này phải được đặt bên ngoài; ở những nơi có nguy hiểm cháy, nổ phải lắp đặt hệ thống điện an toàn phòng nổ.

- Các mối nối phải bọc kín bằng các chất cách điện.- Không đấu nối hai dây dẫn có chất liệu khác nhau và điện trở khác nhau

để dẫn điện.- Không để các vật liệu dễ cháy (nhất là xăng, dầu, diêm, cồn…) gần bảng

điện, cầu dao, cầu chì…đề phòng tia lử điện phát sinh gây cháy.+ Biện pháp đề phòng cháy do sự truyền nhiệt của các thiết bị điện:- Đặt các thiết bị tiêu thụ điện, sinh nhiệt cách xa các vật liệu, đồ vật là

chất dễ cháy, khi sử dụng phải có người giám sát. - Trong khu vực có nồng độ hơi, bụi nguy hiểm cháy, nổ phải thiết kế

lắp đặt các thiết bị tiêu thụ an toàn phòng nổ. Khi mất điện phải ngắt nguồn điện cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện.

- Biện pháp phòng cháy trong quá trình sử dụng các thiết bị công nghệ sản xuất:

+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, dây truyền công nghệ sản xuất. Thực hiện tốt quá trình duy tu, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm khắc phục kịp thời những sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

+ Phải kiểm tra kỹ các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất trước khi đưa vào hoạt động nhất là những bộ phận, thiết bị có phát sinh nhiệt trong quá trình hoạt động.

+ Quá trình hoạt động cần phải bố trí người có chuyên môn kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình hoạt động.

+ Lắp đặt các thiết bị bảo vệ phù hợp với công suất phụ tải của từng thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất.+ Thường xuyên vệ sinh công nghiệp toàn bộ các thiết bị máy móc tránh hình thành môi trường nguy hiểm nổ do bụi lặng đọng trong quá trình sản xuất.

+ Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành, hoạt động của các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất. Thời gian làm việc liên tục của các thiết bị,

13

Page 14: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

dây chuyền công nghệ sản xuất phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Không được bố trí các vật liệu dễ cháy gần các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất có tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động.

+ Người vận hành, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất phải được đào tạo đúng chuyên ngành và phải được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC được trang bị.

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu.- Biện pháp phòng cháy trong quá trình hàn cắt:+ Phải bố trí khu vực gia công, hàn cắt độc lập với khu vực sản xuất và

các khu vực khác có nhiều chất cháy. Nơi tiến hành hàn, cắt phải khô ráo, thông thoáng.

+ Xung quanh khu vực gia công, hàn cắt kim loại phải được vệ sinh sạch sẽ, không được bảo quản các chất, hàng dễ cháy khu vực xung quanh.

+ Khu vực gia công, hàn cắt phải có tường ngăn, mái làm bằng các vật liệu không cháy hoặc khó cháy.

+ Các thiết bị gia công, hàn cắt trước khi đưa vào sử dụng cần phải được vệ sinh sạch, kiểm tra chi tiết các yêu cầu sau:

- Kiểm tra độ kín của thiết bị hàn cắt.- Kiểm tra tình trạng của mỏ hàn, bộ van giảm áp và các dụng cụ khác.- Kiểm tra khả năng hoạt động của bình ngăn tạt lửa (đối với quá trình

hàn cắt bằng mỏ hàn hơi).+ Khi mỏ hàn hoạt động quá nóng, nhiệt độ trung tâm ngọn lửa lên quá

cao do thời gian làm việc dài thì+ Khi hàn cắt trên cao (từ 1,5m trở lên) cần phải chú ý đến khả năng gây

cháy ở phía dưới.+ Trường hợp bắt buộc phải hàn cắt tại các khu vực có chứa nhiều chất dễ

cháy thì phải dùng các tấm tôn hay các tấm amiăng che phủ bề mặt các chất cháy.

+ Xung quanh khu vực gia công, hàn cắt phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu.

+ Người làm công việc gia công, hàn cắt kim loại phải được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, được đào tạo cơ bản, có trình độ hiểu biết về các thiết bị gia công, hàn cắt, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy ban đầu.

14

Page 15: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

- Biện pháp phòng cháy đối với việc vi phạm các quy định về an toàn PCCC:

+ Thực hiện nghiêm túc luật Phòng cháy và chữa cháy, nghị định, thông tư hướng dẫn và các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy phạm của nhà nước về PCCC.

+ Thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao ý thức cho người lao động trong việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò, trách nhiệm của đội PCCC cơ sở trong công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn PCCC.

+ Thành lập và duy trì hoạt động của ban chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở.

+ Có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với những cá nhân thực hiện tốt các quy định về an toàn PCCC, xử lý đối với những trường hợp vi phạm, có tình không thực hiện các quy định về an toàn PCCC.

- Biện pháp phòng cháy trong quá trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng: + Nơi bảo quản các bình khí dầu mỏ hóa lỏng LPG phải đảm bảo thông

thoáng, không được bảo quản ở những nơi thấp hơn mặt bằng xung quanh.+ Kho bảo quản khí dầu mỏ hóa lỏng LPG phải có ít nhất 02 lối ra, vào,

cửa phải mở ra phía ngoài.+ Nền kho phải bằng phẳng, cứng, chắc chắn...không có cống rãnh, đường

nước thải trên sàn kho.+ Tạo lỗ thông hơi trên tường, mái nhà. Vị trí đáy lỗ thông hơi ở tường

không được cao hơn sàn 150mm.+ Diện tích lỗ thông hơi chiếm ít nhất 2,5% diện tích tường và mái nhưng

không ít hơn 12,5% tổng diện tích tường.+ Vị trí để các bình chứa khí dầu mỏ hóa lỏng LPG phải thông thoáng,

đảm bảo không tích tụ thành hỗn hợ nguy hiểm cháy, nổ.+ Xung quanh khu vực kho không được để các vật liệu dễ cháy, cỏ cây

mọc rậm rạp.+ Không được sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong các kho bảo quản

khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và trong phạm vi khỏng cách an toàn.+ Không được bảo quản chung các bình bảo quản các chất ô xy hóa trong

kho bảo quản khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.+ Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa

cháy tại vị trí dễ thấy trước cửa kho.15

Page 16: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

+ Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại khu vực bảo quản khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.

+ Kho bảo quản khí dầu mỏ hóa lỏng phải nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống chống sét của toàn bộ công trình hoặc phải có hệ thống chống sét bảo vệ riêng cho kho, bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.+ Những người làm việc liên quan đến khí dầu mỏ hóa lỏng phải được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy ban đầu đã được trang bị.

+ Việc xếp dỡ các bình chứa khí dầu mỏ hóa lỏng LPG phải được tiến hành theo từng lô, từng dãy. Chiều cao xếp chồng không được vượt quá 1,5m.

+ Các bình khí dầu mỏ hóa lỏng được bảo quản trong kho phải có các giá chống đổ bình.

+ Phải lắp đặt và trang bị tại khu vực bảo quản khí dầu mỏ hóa lỏng LPG hệ thống phát hiện và xử lý khí dầu mỏ hóa lpngr LPG rò rỉ.

+ Quá trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG phải chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.

+ Thường xuyên tự kiểm tra, phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót về PCCC trong quá trình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng LPG.

- Dựa trên 4 phương pháp chủ yếu sau:+ Phương pháp làm lạnh: Là phương pháp cho vào vùng cháy những

chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ thấp nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất cháy.

Những chất có khả năng thu nhiệt của đám cháy như: nước, CO2...+ Phương pháp cách ly: Là phương pháp cho vào vùng cháy những chất

chữa cháy có khả năng ngăn cách được ô xy tham gia vào phản ứng cháy; tạo khaongr cách giữa vùng bị cháy với những chất cháy xung quang chưa bị cháy.

Những chất có khả năng cách ly: bột chữa cháy, bọt chữa cháy, đất, cát...+ Phương pháp làm loãng: Là phương pháp cho vào vùng cháy những

chất chữa cháy có khả năng làm loãng hỗn hợp hơi chất cháy.Những chất có khả năng làm loãng: nước, hơi nước...+ Phương pháp ức chế phản ứng hóa học: Là phương pháp cho vào

vùng cháy những chất chữa cháy có khả năng gây ức chế, làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu đám cháy.

Những chất có khả năng gây ức chế phản ứng cháy: các chất thuộc nhóm Halogen, khí trơ...

16

Page 17: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

VI. Biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộMặt khác do đặc thù các khu công nghiệp là nơi tập trung đông người

được xây dựng chủ yếu bằng các kết cấu thép, sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức, nhiệt độ trong phòng được sử dụng bằng điều hòa. Do vậy khi có cháy sẽ xảy ra một số hiện tượng sau:

- Mọi người hoảng loạn: Khi có cháy xảy ra mọi người thường hoảng loạn, mất phương hướng, thường dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy.

- Cháy tạo ra nhiều khói, khí độc: Cháy xảy ra tại các khu công nghiệp thường tạo ra nhiều khói và khí độc do lượng chất cháy được tập trung tại các khu công nghiệp thường rất lớn, với nhiều loại chất cháy khác nhau nên khi có cháy xảy ra sẽ có rất nhiều các phản ứng cháy với các chất cháy khác nhau được xảy ra tạo ra nhiều lượng khí cũng khác nhau. Mặt khác do các khu công nghiệp thường được xây dựng theo thiết kế sử dụng hệ thống thông gió cưỡng bức, không dùng thông gió tự nhiên lên khi có cháy xảy ra lượng khói và khi độc khó thoát được ra ngoài mà chủ yếu tồn tại trong đám cháy gây khó khăn cho công tác thoát nạn, cứu người và tổ chức chữa cháy.

- Cấu kiện dễ bị sụp đổ: Do đặc thù các khu công nghiệp chủ yếu được xây dựng với kết cấu thép. Thép là hợp kim của của sắt (Fe) và cacbon (C) và một số nguyên tố hóa học khác với thành phần chính là sắt. Hàm lượng cacbon chiếm từ 0,02% đến 2,14% theo trong lượng. Khi công trình được xây dựng bằng kết cấu thép bị cháy dưới tác động của nhiệt độ cao, khoảng 5500C thì toàn bộ công trình sẽ bị mất hoàn toàn khả năng chịu lực và dẫn đến sụp đổ cấu kiện xây dựng gây khó khăn cho công tác tổ chức chữa cháy.

- Khả năng lan truyền nhanh: Do khối lượng các chất cháy tập trung trong các khu công nghiệp là rất lớn, được xếp thành các lô hàng lớn, khu vực nhà xưởng thường được để thông

- Cháy thường gây ra thiệt hại lớn: Do đặc thù các khu công nghiệp thường tập trung rất nhiều các loại chất cháy khác nhau như nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất, thành phẩm được sản xuất ra, các bao bì đóng gói nhiều, trong nhà xưởng các chất cháy được bố trí sắp xếp rất gần nhau và gần các dây chuyền công nghệ sản xuất, không có tường ngăn nên khi có cháy xảy ra đám cháy sẽ lan truyền và phát triển nhanh tạo thành các đám cháy lớn làm cho thiệt hại của đám cháy tăng lên.

Do vậy trong quá trình chữa cháy ngoài việc áp dụng những phương pháp cơ bản trên thì đối với đặc thù khu công nghiệp cần áp dụng thêm một số biện pháp sau:

17

Page 18: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

- Biện pháp thoát nạn: Sử dụng các thiết bị chiếu sáng như đèn pin, loa hướng dẫn mọi người thoát nạn theo các hướng khác nhau tránh xảy ra hiện tượng chen lấn, xô đẩy.

- Biện pháp thoát khói, khí độc: Phá dỡ các cửa kính, mở tất cả các cử đi, cửa sổ tạo ra sự chênh lệch áp suất để khói, khi độc thoát ra ngoài. Quá trình chữa cháy có thể sử dụng thêm các thiết bị quạt thông gió, thiết bị hút khói, khí độc được trang bị để thoát khói và khí độc

- Biện pháp làm mát chống sập đổ cấu kiện: Quá trình chữa cháy ngoài các biện pháp trên còn phải thực hiện thêm một biện pháp phun nước làm mát cho các cấu kiện xây dựng nhất là các cột, vỉ kèo thép để chống sụp đổ cấu kiện trong qua trình chữa cháy do nhiệt độ cao tác động.

- Biện pháp làm mát, ngăn chặn cháy lan, khoanh vùng đám cháy: Ngoài các biện pháp trên khi chữa cháy cần lưu ý thêm việc sử dụng các phương tiện chữa cháy để làm mát, ngăn chặn đám cháy phát triển ra các khu vực khác tiến tới dập tắt đám cháy.Để làm giảm các thiệt hại do cháy gây ra khi có cháy xảy ra, ngay sau khi phát hiện ra cháy thì chúng ta cần phải thực hiện theo đúng quy trình cứu chữa một vụ cháy sau:

Bước 1: Khi có cháy xảy ra+ Nhanh chóng báo động cho mọi người biết, phối hợp cùng tham gia ứng

cứu. Có thể dùng kẻng, còi, loa hoặc ho to Cháy! Cháy! Cháy! Tùy vào điều kiện của từng gia đình.

+ Cắt điện toàn khu vực xảy ra cháy.+ Gọi điện thoại báo cháy qua số máy 114Bước 2: Nắm tình hình đám cháy.+ Xác định trong đám cháy có người bị nạn hay không, nếu có phải tổ

chức thoát nạn và cứu người ra khỏi đám cháy.+ Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ ngăn chặn không để đám

cháy gây cháy lan ra các khu vực khác. + Cử người đi đón xe chữa cháy, di chuyển tài sản chưa bị cháy ra nơi an toàn, làm công tác bảo vệ, giữ gìn ANTT khu vực cháy. + Xác định diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu trong đám cháy và khả năng chiều hướng phát triển của đám cháy.

Bước 3: Tổ chức chữa cháy.

18

Page 19: Dự thảo Tuyên truyền PCCC đối với Khu Công nghiệp

+ Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy khu vực xung quanh đến cùng tham gia cứu chữa.

Bước 4: Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến. + Báo cáo sơ bộ tình hình đám cháy (diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu trong đám cháy và khả năng chiều hướng phát triển của đám cháy, các lực lượng tham gia cứu chữa). + Thực hiện các mệnh lệnh của chỉ huy chữa cháy.

Bước 5: Bảo vệ hiện trường đám cháy phục vụ công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra kết luận nguyên nhân vụ cháy.

VII. Những vấn đề cần lưu ý khi tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy các khu công nghiệp

Do đặc thù các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lực lượng PCCC cơ sở chủ yếu là lực lượng công nhân có trình độ nhận thức về công tác PCCC còn thấp. Do vậy khi tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp cần tập trung tuyên truyền sao cho đúng đối tượng, hướng dẫn một cách dễ hiểu, thao tác đơn giản, tránh đi sâu vào các ngôn từ khoa học, kiến thức chuyên môn được đào tạo.

Quá trình tuyên truyền hướng dẫn cần hướng dẫn được cho lực lượng PCCC cơ sở đâu là những cho có nguy cơ cháy nổ cao tại cơ sở để từ đó hướng dẫn lực lượng PCCC cơ sở những biện pháp đảm bảo an toàn, quy trình xử lý khi có cháy, nổ xảy ra, phân tích rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của lực lượng PCCC cơ sở trong công tác PCCC.

19