16
15 www.trungtamwto.vn DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế Trong TPP cũng như trong mọi đàm phán khác, để có thể có được phương án đàm phán thích hợp, việc xem xét điểm mạnh, điểm yếu của đối tác trong đàm phán có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân và kết quả đàm phán... Ngày 13/11/2010, nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thông báo chính thức quyết định của Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership) với tư cách là thành viên chính thức của đàm phán này... Một yếu tố quan trọng làm nên sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính là tham vọng của Hoa Kỳ trong việc quyết tâm để TPP trở thành “Hiệp định thương mại của Thế kỷ 21” theo nghĩa đây sẽ là một hiệp định có mức độ tự do cao, ở tất cả các lĩnh vực thương mại và cả những lĩnh vực phi thương mại quan trọng... 9 11 13

DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

15www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

Trong TPP cũng như trongmọi đàm phán khác, để có thểcó được phương án đàm phánthích hợp, việc xem xét điểmmạnh, điểm yếu của đối táctrong đàm phán có ý nghĩaquan trọng, ảnh hưởng khôngnhỏ tới cán cân và kết quảđàm phán...

Ngày 13/11/2010, nhân Hội nghịThượng đỉnh APEC tại Nhật Bản,Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triếtđã thông báo chính thức quyếtđịnh của Việt Nam tham gia đàmphán Hiệp định Đối tác XuyênThái Bình Dương (Trans-PacificPartnership) với tư cách là thànhviên chính thức của đàm phánnày...

Một yếu tố quan trọng làm nênsự thay đổi về ý nghĩa của TPPchính là tham vọng của Hoa Kỳtrong việc quyết tâm để TPP trởthành “Hiệp định thương mạicủa Thế kỷ 21” theo nghĩa đây sẽlà một hiệp định có mức độ tự docao, ở tất cả các lĩnh vực thươngmại và cả những lĩnh vực phithương mại quan trọng... 9 11

13

Page 2: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

Trong tay Bạn là Bản tin “Doanh nghiệp và Chính sáchthương mại quốc tế”, ấn phẩm phát hành hàng quý củaỦy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế -Trung tâm WTO — Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam.

Mục “Tin Hội nhập” của Bản tin sẽ mang đến cho Bạncác thông tin cập nhật cùng các bình luận cơ bản vềnhững sự kiện, những câu chuyện từ tất cả các chiềuhội nhập (WTO, đa phương, song phương).

Mục “Chủ đề chính sách” tập trung chuyên sâu vào mộtchính sách, quy định, vấn đề thương mại quốc tế đặcbiệt, đã hoặc có thể có tác động mạnh mẽ đến cácdoanh nghiệp với những phân tích, bình luận sâu sắccủa các chuyên gia.

Mục “Thông tin hữu ích” sẽ giúp Bạn có được các kiếnthức cơ bản về các khía cạnh khác nhau của quá trìnhhội nhập với hình thức diễn giải đơn giản, dễ hiểu.

Hy vọng rằng Bản tin “Doanh nghiệp và Chính sáchThương mại quốc tế” sẽ là cẩm nang hữu ích chodoanh nghiệp, hiệp hội trong việc tăng cường thôngtin về chính sách, pháp luật thương mại quốc tế đểchủ động xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp vớitình hình hội nhập, có tiếng nói tích cực hơn và thamgia hiệu quả hơn cùng với Nhà nước trong việc hoạchđịnh chính sách, đàm phán và thực thi các cam kếtquốc tế.

Lời giới thiệu

“Bản tin này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu”

ỦY BAN Tư VẤN VỀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC TếTRUNG TÂM WTOPHÒNG THươNG MạI VÀ CÔNG NGHIệP VIệT NAMĐịa chỉ: 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 04.35771458Fax: 04.35771459Email: [email protected]: www.trungtamwto.vn

LIÊN Hệ

15www.trungtamwto.vnDOANH NGHI�P VÀ CHÍNH SÁCH TH��NG M�I QU�C T�

Trong TPP c�ng nh trongmi �àm phán khác, �� có th�có � c ph�ng án �àm phánthích h p, vi�c xem xét �i�mm�nh, �i�m y�u c�a ��i táctrong �àm phán có ý ngh�aquan trng, �nh h�ng khôngnh� t�i cán cân và k�t qu��àm phán...

Ngày 13/11/2010, nhân H�i ngh�Th ng ��nh APEC t�i Nh�t B�n,Ch� t�ch n�c Nguy�n Minh Tri�t�ã thông báo chính th�c quy�t��nh c�a Vi�t Nam tham gia �àmphán Hi�p ��nh ��i tác XuyênThái Bình D�ng (Trans-PacificPartnership) v�i t cách là thànhviên chính th�c c�a �àm phánnày...

M�t y�u t� quan trng làm nêns! thay �"i v# ý ngh�a c�a TPPchính là tham vng c�a Hoa K$trong vi�c quy�t tâm �� TPP tr�thành “Hi�p ��nh th�ng m�ic�a Th� k% 21” theo ngh�a �ây s&là m�t hi�p ��nh có m�c �� t! docao, � t't c� các l�nh v!c th�ngm�i và c� nh*ng l�nh v!c phith�ng m�i quan trng... 9 11

13

Page 3: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

ĐIểM TIN

CHUYÊN ĐỀ

Ngày 20/10, Ban hội thẩm giảiquyết tranh chấp của WTO đã bắtđầu phiên điều trần xem xét giảiquyết vụ Việt Nam kiện Hoa Kỳ vềcác phương pháp tính toán vàcách thức áp dụng các biện phápchống phá giá của nước này đốivới sản phẩm tôm nước ấm đônglạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đâylà thủ tục tiếp theo của các hoạtđộng giải quyết tranh chấp sauthủ tục các bên nộp bản đệ trìnhđể Ban Hội thẩm xem xét hồi cuốitháng 8...

Trong hai ngày 11-12 tháng11/2010, Hội nghị thượngđỉnh Nhóm các nền kinh tếphát triển và mới nổi (G-20)đã diễn ra tại Seoul, HànQuốc với sự tham gia củangười đứng đầu Chính phủG20 với chủ đề thảo luậnchính là hệ thống tài chínhtoàn cầu và nền kinh tế thếgiới. Hàn Quốc là nước chủnhà của G20 đầu tiên khôngnằm trong nhóm G8 (nhómcác nước phát triển nhất thếgiới).

Từ mùa thu năm 2008, saukhi Đại diện Thương mại HoaKỳ thông báo quyết địnhchính thức của Tổng thốngnước này về việc tham giađàm phán Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương(Trans-Pacific Partnership -TPP), TPP bắt đầu trở thànhmột chủ đề nóng trong tiếntrình tự do hóa thương mạiquốc tế, được nhắc đến vàthảo luận ở nhiều cấp độkhông chỉ bởi các bên thamgia vào đàm phán này.

Ngay sau khi kết thúc hội nghịthượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc,Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) đã diễnra trong hai ngày 13-14 tháng11/2010 tại Yokohama, Nhật Bản.Tự do thương mại là chủ đề chínhtrong chương trình nghị sự củaAPEC lần này...

Chịu trách nhiệm xuất bản: LS Trần Hữu HuỳnhGiấy phép xuất bản số: 59/GP-XBBT ngày 25/11/2009Chế bản và in tại: Công ty TNHH In và Sản xuất bao bì Hà NộiThiết kế đồ họa:

VIệT NAM - EU KÝ HIệP ĐịNH ĐốI TÁC HợP TÁC TOÀN DIệN

CHUẩN Bị CHO FTA VIệT NAM VÀ LIÊN MINH HảI QUAN

NGA - BELARUS — KAZAKHSTAN

HOÀN TẤT VÒNG 3 ĐÀM PHÁN HIệP ĐịNHĐốI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DươNG

CộNG ĐồNG KINH Tế ASEAN (AEC) —NHữNG TIếN TRIểN MớI NăM 2010

TRị GIÁ THươNG MạI TOÀN CầU TăNGTRưởNG CHậM TRONG QUÝ III NăM 2010

WTO BắT ĐầU GIảI QUYếT VỤ TRANH CHẤPVIệT NAM — HOA Kỳ

Số LượNG CÁC VỤ CHốNG BÁN PHÁ GIÁ GIảM

HộI NGHị THượNG ĐỉNH G-20 TạI HÀN QUốC VÀ NHữNG TUYÊN Bố CHUNG VỀ

ĐịNH HướNG PHÁT TRIểN

EU XÂY DựNG CHÍNH SÁCH THươNG MạICHO 5 NăM TớI

APEC VÀ QUYếT TÂM THÚC ĐẩY Tự DO HÓATHươNG MạI

19

9

13

09

07

04

04

04

05

06

06

06

07

07

08

09

08

1113

TPP — HIệP ĐịNH THươNG MạI CỦA THế Kỷ 21?

VIệT NAM VÀ TPP - NHữNG SUY TÍNHTHIệT HơN

HOA Kỳ VÀ Sự CAN Dự CỦA NướC NÀY VÀO TPP

03www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

MỤC LỤCDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

Page 4: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

04 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

ĐIểM TIN / VIệT NAM HộI NHậP

Mặc dù còn chờthủ tục phêchuẩn từ các cơquan có thẩmquyền nội địacủa hai phía,việc ký tắt PCAlà một bước tiếnquan trọngtrong việc nângcấp quan hệ ViệtNam – EC lênmột tầm caomới. PCA sẽ là

khuôn khổ cho việc xây dựng quan hệ đối tácbình đẳng, hợp tác toàn diện và lâu dài giữaViệt Nam và EU trong thế kỷ 21, đồng thờitạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong các lĩnhvực khoa học công nghệ, năng lượng, giaothông vận tải, giáo dục đào tạo, nông, lâmngư nghiệp, quản lý và khắc phục hậu quảthiên tai, khắc phục hậu quả chiến tranh; chophép hai bên hợp tác hiệu quả hơn trong việcgiải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổikhí hậu, tăng cường năng lực quốc gia đốiphó với khủng hoảng hay ngăn chặn vàchống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

PCA cũng là tiền đề thuận lợi để hai bênkhởi động tiến trình đàm phán chính thứcHiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.Đây được xem là công cụ quan trọng thúc đẩytrao đổi kinh tế thương mại giữa hai bên,nhất là trong bối cảnh EU là một thị trườnglớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Namvới kim ngạch trao đổi hai chiều năm 2009đạt 11,5 tỷ Euro.

Sau 10 tháng nỗ lực nghiên cứu, Phiênhọp thứ nhất của Nhóm nghiên cứu hỗtrợ đàm phán FTA giữa Việt Nam vớicác nước thành viên Liên minh Hảiquan Nga - Belarus - Kazakhstan đãđược tổ chức tại Hà Nội vào ngày11/10/2010.

Phiên thảo luận đầu tiên của Nhóm tậptrung vào các nội dung của điều khoảntham chiếu cho hoạt động của Nhómnghiên cứu trong giai đoạn tới như phạmvi và nội dung của đề cương nghiên cứutác động FTA đến các bên, những khókhăn, thách thức có thể gặp nếu tiếnhành đàm phán và phân công cụ thể vềnhiệm vụ của các thành viên trongNhóm công tác, v.v...

FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hảiquan Nga - Belarus - Kazakhstan mở ratriển vọng về một khu vực thương mại tựdo với tổng diện tích 20,23 triệu km2,dân số 253,5 triệu người, GDP 1505 tỷUSD, phong phú về nguồn tài nguyênthiên nhiên, nhân lực trẻ dồi dào.

Việt Nam - EU kýHiệp định đối táchợp tác toàn diệnNgày 4/10 tại Brussels,Vương quốc Bỉ, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũngvà Chủ tịch EC JoseManuel Barroso chứngkiến việc ký tắt Hiệpđịnh khung về đối tác vàhợp tác toàn diện ViệtNam — EU (PCA), kếtthúc tiến trình đàmphán tích cực giữa haibên về vấn đề này.

Nhân chuyến thăm chính thức đến Liên bang Nga của Thủ tướng NguyễnTấn Dũng tháng 12/2009, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất nghiêncứu khả năng tiến tới Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam vớiLiên bang Nga và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan.

Chuẩn bị cho FTA Việt Nam và Liên minhHải quan Nga - Belarus – Kazakhstan

Vòng đàm phán lần này đã chia thành 24nhóm đàm phán thảo luận hàng loạt cácvấn đề như sản phẩm công nghiệp, nôngnghiệp, dệt may, các tiêu chuẩn, dịch vụ,đầu tư, dịch vụ tài chính, sở hữu trí tuệ,cạnh tranh, lao động và môi trường.

Bên cạnh đó, các nước thành viên bắtđầu thảo luận vắn tắt các vấn đề như xúctiến kết nối, phát triển cơ chế gắn kếtpháp lý rộng lớn hơn trên toàn khu vực,tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễdàng đạt được lợi thế trong thỏa thuậncủa TPP và hỗ trợ phát triển. Các nhómđàm phán đã trao đổi ý tưởng về các lĩnhvực trên và nhất trí thảo luận sâu hơntrong những tuần tới.

Ngoài ra, nhiều quan chức chính phủ,đại diện các doanh nghiệp và các tổ chứcphi chính phủ (NGO) cũng tham gia cáccuộc hội thảo chuyên đề về chất lượng vệsinh, các vấn đề lao động và môi trườngliên quan đến hiệp định.

Trong thông cáo báo chí sau khi kết thúcVòng này, đại diện các nước cho biết đãđạt được những mục tiêu đề ra và chuẩnbị tốt cho vòng đàm phán thứ tư, dự kiếntổ chức ở New Zealand vào tháng12/2010.

Nằm trong các hoạt động vận động vềTPP, Ủy ban Tư vấn về Chính sáchThương mại Quốc tế thuộc VCCI đã tổchức hội thảo khởi động việc lấy ý kiếncộng đồng doanh nghiệp về TPP này tạiHà Nội ngày 4/11/2010 và tại TP HồChí Minh ngày 5/11/2010 với chủ đề“TPP – Việt Nam được gì? Mất gì?”. Ủyban này cũng đồng thời hỗ trợ chuyênmôn để cùng trang thông tin điện tửDiễn đàn Kinh tế Việt Nam củaVietnamnet thực hiện giao lưu trựctuyến về TPP với chủ đề “TPP – Cuộcchơi “chủ động” của Việt Nam trong hộinhập”. Thông tin về các nội dung này cóthể tìm trên www.trungtamwto.vn.

Vòng đàm phán thứ 3 trong khuônkhổ đàm phán Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương (TPP) đã diễnra từ ngày 3 đến 9/10/2010 tạiBrunei. Hơn 30 đại diện từ 9 nướcthành viên TPP đã tham gia Vòng này.

Hoàn tất Vòng 3 Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

Page 5: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

05www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

VIệT NAM HộI NHậP / ĐIểM TIN

Năm 2010 là năm có nhiều dấu mốc trongchặng đường thực hiện mục tiêu AEC.

Từ tháng 1-2010, có 99% tổng số dòng thuế đãđược xóa bỏ trong thương mại nội khốiASEAN. Mức thuế quan trung bình đã giảm từ4,4% năm 2000 xuống còn 0,9% trong năm2009.

Để giảm chi phí giao dịch, ASEAN đang hướngtới thành lập “Cơ chế một cửa” ASEAN(ASW) để tăng tốc độ thông quan và giảiphóng hàng hóa. Tất cả các thành viên ASEANđang thực hiện “Cơ chế hải quan một cửa quốcgia” (NSW) ở những giai đoạn khác nhau và sẽhoàn thành trước năm 2012.

Hiệp định về thương mại hàng hóa mới củaASEAN có hiệu lực từ ngày 1-5-2010 thay thếcho Hiệp định CEPT/AFTA trước đây đã kịpthời khắc phục những hạn chế pháp lý và mở racơ hội hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúc đẩy cácchương trình thuận lợi hóa thương mại. Cácluồng di chuyển vốn, dịch vụ được cởi mởthông thoáng theo định hướng của AEC.

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),Gói cam kết thứ bảy trong khuôn khổ Hiệpđịnh khung ASEAN về thương mại dịch vụ(AFAS), Hiệp định đa phương về tự do hóa

hoàn toàn vận tải hàng không, Hiệp địnhkhung ASEAN về hàng quá cảnh... cũng đangtrong quá trình rà soát lần cuối trước khi chínhthức có hiệu lực.

Năm 2010, lần đầu tiên, Biểu đánh giá AECcho giai đoạn 2007 - 2010 đã được hoàn thành,tạo căn cứ để giám sát minh bạch và chặt chẽtiến độ thực hiện AEC của từng nước thànhviên ASEAN.

Cũng trong năm 2010, nhiều cam kết tự do hóathương mại phù hợp với chuẩn mực của WTOvề một khu vực thương mại tự do đầy đủ củaASEAN với một số đối tác lớn (Khu vựcthương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, Khuvực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc)cũng được hoàn tất.

Cùng với đó, các chương trình truyền thông vềAEC ở cấp độ thành viên và khu vực cũng đượctăng cường. Các diễn đàn thảo luận về hiệu quảcủa AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhậpcủa khu vực này đã bắt đầu được triển khai.

Có thể nói năm 2010 đã đánh dấu một nămnhiều bước đi thành công của AEC. Việt Namvới tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2010 đãcó nhiều nỗ lực và sáng kiến góp phần vào quátrình xây dựng và hoàn thiện AEC.

CÁC MốC PHÁT TRIểN CỦA AEC TRướC 2010

- AEC xuất phát từ ý tưởngmở rộng các cam kết tự dohóa mà ASEAN đã thực hiệntrong khuôn khổ Khu vựcthương mại tự do ASEAN(AFTA) từ năm 1993.

- Năm 2004, lãnh đạo cácnước ASEAN nhất trí xâydựng AEC vào năm 2020 dựatrên kế hoạch kết nối 12lĩnh vực ưu tiên mà ASEANcó lợi thế cạnh tranh (nôngnghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ,dệt may, điện tử, cao su, ô-tô, giày dép, du lịch, vận tảihàng không, dịch vụlogistics). Tuy nhiên việcthực thi ý tưởng này đãkhông đạt được hiệu quảmong muốn và ít thu hútđược sự quan tâm của cácdoanh nghiệp và cộng đồng.

- Năm 2007, Hội nghị Cấpcao ASEAN lần thứ bảy đãthông qua việc xây dựng Kếhoạch tổng thể và lộ trìnhchiến lược thực hiện AEC vớicác biện pháp chi tiết vàmột thể chế thực thi chặtchẽ cùng với việc đồng thờiđẩy nhanh mục tiêu hoànthành thiết lập AEC vào năm2015, sớm hơn 5 năm so vớimục tiêu đã đặt ra trước đó.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)Những tiến triển mới năm 2010Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Asean Economic Community - AEC) là một trong 3 trụ cột (bêncạnh Cộng đồng An ninh - Chính trị và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội) để xây dựng Cộngđồng ASEAN trong tương lai theo Hiến chương ASEAN thông qua năm 2008.

Page 6: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

06 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

ĐIểM TIN / WTO

Tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới 9 tháng đầu năm đạt mức 23%. Dù đã có nhữngdầu hiệu tích cực, nhưng trị giá thương mại thế giới vẫn chỉ duy trì dưới mức kỷ lục thờikỳ trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Số liệu thống kê hàng tháng trongquý III 2010 từ 70 nền kinh tế, đạidiện cho 90% trị giá thương mạithế giới, cho thấy thương mại hànghóa đình đốn trong tháng Bảy,giảm trong tháng Tám và phục hồitrở lại trong tháng 9 vừa qua.

Xét theo khu vực, thương mạingoài khu vực EU (không tính tớithương mại giữa EU và các quốcgia khác) tăng nhanh đáng kể sovới thương mại nội khối EU.

Trị giá xuất khẩu khu vực Châu Átrong quý III năm 2010 tăng 30%so với cùng kỳ năm ngoái. Con sốnày của khu vực Châu Phi vàTrung Đông cũng tăng 22% so vớicùng kỳ năm 2009, do giá cả hànghóa tăng sau cuộc khủng hoảng.

Trong một diễn biến liên quan,trước khi có thống kê thương mạiquý III 2010 này, tháng 10 vừa rồi,Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) đã nâng dự báo tăngtrưởng thương mại toàn cầu năm2010 từ mức 10% (dự báo hồitháng 3/2010) lên 13,5%, mứctăng trưởng cao nhất hàng năm từtrước đến nay. Cũng tại thời điểmđưa ra dự báo mới, Tổng giám đốcWTO Pascal Lamy đã cảnh báorằng tăng trưởng thương mại cáctháng cuối năm có thể không đạtđược mức độ đã chứng kiến đầunăm do nhiều gói hỗ trợ của cácChính phủ đang đã hết hạn.

Trị giá thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm trong quý III/2010Số liệu thống kê hàng quý mới đây của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chothấy giá trị thương mại hàng hóa quý III năm 2010 tăng 18% so với cùng kỳnăm 2009 nhưng chỉ tăng 3% so với quý II 2010, thấp hơn nhiều so với mứctăng 26% của 3 tháng trước đó.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới từ Quý I 2007 tới quý III 2010

Biểu đồ 2: Số liệu thương mại hàng hóa tổng hợp từ 70 nền kinh tế.

Biểu đồ 3: Số liệu Biến động giá hàng hóa trong Quý III năm 2010 (%)

Ngày 20/10, Ban hội thẩm giảiquyết tranh chấp của WTO đã bắtđầu phiên điều trần xem xét giảiquyết vụ Việt Nam kiện Hoa Kỳ vềcác phương pháp tính toán và cáchthức áp dụng các biện pháp chốngphá giá của nước này đối với sảnphẩm tôm nước ấm đông lạnh nhậpkhẩu từ Việt Nam. Đây là thủ tụctiếp theo của các hoạt động giảiquyết tranh chấp sau thủ tục cácbên nộp bản đệ trình để Ban Hộithẩm xem xét hồi cuối tháng 8.

Trong phiên điều trần đầu tiên, Ban hộithẩm nghe hai bên trình bày lập luận,quan điểm về vụ kiện. Phía Việt Namđã đưa ra những bằng chứng, lập luậnvề những biện pháp không phù hợp củaphía Hoa Kỳ trong vụ việc này nhằmbảo vệ quyền lợi chính đáng của cácdoanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Namtrong vụ kiện chống bán phá giá màHoa Kỳ tiến hành đối với tôm ViệtNam. Phía Hoa Kỳ cũng tìm nhiềuchứng cứ nhằm bảo vệ lợi ích củanhững người nuôi tôm Hoa Kỳ.

Sau khi nghe hai bên trình bày quanđiểm của mình, Ban hội thẩm đã đặtnhiều câu hỏi chất vấn để làm rõ hơn cáctình tiết mà hai bên đưa ra trong vụtranh cãi.

Ban hội thẩm gồm ba thành viên, lànhững người chính thức giúp Cơ quangiải quyết tranh chấp WTO (gọi tắt làDSB) xem xét vụ việc và đưa ra khuyếnnghị cho cơ quan này (dưới hình thức“Báo cáo của Ban Hội thẩm”). Các Báocáo của Ban Hội thẩm sau đó sẽ đượcthông qua tự động bởi DSB trừ khi bịtất cả các thành viên DSB phủ quyết. Vìvậy vai trò và quyết định của Ban Hộithẩm là rất quan trọng trong việc xử lýcác tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

WTO bắt đầu giải quyết vụ tranh chấp Việt Nam – Hoa Kỳ

Theo Báo cáo của Ban Thư Kỳ WTOcông bố ngày 06/12/2010, tổng số vụ khởixướng điều tra chống bán phá giá nửa đầunăm 2010 là 69 vụ, giảm 29% so với con số97 vụ cùng kỳ năm 2009. Số lượng cácbiện pháp chống bán phá giá áp dụngtrong nửa đầu năm nay cũng giảm 5% sovới cùng kỳ năm ngoái, từ 62 biện phápđược áp dụng xuống còn 59 biện pháp.

Trong đó, các quốc gia thành viên đã khởixướng điều tra chống bán phá giá theo thứtự bao gồm: Ấn Độ (17 vụ); Liên minhChâu Âu (8 vụ); Argentina (7 vụ); Brazil,Israel (5 vụ); Australia, Trung Quốc (4vụ); Indonesia, Hàn Quốc (3 vụ);Colombia, Thái Lan, Hoa Kỳ (2 vụ);Canada, Chile, Jamaica, Mexico, Đài Bắc,Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraina.

Các quốc gia thành viên áp dụng biệnpháp chống bán phá giá bao gồm: Ấn Độ(17); Thổ Nhĩ Kỳ (9); Argentina, TrungQuốc (7); Hoa Kỳ (5), Brazil (3); Canada,Liên minh Châu Âu, Israel (2); Australia,Ai Cập, Mexico, Peru, Nam Phi.

Thông tin chi tiết hơn về Báo cáo có thểtìm trên: www.chongbanphagia.vn

Số lượng các vụ chống bán phá giá giảm

Page 7: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

07www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

THế GIớI / ĐIểM TIN

Trong hai ngày 11-12 tháng 11/2010,Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nềnkinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đãdiễn ra tại Seoul, Hàn Quốc với sự thamgia của người đứng đầu Chính phủ G20với chủ đề thảo luận chính là hệ thống tàichính toàn cầu và nền kinh tế thế giới.Hàn Quốc là nước chủ nhà của G20 đầutiên không nằm trong nhóm G8 (nhómcác nước phát triển nhất thế giới).

Hội nghị đã kết thúc với việc ra tuyên bốchung tập trung vào một số thách thứcđối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt làvấn đề phát triển.

Tuyên bố khẳngđịnh các nướcthành viên G-20sẽ thúc đẩy việc

thiết lập các hệ thống hối đoái dựa trênthị trường nhiều hơn và tăng cường sựlinh hoạt về tỷ giá hối đoái theo hướngphù hợp với những nguyên tắc kinh tế cơbản và ngăn chặn việc phá giá nội tệ vìmục đích cạnh tranh.

G-20 cam kết hạn chế thực hiện và phảnđối việc thực hiện những hoạt độngthương mại mang tính bảo hộ dưới mọihình thức, đồng thời công nhận tầm quantrọng của việc kết thúc nhanh chóng Vòngđàm phán Doha về tự do hóa thương mạitoàn cầu.

Liên quan đến các thiết chế tài chính, G-20 ủng hộ việc chuyển 6% quyền bỏ phiếutrong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ cácnước phát triển sang các nền kinh tế mớinổi, đồng thời cam kết sẽ làm việc để hoàntất việc chuyển giao này thông qua cáccuộc họp hàng năm của nhóm trong năm2012. G-20 cũng tán thành đề xuất củaỦy ban Basel về Giám sát ngân hàng, còngọi là Basel III, về khung vốn ngân hàng vàlượng tiền luân chuyển.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa(SME), G-20 khẳng định các thể chế nàyđóng vai trò sống còn trong việc tạo việclàm và thu nhập. Canada, Hàn Quốc, Mỹvà Ngân hàng phát triển liên Mỹ cam kếtủng hộ 528 triệu USD cho các SME.

Cụ thể, chính sách thương mại mới của EUnhấn mạnh các mục tiêu sau:

1. Hoàn thành chương trình đàm phán đầytham vọng trong WTO và với các đối tácthương mại lớn như Ấn Độ và Mercosur (dựbáo điều này sẽ giúp EU tăng trưởng thêm 1%GDP mỗi năm);

2. Làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại với cácđối tác chiến lược, như Hoa Kỳ, Trung Quốc,Nga và Nhật Bản mà nội dung chủ yếu là xóa bỏcác rào cản phi thuế quan đối với thương mại;

3. Giúp các doanh nghiệp EU tiếp cận thịtrường thế giới thông qua việc thiết lập một cơchế để khắc phục sự mất cân bằng giữa việc EUmở cửa nhiều lĩnh vực (ví dụ trong lĩnh vực muasắm công) trong khi các đối tác lại hạn chế cáclĩnh vực này;

4. Bắt đầu triển khai đàm phán các quy định cơbản về đầu tư với một số đối tác thương mại chủchốt;

5. Đảm bảo rằng thương mại là công bằng và cácquyền của EU được thực thi đầy đủ, những camkết trên giấy được chuyển thành những lợi íchtrên thực tế;

6. Đảm bảo rằng thương mại có lợi cho số đôngchứ không phải cho số ít và phải làm rõ đượcrằng thương mại sẽ hỗ trợ cho phát triển nhưthế nào khi xác định các nguyên tắc ưu đãithương mại cho các nước đang phát triển.

Chiến lược chính sách thương mại mới này củaEU được nêu trong tài liệu có tên “Thương mại,Phát triển và Thế giới”.

Đây là tài liệu được Ủy ban châu Âu thực hiệnrất công phu. Cụ thể, để đi đến chiến lược này,các cơ quan EU đã thực hiện 02 nghiên cứu: Báocáo “Những tiến bộ đạt được trong Chiến lượcchâu Âu toàn cầu 2006-2010” xem xét nhữngtiến bộ trong năm năm vừa qua trong việc mởrộng thương mại giữa EU và các đối tác thươngmại, và Tài liệu nghiên cứu “Thương mại –Công cụ để đạt tới thịnh vượng” nghiên cứu sựđóng góp của thương mại bền vững và mở cửađối với tăng trưởng, tạo việc làm và xem xét cácrào cản lớn nhất đối với thương mại hàng hóa,dịch vụ và đầu tư. EU cũng tiến hành tham vấnrộng rãi các nhóm lợi ích khác nhau trong EU vàphỏng vấn 26.635 công dân ở 27 nước hành viênEU để có dữ liệu xây dựng Chiến lược mới này.

EU xây dựng chính sáchthương mại cho 5 năm tới

Tháng 11 vừa rồi, Ủy banchâu Âu đã đưa ra tuyênbố về chính sách thươngmại của Liên minh châuÂu EU trong 5 năm tới.Mục tiêu của chính sáchnày là thúc đẩy mạnh mẽsự tăng trưởng kinh tế EU,tạo thêm việc làm và mangđến nhiều lựa chọn tốthơn cho người tiêu dùngEU. Định hướng của yếucủa chiến lược này sẽ làgiảm rào cản thương mại,tiếp tục mở rộng thịtrường thế giới và tìmkiếm những cam kếtthương mại có lợi cho EU.

Hội nghị thượng đỉnh G-20 tạiHàn Quốc và những tuyên bốchung về định hướng phát triển

Page 8: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

08 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

ĐIểM TIN / THế GIớI

Ngay sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnhG20 tại Hàn Quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tếchâu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã diễnra trong hai ngày 13-14 tháng 11/2010 tạiYokohama, Nhật Bản. Tự do thương mại làchủ đề chính trong chương trình nghị sự củaAPEC lần này.

Tại Diễn đàn này, đại diện 21 nước thànhviên APEC đã nhất trí sẽ phối hợp để thựchiện bước đi vững chắc hướng tới Khu vựcthương mại tự do châu Á – Thái BìnhDương (FTAAP) với mục tiêu kết nối cácnền kinh tế đang phát triển nhanh trongvùng với ba nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ,Trung Quốc và Nhật Bản. Thủ tướng NhậtNaoto Kan còn lạc quan cho rằng FTAAP cóthể trở thành hiện thực từ năm 2020, qua đósẽ giảm mạnh các loại thuế và hàng rào nhậpkhẩu với mọi mặt hàng từ trang thiết bị xehơi tới lương thực trong một khu vực chiếmmột nửa sản lượng kinh tế và hai phần ba lưulượng thương mại toàn cầu.

Trong thông cáo chung mang tên “Tầm nhìnYokohama”, các nhà lãnh đạo APEC tuyên bố“tự do hóa và tạo điều kiện cho thương mại sẽtiếp tục là mục tiêu trọng tâm của APEC”.Một trong những cơ chế hiện thực nhất củaAPEC vào thời điểm này là đàm phán Hiệpđịnh Đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP), hiện đang có sự tham gia của Chile,New Zealand, Brunei và Singapore. Mỹ, Úc,Malaysia, Việt Nam và Peru. Nhật Bản thểhiện sự quan tâm đặc biệt tới đàm phán nàyvà đang cân nhắc trong nội bộ việc tham giaTPP.

APEC và quyết tâmthúc đẩy tự do hóathương mại

ới việc gia nhập WTO ngày 11/1/2007, Việt Nam đã tiến một bước dàitrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, nếu như việc gianhập WTO có thể được xem là bước hội nhập “theo chiều rộng” vớinhững cam kết mở cửa ở mức độ tương đối áp dụng chung cho tất cả150 thành viên của WTO với thì việc ký kết các Thỏa thuận thươngmại tự do (Free Trade Agreements — FTA) giữa Việt Nam với các đốitác khác là hình thức hội nhập “theo chiều sâu” trong đó các cam kết

mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn và do đó mức độ tác động tới tương laicủa nền kinh tế cũng như của mỗi ngành cũng lớn và phức tạp hơn.

Trong làn sóng đàm phán và ký kết các FTA của Chính phủ hiện nay, Hiệp địnhĐối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là cam kết thương mại tựdo quan trọng nhất của Việt Nam, ít nhất là bởi đàm phán này có sự tham giacủa Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và đối tác thương mại hàng đầu củachúng ta.

Việc tìm hiểu về đàm phán TPP này, tác động của nó tới doanh nghiệp ViệtNam cũng như quan điểm của phía Hoa Kỳ sẽ là cơ sở quan trọng để các doanhnghiệp, hiệp hội doanh nghiệp xác định các quyền và lợi ích liên quan củamình, từ đó có tiếng nói thích hợp đối với cơ quan đàm phán của Chính phủđể kết quả đàm phán thực sự phản ánh nhu cầu và mang lại lợi ích nhiều nhấtcho nền kinh tế và các doanh nghiệp.

vVIệT NAM VÀ HIệP ĐịNH ĐốI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DươNG (TPP)

CHUYÊN ĐỀ

Page 9: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

09www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

CHUYÊN ĐỀ

BÌNH Cũ RượU MớI

Từ mùa thu năm 2008, sau khi Đại diệnThương mại Hoa Kỳ thông báo quyếtđịnh chính thức của Tổng thống nướcnày về việc tham gia đàm phán Hiệp địnhĐối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), TPP bắt đầutrở thành một chủ đề nóng trong tiếntrình tự do hóa thương mại quốc tế, đượcnhắc đến và thảo luận ở nhiều cấp độkhông chỉ bởi các bên tham gia vào đàmphán này.

Tuy vậy, trên thực tế TPP đã bắt nguồn từrất lâu trước đó. Cụ thể, từ đầu nhữngnăm 2000, Singapore, Chile, NewZealand, Brunei đã tiến hành đàm phánmột hiệp định thương mại tự do nhằmkết nối các nước ở khu vực này với nhau.

Kết quả là Hiệp định hợp tác Kinh tếchiến lược Xuyên Thái Bình Dương(Trans-Pacific Strategic EconomicPartnership Agreement) đã được ký kếtngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006giữa 4 nước này (vì vậy Hiệp định này cònđược gọi là TPP4 hay P4). Vào thời điểmđó, P4 không gây ảnh hưởng lớn mặc dùđây là một Hiệp định thương mại thuộcthế hệ thứ ba (với mức độ cam kết tươngđối mạnh trong các lĩnh vực hàng hóa,nông nghiệp, dệt may, xuất xứ hàng hóa,phòng vệ thương mại, vệ sinh dịch tễ,

hàng rào kỹ thuật, chính sách cạnh tranh,sở hữu trí tuệ, mua sắm công, giải quyếttranh chấp và một số lĩnh vực dịch vụ).

Chỉ đến khi Hoa Kỳ chính thức bày tỏ ýđịnh tham gia vào đàm phán mở rộngHiệp định này, đặc biệt ở các lĩnh vực dịchvụ tài chính và kêu gọi nhiều nước khácngoài P4 tham gia vào đàm phán mở rộngnày, đàm phán này mới bắt đầu nhận đượcsự “quan tâm” đặc biệt của nhiều bên, baogồm cả những nước nhận thấy lợi ích tiềmnăng của việc tham gia đàm phán lẫn cácnước linh cảm được những đe dọa từ Hiệpđịnh tương lai này. Cũng từ thời điểm này,đàm phán P4 mở rộng chính thức đượcđặt tên lại là Hiệp định Đối tác XuyênThái Bình Dương (Trans-PacificPartnership - TPP) (kể từ đây nói đếnTPP là nói đến đàm phán mới chứ khôngphải Hiệp định đã ký kết trước đây).

Sự tham gia của nền kinh tế lớn nhất thếgiới (Hoa Kỳ), vào một khu vực có tốc độphát triển thương mại cũng như tự do hóathương mại thuộc bậc nhất thế giới (châuÁ – Thái Bình Dương) là nguyên nhânchính của sự thay đổi thái độ này.

Một yếu tố khác cũng rất quan trọng làmnên sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chínhlà tham vọng của Hoa Kỳ, bên đàm phán“cầm trịch” của TPP, trong việc quyết tâmđể TPP trở thành “Hiệp định thương mại

của Thế kỷ 21” theo nghĩa đây sẽ là mộthiệp định có mức độ tự do cao, ở tất cả cáclĩnh vực thương mại và cả những lĩnh vựcphi thương mại quan trọng.

Vậy là chiếc bình “TPP” của năm 2006 đãđược mang ra để đựng “rượu” mới. Dùchưa biết chắc rượu ấy vị sẽ thế nào, nhưngtất cả đều tin rằng nó sẽ rất mạnh, có thểlàm “say” những ai “tửu lượng” kém.

HIệP ĐịNH THế Kỷ 21 HAY LÀ THAM VọNG CỦA HOA Kỳ?

Dù bắt đầu từ 2008, các Vòng đàm phánTPP mới chính thức được khởi động từcuối năm 2009 (sau khi tình hình nội bộHoa Kỳ đã đi vào quỹ đạo mới sau nhữngsắp xếp nhân sự nhiệm kỳ Tổng thốngmới).

Tính đến tháng 11/2010, TPP đã trải qua03 Vòng đàm phán (Vòng 1 tại Úc tháng3/2010, Vòng 2 tại Hoa Kỳ tháng 6/2010và Vòng 3 tại Brunei tháng 10/2010) vớisự tham gia của 08 đối tác bao gồm:Australia, Brunei, Chile, New Zealand,Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.Malaysia mới tuyên bố chính thức thamgia đàm phán TPP trong tháng 10 vừa rồi,nâng tổng số thành viên đàm phán hiệntại của hiệp định này lên con số 9 nước.Trong tương lai, số lượng các Bên thamgia đàm phán còn có thể mở rộng thêm

của thế kỷ 21?TPP

Hiệp định thương mại

Page 10: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

CHUYÊN ĐỀ

(ví dụ Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc…đang cân nhắc việc tham gia TPP).

Cho đến nay các Vòng đàm phán này vẫnđang giải quyết các vấn đề chung về phạmvi và phương pháp tiếp cận các vấn đềtrong TPP cũng như giải quyết nhữngvấn đề khúc mắc liên quan đến quan hệgiữa TPP với các Hiệp định thương mạitự do song phương đã có giữa các nướcTPP).

Tuy chưa có sự thống nhất nào về các vấnđề đàm phán cụ thể trong TPP, nhiều ýkiến cho rằng đã có thể suy đoán phầnnào về phạm vi này khi nhìn vào tính chấtcủa các FTA nói chung, hiện trạng P4 nóiriêng cũng như tham vọng đối với TPPcủa Hoa Kỳ, bên đàm phán có ảnh hưởnglớn nhất đối với tiến triển đàm phán:

n Các Hiệp định thương mại tự do(Free Trade Agreements- FTA) đòihỏi mức độ cam kết mở cửa sâu hơncác cam kết mở cửa thương mại thôngthường; các FTA thế hệ sau này cóphạm vi và mức độ mở cửa mạnh hơnnữa, và TPP chắc chắn sẽ không nằmngoài xu hướng này;

n P4 đã có cam kết mạnh về thuế quanvà nhiều vấn đề phi thuế quan như

(xuất xứ hàng hóa, các biện phápphòng vệ thương mại, các biện phápvệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đốivới thương mại, sở hữu trí tuệ, muasắm công, chính sách cạnh tranh…vàcả những vấn đề phi thương mại nhưlao động, môi trường), vì vậy TPP mớichắc chắn sẽ có phạm vi lớn hơn nữa;

n Hoa Kỳ kỳ vọng TPP là “một FTAcủa thế kỷ 21” với mong muốn đằngsau đó là TPP sẽ có phạm vi lớn nhấtcó thể, và với mức độ mở cửa rộngnhất có thể. Cụ thể, Hoa Kỳ mongmuốn TPP sẽ đi xa hơn những camkết mà nước này đã thực hiện trongcác FTA ký kết gần đây nhưng chưađược Nghị viện Hoa Kỳ thông qua(đặc biệt là FTA với Colombia,Panama, Hàn Quốc).

Từ những điều này, nhiều chuyên gia đãdự báo về phạm vi và xu hướng đàm phán“đầy tham vọng” của TPP, ví dụ:

n Thuế quan: Cắt giảm hầu hết cácdòng thuế (ít nhất 90%), thực hiện ngayhoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn

n Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa cáclĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tàichính

n Đầu tư: Tăng cường các quy địnhliên quan đến đầu tư nước ngoài vàbảo vệ nhà đầu tư

n Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độbảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ caohơn so với mức trong WTO(WTO+)

n Các biện pháp SPS, TBT: Siết chặtcác yêu cầu về vệ sinh dịch tễ và ràocản kỹ thuật;

n Cạnh tranh và mua sắm công: Tăngcường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnhvực mua sắm công

n Các vấn đề lao động: đặc biệt là cácvấn đề về quyền lập hội (công đoàn),quyền tập hợp và đàm phán chung củangười lao động, quy định cấm sử dụngmọi hình thức lao động cưỡng bức,quy định cấm khai thác lao động trẻem, quy định không phân biệt đối xửtrong lực lượng lao động

n Các vấn đề phi thương mại khác:Tăng yêu cầu về môi trường

ĐÀM PHÁN TPP THựC CHẤT LÀ ĐÀMPHÁN VớI AI?

Liên quan đến Việt Nam, mặc dù TPPtương lai sẽ là Hiệp định thương mạitự do chung giữa Việt Nam và ít nhấtlà 8 nước khác, Hoa Kỳ vẫn là đối tácchính và cần lưu ý nhất trong đàmphán bởi hai lý do:

- So với các nước khác, Hoa Kỳ là đốitác thương mại lớn nhất của Việt Nam(đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu);

- Việt Nam đã có sẵn thỏa thuậnthương mại tự do với Australia, NewZealand (trong AANZFTA) và Brunei,Singapore, Malaysia (trong AFTA),đang đàm phán với Peru và sẽ ký FTAvới Chile, do đó nếu TPP có đi tới đíchthì hiện trạng thương mại giữa ViệtNam với các nước này cũng khôngthay đổi đáng kể.

Vì vậy việc đàm phán TPP của ViệtNam chủ yếu là đàm phán với Hoa Kỳ.

10 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

Page 11: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

Đây là quyết định được Việt Nam đưa rakhá muộn, sau hơn một năm tham giađàm phán TPP với vai trò thành viênliên kết duy nhất, sau nhiều lời kêu gọicủa các thành viên đàm phán TPP (đặcbiệt là Hoa Kỳ) và tất nhiên, sau nhiềucân nhắc trong nước của các nhà chínhtrị, các chuyên gia và cả ý kiến của khốidoanh nghiệp. Sự thận trọng này đượcgiải thích bởi những phức tạp khó lườngvà ảnh hưởng lớn mà TPP có thể có đốivới nền kinh tế Việt Nam.

CHÚNG TA Sẽ ĐượC GÌ?

Ký kết một FTA đồng nghĩa với việcchấp thuận mở rộng thị trường củamình cho hàng hóa dịch vụ nước ngoàicũng như xác lập quyền tiếp cận ưu tiêncủa hàng hóa dịch vụ nước mình tại thịtrường đối tác.

Với cách hiểu thông thường này, lợi íchtrong TPP của Việt Nam chủ yếu nằm ởkhả năng hàng hóa dịch vụ của chúng tasẽ thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trườngcác nước đối tác thông qua việc đối táccắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiệnđối với đầu tư dịch vụ.

Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế dịchvụ của Việt Nam hầu như chưa thể“xuất khẩu” hay “bành trướng” đi đâutrừ một số đầu tư ban đầu ở Lào hayCampuchia. Vì thế lợi ích từ TPP đượcrút gọn ở việc hàng hóa xuất khẩu ViệtNam được hưởng các mức thuế suất ưuđãi (0-5%) ở các thị trường đối tác, đặcbiệt là Hoa Kỳ.

Là một nền kinh tế định hướng xuấtkhẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận cácthị trường lớn như Hoa Kỳ với mứcthuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽmang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùnglớn và một triển vọng hết sức sáng sủacho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéotheo đó là lợi ích cho một bộ phận lớnngười lao động hoạt động trong các lĩnhvực phục vụ xuất khẩu.

11www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

CHUYÊN ĐỀ

Ngày 13/11/2010, nhânHội nghị Thượng đỉnh APECtại Nhật Bản, Chủ tịch nướcNguyễn Minh Triết đãthông báo chính thứcquyết định của Việt Namtham gia đàm phán Hiệpđịnh Đối tác Xuyên TháiBình Dương (Trans-PacificPartnership) với tư cách làthành viên chính thức củađàm phán này.

VÍ DỤ LợI ÍCH THUế QUAN Từ TPP

- TPP có thể sẽ giúp ngành dệt mayViệt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳvới mức thuế suất 0% so với mứcthuế trên 7% hiện nay và như vậymức kim ngạch sang thị trường nàysẽ không dừng lại ở mức 5,2 tỷ đônhư năm 2009.

- Kim ngạch ngành da giầy sẽ khôngphải chỉ là trên 1,3 tỷ đô năm 2009nếu TPP đạt mức thuế suất là 0% thayvì trên 12% như hiện nay.

Bên cạnh những lợi ích xuất khẩu, ViệtNam có thể “có lời” từ TPP ngay cả ởthị trường nội địa, nơi vốn được xem là“chỉ chịu thiệt” từ các FTA nói chung.

“Khoản lời” này nằm ở những lợi íchgián tiếp mà những khoản đầu tư, dịchvụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tácTPP. Đó là một môi trường kinh doanhcạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻhơn chất lượng tốt hơn cho người tiêudùng, những công nghệ và phương thức

và TPP Việt Nam

- Những suy tính thiệt hơn

Page 12: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

quản lý mới cho đối tác Việt Nam và mộtsức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho cácđơn vị dịch vụ nội địa.

Lợi ích cũng có thể đến từ những thay đổithể chế hay cải cách để đáp ứng những đòihỏi về pháp luật và cạnh tranh từ TPP.Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốtcác khía cạnh của đời sống kinh tế - xãhội.

Những lợi ích nói trên rõ ràng là khôngnhỏ và vì vậy cũng không khó giải thíchtại sao nhiều chuyên gia cho rằng thamgia TPP thực sự là một cơ hội “không thểbỏ lỡ” cho Việt Nam.

Hào hứng là vậy nhưng có lẽ cũng cầnđiềm tĩnh hơn để đánh giá thực chất vấnđề và có cách thức để thực sự không bỏ lỡcơ hội.

Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩukhông phải cho tất cả khi mà ví dụ đối vớiHoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hayđồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu củaViệt Nam sang thị trường này) thực tế đãđang được hưởng mức thuế suất bằng 0,vì vậy có TPP hay không cũng khôngquan trọng. Cũng như vậy, dù rằng tươnglai không hẳn chắc chắn nhưng một sốmặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xétcho hưởng GSP “miễn phí” nếu chúng tacó nỗ lực vận động tốt mà không cầnTPP với những cái giá phải trả có thể lớnhơn nhiều (với việc buộc phải mở cửa thịtrường nội địa cũng như những ràngbuộc khác).

Đối với những mặt hàng khác, trong khicơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranhlà có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, dagiầy), những rào cản dưới dạng quy địnhkỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòngvệ thương mại với quy chế nền kinh tế phithị trường mà Hoa Kỳ thực hiện rất cóthể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảmthuế quan. Cũng như vậy những điềukiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứnguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóaViệt Nam không tận dụng được lợi ích từviệc giảm thuế trong TPP. Vậy là các vấn đề rào cản kỹ thuật TBT, vệsinh dịch tễ SPS, nguồn gốc xuất xứ haynền kinh tế phi thị trường là những vấnđề tiên quyết phải đàm phán theo hướngcó lợi cho Việt Nam nếu chúng ta muốnthực sự nhận được những lợi ích từ việcgiảm thuế quan trong TPP.

MẤT GÌ Từ TPP?

Như đã đề cập, tham gia FTA nói chungvà TPP nói riêng, Việt Nam sẽ phải mởcửa nhanh và mạnh thị trường nội địa của

mình cho hàng hóa, dịch vụ từ các nướcđối tác. Nếu Việt Nam có “mất” gì khitham gia TPP thì là mất ở điểm này chủyếu.

Việt Nam hiện vẫn còn là thị trườngtương đối đóng với nhiều nhóm mặthàng còn giữ mức thuế MFN khá cao (vàvới lộ trình mở cửa dài hơi). Vì thế việcphải cam kết giảm thuế đối với phần lớncác nhóm mặt hàng từ các nước đối tácTPP có thể khiến luồng hàng nhập khẩutừ các nước này gia tăng nhanh chóng.Hệ quả tất yếu là thị phần của các nhà sảnxuất Việt Nam tại sân nhà sẽ bị ảnhhưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Thuhẹp sản xuất là một nguy cơ không quá xađối với không ít doanh nghiệp. Đây làthực tế đã từng xảy ra khi chúng ta thựchiện các FTA đã ký mà đặc biệt làACFTA với Trung Quốc. Nguy cơ nàyđặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàngnông sản, vốn gắn liền với nhóm đốitượng dễ bị tổn thương trong hội nhập lànông dân và nông thôn.

Tương tự, trong lĩnh vực dịch vụ, sự thamgia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhàcung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệmlâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới(đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ HoaKỳ) sẽ khiến cho các đơn vị cung cấp dịchvụ của Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnhtranh không cân sức.

Cũng có ý kiến lạc quan cho rằng trongtrường hợp cụ thể của TPP, cái “mất” nàycó thể không phải là quá nghiêm trọngnếu quan điểm sau của một số ngànhhàng là đúng: rằng hàng hóa hay dịch vụHoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khácvới hàng hóa, dịch vụ Việt Nam, vì vậy vớihọ cạnh tranh sẽ không quá nguy hiểm,và rằng ở một số lĩnh vực, thị phần nội địacó thể sẽ được phân chia lại, nhưng là giữacác đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủnước ngoài khác trên thị trường ViệtNam là chủ yếu chứ không phải là với cácdoanh nghiệp Việt Nam. Với các đối táckhác, hệ quả có thể cũng không lớn do tađã và đang thực hiện mở cửa với họ theocác FTA đã có.

Bên cạnh những mối nguy từ việc mở cửathị trường nội địa, điều mà nhiều chuyêngia lo ngại từ TPP còn là những cam kếtkhác về những vấn đề như bảo hộ caohơn đối với quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏicao trong bảo vệ môi trường, nhữngnguyên tắc về lao động…Đây là nhữngvấn đề phi thương mại nhưng có thể tácđộng tiêu cực đến hoạt động thương mạinếu yêu cầu cam kết quá cao so với khảnăng đáp ứng của Việt Nam. Điều nàyhoặc là khiến doanh nghiệp Việt Nammất nhiều chi phí hơn để thực thi (ví dụvấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) hoặclà sẽ làm vô hiệu hóa những lợi thế cóđược từ những cam kết cắt giảm thuế củađối tác.

Nguy cơ này, tuy nhiên cũng cần đượcnhìn nhận khách quan hơn. Cụ thể, cũngcó ý kiến cho rằng việc gia tăng mức độbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay các tiêuchuẩn về TBT, SPS từ phía Việt Nam khithực hiện TPP có thể là một công cụ tốtđể làm yên lòng các nhà đầu tư từ cácnước đối tác TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ.Khả năng gia tăng đầu tư nước ngoài (từcác đối tác TPP) vào Việt Nam cũng từđó mà tăng lên.

Có lẽ việc cân đong thiệt hơn của mộtFTA không dễ dàng và cũng khó có thể cómột đáp án như nhau với mỗi ngành, mỗidoanh nghiệp. Đối với TPP, điều này cònphụ thuộc vào kết quả đàm phán cuốicùng, vào hành động của các doanhnghiệp trong việc vận động phương ánđàm phán thích hợp cũng như chiến lượccạnh tranh cho sau này.

Từ sau ngày 13/11 vừa rồi, Việt Nam đãtrở thành một bên đàm phán chính thứccủa TPP. Con đường vậy là đã mở, và hyvọng với người mở đường và cả cộngđồng sẽ nỗ lực để con đường này dẫn tớimột triển vọng tương lai tươi sáng hơn…

12 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

CHUYÊN ĐỀ

NHữNG CAM KếT LIÊN QUAN ĐếN CÁCRÀO CảN CầN ĐạT ĐượC TRONG TPP

-Cam kết hạn chế việc ban hành mớicác hàng rào TBT/SPS hoặc Thắt chặtquy trình ban hành để hạn chế nhữngrào cản mới

-Công nhận quy chế nền kinh tế thịtrường cho Việt Nam

-Sử dụng quy tắc xuất xứ thích hợp

Page 13: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sưcao cấp của hãng luật Hoa Kỳ Miller &Chevalier Chartered, cựu cán bộ cao cấpvề đàm phán FTA của Đại diện thươngmại Hoa Kỳ, Jay L. Eizenstat, Esq. tìmhiểu về mục tiêu và ý định của Hoa Kỳtrong TPP, hy vọng có thể đem đếnnhững thông tin sát thực hơn về vấn đềnày.

PV: Xin Ông cho biết những lý do chínhthúc đẩy Hoa Kỳ tham gia TPP?

LS Jay Eizenstat: Hoa Kỳ có nhiều lý dođể tham gia tích cực vào đàm phán TPP.Quan trọng nhất trong số đó là mongmuốn gia tăng các lợi ích thương mại,kinh tế và chính sách của Hoa Kỳ ở khuvực châu Á, nơi có tiềm năng tăng trưởngdài hạn và một thị trường hấp dẫn bậcnhất hiện nay. TPP là một công cụ hữudụng để Hoa Kỳ hòa nhập với nền kinh tếở khu vực này, qua đó đảm bảo lợi ích củacác nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ tạiđây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa tronghoàn cảnh Hoa Kỳ đang đứng ngoài tiếntrình tự do hóa của khu vực này (với mộtloạt các FTA giữa các nước trong khu vựcmà không có sự tham gia của Hoa Kỳ).

TPP cũng là con đường khả thi để HoaKỳ gia tăng đối trọng của mình về kinh tếtrong quan hệ với Trung Quốc ở khu vựcnày.

PV: Thưa Ông, lợi ích được công bố là vậynhưng liệu Hoa Kỳ có thể đến cùng trongđàm phán và thực thi TPP không khi màtình hình chính trị ở Hoa Kỳ có nhiều yếutố không thuận cho việc ký TPP (cả từNghị viện lẫn công chúng Hoa Kỳ)?

LS Jay Eizenstat: Theo những gì mà tôiquan sát được, nội bộ Hoa Kỳ có sự ủnghộ tương đối rộng rãi – tuy không phảitất cả - đối với đàm phán TPP. Điều nàycó thể thấy ở cả Hành pháp, Nghị viện lẫncác ngành sản xuất quan trọng của nước

này, bao gồm nông nghiệp (nhưng khôngbao gồm ngành sữa), các sản phẩm côngnghiệp, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, cácngành công nghệ cao, điện tử, các lĩnhvực dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ y tế, bảohiểm, đầu tư, ngân hàng…).

Như trong bất kỳ các trường hợp khác,các nhóm theo xu hướng bảo hộ như cáctổ chức công đoàn, ngành sữa và ngànhdệt may Mỹ vẫn tỏ thái độ nghi ngờ vềnhững lợi ích mà TPP có thể mang lại.Việc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tiếnhành một chuyến công du chưa từng có

13www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

CHUYÊN ĐỀ

và sự can dự của nước này vào

Hoa Kỳ

Trong TPP cũng như trong mọiđàm phán khác, để có thể cóđược phương án đàm phánthích hợp, việc xem xét điểmmạnh, điểm yếu của đối táctrong đàm phán có ý nghĩaquan trọng, ảnh hưởng khôngnhỏ tới cán cân và kết quảđàm phán.

Luật sư của hãng luật Hoa Kỳ Miller & ChevalierChartered, cựu cán bộ cao cấp về đàm phán FTA củaĐại diện thương mại Hoa Kỳ, Jay L. Eizenstat, Esq.

TPP

Page 14: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

trong tiền lệ đến các bang của Hoa Kỳ đểnói về những lợi ích của TPP thực chất lànhằm thuyết phục làn sóng nghi ngạiđang gia tăng ở Mỹ về ích lợi của tự dothương mại chứ không hẳn là với riêngTPP. Làm điều này, họ cũng muốn thểhiện hình ảnh một Đại diện thương mạirất thấu hiểu những khó khăn của ngườilao động trung bình trong xã hội Mỹ vàrất nhạy cảm với những quan ngại củagiới này về tự do thương mại.

Từ góc độ chính trị, phe Cộng hòa đãchiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị việngiữa kỳ vừa rồi. Đây là nhóm vốn luônủng hộ các sáng kiến tự do thương mạinói chung và TPP nói riêng, vì thế chiếnthắng này có thể mang lại những thuậnlợi cho TPP hơn là gây khó. Đúng là cókhả năng phe Cộng hòa sẽ cố gắng làmkhó dễ cho công việc của Tổng thốngObama trong hai năm tới đây, nhưng tôikhông cho rằng rủi ro này sẽ đúng vớiTPP bởi đây vốn là chủ đề đã nhận đượcsự ủng hộ rộng rãi trong Đảng Cộng hòa.Do đó tôi cho rằng ở Hoa Kỳ có các điềukiện thuận lợi để đàm phán, ký kết cũngnhư thông qua TPP.

PV: Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng cókhả năng chính Chính quyền Obama cũngkhông chắc về việc này, và đàm phán TPPchỉ là một hành động mang tính biểutượng để tránh những công kích về chínhsách thương mại và là một cách để khôngphải giải quyết những vấn đề thương mạiđể lại từ thời Bush (với cụ thể là một loạtcác FTA đã ký nhưng chưa được thôngqua). Vậy Ông có bình luận gì về việc này?

LS Jay Eizenstat: Chính phủ Hoa Kỳ cómột cam kết rất chắn chắn về việc đàmphán TPP đến cuối cùng bởi đây là mộtgiải pháp quan trọng để hòa nhập hơn vớinên kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương vàhiện thực hóa mục tiêu tạo việc làm vàtăng gấp đôi xuất khẩu trong 5 năm (nhưnêu trong Sáng kiên Xuất khẩu Quốc giacủa Mỹ).

Nước Mỹ tham gia TPP hoàn toànkhông phải là một hành động mang tínhbiểu tượng hay một giải pháp để lẩn tránhhoặc trì hoãn các FTAs đã ký dưới thờiBush. Vấn đề trên thực tế khá phức tạpchứ không đơn giản như vậy. Hiện tạikhông có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việcchính quyền ủng hộ TPP và thông quacác FTAs đang bị trì hoãn.

PV: Có ý kiến cho rằng đàm phán TPP vớinhiều nước sẽ rất phức tạp, nên chăngViệt Nam đàm phán một FTA song phươngvới Hoa Kỳ thay vì TPP. Ý kiến Ông về việcnày là thế nào?

LS Jay Eizenstat: Câu hỏi này dựa trênsuy đoán là một FTA song phương giữaHoa Kỳ và Việt Nam là một khả năngtương đối hiện thực. Tuy nhiên trên thựctế suy đoán này là không đúng. Hoa Kỳ đãquyết định rằng trong thời gian tới sẽtheo đuổi chiến lược FTA tham vọng hơnở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương,một chiến lược sẽ mang lại lợi ích kinh tếcho các nhà xuất khẩu và cung cấp dịch vụHoa Kỳ hơn là ký kết một FTA với riêngViệt Nam.

Nếu Việt Nam muốn có quan hệ thươngmại “ưu tiên” với Hoa Kỳ thì TPP là côngcụ để đạt được mong muốn này.

PV: Vấn đề nền kinh tế phi thị trườngđang là khúc mắc và cản trở chủ yếu trongquan hệ thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ.Từ kinh nghiệm đàm phán của Ông, Ôngcó cho rằng Việt Nam có thể thành côngtrong việc yêu cầu Hoa Kỳ công nhận ViệtNam là nền kinh tế thị trường trongkhuôn khổ đàm phán TPP không?

LS Jay Eizenstat: Khả năng Hoa Kỳ côngnhận Việt nam là nền kinh tế thị trườnglà có thể, nhưng tôi không cho rằng đây sẽlà một quyết định chính trị của phía HoaKỳ mà không dựa trên bất kỳ thay đổi nàotrong cơ chế pháp lý của phía Việt Nam.Quyết định công nhận hay không công

nhận quy chế nền kinh thị trường phảidựa trên pháp luật Hoa Kỳ và thườngkhông bị ảnh hưởng bởi các áp lực chínhtrị nào.

Việc Việt nam xem vấn đề nền kinh tế thịtrường là một trong những vấn đề ưu tiêntrong đàm phán TPP là hoàn toàn dễhiểu. Tuy nhiên sẽ rất khó để đạt đượcđiều này trong TPP. Hoa Kỳ có thể đồngý đẩy nhanh việc xem xét cho Việt namsớm tốt nghiệp nền kinh tế thị trườngtrước năm 2018 (thời điểm Việt Namđương nhiên được công nhận theo cáccam kết trong khuôn khổ WTO) nếuđiều này đồng thời với những thay đổi rõrệt trong chế độ pháp lý của Việt nam. Sẽrất khó mường tượng khả năng BộThương mại Hoa Kỳ sẽ trao quy chế nềnkinh tế thị trường cho Việt nam màkhông dựa trên bất kỳ thay đổi nào so vớihiện tại.

PV: Theo Ông, với sự tham gia của nhiềubên đàm phán với trình độ phát triển kinhtế cách xa nhau, kết quả đàm phán TPPliệu có thể là một “Hiệp định 2 tầng” vớinhững đối xử đặc biệt và khác biệt chonhững trường hợp như Việt Nam tương tựnhư trong WTO không?

LS Jay Eizenstat: Nói đến một hiệp định2 tấng là nói đến hiệp định mà nội dungcủa nó sẽ bao gồm hai nhóm cam kết,

14 www.trungtamwto.vnDOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tế

CHUYÊN ĐỀ

Page 15: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính

một nhóm cam kết đầu đủ và một nhómcam kết thấp hơn (về một hoặc một sốlĩnh vực) mà các thành viên đang pháttriển (như Việt Nam) có thể lựa chọncam kết hoặc không cam kết).

Trong TPP, Việt Nam nên có tính toánrộng hơn, xa hơn nếu muốn đòi hỏinhiều hơn từ các đối tác TPP. Nói cáchkhác, để có thể nhận được các lợi ích từTPP, Việt Nam nên cam kết ở cùng tiêuchuẩn (cao) và các điều khoản như cácthành viên TPP khác và do đó không nênyêu cầu hiệp định 2 tầng trong đàm phánnày.

Sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D)chính là một kiểu cam kết 2 tầng. Nó cóthể là hiệu quả trong WTO nhưng khôngthích hợp với trường hợp FTA.

Điều VN nên làm không phải là yêu cầumột Hiệp định 2 tầng với mức cam kếtmở cửa thị trường nội địa thấp hơn mànên yêu cầu là một lộ trình dài hơn, vớicác hình thức hỗ trợ thực thi nhiều hơn.Điều này sẽ giúp cho VN vấn có thể từ từ

thực hiện các cam kết TPP trong một vàinăm mà không làm mất đi cơ hội từnhững cam kết mở cửa đầy đủ, minhbạch… từ các nước khác trong TPP.

PV: Xin hỏi Ông câu hỏi cuối cùng. Hiệntại ở Việt Nam đang có nhiều quan ngạirằng những lợi ích mà Việt Nam thu đượctừ TPP là không lớn bởi Việt Nam có thểsẽ phải mở cửa thị trường nội địa quánhiều trong khi lợi ích từ việc tiếp cận thịtrường Hoa Kỳ lại có thể bị vô hiệu hóabởi những rào cản (như kiện chống bánphá giá, kiện chống trợ cấp, hàng rào kỹthuật, vệ sinh dịch tễ….). Ông có bìnhluận gì về việc này?

LS Jay Eizenstat: Đàm phán TPP, ViệtNam sẽ có điều kiện để tiếp cận thịtrường hàng hóa của Hoa Kỳ và các nướcTPP với mức thuế quan ưu đãi. Đây làmột lợi ích lớn của Việt Nam. Về các ràocản như phòng vệ thương mại tại HoaKỳ, tôi cho rằng nếu số vụ việc chống bánphá giá, chống trợ cấp gia tăng sau khithực hiện TPP thì điều này không thể làdo TPP, nó chỉ có thể là do hàng Việt

Nam phá giá hoặc được trợ cấp khi xuấtvào Mỹ nhiều hơn.

Các quy định trong TPP dự kiến sẽ tăngcác tiêu chuẩn và điều kiện đối với hàngtiêu dùng, hàng công nghiệp cũng nhưtăng các tiêu chuẩn SPS. Điều này sẽ giúplàm cho thương mại trong TPP hiệu quảvà minh bạch hơn.

Đàm phán TPP sẽ mở ra cho Việt Namcơ hội không thể bỏ lỡ để tăng cường pháttriển kinh tế, tạo dựng một môi trườngđầu tư thuận lợi hơn, thu hút nhiều hơnnguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnhvực dịch vụ (đặc biệt là bảo hiểm, tàichính, viễn thông, vận tải), hiện đại hóathủ tục hải quan, áp dụng các tiêu chuẩnbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn, thúcđẩy quá trình cải cách doanh nghiệp nhànước và mở cửa thị trường mua sắm công.Về lâu dài đây là những lợi ích rất to lớncho Việt Nam.

Xin cảm ơn Ông về cuộc trao đổi này!

CHUYÊN ĐỀ

Page 16: DOANH NGHIệP VÀ CHÍNH SÁCH THươNG MạI QUốC Tếtrungtamwto.vn/upload/files/an-pham/44-ban-tin-/Ban tin DN va CST… · sự thay đổi về ý nghĩa của TPP chính