21
BN TIN TBT VIT NAM Chuyên mc: Vấn đề hôm nay Bn tin s1/2016 …………….………………………………………………………………………………………………………………………………………. 1 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) và stham gia ca Vit Nam S1 Hiệp định TPP và các mc tiêu Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tdo tiêu chun cao vi stham gia ca 12 quc gia là Vit Nam, Hoa K, Nht Bn, Sin-ga-po, Ma-lai-xia, Bru-nây, Canada, Me-hi- co, Pêru, Chi-lê, Úc và Niu Di-lân. Ktkhi chính thc khởi động vào tháng 3/2010, đàm phán TPP đã trải qua hơn 30 phiên làm việc cp kthuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cp Btrưởng. Lãnh đạo các nước TPP cũng đã nhiều ln gặp nhau để tho lun các biện pháp thúc đẩy đàm phán. Có thnói TPP là FTA có tn suất đàm phán và cấp tham gia đàm phán cao nht trong scác FTA mà Việt Nam đã tham gia. Ngày 5/10/2015, các nước chính thức đạt tha thun cui cùng vTPP vi sthng nht mc tiêu ca Hiệp định TPP là mt hiệp định toàn din, tiêu chun cao nhưng cân bằng vlợi ích và có tính đến chênh lch vtrình độ phát trin gia các nước thành viên; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát huy sáng tạo; nâng cao năng suất lao động; to nhiu vic làm mới; nâng cao đời sng nhân dân và gim nghèo. Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán Hiệp định này ngay tđầu với tư cách là quan sát viên đặc bit và trthành thành viên chính thc ttháng 11/2010. Trong quá trình xây dựng phương án và đàm phán, Chính phủ Việt Nam đã thực hin nghiêm túc các chtrương về hi nhp quc tế vi nguyên tc là bảo đảm li ích quc gia cao nht, không ký kết Hiệp định bng mọi giá; các nước tôn trng thchế chính trcủa nước ta và có đối xlinh hot, dành cho Vit Nam ltrình thc thi phù hp. Theo tha thun, các bên stiếp tc hoàn tất các văn bản, thtc để có thcùng ký chính thc Hiệp định vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016. Sau đó, các nước stiến hành phê chun Hiệp định theo quy định pháp lut ca

BẢN TIN TBT VIỆT NAM - tbtagi.angiang.gov.vntbtagi.angiang.gov.vn/Media/files/nam 2016/Ban tin so 1_2016.pdf · Trong quá trình xây dựng phương án và đàm phán, Chính

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 1/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

1

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific

Partnership, TPP) và sự tham gia của Việt Nam

Số 1 – Hiệp định TPP và các mục

tiêu

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái

Bình Dương (TPP) là hiệp định

thương mại tự do tiêu chuẩn cao với

sự tham gia của 12 quốc gia là Việt

Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Sin-ga-po,

Ma-lai-xia, Bru-nây, Canada, Me-hi-

co, Pêru, Chi-lê, Úc và Niu Di-lân.

Kể từ khi chính thức khởi động

vào tháng 3/2010, đàm phán TPP đã

trải qua hơn 30 phiên làm việc ở cấp

kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở

cấp Bộ trưởng. Lãnh đạo các nước

TPP cũng đã nhiều lần gặp nhau để

thảo luận các biện pháp thúc đẩy đàm

phán. Có thể nói TPP là FTA có tần

suất đàm phán và cấp tham gia đàm

phán cao nhất trong số các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Ngày 5/10/2015, các nước chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng về TPP với sự

thống nhất mục tiêu của Hiệp định TPP là một hiệp định toàn diện, tiêu chuẩn cao

nhưng cân bằng về lợi ích và có tính đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa các

nước thành viên; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phát huy sáng tạo; nâng cao năng

suất lao động; tạo nhiều việc làm mới; nâng cao đời sống nhân dân và giảm nghèo.

Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán Hiệp định này ngay từ đầu với tư

cách là quan sát viên đặc biệt và trở thành thành viên chính thức từ tháng 11/2010.

Trong quá trình xây dựng phương án và đàm phán, Chính phủ Việt Nam đã thực

hiện nghiêm túc các chủ trương về hội nhập quốc tế với nguyên tắc là bảo đảm lợi

ích quốc gia cao nhất, không ký kết Hiệp định bằng mọi giá; các nước tôn trọng

thể chế chính trị của nước ta và có đối xử linh hoạt, dành cho Việt Nam lộ trình

thực thi phù hợp. Theo thỏa thuận, các bên sẽ tiếp tục hoàn tất các văn bản, thủ tục

để có thể cùng ký chính thức Hiệp định vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Sau đó, các nước sẽ tiến hành phê chuẩn Hiệp định theo quy định pháp luật của

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Vấn đề hôm nay Bản tin số 1/2016

…………….……………………………………………………………………………………………………………………………………….

2

mỗi nước với mục tiêu là đưa Hiệp định có hiệu lực từ giữa năm 2017 hoặc đầu

năm 2018.

Các nước tham gia TPP đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tạo ra một mô hình mới về hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực, tạo

thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại và đầu tư; nếu có thể, biến TPP thành

hạt nhân để hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực

Châu Á – Thái Bình Dương;

Thứ hai, đi đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất. Khu vực thương mại tự do

mà TPP tạo ra rất lớn, tổng GDP hơn 28 ngàn tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và

hơn 30% tổng thương mại toàn cầu nên các dây chuyền cung ứng sẽ có động lực

dịch chuyển về khu vực này, tạo ra lợi thế và lợi ích kinh tế to lớn cho tất cả các

nước tham gia.

Thứ ba, những nước chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ như Nhật Bản, Niu Di

lân, Ma-lai-xia và Việt Nam đều mong muốn thông qua TPP để thiết lập FTA với

Hoa Kỳ và tiếp cận thị trường rộng lớn này.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3

DANH MỤC CÁC THÔNG BÁO NHẬN ĐƯỢC TỪ 15/12/2015 – 15/01/2016

Nước thông

báo

Số lượng

TB

Vấn đề thông báo

Các Tiểu

Vương quốc

Ả rập Thống

nhất

1 Nước tăng lực

Argentina 2 Thực phẩm

Armenia 1 Dầu

Brazil 5 Thức ăn gia súc; Phương tiện đi lại; Xe container; Xe đạp

cho trẻ en.

Canada 1 Thông tin liên lạc

Chi Lê 11 Thực phẩm; Đèn xe; Xe buýt

Cộng hòa

Dominica

1 Phân loại quốc tế về Tiêu chuẩn (ICS) mã 29.020

Đài Loan 1 Sản phẩm thực phẩm đóng gói

Hungary 1 Thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá.

Israel

13

Nhiên liệu tuốc bin; Trái cây đông lạnh và rau quả; Đèn

chiếu sáng cho đường phố; Đèn chiếu sáng cho hồ bơi;

Lò nướng điện, lò nướng bánh; Bàn là điện; Thiết bị điện

tử nhà bếp; Chăn điện, đệm, quần áo và các thiết bị sưởi

ấm tương tự; Thiết bị điện chăm sóc da và tóc; Công cụ

sưởi ấm di động; Phụ tùng ô tô

Malaysia 1 Muối

Mexico 1 Đồ gốm sứ tráng men, thủy tinh

Moldova 2 Hoạt động giám sát thị trường

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4

Nhật Bản 3 Các chất có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung

ương; Xe chở khách; Xe tải.

New Zealand 1 Quần áo ngủ cho trẻ em

EU 7 Thực phẩm; Mỹ phẩm; Sản phẩm thuốc lá; Thiết bị điện

và điện tử

Hàn Quốc 1 Thực phẩm chức năng.

Kenya 5 Thức ăn gia súc; Dây cáp; Dây dẫn điện; Sữa và các sản

phẩm chế biến từ sữa;

Thái Lan 3 Phụ gia thực phẩm; Âm thanh, video, và các thiết bị điện

tử tương tự; Thực phẩm dành cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Thổ Nhĩ Kỳ 3 Nước uống tăng lực; Thức phẩm dùng cho mục đích y tế

đặc biệt

Trung Quốc 10 Xe moto; Phương tiện đường bộ nói chung; Máy nghiền;

Máy phân loại; Thiết bị chế biến khoáng sản; Bộ lọc;

Động cơ điện văn phòng phẩm chạy bằng khí ga; Bình

ga; Thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc biệt; Công

nghệ thực phẩm; Sữa cho trẻ sơ sinh và sữa cho trẻ đang

tăng trưởng.

Pakistan 13 Xi măng; Xi măng trắng; Thép không gỉ; Bê tông cốt

thép; Polypropylene dệt bao tải; Động cơ đốt trong; Lốp

xe gắn máy và vành; Men đánh răng; Sơn xe

Peru 1 Thiết bị đo lường

Pháp 2 Túi nhựa đựng hàng hóa sử dụng 1 lần; Nước giải khát;

Sữa; Bánh ngũ cốc.

Singapore 1 Máy điều hòa

Thụy Sỹ 1 Trang thiết bị và các sản phẩm có chứa chất phóng xạ

- Thiết bị khả năng phát ra bức xạ ion hóa như, ví dụ, các

thiết bị X-ray

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5

- Sản phẩm tiêu dùng chứa chất phóng xạ

- Chất thải phóng xạ

- Vật liệu xây dựng

Thái Lan 1 Lò nướng bánh và dụng cụ nấu ăn tương tự xách tay

Vương quốc

Ả Rập

14 Thiết bị nông nghiệp;thiết bị lâm nghiệp; động cơ đốt

trong; máy đo rung động; các loại lốp nói chung; máy

thông gió; máy điều hòa.

Hoa Kỳ 9 Thực phẩm hữu cơ. Các sản phẩm thực phẩm nói chung;

Xe cơ giới; Thiết bị y tế; Hóa chất; Máy trợ thính; Dụng

cụ chỉnh hình; Dược phẩm; Đèn chiếu; Đồ trang sức và

kim loại quý; Quạt trần; Điều hòa không khí.

Zambia 4 Xi măng; Dầu bôi trơn; Mỹ phẩm; Đồ dùng trong nhà;

Đồ uống

THÔNG BÁO CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN CẦN QUAN TÂM

Sản phẩm đèn chiếu

Ngày 09/01/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc Cục Quản

lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này

(FDA) dự định đưa ra quy định hạn chế

buôn bán, phân phối và sử dụng các sản

phẩm đèn chiếu mạnh sử dụng trong quay

phim, đặc biệt đối với những người từ 18

tuổi trở lên, và yêu cầu người dùng phải ký

xác nhận nhận rủi ro trước khi sử dụng Mục

đích của dự thảo này là nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu

dùng. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp ý là ngày 21/03/2016. Chưa xác

định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_0048_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1059

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6

Các chất hóa học Ngày 05/01/2016, Hoa Kỳ thông báo cho

các nước thành viên WTO về việc nước này

dự định đưa ra quy định liên quan đến các

chất hóa học có mối quan ngại cao đến sức

khỏe trẻ em. Đạo luật về chất độc đối với trẻ

em

yêu cầu các nhà sản xuất sản phẩm trẻ em

bán ở Oregon phải báo cáo nếu sản phẩm

của họ có chứa chất hóa học có mối quan

ngại cao đến sức khỏe trẻ em. Mục đích của

dự thảo này là nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hạn cuối cùng để các nước

tham gia góp ý là ngày 23/11/2015. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và

thời gian dự kiến có hiệu lực. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/USA/15_5155_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1057

Đồ trang sức

Ngày 15/01/2016, Hoa Kỳ thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

Ủy ban Thương mại Liên bang nước

này (FTC) đề xuất sửa đổi các hướng

dẫn đối với các đồ trang sức, kim loại

quý, và ngành công nghiệp thiếc. Các

đề xuất sửa đổi nhằm đáp ứng với

những thay đổi trên thị trường và giúp

các nhà tiếp thị tránh hành vi lừa đảo

và không công bằng. Hạn cuối cùng để

các nước tham gia góp ý là ngày

04/04/2016. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có

hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/USA/16_0142_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/USA/1061

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7

Các Chất Độc Hại

Ngày 15/12/2016, Nhật Bản thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định Sửa đổi một phần các

thứ tự thực thi an toàn công nghiệp, Đạo

luật Y Tế và Pháp lệnh liên quan để đặt

nghĩa vụ về điều hành kinh doanh liên

quan đến 27 chất độc hại. Mục đích của

dự thảo này là nhằm bảo vệ sức khỏe

của người lao động khỏi các chất hóa

học độc hại.. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp ý là ngày 15/01/2016. Thời

gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 3 năm 2016.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/JPN/15_4926_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/510

Chất Shitei Yakubutsu

Ngày 17/12/2016, Nhật Bản thông báo cho các

nước thành viên WTO về việc nước này dự

định đề xuất "Shitei Yakubutsu" (chất được chỉ

định) và đưa ra hướng dẫn sử dụng đúng cách

dựa trên các điều khoản của Đạo

luật về Bảo vệ chất lượng, hiệu quả và an toàn

của dược phẩm, thiết bị y tế, sản phẩm tế bào trị

liệu, và mỹ phẩm. Mục đích của dự thảo này là

nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Thời gian dự

kiến thông qua là 15/12/2015 và thời gian dự

kiến có hiệu lực là 25/12/2015.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/JPN/15_4967_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/511

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

8

Hiệu suất năng lượng của xe

Ngày 04/01/2016, Nhật Bản thông báo

cho các nước thành viên WTO về việc

nước này dự định sửa đổi Pháp lệnh Bộ

trưởng và Thông báo của Bộ Kinh tế,

Thương mại và Công nghiệp (METI), Bộ

Đất đai, Hạ tầng, Giao

thông và Du lịch (MLIT) của Đạo luật về

việc sử dụng hợp lý năng lượng. Liên

quan đến phương pháp thử nghiệm độ

hiệu quả để xem xét mức độ đạt tiêu

chuẩn đối với hiệu suất năng lượng của xe. Mục đích của dự thảo này là nhằm bảo

vệ môi trường. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp ý là 60 ngày kể từ ngày

thông báo. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực vào mùa

xuân 2016.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/JPN/15_5045_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/512

Cảm biến oxy

Ngày 15/01/2016, Liên minh Châu

Âu ( EU) thông báo cho các nước

thành viên WTO về việc EU dự

định đưa ra dự thảo Ủy ban chỉ thị

về việc sửa đổi vì mục đích thích

ứng với tiến bộ kỹ thuật, Phụ lục

IV của Chỉ thị 2011/65/EU của

Nghị viện và Hội đồng Châu Âu

liên quan đến một miễn trừ đối với

cực dương cadmium trong các tế

bào Hersch của cảm biến oxy được sử dụng trong giám sát công nghiệp và các

công cụ điều khiển. Mục đích của dự thảo này là nhằm thích ứng với pháp luật

hiện hành để tiến bộ khoa học và kỹ thuật, đảm bảo cho nhà sản xuất thời gian

chuyển tiếp thích hợp đối với việc tuân thủ. Hạn cuối cùng để các nước tham gia

góp ý là 60 ngày kể từ ngày thông báo. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 04

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9

năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố trên

Công báo của EU. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/EEC/16_0139_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/335

Mỹ phẩm

Ngày 04/01/2016, Liên minh Châu

Âu ( EU) thông báo cho các nước

thành viên WTO về việc EU đang xây

dựng Dự thảo Quy chế Uỷ ban sửa

đổi Phụ lục II Quy định (EC) số

1223/2009 của Nghị viện và Hội đồng

Châu Âu về các sản phẩm mỹ phẩm.

Dự thảo cấm việc sử dụng các

Methylisothiazolinone làm chất bảo

quản trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Mục đích của dự thảo này là nhằm

bảo vệ sức khỏe và sự an toàn con người. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp

ý là 60 ngày kể từ ngày thông báo. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày đầu tiên

quý 2 năm 2016. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố

trên Công báo của EU.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2015/TBT/EEC/15_4997_00_e.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/EU/332

Thực phẩm dùng cho mục đích Y tế

Ngày 07/01/2016, Trung Quốc thông

báo cho các nước thành viên WTO về

việc nước này dự định đưa ra Quy định

đăng ký và làm rõ các thủ tục đối với

thực phẩm dùng cho mục đích y tế đặc

biệt. Mục đích của quy định này là

nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn

của con người. Hạn cuối cùng để các

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10

nước tham gia góp ý là 60 ngày kể từ ngày thông báo. Chưa xác định thời gian dự

kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_0021_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1164

Sữa Ngày 07/01/2016, Trung Quốc

thông báo cho các nước thành

viên WTO về việc nước này dự

định đưa ra Quy định đăng ký

sữa dành cho trẻ sơ sinh và sữa

dành cho trẻ đang tăng trưởng.

Quy định làm rõ các thủ tục và

yêu cầu đăng ký đối với 2 loại

sản phẩm này Mục đích của quy

định này là nhằm bảo vệ sức

khỏe và sự an toàn của con

người. Hạn cuối cùng để các nước tham gia góp ý là 60 ngày kể từ ngày thông

báo. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.

Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:

https://members.wto.org/crnattachments/2016/TBT/CHN/16_0022_00_x.pdf

Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1165

DANH MỤC QUY CHUẨN KỸ THUẬT VIỆT NAM MỚI BAN

HÀNH

Thông tư 82/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giao

thông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng

cho xe mô tô, xe gắn máy điện và ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn

máy điện

Thông tư 90/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Giao

thông Vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn

kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11

Thông tư 40/2015/TT-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ Thông

tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất

Thông tư 39/2015/TT-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ Thông

tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích

điện tử đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)

Thông tư 37/2015/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ Thông

tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị truyền

dẫn dữ liệu tốc độ trung bình dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao

thông vận tải

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

Quyết định 154/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Khoa học và Công nghệ ban hành phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ

quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016

Thông tư 03/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Y tế ban

hành quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu

Quyết định 292/QĐ-BCT ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Công thương

ban hành về chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối

với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý

Quyết định 280/QĐ-BCT ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ Công thương

ban hành về quy trình cấp phép nhập khẩu hàng hóa thuộc quản lý chuyên

ngành của Bộ Công thương dưới hình thức trực tuyến theo cơ chế một cửa

Quyết định 141/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành về xuất cấp trang thiết bị y tế dự trữ quốc gia

Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Tài chính ban hành quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn

vốn nhà nước

Quyết định 45/QĐ-TCHQ ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Tổng cục trưởng

Tổng cục Hải quan ban hành về kế hoạch cải cách hành chính của ngành

Hải quan năm 2016

Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành về tổ chức và hoạt động của Viện Năng lượng nguyên tử Việt

Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư 01/2016/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính

ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng

hải

BẢN TIN TBT VIỆT NAM Chuyên mục: Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Bản tin số 1/2016

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

12

Thông tư 01/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ

Công thương ban hành ban hành quy định về việc nhập khẩu thuốc lá

nguyên liệu năm 2016

Quyết định 05/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành về việc phê duyệt chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh

lao động giai đoạn 2016 - 2020

Quyết định 07/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 1/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

13

Thị trường gỗ viên nén Châu Âu với cho doanh nghiệp Việt: khó

nhưng giàu tiềm năng

Năm 2014 chứng kiến sự bế tắc của các doanh nghiệp sản xuất gỗ viên

nén do thị trường Hàn Quốc đột ngột dừng thu mua vào ngay thời điểm cuối

năm. Vậy giải pháp nào cho hàng loạt doanh nghiệp trong ngành đang loay

hoay tìm cách duy trì hoạt động và đầu ra cho sản phẩm?

Bài toán khó dành cho doanh nghiệp Việt

Nhu cầu sử dụng gỗ viên nén để làm chất đốt trên thế giới hiện nay đang rất

lớn. Tại Việt Nam, không ít doanh nghiệp đang sản xuất loại sản phẩm này. Một

phần lý do là những năm 2013 trở về trước, trước nhu cầu quá lớn của một nước

gần như Hàn Quốc, một loạt doanh nghiệp đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh

vực này. Tính đến tháng 9 năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt

gần 500.000 tấn với giá xuất khẩu trung bình hơn 170 đô la Mỹ/tấn.

Hình 1. Gỗ viên nén do Việt Nam sản xuất gặp khó ở khâu tiêu thụ khi thị trường Hàn

Quốc đóng cửa (nguồn: Internet)

Tuy nhiên, việc sản xuất ồ ạt đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Thêm

vào đó, kể từ khi thị trường Hàn Quốc đóng cửa từ tháng 9 - 2014 tới nay, đã có

nhiều doanh nghiệp sản xuất phải giải thể hoặc bán lỗ hoặc chết dần. Trước mắt,

giải pháp tạm thời cho các doanh nghiệp có thể là tìm nguồn tiêu thụ trong nước.

Theo số liệu do ông Nguyễn Khánh Hà, Chủ tịch Hiệp hội gỗ viên nén cung cấp,

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 1/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

14

hiện này tại Việt Nam có ít nhất 20 triệu bếp đun hộ gia đình, trong đó tỷ lệ sử

dụng bếp củi và than tổ ong chiếm đến 50-60%. So với củi và than tổ ong độc hại,

thì gỗ viên nén là một nguyên liệu được đánh giá là sạch và an toàn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên ở Việt Nam, đây cũng là một nguyên liệu chưa phổ biến, hơn nữa giá

thành lại cao hơn so với củi và than tổ ong. Việc chuyển đổi hoàn toàn có thể xảy

ra song thời gian chuyển đổi chưa dễ dàng để ước tính được.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam không có nhiều ưu thế trong lĩnh

vực này. Một là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết. Hai là diện tích rừng

ở Việt Nam có giới hạn với tiềm năng nguyên liệu ở mức trung bình dẫn đến sự bị

động về nguyên liệu. Trước tình hình “nhược nhiều hơn ưu” và để giải quyết vấn

đề đầu ra, các doanh nghiệp cần nghĩ đến việc chú trọng đến chất lượng, đồng thời

xác định nhu cầu của những thị trường tiềm năng khác.

Nhu cầu gỗ viên nén trên thế giới

Trên thế giới, sản xuất và thương mại sản phẩm gỗ viên nén để làm nguồn

năng lượng tái tạo đã tăng đáng kể từ năm 2008. Nhu cầu gỗ viên nén ở Châu Âu

bị chi phối bởi các chính sách giảm phát thải khí nhà kính và tăng sử dụng các

nguồn năng lượng tái tạo. Rất nhiều nhà sản xuất năng lượng Châu Âu đã chuyển

đổi hoặc đang trong quá trình chuyển đổi các nhà máy điện than đốt sang sinh khối

dưới dạng viên nén gỗ để đáp ứng mục tiêu sử dụng 20% năng lượng tái tạo vào

năm 2020. Ở Châu Á, nhu cầu gỗ viên nến ở những thị trường mạnh như Hàn

Quốc và Nhật Bản cũng đang gia tăng với cùng lý do sử dụng năng lượng tái tạo.

Ưu điểm của gỗ viên nén là bền vững, mật độ lớn và hiệu quả nhiên liệu cao

hơn so với đốt gỗ thô. Trong khi giá thành đắt gần gấp đôi gỗ chưa chế biến thì

hàm lượng nhiên liệu của gỗ viên nến lại cao gấp đôi so với gỗ tự nhiên. Lượng

phát thải C02 và các hợp chất cacbon khác của gỗ viên nén so với than và các

nguyên liệu hóa thạch khác cũng thấp hơn nhiều. Ngoài ra, đối với thương mại,

việc chế biến gỗ thành dạng viên nén giúp cho việc vận chuyển trở nên dễ dàng

hơn. Tuy nhiên, không giống như than, gỗ viên nén phải được giữ khô trong quá

trình lưu kho và vận chuyển. Các thiết bị và cơ sở vật chất đặc biệt như toa xe có

bạt che, băng tải kín và những loại nhà kho che chắn trước mọi điều kiện thời tiết

khác đều cần thiết. Các cơ sở xử lý gỗ viên nén cũng phải có thiết bị để giảm thiểu

bụi và nguy cơ cháy. Chính vì vậy, giá thành gỗ viên nén so với than không hề rẻ.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 1/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

15

Hình 2. Tiêu thụ và thương mại gỗ viên nén toàn cầu, giai đoạn 2001 - 2014 (nguồn: Hawkins

Wright, Hiệp hội gỗ viên nén Canada và Cục thông tin thương mại toàn cầu tổng hợp đến ngày

15/11/2014).

Châu Âu – thị trường tiềm năng song cũng đầy thách thức

Nhu cầu sử dụng gỗ viên nén trên toàn thế giới bị chi phối bởi các chính

sách tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Ở Châu Âu, đó là Chỉ thị Năng

lượng Tái tạo (Renewable Energy Directive - gọi tắt là RED) được Quốc hội Châu

Âu thông qua vào ngày 23/4/2009. RED quy định các mục tiêu cụ thể nhằm giảm

20% phát thải khí nhà kính, tương đương sử dụng 20% năng lượng tái tạo và 20%

cải thiện hiệu quả năng lượng. Các tiêu chí về nhiên liệu sinh học trong RED quy

định giảm phát thải khí nhà kính tối thiểu theo thời gian, giải quyết vấn đề sử dụng

đất và tác động đến môi trường, đồng thời đòi hỏi tuân thủ các tiêu chuẩn về kinh

tế xã hội như tiêu chuẩn ILO. Theo các tiêu chí bền vững của RED, nhiên liệu sinh

học phải giảm phát thải khí nhà kính ban đầu là 35%, từ năm 2017 trở đi là ít nhất

50% so với nhiên liệu thông thường ở các nhà máy đang hoạt động và ít nhất 60%

ở các nhà máy lắp mới. Tiêu chí này cấm sử dụng sinh khối từ rừng nguyên sinh

hoặc rừng không có xáo trộn sinh thái đáng kể, các khu vực được bảo vệ, vùng

đồng cỏ đa dạng sinh học cao, vùng ngập nước hoặc khu vực rừng giàu than như

vùng ngập nước, vùng đất than bùn hoặc vùng rừng trải rộng. Ủy ban Châu Âu

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Doanh nghiệp và TBT Bản tin số 1/2016 …………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………….

16

quy định các phương pháp chi tiết và các giá trị cố định khi tính toán phát thải khí

nhà kính từ các loại chất đốt khác nhau, trong đó có nhiên liệu sinh học làm từ vật

liệu xenlulo như gỗ. Những tiêu chí bền vững này áp dụng cho tất cả các nhiên

liệu sinh học tiêu thụ ở Châu Âu dù được sản xuất tại đây hay nhập khẩu.

Như vậy, để xuất khẩu vào châu Âu, sản phẩm gỗ viên nén của Việt Nam

phải thỏa mãn các tiêu chí trên, và phải đạt được các tiêu chuẩn rất khắt khe.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc của gỗ được sử dụng

để sản xuất ra sản phẩm, tức là phải có chứng chỉ FSC (Forest Stewardship

Council – Hội đồng Quản lý Rừng) để chứng minh sản phẩm đến từ nguồn rừng

được quản lý tốt, có lợi ích về môi trường, xã hội, kinh tế.

Với tình hình về nguồn lực hiện nay của các doanh nghiệp, việc đáp ứng

được các yêu cầu trên không hề đơn giản, song cũng không phải là bất khả thi. Về

lâu dài, nếu các doanh nghiệp có thể đề cao yếu tố môi trường, cải tiến chất lượng

sản phẩm, quy trình sản xuất theo hướng xuất khẩu sang thị trường khó tính như

Châu Âu, đồng thời tìm hiểu rõ quy định cụ thể về sản phẩm này ở mỗi thị trường

quốc gia cụ thể thì bài toán khó sẽ sớm có đáp án.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 1/2016

……………………………………………………………………………………..

17

Họp tổng kết đánh giá hoạt động của Ban liên ngành TBT năm 2015

Ngày 18/12/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi họp tổng kết

đánh giá hoạt động của Ban liên ngành hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

năm 2015. Tham dự buổi họp có ông Nguyễn Nam Hải - Phó Tổng cục trưởng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; bà Lê Bích Ngọc- Phó Giám đốc phụ

trách Văn phòng TBT Việt Nam; các thành viên Ban liên ngành TBT; các Điểm

TBT thuộc Mạng lưới TBT Việt Nam; đại diện một số cơ quan có liên quan của

Bộ Khoa học Công nghệ và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Bà Lê Bích Ngọc – Phó Giám đốc phụ trách Văn phòng TBT phát biểu tại buổi họp

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được Bộ Khoa học và Công nghệ

giao là đầu mối trong việc theo dõi Đề án TBT giai đoạn 2011 - 2015. Đề án TBT

giai đoạn 2011 - 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10 tháng 5 năm

2011 với mục tiêu góp phần thực hiện các chính sách vĩ mô trong phát triển kinh tế

- xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và nâng cao năng lực

của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong việc thực thi các quyền và nghĩa vụ theo

quy định của Hiệp định WTO/TBT đồng thời bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích

chính đáng của Việt Nam.

Đề án bao gồm 06 dự án, thực hiện các nhiệm vụ như hoàn thiện cơ sở pháp

lý làm nền tảng cho hoạt động về hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 1/2016

……………………………………………………………………………………..

18

2011 – 2015; Xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt

động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiệp định TBT

và pháp luật Việt Nam; Không gây ảnh hưởng tới an toàn cho con người, động vật,

thực vật; Bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ doanh nghiệp áp

dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy

xuất khẩu, nhập khẩu; Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản

lý nhà nước và tổ chức kỹ thuật trong xây dựng và triển khai các biện pháp kỹ

thuật trong thương mại; Duy trì và nâng cao năng lực Ban liên ngành TBT, Mạng

lưới TBT Việt Nam; Và nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền

về vai trò và ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với sản xuất,

kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa. Đến nay, việc triển khai thực hiện

Đề án của các Bộ và địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định như:

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Nâng cao năng lực và chuyên môn của

cán bộ về TBT nhằm đáp ứng nghĩa vụ minh bạch hóa. Các hoạt động tuyên

truyền, phổ biến đã giúp các cơ quan quản lý nắm rõ và thực thi quyền và nghĩa vụ

theo Hiệp định TBT từ đó xây dựng ban hành chính sách phù hợp với các quy định

của WTO, góp phần giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh cho doanh nghiệp

trong nước và nước ngoài cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng

khi tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn

quốc tế.

Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhận thức được sự ảnh hưởng của

hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của doanh

nghiệp mình, được cung cấp thông tin kịp thời và chuyên sâu về các quy định vào

hàng rào kỹ thuật của các nước thành viên WTO nói chung cũng như của các thị

trường xuất khẩu trọng điểm. Doanh nghiệp tiếp cận được các cơ sở dữ liệu về

TBT của các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tra cứu và khai thác thông tin một

cách dễ dàng và thuận tiện hơn, góp phần nâng cao năng lực và đáp ứng các yêu

cầu kỹ thuật của các thị trường này qua đó giúp cải thiện được khả năng tiếp cận

và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế như:

Việc thực hiện đề án ở giai đoạn này vẫn còn chưa đi vào hệ thống và chưa thực sự

hiệu quả một phần do chậm trễ trong việc cấp kinh phí, nhiều Bộ và địa phương

chỉ mới triển khai đề án trong một thời gian ngắn hoặc vẫn chưa triển khai được đề

án. Việc triển khai các dự án thuộc đề án là không đồng đều, ví dụ các Bộ chỉ tập

trung chủ yếu vào các dự án mà Bộ mình chủ trì như dự án 2 và 3 của Bộ Công

thương, dự án 5 và 6 của Bộ Khoa học Công nghệ và ở các địa phương; Các nội

dung chủ yếu là thực hiện chức năng thường xuyên và chưa thực sự có nhiều tính

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 1/2016

……………………………………………………………………………………..

19

chất nghiên cứu khoa học; Các Bộ chưa chú trọng nhiệm vụ hoàn thiện cơ sở pháp

lý làm nền tảng cho hoạt động về hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn

2011 – 2015.

Ngoài ra, sự phối hợp của các doanh nghiệp với cơ quan nhà nước trong tìm

hiểu, phản ứng, đối phó với các rào cản kỹ thuật còn yếu, có quá ít phản ứng của

các doanh nghiệp trước những thông báo về những hàng rào kỹ thuật mà các nước

dự kiến áp dụng do mạng lưới TBT cảnh báo. Nguyên nhân của thực tế này có thể

do doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề nhưng cũng có thể do phương thức

cảnh báo của mạng lưới TBT chưa đủ thu hút mối quan tâm của các doanh nghiệp.

Đồng thời trong nhiều báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương đề cập đến trình

độ cán bộ làm việc trong lĩnh vực TBT cũng là một trở ngại, cán bộ lâu năm thì

ngoại ngữ, tin học hạn chế còn cán bộ trẻ thì lại thiếu về nghiệp vụ, chuyên môn

kỹ thuật và phần lớn cán bộ làm việc trong Mạng lưới TBT là kiêm nhiệm, thành

viên Ban liên ngành là các cán bộ cấp quản lý nên thiếu thời gian để làm nghiên

cứu, vì vậy thiếu tính ổn định trong hoạt động.

Ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng Việt Nam cùng các thành viên trong Ban liên ngành TBT

Báo cáo tại buổi họp, bà Lê Bích Ngọc – Phó Giám đốc phụ trách Văn

phòng TBT Việt Nam cho biết: “ Là đơn vị đầu mối và qua quá trình theo dõi các

vấn đề TBT khi điều phối hoạt động, Văn phòng TBT Việt Nam có một số kiến

nghị đề xuất cho năm 2016: Duy trì và phát huy những nhiệm vụ đạt hiệu quả,

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam Bản tin số 1/2016

……………………………………………………………………………………..

20

khắc phục những mặt hạn chế của năm 2015; Tăng cường xử lý thông tin của nước

ngoài để thực hiện nhiều tin cảnh báo gửi các cơ quan liên quan; Tổng kết đề án

TBT giai đoạn 2011 – 2015; Kiện toàn hoạt động của Ban liên ngành TBT và

Mạng lưới TBT Việt Nam; Và tham mưu, tư vấn việc xây dựng, triển khai cổng

thông tin TBT chính thức cũng như cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa

phương khi vận hành cổng thông tin”.

Kết thúc buổi họp, ông Nguyễn Nam Hải – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng giai đoạn 2016 – 2020 cần có sự đánh

giá lại vị trí và vai trò của hoạt động TBT khi giai đoạn tới sẽ đẩy mạnh hội nhập,

tự do thương mại hóa và đồng thời xác định lại nội dung, nhiệm vụ của TBT rõ

rang hơn để có các cơ chế cho hoạt động TBT tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tuyên

truyền nâng cao nhận thức ngay cả với các cấp quản lý cần phải được tăng cường

và tiếp tục nâng cao nhận thức của doanh nghiệp đối với việc thực thi đề án TBT.

BẢN TIN TBT VIỆT NAM

Mục Lục: Bản tin số 1/2016 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

21

Trong số này: Trang

1. Vấn đề hôm nay

- Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific

Partnership, TPP) và sự tham gia của Việt Nam

1

2. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

- Danh mục thông báo nhận được từ 15/12/2015 - 15/01/2016 3

- Thông báo của một số nước cần quan tâm 5

- Danh mục văn bản QPPL và QCKT mới ban hành 10

3. Doanh nghiệp và TBT

- Thị trường gỗ viên nén Châu Âu với cho doanh nghiệp Việt: khó

nhưng giàu tiềm năng

13

4. Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam

- Họp tổng kết đánh giá hoạt động của Ban liên ngành TBT năm

2015

17