27
ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................. 3 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN................................ 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY.......................4 1.1.1 Bản chất của sấy................................4 1.1.2 Mục đích của quá trình sấy......................4 1.1.3 Phân loại.......................................4 1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy..............4 1.2 CÔNG NGHỆ SẤY NẤM BÀO NGƯ.........................6 1.2.1 Giới thiệu về nấm bào ngư.......................6 1.2.2 Sơ đồ và thuyết minh qui trình sấy:.............8 1.2.2.1 Sơ đồ qui trình:..............................8 1.2.2.2 Qui trình sấy được thuyết minh như sau:.......8 1.2.3 Phương pháp và chế độ sấy.......................9 CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CỦA HỆ THỐNG SẤY................................................ 10 2.1 CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU.............................10 2.1.1 Vật liệu sấy...................................10 2.1.2 Tác nhân sấy: khôngkhí.........................10 2.2. TÍNH TOÁN........................................12 2.2.1 Tính cân bằng vật chất:........................12 2.2.2 Tính cân bằng năng lượng.......................12 2.2.3 Tính thiết bị chính:...........................13 SVTH: NHÓM 3 TRANG 1

do an Quyen (3)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN..............................................................................4

1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY...........................................................4

1.1.1 Bản chất của sấy..............................................................................................4

1.1.2 Mục đích của quá trình sấy..............................................................................4

1.1.3 Phân loại..........................................................................................................4

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy................................................................4

1.2 CÔNG NGHỆ SẤY NẤM BÀO NGƯ................................................................6

1.2.1 Giới thiệu về nấm bào ngư..............................................................................6

1.2.2 Sơ đồ và thuyết minh qui trình sấy:.................................................................8

1.2.2.1 Sơ đồ qui trình:.............................................................................................8

1.2.2.2 Qui trình sấy được thuyết minh như sau:.....................................................8

1.2.3 Phương pháp và chế độ sấy.............................................................................9

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CỦA HỆ THỐNG

SẤY.....................................................................................................................10

2.1 CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU............................................................................10

2.1.1 Vật liệu sấy....................................................................................................10

2.1.2 Tác nhân sấy: khôngkhí............................................................................10

2.2. TÍNH TOÁN.......................................................................................................12

2.2.1 Tính cân bằng vật chất:..................................................................................12

2.2.2 Tính cân bằng năng lượng.............................................................................12

2.2.3 Tính thiết bị chính:........................................................................................13

2.2.3.2 Khối lượng khay:........................................................................................14

2.2.3 Hầm sấy:........................................................................................................14

CHƯƠNG III: CHỌN THIẾT BỊ PHỤ..........................................................16

SVTH: NHÓM 3 TRANG 1

Page 2: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ3.1. Thiết bị Caloripher...........................................................................................16

3.2. Chọn quạt............................................................................................................17

3.3. Chọn động cơ kéo tời..........................................................................................17

3.4. Thiết bị cyclon....................................................................................................18

KẾT LUẬN........................................................................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................20

SVTH: NHÓM 3 TRANG 2

Page 3: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

MỞ ĐẦU

Sấy là quá trình dùng nhiệt năng để làm bay hơi nước ra khỏi vật liệu rắn hoặc

lỏng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp quá trình vận chuyển, bao

gói được thuận tiện

Sấy là một quá trình công nghệ được sử dụng rất nhiều trong sản xuất thực

phẩm.Sản phẩm sau quá trình sấy có độ ẩm thích hợp.Ngày nay việc trồng nấm bào

ngư cũng rất phổ biến trong ngành nông nghiệp nên việc chế biến và bảo quản rất quan

trọng. Và hiện nay cách bảo quản phổ biến nhất được sử dụng là sấy bằng các hệ thống

sấy khác nhau. Ttrong đồ án này nhóm em chọn trình bàythiết kế hầm sấy nấm bào

ngư.

Với đề tài của đồ án là:

“Tính toán thiết kế máy hầm dùng để sấy nấm bào ngư, năng suất 300kg nấm

khô/h”

Máy sấy: loại hầm sấy(Tuy-Nen)

SVTH: NHÓM 3 TRANG 3

Page 4: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẤY

1.1.1 Bản chất của sấy

Sấy là quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng nhiệt.Mục đích của quá

trình sấy là làm giảm khối lượng của vật liệu, tăng độ bền và bảo quản được tốt.

Trong quá trình sấy nước được cho bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ do sự khuếch tán

bởi sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu và bởi sự chênh lệch áp

suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường chung quanh.

Sấy là quá trình không ổn định, độ ẩm của vật liệu thay đổi theo không gian và

thời gian.

1.1.2 Mục đích của quá trình sấy

Chế biến: có thể dùng phương pháp sấy để sản xuất các mặt hàng ăn liền.

Vận chuyển: do khi ta tách bớt ẩm ra khỏi vật liệu thì khối lượng của nó giảm

rất nhiều nên quá trình vận chuyển đơn giản và giảm chi phí.

Kéo dài thời gian bảo quản: lượng nước tự do trong thực phẩm là môi trường

cần thiết cho vi sinh vật và enzyme hoạt động. Do đó sấy làm giảm lượng ẩm

có trong vật liệu nên kéo dài thời gian bảo quản, làm cho chất lượng sản phẩm

sấy ít bị thay đổi trong thời gian bảo quản với điều kiện bảo quản tốt.

1.1.3 Phân loại

Phân loại các phương pháp sấy theo phương thức cung cấp nhiệt:

Phương pháp sấy đối lưu.

Phương pháp sấy bức xạ.

Phương pháp sấy tiếp xúc.

Phương pháp sấy bằng điện trường dòng cao tần.

Phương pháp sấy thăng hoa.

1.1.4 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy

Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí: Trong các điều kiện khác nhau không đổi

như độ ẩm không khí, tốc độ gió…, việc nâng cao nhiệt độ sẽ làm tăng nhanh

tốc độ sấy. Nhưng nhiệt độ làm khô cao sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng

sản phẩm, dễ làm cho nguyên liệu bị chín và gây nên sự tạo màng cứng ở lớp

bề ngoài cản trở tới sự chuyển động của nước từ lớp bên trong ra bề mặt

ngoài.Nhưng với nhiệt độ làm khô quá thấp, dưới giới hạn cho phép thì quá

SVTH: NHÓM 3 TRANG 4

Page 5: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊtrình làm khô sẽ chậm lại dẫn đến sự thối rữa, hủy hoại nguyên liệu.Khi sấy ở

những nhiệt độ khác nhau thì nguyên liệu có những biến đổi khác nhau.Nếu

nhiệt độ cao hơn nữa thì nguyên liệu có thể bị cháy làm mất giá trị dinh dưỡng

và mất giá trị cảm quan của sản phẩm.

Ảnh hưởng của tốc độ chuyển động không khí: Tốc độ chuyển động của không

khí có ảnh hưởng lớn đến quá trình sấy, tốc độ gió quá lớn hoặc quá nhỏ đều

không có lợi cho quá trình sấy. Vì tốc độ chuyển động của không khí quá lớn

khó giữ nhiệt lượng trên nguyên liệu để cân bằng quá trình sấy, còn tốc độ quá

nhỏ sẽ làm cho quá trình sấy chậm lại. Hướng gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến

quá trình làm khô, khi hướng gió song song với bề mặt nguyên liệu thì tốc độ

làm khô rất nhanh.

Ảnh  hưởng của độ ẩm tương đối của không khí. Độ ẩm tương đối của không

khí cũng là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến quá trình làm khô, độ ẩm của

không khí càng lớn thì quá trình làm khô sẽ chậm lại.

Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu: Kích thước nguyên liệu cũng ảnh

hưởng đến quá trình sấy. Nguyên liệu càng bé, càng mỏng thì tốc độ sấy càng

nhanh, nhưng nếu nguyên liệu có kích thước quá bé và quá mỏng sẽ làm cho

nguyên liệu bị cong, dễ gãy vỡ.

Ảnh hưởng của bản thân nguyên liệu: Tùy vào bản thân nguyên liệu mà người

ta chọn chế độ làm khô cho phù hợp, cần phải xét đến thành phần hóa học của

nguyên liệu như: nước, lipit, protein, chất khoáng, Vitamin, kết cấu tổ chức

chắc hay lỏng lẻo...

SVTH: NHÓM 3 TRANG 5

Page 6: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ1.2 CÔNG NGHỆ SẤY NẤM BÀO NGƯ

1.2.1 Giới thiệu về nấm bào ngư

Nguồn gốc nấm bào ngư:Nấm bào ngư (danh pháp:Pleurotus ostreatus) là một

loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Nấm bào ngư còn có tên là nấm sò,

nấm hương trắng, nấm dai... và có 2 nhóm lớn: nhóm chịu nhiệt (nấm kết quả

thể từ 200C – 300C) và nhóm chịu lạnh (nấm kết quả thể từ 150C – 250C).

Nó được trồng lần đầu ở Đức để ăn trong thế chiến 1 nhưng mãi cho đến năm

1970 nấm bào ngư mới được nuôi trồng đại trà khắp thế giới, tuy nhiên việc

trồng được ghi chép trong tài liệu đầu tiên là bởi Kaufert. Loài nấm này mọc

trên các thân cây khô hoặc suy yếu, thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình

bậc thang.Có 3 loại nấm bào ngư chủ yếu:Nấm bào ngư trắng, nấm bào ngư

xám, nấm bào ngư Nhật.

Thành phần: Các loài nấm bào ngư pleurotus là nguồn thực phẩm bổ dưỡng quý

giá với hàm lượng protein cao tới 33 - 43% sinh khối khô, thành phần acid amin

phong phú, có đủ các acid amin không thay thế, bên cạnh đó là các thành phần

gluxid, vitamin, khoáng chất, acid béo (chủ yếu là acid không no, acid hữu

cơ)... 

Cấu tạo:Cơ quan sinh sản có cấu tạo đặc biệt gọi là tai nấm. Tai nấm chủ yếu

gồm mũ và cuống.Mũ thường có dạng nón hay phễu, với cuống dính ở giữa hay

SVTH: NHÓM 3 TRANG 6

Hình 1.1: nấm bào ngư tươi

Page 7: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊbên. Mặt dưới mũ của nhóm này cấu tạo bởi các phiến mỏng xếp sát vào nhau

như hình nan quạt. Ở một số trường hợp, phiến còn kéo dài từ mũ xuống cuống.

Bào tử tập chung ở phía dưới cấu trúc đặc biệt gọi là mũ nấm hay tai nấm. Mũ

nấm thường có cuống nâng lên cao để có thể nhờ gió đưa bào tử bay xa.Bào tử

nảy mầm lại cho hệ sợi mới. Đời sống của nấm ra 2 giai đoạn là: giai đoạn tăng

trưởng (hay sinh dưỡng) là tản dinh dưỡng, và giai đoạn quả thể (hay cơ quan

sinh bào tử hữu tính của nấm, giai đoạn sinh thực) là tản nấm sinh sản.

Lợi ích của nấm bào ngư:Bào tử tập chung ở phía dưới cấu trúc đặc biệt gọi là

mũ nấm hay tai nấm. Mũ nấm thường có cuống nâng lên cao để có thể nhờ gió

đưa bào tử bay xa.Bào tử nảy mầm lại cho hệ sợi mới. Đời sống của nấm ra 2

giai đoạn là: giai đoạn tăng trưởng (hay sinh dưỡng) là tản dinh dưỡng, và giai

đoạn quả thể (hay cơ quan sinh bào tử hữu tính của nấm, giai đoạn sinh thực)

là tản nấm sinh sản.

SVTH: NHÓM 3 TRANG 7

Page 8: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ1.2.2 Sơ đồ và thuyết minh qui trình sấy:

1.2.2.1 Sơ đồ qui trình:

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ

Thiết bị: Để thực hiện quá trình sấy, người ta sử dụng hệ thống gồm nhiều thiết

bị chính và thiết bị phụ. Trong đồ án này ta sử dụng các loại thiết bị như sau:

Thiết bị chính: Hầm sấy, xe goòng

Thiết bị phụ: Quạt đẩy, caloripher, quạt hút, tời kéo,cyclon

1.2.2.2 Qui trình sấy được thuyết minh như sau:

Nguyên liệu:

Nấm bào ngư được xếp lên các khay, các khay lần lượt được xếp vào xe

goòng.Các xe goòng được chuyển vào trong hầm sấy (vì có bộ phận tời kéo nên

việc vận chuyển xe goòng vào hầm sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn), đóng cửa

hầm, tác nhân sấy được đưa vào hầm và quá trình sấy bắt đầu.

Sau mỗi 15 phút, mở cửa vào và cửa ra của hầm sấy. Dùng tời kéo xe goòng ra

khỏi hầm đồng thời đẩy một xe goòng mới vào hầm. Tiếp tục tiến hành như vậy

SVTH: NHÓM 3 TRANG 8

Page 9: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊsau 6 giờ ta sấy xong 1 mẻ với năng suất 300 kg/giờ.

Tác nhân sấy:

Không khí bên ngoài được đưa vào caloriphe nhờ quạt đẩy. Tại caloriphe không

khí được đốt nóng lên đến nhiệt độ cần thiết (caloriphe dùng chất tải nhiệt là

hơi nước).Sau đó không khí được dẫn vào hầm sấy.

Nhiệt độ không khí tại đầu hầm sấy sao cho phù hợp với vật liệu đem sấy (phải

nhỏ hơn nhiệt độ cao nhất mà vật liệu có thể chịu được).Trong hầm sấy, không

khí nóng đi xuyên qua các lỗ lưới của khay đựng vật liệu và tiếp xúc đều với

vật liệu sấy.

Ẩm của vật liệu sẽ bốc hơi nhờ nhiệt của dòng khí nóng trên.Quạt hút được đặt

cuối hầm sấy để hút tác nhân sấy ra khỏi hầm và đưa vào cylone lắng bụi sau đó

thảy ra ngoài.

Yêu cầu:

Vật liệu phải đảm bảo chất lượng cao.

Sản phẩm thu được:Màu sắc: trắng đều, không có đốm nâu đen trên bề mặt.

Độ ẩm: không quá 5%

Tiêu tốn năng lượng ít và chi phí vận hành thấp.

1.2.3 Phương pháp và chế độ sấy

Lựa chọn phương pháp sấy: Trong mỗi phương pháp sấy sẽ có nhiều phương thức

khác nhau. Ở đồ án sấy này phương pháp sấy được sử dụng là cấp nhiệt theo cách đối

lưu (tức là việc cấp nhiệt cho vật ẩm thực hiện bằng cách trao đổi nhiệt đối lưu (tự

nhiên hay cưỡng bức), môi chất sấy làm nhiệm vụ cấp nhiệt.

Chọn chế độ sấy: Liên tục

SVTH: NHÓM 3 TRANG 9

Page 10: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT ẨM CỦA HỆ THỐNG

SẤY

2.1 CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU

2.1.1 Vật liệu sấy

Địa điểm sấy: TP.HCM

Nhiệt độ sấy: 70oC

Độ ẩm nguyên liệu trước khi sấy w1 = 90% = 0,9

Độ ẩm nguyên liệu sau khi sấy: w2 = 5% = 0,05

Năng suất: G2 = 300kg/h

Nhiệt độ môi trường sấy: to = 27oC

Độ ẩm môi trường: φo = 83%

Thời gian sấy 6h

Độ ẩm cân bằng: wcb=8%

Độ ẩm

tới hạn: w=

w1

1.8+wcb=

901 .8

+8=58 %

2.1.2 Tác nhân sấy: khôngkhí

Trạng thái A: Trước khi vào Caloripher

Không khí tại Tp. HCM có to = 27 có độ ẩm tương đối ϕ=83 %

Áp suất riêng phần:Ph1 = 21,55mmHg

Trạng thái B: Trước khi vào hầm: chọn nhiệt độ sấy t =700C.

Trạng thái C: Sau khi ra khỏi hầm

Sấy lý thuyết: tra đồ thị ramdzim ta được bảng sau

Thông số A ( điểm ban đầu) Điểm B Điểm C

Nhiệt độ(0C) 27 70 42

Độ ẩm tương đối (%) 83 9 60

Hàm lượng hơi ẩm d(g/kgkkk) 19,3 19,3 30,6

Enthanpy H(kJ/kgkkk) 18,2 28,2 28,2

Áp suất riêng phần Ph(nnHg) 21,55 33,62 33,62

Áp suất bão hòa Pb (mmHg) 36,2 50,8 50,8

SVTH: NHÓM 3 TRANG 10

Bảng 2.1. Thông số của quá trình sấy

Page 11: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ Khi chọn nhiệt độ sấy là 700C thì tra giản đồ ta được nhiệt độ bầu ướt khoảng

340C nhỏ hơn nhiệt độ bề mặt của vật liệu sẽ không làm cháy vật liệu trong

quá trình sấy.Thời gian sấy: 6h/mẻ.

2.2. TÍNH TOÁN

2.2.1 Tính cân bằng vật chất:

Khối lượng vật liệu sấy vào thiết bị:

G1=G2

100−w2

100−w1=300 100−5

100−90=2850 (kg/h )

[3]

Lượng ẩm bốc hơi: W= G1 – G2= 2850 - 300 = 2550 (kg/h) [3]

Năng suất nguyên liệu cho 1 mẻ:

G0=G1∗τ=2850∗6=17100( kg/me ) [3]

Lượng không khí khô tổn thất:

l= 1d2−d0

= 10 ,0306−0 ,0193

=88 ,5(kgkkk /kgam)[3]

Lượng không khí cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩm vật liệu:

L=W ×l=2550×88 , 5=225675( kgkkk /h ) [3]

2.2.2 Tính cân bằng năng lượng

Dựa vào đồ thị H-d ta tra được các thông số:

d1 = 19,3 (g/kgkkk)

d2 = 30,6 (g/kgkkk)

H0 = 18,2 (kcal/kgkkk)

H2 = 28,2 (kcal/kgkkk)

Nhiệt lượng cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩm trong quá trình sấy lý thuyết:

q=H2−Ho

d2−d0×4 ,18×1000

¿28 , 2−18 ,230 , 6−19 ,3

×4 ,18×1000=3699 ,12(kJ /kg )

[4]

Nhiệt lượng cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩm trong 1 giờ:

Q = q x W = 3699,12 x2550 = 9432756 (kJ/h) = 2620,21(kJ/s) = 2620,21 (KW) [4]

SVTH: NHÓM 3 TRANG 11

Page 12: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊNhiệt lượng tổn thất ra môi trường trong 1s:

QMT = 10% x Q = 10% x 2620,21 = 262,021 (KW) [4]

Nhiệt lượng của caloriphe:

QC = Q + QMT = 2620,21+262,021 = 2882,231 (KW) = 2882231(W) [4]

2.2.3 Tính thiết bị chính:

2.2.3.1 Xe goòng:

Chọn kích thước xe goòng:

Chiều cao toàn bộ của xe: hx=1,8m

Chiều cao làm việc của xe: h1=1,6m

Chiều dài xe: lx= 2m

Chiều rộng xe: bx=1,7m

Tính số khay trong mỗi xe goòng:

Khoảng cách giữa 2 tầng khay: h2=0,05m

Số tầng khay trong 1 xe: n=

h1

h2= 1,6

0 ,05=32

(tầng khay)

Hình 2.1: xe sấy

SVTH: NHÓM 3 TRANG 12

Page 13: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ Số khay trong 1 tầng: m = 1 khay

Số khay trong 1 xe goòng: s = m * n = 1* 32= 32(khay)

Lượng nấm bào ngưtrên mỗi xe goòng, mỗi khay chứa 11,5kg nấm bào ngư

gv= 11,5 * 32 = 368(kg nấm/xe)

Số xe goòng cần cho 1 mẻ sấy:nx=

G0

gv=17100

368≈46 (xe )

Tính khối lượng xe goòng:

Khối lượng khung xe:

Cần 4 thanh đứng 1,6m; 4 thanh ngang 2m; 4 thanh dọc 1,7m. Các thanh làm

bằng inox 304, có kích thước

Khối lượng thực tế 1m inox 304 nặng 0,7kg

Khung xe gòong nặng: 0,7*(4*1,6+4*2+4*1,7) = 21,2kg

Khối lượng bánh xe goòng: 12,08kg. Khối lượng bánh xe goòng đường kính

70cm nặng 2kg kèm 2 ổ bi, mỗi ổ nặng 0,5kg, 1 miếng cao su chịu va đập

0,02kg/miếng. Vậy mỗi bánh nặng 3,02kg, mỗi xe có 4 bánh nên nặng 12,08kg.

2.2.3.2 Khối lượng khay:

Khung khay làm bằng inox 304 kích thước 15*15*2mm có 2 thanh dài 1,95m

và 2 thanh ngang 1,65m

Khối lượng thực tế 1m inox 304 nặng 0,7kg

Tổng khối lượng khung khay là: 0,7* ( 2 *1,65 + 2 * 1,95) = 7,2 (kg)

Mỗi khay có tấm lưới ở đáy, kích thước lỗ 30x30mm, làm bằng inox, kích

thước tấm lưới 1,65*1,95m; khối lượng 1,3kg/tấm.

Khối lượng 1 khay: Gk = 7,2 +1,3 = 8,5 (kg)

Tổng khối lượng 32 khay trên 1 xe = 32* 8,5 = 272(kg)

Khối lượng 1 xe goòng chưa chở nấm bào ngư:

21,2 + 12,08 + 272 = 305.28 (kg)

Khối lượng 1 xe goòng có chởnấm bào ngư: 305,28 + 368= 673,28(kg)

2.2.3 Hầm sấy:

Chiều dài hầm sấy: Lh= nx * lx + L1 + L2 [1]

Với L1 là khoảng cách 2 xe, L2 là khoảng cách 2 đầu hầm, thường lấy L1+ L2=0,5lx

Vậy Lh = 46 * 2 + 0,5 * 2 = 93(m)

Chiều rộng hầm sấy: Bh = bx + 2b1= 1,7 + 2*0,05 = 1,8 (m) [1]

SVTH: NHÓM 3 TRANG 13

Page 14: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊb1: khoảng trống bên hông xe tới vách tường.

Chiều cao hầm sấy: Hh = Bh +Hx =1,8 + 0,1 = 1,9 (m) [1]

Hx : là khoảng trống từ xe tới trần

Hầm sấy được xây bằng gạch có chiều dày = 0,3m; 2 lớp hồ vữa mỗi lớp dày

δ 2=δ3=0 ,025 m phủ 2 bên lớp gạch.

Chiều rộng phủ bì của hầm:

B=Bh+2×(δ1+2×δ 2 )=1,8+2×(0,3+2×0 , 025)=2,5(m) [1]

Chiều dài phủ bì của hầm: L = 93 + 2 x (0,3 + 2 x 0.025) = 93,7 (m)

Trần hầm sấy có lớp bêtông dày δ 4=0 ,35 m

Chiều cao phủ bì của hầm: = 1,9+ 0,35 = 2,25(m) [1]

SVTH: NHÓM 3 TRANG 14

Page 15: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

CHƯƠNG III: CHỌN THIẾT BỊ PHỤ

3.1. Thiết bị Caloripher

Caloriher là thiết bị dùng để đốt nóng không khí trước khi đưa không khí vào

hầm sấy. Trong kỹ thuật sấy thường dùng 2 loại caloripher: caloripher khí-hơi và

caloripher khí khói. Ở đây ta sấy nấm bào ngư bằng hầm sấy với nhiệt độ tác nhân sấy

không quá cao nên ta chọn loại caloripher khí-hơi.

Caloripher khí-hơi là thiết bị trao đổi nhiệt có vách ngăn. Trong ống là hơi bão

hòa ngưng tụ, ngoài ống là không khí chuyển động. Do hệ số trao đổi nhiệt khi ngưng

tụ của hơi nước rất lớn so với hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa mặt ngoài của ống

với không khí . Vì vậy, phía không khí thường được làm cánh để tăng cường truyền

nhiệt. Hơi nước trong ống có áp suất không cao; nhiệt độ bão hòa của hơi nước là th=

80 .

SVTH: NHÓM 3 TRANG 15

Hình 3.1: thiết bị caloriphe

Page 16: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

3.2. Chọn quạt

Quạt là thiết bị vận chuyển tác nhân sấy trong hệ thống sấy. Để chọn loại quạt

có số hiệu bao nhiêu cần phải xác định được:

Trở lực mà quạt phải khắc phục…

Năng suất của quạt Q.

3.3. Chọn động cơ kéo tời

SVTH: NHÓM 3 TRANG 16

Hình 3.3: động cơ kéo tời

Hình 3.2: quạt li tâm

Page 17: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

3.4. Thiết bị cyclon

Cấu tạo Cyclon: Cyclon là thiết bị hình trụ tròn có miệng dẫn khí vào ở phía trên.

Không khí vào cyclon sẽ chảy xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của vỏ hình

trụ. Xuống tới phần phễu, dòng khí sẽ chuyển động ngược lên trên theo đường xoắn ốc

và qua ống tâm thoát ra ngoài.

Nguyên lý hoạt động: Hạt bụi trong dòng không khí chảy xoáy sẽ bị cuốn theo

dòng khí vào chuyển động xoáy. Lực ly tâm gây tác động làm hạt bụi sẽ rời xa tâm

quay và tiến về vỏ ngoài cyclon. Đồng thời, hạt bụi sẽ chịu tác động của sức cản

không khí theo chiều ngược với hướng chuyển động, kết quả là hạt bụi dịch chuyển

dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng và rơi xuống phễu thu.

Ở đó, hạt bụi đi qua thiết bị xả đi ra ngoài.

SVTH: NHÓM 3 TRANG 17

Hình 3.4: thiết bị lọc bụi cyclon

Page 18: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

KẾT LUẬN

Các tính toán trên đây không tránh khỏi các sai số do nhiều nguyên nhân. Do đó

đồ án chỉ có tính tham khảo trước khi tiến hành xây dựng thực tế.

Khi xây dựng trong thực tế sẽ có nhiều nguyên nhân tác động khác mà ta không

thể lường trước được.Nhưng cũng tùy trường hợp mà ta sẽ linh động sắp xếp sao cho

phù hợp với quá trình sấy.

Do thời gian hạn chế nên chúng em chỉ thiết kế thiết bị chính hầm sấy nấm bào

ngư, còn thiết bị phụ chưa tìm hiểu rõ, chỉ co tính chất tham khảo qua.

Hệ thống này có nhược điểm là chỉ áp dụng tốt cho điều kiện ở miền Nam Việt

Nam do điều kiện khí hậu, nếu đem áp dụng cho các vùng có khí hậu quá khác biệt sẽ

không thể sử dụng được.

SVTH: NHÓM 3 TRANG 18

Page 19: do an Quyen (3)

ĐỒ ÁN MÔN KỸ THUẬT THỰC PHẨM GVHD: ĐÀO THANH KHÊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS-TSKH Trần Xoa, TS Nguyễn Trọng Khuông,” Sổ tay quá trình thiết bị

công nghệ hóa chất tập 1”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

[2] PGS-TSKH Trần Xoa, TS Nguyễn Trọng Khuông,” Sổ tay quá trình thiết bị

công nghệ hóa chất tập 2”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội.

[3] Trần Văn Phú,”Tính toán và thiết kế hệ thống sấy”, NXB Giáo Dục

[4] TS.Đào Thanh Khê, “ Bài giảng kỹ thuật thục phẩm 2” NXB Đại học Công

Nghiệp TP. HCM.

[5] Phan Văn Thơm, “sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến thực phẩm đa

dụng”, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Viện Đào Tạo Mở Rộng.

[6] Nguyễn Thị Phương – Lê Song Giang “ cơ lưu chất”, lưu hành nội bộ Đại Học

Bách Khoa TPHCM.

SVTH: NHÓM 3 TRANG 19