An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

Embed Size (px)

Citation preview

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    1/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    2/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    3/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    4/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    5/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    6/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    7/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    8/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    9/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    10/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    11/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    12/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    13/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    14/324

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    15/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 15

    v.v… đều do những k ẻ lầm lạc ngụy tạo, chớ nên niệm. K ẻ ngu chẳng biếtniệm kinh Đại Thừa (tức là các kinh A Di Đà Kinh, Vô Lượ ng Thọ Kinh, Quán VôLượ ng Thọ Phật Kinh, Tâm Kinh, Kim Cang, Dược Sư, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm v.v...) Ngả lòng tin theo các thứ ngụy kinhngụy tạo mù quángấy, ắt phải làm những chuyện hoàn thọ sanh, phá địangục, phá huyết hồ mới an tâm được! Có ngườ i hiểu lý nói những kinhấy làngụy tạo, cũng chẳng chịu tin. Phải biết: Làm Phật sự thì chỉ có niệm Phật làcông đức lớ n nhất. Nên dùng tiền làm chuyện hoàn thọ sanh, phá địa ngục, phá huyết hồ9 để thỉnh vị Tăng có chánh niệm niệm Phật thì lợ i ích lớ n lắm.

    Ngườ i niệm Phật nên ăn chay trườ ng. Nếu như chưa thể thì nên giữ LụcTrai, hoặc Thậ p Trai (mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 là Lục Trai. Thêm vào ngày mồngMột, 18, 24, 28 thì thành Thậ p Trai. Gặ p tháng thiếu thì ăn lên trước đó một ngày. Lạicòn tháng Giêng, tháng Năm, tháng Chín là ba tháng chay, nên ăn chay trườ ng, làm cáccông đức). Từ giảm dần đến vĩnh viễn dứt ăn mặn thì mớ i hợ p lý. Tuychưa

    dứt được ăn mặn, hãy nên mua thịt làm sẵn, đừng sát sanh trong nhà. Dotrong nhà thườ ng nguyện cát tườ ng (tốt lành, may mắn), nếu hằng ngày sátsanh thì nhàấy liền tr ở thành nơi giết chóc. Nơi giết chóc chính là chỗ oánquỷ tụ hội, chẳng tốt lành, [điều này] quan tr ọng lắm! Do vậy, phải kiêng sátsanh trong nhà.

    sâu năm trăm (không rõ năm trăm cái gì? Năm trăm tấc chăng?),biể n cả d ậ y sóng gió, thỉnh đượ c kinh Diệu Sa. Phật, Phật, Phật, ba mươi sáu vạn ứ c

    Phật, hai mươi chín ngàn vô số Phật, năm trăm tạng hằ ng hà sa số Phật,tám vạn thông minh trí huệ Phật, niệm đức Đương Lai Di Lặc Phật, hế t thả ycác Phật trong Tinh Tú thiên cung, Phật nhiều như nhữ ng hạt bụi nhỏ nhặttrên mặt đấ t, Phật nhiều như nhữ ng hạt mưa li ti trong bả y ngày bảy đêm, Phật nhiều như số cát đọng hai bên bờ sông, Phật nhiều như số lá trongvườ n thiên hạ , cành cành lá lá quang minh Phật, đứ c Phật Thế Tôn trong pháp hội Linh Sơn, ông bà cha mẹ bảy đờ i Phật, hế t thả y Phật trong ba đờ i,có ai trì niệm kinh Diệu Sa, hiề m r ằ ng trên cầu thấ y phân minh! Bố n quyể n Diệu Sa là một t ạng, thiên hạ qu ỷ thần chẳ ng dám xâm phạm, Di Đà đồng t ử cầm chuông vàng, l ắ c liề n mấ y tiếng địa ng ục tr ố ng r ỗ ng, Diêm La thiên t ử đượ c thành Phật, hế t thảy chúng sanh lìa địa ng ục”. Chúng tôi không tìmđượ c tài liệu về bản kinh Phân Châu.9 Phá địa ngục, phá huyết hồ là những lễ lạc do tà sư Trung Hoa bày ra. Họ làm những mô hình địa ngục, hồ máu bằng giấy, r ồi tăng chúng đọc kinh, vẽ bùa, đốt bùa, chạy quanh đàn tràng, hô hoán điều động quỷ thần, dùng tíchtrượng đục thủng địa ngục, hồ máu, cho r ằng làm như thế sẽ cứu đượ c vonglinh ra khỏi địa ngục.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    16/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 16

    Ngườ i niệm Phật nên khuyên cha mẹ niệm Phật cầu sanh Tây Phương,nhưng muốn cho cha mẹ lúc lâm chung quyết định vãng sanh Tây Phươngmà không nói sẵn cho quyến thuộc biết về việc tr ợ niệm lâm chung, và lợ i -hại của việc phô trươngmù quáng và khóc lóc sẽ chẳng thể đượ c! Vì vậy,muốn cho cha mẹ khi lâm chung được hưở ng sự lợ i ích do quyến thuộc tr ợ niệm, chẳng bị cái hại phá hoại chánh niệm, nhưng lúc thườ ng ngày khôngnói cho họ biết sự lợ i ích của việc niệm Phật, khiến cho ai nấy đều thườ ngniệm, sẽ không thể được! Như thế chẳng những có ích cho cha mẹ mà thậtsự còn có ích cho những quyến thuộc hiện đời, con cháu đờ i sau. Lâm chungtr ợ niệm bất luận già - tr ẻ đều nên như vậy, xem cuốn Sức Chung TânLương10 sẽ tự biết (Thượ ng Hải Phật Học Thư Cục, chùa Báo Quốc ở Tô Châu đều có bán cuốnấy).

    Nữ nhân khi sanh nở thường đau đớ n chẳng kham nổi, [nếu] mấy ngàychưa sanh rất có thể bị mất mạng. Lại có ngườ i sanh xong bị băng huyết, đủ

    mọi nỗi nguy hiểm, và con cái mắc chứng kinh phong chậm hay gấ p, đủ mọinỗi nguy hiểm. Nếu nhằm lúc sắ p sanh, hãy chí thành khẩn thiết niệm ratiếng rõ ràng“nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, chớ nên niệm thầm trong tâm, bở i niệm thầm sức nhỏ, nên cảmứng cũng nhỏ. Lại do lúcấy dùng sức đẩyđứa con ra, nếu thầm niệm thì r ất có thể do bế khí mà thành bệnh. Nếu chíthành khẩn thiết niệm chắc chắn chẳng bị đau đớn, khó sanh và băng huyếtsau khi sanh,đứa con mắc các chứng kinh phong v.v… Dẫu cho khó sanhđến tột bậc, người đãsắ p chết, hãy nên dạy sản phụ ấy và những người chămsóc chung quanh đều cùng niệm Quán Thế Âm ra tiếng, ngườ i nhà dẫu ở phòng khác cũng đều có thể niệm, chắc chắn công phu chưa đến một khắc

    10 Sức Chung Tân Lương (những hướ ng dẫn trong việc lo liệu cho ngườ i lâmchung) là một tác phẩm do ông Lý Viên Tịnh soạn vớ i nội dung hướ ng dẫncách thức chuẩn bị cho thờ i khắc lâm chung và phương pháp trợ niệm nhằmđảm bảo ngườ i tu Tịnh nghiệ p lúc lâm chung không bị phá hoại chánh niệm.Sách này chia làm bốn phần:1) Sức Chung Chương Trình: ngườ i tu Tịnh Độ phải dặn dò gia đình, bạn bècách xử trí như thế nào khi ngườ i ấy lâm chung, cách thức tr ợ niệm, an tángsao cho ngườ i chết giữ đượ c chánh niệm.2) Sức Chung Ngôn Luận: Tậ p hợ p những lờ i dạy về chuẩn bị lâm chungcủa các cổ đức.3). Dự Tri Lợ i Hại: những phân tích về lẽ lợ i hại khi lâm chung như khôngnên khóc lóc, sát sanh, không bày vẽ phô trương như buộc ngườ i chết ngồixế p bằng, thay áo, tắm r ửa trong khingườ i sắ p chết còn đang thở hắt ra.4) Sức Chung Thật Hiệu: Những bằng chứng vãng sanh do dự bị chu đáocho phút lâm chung.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    17/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 17

    liền đượ c an nhiên sanh nở . Ngoại đạo chẳng hiểu lý, chấ p chết vào một pháp cung kính, chẳng biết căn cứ vào sự để luận lý, đến nỗi những bà cụ niệm Phật coi sanh nở là chuyện đáng sợ , dẫu là con gái ruột, con dâu cũngchẳng dám nhìn đến, huống chi là dám dạy họ niệm Quán Âm ư? Phải biếtBồ Tát mang tâm cứu khổ, lúc sắ p sanh tuy lõa lồ, bất tịnh,nhưng là chuyệnkhông thể nào tránh đượ c, chứ không phải là do cố ý luông tuồng, chẳngnhững [niệm Quán Âm khiấy] không có tội lỗi gì, mà lại còn gieo được đạithiện căn cho cả mẹ lẫn con. Nghĩa này đức Phật dạy trong kinh Dượ c Sư,chứ không phải là ý kiến ức đoán của tôi, chẳng qua tôi chỉ đề xướ ng màthôi! (Kinh Dược Sư nói về thệ nguyện công đức Phật Dược Sư, cho nên dạy niệm PhậtDược Sư. Nhưng danh hiệu Quán Âm ai nấy đều biết cho nên bất tất phải niệm PhậtDược Sư, cứ niệm Quán Âm cũng đượ c).

    Nữ nhân từ mười hai, mườ i ba tuổi cho đến bốn mươi tám, bốn mươichín tuổi đều có kinh nguyệt. Có k ẻ nói“trong lúc có kinh không đượ c lễ bái,

    trì tụng!” Lờ i ấy chẳng thông tình lý. Ngườ i có kinh ngắn ngày thì hai bangày là hết, có người kéo dài đến sáu bảy ngày mớ i hết. Ngườ i tu trìắt phảiniệm niệm không gián đoạn, lẽ đâu vì một tật nhỏ tr ờ i sanhấy để r ồi bỏ bêviệc tu trì ư? Nay tôi nói: Trong lúc có kinh, chỉ nên lễ bái ít hơn(nên ít lễ bái,chứ không phải là tuyệt đối chẳng đượ c làm lễ), niệm Phật, tụng kinh đều theo nhưlệ thường. Nên thườ ng thay vải dơ (băng vệ sinh). Nếu tay sờ vào vải dơ,hãy nên r ửa sạch, chớ dùng tay đã chạm đồ dơ để lật kinh và thắp hương.Phật pháp thì pháp nào cũng viênthông, ngoại đạo chỉ chấ p vào lý ngoài rìa. Người đời đa phần chỉ tin lờ i ngoại đạo, chẳng biết đến chánh lý trong Phật pháp. Vì thế, khiến cho hết thảy đồng nhân chẳng thể đượ c nhuần thấm lợ iích nơi pháp.

    Quán Thế Âm Bồ Tát thệ nguyện r ộng sâu, theo tiếng cứu khổ. Nếu gặ p phải những hoạn nạn như đao binh, nướ c, lửa, đói kém, sâu rầy, châu chấu,ôn dịch, hạn hán, lụt lội, giặc cướ p, oan gia, ác thú, r ắn độc, ác quỷ, yêu mị, bệnh tật do oán nghiệ p, tiểu nhân hãm hại…. mà có thể phát tâm sửa lỗihướ ng thiện, tự lợ i lợi ngườ i, chí thành khẩn thiết niệm Quán Thế Âm, niệmniệm không gián đoạn, chắc chắn sẽ đượ c Ngài từ bi che chở , chẳng bị nguyhiểm gì. Nếu vẫn giữ tấm lòng chẳng lành, dẫu có xưng niệm, chẳng qua chỉ tạm gieo căn lành cho vị lai, chẳng đượ c cảm ứng trong hiện thờ i. Bở i lẽ

    Phật, Bồ Tát đều là thành tựu thiện niệm cho ngườ i, tr ọn chẳng thành tựu ácniệm cho ngườ i. Nếu chẳng phát tâm sửa lỗi hướ ng thiện, lầm lạc muốnniệm danh hiệu Phật, Bồ Tát để mong thành tựu ác sự cho mình thì quyếtđịnh không đượ c cảmứng, chớ có dấy lên cáitâm điên đảoấy!

    Niệm Phật khẩn yếu nhất là giữ vẹn luân thườ ng, tr ọn hết bổn phận, dứtlòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, giữ tấm lòng tốt, nói lờ i tốt lành, làm chuyện tốt đẹ p. Có sức làm đượ c thì tích

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    18/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 18

    cực làm, chẳng thể làm được thì cũng phải phát thiện tâmấy, hoặc khuyênngườ i có sức làm, hoặc thấy ngườ i khác làm bèn phát tâm hoan hỷ, thốt lờ ikhen ngợi thì cũng là thuộc về công đức nơi tâm và miệng. Nếu chẳng thể tự làm đượ c, thấy ngườ i khác làm bèn sanh ganh ghét, liền thành ra tâm hạnhtiểu nhân gian ác, chắc chắn bị tổn phướ c, giảm thọ, chẳng đượ c k ết quả tốtlành, hãy nên thống thiết răn dè. Chẳng đượ c làm chuyện giả dối để đượ ctiếng, buôn danh chuốc dự, tâm hạnh ấy quả thật bị thiên địa quỷ thần đềucùng ghét. Nếu có thì phải sửa đổi, nếu không thì càng thêm cố gắng.

    Trong đờ i có k ẻ nữ chẳng hiểu chí lý (lý tột cùng), hoặc chẳng hiếu đốivớ i cha mẹ chồng, lừa dối, khinh miệt chồng, nuông chiều con cái mù quáng,ngược đãi tôi tớ , hoặc là mẹ k ế ngược đãi con cái đờ i vợ trướ c, chẳng biếthiếu dưỡ ng cha mẹ chồng, kính tr ọng chồng, dạy con cái, r ộng rãi vớ i tôi tớ ,nuôi dạy, chăm sóc con cái vợ trướ c, [chẳng biết những điều ấy] quả thật làđạo thánh hiền trong thế gian, mà cũng là pháp vun bồi cái gốc trong nhàPhật. Đầy đủ công đức này, do tu tậ p Tịnh nghiệ p chắc chắn danh dự ngàycàng cao, phước tăng, tuổi thọ lâu dài, lâm chung đượ c Phật tiế p dẫn lênthẳng chín phẩm sen. Phải biết: Có nhân chắc chắn có quả. Nếu mình đãgieo cái nhân hiếu kính từ ái, sẽ tự hưở ng cái quả hiếu kính từ ái. Vì ngườ ichính là vì mình, hại ngườ i còn tệ hơn tự hại mình. Vì thế, phải tận hết chức phận của chính mình để mong Phật - tr ờ i cùng soi xét.

    Tr ẻ nhỏ từ lúc có sự hiểu biết, liền dạy cho chúng đạo hiếu, đễ, trung, tín,lễ, nghĩa, liêm, sỉ, và những sự nhân quả ba đờ i, luân hồi lục đạo khiến chochúng biết tâm của chính chúng nó trong từng hơi thở đều thông vớ i tâm củatr ời, đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát. Khở i lên một niệm bất chánh, làm mộtchuyện bất chánh đã sớ m bị tr ời, đất, quỷ thần, Phật, Bồ Tát thấy biết tườ ngtận, như đối trước gương sáng đều hiện ra hình bóng xấu không thể tr ốntránh đượ c, ngõ hầu chúng nó biết kiêng sợ , gắng làm người lương thiện.Bất luận là ai, dẫu là tôi tớ , tr ẻ nhỏ, cũng chẳng được phép đánh chửi. Dạychúng tôn kính bậc tôn trưở ng, giữ phận người dướ i. Phải chú tr ọng dạychúng nó kính tiếc giấy có viết chữ, yêu tiếc ngũ cốc, y phục, đồ đạc, thươngtiếc che chở trùng kiến, cấm ngặt ăn vặt để khỏi bị bệnh. Dạy được như thế thì phần đông chắc chắn tr ở thành ngườ i hiền thiện. Nếu lúc nhỏ để mặctheo thói quen, điều gì cũng chẳng giáo huấn, lớ n lên không thành hạng tầmthường cũng thành phườ ng tr ộm cướ p. Lúcấy có hối cũng chẳng có ích gì!Cổ nhân nói:“Giáo phụ sơ lai, giáo nhi anh hài” (Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở ban sơ mớ i về), bở i lẽ do huân tậ p sẽ tr ở thành bản tánh nên phải cẩn thận ngay từ đầu. Thiên hạ yên hay loạn đều bắt nguồn từ đây; chớ nghĩ lão tăng nói chuyện viễn vông, không quan hệ, khẩn yếu chi!

    Quang đã già rồi, tinh thần ngày càng suy yếu, không có sức tr ả lời thưgởi đến. Chỉ vì đường bưu điện thuận tiện khiến cho xa - gần nghe lầm hư

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    19/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 19

    danh, thườ ng gởi thư đến hỏi mãi. Nếu nhất loạt chẳng phúc đáp, cũng cảmthấy phụ lòng ngườ i hỏi đến. Nếu phúc đáp từng thư một, thật chẳng có đủ tinh thần [làm như vậy]. Vì thế, cho in bức thư dài này, phàm những gì liênquan đến chuyện tu trì vàđạo lậ p thân, xử thế, thờ cha mẹ, dạy con, đều nóiđại lượ c. Sau này có ai gởi thư đến, dùng thư này gở i lại. Nếu có một haichuyện chi đặc biệt liền phê vàothư gởi đến mấy chữ để đôi bên thấu hiểutình nhau, chẳng đến nỗi nhọc nhằn quá đáng. Nếu muốn thông hiểu sâu xakinh giáo, xin hãy thỉnh giáo nơi những bậc pháp sư thông hiểu sâu xa dựngcao tràng pháp. Nên biết r ằng: Ngườ i thông hiểu sâu xa kinh giáo chưa chắcđã liễu sanh tử ngay trong đờ i này. Nếu muốn liễu sanh tử ngay trong đờ inày, hãy nên chú tr ọng nơi tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương.

    2. Thư gởi cư sĩ Quách Trang Ngộ (năm Dân Quốc 21 - 1932)

    Nhận được thư của thầy Minh Đạo, biết cư sĩ có chí lớ n. Nếu muốn liễusanh thoát tử ngay trong đờ i này thì Quang chẳng ngại làm cái mốc chuẩn để nặn đất, chạm gỗ. Nếu muốn thông hiểu sâu xa kinh giáo và triệt ngộ tự tâmthì [cái mốc chuẩn để] nặn đất, chạm gỗ của Quang chẳng dùng đượ c! Nay“đem sai lầm đáp tạ sai lầm”, đặt pháp danh chocư sĩ là Huệ Trang. Trang làkính. Một pháp K ính chính là căn bản để học đạo thế gian lẫn xuất thế gian. Nếu chẳng tr ọng lòng kính, giữ lòng thành, dù có sở ngộ, vẫn chẳng thể đượ c lợ i ích thật sự. Hễ rơi vào cuồng huệ, chắc chắn khó thể sự lý viên

    dung. Thiên chấ p lý tánh, chẳng tr ọng tu trì, tuy thấy lý chẳng lầm, cũngchẳng khác gì tà ma, ngoại đạo cho mấy! Huống chi đã chấ p lý phế sự thì cáilý đượ c ngộ cũng khó thể thích đáng.Do vậy, nói:“ Bấ t quý t ử kiến địa, chỉ quý t ử hành lý” (Chẳng quý chỗ kiến địa của ông, chỉ quý chỗ ông thựchiện). Đấy chính là bẫy sậ p lớn cho ngườ i thông minh trong cả cõi đờ i;chẳng mắc phải bệnh này mới đáng gọi là thông minh. Nếu không, thôngminh lại bị thông minh làm cho lầm lạc, biến thành hạng ngườ i tự lầm, lầmngười. Quang đã già rồi, chẳng nên thườ ng gởi thư đến nữa. Hễ gởi thư đếnchỉ dùng bức thư dài đã in để hồi đáp, nhất loạt chẳng giải thích cho riêng aiđể khỏi mệt nhọc quá đỗi, mà cũng chẳng có lợi gì cho ngườ i. Không lâunữa, sẽ có sách Tịnh Độ Thậ p Yếu bản mớ i in và bức thư dài gởi đến, khôngcần phải viết thư nữa. Ngoài nguyên bản sách Thậ p Yếu ra, còn có kèmthêm mấy cuốn sách cần thiết khác, thật sự là những sách vở quan tr ọng nhấtcho việc tu Tịnh nghiệ p.

    3. Trả lờ i thư cư sĩ Châu Mạnh Do hỏi về bốn câu “Sắc bất dị Không”trong Tâm Kinh

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    20/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 20

    (Năm Dân Quốc 26 - 1937)

    Mấy câu này chính là Đại Sĩ đem tướ ng của Ngũ Uẩn Đều Không dochính Ngài đã thấy thấu suốt (chiếu kiến) để dạy ngườ i. Sắc đứng đầu NgũUẩn, vì thế giảng tườ ng tận trướ c. Nói“Sắ c bấ t d ị Không”(Sắc chẳng khácKhông) là vì Sắc tuy có hình tướ ng có thể thấy được, nhưng đó là tướ nghuyễn vọng. Dùng trí Bát Nhãsâu xa để quán chiếu thì bản thể của Sắc là“ bất khả đắc” (tr ọn chẳng thể đượ c), tuy có mà giống như hư không.Chẳngriêng gì bản thể của Sắc là “tr ọn chẳng thể đượ c”, mà Không cũng “tr ọnchẳng thể đượ c!” Do vậy, lại nói “Khôngbấ t d ị S ắc” (Không chẳng khácSắc).Ở đây, lại sợ ngườ i ta hiểu lầm Thế Gian K hông chính là tướ ng củaSắc Không nên nói:“Khôngcũng chẳng có thực tế để được, cũng như Sắctr ọn chẳng thể đượ c!” Ấy là vì Không cũng là pháp thế gian, tuy không cóhình tướ ng, r ỗng rang, tr ống lỗng, nhưng vẫn có tướ ng K hông. Trong Ngũ

    Uẩn, cái Không của Sắc Uẩn chẳng phải là cái Không của hư không. Dovậy,liền nói tiế p: “Khôngbấ t d ị S ắc” (Không chẳng khác Sắc). Vì lìa tr ọn vẹncái Không của tướ ng Không nên nói:“Không bấ t d ị S ắc” (Không chẳngkhác Sắc). Nói đến cái Không của K hông này cũng giống như Sắc “tr ọnchẳng thể đượ c”, chẳng thể hiểu là cái Không tr ống lỗng, r ỗng rang.

    Vẫn sợ chưa hiểu nên lại nói: “Sắ c t ứ c thị Không, Không t ứ c thị S ắc”(Sắc tức là Không, Không tức là Sắc), nghĩa là:“S ắ c t ứ c thị Không ” chẳngthể đượ c, “ Không t ứ c thị S ắ c” chẳng thể đượ c! Sắc - Không này tịch chiếucùng hiển lộ, cùng diệt mất. Sắc - Không“cùng chính là” và “cùng lìa” SắcKhông. Nếu thấy được điều này sẽ đích thânchứng được Chân Như PhậtTánh. Sắc Uẩn đã như thế thì bốn uẩn Thọ, Tưở ng, Hành, Thức cứ theo đómà biết; cho nên không cần nói nữa, chỉ nói “diệc phục như thị”(cũnggiống như thế). Ngũ Uẩn đã như thế thì hết thảy pháp cũng như thế. Cho nênlại nói: Năm Uẩn này đều là tướ ng Không, là tướ ng Không của hết thảy các pháp, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳnggiảm, bản thể của chúng là như thế, chẳng cần phải ướ c theo thánh - phàm,chúng sanh - Phật để nói nữa! Do nó vốn chẳng sanh, do đâu mà có diệt,cũng như có nhơ, sạch, tăng, giảm nữa ư? Vì thế, trong tướ ng Không của các pháp, không có nămuẩn Sắc, Thọ, Tưở ng, Hành, Thức, khôngcó sáu căn

    “mắt, tai, mũi, lưỡ i, thân, ý”, không có sáu tr ần “Sắc, Thanh, Hương, Vị,Xúc, Pháp”, không có sáu thức là Nhãn giớ i (dướ i chữ Nhãn lượ c bỏ chữ Thức), cho đến không có Ý Thức giớ i. Đấy là không có lục phàm pháp giớ i.

    “Vô vô minh, nãi chí vô lão t ử” (Khôngvô minh cho đến không lão tử)là mườ i hai nhân duyên thuộc Lưu Chuyển Môn.“ Diệc vô vô minh t ận, nãichí diệc vô lão t ử t ận”(cũng không có hết vô minh cho đến không có hết giàchết): Đấy chính là mườ i hai nhân duyên thuộc Hoàn Diệt Môn. Đây là

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    21/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 21

    không có Duyên Giác pháp giớ i. “Vô Khổ , T ậ p, Diệt, Đạo”, là không cóThanh Văn pháp giớ i. “Vô Trí”: Trí là độ cuối cùng trong Lục Độ, cho nên[Vô Trí] là không có Bồ Tát pháp giớ i. “ Diệc vô đắ c” (Cũng không có đắc):“Đắ c” chính là Bồ Đề, Niết Bàn, [tức là] không có Phật pháp giớ i. Có k ẻ hiểu cái Không trong câu“Sắ c bấ t d ị Không” là Thật Tướ ng của ChânKhông. Thoạt nhìn có vẻ hợp lý, nhưng xét kỹ hình như không trọn vẹn. Vìsao vậy? Đã là không có Ngũ Uẩn, Lục Nhậ p, Thậ p Nhị Xứ, Thậ p Bát Giớ i,tức lục phàm pháp giớ i của thế gian; lại không có Tứ Đế, Thậ p Nhị NhânDuyên, Trí,Đắc, đó chính là bốn thánh pháp giớ i xuất thế gian. Hết thảy các pháp thánh - phàm đều không, lẽ đâu cáiKhông của thế gian lại chẳngkhông? Do phàm tình lẫn thánh kiến đều không, cho nên có thể viên mãn Bồ Đề, tr ở về cái“không có gì để đượ c” (vô sở đắc). Do“không có gì để đượ c” nên “tâm vô quái ng ại, khủng bố , viễn ly điên đảo, mộng tưở ng, cứ u cánh Niết Bàn” (tâmkhông vướ ng mắc, sợ hãi, xa lìađiên đảo, mộng tưở ng, r ốtráo Niết Bàn).Pháp này chính là pháp r ốt ráo thành Phật của tam thế chư Phật, do trongtướ ng Không của các pháp chẳng có những pháp thánh - phàm, chúng sanh -Phật v.v… cho nêncó thể từ phàm đến thánh tu nhân chứng quả, chứng tr ọnvẹn pháp này.Ví như dựng nhà phải có chỗ tr ống thìngườ i mớ i ở đượ c. Nếunhà chẳng có chỗ tr ống, ngườ i ta làm saoở đượ c? Do Không, nên mớ i cóthể chân tu thực chứng. Nếu chẳng Không, sẽ chẳng có tác dụng này. Dotrong trí Bát Nhã sâu chẳng thấy tướ ng của những thứ tình kiến này nên làVô, chớ hiểu lầm chẳng tu là Vô. Nếu hiểu chẳng tu là Vô sẽ phá hoại chánh pháp của chư Phật, chắc chắn bị đọa mãi trong A Tỳ địa ngục, hãy nên suynghĩ cặn k ẽ! Thuyết này của Quang có chỗ chẳng phù hợ p cách giải thíchcủa người xưa, nhưng ý nghĩa chánh yếu chẳng trái nghịch kinh Phật, cũngcó thể nói là một loại kiến giải “thấ y r ặng, thấy đảnh, thấ y nhân, thấy trí”11 vậy.

    4. Thư răn nhắc những ngườ i mớ i phát tâm học Phật ở quê tôi

    Tôi thườ ng nói:“ Muốn đượ c l ợ i ích thật sự nơi Phật pháp, phải cầu nơicung kính. Có một phần cung kính liền tiêu đượ c một phần t ội nghiệp, tăngmột phần phướ c huệ. Có mườ i phần cung kính, tiêu được mườ i phần t ộinghiệp, tăng mườ i phần phướ c huệ”. Nếu chẳng cung kính mảy may thì

    11 Câu này dựa theo thành ngữ: “Một dãy Lô sơn nhìn ngang là rặng, nhìnd ọc thấy đảnh”và câu “ngườ i nhân thấy là nhân, ngườ i trí thấy là trí”,cùng ngụ ý: Bản thể là một, nhưng tùy theo sự hiểu biết của mỗi ngườ i màlãnh hội khác biệt.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    22/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 22

    tụng kinh niệm Phật tuy chẳng phải là khôngđượ c mảy may lợ i ích nào,nhưng trướ c hết phải chịu cái tội khinh nhờ n, đọa lạc trong tam đồ bao nhiêukiế p! Tội tr ả hết r ồi, sẽ nhờ vào nhân lànhấy lại được nghe pháp tu đạo, ănchay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, liễu sanh thoát tử. Nếu đờ i này cạnlòng thành, dốc hết lòng kínhthì trong đờ i này có thể cậy vào Phật từ lực đớ inghiệ p vãng sanhTây Phương. Hễ đượ c vãng sanh bèn siêu phàm nhậ pthánh, liễu sanh thoát tử, vĩnh viễn lìa các khổ, chỉ hưở ng những sự vui vậy!Con người tu phướ c hay tạo nghiệ p nói chung chẳng ngoài sáu căn, banghiệp. Sáu căn chính làMắt, Tai, Mũi, Lưỡ i, Thân, Ý. Năm căn trướ c thuộcthân nghiệ p, Ýcăn sau cùng thuộc về tâm, tức Ý nghiệ p. Ba nghiệ p là:

    1) Một là Thân Nghiệ p gồm ba thứ, tức sát sanh, tr ộm cắ p, tà dâm. Ba sự này tội nghiệ p cực nặng.

    a. Ngườ i học Phật nên ăn chay, yêu tiếc sanh mạng. Phàm là động vậtđều biết đau đớ n, đều tham sống, sợ chết, chẳng nên sát hại. Nếu giết để ănsẽ k ết thành một sát nghiệp. Đờ i k ế, đờ i sauắt phải bị chúng giết lại. b. Hai là tr ộm cắ p, phàm những vật của ngườ i khác, chớ nên“không chomà lấy”. Tr ộm vật r ẻ tiền là đánh mất nhân cách của chính mình. Tr ộm vậtđáng giá chính là hại thân mạng ngườ i ta. Tr ộm cắ p vật của ngườ i khác tợ hồ chiếm đượ c tiện nghi, [nhưng thật ra] tổn phướ c thọ của chính mình,đánhmất những thứ trong mạng mình lẽ ra phải có so vớ i những thứ ăn tr ộm cònnhiều gấ p bội lần. Nếu dùng mưu chiếm đoạt, hoặc dùng oai thế hiếp đápcướ p lấy, hoặc trông coi [tài sản] cho ngườ i khác r ồi giở thói xấu chiếm lấyđều gọi là “trộm cắp”. Kẻ tr ộm cắ p ắt sanh ra con cái phóng đãng, ngườ iliêm khiết ắt sanh con hiền thiện. Đấy chính là thiên lý nhân quả nhất định!

    c. Ba là tà dâm. Phàm vớ i những k ẻ chẳng phải là thê thiế p của chính ta, bất luận k ẻ ấy hiền lương hay hạ tiện, đều chẳng đượ c cùng họ hành dâm.Hành tà dâm là hoại loạn nhân luân, tức là dùng thân ngườ i làm chuyện súcsanh. Đờ i hiện tại đã thành súc sanh thì đờ i k ế tiế p phải làm súc sanh. Ngườ iđờ i coi chuyện con gáilén lút cùng ngườ i khác là nhục, chẳng biết con trai tàdâm thì cũng [đáng nhục] giống hệt nhưcon gái. K ẻ tà dâmắt sanh ra concái chẳng trinh khiết, ai muốn con cái của chính mình chẳng trinh khiết? Tự mình đã làm chuyện ấy trướ c, con cái bẩm thụ khí phận của chính mình,quyết khó thể đoan chánh chẳng tà! Không những chẳng đượ c tà dâm vớ i bóng sắc bên ngoài, mà ngay cả trong sự chánh dâm giữa vợ chồng cũng nêncó giớ i hạn. Nếu không, chẳng chết sớm thì cũng tàn phế. K ẻ tham ăn nằmkhó có con cái, dù có sanh ra cũng khó thành ngườ i. Dẫu có thành ngườ i thìcũng yếu đuối, chẳng thành tựu gì! Người đờ i coi hành dâm là vui, chẳng biết chỉ sướ ng một khắc, khổ suốt cả đờ i, khổ lây con cái, cháu chắt!

    Ba điều này chẳng làm thì chính là thiện nghiệp nơi thân, nếu làm thìchính là ác nghiệp nơi thân.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    23/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 23

    2) Khẩu Nghiệ p gồm có bốn: Nói dối, nói thêu dệt, ác khẩu, nói đôichiều.

    a. Nói dối là nói lờ i không chân thật. Đã không nói chân thật thì tâmcũng chẳng chân thật, đánh mất nhân cách r ất lớ n.

    b. Nói thêu dệt là nói những lời phong lưu tà vạy, khiến cho k ẻ kháckhở i ý niệm dâm đãng. K ẻ thiếu niên vô tri nghe lâu ngàyắt sẽ bị tà dâmchôn vùi nhân cách, hoặc thủ dâm tổn hại thân mạng. Tuy k ẻ ấy chẳng tàdâm cũngsẽ đọa đại địa ngục. Từ địa ngục ra, hoặc làm lợ n nái, chó cái. Nếu sanh trong loài người, thường làm gái ăn sương, thoạt đầu tr ẻ tuổi xinhđẹp, còn chưa khổ sở lắm. Lâu ngày bệnh phong tình phát ra, khổ chẳng nóinổi. May có đượ c cái miệng này, sao lại khổ sở tự chuốc lấy họa ương chocả ta lẫn ngườ i, chẳng tạo hạnh phúc cho cả mình lẫn ngườ i vậy?

    c. Ác khẩu là nói lờ i hung bạo như đao, như kiếm, khiến chongườ i takhó chịu đựng nổi.

    d. Nói đôi chiều là đòn xóc hai đầu khêu gợ i thị phi, nhỏ thì gây r ốingườ i khác, lớ n thì loạn nướ c.Bốn điều này không làm thì là thiện nghiệp nơi miệng, nếu làm thì là ác

    nghiệp nơi miệng.3) Ý Nghiệ p gồm ba thứ, tức tham dục, sân khuể, ngu si.a. Tham dục là đối vớ i tiền tài, ruộng đất, đồ đạc đều mong gom hết về

    mình, càng nhiều càng hiềm r ằng ít. b. Sân khuể là bất luận chính mìnhđúng hay sai, nếu ngườ i khác chẳng

    thuận ý ta bèn nổi cơn thạnh nộ, chẳng chấ p nhận lý lẽ của ngườ i ta.c. Ngu si không phải là tr ọn chẳng biết gì, mà dẫu là k ẻ đọc hết sách vở

    thế gian, vừa qua mắt liền nhớ , mở miệng thành chương, nhưng chẳng tinnhân quả ba đờ i, lục đạo luân hồi, cho là con ngườ i chết đi thần hồn diệt mất,không còn có đời sau v.v… đều gọi là ngu si! Thứ tri kiến ấy r ối nướ c hạidân còn hơn nước lũ, mãnh thú!

    Chẳng làm ba điều này thì là thiện nghiệp nơi ý, làm ba điều này thì là ácnghiệp nơi ý. Ngườ i Thân - Khẩu - Ý ba nghiệp đều thiện thì công đức dotụng kinh niệm Phật so với ngườ i ba nghiệp đều ác lớ n gấp trăm ngàn lần.

    Ngườ i học Phật nên giữ tấm lòng tốt lành, nói lờ i tốt lành, làm chuyệntốt lành.“Giữ tấm lòng tốt lành”là phàm những ác niệm nghịch tr ờ i trái lý,tổn ngườ i lợi mình đều chẳng cho khở i lên. Nếu khở i lên bèn lậ p tức sanhlòng hổ thẹn, sám hối khiến cho nó tiêu diệt ngay. Phàm những tâm hiếu, đễ,trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ, lợi ngườ i, lợ i vật đều thườ ng gìn giữ, hễ sứclàm đượ c bèn sốt sắng làm. Chẳng thể làm thì tâm cũng thường nghĩ đếnđiều ấy. “ Nói lờ i tốt lành” là phải nói những lời có ích cho ngườ i, hữu íchcho vật; chứ không phải là muốn cho ngườ i khác nghe xongvui sướ ng màgọi là lờ i tốt lành! Như giáo huấn con cái và khuyên ngườ i làm lành, khuyên

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    24/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 24

    ngườ i kiêng ác, khuyên ngườ i giữ vẹn luân thường, khuyên người tu phướ cv.v… “Làm việc tốt lành” là tích cực làm những chuyện hiếu dưỡ ng cha mẹ,tôn kính anh, hòa thuận vớ i họ hàng, sửa đổi phong tục [cho tốt đẹp hơn].Phàm tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, bái sám, các Phật sự đều phải thân tâmcung kính!

    Ngườ i học Phật ban đêm đừng ngủ tr ần truồng, phải mặc áo, quần đùi,tâm thường như đối trướ c Phật. Ăn cơm chớ nên quá mức. Cơm ngon đếnđâu đi nữa chỉ ăn đến mức tám chín phần [là tối đa]. Ăn mườ i phần đã chẳngcó ích chongườ i; ăn mườ i mấy phần ắt tạng phủ bị thương tổn. Thường ănnhư thế nhất định bị đoản thọ. Hễ ăn quá nhiều, tâm hôn tr ầm, thân mỏi mệt,tiêu hóa chẳng k ị p,ắt phải trung tiện. Chuyện trung tiện là chuyện tệ nhất, làchuyện gây nên tội lỗi lớ n nhất. NơiPhật điện, tăng đường, đều phải cungkính; như thắp hương chẳng qua để biểu lộ tấm lòng, chứ xét r ốt ráo ra,chẳng có loại nào đáng xem là hươngcả! Nếu ăn nhiều, vãi trung tiện hếtsức hôi thối, khiến cho hơi thối ấy xông sực Tam Bảo, tương lai ắt sanh làmloài giòi trong hầm phân. Chẳng ăn quá mức sẽ chẳng phóng trung tiện!

    Nếu như dùng chất lạnh, cảm thấy khôngổn, hễ vô sự bèn đi ra chỗ tr ống xả ra, đợi đến khi tan mùi lại quay vào trong thất. Nếu có việc chẳng rangoài đượ c, hãy nên dùng sức k ềm lại, chưa đầy một khắc nó sẽ tan mấttrong bụng. Có ngườ i nói chẳng phóng ra sẽ thành bệnh; lờ i lẽ này còn nặngtội hơn chuyện phóng trung tiện, vạn phần chớ nghe theo.Đức Phật chế giớ iluật chưa nhắc đến sự này; có lẽ cổ nhân thân thể khỏe mạnh, lại không thamăn, không có chuyện này, cho nên không nói đến. Nếu có,ắt Phật phải nói.Chớ nói Phật không cấm cho nên cứ việc phóng, đấy chính là tự cầu đọa lạc,Phật cũng khó cứu!

    Khổng Tử dùng tư cách của bậc thánh nhân triều kiến bậc quốc quân(vua một nướ c) phàm phu, khi sắp lên điện,ở dướ i thềm, còn chẳng dám thở mạnh, huống chi lúc đã vào điện gặ p mặt vua! Vì thế, sách Luận Ngữ chép:“Nhiế p t ề thăng đường, cúc cung như dã. Bình khí tự bấ t t ức dã” (Nâng vạtáo lên điện, khom mình như thế đó, nín hơi như không thở ) (Nhiế p : Nâng.Tề , đọc như Tư 12, nghĩa là vạt áo. Cúc : uốn cong. Bình : giấu kín. Tức : hơithở từ trong mũi. Khổng Tử triều kiến vua, lúc sắp lên điện, trướ c hết đi khom mình. Dokhom mình nên vạt áo trước dài hơ n, cho nên phải nâng hai mép vạt áo lên cách mặt đất

    khoảng chừng một thướ c mớ i chẳng đến nỗi đạ p lên áo, vấ p té, thất lễ. Nghiêm túc đếncùng cực, cho nên hơi thở trong mũi tựa hồ chẳng thoát ra. Hãy thử xem Ngài kiêng dèđến mức độ nào? Người đờ i nay so vớ i Khổng Tử kém xa lắm, vua khiấy so vớ i Phật lạikém thật xa nữa! Phóng trung tiện so vớ i thở ra lại càng khác xa lắm. Im lặng suy nghĩ,khác gì đại địa chẳng có chốn dung thân, há chẳng cực lực lưu tâm ư?) Chúng ta lànghiệ p lực phàm phuở trong Phật điện của bậc Thánh Trung Thánh, Thiên12 Âm Quan Thoại cùng đọc hai chữ này gần giống nhau.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    25/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 25

    Trung Thiên (thánh của các thánh, tr ờ i của các tr ờ i), nơi có đủ Tam Bảo, saodám chẳng kiềm chế, mặc tình trung tiện ư? Tội lỗi ấy lớ n nhất không gìsánh bằng!

    Có lắm k ẻ do chẳng xem nhiều trướ c thuật của cổ đức, nêntưở ng là cổ đức không nói đến. Chẳng biết cổ đức nói r ất khéo, gọi đó là“tiế t hạ khí” (hơi rỉ ra từ bên dướ i). Họ cũng chẳng hiểu câu đó có nghĩa là gì, chẳngthèm để ý. Ba mươi, bốn mươi năm trước, Quang thường nói đến chuyệnnày, sau thử hỏi lại, ngườ i ta chẳng biết là chuyện gì! Do vậy, tốt nhất cứ nóithẳng là “trung tiện”.Trong tuồng hát, hễ chửi ngườ i khác nói buông tuồng bèn nói: “Lời ngươi nói như thả r ắm”. Phàm có chuyện gì kinh sợ, đềuchẳng dám thở mạnh, làm sao còn đánh trung tiện đượ c? Do buông tuồngkhông kiêng dè, nên mớ i trung tiện! Chớ có nói “nhắc đến chuyện trung tiệnnghe không nhã”, thật ra, tôi vì muốn tạo cách cứu ngườ i khỏi bị làm giòitrong hầm phân!

    Sáng dậy và lúc đại tiểu tiện xong, phải r ửa tay. Phàm sờ lên thân, mòxuống chân đều phải r ửa tay. Những tháng mùa Hạ ống quần chớ buôngthùng thình, phải bó lại. Tùy tiện khạc đàm hỉ mũi là chuyện tổn phướ c lớ nlắm! Đất Phật thanh tịnh, chẳng những trong điện đườ ng chẳng đượ c khạcnhổ, hỉ mũi, mà ngay cả trên cuộc đất sạch phía ngoài điện đường cũngchẳng nên khạc nhổ, xỉ mũi. Nhổ trên đất sạch sẽ tạo thành vẻ dơ bẩn! Có k ẻ luông tuồng chẳng kiêng dè, khạc bừa rađất hay khạc lên vách trong phòng!Một gian phòng đẹp đẽ mà khắp đất, đầy tường toàn là đàm. Kẻ ấy khạc đàmđể ra vẻ hống hách, lâu ngày thành bệnh, hằng ngàythườ ng khạc; tinh hoacủa đồ ăn thức uống đều biến thành đàm hết. Nếu chịu nuốt đàm xuống, lâudần không còn đàm nữa. Đấy là cách hay nhất để dùng đàm diệt đàm. Nếuchẳng thể nuốt xuống nên bỏ một cái khăn lau đàm trong tay áo,khạc lên đó xong lại bỏ vào trongtay áo. Cách này cũngvừa mệt ngườ i, lại không sạchsẽ, chẳng bằng nuốt xuống, vừa không mệt ngườ i, vừa chẳng ô uế, lại vĩnhviễn không bị bệnh đàm. Đây là cách hay nhất để tr ị bệnh đàm.

    Ngườ i học Phật nhất cử nhất động đều phải lưu tâm. Đối vớ i việc niệmPhật phải chí thành. Nếu khi nào trong tâm khởi lên đau buồn, đấy cũngchính là tướ ng thiện căn phát hiện, chớ nên để thườ ng xảy ra như thế. Nếukhông, sẽ bị ma bi thương dựa vào. Phàm có chuyện gì thích ý, chớ nênhoan hỷ quá mức. Nếu không,ắt bị ma hoan hỷ dựa. Lúc niệm Phật, mí mắtnên r ủ xuống, chớ nên căng thẳng tinh thần quá mức đến nỗi tâm hỏa bốclên, r ất có thể bị những chứng bệnh ngứa đầu, đau đầu v.v... cần phải điềuhòa cho thích đáng. Niệm lớ n tiếng thì chẳng đượ c cố sức quá mức để khỏi bị bệnh. Lần chuỗi niệm có thể ngừa đượ c sự lười nhác, nhưng lúctịnh tọachẳng đượ c lần chuỗi, hễ lần chuỗi thì ngón tay động nên tâm chẳng địnhđượ c, lâu ngàyắt thành bệnh.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    26/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 26

    Xem kinh luận và các loại sách vở chớ nên vội vã. Phải xem nhiều lần,xem gấ p rút sẽ chẳng thể ngưng lặng đượ c, khó lòng thấu đạt ý chỉ. K ẻ hậusinh hơi thông minh, đượ c một bộ kinh sách bèn quên ăn bỏ ngủ để xem, coimột lần là xong liền. Lần thứ hai không còn hứng thú xem nữa. Dù có xem,cũng giống như vẻ mất hồn ngơ ngẩn. Những loại người này đều chẳng thể thành tựu, hãy nên tận lực ngăn ngừa! Tô Đông Pha nói:“C ựu thư bấ t yế mbách hồi độc. Thục độc thâm tư tử t ự tri” (Sáchcũ trăm lần xem chẳng chán;đọc k ỹ, nghĩ sâu ắt tự biết).

    Khổng Tử là bậc thánh thông minh thiên phú cònđọc kinh Dịch đến độ ba lần đứt lề sách. Với tư cách của Khổng Tử, vừa qua mắt liền thuộc lòng,cần gì phải nhìn vào văn để đọc nữa? Do vậy, ta biết: Nhìn vào văn có điểmr ất tốt. Đọc thuộc thì phần lớ n là miệng đọc qua trơn tru, còn xem văn thìmỗi chữ, mỗi câu đều biết đượ c chỉ thú. Chúng ta nên học theo cách này,chớ nên tỏ vẻ chính mìnhthông minh, chuyên đọc thuộc lòng. Thờ i KhổngTử không có giấy. Hễ viết thì viết trên tấm gỗ hoặc viết trên thẻ tre (trúc giản, tức là thẻ bằng tre). Sáu mươi tư quẻ Dịch do Phục Hy13 vạch ra. PhầnThoán14 mở đầu sáu mươi bốn quẻ do Văn Vương soạn. [Ý nghĩa của] sáuhào trong mỗi quẻ do Châu Công định ra. Ngoài ra, phần Thoán Truyện,Tượ ng Truyện của Thượ ng Kinh, phần Thoán Truyện, Tượ ng Truyện củaHạ Kinh và phần Văn Ngôn của hai quẻ Càn Khôn, Hệ Từ Thượ ng Truyện,Hệ Từ Hạ Truyện, Thuyết Quái Truyện, Tự Quái Truyện, Tạ p Quái Truyện15,

    13 Phục Hy: Còn đượ c gọi là Bào Hy, hoặc Thái Hạo, theo truyền thuyết

    sống vào khoảng 8.000 hoặc 7.500 trướ c Công Nguyên, là một trong ba vị thánh vương (Tam Hoàng, tức Phục Hy, Hoàng Đế, Thần Nông) của Cổ Trung Hoa. Ông và bà Nữ Oa (có thuyết nói họ là anh em, nhưng thườ ngđượ c hiểu là vợ chồng) đượ c coi là thủy tổ của nhân loại trong văn hóa HoaHạ. Theo đó, cả ông và Nữ Oa đều có nửa thân dướ i là r ắn. Ông ta đóng đôtại Uyển Khưu (nay là huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam). Theo thần thoại,Phục Hy lên đàn hình vuông, nghe tiếng gió thổi đến từ tám phía, bèn nghĩra Bát Quái.14 Trong Kinh Dịch, mỗi quẻ có một lờ i giảng tổng quát ý nghĩa của quẻ ấygọi là Thoán. Lờ i giải thích ý nghĩa mỗi một Hào (tức một vạch liền hoặcđứt) trong một quẻ gọi là Hào Từ (tương truyền do Châu Công soạn).15 Kinh Dịch đượ c chia thành hai phần: Thượ ng Kinh gồm 30 quẻ đầu, Hạ Kinh gồm 34 quẻ sau. Thậ p Dực có nghĩa là mười cái cánh. Đa phần các nhàchú giải cho r ằng: Phần Thoán và phần Hào giống như con chim đã trọn vẹnhình r ồi, thêm Thậ p Dực như chắp cánh thêm lông cho con chim đượ c thêmtoàn vẹn. Thờ i cổ, chữ Truyện có nghĩalà lờ i giải thích kinh điển. ThoánTruyện là lờ i giải thích cho rõ ý nghĩa phần Thoán Từ. Tượ ng Truyện là

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    27/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 27

    đượ c gọi chung là Thậ p Dực đều do Khổng Tử biên soạn. Nếu chỉ xét theosố lượ ng chữ thì phần biên soạn của Khổng Tử gấ p mườ i mấy lần phầntr ướ c tác kinh Dịch của Văn Vương, Châu Công. Nhưng Khổng Tử đọc kinhDịch của Văn Vương, Châu Công rốt cuộc đến nỗi dây buộc sách bằng dathuộc bị mòn đứt ba lần, đủ biết số lần đọc chẳng thể tính đếm xuể! Chúngta hằng đọc kinh Phật, trì Phật danh giống như Khổng Tử đọc kinh Dịch ắtsẽ có thể dùng lờ i Phật, phẩm đức của Phật mà un đúc cái tâm nghiệ p thứccủa chính mình tr ở thành trí huệ tạng của Như Lai. Pháp tắc để chuyên tuTịnh Độ gồm có Tịnh Độ ngũ kinh, Tịnh Độ Thậ p Yếu và các trướ c thuậtTịnh Độ, ở đây không ghi đầy đủ nữa!

    5. Thư gở i thầy Minh Bổn(năm Dân Quốc 16 - 1927)

    Căn bệnh chung của cả cõi đờ i hiện thờ i là nhờ công để lợi tư, khiến chodân cùng khốn, nướ c nguy ngậ p, chiến tranh liên miên. Chúng ta xuất gialàm đệ tử Phật, cố nhiên phải lấy lòng bình đẳng đại từ, đại bi của đức Phậtlàm chí hướ ng, chẳng nên giữ mãi thói kiêu mạn tự đại của ngườ i tại gia, coithườ ng hết thảy, mặc tình xử sự, chẳng tuân theo lề lối cũ. Phải nghĩ chúngta đượ c tr ời che đất chở, đượ c cha mẹ giáo dục, nếu chẳng bắt chướ c tấmlòng của tr ời đất, cha mẹ, sẽ thành k ẻ nghịch tr ờ i trái lý, gây nhục sâu xa chođấng sanh thành. Linh Nham16 là đạo tràng cổ đã một ngàn một trăm năm,

    phần giải thích ý nghĩa của Tượng đượ c biểu thị bở i mỗi quẻ (Đại Tượ ng), phần giải thích tượ ng của mỗi hào gọi là Tiểu Tượ ng. Theo cụ Nguyễn HiếnLê, Tượng có nghĩa là hình thái, như câu“tại thiên thành tượ ng, t ại địathành hình” (trên tr ời thành tượng, dưới đất thành hình); nó còn có ý nghĩalà biểu tượng như câu“Thiên thùy tượ ng, kiến cát, hung; thánh nhân tượ ngchi” (Tr ờ i hiện ra hình tượ ng, thấy điềm lành, điềm dữ, thánh nhân phỏngtheo đó lậ p nên biểu tượ ng). Hệ Từ truyện thường đượ c hiểu là phần giảithích chung cho mỗi quẻ và hào. Văn Ngôn Truyện là phần giảng về lờ i kinhvăn, nhưng chỉ chú tr ọng vào ý nghĩa hai quả Thuần Càn và Thuần Khôn.Thuyết Quái Truyện giảng về ý nghĩa tám quẻ đơn (Càn, Khảm, Cấn, Chấn,Tốn, Ly, Khôn, Đoài). Tự Quái Truyện giải thích về thứ tự các quẻ (lý do tạisao lại sắ p các quẻ theo thứ tự đó). Tạ p Quái Truyện giải thích linh tinh về một số quẻ.16 Chùa Linh Nham tên gọi đầy đủ là Linh Nham Sơn Tự, thuộc Ngô Huyện,Tô Châu. Khởi đầu từ Tư Không Lục Ngoạn biến nhà riêng thành chùa,nhưng rất nhỏ. Đến niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời Lương Vũ Đế,chùa mới đượ c mở r ộng và mang tên là Tú Phong Tự. Theo kinh Đại Ai

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    28/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 28

    sau cơn biến loạn tr ở thành chốn hoang tàn. Tuy còn một ít kiến trúc, nhưngkhông có ngườ i chống đỡ , vẫn suy tàn như cũ. May là vào cuối thờ i QuangTự, vị đại hộ pháp họ Nghiêm nghe tiếng thầy Chân17 bèn nghênh thỉnh.Ấylà vì mongSưsẽ khôi phục đạo tràng vậy. Thầy Chân tuy tiế p nhận, hiềmr ằng các sự ràng buộc, chẳng thể đích thân trụ trì. Năm ngoái, Giới pháp sư18 đến đây, Sư mừng tìm được ngườ i bèn giãi bày mọi lẽ, đích thân đưa lên núiđể làm Tr ụ Trì. Lại còn thỉnh vời quan viên, thân sĩ, lên tiếng minh xác biếnchùa này thành chốn thập phương thườ ng tr ụ. Thầy Giớ i phẩm đức, họcnghiệ p, tiếng tăm đều xuất sắc, thật đáng làm khuôn phép cho hàng hậu học. Nay thầy đã đáp ứng lờ i thỉnh cầu [thuyết giảng một khoảng thờ i gian tại] Ngu Sơn, ông hãy nên hết sức gắng công thay thầy Giớ i lãnh chúng tu trì,chớ nên lẩn tránh, lườ i nhác, mongđượ c an nhàn.

    Phàm những ai đến núi nàyở lại đều là người phát tâm tu đạo, ai nấy đều phải tích cực dụng công, khuyến khích, cổ vũ lẫn nhau, hòng đượ c sự lợ i ích

    (ngài Trúc Pháp Hộ dịch), đây chính là đạo tràngứng hóa của Trí Tích Bồ Tát. Vào thờ i Thiên Bảo (742-755) đời Đườ ng Huyền Tông, tổ trung hưngtông Thiên Thai là ngài Đạo Tuân từng tu Pháp Hoa tam-muội tại chùa này.Đầu đờ i Tống, chùa tr ở thành học viện giớ i luật của Luật Tông. Vào thờ i Nguyên Phong (1078-1085), chùa tr ở thành thiền viện. Chùa bị cháy r ụi chỉ còn sót lại một cái tháp đá vào năm Vạn Lịch 18 (1600) đờ i Minh ThầnTông. Sau khi đượ c trùng tu, chùa lại bị loạn quân Thái Bình Thiên Quốc

    đốt phá một lần nữa. Mãi đến năm Tuyên Thống thứ ba (1911), hòa thượ ngChân Đạt mới đứng ra dựng lại chùa như hiện nay.17 Thầy Chân (Chân sư) ở đây chính là hòa thượng Chân Đạt, vị tr ụ trì cócông đứng ra trùng tu Linh Nham vào năm Tuyên Thống thứ ba (1911).18 Pháp sưGiớ i Tr ần (1878-1948) là ngườ i xứ Hán Xuyên, tỉnh Hồ Bắc, họ Khưu, tự là Địch Ngô, xuất gia năm mườ i chín tuổi, chuyên tu khổ hạnh,sống trong núi Chung Nam, toàn tâm toàn ý tu Thiền. Sau Sư chuyên tuniệm Phật. Dướ i thờ i Quang Tự, Sư vào núi Kê Túc ở Vân Nam chuyên tu pháp Ban Châu Niệm Phật. Năm Dân Quốc thứ ba (1914), Sư đến mở Hoa Nghiêm Đại Học tại Hàng Châu. Về sau, Sư bế quan tại chùa Phật Thản ở Thườ ng Thục, ngầm tu Tịnh nghiệp. Năm Dân Quốc thứ chín (1920), cùngvớ i các vị Liễu Tr ần, Từ Châu v.v… lập Hoa Nghiêm Đại Học tại chùa CửuLiênở Hán Khẩu. Sư từng đảm nhiệm Tr ụ Trì chùa Linh Nham một thờ igian. Sư thị tịch vào năm Dân Quốc 37 (1948) tại chùa Cùng Trúcở CônMinh, thọ 71 tuổi, pháp lạp 53 năm. Trướ c tác gồm Hoa Nghiêm Nhất Trích,Hoa Nghiêm Thất Xứ Cửu Hội Đồ, Liên Xã Minh Huấn, Tịnh Tông Yếu Ngữ v.v…

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    29/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 29

    “lệ tr ạch”19, chẳng đượ c rong chơi, chuyện gẫu, cũng như chẳng tuân theoquy củ nhà chùa, tự làm theo ý mình. Chùa này đã là chùa thập phương, concháu của Tam Thánh Đườ ng20 sốngở đây cũng phải tu chung với đại chúng,đều cùng hưở ng nhọc nhằn hay nhàn nhã, đều đồng cam cộng khổ. Nếukhông, sẽ tr ở thành k ẻ quấy loạn Thườ ng Tr ụ, khinh dối thầy Chân. Đã là đồ đệ của thầy Chân thì hãy nênvô cùng đúng pháp để khỏi đến nỗi vì chínhmình chẳng đúng pháp mà khiến cho người ta nói động đến thầy Chân. Naydạy giản lược đại khái để làmcăn cứ hòng duy trì tiền đồ vậy:

    1) Thờ i thế bất ổn, chỉ nên nhất tâm tu đạo, chớ nên vọng động tính xâydựng. Nếu bất đắc dĩ thì chỉ nên xây dựng thêm nho nhỏ, cốt vừa đủ dùng làđượ c, chớ nên xây cất nhiều, mong cho thật r ộng lớ n. Không những vì tàilực không đủ mà còn là để khỏi vì lẽ đó mà bị chuốc họa!

    2) Đường đờ i gian nan, cơm áo ai nấy đều nên tiết kiệm. Chi phí choThườ ng Tr ụ phải dựa theo thâu nhậ p mà chi tiêu. Nếu chẳng tiết kiệm, saunày khó duy trì đượ c. Tất cả các khoản thâu vào chi rađều phải phân minh,chớ nên mua sắm những vật phù phiếm, xa hoa: Một là phí tiền, hai là chuốclấy tiếng chê bai. Phải dành dụm chỗ dư ra để bồi đắ p chỗ thiếu hụt [saunày], chẳng được nói: “Có thầy Chân tiế p tế, cứ mặc tình tiêu xài phù phiếm”.

    3) Khóa tụng hằng ngày nơi Phật đườ ng nên y theo quy củ đã định hiệnthờ i, tu trì thiết thực, nhưng chớ nên một mực chuyên chú dụng công nơi sự tướ ng, mà hãy nên tâm tâm niệm niệm đối tr ị những căn bệnh tậ p khí củachính mình.Làm được như thế thì mớ i thật sự là ngườ i niệm Phật. Nếukhông, sẽ như bọt nướ c vỗ vào tảng đá, hoàn toàn chẳng có tâm đắc chi! Chỉ nên căn cứ theo quy củ Tịnh Độ thông thườ ng, chớ có bày vẽ kiểu cách hoadạng nào khác. Nếu có k ẻ muốn lậ p dị, như đốt ngón tay, [dùng thân] đốtđèn, hãy thỉnh người đó đến chùa A Dục Vương21 mà làm, núi này vĩnh viễnchẳng bày ra thóiấy.

    19 Kinh Dịch có câu“Lệ Tr ạch Đoài, quân tử d ữ bằ ng hữ u giảng t ập” (Lệ Tr ạch Đoài: quân tử cùng bè bạn nghiên cứu, tu tậ p) nên chữ “lệ tr ạch”thường dùng để chỉ bạn bè thân thiết, tốt lành cùng nhau học hỏi, nghiên cứu.20 Tam Thánh Đườ ng tức Tây Phương Tam Thánh Đườ ng, chỉ Niệm PhậtĐường. “Con cháu Tam Thánh Đường” là những vị Tăng chuyên tu Tịnhnghiệ p.21 Chùa A Dục Vương ở trên núi A Dục Vương thuộc huyện Cận tỉnh ChiếtGiang. Theo truyền thuyết, vào năm Thái Khang thứ hai (281) đờ i Tấn VũĐế, có người tên là Lưu Tát Ha xứ Tinh Châu bị hôn mê trên núi, mộng thấymột vị tăng ngườ iẤn Độ, cho biết tội ông ta sẽ đọa địa ngục, r ồi khuyên ôngta nên đến đảnh lễ tháp của A Dục Vương (tháp thờ xá-lợi đức Phật do vua

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    30/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 30

    4) Giớ i pháp sư đãnhận lờ i giảng dạy một thờ i gianở Ngu Sơn, sợ r ằngkhó thể tr ở về ngay được, nhưng danh vị Tr ụ Trì vẫn thuộc về thầy Giớ i,chuyện lãnh chúng tu trì ông tạm thay thế. Phải nên hết sức siêng năng, cẩnthận, khiêm cung, chẳng nên tự đại tự cao. Ông là vãn bối, thay thầy ấytrông nom mọi việc, chẳng được nói năng dường như [chính mình là]vị Tr ụ Trì để đại chúng khâm phục tấm lòng r ỗng rang của ông, đạo tâm càng thêmchân thành, thiết tha.

    5) Phàm xử sự tiế p vật hãy nên khiêm hòa công bình, chẳng đượ c cố chấ p ý kiến của chính mình, mạt sát chánh lý. Cần nhất là mọi ngườ i khíchlệ, khuyên lơnlẫn nhau tu ròng Tịnh nghiệp. Thườ ng giảm lỗi mình, đừng bàn lỗi ngườ i, cực lực đối tr ị căn bệnh tậ p khí. Tậ p khí khử đượ c một phầnthì đạo nghiệ p mớ i tăng đượ c một phần. Chẳng đượ c kiêu ngạo, luông tuồng,hãy chú ý giữ cho đúng chừng mực. Nói chung, phải chịu thương, chịu khó,an bần thủ phận.

    6) Chùa này là chùa thập phương,dù ông mang vật gì đến cũng thuộc về thập phương, nêngiữ tinh thần chí công vô tư. Phàm con cháu của TamThánh Đườ ng tr ụ trong núi này cũng phải đả phá tình cảm riêng, đặt mìnhvào địa vị của mười phươngTăng chúng, chẳng đượ c tự tiện cậy vào ý riêngđể được hưở ng sự ưu đãi, mặc sức phóng túng, hủy hoại quy củ đã thành lậ p. Nếu không, sẽ tr ở thành tội nhân trong Phật pháp, là oan gia của thầy Chân,hãy cho k ẻ đó ra đi để khỏi bị người khác chê cườ i.

    Thờ i sự gian nan, tiền đồ đánglo, nếu chẳng có cách tốt đẹ p thì sao tr ở thành đạo tràng chođượ c? Chỉ sợ ông có lẽ chưa nghĩ tớ i, cho nên mớ i dàidòng một phen. Lúc đầu vốn muốn nói chung chung, sau lại muốn cho rõràng dễ xemnên chia thành sáu điều, chẳng qua nhằm biểu thị tấm lòng nguthành của Quang nhằm bảo vệ đạo tràng Linh Nham, xin chớ vì “vượ t chénthay thớ t ”22 mà chê cườ i thì Linh Nham may mắn lắm, mà thầy Chân cũngmay mắn lắm!

    A Dục kiến tạo, sai quỷ thần đem chôn trong các nơi khắ p Nam Thiệm Bộ Châu, khi nào Phật giáo hưng thạnh nơi ấy, tháp sẽ tự động tr ồi lên) để sámhối các tội. Ông này thức dậy bèn xuất gia, đổi tên là Huệ Đạt. Sư đi tìmtháp khắp nơi, nhưng không thấy, đau lòng than khóc. Một đêm, bỗng nghedưới đất có tiếng chuông vẳng lên. Ba hôm sau, bảo tháp và xá-lợ i từ dướ iđất cùng vọt lên. Huệ Đạt bèn dựng chùa miếu phụng thờ tháp. Đó là cănnguyên của chùa A Dục Vương. Những ngườ i phỏng theo phẩm Dượ cVương Bổn Sự trong kinh Pháp Hoa thường đến trướ c tháp xá-lợ i lễ bái đốtngón tay hay đốt cánh tay để cúng dườ ng.22 “Việt tôn đại tr ở” (vượt chén rượu, thay đổi thớ t) là một thành ngữ,thường dùng dướ i dạng thông dụng hơn là“việt bào đại tr ở” (vượ t quyền

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    31/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 31

    6. Thư trả lời cư sĩ Giác Minh (năm Dân Quốc 23 - 1934)

    Hôm qua nhận được thư bà và thưcủa cư sĩ Phạm Cổ Nông, biết bàđờ itrướ c vốn có thiện căn, nhưng do tập khí văn nhân chưa trừ đượ c, nên gầnnhư chẳng đượ c lợ i ích thật sự! Nay tu tậ p mà vẫn chưa biết mối tương quanr ất lớ n giữa tự lợ i và lợi tha. Đừng nói chi ngườ i ngoài, ngay cả chồng, con,dâu, cháu v.v… của chính mìnhđều nên dạy họ thườ ng niệm Phật hiệu. Mộtlà khiến cho bọn họ cùng gieo thiện căn; đang trong khi cõi đời đại loạn này,nếu chẳng nương tựa vào Phật thì nguy hiểm đáng lo lắm. Hai là nếu lúc bình thườ ng chẳng dạy bọn họ uốn nắn tậ p khí thì một mai kia lúc bà sắ pmất, bọn họ sẽ thuận theo tri kiến thế tục, tính chuyện phô trương, khóc lócmù quáng, dẫu bà có công phu Tịnh nghiệ p có thể tương ứng vớ i Phật, đượ c

    Phật tiế p dẫn, nhưng gặ p phải những hành động đó phá hoại tịnh niệm, chắcchắn vẫn ở lại trong cõi Sa Bà, từ tr ần sa kiế p nàycho đến tr ần sa kiế p khácvẫn bị luân hồi trong sáu nẻo. Do vậy, khuyên quyến thuộc niệm Phật chínhlà một đại sự khẩn yếu nhất.

    Quang là một ông Tăng tầm thườ ng chỉ biết đến cơm cháo, chẳng thể làm cho bàđược hưở ng lợi ích nơi diệu lý của kinh giáo, chỉ có mỗi mộtviệc này do từng tr ải mấy mươi năm là có thể làm cho bàđích thân đượ c lợ iích trong đờ i này. Nếu bà làm theo đượ c, sẽ chẳng khác gì cầu Phật tiế p dẫn bà và quyến thuộc cùng con cháu đời sau. Nay tôi đặt pháp danh cho bà làTriều Giác, có nghĩa là chính bà, quyến thuộc và những ngườ i quen biết đềucùng quy hướng A Di Đà Phật Đại Giác Thế Tôn vậy. Hiện thờ i, phạm vi[hoạt động] của nữ giớ i đượ c nớ i lỏng, nếu chẳng dùng Phật pháp để duy trìthì sau này chẳng biết biến đổi thành ra tình cảnh như thế nào nữa! Bàxưađã có huệ căn, há chẳng dùng chuyện tự lợ i lợi tha này để Tịnh nghiệ p củachính mình đượ c thuần thục, cao đăng thượ ng phẩm hay sao?

    Nay tôi gở i cho bà một bộ Tịnh Độ Thậ p Yếu, đây là loại nguyên bảnchứ không phải là loại trích yếu giản lược đang được lưu hành, một bộ Tịnh

    đầu bế p mà thay cái thớ t). Tổ dùng thành ngữ này vớ i ý tự khiêm, đối vớ iLinh Nham, Ngài chỉ là một vị trưở ng lão danh dự, không phải là ĐươngGia hay Tr ụ Trì, không có tư cách gì lên mặt chỉ dạy vị quyền Tr ụ Trì làthầy Minh Bổn. Ngài khuyên dạy những lời này thì cũng giống như kẻ tự tiện vượ t quyền, dạy dỗ ngườ i khác, cắt đặt quy củ theo ý mình, nên mớ i nóilà “việt tôn đại tr ở”.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    32/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 32

    Độ Thánh Hiền Lục, một bộ Cứu Kiế p Biên23, một bộ Quán Âm Tụng intheo lối mộc bản (Quán Âm Tụng do một đệ tử bỏ tiền in, nhờ một vị Tăng ở NamKinh giảo chánh. Vị này có học thức, giảo chánh khá tốt. Cho đem khắc tại Dương Châu,nhưng do vì chiến tranh, đường bưu điện thườ ng chẳng thông suốt. Đến khi khắc xong,do đường bưu điện không thông nên phải đình lại lâu ngày, sắp đem bản khắc gởi đi thìam của vị Tăng đó bị k ẻ có thế lực đoạt mất. Tâm tình đã loạn, nên chẳng thể xét duyệt,thẩm định đượ c nữa. Về sau, đem in ra bốn tr ăm bộ. In xong xem lại, mớ i biết sai ngoakhá nhiều. Do vậy, phải in riêng một bản đính chánh ghép vào. Xin hãy chú ý dựa theo bản đó mà sửa cho đúng), một bộ Lịch Sử Thống K ỷ24 in bằng lối mộc bản (hai bộ này không cóngườ i lưu thông vì phí tổn lớ n quá) và các thứ khác xếp cho đầy bưu kiện, đều có liên quan đến nhân tâm thế đạo. Lại kèm thêm một lá thưgở i cho khắ p mọi ngườ i, đúng là của báu truyền đờ i của mọi người, văn tự tuy nông cạn, hờ i hợt, nhưng chẳng có một chữ nào vô dụng. Năm ngoái,Phật Quang phân xãở Vụ Nguyên đượ c thành lậ p, một đệ tử xin Quang viếtlờ i tựa. Quang một mực không giữ lại bản thảo, nhưngvớ i bàiấy đặc biệtsao lại đem gởi đi, muốn gở i cho Phật Học Đặc San Xã,nhưng chần chừ chưa gởi. Nay đem gở i tớ i cho bà, xem xong xin chuyển cho cư sĩ Phạm Cổ Nông, bảo với ông ta tôi đã đặt pháp danh cho bàđể Quang khỏi phải viếtthư cho ông ta nữa. Quang già r ồi, do sức túc nghiệ p, sanh ra mới đượ c sáutháng liền bị bệnh mắt, suốt sáu tháng không mở đượ c mắt, không ngớ t tiếngkhóc. Nay đã hơn bảy mươituổi r ồi, gần đây mục lực r ất yếu, từ mùa Đôngnăm ngoáihễ có thư từ gì gởi đến đều dặn sau này đừng gởi thư nữa, thư gở iđến quyết không phúc đáp, để khỏi bị ôm nỗi đau Tây Hà25.

    23

    Cứu Kiế p Biên tên gọi đầy đủ là Phật Học Cứu Kiế p Biên, do ông HứaChỉ Tịnh biên soạn. Nội dung tậ p hợ p những giáo huấn tr ọng yếu để khuyếnthiện tu Tịnh Độ, bao gồm các huấn thị về Tam Quy, Ngũ Giớ i, Thậ p Thiện,cải ác hướ ng thiện, tín nguyện niệm Phật, Phổ Hiền Hạnh Nguyện v.v…Quán Âm Tụng tên gọi đầy đủ là Quán Thế Âm Bồ Tát Bổn Tích CảmỨ ngTụng, cũng do ông Hứa Chỉ Tịnh biên soạn. Nội dung trích thuật kinh luậnnêu rõ những duyên khở i, sự phát tâm, thị hiện cảm ứng của Bồ Tát QuánThế Âm. Ông Hứa Chỉ Tịnh soạn cuốn này theo yêu cầu của Tổ Ấn Quang.24 Tên gọi đầy đủ là Lịch Sử CảmỨ ng Thống K ỷ do ông Nhiếp Vân Đài biên soạn, Hứa Chỉ Tịnh ghi lời bàn định. Nội dung thâu thậ p những câuchuyện trong lịch sử, trích từ các bộ sử nổi tiếng của Trung Hoa từ Sử Kýcho đến Minh Sử, khởi đầu bằng chuyện vua Thuấn, k ết thúc bằng chuyệnCáp Lậ p Ma (tức Karmapa của Phật giáo Tây Tạng) thời Vĩnh Lạc nhà Minh.25 Tử Hạ, tên thật là Bốc Thương, ngườ i xứ Ôn nướ c Tấn (nay là huyện Ôn,tỉnh Hà Nam) thờ i Xuân Thu, là một đệ tử nổi tiếng của Khổng Tử, đượ c thờ phối hưởng trong Văn Miếu. Ông không thích làm quan, nhưng vâng lờ ithầy ra làm quanở nướ c Cử (nay là huyện Cử tỉnh Sơn Đông). Sau khi

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    33/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 33

    7. Thư trả lờ i Huyễn Tu đại sư(năm Dân Quốc 23 - 1934)

    Tông chỉ niệm Phật là sanh lòng tin chân thật (tức Tín), phát nguyện thiếttha (tức Nguyện), chuyên trì Phật hiệu (tức Hạnh. Tín - Nguyện - Hạnh là tông chỉ của Niệm Phật). Phương pháp dụng công niệm Phật hay nhất chính là“nhiế ptr ọn sáu căn, tịnh niệm tiế p nố i”. “ Nhiế p tr ọn sáu căn” chính là cái tâmniệm Phật chuyên chú nơi danh hiệu Phật, tức là thâu nhiếp ý căn. Miệng phải niệm cho rõ ràng, rành r ẽ, tức là thâu nhiế p thiệt căn. Tai phải nghe chorõ ràng, rành r ẽ, tức là thâu nhiếp nhĩ căn. Gom ba căn này vào Phật hiệu thìchắc chắn mắt chẳng thể nhìn loạn. Lúc niệm Phật, mắt phải khép hờ , tức làr ủ mí mắt xuống, đừng có mở to mắt. Mắt đã nhiếp thì mũi cũng chẳng ngửiloạn, tức là mũi cũng đượ c nhiế p. Thân phải cung kính, tức là thân cũng

    đượ c nhiếp. Sáu căn đã nhiế p chẳng tán loạn thì tâm không vọng niệm, chỉ nghĩ đến Phật thì mớ i là tịnh niệm. Sáu căn chẳng nhiế p thì dù có niệm Phật,vọng niệm trong tâm vẫn tưng bừng, khó đượ c lợ i ích thật sự! Nếu có thể thườ ng nhiế p tr ọn sáu căn để niệm thì gọi là “tịnh niệm tiế p nối”. Thườ nggiữ đượ c tịnh niệm tiế p nối chính là nhất tâm bất loạn, dần dần sẽ đạt đượ c Niệm Phật tam-muội.

    8. Trả lời thư cư sĩ Vương Đứ c Châuở Vân Nam (hai lá thư) (năm Dân Quốc 20 - 1931)

    1) Thư tuyên ngôn của Cư Sĩ Lâmngôn từ lẫn lý lẽ châu đáo, rất hay.Chương trình hoạt động đại lượ c cũng hết sức nghiêm chỉnh, châu đáo, trọnvẹn. Đủ thấy đượ c tình tr ạng giáo hóa Phật pháphưng thạnhở Vân Nam vậy. Nhưnghãy nên tận lực vâng giữ bổn phận, đừng học theo thói ham caochuộng xa. Ví như mặc áo, ăn cơm, đều phải căn cứ theo kích cỡ thân thể,sức ăn của mỗi ngườ i, mùa Hạ mặc áo mỏng, mùa Đông mặc áo cừu, khátuống, đói ăn thì dưỡng đượ c thân tâm. Làm sái cách thì thân lẫn tâm đều bị thương tổn, chứ nào phải uống, ăn,áo vải mỏng, áo cừu là tốt hay chẳng tốt,mà là do ngườ i có khéo dùng hay không? Bất luận tư cách như thế nào, đều

    Khổng Tử mất, ông bèn từ quan, sang sống tại Tây Hà, huyện Đào, mở trườ ng dạy học. Học trò ông thành đạt r ất đông, có nhiều ngườ i r ất nổi tiếngnhư Can Mộc, Ngụy Văn Hầu, Ngô Khởi v.v… Tuổi già, ngườ i con trai duynhất đột nhiên lăn ra chết, ông thương tâm khóc đến nỗi mù mắt, do đó mớ icó thành ngữ “Ôm nỗi đau Tây Hà”. Tổ mượ n thành ngữ này vớ i ngụ ý:Tránh viết lách quá nhiều đến nỗi mắt bị mù.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    34/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 34

    phải giữ vẹn luân thườ ng, tận hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành,đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Lại phải nên chuyên chú nơi pháp môn Tịnh Độ vì cậy vào Phật từ lực so vớ i ỷ vào tự lực khó - dễ thậtcách biệt vờ i vợi như trờ i với đất! Gần đây có những hạng ngườ i luôn phô phang sự giải thoát đằng miệng, chongườ i niệm Phật là hủ bại đợ i chết, xinchớ bị những tà thuyết ấy mê hoặc. Trong thờ i thế hiện nay, dẫu là bậc cổ Phật đã thành Chánh Giác thị hiện, chắc chắn cũngchẳng đề xướ ng gì khácngoài chuyện giữ vẹn luân thườ ng, tận hết bổn phận và chú tr ọng nơi phápmôn Tịnh Độ! Dẫu cho Đạt Ma đại sư thị hiện trong lúc này, cũng sẽ dùng pháp môn cậy vào Phật lực để dạy dỗ. Thờ i tiết, nhân duyên thật sự là căn bản. Trái nghịch thờ i tiết, nhân duyên cũng giống như mùa Đôngmặc áo vảimỏng, mùa Hạ mặc áo cừu, đói uống, khát ăn, không chỉ vô ích mà lại cònthành hại!

    Chánh nghĩa của Phật giáo hoàn toàn khế hợ p luân thường đạo lý. Trongđờ i có k ẻ ngoại đạo thườ ng hay xén tr ộm những danh từ Phật giáo để thựchành đạo vận khí, luyện đan, rồi gọi hoa mỹ là Tam Giáo Đồng Nguyên(Nho, Thích, Đạo cùng nguồn). Nguồn cố nhiên là đồng, nhưng ngànhnhánh thì khác! Nếu chấ p nhận kiểu “đồng nguyên” ngoài miệng của bọn dị kiến là nguồn cội của Tam Giáo sẽ đắc tội lớ n vớ i thánh nhân Tam Giáo. Nay dốc sức nơi luân thườ ng và pháp môn Tịnh Độ thì tương lai ở bất cứ nơiđâu cũngsẽ gặp đượ c nguồn. Nếu bỏ điều này, coi pháp bí mật truyền dạycách luyện đan là nguồn cội, sẽ tr ở thành vĩnh viễn mê mất nguồn cội chânthật, đi mãi trong nẻo tà! Hãy nênđem điều này nói vớ i những tín sĩ có túccăn nhưng chưa biết cội nguồn của Phật pháp thì lợ i ích lớ n lao lắm.

    Cảnh K ỳ Xương pháp danh là Đức Xương, Hàn Thọ Sơn pháp danh làĐức Sùng. Phải biết: Vốn có tánh đức r ất sáng suốt, lại cực cao quý, chỉ vìchẳng biết nênđâm ra tối tăm, hèn kém. Nếu chịu kiểm điểm hết thảy khở itâm động niệm sẽ tự có thể khôi phục gốc, tr ở về nguồn, đích thân đượ c thụ dụng, nhưng không thể không tận lực chuyên chú giữ vẹn luân thườ ng vàniệm Phật. Dùng cách này để tự hành, lại cònđể dạy ngườ i, thì gọi là PhậtTử. Đối vớ i tất cả các sách của Hoằng Hóa Xã hãy nên bảo họ gở i cho mộthai phần để những lâm hữu (thành viên của Cư Sĩ Lâm) xem đọc, cũng như bảo họ gở i kèm theothư mục để tiện việc muốn thỉnh sách nào có lợ i chongườ i thì cứ theo danh sách đó mà thỉnh.Hiện nay có bộ Tăng Tu Lịch Sử Thống K ỷ đã in xong, chẳng bao lâugiảo đính hoàn thành, tôi sẽ gở i một hai bộ để k ết duyên. Phổ Đà Sơn Chí cóthể xuất bản vào cuối Thu hoặc đầu Đông. Bộ Chánh Tín Lục của ông LaLưỡ ng Phongcũngcó thể đượ c xuất bản vào đầu Thu. Nguyên văn bộ TịnhĐộ Thậ p Yếu sẽ đượ c xuất bản vào mùa Hạ hay mùa Thu năm sau. Bộ sáchnày r ất hữu ích cho Tịnh nghiệ p hành nhân. Do có những việc như vậy nên

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    35/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 35

    Quang chưa thể cự tuyệt hết thảy, tuy mang tiếng bế quan nhưng vẫn bận bịuđủ chuyện. Đợi đến khi những việc ấy xong xuôi,ắt sẽ cự tuyệt hết thảy để mong đến ngày Ba Mươi tháng Chạ p không bị chướ ng ngại, theo Phật vãngsanh. Sau này, không có chuyện cần thiết thì chớ nên gởi thư đến, bở i tôichẳng đủ tinh thần, không có sức đáp ứng.

    2) Nói ngày Ba Mươi tháng Chạ p nghĩa là nói chuẩn bị sẵn, chứ không phải là biết trướ c lúc mất sẽ nhằm ngày Ba Mươi tháng Chạp. Ba Mươitháng Chạp là ngày năm cùng tháng tận cho nên cổ nhân thường mượ n từ ngữ này để ví cho lúc chết. Nếu bình thườ ng chẳng sớ m chuẩn bị sẵn, đếnlúcấy chắc chắn tay chân cuống quít. Nhóm bảy ngườ i các ông Tr ần ChánhAm v.v... đã muốn quy y thì hãy nên dựa theo Văn Sao, Gia Ngôn Lục để tutrì thì mớ i chẳng phụ cái tâmấy. Hiện nay các nơi ngoại đạo r ất nhiều, bọnhọ đều coi“luyện đan, vận khí, cầu thành tiên, sanh lên tr ờ i” là chuyện tột bậc. Đã quy y Phật pháp thì chớ nên kiêm tu những phápấy nữa! Tà - chánhxen tạp thì chánh cũng thành tà.Lại nữa, ai nấy đều nên giữ vẹn luân thườ ng,tận hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành,đừng làm các điều ác, vânglàm các điều lành,ắt phải lấy nhân quả báoứng, sanh tử luân hồi làm nhiệmvụ tr ọng yếu để vun đắ p quốc gia khiến cho ai nấy đều hành theo những điềunày thì lẽ đâu thiên hạ chẳng tự đượ c thái bình! Nay thiên hạ loạn lạc, cộinguồn đều do chẳng bàn đến sự giáo dục trong gia đình, chẳng nhắc đếnnhân quả báoứng, nên mớ i ươm thành [mối họa] vậy.

    Nay tôi gở i bảy bộ Tăng Tu Lịch Sử Thống K ỷ mớ i đượ c in, bốn bộ Chánh Tín Lục, nhận được xin hãy châm chướ c mà phân phối. Chánh TínLục phá đượ c thiên kiến hẹ p hòi, câu nệ bậc nhất. Thiện căn của người đọcsách bị những vị tiên sinh bên Lý Học đoạn dứt, nhưng các tiên sinh bên LýHọc đều tr ộm lấy những nghĩa lý của Phật pháp để tự xưng hùng, lại sợ người đờ i sau học [Phật] bèn ra sức bài xích hòng ngăn lấ p hàng hậu học để họ chẳng biết đến Phật pháp; nhưng làm sao ngăn trở đượ c ngườ i có chút túccăn! Chẳng qua là dùng mánh khóeấy để người căn tánh trung hạ khôngcách nào đích thân đượ c gội nhuần pháp tr ạch vậy!

    Nay tôi đặt pháp danh cho mỗi ngườ i trong bọn họ, xin hãy chiathư ra giao cho họ, hoặc đemnhững ý chánh yếu trongthư này[viết lại gởi đi] để mỗi ngườ i tự sao lấy. Không có hình [gở i kèm theo], chỉ mong lễ Phật niệmPhật, dùng hình tôinào có ích chi? Cõi đờ i hiện thờ i đã loạn đến cùng cực,thiên tai nhân họa không lúc nào nhiều hơn lúc này. Trong thờ i thế này, mọingười đều phải phát tâm cảm kích, ai nấy phải nỗ lực tu đạo làm ngườ i trongluân thườ ng vàứng xử hằng ngày, kiêm tu pháp môn Tịnh Độ. Đấy gọi là“tu chân ngay trong cõi tục, số ng trong cõi tr ần học đạo, Phật pháp l ẫ n thế pháp đề u cùng hành”. Nếu trong những kiếp xưa chẳng gieo căn lành, danh

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    36/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 36

    hiệu Phật còn khó đượ c nghe! Nếu chẳng tích cực tu trì sẽ tr ở thành lên núi báu tr ở về tay không, cô phụ ân Phật và tánh linh của chính mình quá lắm!

    9. Trả lời thư cư sĩ Châu Tụng Nghiêu(đính kèm nguyên văn thư hỏi, năm Dân Quốc 20 - 1931)

    Nay con có một nghi vấ n, thỉ nh cầu lão pháp sư từ bi khai thị. Đệ t ử ănchay niệm Phật đã nhiều năm. Nhân vì ngườ i tin Phật được mười phươngtam thế chư Phật hộ niệm, thiên long bát bộ, đại l ự c thần vương thườ ng theoủng hộ , ác nghiệ p nhữ ng đờ i t rước cũng dần d ần đượ c tiêu diệt, dù có oánđối cũng chẳ ng thể hại được. Đấ y chính làđiề u kinh Phật đã nói, quyế tchẳ ng phải là l ờ i nói d ố i. V ậ y mà trong tháng Ba, con nhận đượ c tin t ừ mẹ conở Thượ ng H ải g ởi đế n, cho biế t có bàTrương hế t sứ c tin Phật, ăn chayđã hơn hai mươi năm, thường đến Cư Sĩ Lâm nghe kinh, gặp ai cũng khuyê

    niệm Phật ăn chay, tâm hế t sứ c t ừ bi làm lành. Nào ng ờ một bữ a kia, mangđồ chay đế n cho một vị sư huynh nọ, đi đườ ng bị xe hơi tông chết. Sau đó , sở cảnh sát giao thôngđem xác về, đế n ba bữ a sau con cháu trong nhà mớ i biế tchuyện , đế n lãnh về t ẫ n liệm. Con nghe chuyện này xong, trong tâm hế t sứ ckinh hãi, đế n nay ng ờ vự c không giải quyết đượ c! Hơn nữ a, những ngườ itrong Phật hội nghe như vậy cũng đề u bấ t an. Vì thế , con mớ i đặc biệt dângthư này, khẩ n cầu lão pháp sư chỉ bày nguyên do vì sao bà ta lâm chung l ạikhổ sở đế n thế ? Rố t cuộc bà ta có được vãng sanh Tây Phương hay chăng? Xin hãy giảng minh bạch điề u này khiế n cho mọi ngườ i an tâm niệm Phật,cảm t ạ ân đứ c khôn cùng.

    Nhận được thư, biết các hạ đối với đạo lý Phật pháp còn chưa thật sự hiểu rõ. Chúng ta từ vô thủy đến nay đã tạo ác nghiệp vô lượ ng vô biên.Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Giả sử ác nghiệ p hữ u thể tướ ng giả , thập phương hư không bất năng dung thọ”(Giả sử ác nghiệ p có thể tướng thì mườ i phương hư không cũng chẳng thể chứa đựng đượ c). Phải biết: Ngườ i tu trìnếu chân thành, không dối trá thì có thể chuyển đượ c nghiệ p, chuyển quả báo nặng nề ở đờ i sau thành quả báo nhẹ trong đờ i này. Phàm phu mắt thịtchỉ thấy đượ c những sự thực cát - hung hiện thờ i, chẳng thể biết nhân quả

    quá khứ và vị lai như thế nào! Như bà cụ ấy tu tậ p tinh ròng nhiều năm, một bữa kia chết thảm, có thể là do khổ báoấy sẽ tiêu diệt đượ c quả báo trongtam đồ ác đạo đã tạo, đượ c sanh trong thiện đạo. Nếu lúc sống có tín nguyệnchân thật thì cũng có thể vãng sanh Tây Phương. Nhưng chúng ta đã khôngcó Tha Tâm đạo nhãn, chẳng dámức đoán là quyết định vãng sanh hoặcquyết định chẳng vãng sanh. Chỉ có thể nói quyết định: “Làm lànhắt đượ cbáo lành, làm ác quyế t mắ c báo ác”.

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    37/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 37

    Làm lành mà mắc ác báo thì chính là quả báo của ác nghiệp đời trướ c,chứ không phải là quả báo của thiện nghiệp trong đờ i hiện tại. Các ông trôngthấy cụ già đó bị quả báo ấy, trong lòng chắc là có tà kiến “làmlành vô phước, điều thiện chẳng đáng làm”, cho nên mớ i kinh hoảng ngờ vực. Trikiến như vậy thì có khác gì người chưa đượ c nghe Phật pháp đâu? Nếu tinsâu lờ i Phật, quyết chẳng vì chuyện này mà có thái độ kinh hoảng ngờ vựcấy; bở i lẽ chuyện nhân quả trùng điệ p vô tận. Nhân nàychưa[k ết thành] quả báo, quả kia đã chín trướ c. Giống như trồng lúa vậy, thứ lúa chín sớ m thâuhoạch trướ c; giống như thiếu nợ , k ẻ có sức mạnh lôi đi trướ c.

    Thời xưa có kẻ suốt đờ i làm lành, khi lâm chung chết thảm để tiêu túcnghiệ p, đờ i sau lại đượ c phú quý tôn vinh. Như một vị Tăng ở chùa DụcVương(chùa A Dục Vương) đờ i Tống, muốn tu bổ điện thờ xá-lợi, nghĩ Nghi Thân Vương có thế lực, bèn đến quyên mộ, quyên chẳng đượ c mấy, phát phẫn quá mức, bèn dùng búa chặt tay trước điện thờ xá-lợ i, chảy máuđến chết. Ngay khi đó, vươnggia sanh đượ c một đứa con cứ khóc mãikhông ngừng. Vú em bồng đi chơi, đến bên chỗ có treo hình tháp xá-lợ i liềnnín, đi khỏi lại khóc, [bà vú] bèn lấy bức hìnhấy xuống. Bà vú thườ ng cầm bức hìnhấy giơ ra trướ c mặt thì vĩnh viễn không khóc. Vương nghe vậy, lấylàm lạ, bèn sai ngườ i qua chùa Dục Vương hỏi tin vị Tăng ấy thì ngày sanhcủa đứa con đó đúng vào ngày[ông Sư ấy] chặt tay chảy máu đến chết.Vương bèn một mình tu bổ điện xá-lợi. Đến năm [đứa conấy tròn]hai mươi tuổi, Ninh Tông băng, không có con, bèn cho chàng trai ấy nối ngôi, làmhoàng đế bốn mươi mốt năm, tức là Tống Lý Tông (1225-1265) vậy! Cáichết của ông Tăng ấy cũng là thảm tử. Nếu chẳng thườ ng khóc không ngừng,thấy bức vẽ xá-lợ i bèn nín, ai biết được đứa béấy chính là hậu thân của vị Tăng đãchặt tay chết thảm? Chuyện này chép trong A Dục Vương Sơn Chí. Năm Quang Tự 21 (1895), Quang đến lễ xá-lợ i mấy chục ngày, đọc đượ c[chuyện này].

    Ngườ i hiểu lý gặ p bất cứ hoàn cảnh như thế nào, quyết chẳng nghi nhânquả có sai lầm, hoặc lờ i Phật có dối! Ngườ i không rõ lý chấ p chết cứng vàoquy củ, chẳng biết nhân quả phức tạp đến nỗi lầm lạc nẩy sanh nghi ngờ , bàn bạc; nói chung là do tâm không có chánh kiến. Như nói ngườ i niệm Phật cóTam Bảo gia bị, long thiên che chở, đấy là lý nhất định, hoàn toàn chẳng hưvọng. Chỉ vì chưa hiểu rõ lý“chuyể n báo nặng đờ i sau thành báo nhẹ đờ inày” nên chẳng khỏi bàn bạc nghi ngờ không hợ p lẽ như thế. Xưa kia, Giớ iHiền luận sư26 ở Tây Vực, đức cao khắ p đời, đạo lẫy lừng Tứ Trúc (bốn xứ

    26 Giớ i Hiền (Śīlabhadra) sống khoảng thế k ỷ thứ 6, hay thứ 7, là một vị Luận Sư nổi tiếng của Đại Thừa Phật Giáo Du Già Hạnh (Duy Thức), tr ụ trìchùa Na Lan Đà ở tại nướ c Ma Kiệt Đà, Ấn Độ. Sư thuộc dòng dõi hoàng

  • 8/18/2019 An Quang Van Sao Tuc Bien Quyen 1

    38/324

    Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển thượ ng, trang 38

    Thiên Trúc27). Do túc nghiệ p nên thân mắc ác bệnh, khổ sở cùng cực, chẳngthể chịu đựng nổi, muốn tự tử, chợ t thấy ba vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền,Quán Thế Âm giáng xuống, bảo: “Ông trong kiếp xa xưa kia, nhiề u l ần làmquốc vương não hại chúng sanh, đáng lẽ đọa ác đạo t ừ lâu. Do ông hoằ ngdương Phật pháp nên phải chịu nỗi đaukhổ nhỏ này trong cõi ngườ i để tiêudiệt nỗ i khổ địa ng ục cả kiế p dài lâu. Ông nên g ắ ng chịu đự ng, xứ Đại Đườ ng có một vị Tăng tên là Huyền Trang, ba năm nữ a sẽ đến đây học pháp”. Giớ i Hiền luận sư nghe xong, ráng chịu đau sám hối, lâu ngày lành bệnh. Đến ba năm sau,ngài Huyền Trang đến đó, ngài Giớ i Hiền bảo đệ tử thuật lại tình tr ạng đau khổ của căn bệnh. Ngườ i k ể lại nỗi khổ nghẹn ngào,ứa lệ, đủ thấy sự khổ ấy r ất lớ n. Nếu chẳng hiểu rõ nhân trong đời trướ c,ngườ i ta sẽ nói Giớ i Hiền chẳng phải là vị cao tăng đắc đạo, hoặc sẽ nói bậcđại tu hành như vậy mà vẫn bị bệnh thảm như thế, Phật pháp linh cảm lợ i íchở chỗ nào? Những gì trong tâm các ông biết nhỏ nhoi quá, nên thấy chúttướ ng lạ liền sanh kinh nghi. Ngườ i không có thiện căn bèn thoái thất đạotâm. Nếu [thấy] ngườ i tạo ác hiện tại được phước báo thì cũng sẽ khở i tâm tàkiến như thế; chẳng biết đều là tiền nhân hậu quả và chuyển quả báo nặng nề trongđờ i sau thành quả báo nhẹ nhàng trong hiện đờ i, cũng như chuyển quả báo nhẹ nhàng trong hiện đờ i thành quả báo nặng nề trongđờ i sauv.v… đủ